Ngày 01-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:47 01/09/2015
12. GỌT CHÂN CHO VỪA GIÀY.
N2T

Có người đóng một đôi giày, bởi vì giày đóng bị nhỏ cho nên không vừa chân.
Ông ta không chịu tìm cách dùng cái khuôn gỗ lớn bỏ giày trong mà khâu, hoặc là đem đổi cho người khác một đôi giày lớn hơn, mà là đem chân của mình gọt một mảng, thế là máu tươi ướt cả vào trong giày.
(Chuẩn Nam tử)
Suy tư 12:
Sau khi phạm tội, thay vì thú tội và làm hòa với Thiên Chúa, thì nguyên tổ chúng ta lại trốn trong bụi cây để khỏi nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng cho dù nguyên tổ không muốn nhìn thấy Thiên Chúa, thì Ngài vẫn cứ nhìn thấy họ.
Có nhiều người Ki-tô hữu sau khi phạm tội, thay vì trông cậy vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa, thì lại hồ nghi và ngã lòng trông cậy vào ơn Chúa, cho nên càng đắm mình trong tội nhiều hơn, chẳng khác gì anh chàng gọt chân cho vừa chiếc giày của mình...
Phương pháp hay nhất để nhận được sự tha thứ và lòng thương xót của Chúa chính là sự khiêm tốn và đơn sơ của mỗi người chúng ta. Khiêm tốn thú tội và đơn sơ nép mình vào lòng Chúa như em bé đơn sơ ngủ trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền.
Người ngu mới đem chân mình gọt chân cho vừa đôi giày lớn, nhưng người hồ nghi ơn Chúa và ngã lòng trông cậy vào tình yêu Chúa thì càng ngu hơn...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 01/09/2015
N2T

66. Nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ Ma-ri-a nên thường có rất nhiều tội nhận ăn năn trở lại.

(Thánh Methodius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:06 01/09/2015
11. NGƯỜI NƯỚC SỞ NẤU THỊT KHỈ.
N2T

Có một người nước Sở nấu thịt khỉ rất ngon, mời người hàng xóm đến ăn cơm chung, và nói với người ấy:
- “Đây là thịt khỉ”.
Người hàng xóm cảm thấy mùi vị hợp khẩu nên ăn thật no, ăn xong, nghe nói thịt mình ăn là thịt khỉ, thì cảm thấy buồn nôn chịu không nỗi, bèn ngồi xổm dưới đất mà nôn, nôn mãi cho đến nỗi những đồ đã ăn văng ra mới thôi.
(Chuẩn Nam tử)

Suy tư 11:
Thịt khỉ thì không thể nào ngon như thịt cầy tơ (thịt chó), nhưng có người lại nấu ngon hơn cả cầy tơ, đến nỗi phải có người lầm mà vừa ăn vừa hít hà khen ngon, nhưng sau đó thì phải nôn ra…
Ma quỷ là tên cám dổ quỷ quyệt xảo trá, nó biết người Ki-tô hữu nuốt không vô những thứ cám dỗ tội lỗi của nó, nên đã chế ra những thức ăn rất hợp khẩu vị, hợp tâm lý và ai ăn vào thì cảm thấy an tâm, chẳng hạn như nó biết người tín hữu không thể có hai vợ hoặc hai chồng, nên đã lấy câu lời của Chúa: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” mà chế ra món ăn yêu thương, gặp cô nào cũng nói yêu với thương, gặp bà nào cũng nói là Chúa dạy yêu thương nhau, cho nên cuối cùng phải bỏ vợ con để “yêu thương nhau” với một cô gái; hoặc là nó cám dỗ người Ki-tô hữu uống rượu, mới đầu thì nó lấy kinh thánh ra nói Đức Chúa Giê-su cũng uống rượu trong tiệc cưới Ca-na mà có sao đâu, thế là uống chút ít, rồi chút ít đến khi nghiện nặng rồi mà cũng không biết, thế là gia đình tan nát vợ con ngán ngẫm...
Món ăn của ma quỷ mới nhìn thì thích ăn, ăn rồi thì muốn nôn ra, vì tất cả chỉ là giả dối, tạm bợ và làm cho linh hồn người ta hư mất đời đời.
Ma quỷ chỉ phỉnh gạt được những người Ki-tô hữu không thích cầu nguyện, chỉ lừa được những người Ki-tô hữu coi thường các bí tích mà thôi, nhưng nếu tôi không cảnh giác đề phòng, thì cũng sẽ có ngày mắc mưu của chúng nó ngay.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:09 01/09/2015
N2T

65. Nếu nói lời cầu nguyện của người tội lỗi không đạt được ân điển thì rất đúng, nhưng họ khẩn cầu công đức của Đức Mẹ Ma-ri-a thì họ có thể được đáp ứng.

(Thánh Anselm of Canterbury)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông du Hoa Kỳ: ĐGH yêu cầu một cô bé có bệnh lang ben hát cho Ngài nghe.
Trần Mạnh Trác
15:57 01/09/2015


Chuẩn bị cho cuộc tông du Hoa Kỳ, đài ABC News vừa tổ chức một buổi trực tiếp truyền hình vào ngày thứ Hai 31-8-15 giữa 4 thành phố Vatican, Chicago (Illinois), Los Angeles (California) và McAllen (biên giới Texas-Mexico) để ĐHG có dịp trực tiếp nói chuyện với các học sinh trung học ở Hoa Kỳ.

Những học sinh là thành phần được chọn từ nhiều nơi trong nước do sự bảo trợ cuả đài ABC.

Trường Cristo Rey Jesuit High School ở khu phố Pilsen cuả Chicago là một trường đã được chọn. Dưới sự ngạc nhiên cực độ cuả vị hiệu trưởng là ông Antonio Ortiz, họ chỉ mới được thông báo vào lúc cuối tuần và là chính ĐGH đã chọn nhà trường.

Hoá ra, cơ hội bất ngờ này đã đem đến một khoảng khắc đầy lý thú và cảm động, được toàn thể các hệ thống truyền thông cuả Thế Giới bàn tán, khi một cô gái lớp 12 cuả nhà trường, em Valerie Herrera, 17 tuổi, đã được ĐGH yêu cầu hát cho Ngài nghe.

Em đã hát trong nước mắt bài "Ti Maria" ("Sống gần Mẹ Maria"), em chỉ hát được một đoạn thôi và được kết thúc với sự hoan hô nồng nhiệt cuả cử toạ.



Trong chương trình "Good Morning America" và trên đài WLS-TV ở Chicago sáng thứ Ba, em Herrera cho biết em cũng chỉ được biết là mình sẽ được nói chuyện với Đức Thánh Cha một vài phút trước đó mà thôi.

"Họ nói với em.. .", em Herrera kể. "Oh, em sẽ được nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, và em đã ngạc nhiên, 'Cái gì? Thật hả?, '" Herrera nhớ lại. "Em nghĩ rằng họ nói đùa và sau đó thì em lo lắng không biết phải nói gì."

Khi tới lượt, em Herrera nói với ĐGH là em đã phải vật lộn với căn bệnh lang ben da, trên mặt và ở khắp mình, kể từ khi em mới có 4 tuổi và em đã phải chịu nhiều sự chế nhạo trong những năm qua.

Là con cả của một gia đình bốn con. Cha mẹ là người nhập cư từ Mexico. Em nói rằng em đã rất tích cực trong nhà thờ và đã tham gia ca đoàn. Nhờ ca hát và sự hỗ trợ của gia đình, em nói với Đức Thánh Cha Phanxicô qua nước mắt, em đã tìm được nhiều an ủi.

ĐTC bất ngờ hỏi em: "Cha có thể xin con có thể hát một bài cho Cha nghe không?" Ngài nói. "Nào, hãy can đảm lên."

Với sự khuyến khích từ cử toạ chung quanh, Herrera đã hát bài "Junto a Ti Maria" (By You, Mary, Gần Mẹ, Maria).

"Vâng, em không mong đợi điều đó xảy ra và do đó, khi nó xảy ra thì thực sự em không thể nói không," Herrera nói rằng sở dĩ em đã chọn bài hát vì đó là bài mà mẹ cuả em đã dạy khi em còn bé mới gia nhập ca đoàn.

"Nó là bài hát đầu tiên xuất hiện trong đầu em," em nói. "Lúc đầu, em không biết phải khởi sự ra sao. Em cũng không nhớ được những câu hát đầu tiên."

"Em quay lại nhìn mẹ, bởi vì mẹ đang ngồi ở gần đó, và em tự nghĩ, " Được rồi, mẹ đang ở đây và em có thể làm điều đó, "Herrera nói thêm. "Em nghĩ rằng nhờ nhìn vào mẹ mà em lấy được can đảm."

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có vẻ rất thích thú và cảm ơn em.

Em Herrera sẽ là thành viên đầu tiên của gia đình đi học đại học và muốn trở thành một dược sĩ.

Em đã nhận được rất nhiều lời động viên từ bạn học.

"Họ gửi tin nhắn cho em rằng, 'Ôi chúa ơi, bạn đẹp quá. Bạn đã làm một công việc thật là tuyệt vời... Chúng tôi rất tự hào về bạn.. . Tôi biết bạn có thể làm điều đó, '"Herrera nói. "Em chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc như vậy."

Chương trình trực tiếp truyền hình do ông David Muir làm điều phối viên sẽ được phát sóng lại trong chương trình "20/20" của ABC News vào thứ Sáu ngày 4 tháng 9 lúc 10 giờ ET.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới Hoa Kỳ từ ngày 22 tháng 9 tới, thăm 3 thành phố là Washington, New York City và Philadelphia.

Gởi lời nhắn tới toàn thể dân chúng Hoa Kỳ qua đài ABC, ĐGH nói:" Tôi cầu nguyện cho toàn thể qúi bạn, những công dân Hoa Kỳ, và tôi xin quí bạn cũng cầu nguyện cho tôi".
 
