Ngày 30-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
VietCatholic Network
16:51 30/08/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Người Công Giáo có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trong những kinh thường đọc, Kinh Cầu Mẹ Hằng Cứu Giúp là một bản kinh rất hay và rất được ưa chuộng vì đó là lời than thở của các tín hữu chạy đến cùng Mẹ trong những tình huống khác nhau của cuộc đời.
Khi phải cơn cám dỗ hiểm nghèo, cho con biết cầu nguyện mà thắng trận.
Khi yếu đuối sa phạm tội, cho con chỗi dậy tức thì.
Khi tính hư nết xấu hành hung, cho con trị được nó.
Khi xiềng tội lỗi buộc ràng, cho con bức giải,
Khi làm các việc thiêng liêng, cho con đem lòng bền chí và sốt mến.
Khi cơn bệnh hành trong xác, hay là buồn bã linh hồn.
Khi phải khinh bỉ, khi mất của cải, khi chịu tang chế, khi buồn bực trong gia đình.
Khi buồn bã áy náy trong lòng, và những khi hết còn trông cậy.
Khi lương tâm xao xuyến mịt mù, cho con được gìn giữ bình an linh hồn và trông cậy Chúa.
Khi thân thuộc phải cực khốn, cho con giúp được bình an và mạnh sức.
Khi con mang bệnh lần sau hết.
Khi chịu các phép bí tích sau hết.
Khi cơn hấp hối, phải chước cám dỗ hành hung.
Khi hơi thở sau hết.
Khi đứng trước tòa Đức Chúa Giêsu là quan xét con.
Những lời kinh rất đẹp này đã được truyền từ đời này đến đời kia. Giờ đây, chúng tôi thực hiện thành audio để quý vị và anh chị em dễ dàng nguyện ngắm với những âm điệu được linh mục nhạc sĩ Đôminicô Nguyễn Hoàng Dương phổ nhạc.
Download Mp3: Quý vị và anh chị em nhấn vào đây
https://mega.co.nz/#!eBsU1Zab!LHhGG1w_KkOzvOPOqXCQWAuH0XcIREv2k7GKWdvi3II

Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, tước phẩm Mẹ làm cho con thêm lòng trông cậy là dường nào. Nay con sấp mình xuống dưới chân Mẹ mà tỏ bày mọi nỗi thiếu thốn khi này, và trong giờ lâm tử, cùng than van xin Mẹ dũ lòng thương giúp, và đoái nghe nhậm lời con khốn khó kêu xin.
1. Trong những khi ngặt nghèo linh hồn, mọi khi nguy hiểm khốn khó. Xin Mẹ hãy thương giúp đỡ con.
Đáp: Xin Mẹ giúp đỡ con.
2. Khi phải cơn cám dỗ hiểm nghèo, cho con biết cầu nguyện mà thắng trận.
3. Khi yếu đuối sa phạm tội, cho con chỗi dậy tức thì.
4. Khi tính hư nết xấu hành hung, cho con trị được nó.
5. Khi xiềng tội lỗi buộc ràng, cho con bức giải,
6. Khi xưng tội chịu lễ, cho con đừng khốn nạn mà chịu chẳng nên.
7. Khi làm việc Chúa, giữ gìn hay là cứu lấy cho con đừng trễ nãi.
8. Khi đi xưng tội, cho con chắc được ơn tha thứ, và linh hồn được lành mạnh mọi bề,
9. Cho con quyết chí chịu lễ thường xuyên, và dọn mình chịu lễ cho nên.
10. Khi xem lễ, cho con được mọi ơn ích bởi lễ tế.
11. Cho con năng thăm viếng, và chịu lễ thiêng liêng, mà kính tôn Đức Chúa Giêsu ngự thật trong hình bánh.
12. Khi làm các việc thiêng liêng, cho con đem lòng bền chí và sốt mến.
13. Cho con được trung tín theo ơn Chúa gọi, và theo niềm bổn phận.
14. Cho con giữ trọn điều răn trên hết, là kính mến một Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giêsu, là Đấng cứu chuộc chúng con.
15. Cho con lấy lòng kính mến và vâng nghe Thánh ý Chúa, trong hết mọi sự Chúa dạy hay là gửi đến cho con.
16. Cho lòng con trổ hoa sạch sẽ, khiêm nhường chịu khó và thương yêu người.
17. Khi cơn bệnh hành trong xác, hay là buồn bã linh hồn.
18. Khi phải khinh bỉ, khi mất của cải, khi chịu tang chế, khi buồn bực trong gia đình.
19. Khi buồn bã áy náy trong lòng, và những khi hết còn trông cậy.
20. Khi lương tâm xao xuyến mịt mù, cho con được gìn giữ bình an linh hồn và trông cậy Chúa.
21. Khi thân thuộc phải cực khốn, cho con giúp được bình an và mạnh sức.
22. Cho con gia công làm cho linh hồn người ta được rỗi và nên thánh.
23. Cho con cứu lấy các linh hồn trong luyện ngục.
24. Cho con hãm mình làm việc phước đức mà giúp các thầy cả, các kẻ giảng đạo cùng các người làm việc tông đồ.
25. Cho con được ơn bền đỗ, và được giục lòng xin ơn ấy hằng ngày.
26. Cho con trung tín chẳng hề sai, mà làm việc tôn kính Mẹ.
27. Cho con thúc giục người trong nhà, và nhiều người giáo hữu yêu mến và cầu xin Mẹ.
28. Khi con mang bệnh lần sau hết.
29. Khi chịu các phép bí tích sau hết.
30. Khi cơn hấp hối, phải chước cám dỗ hành hung.
31. Khi hơi thở sau hết.
32. Khi đứng trước tòa Đức Chúa Giêsu là quan xét con.
33. Trong luyện ngục, cho con được bớt gia hình và ngày chịu khó cũng bớt lâu dài.
34. Cho ngày kia con tới nước Thiên đàng, làm một cùng cả thảy những người con yêu dấu, mà tán tụng Chúa cùng Đức Mẹ.
35. Cho con đưa anh em bổn đạo về đàng kính mến làm tôi Mẹ. Xin Mẹ hãy thương giúp đỡ con.
X: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Xin cầu cho chúng con.
Đ: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời Nguyện:
Lạy Rất Thánh Đồng Trinh Maria, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ, dủ lòng thương cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc. Khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội và khi gặp các sự khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết.
Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con. Xin Mẹ ban cho con ơn trọng, này là ơn siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con cầu xin mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng.
Lạy Mẹ yêu dấu, hay thương giúp, xin Mẹ ban phước lành cho con và cầu bầu cho con khi này và trong giờ lâm tử. Amen.
Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp xin che chở mọi kẻ thuôc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó, sau hết cho các linh hồn khốn nạn trong luyện ngục.
Lời nguyện:
* Thánh Maria, Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp
- Xin cầu bầu cho chúng con.
* Lạy Thánh Anphonsô là quan thầy bầu chữa tôi.
- Xin giúp đỡ tôi trong những khi thế ngặt biết chạy đến cùng Đức Bà Maria.
 
