Ngày 10-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:08 10/09/2015
Chương 6:

ƠN THIÊN TRIỆU

“Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 19)


1. Người được chọn, đường họ đi nhất định đầy dẫy những chông gai.

(Thánh Gregorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn tại Châu Âu. Tại sao?
Trần Bá Nguyệt
01:00 10/09/2015
Dịch tù: Europe's refugee crisis, explained

Cụm từ “Cuộc khủng hoàng người tỵ nạn” có thể khó mà mường tượng ra được nếu bạn chưa nhìn thấy những bức hình của những người tỵ nạn.

Một em bé mới chập chững biết đi người Syria, nằm chết trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi chiếc thuyền chở gia đình em cố gắng vượt biển để đến Châu Âu đã bị lật chìm. Vô số những gia đình tuyệt vọng tràn ngập những nhà ga xe lửa Hungary, các em bé nằm lăn lóc trên sàn tàu và trên lối đi, sợ rằng người Hungary sẽ nhốt họ trong những trại giam giữ hãi hùng. Bên Hy lạp, những thị trấn du lịch ngập tràn những căn lều tạm cư và những nhân viên thiện nguyện nhân đạo. Họ ở đó để giúp những người tỵ nạn dạt vào bờ mỗi ngày trên những chiếc thuyền mong manh ọp ẹp.

Hiện nay, có hơn 19 triệu người đã bị bắt buộc phải trốn chạy khỏi chính quê hương của họ vì chiến tranh, vì bị ngược đãi và áp chế. Mỗi ngày có khoảng chừng 42,500 người gia nhập vào con số này. Rất nhiều người, dầu không phải là tất cả, đã hướng đến Châu Âu. Đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng trên lục địa này trở thành nghiêm trọng đến mức cùng cực như thế.

Có hai nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng này và tại sao nó lại trở nên nghiêm trọng đến như vậy. Nguyên nhân thứ nhất là những hiện tượng móc nối với nhau chằng chịt của chiến tranh và khủng hoảng đã khiến cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa tại Trung Đông, Vùng Nam Sahara và những nơi khác để tháo chạy đến Âu Châu, nơi đã hé mở cánh cửa mà ngay từ trước đã đóng kín đối với người tỵ nạn.

Nguyên nhân thứ hai và cũng là nguyên nhân ít được bàn luận đến, đó là chính sách chống làn sóng người tỵ nạn càng ngày càng thấy rõ tại những quốc gia phương tây giàu có lẽ ra thích hợp nhất để tiếp đón họ. Người dân tại những quốc gia giầu có này, vì cảm thấy bất an và sợ hãi do ảnh hưởng của những người tỵ nạn nên đã có sẵn trong đầu những ý tưởng tuy mơ hồ nhưng thâm căn cố đế về căn tính quốc gia cho nên họ đã lèo lái những nền chính trị mang nặng tính dân tộc đưa đến những chính sách tiếp tay cho cuộc khủng hoảng này.

Kết quả là trong khi càng có nhiều người cần sự trợ giúp thì những nước giàu có lại do dự hơn trong việc trợ giúp. Chính điều này đã đẩy hàng ngàn và hàng triệu gia đình vô tội vào chốn hiểm nguy.

Chiến tranh và đàn áp đã dẫn đến cuộc khủng hoảng không biết trước này

Syria là nơi tạo ra cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất. Bốn triệu người, tức là gần một phần năm dân số Syria đã phải bỏ chạy khỏi xứ sở của họ khi chiến tranh bắt đầu vào năm 2011.

Lý do họ phải bỏ chạy thật dễ hiểu. Chế độ Bashar al-Assad đã nhắm vào người dân không thương tiếc với những vũ khí hoá học và bom khổng lổ. Đội quân Hồi Giáo ISIS cũng đã nhắm vào người dân thường và thực hiện việc chém giết, hành hạ, đóng đinh, nô lệ tình dục và các hình thức chém. giết kinh hoàng khác. Những nhóm khác như Jabhat al-Nusra cũng tham gia vào việc giết hại và hành hạ người Syrian nữa.

Phần lớn những người tỵ nạn Syrian này đã phải giam mình trong những trại chật ních không được tài trợ tại những quốc gia lân bang. Nhưng vì thấy trước một tương lai mờ mịt cũng như biết rằng họ chẳng bao giờ có thể trở về nhà của họ, nhiều người đã quyết định lao vào cuộc hành trình vô vọng và nguy hiểm mong có được cuộc sống tốt hơn tại Âu Châu.

Nhưng không phải chỉ xảy ra tại Syria. Những cuộc xung đột rất xưa và kéo dài rất lâu đã khiến người dân phải ra đi. Chẳng hạn như ở Somalia có một triệu mốt người tỵ nạn. Tại Afghanistan hai triệu năm trăm chín chục ngàn người phải bỏ nhà cửa.
 
ĐTC Phanxicô tiếp kiến các tân Giám Mục được chỉ định trong năm 2015.
Linh Tiến Khải
15:53 10/09/2015
ĐTC Phanxicô tiếp kiến các tân Giám Mục được chỉ định trong năm 2015.

VATICĂNG: Sáng hôm 10-9 ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến các tân Giám Mục được chỉ định trong năm nay 2015. Ngài khuyến khích các vị hãy là các chủ chăn rao giảng Chúa Kitô phục sinh, là nhà sư phạm, hướng đạo tinh thần, giáo lý viên, chuyên viên dẫn tín hữu bước vào các mầu nhiệm và là nhà truyền giáo. Các Giám Mục là những người kế vị các Tông Đồ, và cũng như các Tông Đồ, đã sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh và ơn của Chúa Thánh Thần biến đổi cuộc đời mình, cho dù có các khước từ, bỏ trốn, và phản bội trong đời sống. Trước con người thời nay hay quên lãng cuộc sống vĩnh cửu các Giám Mục phải luôn luôn khiêm tốn can đảm rao giảng Chúa Kitô phục sinh nhắc nhở cho con người biết số phận cao cả của con người được mời gọi sống yêu thương. ĐTC nói ngài không muốn làm cho các Giám Mục hoảng sợ vì các vị đang sống tuần trăng mật với Chúa, sau khi được chỉ định làm chủ chăn. Nhưng cũng không nên quên rằng thế giới ngày nay đầy các thách đố cam go và thê thảm như: hiện tượng toàn cầu hóa gia tăng cách biệt giữa con người; làn sóng di cư tỵ nạn ồ ạt; môi sinh bị de dọa vì bị khai thác một cách tàn bạo; phẩm giá con người bị xúc phạm, tương lai công ăn việc làm bấp bênh, nạn sa mạc hóa các tương quan, tinh thần vô trách nhiệm lớn mạnh, sự thờ ơ đối với ngày mai, thái độ khép kín sợ hãi, sự lạc hướng của biết bao nhiêu người trẻ và nỗi cô đơn của người già, và biết bao nhiêu vấn đề khác nữa…

Tuy nhiên ĐTC chỉ muốn trao cho từng tân Giám Mục Niềm Vui Tin Mừng và xin các vị hãy là các mục tử sống chết vì đoàn chiên hao mòn vì săn sóc lo lắng cho Giáo Hội địa phương. Không có lãnh vực nào của cuộc sống con người bị loại trừ không được con tim mục tử chú ý. Trái lại phải lưu tâm tới mọi thực tại của đoàn chiên, gặp gỡ, rao giảng Lời Chúa và mời gọi mọi người truyền giáo. Các Giám Mục phải là các nhà sư phạm, các vị hướng đạo tinh thần và các giáo lý viên cừ khôi có khả năng cầm tay tín hữu và dẫn họ lên núi Tabor gặp Chúa và bước vào mầu nhiệm đức tin, chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa, xả thân đồng hành với họ lên núi, không để họ ở dưới đồng bằng và tế nhị giứp họ thanh tẩy đôi mắt để trông thấy Chúa. Niềm vui của vị mục tử lôi cuốn, gây hứng khởi và làm cho ngất ngây. Không có niềm vui Kitô giáo tàn lụi trong mệt nhọc. Các chủ chăn cũng phải săn sóc các linh mục của mình thế nào để các vị cũng lôi cuốn, thức tỉnh và giúp tín hữu và con người say mê Chúa. Nhiều người xa Chúa vì thất vọng bởi các lời hứa của niềm tin, hay con đường đạt đến xem ra quá đòi hỏi. Không ít người đóng sầm cửa lại vì các yếu đuối của các chủ chăn khiến họ kiếm tìm các niêm hy vọng ở nơi khác. Các chủ chăn phải bắt được lộ trình của họ, không coi các khổ đau và thất vọng của họ là gương mù gương xấu, nhưng soi sáng cho họ với ngọn lửa khiêm tốn của đức tin nhưng có sức dãi toả, dành thời giở để gạp gỡ, nói chuyện và giảng giải cho họ như Chúa Giêsu làm với hai môn đệ trên đường về làng Emmaus, giúp họ nhận ra Chúa, để họ có sức mạnh trở về Gierusalem. Các Giám Mục cũng phải là những nhà truyên giáo, kiếm tìm những ai chưa biết Chúa Giêsu, đi theo họ, ngước nhìn họ, và mời họ xuống như Chúa Giêsu đã làm với ông Giakêu và biết lo lắng cho thiện ích và hạnh phúc đích thật của các anh chị em ở xa (SD 10-9-2015)

Linh Tiến Khải
 
Nhận định và tường thuật của một số báo chí về quyết định cải tổ thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Vũ Van An
22:14 10/09/2015
Dư luận luôn mong chờ bất cứ cải tổ nào phát sinh từ Đức Phanxicô, nhất là thuộc phạm vi luân lý tính dục, trong đó, có vấn đề giản dị hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, mà truyền thông thế tục vẫn coi như một hình thức “ly dị kiểu Công Giáo”, dù được giải thích tường tận bao nhiêu đi chăng nữa. Không lạ gì, ngày 8 háng 9 vừa qua, khi vừa ban hành (chưa thi hành), hai tự sắc Mitis Judex Dominus Jesus Mitis et Misericords Jesus đã được các báo chí thế tục đua nhau đưa tin và bình luận.

Cải tổ lớn nhất trong 300 năm nay

Nicole Winfield của Hãng A.P. cho rằng Đức Phanxicô đã “triệt để cải tổ diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu vào hôm thứ Ba, rà xét lại 300 năm thực hành của Giáo Hội bằng cách tạo ra một lối vô hiệu hóa mới rất nhanh chóng và loại bỏ thủ tục tự động kháng án thường làm cho diễn trình chậm hẳn lại”.

Cô viết tiếp: “động thái trên, xuất hiện một tuần sau khi ngài cho phép các linh mục tha tội cho các phụ nữ đã từng phá thai, là một bằng chứng nữa cho thấy ý của ngài là muốn làm cho Giáo Hội đáp ứng nhiều hơn đối với các nhu cầu của tín hữu bình thường”.

Cô cho rằng động thái này sẽ khiến thủ tục tuyên bố vô hiệu nhanh chóng và đơn giản hơn nhờ đặt trọn gánh nặng lên các giám mục khắp thế giới, buộc các vị phải xác định liệu có hà tì gì căn bản lúc kết hôn khiến cuộc hôn nhân bất thành sự hay không.

Điều trên quan trọng ơ chỗ người Công Giáo cần có lời tuyên bố loại này mới được tái hôn trong Giáo Hội. Trong khi một người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự mà không có lời tuyên bố này sẽ bị coi là người sống trong tội lỗi và bị cấm không được rước lễ. Khổ một điều, nhiều người thuộc lớp vừa kể than phiền rằng thủ tục tuyên bố này dài dòng mà có khi còn tốn kém nữa (lên đến hàng ngàn mỹ kim).

Bởi thế, Winfield trích lời Đức Ông Pio Vito Pinto, đứng đầu Tòa Án Tối Cao Rôma, rằng “Với luật nền tảng này, Đức Phanxicô quả đã phát động buổi đầu thực sự cho cuộc cải tổ của ngài. Ngài đặt người nghèo khổ vào tâm điểm, tức người ly dị và tái hôn vốn bị phân cách xưa nay, và yêu cầu các vị giám mục thay đổi thực sự cõi lòng mình”.

Theo Winfield, các lý do để tuyên bố vô hiệu thì nhiều, trong đó có việc “vợ chồng chưa bao giờ có ý định kéo dài mãi cuộc hôn nhân của họ hoặc một trong hai người không muốn có con”. Luật mới nói rằng “thiếu đức tin” cũng có thể là cơ sở để tuyên bố vô hiệu, phù hợp với việc Đức Phanxicô và vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI vốn tin rằng một cuộc hôn nhân bí tích cử hành mà không có đức tin thì thực sự không phải là một cuộc hôn nhân bí tích.

Cải tổ lớn nhất của Đức Phanxicô hệ ở việc thủ tục lần này do vị giám mục địa phương xét xử và được sử dụng khi cả hai vợ cHồng Yêu cầu hay không chống đối. Trước đây (trước ngày 8 tháng Mười Hai năm nay), họ phải ra trước một ban thẩm phán 3 người ngoại trừ hội đồng giám mục của miền cho phép vị giám mục địa phương được xử vụ án hay cử một thẩm phán để xét xử. Luật mới biến biện pháp vừa kể thành biện pháp tức khắc, nghĩa là tuyên bố vô hiệu sẽ dễ có hơn tại các giáo phận không đủ linh mục để thành lập ban thẩm phán 3 người, một điều rất thông thường tại các nước nghèo.

Thủ tục mới cũng có thể được sử dụng khi có chứng cớ khác khiến cho cuộc điều tra đang đình trệ không còn cần thiết nữa, như hồ sơ y khoa cho thấy người vợ từng phá thai, một người phối ngẫu dấu tình trạng không thể sinh con của mình hay các bệnh nặng dễ lây khác, không cho người kia biết, hay bạo lực đã được sử dụng ép buộc người phối ngẫu kia phải lấy mình.

Luật kêu gọi nên hoàn tất diễn trình trong 45 ngày. Cùng lắm là 1 năm. Một cải tổ khác là loại bỏ việc kháng án tự động diễn ra sau phán quyết đầu dù không người phối ngẫu nào muốn thế. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền kháng án, nếu họ muốn.

Các viên chức Giáo Hội cho rằng luật mới không có tính hồi tố (retroactive): việc bãi bỏ thủ tục kháng án tự động chỉ áp dụng sau ngày 8 tháng Mười Hai năm nay.

Winfield cũng trích lời của Candida Moss, giáo sư Kinh Thánh Học tại ĐH Notre Dame nói rằng “Đây là một động thái dân chủ hóa, tập chú vào việc làm dễ dàng để các phụ nữ nói riêng có thể được tái hội nhập vào Giáo Hội. Các hành động của ngài được thúc đẩy bởi lòng cảm thương và chủ nghĩa thực tiễn: ngài thừa nhận các nguy hiểm của việc bạo hành vợ chồng”.

Candida Moss cho rằng trong các vụ tuyên bố vô hiệu vì lý do bạo hành, Đức Phanxicô đã hạn chế các khổ não xúc cảm cho người vợ sầu khổ vì chỉ cần nàng xuất hiện trước vị giám mục địa phương thay vì trước một tòa án nơi nàng có khi phải đối chất với người chồng bạo lực. Bà cho rằng đây là “nửa bước khôn khéo ra khỏi mô thức vụ luật để nhích gần lại mô thức xưng tội (mục vụ)”.

Cuộc cải tổ lần này cũng nằm trong chương trình cải tổ nói chung của Đức Phanxicô đối với cơ cấu Giáo Hội hoàn vũ: tản quyền cho các giám mục địa phương như buổi đầu Giáo Hội sơ khai.

Tác dụng đối với Hoa Kỳ

Winfield cũng thoáng nhận ra bóng dáng cuộc tông du sắp tới của Đức Phanxicô đến Hoa Kỳ, nơi chiếm tới gần phân nửa tổng số đơn xin tuyên bố vô hiệu khắp thế giới. Con số các đơn xin có thể gia tăng tại đây.

David Gibson của Religion News Service không đồng ý. Ông viết: “người ta không biết rõ các cải tổ của Đức Phanxicô sẽ có bao nhiêu hiệu quả tại Hoa Kỳ”. Lý do là trong mấy thập niên qua, các giáo phận Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu và các biện pháp này đã được văn kiện của Đức Phanxicô phản ảnh.

Theo cuộc thăm dò của Pew, khoảng 25% người Công Giáo Hoa Kỳ ly dị và 26% những người này nạp đơn xin tuyên bố vô hiệu.

Gibson cho rằng việc đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu nhằm khuyến khích Giáo Hội chú tâm tới lòng thương xót của Thiên Chúa và từ bỏ điều Đức Phanxicô gọi là “những qui định hẹp hòi”. Tuy không thay đổi giáo huấn, nhưng Đức Phanxicô cũng không coi nặng việc trừng phạt tín hữu.

Nhận định rằng động thái của Đức Phanxicô, một lần nữa, cho thấy rõ ý muốn tản quyền của ngài cho các Giáo Hội đặc thù, Gibson cho hay: về phương diện này, các giám mục thế giới có thể học hỏi nơi hàng giáo phẩm Hoa Kỳ.

Ông trích dẫn lời linh mục John Beal, một nhà giáo luật hàng đầu của Mỹ, hiện giảng dậy tại ĐH Công Giáo America, nói về các đơn giản hóa đã được thực hiện từ nhiều thập niên qua tại Hoa Kỳ. Cha cho hay: các tòa án của Giáo Hội tại mỗi giáo phận Hoa Kỳ vốn đã cho phép các đương sự hoặc nạp lời khai có tuyên thệ bằng cách viết tay hoặc sử dụng Skype, thay vì phải đích thân xuất hiện trước tòa.