Quyết định của Đức Thánh Cha: Mọi linh mục đều có năng quyền tha tội phá thai trong Năm Thánh Lòng Thương Xót
Đặng Tự Do
16:11 01/09/2015
Phá thai là một trường hợp đặc biệt tự động bị vạ tuyệt thông không phải chỉ cho người mẹ đã phá thai, mà cả cho người chồng hay các người bà con đã khiến cho người mẹ phá thai, và nhân viên y tế, tức các bác sĩ và y tá cộng tác tích cực vào việc phá thai.

Người bị vạ tuyệt thông bị cấm lãnh nhận các bí tích, bao gồm cả bí tích Hòa Giải, tức bí tích Giải Tội. Vì thế, một người bị vạ tuyệt thông không thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải khi chưa được giải vạ tuyệt thông.

Trong trường hợp phá thai vạ tuyệt thông có thể được giải bởi Đức Giám Mục bản quyền và những linh mục mà ngài chỉ định.

Trong thư đề ngày 1 tháng Chín gửi Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, là cơ quan được Đức Thánh Cha giao nhiệm vụ phối hợp các hoạt động Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha viết:

“Tôi quyết định ban phép cho tất cả các linh mục, trong Năm Thánh, được giải tội phá thai cho những người đã gây ra và nếu họ thành tâm thống hối xin tha thứ. Các linh mục hãy chuẩn bị thi hành công tác quan trọng này, hãy biết liên kết những lời đón tiếp chân thành với một suy tư giúp hiểu tội đã phạm và chỉ dẫn con đường hoán cải đích thực để đón nhận sự tha thứ chân thực và quảng đại của Chúa Cha, Đấng đổi mới mọi sự bằng sự hiện diện của Ngài.”

Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm nay và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm 2016.

Trong thư, Đức Thánh Cha cũng truyền rằng phép giải tội do các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X ban trong Năm Thánh Lòng Thương Xót là thành sự.

Ngài viết:

“Một cân nhắc cuối cùng liên quan đến các tín hữu vì nhiều lý do đã chọn tham dự thánh lễ tại các nhà thờ điều hành bởi các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X. Năm Thánh Lòng Thương Xót không loại trừ một ai. Từ các miền khác nhau, một số anh em giám mục nói với tôi về đức tin và việc thực hành các bí tích tốt đẹp của họ, tuy nhiên họ sống trong một tình trạng áy náy về mục vụ... Trong khi tìm một giải pháp tái lập sự hiệp thông trọn vẹn với các linh mục và các vị bề trên của Huynh đoàn, tôi qui định rằng những tín hữu ấy, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, khi đến lãnh nhận bí tích Hòa Giải nơi các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X, thì họ lãnh nhận ơn xá giải các tội lỗi của họ một cách hữu hiệu và thành sự.”

Trong Năm Thánh, Giáo Hội khích lệ các tín hữu đón nhận ơn toàn xá bằng cách thực hiện những cuộc hành hương qua 4 Cửa Thánh tại 4 Đại Đền Thờ ở Rôma là Đền Thờ Thánh Phêrô, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Đền Thờ Đức Bà Cả và Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Tuy nhiên, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót tất cả các giáo phận trên thế giới đều có Cửa Năm Thánh để giúp các tín hữu dễ dàng đón nhận ơn toàn xá.

Đức Thánh Cha viết:

“Tôi mong muốn ân xá Năm Thánh đến với mỗi người như một kinh nghiệm chân thực về lòng từ bi của Chúa, lòng từ bi thương xót này đến với mỗi người với khuôn mặt của Người Cha đón nhận và tha thứ, hoàn toàn quên các tội đã phạm. Để sống và được ơn xá, các tín hữu được kêu gọi thực hiện một cuộc lữ hành ngắn tiến qua Cửa Thánh, được mở tại mỗi nhà thờ chính tòa giáo phận hoặc tại các thánh đường do Đức Giám Mục giáo phận chỉ định, và tại 4 đền thờ Giáo Hoàng ở Rôma, như dấu chỉ ước muốn nồng nhiệt hoán cải chân thực. Tôi cũng qui định rằng các tín hữu cũng được hưởng ân xá khi qua tiến qua Cửa Thánh tại các đền thánh hay trong các thánh đường theo truyền thống được coi là nhà thờ Năm Thánh”.

Các tín hữu già yếu không thể ra khỏi nhà nếu kết hiệp những đau khổ họ phải chịu với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu có thể được ơn xá khi rước lễ hoặc tham dự thánh lễ và kinh nguyện cộng đồng, kể cả qua các phương tiện truyền thông.

Với các tù nhân, Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh là một cơ hội đại xá dành cho những người, tuy đáng bị hình phạt, nhưng đã ý thức những bất công mình đã gây ra và chân thành muốn tái hội nhập vào xã hội. Ngài qui định rằng các tù nhân có thể lãnh nhận ân xá trong các nguyện đường ở nhà tù, và mỗi lần họ bước qua cửa phòng giam của họ, nghĩ đến và cầu nguyện với Chúa Cha, thì cử chỉ này đối với họ cũng tương đương với việc bước qua Cửa Năm Thánh.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Niềm an ủi Kitô phải được đặt nơi Chúa Giêsu chứ không nơi những lời nói năng nhảm nhí
Đặng Tự Do
17:24 01/09/2015
Trong bài giảng đầu tiên tại nhà nguyện Santa Marta sau kỳ nghỉ hè, Đức Thánh Cha khuyên các Kitô hữu hãy an ủi nhau thông qua những việc làm tốt lành và những lời hay đẹp chứ không phải bằng những lời nói nhảm nhí vô dụng.

Bài giảng sáng thứ Ba, ngày 01 tháng 9, của Đức Thánh Cha đã dựa vào thư của thánh Phaolô Tông Đồ gởi các tín hữu thành Thessalonica trong đó có đoạn viết:

“Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm… Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ… Anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau, như anh em vẫn làm”

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng thánh Phaolô Tông Đồ đã viết rằng ngày của Chúa có thể đến mà không báo trước "như một tên trộm" nhưng Chúa Giêsu đang đến để mang lại ơn cứu độ cho những ai tin vào Ngài. Lời khuyên của thánh nhân là chúng ta hãy an ủi lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau và sự an ủi này sẽ mang đến cho chúng ta hy vọng.

Đức Thánh Cha nói:

“Chúng ta hãy nói về điều này. Tôi hỏi anh chị em: Khi an ủi nhau chúng ta liệu sẽ nói rằng Chúa sẽ đến và chúng ta sẽ gặp Ngài? Hay là chúng ta nói đủ thứ chuyện, bao gồm cả thần học, những điều về Giáo Hội, các linh mục, nữ tu, giám mục, đủ thứ hết? Và hy vọng rằng những chuyện như thế an ủi chúng ta? 'Hãy an ủi lẫn nhau’, hãy an ủi những thành viên trong cộng đoàn. Trong cộng đoàn của chúng ta, trong các giáo xứ của chúng ta, chúng ta đang nói là chúng ta đang chờ đợi Chúa đến? Hay là chúng ta chỉ nói những chuyện nhảm nhí để giết thời giờ và cho bớt buồn chán?”

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích trong thánh vịnh đáp ca ngày hôm nay, chúng ta lặp lại những lời này: “Tôi chắc chắn sẽ nhìn thấy sự tốt lành của Chúa trong cõi nhân sinh”, nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là anh chị em có vững tin mình sẽ nhìn thấy Chúa?

Đức Thánh Cha khuyên chúng ta nên theo gương của ông Job là người bất chấp bao nhiêu những chuyện không may xảy đến với mình vẫn duy trì niềm tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và rằng ông sẽ được thấy Ngài bằng đôi mắt của chính mình.

“Đó là sự thật. Ngài sẽ đến để phán xét và khi chúng ta đến nhà nguyện Sistina, chúng ta thấy cảnh huy hoàng của Ngày Chung Thẩm. Nhưng chúng ta cũng phải tin rằng Ngài sẽ đến để tìm tôi vì tôi thấy Ngài với đôi mắt của tôi, tôi ôm lấy Ngài và luôn luôn ở với Ngài. Đây là hy vọng mà Thánh Tông Đồ Phaolô nói với chúng ta để chúng ta giải thích cho những người khác thông qua cuộc sống của chúng ta, để chúng ta làm chứng cho hy vọng. Đây là niềm an ủi đúng nghĩa, đây là xác tín chân thật: đó là tôi chắc chắn sẽ nhìn thấy tình thương của Chúa”

Như Thánh Tông Đồ Phaolô đã khích lệ các Kitô hữu tiên khởi, Đức Thánh Cha nói “Anh chị em hãy nhủ bao nhau với những công việc tốt lành và hãy nâng đỡ lẫn nhau. Bằng cách này, chúng ta có thể tiến về phía trước.”

“Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta ân sủng này: là hạt giống hy vọng mà Ngài đã gieo vào tâm hồn chúng ta được nảy mầm và phát triển cho đến lúc cuối cùng khi chúng ta được gặp gỡ Ngài. ‘Tôi chắc chắn rằng tôi sẽ nhìn thấy Chúa.’ ‘Tôi chắc chắn rằng Chúa chúng ta đang sống’ ‘Tôi chắc chắn rằng Chúa chúng ta sẽ đi tìm tôi’. Điều này cần phải là chân trời của cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ban cho ân sủng này và cho chúng ta biết an ủi lẫn nhau với những công việc tốt lành và những lời nói tốt đẹp, chúng ta hãy tiến dọc theo con đường này.”
 
Top Stories
Philippines: Appel de l’épiscopat catholique à s’engager contre le mariage homosexuel
Eglises d'Asie
10:24 01/09/2015
Dans sa dernière lettre pastorale, publiée le 28 août dernier, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) appelle les fidèles à s’engager personnellement contre la légalisation du mariage homosexuel, alors que des militants LGBT (lesbian, gay, bisexual and transgender) accentuent la pression pour qu’une loi soit votée en ce sens.

