Ngày 10-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Liên kết
Lm Vũđình Tường
03:49 10/08/2017
Người ta thường ăn mừng sau khi tổ chức thành công một công việc. Trong tiệc mừng có vang tiếng ca tụng lẫn nhau, có nhạc nhộn nhịp và có cụng li chúc mừng thành công. Niềm vui sáng rực trên khuôn mặt người tổ chức và hầu như ít ai để í đến vấn đề chính đưa đến thành công nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. Đó là điều kiện khí hậu. Chính khí hậu khô nắng, buổi sáng đẹp trời, nắng ấm là điều kiện tiên quyết mời gọi con người lên đường tham dự ngày đại hội. Con người làm việc vất vả nhưng phải lệ thuộc vào đất trời để có được thành công mơ ước. Nhưng khi tổ chức mừng thành công mấy ai để í đến cám ơn trời mà chỉ nghĩ do công khó của mình làm nên điều đó.

Sau khi nuôi năm ngàn người ăn Đức Kitô sai các môn đệ sang phía bên kia biển hồ, Ngài lưu lại để tổ chức tiệc mừng. Tiệc mừng của Ngài không có nhạc vàng, không có cụng li, có những lời ca tụng, nhưng không phải ca tụng công lao người khác, mà ca tụng Thiẹn Chúa. Tiệc mừng của Ngài là liên kết với Chúa Cha trong tâm tình cảm tạ. Khi các tông đồ khi khỏi Ngài ra bờ biển hướng nhìn về phía các tông đồ, Ngài một mình âm thầm nơi bờ biển, trong cái yên tĩnh của đêm tối. Tâm thần hoà gió bay bổng trời cao, tấm lòng trải rộng trên sóng nước, Ngài nghe tiếng gió biển nhè nhẹ thổi, mắt nhìn ánh trăng mờ chiếu trên sóng bạc, hai gối quì âm thầm cầu nguyện cùng Chúa Cha. Phúc âm không ghi lại Ngài nói gì, những lần trước đó Ngài dâng lời cảm tạ Chúa Cha. Trong tâm tình Ngài không tự nhận công của Ngài nhưng dâng lời Cảm Tạ, liên kết cuộc sống, việc làm hàng ngày cùng Chúa Cha.

Lậy Cha, Con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời Con. Phần Con, Con biết Cha hằng nhậm lời Con, nhưng vi dân chúng đứng quanh đây, nên Con đã nói để họ tin là Cha đã sai Con .Gn 11,41-42.

Nuôi năm ngàn người là do Chính Thiên Chúa nuôi dưỡng. Các tông đồ có nhiệm vụ phân phát bánh và cá. Các ông báo cho Đức Kitô biết em nhỏ có bánh và cá. Việc làm cho bánh ít hoá nhiều là do chính Thiên Chúa. Làm cho bánh hoá nhiều giúp các tông đồ hiểu ít nhiều về việc Chúa dùng chính thân thể mình để nuôi dưỡng nhân loại qua Bí Tích Thánh Thể, Ngài sẽ lập trong bữa Tiệc Li. Điều này cũng nhắc cho nhân loại biết Thiên Chúa là Đấng duy nhất biến đổi bánh rượu thường thành Mình Máu Thánh Con Chúa. Linh mục dâng lễ là dụng cụ của Thiên Chúa và lập lại trên bàn thờ những gì Đức Kitô kêu gọi làm để nhớ đến Ngài Lc 22,19-20. Thiên Chúa biến đổi bánh thành Thịt Ngài và rượu thành Máu Thánh Ngài.

Đức Kitô sai các môn đệ ra đi trong khi Ngài ở lại cảm tạ Thiên Chúa. Khi sóng yên, biển lặng các ông cảm thấy an tâm và làm công việc cách bình thường. Khi sóng to, gió lớn các ông vất vả chèo chống, mệt mỏi lại sợ hãi khi thấy có bóng người đang xuất hiện từ phía xa xa. Trong hoảng hốt và không đường thối lui các ông chỉ biết dán mắt vào hình bóng kia và khi hình bóng đó đến gần các ông vui mừng vì nhận ra đó là hình ảnh Thầy đang lướt sóng đến với các ông. Phêrô vội lên tiếng xin đến cùng Đức Kitô. Một cơn sóng vượt quá đầu bao phủ tầm nhìn và ông đã hoảng hốt xin Thầy cứu. Sau khi cả hai lên thuyền an toàn, Đức Kitô ra lệnh cho sóng êm, gió lặng và các ông càng kinh ngạc hơn khi biết ngay cả sóng biển, bão tố cũng vâng lời Đức Kitô.

Lần nữa các ông hiểu thêm về bí mật quyền năng Thiên Chúa. Dù xưng ra Ngài là Con Thiên Chúa nhưng các tông đồ không hiểu rõ về điều các ông tuyên xưng bởi quyền năng Thiên Chúa vượt khỏi trí tưởng tượng của loài người và con người chỉ có thể nhận biết phần nào Chúa cho tỏ lộ quyền năng Ngài.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:55 10/08/2017
93. VÌ MỘNG MÀ TRANH CÃI
Có một anh học trò nhà nghèo nằm mộng thấy mình nhặt được ba trăm lượng bạc, tỉnh giấc anh ta nói với vợ:
- “Nếu thật mà nhặt được thì tôi sẽ lấy một trăm lượng mua một căn nhà, một trăm lượng mua rưộng vườn, và dùng một trăm lượng còn lại lấy một cô vợ bé, lúc đó thì rất là sung sướng.”
Bà vợ đùng đùng nổi giận, nói:
- “Ông thì chỉ có thể chết nghèo, chết cóng mà thôi, mới có chút xíu tiền mà đã đòi lấy vợ bé !”
Hai vợ chồng tranh cãi nhau mãi không thôi, lại còn đánh nhau nữa chứ, người hàng xóm láng giềng nghe tiếng bèn chạy đến khuyên giải.
Sau khi hỏi rõ nguyên nhân tranh cãi, thì tất cả đều cười rộ lên:
- “May mới chỉ là giấc mộng, nếu ông mà có tiền thật để kiếm vợ bé, thì có nước mà đánh nhau chết người gây án mạng, lại còn liên lụy đến chúng tôi nữa chứ ?”
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 93:
“Chưa đỗ ông nghe đã đe hàng xóm” là câu nói chê cười những người có tính khoe khoang và ham muốn danh vọng chức quyền, họ cũng giống như người nằm mộng thấy mình giàu có rồi “thèm” kiếm thêm bà vợ bé để thoả mãn tính phóng đãng của mình.
Người ta ai cũng có ước mơ, và tất cả ước mơ đều chung kết quả là được sung sướng.
Người Ki-tô hữu cũng là con người nên họ cũng có ước mơ, nhưng ước mơ của họ rất khác với người, đó là họ ước mơ được nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su, có nghĩa là họ ước mơ được giống như Ngài, tức là được vì anh em chị em mà hy sinh, được vì tha nhân mà phục vụ và được vì Đức Chúa Ki-tô mà chịu bắt bớ, chịu nhục nhã và cuối cùng là chịu mất mạng sống của mình.
Có người chưa “đỗ” linh mục, nhưng từ cung cách đi đứng cho đến cách ăn nói thì rất là trịch thượng với bạn đồng lứa kẻ cả với người nhỏ, đạo mạo với bề trên mà quên mất tính “bổn thiện” vốn có của mình, bởi vì họ quá mơ ước đến một chức linh mục quyền uy và hưởng thụ, hơn là nghĩ đến một vị linh mục hiền lành đức độ và nhiệt tâm phục vụ Chúa trong tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:10 10/08/2017

26. Cầu nguyện là con đường tắt toàn vẹn.

(Thánh Ignatius of Loyola)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XIX Thường Niên -A
Lm Jude Siciliano OP
17:18 10/08/2017
Đanien 9: 9-11-1; Tv. 84; Rôma 9: 1-5; Mátthêu 14: 22-33

Thật khó lòng mà quên phần thường nhắc đến trong bài đọc thứ nhất tuyệt vời hôm nay. Đó là phần nói về ngôn sứ Elia mệt mỏi và mất hết tinh thần.

Ông ta là một ngôn sứ trong thời khó khăn trong lịch sử của Israel. Vua Ahab cưới bà Jezebel là một người ngoại đạo. Bà ta đem các thần của Baal và các thầy cả theo bà ta. Vua Ahab lật đổ các đền thờ Chúa để chỗ cho các thần Baal. Ngôn sứ Elia đối phó với các thầy cả ngoại bằng cách thách đố họ về việc thờ phượng thần ngoại. Trước mắt các thầy cả ngôn sứ Elia cầu xin Thiên Chúa kêu lửa từ trời xuống để thiêu đốt không những các lễ vật thượng hiến được đặt trên các thanh củi mà ông đã nhúng nước ướt sũng. Thật là một sự tõ rạng quyền uy của Thiên Chúa. Rồi ông ta cho bắt các ngôn sừ ngoại giáo và giết chết tẩt cả.

Trước đó vua Ahab gặp ngôn sứ Elia và bảo là ông ta đã "giáng họa cho Israel". Thật là một lời nói mạnh về một ngôn sứ, một người đã quấy rầy chúng ta, đã đánh thức chúng ta tĩnh dậy và mở mắt ra. Elia kêu gọi dân chúng bỏ cử chỉ của người ngoại và bỏ thái độ bất trung với Thiên Chúa. Ông ta thật là một người "quấy rầy".