“Chúng tôi đã cắt bỏ nhiều thủ tục như lấy lời tuyên thệ hay những điều tương tự để cho có mầu mè luật lệ”. Nhờ thế, mức giải quyết tại Hoa Kỳ tương đối nhanh chóng hơn các nơi khác.

Gibson cũng cho hay: con số các tuyên bố vô hiệu tại Hoa Kỳ đang giảm dần. Năm 1985, có gần 61,000 vụ, nhưng tới năm 2014, chỉ còn 23,000 vụ. Lý do có thể vì con số người Công Giáo cử hành hôn lễ trong Giáo Hội giảm đi, họ bằng lòng sống chung với nhau thay vì cưới xin; vả lại có những người ly dị không muốn xin tuyên bố vô hiệu.

Phân dư luận thành hai phe

Dựa vào lời các chuyên viên của Toà Thánh, tờ Washington Post cho chạy hàng tít lớn: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố những thay đổi lớn nhất trong nhiều thế kỷ về thủ tục tuyên bố vô hiệu”.

Sau khi thuật lại một số thay đổi, Washington Post cho hay: các thay đổi này có thể sẽ phân dư luận Công Giáo thành hai phe: phe chủ trương chúng cần thiết và sẽ đem nhiều người Công Giáo trở về với Giáo Hội, và phe nghĩ rằng việc cải tổ này khiến người ta dễ ly dị hơn.

Tờ Washington Post cũng trích lời Austen Ivereigh, một người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng và là một bình luận gia về Vatican, nói rằng quả là một cuộc cách mạng khi Đức Phanxicô ban quyền cho các giám mục được tuyên bố một cuộc hôn nhân vô hiệu và các giám mục có thể ủy quyền cho các linh mục thừa hành việc này, một việc trước đây thuộc giáo triều.

Ivereigh cho hay thêm: các thay đổi lần này cho thấy Đức Phanxicô đã lắng nghe những người Công Giáo bình thường và “lý do có việc thay đổi này xã hội đã thay đổi. Thủ tục mau chóng này thừa nhận và phản ánh thực tế mới”.

Tờ báo cũng trích dẫn lời của Kurt Martens, một giáo sư giáo luật tại Đại Học Công Giáo America, nói rằng thủ tục rút ngắn vừa được Đức Phanxicô công bố áp dụng cho một số cặp Công Giáo rơi vào một trong các tình huống như phá thai, mắc bệnh truyền nhiễm nặng, có con từ mối liên hệ trước hay bị ngồi tù. Trong yếu tính, Giáo Hội đang đưa ra một nẻo đường trông giống như nẻo đường ly dị không cần lỗi của dân luật.

Ông nói thêm: các thay đổi lần này loại bỏ hàng loạt các rào cản an toàn của thế kỷ 18 nhằm làm cho thủ tục tuyên bố vô hiệu khỏi bị lạm dụng. Các hàng rào này do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XIV đưa ra, trong đó có điều khoản phải có phán quyết thứ hai. Theo ông, việc loại bỏ này có nguy cơ đem lại lầm lẫn. “Đôi khi bạn muốn đi nhanh, nhưng bạn sẽ để lỡ một số yếu tố và rơi vào lầm lỗi. Thủ tục pháp luật cần có thời gian mới diễn tiến được”.

Martens cũng nhận định rằng động thái này khá bất thường, vì không đi qua các cơ chế như Thượng Hội Đồng về Gia Đình chẳng hạn. Ông bảo: “nếu tôi là một giám mục, tôi sẽ rất buồn. Quả hơi lạ, thậm chí còn là dấu hiệu mâu thuẫn nữa khi một vị giáo hoàng vốn ưa tham khảo và tinh thần hợp đoàn nay xem ra quên khuấy điều này ngay trong một điều như thế này. Hết sức bất thường khi một luật lệ như thế này lại được thông qua như thế”.

Nhưng tờ Washington Post cho hay: chính Đức Phanxicô có lưu ý tới khía cạnh trên trong tự sắc của ngài. Ngài viết: “Không phải là tôi không lưu ý tới việc thủ tục rút ngắn này có thể gây nguy hại tới nguyên tắc bất khả tiêu của hôn nhân. Do đó, tôi ước muốn rằng trong những trường hợp như thế chính vị giám mục sẽ được cử làm thẩm phán vì ngài, do chức vụ chăn chiên của mình, chính là người, cùng với Phêrô, bảo đảm hơn hết sự hợp nhất Công Giáo trong đức tin và trong kỷ luật”.

Vả lại, theo Catholic World News, Đức Phanxicô cho rằng việc đơn giản hóa thủ tục tuyên bố từng được nhắc tới tại Thượng Hội Đồng đặc biệt về gia đình năm 2014. Thực vậy, phúc trình sau cùng của Thượng Hội Đồng này, số 48, nói rằng:

“Một số lớn nghị phụ thượng hội đồng nhấn mạnh tới việc phải làm cho thủ tục tuyên bố vô hiệu dễ dàng đến với tín hữu nhiều hơn, đỡ mất thì giờ nhiều hơn, và, nếu có thể, thì miễn phí. Trong số nhiều điều khác, các ngài đề nghị: miễn việc đòi phải có tòa thứ hai (second instance) mới có thể xác nhận phán quyết; có thể thiết lập ra các phương tiện hành chánh dưới thẩm quyền tài phán của giám mục giáo phận; và nên sử dụng một diễn trình đơn giản hơn trong trường hợp việc tuyên bố vô hiệu đã rõ ràng hiển nhiên. Tuy nhiên, một số nghị phụ thượng hội đồng chống lại các đề nghị này vì các ngài cảm thấy: chúng không bảo đảm đem lại được một phán quyết đáng tin cậy. Trong tất cả các trường hợp này, cần phải tái khẳng định rằng đây là việc kiểm chứng sự thật về tính thành hiệu của dây hôn phối. Theo một số đề nghị khác, ta có thể xác định được tính thành hiệu của Bí Tích Hôn Phối nhờ khảo sát vai trò đức tin nơi những người kết hôn, vì nhớ rằng cuộc hôn nhân giữa hai Kitô hữu luôn luôn là một bí tích.”

Vả lại, nó không thiếu sự tham khảo rộng rãi bởi nó vốn là thành quả của gần 12 tháng làm việc của một ủy ban các chuyên viên cao cấp của Giáo Triều Rôma.

Các nhận định bên lề của các giới chức Giáo Hội

Jim Yardley và Elisabetta Povoledo của tờ New York Times chú trọng đến các nhận định bên lề của các chức sắc Tòa Thánh.

Thực vậy, theo tờ báo này, Đức Ông Alejandro W. Bunge, thư ký ủy ban soạn thảo tự sắc, trong cuộc họp báo tại Tòa Thánh, nói rằng “để bảo đảm các vụ án không thiếp ngủ, thì các tòa án và các quan tòa phải ngủ ít đi”.

Các giới chức Tòa Thánh cho biết: còn nhiều chi tiết cần phải đưa ra, trong đó có việc ra chỉ thị cho các vị giám mục thế giới thi hành thủ tục mới.

New Yrok Times trích dẫn lời John Thavis, một tác giả và là một chuyên viên về Tòa Thánh, nói rằng “Các cải tổ lần này muốn nói ‘nếu bạn nghĩ cuộc hôn nhân của bạn không thành sự, thì đừng để thủ tục làm bạn phát khiếp’”.

Tờ này thuật lại thủ tục hiện thời: thủ tục bắt đầu khi một người phối ngẫu, thường được sự trợ giúp của một luật sư, nạp đơn xin tuyên bố vô hiệu. Người phối ngẫu kia được tiếp xúc bởi một tòa án các giáo sĩ; người này có thể hợp tác, nhưng điều này không chủ yếu. Chúng cớ được trình bầy và các nhân chứng ra làm chứng, rồi một người bào chữa cho Giáo Hội, gọi là người bảo vệ dây hôn phối, xem xét chứng cớ và lý luận rằng không nên tiêu hủy cuộc hôn nhân. Toà ban hành một phán quyết và phán quyết này cần được xác nhận tại một phiên xử khác thì án vô hiệu mới được ban cấp.

Hơn nửa số án vô hiệu được ban cấp là của Giáo Hội Hoa Kỳ. Nhưng ngay tại đây, thủ tục cũng khá khó khăn, đòi phải có chứng từ và nhiều giấy tờ khác và thường mất hơn cả một năm. Và việc này khiến nhiều người không muốn nạp đơn xin tuyên bố vô hiệu như trên đã nói.

New York Times cho rằng vấn đề rước lễ của người Công Giáo ly dị và kết hôn dân sự bị tranh cãi gay gắt, còn về việc đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu, “các nhà phân tích cho rằng có một đồng thuận khá lớn, và đây là lý do khiến Đức Giáo Hoàng tiến hành”.

Theo Catholic World News, về sự hiểu lầm hay cố ý hiểu lầm của báo giới về ý nghĩa thực sự của án vô hiệu hôn nhân Công Giáo, Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Pháp, cơ quan có nhiệm vụ giải thích bộ giáo luật, nhấn mạnh với các ký giả rằng hạn từ “vô hiệu hóa” (annulment) có thể gây hiểu lầm, khiến người ta cho rằng vô hiệu hóa là tiêu hủy một cuộc hôn nhân.

Thực ra không phải vậy: đây là một diễn trình dẫn tới việc tuyên bố tính vô hiệu (nullity), nói cách khác trước nhất nó dẫn tới việc xác định xem có nên tuyên bố một cuộc hôn nhân là vô hiệu lực (null) hay không, và nếu đúng như thế, thì tuyên bố tính vô hiệu của nó.

Theo cha Thomas Rosica, tuyên bố vô hiệu là một phán quyết của tòa án Giáo Hội nói rằng cuộc kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dù được kết ước trong một hôn lễ của Giáo Hội, không phải là cuộc hôn nhân thành sự vì khi kết ước, nó thiếu những đòi hỏi có tính yếu tính như ưng thuận đúng nghĩa, khả năng tâm lý đảm nhiệm các bổn phận, không muốn có con…

Một thành viên khác của Ủy Ban là Đức TGM Luis Ladaria Ferrer, Dòng Tên, thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho hay: việc quần chúng thiếu hiểu biết về hôn nhân đã dẫn tới việc gia tăng đáng kể những người Công Giáo đi kết hôn mà không hiểu biết gì về cuộc hôn nhân Kitô Giáo.

Việc thiếu hiểu biết ấy có thể là nguyên nhân khiến nhiều người hoài nghi không biết liệu tất cả những người kết hôn trong Giáo Hội có hiểu đủ các giáo huấn này không, và do đó, liệu sự ưng thuận kết hôn của họ có tham chiếu các giáo huấn này hay không. Trong tình huống như thế, cuộc hôn nhân của họ có thể vô hiệu.

Tác dụng đối với Thượng Hội Đồng sắp tới

World Catholic News cho rằng thủ tục đơn giản hóa này không biết có hiệu quả gì quan trọng đối với Giáo Hội Hoa Kỳ hay không, vì phần lớn các cải tổ, như trên đã nói, đã được Giáo Hội này áp dụng rồi, nhưng chắc chắn nó có tác động lớn đối với Thượng Hội Đồng về Gia Đình sắp tới khi Thượng Hội Đồng bàn tới việc cho phép người ly dị và táihôn dân sự được rước lễ, một việc sẽ bớt bị áp lực để phải diễn ra.

John Allen của tập san Crux viết rằng: “Quyết định này sẽ hiệu chuẩn lại cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng vào tháng Mười về gia đình, chắc chắn sẽ không còn nhấn mạnh nhiều vào việc cho người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ nữa mà dành chỗ cho các vấn đề khác”.

Theo Allen, động thái của Đức Phanxicô lần này hiển nhiên là một biện pháp thỏa hiệp, làm vừa lòng cả hai phe ủng hộ và phản đối việc cho các người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ. Phe bảo thủ hài lòng vì thấy Đức Phanxicô không dễ dãi với việc ly dị, phe cấp tiến hài lòng vì ít nhất Giáo Hội cũng chứng tỏ một lòng cảm thương lớn hơn nhiều.

Bằng cách thỏa hiệp trước, tuy Đức Phanxicô không giải quyết cuộc tranh luận về rước lễ, nhưng rõ ràng là ngài làm nó đỡ nóng bỏng hơn. Ngài muốn Thượng Hội Đồng sẽ không bị tắc nghẽn bởi cuộc tranh luận này. Mà sẽ khai phóng hơn đối với nhiều vấn đề quan trọng khác đang đặt ra cho gia đình hiện đại: nghèo khổ, chiến tranh, cưỡng bách di cư…

Allen có cái nhìn hơi khác về tác dụng của tự sắc đối với Giáo Hội Hoa Kỳ. Ký giả này cho rằng đây là dấu chỉ sự ngưỡng mộ của Đức Phanxicô đối với Giáo Hội này. Trong nhiều năm qua, Giáo Hội này vốn bị mang tiếng là “nhà máy sản xuất án vô hiệu” theo nghĩa quá dễ dãi trong việc ban cấp án vô hiệu. Thực tế, không phải vậy. Giáo Hội này coi trọng thủ tục tuyên bố vô hiệu qua việc đầu tư nhiều tài nguyên vào việc huấn luyện luật sư và thẩm phán và làm cho thủ tục dễ dàng và đỡ tốn kém hơn. Kết quả là Giáo Hội Hoa Kỳ chiếm phân nửa phán quyết vô hiệu trên thế giới dù họ chỉ chiếm 6 phần trăm dân số Công Giáo thế giới.

Đề cập tới những thay đổi gần đây trong luật dân sự đối với những người đồng tính, Cha Thomas Rosica trích dẫn lời đức HY Cocopalmerio nói rằng các luật lệ này chắc chắn có một tác động đối với giáo luật. Thành thử, chúng ta cần nghiên cứu sâu rộng hơn các vấn đề như Giáo Hội phải phản ứng ra sao đối với các luật lệ này? Khi các cặp đồng tính xin rửa tội cho con cái họ thì Giáo Hội phải làm sao?...

Nhân dịp này, Cha Thomas Rosica nhấn mạnh tới khía cạnh tích cực của án vô hiệu giúp tránh cho những người ly dị mắc cảm thức bị tuyệt thông. Cha cho rằng một giáo huấn tích cực về án vô hiệu cần được giảng dạy tại mỗi giáo xứ. Dù án vô hiệu có thể là một diễn trình đau đớn cho một số người, nhưng nó cũng là phương thế của ơn thánh, của chữa lành, bình an cho tâm trí.

Nhận định của nhà luật học

Edward Peters, một giáo sư luật tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, cho rằng việc chỉ cần một phán quyết để quyết định tính vô hiệu của cuộc hôn nhân chắc chắn giúp làm ngắn diễn trình này. Tuy nhiên việc chỉ cần một thẩm phán dưới trách nhiệm của giám mục, theo ông, không thay đổi gì về luật vì theo điều 1425 tiết 4, các vị giám mục vốn đã được ban quyền này, với sự đồng ý của hội đồng giám mục địa phương. Việc chính giám mục làm thẩm phán cũng thế sẽ không thay đổi luật lệ hiện hành bao nhiêu, theo điều 1419 tiết 1.

Peters cho rằng “thủ tục rút ngắn hơn” chắc chắn là thay đổi hết sức có ý nghĩa. Trong khi các khoản nói về quyền kháng án cũng như lệ phí thì chỉ đem tới các thay đổi không đáng kể, nhất là đối với các giáo phận Hoa Kỳ, nơi hầu hết đã giảm thiểu lệ phí, thậm chí miễn mọi lệ phí nữa.

Xét kỹ, Peters lo ngại cho rằng từ nay đến ngày thực thi các điều luật mới chỉ còn chừng 3 tháng, không hiểu các vị giám mục giáo phận có được chuẩn bị đầy đủ để đảm nhiệm “gánh nặng” mới hay không. Theo ông, nếu các cải tổ của Đức Phanxicô được coi là hết sức có ý nghĩa trong vòng 300 năm nay, thì thời gian vacatio legis (tức thời gian chuẩn bị giữa luật cũ và luật mới) không thể chỉ là 3 tháng được. Điều này, theo ông, nên để cho Thượng Hội Đồng tháng Mười này quyết định.

Linh mục Robert J. Kaslyn, Dòng Tên, khoa trưởng khoa giáo luật tại ĐH Công Giáo America, cũng cho rằng hai trong các cải tổ quan trọng nhất chính là việc bỏ thủ tục kháng án tự động và thủ tục rút ngắn trong trường hợp có chứng cớ hiển nhiên. Tuy nhiên, không thấy ngài lo ngại gì về vacation legis như Edward Paters.
 
Top Stories
Pope Francis at daily Mass: Christians persecuted in silence
Vatican Radio
01:22 10/09/2015
2015-09-07 Vatican - Pope Francis celebrated Mass on Monday morning in the chapel of the Santa Marta residence, with the recently-elected Patriarch of Cilicia of the Armenians, His Beatitude Gregory Peter XX Ghabroyan, as well as with the Bishops of Synod of the Apostolic Armenian Catholic Church and the Prefect of the Congregation for Eastern Churches, Cardinal Leonardo Sandri.

In remarks following the readings of the day, the Holy Father spoke of the many Christians, who continue to be persecuted, and of the complicit silence of many powerful world leaders. Even today, “Perhaps more than in the early days,” said Pope Francis, [Christians] are persecuted, killed, driven out, despoiled, only because they are Christians”:

“Dear brothers and sisters, there is no Christianity without persecution. Remember the last of the Beatitudes: when they bring you into the synagogues, and persecute you, revile you, this is the fate of a Christian. Today too, this happens before the whole world, with the complicit silence of many powerful leaders who could stop it. We are facing this Christian fate: go on the same path of Jesus.”