Intitulée « Réponse pastorale à l’acceptation des modes de vie homosexuels et à la légalisation des unions homosexuelles », la lettre de l’épiscopat catholique interpelle particulièrement « le devoir moral » des législateurs et des personnalités politiques, en leur demandant de « s’opposer clairement et publiquement » à tout projet de loi légalisant le mariage homosexuel. « Voter en faveur d’une loi si nuisible au bien commun serait gravement immoral », prévient l’épiscopat catholique.

Dans un premier temps, cette lettre rappelle les fondements anthropologiques de l’homme et de la femme « égaux en dignité et à la fois différents sans être interchangeables », les fondements bibliques du mariage hétérosexuel, à savoir « la complémentarité sexuelle et la fécondité », en vue de la création d’une famille pour le bien de la société et pour l’épanouissement des enfants.

Ensuite, la lettre aborde la nature de l’homosexualité, précisant que si « l’attirance homosexuelle n’est pas un péché », c’est une attitude « désordonnée » au sens qu’elle n’est pas ordonnée autour de l’union d’un homme et d’une femme, dans une relation de complémentarité naturelle. « L’Eglise catholique regarde ses enfants ayant des tendances homosexuelles avec une compassion maternelle et un amour paternel (…) ; elle les invite à développer des relations fraternelles chastes avec les hommes et les femmes (…), à témoigner de la nature vivifiante de relations fondées sur l’amitié et non sur des actes sexuels, reconnaissant que, comme dans tout combat spirituel, le défi est difficile et requiert une vie spirituelle forte, ouverte à la grâce et la miséricorde de Dieu. Le recours régulier au sacrement de la réconciliation et à l’Eucharistie seront d’une aide précieuse pour grandir en sainteté », est-il précisé. L’Eglise invite également chaque fidèle à entretenir des relations charitables avec les personnes ayant des tendances homosexuelles.

En ce qui concerne les pratiques homosexuelles, même si elles partent d’une affection réelle et sincère, elles ne sont ni unitives, ni procréatives et sont « contraires aux lois naturelles ». Par conséquent, elles sont considérées comme « un péché grave contre la chasteté ». Les unions homosexuelles n’ont « aucun des fondements biologiques ou anthropologiques du mariage et de la famille, car elles ne peuvent contribuer naturellement à la procréation ou à la survie de l’espèce humaine. Elles n’ont rien en commun avec le projet de Dieu dans le mariage et la famille, et ce serait donc une injustice de leur accorder une reconnaissance légale identique au mariage hétérosexuel », est-il précisé.

Bien que dans de nombreux pays occidentaux la légalisation des mariages homosexuels se généralise, les évêques philippins appellent les fidèles « catholiques à ne pas participer à des cérémonies qui célèbrent ou légitimisent les unions homosexuelles », ayant toutefois conscience que cela puisse être une lourde croix à porter pour les familles concernées. Dernièrement, certaines Eglises protestantes, acquises à la cause LGBT, ont célébré des cérémonies d’unions homosexuelles pour leurs fidèles. Très médiatisée sur les réseaux sociaux philippins, les revendications LGBT ont également été portées par des stars du show-business philippin.

Début août, dans la banlieue de Manille, deux couples homosexuels avaient déposé une demande de mariage auprès des autorités locales qui a été déboutée. Devant un drapeau arc-en-ciel, emblème de la cause gay, ils avaient alors brandi une pancarte : « Nous sommes rejetés. » En juin dernier, à Manille, une gay-pride avait été organisée pour célébrer la légalisation du mariage homosexuel par la Cour suprême américaine. Les Philippines, ancienne colonie américaine, indépendante depuis 1948, reste très influencée par la culture et la société américaine. Catholique à 80 %, le pays demeure toutefois un des seuls au monde où le divorce et l’avortement ne sont pas légalisés à ce jour. (eda/nfb)

(Source: Eglises d'Asie, le 1er septembre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khai giảng Năm Học Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tgp Miami.
LM. Giuse Nguyễn kim Long
09:48 01/09/2015
Khai giảng Năm Học Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tgp Miami.

Sau 2 tháng nghỉ hè vui chơi với gia đình, không phải lo bài vở, các em Thiếu Nhi của Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Tgp Miami, đã được các Cha mẹ và Ông bà đưa đến Nhà thờ vào sáng Chúa Nhật 30-08 để Khai giảng Năm Mới Giáo lý, Việt ngữ và Đoàn TNTT. Một tuần trước đó, tiểu bang Florida được báo động về một cơn bão tên Erika đang tàn phá các nước vùng Trung Mỹ và có thể đổ vào các thành phố phía Nam.

Xem Hình

Nhiều người đã lo sợ trước các dự báo thời tiết sẽ có mưa lớn, sấm sét và lụt lội nên đổ xô đi mua thực phẩm, nước và đổ xăng, phần lớn là người Mỹ, còn người Việt Nam thì đã quen nên cũng không vội vàng gì. Trước tình hình này, một số cha mẹ cũng quan ngại không đưa con đến dự ngày khai giảng. Lo âu có đó, nhưng tin tưởng vào lời cầu bầu của Mẹ La Vang, Thánh cả Giuse và sự quan phòng của Thiên Chúa, sáng Chúa Nhật 30-08, cho dù bầu trời có âm u và một vài cơn mưa, nhưng mọi sự vẫn diễn ra như đã chuẩn bị. Các em Thiếu nhi được Cha mẹ đưa đến lúc đầu cũng lác đác, nhưng rồi càng lúc càng đông. Khi đến giờ tập họp, con số đã lên đến hơn 100. Sau một thời gian không thấy bóng dáng các em, nay nhìn thấy các em trong những bộ đồng phục cũ và mới, với khăn quàng theo ngành, làm cho bầu khi sinh hoạt Giáo xứ như hồi sinh.

Thánh Lễ Khai giảng được bắt đầu lú c 9:30 sáng với đoàn rước là đại diện TN các ngành, quí Trợ uý, Thày cô, Huynh trưởng và Cha chủ sự. Ca đoàn Thiếu nhi khoảng 40 chục em, do sơ Quyên điều khiển, hát mở đầu thật sốt sắng và hùng hồn. Sau lời chào và Tuyên bố long trọng Khai mạc của cha QX, cũng là TU, 3 hồi trống khai trường được đánh lên. Tiếp đến là Phần Tuyên hứa của quí Trợ uý, Thày cô và Huynh trường trong Năm Mới GL, VN và Đoàn TN:

1. Luôn xác tín vào Thiên Chúa, và trung thành với giáo huấn của Giáo Hội

2.Vâng lời và theo sự hướng dẫn của cha Quản xứ và Ban TV trong việc giảng dạy

3. Ý thức việc giảng dạy GL, VN là việc quan trọng để vun trồng đức tin, duy trì truyền thống văn hoá Việt Nam cho các em, và thực hành các đức tính nhân bản

4.Nêu gương sáng cho các em qua cầu nguyện, phục vụ, yêu thương và đoàn kết.

Thánh Lễ tiếp tục với Phụng vụ Lời Chúa do các em TN và HT phụ trách. Trong bài giảng, cha QX mời gọi Cộng đoàn cám ơn Chúa về sự quan phòng cho tránh khỏi cơn bão, cám ơn quí Cha mẹ và Ông bà đã hy sinh đưa con cháu đến dự Thánh Lễ Khai giảng. Đồng thời ngài cũng nhắc các em TN và HT cố gắng gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể, luôn đặt Chúa làm trung tâm của đời sống, thì sẽ tránh được những cám dỗ và sự xấu từ bên trong con người.

Phần dâng của lễ, ngoài những của lễ như bánh và rượu, còn có dâng các khăn của các ngành trong Đoàn TNTT được các đại diện đưa lên.

Sau Thánh Lễ, Cộng đoàn được mời ra cầu nguyện ngoài với Đức Mẹ như đã thành thói quen mỗi Chúa Nhật cuối tháng. Các em Thiếu nhi được tập họp trong Hội trường chào cờ đầu năm, sinh hoạt dưới cờ với bài huấn đức của Cha TU, sự nhắc nhở của chị Đoàn trưởng và sau đó vào các lớp bắt đầu cho Năm học mới. Con số lúc này đã lên tới gần 170 em và hơn 20 Huynh trưởng và Thày cô.

Trước đó, để chuẩn bị cho ngày Lễ Khai giảng, quí Trợ úy, Thày cô và HT cũng đã dự buổi Tĩnh tâm và chầu Mình Thánh Chúa tại Nhà thờ. Hướng dẫn Tĩnh tâm, cha QX đã chia sẻ về dề tài:"Vai trò Thày cô và HT trong Năm Mới GL, VN và Đoàn TN". Ngài chia sẻ Thày cô và HT: 1 - là những người Kitô hữu đã đón nhận bí tích Rửa tội, có nhiệm vụ làm chứng nhân cho Chúa. 2 - là người tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu ở trần gian để trông coi, hướng dẫn và giáo dục các em TN. Sứ mạng này không phải là một nghề để kiếm tiền và có thể bỏ tùy hứng, nhưng là một trách nhiệm lãnh nhận từ Chúa và Giáo Hội. Sau phần chia sẻ, là chầu Mình Thánh Chúa và kềt thúc với phép lành và kinh dâng đêm.

Tạ ơn Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, đã ban cho Giáo xứ chúng con một Chuá nhật thật tốt đẹp và Lễ Khai giảng được diễn ra như lòng mong ước.

LM. Giuse Nguyễn kim Long
 
Nhóm Bông Hồng Xanh và công tác xã hội
Maria Vũ Loan
10:32 01/09/2015
Nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh chúng tôi vừa có một “tháng 8 đẹp” với hai chuyến đi đến hai giáo xứ thuộc giáo phận Mỹ Tho; cùng một mục đích là trao học bổng cho học sinh cấp III & cấp II, tặng đồ dùng học tập cho học sinh cấp I, quà tặng giáo dân khó khăn và thăm hỏi gia đình nghèo sống ven sông.

