Ngày 05-09-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa sẽ hiện diện trong cộng đoàn biết tha thứ và hiệp thông
Lm Jude Siciliano OP
00:17 05/09/2008
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN A

Êgiêkien 33: 7-9; Tv: 95; Rôma 13: 8-10; Matthêu 18: 15-20

Anh chị em thân mến,

Phúc âm thánh Matthêu viết vào những năm 80-85. Phúc âm đọc hôm nay là đoạn 18. Đoạn này nói về cộng đoàn các môn đệ. Và trước đoạn này Chúa Giêsu khuyên những người theo Chúa phải che chở giúp đỡ những người yếu hèn trong cộng đoàn họ, và nếu cần, họ phải tìm những người lầm lạc. Thánh Matthêu viết Phúc âm nhiều năm sau khi Chúa Giêsu đã lên trời. Lúc đầu các Kitô hữu tưởng là Chúa Giêsu sẽ trở lại ngay. Nhưng khi họ thấy ra là Chúa chưa trở lại ngay nên Giáo hội tiên khởi bắt đầu gặp khó khăn trong cộng đòan.

Khi thấy những khó khăn của cộng đòan tiên khởi, thánh Matthêu quyết định phải viết ra những lời Chúa Giêsu dạy mà chúng ta nghe hôm nay. Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài làm chứng cho thế giới biết là Ngài vẫn sống mãi với giáo hội. Các thành phần trong Giáo hội tiên khởi phải sống thế nào để làm chứng cho người khác biết là họ đang chờ đợi ngày Chúa Giêsu trở lại. Trong phúc âm thánh Matthêu cộng đòan Kitô hữu là nước trời ở trần gian, và đời sống của cộng đòan và của từng người trong cộng đòan là hình ảnh chứng tỏ sự hiện diện của Chúa Giêsu đang ở giữa họ hướng dẫn và quan tâm đến từng người. Nhờ thế chúng ta không cần bận tâm đến những khó khăn của đời sống cộng đòan để cố gắng sống trong một cộng đòan "giống Chúa Kitô" giữa trần gian.

Trong khi đời sống cộng đòan giúp chúng ta được nhiều ơn phước, thì cộng đòan của những người cùng một đức tin giúp đỡ nhau tránh những khó khăn, và giúp chúng ta ngợi khen Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa. Dù vậy, tuy những người cùng chung lý tưởng cố gắng sống chung với nhau, có thể đã có lần muốn rời bỏ cộng đòan để sống tách biệt. Họ muốn sống đời Kitô hữu riêng biệt, họ cầu nguyện riêng, và tự họ muốn giúp đỡ kẻ khác trong lúc vẫn hướng về "hạnh phúc trường cữu đời sau".

Cách sống như vậy có vẻ gọn gàng phải không? Nhất là lúc này số người đi lễ ít đi, chúng ta cần phải đối phó với bao nhiêu nhu cầu của cộng đòan, và tình huống đương đầu dai dẳng với bao nhiêu chuyện xấu xảy ra trong xã hội chúng ta làm báo chí truyền thông nhắc nhỡ liên tục. Tai sao chúng ta lại không thể sống riêng biệt, tự dạy đức tin cho con cái chúng ta, để sau này chúng trở nên Kitô hữu tốt? Giã như chúng ta làm như vậy thì chuyện không là một Kitô hữu là chuyện đương nhiên

Chúa Giêsu muốn chúng ta tiếp tục đời sống cộng đòan như những cộng đòan đầu tiên khi Ngài vừa về trời. Ngài muốn cộng đòan nên như ngọn đèn sáng để trên cao, như xây thành trên đỉnh núi. Lúc còn sinh thời Ngài mời gọi các môn đệ sống với nhau, giúp các ông tiếp tục sứ mệnh của Ngài. Ngài hứa là sẽ sống giữa các ông không chỉ trong lúc còn ở thế gian mà luôn cả sau này Ngài vẫn luôn ở giữa các ông trong lúc đi rao giảng thay Ngài.

Trong Phúc âm thánh Matthêu. ngay từ đầu Chúa Giêsu được gọi là Emmanuel nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (1:23) Và cuối cùng Phúc âm cũng nhắc đến lời hứa của Chúa Giêsu là Ngài vẫn tiếp tục ở giữa chúng ta. Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ đi rao giảng "anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (28:19) "Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (28:20). Rõ thật Ngài muốn chúng ta sống cộng đòan để nhớ đến Ngài. Ngài không muốn chúng ta chỉ ở nhà cầu nguyện, sống đức tin riêng biệt, nhưng Ngài muốn những Kitô hữu hãy cùng sống và cùng thờ phượng, để danh sáng ngời của Ngài đến với những người chung quanh.

Và có cách nào hơn; để chứng tỏ một cộng đòan là ánh đèn chói sáng của Chúa Giêsu; là cách tha thứ cho nhau và giúp đỡ nhau trong một cộng đòan? Chúa Giêsu nói đến sự tha thứ như vậy để giữ cộng đòan sống động mãi đến ngày Ngài trở lại. Nhưng do tha thứ là một đức tính rất hiếm trong cộng đòan, giữa những người sống chung với nhau, cùng tôn giáo, cùng sắc tộc, cùng màu da, cùng một quốc gia, nên khi một cộng đòan có nhiều tha thứ quả thật là cách chứng tỏ Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện. Nếu nhân đức tha thứ là bản tính của cộng đòan chúng ta thì đó là điều Chúa Giêsu ao ước như "xây một thành lũy trên đỉnh núi", "một tia sáng soi đến các dân tộc".

Mùa thu năm 2006, tiểu bang Pennsylvania Hoa Kỳ có 5 đứa bé người Amish bị sát hại trong một trường làng, và thủ phạm tự sát. Tin đó lan truyền khắp nước Mỹ. Nhưng có tin khác về vụ giết người đó cũng loan truyền khắp nước Mỹ. Đó là tin nhóm người Amish trong lúc đau đớn khóc than vì 5 trẻ em bị giết, họ đã tha thứ cho thủ phạm. Nhưng cử chỉ tha thứ của họ mới đáng ngạc nhiên. Khi có người hỏi họ tại sao, câu trả lời của họ được đăng trên báo USA Today ngày 5 tháng 10, 2006 như sau: "Những người Amish tin rằng ơn gọi của họ là chấp nhận tin buồn, mà không cải lại, hay không để cộng đòan tan rã. "Và tờ báo loan tin là một người trong gia đình các em bị giết đi đến nhà cha của thủ phạm, ôm choàng lấy ông ta trong một giờ và nói "Chúng tôi tất cả tha thứ cho ông" Rồi một người khác giải thích cho báo chí: "Chúng tôi đã được dạy bảo phải biết tha thứ như Chúa Giêsu đã làm. Chúng tôi tha thứ như Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng tôi."

Trong Phúc âm thánh Matthêu, Chúa Giêsu dạy cộng đòan phải biết tha thứ chứ không phải trả thù. Ngài dạy tha thứ là một hành vi có tính liên tục và kiên trì. Sự tha thứ bắt đầu giữa hai bên; rồi có "2 hay 3 người làm chứng" đem đến trước cộng đòan, và rồi tất cả cộng đòan được mời tham dự vào việc tha thứ. Nghe như vậy có nghĩa là cả cộng đòan giáo hội phải dự phần vào việc quan trọng là lúc tha thứ, như việc nhóm người Amish đã làm, họ đồng lòng nói lên tiếng nói tha thứ của gia đình có những em bé bị giết cho gia đình thủ phạm.

Chỉ khi nào cộng đòan đã làm hết bổn phận mình để đem lại sự tha thứ mà nếu bên kia không nghe, lúc ấy họ mới bị sa thải ra khỏi cộng đòan. Cộng đòan đã làm hết sức mình để "tha thứ trên trần gian",và nếu bên lỗi phạm cứ phản bác lúc đó mới có cách trừng phạt. Có khi bên lỗi phạm chờ tới lúc bị đưa ra khỏi cộng đoàn họ mới bình tâm lai. Nếu không bên lỗi phạm sẽ tự đào thải, vì họ không chịu cách tha thứ mà cộng đoàn đề nghi.

Cách tha thứ mà Chúa Giêsu dạy, diễn tả sự hợp nhất của một cộng đòan. Ngài cũng nói lúc cầu nguyện chung với nhau là sự hợp nhất cộng đòan. Ngài nói "ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ"(18;20). Đúng vậy, "sự họp nhau" là cộng đoàn phụng vụ. Trong phụng vụ chúng ta gồm trong nhóm có cả những người chống đối vì chuyện riêng tư, chuyện chính trị, tôn giáo hay văn hóa v.v... Nhưng tất cả đều cùng họp nhau nhân danh Chúa Giêsu để thờ phượng Chúa, và chính Chúa Giêsu nhắc chúng ta là chúng ta cùng một nguồn gốc đức tin. Do vậy, trong lúc cầu nguyện chung, chúng ta nhân danh Chúa Giêsu.

Người công giáo ít khi họp nhau từng nhóm nhỏ 2 hay 3 người. Khi đọc kinh trước khi ăn cũng đọc nho nhỏ thôi. Và nếu có ai nói là họ có chuyện cần được giúp đỡ thì chúng ta hứa là sẽ cầu nguyện cho người đó thôi. Còn ở miền nam nước Mỹ người ta thường hay bày tỏ lời cầu nguyện thật sống động. Trong lúc cầu nguyện họ tự nói lên lời cầu mặc dù họ không phải là người lảnh đạo. Họ nói lớn tiếng lời cầu cho người khác.. Hoặc họ mở kinh thánh, đọc một câu và dâng lời cầu nguyện theo ý cầu xin họ vừa đọc. Vậy ai đã hiệp thông với họ trong lời kinh?

Ngôn sứ Êzêkiel hôm nay tự xưng mình là "người tuần canh nhà Israel". Ngôn sứ thay lời Thiên Chúa nói với cộng đòan về tội lỗi của họ. ông ta kêu gọi dân Israel trở về với Thiên Chúa và hãy ăn năn đền tội.. Ông ta kêu gọi kẻ gian ác "từ bỏ đường xấu, nếu không họ sẽ phải chết vi tội của họ". Thật giống như trong phúc âm, phải vậy không? Ngôn sứ Êzêkiel không chỉ nói với người ngoài dân Israel. Mà trước tiên ông ta nói với những người ông ta thương mến gần gủi với ông. Thiên Chúa muốn họ là một dân tộc thánh thiện, và Êzêkiel là tiếng nói của Thiên Chúa mời gọi họ trung thành với Thiên Chúa.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta phải cầu nguyện cho những người mà Êzêkiel kêu gọi đang ở giữa chúng ta.; "những người nam nữ tuần canh" mà Chúa đã gởi đến cho chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho các đấng bản quyền, những người có nhiệm vụ dạy dỗ lời Chúa cho chúng ta. Họ là những linh mục, giáo sĩ, những người dạy giáo lý, những nhà thần học, và các giáo lý viên v.v...Ơn gọi của những người đó trước tiên là họ phải nghe lời Thiên Chúa, và dân của Ngài, và rồi họ sẽ nói lên những gì họ đã nghe. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những Êzêkiel trong mọi gia đình: cha mẹ, anh chị em, bà con cô bác và các bạn hữu, đôi khi làm mất lòng đối với một người trong gia đình đã bỏ nhà ra đi theo đường xấu do nói lên lời khuyên chân thật,

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Sửa Lỗi cho Nhau
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:04 05/09/2008
Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật XXIII Thường Niên - A (Mt 18:15-20)

Cả ba bài đọc Chúa Nhật này nói cho chúng ta vnhiệm vụ phải nhắc nhở anh em mình khi họ phạm tội. Nếu chúng ta không nhắc nhở thì chúng ta có trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa về tội họ phạm (x. Ed 33:8). Hội Thánh gọi tội này là gián tiếp cộng tác với sự dữ (x. GLCG 1868). Chúa Giêsu dạy chúng ta cách sửa lỗi cho nhau trong bài Tin Mừng, và Thánh Phaolô nhắc cho chúng ta về món nợ yêu thương mà chúng ta mắc với nhau. Chính vì yêu thương mà Thiên Chúa đã ban cho Hội Thánh quyền tha tội. Chính vì yêu thương mà chúng ta phải giúp nhau tránh phạm tội bằng cách sửa lỗi cho nhau.

Mt 18:15 - Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em.

Có bản viết “Nếu anh em ngươi lỗi phạm với ngươi”. Nhưng có lẽ đây là một chú thích ngoài lề được người chép Thánh Kinh thêm vào. Trong câu này Chúa Giêsu dạy chúng ta cách sửa lỗi anh em. Trước hết là phải sửa lỗi trong tình bác ái và kín đáo giữa hai người mà thôi. Có nhiều người sửa lỗi anh em hay vợ chồng bằng cách hạ nhục và bôi nhọ trước mặt người khác một cách hoàn toàn thiếu bác ái. Có những cha mẹ chỉ trích nhau trước mặt con cái hay người khác để chứng tỏ rằng mình đúng. Nhiều khi người khác làm lỗi với mình chỉ vì vô tình hay hiểu lầm, nhưng mình thì cố tình làm nhục người. Vậy ai có lỗi hơn ai? Chúa Giêsu thừa biết tâm lý con người nên Người dạy chúng ta phải sửa lỗi người khác cách kín đáo. Ðể tránh hiểu lầm, trước khi kết luận là người khác có lỗi, chúng ta phải tìm hiểu tại sao người ấy làm như thế, rồi sau đó phải để cho người ấy trình bày lý do của họ. Có nhiều người trước khi sửa lỗi cho người, trước khi hiểu lý do của hành động của người khác, thì đã kết tội người ta rồi, cho nên khi người khác trình bày thì cho là ngụy biện, nên nổi nóng chửi bới cho đã cơn tức giận của mình. Làm như thế không những đã không giúp gì được người có lỗi, mà còn gây thêm hiểu lầm chia rẽ. Còn chính mình thì phạm tội nặng hơn trước mặt Thiên Chúa, bởi vì người khác vì vô tình mà phạm lỗi với mình, còn mình thì cố tính kết án, chửi bới, và lăng nhục người. Cho nên trước khi sửa lỗi cho người, chúng ta nên chân thành với chính lòng mình. Nếu mình sửa lỗi người mà trong lòng thấy thương yêu và muốn xây dựng thật sự thì hãy làm, nhưng nếu lòng đang căm hờn, tức giận thì không nên.

Mt 18:16  - Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng.

Nếu sau khi đã gặp riêng người anh em và chân thành sửa lỗi mà người ấy vẫn cố chấp, thì hãy nói chuyện với người ấy trước hai ba người chứng. Ðây cũng là Luật trong Cựu Ước (Đnl 19:15). Hai ba người ấy không phải chỉ vào phe người này hay người khác, nhưng là những người có khả năng phán đoán để có thể nghe cả hai bên và đưa đến chỗ dung hòa. Ðiều quan trọng của những người này là không thiên vị, có cái nhìn khách quan để giúp cả hai bên. Có những cha mẹ khi cãi nhau gọi các con ra ngồi nghe để xem ai phải ai trái. Ðây là một sai lầm lớn. Con cái còn bé làm sao có thể phân biệt phải trái để giúp đỡ cha mẹ. Nếu chúng khôn lớn thì cũng không dám bênh ai bỏ ai. Nhưng điều nguy hại ở đây là làm gương mù cho con. Sau này lớn lên chúng cũng theo cha mẹ mà làm như thế. Muốn cho gia đình hạnh phúc và cho con cái sau này được hạnh phúc, cha mẹ phải tránh cãi nhau hay tỏ ra xung khắc trước mặt con cái.

Mt 18:17 - Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.

Quyền tối thượng để giải quyết những xích mích giữa các giáo hữu là quyền của Hội Thánh. Nếu sau khi Hội Thánh can thiệp, mà người có tội vẫn cố chấp thì Chúa cho phép Hội Thánh quyền truất phép thông công người đó. Mục đích của việc truất phép thông công là để người đó ăn năn, cùng tránh dịp tội cho những người khác. Nhưng Hội Thánh luôn nhắc nhở chúng ta là phải cầu nguyện cho những người tội lỗi ăn năn trở lại. Khi nói đến Hội Thánh ở đây, có lẽ Chúa nói về những vị kế nghiệp các Thánh Tông Ðồ mà cai quản Hội Thánh chứ không phải là tất cả công đồng.

Mt 18:18 - Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.

Có một số bản có thêm chữ “Amen” hay “Quả thật” ở đầu câu này.

Trong đời sống công khai, chẳng những Chúa Giêsu tha tội, Người còn cho thấy hiệu quả của việc tha tội: Người đã đưa những người được tha tội trở lại cộng đồng dân Chúa vì tội đã tách lìa họ khỏi cộng đồng. Khi cho các Tông Đồ chia sẻ quyền tha tội, Chúa cũng cho họ quyền giao hòa tội nhân với Hội Thánh. Ai bị các Tông Đồ loại trừ khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh, cũng không được hiệp thông với Thiên Chúa; ai được hiệp thông trở lại, cũng được thông hiệp lại với Thiên Chúa (x. GLCG 1443-1445).

Có nhiều học giả Tin Lành cho rằng như thế các Tông Ðồ khác cũng có quyền ngang hàng với Thánh Phêrô. Ðúng! Trong phạm vi quyền hạn của các ngài, các ngài có quyền ngang với Thánh Phêrô. Chỉ có một điều khác mà thôi, là quyền hạn của các Tông Ðồ thì giới hạn trong địa bàn hoạt động của các ngài (2 Cor 10:15), còn quyền hạn của Thánh Phêrô thì trên toàn thể Hội Thánh Hoàn Vũ (Mt 16:13-19). Hơn nữa Thánh Phêrô còn có nhiệm vụ làm cho các Tông Ðồ khác thêm mạnh mẽ, nghĩa là nâng đỡ các Tông Ðồ khác (Lc 22:32).

Từ ngày thành lập Hội Thánh, các Ðức Giám Mục, là những người kế vị các Tông Ðồ, vẫn có toàn quyền trên giáo phận của mình, và Ðức Giáo Hoàng, là người kế vị Thánh Phêrô, vẫn giữ vai trò lãnh đạo toàn thể Hội Thánh. Từ thời các giáo phụ đến khi Chính Thống Giáo tách ra khỏi Công Giáo, các Giám Mục có xích mích với nhau đều khiếu nại lên Rôma để Ðức Giáo Hoàng can thiệp. Nhưng cách làm việc trong Hội Thánh, phần lớn mọi quyết định quan trọng đều được thông qua với Thượng Hội Ðồng Gíám Mục (Hoàn Vũ) không bằng cách này thì cách khác. Mà cách thông thường nhất là qua các Công Ðồng. Vai trò chính của Ðức Giáo Hoàng là duy trì sự hợp nhất và thống nhất về Ðức Tin và các nguyên tắc luân lý của Hội Thánh, vì chính Chúa Giêsu đã hứa không để Quỷ Hỏa Ngục lay chuyển được Hội Thánh này (Mt 16:18). Trong lịch sử Hội Thánh những vị Giám Mục không liên kết với Tảng Ðá Phêrô này đã đi hết sai lầm này đến sai lầm khác.

Mt 18:19-20 - "Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy".

Có nhiều người cho rằng chỉ cần giữ đạo tại tâm. Những người đó thật sự đã coi thường Lời Chúa dạy ở đây. Chúa cho chúng ta thấy sức mạnh của sự đồng tâm nhất trí trong khi cầu nguyện chung. Người hứa sẽ ở giữa chúng ta khi chúng ta họp lại mà cầu nguyện nhân danh Chúa. Như thế khi chúng ta cầu nguyện chung, không phải chỉ có chúng ta cầu nguyện, mà chính Chúa Giêsu cũng cầu nguyện chung với chúng ta.

Phụng Vụ là cách cầu nguyện chung của Hội Thánh. "Ðể chu toàn công việc lớn lao là ban phát hay thông truyền ơn cứu độ, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động Phụng Vụ. Người hiện diện trong Thánh Lễ, không những nơi thừa tác viên, vì ‘như xưa Người đã tự dâng mình trên thánh giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục,’ mà còn hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu. Người hiện diện trong các bí tích nhờ quyền năng của Người; vì thế ai rửa tội cũng chính là Chúa Kitô rửa tội. Người hiện diện trong lời của Người, vì chính Người đang nói, khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh. Sau hết, Người hiện diện khi Hội Thánh cầu khẩn và hát thánh vịnh, như chính Người đã hứa: ‘Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, ở giữa họ’ (Mt 18:20)” (GLCG 1088).

Lạy Chúa xin cho con biết khiêm nhường nhận lỗi và sửa lỗi khi được anh chị em con nhắc bảo, và cho con được khôn ngoan và can đảm để giúp anh chị em con sửa lỗi trong đức ái, mà không làm tổn thương đến danh dự họ. Amen.

Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:

  1. Lời Chúa dạy ở câu 15 có trái ngược với lời ở câu Mt 7:3-5 không? Làm sao để dung hoà những câu này với nhau?

  2. Chúa đưa ra bốn giai đoạn trong việc sửa lỗi cho nhau này? Trong gia đoạn thứ nhất bạn phải có thái độ gì để người khác nghe bạn?

  3. Tại sao không đem ra công chúng ngay mà lại phải làm như thế? Chúa Giêsu ban quyền gì cho Hội Thánh trong việc giảng hoà này?

  4. Ðoạn Kinh Thánh này nói gì về sự quan trọng trong việc tìm sự khuyên nhủ hay cố vấn của người khác? Về nhiệm vụ của ít người được người khác tin cẩn?

  5. Bạn có tin là Chúa ban cho các Tông Ðồ và những người kế vị các ngài quyền tha tội không? Tại sao Chúa lại cho con người quyền tha tội trong câu 18? Nếu Chúa ban quyền này cho các ngài thì khi chúng ta từ chối đến với các ngài để lãnh ơn tha tội, tội chúng ta có được tha không? Bạn có đi xưng tội thường xuyên không?

  6. So sánh với câu Mt 16:18-19 thì quyền của các Tông Ðồ và quyền của Thánh Phêrô giống nhau ở điểm nào? Và khác nhau ở điểm nào? Bạn có nghĩ rằng Thánh Phêrô và những người kế vị Thánh Phêrô có nhiệm vụ và quyền bính hơn các Tông Ðồ và những người kế vị các ngài không?

  7. Lời Chúa dạy về cầu nguyện ở câu 19-20 có trái ngược với lời ở câu Mt 6:6 không? Tại sao?

  8. Tại sao cần phải có những buổi cầu nghuyện chung? Theo tinh thần của câu 19-20, thì việc người Công Giáo hợp ý với Ðức Mẹ và các Thánh mà cầu nguyện phù hợp hay trái với Lời Chúa ở đây? Tại sao?

 
''Ở đâu có hai hay ba người...!''
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:33 05/09/2008
Chúa Nhật XXIII Mùa Thường Niên/A

«Ở đâu có hai hay ba người…!»


(Mt 18,15-20)

Sống trong thế giới hôm nay, đặc biệt tại các nước Âu-Mỹ, một điều mà nếu chúng ta để ý quan sát một chút, chúng ta sẽ thấy ngay được khi bước vào các siêu thị lớn, là tại các quày hàng bán thực phẩm, người ta trưng bày mỗi ngày một nhiều các phần ăn cá nhân đã được nấu chín sẵn và chỉ cần mua về và hâm nóng lại trong vài ba phút là có thể dùng được, chứ không cần phải sửa soạn nấu nướng gì cả. Tại sao lại có hiện tượng mới mẻ đó? Ngày nay, tại các thành phố lớn của Ðức, như Hamburg, Berlin, hay Frankfurt hoặc München, v.v… có hơn một nửa dân số là những người sống độc thân. Chúng ta đang sống trong một thế giới cá nhân, một nơi mà tất cả mọi sự đều xoay quanh một cá nhân riêng biệt, một nơi chỉ có chữ «tôi» là được sử dụng duy nhất: Sự tiến thân của tôi, sự hạnh phúc của tôi, sự bất hạnh của tôi, bảo hiểm nhân thọ của tôi, sự quyết định của tôi, v.v…! Chỉ chữ «tôi» còn hiệu lực, còn chữ «chúng tôi» hoàn toàn trở nên một danh từ xa lạ.

Chủ nghĩa cá nhân của con người ngày nay trên khắp thế giới nói chung và tại Âu-Mỹ nói riêng, đã xâm nhập vào cả lãnh vực tôn giáo nữa. Vì thế, người ta thường nghe nói: «Ðức tin là chuyện riêng tư cá nhân», «mỗi người có tự do riêng», «Ðó là chuyện giữa tôi với Thiên Chúa», «Chuyện đi nhà thờ xem lễ, thì khi nào cần tôi sẽ làm», v.v…!

Ðó là một khuynh hướng hoàn toàn đi ngược với Tin Mừng Ðức Giêsu. Bởi vì, Tin Mừng luôn đề cao cộng đồng tính. Tính cách cộng đồng tính đó cũng nằm trong cả những phạm vi thuần túy từng cá nhân và sâu kín nhất của từng người: Ðó là tình trạng tội lỗi và việc cầu nguyện.

Trước hết, đối với Ðức Giêsu, tội lỗi không phải là vấn đề cá nhân. Tội lỗi có liên quan đến cả cộng đồng. Tương tự như một ngôi nhà, nếu một vài chiếc cột bị mục nát hay bị hư hại thì không thể vô trách nhiệm bảo rằng đó là chuyện riêng tư của những chiếc cột đó, nhưng là một chuyện có liên quan mật thiết tới sự tồn vong của cả ngôi nhà. Bởi vậy, sự giảng hòa hay làm hòa là một hành động của cộng đoàn. Vì thế, trong tòa cáo giải, vị Linh mục đã nhân danh Giáo Hội, cộng đoàn của những kẻ tin, đọc lời tha tội: «Xin Chúa dùng tác vụ Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an!»

Tiếp đến, sự ghi nhận thứ hai của bài Tin Mừng hôm nay là vấn đề cầu nguyện chung của các môn đệ. Ðức Giêsu cũng thường đã đề cập đến vấn đề cầu nguyện tư riêng: «Khi con cầu nguyện, thi hãy vào phòng đóng cửa lại» (Mt 6,6). Nhưng ở đây, lời cầu nguyện chung mang một chiều kích và một ý nghĩa đặc biệt. Ðó là lời hứa của Ðức Giêsu: «Ở đâu có ba hay hai người họp nhau lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!» (Mt 18,20). Và sau đó khi đã sống lại từ cõi chết, Ðức Giêsu đã khẳng định lại lời hứa đó một cách đầy quả quyết hơn qua sự hiện diện thường xuyên của Người bên cạnh các môn đệ: «Thầy không để các con mồ coi» (Ga 14,18), «Thầy ở với các con mọi ngày cho tới tận thế» (Mt 28,20). Và ở đây, điều đó đã trở thành cụ thể hơn: «Nếu ở dưới đất, hai người trong các con hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, sẽ ban cho» (Mt 18,19).

Chúng ta biết rằng một điều lệ vẫn luôn có giá trị trong các đền thờ người Do-thái mãi cho đế ngày nay là: nếu có ít nhất mười người đàn ông hiện diện, thì có thể bắt đầu giờ kinh. Còn điều lệ Ðức Giêsu đã đưa ra lại bao dung hơn: «Ở đâu có hai hay ba người …». Nghĩa là số lượng người tham dự giờ kinh không phải là vấn đề chính yếu, và đồng thời cũng không quan trọng, dù là đàn ông hay đàn bà, người lớn hay trẻ con; người đạo đức hay kẻ khô khan nguội lạnh. Vấn đề cơ bản ở đây là «họ họp nhau lại vì danh Người». Và khi mọi người cùng kêu cầu thánh danh Ðức Giêsu trong khi cầu nguyện; khi họ tiếp tục công bố Tin Mừng của Người; khi họ cử hành Bàn Tiệc Thánh với bánh và rượu để tưởng nhớ đến Người…Bấy giờ Người thực sự hiện diện ở giữa họ. Bấy giờ «Thầy ở giữa họ!»

Ðiều đó quả thật là một mầu nhiệm của cộng đoàn Kitô giáo. Chứ không nhất thiết phải có nhiều lễ nghi. Chứ không tùy thuộc số lượng các cuộc tổ chức và các đoàn thể. Không nhất thiết là tên của cộng đoàn đó thường xuyên được xuất hiện trên các mặt báo chí, v.v…, nhưng vấn đề trọng yếu ở đây là: «Thầy ở giữa họ». Vâng, một cộng đoàn chỉ thực sự là một cộng đoàn Kitô giáo, khi cộng đoàn đó có Ðức Giêsu hiện diện giữa họ và nối kết họ lại với nhau bằng sợi dây đức ái. Cộng đoàn mười một môn đệ của Ðức Giêsu đã sống động trở lại với tất cả niềm hân hoan đầy hy vọng khi Ðấng Phục Sinh đột nhiên hiện diện giữa họ, sống với họ.

Chỉ có hai môn đệ xem ra vẫn còn thất vọng lo âu, khi họ rời bỏ cộng đoàn của mình ở Giê-ru-sa-lem để bước đi trên con đường đất tiến về Em-mau lánh nạn. Nhưng rồi đến lượt họ, họ cũng cảm thấy mình không còn lẻ loi trong sự hoài nghi chán chường nữa, khi họ có được một người cùng đồng hành với mình. Ðó là một người hiểu rõ được đau khổ là gì, có thể mang lại cho họ sự can đảm và giảng giải cho họ hiểu được rõ ràng những gì đã xảy ra trong mấy ngày vừa qua tại Giê-ru-sa-lem. Và họ đã mời Người: «Xin Ngài vui lòng ở lại với chúng tôi!» Và khi cả ba cùng đồng bàn tại một quán trọ ở Em-mau, bấy giờ mắt hai môn đệ mới mở ra khi vị khách cầm bánh, chúc lành, bẻ ra vào trao cho họ.Vậy «ở đâu có hai hay ba người…», cả ở trên con đường đầy sỏi đá của những thất vọng của chúng ta, thì Ðức Giêsu luôn có mặt bên cạnh chúng ta.

Vâng, không chỉ vào các ngày lễ trọng khi nhà thờ đầy người không còn chỗ trống nữa. Không chỉ khi ca đoàn đàn hát hay hoặc khi vị Linh mục giảng lễ lưu loát hấp dẫn. Không chỉ khi các bài Sách Thánh có nội dụng hợp với tâm trạng của con người tôi lúc đó, v.v… thì bấy giờ buổi cầu kinh, giờ cầu nguyện của chúng ta, mới sốt sắng, mới có ý nghĩa và mới có giá trị. Không! Không phải những gì chúng ta làm là quan trọng, nhưng là những gì Thiên Chúa làm.

Bởi vậy, trọng tâm của các Thánh Lễ công giáo, không phải là việc công bố và diễn giải lời Chúa - mặc dầu đó là việc quan trọng -, nhưng là việc cử hành mầu nhiệm Thánh Thể. Như thế, điều có tính cách quyết định ở đây hoàn toàn không do chúng ta thực hiện, nhưng là chúng ta được lãnh nhận.

«Ở đâu có hai hay ba người họp lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ!» «Ðây là mầu nhiệm đức tin!»
 
Ước mơ của con
Sa Mạc Hồng
14:46 05/09/2008
Ước mơ của con

Con có một tâm tình ước nguyện
Trong tình Chúa phục vụ tha nhân
Bao năm qua nỗi niềm nguyên vẹn
Con hứa với lòng sẽ trao dâng

Quả tim con dạt dào nồng ấm
Luôn chân tình đón nhận mọi người
Dù người quay lưng không nhìn đến
Con vẫn mong dâng hiến cho đời

Con có đôi bàn tay nhỏ bé
Với ước mơ xoa dịu nỗi lòng
Của những người cô đơn nghèo khổ
Bàn tay con từng ngón vẫn mong

Con có đôi bàn chân vững mạnh
Muốn một ngày ruổi bước đường xa
Đem tin vui với nguồn ân thánh
Đến những người mòn mỏi thiết tha

Con có niềm tin không bờ bến
Trong Đức Ky Tô, Chúa đất trời
Ngài là tình yêu, niềm cảm mến
Của lòng con và của mọi người

Con có nhiều và còn nhiều nữa
Những ước mơ nung nấu tâm hồn
Con mong sống mãi trong tình Chúa
Rồi mai đây ước nguyện sẽ tròn!
 