The Pope recalled, “One of many great persecutions: that of the Armenian people”:

“The first nation to convert to Christianity: the first. They were persecuted just for being Christians,” he said. “The Armenian people were persecuted, chased away from their homeland, helpless, in the desert.” This story - he observed - began with Jesus: what people did, “to Jesus, has during the course of history been done to His body, which is the Church.”

“Today,” the Holy Father continued, “I would like, on this day of our first Eucharist, as brother Bishops, dear brother Bishops and Patriarch and all of you Armenian faithful and priests, to embrace you and remember this persecution that you have suffered, and to remember your holy ones, your many saints who died of hunger, in the cold, under torture, [cast] into the wilderness only for being Christians.”

The Holy Father also remembered the broader persecution of Christians in the present day. “We now, in the newspapers, hear the horror of what some terrorist groups do, who slit the throats of people just because [their victims] are Christians. We think of the Egyptian martyrs, recently, on the Libyan coast, who were slaughtered while pronouncing the name of Jesus.”

Pope Francis prayed that the Lord might, “give us a full understanding, to know the Mystery of God who is in Christ,” and who, “carries the Cross, the Cross of persecution, the Cross of hatred, the Cross of that, which comes from the anger,” of persecutors – an anger that is stirred up by “the Father of Evil”:

“May the Lord, today, make us feel within the body of the Church, the love for our martyrs and also our vocation to martyrdom. We do not know what will happen here: we do not know. Only Let the Lord give us the grace, should this persecution happen here one day, of the courage and the witness that all Christian martyrs have shown, and especially the Christians of the Armenian people.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa tập huấn tại Thuận Nghiã: Các nguyên tắc trong Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”.
Jos. Trọng Tấn
08:10 10/09/2015
Ban CL & HB giáo phận Vinh: Khóa tập huấn Giáo huấn Xã hội Công Giáo cho quí chức giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ

Ngày 9/9/2015, 750 quý chức thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ đã quy tụ về giáo xứ Thuận Nghĩa tham dự khóa tập huấn do Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh tổ chức với chủ đề: “Các nguyên tắc trong Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo”.

Xem Hình

Thời đại ngày hôm nay là thời đại của người giáo dân, như Công đồng Vatican II đã minh định: “Giáo dân là linh hồn của Giáo Hội”. Quả thế, vai trò và trách nhiệm của người giáo dân ngày hôm nay trong Giáo Hội cũng như xã hội là vô cùng quan trọng. Bởi vì “Giáo dân có ơn gọi và vị trí riêng, đó là vị trí giữa đời, đảm nhận các vai trò trong xã hội, họ có mặt khắp nơi, đặc biệt trong gia đình và những nơi mà hàng giáo sĩ không thể hiện diện. Nên họ có sứ mạng thánh hóa các trật tự trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày” (LG, 31).

Để giúp người giáo dân hôm nay có được những sự chỉ dẫn đúng đắn nhất cho sứ mạng cao quý đó, dưới ánh sáng Tin Mừng và sự hướng dẫn của Thánh Thần, Giáo Hội đã đưa ra “Giáo Huấn Xã Hội”. Thế nhưng, sự tiếp cận của người giáo dân Vinh đối với các văn kiện của Giáo Hội còn rất hạn chế. Nhìn nhận được nhu cầu mục vụ quan trọng đó, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Phaolô, Giám mục giáo phận, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh đã tổ chức khóa tập huấn cho 750 anh chị em quý chức là thành viên của HĐMV và các hội đoàn trong các giáo xứ thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Khóa tập huấn do sự hướng dẫn của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng – thư ký Ủy ban Công Lý và Hòa Bình trực thuộc HĐGM Việt Nam, cha Antôn Nguyễn Văn Đính - trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh cùng với sự đồng hành của quý cha trong Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh và quý cha trong 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ.

Khóa tập huấn được khai mạc lúc 7h30 ngày 9/9/2015. Trong bài phát biểu khai mạc, cha Antôn nêu lên lý do và mục đích của khóa tập huấn là giúp các tham dự viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình để sống và phục vụ một cách hữu hiệu nhất. Ngài cũng đã nhắc lại vai trò quan trọng của người giáo dân trong thế giới hôm nay.

Xuyên suốt khóa tập huấn là các bài thuyết trình của cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng về chủ đề của ngày tập huấn. Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo tóm lược các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề công bằng giữa các cá nhân, tập thể trong xã hội, là một tầm nhìn về một xã hội công bằng đặt nền tảng vững chắc trên mạc khải của Kinh Thánh, lời dạy của những vị lãnh đạo trong Giáo Hội và dựa vào những kinh nghiệm sống trong dòng lịch sử của cộng đồng Kitô hữu nhằm cố gắng tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu của vấn đề công bằng xã hội. Các nguyên tắc để suy tư cùng với các tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động là ba thành tố của Giáo Huấn Xã Hội, thể hiện qua 4 nguyên tắc quan trọng sau đây: Nhân vị, Công ích, Bổ trợ và Liên đới. Bốn nguyên tắc này tóm lược điều cốt lõi của Giáo Huấn Xã Hội. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau và từ đó có thể rút ra một loạt các nguyên tắc và các chuẩn mực khác.

Nguyên tắc Nhân Vị là trung tâm và linh hồn của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Bởi con người – nhân vị được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, là độc nhất vô nhị, là chủ thể và là trung tâm của xã hội. Bởi thế, Giáo Hội sẽ không ngừng nhấn mạnh đến phẩm giá của nhân vị, chống lại mọi tình trạng nô lệ, khai thác bóc lột và những mưu mô gây thiệt hại cho con người, không chỉ trong lãnh vực chính trị và kinh tế, nhưng còn cả trong lãnh vực văn hóa, ý thức hệ và y học.

Nguyên tắc Công Ích được mô tả như là toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép và giúp cho sự phát triển toàn diện của nhân vị nơi các hữu thể nhân linh. Giáo Hội đang làm nổi bật ý nghĩa nhân bản, khả năng thúc đẩy các cấu trúc xã hội trong tính toàn diện và trong những lãnh vực riêng biệt của chúng, như thế, Giáo Hội đang kích thích những biến đổi sâu xa theo tiêu chí công bằng xã hội.

Hai nguyên tắc Liên Đới và Bổ Trợ là những nguyên tắc quan trọng nhằm điều chỉnh đời sống xã hội. Theo nguyên tắc Liên Đới, mỗi người, với tư cách là thành phần của xã hội, được liên kết cách bền chặt với xã hội và với những cá nhân khác. Nguyên tắc Liên Đới đòi hỏi rằng mọi người, các nhóm và các cộng đoàn địa phương, các hiệp hội và các tổ chức, các quốc gia và các châu lục, tham gia vào việc quản lý tất cả các sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hóa, bằng cách vượt qua mọi quan niệm luân lý thuần túy cá nhân chủ nghĩa. Còn nguyên tắc Hỗ Trợ xác lập gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội, là Hội Thánh đầu tiên, và là nhà trường đầu tiên về tình yêu, hòa bình và công bằng. Tất cả các cấu trúc trong xã hội phải được phán đoán theo mức độ chúng nâng đỡ gia đình.

Bên cạnh 4 nguyên tắc căn bản đó thì trong thời gian gần đây, Giáo Hội thường xuyên đề cập đến nguyên tắc ưu tiên chọn lựa người nghèo. Ngay từ thời sơ khai, Giáo Hội đã dạy rằng: chúng ta sẽ bị xét xử bởi những gì chúng ta lựa chọn làm hay không làm liên quan đến sự đói khát, bệnh tật, những người vô gia cư và các tù nhân… Ngày nay, Giáo Hội trình bày học thuyết này trong hạn từ “dành ưu tiên cho người nghèo”. Nếu không có sự ưu tiên dành cho người nghèo, thì sự cân bằng cần thiết để giữ cho xã hội phát triển cách bền vững sẽ bị bẻ gãy và gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với toàn thể xã hội.

Trong phần thảo luận sau các giờ thuyết trình, các tham dự viên đã bày tỏ những ưu tư của mình. Trong đó, cụ thể là những khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu thấu các văn kiện của Giáo Hội, cũng như các văn bản pháp lý của xã hội. Những khó khăn đó dẫn đến tình trạng “ngại” dấn thân cho các vấn đề của xã hội, sự khó khăn trong việc đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm. Với phần giải đáp của cha Giuse Maria, các tham dự viên được tiếp cận và biết nhiều hơn đến các quyền của con người qua các văn kiện của Giáo Hội cũng như các văn bản pháp lý của quốc tế cũng như Việt Nam. Từ đó, mỗi tham dự viên có khả năng lên tiếng bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền, không chỉ riêng mình mà còn cho người khác.

Khóa tập huấn được kết thúc trong ân sủng với Thánh lễ bế mạc được diễn ra lúc 16h30 cầu nguyện cho công lý và hòa bình do cha Giuse Maria. Giảng trong thánh lễ, vị chủ tế nhấn mạnh, công lý không chỉ là lẽ phải nhưng còn là tình yêu và lòng thương xót. Ngài mời gọi mọi người luôn biết đón nhận Đức Kitô là Đấng Công Chính, bước đi dưới ánh sáng Tin Mừng hầu góp phần thiết lập nền công lý và hòa bình đích thực trên quê hương Việt Nam.

Sau thánh lễ là những tâm tình cảm ơn của cha Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng ban Công lý và Hòa bình giáo phận Vinh, gửi tới quý cha cùng các tham dự viên.

Khóa tập huấn như một luồng gió mới thổi trên quý chức thuộc 2 giáo hạt Thuận Nghĩa và Phủ Quỳ. Qua chủ đề thiết thực của khóa tập huấn này, các tham dự viên sẽ có thêm sự hiểu biết về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, hiểu để sống, để làm chứng cho Tin Mừng, cho Đức Kitô – Đấng Công Chính.

Jos. Trọng Tấn
 
Thánh lễ tạ ơn nhân dịp Giáo xứ Trà Vy,Thái Bình hoàn thành hai tháp chuông
Ban Truyền thông Giáo phận
12:30 10/09/2015
Thánh lễ tạ ơn nhân dịp Giáo xứ Trà Vy hoàn thành hai tháp chuông

Sáng nay, thứ Năm (10.9.2015), tại Nhà thờ Giáo xứ Trà Vy, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám Mục Giáo phận Thái Bình - chủ sự thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp Giáo xứ vừa nâng cao và hoàn thành hai tháp chuông Nhà thờ.

Xem Hình

Đến với Giáo xứ Trà Vy, việc đầu tiên, Đức Cha dành tình cảm chào thăm và động viên cha Giuse Mai Trần Huynh, ngài đang dưỡng bệnh và nghỉ hưu tại Giáo xứ.

Chung chia niềm vui tạ ơn với cha xứ và Giáo xứ Trà Vy trong ngày trọng đại này, ngoài cha xứ Giuse Trần Văn Thực, còn có sự hiện diện của Đức ông Thomas Trần Trung Hà và 8 linh mục trong Giáo phận, quý tu sỹ, quý khách cùng cộng đoàn Dân Chúa vùng lân cận.

Đúng 9g00, đoàn rước từ nhà xứ tiến vòng quanh bờ hồ và tiến vào Thánh đường để hiệp dâng thánh lễ.

Tại Thánh đường, sau phần chào mừng của cộng đoàn, Đức Cha cử hành nghi thức làm phép bức ảnh Tiệc ly ở giữ cung thánh.

Bước vào thánh lễ, Đức Cha thay mặt cho mọi thành phần hiện diện gửi tới cha xứ và cộng đoàn lời chúc mừng nhân dịp Giáo xứ đã hoàn thành công trình của tình yêu biểu lộ đức tin của mình qua hai cây tháp cao 42m. Đồng thời, ngài mời gọi mọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì đây là quà tặng mà Thiên Chúa đã ban cho cộng đoàn Giáo xứ Trà Vy.

Trong thánh lễ, Đức Cha đã cho thấy ý nghĩa và mục đích của ngôi nhà thờ và hai cây tháp chuông. Theo cái nhìn tự nhiên, mọi người đều khen ngợi vẻ đẹp, sự hoành tráng và mỹ thuật của ngôi nhà thờ với hai cây tháp vươn cao. Nhưng nếu không hiểu mục đích và ý nghĩa chính yếu thì công trình này cũng trở nên vô nghĩa. Nhà thờ và tháp chuông phải mang tính biểu tượng của đức tin, tiến dâng cho Đấng mà cả cộng đoàn tin thờ. Đấng ấy chính là Thiên Chúa, và Ngài đang ngự trong ngôi Nhà thờ này, chúng ta quy tụ nơi đây để biểu lộ lòng tin thờ Ngài. Chính Ngài mới là Chủ của công trình này. Hơn nữa, Nhà thờ và tháp chuông không chỉ dừng lại ở việc cộng đoàn đến đây ca ngợi và chúc tụng Chúa, mà còn để loan báo và giới thiệu về Đấng đang hiện diện nơi này cho tất cả mọi người xung quanh khu vực. Để được như vậy, cộng đoàn cần ý thức suy nghĩ và thay đổi lối sống cho phù hợp với Tin Mừng của Chúa.

Sau lời nguyện hiệp lễ, vị đại diện giáo xứ bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Cha, quý cha và mọi người. Thánh lễ được khép lại với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa qua ca khúc “Khúc hát tạ ơn nhân dịp mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình” của linh mục Nam Phương.

Nhân ngày vui của Giáo xứ, Đức Cha cũng tặng những phần quà bánh kẹo cho tất cả các em Thiếu nhi.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa TPG Sàigòn, mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria
Văn Minh
15:47 10/09/2015
GX. Vĩnh Hòa: Mừng Sinh Nhật Đức Maria

Trong niềm vui hân hoan cùng Giáo Hội mừng Lễ Sinh Nhật Đức Maria - bổn mạng của gia đình Legio Mariae giáo xứ Vĩnh Hòa, Thánh lễ trọng thể đã được cha chánh xứ Gioakim Lê Hậu Hán chủ sự, vào lúc 17g30 thứ Ba, ngày 08.09.2015. Đến tham dự Thánh lễ, ngoài quý hội viên trong giáo xứ Vĩnh Hòa còn có quý hội viên của các giáo xứ bạn, quý vị khách mời cùng đông đảo giáo dân trong giáo xứ.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, cha xứ Gioakim cùng quý hội Legio Mariae kiệu Đức Mẹ xung quanh nhà thờ dưới cơn mưa không ngớt từ giữa ban chiều.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng, cha Gioakim mời gọi cộng đoàn nhìn lại đôi nét về cuộc đời của Trinh nữ Maria. Đức Mẹ sinh ra trong một gia đình bình thường như bao nhiêu người phụ nữ khác, tuy nhiên đối với Đức Mẹ lại là một điều hết sức đặc biệt. Bởi vì, Mẹ được Thiên Chúa tuyển trọn khi còn đang nằm trong cung lòng của người mẹ. Ông bà Thánh Gioakim và Anna đã sinh hạ ra một thiếu nữ xinh đẹp cùng với một tâm hồn thanh sạch, để rồi chính Maria là người trung gian của Thiên Chúa cứu độ nhân loại. Đây như là một tiên báo cách kín đáo về Đức Kitô, Đấng sẽ đến cứu độ và đón nhận mọi dân mọi nước vào vương quốc của Người. Thiên Chúa đã không bỏ rơi nhân loại cho dù con người có phản bội Ngài, và Ngài cũng không làm ngơ trước sự đau khổ và tội lỗi của con người. Chính nhờ lời “Xin vâng” của Mẹ mà Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể để cứu độ nhân loại.

Mừng ngày Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ hôm nay, cộng đoàn chúng ta hãy vui mừng ca tụng và tung hô Mẹ. Đồng thời, chúng ta cũng dâng lên cho Mẹ những món quà thật ý nghĩa và cụ thể như: siêng năng lần chuỗi Mân Côi, biết hy sinh và giúp đỡ mọi người, chia sẻ bác ái cho những người khó nghèo, nâng đỡ những người khô khan, nguội lạnh, xa bỏ Chúa; đó sẽ là những món quà tốt nhất để làm vui lòng Mẹ.

Qua đây, cha Gioakim cũng ước mong các hội viên gia đình Legio Mariae trong giáo xứ nhân ngày mừng Sinh Nhật Mẹ, cùng nhau dâng lên Mẹ những món quà nhiều ý nghĩa và thiêng liêng. Đó là mỗi khi đi công tác, các hội viên không mang theo bên mình, đường, sữa, bánh trái hay những vật gì khác. Những thứ mà các hội viên cần mang theo là đem Lời Chúa đến để chia sẻ, cùng nhau suy niệm và cầu nguyện, lời động viên và thăm hỏi, thông cảm trước nỗi niềm đau khổ của người đau yếu và bệnh tật. Đặc biệt, mang về cho Mẹ những linh hồn còn đang đắm chìm trong tội lỗi và thất vọng. Bên cạnh đó, mỗi hội viên cũng phải chu toàn sứ vụ bổn phận hằng ngày của mình, đọc kinh Mân Côi và làm những việc đạo đức khác. Có như vậy, chúng ta mới xứng đáng là những chiến sỹ, những đạo binh của Đức Mẹ. Trong công tác, không phải lúc nào chúng ta ra đi cũng đem về cho Mẹ được món quà như lòng chúng ta mong muốn. Mà trái lại, khi chúng ta đến đọc kinh hoặc thăm hỏi một người bệnh nào đó, đôi khi gặp phải những khó khăn nhất định, có khi họ không đón tiếp, không tin tưởng vào chúng ta. Xin cho mỗi người trong chúng ta luôn biết sống nhân đức khiêm nhường trong sứ vụ làm tông đồ của mình.