Hình ảnh

Phát học bổng ở giáo xứ Nước Trong

Chuyến thứ nhất, chúng tôi đến giáo xứ Nước Trong, cách thành phố Sài Gòn khoảng 80 km. Chuyến đi này chúng tôi có vẻ “nhàn rỗi tay chân”, không “bưng bê bốc vác” gì cả vì chỉ có mang theo tập vở và phong bì tiền. Nhưng bù lại, chuyến đi này bỗng vui vì có một cha dòng đi cùng. Khi chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi thì cha đến thăm nhà riêng, nên chúng tôi mời cha cùng tham gia. Cha xúc động và đề nghị được giúp đỡ mười gia đình nghèo ven sông.

Và chúng tôi vui cười ngắt ngẻo vì những câu chuyện cha kể trên xe. Cha kể rằng, khi còn là sinh viên y khoa ở Việt Nam, lớp học của cha có một số người rất dễ mến. Sau khi tốt nghiệp là bác sĩ, cha sang Hoa Kỳ và tu dòng trở thành linh mục; còn một người bạn ở lại Việt Nam, mỗi người một cảnh, có người cũng tu và trở thành một vị sư tu ở chùa. Khi cha đến chùa thăm, người bạn kia cứ gọi cha là “thí chủ”, cha bật cười quá mà cố nín cười và đề nghị vị sư kia cứ gọi “tao, mày” như khi còn đi học. Sau đó, vị sư kia và cha cùng xưng tên khi trao đổi. Vị sư cũng vui không kém khi nói với cha rằng: “Hai đứa mình cùng đi tu và có đọc kinh. Đố cha biết tôi sợ kinh nào nhất?”. Cha không trả lời được. Vị sư nói: “Kinh dài cỡ nào mình cũng không sợ, sợ nhất là “kinh tế mới!”.

Cha còn kể, khi về Việt Nam có thăm Hà Nội, cha cắt tóc ở vỉa hè cho tiết kiệm và “khó nghèo” đúng nghĩa. Nào ngờ, khi cắt xong, thay vì lấy tiền Việt tương đương 1 Usd, anh thợ đòi tương đương 5 Usd (giá 20 ngàn VN đồng mà đòi 100 ngàn đồng). Cha hỏi sao mà cao giá thế thì anh ta cầm con dao cạo lên, mài mài vào miếng da cao su rồi trợn mắt nói: “Thế ông muốn bao nhiêu?”. Với cái “hình hài” dữ tợn đó, cha đưa tờ 100 ngàn VN đồng rồi lặng lẽ đi. Và cha còn kể vài chuyện buồn cười khi tu dòng ở Mỹ nữa.

Đến giáo xứ Nước Trong, chúng tôi qua cầu đi bộ vào sân nhà thờ. Chẳng phải thủ tục chào đón rườm rà, chúng tôi tập trung các em ở góc sân nhà thờ và tiến hành trao học bổng. Có 11 em cấp 3 và 15 em cấp 2. Khi nói chuyện với các em, chúng tôi thường hỏi: “Ba con làm gì? Má con làm gì?”. Đa số các cháu trả lời rằng gia đình làm ruộng và làm mướn. Có hai đứa nói mà không rụt rè là: “Con không có ba!”. Các cháu học sinh cấp III nhận được lời khuyên của chúng tôi là: “Con cố gắng học để mai này giúp đỡ gia đình và cống hiến cho xã hội nhé!”. Còn các cháu cấp II thì chúng tôi chỉ nói câu đơn sơ khuyên chung là: “Các con học tốt và ngoan nhiều nhé!” (vì cái tuổi cấp II mà không nghịch ngợm mới là lạ!)

Vừa chụp hình các cháu học sinh xong, có ba đứa bé mời chúng tôi mua vé số. Khi chúng tôi được biết ba cháu này “sáng bán vé số, chiều đi học”, thì các cháu cũng được hỗ trợ một phần tiền mua đồng phục học sinh.

Khi đi 10 km dọc trên sông, chúng tôi mới thấy giáo dân đến nhà thờ xa quá. Nhà dân thưa thớt. Đa số làm ruộng, một số trồng khoai mỡ; những củ khoai mỡ giống xếp bên hông nhà trông rất lạ mắt đối với chúng tôi. Có nhà nuôi trăn, trăn đẻ ra con, nuôi lớn bán được mấy trăm ngàn đồng (khoảng 20 Usd). Nhìn mấy con này, chúng tôi không dám chụp hình. Đến nhà nào, gia đình đó cũng vui hẳn lên, chắc chắn không phải chỉ vì phong bì tiền được tặng mà vì có khách đến thăm nơi ngõ ngách sông nước thế này. Người nghèo Việt Nam thường có hình ảnh quen thuộc: nhà nền đất, có mái lá, đồ dùng cũ kỹ...và một nụ cười chân chất, hiếu khách.

Chúng tôi ra về khi trời còn nắng nhưng đã dịu hơn, cũng như vẻ hăng hái trong chúng tôi đã có phần lắng xuống, ai cũng mệt nhưng vẫn vui trong câu chuyện nói với nhau.

Thăm người già và trẻ em tại giáo xứ Tân Đông

Một buổi sáng thứ bày 29/8/2015, chúng tôi đến nhà thờ Tân Đông, trên địa bàn huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An. Có hai cách đến nhà thờ này, một là đi quốc lộ 62 đến cây số 17, đi vào 3 km là đến. Còn xe của chúng tôi đi đường đến Ngã Ba Giồng, theo đường N2, ngang qua bệnh viện Thạnh Hóa, trở lại quốc lộ 62. Đường này có ít xe, đi rất dễ chịu...Cảnh nhà mái lá trên cánh đồng lúa ở hai bên đường vẫn đẹp trong mắt chúng tôi như một bức tranh.

Đến điểm dừng, muốn vào nhà thờ, chúng tôi phải “bưng bê, bốc vác” quà xuống ghe khá nặng nề vì có đường, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt....đó là chưa kể 100 thùng mì gói đã nhờ giáo dân mua dùm.

Ghe đến gần bờ đất nhà thờ, chúng tôi vui khi thấy có một số thiếu nhi đứng chờ ở đó. Nhà thờ đang xây mới. Còn ngôi nhà thờ nhỏ, thấp tè bên cạnh xem chừng như khó chịu nổi gió mưa. Đi vào bên trong, người lớn được mời cũng đang chờ ở gần bờ sông. Một bầu khí vui tươi bao trùm nửa sân nhà thờ. Chúng tôi chẳng bao giờ thấy chán khi làm việc xã hội ở mức độ “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc”, vì ở mỗi nơi, khuôn mặt của Chúa Kitô vui buồn, sướng khổ khác nhau.

Và khi chúng tôi soạn quà ra từng phần, cha xứ cũng mang từ trong kho ra nhiều bao quần áo đã qua sử dụng để phát cho bà con. Một bà nói với chúng tôi: “Một bao như dzậy mang dzề mặc cũng đỡ lắm cô à!” thì chúng tôi hiểu được nhu cầu về “cái ăn, cái mặc” ở đây như thế nào.

Trẻ em ở đây “hiền lành” quá, không chen lấn, không chí chóe ồn ào thế nên mời các em đứng chụp tấm hình chung cũng hơi chậm. Thật ra, khi đến đâu, chúng tôi cũng muốn tiếp xúc với thiếu nhi quần chúng nhưng một ông biện nói rằng: “Các cháu trong khu vực đông lắm, cả ngàn đứa...cô làm sao cho xuể!”, thì đành để “nhà xứ” tùy ý phát phiếu.

Trước khi phát cho người lớn, cha chánh xứ nói vài lời và chúng tôi tiếp lời ngắn gọn. Người dân miền tây thật thà đáng mến làm lòng chúng tôi song song một cảm xúc hai hình ảnh rất riêng: một phong bì và một phần quà mà khuôn mặt họ ánh lên niềm vui còn nhiều người ở Sài Gòn ăn no nê đến nỗi nhìn thức ăn mà chán chường!

Đậm đà nhất là sau bữa cơm trưa có cháo gà, gỏi bắp chuối, canh măng, chúng tôi lại xuống ghe đi thăm bệnh nhân và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Con sông có con nước lớn hơn chuyến đi trước nên cái ghe to thế mà có đoạn cũng chòng chành. Chúng tôi đi vào các nhánh sông, nhiều nhà ở khuất sâu trong đồng. Có ông cụ đã 88 tuổi, ông mang cái áo đẹp nhất ra mặc khi biết chúng tôi đến thăm. Ai bảo ở Mỹ Tho gần thành phố nên cũng không đến nỗi nghèo là chưa đúng đấy nhé!

Còn biết viết gì nữa đây, thôi thì nhờ hình ảnh nói lên cảnh thực của cuộc sống người dân ở đây.

Chúng tôi lên ghe trở ra nơi để xe. Cái khát chạy theo cả đoàn một cách khó chịu. Lên bờ, ngồi xuống quán nước mía có ly to, bổ rẻ, chúng tôi mới tỉnh người lại.

Một tháng 8 đẹp của nhóm Bông hồng Xanh chúng tôi và một trải nghiệm thực tế cho những bạn trẻ tham dự hôm nay.
 
Đức Quốc: Một ngày tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam và tri ân nước Đức
Thanh Sơn
17:16 01/09/2015
Đức Quốc: Một ngày tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam và tri ân nước Đức

PHẦN I

Vào lúc 14g00 ngày thứ bảy 29.08.2015 một buổi lễ của LHNVTNcs đã diễn ra trang trọng tại ngay ngã ba Frankfurt str. gần trung tâm thành phố Troisdorf. Thành phố này đã được báo chí truyền thanh một thời mệnh danh là thủ phủ của thuyền nhân NVTNcs, vì đây là nơi ở của Ông Bà Dr. Rupert Neudeck đại ân nhân của NVTNcs. Đây cũng là nơi đặt tấm bia Tỵ Nạn và một con thuyền nguyên thủy của thuyền nhân khi xưa đang được trưng bày ở đây đã hơn 30 năm qua.