Luận về chữ ăn
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:28 30/08/2013
CN 22C : Luận về chữ ăn

Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.

1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa

2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).

1. Tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và lời dạy của Chúa

-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).

Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên mê ăn uống, nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).

-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.

Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.

Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.

Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).

Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.

Cái không ăn được, vẫn cứ ăn : ăn ảnh, ăn khách, ăn tiền : “ông ấy ăn tiền dữ lắm”.

Cái không được ăn, vẫn gọi là ăn : ăn chay. Chữ ăn chay này làm tôi nhớ lại thủa nhỏ khi nghe người lớn nói, hôm nay ăn chay đó, cũng đòi mẹ cho mình ăn chay nữa. Thấy ăn là đòi của con nít, chứ đâu hiểu ăn chay là không ăn. (Déjeuner. Breakfast : ăn sáng là phá chay).

Chắc Chúa Giê-su người Việt sẽ dạy chúng ta một từ “ăn” hơi xưa một chút, nhưng vẫn còn hiểu được: ăn lời. Con cái không ăn lời cha mẹ, con cái hư; các ngươi không ăn lời Ta (nghe và giữ lời Ta) sẽ không được vào Nước Trời. “Không phải cứ nói lạy Chúa lạy Chúa là được vào nước Trời, nhưng…”

Và dĩ nhiên, Chúa Giêsu người Việt sẽ luôn nhắc nhở chúng ta ăn… ăn-năn. Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần.

Ta đang trong mục tìm hiểu về tầm quan trọng của chữ ăn trong hành vi và tư tưởng của Chúa Giêsu. Ta cũng tưởng tượng nếu Ngài giáng sinh trên đất Việt, con của đức nữ trinh Nguyễn thị Mít thì ắt hẳn Ngài sẽ dùng chữ ăn nhiều hơn nữa trong lời giảng với đầy đủ các góc cạnh ý nghĩa khác nhau của nó. Và Ngài, Đức Giêsu người Việt sẽ dự nhiều bữa ăn hơn nữa, như người ta vẫn thường đồn thổi : người Việt gặp nhau là mời nhau đi ăn cái đã.

