Ngày 01-09-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 2/9: Từ nay anh sẽ là người thu phục người ta. Suy niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Xuân Đường
Giáo Hội Năm Châu
01:49 01/09/2021

PHÚC ÂM: Lc 5, 1-11

“Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Ghênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: “Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá”. Ông Simon thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả lưới”. Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi”. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: “Đừng sợ hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.

Đó là lời Chúa.
 
Hiệp thông cùng Đền Đức Mẹ Linh Thánh Montserrat cầu cho Sài Gòn và quê hương Việt Nam
Giáo Hội Năm Châu
01:52 01/09/2021
 
Nâng lên để đứng trên đôi chân
Lm. Minh Anh
05:39 01/09/2021

NÂNG LÊN ĐỂ ĐỨNG TRÊN ĐÔI CHÂN
“Ngài đứng bên bà…, cơn sốt biến khỏi bà. Tức thì bà chỗi dậy, dọn bữa hầu các ngài!”.

“You Raise Me Up”, “Ngài nâng con lên”, một ca khúc nổi tiếng, mang ý nghĩa tôn giáo. Thế nhưng, Rolf Lovland viết nó với tựa đề ban đầu là “Silent Story”, “Câu chuyện lặng yên”, một ca khúc chỉ mới có giai điệu. Cơ duyên đến, khi vừa đọc xong “The Whitest Flower”, “Bông hoa trắng nhất” của Brendan Graham; Lovland nghĩ, đây chính là người hoàn hảo sẽ viết lời cho ca khúc dở dang của mình. Hai người gặp nhau vào một buổi chiều, cùng nghe giai điệu. Tối hôm ấy, nhà văn Graham đã hoàn thiện phần lời mà không cần một lần chỉnh sửa. “You Raise Me Up” lần đầu tiên được vang lên trong tang lễ của chính mẹ nhạc sĩ Lovland. Sức mạnh của nó nằm ở lòng trắc ẩn, sự nâng đỡ mà ai ai cũng khao khát dựa vào, trước những biến cố đau thương của cuộc đời.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ khá bất ngờ, khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng cho thấy phần nào ý nghĩa của việc “Ngài nâng con lên”, đó là những gì rất bình thường và rất âm thầm mà Thiên Chúa hằng thực hiện cho con cái Ngài; họ được Ngài ‘nâng lên để đứng trên đôi chân’ của mình. Bằng chứng là câu chuyện Tin Mừng hôm nay, với những gì Chúa Giêsu đã làm cho bà mẹ vợ của Phêrô.

Luca cho biết, Chúa Giêsu vào nhà, thấy bà liệt giường, Ngài đến gần bên; cúi xuống, cầm tay bà, nâng bà lên; không một lời đặc biệt nào, không một tiếng cảm ơn, cũng không một phản ứng của những người có mặt. Bà đã chỗi dậy cách tự nhiên, và được ‘nâng lên để đứng trên đôi chân’ mình cách hồn nhiên. Cũng vậy, chính Chúa Giêsu Cứu Thế đang lặng lẽ nâng chúng ta lên mỗi ngày như đã nâng người phụ nữ may mắn kia. Thế thôi!

Những gì ‘không thể đơn giản hơn’ như trình thuật Tin Mừng hôm nay cho thấy, không phải là một phép mầu tiêu biểu nào đó dành cho chúng ta mới đáng thu hút nhiều sự chú ý! Vì lẽ, đang khi kỳ vọng vào một điều kỳ diệu nào đó vốn được chờ đợi từ lâu, chúng ta thường dễ bỏ qua một trong những cách thức chữa trị rất bình thường mà Thiên Chúa tặng trao trong cuộc sống mình. Ở lãnh vực tâm linh, đó có thể là một lần đi xưng tội, một lần rước Chúa hay một lần tự vấn lương tâm; cũng thế, trong lãnh vực thể chất, có thể đó chỉ là việc chăm sóc sức khoẻ tốt bằng việc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Chúng ta không phải cầu xin một phương thức chữa trị đặc biệt nào; thay vào đó, được khuyến khích rằng, Chúa Giêsu không ngừng hướng cái nhìn của Ngài về phía chúng ta, Ngài ước vào ‘nhà’ chúng ta; và chúng ta sẽ được Ngài ‘nâng lên để đứng trên đôi chân’ của mình.

Đó chính là “Ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta và của Chúa Giêsu Kitô” Phaolô nói đến trong thư Côlôssê hôm nay; đó là những hồng ân thường ngày, mỗi ngày, đến độ chúng ta không nhìn thấy để liên lỉ cám ơn Chúa. Tuy nhiên, Ngài ban ơn, nâng chúng ta lên để làm gì?

Hãy nhìn vào cách thức những gì đã xảy ra! Chúa Giêsu nâng bà mẹ vợ Phêrô lên và lập tức, bà làm công việc của mình, nhanh chóng đến độ không chút hoài nghi hay phản đối; ân sủng của Ngài có hiệu quả, chữa lành hoàn toàn và tức thì. Ngài cho phép chúng ta biết mình được ‘nâng lên để đứng trên đôi chân’ và tiếp tục bổn phận. Chúng ta rất giỏi trong việc cầu xin để được chữa khỏi, nhưng thường dùng dằng và gặp rắc rối với ‘hoá đơn’ thanh toán của mình, cụ thể là phục vụ người khác. Đúng thế, Chúa Giêsu cứu chữa các Kitô hữu khỏi cái chết của tội lỗi, là để kêu gọi họ phục vụ; Kitô hữu, được gọi là ‘đoàn người sống lại’, có ơn gọi phục vụ.

Anh Chị em,

“Lạy Chúa, con tin cậy vào tình thương Chúa mãi mãi đến muôn đời!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay hẳn là lời cầu nguyện xứng hợp nhất với tâm tình của mỗi người chúng ta lúc này. Bởi lẽ, khi tất cả đều chênh vênh, bấp bênh; không còn gì, chẳng còn ai, quyền uy mạnh mẽ đủ để con người bám víu, nương tựa… thì những ai có niềm tin vào Vị Thiên Chúa của lịch sử lại có một chỗ để bám víu, đó chính là tình thương của Ngài. Chính tình thương vô điều kiện nơi Chúa Giêsu khiến bà mẹ vợ Phêrô đứng trên đôi chân của mình để phục vụ kẻ khác, thì đây cũng là điều mà Lời Chúa muốn đánh thức chúng ta hôm nay. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta, nâng chúng ta lên; không chỉ về mặt thể lý nhưng còn nâng chúng ta lên hàng con cái Thiên Chúa để tiếp tục công việc cứu độ của Ngài. Mỗi ngày, Ngài đang ‘vào nhà’ chúng ta bằng ân sủng; Ngài đang đứng kề bên, và bằng Lời quyền năng, chúng ta cũng được Ngài ‘nâng lên để đứng trên đôi chân’ của mình; Ngài yêu cầu chúng ta bắt chước cuộc sống phục vụ của Ngài trong đấng bậc mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con rộng lượng với sự sống mà Chúa đã phục hồi trong con; cho con luôn ý thức rằng, con được ‘nâng lên để đứng trên đôi chân’ của mình không phải để lo cho kế hoạch của riêng con, nhưng cho lợi ích của Vương Quốc Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ép-pha-tha: Xin mở tai mở miệng và mở lòng trí con
Lm. Đan Vinh
06:11 01/09/2021

CN 23 TN B
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37
ÉP-PHA-THA: XIN MỞ TAI MỞ MIỆNG VÀ MỞ LÒNG TRÍ CON

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 7,31-37

(31) Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đon, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. (32) Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. (C 33) Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh ta, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. (34) Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha!”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” (35) Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. (36) Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra. (37) Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: Ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được”.

2. Ý CHÍNH:

Duy chỉ có Tin Mừng Mác-cô thuật lại việc Đức Giê-su chữa lành một người bị câm điếc. Người thực hiện phép lạ này tại miền Thập Tỉnh, nơi cư dân hầu hết là dân ngoại. Người đã chữa bệnh câm điếc cho anh như sau: đặt ngón tay vào tai anh ta, bôi nước miếng vào lưỡi anh ta, ngước mắt lên trời cầu nguyện, rên lên một tiếng và nói “Ép-pha-tha!”-“Hãy mở ra!” Lập tức bệnh nhân được chữa lành: tai anh ta đã mở ra để nghe được và lưỡi anh ta đã được tháo cởi sợi dây ràng buộc để nói được rõ ràng.

3. CHÚ THÍCH:

- C 31-32: + Bỏ vùng Tia: Tia là một thành phố thuộc nước Phê-ni-xi-a, phía Bắc nước Do Thái, có bang giao với nước Do Thái ngay từ thời vua Đa-vít và Sa-lo-mon (x.1 V 9,11-12). Khi Đức Giê-su ra giảng đạo, một số người vùng Tia đã tìm đến gặp Người (x. Mc 3,8). + Qua ngả Xi-đon: Thành Xi-đon nằm bên bờ Địa Trung Hải giữa Tia và Bây-rút. Thời xưa thành này là thủ đô của dân Xi-đon và đã bị các ngôn sứ lên án (x. Ed 32,30). Thời Tân ước, Đức Giê-su tỏ ra khoan dung với các thành thuộc dân ngoại này (x. Mt 11,21-22). + Đến biển hồ Ga-li-lê: Còn được gọi là Giê-nê-sa-rét hay Ti-bê-ri-át. Đây là biển hồ hình quả trám, có chiều dài 21 cây số và chiều ngang 12 cây số, mực nước thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải, và có chỗ sâu tới 40 mét. Biển hồ này thường có sóng to gió lớn, và khá nhiều cá. + Vào miền Thập Tỉnh (gọi là Đê-ca-bô-lơ): Là vùng đất phía Đông biển hồ Ga-li-lê, gồm mười thành chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy-lạp. Tin Mừng Nhất Lãm thường hay nhắc đến miền Thập Tỉnh này (x. Mt 4,25; Mc 1,28). + Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng: Hai thứ bệnh câm và điếc luôn đi đôi với nhau. Chính vì điếc không nghe được âm thanh hay lời nói, nên bệnh nhân bị câm không thể nói được, chỉ phát ra một số âm thanh vô nghĩa. Người câm điếc thường bị thiệt thòi vì không có khả năng giao tiếp với tha nhân. + Xin Người đặt tay trên anh: Xin đặt tay là xin chúc lành theo phong tục Do Thái (x. St 48,14-15). Đây cũng chính là cử chỉ Đức Giê-su thường làm như: đặt tay chúc lành cho trẻ em (x. Mc 10,16), đặt tay chữa bệnh (x. Mc 6,5).
- C 33-35: + Kéo riêng ra khỏi đám đông: Cũng như khi chữa con gái ông Gia-ia mới chết được sống lại (x. Mc 5,37) hoặc khi chữa một người mù thành Bét-sai-đa (x. Mc 8,23). Ở đây, Người tách riêng kẻ bị câm điếc ra khỏi đám đông. Điều này chứng tỏ sự tế nhị và cảm thông trước thái độ ngượng ngùng của bệnh nhân, khi anh ta phải ra đứng trước đám đông đang muốn xem Đức Giê-su chữa bệnh. Đàng khác, việc can thiệp của Thiên Chúa thường được thực hiện cách kín đáo, giống như ngôn sứ Sa-mu-en đã được Đức Chúa sai đến nhà Giê-sê ở Be-lem để bí mật xức dầu phong một người con của Giê-sê làm vua, thay thế vua Sa-un bị truất phế (x. 1 Sm 16,1-13); Ông Giê-hu cũng được xức dầu phong vương cách kín đáo như vậy (x. 2 V 9,2-6). + Đặt ngón tay vào lỗ tai anh, nhổ nước miếng bôi vào lưỡi anh. Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: “Hãy mở ra!”...Đức Giê-su làm hai động tác để chữa bệnh: Một là “đặt ngón tay vào tai và lấy nước miếng bôi vào lưỡi anh” (c.33); Hai là “ngước mắt lên trời” cầu nguyện, rên một tiếng (thở dài) và nói “Ép-pha-tha” nghĩa là “Hãy mở ra!” (c. 34). Hai động tác này mang tính bí tích và lập tức phát sinh công hiệu làm cho tai người điếc mở ra để nghe được, lưỡi bệnh nhân được tháo cởi và nói được rõ ràng. Qua phép lạ chữa lành người câm điếc nghe được, và người mù được sáng mắt (x. Mc 8,22-26), Mác-cô muốn chứng minh Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai. Vì Người thực hiện dấu chỉ của thời Thiên Sai đã được ngôn sứ I-sai-a tiên báo như sau: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò...” (Is 35,5-6).
- C 36-37: + Không được kể chuyện đó với ai cả...: Khi chữa người câm điếc (x. Mc 7,36), chữa người phong cùi (x. Mc 1,44), phục sinh con gái ông Gia-ia (x. Mc 5.43), chữa lành người mù thành Bết-xai-đa (x. Mc 8,26)... Đức Giê-su đều truyền cho họ phải im lặng. Sở dĩ Người không muốn họ nói ra những phép lạ đó, vì đây là “Bí mật Thiên Sai”. Người muốn tránh cho dân Do Thái khỏi hiểu lầm về sứ mệnh Thiên Sai của Người. Sứ mệnh được Chúa Cha trao phó là thiết lập một Nước Trời thiêng liêng vĩnh cửu, đang khi dân chúng Do thái lại đang trông mong một Đấng Thiên Sai trần thế, đến để lãnh đạo dân Do thái chống lại đế quốc Rô-ma, đánh đuổi quân Rô-ma ra khỏi bờ cõi. Để thi hành sứ mệnh Thiên Sai theo thánh ý Thiên Chúa, Đức Giê-su cần có thời gian rao giảng cho dân Do Thái hiểu rõ về vai trò và sứ mệnh thiêng liêng của Người. Do đó, khi làm các phép lạ cứu nhân độ thế, Người không muốn gây ồn ào, dễ thúc đẩy phong trào Thiên Sai quá khích, làm cớ cho quân Rô-ma kéo đến đàn áp, như đã từng xảy ra trước đó. + Nhưng họ lại càng đồn ra. Họ hết sức kinh ngạc và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả”: Những người được Đức Giê-su chữa lành đã không giữ kín được những ơn mà họ đã nhận được. Vì họ thật sự thán phục những việc tốt lành Đức Giê-su đã làm. Việc chữa bệnh này giống như việc tái tạo một con người mới, con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của ma quỷ và tội lỗi... tương tự việc Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật thuở ban đầu đã được Sách Thánh tường thuật: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (St 1,31).

4.CÂU HỎI:
1) Bạn biết gì về biển hồ Ga-li-lê?
2) Bệnh điếc và ngọng là bệnh gì?
3) Việc đặt tay của Đức Giê-su trên bệnh nhân điếc và ngọng có ý nghĩa thế nào?
3) Tại sao Đức Giê-su phải tách riêng bệnh nhân ra khỏi đám đông?
4) Đặt tay vào lỗ tai và bôi nước miếng vào lưỡi của người bệnh là hai động tác mang tính gì?
5) Qua phép lạ Đức Giê-su chữa bệnh câm điếc, Mác-cô muốn chứng minh Đức Giê-su là ai? Tại sao?
6) Những phép lạ Đức Giê-su thực hiện, nhưng không muốn người bệnh nói ra cho người khác biết, là những phép lạ nào? Tại sao Chúa lại muốn người ta im lặng?
7) Trong thực tế dân chúng có im lặng không? Tại sao?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:
Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: “Ép-pha-tha”, nghĩa là: “Hãy mở ra!” Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng (Mc 7,34).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CÓ KIẾN THỨC LÀ DO ĐÃ THƯỜNG XUYÊN ĐỌC 3 CUỐN SÁCH

Một ông già kia nổi tiếng là người có kiến thức rộng. Tuy trình độ văn hóa mới hết bậc phổ thông, nhưng ông lại có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lãnh vực như về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết lý và thần học... Tiếng đồn về ông già có kiến thức rộng ngày càng lan đi xa và nhiều người đã tìm đến thăm ông để xin giải đáp thắc mắc và hỏi ý kiến về các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Họ đã được ông tận tình giải đáp và cho biết ý kiến. Ngày nọ, một vị giáo sư đại học cũng đến thăm. Sau buổi đàm đạo lâu giờ, vị giáo sư kia đã hỏi ông cụ nguyên nhân khiến ông có sự hiểu biết rộng rãi và đúng đắn như vậy, đồng thời xin ông giới thiệu một số cuốn sách mà ông đã đọc. Nhưng thật bất ngờ: Ông cụ đã trả lời như sau: “Thưa ngài, thực sự tôi chẳng có thì giờ và cũng chẳng có khả năng để đọc các quyển sách cao siêu về khoa học, triết lý hay thần học... Hằng ngày tôi chỉ đọc có 3 cuốn sách mà bất cứ ai cũng có thể đọc được:
- Cuốn sách thứ nhất là những công trình lạ lùng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã và đang làm trong vũ trụ thiên nhiên. Nhờ đó, tôi có dịp dâng lời ngợi khen cảm tạ Người.
- Cuốn sách thứ hai là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Nhờ đó, tôi có dịp hồi tâm sám hối các tội đã phạm, cảm tạ về những ơn lành Chúa ban và cầu xin Người ban các ơn lành hồn xác, nhất là ban ơn cứu độ.
- Cuốn sách thứ ba là Lời Chúa trong Kinh Thánh. Mỗi ngày tôi luôn dành ra một thời gian vào lúc sáng sớm để đọc một đoạn Lời Chúa, rồi suy niệm và cầu xin Chúa giúp thực hành. Mỗi lần dự thánh lễ, tôi luôn để tâm lắng nghe Lời Chúa qua các bài đọc, nhất là bài giảng của vị chủ tế để làm theo.

2) KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT ĐỨC KI-TÔ:

Hồi ấy, HI-Ê-RÔ-NI-MÔ (342-420) là một văn sĩ lỗi lạc về văn chương cổ điển nhưng lại không có kiến thức bao nhiêu về Thiên Chúa. Ngài say mê đọc các tác phẩm của Xi-xê-rông. Một hôm, ngài được Chúa Giê-su hiện ra và hỏi:
- Này Hi-ê-rô-ni-mô, anh là môn đệ của ai?
- Thưa, con là môn đệ của Chúa.
- Không phải, anh là môn đệ của Xi-xê-rông.
Từ đó, Hi-ê-rô-ni-mô đã giác ngộ và chuyên tâm tìm hiểu Thánh Kinh. Ngài được Chúa thôi thúc đi tới thánh địa Pa-lét-tin, vào ẩn tu trong hang đá Be-lem nơi Chúa sinh ra để chuyên tâm phiên dịch Sách Thánh, suy niệm Lời Chúa và sống trong không gian mà xưa chính Chúa Giê-su đã sống. Sau này Ngài đã khẳng định: ”Ai không biết Thánh Kinh là không biết Đức Ki-tô”. Bản dịch Vulgata (Phổ thông) của ngài đã được công đồng Tri-đen-ti-nô (thế kỷ 16) công nhận là phù hợp với đức tin và là bản dịch chính thức của Hội thánh Công Giáo.

3) GƯƠNG CẦU NGUYỆN CỦA MỘT BÉ GÁI GIÚP VIÊN BÁC SĨ MỞ LÒNG TIN YÊU CHÚA.

Một bé gái nọ có thói quen đọc kinh mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngày nọ, em bị bệnh nặng được cha mẹ đưa vào cấp cứu trong bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán em bị sưng ruột thừa cần cấp thời giải phẫu. Trước khi gây mê cho em, bác sĩ cho biết là em sắp bước vào một giấc ngủ dài. Nghe nói sắp đi ngủ, cô bé ngây thơ đã xin bác sĩ cho em được cầu nguyện theo thói quen mỗi tối. Thế là trước mặt mọi người, em bé đã quỳ gối cầu nguyện hết sức chân thành, và kết thúc lời cầu như sau: "Xin Chúa chữa lành con. Xin Chúa cũng chúc lành và xuống muôn ơn cho các bác sĩ chữa bệnh cho con". Cầu nguyện xong, em đã nằm xuống để bác sĩ tiến hành công việc giải phẫu...
Ngày hôm sau tỉnh dậy, câu nói đầu tiên của em là hỏi bác sĩ phẫu thuật đang trực bên giường:
- Cháu có được khỏi bệnh không bác sĩ?
Viên bác sĩ nhìn vào mắt em và trả lòi với sự xúc động:
- Cháu hãy tin cậy phó thác cho Chúa định liệu nhé. Bác chưa biết kết quả giải phẫu ra sao. Nhưng có điều bác tin chắc, là chính cháu đã chữa lành cho bác đây! Vì từ lâu, bác đã không còn đến nhà thờ, không còn cầu nguyện với Chúa. Thế nhưng, hôm qua khi chứng kiến cháu cầu nguyện, bác đã rất xúc động. Chính Chúa đã đánh động bác qua lời cầu nguyện của cháu. Sáng nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội rước lễ. Chúa đã nhận lời cầu xin của cháu cho bác rồi đó ! ».

