Ngày 18-09-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm Chúa nhật tuần 25 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:58 18/09/2018
Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN. B
(Mc 9, 29-36)
DANH VỌNG


Đi ngang qua xứ Ga-li,
Âm thầm nhắn nhủ, lối đi đường về.
Con Người phải gánh nặng nề,
Vai mang thánh giá, tư bề bủa vây.
Người ta bắt nộp cả Thầy,
Đánh đòn phỉ báng, treo thây chết trần.
Ba ngày sống lại hóa thân,
Vinh quang sự sống, tinh vân rạng ngời.
Môn đồ không dám hỏi Người,
Khổ đau tiên báo, gọi mời dấn thân.
Tông đồ tranh luận công thần,
Ai ngồi chỗ trước, chia phần quản cai.
Chúa thương dậy dỗ sớm mai,
Nêu gương phục vụ, tương lai đích cùng.
Không màng danh vọng uy hùng,
Theo Thầy kiên vững, thiên cung phúc lành.

Ở đâu có cãi vã và ganh tị, ở đó có hỗn độn và đủ thứ tệ đoan. Khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó thì các môn đệ không hiểu chi hết. Các ông không thể tưởng tượng rằng Chúa Giêsu, thầy của mình sẽ phải chịu mọi sự khốn khổ và phải bị giết.

Các môn đệ còn đang tranh luận xem ai là người lớn nhất trong nhóm. Các tông đồ muốn tránh không bàn luận về sự xui xẻo và chết chóc. Các ông cũng mang tất cả những yếu đuối như chúng ta. Các ông cũng mong có chỗ đứng trong xã hội, cũng mong được có chức, có quyền. Các ông không hiểu đường lối của Chúa.

Chúa Giêsu giải thích về sứ vụ tông đồ: Ai muốn làm lớn nhất thì hãy tự làm rốt hết và làm đầy tớ mọi người. Làm tông đồ của Chúa là để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Các tông đồ ngây thơ không muốn thập giá nhưng muốn được vinh quang. Chúa Giêsu lợi dụng cơ hội này giúp các ông hiểu con đường Chúa chọn khác với con đường hư danh của thế gian.

Tin Chúa là chấp lối Chúa đi. Dám làm nhân chứng cho Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào. Truyện kể ở Nam Mỹ giữa ranh giới Venezuela và Columbia, tại một ngôi nhà thờ nhỏ vào một sáng Chúa Nhật, khi thánh lễ bắt đầu, một nhóm du kích từ trong rừng đi ra với súng ống kè bên bước vào nhà thờ. Cha chủ tế và mọi người sợ hãi tái mặt. Họ bắt vị linh mục ra khỏi nhà thờ và hành quyết. Trưởng du kích trở lại nhà thờ nói: Ai tin vào Chúa bước ra. Mọi người sợ hãi im lặng.

Hồi lâu, một người đàn ông bước ra và nói: Tôi yêu Chúa Kitô. Ông bị đẩy tới cho nhóm du kích và đem ra ngoài xử bắn. Sau đó mấy người tín đồ khác tiếp tục bước ra và tuyên xưng đức tin. Mọi người đều nghe một loạt súng máy. Khi không còn ai giơ tay nhận mình là người Kitô hữu. Trưởng du kích bước vào và hô: Mọi người bước ra khỏi nhà thờ. Ông nói: Các ông các bà không có quyền ở trong nhà thờ. Rồi họ đuổi mọi người ra khỏi. Họ hết sức ngạc nhiên khi thấy cha xứ và những người khác còn đừng đó. Linh mục và nhóm này được lệnh vào nhà thờ tiếp tục dâng lễ. Còn những người kia nhút nhát sợ hãi không dám tuyên xưng đức tin thì ở ngoài. Thật là ngại ngùng!

Chúng ta theo đạo. Chúng ta tin Chúa. Chúng ta muốn được hưởng vinh quang. Chúng ta có dám làm chứng cho Chúa không ? Chúa phán: Có Thầy đây! Các con đừng sợ.

THỨ HAI, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Esdra 1, 1-6; Lc 8, 16-18).
ÁNH SÁNG


Thắp đèn trên giá soi chung,
Tỏa lan ánh sáng, khắp vùng tối tăm.
Chúa là sự sáng muôn năm,
Chiếu soi tỏa sáng, viếng thăm loài người.
Không gì kín nhiệm ở đời,
Mà không tỏ lộ, giữa nơi phố phường.
Không gì ẩn dấu náu nương,
Khơi ra ánh sáng, tứ phương rõ ràng.
Ai có sẽ được trao ban,
Lập thân công đức, tràn lan sống đời.
Tưởng mình có sẵn mọi thời,
Lấy đi mất trắng, của hời dối gian.
Các con ánh sáng trần gian,
Nêu gương đức ái, xua tan bóng sầu.
Thiên cung chiếu sáng nhiệm mầu,
Chứng nhân gương mẫu, hàng đầu rạng soi.

THỨ BA, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Esdra 6, 7-8. 12. 14-20; Lc 8, 19-21).
THI HÀNH


Anh em với mẹ tới thăm,
Đám đông chen lấn, chuyên chăm nghe Lời.
Nhắn tin thông báo đôi lời,
Bà con đứng đó, xin mời Chúa ra.
Chúa rằng ai đó mẹ Ta,
Mọi người có mặt, cũng là anh em.
Đoàn dân hãy đến mà xem,
Thực hành lời Chúa, giữ kèm luật yêu.
Gia đình của Chúa bao nhiêu,
Kết thành Nhiệm Thể, cao siêu Nước Trời.
Thiện nam tín nữ gọi mời,
Tôn thờ Thiên Chúa, Ngôi Lời Chúa Con,
Thần Linh ân sủng sắt son,
Ba Ngôi một Chúa, vuông tròn kính tin.
Nguyện cầu khấn vái van xin,
Yêu thương tha thứ, muôn nghìn phúc ân.

THỨ TƯ, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Esdra 9, 5-9; Lc 9, 1-6).
PHÓ THÁC


Tông đồ Chúa gọi trao ban,
Quyền năng sức mạnh, phá tan xích xiềng.
Tâm thần bệnh hoạn thiêng liêng,
Chữa lành thân xác, mọi miền truyền rao.
Xua trừ ma quỷ tự hào,
Cứu người chữa bệnh, biết bao sự lành.
Vâng lời cất bước thực hành,
Không mang bao bị, tranh dành hơn thua.
Không tiền không bạc không mua,
Tin Mừng rao giảng, trong mùa hồng ân.
Bình an thần trí vọng ngân,
Ăn năn sám hối, canh tân cuộc đời.
Nơi nào đón tiếp kêu mời,
Yêu thương lưu lại, dậy khơi lòng người.
Thành tâm mở cửa Nước Trời.
Loan truyền rảo khắp, mọi nơi chúc lành.

THỨ NĂM, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Aggêo 1, 1-8; Lc 9, 7-9).
TỰ VẤN


Hê-rô-đê mãi phân vân,
Giê-su cao cả, thần dân kính thờ.
Suy đi nghĩ lại lờ mờ,
Đa nghi tính toán, vật vờ không yên.
Nhiều người kháo láo huyên thuyên,
Gio-an sống lại, như tiên xuống trần.
Có người suy đoán thần nhân,
Ê-li-a đến, canh tân lòng người.
Tiên tri sống lại vào đời,
Thuở xưa đã đến, một thời ân ban.
Vua quan thắc mắc hỏi han,
Hê-rô-đê nói, Gio-an chém đầu.
Ông này quyền phép bởi đâu,
Mong tìm gặp gỡ, ngõ hầu thực hư.
Yêu thương Chúa rất nhân từ,
Ban ơn đại phúc, tràn dư bởi trời.

THỨ SÁU, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Aggêo 2, 1b-10; Lc 9, 18-22).
CON NGƯỜI


Chúa thường cầu nguyện mọi nơi,
Cha Con liên kết, Ngôi Lời dấu yêu.
Nhiệm mầu Thiên Chúa huyền siêu,
Môn đồ chưa tỏ, nhiều điều quanh đây.
Giê-su muốn họ trình bầy,
Người ta suy tưởng, nghĩ Thầy là ai?
Gio-an Tẩy Giả thiên sai,
Ê-li-a đến, trên ngai từ trời.
Tiên tri xuất hiện trong đời,
Thuở xưa tái hiện, cao vời thánh ân.
Yêu thương cảm mến ân cần,
Tông đồ theo Chúa, sống gần ngay bên.
Trí lòng mạc khải ơn trên,
Là ai? Thầy hỏi, con nên trả lời.
Phê-rô đại diện đáp lời,
Ki-tô Đấng Thánh, cứu đời độ nhân.