Sau phần hiệp lễ, vị đại diên lên cảm ơn cha xứ Gioakim, quý vị HĐMV, đại diện các hội đoàn trong giáo xứ đã cùng nhau hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng. Để tỏ lòng tri ân, vị đại diện dâng lên cha chủ tế bó hoa tươi thắm trong tiếng pháo tay của cộng đoàn. Đáp từ, ngài cảm ơn và chúc mừng quý hội nhân ngày lễ bổn mạng. Đồng thời, ngài cũng chúc quý hội luôn sống xứng đáng trong sứ vụ của mình và cùng nhau xây dựng thành một gia đình yêu thương và hiệp nhất.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g45, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an ra đi trong niềm hân hoan cùng với sứ vụ loan báo Tin Mừng cho mọi người.

Được biết, hiện nay, gia đình Legio Mariae trong giáo xứ có 9 đội, mỗi đội có 8 đến 10 hội viên hoạt động, cùng một số hội viên tán trợ khác. Mỗi tuần, các đội họp một lần và làm những việc bác ái và những sinh hoạt khác.
 
Lễ làm phép nhà nguyện và nhà dưỡng lão do các Dì Hội Dòng Mẹ Nhân Ái điều khiển
Tôma Đỗ Lộc Sơn
22:04 10/09/2015
Làm Phép Nhà Nguyện và Nhà Dưỡng Lão do các Dì Hội Dòng Mẹ Nhân Ái điều khiển

Cơ sở khuyết tật Thiên Phước II trực thuộc Hội Dòng Mẹ Nhân Ái- Giáo Phận Phú Cường, Địa chỉ số 339/19 đường Đỗ Đăng Tuyển- Ấp Lô 6, Xã An Nhơn Tây, Củ Chi. Để đến được địa chỉ này chúng tôi theo đường tỉnh lộ 7, đến chợ Lô 6 rẽ trái là đường Đỗ Đăng Tuyển, đi thêm 2 km lại rẽ trái, con đường đá mới làm gồ ghề lởm chởm, những cục đá còn mới sắc cạnh trải dài suốt 8oo mét. Hai bên đường là những vạt cây cao su, lác đác mới thấy có căn nhà, đi thêm chút nữa là đến con kênh đào hay còn gọi là kênh đông, đưa nước tưới đến các vùng trồng lúa. Đến đây khá sớm, vì thế chúng tôi mới có dịp quan sát: Cách khu dân cư chỉ vài trăm mét, khuôn viên cơ sở chỉ khoảng 3000 m2, chung quanh được bao bọc bởi những lô cây cao su mát dịu, thật yên tĩnh, không khí thật trong lành. Có một vườn rau, một trại nuôi gà thả bộ. Có điện lưới, có nguồn nước sạch, có đường truyền Internet thế là đủ. Bầu trời chan hòa ánh nắng thật là mừng, vì hai ngày qua trời mưa, mây đen u ám như lúc nào cũng muốn đổ nước xuống.

Xem Hình

Chúng tôi giới thiệu hơi dài dòng một chút để thấy rằng: Các Dì Hội Dòng Mẹ Nhân Ái đã thực hiện đúng lý tưởng sống của đấng sáng lập là: “Vì yêu Chúa con dấn thân phục vụ người đau khổ”.

Các cháu khuyết tật, các cụ già không nơi nương tựa, về đây, được sống trong khung cảnh thiên nhiên chắc chắn rất vui, rất cảm động vì được yêu thương hết mực như vậy.

Chính vì thế, sáng nay ngày 10.9.2015, Đức Giám Mục Giuse Giám mục giáo phân đã về đây dâng lễ Tạ ơn và làm phép nhà nguyện, nhà dưỡng lão. Cùng dâng lễ có cha Simon quản hạt Củ chi, 12 cha trong hạt, quý dì DMNA và khoảng 200 bà con giáo dân tham dự.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse nói: Hôm nay chúng ta dâng lễ nhớ bảy sự thương khó Đức Mẹ hay còn gọi là Mẹ Sầu Bi. Đức Maria đã hiệp thông những nỗi thống khổ với Đức Giêsu con Mẹ, những đau đớn những tủi nhục của Đức Gêsu cũng chính là nỗi đau của Mẹ. Chúng ta hãy xin Mẹ cho chúng ta được chia phần thống khổ của Con Mẹ đã khứng chịu cực hình vì chúng ta.

Hôm nay mừng bổn mạng của chi em HDMNA, các chị đã nhận Mẹ Sầu Bi là để chia phần đau khổ với Mẹ bằng cách chăm sóc những hoàn cảnh già cả neo đơn, những hoàn cảnh bất hạnh của các cháu bại liệt không người chăm sóc. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho hội dòng ơn sức mạnh, lòng can đảm chịu đựng, để hội dòng thực hiện được những điều mình mong muốn.

Kết thúc thánh lễ nhiều người đã đến thăm các cháu bại liệt tên tầng lầu, tất cả thật cảm động, bởi vì các cháu được sống trong môi trường mát mẻ, sạch sẽ gọn gàng và thật cảm ơn hội dòng.

Tôma Đỗ Lộc Sơn

LỊCH SỬ HỘI DÒNG MẸ NHÂN ÁI

(MATER PIETA)

NGUỒN GỐC HỘI DÒNG MẸ NHÂN ÁI:

1. Thời kỳ sơ khai:

Chị em Hội dòng Mẹ Nhân Ái được nảy sinh từ những chị em có lòng thương cảm với những người nghèo, già cả neo đơn, muốn dấn thân để phục vụ những người đau khổ, cách riêng những người già neo đơn và trẻ khuyết tật, vào cuối năm 1986, tại Giáo xứ Tam Hải, Thủ Đức, Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở đầu tiên chỉ là một mái nhà tranh vách đất, đơn sơ, bước đầu chỉ có 3 chị em cùng chung sống với nhau trong tinh thần ơn gọi của Hội Dòng.

HÌNH THÀNH

Ngày 15 tháng 09 năm 1986 Đấng sáng lập khởi sự soạn thảo Hiến Pháp Hội Dòng và đệ trình Đức Cha Giuse Phạm văn Thiên, Giám mục Giáo phận Phú Cường. Vào tháng 02 năm 1990 đệ trình dự thảo Hiến Pháp và được Đấng Bản Quyền chấp thuận cho phép thử nghiệm, từ ngày 12.03.1991 đến ngày 12-03-2001 (thời hạn thử nghiệm 10 năm).

Từ Cộng đòan tiên khởi ơn gọi bắt đầu khởi sự Cha Phêrô Phan Danh Uy mời gọi, quy tụ, hướng dẫn và đào tạo các chị em đầu tiên, mặc dù có nhiều hạn chế về kinh tế, khả năng … nhưng Cha đặc biệt chú trọng đến việc huấn luyện, đào tạo các ơn gọi sống theo tinh thần, tôn chỉ và mục đích của Dòng, chị em sống âm thầm, cầu nguyện mặc dù chưa có lời khấn nhưng các chị em đã sống tinh thần ba lời khấn.

- Lớp Tập đầu tiên của Hội Dòng: Ngày 01 tháng 10 năm 1998 tại Tam Hải Thủ Đức, Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh được Qúy Soeurs Dòng Đức Bà, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, hướng dẫn và giúp đỡ: chị em được đào tạo, đầu tư về tu đức, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn thích hợp cho việc phục vụ và thực hiện sứ mạng và Linh đạo của Hội Dòng, ngoài ra các chị em còn được đào tạo để làm công tác mục vụ Giáo xứ và giáo dục trẻ em trong độ tuổi mầm non.

Qua những thăng trầm của cuộc sống nhiều khó khăn trong thời gian đầu, những thử thách mà Chúa muốn va sau cơn mưa trời lại sáng Hội dòng qua những bước chập chững bắt đầu có nhiều ơn gọi:

• Năm 1986 -2000: Ơn gọi Hội Dòng bắt đầu phát triển (có 24 chị em )

• Biến cố ngày 26 tháng 02 năm 2001: Cha Phêrô Đấng sáng lập Hội Dòng qua đời, cũng là ngày Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giáo phận Phú Cường trực tiếp hướng dẫn Hội Dòng.

2. Tiểu sử Đấng sang Lập:

Nhờ ơn Chúa Thánh Linh soi sáng thúc đẩy, nhìn vào hoàn cảnh xã hội tại Việt nam, lòng khao khát muốn chia sẻ lòng thương cảm của Chúa và những ưu tư của Giáo Hội đối với những người gìa đau khổ, neo đơn, không nơi nương tựa, các trẻ em khuyết tật và cùng thông cảm với các Linh mục về hưu. Chính Chúa khơi dậy nơi Cha lòng khao khát phục vụ nơi những con người ấy, một ước mơ nhỏ bé mà Cha ngày đêm thao thức, tuy nhỏ bé tầm thường nhưng thật tốt đẹp, Chúa đã đoái thương nhìn tới. Chính Chúa đã đến trần gian trong thân phận người nghèo, sống hòa đồng với người nghèo rao giảng Tin Mừng và phục vụ những người nghèo, Chúa phán: ”Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”.(Mt 20, 28).Được sự khích lệ của Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên Đấng Bản Quyền giáo phận, theo Sắc lệnh Perfectoe Caritatis, Hội Dòng MẸ NHÂN ÁI ra đời, tên gọi bằng La Ngữ là MATER PIETA.

ĐẤNG SÁNG LẬP

Lm. Phêrô PHAN DANH UY

Ngày sinh: 13.02.1943,

Ngày Thụ phong Linh Mục: 20 - 06 – 1970

Qua đời: ngày 26-02-2001

“Vì yêu Chúa con dấn thân phục vụ người đau khổ”

Đây là châm ngôn và lý tưởng sống của Ngài, từ lý tưởng đó Ngài khởi sự thành lập Hội Dòng MẸ NHÂN ÁI

Danh hiệu: HỘI DÒNG MẸ NHÂN ÁI - (MATER PIETA)

3. Đặc sủng Hội dòng:

Đặc sủng của Hội doøng đã được nêu trong Hiến Pháp như sau:

- Theo gương Đức Kitoâ soáng tinh thaàn cuûa ñaáng saùng laäp: “Vì yêu Chúa con dấn thân phục vụ người đau khổ” chị em đón nhận nếp sống tông đồ thể hiện qua đời sống cộng đoàn, trung thành giữ các lời khấn, sốt sáng cử hành phụng vụ, chuyên chăm học hỏi Kinh thánh, tuân giữ kỷ luật tu trì và thi hành sứ vụ,

- Mô phỏng hình ảnh Đức Maria bên thập giá chị em được mời gọi hiến thân phục vụ những người nghèo, đau khổ, bị xã hội bỏ rơi … Phuïc vuï caùc ngöôøi giaø ñôn chieác taïi caùc traïi döôõng lão do Hội dòng xây dựng hay phụ trách tại tư gia, phục vụ trẻ em khuyết tật, sẵn sàng đảm nhiệm phụ trách các nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục trong các Giáo phận nếu được nhờ cậy.

- Để đời tu được phong phú và công việc phục vụ đạt kết quả dồi dào hơn, chị em cần hội nhập vào nếp sống văn hóa truyền thống địa phương, với sự phân định khôn ngoan theo tiêu chuẩn của Tin Mừng.

4. Linh Đạo Hội dòng:

Chị em ý thức đau khổ chứa đựng giá trị cứu rỗi khi được kết hợp với Chúa Kitô Chị em dâng hy sinh, đau khổ bản thân lên Chúa để thánh hóa bản thân, tha nhân và hướng dẫn các cụ già dâng hy sinh, đau khổ cá nhân để hợp với hiến tế Thánh giá của Chúa Kitô để thánh hoá bản thân, nhân loại và đặc biệt cầu nguyện cho các Linh mục.

5. Tâm tình:

Luôn trung thành thực hiện mọi điều khoản của Giáo Luật và các chỉ thị của Giáo Hội liên quan tới các Tu sĩ và Dòng tu.

6. Lời khấn Ngoài ba lời khấn thông thường của các Tu sĩ: Khó Nghèo. Vâng Phục, Khiết Tịnh chị em khấn thêm lời khấn thứ 4: sẵn sàng phục vụ bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào.

7. Bổn mạng Hội dòng:

Lễ Bảy sự Thương Khó Đức Mẹ, kính ngày 15.09

8. Địa chỉ:

HỘI DÒNG MẸ NHÂN ÁI (MATER PIETA )

A 160/33- Tổ 20 – Ấp Đình- Xã tân Phú Trung

Huyện Củ Chi- Tp. Hồ Chí Minh

085.4393099 – DĐ: 0902.847.691

Email: menhanaipc@gmail.com

9. Bề Trên đương nhiệm:

Bề trên Tổng quyền

Têrêsa Hoàng Thị Ngọc

10. Các hoạt động:

- Về Mục vụ:

Chị em cộng tác với cha xứ đảm trách các lớp Giáo lý thiếu nhi, ca đoàn, phòng thánh, đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân…

- Về bác ái xã hội:

Nuôi dạy các trẻ em khuyết tật, chăm sóc những người già neo đơn bệnh tật tại các viện dưỡng lão do Hội dòng xây dựng, thăm viếng những người già, bệnh tật tại tư gia, dạy lớp học tình thương.

- Về truyền giáo:

Mở rộng việc truyền giáo bằng việc thiết lập các cộng đoàn truyền giáo tại nhiều giáo phận.

11. Số Cộng đoàn:

Có 08 cộng đoàn, thuộc 05 giáo phận

Giáo phận Phú Cường (4 Cộng đoàn), Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh (1 Cộng đoàn), Giáo Phận Xuân Lộc (1 Cộng đoàn), Giáo phận Long Xuyên (1 Cộng đoàn) Giáo phận Buôn- Ma- Thuật (1 Cộng đoàn)

12. Nhân sự:

Hiện nay Hội dòng có:

Khấn trọn: 16

Khấn tạm: 27

Tập sinh: 20

Tiền tập: 08.

13. Điều kiện gia nhập:

- Tuổi từ 18 đến 25, từ 26 tuổi trở lên phải có phép đặc biệt của Hội đồng Tu viện.

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Phổ thông Trung học.

- Sức khỏe: Tâm lý và thể lý bình thường, không khuyết tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và thần kinh.

- Tâm tình đạo đức: Có ý thức về đời sống đức tin của người Kitô hữu, có lương tâm ngay thẳng và có ý hướng ngay lành, có triển vọng hội nhập vào đời sống chung.

14. Địa chỉ liên lạc về ơn gọi:

A 160/33- Tổ 20 – Aáp Đình- Xã tân Phú Trung

Huyện Củ Chi- Tp. Hồ Chí Minh

085.4393099

HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI

* Ưu tiên trong việc tuyển chọn ơn gọi và huấn luyện thành viên, đặc biệt là đặc trách về huấn luyện.

* Trong tâm tình của những người sống ơn gọi Kitô hữu, và những người cùng chung một lý tưởng: chị em sống yêu thương, hiệp nhất và phục vụ.

* Theo sự phát triển của xã hội trong thời đại hiện đại hóa, để đáp ứng những nhu cầu của xã hội và Giáo Hội hiện nay, các chị em luôn cố gắng nâng cao trình độ Thần Học, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn để có thể đáp ứng được những nhu cầu trong công việc phục vụ theo sứ mạng và Linh Đạo của Hội Dòng.

Nhờ ơn soi dẫn của Chúa Thánh Linh, chị em mỗi ngày khám phá ra tình yêu huyền nhiệm của Thiên Chúa, qua hình ảnh của Đức Maria bên Thập Gía Chúa Giêsu, chị em gặp gỡ Chúa Giêsu qua những người đau khổ chị em phục vụ, để đem tình yêu, sự bình an của Đức Kitô đến với họ theo sứ mệnh và Linh đạo của Hội Dòng

Sơn Lộc, ngày 08 tháng 07 năm 2009

Tổng Phụ Trách

Hội Dòng MẸ NHÂN ÁI

Nt. Thérèse Hoàng Thị Ngọc
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gà đã gáy mà sao Đảng ngủ mãi
Phạm Trần
16:03 10/09/2015
GÀ ĐÃ GÁY MÀ SAO ĐẢNG NGỦ MÃI ?

Đảng và Quân đội Cộng sản Việt Nam đang đổ hết gas vào những cái mồm tuyên truyền để chống những ai nói đảng đã lầm đường lạc lối 70 năm trước để đến bây giờ phải kêu gọi hàng ngũ cứu nguy “suy thoái đạo đức”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.

Lệnh này nhan nhản trong các bài viết trên báo Quân đội Nhân dân và của Ban Tuyên giáo trong thời gian phô trương những thành qủa tưởng tượng khoác áo “vĩ đại” đã đem lại cho dân từ ngày gọi là Cách mạng tháng 8/1945 và Độc lập 2/9.

Bài viết của PGS, TS. Nguyễn Văn Mạnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trên Quân đội Nhân dân ngày 01/09/2015 là một tỷ dụ. Ông mở đầu như thế này: “Tháng 9 năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm trọng thể 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Quốc khánh 2-9. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại thành quả của 70 năm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời, qua đó đập tan luận điệu xuyên tạc, vu khống về bản chất Nhà nước ta của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị.”

Không cần phải mất thời giờ đọc hết bài cũng đã thấy ông Mạnh bốc quậy để khoe qùang rằng đảng của ông đã “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội”.

Cũng chả cần phải có học hàm Phó Giáo sư, Tiến sỹ mà ngay chị bán hàng rong, anh lái xe ôm hay cháu học lớp bốn trường làng cũng biết ở Việt Nam không có cái gọi là “nhà nước pháp quyền”, nói chi đến “của dân, do dân, vì dân” ? Và nếu bảo “quyền làm chủ của nhân dân” đã phủ “trên mọi lĩnh vực” thì tại sao dân không có quyền tự do ứng cử và bầu cử mà cứ phải là đảng viên hay cảm tình viên với đảng thì mới được Mặt trận Tổ Quốc tuyển chọn qua cuộc gọi mỹ miều là “hiệp thương” (hay chuẩn y trước) rồi dân mới được” bầu” sau đó thì dân làm chủ chỗ nào ?