Chính nhờ biết mở mắt để nhìn và mở tai để nghe lời cầu nguyện sốt sắng của bé gái, mà một viên bác sĩ khô khan nguội lạnh đã mở lòng đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Đúng như lời Chúa Giê-su đã phán: «Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời » (Mt 5,16).

4) CẦN MỞ TAY ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU TỐT THAY CHO KẺ KHÁC:

Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề thăm nhà bạn cũ. Người bạn cũ trách Mặc Tử: "Bây giờ thiên hạ còn ai biết đến việc nghĩa, quan lớn cũng như quan bé, mạnh ai nấy sống, lấy cái công làm cái tư, ông tự khổ thân một mình làm việc nghĩa làm chi cho nhọc xác?".
Mặc Tử trả lời: "Tôi hỏi ông, nhà có mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn, thì chẳng phải đứa đang cày phải chịu khó cày chăm chỉ hơn hay sao? Bởi vì đứa cày thì ít, mà đứa ăn thì nhiều. Thiên hạ bây giờ không ai chịu làm việc nghĩa, lẽ ra ông phải khuyên tôi cần làm việc nghĩa nhiều hơn mới phải chứ, sao lại ngăn cản tôi?".
Mỗi người chúng ta cũng cần mở lòng ra để làm thêm nhiều điều tốt điều thiện, cho dù chung quanh chúng ta có nhiều người làm điều xấu điều ác hoặc khoanh tay không làm gì cả.

3. THẢO LUẬN: Tuần này bạn sẽ làm gì để nghe được Lời Chúa, khám phá ra ý Chúa dạy và mau mắn xin vâng ý Chúa?

4. SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giê-su chữa lành một người bị bệnh điếc và ngọng. Phép lạ không chỉ đề cập đến việc chữa lành bệnh câm điếc về thể xác, mà còn đề cập đến thứ bệnh câm điếc tinh thần. Đức Giê-su đã mở tai người điếc để anh không những nghe được lời nói của tha nhân, mà còn nghe được Lời Chúa phán dạy. Đức Giê-su cũng không những mở miệng người câm để anh có thể nói chuyện với người chung quanh, mà còn để anh có thể tuyên xưng đức tin vào Người. Hôm nay chúng ta hãy xin Đức Giê-su mở miệng chúng ta để ca tụng tình thương và quyền năng của Chúa và hăng say loan báo tình thương của Chúa cho mọi người:

1) Xin Chúa mở mắt tâm hồn chúng ta: Đúng như ông lão nhà quê lại có kiến thức uyên bác đã nói: “Thiên Chúa đã làm biết bao việc lạ lùng chung quanh ta mà mọi người đều có thể nhìn xem, lắng nghe và suy nghĩ về những điều kỳ diệu ấy”. Nếu chúng ta không hiểu được ý Chúa là do đã không biết mở mắt để nhìn xem, mở tai để lắng nghe, mở lòng để đón nhận, mở trí khôn để khám phá và thi hành thánh ý Người.

“Ép-pha-ta”: Xin Chúa giúp mỗi người chúng con biết mở mắt tâm hồn bằng cách mở tai mở lòng, mở trí để đón nhận Lời Chúa và tích cực chia sẻ tình thương của Chúa với mọi người chung quanh.

2) Xin Chúa mở miệng lưỡi chúng ta: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã chữa một người vừa ngọng (câm), vừa điếc. Người câm ngọng đã gặp khó khăn khi giao tiếp, vì không thể nói cho người khác hiểu được ý mình. Về tinh thần, nhiều người trong chúng ta đã mất sự tự tin, ăn nói ngọng nghịu và đành giữ im lặng, vì trong quá khứ có lần đã bị kẻ khác miệt thị khinh thường... Vì chúng ta đã bị đe dọa nên không dám nói ra những suy nghĩ trung thực của mình.

“Ép-pha-tha”: Xin Chúa hãy mở miệng lưỡi con ra, để làm chứng cho sự thật, để giới thiệu Chúa là Tình Thương cho tha nhân, để an ủi những người đau khổ do bị tai nạn, bị ngược đãi bất công, hay đang phải chịu đựng những điều trái ý cực lòng.

3) Xin Chúa mở đôi tai chúng ta: Người điếc hoặc bị lãng tai vì không nghe được những lời người khác nói. Lắng nghe là điều tối quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Chúng ta thường chỉ muốn nghe điều mình thích, hoặc chỉ muốn hiểu những điều người khác nói theo ý riêng mình, nên đã gây ra biết bao hiểu lầm tranh cãi, làm mất tình đoàn kết nội bộ. Nghe bằng tai chưa đủ, chúng ta còn cần nghe bằng trái tim yêu thương. Nhờ đó chúng ta mới hiểu đúng và đủ ý nghĩa chứa đựng trong những lời người khác nói.

“Ép-pha-tha”: Xin Chúa hãy mở đôi tai chúng con để lắng nghe và cảm thông với những nỗi đau của tha nhân và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu chính đáng của họ với hết khả năng cùa mình.

4) Xin Chúa mở lòng trí chúng ta: Thế giới hôm nay đang thiếu sự cảm thông và đối thoại, vì quá nhiều người đang bị bệnh câm điếc tinh thần, khiến họ trở thành một hòn đảo giữa đại dương bao la. Bệnh câm điếc tinh thần cũng làm cho con người trở thành ích kỷ, sống khép kín vì tâm hồn bị sơ cứng, khi không trao tặng được cho ai cái gì và cũng không muốn đón nhận điều gì của ai. Cuối cùng con người sẽ chết trong sự nghèo nàn vì thiếu hiểu biết và không tình thương.

“Ép-pha-tha”: Xin Chúa mở tai mở miệng và mở lòng, để chúng con dễ dàng thưa chuyện với Chúa và giao lưu với tha nhân, để được biến đổi nên người mới có tình người hơn. Nhờ đó, chúng con sẽ làm cho gia đình, khu xóm và xã hội trở thành thiên đàng yêu thương theo thánh ý Chúa.

5) Xin Chúa chữa lành bệnh câm điếc tinh thần của chúng ta:

- Không ai muốn mình bị bệnh điếc, nhưng thực tế lại không ít người mắc chứng bệnh này. Chúng ta sẽ bị điếc khi mất khả năng lắng nghe kẻ khác, khi nghe người khác nói nhưng lại chỉ muốn hiểu theo ý riêng của mình. Chúng ta sẽ bị điếc khi lắng nghe mà không phân biệt được đúng sai, hay dở. Vậy điều quan trọng không nằm ở nơi người nói, mà ở chỗ người nghe suy nghĩ và quyết định ra sao. Vì thế, chỉ nghe bằng tai chưa đủ, mà còn phải nghe với cả con tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu được chính xác những điều người nói muốn truyền đạt.
- Một cử chỉ quen thuộc mà mỗi lần dự thánh lễ chúng ta đều làm là khi nghe chủ tế đọc bài Tin Mừng. Khi ấy chúng ta vẽ dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực kèm theo lời đọc: "Lạy Chúa, vinh danh Chúa". Cử chỉ này đồng nghĩa với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa xin hãy mở trí khôn con, mở miệng lưỡi con, mở trái tim con ra để con có thể hiểu biết, cảm nhận, và rao giảng Chúa cho tha nhân”. Ước gì mỗi lần làm dấu thánh giá như vậy, chúng ta sẽ mở trí, mở lòng, mở miệng để được ơn Chúa chữa lành căn bệnh câm điếc tinh thần.
- Nghe và nói là hai phương tiện truyền thông luôn đi đôi với nhau. Con người sống trong xã hội là phải sẵn sàng tiếp nhận chân lý qua việc trao đổi đối thoại. Nếu chỉ biết sống ích kỷ khép kín thì sẽ dễ đi tới chỗ suy nghĩ cố chấp hẹp hòi và hành động sai trái có hại cho tha nhân.
- Trong gia đình mà vợ chồng không biết lắng nghe nhau, mạnh ai nấy phát ngôn, hoặc ông nói gà bà nói vịt, thì làm sao gia đình có hạnh phúc? Biết lắng nghe và đối thoại cởi mở chân thành sẽ giúp hai vợ chồng cảm thông với nhau, bữa ăn gia đình sẽ tránh được cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” ! Tình thương giữa cha mẹ và con cái cũng sẽ nên đậm đà thắm thiết.
- Ở trường học cũng thế, giữa học sinh và thầy cô giáo, giữa các bạn trẻ, cũng phải biết nghe nhau. Ngoài ra chúng ta còn phải biết lắng nghe tiếng than của những người nghèo khổ cô đơn bệnh tật… Đối với người già cả, liều thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh buồn chán và món quà quý giá nhất mà họ ưa thích là được ai đó sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ vui buồn với họ…

5. LỜI CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. “Ép-pha-tha!”, Xin hãy mở lòng trí con, để con trở thành tay chân cho những người tàn tật, thành đôi mắt cho kẻ đui mù. Để con biến thành tai nghe cho những người bị điếc, trở nên miệng lưỡi cho những kẻ ngọng câm. Để con trở thành tiếng kêu oan cho những kẻ bị áp bức…

Lạy Chúa, xin giúp con thực thi đức ái giữa đời thường: Sẵn sàng mở hầu bao để chia sẻ cơm bánh vật chất cho kẻ đói ăn, đem nước uống cho những kẻ đang khát; Để con trao thuốc men cho người bị ốm đau, chia sẻ áo lành cho những người rách rưới, mang mền đắp cho những kẻ lạnh run, chỗ trú thân cho những kẻ không nhà… Nhất là để con chia sẻ tình thương của Chúa, sẵn sàng tha thứ vô điều kiện và chủ động giơ tay ra trước để làm hòa với những ai đang thù ghét con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Niềm vui có Chúa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:49 01/09/2021
Niềm vui có Chúa

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXIII – B

(Mc 7, 31 - 37)

Đặt mình vào hoàn cảnh của dân Israel và của chính người câm điếc trong Tin Mừng Marcô hôm nay, chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm vui có Chúa. Có Chúa mọi sự sẽ trở nên tốt lành, người bệnh được chữa lành.

Lâm cảnh cùng quẫn

Israel được Chúa chọn là dân riêng, vì thế mà được Chúa yêu thương, chăm sóc giữ gìn như con người mắt Chúa. Vậy mà họ đã phản bội lại tình yêu ấy, đi thờ ngẫu tượng, sống bê tha, luân lý suy đồi. Lời Chúa qua các ngôn sứ nhắc nhở đều vô ích, nên lưu đầy là ‘liều thuốc mạnh’ Chúa phải dùng để sửa trị dân. Họ phải chịu cảnh cùng cực cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ phải đi bộ cả ngàn cây số, cuộc sống sống thiếu thốn, đức tin bị thử thách, khiến họ đặt ra những câu hỏi: Có Thiên Chúa hay không? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, thành thánh Giêrusalem và Đền thờ bị phá hủy? Hay là Thiên Chúa yếu hơn thần Marduk? Thiên Chúa có còn nhớ lời hứa nữa hay không?

Khi lâm cảnh cùng cực họ mới nhận ra cái giá phải trả do tội lỗi gây ra. Tội xúc phạm đến Thiên Chúa đã đẩy họ ra khỏi vòng tay yêu thương của, hạnh phúc tiêu tan, họ lâm vào cảnh nước mất nhà tan, lối tận đường cùng trong cảnh lưu đày.

Sống hy vọng vào Chúa

Nhà cửa và thành trì của họ bị tàn phá. Đền thờ bị phá đổ tan hoang. Họ bị cướp bóc và đuổi ra khỏi nhà. Họ phải sống trong thân phận tù đày nơi đất kẻ thù. Thời huy hoàng không còn nữa. Họ phải sống cảnh lưu đày, tương lai mù mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ cực này. Và giả như họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao có thể vượt qua được sa mạc khô cằn để về nước, mà có thoát chạy về nước thì ở đó cũng chẳng còn gì.

Trong lúc dân Israel đang bị giam cầm, khó lòng thoát khỏi quân Babylon đánh thì Isai tuyên sấm : "Can đảm lên, đừng sợ ! Này đây Thiên Chúa các người đến để phục thù. Chính Người sẽ đến và cứu thoát các người" (Is 35, 4). Những lời trên mới đẹp làm sao, vì nó chứa đầy tình thương của Thiên Chúa đối với dân đang lâm cảnh nước mất nhà tan, chẳng thể nhìn, nghe không được và lê bước được cũng không xong. Tin vui Chúa đến làm cho người mù nhìn thấy được, người điếc sẽ nghe được, người què nhảy nhót như nai, người câm nói được (x. Is 35, 4-7). Những lời trên thắp sáng niềm tin và hy vọng cho dân Chúa.

"Effatà - Hãy mở ra"(Mc 7, 34). Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa Cha, đến để hoàn tất lời hứa. Lời Chúa Giêsu hô to sau hơi thở dài trước mặt người câm điếc, với bàn tay đưa ra đụng vào tai và lưỡi anh ấy, "tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng"(Mc 7, 37).

Từ việc chữa lành người câm điếc "mở ra" cho cho thế giới chúng ta một sự khởi đầu với các quan năng nghe Lời Chúa và cất lời ca tụng những điều kỳ diệu của Chúa. Chúa đã làm người để con người bị câm điếc bên trong do tội lỗi có khả năng nghe tiếng Chúa, tiếng của tình yêu nói với con tim, và dạy con người học nói thứ ngôn ngữ của tình yêu, và thông truyền cho nhau những công trình tốt đẹp Chúa đã làm.

Thế giới đang cần Chúa chữa

Ngày nay nhiều người mất khả năng nghe lời Chúa và tiếng nói của đồng loại. Có người mất khả năng nói ngôn ngữ của tình yêu, hòa bình và xây dựng với chính mình cũng như tha nhân. Có người mù không nhìn thấy những điều kỳ diệu của Đấng Sáng Tạo mà ca tụng Chúa, cũng như không thấy được sự tốt đẹp nơi tha nhân.

Isaia loan báo, sẽ đến ngày Thiên Chúa đến đem lại niềm vui khi mở mắt người mù, mở tai người điếc, cho người què đi được và người câm nói được. Tin Mừng cho thấy, Chúa Giêsu đã thực hiện lời Isaia tiên báo năm xưa là chữa lành cho người câm điếc để anh nghe và nói được. Hành động Chúa kéo anh ta ra khỏi đám đông hỗn độn gồm cả dân ngoại lẫn dân Do Thái để anh thuộc về Chúa chứ không còn thuộc về loài người nữa. Chúa Giêsu đặt tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh chứng tỏ Chúa không chỉ đụng chạm đến tai, đến miệng của anh, mà Chúa còn chạm đến trọn con người, gồm trái tim và tâm hồn anh nữa. Chúa Giêsu không chỉ chữa anh khỏi câm, ngọng, Chúa còn mở tai, mở mắt tâm hồn để anh có thể nhận ra Người là Thiên Chúa quyền năng và lắng nghe Lời của Chúa.

Ngày nay, có quá nhiều tiếng ồn bên ngoài và cả bên trong ta, như âm thanh của tiền bạc, danh vọng và các thú vui, làm giảm khả năng nghe, nhìn và nói về Thiên Chúa, lời Chúa không thấm vào tâm hồn chúng ta được. Nhiều người mất khả năng lắng nghe nhau bởi họ không muốn nghe người khác hay họ nói nhiều hơn nghe. Nguy hiểm hơn là tình trạng câm điếc trong tâm hồn đang xảy ra nơi chúng ta, khiến ta không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, không nhìn thấy những việc tốt đẹp Chúa làm trong đời ta. Có người điếc vì làm ngơ trước lời kêu cứu của anh chị em đang gặp khổ đau. Có người câm vì sợ hãi không dám nói lên sự thật và không dám bênh vực sự thật. Có nhiều người vì quyền lợi, địa vị hoặc vì một thứ bổng lộc nào đó của xã hội, mà chấp nhận biến mình thành kẻ câm, điếc hoặc mù lòa.

Lạy Chúa, xin đến chạm vào tai, môi miệng và mắt con, để con nghe được tiếng Chúa, thấy được tha nhân và ca tụng Chúa đến muôn thủa muôn đời. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 01/09/2021

21. Ý nguyện của con nên đổi mới theo thánh ý của Thiên Chúa, không nên bắt thánh ý của Thiên Chúa làm theo ý nguyện riêng tư của con.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chân Trời Mới
Lm Vũđình Tường
18:25 01/09/2021
Một Chân Trời Mới vừa được mở ra cho người câm điếc thành Sidon. Anh nhận được lòng thông cảm của nhiều người và chính lòng thông cảm của đám đông dẫn anh gặp Đức Kitô. Ngài ban cho anh ơn nghe được và nói được. Mở tai, mở lưỡi anh, Đức Kitô cho mọi người biết tình yêu Chúa không giới hạn cho những ai muốn gặp Chúa, kể cả dân ngoại.

Đức Kitô đến thành Sidon, là một trong mười thành có tên chung là Thập tỉnh. Vào vùng của dân ngoại, ngạc nhiên thay dân làng đem đến cho Ngài một người vừa câm, vừa điếc. Bởi câm điếc nên anh coi như bị cắt đứt khỏi mọi sinh hoạt trong làng. Đức Kitô giúp anh trở thành một thành viên sống động trong làng. Có lẽ anh bị câm điếc từ thuở mới sinh. Bởi anh vừa câm, vừa điếc, nên anh không thể sinh hoạt chung với cộng đoàn. Do đó có thể anh không hề biết Đức Kitô là ai và cũng không biết Ngài đã đến làng anh đang cư ngụ.

Không phải cha mẹ anh, cũng không phải họ hàng mà chính là số dân làng có lòng từ tâm, dẫn anh đến gặp Đức Kitô. Không chắc họ có phải là bạn của anh không, nhưng chắc chắn họ là những người biết, và thông cảm với nỗi khổ anh đang gánh chịu. Những người này chắc chắn biết về Đức Kitô, hoặc có thể họ đã từng chứng kiến phép lạ Đức Kitô thực hiện. Bởi biết quyền lực Ngài nên họ dẫn anh câm điếc đến mong Ngài thương cứu anh ta. Đức Kitô thương mến anh, làm vui lòng đám người dẫn anh đến gặp Ngài. Đức Kitô mở tai anh để anh nghe rõ ràng. Ngài mở lưỡi anh để anh nói tỏ tường.

Nhờ lòng từ tâm của đám đông, dẫn anh câm điếc đến Đức Kitô và Ngài ban cho anh sự sống. Nếu không có lòng từ tâm đó, anh suốt đời chịu câm điếc và chết với tật nguyền từ thuở sinh thời đó. Chúng ta chú í đến cách chữa trị tật câm điếc của anh. Bình thường Đức Kitô chỉ cần phán một lời là bệnh tật biến mất khỏi người bệnh. Lần này Đức Kitô vừa ra lệnh cho bệnh tật biến mất, vừa có những động tác khác thường.

Thứ nhất, Đức Kitô tách anh ra khỏi đám đông dân làng. Hầu hết dân ngoại tin dị đoan và tin bói toán. Tách anh ra khỏi đám đông cách nào đó giảm tin đồn dị đoan. Những người chứng kiến Đức Kitô chữa lành anh là môn đệ Ngài, cộng thêm những người tin vào Ngài, dẫn anh câm điếc đến gặp Ngài.

Thứ hai, bởi anh vừa câm vừa điếc nên thay vì ra lệnh, Đức Kitô đối thoại với anh bằng cử chỉ thân thiện, nhân lành. Đức Kitô sờ vào tai anh ta, ngón tay Ngài đụng lưỡi anh và ra lệnh 'Mở Ra', và anh nghe được rõ ràng; nói rõ ràng. Không cần phải đoán cũng biết anh nói lên lời tạ ơn, ca tụng Thiên Chúa. Lời nói đầu đời của anh chắc chắn là tuyên xưng đức tin. Lần đầu trong đời anh nói được và nói được rõ ràng, mạch lạc. Câu nói lại là câu nói tin tưởng, phó thác, cậy trông và tạ ơn Đức Kitô. Anh không cần tập nói; trái lại anh nói rõ ràng, mạch lạc. Điều này chỉ một mình Thiên Chúa có thể thực hiện.

Thứ ba, Đức Kitô tách anh ra khỏi đám đông để anh không bị phân tâm khi Đức Kitô chữa cho anh, mà hoàn toàn chú tâm vào Ngài. Như thế nói lên sự liên kết chặt chẽ, đặt trọng tâm vào Đức Kitô. Điều này không phải anh sạch phần thể xác, mà tận trong tâm hồn anh được hoàn toàn sạch trong. Đối với người khác, anh khỏi tật nguyền phần xác. Đối với môn đệ Đức Kitô và người có lòng tin vào Ngài, anh được sạch cả thể xác, lẫn tâm hồn. Chữa bệnh câm điếc cho anh, người chứng kiến được tăng đức tin, niềm tin sâu đặm hơn.