Sửa lỗi anh em: hành vi tế nhị!
Anmai, CSsR
14:59 05/09/2008
Sửa lỗi anh em: hành vi tế nhị!

(Chúa Nhật 23 thường niên: Ed 33,7-9; Rm 13, 8-10; Mt 18, 15-20)

“Nhân vô thập toàn”: một câu nói như gói ghém phận người. Là người, có ai dám tự cho mình, tự nhận mình là hoàn hảo, là.

Lỗi: sống trên cái cõi trần này ai là người không mắc lỗi !

Nhớ lại thời đệ tử. Một lần đi chợ với cha giáo. Người bán mới nói giá này, bỗng nhiên vài phút sau chị ta tăng giá. Thấy khó chịu nên tôi nói là sao hồi nảy chị nói giá khác sao giờ chị nói khác !? Lát sau về đến nhà dòng, cha phụ trách mới kéo tôi ra riêng và dặn dò cách cư xử của tôi như thế không được. Chị ta nói thế kệ chị ta, mình không nên nói thế vì nói như thế sẽ làm bẽ mặt người ta !

Ngẫm nghĩ thấy cha giáo quá tế nhị để sửa cho tôi những điều nho nhỏ trong cuộc sống mà không để cho ai biết. Sau này cũng thế, sống với ngài một thời gian khá dài của thời đệ tử và tôi đều được ngài

Kéo riêng ra để mà chỉnh sửa mỗi khi cần chứ chưa bao giờ ngài nói đi nói lại cho người khác hay là chỉnh tôi trước mặt người khác.

Trải qua thời gian Đệ Tử tử rồi đến Tập Viện rồi đến Học Viện. Thời Học Viện thì khác, có lỗi gì thì tôi thấy cha giáo không sửa trực tiếp cho mình mà thường ngài sửa theo kiểu trung gian. Nghĩa là mỗi lần phạm lỗi gì, Ngài không gọi tôi vào nhưng ngài mang tôi ra bàn cơm “mổ”. Khi Ngài đem ra bàn cơm “mổ” rồi thì hình như cả Học Viện đều biết vì thời đại này công nghệ thông tin quá ư là hiện đại.

Trên đây là 2 cách sửa lỗi của 2 cha giáo. Với tôi thì cách sửa lỗi của cha giáo thời Đệ Tử vẫn là cách sửa lỗi tế nhị nhất, nhẹ nhàng nhất và cũng đỡ làm tổn thương tôi hơn cách của cha giáo thời Học Viện.

Lỗi thì dĩ nhiên lúc nào cũng có nhưng cách sửa lỗi rất khác nhau. Với cái nhìn và cái suy nghĩ hết sức bình thường của mình, tôi thiển nghĩ rằng ai cũng muốn được hành xử với nhau, được người khác sửa lỗi như Cha giáo thời đệ tử của tôi chứ chẳng ai muốn cách hành xử như Cha giáo thời Học Viện. Vì lẽ là con người, ai cũng có danh dự, cũng có lòng tự trọng cả và vì thế, chuyện sửa lỗi là một vấn đề không phải là nhỏ trong cuộc sống nhưng là vấn đề lớn mà chúng ta thường gặp trong đời thường.

Trang tin mừng theo Thánh Matthêu mà chúng ta vừa nghe thuật lại cho chúng ta cách sửa lỗi hết sức tế nhị của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhạy cảm và phải nói là hết sức nhạy cảm trước những người phạm lỗi. Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu là một nhà giáo dục tài ba, khéo léo, thu phục lòng người. Ngài chinh phục con người bằng cái tâm, bằng tấm lòng chứ không phải bằng luật lệ, bằng lý trí. Chúa Giêsu là thầy dạy nhân bản vì lẽ cách cư xử của Ngài với những con người tội lỗi, yếu đuối hết sức là nhân bản.

Ngày hôm nay, giữa cái xã hội phát triển hết sức chóng mặt, thành tựu khoa học đạt mức này tầm kia nhưng bên dưới đó toát lên một lối sống nhân bản, lối sống chỉ biết mình mình. Không biết nói có quá hay không nhưng hình như ngày hôm nay người ta sống thiếu nhân bản, sống thiếu tình con người với nhau.

Trở lại với sách ngôn sứ Edêkien mà chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy Đức Chúa - Thiên Chúa của Israel - về sự quảng đại, về lòng bao dung, về lòng tha thứ của Đức Chúa: “Phần ngươi, hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết … nếu ngươi đã báo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại …”. Chúng ta thấy đó, từ Cựu Ước đến Tân Ước Thiên Chúa tỏ cho con người, cho chúng ta biết Ngài là Đấng giàu lòng thương xót, đầy lòng mến với con người, cách riêng là những con người tội lỗi. Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi sự cải hoá của con người. Dù con người có lầm lỗi đến đâu đi chăng nữa nhưng Thiên Chúa vẫn chờ và vẫn đợi.

Nhìn lại cuộc sống của mỗi người chúng ta qua trang Tin mừng theo Thánh Matthêu và sách Êdêkien xong chúng ta cảm thấy quá xấu hổ. Xấu hổ vì lẽ lúc nào chúng ta cũng hăm hăm bêu xấu người khác hơn là hơn là sửa lỗi chân tình. Điều nghịch lý vẫn diễn ra trong chính con người chúng ta. Vẫn oang oang và thật to tiếng để đọc mỗi ngày: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con”. Mình muốn Chúa tha cho con người tội lỗi của mình còn anh chị em mình xúc phạm đến mình mình lại không chịu.

Thử đặt mình trước mặt Chúa chúng ta thấy buồn cười cái con người của mình. Mình thì phạm biết bao nhiêu tội mà toàn là những tội tầy đình. Tội mình phạm mình rất khéo bưng bít nhưng nào bưng bít trước mặt Chúa. Thế nhưng chúng ta thấy đó, Chúa vẫn lặng yên và chờ đợi sự hoán cải của chúng ta còn chúng ta thì sao trước con người yếu đuối. Cái bệnh, cái tật xấu của người Việt Nam đó là buôn dưa lê. Hễ ngồi đâu là bươi móc và nói xấu anh chị em đồng loại mình. Hễ cứ tụm năm tụm ba lại là đem anh chị em mình lên bàn mổ. Rất buồn cười, trong tập thể, trong cộng đoàn, trong sở làm hay trong các hội đoàn, các ca đoàn khi người ta tụ tập với nhau một nhóm người thì bỗng chốc những câu chuyện qua lại trao đổi của họ khó có thể tránh được cái chuyện là đem một người trong cộng đoàn, trong nhóm, trong hội đoàn lên bàn mổ. Khi ấy thì mạnh ai nấy nói và nói một cách hết sức vô tư không hề để ý đến danh dự của người mà mình đang đem lên bàn mổ. Tại sao mình không tìm dịp, tìm cách để mà sửa lỗi những người mình muốn sửa mà phải làm như thế. Thử đặt trường hợp ta là người bị đem lên bàn mổ thì ta sẽ nghĩ thế nào ? Ta thấy khó chịu, bực mình mà tại sao ta lại đối xử với người khác như vậy ? Ta sống sao thiếu bác ái, sống bất công vậy ?

Lý do tại sao ai cũng biết, đó chính là do lòng bác ái nơi con người ngày càng hẹp lại. Con người người ngày hôm nay đã đi vào lối sống mackeno, lối sống chủ nghĩa cá nhân để rồi chỉ biết mình chứ ngoài ra không biết ai khác nữa. Vì không biết ai khác ngoài ta nên ta mới hành xử với anh chị em đồng loại như thế.

Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta mang luật đời, luật Giáo hội, luật hội dòng, luật tu hội ra để mà hành xử với anh chị em đồng loại. Chúng ta quên đi trên luật hay giữ luật không gì đẹp hơn là chu toàn lề luật như Thánh Phaolô tông đồ gửi cho giáo đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật … Đã yêu thương người thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy” (Rm 13,8.10). Chúng ta cứ chăm chăm vào luật lệ và quên đi tình bác ái, lòng mến nên chúng ta cứ đi làm hại đồng loại bằng cách nói hành nói xấu ném đá anh chị em đồng loại khi anh chị em đồng loại phạm lỗi thay vì phải hết sức tế nhị đi sửa cho họ.

Hôm nay, Chúa Giêsu đã dạy, đã nhắc lại cho chúng ta bài học hết sức là tuyệt vời về sửa lỗi cho nhau. Muốn hành xử như Ngài, không khác gì hơn là chúng ta phải có lòng mến. Lòng mến đấy không tự nhiên mà có nhưng lòng mến đó phát xuất từ đời sống chiêm niệm, đời sống cầu nguyện và lòng biết ơn. Nếu chúng ta chiêm niệm chúng ta sẽ thấy được Chúa yêu ta thế nào và khi nhận ra Chúa yêu thương ta thì ta sẽ sống yêu anh chị em đồng loại như vậy. Khi yêu anh chị em đồng loại thì chúng ta sẽ sửa lỗi, sẽ hành xử với những con người yêu đuối khác lối hành xử của con người ích kỷ, độc ác.

Nguyện xin Thiên Chúa là Vua của tình yêu đến, ở lại và đổ tràn đầy tình yêu của Ngài xuống trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta biết yêu thương anh chị em đồng loại và hành xử bác, ái tế nhị với anh chị em đồng loại hơn. Amen.
 
Sửa lỗi anh em
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
15:02 05/09/2008
Chúa nhật 23 Thường Niên

SỬA LỖI ANH EM

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA (Mt 18, 15-20)
"Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

"Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.

"Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ."

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Con người ai cũng có lầm lỗi. Vậy mà thái độ ứng xử trước lầm lỗi của người khác lại không giản đơn. Đối với lỗi lầm của người khác, ta thường có hai thái độ, hoặc quá khắc nghiệt loại trừ, hoặc quá thờ ơ lãnh đạm. Cả hai thái độ đó đều thiếu xây dựng. Quá khắc nghiệt loại trừ sẽ khiến ta can thiệp thô bạo vào đời tư, sẽ gây ra bất mãn, đổ vỡ. Quá thờ ơ lãnh đạm sẽ buông thả mặc cho sự xấu tràn lan, sẽ làm cho xã hội suy thoái.

Hội Thánh là một cộng đoàn những con người. Lầm lỗi là không thể tránh khỏi. Vì thế muốn cộng đoàn phát triển, việc sửa lỗi là cần thiết, nhất là đối với những lầm lỗi công khai ảnh hưởng đến đời sống cộng đoàn. Tuy nhiên sửa lỗi là việc khó. Không khéo thì lợi bất cập hại. Lời Chúa hôm nay đưa ra những hướng dẫn cần thiết giúp việc sửa lỗi có kết quả.

Muốn sửa lỗi phải quan tâm. Chúa nói: “Khi anh em ngươi sai lỗi”. Vâng, người sai lỗi đó không phải ai xa lạ. Đó là anh em tôi, là người nhà của tôi, là một thành phần của đời tôi. Nếu lầm lỗi giống như một cơn bệnh, làm sao tôi không lo lắng chạy chữa cho người thân, nhất là cho chính bản thân khi bị mắc bệnh ? Nếu lầm lỗi giống như mất mát người thân, làm sao tôi không đau xót lên đường đi tìm ngay tức khắc ?

Muốn sửa lỗi cần can đảm. Càng ngày người ta càng muốn tránh đụng chạm, mích lòng. Dại gì nói những chuyện không vui để mua thù chuốc oán vào thân. Vì thế, để sửa lỗi, cần phải can đảm. Can đảm đến với người lầm lỗi. Can đảm nói sự thật về lỗi lầm của họ. Can đảm chấp nhận những rủi ro do việc sửa lỗi đưa đến như sự giận ghét, sự công kích, chấp nhận bị phê bình ngược lại.

Muốn sửa lỗi phải trân trọng. Trân trọng vì đó là người anh em ta, là đáng quí trọng đối với ta. Trân trọng vì người anh em tuy có lầm lỗi, vẫn có khả năng sửa đổi. Sửa lỗi là tin vào thiện chí, vào mầm mống tốt đẹp Chúa gieo vào lương tâm mỗi người. Sự khinh miệt, lên mặt kẻ cả sẽ chỉ chuốc lấy thất bại.

Muốn sửa lỗi phải rất tế nhị. Tâm hồn người lầm lỗi rất mong manh. Vừa đầy tự ái vừa đầy mặc cảm. Một lời nói không khéo sẽ dẫn đến đổ vỡ. Một thái độ vô tình sẽ càng khơi thêm hố ngăn cách. Vì thế Chúa dạy ta phải rất tế nhị khi sửa lỗi. Thoạt tiên chỉ gặp riêng một mình. Gặp riêng là một thái độ tế nhị. Sự tế nhị tạo nên cảm giác an toàn, kính trọng và yêu thương. Sự tế nhị tạo ra một bầu khí tín nhiệm thuận lợi cho việc cởi mở tâm tình, khai thông bế tắc. Sự tế nhị sẽ trở thành chiếc cầu đưa người lầm lỗi trở về cộng đoàn.

Sau cùng, muốn sửa lỗi phải kiên trì. Việc sửa lỗi không giản đơn. Không phải làm một lần là thành công ngay. Vì thế phải rất kiên trì và có nhiều phương án. Kiên trì để vẫn tiếp tục dù đã một lần thất bại. Có nhiều phương án để cương quyết đi đến thành công. Hôm nay Chúa đưa ra cho ta ba phương án để chinh phục người anh em: Gặp riêng, gặp có người làm chứng và sau cùng mới đưa ra cộng đoàn.

Như thế, việc sửa lỗi hoàn toàn là một việc làm được thúc đẩy do tình yêu. Chính bầu khí tin yêu đó sẽ khiến cộng đoàn phát triển. Ai cũng mong được sống trong một cộng đoàn yêu thương như thế. Vì khi lầm lỡ ta biết mình không bị loại trừ nhưng sẽ được quan tâm giúp đỡ, một sự giúp đỡ chân thành, tế nhị và đầy yêu thương.

Lạy Chúa, xin ban cho con tâm hồn bác ái đầy tế nhị của Chúa.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1-Sửa lỗi anh em, góp ý phê bình, dễ hay khó ?
2- Khi biết anh em lầm lỗi, bạn làm gì ? Vạch mặt chỉ tên hay giả điếc làm ngơ ?
3- Trong gia đình, trong xứ đạo bạn, đã có sự góp ý tốt đẹp chưa ?
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
15:04 05/09/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (47)

461. Chúa Giêsu là tất cả

Không có Chúa Giêsu, đời có làm được gì cho ta?
Sống mà không có Chúa Giêsu, là tất cả một hoả ngục thê thảm.
Ở với Chúa Giêsu, là một thiên đàng êm thú.
Có Chúa Giêsu ở với, không thù nào làm gì nổi loạn.
Được Chúa Giêsu, là được kho tàng vô giá – hay đúng hơn - một báu vật thẳng vượt trên mọi báu vật.
Mất Chúa Giêsu, là mất tất cả, mất nhiều hơn mất trót vũ trụ.
Sống mà không có Chúa Giêsu, không còn thứ nghèo nào bằng!
Được sống với Chúa Giêsu, không phú quý nào sánh kịp! (Sách Gương Phước)

452. Chúa Giêsu kém trí nhớ!

Chúa Giêsu không sưu tra lý lịch người đó (người ăn trộm) để nhớ xem hắn gian ác đến mức độ nào, không cân nhắc tội nặng nhẹ để châm chước hay tạm ra hình phạt thế nào cho thích đáng.
Người gian phi kêu nài Chúa Giêsu nhớ, thì Ngài “nhớ” một điều, là thấy người ấy trước mắt, còn tất cả mọi điều gian ác trước đó, Ngài đã quên hết, quên đến độ ngay hôm đó, hứa ngay Nước Thiên đàng cho anh ta.
Các thánh nói: tên nầy suốt đời ăn trộm, đến lúc chết, nó ăn trộm nước thiên đàng luôn. (ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

463. Chúng ta chỉ cần Chúa mà thôi!

Giovanni Papini (1881-1956), văn sĩ người Italia, xác tín về Chúa như sau:
Chúng con cần Chúa, chỉ cần một mình Chúa và không ai ngoài Chúa. Chỉ Chúa là yêu thương chúng con … Chỉ Chúa mới hiểu được loài người cần đến Chúa ngần nào, cần ghê gớm, cần vô hạn…
Ai tìm cái đẹp trên trần gian nầy, người ấy tìm Chúa mà không biết vì Chúa là cái đẹp hoàn hảo.
Ai tìm sự thật trong những lúc suy tư, người ấy tìm Chúa vì Chúa là sự thật độc nhất đáng biết.
Ai ngả tay kêu gọi bình an, người ấy ngả tay kêu gọi Chúa vì Chúa là nơi độc nhất để các tâm hồn đến an nghỉ.

464. Cả trời đất đều cao rao giục bảo ta kính mến Chúa

Khi nhìn ngắm trời đất, thánh Augustinô được các tạo vật thúc giục kính mến Chúa. Thánh nhân thổ lộ tâm tình như sau:
“Lạy Chúa con! Cả trời đất đều cao rao giục bảo con phải kính mến Chúa.
Khi ngươi nhìn xem mặt trời, mặt trăng, núi, biển, sông, ngươi tưởng như nghe được hết các lời của chúng bảo ngươi rằng: Hỡi Augustinô, ngươi hãy kính mến Chúa cho hết lòng vì Chúa đã dựng nên chúng tao đây, là để thu phục lòng ngươi hầu ngươi hết lòng hết dạ yêu mến Chúa.”

465. Cha nào, con ấy!

Thuần phong mỹ tục và phần rổi các dân tộc lệ thuộc những chủ chăn tốt. Nếu trong một giáo xứ, có cha sở thánh thiện, thì chẳng bao lâu, người ta sẽ thấy phát sinh tinh thần đạo đức, giáo dân siêng năng xưng tội rước lễ, người ta ưa thích cầu nguyện và suy gẫm. Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Cha nào con ấy, rau nào sâu ấy.” (Thánh Anphongsô)

466. Những bước trưởng thành

Ngày thứ nhất, tôi đi trên đường, có một cái hố sâu nằm trên lối đi dành riêng cho người đi bộ. Tôi bị té xuống cái hố sâu đó. Tôi không leo lên được khỏi cái hố ấy. Nhưng đó có thể chưa phải là lỗi của tôi.
Ngày thứ hai, tôi cũng đi dạo trên con đường ngày hôm qua. Tôi bị té xuống hố một lần nữa. Tôi vẫn còn kịp tự mình leo lên khỏi miệng hố. Nhưng đó là lỗi của tôi.
Ngày thứ ba, tôi đi dạo trên cũng con đường đó.Tôi bị té xuống hố đó một lần nữa. Điều nầy đã trở thành một thói quen. Đó là lỗi trầm trọng của tôi. Và ngay lập tức, tôi leo lên được khỏi miệng hố.
Ngày thứ tư, tôi đi dạo trên con đường đó và nhìn thấy cái hố trên lối tôi đi. Tôi đã biết tránh cái hố và không còn bị té xuống đó nữa. Như vậy, tôi đã khôn ngoan và trưởng thành hơn một chút.
Ngày thứ năm, tôi đi dạo trên một con đường khác, để học thêm những kinh nghiệm khôn ngoan khác nữa.
Và như vậy, mỗi ngày, tôi càng trưởng thành hơn lên. (Những Quy Tắc Vàng Của Cuộc Sống)

467. Bốn thói quen tốt giúp chúng ta thành công

Bill Gates cho rằng bốn thói quen tốt giúp chúng ta thành công, đó là quý trọng thời gian, chính xác, kiên định và nhanh nhẹn.
Không có thói quen quý trọng thời gian, bạn sẽ lãng phí thời gian, phí hoài cuộc sống.
Không có thói quen chính xác, bạn sẽ tự làm tổn hại đến danh dự bản thân.
Không có thói quen kiên định, bạn sẽ chẳng có cách nào duy trì công việc tới ngày thành công.
Không có thói quen nhanh nhẹn, bạn sẽ tự đánh mất cơ hội giúp bạn thành công, hơn nữa, có thể vĩnh viễn không tìm lại được. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn).

468. Sáu lời khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình

1. Chỉ trích, đay nghiến, thịnh nộ, mạt sát nhau là cách chôn sống hạnh phúc gia đình mau lẹ nhất.
2. Kiếm một người bạn trăm năm lý tưởng rất cần, nhưng không cần bằng chính mình phải là người bạn trăm năm lý tưởng. Bạn trăm năm của ta ra sao, ta không nên quá chú trọng đến sửa đổi, mà phải tự mình cố gắng thích nghi với bạn mình.
3. Ta phải biết khen tài đức và những ưu điểm của người bạn trăm năm của ta.
4. Nâng niu, quý trọng, săn sóc bạn trăm năm của bạn, điều đó dễ làm cho một người đàn bà cảm động nhất.
5. Vợ chồng trọng nhau như khách quý. “Sự thực hiển nhiên nhất, nhưng ngược đời nhất, chính là chỉ có người trong nhà, thân cận nhất, mới nói với ta những lời nhỏ mọn, tục tằn, độc ác nhất” (Dorothy Dix). Nên lịch sự và lễ độ với người bạn trăm năm của bạn.
6. Nghiên cứu cho kỹ một cuốn “Ái tình cẩm nang” tương đối tốt nhất. Sự thoả mãn về nhục dục chỉ là một trong các thứ của hôn nhân nhưng thiếu điều kiện đó thì cả toà hạnh phúc có thể sụp đổ. Nguyên nhân chính của bất hòa trong gia đình thường là sự bất hòa về tính dục. (Sống Hạnh Phúc)

469. “Tôi có thể làm được!”

Nhiều người trong chúng ta thất bại, không phải do ta không có khả năng, mà bởi vì ta không nhận ra được khả năng của mình.
Ta hãy tin tưởng tuyệt đối vào bản thân, và chính điều đó sẽ làm bật lên sức mạnh nội tại của mình.
Không có lý gì ta tự hỏi: “Liệu tôi có thể làm được không?”.
Thay vì nghi ngờ khả năng của mình, hãy lặp lại câu hỏi trên ở thể khẳng định, đó là: “Tôi có thể làm được!”
Sự thiếu tự tin lấy đi của ta sức mạnh. Hành động kiên quyết sẽ đẩy ta tiến về phía trước. (Tự Tin Để Thành Công)

470. Người không đúng giờ thì không đáng tin cậy

Trong cuộc sống quanh ta, một số người không bao giờ đúng giờ, quen tới trễ. Họ cho rằng “để người khác đợi” là chuyện bình thường.
Trong thực tế, người không giữ đúng hẹn sẽ gây phiền phức cho người khác. Khôngb chỉ làm lỡ kế hoạch đã định, mà còn làm lãng phí thời gian của mình và của người khác, vì thế, dễ đánh mất lòng tin.
Cách đúng nhất là nên đến trước giờ hẹn một chút, nở nụ cười đón tiếp khi khách hẹn đến bởi sự dư dả thời gian sẽ làm cho người ta có cảm giác an toàn, và tạo một ấn tượng ban đầu tốt cho khách là điều vô cùng có lợi đối với bạn.
Coi thường tính quan trọng của thời gian, chính là coi thường nhân cách của bản thân, làm giảm sự tin tưởng của bản thân.
Muốn được người khác tin tưởng, trước tiên phải biêt tuân thủ thời gian. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 05/09/2008
MÀU LAM BỞI MÀU XANH MÀ CÓ

N2T


Người cầu đạo quỳ để tiếp nhận nghi thức thu nhận làm đệ tử. Đại sư nhẹ nhàng truyền thụ lời chú bên tai của anh ta, và cảnh cáo anh ta không được thố lộ cho bất cứ ai khác.

- “Nếu con thố lộ thì kết cục sẽ như thế nào ?”

Đại sư trả lời:

- “Bất luận là con thố lộ cho ai biết, thì người ấy sẽ bị bó buộc quăng vào nơi u minh và đau khổ, còn con thì bị đuổi ra khỏi sư môn và chịu lời nguyền rủa.”

Nghe được những lời như thế, người cầu đạo chạy thẳng ra chợ, tập họp rất nhiều người lại, sau đó lớn tiếng nói lại lời thần chú để mọi người đều có thể nghe được.

Các đệ tử khác bèn chạy đi báo cáo cho sư phụ, và yêu cầu đuổi anh ta ra khỏi sư môn, bởi vì người này không phục tùng lệnh của sư phụ.

Sư phụ điềm nhiên cười và nói:

- “Màu lam bởi màu xanh mà có, cử động của nó hiển thị mình đã thành một tôn sư rồi !”

(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)

Suy tư:

Chúa Giê-su là đường dẫn chúng ta về với Chúa Cha, cho nên chỉ có một con đường duy nhất đó mà thôi, nhưng:

Phương pháp tu đức không chỉ có một, mà là có nhiều, cho nên không cứng nhắc vào giáo điều để uốn nắn người khác. Cách thế để nên thánh không chỉ có một, mà là có nhiều, cho nên không thể bắt người khác cứ sống theo cách của mình. Phương cách lên trời không chỉ có một, mà là có nhiều, bởi vì Thiên Chúa không hẹp hòi ích kỷ với người đang đi trên đường về với Ngài.

Có một vài người Ki-tô hữu cứ vỗ ngực nói với người khác rằng: học tôi đây nè sáng lễ, chiều kinh, tối chầu Chúa. Thế nhưng họ không biết rằng, người khác bận túi bụi mặt mày thì làm gì mà mỗi ngày sáng lễ, chiều kinh tối chầu Chúa chứ ?

Cứ lo cho phần hồn của mình trước đã, người khác nhìn thấy cách sống của mình tự nhiên hợp với cuộc sống của họ thì họ sẽ noi gương, lo gì chứ !
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 05/09/2008
CHỦ NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 18, 15-20.

“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.”


Bạn thân mến,

Thói đời khi người anh em làm sai trái thì chúng ta thường lên mặt dạy đời anh em, có khi lên tiếng chửi bới thóa mạ, càng la mắng to tiếng thì càng oai, vì chúng ta cho rằng làm như thế để mọi người biết mình là người có quyền hành.v.v...

Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đã dạy chúng ta cách uốn nắn, sửa lại nét ngay thẳng cho anh em để còn người anh em, để thêm bạn bớt thù. Lời dạy khôn ngoan của Chúa Giê-su không những chỉ cho người Ki-tô hữu mà thôi, nhưng còn là cho tất cả mọi người bất kể họ là ai, bởi vì chúng ta đang sống chung, sống với và sống cùng mọi người, bởi vì không ai là một hòn đảo, nhưng là anh chị em với nhau trong tình yêu của Chúa Giê-su Ki-tô.

1. Đơn độc khuyên bảo là để người anh em không phải bị “mất mặt” trước cộng đoàn, tập thể; và quan trọng hơn là để người anh em thoải mái bày tỏ những bức xúc của mình là hành vi dẫn đến thái độ bất mãn. Đây là hành động của tình huynh đệ và là bày tỏ sự tôn trọng của kẻ bề trên với thành viên trong cộng đoàn.

2. Cùng với một hoặc hai người là để cho có người làm chứng những điều mình khuyên bảo, những lời của người anh em đã nói, để qua nhiều người mà người anh em thấy mình sai phạm mà không có những lời quá đáng. Đây là cách làm việc khôn ngoan của người bề trên, bởi vì khi mời một vài người đến là để cho người anh em sai phạm không thể lấy lý do là bề trên độc quyền độc đoán sắp xếp, áp lực.v.v...

3. Nếu họ cũng không nghe nhiều người thì coi như họ đã cố tình lìa khỏi cộng đoàn, hãy cứ để họ ra đi, bởi vì khi lòng người đã bất mãn, đã không muốn ở lại thì giữ họ lại chỉ là trở thành gương mù gương xấu cho cộng đoàn mà thôi.

Bạn thân mến,

Đã có lần bạn giận dữ ai đó vì họ đã làm điều sai trái, bạn luôn ước mong họ làm việc tốt, cho nên bạn –đã có lúc- to tiếng trách mắng họ giữa đám đông, thế là vết nứt tình cảm trở thành tan vỡ, bởi vì con người ta ai cũng có tự ái của mình.

Có một điều cốt lõi mà Chúa Giê-su dạy chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay, chính là trước khi sửa dạy người khác thì hãy hồi tâm xét lại con người của mình có phạm điều gì khuyet61 điểm không, rồi hẳn đi sửa lỗi anh em. Bởi vì, có lúc chúng ta to tiếng làm lớn chuyện nhỏ của anh em là vì để che lấp cái khuyết điểm to lớn của mình; có khi chúng ta ỷ vào quyền hạn và cho mình cái quyền phê bình và chửi mắng anh em là vì để bày tỏ cái trống rỗng của tâm hồn mình.

Xét mình trước đã, rồi sau đó mới có thể góp ý và phê bình anh em.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 05/09/2008
N2T


22. Duy chỉ có trong suy tư cầu nguyện thì mới có thể tìm được Thiên Chúa mà thôi.

(Thánh Angela of Foligno)
 
Bài Giáo Lý mới III của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô: Cuộc Trở Lại của Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
22:51 05/09/2008
Cuộc Trở Lại của Thánh Phaolô

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý mới thứ ba của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô trong buổi Triều Yết Chung ngày 3-9-2008 tại Sảnh Đường Phaolô VI.

Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý dành cho khuôn mặt và tư tưởng của Thánh Phaolô.


* * *

Anh chị em thân mến:

Bài Giáo Lý hôm nay sẽ dành để nói về kinh nghiệm mà Thánh Phaolô đã cảm nhận được trên đường đi Đamascô, mà người ta thường gọi là cuộc trở lại của ngài. Chính trên đường đi Đamascô, trong ba mươi năm đầu của kỷ nguyên thứ nhất, và sau giai đoạn mà ngài đã khủng bố Hội Thánh, thì giây phút quyết định của đời Thánh Phaolô đã xảy ra. Nhiều người đã viết về giây phút ấy, và đương nhiên là theo nhiều quan điểm khác nhau. Sự thật là có một sự thay đổi toàn diện đã xảy ra lúc ấy, một thay đổi quan điểm hoàn toàn. Từ đó, một cách không ngờ, ngài đã bắt đầu coi tất cả những gì mà trước đây là lý tưởng cao quý nhất, hầu như là lý do sống còn của sự hiện hữu của ngài như “thiệt thòi” và “rác rưởi” (Phil 3:7-8). Điều gì đã xảy ra?

Về điểm này, chúng ta có hai nguồn tài liệu. Loại thứ nhất mà người ta biết đến nhiều nhất, là các câu chuyện do thủ bút của Thánh Luca, là người đã kể về biến cố này trong ba trường hợp trong sách Tông Đồ Công Vụ (X. 9:1-19; 22:3-21; 26:4-23). Có lẽ các độc giả trung bình sẽ bị cám dỗ ngừng lại quá lâu ở một vài chi tiết nào đó, như ánh sáng từ trời, việc ngã xuống đất, tiếng nói gọi ngài, tình trạng bị mù mới, việc chữa lành cái gì giống như vảy rơi khỏi mắt ngài và ăn chay. Tuy nhiên, tất cả những chi tiết này đều chỉ về một biến cố: là Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra trong một ánh sáng huy hoàng và nói với Saulô, biến đổi tư tưởng và chính cuộc đời của ngài. Ánh sáng của Đấng Phục Sinh đã làm cho ngài bị mù; nhưng cũng trình bày ra ngoài cho chúng ta thấy thực tại nội tâm của ngài, là sự mù quáng của ngài đối với chân lý, với ánh sáng, là Đức Kitô. Và sau đó câu trả lời “xin vâng” với Đức Kitô trong Phép Thánh Tẩy lại mở mắt ngài, và làm cho ngài thật sự nhìn thấy.

