Ngày 09-08-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10/08: Yêu – Ghét, Được – Mất – Kính Thánh Laurenso – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
01:24 09/08/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thật, Ta nói thật với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó".

Đó là lời Chúa
 
Lửa Tình Yêu
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
02:14 09/08/2022
Lửa Tình Yêu
CN 20 C

Chúa Nhật 20 Thường niên năm nay nhằm ngày 14 tháng 8, lễ nhớ thánh Maximilia Maria Kolbe, linh mục người Ba Lan, dòng Hiến sĩ Đức Mẹ, tử đạo trong trại tập trung Auschwitz.

Tháng 7 năm 2016, nhân dịp đến Ba Lan gặp gỡ các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới về dự Đại hội Giới trẻ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Auschwitz, nơi trước đây là trại tập trung. Ngài đã thinh lặng cầu nguyện trong căn phòng nhỏ bé, số 13, dưới tầng hầm, là nơi cha Kolbe cùng với 9 tù nhân khác bị giam giữ và chết vì hơi độc. Cha Kolbe đã tự nguyện chết thay cho một tù nhân. Hành động ấy khiến những viên cai tù ngỡ ngàng. Sau khi cha Kolbe bị giết chết trong phòng hơi ngạt, những viên cai tù trở nên trầm ngâm ít nói và hành động của họ bớt đi sự hung hãn.

Dịp hành hương này, khi đến thánh địa Lòng Thương Xót Chúa ở Ba lan, tôi cũng có đến thăm trại tù số 13. Có hàng triệu người bị phát xít giết chết, trong đó có khoảng 6 triệu người Do thái. Chứng tích của sự tàn bạo dã man, giống như những cánh đồng chết và trại tù Tusliêng ở Campuchia do Pônpốt hủy diệt hơn 2 triệu dân.

Cha Kolbe đã hành động quả cảm, vừa chết thay cho một tù nhân, vừa làm cho những cai tù bớt tàn ác. Ngài theo gương Chúa Giêsu, Đấng đã chấp nhận chịu khổ hình để cho nhân loại hạnh phúc, chấp nhận thập giá để xoá tan bạo lực, từ đó mời gọi con người sống với nhau nhân ái hơn. Cái chết của cha Kolbe là một chứng từ thắp ngọn lửa yêu thương.

Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn đệ về sứ mạng của Ngài: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy cháy bùng lên!”.

Lửa ấy là gì?

Trong Kinh Thánh, từ “lửa” được đề cập 480 lần. Lửa mang nghĩa biểu tượng thánh thiêng chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ mình ra cho ông Môsê giữa bụi gai cháy rực cháy (x.Xh3,2). Thiên Chúa lập giao ước dưới chân núi Sinai (x.Đnl 1,33;4,11-12.36;5,4.22). Lửa là hình ảnh Thiên Chúa hướng dẫn dân Do thái trong sa mạc (x.Xh 13,21).

Trong Tân Ước, lửa là hình ảnh của Chúa Thánh Thần khi Người ngự xuống trên các Tông đồ dưới dạng hình lưỡi lửa vào ngày Lễ Ngũ Tuần (x.Cv 3,2). Lửa là sức mạnh của Thánh Linh, khi các Tông đồ nhận được Chúa Thánh Thần, các ông đã trở nên con người hoàn toàn mới: Can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng (x.Cv 1,8), làm chứng, hy sinh vì Tin Mừng và vì tình yêu của Đức Kitô Phục Sinh. Lửa chính là tình yêu nồng cháy của Đức Giêsu (x.Lc 12,49).

Lửa còn tượng trưng cho sự thanh luyện, thiêu huỷ và phán xét. Đó là ngọn lửa từ trời xuống thiêu huỷ thành Sôđôma và Gômôra (x.St19,24), mưa lửa từ trời xuống như một phần của sự phán xét trong ngày tận cùng của thế giới (x.Lc17,29); hay là lửa soi sáng trong Ngày của Thiên Chúa (x.1Cr 3,13; Mt 3,11-12).

Theo các nhà chú giải Kinh thánh, lửa ấy chính là: Chân lý, là Tin Mừng, là Thần Khí và là Tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu muốn cho “lửa” đó được bùng lên, nghĩa là muốn cho mọi người trên khắp thế giới được nhận biết Chân lý và Tình yêu của Thiên Chúa.

Dùng hình ảnh lửa, Chúa Giêsu có ý nói đến nội dung và đặc điểm sứ mạng của mình. Lửa bừng cháy và tỏa sức nóng, lửa đem lại ánh sáng xua tan bóng tối, thiêu đốt thành tro, nung nấu tan chảy và làm cho biến đổi.

Bằng ẩn dụ lửa, Chúa Giêsu gợi lên nội dung sứ mạng của mình là mang ánh sáng chân lý từ trời cao ném vào mặt đất, để soi sáng con đường cứu nhân loại thoát khỏi bóng tối nô lệ tội lỗi, đồng thời thiêu hủy sự dữ và thanh luyện con người nên tinh tuyền.

Khởi đầu sứ vụ, trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ ràng về lửa được Ngài ném vào thế gian. Đó là lửa của những mối phúc (x.Mt 5,3-12; Lc 6,20-26), đặc biệt lửa của những phép lạ, lòng khoan dung tha thứ tội lỗi và của trái tim nhân từ cảm hóa kẻ lầm lạc.

Người môn đệ cũng phải tiếp tục mang lửa của Chúa Giêsu vào trần gian bằng cách loan báo và làm chứng từ chính cuộc sống bừng lửa của mình. Lửa của những mối phúc thật. Lửa của sự sống phục sinh. Lửa đã tỏa sáng và thanh luyện những người bước theo Chúa Giêsu.
“Thầy ước mong ngọn lửa ấy bùng lên!”. Đó là tâm nguyện của Chúa Giêsu và cũng là trách nhiệm của mỗi người tín hữu thắp sáng ngọn lửa ấy bằng đời sống chứng nhân.

Lửa Chúa Giêsu mang đến là lửa của tình yêu.Đó là lửa của Thánh Thần, là chính Chúa Thánh Thần, Đấng canh tân đổi mới địa cầu, nâng đỡ những tâm hồn yếu đuối, sưởi ấm những tâm hồn băng giá, Đấng hướng dẫn con người bước đi trong ánh sáng chân lý và sự thật.

Chính từ ý tưởng này, Chúa Giêsu đã dùng kiểu so sánh khiến nhiều người thắc mắc: Thầy đến không đem hòa bình nhưng là đem sự chia rẽ. Vậy Chúa Giêsu có phải là người gây chia rẽ không? Chắc chắn là không. Nhưng Ngài đem lửa chân lý và sự thật đến thế gian. Sự chia rẽ xảy ra là do sự giằng co giữa tin và không tin, đón nhận và chối từ, thuận và chống, ủng hộ và đối kháng với Tin Mừng của Chúa. Sự chia rẽ khởi đi từ nội tâm trong mỗi người, là cuộc chiến xảy ra trong tâm hồn mỗi người khi đón nhận sự thật và chân lý của Chúa.

Con người cũ là con người sống theo bản năng, chiều theo tự do của xác thịt, bị cuốn hút vào những hấp dẫn của thế gian, điểm cuối cùng của chọn lựa con đường này là tha hoá và sự chết. Con người mới là con người hướng thượng, nỗ lực vươn lên đến Chân, Thiện, Mỹ. Con người mới được mời gọi bước theo sự hướng dẫn của Tin Mừng.Từ sự đối nghịch giữa con người cũ và con người mới đã dẫn đến sự phân rẽ trong nội tâm con người, khiến cho con người luôn phải giằng co và chiến đấu với chính mình.

Cũng từ việc chon lựa tin hay không tin, theo hay không theo đã xảy ra chia rẽ ngay trong các gia đình. Có những người quảng đại đón nhận giáo lý Tin Mừng, có những người nấn ná hay từ chối khiến cho sự chống đối xảy ra. Sự chống đối Chúa Giêsu nói ở đây không phải là sự phản đối nhau bằng bạo lực hoặc súng đạn, cũng không phải là chiến tranh nhân danh tôn giáo theo kiểu ngày nay, nhưng là cuộc chiến đấu âm thầm mà liên lỉ của chân lý và tình yêu.Trong bài đọc 2, thánh Phaolô đề nghị chúng ta hãy chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để tìm nguồn sức mạnh giúp chúng ta “xông pha chiến trận”.

Người môn đệ khi lãnh nhận ngọn lửa tình yêu, lửa Tin Mừng của Chúa, được mời gọi bước vào một cuộc chiến vượt lên chính mình. Cuộc chiến này đòi hỏi kiên trì nhẫn nại để làm cho lửa tình yêu lan tỏa, ánh sáng chân lý làm cho sự thật lên ngôi và tình yêu được triển nở. Như thế, sự chống đối trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, anh em, không phải là một cuộc nội chiến, nhưng là một cuộc tâm chiến, tức là chiến đấu trong tâm hồn và trong sứ vụ.

Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta tham gia thực hiện tâm nguyện của Ngài, làm cho ngọn lửa Tin Mừng, lửa tình yêu được bùng cháy lên trong cuộc sống mỗi người từng ngày.

Lạy Chúa Giêsu, xin đốt lên trong chúng con ngọn lửa từ trái tim yêu thương của Chúa, để chúng con soi sáng những ai còn ngồi trong tăm tối, sưởi ấm những ai đang lạnh lùng, thanh luyện những cõi lòng chai đá, để khắp nơi trên trái đất này tràn đầy ánh lửa tình yêu Chúa. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 09/08/2022

27. Thiện tính của tình yêu có thể gìn giữ ngọn lửa tình yêu đốt cháy trong lòng chúng ta.

(Thánh Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 09/08/2022
65. CHÂN VÀ TÓC

Chân tố khổ với diêm vương:

- “Thân thể con người đều nhờ con mới có thể đứng được, tại sao lại đem con đặt ở vị trí hèn hạ ! Con thật không cam chịu, xin đại vương cải thiện cách đãi ngộ con chút xíu”.

Diêm vương nói:

- “Nếu không đặt mày ở vị trí hèn hạ, thì con người không thể đứng được, vả lại nếu mày muốn ở vị trí khác, mà người dùng vật khác để đứng thì mày không còn công lao gì với người cả, ta thử đưa ra một ví dụ cho mày thấy: Quốc gia dân chủ đều coi trọng quyền của người dân, có thể nói là dùng dân chủ để lập quốc. Cách nói của dân gian là trên quan dưới dân, vị trí của người dân vốn là ở phía dưới, quốc gia mượn loại người dân phía dưới để đứng lên, mà không nghe nói người dân oán ghét vị trí thấp hèn của mình. Vị trí của mày ở dưới thân thể cũng giống như dân quyền, vậy mà mày còn đến tranh chấp vị trí nữa sao?”

Chân nói:

- “Vị trí của con nên để ngay bên dưới, con đã lãnh nhận sự dạy dỗ của ngài rồi, nhưng còn muốn hỏi một câu nữa: tóc không dùng làm việc gì được, cũng chẳng có gì quan trọng, dựa vào đâu mà lại để nó ở vị trí cao nhất trên con người?”

Diêm vương trả lời:

- “Cái này thì phải nói qua ví dụ khác. Mày coi, Trung Quốc rất lớn, mà con người ai cũng ở vị trí rất cao thì có người nào là quan trọng hoặc có ích lợi gì cho ai đâu?”

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 65:

Có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện thì việc trước tiên là xin cho mình được sung sướng hạnh phúc, và có khi họ kể khổ với Thiên Chúa, họ đưa ra nhiều lý do: nào là con thường đi dâng lễ nhưng vẫn cứ nghèo nàn; con vẫn thường luôn cầu nguyện nhưng vẫn chẳng được chi cả; con vẫn thường tham gia các hội đoàn nhưng ngốc đầu không nổi và thua kém chúng bạn.v.v...họ như cái chân tố khổ với diêm vương là tại sao mình lại bị đặt ở vị trí thấp hèn, mà quên mất rằng, mình cũng là một thành viên trong đại gia đình của Chúa !

Dù nghèo khó, dù ở địa vị thấp hèn nhưng có đức tin, thì vẫn cứ giàu có hơn những người giàu có mà không có đức tin, bởi vì nhờ đức tin mà họ nhận ra Chúa là gia nghiệp của họ, nhờ đức tin mà họ biết được gia tài của họ là ở trên trời.

Người Ki-tô hữu khôn ngoan và thông minh thì không tố khổ trước mặt Chúa, nhưng họ cầu xin Chúa ban cho họ biết nhận ra giá trị của sự nghèo khó và thấp hèn, để họ làm sáng danh Chúa trong hoàn cảnh của cuộc sống mình.

Đó chính là hạnh phúc thật ở đời này vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nhân lên Tình yêu
Lm. Minh Anh
23:51 09/08/2022
NHÂN LÊN TÌNH YÊU

“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác!”.

Một ấn phẩm của Anh từng đưa ra giải thưởng cho định nghĩa tốt nhất về một người bạn. Trong số hàng nghìn câu trả lời có một số câu đáng chú ý. “Đó là người có một lòng trung thực bất khả xâm phạm; một người truyền cảm hứng và ‘nhân lên tình yêu’ nơi bạn mình và người khác!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa lễ kính thánh Lôrensô cho thấy sức mạnh và tầm quan trọng của việc “truyền cảm hứng và ‘nhân lên tình yêu’” nơi những ai sống cho tình yêu. Không ai sống cho tình yêu và truyền cảm hứng mạnh mẽ bằng Chúa Giêsu, Đấng đã nói, “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác!”.

Dùng hình ảnh hạt lúa chết đi để sinh nhiều hạt khác, Chúa Giêsu đang nói đến nghịch lý chết - sống, đó là quy luật để thiên nhiên tồn tại! Đó là một chân lý? Đúng thế, Ngài mời chúng ta sống ‘chân lý nghịch lý’ đó. Chúa Giêsu không bao giờ yêu cầu chúng ta một điều gì mà điều đó chưa được thực nghiệm nơi chính Ngài. Không vị thần nào được tôn thờ, yêu mến mà lại dám sống, dám chết cho các tín đồ của mình như Chúa Giêsu, Đấng từng nói, “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hiến mạng sống vì bạn hữu”. Đó là một tình yêu có sức truyền cảm hứng và ‘nhân lên tình yêu’ nơi người khác như hạt lúa sẵn sàng chết đi để nhân lên những đồng lúa vàng tiếp nối những đồng lúa vàng. Chính hành vi yêu thương quên mình của Chúa Kitô đã sinh ra những hành vi khác cùng loại nơi những ai dõi bước theo Ngài!

Lôrensô, vị phó tế giữa thế kỷ thứ ba, đã được truyền cảm hứng từ Giêsu, ‘Người Bạn’ tâm phúc đó! Lôrensô đã cảm nghiệm được tình yêu của Thầy Giêsu, đã nên giống Ngài khi chịu nướng từ từ trên một chiếc giường sắt; không phải cách cực lòng, nhưng cách vui lòng: phía bên này, phía bên kia đều được chín đều! Chỉ những con người đầy tin yêu vào Đấng đã chết cho mình mới can đảm đến thế. Chúng ta không được gọi để sống ‘chủ nghĩa anh hùng’ như vậy, nhưng Chúa Kitô đã giành được ân sủng tương tự cho chúng ta, để mỗi người đủ sức mang lấy thập giá của mình và sống tình yêu vị tha một cách hào phóng nhất có thể!

Ngắm nhìn cuộc đời các thánh, chúng ta được truyền cảm hứng từ sự trung thành của các ngài dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội. Sự trung thành này là hoa trái của lòng trung thành nơi Chúa Kitô. Cũng thế, hành vi trung thành của chúng ta sẽ truyền cảm hứng, ‘nhân lên tình yêu’ và lòng can đảm nơi người khác để họ cũng có thể làm được điều tương tự! Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô nói, “Thiên Chúa có quyền ban cho anh em được dư tràn mọi ân phúc; để anh em vừa luôn sung túc mọi mặt, vừa còn dư dật để làm các việc lành phúc đức”. Thánh Vịnh đáp ca cũng có chung một tâm tình, “Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn!”.

Anh Chị em,

“Nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác!”. Sự chết mang mầm sự sống, thập giá mang mầm phục sinh. Cả cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian là một chuỗi ngày của thập giá và chết đi; thế nhưng, chính tình yêu trong những chuỗi ngày xem ra không mấy thuận lợi này đã kiến tạo một Vương Quốc mới giữa lòng thế giới, khởi đầu với một Giáo Hội thánh thiện và vững bền. Suốt dòng lịch sử, đã có biết bao người sống chết cho tình yêu của Chúa Kitô; nhờ đó, tình yêu ‘nhân lên tình yêu’, những hạt lúa nhân lên những đồng lúa vàng. Như vậy, chính Chúa Giêsu và bao tâm hồn thánh thiện đã sống cái ‘chân lý nghịch lý’ của hạt lúa một cách trọn vẹn nhất. Chân lý đó cũng phải được sống nơi chúng ta, những môn đệ của Ngài. Bạn và tôi ‘được gọi để sống quy luật Phục Sinh’, mất đi sự sống để nhận lại nó, mới mẻ và vĩnh cửu!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin dạy con chắt chiu ‘những hiến tế nhỏ’ mỗi ngày, khi con chôn vùi bản thân, chết cho chính mình; chúng cũng sẽ truyền cảm hứng và ‘nhân lên tình yêu’ nơi anh em con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng tiếp đại sứ Ukraine khi đang nghiên cứu chuyến thăm Kyiv
Đặng Tự Do
04:57 09/08/2022


Hôm thứ Bẩy 6 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh, là Ông Andrii Yurash, trong khi Vatican đang nghiên cứu một chuyến đi có thể đến Kyiv của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

Vatican tự giới hạn việc xác nhận cuộc gặp gỡ với nhà ngoại giao trong một tuyên bố tối thiểu trong đó không cung cấp chi tiết về những gì đã được thảo luận.

Đức Tổng Giám Mục Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh gần đây đã giải thích rằng cuộc họp này sẽ thảo luận về khả năng Đức Phanxicô đến thăm Kyiv giữa lúc Nga đang xâm lược Ukraine.

Vị Giáo hoàng Á Căn Đình luôn rất quan tâm đến tình hình Ukraine, bị Nga xâm lược kể từ ngày 24 tháng 2 và không tiếc lời kêu gọi đàm phán hòa bình cũng như đề nghị hòa giải để chấm dứt xung đột.

Trong cuộc họp báo trên máy bay của Giáo hoàng trở về từ Canada vào ngày 30 tháng 7, Đức Phanxicô nhắc lại mong muốn được đến Kyiv: “Chúng tôi sẽ xem xét những gì tôi tìm thấy khi tôi về nhà,” ngài nói, đề cập đến việc chuẩn bị cho chính sách ngoại giao của Vatican đối với chuyến đi có thể này.

Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến người đứng đầu mới của Ủy ban Đối Ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, là Đức Tổng Giám Mục Anthony của Volokolamsk, đại diện cho Thượng phụ Kirill, là người luôn biện minh và khuyến khích cuộc xâm lược Ukraine.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill tiến một bước tới sự hiểu biết lẫn nhau vào ngày 12 tháng 2 năm 2016, ôm hôn nhau tại Havana, trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của hai giáo hội trong gần một thiên niên kỷ, kể từ cuộc Đại Ly Giáo năm 1054.

Tuy nhiên, hai vị đã không giấu giếm sự khác biệt liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine và tháng 3 năm ngoái, trong một cuộc trò chuyện trực tuyến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trách móc Thượng Phụ Kirill rằng chiến tranh luôn là bất công.

“Các cuộc chiến tranh luôn bất công vì những người phải trả giá cho những cuộc xung đột ấy là dân của Chúa. Trái tim chúng ta không khỏi rơi lệ trước những đứa trẻ, những người phụ nữ bị sát hại, trước tất cả những nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là con đường,” Đức Giáo Hoàng lập luận như trên trước Thượng Phụ Kirill, người khét tiếng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin đến mức Đức Giáo Hoàng gọi ông ta là “chú bé giúp lễ của Putin”.