Chúa Giêsu, tuy không là người Việt, nhưng rất coi trọng bữa ăn, như chúng ta đã kể sơ qua trên kia. Ngài rất nhiều lần ví nước Trời như bữa ăn, -mà bữa ăn lớn cơ- tức là bữa tiệc. Không phải tiệc trang trọng hội nghị khuôn phép, mà là tiệc hân hoan vui mừng: tiệc cưới. Nước Trời ví như nhà vua kia mở tiệc cưới cho hoàng tử… Nước Trời ví như 10 nàng trinh nữ đi đón chàng rể, chứ không phải đón chủ tịch, đón tổng thống. Đón chàng rể là có tiệc cưới.

Chính Ngài đã làm một hành vi để đời, là lập bí tích thánh-thể trong bữa ăn, chứ không phải trên núi cao khi cầu nguyện, trong đền thờ lúc dâng hương. Và chính bí tích thánh thể lại là một bữa ăn. “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống.” “Ai ăn… sẽ được sống đời đời.”

Vì Chúa Giêsu đề cao bữa ăn trong hành vi và lời dạy của Ngài, nên chắc hẳn Ngài có ý gì đó chứ, chứ không phải Ngài chủ trương sống để ăn đâu. Ăn để sống thì có thể. Và thế là ta qua phần 2: Cái bên kia của bữa ăn (beyond eating).

2. Bên kia chữ ăn

Chúa muốn dạy gì khi Chúa đề cập nhiều đến chữ ăn, đến bữa tiệc. Bài Tin Mừng hôm nay hé cho ta một lời đáp: Chia sẻ. Ngài muốn dạy: hãy chia sẻ. Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14).

Chúa lập bí tích Thánh Thể không phải để cho ta thờ lạy đâu. Quỳ sốt sắng hát thờ lạy Chúa, thờ lạy Chúa… không phải là lý hiện hữu của Mình Thánh Chúa. Chúa lập bí tích này trong bữa ăn, và chính bản thân bí tích là một bữa ăn, là để “chia sẻ.” Ngôn ngữ phụng vụ thủa ban đầu thay vì gọi thánh lễ, là gọi đích danh tên thực của nó : lễ bẻ bánh. Không phải tấm bánh nguyên, mà là bẻ ra. Bẻ ra để chia, chứ không phải bẻ ra cho nhỏ để dễ nuốt. Đại Hội Thánh Thể Quốc tế tổ chức tại Lộ Đức năm nào có đề tài thật thích hợp: Tấm bánh Bẻ ra. Người cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà nói: tất cả hãy cầm lấy mà ăn…Bẻ ra tức là chia sẻ, chứ không phải để nguyên giữ cho riêng mình. Có nhiều hình thức để bẻ ra chia sẻ và cũng có nhiều cái khác-cái-ăn để sẻ chia.

Tạm kết ở đây:

Chúa ăn nhiều và nói nhiều về ăn. Không phải là Chúa tham ăn hay là tay sành điệu về các món nhậu. Ngài muốn dạy một điều : ăn là cái dễ chia sẻ hơn cả. Quần áo, có thể vừa hoặc không. Điện thoại di động chia cho ai mà họ không biết dùng thì cũng như không. Riêng ăn, thì dễ chia sẻ nhất, nhất là khi người ta đói. Đói, ăn gì cũng ngon. Thánh lễ là một bữa ăn. Nếu ta không có tinh thàn chia sẻ, thì việc ăn Mình Thánh Chúa quả là một xúc phạm, vì Ngài không còn là tấm bánh bẻ ra chia cho mọi người. Thánh Phaolô cũng nói mạnh hơn thế trong thư 1Cr 11: ăn mà không biết sẻ chia, là ăn lấy án phạt !

Hãy có tấm lòng biết chia sẻ.

Đọc thêm :

Carlos là đứa trẻ đường phố thuộc khu ngoại ô vòng đai của Manila. Tuổi thơ đã để lại trên bé nhiều vết sẹo chìm, lắm vết thương lòng không sao chữa lành được. Nhưng linh mục coi xứ gần đó lại thường thấy cậu ở trong nhà thờ, nên ông rất thán phục đức tin can trường của cậu bé. Một ngày kia, trong khi ngồi toà giải tội –loại toà hộp, rất kín đáo- vị linh mục thấy cậu bé Carlos này rút một cọng cây lau nơi chổi quét nhà thờ. Cậu ép một miếng kẹo cao su đã dùng nơi một đầu của cọng lau và rồi nhét cọng lau với đầu có kẹo cao su dính đó vào khe thùng tiền của kẻ khó, gọi là poor box. Cậu vất vả kéo ra từng tờ giấy bạc, từng đồng tiền kẽm. Rồi cẩn thận, cậu trả cọng lau về với cái chổi và bước nhanh ra khỏi nhà thờ. Vị linh mục quyết định đi theo xa xa. Ông thấy cậu dừng chân tại quầy bán bánh, mua một bao to bánh mì nóng hổi và đi thẳng tới một nơi các trẻ em đường phố khác đang tụ họp tại đó. Các em cầu nguyện và ăn tất cả những chiếc bánh đó. Một buổi họp mặt thật hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là : vị linh mục đó, quyết định gia nhập vào nhóm trẻ bụi đời này.