Thứ tư, Phúc âm tuần trước xác định. Dơ bẩn tâm hồn làm chết linh hồn. Đức Kitô không sợ bẩn về thân xác, Ngài dùng ngón tay chạm vào tai, vào lưỡi người câm điếc; điều này cho biết Ngài không sợ dơ bẩn bên ngoài mà chú tâm đến dơ bẩn trong tâm hồn. Dơ bẩn tâm hồn chính là tội. Quan niệm xưa cho biết tội và tật nguyền chung vai sát cánh. Hết tật nguyền là sạch tội, và sạch tội con người khoẻ mạnh, tinh thần trong sáng, tâm tư an bình.

Trước Khi gặp Đức Kitô anh câm điếc không nói được một chữ, sau khi gặp Ngài anh nói rõ ràng, mạch lạc. Đức Kitô ban cho anh nhiều hơn mọi người mong đợi.

Anh bị câm về tinh thần, bị điếc về tâm linh. Đức Kitô chạm vào anh: tâm linh anh trong sáng, tội anh biến mất; anh ca vang lời ca tụng Thiên Chúa. Tâm linh anh sống động. anh không còn câm điếc về tâm linh nữa.

Chữa lành anh câm điếc đám đông nhận biết Đức Kitô có quyền trên cả thần câm lẫn thần điếc. Điều từ trước tới nay chưa hề xảy ra. Ngoài Thiên Chúa ra, không ai có thể mở tai người điếc, mở lưỡi người câm bằng dùng bùn tất và nước miếng. Không dâng lời ca tụng Chúa chính là câm điếc tâm linh.

TiengChuong.org

A New Horizon

The parable opened a new horizon for the deaf man. It was all about people's kindness, the kindness of those who brought the man to Jesus for healing. By healing the man, Jesus made God's bountiful love and mercy known amongst the pagan.

Jesus came to Sidon, one of the ten cities or towns, known as the Decapolis. Jesus entered this pagan territory. He showed that God's mercy was unlimited. It was available for everyone who was thirsting for God. The town people brought Jesus a deaf and mute man. His deafness cut him off from the world. Jesus brought him back to his community. This man probably had been deaf, and mute from birth. He could neither speak, nor hear. This implied, the man himself had no idea who Jesus was, and knew not that Jesus was actually in town. It was not his parents, or relatives, but people who brought the man to Jesus. We don't know who these people were, his friends or just villagers, who showed pity toward the man. We are certain, these people knew about Jesus, or at least had heard about Jesus' super power. They brought the man to Jesus with the hope that Jesus could cure him. Jesus showed His love for the man, and satisfied the peoples' expectation. Jesus gave the man power to hear, and power to speak. 'His ears were opened, and the ligament of his tongue was loosened and he spoke clearly'. v.

We notice that without other peoples' kindness, the kindness of those who brought the man to Jesus, the deaf and mute man remained to suffer his impediment for life. The manner in which Jesus cured the deaf man is worth of reflection, because Jesus had the power to give a command to heal, but this time Jesus had done differently, He employed both word and action.

The text gave no explanation why Jesus took the man away from the crowd. Most pagans believed in superstition and magicians. Having the man away from the crowd would have some control of the pagans' beliefs. It certainly would help the deaf man to focus on Jesus alone, and it would strengthen the faith of those who already had faith in Jesus. Because of the man's condition, Jesus communicated to him by using sign language. Jesus touched the man's ears with his fingers. He then touched the man's tongue with spittle. Jesus looked up to heaven to indicate the power to heal came from above. Jesus then said to the man, 'Be Opened', and the man was able to hear and to speak clearly. These details showed, that the man had not just a hearing problem, but he was totally deaf. After being healed, the man could speak clearly, showing, that before he wasn't be able to utter a word. Jesus gave him more than the people would have expected of Him. The man spoke clearly. No speech therapy was needed. He spoke for the very first time in his life, and spoke clearly.

Jesus touched the man's heart by touching his ears and his tongue. Jesus had no fear of contracting the man's illness, and also the man's physical dirtiness. His touch cleaned the man's heart. The crowd could not see the inner healing. They praised Jesus for the physical healing of the man, while Jesus' disciples and the man himself praised Jesus for the inner healing, his spiritual healing. The man was spirituality deaf and spirituality speechless. His spiritual deafness was overcome to hear God's word; his spiritual muteness was loosened to praise God. The man was healed of both physical, and spiritual ligaments. He now had a clean heart, a heart of giving thanks to God for saving him from his physical misery, and from eternal damnation. The healing made the crowd believe, that Jesus had the power to make the deaf hear and the dumb speak, the power their magicians did not have.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 01/09/2021
45. ĐỪNG HÂM NÓNG RƯỢU NỮA

Có con sâu rượu (người nghiện rượu) ban đêm ngủ đột nhiên mơ thấy một bình đầy rượu, vừa mừng vừa sợ, vội vàng kêu vợ nấu rượu cho nóng, thế là tỉnh dậy, rất hối hận, tự trách mình:

- “Rượu nguội cũng uống được vậy, có gì là không tốt chứ?”

Từ đó về sau không kêu vợ hâm nóng rượu nữa, và cho rằng như thế sẽ cản trở việc uống rượu của mình.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 45:

Nằm mơ thấy rượu là bởi vì ban ngày cứ mơ tưởng quá nhiều đến rượu, ngủ nằm mơ thấy ma quỷ là bởi vì đọc quá nhiều truyện ma quỷ, hahahha, chứ làm gì mà mơ gì được nấy...

Con người ta ai cũng có ước mơ cả, ước mơ chứ không mộng mơ và cũng không nằm mơ, ước mơ cho mình những điều tốt đẹp, ước mơ cho người những điều hay, ước mơ làm cái gì đó cho người nghèo, cho người bất hạnh, cho bản thân và cho gia đình, xã hội và Giáo Hội, đó là những ước mơ đẹp nhất và hữu ích, Thiên Chúa nhứt định sẽ chúc lành nếu chúng ta kiên trì bền đỗ và sống tốt lành.

Rượu nóng hay rượu nguội đều uống được cả, nóng và nguội chẳng qua là đua đòi mà thôi, không có gì phải quan trọng cả...

Hiểu được điều này thì người khác bớt khổ rất nhiều vì những đòi hỏi không quan trọng của chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXIII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
21:50 01/09/2021

CHÚA NHẬT XXIII TN (B)
Isaia 35:4-7a; Tvinh 145; Giac 2: 1-5; Máccô 7: 31-37

Có thể có nhiều bài đọc trích trong Kinh Thánh Do thái tràn đầy hy vọng và phấn khởi hơn bài trích trong sách của Isaia đọc hôm nay phải không? Vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, dân Israel sợ hải và lo lắng miền Bắc bị quân Assyrians chinh phạt và dân chúng bị bắt đi lưu đày. Những người ở Giu-đa, vùng đất phía Nam cũng bị lưu đày làm nô lệ. Sau đó, dân Babylon chinh phạt quân Assyrians và làm cho tình hình ngày càng tệ hơn.

Ngôn sứ Isaia đã nói với dân chúng đang bị khốn khổ; để khuyến khích họ đứng vững và mạnh dạng tiếp tục tín thác và trông cậy vào Thiên Chúa "Bấy giờ mắt người mù sẽ được mở ra… tai người điếc sẽ nghe được". Người mù sẽ nhận thấy được dấu chỉ của Thiên Chúa đến để giúp họ. Đức Chúa sẻ dẩn dắt những người bị lưu đày rời khỏi Babylon trong một chuyến Xuất Hành lần thứ 2. Khi những kẻ suy nhược bị lưu đày trở về, sa mạc sẻ trở thành đất bằng để giúp họ dễ dàng trở về nhà. Trong câu văn trước, dân chúng được hứa là hoang mạc sẽ nẩy sinh cây cối và trổ hoa, Đức Chúa sẽ dẫn người lưu đày ra khỏi Babylon như lần Xuất Hành thứ 2.

Và bây giờ theo cách suy tư thời hiện đại của bài đọc này. Chúng ta có thể đang bị lưu đày theo nhiều cách. Chúng ta đang đi trong hoang mạc trong những tháng dài của cơn đại dịch. Chúng ta không phải là những người của thế hệ trước, và thế giới xung quanh chúng ta vẫn như thế. Isaia khuyến khích chúng ta không nên lo sợ, hay nghi ngờ vì Thiên Chúa có thể làm cho sa mạc trổ bông hoa. "Thiên Chúa của các ngươi đến... Ngài đến để cứu các ngươi". Như đã hứa, chúng ta đã được tai nghe mắt thấy những sự kiện mới. Có cái nhìn chính xác về đại dịch đang xãy ra, điều gì giúp chúng ta nghe và cảm nghiệm được hành vi thử thách của Thiên Chúa cho đến lúc chúng ta được kinh nghiệm về sự chữa lành trong thời gian tù túng này chưa?... Có trở nên kiên nhẫn học hỏi để thấu hiểu những sự việc đang xảy ra ở xung quanh chúng ta chưa? Có phải chúng ta đã bị mù và bây giờ đã thấy được nhu cầu cần được giúp đỡ của người khác mà chúng ta đã bỏ qua? Một trong các ân huệ mà ngôn sứ hứa sẽ làm cho dân chúng được hồi phục khi họ từ nơi lưu đày về là thiên nhiên sẽ trở nên đẹp hơn với bông hoa nở rộ. "Suối nước sẽ tuôn chảy trong sa mạc, các dòng sông tuôn ra giữa thảo nguyên". Có thể trong cơn đại dịch, tai chúng ta sẽ được mở ra để đón nhận lời của ngôn sứ nói về hãy bảo vệ môi trường để che chở và làm cho thiên nhiên nên mới. Chúng ta làm sao đáp lại những ân huệ mà chúng ta đã nhận lãnh khi tai ta vừa được nghe?

Chúng ta có thể để thì giờ hoà nhập với Lời Sống Động của Thiên Chúa từ lời của ngôn sứ. Hãy để lời đó gây nhiều hoa trái như điều đã hứa: Ban cho chúng ta sức mạnh vượt qua những khó khăn hiện nay; là ban cho chúng ta được trông thấy điều mà chúng ta không hề thấy được; là mở tai chúng ta để nghe lời than vãn của người khác; là mở miệng lưỡi chúng ta để nói thay cho người không nói được; là thúc đẩy chúng ta hãy thăm viếng những người đã bị bỏ rơi. Hãy ngồi và lắng nghe lời của ngôn sứ Isaia hứa trước mặt chúng ta "các dòng suối sẽ tuôn trào trong sa mạc...." Sa mạc là nơi khô cằn và nguy hiểm, Nếu chúng ta không có người hướng dẩn và không có lương thực ở đó. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài hứa mỗi ngày trong chặng đường chúng ta đi sẻ có lương thực và nước uống mát mẻ.

Bạn có thấy điều gì đặc biệt trong bài phúc âm hôm nay không? Một người điếc được chữa lành. Có điều gì khác lạ trong câu chuyện đó vậy, Chúa Giêsu chữa lành biết bao nhiêu người trong phúc âm? Đây không phải chỉ là một người được chữa lành, nhưng Ngài chữa lành bằng cách nào. Người được chữa lành được dân chúng chăm sóc và đem người đó đến với Chúa Giêsu "Người ta đem đến cho Chúa Giêsu và xin Chúa Giêsu đặt tay trên anh ta". Lẻ cố nhiên do anh ta điếc và ngọng nên không thể tự mình xin Chúa Giêsu chữa lành. Nhưng, dù vậy chính đức tin của dân chúng đã khiến cho Chúa Giêsu động lòng thương chữa lành cho người đó.

Một vài người bị bệnh về thể xác bị xem là hình phạt cho tội lỗi của họ. và những người đó không được vào Đền Thở hay các hội đường Do-Thái. Vì thế sự chữa lành cho các người đau ốn đó làm cho họ nên thành phần trọn vẹn của cộng đồng trong việc thờ phượng và được sống trong xã hội.

Khi chúng ta cầu nguyện trong Thánh Lễ, hay cầu nguyện chung với những người khác, cho nhu cầu của những thành viên trong cộng đoàn và cho những người khác. Chúng ta đang làm điều như các người trong phúc âm đã làm: là đưa người đau ốm đến với Chúa Giêsu và nói thay cho họ. Chúng ta trông cậy Chúa Giêsu sẽ nghe chúng ta và giúp cho họ bằng cách nào đó. Chắc chắn Chúa Giêsu không cần biết gì về nhu cầu của những con người đó và của cả thế giới. Nhưng khi chúng ta cầu thay cho người khác, về tất cả mọi sự. Trong khi làm điều đó, chúng ta hãy nói lên điều cần thiết của chính bản thân chúng ta. Những lời cầu nguyện của chúng ta hướng về ai, và về điều gì mà chúng ta cần và nhắc chúng ta là chúng ta không phải chỉ là người đã nhìn thấy, nhưng chúng ta hợp ý một lòng với những người cần được giúp đở đó.

Phúc âm không chỉ nói đến một người điếc được mở tai ra phải không? Đó cũng là câu chuyện của chúng ta nữa, vì Épphatha là lời cầu nguyện được nói trong bí tích rữa tội của chúng ta. Sau nghi thức rữa tội thì "lời cầu nguyện mở đầu” được nói lên. Khi vị Linh Mục hay vị phó tế sờ vào tai và miệng của người chịu phép rữa tội và đọc lời nguyện này:

"Thiên Chúa đã làm cho người điếc nghe và người câm được nói. Xin Ngài hãy sớm mở tai con để con nghe lời và mở miệng con để con loan báo đức tin của Ngài trước sự ngợi khen và vinh hiển của Thiên Chúa là Cha. Amen"

Trong phụng vụ hôm nay, chúng ta có thể cầu xin để cảm nhận được hoàn toàn những tác dụng của lời Kinh Épphatha: Để chúng ta có đôi tai lắng nghe lời của Thiên Chúa và truyền rao lời đó một cách rõ ràng khi chúng ta được hỏi về đức tin của chúng ta, khi có ai cần nghe lời tốt đẹp từ chúng ta, hay khi chúng ta cần nói giúp cho một người khác, hay nói thay cho dân chúng.

Chúng ta muốn trở nên là những người nghe Lời Thiên Chúa. Chúng ta là môn đệ cũng cần giúp người khác nghe lời nói đó và giúp mọi người nói với nhau, theo cách hoà giải giữa những người không muốn nghe nhau. Dùng lời giải thích giao hoà giữa những người chống đối nhau.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


23rd SUNDAY (B)
Isaiah 35:4-7a; Psalm 146; James 2: 1-5; Mark 7: 31-37

Could there be a more hope-filled and encouraging reading in the Hebrew Scriptures than today’s selection from Isaiah? In the eighth century BCE the people of Israel were in fear and trembling: the northern kingdom had been conquered by the Assyrians and the people taken into exile. Those in Judah, the southern kingdom, were enslaved. Then, the Babylonians conquered the Assyrians and things went from bad to worse.

It is to these decimated people that the prophet Isaiah speaks, encouraging them to stand firm and continue to believe and trust God. "Then will the eyes of the blind be opened… The ears of the deaf be cleared." The blind will look and see signs of God coming to help them. God will lead the exiles from Babylon in a second exodus. As the debilitated exiles travel, the desert will be transformed to ease their journey home. In the previous verse people are promised that the desert will bloom with trees and flowers (v. 1-2). God will lead the exiles from Babylon on a second exodus.

Now, the second movement in the reading – the present. In many ways we have been made exiles, desert travelers, by the long months of the pandemic. We are not the same people we used to be, nor is the world around us the same. Isaiah encourages us not to be fainthearted, or doubt what God can do to make our deserts bloom. "Here is your God… Who comes to save you." As promised, we are given new sight and hearing. In our new, pandemic redesigned-reality, what hints of God do we see and hear around us? While it has been a testing time, have we experienced any healings during this time of exile?...Become more patient and understanding with those around us? Have we been blind and now see the needs of others we missed? One of the gifts the prophet promised the restored people, as they return from exile, was the blooming and beauty of nature. "Streams will burst forth in the desert and rivers in the steppe." Maybe during the pandemic our ears have been opened to the prophetic voices who speak out to protect and restore the natural world. How can we respond to that gift of hearing we have received?

We might spend time and sit with this living Word of God from the prophet. Let it do for us what it promises: give us strength for present hardships; sight for what we have refused to see; open us to the voices and pleas of others; loosen our tongues to speak on behalf of the voiceless; mobilize us to visit those we have been ignoring. Sit and listen to the promise Isaiah places before us, "Streams will burst forth in the desert…." The desert is a harsh and dangerous place, unless we have a guide and provisions there. Our God will not desert us, but promises restoration and the refreshments we need each day of our journey.

Did you notice something unique in today’s gospel? A deaf man is healed. What’s so different about that, Jesus heals many people in the Gospels? It is not that he healed the man, but how the healing happened. The man is healed because people cared for him and brought him to Jesus. They "begged him to lay his hand on him." Of course the man’s speech impediment prevented him from asking for the cure himself. But still, it is the faith of the people that moved Jesus to heal him.

Some physical ailments were looked upon as a punishment for sin, and limited the person’s access to the Temple and synagogues. Thus, the man’s healing allowed him to be a full member of the community in its religious and social life.

When we pray at Mass, or with others, for the needs of community members and people beyond, we are doing what the people in the gospel did – bringing people to Jesus and speaking on their behalf. We trust Jesus to hear us and help in some way. Certainly Jesus does not need to be informed about people’s and the world’s needs. But when we intercede for others, among other things, we speak our priorities and in doing that we remind and reinforce those priorities in ourselves. Our prayers express who and what have claim on us and remind us we are not merely onlookers, but stand with those in need.

The gospel is not just about one man’s ears being opened, is it? It is our story too, because Ephphatha was a prayer said in our baptism. After the baptism takes place this "opening prayer" is said. The presiding priest, or deacon, touches the ears and then the mouth of the one baptized and prays:

"The Lord has made the deaf hear and the dumb speak. May He soon touch your ears to receive the word and your mouth to proclaim His faith to the praises and glory of God the Father. Amen"

We can pray at today’s liturgy for the full effects of the Ephphatha prayer: that we have open ears to God’s voice and speak that Word plainly when we are asked about our faith; when someone needs to hear a good word from us; and when we need to speak up on another person, or people’s, behalf.

We want to be people who hear the Word of God. We disciples also need to help others hear that word and help people speak to one another in ways that bring about reconciliation between conflicting parties and among those who have refused to listen to one another.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Luật sư nhân quyền bị bắn chết ở thành phố Cebu, miền trung Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
05:53 01/09/2021


Một luật sư nhân quyền đã bị bắn chết bởi một tay súng ở thành phố Cebu, miền trung Phi Luật Tân hôm thứ Năm, 26 tháng Tám.

Theo báo cáo của cảnh sát, luật sư Rex Jesus Mario Fernandez, 62 tuổi, đang ở trên xe của mình khi bị tay súng tấn công lúc 4:10 chiều.

Đoạn phim từ camera an ninh trong khu vực cho thấy tay súng, người mặc áo khoác đỏ, bỏ chạy trên một chiếc xe máy do một người đàn ông khác lái sau vụ xả súng.

Theo cảnh sát, ít nhất sáu vỏ đạn của một khẩu súng lục 45 đã được tìm thấy tại hiện trường vụ án.

Trong một tuyên bố, luật sư đoàn của Phi Luật Tân, gọi tắt là CHR, nhấn mạnh rằng:

“Vụ giết luật sư Rex gần đây lại một lần nữa cho thấy các cuộc tấn công nhằm vào các luật sư, và những người hoạt động cho nhân quyền đã gia tăng đáng kể khi văn hóa trừng phạt tiếp tục được đề cao trong bối cảnh không có các cuộc điều tra và truy tố đối với hàng ngàn vụ giết người”.

CHR kêu gọi chính phủ hành động nhanh chóng đối với cái chết của Fernandez, lưu ý rằng “ danh sách các trường hợp giết người và vi phạm nhân quyền chưa được giải quyết vẫn còn tiếp tục”.

Nhiều quan sát viên cho rằng chính tổng thống Rodrigo Duterte là người đứng sau các vụ thanh toán này. Các nạn nhân đều là những tiếng nói đối lập và không có các cuộc điều tra và truy tố nào được thực hiện.
Source:Licas News
 
Phi Luật Tân báo cáo các trường hợp COVID-19 hàng ngày cao thứ hai
Đặng Tự Do
05:54 01/09/2021


Phi Luật Tân đã ghi nhận số trường hợp nhiễm coronavirus trong một ngày cao thứ hai kể từ khi bắt đầu đại dịch sau khi ghi nhận thêm 17,447 trường hợp vào hôm thứ Sáu, ngày 27 tháng 8.

Bộ Y tế cho biết con số này đã nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên cả nước lên 1,916,461 ca. Trong ngày 27 tháng 8, đã có 6,771 trường hợp phục hồi được báo cáo và 113 trường hợp tử vong.

Trong tổng số ca nhiễm, có 142,531 đang trong thời kỳ điều trị, chiếm 7.4%. 90.8 phần trăm, cụ thể là 1,741,089 người đã hồi phục, và 1.71 phần trăm tức là 32,841 đã tử vong vì coronavirus.