Đức Phanxicô, với một số vấn đề về đầu gối thường buộc phải sử dụng xe lăn, đã xác nhận chuyến đi đến Kazakhstan từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 để tham gia Đại hội các nhà lãnh đạo các tôn giáo truyền thống và thế giới lần thứ 8.

Theo một số phương tiện truyền thông, cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp gỡ nhau trong sự kiện này, mặc dù khả năng này vẫn chưa được xác nhận bởi Vatican hoặc Mạc Tư Khoa.

Trong chương trình nghị sự chính thức của Giáo hoàng ở Kazakhstan, một không gian đã được dành vào trưa ngày 14 tháng 9 cho “các cuộc gặp riêng với một số nhà lãnh đạo tôn giáo”, mà không cung cấp thêm chi tiết.
Source:Swiss Info
 
Cơ quan giám sát cho biết, đừng bỏ qua sự gia tăng đột biến về tội ác thù địch chống Công Giáo ở Canada
Đặng Tự Do
16:56 09/08/2022


Một nhóm giám sát cho biết người Công Giáo ở Canada đã phải chịu mức tăng đột biến lớn nhất về tội ác thù hận dựa trên tôn giáo vào năm ngoái và các quan chức chính phủ phải có hành động để đáp trả.

“Không nghi ngờ gì nữa, sự gia tăng này có thể là do các cuộc tấn công vào các nhà thờ Công Giáo ở Canada vào năm 2021, bao gồm cả việc cố tình đốt phá các nhà thờ”, Liên đoàn Dân quyền Công Giáo có trụ sở tại Toronto cho biết ngày 4 tháng 8. “Truyền thông chính thống đã báo cáo mức tăng tổng thể 27%, nhưng sự gia tăng đáng kinh ngạc nhất, sự gia tăng đến 260% về tội ác thù hận chống Công Giáo, phần lớn đã bị bỏ qua. “

Theo số liệu về tội phạm từ văn phòng thống kê quốc gia Canada, Canada Statistics, số vụ việc nhắm vào người Công Giáo đã tăng hơn 260% từ năm 2020 đến năm 2021.

Vào ngày 2 tháng 8, văn phòng đã công bố một báo cáo toàn diện về tội phạm do cảnh sát báo cáo vào năm 2021. Các số liệu của báo cáo về tội ác thù hận do cảnh sát báo cáo theo động cơ cho thấy sự gia tăng đáng kể của tội phạm nhắm vào người Công Giáo. Để so sánh, từ năm 2020 đến năm 2021, tội phạm nhắm vào người Hồi giáo tăng 71%, trong khi tội phạm nhắm vào người Do Thái tăng 47%. Tội phạm nhắm vào “các tôn giáo khác” tăng 60%.

Có tổng cộng 43 tội ác thù hận chống lại người Công Giáo được ghi nhận vào năm 2020, con số này đã tăng lên 155 vào năm 2021.

Các tội ác được báo cáo chống lại người Do Thái vào năm 2021 là 487, trong khi các tội ác được báo cáo chống lại người Hồi giáo là 144.

Không biết có bao nhiêu vụ việc đã không được báo cáo cho cảnh sát hoặc cho văn phòng thống kê quốc gia. Cuộc khảo sát xã hội chung về sự an toàn của người Canada năm 2019 chỉ ra rằng chỉ có khoảng 22% số tội phạm thù hận ý thức hệ được báo cáo cho cảnh sát.

Báo cáo thống kê Canada ngày 2 tháng 8 lưu ý rằng số liệu tội phạm phụ thuộc vào báo cáo của cảnh sát và chỉ phản ánh các vụ việc được báo cáo cho cảnh sát và sau đó được phân loại là tội phạm thù hận. Những thay đổi về số liệu tội phạm thù địch được báo cáo có thể phản ánh sự gia tăng tội phạm thực tế hoặc cũng có thể là những thay đổi trong báo cáo của công chúng do các yếu tố bao gồm “độ nhạy cảm tăng cao sau các sự kiện nổi tiếng”.

Liên đoàn Dân quyền Công Giáo cũng thu thập các báo cáo về tội ác chống Công Giáo. Liên đoàn cho biết khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021 chứng kiến nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo ở Canada hơn bất kỳ giai đoạn nào khác.

Tổ chức này cho biết: “Các chính trị gia của chúng ta phải lên tiếng chống lại xu hướng đáng báo động này và các quan chức thực thi pháp luật phải điều tra mạnh mẽ tất cả các vụ việc về tội ác thù địch chống lại người Công Giáo và buộc tội những người có trách nhiệm”.

Liên đoàn duy trì Cơ sở dữ liệu về các cuộc tấn công vào các nhà thờ trên trang web của mình và chấp nhận các báo cáo sự việc từ công chúng. Cơ sở dữ liệu ghi lại các sự việc với mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ việc làm vỡ cửa sổ kính màu đến các hành vi xúc phạm và đốt nhà thờ. Liên đoàn hoạt động nhằm mục đích duy trì một cơ sở dữ liệu về các vụ bắt giữ và kết án trong những vụ việc như vậy.

Liên đoàn cho biết: “Chúng tôi sẽ theo dõi để bảo đảm rằng cơ quan thực thi pháp luật phản ứng mạnh mẽ với xu hướng bạo lực chống Công Giáo đáng báo động này.

Liên đoàn Dân quyền Công Giáo được thành lập vào năm 1985, tự mô tả mình là một tổ chức giáo dân độc lập với số lượng thành viên lớn trên toàn quốc. Tuyên úy của nó là Đức Tổng Giám Mục Adam Exner, là Tổng Giám Mục hiệu tòa của Vancouver.

Vào tháng 11 năm 2021, liên đoàn ghi nhận “sự gia tăng” các cuộc tấn công chống lại các nhà thờ sau các báo cáo ban đầu bắt đầu từ tháng 5 năm 2021 về các ngôi mộ không được đánh dấu trên tài sản của các các trường nội trú dành cho người bản địa Canada, được điều hành bởi các tổ chức Công Giáo và Tin lành dưới sự giám sát của liên bang chính quyền.

Các tuyên bố sơ bộ về các ngôi mộ dựa trên phân tích các phát hiện của radar xuyên đất và vẫn chưa được xác nhận bằng cách khai quật và các phân tích khác. Cũng có thể các ngôi mộ là từ các nghĩa địa cộng đồng và bao gồm hài cốt của những người không phải là học sinh và người không phải là người bản địa trong khu vực, bao gồm cả nhân viên trường học nội trú và gia đình của họ.
Source:Catholic News Agency
 
Một linh mục nói: Trách nhiệm chính cho vấn đề các các trường nội trú dành cho người bản địa thuộc về chính phủ Canada
Đặng Tự Do
16:57 09/08/2022


Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của Đức Thánh Cha với những người bản địa Canada lúc 10g sáng ngày thứ Hai 25 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin lỗi họ với những lời rất chân thành: “Mặc dù các tổ chức bác ái Kitô giáo không vắng mặt, và có nhiều trường hợp nổi bật về sự tận tâm và chăm sóc trẻ em, nhưng tác động tổng thể của các chính sách liên quan đến trường học nội trú là rất thảm khốc. Đức tin Kitô của chúng ta cho chúng ta biết rằng đây là một sai lầm tai hại, không phù hợp với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Thật đau đớn khi nghĩ đến việc đất đai vững chắc của các giá trị, ngôn ngữ và văn hóa tạo nên bản sắc đích thực của các dân tộc anh chị em đã bị xói mòn như thế nào, và anh chị em đã tiếp tục phải trả giá cho điều này. Trước sự xấu xa đáng trách này, Giáo hội quỳ gối trước Thiên Chúa và cầu xin Ngài tha thứ cho tội lỗi của con cái mình.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng khẳng định rõ rằng:

“Các chính sách đồng hóa và khai phóng, bao gồm cả hệ thống trường học nội trú, đã tàn phá như thế nào đối với người dân ở những vùng đất này. Khi những người thực dân Âu Châu lần đầu tiên đến đây, có một cơ hội tuyệt vời để mang lại một cuộc gặp gỡ hiệu quả giữa các nền văn hóa, truyền thống và các hình thức tâm linh. Tuy nhiên, phần lớn điều đó đã không xảy ra. Một lần nữa, tôi nghĩ lại những câu chuyện mà anh chị em đã kể: các chính sách đồng hóa đã gạt các dân tộc bản địa ra ngoài lề một cách có hệ thống; thông qua hệ thống trường học nội trú, ngôn ngữ và văn hóa của anh chị em bị gièm pha và đàn áp như thế nào; trẻ em bị lạm dụng thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần ra sao; họ bị bắt khỏi nhà của họ khi còn nhỏ như thế nào, và những chính sách ấy xóa nhòa vĩnh viễn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ông bà và con cháu ra sao.”

Một số người, bao gồm cả Thủ tướng Justin Trudeau cho rằng xin lỗi như thế là không đủ.

Đối với Cha Stéphane Joulain, một linh mục thuộc Dòng Thừa sai Phi Châu, người đã sống ở Canada trong một thời gian dài, những chỉ trích về lời xin lỗi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với người Canada bản địa là không chính đáng và hơn hết là nhằm minh oan trách nhiệm của các cơ quan chính trị đối với một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Hoan nghênh sự khiêm tốn tuyệt vời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc xin lỗi và công nhận những hành động sai trái của Giáo hội, Cha Joulain nhấn mạnh rằng “không nên quên rằng trách nhiệm chính cho tội ác diệt chủng này thuộc về chính phủ Canada và Nữ hoàng Anh.”

Trích dẫn tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và các vấn đề xã hội là một số vấn đề mà các nhóm này phải đối mặt, vị linh mục khẳng định “Nhiều người muốn che giấu thực tế đáng buồn này, cho rằng chính phủ Canada đã làm xong phần vụ của mình. Tuy nhiên, tình hình của các nhóm dân bản địa ở Canada là rất khó khăn”

Ngài cũng giải thích rằng hành trình “đồng hành và chữa lành” vẫn chưa kết thúc, và Giáo hội ở Canada sẽ phải tiếp tục làm việc về vấn đề này. Cha Joulain kết luận: “Hôm nay tôi muốn tạ ơn vì lòng can đảm, sự khiêm tốn của Đức Thánh Cha Phanxicô và đặc biệt là thông điệp hy vọng mà ngài đã can đảm truyền đi.
Source:La Croix
 
Tổng Giám mục Canterbury, trong bài giảng bế mạc Hội nghị Lambeth lần thứ mười lăm, nhắc đến Đức Hồng Y Thuận
Vũ Văn An
17:41 09/08/2022

Theo thông tin của Hội nghị Lambeth (Hiệp thông Anh giáo hoàn cầu), Tổng Giám Mục Canterbury, Justin Welby, trong bài giảng bế mạc Hội nghị tại Nhà thờ Chính tòa Canterbury vào ngày 7 tháng 8 năm 2022, đã nhắc đến Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Nội dung bài giảng của ngài như sau:



‘Đừng sợ, hỡi bầy chiên nhỏ bé’.

‘Đừng sợ Ápram. Lời của Chúa trường tồn muôn thuở. '

Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta bám vào những gì chúng ta biết. Chúng ta ghì chặt những gì khiến chúng ta cảm thấy kiểm soát được. Đó là những thứ chúng ta sở hữu, những tài sản chúng ta tích trữ cho riêng mình, câu chuyện chúng ta tự kể về mình là ai, sức mạnh của chúng ta là gì, đâu là tầm quan trọng của chúng ta và những gì có thể. Khi sợ hãi, chúng ta muốn được thoải mái với điều quen thuộc và quen thuộc với điều thoải mái.

Và những điều ấy – các giả định của chúng ta, các tài sản của chúng ta - trở thành một tấm chăn êm ái cuối cùng sẽ làm chúng ta nghẹt thở. Vì chúng cấm chúng ta nối kết với nhau và với Chúa Kitô.

Chúng ta làm cho các thế giới và các tham vọng của mình nhỏ lại vì như thế cảm thấy an toàn hơn, và chúng định nghĩa và hạn chế chúng ta.

Vì vậy, các định chế, quyền hành, địa vị, chức vụ mà chúng ta bám lấy vì sợ - nỗi sợ bản thân cho chính mình, nỗi sợ tập thể cho tương lai Giáo Hội – kết cục đã làm nỗi sợ của chúng ta nên trọn.

Tuy nhiên, chúng ta nên biết rõ sự kiện này: trong thế giới tan vỡ này, có những lý do rất thực để lo sợ. Tiếng gầm của bầy sư tử là có thật. Và thực tại là có quá nhiều đau khổ. Chúng ta đã rên rỉ tập thể khi nghe tin về trận động đất sáng nay. Có quá nhiều điều không chắc chắn. Có những người ở đây biết rõ sự bấp bênh của nguồn cung cấp lương thực, sự bấp bênh của đói nghèo, sự bất an của cuộc sống ở những nơi xung đột và bất ổn và thiên tai. Người trên khắp thế giới đang sống với thực tại sợ hãi hàng ngày. Đối với rất nhiều người, nó thực sự rất có thực.

Làm thế nào Thiên Chúa có thể nói với chúng ta ‘đừng sợ hãi’?

Chúng ta không thích bị nói phải làm gì. Chúng ta nghĩ rằng các mệnh lệnh giới hạn chúng ta.

Tuy nhiên, không phải mệnh lệnh của Thiên Chúa. Các mệnh lệnh của Thiên Chúa giải phóng chúng ta. Chúng giải phóng chúng ta để chúng ta bước vào một thế giới mới mà Người làm chúng ta nhìn thấy và biết đến.

Và vì vậy, chúng ta liên tục được mời gọi bắt đầu cuộc hành trình từ sợ hãi bước tới đức tin. Và khi chúng ta trượt từ đức tin xuống sợ hãi, thì Chúa Kitô đến với chúng ta như Người từng đến với các môn đệ sợ hãi ở phòng trên lầu. Người xuất hiện với chúng ta và nói "đừng sợ". Người đến với chúng ta, Người không kêu gọi chúng ta đi tìm Người. Chúng ta được giải phóng để nhìn ra bên ngoài. Để hình dung một cách mới nhằm nối kết với thế giới xung quanh chúng ta, cũng như giữa chúng ta. Để tưởng tượng thế nào là ý nghĩa của việc được trao vương quốc trong thế giới của Người.

Như Chúa Giêsu đã nói, Nước Thiên Chúa ở gần chúng ta, Nước Thiên Chúa ở trong chúng ta. Như chúng ta đã nghe rất xúc động ngày hôm qua, nó được tìm thấy nơi cậu bé ôm chiếc áo thun dưới chiếc gối có chữ ký của một giám mục, người đã làm cậu bé nhớ rằng cậu có một người cha nơi Thiên Chúa và là người cha vĩnh cửu.

Cách đây vài năm, vào năm 2016, tôi rất ngạc nhiên khi một tờ nhật báo lớn của đất nước này phát hiện và đăng tải sự kiện cho rằng người đàn ông mà tôi nghĩ là bố tôi không phải là bố tôi. Ông bố tôi là một người khác. Tôi được biết đây là điểm duy nhất để cố vấn pháp luật hàng đầu của Giáo hội Anh vào lúc đó được coi là phải ra tay hành động. Tổng thư ký nói với ông ta "Đức Tổng Giám Mục vừa điện thoại cho hay ngài là con hoang, ông ta bèn nói ‘không sao, cách đây vài năm, chúng ta đã thay đổi luật lệ để nói rằng bạn không thể làm giám mục nếu bạn là con hoang. Ít nhất tôi biết chắc chúng ta đã thay đổi luật lệ. Xin lỗi, để tôi kiểm tra!’ Nó đã được thay đổi thật vào năm 1952, nhưng ông ta nói với tôi sau đó rằng, khi chạy xuống hành lang, ông ấy nghĩ ‘nếu chúng ta chưa thay đổi nó thì ngài không phải là giám mục. Và nếu ngài không phải là giám mục thì các linh mục mà ngài đã phong chức không phải là linh mục. Và nếu các ngài không phải là linh mục thì những người mà các ngài kết hôn sẽ không phải là đã kết hôn’”.

Nhưng chính tôi ngạc nhiên khi thấy trong tôi một sự chắc chắn không thể lay chuyển, đó là Thiên Chúa, Đấng đã biết tôi, hiện biết rõ danh tính thực sự của tôi ở tầng sâu nhất, ở tầng sâu hơn nhiều so với xét nghiệm DNA.



Nó được tìm thấy trong một câu chuyện mà tôi sẽ kể cho anh chị em nghe về Đức Hồng Y Văn Thuận, nguyên Tổng Giám mục Sài Gòn, bị biệt giam chín năm và thêm bốn năm tù. Cuối cùng ngài được thả ra, nhưng được giữ ở một khu vực xa nhà của ngài. Một ngày nọ, ngài đi chơi gần khu rừng. Bỗng có ba người từ khu rừng đi ra và gặp ngài, hỏi ngài có phải là mục tử không. Ngài nói phải, và họ yêu cầu ngài đi ba ngày đường để rửa tội cho ngôi làng của họ. Họ là người miền núi. Ngài đã đi, và tìm thấy một ngôi làng đã trở lại với Chúa Kitô bằng cách nghe đài phát thanh của Phái Ngũ Tuần. Nên ngài đã rửa tội cho họ, vài ngàn người, thành các Kitô hữu, chắc chắn là những Kitô hữu Công Giáo, ngài nói thế, với một nụ cười. Nhưng Vương quốc Thiên Chúa phá vỡ các rào cản giáo phái của chúng ta và vượt qua các biên giới cũng như những người bảo vệ biên giới thần học của chúng ta.

Nước Trời được nhìn dưới khía cạnh làm thế nào chúng ta lên đường như một phong trào cách mạng vốn là Giáo Hội của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, vì nó dẫn chúng ta từ việc ghì chặt, đến việc tự do đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, từ khan hiếm tranh giành đến dồi dào, hiếu khách và hào phóng - vì Thiên Chúa làm chúng ta dám tham gia một cách sống hoàn toàn mới, và Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh để thực hiện việc dám này.

Những gì chúng ta đạt được không phải là những gì thế giới nói với chúng ta rằng chúng ta nên ước muốn. Điều thế giới trân qúy không phải là điều Thiên Chúa trân qúy. Thành thử, theo Thiên Chúa có thể không giúp chúng ta giàu có hoặc có quyền. Nhưng nó hướng dẫn chúng ta đến sự giàu có vượt trên kho báu - kho báu trên trời, và một thế giới trông giống như Vương quốc hơn một chút.

Một thế giới trong đó mọi người không đau khổ vì nơi họ sinh ra, nơi tai tiếng đói nghèo và bất bình đẳng lớn lao không hiện hữu, nơi người ta không bị bách hại vì đức tin, phái tính, tính dục. Nơi mà chúng ta không cho phép người giàu nói với anh chị em của chúng ta rằng họ quan trọng nhưng sau đó bị làm ngơ về mặt vật chất.

Vì trong mệnh lệnh này, ‘đừng sợ hãi’, mắt chúng ta được mở ra trước lời hứa của Thiên Chúa. Chúng ta được kêu gọi hoán cải cuộc sống một lần nữa, một sự hoán cải hàng ngày nói với chúng ta nên cầu nguyện với Thiên Chúa: ‘Con trông cậy Chúa. Chúa sẽ nghe những lời cầu nguyện của con, những lời phản đối của con, những lời ngợi khen của con, những lời than thở của con, Chúa sẽ nghe trái tim con than khóc với Chúa trong cơn giận dữ'; nói với chúng ta, bất cứ điều gì xảy ra, tôi vẫn tin tưởng rằng một cách tuyệt vời và bí ẩn nào đó Chúa sẽ nuôi con vĩnh viễn, với một chiếc bánh quế và rượu nho mà con vốn cầu xin cho có. Chính trong bánh thánh, con thấy một Thiên Chúa bị đóng đinh.

Sự hoán cải trên mở rộng thế giới của chúng ta.

Trong những tuần và ngày qua, chúng ta đã gặp gỡ những người từ khắp nơi trên thế giới, từ những bối cảnh và trải nghiệm hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Và trong những cuộc gặp gỡ này, chúng ta đã tìm ra liều thuốc giải độc cho nỗi sợ hãi. Chúng ta thấy trong Tin Mừng Gioan: tình yêu hoàn hảo đánh bay nỗi sợ hãi.