Chuyện vớ vẩn “dân làm chủ” còn được đảng bôi bác ở Điều 53 Hiến pháp 2013 khi viết rằng :“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Có ai ở Việt Nam đã thuê Nhà nước đại diện để làm “chủ sở hữu đất đai” của mình không ? Đảng tự viết ra Hiến pháp để cho Quốc hội của đảng đóng dấu chấp thuận những gì đảng muốn thì có mạ vàng Hiến pháp cũng chỉ là mớ giấy có chữ để bảo vệ độc quyền, độc tôn cực kỳ phản cách mạng.

Tác gỉa Nguyễn Văn Mạnh cũng mắt nhắm mắt mở khoe rằng : “ Đồng thời, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khỏan 3, Điều 2 Hiến pháp 2013)

Đây không phải là thứ nhà nước có tam quyền phân lập và hòan toàn độc lập không được quyền can thiệp hay gây ảnh hưởng lên nhau mà chỉ là sự “phân công” bởi nhà nước, hay đảng cũng vậy, cho dễ bề qủan lý.

Vì thế dưới chế độ độc tài một đảng cầm quyền, đảng kiểm soát mọi ngành, mọi thứ nên dù ngôn ngôn ngữ có tô son điểm phấn thì Tòa án được gọi là nhân dân cũng chỉ là nơi để xử án theo lệnh cấp trên. Quyền tranh tụng và bào chữa của bị cáo không được tôn trọng trong mọi trường hợp, nhất là đối với các vụ án chính trị và vi phạm quyền con người của nhà nước.

Vì vậy khi ông Mạnh khoe quyền con người được ghi trong Hiến pháp 2013 “đã thể hiện rõ tính ưu việt, bản chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của Nhà nước ta, của chế độ xã hội chủ nghĩa”, nhưng lại che đi mặt trái của Chương này khi quy định những hạn chế vì các lý do mơ hồ và tùy tiện như :”Quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”, hay bừa bãi như “do pháp luật quy định” hoặc “do luật định” nhằm giật lại những gì Hiến pháp đã cho phép.

Như thế có phải là gỉa dối không hay vì người Cộng sản đã quen với nói trước quên sau nên cũng là chuyện bình thường, miễn sao bài viết đem lại một chút lợi nhuận vật chất và tinh thần ?

HÃY NHÌN LẠI GÁY MÌNH

Bây giờ nhìn lại sau 70 năm ngày 2/9 và 30 năm Đổi mới, Việt Nam vẫn tiếp tục tụt hậu về kinh tế, thu thập đầu người chỉ hơn có 4 nước Lào, Kampuchia, Brunei và Miến Điện (Burma hayMyanmar), nhưng đứng sau rất xa so với Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Nam Dương.

Tại Hội thảo về "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-3035" do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức ngày 28/8, một báo cáo được ViệtnamNet trích dẫn cho thấy : “ GDP (Gross Domestic Product, Tổng sản lượng Quốc gia) bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD. Con số này gấp 21 lần năm 1990, nhưng chỉ bằng với nước Malaysia năm 1998, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010.

Việt Nam đi sau Hàn Quốc khoảng 30-35 năm, sau Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan 20 năm, sau Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.

GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam chỉ bằng 3/5 của Indonesia, bằng 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/4 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.”

Nhưng theo báo The Economist mỗi đầu người Việt Nam lại phải gánh 979 Dollars nợ công tính đến tháng 03/2015. Số tiền nợ công của Việt Nam đang ở mức 89,07 tỷ USD, chiếm 46,6% GDP.

Với tình hình kinh tế như thế thì con người Việt Nam đã được hưởng gì sau 70 năm Cách mạng tháng Tám và 30 sau sau Đổi Mới ? Có lẽ ông Tiến sỹ khoa bảng Nguyễn Văn Mạnh đã được đảng nuôi ăn suốt đời trong nhà cao cửa rộng nên không cảm được nỗi đau của dân nên ông mới ca bài lạc điệu rằng: “Ai đó cho rằng Nhà nước Việt Nam phản bội lợi ích dân tộc, vi phạm quyền con người, quyền công dân,… là hoàn toàn không có cơ sở, phi thực tế, phiến diện.”

Có phiến diện và thiếu cơ sở hay không thì chỉ cần nhắc lại lời kêu gọi toàn đảng phải “khắc phục hiện tượng quan liêu, cửa quyền, hách dịch, vô cảm trước nhân dân…phải quyết liệt đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những tiêu cực khác” trong cán bộ đảng viên như ông Nguyễn Văn Mạnh đã nêu lên để khỏi mất công xuyên tạc làm gì cho cái gọi là “bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” ở Việt Nam.

TIẾNG NÓI LẠC LÕNG

Quan điểm sai trái, đi ngược đường khác nhằm che giấu những khuyết tật kinh niên của đảng đến từ 3 bài viết trên báo Nhân Dân của Nhà báo Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Nội dung được Ban Biên tập Nhân Dân tập trung để phản biện lại những “phủ nhận, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” của 4 tập thể mà báo này chỉ ra gồm có: “các thế lực thù địch, một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn, suy thoái về tư tưởng” đã “phối hợp chống phá sự nghiệp cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên của đất nước ta.”

Trong bài đầu tiên gọi là “Sứ mệnh - chân lý lịch sử”, với bản lĩnh năng nổ hăng tiết vịt quen thuộc, ông Lợi đã hô to: “Chưa bao giờ đất nước có một cơ đồ tươi sáng như hiện nay. Chúng ta tự tin đến với thế giới với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng, và thế giới hào hứng đến với chúng ta - một đất nước dồi dào tiềm năng, giàu sinh khí và khát vọng vươn tới. Dù còn phải đối mặt với nhiều gian khó, thử thách, nhưng cả dân tộc vẫn đang tràn đầy niềm lạc quan hướng tới tương lai. Trong khi đó, các thế lực thù địch, một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn, suy thoái về tư tưởng lại liên tục đưa ra những luận điệu với tần suất cao, rằng: “Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị”. Điều đó cho thấy họ đang cố tình bơi ngược trên dòng sông đất nước. Bất chấp thực tế đất nước đã vượt qua muôn trùng thử thách và đang phát triển mạnh mẽ, được thế giới nể trọng, họ vẫn đeo cặp kính đen đầy thiên kiến, lệch lạc để phán xét tình hình Việt Nam, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS Việt Nam).

“Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị”, vậy có gì mới từ thứ luận điệu này?”

Sự lạc quan qúa trớn hay bà con hè phố gọi là “với tay qua trán” để nói như cái vòi nước máy đầu đường của ông Lợi đã tự phản bội sự thật có “tươi sáng như hiện nay” hay không ?

Hãy bình tĩnh mà nghe PGS.TSKH Nguyễn Trọng Phúc,nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nói Báo Bưu điện Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám.

Ông Phúc nói:“Thành quả 70 năm sau Cách mạng tháng Tám rất to lớn, nhưng bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức đổi mới”.

Theo quan sát của ông Phúc thì : “ Hiện nay, đất nước ta đứng trước một số thách thức. Thứ nhất là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong nhận thức và trong hành động như thiếu niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng kinh tế, văn hóa không đúng những chuẩn mực đưa ra.

Thứ hai là nền kinh tế tuy phát triển nhanh, thu nhập quốc dân tăng gấp 20 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng hơn 10 lần, nhưng quy mô, năng suất lao động thấp, chất lượng hiệu quả nền kinh tế càng thấp, giá trị gia tăng nền kinh tế không nhiều, vẫn còn tập trung khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế theo hướng gia công, nhận nguyên liệu nước ngoài về xuất khẩu, giá trị gia tăng không nhiều, năng lực cạnh tranh thấp, tình trạng nợ công cao và nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước.

Thứ ba là vấn đề xã hội, tuy đời sống xã hội đã được cải thiện nhưng phân hóa giàu nghèo còn khá nặng, chênh nhau mấy chục lần, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội, phân hóa đạo đức, văn hóa trong xã hội.

Thứ tư là tha hóa về đạo đức lối sống trong xã hội. Thứ năm là tha hóa về chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị. Đây là khuyết điểm trong xây dựng Đảng. Sự tha hóa thoái hóa, biến chất đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ.

Thứ sáu là sự chống phá của các lực lượng như diễn biến hòa bình, cũng như sự đe dọa về độc lập chủ quyền thống nhất, chủ quyền biển đảo. Trước tình hình quốc tế phức tạp, khó lường, khi phát triển kinh tế thì Việt Nam cần phải quan tâm chăm lo chiến lược bảo vệ Tổ quốc.”

Như vậy thì đất nước và con người Việt Nam đang sống dưới chế độ độc tài đảng trị Cộng sản tươi sáng hay đen tối như chưa bao giờ thấy ?

Trong 6 thách thức thì ông Phúc có nói đến “sự chống phá của các lực lượng như diễn biến hòa bình, cũng như sự đe dọa về độc lập chủ quyền thống nhất, chủ quyền biển đảo.”

Ỏ vế thứ nhất, chả ai, kể cả những người như ông Phúc và ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng chưa có ai vạch được mặt kẻ thù “diễn biến hòa bình”. Nhưng trong thực tiễn, tất cả những gì, từ lời nói đến hành động, làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân mất niềm tin vào đảng, chả còn muốn liên hệ máu thịt gì với đảng thì đều bị đổ lên đầu “diễn biến hòa bình”, hay “cách mạng xanh” hoặc “lật đổ không đổ máu” bởi quần chúng nổi lên. Nhưng trong đáy sâu lòng dạ của lãnh đạo là cách nói giấu mặt muốn ám chỉ Tây phương do Hoa Kỳ cầm đầu như đã xẩy ra tại một số nước như Ai Cập (Egypt), Lybia, Syria hay ở nước Nga và khối cac nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ 1989 đến 1991.

Trong ngôn ngữ của vế thứ hai, ông Phúc đã đề cập đến mối “đe dọa về độc lập chủ quyền thống nhất, chủ quyền biển đảo” thì ai cũng biết ông muốn nói đến láng giềng gian xảo Trung Quốc, nhưng ông nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng Nguyễn Trọng Phúc lại không dám nói thẳng ra là bằng chứng cho thấy ông, cũng như đảng của ông cứ vưỡn ỡm ờ, chưa dám đánh mà đã ôm nhau run như cầy sấy chỉ sợ ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em” !

TƯỚNG THƯỚC - ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP

Người thứ hai trả lời cho cán bộ Tuyên giáo Hồ Quang Lợi là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.

Trong cuộc phỏng vấn phổ biến ngày 09/09 (2015), báo Giáo Dục Việt Nam đạt câu hỏi : “Nhìn vào tình hình đất nước trong những năm vừa qua, ông có lo lắng về công tác tổ chức cán bộ không?”.

Tướng Thước đáp: “Tôi rất lo lắng! Công tác cán bộ cho dù được thực hiện qua nhiều quy trình chặt chẽ, nhưng vẫn có những chỗ bị sai lệch dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc.

Đó là chuyện quan chức sai phạm trong điều hành vì tư lợi, đó là chuyện tham nhũng, lãng phí ở nhiều địa phương, nhiều ngành… trong khi công tác giám sát, thanh tra quá yếu kém.

Tôi lấy thí dụ như báo cáo của Viện Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ thì tính đến hết tháng 5/2015 trong số 1.225 người thuộc diện phải xác minh tài sản chỉ phát hiện, kết luận 4 người kê khai không trung thực.

Đây là một con số quá ấn tượng, nhưng liệu có đúng như vậy không? Nhìn vào kết quả này, tôi rất buồn, bởi vì kết quả không phản ánh đúng thực chất tình hình diễn biến trong thực tế.

Nếu kết quả này là đúng thì Việt Nam phải được xếp ở nhóm đầu về sự minh bạch chứ không phải là nằm ở tốp cuối.”

Tướng Thước hoài nghi: “Trong các báo cáo của Đảng vừa qua đều chỉ ra rằng, tình hình tham nhũng diễn biến khó lường, còn nhiều phức tạp, kết quả đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu đề ra. Ấy thế mà kết quả thanh tra thì phản ánh hoàn toàn ngược lại.

Cứ như thế này thì làm sao kiểm soát được sự trung thực của cán bộ. Cứ như thế này thì kê khai tài sản sẽ mãi chỉ là chuyện hình thức, mà cái gì chỉ là hình thức, không còn thực chất nữa thì phải bỏ hoặc phải làm cho đúng với mong muốn của Đảng, cũng là mong muốn của nhân dân.”

Với cách làm việc chống tham nhũng bằng nước bọt như thế mà Hồ Quang Lợi dám “lăng ba vi bộ” : “Chưa bao giờ đất nước có đồ tươi sáng như hiện nay ” thì chỉ có mơ sảng mới phát ra như thế vào lúc kinh tế đang ngấp ngoái ở mức phát triển hơn 5%, thay vì 7 hay 8% như trước, và hiện đại hoá cái gì mà “chưa làm nổi con ốc vít” đễn nỗi bây giờ các Lãnh đạo đảng không dám nhắc lại dự báo khống từng hô hóan đến năm 2020 nước ta sẽ là một nước “công nghiệp hóa”.

Tại sao như thế sau 30 năm gọi là Đổi mới mà Việt Nam lại đi giật lùi không dám phát triển như các nước trong khu vực ?

Tại vì Việt Nam chỉ có một đảng cầm quyền nhưng lãnh đạo lại thiếu thông minh, cực đoan, bảo thủ và muốn “ăn hết” của dân, không dám cởi trói chính trị cho dân để họ được mở mắt nhìn ra ngoài xem tại sao hai dân tộc Cao Miên và Ai Lao đã có nhiều lĩnh vực vượt ra “đàn anh” Việt Nam ?

Tại vì hai nhà nước Lào và Cao Miên biết sử dụng tự do kinh doanh, tôn trọng quyền làm chủ của người dân trong khi đảng CSVN chỉ biết say mê “tòan trị và độc đảng”, “độc quyền thông tin báo chí” để kìm kẹp tư tưởng nhân dân.

Nếu những con số gụt hậu hơn các dân tộc láng giềng được báo cáo tại Hội nghị "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-3035" hồi tháng 8/2015 chưa làm cho ông Tuyên giáo dẻo mép Hồ Quang Lợi “sáng mắt sáng lòng” thì ông Vũ Ngọc Hoàng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung đã giúp ông Lợi mở mắt to hơn.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng một mặt chúng ta phải hết sức trân trọng tất cả những thành quả, thành tích đã đạt được vì đó là công sức chung của nhân dân, của Đảng, Nhà nước, nhưng mặt khác phải có cách tiếp cận mới. Liệu có bi quan hay không nói rằng chúng ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu?

Tôi nghĩ rằng nói vậy không có gì là bi quan. Không phải là nguy cơ tụt hậu mà chúng ta đã tụt hậu, chúng ta đang tụt hậu và chúng ta có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa nếu như không đổi mới.”

Trong Cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) ngày 10/09/2015, ông Vũ Ngọc Hoàng nói tiếp: “Chúng ta đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và việc này thể hiện trên nhiều mặt: năng xuất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp. Sau 30 năm, hàng công nghiệp để xuất khẩu, có uy tín trên thị trường quốc tế không đáng kể.

Chúng ta có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng sản phẩm thô về nông nghiệp của ta thấp hơn so với nhiều nước. Chúng ta chỉ có 70 triệu/ha giá trị sản phẩm, trong khi các nước đã có hàng mấy tỷ, có chỗ mấy chục tỷ rồi. Hay như chúng ta có thế mạnh về phát triển du lịch, nhưng cho tới giờ này vẫn rất ít, trong khi ở khu vực người ta hơn chúng ta hàng chục lần. Nợ nhiều, hiệu quả đầu tư thấp, chưa biết lấy nguồn tài chính ở đâu để trả nợ…Tất cả những vấn đề như vậy báo hiệu đã tụt hậu, đang tụt hậu và nguy cơ sẽ tụt hậu xa hơn.”

Chuyện mỗi ngày Việt Nam càng đi lùi sau các nước trong khu vực đã có từ trước 2003, khi Việt Nam bắt đầu chủ trương “Tái cơ cấu” kinh tế. Từ đó đến năm 2015, quốc nạn Tham nhũng và chủ trương cải cách hành chính đã thành “hành dân” hơn khiến cho tình trạng phát triển lâm vào ngõ bí trì trệ để sinh ra “lợi ích nhóm” để phá hoại đất nước nhiều hơn.

Nhưng các quan Tuyên giáo như ông Hồ Quang Lợi không nhìn ra đó là lỗi “Hệ thống” như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã cảnh báo, mà cứ nói miết kiểu “đảng ta vĩ đại không bao giờ sai”.

Do đó, không ai lạ khi thấy Hồ Quang Lợi viết trên Nhân Dân: “Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã chế định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Hiến pháp Việt Nam thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, đã được toàn dân thảo luận rộng rãi và được Quốc hội thông qua. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam được ghi ở Điều 4 của Hiến pháp chính là sự lựa chọn dứt khoát của toàn dân tộc Việt Nam.”

Đố ai ở Việt Nam, kể cả những đảng viên chỉ còn “nửa cái óc” dám xung phong đi đầu trong hàng ngũ để thề nói gian sẽ chết đứng giữa chợ Đồng Xuân rằng mình đã “dứt khóat” chọn đảng để “lãnh đạo đât nước” suốt đời muôn năm ?