THỨ BẢY, TUẦN 25 THƯỜNG NIÊN
(Zach 2, 1-5. 10-11a; Lc 9, 44b-45).
ĐAU KHỔ


Mọi người thán phục xưng tôn,
Thực hành dấu lạ, cứu hồn thế nhân.
Vinh quang tỏa chiếu nhân trần,
Con đường cứu chuộc, thanh bần hy sinh.
Giê-su phục vụ hết mình,
Yêu thương tha thứ, thập hình khổ đau.
Người đời toa rập với nhau,
Ghen tương thù ghét, trước sau cứng lòng.
Cứng đầu cứng cổ suy vong,
Tà tâm phản phúc, lưỡi đòng đâm thâu.
Xác thân đòn đánh hằn sâu,
Tử hình thập giá, thảm sầu vì yêu.
Tình yêu của Chúa cao siêu,
Nhiệm mầu hy tế, ban nhiều ân thiêng.
Chương trình của Chúa linh thiêng,
Hiến thân cứu độ, tội khiên xóa nhòa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biến cố lịch sử: Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đoạn giao với Tòa Constantinople
Anthony Nguyễn
17:03 18/09/2018
Giáo hội Chính Thống Nga đã tuyên bố đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople, để đáp lại quyết định của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công nhận một Giáo hội Chính thống Ukraine tự trị.

Trong một tuyên bố dài dòng đầy rẫy những xuyên tạc lịch sử, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nhấn mạnh rằng các Giáo Hội Chính thống tại Nga và Ukraine từ lâu đã “tạo thành một thể thống nhất trong nhiều thế kỷ.” Vì vậy, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng hành động của Đức Thượng Phụ thành Constantinople là một sự “vi phạm giáo luật của giáo hội và là một sự can thiệp của một Giáo Hội địa phương vào lãnh thổ của một Giáo Hội khác”.

Tuyên bố của Thánh Công Đồng Chính thống Nga bác bỏ sự khẳng định quyền bính của Đức Thượng Phụ Constantinople trên các Giáo hội Chính thống khác. Tuyên bố cáo buộc rằng Đức Thượng Phụ thành Constantinople thường xuyên can thiệp vào các cộng đồng chính thống của Đông Âu, gây tổn hại cho Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa; và cư xử như một vị “Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo”.

Trước quyết định mới nhất của Tòa Thượng Phụ Constantinople, Thánh Công Đồng Chính thống Nga cho biết, “Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa bị buộc phải bãi bỏ những lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Constantinople và lấy làm tiếc sẽ phải đình chỉ tất cả các cử hành Phụng Vụ với hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Tuyên bố cũng nói thêm rằng Giáo hội Chính thống Nga sẽ rút khỏi các ủy ban thần học và các cơ quan liên Giáo Hội chính thống khác do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lãnh đạo.


Source: Catholic World News Moscow Orthodox patriarchate breaks ties with Constantinople
 
Công bố Tông Hiến Episcopalis Communio của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
17:49 18/09/2018
Hôm 18 tháng 9, Tòa Thánh đã công bố Tông Hiến Episcopalis Communio của Đức Thánh Cha Phanxicô nhằm mở rộng quyền hạn và thẩm quyền của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Tông Hiến Episcopalis Communio, gồm 27 điều khoản mở rộng vai trò của Thượng Hội Đồng như là một cơ quan cố vấn và đề nghị rằng các quyết định của Thượng Hội Đồng Giám Mục, sau khi được Đức Thánh Cha phê chuẩn, sẽ trở thành một phần trong huấn quyền của Hội Thánh.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng khi đưa ra Tông Hiến này, ngài hy vọng sẽ làm cho Thượng Hội Đồng Giám Mục trở nên “một công cụ đặc quyền hơn bao giờ trong việc lắng nghe dân Chúa”. Ngài viết rằng các Giám Mục nên tham khảo ý kiến của các tín hữu trước khi tham gia vào các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục. Như thế, theo Đức Thánh Cha, Thượng Hội Đồng sẽ là “một biểu hiện đặc biệt của việc hiện thực hoá hiệu quả sự quan tâm chăm sóc của hàng giám mục đối với toàn thể Giáo Hội.”

Tông Hiến Epicopalis Communio cũng mở rộng vai trò của vị Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, từ việc chuẩn bị cho các cuộc họp đến việc theo dõi các kết luận của Thượng Hội Đồng. Tài liệu cho biết vị Tổng Thư ký có thể triệu tập các cuộc họp trước các phiên họp của các Giám Mục, và sau khi Thượng Hội Đồng kết thúc Ban Thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục chịu trách nhiệm “thực hiện các quyết nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục.” Do đó, mặc dù Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh vai trò của các giám mục giáo phận trong các cuộc tham vấn tại Thượng Hội Đồng Giám Mục, trong thực tế, tài liệu mới dường như trao quyền lớn hơn cho cơ quan Vatican chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường kêu gọi một sự quản trị Giáo Hội phổ quát mang tính “thượng hội đồng” lớn hơn, cũng nhấn mạnh thẩm quyền của Thượng Hội Đồng khi đề cập đến các vấn đề tín lý. Ngài viết: “Nếu được vị Giáo Hoàng Rôma chuẩn y một cách rõ ràng, tài liệu cuối cùng [của một Thượng Hội Đồng Giám Mục] sẽ được kể vào số các Hấn Quyền thông thường của Người kế vị Thánh Phêrô.”

Nhiều quan sát viên tỏ ý lo ngại rằng Tông Hiến Episcopalis Communio mang một số dấu hiệu vội vàng vì chỉ được công bố một vài tuần trước khi Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được khai mạc tại Rôma để thảo luận về tuổi trẻ và ơn gọi. Tài liệu này cũng chỉ mới được công bố chỉ bằng tiếng Ý. Các bản dịch bằng các ngôn ngữ khác sẽ được công bố sau.


Source: Catholic World News New papal document expands powers of Synod of Bishops
 
Trên bờ vực một cuộc Đại ly giáo lớn nhất trong thế giới Kitô Giáo trong 1000 năm qua
Đặng Tự Do
18:43 18/09/2018
Trong bài “On the brink of another Great Schism” – nghĩa là trên bờ vực của một Đại Ly Giáo nữa, Miodrag Lazarevic cảnh cáo rằng xung đột giữa Tòa Thượng Phụ Constantinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có thể dẫn đến một cuộc đại ly giáo lớn nhất trong 1000 năm qua, từ sau biến cố đại ly giáo 1054. Dưới đây là tóm lược các diễn biến dẫn đến việc đoạn giao giữa Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Tòa Thượng Phụ Constantinope.

Tình trạng hiện nay của Chính Thống Giáo Ukraine

Trong tổng số 44,033,000 dân, các tín hữu Chính Thống Giáo chiếm 67% dân số. Khoảng 10% là người Công Giáo theo nghi lễ Đông phương hay Latinh.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa do Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry lãnh đạo. Theo Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, nhóm này chiếm hơn 50% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine với hơn 12,000 giáo xứ và hơn 200 tu viện. Hiện nay, nhóm này được thế giới Chính Thống Giáo và cách riêng là Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa công nhận.

Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine do Đức Thượng Phụ Filaret lãnh đạo.

Nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Nhóm này do Đức Thượng Phụ Mstyslav lãnh đạo và có ít nhất là 10% dân số Chính Thống Giáo tại Ukraine.

Ước muốn thống nhất Chính Thống Giáo của chính quyền Ukraine

Sau khi Nga xâm lược Crimea, và xúi giục các thành phần con cháu người Nga nổi dậy tại miền Đông quốc gia này, nhiều linh mục, giáo dân và có cả trường hợp toàn bộ giáo xứ lần lượt rời bỏ nhóm thứ nhất và gia nhập vào hai nhóm sau.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga thứ nhất trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho nên, Quốc Hội nước này thông qua một nghị quyết kêu gọi thống nhất Chính Thống Giáo tại Ukraine vào một khối tách khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của một tân Giáo Hội Chính Thống Ukraine.

Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”

Phản ứng của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô

Ngày 31 tháng 8, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, triệu tập cuộc họp thượng đỉnh với các Đức Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng Chính thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cũng đến tham dự trong cố gắng ngan cản việc công nhận một Giáo Hội Chính Thống Giáo tại Ukraine tách hoàn toàn khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô xem ra đã chuẩn y việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine.

Ngài nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.

Ngài nói:

“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.

Hôm 7 tháng Chín, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Thông cáo của Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng Constantinope cho biết:

“Trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của ngài tại Kiev. Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.

Sau nhiều tuyên bố rất nóng nảy, ngày 14 tháng 9, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố đoạn giao với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã bãi bỏ những lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Constantinople và đình chỉ tất cả các cử hành Phụng Vụ với hàng giáo phẩm của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Ngoài ra, Mạc Tư Khoa cũng rút khỏi các ủy ban thần học và các cơ quan liên Giáo Hội chính thống khác do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lãnh đạo.

Tòa Thánh sẽ gặp khó khăn trong tiến trình đại kết với Chính Thống Giáo

Ngày 12 tháng Hai 2016, với sự dàn xếp của Raúl Castro, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại phòng khánh tiết của phi trường quốc tế Hosé Marti ở thủ đô Havana của Cuba. Ngày 23 tháng Tám, năm ngoái 2017, tại Mạc Tư Khoa, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh cũng đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Kirill.

Những diễn biến này đã thúc đẩy những lời đồn đoán Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ sớm được chào đón tại Mạc Tư Khoa. Với diễn biến mới nhất này, việc Chính Thống Giáo tạm thời tách ra làm hai mảnh sẽ gây rất nhiều khó khăn cho phong trào đại kết Kitô Giáo, và những vấn đề ngoại giao tế nhị khác. Viễn ảnh một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô là mịt mờ hơn bao giờ.

Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô là nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo đầu tiên tham dự một buổi lễ đăng quang Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo sau cuộc đại ly giáo 1054. Thật vậy, ngày 19 tháng Ba, 2013, ngài dẫn đầu phái đoàn Chính Thống Giáo tham dự buổi lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Năm sau đó, 2014, ngài còn mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm Thánh Địa Giêrusalem để cùng với ngài ôn lại 50 năm cái ôm huynh đệ lịch sử giữa Đức Thượng Phụ Anethagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Một tháng sau đó, hôm 8 tháng 6, 2014, ngài lại đến Vatican để cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, tổng thống Shimon Peres của Do Thái và tổng thống Mahmoud Abbas thảo luận về nền hòa bình tại Giêrusalem. Cùng năm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Tòa Thượng Phụ Constantinople vào ngày 30 tháng 11, 2014 nhân lễ thánh Anrê tông đồ bổn mạng Chính Thống Giáo. Ngày 16 tháng 4, 2016, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cũng đã cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô thăm trại tị nạn Mòria trên đảo Lesbos của Hy Lạp.
 
Tin nóng: Báo Trung quốc loan tin Phái đoàn Vatican đi Trung Quốc để hoàn tất thỏa thuận Vatican-Trung Quốc
Trần Mạnh Trác
19:08 18/09/2018
Bắc Kinh, 18 Tháng 9 2018 / 05:45 ( CNA ) .- Một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa loan tin hôm thứ ba là một đoàn đại biểu Vatican sẽ tới Trung Quốc "vào cuối tháng chín" để kết thúc cuộc đàm phán trước khi một thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục được ký kết.

Trích dẫn “Các nguồn tin bên trong”, tờ Global Times, là tờ báo cuả chính quyền Trung Quốc phát hành bằng tiếng Anh, nói rằng “không còn có 'tranh chấp về vấn đề nguyên tắc' giữa hai bên sau cuộc họp vừa được tổ chức tại Vatican, và phái đoàn Vatican sẽ đến Trung Quốc cho một cuộc họp chung cuộc vào cuối tháng Chín, và nếu cuộc họp diễn ra tốt đẹp, thỏa thuận sẽ được ký kết. "

"Tuần trước một nguồn tin ở Vatican cũng đã xác nhận với tờ Global Times rằng một nhân vật cao cấp cuả Tòa Thánh có thể sẽ đến Trung Quốc vào cuối tháng Chín," tờ báo đưa tin.

Tờ Global Times cũng trích dẫn lời ông Wang Meixiu, người được xem là “chuyên gia nghiên cứu về Công Giáo tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc”, nói rằng “Trung Quốc và Vatican hầu như đã nhất trí rằng các giám mục tương lai ở Trung Quốc phải được chính phủ Trung Quốc chấp thuận và do Đức Giáo Hoàng ủy nhiệm và lá thư bổ nhiệm sẽ do Đức Giáo Hoàng ban hành.”

"Trước khi ký kết thỏa thuận," theo tờ Global Times, "Tòa Thánh sẽ gửi một văn thư chính thức thừa nhận bảy giám mục Trung Quốc bị Vatican coi là 'bất hợp pháp', kể cả một số trước đó đã bị vạ tuyệt thông."

"Người Trung Quốc sẽ đón nhận phái đoàn Vatican vào cuối tháng Chín" để có một bước cuối cùng hướng tới một thỏa thuận giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh, theo một nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc ", tờ báo nói thêm.

Bài báo cũng thêm rằng ông Wang nói rằng "người ta không nên mong đợi có thể giải quyết hết các vấn đề phức tạp mà Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc phải đối mặt ngày hôm nay với một thỏa thuận" và hai bên vẫn cần phải thảo luận thêm về tình hình phức tạp trong các giáo phận khác nhau trong việc lựa chọn các vị thẩm quyền. ”

Theo Global Times, nguồn tin bên trong đã “nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra sẽ vẫn là ở trên bình diện tôn giáo, và sẽ không chạm vào bất kỳ vấn đề ngoại giao như việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican.”

Đây có vẻ là một bước nhượng bộ của Trung Quốc vì Vatican là một trong 17 nước cuối cùng trên thế giới còn công nhận chính phủ Đài Loan. Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn của Trung Quốc. Trong các cuộc đàm phán trước đó, Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng Vatican phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan và hứa sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận.

Người ta ước tính có khoảng 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc, một nửa thuộc các nhà thờ ‘quốc doanh’ trong Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc và phần còn lại là thuộc “Giáo hội chui”.
 
Các tin tức liên quan tới Thượng Hội Đồng Giới Trẻ năm 2018
Vũ Văn An
22:09 18/09/2018
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Thượng Hội Đồng sẽ được long trọng khai mạc tại Vatican và sẽ kéo dài hơn 3 tuần lễ bàn về việc biện phân ơn gọi của tuồi trẻ ngày nay.

Danh sách tham dự

Tin tức đầu tiên liên quan đến danh sách các tham dự viên của Thượng Hội Đồng. Theo Cindy Wooden của Catholic News Service (17/9/2018), thì Tòa Thánh đã cho công bố danh sách các vị tham gia Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ sẽ diễn ra trong tháng 10 năm 2018. Các tham dự viên này do các Hội Đồng Giám Mục và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cử.

Về thành phần các vị tham dự, đứng đầu danh sách là ĐTC Phanxicô trong tư cách là Chủ tịch. Tiếp đến là ĐHY Tổng thư ký Lorenzo Baldisseri, người Italia. ĐTC bổ nhiệm 4 vị HY làm Chủ tịch Thừa ủy đến từ 4 châu lục, thay ngài chủ tọa các phiên họp khoáng đại. Đó là ĐHY Sako, Thượng Phụ Giáo chủ Công Giáo Canđê bên Irak; ĐHY Tsarahazana, người Madagascar; ĐHY Charles Maung Bo, người Myanmar; và ĐHY Rabat người Papua Tân Guinea, thuộc Úc châu.

Từ Hoa Kỳ, trong số các vị do Đức Giáo Hoàng đề cử có Hồng Y Joseph W. Tobin của Newark, New Jersey, Hồng Y Blase J. Cupich của Chicago, vốn được coi là “đồng minh” của Đức Phanxicô. Và như đã biết, Hồng Y Daniel N. DiNardo của Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, sẽ tham dự với tư cách đại diện Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia sẽ tham dự trong tư cách thành viên của Hội Đồng Thường Trực của Thượng Hội Đồng.

Trong số các nghị phụ, có các vị thủ lãnh 15 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ đông phương, sau đó là các đại biểu do các HĐGM bầu lên và được ĐTC phê chuẩn, trong đó có Việt Nam với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, GM phụ tá giáo phận Vinh, và Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Saigòn.

Hiệp Hội Bề Trên Cả các dòng tu đề cử 10 thành viên tham dự trong đó 8 là linh mục và 2 là tu sĩ. Luật lệ Thượng Hội Đồng không dự trù các thành viên với quyền bỏ phiếu cho phụ nữ. Bù vào đó, Đức Giáo Hoàng sẽ đề cử một số “cộng tác viên” và “quan sát viên” tại Thượng Hội Đồng, trong đó có 30 phụ nữ và một số người trẻ đã trưởng thành. Họ sẽ tham dự các buổi thảo luận của Thượng Hội Đồng, nhưng không có quyền bỏ phiếu đối với các đề nghị sau cùng của Thượng Hội Đồng để đệ trình lên Đức Giáo Hoàng.

Được biết, trong danh sách 50 dự thính viên Thượng HĐGM thế giới kỳ này có một người Việt Nam là anh Giuse Cao Hữu Minh Trí, thuộc ban mục vụ giới trẻ Công Giáo tại Sàigòn, và là người dấn thân trong giới doanh nhân.

Quy luật mới cho Thượng Hội Đồng

Theo tin Tòa Thánh, ngày 18 tháng 9 vừa qua, Đức Phanxicô đã ban hành tông hiến Episcopalis Communio (Hiệp thông giám mục) cập nhật hóa việc tổ chức Thượng Hội Đồng giám mục thế giới, một tháng trước khi Thượng Hội Đồng về giới trẻ chính thức khai mạc.



Theo Elise Harris của tờ Crux, trong văn kiện mới, Đức Phanxicô phần lớn vẫn duy trì diễn trình Thượng Hội Đồng hiện thời giữa lúc nhiều người thuộc cánh bảo thủ trong Giáo Hội tỏ ý lo ngại sẽ có những thay đổi đáng kể đối với cơ cấu và chức năng của Thượng Hội Đồng, tiếp theo sau các cuộc hội họp đầy sóng gió trong hai năm 2014 và 2015 về gia đình.

Tuy nhiên, các người chỉ trích xưa nay thất vọng đối với diễn trình hiện thời có thể vẫn thất vọng khi không có gì thay đổi đáng kể. Quả thế, một cách chủ yếu, cơ cấu và chức năng hiện thời của Thượng Hội Đồng vẫn được duy trì, nhất là vẫn duy trì các qui định nói về phải tiến hành ra sao các cuộc hội họp, ai được tham dự và ai được quyền bỏ phiếu.