Tiến sĩ Edsel Salvaña thuộc Nhóm Cố vấn Kỹ thuật của Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm COVID-19 ở nước này dự kiến sẽ tăng lên trong những ngày tới.

Ông đã ví các Biến thể Delta của căn bệnh này giống như một cơn sóng thần về khả năng lây nhiễm cho con người

“Các trường hợp sẽ thực sự tăng lên vì biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn từ hai đến ba lần,” Salvaña cho biết trong cuộc họp báo với các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, ông bảo đảm với công chúng rằng Phi Luật Tân không bất lực vì việc tiêm vắc-xin phòng bệnh vẫn đang diễn ra.

Ông nói: “Tiêm chủng là tuyến phòng thủ cuối cùng của chúng ta trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng, vì tiêm chủng làm giảm đáng kể nguy cơ một cá nhân phải nhập viện do COVID-19”, ông nói.

Ông kêu gọi người dân Philippines ủng hộ hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng cách tiêm chủng.

Quốc gia này đã tiêm phòng cho khoảng 13 triệu người, chậm hơn so với mục tiêu tiêm vắc xin cho 76.3 triệu người Phi Luật Tân vào cuối năm để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Source:Licas News
 
Vatican giải thể Cộng đồng Regina Pacis có trụ sở tại Ý sau chuyến thanh tra tông tòa
Đặng Tự Do
05:54 01/09/2021


Vatican đã giải thể Cộng đồng Regina Pacis, một hiệp hội đời sống tông đồ có trụ sở tại Verona, Ý, với lý do “ thiếu sót về thể chế” và thiếu “ sự trưởng thành trong đặc sủng thể chế”.

Theo hãng tin L'Arena di Verona, văn phòng đời sống thánh hiến của Vatican đã ban hành sắc lệnh giải thể cộng đồng vào ngày 24 tháng 7. Đức Cha Giuseppe Zenti, Giám Mục Verona, đã gửi một lá thư thông báo cho toàn thể giáo phận biết về quyết định này vào ngày 17 tháng 8.

Cộng đồng Regina Pacis được thành lập vào năm 1986 bởi cặp vợ chồng Alessandro Nottegar và Luisa Scipionato Nottegar, là một cộng đồng Công Giáo dành cho việc cầu nguyện, truyền giáo và phục vụ người nghèo.

Alessandro Nottegar, một bác sĩ qua đời vì đau tim chỉ một tháng sau khi thành lập cộng đồng ở tuổi 42, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố là “bậc đáng kính” vào năm 2017 – và đang đường phong chân phước và phong thánh.

Người vợ góa của anh, Luisa Nottegar, và ba cô con gái vẫn còn sống.

Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Vatican giải thể hai hiệp hội Công Giáo có trụ sở ở miền nam nước Ý - Movimento Apostolico và Maria Madre della Redenzione - sau khi xác định rằng những tiết lộ siêu nhiên của người sáng lập là không xác thực.

Cộng đồng Regina Pacis ngày nay bao gồm nhiều nam nữ tu sĩ, cũng như các linh mục. Nó đã có mặt ở Verona, một số thành phố ở Brazil và Medjugorje trước khi bị giải tán.
Source:Catholic News Agency
 
ĐTC có ý định thoái vị? Afghanistan, vụ HY Becciu, y tá cứu mạng. Chi tiết cuộc phỏng vấn với COPE
Đặng Tự Do
16:08 01/09/2021

Cuộc trò chuyện giữa Đức Thánh Cha và Herrera đã được phát sóng trong chương trình “Herrera en COPE”, bắt đầu lúc 8 giờ sáng thứ Tư 1 tháng 9 theo giờ địa phương Madrid, tức là 1 giờ trưa giờ Việt Nam.

Thông tín viên Inés San Martín thường trú tại Rôma của tờ Crux, là ký giả chuyên về Vatican. Cô là người Á Căn Đình, tiếng Tây Ban Nha là tiếng mẹ đẻ nên cô đã có thể tóm lược lại và dịch sang tiếng Anh trong một thời gian ngắn.

Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Trong cuộc phỏng vấn mới nhất trên phạm vi rất rộng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về việc rút quân khỏi Afghanistan, sức khỏe và tin đồn ngài sắp thoái vị, vụ xét xử tham nhũng của Vatican chống lại một số người bao gồm một trong những cố vấn thân cận nhất của ngài và quyết định hạn chế sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống.

Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Afghanistan

Đề cập đến cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Afghanistan, Đức Thánh Cha cho biết: “Tôi rất xúc động trước một điều mà Thủ tướng Angela Merkel, một trong những nhân vật vĩ đại của nền chính trị thế giới, đã nói ở Mạc Tư Khoa. Tôi hy vọng từ ngữ là chính xác, cô ấy nói: ‘Cần phải chấm dứt chính sách vô trách nhiệm trong đó người ta can thiệp chủ quan từ bên ngoài và cố xây dựng nền dân chủ ở các nước khác trong khi bỏ qua truyền thống của các dân tộc.’

Câu nói này thực ra là từ Tổng thống Nga Putin, đã được nhiều tờ báo tại Rôma cho rằng là của bà Thủ tướng Angela Merkel.

“Tôi tin rằng với tư cách là một mục tử, tôi phải kêu gọi các tín hữu Kitô cầu nguyện đặc biệt vào lúc này. Đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới chiến tranh, hãy nghĩ đến Yemen chẳng hạn. Nhưng đây là một vấn đề rất đặc biệt, nó có một ý nghĩa khác. Và tôi sẽ cố gắng cầu xin điều mà Giáo hội luôn đòi hỏi trong những thời kỳ khó khăn và khủng hoảng: Đó là cầu nguyện nhiều hơn và ăn chay nhiều hơn”.

Vụ Hồng Y Angelo Becciu

Đề cập đến phiên tòa đang diễn ra chống lại Hồng Y Angelo Becciu và các nhân viên và chuyên gia tư vấn khác của Vatican, Đức Phanxicô nói rằng “ít nhất ngay từ cái nhìn đầu tiên, người ta đã thấy có vẻ như có tham nhũng.” Ngài thừa nhận rằng tham nhũng là “một căn bệnh tái phát thường xuyên.” Tuy nhiên, ngài cũng nói rằng ngài tin rằng “đã có những tiến bộ trong việc củng cố công lý trong quốc gia thành Vatican,” với hệ thống tư pháp ngày càng trở nên độc lập hơn.

Đức Phanxicô cho biết, phiên tòa đang diễn ra đã bắt đầu từ “hai lời phàn nàn từ những người làm việc tại Vatican và những người nhận thấy sự bất thường trong hoạt động của những người bị truy tố. Họ đã khiếu nại và yêu cầu tôi phải làm một điều gì đó”. Ngài gửi những người tố cáo đến các công tố viên, kèm theo cả chữ ký của ngài bên cạnh chữ ký của họ trong đơn khiếu nại, “ để nói rằng: Đây là cách phải làm, tôi không sợ sự minh bạch hay sự thật. Đôi khi nó đau, và rất đau, nhưng sự thật mới là thứ giúp chúng ta tự do”.

Khi được hỏi cụ thể về Hồng Y Becciu, Đức Giáo Hoàng nói rằng vị Hồng Y “bị xét xử theo luật của Vatican”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Tôi hết lòng hy vọng rằng anh ấy vô tội. Dẫu sao, anh ta là một cộng tác viên của tôi và đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Anh ta là một người mà tôi rất quý trọng, có nghĩa là tôi muốn anh ấy trở nên tốt đẹp. Đây chỉ đơn giản là giả định về sự vô tội. Nhưng ngoài sự giả định vô tội, tôi muốn anh ấy trở nên thật tốt. Nhưng Công lý mới là người quyết định”.

Khả thể thoái vị

Những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn dài 90 phút với đài phát thanh Tây Ban Nha COPE, thuộc sở hữu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha.

Nhà báo Carlos Herrera, một trong những ký giả có uy tín nhất ở Tây Ban Nha, thừa nhận rằng cuộc phỏng vấn đã được dàn xếp bởi Eva Fernandez, phóng viên đài Vatican.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha đã nêu đích danh cô Eva Fernandez. Ngài nói là “nhờ Eva” ngài đã phát hiện ra rằng những tin đồn về việc thoái vị của ngài đã tạo nên những vấn đề nghiêm trọng ở quê hương Á Căn Đình của ngài.

“Cô ấy đã cho tôi biết điều đó với một biểu hiện rất dễ thương của người Á Căn Đình, và tôi nói với cô ấy rằng tôi không có ý kiến gì vì tôi chỉ đọc duy nhất một tờ báo ở đây vào buổi sáng, tờ báo của Rôma”. Đức Giáo Hoàng nói thêm: “Tôi không xem tivi. Và tôi nhận được báo cáo về một số tin tức trong ngày, nhưng tôi phát hiện ra sau đó, vài ngày sau đó, có điều gì đó về việc tôi thoái vị. Bất cứ khi nào Đức Giáo Hoàng bị ốm thì thế nào cũng có những cơn gió nhẹ hoặc những cơn cuồng phong về Cơ Mật Viện.”

Cách diễn đạt của người Á Căn Đình mà Đức Giáo Hoàng ám chỉ là quilombo. Ngài không trực tiếp dùng từ quilombo trong cuộc phỏng vấn. Từ này có một hàm ý mạnh mẽ trong tiếng Tây Ban Nha, mặc dù nó hầu như chỉ được sử dụng ở Á Căn Đình: Đó là tiếng lóng của Buenos Aires có nghĩa là tai tiếng, xáo động hoặc xung đột; nhưng ban đầu nó được sử dụng như một từ đồng nghĩa với nhà chứa gái mãi dâm.

Về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục giáo sĩ

Khi thảo luận về vụ bê bối lạm dụng giáo sĩ đối với trẻ vị thành niên, Đức Phanxicô bắt đầu bằng cách bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston, ca ngợi lòng dũng cảm và công việc mà ngài đã làm trong lĩnh vực này ngay từ đầu.

Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng Đức Hồng Y O'Malley bắt đầu “nói về điều này với lòng can đảm, gọi nó là một cái gai bên cạnh” Giáo hội. Ngài cũng ca ngợi “phát minh” của Đức Hồng Y trong việc hình thành Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, được thành lập rất sớm trong triều đại Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Theo Đức Thánh Cha, ủy ban này bao gồm “những người giỏi nhất từ một số quốc gia”.

Ngài cũng nói về bài phát biểu gây tranh cãi năm 2019 của mình vào cuối hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Rôma về nạn lạm dụng giáo sĩ, trong đó ngài đổ lỗi cho ma quỷ gây ra cuộc khủng hoảng và trích dẫn các số liệu thống kê cho thấy vấn đề này đang lan rộng như thế nào trong xã hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với radio COPE “Có người nói: ‘Cuối cùng thì Đức Giáo Hoàng nói rằng đó là vấn đề của mọi người, ngài đổ lỗi cho ma quỷ và rửa tay’. Tôi đã đổ lỗi cho ma quỷ, vâng. Ma quỷ là đứa kích động nên điều này. Nhưng tôi đã đổ lỗi cho nó khi tôi nói về nội dung khiêu dâm đặc biệt là ấu dâm. Tôi đã nói rằng lạm dụng một cậu bé để quay phim mô tả một hành động khiêu dâm là một hành động xấu xa. Nó không thể được giải thích nếu không có sự hiện diện của ma quỷ”.

Đức Thánh Cha nhận định rằng: “Tôi nghĩ rằng mọi thứ đang được thực hiện tốt. Trên thực tế, đã có những tiến bộ và ngày càng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, đó là một vấn đề toàn cầu và nghiêm trọng. Đôi khi tôi tự hỏi làm thế nào mà một số chính phủ cho phép sản xuất nội dung khiêu dâm trẻ em. Đừng nói rằng họ không biết nhé. Ngày nay, với các dịch vụ tình báo, mọi thứ họ đều được biết. Chính phủ biết ai ở quốc gia mình sản xuất nội dung khiêu dâm trẻ em. Đối với tôi đây là một trong những điều quái đản nhất mà tôi đã từng thấy”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã được hỏi ý kiến về việc Tây Ban Nha hợp pháp hóa an tử vào đầu năm nay, và ngài trả lời rằng “Chúng ta hãy tự đánh giá. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa vứt bỏ. Cái gì vô ích thì bỏ đi. Người già là thứ dùng một lần: Họ là một điều phiền toái. Không phải tất cả ai cũng nghĩ như thế, nhưng trong vô thức chung của văn hóa vứt bỏ, những người già, cũng như những người bị bệnh nan y; những đứa trẻ không mong muốn cũng vậy, và họ bị trả lại tình trạng trước khi chào đời”.

Nhưng văn hóa vứt bỏ này không chỉ là vấn đề của phương Tây. Đức Thánh Cha lưu ý rằng điều tương tự cũng xảy ra ở “các vùng ngoại vi Á châu rộng lớn”, chẳng hạn như tình hình của người Rohingyas, một nhóm dân tộc Hồi giáo lâu nay bị đàn áp ở Miến Điện và bị từ chối ở Bangladesh, đến mức ngày nay, họ là “dân du mục” và “bị bỏ rơi. Họ không phù hợp, họ không được chào đón.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói rằng Âu Châu đang trải qua một mùa đông nhân khẩu học vì “kim tự tháp đã bị đảo ngược”, với nhiều trường hợp phá thai hơn và lợi nhuận được đặt làm trung tâm.

Về vấn đề phá thai, Đức Thánh Cha nói: “Đó là một mạng người. Một sự sống. Một số người nói, ‘Thai nhi không phải là một con người.’ Không, đó là một con người! Vì vậy, đứng trước một con người tôi tự đặt ra cho mình hai câu hỏi: Loại bỏ một con người để giải quyết một vấn đề, liệu có công bằng không khi loại bỏ một con người để giải quyết một vấn đề? Câu hỏi thứ hai: Có công bằng không khi thuê một kẻ giết người theo hợp đồng để giải quyết một vấn đề? Và với hai câu hỏi này, thì những trường hợp loại bỏ những người bao gồm cả thai nhi lẫn người già vì họ là gánh nặng cho xã hội thì người ta nghĩ sao?”

Đức Giáo Hoàng cũng chia sẻ một câu chuyện từng được kể trong gia đình của ngài, trong đó một người cha đã cố gắng giấu cha mình với khách bằng cách dọn bàn cho ông một bàn trong bếp vì ông thường chảy nước dãi khi ăn. Một ngày nọ, khi ông ta trở về nhà, ông ta thấy cậu con trai nhỏ của mình đang nghịch gỗ, dùng búa đóng đinh để “làm cái bàn” dùng cho chính người đàn ông ấy khi ông lớn tuổi.

“Nói cách khác, những ai gieo mầm loại bỏ, sẽ thu hoạch được đúng cái mình gieo sau đó”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Vấn đề Thánh lễ Latinh Truyền thống

Khi được hỏi về Tự Sắc Traditionis Custodes, được ban hành vào tháng 7, giới hạn việc cử hành Thánh lễ Tridentinô, thường được gọi là Thánh lễ Latinh truyền thống hoặc Thánh lễ cổ, Đức Phanxicô nói rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về việc công bố Summorum Pontificum, cho phép cử hành Thánh lễ với Sách Lễ của Đức Gioan 23 cho những người đã có một “nỗi nhớ nào đó”, là một trong những “hành động mục vụ đẹp đẽ và nhân bản” bởi người tiền nhiệm của ngài là “một người có tinh thần nhân bản nhạy bén.”

Đức Thánh Cha nói rằng năm ngoái việc áp dụng Tự Sắc của Đức Bênêđíctô đã được nghiên cứu, thông qua cuộc tham vấn kéo dài một năm với tất cả các giám mục trên khắp thế giới, và hiển nhiên rằng những gì từng là một cử chỉ mục vụ đã “được chuyển hóa thành ý thức hệ”.

“Chúng tôi phải có phản ứng và phải đưa ra các chuẩn mực rõ ràng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Các tiêu chuẩn rõ ràng đặt ra giới hạn cho những người chưa từng trải qua trải nghiệm đó. Bởi vì nó dường như là thời trang ở một số nơi. Nếu bạn đọc kỹ bức thư và đọc kỹ Tự Sắc, bạn sẽ thấy rằng đó chỉ đơn giản là một sự sắp xếp lại mang tính xây dựng, với sự chăm sóc mục vụ và tránh sự thái quá không đáng có”.

Di cư, khí hậu và văn bia của ngài

Trong cuộc phỏng vấn, Herrera và Đức Giáo Hoàng thường nhảy từ điểm này sang điểm khác, và cuộc trao đổi của hai người gần giống như một trận đấu bóng bàn.

Một vài điểm nổi bật của việc trao đổi qua lại này:

Về việc ma quỷ “chạy quanh Vatican”, Đức Phanxicô nói rằng “ma quỷ chạy khắp nơi, nhưng tôi sợ nhất là những con quỷ lịch sự. “

Về vấn đề biến đổi khí hậu, ngài nói rằng vào năm 2007, khi ngài tham gia hội nghị các giám mục Mỹ Latinh ở Aparecida, Brazil, ngài không hiểu tại sao các giám mục Brazil lại nói về việc bảo tồn thiên nhiên trong mối quan hệ với việc truyền giáo. “Tôi là một người được hoán cải về điều này,” ngài nói và nhấn mạnh rằng “về nguyên tắc tôi sẽ tham gia cuộc họp ở Glasgow năm 2021 về biến đổi khí hậu và bài phát biểu của tôi đã được viết”.

Đối với người di cư, “có bốn thái độ: Chào mừng, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập. Và đối với điều cuối cùng: nếu bạn chào đón họ và để họ ở nhà không biết làm gì và không hòa nhập họ, họ sẽ là một mối nguy hiểm, bởi vì họ cảm thấy như những người xa lạ”.

Về thể thao, Đức Thánh Cha cho biết bây giờ ngài chỉ mới bắt đầu “hiểu một chút” về túc cầu Ý, và thừa nhận rằng ngài đã không xem bất kỳ trận đấu nào của Copa America, mà Á Căn Đình đã giành được chiến thắng vào đầu năm nay và tránh trả lời một câu hỏi đặt ra cho ngài về Lionel Messi, là người đã rời đội tuyển Tây Ban Nha lâu đời của mình trong năm nay để chơi ở Pháp. Thay vào đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “ để trở thành một cầu thủ túc cầu giỏi, bạn phải có hai điều: Biết cách làm việc trong một tập thể và không đánh mất tinh thần nghiệp dư. Khi thể thao mất đi tinh thần nghiệp dư đó, nó bắt đầu trở nên quá thương mại hóa”.

Về cách mình muốn được ghi nhớ, Đức Thánh Cha Phanxicô ngắn gọn và đi vào trọng tâm, nói: “Về việc tôi là ai: Thưa: Một tội nhân cố gắng làm điều tốt”.
Source:Crux
 
Ý cầu nguyện tháng 9 của Đức Thánh Cha: Một lối sống gìn giữ môi trường
Thanh Quảng sdb
18:44 01/09/2021
Ý cầu nguyện tháng 9 của Đức Thánh Cha: 'Một lối sống gìn giữ môi trường'

Đức Thánh Cha Phanxicô công bố ý cầu nguyện của tháng 9, và mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện để mọi người có thể đưa ra những lựa chọn thúc đẩy một lối sống đơn giản và bền vững.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Giáo hội bước vào một Mùa Xuân hàng năm vào ngày 1 tháng 9, và Đức Thánh Cha Phanxicô kêu mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho “một lối sống gìn giữ môi trường”.

Trong Video Đức Thánh Cha kêu mời: “Cha rất vui khi thấy những người trẻ can đảm thực hiện các dự án cải thiện môi trường và xã hội, vì cả hai cùng đồng hành với nhau”.

Nhìn lại các tác động của chúng ta đối với hành tinh trái đất

Đức Thánh Cha Phanxicô nói người lớn có thể học nhiều điều nơi những người trẻ, vì họ thường đi đầu trong các vấn đề “liên quan đến việc chăm sóc cho hành tinh”.

ĐTC nói: “Chúng ta hãy nhìn tấm gương của họ và xét lại lối sống của ta, đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng về sức khỏe, xã hội và môi trường này.

Chúng ta nên xét lại “cách chúng ta ăn uống, tiêu dùng, đi lại hoặc cách chúng ta sử dụng nước, năng lượng, chất nhựa và nhiều vật thể khác,” đặc biệt là những thứ có hại cho môi trường.

Đức Thánh Cha mời gọi: "Chúng ta hãy cùng nhau thay đổi! Hãy cùng những người trẻ tiến tới lối sống đơn giản và tôn trọng môi trường hơn”.

Hãy cầu nguyện để có được những quyết tâm can đảm

Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa kêu gọi mọi người hãy hướng về những người trẻ và những cam kết của họ đối với tương lai của chính họ.

“Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả chúng ta sẽ có những lựa chọn can đảm, những lựa chọn cần thiết cho một lối sống đơn giản và bền vững với môi trường, lấy cảm hứng từ những người trẻ của chúng ta, những người đã cam kết với điều này”.