Lời hứa của Thiên Chúa sẽ được ứng nghiệm. Người sẽ lấy sự phong phú từ sự cằn cỗi và sự giàu có từ sự nghèo khó của chúng ta. Đó là lời hứa của Người với chúng ta. Và điều đó giải phóng để chúng ta trở thành người triệt để, mạnh dạn, can đảm, cách mạng ngay hôm nay.

Để có lòng can đảm, để có niềm tin vào Thiên Chúa. Can đảm đủ để thách thức thế gian, thậm chí thách thức cả các Kitô hữu khác, bằng cách yêu thương nhau không ngừng.

Có lòng can đảm của các giám mục và người phối ngẫu ở đây, các giáo sĩ và giáo dân xung quanh Hiệp thông Anh giáo, những người đã làm cho Tin mừng được những người đang sống trong sợ hãi biết đến. Những người đến nhà thờ với số lượng lớn hơn trong tuần lễ sau khi một vụ đánh bom tự sát đã giết chết 160 người trong số họ. Những người bay cùng với Hiệp hội Hàng không Truyền giáo tới vùng hẻo lánh của Papua New Guinea, và sau đó làm việc khắp vùng đồi núi trong một tuần để ban phép thêm sức. Những người phản đối các lạm dụng quyền công dân, chống lại việc gian lận phiếu bầu cử, chống lại việc bắn người da màu không mang vũ khí tại một điểm dừng giao thông thông thường.

Khi chúng ta lớn lên trong tình yêu thương, nỗi sợ hãi của chúng ta thu nhỏ lại và Vương quốc của Thiên Chúa tìm được không gian, tìm được quyền cai trị của nó trong trái tim và trong cuộc sống của chúng ta trong tư cách dân Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô - không phải chỉ là lời chào xuông, mà là – anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, những người đối với nhau và đối với tôi đã trở nên thân thương và dễ mến hơn trong mười ngày qua. Khi qúy anh chị em, cũng như tôi, về nhà : đừng sợ hãi, hãy vững lòng, hãy can đảm lên - vì chính Chúa Cha vui lòng ban vương quốc của Người cho anh chị em!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt: Lễ Thánh Đa Minh
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:32 09/08/2022
Giáo xứ Tân Việt: Lễ Thánh Đa Minh

“ Ôi lạy Thánh Đa Minh Người vì Chúa quên mình. Ngày đêm niệm suy Thánh Kinh… Lời bài ca nhập lễ đã giúp cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Đa Minh, bổn mạng giáo họ Đa Minh, Huynh doàn Đa Minh và Lm chánh xứ Đa Minh.

Thánh lễ diễn ra lúc 17g30 thứ hai 08/08/2022 tại giáo xứ Tân Việt do Lm chánh xứ Đa Minh Vũ Ngọc Thủ chủ tế. Đồng tê với ngài có Lm Đa Minh Vũ Duy Cường ( SJ ) giảng lễ và Lm Giuse Trần Anh Tú.

Xem Hình

Đầu lễ, Lm chủ tế nhắn nhủ: Khi nói vể Thánh Đa Minh người ta hay nói về một vị Thánh nói với Chúa và nói về Chúa. Hôm nay là bổn mang của giáo họ Đa Minh, Huynh đoàn Đa Minh và rất nhiều anh em, chúng ta cùng chúc mừng.

Chia sẻ Tin mừng Lm Đa Minh nói: Mừng kính Thánh Đa Minh hôm nay, nhìn vào đời sống, nhìn vào các nhân đức tốt đẹp của Ngài để chúng ta áp dụng vào đời sống của chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta là những KiTô hữu nhưng có khi chỉ là hình thức bề ngoài khi chúng ta chưa thực sự sống Tin mừng Ki Tô giáo, chúng ta chưa sống đức ái, chưa sống khiêm tốn mà chính Thánh Đa Minh đã nhắc nhở chúng ta hãy noi gương Đức Giêsu khiêm nhường và khó nghèo.

Ngài kết luận: Nếu chúng ta cầu nguyện với kinh Mân Côi đúng nghĩa chắc chắn chính chúng ta sẽ được hoán cải, chính gia đình chúng ta sẽ được biến đổi và khi đó giáo xứ chúng ta sẽ được biến đổi.

Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Lm chủ tế cám ơn cộng đoàn đã cầu nguyện, chúc mừng bổn mạng của ngài.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30 trong niềm vui chung của toàn giáo xứ.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ bổn mạng giáo họ Đaminh ngày 8-8-2022
Văn Minh
08:49 09/08/2022
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ bổn mạng giáo họ Đaminh ngày 8-8-2022

“Cả cuộc đời của Thánh Đaminh là đi rao giảng Tin Mừng không biết mệt mỏi, và có một tấm lòng bác ái chân thành”

Trên đây là lời chia sẻ của linh mục (Lm) Gioakim Lê Hậu Hán trong Thánh lễ mừng kính Thánh Đaminh – bổn mạng của giáo họ Đaminh giáo xứ Vĩnh Hòa – diễn ra lúc 17g30 thứ Hai ngày 8-8-2022.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, lúc 17g, đại diện quý chức trong Ban Chấp hành (BCH) giáo họ cùng bà con giáo dân trong giáo họ Đaminh đã có mặt tại nhà ông bà Song: số 86/31 đường Ông Ích Khiêm, để cùng nhau nguyện kinh, cầu nguyện. Sau đó, vị đại diện BCH đọc tiểu sử Thánh Đaminh và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về nhân đức của thánh nhân, giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn được sốt sắng.

Sau giờ nguyện kinh, lúc 17g15, Lm Gioakim cùng mọi người đã long trọng cung nghinh tượng Thánh Đaminh từ nhà ông bà Song tiến vào ngôi thánh đường hiệp dâng thánh lễ.

Thánh lễ do Lm Gioakim Lê Hậu Hán, nguyên chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa - chủ tế. Đồng tế cùng ngài có Lm Giuse Phạm Duy Thạch SVD, Dòng Ngôi Lời, cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa tham dự.

Trong phần giảng lễ, Lm Giuse Phạm Duy Thạch chia sẻ: Thánh Đaminh là một vị Thánh nổi tiếng, vì ngài là đấng sáng lập ra Dòng giảng thuyết Đaminh hiện diện trên toàn thế giới. Ngay tại Việt nam, chúng ta có Nhà thờ Đaminh Ba Chuông, do các anh em linh mục Dòng Đaminh (OP) đang coi sóc. Quả thật, Thánh Đaminh là một vị thánh được Thiên Chúa ban cho ơn đặc biệt. Chuyện kể rằng, trước khi sinh, mẹ của Thánh Đaminh mơ thấy từ lòng mình có một con chó nhảy ra trên miệng ngậm bó đuốc cháy sáng chạy đi khắp thế giới. Giấc mộng đó chứng tỏ bà ước mong con trai của mình trở thành nhà thuyết giáo.

Thánh Đaminh quả thật là tấm gương sáng ngời, cuộc đời của ngài thật đẹp, nổi bật với các nhân đức chói sáng, lòng yêu thương bác ái khắc họa lại hình ảnh của Đức Kitô giữa cuộc đời. Qua đây, ước mong mỗi người chúng ta hãy cùng nhau học hỏi các nhân đức của Thánh Đaminh, ra đi rao giảng Tin Mừng của Chúa đến cho muôn người, đặc biệt là những người còn chưa biết Chúa, hầu mai này cùng nhau được hưởng vinh quang trên quê hương Nước Trời.

Thánh lễ nối tiếp với lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, thay mặt giáo họ Đaminh, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hòa ngỏ lời cảm ơn các Lm, cùng mọi thành phần dân Chúa đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo họ Đaminh hôm nay được tốt đẹp.

Đáp từ, Lm Gioakim thay mặt cộng đoàn có lời cảm ơn và chúc mừng giáo họ Đaminh, cùng quý ông nhận Thánh Đaminh làm quan thầy, được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, lòng hăng say phục vụ và chu toàn mọi sứ vụ của mình.

Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ các Lm ra đi làm chứng cho Tin Mừng giữa dòng đời hôm nay.

Được biết hiện nay, giáo họ Đaminh có 229 hộ gia đình Công Giáo, với 1140 nhân danh. Trong đó có Lm Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Bình, Lm Martinô Nguyễn Đức Trọng, Lm Giuse Nguyễn Mạnh Tùng và Lm Đaminh Lê Công Nguyên đang phục vụ cho Giáo hội trên cánh đồng truyền giáo.
 
Văn Hóa
Thận trọng để tránh kết án oan sai
Lm. Đan Vinh
04:28 09/08/2022

BÀI 31

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - THẬN TRỌNG ĐỂ TRÁNH KẾT ÁN OAN SAI

1. LỜI CHÚA : Chúa phán : “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta. Vì Luật Mô-sê và lời các Ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).

2. CÂU CHUYỆN : CHĂM SÓC TỐT CHO CON CHÚNG TA.



Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng đang rất vất vả dìu nhau đến chỗ có thuyền cứu hộ. Bấy giờ trên thuyền cứu hộ chỉ còn lại duy nhất một chỗ. Người chồng đã vội leo xuống thuyền cứu hộ, bỏ lại vợ trên boong tàu. Bấy giờ người vợ đứng trên con tàu sắp chìm, hét to lên với chồng một câu…
Kể đến đây, thầy giáo hỏi : "Các em đoán xem, bà vợ đã hét lên câu gì?".
Tất cả học sinh đều rất phẫn nộ với hành động ích kỷ của người chồng đã không nhường chỗ duy nhất trên thuyền cứu hộ cho vợ. Mọi người đều đồng ý với câu : "Anh là kẻ khốn nạn ! Em hận anh. Em đã nhìn nhầm người rồi !".
Lúc này thầy giáo chú ý đến một học sinh vẫn giữ im lặng, liền hỏi ý kiến của em. Bấy giờ em học sinh nói : "Thầy ơi, em nghĩ người vợ đã nói : Hãy chăm sóc tốt cho con của chúng ta anh nhé !".
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi : "Em đã nghe qua câu chuyện này rồi ư?".
Học sinh lắc đầu : "Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy". Thầy giáo xúc động : "Em đã trả lời rất đúng !"
Người đàn ông sạu khi được cứu sống đã trở về nhà, một mình nuôi dạy con gái khôn lớn. Nhiều năm sau, ông ta đã mắc bệnh và qua đời. Người con gái khi sắp xếp kỷ vật của cha đã phát hiện ra quyển nhật ký của ông. Hóa ra, do mẹ mắc bệnh ung thư thời kỳ cuối và đã bị bệnh viện từ chối. Bác sĩ cho biết chị chỉ còn sống được ba tháng. Người chồng đã nhờ người thân trông coi con nhỏ ở nhà để đưa vợ đi du lịch lần cuối trước khi chết. Do đó khi con tàu gặp nạn, trong giây phút quyết định, người chồng đã giành cơ hội sống duy nhất. Trong nhật ký bố viết : "Khi ấy anh ước gì anh và em đều cùng nhau chìm xuống đáy biển. Nhưng anh không thể làm như vậy vì con gái chúng ta. Anh đành phải để mình em chết thôi. Cho anh xin lỗi em nhé !".

3. SUY NIỆM :

Sau khi kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im lặng. Các học sinh đều đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này : Thiện và ác trên thế gian, có lúc cũng rối bời, khó lòng phân biệt được đúng sai. Do đó chúng ta không nên hồ đồ khi vội đánh giá người khác và kết án khi chưa biết rõ nguyên nhân hành động của họ.

4. SINH HOẠT :

Hãy cho biết tại sao chúng ta không nên kết án người chồng đã giành chỗ duy nhất trên thuyền cứu hộ khi tàu gặp nạn sắp chìm?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con tránh thói hồ đồ khi vội kết án người khác. Mỗi khi gặp hoàn cảnh nan giải không biết xử trí ra sao, xin cho chúng con bình tĩnh tìm hiểu sự việc chính xác trước khi quyết định phải làm gì, để luôn giữ được sự công bình và bác ái khi ứng xử với tha nhân.- AMEN.
 
Lắng nghe và mau đáp ứng nhu cầu
Lm. Đan Vinh
04:32 09/08/2022

BÀI 32

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - LẮNG NGHE VÀ MAU ĐÁP ỨNG NHU CẦU


1. LỜI CHÚA :

Thánh Gia-cô-bê khuyên các tín hữu : ”Mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói và khoan giận” (Gc 1,19).

2. CÂU CHUYỆN : BÀI HỌC TỪ MỘT VIÊN ĐÁ.

Một doanh nhân trạc tuổi trung niên ngồi lái chiếc xe Jagua chạy khá nhanh trên con đường vắng người giữa trưa hè oi bức. Từ đàng xa, ông thấy một đứa trẻ đang thập thò giữa mấy chiếc xe hơi đậu ven đường. Ông liền giảm tốc độ vì nghĩ chắc có điều chi bất thường. Khi xe chạy ngang chỗ đứa trẻ thì ông lại không nhìn thấy ai cả. Nhưng rồi đột nhiên ông nghe một tiếng “cạch” ngay bên cạnh, như có một viên đá ném trúng vào cửa hông chiếc xe mới tinh của ông. Ông liền đạp cần thắng gấp, rồi lập tức vòng xe quay lại chỗ viên đá vừa được ném ra. Quả nhiên có một đứa trẻ khoảng 6-7 tuổi đang đứng núp cạnh mấy chiếc xe hơi đậu bên đường. Nhảy bổ ra khỏi xe, ông chạy lại nắm chặt lấy cổ đứa trẻ, đè dí đầu nó vào thân chiếc xe bên cạnh và hét to : ”Mày làm cái trò gì vậy hở thằng khốn?”. Cơn giận bốc lên trong đầu, ông gằn giọng nói với chú nhóc : ”Mày có biết là mày vừa làm một việc rất nghiêm trọng hay không? Rồi mày sẽ phải trả giá đắt vì viên đá của mày vừa ném ra đó !” Bấy giờ cậu bé kia liền khóc lóc năn nỉ : ”Xin lỗi ông. Cháu rất tiếc đã làm việc này, vì cháu không còn cách nào tốt hơn… Thưa ông. Cháu buộc phải ném viên đá vào xe của ông để buộc ông dừng lại, vì cháu đã vẫy tay ra hiệu cho rất nhiều xe chạy trên đường suốt cả nửa tiếng đồng hồ rồi mà không xe nào chịu dừng lại giúp cháu….”. Rồi với hai dòng nước mắt lăn dài trên má, cậu bé chỉ tay về phía ven đường nói tiếp : ”Thưa ông. Đứa bé gái bị té đang nằm bên chiếc xe lăn kia chính là em gái cháu. Cháu đang lăn chiếc xe chở em về nhà thì xe gặp chỗ dốc bị trượt khiến em cháu té ngã xuống con mương cạnh đường. Cháu đã cố gắng hết sức mà không sao nâng em cháu và chiếc xe lăn ra khỏi con mương được”. Vửa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ : ”Thưa ông, xin làm ơn giúp cháu đưa chiếc xe lăn ra khỏi mương và đặt em gái cháu vào trong xe lăn. Nó đang bị đau và quả thật nó lại quá nặng đối với cháu !”.
Tiến lại bên bé gái bị ngã, người đàn ông đã cố nuốt trôi một thứ gì đó chẹn ngang cổ họng. Ông ta kéo chiếc xe lăn lên khỏi mương và bồng đứa bé ngồi vào trong xe lăn. Rồi ông rút chiếc khăn trong túi ra phủi sạch các vết dơ trên quần áo. Sau đó ông nghe thấy tiếng thằng bé nói : ”Cháu rất cám ơn ông đã tận tình giúp đỡ cháu. Xin Chúa trả công bội hậu cho ông”. Ông doanh nhân thoáng nhìn thấy ánh mắt biết ơn trên khuôn mặt còn ngấn lệ của thằng bé, trước khi nó quay đi tiếp tục đẩy xe đưa em gái về phía những ngôi nhà tôn lụp xụp gần đó. Người đàn ông đứng nhìn theo hai đứa bé mỗi lúc một xa dần. Sau cùng ông bước chậm chạp về phía xe hơi của mình. Ông có cảm giác như đó là một đoạn đường khá dài…

3. SUY NIỆM :

Về sau, dù đã nhiều lần mang chiếc xe hơi sơn sửa lại, nhưng ông luôn bảo thợ chừa lại vết lõm mà viên đá của cậu bé kia đã để lại trên thành xe. Ông muốn giữ vết lõm ấy như một chứng tích nhắc nhở mình rằng : ”Khi bị ai đó ném một viên đá hay một lời đả kích, tức là họ đang bị tuyệt vọng và đang rất cần một sự cảm thông giúp đỡ kịp thời”. (Theo Quick inspirations).

4. SINH HOẠT :

Khi nghe tiếng ai đó kêu cứu, chúng ta sẽ mau mắn trợ giúp hay chờ một viên đá ném về phía mình, như sự kiện xảy ra trong câu chuyện trên?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết lắng nghe những tiếng kêu cứu của bao người đang bị đau khổ mà không được cảm thông giúp đỡ. Xin cho chúng con biết dừng lại để tìm hiểu sự việc và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ với hết khả năng và thiện chí của chúng con.- AMEN.


 
Ích lợi của sự lắng nghe
Lm. Đan Vinh
04:36 09/08/2022

BÀI 33

VĂN HOÁ ỨNG XỬ – ÍCH LỢI CỦA SỰ LẮNG NGHE

1. LỜI CHÚA : Thánh Gia-cô-bê dạy : “Mau nghe, chậm nói và khoan giận” (Gc 1,19)

2. CÂU CHUYỆN : NGƯỜI TA CHỈ NGHE ĐƯỢC NHỮNG GÌ HỌ MUỐN.

Một người da đỏ cùng đi với một người da trắng trên đường. Người da đỏ bỗng vỗ vai người da trắng hỏi :
- Anh có nghe thấy gì không?
Người da trắng hết sức lắng tai nghe, rồi đáp :
- Tôi chẳng nghe thấy gì cả.
- Có mà, tôi nghe tiếng một con dế gáy.
- Làm gì có con dế nào giữa đường phố nhộn nhịp thế này? Mà cho dù có đi nữa thì làm sao anh nghe được tiếng gáy của nó giữa bao tiếng ồn ào của xe cộ và người qua kẻ lại?
Người da đỏ không thèm trả lời và đi đến một bức tường bên vệ đường. Bức tường đã cũ và có nhiều cây dây leo trên tường. Anh vạch đám dây leo sang một bên thì thấy một lỗ trống, trong đó có một con dế đang gáy.
Người da trắng tỏ vẻ thán phục :
- Dân da đỏ các anh có lỗ tai thính hơn bọn da trắng chúng tôi nhiều.
- Không phải thế đâu. Để tôi thử cái này cho anh xem.
Người da đỏ lấy trong túi ra một đồng tiền kẽm, thảy xuống mặt đường. Tiếng đồng tiền lăn leng keng khiến mọi người đi đường đều ngoái đầu nhìn lại. Bấy giờ người da đỏ liền giải thích :
- Tiếng của đồng tiền kẽm nhỏ hơn tiếng dế kêu rất nhiều. Thế mà bọn người da trắng các anh đều nghe được. Còn tiếng con dế lớn hơn nhưng chỉ có tôi nghe được. vấn đề không phải ai thính tai hơn ai, mà là chúng ta chỉ nghe được tiếng kêu của những thứ mà chúng ta đang quan tâm (Willi Hoffsemmer).

3. SUY NIỆM :

Tục ngữ có câu : "Lời nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương". Vậy lắng nghe là gì? Lắng nghe mang lại ích lợi gì? Ta phải lắng nghe thế nào để gây được thiện cảm với mọi người?

