Ngày 16-09-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật 15-9-2013
Lm. Trần Đức Anh OP
04:43 16/09/2013
VATICAN. Tuy trời mưa, đã có hơn 50 ngàn tín hữu đến dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Phanxicô trưa Chúa Nhật 15-9-2013. Ngài đề cao lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa.

Trong bài huấn dụ ngắn, ngài đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Luca Chúa Nhật thứ 24 thường niên năm C nói về lòng từ bi và tha thứ của Thiên Chúa. ĐTC nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Trong phụng vụ hôm nay có đọc chương 15 của Tin Mừng theo thánh Luca, chứa đựng 3 dụ ngôn về lòng từ bi thương xót: dụ ngôn con chiên lạc, dụ ngôn đồng tiền bị mất và dụ ngôn dài nhất trong các dụ ngôn, tiêu biểu của thánh Luca, là dụ ngôn người cha và hai người con, người con ”hoang đàng”, và người con tưởng mình là công chính, tưởng mình là thánh. Cả 3 dụ ngôn đều nói về niềm vui của Thiên Chúa: nhưng đâu là niềm vui của Thiên Chúa? Thưa đó là tha thứ, niềm vui của Thiên Chúa là tha thứ! Đó là niềm vui của một mục tử tìm lại được con chiên của mình; niềm vui của một phụ nữ tìm lại được đồng tiền của mình; là niềm vui của một người cha đón nhận lại nơi nhà mình đứa con bị mất, như đã chết và nay được sống lại. Đó là tất cả Tin Mừng, là trọn Kitô giáo! Nhưng anh chị em hãy chú ý, đây không phải là tình cảm, là thái độ ”xuề xòa, cái gì cũng chấp nhân”! Trái lại, lòng từ bi là một sức mạnh thực sự có thể cứu vớt con người và thế giới khỏi bệnh ”ung thư” là tội lỗi, là sự ác luân lý và tinh thần. Chỉ có tình thương mới lấp đầy sự trống rỗng, những vực thẳm tiêu cực mà sự ác khơi lên trong các tâm hồn và trong lịch sử. Chỉ có tình yêu mới có thể làm điều này, đây là niềm vui của Thiên Chúa.

”Chúa Giêsu là tất cả từ bi, là tất cả tình thương: Ngài là Thiên Chúa làm người. Mỗi người chúng ta là con chiên lạc, là đồng tiền bị mất; mỗi người chúng ta là đứa con đã làm hư hỏng tự do của mình khi đi theo những thần tượng giả dối, ảo ảnh hạnh phúc, và đánh mất tất cả. Nhưng Thiên Chúa không quên chúng ta, Ngài là người Cha không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Là người Cha kiên nhẫn, luôn chờ đợi chúng ta! Chúa tôn trọng tự do của chúng ta, nhưng Ngài vẫn luôn trung tín, và khi chúng ta trở về cùng Chúa, Ngài đón tiếp chúng ta như những người con trong nhà Ngài, vì Ngài không bao giờ ngừng chờ đợi chúng ta trong tình yêu thương, dù là một giây phút. Con tim của Thiên Chúa mừng rỡ vì mỗi người con trở về. Ngài mở tiệc vì vui mừng! Thiên Chúa có niềm vui này, khi một trong những người tội lỗi như chúng ta đến với Ngài và xin tha thứ.

Vậy đâu là nguy hiểm? Nguy hiểm là chúng ta tự coi mình là người công chính và xét đoán người khác. Chúng ta xét đoán cả Thiên Chúa, vì chúng ta nghĩ rằng Ngài phải trừng phạt những kẻ tội lỗi, lên án tử cho họ, thay vì tha thứ. Và thế là chúng ta có nguy cơ bị ở ngoài nhà Cha! Như người con cả trong dụ ngôn, thay vì hài lòng vì đứa em trở về, anh ta giận dữ với cha vì đã đón tiếp đứa con ấy và mở tiệc ăn mừng. Nếu trong tâm hồn chúng ta không có lòng từ bi, không có niềm vui tha thứ, thì chúng ta không hiệp thông với Thiên Chúa, cho dù chúng ta tuân giữ mọi giới luật, vì chính tình thương cứu thoát, chứ không phải chỉ thực hành các giới luật. Chính lòng mến Chúa yêu người là sự chu toàn mọi giới răn. Đây chính là tình thương của Thiên Chúa, và niềm vui của Ngài: đó là sự tha thứ.

Nếu chúng ta sống theo luật ”mắt đền mắt, răng đền răng”, thì chúng ta không ra khỏi cái vòng sự ác. Ma quỷ là kẻ tinh ranh, hắn đánh lừa làm cho chúng ta tưởng rằng sự công chính phàm nhân của chúng ta có thể cứu thoát chúng ta và thế giới. Trong thực tế, chỉ có sự công chính của Thiên Chúa mới có thể cứu thoát chúng ta! Và sự công chính của Thiên Chúa được biểu lộ trong Thập Giá: Thập Giá là sự phán xét của Thiên Chúa trên tất cả chúng ta và trên thế giới này. Nhưng Thiên Chúa phán xét chúng ta như thế nào? Thưa bằng cách ban sự sống cho chúng ta! Đó là hành vi công chính tột đỉnh đã đánh bại quỷ vương của thế gian này một lần cho tất cả; và hành vi công chính tột đỉnh ấy cũng chính là lòng từ bi. Chúa Giêsu kêu gọi tất cả chúng ta hãy theo con đường ấy: ”Các con hãy có lòng từ bi như Cha các con trên trời là Đấng từ bi” (Lc 6,36).

Đến đây, ĐTC mời gọi tất cả mọi người, trong thinh lặng, hãy nghĩ đến người mà mình không có quan hệ tốt, những người mà chúng ta giận dữ họ, chúng ta không yêu thương họ. Chúng ta hãy nghĩ đến người ấy và trong thinh lặng, trong lúc này đây, cầu nguyện cho họ, và chúng ta trở nên từ bi đối với họ. Rồi ngài mời gọi mọi người: Giờ đâu chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Mẹ Từ Bi.

Lễ phong chân phước Brochero

Sau phép lành, ĐTC đã nhắc đến lễ phong chân phước hôm thứ bẩy 14-9 vừa qua và nói rằng:

”Anh chị em thân mến, hôm qua, tại Argentina, đã có lễ phong chân phước cho cha José Gabriel Brochero, linh mục thuộc giáo phận Córdoba, sinh năm 1840 và qua đời năm 1914. Được tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy, cha đã hoàn toàn hiến thân cho đoàn chiên, để mang mọi người vào Nước Thiên Chúa, với lòng từ bi vô biên và lòng nhiệt thành đối với các linh hồn. Cha ở với dân, tìm cách mang bao nhiêu người đi tham dự các cuộc linh thao. Sau cùng cha bị mù và phong cùi, nhưng đầy an vui, niềm vui của một mục tử tốt lành.

Bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi muốn chia sẻ niềm vui của Giáo Hội tại Argentina vì lễ phong chân phước cho vị mục tử gương mẫu này, Cha cưỡi lừa dong ruỗi không biết mệt mỏi trên những con đường khô cằn trong xứ đạo của cha, đi từng nhà tìm kiếm những người được ủy thác cho cha, để mang họ về với Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Kitô, nhờ lời chuyển cầu của vị tân Chân phước, gia tăng con số các linh mục, biết theo gương cha Brochero, hiến thân phục vụ công cuộc rao giảng Tin Mừng, quì gối trước Đấng chịu đóng đanh, để làm chứng cho các nơi về lòng yêu thương và từ bi của Thiên Chúa.

ĐTC cũng nhắc đến Tuần Lễ xã hội của các tín hữu Công Giáo Italia kết thúc hôm qua (15-9) tại thành Torino về chủ đề ”Gia đình, hy vọng và tương lai của xã hội Italia”. Tham dự Tuần lễ này có 1.300 đại biểu đến từ các nơi ở Italia. Ngài nói:

”Tôi chào thăm tất cả các tham dự viên và vui mừng vì sự dấn thân rất lớn trong Giáo Hội tại Italia cùng với các gia đình và cho các gia đình, và là một khích lệ lớn cho cả các tổc hức và toàn nước nửa. Hãy can đảm lên, hãy tiến bước trên con đường này.

Sau cùng ĐTC đã chào thăm tất cả các tín hữu hành hương hiện diện: các gia đình, các nhóm thuộc các xứ đạo, các bạn trẻ.
 
28 trường đại học Dòng Tên lọt vào danh sách “các đại học và cao đẳng tốt nhất nước Mỹ”
Chỉnh Trần, S.J.
08:43 16/09/2013
Tất cả 28 trường đại học Dòng Tên tiếp tục lọt vào danh sách “các đại học và cao đẳng tốt nhất nước Mỹ”

SJVN – 28 trường đại học của Dòng Tên Hoa Kỳ lại tiếp tục được đưa vào báo cáo xếp hạng “các Đại học và cao đẳng tốt nhất Hoa Kỳ” năm 2004 của U.S. News & World Report, một tổ chức khá nổi tiếng trong việc khảo sát và xếp hạng các trường học tại Hoa Kỳ. 27 đại học nghiên cứu và đào tạo chương trình cao học cùng với 1 trường về các môn khoa học, xã hội và nhân văn được xếp hạng dựa theo thế mạnh riêng của mỗi trường.

Best Colleges 2013_cropNăm nay có 11 trường thăng hạng so với năm ngoái. Vài vị trí đáng chú ý trong xếp hạng năm nay có: đại học Creighton liên tục giữ vị trí quán quân suốt 11 năm qua trong số các đại học đào tạo cao học thuộc khu vực Trung Tây Hoa Kỳ; đại học Marquette thăng 8 hạng, từ 83 lên hạng 75 trong số các đại học quốc gia; hai trường thăng 7 bậc là Đại học Holy Cross (từ 32 lên hạng 25) trong sống các trường đào tạo về các môn khoa học, xã hội và nhân văn và Đại học Saint Peter (từ 108 lên hạng 101 trong số các đại học đào tạo master theo vùng).

Xếp hạng của US. News căn cứ vào các thẩm định và lượng giá của giới chuyên môn, khả năng ổn định, nguồn lực giảng viên, trình độ sinh viên, nguồn lực tài chính, tỷ lệ tốt nghiệp và khả năng đóng góp của cựu sinh viên sau 4 năm học.

Cha Michael J. Sheeran, Dòng Tên, chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Dòng Tên nói, “Xếp hạng năm 2014 của U.S. News & World minh chứng rõ ràng rằng các trường đại học Dòng Tên khắp cả nước tiếp tục được xếp vào những cơ sở giáo dục xuất sắc.”

Dưới đây là bảng xếp hạng các trường Dòng Tên năm 2014:

Xếp hạng toàn quốc (dành cho những trường chuyên về nghiên cứu; đào tạo các chuyên ngành sau đại học, chương trình cao học và nghiên cứu sinh):

20. Georgetown University
31. Boston College
57. Fordham University
75. Marquette University
101. Loyola University Chicago
101. Saint Louis University
117. University of San Francisco

Xếp hạng theo ngành khoa học, xã hội và nhân văn (đào tạo sau đại học)

25. College of the Holy Cross

Xếp hạng theo khu vực

Các đại học đào tạo cao học khu vực phía Bắc

3. Fairfield University
5. Loyola University Maryland
8. University of Scranton
11. Saint Joseph’s University
24. Le Moyne College
27. Canisius College
101. Saint Peter’s University

Các đại học đào tạo cao học khu vực phía Nam

9. Loyola University New Orleans
16. Spring Hill College

Các đại học đào tạo cao học khu vực Trung Tây

1. Creighton University
4. Xavier University
7. John Carroll University
20. Rockhurst University
25. University of Detroit Mercy

Các đại học đào tạo cao học khu vực phía Tây

2. Santa Clara University
3. Loyola Marymount University
4. Gonzaga University
6. Seattle University
27. Regis University

Các đại học đào tạo cao học khu vực phía Nam

6. Wheeling Jesuit University

Websites của Hiệp hội các trường ĐH và CĐ Dòng Tên tại Mỹ: http://www.ajcunet.edu/Member-Institutions

Chỉnh Trần, S.J.
 
Truyền giáo: Tình hình ở Cộng hòa Trung Phi đang xấu đi nhanh chóng
Anthony Đông Thái
08:56 16/09/2013
Truyền giáo: Tình hình ở Cộng hòa Trung Phi đang xấu đi nhanh chóng

Luân Đôn, 13 tháng 9, 2013 (Zenit.org) Tình hình ở Cộng hòa Trung Phi đang xấu đi đáng kể, theo một nhà truyền giáo Công Giáo đang làm việc ở quốc gia này.

Cha Aurelio Gazzera nói với Tổ chức từ thiện Công Giáo Aid to the Church in Need (Viện trợ cho Giáo Hội cần giúp đỡ) rằng “tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn” ở Tây bắc Tổng giáo phận Bouar.

Các linh mục Dòng Cát Minh Ý cho biết: “Các sự kiện xảy ra dày đặc và nhanh chóng trong những ngày gần đây và sự gây hấn của quân nổi dậy đã tăng lên”.

Cha Gazzara nói rằng hơn 3.500 ngôi nhà bị đốt cháy ở Bohong và thi thể của những người bị thiệt mạng vẫn còn nằm trên đường phố.

Giao tranh bắt đầu trong và xung quanh thị trấn Bossangoa vào Chúa Nhật vừa qua, và ít nhất 60 người đã thiệt mạng trong những ngày kế tiếp.

Cha Gazzara nói thêm: “Tình hình rất lộn xộn. Một mặt người ta nói những người ủng hộ của cựu Tổng thống Bozize bị lật đổ đang giao chiến đấu với Séléka. Mặt khác, một chứng nhân đã chạy (bộ) trốn từ Bossangoa đến Bozoum (nơi có điểm truyền giáo Cát Minh) lại báo với tôi rằng tất cả bắt đầu với cuộc giao tranh giữa Séléka và các cư dân trẻ của thị trấn”.