Đức Thánh Cha kết luận, tương lai của hành tinh mà người trẻ sẽ thừa hưởng hệ tại vào quyết tâm quân bình này.

Cần hành động khẩn cấp

Mạng lưới cầu nguyện thế giới của Đức Thánh Cha, đã phát hành một Video về ý cầu nguyện theo Đức Thánh Cha hàng tháng, ý định cầu nguyện của tháng 9 vang vọng lại hàng loạt lời mời gọi mà Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người sống đơn giản hơn.

“Nhu cầu hành động khẩn cấp để chống lại cuộc khủng hoảng xã hội và môi trường không phải là điều gì mới! Ngày càng có nhiều cảnh báo toàn cầu để nâng cao nhận thức của nhân loại về nhu cầu phải thay đổi này”.

Liên Hợp Quốc vào tháng 6 đã cảnh báo hành tinh đang "bị hủy diệt!" và con người phải đối diện với ba mối đe dọa là "môi sinh bị hủy hại, khí hậu bị nóng lên và ô nhiễm tràn lan."

Tuyên bố nhấn mạnh Đức Thánh Cha quan ngại cho hệ sinh thái “mọi sự đều được kết nối với cuộc sống của chúng ta!” Nhưng đáng tiếc thay những lời nói đó không đủ để “bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta”.
 
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Thư Thánh Phaolô Gửi Tín hữu Galát, ‘Những người Galát ngu ngốc’
Vũ Văn An
18:51 01/09/2021


Ngày 01 tháng 9 năm 2021, tiếp tục loạt bài giáo lý trong buổi yết kiến chung vào thứ Tư hàng tuần, về Thư của Thánh Phao-lô gửi tín hữu Galát, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về việc Thánh Phaolô mô tả người Galát là ngu ngốc.

Điều đáng lưu ý là trong bài giáo lý tuần này, không những Đức Phanxicô không rút lại bất cứ điều gì ngài dạy trong bài giáo lý ngày 11 tháng 8 về việc Luật Môsê không đem lại sự sống ơn thánh, trái lại, ngài gián tiếp trả lời giáo sĩ Arousi của Tòa Giáo trưởng Israel rằng lời ngài dạy không phải của con người mà là của Thiên Chúa, vì quả chỉ có Thiên Chúa mới làm chúng ta nên công chính, không phải việc giữ luật, tuy việc này cần thiết.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Chúng ta sẽ tiếp tục giải thích Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát. Đây, lời giải thích này, không phải là điều gì mới mẻ, nó là giải thích của tôi: điều chúng ta đang nghiên cứu là điều Thánh Phaolô nói trong một cuộc xung đột rất nghiêm trọng với người Galát. Và nó cũng là Lời Chúa, vì nó đã đi vào Kinh thánh. Chúng không phải là điều mà ai đó đã tạo ra: không. Nó là một điều gì đó đã xảy ra thời đó và có thể tự lặp lại. Đây chỉ là một bài giáo lý về Lời Chúa được phát biểu trong Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát; không có gì khác. Điều này phải luôn được ghi nhớ. Và trong bài giáo lý trước, chúng ta đã thấy Thánh Tông đồ Phaolô cho các Kitô hữu đầu tiên của Galát thấy nguy hiểm như thế nào khi rời khỏi con đường mà họ đã bắt đầu đi bằng cách nghinh đón in Mừng. Thật vậy, nguy cơ là nhượng bộ chủ nghĩa duy hình thức, một trong những cám dỗ dẫn đến giả hình, điều mà chúng ta đã nói ở lần trước. Từ bỏ chủ nghĩa duy hình thức, và phủ nhận phẩm giá mới mà họ đã nhận được: phẩm giá của những người được Chúa Kitô cứu chuộc. Đoạn văn chúng ta vừa nghe là đoạn mở đầu phần thứ hai của Lá thư. Cho đến nay, Thánh Phaolô đã nói về cuộc đời và ơn gọi của ngài: về việc ân sủng của Thiên Chúa đã biến đổi đời ngài ra sao, đặt nó hoàn toàn vào việc phục vụ công cuộc truyền bá Tin Mừng. Tại thời điểm này, ngài trực tiếp thách thức người Galát: ngài đặt trước mặt họ những lựa chọn mà họ đã chọn và tình trạng hiện tại của họ, vốn có thể vô hiệu hóa kinh nghiệm ân sủng mà họ đã sống.

Và những từ ngữ mà Thánh Tông đồ dùng để nói với người Galát chắc chắn không nhã nhặn: chúng ta đã nghe rồi. Trong các Thư khác, ta có thể dễ dàng tìm thấy các cụm từ như “Anh em” hoặc “các bạn thân mến”; ở đây không, bởi vì ngài đang tức giận. Ngài nói chung “Những người Galát” và ít nhất 2 lần gọi họ là “ngu ngốc”, đây không phải là một thuật ngữ lịch sự. Ngu xuẩn, vô tri, có thể có nhiều ý nghĩa… Ngài làm vậy không phải vì họ không thông minh, nhưng vì, hầu như không biết ra điều đó, họ có nguy cơ đánh mất đức tin nơi Chúa Kitô mà họ đã nhiệt thành đón nhận. Họ ngu xuẩn vì họ không ý thức được rằng điều nguy hiểm là đánh mất kho tàng quý giá, vẻ đẹp, sự mới mẻ của Chúa Kitô. Sự ngạc nhiên và nỗi buồn của Thánh Tông đồ rất rõ ràng. Một cách cay đắng, ngài kích thích các Kitô hữu đó nhớ lại lời công bố đầu tiên của ngài, với lời này, ngài cho họ khả thể đạt được một sự tự do mới mẻ, cho đến nay vẫn chưa được ai hy vọng.

Thánh Tông đồ đặt câu hỏi cho tín hữu Galát, với ý định lay chuyển lương tâm của họ: đây là lý do tại sao nó mạnh mẽ như thế. Đó là những câu hỏi khoa trương, bởi vì người Galát biết rất rõ rằng việc họ đến với đức tin vào Chúa Kitô là hoa trái của ân sủng nhận được qua việc rao giảng Tin Mừng. Ngài đưa họ trở lại điểm xuất phát của ơn gọi Kitô hữu. Lời họ đã nghe từ thánh Phaolô tập chú vào tình yêu Thiên Chúa, được bày tỏ trọn vẹn qua sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô không thể nào tìm được cách diễn đạt thuyết phục hơn về điều mà có lẽ ngài đã lặp lại với họ nhiều lần trong lời rao giảng của ngài: “Không còn phải là tôi sống nữa, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi. Và cuộc sống hiện tôi đang sống trong xác thịt tôi là sống bởi đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và hiến chính Người vì tôi ”(Gl 2: 20). Thánh Phaolô không muốn biết ai ngoài Chúa Kitô bị đóng đinh (xem 1 Cr 2: 2). Người Galát phải nhìn vào biến cố này, không để mình bị phân tâm bởi những lời công bố khác. Nói tóm lại - ý định của Thánh Phaolô là buộc các Kitô hữu nhận ra điều đang bị đe dọa, để họ không để mình bị mê hoặc bởi giọng nói của nữ nhân ngư muốn dẫn họ đến một tôn giáo chỉ dựa trên việc tuân thủ các giới luật một cách lo lắng. Bởi vì những người truyền giảng mới đến Galát đã thuyết phục họ rằng họ nên quay trở lại và quay trở lại với những giới luật mà họ đã tuân giữ và hoàn thiện trước việc Chúa Kitô đến, một việc vốn là tính nhưng không của ơn cứu rỗi.

Ngoài ra, người Galát hiểu rất rõ những gì Thánh Tông đồ đang đề cập đến. Chắc chắn họ đã có kinh nghiệm về tác động của Chúa Thánh Thần trong các cộng đồng của họ: cũng như trong các Giáo hội khác, lòng bác ái và các đặc sủng khác nhau cũng đã được biểu lộ ở giữa họ. Khi bị thử thách, họ phải trả lời rằng những gì họ đã trải qua là kết quả của sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần. Do đó, lúc khởi đầu của việc họ đến với đức tin là sáng kiến của Thiên Chúa, không phải của loài người. Chúa Thánh Thần đã là tác nhân kinh nghiệm của họ; nay đặt Người vào hậu cảnh để dành ưu thế cho việc làm của chính họ - tức là, việc thực hiện các giới răn của Lề luật - sẽ là một điều ngu xuẩn. Sự thánh thiện phát xuất từ Chúa Thánh Thần và từ tính nhưng không của ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu: điều này làm chúng ta ra công chính.

Bằng cách này, Thánh Phaolô cũng mời gọi chúng ta suy tư: chúng ta phải sống đức tin của mình như thế nào? Liệu tình yêu của Chúa Kitô, bị đóng đinh và sống lại, có còn là trung tâm của cuộc sống hàng ngày của chúng ta như nguồn mạch của sự cứu rỗi, hay chúng ta bằng lòng với một vài nghi thức tôn giáo để cứu lương tâm của chúng ta? Chúng ta phải sống đức tin của chúng ta ra sao? Chúng ta có gắn bó với kho tàng quý giá, với vẻ đẹp của sự mới mẻ của Chúa Kitô, hay chúng ta thích điều gì đó thu hút chúng ta nhất thời nhưng sau đó lại khiến chúng ta trống rỗng bên trong hơn? Điều phù du thường gõ cửa trong những ngày sống của chúng ta, nhưng nó là một ảo ảnh đáng buồn, khiến chúng ta nhượng bộ sự hời hợt và ngăn cản chúng ta nhận ra điều gì mới thực sự đáng sống. Thưa anh chị em, chúng ta hãy giữ vững xác tín rằng, ngay cả khi chúng ta bị cám dỗ muốn quay đi, Thiên Chúa vẫn tiếp tục ban tặng các ơn phúc của Người. Trong suốt lịch sử, ngay cả ngày nay, sự việc xảy ra giống như những gì đã xảy ra với người Galát. Cả ngày nay nữa, người ta đến và kêu gọi chúng ta, họ nói rằng, "Không, sự thánh thiện nằm ở các giới luật này, trong những điều này, bạn phải làm điều này điều nọ", và đề nghị một lòng đạo không linh hoạt, sự không linh hoạt khiến chúng ta mất tự do trong Thánh Thần mà ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã ban cho chúng ta. Anh chị em hãy coi chừng sự cứng ngắc mà họ đề nghị với anh chị em: hãy cẩn thận. Bởi vì đằng sau mỗi sự thiếu linh hoạt đều có điều gì đó xấu xa, đó không phải là Thánh Thần của Thiên Chúa. Và vì lý do này, Lá Thư này sẽ giúp chúng ta không nghe theo những đề nghị cực đoan đó khiến chúng ta đi lui trong đời sống thiêng liêng của chúng ta, và sẽ giúp chúng ta tiến tới trong ơn gọi vượt qua của Chúa Giêsu. Đây là điều mà Thánh Tông đồ nhắc lại với người Galát khi ngài nhắc họ nhớ rằng Chúa Cha “ban Chúa Thánh Thần cho anh em và làm các phép lạ nơi anh em” (3: 5). Ngài nói ở thì hiện tại, chứ ngài không nói “Chúa Cha đã ban Chúa Thánh Thần cho anh em”, chương 3, câu 5, không: ngài nói – Chúa Cha “ban cho”; ngài không nói, "đã làm", nhưng ngài nói "làm". Bởi vì, bất chấp mọi khó khăn mà chúng ta có thể gây ra cho hành động của Người, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta mà đúng hơn ở với chúng ta bằng một tình yêu đầy thương xót của Người. Người giống như người cha ấy, ngày nào cũng lên sân thượng để xem con trai mình có trở về hay không: tình yêu thương của Chúa Cha không bao giờ làm cho chúng ta mệt mỏi. Chúng ta hãy cầu xin sự khôn ngoan để luôn ý thức được thực tại này, và quay lưng lại với những người cực đoan, chuyên đề nghị cho chúng ta một cuộc sống khổ hạnh giả tạo, xa rời sự phục sinh của Chúa Kitô. Chủ nghĩa khổ hạnh là cần thiết, nhưng chủ nghĩa khổ hạnh khôn ngoan, chứ không giả tạo.
 
Những tên trộm chôm chỉa nhiều đồ trong nhà thờ, nhà tạm Chúa chúng cũng chẳng tha!
Thanh Quảng sdb
20:38 01/09/2021
Những tên trộm chôm chỉa nhiều đồ trong nhà thờ, nhà tạm Chúa chúng cũng chẳng tha!

CAN - Jonah McKeown

Denver một Giáo xứ người Mỹ gốc Phi ở Denver đã bị một nhóm trộm thăm viếng vào đêm thứ Hai 30/8/2021, lấy đi một số đồ vật có giá trị, ngay cả nhà tạm với Thánh thể Chúa!

Những tên trộm đã đột nhập vào Nhà thờ Curé d'Ars và dọn sạch tất cả các chén thánh và các đồ vật có giá trị cũng như bê luôn nhà tạm đi! Chúng cũng lấy một máy tính xách tay dùng để phát trực tuyến các Thánh lễ và toàn bộ dàn âm thanh với micrô của nhà thờ.

Cha Giuse Cao, chính xứ cho hay không biết nhóm trộm nào đã đột nhập vào nhà thờ đêm 30/8/2021 và đây là vụ đột nhập cướp đầu tiên vào nhà thờ.

Những tên trộm đã cắt bốn máy camera an ninh trong khu vực nhà thờ để không bị quay hình. Chúng cũng cắt tất cả các ống nước bằng đồng khiến nước tràn ngập tầng hầm của nhà thờ.

Khoảng 8:40 sáng ngày 31 tháng 8, Cha Cao phát hiện cửa ngoài của nhà thờ đã bị cạy tung… Cha thấy một chiếc ghế bị lật ngửa và một số đồ vật rải rác trên mặt đất khi cha tiến vào khu vực nhà thờ. Sau đó cha phát hiện ra rằng nhà tạm cũng bị lậy đi, và cha thấy nước ngập trong tầng hầm đười nhà thờ...

Cha nói: "Tôi muốn như ngất xỉu đi... Tôi không thể tưởng nổi!” và cha nói: "Chúng tôi cầu nguyện cho sự an toàn cho Thánh Thể Chúa."

Bảo hiểm sẽ bồi thường các món đồ bị đánh cắp, nhưng Thánh thể Chúa thì vô giá...

Thầy phó tế Clarence McDavid chia sẻ với CNA: "Đây là điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra cho cộng đoàn chúng tôi! Giáo xứ này đã được thành lập từ giữa thập niên 60... và tôi đã sinh sống ở đây suốt 34 năm."

Giáo xứ Curé d'Ars có từ năm 1952, và tên thánh của giáo xứ là thánh John Vianney, vị thánh bảo trợ của các linh mục chính xứ; Ngài đã chăm sóc các tín hữu ở họ Ars, Pháp quốc vào thế kỷ XIX.

Năm 1970, Giáo xứ Curé d'Ars có khoảng 200 gia đình chủ yếu là người da đen. Gian cung thánh đã được tân trang và làm phép vào ngày 31/8/1970.

Cha Cao đã cử hành thánh lễ xin Chúa tha cho những kẻ đã đánh cắp nhà tạm Chúa. Cha và Thầy Sáu McDavid đã rảy nước phép khắp nhà thờ.

Cha Cao chia sẻ trong bài giảng: "Cái ác dường như chiến thắng; nhưng chúng tôi tin rằng cuối cùng Thiên Chúa sẽ chiến thắng, vì tình thương của Chúa mạnh hơn sự ác!"

Nhà thờ này đã được cung hiến vào năm 1978 dưới thời cha xứ Robert Kinkel. Giáo xứ sau đó đã chào đón thầy Phó tế Charlie Bright, một phó tế người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong tổng giáo phận Denver.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng : Hãy Nắm Giữ Niềm Hy Vọng Dành Cho Chúng Ta
+ TGM Giuse Nguyễn Năng
20:49 01/09/2021
Thư gửi gia đình Tổng giáo phận “Hãy Nắm Giữ Niềm Hy Vọng Dành Cho Chúng Ta” (Dt 6, 18)

Kính thưa quí cha và anh chị em,

Người dân Sài Gòn đã qua ba tháng giãn cách xã hội, từ nghiêm ngặt tới rất nghiêm ngặt, hy vọng sớm kiểm soát dịch bệnh lây lan. Chúng ta mong đợi từng ngày, nhưng tới hôm nay tình hình vẫn còn nguy cơ rất cao. Số ca lây nhiễm vẫn tăng lên, nhất là trong tháng 7 và tháng 8, và vì thế từ mấy tuần qua, con số tử vong mỗi ngày là vài trăm. Dịch bệnh kéo dài, rất nhiều gia đình ngày càng thiếu tiền bạc, thiếu của ăn. Virus đã vào trong nhà chúng ta và cướp đi sinh mạng những người thân yêu. Khó khăn thử thách giờ đây không còn chỉ là phương tiện y tế, là tài chánh, là lương thực, nhưng còn là những đau khổ tâm lý và tinh thần vì những người thân yêu nhiễm bệnh, vội vã ra đi mà vẫn chưa được hỏa táng, và sẽ trở về trong phận bụi tro.

Đã có những linh mục bị nhiễm và tử vong. Nhiều cộng đoàn dòng tu đã có các tu sĩ lây nhiễm, đến nay nhiều người đã khỏi, nhưng cũng có nhiều tu sĩ đã lặng lẽ ra đi. Nhiều giáo xứ có 10, 20 người tử vong. Riêng giáo xứ Bình An trong hai tháng qua đã có 70 người qua đời vì Covid-19. Có khi 2, 3 người trong một gia đình đã chết, có gia đình 2 người chết trong một ngày, có gia đình không còn một ai! Làm sao lòng chúng ta không quặn đau khi chứng kiến những cảnh đau thương này. Làm sao chúng ta có thể cầm lòng khi nhìn thấy trẻ thơ còn lại một mình vì cha mẹ anh chị đã mất vì Covid!

“Một bộ phận đau, thì toàn thân cùng đau” (1Cr 12, 26). Gia đình Tổng giáo phận hiệp thông với các bệnh nhân đang chịu đựng những đau đớn thử thách về thể xác cũng như tinh thần. Chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau buồn với quí cha, các dòng tu, các giáo xứ và các gia đình đã mất những người thân yêu. Chúng ta quặn đau, chúng ta khóc, như chính Chúa Giêsu đã “quặn đau” khi đứng trước quan tài của con trai bà góa thành Naim, như Chúa đã khóc trước nấm mộ của Lazarô.

Anh chị em rất thân mến, trước những đau thương của bệnh tật, nghèo đói, chết chóc, chúng ta hãy truyền đi một thông điệp: Đừng để mất niềm hy vọng. “Hãy nắm giữ niềm hy vọng dành cho chúng ta” (Dt 6, 18). “Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó. Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2Cr 1, 3-5).

Những ai vừa mất cha mẹ, mất vợ mất chồng, mất con cái hay anh chị em, xin hãy an tâm, hằng ngày tôi và các linh mục vẫn dâng lễ cầu nguyện đặc biệt cho những người thân của anh chị em cũng như cho tất cả mọi người đã qua đời vì Covid-19. Tôi ao ước trong giờ kinh tối, các gia đình đều vang lên lời kinh “Vực sâu” cầu nguyện cho các linh hồn ấy. Người hấp hối không được lãnh các bí tích sau hết, người chết không được cử hành nghi thức an táng, đối với chúng ta quả thực là mất mát to lớn. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa vô cùng lớn lao, đâu có bị giới hạn vào việc làm của con người.

Những ai vừa mất hết người thân, nay còn lại một mình cô đơn không có ai để nương tựa, xin hãy an tâm. Các cha xứ cùng với cộng đoàn giáo xứ có trách nhiệm chăm lo cho anh chị em, nhất là lo cho những em mồ côi được nuôi dưỡng, học hành và được giáo dục chu đáo.

Những ai bệnh tật, đau khổ, nghèo đói…, xin hãy an tâm và đừng để mất niềm hy vọng. Tình hiệp thông Giáo hội luôn ôm ấp và đồng hành với anh chị em. Xã hội đã huy động toàn bộ lực lượng để giúp người dân Sài Gòn vượt qua đại dịch. Tình tương thân tương ái của con dân đất Việt sẽ nắm tay dắt dìu anh chị em vượt qua chặng đường gian khổ này.

Ước gì mỗi người trong cộng đoàn dân Chúa hãy làm tất cả những gì có thể để niềm hy vọng trở thành hiện thực, bằng lời cầu nguyện, bằng sự thăm viếng ủi an, cảm thông khích lệ, giúp đỡ vật chất. Đừng để một ai phải thất vọng vì sự dửng dưng vô cảm của chúng ta. Xin hãy chuyển thông điệp hy vọng này tới tất cả mọi người.

Tương lai sẽ còn nhiều bất ngờ và khó khăn thử thách. “Hãy giữ vững niềm hy vọng”. Nếu bà góa nghèo kêu cầu một thời gian khá lâu mà ông quan tòa không chịu nghe, nhưng cuối cùng ông cũng phải đáp lời, vậy “chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn hay sao? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ”. Vì thế, chúng ta “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Chỉ sợ chúng ta đã đánh mất niềm tin (x. Lc 18, 1-8).