Trong Hội Thánh sơ khai, bí tích Thánh Tẩy cũng được gọi là “soi sáng” bởi vì bí tích này ban cho người ta ánh sáng, làm cho người ta thật sự nhìn thấy. Tất cả những gì được ám chỉ theo thần học cũng được thể hiện cách thể lý nơi Thánh Phaolô: Một khi bệnh mù nội tâm được chữa lành, ngài cũng được thấy rõ ràng. Vì thế, Thánh Phaolô không được biến đổi bởi một luồng tư tưởng, nhưng bởi một biến cố, bởi sự hiện diện không chống cự nổi của Đấng Phục Sinh, là Đấng mà ngài không bao giờ còn nghi ngờ nữa, bằng chứng của biến cố, của cuộc gặp gỡ này, thật quá mãnh liệt. Cuộc gặp gỡ ấy thay đổi cuộc đời Thánh Phaolô tận gốc. Trong tương quan này, người ta có thể và phải nói về một cuộc hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là trung điểm của bài tường thuật của Thánh Luca, là người rất có thể đã dùng một câu chuyện chắc được bắt đầu từ cộng đồng Đamascô. Sắc thái địa phương gợi ra điều này qua sự hiện diện của Ananias và tên của cả con đường cũng như người chủ của ngôi nhà mà Thánh Phaolô đã ở (x. Cv 9:11).

Loại nguồn tài liệu thứ nhì về cuộc trở lại là chính các Thư của Thánh Phaolô. Ngài đã không bao giờ nói về biến cố này cách chi tiết; cha nghĩ rằng ngài cho rằng mọi người đều biết những điều chính yếu của câu truyện của ngài. Tất cả đều biết rằng từ việc là một người bắt đạo, ngài biến đổi thành một Tông Đồ nhiệt thành của Đức Kitô. Và điều này không xảy ra sau một suy tư riêng của ngài, nhưng từ một biến cố mãnh liệt, từ một cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh. Mặc dầu không được nói đến cách chi tiết, nhưng ngài đã nói về biến quan trọng nhất này, đó là, ngài cũng là một chứng nhân cho sự sống lại của Chúa Giêsu, mặc khải mà ngài đã trực tiếp nhận được từ Chính Chúa Giêsu, cùng với sứ vụ làm Tông Đồ.

Văn từ rõ ràng nhất về phương diện này được tìm thấy trong bài tường thuật của ngài về điều gì là tâm điểm của lịch sử cứu độ: cái chết và sống lại của Chúa Giêsu và những cuộc hiện ra với các nhân chứng (x. 1 Cor 15). Bằng những lời của truyền thống rất cổ xưa, mà ngài cũng nhận được từ Hội Thánh ở Giêrusalem, ngài nói rằng Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chết, và sau khi sống lại Người đã hiện ra trước hết với Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai, và sau đó với 500 anh em mà đến nay vẫn còn sống, rồi với Thánh Giacôbê, rồi với tất cả các tông đồ.

Và ngài thêm vào bài tường thuật mà ngài nhận được từ truyền thống rằng: “Sau cùng … Người cũng đã hiện ra với tôi” (1 Cor 15:8). Như vậy ngài xác nhận rằng đó là nền tảng của việc tông đồ và đời sống mới của ngài. Cũng có những đoạn văn khác mà trong đó nhắc đến cùng một điều: “Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người chúng tôi nhận được ân sủng và chức vụ Tông Đồ” (x. Rom 1:5); Và ở chỗ khác: “Tôi đã chẳng thấy Chúa Giêsu, Chúa chúng ta sao?” (1 Cor 9:1), những lời mà ngài dùng để ám chỉ điều mà mọi người đều biết. Cuối cùng, chúng ta tìm thấy đoạn văn đầy đủ nhất trong Thư gửi tín hữu Galatê 1:15-17: Nhưng khi Ðấng đã để tôi riêng ra ngay từ trong lòng mẹ, và đã gọi tôi bằng ân sủng của Ngài, đã vui lòng mặc khải Con của Ngài cho tôi, ngõ hầu tôi rao giảng về Người giữa các Dân Ngoại, tôi đã lập tức không bàn thảo với người phàm, tôi cũng không lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Ðồ trước tôi, nhưng tôi đã qua Arabia, rồi lại trở về Ðamascô”. Trong bài “tự bào chữa” này ngài đã nhấn mạnh cách quả quyết rằng ngài cũng là một nhân chứng thật của Đấng Phục Sinh, rằng ngài có một sứ vụ nhận được trực tiếp từ Đấng Phục Sinh.

Chúng ta có thể thấy rằng cả hai nguồn tài liệu, sách Tông Đồ Công Vụ và các Thư của Thánh Phaolô, đều đồng quy về một điểm căn bản: Đấng Phục Sinh đã nói với Thánh Phaolô, mời gọi ngài vào sứ vụ Tông Đồ, làm cho ngài thành một Tông Đồ thật, một nhân chứng cho việc sống lại, với một nhiệm vụ đặc biệt là công bố Tin Mừng cho Dân Ngoại, cho thế giới Hi-La. Và, đồng thời, Thánh Phaolô đã học rằng, mặc dù ngài có liên hệ ngay với Đấng Phục Sinh, ngài vẫn phải hiệp thông với Hội Thánh, được rửa tội, và sống hòa hợp với các Tông Đồ khác. Chỉ trong sự hiệp thông với mọi người này mà ngài sẽ có thể trở thành một Tông Đồ thật sự, như ngài đã viết rõ trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô: “Dù tôi hay các vị ấy, thì chúng tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như thế” (15:11). Chỉ có một tuyên ngôn về Đấng Phục Sinh, bởi vì chỉ có một Đức Kitô duy nhất.

Như chúng ta thấy trong những câu này, Thánh Phaolô không bao giờ cắt nghĩa giây phút ấy như một biến cố trở lại. Tại sao? Có nhiều giả thuyết, nhưng lý do thì thật hiển nhiên. Sự thay đổi này của cuộc đời ngài, sự biến đổi toàn thể con người của ngài không phải là kết quả của một tiến trình tâm lý, của một sự trưởng thành hoặc sự tiến hóa về trí tuệ và luân lý, nhưng đến từ bên ngoài: nó không phải là kết quả của suy nghĩ mà là của việc gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô. Theo nghĩa này thì nó không đơn thuần là một cuộc hoán cải, một sự trưởng thành của cái “tôi” của ngài, mà là chết và sống lại đối với chính ngài: một đời sống của ngài đã chết đi và một đời sống mới đã sinh ra với Đức Kitô Phục Sinh.

Không có một cách nào khác có thể cắt nghĩa việc đổi mới này của Thánh Phaolô. Tất cả những phân tích về tâm lý không thể làm sáng tỏ hay giải quyết được vấn đề. Chỉ có một biến cố, cuộc gặp gỡ đầy nhiệt tình với Đức Kitô là chìa khóa để hiểu điều gì đã xảy ra: chết và sống lại, sự đổi mới do Đấng là người đã tỏ mình ra và nói với ngài. Chỉ trong nghĩa sâu xa hơn này mà chúng ta có thể và phải nói về hoán cải. Cuộc gặp gỡ này là một canh tân thật sự có thể thay đổi ngài mọi mặt. Giờ đây một người có thể nói rằng những gì trước đây là thiết yếu và căn bản đối với mình, bây giờ trở thành “rác rưởi” cho mình; không còn là “được” nữa mà là thua thiệt, bởi vỉ bây giờ chỉ có đời sống trong Đức Kitô mới là điều đáng kể.

Tuy nhiên, chúng ta không được nghĩ rằng Thánh Phaolô mù quáng giam mình vào một biến cố. Trên thực tế, điều trái ngược đã xảy ra, bởi vì Đức Kitô Phục Sinh là ánh sáng của chân lý, là ánh sáng của Chính Thiên Chúa. Điều này làm cho tâm hồn ngài trở nên đại lượng và mở ra cho tất cả mọi người. Vào giây phút ấy, ngài đã không mất những gì là chân thật và tốt lành trong cuộc đời ngài, trong di sản của ngài, nhưng ngài đã hiểu sự khôn ngoan, chân lý, và chiều sâu của Lề Luật và các ngôn sứ một cách mới mẻ; ngài đã chiếm hữu nó một cách mới. Đồng thời, lý trí của ngài mở ra đối với sự khôn ngoan của Dân Ngoại. Nhờ đã hết lòng mở chính mình ra cho Đức Kitô, ngài trở nên có khả năng tham gia vào các cuộc đối thoại rộng rãi hơn với mọi người, ngài làm cho mình trở nên mọi sự cho mọi người. Như thế ngài có thể trở thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn đến tình trạng của chúng ta. Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Nó có nghĩa rằng đối với chúng ta, Kitô giáo cũng không phải là một triết lý mới hay là một luân lý mới. Chúng ta chỉ là Kitô hữu nếu chúng ta gặp gỡ Đức Kitô. Đương nhiên là Người không tỏ Mình ra cho chúng ta một cách không thể cưỡng lại được và sáng lạng như Người đã tỏ ra cho Thánh Phaolô để làm cho ngài thành Tông Đồ Dân Ngoại.

Tuy thế, chúng ta cũng có thể gặp gỡ Đức Kitô trong việc đọc Thánh Kinh, trong cầu nguyện, trong đời sống phụng vụ của Hội Thánh. Chúng ta có thể chạm đến Trái Tim Đức Kitô và cảm thấy Người chạm đến trái tim chúng ta. Chỉ trong liên hệ cá nhân này với Đức Kitô, chỉ trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, mà chúng ta mới thật sự trở thành những Kitô hữu. Và bằng cách này, lý trí chúng ta mở ra, toàn thể sự khôn ngoan của Đức Kitô mở ra cùng với tất cả sự sung mãn và chân lý. Cho nên, chúng ta hãy cầu xin Chúa soi sáng cho chúng ta, để trong thế giới của chúng ta, Người sẽ ban cho chúng ta được gặp gỡ sự hiện diện của Người, và như thế ban cho chúng ta một đức tin sống động, một tâm hồn rộng mở, và một đức ái vĩ đại đối với mọi người, [một đức ái] có khả năng canh tân thế giới.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một linh mục người Nigeria bị các tay cướp có võ trang giết chết
Peter Nguyễn Minh Trung
00:05 05/09/2008
LAGOS, Nigeria (CNA) - Cha John Mark Ikpiki, một linh mục công giáo nổi bật tại Nigeria, đã bị nhưng tên cướp vũ trang giết chết ở nước này hôm thứ hai vừa qua. Tội ác này được mô tả là một cú shock và thiếu nhân tính.

Cha Louis Odudu, giám đốc văn phòng mục vụ tại ủy ban thư ký công giáo Nigeria nói, những tên cướp đã bắn cha Ikpiki và lấy đi xe hơi của ngài, sau đó bọn chúng đã bỏ chiếc xe lại. (Theo tường trình của CNA nhận được từ ký giả công giáo Peter Dada ở Lagos, Nigeria).

Cha Ikpiki là linh mục thuộc giáo phận Warri, website của giáo phận cho biết ngài là một nhà thuyết giảng, "nhà giáo dục", nhà tâm lý học và nhà ký giả. Cha Ikpiki đã xuất bản quyển "Hàng loạt những nhân chứng sống của nền giáo dục giúp mọi người trưởng thành trong đức tin và nhận thức."

Linh mục Ikpiki là tác giả của hơn mười đầu sách và cũng là người đề xuất những phương pháp, chuyên đề cho người trẻ.

Cha Ikpiki có hai bằng cử nhân triết học và thần học, được cấp bởi Đại học Giáo hoàng Urban (Rome). Ngài cũng có ba học vị cử nhân ở các lãnh vực: tâm lý xã hội, quản lý giáo dục, truyền thông. Ngài còn có bằng thạc sỹ giáo dục.

Website của giáo phận Warri cho biết, cha Ikpiki từng là một linh mục tuyên úy của giáo phận và cũng từng làm chủ tịch ủy ban truyền thông giáo phận. Cha Ikpiki chủ biên tờ "Sứ giả Hòa bình" - một tờ báo của giáo phận.

Cha Odudu mô tả linh mục Ikpiki là người rất yêu thương mọi người, vui vẻ, và chăm chỉ làm việc. Cha Odudu gọi ngài là người được Chúa chọn để đi vào cuộc sống của nhiều con người.
 
Vài nét sử học về cuộc đời Thánh Phaolô
Vũ Văn An
03:33 05/09/2008
Vài nét sử học về cuộc đời Thánh Phaolô

1. Tên

Trong các thư của Ngài, Thánh Tông Đồ tự gọi mình là Paulos, một tên cũng đã được thư thứ hai của Thánh Phêrô (3:15) và sách Tông Đồ Công Vụ từ chương 13:9 dùng. Trước đó, sách Công Vụ dùng tên Saulos để gọi Thánh Tông Đồ Dân Ngoại (7:58; 8:1,3;9:1…). Đấy là hình thức Hy Ngữ của Saoul. Cách viết này chỉ thấy trong các trình thuật đối thoại (9:4, 17; 22:7, 13;26:14) và thay cho từ Hi Bá Lai Sa’ul, là tên vị vua đầu tiên của Do Thái (1Sm 9:2, 17; xem Cv 13:21). Từ này có nghĩa “được hỏi” (về Chúa hay về Giavê). Công Vụ 13:9 thay tên Saul bằng tên Paul (ngoại trừ sau này có lần vẫn dùng tên Saoul): Saulos de kai Paulos (Saul, cũng được gọi là Paul). Tên Paulos là hình thức Hy Ngữ của một tên họ rất nổi tiếng của người La Mã, Paul(l)us, được giới qúy tộc ưa dùng, như các dòng họ Vettenii và Sergii. Người ta chỉ có thể phỏng đoán lý do tại sao Thánh Phaolô có tên La Mã này. Việc Saul bắt đầu được gọi là Paul chỉ là trùng hợp khi sách Công Vụ thuật lại câu truyện thống đốc La Mã là Sergius Paulus trở lại đạo (13:7-12); vì khó có thể cho rằng Thánh Phaolô lại đi mang tên của người tân tòng nổi danh đến từ Cyprus này (Thánh Giêrôm:In Ep. Ad Philem, 1…). Có lẽ thánh nhân vốn được gọi là Paulus từ lúc mới sinh, còn tên Saoul chỉ là signum hay supernomen (tên thêm vào) được sử dụng giữa các giới Do Thái với nhau. Nhiều người Do Thái thời ấy vẫn có thói quen có hai tên: một tên Do Thái (Saul), còn tên kia là tên La Mã hay Hy lạp (Paul) (xem Cv 1:23; 10:18;13:1). Các tên ấy thường được chọn do các âm giống nhau. Chứ thực ra không có bằng chứng gì là tên Saul đã được đổi thành Paul lúc thánh nhân trở lại đạo; vì tên Saulos vẫn còn tiếp tục được dùng sau biến cố trở lại kia. Việc ‘chuyển đổi’ tên ở Công Vụ 13:9 có thể do các nguồn tín liệu khác nhau của thánh Luca mà thôi.

2. Nguồn và các niên biểu trong cuộc đời Thánh Phaolô

Những điều ít ỏi ta biết về cuộc đời Thánh Phaolô là do hai nguồn sau đây cung cấp:

(1) các đoạn thư chính hiệu của ngài nhất là 1Tx 2:1-2,17-18; 3:1-3a; Gl 1:13-23;2:1-14; 4:13; Pl 3:5-6; 4:15-16; 1Cor 5:9; 7:7-8; 16:1-9; 2Cor:2-1, 9-13; 11:7-9, 23-27, 32-33; 12”2-4, 14, 21; 13:1,10; Rm 11:1c; 15:19b, 22-23; 16:1;

(2) các đoạn trong Sách Công Vụ 7:58; 8:1-3; 9:1-30; 11:25-30; 12:25; 13:1-28:31. Các đoạn trong đệ nhị thư Phaolô cũng như các Thư Mục Vụ đều có giá trị không chắc chắn và do đó chỉ được dùng để hỗ trợ các chi tiết của các nguồn kia.

Tuy nhiên, chính chi tiết do hai nguồn trên cung cấp cũng không có giá trị ngang nhau. Khi dựng lại cuộc đời thánh Phaolô, chúng ta nên coi trọng các chi tiết do chính Thánh Phaolô tự nói về Ngài hơn là các chi tiết do Thánh Luca cung cấp vì một lẽ giản dị là Thánh Luca chịu ảnh hưởng nhiều bởi thể văn cũng như quan tâm thần học của mình. Các tác giả gần đây như J. Knox, D.W.Riddle, R.Jewett, G. Ludermann, J.Murphy-O’Connor v.v… đã cố gắng dựng lại cuộc đời vị tông đồ này bằng cách dựa phần lớn vào các dữ kiện do ngài cung cấp mà ít chịu dùng các tư liệu của Tông Đồ Công Vụ. Tuy nhiên, có lúc các tác giả này cũng buộc phải dùng các tư liệu của Sách sau để giải quyết một số vấn đề của họ như đoạn Thánh Phaolô xuất hiện trước Gallio (18:12), 18 tháng lưu lại Côrintô (18:11) và gốc gác Lystra của Timôtê (16:2-3). Thành thử ta buộc phải dựa vào cả hai để dựng lại cuộc đời Thánh Phaolô theo thứ tự thời gian, nhất là những chi tiết cần thiết chỉ có Công Vụ mới có, miễn là các chi tiết này không mâu thuẫn với các chi tiết do Thánh Phaolô cung cấp.

Trong việc này, ta có thể dựa vào T. H. Campbell trong cuốn Paul’s Missionary Journeys. Theo tác giả này, các đoạn trích thư Thánh Phaolô trên đây cho thấy thứ tự các biến cố trong đời Thánh Phaolô từ lúc ngài trở lại cho tới lúc ngài tới Rôma và thứ tự này khá ăn khớp với thứ tự trong Công Vụ.

Tuy nhiên, cần ghi nhận các dị biệt trong trình tự này: (1) Thánh Luca không nhắc gì tới việc Thánh Phaolô lui về “Arabia” (Gl 1:17b); (2) Thánh Luca gom các hoạt động truyền giáo của Thánh Phaolô vào ba khối: I: 13:1-14:28; II: 15:36-18:22; III: 18:23-21:16. Nhiều nhà phê bình cho rằng hành trình truyền giáo I hoàn toàn là sản phẩm của Thánh Luca…(3) Theo thánh Luca, dịp để Thánh Phaolô thoát khỏi Đamát là âm mưu của người Do Thái (Cv 9:23; ngược với 2 Cor 11:32). (4) Thánh Luca cho rằng Saolô “tán thành” cái chết của tử đạo Stêphanô (Cv 7:58-8:1; xem thêm 22:20), trong khi Thánh Phaolô chỉ nói là Ngài bách hại “giáo hội của Thiên Chúa” (Gl 1:13) hay bách hại “giáo hội” (Pl 3:6) mà thôi chứ không nhắc đến tên Stêphanô.

Thành ra thứ tự thời gian mà chúng ta cố gắng dựng lại ở đây chỉ là cố gắng tương đối mà thôi. Theo thư của Thánh Phaolô, biến cố duy nhất có thể nên niên biểu ngoại thánh kinh chính là việc ngài thoát khỏi Đamát (2Cor 11:32-33). Tổng đốc của vua Arêta đã cho lính canh gác để bắt thánh nhân, nhưng Ngài thoát được nhờ tín hữu cho Ngài vào cái thúng rồi thòng qua cửa sổ dọc theo tường thành mà đưa xuống đất (đối chiếu với Cv 9:24-25).Việc ấy xẩy ra cuối thời gian 3 năm thánh nhân lưu lại Đamát (Gl 1:17c-18). Vì Đamát nằm dưới sự thống trị của La Mã cho tới tận ngày Tiberius băng hà (tháng Ba, năm 37 CN; xem Josephus, Ant.18.5.3#124) và vua Arêta IV Philopatris (9 trước CN – 39 CN) người Nabatean được Hoàng Đế Gaius Caligula ban quyền cai trị, nên việc Thánh Phaolô thoát khỏi Đamát hẳn phải xẩy ra giữa các năm 37 và 39 CN, có lẽ vào chính năm 39 CN. Thánh nhân trở lại trước đó ba năm, thành thử là năm 36 CN.

Còn đối với sách Tông Đồ Công Vụ, ta thấy các dữ kiện ngoại thánh kinh trong năm biến cố xẩy ra trong cuộc đời Thánh Phaolô. Theo thứ tự từ quan trọng nhất đi xuống, năm biến cố ấy là:

(1) Thời L.Junius Gallio Annaeus làm thống đốc Achaia. Thánh Phaolô bị dẫn tới trước viên thống đốc này tại Côrintô (Cv 18:12). Tác giả Murphy-O’Connor, trong Corinth 141, cho rằng đây là “một mắt xích được hầu hết các học giả nối kết sự nghiệp của Thánh Phaolô với lịch sử phổ quát”, mặc dù biến cố này chỉ được một mình Thánh Luca thuật lại. Thời Gallio làm thống đốc được nhắc tới trên một tấm khắc bằng tiếng Hy Lạp tại đền thờ Apollo và được E. Bourquet tìm thấy ở Delphi trong năm 1905 và 1910. Nhưng hai lần tìm kiếm ấy chỉ là những mảnh vụn. Phải đợi tới năm 1970, A. Plassart mới công bố được trọn tấm khắc ấy với hết mọi mảnh vụn của nó. Đó là bản chép thư hoàng đế Claudius gửi cho thành Delphi đề cập đến các vấn đề giảm dân. Bức thư đó có đoạn như sau: “Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus, với thẩm quyền tài phán năm thứ 12, được phong làm tổng tư lệnh (imperator) kỳ thứ 26, Cha Tổ Quốc…Đã lâu trẫm không những vẫn nghĩ tốt cho thành Delphi, mà còn rất quan tâm tới sự thịnh vượng của nó…Nhưng nay, vì có tin thành phố đang mất đi nhiều công dân của mình, như lời L. Junius Gallio, người bạn của ta và là thống đốc, mới đây vừa tường trình, và vì rất muốn cho thành phố duy trì vị thế trước đây của nó, ta truyền cho các ông phải mời những người có tư cách từ các thành phố khác tới Delphi làm cư dân mới…”.

Theo bản văn trên, ta có thể diễn dịch như sau: Gallio là thống đốc Achaia vào năm 12 triều hoàng đế Claudius, sau khi hoàng đế này được phong là ‘tổng tư lệnh’. Quyền tài phán (tribunician power), quyền được trao cho hoàng đế mỗi năm, là biểu hiệu năm cầm quyền của hoàng đế, trong khi chức ‘tổng tư lệnh’ được ban tặng cho ông sau một chiến thắng quân sự hiển hách. Muốn định niên biểu cho việc ban tặng này, người ta phải tìm hiểu năm ban tặng. Theo các bản khắc khác, thì các lần ban tặng từ 22 tới 25 xẩy ra vào năm thứ 11 triều Claudius và lần ban tặng thứ 27 xẩy ra vào năm thứ 12 triều đại ông này, trước ngày 1 tháng Tám năm 52 CN. Như thế lần ban tặng thứ 26 hẳn phải xẩy ra trước mùa đông năm 51 hay trong mùa xuân năm 52 CN. Mà năm 12 triều Claudius bắt đầu ngày 25 tháng Giêng năm 52. Như thế, cả hai yếu tố trên gộp lại, thì hẳn Gallio làm thống đốc Achaia đầu năm 52 CN.

Achaia là một tỉnh thuộc thượng viện, nghĩa là được cai trị bởi một thống đốc do thượng viện chỉ định. Vị thống đốc này thường nắm giữ chức vụ trong một năm và thường nhậm chức vào ngày 1 tháng Sáu và rời chức vụ vào giữa tháng Tư. Thư của Claudius cho hay Gallio phúc trình cho ông ta về tình hình của Delphi. Như thế có nghĩa Gallio đã có mặt tại Achaia rồi, nên chắc chắn đã phúc trình cho ông vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hạ năm 52 CN, nghĩa là vào cuối thời Gallio làm thống đốc ở đấy (tháng Sáu năm 51 tới tháng Năm năm 52) hay đầu năm từ tháng Sáu năm 52 tới tháng Năm năm 53 CN. Vì Seneca, em trai Gallio, cho rằng anh mình mắc chứng sốt tại Achaia và phải “lên tầu ngay” (Ep.104.1), nên có thể Gallio đã rút ngắn thời gian lưu lại Achaia và về nhà sớm. Điều ấy rất có thể có nghĩa là Gallio vốn có mặt tại Achaia vào cuối xuân và mùa hè năm 52 và bỏ đó không trễ hơn cuối tháng Mười, trước khi mare clausum, nghĩa là biển trở nên sóng gió không thể hải hành đuợc. Bởi thế, Thánh Phaolô chắc hẳn đã bị điệu ra trước Gallio đâu đó vào mùa hạ hay đầu mùa thu năm 52. Vì ở Côrintô tới 18 tháng, nên có lẽ ngài đã tới đó đầu năm 51 (xem Cv 18:11).

(2) Việc người Do Thái bị Claudius trục xuất khỏi Rôma (Cv 18:2c), được Thánh Luca liên kết với việc Aquila và Priscilla tới Côrintô, những người sẽ cùng cư ngụ với Thánh Phaolô. Suetonius (Claudius 25) thuật lại: “Ngài trục xuất khỏi Rôma những người Do Thái đang tạo bất ổn do sự xúi bẩy của Chrestus”. Nếu hiểu “do sự xúi bẩy của Chrestus” (chữ này vào thời của Suetonius được đọc là Christos) là kiểu nói lầm chỉ cuộc tranh luận về việc Chúa Giêsu có phải là Đấng Kitô hay không, thì có lẽ Suetonius có ý thuật lại cuộc xung đột giữa người Do Thái Giáo và người Kitô hữu gốc Do Thái. Nhà sử học Kitô giáo thế kỷ thứ 5 là P. Orosius (His.Adv.pag. 7.6.15-16; Corpus Sriptorum Ecclesiasticorum Latinorum 5.451), khi trích dẫn bản văn của Suetonius, đã định niên biều cho cuộc trục xuất kia vào năm thứ 9 triều đại Claudius (25 tháng Giêng năm 49 tới 24 tháng Giêng năm 50 CN). Tuy nhiên, vì Orosius cho hay Josephus thuật lại việc trục xuất này trong khi Josephus không đề cập gì tới nó, nên một số học giả tỏ vẻ hoài nghi giá trị chứng cớ của ông. Không ai biết do nguồn nào Orosius định được năm thứ 9. Tuy nhiên, niên biểu này được đa số học giả coi là tin được, như E.M. Smallwood trong “The Jews under Roman Rule,[Studies in Judaism in Late Antiquity 20”; Leiden, 1976] 211-216; Jewett trong “Chronology” 36-38… Và nếu đúng như thế, thì việc Thánh Phaolô tới Côrintô hẳn phải xẩy ra sau đó.

(3) Trận đói dưới triều Claudius (Cv 11:28b) khá khó định niên biểu. Dường như trận đói này ảnh hưởng tới trọn vùng phía đông Địa Trung Hải trong nhiều năm; một số chứng cớ cho thấy nó xẩy ra tại Giuđêa khoảng đầu thời T. Julius Alexander làm tổng trấn (46-48 CN; xem Josephus Ant. 20.5.2#101).

(4) Porcius Festus thay thế Felix làm tổng trấn Giuđêa (Cv 24:27). Ngày chính thức thay thế này khó có thể xác định được, nhưng nó có thể xẩy ra vào khoảng năm 60 CN. Khi Festus tới, Thánh Phaolô xin được Caesar xử xét (25:9-12).

(5) Việc triệu hồi Ponce Pilate về Rôma vào năm 36 để trả lời về tác phong của ông ta (xem Josephus, Ant 18.4.2). Việc triệu hồi này và việc Marcellus, viên tổng trấn mới, đến thay thế là dịp may hiếm có để người Do Thái ‘làm thịt’ Stêphanô (Cv 7:58-60) và khởi đầu cuộc bách hại giáo hội Giêrusalem (Cv 8:1). Cuộc trở lại của Thánh Phaolô có thể có liên hệ với các biến cố này.

3. Sự nghiệp của Thánh Phaolô

(1) Tuổi trẻ và việc trở lại

(A) Tuổi trẻ: Không ai rõ ngày sinh của Thánh Phaolô. Ngài gọi mình là một ‘ông già’ (presbytes) trong thư Philemôn 9, nghĩa là một người thuộc lớp tuổi từ 50 tới 59. Điều ấy có nghĩa: ngài sinh trong thập niên đầu của công nguyên. Thánh Luca thì lại gọi ngài là một “thanh niên (neanias)” có mặt tại cuộc ném đá Stêphanô nghĩa là vào khoảng giữa 24 và 40 tuổi.

Thánh Phaolô không cho ta hay ngài sinh tại đâu, nhưng tên Paulus cho thấy ngài phải sinh tại một thành phố La Mã. Ngài tự hào về nguồn gốc Do Thái của mình và cho hay mnìh thuộc chi tộc Benjamin (Rm 11:1; Pl 3:5; 2Cor 11:22). Ngài là “người Israel” (đã dẫn), “một người Hi-bá sinh từ người Hi-bá; giữ luật thì đúng là người Pharisêu” (Pl 3:6), một người “cực kỳ nhiệt thành với truyền thống cha ông” và vượt xa người cùng lứa tuổi “trong việc giữ đạo Do Thái” (Gl 1:14). Khi gọi mình là người Hi-bá (Hebraios) rất có thể ngài ngụ ý mình là người Do Thái nói tiếng Hy Lạp nhưng đồng thời cũng nói được cả tiếng Aram và đọc được Cưu Ước bằng nguyên ngữ. Tuy nhiên các thư của Thánh Phaolô cho thấy ngài rất thạo Hy Ngữ, có thể viết được ngôn ngữ đó và khi nói truyện với giáo hội Dân Ngoại, ngài có thể trích dẫn Cựu Ước bằng Hy Ngữ. Dấu vết văn phong Khắc Kỷ trong các thư của ngài cho thấy ngài có nền giáo dục Hy Lạp khá tốt.

Thánh Luca cũng trình bầy Thánh Phaolô là “người Do Thái”, “người Pharisêu” sinh tại Tarsus, một thành theo văn hóa Hy Lạp thuộc Cicilia (Cv 22:3,6; 21:39), có chị gái (23:16), và là công dân La Mã từ lúc mới sinh (22:25-29; 16:37; 23:27). Nếu tín liệu của Thánh Luca về nguồn gốc của Thánh Phaolô đúng, thì quả nó có ích trong việc giải thích cả hậu cảnh Do Thái lẫn hậu cảnh Hy Lạp của Thánh Phaolô. Tarsus lần đầu tiên được chứng thực là Tarzi trên cột Obelisk Đen của Shalmeneser vào thế kỷ thứ 9 trước CN. Qua thế kỷ thứ 4, Xenophon (Anab. 1.2.23) gọi nó là “thành phố vĩ đại và thịnh vượng” và một đồng tiền Hy Lạp từ thế kỷ thứ 5 và thứ 4 cho thấy đầu thời Hy Lạp Hóa của nó. Nó bị Hy Lạp Hóa nặng nề nhất bởi Antiochus IV Epiphanes (175-164), người cũng đã thiết lập ra một khu định cư người Do Thái tại đó vào khoảng năm 171 để khuếch trương việc thương mại và kỹ nghệ.