Đặc biệt hơn nữa, Đức Phanxicô vẫn duy trì quyền của ngài được chỉ định bất cứ ai ngài muốn để phục vụ trong ủy ban soạn thảo các kết luận của Thượng Hội Đồng. Đây vốn là điểm tranh luận lớn trong các cuộc hội họp của các năm 2014-2015, với một số nghị phụ lý luận rằng Đức Giáo Hoàng đã xây dựng vây cánh bằng cách chỉ định các vị giáo phẩm sẵn sàng tạo ra một thành phẩm theo ý của ngài.

Đối với trường hợp hai năm trên, thành phẩm hợp ý chính là việc mở cửa để những người ly dị tái hôn phần đời, dù không sống tiết dục, vẫn có thể được lãnh nhận các bí tích. Điều này đã được Đức Phanxicô cô đọng trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) năm 2016 của ngài.

Một số vị tham dự các cuộc họp năm 2014-2015 gợi ý phải bầu các thành viên của ủy ban soạn thảo giúp cơ cấu này phản ảnh ý kiến của Thượng Hội Đồng. Đức Phanxicô không chấp nhận luận điểm này, và nay chính thức duy trì hiện trạng: ngài toàn quyền chỉ định các thành viên này.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo giới thiệu Tông Hiến, Hồng Y Lorenzo Baldisseri, tổng thư ký Thượng Hội Đồng, cho hay một trong các mục đích chính của văn kiện mới là làm cho Thượng Hội Đồng “thêm năng động, và vì thế, bén nhọn hơn trong đời sống Giáo Hội”.

Ngài cho hay năng động tính trên phần lớn tùy thuộc “mối liên hệ tuần hoàn” (circulatory relationsip) giữa Thượng Hội Đồng và các giáo hội địa phương, các giáo hội Đông Phương và các hội đồng giám mục.

Ngài mô tả mối liên hệ tuần hoàn này như sau: “Thượng Hội Đồng ‘khởi đi’ từ các giáo hội địa phương, nghĩa là, từ nền, từ dân Chúa rải rác khắp mặt đất” và sau cuộc hội họp, Thượng Hội Đồng “ ‘trở về’ với các giáo hội đặc thù, nơi các kết luận được Đức Giáo Hoàng đúc kết phải được diễn dịch bằng cách ý thức tới các nhu cầu cụ thể của dân Chúa, trong một diễn trình hội nhập văn hóa nhất thiết phải có tính sáng tạo”.

Nhân dịp này, phát ngôn viên Tòa Thánh, Greg Burke, cho rằng đối với Đức Phanxicô, hạn từ “tính thượng hội đồng” (synodality) “không phải là một nhiệm ý (option) trong Giáo Hội” mà là qui luật căn bản.

Tưởng cũng nên biết: thiết lập năm 1965 bởi Đức Phaolô VI bằng tự sắc Apostolica sollicitudo (quan tâm tông truyền), Thượng Hội Đồng giám mục thế giới trên thực tế là một cơ chế tham vấn cho Đức Giáo Hoàng nhằm củng cố các dây nối kết với Đức Giáo Hoàng và các giàm mục khác.

Theo mô tả trên liên mạng, mục đích của nó là cung cấp chó các giám mục cơ hội để “tương tác với nhau và chia sẻ tin tức và kinh nghiệm, trong việc cùng nhau tìm ra các giải pháp mục vụ có giá trị và áp dụng hoàn cầu”.

Chính vì thế, trong yếu tính nó là “một cuộc hội họp các giám mục đại diện cho hàng giám mục Công Giáo, có trách vụ giúp Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Giáo Hội hoàn vũ bằng cách góp ý kiến”

Thượng Hội Đồng gồm 1 vị tổng thư ký và một phó tổng thư ký thường trực và 15 thành viên: 3 vị từ mỗi châu lục, với Châu Á và Châu Đại Dương kể là 1, và 3 vị do Đức Giáo Hoàng chỉ định.

Trong số 15 thành viên, 12 vị được các Hồng Y và giám mục tham dự kỳ Thượng Hội Đồng trước bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Khi nhiệm kỳ chấm dứt lúc kết thúc Thượng Hội Đồng được các vị chuẩn bị cho, một hội đồng mới sẽ được bầu để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng kế tiếp.

Theo hãng tin Zenit, khi công bố văn kiện mới, Đức Phanxicô cho rằng Thượng Hội Đồng là một trong “các gia tài qúy báu nhất của Công Đồng Vatican II” vì đây là “một sự hợp tác hữu hiệu” của Thượng Hội Đồng các giám mục với Đức Giáo Hoàng trong các vấn đề có tầm quan trọng lớn, nghĩa là, các vấn đề “đòi nhận thức và khôn ngoan đặc biệt vì lợi ích của toàn thể Giáo Hội”.

Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội đang bước vào một “giai đoạn phúc âm hóa” mới mẻ hướng về một “một trạng thái truyền giáo thường trực”. Thượng Hội Đồng được mời gọi “trở nên một máng chuyển lớn lao hơn nữa” để phúc âm hóa thế giới ngày nay.

Đức Phanxicô nói rằng trong mấy năm gần đây, càng ngày càng có ước nguyện được thấy Thượng Hội Đồng trở thành “một biểu tượng đặc thù cho việc thể hiện hữu hiệu mối lo toan của hàng giám mục đối với toàn thể Giáo Hội”. Ngài giải thích: điều này dựa vào “xác tín vững chắc” rằng mọi mục tử được lập nên “để phục vụ Dân Thánh của Thiên Chúa, Dân mà các ngài vốn thuộc về do bí tích Rửa Tội”.

Các giám mục vì thế cùng một lúc là “thầy dạy và học trò” trong nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ này bao gồm sứ mệnh của các ngài và cả cam kết lắng nghe tiếng nói của Chúa Kitô, Đấng nói qua dân Chúa một cách khiến cho các ngài trở thành “vô ngộ trong đức tin” (“infallibile in credendo”). Do đó, Thượng Hội Đồng phải “mỗi ngày mỗi trở thành dụng cụ ưu tuyển để lắng nghe dân Chúa nhiều hơn”. Nó làm thế bằng cách tham khảo với các tín hữu của các giáo hội đặc thù; vì, theo Đức Phanxicô, dù Thượng Hội Đồng là một định chế chủ yếu của các giám mục, tuy nhiên, nó không thể hiện hữu “tách biệt khỏi mọi tín hữu khác”.

Đức Phanxicô nói rằng ngài hy vọng Thượng Hội Đồng sẽ “bằng cách riêng của nó, góp phần vào việc khôi phục sự hợp nhất nơi mọi Kitô hữu, theo thánh ý Chúa”. Nhờ thế, nó có thể giúp Giáo Hội “tìm được cách thi hành quyền tối thượng (của giáo hoàng), một quyền, dù không hề từ bỏ điều chủ yếu trong sứ mệnh của mình, tuy nhiên vẫn cởi mở đối với một tình huống mới” như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong Ut unum sint.

Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ trong thời gian Thượng Hội Đồng



Cũng theo tin Zenit, trong thời gian Thượng Hội Đồng sắp tới, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ giới trẻ một lần nữa tại Đại Sảnh Phaolô VI. Ngài đã gặp họ một lần tại Cuộc Gặp Mặt Tiền Thượng Hội Đồng hồi tháng 3 đầu năm nay. Và các đóng góp của họ dịp đó đã được lồng vào Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng sắp tới.

Trong bối cảnh diễn ra Thượng Hội Đồng, ngày 6 tháng 10, ngài sẽ gặp họ một lần nữa để lắng nghe họ, đón nhận các đề nghị của họ để có thể dùng trong Tài Liệu Cuối Cùng của Thượng Hội Đồng.

Cuộc gặp gỡ trên giúp người trẻ trình bầy các kinh nghiệm cụ thể về đời sống học tập và làm việc của họ, các cảm quan của họ, tương lai của họ và các chọn lựa ơn gọi của họ. Đức Giáo Hoàng sẽ hiện diện với họ trọn buổi sinh hoạt có tên là “WE FOR -Unique, supportive, creative” (Chúng tôi ủng hộ - điều độc đáo, trợ giúp, sáng tạo) do Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo bảo trợ.

Buổi sinh hoạt sẽ bao gồm các chứng từ của giới trẻ với các chương trình ca nhạc và nghệ thuật xen kẽ, xoay quanh các chủ đề thân thương với giới trẻ: tìm kiếm căn tính, các mối liên hệ và đời sống như một phục vụ và dâng tặng.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Dòng Khiết Tâm Nha Trang Mừng Ngọc Khánh Thành Lập
LM Nguyễn Hữu An
15:39 18/09/2018
Cách đây 1 năm, Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang đã khai mạc Năm Thánh mừng Ngọc Khánh Thành Lập và Phát Triển. Năm Thánh bắt đầu từ ngày 15.09.2017 đến ngày 17.09.2018. Trong Năm Thánh Dòng, các Nữ tu luôn ý thức gắn bó với Lời Chúa và Thánh Thể, đào sâu Linh Đạo, Đặc Sủng và Sứ Mạng của Hội Dòng, sống tâm tình tri ân sám hối và canh tân mỗi ngày, nhờ đó mà dấn thân và nhiệt thành với Sứ mạng loan báo Tin Mừng.

Hôm nay ngày 17.9.2018, Hội Dòng Khiết Tâm rực rỡ sắc màu và rộn rã hoan ca đón mừng quan khách đến chung chia niềm vui trong thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh - Tạ ơn Ngọc khánh thành lập Hội Dòng. Quý Nữ tu niềm nở đón mừng mọi người với nụ cười rạng rỡ. Niềm vui lớn biểu lộ trên khuôn mặt, nơi cung cách tổ chức thánh lễ và tiệc mừng cùng chương trình diễn nguyện.