Các bạn chẵng lẽ không mong ước xin Thần Khí Chúa xuống trên những người được chọn lựa khác để "quấy rầy" trong tổ quốc chúng ta, trong Giáo Hội và trong cộng đoàn chúng ta hay sao? Nhưng đó chính là việc Thiên Chúa đã làm, và chúng ta được may mắn có những tiếng nói mạnh mẽ để bênh vực quyền lợi cho những người yếu đuối trong thế giới chúng ta. Những tiếng nói đó là những nười "quấy rầy". Tôi nghĩ đến ông Ghandi ở Ấn độ, Đức Thánh Cha Phanxicô, bà Dorothy Day cho người lao động, ông Nelson Mandela ở Nam Phi, ông Martin Luther King, 4 nữ tu tử đạo ở El Salvador, ông Oscar Romero, ông Sojourner Truth, và đó là chỉ kể một số ít thôi.

Thật là một sự khuyến khích để biết rằng thời ngôn sừ không chấm dứt với đoạn sách cuối cùng của Kinh Thánh. Chúng ta hãy thêm vào danh sách các tiếng nói của các ngôn sứ chúng ta thích và hãy ca ngợi Thiên Chúa trong phép Thánh Thể hôm nay. Họ là những người nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa vẫn ở với chúng ta và vẫn lên tiếng Ngài qua các ngôn sứ với tình thương yêu của Ngài. Mặc dù các ngôn sứ trong thời buổi hiện đại chứng tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa qua lời nói và việc làm của họ như các ngôn sứ lớn lao trong Kinh Thánh, họ vẫn thường gặp chống đối và cả bạo động khi họ nói lên sự thật với các quyền uy.

Sứ vụ của các ngôn sứ thường rất khó khăn và mệt nhọc. Ngôn sứ Elia thắng các ngôn sứ ngoại làm hoàng hậu Jezebel nổi giận và thề là sẽ giết ông ta. Ông ta phải chạy thoát thân. Bài sách hôm nay nói về đoạn ông ta ở trong sa mạc. Ông ta chán nản quá đến cầu xin Thiên Chúa cho ông ta chết đi. Ông ta cảm thấy việc ông ta làm là một thất bại vì ông ta không đẩy được sự thờ phượng các thần ngoại ra khỏi đất nước. Không những ông ta chán nản mà ông ta còn nghi ngờ về sứ vụ của ông ta và việc Thiên Chúa dự phần vào sứ vụ đó. Ông ta nói "nay đã đủ rồi, lạy Đức Chúa! xin cất mạng tôi đi, tôi cũng không hơn gì tổ tiên tôi " (19: 4)

Thật là một việc mệt nhọc và chán nản vì phải nói lên sự thật trong một thế giới không muốn nghe và không muốn trông thấy. Bạn chẳng lẽ không phục những người vẫn trung thành với sự dấn thân của họ vào những chính quyền thách đố, vào những Giáo Hội, những tổ chức và những người vẫn nói lên tiếng nói chống lại những thái độ bỏ bê công chính cho các quốc gia , các tôn giáo, cho sự di cư, cho các người thiểu số, người nghèo và cho ngay cả phần trái đất hay sao?

Sa mạc không phải chỉ là nơi trú ẩn cho ông Elia. Đó là nơi Thiên Chúa đã dẫn dân Israel thoát nô lệ ở Ai Cập, và là nơi Thiên Chúa chăm sóc dân Ngài. Nơi chốn trong đoạn sách hôm nay rất quan trọng. Ông Elia đang ở núi Horeb là núi của Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa nói với ông Môsê, và là nơi Thiên Chúa mặc khải Ngài cho ông Môsê, và gom góp dân Israel thành một dân tộc hiến dâng cho Thiên Chúa.

Một mặc khải mới sẽ xãy ra ở núi Horeb. Tôi tưởng tượng ông Elia biết rõ ý nghĩa của sa mạc cho dân Israel, và một cách đặc biệt ý nghĩa của núi Horeb trong lịch sử thiêng liêng của dân Israel. Có thể là ông Elia chán nản và sợ sệt hy vọng Thiên Chúa sẽ an ủi ông ta với những dấu chỉ hùng mạnh. Khi chúng ta yếu đuối, chúng ta muốn Thiên Chúa tỏ ra sự hùng mạnh của Ngài đến cứu giúp chúng ta. Có lần một giáo sư thần học nói vói tôi "lời cầu xin tuyệt nhất là khi chúng ta la to lên 'xin cứu giúp!".

Trước tiên, hình như Thiên Chúa hùng mạnh uy quyền sẽ đến với ông Elya như một dấu chỉ an ủi. Nhưng, những dấu chỉ hùng mạnh của sự hiện diện của Thiên Chúa như gió to lớn, động đất, và lửa bùng cháy không tỏ ra cho Elia. Trái lại, Thiên Chúa tỏ mình ra trong "một tiềng thì thầm êm nhẹ". Có người dịch Thánh Kinh nói là "tiếng nói của sự im lặng".

Trước tiên ông Elia có chán nản không? Đâu là những phô bày tỏ rõ oai hùng của Thiên Chúa? Có thể đó là những sự quá hùng mạnh cho một ngôn sứ đang mệt mỏi. Có thể là ông Elia không đủ sức chịu đựng sự hùng mạnh của Thiên Chúa. Đó là một sự hiện diện im lặng của Thiên Chúa làm cho ông Elia để ý. Ông ta chạy thoát một người áp bức. Ông ta chỉ muốn thoát thân và được an toàn. Ông ta đang ở trong lúc yếu đuối nhất. Tuy vậy, chính đó là lúc Thiên Chúa muốn ông Elia dấn thân vào sứ vụ của ông ta.

Thiên Chúa không bỏ bê ông Elia. Nhưng Ngài cho ông ta thấy sự hiện diện bất ngờ của Ngài. Ông Elia có thể nghĩ là ông ta chỉ còn một mình ông ta thôi. Nhưng, thật ra Thiên Chúa đang dẫn dắt ông ta như Ngài đã dẫn dắt dân Israel qua sa mạc. Câu chuyện ông Elia nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa có thể hành động qua sự sợ sệt, trong sự chán nản và cô đơn của chúng ta. Mặc dù ông Elia sợ sệt, ông ta được gọi trở lại sứ vụ của ông ta, để làm việc mà Thiên Chúa đã giao phó cho ông ta. Mỗi khi công việc của chúng ta gặp khó khăn, mỗi khi chúng ta gặp chống đối, hay gặp sự bỏ bê, hay chúng ta cảm thấy chúng ta rút lui để chăm sóc vết thương của chúng ta, chúng ta muốn buông thả công việc chúng ta phải làm, chúng ta nên nhớ sự hiện diện trước kia của Thiên Chúa ở với chúng ta, và chúng ta tiếp tục tiến đến một bước nữa trong ơn gọi của chúng ta.

Sự ông Elia gặp Thiên Chúa dạy chúng ta hãy lắng nghe cẫn thận hơn, vì Thiên Chúa có thể nói lên trong sự im lặng nếu chúng ta để ý lắng nghe.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



19th SUNDAY (A)
I Kings 19: 9, 11-1 Psalm 85; Romans 9: 1-5 Matthew 14: 22-33

It is hard to resist today’s oft-quoted, beautiful and powerful first reading. It is about the tired, disheartened and doubting prophet Elijah.

He was a prophet during difficult times in Israel’s history. King Ahab had married Jezebel, a pagan, who brought her pagan gods of Baal and their priests with her. Ahab went over to the worship of Baal and toppled God’s shrines giving them over to idolatrous worship. Elijah confronted the pagan priests in an unusual competition of worship. In front of the priests and the people he prayed to God and called down fire from heaven, which consumed, not only his sacrificial offering, but the wood for the sacrifice which he had drenched with water. Quite a display of God’s power! Then he had the awestruck people seize the pagan prophets and put them to death.

Previously King Ahab met with Elijah and called him, "you disturber of Israel." What a powerful description of a prophet – one who disturbs us, shakes us out of our lethargy and opens our eyes. Elijah called the people away from their pagan ways and unfaithfulness. He was a "disturber."

Don’t you wish God’s Spirit would descend on other chosen ones to be "disturbers" in our nation, church and community? But that is exactly what God has done. We have been blessed with great voices for the rights of the voiceless in our world; they have been "disturbers" of the status quo that tolerated or worse, inflicted injustice. Name your favorite "disturbers." I’m thinking of Ghandi, Pope Francis, Dorothy Day, Nelson Mandela, Martin Luther King, the four religious women martyred in El Salvador, Oscar Romero, Sojourner Truth – to name just a few.

It is encouraging to know that the age of prophecy did not cease with the last chapter of the Bible. Add to the list by recalling your own favorite prophetic voices and praise God for them at this Eucharist. They are reminders that God is with us and speaks, with love, through them. Even though these modern prophets show signs of God’s presence in their words and actions they, like the great prophets of the Scriptures, often meet opposition and even violence as they speak the truth to power.

The mission of the prophet is often difficult and wearisome. Elijah’s triumph over the false prophets enraged Jezebel, who swore she would have him killed. He ran for his life. Today’s reading finds him in the desert. He is so discouraged that he prays for death. He felt his work was a failure since he had not driven idolatry out of the land. Not only was he discouraged over what he saw as his failure, he even began to doubt his ministry and God’s involvement in his task, "This is enough, O Lord! Take my life, for I am no better than my fathers" (19:4).

To speak a word of truth in a world that closes its eyes and ears is a tiring and disheartening task. Don’t you admire people who have stayed faithful to their commitment by challenging government, churches, institutions and individuals about their compromises and out-right neglect of what is just for nations, religions, exiles, minorities, the poor and the earth itself?

The desert wasn’t just a hideout for Elijah, it was the place where God had led the Israelites who were fleeing slavery in Egypt and where God nurtured and nourished the people. The location of today’s passage is important: Elijah was at the mountain of God, Horeb, where God spoke to Moses and provided daily bread and water for the people. It was also where God revealed God’s self to Moses and formed the Israelites into a nation dedicated to God.