Trong cuộc tái tổ chức Tiểu Á của Pompey vào năm 66 trước CN, Tarsus trở thành thủ phủ của tỉnh Cilicia. Sau đó, Mark Antony ban cho thành này quyền tự do, miễn chuẩn (immunity) và quyền công dân. Các quyền này tiếp tục được Augustus củng cố và điều này giải thích các liên hệ của Thánh Phaolô với Rôma. Tarsus là trung tâm nổi tiếng về văn hóa, triết học và giáo dục. Strabo (Geogr. 14.673) cho rằng các trường học tại Tarsus vượt xa các trường ở Athens và Alexandria và học trò ở đây là người Cilicia chứ không phải người nước ngoài. Athenodorus Cananites, một triết gia Khắc Kỷ và là thầy dậy của hoàng đế Augustus, đã hưu trí tại đấy năm 15 trước CN và được giao nhiệm vụ tu chỉnh các diễn trình dân chủ và công dân của thành phố. Các triết gia khác, cả Khắc Kỷ lẫn Khoái Lạc (Epicurean), cũng định cư và giảng dạy tại đó. Những người La Mã nổi tiếng từng thăm viếng Tarsus là: Cicero, Julius Caesar, Augustus, Mark Antony và Cleopatra. Chính vì thế, Thánh Phaolô trong Công Vụ của Thánh Luca mới dám ‘khoe khoang’ mình là “công dân của một thành phố không thấp hèn” (21:39).

Công vụ cũng cho hay Thánh Phaolô hãnh diện đã “được dưỡng dục tại thành phố Giêrusalem này, dưới chân Gamaliel” (Cv 22:3), tức Gamaliel I, Trưởng Lão, mà thời cực thịnh ở Giêrusalem là vào khoảng các năm từ 20 tới 50 CN (xem W.C. van Unnik, Tarsus or Jerusalem: The City of Paul’s Youth, London 1962). Dù hình ảnh do Thánh Luca mô tả về Thánh Phaolô thời trẻ trung tại Giêrusalem giải thích được phần nào việc ngài được huấn luyện theo Do Thái và lối suy tư của ngài, nhưng chính Thánh Phaolô thì chưa bao giờ nhắc gần nhắc xa đến việc đó. Mặt khác việc ấy cũng có thể gây ra khó khăn: các trước tác của Thánh Phaolô không bao giờ hàm ý rằng ngài từng gặp gỡ hay có bất cứ sự quen thuộc có tính bản thân nào với Chúa Giêsu lúc Chúa công khai giảng đạo (xem 2Cor:5:16, 11:4 là đoạn không nên hiểu Thánh Nhân đã biết Chúa lúc ấy, dù một số nhà chú giải nghĩ ngược lại), nên nếu Thánh Phaolô lúc thiếu thời có sống tại Giêrusalem, thì làm sao Ngài lại không gặp gỡ Chúa Giêsu cho được? Dù lối biện bác và sử dụng Cựu Ước của Thánh Phaolô có tương tự với lối của những người Do Thái có học đương thời tại Palestine, thì người ta cũng chỉ có thể đoán chừng Ngài chịu ảnh hưởng của truyền thống rabbi chứ không chứng minh được điều đó. Rút cục, chứng cớ duy nhất cho thấy Thánh Phaolô được một nhân vật thuộc trường phái rabbi như Gamaliel huấn luyện chỉ thấy có trong Công Vụ.

Theo J. Jeremias (Zeitschrift fur die neutestamenliche Wissenschaft 25 [1926] 310-312; Zeitschrift fur die neutestamenliche Wissenschaft 28 [1929] 321-323), lúc trở lại, không những Thánh Phaolô là đệ tử của trường phái rabbi, mà còn là một rabbi được thừa nhận nghĩa là có quyền đưa ra các phán quyết về luật. Người ta cho rằng Ngài phải có quyền ấy nên mới thân chinh đi Đamát để bắt giữ các Kitô hữu (Cv 9:1-2; 22:4-5; 26:12) và bỏ phiếu với tư cách thành viên của thượng hội đồng để chống lại các Kitô hữu (26:10). Từ đó, Jeremias kết luận rằng vì tuổi để được phong làm rabbi là 40, nên Thánh Phaolô trở lại đạo lúc còn trung niên và đã có gia đình, vì hôn nhân là một đòi hỏi của chức rabbi. Jeremias cũng tổng hợp các dữ kiện của Công Vụ với các tư liệu của Thánh Phaolô để giải thích câu 1Cor 7:8 mà cho rằng Thánh Phaolô xếp mình vào loại ‘góa vợ’ chứ không hẳn ‘độc thân’. Theo ông, 1Cor 9:5 có nghĩa là Thánh Phaolô không tục huyền. Tuy nhiên, một số người như E. Fascher trong Zeitschrift fur die neutestamenliche Wissenschaft 28 (1929) 62-69 và G. Stahlin trong Theological Dictionary of the New Testament 9.452 n.109 tỏ ra hoài nghi những nhận định ấy.

(B) Trở lại: Trong thư Galát (1:16), Thánh Phaolô viết về khúc quanh quan trọng trong cuộc đời Ngài như sau: “Thiên Chúa đã vui lòng mạc khải Con của Người cho tôi để tôi rao giảng Người cho Dân Ngoại”. Cuộc mạc khải ấy xẩy ra sau một thời gian phục vụ Do Thái Giáo và bách hại “Giáo Hội của Thiên Chúa” (1:13; xem thêm Pl 3:6). Sau đó, Ngài qua “Arabia” rồi “trở về” Đamát (Gl 1:17). Sở dĩ dùng động từ “trở về” là vì cuộc trở lại của Ngài xẩy ra gần Đamát. Ba năm sau, Ngài thoát khỏi Đamát và lên Giêrusalem (1:18). Như thế, vào khoảng năm 36 CN, người cựu biệt phái tên Phaolô đã trở thành Kitô hữu và “tông đồ Dân Ngoại” (Rm 11:13).

Thánh Phaolô coi biến cố gần Đamát là khúc quanh trong đời Ngài và theo nghĩa đó quả là một “cuộc trở lại”. Đối với Ngài, đó là cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ không bao giờ còn có thể quên được. Sau này, khi tư cách tông đồ của mình bị chất vấn, Ngài không ngần ngại ‘phản pháo’: “Tôi há không phải là một tông đồ sao? Tôi đã chẳng thấy Chúa Giêsu, Chúa chúng ta đó sao?” (1Cor 9:1; xem thêm 15:8). Do hiệu quả “cuộc mạc khải của Chúa Giêsu Kitô” (Gl 1:12), Ngài trở thành “đầy tớ của Chúa Kitô” (Gl 1:10), một người bị thúc bách (1Cor 9:16) phải rao giảng Phúc Âm Chúa Kitô và vì Phúc Âm ấy, mà trở nên “mọi sự cho mọi người” (1 Cor 9:22).

Thánh Luca cũng liên kết cuộc trở lại của Thánh Phaolô với việc bách hại Giáo Hội tại Giêrusalem. Vì cuộc bách hại này, mà các Kitô hữu (gốc Do Thái nói tiếng Hy Lạp) phải tản mác khắp Giuđêa và Samaria (Cv 8:1-3) và còn xa hơn nữa (9:2; 11:19). Thánh Luca tường thuật kinh nghiệm Đamát tới ba lần trong Công Vụ: lần đầu dưới hình thức trình thuật cho thấy Thánh Phaolô lưu lại Đamát ít ngày (9:3-19, nhưng không nhắc gì tới việc Ngài qua Arabia); hai lần sau dưới hình thức diễn văn, trước một đám đông ở Giêrusalem (22:6-16) và trước Festus và Vua Agrippa (26:12-18). Mỗi tường thuật ấy đều nhấn mạnh tới đặc điểm tràn ngập và bất ngờ của biến cố ngay giữa lúc Ngài đang ‘say sưa” bách hại các Kitô hữu. Tuy nhiên, điều lý thú là có nhiều khác nhau về chi tiết trong các tường thuật ấy: liệu đồng bạn của Thánh Phaolô đứng chết trân hay phủ phục dưới đất; liệu họ có nghe hay không lời từ trời phán xuống; dù Chúa Giêsu nói với Thánh Phaolô “bằng tiếng Hi-bá-lai”, nhưng Người lại trích dẫn một châm ngôn Hy Lạp (26:14). Việc thiếu phối hợp giữa các chi tiết này cho thấy Thánh Luca không quan tâm bao nhiêu tới sự nhất quán. Tuy nhiên, trong mỗi tường thuật ấy, sứ điệp chủ yếu đều đã được chuyền đạt cho Phaolô: “Saolô, Saolô, sao ngươi bách hại Ta?” – “Thưa Ngài, Ngài là ai?” – “Ta là Giêsu Nadarét, người mà ngươi đang bách hại”.

(2) Thánh Phaolô viếng Giêrusalem

Theo các thư của Thánh Phaolô, Ngài viếng Giêrusalem hai lần sau khi trở lại, một lần sau đó ba năm (Gl 1:18) và “một lần trong 14 năm” (Gl 2:1). Trong thư Rôma 15:25, Ngài dự tính một cuộc thăm viếng khác trước khi tới Rôma và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, theo sách Công Vụ, sau khi trở lại, Thánh Phaolô viếng Giêrusalem 5 hay 6 lần tất cả:

(a) Đoạn 9:26-29, sau khi Ngài thoát khỏi Đamát; xem thêm 22:17;

(b) Đoạn 11:29-30, Banaba và Saolô mang tiền quyên góp từ Antiốc tới cho anh chị em Giuđêa, được Thánh Luca liên hệ với trận đói thời Claudius;

(c) Câu 12:25, Banaba cùng Saolô lên Giêrusalem (lần nữa? Nhiều bản chép tay ghi là “rời” Giêrusalem, nghĩa là bỏ Giêrusalem trở về Antiốc sau cuộc viếng thăm ở (b); tuy nhiên eis có nghĩa đến nhiều hơn là đi);

(d) Đoạn 15:1-2, Phaolô và Banaba đi dự “Công Đồng”;

(e) Câu 18:22, sau Hành Trình Truyền Giáo II, Thánh Phaolô lên Giêrusalem để chào mừng Giáo Hội trước khi trở về Antiốc;

(f) Đoạn 21:15-17, cuộc thăm viếng vào cuối Hành Trình Truyền Giáo III, lúc Thánh Phaolô bị bắt.

Kết hợp các dữ kiện của Thánh Phaolô và của Thánh Luca liên quan tới các cuộc thăm viếng Giêrusalem của Ngài là một nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc dựng lại cuộc đời Thánh Nhân. Giải pháp tốt nhất là coi cuộc viếng thăm (a) trong Luca là một với cuộc viếng thăm ở Gl 1:18, và coi các cuộc viếng thăm (b), (c) và (d) trong Luca chỉ là nói về cùng một biến cố đó là “Công Đồng”, tương đương với 1Gl 2:1-10. Thánh Luca chắc chắn đã lịch sử hóa và đã từ một cuộc viếng thăm ‘tạo ra’ nhiều cuộc viếng thăm khác nhau vì do những nguồn cung cấp dữ kiện khác nhau mà thôi. Cuộc viếng thăm (e) trong Luca không có vấn đề gì cả, còn cuộc viếng thăm (f) chính là cuộc viếng thăm được Thánh Phaolô dự tính trong Rm 15:25.

Như thế, sau khi thoát khỏi Đamát năm 39, Thánh Phaolô tới Giêrusalem lần đầu tiên (Gl 1:18). Lý do cuộc viếng thăm này thì có sự tranh cãi. “Để lấy tin tức từ Kê-pha” hay “để thăm viếng Kê-pha”. Trong 15 ngày ở đó, Ngài chỉ gặp Gia-cô-bê “người anh em của Chúa”, chứ không gặp một tông đồ nào khác; Ngài thực sự vô danh đối với giáo hội Giu-đêa. Theo Thánh Luca, chính trong lần thăm Giêrusalem lần đầu này, Banaba giới thiệu Thánh Phaolô cho các “tông đồ” khác và nói với các vị này rằng Ngài đã rao giảng danh Chúa Giêsu cách can đảm ra sao tại Đamát. Thánh Phaolô cùng các tông đồ đi lại tại Giêrusalem, tiếp tục rao giảng một cách can đảm và tranh luận với người nói tiếng Hy Lạp đến độ họ tìm cách giết Ngài (Cv 9:27-29).

Theo thư Galát 1:21, sau 15 ngày lưu lại Giêrusalem, Thánh Phaolô lui về Syria và Cilicia, ở đó bao lâu thì không thấy nói. Có lẽ vào khoảng thời gian này, Ngài được thị kiến điều thư Côrintô thứ 2 (12:2-4) mô tả; thị kiến này xẩy ra 14 năm trước khi thư Côrintô thứ 2 được viết ra nhưng khó có thể đồng hóa nó với biến cố trở lại. Theo Công Vụ 22:17-21, trong lần thăm (a), Thánh Phaolô ngất trí khi đang cầu nguyện trong Đền Thờ Giêrusalem. Chính mối đe doạ từ người nói tiếng Hy Lạp, mà anh em đồng đạo đã đưa Thánh Phaolô từ Giêrusalem qua Caesarea và tiễn Ngài trở về Tarsus (Cv 9:30). Tông Đồ Công Vụ không cho biết Ngài lưu lại Tarsus bao lâu, nhưng thứ tự các biến cố cho thấy có thể là các năm 40-44 CN. Dù sao, cuộc lưu lại Tarsus chấm dứt khi Banaba tới thăm, sau đó đã đưa Ngài trở lại Antiốc, nơi Ngài lưu lại một năm (11:25-26), chuyên chăm rao giảng phúc âm.

(Còn tiếp)
 
Tuyên bố chung giữa Do thái giáo Chính thống và Công giáo về hôn nhân
Phụng Nghi
10:37 05/09/2008
New York (CNNA) - Một bản tuyên bố chung về hôn nhân đã được phổ biến do một nhóm các nhà lãnh đạo Do thái giáo Chính thống và Công giáo, khẳng định rằng họ cùng chia sẻ với nhau sự xác tín về hôn nhân, theo ý định của Thiên Chúa, là sự kết hợp của một người nam và một người nữ. Đứng trước thách đố do các nỗ lực muốn tạo ra một định nghĩa mới cho hôn nhân, bản tuyên bố tái khẳng định nhiệm vụ của quốc gia phải bảo vệ vai trò truyền thống của hôn nhân.

Đại diện phía Công giáo là Giám mục William Murphy thuộc Rockville Centre đã ký tên trên bản tuyên bố. Cùng ký với ngài là các thành viên trong ban tư vấn thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ.

Về phía Do thái giáo Chính thống, Giáo trưởng Fabian Schonfeld, giữ chức vụ giáo trưởng Nguyện đường Young Israel ở New York, đã ký tên vào bản tuyên bố cùng với các thành viên tư vấn của Liên Hiệp Chính thống và Hội đồng các Giáo trưởng Hoa kỳ.

Bản tuyên bố nói rằng, vào lúc mà nhiều cộng đồng Mỹ đang thảo luận về ý nghĩa của hôn nhân, các nhà lãnh đạo của hai tôn giáo khẳng định lời cam kết tuân thủ “lề luật của Chúa, Đấng Toàn năng, đã tạo dựng người đàn ông và người đàn bà theo hình ảnh Người (St 1:26-27) để họ có thể cùng nhau chia sẻ, trong vai trò người nam và người nữ, trợ giúp nhau và bình đẳng với nhau (St 2:21-24), trong việc sinh sản con cái (St 1:28) và xây dựng xã hội.”

Đề cập đến cao trào đòi hỏi luật pháp thiết lập hôn nhân đồng phái, các tác giả bản tuyên bố công nhận sự bình đẳng nơi phầm giá của mọi người, nhưng nhấn mạnh rằng phẩm giá này “không biện minh việc tạo ra định nghĩa mới cho một từ ngữ mà ý nghĩa truyền thống có tầm quan trọng thiết yếu cho việc đẩy mạnh một lợi ích căn bản cho xã hội.”

Nói rằng sự sắp đặt của Thiên Chúa trong hôn nhân “rõ ràng tập trung vào việc kết hợp nam nữ, trước tiên là thành vợ chồng, và sau đó là thành cha mẹ”, bản tuyên bố giải thích rằng mục tiêu sinh sản và nuôi dưỡng gia đình tạo thành “mục đích duy nhất” và “nhiệm vụ thiết yếu” của sự kết hợp giữa người nam và người nữ.

Theo lý luận của bản tuyên bố, khi luật pháp định nghĩa sự kết hợp hai người đồng phái là hôn nhân, thì việc này làm “giảm thiểu vai trò đặc biệt của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.”

Nói rằng tương lai của một xã hội tùy thuộc vào sự ổn định để tái tạo và nuôi dậy người trẻ trong một môi trường ổn định, bản tuyên bố xác định rằng “bổn phận của quốc gia là phải bảo vệ vị trí truyền thống của hôn nhân và gia đình vì lợi ích của xã hội.”

Những người ký tên trên bản tuyên bố, vẫn để cho người khác được quyền tự do bất đồng ý kiến với họ, đã kết luận như sau: “Chúng tôi hy vọng rằng ngay cả những người ở bên ngoài các truyền thống tôn giáo chung của chúng tôi, cũng sẽ công nhận rằng chúng tôi cất tiếng nói lên từ chân lý của chính bản chất con người, bản chất này phù hợp với cả lý trí và đời sống luân lý.”
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến hơn 8 ngàn tín hữu hành hương
LM Trần Đức Anh, OP
13:08 05/09/2008
VATICAN -. Sáng 3-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến chung hơn 8 ngàn tín hữu hành hương và nói với họ về cuộc trở lại của Thánh Phaolô Tông Đồ.

ĐTC đã đáp trực thăng từ Castel Gandolfo về Vatican để bắt đầu buổi tiếp kiến lúc 10 giờ 30. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có hơn 20 GM các nước. Ngỏ lời với các tín hữu nói tiếng Anh, ngài nói:

"Anh chị em thân mến, bài huấn giáo hôm nay nói về cuộc trở lại của thánh Phaolô. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Luca kể lại cho chúng ta giai thoại bi thảm trên đường tới thành Damas đã biến đổi Phaolô từ một người hăng say bách hại Giáo Hội trở thành một người nhiệt thành rao giảng Tin Mừng. Qua các thư, Phaolô mô tả kinh nghiệm của ngài, không phải như một cuộc hoán cải, nhưng đúng hơn như một lời kêu gọi làm tông đồ và thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Trước tiên, đây là một cuộc gặp gỡ, không phải với những ý niệm hay ý tưởng, nhưng với chính con người của Chúa Giêsu. Thực vậy, Phaolo đã gặp gỡ không phải Chúa Giêsu lịch sử của quá khứ, nhưng là Chúa Kitô hằng sống, Đấng tỏ mình ra là Vị Cứu Thế và là Chúa. Cũng vậy, động lực tối hậu làm cho chúng ta hoán cải không phải là những lý thuyết triết học bí truyền, cũng không phải là những bộ luật luân lý trừu tượng, nhưng là chính Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Chỉ có Chúa mới xác định căn tính của chúng ta như Kitô hữu, vì trong Ngài chúng ta khám phá ý nghĩa tối hậu của đời sống chúng ta. Thánh Phaolô, vì được Chúa Kitô biến thành người thuộc về Chúa, nên không thể không rao giảng Tin Mừng mà thánh nhân đã nhận lãnh (1 Cor 9,16). Đối với chúng ta cũng vậy. Được sự cao của Đấng Cứu Thế thu hút, giống như thánh Phaolô, chúng ta không thể không nói với tha nhân về Chúa. Ước gì chúng ta luôn thi hành điều đó với một xác tín đầy vui tươi.”

Trên đây là ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng được ngài trình bày bằng các thứ tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và Ba Lan.

Trước đó, trong bài huấn dụ bằng tiếng Ý, ĐTC đã trình bày chi tiết hơn đề tài của bài giáo lý. Ngài giải thích về hai nguồn mạch nói về biến cố thánh Phaolô gặp trên đường Damas trong những năm 30 của thế kỷ thứ I. Trước tiên là các trình thuật của thánh Luca, 3 lần thánh nhân kể lại biến cố này trong sách Tông Đồ Công Vụ (9,1-19; 22,3-21; 26,4-23). Các trình thuật đó có nhiều chi tiết, nhưng tất cả đều qui về một biến cố trọng tâm này là: Chúa Kitô phục sinh hiện ra như một ánh sáng rạng ngời và ngài nói với Saulo, biến đổi tư tưởng và chính cuộc sống của ông. Ánh sáng rạng ngời của Chúa phục sinh làm cho ông bị mù: và thế là thực tại nội tâm của ông được biểu lộ ra bên ngoài, thực tại ấy là sự mù quáng đối với chân lý, đối với ánh sáng là Chúa Kitô. Tiếp đến là lời thưa 'xin vâng' chung kết của ông đối với Chúa Kitô trong phép rửa đã mở mắt cho ông, làm cho ông thấy sự thực.

Nguồn mạch thứ hai nói về cuộc trở lại của thánh Phaolô là các thư của thánh nhân. Ngài không hề nói chi tiết về biến cố này, có lẽ vì mọi người đã biết câu chuyện. Tuy không nói chi tiết nhưng thánh Phaolo nhiều lần nhắc đến biến cố rất quan trọng này, đó là chính ngài là chứng nhân về sự phục sinh của Chúa Giêsu, đã đón nhận trực tiếp từ Chúa mạc khải ấy, cùng với sứ mạng làm tông đồ. Văn bản rõ ràng nhất về điểm này ở trong trình thuật của thánh nhân về trọng tâm lịch sử cứu độ: đó là sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và những lần Chúa hiện ra với các nhân chứng (cf 1 Cor 15). Thánh Phaolô nói rằng mình là người ”cuối cùng được Chúa phục sinh hiện ra” (1 Cor 15,8), qua đó ngài cho thấy đó là nền tảng sứ vụ tông đồ và cuộc sống mới của ngài. Ngoài ra có đoạn rất phổ biến trong thư gửi tín hữu Galát (1,15-17): ”Nhưng khi Đấng đã chọn tôi ngay từ lòng mẹ và gọi tôi bằng ân sủng của Ngài, Ngài đã muốn tỏ cho tôi Con của Ngài để tôi loan báo giữa dân ngoại, tức khắc, không tham khảo người nào, không đi tới Jerusalem nơi các vị đã là tông đồ trước tôi, tôi đến Arabia rồi trở về Damas”. Trong bài 'tự biện hộ' này, thánh Phaolô quyết liệt nhấn mạnh mình cũng là chứng nhân đích thực của Chúa Phục Sinh, có sứ mạng riêng đã nhận lãnh trực tiếp từ Chúa Sống Lại.

ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta có thể thấy hai nguồn mạch ấy,- sách Tông Đồ Công Vụ và các thư của thánh Phaolô”,- đều đồng qui vào một điểm căn bản: đó là chính Chúa Phục Sinh nói với Phaolô, đã gọi thánh nhân làm tông đồ, và đã biến Phaolô thành Tông Đồ đích thực, chứng nhân về sự phục sinh, với trách vụ đặc biệt là rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, cho thế giới Hy La. Đồng thời Phaolô cũng học biết rằng mặc dù có liên hệ trực tiếp với Chúa Phục Sinh, mình phải bước vào cộng đồng hiệp thông của Giáo Hội, phải chịu phép rửa, phải sống hòa hợp với các tông đồ khác. Chỉ trong niềm hiệp thông với tất cả mà thánh nhân có thể là tông đồ thực sự, như ngài đã viết trong thư thứ I gửi tín hữu Corinto: ”Cả tôi cũng như họ chúng tôi đều rao giảng và chúng tôi đã tin như thế” (15,11). Chỉ có một sự rao giảng về Chúa Phục Sinh vì chỉ có một Chúa Kitô.

ĐTC cũng bác bỏ mọi giải thích tâm lý về cuộc hoán cải của Thánh Phaolô và nhấn mạnh rằng chỉ có cuộc gặp gỡ mạnh mẽ với Chúa Kitô mới là chìa khóa giải thích cuộc trở lại của thánh Phaolô. Cuộc gặp gỡ ấy có một cuộc đổi mới thực sự, đến độ điều mà trước kia đối với thánh nhân là thiết yếu và cơ bản, nay trở thành ”rơm rác”, không phải là một thắng lợi, nhưng là một sự thua thiệt, vì từ nay chỉ có cuộc sống trong Chúa Kitô mới đáng kể.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Chúng ta cũng có thể gặp gỡ Chúa Kitô, qua việc đọc Kinh Thánh, trong kinh nguyện, trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Chúng ta có thể chạm đến trái tim của Chúa Kitô, cảm thấy ngài động đến trái tim chúng ta. Chỉ trong quan hệ bản thân như thế với Chúa Kitô, chỉ trong cuộc gặp gỡ như thế với Đấng Phục Sinh, chúng ta mới thực sự trở thành Kitô hữu. Và như thế, trí khôn chúng ta mở ra, tất cả sự khôn ngoan của Chúa Kitô mở ra cùng với tất cả sự phong phú của chân lý. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin Chúa soi sáng chúng ta để ngài ban cho chúng ta trong thế giới này một cuộc gặp gỡ sự hiện diện của ngài: xin CHúa ban cho chúng ta một đức tin sinh động, một con tim cởi mở, một tình bác ái bao la đối với mọi người, có khả năng canh tân thế giới.”

Chào thăm

Trong phần chào thăm các phái đoàn tín hữu hành hương sau khi tên của họ được giới thiệu lên ĐTC, ngài đặc biệt nhắc đến các nữ tu dòng thừa sai Nữ Tỳ Thánh Linh và một nhóm các trẻ em giúp lễ người Malta đang phục vụ tại Đền thờ Thánh Phêrô; bằng tiếng Đức ngài nhắ đến đông đảo các ca đoàn thuộc giáo phận Eichstaet do Đức GM giáo phận hướng dẫn. ĐTC nói: ”Trong năm Thánh Phaolô này, tôi mời gọi anh chị em hãy bước theo vết của vị Đại Tông Đồ, đọc và suy niệm các thư của thánh nhân và viếng thăm các nơi tại Roma này đã ghi vết tích của thánh Phaolô.

Bằng tiếng Tây Ban Nha, ĐTC đặc biệt chào thăm các tín hữu thuộc Giáo Xứ Chúa Phục Sinh ở Madrid, xứ thánh Phaolô Tông Đồ ở Managua thủ đô Nicaragua.

Với các tín hữu hành hương nói tiếng Ý, ĐTC nhắc đến các con cái tinh thần nam nữ của thánh Luigi Orione và các thừa sai thuộc Hội truyền giáo Hải ngoại Milano, gọi tắt là Pime. Ngài cầu mong rằng cuộc hành hương tại mộ thánh Phêrô củng cố mọi người trong niềm tin để khi trở về nhà có thể làm chứng về kinh nghiệm đã trải qua trong những ngày này.

Sau cùng ĐTC chào thăm các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi vợ chồng mới cưới. Ngài nhắn nhủ rằng: ”Hỡi những người trẻ quí mến, trở lại với những hoạt động thường nhật sau kỳ nghỉ hè, các con hãy trở lại nhịp bình thường của cuộc đối thoại thân tình với Chúa, chiếu tỏa quanh chúng con ánh sáng của Chúa qua cuộc sống chứng tá của các con. Hỡi các bệnh nhân thân mến, anh chị em hãy tìm nâng đỡ và an ủi nơi Chúa Giêsu, Đấng tiếp tục hoạt động cứu chuộc của Ngài trong cuộc sống của mỗi người. Và hỡi anh chị em là các đôi tân hôn, hãy cố gắng duy trì sự tiếp xúc thường xuyên với Chúa, Người là Đấng ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người, hãy tín múc nơi tình yêu Chúa để tình yêu của anh chị em ngày càng vững bền hơn”. ĐTC đã mời gọi mọi người cùng ngài hát kinh Lạy Cha và ban phép lành cho tất cả.
 
Kitô Giáo là một cuộc gặp gỡ với một Người.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
20:50 05/09/2008
Ngài ghi nhận điểm chính trong Kinh nghiệm Đamascus của Phaolô

VATICAN (Zenit.org).-Kitô Giáo không phải là một bộ luật luân lý hay là một triết học, nhưng là một sự gặp gở với một người, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần tại Sảnh Đường Phaolô VI.

Đúc Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về tư tưởng và con người Thánh Phaolô, vì Giáo Hội đang cử hành Năm Thánh Phaolô.

Bài giáo lý hôm nay tập trung vào sự Thánh Phaolô gặp gở Chúa Kitô trên đường đi Damascus, Đức Thánh Cha gọi đó là “thời điểm quyết định đời sống của Phaolô.”

“Điều gì đã xảy ra trên con đường này,” Đức Giáo Hoàng hỏi.

Để trả lời, ngài đã rút từ hai nguồn: sách Công Vụ Tông Đồ và những bức thư chính Phaolô đã viết.

“Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra như một ánh sáng huy hoàng và đã ngõ lời với Phaolô, biến đổi tư tưởng và chính sự sống của ngài,” Đức Thánh Cha đã giải thích. Vẻ huy hoàng của Đấng Phục Sinh làm cho thánh nhân mù lòa; cũng biểu hiện bề ngoài thực tại bên trong là gì: sự đui mù của Phaolô đối với chân lý, đối với ánh sáng, là Đức Kitô. Và sau đó, tiếng “Vâng” quyết định của ngài với Chúa Kitô trong phép rửa tái mở con mắt của ngài, và làm cho ngài thấy thật sự.”

Biến cố vĩ đại

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận rằng mặc dầu Phaolô không cho các chi tiết thuộc biến cố, như Luca làm trong sách Các Công Vụ Tông Đồ, ngài cho thấy rõ đó là thời điểm chìa khóa sự sống của ngài.

“[Phaolô] không bao giờ nói chi tiết về biến cố này; tôi tưởng ngài cho rằng mọi người đều biết những phần thiết yếu của truyện này,” Đức Giáo Hoàng nói. “ Tất cả đều biết từ một kẻ bắt đạo, ngài đã trở thành một tông đồ sốt sắng của Chúa Kitô. Và điều này không xảy ra cuối sự suy tư riêng của ngài nhưng sau một biến cố mãnh liệt, một cuộc gặp gở với Đấng Phục Sinh.

“Mặc dầu không nhắc tới các chi tiết, ngài qui chiếu tới biến cố quan trọng nhất này, là, ngài cũng là một chứng nhân sự phục sinh của Chúa Giêsu, ngài đã nhận mạc khải này trực tiếp từ chúa Giêsu, cùng với sứ vụ tông đồ.”

Hai nguồn—sách Công Vụ Tông Đồ và các thư thánh Phaolô-- đồng qui về một điểm, Đức Giáo Hoàng nói: “Đấng Phục Sinh đã nói với Phaolô, kêu gọi ngài gánh vác việc tông đồ, làm cho ngài nên một tông đồ thật sự, một chứng nhân sự phục sinh, với trách nhiệm đặc biệt rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, cho thế giới Hy lạp-Lamã.

“Và, đồng thời, Phaolô được cho biết rằng, mặc cho sự trực tiếp về tương quan của ngài với Đấng Phục Sinh, ngài phải đi vào sự hiệp thông của Giáo hội, phải được rửa tội, và sống trong sự hiệp thông với các tông đồ khác. Chỉ trong sự hiệp thông này với mọi người mà ngài sẽ có khả năng nên một tông đồ thật sự, như ngài đã viết rõ ràng trong Thư thứ Nhất gởi Tín hữu Corintho.

Một “cuộc trở lại”.

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói rõ Phaolô “không bao giờ giải thích thời điểm này như một biến cố trở lại.”