Xem Hình

Chưa đến giờ khại mạc chương trình cho ngày "Thuyền Nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản" mà quan khách và cộng đồng đã đến khá đông rồi. Ông Thị trưởng thành phố Troisdorf Herr KLAUS-WERNER JABLONSKI là một khách mời danh dự của người Việt hôm nay đã có mặt sớm và được BTC đưa đi giới thiệu một số hình ảnh trưng bày ghi lại những thảm cảnh thuyền nhân vượt biên với những con thuyền mong manh đầy hãi hùng của sự bão táp, thiếu lương thực và cướp biển, hãm hiếp trên đường ra đi để tìm hai chữ tự do.

Ông Dr. Rupert Neudeck là vị khách danh đự đặc biêt trong ngày hôm nay đã có mặt, Ông chính là người Samarita nhân hậu, là một đại ân nhân của NVTNcs mà đời chúng ta không bao giờ có thể đền đáp cho đủ. Khi ông vừa xuất hiện mọi người có mặt đã hoan hô thật lớn để chào mừng ông với những tràng pháo tay như bất tận.

14giờ15 anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh điều hợp chương trình bắt đầu kính mời tất cả qúy quan khách và mọi người hiện diện cùng đứng dậy theo nghi lễ chào Hoàng Kỳ Tổ Quốc hát Quốc Ca VNCH. nghiêm trang sốt sắng.

Tất cả mọi người luôn cảm thấy hãnh diện khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do dân chủ, của lòng thương yêu giữa 3 miền Đất Nước, của sự cao sang qúy trọng mà tiền nhân chúng ta để lại đến bây giờ. Mỗi khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đò và hát Quốc ca VNCH tôi cảm thấy một sự cao qúy lạ lùng, như đang sống lại những ngày vàng son trước đây 40 năm trước. Tôi chắc chắn rằng một ngày không xa nữa lá cờ biểu tượng cho tự do dân chủ này sẽ phất phới tung bay trên bầu trời tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Tiếp theo nghi thức chào Quốc Kỳ là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân anh dũng đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và giang san Việt Nam, những người đã nằm xuống vì một lý tưởng cao qúy cho dân tộc, cho tất cả những người đả bỏ mình trong rừng sâu nước độc trong chốn lao tù cs., hay bên dưới lòng đại dương để đánh đổi lấy sự tự do, vì không thể cúi đầu chấp nhận sự kìm kẹp của một chế độ vô lương, tàn ác, độc tài và vô thần. Nghi thức tưởng niệm tiếp theo là tất cả quan khách Đức -Việt tiến đến trước tấm bia ghi ơn nước Đức, và tưởng nhớ những nạn nhân đã bỏ mình trên đường tìm tự do của người Việt TNcs. Một vòng hoa trang trọng được đặt và nghi thức thắp nhang tưởng niệm đến những vong linh nạn nhận trong chế độ cs.

Sau nghi thức tưởng niệm điều hợp viên mời mọi người trở về địa điểm an tọa. Bà Bs. Hoàng Thị Mỹ Lâm chủ tịch LHNVTNcs Cộng hòa Liên Bang Đức chào mừng vắn tắt đến qúy quan khách.

- Ông thị trưởng thành phố Troisdorf vui mừng chào qúy chức sắc tôn giáo và mọi người. Ông cũng hãnh diện là nơi thành phố được vinh dự đặt Bia TNcs và chiếc ghe của người VN vượt biên năm xưa. Nơi đây đã có rất nhiều kỷ niệm với những thuyền nhân, ngày nay thế hệ thứ hai đã rất thành công trong vấn đề học vấn và tham gia những sinh hoạt trong xã hội. Hãnh diện vì chiếc ghe đã hơn 30 mươi năm tuổi nơi đây và đã được những bàn tay siêng năng VN sơn sửa lại như mới.

- Ông Ts Neudeck cũng chào mừng và nhắc lại rằng: Biết bao nhiêu công việc làm tốt đẹp thì bấy nhiêu sự đền đáp sẽ được nhận lại. Ngày nay những người đã được giúp đỡ khi xưa thì nay họ lại đang tiếp tục giúp đỡ những người khác đang gặp hoạn nạn. Những người cần giúp đỡ trong cơn nguy khôn là luôn có, chúng ta thử nhìn xem ngày nay còn bao nhiêu người vẫn phải chạy trốn chiến tranh, sự việc đang sôi động nhất hiện nay là Trung Đông và Châu Phi. Những con thuyền chở hàng ngàn người tỵ nạn chiến tranh đang cần sự cứu vớt của lòng nhân ái. Biết bao nhiêu sự tang thương đã xảy ra khi họ không được cứu giúp kịp thời. Ông cũng khen ngợi tinh thần của những hội người Việt chúng ta, và rất tiếc ông không thể gặp gỡ với chúng ta hàng năm ở thành phố Troisdorf như trước đây nữa, nhưng mà ngày nay thì Mönchengladbach mới là thủ phủ của người VNTNcs theo như những sinh hoạt trong thời gian qua mà ông đã chứng kiến.(Mọi người vỗ tay rất lớn và ông cũng nhắc đến ông Nguyễn Văn Rị cách đặc biệt)

- Kế tiếp Ông Nguyễn Văn Rị cũng là trưởng BTC tiến lên chào mừng tất cả qúy quan khách Đức Việt và đặc biệt hân hoan chào mừng hai vị khách danh dự là Dr. Rupert Neudeck vị đại ân nhân đã cứu vớt 11.300 thuyền nhân VNTNcs. và ông Thị trưởng thành phố Troisdorf Herr Klaus-Werne Jablonski. Tới đây thì một điều bất ngờ khá thú vị bỗng xuất hiện hai chùm bóng bay khá lớn mang theo dòng chữ "DANKE DEUTSCHLAND" (CÁM ƠN NƯỚC ĐỨC) xuất hiện hai bên có hai lá cờ VNCH và cờ Đức. Mọi người vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.

Ông Nguyễn Văn Rị truởng BTC và Ban Chấp hành của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức trao quà lưu niệm cho Ông Thị Trưởng Thành Phố và Ông Dr. Neudeck. Tiếp theo là chú Lân xuất hiện theo nhịp trống thật tưng bừng mang theo không khí của ngày hội lớn. Được biết đoàn Lân này của Võ sư Tân Tiến cùng các Môn sinh Vovinam đến từ Liége Vương Quốc Bỉ. Ông Dr Neudeck cũng tặng lại LHNVTNcs hai bức tranh chụp chiếc ghe này từ khi mới được đưa về trưng bày tại thành phố Troisdorf này.

Tiếp đến là phần lễ tưởng niệm những Thuyền nhân đã qua đời khi trốn chạy cs đi tìm tự do. Phật Giáo và phật Giáo Hòa Hảo Cư Sĩ Lê Công tắc làm lễ cầu siêu cho tất cả các Vong nhân và mọi người cùng hiệp nguyện.

Tiếp theo là Lm Phêrô Nguyễn Đức Vinh cùng giáo dân hát lời kinh hòa bình và kinh cầu cho các đẳng Linh Hồn và đọc kinh theo nghi thức Công Giáo. Lm cũng chia sẻ về bổn phận cuộc sống bác ái của chúng ta. Chúng ta đã được cứu vớt và được đưa đến nơi TỰ DO nhân bản của nước đức này. TỰ DO là chúng ta không bị lệ thuộc vào bất cứ quyền lực hay là đảng phái nào. TỰ DO là chúng ta được làm những điều tốt đẹp theo ý mình chứ không cần phải xin phép mới được làm. Vậy nên trách nhiệm của chúng ta những người đang được hưởng không khí và quyền TỰ DO này.

Không phải ngày hôm nay chúng ta chỉ đến đây để tri ân Nước Đức này mà thôi, nhưng còn tưởng nhớ đến những người đã bỏ mình trên đường đi tìm TỰ DO mà đã không được may mắn như chúng ta. Chúng ta còn phải tiếp tục thi hành cái TỰ DO và lòng nhân ái đó để giúp đỡ những người chưa được hưởng cái TỰ DO đó như chúng ta.

Từng người thắp nhang lên khấn vái hoặc cầu nguyện theo niềm tin riêng của mình trước bàn thờ nơi có bia tưởng niệm những Thuyền nhân đã chết trên hành trình tìm TỰ DO. Song song với những bài hát mang đầy ý nghĩa như Đêm Nguyện Cầu, Lời Kinh Đêm v.v...của ca sỹ Bích Phượng.

- Tiếp theo là những bản nhạc như Lời Kinh Hòa Bình, Thắp sáng trong con v.v... được ca đoàn Troisdorf và mội người hát vang cùng những ngọn nến được thắp sáng của từng người thứ tự lên đặt trước bàn thờ Tổ Quốc thật trang trọng và cảm động.

PHẦN II.

Sau khi giải lao đôi chút BTC mời mọi người dùng bữa cơm tay cầm và nước uống thì BTC đã lo chu đáo.

Phần vặn nghệ được MC. Xuân Phong đến từ Stuttgart dẫn chương trình. Minh Hùng cùng Ban Nhạc với sự đóng góp của nhiều ca sĩ như Bích Phượng, Quỳnh Chi, Thanh Huệ, Kim Phượng Ca đoàn Troisdorf. v.v... Một chương trình văn nghệ với nhiều ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước và dân tộc thật phong phú và hấp dẫn.

Đang văn nghệ tưng bừng thì có một nhân vật người Đức năm nay đã 93 cái xuân vàng xuất hiện. Bs Trần Văn Tích cựu chủ tịch LHNVTNcs. trân trọng giới thiệu Ông Bs. Watrinet. Ông nguyên là cựu chủ tịch đoàn bác sỹ thiện nguyện của Đức với hơn 80 Bs. làm việc thiện nguyện trên nhiều lãnh vực và nhiều quốc gia.