1) THẾ NÀO LÀ LẮNG NGHE?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta thử phân biệt hai lọai nghe là : nghe thấy và lắng nghe như sau :
- Nghe thấy : Bạn hãy nhắm mắt lại và giữ im lặng trong một phút rồi cho biết bạn vừa nghe thấy những âm thanh gì? Đó là quá trình của sự nghe thấy.
- Lắng nghe : Bây giờ bạn hãy nhắm mắt lại và cố nghe xem hai người ngồi gần bạn đang nói gì với nhau? Đó là quá trình của sự lắng nghe.
Như vậy nghe thấy là một khả năng tự nhiên của thính giác con người : Các làn sóng âm thanh chuyển qua không khí đập vào màng nhĩ của ta và thần kinh sẽ lập tức chuyển các tần số rung động lên não để não bộ xử lý thông tin. Khi bạn ngủ thì quá trình nghe này cũng vẫn tiếp tục xảy ra. Điều quan trọng là não của bạn sẽ xử lý âm thanh ấy thế nào khi nhận được thông tin mà thôi.
Lắng nghe là một quá trình tiếp theo sau nghe thấy. Nó biến đổi âm thanh tiếp thu được kia trở thành ngữ nghĩa. Đây là công việc đòi sự tập trung tinh thần và chú ý rất cao và là phẩm chất cao quý của con người.
Lắng nghe đòi phải tập luyện lâu dài như có người đã nói : “Ba tuổi đủ để con người học nói, nhưng cả cuộc đời cũng không đủ để học biết lắng nghe !”. Thực vậy : Có miệng không có nghĩa là đã biết nói; Có mắt không có nghĩa là đã biết đọc; Có tay không có nghĩa là đã biết viết. Vậy có tai đâu phải là ta đã biết lắng nghe?
Từ bé ta được cha mẹ thầy cô dạy học nói, học đọc, học viết rất nhiều. Nhưng lắng nghe thì ta mới chỉ được dạy vài câu như : "Con phải biết vâng lời bố mẹ !", "Con có nghe không thì bảo?" Còn làm thế nào để nghe hiệu quả thì chưa thấy ai dạy cả.
Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng, là nhằm dạy chúng ta nghe nhiều hơn nói, nói ít và nghe nhiều. Nhưng trong thực tế có nhiều người lại chỉ biết dùng tai để đeo khuyên vàng làm đẹp, hay để có chỗ cho người khác nhéo tai ! Mà bỏ qua việc chính yếu của đôi tai là lắng nghe lời người khác trong giao tiếp. Vậy lắng nghe sẽ đem lại những ích lợi nào?

2) ÍCH LỢI CỦA SỰ LẮNG NGHE :

a) "Nói là gieo, nghe là gặt" : Khi biết lắng nghe tốt thì công việc của chúng ta sẽ dễ dàng thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình của chúng ta sẽ vui vẻ hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ giải quyết được các xung đột mâu thuẫn cách dễ dàng hơn. Lắng nghe tốt còn giúp chúng ta tiếp thu được nhiều thông tin hữu ích để từ đó xử lý và tìm ra phương pháp đúng đắn để đạt mục đích. Như vậy lắng nghe là điều kiện quan trọng bậc nhất dẫn đến thành công trong mọi công việc ở đời.
b) Khi tiếp xúc với tha nhân điều cần nhất là phải lắng nghe : Khi ấy người tiếp xúc với bạn sẽ cảm thấy bạn có sức cuốn hút. Họ sẽ thoải mái khi nói chuyện và sẽ muốn tiếp tục gặp gỡ bạn sau đó.
c) Khi lắng nghe ta sẽ có thể nắm bắt được tâm lý của người nói, thúc đẩy giao lưu tình cảm và sự hiểu biết lẫn nhau. Nhờ đó sẽ đi đến chỗ cảm thông và dễ dàng hợp tác làm việc chung.

3) PHẢI LẮNG NGHE THẾ NÀO?

a) Một là phải thực lòng muốn nghe : Nếu không muốn nghe thì mọi kỹ năng đều trở nên vô ích, như người ta thường nói : “Người không muốn nghe là người điếc hơn cả người mắc bệnh điếc”. Tệ hơn nữa là nếu nghe nhằm mục đích phản bác lại người nói, như các biệt phái đã làm khi nghe Đức Giê-su giảng, nên họ đã không thể nhận được ơn cứu độ do Người mang đến (x Mc 12,13).
b) Hai là tránh ngắt lời người đang nói.
c) Ba là không nên nói leo hay nói thêm vào khi người khác đang nói.
d) Bốn là thay vì nhìn lơ đãng hoặc thì thầm nói chuyện riêng thì hãy chú tâm vào điều họ nói kèm theo các cử chỉ phù hợp như : Gật đầu, nét mặt vui vẻ kèm theo nụ cười.
e) Năm là ngoài thái độ im lặng nghe, ta có thể khích lệ người nói bằng các tiếng kêu như : "Tuyệt ! Đúng ! Hay quá ! Trời ơi !..."; Hoặc tỏ sự nhất trí như : "Dạ ! Vâng ! Vậy hả? Thế ư? Gì cơ? Thật không? Sao nữa?...".
d) Sáu là nói ít nghe nhiều : Hãy tạo cơ hội cho người nói bộc lộ tâm tư tình cảm và những ưu tư của họ, rồi lắng nghe. Chỉ nên nói khi họ yêu cầu.
Tóm lại : Lắng nghe là một cách gây thiện cảm hữu hiệu và là điều kiện để thành công trong giao tế xã hội.

4. SINH HOẠT :

Gặp trường hợp trong buổi họp nhóm mà một người nói quá dài và lạc đề, Trưởng nhóm nên làm gì để chấn chỉnh mà không bị bất lịch sự và không làm người đang nói phải xấu hổ?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa. Xin cho chúng con biết lắng nghe người khác mỗi khi tiếp xúc, nhờ đó chúng con sẽ gây được thiện cảm của họ, là điều kiện để thành công trong mọi công việc.- AMEN.




 
Một sự nhịn bằng chín sự lành
Lm. Đan Vinh
04:43 09/08/2022

BÀI ĐỌC THÊM

GƯƠNG NHẪN NẠI LẮNG NGHE CỦA QUAN HUYỆN VƯƠNG HÃN

Vào đời nhà Tống (năm 960-1279 SCN) có một ông quan tên VƯƠNG HÃN. Khi còn là Tri huyện Tân Châu, một phụ nữ bị điên đã đến đánh trống kêu oan. Trước đây, do trình bày thiếu rõ ràng, bà đã nhiều lần bị các quan huyện la mắng và đuổi khỏi công đường khiến bà tức giận trở thành điên khùng. Nhưng lần này, quan Vương Hãn đã sẵn sàng nghe trình bày sự việc. Ông nhẫn nại lắng nghe và tra hỏi để biết thêm nhiều tình tiết. Câu chuyện oan ức của bà đã được sáng tỏ như sau :
Trước đây bà đã kết hôn trở thành vợ của một ông bá hộ giàu có, nhưng do nhiều năm không sinh con nối dõi. Ông bá hộ đã lấy thêm vợ lẽ và người này lại sinh cho ông một đứa con trai. Sau khi người chồng bị bệnh chết, bà vợ lẽ dựa vào con đã tìm cách chiếm đoạt toàn bộ gia sản của chồng và đuổi vợ cả ra khỏi nhà. Bà vợ cả đã nhiều lần đến đánh trống kêu oan nơi công đường, nhưng không được giải quyết. Do quá thất vọng và đau khổ nên bà đã dần trở thành một kẻ khùng điên.
Khi Vương Hãn đến nhậm chức tri huyện và có thái độ khác hẳn các quan trước đó. Ông làm việc có trách nhiệm. Khi bà đến đánh trống kêu oan, ông đã kiên nhẫn lắng nghe và đã giải quyết ổn thoả : Ông truyền chia đôi tài sản của chồng để lại và cho bà được hưởng phân nửa. Nhờ được xét xử công minh, bà vợ cả đã bình phục rất nhanh khiến mọi người đều bỡ ngỡ. Sau đó câu chuyện đến tai triều đình, Hoàng thượng đã khen ngợi quan Vương Hãn và còn ban thưởng cho ông 300 súc vải lụa.

BÀI HỌC RÚT RA : SỰ CẦN THIẾT CỦA SỰ NHẪN NẠI LẮNG NGHE :

Một người bị oan ức bất công lâu ngày đã trở thành khùng điên. Nhưng khi được giải quyết công minh, đã sớm hồi phục. Chính nhờ quan Vương Hãn kiên nhẫn lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo trước khi phán quyết lấy lại công bằng cho người bị hại.



BÀI 34

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - MỘT SỰ NHỊN BẰNG CHÍN SỰ LÀNH

1. LỜI CHÚA : Thánh Phao-lô khuyên dạy : “Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Cl 3,12-13).

2. CÂU CHUYỆN : GƯƠNG NHẪN NHỊN CHỊU ĐỰNG THA NHÂN.


Một hôm, có một gã khùng kia nghe Đức Phật dạy rằng : “Đừng lấy oán báo oán”. hắn liền tìm đến xin gặp Đức Phật để thử xem Phật có sống được điều Ngài giảng không. Hắn bắt đầu tuôn ra đủ mọi lời mang tính phỉ báng, và gọi Ngài là tên đần độn. Trong khi hắn liên tục xổ ra đủ thứ lời lăng mạ, thì Đức Phật vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Chờ cho đến khi hắn mỏi miệng không nói thêm lời nào nữa, Phật mới lên tiếng :
- Này con, nếu có một người nào đó không chịu nhận món quà mà kẻ khác biếu cho, thì món quà ấy sẽ đi về đâu?
Gã khùng cay cú đáp :
- Thằng điên nào mà chả biết, dĩ nhiên là món quà ấy sẽ trở về với người cho.
Đức Phật liền nói :
- Hỡi con, con vừa tặng cho ta rất nhiều lời thóa mạ, nhưng ta chẳng nhận đâu nhé !
Gã khùng liền câm miệng không thốt ra được lời nào nữa. Đoạn Đức Phật nói tiếp :
- Kẻ nào lăng mạ một người thánh thiện, thì cũng giống như hắn ta khạc nhổ lên trời. Những thứ hắn khạc ra không làm nhơ bẩn bầu trời, trái lại sẽ rơi xuống làm nhơ bẩn mặt của chính hắn. Cũng thế, kẻ nào thóa mạ một người nhân đức, thì khác nào tung bụi ngược chiều gió, bụi sẽ bay lại làm mù mắt hắn thôi.

3. SUY NIỆM :

1) Nhẫn nhịn là gì?
Là khi sự việc xảy đến trái ý mà ta vẫn làm chủ được tinh nóng của mình. Nhẫn nhịn là lùi một bước để có thể tiến tới ba bước, vì không phải lúc nào chúng ta cũng nên tranh cãi hơn thua với kẻ khác. Đừng vội bực tức mà hãy bình tĩnh lắng nghe, quan sát sự thể và suy nghĩ trước khi quyết định nên ứng xử thế nào cho xứng hợp.

2) Lợi ích của sự nhẫn nhịn
Nhưng nhiều người lại cho rằng “nhịn” là “nhục”, là tỏ ra ngu dốt, hèn nhát và làm cớ cho kẻ xấu tiếp tục lấn lướt bắt nạt. Nhưng thực tế có phải như vậy không? Nên nhớ câu người xưa dạy : “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng. Lùi một bước biển rộng trời cao”.

3) Tập sống đức tính nhẫn nhịn thế nào?
- Nhẫn nhịn tiêu cực : Khi gặp những vấn đề lớn nhỏ khiến bạn sắp phá vỡ ranh giới giữa sự phản kháng và sự chịu “nhịn”. Lúc này, chúng ta cần im lặng và dành một ít phút để hít thở thật sâu. Hoặc tạm thời bỏ qua và làm một việc khác để thư giãn tinh thần. Chẳng hạn : Nghe một bản nhạc, xem một video thú vị nào đó để quên đi chuyện vừa qua.
- Nhẫn nhịn tích cực : “Hãy làm giống như cách phản ứng của cây dừa : người ta ném đá vào nó mà nó lại cho qủa dừa rụng xuống cho họ uống”. Như thế nguyên việc không đáp lại sự xúc phạm của kẻ khác thì chưa đủ. Hãy làm điều tốt cho kẻ đã làm điều xấu cho ta.

4. SINH HOẠT :
Tông đồ Phê-rô dạy các tín hữu : “Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1 Pr 3,8-9). Vậy bạn nên phản ứng thế nào khi nghe có người nào đó nói xấu nhằm làm mất danh dự của bạn?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa. Xin giúp chúng con học nơi Chúa sự nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân. Cho chúng con năng hát bài Kinh Hoà Bình để xin ơn húa biến đổi chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa bằng hành động : “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”.- AMEN.








 
Tránh tranh cãi vô ích
Lm. Đan Vinh
04:51 09/08/2022

BÀI 35

VĂN HOÁ ỨNG XỬ –TRÁNH TRANH CÃI VÔ ÍCH

1. LỜI CHÚA : Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu nhẫn nhịn tha nhân như sau :
“Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại. Hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau” (Ep 4,2).

2. CÂU CHUYỆN : SỰ NHẪN NHỊN CỦA SƯ TỬ CHA.


Sư tử cha trông thấy một con chó điên đến gần liền tránh mặt. Sư tử con thấy vậy đã lên tiếng trách :
- Con thấy cha dám sống chết đánh nhau với hổ dữ, nhiều lần cùng loài báo to lớn so tài. Sao hôm nay cha lại khiếp nhược sợ hãi một con chó điên nhỏ bé như vậy? Thật mất mặt quá !
Sư tử cha hỏi con :
- Con thấy thắng một con chó điên có vinh quang không? Sư tử con lắc đầu.
- Nếu chẳng may con lại bị nó cắn một miếng thì chẳng phải là xui xẻo lắm sao?”. Một lần nữa sư tử con lại gật đầu đồng ý.
- Như vậy, chúng ta cần chi phải gây sự đánh nhau với con chó điên ấy phải không con?

3. SUY NIỆM :

- Trong cuộc sống có nhiều hạng người. Đối với những người thiện chí muốn nghe thì bạn không cần nói dài dòng. Ngược lại, đối với những người cố chấp hay đang tìm cách công kích bạn, thì cho dù bạn có giải thích đến đâu cũng phí công vô ích.
- Khi KHỔNG TỬ đang đi chu du liệt quốc, ngày nọ gặp hai người thợ săn ở bìa rừng đang tranh cãi nhau quyết liệt. Khi tìm hiểu, Khổng Tử mới biết họ đang cãi nhau về số học đơn giản : Người thợ săn lùn nói 8 lần 3 là 24, đang khi người thợ săn cao nói 8 lần 3 là 23. Hai bên đều cho mình là đúng. Cuối cùng họ quyết định tìm một vị thánh hiền phân giải, và kẻ nào thắng sẽ được hưởng các thú săn được hôm ấy.
- Nghe biết Khổng Tử là một thánh hiền trong thiên hạ, nên cả hai đến nhờ phán quyết. Khổng tử phán người thợ săn cao đúng và người thợ săn lùn sai. Người thua phải trao các con thú săn được hôm ấy cho người thắng. Sau khi chiến thắng, người thợ săn cao vui mừng bỏ đi, đang khi người thợ săn lùn không phục nên đã ở lại gặp riêng Khổng Tử. Anh ta nói với vẻ đầy tức giận : “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết rõ như vậy. Ông là bậc thánh hiền trong thiên hạ. Vậy mà ông lại bảo là 23 nghĩa là sao? Phải chăng danh hiệu thánh hiền của ông chỉ là hư danh !”
Bấy giờ Khổng Tử liền cười đáp : “Anh nói không sai : 3 lần 8 là 24, và đây là chân lý mà một đứa trẻ con cũng biết. Nhưng nếu anh đã biết đó là chân lý thì tại sao lại phải tranh cãi với một kẻ ngốc?” Nghe vậy, người thợ săn lùn như bừng tỉnh. Bấy giờ Khổng Tử liền nhẹ nhàng vỗ vai anh ta và nói : “Người thợ săn kia tuy nhận được vài con thú săn, nhưng anh ta vẫn là một kẻ ngốc. Còn anh tuy thua, nhưng lại nhận được bài học sâu sắc cho cuộc sống phải không?”.
Nghe vậy, người thợ săn lùn lại gật đầu lia lịa tỏ ý bái phục lời dạy của Khổng Tử.
- Trong cuộc sống, chân lý tuy cần phải giữ vững, nhưng không phải lúc nào cũng nên mang ra tranh luận. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần lúc nào cũng phải tranh cãi hơn thua. Tốt hơn là hãy im lặng lùi lại một bước và dùng cái tâm an hoà để đối xứ với người kia. Chắc chắn sớm muộn họ cũng sẽ nhận ra chân lý. Kẻ tiểu nhân nhầm tưởng rằng : Cứ nói nhiều là sẽ khẳng định chân lý thuộc về mình. Đang khi thực ra chân lý vốn là đạo cao siêu của vũ trụ vượt trên con người, nên mọi người đều nhận biết mà không cần tranh cãi.

TÓM LẠI : Trong cuộc sống, nếu thấy người nào đó không đáng làm đối thủ của bạn, thì bạn đừng mất thòi gian tranh cãi hơn thua làm chi. Bạn chỉ cần mỉm cười và im lặng rời xa họ là đủ. Đừng để họ có cơ hội làm hại danh dự và uy tín của bạn như nhà văn Mark Twain người Mỹ từng nói : “Đừng bao giờ tranh cãi với những kẻ ngu ngốc. Họ sẽ kéo bạn xuống cùng đẳng cấp với họ, và sẽ đánh bại bạn bằng kinh nghiệm láu cá của họ”.

4. SINH HOẠT :

Khi gặp kẻ ngu dốt cố chấp, thay vì tranh cãi mất thời giờ, bạn nên làm gì để giữ được an bình và giúp người kia tự tìm ra chân lý?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Con thường không giữ được bình tĩnh khi thấy ai đó nói những điều không đúng. Con muốn chứng tỏ cho mọi người biết con hoàn toàn có lý và người kia hoàn toàn sai. Nhưng thực ra, dù con có chiến thắng cũng chẳng vẻ vang gì, và về mặt giao tế con lại tỏ ra thiếu khôn ngoan khi có thêm kẻ thù mới. Xin cho con biết tránh làm mất thể diện của kẻ khác, nhờ đó con xứng đáng nên môn đệ đích thực của Chúa.- AMEN.


Nhà văn Mark Twain:“Đừng bao giờ tranh cãi với với những kẻ ngu ngốc. Họ sẽ kéo bạn xuống cùng đẳng cấp với họ, và sẽ đánh bại bạn bằng kinh nghiệm láu cá của họ”.

 
Khôn ngoan nói ít nghe nhiều
Lm. Đan Vinh
04:54 09/08/2022

BÀI 36

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - KHÔN NGOAN NÓI ÍT NGHE NHIỀU

1. LỜI CHÚA :

Thánh Phao-lô dạy về sự khôn ngoan thật như sau : “Nếu trong anh em có ai tự cho mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ để được khôn ngoan thật. Vì sự khôn ngoan của đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như có lời chép rằng : Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng. Lại có lời chép rằng : Tư tưởng kẻ khôn ngoan, Chúa đều biết rõ : thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài.” ( 1 Cr 3,18-20).

2. CÂU CHUYỆN : LỜI KHUYÊN CỦA LÃO TỬ.

KHỔNG TỬ người nước Lỗ vào kinh đô của nhà Châu thăm Lão Tử...
Lúc từ giã ra về, Lão Tử đã nói với Khổng Tử như sau :
- Phàm kẻ sĩ đời nay, những người thông minh sâu sắc, mà hay xét nét người khác, có khi phải bị thiệt mạng, vì thói hay chê bai, ưa nghị luận về cái tâm của người ta; những kẻ hay biện bác xa xôi thường hay phải chịu đau khổ, là do thói hay bươi móc cái xấu cái dở của người ta ra.
Khổng Tử cúi đầu thưa : "Vâng. Tôi xin nghe lời dạy bảo của tiên sinh".
Lão Tử nói tiếp :
- Tôi nghe rằng : Nhà buôn giỏi, sở hữu nhiều của quý thì phải làm như người nghèo không có của gì. Người quân tử thanh đức, cần làm như người ngu muội không hiểu biết gì mới có thể tồn tại lâu dài.

3. SUY NIỆM :

Quả vậy. Đây là một bài học về cách xử thế rất thâm sâu : Có của quý mà khoe ra là gián tiếp mời cái hại mau đến với mình. Có tài mà khoe ra là đã rước họa vào thân... Của quý, tài giỏi hay sắc đẹp... đều là những điều mà ai cũng muốn có. Muốn mà không được thì sinh ra ganh tị. Ganh tị thì tìm cách làm hại kẻ sở hữu để thoả lòng đố kỵ... Đó là lẽ thường tình ở đời vậy.