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định, điếu này là vậy, bởi vì “sự thay đổi sự sống của ngài, sự biến đổi toàn diện hữu thể của ngài, không phải là hậu quả một quá trình tâm lý, hay là một quá trình trưởng thành hay là một sự tiến hóa lý trí và luân lý, nhưng sự đó đến từ bên ngoài: Việc đó không phải hậu quả tư tưởng của ngài, nhưng là hậu quả sự gặp gở với Chúa Kitô. Theo nghĩa này, đây không phải là một sự trở lại thuần túy, một sự trưởng thành cái “tôi” của ngài, nhưng đúng hơn đó là sự chết và phục sinh của ngài: một sự sống của kẻ đã chết trong ngài và một người mới được sinh ra vời Chúa Giêsu Phục Sinh.[…]

“Tới lúc này, ngài đã không mất tất cả những gì là tốt và thật trong sự sống của ngài, trong di sản của ngài, nhưng ngài đã hiểu một cách mới mẽ sự khôn ngoan, sự thật và sự sâu sắc của lề luật và các tiên tri. Ngài hấp thụ những thứ đó một cách mới mẻ. Đồng thời, lý trí mở ra cho sự khôn ngoan của dân ngoại. Sau khi mở chính mình cho Chúa Kitô với hết tâm can của mình, ngài đã trở thành có khả năng dấn thân trong một sự đối thoại rộng rải hơn với mọi người, ngài tự làm cho mình thành mọi sự cho mọi người. Từ đó ngài thật sự có thể nên tông đồ dân ngoại.”

Đức Thánh Cha còn khẳng định rằng kinh nghiệm của Phaolô có những sự hàm ý cho các tìn hữu ngày nay.

“ Đối với chúng ta điều đó cũng có nghĩa là Kitô Giáo không phải là một triết học mới hay một luân lý mới. Chúng ta chỉ nên Kitô hữu nếu chúng ta gặp Chúa Kitô. Dĩ nhiên Người đã không tỏ mình cho chúng ta trong cách không thể cưỡng được, mimh bạch, như Người đã làm với Phaolô hầu biến ngài thành Tông Đồ Dân Ngoại,” Đức Thánh Cha nói. “Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể gặp Chúa Kitô trong việc đọc Kinh Thánh, trong sự cầu nguyện, trong sự sống phụng vụ của Giáo Hội.

"“Chúng ta có thể đánh động con tim Chúa Kitô và cảm thấy Người đánh động con tim chúng ta. Chỉ trong tương quan riêng tư này với Chúa Kitô, chỉ trong sự gặp gở này với Đấng Phục Sinh mà chúng ta thật sự trở thành người Kitô hữu. Và bằng cách này, lý trí chúng ta mở ra, toàn diện sự khôn ngoan của Chúa Kitô mở ra và tất cả sự phong phú của sự thật mở ra.

Do đó, chúng ta hãy xin Chúa soi sáng chúng ta, ngõ hầu, trong thế giới chúng ta, Người sẽ ban cho chúng ta sự gặp gở với sự hiện diện của Người, và như vậy ban cho chúng ta một đức tin sống động, một con tim cởi mở, và đức bác ái rộng lớn đối với mọi người, có khả năng đổi mới thế giới.”
 
Chuẩn bị cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 tại Pháp
LM Trần Đức Anh, OP
21:12 05/09/2008
ROMA - Chỉ còn 4 ngày nữa, từ 12 đến 15-9 tới đây, ĐTC Biển Đức 16 sẽ đến viếng thăm Paris và Lộ Đức lần đầu tiên, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.

Theo chương trình chi tiết được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố và được Ban Tổ chức tại Pháp bổ túc chi tiết:

Sáng thứ sáu, 12-9, lúc 9 giờ, ĐTC sẽ rời Roma và đến phi trường Paris Orly sau hơn 2 giờ bay. Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường, lúc 12.30 ngài sẽ đến viếng thăm xã giao tổng thống Nicolas Sarkozy tại diện Elysée. Sau đó gặp các giới chức chính quyền.

Vào ban chiều cùng ngày, lúc 17 giờ, ĐTC sẽ tiếp phái đoàn 10 người, đại diện của Do thái giáo tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Tiếp đến ngài sẽ gặp gỡ 700 người giới văn hóa và tôn giáo tại Học viện Bernardins thuộc quận 5. Lúc 19.15, ngài sẽ chủ sự buổi hát Kinh Chiều với 2.800 linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và phó tế tại nhà thờ Đức Bà Paris. Lúc 20.30, ĐTC sẽ chào giới trẻ từ thềm nhà thờ chính tòa.

Sáng thứ bẩy, 13-9, lúc 9.10 ĐTC sẽ thăm Học Viện Pháp, trước khi chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ cho tín hữu tại Quảng trường Les Invalides. Ban tổ chức dự kiến sẽ có lối 250 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ này. Tất cả các linh mục đều được mời đồng tế thánh lễ này.

Sau đó ĐTC sẽ dùng bữa trưa với các GM vùng thủ đô Pháp (Ile de France) và đoàn tùy tùng tại Tòa Sứ Thần. Vào ban chiều, lúc 15.50, ĐTC rời Tòa Sứ Thần để ra sân bay Orly đi Tarbes và Lộ Đức. Từ đây ngài sẽ đáp trực thăng về vận động trường Antoine Béguère Lộ Đức. Lúc 19.15 ĐTC viếng hang đá Đức Mẹ hiện ra. Và lúc 21.30, ngài chủ sự lễ nghi kết thúc cuộc rước Đức Mẹ tại quảng trường Mân Côi.

Chúa Nhật 14-9, lúc 10 giờ, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra. Đức Cha Jacques Perrier, GM Tarbes và Lộ Đức, cho biết sẽ có khoảng 200 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ tại đây. Sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với các GM vùng Midi-Pyrénées với các HY và GM tháp tùng.

Ban chiều lúc 17.15, ĐTC gặp gỡ các GM Pháp trong phòng hội bán nguyệt thánh nữ Bernadette. Tiếp đến lúc 18.30 ngài sẽ chủ sự buổi chầu kết thúc cuộc kiệu Thánh Thể tại cánh đồng Lộ Đức.

Thứ hai 15-9, lúc 8.45 ĐTC sẽ viếng nhà nguyện nhà thương Lộ Đức. Sau đó lúc 9.30, ngài chủ sự thánh lễ cho các bệnh nhân tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Mân Côi. Lúc 12.10, ĐTC sẽ dùng trực thăng ra phi trường Tarbes-Lộ Đức Pyrénées. Tại đây sau lễ nghi từ biệt ngài sẽ đáp máy bay về phi trường Ciampino của Roma.

Vài con số về Giáo Hội Công Giáo tại Pháp

Nhân cuộc viếng thăm của ĐTC, trong những ngày qua, Sở Thống Kê trung ương của Tòa Thánh đã công bố một vài con số về Giáo hội Công Giáo tại Pháp:

Hiện nay trong số 61 triệu 350 ngàn người tại nước này có hơn 46 triệu 420 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 75,7% dân số, thuộc 98 giáo phận, với 16.553 giáo xứ và 674 trung tâm mục vụ khác. Bình quân mỗi xứ đạo tại Pháp có gần 2.700 tín hữu.

Giáo Hội Công Giáo tại nước này có 186 Giám Mục, 21.074 linh mục, trong đó có 15.863 vị là linh mục triều và 5.211 linh mục dòng. Số phó tế vĩnh viễn là 2100 thầy và 2.900 tu huynh với 39.500 nữ tu. Ơn gọi tại Pháp thấp chỉ có 134 tiểu chủng sinh, 1.300 đại chủng sinh.

Về mặt giáo dục, Giáo Hội Pháp đảm trách gần 10 ngàn trường trung tiểu học, và 356 trường cao đẳng, với tổng cộng hơn 2 triệu học sinh và 59 ngàn sinh viên. Ngoài ra có 94 nhà thương và 103 bệnh xá Công Giáo, 520 nhà dưỡng lão và 250 trung tâm giáo dục và phục hồi xã hội.

Những đường hướng trong cuộc viếng thăm

Tuy chủ đích tiên khởi của ĐTC trong cuộc viếng thăm lần này là để kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, nhưng vừa nói trên, ngài dành một ngày rưỡi đầu tiên tại Paris để nói với các vị lãnh đạo chính trị, văn hóa, gặp các LM, chủng sinh, và cử hành thánh lễ cho các giáo dân.

Đối với ĐTC, đây sẽ là một cuộc hành trình vào tận trọng tâm của một Âu Châu ngày càng xa lìa Kitô giáo, một vùng mà các Giáo Hội lớn dường như đang chết dần chết mòn. Ngài muốn khích lệ sự hồi sinh và theo chương trình viếng thăm, ngài nhiều cơ hội để thực hiện hành trình đó.

- Trước hết là các cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo dân sự và văn hóa trong ngày đầu tiên. Trong các sinh hoạt này, ĐTC có thể bảo vệ tiếng nói hợp pháp của tôn giáo trong nền văn hóa tục hóa của Âu Châu ngày nay.

- Tiếp đến, khi đích thân kỷ niệm các cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Lộ Đức, ĐTC sẽ có cơ hội gợi lại truyền thống sùng mộ tại Pháp đối với Đức Mẹ và ngài sẽ giải thích tầm quan trọng của lòng sùng kính này ngày nay.

- Thứ ba, các hoạt động của ĐTC tại Lộ Đức, nơi có hàng triệu bệnh nhân đến hành hương, sẽ làm nổi bật tình liên đới của Giáo Hội với người đau khổ.

3 cuộc gặp gỡ của ĐTC với các GM Pháp - gồm 2 cuộc gặp gỡ riêng với các GM miền, và một cuộc gặp gỡ các GM toàn quốc tại Lộ Đức sẽ là cơ hội để ngài nhận định về các vấn đề và kế hoạch mục vụ..

Chẳng hạn có sự kiện này: tuy trên 75% dân Pháp là tín hữu Công Giáo, nhưng số người tham gia đời sống giáo xứ liên tục giảm sút trong vòng 50 năm gần đây, và các thống kê cho thấy số người tham dự thánh lễ hằng tuần tại Pháp không vượt quá 12%. Phần lớn tín hữu ít đi lễ hoặc không đi nhà thờ bao giờ. Con số LM giáo phận tại Pháp giảm gần 50% trong vòng 25 năm qua và ơn gọi LM tại nước này thuộc vào hàng thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ rửa tội, hôn phối và các bí tích khác cũng liên tục giảm sút.

Đối với các vị lãnh đạo Giáo Hội, có lẽ vấn đề nhức nhối nhất là thái độ của dân Pháp. Một cuộc thăm dò hồi năm 1999 cho thấy 56% dân Pháp không tin nơi ý niệm tội lỗi, và gần 60% nói rằng các Giáo Hội không mang lại câu trả lời cho các vấn đề luân lý, 62% nói rằng họ không nhận được an ủi và sức mạnh từ tôn giáo.

ĐTC Biển Đức 16 đã nghĩ đến các vấn đề đó ngay từ đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài. Trong các bài giảng và bài diễn văn, ngài thường nhấn mạnh rằng một cuộc sống không có đức tin thì rốt cuộc nó sẽ trống rỗng và không mang lại sự mãn nguyện, và bằng chứng là sự bất hạnh quanh chúng ta.

Trong cuộc viếng thăm tại Pháp, ĐTC cũng có thể nhấn mạnh rằng niềm tin đơn sơ, như niềm tin của thánh nữ Bernadette Soubirous, người được Đức Mẹ hiện ra, vẫn còn là điều quan trọng trong thế kỷ 21 này.

ĐTC đã chuẩn bị các bài giảng và diễn văn của ngài trong tháng 8 vừa qua cho cuộc viếng thăm sắp tới tại Pháp, và các hoạt động của ngài trong những ngày qua cũng phản ánh những điều ngài có thể nói tại Pháp. Chẳng hạn, trong bài giảng lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, 15-8 vừa qua, ĐTC đã nói về giá trị của đức tin tinh tuyền và đơn sơ trong thế giới tân tiến ngày nay. Đặc biệt đời sống của Mẹ Maria có thể gợi hứng cho các tín hữu Kitô sống cuộc sống thường nhật hướng về các mối phúc thật. Đối diện với những hạnh phúc giả tạo trong xã hội tân tiến, dân chúng có thể học nơi Mẹ Maria cách thức trở thành chứng nhân hy vọng và an ủi.

ĐTC vốn coi Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức như một nơi mà Giáo Hội thi hành Tin Mừng hy vọng một cách rất cụ thể, giúp giảm bớt gánh nặng của những người đau khổ và những gia đình chăm sóc họ. Tại một Hội nghị Roma đầu năm nay, đánh dấu kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, ĐTC nói rằng một xã hội không biết tỏ ra cảm thương với người yếu đau là một xã hội tàn ác và vô nhân đạo. Trích dẫn Thông điệp Spe Salvi về hy vọng, ĐTC cũng nói rằng các gia đình, đặc biệt là những gia đình nghèo có một phần tử bị bệnh tật, có nguy cơ bị chìm ngập trong những cộng đoàn chỉ theo đuổi sự sản xuất như giá trị duy nhất.

Tại Pháp, ĐTC cũng có thể nhắc xã hội về nghĩa vụ giúp làm dịu bớt nỗi cô đơn của những đau yếu và sắp chết. Ngài cảnh giác rằng sự cô lập và cô đơn ấy góp phần làm gia tăng số người chấp nhận việc làm cho chết êm dịu. Và quả thực, trong những năm gần đây có một trào lưu mạnh mẽ tại Pháp cổ võ cho phép làm cho các bệnh nhân chết êm dịu.

Trong những chuyến viếng thăm trước đây, ĐGH thường nhắc đến nêu những vấn đề rộng lớn hơn: niềm hy vọng Kitô, niềm tin như tình yêu đang hành động, cần có những sự thật luân lý và giá trị tôn giáo trong một xã hội duy vật. Một điều chắc chắn ngài sẽ nhắc nhở dân chúng tại Pháp, đó là hãy dành chỗ cho Thiên Chúa trong đời sống của mình.
 
Top Stories
Hanoi: Bishops join demonstrators at Thai Ha
J.B. An Dang
17:15 05/09/2008
As a clear indication that Catholic Hierarchies give full support for the protest at Thai Ha, Bishops of Hai Phong and Thai Binh visited Thai Ha and led thousands of Catholics to the site. Also, 82 Catholic priests in Hanoi signed a letter expressing their “extreme upset” with state-run media coverage over the dispute.

Bishop Joseph Vu Van Thien leading a procession
Bishop Francis Nguyen Van Sang braved cold rain with protestors
On 4th September, Bishop Joseph Vu Van Thien, from Hai Phong Diocese, travelled 100 km to Hanoi to give his support to protestors. He was accompanied by hundreds of Catholics, and dozens of priests and religious of his diocese.

“In these days,” said Bishop Joseph Vu leading a procession to the site, “media coverages have bewildered, and confused Catholics and non-Catholics. There have been so many news reports defaming reputation and dignity of Catholics. Let us pray so that everybody knows how to respect the truth and defend for justice.”

On the same day, more than 3000 Catholics braving cold rain at Thai Ha applauded Bishop Francis Nguyen Van Sang who had travelled 110 km from his Thai Binh Diocese to join protestors. “I gave you,” said Bishop Francis after a short prayer service, “a rosary bead that was blessed by the Pope himself in the hope that our Mother of Perpetual Help will save you from dangers and chaos.”

Addressing police officials who were in duty at the site, “For non-Catholics and non-believers,” said Bishop Francis, “I also wish you good health and peace”. His blessings were welcomed by many police men.

Eighty two Catholic priests in Hanoi also gave their full support to Thai Ha parish. In a letter to the government, they expressed their “extreme upset” to the way it has handled the dispute. “The issue in its nature is only a civil dispute between Thai Ha parish and the Chien Thang Sewing Company, how come this government mobilized the whole system of media and even its armed force to assault the parish?” the letter asked.

The letter requested that the government “not to criminalize such dispute of a civil nature. Stop summoning and arresting parishioners; not to politicize such internal dispute …not to take security measures of violent nature in resolving the parishioners’ legitimate demand”.

Furthermore, the government “must not broadcast news that is one-way, distortional, defaming, insulting to the priests, brothers and parishioners… and immediately investigate and prosecute those individuals and organizations who had savagely assaulted the parishioners while they were praying peacefully… not to terrorize or apply discriminating or prejudice treatment on Catholic students and public servants”.
 
Vietnamese Christian escapes to Cambodia, repatriated to death threats
Asia-News
17:22 05/09/2008
Y Hning, an ethnic Degar or Montagnard, sought safety in a UN refugee camp; now he is under house arrest and cannot even go to work in his fields.

Spartanburg (AsiaNews) – Persecuted on ethnic and religious grounds, Y Hning (see photo) fled Vietnam for a UN refugee camp in Cambodia but was eventually shipped home. Back in Vietnam police forced his family to pay 100,000 dongs for his release and forced him to give up his Christian faith. Now he is under house arrest and in fear for his life.

Hning, 36, is an ethnic Degar, a minority living in Vietnam central highlands. The US-based Montagnard Foundation is appealing on his behalf to embassies and international agencies to spread the news so that he and his family can be spared further persecution.

In the Foundation’s appeal Y Hning is described as an ethnic Degar and a Christian from Ploi Todrah village, Bar Mah commune, in Gia Lai province, who has experienced persecution because of his ethnic affiliation, which is why he tried to flee the country.

After crossing the border with Cambodia he reached a refugee camp run by the UNHCR on 3 November 2008. Cambodian authorities repatriated him without allowing him to enjoy the protection of the UN agency.

Upon his repatriation the authorities detained him and forced his family to pay 100,000 dongs (only seven or eight dollars but a lot of money for Vietnamese farmers) for his release. Even though they raised the money and paid the fine, he was still placed under house arrest.

On 3 August the family was further required to “donate” a pig, the only animal it had left valued at 1.5 million dongs, for a party by local police.

On 8 August Hning was forced to sign a statement in which he formally renounced Christianity and pledged to stop attending the Degar church.

Under house arrest he cannot work in his family’s fields and received further threats if he dared to flee again
 
Cristiano vietnamita fugge in Cambogia; costretto a rientrare è minacciato di morte
Asia-News
17:22 05/09/2008
La vicenda di Y Hning, appartenente ad una minoranza etnica montagnard, che si era rifugiato in un campo profughi dell’Onu. Ora è agli arresti domiciliari e non può neppure andare a lavorare nei campi.

Spartanburg (AsiaNews) – Perseguitato per motive etnici e religiosi, è fuggito dal Vietnam ed è arrivato in un campo rifugiati dell’Onu in Cambogia, ma lo hanno rimandato indietro. La polizia vietnamita ha costretto la sua famiglia a pagare 100mila dong, e lui ad abbandonare il cristianesimo, lo tiene agli arresti domiciliari e ora si teme per la sua vita.

E’ la storia di Y Hning, (nella foto) un uomo di 36 anni della etnia Degar, una minoranza degli altopiani vietnamiti, per il quale la statunitense Montagnard Foundation lancia un appello ad ambasciate e agenzie internazionali perché diffondano la sua vicenda in modo da assicurare che lui e la sua famiglia non saranno ulteriormente perseguitati.

Y Hning, si legge nell’appello, è del villaggio di Todrah, comune di Bar Mah, nella provincia di Gia Lai. Cristiano e appartenente ad una perseguitata minoranza etnica, subisce per questo atti persecutori che lo spingono a fuggire. Passato il confine cambogiano, il 3 novembre 2007 arriva nel campo rifugiati dell’UNHCR. Il 28 luglio 2008 è stato costretto dalle autorità cambogiane a rientrare il patria, senza avere la protezione dell’agenzia delle Nazioni Unite.

Al suo rientro le autorità lo hanno tenuto in prigione finché la sua famiglia non ha pagato 100mila dong (meno di 5 euro, ma somma notevole per dei contadini vietnamiti). Quando la famiglia è riuscita a mettere insieme la cifra è stato rilasciato, ma messo agli arresti domiciliari. Il 3 agosto la famiglia è stata obbligata anche a “donare” il suo unico maiale – valore 1milione e mezzo di dong – per una festa della polizia.

L’8 agosto Y Hning è stato costretto ad abbandonare formalmente il cristianesimo, firmando un documento nel quale si impegna a non seguire più la Chiesa Degar. Costretto in casa, senza poter andare a lavorare nel campo di famiglia è stato anche minacciato di morte se tenterà di nuovo di fuggire.
 
Viet bishops join in public demonstrations
Catholic World News
17:25 05/09/2008
Hanoi, Sep. 5, 2008 (CWNews.com) - In a clear indication of hierarchical support for public protests by Vietnamese Catholics, the bishops of Haiphong and Thai Binh joined in demonstrations in Hanoi on September 4.

Bishop Joseph Vu Van Thien led a delegation of hundreds of priests, religious, and lay Catholics from Haiphong to join in a procession through the streets of Hanoi, praying that "everyone knows how to respect and defend justice."

On the same day, Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh led another group of 3,000 people through cold rain to pray with parishioners in Hanoi who have been protesting government seizure of parish property.

Meanwhile, 82 Catholic priests in Hanoi signed a public letter criticizing the one-sided and inaccurate coverage of the protests in the state-controlled media, and pleading with the government "not to criminalize such a dispute."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khai giảng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu ở giáo phận Thái Bình
Mạnh Thắng
15:12 05/09/2008
THÁI BÌNH - Lúc 9g30 sáng nay (05/09/08), Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang – Giám mục Giáo Phận Thái Bình đã long trọnng cử hành Thánh lễ khai giảng năm học mới tại Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu – Giáo Phận Thái Bình; khóa học đầu tiên sau biết bao năm trời bị đóng cửa (1977- 30/05/08). Cùng đồng tế với ngài là Đức Giám mục Giáo phận Bùi Chu, quí Đức ông, Cha Phó giám đốc, kiêm Tổng đại diện Giáo phận – Đaminh Đặng Văn Cầu, Cha Laurenxô Chu Văn Minh – Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, quí Bề trên các dòng tu, quí cha trong và ngoài giáo phận; và rất đông đảo các nam nữ tu sĩ, giáo dân từ giáo phận nhà cũng như các giáo phận lân cận tới tham dự.

Được biết, khóa học này được mở ra cho quí thầy lớn tuổi của Giáo phận, 14 thầy sẽ theo học lớp bổ túc Thần học 3 năm, 15 thầy sẽ theo học lớp 5 năm. Trong số các thầy này, một số thầy đã từng theo học tại Chủng viện này từ những năm cuối của thập niên 60, số còn lại cũng đã từng theo học các lớp Triết – Thần trong miền Nam Việt Nam.

Mặc dù thời tiết oi bức, Thánh lễ được cử hành ngoài trời – trước tiền sảnh của dãy nhà ba tầng nhưng đã được cử hành trong bầu khí trang nghiêm; cộng đoàn ngập tràn niềm vui phấn khởi cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã liên tiếp thương ban xuống cho Giáo phận trong những năm qua, như lời mở đầu bài chia sẻ của Đức cha chủ tế: “ Hôm nay là ngày vui mừng và hạnh phúc cho hết thảy mọi người chúng ta, vì là ngày khai giảng lớp đào tạo các tu sĩ lớn tuổi tại Chủng viện Thánh Tâm Thái Bình. Đây là một niềm vui và hạnh phúc trào lên từ dĩ vãng. Ngắm xem các khuôn mặt da đã nhăn nheo, đầu đã nhiều tóc bạc, thân thể đã mất đi vẻ cường tráng…chắc ai ai trong chúng ta cũng phải đặt câu hỏi tại sao bây giờ mới học tập và sau mấy năm nữa có thể được thụ thong linh mục…chắc mọi người chúng ta, trong đạo ngoài đời đều hối tiếc phàn nàn, nhưng không hề oán hận, chỉ nuối tiếc cho một thời gian đã có những chính sách sai lầm trong tôn giáo để xảy ra những thành quả không mấy tốt đẹp mà mỗi người trong chúng ta ít nhièu đều phải gánh lấy những hậu quả. Nhưng mọi sự đã qua đi, chúng ta khép lại dĩ vãng, và hôm nay đây bừng sáng lên một tương lai tốt đẹp cho Giáo phận Thái Bình nói riêng và Giáo Hội Việt Nam nói chung. Những sai lầm trong dĩ vãng nay được bù đắp lại vì “có còn hơn không, muộn còn hơn chẳng bao giờ có”. Môt niềm vui lớn lao hơn nữa là lớp chủng sinh lớn tuổi này vẫn còn khả năng học tập để được đào tạo trong môt môi trường vật chất cũng như tinh thần ngày càng được cải thiện…”

Với niềm hi vọng tươi sáng, ấp ủ cho một tương lai đầy vui mừng hơn nữa tôi tin rằng Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ luôn ban ơn, giúp sức và thánh hóa cho những hạt giống già cả trong thửa ruộng Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu; được sức mạnh của Lời Chúa bổ dưỡng và phù trợ, được mau chóng trở thành những hcứng nhân tình yêu, lạc quan và hy sinh cho toàn thể Giáo Hội và xã hội”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bắt quả tang Đài truyền hình Hà nội láu cá lừa bịp: "Tài tử cái bang" cũng lủi lẹ!
Nam Định
07:40 05/09/2008
Trưa hôm qua 4.9.08, một nhóm làm phim của Đài Truyền Hình Hà Nội đến trước cửa nhà thờ Thái Hà để làm một màn phỏng vấn...

Tài tử cái bang.. lủi lẹ
Các nhà làm phim kiếm đâu được một cụ già để đặt câu hỏi. Giáo dân Thái Hà nhân cơ hội cũng tập tành quay phim lại Đài Truyền Hình ! Khi giáo dân hỏi cụ già nơi ăn chốn ở, cụ bảo cụ ở Nam Trực, Nam Định... hỏi cha xứ nào, cụ bảo cha C. Một số anh chị em ở Nam Định cười òa bởi vì ở Nam Định chẳng có cha nào tên C ! Cứ hỏi tới nữa... thì hình như ông cụ là môn đệ "Cái Bang" được cho chút tiền để làm tài tử xi nê. Tội nghiệp ông cụ.

Đoàn làm phim thấy không ổn bèn rút... Giáo dân Thái Hà lúc ấy cũng khoái được làm tài tử chính lắm chứ nhưng không thấy đạo diễn mời. Vì là công dân hạng hai nên họ chỉ được làm diễn viên quần chúng !

Vài tuần trước Đài Truyền Hình Hà Nội cũng đưa ra cái tuồng cho "giáo dân giả mạo" phát biểu ý kiến, ông này bị giáo dân tra hỏi bèn lòi cái đuôi 'vô thần' của mình ra. Thế mà vẫn không chừa! Đối với người Công giáo có cả trăm cách để biết ai là người 'công giáo thật' ai là không! Chỉ cần hỏi vài ba câu là biết ngay. Nên những ai muốn giả Công giáo, đừng có hòng qua mắt dễ dàng.

Ở Hoa Kỳ chỉ cần sửa cái hình, hay lấy hình giả thì phóng viên đã bị đuổi ngay, nếu Đài nào dùng "đồ giả" là bị kết án tới nơi tới chốn. Nhưng ở một nước ngàn năm văn hiến dưới chế độ cộng sản, thì hình như phải gian dối thì mới là con đường sống hợp lệ và thăng tiến được thì phải?

Có lẽ cũng nên biết điều này. Ngày nào tin thời sự không nhắc đến Thái Hà thì giáo dân "hơi bị" buồn, vì thiếu đề tài trào phúng trong lúc trà dư tửu hậu. Vì những thứ được loan trên TV cứ là "đập nhau chan chát" với những gì đang xảy ra trước mắt họ.
 
Ai đã vi phạm pháp luật, nhìn từ vụ Thái Hà
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
10:38 05/09/2008
AI ĐÃ VI PHẠM PHÁP LUẬT, NHÌN TỪ VỤ THÁI HÀ

Truyền thông nhà nước và sự kiện “vi phạm pháp luật” ở Thái Hà

Cụm từ “vi phạm pháp luật” đã được dùng quá nhiều trên báo chí và các phương tiện nhà nước để nói về giáo dân và tu sĩ Giáo xứ Thái Hà.

Như để tăng thêm tính hấp dẫn của màn kịch truyền thông, nhiều chứng cứ thật giả được đưa lên, nhiều nhân vật được phỏng vấn, được dùng để lên án. Tuyệt nhiên không có một người giáo dân hay một tu sĩ nào trong cuộc có được một tiếng nói trên đó để hiểu được ý kiến của họ.

Giáo dân cầu nguyện tại Thái Hà
Hệ thống truyền thông đã làm hết sức mình để chứng tỏ một điều: Sự độc quyền thông tin không phải là không có lý khi thể chế đảng trị vẫn tồn tại. Người ta nói rằng: “Nếu để người ta nói lên sự thật trên báo chí, không biết điều gì sẽ xảy ra?” Tại sao vậy? Tại sao chỉ có những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cu Ba là những nước còn lại của sự độc quyền báo chí?

Một số tờ báo dù sao cũng đã có chút liêm sỉ khi họ chỉ đăng những tin bài này theo chỉ thị khi không thể đừng. Họ đã thừa biết chuyện vi phạm ở đây ra sao nên chỉ đăng vài dòng cho qua chuyện như đi nghĩa vụ hoặc “tự nguyện đóng góp từ thiện” bằng cách bị trừ thẳng vào lương mỗi khi có địch họa, thiên tai.

Như một cơn mưa độc, chiến dịch bôi đen, bóp méo sự việc Thái Hà của dàn báo chí nhà nước đã rào lên rồi lặng im theo cái gậy chỉ đạo.

Duy có tờ Hà Nội mới, vẫn dai nhanh nhách với cái giọng xuyên tạc, bóp méo và dựng chuyện, quy kết như thường.

Phải chăng, họ lấy việc gắp lửa bỏ tay người khác làm niềm vui? Họ thấy việc kích động thù hằn, tạo lằn ranh tôn giáo là mục tiêu không thể bỏ? Họ thấy có làm như thế, người dân mới thấy hết bộ mặt của “Tiếng nói của Thành ủy Đảng cộng sản Thành phố Hà Nội” nó trơ tráo như thế nào? Xin thưa, không cần quảng cáo, không cần nhiều thông tin, những người dân Hà Nội chỉ mấy phút xe máy khi họ đến Thái Hà, là có thể kiểm chứng được lòng tin (nếu có) của họ vào cái gọi là “tờ báo” này bấy lâu nay đã được đặt đúng chỗ hay chưa?

Hay họ thấy với xu thế này, thì cái ngày người ta tính sổ công bằng với “Tòa soạn báo Hà Nội mới” đã đến gần. Lúc đó thì họ không có chỗ trú thân? Vì họ đang ngự trị ngay trong ngôi nhà là tài sản trước đây của người Công giáo nên họ cố làm người lính xung kích đang say máu?

Người ta cũng đặt câu hỏi, phải chăng trên mặt báo, khi các vấn đề quốc kế, dân sinh, các vấn đề về lãnh thổ, lãnh hải, những vấn đề về tài chính, ngân hàng, tăng giá, lạm phát, đời sống nhân dân lao động xuống thấp… đã không được bàn đến thì chỉ còn những chuyện cướp, giết, hiếp, tham nhũng, tình dục… Vì vậy Hà Nội mới mới lấy đề tài này để câu khách vì đề tài này được thả giàn khuyến khích, tha hồ tô vẽ bóp méo và nói láo mà không bị “soi”. Thậm chí còn được biểu dương. Không “nhạy cảm” như chuyện đưa tin ông Võ Văn Kiệt đã chết lên rồi lại phải gỡ xuống chờ đến hơn 1 ngày sau mới có định hướng?

Nhưng thôi, ở đây tôi chỉ muốn bàn một câu trong muôn vàn câu họ đã dạy thiên hạ nhưng hình như họ chưa thuộc bao giờ: “Quốc pháp là tối thượng” (Báo Hà Nội mới ngày 5/9/2008)

Ở đây, chúng ta thử phân tích sự vi phạm pháp luật ở sự việc Thái Hà như thế nào? Dưới con mắt của một công dân bình thường, chúng ta cũng có thể thấy những điều cơ bản về việc “vi phạm luật pháp” ở đây.