Ông cũng là ân nhân của NVTNcs chúng ta. Ông từng cộng tác với ông Ts Neudeck trong chương trình Cap Anamur. Hôm nay ông đến và chia sẻ với chúng ta một số những việc làm hồi trước và khen ngợi người Việt chúng ta. Sau phần chia sẻ của ông thì Bs. Trần Văn Tích mới nhận ra đây cũng chính là một cựu giám Đốc bệnh viện ở Bonn nơi trước đây nơi Bs. Trần Văn Tích đã làm việc cho đến ngày nghỉ hưu. Đúng thật là "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"

Chương trình văn nghệ rất vui vẻ nhưng mà thời gian có hạn nên BTC. phải thu dọn để trả lại nơi đây cho thành phố Troisdorf vào lúc 18 giờ. đúng như chương trình đã thông báo trong thư mời.

Trời hôm nay cũng hòa cùng với chúng ta, nắng hanh vàng thêm chút gió dịu dàng cho lòng người êm ái. Cái êm ái của Tự Do nhưng mang theo sự thương nhớ về những ngày xa xưa nhiều kỷ niệm trong những ngày mới đến Đức. Khi đó tiền bạc vật chất xe hơi chúng ta chưa có nhiều như bây giờ, nhưng mỗi lần Ông Dr Neudeck vị đại ân nhân của chúng ta tổ chức gặp mặt hàng năm thì con số tham dự hàng mấy ngàn người. Và số tiền chúng ta ủng hộ đóng góp cũng cao hơn bây giờ nhiều lắm!

Chúng ta đến đây làm gì?

Tại sao chúng ta có mặt ở trên Nước Đức này?

Câu hỏi này cho những thuyền nhân lớn tuổi của chúng ta đã trải qua trực tiếp nên chúng ta cảm nhận rất rõ ràng và chúng ta luôn phải ghi nhớ mãi trong cuộc đời của chúng ta.

Nhưng còn lớp hậu dụê con cháu của chúng ta thì sao?

Chúng có còn ghi nhớ được chút nào hay không?

Câu trả lời là không phải do những người trẻ mà là do trách nhiệm của chúng ta có nhớ và nhắc nhở con cháu chúng ta hay không mà thôi...

Chân thành cảm ơn BTC. và tất cả mọi người đã có mặt hôm nay cho một buổi lễ diễn ra thật tốt đẹp.

30.01.2015

Thanh Sơn

Tường thuật và ghi hình.
 
Đại diện Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu Việt Nam thăm 2 giáo phận Thái Bình và Hải Phòng
Têrêxa HĐGS Miền Trung
18:38 01/09/2015
Đại diện Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu Việt Nam thăm 2 giáo phận Thái Bình và Hải Phòng

Với tôn chỉ của Hội là: “Điều răn mới của Chúa Giê-su đã truyền: “ Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34; 15,12) và mục đích của Hội: Thánh hóa bản thân, sống tình huynh đệ, phục vụ những người nghèo, bệnh tật, đau khổ với tinh thần bác ái Kitô Giáo và đồng hành với họ trong mọi công việc tông đồ”.

Xem Hình

Sau một thời gian: Hạt giống Hội Têrêxa Hài đồng Giêsu (HĐGS) được gieo vào hai giáo phận Thái Bình và Hải Phòng tại một số giáo xứ.

Vào những ngày đầu thu năm 2015, Đại diện Hội Têrêxa HĐGS Việt Nam thăm và chào anh chị em và Quý cha, đặc biệt chào 2 Đức Cha giáo phận Thái Bình và Hải Phòng.

Trong đợt đi thăm này gồm có:

Cha Linh giám Hội Têrêxa HĐGS Miền Trung Lm Gioan Nguyễn văn Niên.

Anh Giuse Vũ Đình Tuấn trưởng Ban Thường vụ Tổng hội Têrêxa HĐGS Việt Nam.

Anh J.B At Hoàng Cảnh Hồng trưởng Ban ĐH Têrêxa HĐGS Miền Trung.

Các anh chị trong Ban ĐH các Chi hội Têrêxa HĐGS giáo phận Thái Bình, Hải Phòng.

Tại giáo phân Thái Bình, Hội Têrêxa HĐGS hiện tại gồm các Chi hội: Giáo xứ Sa Cát có 112 Hội viên, Xuân Hòa 200 Hội viên, Quán Cao 203 Hội viên.

Giáo phận Hải Phòng gồm các Chi Hội như: Chi Hội Têrêxa HĐGS giáo xứ Kẻ Bượi 14 Hội viên, Chi hội giáo xứ Đầu Lâm 33 Hội viên, Chi Hội giáo xứ Đông Thôn 14 Hội Viên và Chi Hội giáo xứ Tiên Đôi, Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng hơn 30 Hội viên...

Đoàn đã vào thăm và chào 2 Đức Cha của 2 giáo phân Thái Bình và Hải Phòng. Quý Đức Cha tuy rất bận rộn với nhiều công việc mục vụ của giáo phận, song các ngài đã ưu ái và dành cho đoàn một thời gian để gặp gỡ lắng nghe những lời tâm sự và mong muốn của đoàn con cái. Các ngài đã có những huấn từ bổ ích cho đoàn và nhất là các ngài vui vẻ, tỏ ra phấn khởi và nhất trí ủng hộ với đoàn khi có sự hiện diện Hội Têrêxa HĐGS trên giáo phận của các mình.

Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, ngài nhắn gửi anh chị em dù mình đang sống và theo sinh hoạt một Hội đoàn nào thì cũng phải lưu ý đi về nguồn và hội tụ về đích điểm cuối cùng là "Lòng Thương xót Chúa Giêsu". Đức Cha Phêrô đã hứa với anh chị em trong Ban ĐH các Chi hội Têrêxa HĐGS Thái Bình rằng " các con khi có dịp tổ chức thánh lễ quan thầy nhớ mời cha, cha sẽ tạo thời gian đến dâng lễ cầu nguyện cho Hội và cho các con". Lời hứa này đã gói trọn sự quan tâm, tình yêu mến của một vị cha chung của giáo phận đối với con cái mình trong các hội đoàn nói chung đặc biệt là Hội Têrêxa HĐGS nói riêng.

Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục giáo phận Hải Phòng tiếp đoàn sau giờ ăn sáng 7h, vì 8h ngài phải đi mục vụ tại Móng Cái. Một Giám mục trẻ, vui tính và hiền hòa đã thu hút anh chị em chúng tôi qua những lời huấn từ đầy tình cha và toát ra nơi ngài lòng nhiệt huyết của một tông đồ như câu Khẩu hiệu của Đức Cha đã chọn trong ngày thụ phong Giám Mục là “Phục vụ trong niềm vui và hy vọng”. Đức Cha đã nhận Thủ bản Hội Têrêxa và khuyến khích động viên anh chị em cố gắng sống và sinh hoạt theo thủ bản của Hội.

Trạm dừng chân cuối cùng của chúng tôi tại nhà xứ Tiên Đôi, Đoàn Lập, Tiên Lãng, Hải Phòng. Cha quản xứ Đaminh Cao Văn Đức một Linh mục trẻ khỏe, hăng say nhiệt tình trong mọi công việc mục vụ, đối với Hội Têrêxa ngài ưu ái, hết sức ủng hộ và mong muốn có Hội Têrêxa Hài Đồng Giê-su trên miền đất này, hầu giúp một số anh chị em giáo dân nơi đây sống theo linh đạo thủ bản của Hội, nhằm tạo nên và lan rộng đời sống Bác ái Kytô giáo trong môi trường xã hội hôm nay.

Têrêxa HĐGS Miền Trung
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao không đọc Amen cuối Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ?
Nguyễn Trọng Đa
08:54 01/09/2015
Giải đáp phụng vụ: Tại sao không đọc Amen cuối Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Tại sao bỏ chữ "Amen" cuối Kinh "Lạy Cha" trong Thánh lễ? (không có trong sách lễ nhỏ). Theo con hiểu chữ "Amen" có nghĩa là "Tôi tin như vậy, xin được như vậy". Con đã đi đến chỗ tin rằng các lời cầu nguyện bổ sung đã được thêm vào Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, nơi mà chữ Amen không được đọc, bây giờ đã làm cho các tín hữu cũng bỏ chữ Amen, khi chúng con lần chuỗi Mân Côi hoặc chuỗi Lòng Thương Xót Chúa với nhóm cầu nguyện của chúng con - hoặc bất cứ lúc nào chúng con đọc Kinh Lạy Cha trong một nhóm. Con cũng đã nhận thấy điều này ở nghi thức Phụng vụ Rước lễ, trong đó chỉ đọc Kinh Lạy Cha – chữ Amen được bỏ qua - và trên đài phát thanh Công Giáo trong khu vực của con. Thưa cha, con tin chắc rằng chúng ta đang làm một cái gì đó sai lầm nghiêm trọng. - M. W., Forest Grove, Oregon, Mỹ.


Đáp: Độc giả chúng tôi đã có nhận xét rất thú vị, và minh họa một thí dụ về một hậu quả không lường trước được của cải cách phụng vụ của Công đồng chung Vatican II.

Trước cuộc cải cách, kinh Lạy Cha đọc trong Thánh lễ bao gồm chữ "Amen", một thuật ngữ có thể được tạm dịch "xin được như vậy". Trong Lễ trọng, linh mục có thể một mình hát Kinh Lạy Cha; trong Thánh lễ thường, ngài sẽ đọc Kinh Lạy Cha với người giúp lễ, nhưng chỉ một mình linh mục đọc nhỏ chữ Amen.

Năm 1958, huấn thị "De Musica Sacra" đã đặt ra các quy tắc cho sự tham gia trực tiếp của các tín hữu, trong đó cho phép cộng đoàn đọc hay hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, và tất cả đọc chữ “Amen” ở cuối kinh.

Cuộc cải cách phụng vụ sắp xếp lại các nghi thức Hiệp lễ, và điều này dẫn đến việc không bỏ chữ Amen, nhưng hoãn nó vào cuối đoạn tiếp theo của Kinh Lạy Cha.