4. SINH HOẠT :

Bạn đánh giá thế nào về lời nói của Lão Tử nói trên? Trong cuộc sống bạn có nên khoe của cải, tài năng và sự khôn ngoan trước mặt người khác không? Tại sao?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết khiêm tốn khi giao tiếp xã hội. Cho chúng con tránh “nổ” khi huênh hoang về thành tích của mình để tìm tiếng khen và thoả mãn tính tự cao muốn tỏ ra mình trổi vượt kẻ khác. Xin cho chúng con biết “Nói ít làm nhiều”, luôn cố gắng làm tốt việc phục vụ tha nhân. Rồi “hữu xạ tự nhiên hương !” công việc chúng con làm sớm muộn cũng được nhiều người nhận biết và ca tung Chúa Cha như lời Chúa dạy : “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời. (Mt 5,16).- AMEN.









 
Tránh nói hành nói xấu tha nhân
Lm. Đan Vinh
04:58 09/08/2022

BÀI 37

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - TRÁNH NÓI HÀNH NÓI XẤU THA NHÂN


1. LỜI CHÚA : Chúa phán : “Có thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).

2. CÂU CHUYỆN : BA BƯỚC SÀNG LỌC CỦA SÔ-CỜ-RÁT.

Thời Hi lạp cổ đại, triết gia SÔ-CỜ-RÁT (Socrates) là một người nổi tiếng về sự thông thái khôn ngoan và được nhiều người ngưỡng mộ. Một hôm có một người quen đến thì thầm vào tai ông rằng : “Ông có biết chuyện gì mới xảy ra cho ông bạn thân của ông hay không?”. Sô-cờ-rát liền nói : “Khoan đã. Trước khi nghe ông kể câu chuyện đó, tôi muốn ông cùng với tôi xem xét ba bước sàng lọc về câu chuyện đó đã”. Người kia hỏi lại : “Xem xét để sàng lọc ư?”. Sô-cờ-rát đáp : “Đúng vậy.
Bước sàng lọc thứ nhất là XÉT VỀ SỰ THẬT : Ông có cam đoan với tôi rằng những gì ông sắp nói ra về ông bạn thân của tôi hoàn toàn chính xác hay không?”. Người kia trả lời : “Không chắc lắm. Thật ra tôi chỉ được nghe người khác thuật lại mà thôi”.
Sô-cờ-rát liền nói : “Được rồi. Bây giờ qua bước sàng lọc thứ hai là XÉT VỀ THIỆN Ý : Điều ông sắp nói ra với tôi có phải là điều tốt đáng biểu dương không?”. Người kia trả lời : “Không phải điều tốt, mà còn ngược lại !”. Sô-cờ-rát tiếp tục : “Như vậy là ông đang định nói một điều không tốt về người bạn thân của tôi. Nhưng ông lại không chắc điều đó có phải là sự thật hay không.
Bây giờ đến bước sàng lọc cuối cùng là XÉT VỀ ÍCH LỢI : Câu chuyện ông sắp nói với tôi có mang lại lợi ích gì cho tôi không?” Người kia đáp : “Không. Thực sự là không !”. Bấy giờ Sô-cờ-rát mới ôn tồn kết luận như sau : “Vậy thì những điều ông muốn nói với tôi không hoàn toàn là sự thật, không phải là điều tốt đáng biểu dương, và cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi. Thế thì tại sao ông lại muốn nói điều đó ra với tôi?”.


Triết gia SOCRATES (470 - 399 TCN)

3. SUY NIỆM :

1) Câu chuyện trên cho thấy: Trong cuộc sống thường ngày không nên nói hành nói xấu tha nhân. Lý do cấm nói hành có thể được tóm lại như sau:
- Một là: một hành vi bất công. Bất công vì lên án một người mà không cho họ được quyền bào chữa.
- Hai là: một hành vi lỗi bác ái. Lỗi bác ái vì làm mất đòan kết nội bộ. Hơn nữa, động cơ nói xấu thường do thói ích kỷ hẹp hòi, đố kỵ ganh ghét, khi thấy người kia trổi vượt hơn mình hay đã xúc phạm tự ái của mình.
- Ba là: có thể còn là một hành vi tội ác, nếu nó gây thiệt hại nghiêm trọng cho danh dự và làm mất uy tín của người bị nói xấu.

2) Đức Khổng Tử đã dạy : “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn thì đừng làm cho người). Còn Chúa Giê-su thì dạy các môn đệ : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Ngòai ra Người cũng dạy chúng ta tôn trọng sự thật : “Có thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).

3) Tuy nhiên có người lại đặt vấn đề: Nếu biết một người làm điều xấu mà giữ im lặng tức là đã đồng lõa và làm cho kẻ đó ngày một lún sâu vào tội ác. Vậy trong trường hợp đó, ta nên làm gì để vừa giữ được đức bác ái, lại vừa tỏ thái độ quyết tâm không bao che tội ác?
Câu trả lời đã được Tin Mừng Mát-thêu ghi lại như sau : “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngọai hay một người thu thuế” (Mt 18,15-17).

4. SINH HOẠT :
Tại sao ta không được nói ra điều xấu có thật của kẻ vắng mặt mà mình không ưa? Tội nói hành khác với tội vu khống thế nào? Khi nào tội vu khống trở thành một trọng tội?

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp con tránh thói ưa nói hành nói xấu tha nhân, nhất là nói xấu nhằm hạ uy tín của người hơn con, do lòng đố kỵ ganh ghét thôi thúc. Cho con biết sống theo Chúa là Đấng “Hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, để sẵn sàng khen ngợi người khác, không nói xấu những ai hơn mình, hầu xứng đáng nên con thảo đẹp lòng Chúa Cha như Chúa khi xưa sau khi chịu phép rửa tại sông Gio-đan đã được Chúa Cha xác nhận : “Đây là con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).- AMEN.
 
Lời đồn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lm. Đan Vinh
05:02 09/08/2022

BÀI 38

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - LỜI ĐỒN : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHĂC PHỤC

1. LỜI CHÚA :

Chúa phán : ”Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình,thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta. Vì Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).

2. CÂU CHUYỆN : TỪ TỌC MẠCH ĐẾN “TÁM” CHUYỆN.


- Một đêm kia, một người đàn bà nghe tiếng đối đáp giữa hai vợ chồng nhà hàng xóm liền chú ý lắng nghe, nhưng cũng chỉ nghe câu được câu chăng. Sáng hôm sau, bà lại thấy ông chủ nhà hàng xóm ấy đánh xe ngựa ra khỏi nhà thật sớm, và cả tháng sau vẫn không thấy về. Bà muốn qua nhà thăm hỏi bà vợ, nhưng lại không dám vì sợ mang tiếng là kẻ lắm điều, ưa tọc mạch vào chuyện riêng nhà người khác. Một hôm, nhân họp mặt với mấy bà bạn, bà đã kể cho họ những điều “tai nghe mắt thấy” bên nhà hàng xóm, và còn nhận định : vì cãi nhau nên ông chồng đã tức giận bỏ nhà đi luôn. Sau đó câu chuyện một đồn ra mười, mười đồn thành trăm, và chẳng bao lâu sau thì cả thị trấn nhỏ đều biết chuyện đôi vợ chồng nhà đó đã cãi nhau suốt đêm và ông chồng ngay từ sáng sớm đã giận dữ bỏ nhà để đi theo bồ nhí.
- Khi nghe những lời đồn đãi bị thêu dệt như thế, bà cảm thấy áy náy lương tâm. Nhất là từ khi biết ông kia đi làm ăn xa và sắp về nhà đón vợ con đến nơi ở mới. Sau cùng bà quyết định đi xưng tội. Sau khi phân tích cho bà thấy tác hại của những lời đồn đại, cha giải tội đòi bà phải đi thanh minh những điều đã nói hôm trước. Bà vâng lời cha : gọi điện thọai nói lại sự thật với từng người trong nhóm bạn kia. Sau đó bà vui vẻ đến cho cha biết công việc mình đã làm. Nhưng thay vì khen, vị linh mục lại im lặng. Bấy giờ bà hỏi : “Sao vậy cha? Con đã vâng lời làm theo lời cha dạy rồi mà”. Vị linh mục liền trả lời : “Tôi biết. Nhưng tội của bà vẫn còn đó !”. Rồi để chứng minh tác hại của những lời đồn đại, cha bảo bà đi chợ mua một con gà mang về nhà làm thịt, nhưng trên đường từ chợ về nhà, bà sẽ mang theo cái kéo. Cứ đi được mươi bước bà sẽ dùng kéo cắt một đám lông gà, rồi thả đám lông đó xuống bên đường. Hôm sau khi bà trở lại, cha lại đòi bà phải đi thu gom lại tất cả số lông gà hôm trước đã thả dọc đường. Dù đã vất vả mất cả buổi sáng kiếm tìm, nhưng bà cũng chỉ mang về được ba sợi lông vũ. Bấy giờ vị linh mục mới nói : “Bà thấy đó : Những lời đồn đại của ta về người khác vốn không có thực, nên nhẹ nhàng giống như những sợi lông tơ, khi đã thả ra, nó sẽ bị gió cuốn bay đi khắp nơi, và ta sẽ không bao giờ có thể thu gom lại đầy đủ được”.

3. SUY NIỆM :

- Qua câu chuyện trên, có lẽ mọi người chúng ta đều ý thức được tác hại của dư luận. Lúc đầu có thể chỉ là một câu chuyện được kể cho vui. Nhưng khi được truyền từ miệng người này sang tai người khác, nó sẽ dần bị biến tướng theo hướng xấu.
- Tuy nhiên, có người lại nói : những người sống gần nhau phải biết quan tâm đến nhau. Nếu chủ trương “Đèn nhà ai, nhà ấy rạng !”… thì chẳng phải là thái độ ích kỷ, khép kín, vô tâm và vô tình lắm sao?”
- Để trả lời cho vấn nạn này, chúng ta cần làm theo lời Đức Khổng Tử : “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn, đừng làm cho người), và lời dạy của Chúa Giê-su : ”Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12a). Như thế chúng ta sẽ vừa sống chan hòa yêu thương, lại vừa không bị mang tiếng là kẻ tò mò, ưa tọc mạch “tám” vào chuyện riêng của người khác.

4. SINH HOẠT :

Khi nghe một lời đồn đại, bạn nên phản ứng thế nào? Tỏ vẻ khó chịu và không tiếp tục nghe, hay cứ nghe rồi đặt vấn đề với người nói để phân tích về tính xác thực của câu chuyện? Tại sao bạn làm như vậy?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con tránh thái độ tọc mạch, khi thích nghe những lời đồn đại không xác thực làm mất danh dự của người khác. Cho chúng con tránh nói thêm bớt những điều bất lợi cho tha nhân, hầu giữ được sự công minh chính trực, xứng đáng là con yêu của Chúa Cha, theo lời Chúa dạy : “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta.”- AMEN.


Hãy Sống Lương Thiện: Điều Mình Không Muốn Thì Đừng Làm Cho Người Khác

 
Hậu quả tai hại của sự đùa dai
Lm. Đan Vinh
05:07 09/08/2022

BÀI 39

VĂN HOÁ ỨNG XỬ - HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA SỰ ĐÙA DAI

1. LỜI CHÚA :

Thánh Gia-cô-bê dạy : "Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân" (Gc 3,2b).

2. CÂU CHUYỆN : TÁC HẠI CỦA ĐÙA GIỠN QUÁ TRỚN.

Cách đây ít hôm, chương trình VCTV 2 có phát đi một cuốn phim với tựa đề : "Hậu quả tai hại của một lời nói đùa". Chuyện phim đề cập tới một cô gái làm nhân viên kế toán của một công ty tư nhân tại một thị trấn nhỏ. Trong công ty có nhiều nhân viên, đặc biệt là 4 chàng trai độc thân vui tính, hay họp nhau ăn nhậu và trêu chọc các cô gái trẻ đẹp trong công ty.
Một hôm đang ngồi uống bia ở một quán nước đầu đường thì bốn chàng đã gặp một cô nàng xinh xắn, tay mang theo túi hành lý đến hỏi thăm lối vào công ty. Cô cho biết cô là sinh viên mới ra trường, đã nộp đơn xin việc tại tổng công ty và đã được nhận giấy bố trí làm việc tại công ty con, nằm trong thị trấn nhỏ này. Từ hôm có cô nhân viên mới, các chàng thanh niên độc thân tỏ ra năng động hẳn lên. Bốn chàng mỗi người một tài riêng như : ca hát, đàn địch, làm thơ, vẽ vời và đều muốn trổ tài, mong được người đẹp để mắt đến. Có điều cô gái này lại chẳng mảy may quan tâm và có lần đã thẳng thắn từ chối tình cảm của cả bốn chàng dành cho mình với lý do : Cô không cảm thấy rung động con tim khi gặp gỡ các chàng. Cô chỉ mong coi cả bốn người như anh trai, vì cô đã có người yêu hiện đang du học nước ngoài, đã tốt nghiệp và sắp trở về nước làm việc.
Không được người đẹp đáp lại tình yêu, các chàng trai cảm thấy bị chạm tự ái liền bàn nhau chơi cho cô nàng một vố để hết thói kênh kiệu. Một anh được phân công đến bệnh viện gần đó mua một sổ khám bệnh có tên cô nàng, rồi giả chữ ký của bác sĩ viết toa khám bệnh, trong đó kê các loại thuốc chữa chứng vô sinh phụ nữ.
Một hôm mấy cô cùng phòng với cô nhân viên mới tình cờ đọc được sổ khám bệnh và khám phá ra căn bệnh bí mật của cô gái trẻ. Tin cô bị mắc chứng vô sinh chẳng mấy lúc đã được đồn thổi trong công ty và còn lan cả ra ngoài thị trấn. Mỗi khi cô xuất hiện, mọi người đều rỉ tai nhau về chứng vô sinh của cô và nhìn cô với ánh mắt diễu cợt pha chút thương hại. Trước thái độ khác lạ của mọi người, cô gái cảm thấy có điều chi không ổn nên để tâm tìm hiểu. Rồi sau khi biết rõ đang có dư luận không hay về mình, cô lập tức gọi điện cho bạn trai mới về nước đến thăm, nhằm đánh tan dư luận kia. Có điều anh bạn trai của cô gái khi đến thị trấn lại tình cờ gặp bốn chàng trai tại quán nước gần công ty và khi nghe họ cho biết về căn bệnh vô sinh của người yêu, anh ta liền bỏ đi luôn mà không gặp mặt cô.
Quá thất vọng, cô gái đã đi đến một quyết định rồ dại là sẽ chứng minh cho mọi người thấy khả năng sinh đẻ của mình. Cô làm đơn xin công ty cho đi nghỉ phép 3 tháng và khi trở lại làm việc thì cô đã mang bầu được gần ba tháng. Sau đó cô cố tình xuất hiện trước mọi người trong công ty như một bà bầu. Lúc đầu người ta nghĩ cô chỉ giả bộ. Nhưng khi cái thai trong bụng cô ngày một lớn thì mọi người mới ngớ ra là mình đã bị mắc lừa và đã cảm thông với hoàn cảnh đáng thương của cô. Bốn tháng sau, một hôm cô bị té ngã cầu thang phải vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ chỉ có thể cứu sống được đứa con trong bụng cô mà thôi.

3. SUY NIỆM :

Trước cái chết đau thương của cô gái, bốn chàng trai rất hối hận về trò đùa dai của mình, đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, dẫn đến cái chết đau thương của cô gái trẻ đẹp. Anh chàng có tình cảm nhất với cô gái đã nhận đứa con mồ côi làm con mình. Từ ngày đó, anh thường có phản ứng quyết liệt mỗi khi nghe những câu tán tỉnh trêu chọc của bạn bè trong công ty. Vì những lời nói đó rất có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, như trường hợp của cô gái mà anh là một trong bốn thủ phạm.

4. SINH HOẠT :

Trong cuộc sống hằng ngày tuy nên có những lời nói bông đùa để tạo bầu khí vui vẻ trẻ trung, nhưng chúng ta cần tránh những loại nói đùa nào?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con tránh những kiểu nói đùa gây hậu quả nghiêm trọng. Cho chúng con tránh vui đùa trên nỗi đau của người khác. Cho chúng con tránh nói thêm bớt những điều bất lợi cho tha nhân, hầu giữ được đức công minh chính trực, tránh làm hại tha nhân, hầu xứng đáng là con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Chúa Cha như Chúa xưa.- AMEN.

 
Nên làm trạng sự hay công tố viên ?
Lm. Đan Vinh
05:09 09/08/2022

BÀI 40

VĂN HOÁ ỨNG XỬ – NÊN LÀM TRẠNG SƯ HAY CÔNG TỐ VIÊN?

1. LỜI CHÚA : “Anh em đừng xét đóan để khỏi bị Thiên Chúa xét đóan. Vì anh em xét đóan thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đóan như vậy. Và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,1-2).

2. CÂU CHUYỆN : VỊ ẨN SĨ TÔN TRỌNG THA NHÂN.

Trong sách truyện các thánh tu hành có thuật lại một câu chuyện xảy ra trong cuộc đời của ẩn sĩ MA-CA-RI-Ô, người đã qua đời năm 300 ở Ai Cập.
Ma-ca-ri-ô là một tu sĩ sống ẩn dật 30 năm trong căn phòng của mình. Suốt thời gian đó, một vị linh mục hằng ngày vẫn đến cử hành thánh lễ trong phòng cho thầy Ma-ca-ri-ô tham dự. Ngày nọ, để cám dỗ quấy rầy nhà tu hành này, ma quỉ đã xúi một người quen đến tố cáo với thầy Ma-ca-ri-ô về vị linh mục kia như sau :
- Ông linh mục đến làm lễ mỗi ngày cho thầy chỉ là một kẻ tội lỗi. Nên thầy không nên để cho ông ta tiếp tục đến đây dâng lễ nữa.
Ẩn sĩ Ma-ca-ri-ô đáp :
- Hỡi bạn, Kinh Thánh dạy rằng : “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán”. Nếu cha ấy thực sự tội lỗi, thì chỉ Chúa mới có quyền xét đoán và sẽ tha thứ tội cho cha ấy. Còn tôi là ai mà dám xét đoán anh em? Hơn nữa tôi thấy mình còn tội lỗi hơn tất cả mọi người thì làm sao tôi dám kết tội kẻ khác được?
Sau khi nói xong, vị ẩn sĩ đã cầu xin Chúa giải thoát cho kẻ tố cáo kia khỏi bị quỉ cám dỗ nữa.
Hôm sau khi vị linh mục trở lại dâng lễ, cha ấy vẫn được thầy Ma-ca-ri-ô ân cần tiếp đón như mọi khi. Và Thiên Chúa đã khích lệ thầy bằng một thị kiến như sau :
khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép, thì một thiên thần từ trời xuống đặt tay trên đầu chủ tế và biến ngài thành một cây đuốc cháy sáng trước Mình Thánh Chúa mới hiện diện trên bàn thờ. Rồi ẩn sĩ Ma-ca-ri-ô nghe thấy có tiếng phán như sau :
“Hỡi con người. Ngươi đừng ngạc nhiên khi thấy điều này. Vì nếu vua chúa trần gian mà còn không cho phép thần dân xuất hiện trước mặt mình với y phục nhơ bẩn, thì Thiên Chúa toàn năng sao lại có thể chấp nhận một linh mục cử hành mầu nhiệm thánh xuất hiện như một tội nhân trước vinh quang của Ngài? Ngươi được chứng kiến sự kiện lạ lùng này chính là do ngươi đã không kết án vị linh mục dâng lễ kia”.