Quốc pháp là tối thượng, ai đã vi phạm quốc pháp?

Ai cũng hiểu rằng: Một đất nước được điều hành bởi Nhà nước, và tất cả đều tuân theo luật pháp, luật pháp được soạn thảo không được trái ngược, hoặc chống lại, làm sai lệch tinh thần của luật mẹ là Hiến pháp.

Tất cả những văn bản trái Hiến pháp được ban hành đều không có giá trị, những tổ chức, cá nhân ra các văn bản ban hành sai trái với Hiến pháp có thể bị truy tố bởi Tòa án Hiến pháp như ở một số nước văn minh.

Hiến pháp 1959 được thông qua ngày 31-12-1959. Trong đó, quy định rõ ràng những điều sau đây:

Điều 18: Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác.

Điều 19: Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.

Điều 20: Chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.

Điều 26: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.


Đất đai, tài sản của Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà đã làm chủ đã xác lập quyền sở hữu từ trước khi thành lập nước VNDCCH và được công nhận từ 16 năm sau khi thành lập nước là điều không ai chối cãi, kể cả UBND Thành phố Hà Nội.

Theo những điều khoản trên của Hiến pháp, đất đai của Dòng Chúa Cứu thế được pháp luật bảo hộ và nhà nước có trách nhiệm thực thi quyền được bảo hộ đó. Trường hợp nhà nước muốn sử dụng đất đai, tài sản trên đất của giáo xứ Thái Hà, muốn trưng thu, trưng mua, trưng dụng hay cho, tặng, hiến, đều phải có chứng từ, giấy tờ văn bản có giá trị pháp lý phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Vậy nhưng, nhìn những chứng cứ đã được UBND TP Hà Nội cung cấp, (cứ tin là có thật), thì chúng ta thấy một điều: Những văn bản đó, không thống nhất về nội dung, không có ý nghĩa pháp lý của việc chuyển quyền sử dụng, sở hữu cho nhà nước các đất đai, tài sản nói trên, tất cả chỉ là “bàn giao quản lý” theo đúng chức năng của nhà nước – Trong một đất nước, nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, vậy việc bàn giao quản lý này, không có nghĩa là nhà nước là chủ sở hữu tài sản trên.

Nếu UBND TP Hà Nội không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ, không chứng minh được việc mình chiếm đoạt, sở hữu những tài sản trên, thì đương nhiên, theo Hiến pháp 1959 mới ký chưa ráo mực, UBND TP Hà Nội đã vi phạm pháp luật ngay tại thời điểm đó.

Khi đất đai, tài sản trên nói trên, chưa có văn bản phù hợp pháp luật để thuộc quyền sở hữu của mình mà UBND Thành phố Hà Nội đã giao, cấp đất đai tài sản trên cho Xí nghiệp Thảm len từ ngày 30/1/1961 là trái pháp luật.

Xí nghiệp Thảm len, được giao cấp đất đai có nguồn gốc chiếm đoạt không ngay tình, không phù hợp pháp luật, mà sử dụng những tài sản đó là vi phạm pháp luật. Khi Xí nghiệp Thảm len sáp nhập với Công ty May Chiến Thắng để sau đó biến tài sản này thành đất đai của tư nhân là vi phạm luật pháp.

Sau khi UBND TP đã giao đất đai, tài sản trên đang thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu thế mà không có văn bản nào được thực hiện phù hợp pháp luật, thì quyền sở hữu và sử dụng của Dòng Chúa Cứu thế không hề thay đổi. Việc Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà đòi lại quyền sử dụng sở hữu của mình bị chiếm đoạt là đúng quy định pháp luật.

Tất cả những hành động chống lại việc đòi quyền sở hữu hợp pháp của người khác là vi phạm pháp luật. Tất cả những việc bảo kê cho việc chống lại việc đòi hỏi quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người khác là vi phạm pháp luật.

Ngày 8/8/1996, Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà đã gửi đơn khiếu nại, từ đó nhiều lần Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà đã liên tục khiếu nại, nhưng đã không được trả lời.

Đến năm 2007, khi biết Công ty May Chiến Thắng đã bán đất đai của họ cho một doanh nghiệp bất động sản để chia chác và tư nhân hóa, giáo dân mới kéo nhau đến cầu nguyện và giữ đất. Vụ việc mới có những chuyển động khác.

Hiến pháp năm 1992 thông qua tại phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút. Điều 74, “Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”.

Vì vậy, việc UBND TP Hà Nội và các cơ quan hữu quan, đã không giải quyết các khiếu nại về quyền sử dụng và sở hữu tài sản của Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà một thời gian quá dài đến 12 năm, là đã vi phạm Hiến pháp, pháp luật.

Nhà quan chiếm nửa đường đi!
Báo HNM online ngày 5/9/2008 viết rằng: “… các trường hợp tranh chấp đất đai có nguồn gốc tôn giáo ở các địa phương đã được lường trước. Quốc hội, với vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất, đã ban hành Nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003, trong đó Điều 1 khẳng định: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất …”.

Theo những lời lẽ đã được viết trong bài báo trên, phải chăng Quốc hội đã lường trước được việc Nhà nước chiếm đoạt đất đai tôn giáo mà không có văn bản đúng pháp luật quy định nên đã ra cái Nghị quyết nói trên “Theo Tờ trình số 1516/CP-CN ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ..”? để công nhận những điều vô lý đó?

Nếu vậy, Quốc hội đã làm điều đó có đúng với tinh thần hiến pháp chưa? Và trước hết, người ta có quyền đặt câu hỏi: Quốc hội đó đang là của ai và phục vụ ai? Bởi đối tượng đang bị chiếm đoạt đó là nhân dân Việt Nam.

Xin thưa rằng, theo hiểu biết đơn giản nhất về pháp lý, thì không có bất cứ văn bản nào, Nghị quyết nào được phép vượt lên các qui định của Hiến pháp. Cũng không có bất cứ văn bản nào, dù là của cơ quan nào được chống lại Hiến pháp.

Hiến pháp 1992 - Điều 23: - Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.

Điều 70: (Trích)- Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.


Mặt khác, những khiếu nại của Dòng Chúa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà đã được khiếu nại từ năm 1996, tức là 7 năm trước khi có cái Nghị Quyết nói trên. Nếu các cấp nhà nước nghiêm chỉnh là những cơ quan phục vụ nhân dân, thì sự việc đã giải quyết xong trước rất lâu khi Nghị quyết trên ra đời. Cho nên khi Nghị quyết ra đời, đất đai đó vẫn đang trong vòng tranh chấp, khiếu kiện, chứ không thể là “nhà nước đã quản lý bố trí sử dụng” ... như bài báo và các cơ quan nhà nước cố tình gán ghép vào.

Đất đai, tài sản của Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà hoàn toàn không nằm trong bất cứ khoản mục nào của cái Nghị quyết nói trên đã nêu. Không thể ghép đất đai, tài sản trên vào một chính sách nào trong giai đoạn đó. Hoàn toàn không nằm trong chính sách “Cải tạo XHCN” như bao nhiêu văn bản từ các cơ quan TP Hà Nội cố bám vào và đã bị phá sản bởi ngay chính các quan chức trong cơ quan thi hành pháp luật đã khẳng định. (Ngay cái XHCN còn chưa biết mặt mũi nó làm sao thì làm sao mà cải tạo nó?)

Và ngay cả khi có, thì cũng phải có các văn bản đi kèm khi chiếm đoạt đất đai, tài sản trên vào nhà nước chứ chẳng ai nói bằng miệng, hoặc bằng những thứ giấy tờ không đủ căn cứ pháp lý như TP Hà Nội đã đưa ra.

UBNDTP Hà Nội, ngày 26/08/2008, đã gửi công văn số 680/UBND-NNĐC về việc cung cấp tài liệu giải quyết khiếu nại và gửi kèm 4 bản photocoppy để chứng minh cơ cở cho việc chiếm đoạt đất đai của mình, tức là đã thừa nhận việc sử dụng Nghị quyết 23/2003/QH11 nói trên là không đúng pháp luật.

Ngay cả khi đưa ra văn bản nói trên, chắc biết nhân dân đồng bào sẽ nghĩ gì, có đồng tình hay không, nên Nghị quyết trên còn thòng một câu sau: “đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài vì lợi ích chung của toàn dân tộc, đồng tình, ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Quốc hội, coi đây là sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp ổn định và phát triển đất nước”.

Việc bị chiếm đoạt khác hẳn với việc đóng góp tự nguyện cho đất nước. Trong những năm chiến tranh, đồng bào Việt Nam bất kể lương, giáo đã cống hiến không chỉ tài sản như những việc “xe chưa qua, nhà không tiếc” , mà cả hàng triệu sinh mạng của mình mà không hề toan tính với tinh thần ”Vì tổ quốc, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống của mình”…

Nhà quan chiém nửa đường đi!
Nhưng hai việc tự nguyện và bị chiếm đoạt là hai việc hoàn toàn khác nhau. Cũng như việc đóng góp cho đất nước khác hẳn việc cố tình chiếm đoạt xong rồi nhân hóa, chia chác cho một nhóm người nào đó.

Xưa nay, người dân luôn là những người nhân nghĩa, việc hi sinh của họ trong thời chiến đã đành, nhưng ngay cả trong thời bình sau chiến tranh, khi mà các quan chức thi nhau vơ vét, tham nhũng để tệ nạn này trở thành “quốc nạn”, thì họ vẫn là những người đã hiến đất, hiến nhà cho các lợi ích công cộng. Còn các quan chức của dân ở đâu? Xin thưa, hãy chờ đấy.

Những người dân còn phải hi sinh đến bao giờ hỡi cái nhà nước “do dân và vì dân” này?

Sau những tháng ngày giáo dân Thái Hà đã kiên quyết yêu cầu bằng nhiều hình thức, đến nay, giữa TP Hà Nội và Nhà thờ Thái Hà chỉ là việc xem xét các chứng cứ cho việc chiếm đoạt có đúng Hiến pháp và pháp luật không mà thôi.

Tiếc rằng, những chứng cứ TP Hà Nội đã đưa ra, đến nay là không đủ cơ sở pháp lý như đơn của Giáo xứ Thái Hà đã chỉ rõ. Liệu họ có văn bản, chứng cứ nào khác hơn nữa không? Bởi ngay khi cung cấp chứng cứ, cái Quyết định số 76 mà Đài THVN đã đưa lên lại không được đưa ra? Bởi họ biết rằng, chính cái quyết định ký ngày 30/1/1961 này đã nói lên toàn bộ sự thật về đất đai ở đây đã bị chiếm đoạt như thế nào.

Nếu có thêm những chứng cứ khác, TP HN và bên Nhà Thờ Thái Hà cũng đưa những tài liệu của mình để chứng minh cho những quan điểm của mình.

Với sự việc Thái Hà, trước khi nói hãy uốn lưỡi 7 lần

Việc luôn kết tội giáo dân, tu sĩ Thái Hà “vi phạm pháp luật” và bịa đặt trắng trợn, bóp méo sự thật để kết tội, mà những vi phạm của ngay các cơ quan công quyền một cách ngang nhiên không hề được nhắc đến, đó là sự vô lương tâm của một nhóm ma cô cầm bút. Đó là sự suy đồi đạo đức cuả xã hội, của dân tộc được thể hiện qua những trí thức nô dịch. Những con người chỉ vì miếng ăn mà làm mù con mắt lương tâm.

Điều người ta thấy hài hước, là nhiều bài báo, nhiều công văn đã nói câu này: “Trong thời gian tới, nếu Giáo xứ Thái Hà có nhu cầu xin sử dụng đất để phục vụ mục đích tôn giáo theo quy định Nhà nước thì phải thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết”.

Một giáo dân đã nói: “Của chúng tôi rõ ràng, bị chiếm đoạt đòi mười mấy năm nay còn không thèm trả lời, chờ đến khi bán cho tư nhân bị phát hiện, chúng tôi phản đối thì mới bằng mọi cách, mọi lực lượng để dập tắt. Thì hỏi làm sao mà họ còn xem xét đến những cái chúng tôi xin của họ? Trước hết, chúng tôi yêu cầu trả cái của chúng tôi đã, rồi chúng tôi sẽ xin và mang ơn họ sau” .

Cũng trên báo HNM luôn có những câu như sau: “Rõ ràng, chính quyền luôn luôn mở ra những cơ hội...” như để kể công. Xin thưa, chính quyền nếu là của dân, việc mở ra cơ hội phát triển cho dân là trách nhiệm của chính quyền. Chính quyền của dân thì không thể là nhà tù của dân để có thể kể công là mở ra hay đóng lại theo ý mình.

Trở lại bài viết trên tờ HNM, họ viết: “Ngoài ra, thành phố còn kiên quyết chấn chỉnh những sai phạm trong quản lý quy hoạch, kiến trúc... Và trước đó, Hà Nội được cả nước biết đến khi kiên quyết xử lý hàng loạt ngôi nhà xây lấn hành lang an toàn của đê trên đường Yên Phụ... Những việc làm đó đã góp phần lập lại trật tự kỷ cương, phép nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự bình yên cho Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước.

Vậy ai đã để cho những sai phạm trên xảy ra, khi mà Nhà nước với đội ngũ công chức khổng lồ ăn lương nhân dân? Ai đã chịu trách nhiệm về những vấn đề đó, hay cuối cùng cũng chỉ là nhân dân? Tiền của cho những sai phạm và xử lý sai phạm đó có là của cải của xã hội Việt Nam hay không? Làm ra rồi phá đi, có là cách để cho hạnh phúc nhân dân được đảm bảo?

Trở lại việc ở Thái Hà, việc đơn giản nhất là giáo dân dựng chiếc lều bạt ngủ đêm bị kết tội là làm mất an ninh trật tự, làm cản trở giao thông. Hãy đến xem ngôi nhà của cán bộ nào đó đã chiếm nửa con đường đi chung mà mới được xây dựng chưa lâu, thì cái lều bạt chỉ là con muỗi.

Dù sao, trên tờ báo này, đã công nhận một điều không thể không công nhận: “Để xảy ra tình trạng trên, có nguyên nhân từ thiếu sót khuyết điểm của chính quyền các cấp và các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng khu đất ở 178 phố Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa trong các thời kỳ trước đây” . Nhưng vẫn đổ cho giáo dân và tu sĩ.

Vậy những cái gọi là thiếu sót đó thế nào? Nó là con voi mà những “vi phạm” của giáo dân nếu có là những con muỗi bám trên đó?

Cái khuyết điểm chính, cái mồi lửa chính làm bùng lên sự phẫn uất của giáo dân Thái Hà là ở chỗ: Chiếm đoạt không theo pháp luật những tài sản được pháp luật bảo hộ đã diễn ra ngang nhiên mà không ai bị xử lý, bởi sự phân biệt đối xử trong những trường hợp này, đã biến nạn nhân thành thủ phạm đã dẫn tới tình trạng này.

Ai đã vi phạm pháp luật? Pháp luật một đất nước có được chống lại Hiến pháp của đất nước hay không? Ai đã chống lại Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bằng những hành động của mình? Xin các nhà báo ảo thuật, hãy tự soi lại.

Vụ việc ở Thái Hà, chỉ là những vụ việc dân sự đơn giản, nhưng tờ HNM và một số quan chức đã hình sự hóa vụ việc, rồi chính trị hóa nó cho những mưu đồ khác nhau. Hãy suy nghĩ một điều: Sau hơn 60 năm dưới chế độ này, một nước Việt Nam với nhân dân vốn cần cù, chịu khó, giàu nhân nghĩa, tại sao luôn luôn có “những thế lực thù địch” nhiều đến thế?

Câu trả lời dễ dàng là: Nếu giải quyết mọi vấn đề đất nước không căn cứ trên luật pháp với công lý và sự thật, nếu cứ tiếp tục chỉ vì quyền lợi của những cá nhân nào đó, (như trên mảnh đất Thái Hà đã bị âm mưu chia chác) mà đẩy người dân lương thiện, đẩy cả cộng đồng nhân dân, cộng đồng tôn giáo vì công lý hòa bình (như những giáo dân Thái Hà hôm nay) đến nhà tù, súng đạn và dùi cui, để chiếm đoạt bằng được tài sản của họ, thì chắc chắn, số lượng những kẻ thù địch sẽ tăng lên gấp bội mà thôi.

Quốc pháp là tối thượng, hãy để đất nước được điều hành với một nền pháp luật công minh và để có công lý có cơ hội phát triển trên đất nước này. Điều đó hết sức cần thiết cho sự phát triển của đất nước này theo kịp bước đi của thế giới văn minh.

Hà Nội, ngày 5/9/2008
 
Độc giả góp ý kiến: Hóa Giải Chiến Tranh Bằng Hòa Giải Dân Tộc
Vũ Minh Hoàng
11:15 05/09/2008
LTS: Bài viết sau đây là ý kiến của một người đang sống tại Hà Nội, tác giả viết "tôi luôn theo sát sự phát triển của đất nước và những thách đố mà đất nước và người dân đang phải đối diện, trong đó có các vấn đề liên quan tới các người bất đồng chính kiến và các tôn giáo. Tôi kính gửi tới qúi vị bài viết của tôi kèm theo email như một đóng góp vào sự giải hòa và phát triển của cả đất nước trong tiến trình chấm ngoại xâm và sự đe dọa của Trung Quốc và mang lại giải pháp cho các tranh chấp giữa các tôn giáo và Nhà nước".

Hóa Giải Chiến Tranh Bằng Hòa Giải Dân Tộc

Trang mạng Sina – một trang mạng thông tin rất phổ biến được sự kiểm duyệt của chính phủ cộng sản Trung Quốc vừa tung lên một loạt bài viết đe dọa chiến tranh với Việt Nam. Động thái nhắc nhở đe dọa này một lần nữa chứng tỏ tính hẹp hòi, ích kỷ và đầy hiếp đáp của chính quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc thực ra đã nhìn thấy rõ xu hướng phát triển dân chủ và đa nguyên của thế giới nhưng vẫn còn quyến luyến với chính thể độc tài toàn trị vì tham vọng tăng trưởng kinh tế và trở thành cường quốc của mình. Bao lâu còn thâu tóm được thị trường một tỷ ba trăm triệu dân thì chính quyền Trung Cộng còn sức mạnh chèn ép, áp đặt lên các thị trường tự do khác trên thế giới, cũng như “làm luật” với các nhà đầu tư. Chính vì tham vọng này, Trung Cộng hoàn toàn không muốn Việt Nam vượt trước mình trong vấn đề cải cách chính trị, cũng như làm mọi cách để không cho quá trình cải cách chính trị ở Việt Nam tổn hại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế vũ bão của mình.

Đây là đòn thử tâm lý của chính quyền Trung Cộng đối với chính quyền cộng sản Việt Nam. Trước mắt chính quyền Trung Cộng không có một lý do gì để chiến tranh với Việt Nam. Trung Quốc vừa bước ra từ tư cách nước chủ nhà Olympic, cộng đồng quốc tế vẫn đang để mắt dõi theo từng động thái đối nội cũng như đối ngoại của Trung Quốc. Không có một cuộc chiến tranh trong tương lai gần nhưng về lâu dài vẫn tiềm ẩn một cuộc chiến gây hấn bởi Trung Cộng. Việc mải mê với những thành tựu vượt bậc về kinh tế cùng với việc kiên quyết nắm chặt truyền thông thông tin một chiều trong Hoa đại lục là một nguy cơ dẫn giới trẻ Trung Quốc xa vào chủ nghĩa dân tộc quá khích hay chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên việc bưng bít tin tức của các chế độ cộng sản ngày nay không còn hiệu lực như trước nữa! Thế vận hội Olympic là một điển hình. Một đàng Trung Quốc muốn giới thiệu một quốc gia đang phát triển và muốn thông thương với thế giới, đang khi đó họ không muốn phơi bầy những cái tồi tệ trong guồng máy cai trị độc tài của họ. Dù có che đậy thế nào đi chăng nữa, thế giới cũng nhìn ra những bất toàn của Trung Quốc qua báo chí quốc tế và qua chính người Trung hoa cung cấp những ttin tức về sự thối nát và guồng máy cai trị lỗi thời… Cũng vậy, vụ Thái Hà đã chứng tỏ cho thấy rằng dù chính quyện cộng sản Hà nội đã dùng đủ mọi chiêu thức từ báo chí, truyền thanh, truyền hình, cho đến dọa nạt, bắt bớ, đánh dập, tra tấn, và bêu xấu, kết án, v.v… nhưng vẫn không che dấu nổi sự thật về những gì đang xẩy ra ở Thái Hà. Trong thời buổi truyền thông đốt phá ngày nay, tin tức của các nhóm tư nhân còn nhanh nhẹn và sáng tạo gấp nhiều lần bộ máy tuyên truyền của nhà nước. Một trong những lý do rất dễ hiểu là những người làm cho chính quyền họ làm vì quyèn lợi và vì đồng tiền, còn những người đang cầu nguyện và tranh đấu họ làm dân danh lý tưởng, công lý, sự thật, và nhất là niềm tin tưởng sâu xa rằng chân lý rồi sẽ thắng, nên họ không còn biế sợ sệt và sẵn sang hi sinh cho đại nghĩa.

Dù gì chăng nữa, một sự chuẩn bị xa cho cuộc chiến tiềm ẩn và cũng là làm thất bại đòn thử tâm lý của chính quyền Trung Cộng, là một sự cẩn thận không thừa trong chính trị đối với dân tộc Việt Nam. Điểm nhấn và cũng là khởi đầu của công cuộc chuẩn bị này là tiến trình “hòa giải dân tộc để hóa giải chiến tranh”. Đây không phải là một bài học mới, chính cựu thủ tướng chính quyền cộng sản Việt Nam Võ văn Kiệt đã từng đề cập khi ông còn sống. Một gia sản cho chính quyền cộng sản đương nhiệm đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải vượt qua. Trọng tâm của đường lối hòa giải này nằm ở ba điểm:

1. Hòa giải với kiều bào: Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đa phần là những người tị nạn chính trị, là những người chịu mất mát nhất trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của cộng sản. Gần đây động thái của nhà nước tiến gần đến sự hòa giải với nhận thức kiều bào hải ngoại là “một phần máu thịt của Việt Nam.” Coi kiều bào là một phần máu thịt, là đồng bào, thì chính quyền cũng nên chấp nhận những giá trị chính trị tự do dân chủ mà kiều bào theo đuổi, biểu tượng cho lý tưởng chính trị này là lá cờ vàng ba sọc đỏ bấy lâu nay vẫn là lá cờ tụ nghĩa của người Việt hải ngoại. Sự chia sẻ đó có thể được cụ thể hóa bằng việc công nhận tính đại diện pháp lý bên trong nước cũng như ngoài nước của lá cờ vàng ba sọc đỏ của cộng đồng Việt hải ngoại.

Đây là một bước đi mang tính chiến thuật chính trị trong tiến trình hòa giải dân tộc, cũng như một bước đột phá sáng tạo trong công cuộc cải cách chính trị tại Việt Nam. Các chính trị gia Việt Nam nên nhận chân vấn đề và đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng phái.

Sự hòa giải này là biểu tượng giao hòa giữa người với người.

2. Hòa giải với tôn giáo: Tiến trình hòa giải với các tôn giáo nên cụ thể hóa bằng việc trao lại tất cả đất đai, cũng như quyền tự do quản trị cho tất cả các giáo hội.

Bước đi chiến thuật của tiến trình hòa giải tôn giáo là việc đặt quan hệ ngoại giao với tòa thánh Vatican (đối với giáo hội Công giáo), và trao lại quyền hoạt động và tự quyết cho giáo hội Phật giáo thống nhất.

Tiến trình hòa giải này rất quan trọng vì mang lại niềm phấn khởi và tin tưởng cho các tín đồ tôn giáo chiếm đa phần dân số. Mặt khác xã hội cũng được ổn định, và các tôn giáo cũng có cơ sở để giúp nhà nước lo các vấn đề an sinh xã hội đặc biệt là y tế và giáo dục. Đây là những mảng được cho là tiềm lực của các tôn giáo. Từ đó nhà nước có thể rảnh tay lo toan các chuyện đại sự chống ngoại xâm và tham gia chính trường quốc tế một cách tự tin hơn.

Tiến trình này biểu trưng cho sự hòa giải tâm linh.

3. Hòa giải chính trị: Tiến trình hòa giải với kiều bào, hòa giải với tôn giáo chỉ là hai bước đệm cần thiết dẫn tới tiến trình hòa giải chính trị - tiến trình hòa giải quyết định vì dẫn tới sự biến đổi toàn diện một dân tộc. Hòa giải chính trị không gì khác là một cuộc chuyển đổi thể chế từ thể chế chính trị độc tài toàn trị sang thể chế chính trị đa nguyên đa đảng. Tiến trình hòa giải này có ý nghĩa quyết định trong tiến trình hòa giải dân tộc đặc biệt đặt trong bối cảnh Việt Nam phải đương đầu với một cuộc chiến tiềm ẩn gây ra bởi Trung Cộng.

Sự lãnh đạo độc đoán của Đảng cộng sản quả thực là một ngăn cản làm chậm cho tiến trình hòa giải dân tộc. Đảng cộng sản độc trị cũng là mục tiêu tấn công của những người kích hoạt dân chủ trong nước cũng như ngoài nước. Các chính trị gia Việt Nam nên có những bước đi mang tính đột phá cải cách chính trị. Bước đi mang tính chiến thuật chính trị là việc hợp thức hóa các đảng phái khác bên cạnh đảng cộng sản. Đây là bước tối quan trọng hóa giải các xung đột chính trị, gắn kết tất cả các trào lưu chính trị trong xã hội, khơi dậy sự sáng tạo chính trị thay vì làm bất ổn định xã hội, điều đó có nghĩa là làm tăng sức đề kháng của dân tộc trước họa ngoại xâm.

Sự chuyển hóa chính trị này sẽ là một quảng cáo tiếp thị đầy hiệu quả mà không tốn tiền cho Việt Nam. Bởi vì sự chuyển hóa chính trị sâu sắc này sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận thế giới vào Việt Nam, vào những biến động của vùng Đông Nam Á và nhất là thái độ của Trung Quốc trước những biến động đó. Việt Nam sẽ lại một lần nữa trở thành “tâm điểm” chú ý của thế giới, chứ không phải là trở nên “tâm điểm” chú ý của thế giới về đàn áp tôn giáo và một quốc gia mà nền pháp trị không được chính chính quyền coi trọng!

Tiếp đó bước chuyển thể chế chính trị này là một sự minh bạch hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Phương Tây (đại diện Hoa Kỳ). Sự minh bạch này là một bước để quốc tế hóa cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một khi chính thể Việt Nam không còn là chính thể cộng sản độc trị nữa, cuộc chiến tranh nếu có xảy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng sẽ không còn được hiểu là những “hục hặc” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em nữa, nhưng sẽ được cả thế giới hiểu là một cuộc chiến giữa Trung Quốc cộng sản với một nước tự do, và như thế Trung Quốc không phải chỉ đương đầu với Việt Nam nhưng là đương đầu với cả thế giới tự do. Mọi hành động của Trung Quốc với Việt Nam sẽ được quan sát chặt chẽ. Hành động xâm lược chắc chắn sẽ không được dung tha. Với bước đi này Việt Nam đã cô lập được Trung Quốc và lôi kéo thêm đồng minh.

Không những đây là một bước đi chiến lược đối với sự đe dọa từ Trung Quốc, mà bước chuyển chính trị này còn khuấy động phong trào cải cách chính trị cũng như phong trào đấu tranh dân chủ, và xu hướng ly khai ở Trung Quốc. Trung Quốc ngay lập tức phải đối mặt với bất ổn từ chính xã hội mình.

Tiến trình hòa giải với kiều bào tượng trưng cho sự hòa giải giữa người với người, tiến trình hòa giải với tôn giáo tượng trưng cho sự hòa giải với tâm linh, và tiến trình hòa giải chính trị tượng trưng cho sự hòa giải với chính mình. Hai tiến trình: hòa giải giữa người với người và hòa giải với tâm linh phải khởi động trước để làm tiền để cho tiến trình thứ ba: tiến trình hòa giải và biến đổi chính mình. Ba bước không thể thiếu trong tiến trình hòa giải dân tộc.

4. Thời điểm 1000 năm Thăng Long: Thời điểm này được cho là thời điểm vàng để hoàn tất tiến trình hòa giải dân tộc với sự tuyên bố một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Trong một thời gian nữa, Trung Quốc sẽ chưa có cơ hội cũng như hội đủ lợi thế để mở một cuộc chiến tranh với Việt Nam. Một cuộc chiến tranh một mất một còn sẽ phá hủy nền kinh tế của Trung Quốc, còn nếu là một cuộc chiến tranh mang tính dọa nạt sẽ chỉ biến Trung Quốc thành trò cười, và bị lên án bởi quốc tế. Dẫu biết thế Việt Nam cũng không thể bình chân như vại, vì thời gian cũng đã đến lúc phải khẩn trương. Công cuộc chuyển hóa chính trị độc tài đảng trị sang chính trị đa nguyên đa đảng ở Việt Nam càng để lâu càng nguy hiểm trước sự lớn mạnh cũng như sự đe dọa ngày càng lộ liễu của Trung Quốc.

Tóm lại, sự ổn định xã hội, sự phát triển đất nước, và tránh nguy cơ chiến tranh phục thuộc vào tiến trình hòa giải dân tộc. Thành công của tiến trình này lại phụ thuộc vào thiện chí, sự sáng suốt, và sự đồng tâm của các chính trị gia Việt Nam. Cũng có ngươi cho là đang có những dấu hiệu cho thấy là Việt Nam muốn đi trước Trung Quốc một bước trong cải cách chính trị. Việc “cầm đèn chạy trước ô tô” này của chính quyền cộng sản Việt Nam khiến Trung Cộng bực mình tung đòn tâm lý chiến. Dẫu Trung cộng cả gan gây chiến với Việt Nam đi nữa thì việc hóa giải chiến tranh hệ tại ở việc chính quyền Hà Nội biết hòa giải dân tộc.
 
Hí họa... công an Thái Hà
Phở Bò
13:06 05/09/2008
 
Ngày 5/9/2008: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân từ các nới xa xôi tiếp tục về thăm Thái Hà
PV VietCatholic
14:40 05/09/2008
THÁI HÀ - Sáng nay 5.9.2008, hàng ngàn người từ khắp nơi tiếp tục đổ về linh địa Đức Bà để cầu nguyện. Quả thật, linh địa Đức Bà giờ đây đã trở nên một trung tâm hành hương, khuôn viên giáo xứ Thái Hà giờ đây đã trở nên quá nhỏ bé so với lượng người từ khắp nơi đổ về, chưa kể có nhiều đoàn hành hương bị công an chặn đường và không cho đi khi biết họ đang trên đường đi viếng linh địa Đức Bà Thái Hà.

Hình ảnh hôm nay tại Thái Hà

Những người đến với linh địa Đức Bà sáng nay không chỉ là những giáo dân giáo tỉnh Hà Nội nhưng còn có cả những giáo dân đến từ Miền Nam, miền Trung…

Nhiều người đã được ơn trở về với Chúa qua bích tích hoà giải. Nhờ có khoảng trên 20 linh mục DCCT đến từ các cộng đoàn DCCT trên khắp lãnh thổ Việt Nam để chia sẻ và bày tỏ sự hiệp thông với anh em ở Thái Hà nên việc mục vụ giải tội đã được đáp ứng kịp thời.

Vì lượng giáo dân đến quá đông và nhu cầu liêng liêng của giáo dân nên quý Cha DCCT đã dâng 4 thánh lễ trong sáng nay.

Đến chiều và tối hôm nay, lượng người kéo về Thái Hà vẫn tấp nập. Nếu chỉ quan sát qua, có lẽ người ta sẽ lầm tưởng hôm nay là ngày đại lễ nào đó, bởi vì trong và ngoài nhà thờ người ngồi chật kín. Hơn nữa, thành phần tham dự thánh lễ cũng rất đa dạng.