Hơn 30.000 người, khoảng 80% cư dân của Bossangoa, đã bỏ chạy.

Cha Gazzera nói rằng khu vực này có một “tổ hỗn cực kỳ nguy hiểm của các nhóm vũ trang khác nhau và xu hướng gia tăng bạo lực của phiến quân Séléka” -người nắm quyền vào tháng 03 năm nay.

Nhà truyền giáo làm việc tại Cộng hòa Trung Phi 20 năm nay cũng bày tỏ lo ngại về mối quan hệ xấu đi giữa người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Cha nói rằng, trong các cuộc tấn công tuần qua “không phải duy nhất một nhà Hồi giáo bị đốt cháy”, thêm vào đó thanh niên Hồi giáo còn chỉ cho quân nổi dậy các tòa nhà để đốt hay cướp phá.

Cha Gazzera cho biết: “Dường như cuộc đảo chính tháng 03 đã mang lại điều tồi tệ nhất trong trái tim của người dân. Rất khó để nói mọi thứ sẽ phát triển như thế nào. Có lẽ giao tranh có thể nổ ra một lần nữa.

“Nhưng ngay cả bây giờ, việc tái thiết sẽ mất nhiều năm: xây dựng lại các tòa nhà , mà còn – thậm chí quan trọng hơn nữa - xây dựng lại bên trong con người.

“Người dân cảm thấy đau khổ, nhưng họ cũng chịu đựng gánh nặng bằng phẩm giá tuyệt vời. Bất chấp tất cả, người ta vẫn không thấy thù hận hay giận dữ với những người đã đem những bất hạnh lên họ. Nhưng mọi người cũng rất mệt mỏi, bởi vì không có việc làm. Tình trạng trống vắng.

“Mọi người lo sợ tương lai và không thể nhìn thấy bất kỳ ánh sáng ở cuối đường hầm. Và có vẻ như không ai nghe thấy tất cả những điều này và không có điều gì được thực hiện để giải quyết nó.

“Nhưng đồng thời có một đức tin rất lớn: câu nói mà mọi người thường nghe nhất là ‘Nzapa một yeke’ – ‘Thiên Chúa ở đây’.”

Anthony Đông Thái
 
Sáu tháng đầu của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
19:57 16/09/2013
Ngày 13 tháng Chín vừa qua là ngày Đức Phanxicô thi hành thừa tác vụ Phêrô được đúng 6 tháng. Nhân dịp này, một số nhận định sau đây đã được viết về ngài.

Một nhân cách phong phú và phức tạp

Elise Harris của CNA/EWTN News cho rằng phong cách đặc biệt của Đức Phanxicô mỗi ngày mỗi rõ nét hơn và phần đông đồng ý rằng phong cách ấy nhấn mạnh nhiều tới bản chất mẫu thân và từ ái của Giáo Hội.

Ít nhất đó cũng là nhận định của nhà phân tích Châu Mỹ La Tinh Alejandro Bermudez: “Tôi nghĩ ngài muốn chứng tỏ một cách đầy ý thức khía cạnh mẫu thân và từ ái của Giáo Hội, một khía cạnh vừa hết sức thực ... vừa hay bị lãng quên. Tôi nghĩ đó là một trong các đặc điểm định tính của triều đại ngài”.

Bermudez hiện là giám đốc điều hành của CNA và phụ trách một số chương trình truyền hình bằng tiếng Tây Ban Nha cho EWTN. Ông từng là bình luận gia khách về các vấn đề tôn giáo cho tờ New York Times và là phóng viên Châu Mỹ La Tinh cho tờ National Catholic Register. Ông cũng là tác giả cuốn sách mới xuất bản tựa là “Đức GH Phanxicô: Người anh em ta, Người bạn của ta” gồm các bài phỏng vấn, suy tư của người cùng trang lứa, của các giáo sư và bằng hữu thân thiết với Đức Giáo Hoàng trước khi ngài được bầu.

Là người vốn quen biết với Đức Phanxicô lúc ngài còn là TGM Buenos Aires, Bermudez cho biết: sáu tháng đầu tiên trong ngôi vị giáo hoàng “cho thấy nhân cách của Đức Phanxicô phong phú và phức tạp xiết bao... Ngài có khả năng tự xác định mình mà không cần phải so sánh với các vị tiền nhiệm. Phanxicô tự xác định ngài là Phanxicô”.

Tuy nhiên, dù nhân cách này vẫn “liên tục một cách đáng kể với con người chúng tôi từng biết trong tư cách Hồng Y Bergoglio” như đích thân gọi điện thoại cho những người không quen biết để an ủi, chào thăm hay khuyến khích họ, theo Bermudez, nó cũng đã có nhiều thay đổi từ ngày ngài ngồi vào Tòa Phêrô.

Một trong những thay đổi có ý nghĩa nhất là “năng lực và niềm phấn khởi của ngài khi gặp gỡ người ta. Trước đây, ngài là người không được thoải mái mấy với đám đông”. Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro đầu mùa hè này, ngài “là một người hoàn toàn khác, một cách tốt đẹp, theo nghĩa: ngài hết sức thoải mái với đám đông, không giống như trong quá khứ”.

Không những thế, ngài còn làm gương cho nhiều người cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội. Theo Bermudez, ngài là tu sĩ Dòng Tên “từ đầu đến chân, trăm phần trăm Inhã, nghĩa là trung thành với truyền thống linh đạo của Thánh Inhã thành Loyola”. Chính Dòng này đã phổ biến lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, từng được mạc khải cho Thánh Nữ Margaret-Mary Alocoque đầu thập niên 1600.

Theo Bermudez, Dòng Tên “coi trái tim như trung tâm con người nhân bản, một trái tim cần được biến đổi và cần được canh tân hoàn toàn”.

“Việc biến đổi trái tim này làm Kitô hữu trở thành trái tim của Giáo Hội, và khi trái tim Giáo Hội được biến đổi, Giáo Hội trở thành trái tim của thế giới, có khả năng biến đổi thế giới”.

Bermudez giải thích rằng việc biến đổi này không phát triển “theo một tuyến thời gian cứng ngắc”. Nghĩa là một khi người Công Giáo biến đổi, thì Giáo Hội sẽ biến đổi và chỉ sau đó, thế giới mới biến đổi. Đúng hơn, Dòng Tên coi diễn trình biến đổi này là một diễn trình đồng thời, trong đó, “mọi thay đổi trong trái tim con người đều được phản ảnh trong các thay đổi của Giáo Hội, và các thay đổi trong Giáo Hội được phản ảnh trong các thay đổi của thế giới”.

Phương thức đó đã được thấy rõ trong cả tư duy lẫn thực hành mục vụ của Đức HY Bergoglio và là điều mỗi ngày mỗi được thấy rõ hơn nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. “Ngài là người hoàn toàn xác tín rằng bất cứ cuộc cải tổ Giáo Hội nào cũng bắt đầu bằng việc biến đổi trái tim”.

Hai điều mới mẻ lớn lao

Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, nhân dịp này, nói tới 2 điều mới lạ lớn lao của Đức Phanxicô: chọn tên Phanxicô và việc chấm dứt chính sách qui Âu Châu của Giáo Hội.

Chính Đức Tân Giáo Hoàng đã giải thích lý do của việc chọn tên Phanxicô: để tập chú vào người nghèo. Còn về sự kiện không-Âu Châu, cha Lombardi cho hay: “Điều này được nhìn một cách tích cực như là việc mở rộng chân trời. Ta thấy điều này cách đặc biệt trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới” trong đó, phong cách của Đức Phanxicô là phong cách “mục vụ, phương thức giao tiếp với con người là phương thức trực tiếp và ngôn ngữ của ngài là ngôn ngữ đơn giản”.

Mọi vị giáo hoàng đều có tính phổ quát, “dù việc bầu một giáo hoàng xuất thân từ một lục địa khác, trên thực tế, vẫn mang tới một điều gì đó đặc biệt trong phong cách, trong viễn tượng nhìn, và đó là điều toàn thể Giáo Hội mong muốn”.

Phát ngôn viên Tòa Thánh cũng nói tới cung cách Đức Phanxicô vươn tay ra với những ai “đã ra xa lạ” với Giáo Hội. Cha cho hay: “Phong thái, ngôn ngữ trực tiếp của Đức Giáo Hoàng, các thái độ của ngài, cả nét mới mẻ trong lối sống của ngài nữa, đã khiến người ta xúc động sâu xa và tạo nên chú ý và hứng khởi lớn lao”.

Cha Lombardi cũng nhấn mạnh rằng phía đàng sau sự tò mò, còn có một yếu tố sâu xa lôi cuốn mọi người, đó là “Sự kiện Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới một Thiên Chúa tình yêu, một Thiên Chúa xót thương, một Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ, Đấng mà ngài đề cập tới với một dạ khiêm cung”.

Về cuộc cải tổ giáo triều, Cha Lombardi cảnh giác ta không nên quá chú trọng tới những cải tổ về cơ cấu. “Điều quan yếu là cuộc cải tổ muôn thuở về sinh hoạt Giáo Hội và về phương diện này, Đức GH Phanxicô, qua gương sáng của ngài, qua nền linh đạo của ngài, thái độ khiêm nhường và sự gần gũi của ngài, chắc chắn muốn đem ta gần lại Chúa Giêsu, ngài muốn biến ta thành một Giáo Hội lữ hành, gần gũi với nhân loại ngày nay, nhất là nhân loại đau khổ, đang cần biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa”.

Sức mạnh thiên nhiên

John L. Allen Jr của tờ National Catholic Reporter, sau khi kể hàng loạt các điều “nhất” và thành tích của Đức Phanxicô trong suốt 6 tháng qua, đã đi đến nhận định sau: “Không thể lầm lẫn nữa: Đức Phanxicô là một hiện tượng, một sức mạnh thiên nhiên nâng cao hoài mong, đảo lộn tiên đoán, tạo ra chiều hướng khả thể mới, khiến người ta cứng lưỡi, và trong một số giới, gia tăng lo lắng, tất cả chỉ trong vòng nửa năm trời ngắn ngủi”.

Allen đồng ý với Bermudez khi cho rằng những ai từng quen biết với Đức HY Bergoglio hồi ngài còn ở Buenos Aires, hẳn phải ngạc nhiên lúc gặp lại ngài trong tư cách Giáo Hoàng. Vì theo họ, nay ngài thật thoải mái trên diễn đàn công.

Thực vậy, lúc còn ở Buenos Aires, Đức HY Bergolio nổi tiếng là người không thân thiện với giới truyền thông, càng tránh được truyền thông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Người ái mộ ngài thì gọi đó là khiêm nhường. Người phê phán thì bảo ngài “đáng nản” hay “xám ngắt”. Nói gì thì nói, khía cạnh đó đã trở thành “phong cách”.

Thành thử thấy ngài chiếm được lòng người một cách “vũ bão”, đến độ khiến đám đông ở Ba Tây “loạn cuồng” gần như muốn cưỡng đoạt đoàn xe hộ tống ngài, muốn “săn đuổi” ngài như các thiếu nữ săn đuổi Justin Bieber trong buổi hòa nhạc, làm cho bằng hữu cũ và thân nhân của ngài ngỡ ngàng như được “mạc khải” điều gì hoàn toàn mới lạ!

Em gái duy nhất còn sống là Maria Elena Bergoglio, trong một cuộc phỏng vấn của tờ National Catholic Reporter hồi giữa tháng Tư, cho rằng “Anh tôi gần gũi với dân chúng Á Căn Đình ở đây, nhưng hôm nay hình như anh ấy còn gần gũi hơn nữa và có khả năng diễn tả tâm tình một cách hay ho hơn nhiều, điều mà tôi cho là nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp”.

Giải thích thế nào thì giải thích, các chính khách và những người tăm tiếng đều ước mong có được sức lôi cuốn của Đức Phanxicô. Nguyên việc ngài lôi cuốn hơn 3 triệu người tới bãi biển Copacabana của Ba Tây hồi tháng Bẩy cũng đã phá tan các kỷ lục của Rolling Stones rồi.

Và cũng như Bermudez và cha Lombardi, Allen cho rằng Đức Phanxicô là người của trái tim. Từ được ngài dùng nhiều nhất trong sáu tháng qua là “hân hoan” (hơn 100 lần), tiếp theo là từ “thương xót” (gần 100 lần). Ngài lấy lòng thương xót làm tâm điểm cho bài giảng lễ đầu tiên tại nhà thờ giáo xứ Thánh Anna tại Vatican (17 tháng Ba) và đã lặp lại nó trong buổi đọc kinh Truyền tin cùng ngày. Ngài bảo: “Đối với tôi, và tôi xin khiêm cung nói điều này, sứ điệp mạnh mẽ nhất của Chúa là lòng thương xót”. Lòng thương xót này phản ảnh trong chính huy hiệu của ngài Miserando atque eligendo (xót thương và tuyển chọn). Huy hiệu này khiến ngài rất mộ mến và thực hành bí tích giải tội.

Người ta tin rằng cuộc cải tổ của Đức Phanxicô mà ai cũng mong chờ sẽ biến Giáo Hội Chúa Kitô thành một Giáo Hội biết xót thương và cảm thông.

Không bị nuốt trửng bởi chức vụ

Người điểm sách của tờ Catholic Herald ở London là Francis Phillips, sau khi kể ra một số cử chỉ ngoại thường của Đức Phanxicô, đã có nhận định sau: ngài là “người không bị nuốt trửng bởi chức vụ và là người có cách riêng để thổi sinh khí mới vào chức vụ cổ kính, nạm đầy truyền thống này. Các đặc điểm này khiến Đức Giáo Hoàng dễ đến với tâm trí người bình thường... chúng đem lại cho thế giới và cho hàng ngũ giáo dân Công Giáo một cái nhìn mới mẻ về người đứng đầu cộng đồng tôn giáo lớn nhất thế giới”.