Nhưng mà trước khi có hành động “ái quốc, yêu đảng” hết cỡ thợ mộc như thế thì hãy bình tĩnh nín thở để thề thêm một câu nữa là sẽ “chịu chém đầu” giữa Quảng trường Ba Đình nếu đảng và Quốc hội không phải là đồng tác gỉa của Điều 4 Hiến pháp ?

Bấy nhiêu chuyện tưởng cũng qúa đủ để nói với đảng rằng : Gà đã gáy rồi, sao đảng cứ ngủ mãi ?

Hãy thức dậy thôi chứ. Nếu cứ ngủ li bì mãi thì đến Thế kỷ nào dân ta mới sáng mắt ra được ? -/-

Phạm Trần

(09/015)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản Mạn chuyện “hôn nhân” đồng tính: con đường của các Kitô hữu đồng tính
Vũ Van An
00:06 10/09/2015
Riêng người đồng tính Công Giáo, ngoài các cố gắng nhân bản, họ còn dựa vào yếu tố tâm linh để lội ngược dòng, khắc phục khuynh hướng đồng tính. Theo tin CNA/EWTN ngày 11 tháng 5, 2014, những người này đã nói về các cuộc chiến đấu bản thân của họ và niềm an ủi họ gặp được nơi giáo huấn của Giáo Hội trong một cuốn phim tài liệu mới nói về tình yêu Kitô Giáo như “con đường thứ ba” trong cuộc tranh luận về đồng tính luyến ái.

Trong cuốn phim này, David, một người Công Giáo, cho hay: “Những người bị lôi cuốn vào người đồng giới tính không bị yêu cầu phải làm bất cứ điều gì khác với người dị giới tính. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi sống trong sạch, ai trong chúng ta cũng thế”.

Khát mong những đỉnh đồi vĩnh cửu

Melinda, một người trở lại Công Giáo, nói rằng cô từ bỏ mối liên hệ đồng giới tính của cô khi cô trở lại Đạo. Cô nói: “tôi biết: nếu tôi trở thành người Công Giáo thì chuyện đồng tính luyến ái là điều phải ra đi. Và tôi nói với Thiên Chúa rằng tôi bằng lòng với việc này vì nay tôi đã say mê Đấng Hóa Công của tôi rồi. Bản sắc và mối liên hệ của tôi với Thiên Chúa trở nên quan trọng hơn là bản sắc và mối liên hệ của tôi với người bạn gái của tôi”.

Cuốn phim tài liệu dài 38 phút này, tựa là Desire of the Everlasting Hills, được đạo diễn bởi John-Andrew O’Rourke thuộc Hãng Phim Blackstone Films, đặt trụ sở tại Indianapolis. Cha John Hollowell, một linh mục của Tổng Giáo Phận Indianapolis, là giám đốc sản xuất của cuốn phim. Nữ tu Helena Burns và Chris Stefanick góp lời bình luận cho cuốn phim.

Joseph, một giáo dân Công Giáo, cho hay: anh thổ lộ đời anh và kinh nghiệm đồng tính luyến ái của anh trong tòa giải tội Công Giáo. Anh bày tỏ lòng biết ơn đối với vị linh mục giải tội đã đáp ứng lời thổ lộ của anh một cách tích cực. Anh bảo: “Ngài sẵn sàng có đó cho tôi hơn hẳn bất cứ ai khác. Ngài thực sự là một người cha đối với tôi, và tiếp tục như thế hoài hoài. Tôi không thể làm bất cứ điều gì để trả ơn ngài cho hết”.

Trong cuốn phim, Cha Michael Schmitz, một linh mục phục vụ tại Giáo Phận Duluth ở Michigan, giải thích rằng Đạo Công Giáo theo một con đường khác, một con đường bác bỏ cả việc kết án hoàn toàn người đồng tính lẫn việc khẳng nhận hoạt động đồng giới tính.

Ngài cho hay: “chúng tôi không hề kỳ thị hay kết án hoặc sợ sệt hay muốn cô lập các bạn. Nhưng đồng thời, chúng tôi không thể ủng hộ mọi điều các bạn lựa chọn. Thành thử chúng tôi xin đi theo con đường thứ ba. Và con đường thứ ba này chính là tình yêu. Chúng tôi xin yêu thương các bạn. Các bạn thuộc nơi đây với chúng tôi. Các bạn có thể chia sẻ với chúng tôi cuộc chiến đấu của các bạn, các bạn có thể chia sẻ với chúng tôi sự lôi cuốn của các bạn, và chúng tôi vẫn cứ yêu thương các bạn”.

Các người nam nữ có khuynh hướng đồng tính luyến ái nói về đức tin và đời sống họ. Một số đề cập tới các vấn đề thích ứng trong lúc đang lớn lên, vì cảm thấy mình khác người, bị cô đơn lạ lùng hay bị bạn cùng trang lứa xách nhiễu. Một số thuật lại quá khứ khó khăn của họ, trong đó có việc bị cha mẹ bạo hành hay lạm dụng tính dục.

Cha Schmitz nhấn mạnh tới việc Giáo Hội kết án việc kỳ thị bất công người đồng tính hay bắt nạt họ. Ngài cho biết “Giáo Hội minh xác rất rõ. Mọi người nam nữ có khuynh hướng đồng tình luyến ái phải được cư xử với lòng cảm thương, phẩm giá, và kính trọng”.

Cha Hollowell, giám đốc sản xuất cuốn phim cho CNA hay cuốn phim này nhằm kể lại câu truyện của “những người từng trải nghiệm sự lôi cuốn đồng giới tính nhưng vẫn tìm được an ủi lớn lao trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về chủ đề này”.

Theo ngài, Đạo Công Giáo bác bỏ cả “nền văn hóa hưởng lạc”, tức nền văn hoá cho rằng “hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn, hãy làm tình với bất cứ ai bạn muốn” lẫn phương thức của “những người duy cực đoan Thánh Kinh, tức những người nói rằng chỉ có khuynh hướng đồng tính thôi cũng đủ có nghĩa bạn là một kẻ tội lỗi”.

Vị linh mục này cho hay động lực khiến ngài thực hiện cuốn phim là do kinh nghiệm giảng dạy thần học tại Trung Học Đức Hồng Y Ritter ở Indianapolis lúc mới chịu chức. Ngài bảo: “Ngay năm đầu dạy học, tôi rất ngạc nhiên thấy phần lớn học sinh rất cởi mở đối với các giáo huấn của Giáo Hội. Tuy nhiên, khi nói tới giáo huấn về đồng tính luyến ái, tôi thấy họ tỏ ra chống đối ra mặt”.

Thoạt đầu, ngài không có tư liệu nào giúp các học sinh hiểu giáo huấn của Giáo Hội. Sau đó, ngài mới có dịp đọc được các tham luận của các người Công Giáo từng trải qua kinh nghiệm đồng tính. Lúc ấy “tôi hiểu tôi cần phải đặt những câu truyện của họ lên màn ảnh vì càng ngày càng ít có người đọc tham luận. Tôi bắt đầu nghĩ cách để chính những người từng sống với sự lôi cuốn đồng giới tính nhưng vẫn ôm áp Đạo Công Giáo tự kể ra các câu truyện của chính họ”.

Cuốn phim này là thành quả của một dự án do công chúng tài trợ, lôi cuốn được 879 người đóng góp trong 20 ngày quyên góp.

Đức Cha Christopher Coyne, giám mục phụ tá của Indianapolis, hướng dẫn cho cuốn phim và cuốn phim này được sự khuyến khích của Cha Paul Check thuộc tổ chức tông đồ Courage chuyên phục vụ các người Công Giáo có khuynh hướng đồng tính. Nó ra mắt lần đầu tiên tại hội nghị của tổ chức này tại Pennsylvania hồi tháng Bẩy năm 2014.

Đức Cha Patrick Dunn của Auckland, thư ký Hội Đồng Giám Mục Tân Tây Lan cho biết: ngài sẽ sử dụng cuốn phim này tại xứ sở ngài để phục vụ các người Công Giáo có khuynh hướng đồng tính.

Văn phong đơn giản với các chủ đề phổ quát về tình yêu và khát mong nhân bản của cuốn phim đã biến nó trở thành một trải nghiệm gây xúc động đối với các cử tọa nói chung. Các người tham gia cuốn phim cho rằng thoạt đầu họ rất ái ngại vì không biết gia đình, bạn hữu và những người trong cộng đồng đồng tính nghĩ gì.

Dan chẳng hạn nói với CNA ngày 19 tháng Bẩy, 2014 rằng “tôi rất sợ khi tham gia cuốn phim này”. Là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, anh lo lắng không biết giới nhạc sĩ sẽ nghĩ gì. Anh không muốn bị nhìn là “anh chàng Dan đồng tính”. Trước cuốn phim này, anh chưa bao giờ ra công khai, có lần còn hẹn hò với một phụ nữ nữa. “Nhưng rồi tôi nhớ tới Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô chương 3 câu 15, trong đó, Thánh Tông Đồ nói rằng ‘anh em hãy luôn sẵn sàng giải thích lý do của niềm hy vọng đang có trong anh em’. Với việc Thiên Chúa đã xử tốt biết bao đối với tôi, nếu tôi có thể giúp được người khác qua câu truyện đời mình, đó là lý do tôi quyết định tham gia cuốn phim này”.

Dan đặc biệt muốn giúp những người trẻ đang trải nghiệm sự lôi cuốn đồng tính. Dù là người Công Giáo lúc còn nhỏ, nhưng khi bước vào tuổi thiếu niên, gia đình anh đi theo Thệ Phản. Anh nhớ hồi đó cảm thấy như không có ai để nói về những gì anh đang trải nghiệm.

“Tôi còn nhớ lúc ấy vị mục sư nhân khi trình bầy một loạt bài về sự trong sạch tính dục, có nói đến việc thèm khát phụ nữ. Tôi nghĩ trong bụng ‘biết nói với ai rằng cái anh chàng ngồi trước tôi hai hàng ghế mới là người tôi thèm khát?’”

Trong phim, Dan thuật lại câu truyện tới một câu lạc bộ khỏa thân để thử nghiệm. Kết cục, anh đã nói chuyện rau cỏ với một nữ vũ công, và cho tới lúc này, anh vẫn còn sử dụng các chỉ dẫn của cô về cách làm vườn.

Sau đó, anh quyết định hẹn hò với Jason và hai người có mối liên hệ với nhau trong vòng một năm. Nhưng ý muốn có gia đình và làm cha về phương diện sinh học đã sống dậy trong anh khi anh phải lòng Kelly, một phụ nữ tại sở làm. Khi mối liên hệ với Kelly chấm dứt, Dan cho hay anh lại bị cám dỗ đi tìm mối liên hệ với một người đàn ông khác.

“Nhưng rồi tôi bước qua một ngưỡng cửa nơi tôi tìm được đường tiến tới bình an… con đường này không có lối trở lui nữa”.

Rilene tham dự cuốn phim vì cô cảm thấy cô có bổn phận phải nói bộc trực về Người cũng như nói bộc trực về tình trạng đồng tính của mình. Cô cho hay: “khi còn là người thực hành đồng tính, tôi muốn kéo người tình đồng tính của tôi ra khỏi chỗ kín đáo. Nay tôi cảm thấy ít nhất tôi cũng nợ Thiên Chúa cùng một mức độ tiết lộ đầy đủ như thế, đó là lý do tôi đã công khai trở về với Giáo Hội và từ bỏ bản sắc đồng tính của mình”.

Trong phim, Rilene kể lại rằng thoạt đầu, cô muốn được một người đàn ông thương yêu và muốn có một gia đình. Nhưng sau một thời kỳ không kiếm ra người đàn ông nào để hẹn hò và vì có một phụ nữ “tấn công” cô trong một tiệc vui, nên cô bắt đầu thắc mắc không hiểu mình có thực sự bị đàn bà quyến rũ hay không.

Thế rồi trong một cuộc du hành vì công việc, cô gặp một phụ nữ tên Margo, cô này trở thành người bạn đời của cô trong suốt 25 năm trời. Rilene cho biết: “theo tôi, Margo giống tôi nhiều phương diện, dù sao cô cũng là một người chuyên nghiệp và rất thương tôi, một cách trung thực. Mà tôi thì thực sự rất khát khao được yêu thương.”

Nhưng suốt trong mối liên hệ này, Rilene nói cô luôn cảm thấy bất an và thường cô đơn. Sau một loạt xuống dốc về tài chánh và đề nghị cưới xin của Margo, cô rời bỏ mối lien hệ và cuối cùng tìm đường trở lại với Giáo Hội Công Giáo.

Cô cho rằng cuốn phim là cơ hội tốt để cô và nhiều người như cô rà xét lại tâm tư cũng như đời mình. “Có rất nhiều ơn phúc đối với chúng tôi trong cuốn phim này, lời đàm đạo thực sự, các câu hỏi đã giúp tập chú mọi tâm tư chúng tôi dành cho nhau vào nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống mà trước đây chưa hề được xem xét cận kề như thế.”

Paul can dự vào lối sống đồng tính sau khi chuyển tới New York vào thập niên 1970. Anh giành được một việc làm rất tốt: người mẫu quốc tế; trong tư cách này, anh gặp gỡ rất nhiều người nổi tiếng tại các câu lạc bộ trong Thành Phố.

Trong cuốn phim, anh thổ lộ: “Phòng Quay 54, nhất là khi bạn trẻ, lôi cuốn, bạn có thể tới đó, hoàn toàn như thiên đường. Ánh sáng, cách người ta ăn diện, âm nhạc, các minh tinh màn bạc… Y hệt như điều bạn từng được nghe.”

Những lúc không ở phòng quay hay ở phòng thể dục, Paul dành thì giờ đi kiếm bạn tình. Anh đã sống qua với hàng tá, rồi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người yêu. “Chuyện này trở thành như phát cuồng, và tôi không hề có ý này… nhưng riết, tôi trở thành vô cảm đối với việc ở với một bạn tình”.

Khi dịch AIDS gây hại tới 90% các bạn hữu của anh, Paul quyết định di chuyển tới San Francisco để thử vận mới. Anh gặp người bạn tình tên Jeff ở đấy và họ dọn tới một nhà gỗ nhỏ tại Sonoma County. Một ngày kia, nhân coi truyền hình, Paul thấy một hình ảnh lạ, bèn gọi Jeff vào coi để cười ồ với nhau.

Anh bảo: “tôi cười chế riễu vị nữ tu với chiếc nón che cả mắt, một khuôn mặt méo mó (lúc đó, tôi không biết bà bị đột qụy) và bộ áo hoàn toàn cổ lỗ sĩ”.

Vị nữ tu đó chính là Mẹ Angelica của Đài EWTN.

Jeff và Paul cùng cười chế riễu “những Kitô hữu điên khùng này” nhưng khi Jeff rời khỏi căn phòng, Paul vẫn tiếp tục coi chương trình. “Khi tôi toan đổi đài, thì bỗng nhiên bà nói một câu thông minh và có thực chất và tung thực đến độ làm tôi ngỡ ngàng”.

Mẹ Angelica bảo anh: “Bạn thấy đó, Thiên Chúa dựng nên bạn và tôi để chúng ta được hạnh phúc ở đời này và ở đời sau. Người quan tâm tới bạn. Người theo rõi mọi bước bạn đi. Không ai yêu thương bạn đã có thể làm như thế”.

Từ đó trở đi, Paul say mê theo dõi Mẹ Angelica. Tuy nhiên, anh vẫn dấu kín sự say mê mới này. Anh sẽ đổi đài sau khi nghe Mẹ để Jeff hay bất cứ ai sử dụng máy truyền hình không thấy Mẹ.

Đối với cuốn phim, Paul dự đoán sẽ có phản ứng tiêu cực từ nhiều người. Cho dù cuốn phim chưa công khai lúc diễn ra cuộc phỏng vấn, nhưng Paul cho biết anh đã thấy có phản ứng tiêu cực rồi. “Tôi bị phản dội vì đã bước lên cầu thang… của một Giáo Hội là Giáo Hội Công Giáo. Tôi mất cả khách hang lẫn bạn bè. Họ ngỡ ngàng khi thấy một người có học, tương đối thông minh mà lại có thể tin Chúa Giêsu Kitô. Đó là một số bằng hữu biết tôi trở lại với Giáo Hội.”

Dan cũng cùng một nhận định như Paul. Anh bảo: “Theo tôi, các đồng nghiệp của tôi chẳng có vấn đề gì khi tôi nói cho họ nghe tôi là người đồng tính. Nhưng họ hoàn toàn té ngửa khi thấy tôi là người Công Giáo.”

Cả ba người trên cho biết khi họ đã trở lại với Giáo Hội, họ bắt đầu tránh dùng các nhãn hiệu như “gay” hay “lesbian”. Trong Giáo Hội, các kiểu nói này không được ưa chuộng vì chúng có khuynh hướng đóng khung người ta theo xu hướng tính dục.

Dan tâm sự: “tôi có tới một hội nghị của Thệ Phản và ở đấy có người nói: ‘có lẽ bạn nên xem xét sự kiện này nhãn hiệu ‘gay’ không hề xác định được bạn,’ và đó quả là một trong những điều có tính giải thoát hết sức. Theo tôi, nguyên sự kiện Giáo Hội tránh dùng các hạn từ ‘gay’ và ‘lesbian’đã nói lên sự thật về con người nhân bản rồi.”

Khi được hỏi: Giáo Hội phải làm gì để phục vụ người đồng tính tốt hơn, câu trả lời gần như đồng thanh là các linh mục và người của Giáo Hội cần được giáo dục tốt hơn về chủ trương của Giáo Hội.

Rilene cho biết: trong mấy năm đầu sống với Margo, một linh mục có đến gõ cửa để làm một cuộc thăm dò cho giáo xứ. Khi cô bật khóc và cho linh mục biết cô vốn là người Công Giáo nhưng cảm thấy bị Giáo Hội bỏ rơi chỉ vì cô là người sinh hoạt đồng tính, vị linh mục không biết phải nói gì với cô.