Có tới 28 linh mục đồng tế, trong đó có linh mục của giáo phận Hà Nội, Bùi Chu và các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đến từ các cộng đoàn trong cả nước. Có khoảng 60 nữ tu, trong đó hầu hết là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, còn lại là các nữ tu Dòng Phaolô và Mến Thánh Giá Hưng Hóa.

Sau thánh lễ, tất cả đã tiến ra linh địa cầu nguyện. Lực lượng cảnh sát tối nay được tăng cường tới đây khá đông. Dẫu vậy, họ không có động thái gì khác hơn là đứng quan sát giáo dân cầu nguyện.

Bên cạnh đó, những người quay phim, chụp hình của các đài báo nhà nước tiếp tục săm soi tác nghiệp. Thấy vậy một số giáo dân nhận định rằng: “Chắc chắn là ngày mai những thông tin méo mó về Thái Hà lại tiếp tục được rêu rao trên các đài báo quốc doanh”.

Dù bị quấy rối bởi các tay quay phim chụp hình, nhưng giáo dân vẫn giữ được tinh thần cầu nguyện trong ôn hòa và trật tự. Sau buổi cầu nguyện chung tại linh địa, một phần ba giáo dân vẫn còn nán lại câu nguyện riêng trước ảnh tượng Đức Mẹ. Những thành phần bất hảo vẫn được huy động đến đây để khiêu khích bà con giáo dân.
 
Thái Hà và câu chuyện ngược ngạo hàng ngày của Hà Nội
Hà Long
16:49 05/09/2008
THÁI HÀ - Mới đây một bài viết ngắn của tác giả Nam Định về trình độ đóng phim tại hiện trường Thái Hà của Đài Truyền Hình Hà Nội thật tinh ranh như vẫn làm hề trong những ngày qua. Nhóm làm "phim dỏm“ của giáo dân Thái Hà lên chân hơn nhóm "chuyên nghiệp" của ĐTT Hà Nội vì vạch mặt được sự xảo trá, lừa bịp của truyền thông nhà nước mướn người đàn ông áo xanh đóng kịch tố cáo người vô tội hôm 4/9/2008. Cụ già áo xanh bị lộ tẩy chuồn gấp và Đài Truyền Hình Hà Nội bẽ mặt cuốn gói ra về.

Cụ già áo XANH đóng trò giả cho TV Hanoi
Tác giả tiếc rẻ tả thêm: "Có lẽ cũng nên biết điều này. Ngày nào tin thời sự không nhắc đến Thái Hà thì giáo dân "hơi bị" buồn, vì thiếu đề tài trào phúng trong lúc trà dư tửu hậu."

Như thế nhà nước đang tự tiếp tay có chỉ đạo để quảng cáo cho địa danh Hành Hương Thái Hà, vì thế càng lúc dòng thác người hành hương từ muôn phương tuôn về càng đông đến nỗi phải gia tăng các thánh lễ, gia tăng các tòa giải tội cho những con chiên trở về với Chúa. Nhìn bằng ánh mắt siêu nhiên: Ân sủng của Thiên Chúa đang đổ dạt dào xuống Thái Hà. Đúng như thế, Thái Hà từ khởi đầu đã từng là trung tâm Hành Hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thì nay cũng vẫn là vậy cho dù đang bị các tham quan tìm cách cướp đất chia lô bán đi bỏ tiền vào túi riêng.

Mình tính không bằng trời tính. Quy luật này cộng sản Việt Nam có điêu ngoa đến đâu cũng không tránh khỏi!

Hà Nội đang chuẩn bị mừng kỷ niệm 1000 dựng thành, UBND TP Hà Nội nên bỏ sức vào công cuộc này để làm nở mặt nở mày với người dân, dân tộc và với thế giới thay vì sử dụng sức lực và tiền bạc để bảo vệ mảnh đất Thái Hà đang cướp của người khác. Hà Nội còn nhiều chuyện để làm, điển hình bài báo VietNamNet tố cáo với tựa đề hôm nay: „Dựng bãi giữ ô tô không phép ngay mặt tiền Bách Thảo - Hà Nội“.

Hơn một tháng qua, hàng trăm mét vuông vỉa hè án ngữ mặt tiền Bách Thảo đã trở thành bãi trông giữ ô tô trái phép. Đáng nói là dù đã lập biên bản nhưng lực lượng chức năng vẫn không dám “hốt xe“.

"Từ đầu tháng 8/2008 đến nay, trong khi Hà Nội đang “gồng mình” để xử lí tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè sau một tháng thực hiện Quyết định 02 và 20 của UBND TP. Hà Nội thì cả một dãy dài hàng trăm mét trên đường Hoàng Hoa Thám (đoạn từ ngã 3 Mai Xuân Thưởng đến cổng Bách Thảo, thuộc địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) đã nghiễm nhiên được Công ty Bách Việt dựng bảng, nhà tạm, kẻ vạch sơn và tổ chức trông giữ ô tô ngày đêm, bất chấp ý kiến của phường sở tại và cũng không cần giấy phép của UBND quận Ba Đình.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Chủ tịch UBND phường Ngọc Hà cho biết, từ ngày lập biên bản (3/8), đến nay, công ty này chỉ xuất trình được Quyết định “đồng ý về mặt nguyên tắc” của Giám đốc Sở GTVT và một giấy đề nghị của Chánh Thanh tra Sở GTVT “giới thiệu” Công ty Bách Việt tổ chức trông giữ ô tô tại đây.

Muốn trông giữ xe trên vỉa hè thì phải có giấy phép của quận, còn Sở GTVT không có thẩm quyền cấp phép trông xe trên vỉa hè. Nên Công ty Bách Việt rõ ràng đã tổ chức trông xe không phép”, ông Linh nói.

Bãi đậu xe vườn Bách Thảo (Photo: VietNamNet)
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sở dĩ không có phép nhưng công ty này vẫn ngang nhiên dựng lên một bãi trông giữ ô tô hoành tráng là bởi xe được trông giữ tại đây phần lớn là xe của cán bộ… của Văn phòng Chính phủ.

Cũng chính vì thế mà dù đã lập biên bản và nhắc nhở nhiều lần nhưng các lực lượng chức năng vẫn không dám “hốt xe” vi phạm như lời ông Chủ tịch phường này thừa nhận.“ (Báo VietNamNet, ngày 5/9/2008).

Cuối cùng vô tình hay hữu ý UBND quận Ba Đình đã làm cho các độc giả nhìn thấy sự ăn chia, giành mâm cỗ hốt bạc của các phe nhóm ở nơi vỉa hè này qua bài báo:

"Đại diện UBND quận Ba Đình cũng cho biết, từ trước đến nay, hàng chục cơ quan, đơn vị đã “có lời” xin được cấp phép trông giữ xe tại vỉa hè đường này.“

Quyết định 02 và 20 của UBND TP để dành cho ai, nếu không phải để người dân nghèo phải cúi đầu vâng lệnh? Nhóm tham quan phe cánh hưởng lợi lộc vẫn nhởn nhơ phạm pháp trên vỉa hè Bách Thảo. Vi phạm tại bãi giữ ô tô không phép ngay mặt tiền Bách Thảo được sánh bằng con voi trước mặt mà UBND TP Hà Nội mù mắt không trông thấy, trong khi vài viên gạch được dọn đi „mở lối vào nhà của mình“ tại Thái Hà thì người dân phải trả bằng giá máu, bằng tù tội, đánh đập và bằng hơi cay.

Nhìn vào cách cư xử "phản pháp luật“ của UBND TP Hà Nội cho thấy rằng người dân thấp cổ bé họng càng bị áp chế thêm. Đến cả đồ vật của tham quan còn có thêm quyền hành không ai dám sờ mó vào cho dù phạm pháp vì „phần lớn là xe của cán bộ… của Văn phòng Chính phủ.“

Từ câu chuyện ngược ngạo hàng ngày xảy ra tại Hà Nội chúng ta được phép đặt câu hỏi:

  • Lạ nhỉ, HNM ở ngay gần bên mà không nhìn thấy mặt tiền Bách Thảo với nhiều xe ô tô đậu trái phép?
  • Lạ nhỉ, không thấy Đài Truyền Hình Hà Nội làm phim đóng kịch ở đấy?
  • Lạ nhỉ, lũ bồi bút HNM đang phịa chuyện về Thái Hà đang ở nơi đâu?
  • Lạ nhỉ, điều báo đài luôn gào to rằng các cơ quan có thẩm quyền cần mau chóng giải quyết, xử lý gấp các vi phạm tại Thái Hà, có dám rờ đến một chiếc bánh xe ở vỉa hè Bách Thảo không?
  • Lạ nhỉ, tội đồ của người dân Thái Hà nguy hiểm hơn Công ty Bách Việt?
 
Truyền thông vì công lý
Nhã Nam
17:07 05/09/2008
Sự kiện giáo dân Thái Hà, đòi lại đất hiện đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên dư luận. Thực ra chuyện đòi lại mảnh đất đã phát xuất từ 12 năm trước đây, khi giáo dân Thái Hà đứng trước nguy cơ là mảnh đất của họ bị chiếm đoạt phi pháp. Lúc ấy LM Vũ Ngọc Bích đã gửi đơn khiếu nại, những mong vùng đất có chủ quyền hợp pháp ấy sẽ được chính quyền trả lại. Nhưng đơn thì có đi, mà hồi âm chẳng có, trong khi chủ nhân hợp pháp tức nhà xứ Thái Hà thiếu đất trầm trọng cho những nhu cầu mục vụ.

Gần đây nhất, miếng đất còn đang trong tình trạng chờ giải quyết trả lại thì lại bị xẻ thịt để chia chác cho các tư nhân. Chẳng đặng đừng, những gíao dân thấp cổ bé họng ấy phải dùng phương sách mà họ có là những lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện vì công lý ấy đã liên kết thêm nhiều giáo dân các vùng lân cận và đã trở thành cao trào khiến chính quyền lo sợ. Chính quyền đã phải dùng hạ sách là truyền thông một chiều và bạo lực. Nếu trước đây vài năm, hai phương sách ấy là thượng sách rất hữu dụng để trấn áp dư luận thì nay đã bộc lộ điểm yếu chết người. Đơn giản vì thời đại đã thay đổi, thời đại của hội nhập, của thông tin toàn cầu. Nhân dân đã biết tìm đến nguồn thông tin trung thực, và giáo dân Thái Hà không còn đơn độc trên hành trình tìm công lý.

Truyền thông một chiều của phía chính quyền chỉ còn là bàn tay giơ lên che ánh sáng mặt trời. Chính vì lý do ấy, vài tờ báo, vài đài truyền hình của Đảng dù ra sức vu khống, mạ lỵ, bóp méo sự thật, kích động chia rẽ tôn giáo - nhân dân và vu cáo rằng "có thế lực thù địch hậu thuẫn" để chuẩn bị cho dùi cui điện, nhà tù, hơi cay trấn áp giáo dân thì giáo dân chẳng còn sợ hãi, trái lại còn tạo thêm nhiều căm phẫn, thêm nhiều thông tin vạch trần sự giả dối tàn ác đó. Một sự kiện ngay giữa thanh thiên bạch nhật, ngay giữa thủ đô kéo theo nhiều ngàn người tham dự và chứng kiến thì truyền thông sai sự thật chỉ là tự giết mình. Nếu để ý người ta sẽ thấy những tờ báo lớn, có chút uy tín và lượng độc giả đông đảo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên... dường như ý thức được điểm tử ấy nên đã lựa chọn cách an toàn là im lặng hoặc chỉ đưa tin chiếu lệ sơ sài.

Còn các cơ quan thông tấn, truyền thông uy tín của thế giới đã nhanh chóng vào cuộc. Những thông tin trung thực chính xác đã liên tục được cập nhật và truyền tải đi khắp thế giới cách tức thời. BBC đã dành hẳn một chuyên mục cho sự kiện Thái Hà, rồi AFP, Reuter, RFI, VOA, RFA, Thông Tấn xã Công giáo, Asia News, Spero News đều đã vào cuộc, đó là chưa kể đến rất nhiều báo giấy, báo điện tử quốc tế; nhiều website, blogs, forum, email loan tải thông tin khiến cho sự kiện càng lúc càng nóng bỏng. Hình ảnh những bà cụ bị dùi cui đập tóe máu mặt, những gíao dân tay không tấc sắt bị đánh túi bụi, bị xịt hơi cay, bị còng tay lôi đi được phát tán rộng rãi khắp nơi. Bên cạnh đó là lời kêu gọi hiệp thông trong toàn thể giáo hội Việt Nam, Hải Ngoại... Từ thư Mục tử của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, TGM Ngô Quang Kiệt, của Linh mục đoàn Hà Nội, hình ảnh hiệp thông cầu nguyện của GM Thái Bình, GM Hải Phòng, cộng đoàn các tu sĩ Công giáo, các giáo dân khắp nơi nô nức đến tham dự và chia sẻ đã khiến cho truyền thông giả trá bị vạch mặt. LM Thiện Cẩm, trong bài viết về Thái Hà đăng trên báo Công giáo và Dân tộc (cơ quan của UB Đoàn kết Công giáo) có kể rằng, ông được đài Truyền hình và báo Sài gòn Giải phóng mời trả lời phỏng vấn nhưng ông từ chối vì ông không có đủ thông tin, họ lại đưa băng hình mà họ quay được cho ông, ông vẫn từ chối vì rõ ràng đó chỉ là thông tin một chiều. LM Thiện Cẩm đã không bị mắc lừa vì Giáo xứ Thái Hà không có báo chí, không có đài truyền hình, họ có cải chính thông tin sai sự thật thì không báo nào, đài nào đăng. Trang điện tử của BBC có bài "Bút chiến quanh vụ Thái Hà", thực ra cách dùng từ đó chưa thật chính xác, vì lẽ cả hai bên phải có quyền đăng tải thông tin của mình trên cùng một diễn đàn với độc giả làm trọng tài. Đằng này báo chí, truyền thông là công cụ của Đảng thì phải hùa theo, làm theo chỉ đạo của Đảng thì "bút chiến" thế nào được. Có chăng là những hình ảnh do các giáo dân Thái Hà tự chụp ảnh được, tự quay phim được để truyền tải lên những trang blog cá nhân hoặc cùng lắm đưa bài viết, hình ảnh ấy lên trang nhà của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam để tự minh chứng. Cái cách tự minh chứng bất đắc dĩ ấy vô tình trở thành một "vũ khí" hiệu quả, trở thành một trào lưu dân báo rộng rãi. Người dân đã tháo cởi cái rọ bịt miệng để cất lên tiếng nói vì sự thật, cũng vì sứ mạng loan báo sự thật đồng thời là một sức mạnh khiến người dân chẳng còn khiếp sợ bạo lực. Những lời vu cáo về "thế lực thù địch", về kích động... trở thành trâng tráo, vô duyên, không ai tin được.

Tờ Wall Street Journal, một tờ báo uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ đã nhận định những sự kiện vừa qua, nhất là vụ giáo dân Công giáo đòi đất ở Thái Hà sẽ khiến phần về Việt Nam "không được đánh giá tích cực" và "các tiến bộ tôn giáo ở Việt Nam đã bị khựng lại" từ đó "có lý do" để đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những nước phải được "quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo" (CPC). Ngoài các cơ quan truyền thông Công giáo quốc tế, các báo trong vùng ở Thái Lan, Đài Loan cũng trích nguồn thông tấn về vụ hôm 29/08 khi có giáo dân cáo buộc công an "đánh dân".

Như vậy, cách hành xử của chính quyền nên thay đổi, dù mảnh đất ấy có giá trị hàng triệu đô la, dù đã lỡ chia chác thì cũng nên trả lại cho chủ nhân hợp pháp là cộng đồng Thái Hà vì dù sao đất ấy cũng của dân tộc Việt, mưu ích cho người Việt. Đừng đẩy giáo dân hiền lành thành thế lực đối đầu nữa. Đừng nên chia rẽ dân tộc vì tư lợi của số ít người nào đó nữa. Cơ ngơi của tiền nhân để lại là núi sông, là hải đảo cần hợp sức dân tộc để gìn giữ trước sự xâm lấn của ngoại bang quan trọng hơn nhiều.

Lịch sử Công giáo đã ghi lại, cứ nơi nào máu người công chính đổ ra để minh chứng cho công lý thì nơi ấy sẽ trổ sinh muôn vàn chồi công chính mới. Liệu sự bất công có trấn áp được công lý mãi hay không. Câu hỏi tưởng đã có lời đáp.
 
Thư gửi một nữ phóng viên Truyền hình Hà nội
J.B Nguyễn Hữu Vinh
20:41 05/09/2008
THƯ GỬI MỘT NỮ PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

Thưa chị,

Tôi viết thư này, khi mà cả thành phố đang ngủ say sau một ngày vật vã với giá – lương – tiền và trăm thứ của cuộc sống. Tôi nhớ lại những gì tôi đã đọc tối nay và viết vài dòng thăm chị.

Trước hết tôi gửi chị lời chúc mừng mạnh khỏe và hạnh phúc, bình an trong cuộc sống.

Thưa chị,

Những hình ảnh của chị (mà tôi đã thấy trong mấy ngày qua) quả là để lại cho tôi một sự cảm phục, cảm phục về tinh thần nghề nghiệp, sự “hi sinh và cống hiến” cho công việc của chị. Trên Linh địa Thái Hà, chị đã thể hiện điều đó rất xuất sắc.

Những hình ảnh mà Đài TH đưa lên trong những ngày giáo dân Thái Hà đang đòi sự công bằng, đòi quyền lợi của mình, của những người nghèo qua việc chống lại sự mua bán mảnh đất của họ đã bị chiếm đoạt trắng trợn và không đúng luật pháp quy định, đã thực sự “gây ấn tượng”.

Nội dung những điều đó thật giả ra sao, những tưởng rằng, chị là người biết rõ hơn ai hết. Chị biết rằng, mảnh đất và tài sản đó không thể tự nhiên mà có, không là đất vô chủ, không được chuyển nhượng quyền sở hữu đúng theo các quy định của chính nhà nước này ban ra. Chị cũng biết rằng những chứng cứ đã được đem ra không có giá trị cho việc chiếm đoạt. Chị cũng biết rằng, việc chia chác mảnh đất Thánh thiêng này không dễ dàng nên đã phải vận động cả hệ thống chính trị và quân lực, ngoại giao. Và cuối cùng, chị cũng biết ai là người được hưởng lợi khi việc chia chác đó thành công. Chắc chắn không thể là tầng lớp dân nghèo, một tầng lớp mà đảng cộng sản đã coi là nòng cốt, là liên minh trong cuộc chiến đấu trước đây, đã đem hết tất cả những gì có thể có để chiến đấu cho ngày nay. Và ngày nay các quan chức của đảng đang đưa đất nước đến sự nhũng loạn, kiếm chác thì họ đang là đối tượng bị bỏ quên, chịu thiệt thòi nhất.

Và hiện nay, giáo dân đang đòi lại mảnh đất đó cho người nghèo. Chuyện đó thì dù chị có thể hiện ra bằng cách nào, thì trong sâu kín tâm tư, chị đã hiểu ngọn ngành.

Tôi viết những dòng này, không muốn nói lại những căn cứ của câu chuyện đó nhiều, tôi chỉ muốn nói với chị và trao đổi về một chữ “LƯƠNG TÂM”.

Thưa chị,

Phàm là con người, ai cũng có một thể xác và một tinh thần, thể xác được nuôi dưỡng bằng những thứ vật chất thường thấy như cơm ăn, nước uống và những thứ tiện nghi khác phục vụ cho nó. Ở xã hội Việt Nam ngày nay, một xã hội ương ương dở dở, lấy vật chất là mục tiêu, thì những người tích trữ cho mình được nhiều vật chất là những người được coi là thượng lưu, được kính trọng trong xã hội, mặc dù vật chất ấy từ đâu ra thì không cần biết hoặc có biết cũng chẳng ai quan tâm.

Ngoài ra con người còn có một thứ khác, đó là tinh thần, là ý thức. Cái giống tinh thần, ý thức đó, nó làm cho con người khác hơn loài vật mà tạo hóa đã sinh ra. Tinh thần đó, nó bao gồm nhiều thứ liên quan lẫn nhau: Đạo đức, lương tâm…

Chắc chị hiểu rằng, ngoài những thứ để phục vụ cho thể xác của mình được no đầy, con người thường chăm sóc cho mình có cuộc sống tinh thần đầy đủ và phong phú để con người có thể là NGƯỜI hơn.

Vật chất có thể để lại cho con cháu giàu hơn thiên hạ, nhưng cái quan trọng hơn, ông bà ta thường gọi là “Hồng phúc”. Bởi vì thứ đó không dùng tiền mà mua được, không dùng súng đạn mà cướp được, không dùng tiểu xảo mà lừa được của thiên hạ về cho mình. Mà nó bởi một quá trình mà người nhà Phật thường nói là “tu nhân tích đức” mà có.

Qua những việc chị làm và kết quả mà chị thu được, tôi tin rằng chị sẽ được sung túc về mặt vật chất, về mặt tiền bạc và tiện nghi. Điều đó có thể khẳng định, vì chúng tôi biết, đảng quang vinh của chúng ta rất hào phóng với những người mình đang cần và có thể sử dụng như những tên lính xung kích. Đảng chỉ bỏ vỏ khi đã vắt hết nước chanh thôi, (bao nhiêu bà mẹ anh hùng đang được các doanh nghiệp “phụng dưỡng” là điều chị nhìn thấy) mà chị thì đang còn trẻ và có nhiều sức để cống hiến cho đảng, cả tuổi tuổi xuân và tuổi nghề.

Nhưng có một số thứ mà tôi tin là chị sẽ thiếu, và sẽ còn thiếu rất nhiều. Đó là lương tâm và đạo đức làm người. Đó là thứ mà người ta muốn để lại cho con cháu mình để nó có thể được gọi là có “Hồng phúc”. Đó là điều mà khi người ta có, sẽ không có một ai cướp được của mình. Không như những thứ vật chất thường thấy, một cơn bệnh, một tai nạn là rũ áo chào chị ra đi mà thôi.

Thưa chị,

Dân tộc Việt Nam, qua mấy ngàn năm, vẫn còn giữ được những giá trị văn hóa, tinh thần nhất định, dù khi đất nước dưới sự cai trị của những người cộng sản đã làm dân tộc này mất đi quá nhiều những thứ quý giá đó. Mớ lý thuyết tôn sùng vật chất, coi nhẹ ý thức đã làm băng hoại xã hội, làm con người dần dần mất nhân tính, chính nó cũng đã sản sinh ra những hậu họa khôn cùng cho dân tộc này.

Chắc chị cũng biết rằng, có những con người đang sống mà như đã chết, dù họ có nhiều tiền bạc, nhiều vật chất. Ông Thánh Các Mác cũng đã nói rằng: “Nếu hạnh phúc con người chỉ là vật chất đầy đủ, thì con lợn còn hạnh phúc hơn” . Thật là chí lý.

Người ta không trách những người có nhiều vật chất tiền của bằng sức lao động chân chính của mình, mà người ta thường nói tới và phỉ nhổ những kẻ kiếm tiền bằng những cách táng tận lương tâm.

Ngay cả cái ông sản sinh ra cái lý thuyết Mác – Lê mà giờ đây nhân loại tiến bộ đã cho vào sọt rác, cái lý thuyết chuyên nghề cướp chính quyền và đấu tranh giai cấp với ý nghĩa “vật chất có trước, tinh thần có sau” cũng đã phải kêu lên rằng: “Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình”.

Vậy đó, tôi mới nghĩ đến đó và viết thư này cho chị, chắc chị hiểu rằng, với bộ máy tuyên truyền của nhà nước hiện nay, mà chị là một bộ phận hăng hái trong đó. Nó như một cây cung, nhưng chị là đầu mũi của cái tên bắn đi và đó là phần ngập sâu nhất vào trái tim người vô tội. Điển hình trong vụ việc ở Thái Hà hiện nay.

Từ những sự việc rõ như ban ngày, từ những sai trái không có ai có thể bào chữa buộc người dân phải chấp nhận phương pháp cầu nguyện hợp pháp để nói lên ý nguyện của mình là đòi bằng được tự do, công lý và sự thật. Dưới bàn tay nhào nặn và bóp méo chị đã sản sinh được những sản phẩm quái dị độc hại cho những người nghèo khổ. Sản phẩm đó như một thứ ma túy để đầu độc nhân dân thiếu thông tin bấy lâu nay do hệ thống tuyên truyền một chiều vu cáo ác độc. Bởi nó không chứa đựng sự thật trong đó, mà lẽ ra, với con người bình thường, mình phải cung cấp cho họ nguồn thông tin sạch sẽ, không nô dịch để họ tự đánh giá sự việc mà tự lượng cho mình một cách sống, cách xử sự.

Nhưng tất cả đã là khác khi qua bàn tay chị. Khi chị đứng đằng sau, bóp méo sự thật và bênh vực những kẻ hình người dạ thú đánh đập người vô tội trên đường Thái Hà, những kẻ xịt hơi cay vào phụ nữ và trẻ em, những đứa trẻ vô tội như con chị, mà chị còn tráo trở nói ngược sự việc để bào chữa, bao che cho tội ác? Chí có thấy đó là một tội ác trời không dung, đất không tha hay không? Hay chị cho rằng đó là việc bình thường như người ta đang nói trong xã hội hiện nay là “Những điều không bình thường đã trở thành bình thường”?

Tôi cảm phục chị vì sự đổi trắng thay đen. Làm được điều đó không hề dễ chút nào với người còn chút lương tâm tối thiểu. Tôi cảm phục chị vì sự bôi đen, bóp méo sự thật để vu cáo và thóa mạ không thương tiếc một cộng đồng những người tu hành và giáo dân, những người đang chắt chiu từng tý PHÚC để lại cho con cháu. Tôi cảm phúc chị vì sự kiên quyết đạt được mục đích, hoàn thành được nhiệm vụ bằng những hành động vô nhân tính nhất. Tôi thực sự ái ngại cho bản thân chị, gia đình, con cháu chị sau này, sẽ thừa hưởng được những gì từ những gì từ người vợ, người mẹ vô nhân tính?!

Tôi thán phục những xảo thuật của chị và đồng nghiệp khi dựng nên những giáo gian để phỏng vấn, khi dùng cả những cụ già ăn xin để làm đạo cụ đóng giả giáo dân ngay trên đất Thánh. Tôi thấy ngỡ ngàng khi chị đi phỏng vấn những người đơn sơ, ít thông tin về sự việc đã xảy ra, để rồi cắt cúp xào xáo và khi được hân hạnh chiếu lên truyền hình, đã khóc mếu mà đấm ngực ăn năn rằng: “Mình già đầu còn dại để bọn trẻ ranh nó lừa”.

Tôi thấy thật man rợ khi chị đưa những văn bản trái pháp luật của chính nhà nước chiếu lên TV mà mồm chị vu vạ cho người đã khuất (Linh mục Bích) rằng đây là văn bản giao đất cho nhà nước, mà sao không sợ trời đất trừng phạt.

Tôi cảm thấy tởm lợm cho việc biến việc làm của môt tu sĩ đang ổn định trật tự dân chúng khi công an chỉ đứng trơ mắt nhìn sau hành động xịt hơi cay vào trẻ em và phụ nữ, lại trở thành hành động kích động dân chúng. Trong khi chính những thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được đưa đến đang phá bĩnh trật tự trước mũi ống kính của chị.

Có thể bây giờ, khi mà chức tước, quyền lợi đang làm mờ mắt chị, chị không thấy điều đó. Nhưng đến một ngày, chị sẽ hiểu thế nào là luật cuộc đời, luật Nhân – Quả. Đó là khi con cái chị phải trả giá, gia đình chị phải chấp nhận những hậu quả của việc xuyên tạc, bổ báng thần thánh, vu cáo tu sĩ và những người vô tội, những tội ấy trời đất chẳng dung tha. Dù là Thiên Chúa, là Đức Phật thì đó vẫn luôn luôn là tội ác. Những bài học nhãn tiền còn đó, chị nên nghiên cứu lại những điều người xưa đã dạy cho thấu đáo, để có thể làm một con người đúng nghĩa của nó.

Thưa chị,

Thư đã khá dài, thời gian đã quá khuya, vậy mà vẫn muốn nói với chị nhiều điều. Tuy nhiên chắc cũng chưa có nhiều tác dụng lắm với chị lúc này, khi mà cơn say cuồng quyền lực, chức tước cũng như tiền bạc vật chất đang làm cho chị chao đảo, như một con thiêu thân, chỉ nhìn đằng trước mà không có thời gian ngoái đầu nhìn lại đằng sau mình.

Nhưng, có những lời răn dạy thì cũng nên dành lấy vài phút mà học, để đặng có lúc nào đó, mình không hối hận về sự dốt nát của mình trong vòng nô lệ của cải vật chất.

Tôi biết chị không theo đạo Công giáo, vì đạo Công giáo chưa bao giờ dạy con người làm những điều như chị, những việc làm của kẻ không có trái tim. Điều răn của Thiên Chúa “chớ làm chứng dối” buộc họ sống chân thật hơn.

Những bài học gần đây về sự xúc phạm đến Thiên Chúa, chị hãy vào Đồng Đinh, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mà hỏi. Khi bức tượng Đức Mẹ sầu bi đã bị đập phá, “người dân địa phương cho biết hầu hết những thành viên tham gia đập tượng nay đều bần thần, ngơ ngác, dù giáo dân chưa làm gì và chính quyền cấp trên chưa làm gì. Ít nhất theo chúng tôi biết đã có hai trường hợp bị ngã xe máy và chấn thương sọ não. Một đã hôn mê và một bị khâu hàng chục mũi ở đầu”. (Bản Tin của Ðinh Thanh Bình, "Tượng Pieta ở Núi Gò, Phát Diệm bị đập phá"). Và chính những người hung hăng nhất, đã phải quỳ gối nhận tội.

Tôi cũng không nghĩ chị theo đạo Phật, vì đạo phật không dạy con người làm những điều ác đức. Tôi nghĩ chị đang đi theo một tôn giáo nào đó chỉ biết thờ đồng tiền bằng mọi giá mà không cần biết hậu quả. Nhưng, nếu có khi nào chị có theo ai đó lên Chùa, chị nên mượn sách Phật mà đọc lại: “Những việc ác mà ngươi đã phạm, không phải là tại cha ngươi, không phải là tại mẹ ngươi, không phải tại thầy, chủ ngươi. Chính một mình ngươi đã phạm, và một mình ngươi phải chịu quả báo” (Kinh Đề Bà Đạt Ma (Devadata-suta)) và: “Dẫu rằng ngươi chạy lên trời cao, ẩn dưới biển sâu, trốn trong núi thẳm, không có nơi nào mà ngươi trốn khỏi cái quả ghê gớm về tội ác của ngươi”… (Kinh Pháp Cú (Damma-pada)).

Mong rằng chị có một chút thời gian để suy ngẫm, để có thể điều chỉnh hành vi của mình cho giống con người.

Đã là con người, một lúc nào đó, sẽ phải đối diện với lương tâm, với quá khứ của mình. Đến lúc nào đó, mỗi người sẽ được gặt hái những thành quả hay hậu quả mình đã làm. Chính con cháu mới là người lãnh nhận thành quả hay hậu quả đó.

Chúc chị có một cuộc sống như chị muốn và phấn đấu, có được bình an trong tâm hồn, lại còn có một chút gì đó để lại cho con cháu. Để người đời không nguyền rủa rằng: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Hà Nội, Ngày 6 tháng 9 năm 2008
 
''Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang
21:32 05/09/2008
“TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RÕ KHÔNG?”