Chúng ta hãy nghe lời mời gọi từ Thánh Tâm Chúa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Niềm hy vọng của chúng ta “cắm neo chắc chắn vững vàng” nơi mầu nhiệm Thánh giá và Phục sinh của Đức Kitô (x. Dt 6, 19). Đó là bảo đảm để không bao giờ chúng ta phải thất vọng khi bước đi trong đêm tối.

Nguyện xin bình an và ân sủng của Thiên Chúa ở cùng anh chị em, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ dồi dào năng lượng tình yêu. Xin Mẹ Maria là “Đấng cứu các bệnh nhân, Đấng bầu chữa kẻ có tội và an ủi kẻ âu lo” nâng đỡ và chữa lành nhân loại. Xin thánh Giuse, Đấng bảo vệ Hội Thánh, gìn giữ anh chị em luôn mãi.

(đã ấn ký)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục
 
Vụn Vặt Suy Tư: Vụ chị Nguyễn Phương Hằng xúc phạm Đạo Công Giáo
Lm. Đaminh Hương Quất
22:14 01/09/2021
Vụn Vặt Suy Tư: Vụ chị Nguyễn Phương Hằng xúc phạm Đạo Công Giáo:

THA THỨ KHÔNG PHẢI BỎ QUA CHO CÔNG LÝ TRÔI SÔNG


1. Dù có tiếng ‘lắm chuyện’ vì học và từng nhiều năm theo nghề viết báo, nhưng nói thật, vụ chị Hằng tố cáo- lật tẩy gì đấy gây ồn ào trên mạng xã hội, ban đầu từ ‘thần y’ Hoàng Yên, rồi đến giới Nghệ sĩ- Ca sĩ tên tuổi… tớ không mấy quan tâm, hỏi tớ cũng như… ‘điếc’. Lý do tớ không thích ba cái ‘bới móc’ chuyện riêng tư, lại với những ngôn từ ‘nói cho sướng miệng’ thiếu sự tôn trọng…

(Cuộc sống còn biết bao chuyện đáng quan tâm hơn, như về bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc tôn trọng thăng tiến quyền con người, Công lý- Hòa bình, Tôn trọng Sự thật- Bảo vệ Sự sống …; Quốc tế: Thời sự Trung cộng, bầu cử Mỹ…)

Thấy trên Fb Cha giáo đáng kính- Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng có bài ngắn, viết ‘tế nhị’ chung chung, dù đọc và chia sẻ song tớ vẫn không biết chuyện gì cụ thể, viết cụ thể về ai[1].

Hôm sau lướt web mới biết vụ chị Hằng xúc phạm nặng nề Đạo Công Giáo, cụ thể về Ấn Tín Giải Tội[2]…

Sư huynh đồng Đạo Công Giáo, Nhà văn- Nhà báo Nguyễn Một lý giải nhẹ nhàng, có chút hài hước dễ thương:

‘Xin thưa đó là chuyện bịa gây cười chứ không có thật! (có thể do chị ấy thiếu hiểu biết về tôn giáo nên nói thế)’…

Quan trọng hơn Anh nói được điều chính yếu, cốt lõi việc sống Đạo: Tha thứ theo gương Chúa Giêsu[3].

Việc Tha Thứ, nhờ ơn Chúa đương nhiên được Dân Thánh Tha thứ dễ dàng, bởi nó xuất phát từ Tình Yêu Thương như Chúa dạy; Bởi đấy là điều Dân Thánh hằng cầu nguyện trong Kinh Lạy Cha: ‘Xin Tha nợ chúng con như các con cũng tha kẻ có nợ các con’

Song việc Tha Thứ này không có nghĩa ‘bỏ qua’, kiểu cho Công Lý trôi sông, chà đạp lên Chân Lý.

Bác Ái trong Chân Lý!

Bác Ái- Tình yêu vượt Chân Lý nhưng không trù dập Chân Lý[4].


Quả thế, trong Thông điệp ‘Bác ái trong Chân lý- Caritas in Veritate’ (viết tắt CV) Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI lưu ý: Tình yêu và Chân lý có tương quan biện chứng chặt chẽ. Không có Chân lý Tình yêu sẽ rơi vào chủ thuyết tình cảm và sẽ đưa đến nguy cơ hủy hoại Tình yêu trong một văn hóa không có Chân lý… Tình yêu trở thành tế vật cho tình cảm và ý kiến đột xuất của cá nhân, một thuật ngữ bị lạm dụng và nát vụn mang ý nghĩa nghịch lại. Chân lý giúp giải thoát Tình yêu khỏi sự hạn hẹp của cảm tính.

Nói cụ thể hơn, không có Chân lý, Tình yêu bị dồn vào những liên hệ hạn hẹp và cá nhân đầy ích kỷ (x. CV 3-4). Hoặc hành động sẽ mù quán nếu không có sự hiểu biết và sự hiểu biết sẽ khô cằn, cứng nhắc nếu không có Tình yêu. Chân lý phải phải được tìm kiếm, khám phá và diễn đạt trong ‘nhiệm cục’ của Bác ái, đồng thời Bác ái cũng phải được hiểu, được xác nhận và thực hiện trong ánh sáng Chân lý (x.CV 30.3).

Thông điệp khẳng định thêm: “Chỉ trong Chân lý, Tình yêu mới có thể được chiếu tỏa và có thể sống một cách đáng tin. Chân lý là một ánh sáng, trao ban ý nghĩa và giá trị cho Tình yêu. Lý trí có thể hiểu được ý nghĩa của Tình yêu là dâng hiến và đón nhận và cảm thông” (CV 3).

Tuy nhiên Tình yêu phải vượt trên Công lý, vì yêu thương là trao ban cho kẻ khác điều ‘thuộc về tôi’; nhưng Tình yêu không thể hiện hữu nếu không có Chân lý, là điều buộc tôi phải trao trả cho kẻ khác cái ‘thuộc về họ’. Chân lý liên kết chặt chẽ với Bác ái, Chân lý là yếu tố nội tại của Bác ái, là con đường đầu tiên của Bác ái, là tiêu chuẩn tối thiểu của Bác ái (CV 9.6)[5].

Trở lại vấn đề…

Điều đáng lưu ý: Thiên Chúa là Cha Giầu Lòng Thương Xót đồng thời Ngài chính là Vị Thẩm phán chí công xét xử Công minh nơi Tòa Chung Thẩm.

Được hưởng Lòng thương xót hay án phạt nghiêm minh hệ tại ở việc hối nhân có thành tâm sám hối, phục thiện khi còn sống trên dương gian hay không...

Còn loại cứng đầu- kiêu ngạo chai đá thì không thoát án công thẳng của Chúa. Ngay cả kẻ ‘nhân danh Chúa mà nói tiên tri- trừ quỷ- làm phép lạ’ nhưng thực chất làm không phải cho Chúa, theo ý Chúa, không vì Chúa và các Linh hồn, mà (mượn danh Chúa) làm theo ý mình, cho ‘cái tôi’ mình cũng có thể vong thân hư mất, Chúa vẫn nghiêm xét: ‘Ta không hề biết các ngươi; hãy xéo đi xa Ta, hết thảy phường tác quái’ (x Mt 7, 21-22)

2. Chị Hằng có quyền Tự do Ngôn luận?

Có ý kiến ‘bênh vực’ chị Hằng, nại vào quyền Tự do ngôn luận.

Quyền Tự do ngôn luận là quyền được hiến định, được Nhà cầm quyền Việt Nam ký kết nhân quyền trên phạm vi quốc tế.

Tự do ngôn luận không có nghĩa dựng chuyện, nói xấu vô cớ xúc phạm đến người khác.

Tiêu chuẩn biện phân quyền Tự do ngôn luận chính đáng với tội nói xấu- xúc phạm là Sự Thật.

Nói xấu nhưng đó là Sự thật thì lại tốt, đang thực thi quyền Tự do ngôn luận

Anh có cái xấu nói anh về cái xấu ấy thì không phải nói xấu mà là nói đúng- nói nên Sự Thật. Nếu anh là người, ở mức tối thiểu đang ‘gắng làm người tử tế’ anh sẽ biết ơn người dám nói xấu thật…

Nhưng ‘Sự thật thì dễ mất lòng’, vì thế phải là người can đảm mới dám nói Thật mặt trái, mặt tiệu cực của người khác, nhất là ‘người khác’ ở đây đầy quyền uy cả quyền sinh sát lẫn mãnh lực đồng tiền. Bởi đó phải là quân tử, can đảm mới biết đón nhận sự thật ‘nói xấu’ đúng về mình.

Nước nào cũng thế, cách riêng ở nước ta đang rất cần và rất thiếu những tiếng nói chính kiến, sự để xây dựng đất nước ‘độc lập- tự do- hạnh phúc’; đồng thời phía cẩm quyền tránh thể hiện sự ‘trưởng thành’, tranh lạm dụng ‘bạo quyền’ để ngăn cản quyền quyền Tự do ngôn luận, xử dưới hay trái tiêu chuần quốc tế mà mình đã ký kết.

(Nếu ta coi kẻ ‘xu nịnh’ là mầm bệnh nguy hiểm, có thế coi ‘quốc nạn’ thì những người dám nói thật cính là những tài nguyên cao quý của Dân tộc!)

Người môn đệ theo Chúa Giêsu, nhờ Lời Chúa biện phân rất rõ: Tội và người phạm tội khác nhau. Không có chuyện cào bằng hay đồng nhất. Tội cần nên án, tẩy chay mạnh mẽ nhưng người phạm tội luôn được trân trọng, yêu thương.

Tội nhân dù phạm tội ác tày đình, dù tòa đời bó tay kết án ‘không còn khả năng phục thiện’ thì vẫn được tôn trọng yêu thương, vẫn còn và hy vọng mầm Thiện Lương hồi sinh, vẫn có khả năng đổi mới cuộc sống… Hội thánh nên án và không chấp nhận án tử hình ở bất kỳ hình thức nào, cho thấy rõ điều đó.

Do đó, dù bị xúc phạm nặng nề, gây bức xúc lớn nhưng không chấp nhận những ngôn từ mang tính thù hằn, xúc phạm, xả hận, kết án kiểu ‘con quỷ, quỷ đội lốt người… cho người gây tội.

(Cần nói thêm: Đối với Dân Thánh Kitô hữu: Sống- dấn thân cho Sự Thật- Công Lý hiển trị phải đi liền với Yêu Thương và ngược lại. Mạnh mẽ tố cáo cái xấu, cái sai dù phải chấp nhận nhiều hy sinh không phải để kích động thù ghét, tạo ra bạo lực đấu tranh, hạ bệ giết hại nhau. Dấn thân cho Sự Thật mà đưa đến thù ghét, bạo lực… thì đấy không phải con đường Tin mừng của Đấng Cứu độ trần gian; không phải cách của Dân Thánh Công Giáo…)

Về trường hợp chị Hằng, xem ra việc ‘nói xấu’ về Đạo của Chị, cho đên lúc này là vô căn cứ, nếu không muốn nói dựng chuyện bôi xấu, làm trò cười ác ý.

Đây là tội xúc phạm một Tôn giáo lớn[6].

Chị Hằng cần Thành tâm xin lỗi hoặc nếu không cũng cần nhờ Tòa xử làm sáng tỏ Sự Thật... như đề nghị của Cha bạn- Cha Vinh Sơn Đỗ Minh Thăng trong Thư gởi cho Chị Hằng[7].

Việc để cho Công Lý- Sự Thật hiển trị, người được hưởng ích lợi trước tiên và chính yếu chính cho phạm nhân…

Điều đó cũng có nghĩa việc ‘bỏ qua’ kiểu cho Công lý trôi sống lại nguy hiểm, không tốt cho chính Chị và xã hội…

Bởi chính Đấng Là Đường- là Sự Thật- là Sự Sống quả quyết: ‘Sự Thật mới giảo thoát anh em’. (x. Ga 8,32)

(Chợt nhớ một Tiến sĩ nổi tiếng có lần xúc phạm đến Anh Em Phật Giáo... Điều đáng nói vị phát ngôn này còn Tự trọng, biết tôn trọng Sự Thật, đáng được trân trọng. Ông không chỉ viết Thư xin lỗi mà còn đích thân đến Văn Phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo VN tại Tp. HCM tỏ bày việc sám hối[8]).

Đạo Thánh Kitô giáo không có kẻ thù, không được có kẻ thù dẫu bị vu oan nói xấu, tố gian… thậm chí cả người giết mình, theo gương Đấng Cứu Thế- Chúa Giêsu Kitô vẫn được trân trọng yêu thương và tha thứ, vẫn là anh chị em…

Chị Hằng thân mến,

Dân thánh Công Giáo chúng tôi không chỉ Tha Thứ mà còn luôn dâng những Hy sinh- Cầu nguyện cho Chị sớm được ơn sám hối và Tin vào Tin mừng… Tránh án phạt công thẳng của Thiên Chúa!...

(Chẳng phải riêng Chị, chúng tôi vẫn hàng ngày 'đấm ngực' xin ơn sám hối- tha thứ của Chúa)

Xin Thiên Chúa là Cha- Con và Thánh Thần ban Bình an cho Chị và Gia đình.

Và để có được Bình an của Chúa, cần phải có Thiện tâm.

Đúng như đoàn Thiên Thần ca vang Mừng Chúa Giáng Sinh:

‘Vinh danh Thiên Chúa Trên Trời

Bình An dưới thế cho Người Thiện Tâm’



Cập Nhật: Được biết, mới đây chị Hằng đã chính thức xin lỗi vì những lời nói xúc phạm Đạo Công Giáo. Đây cũng là điều đáng trân trọng.

https://www.facebook.com/ndp.738/posts/1721193481398323.

Tạ ơn Chúa

Lm. Đaminh Hương Quất

________________________________________

[1] Xin phép Cha giáo cho con copy: “Vừa rồi chuyện một "đại" doanh nhân lên tiếng về bí tích Hòa giải của đạo Công Giáo."Đại" doanh nhân nầy mở đầu câu chuyện bằng câu "chuyện nầy có thật nhe quí vị". Nghe xong câu chuyện thì thấy câu chuyện nầy không thể có thật vì thứ nhất nội dung xưng tội không thể tiết lộ (nên chỉ có bịa ra thôi). Linh mục nào cũng biết là sẽ bị xử lý nặng nếu tiết lộ ra. Thứ hai không linh mục nào dám chửi tục (khác chửi mắng) ở đây là chửi tục nên câu chuyện chắc chắn bịa đặt. Vấn đề là ở chỗ cho rằng câu chuyện có thật. Từ đây suy luận tiếp là lời nói, thông tin của "đại" doanh nhân nầy đáng tin hay không? Thôi thì đơn giản nhất là người Công Giáo chúng ta luôn hướng về sự thật và SỰ THẬT sẽ cứu chúng ta’.

[2] x.‘Video: Bà Nguyễn Phương Hằng chế nhạo Đạo Công Giáo trong livestream’, https://conggiao.vn/video-ba-nguyen-phuong-hang-che-nhao-dao-cong-giao-trong-livestream/?fbclid=IwAR2uV8PQtkFDvpWIRwhDvDDlG3IN2xZW4HIGzIQDUUBxF9LXXnM5-57QWFA

[3] VỀ VIỆC MỘT CEO KỂ CHUYỆN XƯNG TỘI ĐANG GÂY BỨC XÚC!

Có bạn hỏi mình vừa rồi trong một cuộc livestream của một CEO đình đám trên MXH có kể câu chuyện về việc xưng tội, trước khi kể bà ấy bảo “chuyện có thật” ai đạo Chúa thì biết, rồi bà kể, xin tóm tắt:

“Có một người đạo Chúa đến xưng tội vì ăn cắp chiếc xe đạp ông Cha vén màn và nói: ĐM chiếc xe đạp của tao…tao báo công an… sau đó bà khuyên đừng xưng tôi, có xưng thì xưng xa xa đừng địa phương”-

Điều này phải chuyện thật không?

Xin thưa đó là chuyện bịa gây cười chứ không có thật! (có thể do chị ấy thiếu hiểu biết về tôn giáo nên nói thế)

Xin các bạn không phải tín đồ Công Giáo đừng hiểu lầm, vì trong đạo Công Giáo các linh mục bị ràng buộc bởi giáo luật rất khe khắt.

Chuyện chửi thề chắc chắn không bao giờ có với một bậc tu hành được giáo dục nghiêm khắc suốt hàng chục năm trong tu viện.

Còn chuyện xưng tội bạn hãy đọc đoạn trích Giáo Luật dưới đây để biết chuyện ông Cha và việc xưng tội được kể trên là không thể dù kẻ trộm có phạm tội với chính Linh mục hoặc người thân của quý Cha.

Điều 983

§1. Ấn tín bí tích là điều bất khả xâm phạm, vì thế, tuyệt đối cấm cha giải tội không được tiết lộ hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì.

§2. Thông dịch viên, nếu có, và tất cả mọi người đã biết được tội bằng bất cứ cách nào, do việc thú tội, cũng đều buộc phải giữ bí mật.

Điều 984

§1. Tuyệt đối cấm cha giải tội dùng những kiến thức biết được trong lúc giải tội để làm hại hối nhân, mặc dù không có nguy cơ tiết lộ nào.

§2. Người cầm quyền không thể dùng những kiến thức biết được bất cứ lúc nào do việc giải tội, để lãnh đạo ở tòa ngoài, bằng bất cứ cách nào.

(Trích Giáo Luật Công Giáo hay Bộ Giáo Luật 1983 là cuốn Giáo luật được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II (1920 – 2005) ban hành vào ngày 25/01/1983 và có hiệu lực pháp luật vào Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng – 27/11/1983. Nó được dùng để thay thế cho Bộ Giáo Luật 1917 do Đức Bênêđíctô XV ban hành ngày 27 tháng 5 năm 1917.)

Nhiều bạn Công Giáo bày tỏ tức giận đòi kiện, nhưng tôi khuyên họ hãy tha thứ như Chúa GiêSu đã tha thứ cho những kẻ hành quyết Người: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

(Copy FB Nguyễn Một)

[4] x. Vụn vặt ‘Công Lý và sự Thương Xót’,

https://thanhlinh.net/node/107808?fbclid=IwAR3uz7J4zfoIZQURJNURfQefiD_CEGyEPFiQBWajLsX87qa9hC3185n-vbg

[5] Tham khảo thêm: HĐGM.VN ‘Chân Lý và Lòng Thương Xót’,

https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/chan-ly-va-long-thuong-xot-39713?fbclid=IwAR3S7D6wm97_KLkYAYPeiCkt9aFjeJFVuHs4dPhyX2E0LClLJwxmEIHD8pY

[6] x. Xin Phép Cha Antôn Ngọc Thanh:

Nói nhanh: VỀ TRƯỜNG HỢP XÚC PHẠM TÔN GIÁO CÓ NGƯỜI CHO RẰNG ĐÓ LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN. Ý KIẾN CỦA TÔI NHƯ SAU:

Tự do ngôn luận là nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt.

Nguyên tắc tự do ngôn luận nhấn mạnh "biểu đạt quan điểm và ý kiến", nhưng không cho phép dùng chuyện ngụy tạo để xúc phạm cá nhân và tổ chức hay cộng đồng. Trong trường hợp CEO của một đại công ty, nếu bà ấy đưa ra bằng chứng cụ thể linh mục chửi hối nhân trong tòa cáo giải ở giáo xứ nào (hoặc Dòng Tu nào)? hôi nhân đó là ai? và chấp nhận đối chiếu kiểm chứng sự thật giữa ba người với nhau rồi mới lấy kết luận đối chứng đó công bố thì mới gọi là tự do ngôn luận. Còn ở video clip đang phổ biến không theo một tiến trình minh bạch bằng chứng nào cả, mà chỉ đơn phương kết án và xem đó là một trò cười.

Nên không áp dụng được nguyên tắc tự do ngôn luận cho trường hợp nói xấu và xúc phạm không bằng chứng - nhất là nội dung câu chuyện được kể đó nếu đúng sẽ là bằng chứng kỷ luật "TREO CHÉN" vị linh mục đó - vì đó là vu khống, xúc phạm có chủ đích chứ KHÔNG PHẢI tự do ngôn luận.

Còn nếu bà ấy muốn biểu đạt quan điểm và ý kiến của cá nhân mình về Bí tích Giao Hòa của đạo Công Giáo, bà ấy có thể nêu:

- tôi không tin, không chấp nhận bí tích đó hay con người mà có quyền tha tôi?

- tôi không tin mấy ông cha luôn giữ bí mật về tội tôi xưng!?

- thời đại công nghệ 4.0 rồi mà còn để bị lừa đi xưng tội!

-... vân vân...

Như vậy có thể chấp nhận là tự do ngôn luận, chứ vu khống cá nhân và xúc phạm Bí tích Kitô giáo thì không thể là tự do ngôn luận.