“Ngài chỉ bảo: ‘không, chúng tôi muốn cô!’ Nhưng đàng sau câu nói đó, không có gì khác… ngài không có dụng cụ nào cả. Thành thử, tôi nghĩ các linh mục của chúng ta cần được huấn luyện, được đào tạo. Tôi biết có những linh mục không biết cả đến chủ trương của Giáo Hội đối với vấn đề này.”

Tình bạn như một ơn gọi đồng tính

Trong khi ấy, Eve Tushnet, một người mới trở lại Đạo Công Giáo và vốn là một người có khuynh hướng đồng tính nhưng sống độc thân, vừa cho xuất bản một cuốn sách tựa là Gay and Catholic: Accepting My Sexuality, Finding Community, Living My Faith, nói về kinh nghiệm của mình. Trong cuốn sách này, Tushnet chủ trương rằng phục hồi quan điểm coi tình bạn như một ơn gọi sẽ là phương cách tốt nhất để Giáo Hội giúp những người đồng tính vượt thắng cảm thức bị cô lập của họ.

Cô nói với CNA rằng “Tình bạn là một ơn gọi có thể nói lên lòng tận tụy và cam kết suốt đời”. Cô đề nghị: ngoài ơn gọi hôn nhân và tu sĩ linh mục ra, các nhà lãnh đạo Giáo Hội nên nói tới các ơn gọi khác nữa. Việc này hoàn toàn phù hợp với Thánh Kinh và ta nên đi bước trước trong vấn đề này thay vì để cho văn hóa dẫn ta đi vòng quanh và hành động như thể tình bạn chỉ là chuyện tương đối tầm phào trong trật tự sự việc”.

Trong số các chủ đề của sách, Tushnet nói tới cảm thức bị cô lập theo nghĩa không được kêu gọi bước vào hôn nhân lẫn cuộc sống tu trì, và do đó cảm thấy bị bỏ rơi, phải sống cuộc sống cô đơn.

Thành thử, trong cuộc phỏng vấn của CNA, cô đề nghị nên tổ chức một “ơn gọi sống tình bạn” như một phương thức giải quyết.

Tushnet lý luận rằng nền văn hóa hiện đại không kính trọng và thảo luận về tình bạn như họ kính trọng và thảo luận về liên hệ tính dục “hay các liên hệ có tiềm năng trở thành tính dục”. Thay vào đó, xã hội coi tình bạn gần như một “liên hệ có cho tiện” (relationship of convenience) chứ không phải là một “liên hệ cam kết hay hiến thân hoặc hy sinh”.

Cô nói thêm: ngược lại, nếu ta nhìn vào lịch sử Giáo Hội, ta sẽ thấy tình bạn chiếm một chỗ đứng nổi bật và công khai trong sinh hoạt Kitô Giáo. Cô nhận định rằng các ghi chép của Giáo Hội thời sơ khai cũng như thời trung cổ cho thấy bạn hữu từng sống với nhau và nâng đỡ nhau, cũng như thương yêu hy sinh cho nhau trong một “tình bạn tiêng liêng”.

Tushnet cũng nhấn mạnh tới cuộc đời Chúa Kitô, Đấng không có con cái cũng như người phối ngẫu, và cho rằng cái chết hy sinh của Người là hành vi thí mạng sống mình vì bạn hữu.

Theo cô, Chúa Kitô nhấn mạnh tới mối liên hệ bằng hữu và cho hay: đây là mối liên hệ hy sinh và hiến thân.

Sự vươn tay ra với người đồng tính tại Thượng Hội Đồng gần đây đã làm các phương tiện truyền thông lưu ý rất nhiều tới Giáo Hội. Nhưng, theo Tushnet, trong khi các tường thuật của truyền thông chú mục vào giáo huấn chống các hành vi đồng tính và “hôn nhân đồng tính” của Giáo Hội, thì ta lại đánh mất cơ hội thảo luận về quan niệm “ơn gọi sống tình bạn” dành cho lớp người này.

Cô cho rằng Giáo Hội cần đưa ra hình ảnh đời họ sẽ như thế nào cho những người Công Giáo có khuynh hướng đồng tính, giúp họ một cách cụ thể để họ cố gắng sống cuộc sống tính dục của họ một cách có hiệu quả.

Dù có ý hướng tốt bao nhiêu, nhưng nếu chỉ chú tâm tới việc phải tránh điều gì thay vì phải nên làm gì liều mình khiến ta “đẩy người ta vào chỗ bị cô lập”. Cô bảo: “cô lập luôn luôn là điều chẳng hay ho gì đối với cuộc sống thiêng liêng của bạn… Bạn rất dễ bị ngã lòng.”

Nhưng tình bạn hiện nay có nghĩa gì? Cô cho hay: chỉ cần cho người ta biết: quả có một lối sống có ý hướng cộng đoàn, nơi các người độc thân sống chung với nhau và chăm sóc lẫn nhau cũng đủ giúp người ta có một viễn kiến khác về ơn gọi dành cho những Kitô hữu không kết hôn.

Cô cũng cho rằng ta không nên chỉ tập chú vào vấn đề tính dục khi phục vụ những người tự nhận mình là đồng tính. Theo cô, người ta thường cho rằng điều họ lưu ý một cách tích cực hay tiêu cực luôn là chuyện liên quan tới tính dục, nhưng thực tế, còn rất nhiều điều để chiến đấu nữa như kiêu căng, lười biếng và nhiều thói hư khác có thể tác động tới mọi người, bất luận thuộc khuynh hướng tính dục nào.
 
Văn Hóa
Giấc ngủ Thiên Thần
Đinh Văn Tiến Hùng
16:01 10/09/2015
Giấc ngủ Thiên Thần

*…Lạy Mẹ là Người bảo vệ những người di dân và lữ hành, với lòng Từ Mẫu, xin Mẹ giúp đỡ những người nam, nữ và trẻ em buộc lòng phải trốn chạy khỏi quê hương của họ, để tìm kiếm tương lai và hy vọng… ( Trích kinh do ĐTC Phanxicô soạn cầu nguyện cho người tị nạn )

Bé thơ nào tội tình chi,
Giấc mơ tắt lịm còn gì nữa đâu !
Cuồng phong sấm nổ trên đầu,
Biển dâng sóng cuốn con tàu mỏng manh.
Đại dương vô cảm sinh linh,
Cuốn theo hy vọng hồi sinh đón chờ…
Tội thay những em bé thơ,
Tương lai tươi đẹp giấc mơ đầu đời.
Em mơ đơn giản này thôi :
Chiến tranh chấm dứt sẽ vui đến trường,
Mái nhà đầy ắp tình thương,
Bên cha bên mẹ không vương mối sầu,
Áo cơm chẳng phải lo đâu,
Anh em chúng bạn hát câu thanh bình !
……………………..
Phút giây xóa hết bóng hình,
Bờ đại dương, sóng vô tình reo vui,
Em nằm lặng lẽ đơn côi,
Nhìn em xúc động khôn nguôi tâm hồn
Nhân loại lòng có nôn nao,
Bài học bác ái nêu cao giờ này !
Bao người tị nạn từng ngày,
Chờ lòng bác ái để xây lại đời.
…………………………
Riêng em an nghỉ được rồi,
Quên bao mơ ước của thời thơ ngây,
Biển ru tròn giấc đêm nay,
Ngày mai tung cánh em bay về trời…

Đinh văn Tiến Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai Đi Học
Dominic Đức Nguyễn
20:59 10/09/2015
SỚM MAI ĐI HỌC
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Sáng hôm nay khai trường
trong tay sách cặp yêu thương
Bên em bao bạn mến thương
ôi thương thay tình cô thầy
gắng công dạy dỗ
thành người mai sau.
(Trích ca khúc của Minh Trang)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 03/9 – 09/09/2015: Câu chuyện Thánh Augustinô.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:27 10/09/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Con tin Chúa là Thiên Chúa hằng sống, còn con chỉ là kẻ có tội

Khả năng nhận ra mình là kẻ tội lỗi đem lại cho chúng ta sự sửng sốt trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Năm 3 tháng 9 lễ Thánh Grêgôriô Cả, Giáo Hoàng và Tiến Sĩ Hội Thánh.

Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào bài Tin Mừng trong ngày kể về câu chuyện mẻ cá lạ. Sau khi làm việc suốt đêm mà không bắt được gì, thánh Phêrô, với niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu, đã thả lưới xuống biển. Đức Thánh Cha sử dụng câu chuyện này để nói về đức tin như là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Trước hết, ngài lưu ý cộng đoàn rằng Chúa Giêsu đã dành phần lớn thời gian của Ngài trên đường phố, với đám đông dân chúng; và rồi khi chiều tối, Ngài lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện – nhưng trước đó Ngài đã gặp dân chúng, đã tìm kiếm họ.

Trong cuộc gặp gỡ với Chúa, chúng ta có hai thái độ khác nhau. Thái độ thứ nhất là thái độ của Phêrô, của các Tông Đồ, và của đám đông dân chúng.

Đức Thánh Cha nói:

“Tin Mừng sử dụng cùng một từ để chỉ thái độ của dân chúng, của các Tông Đồ, và của Phêrô. Đó là ‘họ sửng sốt’. Sự kinh ngạc, trên thực tế, nắm lấy họ, và tất cả gì thuộc về họ khi cảm giác sửng sốt này ập đến.... Những người nghe Chúa Giêsu và những gì Ngài nói cảm thấy điều ngạc nhiên này là ‘Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ’”

Thái độ thứ hai là thái độ của những nhóm người gặp gỡ Chúa Giêsu nhưng không cho phép sự ngạc nhiên này len lỏi vào con tim của họ.

Đức Thánh Cha đã nêu ra những ví dụ. Ngài nói:

“Các luật sĩ đã nghe Chúa Giêsu, nhưng họ tính toán trong bụng: ‘Ừ, ông ta thông minh đấy, ông ta là một con người nói những điều đúng, nhưng chúng ta không thể đồng ý với những điều này, không thể được. Họ đã tính toán, và họ đã quyết định giữ khoảng cách với Ngài.”

“Quỷ sứ cũng thế”, Đức Thánh Cha nói thêm, “Chúng cũng tuyên bố rằng Chúa Giêsu là ‘Con Thiên Chúa’, nhưng cũng như các luật sĩ và những người Pharisêu bất lương, họ không có khả năng ngạc nhiên, họ đã đóng cửa lòng mình trong sự tự mãn, và trong niềm tự hào của họ. Trái lại, Phêrô nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, nhưng ngay lúc đó ông tự nhận mình là kẻ có tội”.

“Bọn quỷ đến để nói sự thật về Ngài, nhưng chúng không hề nói gì về bản thân mình. Chúng không thể làm khác đi được. Niềm tự hào của chúng quá lớn đến mức ngăn cản chúng nói sự thật về mình. Các luật sĩ nói: ‘Đây là một con người thông minh, một giáo sĩ có khả năng đấy, còn biết làm phép lạ nữa kia!’ Nhưng họ không nói: ‘Chúng tôi là những kẻ rất tự phụ dù chúng tôi còn nhiều thiếu xót, chúng tôi đều là những kẻ có tội’. Không có khả năng nhận ra mình là kẻ tội lỗi khiến cho chúng ta không có được những lời thú nhận thật sự về Chúa Giêsu. Và đây là sự khác biệt.”

“Đó là sự khác biệt giữa sự khiêm tốn của người thu thuế, là người nhận ra mình là kẻ tội lỗi; và niềm tự hào của người Pharisêu là người đang huênh hoang nói tốt về chính mình.

Khả năng nói rằng chúng ta là những người tội lỗi mở ra trước chúng ta sự ngạc nhiên trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, một cuộc gặp gỡ thật sự. Trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, ngay cả nơi những người thánh hiến: Có bao nhiêu người có khả năng nói rằng Chúa Giêsu là Chúa? Nhiều lắm! Nhưng thật khó biết bao để nói một cách chân thành rằng: ‘Tôi là kẻ có tội.’ Thật dễ dàng để nói về tội lỗi của người khác, phải không? Khi một người được ngồi lê đôi mách chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia... Chúng ta tất cả đều là những bậc thầy về những chuyện như thế, không phải sao? Để đến với một cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa Kitô một lời tuyên xưng gồm hai mặt như sau là cần thiết: ‘Ngài là Con Thiên Chúa, và tôi là kẻ có tội’ - nhưng không được nói chung chung mà phải rõ ràng rằng tôi là kẻ có tội vì điều này, vì điều nọ, vì điều kia, và vì những điều này nữa…”

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng:

“Phêrô, sau đó đã quên đi sự ngạc nhiên trong cuộc gặp gỡ lần đầu với Chúa và đã chối Chúa. Nhưng vì ông khiêm tốn, ông đã được cho gặp Chúa, và khi ánh mắt họ gặp nhau, ông đã khóc, ông quay trở lại với lời xưng thú ‘Tôi là kẻ có tội.’”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bài giảng của ngài với lời nguyện “Xin Chúa ban cho chúng ta ơn để gặp Ngài, nhưng cũng để cho phép chính mình gặp Ngài. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng quá đẹp này, là biết kinh ngạc này trong cuộc gặp gỡ với Ngài. Và xin Chúa ban cho chúng ta ơn được tuyên xưng trong cuộc sống của chúng ta: ‘Lạy Chúa, Chúa thật là Con Thiên Chúa hằng sống; Con tin điều đó. Còn con chỉ là kẻ có tội; Con tin như thế.”

2. Gieo rắc bất hòa là căn bệnh trong Giáo Hội

Đức Thánh Cha Phanxicô nói gieo rắc chia rẽ và bất hòa là một căn bệnh trong Giáo Hội và mô tả một người thích đồn thổi như một tên khủng bố chuyên ném bom. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 04 tháng Chín tại nhà nguyện Santa Marta.

Lấy cảm hứng từ bức thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Côlôxê nơi Thánh Tông Đồ đã từng diễn thuyết về cách thế Chúa Kitô đã được Thiên Chúa sai đến để gieo những hạt giống của hòa bình và hòa giải giữa nhân loại, bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự suy tư về sự cần thiết phải kiến tạo hòa bình chứ không phải là những bất hòa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Hãy tự hỏi lòng mình: Tôi đang gieo rắc hòa bình hay tôi đang gây mất đoàn kết?

Đức Thánh Cha nói nếu không có Chúa Giêsu thì không thể có hòa bình, và hoà giải. Nhiệm vụ của chúng ta là trở thành những người nam nữ của hòa bình và hòa giải giữa mịt mù những tin tức về chiến tranh và thù hận, ngay cả trong gia đình.

Ngài nói:

“Chúng ta cần mạnh mẽ tự hỏi chính mình: Tôi có gieo mầm hòa bình không? Chẳng hạn, khi tôi mở miệng nói, tôi đang kiến tạo hòa bình hay tôi đang gây mất đoàn kết? Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe như thế này nói về một con người nào đó: Anh ấy hay cô ấy có miệng lưỡi rắn độc! Người ta nói thế bởi vì con người ấy luôn làm những gì con rắn đã từng làm với ông Adong và bà Eva, cụ thể là phá hoại hòa bình. Và đây là một sự ác, đây là một căn bệnh trong Giáo Hội của chúng ta: đó là gieo rắc chia rẽ, và hận thù, chứ không kiến tạo hòa bình. Vì vậy, một câu hỏi mà chúng ta nên tự hỏi lòng mình mỗi ngày: ‘Ngày hôm nay đây, tôi gieo rắc hòa bình hay tôi đã gây mất đoàn kết?’ Nhưng có người nói: ‘Thưa cha đôi khi, chúng ta cũng phải lên tiếng chớ, vì anh ta hay cô ta đã làm ra những chuyện này chuyện nọ. ..’ Nhưng anh chị em phải nghĩ xem với một thái độ như thế, anh chị em đang gieo những gì?”

Ai kiến tạo hòa bình thì là thánh nhân, còn kẻ đồn thổi khác chi tên kẻ khủng bố

Đức Giáo Hoàng nói tiếp rằng Kitô hữu được mời gọi để nên giống Chúa Giêsu, là Đấng đã đến giữa chúng ta để mang lại hòa bình và hòa giải.

“Nếu một người trong cuộc sống mình chẳng có công trạng gì, nhưng mang lại hòa bình và hòa giải thì người ấy có thể được phong thánh: người ấy là một vị thánh. Chúng ta cần phải thăng tiến theo chiều hướng đó, chúng ta cần phải hoán cải: không bao giờ thốt lên một lời nào gây chia rẽ, không bao giờ, không bao giờ thốt lên một từ nào mà mang lại những cuộc chiến lớn nhỏ, không bao giờ tung tin đồn. Tôi đang suy nghĩ: những gì là tin đồn? Có người nói ồ có gì đâu – chẳng qua chỉ là những lời nói qua, nói lại chống người này người kia thôi. Chuyện nhỏ thôi mà. Không! Nói xấu cũng giống như chủ nghĩa khủng bố vì người tung tin đồn không khác gì một tên khủng bố chuyên ném bom rồi bỏ chạy, chuyên phá hủy với cái lưỡi của mình, và chẳng hề mang lại hòa bình. Nhưng những kẻ này là xảo quyệt lắm, phải không nào? Chẳng bao giờ những con người ấy là những kẻ đánh bom tự sát, không, không, những kẻ ấy chăm sóc tốt cho bản thân mình lắm.”

Hãy cắn lưỡi của chúng ta

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết luận bài giảng của mình bằng cách lặp đi lặp lại một gợi ý là các Kitô hữu thà cắn lưỡi mình còn hơn là đắm mình trong những tin đồn độc hại.