Một thay đổi đáng kể là một phiên bản rút gọn của kinh khẩn xin (embolism, kinh đọc sau Kinh Lạy Cha): "Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ...", đây là kinh trước đây được linh mục đọc thầm khi ngài bẻ bánh, bây giờ được đọc lớn tiếng, lấy tín hiệu từ câu cuối của Kinh Lạy Cha.

Vào cuối lời nguyện này, thay vì đọc "Amen", tín hữu tung hô: "Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.

Lời tung hô này là một bổ sung mới vào các nghi thức Hiệp lễ, và có lẽ đã được thêm vào vì lý do đại kết. Cụm từ này, mặc dù không có trong bản văn Tin Mừng, đã được xem theo truyền thống như một câu cuối của Kinh Lạy Cha trong các truyền thống Đông Phương và Tin Lành. Trong một số nghi lễ, mọi người đọc câu này, trong khi trong một số nghi lễ khác, chẳng hạn nghi lễ Byzantine, chỉ vị linh mục đọc câu này sau khi ca đoàn kết thúc Kinh Lạy Cha.

Sau lời tung hô này, chúng ta thấy lời cầu cho bình an. Trước đây, kinh này được linh mục đọc riêng sau kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Agnus Dei” và trước lời chúc bình an, vốn được trao đổi lời chúc trong các Lễ trọng, và giữa các giáo sĩ mà thôi. Bây giờ, nó được đọc lớn tiếng bởi linh mục, và được thay đổi từ số ít qua số nhiều (không còn “xin đừng chấp tội của con", nhưng “xin đừng chấp tội chúng con").

Cuối cùng, sau kinh này, mọi người mới thưa Amen (sau câu “Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời” do linh mục đọc), vốn theo một cách nào đó kết thúc Kinh Lạy Cha và các lời nguyện tiếp đó. Từ một quan điểm phụng vụ chặt chẽ, việc lùi đọc chữ "Amen" này tuân theo một logic nhất định. Không chắc rằng các vị soạn ra nghi thức hoàn toàn nắm bắt được năng lực của sự thay đổi này, trong việc hình thành các thói quen cầu nguyện của các tín hữu theo thời gian.

Như độc giả trên nêu ra, nhiều người Công Giáo sống đạo thường bỏ qua chữ "Amen" cuối cùng trong Kinh Lạy Cha, và điều này có thể được gán cho sự thực hành phụng vụ mới.

Việc chữ "Amen" là thành phần của Kinh Lạy Cha trong các bối cảnh phi phụng vụ được chứng tỏ, chẳng hạn, bằng cách nó được đưa vào trong các kinh chung được tìm thấy trong Sách Toát yếu Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.

Vì văn bản phụng vụ có thể thay đổi, giải pháp duy nhất là chúng ta phải chú ý khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha khi lần chuỗi Mân Côi, và các trường hợp tương tự, và tạo nên thói quen đọc chữ "Amen."

Truyền thông Công Giáo, đặc biệt là đài phát thanh, có thể có một tác động tích cực trong nỗ lực này, và cần được khuyến khích một cách lịch sự để sửa bất kỳ sơ suất nào, vốn đã giảm sút do thói quen. (Zenit.org 7-11-2006)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tản mạn chuyện đồng tính: độc tài đồng tính
Vũ Van An
18:08 01/09/2015
Trong bài trước, chúng ta đã thấy sự tương đối của các tìm kiếm khoa học từ xưa tới nay liên quan tới nguyên nhân gây ra đồng tính luyến ái. Nhưng các nhà tranh đấu đồng tính không chịu thừa nhận như thế. Họ làm hết các để người ta tin rằng đồng tính là do sinh học, và do đó, tự nhiên, không thể thay đổi. Họ tìm cách bịt miệng hoặc làm lu mờ các nghiên cứu khoa học khác với những kết luận khác với ý thức hệ của họ. Chỉ vì như tờ The Advocate, một tạp chí đồng tính ở Mỹ, năm 1996, đã viết: 61% độc giả của họ tin rằng tìm được yếu tố sinh học xác định ra đồng tính luyến ái sẽ giúp rất nhiều cho cuộc tranh đấu quyền lợi của người đồng tính, và những ai tin rằng người đồng tính sinh ra là như thế có thái độ tích cực đối với người đồng tính hơn những người tin rằng đồng tính là do chọn lựa bản thân.

Bởi thế, theo Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình, một cơ quan nghiên cứu bảo thủ của Kitô Giáo, các nhà tranh đấu đồng tính cố gắng đẩy mạnh ý niệm coi khuynh hướng tính dục như một đặc điểm bẩm sinh, giống sắc tộc vậy và nếu người sắc tộc được luật pháp che chở khỏi kỳ thị, thì người đồng tính cũng phải được bảo vệ như thế. Thiển nghĩ cuộc tranh đấu chống kỳ thị của người đồng tính hoàn toàn chính đáng. Kể cả cuộc tranh đấu đòi bình đẳng của họ vẫn là điều chính đáng, ai sinh ra trên đời mà lại không bình đẳng. Nhưng bình đẳng không nhất thiết phải như nhau: đàn ông đàn bà bình đẳng, nhưng không như nhau, người đồng tính và người dị tính bình đẳng nhưng không như nhau, nhất là trong lãnh vực hôn nhân, họ thiếu yếu tố yếu tính: khả năng sinh sản.

Bất chấp sự kiện ấy, người đồng tính vẫn đã thắng ở nhiều nước và họ được “kết hôn” hợp pháp. Ông Obama nói rằng việc chiến thắng này không hề đe dọa tự do tôn giáo hay bất cứ ai bất đồng với nó. Nhưng lịch sử đã chứng minh: một khi thắng thế, người đồng tính sẵn sàng từ vị trí bị kỳ thị tiến lên chiếm vị trí người người kỳ thị, giành cho được độc quyền “cầm buộc” trong xã hội.

Không chứng cớ nào rõ bằng việc sa thải Brendan Eich khỏi chức tổng giám đốc Mozilla, chỉ vì anh ta đóng góp 1,000 dollars cho qũy ủng hộ Đề Xuất Số 8 tại California, vốn là đề xuất bị coi là chống lại hôn nhân đồng tính, vì câu này: “chỉ cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà là có giá trị hay được thừa nhận tại California mà thôi”. Việc sa thải này ngược ngạo đến nỗi, Andrew Sullivan, một người công khai đồng tính cũng phải tỏ ý ngỡ ngàng và nổi giận. Ông này viết: “chỉ còn một ý kiến duy nhất được phép tại Mozilla, còn tất cả những người bất đồng đều bị thanh toán! Đúng như thế, đó là thứ khoan dung tự do cánh tả rút gọn. Không, anh ta không phải là nạn nhân của chính phủ kiểm duyệt hay đe dọa. Anh ta là nạn nhân của thị trường tự do trong đó người ta vốn có thể phát biểu ý kiến bằng cách tẩy chay, tự do ngôn luận và những điều tương tự. Anh ta vẫn còn đủ các quyền của Tu Chính Án Thứ Nhất. Nhưng điều ta đang nói tới quả là thứ bất khoan dung hiển nhiên và xấu xa của nhiều thành phần trong phong trào đồng tính, họ phản ứng lại các năm tháng bị xã hội lăng nhục bằng cách đi lăng nhục người khác”.

Quyền kết hôn cao hơn hết

Giáo sư Paul Kengor, sau khi thuật lại một số điển hình “trả đũa” của phong trào đồng tính, đã cho rằng với phong trào này, bạn không được tự do bất đồng ý kiến với họ, họ không để bạn được như thế, họ thúc bách bạn, họ buộc bạn ra tòa, làm bạn khánh kiệt, có thể đi tù nữa. Họ chỉ khoan dung đối với điều họ đồng thuận với mà thôi.

Ông tự hỏi đâu là luận lý học của họ? Đó chính một phẩm trật riêng về các quyền lợi. Họ không nhìn các quyền cạnh tranh nhau trong hệ thống đa nguyên như cách mà đa số người Tây Phương quen nhìn. Trong diễn trình chính trị và luật pháp, người Tây Phương thận trọng tìm cách cân bằng các quyền cạnh tranh nhau: quyền tư hữu, dân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do lương tâm, tự do ngôn luận, báo chí, quyền liên bang, quyền tiểu bang, quyền sống, v.v… sao cho chúng không phản lại nhau.

Người đồng tính hiện nay không nghĩ như vậy. Ngày nay, họ nghĩ quyền kết hôn cao hơn mọi quyền khác, nhất là quyền tôn giáo. Quyền này bị coi là quyền hạ đẳng, nằm dưới cùng của phẩm trật quyền lợi, chẳng đáng để được xem xét.

Chỉ cần đọc lời nhận định của Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Cơ Hội Nhân Dụng Bình Đẳng của Hoa Kỳ, Chai Feldblum, một nhà tranh đấu đồng tính và là giáo sư luật, cũng đủ thấy. Khi được hỏi về sự kình chống giữa quyền đồng tính và quyền tôn giáo, Feldblum nói: “tôi đang vất vả lắm mà vẫn không tìm được bất cứ vụ nào trong đó tự do tôn giáo nên thắng lợi”.

Mục tiêu thực của đồng tính: một trật tự luân lý mới

Thực ra, mục tiêu của họ không hẳn là quyền kết hôn. Không thiếu nhà tranh đấu cho quyền kết hôn của người đồng tính thú thực rằng: “chúng tôi chẳng quan tâm chi tới việc kết hôn cả. Bất cứ ai nghĩ rằng người đồng tính cố gắng thay đổi hôn nhân đều hoang tưởng và ngu đần”. Nhiều người trong số họ khinh miệt ý niệm kết hôn. Họ chỉ muốn các chính phủ và các xã hội thừa nhận lối sống của họ. Hơn nữa, như Urvashi Vaid, một tác giả đồng tính, vốn nói: “chúng tôi có một nghị trình là tạo ra một xã hội trong đó, đồng tính được coi là lành mạnh, tự nhiên, và bình thường”. Paula Ettelbrick, nguyên giám đốc luật pháp của Qũy Bảo Vệ và Giáo Dục Luật Pháp Lambda, tuyên bố rằng: “Là đồng tính có nghĩa là đẩy lui các thông số phái tính, tính dục, gia đình và… biến đổi chính cấu trúc xã hội…Ta phải chú ý tới mục tiêu đưa ra các giải pháp khác cho hôn nhân và sắp xếp lại một cách triệt để cách nhìn của xã hội về thực tại”.