Có một comment lưu ý có thể video clip đang lan tỏa là một clip cắt ghép của "kẻ thù" của vị CEO này, cố tình kéo tín hữu Công Giáo vào cuộc để mượn tay loại trừ đối thủ. Tôi rất mong như vậy, và cũng vì thế, tôi không nêu danh tánh người cụ thể. (copy từ Fb Lm An Thanh

[7]Thư Gởi Chị Phương Hằng

Chị Phương Hằng mến,

Chị khỏe không? Tôi biết chị là một đại gia rất giàu có và nổi tiếng với nhiều vụ bốc phốt, phanh phui tố cáo nhiều nhân vật nổi tiếng từ Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trịnh Kim Chi, đến Thủy Tiên, … Những nhân vật này đều được nhắc đến trên sóng trực tiếp của chị. Sự thật về việc bốc phốt những nhân vật nổi tiếng này như thế nào thì tôi không mấy quan tâm.

Nhưng mấy ngày qua, dân mạng đang loan truyền clip chị lên tiếng về Bí tích Hòa Giải (Bí tích Giải Tội) trong đạo Công Giáo chúng tôi.

Mở đầu clip, chị kể câu chuyện bịa đặt về một tên trộm đến với một linh mục để xưng tội. Anh ta xưng tội ăn cắp chiếc xe đạp. Sau khi nghe tên trộm xưng tội ăn cắp chiếc xe đạp xong, linh mục nhận ra rằng tên trộm ăn cắp chính chiếc xe đạp của mình nên vị linh mục đó nói tục, chủi thề thằng ăn trộm này một cách không thương tiếc.

Đây là câu chuyện chị bịa đặt ra để xúc phạm đến đạo của chúng tôi. Lý do tôi nói câu chuyện chị kể là hoàn toàn bịa đặt vì hai lý do:

– Thứ nhất, nội dung xưng tội không thể tiết lộ. Nếu linh mục nào tiết lộ sẽ bị xử phạt rất nặng.

– Thứ hai, không có linh mục nào mà lại chửi thề, chửi tục trong tòa giải tội như thế.

Mặc dù là câu chuyện hoàn toàn bịa đặt nhưng chị lại khẳng định rằng: “chuyện này có thật nghe quý zị”

Cuối câu chuyện chị còn phán một câu chắc nịch: “MAI MỐT ĐỪNG ĐI XƯNG TỘI NHA QUÍ ZỊ”.

Chị có biết rằng Bí tích Giải Tội bên đạo Công Giáo chúng tôi là bí tích thiêng thánh để những tội nhân sám hối trở về với Thiên Chúa để đón nhận ơn tha thứ và lòng thương xót của Người.

Thật tình, tôi không hiểu tại sao chị lại làm chuyện xúc phạm đến đạo Công Giáo chúng tôi như thế? Chị làm với mục đích gì vậy?

Nếu chị cố tình bịa chuyện xúc phạm đến tôn giáo để câu view câu like thì chị thật là trẻ trâu lắm. Năm nay chị đã tròn 50 tuổi rồi, chị đâu còn ở tuổi trẻ trâu nữa. Tôi buồn và tiếc cho chị lắm!

Tôi mong chị sớm tỉnh ngộ và công khai xin lỗi đạo Công Giáo chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng tha thứ nếu chị biết thành tâm hối lỗi.

Tôi rất mong chính quyền và an ninh mạng sớm giải quyết vụ việc xúc phạm đến tôn giáo này.

Lm. Vinh sơn Đỗ Minh Thăng

[8]x. 'Yêu mến sự khôn ngoan' kiểu chiết tự chủ quan thế thì... giết triết học’
 
Tin Đáng Chú Ý
Tổng giám đốc Cty du lịch Đại Nam CEO Nguyễn Phương Hằng phỉ báng đạo Công Giáo
Jo Vĩnh SA
01:41 01/09/2021
Tổng giám đốc Cty du lịch Đại Nam CEO Nguyễn Phương Hằng phỉ báng đạo Công Giáo

https://www.youtube.com/watch?v=tAzFjE5KLSg

Bằng chuyện tiếu lâm bôi bác đạo

Yêu cầu Ủy Ban Tôn Giáo chính phủ có biện pháp nghiêm trị
 
Văn Hóa
Lá Thư Canada: Giải Nhất : Vợ Đang Ngủ - Trà Lũ
Trà Lũ
09:13 01/09/2021
Lá Thư Canada: Giải Nhất : Vợ Đang Ngủ

Mấy tiệm tạp hóa gần nhà tôi đang bắt đầu bán hoa cúc. A, mùa thu đang tới. A, mùa khai trường đang bắt đầu. Mọi năm nhìn cảnh các bà mẹ âu yếm dắt con tới trường, nhìn những em bé tung tăng cắp sách đi học, tôi thấy những cảnh này đẹp làm sao. Năm nay thì những hình ảnh đó không có nữa vì cái con Cô Vít 19 của Tàu vẫn còn đang đe dọa khắp nơi. Suốt ngày nghe nói chích ngừa, suốt ngày nghe nói giãn cách. Làng An Lạc của tôi tiếp tục họp đã được mấy lần, và lần họp nào cũng không thèm nhắc tới con Cô Vit nữa vì ngấy và chán nó quá rồi. Bây giờ chuyện mà phe các nhà quân tử chúng tôi còn nhắc tới là Thế Vận Hội Tokyo mới bế mạc ngày 8/8 vừa qua. Ai cũng vui mừng là đoàn Hoa Kỳ đã đứng đầu danh sách với 113 huy chương, đè đoàn của Tàu xuống bậc hai, Tàu chỉ được 88 cái. Đoàn Canada đứng hạng 11 với 24 huy chương. Đặc biệt môn túc cầu nữ, đội nữ Canada đã hạ đội Thụy Điển và đọat huy chương vàng, các cụ đã nể đội nữ Canada chưa ! Không thấy tên đoàn VN đâu cả. Thương nước Nhật chủ nhà quá, tốn 15 tỷ mỹ kim mà chả thu lại được gì và cả thế giới phải xem các nghi lễ và các cuộc tranh tài qua màn ảnh.

Ông Từ Hòe của làng tôi góp thêm ý kiến : Khi nói về những người tranh tài trong thế vận hội, nhiều nhà báo nhiều phóng viên đã gọi họ là các ‘vận động viên’. Ông bồ chữ Từ Hòe bảo dùng từ ‘vận động viên’ là sai, vận dộng là cổ võ bên ngoài, còn ở đây là những người thi đấu thực sự, họ đâu có đứng bên ngoài. Tôi thấy nhà văn nhà báo Đỗ Thông Minh dùng từ ‘tuyển thủ’ là đúng nhất và hay nhất, các cụ độc giả thấy sao cơ?

Ngoài chuyện thế vận hội, làng tôi đang bàn tới biến cố Taliban và Kabul ở Afghanistan còn đang nóng hổi. Mỹ đóng quân ở đây 20 năm, nay rút quân đi, gây ra bao nhiêu tan tác. Nhiều người bảo biến cố Kabul, khi đồng minh tháo chạy tháng 8 vừa qua, giống y như biến cố 30/4 ở Saigon năm 1975. Nhưng lại có nhiều người bảo không giống. Chuyện này còn dài, chưa thấy rõ. Hình như việc Mỹ rút quân này cũng làm Nam Triều Tiên và Đài Loan suy nghĩ. Mỹ vừa rút quân đi thì Trung Cộng nhảy vào ngay và bắt tay với Taliban. Chuyện gì sẽ xảy ra đây?

Đấy là tin thế giới. Còn Canada thì có 2 tin đặc biệt : Canada đã mở biên giới cho khách Mỹ sang du lịch tự do nếu đã chích ngừa đầy đủ, và thủ tướng Trudeau báo tin Canada sẽ tổ chức bầu cử liên bang vào ngày 20 tháng 9 này để hy vọng tân chính quyền sớm đưa dân tộc ra khỏi cơn đại dịch. Hoa Kỳ có 2 đảng tranh đua với nhau, Canada có những 5 đảng lận : Đảng Tự Do hiện chiếm 155 ghế trong Hạ Viện, Đảng Bảo Thủ 119 ghế, Đảng Bloc Québécois 32, Đảng Tân Dân Chủ 24 và Đảng Xanh 2 ghế. Tháng sau Canada sẽ có chính quyền mới. Viết đến đây thì tôi chợt nhớ tới việc bầu cử ở quê hương. Việt nam hiện nay chỉ có một đảng CS, nên bầu cử là đảng CS cử rồi bắt dân bầu, ai nói khác làm khác thì bị đem ra tòa án, và bao giờ cũng bị tòa kết vào 2 tội này, nặng là phản quốc, nhẹ là có ý lật đổ chính quyền.

Cụ B.95 nghe tới đây thì kêu chuyện khô quá. Ông bồ chữ Từ Hòe nhảy vào ngay. Ông kể rằng sau 1975, VC vào miền Nam chỗ nào cũng có loa tuyên truyền, tường vách chỗ nào cũng viết khẩu hiệu, chỗ nào cũng Bác Hồ muôn năm, bởi vậy có một tên ngụy kia đã viết lên vách chợ câu này : ‘Cao Đài có tiên, Nhà chùa có sư, Nhà thờ có cha, nước VN có Bác Hồ’. Mấy anh cán bộ có vẻ thích câu này lắm vì cho là dân Miền Nam tiến bộ. Nhưng rồi có kẻ xấu mồm nói nhỏ vài tai cán bộ : Cái câu đó là câu đểu, bọn ngụy chửi chúng mình đấy. Đoạn này có 4 câu, 4 chữ cuối câu ghép lại thì ra câu chửi rõ ràng : Tiên sư cha Bác Hồ !

Chưa hết, ở chợ bên cũng có một tên ngụy viết câu đối này: ‘Thanh Niên Xung Phong thù giặc Mỹ, Phụ Nữ Cứu Quốc quý Bác Hồ’.

Rõ ràng câu này chửi Mỹ và ca tụng Bác, thế nhưng dân Miền Nam đọc xong câu này thì đấm nhau cười hề hề. Hỏi ra mới biết bọn ngụy hỗn láo, chúng nó dám hiểu ‘Cụ Hồ’ ở đây chỉ ‘cây súng’của liền ông. Than ôi, thương Bác quá !

Nghe tới chuyện Bác Hồ thì Cụ B.95 kêu nhúc đầu ngay. Ông Từ Hòe liền chuyển sang đề tài khác. Ông đoán cụ già Bắc Kỳ đặc này thích nghe chuyện về ăn uống ở Miền Nam. Liền có ngay. Ông bảo bây giờ tháng Chín bắt đầu mùa cưới hỏi làm ông nhớ các chuyện tiệc ăn cưới trước 1975 và ở hải ngoại ngày nay. Sở dĩ ông nhớ rõ là vì trung bình mỗi năm ông phải đi dự chừng 10 tiệc. Tiệc nào cũng có những cái giống nhau. Đại để như thế này : Xưa thì cô dâu chú rể đón chào khách ngay tại cửa, nay thì cha mẹ cô dâu chú rể đón chào khách rồi mời khách làm thủ tục. Bàn đầu tiên có người hỏi tên rồi cho khách biết sẽ ngồi bàn tiệc số mấy, rồi mời khách qua bàn số hai để ký tên vào sổ lưu niệm. Rồi bàn số ba có cái thùng kết hoa và vẽ 2 trái tim, khách tự động bỏ bao thư có nhân vào thùng. Chưa xong. Khách được mời xếp hàng để lần lượt tiến lên chụp hình với cô dâu chú rể, đôi trẻ đã đứng sẵn bên vòm hoa giấy. Chụp hình xong khách mới được dẫn vào bàn tiệc.

Thiệp cưới ghi 6 giờ, nhưng khách được mời uống trà và nói chuyện vãn với các khách mời cùng bàn cho tới 8 giờ. Sau đó ông MC mới thử máy cộc cộc rồi giới thiệu tên tuổi cha mẹ cô dâu chú rể và họ hàng kèm các chức tước, lý lịch rất huy hoàng hiển hách. Rồi hai ngôi sao chính mớt xuất hiện. Cô dâu áo trắng đuôi áo dài lê thê, đầu đội khăn trắng với vương miện như hoa khôi, tay ôm bó hoa, tay choàng chú rể từ dưới đi lên. Các phù dâu phù rể xếp thành hàng rào danh dự, khi cô dâu chú rể tiến tới thì tung cao những cánh hoa hồng, và dàn nhạc trổi lên ầm ầm. Nghi lễ chẳng khác lễ đăng quang các bậc vua chúa. Thật là sang trọng và quý phái.

Rồi diễn văn chào mừng của bố mẹ hai bên. Vì có khách ngoại quốc da trắng, nên vị MC nói xong phần tiếngViệt lại diễn tỏa sang tiếng Anh tiếng Pháp, đây là dịp rất tốt để các MC khoe cái vốn ngoại ngữ của mình.

Mãi 9 giờ thức ăn mới được đem ra. Khách vừa ăn xong món thứ ba thì chương trình văn nghệ bắt đầu. Các người trình diễn ai cũng được giới thiệu rất trang trọng, ai cũng là văn sĩ, thi sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Tôi thấy hình như khách mời đã quá quen với hoạt cảnh này nên các danh nhân trên cứ việc trình diễn còn phe ta thì vừa ăn vừa nói chuyện ào ào. Về phe trình diễn thì thỉnh thoảng lại có màn trình diễn tặng hoa. Có lần ông bạn ngồi bên tôi nói nhỏ : Cái mợ xồn xồn tiếng như vịt đực kia lúc nãy đã tự mua hoa rồi nhờ một em bé đem lên tặng đấy. Việc này là tôi nhớ tới một bữa tiệc cưới khác có một anh chàng hát không ra cái gì, sau bài thứ hai thì có thực khách khó chịu không muốn nghe anh ta hát nữa bèn nói to lên ‘ thôi ! thôi !’ Anh chàng kia bèn đáp ngay : Vâng, để đáp lại lời thỉnh cầu của quý vị, tôi xin hát tiếp bài ‘ Thôi, thôi, tôi không còn yêu em nữa…’

Cứ thế, thực khách bị làm phiền về phần văn nghệ này khá lâu, ai muốn nói gì cứ phải thét to lên thì người cùng bàn mới nghe rõ. Và trong phần tiệc này cô dâu thường thay áo nhiều lần, áo nào cũng đẹp hết. Có lần tôi thấy cả mẹ cô dâu cũng đi thay áo nữa ! Thay những 7 lần, mỗi lần một màu áo khác nhau. Có bà bạn hỏi sao chị thay nhiều thế, mẹ cô dâu trả lời ngay : Tôi thay nhiều màu nhiều kiểu như thế cho cháu nó hên!

Rồi đàn địch trống phách đang ầm ầm thì tự nhiên im bặt cái rẹt. Ông MC loan báo tới giờ cô dâu chú rể đi chào bàn. Đám nào mà phần mở đầu không có cái phần ‘thủ tục đầu tiên’ thì cuối tiệc có phần đi chào bàn. Vì các bàn tiệc kê sát nhau nên cha me cô dâu chú rể gặp nhiều khó khăn trong việc dẫn hai con đi chào. Vẫn bằng ấy lời sáo ngữ. Sau khi vị đại diện cả bàn nói lời chúc mừng thì đến phần mừng bao thư. Một cô phù dâu đã đem sẵn cái túi để đựng quà các bác cho. Trông thì hơi ngứa mắt nhưng nghĩ lại thì thấy không còn cách nào tốt hơn. Đôi trẻ cũng cần có tiền trả nhà hàng chứ. Tiệc cưới VN thì thường không lỗ vì có nhiều bao thư chào bàn này.

Khi ăn đến món tráng miệng thì đa số thực khách cao tuổi tự động lẳng lặng ra về. Nhưng đây cũng là bắt đầu thời gian sung sướng của giới trẻ và giới yêu văn nghệ : phần khiêu vũ bắt đầu. Tôi là người già và cổ hủ, không thích múa đôi, nên thường tìm cách biến trong im lặng, ấy thế mà nhiều lần về tới nhà thì đã quá nửa đêm.

Rồi ông Từ Hòe kết luận : Không biết trong tương lai tiệc cưới lối VN này có khác đi không. Đa số dân làng đều đáp : sẽ khác chứ vì con cháu chúng ta sau này là dân Canada thuần túy, ngay thức ăn trong bàn tiệc cũng sẽ thay đổi.

Cụ Chánh tiên chỉ làng kể : Lão sợ nhất phải đi ăn tiệc cưới ở nhà hàng, vừa hát lâu chầu mỏi, vừa đinh tai nhức óc, vừa món ăn không vừa miệng. Ngồi ăn mà lão cứ nhớ các món có rau thơm ở nhà, nhớ lá ngò, lá hẹ, lá tía tô kinh giới. Sở dĩ lão còn đi tiệc cưới là vì lão mong còn gặp các bạn già, nói các chuyện xưa. Nhưng thôi, lễ cưới là lễ tình yêu, lễ của lớp trẻ. Anh John đâu, mời anh nói về những cái khác vui hơn, như những cái hay của tiếng VN, những cái đặc biệt của quê vợ anh đi.

Bao giờ anh John trong làng tôi cũng sẵn chuyện về đề tài này. Anh nói : Ngôn ngữ nước nào cũng gắn liền với hai từ CÓ và LÀ, Avoir et Etre, To Have and To Be. Thế nhưng tiếng Việt lại ít dùng 2 từ căn bản này mà dùng từ ĂN nhiều nhất. Động thái nào cũng bắt đầu bằng từ Ăn. Sống ở đời là ăn thua, ai thắng là có ăn, vợ chồng thì ăn ở, ăn nằm. Nói chuyện là ăn nói, ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp. Chửi nhau thì cho nhau ăn các thứ dơ. Rủa nhau thì mày là đồ ăn mày, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn hết, có lẽ vì đói quanh năm nên ta bị ám ảnh vì tiếng ăn. Nghe đến đây thì ông H.O. gật gù rồi nói người bạn ông kể rất hay về con cháu bác Hồ ăn như sau : Nhờ ăn cắp, ăn cướp, ăn có, ăn ké, ăn may, ăn mày, ăn bẩn, ăn vụng, ăn gian, ăn vụng, ăn quỵt, ăn mảnh, ăn trộm, ăn chận, ăn lường, ăn giựt mà anh chị cán bộ CS nào bây giờ cũng béo tốt, nhà lầu, xe hơi…Bác Hồ bảo cán bộ là đầy tớ nhân dân, mà sao nay nhân dân là chủ mà đói khổ bò lê bò càng, còn cán bộ là đầy tớ thì béo tốt xênh xang, các cụ có xem cảnh dân nghèo ở Saigon trong cảnh dịch Cô Vít này không.

Cụ B.95 lại lên tiếng xin ngưng chuyện CSVN kẻo đêm cụ khó ngủ. Ông H.O. liền ngưng rồi nói : Thế bây giờ ngưng mấy chuyện xấu này, cụ có bằng lòng cho cháu nói về những chuyện tốt không? Cháu xin nói về chuyện tình yêu, tình Bắc duyên Nam nha. Cụ bỏ miền Bắc sang đây năm 1995, cụ có thấy con gái Miền Nam đẹp hơn con gái Miền Bắc của cụ không? Cụ B.95 đáp ngay : Câu hỏi này lớn quá, tôi là bà già nhà quê ở miền bắc, quanh năm quần khâu áo vá làm sao mà biết được, Bác ODP và Bác Từ Hoè ơi, xin trả lời giúp tôi với.

Ông ODP nhảy vào ngay. Ông nói : Sau 1954, bao nhiêu con gái đẹp miền Bắc đã theo tàu há mồm vào miền Nam hầu hết, những người đẹp ở lại phải theo gương các cán bộ nữ từ chiến khu về, phải dấu hết áo dài màu sắc với quần trắng quần đen. Chứ trước 1954, trong đầu tôi hình ảnh người đẹp Miền Bắc xinh lắm : Khăn vấn đuôi gà, ngực mang yếm thắm, áo tứ thân ôm sát vòng eo, răng đen nhánh như hạt huyền hạt na, em nhai trầu nên hồng đôi má đôi môi, đôi mắt bồ câu, da trứng gà bóc, bàn tay búp măng, giọng oanh vàng thỏ thẻ, một điều bẩm một điều thưa, dáng đi tha thướt như sen vàng lãng đãng...

Cụ B.95 nói ngay. Bác tả đàn bà chúng tôi đẹp và hay quá, đúng như các cụ tôi vẫn nói như vậy. Thế còn các cô gái Miền Nam thì sao cơ?