Xem Hình

Lúc 4giờ chiều, Thánh lễ Tạ ơn mừng Ngọc Khánh thành lập Dòng do Đức cha Giuse Võ Đức Minh Giám Mục Gp Nha Trang chủ tế. Cùng đồng tế có Đức cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Gp Kontum, Đức Ông Tổng Đại Diện và khoảng 80 Linh mục trong ngoài Giáo phận.

Từ nhà khách của Hội Dòng, đoàn rước tiến vào Nhà thờ Bình Cang, ca đoàn hát vang bài ca tạ ơn. Quý Đức Cha, quý Đức Ông, cha Giám đốc Đại chủng viện và ban điều hành Hội dòng dâng hương trước di ảnh Đức Cha Paul Marcel Piquet Lợi, đấng sáng lập Hội dòng.

Mở đầu thánh lễ, ngỏ lời với cộng đoàn, Đức cha Giuse hiệp ý cùng với cả Giáo Phận Nha Trang dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Mẹ Maria Khiết Tâm, tạ ơn các bậc tiền bối và chúc mừng đặc biệt Hội Dòng Khiết Tâm nhân kỷ niêm 60 năm hình thành và phát triển, và cũng là ngày bế mạc Năm Thánh. Cùng với lời chúc mừng, cộng đoàn hiệp ý tạ ơn, và cầu chúc cho Hội Dòng Khiết Tâm luôn vươn tới tương lai tốt đẹp trong sự phát triển canh tân đẹp lòng Thiên Chúa, đẹp lòng Mẹ Khiết Tâm.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse chúc mừng và cảm tạ ơn lành Chúa ban cho giáo phận cách chung và hội dòng cách riêng. Năm ngoái, dịp mừng ngọc khánh, Gp Nha trang đã sống tâm tình tạ ơn vui mừng và hy vọng. Sau 60 năm thành lập, giáo phận phát triển tốt đẹp, những giáo xứ mới, những nhà thờ mới, tâm hồn dân Chúa từ linh mục đến tu sĩ giáo dân và cả lương dân luôn chan chứa niềm vui Tin mừng. Năm nay Giáo phận hân hoan mừng 60 năm - người con gái của giáo phận là Hội Dòng Khiết Tâm. Vị tổ phụ sinh ra Hội Dòng cũng là Đấng Bản Quyền đã xây dựng nền tảng và phương hướng phát triển cho cả Giáo Phận Nha Trang. Vì thế cả giáo phận trong dịp mừng ngọc khánh đã cùng nhau xác tín rằng, con đường thiêng liêng của giáo phận là con đường của Mẹ Maria. Đối với Hội Dòng Khiết Tâm là viên ngọc quý của giáo phận, ngày lễ tạ ơn hôm nay như chiếu tỏa viên ngọc quý đó. Chúc mừng chia vui và hướng về tương lai mở ra cho Hội Dòng.

Mẹ Maria thật tuyệt vời. Giáo phận luôn luôn có Mẹ Maria là Mẹ và là Thầy. Hội dòng diễm phúc có Mẹ Khiết Tâm bảo trợ. Chúa đã thương nhìn đến Mẹ, vì Mẹ là tôi tớ hèn mọn và Chúa nâng Mẹ lên. Chúa đã chọn Mẹ, nên Chúa Thánh Thần đến với Mẹ, Chúa Cha đã chúc phúc cho Mẹ, Chúa Giêsu Ngôi Lời Nhập Thể đã đón nhận hướng dẫn khơi gợi sự sống. Mẹ đón nhận hơi thở và sự sống của Chúa Giêsu. Thiên Chúa chọn Mẹ khiến Mẹ trở nên người được muôn đời ngợi khen là diễm phúc. Mẹ nêu gương, luôn nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa, cưu mang Chúa trong cung lòng thanh khiết và đi tới đâu Mẹ cũng đem Chúa đến cho mọi người bằng đời sống yêu thương phục vụ. Trong ngày lễ mừng ngọc khánh hội dòng, chớ gì hình ảnh của Mẹ, đời sống của Mẹ luôn sống động và hiện diện không những trong Giaó phận mà còn trong từng thành viên của Hội dòng. Chúng con hãy noi gương Mẹ, chọn Chúa trong tất cả mọi sự để yêu mến Chúa hết lòng hết sức hết trí khôn. Ước mong Hội dòng luôn vươn lên và phát triển tốt đẹp. Xin Chúa chúc lành.

Sau thánh lễ, mọi người tham quan nhà truyền thống, tập viện, thỉnh viện…và dự tiệc liên hoan trong niềm vui tạ ơn tại khuôn viên Hội dòng.

Lúc 6giờ 30 tối, cộng đoàn tham dự buổi văn nghệ với chủ đề: “tri ân – sám hối – canh tân” với nhiều tiết mục đặc sắc do các Nữ tu trình bày. Đến 8 giờ kết thúc, hai Đức cha ban phép lành, cộng đoàn ra về với nhiều niềm vui tình yêu.

Giáo Phận Nha Trang được thành lập từ ngày 05/07/1957. Đức Cha Raymond Marie Paul Marcel Piquet Lợi, thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP), Giám Mục tiên khởi Giáo Phận Nha Trang, đã thành lập một Hội Dòng Giáo Phận với tước hiệu “Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria”, được gọi là Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.

Ngày 15/09/1958, cùng ngày khai mở Tiểu Chủng Viện Sao Biển Nha Trang cho Giáo Phận, Đức Cha Marcel Piquet Lợi thành lập Thanh Tuyển Viện Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ và đặt trụ sở Hội Dòng trên cơ sở của Phước viện Mến Thánh Giá Bình Cang thuộc địa bàn giáo xứ Bình Cang, Giáo Phận Nha Trang.

Một số đệ tử và dì phước trẻ thuộc MTG Bình Cang, MTG Dinh Thuỷ, MTG Quy Nhơn có quê nhà tại Nha Trang và Phan Rang, và thanh tuyển sinh Khiết Tâm mới gia nhập ngày 15/09/1958 làm thành những thế hệ đầu tiên của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang.

Ngày 19/09/1961, Đức Cha Piquet ban Sắc Lệnh Thành Lập Dòng.

Ngày 12/05/1962, Ngài phê chuẩn và ban hành Quy Chế Tiên khởi cho Hội Dòng.

Giữa lòng Giáo Phận Mẹ Nha Trang, Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ được Đức Cha Piquet Lợi cưu mang, sinh hạ và tận tình yêu thương dưỡng dục trong giai đoạn tuổi thơ của Hội Dòng (1958 - 1966). Sau khi Đấng Sáng Lập về Nhà Cha, Chị Em Khiết Tâm được các vị kế nhiệm Ngài là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1967- 1975) và Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa (1975 – 2007), Đức Cha Giuse Võ Đức Minh (2007 – nay) tiếp tục yêu thương chăm sóc để Hội Dòng thêm trưởng thành và phát triển không ngừng giữa lòng Giáo hội và xã hội.

Theo thỉnh nguyện của Đấng Sáng Lập, Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ non trẻ được Tỉnh Dòng Thánh Phaolô thành Charles tại Đà Nẵng chăm sóc giáo dưỡng trong giai đoạn khởi đầu. Mẹ Ange de Saint Paul, Cố Giám Tỉnh Dòng Phaolô, đã gởi các Bà Phaolô đến Dòng Khiết Tâm Nha Trang để đảm trách vai trò điều hành và huấn luyện những thế hệ Khiết Tâm đầu tiên. Trong đó, 11 Lớp khấn Khiết Tâm đầu tiên đã thụ huấn chương trình của Thỉnh sinh và Tập kỳ cùng với chị em Phaolô tại Tập Viện Stella Maris - Đà Nẵng…

Từ sau 5 năm thành lập, Hội Dòng đã có những nữ tu Khiết Tâm trên các nẻo đường phục vụ: cộng tác sinh hoạt mục vụ với các xứ đạo; điều hành và dạy học tại nhiều trường sở của giáo xứ; tham gia công tác y tế tại Dân Y Viện Nha Trang và Phan Thiết; và hoạt động công tác bác ái xã hội như điều hành ký nhi viện, cô nhi viện, trung tâm huấn nghệ, trung tâm văn hoá Thượng – Chàm, cư xá sinh viên…

Từ năm 1972 - 1976, một số chị em Khiết Tâm thực tập vai trò điều hành Hội dòng, dưới quyền bề trên lúc này là Bà Marie Angéline, một nữ tu Phaolô. Biến cố thời cuộc 1975 làm thay đổi bộ mặt xã hội và dung mạo các dòng tu. Với sự khích lệ của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, ngày 15/05/1976, Hội Dòng Khiết Tâm chính thức có Ban Phụ Trách Dòng tự lập với chị Marie Ange là tổng phụ trách đầu tiên. Trong khúc quanh lịch sử của đất nước, những chị đầu đàn Khiết Tâm đã hướng dẫn con thuyền Hội Dòng trung kiên vượt qua những sóng gió thăng trầm của thời cuộc… (x. dongkhiettam.org).

Bề Trên đương nhiệm là Nữ tu Maria Hoài Ân. Tròn 60 năm thành lập, Hội Dòng hiện nay có 391 Nữ tu phục vụ trong 63 cộng đoàn tại các Giáo phận Nha Trang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, Sài Gòn, Naha (Nhật Bản), Newcastle (Úc).

Ngày lễ tạ ơn mừng Ngọc Khánh hôm nay có 3 điểm nhấn. Một điểm dừng: nhìn lại để tạ ơn. Từ đời sống đức tin đến sự phát triển, nhớ lại tất cả mà tạ ơn Chúa. Một điểm nhấn, nhắm vào hiện tại để thấy rõ lòng đạo đức, lòng yêu mến Đức Mẹ, lòng yêu mến Giáo hội của hội dòng. Một điểm tái khởi hành, trong tinh thần yêu thương hiệp nhất hòa hợp tin cậy và truyền giáo.

Chúc mừng Ngọc Khánh Hội Dòng Khiết Tâm. 60 năm là thời gian đẹp trong lịch sử đời người, là thời gian quý trong lịch sử một tổ chức. Đến tuổi 60, người ta mừng thọ. 60 năm hình thành và phát triển của một tổ chức, người ta mừng lễ ngọc. Cầu chúc Hội Dòng luôn thăng tiến mọi mặt, góp phần vào sứ vụ truyền giáo của Giáo hội.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An, lược ghi
 
Chương Trình Chi Tiết Từng Ngày Cùng Mẹ Tạ Ơn Thiên Chúa - Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu
Tuyên Úy Đoàn Liên Bang Úc Châu
23:05 18/09/2018
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT TỪNG NGÀY.
CÙNG MẸ TẠ ƠN THIÊN CHÚA.
HỘI NGỘ CÙNG MẸ TẠ ƠN THIÊN CHÚA.
(CURSILLO, LEGIO MARIAE, TÔN NỮ VƯƠNG, LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT...)


I. TRÁCH NHIỆM
1) Quý Cha đặc trách: Cha Phêrô Bùi Xuân Mỹ.
2) Phụ tá: Cha FX Nguyễn Văn Tuyết Linh Hướng và Cha Giuse Trần Ngọc Tân.
3) Thuyết Giảng: Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản, Cha Giuse Vũ Thành Houston, USA, Cha Phaolô Nguyễn Hoài Chương.
4) Chia sẻ Chứng Nhân: MC Nam Lộc, Ca Sĩ Thiên Tôn, Ca Sĩ Diễm Ngân, TS Hà Cao Thắng, Hương Thủy, Phượng Vỹ.
5) Điều Hành: Ban Điều Hành ĐHTMLB. (BTV CĐCGVN TGP Sydney).
6) Tiểu Ban Điều Hành: Trưởng: Trần Văn Hòa. Phó: Hà Pi Liến.
7) Animation Team: Chị Trương Xinh và thành viên.

II. THỨ 6 NGÀY 5.10.2018
Thứ 6. CHUNG CHO ĐẠI HỘI. Ngày 5/10/2018: 7.00pm Thánh Lễ Khai Mạc Trọng Thể: Đức Cha Nguyễn Văn Long. 9.00pm Cung Nghinh Thánh Thể.

• 12pm-3.00pm: Chào đón quý khách Liên Bang và mọi người. Ổn định chỗ và vị trí các Cộng Đoàn, Cộng Đồng các Tiểu Bang và các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang.
• 3.00pm: Kinh Nguyện Lòng Chúa Thương Xót tại Lễ Đài do Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót.
• 4.00pm: Chặng Đàng Thánh Giá đặc Biệt theo Con Đường Chúa Đã Đi Qua do Phong Trào Cursillo Liên Bang điều hợp.
• 5.00pm-6.30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 5.30pm: Cơm Tối tại các quán ăn.
• 6.30pm: Chuẩn bị Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang. Mọi người tiến về Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân Trung Tâm. Tất cả Thừa Tác Viên Thánh Thể và Thiếu Nhi Cung Thánh, Đại Diện các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang mỗi đơn vị 20 người đồng phục tập trung tại Nhà Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với mũ, cầm cờ và hoa rước Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhóm Thánh Vũ Dâng Hoa.
• 7pm: Thánh Lễ Đại Trào Khai Mạc Kính Đức Mẹ và Kỷ Niệm 30 năm Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân. (Đức Cha Nguyễn Văn Long chủ tế).
• 9pm: Cung Nghinh Thánh Thể.
• 10pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 10pm đến 6.00am.

III. THỨ 7 NGÀY 6.10.2018.
Thứ 7. Ngày 6/10/2018: Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...

6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ tự do.
• 9.00am: Hội Thảo 1. Sinh hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Tử Đạo Việt Nam và Mẹ Maria. (Cha Giuse Vũ Thành Houston, USA).
• 10.00am: Chia sẻ chứng nhân: Tâm Tình Tạ Ơn. Ca Sĩ Tiên Tôn và Hương Thủy
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00: Cơm trưa tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Hội Thảo phần 2: Sinh hoạt vui. (Từ 2pm tới 4.30pm có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định). Đức Khâm Sứ Chúc Lành.
• 2.10pm: Cùng Mẹ Tạ Ơn Thiên Chúa. (ĐGM Nguyễn Văn Bản).
• 3.00pm: Chia sẻ chứng nhân: Tri Ân với Mẹ. Ca Sĩ Diễm Ngân và TS Hà Cao Thắng
• 3.30pm: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 4.30pm: Cơm tối và giờ tự do.
• 6.00pm: Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ. (Đức Cha Terry Brady Sydney chủ tế). Tại Lễ Đài chính.
• 7.30pm: Đại Nhạc Hội Ngày Thánh Mẫu. Xổ Số Đại Hội Thánh Mẫu. Mọi người tham dự thắp sáng Niềm Tin cho Đức Khâm Sứ thắp sáng ngọn Nến Đức Tin và Tạ Ơn.
• 11.00pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 11.00pm đến 6.00am.

IV. Chúa Nhật NGÀY 7.10.2018.
Chúa Nhật 7/10/2018: Bế Mạc. Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...

• 6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Khâm Sứ Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 9.00am: Hội Thảo phần 3: Sinh Hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Mẹ Maria với Gia Đình. (Cha Phaolô Nguyễn Hoài Chương SDB. USA).
• 10.00am: Chia sẻ chứng nhân: Theo Mẹ Xin Vâng. MC Nam Lộc và Phương Vỹ
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00pm: Cơm Trưa gặp gỡ và chào nhau tạm biệt.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Giờ đền tạ trái tim Mẹ trên tượng đài
• 2.15pm: Cung Nghinh Mẹ La Vang trọng thể tại Trung Tâm Hành Hương. Kiệu hoa các đơn vị.
• 2.45pm: Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc với Ơn Toàn Xá. (Đức Khâm Sứ cùng các Giám Mục Việt Nam). Tại Lễ Đài chính.
• 4.00pm: Bế Mạc Đại Hội
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Ngày Truyền chức được dùng Thánh Lễ Bổn mạng không?
Nguyễn Trọng Đa
15:27 18/09/2018
Giải đáp phụng vụ: Ngày Truyền chức được dùng Thánh Lễ Bổn mạng không?

Lễ trọng nào ưu tiên hơn Chúa Nhật?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Con sẽ được truyền chức linh mục vào năm 2019. Bởi vì ngày lễ truyền chức là đúng ngày lễ bổn mạng của con, liệu có thể dùng Thánh Lễ Bổn mạng không, hay phải dùng Thánh lễ Nghi Thức cho việc truyền chức linh mục? - J. W., Ohio, Hoa Kỳ.

Hỏi 2: Con viết từ một Đan Viện Dòng Thánh Clara. Lễ trọng của Mẹ thánh Clara rơi vào ngày thứ Bảy - vì vậy chúng con đã không đọc Kinh Chiều II của lễ này, nhưng đọc Kinh Chiều Chúa Nhật. Sau đó một số chị em ngạc nhiên, bởi vì đó là ngày duy nhất chúng con đọc kinh nhật tụng của vị thánh sáng lập Dòng chúng con, và cũng là ngày lễ bổn mạng của đan viện là thánh Clara nữa. Năm tới (2019), lễ Clara rơi vào ngày Chúa Nhật - chúng con sẽ làm gì, thưa cha? Chúng con có quyền bỏ Kinh Chiều II của lễ trọng không? Năm tới, chúng con sẽ giữ lễ trọng như thế nào? Ngoài ra, một số linh mục nói với chúng con rằng chữ đỏ về khăn bàn thờ đã thay đổi - một số người nói rằng chúng con không nên đặt khăn thánh lên bàn thờ nữa, nhưng đặt khăn theo màu phụng vụ của mùa và một khăn trắng khác che phủ toàn bộ bàn thờ. Xin cha giải thích cho chúng con hiểu. - S. J., Kokstad, Nam Phi.


Đáp: Vì các câu hỏi có liên quan với nhau cách nào đó, tôi sẽ cố gắng trả lời chúng chung với nhau.

Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM): “372. Các Thánh Lễ nghi thức đi liền với việc cử hành các bí tích và phụ tích. Cấm cử hành các Thánh Lễ này trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, các lễ trọng, lễ các ngày trong Bát Nhật Phục Sinh, lễ cầu cho các tín hữu qua đời, lễ thứ Tư Tro và Tuần Thánh. Ngoài ra phải giữ các qui tắc được trình bày trong các sách nghi thức hay trong chính các Thánh Lễ loại này” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)

Khi một Thánh lễ Nghi thức được cử hành, Lời nguyện nhập lễ, Lời nguyện tiến lễ, Lời nguyện hiệp lễ, và đôi khi Kinh Tiền Tụng, đều nói đến Bí tích hoặc Á Bí Tích được cử hành trong Thánh lễ này. Bởi vì Sách lễ chỉ cấm các Thánh lễ này không được cử hành vào các ngày nào đó, nên có thể nói rằng vào những ngày khác, kể cả lễ các thánh, các lễ ấy đều được cho phép. Do sự cho phép không chuyển thành sự buộc, về mặt kỹ thuật, có thể cử hành Thánh lễ của một vị thánh, hơn là Thánh Lễ nghi thức vào ngày truyền chức. Tuy nhiên, tôi sẽ gợi ý rằng diều sẽ gây ý nghĩa phụng vụ hơn chính là sử dụng toàn bộ Thánh Lễ nghi thức của việc truyền chức. Thánh lễ truyền chức chỉ có một lần; còn ngày lễ bổn mạng sẽ đến vào năm sau, vào mỗi năm, và linh mục cũng sẽ được kỷ niệm lễ truyền chức trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ của ngày truyền chức. Nếu người ta muốn nhớ đến một vị thánh, thì nên đưa tên thánh nhân ấy vào trong Kinh Cầu Các Thánh.

Liên quan đến câu hỏi về lễ thánh Clara (ngày 11-8 hàng năm): Trong đan viện, lễ này thuộc nhóm lễ trọng, và như vậy lễ cử hành phải theo các quy định của lịch phụng vụ và bảng ưu tiên các ngày lễ phụng vụ. Các quy định tổng quát về năm phụng vụ và lịch chung Rôma nêu ra thứ tự ưu tiên trong lịch phụng vụ như sau:

“5. Vì tầm quan trọng đặc biệt đó, Chúa Nhật chỉ nhường chỗ cho các lễ trọng và các ngày lễ kính Chúa. Nhưng các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh chiếm vị trí ưu tiên trên mọi lễ kính Chúa và mọi lễ trọng. Khi gặp các Chúa Nhật này, các lễ trọng sẽ mừng vào ngày thứ hai, trừ phi các lễ đó trùng với Chúa Nhật Lễ Lá hay Chúa Nhật Phục sinh.

“60. Nếu gặp nhiều lễ phải kính trong cùng một ngày, thì đọc thần vụ về lễ nào có địa vị cao hơn trong bảng ghi ngày phụng vụ. Nhưng trường hợp một lễ trọng bị ngăn trở vì gặp một ngày phụng vụ ưu tiên, thì lễ trọng ấy được chuyển sang một ngày nào gần nhất, không vướng phải những ngày đã nói trong bảng thứ tự ưu tiên, từ số 1 đến số 8, nhưng phải giữ những điều đã quy định ở số 5 trong Quy luật tổng quát về Năm Phụng vụ (x. Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma). Các lễ còn lại, thì năm đó bỏ luôn.

“61. Còn nếu trong cùng một ngày mà Kinh Chiều II của lễ đang mừng trùng với Kinh Chiều I của ngày lễ hôm sau, thì cứ dựa theo bảng ghi ngày phụng vụ trên, mà cử hành Kinh Chiều của lễ nào có ưu tiên; trường hợp hai lễ ngang nhau, thì đọc Kinh Chiều II của lễ đang mừng” (Bản dịch Việt Ngữ của Ủy Ban Phụng Tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Nhớ điều này trong trí, chúng ta nhận thấy rằng lễ trọng thánh Bổn mạng thuộc số 4 (d) trên Bảng thứ tự Ưu tiên: “4. Các lễ trọng riêng, tức là: a) Lễ trọng thánh Bổn mạng chính của địa phương, thành phố hay quốc gia; b) Lễ trọng Cung hiến thánh đường, hay ngày kỷ niệm Cung hiến thánh đường đó; c) Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà thờ; d) Lễ trọng của dòng hay hội dòng mừng tước hiệu, hoặc Đấng sáng lập dòng, hay Bổn mạng chính của dòng” (Bản dịch, như trên).

Ngày lễ 11-8 thường sẽ chỉ trùng với các ngày Chúa Nhật Mùa Thường Niên, vốn là số 6 trong Bảng Thứ Tự Ưu tiên, và do đó lễ trọng của thánh bổn mạng là ưu tiên hơn Chúa Nhật Mùa Thường Niên. Có thể xảy ra rằng có một lễ trọng của quốc gia hoặc lễ trọng của khu vực có ưu tiên cao hơn nữa, nhưng điều này là một ngoại lệ. Do đó, đối với Đan Viện Clara, lễ trọng thánh nữ Clara có ưu tiên hơn Chúa Nhật. Điều này sẽ áp dụng cho cả Thánh lễ và Các Giờ Kinh Phụng vụ.

Cuối cùng, các quy định của Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma về việc che phủ bàn thờ là như sau: “304. Vì lòng tôn kính đối với việc cử hành tưởng niệm Chúa và đối với bữa tiệc dọn Mình và Máu Chúa, nên phủ bàn thờ nơi cử hành một khăn màu trắng, có hình dáng, kích thước và trang trí thích hợp với cấu trúc của bàn thờ. Trong các giáo phận của Hoa Kỳ, các loại khăn khác được sử dụng ngoài khăn bàn thờ, các khăn ấy có thể có màu sắc khác, nhưng mang ý nghĩa tôn vinh hoặc lễ trọng, tùy theo tập tục lâu đời của địa phương, với điều kiện là khăn trên cùng che phủ bàn thờ (nghĩa là chính khăn bàn thờ) luôn có màu trắng”.

Về khăn thánh (corporal), quy chế nói rõ trong việc chuẩn bị lễ phẩm: “73. Bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, thì đưa lên bàn thờ các lễ phẩm sẽ trở thành Mình và Máu Ðức Kitô. Trước hết để sửa soạn bàn thờ, cũng gọi là bàn tiệc của Chúa, là trung tâm điểm của toàn bộ phụng vụ Thánh Thể, thì đặt trên bàn thờ khăn thánh, khăn lau chén, Sách Lễ và chén lễ, (trừ khi chén lễ được dọn ở bàn phụ)…..” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Nếu linh mục ấy nói rằng người ta không được đặt khăn thánh trên bàn thờ trước Thánh lễ, thì nhận xét của ngài là khá chính xác. Khăn thánh không được mở rộng ra cho đến khi chuẩn bị lễ phẩm. Mặt khác, nếu ngài nói rằng khăn thánh không còn dùng nữa, thì ngài là không đúng, vì khăn thánh được nhắc đến rõ ràng trong các quy định ở trên. (Zenit.org 18-9-2018)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Phân Ưu: Ông Cố Đa Minh Đinh Viết Miễn tạ thế tại Los Angeles
ÔB. Trần Đại, Linh tông
13:29 18/09/2018
PHÂN ƯU
Trong niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu và cậy trông vào lòng nhân từ của Thiên Chúa
Xin thành kính phân ưu với Gia đình
Ông cố Đa-Minh Đinh Viết Miễn
(thân phụ của Cha Đức Quang, SVD)
Sinh ngày tại Thức Hóa, Nam Định, VN, được Chúa gọi về Nhà Cha trên trời
ngày 8/9/2018 tại Los Angeles, California, USA.
Hưởng Thọ 88 tuổi.
Chương trình An táng tại Giáo Xứ St. Christopher:
629 S. Glendora Ave. West Covina, CA 91790
Thứ Sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2018
4:00 pm - 9:30 pm Viếng xác – Cầu nguyện – Phát Tang –Thánh Lễ
5:30 pm Nghi Thức Phát Tang
8:00 pm Thánh Lễ
Sau Thánh Lễ, viếng xác đến 9:30 pm
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 9 năm 2018
6:30 sáng Thánh Lễ An Táng
Sau Thánh Lễ, quan tài sẽ được di chuyển đến an táng tại
Nghĩa trang Resurrection, 966 N. Potrero Grande Drive, Montebello, CA 90640.

Chúng con xin gửi tới Cha Đinh Đức Quang và tang quyến những lời cầu nguyện và
lời chia buồn: Sự ra đi của Ông Cố là mất mát vô cùng không bút mực tả cho xiết.

Thành kính phân ưu.
Gia đình Ông Bà Vũ Ngọc Hiện và các con cháu
& ÔB Trần Đại Nga, linh tông
 
VietCatholic TV
25 năm ngày Cha Pino Puglisi bị mafia sát hại – Đức Thánh Cha gặp gỡ các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh của Palermo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:50 18/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Đời sống tạo ra những âm hưởng sâu sắc hơn những lời nói

Lúc 15g30 ngày thứ Bẩy 15 tháng 9, tại nhà thờ chính tòa Palermo, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh.

Trong diễn từ của ngài trước hàng giáo sĩ và những người sống đới thánh hiến của thành phố Palermo, Đức Thánh Cha đã trưng dẫn Cha Giuseppe Pino Puglisi như một mẫu gương để nêu bật tầm quan trọng của việc sống Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày.