3. SUY NIỆM :

Quả thực, một trong những tội người ta dễ sai phạm nhất chính là tội hay xét đoán ý trái, dễ kết án oan sai cho người khác. Lý do một phần vì chúng ta không biết hết những động lực nào đã thôi thúc hành động của người khác. Phần khác vì sự xét đoán của chúng ta thường bị tình cảm yêu ghét và thành kiến chi phối nên dễ đi đến kết án oan sai cho những kẻ mình không ưa, như người ta thường nói : “Yêu nhau trái ấu cũng tròn. Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo !”
Do đó, để tránh kết án oan sai cho tha nhân, chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh của người đó, cần trở thành trạng sư bào chữa để tìm hiểu nguyên nhân và động cơ dẫn đến hành động sai trái. Nhờ đó ta sẽ dễ dàng cảm thông với lỗi lầm của họ.
Đàng khác, Đức Giê-su cũng dạy chúng ta phải tránh xét đoán như sau : “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Vì anh em xét đóan thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đóan như vậy. Và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em bằng cái đấu ấy" (Mt 7,1-2).

4. SINH HOẠT :

Bạn nghĩ thế nào về câu trả lời của ẩn sĩ Ma-ca-ri-ô trong câu chuyện trên để bênh vực vị linh mục bị tố cáo là kẻ tội lỗi? Tại sao?

5. LỜI CẦU :

Lạy Chúa Giê-su. Nhiều lần chúng con đã nghe những lời tố cáo về các sai lỗi của tha nhân là anh em trong cùng cộng đoàn với chúng con. Xin cho chúng con tránh làm công tố viên kết án anh em khi chưa điều tra hiểu rõ đầu đuôi sự việc. Cho chúng con trở thành trạng sư để bào chữa lỗi lầm cho anh em, hầu chúng con trở nên môn đệ thực sự của Chúa.- AMEN.

 
VietCatholic TV
Putin dồn dập tin buồn: Tư Lệnh Không Đoàn Trực Thăng Nga tử trận. 80.000 lính Nga thương vong
VietCatholic Media
03:34 09/08/2022


1. Tư lệnh không đoàn trực thăng chiến thuật Nga tử trận

Đại Tá Vasily Kleschenko, Tư lệnh không đoàn trực thăng chiến thuật 344 của Nga đã tử trận. Đó là tin gây sốc cho người Nga vừa được các phương tiện truyền thông Nga loan tin chính thức vào sáng thứ Ba 9 tháng 8. Tin này cũng được Đại Tá Anatoly Shtefan của Ukraine xác nhận.

Trong các bản tin, người ta được biết Đại Tá Kleschenko là phi công lái máy bay trực thăng Ka-52 giỏi nhất của Nga.

Đại Tá Kleschenko cũng là phó giám đốc trung tâm đào tạo phi công chiến đấu và phi hành đoàn của Không Quân Nga. Kleschenko được biết đến như là giảng viên bộ môn bắn tỉa từ máy bay trực thăng.

Hiển hách hơn nữa, Vasily Kleshchenko đã từng chỉ huy các lực lượng Không Quân Nga tham dự cuộc duyệt binh tại quảng trường đỏ vào ngày 9 tháng 5 năm 2021 - ông đã bay trên chiếc trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator dẫn đầu hàng trăm chiếc máy bay trực thăng bay lượn nhiều vòng ngoạn mục trên bầu trời Mạc Tư Khoa.

Đại Tá Kleschenko là phi công có có tổng thời gian bay hơn 2000 giờ.

Không đoàn 344 của Nga nằm ở thành phố Torzhok, Vùng Tver, được thành lập vào ngày 30 tháng 6 năm 1979. Nó bao gồm cả một trung tâm huấn luyện Không Quân, được kể là trung tâm lớn nhất của Không Quân Nga, trong đó Đại Tá Kleschenko là Phó Giám Đốc. Trung tâm này cũng là đại bản doanh của Trung đoàn Trực thăng Kiểm tra Hướng dẫn số 696, nơi đào tạo các phi công thuộc loại cao nhất.

Trung tâm huấn luyện Không Quân nơi Valery Kleshchenko phục vụ đang thử nghiệm tất cả các mẫu trực thăng hiện đại của Nga. Tại trung tâm, họ cũng đào tạo lại các phi công Nga để vận hành các loại thiết bị trực thăng mới và phát triển các chiến thuật để sử dụng trong chiến đấu.

Các phi công của trung tâm đã thực hiện “nhiệm vụ” tại 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm một phần của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Campuchia, Angola, Tajikistan, Sierra Leone, Sudan, Chad, Afghanistan và Chechnya.

Từ năm 2013 đến nay, trung tâm do Đại tá Andrey Popov làm giám đốc.

Các phương tiện truyền thông Nga hạn chế không nói rõ về hoàn cảnh dẫn đến cái chết của Đại Tá Vasily Kleschenko. Tuy nhiên, Đại Tá Anatoly Shtefan của Ukraine cho biết: Kleschenko lái chiếc trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator bay rất thấp và bắn dữ dội vào một đại đội Dù của Ukraine trong khu vực Donbas. Một người lính Dù can đảm đứng phắt dậy bắn một hỏa tiễn vác trên vai vào chiếc máy bay trực thăng. Do đêm tối, tầm quan sát thấp, Kleschenko không kịp trở tay, nổ tung theo chiếc máy bay.

Đại Tá Kleschenko được ghi nhận là sĩ quan cấp tá thứ 98 bị bắn chết tại Ukraine. Người thứ 99 là Trung tá Nikolay Aleksandrovich Gorban, 36 tuổi, Tư Lệnh lực lượng đặc biệt Spetsnaz của FSB đã tử trận vào ngày 2 tháng 8. Người thứ 97 là Trung tá Olga 'Kursa' Kachura, 52 tuổi, thường được gọi là Kursa, đã chết ngay tức khắc sau khi một hỏa tiễn Ukraine bắn trúng xe của cô khi cô đang lái xe ở thành phố Horlivka, thuộc vùng Donetsk của Ukraine. Olga tự xưng mình là hung thần của người Ukraine.

2. SBU phá vỡ kế hoạch ám sát các nhà lãnh đạo Ukraine của tình báo Nga

Cơ quan An ninh Nhà nước SBU của Ukraine đã ngăn chặn một loạt các vụ giết người nhắm vào các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị hàng đầu và các nhân vật công chúng của Ukraine, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov và Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Kyrylo Budanov.

Phát ngôn nhân SBU, Artem Dekhtiarenko, đã cho biết như trên vào sáng thứ Ba 9 tháng 8 với hình ảnh của những người được tường trình là các hung thủ đã bị bắn chết và được đắp những tấm bạt mầu cam nhìn rất dễ sợ.

Ông Dekhtiarenko nói: “Kết quả của một chiến dịch đặc biệt bao gồm nhiều giai đoạn, các viên chức SBU đã vô hiệu hóa một nhóm tình báo và lật đổ của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, hay còn gọi là GRU.”

Ông Dekhtiarenko nhấn mạnh rằng “Các hung thủ bị bắn chết khi đang chuẩn bị giết các ông Reznikov, và Budanov, cũng như một nhà hoạt động Ukraine nổi tiếng”.

Các cấp trên người Nga đã đề nghị phần thưởng cho các thủ phạm từ 100.000 đến 150.000 Mỹ Kim cho tội giết mỗi người trong số họ.

Nhóm này được thành lập bởi các nhân viên của tình báo quân đội Nga để thực hiện các hoạt động lật đổ ở Ukraine. Nhóm này chủ yếu là người Ukraine gốc Nga, trong đó nguy hiểm nhất là một cư dân của vùng Luhansk bị chiếm đóng tạm thời, là một phần của cái gọi là quân đội Cộng hòa Nhân Dân Luhansk. Y đã tham gia tích cực vào các hoạt động chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine ở phía đông đất nước.

3. Ngũ Giác Đài ước tính thương vong của Nga ở Ukraine khoảng 80.000 người chết và bị thương

Nga có lẽ đã mất khoảng 80.000 người thiệt mạng và bị thương ở Ukraine trong sáu tháng qua.

Tuyên bố liên quan được Ông Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ về Chính sách đưa ra tại một cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài hôm thứ Hai 8 tháng 8.

“Liên quan đến những con số chính xác, tôi có thể nói là có rất nhiều sương mù trong chiến tranh. Nhưng tôi nghĩ rằng có thể an toàn khi cho rằng người Nga có thể đã phải gánh chịu từ 70 đến 80 nghìn thương vong trong 6 tháng qua. Đó là sự kết hợp giữa những người bị giết và những người bị thương trong khi chiến đấu,” Thứ trưởng Kahl nói.

Ông nhấn mạnh rằng, đó là điều “rất đáng chú ý”, vì người Nga đã không đạt được mục tiêu nào mà Putin đã tuyên bố vào đầu cuộc chiến.

Cũng trong ngày 8 tháng 8 năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo phân bổ 1 tỷ đô la hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, bao gồm đạn dược bổ sung cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, đạn pháo 155 ly và 120 ly, đạn dược cho Hệ thống hỏa tiễn đất đối không, các loại vũ khí và thiết bị khác

4. Kho đạn của Nga bị phá hủy ở phần phía bắc của vùng Kharkiv

Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 9 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết ở phía bắc khu vực Kharkiv, một kho đạn của Nga đã bị phá hủy do một nỗ lực trinh sát thành công từ máy bay không người lái, sau đó là một cuộc tấn công lớn.

Phát ngôn nhân cho biết: “Trinh sát trên không và pháo binh của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, với sự hỗ trợ của xe tăng, đã đưa các lực lượng đặc biệt của Nga và một kho đạn dược xuống địa ngục ở phía bắc khu vực Kharkiv”.

Theo ghi nhận, các trinh sát đã phát hiện ra căn cứ của đối phương và phát hiện ra việc dỡ đạn pháo.

“Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã chuyển tọa độ của mục tiêu cho các xạ thủ của chúng ta, sau đó họ phát hiện ra kho đạn của đối phương. Máy bay không người lái đã ghi lại kết quả đáng kinh ngạc về 'thiện chí' của những vị khách không mời mà đến từ nước Nga phát xít”

Người Ukraine thường dùng cụm từ “thiện chí” để chế nhạo các báo cáo trước đó của các lực lượng Nga, những người tuyên bố họ rút khỏi Đảo Rắn trong một hành động “thiện chí” bất chấp điều rõ ràng là họ buộc phải rút lui do bị quân đội Ukraine liên tục pháo kích vào khu vực.

Báo cáo lưu ý rằng địa điểm vừa bị pháo kích sẽ “được xây dựng lại chắc chắn sau khi đám Cẩm Linh bị đánh bại ở Ukraine”.

Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, tính đến ngày 8/8, số quân nhân Nga thiệt mạng tại Ukraine đã lên tới 42.340 người.

5. Thị trưởng Melitopol báo cáo về những vụ nổ mạnh được nghe thấy trong thành phố

Hàng chục vụ nổ mạnh đã được nghe thấy tại thành phố Melitopol, Vùng Zaporizhzhia bị chiếm đóng tạm thời. Trong cuộc họp báo sáng thứ Ba 9 tháng 8, thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov, cho biết “Một buổi tối nữa đang trở nên bồn chồn đối với quân đội Nga.” Theo lời của ông, khoảng 10 vụ nổ long trời đã được nghe thấy ở phía tây của thành phố Melitopol.

Theo Ông Fedorov “Tuần trước, quân chiếm đóng đã phải tái bố trí lại một phần đáng kể lực lượng phòng không từ Melitopol đưa sang Kherson” vì tại Kherson quân Nga bị thiệt mất nhiều kho đạn đến mức mất khả năng phòng không và đành chịu để cho các chiến đấu cơ Ukraine mặc tình oanh tạc.

Do đã di chuyển một phần đáng kể lực lượng phòng không sang Kherson, quân Nga tại thành phố Melitopol đang gánh chịu nhiều thương vong từ các cuộc pháo kích và không kích của quân Ukraine.

Hôm thứ Hai, Thị trưởng Fedorov, nói vờ tờ Newsweek rằng hôm Chúa Nhật 7 tháng 8, hơn 100 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công sử dụng “HIMARS, tức là Hệ thống hỏa tiễn cơ động có độ chính xác cao”.

6. Hoa Kỳ gửi cho Ukraine thêm nhiều hỏa tiễn HIMARS trong gói phòng thủ lớn

Các quan chức Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Hai rằng Mỹ sẽ gửi cho Ukraine nhiều hỏa tiễn HIMARS hơn như một phần của gói quốc phòng khổng lồ.

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine ngày 24/2, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, đã nhanh chóng hậu thuẫn Ukraine, gửi viện trợ nhân đạo và quân sự để củng cố quốc phòng.

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố vòng viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine, bao gồm thêm đạn dược cho Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS), được gọi là “kẻ thay đổi cuộc chơi” đối với Ukraine. Tổng cộng, gói này sẽ có tổng trị giá 1 tỷ USD, nâng số tiền viện trợ quân sự mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden gửi đến Ukraine lên đến là 9,8 tỷ USD kể từ tháng Giêng năm 2021.

Mỹ đã bắt đầu gửi cho Ukraine HIMARS, một hệ thống hỏa tiễn mạnh mẽ do Lockheed Martin chế tạo, vào cuối tháng Sáu. Các hệ thống này cơ động, bắn chính xác và có tầm bắn khoảng 50 dặm hay 80 km- gần gấp đôi tầm bắn của trọng pháo M777, là loại vũ khí do phương Tây sản xuất mà Ukraine sử dụng trước khi HIMARS xuất hiện.

Gói này cũng bao gồm 75.000 viên đạn pháo 155ly, 20 hệ thống cối 120 ly, 20.000 viên đạn cối 120 ly, đạn cho các hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến của quốc gia, 1.000 Javelin và hàng trăm hệ thống chống thiết giáp AT4, 50 xe bọc thép. Bộ Quốc phòng cho biết các phương tiện, bom chống người Claymore, thuốc nổ C-4 và vật tư y tế.

HIMARS đã được quảng cáo là thúc đẩy các nỗ lực quốc phòng của Ukraine trong những tháng gần đây, với một số chuyên gia suy đoán rằng họ có thể đang thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho Ukraine. Tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Mark Hertling đã mô tả HIMARS là “kẻ thay đổi cuộc chơi”, và nói rằng chúng sử dụng ít đạn hơn, có tầm bắn lớn hơn và độ chính xác tốt hơn.

Ukraine đã ca ngợi HIMARS đã giúp tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của Nga, bao gồm các hệ thống chỉ huy và kho đạn dược. Tuần trước, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân đội của họ đã sử dụng HIMARS để đánh hơn 10 điểm kiểm soát của Nga.

Quân đội Ukraine cho biết vào đêm ngày 2 tháng 8 đến rạng sáng ngày 3 tháng 8, họ đã dùng HIMARS tấn công một số căn cứ và kho vũ khí của Nga xung quanh thành phố bị chiếm đóng Kherson. Từ sáng ngày 3 tháng 8, quân Nga trong thành phố Kherson được ghi nhận là mất khả năng phòng không.

Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Nga cho biết lực lượng của họ đã phá hủy HIMARS và nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng khác do các nước phương Tây cung cấp.

“Trong một cuộc giao tranh, một trung đội Ukraine gồm nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Alder và HIMARS của Mỹ đã bị phá hủy gần làng Pyatigorskoye, thuộc vùng Kharkiv”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Sáu tuần trước. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã bác bỏ tin này.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để đưa ra bình luận.
 
Caritas Áo báo động về mùa đông bi thảm tại Ukraine. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Kyiv
VietCatholic Media
04:56 09/08/2022


1. Caritas Áo báo động về mùa đông bi thảm tại Ukraine

Caritas Áo báo động về hậu quả bi thảm của mùa đông năm nay tại Ukraine: hàng triệu người không được những phẩm vật thiết yếu cho cuộc sống, như điện, nước và khí đốt, cũng như các cơ sở y tế.

Ông Andreas Knapp, trưởng phân bộ trợ giúp nước ngoài thuộc tổ chức bác ái Công Giáo Caritas Áo, bày tỏ lập trường trên đây, sau khi hướng dẫn một phái đoàn viếng thăm tại thành Lvov ở miền tây Ukraine để cùng với các tổ chức bác ái Công Giáo địa phương hoạch định kế sách đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của dân chúng. Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Áo Kathpress, truyền đi hôm mùng 04 tháng Tám vừa qua, ông Knapp nói: “Cần bắt đầu kịp thời trước khi mùa đông bắt đầu để bảo vệ các nhóm dân chúng dễ bị tổn thương vì giá lạnh. Chúng tôi thấy rằng tại Ukraine, vùng thủ đô Kiev, Irpin và Bucha hoặc Lvov, những viện trợ đến nơi. Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng những trợ giúp vẫn rất cấp thiết, chính trong viễn tượng mùa đông.”

Hiện thời, trọng tâm của Caritas và các tổ chức bác ái khác được đặt vào vấn đề kiến tạo nơi trú ngụ trong mùa đông. Mức độ tàn phá của chiến tranh tại nhiều miền thật là cao: trong thời gian ngắn cần sửa chữa nhiều nhà ở, để ít nhất có một, hoặc hai phòng được sưởi. Ngoài ra cũng cần các mái nhà và cửa sổ nguyên vẹn, chẳng vậy dân chúng có lòng sống sốt trong mùa đông. Điều này phải gia tăng nỗ lực. Hiện nay Caritas cộng tác chặt chẽ với chính phủ trong lãnh vực này”.

Theo ông Knapp, một nhu cầu lớn về lâu về dài là hỗ trợ tâm lý xã hội. Tình trạng căng thẳng xuống tinh thần và chấn thương do chiến tranh ngày càng trở thanh vấn đề. Các cuộc tấn công tiếp tục kéo dài, nhất là tại miền đông Ukraine, nhưng cả tại các miền khác cũng có những vụ tấn công hằng ngày từ trên không. Những kinh nghiệm bi thảm này ảnh hưởng rất lớn trên tâm lý con người.

Theo ước lượng của Bộ Y tế Ukraine, có khoảng 15 triệu người bị thương tổn, bị chấn thương vì những vấn đề trên đây. Hàng ngàn người bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc sống, các gia đình bị xâu xé, chia rẽ trầm trọng. Vì thế, Caritas cũng muốn đặc biệt dấn thân trong lãnh vực tâm lý xã hội.

Ngoài ra, cũng phải đáp ứng vấn đề những người tị nạn Ukraine trở về nước. Ông Knap nhận xét: “Mặc dù tình trạng khó khăn gia tăng và chiến tranh tiếp tục, nhưng nhiều người Ukraine vẫn trở về quê hương của họ. Cả trong những vùng không có những giao tranh trực tiếp, cũng có vấn đề nơi trú ngụ và cung ứng những nhu yếu phẩm. Nguồn tài lực rất hạn hẹp, trong khi tình trạng dân chúng tại nhiều nơi thật là bi thảm. Cả vấn đề săn sóc những người già và đơn chiếc, bệnh tật, cũng là một đòi hỏi rất lớn. Ông Knapp nói: “Tại Ukraine, các nhân viên Caritas địa phương làm việc trong hoàn cảnh rất cơ cực. Nhất là sau khi các phụ nữ và trẻ em, trước đây rời bỏ khu vực của họ, nay họ trở lại, những người già rất cần được giúp đỡ trong những hoàn cảnh này.

2. Đức Giáo Hoàng tiếp đại sứ Ukraine khi đang nghiên cứu chuyến thăm Kyiv

Hôm thứ Bẩy 6 tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp đại sứ Ukraine cạnh Tòa thánh, là Ông Andrii Yurash, trong khi Vatican đang nghiên cứu một chuyến đi có thể đến Kyiv của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.

Vatican tự giới hạn việc xác nhận cuộc gặp gỡ với nhà ngoại giao trong một tuyên bố tối thiểu trong đó không cung cấp chi tiết về những gì đã được thảo luận.

Đức Tổng Giám Mục Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh gần đây đã giải thích rằng cuộc họp này sẽ thảo luận về khả năng Đức Phanxicô đến thăm Kyiv giữa lúc Nga đang xâm lược Ukraine.

Vị Giáo hoàng Á Căn Đình luôn rất quan tâm đến tình hình Ukraine, bị Nga xâm lược kể từ ngày 24 tháng 2 và không tiếc lời kêu gọi đàm phán hòa bình cũng như đề nghị hòa giải để chấm dứt xung đột.

Trong cuộc họp báo trên máy bay của Giáo hoàng trở về từ Canada vào ngày 30 tháng 7, Đức Phanxicô nhắc lại mong muốn được đến Kyiv: “Chúng tôi sẽ xem xét những gì tôi tìm thấy khi tôi về nhà,” ngài nói, đề cập đến việc chuẩn bị cho chính sách ngoại giao của Vatican đối với chuyến đi có thể này.

Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến người đứng đầu mới của Ủy ban Đối Ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, là Đức Tổng Giám Mục Anthony của Volokolamsk, đại diện cho Thượng phụ Kirill, là người luôn biện minh và khuyến khích cuộc xâm lược Ukraine.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill tiến một bước tới sự hiểu biết lẫn nhau vào ngày 12 tháng 2 năm 2016, ôm hôn nhau tại Havana, trong cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của hai giáo hội trong gần một thiên niên kỷ, kể từ cuộc Đại Ly Giáo năm 1054.

Tuy nhiên, hai vị đã không giấu giếm sự khác biệt liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine và tháng 3 năm ngoái, trong một cuộc trò chuyện trực tuyến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trách móc Thượng Phụ Kirill rằng chiến tranh luôn là bất công.

“Các cuộc chiến tranh luôn bất công vì những người phải trả giá cho những cuộc xung đột ấy là dân của Chúa. Trái tim chúng ta không khỏi rơi lệ trước những đứa trẻ, những người phụ nữ bị sát hại, trước tất cả những nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là con đường,” Đức Giáo Hoàng lập luận như trên trước Thượng Phụ Kirill, người khét tiếng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin đến mức Đức Giáo Hoàng gọi ông ta là “chú bé giúp lễ của Putin”.

Đức Phanxicô, với một số vấn đề về đầu gối thường buộc phải sử dụng xe lăn, đã xác nhận chuyến đi đến Kazakhstan từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 để tham gia Đại hội các nhà lãnh đạo các tôn giáo truyền thống và thế giới lần thứ 8.

Theo một số phương tiện truyền thông, cả hai nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp gỡ nhau trong sự kiện này, mặc dù khả năng này vẫn chưa được xác nhận bởi Vatican hoặc Mạc Tư Khoa.

Trong chương trình nghị sự chính thức của Giáo hoàng ở Kazakhstan, một không gian đã được dành vào trưa ngày 14 tháng 9 cho “các cuộc gặp riêng với một số nhà lãnh đạo tôn giáo”, mà không cung cấp thêm chi tiết.
Source:Swiss Info

3. Ơn Toàn Xá Assisi: Những người trẻ và gia đình hành hương đón nhận Ơn Toàn Xá

Theo Vatican News, năm nay có 1700 người trẻ và gia đình hành hương đón nhận Ơn Toàn Xá vào ngày 2 tháng 8 vừa qua.

Thánh Phanxicô thành Assisi sinh năm 1182 và qua đời năm 1226 đã xây dựng nhà thờ kính tước hiệu Đức Mẹ là Nữ vương các Thiên thần tại Portiuncula, nước Ý. Khi thánh nhân lập dòng Anh Em Hèn Mọn, nhà thờ này trở nên nhà mẹ của hội dòng. Nguyện đường Đức Mẹ các thiên thần ở Portiuncula được cung hiến vào ngày 2 tháng 8.

Thánh Phanxicô thỉnh cầu và được Đức Giáo Hoàng Honorius III, trị vì trong thời gian từ 1216 đến 1227 ban cho đặc ân: Tín hữu nào thành tâm thống hối, đến kính viếng nhà nguyện dòng Anh em Hèn mọn Phanxicô tại Portiuncula này thì được Ơn Toàn Xá. Và người ta hay gọi theo cách dân gian là: Ơn toàn xá “Portiuncula”. Đến ngày 15.5.1892, Đức Giáo Hoàng Leo thứ 13, trị vì từ năm 1878 đến năm 1903 đã phổ biến rộng rãi đặc ân “Portiuncula”, tín hữu có thể lãnh ơn toàn xá với các điều kiện thông thường, kể cả nhường cho các tín hữu đã qua đời, bằng cách thăm viếng một nhà thờ giáo xứ hay một nhà nguyện do các tu sĩ dòng Phanxicô trông coi. Ơn đại xá này ban một năm một lần vào ngày kỷ niệm cung hiến nguyện đường Đức Mẹ các Thiên thần ở Portiuncula, tức là ngày 2 tháng 8 mỗi năm.

Về sau ơn này được mở rộng trên khắp thế giới. Từ trưa ngày 1.8 cho đến hết ngày 2.8, tín hữu đến viếng nhà thờ giáo xứ, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá “Portiuncula”, với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Source:Vatican News
 
Bất ngờ: Tướng Nga dọa nổ tung nhà máy điện hạt nhân. Mỹ tiết lộ gửi cho Ukraine hỏa tiễn đặc biệt
VietCatholic Media
15:17 09/08/2022


1. Tướng Nga chiếm nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu của Ukraine thề cho nổ tung nhà máy nếu quân Ukraine tấn công tái chiếm

Chỉ huy Nga phụ trách nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu 'đã gài mìn khắp nhà máy điện và nói với người Ukraine rằng ông ta sẽ cho nổ tung nó nếu họ cố gắng tái chiếm', công ty năng lượng nguyên tử nhà nước Kyiv cho biết như trên.

Thiếu tướng Valery Vasilyev, người chỉ huy lực lượng bảo vệ hạt nhân, sinh học và hóa học của Nga, đã nói với người Ukraine làm việc trong nhà máy điện hạt nhân về những quả bom và cảnh báo: 'Đây sẽ là đất của Nga hoặc là đất bị thiêu rụi'.

Vasilyev cũng nói với binh lính Nga của ông ta rằng ngay cả khi họ nhận được 'mệnh lệnh khó khăn nhất, chúng ta phải thực hiện nó một cách vinh dự'.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nằm trên lãnh thổ do Nga chiếm được từ tháng 3, nhưng vẫn tiếp tục được vận hành bởi các kỹ thuật viên Ukraine làm việc dưới sự giám sát của quân đội Mạc Tư Khoa.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba Anton Gerashchenko, một cố vấn cấp cao của Bộ Nội vụ nhận xét rằng đó là “những lời đe dọa hạt nhân đối với toàn thế giới”.

Ông Petro Kotin, người đứng đầu Energoatom, cảnh báo về thảm họa 'kiểu Chernobyl' nếu các thùng chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại nhà máy bị va đập - và nói rằng sẽ 'không thể đánh giá quy mô của thảm họa này' nếu hai thùng hoặc nhiều hơn bị thủng.

Kotin kêu gọi thiết lập một 'khu vực phi quân sự' xung quanh nhà máy và cử một đội quốc tế gồm những người 'gìn giữ hòa bình' đến để bảo vệ nó.

Antonio Guterres, phát biểu từ Nhật Bản tưởng niệm vụ Mỹ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima, mô tả các cuộc tấn công vào Zaporizhzhia là 'hành động tự sát'.

Quân Nga được tường trình là đã đưa các vũ khí vào bên trong nhà mày và từ đó tung ra các cuộc pháo kích vào các khu vực lân cận.

Tổng thống Zelenskiy đã cáo buộc Mạc Tư Khoa sử dụng 'khủng bố hạt nhân' làm vũ khí khi cuộc xâm lược đất nước của Putin bị chùn bước. Các sự kiện tại địa điểm Zaporizhzhia - nơi Kyiv cáo buộc rằng quân Nga đã chạm đường dây điện hôm thứ Sáu - đã khiến cả thế giới phải hoảng hốt.

Guterres cho biết Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, phải được quyền viếng thăm nhà máy.

Ông Guterres nói: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ IAEA trong tất cả các nỗ lực của họ nhằm tạo ra các điều kiện ổn định nhà máy.

2. Tuyên bố của Ukraine về mưu toan ám sát của cơ quan tình báo quân sự Nga

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã có cuộc họp báo vào hôm thứ Ba 9 tháng 8 về âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo Ukraine của cơ quan tình báo quân sự Nga, gọi tắt là GRU.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov và người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Kyrylo Budanov được tường trình là mục tiêu trong một âm mưu ám sát của GRU.

Theo Ông Anton Gerashchenko, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SSU, đã có thể ngăn chặn các vụ giết người được cho là đã lên kế hoạch nhằm vào các nhà lãnh đạo, và “một nhà hoạt động Ukraine nổi tiếng”, là người không được tiết lộ danh tính. SSU cho biết những sát thủ được hứa thưởng từ 100.000 đến 150.000 USD cho mỗi lần giết.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, hiện đã kéo dài hơn 5 tháng bất chấp những tin tưởng ban đầu rằng quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có thể bảo đảm một chiến thắng nhanh chóng trong “cuộc hành quân đặc biệt” của Putin. Trong khi các bản đồ từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho thấy Nga đã chiếm được một vài phần đất ít ỏi ở các vùng phía nam và phía đông của đất nước, quân đội Nga đã phải trả một giá quá đắt lên đến 80.000 người chết và bị thương.

Ông Anton Gerashchenko nhấn mạnh rằng âm mưu ám sát này là để đáp trả việc Nga không giành được chiến thắng trong cuộc chiến cho đến nay.

“Kẻ thù không thể chiến thắng trên chiến trường, vì vậy họ quay sang sử dụng các phương pháp thông thường của mình - là cố gắng tổ chức các cuộc ám sát nhằm vào quân đội và những người đứng đầu chính quyền Ukraine. Và qua đó một lần nữa chứng minh cho cả thế giới thấy rằng Nga là một quốc gia khủng bố không tuân theo bất kỳ quy tắc văn minh nào. Nhưng chúng tôi hoàn toàn hiểu những gì Liên bang Nga mong đợi, vì vậy chúng tôi hành động trước và vô hiệu hóa trước các hoạt động đặc biệt của đối phương”.

Theo Ông Anton Gerashchenko, SSU: “Đã xác định được rằng nhóm đứng sau âm mưu ám sát gồm các thành viên GRU của Nga, bao gồm cả một cư dân của vùng Luhansk do Nga chiếm đóng tạm thời của Ukraine, trong lãnh thổ của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk ly khai tự xưng.”

Dưới sự chỉ đạo của một “điều phối viên” người Nga, cư dân Luhansk bị cáo buộc đã sử dụng các mối quan hệ của mình trong giới tội phạm để tìm người có thể thực hiện các vụ giết người theo hợp đồng. Hắn được tường trình đã nhận được phản hồi từ một người dân ở thủ đô Kyiv của Ukraine, họ đã đồng ý “loại bỏ” một binh sĩ Ukraine với giá 5.000 USD để thử nghiệm trước khi chuyển sang cho các quan chức quốc phòng Ukraine. Người lính Ukraine mà họ muốn giết, không được nêu tên trong báo cáo của SSU, đã bị người Nga cáo buộc có liên quan đến “vụ thảm sát các tù nhân chiến tranh của Nga.”

Cư dân Luhansk bị cáo buộc đã cố gắng ngụy trang chuyến đi của mình đến lãnh thổ do Ukraine kiểm soát bằng cách nhập cảnh qua Belarus, nhưng các nhân viên SSU đã ghi lại việc anh ta đến vùng Volyn phía tây bắc Ukraine và “cuộc gặp của anh ta với một đồng phạm”.

Tại thành phố Kovel của Ukraine, các nhân viên phản gián của SSU đã bắt giữ hai người đàn ông này. Các cảnh sát đã tìm thấy “bằng chứng về hành vi phạm tội” và hộ chiếu Nga trong một cuộc khám xét.

“ Hiện tại, cả hai người bị bắt đều đã bị buộc tội phản quốc theo lệnh thiết quân luật và cố ý giết người.”

Newsweek đã liên hệ với SSU, Bộ Quốc phòng Ukraine và Cục tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine để đưa ra bình luận.

3. Ngũ Giác Đài lần đầu tiên thừa nhận đã gửi hỏa tiễn chống radar chưa được tiết lộ trước đó cho Ukraine

Ngũ Giác Đài thông báo rằng Mỹ đã gửi hỏa tiễn chống radar cho máy bay Ukraine nhằm vào các hệ thống radar của Nga. Nó đánh dấu lần đầu tiên Ngũ Giác Đài thừa nhận đã gửi loại hỏa tiễn chưa từng được tiết lộ này cho Ukraine.

Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về Chính sách, cho biết tại một cuộc họp báo rằng Mỹ đã gửi “một số” hỏa tiễn mà không nói rõ Mỹ đã cung cấp bao nhiêu hỏa tiễn hoặc thời điểm chính xác chúng được gửi đi. Kahl cũng không nói rõ là loại hỏa tiễn chống radar nào.

Một quan chức quốc phòng nói với CNN rằng loại hỏa tiễn được gửi đi là Hỏa tiễn chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 hay còn được gọi là HARM.

Được sản xuất bởi Raytheon cho Không quân Mỹ, HARM có tầm bắn vượt quá 30 dặm, tức là hơn 48 km, khiến chúng trở thành một trong những vũ khí tầm xa hơn mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Các hỏa tiễn này có thể được sử dụng để tấn công vào các hệ thống radar phòng không của Nga, chẳng hạn như S-400, là hệ thống đã khiến Không quân Ukraine gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động trên một không phận rộng lớn của Ukraine. Hỏa tiễn cũng có thể tấn công vào các radar đối kháng của Nga mà Nga sử dụng để tấn công vào các lực lượng pháo binh của Ukraine.

Kahl cho biết các hỏa tiễn đã được gửi qua “trong các gói gần đây”. Thứ trưởng Kahl nói: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ làm rất nhiều việc để lực lượng không quân hiện có của Ukraine tung hoành trên không và có năng lực hơn”.

Sau đó, ông chỉ vào các phụ tùng thay thế cho những chiếc Mig-29 mà Mỹ đã giúp đưa vào Ukraine để giữ cho các máy bay chiến đấu thời Liên Xô hoạt động. Kahl sau đó đề cập đến các hỏa tiễn, nói rằng chúng “có thể gây ảnh hưởng đến các radar của Nga và những thứ khác.”

Người Ukraine đã không công khai thừa nhận việc tiếp nhận hoặc sử dụng HARM. Họ giải thích việc Không Quân Ukraine ra vào Kherson như chỗ không người là các kho vũ khí của Nga bị HIMARS bắn trúng khiến quân Nga hết các loại hỏa tiễn đất đối không. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có thể là do quân Ukraine dùng HARM để khống chế các radar phòng không của Nga.

4. Giới nghiêm tại Mykolaiv dẫn đến việc bắt giữ những điềm chỉ viên cho Nga

Vitaliy Kim, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự dân sự khu vực Mykolaiv, cho biết lệnh giới nghiêm ở thành phố Mykolaiv của Ukraine suốt cuối tuần qua đã có một tác động tích cực là dẫn đến việc phát hiện ra những người cung cấp thông tin cho Nga.

Thành phố này thường xuyên bị pháo kích bởi quân Nga vì nó là cửa ngõ nơi quân Ukraine tập trung quân và các thiết bị cho cuộc tấn công giải phóng Kherson.

“Tôi xin lỗi vì sự bất tiện mà các bạn đã gặp phải vào cuối tuần qua. Nhưng nó đáng mà. Khoảng 20 trường hợp đã bị bắt bởi các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau, năm người đang bị truy nã đã bị bắt. Chúng tôi đã tìm ra một nhóm khác, nhóm này sẽ không gây trở ngại cho chúng tôi nữa.”

Kim đã ra lệnh giới nghiêm trong thành phố, kéo dài từ 11 giờ đêm Thứ Sáu đến 5 giờ sáng Thứ Hai, theo giờ địa phương.

Một trong những khó khăn lớn nhất của Ukraine là trong thời kỳ Liên Xô một số lượng lớn người Nga đã di cư sang Ukraine trong mưu toan lũng đoạn xã hội Ukraine. Những con cháu người Nga này hướng về mẫu quốc và sẵn sàng làm tay sai cho giặc. Trước cuộc xâm lược của Nga, có cả những đảng phái thân Nga ra mặt. Ngay sau khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine nổ ra, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ra sắc lệnh đặt các đảng này ra ngoài vòng pháp luật.

5. Công ty Thổ Nhĩ Kỳ Baykar xây dựng nhà máy sản xuất máy bay không người lái ở Ukraine

Công ty sản xuất máy bay không người lái “Bayraktars” rất được yêu thích tại Ukraine, hiện đang trong quá trình xây dựng một nhà máy trên lãnh thổ Ukraine. Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, Vasyl Bodnar, đã cho biết như trên.

Đại Sứ Bodnar nói rằng Baykar đã thành lập một công ty ở Ukraine và một nhà máy, được cho là đang được xây dựng trước khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào cuối tháng Hai, vẫn đang trong quá trình phát triển.

“Một nhà máy mới sẽ được xây dựng. Chỉ một tuần trước, chính phủ đã thông qua thỏa thuận song phương và gửi nó đến quốc hội để phê chuẩn, đó là thỏa thuận về việc xây dựng nhà máy của chính Ukraine “

Theo đại sứ, công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã mua một lô đất ở Ukraine và phát triển dự án cho nhà máy. Ông nói thêm rằng Baykar dự định xây dựng nhà máy, vì “đó gần như là cam kết cá nhân của người chủ công ty muốn giúp Ukraine đánh bại người Nga”.

Ông Bodnar nói với RBC Ukraine rằng quyết định xây dựng một nhà máy ở Ukraine không chỉ mang tính chính trị mà còn là thực tế vì nhiều phần quan trọng của máy bay không người lái cần có các thành phần được sản xuất ở Ukraine.

“Đó có thể là động cơ, phụ tùng thay thế, bánh xe, nhiều thứ khác nhau là công nghệ cao ở đất nước chúng tôi và có thể được sử dụng cho các máy bay này”, đại sứ nói và cho biết thêm rằng lĩnh vực công nghệ quốc phòng là “một trong những động lực” của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ukraine.

Ông nói: “Bất chấp chiến tranh, các công ty của chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ của mình.

“Có thể không đạt khối lượng như dự kiến, nhưng họ không rời bỏ công việc này, và nó cũng cho thấy chúng tôi là một đối tác có trách nhiệm như thế nào, họ không làm phía Thổ Nhĩ Kỳ thất vọng.”

Máy bay không người lái Bayraktar TB2 dễ dàng trở thành một trong những vũ khí có giá trị nhất của Ukraine trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến, đặc biệt là trước sự xuất hiện của HIMARS của Mỹ, cho phép quân đội Ukraine làm chậm bước tiến của Nga ở Donbas và đẩy lùi cuộc tấn công ban đầu của đối phương.

Các máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ “đã là một huyền thoại trong cuộc kháng chiến của chúng tôi,” Bodnar nói. Ukraine được cho là có hơn 20 máy bay không người lái do Baykar sản xuất khi chiến tranh bắt đầu. Đó là những chiếc máy bay mà công ty đã bán cho Kyiv trong hai năm trước chiến tranh.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov, nước này đã nhận được 50 máy bay không người lái vũ trang từ Baykar kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 24/2.

Vào đầu tháng 7, Lithuania đã huy động vốn từ cộng đồng để mua một máy bay không người lái Bayraktar TB2 tặng cho Ukraine. Trước nghĩa cử này, công ty đã tặng một máy bay không người lái cho Ukraine mà không lấy tiền của người Lithuania.

6. Tổng thống Zelenskiy kêu gọi các nước phương Tây cấm tất cả công dân Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng các nước phương Tây nên cấm tất cả công dân Nga nhập cảnh vào đất nước của họ.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Washington Post, Ông Zelenskiy nói, “các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất là đóng cửa biên giới - bởi vì người Nga đang lấy đi đất đai của người khác.”

Tổng thống Ukraine nói rằng người Nga nên “sống trong thế giới của riêng họ cho đến khi họ thay đổi triết lý của mình”.

Khi được hỏi liệu một biện pháp như vậy có tác động bất công đến những người rời bỏ đất nước vì họ không đồng ý với Điện Cẩm Linh hay không, Zelenskiy nói rằng sự khác biệt không quan trọng.

“Bất kể loại người Nga nào… hãy khiến họ ở lại Nga”

“Họ sẽ nói, 'cuộc chiến này không liên quan gì đến chúng tôi. Toàn dân không thể chịu trách nhiệm được vì hành động của một số cá nhân?' Điều đó không đúng. Người dân đã chọn chính phủ Putin và họ không chống lại cái chính phủ đó, không tranh cãi với chính phủ đó, không hét vào mặt nó.”