A new revelation of God is about to happen on Horeb. I imagine that Elijah was very aware of the significance of the desert for Israel and, in particular, Mount Horeb in Israel’s spiritual history. Perhaps the frustrated and fearful prophet hoped God would reassure him with powerful signs of might. When you are down you want God to be powerful, forthright and come to the rescue. A theology professor once told us, "The best prayer we can pray is [and here he shouted] – Help!"

Initially it looks like the God of wonder and might is going to come through for Elijah with great acts of assurance. But the dramatic signs of God’s awesome presence, wind, earthquake and fire, do not manifest God to Elijah. Instead, God reveals God’s self in "a tiny whispering sound." Other translators have it as, "the sound of sheer silence," or "the voice of silence."

Was Elijah initially disappointed? Where was the drama, fireworks and grand display of God’s might? Maybe that would have been too much for the weary prophet. He might not have been able to take too much drama from God. It was God’s quiet presence that caught the prophet’s attention. He was fleeing a tyrant; escape and safety were what he wanted and needed. He is at his weakest and most vulnerable time. Yet, it is precisely at this moment that God will ask Elijah for commitment to mission.

God had not abandoned Elijah, but showed him a different and surprising presence. Elijah may have thought he was on his own but, in reality, God was guiding him the way God guided the Israelites through the desert. The Elijah story reminds us that God can work even amid our fears, isolation and despair. Despite his fear Elijah will be called back into action, to do the task God gave him. When our mission becomes difficult; when we meet resistance, or just plain indifference and when we find ourselves withdrawing to nurse our wounds, tempted to give up what we have been called to do, we recall God’s previous presence with us and proceed to the next steps in our vocation.

Elijah’s encounter with God teaches us to listen more carefully; for God may be speaking in the silence, if we make space to listen.

 
Mẹ Về Trời, Hy Vọng Và Hạnh Phúc Của Chúng Ta
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:22 10/08/2017
“Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ! ” (Lc 1, 28). Lời chào trên đây của Sứ Thần Gabriel được chúng ta không ngớt dâng lên Đức Mẹ nhiều lần trong ngày. Hôm nay, chúng ta lặp lại với niềm vui khôn tả và chứa chan niềm hy vọng trong ngày lễ Đức Maria hồn xác về Trời, một tương lai tuyệt vời không ngừng thu hút người tín hữu nói riêng và nhân loại nói chung. “Ðấng đầy ơn phúc” là tên mà Thiên Chúa qua miệng Sứ Thần muốn gọi Đức Trinh Nữ Maria.

“Ðầy ơn phúc” là phúc lành thiêng liêng Thiên Chúa gửi cho Mẹ ! Mẹ được chúc phúc hơn các người phụ nữ (x. Lc 1 : 42) ! Chúa Cha đã chọn Mẹ trong Đức Giêsu Kitô từ trước khi tạo thành vũ trụ, ngõ hầu Mẹ trở nên thánh thiện và tinh tuyền trước nhan thánh Chúa.

Chúa Giêsu Kitô là chồi non mọc lên để đạp dập đầu con rắn xưa, theo sách Sáng Thế (x. St 3 , 15); là Con Chiên không tì vết (x. Xh 12, 5 , 1P 1, 19) tự hiến tế để cứu chuộc con người. Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Người đã sống lại vinh quang lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa đến muốn đời.

Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, “vinh quang của Đầu” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác” (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, “Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô, nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7 , 25).

Đức Giêsu, Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, Người cũng rước Đức Maria Mẹ yêu dấu của Người về Trời cả hồn lẫn xác. Từ trên cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa cùng với Mẹ Người được ân thưởng. Trong chiến thắng của Adam mới, đó cũng là của Evà mới, mẹ của những người đã được cứu chuộc. Do đó Đức Maria được ân thưởng về Trời là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả chúng sinh, những người đã chiến thắng Sa-tan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).

Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta long trọng mừng Lễ Đức Maria về Trời trong niềm tin và hy vọng chứa chan như thánh Bernarđô nói : “Đức Maria Nữ Trinh vinh hiển về Trời đã gia tăng hạnh phúc và niềm hy vọng nơi chúng ta”. Ngài thêm : “Đức Maria, Phần Tử ưu tú trên địa cầu chúng ta đang sống được đưa từ đất về trời, là một món quà vô cùng cao quí, sự vinh thăng ấy là cuộc trao đổi kỳ diệu giữa đất với trời, giữa con người trần thế với thế giới thần linh. Mẹ là hoa quả tuyệt vời của trái đất đã được đưa lên cao, để từ trên nơi cao xanh ấy ơn sủng lại tuôn đổ chan hòa xuống trên mặt đất, nghĩa là chính từ nơi Đức Maria diễm phúc được rước lên đó, đến lượt mình, Mẹ lôi kéo muôn vàn ân sủng xuống cho nhân loại”.

Ân sủng Mẹ chuyển xuống chính là Lời, Lời mà Mẹ đã đón nhận và cẩn thận ghi nhớ cũng như cưu mang trong lòng. Khi cưu mang Lời trong lòng, Mẹ cũng cưu mang Sự Sống của chúng ta : “Đức Maria vội vã lên đường, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabét” (Lc 1,39-40). Sự hiện diện của Mẹ Maria làm cho thế giới vui mừng như bà Êlisabét nói : “Vì khi vừa nghư tiếng em chào, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng tôi” (Lc 1,44).

Mẹ vui mừng, Mẹ cũng làm cho thế giới mừng vui, niềm vui của Mẹ trở thành bài thánh ca muôn thủa : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi!” (Lc 1,46-47). Thật là một quả phúc tuyệt vời trên cõi trời cao ban xuống cho nhân loại. Bài Ca Tạ Ơn của Đức Maria đã trở thành Lời Thiên Chúa. Trong bài ca ấy, chúng ta tìm ra con đường để hiểu biết con người và Thiên Chúa như thế nào, và trần thế cũng như thiên đàng ra làm sao. Tất cả hợp nhất cùng nhau để có thể hành động như Mẹ, trở nên món quà Thiên Chúa tặng ban cho người khác.

Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria hồn xác về trời, chúng ta không chỉ mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều trọng đại, mà còn mừng vì tương lai của mỗi chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Anh em khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng” (1 Tx 4, 13). Chúng ta cố gắng hiểu để sống sao cho xứng danh là người hy vọng.

Vậy mỗi người chúng ta hãy sống hy vọng, hãy làm ngày lại ngày, không buông tay, mặc cho những ngang trái của cuộc đời. Phúc cho chúng ta, nếu chúng ta can đảm chiến đấu mỗi sáng khi thức dậy cho cuộc sống đáng sống của mọi người trên trái đất. Nếu như khi xưa Mẹ đã đến với bà Êlisabet, làm cho cả gia đình bà vui mừng, thì ngày hôm nay Mẹ vẫn đến với chúng ta. Mẹ mở rộng vòng tay nói với chúng ta rằng : hỡi con, hãy tin tưởng và hy vọng, Chúa đã dọn chỗ cho con.

Nữ Vương linh hồn và xác lên Trời, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tín Thác Vào Quyền Năng Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
21:24 10/08/2017
Tín Thác Vào Quyền Năng Thiên Chúa

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 14, 22-33

(22) Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán đám đông. (23) Sau khi giải tán đám đông, Người đi riêng lên núi mà cầu nguyện. Chiều đến, Người vẫn ở đó một mình. (24) Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ nhiều dặm, bị sóng đánh vì ngược gió. (25) Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. (26) Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “ma đấy !” và sợ hãi la lên. (27) Đức Giê-su liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !”. (28) Ông Phê-rô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”. (29) Đức Giê-su bảo ông: “Cứ đến!” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. (30) Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với !”. (31) Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi ?”. (32) Khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. (33) Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”.

2. Ý CHÍNH: ĐỨC GIÊ-SU KHỐNG CHẾ BIỂN CẢ ĐỂ BÀY TỎ THIÊN TÍNH:

Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều (x. Mt 14,13-21), Đức Giê-su lên núi cầu nguyện và thuyền các môn đệ thì đã ra khơi và gặp khó khăn vì ngược gió. Khoảng 3 giờ sáng, Người đã đi trên mặt biển mà đến với thuyền các ông. Người đã trấn an khi các môn đệ sợ hãi vì tưởng mình thấy ma. Người cũng cho phép Phê-rô được đi trên mặt nước và lập tức cứu ông khỏi bị chìm và đưa ông lên thuyền bình an khi ông biết cậy trông kêu cầu Người. Chứng kiến phép lạ này, các môn đệ đã tin người là Con Thiên Chúa.

3. CHÚ THÍCH:

- C 22-24: + Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền: Sau phép lạ hóa bánh, dân chúng phấn khởi đoi tôn Đức Giê-su lên làm Vua Thiên Sai trần thế và các môn đệ cũng phấn khích không kém. Đức Giê-su đã giục các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia để tránh cho các ông ảo tưởng về sứ mệnh của Người (x. Ga 6,14-15). + Người đi riêng lên núi mà cầu nguyện: Đức Giê-su thường dành thời gian yên tĩnh ban đêm để cầu nguyện với Chúa Cha (x. Lc 6,12), nhất là trước khi phải giải quyết những việc trọng đại (x. Mt 26,36; Lc 9,27). + Chiều đến, Người vẫn ở đó một mình: Ở một mình là không có người khác bên cạnh, trừ một mình Chúa Cha hằng ở với người (x. Ga 8,29). + Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ nhiều dặm: Bờ hồ đây là Biển hồ Giê-nê-sa-rét hay cũng gọi là Ti-bê-ri-a hoặc Ga-li-lê (x. Ga 6,1). Biển Hồ này có hình bầu dục dài 21 km, rộng 12 km, mực nước thấp hơn Địa Trung hải 208 mét. Vì quá lớn, nên Biển Hồ thường có sóng to gió lớn (x. Mt 8,23). + bị sóng đánh vì ngược gió: Bấy giờ thuyền các môn đệ đã ra giữa biển và đang bị sóng đánh chập chờn không tiến xa được vì ngược gió. Con thuyền tượng trưng cho Hội thánh ở trần gian phải đương đầu với nhiều trở lực.