Đó là tiếng nói của Cụ Hồ trong ngày 2/9/1945 cách đây 63 năm trong nơi nay gọi là Quảng Trường Ba Đình, nơi có Lăng của Cụ. Ngày đó Cụ đọc bài Tuyên Ngôn Độc Lập: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng: Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…"

Thưa Cụ, chúng tôi nghe rất rõ. Nhưng Cụ có trông thấy hình ảnh đồng bào của Cụ từ ngày ấy đến nay đã 63 năm trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, chỉ cách Lăng của Cụ chừng hơn một nghìn mét, một bà lão chân yếu tay mềm, một phụ nữ người dân tộc Mường ở rừng núi xa xôi, nghèo khổ túng thiếu, một công dân của Cụ bị đánh đập, đầu máu me loe loát bởi chính đồng bào của mình. Tôi không rõ con người ấy đã làm gì nên tội. Hình ảnh một bà lão người Mường mặt mũi loe loét máu đội đơn kêu oan cho người đồng đạo bị bắt bớ tới các Bao Công thời đại, khiến chúng ta xúc động tận đáy lòng, chắc có sức đánh động lương tâm hơn hình ảnh một linh mục bị bịt miệng trước công đường. Bình luận về hình ảnh bị bịt mồm ấy, chính chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mặc dù bênh vực cho cái lý của ngài cũng phải công nhận là sai trái và ra lệnh điều tra để xử lý.

Sau này hình ảnh phi nhân đó được in ấn khắp thế giới và được trưng bày trong các cuộc biểu tình chống đối thì ai phải chịu trách nhiệm đã gây ra cuộc can thiệp đẫm máu này, dù cho bất cứ lý do gì với một bà lão người Mường đơn sơ, ngây ngô, chất phác... Ai sẽ có can đảm như Cụ chủ tịch nước ra lệnh điều tra xử lý người có trách nhiệm, mặc dầu vị thiếu tướng công an Hà Nội đã từ chối bình luận khi xem hình ảnh đó. Tôi sực nhớ tới lần tham quan thành phố New York bên Mỹ, đứng trên ngôi nhà dành cho Liên Hiệp Quốc tôi chụp ảnh chung với các lá cờ tung bay tượng trưng cho lý tưởng tự do. Nơi đây cũng diễn ra các cuộc biểu tình của các nhóm chính trị khác. Họ được vây lại trong một khu vực có giây chăng làm giới hạn. Trong khoảng đất chăng giây đó, họ có quyền trương biểu ngữ, hò hét đả đảo... song ra khỏi khu đất đó họ bị cảnh sát xử lý vì tự do trong khuôn khổ.

Mới đây đọc trong báo vietnamnet tôi cũng thấy có nhiều cuộc biểu tình ở Thái Lan. Các thành phần chống chính phủ tràn vào chiếm dinh thủ tướng, nhưng chính phủ cũng không dùng vũ lực để can thiệp, và quân đội cũng không nhúng tay bắt bớ. Việc này được chính nhà vua và các đảng phái khen ngợi, nêu bật sự khoan dung của người Thái Lan chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

Còn về vấn đề đất đai tranh chấp, tôi không rành rọt luật pháp, các bạn có thể đọc những bài phân tích rất sâu sắc của luật sư Trần Lê Nguyên...

Về phần các báo chí đưa tin một chiều có tính chất độc quyền thì chúng ta đã thấy được phân tích trong bài nói chuyện trực tuyến của các nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều... đăng trong vietnamnet ngày 19/8/2008 với những đoạn trích như sau:

Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Thiều đã phát biểu: Chúng ta cần nhìn lại xem nhân dân đã được tôn trọng đúng mức hay chưa. Nhân dân là ai? Không chỉ nông dân, công nhân, nhân dân chính là đội ngũ trí thức, và bản thân các nhà lãnh đạo cũng là nhân dân trong khối tổng thể đó. Cần xem nhân dân đã được tôn trọng đầy đủ, trí thức đã thực sự được tôn vinh chưa?

Vừa rồi tôi cũng có cuộc nói chuyện về vấn đề cái gì đã tạo ra sức mạnh Mỹ, trong đó có những nhà độc tài, những nhà tư bản, nhưng quan trọng hơn, là nước Mỹ đã trọng thị mỗi con người, bảo vệ mỗi con người đó, để khai thác tối đa năng lực, trí tuệ và sự dâng hiến của mỗi người. Điều đó làm nước Mỹ trở nên mạnh.

Trước kia, kẻ thù dễ xác định. Nếu ai không chống lại kẻ thù thì bị bật ra là người phản bội. Kẻ thù chung lúc đó là giặc ngoại xâm.

Kẻ thù bây giờ tinh tế hơn, vô hình hơn, đôi khi mang gương mặt rất đẹp. Một nhân viên góp ý thì bị quy là phá rối, gây mất đoàn kết, cản trở sự tiến lên của cơ quan. Kẻ thù trở nên mơ hồ hơn, nhất là khi chủ nghĩa cá nhân tăng lên, thì kẻ thù đó trở nên khó định vị hơn.

Khi đó, cuộc đấu tranh cực khó. Thậm chí, có những người muốn đấu tranh thì không được nhận được sự đồng thuận trong cuộc đấu tranh, dễ bị quy chụp này khác.

Kẻ thù hiện nay nằm trong mỗi người, rất tinh vi, đôi khi nằm trong những điều tưởng như là đạo đức.

Lúa gạo là cần thiết cho cung cấp lương thực nhưng nếu chỉ trông chờ vào mảnh ruộng đó để đẩy dân tộc lên, nhưng đúng như câu nói hài hước mà đau lòng của Trần Đăng Khoa là, Việt Nam chỉ có thể bay theo kiểu gà vịt, nếu chỉ trông vào lúa gạo chứ không thể là rồng bay lên. Đó sẽ là một sự thật đau đớn.

Trong cuộc cách mạng để dân tộc này một lần nữa hùng cường cần có một tiểu cách mạng với người Việt: sự nói thật. Sự nói thật của mỗi người dân. Nói thật là lương tâm của anh ta với dân tộc, đất nước, thời đại này, khi hành vi của chúng ta chưa thực tốt đẹp.

Sự nói thật bây giờ vẫn còn rất ít. Không phải cái gì cũng nói thật, nhưng sự nói thật thiện chí, khoa học, nhân văn vì sự đổi mới của dân tộc này còn rất ít. Có lúc tôi đã từng phải nói dối và cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Nếu chúng ta không nói thật với nhau, từ cậu học sinh tiểu học đến cô giáo của chúng, đến lãnh đạo, thì không thể làm cách mạng.


Trong cuộc cách mạng và một số các bạn đọc đã đóng góp cho chuyên mục này những tư tưởng chân thành và xác đáng, nhiều khi can đảm, ví dụ:

Trần Đình Minh: trandinhminh62@yahoo.com : Thật là một cuộc trao đổi rất cởi mở, rất chân thành, rất sâu sắc!

Tôi rất tâm đắc đọan kết, khi mà cả Nguyễn Quang Thiều và Trần Đăng Khoa đều cùng nhấn mạnh đến việc cần phải NÓI THẬT. Hiểu một cách khác, có một sự thật đang thách thức chất lượng xã hội của chúng ta, đang dần hủy họai niềm tin và cản trở các nỗ lực vươn lên của chúng ta, đó là SỰ GIẢ DỐI.

Theo tôi, sự giả dối đang ngày càng lan rộng, hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực và phổ biến đến nỗi đã trở quen thuộc, khiến cho người ta có thói quen nghi ngờ mọi giá trị. Điều này tác động đặc biệt tiêu cực đối với thế hệ trẻ. Đó thực sự là một hiểm họa!


Lê Minh: lehongminh28@yahoo.com :Buổi nói chuyện khá hay. Tôi chỉ xin đóng góp một điều duy nhất là: - Chúng ta cần phải nói thẳng nói thật, không úp mở. Cả dân tộc ta đã đến lúc phải nói thẳng, nói thật. cho dù sự nói thẳng nói thật đó có đối tượng là Đảng, Chính phủ... cũng cần phải nói thẳng nói thật. Cám ơn VietNamNet!

Việt Nguyễn: emyeu_nhabao@yahoo.com: Tôn trọng dân để đánh thức, khai mở sức mạnh dân tộc? Một thông điệp sâu sắc của VietNamNet gửi đến những nhà lãnh đạo cao nhất. Không ai khác mỗi người luôn ý thức việc học cách làm sao cho mọi người thấy được trọng thị, làm sao cho mọi người thấy họ là quan trọng, làm sao cho mọi người có nhiều con đường để khẳng định chính họ. Điều này hoàn toàn khác chủ nghĩa cá nhân, cơ hội.

Bùi ngọc Sách: 39/26 Nguyễn Trãi quận 1 tp HCM/ buingocsach_vn@yahoo.com: Ngay báo chí cũng chưa tôn trọng dân ! Các báo chuyển tải một khôíi lượng khổng lồ tin tức hằng ngày, trong đó cả những ý kiến đóng góp của người đọc ( tức Dân ). Nhưng kinh nghiệm tôi thấy báo chí chỉ nhằm vào những bài của các vị có chức, quyền. Vẫn biết " Miệng kẻ sang có gang có thép như các cụ dạy; nhưng cứ nếp nghĩ vậy thì hạn chế rất nhiều cái ý thức trọng Dân, đăc biệt trong những vấn đề gai góc. Tôi đã rất nhiều lần viết trên báo mạng, nhưng vài chục lần may ra mới có một lần được đăng tải. Tôi không biết báo mang có chú tâm đến những ý kiến phản hồi không. Hình như là không. Họ làm hình thức nhưng dường như không đọc lời phản hồi làm cho tôi nản và mất lòng tin vì bị nhử mà không phải là sự thật lắng nghe. Ký tên Ngọc Sách.

Phạm ngọc Thuỷ: Hanoi/ ngocthuyp@yahoo.com: Tôi thấy rất tự hào khi là người Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh, nhưng bây giờ tôi lại thấy xấu hổ khi dân tộc ta đã độc lập. Các nhà báo đã nói đúng, nếu một xã hội mà còn rất nhiều những cán bộ, những "kẻ đầy tớ" tham nhũng, vơ vét tiền của nhân dân, lại được che chở bởi một thế lực ngầm, thì không bao giờ chúng ta có thể giàu được. Xin các vị lãnh đạo hãy lắng nghe những ý kiến này.

Nguyễn Phúc: Thái Hà, Hà Nội/ archphucnguyen@gmail.com: Tôi nghĩ mọi vấn đề đều có căn nguyên của nó. Đến khi nào có thể công khai chỉ mặt gọi tên cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo nên thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay thì mới hy vọng tìm ra thuốc chữa đúng bệnh. Thật ra đây là điều mà ai cũng biết là điều gì rồi nhưng không ai dám nói đích danh nó ra trên các phương tiện truyền thông chính thống. Cám ơn Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Quang Thiều về những phát biểu dũng cảm và tâm huyết vì tương lai dân tộc.

Nhất là mới đây tấm gương của nhà văn Hoàng Minh Trường cho ra đời tác phẩm “Thời của Thánh Thần” được tờ báo cách mạng khen là tiếng nổ của văn xuôi, đã được nhà phê bình văn học Vũ Nho khen là cuốn sách - một “Bước phá ngoạn mục, một cái nhìn điềm tĩnh và xót xa của một người có đủ độ lùi thời gian để phân tích, lý giải, đặng trả lại cho những nhân vật trong cuộc bức chân dung thật của họ”. Nhưng nay sách đã bị thu hồi và bài khen tặng này đã biến mất trên vietnamnet. Vậy xin các vị nhà báo có lương tâm hãy suy nghĩ để tìm ra sự thật.

Đó là những lời nói thật... mà sự thật thì hay làm mất lòng. Mong rằng những suy tư của tôi và người dân giáo xứ Thái Hà được mọi người lắng nghe và ngẫm nghĩ để rút ra những điều hay lẽ phải giúp cho việc đoàn kết tôn trọng người dân, góp phần giải quyết nhiều xung đột không đáng có giữa người Việt Nam với nhau tiến tới an ninh hoà bình cho đất nước.

Thái Bình, ngày 5 tháng 9 năm 2008.

Giám Mục GP Thái Bình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người
Irene Liu (Lang Vườn trích dịch)
08:58 05/09/2008
Kính thưa quí vị,

Có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc. Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.

Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu,một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.

Cô Irene Liu kể chuyện: "Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó."

Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh,đừng cuống quít.Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra.Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc "rút máu". Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.

1. Trước hết, chúng ta hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.

2. Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).

3. Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.

4. Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.

5. Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

6. Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai củabệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.

7. Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có mộttriệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: "Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng

phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ,tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói "Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não".Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy,và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ."

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.

Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
 
Đời sống hôn nhân trọn đời chung thủy là một lý tưởng cao đẹp
Lm Nguyễn Hữu Thy
16:08 05/09/2008
Đời sống hôn nhân chung thủy suốt đời là một lý tưởng cao đẹp

Theo thống kê của các chuyên gia về hôn nhân và gia đình, thì «những ai kết hôn, thành lập gia đình và luôn chung thủy với vợ/chồng của mình, sẽ có nhiều may mắn nhất để đạt được những gì họ khao khát tìm kiếm.»

Nhưng tiếc thay là trên thực tế, một kết quả quan trọng của những nghiên cứu dày công phu như thế đã gây được rất ít tác động trên quan điểm của con người ngày này về mối quan hệ tích cực của gia đình và của hạnh phúc cá nhân.

Ở CHLB Đức xuất hiện một tác phẩm của cặp vợ chồng ký giả Kitô giáo, Susanne và Marcus Mockler, cùng đồng tác giả, với tựa đề là «Familie – der unterschätzte Glücksfaktor» - (Gia đình – yếu tố hạnh phúc bị đánh giá thấp). Trong đó hai ông bà Mockler đã trình bày một cách dồi dào những luận cứ cụ thể và xác đáng về kiểu mẫu một cuộc sống hôn nhân và gia đình thành công, hạnh phúc mà chính họ đang thực hành. Là những nhà trí thức và cha mẹ của tám đứa con, hai ông bà Mockler đương nhiên có đầy đủ tư cách để đề cập tới một lãnh vực đầy gai góc như thế.

Tuy nhiên, cuốn sách của vợ chồng Mockler không nhằm mục đích biện minh cho tình trạng gia đình đông con của họ, một điều có thể gọi là bất bình thường trong xã hội Đức ngày nay. Mục đích của cuốn sách là chỉ muốn làm cho người đọc nhận thức được cách rõ ràng một điều đang đụng chạm đến cuộc sống nhiều người, những người đang thiếu đi yếu tố hạnh phúc trong cuộc sống gia đình của họ và đồng thời muốn giúp họ tái khám phá ra yếu tố hạnh phúc đó.

Cuộc sống dựa vào đức tin

Hai vợ chồng tác giả Mockler đã đưa ra một số điều hết sức ngạc nhiên, nếu như độc giả chưa có kinh nghiệm trong lãnh vực thuộc những đề tài như thế. Đúng vậy, ngay từ những trang đầu trình bày về hôn nhân, những hiểu biết về khoa xã hội học đã cho thấy là: những người lập gia đình thì hạnh phúc hơn, khoẽ mạnh hơn, sống đầy đủ hơn, bằng lòng với đời sống phái tính của mình hơn và sống thọ hơn. Sự nghiên cứu về xã hội xác định rằng đời sống hôn nhân và gia đình là một khuôn mẫu sống hay nhất cho con người bình thường.

Hai tác giả Mockler tìm cách làm sáng tỏ đề tài «hôn nhân» trong nhiều khía cạnh khác nhau và đồng thời loại bỏ tất cả những huyền thoại về hôn nhân mà người ta thường thêu dệt một cách giả tạo, xa lạ với thực tế. Phương diện quá mơ hồ và lệch lạc cũng được đưa ra phân tích mổ xẻ cẩn thận, chẳng hạn như cái nhìn quá thơ mộng lãng mạn một cách sai lạc về hôn nhân trong quá khứ. Các tác giả giải thích cho người đọc hiểu lý do tại sao những cuộc ly dị lại dễ dàng xảy ra và những gì đã làm cho các cặp vợ chồng lìa bỏ nhau cách mau lẹ và coi nhau như những kẻ xa lạ. Quan điểm chân chính của Kitô giáo cũng được làm nổi bật và cả những nguyên nhân thầm kín cũng được giải thích rõ ràng.

Điểm gây nên sự lưu ý đặc biệt của độc giả ở đây là kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thuộc lãnh vực xã hội học và tâm lý học về đề tài hôn nhân và sự sống «kè cặp» giữa trai gái ngoài hôn nhân đã xác nhận rằng mối quan hệ phái tính thành công và hạnh phúc phải là mối quan hệ gần gũi với quan điểm Kitô giáo về hôn nhân và đồng thời những hình thức sống phù hợp với Kinh Thánh là những hình thức sống nhân bản và có tích chất xã hội nhất. Ông bà Mockler cũng thẳng thắn cho hay và không hề giấu giếm là chính họ đã tổ chức đời sống gia đình họ theo đức tin Kitô giáo. Và sự tuyên nhận công khai đó cũng đã được nhắc đi nhắc lại suốt trong tác phẩm. Những thực tại cụ thể và những biện luận đầy xác tín của họ là điểm mang tính cách quyết định. Họ không bỏ qua bất cứ đề tài rắc rối nào. Những vấn đề gay góc và phức tạp như «hôn nhân đồng tính»«Gender-Mainstreaming» đều được đem ra bàn luận một cách can đảm. Sự quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng được đưa ra phê phán và cân nhắc lợi hại, tuy nhiên không phải để lên tiếng phê bình chỉ trích ai, nhưng chỉ trình bày những luận cứ mang tính cách y khoa, hợp lý và thực nghiệm, tức những luận cứ xuất phát từ cuộc sống hôn nhân và gia đình cụ thể, chứ không do óc tưởng tượng sáng chế ra.

Và được coi như kết quả rút ra từ đó về đề tài hôn nhân là không nên ca tụng và tô màu một cách thái quá cho những hình thức sống khác ngoài đời sống hôn nhân và gia đình truyền thống, đến nỗi thực chất của những hình thức sống đó hoàn toàn bị biến đổi, và vì thế làm cho những người cạn nghĩ hiểu lầm và rồi cứ phải loanh quanh mãi trong cái vòng luẩn quẩn ngang trái bất hạnh của cuộc đời. Trái lại người ta cần đem hết nổ lực của mình để sử dụng vào công việc trình bày cho người đương thời nhận thức được sự thật cần thiết này là một cuộc sống hôn nhân chung thủy bền vững suốt đời mới thực sự là một lý tưởng theo đuổi. Vì thế hai tác giả Mockler đã tóm tắt toàn chương đầu cuốn sách bằng những lời này: «Nếu chúng ta muốn mọi người tìm lại được hạnh phúc trong đời sống hôn nhân của họ, thì hãy nói cho họ hay là không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sự chung thủy với nhau.»

Phần thứ hai cuốn sách các tác giả trình bày cho thấy gia đình mang lại cho con người một cách cụ thể:

• nhiều phẩm chất của cuộc sống,

• sự hạnh phúc,

• và sự phong phú về mặt xã hội.

Khi suy tư đúng đắn về hoàn cảnh đời sống gia đình ở Đức, người ta thấy rằng không phải tất cả những cặp vợ chồng không có con đều được coi là chống lại gia đình, nhưng để nói lên một cách thực tế là ở đâu đường lối chính trị đang có những bước đi trên con đường đúng đắn và ở đâu đang tồn đọng những thiếu sót và cả đến những tiêu cực.

Sự hiểu lầm chung quanh vấn đề «trả lương» cho các bà mẹ nội trợ mà hiện đang được bàn luận nhiều, cũng được giải thích. Theo Mockler thì việc đòi hỏi cho các bà mẹ nội trợ cũng phải được có lương là chỉ muốn nêu lên vấn đề công bằng, tức phải đáng giá cao sức lao động của các bà mẹ nội trợ, đúng với công việc nội trợ vất vả của họ, chứ trên thực tế việc trả lương cho các bà mẹ nội trợ là một điều bất khả, vì lý do công việc quá bao quát và giờ giấc lại đa dạng của các bà.

Điểm được hai tác giả Mockler nhấn mạnh là công việc nuôi nấng và dạy dỗ con cái phải do chính cha mẹ đảm nhiệm, đặc biệt nhất là trong những năm tháng đầu khi đứa trẻ bắt đầu khai triển bản ngã và khám phá ngoại cảnh, chứ vì kế sinh nhai và nghề nghiệp mà giao gửi con cho người lạ trông coi quá sớm là một nguy hiểm đến sự phát triển quân bình và lành mạnh của đứa trẻ. Đàng khác, Mockler còn gọi hiện tượng đó là «Entmutterung»: sự đánh mất vai trò mẫu tử.

Từ lý do đó,hai tác giả Mockler cho rằng một cách khoa học người ta cũng chứng minh được rằng «sự giáo dục ký nhi viện là một sự giáo dục chứa đựng đầy rủi ro». Câu hỏi người ta thường đặt ra là «làm thế nào tôi có thể dung hòa được đời sống gia đình và nghề nghiệp một cách tốt nhất?» Mockler đã sửa lại: «Vì hạnh phúc của con tôi, tôi phải làm thế nào để có thể hy sinh một cách hợp lý nhất nghề nghiệp của tôi hay ít là hạn chế nó một cách tối đa?» Ở đây, đòn bẩy chính trị về gia đình phải được áp dụng. Nhiều người phụ nữ đã ao ước thời gian sống gần gũi với con cái lâu hơn, tuy nhiên đối với họ, sự thoả mãn được niềm ước ao hợp lý và cần thiết đó lại chỉ là một vấn đề xa xỉ. Vì trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bất đắc dĩ phải giao con cho ký nhi viện, lý do là việc cả hai vợ chồng cùng đi kiếm tiền là vấn đề cần thiết có liên hệ mật thiết với sự sống còn của họ. Ở đây vấn nạn về quan niệm và mục đích của đường lối chính trị về gia đình của nhà nước phải nêu lên một cách can đảm. Cũng vậy, ở đây còn một vấn đề đầy khó khăn khác là đối với những người cha/mẹ độc thân phải một mình tự nuôi dạy con cái thì hầu hoàn toàn bất khả dành hết thời giờ cho con cái. Những người cha/mẹ này thường chỉ nghe được những lời an ủi động viên đầu môi chóp lưỡi và sự thương hại lý thuyết trống rỗng của xã hội, chứ thực tế phủ phàng và định mệnh éo le thì chính họ vẫn hằng ngày phải quằn quại gánh vác lấy một mình.

Vì thế, ở đây hai tác giả Mockler cũng khẩn thiết kêu gọi các cộng đồng Kitô giáo hãy mạnh mẽ nâng đỡ các gia đình trong cuộc hơn nữa. Mặc dù mục đích cuốn sách muốn nhằm tới là để động viên và khuyến khích đời sống hôn nhân và gia đình, nhưng cũng không vì thế mà chỉ tìm cách vinh danh và tô màu cho mọi tình huống của gia đình và hôn nhân một cách giả tạo gượng ép, nhưng đã đề cập tới những đề tài thuộc về hôn nhân và gia đình đầy gai góc và phức tạp, ví dụ như: «hoàn cảnh đói khổ bất khả giải quyết», «có nên có con hay không», «ngày nay người ta không muốn có con, không vì do thiếu cái được gọi là thăng tiến gia đình, nhưng vì những mạo hiểm đầy rủi ro khó lường», v.v... Qua đó, những tình huống đầy bức xúc và nan giải của gia đình đã được đưa ra ánh sáng.

Nhưng bên cạnh những tình huống đầy băn khoăn lo lắng đó, đời sống hôn nhân và gia đình còn là điểm tựa cơ bản cho đời sống từng cá nhân cũng như xã hội. Đây mới là điểm trọng yếu! Vì thế, người ta đã có lý khi nói: «Gia đình là tế bào của xã hội», hay: «Một gia đình lành mạnh và chung thủy với nhau suốt đời là nguồn hy vọng cho xã hội.»

Nhưng để thăng tiến được điều đó, về phía nhà nước cũng cần phải có những chính sách tích cực về hôn nhân và gia đình hơn nữa. Ở điểm này hai tác giả Mockler đã mạn mẽ tố cáo những bất cập trong các chính sách về gia đình của chính phủ CHLB Đức: Những chương trình được coi là thăng tiến gia đình lại chính là những chương trình mang lại những bất lợi cho gia đình. Tóm tắt là «Sự chọn lựa ở Đức là mang lại nhiều ưu thế cho từng lớp thượng lưu.»

Thực thi tình yêu tha nhân

Điểm quan trọng thứ ba của cuốn sách là trình bày chủ đề các giá trị. Những giá trị quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ cần phải chuyển đạt cho con cái họ, trước hết là niềm tin tưởng và sự an toàn chắc chắn. Trong điểm này, chúng ta lại một lần nữa trở lại với vấn đề ký nhi viện như đã được đề đến ở trên, một vấn đề chôn vùi chính sự chuyển đạt các giá trị. Dẫn chứng về điều đó, chúng ta hãy nghe một cô làm việc ở một ký nhi viện vốn được tiếng là «ký nhi viện kiểu mẫu» tâm sự lại như sau: «Tình trạng các bé nhỏ ở ký nhi viện hoàn toàn khác hẳn, chứ không thể gọi được là tốt. Chúng tôi thực sự không thể nào săn sóc cho các em nhỏ một cách đúng đắn được. Nhiều em xem ra khổ sở tột bậc. Các em khóc liên miên và tỏ ra rất bất hạnh. Dĩ nhiên chúng tôi không được phép nói cho các bà mẹ biết những chuyện đó, và vì thế chúng tôi luôn nói dối các bà.»

Bên cạnh những quan sát và khám phá phủ phàng như thế về những bất cập và thiếu sót trong lãnh vực chính trị và xã hội, các tác giả Mockler đã giới thiệu một vài kiểu mẫu giáo dục cụ thể như một sự giúp đỡ về đề tài chuyển đạt các giá trị. Điều đó minh giải cho thấy các tác giả Mockler đã xây dựng chính gia đình của họ dựa trên Thập Giới Điều của Thiên Chúa như thế nào. Một bằng chứng về sự thực thi tình yêu đối với tha nhân của hai tác giả là toàn diện nội dung cuốn sách chứa đựng đầy tinh thần khoan dung và sự tôn trọng đối với những người có suy tư và quan điểm ngược lại, mặc dù hai tác giả đã trình bày quan điểm của mình một cách rõ ràng và đầy xác tín.

Nói tóm lại, đây là một cuốn sách không chỉ có tác dụng động viên và khuyến khích những người đang sống đời hôn nhân và gia đình, nhưng còn giới thiệu cho các Kitô hữu những luận chứng hữu ích và những góp ý cần thiết cho các nhà chính trị.

______________________

Sách tham khảo:

Susanne und Marcus Mockler: Familie – der unterschätzte Glücksfaktor. Brunnen Verlag, Giesse 2008, 150 Seiten.
 
Tin Đáng Chú Ý
Việt Nam phản đối bài viết trên mạng Trung Quốc
BBC
14:50 05/09/2008
LONDON - Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam hiện đang được đăng tải trên một số trang mạng của Trung Quốc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng xuất bản tại Hong Kong cho hay Hà Nội đã hai lần triệu tập quan chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc để bày tỏ quan ngại về tài liệu mà, tuy không phải chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác vì xuất hiện với tần suất cao trong thời gian vừa qua.

Bài viết có nêu chi tiết quá trình xâm lược kéo dài 31ngày, khởi đầu bằng năm ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là việc tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.

Kế hoạch xâm lược Việt Nam được đăng trên trang mạng Sina.com và một số trang khác dưới tựa đề ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ viết: “Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

“Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam."

“Từ mọi khía cạnh, Việt Nam là cái xương khó nuốt.”

’Có hại cho quan hệ song phương’

Trong một thông cáo gửi tới tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng xác nhận rằng phía Việt Nam đã yêu cầu quan chức Bắc Kinh “có hành động ngăn chặn các bài viết nội dung xấu như vậy vì chúng có hại cho quan hệ song phương”.

Ông Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc”.

Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com.

Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương án A’ là một trò đùa.

Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”.

Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ.

"Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”.

Đánh Việt Nam?

Chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”.

Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng.

“Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.”

Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong.

Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung.

Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản.

Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc.

Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần gấp chiến tranh’.

(Nguồn: BBC, ngày 5.9,2008)
 
Sinh viên Hà Nội đề nghị Biểu tình ngày Chúa Nhật 14/9/2008
Kiêu Hùng
20:33 05/09/2008
Sinh viên Hà Nội đề nghị Biểu tình ngày Chúa Nhật 14/9/2008

Chúng tôi nhận được tin ngày 5/9/2008 là một số bạn bè sinh viên tiến bộ đã tiến hành in ấn và dán truyền đơn, rải tờ rơi dạng máy bay như trong chương trình rung chuông vàng trên VTV3 tại các trường đại học ở nội thành, bao gồm ĐH Kiến trúc, Quốc gia, Kinh tế, Xây dựng, Bách khoa, Mỏ, Giao thông...Họ dán tại các cầu thang các giảng đường và nhà vệ sinh của trường cũng như phi máy bay giấy truyền đơn xuống các sân chơi chung hay nhà để xe, vườn hoa....Xem hình minh hoạ. Các bạn sinh viên tiến bộ đã hứa sẽ tiếp tục rải truyền đơn và dán cho đến cuối ngày 13/9/2008 để cổ vũ bạn bè xuống đường biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung quốc tại 46 phố Hoàng Diệu.

tờ truyền đơn
Nội dung truyền đơn có nội dung cơ bản như sau:

Biểu tình vào 9h sáng ngày 14/9/2008 tức ngày chủ nhật tại 46 Hoàng Diêụ, lý do là đại sứ quán TQ sẽ họp báo tuyên bố công hàm ngày 14/9/2008 của ông Phạm văn Đồng tuyên bố Hoàng sa và Trường sa là của Trung quốc, lúc đó hai quần đảo này không thuộc quyền quản lý của ông ta và là lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam cộng hoà thời ông Ngô Đình Diệm, tuy lý lẽ là như vậy nhưng Trung quốc cậy là nước lớn vẫn cố ý sáp nhập hai quần đảo trên vào lãnh thổ của chúng, và sắp tới đây sẽ tiến hành thu hồi lại !(sic).

Bên trong tờ rơi cũng nêu vấn đề chống độc tài và lật tẩy, vô hiệu hoá, trừng trị đích đáng bọn nô tài làm gián điệp cho Trung quốc.

Sinh viên cũng góp tiền hỗ trợ việc này
Tờ rơi có cả câu thơ lục bát cổ vũ sinh viên đọc và truyền đạt lại cho bạn bè.

Bên trên cùng có lô gô của Sinh viên cận vệ và bên dưới cùng-tay trái là dòng chữ tiếng Anh, nội dung đa đảng cho Việt nam với một số đảng kỳ của các chính đảng đang bị đặt ngoài vòng pháp luật và bị đàn áp dã man từ đảng cộng sản. Bên dưới cùng -tay phải là dòng chữ tiếng Anh kêu gọi cầu nguyện cho giáo dân Thái Hà đang đòi lại quyền lợi là nhà đất số 178 Nguyễn Lương Bằng.

Truyền đơn in mầu và thiết kế đẹp đẽ, bố cục sáng sủa...có địa chỉ E-mail liên lạc. Hy vọng giới trẻ sẽ tiếp tay cùng các bạn sinh viên tiến bộ này.

(Phóng viên vì Nhân quyền tại Hà nội)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nở Đầu Ghềnh
Lê Trị
00:33 05/09/2008

HOA NỞ ĐẦU GHỀNH



Ảnh của Lê Tri

..Những hoa này lại nở trên triền núi

Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung

Nên ít ai để ý đến từng bông

Chỉ thấy núi muôn mầu rực rỡ.

(Trích thơ của Xuân Quỳnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền