Ngày 17-09-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/09: Sức mạnh của Lời Chúa – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:06 17/09/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca

Khi ấy, sau khi giảng dạy dân chúng, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um. Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông.

Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng: “Thưa Ngài, ông ấy đáng được Ngài làm ơn cho. Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta.” Đức Giê-su liền đi với họ. Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người: “Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh. Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: ‘Đi!’ là nó đi; bảo người kia: ‘Đến!’ là nó đến; và bảo người nô lệ của tôi: ‘Làm cái này!’ là nó làm.” Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang theo Người rằng: “Tôi nói cho các ông hay: ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế.” Về đến nhà, những người đã được sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:49 17/09/2023

2. Độc cư và thiên đàng khoảng cách không xa.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:55 17/09/2023
51. NĂM ĐỨC CỦA CON MÈO LƯỜI

Ở Vạn Thọ có một hòa thượng tên là Bân Sư, nhìn thấy một con mèo lười thì nói với khách:

- “Người ta thường nói gà có năm đức, con mèo này cũng có năm đức:

1. Thấy chuột không bắt là nhân;

2. Chuột chôm đồ nó nhường chỗ là nghĩa;

3. Khi làm tiệc đãi khách có thức ngon nó xuất hiện là lễ;

4. Thịt cá thơm ngon để trong chạn (tủ thức ăn) nó có thể lén lấy ăn là trí;

5. Khi mùa đông đến nó vùi trong đống tro là tín”.


(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 51:

Năm tính lười của con mèo lười thì đúng là có thật, nhưng là để dạy cho chúng ta –con người- một bài học là nếu không trở nên người có nhân, có lễ, có nghĩa, có trí, có tín thì không thể được gọi là người quân tử, và chắc chắn cũng không thể được gọi là con người tốt được.

Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là năm đức tính do con người (Khổng tử) tìm ra và dạy dỗ nhau để được làm người quân tử chứ không thể trở nên thánh, bởi vì nếu có nhân lễ nghĩa trí tín mà không có kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình, thì cũng chỉnh là phèng la rỗng tuếch mà thôi.

Có những người Ki-tô hữu không biết về nhân lễ nghĩa trí tín, nhưng cuộc sống của họ rất đẹp mắt vì họ sống theo Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su, bởi vì khi họ biết tha thứ cho anh em là họ đã có lòng nhân, khi họ biết đối xử hòa thuận với tha nhân là họ đã có lễ, khi họ biết báo đáp ơn người là họ đã có nghĩa, khi họ biết tôn trọng và tín nhiệm người khác là họ đã có tín….

Thời nay có nhiều…quân tử giấy và cũng có nhiều phản ki-tô xuất hiện, dấu hiệu để nhận ra họ là họ giả nhân giả nghĩa với tha nhân và chống đối Giáo hội Đức Chúa Giê-su dưới chiêu bài đổi mới theo Chúa Thánh Thần…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 24 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:56 17/09/2023
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 18, 21-35.

“Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.”


Bạn thân mến,

Bạn đã mắc nợ ai một số tiền lớn chưa? Nếu có rồi thì tôi tin chắc bạn rất cảm nghiệm đoạn Phúc Âm hôm nay: người mắc nợ được tha khỏi phải trả nợ. Bạn sẽ hồi hộp sung sướng khi chủ nợ nói với bạn rằng: thôi khỏi trả nợ anh yên tâm làm ăn. Đức Đức Chúa Giê-su mời gọi bạn và tôi học cách tha thứ của Ngài, không phải tha thứ bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy, có nghĩa là tha hoài tha mãi, tha suốt đời của chúng ta.

Bạn có lần nào tha thứ cho người khác khi họ xúc phạm đến bạn chưa? Tôi tin chắc là đã có. Bạn thấy tâm hồn mình thế nào khi bạn nói với người đã xúc phạm đến bạn: thôi bỏ qua nhắc làm gì chỉ là hiểu lầm. Tôi cũng tin chắc rằng tâm hồn của bạn rất thảnh thơi, vui sướng và bình an, bởi vì bạn đã biết tha thứ. Đức Chúa Giê-su vẫn thường luôn tha thứ tội lỗi cho chúng ta, bởi vì Ngài chết trên thánh giá không phải để lên án trả thù, nhưng là để xóa tội và tha thứ tội lỗi cho nhân loại.

Tha thứ để được thứ tha, đó là điều tất yếu mà Đức Chúa Giê-su đã dậ chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

Bạn thân mến,

Đã nhiều lần bạn bị người khác xúc phạm, và cũng có ít là một lần bạn đã xúc phạm đến người khác, do đó mà Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta hãy tha thứ cho anh chị em của mình cách quãng đại đến bảy mươi lần bảy.

Bảy mươi lần bảy là tha thứ mãi mãi, và cũng có nghĩa là tha thứ và quên đi những sai lầm của người khác. Bởi vì có người tha thứ cho anh chị em nhưng lại không quên được việc làm xấu của họ; có người tha thứ cho anh chị em nhưng lại thường nhắc đến những sai lầm của họ. Đó chưa phải là tha thứ đến bảy mươi lần bảy như Đức Chúa Giê-su đã dạy.

Bạn nhớ nhé, tha thứ để được thứ tha.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nguyện giúp cầu thay
Lm. Minh Anh
14:46 17/09/2023

NGUYỆN GIÚP CẦU THAY
“Tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Một chi tiết khá bất ngờ trong Tin Mừng hôm nay là những lời của viên sĩ quan chỉ đến được với Chúa Giêsu qua trung gian những người bạn! Ông là kiểu mẫu trong việc chúng ta khẩn xin các thánh và những người khác ‘nguyện giúp cầu thay!’.

Trên bước đường rao giảng của Chúa Giêsu, ai cũng có thể trực tiếp đến gặp Ngài. Tuy nhiên viên sĩ quan ngoại giáo giàu có và quyền thế này không làm vậy. Lý do, “Tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi”, nghĩa là ‘Tôi không xứng đáng đi mời Thầy’. Chúa Giêsu thực sự kinh ngạc, “Tôi chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế!”. Và ngay giờ ấy, từ xa, đầy tớ của ông được lành.

Việc khẩn xin các thánh cầu bầu và những người khác cầu nguyện là cách chúng ta thừa nhận rằng, tôi yếu hèn, tội lỗi; thậm chí, không xứng đáng để ra trước mặt Chúa, phương chi việc thưa lên với Ngài điều này điều kia. Lời Chúa nhắc nhở chúng ta đừng tự phụ, hãy chọn cho mình một vị thánh để được các ngài ‘nguyện giúp cầu thay’. Khi làm điều này, chúng ta muốn nói rằng, Thiên Chúa vui thích khi chúng ta hạ mình để đến với Ngài qua trung gian ‘một ai đó’. Mẹ Maria chẳng hạn! “Grigorusa”, một tước hiệu của Mẹ, tiếng Hy Lạp có nghĩa là, “Mẹ chóng cầu bầu”. Với thánh Giuse, “Mỗi người có thể khám phá nơi ngài, một người không mấy ai chú ý, mỗi ngày đang ‘nguyện giúp cầu thay’, trợ lực và hướng dẫn khi chúng ta gặp khó khăn!” - Phanxicô.

Thời nội chiến, một người lính trẻ - mất cha và anh cùng lúc - tìm đến Washington xin miễn dịch; anh hy vọng có thể ở nhà giúp mẹ và em gái. Đến Toà Bạch Ốc, anh xin gặp tổng thống; lính gác từ chối. Thất vọng, anh thơ thẩn ra công viên. Tình cờ, một cậu bé lại gần, “Trông anh không vui. Chuyện gì vậy?”. ‘Người bạn tí hon’ nghe anh tâm sự. Sau đó, không một lời, cậu bé nắm tay anh đi một quãng, dẫn anh qua cửa sau, vượt các lính gác, vào thẳng văn phòng. Lincoln hỏi, “Tad, con cần gì?”; Tad nói, “Ba ơi, người lính này cần gặp ba!”. Kết quả, binh sĩ trẻ được ở nhà giúp mẹ!

Anh Chị em,

‘Người bạn tí hon’ đó chính là hình ảnh Chúa Giêsu, Đấng ‘nguyện giúp cầu thay’ số một! Bên cạnh đó, bao vị thánh khác và thánh bổn mạng của mỗi người. Và các linh hồn! Ôi, những người thân yêu tốt lành; các ngài là những ‘nhà đàm phán’ uy tín trước Chúa! Cũng đừng quên! Bạn và tôi là những ‘thánh sống’ khi chúng ta tuyệt đối sống đẹp lòng Chúa. Phaolô không nói trong thư Timôthê hôm nay sao? “Hãy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người”; Thánh Vịnh đáp ca đồng tình, “Chúc tụng Chúa, vì Ngài nghe tiếng tôi khẩn nguyện!”. Là những tội nhân, chúng ta còn làm được điều đó, phương chi các thánh! Hãy là những ‘vị thánh’ đó! Tại sao không?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, ‘Trung Gian của các trung gian!’. Lạy các thánh, ‘nguyện giúp cầu thay’ cho con; giúp con cũng trở nên ‘một trung gian’ của anh chị em con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chế độ độc tài ở Nicaragua bắt giữ linh mục cầu nguyện cho Đức Giám Mục Álvarez đang bị cầm tù
Đặng Tự Do
17:07 17/09/2023


Luật sư và nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina đã cáo buộc rằng chế độ Nicaragua đã “bắt cóc” Cha Osman José Amador Guillén vì yêu cầu cầu nguyện cho giám mục của Matagalpa, Rolando Álvarez.

Vị Giám Mục bắt đầu thụ án 26 năm 4 tháng tù vào tháng 2, bị buộc tội là “kẻ phản bội tổ quốc”.

Những người ủng hộ nhân quyền ở Mỹ Latinh sử dụng thuật ngữ “bắt cóc” để chỉ một vụ bắt giữ tùy tiện mà không có bất kỳ lời biện minh pháp lý nào.

Trong một tin nhắn gửi đến ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Molina, tác giả của báo cáo “Nicaragua: Một Giáo hội bị đàn áp?”, tuyên bố rằng vị linh mục “đã bị Cảnh sát Sandinista bắt cóc” vào đêm 8 tháng 9.

“Không có lệnh tòa nào biện minh cho việc bắt giữ anh ta. Nơi ở của anh ta không được biết. Gần đây ngài đã xin cầu nguyện cho Đức Giám Mục Rolando Álvarez, và đó là lý do tại sao họ đã bắt cóc ngài,” cô nói.

Theo phương tiện truyền thông El Confidencial của Nicaragua, “các nguồn tin từ Giáo phận Estelí cho biết vụ bắt cóc xảy ra vào khoảng 10 giờ tối, khi một nhóm cảnh sát chống bạo động xông vào nhà thờ Công Giáo nơi các thành viên giáo sĩ đang nhóm họp”.

Vị linh mục là giám đốc cuối cùng của Cáritas Estelí trước khi chế độ Sandinista đóng cửa nó vào tháng 2 năm 2022.

Molina lo ngại rằng Cha Amador sẽ bị dính líu đến vụ án của các linh mục Eugenio Rodríguez Benavides và Leonardo Guevara Gutiérrez, những người đã bị bắt vào tháng Năm.

Theo báo chí địa phương, họ đang bị điều tra liên quan đến “các vấn đề hành chính của Caritas Giáo phận Estelí” không còn tồn tại và hiện đang ở Managua.

Trong một tuyên bố với ACI Prensa vào tháng 8, Molina giải thích rằng ở Nicaragua “các giáo xứ bị theo dõi 24 giờ một ngày bởi những kẻ xâm nhập” của chế độ.

“Trên thực tế, các bài giảng của các linh mục luôn được ghi âm và gửi đến nơi được gọi là El Carmen, nơi cặp vợ chồng độc tài Ortega-Murillo sinh sống” và là nơi phân tích các bài giảng của các linh mục giáo xứ.

Luật sư cũng báo cáo rằng chế độ Sandinista đã “cấm nhắc đến Đức Giám Mục Rolando Álvarez trong Thánh lễ và các buổi cầu nguyện”.

Các nhóm giáo dân, linh mục và chủng sinh bí mật cầu nguyện cho Đức Giám Mục Matagalpa, “bởi vì bất cứ ai nhắc đến ngài trong bài giảng, trong Thánh lễ… sẽ bị cảnh sát đến thăm ngay” và thậm chí có thể bị bắt giữ.


Source:Catholic News Agency
 
Đặc phái viên của Đức Thánh Cha và nhóm giáo dân từ chối thỏa thuận chấm dứt tình trạng bế tắc gay gắt giữa Syro-Malabar
Đặng Tự Do
17:17 17/09/2023


Một thỏa thuận về mặt nguyên tắc nhằm giải quyết tranh chấp phụng vụ kéo dài trong Giáo hội Syro-Malabar của Ấn Độ được cho là hiện đang có nguy cơ sụp đổ sau khi bị đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô từ chối.

Một phong trào giáo dân hàng đầu cũng đã bày tỏ sự phản đối của mình đối với thỏa thuận, khiến số phận của nó bị nghi ngờ nghiêm trọng.

Theo các nguồn tin trong Giáo Hội Syro-Malabar, một ủy ban – bao gồm gồm chín giám mục và một nhóm linh mục đại diện cho Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, nơi tập trung cuộc tranh cãi - đã môi giới một thỏa thuận được hội đồng giám mục phê duyệt trước khi được chuyển tiếp đến Đức Tổng Giám Mục người Slovakia Cyril Vasil, cựu quan chức số hai trong Thánh Bộ các Giáo hội Đông phương của Vatican hiện đang đại diện cho Đức Thánh Cha trong cuộc tranh chấp.

Thay vì ký vào thỏa thuận, Đức Tổng Giám Mục Vasil được tường trình đã từ chối và thay vào đó yêu cầu các linh mục ở Ernakulam-Angamaly phải tuân thủ phương thức cử hành Thánh lễ thống nhất mới trước cuối năm nay nếu không sẽ phải đối mặt với hình thức kỷ luật.

Các quan chức của Giáo hội Syro-Malabar đã không trả lời yêu cầu bình luận của Crux.

Cuộc tranh chấp bắt đầu từ năm 2021, khi hội đồng quản trị của Giáo Hội Syro-Malabar, bao gồm các giám mục và do Đức Hồng Y George Alencherry lãnh đạo, quyết định yêu cầu Thánh lễ phải được cử hành hướng mặt về phía giáo dân trong Phụng vụ Lời Chúa và hướng mặt về bàn thờ trong suốt Phụng vụ Thánh Thể. Quyết định này nhằm mục đích tạo ra sự đồng nhất trong toàn Giáo hội.

Tuy nhiên, sắc lệnh đó đã bị phản đối bởi một số lượng lớn giáo sĩ và giáo dân ở Ernakulam-Angamaly, khu vực pháp lý lớn nhất trong Giáo Hội Syro-Malabar và là giáo phận nguyên thủy của Giáo Hội này, với lý do rằng Thánh lễ hướng về phía người dân trong suốt buổi lễ tượng trưng cho truyền thống địa phương của họ và là cũng phù hợp hơn với các giáo huấn phụng vụ của Công đồng Vatican II (1962-65).

Cuộc đụng độ đã dẫn đến những cuộc đối đầu thường xuyên và đã đóng cửa vương cung thánh đường trung tâm của Giáo Hội Syro-Malabar trong nhiều tháng.

Vào cuối tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Vasil làm Đại diện Giáo hoàng để cố gắng giải quyết tranh chấp. Thay vì tiến hành đàm phán, Đức Cha Vasil ấn định ngày 20 tháng 8 là hạn chót để tất cả các linh mục thực hiện Thánh lễ đồng nhất mới hoặc đối mặt với việc bị treo chén, nhưng các báo cáo cho thấy rằng chỉ một số ít trong số 328 giáo xứ ở Ernakulam-Angamaly thực sự tuân thủ.

Sau đó, ủy ban gồm chín thành viên đã gặp gỡ một phái đoàn gồm 12 đại diện linh mục. Được biết, một thỏa thuận được đề xuất đã đạt được thông qua, theo đó Thánh lễ hướng về mọi người sẽ tiếp tục được phép ở Ernakulam-Angamaly, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ dành cho vương cung thánh đường Đức Bà, tiểu chủng viện và một đền thờ hành hương quốc tế.

Hơn nữa, các linh mục đã đồng ý cử hành Thánh lễ theo cách thức do Thượng Hội đồng quy định ít nhất một lần tại mỗi giáo xứ, nhằm đáp lại yêu cầu của Đức Giáo Hoàng về việc thực hiện Thánh lễ thống nhất vào tháng 3 năm 2022. Trong khi đó, các giám mục cũng đồng ý rằng các giám mục được bổ nhiệm vào tổng giáo phận sẽ được phép cử hành Thánh lễ hướng mặt về phía dân chúng trong suốt phụng vụ giống như các linh mục.

Tuy nhiên, Đức Cha Vasil được cho là đã từ chối thỏa thuận, thay vào đó nhấn mạnh vào việc thực hiện chế độ thống nhất cho Thánh lễ trên toàn bộ tổng giáo phận.

Các linh mục phản đối hệ thống mới cho biết họ có ý định tiếp tục đấu tranh.

Cha Joyce Kaithakottil nói: “Thật không may khi nói rằng các giám mục nghĩ rằng dưới họng súng họ có thể bắt các linh mục tuân theo bất cứ điều gì được truyền lệnh”. “Theo như tôi hiểu, ngoại trừ một số linh mục, không ai sẽ tuân theo nếu bị đe dọa trừng phạt.”

Cha Kaithakottil bác bỏ những tuyên bố rằng các linh mục chống đối là “những kẻ nổi loạn” hoặc “những người bất đồng chính kiến”, lưu ý rằng trong số 12 linh mục đã thương lượng thỏa thuận với các giám mục, sáu linh mục giảng dạy tại các chủng viện lớn của Giáo hội Syro-Malabar, một vị là cựu hiệu trưởng đại chủng viện, và hai người là cựu chưởng ấn giáo phận.

Cha Kaithakottil nói: “Về nguyên tắc, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận quyết định của Thượng Hội đồng về hình thức cử hành, mặc dù các ngài đã đưa ra quyết định không theo đúng các bước thủ tục”. “Họ phải thể hiện sự cao thượng để chấp nhận một sự thay đổi trong cử hành vốn không phải là một phần thiết yếu của phụng vụ”.

Ngài nói: “Giải pháp chỉ có thể thực hiện được khi Thượng Hội đồng hiểu được thực tế cơ bản của người dân và tình hình mục vụ của tổng giáo phận”.

Trong khi đó, một tổ chức giáo dân vốn đi đầu trong việc chống lại phương pháp thống nhất của Thánh lễ cho biết họ sẽ từ chối thỏa thuận được đề xuất.

Almaya Munnettam, nhóm giáo dân, đã bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc họp ngày 7 tháng 9 với chính các giám mục đã gặp các linh mục trước đó. Nhóm nhấn mạnh rằng trước khi Thánh lễ thống nhất có thể được cử hành tại các nhà thờ thì phải được sự chấp thuận của hội đồng giáo xứ và đại hội đồng giáo dân.

Nhóm cũng đã thông báo với ủy ban giám mục gồm chín thành viên rằng cho đến khi tìm được giải pháp, nhóm sẽ tiếp tục phản đối các Thánh lễ theo phong cách thống nhất trong các nhà thờ và nhà nguyện trên toàn giáo phận.

Thực ra, việc cử hành thánh lễ quay mặt về phía giáo dân trong suốt buổi lễ không thể coi là một vấn đề về Phụng Vụ. Tất cả các linh mục Công Giáo Latinh đều cử hành thánh lễ quay mặt về phía giáo dân trong suốt buổi lễ. Chắc chắn việc cử hành thánh lễ như thế không phải là một vấn đề về Phụng Vụ.

Nguy hiểm của tình hình hiện nay là Giáo Hội Giáo Hội Syro-Malabar đang gặp rất nhiều khó khăn vì tình trạng bách hại tại Ấn Độ và những hậu quả của đại dịch coronavirus. Trong bối cảnh như thế người Ấn cảm thấy ngạc nhiên trước quyết tâm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa bề trên và bề dưới.


Source:Crux
 
Nhật Ký Trừ Tà số 257: Satan, Hãy sợ chúng tôi!
Đặng Tự Do
17:18 17/09/2023


Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #257: “Satan, Be Afraid of Us!”“, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 257: “Satan, Hãy sợ chúng tôi!”“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một phần quan trọng của quá trình đuổi quỷ là biến người bị quỷ ám thành ngôi nhà không mong muốn đối với ma quỷ. Điều này có nghĩa là không chỉ đóng mọi cánh cửa đối với ma quỷ mà còn biến người đó trở thành vật chứa thánh thiện nhất có thể cho Chúa.

Gần đây, một trong những nhà trừ quỷ của chúng tôi đang thẩm vấn ma quỷ trong một chàng trai trẻ, buộc chúng phải nhận ra rằng chúng không còn được chào đón nữa:

Thầy trừ quỷ nói: Tại sao ngươi không đi vào trái tim anh ta ngay bây giờ và cảm nhận sự hiện diện thánh thiện của Chúa và nói cho tôi biết trái tim anh ta thuộc về ai. Hãy cảm nhận sự hiện diện của Chúa.

Ác quỷ: hét lên

Nhà trừ quỷ lại tiếp tục tra vấn: Ai ở trong lòng anh ta, nhân danh Chúa Giêsu, ngươi hãy nói đi!

Quỷ đáp: Không có ai cả. Không có ai ở đó cả. Không có gì cả.

Thầy trừ quỷ nói: Tại sao ngươi không kiểm tra lại.

Ác quỷ hét lên

Thầy trừ tà nói: Hình như có cái gì ở đó, vì thế ngươi đang la hét.

Quỷ hét lên: Chẳng có gì ở đó cả. Tôi OK.

Thầy trừ tà nói: Tại sao ngươi không quay lại lần nữa.

Ác quỷ hét lên rồi thút thít khóc.

Nhà trừ quỷ hỏi lại: Nhân danh Chúa Giêsu, ta hỏi ngươi Chúa chúng ta có ở trong trái tim anh ta không?

Ác quỷ đáp: Đúng vậy.

Nhà trừ quỷ dấn sâu hơn: Trái tim của anh ta thuộc về Ngài rồi phải không?

Ác quỷ hét lên: Đúng vậy.

Nhà trừ quỷ kết luận: Và nó không thuộc về ngươi, phải không?

Ác quỷ gào lên: Đúng vậy. Tiên sư mày.

Trong Nghi thức trừ quỷ cũ mà nhiều nhà trừ quỷ vẫn sử dụng, một trong những lời cầu nguyện nguyền rủa đầu tiên ra lệnh cho ma quỷ là: “Sit tibi Terror corpus hominis, sit tibi formido imago Dei” nghĩa là: “Hãy để thân xác con người trở thành nỗi kinh hoàng đối với các ngươi; hãy để nó là một hình ảnh đáng sợ của Chúa đối với ngươi.” Dù mạnh mẽ như Sa-tan, hắn cũng chỉ là bụi đất so với Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống

Chúng ta, những người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và có Chúa Kitô ngự trong chúng ta qua Bí tích Rửa tội, Bí tích Thánh Thể và ân sủng thánh hóa, là nỗi kinh hoàng đối với Ma quỷ. Nó không thể chịu đựng được sự hiện diện của Chúa Kitô. Tuy nhiên, khi chúng ta phạm tội và xa cách Chúa Kitô, bóng tối có thể ngự trị trong tâm hồn chúng ta.

Rất nhiều người sợ Satan. Thật vậy, Satan khuyến khích nỗi sợ hãi này và nuôi dưỡng nó. Nhưng khi chúng ta, con cái Thiên Chúa, nhận ra phẩm giá đích thực của mình và sự ngự trị của Chúa Kitô, thì chính ma quỷ phải sợ chúng ta.


Source:Catholic Exorcism
 
Đức Thánh Cha xin mọi người hãy cầu nguyện cho chuyến tông du Marseille sắp tới của Ngài và tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine
Thanh Quảng sdb
18:03 17/09/2023
Đức Thánh Cha xin mọi người hãy cầu nguyện cho chuyến tông du Marseille sắp tới của Ngài và tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hòa bình cho những người đang bị ‘tử đạo’ ở Ukraine, và xin mọi người cầu nguyện cho chuyến tông du kéo dài hai ngày sắp tới của ngài tới Marseille để kết thúc “Đại hội của các Giám mục và đại biểu dân sự Vùng Địa Trung Hải”.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Nhắc lại chuyến tông du sắp tới tới Marseille, Pháp, vào thứ Sáu tuần tới, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tâm tình hiệp thông với người dân Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá và với những người ở những vùng đất đang bị chiến tranh...

Tông du Marseille để kết thúc cuộc họp của các Giám mục và đại diện của vùng Địa Trung Hải

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến viếng thăm hai ngày tới thành phố Marseille miền nam nước Pháp vào thứ Sáu và thứ Bảy để kết thúc “Đại hội của các Giám mục và đại diện dân sự của Vùng Địa Trung Hải” (Rencontres Méditerranéennes), đang nhóm họp từ ngày 17-24 tháng 9 năm 2023.

Đức Thánh Cha nhìn vào chuyến viếng thăm sắp tới như một cơ hội để thúc đẩy tình huynh đệ, thông qua các Cuộc gặp gỡ quy tụ các đại diện trong khu vực.

Chuyến tông du từ ngày 22 đến 23 tháng 9 sẽ đánh dấu chuyến tông du ra nước ngoài lần thứ 44 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau khi thực hiện chuyến tông du tới Mông Cổ hồi đầu tháng này.

Thúc đẩy hòa bình, hội nhập, hợp tác

Phát biểu tại buổi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha cho hay Đại hội này là “một sáng kiến tốt lành”, quy tụ tất cả “các đại diện đạo đời của các thành phố quan trọng ở vùng Địa Trung Hải, quy tụ các nhà lãnh đạo Giáo hội và dân sự lại để bàn thảo và thúc đẩy các con đường hòa bình, hợp tác và hội nhập, với sự chú tâm đặc biệt ”đến hiện tượng di cư."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Biến cố này nhằm giải quyết một thách thức thật nan giải, như chúng đã thấy từ nhiều năm qua, và chúng ta phải cùng nhau đối diện”.

ĐTC nhấn mạnh, điều này thật là “thiết yếu cho tương lai của tất cả mọi người”, một tương lai “thịnh vượng nếu được xây dựng trên tình huynh đệ, trên nhân phẩm của con người và trên chính con người cụ thể, được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là những người thiếu thốn”.

Cờ Ukraine trong bài phát biểu Truyền Tin của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican

Ukraine đau khổ và những vùng đất chiến tranh

Đức Thánh Cha tiếp tục nhắc nhở tới những người “tử đạo” ở Ukraine, và một lần nữa kêu gọi hòa bình cho đất nước đang bị chiến tranh tàn phá và tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng vì cuộc chiến.

“Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho người Ukraine đang bị tử đạo và cho hòa bình ở mọi vùng đất đang bị chiến tranh tàn phá”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh cho Ukraine, đồng thời kêu gọi hòa bình một cách nhất quán, kể từ khi Nga xâm lược đất nước láng giềng này hơn một năm rưỡi qua.

Đức Thánh Cha đã cử các đại biểu và đồ vật cứu trợ đến hỗ trợ, và các phái viên, trong đó có Đức Hồng Y Matteo Zuppi, như những nỗ lực hướng tới một sự hòa giải cho hòa bình.

Đầu tháng này, Đức Thánh Cha đã gặp thành viên Thượng Hội đồng Giáo phẩm của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, và mời gọi các Kitô hữu dành trọn tháng 10 để cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải ở Ukraine.
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 17 Tháng Chín
Đặng Tự Do
18:24 17/09/2023
Chúa Nhật 17 Tháng Chín, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 24 Mùa Quanh Năm,

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.

Khi ấy, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.

“Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống lạy lục: ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.’ Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’ Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.”

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay Tin Mừng nói với chúng ta về sự tha thứ (x. Mt 18:21-35). Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải đến bảy lần không?” (câu 21).

Số bảy, trong Kinh Thánh, là con số biểu thị sự trọn vẹn, và vì vậy Thánh Phêrô rất hào phóng khi đưa ra những giả định trong câu hỏi của mình. Nhưng Chúa Giêsu còn đi xa hơn và trả lời ông: “Thầy không nói với anh bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy” (c. 22). Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô rằng khi một người tha thứ, người ta không tính toán; rằng thật tốt khi tha thứ mọi thứ, và luôn luôn! Như Thiên Chúa làm với chúng ta và như những người thực thi công lý của Thiên Chúa phải làm: hãy luôn tha thứ. Tôi nói điều này rất nhiều với các linh mục, với các cha giải tội: hãy luôn tha thứ, như Thiên Chúa tha thứ.

Sau đó, Chúa Giêsu minh họa thực tế này bằng một dụ ngôn, một lần nữa liên quan đến các con số. Một vị vua sau khi được cầu xin đã tha cho người hầu món nợ mười ngàn yến vàng: đó là một con số quá lớn, giá trị vô cùng lớn, từ 200 đến 500 tấn bạc: quá nhiều. Đó là một món nợ không thể trả được, dù phải làm việc cả đời: thế nhưng người chủ này, người nhớ đến Cha của chúng ta, đã tha thứ cho anh ta chỉ vì “lòng thương xót” (c. 27). Đây là tấm lòng của Thiên Chúa: Ngài luôn tha thứ, vì Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Chúng ta đừng quên Thiên Chúa là Đấng gần gũi, nhân hậu và dịu dàng; đây là cách hiện hữu của Chúa. Tuy nhiên, người đầy tớ này đã được tha nợ, lại không tỏ lòng thương xót đối với người bạn mắc nợ mình 100 quan tiền. Đây cũng là một số tiền đáng kể, tương đương với khoảng ba tháng lương - như muốn nói rằng việc tha thứ cho nhau phải có tiền! - nhưng hoàn toàn không thể so sánh với con số trước đó mà chủ nhân đã tha thứ.

Thông điệp của Chúa Giêsu rất rõ ràng: Thiên Chúa tha thứ vô cùng, vượt quá mọi mức độ. Chúa là thế này đây; Ngài hành động vì tình yêu và nhưng không. Thiên Chúa không bị mua chuộc, Thiên Chúa tự do, Ngài hoàn toàn là sự nhưng không. Chúng ta không thể đền đáp Ngài nhưng khi chúng ta tha thứ cho anh chị em, chúng ta bắt chước Ngài. Do đó, tha thứ không phải là một việc tốt mà chúng ta có thể chọn làm hoặc không làm: tha thứ là điều kiện cơ bản đối với những người là Kitô hữu. Thật vậy, mỗi người chúng ta đều được “tha thứ”: chúng ta đừng quên điều này, chúng ta được tha thứ, Thiên Chúa đã hiến mạng sống vì chúng ta và không cách nào chúng ta có thể đền đáp lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót mà Ngài không bao giờ rút khỏi trái tim Ngài. Tuy nhiên, bằng cách đáp lại sự nhưng không của Ngài, nghĩa là tha thứ cho nhau, chúng ta có thể làm chứng cho Ngài bằng cách gieo rắc sự sống mới xung quanh chúng ta. Vì ngoài sự tha thứ thì không có hy vọng nào; ngoài sự tha thứ không có hòa bình. Tha thứ là dưỡng khí thanh lọc không khí hận thù, tha thứ là liều thuốc giải độc cho chất độc oán giận, là cách xoa dịu cơn giận và chữa lành biết bao căn bệnh tâm hồn đang làm ô nhiễm xã hội.

Vậy chúng ta hãy tự hỏi: tôi có tin rằng tôi đã nhận được từ Thiên Chúa hồng ân tha thứ bao la không? Tôi có cảm thấy vui mừng khi biết rằng Ngài luôn sẵn sàng tha thứ cho tôi khi tôi sa ngã, ngay cả khi người khác không làm như vậy, ngay cả khi tôi thậm chí không thể tha thứ cho chính mình? Ngài tha thứ: tôi có tin rằng Ngài tha thứ không? Và sau đó: liệu tôi có thể tha thứ cho những người đã làm sai với tôi không? Về vấn đề này, tôi muốn đề nghị với anh chị em một bài tập nhỏ: bây giờ, mỗi người chúng ta hãy cố gắng nghĩ đến một người đã làm tổn thương chúng ta, và cầu xin Chúa ban sức mạnh để tha thứ cho họ. Và chúng ta hãy tha thứ cho họ vì lòng yêu mến Chúa: thưa anh chị em, điều này sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta; nó sẽ khôi phục lại sự bình yên cho trái tim chúng ta.

Xin Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Thiên Chúa và tha thứ cho nhau.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Thứ Sáu tới đây, tôi sẽ đến Marseille để tham gia lễ bế mạc Recontres Méditerranéennes, một sáng kiến tốt đẹp đang diễn ra tại các thành phố quan trọng ở Địa Trung Hải, quy tụ các nhà lãnh đạo giáo hội và dân sự để thúc đẩy các con đường hòa bình, hợp tác và hội nhập xung quanh mare nostrum nghĩa là Địa Trung Hải, với một sự tập chú đặc biệt đến hiện tượng di cư. Nó đại diện cho một thách thức không hề dễ dàng, như chúng ta cũng thấy trong tin tức những ngày gần đây, nhưng phải cùng nhau đối mặt, vì nó cần thiết cho tương lai của tất cả mọi người, một tương lai sẽ chỉ thịnh vượng nếu được xây dựng trên tình huynh đệ, đặt phẩm giá con người và những con người thực sự, đặc biệt là những người cần được giúp đỡ nhất, lên trước hết. Trong khi xin anh chị em đồng hành với cuộc hành trình này bằng lời cầu nguyện, tôi cũng muốn cảm ơn các nhà chức trách dân sự và tôn giáo, cũng như những người đang nỗ lực chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ ở Marseille, một thành phố bao gồm nhiều dân tộc, được kêu gọi trở thành bến cảng của hy vọng. Bây giờ tôi xin chào tất cả cư dân, mong được gặp rất nhiều anh chị em thân yêu.

Và tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và khách hành hương từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là đại diện của một số giáo xứ ở Miami, Banda de Gaitas del Batallón de San Patricio, các tín hữu của Pieve del Cairo và Castelnuovo Scrivia, và các Nữ tu Truyền giáo của Đấng Cứu Chuộc Chí Thánh của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine. Và tôi tiếp tục cầu nguyện cho người dân Ukraine đang bị dày vò, và cho hòa bình ở mọi vùng đất đẫm máu vì chiến tranh.

Và tôi xin chào các bạn trẻ của Immacolata!

Tôi chúc tất cả anh chị em một Chúa Nhật tốt lành, và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.

Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana

 
Giáo hội Chính thống Nga và Chiến dịch gây ảnh hưởng ngầm của Điện Cẩm Linh ở phương Tây
Vũ Văn An
18:45 17/09/2023

Andrei Soldatov và Irina Borogan trên tập san Foreign Affairs (https://www.foreignaffairs.com/ukraine/putins-useful-priests-russia-church-influence-campaign?), ngày 14 tháng 9 năm 2023 có bài viết “Những linh mục hữu ích của Putin” nói về các giáo sĩ phục vụ kế sách của Putin, nhất là ở Phương Tây.



Vào ngày 23 tháng 7, một trong những nhà thờ lớn nhất Ukraine, nhà thờ Chính thống giáo ở Odessa, đã bị hư hại nghiêm trọng do một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Cuộc tấn công nêu bật một trong những bí ẩn còn sót lại về cuộc xâm lược tàn bạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine: Mạc Tư Khoa đã tiến hành chiến tranh không chỉ với một dân tộc láng giềng mà còn với một dân tộc, giống như chính họ, phần lớn là những người theo Kitô giáo Chính thống. Trên thực tế, chính phủ Nga đã buộc phải nhắm vào tôn giáo của chính mình trong chiến dịch chinh phục Ukraine. Tuy nhiên, bất chấp điều này, các giáo sĩ Chính thống giáo của Nga vẫn nằm trong số những người ủng hộ chiến tranh mạnh mẽ nhất, và những lời chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Chính thống giáo ở các quốc gia khác tương đối im lặng.

Ở một khía cạnh nào đó, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, do mối quan hệ nổi tiếng giữa Giáo hội Chính thống Nga và chế độ Putin. Kể từ những năm đầu trong nhiệm kỳ nắm quyền của Putin, Giáo Hội này đã có được ảnh hưởng ngày càng tăng trong xã hội Nga và được củng cố các mối liên hệ lịch sử với nhà nước Nga và quân đội Nga. Trong một năm rưỡi kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, Giáo Hội này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chiến tranh, với Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, trở thành cơ quan ngôn luận nổi bật cho các mục tiêu quân sự của Điện Cẩm Linh.

Nhưng bên cạnh sự ủng hộ trong nước này còn có một hiện tượng khác ít được chú ý hơn: sự ủng hộ mạnh mẽ mà Putin nhận được từ các cộng đồng Chính thống giáo ở nước ngoài. Ngoài biên giới Nga, Giáo hội Chính thống Nga duy trì 38,649 giáo xứ, 474 tu viện dành cho nam và 498 tu viện dành cho nữ. Nhiều trong số này nằm ở phương Tây: tại Hoa Kỳ, Giáo hội Chính thống Nga có 2,380 giáo xứ, cùng với 41 tu viện nam và 38 nữ tu. Mặc dù tổng số tín hữu của giáo hội vẫn còn nhỏ—ở Hoa Kỳ, theo một ước tính gần đây, có 25,000 thành viên—số lượng lớn các giáo xứ mang lại cho giáo hội sự hiện diện rộng rãi về mặt địa lý, kể cả ở nhiều thành phố lớn ở phương Tây.

Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022, một nhà lãnh đạo Chính thống giáo ở Bắc Mỹ đã kêu gọi các tín đồ trên khắp thế giới ủng hộ; ở Châu Âu, một trong những giám mục Chính thống nổi tiếng nhất của phương Tây đã lên án chính quyền Ukraine, chứ không phải quân đội Nga, vì những hành động tàn bạo đã gây ra đối với các Kitô hữu trong chiến tranh. Đáng chú ý hơn nữa là một chiến dịch đầy tham vọng nhằm thu phục trái tim và khối óc của Chính thống giáo Nga – bao gồm cả ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác – được lãnh đạo bởi một nhánh của Giáo Hội có liên hệ với tình báo Nga và chính phủ Nga.

Mức độ hiện tại của những nỗ lực này đã thu hút được sự chú ý của chính phủ Hoa Kỳ. Đầu năm nay, FBI đã cảnh cáo riêng với các thành viên của cộng đồng Chính thống ở Hoa Kỳ rằng Nga có thể đang sử dụng Giáo Hội để giúp tuyển dụng các nguồn tin tình báo ở phương Tây. Các thành viên của cộng đồng đã đưa cho chúng tôi bản sao các tài liệu FBI đã được chia sẻ giữa các giáo xứ Chính thống giáo Nga và Chính thống giáo Hy Lạp. Các tài liệu xác định và nêu bật các hoạt động của một thành viên cao cấp trong bộ phận đối ngoại của Giáo hội Chính thống Nga mà FBI nghi ngờ có quan hệ với tình báo Nga. Cảnh cáo của FBI cho thấy rằng Giáo Hội thậm chí có thể có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ Putin hơn nhiều nhà quan sát giả định, với những tác động tiềm ẩn đáng kể đối với ảnh hưởng ở nước ngoài của Điện Cẩm Linh. Với sự hiện diện lâu dài của Giáo hội ở các nước phương Tây, những mối liên kết này cũng có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực nhằm xây dựng một phe đối lập hữu hiệu của Nga ở nước ngoài.

Thành lũy của nga, cơ hội của putin

Trong chính nó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Giáo Hội có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Nga. Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Nga, một mối quan hệ kéo dài từ thời Đế quốc Nga đến Liên Xô cho đến nước Nga của Putin. Từ thế kỷ 18 cho đến Cách mạng Nga, sa hoàng Nga là người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, từ đó mang lại tính hợp pháp cho sự cai trị của đế quốc Nga; Thương hiệu chính thống của Nga dựa trên khái niệm rằng Mạc Tư Khoa là “Rome thứ ba” – người kế thừa các đế quốc Thiên chúa giáo của La Mã cổ đại và Byzantine Constantinople. Ảnh hưởng của Giáo Hội cũng được chống đỡ (và được bênh vực bởi) hệ tư tưởng quốc gia-đế quốc của chủ nghĩa phi thường [exceptionalism] Nga, cho rằng sứ mệnh của Giáo Hội là phục vụ sa hoàng và bảo vệ quê mẹ thánh thiêng.

Trớ trêu thay, sự cai trị của cộng sản đã không thay đổi định hướng này nhiều, bất chấp sự đàn áp có hệ thống của Liên Xô đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội, tịch thu tài sản của Giáo Hội và việc xóa bỏ ảnh hưởng của Giáo Hội nói chung sau Cách mạng Bolshevik. Trong Thế chiến thứ hai, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu Giáo Hội giúp tập hợp dân chúng để bảo vệ Liên Xô. Các nhà lãnh đạo đã hưởng ứng lời kêu gọi của ông—không phải vì chủ nghĩa cơ hội mà vì họ nhận ra rằng hệ tư tưởng của đất nước đang nhanh chóng chuyển từ tầm nhìn về sự cai trị vô sản và chủ nghĩa cộng sản phổ quát sang một hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đổi mới dựa trên quá khứ huy hoàng của Đế quốc Nga. Stalin hiểu rằng chủ nghĩa dân tộc truyền cảm hứng nhiều hơn cho những người lính đang liều mạng trong cuộc chiến tàn khốc với Đức Quốc xã, và Giáo Hội sẵn sàng chấp nhận quan điểm đó.

Trong những thập niên sau của Chiến tranh Lạnh, bất chấp luận điệu vô thần chính thức của chính phủ Liên Xô, Giáo Hội vẫn gần gũi với nhà nước. Một người trong chúng tôi (Soldatov) có ông nội là viên chức quân sự cấp cao ở Mạc Tư Khoa vào đầu những năm 1980 và tự hào được mời đến dự lễ Phục sinh của Chính thống giáo tại Nhà thờ Yelokhovo ở Mạc Tư Khoa. Hồi đó, đây là nhà thờ chính của đất nước và lời mời là biểu tượng của địa vị ưu tú. KGB giám sát chặt chẽ nhà thờ nhưng không chỉ vì mục đích giám sát: các đặc vụ còn đánh giá sâu sắc các giáo sĩ và giáo dân là những đặc vụ và nguồn cung cấp tiềm năng.

Ngay từ đầu, Putin đã muốn đặt cộng đồng người Nga ở hải ngoại dưới sự kiểm soát của mình.

Một phần, điều này là do KGB và Giáo Hội có chung niềm tin rằng đất nước này thường xuyên bị phương Tây đe dọa và bị bao vây bởi vô số kẻ thù đang tìm cách phá hoại Mạc Tư Khoa. Hơn nữa, quay trở lại thế kỷ 13, Giáo hội Chính thống Nga đã nghi ngờ về sự mở rộng về phía đông của đạo Công Giáo, điều mà họ coi là nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt tôn giáo của mình lên nền văn minh Slav. Đối với KGB, mối bận tâm lịch sử của giáo hội Nga với mối đe dọa ảnh hưởng từ bên ngoài có nghĩa là giáo hội có thể tham gia vào các nỗ lực của Liên Xô nhằm tạo ra một bức tường thành tư tưởng chống lại phương Tây.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa Giáo Hội và bộ máy an ninh không kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô. Những thay đổi dân chủ trong những năm 1990 đã tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội Nga, nhưng chúng để lại hai thể chế gần như hoàn toàn nguyên vẹn: KGB, vẫn tiếp tục hoạt động như trước dù bị chia thành nhiều bộ phận, và Giáo Hội. Mặc dù các nhà cải cách dân chủ và các linh mục theo chủ nghĩa tự do kêu gọi cải cách sâu rộng Giáo hội Chính thống Nga, nhưng nỗ lực của họ chẳng mang lại kết quả gì. Thay vào đó, dưới thời Putin, Giáo Hội đã tìm được người ủng hộ và bảo vệ mới.

Trong những năm đầu tiên dưới quyền của Putin, FSB, cơ quan kế nhiệm của KGB, đã có những hành động để bảo vệ phạm vi ảnh hưởng của Chính thống giáo. Năm 2002, năm linh mục Công Giáo đã bị FSB trục xuất khỏi Nga với lý do tội gián điệp. Đổi lại, Giáo Hội đã ban phước lành cho FSB: cuối năm đó, Nhà thờ Saint Sophia (Thánh Khôn Ngoan của Thiên Chúa) được mở cửa trở lại ngay gần Quảng trường Lubyanka, cách trụ sở Mạc Tư Khoa của FSB một dãy nhà. Đích thân Thượng phụ Alexy II đã chúc phúc cho lễ khai trương thánh đường trong một buổi lễ có sự tham dự của Nikolai Patrushev, lúc đó là giám đốc FSB, người hiện nay giữ chức vụ đứng đầu hội đồng an ninh của Putin.

Giáo hội Chính thống Nga có thể còn liên kết chặt chẽ với chế độ Putin hơn nhiều nhà quan sát giả định.

Sự bảo trợ của Putin đã phải trả giá: ông kỳ vọng Giáo Hội sẽ góp phần vào sự ổn định của chế độ của ông thông qua các hoạt động ở Nga và nước ngoài. Ngay từ đầu, ông đã muốn đặt cộng đồng người Nga ở phương Tây dưới sự kiểm soát của mình. Để đạt được điều này, ông đã thực hiện dự án cá nhân của mình là khuất phục Giáo hội Chính thống Nga ở nước ngoài.

Được thành lập bởi tàn tích của Bạch Quân ở các quốc gia nơi những người Nga lưu vong định cư vào những năm 1920, Giáo Hội đó được gọi là Giáo Hội Trắng (trong khi những người lưu vong gọi đối tác của nó ở nước Nga Xô Viết là Nhà thờ Đỏ, bởi vì nó được cho là bị KGB xâm nhập). Kể từ năm 1951, Nhà thờ Trắng có trụ sở chính tại Thành phố New York, ở góc Đại lộ Park và Phố 93 phía Đông, và trong suốt Chiến tranh Lạnh, nó vẫn hoàn toàn độc lập đối với Giáo hội ở Mạc Tư Khoa. Đối thủ của nó, Nhà thờ Đỏ, cũng có mặt ở New York tại Nhà thờ St. Nicholas trên Phố 97 Đông.

Sau khi Putin lên nắm quyền, ông quyết tâm đặt Giáo hội Chính thống Nga ở nước ngoài dưới quyền giáo chủ Mạc Tư Khoa. Putin đích thân giám sát quá trình tán tỉnh các linh mục Nhà thờ Trắng trong nhiều năm, có thời điểm gửi một món quà cho người đứng đầu Nhà thờ Trắng - một bức tượng to lớn của nữ hoàng cuối cùng của Nga, Alexandra, người đã bị xử tử cùng với Sa hoàng Nicholas II và những người khác của gia đình hoàng gia vào năm 1918 bởi các nhà cách mạng Bolshevik. Khi gửi bức tượng này, Putin dường như đang ra hiệu rằng đã đến lúc khôi phục lại ký ức về trật tự đế quốc. Vào tháng 5 năm 2007, hai Giáo Hội đã ký một thỏa thuận, được gọi là Đạo luật Hiệp thông theo Giáo luật, trong một buổi lễ long trọng tại Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Mạc Tư Khoa.

Kể từ đó, Giáo hội Chính thống Nga ở nước ngoài đã ủng hộ chính sách đối ngoại của Điện Cẩm Linh và đóng một vai trò trong các chiến dịch tuyên truyền của nước này. Thí dụ, vào năm 2014, Trung đoàn Bất tử, một sáng kiến do Điện Cẩm Linh tài trợ, trong đó người Nga diễu hành vào Ngày Chiến thắng mang theo những bức ảnh của những người thân của họ đã chiến đấu trong Thế chiến thứ hai, được đưa vào Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của Nhà thờ Thánh Nicholas ở New York. Nhưng Giáo hội Chính thống Nga ở nước ngoài cũng bắt đầu phục vụ tình báo Nga theo những cách khác, tạo ra một mạng lưới hỗ trợ ủng hộ Điện Cẩm Linh trên khắp phương Tây. Trong những năm trước cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, những nỗ lực này bắt đầu thu hút sự chú ý của cơ quan thực thi pháp luật phương Tây, bao gồm cả FBI.

Kế hoạch thượng phụ

Vào mùa xuân năm 2023, FBI đã phân phối một thông báo dài sáu trang trong cộng đồng Chính thống giáo ở Hoa Kỳ có tiêu đề “Các cơ quan tình báo Nga nạn nhân hóa Giáo hội Chính thống Nga và các Giáo hội Chính thống Đông phương khác”. Cảnh cáo, có đóng dấu của FBI, nêu tên và đưa ra bức ảnh của một quan chức cấp cao trong Bộ Quan hệ Giáo hội Đối ngoại của Nga—cơ quan đối ngoại của Giáo hội Chính thống Nga—và nêu rõ rằng có lý do để nghi ngờ rằng người đàn ông này là một “Sĩ quan Tình báo Nga hoạt động dưới vỏ bọc không chính thức.” Theo cảnh cáo, mục tiêu của ông ở Hoa Kỳ là tuyển mộ các giáo sĩ của Giáo Hội Chính thống Nga và các nhà thờ Chính thống khác. Văn phòng báo chí quốc gia của FBI từ chối bình luận về thông báo và thông tin trong đó, nhưng lưu ý rằng cơ quan này “thường xuyên gặp gỡ và tương tác với các thành viên trong cộng đồng... tranh thủ sự hợp tác của công chúng để chống lại hoạt động tội phạm” và khuyến khích “các thành viên của công chúng nếu thấy hoạt động đe dọa hoặc đáng ngờ hãy báo cáo nó.”



Theo thông tin công khai, công dân Nga được đề cập đã được đào tạo ở Mạc Tư Khoa và làm việc cho Bộ Quan hệ Đối ngoại của Giáo hội trong hơn hai thập niên. Công việc này thường xuyên đưa họ ra nước ngoài, trong đó có cả Hoa Kỳ. Theo thông báo của FBI, vào tháng 5 năm 2021, khi ông đến thăm Hoa Kỳ, viên chức nhà thờ này đã bị các nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ chặn lại và khám xét trong thời gian ngắn. Mặc dù viên chức này dường như không bị giam giữ hoặc bị buộc tội chính thức, nhưng việc FBI xem xét các tài liệu được tìm thấy trong quá trình khám xét sau đó cho thấy ông ta đã mang theo những gì mà thông báo FBI mô tả là “tài liệu tình báo”, bao gồm các tài liệu liên quan đến cả cơ quan tình báo nước ngoài của Nga SVR lẫn cơ quan tình báo quân sự của nó, GRU.

Trong số các tài liệu, có một bản ghi nhớ được đánh dấu là “bí mật” nêu rõ việc thiết lập một “hệ thống hợp tác” giữa Giáo Hội và một số cơ quan tình báo Nga, bao gồm SVR, GRU và FSB. Trong danh sách “các lĩnh vực tương tác” giữa Giáo Hội và các cơ quan gián điệp, bản ghi nhớ kêu gọi “chuẩn bị nhân sự” của cả Giáo Hội và SVR và đề nghị đưa nhân viên Giáo Hội vào “các hoạt động hành quân” của SVR, quy định rằng điều này sẽ xảy ra “chỉ khi có sự chấp thuận trực tiếp của Thượng Phụ”. Nó cũng tuyên bố rằng GRU “sẵn sàng mở rộng hợp tác” với Giáo Hội, điều này có thể “dần dần” bao gồm “hoạt động thực địa”. Đối với FSB, Giáo hội được coi là đáng lưu ý về các vấn đề phản gián như “phản đối các giáo phái và phát triển các hành động bình đẳng đối với các tổ chức nước ngoài”. (Bản sao đầy đủ của bản ghi nhớ đã được đính kèm với cảnh cáo của FBI.)

Theo thông báo của FBI, công dân Nga cũng mang theo “hồ sơ liên quan đến quy trình tuyển dụng nguồn/đặc vụ” cũng như hồ sơ về nhân viên Giáo Hội, bao gồm thông tin tiểu sử chi tiết về họ và các thành viên trong gia đình họ - thông tin mà cảnh báo gợi ý có thể được sử dụng để tống tiền các nhân viên của Giáo Hội phải tham gia hoạt động gián điệp. Những hồ sơ này không được đưa vào cảnh báo và các luận điệu không thể được xác minh độc lập. Nhưng các thành viên của cộng đồng Chính thống giáo xác nhận rằng quan chức Nga đã có nhiều cuộc gặp với các quan chức Giáo Hội ở Mỹ và đã tới nước này từ những năm 1990.

Nỗ lực tiếp cận những người gốc Nga đã không thành công. Đại sứ quán Nga ở Washington và Sở Quan hệ Giáo hội Đối ngoại ở Mạc Tư Khoa đã không trả lời yêu cầu bình luận về những phát hiện của FBI cũng như hoạt động của viên chức ở Hoa Kỳ. Nhưng trong một email, một phát ngôn viên của Sở đã viết rằng người này “không còn là nhân viên của Sở Quan hệ Giáo hội Đối ngoại” và ông đã bị “sa thải” vào tháng 6 năm 2023.

Có ý nghĩa đặc biệt có thể là ngày của bản ghi nhớ nêu rõ mối quan hệ mới giữa Giáo Hội và tình báo Nga. Các nguồn tin Nga thân cận với Thượng phụ ở Mạc Tư Khoa và đã xem tài liệu này cho biết tài liệu này được ghi vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2009, ngay sau khi Thượng phụ Kirill nhậm chức vào tháng Hai. Điều này phù hợp với phân tích siêu dữ liệu của FBI, được thành lập vào cuối tháng 3 năm 2009. Các nguồn tin của Nga cũng cho rằng tài liệu này có thể được ban quản trị Giáo Hội soạn thảo theo yêu cầu trực tiếp của Thượng phụ Kirill. Nếu điều đó đúng, nó sẽ cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Thượng phụ Kirill gần như ngay lập tức bắt đầu thiết lập một cấp độ hợp tác mới giữa Giáo Hội và các cơ quan an ninh của Nga, một mối quan hệ dường như đã phát triển trong thập niên dẫn đến cuộc xâm lược Ukraine năm 2022.

Thánh chiến của mạc tư khoa

Trong những năm sau năm 2009, khi Kirill củng cố quyền lãnh đạo của mình đối với Giáo hội Chính thống Nga, sự hiện diện ngày càng tăng của giáo hội này trong cơ quan hành chính nhà nước của Nga đã mở rộng sang cả quân đội. Đến năm 2010, Giáo Hội Chính thống Nga đã đảm nhận một vai trò mới trong quân đội Nga với việc du nhập ngành linh mục quân đội hoặc tuyên úy. Và vào năm 2020, Putin và bộ trưởng quốc phòng của ông, Sergei Shoigu, đã cùng Thượng phụ Kirill khánh thành Nhà thờ Lực lượng Vũ trang, một khu phức hợp mới rộng lớn theo chủ đề quân sự gần Mạc Tư Khoa được thiết kế để tượng trưng cho vị trí trung tâm của Giáo Hội trong lịch sử quân sự Nga. Cuộc xâm lược năm 2022 đã đưa sự tham gia này lên một tầm cao mới.

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, hình ảnh các biểu tượng tôn giáo tràn ngập mạng xã hội Nga, cùng với những lời cầu nguyện cho chiến thắng của quân đội Nga và những lời kêu gọi cầu nguyện cho binh lính trên chiến trường. Kirill đã trở thành người có tiếng nói hàng đầu cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” như tên gọi chính thức của nó. Chẳng hạn, sau thông báo động viên một phần của Putin vào tháng 9 năm 2022, Kirill tuyên bố rằng “sự hy sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự của bạn sẽ rửa sạch mọi tội lỗi”. Ông cũng tấn công phương Tây, tuyên bố rằng các thế lực không xác định đang cố gắng biến người Ukraine từ “một phần của nước Rus thống nhất thánh thiện trở thành một quốc gia thù địch với nước Rus này, thù địch với Nga”.

Giáo Hội cũng đã triển khai hàng giáo sĩ xúi giục bạo động [firebrand] để kêu gọi ủng hộ chiến tranh, chẳng hạn như Andrei Tkachev, một linh mục gốc Ukraine và nhân vật truyền hình đã rời Ukraine vào năm 2014 và đã trở thành một trong những tiếng nói ủng hộ chiến tranh tích cực nhất trong Giáo Hội. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, các video của ông này trên YouTube đã được chia sẻ rộng rãi trong lực lượng đặc biệt của Nga. Trong khi đó, các đơn vị quân đội chuyên nghiệp nhất của Nga, bao gồm cả lực lượng đặc biệt, đã sử dụng các biểu tượng tôn giáo để kêu gọi sự bảo vệ của Thiên Chúa. Và các tiểu đoàn Nga đang được đặt theo tên của các vị thánh Nga như Alexander Nevsky, một hoàng tử Nga thế kỷ 13, người đã được phong thánh vì những chiến thắng quân sự của mình trước quân Thập tự chinh Thụy Điển và Đức.

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, các cộng đồng Chính thống ở nước ngoài phần lớn vẫn trung thành với Mạc Tư Khoa.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn nữa có thể là nỗ lực của Giáo Hội nhằm khơi dậy sự ủng hộ cho cuộc chiến bên ngoài nước Nga, kể cả ở phương Tây. Bất chấp thực tại Nga đang có chiến tranh với một quốc gia Chính thống giáo khác, Giáo hội Chính thống Nga ở nước ngoài phần lớn vẫn trung thành với Mạc Tư Khoa. Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 năm 2022 với một trang web gần với tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, Đức Tổng Giám Mục Gabriel của Montréal và Canada đã biện minh cho cuộc xâm lược bằng ngôn ngữ bám sát tuyên truyền chính thức của Nga. Ngài nói: “Nga buộc phải thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới, những kẻ đã pháo kích vào dân thường ở Donbas trong 8 năm và tiếp tục cho đến ngày nay”.

Tại Luân Đôn vào tháng 3 năm 2023, Giám mục Irenei, người đứng đầu Giáo phận Anh và Tây Âu, đồng thời là giám mục có ảnh hưởng nhất trong Giáo hội Chính thống Nga ở nước ngoài, đã đi xa hơn khi ban hành “Thư ngỏ về cuộc đàn áp các Kitô hữu ở Ukraine”, trong đó ngài trích dẫn “thảm kịch của cuộc đàn áp các Kitô hữu một cách tàn nhẫn và tàn nhẫn nhất đang diễn ra ở nhiều nơi trên đất nước”. Bức thư đổ lỗi cho chính quyền Ukraine về cuộc đàn áp này, chứ không phải quân đội Nga: Giám mục Irenei đang đề cập đến những cáo buộc của Ukraine đối với các giáo sĩ của Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine, những người đã ủng hộ Điện Cẩm Linh.

Điều đáng chú ý là hai viên chức Chính thống lỗi lạc này đều sinh ra và lớn lên ở phương Tây. Họ không phải là chính ủy được cử đến từ Mạc Tư Khoa, và việc họ áp dụng cách dàn dựng cuộc chiến của Điện Cẩm Linh dường như không được chính phủ Nga ấn định. Đúng hơn, phần lớn nó phản ảnh định hướng của các cộng đồng Chính thống Nga ở nước ngoài: mặc dù nhiều người Ukraine đã đào thoát khỏi tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa kể từ cuộc xâm lược, nhiều nhà thờ và giáo dân ở các quốc gia khác đã chọn ở lại trong Giáo hội Chính thống Nga. Một thành viên của cộng đồng Chính thống giáo Nga ở New York nói với chúng tôi, “Khi chiến tranh bắt đầu, một số linh mục ở Nga đã có quan điểm phản chiến và phải chịu sự trừng phạt của cả Giáo hội lẫn nhà nước. Nhưng hầu hết các linh mục, bao gồm cả những người ở nước ngoài, đều ngăn chặn bất cứ cuộc thảo luận nào về chiến tranh vì sợ mất đàn chiên của mình, là những người nhìn chung ủng hộ chiến tranh”.

Lý do cho những quan điểm thân Nga này là do ý thức hệ: nhiều hậu duệ của làn sóng người Nga lưu vong đầu tiên sang phương Tây - những người rời đi vào những năm 1920 sau Cách mạng Bolshevik và thậm chí cả những người rời đi vào những năm 1940 sau Thế chiến II - vẫn bị mắc kẹt trong ký ức quá khứ huy hoàng của đế quốc. Bộ phận cộng đồng người Nga hải ngoại này bị thu hút một cách tự nhiên bởi các ý thức hệ duy quốc gia thế kỷ 19 mà Putin đã theo đuổi. Người liên lạc của chúng tôi cho biết, “Đối với họ, Ukraine chưa bao giờ là một quốc gia”.

Những tín hữu đích thực của điện cẩm linh

Khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine, các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã nhìn thấy cơ hội để biến đất nước này thành một chế độ chính thống hoàn chỉnh, trong đó Chính thống giáo Nga sẽ quay trở lại vai trò lịch sử của mình như một mỏ neo cho nhà nước Nga. Việc áp dụng cách tiếp cận này cho thấy rằng sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết giữa Giáo Hội, quân đội và các cơ quan tình báo, với kết quả là Giáo Hội sẽ tăng cường đáng kể các chiến dịch thông tin sai lệch của chính phủ Nga ở nước ngoài và các nỗ lực thâm nhập vào phương Tây, đặc biệt thông qua mối quan hệ của nó với cộng đồng người di cư Nga.

Với những hạn chế hiện tại đối với hoạt động gián điệp của Nga, có vẻ như người được FBI nhận diện không phải là viên chức Giáo Hội duy nhất làm việc sát cánh với tình báo Nga. Với rất nhiều nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi châu Âu, các lựa chọn truyền thống dành cho điệp viên Nga, những người thường hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao, đang nhanh chóng bị thu hẹp. Đối với Điện Cẩm Linh, Giáo Hội, với mạng lưới giáo xứ rộng khắp, có thể cung cấp một giải pháp thay thế hợp lý. Đổi lại, sự ủng hộ của Putin – và cuộc chiến ở Ukraine – đã trao cho Giáo hội Chính thống Nga một sứ mệnh mới quan trọng sau nhiều thập niên trì trệ và suy tàn.

Sự tập trung ngày càng tăng của chính phủ Nga vào các giá trị truyền thống, đế quốc và chủ nghĩa quân phiệt đã mang lại sự thúc đẩy mạnh mẽ cho Giáo hội Chính thống Nga và các chi nhánh của nó ở nước ngoài. Sự hồi sinh tôn giáo này không chỉ nâng cao tính hợp pháp và sự bền vững của chế độ Putin; nó cũng đặt ra một mối đe dọa an ninh ngày càng tăng mà phương Tây sẽ phải đối mặt.
 
Church Documents
Cẩm Hạnh – News 18 September 2023
VietCatholic Media
19:18 17/09/2023
1. Toàn bộ quân Nga trong thị trấn Klishchiivka đã đầu hàng quân Ukraine.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 18 tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã xác nhận tin chiến thắng tại Klishchiivka.

Hôm Chúa Nhật, AFP trích dẫn Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết lực lượng của Kyiv đã chiếm lại Klishchiivka, một thị trấn quan trọng về mặt chiến thuật ở phía nam thành phố tiền tuyến Bakhmut.

“Klishchiivka đã không có người Nga”, Tướng Oleksandr Syrskyi, nói.

Klishchiivka, nơi sinh sống của hàng trăm người trước khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm vào năm ngoái, đã bị quân đội Nga chiếm giữ vào Tháng Giêng.

Diễn biến này xảy ra sau khi lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Sáu cho biết thị trấn Andriivka, cũng nằm ở phía nam thành phố Bakhmut, miền đông Ukraine, đã được tái chiếm.

Quân Ukraine đã không dừng lại ở Andriivka nhưng một lực lượng khác đã tấn công vào Klishchiivka từ hôm thứ Bẩy, 16 Tháng Chín và đã nhanh chóng bao vây một con đường thoát ra khỏi thị trấn này.

Theo các blogger quân sự Nga, lính Nga thuộc Trung Đoàn 57 Cơ Giới Hóa của Tập Đoàn Quân số 5, và tiểu đoàn Storm Z các tù hình sự của Nga đã anh dũng chiến đấu chống lại một lực lượng đông hơn của quân Ukraine bao gồm Lữ đoàn Dù số 80, Lữ đoàn 5 Biệt Động Quân, Lữ đoàn xung kích liên hợp số 95 và lực lượng “Fury” của Cảnh sát Quốc gia Ukraine.

Trưa ngày Chúa Nhật theo giờ địa phương, quân Nga trong thị trấn đã đầu hàng quân Ukraine.

Kyiv bắt đầu đẩy lùi lực lượng Mạc Tư Khoa ở phía nam và phía đông đất nước vào tháng 6 sau khi xây dựng vũ khí phương Tây và tuyển mộ các tiểu đoàn tấn công.

Bakhmut, thành phố từng là nơi sinh sống của khoảng 70.000 người, đã bị lực lượng Nga chiếm giữ vào tháng 5 sau một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong cuộc xâm lược của Nga.

Tuy nhiên, lực lượng Ukraine gần như ngay lập tức bắt đầu đẩy lùi quân Nga xung quanh sườn phía bắc và phía nam của thành phố và ngày càng đạt được nhiều thắng lợi.

2. Cay cú, ngoại trưởng Nga nói Mỹ đang phát động chiến tranh với Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “America Is Waging War With Russia, Foreign Minister Says”, nghĩa là “Ngoại trưởng Nga nói Mỹ đang phát động chiến tranh với Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Hạnh.

Ngoại trưởng Mạc Tư Khoa tuyên bố Mỹ đang “phát động một cuộc chiến” chống lại Nga “bất kể họ nói gì” khi cuộc xâm lược Ukraine của Điện Cẩm Linh đã bước sang tháng thứ 19.

“Bất kể người Mỹ nói gì, họ đang kiểm soát cuộc chiến này”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói trong bình luận trên truyền hình nhà nước hôm Chúa Nhật ngay sau khi có tin thị trấn Klishchiivka thất thủ.

Ông Lavrov nói: “Họ cung cấp vũ khí, đạn dược, dữ liệu tình báo, dữ liệu từ vệ tinh, họ đang tiến hành một cuộc chiến chống lại chúng ta”.

Mỹ đã cung cấp khoảng 43,7 tỷ Mỹ Kim viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi quân đội Nga tiến vào Ukraine để bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022.

Khoản viện trợ này bao gồm các đợt đạn dược và hệ thống pháo binh, hỏa tiễn và xe thiết giáp, đồng thời có thông tin rộng rãi rằng Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine thông tin tình báo mà Kyiv đã sử dụng để nhắm vào các vị trí của Nga.

Các phương tiện truyền thông và quan chức nhà nước Nga thường coi cuộc xâm lược Ukraine của Điện Cẩm Linh là một cuộc chiến ủy nhiệm với Mỹ, trong đó những người dẫn chương trình và bình luận viên truyền hình nhà nước Nga kêu gọi tấn công các quốc gia như Mỹ đã ủng hộ Kyiv trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Newsweek đã liên hệ với Ngũ Giác Đài qua email để bình luận.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết trong cuộc họp báo vào cuối tháng 5: “Chúng tôi không có chiến tranh với Nga”. “Đây là cuộc chiến của Ukraine. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm rằng chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để chắc chắn rằng Ukraine thành công”, ông nói thêm.

“Đây không phải là cuộc chiến giữa Mỹ và Nga. Đây không phải là cuộc chiến giữa NATO và Nga,” Austin tiếp tục vào thời điểm đó.

Mỹ là nhà tài trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, nhưng giống như các chính phủ phương Tây khác, Mỹ cảnh giác với phản ứng của Nga trước việc viện trợ cho Ukraine và mối đe dọa trả đũa có thể xảy ra. Washington cho biết họ sẽ không đưa quân đội Mỹ tới Ukraine.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, khi đưa tin về bình luận của ông Lavrov, dẫn lời ông nói rằng các cuộc thảo luận ở Mỹ về việc cung cấp năng lực tầm xa cho Kyiv “sẽ không thay đổi bản chất của những gì đang diễn ra ở Ukraine”.

Cho đến nay, Mỹ đã từ chối cung cấp cho Ukraine hệ thống ATACMS, hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật tầm xa của quân đội Mỹ, nhằm tăng cường khả năng tiến hành các cuộc tấn công tầm xa của Kyiv.

Các quốc gia như Vương quốc Anh và Pháp đã gửi hỏa tiễn Storm Shadow, hay SCALP, của Anh-Pháp tới Ukraine, được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga ở xa chiến tuyến hiện tại.

Nhưng “từ quan điểm quân sự, chúng ta có tương đối ít ATACMS, chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta duy trì kho vũ khí của riêng mình”, tướng Mark Milley, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ, nói với Defense One hồi tháng 3.

Ukraine từ lâu đã yêu cầu hệ thống hỏa tiễn đất đối đất có tầm bắn vượt xa Storm Shadow. Các báo cáo trong những tuần gần đây cho thấy thái độ ở Washington đang thay đổi và Kyiv có thể sớm nhận được ATACMS.

Hôm thứ Bảy, một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden “ngay lập tức” tặng ATACMS cho Ukraine.

Hôm thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Matthew Miller, cho biết “không có thay đổi” nào liên quan đến ATACMS, nhưng các hệ thống tầm xa là “một câu hỏi mà chúng tôi tiếp tục giải quyết”.

Miller cho biết hồi đầu tuần: “Đây là những cuộc trò chuyện đang diễn ra giữa chúng tôi với những người đồng cấp Ukraine, cũng như những cuộc trò chuyện chúng tôi có trong chính phủ Hoa Kỳ, nhưng chúng tôi không có bất kỳ quan điểm mới nào để công bố vào thời điểm này”.
 
VietCatholic TV
Cú bất ngờ thứ ba: Chiến hạm phóng hỏa tiễn Nga bị rất nặng. Zelenskiy sang Mỹ. Hy vọng nhận ATACMS
VietCatholic Media
04:41 17/09/2023


1. Cú thứ ba trong một tuần: Chiến hạm phóng hỏa tiễn của Nga thiệt hại nghiêm trọng

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Missile Ship Towed Away After Drone Attack: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết tàu hỏa tiễn Hắc Hải của Nga bị kéo đi sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo chính quyền Ukraine, Ukraine đã tấn công một tàu hỏa tiễn của Nga ở Hắc Hải bằng một “máy bay không người lái thử nghiệm”, buộc quân đội Nga phải kéo nó đi để sửa chữa.

Theo hãng tin Ukraine Ukrainska Pravda, trích dẫn Cơ quan An ninh Ukraine, thuyền không người lái “Sea Baby” đã tấn công tàu hỏa tiễn Samum của Nga gần lối vào Vịnh Sevastopol, nằm ở thành phố lớn nhất trên bán đảo Crimea.

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine diễn ra trong bối cảnh nỗ lực phản công mới nhất của nước này, trong đó lực lượng của họ đang tìm cách tái chiếm lại lãnh thổ quan trọng bị Mạc Tư Khoa chiếm giữ kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Mặc dù giới lãnh đạo quân sự Nga hy vọng sẽ nhanh chóng tiếp quản miền Đông của người hàng xóm Âu Châu của họ, nỗ lực quốc phòng mạnh mẽ hơn mong đợi của Ukraine, được hỗ trợ bởi viện trợ phương Tây và cùng với những thách thức trong quân đội Mạc Tư Khoa, đã cản trở những lợi ích đáng kể của Nga trong hơn một năm qua.

Kyiv tuyên bố đã giải phóng khoảng chục thị trấn bị Nga tạm chiếm trong cuộc phản công mới nhất, được phát động vào khoảng ngày 4 tháng 6, mặc dù một số báo cáo cho thấy nỗ lực này diễn ra chậm hơn so với các quan chức quân sự mong đợi. Cuộc phản công bao gồm các cuộc tấn công vào Crimea, khu vực được Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, đóng vai trò là trung tâm hậu cần trung tâm của Nga cho các lực lượng của nước này ở miền Nam Ukraine trong bối cảnh chiến tranh.

Theo Ukrainska Pravda, trong cuộc tấn công mới nhất, một thuyền không người lái của Ukraine được cho là đã tấn công vào phần sau của tàu hỏa tiễn Samum của Nga, gây thiệt hại nghiêm trọng đến mức con tàu mất khả năng vận hành.

Cuộc tấn công được cho là đã sử dụng một thuyền không người lái “thử nghiệm” có khả năng trốn tránh sự phát hiện trong những con sóng cao trong cơn bão. Theo báo cáo, trong cuộc tấn công, sóng đạt tới độ cao khoảng 6,5 feet, hoặc hai mét.

Những bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy lực lượng Nga đang kéo con tàu đi để sửa chữa.

“Được biết, đây là tàu hỏa tiễn 'Samum' của Hạm đội Hắc Hải của Nga đang được kéo về cảng sau khi bị máy bay không người lái trên biển 'Sea Baby' làm hư hại”, Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, viết trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X, trước đây gọi là Twitter, vào sáng thứ Bảy.

Tính xác thực của bức ảnh, ban đầu được đăng cho Lực lượng vũ trang hoạt động của Ukraine, không thể được Newsweek xác minh độc lập.

Tuy nhiên, theo truyền thống, Nga tuyên bố cuộc tấn công đã không thành công, Gerashchenko viết trong một bài đăng riêng. Ông nói thêm rằng tàu Nga được thiết kế để “trinh sát, tiêu diệt tàu chiến, hỗ trợ lực lượng đổ bộ và chống tàu cao tốc”.

Newsweek đã liên hệ với Lực lượng Vũ trang Ukraine để bình luận qua email.

Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang tiến hành các đợt tấn công mới nhất vào Crimea. Ukraine đã tìm cách bóp nghẹt các tuyến tiếp tế của Nga trên bán đảo Hắc Hải, tiến hành một loạt cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Hắc Hải của hải quân Nga. Các cuộc tấn công đã gây ra vụ nổ trong khu vực vào thứ Tư và thứ Năm, Newsweek đưa tin trước đó.

Tư lệnh Không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk hôm thứ Sáu cho biết Ukraine cũng đã tấn công tàu đổ bộ Minsk thuộc lớp Ropucha và tàu ngầm Rostov-on-Don thuộc lớp Kilo của Nga, cả hai đều nằm ở Sevastopol, theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, DC.

Các cuộc tấn công đã “phá hủy chức năng” tàu Minsk và gây ra “thiệt hại thảm khốc” đối với Rostov-on-Don. ISW đưa tin các lực lượng Nga có thể sẽ cần vài tháng để loại bỏ đống đổ nát khỏi các ụ tàu trong cảng, khiến chúng hiện “không thể sử dụng được”.

2. Zelenskiyy sẽ đến thăm Washington sau khi xuất hiện tại Liên Hiệp Quốc

Ký giả Olivia Alafriz của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Zelenskyy to visit Washington after UN appearance”, nghĩa là “Zelenskiyy sẽ đến thăm Washington sau khi xuất hiện tại Liên Hiệp Quốc”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy sẽ gặp Tổng thống Joe Biden và các thành viên chủ chốt của Quốc hội tại Washington vào tuần tới, một người quen thuộc với kế hoạch đã xác nhận với POLITICO.

Chuyến dừng chân của Zelenskiyy ở Washington sẽ diễn ra sau khi ông tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, nơi ông hy vọng sẽ tăng cường hỗ trợ cho đất nước của mình trong cuộc chiến chống Nga.

Zelenskiyy sẽ gặp Biden tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Năm tuần tới và cũng sẽ đến thăm Đồi Capitol, hãng tin AP đưa tin.

Zelenskiyy trước đó đã tới Washington vào tháng 12 năm 2022, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 trước đó. Trong chuyến đi đó, bao gồm chuyến thăm Tòa Bạch Ốc và phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Ukraine đã tìm kiếm thêm viện trợ cho đất nước của mình, cho rằng việc tiếp tục hỗ trợ quân sự và nhân đạo đều đáng giá và cần thiết. Có thể lần này Tổng thống Zelenskiy sẽ làm tương tự như vậy.

Tuy nhiên, chuyến thăm sắp tới của Zelenskiyy trùng hợp với tình trạng bế tắc lập pháp tại Quốc hội về chi tiêu liên bang, nơi khoản viện trợ bổ sung 21 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine mà Biden yêu cầu dường như ngày càng khó xảy ra khi các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa thúc đẩy cắt giảm rộng rãi.

Thông tin chi tiết về chuyến thăm, được Punchbowl News đưa tin lần đầu tiên, vẫn chưa được công khai.

3. Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ nhận định về liên minh Nga – Triều Tiên

Triều Tiên có thể tăng cường cung cấp đạn pháo cho cuộc chiến ở Ukraine, nhưng điều đó khó có thể tạo ra sự khác biệt lớn, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ cho biết như trên khi ông đến Na Uy tham dự các cuộc họp của NATO.

Tướng Mark Milley, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, cho biết cuộc gặp gần đây ở Nga giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ thúc đẩy việc Triều Tiên cung cấp pháo 152ly thời Liên Xô cho Mạc Tư Khoa. Nhưng ông cho biết vẫn chưa rõ có bao nhiêu và phải mất bao lâu.

“Liệu nó có sự khác biệt lớn không? Tôi nghi ngờ về điều đó,” Milley nói với các phóng viên đi cùng ông. Ông nói rằng mặc dù ông không muốn đánh giá thấp việc hỗ trợ vũ khí, nhưng ông nghi ngờ rằng điều đó sẽ mang tính quyết định.

Các chính phủ và chuyên gia nước ngoài suy đoán rằng ông Kim có thể sẽ cung cấp đạn dược cho Nga để đổi lấy vũ khí hoặc công nghệ tiên tiến từ Nga.

Theo các quan sát viên, Putin có thể cũng không mong đợi gì nhiều vào Triều Tiên cho bằng muốn chứng minh với khán giả trong nước rằng nước Nga của họ không cô đơn, vẫn có những quốc gia khác ủng hộ họ. Theo tờ Moscow Times, một cơ quan truyền thông độc lập, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan, chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa của Tập Cận Bình cũng đã từng được đánh bóng rầm rộ, và sau đó khi Tập gọi điện thoại cho Tổng thống Zelenskiy, lạnh nhạt giữa hai bên đã diễn ra.

Tuy nhiên, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cảnh báo rằng chuyến viếng thăm của Kim Chính Ân có thể gây thêm căng thẳng ở vùng Đông Bắc Á Châu khi Nhật Bản và Nam Hàn phải chạy đua trước viễn cảnh Nga cung cấp các công nghệ mới cho Triều Tiên.

4. Nhà lập pháp Nga cho rằng vấn đề chủ yếu đang kềm hãm quân đội Nga là nền văn hóa nói dối

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Lawmaker Calls Out Key Issue Holding Army Back”, nghĩa là “Nhà lập pháp Nga nêu bật vấn đề chủ yếu đang kềm hãm quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Andrey Gurulyov, cựu chỉ huy quân đội Nga và hiện nay là một nhà lập pháp, đã nói rằng văn hóa nói dối đang cản trở Mạc Tư Khoa giành được chiến thắng trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Gurulyov, cựu phó tư lệnh Quân khu phía Nam, đã đưa ra bình luận này trên kênh Telegram của mình, trong đó ông đưa ra quan điểm về cách các lực lượng Nga đối phó với cuộc phản công của Ukraine.

Bài đăng hôm thứ Sáu cho biết lực lượng Ukraine đã thay đổi chiến thuật tác chiến; không còn tiến về phía trước với số lượng lớn nữa; và đang sử dụng đạn chùm và các loại đạn dược khác để nhắm vào các đơn vị Nga, và đã buộc họ phải rút lui tới sáu dặm.

Gurulyov nói thêm rằng quân đội Ukraine đã giải quyết khéo léo các bãi mìn nằm trong hệ thống phòng thủ của Nga và lực lượng phòng không Ukraine đang ngăn chặn trực thăng Nga sử dụng hỏa tiễn chống tăng.

Gurulyov cũng nói rằng lực lượng Ukraine đang sử dụng hiệu quả các máy bay không người lái đang thực hiện các cuộc tấn công ở tuyến sau. Trong khi quân đội Nga đang được cải thiện, ông nói thêm rằng họ phải chiến đấu chống lại công nghệ của NATO. Ông viết rằng việc cản trở chiến thắng của Nga là “một vấn đề nghiêm trọng, gây ra bởi văn hóa dối trá”.

“Đúng, ít dối trá hơn so với lúc bắt đầu” chiến tranh, “nhưng dối trá vẫn phổ biến,” Gurulyov nói.

“Thật không may, những báo cáo sai lệch sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm ở nhiều cấp độ. Hãy thừa nhận nó và đấu tranh với nó, nếu không sẽ gặp rắc rối”, ông nói thêm.

Khi đánh giá các bình luận, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết những lời bình luận của Gurulyov là đáng chú ý vì trước đó ông ta đã làm rò rỉ tin nhắn âm thanh của cựu Tư lệnh Tập đoàn quân vũ trang số 58, Thiếu tướng Ivan Popov, liên quan đến những bất bình của Thiếu tướng Ivan Popov về việc thiếu sự hỗ trợ cho các lực lượng pháo binh Nga vào ngày 12 tháng 7.

Trong một thông điệp ghi âm, Popov đã lên án việc Nga thiếu khả năng phản pháo, thiếu các trạm trinh sát pháo binh và “những cái chết và bị thương hàng loạt của anh em chúng tôi do pháo binh địch”. Popov cho biết ông đã bị cách chức sau khi nêu lên mối lo ngại của mình về cuộc chiến với các nhà lãnh đạo.

ISW báo cáo rằng “mối quan hệ cao cấp có thể có của Gurulyov với Quân khu phía Nam đã tạo thêm sức nặng cho những lời phàn nàn của ông ấy”. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Gurulyov là phó chủ tịch Quốc hội Nga thường được gọi là Duma quốc gia và thường xuyên xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga, nơi ông đã nhiều lần đưa ra những lời đe dọa chống lại phương Tây.

Tuần này, ông nói với kênh Russia 1 rằng Nga nên tấn công Vương quốc Anh bằng hỏa tiễn sau khi Vladimir Putin tuyên bố mà không có bằng chứng rằng tình báo Anh có liên quan đến âm mưu phá hoại cơ sở nguyên tử của Nga.

Tháng trước, Gurulyov đã cảnh báo Ba Lan không nên đóng quân gần Kaliningrad, vùng đất nằm ngoài lãnh thổ Nga và rằng động thái như vậy có nghĩa là “mọi thứ sẽ kết thúc tồi tệ”. Ông cũng nói mà không có bằng chứng cho thấy chính quyền Ba Lan muốn giành quyền kiểm soát các vùng của Ukraine.

5. Truyền thông nhà nước đưa tin ông Kim Chính Ân có “ấn tượng sâu sắc” về ngành sản xuất máy bay của Nga

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân “có ấn tượng sâu sắc trước tiềm năng độc lập phong phú và tính hiện đại của ngành sản xuất máy bay Nga” tại Nhà máy hàng không Komsomolsk-on-Amur Yury Gagarin mà ông đã đến thăm hôm thứ Sáu, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin hôm thứ Bảy.

Theo KCNA, ông Kim đã đi thăm viện thiết kế, xưởng lắp ráp thân chiến đấu cơ, xưởng sản xuất cánh, xưởng sơn và xưởng lắp ráp máy bay.

Ông Kim đã gặp các phi công thử nghiệm và lên chiếc Su-57 để nghe giải thích chi tiết cũng như hiệu suất bay của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, KCNA cho biết và nói thêm rằng ông đã theo dõi chuyến bay thử nghiệm của chiến đấu cơ này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên “bày tỏ sự quan tâm chân thành đến công nghệ hàng không của Nga đang phát triển nhanh chóng, vượt xa các mối đe dọa tiềm tàng bên ngoài và chúc nhà máy thành công trong sự phát triển trong tương lai”, KCNA đưa tin.

Sau chuyến thăm và bữa trưa, Kim để lại lời nhắn trong sổ của du khách rằng:

“Chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hàng không Nga và tiềm năng khổng lồ của nước này vào ngày 15 Tháng Chín năm 2023. Kim Chính Ân” và lên đường đến điểm đến tiếp theo mà KCNA mà không tiết lộ điểm đến đó là nơi nào.

Một số bối cảnh: Đây là ngày thứ tư của ông Kim ở Nga và sau cuộc gặp kéo dài với Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Tư.

Hai nhà lãnh đạo đã không ký bất kỳ thỏa thuận nào trong hội nghị thượng đỉnh, một phát ngôn viên của Điện Cẩm Linh cho biết hôm thứ Sáu.

Tuy nhiên, trước cuộc gặp, chính phủ Mỹ đã cảnh báo rằng Nga và Triều Tiên đang “tích cực thúc đẩy” các cuộc đàm phán của họ về một thỏa thuận vũ khí tiềm năng có thể chứng kiến Bình Nhưỡng cung cấp vũ khí cho Mạc Tư Khoa sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraine để đổi lấy công nghệ hỏa tiễn đạn đạo.

6. Nga rút bớt các tàu chiến của Hạm Đội Hắc Hải, 2 tầu chở hàng mạnh dạn cập cảng Odesa

Phó thủ tướng Oleksandr Kubrakov cho biết, hai tàu chở hàng đã đến các cảng của Ukraine vào hôm thứ Bảy, trở thành những chiếc tàu đầu tiên sử dụng hành lang tạm thời để đi vào các cảng Hắc Hải và chở ngũ cốc cho thị trường Phi Châu và Á Châu.