Ông ODP liền đáp: Tôi không cần tả gì, chỉ xin đọc câu thơ của dân gian : Con gái Cần Thơ Vĩnh Long, Đất gạo trắng nước trong, Người mơn mởn như xoài, Da trắng như bông bưởi, Mắt đen như hạt nhãn, Tóc thơm như mùi hoa cau…

Cả làng vỗ tay khen ông ODP tả đúng quá. Ông nói : Trong bài thơ dân gian tôi vừa đọc chỉ nhắc tới các cô gái Cân Thơ Vĩnh Long miệt vườn, chứ ở trên này miệt Saigon Biên Hòa có bao nhiêu là người đẹp khác chưa kịp nói tới. Kìa Chị Ba Biên Hòa ngay trước mắt chúng ta đây, chị không đẹp làm sao anh John người hùng của Anh Quốc mê ngay từ giây phút vừa gặp, kìa 3 vua cuối cùng của Triều Nguyễn đều lấy vợ Miền Nam : Vua Vua Minh Mạng cưới Hồ Thị Hoa người Biên Hòa, Vua Thiệu Trị cưới Từ Dũ người Gia Định, Vua Bảo Đại cưới Nguyện Hữu Thị Lan người Gò Công…

Ông Từ Hòe xin góp chuyện Bắc Nam. Rằng ông có một người bạn Bắc Kỳ lấy vợ Nam Kỳ. Anh ấy kể : Hồi đang kén vợ, khi anh đem cô gái Bắc Kỳ về, cô cháo bố anh xong thì ông bố đáp ngay : Cháu vào nhà chơi, bố mẹ cháu khỏe không? Còn hôm nào anh mời một cô Nam Kỳ về thì bố anh đáp tỉnh bơ : Không dám, chào cô ! Bữa ấy cô bồ Nam Kỳ nói nhỏ với anh : ‘Ba anh coi ngầu quá hén’. Khi ông bố thấy anh nhất định xin cưới cô Nam kỳ này thì cũng phải chiều nhưng ông tâm sự : Dân Nam Kỳ được ông Trời cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè và hoang phí, không chăm chỉ cần kiệm như dân Bắc kỳ, mong con biết rõ điều này. May mà bà mẹ chấp nhận cô con dâu Nam Kỳ ngay từ đầu.

Rồi Ông ODP kết luận : Người Bắc coi con dâu là con và coi con rể là khách, còn người Miền Nam thì coi con dâu và con rể đều là con hết, không có ai là khách cả, nên bạn tôi sống rất sung sướng. Ông ODP kết câu chuyện về hạnh phúc gia đình bằng câu chuyện này : Rằng năm xưa Đại Học Oxford tổ chức một cuộc thi về ngữ pháp : Bạn hãy dùng một câu ngắn mà nói lên được thông diệp về ‘hòa bình, bằng an và hạnh phúc’. Có hơn 800 thí sinh dự thi. Kết quả : câu ngắn chỉ 3 chữ sau đây được chấm hạng nhất : ‘Vợ đang ngủ’. Ngày trao giải thưởng, ông chánh chủ khảo đứng bên vợ, mắt ngấn lệ, giọng run run cảm động tuyên bố : Đây là lời của một thiên tài.

Vừa ghe đến đây thì làng tôi bỗng hóa ra cái chợ, Phe liền ông thì vừa vỗ tay vừa đập bàn vừa hô to : Đúng vô cùng ! Phe các bà thì vừa nhìn nhau vừa cười hắc hắc vừa đấm nhau thùm thụp. Chị Ba Biên Hòa thì kêu lên : Lạy Chúa tôi ! Còn cụ bà B.95 thì ngơ ngác : Nghĩa là sao hở các bác?

TRÀ LŨ
 
Nhớ những Cửa Hàng Rong
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
23:20 01/09/2021
NHỚ NHỮNG "CỬA HÀNG RONG"

Dù không còn xa lạ, nhưng mỗi khi nghe bài hát Gánh hàng rong của Lê Quốc Dũng, tôi lại càng thấm thía hơn và cảm nhận mỗi lần khác hơn, mới hơn về sự vất vả, nhọc nhằn, nắng mưa, mồ hôi và sức nặng của những gánh hàng rong.

Bởi trong tôi không dừng lại chỉ như đang thưởng thức một bản nhạc, mà như đang dâng lên niềm yêu mến và cảm phục dành cho những anh chị em dù nghèo, dù tảo tần nhưng luôn muốn sống bằng chính sức lao động và bằng sự lương thiện của mình qua những bước chân giữa phố thị đầy nhộn nhịp, đầy tiếng ồn, đầy nắng mưa sương gió, hay những tiếng rao có lúc nghe như khản giọng, như khàn đục nơi cổ họng...

Lời bài hát còn đưa tôi về lại ký ức của chính mình, dẫu đã mấy chục năm trôi xa, nhưng vẫn hằn trong tôi vô cùng sống động. Vì thế, đã có lúc tôi rung lòng đến rưng rưng khóe mắt...

Ngày ấy, sau khi hết phổ thông trung học, một mình từ chốn quê vào Sài Gòn, tôi chẳng khác "thằng khờ ra tỉnh". Mọi thứ xa xôi, lạ lẫm...

Đến ở trọ trong một hẻm nhỏ gần ga Sài Gòn, quận 3, mà hàng ngày trên đường đi học, bắt đầu từ căn gác trọ đến trường, không ngày nào là tôi không gặp những khuôn mặt bán hàng rong quen thuộc.

Đó chính là những thân gầy phải cất từng bước chân, từng tiếng hát lạc lỏng và vất vả vì cuộc mưu sinh dường như rất mệt mỏi, có lúc tôi cảm nhận như những đôi chân ấy bước đi xiêu vẹo, nhưng họ lại không dám thể hiện sự mệt mỏi. Mỗi ngày bàn chân người bán hàng rong đi bao nhiêu cây số? Có lẽ chính họ cũng không thể đếm nổi. Chỉ biết là nhiều lắm. Ngày lại ngày họ cứ đi và đi. Đi giữa biển người chen lấn, ồn ào, đầy bụi khói...

Hoặc những người đàn ông, đàn bà đứng tuổi từng ngày oằn lưng đẩy hay đạp những chiếc xe thô sơ có mặt trên khắp đường phố, băng qua những ngã phố, nhấp nhô cạnh những quán xá ầm ĩ, bóng liêu xiêu dưới những tòa cao ốc, rồi lại có lúc đi sâu trong từng con hẻm hay băng qua mọi khu xóm dù hẻo lánh nhất... Họ vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, bất kể nắng mưa, lạnh ấm...

Họ chỉ dừng bước khi tiếng rao có người đáp lại. Ai đó gọi giật phía sau lưng, không phải bằng danh xưng "ông", "bà", "anh", "chị" mà bằng tên một món hàng nào đó. Như biết số phận của mình, người bán rong không bao giờ phiền hà về điều đó. Được gọi để trao đi một món hàng và nhận lại một số tiền, niềm vui của người bán rong đã đủ lớn. Họ chỉ có nụ cười trên môi, cám ơn người vừa gọi mình, dẫu nhiều mệt nhọc, thậm chí có lúc bụng đang cồn cào vì đói.

Nơi cái "cửa hàng bán rong" ấy có đủ mọi thứ. Trên cùng một chiếc xe đẩy hay một quang gánh người ta có thể dễ dàng chọn lựa từ miếng thịt, con cá đến bịch chè, cục kẹo..., Những món hàng rong họ bán rất khác nhau, rất đa dạng. Chúng chẳng khác cái chợ thu nhỏ.

Số lớn trong những chủ nhân của những cái "cửa hàng rong" ấy là những người tha phương. Họ đến từ nhiều miền đất khác nhau. Hàng ngày với mớ hàng rong của mình nuôi sống cả nhà, lo cho con cái đến trường và chắc bóp gởi về quê nhà như gởi cả tình yêu, gởi cả nỗi nhớ sâu đậm dành cho chốn quê, nơi mà từ đó họ trưởng thành và ra đi.

Chính tôi, đời sinh viên mà, nhiều khi đi ngang những quán xá to, sang trọng, những nhà hàng đầy những người ôm cặp táp, chân đi giày hiệu... mà vội đạp xe nhanh, không dám nhìn... Sợ phải thèm những thứ chưa từng dám mơ...

Và như thế, thằng sinh viên năm nào trở thành "bạn hàng" trung thành của các chị, các mẹ đẩy những xe hay gánh những quang gánh hàng rong.

Đời sinh viên gần gũi người bán hàng rong, tôi thấm thía nỗi vất vả của họ. Họ phải rời nơi trọ qua đêm của mình từ khi còn tối mịt, và cũng đến tối mịt mới lặn lội trở về nơi gác trọ.

Suốt mấy năm gần gũi những người bán hàng rong, nhìn nhịp điệu bàn chân mỗi khi quay về xóm trọ của họ giữa lúc phố xá đã lên đèn rực sáng tự bao giờ, tôi có thể biết suốt ngày hôm ấy, họ có mua may bán đắt hay không!

Nếu may mắn, đôi chân hớn hở của họ đi mà như những bước nhảy. Về đến nơi trọ, dưới cái bóng điện tờ mờ chỉ đủ sáng một vùng đêm u uẩn, họ bỏ tất cả số tiền kiếm được sau một ngày bươn bả ra nền nhà, chậm rãi đếm từng tờ như kiểm chứng thành quả lao động lương thiện của mình.

Những tờ bạc nhàu được những bàn tay thô ráp vuốt phẳng phiu một cách cẩn thận. Không thể nhẩm tính được những tờ bạc đã thấm bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Chỉ biết, những tờ bạc ít ỏi ấy, có thể giúp họ chống đỡ cho sự sống của cả gia đình qua bao nhiêu năm tháng.

Nếu bị lỗ hay phải gánh hàng về, đôi chân họ như nặng trĩu, như lê đi. Rồi ngày mai, họ sẽ phải thức sớm hơn, sẽ rời gác trọ trong khi cả thành phố còn say giấc.

Nhất là những ngày mưa dầm, họ ngồi thừ người dưới mái hiên nhà trọ, đôi mắt nhìn xa xăm. Tôi hiểu họ đang lo cho bữa cơm của gia đình, tiền học phí của thằng cu tí, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà trọ đã gần hết tháng....

Cuộc đời những người bán rong đáng được yêu thương, quý mến, đáng trân trọng. Họ thanh bạch, đáng chúng ta học tập. Bởi dù nghèo, họ không bán rẻ lương tâm...

Rồi những ngày thương đau của cả đất nước vì dịch giã, lệnh cấm ra đường được ban ra. Ai cũng ngỡ, sau những ngày ấy, mọi thứ sẽ yên hàn, rồi những quang gánh, những chiếc xe hàng rong lại tiếp tục lên đường...

Nhưng không. Bệnh tật cứ tiến thẳng, đánh thẳng vào sự sống và đời sống của con người tựa hồ vũ bão. So với ngày căn bệnh bắt đầu thâm nhập, nay nó đã lấy đi sinh mạng của bao nhiêu đồng bào, và làm cho điêu đứng không trừ một ai.

Thế là lệnh "bất xuất bất nhập" tăng dần thời gian. Niềm hy vọng được ra khỏi nhà bị lung lay. Nay số ngày đôi chân bị chôn dính cứng trong căn nhà chẳng những gia hạn mà còn xiết chặt. Thế là niềm hy vọng đã thực sự vỡ.

Biết bao nhiêu người cha, người mẹ, người chị, người em với cái "cửa hàng bán rong", bình thường đã quá khổ sở, đã quá chật vật, nay sẽ nên khổ sở và khắc nghiệt đến mức nào?

Trong những ngày cả nước bệnh tật, nhất là ở những vùng tâm chấn lớn chưa từng có như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., quá nhiều những mãnh đời long đong trở nên điêu đứng, trở nên thiếu thốn tàn khốc, có biết bao nhiêu những khuôn mặt vốn thường ngày đã tất bật âu lo, nay càng như khắc sâu thêm nỗi hoan mang, sợ hãi của những người cha, người mẹ, người chú, người chị bao năm dãi dầu với những quang gánh, những chiếc xe hàng rong...

Miền Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng, kể từ năm 1954 đã không ngừng dang tay đón nhận anh chị em đồng bào của mình từ khắp nơi đổ về, trong đó, Sài Gòn, Bình Dương không chỉ đón nhận trong yêu thương và đùm bọc những con người từ miền ngoài mà còn rất nhiều anh chị em phía Tây của mình. Thật nghịch lý, phía Tây của miền Nam, dù là vựa lúa lớn của cả nước, nhưng người ở đây vẫn phải ra đi cầu thực...

Rồi những ngày qua, khi những sợi dây, những rào chắn không ngừng băng bó và cản lối nhiều nơi, và ngày càng xiết chặt, mọi người bị "đông đặc" trong chính nơi ở của mình, thì đoàn người tang thương vì khổ sở, vì hoang mang, dắt díu nhau, bồng bế nhau tháo chạy khỏi Sài Gòn, khỏi miền Nam bằng đủ mọi cách, thậm chí phải đi bộ nhiều ngàn cây số. Miền Nam, nơi tưởng chừng chỉ đến, nay đành trơ mắt nhìn đồng bào mình thất thểu ra đi.

Trong đoàn người tất ta tất tả ấy, chắc chắn không thiếu những người bán hàng rong. Bình thường đã phải chạy cơm từng bữa, nay trong thời khắc đau thương, họ làm gì có cái cho vào bụng, có cái để nuôi đám con như những chú chim non há mồm chờ thức ăn... Nguy hiểm vì cái đói, cái khát dọc đường, nguy hiểm vì tai nạn, vì bệnh tật, vì truyền nhiễm dịch tễ..., họ vẫn bất chấp. Ra đi về lại quê nhà còn có thể có cơ may để sống. Chốn quê nhà, bên cạnh người thân, lay lất sống, vẫn có thể cầm cự qua ngày...

Hình ảnh người bán rong trên hè phố, một phần kỷ niệm thời trẻ trung của đời tôi. Tôi nhớ họ. Tôi yêu họ. Giữa một hoàn cảnh đầy chết chóc, tôi muốn gọi tên họ, gọi tên từng người một, như gọi chính người thân của mình...

Xin cám ơn những anh chị em bán hàng rong. Một hình ảnh nghèo khó, chân phương, lam lũ, bình dị, rất đời thường, rất gần gũi đã góp phần nuôi dưỡng trong tôi cả một khung trời kỷ niệm triệu thương, triệu nhớ...

Anh chị em ơi! Những người bán hàng rong ơi!...
 
VietCatholic TV
Độc tài thảm sát luật sư nhân quyền ở Cebu. Làn sóng lây nhiễm tăng mạnh ở Philippines. Sức khỏe ĐTC
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:51 01/09/2021


1. Luật sư nhân quyền bị bắn chết ở thành phố Cebu, miền trung Phi Luật Tân

Một luật sư nhân quyền đã bị bắn chết bởi một tay súng ở thành phố Cebu, miền trung Phi Luật Tân hôm thứ Năm, 26 tháng Tám.

Theo báo cáo của cảnh sát, luật sư Rex Jesus Mario Fernandez, 62 tuổi, đang ở trên xe của mình khi bị tay súng tấn công lúc 4:10 chiều.

Đoạn phim từ camera an ninh trong khu vực cho thấy tay súng, người mặc áo khoác đỏ, bỏ chạy trên một chiếc xe máy do một người đàn ông khác lái sau vụ xả súng.

Theo cảnh sát, ít nhất sáu vỏ đạn của một khẩu súng lục 45 đã được tìm thấy tại hiện trường vụ án.

Trong một tuyên bố, luật sư đoàn của Phi Luật Tân, gọi tắt là CHR, nhấn mạnh rằng:

“Vụ giết luật sư Rex gần đây lại một lần nữa cho thấy các cuộc tấn công nhằm vào các luật sư, và những người hoạt động cho nhân quyền đã gia tăng đáng kể khi văn hóa trừng phạt tiếp tục được đề cao trong bối cảnh không có các cuộc điều tra và truy tố đối với hàng ngàn vụ giết người”.

CHR kêu gọi chính phủ hành động nhanh chóng đối với cái chết của Fernandez, lưu ý rằng “ danh sách các trường hợp giết người và vi phạm nhân quyền chưa được giải quyết vẫn còn tiếp tục”.

Nhiều quan sát viên cho rằng chính tổng thống Rodrigo Duterte là người đứng sau các vụ thanh toán này. Các nạn nhân đều là những tiếng nói đối lập và không có các cuộc điều tra và truy tố nào được thực hiện.
Source:Licas News

2. Đức Thánh Cha còn rất yếu và hồi phục chậm sau cuộc giải phẩu đại tràng

Theo Catholic World News, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn phải hạn chế các hoạt động thể chất của mình vì sự hồi phục chậm chạp sau cuộc phẫu thuật đường ruột ngày 4 tháng 7. Chính Đức Thánh Cha đã thừa nhận điều này tại buổi tiếp kiến ngày 27 tháng 8 với các nhà lập pháp Âu Châu. Đức Giáo Hoàng đã mở đầu diễn từ của ngài với lời xin lỗi vì phải ngồi chứ không thể đứng trong khi phát biểu.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như sau:

Sáng nay, tại điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến những người tham dự cuộc họp Mạng lưới các nhà lập pháp Công Giáo Quốc tế, ngài đã ngỏ lời với vị như sau:

Tôi muốn xin lỗi vì không thể đứng trong khi nói chuyện, nhưng tôi vẫn còn đang trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật và tôi phải ngồi như thế này. Xin thứ lỗi.


Source:Holy See Press Office

3. Phi Luật Tân báo cáo các trường hợp COVID-19 hàng ngày cao thứ hai

Phi Luật Tân đã ghi nhận số trường hợp nhiễm coronavirus trong một ngày cao thứ hai kể từ khi bắt đầu đại dịch sau khi ghi nhận thêm 17,447 trường hợp vào hôm thứ Sáu, ngày 27 tháng 8.

Bộ Y tế cho biết con số này đã nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên cả nước lên 1,916,461 ca. Trong ngày 27 tháng 8, đã có 6,771 trường hợp phục hồi được báo cáo và 113 trường hợp tử vong.

Trong tổng số ca nhiễm, có 142,531 đang trong thời kỳ điều trị, chiếm 7.4%. 90.8 phần trăm, cụ thể là 1,741,089 người đã hồi phục, và 1.71 phần trăm tức là 32,841 đã tử vong vì coronavirus.

Tiến sĩ Edsel Salvaña thuộc Nhóm Cố vấn Kỹ thuật của Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm COVID-19 ở nước này dự kiến sẽ tăng lên trong những ngày tới.

Ông đã ví các Biến thể Delta của căn bệnh này giống như một cơn sóng thần về khả năng lây nhiễm cho con người

“Các trường hợp sẽ thực sự tăng lên vì biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn từ hai đến ba lần,” Salvaña cho biết trong cuộc họp báo với các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, ông bảo đảm với công chúng rằng Phi Luật Tân không bất lực vì việc tiêm vắc-xin phòng bệnh vẫn đang diễn ra.

Ông nói: “Tiêm chủng là tuyến phòng thủ cuối cùng của chúng ta trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng, vì tiêm chủng làm giảm đáng kể nguy cơ một cá nhân phải nhập viện do COVID-19”, ông nói.

Ông kêu gọi người dân Philippines ủng hộ hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng cách tiêm chủng.

Quốc gia này đã tiêm phòng cho khoảng 13 triệu người, chậm hơn so với mục tiêu tiêm vắc xin cho 76.3 triệu người Phi Luật Tân vào cuối năm để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Source:Licas News

4. Vatican giải thể Cộng đồng Regina Pacis có trụ sở tại Ý sau chuyến thanh tra tông tòa

Vatican đã giải thể Cộng đồng Regina Pacis, một hiệp hội đời sống tông đồ có trụ sở tại Verona, Ý, với lý do “ thiếu sót về thể chế” và thiếu “ sự trưởng thành trong đặc sủng thể chế”.

Theo hãng tin L'Arena di Verona, văn phòng đời sống thánh hiến của Vatican đã ban hành sắc lệnh giải thể cộng đồng vào ngày 24 tháng 7. Đức Cha Giuseppe Zenti, Giám Mục Verona, đã gửi một lá thư thông báo cho toàn thể giáo phận biết về quyết định này vào ngày 17 tháng 8.

Cộng đồng Regina Pacis được thành lập vào năm 1986 bởi cặp vợ chồng Alessandro Nottegar và Luisa Scipionato Nottegar, là một cộng đồng Công Giáo dành cho việc cầu nguyện, truyền giáo và phục vụ người nghèo.

Alessandro Nottegar, một bác sĩ qua đời vì đau tim chỉ một tháng sau khi thành lập cộng đồng ở tuổi 42, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố là “bậc đáng kính” vào năm 2017 – và đang đường phong chân phước và phong thánh.

Người vợ góa của anh, Luisa Nottegar, và ba cô con gái vẫn còn sống.

Động thái này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Vatican giải thể hai hiệp hội Công Giáo có trụ sở ở miền nam nước Ý - Movimento Apostolico và Maria Madre della Redenzione - sau khi xác định rằng những tiết lộ siêu nhiên của người sáng lập là không xác thực.

Cộng đồng Regina Pacis ngày nay bao gồm nhiều nam nữ tu sĩ, cũng như các linh mục. Nó đã có mặt ở Verona, một số thành phố ở Brazil và Medjugorje trước khi bị giải tán.
Source:Catholic News Agency
 
Phóng sự: Tình hình các dòng tu tại Việt Nam thời vi rút Tầu độc địa
Giáo Hội Năm Châu
23:55 01/09/2021