Theo Carl E. Colson, trong khi một số người đồng tính thành thực chỉ mong muốn mối liên hệ của họ được thừa nhận là bình đẳng với cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thì những nhà tranh đấu quyền lợi cho họ nhằm mục tiêu dùng pháp luật “buộc mọi người phải thừa nhận tính hợp pháp trong hành động đồng tính” như nhận định của Robert R. Reilly trong cuốn Making Gay Okay: How Rationalizing Homosexual Behaviour Is Changing Everything (Ignatius Press, 2009). Tái định nghĩa hôn nhân, theo họ, nhằm một mục tiêu khác hẳn. Tác giả Masha Gessen, một nhà tranh đấu cho quyển đồng tính, chẳng hạn, nói với mọi người rằng: “Tranh đấu cho hôn nhân đồng tính, nói chung, bao gồm việc nói láo về những gì thực sự chúng tôi sắp sửa làm cho hôn nhân”.

Theo Reilly, họ muốn tạo ra một trật tự luân lý mới: biến kê gian (sosomy) thành một hành vi cao về luân lý. Đã cao về luân lý, thì nó phải được cổ vũ trên bình diện luật pháp và công dân. Đã cao về luân lý, nó phải được dùng làm căn bản cho hôn nhân, gia đình (nhận nuôi con) và cộng đồng. Đã cao về luân lý, nó phải được coi là chuẩn mực. Mà đã là chuẩn mực thì phải được dạy tại trường như một tiêu chuẩn. Mà đã là tiêu chuẩn thì phải được chấp pháp. Thậm chí đồng tính phải có tính phẩm trật (hieratic): những người tích cực đồng tính phải được phong làm linh mục và giám mục. Kê gian phải được bí tích hóa!

Hệ quả là những ai bất đồng với “sự thật” trên đã tự tách mình ra khỏi các chuẩn mực của xã hội tốt lành, tham dự vào việc tấn công xã hội này, và do đó, trở thành kẻ thù của xã hội. Hãy đọc lời nhận định gửi cho Sullivan, người đã bênh vực Eich, tổng giám đốc Mozilla:
“Luân lý tính luôn là chuyện duy trì xã hội trong cùng một lối hiểu. Vi phạm các chuẩn mực, bạn sẽ bị khinh chê và chế giễu. ‘Chiến thắng’ tối hậu của phong trào đấu tranh quyền lợi cho người đồng tính sẽ là những ai kỳ thị người đồng tính sẽ bị chế giễu và cô lập là người cuồng tín”.

Luân lý đồng tính là luân lý vụ ý chí

Thứ luân lý ấy là thứ luân lý vụ ý chí, vô lý bác bỏ thực tại, chuộng ý chí thay vì lý trí, ý chí tối thượng: chúng tôi có thể làm bất cứ chuyện gì chúng tôi muốn và chúng tôi có sức mạnh để làm như thế.

Chánh án Kennedy lẫn tổng thống Obama khuyên ta đừng nghĩ “vớ vẩn” như thế: không có chuyện đó đâu. Nhưng George Weigel, trong bài The New Normal Gets Down and Dirty…, cho rằng thành công phi thường của phong trào đồng tính là khả năng rao bán ý niệm: chuyện này chẳng có chi là Big Deal cả. Người đồng tính chỉ muốn điều người khác muốn mà thôi. Một khi luật pháp thừa nhận ý muốn của họ là mọi chuyện đều êm xuôi, cuộc đời lại cứ thế xuôi chẩy.

Nói như thế, theo Weigel, là tách luận điểm “hôn nhân đồng tính” ra khỏi ngữ cảnh sâu xa hơn của nó, tức cuộc cách mạng tính dục và quyết tâm hung hãn kiểu Jacobin (cách mạng Pháp) của nó nhất định khuất phục, bẻ gẫy rồi nghiến ra tro bụi những người bênh đỡ nền đạo đức học tính dục đặt căn bản trên Thánh Kinh.

Weigel thuật lại trường hợp Đức TGM Chaput của Philadelphia: vì có nhiều lời than phiền về thầy giáo giám đốc ngành giáo dục tôn giáo của một trường trong giáo phận, đó là Waldron Mercy Academy, công khai sống đồng tính lâu nay, nên buộc lòng, trường phải cho thầy giáo nghỉ việc. Đức Tổng Giám Mục, trong tư cách người gìn giữ nền chính thống của Đạo, ra tuyên bố ủng hộ quyết định này, liền bị các ông Jacobin đồng tính ra tay nghiền nát: Họ gọi ngài là “túi phân chuyên mò mẫm trẻ nhỏ”, “hãy đi mà tự đ. lấy mày”, và “mày sẽ thối rữa trong hỏa ngục”.

Trên trang mạng The Federalist, Denny Burk cũng vạch trần cái trò chơi cuối cùng của phong trào tranh đấu quyền hôn nhân đồng tính: “nghị trình của họ không phải là lòng khoan dung đối với các niềm tin và các lối sống khác nhau. Nghị trình của họ là đòi mọi người phải lên tầu với cuộc cách mạng luân lý, nếu không sẽ bị trừng phạt. Điều này có nghĩa: nếu bạn hay Giáo Hội của bạn không thuận theo chương trình này, thì các nhà cách mạng sẽ mạnh dạn đóng cửa bạn hay Giáo Hội của bạn”.

Theo Burk, họ sẽ không đóng cửa cái rầm mà bằng những ngôn từ quảng cáo che đậy mục tiêu thực sự của họ, như Mark Oppenheimer viết trên tờ Time, rằng: người chịu thuế “phụ cấp” cho các Giáo Hội để các thừa tác viên lãnh những số lương béo bở lên tới hàng trăm nghìn, nay là lúc chính phủ nên chấm dứt thứ phát chẩn ấy!

Trong bài báo trên, Oppenheimer đề cập tới Đạo Luật Bảo Vệ Tu Chính Án Thứ Nhất nhằm củng cố các khoản bảo vệ lương tâm trong môi trường mới mẻ về luật lệ này. Ông viết: “Thay vì cố gắng cứu tư cách miễn thuế của các tổ chức bất đồng đối với chính sách công đã được thiết lập về chủng tộc hay tính dục, chúng ta cần một biện pháp triệt để hơn. Đã đến lúc bãi bỏ hay giảm thiểu đáng kể, tư cách miễn thuế của các tổ chức này”.

McGurn không vội kết luận rằng luận điểm trên sẽ thắng thế. Dù sao, các quyền tự do hành động đã được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm. Nhưng vì quyền hiến định của hôn nhân đồng tính mới được thiết dựng rõ ràng đang ở thế kình chống đối với quyền tự do tôn giáo, nên người ta có mọi lý do để thấy rằng trận chiến này sẽ mau chóng trở thành tồi tệ.

Nói rộng hơn, Damon Linker, trong bài How liberalism became an intolerant dogma, cho rằng chủ nghĩa duy tự do đã thoái hóa từ một nền triết lý chính trị xuống hàng một tín điều bất khoan dung cứng cỏi, hay một thứ chủ nghĩa duy tục có khí giới. Khí giới ấy chính là chủ nghĩa phóng đãng (libertarianism). Đây là một não trạng, một khí thái, một giả định, một thiên kiến ủng hộ việc giải thoát cá nhân khỏi mọi trói buộc bắt nguồn từ các thói quen, truyền thống, thẩm quyền hay định chế nhận được.

Điều biến chủ nghĩa phóng đãng thành một tín điều là việc nó không có khả năng hay không muốn thừa nhận ai đó có quyền được bất đồng với nó, dù vì các lý do chính đáng về luân lý. Nó không những không thể hiểu được tại sao một số người lại có thể có cái nhìn cổ truyền hơn về điều thiện nhân bản, mà còn kết án họ là quái vật luân lý đáng bị “rút phép thông công” khỏi cuộc sống văn minh hoặc dùng chính quyền buộc họ phải tuân theo mình.

Chính phủ theo nó, vì oái oăm thay, nhờ nó mà chính phủ gia tăng quyền lực và nới rộng phạm vi hành động. Bởi nó nhờ chính phủ làm dễ dàng việc giải thoát nó khỏi các trói buộc do các nhóm, các tổ chức và định chế tư riêng của xã hội dân sự áp đặt.

Tin mới nhất của A.P. ngày 13 tháng Tám, 2015 cho thấy: Toà Kháng Án Colorado vừa nói với Jack Phillips, người làm bánh ở Denver, rằng ông ta không thể viện dẫn đức tin của mình để từ chối làm bánh cưới cho một cặp đồng tính là Charlie Craig và David Mullins, vì việc từ chối này dẫn tới việc kỳ thị.

Cũng tin ngày 13 tháng Tám, 2015 của A.P. cho hay tại Kentucky, Kim Davis, thư ký tòa thị chính, từ chối không cấp giấy hôn thú cho một cặp đồng tính, vì làm như thế có nghĩa cô đã chấp nhận cuộc “hôn nhân” của họ, một điều đi ngược lại đức tin Kitô Giáo của cô. Bị kiện ra tòa, cô nghe chánh án Bunning phán: cô đã vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ bằng cách “công khai thi hành một chính sách nhằm cổ vũ xác tín tôn giáo của mình mà gây thiệt hại cho các xác tín khác”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Hạ
Nguyễn Bá Khanh
21:02 01/09/2015
AO HẠ
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ao hè bông súng cá vàng
Thương về quê cũ ao làng đầy hoa.
(bt)