Đức Thánh Cha đã trình bày ba khía cạnh cơ bản trong cuộc sống linh mục của Cha Pino Puglisi, từ đó ngài giải thích tầm quan trọng của việc mang ra thực hành trong cuộc sống những gì được rao giảng bằng “ba động từ đơn giản”.

Cử hành

Động từ đầu tiên là “cử hành. “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy bị nộp vì anh em”. Ngài giải thích rằng những lời này của Chúa Giêsu, được đọc lên ngày hôm nay giống như mọi ngày, “không thể cứ mãi mãi chỉ ở trên bàn thờ.”

“Những lời ấy phải được đưa vào cuộc sống” bởi vì những lời này nhắc nhở chúng ta rằng linh mục là người trao ban cả đời mình cho người khác. “Chúng ta, các linh mục thân yêu, chức tư tế không phải là nghề nghiệp, nhưng là việc trao ban chính mình; nó không phải là một công việc, mà là một nhiệm vụ. Mỗi ngày, không có ngày nghỉ, không được nghỉ ngơi”. Đức Phanxicô nhấn mạnh: “đó là cách Cha Pino đã sống”.

Tu luyện

Ngài nói các linh mục chia sẻ với thế giới sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho. Các linh mục “đem tin kính vào nơi nghi nan, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem yêu thương vào nơi oán thù”. Các linh mục cũng được mời gọi “mang sức sống” đến những lời này: “Cha xá giải tất cả tội lỗi của con”, khiến ngài trở thành “người tha thứ”.

“Phòng tập thể dục trong đó linh mục tập luyện để trở thành một người của sự tha thứ là chủng viện ... Đối với những người sống đời thánh hiến phòng tập thể dục ấy là cộng đoàn”, “Chính là ở đó, ước muốn đoàn kết với nhau cần được tu luyện.”

“Hãy suy nghĩ về Cha Pino. Ngài là người luôn luôn sẵn sàng với tất cả mọi người và chờ đợi tất cả với một trái tim rộng mở - ngay cả những kẻ phạm tội.”

Đồng hành

Động từ thứ hai là “đồng hành”. Đức Thánh Cha nói đồng hành “là yếu tố then chốt để trở thành một linh mục ngày nay”. Ngài nhắc nhớ rằng Cha Pino “nói chuyện với những người trẻ nhiều hơn là nói về những người trẻ và gặt hái từ họ những câu hỏi chân thực nhất, và những câu trả lời hay nhất.” Điều này, theo Đức Thánh Cha Phanxicô là một sứ mệnh “bắt nguồn từ sự kiên nhẫn, lắng nghe, và từ việc có trái tim của một người cha”.

Giáo Hội Mẹ

Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dành ra một đoạn ngắn để nói về các nữ tu. Ngài nói với các nữ tu rằng nhiệm vụ của các chị là một nhiệm vụ quan trọng, bởi vì “Giáo Hội là một người mẹ, và con đường tháp tùng của Giáo Hội phải luôn có dấu vết từ mẫu”. Vì thế, Đức Thánh Cha đã mời các nữ tu “biểu lộ khuôn mặt từ mẫu của Giáo Hội.”

Chứng tá

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng động từ cuối cùng là “làm chứng”, mà theo ngài là điều “khiến tất cả chúng ta phải lo lắng”. Trước đó, Đức Thánh Cha đã đến thăm nhà của Chân Phước Giuseppe Puglisi. Ngài nhận xét rằng trong ngôi nhà của Cha Pino Puglisi, “sự đơn giản thực sự nổi bật”. Ngài giải thích rằng cuộc sống đơn giản của Cha Pino là “dấu hiệu hùng hồn của một đời sống dâng hiến cho Chúa, một người không tìm kiếm sự thoải mái cũng như vinh quang của thế gian này”.

Từ đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Đời sống tạo ra những âm hưởng sâu sắc hơn những lời nói” và ngài khích lệ các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh hãy “phục vụ trong sự đơn sơ thanh bần”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh của Palermo hãy “làm chứng cho hy vọng”. “Người làm chứng cho hy vọng không chỉ ra hy vọng là gì nhưng ai là hy vọng. Chúa Kitô là hy vọng của chúng ta”.

 
25 năm ngày Cha Pino Puglisi bị mafia sát hại –Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ Sicilia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:06 18/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 17.00 thứ Bẩy 15/9, tại quảng trường Politeama, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những người trẻ của Palermo. Đây cũng là sinh hoạt cuối cùng của Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm mục vụ giáo phận Piazza Armerina và tổng giáo phận Palermo.

Dịp này, Đức Thánh Cha đã trả lời các câu hỏi của các bạn trẻ.

Lắng nghe tiếng Chúa

Đối với câu hỏi đầu tiên làm sao lắng nghe tiếng Chúa, Đức Thánh Cha đưa ra 4 động từ là tiến bước, tìm kiếm, mơ ước và phục vụ.

Ngài nói rằng ta lắng nghe và nhận ra tiếng Chúa trong khi tiến bước chứ không phải khi ngồi bất động trên ghế bành, bởi vì ngồi tạo ra một sự cản trở đối với tính năng động của Lời Chúa. Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Thiên Chúa ghét sự lười biếng và ưa chuộng hành động,” và ngài chỉ ra những ví dụ trong Kinh Thánh như câu chuyện các môn đệ trên đường Emmaus, David và Samuel, là những người luôn di chuyển. “Nhưng,” Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm rằng, “không phải di chuyển để giữ cho thân thể gọn gàng cân đối, nhưng là di chuyển về trung tâm. Chúa chỉ phán với những ai đang tìm kiếm.”

Ngài nói tiếp rằng ta không tìm kiếm Chúa trên điện thoại di động, truyền hình, những tiếng nhạc đinh tai điếc óc, dùng ma túy để phấn chấn hoặc một mình trước tấm gương của căn phòng đóng kín của mình.

Thiên Chúa nói với ta trong các mối quan hệ, vì thế, Đức Thánh Cha thúc giục những người trẻ tuổi đừng tự đóng kín mình, nhưng tìm kiếm Ngài, đi ra ngoài vì Ngài đang đợi ta ở đó, ở cánh cửa tâm hồn mình. Đức Thánh Cha yêu cầu giới trẻ chia sẻ kinh nghiệm của họ và sống với Giáo Hội bằng cách kết bạn, gặp gỡ những người khác, đồng hành cùng nhau.

Mơ ước

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thúc giục những người trẻ tuổi đừng bao giờ ngừng mơ ước, nhưng hãy có những mơ ước lớn, mà không sợ tạo ra một ấn tượng xấu . Tạo ra một ấn tượng xấu về mình chẳng phải là thảm kịch lớn nhất của đời người. Bi kịch lớn nhất của cuộc đời, theo Đức Thánh Cha, là không dám đối mặt với cuộc sống và không dám trao ban cho cuộc sống. Thà rằng có những giấc mơ đẹp với một vài vết bầm tím vẫn hơn là thoái lui vào một cuộc sống lặng lẽ. Thà rằng có lý tưởng tốt còn hơn là làm một con người theo chủ nghĩa hiện thực lười biếng. Thà làm một Don Quixote còn hơn làm một Sancho Panza!

Đức Thánh Cha kêu gọi những người trẻ tuổi cũng đừng dập tắt những ước mơ của họ, và nói rằng những giấc mơ lớn mở rộng tâm hồn và để cho Chúa bước vào.

Sau khi tiến bước, tìm kiếm và mơ ước, Đức Thánh Cha nói đến động từ phục vụ, là điều giúp ta điều chỉnh mình theo tần số của Chúa. Phục vụ và tình nguyện, mang lại gia vị cho cuộc sống, và giúp chúng ta cảm thấy sống động.

Tiếp đón và nhân phẩm

Đề cập đến Sicilia như một vùng đất chào đón và gặp gỡ, Đức Thánh Cha nói rằng đức tin được dựa trên sự gặp gỡ, bởi vì Thiên Chúa không để con người cô đơn một mình, nhưng Ngài giáng sinh xuống trần để gặp gỡ chúng ta. Thiên Chúa cũng muốn chúng ta ở bên nhau như những người không đơn độc và ích kỷ. Tôn trọng phẩm giá, chào đón và đoàn kết với nhau là những đặc điểm Kitô giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về việc dự phần, dành thời gian của chính mình cho tha nhân, và sẵn sàng chìa tay ra cho người khác mà không sợ bị lấm lem. Như một tác giả người Ý vĩ đại đã viết, “Cuộc sống không phải là để giải thích, nhưng là để sống”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điều đó còn đúng hơn nữa đối với cuộc sống Kitô hữu, là những người phải sẵn sàng đặt tài năng và thời gian của mình cho việc phục vụ người khác.

Xây đắp tương lai

Đức Thánh Cha cũng nói với những người trẻ Sicilia rằng tương lai nằm trong tay họ và họ phải là những người xây dựng tương lai của chính mình, bằng đôi tay, trái tim, niềm đam mê, tình yêu và ước mơ của họ cùng với những người khác.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói Sicilia cần những người nam nữ đích thực dám tố cáo những sai phạm và khai thác, những người sống tự do trong những các mối quan hệ được giải phóng, những người yêu thương những kẻ yếu thế và nhiệt thành với tính hợp pháp, là điều phản ánh sự trung thực bên trong tâm hồn.