“Nếu ngày nào anh chị em cảm thấy bức rứt muốn nói điều gì đó gieo bất hòa và chia rẽ, anh chị em cảm thấy muốn nói xấu người khác. .. thì hãy cắn lưỡi mình! Tôi có thể đảm bảo với anh chị em nếu anh chị em cắn lưỡi mình thay vì gieo bất hòa, thì vài lần đầu tiên những vết thương sẽ làm lưỡi của anh chị em sưng lên vì ma quỉ gây nên điều đó. Công việc của ma quỷ là gieo rắc chia rẽ mà”

“Do đó, lời cầu nguyện cuối cùng của tôi là: ‘Lạy Chúa, Chúa đã thí mạng sống mình vì chúng con, xin ban cho chúng con ân sủng để biết mang lại hòa bình và hòa giải. Lạy Chúa, Chúa đã đổ máu châu báu mình vì chúng con, thành ra có quan trọng gì đâu nếu lưỡi của chúng con bị sưng lên vì chúng con cắn nó để khỏi nói xấu người khác’”

3. Câu chuyện Thánh Augustinô

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh Augustinô theo đạo vào năm 33 tuổi và 3 năm sau ngài trở thành linh mục, rồi năm 41 tuổi làm giám mục. Ngài biết Chúa và yêu Chúa tuy muộn màng nhưng thật nồng cháy. Trong cuốn “Tự Thú”, thánh nhân viết: “Con đã yêu mến Ngài quá muộn, ôi Đấng tốt đẹp rất cổ kính và rất tân kỳ! Con đã yêu mến Ngài quá muộn!

Thánh Augustinô, còn được gọi là thánh Âu Tinh, sinh ngày 13 tháng 11 năm 354, tại Algeria, một quốc gia ở phía Bắc Phi Châu. Cha ngài là một viên thị trưởng, thuộc gia tộc quyền quý và mẹ là Monica, một tín hữu Công Giáo, đạo hạnh, gương mẫu và giàu nhân đức. Mẹ Monica đã kiên trì cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn và mở lòng người chồng và người con trai yêu quý tìm về nguồn Chân Thiện Mỹ.

Năm 16 tuổi ngài đã được cha mẹ cho theo học khoa hùng biện tại kinh thành Carthage. Năm 19 tuổi, Augustinô đã trở thành giáo sư triết học. Ở 29 tuổi, ngài ao ước sang Ý để lập nghiệp, nhưng ý định này không được mẹ tán thành. Tuy nhiên, ngài vẫn trốn mẹ mà đi sang Ý và leo dần lên những nấc thang danh vọng của cuộc đời. Ngài trở thành nhà hùng biện của triều đình. Nhưng cùng với những thành công trên con đường danh lợi, Augustinô ăn chơi trác táng.

Triều đình lợi dụng tài hùng biện của ngài để đàn áp dân chúng, giết hại người vô tội. Chứng kiến những thảm họa do tài hùng biện của mình gây ra, Augustinô sa đà hơn trong ăn chơi trác táng. Nhưng bồ đào mỹ tửu và những giai nhân xinh đẹp không dập tắt được cuộc khủng hoảng trong lòng ngài.

Giai đoạn khủng hoảng được chấm dứt khi ngài nghe bài giảng thật huyền nhiệm của thánh Giám mục Ambrôsiô. Ít lâu sau, đang khi phải chiến đấu dữ dội với những ham muốn của xác thịt, ngài đã nghe như có tiếng thúc bách từ nội tâm là hãy cầm sách Thánh lên để đọc. Ngài mở thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Rôma: “Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14). Niềm vui và sự bình an khôn tả tràn ngập tâm hồn Augustinô và đã biến đổi cuộc đời của ngài hoàn toàn. Phục Sinh năm 387, Augustinô được Rửa tội tại Nhà thờ Milan.

Năm 388, ngài trở về Phi Châu thành lập đan viện để sống chiêm niệm. Ba năm sau, ngài được phong chức linh mục thành Hippo. Ngài đã viết rất nhiều sách để bác bỏ các lạc thuyết thời bấy giờ. Năm 395, ngài được phong làm Giám mục phụ tá thành Hippo. Và năm sau đó là Giám Mục thành này.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sau khi trở lại, thánh Augustinô sống nhưng không còn phải là ngài sống nữa, mà là Đức Kitô sống nơi ngài.

Sự khôn ngoan và thánh thiện của ngài đã giúp cho Giáo Hội Phi Châu tiến triển rất nhiều. Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về thần học, minh giáo và chú giải Thánh Kinh. Ngài đã qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo. Ngài đã được phong thánh và được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1303.

4. Một gia đình yêu mến Thiên Chúa sưởi ấm con tim của cả một thành phố.

Trong cuộc sống kitô, các tương quan gia đình được biến đổi và nới rộng, chẳng hạn như là quan hệ giữa con cái và cha mẹ thiêng liêng, tình anh chị em trong cộng đoàn các tín hữu, và đặc biệt là mối quan tâm đối với những người cần trợ giúp. Qua những quan hệ nới rộng ấy, chúng ta đem tình yêu của Thiên Chúa Cha tới cho thế giới. Như thế chúng ta trở thành một phước lành, một dấu chỉ của hy vọng cho việc canh tân mọi tương quan xã hội. Một gia đình yêu thương Thiên Chúa sưởi ấm cả một thành phố. Không có ngành kỹ sư kinh tế và chính trị nào có thể thay thế được sự đóng góp của các gia đình.

Kính thưa quý vị thính giả, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 20,000 tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư mùng 2 tháng 9 năm 2015.

Trong bài huấn dụ Ðức Thánh Cha đã khai triển đề tài gia đình và việc rao giảng Tin Mừng. Ngài nói: trong đoạn cuối của lộ trình giáo lý về gia đình, hôm nay chúng ta duyệt xét xem gia đình phải sống trách nhiệm thông truyền đức tin bên trong và bên ngoài như thế nào. Trước tiên là vài kiểu diễn tả của Tin Mừng xem ra chống lại các dây liên lạc của gia đình và việc theo Chúa Giêsu. Chẳng hạn các lời mạnh mẽ mà tất cả chúng ta đều biết và đã nghe: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy”. (Mt 10,37-38).

Ðức Thánh Cha giải thích lời Chúa nói như sau:

Dĩ nhiên với điều này Chúa Giêsu không muốn xóa bỏ điều răn thứ tư, là điều răn lớn nhất đối với con người. Ba điều răn đầu nói về tương quan với Thiên Chúa, điều răn thứ tư này liên quan tới con người. Và chúng ta cũng không thể nghĩ rằng, sau khi đã làm phép lạ đầu tiên cho đôi tân hôn làng Cana, sau khi đã thánh hiến mối dây hôn nhân giữa một người nam và một ngưòi nữ, sau khi đã trả lại cho cuộc sống gia đình các con trai con gái bệnh tật qua đời, Chúa lại đòi hỏi chúng ta phải vô cảm đối với các mối dây liên lạc ấy! Ðây không phải là lời giải thích. Trái lại, khi Chúa Giêsu khẳng định quyền tối thượng của niềm tin vào Thiên Chúa, Ngài không tìm cách bác bỏ sự trìu mến gia đình. Và đàng khác, bên trong kinh nghiệm lòng tin và tình yêu của Thiên Chúa chính các liên hệ gia đình ấy được biến đổi, được tràn đầy một ý nghĩa lớn hơn và có khả năng vượt qua chính mình, để tạo dựng một chức làm cha làm mẹ rộng rãi hơn và tiếp nhận như anh chị em những người sống ngoài lề mọi thứ tương quan. Một ngày kia khi có người nói có mẹ và anh em Thầy tìm Thầy Chúa Giêsu chỉ các môn đệ Người và nói: “Ðây là mẹ và là anh em tôi! Bởi vì ai làm theo ý Thiên Chúa, người đó là anh em, là chị em và là mẹ của tôi” (Mc 3,34.35).

Tiếp tục bài huấn dụ Ðức Thánh Cha nói: Sự khôn ngoan của các trìu mến trong gia đình không mua được, cũng không bán được, chúng là của hồi môn tốt nhất của thiên tài gia đình. Chính trong gia đình chúng ta học lớn lên trong bầu khí khôn ngoan của các trìu mến. Văn phạm của chúng người ta học được ở đó, nếu không sẽ khó mà học được nó. Ðó chính là ngôn ngữ qua đó Thiên Chúa làm cho tất cả mọi người hiểu mình.

Lời mời gọi đặt để các tưong quan gia đình trong lãnh vực vâng phục của đức tin và giao ước với Chúa không hạ nhục chúng, trái lại, che chở chúng và cởi trói chúng khỏi sự ích kỷ, giữ gìn chúng khỏi suy đồi, cứu chúng an toàn cho cuộc sống không chết. Việc luân lưu của một kiểu gia đình trong các tương quan nhân bản là một phước lành đối với các dân tộc: nó đem lại niềm hy vọng trên trái đất. Khi các yêu thương gia đình để cho mình trở về với chứng tá của Tin Mừng, chúng sẽ có khả năng làm những điều không thể tưởng tuợng nổi, khiến cho chúng ta sờ mó được với đôi bàn tay các công trình Thiên Chúa, các công trình mà Thiên Chúa hoàn thành trong lịch sử, như các công trình Chúa Giêsu đã làm cho các người nam nữ, trẻ em mà Ngài đã gặp. Chỉ một nụ cười giật được một cách lạ lùng từ sự thất vọng của một trẻ em bị bỏ rơi, làm cho nó bắt đầu sống trở lại, giải thích hành động của Thiên Chúa trong thế giói hơn là hàng ngàn khảo luận thần học. Chỉ một người nam và một người nữ, có khả năng liều mình và hy sinh cho một đứa con của người khác, và không phải chỉ là cho con riêng mình, giải thích cho chúng ta biết các điều của tình yêu hơn nhiều nhà khoa học không hiểu chúng nữa. Và ở đâu có các yêu thương gia đình này, ở đó nảy sinh ra các cử chỉ này từ con tim, và chúng hùng hồn hơn các lời nói. Cử chỉ của tình yêu# Ðiều này khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Gia đình đáp trả lại lời kêu mời của Thiên Chúa trả lại việc cai quản thế giới cho giao ước của người nam và người nữ với Thiên Chúa. Anh chị em hãy nghĩ tới sự phát triển này của chứng tá ngày nay. Ðức Thánh Cha giải thích tư tưởng của ngài như sau:

Chúng ta hãy tưởng tượng rằng bánh lái của lịch sử, của xã hội, của kinh tế, của chính trị, sau cùng được trao cho giao ước của người nam và người nữ, để họ cai quản nó với cái nhìn hướng tới thế hệ tưong lai. Các đề tài trái đất và nhà ở, kinh tế và công ăn việc làm sẽ chơi một điệu nhạc rất khác!

Nếu bắt đầu từ Giáo Hội chúng ta trao ban trở lại sự chủ động cho gia đình lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa, chúng tra sẽ trở thành rượu ngon của tiệc cưới Cana, chúng ta sẽ làm dậy men của Thiên Chúa!

Thật vậy, giao ưóc của gia đình với Thiên Chúa ngày nay được mời gọi chống lại sự sa mạc hóa của thành thị tân tiến. Nhưng các thành phố của chúng ta đã trở thành sa mạc vì thiếu tình yêu, vì thiếu nụ cuời. Biết bao nhiêu giải trí, biết bao nhiêu điều làm mất thì giờ, để làm cho cười, nhưng thiếu tình yêu. Nụ cười của một gia đình có khả năng chiến thắng sự sa mạc hóa các thành thị của chúng ta. Và đây là chiến thắng của tình yêu gia đình. Không có ngành kỹ sư kinh tế và chính trị nào có thể thay thế được sự đóng góp này của các gia đình. Dự án cái tháp Babel xây dựng các nhà chọc trời không có sự sống. Thần Khí của Thiên Chúa trái lại, làm nở hoa sa mạc (x, Is 32,15) Chúng ta phải ra khỏi các tháp ngà và các căn phòng bọc sắt của những người ưu tú, để giao du với các căn nhà và các khoảng trống rộng mở cho các đám đông, rộng mở cho tình yêu của gia đình.

Sự hiệp thông của các đặc sủng - các đặc sủng được ban cho Bí tích hôn nhân và các đặc sủng được ban cho sự thánh hiến vì Nước Thiên Chúa. Chúng ta hãy tiến tới trên con đường này, chúng ta đừng mất hy vọng. Nơi đâu có một gia đình sống tình yêu thương, gia đình đó có khả năng sưởi ấm con tim của tất cả một thành phố với chứng tá tình yêu của nó.

Xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để có khả năng nhận biết và chịu đựng được các viếng thăm của Thiên Chúa. Thần Khí sẽ đem tới các xáo trộn tươi vui trong các gia đình kitô và thành phố của con người sẽ ra khỏi sự trầm cảm của nó!

5. Thiên Chúa không khép kín nơi mình, nhưng cởi mở và giao tiếp với nhân loại.

Nơi căn cội đời sống Kitô của chúng ta, trong phép rửa tội, có cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu: ‘Effata! Hãy mở ra!’ để chữa lành chúng ta khỏi bệnh điếc của tính ích kỷ, và bệnh câm của sự khép kín và tội lỗi, để chúng ta có thể lắng nghe Thiên Chúa nói với chúng ta và thông truyền Lời Chúa cho những người không bao giờ được nghe, hoặc cho những người đã quên lãng hay chôn vùi Lời ấy dưới những gai góc của lo âu và lừa đảo của thế gian.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6 tháng 9 với hàng chục ngàn tín hữu và khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin mừng hôm nay (Mc 7,31-37) kể lại Chúa Giêsu chữa lành một người câm điếc, một biến cố lạ lùng chứng tỏ cách thức Chúa Giêsu tái lập sự truyền thông trọn vẹn giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân. Phép lạ này diễn ra trong khung cảnh vùng Thập Tỉnh, nghĩa là ngay trong vùng đất của dân ngoại; vì thế người câm điếc ấy được dẫn đến Chúa Giêsu tượng trưng cho người không tín ngưỡng đang thực hiện một hành trình tiến về đức tin. Thực vậy, bệnh điếc của anh ta biểu lộ sự thiếu khả năng lắng nghe và thấu hiểu không những lời nói của con người, nhưng cả Lời Chúa nữa. Và thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng “Đức tin nảy sinh từ sự lắng nghe lời giảng” (Rm 10,17).

Điều đầu tiên mà Chúa Giêsu làm, là đưa người ấy ra xa khỏi đám đông: Chúa không muốn quảng cáo cử chỉ Ngài sắp thực hiện, và cũng chẳng muốn lời của Ngài bị lấn át vì những tiếng ồn ào huyên náo truyện trò của đám đông chung quanh. Lời mà Chúa Kitô muốn thông truyền cho chúng ta là cần phải biết thinh lặng để có thể lắng nghe Lời Ngài như Lời chữa lành, Lời hòa giải, Lời tái lập sự cảm thông”.

Rồi có hai cử chỉ của Chúa Giêsu được làm nổi bật: Ngài động chạm đến đôi tai và lưỡi của người bị “bế tắc” trong truyền thông giữa mình và thế giới chung quanh, và Ngài khẩn cầu phép lạ từ trên cao, từ Chúa Cha; vì thế Ngài ngước mắt lên trời và truyền: 'Hãy mở ra!”. Và tai người điếc mở ra, giây ràng buộc lưỡi của anh cũng được tháo mở và anh bắt đầu nói được (cfr v.35).

Đức Thánh Cha nói: “giáo huấn mà chúng ta rút ra từ câu chuyện này là ‘Thiên Chúa không khép kín nơi mình, nhưng cởi mở và giao tiếp với nhân loại’. Trong lượng từ bi vô biên của Ngài, Ngài vượt lên trên vực thẳm của sự khác biệt vô biên giữa Ngài và chúng ta, và đến gặp chúng ta. Để thực hiện sự giao tiếp ấy với con người, Thiên Chúa đã xuống thế làm người: đối với Chúa, nói qua lề luật và ngôn sứ mà thôi vẫn chưa đủ, Ngài còn hiện diện nơi người Con của Ngài là Lời nhập thể làm người giữa chúng ta. Chúa Giêsu là nhà “đại bắc cầu”, kiến tạo nơi mình chiếc cầu lớn của tình hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha.

Nhưng bài Tin Mừng này cũng nói về chúng ta: “Nhiều khi chúng ta co cụm và khép kín vào mình, và chúng ta tạo ra bao nhiêu hòn đảo không tới được và đầy chướng khí. Thậm chí các quan hệ sơ đẳng nhất giữa con người đôi khi cũng tạo nên những thực tại không có khả năng cởi mở đối với nhau: vợ chồng khép kín với nhau, gia đình, các nhóm giáo xứ, và cả đất nước cũng khép kín.. và điều này không phải là do Thiên Chúa gây ra. Nó là do chúng ta, do tội lỗi của chúng ta”.

“Nơi căn cội đời sống Kitô của chúng ta, trong phép rửa tội, có cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu: ‘Effata! Hãy mở ra!’. Và phép lạ được hoàn thành: chúng ta được chữa lành khỏi bệnh điếc của tính ích kỷ, và bệnh câm của sự khép kín và tội lỗi, và chúng ta được tháp nhập vào đại gia đình của Giáo Hội; chúng ta có thể lắng nghe Thiên Chúa nói với chúng ta và thông truyền Lời Chúa cho những người không bao giờ được nghe, hoặc cho những người đã quên lãng hay chôn vùi Lời ấy dưới những gai góc của lo âu và lừa đảo của thế gian.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Thánh là người phụ nữ lắng nghe và vui mừng làm chứng, xin Mẹ nâng đỡ chúng ta trong quyết tâm tuyên xưng niềm tin của chúng ta và thông truyền những kỳ công của Chúa cho những người chúng ta gặp trên đường đời”.