Ukraine tháng trước đã công bố một “hành lang nhân đạo” ở Hắc Hải để giải phóng các tàu bị mắc kẹt trong các cảng của nước này kể từ khi bắt đầu chiến tranh vào tháng 2 năm 2022 và phá vỡ lệnh phong tỏa trên thực tế sau khi Nga từ bỏ thỏa thuận cho phép Kyiv xuất khẩu ngũ cốc.

Cho đến nay, 5 tàu đã rời cảng Odesa, sử dụng hành lang ôm lấy bờ biển phía Tây Hắc Hải gần Rumani và Bulgaria. Ukraine, nhà sản xuất và xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới, cũng muốn sử dụng hành lang này để xuất khẩu thực phẩm của mình.

Kubrakov cho biết các tàu chở hàng rời Resilient Africa và Aroyat đang đi qua Hắc Hải tới các cảng của Ukraine để vận chuyển gần 20.000 tấn lúa mì cho Phi Châu và Á Châu. Dữ liệu từ công ty theo dõi tàu MarineTraffic cho thấy tàu Aroyat đã cập cảng Chornomorsk của Ukraine, trong khi chiếc tàu kia đang trên đường đến Hắc Hải.

Bộ nông nghiệp Ukraine cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng lúa mì sẽ được chuyển đến Ai Cập và Israel.

Một quan chức Liên Hiệp Quốc giấu tên cho biết: “Mặc dù Liên Hiệp Quốc không tham gia vào hoạt động di chuyển của những con tàu đó, nhưng chúng tôi hoan nghênh mọi nỗ lực nhằm nối lại thương mại bình thường, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm quan trọng giúp cung cấp và ổn định thị trường thực phẩm toàn cầu”.

“Chúng tôi tiếp tục nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ cả Ukraine và Liên bang Nga.”

7. Hơn 80 công ty quốc phòng sẽ tham gia diễn đàn vũ khí Ukraine, Zelenskiy nói

Ukraine sẽ tổ chức một diễn đàn về công nghiệp quốc phòng vào mùa thu này mà Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hy vọng sẽ giúp nước này sản xuất thêm vũ khí và đạn dược, ông nói trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Bảy.

Ông Zelenskiy cho biết 86 công ty quốc phòng hàng đầu từ 21 quốc gia đã xác nhận tham gia diễn đàn nhưng ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Ông nói: “Nhiệm vụ của chúng tôi hoàn toàn rõ ràng – mang lại cho Ukraine mọi cơ hội sản xuất vũ khí và đạn dược, cung cấp công nghệ hiện đại để có được sự bảo vệ đáng tin cậy trước mọi hình thức xâm lược”.

Ông Zelenskiy nói thêm: “Điều này phản ánh đầy đủ sức mạnh và tiềm năng của Ukraine - khả năng của chúng tôi trong việc tự bảo vệ mình và giúp các nước khác bảo vệ tự do và trật tự quốc tế”.

Diễn đàn này sẽ là diễn đàn đầu tiên thuộc loại này ở Ukraine.

8. Sullivan nói rằng ông cảm nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng từ các nhà lãnh đạo quốc hội về viện trợ bổ sung cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã gặp lãnh đạo Thượng viện vào tuần trước và lãnh đạo Hạ viện vào thứ Năm để thảo luận về việc hỗ trợ cho Ukraine.

Ông nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng ông có cảm giác rằng có sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với Ukraine từ các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng ngay cả khi một số Dân biểu tại Hạ viện đã ra hiệu rằng họ có thể chặn viện trợ bổ sung.

“Tôi phải nói rằng, trong những cuộc trò chuyện đó, tôi đã cảm nhận được sự rung cảm cơ bản, có thể nói, ý tưởng rằng Hoa Kỳ cần phải đoàn kết trên cơ sở lưỡng đảng để hỗ trợ Ukraine vẫn mạnh mẽ như một năm trước ở cả hai đảng,” anh nói.

Tuần trước, CNN đưa tin Tòa Bạch Ốc đang tăng áp lực lên Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy để phê duyệt yêu cầu liên kết viện trợ cho Ukraine với việc tăng cường tài trợ cứu trợ thiên tai trước cuộc tranh chấp tài trợ của chính phủ.

Ông chỉ ra rằng chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tới Washington - và Capitol Hill - vào tuần tới là một dấu hiệu cho thấy có thể sẽ sớm có tiến triển trong viện trợ Ukraine.

9. Biden sẽ gặp Zelenskiy tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Năm.

Đây sẽ là cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc lần thứ ba của Zelenskiy, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu.

Sullivan nói: “Nó chắc chắn đến vào thời điểm quan trọng, khi Nga đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước như Triều Tiên trong cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine, khi các lực lượng Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ trong cuộc phản công của họ”.

“Tổng thống Biden mong muốn được nghe quan điểm của Tổng thống Zelenskiy về tất cả những điều này và tái khẳng định với thế giới, đối với Hoa Kỳ, đối với người dân Mỹ cam kết của ông trong việc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong việc hỗ trợ Ukraine khi nước này bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của mình.” chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình”, ông nói thêm.

“Tôi nghĩ ông ấy đang mong chờ cơ hội, không chỉ được gặp Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc mà còn được gặp các nhà lãnh đạo quốc hội của cả hai đảng, để chứng minh rằng Hoa Kỳ là một người bạn và đối tác tuyệt vời của Ukraine trong suốt thời gian qua. toàn bộ cuộc chiến tàn khốc này và Hoa Kỳ nên tiếp tục làm điều đó”, Sullivan nói.

CNN hôm qua đưa tin ông Zelenskiy cũng sẽ tới thăm Đồi Capitol trong chuyến đi.

10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định về khả năng Nga tấn công vào các các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine trong mùa Đông sắp đến.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, Nga đã tập trung tấn công tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia của Ukraine.

Hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không, gọi tắt là ALCM, đặc biệt là AS-23a KODIAK hiện đại, là trọng tâm của hầu hết các nhiệm vụ tấn công này. Nga sử dụng máy bay ném bom chiến lược để phóng những loại đạn này từ sâu trong lãnh thổ Nga.

Các báo cáo nguồn mở cho thấy kể từ tháng 4 năm 2023, tỷ lệ chi tiêu ALCM đã giảm, trong khi các nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh nỗ lực tăng tỷ lệ sản xuất hỏa tiễn hành trình.

Do đó, Nga có khả năng tạo ra một kho dự trữ ALCM đáng kể. Có khả năng thực tế là Nga sẽ lại tập trung những vũ khí này vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Ukraine trong mùa đông.

11. Nga pháo kích dữ dội vào thành phố Kharkiv gây thương vong cho dân thường

Nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự khu vực cho biết, các cuộc tấn công của Nga đã giết chết hai thường dân ở khu vực Kharkiv, miền đông Ukraine hôm thứ Bảy.

Oleh Syniehubov cho biết trên Telegram rằng một người đàn ông và một phụ nữ đã thiệt mạng khi xe của họ bị trúng hỏa tiễn Nga ở làng Strilcha. Một người đàn ông khác bị thương và phải vào bệnh viện tại thị trấn nằm ngay bên ngoài biên giới Ukraine với Nga.

Syniehubov cho biết một cuộc tấn công riêng biệt vào làng Petropavlivka, phía đông nam thành phố Kharkiv, đã làm một người đàn ông 23 tuổi bị thương vào hôm thứ Bảy.

Và sớm hôm nay, lãnh đạo khu vực cho biết 5 thường dân đã bị thương do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào thành phố Kharkiv.

Thị trưởng Ihor Terekhov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng các lớp học đã được chuyển đến những nơi tạm trú được thiết lập ở các ga tàu điện ngầm của thành phố. Ông cho biết thêm các ga tàu điện ngầm cũng sẽ được trang bị để nhiều học sinh có thể học tập ở đó hơn.

Kharkiv là thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

12. Quân phòng thủ Ukraine phá hủy hai hệ thống Buk của Nga ở khu vực Donetsk

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật 17 tháng Chín, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đã phá hủy hai hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk-M3 do quân xâm lược Nga triển khai tại Svitlodarsk, vùng Donetsk tạm thời bị tạm chiếm.

Buk trong tiếng Nga có nghĩa là “cây cối” là một dòng hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô và quốc gia kế thừa nó là Liên bang Nga, và được thiết kế để chống lại hỏa tiễn hành trình, bom thông minh, máy bay cánh cố định và cánh quay cũng như máy bay không người lái.

Mội hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk-M3 như vậy giá khoảng 40 triệu Mỹ Kim. Nhưng điều quan trọng là Nga hiện nay không có khả năng sản xuất Buk-M3 vì thiếu các phụ tùng do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.

“Hiện nay, hầu hết các trận chiến đang diễn ra ác liệt theo hướng Bakhmut. Sau khi giải phóng hoàn toàn thị trấn Andriivka, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đạt được thành công gần Klishchiivka của vùng Donetsk,” Thứ trưởng Hanna Maliar nói.

“Các điểm nóng hiện nay là chung quanh Klishchiivka và Kurdiumivka. Gần Klishchiivka, lực lượng phòng thủ của chúng ta đã đạt được nhiều thành công”, Maliar nói.

Các hành động tấn công vào phía nam Bakhmut đang được tiến hành. Gần Yahidne và Bohdanivka của vùng Donetsk, quân đội Nga đã cố gắng kềm chân quân Ukraine nhưng không thành công.

Theo hướng Marinka, quân Nga đang tiến hành các hoạt động tấn công không thành công gần Marinka của vùng Donetsk.

Trong 24 giờ qua, 350 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 4 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 16 hệ thống pháo, và 33 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Chín, khoảng 271.790 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 chiến đấu cơ, 316 máy bay trực thăng, 4.616 xe tăng, 4.738 máy bay không người lái chiến thuật, 8.824 xe thiết giáp, 1.455 hỏa tiễn hành trình, 5.988 hệ thống pháo, 20 tàu chiến, 1 tàu ngầm, 774 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 8.525 xe chuyển quân và nhiên liệu, 521 hệ thống phòng không cùng 891 thiết bị chuyên dụng.
 
Tàn bạo: Độc tài Nicaragua giam cầm các linh mục cầu nguyện cho Đức Giám Mục Álvarez đang bị cầm tù
VietCatholic Media
17:06 17/09/2023


1. Chương trình lễ tấn phong các Hồng Y mới và khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục

Hôm 11 tháng Chín vừa qua, theo ủy nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Diego Ravelli, Trưởng ban nghi lễ phụng vụ của Tòa Thánh, đã công bố chương trình lễ tấn phong Hồng Y mới và lễ khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục thứ XVI.

Lúc 10 giờ sáng, thứ Bảy, ngày 30 tháng Chín, Đức Thánh Cha sẽ chủ tọa Công nghị để tấn phong 21 Hồng Y mới, gồm các nghi thức đội mũ, trao nhẫn và chỉ định nhà thờ hiệu tòa cho các vị.

Các Hồng Y cũ được yêu cầu có mặt lúc 9 giờ 30, trước bàn thờ chính của Đền thờ thánh Phêrô. Thời gian cũng tương tự như vậy đối với các Tổng giám mục, giám mục và các Giám Mục khác. Còn các tiến chức Hồng Y có mặt lúc 9 giờ 30, tại Nhà nguyện thánh Sebastiano, phía cuối Đền thờ để đi rước lên trước bàn thờ chính.

Sau lễ, từ 11 giờ 30 đến 13 giờ 30, sẽ diễn ra các cuộc viếng thăm chúc mừng các tân Hồng Y.

Sáng thứ Tư, ngày 04 tháng Mười, lúc 9 giờ, tại thềm Đền thờ thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ với các tân Hồng Y và Hồng Y đoàn, nhân dịp khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục kỳ thứ XVI. Đồng tế với Đức Thánh Cha là các Hồng Y mới, và các thành viên Hồng Y đoàn, các Thượng phụ, Tổng giám mục, giám mục và linh mục thành viên Thượng Hội đồng Giám mục, cũng như các vị khác, có vé do Ban phụng vụ của Đức Thánh Cha cung cấp.

2. Chế độ độc tài ở Nicaragua bắt giữ linh mục cầu nguyện cho Đức Giám Mục Álvarez đang bị cầm tù

Luật sư và nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina đã cáo buộc rằng chế độ Nicaragua đã “bắt cóc” Cha Osman José Amador Guillén vì yêu cầu cầu nguyện cho giám mục của Matagalpa, Rolando Álvarez.

Vị Giám Mục bắt đầu thụ án 26 năm 4 tháng tù vào tháng 2, bị buộc tội là “kẻ phản bội tổ quốc”.

Những người ủng hộ nhân quyền ở Mỹ Latinh sử dụng thuật ngữ “bắt cóc” để chỉ một vụ bắt giữ tùy tiện mà không có bất kỳ lời biện minh pháp lý nào.

Trong một tin nhắn gửi đến ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Molina, tác giả của báo cáo “Nicaragua: Một Giáo hội bị đàn áp?”, tuyên bố rằng vị linh mục “đã bị Cảnh sát Sandinista bắt cóc” vào đêm 8 tháng 9.

“Không có lệnh tòa nào biện minh cho việc bắt giữ anh ta. Nơi ở của anh ta không được biết. Gần đây ngài đã xin cầu nguyện cho Đức Giám Mục Rolando Álvarez, và đó là lý do tại sao họ đã bắt cóc ngài,” cô nói.

Theo phương tiện truyền thông El Confidencial của Nicaragua, “các nguồn tin từ Giáo phận Estelí cho biết vụ bắt cóc xảy ra vào khoảng 10 giờ tối, khi một nhóm cảnh sát chống bạo động xông vào nhà thờ Công Giáo nơi các thành viên giáo sĩ đang nhóm họp”.

Vị linh mục là giám đốc cuối cùng của Cáritas Estelí trước khi chế độ Sandinista đóng cửa nó vào tháng 2 năm 2022.

Molina lo ngại rằng Cha Amador sẽ bị dính líu đến vụ án của các linh mục Eugenio Rodríguez Benavides và Leonardo Guevara Gutiérrez, những người đã bị bắt vào tháng Năm.

Theo báo chí địa phương, họ đang bị điều tra liên quan đến “các vấn đề hành chính của Caritas Giáo phận Estelí” không còn tồn tại và hiện đang ở Managua.

Trong một tuyên bố với ACI Prensa vào tháng 8, Molina giải thích rằng ở Nicaragua “các giáo xứ bị theo dõi 24 giờ một ngày bởi những kẻ xâm nhập” của chế độ.

“Trên thực tế, các bài giảng của các linh mục luôn được ghi âm và gửi đến nơi được gọi là El Carmen, nơi cặp vợ chồng độc tài Ortega-Murillo sinh sống” và là nơi phân tích các bài giảng của các linh mục giáo xứ.

Luật sư cũng báo cáo rằng chế độ Sandinista đã “cấm nhắc đến Đức Giám Mục Rolando Álvarez trong Thánh lễ và các buổi cầu nguyện”.

Các nhóm giáo dân, linh mục và chủng sinh bí mật cầu nguyện cho Đức Giám Mục Matagalpa, “bởi vì bất cứ ai nhắc đến ngài trong bài giảng, trong Thánh lễ… sẽ bị cảnh sát đến thăm ngay” và thậm chí có thể bị bắt giữ.


Source:Catholic News Agency
 
Moscow và Crimea bị tấn công dữ dội. 4 tầu Nga bị hạ gục. Quân Nga ra đầu hàng bị đồng đội pháo kích
VietCatholic Media
17:12 17/09/2023


1. Ukraine tấn công dữ dội vào Mạc Tư Khoa và Crimea.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công Crimea và máy bay không người lái cũng nhắm vào Mạc Tư Khoa, làm gián đoạn giao thông hàng không ở thủ đô và gây ra hỏa hoạn tại một kho dầu ở phía tây nam đất nước.

Thống đốc khu vực cho biết, một trong những máy bay không người lái đã làm hư hại một kho dầu ở phía tây nam nước Nga vào sáng sớm Chúa Nhật, gây ra hỏa hoạn ở kho nhiên liệu và sau đó vài giờ đã được dập tắt.

Ukraine trong những ngày gần đây đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự của Nga ở Crimea và các cơ sở của Hạm đội Hắc Hải của Hải quân Nga, nhằm tìm cách làm suy yếu các nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa trong khu vực quan trọng.

Các cuộc tấn công sâu bên trong nước Nga, cách xa tiền tuyến, cũng gia tăng, thị trưởng Mạc Tư Khoa cho biết ít nhất hai máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở khu vực thủ đô vào sáng sớm Chúa Nhật.

Reuters không thể xác minh độc lập các báo cáo hôm Chúa Nhật và không có bình luận ngay lập tức từ Kyiv.

Bộ Quốc phòng Nga hôm Chúa Nhật cho biết các hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy ít nhất 6 máy bay không người lái nhắm vào Crimea từ các hướng khác nhau. Cư dân địa phương cho biết đã có các vụ nổ long trời gần cảng Sevastopol.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào khoảng 1h45 sáng Chúa Nhật, một máy bay không người lái đã bị chặn trên quận Istrinsky của Mạc Tư Khoa.

Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết: “Không có thiệt hại hay thương vong tại địa điểm nơi mảnh vỡ rơi xuống”.

Ở phía tây nam nước Nga, thống đốc vùng Oryol, Andrei Klychkov, cho biết trên Telegram cũng không có thương vong tại kho dầu. Ông không nói rõ liệu kho hàng phát nổ là do máy bay không người lái lao vào, hay bị mảnh vỡ rơi trúng.

Hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga đưa tin ít nhất 24 chuyến bay đã bị hoãn tại các phi trường lớn của Mạc Tư Khoa - một động thái thường xuyên của các cơ quan hàng không trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào thủ đô.

2. Trong ba ngày, máy bay không người lái của Ukraine đã hạ gục 4 tàu tuần tra của Hạm đội Nga

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “In Three Days, Ukrainian Drones Ran Down Four Of The Russian Fleet’s Patrol Boats”, nghĩa là “Trong ba ngày, máy bay không người lái của Ukraine đã hạ gục 4 tàu tuần tra của Hạm đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Lực lượng không quân Ukraine đã tấn công nơi neo đậu của Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol, vùng Crimea bị Nga tạm chiếm - hạ gục một tàu đổ bộ và một tàu ngầm. Cũng trong đêm đó, hải quân Ukraine cũng bắt đầu săn lùng các tàu tuần tra của hạm đội Nga.

Trong ba ngày căng thẳng bắt đầu từ ngày 13 tháng 9, các thuyền không người lái của hải quân Ukraine được tường trình đã tấn công ít nhất ba—và có thể là bốn—chiến hạm nhỏ hơn của Hạm đội Hắc Hải.

Cuộc tấn công vào các tàu tuần tra của hạm đội bắt đầu vào ngày 14 tháng 9, khi một đội thuyền không người lái chở đầy chất nổ đâm vào tàu Bykov thuộc Dự án 22160 ở phía tây nam Hắc Hải.

Cuộc phục kích bằng thuyền không người lái ở Bykov có thể diễn ra đồng thời với cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình phá hủy tàu đổ bộ và tàu ngầm tại ụ tàu Sevastopol của họ. Có vẻ như Bykov vừa ở phía tây Sevastopol khi hỏa tiễn hành trình lao tới.

Chính phủ Nga tuyên bố Bykov đã tiêu diệt cả ba chiếc thuyền không người lái tấn công. Chính phủ Ukraine tuyên bố tàu tuần tra bị hư hại trong vụ tấn công; Kyiv đã công bố một đoạn video về cuộc tấn công cho thấy Bykov bắn vào các thuyền không người lái chỉ cách đó vài mét.

Cùng lúc đó, thuyền không người lái đã tấn công tàu hộ tống hỏa tiễn Samum, tàu thuộc Dự án 1239 dài 215 feet, tại cảng Sevastopol và gây ra “thiệt hại đáng kể”, các nguồn tin Ukraine nói với Reuters.

Một ngày sau, vào ngày 15 tháng 9, điều đó lại xảy ra: ít nhất một thuyền không người lái Ukraine đã đâm vào tàu tuần tra Dự án 22800 Askold dài 220 feet và được trang bị hỏa tiễn. “Tàu không người lái của đối phương đã bị phá hủy bởi hỏa lực từ vũ khí tiêu chuẩn của tàu”, Điện Cẩm Linh nói với tổ chức tuyên truyền nhà nước TASS.

Và nếu chính phủ Ukraine đáng tin cậy thì đã có một cuộc tấn công khác vào tàu Dự án 22160 thứ hai của Hạm đội Hắc Hải – như thế thuyền không người lái tấn công không dưới bốn tàu tuần tra của Nga trong suốt ba ngày.

Có khả năng cả 4 tàu tuần tra đều sống sót sau các cuộc tấn công gần đây. Cũng có thể cả 4 chiếc đều bị hư hỏng. Trong mọi trường hợp, hoạt động của thuyền không người lái Ukraine nhấn mạnh thực tế mới đối với Hạm đội Hắc Hải đang bị bao vây.

Trong nhiều tuần tiến hành các cuộc tấn công phối hợp trước và ngay sau cuộc đột kích vào Sevastopol ngày 13 tháng 9, lực lượng Ukraine đã phá hủy hai trong số năm khẩu đội phòng không S-400 của Nga ở Crimea và chiếm lại hai giàn khoan dầu mà người Nga đang sử dụng làm tiền đồn cảm biến ở phía tây Hắc Hải.

Hạm đội Hắc Hải đã bị phơi bày trước các cuộc tấn công. Tàu của nó không an toàn ở bất cứ đâu.

Trong 19 tháng chiến đấu cam go với một đối phương chẳng có một tàu chiến lớn nào cả, Hạm đội Hắc Hải đã mất ít nhất một tàu tuần dương, ba tàu đổ bộ, một tàu ngầm, một tàu tiếp tế và một số tàu tuần tra, cũng như tàu đổ bộ.

Những tổn thất chắc chắn sẽ tiếp tục xảy ra khi Ukraine tận dụng được lợi thế hải quân mới của mình. Hạm đội Hắc Hải chỉ có 30 tàu tuần tra. Nếu Ukraine có thể tấn công 4 trong số đó chỉ trong 3 ngày, hãy tưởng tượng xem họ có thể làm gì trong 100 hoặc 200 ngày tới.

3. Cô Baerbock, Ngoại trưởng Đức, gọi Tập Cận Bình của Trung Quốc là kẻ độc tài

Mạng truyền thông xã hội Trung Quốc Vi Bác, đã rộ lên những lời chỉ trích nữ Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, sau khi cô gọi Tập Cận Bình là một nhà độc tài.

Ký giả CAMILLE GIJS của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Germany’s Baerbock calls China’s Xi Jinping a dictator”, nghĩa là “Baerbock của Đức gọi Tập Cận Bình của Trung Quốc là kẻ độc tài”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

‘Nếu Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến này, đó sẽ là dấu hiệu gì cho các nhà độc tài khác trên thế giới, như Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc?’ Ngoại trưởng nói.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm thứ Sáu đã gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhà độc tài khi cô kêu gọi sự ủng hộ kiên định của chính phủ Đức đối với Ukraine.

“Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần thiết,” Baerbock nói với Fox News hôm thứ Sáu, khi được hỏi chính phủ ở Berlin nhìn nhận sự kết thúc của cuộc chiến chống Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin như thế nào.

“Nếu Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến này, đó sẽ là dấu hiệu gì cho các nhà độc tài khác trên thế giới, như Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc? Vì vậy, Ukraine phải giành chiến thắng trong cuộc chiến này”, Baerbock nói trong cuộc phỏng vấn trong chuyến đi Mỹ

Bình luận của Baerbock được đưa ra ngay sau những căng thẳng thương mại gần đây giữa Bắc Kinh và Brussels, sau khi Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen trong tuần này cho biết cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu sẽ mở một cuộc điều tra về trợ cấp xe điện của Trung Quốc.

Bất chấp đường lối mâu thuẫn của Đức đối với Trung Quốc, Đảng Xanh của Baerbock có xu hướng nghiêng về đường lối quyết đoán hơn đối với Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng gọi ông Tập là nhà độc tài vào mùa hè vừa qua khi nói về khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ hồi đầu năm nay.

4. Ukraine cho biết Video chỉ ra quân đội Nga đang nổ súng vào quân mình

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Military Opening Fire on Own Troops: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Video chỉ ra quân đội Nga đang nổ súng vào quân mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một đơn vị quân đội Ukraine hôm thứ Bảy đã đăng một đoạn video cho thấy một đơn vị pháo binh Nga nổ súng vào quân đội của họ sau khi những người Nga này cố gắng đầu hàng.

Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân Ukraine đã chia sẻ video trên kênh Telegram của mình. Đoạn phim được cho là được quay tại thị trấn Andriivka ở Donetsk và xuất hiện một ngày sau khi Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân đã giành lại quyền kiểm soát Andriivka từ lực lượng Nga. Trong một tuyên bố về Andriivka, Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân cho biết cuộc xung đột là một “chiến dịch chớp nhoáng” diễn ra trong hai ngày.

Andriivka nằm khoảng sáu dặm về phía tây nam của thành phố Bakhmut đang bị tranh chấp lâu dài, và việc giải phóng thị trấn diễn ra khi cuộc phản công đang diễn ra của Kyiv tiếp tục đạt được thành công trên khắp các vùng khác nhau của đất nước. Kể từ khi phát động cuộc phản công vào đầu tháng 6, Kyiv cho biết họ đã chiếm lại hơn chục thị trấn chỉ riêng ở khu vực Zaporizhzhia và Donetsk từng bị Nga xâm lược.

Đoạn video do Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân đăng trên Telegram mà Newsweek không thể xác minh độc lập, cho thấy quân đội Ukraine ra lệnh cho các binh sĩ Nga muốn đầu hàng nằm trên mặt đất để tránh mưu toan trá hàng. Nhưng quân Nga gần đó đã bắn một loạt đạn pháo vào cả quân đội Ukraine lẫn các quân nhân Nga đang cố gắng đầu hàng quân Ukraine.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Video đã được chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội khác, bao gồm cả X (trước đây là Twitter).

Các binh sĩ Ukraine liên quan đến vụ việc được báo cáo là không có ai bị thương do vụ tấn công bằng pháo binh, nhưng Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân cho biết một trong những binh sĩ Nga đã thiệt mạng.

Theo bản dịch của Kyiv Post, Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân cho biết một người Nga “bị tan ra thành từng mảnh, hai người may mắn được cứu sống và đưa ra ngoài. May mắn đóng một vai trò trong chiến tranh.”

“Chỉ là một câu chuyện tuyệt vời xảy ra trong cơn bão Andriivka,” bài đăng trên Telegram viết trên Kyiv Post. “Đội xung kích 2 của tiểu đoàn cơ giới bắt thêm một nhóm tù binh. Đồng thời, đối phương nhận ra rằng thị trấn đã bị mất và binh lính của Putin đang đầu hàng hàng loạt nên bọn chỉ huy ra lệnh 'tự bắn' vào quân mình.

Về việc tái chiếm Andriivka, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết “lực lượng phòng thủ Ukraine trong các hoạt động tấn công đã thành công một phần ở bên ngoài thị trấn Klishchiivka”.

“Trong các hoạt động tấn công, họ đã thành công và làm chủ được Andriivka, khiến đối phương tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị”, tờ Kyiv Post cho biết.

5. Nỗi lo lương thực. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Ukraine 'đã phá hủy đủ lương thực để nuôi sống một triệu người trong một năm'

Ký giả Jerome Starkey của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “FOOD FEARS. Russian missile attacks on Ukraine ‘have destroyed enough food to feed a million people for a year’”, nghĩa là “Nỗi lo lương thực. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào Ukraine 'đã phá hủy đủ lương thực để nuôi sống một triệu người trong một năm'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Các ước tính cho thấy rằng số lương thực đủ để nuôi một triệu người trong một năm đã bị phá hủy bởi các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào các cảng, tàu và nhà kho.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết 280.000 tấn ngũ cốc đã bị phá hủy trong 3 tháng trong 26 cuộc tấn công riêng biệt vào Ukraine.

Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Vương Quốc Anh về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga phá hủy thực phẩm được đưa ra khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân lên một chuyến tàu bọc thép để gặp Putin.

Nó xảy ra khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân lên chuyến tàu bọc thép tới Nga theo lời mời của Tổng thống nước này Vladimir Putin để đổi súng lấy thực phẩm.

Mỹ đã cảnh báo rằng hai nhà lãnh đạo bị cô lập, gặp nhau lần cuối vào năm 2019, đang “tích cực thúc đẩy” các thỏa thuận vũ khí của họ.

Ngoại trưởng James Cleverly chỉ trích Putin trong tình cảnh “tuyệt vọng” đã “làm tổn thương phần còn lại của thế giới”.

Ông cũng cáo buộc nhà độc tài đã cố gắng đánh chìm một tàu chở hàng dân sự bằng hỏa tiễn hành trình, nhưng may mắn con tàu thoát chết nhờ lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ hết các hỏa tiễn này.

Ông Cleverly nói: “Putin đang cố gắng giành chiến thắng trong một cuộc chiến mà ông ấy sẽ không thắng, và những cuộc tấn công này cho thấy ông ấy tuyệt vọng đến mức nào”.

Bộ Ngoại giao Vương Quốc Anh lên án Nga đã “tấn công một cách có hệ thống vào cảng và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine” kể từ khi Putin từ bỏ thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc.

6. Phó Thủ tướng Ukraine cảnh báo Nga về nhiều cuộc tấn công hơn nữa bằng máy bay không người lái và thuyền không người lái

Ukraine sẽ có thể tiến hành nhiều cuộc tấn công vào tàu Nga hơn, một bộ trưởng Ukraine, người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ngành công nghiệp máy bay không người lái của nước này nói với Reuters sau một loạt các cuộc đột kích trên biển gần đây.

“Sẽ có nhiều máy bay không người lái hơn, nhiều cuộc tấn công hơn và ít tàu Nga hơn. Đó là điều chắc chắn,” Phó Thủ tướng Ukraine, kiêm Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Mykhailo Fedorov cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, khi trả lời câu hỏi về các cuộc tấn công gần đây ở bán đảo Crimea.

Tuần này, Ukraine đã thực hiện một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn trên biển nhằm vào hạm đội Hắc Hải của Nga trong và xung quanh bán đảo Crimea, vốn đã được Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

Để thể hiện sự tự tin ngày càng tăng, Ukraine gần đây đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công ở Crimea, dù trước đó chưa trực tiếp xác nhận có liên quan đến các vụ nổ nhằm vào các mục tiêu quân sự ở đó.

7. Nhà lãnh đạo NATO: Hãy chuẩn bị cho 'cuộc chiến lâu dài ở Ukraine'

Jens Stoltenberg đã cảnh báo rằng sẽ không có kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến Ukraine, trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào Chúa Nhật, khi Kyiv tiếp tục đẩy mạnh cuộc phản công chống lại Nga, AFP đưa tin.

“Hầu hết các cuộc chiến đều kéo dài hơn dự kiến khi chúng mới bắt đầu,” Stoltenberg nói trong một cuộc phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke của Đức.

Vì vậy chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài ở Ukraine”.

Kyiv đã phát động cuộc phản công vào tháng 6, đẩy lùi các vị trí cố thủ của Nga ở phía nam và phía đông, nhưng chỉ đạt được một số lợi ích hạn chế.

Stoltenberg nói: “Tất cả chúng ta đều mong muốn có được một nền hòa bình nhanh chóng”.

“Nhưng đồng thời chúng ta phải thừa nhận: nếu tổng thống Volodymyr Zelenskiy và người Ukraine ngừng chiến đấu, đất nước của họ sẽ không còn tồn tại.

“Nếu Tổng thống Putin và Nga hạ vũ khí, chúng ta sẽ có hòa bình.”

Về tham vọng gia nhập liên minh của Ukraine, ông Stoltenberg nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập NATO”.

Theo AFP, ông nói rằng Kyiv đã “tiến gần hơn đến NATO” tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh này vào tháng 7.

“Khi cuộc chiến này kết thúc, chúng ta cần bảo đảm an ninh cho Ukraine. Nếu không, lịch sử có thể lặp lại”, ông nói thêm.

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 7 ở Vilnius, các nhà lãnh đạo NATO đã đồng ý rằng Ukraine có thể gia nhập liên minh một khi các điều kiện nhất định được đáp ứng, và các quan chức Mỹ và Đức đã nói rõ rằng những điều này sẽ bao gồm việc Kyiv thực hiện các cải cách để bảo vệ nền dân chủ và pháp quyền.

8. Các quan chức do Nga bổ nhiệm đang bán tài sản của Ukraine ở Crimea - bao gồm cả tài sản của Tổng thống Zelenskiy

Các quan chức do Nga bổ nhiệm đã công bố kế hoạch bán một loạt tài sản thuộc sở hữu của Ukraine ở Crimea bị sáp nhập, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Crimea Vladimir Konstantinov đã công bố kế hoạch bán 100 “tài sản đã được quốc hữu hóa”.

Konstantinov cho biết hôm thứ Bảy: “Đây là những khu dân cư, bao gồm căn hộ của cặp vợ chồng Zelenskiy, các cơ sở điều dưỡng và nghỉ dưỡng, cơ sở bán lẻ và thương mại”.

Theo Konstantinov, chính quyền Nga dự kiến sẽ huy động được hơn 800 triệu rúp (8,2 triệu Mỹ Kim) từ việc bán tài sản.

Konstantinov, chủ tịch Quốc hội Crimea, cho biết một ủy ban được chỉ định đặc biệt sẽ tiếp tục nỗ lực “xác định tài sản của các nhà tài phiệt Ukraine ở Crimea”.

Một số bối cảnh: Nga đã chiếm Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Việc sáp nhập bán đảo này bị hầu hết các cường quốc toàn cầu coi là bất hợp pháp.

Trong những tuần gần đây, Ukraine đã tái tập trung một số nỗ lực chiến tranh vào khu vực, tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào Crimea nhằm giáng những đòn chiến lược và mang tính biểu tượng vào lực lượng Nga.

9. Nga tấn công phá hủy cơ sở nông nghiệp Ukraine

Nga đã tiến hành một cuộc tấn công kết hợp bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn vào Ukraine vào sáng sớm Chúa Nhật, chủ yếu nhắm vào các khu vực phía nam của khu vực Odesa và tấn công một cơ sở nông nghiệp ở đó, Lực lượng Không quân Ukraine cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram, Reuters đưa tin.

Lực lượng Không quân cho biết Nga đã phóng 6 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất và 10 hỏa tiễn hành trình, trong khi lực lượng Ukraine phá hủy 6 máy bay không người lái và 6 hỏa tiễn trước khi chúng bắn trúng mục tiêu, Không quân cho biết như trên.

Tình hình ở Odesa và các cảng của nó đã được các thị trường ngũ cốc theo dõi cẩn thận. Kyiv hôm thứ Bảy cho biết hai tàu chở hàng đã đến đó, sử dụng hành lang tạm thời, để đi vào các cảng Hắc Hải và vận chuyển ngũ cốc cho thị trường Phi Châu và Á Châu.

Lực lượng Không quân cho biết: “chiến đấu cơ, các đơn vị hỏa tiễn phòng không, nhóm hỏa lực cơ động và các phương tiện tấn công khác đã tham gia đẩy lùi cuộc tấn công trên không”.

Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại và cũng chưa rõ cơ sở nào bị tấn công. Lực lượng Không quân chỉ cho biết các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường.

Reuters không thể xác minh độc lập báo cáo và không có bình luận ngay lập tức từ Nga.

Toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm trong tình trạng báo động không kích trong vài giờ.

10. Anh cho biết Nga có thể tăng cường năng lực hỏa tiễn nhằm vào Ukraine trong mùa đông

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Bảy cho biết Nga “có khả năng tạo ra một kho dự trữ đáng kể” hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không, gọi tắt là ALCM, và có “khả năng thực tế” là nước này sẽ sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Ukraine.

“Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, Nga đã tập trung tấn công tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia của Ukraine”, Bộ Quốc phòng cho biết trong tuyên bố đăng lên X, trước đây gọi là Twitter.

Bộ Quốc phòng cho biết: “Các báo cáo nguồn mở cho thấy kể từ tháng 4 năm 2023, tỷ lệ chi tiêu ALCM đã giảm, trong khi các nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh nỗ lực tăng tỷ lệ sản xuất hỏa tiễn hành trình”.

Bộ Quốc Phòng Anh kết luận: “Do đó, Nga có khả năng tạo ra một kho dự trữ ALCM đáng kể. Có khả năng thực tế là Nga sẽ lại tập trung những vũ khí này vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Ukraine trong mùa đông.”

Một số bối cảnh: Hôm thứ Tư, Ukraine đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt cứng rắn và tinh vi hơn đối với Nga sau khi có báo cáo cho rằng Nga đã vượt qua được các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu do phương Tây áp đặt để tăng cường sản xuất hỏa tiễn.

Mùa đông năm ngoái thật lạnh lẽo và tối tăm đối với nhiều người Ukraine, khi lực lượng Nga phóng hàng trăm hỏa tiễn và máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine - dường như với mục đích phá vỡ mạng lưới điện của đất nước - tạm thời cắt điện, nhiệt và nước cho hàng triệu người.

Theo công ty sản xuất điện nhà nước Ukraine, Ukrenergo, vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, khoảng 40% nguồn cung cấp điện bình thường ở Ukraine đã bị ngừng hoạt động.

11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định về việc Nga tăng cường phòng thủ xung quanh thị trấn Tokmak.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

Trong những ngày gần đây, các lực lượng Nga có thể đã tăng cường phòng thủ xung quanh thị trấn Tokmak bị chiếm đóng ở miền nam Ukraine, cách chiến tuyến hiện tại khoảng 16 km.

Nga có thể sẽ triển khai thêm các trạm kiểm soát, hệ thống phòng thủ chống tăng kiểu nhím và đào chiến hào mới trong khu vực do Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 58 của nước này nắm giữ.

Tokmak đang chuẩn bị trở thành trụ cột của tuyến phòng thủ chính thứ hai của Nga. Những cải thiện về khả năng phòng thủ của thị trấn có thể cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng của Nga về việc Ukraine đột nhập chiến thuật vào tuyến phòng thủ chính đầu tiên ở phía bắc.

12. Mỹ tặng Ukraine máy in 3D cỡ công nghiệp để sửa chữa xe tải, vũ khí và thiết bị

Theo Bill LaPlante, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, tháng trước, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một máy in 3D cỡ công nghiệp có thể được sử dụng để in các bộ phận thiết bị dự phòng có thể bị hỏng hoặc cần bảo trì.

LaPlante nói với Trung tâm An ninh Mới của Mỹ rằng chiếc máy in này có kích thước bằng một chiếc xe tải và “nó đang thay đổi cục diện” về việc quân đội Ukraine có thể sửa chữa xe tải, hệ thống hỏa tiễn và các loại vũ khí hoặc thiết bị khác do phương Tây cung cấp nhanh đến mức nào trong 18 tháng qua.

LaPlante cho biết, các công nghệ Ukraine cũng “rất xuất sắc trong khả năng bảo trì từ xa”, trong đó các quan chức Mỹ giúp họ sửa chữa mọi thứ từ xa – một chiến lược quan trọng, do dấu chân của Mỹ ở nước này phần lớn chỉ giới hạn ở đại sứ quán ở Kyiv.

Quan chức Mỹ cho biết Ukraine đã hoàn thành khóa đào tạo về máy in trong tuần trước.
 
Tình trạng GH tại Ấn Độ căng hơn nữa. Đối thoại giữa Nhà Trừ Tà và ma quỷ: Satan, Hãy sợ chúng tôi!
VietCatholic Media
17:16 17/09/2023


1. Đặc phái viên của Đức Thánh Cha và nhóm giáo dân từ chối thỏa thuận chấm dứt tình trạng bế tắc gay gắt giữa Syro-Malabar

Một thỏa thuận về mặt nguyên tắc nhằm giải quyết tranh chấp phụng vụ kéo dài trong Giáo hội Syro-Malabar của Ấn Độ được cho là hiện đang có nguy cơ sụp đổ sau khi bị đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô từ chối.

Một phong trào giáo dân hàng đầu cũng đã bày tỏ sự phản đối của mình đối với thỏa thuận, khiến số phận của nó bị nghi ngờ nghiêm trọng.

Theo các nguồn tin trong Giáo Hội Syro-Malabar, một ủy ban – bao gồm gồm chín giám mục và một nhóm linh mục đại diện cho Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, nơi tập trung cuộc tranh cãi - đã môi giới một thỏa thuận được hội đồng giám mục phê duyệt trước khi được chuyển tiếp đến Đức Tổng Giám Mục người Slovakia Cyril Vasil, cựu quan chức số hai trong Thánh Bộ các Giáo hội Đông phương của Vatican hiện đang đại diện cho Đức Thánh Cha trong cuộc tranh chấp.

Thay vì ký vào thỏa thuận, Đức Tổng Giám Mục Vasil được tường trình đã từ chối và thay vào đó yêu cầu các linh mục ở Ernakulam-Angamaly phải tuân thủ phương thức cử hành Thánh lễ thống nhất mới trước cuối năm nay nếu không sẽ phải đối mặt với hình thức kỷ luật.

Các quan chức của Giáo hội Syro-Malabar đã không trả lời yêu cầu bình luận của Crux.

Cuộc tranh chấp bắt đầu từ năm 2021, khi hội đồng quản trị của Giáo Hội Syro-Malabar, bao gồm các giám mục và do Đức Hồng Y George Alencherry lãnh đạo, quyết định yêu cầu Thánh lễ phải được cử hành hướng mặt về phía giáo dân trong Phụng vụ Lời Chúa và hướng mặt về bàn thờ trong suốt Phụng vụ Thánh Thể. Quyết định này nhằm mục đích tạo ra sự đồng nhất trong toàn Giáo hội.

Tuy nhiên, sắc lệnh đó đã bị phản đối bởi một số lượng lớn giáo sĩ và giáo dân ở Ernakulam-Angamaly, khu vực pháp lý lớn nhất trong Giáo Hội Syro-Malabar và là giáo phận nguyên thủy của Giáo Hội này, với lý do rằng Thánh lễ hướng về phía người dân trong suốt buổi lễ tượng trưng cho truyền thống địa phương của họ và là cũng phù hợp hơn với các giáo huấn phụng vụ của Công đồng Vatican II (1962-65).

Cuộc đụng độ đã dẫn đến những cuộc đối đầu thường xuyên và đã đóng cửa vương cung thánh đường trung tâm của Giáo Hội Syro-Malabar trong nhiều tháng.

Vào cuối tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Vasil làm Đại diện Giáo hoàng để cố gắng giải quyết tranh chấp. Thay vì tiến hành đàm phán, Đức Cha Vasil ấn định ngày 20 tháng 8 là hạn chót để tất cả các linh mục thực hiện Thánh lễ đồng nhất mới hoặc đối mặt với việc bị treo chén, nhưng các báo cáo cho thấy rằng chỉ một số ít trong số 328 giáo xứ ở Ernakulam-Angamaly thực sự tuân thủ.

Sau đó, ủy ban gồm chín thành viên đã gặp gỡ một phái đoàn gồm 12 đại diện linh mục. Được biết, một thỏa thuận được đề xuất đã đạt được thông qua, theo đó Thánh lễ hướng về mọi người sẽ tiếp tục được phép ở Ernakulam-Angamaly, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ dành cho vương cung thánh đường Đức Bà, tiểu chủng viện và một đền thờ hành hương quốc tế.

Hơn nữa, các linh mục đã đồng ý cử hành Thánh lễ theo cách thức do Thượng Hội đồng quy định ít nhất một lần tại mỗi giáo xứ, nhằm đáp lại yêu cầu của Đức Giáo Hoàng về việc thực hiện Thánh lễ thống nhất vào tháng 3 năm 2022. Trong khi đó, các giám mục cũng đồng ý rằng các giám mục được bổ nhiệm vào tổng giáo phận sẽ được phép cử hành Thánh lễ hướng mặt về phía dân chúng trong suốt phụng vụ giống như các linh mục.

Tuy nhiên, Đức Cha Vasil được cho là đã từ chối thỏa thuận, thay vào đó nhấn mạnh vào việc thực hiện chế độ thống nhất cho Thánh lễ trên toàn bộ tổng giáo phận.

Các linh mục phản đối hệ thống mới cho biết họ có ý định tiếp tục đấu tranh.

Cha Joyce Kaithakottil nói: “Thật không may khi nói rằng các giám mục nghĩ rằng dưới họng súng họ có thể bắt các linh mục tuân theo bất cứ điều gì được truyền lệnh”. “Theo như tôi hiểu, ngoại trừ một số linh mục, không ai sẽ tuân theo nếu bị đe dọa trừng phạt.”

Cha Kaithakottil bác bỏ những tuyên bố rằng các linh mục chống đối là “những kẻ nổi loạn” hoặc “những người bất đồng chính kiến”, lưu ý rằng trong số 12 linh mục đã thương lượng thỏa thuận với các giám mục, sáu linh mục giảng dạy tại các chủng viện lớn của Giáo hội Syro-Malabar, một vị là cựu hiệu trưởng đại chủng viện, và hai người là cựu chưởng ấn giáo phận.

Cha Kaithakottil nói: “Về nguyên tắc, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận quyết định của Thượng Hội đồng về hình thức cử hành, mặc dù các ngài đã đưa ra quyết định không theo đúng các bước thủ tục”. “Họ phải thể hiện sự cao thượng để chấp nhận một sự thay đổi trong cử hành vốn không phải là một phần thiết yếu của phụng vụ”.

Ngài nói: “Giải pháp chỉ có thể thực hiện được khi Thượng Hội đồng hiểu được thực tế cơ bản của người dân và tình hình mục vụ của tổng giáo phận”.

Trong khi đó, một tổ chức giáo dân vốn đi đầu trong việc chống lại phương pháp thống nhất của Thánh lễ cho biết họ sẽ từ chối thỏa thuận được đề xuất.

Almaya Munnettam, nhóm giáo dân, đã bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc họp ngày 7 tháng 9 với chính các giám mục đã gặp các linh mục trước đó. Nhóm nhấn mạnh rằng trước khi Thánh lễ thống nhất có thể được cử hành tại các nhà thờ thì phải được sự chấp thuận của hội đồng giáo xứ và đại hội đồng giáo dân.

Nhóm cũng đã thông báo với ủy ban giám mục gồm chín thành viên rằng cho đến khi tìm được giải pháp, nhóm sẽ tiếp tục phản đối các Thánh lễ theo phong cách thống nhất trong các nhà thờ và nhà nguyện trên toàn giáo phận.

Thực ra, việc cử hành thánh lễ quay mặt về phía giáo dân trong suốt buổi lễ không thể coi là một vấn đề về Phụng Vụ. Tất cả các linh mục Công Giáo Latinh đều cử hành thánh lễ quay mặt về phía giáo dân trong suốt buổi lễ. Chắc chắn việc cử hành thánh lễ như thế không phải là một vấn đề về Phụng Vụ.

Nguy hiểm của tình hình hiện nay là Giáo Hội Giáo Hội Syro-Malabar đang gặp rất nhiều khó khăn vì tình trạng bách hại tại Ấn Độ và những hậu quả của đại dịch coronavirus. Trong bối cảnh như thế người Ấn cảm thấy ngạc nhiên trước quyết tâm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa bề trên và bề dưới.


Source:Crux

2. Nhật Ký Trừ Tà số 257: “Satan, Hãy sợ chúng tôi!”

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #257: “Satan, Be Afraid of Us!”“, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 257: “Satan, Hãy sợ chúng tôi!”“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một phần quan trọng của quá trình đuổi quỷ là biến người bị quỷ ám thành ngôi nhà không mong muốn đối với ma quỷ. Điều này có nghĩa là không chỉ đóng mọi cánh cửa đối với ma quỷ mà còn biến người đó trở thành vật chứa thánh thiện nhất có thể cho Chúa.

Gần đây, một trong những nhà trừ quỷ của chúng tôi đang thẩm vấn ma quỷ trong một chàng trai trẻ, buộc chúng phải nhận ra rằng chúng không còn được chào đón nữa:

Thầy trừ quỷ nói: Tại sao ngươi không đi vào trái tim anh ta ngay bây giờ và cảm nhận sự hiện diện thánh thiện của Chúa và nói cho tôi biết trái tim anh ta thuộc về ai. Hãy cảm nhận sự hiện diện của Chúa.

Ác quỷ: hét lên

Nhà trừ quỷ lại tiếp tục tra vấn: Ai ở trong lòng anh ta, nhân danh Chúa Giêsu, ngươi hãy nói đi!

Quỷ đáp: Không có ai cả. Không có ai ở đó cả. Không có gì cả.

Thầy trừ quỷ nói: Tại sao ngươi không kiểm tra lại.

Ác quỷ hét lên

Thầy trừ tà nói: Hình như có cái gì ở đó, vì thế ngươi đang la hét.

Quỷ hét lên: Chẳng có gì ở đó cả. Tôi OK.

Thầy trừ tà nói: Tại sao ngươi không quay lại lần nữa.

Ác quỷ hét lên rồi thút thít khóc.

Nhà trừ quỷ hỏi lại: Nhân danh Chúa Giêsu, ta hỏi ngươi Chúa chúng ta có ở trong trái tim anh ta không?

Ác quỷ đáp: Đúng vậy.

Nhà trừ quỷ dấn sâu hơn: Trái tim của anh ta thuộc về Ngài rồi phải không?

Ác quỷ hét lên: Đúng vậy.

Nhà trừ quỷ kết luận: Và nó không thuộc về ngươi, phải không?

Ác quỷ gào lên: Đúng vậy. Tiên sư mày.

Trong Nghi thức trừ quỷ cũ mà nhiều nhà trừ quỷ vẫn sử dụng, một trong những lời cầu nguyện nguyền rủa đầu tiên ra lệnh cho ma quỷ là: “Sit tibi Terror corpus hominis, sit tibi formido imago Dei” nghĩa là: “Hãy để thân xác con người trở thành nỗi kinh hoàng đối với các ngươi; hãy để nó là một hình ảnh đáng sợ của Chúa đối với ngươi.” Dù mạnh mẽ như Sa-tan, hắn cũng chỉ là bụi đất so với Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống

Chúng ta, những người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và có Chúa Kitô ngự trong chúng ta qua Bí tích Rửa tội, Bí tích Thánh Thể và ân sủng thánh hóa, là nỗi kinh hoàng đối với Ma quỷ. Nó không thể chịu đựng được sự hiện diện của Chúa Kitô. Tuy nhiên, khi chúng ta phạm tội và xa cách Chúa Kitô, bóng tối có thể ngự trị trong tâm hồn chúng ta.

Rất nhiều người sợ Satan. Thật vậy, Satan khuyến khích nỗi sợ hãi này và nuôi dưỡng nó. Nhưng khi chúng ta, con cái Thiên Chúa, nhận ra phẩm giá đích thực của mình và sự ngự trị của Chúa Kitô, thì chính ma quỷ phải sợ chúng ta.


Source:Catholic Exorcism
 
Thánh Ca
TV 144
Lm. Thái Nguyên
15:42 17/09/2023
 
Thiên Chúa công bình
Lm. Thái Nguyên
15:44 17/09/2023