Phillips thích lối nói ứng khẩu của Đức Phanxicô dù có vì thế mà ngài hay bị báo chí thế tục giải thích sai. Bài xã luận của tờ Telegraph ở London chẳng hạn, khi nhận xét về lá thư ngài gửi cho tờ La Republica trong đó, ngài nói rằng lòng xót thương của Thiên Chúa áp dụng cho cả người vô thần nếu họ chịu theo tiếng lương tâm của họ, đã cho rằng chủ trương này quả là Tin Mừng biết điều (Gospel of niceness). Hình như họ không chịu đọc câu sau chữ “nếu”.
 
Top Stories
Vietnam: Bishop slandered on state television system
J.B. An Dang
05:11 16/09/2013
Bishop of Vinh Diocese was slandered on the state television system of lying, intentionally breaking the law, and instigating unrest against the government of Vietnam. More Catholics in My Yen, Nghe An would be arrested, state media outlets threaten.

In a 10 minute report on government television broadcasted on Sunday night 15th September, Bishop Paul Nguyen Thai Hop of Vinh Diocese was accused of fabricating “everything” in an effort to turn a normal legal proceeding against two parishioners into a symbolic case of persecution against Catholics.

“During an interview with foreign media, Bishop Nguyen Thai Hop distorted the truth, falsely accused the government of Vietnam in order to turn a normal legal proceeding into somewhat they would call the persecution of the Church, and violations of religious freedom” state television reported.

The report went on alleging the prelate “took advantage of parishioners’ beliefs and their lack of knowledge of the law to instigate unrest, intentional breaking of the law and acting against the interests of both the nation and the Church.”

The media outlet cried out “no one can be above the law”, threatening more arrests would follow to restore the social order in Nghe An Province.

In another development, Ngo Ba Hao, vice chairman of the province’s Communication Committee sent an urgent letter to the bishop, warning him to shut down the Web site of the diocese or face legal actions as the Web site, according to his own assessment, is being operated without government's permission.

In fact, Vietnam government has never granted any permission to Church institutions. Due to pastoral needs, dioceses in Vietnam run their Web site at the risk of being prosecuted at any time.

The entire Vietnamese Catholic Church, both domestic and in diaspora, has shown full support to the Diocese of Vinh in its defiant responses to recent defamatory attacks by government media, defending the good name of its bishop and the integrity and safety of its religious community.

Stressing the calm attitude and honesty of Bishop Paul Nguyen Thai Hop, who is also chairman of the Episcopal Commission for Justice and Peace, the diocesan curia accused government newspapers and TV stations of "manipulating the truth," stirring up minds, "complicating the issues" and causing "offence and outrage" among people.

A violent crackdown in recent days against peaceful protests in Nghe An province is at the origin of the clash between local authorities and the Catholic community. This came after hundreds of Catholics had taken to the streets to demand the release of two co-religionists who have been in jail for defending their rights to worship against plainclothes police harassment since last June without formal charges against them.

Catholics in Vietnam and abroad all concern that bishop Paul Nguyen Thai Hop would soon face more character assassinations and eventually would end up being pressured to resign as in the case of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi who had been slandered publicly in state media outlets for years since August 2008. Intense pressure mounted to his early retirement on May 13, 2010.
 
Nuovi attacchi da governo e tv di Stato vietnamita contro il vescovo di Vinh
Asia-News
04:43 16/09/2013
Un servizio di 10 minuti andato in onda ieri sera ha lanciato accuse diffamatorie contro mons. Paul Nguyen Thai Hop e la comunità cattolica locale. Il prelato inciterebbe alla rivolta, sfruttando una vicenda legale per creare casi di persecuzione religiosa. A rischio chiusura anche il sito web della diocesi. Cattolici vietnamiti in patria e all’estero uniti in difesa del prelato.

Vinh (AsiaNews) - Le autorità vietnamite, col sostegno dei media, hanno lanciato un nuovo, violento attacco contro la diocesi di Vinh e mons. Paul Nguyen Thai Hop, "colpevole" di chiedere la liberazione di due parrocchiani, rinchiusi da mesi e senza alcun motivo in carcere. In un servizio di 10 minuti trasmesso ieri sera dalla Tv di Stato sono emerse accuse durissime nei confronti del prelato, colpevole di aver "mentito, infranto la legge di proposito e incitato alla rivolta" contro Hanoi. I cattolici avrebbero "montato ad arte" una vicenda giuridica - questo è quanto affermano le autorità - per trasformarla in un caso di "persecuzione religiosa". E alla campagna diffamatoria seguono poi le minacce contro la comunità cattolica di My Yen e Nghe An, con la promessa di "nuovi arresti" nel caso in cui la protesta continui.

"In un'intervista a giornali stranieri - accusa la tv di Stato di Hanoi nel servizio in onda ieri - il vescovo Nguyen Thai Hop ha manipolato la verità, lanciato false accuse verso il governo del Vietnam al fine di trasformare quella che è una normale procedura in un caso di persecuzione contro la Chiesa". Il prelato avrebbe inoltre "sfruttato" i cattolici e la loro buona fede per "fomentare rivolte". Il servizio si è chiuso con un monito, che è più simile a una minaccia: "nessuno è al di sopra della legge" e vi saranno "altri arresti" se la ribellione continua.

Insieme al vescovo, le autorità vietnamite hanno preso di mira anche il sito web della diocesi di Vinh. Ngo Ba Hao, vice-presidente del Comitato per le telecomunicazioni, ha inviato una lettera urgente a mons. Paul intimandogli di chiudere il sito, perché "opera senza il permesso delle autorità". Peraltro un permesso mai concesso dalle autorità alla Chiesa, anche se oggi è sempre più necessaria la pagina web per poter far fronte alle esigenze pastorali.

A difesa della diocesi di Vinh si schiera l'intera comunità cattolica vietnamita, in patria e all'estero, contro quelli che sembrano sempre più "attacchi diffamatori" per screditare il vescovo e la diocesi. Dalla curia respingono al mittente le accuse, riaffermando una volta di più la bontà dell'operato di mons. Paul e la pretestuosità degli attacchi delle autorità, privi inoltre di qualsiasi fondamento.

Al centro della controversia la vicenda legata alla parrocchia di My Yen, che chiede la liberazione di due fedeli in carcere dal giugno scorso senza nemmeno un capo di accusa formale a loro carico. La diocesi di Vinh e il suo vescovo sono intervenuti a difesa dei parrocchiani in cella, chiedendone la liberazione, e dell'intera comunità, legittimandone le proteste. Il sostegno dei vertici cattolici diocesani ha scatenato la reazione delle autorità locali e centrali, che hanno avviato una campagna diffamatoria verso mons. Paul Nguyen Thai Hop e minacciato di intervenire con durezza per sedare la protesta.

Da tempo il governo vietnamita ha lanciato una campagna di repressione verso blogger, attivisti e dissidenti che chiedono libertà religiosa, il rispetto dei diritti civili o la fine dell'egemonia del partito unico, per la quale è stata anche lanciata una petizione. Solo nel 2013, Hanoi ha arrestato oltre 40 attivisti per crimini "contro lo Stato", in base a una norma che gruppi pro diritti umani bollano come "generiche" e "vaghe". Anche la Chiesa cattolica deve sottostare a vincoli e restrizioni e i suoi membri sono vittime di persecuzioni: a gennaio un tribunale vietnamita ha condannato 14 persone, fra cui cattolici, al carcere con l'accusa di aver tentato di rovesciare il governo, in una sentenza criticata con forza da attivisti e movimenti pro diritti umani.
 
Vietnamese Government and State TV launch fresh attacks on Bishop of Vinh
Asia-News
05:34 16/09/2013
A 10 minute report aired last night made slanderous accusations against Msgr. Paul Nguyen Thai Hop and the local Catholic community . The prelate is charged with leading a revolt , exploiting a story to create legal cases of religious persecution . Diocesan website risks closure. Vietnamese Catholics at home and abroad united in defense of the prelate.

Vinh (AsiaNews) - Vietnamese authorities, with the support of the media, have launched a new , violent attack against the Vinh diocese and Msgr . Paul Nguyen Thai Hop, "guilty" of asking for the release of two parishioners imprisoned for months without motive. In a 10-minute report broadcast last night by state television harsh accusations were made against the prelate , guilty of "lying , breaking the law on purpose and inciting to revolt " against Hanoi. The Catholics are accused of having "artfully fabricated" a legal issue - this is what the authorities say - to transform it into a case of "religious persecution ." And the smear campaign was followed by threats against the Catholic community of My Yen and Nghe An, with the promise of "new arrests" if the protests continued .

"In an interview with foreign journalists - claimed the state television broadcast service in Hanoi yesterday - t Bishop Nguyen Thai Hop manipulated the truth, made false accusations against the government of Vietnam in order to transform what is a normal procedure into a case of persecution against the Church . " The prelate also apparently "took advantage" of Catholics and their good faith to "foment riots." The report ended with a warning , which sounded more like a threat : "no one is above the law" and there will be " more arrests " if the rebellion continues.

Along with the bishop, the Vietnamese authorities have also targeted the website of the diocese of Vinh . Ngo Ba Hao , vice - president of the Committee for telecommunications , sent an urgent letter to Msgr. Paul sent an urgent letter to the prelate asking him to shut down the Web site of the diocese or face legal actions as the Web site is operated without the government permission. In fact, the government has never granted any such permission to Church institutions. Due to pastoral needs, dioceses in Vietnam run their websites at the risk of being prosecuted at any time.

The entire Vietnamese Catholic Church, both domestic and in diaspora, has shown full support to the Diocese of Vinh in its responds to recent defamatory attack by government media, defending the good name of its bishop and community and reiterating the baseless accusations of the authorities.

The dispute is really over events linked to the parish in My yen, which is seeking the release of two parishioners who have been in jail since last June without even a formal accusation being made against them. The diocese of Vinh and its bishop intervened in defense of the imprisoned parishioners, requesting the release , and the entire community , legitimizing the protests . The support of the diocesan Catholic leadership has sparked the reaction of the local and central authorities , who have launched a smear campaign against Msgr. Paul Nguyen Thai Hop and threatened to intervene harshly to quell the protest.

For some time now, the Vietnamese government has been involved in a campaign of repression against bloggers, activists and dissidents seeking religious freedom, respect for civil rights, or the end of the one-party state. A petition has been launched for that purpose. In 2013 alone, Hanoi has arrested more than 40 activists for crimes "against the state", a legal notion human rights groups consider too general and vague. The Catholic Church has also been subjected to constraints and restrictions; its members, victims of persecution. In one case back in January, a Vietnamese court sentenced 14 people, including some Catholics, to prison on charges of attempting to overthrow the government, a ruling criticised forcefully by and human rights activists and movements.
 
Vietnam: A Thai Binh, un paysan, exaspéré par une expropriation, ouvre le feu sur cinq cadres administratifs et se donne la mort
Eglises d'Asie
08:56 16/09/2013
L’opinion publique vietnamienne vient à nouveau de s’enflammer comme elle l’avait fait lors de l’affaire de Doan Van Vuon, du nom de cet entrepreneur qui avait résisté les armes à la main aux policiers venus l’exproprier. Les circonstances sont cette fois-ci encore plus tragiques. Le 11 septembre dernier, un habitant de Thai Binh, Dang Ngoc Viêt, victime d’une récente expropriation de terrain, a pénétré à l’intérieur du siège du Comité populaire et a ouvert le feu sur cinq cadres du Centre pour le développement des terres, organisme chargé de l’indemnisation des personnes expropriées. L’un d’eux est mort, trois autres ont été blessés. Dang Ngoc Viêt s’est ensuite donné la mort en retournant son arme contre lui-même.

Selon le journal Thanh Niên du 12 septembre, l’auteur de cet acte désespéré n’avait aucun antécédent judiciaire. L’enquête policière n’a révélé aucune trace de produit stupéfiant dans son corps. Les divers témoignages rapportés indiquent que, depuis son expropriation, sa famille se trouvait dans une situation très précaire. La presse officielle se montre discrète sur les motivations de l’agresseur. Celui-ci, dit-elle, était en désaccord avec la somme proposée pour l’indemniser de la perte de ses terres. Selon les déclarations faites au site Dât Viêt par la jeune fille qu’il devait épouser, Dang Ngoc Viêt avait, à de multiples reprises, fait part de son exaspération devant l’insuffisance de l’indemnisation proposée par les pouvoirs publics, à savoir 7 millions de dongs au mètre carré (250 euros), alors que le prix du marché était de 10 millions de dôngs (360 euros). Au total, pour sa maison et son terrain expropriés, il devait recevoir 500 millions de dongs (17 800 euros), somme qu’il devait recevoir en plusieurs versements. Au troisième paiement, il avait exprimé le désir de rendre l’argent déjà reçu et d’être indemnisé en nature par un nouveau terrain pour lequel il était prêt à payer une somme supplémentaire. Cela lui avait été refusé.

Cependant, la plupart des commentaires parus sur des tribunes plus indépendantes font de ce geste désespéré un signe de l’exaspération croissante de la population vietnamienne devant la multiplication des spoliations de terrains au profit de projets lucratifs pour l’administration. Certains articles ont pris pour titre l’énoncé d’un dicton vietnamien : « Lorsque le cours d’eau s’emporte, il brise les digues » (‘Tuc nuoc vo bo’) (1).