“Cấm vận tất cả người Nga là cách duy nhất để gây ảnh hưởng đến Putin.”
 
Hai vị Hồng Y Erdő và Tagle được xem là những vị có nhiều khả năng nhất kế vị Đức Phanxicô
VietCatholic Media
16:55 09/08/2022


1. Cơ quan giám sát cho biết, đừng bỏ qua sự gia tăng đột biến về tội ác thù địch chống Công Giáo ở Canada

Một nhóm giám sát cho biết người Công Giáo ở Canada đã phải chịu mức tăng đột biến lớn nhất về tội ác thù hận dựa trên tôn giáo vào năm ngoái và các quan chức chính phủ phải có hành động để đáp trả.

“Không nghi ngờ gì nữa, sự gia tăng này có thể là do các cuộc tấn công vào các nhà thờ Công Giáo ở Canada vào năm 2021, bao gồm cả việc cố tình đốt phá các nhà thờ”, Liên đoàn Dân quyền Công Giáo có trụ sở tại Toronto cho biết ngày 4 tháng 8. “Truyền thông chính thống đã báo cáo mức tăng tổng thể 27%, nhưng sự gia tăng đáng kinh ngạc nhất, sự gia tăng đến 260% về tội ác thù hận chống Công Giáo, phần lớn đã bị bỏ qua. “

Theo số liệu về tội phạm từ văn phòng thống kê quốc gia Canada, Canada Statistics, số vụ việc nhắm vào người Công Giáo đã tăng hơn 260% từ năm 2020 đến năm 2021.

Vào ngày 2 tháng 8, văn phòng đã công bố một báo cáo toàn diện về tội phạm do cảnh sát báo cáo vào năm 2021. Các số liệu của báo cáo về tội ác thù hận do cảnh sát báo cáo theo động cơ cho thấy sự gia tăng đáng kể của tội phạm nhắm vào người Công Giáo. Để so sánh, từ năm 2020 đến năm 2021, tội phạm nhắm vào người Hồi giáo tăng 71%, trong khi tội phạm nhắm vào người Do Thái tăng 47%. Tội phạm nhắm vào “các tôn giáo khác” tăng 60%.

Có tổng cộng 43 tội ác thù hận chống lại người Công Giáo được ghi nhận vào năm 2020, con số này đã tăng lên 155 vào năm 2021.

Các tội ác được báo cáo chống lại người Do Thái vào năm 2021 là 487, trong khi các tội ác được báo cáo chống lại người Hồi giáo là 144.

Không biết có bao nhiêu vụ việc đã không được báo cáo cho cảnh sát hoặc cho văn phòng thống kê quốc gia. Cuộc khảo sát xã hội chung về sự an toàn của người Canada năm 2019 chỉ ra rằng chỉ có khoảng 22% số tội phạm thù hận ý thức hệ được báo cáo cho cảnh sát.

Báo cáo thống kê Canada ngày 2 tháng 8 lưu ý rằng số liệu tội phạm phụ thuộc vào báo cáo của cảnh sát và chỉ phản ánh các vụ việc được báo cáo cho cảnh sát và sau đó được phân loại là tội phạm thù hận. Những thay đổi về số liệu tội phạm thù địch được báo cáo có thể phản ánh sự gia tăng tội phạm thực tế hoặc cũng có thể là những thay đổi trong báo cáo của công chúng do các yếu tố bao gồm “độ nhạy cảm tăng cao sau các sự kiện nổi tiếng”.

Liên đoàn Dân quyền Công Giáo cũng thu thập các báo cáo về tội ác chống Công Giáo. Liên đoàn cho biết khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021 chứng kiến nhiều vụ tấn công vào các nhà thờ Công Giáo ở Canada hơn bất kỳ giai đoạn nào khác.

Tổ chức này cho biết: “Các chính trị gia của chúng ta phải lên tiếng chống lại xu hướng đáng báo động này và các quan chức thực thi pháp luật phải điều tra mạnh mẽ tất cả các vụ việc về tội ác thù địch chống lại người Công Giáo và buộc tội những người có trách nhiệm”.

Liên đoàn duy trì Cơ sở dữ liệu về các cuộc tấn công vào các nhà thờ trên trang web của mình và chấp nhận các báo cáo sự việc từ công chúng. Cơ sở dữ liệu ghi lại các sự việc với mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ việc làm vỡ cửa sổ kính màu đến các hành vi xúc phạm và đốt nhà thờ. Liên đoàn hoạt động nhằm mục đích duy trì một cơ sở dữ liệu về các vụ bắt giữ và kết án trong những vụ việc như vậy.

Liên đoàn cho biết: “Chúng tôi sẽ theo dõi để bảo đảm rằng cơ quan thực thi pháp luật phản ứng mạnh mẽ với xu hướng bạo lực chống Công Giáo đáng báo động này.

Liên đoàn Dân quyền Công Giáo được thành lập vào năm 1985, tự mô tả mình là một tổ chức giáo dân độc lập với số lượng thành viên lớn trên toàn quốc. Tuyên úy của nó là Đức Tổng Giám Mục Adam Exner, là Tổng Giám Mục hiệu tòa của Vancouver.

Vào tháng 11 năm 2021, liên đoàn ghi nhận “sự gia tăng” các cuộc tấn công chống lại các nhà thờ sau các báo cáo ban đầu bắt đầu từ tháng 5 năm 2021 về các ngôi mộ không được đánh dấu trên tài sản của các các trường nội trú dành cho người bản địa Canada, được điều hành bởi các tổ chức Công Giáo và Tin lành dưới sự giám sát của liên bang chính quyền.

Các tuyên bố sơ bộ về các ngôi mộ dựa trên phân tích các phát hiện của radar xuyên đất và vẫn chưa được xác nhận bằng cách khai quật và các phân tích khác. Cũng có thể các ngôi mộ là từ các nghĩa địa cộng đồng và bao gồm hài cốt của những người không phải là học sinh và người không phải là người bản địa trong khu vực, bao gồm cả nhân viên trường học nội trú và gia đình của họ.
Source:Catholic News Agency

2. Một linh mục nói: Trách nhiệm chính cho vấn đề các các trường nội trú dành cho người bản địa thuộc về chính phủ Canada

Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của Đức Thánh Cha với những người bản địa Canada lúc 10g sáng ngày thứ Hai 25 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin lỗi họ với những lời rất chân thành: “Mặc dù các tổ chức bác ái Kitô giáo không vắng mặt, và có nhiều trường hợp nổi bật về sự tận tâm và chăm sóc trẻ em, nhưng tác động tổng thể của các chính sách liên quan đến trường học nội trú là rất thảm khốc. Đức tin Kitô của chúng ta cho chúng ta biết rằng đây là một sai lầm tai hại, không phù hợp với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Thật đau đớn khi nghĩ đến việc đất đai vững chắc của các giá trị, ngôn ngữ và văn hóa tạo nên bản sắc đích thực của các dân tộc anh chị em đã bị xói mòn như thế nào, và anh chị em đã tiếp tục phải trả giá cho điều này. Trước sự xấu xa đáng trách này, Giáo hội quỳ gối trước Thiên Chúa và cầu xin Ngài tha thứ cho tội lỗi của con cái mình.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng khẳng định rõ rằng:

“Các chính sách đồng hóa và khai phóng, bao gồm cả hệ thống trường học nội trú, đã tàn phá như thế nào đối với người dân ở những vùng đất này. Khi những người thực dân Âu Châu lần đầu tiên đến đây, có một cơ hội tuyệt vời để mang lại một cuộc gặp gỡ hiệu quả giữa các nền văn hóa, truyền thống và các hình thức tâm linh. Tuy nhiên, phần lớn điều đó đã không xảy ra. Một lần nữa, tôi nghĩ lại những câu chuyện mà anh chị em đã kể: các chính sách đồng hóa đã gạt các dân tộc bản địa ra ngoài lề một cách có hệ thống; thông qua hệ thống trường học nội trú, ngôn ngữ và văn hóa của anh chị em bị gièm pha và đàn áp như thế nào; trẻ em bị lạm dụng thể chất, lời nói, tâm lý và tinh thần ra sao; họ bị bắt khỏi nhà của họ khi còn nhỏ như thế nào, và những chính sách ấy xóa nhòa vĩnh viễn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ông bà và con cháu ra sao.”

Một số người, bao gồm cả Thủ tướng Justin Trudeau cho rằng xin lỗi như thế là không đủ.

Đối với Cha Stéphane Joulain, một linh mục thuộc Dòng Thừa sai Phi Châu, người đã sống ở Canada trong một thời gian dài, những chỉ trích về lời xin lỗi của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với người Canada bản địa là không chính đáng và hơn hết là nhằm minh oan trách nhiệm của các cơ quan chính trị đối với một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn. Hoan nghênh sự khiêm tốn tuyệt vời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc xin lỗi và công nhận những hành động sai trái của Giáo hội, Cha Joulain nhấn mạnh rằng “không nên quên rằng trách nhiệm chính cho tội ác diệt chủng này thuộc về chính phủ Canada và Nữ hoàng Anh.”

Trích dẫn tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và các vấn đề xã hội là một số vấn đề mà các nhóm này phải đối mặt, vị linh mục khẳng định “Nhiều người muốn che giấu thực tế đáng buồn này, cho rằng chính phủ Canada đã làm xong phần vụ của mình. Tuy nhiên, tình hình của các nhóm dân bản địa ở Canada là rất khó khăn”

Ngài cũng giải thích rằng hành trình “đồng hành và chữa lành” vẫn chưa kết thúc, và Giáo hội ở Canada sẽ phải tiếp tục làm việc về vấn đề này. Cha Joulain kết luận: “Hôm nay tôi muốn tạ ơn vì lòng can đảm, sự khiêm tốn của Đức Thánh Cha Phanxicô và đặc biệt là thông điệp hy vọng mà ngài đã can đảm truyền đi.
Source:La Croix

3. Đức Hồng Y Erdő hay Đức Hồng Y Tagle sẽ là người kế vị Đức Phanxicô

Tạp chí Catholic Herald, ngày 5 tháng 8, có bài phiếm luận sau đây về viễn ảnh được bầu làm Giáo Hoàng của hai vị Hồng Y hiện đang được nhiều người lưu ý.

Theo tạp chí trên, cùng với đà suy đoán ngày càng tăng về khả năng từ chức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bất cứ vị Giáo hoàng tiếp theo nào cũng sẽ nói rất nhiều về đường hướng của một Giáo hội đang bị giằng kéo theo nhiều hướng khác nhau và bị đe dọa bởi cuộc ly giáo do Con đường Đồng nghị cấp tiến gây ra. Một ứng viên hàng đầu để kế vị Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Đức Hồng Y Erdő của Hungary, một chuyên gia giáo luật bảo thủ xuất thân từ một quốc gia nằm ở tuyến đầu của cuộc chiến văn hóa Âu Châu. Việc bầu ngài sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ về hướng mà Giáo hội sẽ thực hiện. Mặt khác, một vị Giáo hoàng từ thế giới đang phát triển - chẳng hạn như Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Philippines - sẽ được những người theo phe cấp tiến ca ngợi, do các nhân tố nhân khẩu học đang thay đổi của Giáo hội.

Nhưng đây rất có thể không phải là chiến thắng mà những người theo phe cấp tiến mong muốn. Ngay cả khi Hồng Y đoàn ngày càng trở nên ít có tính Âu Châu hơn, phe bảo thủ vẫn là động lực của Giáo hội ở Nam bán cầu, nơi - thí dụ - thái độ đối với các vấn đề LGBT mang tính truyền thống hơn nhiều so với các khu vực nói tiếng Anh và Tây Âu. Trong khi nhiều tên tuổi khác đã được đoán định cho vị Giáo hoàng tiếp theo, chẳng hạn như Đức Hồng Y Marc Ouellet người Canada hay Đức Hồng Y người Hòa Lan Wim Eijk thuộc phe bảo thủ - cùng với những nhân vật thỏa hiệp như Đức Hồng Y người Malta Mario Grech hoặc Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi - thì Đức Phanxicô lại được cho là ủng hộ Đức Hồng Y Tagle hay Đức Hồng Y Ý kiêm Ngoại trưởng Vatican Pietro Parolin.

Nhưng Đức Hồng Y Erdő có thể đang xuất hiện như người ở hàng đầu. Như John Gizzi - Phóng viên chính trị của Newsmax - gần đây đã nhấn mạnh, “việc nói về Erdő như một Giáo hoàng tương lai không có gì mới”. Tuy nhiên, như Gizzi đã viết, một người trong Vatican nói với Newsmax rằng Đức đương kim Giáo hoàng “sẽ không ở đây lâu”; vị này nói thêm rằng “cùng lắm ngài sẽ ở đó cho đến tháng 12”. Trong khi đó, nguồn tin này nói với Newsmax rằng “hãy theo dõi Đức Hồng Y Erdő… ngài là người mà Hồng Y đoàn, có nhiệm vụ bầu chọn vị Giáo hoàng tiếp theo, đang bắt đầu nói đến.”

Vị Giáo phẩm người Hungary này - được coi là người theo phe duy truyền thống bày tỏ lòng tôn trọng đối với những người thích Thánh lễ Latinh - cũng tôn trọng những người theo phe cấp tiến và có thể là một lực lượng thống nhất trong Giáo hội. Điều này có thể đặc biệt cần thiết nếu có hai cựu Giáo hoàng còn sống, hoặc nếu và khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô - về hưu - trở thành sao bắc đẩu cho những người theo phe cấp tiến trong trường hợp có người kế vị bảo thủ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Erdő làm “tổng tường trình viên” của Phiên đại hội đồng bất thường lần thứ ba của Thượng Hội đồng Giám mục.

Nhưng nếu việc bầu Đức Hồng Y Erdő gây ra một làn sóng chấn động khắp Âu Châu - vào thời điểm có sự phân ly văn hóa giữa hai nửa của Lục địa - thì việc bầu một vị Giáo hoàng từ Nam Bán cầu, có lẽ sẽ báo hiệu bộ mặt thay đổi của Công Giáo, và cho thấy rằng hướng cấp tiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô' đã được tái củng cố. Như Newsweek đã nhấn mạnh: “Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle từ Philippines đã được nhà chủ đánh cá ngựa người Anh OLBG đánh cuộc 5 ăn 1 sẽ được bầu làm giáo hoàng tiếp theo. Cũng rất được ủng hộ để thay thế Đức Phanxicô là Đức Hồng Y người Ghana Peter Turkson, người đã được đưa ra tỷ lệ đánh cuộc là 6/1”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Turkson là một người bảo thủ có tiếng đã nạp đơn từ chức đứng đầu một bộ của Vatican vào năm ngoái, dường như đã chán ngấy với các chia rẽ nội bộ.

Như Newsweek đã đưa tin, Đức Hồng Y Tagle “được xem như một ứng viên hàng đầu của chức Giáo hoàng nhờ một loạt các thăng thưởng từng làm cho việc Đức Phanxicô qúy mến ngài trở nên rõ ràng”. Được gọi là “Đức Phanxicô Á Châu”, ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc vào năm 2019. Điều quan trọng, Đức Hồng Y Tagle được coi là đại diện cho cánh tiến bộ của Giáo hội, trước đó từng chỉ trích “những lời lẽ gay gắt” đối với người Công Giáo LGBT. Nhưng một lần nữa, Đức Hồng Y Tagle đến từ một quốc gia bảo thủ, điều này có thể làm ảnh hưởng đến các tư cách cấp tiến của ngài như người kế vị Đức đương kim Giáo hoàng.

Ngược lại, việc bầu một vị Giáo hoàng từ Trung và Đông Âu sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng theo cách khác, và được coi là một phát súng lớn nhắm vào những người bảo thủ ở khu vực đó. Mặc dù sẽ là sai lầm khi mô tả Đức Hồng Y Erdő như người trực tiếp liên minh với Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, nhưng những tuyên bố trước đây của Đức Hồng Y vẫn cho thấy một số thiện cảm nào đó đối với ông ta vì dù sao ông ta vẫn là người Công Giáo hàng đầu trong một quốc gia hiện có 80% là Kitô hữu và thuộc khuynh hướng duy dân tộc bảo thủ trong cuộc phân rẽ lớn về văn hóa ở Âu Châu.

Orbán sẽ coi vị Giáo hoàng người Hungary như một thời điểm cực kỳ quan trọng. Trở lại năm 2015, trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng di dân ở Âu Châu, Đức Hồng Y Erdő đã có một giọng điệu có vẻ phù hợp với Orbán. Chính khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi người Công Giáo tiếp nhận người tị nạn, thì Đức Hồng Y nói rằng việc tiếp nhận người tị nạn sẽ tương đương với nạn buôn người. Trong khi đó, Giám mục Laszlo Kiss-Rigo - viên chức cao nhất của Giáo hội ở miền nam Hungary - được trích dẫn nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “không biết tình hình” và Hungary đang bị “xâm lược”.

Như Niall Gooch đã viết cho UnHerd: “Đức Phanxicô và Orbán đại diện cho hai đường lối cho thấy nền chính trị Kitô giáo sẽ như thế nào trong thế giới hiện đại. Trong tất cả các chính phủ của Âu Châu, Orbán có lẽ là người mang cờ dẫn đầu cho điều bạn có thể gọi là 'chủ nghĩa duy văn minh’. Ông ta quan tâm đến sự bền bỉ và tồn tại của một dân tộc đặc thù, và một nền văn hóa đặc thù, ở một nơi đặc thù - chủ yếu là người Hungary, nhưng cũng cả Âu Châu rộng lớn hơn”.

Tuy nhiên, Gooch lập luận: Đức Giáo Hoàng “dựa vào những luồng khác trong tư tưởng chính trị Kitô giáo. Là một tu sĩ Dòng Tên người Argentina, loại côn đồ đang lộ hình lớn trong đầu óc ngài là nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa hung hãn và theo chủ nghĩa sô vanh, kẻ củng cố quyền lực của mình bằng những cuộc tấn công khuyển nho vào người nước ngoài và kẻ thù bên trong. “ Trong mắt Đức Giáo Hoàng, “một đất nước và nền văn hóa Kitô giáo không phải là một đất nước và nền văn hóa bận tâm đến sự toàn vẹn và sự tồn tại của chính mình, mà là một đất nước và nền văn hóa biết tạo nên một mệnh lệnh chính trị bất di bất dịch từ các lệnh truyền của Thiên Chúa trong việc chào đón người lạ và công nhận mọi người như anh em”.

Ở Hungary, các viên chức Công Giáo được biết là liên minh với Orbán, người đã giám sát một hiến pháp có nhắc đến Thiên Chúa và Kitô giáo, đồng thời tài trợ cho các trường Kitô giáo. Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố của Đức Hồng Y Erdő, một năm sau, ngài bày tỏ lo ngại về các xu hướng muốn làm cho các tôn giáo chống lại nhau. Lúc đó, trong một cuộc phỏng vấn với Valasz On Line vào năm 2019 - khi được hỏi về Hồi giáo và nhập cư - Đức Hồng Y Erdő đã hỏi một cách hùng hồn: “Một quốc gia, một lục địa, có thể được gọi là Kitô giáo không?”. Ngài nói thêm: “mặc dù, tôi sẽ không nhấn mạnh mầu trắng là mầu Công Giáo”, cho thấy ngài có thể tiếp cận những người theo phe cấp tiến.

Một cuộc thi đua giữa Đức Hồng Y Erdő và Đức Hồng Y Tagle sẽ cho thấy một Giáo hội đang ở ngã tư đường, không chỉ giữa những người bảo thủ và cấp tiến, mà giữa cả các lực lượng của phe duy truyền thống ở Âu Châu - trung tâm ban đầu của Công Giáo - và bộ mặt đang thay đổi của đức tin, tập chú nhiều hơn vào thế giới đang phát triển, nhưng phần lớn vẫn còn bảo thủ trong quan điểm, đặc biệt là về các vấn đề LGBT. Nếu chủ nghĩa tượng trưng đáng kể, thì cuộc thi đua của Đức Hồng Y Erdő và Đức Hồng Y Tagle sẽ là một cuộc thi đua không những về ý tưởng mà còn về tri nhận và bản sắc.