- C 25-27: + Khoảng canh tư: Vào thời Đức Giê-su, dân Do Thái cũng theo người Rô-ma, chia ngày thành 12 giờ từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều, và chia đêm thành 4 canh, mỗi canh kéo dài 3 giờ. Canh tư tức là vào khoảng từ 3 đến 6 giờ sáng. + Người đi trên mặt biển: Cựu Ước nhiều lần nói tới Thiên Chúa đi trên biển (x. G 9,8; Tv 77,20). Người đã từng tỏ uy quyền trên sự hỗn mang khi tạo dựng trời đất, và khống chế Biển Đỏ để giải thoát dân Người. Ở đây Đức Giê-su muốn ám chỉ Thiên Chúa có quyền trên sức mạnh của biển khơi. + Các ông hoảng hốt bảo nhau: “ma đấy !” và sợ hãi la lên: Các môn đệ thấy bóng Đức Giê-su đi trên mặt nước đến gần thuyền thì sợ hãi la lên vì tưởng mình thấy ma. + “Cứ yên tâm, đừng sợ !”: Đức Giê-su đã trấn an các ông. + Chính Thầy đây: Trong Cựu Ước Thiên Chúa hay tự xưng với các tổ phụ Do Thái: “Chính là Ta”, “Ta là Gia-vê”, “Ta là Đấng Hiện Hữu” (x. St 46,3 ; Xh 3,14). Ở đây, khi xưng mình: “Chính Thầy đây”, Đức Giê-su ngầm mạc khải Người là Thiên Chúa.

- C 28-31: + “Nếu quả là Ngài”: Phê-rô vẫn còn nghi ngờ không biết có phải Thầy hay không. + “Thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài”: Câu này cho thấy Phê-rô là một người tính khí bốc đồng thiếu chín chắn vì “Mau nói mau lỗi!”. + “Cứ đến !”: Phê-rô được chia sẻ quyền năng siêu nhiên là đi trên mặt nước giống như Thầy. Tuy nhiên ông làm được là nhờ đặt trọn niềm tin và Đức Giê-su. + Thấy có gió thổi thì ông đâm sợ: Đức Giê-su có lần đã ban quyền chiến thắng sự dữ cho Phê-rô (x. Mt 16,18b), nhưng ông có nhận được quyền năng ấy hay không tuỳ vào lòng tin mạnh hay yếu. Bao lâu Phê-rô tập trung vào Đức Giê-su, thì ông còn khống chế được sức mạnh của biển cả. Nhưng khi bắt đầu hoài nghi, thì ông sợ hãi và bị chìm xuống. + “Thưa Ngài, xin cứu con với”: Câu này tương tự như lời các Tông đồ cầu cứu khi thuyền các ông sắp bị gió bão nhấn chìm (x. Mt 8,25). Trong Thánh Vịnh cũng có nhiều lời cầu nguyện của dân Do thái xin Chúa giúp họ vượt qua sức mạnh của nước biển đe dọa (Tv 69,15-16; 144,7). + Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông: Trước lời cầu xin thiết tha của Phê-rô, Đức Giê-su đã mau mắn đáp lại bằng việc đưa tay nắm lấy ông. + “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi ?”: Lời Người vừa trách yêu đức tin yếu kém của ông, lại vừa khích lệ ông hãy kiên vững đức tin vào Người.

- C 32-33: + Gió lặng ngay: Sự hiện diện của Đức Giê-su đủ đánh tan cơn sóng gió và đem lại bình yên cho con thuyền của các môn đệ. + Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !: Lời tuyên xưng này mới chỉ nhìn nhận Đức Giê-su là Con Thiên Chúa, đồng nghĩa với Đấng Cứu thế. Tuy nhiên, Tin Mừng Mát-thêu lại muốn mượn lời tuyên xưng này để trình bày đức tin của Hội thánh thời sơ khai: “Đức Giê-su Ki-tô là Con Một Thiên Chúa, đồng bản tính với Đức Chúa Cha !”.

4. CÂU HỎI:

1) Tại sao Đức Giê-su bắt các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia ngay ? 2) Đức Giê-su lên núi làm gì ? 3) Bạn biết gì về Biển hồ được đề cập trong Tin Mừng hôm nay ? 4) Tại sao con thuyền các môn đệ bị chập chờn không tiến xa được ? 5) Canh tư tức là mấy giờ sáng ? 6) Ý nghĩa của việc Đức Giê-su đi trên mặt biển là gì ? 7) Thái độ của các Tông đồ ra sao khi thấy có bóng người đi trên mặt biển đến gần và Đức Giê-su đã làm gì để trấn an các ông ? 8) Qua câu nói: "Chính Thầy đây", Đức Giê-su đã ngầm mạc khải Người là ai ? 9) Khi xin được đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy, Phê-rô đã biểu lộ tính khí thế nào ? 10) Tại sao Phê-rô đang đi trên mặt biển lại bị chìm đắm và ông làm gì để được Chúa cứu giúp ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !”. Phê-rô thấy gió thổi thì ông đâm sợ và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với !” (Mt 14,30).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHÚA CHỈ BÁN HẠT GIỐNG CỦA NHỮNG ƯỚC MƠ MÀ THÔI:

Cha Antony de Mello kể lại giấc mơ của Paquita như sau : Nàng rảo quanh các quầy hàng của một trong những cửa tiệm lớn nhất hành tinh. Bỗng nhiên nàng nhận ra Thiên Chúa sau một quầy hàng :

- Lạy Chúa, Ngài bán gì vậy ?

- Tất cả những gì mà lòng con mong ước.

- Con muốn mua sự bình an trong tâm hồn, tình yêu, sự khôn ngoan, những liều thuốc chữa trị mọi thứ sợ hãi.

- Tốt lắm, nhưng ở đây không bán trái mà chỉ bán hạt giống thôi.

(André Sève, Sương mai)

2) HÃY TÍN THÁC VÀO QUYỀN NĂNG Thiên Chúa:

Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tĩnh trước mọi thử thách. Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hy vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. Bà hỏi :

- Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao ?

- Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là một người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao.

3) GIÁ TRỊ CỦA ƠN CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI NGƯỜI TÍN HỮU:

Hôm ấy, tại công trường thành phố lớn kia, dân chúng tụ họp đông đảo để xem cuộc đấu giá một chiếc đàn vĩ cầm cũ kỹ, mặt đàn bị méo mó và trầy trụa. Người bán đấu giá thầm nghĩ là chẳng bõ công để tiêu phí nhiều thì giờ về cây đàn violon, tức là cây đàn vĩ cầm cũ kỹ này. Vừa giơ cây đàn vĩ cầm cũ lên ông vừa nói:

- Tôi phải ra giá cho người bạn thân yêu của tôi bao nhiêu đây?

Ông ta lớn tiếng hơn:

-Ai sẽ bắt đầu ra giá giùm tôi? Một đôla, một đôla thôi. Ai sẽ trả hai đôla nào? Hai đôla, ba đôla. Ai sẽ trả ba đôla? Ba đôla lần thứ nhất, ba đôla lần thứ hai… Tiếp tục vẫn chỉ được ba đô mà thôi.

Kế đó, từ cái phòng ở phía sau, một người đàn ông có bộ tóc bạc tiến tới và cầm cây đàn vĩ cầm lên tay. Sau khi phủi bụi bám đầy trên cây đàn và so lại những sợi dây đàn, ông chơi một giai điệu thanh trong và ngọt ngào. Tiếng đàn ngưng lại và người bán đấu giá lên tiếng với giọng nói nhẹ nhàng, trầm trầm:

- Tôi sẽ ra giá cho cây đàn cũ kia bao nhiêu đây?

Vừa nói ông vừa giơ cây đàn vĩ cầm lên cao:

Một ngàn đô, một ngàn đô. Ai sẽ trả hai? Hai ngàn đô. Ai sẽ trả ba? Ba ngàn đô lần thứ nhất, ba ngàn đô lần thứ hai.

Rồi nhất quyết ông nói:

- Thôi !

Đám đông hò reo, nhưng cũng giữa đám đông có mấy người la lên,

- Chúng tôi chẳng hiểu gì cả. Cái gì đã thay đổi giá trị cây đàn vĩ cầm cũ kỹ kia?

Người bán đấu giá đáp:

- Đó là ngón đàn của người bậc thầy.

Thật vậy, họ đã không nhận ra rằng trong đám đông cuộc bán đấu giá ấy có một ông già là tay chơi đàn vĩ cầm rất lão luyện. Cây đàn vĩ cầm vẫn là cây đàn cũ kỹ không thay đổi, nhưng chính năng khiếu của đôi tay người nhạc công bậc thầy đã làm phát sinh những âm thanh tuyệt vời và làm cho cây đàn có giá trị hơn trước cả ngàn lần.

Mỗi người chúng ta có thể ví như cây đàn vĩ cầm trong câu chuyện trên. Chúng ta sẽ chẳng có giá trị bao nhiêu, nếu không có ơn Chúa trợ giúp. Nhưng nếu chúng ta biết mở lòng ra để thưa chuyện với Thiên Chúa, chúng ta sẽ làm được những việc lớn lao vượt quá sức của chúng ta như lời Chúa Giê-su: “Vì không có Thầy, anh em không làm được gì”.

4) HÃY LUÔN NGƯỚC MẮT LÊN TRỜI CAO:

Vào lúc mới có thuyền buồm, một cậu bé nọ xin đi biển để học làm thủy thủ. Một hôm biển có bão, người ta bảo cậu leo lên trên cột buồm. Leo được nửa phần đầu thì dễ dàng vì cậu cứ đưa mắt gắn chặt vào bầu trời. Nhưng đến lưng chừng cậu lại phạm một sai lầm. Cậu nhìn xuống mặt nước biển trong cơn bão, thế là cậu bị chóng mặt và sắp sửa ngã xuống.

Thấy thế, một thủy thủ già la to lên với cậu :”Này nhóc, ngước nhìn lên lại bầu trời đi ! Nhìn lên lại bầu trời đi”. Cậu bé nghe theo lời chỉ dẫn và cuối cùng đã leo lên được an toàn.

Lỗi lầm của cậu bé, giống hệt lỗi lầm của Phê-rô trong bài Tin mừng. Cậu ta đã rời mắt khỏi đích nhắm của mình và đã nhìn xuống mặt biển giông tố giống như Phê-rô đã rời mắt khỏi Chúa Giêsu và nhìn xuống mặt biển giông tố.

5) SỨC MẠNH BIẾN ĐỔI CỦA LỜI CẦU NGUYỆN:

Câu chuyện sau đây chứng minh sức mạnh linh thiêng của lời cầu nguyện; Khi thánh Gioan Maria Vianey tới làng Ars nhỏ bé không mấy ai biết tới, một vài người mỉa mai nói với Ngài: "ở đây không có việc gì làm cả." Thánh nhân trả lời: "Như vậy là có mọi chuyện để làm rồi đó." Và Ngài làm ngay. Vậy ngài đã làm gì?

Thức dậy từ 2 giờ sáng. Ngài đến cầu nguyện gần bàn thờ trong ngôi thánh đường tối tăm nhiều giờ. Tràng hạt trong tay, mắt chăm chú nhìn lên nhà Tạm. Với sự miệt mài cầu nguyện của thánh nhân, Chúa Giêsu và Ðức Mẹ Ðồng Trinh dần dần lôi kéo các tâm hồn đền giáo xứ nghèo nàn này, và ngôi nhà thờ nhỏ bé đã trở nên chật chội không đủ chứa đám đông. Nơi tòa giải tội của Cha Sở thánh chen chúc những hàng dài hối nhân không dứt. Cha sở thánh bắt buộc phải giải tội từ 10, 15 đến 18 giờ một ngày.

Sự biến đổi đã xảy ra như thế nào? Từ một ngôi nhà thờ nghèo nàn, một bàn thờ tư lâu không dùng đến, một nhà Tạm bỏ trống, một tòa giải tội cũ kỹ và một linh mục kém tài bất lực, giờ đây, bộ mặt sinh hoạt của giáo xứ cũng như tâm hồn của các tín hữu đã hoàn toàn thay đổi.

Nguyên nhân nào đưa đến sự thay đổi xứ Ars, đến nỗi hàng trăm ngàn, và có lẽ hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới kéo về đây. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm những biến đổi như thế: "Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có" (1 Cor.1:28).

Ta phải hoàn toàn quy hướng về Ngài, qua sức mạnh của lời cầu nguyện, qua sức mạnh thần linh vô biên của phép Thánh Thể và chuỗi Mân Côi.

6) PHẢI KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN:

Ông Paden Powell kể : Có hai con ếch té nhào vào trong một lu sữa to lớn. Cả hai dẫy dụa và mệt lử. Một con nản lòng và chết đuối. Con kia cũng thất vọng, nhưng mà điều đó càng khiến nó vùng vẫy đến nỗi nó trèo được lên đỉnh một khối bơ, vì nhờ vậy mà nó thoát chết.

7) LỜI CẦU NGUYỆN ĐEM LẠI BÌNH AN CHO TÂM HỒN

KÉT MIU-LƠ ( Keith Miller) tác giả cuốn sách tựa đề “Hương rượu mới” (The taste of new Wine), đã thuật lại một biến cố xảy ra làm thay đổi cả cuộc đời của ông như sau:

Vào một đêm nọ, trên đường về nhà, Két bị một chiếc xe từ sau tông làm anh té nằm bất tỉnh bên lề đường suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, chờ xe cứu thương đến mang đi. Khi tỉnh dậy và ý thức tình trạng của mình, anh bắt đầu cầu nguyện với Chúa. Sau khi cầu nguyện xong, tự nhiên anh cảm thấy tâm hồn mình được bình an lạ lùng. Két viết: “Tôi nghĩ thật đáng xấu hổ biết bao khi mà mãi đến bây giờ tôi mới khám phá ra giá trị của lời cầu nguyện. Từ khi ấy, dù đang phải đối diện với cái chết, nhưng tôi không cảm thấy sợ hãi chút nào. Tôi có cảm giác Chúa luôn hiện diện bên tôi và sẵn sàng ra tay cứu giúp tôi”. Sau đó, Két đã được các bác sĩ kịp thời cứu sống và mau chóng bình phục. Anh trở lại đại học và được bầu làm chủ tịch lớp sinh viên năm thứ hai. Nhưng về sau, bị các hoạt động xã hội lôi cuốn, anh đã thôi không đến nhà thờ nữa và lại tiếp tục lún sâu vào các đam mê tội lỗi như trước.

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh lập gia đình và làm việc cho một hãng xăng dầu ở tiểu bang Tếch-sớt (Texas). Nhưng cuộc sống gia đình và công việc đã không suông sẻ như anh mong ước. Một hôm Két chơi bài và đã bị thua một số tiền lớn. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm bấy lâu giờ đây bị thua hết sạch! Anh bị vợ nặng lời mạt sát và đòi ra tòa ly hôn. Anh buồn chán đánh xe chạy vọt đi mà không biết phải đi về đâu. Sau khi chạy được một lúc, anh tấp xe vào bên lề đường, tắt máy rồi ngồi đó im lặng hút thuốc. Trước đây mỗi lần gặp phải điều gì buồn phiền, anh chỉ cần đi về nhà uống vài ly rượu mạnh rồi nằm vật ra giường ngủ một giấc đến sáng hôm sau là hết. Thế nhưng bây giờ sự thể lại không đơn giản như thế. Anh đã bị dồn đến bờ vực bị phá sản chỉ vì một phút lỡ lầm! Anh nhìn lên trời và la to lên rằng: “Nếu Chúa muốn gì nữa thì xin hãy lấy tất cả đi. Con thực sự muốn như vậy đó!” Ngay lúc ấy, đột nhiên anh cảm thấy tâm hồn được bình an, một cảm giác mà cách đây mười mấy năm anh đã từng trải qua khi bị thương nằm bất tỉnh bên đường. Ngay lúc đó, anh đã hạ quyết tâm phải thay đổi cuộc sống. Dù không có những tia sấm chớp trên trời, cũng chẳng có tiếng nói mầu nhiệm nào của Thiên Chúa, nhưng Két cũng nhận biết rõ điều Chúa muốn anh thực hiện. Người không cần tiền bạc, thời giờ hay sức lực của anh. Người chỉ cần anh dâng cho Người quyết tâm đổi mới ấy, thì Người sẽ lại ban sự bình an cho anh. Có thể nói: Két đã thực sự tái sinh một lần nữa để trở nên một người mới hoàn toàn thuộc về Chúa.

3. SUY NIỆM:

Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy nhìn vào mình. Khi chúng ta cảm thấy tâm hồn bất an, chính là lúc chúng ta đã bỏ không nhìn lên Chúa. Khi bị chìm sâu trong các đam mê tội lỗi, là lúc chúng ta hoài nghi tình thương của Chúa và bỏ làm việc đạo đức. Chúng ta hãy noi gương thánh Phê-rô cầu xin với Chúa Giê-su: ‘Lạy Ngài, xin cứu con với!”. Chắc chắn Chúa sẽ đưa tay ra nắm lấy chúng ta và ban bình an cho chúng ta.

1) “CỨ YÊN TÂM, CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ !”:

Khi để chúng ta gặp phải những tai ương, bệnh tật và đau khổ là Chúa muốn huấn luyện đức tin của chúng ta. Đức Giê-su luôn quan tâm đến mỗi người chúng ta và sẵn sàng giúp chúng ta chiến thắng ma quỷ và sự dữ. Nếu thực sự tin vào Người thì chúng ta sẽ không sợ hãi khi gặp bất cứ thử thách nào, nhưng luôn vững tin Chúa sẽ rút từ sự dữ ra sự lành để ta được ơn cứu độ.

2) “THƯA NGÀI, XIN CỨU CON VỚI”:

Tin tưởng và luôn nhìn vào Chúa, ông Phê-rô đã có thể đi trên biển cả giống như thầy mình. Nhưng khi gió mạnh ào đến làm lung lạc đức tin, thì ông bắt đầu bị chìm xuống. Ông vội kêu lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với!”. Bàn tay Đức Giê-su đã kịp thời đưa ra nắm lấy ông và đưa ông lên thuyền bình an, kèm theo lời trách nhẹ: “người đâu mà kém tin như vậy! Sao lại hoài nghi?”

3) LUÔN TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG VÀ QUYỀN NĂNG CỦA CHÚA:

Nhiều khi chúng ta có cảm tưởng đã bị Chúa bỏ rơi khi Người để chúng ta liên tiếp gặp phải các tai nạn rủi ro như người ta thường nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Nhưng thực ra đó lại là cách Chúa dùng để huấn luyện đức tin cho chúng ta. Người muốn thử thách đức tin của chúng ta như: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức!”. Nếu gặp những tai ương hoạn nạn mà chúng ta lo lắng sợ hãi, bỏ cầu nguyện dự lễ và tin theo bói toán, bùa ngải… thì đức tin nơi ta đã chết. Nhưng nếu chúng ta vẫn trung thành với Chúa, vẫn luôn chu toàn các việc đạo đức và càng năng xin Chúa ban ơn soi sáng để biết mình phải làm gì và làm như thế nào; vẫn luôn tín thác mọi sự xảy đến cho Chúa quan phòng… thì mới chứng tỏ đức tin của chúng ta mạnh mẽ, và chắc chắn chúng ta sẽ nhận được ơn cứu độ của Chúa.

4) PHƯƠNG CÁCH CẦU NGUYỆN TRONG MỌI LÚC:

Đức Tin mạnh biểu lộ qua việc năng cầu nguyện với Chúa. Tuy nhiên, chúng ta thường hay chữa mình: Tôi bận quá không có thời giờ nào rảnh để "vào sa mạc" mà cầu nguyện. Nhưng thật ra Chúa luôn ở bên cạnh và ở trong lòng ta. Chỉ cần thành tâm và có một chút cố gắng là ta có thể tạo ra khung cảnh sa mạc cho bản thân mình. Chẳng hạn: Mỗi ngày chúng ta có biết bao giờ rãnh rỗi để đi chơi, uống một ly cà phê, tán gẫu với chúng bạn hay ngồi hàng giờ trước vô tuyến truyền hình… tại sao ta lại không bớt ra một vài phút để vào sa mạc tâm hồn mà cầu nguyện với Chúa. Mỗi ngày có rất nhiều cơ hội gặp Chúa, mà vì lười biếng, vì thiếu đức tin hay do biết giá trị của lời cầu nguyện mà chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội để gặp gỡ Chúa. Chẳng hạn: Những lúc cửa hàng vắng khách, khi xe tạm dừng để chờ đèn xanh… Khi bị kẹt xe hay khi bất ngờ bị cúp điện không thể tiếp tục làm việc bình thường được. Thay vì bực bội khó chịu, chúng ta hãy ý thức Chúa đang ở trong ta và thưa với Người về công việc đang làm, về những điều ta đang lo lắng đối phó.

4. THẢO LUẬN:

1) Mỗi người chúng ta cần học nơi thánh Phê-rô điều gì về sự cầu nguyện ? 2) Chúng ta có thể cầu nguyện với Chúa lúc nào ? 3) Khi gặp thất bại hay rủi ro trái ý, ta cần làm gì để biểu lộ lòng tín thác noi gương thánh Phê-rô ?

5. CẦU NGUYỆN:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hội Thánh ngày nay đang gặp rất nhiều khó khăn trở lực nhiều khi không thể tiến triển được. Xin cho các mục tử trong Hội Thánh luôn tin cậy vào tình thương và quyền năng của Chúa. Xin cho chúng con biết chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa bằng sự quên mình vị tha và yêu thương phục vụ tha nhân. Xin cho chúng con sẵn sàng góp công góp của để cộng tác vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

- LẠY CHÚA. Chúa muốn con phải luôn vững tin vào Chúa mỗi khi gặp thử thách gian nan. Ngày nay vẫn có những cơn sóng gió làm chúng con bị hoài nghi và suy giảm lòng tin vào Chúa, khiến chúng con ngày một chìm sâu trong các đam mê tội lỗi. Mỗi khi con sắp bị chìm đắm, xin Chúa hãy động viên con như đã động viên các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay: “cứ yên tâm. Chính Thầy đây, đừng sợ!”. Xin hãy nắm chặt tay con khi con sắp quỵ ngã, xin hãy nâng đỡ đức tin yếu hèn của con, giúp con đứng vững trước bao sóng gió cuộc đời. Nhất là xin cho con biết luôn ngước nhìn lên Chúa là nguồn hy vọng và là sự trông cậy độc nhất của con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 9/8/2017
VietCatholic Network
01:37 10/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Buổi Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư 8/9/2017.

2- Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi qua đời; Đức Thánh Cha chia buồn với Tổng Giáo Phận Milano, bắc Italia.

3- Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ Á Châu hãy học theo Đức Trinh Nữ Maria.

4- Vatican bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh đầu tiên tại Myanmar, Miến Điện.

5- Các Giám Mục Hoa Kỳ trợ giúp 6 triệu mỹ kim cho các nước Mỹ La tinh và Haiti.

6- Hội nghị các Thượng phụ Công Giáo Đông phương.

7- Cuộc tấn công đẫm máu vào một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria làm 11 người chết và 18 người khác bị thương.

8- Mục sư Franklin Graham nói rằng đề nghị cấm dùng Danh Thánh Giêsu ở các trường công lập ở Úc là một sự điên rồ.

9- Các Kitô hữu thúc giục các nhà lãnh đạo Giáo Hội lên tiếng chống lại sự không khoan dung ở Ấn Độ.

10- Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp gởi thơ cho bà Tổng thống Thái Anh Văn của Đài loan.

11- Giáo phận Bùi Chu: Nhà thờ Trung Lao hơn 100 năm tuổi bị cháy rụi.

12- Giới thiệu Thánh ca: Chúa Thấu Hiểu Đời Con.
 
Tiếp tục gầy dựng mầm non trong chiến tranh: giáo xứ Aleppo tổ chức trại hè cho 860 trẻ em không phân biệt tôn giáo.
Trần Mạnh Trác
07:42 10/08/2017

Aleppo (AsiaNews)-860 các em trai và gái, tuổi từ 4 đến 15 từ nhiều tôn giáo khác nhau đã hớn hở tham dự trại hè cuả giáo xứ St Francis ở Aleppo, tổ chức bởi một linh mục tu sĩ dòng Phanxicô, Cha chánh xứ Ibrahim Alsabagh, 44 tuổi.

Trại hè, mỗi năm tổ chức vào tháng sáu và tháng bảy, năm nay đã thu hút một số tham dự gấp đôi so với năm ngoái. Trong thực tế, số lượng ghi danh "tiếp tục tăng" quá nhiều cho nên "chúng tôi đã phải ngừng đăng ký," một giáo viên cho biết. Điều mới mẻ cho năm nay là không còn nghe thấy tiếng bom đạn và bạo lực.

Giá trị của trại hè năm nay có thể được minh họa bởi một câu chuyện của một gia đình Thiên Chúa giáo chạy trốn khỏi Raqqa, là thành trì của nhà nước Hồi giáo (IS), và đang xây dựng lại cuộc sống của họ với ít nhiều khó khăn.

Là một gia đình gồm cha mẹ và hai con, trai 9 tuổi và gái 8 tuổi, đã chứng kiến "tất cả các loại tàn bạo" trong thị trấn của họ, gồm những việc "chặt đầu cắm lên cột và bêu đầu giữa chợ."

Câu chuyện của họ là một trong những khoảnh khắc xúc động nhất cuả lễ mãn khoá trại hè, còn được gọi là 'nguyện đường mùa hè'.

Danh tính cuả gia đình không được tiết lộ vì lý do an ninh, họ đã sống "liên tục trong bạo lực và tuyệt vọng". Ông bố bị nhóm chiến binh giam giữ nhiều lần. Các em thì chưa hề nhìn thấy bên trong cuả một trường học và họ đã chạy được tới Aleppo trong lúc cuộc chiến lên tới cao độ, khi tên lửa và bom đạn san bằng thành phố, từng là một thủ đô thương mại của Syria.

Hai tháng trại hè là một kinh nghiệm "khó quên" và một "hoàn toàn mới" cho hai đứa con. Chúng đã có cơ hội để vẽ, hát, nghe nhạc, bơi lội và chơi bóng rổ. "Mặt chúng sáng hẳn lên," người mẹ nói.

Bà mẹ tỏ ý biết ơn ban tổ chức đã "hiểu biết" đối với các con của mình, mà hành vi "đã không luôn luôn là tốt nhất" vì những kinh nghiệm trải qua trong quá khứ. Nhưng thái độ của chúng, theo lời cuả người cha, "đã thay đổi sau hai tháng."

Các trẻ em được chia thành nhiều nhóm và tham gia vào các hoạt động từ thứ hai đến thứ Sáu từ 9 giờ sáng đến 1 chiều. Ngày thứ bảy, chúng được đi bơi, mỗi nhóm theo một lịch trình khác nhau vì các hồ bơi quá nhỏ. Buổi sáng Chúa Nhật, chúng đi lễ.

Chủ đề của trại hè, và cũng là cơ sở cho các hoạt động, là "Tôi sẽ tô màu cuộc sống của tôi với Chúa Giêsu". Mỗi tuần, chu ̉đề được khai thác vào một khía cạnh cụ thể để thúc đẩy mối quan hệ với Chúa Kitô.

Có hơn 60 tình nguyện viên và giáo viên chuyên nghiệp giám sát các em trong mọi hoạt động: vẽ, hát, âm nhạc, ca hát, bóng đá, bóng rổ, bơi, khiêu vũ, tác phẩm nghệ thuật nhỏ và phim ảnh.

Thông cảm hoàn cảnh với các gia đình đã không thể cung cấp các bữa ăn vì những khó khăn cuả cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời, giáo xứ cung cấp bánh mì và trái cây mỗi ngày.

Lần đầu tiên trong sáu năm, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Syria, trại hè đã được tổ chức mà không có tiếng súng hoặc các lo sợ của tên lửa.

Vào cuối tháng 7, đã có một cuộc triển lãm lớn, đặc biệt với một bức chân dung do một em gái mười một tuổi vẽ, là chân dung cuả một người lính trẻ, đã chết làm một liệt sĩ "bảo vệ quê hương."

Vào ngày 28 tháng 7 tại trường đại học Holy Land (đất thánh,) các em đã có dịp biểu diễn những gì chúng học được ở trại hè trước sự hiện diện của hơn 3.200 phụ huynh và bạn bè, và cuả đức khâm sứ ở Aleppo, ĐGM Georges Abou Khazen.

Nói về buổi tối cuối cùng, linh mục chánh xứ Ibrahim, giải thích rằng mọi hoạt động năm nay đã được liên kết đến một sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội, là việc "kỷ niệm 800 năm sự hiện diện của dòng Phanxicô ở Trung Đông".

Cha xứ lưu ý rằng một trong những sáng kiến được giaó xứ thường xuyên thực hiện là chương trình 'Làm Đẹp Aleppo', trong đó hàng trăm trẻ em Kitô giáo và Hồi giáo đã đi dọn dẹp thành phố.

Nhờ vào sự đa dạng của các hoạt động, trại hè giúp cho các em một cơ hội "hiểu biết nhau tốt hơn" và "khám phá ra tài năng của mình".

"Hầu hết trong số các em, đặc biệt là những em bé nhất, thì thời thơ ấu đã bị mất đi sau một cuộc chiến dài sáu năm, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, chúng có một cơ hội để đi bơi, chơi bóng rổ, và tập hát.

Tuy nhiên, "những gì các em đánh giá cao là sự việc chúng có thể vui chơi mà không sợ bị tên lửa. Hơn thế nữa, Trại Hè đã cho chúng một cơ hội để giảm căng thẳng, sự căng thẳng tích lũy trong sáu năm chiến tranh. Trại Hè đã đem trở lại những nụ cười và cả những tiếng bông đùa trên những khuôn mặt ngây thơ."
 
Đức Giám Mục tiểu bang Texas: Xin đừng trục xuất bà mẹ của em bé đang bị bệnh ung thư.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:26 10/08/2017
(EWTN News/CNA) Tin từ Texas. Đức Giám Mụxc Mark Seitz đã nói với tờ El Pasco Times vào ngày 7 tháng Tám rằng việc trục người mẹ của bé gái đang bị ung thư về Mexico là một việc tàn nhẫn. “Tôi rất xúc động khi nghe tin bé gái này đang nằm trong bệnh viện mà mẹ của em lại có thể bị trục xuất về nước. Rõ ràng đây là việc tàn nhẫn đối với đất nước chúng ta.”

ĐGM đã đến thăm bé Alia Escobedo, 8 tuổi và mẹ của em là Maira Eleba de Loera. Bà Maria đã đến tỵ nạn ở Hoa Kỳ vào năm 2014 sau khi người chồng của bà bị giết ở Mexico. Bà nói rằng bà rất lo lắng về sự an toàn cho những đức con của bà.

ĐGM Seitz đã cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo khác và luật sư của bà Maria đến tại Trung Tâm Tạm Giam El Pasco (El Pasco Processing Center) để yêu cầu sở Di Trú và Hải Quan tạm ngưng việc trục xuất bà về nước.

Từ khi theo mẹ đến Hoa Kỳ, bé Alia đã bị chứng ung thư xương. Em đã trải qua tám lần phẫu thuật chân, phổi và miệng. Trong lúc bệnh ung thư có những dấu hiệu thuyên giảm vào tháng Hai, thì ngay đó bệnh lại tái phát với những cục u trong phổi.

Tình trạng bệnh của em khá phức tạp với hai loại ung thư và việc tiếp tục điều trị cho em là vô cùng quan trọng trong hoàn cảnh này.

Bà de Loera, mẹ của bé gái nói với tờ El Paco Times rằng “Cháu rất can đảm. Cháu không đầu hàng và muốn tiếp tục duy trì cuộc sống. Nếu chúng tôi bị trả về Juarez thì con tôi sẽ không qua khỏi. Con tôi có nhiều cơ hội tốt hơn để sống nếu cháu được điều trị ở đây.”

Đây là trường hợp đầu tiên ĐGM đã can thiệp trực tiếp để giúp người bị trục xuất.

ĐGM nói “Tôi nghĩ nhiệm vụ của Giáo Hội là loan truyền phúc âm và nói lên tiếng lương tâm của người dân để chúng ta làm được điều gì đó tốt hơn, biết có lòng xót thương, ngay cả khi chúng ta phải đối phó với những vấn đề phức tạp của di dân”

Vào năm 2015 hồ sơ xin ở lại Hoa Kỳ của bà de Loera bị sở du trú từ chối, nhưng cho phép hoãn lại trong khi con gái của bà đang tiến hành trị bệnh ung thư. Quan chức di trú lập luận rằng chị của bà Loera có thể chăm sóc cho con gái của bà, nhưng bà Loera nói rằng không có văn bản nào bảo đảm rằng chị của bà là người giám hộ.

Hiện nay bà De Loera phải đeo máy theo dõi ở mắt cá chân và nhân viên di trú có thể biết bà đang ở đâu bất cứ lúc nào.

Luật sư của bà là Linda Rivas đã yêu cầu sở di trú cứu xét việc cấp lại giấy phép cho bà và thu hồi lệnh trục xuất.

Rivas nói rằng nhân viên di trú và hải quan đã đồng ý để cứu xét những bằng chứng để có thể cho phép bà de Leora ở lại Hoa Kỳ và “Đây là tin vui và chúng tôi cám ơn sự cộng tác của sở di trú và hải quan đã cho phép bà Maria được ở bên cạnh con gái của bà.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Tổng Giám Mục Brazil bị cướp tại nhà.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:48 10/08/2017
(EWTN News/CNA) Tin từ Brazil. Trong khi chuẩn bị đến dâng thánh lễ sáng Thứ Bẩy, Đức Tổng Giám Mục Antonio Muniz Fernandes thuộc giáo phận Maceio, nước Brazil đã bị bọn cướp chĩa súng, cùng với một thày phó tế và một người giúp việc tại tư gia của ngài.

Trên trang nhà của Tổng Giáo Phận Maceio, ĐTGM Muniz nói rằng “Tôi bị họ chĩa súng vào, nhưng bọn kẻ cướp không tấn công người nào. Họ chỉ lấy đi một số tài sản cá nhân và một ít tiền bạc trong ví.”

“Tôi không sao và an lành. Giống như mọi người khi bị cướp như thế này thì ai cũng kinh ngạc, nhưng cám ơn Chúa vì không có gì trầm trọng xảy ra.”

ĐTGM Muniz được thày sáu Inaldo Pitta đến nhà của ngài trong khu Farol thuộc một thành phố ở Brazil tới đón để đến dâng lễ tại giáo xứ Thánh Goncalo. Trong khi thày sáu đang nói chuyện với người giúp việc thì ba người đàn ông vũ trang ngồi trong xe xông tới, lúc đó vào khoảng 5:40 sáng ngày 5 tháng Tám.

Bọn cướp đẩy thày sáu và người giúp việc vào nhà trong nơi ĐGM cũng đang bị khống chế và người giúp việc bị chúng bắt nằm trên sàn nhà. Trong lúc hai tên cướp lăm le súng trên tay canh chừng, thì tên thứ ba chạy vào khắp nhà lục lọi để kiếm tiền và đồ quý giá.

Bọn cướp lấy đi dầu thơm, tiền trong túi của mọi người, cây thánh giá và điện thoại cầm tay của ĐGM, nhưng chúng đập nát điiện thoại và vứt lại trên đường tẩu thoát.

Trong lúc chúng không để ý, thày sáu đã trốn vào trong phòng tắm và gọi điện thoại báo cảnh sát. Khi bọn cướp không thấy thày sáu đâu thì chúng bỏ chạy.

Thứ Trưởng Nội Vụ Paulo Domingos Lima Junior cho biết là vụ cướp này đang được điều tra, nhưng hiện nay chưa tìm ra manh mối của bọn cướp. Đại Tá Marcos Sampaio, Cảnh sát trưởng đã đại diện Thứ Trưởng Nội Vụ Lima và Thống Đốc Renan Filho đã đến thăm ĐTGM Muniz bày tỏ sự nâng đỡ của chính quyền.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tình hình đại chủng sinh trên thế giới
Nguyễn Long Thao
22:39 10/08/2017
Vatican 10/08/2017.- Theo một bài báo của ký giả Marco Tosatti ở Vatican thì số chủng sinh theo học để thụ phong linh mục trên toàn thế giới đã giảm bớt dưới triều đại của ĐGH Phanxicô.

Ký giả này cho biết dưới triều đại đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, từ lúc lên ngôi đến khi băng hà, số đại chủng sinh tăng gấp đôi. Năm 1978 là năm Ngài lên ngôi số đại chủng sinh là 63,882. Đến năm 2005 là năm Ngài băng hà số đại chủng sinh trên toàn thế giới là 114,439, tăng gần gấp đôi.

Trong mấy năm đầu dưới triều đại ĐGH Bênêđictô XVI con số đại chủng sinh vẫn tăng. Lúc cao nhất là năm 2011 có 120,251 chủng sinh, nhưng đến năm 2013 là năm Ngài nghỉ hưu thì con số xuống còn 118,251.

Dưới triều đại ĐGH Phanxicô, số đại chủng sinh giảm còn 116,843. Tuy vậy, con số này vẫn còn cao hơn gấp hai lần so với thời Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978 chỉ có 63,882 chủng sinh

Dân số Công Giáo gia tăng, nhưng số linh mục không gia tăng nên vấn đề thiếu hụt linh mục trở nên nghiêm trọng . Vào năm 2010, bình quân trên thế giới cứ 2900 giáo dân thì có một linh mục. Đến năm 2017, thì cứ 3091 giáo dân mới có một linh mục.

Sự thiếu hụt linh mục cũng tuỳ vào vị trí địa dư. Tại Âu Châu, số linh mục giảm bớt nhiều nhưng tại Châu Phi, số linh mục gia tăng rất đáng kể

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh thành nhà thờ giáo xứ Càng Mỹ Chánh, GP Huế
Trương Trí
10:22 10/08/2017
Dưới cái nắng chang chang của mùa Hạ trên vùng đất mà mùa mưa thì ngập lụt, mùa nắng thì cháy người. Giáo xứ Càng Mỹ Chánh thuộc Địa sở Cây Da, quê hương của Đức nguyên Tổng Giám mục Stephano Nguyễn Như Thể, như lời Cha Quản xứ Giuse Huỳnh Đình Hào giới thiệu: “Người dân Càng Mỹ Chánh quanh năm phải chịu 3 tháng ngập lụt”. Mặc dù nghèo khổ, nhưng nhờ vào nỗ lực của Cha Quản xứ, chung sức của bà con giáo dân, và nhất là nhờ vào những tấm lòng quảng đại của biết bao ân nhân xa gần mà ngôi nhà thờ được khởi công xây dựng và hoàn thành trong 2 năm.

Xem Hình

Hôm nay, Cộng đoàn hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo phận Huế về chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành nhà thờ-làm phép nhà thờ và Cung hiến Bàn thờ.

NHÀ THỜ: như lời dẫn đầu lễ của Cha Quản xứ Kẻ Văn Phaolo Trần Văn Quang: nhà thờ khi đã xây dựng xong phải được làm phép hoặc cung hiến để dâng cho Chúa dành riêng cho việc phụng tự, là nơi mọi người gặp nhau để tôn thờ, cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa. Qua nghi thức làm phép nhà thờ và cung hiến Bàn thờ, mỗi một người chúng ta cũng cung hiến lại bản thân mình cho Chúa để Hội Thánh thật sự là Đền thờ, nhờ đó mà cả nhân loại cũng sẽ trở nên Đền thờ của Chúa.

Mở đầu nghi thức là cắt băng khánh thành nhà thờ mới và xác nhận chủ quyền. Cha Giuse Huỳnh Đình Hào, Quản xứ Địa sở Cây Da kiêm Quản xứ Càng Mỹ Chánh giới thiệu đôi nét về vùng đất Càng Mỹ Chánh:

Giáo xứ Càng Mỹ Chánh được hình thành trên một vùng ruộng nước thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Chách thành phố Huế chừng 60 km về hướng Bắc và cách La Vang chừng 20 km về hướng Nam. Chữ “Càng” ở đây nghĩa là nhánh của một Làng. Khai canh vùng đất Càng Mỹ Chánh là ông Lê Văn Thanh, một người ngoại giáo nhưng 10 người con của ông theo đạo từ thời cố Nhiệm ở Kẻ Văn. Trải qua nhiều năm tháng, nơi đây dần dần trở thành một xóm đạo do cố Nhiệm coi sóc.

Năm 1920, ngôi Nhà thờ đầu tiên bằng tranh tre do cố Nhiệm và Cha Học dựng lên để bà con giáo dân khỏi phải đi xa. Trải qua bao thăng trầm thời cuộc và biến cố lịch sử, người dân Càng Mỹ Chánh cũng bấy nhiêu lần tha hương, nhà thờ cũng bị tàn phá phải làm lại nhiều lần. Sau biến cố 1975, giáo xứ chỉ còn lại 32 gia đình với 145 giáo dân. Năm 1996, cha Enmanuen Nguyễn Vinh Gioang, quản xứ Diên Sanh kiêm quản xứ Cây Da và Càng Mỹ Chánh, Ngài đã nỗ lực để xây một ngôi nhà thờ bằng bê tong cốt thép. Nhưng do đây là vùng đất trủng sâu, quanh năm ngập nước nên chỉ sau 20 năm ngôi nhà thờ đã xuống cấp trầm trọng.

Ngày 25 tháng 6 năm 2013, Cha Giuse Huỳnh Đình Hào được bổ nhiệm về coi sóc Địa sở Cây Da, kiêm quản xứ Càng Mỹ Chánh. Trăn trở với ngôi nhà thờ quá xuống cấp có thể nguy hiểm, Cha Giuse đã tìm mọi cách để vận động xây lại ngôi nhà thờ mới. Mọi sự đều do ý Chúa quan phòng, ngày 23 tháng 4 năm 2015, Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ. Sau hơn 2 năm vất vả nắng mưa, nhờ sự giúp đỡ của biết bao ân nhân xa gần và đặc biệt là bà con Càng Mỹ Chánh nơi đất khách quê người, với công sức của giáo dân để ngôi nhà thờ được hoàn thành tuy không đồ sộ mà vẫn khang trang để xứng đáng làm nơi thờ phượng Thiên Chúa. Theo cha Quản xứ thì hiện nay giáo xứ Càng Mỹ Chánh có 50 gia đình giáo dân với 300 tín hữu ngày đêm sốt sắng kinh nguyện.

Đức Tổng Giám mục Giuse nói lời chào mừng quan khách từ khắp nơi về đây dự lễ khánh thành nhà thờ và cung hiến Bàn thờ, trên khuôn mặt mọi người đều thể hiện niềm vui. Đặc biệt hôm nay có nhiều vị đại diện chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị, huyện Hải Lăng và các xã lân cận giáo xứ Càng Mỹ Chánh này đều chung một sự sẻ chia niềm vui với giáo xứ. Ngài thay mặt Giáo phận và giáo xứ Càng Mỹ Chánh này gởi đến tất cả quí vị đại biểu lời cảm ơn chân thành và mời gọi cộng đoàn nổ một tràng pháo tay. Ngài cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng một ngôi nhà thờ thì không phải cha quản xứ có thể làm được mà phải nhờ đến biết bao ân nhân xa gần đã quảng đại giúp đỡ công của để xây dựng nên ngôi nhà thờ này,chúng ta cũng tri ân và xin Chúa trả công bội hậu. Trong ngay vui hôm nay cũng có sự hiệp thông của quí cha Tổng Đại diện, quí cha Hạt trưởng, quí cha và nam nữ tu sĩ cùng nhiều khách quí về dự. Nhà thờ thể hiện tình liên đới và hiệp thông Giáo Hội và cả xã hội, thể hiện sự gắn bó và yêu thương nhau.

Đức Tổng Giám mục, cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, cha Hạt trưởng hạt Quảng Trị G.B. Lê Quang Quý và cha Quản xứ Giuse Huỳnh Đình Hào cùng tiến đến cắt băng khánh thành nhà thờ. Đại diện giáo dân dâng lên Đức Tổng Giám mục chìa khóa nhà thờ để ngài trao cho cha quản xứ thể hiện chủ quyền được trao. Cha quản xứ tiến đến mở cửa nhà thờ và mời Đức Tổng Giám mục và đoàn đồng tế cùng cộng đoàn dân Chúa tiến vào nhà thờ mới.

Đức Tổng Giám mục rảy nước Thánh Bàn thờ mới và tường nhà thờ mới để dâng lên Thiên Chúa.

Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Đức Tổng Giám mục long trọng cử hành nghi thức cung hiến Bàn thờ. Bắt đầu bằng kinh cầu các Thánh, xin Mẹ Maria và các Thánh khẩn cầu Thiên Chúa thánh hóa Bàn thờ này để cử hành phụng vụ thánh. Đức Tổng Giám mục đổ dầu lên 5 vị trí trên Bàn thờ, biểu tượng của 5 Dấu Tích của Chúa Giêsu được hiến tế trên Thập giá. Ngài cũng xông hương bàn thờ để trở nên Bàn Thánh, nơi mà lễ dâng cao quý là Chiên Thiên Chúa. Làn hương bay lên từ bàn thờ là dấu chỉ của lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa bay lên tới tôn nhan Ngài. Đức Tổng cũng đã làm phép lửa nến để từ đó thắp sáng lên bàn thờ. Như ánh sang Chúa Kito chiếu soi trên Bàn thờ và cũng chiếu soi tâm hồn mỗi một người.

Sau Thánh lễ, đại diện giáo dân dâng lời cảm tạ và tri ân Đức Tổng Giám mục, quý Cha, quý Nam Nữ tu sĩ và quan khách đã về chung chia niềm vui với giáo xứ, cảm ơn quý ân nhân xa gần, quý bà con đồng hương Càng Mỹ Chánh, kiến trúc sư, kỹ sư và công nhân đã đổ nhiều công sức trong công việc xây dựng nhà thờ. Các em thiếu nhi dâng lên Đức Tổng và Cha Tổng Đại diện những bó hoa tươi thắm thể hiện tấm lòng biết ơn của Giáo xứ. Các em thiếu nhi biểu diễn vũ khúc cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã cho giáo xứ có được ngôi Nhà thờ như mơ ước.

Trương Trí
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vượt Sóng
Lê Trị
18:47 10/08/2017
VƯỢT SÓNG
Ảnh của Lê Trị
Bạn không thễ ngăn được sóng
Nhưng bạn có thể luyện tập
để vươt sóng.

You can't stop the waves,
but you can learn to surf.
(John Kabat-Zinn)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Tư 9/8/2017
VietCatholic Network
01:40 10/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Buổi Tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư 8/9/2017.

2- Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi qua đời; Đức Thánh Cha chia buồn với Tổng Giáo Phận Milano, bắc Italia.

3- Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ Á Châu hãy học theo Đức Trinh Nữ Maria.

4- Vatican bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh đầu tiên tại Myanmar, Miến Điện.

5- Các Giám Mục Hoa Kỳ trợ giúp 6 triệu mỹ kim cho các nước Mỹ La tinh và Haiti.

6- Hội nghị các Thượng phụ Công Giáo Đông phương.

7- Cuộc tấn công đẫm máu vào một nhà thờ Công Giáo ở Nigeria làm 11 người chết và 18 người khác bị thương.

8- Mục sư Franklin Graham nói rằng đề nghị cấm dùng Danh Thánh Giêsu ở các trường công lập ở Úc là một sự điên rồ.

9- Các Kitô hữu thúc giục các nhà lãnh đạo Giáo Hội lên tiếng chống lại sự không khoan dung ở Ấn Độ.

10- Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp gởi thơ cho bà Tổng thống Thái Anh Văn của Đài loan.

11- Giáo phận Bùi Chu: Nhà thờ Trung Lao hơn 100 năm tuổi bị cháy rụi.

12- Giới thiệu Thánh ca: Chúa Thấu Hiểu Đời Con.