Dès le lendemain, le 12 septembre, l’affaire a fait l’objet de débats au sein du Comité permanent de l’Assemblée nationale. Le président de l’Assemblée, Nguyên Sinh Hung, a déclaré qu’il fallait d’urgence remanier le projet de loi sur les terrains, qui sera débattu à la prochaine session du Parlement. Celui-ci devra délimiter précisément le degré d’importance des projets donnant lieu à des expropriations, afin de diminuer ces dernières. Des juristes ont aussi fait remarquer les imprécisions et contradictions de la loi actuelle en ce domaine. L’article de la Constitution faisant du peuple tout entier le propriétaire collectif de la terre et de l’Etat son représentant donne lieu à de multiples interprétations. Par ailleurs, cette même constitution ne prévoit d’expropriation que pour des motifs de défense nationale, de sécurité publique ou encore d’intérêt général. Or, le projet de loi sur les terrains ajoute un autre motif, très vague, à savoir « le développement économique et social ».

Bien que ce soit la première fois qu’un conflit entre les autorités et les personnes spoliées de leurs biens entraînent mort d’homme, l’affaire de Thai Binh n’est qu’un des innombrables conflits liés à des expropriations et des indemnisations non satisfaisantes. La presse a signalé des centaines de manifestations protestant contre des accaparements de terrain pour des projets dits d’urbanisation, mais souvent de caractère commercial (2).

Les évêques vietnamiens ont clairement énoncé, et cela à plusieurs reprises, leur point de vue sur le problème des expropriations des terres. Particulièrement, en 2008, à l’occasion des conflits de l’archidiocèse de Hanoi avec l’Etat concernant les propriétés spoliées, la Conférence épiscopale avait mis en cause le statut légal de la terre dans le Vietnam d’aujourd’hui et rappelé que la propriété privée est un des droits de l’homme.

(1) Voir Radio Free Asia, émission en vietnamien du 13 septembre 1013.
(2) Les informations utilisées dans cette dépêche ont été recueillies sur les sites en langue vietnamienne : Vietcatholic News, Radio Free Asia, RFI et sur plusieurs organes de la presse officielle.

(Source: Eglises d'Asie, 16 septembre 2013)
 
Pope Francis to Rome priests: ''never settle for simple administration''
Vatican Radio
11:03 16/09/2013
2013-09-16 Vatican - Pope Francis on Monday morning met for over two hours with priests from the Diocese of Rome.

The private meeting, an annual event that takes place in the Basilica of Saint John Lateran, was a moment of greetings and exchange.

After the Vicar General of Rome, Cardinal Agostino Vallini delivered his welcoming speech, the Pope addressed the clergy and then took time to answer the many questions they put to him.

His first words to his brother priests were words of encouragement and closeness.

Speaking off the cuff to bishops, vicars, priests and deacons, Pope Francis said the Church needs “shepherds of the people, not clerics of the State”. Dipping into a letter he had written to his priests when he was Archbishop of Buenos Aires in 2008, a year after the Aparecida Conference, and that he used as a text upon which to reflect in the lead-up to this encounter, the Pope said “a priest belongs to the people of God” and he reminded priests never to lose their identity which is in communion with the Holy Spirit, because without the Holy Spirit – he said - “we are in danger of losing our way in the understanding of faith”, and run the risk of ending up disoriented and self-referenced.

And Pope Francis told his fellow bishops always to be close to the rest of the clergy, and to support them in times of difficulty and fatigue.He invited them to be both pastors and zealous missionaries who live in constant yearning to go in search of the lost, never settling for simple administration.

He called on his fellow priests never to be too lax or too severe, but to be merciful, taking care of the sinner and accompanying him on the journey of reconciliation.And he urged them never to forget that they were plucked from the flock, reminding them to always defend themselves against the “rust” of spiritual worldliness” and the “spiritual corruption which threatens the very nature of a shepherd”.

Pope Francis concluded telling his brother priests to be loving disciples of the Good Shepherd, guarding their own precious and fragile flocks with tenderness, and never forgetting that special “preferential option” for the poor.
 
Vietnam: Police crush protests against Catholics' imprisonment
Christian Today Australia
11:47 16/09/2013
Around 40 people have been injured in Vietnam during a protest against the 3-month detention of two Catholics on minor charges.

The protest on Sept. 4 in Nghi Phuong, south of Hanoi, was a response to the police refusal to release Nguyen Van Hai, 43, and Ngo Van Khoi, 53, who were arrested May 22 for "disturbing the public order".

Protesters claimed the police had promised the duo's release by Sept. 4, although police later denied this claim. Tear gas, batons and police dogs were used to disperse protests. Around 15 protesters were arrested.

On Sept. 8, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media released a statement condemning the government's role in ordering the harsh police response.

"The laws of Vietnam have become an effective means for the authorities to use whenever they want to suppress their own people," the statement read.

Vietnam is No. 21 on the 2013 World Watch List, an annual ranking of the 50 countries where life as a Christian is most difficult. It is published by Open Doors International, a ministry to Christians living under pressure for their faith.

"In the coming years, it is unlikely that the situation will change substantially in favour of the Christian minority.

Authorities have started to place more restrictions on areas that have experienced a more 'lax' approach from the government for years," reports the List.

Of the country's approximate 9.7 million Christians, more than 8 million are Catholics.
 
Corée du Sud: Les évêques inaugurent le pèlerinage de « la route des martyrs »
Eglises d'Asie
16:45 16/09/2013
Les évêques catholiques de Corée du Sud ont pris leur bâton de pèlerin le 10 septembre dernier afin d’encourager les croyants catholiques à mettre leurs pas dans ceux de leurs « prédécesseurs dans la foi », qui ont fondé dans le sang l’Eglise sud-coréenne.

Dans une démarche représentant une grande première pour l’Eglise sud-coréenne, 21 évêques ont fait le 10 septembre dernier un pèlerinage à pied sur les traces des martyrs de Corée. Les prélats, accompagnés de quelque 300 prêtres, religieux et laïcs, étrennaient un itinéraire « aux sources de l’évangélisation » conçu tout spécialement par la Conférence des évêques catholiques de Corée (CBCK) dans le cadre de l’Année de la Foi.

Le choix de la date n’était pas dû au hasard, le « mois des martyrs » étant traditionnellement célébré en septembre par l’Eglise de Corée du Sud, et le 20 septembre prochain étant selon le calendrier sanctoral, la fête de saint André Kim Tae-gon (Dae-geon) et de ses compagnons, que l’on nomme plus communément les « 103 martyrs » (1).

C’est au XVIIe siècle, sous la dynastie Joseon (Djo-son ou Choseon, 1392-1910), d’inspiration confucéenne, que fut introduit le catholicisme en Corée. Mais le premier Coréen catholique fut Pierre Yi-Sung-hun (1756-1801), baptisé en Chine, qui devint un fervent missionnaire de retour dans son pays. Mais la condamnation par l'Eglise des rites confucéens du culte des ancêtres déclencha l'affrontement entre les chrétiens, la morale confucéenne et les usages de la dynastie Joseon. Plusieurs vagues de persécutions s'abattirent alors sur les chrétiens de Corée du XVIIIe siècle à la fin du XIXe siècle.

Préparée de longue date par l’équipe pastorale de l’archidiocèse de Séoul, cette « route des martyrs » se veut un moyen de faire connaître aux croyants les lieux saints de leur pays tout en les sensibilisant à une démarche de foi consistant à « mettre ses pas dans ceux de leurs prédécesseurs dans la foi ».

« Notre vie semble moins fructueuse si on la compare à celle de nos martyrs; ausssi nous, les évêques, sommes venus mettre nos pas dans les leurs pour partager leurs souffrances », a écrit Mgr Peter Kang U-il, président de la CBCK et évêque de Cheju sur le site de la CBCK le 13 septembre dernier.

« Il y a tant à découvrir [ à travers] leur exemple, leqeul peut nous permettre de faire grandir notre dialogue avec le Seigneur », a déclaré de son côté Mgr Andrew Yeom Soo-jung, archevêque de Seoul, lors de la messe d’inauguration de ce chemin de pèlerinage le 2 septembre dernier, célébrée dans la cathédrale de Myeong-dong sous l'intitulé « Je suis le Chemin, la Vérité et la Vie ».

Donnant l’exemple, les évêques ont pris leur bâton de pèlerin et ont inauguré eux-mêmes le « chemin des martyrs » dont les routes ont été pavées tout récemment par l’archidiocèse. « La plupart de ces sites sont inconnus des catholiques de Séoul», regrette Mgr Yeom, qui reconnaît que la principale raison est qu’il « ne reste pratiquement aucune trace de ces grandes persécutions, hormis le monument érigé sur le sanctuaire de Seosumun ». L'itinéraire comprend sept lieux principaux de pèlerinage, étalés sur un parcours balisé s'étendant sur une dizaine de km au sud de Séoul.

L’archidiocèse a également lancé un site web sur lequel on peut découvrir la vie des martyrs et l'itinéraire de « la route des saints ». Une application sur smartphone sera bientôt disponible. Pour les « croyants plus âgés », le CBCK prépare des prospectus traditionnels, qui seront envoyés dans chaque paroisse.

Mardi 10 septembre, le pèlerinage des évêques a commencé par un temps de prière dans la chapelle du campus de la faculté de théologie Songsin, l'Université catholique de Corée, où se trouvent des reliques de saint Andrew KimTaegon, premier prêtre coréen martyr, décapité le 16 septembre 1846.

Les pèlerins se sont rendus ensuite à Left Podo-cheong, lieu d’exécution de plusieurs martyrs, où s’élève aujourd’hui le quartier général de la police, à gauche du palais de Kyeongbok datant de la dynastie Joseon.

Le pèlerinage s’est poursuivi par une étape à Supyo-gyo, un pont se trouvant près de l’ancien lieu de résidence de Yi Byeok, l'un des fondateurs de l'Eglise primitive de Corée ( martyrisé en 1785), avant de s'acheminer vers la cathédrale de Myeongdong dont la crypte abrite les reliques de neuf martyrs sud-coréens.

La quatrième étape du « parcours des saints » mène au au Seosomun Martyrs’ Shrine, construit sur les lieux où furent martyrisés 44 des 103 saints martyrs de Corée ainsi que de nombreux autres « serviteurs de Dieu morts pour leur foi dans les premiers temps de l’Eglise coréenne ». Les évêque se sont ensuite recueillis au Danggogae Martyrs’ Shrine, une colline où furent exécutés dix catholiques coréens.

Le Saenamteo Martyrs’ Shrine, où furent martyrisés 11 prêtres aux débuts de l’évangélisation représente l’avant-dernière étape de ce périple aux sources de la foi coréenne. Il précède le principal sanctuaire consacré aux martyrs, qui est aussi le plus connu des catholiques sud-coréens: le Jeoldusan Martyrs’ Shrine. Primitivement appelée Yongdubong (« Sommet de la tête du dragon »), le lieu a été rebaptisé Jeoldusan, (« montagne des décapitations »), après que 8 000 catholiques y perdirent la vie durant la persécution de 1866.

Aujourd’hui s’y dresse une église avec une crypte où reposent les restes de 28 martyrs de cette dernière grande vague de persécution. Le sanctuaire comprend également un musée et une grande statue de saint Andrew Kim Dae-geon se dressant devant le site. Chaque 20 septembre, l’église Saint André Kim Tae-gon de Jeoldusan accueille une foule de pèlerins pour la célébration de la fête des 103 martyrs.

Parallèlement à cette initiative de la "route des saints", l’archidiocèse oeuvre toujours pour la béatification et la canonisation de quelque 126 autres martyrs, parmi lesquels figurent le P. Choi Yang-oeb, Paul Yun Ji-coong et ses 123 compagnons, qui furent tués pour leur foi en 1801 (2).La CBCK espère que la question sera évoquée durant le consistoire du 30 septembre prochain et que ces canonisations pourront avoir lieu l’année prochaine, peut-être lors de la visite du pape François en Corée du Sud.

Selon le dernier rapport annuel de la CBCK de mai 2013, la croissance de l’Eglise en Corée du Sud est régulière malgré une baisse de la pratique des fidèles, une tendance amorcée il ya déjà plusieurs années. Une hausse de 1, 6 % cette année a pour la première fois fait dépasser à l’Eglise le chiffre de 10 % de la population totale du pays.

Forte de ce développement qui la fait surnommer « le tigre asiatique de l’Eglise », la communauté catholique de Corée du Sud s’est lancé un défi de taille avec l'ambitieux plan pastoral de la CBCK, diffusé dans les paroisses dès 2008. Intitulé « Evangelization Twenty Twenty », il prévoit d’augmenter de 20 % d’ici 2020 le nombre de catholiques sud-coréens.

(1) Ces 103 martyrs ont été canonisés par Jean-Paul II en 1984, lors de sa visite pastorale en Corée du Sud. Parmi eux se trouvaient dix missionnaires français ( dont 3 évêques) - des prêtres des Missions Etrangères de Paris -, André Kim Tae-gon et 92 laïcs dont Paul Chong Ha-sang, l’un des principaux chefs de la communauté chrétienne, ainsi que de nombreux « vieillards, jeunes et enfants » qui « témoignèrent de leur foi dans le sang» lors des persécutions du XIXe siècle.

(2) Les 103 martyrs canonisés en 1984, avaient tous été tués lors des persécutions de 1839, 1846 et 1866. Les martyrs de 1801 quant à eux n'avaient pu être béatifiés faute de documents probants sur leur vie personnelle et leur foi, éléments qui semble-t-il, ont été à ce jour rassemblés par la CBCK.

(Légende photo: Statue de saint Andrew Kim Dae-geon, devant le sanctuaire de Jeoldusan. DR

Source: Eglises d'Asie, 16 septembre 2013)
 
Pope Francis: Approach mystery of the Cross with prayer and tears
VIS
16:47 16/09/2013
2013-09-14 Vatican - At the Mass for the Feast of the Exaltation of the Holy Cross, Pope Francis said the mystery of the Cross is a great mystery for mankind, a mystery that can only be approached in prayer and in tears.

In his homily, the Pope said that it is in the mystery of the Cross that we find the story of mankind and the story of God, synthesised by the Fathers of the Church in the comparison between the tree of the knowledge of good and evil, in Paradise, and the tree of the Cross:

“The one tree has wrought so much evil, the other tree has brought us to salvation, to health. This is the course of the humanity’s story: a journey to find Jesus Christ the Redeemer, who gives His life for love. God, in fact, has not sent the Son into the world to condemn the world, but that the world might be saved through Him. This tree of the Cross save us, all of us, from the consequences of that other tree, where self-sufficiency, arrogance, the pride of us wanting to know all things according to our own mentality, according to our own criteria, and also according to that presumption of being and becoming the only judges of the world. This is the story of mankind: from one tree to the other.”

In the Cross there is the “story of God,” the Pope continued, because we can say that God has a story.” In fact, “He has chosen to take up our story and to journey with us,” becoming man, assuming the condition of a slave and making Himself obedient even to death on a Cross:

“God takes this course for love! There’s no other explanation: love alone does this. Today we look upon the Cross, the story of mankind and the story of God. We look upon this Cross, where you can try that honey of aloe, that bitter honey, that bitter sweetness of the sacrifice of Jesus. But this mystery is so great, and we cannot by ourselves look well upon this mystery, not so much to understand – yes, to understand – but to feel deeply the salvation of this mystery. First of all the mystery of the Cross. It can only be understood, a little bit, by kneeling, in prayer, but also through tears: they are the tears that bring us close to this mystery.”

“Without weeping, heartfelt weeping,” Pope Francis emphasized, we can never understand this mystery. It is “the cry of the penitent, the cry of the brother and the sister who are looking upon so much human misery” and looking on Jesus, but “kneeling and weeping” and “never alone, never alone!”

“In order to enter into this mystery, which is not a labyrinth but resembles one a little bit, we need the Mother, the mother’s hand. That she, Mary, will make us understand how great and humble this mystery is; how sweet as honey and how bitter as aloe. That she will be the one who accompanies us on this journey, which no one can take if not ourselves. Each one of us must take it! With the mother, weeping and on our knees.”
 
Vietnam: Bishops, priests and faithful respond to state TV's false accusations
J.B. An Dang
21:49 16/09/2013
In response to the false accusations of state-run TV, bishops, priests and more than thousands of faithful gathered in a Mass for Justice and Peace.

A day after the slanderous report launched by state run television on Sunday September 15th against Bishops of Vinh and the local Catholic community, Bishop Emeritus Paul Maria Cao Dinh Thuyen concelebrated Mass with Bishop Paul Nguyen Thai Hop, the main target of the slanderous attack, auxiliary bishop Peter Nguyen Van Vien along with two hundred priests and more than two thousand Catholics to pray for justice and peace.

The historic Mass was celebrated at St. Anthony shrine, the pilgrim centre of the diocese of Vinh, not far from the scene where police brutally attacked parishioners on September 4th. Many priests travelled hundreds of miles just to be able to join the unusual diocesan gathering to show their support and solidarity with the accused bishop and fellow Catholics.

To many, the Mass itself was seen as a defiant gesture against the rigid "norms” of the Vietnamese religious affairs policy which dictates that “extraordinary ceremonies” or large scale gatherings must be approved in advance by local governments.

After the Mass, bishops and priests had a meeting to discuss on preparation of an open letter in response to false accusations against the diocese as a whole by the government.

“Yes, they indeed slandered us with false accusations. Once again, I'm very sad that the authorities continue to air false information in this day and age when people around the world are approaching the goal of clear, accurate information,” said Bishop Paul Nguyen Thai Hop in responding to accusations against him, after thanking all for coming to show their support for him and parishioners of My Yen.

All of 176 priests present at the Mass discussed and co-signed on a diocesan letter in response to the government infamous letter No 139/UBND-NC. The diocese comes united with a determination to set the record straight by presenting the facts and let the public see for themselves who were truly behind the violence and physical attacks against innocent people at My Yen since May 22, 2013 as Bishop Paul Nguyen Thai Hop quoted during the Mass: "The Truth will set you free."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Lưu Mỹ thắp nến cầu nguyện hiệp thông với giáo xứ Mỹ Yên
Joseph Nguyễn Văn Khởi
10:00 16/09/2013
VINH - Hiệp thông cùng toàn thể giáo phận Vinh hướng về giáo xứ Mỹ Yên đau thương, tối thứ 7 ngày 14/09/2013, cha Phêrô Khanh Nguyễn Duy Khanh cùng đông đảo giáo dân giáo xứ Lưu Mỹ (Giáo Phận Vinh) cùng nhau quy tụ trong nhà thờ giáo xứ chầu thánh thể, thắp nến cầu nguyện cho hai cha quản xứ và bà con giáo xứ Mỹ Yên.

Xem hình ảnh

Trước giờ chầu cha quản xứ đọc thư hiệp thông của các chức sắc tôn giáo bạn: Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành gửi tới giáo phận vinh nói chung và toàn thể bà con giáo xứ Mỹ Yên nói riêng. Qua đó, mọi người thấy rằng người Công Giáo không cô độc trước bạo quyền nhưng vẫn còn biết bao nhiêu người lương thiện không cùng tôn giáo hiệp thông và đồng cảm.

Trong giờ chầu cầu nguyện, ngoài các lời cầu cho những người thương đau tại giáo xứ Mỹ yên trong vụ chính quyền Nghệ An bạo hành vừa qua còn có cả lời cầu cho các cấp chính quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo và có lòng thương xót nhiều người dân lành, nghèo khó chân lấm tay bùn.

Kết thúc giờ chầu, toàn thể cộng đoàn hát vang bài hát kinh hòa bình của thánh Phanxicô khó khăn để cầu cho mọi người biết yêu thương nhau và thế giới được hòa bình.

Giờ chầu khai mạc vào lúc 19h45 và kết thúc vào lúc 21h15.
 
Giáo xứ Thuận Nghĩa tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân Gx Mỹ Yên
PV Thuận Nghĩa
10:04 16/09/2013
GP VINH - Cùng với gần 200 giáo xứ trong Giáo phận, tối thứ 7 ngày 14 tháng 9 năm 2013, giáo xứ Thuận Nghĩa làm giờ chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể cầu nguyện cho Giáo Phận, cho các nạn nhân ở Giáo xứ Mỹ Yên, đồng thời cầu nguyện cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng sự thật và công lý.

Xem hình ảnh
 
Lễ giỗ ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:16 16/09/2013
CĐCGVN Sydney Tham Dư Lễ Giỗ Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận Tối thứ Hai 16/09/2013 Giáo dân trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard Sydney tham dự Lễ Giỗ 11 Năm của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Xem hình ảnh

Trước khi khai mạc Thánh lễ, trình chiếu sơ lược về những hình ảnh sinh hoạt Thánh lễ đúc kết niêm phong hồ sơ phong Chân Phước của Đức Cố Hồng Y bên Roma. Sau đó quý Cha và Đại diện Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney đến trước bàn thờ Đức Cố Hồng Y dâng nén hương kính nhớ. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người trong Cộng Đồng đã không quản ngại thời tiết mưa gió đã đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận sau đó quý Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Nguyễn Thái Hòa cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Thánh lễ Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn nói chính môi miệng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gọi Đức Cố Hồng Y Thuận là “Người con Phương Đông” Người con Phương Đông bây giờ cả toàn thế giới biết đến không phải là vị Giám Mục trẻ trung nhất mà là biết đến vị Giám Mục đã dám yêu thương kẻ thù, và có lẽ tinh thần yêu thương kẻ thù mình làm cho Ngài sống mãi trong tâm hồn của chúng ta. Đức Hồng Y George Pell Tổng Giám Mục Giáo Phận Sydney cũng đã nói trong đời Ngài cảm phục duy nhất hai người. Người thứ nhất là Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và người thứ hai không ai khác hơn là Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận…

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên uý Trưởng cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Hội Đồng Mục Vụ, đặc biệt cám ơn Ca đoàn Ngôi Ba Giáo đoàn Mt.Pritchard đã tích cực đóng góp giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng.
 
Mục tử tôi tớ Chúa người Việt
Hà Minh Thảo
10:18 16/09/2013
Thứ hai ngày 16.09.2013, chúng ta kỷ niệm 11 năm ngày Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận chấm dứt đường lữ thứ trần gian để về Nhà Cha hưởng vinh phúc bên Thiên Chúa. Trong năm vừa qua, tiến trình phong Chân Phước cho Vị Tôi Tớ Chúa đã bước sang giai đoạn mới.

I.- KẾT THÚC TIẾN TRÌNH ĐIỀU TRA CẤP GIÁO PHẬN.

Ngày 05.07.2013, tại Vương cung Thánh đường Thánh Antôn Padua ở Rôma (Ý-đại-lợi), Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma (vì Đức Thánh Cha Phanxicô chính là Tổng Giám mục Rôma, nên Đức Hồng Y Vallini tuy với chức danh Giám quản vẫn hành sử quyền Tổng Giám mục) đã chủ tọa Thánh Lễ đánh dấu là thời điểm kết thúc tiến trình điều tra cấp giáo phận của án phong Chân phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận. Tiến trình điều tra này đã được bắt đầu từ gần ba năm, ngày 22.10.2010, tám năm ngày Đức nguyên Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn từ trần.

Một kế hoạch trong tiến trình này nhằm một phái đoàn Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình đến Việt Nam để thu hoạch chứng cứ và nghe nhân chứng tại Việt Nam cho việc tiến hành phong Chân phước cho Hồng Y Tôi tớ Chúa từ 23.03 đến 09.04.2012 đã bị hủy bỏ vào phút cuối bởi nhà cầm quyền Hà Nội. Ngày 22.03.2012, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Sài Gòn nói: ‘Toà đại sứ Việt Nam tại Italia thu hồi visa nhập cảnh của phái đoàn Toà thánh Vatican. Liên lạc với Phòng Kitô, Ban tôn giáo – dân tộc Sài Gòn và nơi này bảo không biết chuyện đó và chuyển giao ‘lý do’ đó sang Bộ ngoại giao và Ban tôn giáo chính phủ.

Sau Thánh Lễ, một buổi thuyết trình đã được tổ chức về sáu lá thư mục vụ mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã viết từ năm 1968 đến năm 1973. Sáu lá thư này đã được chuyển ngữ sang tiếng Ý và được xuất bản bởi thư viện Vatican cùng Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (Vatican Insider).

Xin nhắc lại :

- Năm 1968 là năm của Thãm sát Tết Mậu Thân : Lợi dụng thời gian hưu chiến dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, ngày 30.01.1968, Bắc Việt đã mở cuộc tổng công kích vào thủ đô và các thị xã. Tại Sàigòn, cộng quân đã đánh vào cửa sau Dinh Độc lập và xâm nhập Tòa Đại sứ Mỹ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tuy bị bất ngờ, nhưng đã anh dũng đánh bật các đơn vị cộng sản ra khỏi các vị trí bị chiếm đóng. Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho Quốc gia. Chính trị và quân sự ảnh hưởng không tốt đến xã hội ;

- Năm 1973 là năm ký Hiệp định Paris ngày 27.01.1973 để quân Mỹ trút khỏi Việt Nam ‘trong danh dự’. Để chắc thắng cử nhiệm kỳ II, Tổng thống Richard Nixon giao cho Henry Kissinger làm mọi cách để Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, dù chống đối mãnh liệt và không có dấu hiệu ‘bán nước’, vẫn phải ký. Ông Nixon đã thành công trong cuộc bầu cử ngày 07.11.1972, nhưng đã phải từ chức khi lưỡng viện Lập pháp bắt đầu tiến trình luận tội ngày 09.08.1974.}

Ngày 06.07.2013, lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho khoảng 400 tham dự viên nhân dịp kết thúc giai đoạn Giáo phận trong tiến trình điều tra phong chân phước cho Đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận một cuộc triều . Người nói (xin trích) :

« … nhiều người làm chứng là đã được khích lệ nhờ được gặp gỡ với Vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của Người. Kinh nghiệm ấy chứng tỏ tiếng tăm thánh thiện của Người được phổ biến qua chứng tá của bao nhiêu người đã gặp Đức Hồng Y và vẫn còn giữ trong tâm hồn nụ cười hiền hòa và tâm hồn cao thượng của Người.

Nhiều người biết Đức Hồng Y qua các tác phẩm của Người, đơn sơ và sâu xa, chứng tỏ tâm hồn tư tế Người được kết hiệp sâu xa với Đấng đã mời gọi Người trở thành thừa tác viên lòng từ bi và tình thương của Chúa.

Bao nhiêu người đã viết, kể lại những ơn lành và dấu lạ mà họ tin là nhờ lời chuyển cầu của Hồng Y Tôi Tớ Chúa Văn Thuận. Chúng ta cảm tạ Chúa vì Người Anh đáng kính này, người con của Phương Đông, đã kết thúc hành trình trần thế Người trong việc phục vụ Vị Kế Vị Thánh Phêrô.

Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria sự tiếp tục án phong này, cũng như tất cả các án phong đang tiến hành… »

Lúc 16 giờ ngày 06.07.2013, Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành tại Nhà thờ Đức Mẹ Cầu Thang của Dòng Camêlô Nhặt Phép ở Roma, nơi có mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

II.- THÊM MỘT SỰ CẤM ĐOÁN.

Ngày 02.07.2013 lúc 21 giờ, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức đã bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội chặn lại không cho xuất cảnh khi ông được thư mời của Hội đồng Công lý và Hòa bình tham dự lễ ‘Bế mạc phần điều tra tại Giáo phận’ trong hồ sơ phong Chân phước cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Cấm xuất cảnh không lý do mà ông Đức đã kể cho ông Mặc Lâm, phóng viên Đài Á châu Tự do RFA : « Tôi đến quầy vé của hãng Hàng không Thái vì tôi được phép transit qua Thái đến Rome. Khi tôi vào quầy thì một cô nhân viên trẻ, ấp úng khi xem tên tôi, rồi một cô có vẻ dáng như là tổ trưởng đến cô ấy nói mời tôi sang gặp công an trước đã. Tôi vào phòng công an đợi mấy phút thì có một anh Thượng tá tên Phạm Tiến Dũng, anh thông báo với tôi là tôi không được phép xuất cảnh. Nếu tôi có kiến nghị hay khiếu nại gì thì về 44 và 46 Trần Phú Cục Quản lý xuất nhập cảnh để biết thêm. Tôi cũng chỉ biết như thế và cũng chỉ thi hành lệnh.

Sau đó tôi bảo vì là cơ quan nhà nước nên tôi đề nghị phải có văn bản để xác định việc này chứ không thể xác định bằng mồm. Anh ta nói là do anh ta muốn sự việc nhẹ nhàng thì như vậy là được rồi. Nhưng tôi dứt khoát phải đòi giấy tờ. Sau đó thì anh ta có mời một đại úy khác tới và anh đại úy kia là cũng người của Cục Xuất nhập cảnh luôn, anh ta tên là Hoàng Dương. Anh kia viết biên bản và tôi có giữ một bản photo đây: biên bản về việc giữ tôi lại không cho xuất cảnh.

Tôi có hỏi họ lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh và tôi muốn biết ngay tại đây. Anh ấy trả lời là Cục Xuất nhập cảnh cũng không cho các anh ấy biết lý do. Ông tự nhủ ‘tôi buồn phải làm công dân Việt Nam, nơi bị chà đạp thô bạo về dân quyền. Chính quyền muốn làm gì thì làm, dù oan ức đến đâu người dân đều phải chấp nhận ».

Về nhân duyên giữa ông và vị Hồng Y quá cố, ông Đức cho biết : Khi làm ở Phòng Tôn giáo của Bộ Công an, người ta có ‘đối sách’ về Đức Cha vì một tội rất to là cháu của Ngô Đình Diệm và sự về Sài Gòn làm Phó Tổng Giám mục là để lót ổ lên Tổng Giám mục nên Người bị chuyển ra Bắc. Do phải có một đội trông Người và ông là một sĩ quan lâu năm nên đề nghị để ra học tiếng Pháp với Đức Cha, chứ không để trông Người. Khi học tiếng Pháp thì tôi cảm nhiễm tinh thần Đức Cha. Sau khi xảy ra sự kiện Thiên An môn, không còn muốn làm công an nữa vì, như thế, dễ phải đi đàn áp dân và tôi chuyển ngành nhưng không được, xin thôi việc cũng không cho nên phải bỏ việc. Khi được Rửa tội tôi rửa tội ở Nhà thờ lớn thì Cha Ngân, nay trở thành Giám mục, bảo Cha Hùng, mời anh viết diễn giải có đề ‘Con Đường Đức Tin Qua Cây Cầu Francisco Savie Nguyễn Văn Thuận’, rồi được gởi qua Tòa Thánh để bổ túc vào hồ sơ phong thánh, sau khi được Cha Sỹ yêu cầu ông ký vào những bản dịch khoảng 4,5 thứ tiếng. Hiện nay, thỉnh thoảng ông đi chia sẻ Đức tin và đặc biệt là ở nhà thờ Thái Hà. Đôi khi có Cha hỏi thăm và ông dẫn ngưòi đến nhà nơi giam Đức Cha Thuận ở đấy.

Đức Cha Thuận sống 13 năm trong ngục tù cộng sản, một số sự việc trong đời sống này đã được Người kể lại trong ‘Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá’, tác phẩm được dịch ra 8 thứ tiếng, để phục vụ các tham dự viên ‘Những Ngày Giới Trẻ’ năm 1997 tại Paris. Trong ngày tưởng niệm vị Mục tử Việt Nam đang có án phong Chân phước, chúng ta cùng đọc lại vài trích đoạn sau:

1/ « Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

- Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?
- Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?
- Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…).

Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe! »

2/ « Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: "Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con". Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói... Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Đức, Úc, Áo, v.v... Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời... Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp... tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy: "Điều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta".

Khi nào có hai hay ba người hợp nhau vì danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ". »

Đề nghị : Tại sao chúng ta không noi gương Đức Hồng Y ? Khi mình có diễm phúc đi du học, làm việc hay du lịch hải ngoại, chúng ta có dịp quan sát sự tự do, lối sống dân chủ của người dân địa phương, sinh hoạt chính trường nhằm tìm kiếm sự ‘công bằng xã hội’… Bắt chước Người, khi về Quê hương, chúng ta cần kể lại, ít nhất, cho thân nhân hay bè bạn, nếu ngại gặp những ‘tai mắt’ của công an. Tổ quốc và Dân tộc đang cần chúng ta…

Đức Cha Nguyễn Văn Thuận còn được người khác, giáo dân lẫn cộâng sản, khuyên bảo :

3/ Thời gian bị quản thúc ở Giang xá, có ông lão nhà quê, tên là ông quản Kính, từ giáo xứ Đại Ơn lẻn vào thăm tôi. Tôi không bao giờ quên được lời ông khuyên tôi: ‘Thưa cha, cha không hoạt động tông đồ được thì xin cha cầu nguyện cho Hội thánh; ở trong tù cha đọc một kinh hơn một nghìn kinh cha đọc lúc ở ngoài tự do!’

4/ Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:

‘Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh’.

Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản mà đi cầu nguyện Đức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông như sau:

‘Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Đức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy’.

Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: ‘Lạy Mẹ, Mẹ đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con mới còn sống đây!’.

III.- TIẾN TRÌNH CÒN LẠI.

Trong gần ba năm của tiến trình điều tra, đã có gần 120 nhân vật bao gồm các Hồng Y, Đức Cha, Linh mục, Giáo dân và những thành viên thuộc gia đình Đức Hồng Y Thuận đã làm chứng trước các thành viên của Ủy ban sử học. Hồ sơ vụ án tổng cộng gần 1.650 trang, thêm vào đó 10.974 trang bài viết của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, mà phần lớn chưa được công bố. Từ nay, vụ án sẽ bước sang một giai đoạn mới, được gọi là ‘cấp Tòa Thánh’ hay ‘cấp Rôma’ và mọi hồ sơ sẽ được chuyển về Bộ Phong Thánh.

Trao đổi với Vatican Radio, ông Hilgeman Waldery, cáo thỉnh viên án phong chân phước của Đức Hồng Y, cho biết ‘đó là một hình tượng lịch sử đối với Việt Nam. Ngài là một giám mục và sau đó đã trở thành một vị tử đạo của niềm hy vọng. Ngài bị giam giữ và trong thời gian này, Người không bao giờ mất hy vọng vào Giáo Hội và chưa bao giờ từ chối một ai. Điều đó vẫn còn là một biểu tượng, dành cho những người hiện không được sống trong một tình trạng tự do tôn giáo như đáng phải được.’ Ông cũng nhấn mạnh đến tình yêu thương đối với tha nhân của Đức Hồng Y khi dẫn một câu chuyện trong quãng thời gian Người ở tù, để cho thấy Đức Hồng Y Thuận không bao giờ ngừng yêu thương những kẻ bách hại Người.

Sau Qui trình cấp Giáo phận, Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Tổng Giáo phận Rôma sẽ giao cho ông Hilgeman Waldery, cáo thỉnh viên, các tài liệu này, đã được niêm phong, với những chỉ thị để giao chúng cho Bộ Phong Thánh. Sau khi các tài liệu được đánh giá về mặt pháp lý, đời sống và nhân đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa sẽ được chính thức ghi nhận mang danh ‘Positio’. Đó là một dạng luận án Phong Thánh, được viết bởi cáo thỉnh viên với sự giúp đỡ của một nhà tư vấn bên ngoài và được hướng dẫn bởi một báo cáo viên. Khi ‘Positio’ đã hoàn tất về mọi phần và đã được đánh giá nội bộ của Tòa Phong Thánh, sẽ được đệ trình lên các thành viên (các Hồng Y và Giám mục) của Tòa Thánh. Những người này sẽ được yêu cầu trình bày ý kiến về mức độ khác thường của các nhân đức mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện. Thông qua giai đoạn này, Đức Thánh Cha sẽ phong danh hiệu ‘Đấng Đáng Kính’ cho Người.

Nhiều phép lạ đang được nghiên cứu với sự giúp đỡ của các chuyên viên y tế. Sau khi Người được tuyên bố ‘Đấng Đáng Kính’, việc công nhận một phép lạ có thể mở đường cho việc phong Chân phước.
 
Ái Hữu GP Bắc Ninh, Chi Tộc Houston, Mừng Lễ Quan Thầy GP Bắc Ninh.
Joseph Ký Nguyễn
12:49 16/09/2013
Houston, TX: Hằng năm, Ái Hữu GP Bắc Ninh, Chi Tộc Houston, TX. họp mặt mừng Lễ Quan Thầy GP Bắc Ninh - Lễ Kính Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.
Cha Tuyên Úy đã chia xẻ với cộng đoàn về những huyền nghiệm của việc đọc chuỗi Mân Côi, qua lịch xử với trận thủy chiến LEPANTO, vào năm 1571.
Ngài cũng xin mọi người siêng năng đọc chuỗi Mân Côi nhiều hơn nữa để cầu xin Công Lý và Hòa Bình cho Tổ Quốc Việt Nam, cũng như ở Syria.

Mời Quý Vị xem hình ảnh ngày họp mặt của Chi Tộc Houston, TX:

http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635548848982/
 
3 Giám mục, 200 linh mục và 3000 giáo dân đến Mỹ Yên cầu nguyện cho các tín hữu
Thụy My/RFI
18:11 16/09/2013
Sáng nay 16/09/2013, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với 200 linh mục giáo phận Vinh và hơn 3.000 giáo dân đã đến địa điểm hành hương ở Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên để làm lễ cầu nguyện cho các giáo dân bị trấn áp, cũng như một nền công lý và hòa bình đích thực cho đất nước.

Xem lời phát biểu của ĐGM Nguyễn thái Hợp trong cuộc họp với các linh mục GP Vinh

Được biết, sự hiện diện của Đức Giám Mục quản nhiệm cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực.

Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết:

GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp: Trước hết, đó là hành động liên đới giữa các linh mục trong giáo phận. Khoảng 200 linh mục về đó để cầu nguyện tại đền thánh Antôn, là một trung tâm hành hương của giáo phận, để liên đới với giáo xứ Mỹ Yên, và đặc biệt với những nạn nhân của vụ bạo lực ngày 4/9.

Và sau đó các linh mục cũng thảo luận để trả lời một lá thư của ông Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Thái Văn Hằng gởi cho Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam, đồng thời gởi bản sao cho các linh mục trong giáo phận Vinh.

Chính vì vậy trong buổi gặp gỡ đó, các linh mục cũng đã soạn một văn bản, có lẽ là trong nay mai sẽ công bố. Sau đó là cầu nguyện, hiệp thông với giáo xứ, cũng như với các nạn nhân ở Mỹ Yên.

Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông.

RFI: Thưa Đức Cha, bên cạnh việc cầu nguyện cho các nạn nhân, còn có mục đích phản đối lại các phương tiện truyền thông của Nhà nước…

Vâng, họ đã vu khống, đưa một số tin tức không đúng sự thật. Một lần nữa chúng tôi rất lấy làm đau buồn là trong thời đại chúng ta mà nhà cầm quyền vẫn tiếp tục đưa những thông tin sai lạc. Trong khi thế giới chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu trong sáng, chính xác về thông tin.

RFI: Thưa Đức Cha, buổi lễ hôm nay có gặp khó khăn gì không ?

Không, không gặp khó khăn gì. Chúng tôi làm trong tinh thần tôn giáo. Sau khi phân tích lá thư, cũng có những văn bản mà các linh mục thảo luận với nhau, rồi sau đó phần cầu nguyện thuần túy tôn giáo.

RFI: Thưa cha, còn các nạn nhân hôm trước bị hành hung bây giờ như thế nào ?

Cám ơn Chúa, cám ơn Người, hôm nay đa số đã bình phục rồi ! Tôi cũng lấy làm lạ là một số người bình phục nhanh như vậy. Một số thì phải tái khám để xem, nhất là những người bị chấn thương sọ não, mà chúng tôi hy vọng họ sẽ vượt qua những khó khăn đó.

Ba nạn nhân nặng nhất, đặc biệt là một em 17, 18 tuổi, rồi một ông chủ nhà và một người nữa, chúng tôi có gửi lẵng hoa – lẵng hoa mà cộng đồng dành cho ba giám mục chúng tôi – cho ba nạn nhân bị thương ở sọ.

Người Công Giáo chúng tôi thì luôn luôn cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Cũng luôn luôn muốn tình hình được mỗi ngày một bình yên hơn, và trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng rất nhiều lần cây muốn lặng mà gió thì chẳng ngừng.

Chính vì vậy chúng tôi cầu nguyện, và xin cũng cầu nguyện cho chúng tôi, cho đồng bào ở đây được an bình, an cư lạc nghiệp. Và những khó khăn mà có lẽ không nên có trong thế giới hôm nay chóng được vượt qua.

RFI: RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám mục giáo phận Vinh.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam 11/9 - 17/9/2013
VietCatholic Network
20:02 16/09/2013

'>Tin GHVN Tuần 23 Năm 2013

Tin Đặc Biệt Tuần này:
Phóng sự về vụ chính quyền và công an xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đàn áp và đánh đập dã man giáo dân giáo xứ Mỹ Yên, GP Vinh và thông báo của Toà Giám Mục GP Vinh về việc báo chí và truyền hình của chính phủ Việt Nam và báo đài tỉnh Nghệ An, vu khống, bóp méo và nói sai sự thật.
1. Tin GP Vinh
Lời mời gọi cầu bình an của Đức Tân GM phụ tá, GP Vinh, tại linh địa Trại Gáo, Gx Mỹ Yên
Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, là nơi có đền thánh Antôn nổi tiếng. Nơi mà, nhà cầm quyền CSVN cho công an và côn đồ hành hung đánh đập dã man giáo dân, giáo xứ Mỹ Yên.
Sáng thứ Ba, vừa qua, đông đảo giáo dân và bà con lương dân, ước chừng, có khoảng 4,000 người, đã trở về mảnh đất linh thiêng này, để tham dự Thánh lễ thường kỳ, hàng tuần.
Vụ việc đẫm máu xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên vào ngày 4.9.2013, dường như vẫn còn hằn sâu trên gương mặt của anh chị em giáo dân nơi đây. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Thánh lễ hôm nay bớt đông đảo, như thường thấy. Lại còn có nhiều Khách hành hương là anh chị em lương dân.
Vẫn một bầu khí sốt sắng, một tâm tình hướng về thánh Antôn, để cầu nguyện.
Thánh lễ hôm nay rất đặc biệt, khi được cử hành bởi Đức Tân Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên GM phụ tá GP Vinh. Đồng tế với Đức Cha, có các Linh mục ở Tòa Giám mục Xã Đoài, cùng với các Cha trong và ngoài giáo hạt Nhân Hòa.
Phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Tân GM đã chia sẻ với cộng đoàn về những giá trị của sự bình an.
Những ngày gần đây, trong hoàn cảnh đặc biệt của anh chị em giáo dân Mỹ Yên, đang phải chịu sự áp bức của nhà cầm quyền, thì lời chia sẻ của Đức Cha Phụ tá, lại càng trở nên ý nghĩa và cần thiết hơn.
Giáo dân Mỹ Yên, với khát vọng tìm hòa bình, công lý, đã và đang phải nhận lấy những “đòn thù” hèn hạ, dã man của nhà cầm quyền xã Nghi Phương, tỉnh Nghệ An.
Sau Thánh lễ là giờ chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Cộng đoàn phụng vụ đã dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện tha thiết, đầy xúc động.
Biến cố đau thương ngày 4.9.2013, dù đã qua, nhưng nó là một vết thương cắt sâu, vẫn còn rỉ máu!
Từng lời nguyện dâng lên Thiên Chúa với bao cay đắng, nghẹn ngào, sự tổn thương của đàn chiên trước sức tấn công của bầy sói dữ công an. Nhưng giáo dân luôn can đảm, tin tưởng và hy vọng.
Lời huấn từ trước khi kết thúc của Đức Cha phụ tá, đã gửi đến giáo dân và quý khách hành hương, những tâm sự riêng tư, mà Ngài đã cảm nhận trong quãng thời gian vừa qua. Ngài nói: “Tôi không ngờ được rằng, sứ vụ đầu tiên trong đời Giám Mục của tôi, lại là sứ vụ vào nhà thương!”
Huấn từ của Đức Cha đã bị ngắt quãng giữa chừng, vì Ngài xúc động, không thể kìm nén được.
Bởi vì, buổi chiều ngày 4.9.2013, sau Đại Lễ Tấn Phong, Ngài đã phải vào bệnh viện Tòa Giám Mục để thăm viếng, an ủi những người bị đánh trọng thương.
Trong Thánh lễ hôm nay, ngoài số lượng đông đảo giáo dân xa gần, thì lượng khách hành hương là những anh chị em lương dân chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Trong hoàn cảnh bị chính quyền đe dọa, gây khó dễ từ phía các cơ quan công quyền, nhưng khách hành hương vẫn nườm nượp đổ về đền thánh Antôn để tham dự Thánh lễ cầu nguyện và xin ơn.
Đây là một minh chứng sống động cho khát vọng bình an và nhu cầu tâm linh của người dân.
Trước gọng kìm bạo lực, những lời kinh tha thiết, những cung đàn điệu nhạc du dương vẫn vang lên như một câu trả lời ngắn gọn, nhưng đầy đủ cho thái độ và cách ứng xử mà người có đạo, có lương tri được mời gọi!
2. Tin GP Thái Bình
Linh mục đoàn giáo phận Thái Bình tĩnh tâm hàng năm.
Vào buổi sáng, ngày tĩnh tâm, bầu trời Thái Bình đổ mưa như trút nước, làm cho những con đường dẫn tới Đại Chủng viện Thánh Tâm, Mỹ Đức đều bị ngập lụt.
Như thường lệ, ngày tĩnh tâm được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Nhưng từ sáng sớm các linh mục trong giáo phận đã đến đông đủ, để chuẩn bị bước vào buổi tĩnh tâm.
Chia sẻ trong buổi tĩnh tâm lần này là linh mục Đaminh Nguyễn Văn Quát chánh xứ Nam Lỗ, với đề tài: “Linh mục với công bằng xã hội theo công đồng Vatican II”.
Sau giờ nghe giảng tĩnh tâm, quý cha tập trung tại nhà Nguyện của Đại Chủng Viện Thánh Tâm để chầu Thánh Thể.
Đặc biệt, Thánh lễ trong ngày tĩnh tâm hôm nay, có sự hiện diện của ĐTGM Fx. Lê Văn Hồng tổng giáo phận Huế chủ tế. Cùng đồng tế có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giám mục giáo phận, 20 linh mục trong phái đoàn của TGP Huế, quý cha giáo đại chủng viện Thánh Tâm, Mỹ Đức, toàn thể linh mục của giáo phận và các thầy.
Mở đầu thánh lễ, ĐTGM Fx. Lê Văn Hồng đã thay mặt cho phái đoàn TGP Huế cảm ơn Đức Cha Phêrô Đệ cùng quý cha trong giáo phận Thái Bình đã tiếp đón phái đoàn một cách thân tình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cách riêng cho hai giáo phận Thái Bình và TGP Huế, luôn có được sự hiệp thông và gắn kết với nhau.
Sau thánh lễ là bữa cơm thân mật. Đặc biệt, trong bữa cơm hôm nay, gia đình giáo phận còn được vui mừng chào đón cha Bề trên Tổng Quyền tu hội Xuân Bích, người đã dành nhiều ưu ái cho giáo phận Thái Bình bằng việc cử các linh mục thuộc tu hội Xuân Bích tới giảng dạy cho chủng viện Mỹ Đức trong những năm qua.
3. Tin GP Nha Trang
Tình trạng sức khoẻ của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà nguyên giám mục giáo phận Nha Trang
Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà đến Tòa Giám Mục giáo phận Ban Mê Thuột thăm và nghỉ hè tại đây, Ngài bị trượt ngã và được đưa vào Bệnh viện Thiện Hạnh. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ kết luận Đức Cha bị: “tụ máu ở trên đầu”.
Sau gần 10 ngày nằm điều trị tại bệnh viện Thiện Hạnh, tình trạng sức khỏe Đức Cha Hoà đang dần dần hồi phục.
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang đã đến thăm Đức Cha Phaolô, cùng đi với Đức Cha Minh, có Cha Giuse Lê Văn Sỹ Tổng Đại Diện giáo phận, nữ tu bác sĩ Diên Phương thuộc Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang.
Với sự hiện diện của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giám mục giáo phận Ban Mê Thuột và quý Cha trong Tòa Giám Mục. Sau gần 10 ngày nằm điều trị tại bệnh viện Thiện Hạnh. Hiện nay sức khỏe Đức Cha Phaolô của đang dần dần hồi phục.
4. Tin GP Sàigòn
Phái đoàn toà lãnh sự Mỹ tại Sàigòn, đến thăm sức khoẻ ĐHY Phạm Minh Mẫn
Sáng thứ Hai ngày 9 tháng 9, phái đoàn lãnh sữ Mỹ tại Sàigòn gồm: Bà tân lãnh sự Rena Bitter, bà trợ tá Nguyễn Thị Tường Nhi và ông Eric Jordan đặc trách Việt Nam sự vụ, đã đến thăm ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn tại trung tâm mục vụ TGP Sàigòn.
Tiếp đón phái đoàn lãnh sữ Mỹ, có linh mục Hồ Văn Xuân chánh văn phòng tòa giám mục, linh mục Nguyễn Anh Tuấn và linh mục Nguyễn Duy.
Bà tân lãnh sự Mỹ đã ân cần thăm hỏi sức khỏe ĐHY và tìm hiểu những đóng góp của ĐHY cho Giáo Hội cũng như cho Quê hương. Cuộc viếng thăm kết thúc vào lúc 10g30 sáng cùng ngày.
5. Tin GP Vinh
Linh mục đoàn giáo hạt Thuận Nghĩa thăm giáo xứ Mỹ Yên
Trong tinh thần hiệp thông, sáng ngày 10 tháng 9 năm 2013, các linh mục trong giáo hạt Thuận Nghĩa và một số bà con giáo dân đã tới giáo xứ Mỹ Yên thăm hỏi các nạn nhân bị chính quyền, công an đánh đập và dâng lễ cầu bằng an cho giáo xứ.
Thánh lễ được cử hành tại linh địa Trại Gáo do cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế, cùng đồng tế có quý cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa và đông đảo bà con lương giáo tham dự.
Mở đầu thánh lễ, Cha quản hạt nói: “Anh em linh mục chúng tôi về đây với mục đích kính viếng thánh Antôn, và cùng với anh chị em đến từ các giáo xứ và những người thiện chí khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, đặc biệt cho các nạn nhân bị chính quyền Nghệ An bắt bớ, đánh đập trong thời gian qua. Là người kitô hữu, chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho chính quyền Nghệ An biết tôn trọng sự thật, tôn trọng phẩm giá con người, tôn trọng niềm tin tôn giáo, biết dừng lại những hình thức bạo lực, vu khống như thời gian vừa qua”
Thánh lễ diễn ra một cách trang nghiêm sốt sắng. Sau thánh lễ, đại diện Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ cám ơn quý Cha, quý khách đã đến đây dâng lễ, cầu nguyện cho giáo xứ, vị đại diện nói: “Trong khi chính quyền bắt bớ, đánh đập và đang tìm mọi cách để làm hại chúng con, thì sự hiện diện của quý Cha, quý bà con lương giáo trong thời điểm này, như giúp chúng con tiếp được sức mạnh. Xin quý Cha, quý khách tiếp tục cầu nguyện cho chúng con”.
Trên đường về phái đoàn đã ghé thăm các nạn nhân và nơi xảy ra biến cố đau thương chiều ngày 04 tháng 9 năm 2013 vừa qua. Từ tỉnh lộ 534 nhìn vào trụ sở UBND xã Nghi Phương, thấy một không khí nặng nề. Công an, cảnh sát vẫn còn đóng chốt, canh giữ ngày đêm, giống như con cọp đang chờ mồi đến để vồ lấy và cắn xé.
Phái đoàn vào đến nhà xứ Mỹ Yên, thì thấy ngay khẩu hiệu “giáo xứ Mỹ Yên kịch liệt phản đối hành động bắt người sai pháp luật của chính quyền huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An”.
Vì chính quyền bắt người trái pháp luật nên dân mới phản đối, mới đấu tranh và dẫn đến biến cố ngày 04/9 vừa qua. Phái đoàn gặp quý HĐMV giáo xứ, hỏi thăm những người gặp nạn và động viên khích lệ tinh thần của họ. Mặc dù vừa trải qua đại nạn, nhưng tinh thần của người dân nơi đây vẫn kiên cường, bất khuất.
6. Bài chia sẻ của Linh mục Phêrô Trần Quang Tòng
7. Thông Báo của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp GM giáo phận Vinh, về việc Báo Chí và Truyền Hình Nghệ An, vu khống và nói sai Sự Thật
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một cuộc so găng không cân sức
Lm. Nguyễn Quan Tuấn
20:49 16/09/2013
Một cuộc so găng không cân sức

Vụ bạo động ở giáo xứ Mỹ Yên vừa qua xảy ra và kết thúc chỉ trong một ngày (4/9) nhưng cho đến nay vẫn chưa hạ màn trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Người ta không ngần ngại gọi trống không Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, vị cha chung của Giáo phận Vinh với 500.000 giáo dân, là “giám mục Hợp”, mạt sát Đức Cha là “lừa dối”, “vu khống”

Xem ở đây“bịa đặt trắng trợn” Xem ở đâyThậm chí người ta tuyên bố có “sự xúi giục từ các tổ chức, thế lực phản động trong và ngoài nước, dẫn đến việc một số người dân đã bị kích động, nghe theo, thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật” Xem ở đây, dù không hề đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Những hành xử như thế chỉ đẩy sự việc đi quá xa, tiềm ẩn những nguy cơ trước mắt và lâu dài, mà người già dặn về chính trị không bao giờ làm. Biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, làm chuyện nhỏ thành không có chuyện, đấy mới là phương châm hành động của một chính quyền có năng lực và có tầm nhìn.

Bauxite Việt Nam


Mấy ngày nay, mình dành nhiều thời giờ để xem, nghe, đọc về vụ việc xảy ra tại giáo xứ Mỹ Yên. Là người thực tế, mình thường quan tâm tới kết quả, nên thử đưa ra một vài nhận định:

1. Với lực lượng xuất quân khủng, bao gồm sát cơ động, bộ đội, dân phòng, côn đồ, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay, dùi cui, khiên che, thuẫn đỡ..., nhà cầm quyền Nghệ An, quê hương của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, đã bày binh bố trận, thực hiện thành công kịch bản được vạch sẵn. Trong khi người dân chân lấm tay bùn, không một mảnh giáp, không tấc sắt trong tay, hoàn toàn tự phát, không có kịch bản cũng chả có đạo diễn.

Điểm cho Nhân dân 0 – Nhà cầm quyền 1

2. Chính quyền đã giành chiến thắng “rực rỡ” trong vụ trấn áp chỉ mất mấy viên đạn bắn chọc trời, ít quả lựu đạn cay, mòn ít cái dùi cui, và chỉ mất tý công sức lau chùi máu me của đám dân đen lấm láp dính phải. Trong khi, “phe địch” thiệt hại đáng kể: 30 giáo dân bị thương, mất nhiều sức khoẻ và tuổi thọ, tốn nhiều tiền của, một ít phải vào tù.

Điểm cho Nhân dân 0 – Nhà cầm quyền 1

3. Tuy nhiên, hành động trấn áp cách tàn bạo, mất nhân tính, đầy rừng rú của “đỉnh cao trí tuệ” hoàn toàn không tương thích với thời đại văn minh của thế kỷ 21. Hình ảnh Việt Nam bị hoen ố trầm trọng trước mắt thế giới, bởi cách hành xử kém cỏi, ăn miếng trả miếng kiểu chợ búa của giới cầm quyền.

Điểm cho Nhân dân 1 – Nhà cầm quyền 0

4. Sức mạnh bạo quyền được phô bày và sử dụng triệt để với đám dân đen. Chớp nhoáng. Hoành tráng. Dũng mạnh. Nhưng, giới cầm quyền đã trở nên nỗi sợ cho người dân lành vô tội. Lòng dân hoang mang, bất an, hoảng loạn, không còn tin vào các cơ quan công quyền. Nhà cầm quyền đã coi nhân dân như kẻ thù. Nhân dân mất lòng tin vào giới cầm quyền.

Điểm cho Nhân dân 1 – Nhà cầm quyền 0

5. Trong vụ này, dường như nhà cầm quyền muốn thị uy, muốn tái lập cơ chế xin cho? Nhưng người giáo dân Vinh đã đủ trưởng thành để hiểu rằng: Tự do tôn giáo là quyền của con người, ai làm người trên thế gian này là tự khắc có quyền đó, chứ không phải ơn huệ xin cho từ nơi một tổ chức hay thể chế nào.

Điểm cho Nhân dân 1 – Nhà cầm quyền 0

6. Trong vụ này giới truyền thông nhà nước đã chủ động vào cuộc. Đài truyền hình địa phương và trung ương cũng như các cơ quan báo chí thi nhau công kích cá nhân Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Toà Giám mục, giáo dân xứ Mỹ Yên, đồng thời, diễn giải vụ việc theo hướng có lợi cho mình, nhằm che đậy những việc làm sai trái. Dường như có một cuộc bút chiến tương tự như vụ báo Hà Nội Mới và giáo xứ Thái Hà. Nhưng sự thật không nằm ở kẻ mạnh, ở cái mà người ta gọi là thông tin “chính thống”. Từ khá lâu, giới trí thức Việt Nam thường tìm hiểu sự thật về các vấn đề chính trị, xã hội, tôn giáo, nhân quyền ở các trang lề trái. Báo chí của quốc doanh chỉ đưa ra sự thật ở những cái gọi là tệ nạn xã hội, như lộ hàng, cướp, giết, hiếp. Vì thế, dù nhà đài, báo có hét to, la lớn, thì những người có cái đầu tỉnh táo vẫn tiếp tục dửng dưng, không mảy may bận tâm vì họ có sự nghi ngờ về “sự thật” vụ việc mà cơ quan ngôn luận lề phải vẽ vời.

Báo chí Việt Nam nói chung là báo chí cách mạng, có tính đảng, tính giai cấp, phục vụ lợi ích của kẻ cầm quyền. Hình như đang có một sự lạm dụng đó là cố tình bóp méo sự thật khách quan thành sự thật chủ quan, sự thật suy diễn để phục vụ cho lợi ích nhà cầm quyền.

Nhớ lại vụ Tòa Khâm sứ hồi 2008, lúc đó Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nói: “[...] Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ! Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”. Lời này đã bị cắt xén và chỉ sử dụng cụm từ “chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, để rồi hạ nhục, tấn công ngài. Đây là chiêu điệu hổ ly sơn của nhà cầm quyền nhằm kéo dư luận xã hội sang một hướng khác trong khi họ đang thất lý và bế tắc trong vụ đất Toà Khâm sứ.

Vì thế, vụ việc xảy ra tại Mỹ Yên ngày 4/9 vừa qua, dù nhà cầm quyền nói gì thì cũng chỉ là những trò cũ mèm mà công luận đã quen thuộc. Những thông tin giới cầm quyền đưa ra chắc chắn sẽ không ai tin, 500 ngàn giáo dân Vinh và hàng triệu người có học thức thừa hiểu sự thật nằm ở đâu.

Những thông tin ít ỏi của trang Giáo phận Vinh lại là những thông tin quý, hữu ích để những người có chút hiểu biết và lương tâm tìm hiểu và nhận định về sự thật.

Điểm cho Nhân dân 1 – Nhà cầm quyền 0

7. Có vẻ như nhà cầm quyền và giới truyền thông tỉnh Nghệ An đang tìm cách làm giảm uy tín của Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Thiết nghĩ nhà cầm quyền Nghệ An đã nhầm, bởi lẽ mọi giám mục và hơn 200 linh mục giáo phận Vinh đều lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền tự do tôn giáo, bảo vệ những người dân thấp cổ bé miệng. Và hơn 500 ngàn tín hữu Vinh luôn tín nhiệm các ngài.

Điểm cho Nhân dân 1 – Nhà cầm quyền 0

Tổng kết: Nhà cầm quyền quê hương cụ Hồ thua đậm.


Thật đáng buồn cho một thể chế!

Lm. Nguyễn Quan Tuấn
 
Văn Hóa
Lời thơ giỗ đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận
Trầm Hương Thơ
09:04 16/09/2013
LỜI THƠ GIỖ ĐHY. PX. NGUYỄN VĂN THUẬN

Hôm nay ngày giỗ Đức Cha
Lòng con nhớ những lời ngà còn đây
Quyển "Đường Hy Vọng" trên tay
Từ trong ngục tối hương bay khắp cùng

Năm châu thiên hạ hưởng dùng
Lời cha là của ăn chung tâm hồn
Lời từ tâm huyết chảy tuôn
Qua từng "tờ lịch cũ"* nguồn Thánh Linh

Mỗi câu là một lời kinh
Để làm chứng tá soi mình bước đi
Dù trong ngục tối sợ chi
Con "Đường Hy Vọng" từng ly có Ngài

Đường Thiên Chúa chẳng hề sai
Ngài đưa con tiến lên đài hiển vinh
Mười ba năm chẳng vô tình
Lao tù khổ giá chứng minh đạo Trời

Tấm gương cao qúy tuyệt vời!
Đức Hồng Y Thuận để đời soi gương
Để nên vị thánh phi thường
Trong tim con mãi còn thương kính ngài.

Trâm Hương thơ 16.09.2013
Ngày giỗ cố HY.PX. Nguyễn Văn Thuận

 
Những đứa con nghèo hướng về mẹ
Anmai, CSsR
09:07 16/09/2013
NHỮNG ĐỨA CON NGHÈO HƯỚNG VỀ MẸ

Cuộc đời, chẳng ai mong mình phải rơi vào trạng thái nghèo túng cả. Thế nhưng, trong những tình thế chẳng đặng đừng người ta phải chấp nhận giới hạn của cuộc sống bởi cái nghèo cứ như ôm chầm lấy họ.

Trong lần về viếng Mẹ La Mã Bến Tre, hình ảnh khó xóa mờ trong tâm trí tôi đó chính là hình ảnh của hai bà ngồi chụm lại với nhau chung phần cơm hộp. Ghi lại hình ảnh đó ngay để như là hình ảnh để nhắc nhớ bản thân mình về đời sống vật chất.

Trong những chuyến hành hương như vậy, người có điều kiện thì đi trên những chiếc xe đời mới 4 và 7 chỗ bóng láng còn thơm mùi sơn mới. Nhưng, phần đông vẫn là những con người nghèo chung chia với nhau trên chuyến xe đầy 50 chỗ. Xe nhỏ thì có cơ may vào tận Đền Mẹ, 50 chỗ thì chỉ có phương tiện là xe ôm hoặc ít tiền lại chung nhau cùng đi một chuyến xe lôi.

Bên cạnh hai bà chụm lại với phần cơm hộp đó thì đâu đó xung quanh rất nhiều người ngồi tựa đâu đó ở mái hiên nhà thờ hoặc gốc cây quanh nhà thờ để dùng bữa trưa cho đỡ đói. Những người đó cũng chẳng có gì khác hơn là hộp cơm đơn giản.

Họ là những người nghèo thật sự nhưng họ cố gắng hết sức mình để kịp chuyến xe cùng hộp cơm cho ấm lòng để đến kính viếng Mẹ. Chắc có lẽ lòng của Mẹ se lại khi nhìn những đứa con nghèo nhưng lòng vẫn quấn quýt bên Mẹ.

Được biết ngày 17 tháng 9, tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen Kontum sẽ hành hương kính Mẹ Sầu Bi. Đoàn con cái của Mẹ từ nhiều nơi đã dập dìu nhau với những phương tiện di chuyển có thể được để đến kính viếng Mẹ. Từ sáng ngày 16, chương trình chuẩn bị cho đại lễ hành hương bắt đầu chạy. Tất bật với tất cả những công việc để chuẩn bị cho tối 16 cũng như ngày chính lễ 17 được mọi sự tốt đẹp.

Và, cũng được biết là còn đó một đoàn con nghèo của Mẹ dù đã hết sức hết lòng nhưng vẫn còn "rớt" lại ở quê nhà. Cha anh phục vụ ở làng nghèo đó nằm thừ ra thở dài sau cuốc điện thoại xin lỗi với nhà xe.

Chuyện là để chuẩn bị cho lần hành hương này, cha mời gọi anh chị em dân tộc trong làng cùng đi hành hương với Mẹ. Số lượng ban đầu đăng ký cũng kha khá. Thế nhưng, sau khi hỏi giá nhà xe và chia đầu người ra khoảng hơn hai trăm ngàn một tí cộng tiền xe chưa kể tiền ăn cho hai ngày tự túc. Khi đối diện với chi phí như vậy, hơn hai phần ba số bà con đăng ký đã hồi lại vì không đủ điều kiện đóng. Anh linh mục nghèo cũng đành chịu bởi lẽ nếu như thuê hai xe để đủ số lượng như ban đầu đăng ký phải hơn hai chục triệu bạc chưa kể phần ăn uống.

Khi nhận được số lượng kết sổ như thế, không còn cách nào khác là đành phải hồi và xin lỗi nhà xe vì hủy hợp đồng của họ. Nhà xe cảm thấy buồn lòng bởi lẽ tưởng chừng họ sẽ nhận được hợp đồng phục vụ như thế. Chuyện chẳng đặng đừng xảy ra và cũng chẳng ai muốn đến giờ chót như thế này phải hủy như vậy. Cũng bởi cái nghèo mà ra, cũng bởi cái nghèo đã làm cho người nghèo đành phải buông xuôi khi phải cán đáng quá nhiều thứ chi phí cho cuộc sống, cách riêng là năm học mới vừa bắt đầu với đủ mọi chi phí đèn sách.

Với những vùng kha khá một chút thì vài trăm ngàn đồng bạc chắc có lẽ cũng chẳng là gì hay cũng chỉ là con số lẻ của họ nhưng với vùng dân tộc nghèo thiểu số sát gần biên giới như thế này quả là lớn.

Không chỉ nghe hay bắt gặp qua hình ảnh kể lại nhưng tận mắt tôi cũng đã được chứng kiến cảnh nghèo của vùng cận biên này. Đến nhà của họ phải nói rằng chẳng cần cửa nẻo gì cả bởi vì trong nhà còn có gì đâu mà mất. Quanh năm suốt tháng làm thuê làm mướn bữa no bữa đói là chuyện thường ngày chứ đâu phải là chuyện ít xảy ra.

Chuyến hành hương không trọn vẹn như lòng mong muốn bởi vì nghèo. Dân làng buồn và cả cha đặc của họ cũng buồn bởi vì chuyến đi nằm ngoài tầm tay với. Trong cuộc sống, dĩ nhiên ai cũng muốn mình được điều này điều kia như lòng mong ước nhưng nghịch cảnh đã không được.

Buồn cho phận nghèo là lẽ dĩ nhiên nhưng chắc hẳn Mẹ Maria - Mẹ của nhân loại - và đặc biệt là Mẹ của người nghèo hiểu được lòng con cái của Mẹ. Có thể không đến được với Mẹ bằng xương bằng thịt nhưng lòng con vẫn hướng về Mẹ và lòng Mẹ vẫn nhìn đến đoàn con. Và, cũng trong niềm tin của tình mẫu tử, Mẹ vẫn ở trong cái làng nghèo đó để che chở giữ gìn cho con cái Mẹ luôn bình an trong tâm hồn và vui vẻ sống với cảnh nghèo như Mẹ vậy.

Nghèo có cái dễ thương của cái nghèo. Nghèo có cái hay của cái nghèo. Nghèo để lòng khiêm hạ, nghèo để cả cuộc đời luôn tín thác vào tình yêu thương quan phòng của Chúa như Mẹ đã tín thác.

Chúa và Mẹ không bao giờ bỏ rơi đoàn con cái nghèo ngày đêm luôn hướng lòng về Chúa và Mẹ cả.

Lễ Đức Mẹ sầu bi Măng Đen - Kotum

Anmai, CSsR

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đèn Trung Thu Của Bé
Joseph Ngọc Phạm
21:13 16/09/2013
ĐÈN TRUNG THU CỦA BÉ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Trung thu đốt đèn lên cho sáng
Cho bao con đường rộn vui
Đêm trăng với đèn lồng thay nắng
Em như giấc mộng giữa đời.
(Trích Ca khúc của Trịnh Công Sơn)