Bữa ăn mang ý nghĩa chia sẻ. Nhưng nếu không sẻ chia được bữa ăn vì chưa đủ hoàn cảnh, thì ta cũng có thể sẻ chia những thứ khác. Các bạn trẻ đây có thể chia sẻ tri thức, chia sẻ học vấn, chỉ vẽ cho nhau, giúp đỡ giới thiệu nhau tìm việc làm… tất cả đều là ý nghĩa bên kia của bữa ăn. Riêng cái này, các bạn có thể và làm ngay được là chia sẻ niềm vui, chia sẻ nụ cười cho nhau. Ăn nơi cái miệng, và nụ cười cũng nơi cái miệng, cửa môi.

Một hôm Dương Chu sang nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp, một nàng xấu. Để ý quan sát Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí trọng người thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp việc. Cậu bé tiết lộ:

- Người thiếp đẹp kia hay kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống vui tươi, hồn nhiên vô tư với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.

Vậy là bạn không thể thoái thác vì nói rằng mình không đẹp để cười, hoặc cười không được đẹp. Hãy cứ chia sẻ niềm vui, bạn sẽ có niềm vui.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Ăn cỗ! Lội nước
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:57 30/08/2013
Nguyễn Trung Tây
Ăn cỗ! Lội nước


Việt Nam có câu: “Ăn cỗ đi trước. Lội nước theo sau”. Tư tưởng của câu tục ngữ thâm thúy!

Ăn cỗ mà “theo sau” thì thiên hạ đã ăn hết cả rồi. Phần sót lại trên bàn tiệc chỉ dành cho thằng mõ chiềng làng chiềng chạ hoặc ông ăn mày lê la sân đình. Mà thiên hạ trong làng, từ cổ chí kim, ai lại không muốn có danh có tiếng, tầm thường ra cũng phải Hương Hào, chức sắc quyền uy; cao hơn thì Cụ Tiên Chỉ, trí thức của làng; vừa phải thì có Lý Trưởng, oai phong lẫm liệt. Chứ có ai lại muốn mình vật vờ kiếp thằng mõ, cầm mõ đi rao đầu thôn cuối xóm, “Chiềng làng, chiềng chạ, thượng hạ tây đông...”, hoặc sinh ra với phận làm ông ăn mày vật vã ở sân đình, “Con lạy ông đi qua, lạy bà đi lại…”

Lội nước mà đòi đi trước thì may ra chỉ có người dở hơi, hâm hâm, man mát. Bởi ai biết phiá trước, dưới làn nước, chỗ nào đường rãnh lỗ hổng, ở đâu ống cống ổ gà? Bởi thế, túi khôn Việt Nam mới dạy, “Chớ, chớ có mà vớ vẩn! Đòi làm anh hùng! Lội nước thì phải đi theo sau. Nhìn cho kỹ, để ý, nom nom cho rõ người đi phiá trước. Nói dại miệng, nếu họ có té, mình vẫn bình an vô sự bởi đã biết đường mà né. Thiên hạ bị thương nhưng riêng mình không sứt đầu mà cũng chẳng gãy tay!”

Nhưng với Chúa thì không. Đức Giêsu thì ngược lại, ăn cỗ, Ngài đi sau, và lội nước, Ngài đi trước. Ăn cỗ “đi sau”, bởi thế Đức Giêsu kết thân với người bị gạt ra bên lề xã hội. Người thu thuế, người bán phấn, người phận thằng mõ, người kiếp ăn mày, những người xã hội coi thường, Ngài kết thân, đi lại. Lội nước “đi trước”, cho nên Đức Giêsu thường xuyên lên tiếng trước những kỳ thị và bất công trong xã hội. Được mời ăn tiệc ở nhà của một thủ lãnh Pharisêu, một người thuộc hạng, “miệng nhà quan, có gang có thép,” thế mà Ngài lại lên tiếng đề nghị với ông ta giữa nơi thanh thiên bạch nhật, “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù...” (Luke 13:12-14). Bởi Ngài ăn cỗ theo sau, lội nước đi trước, chẳng lạ chi nếu Đức Giêsu bị một số nhà lãnh đạo Do Thái dẫn Ngài lên núi Sọ nhận bản án tử.

Kitô hữu, một danh từ bình thường, quá quen thuộc, khiến nhiều người quên đi ý nghiã của cụm từ. Kitô hữu có nghiã là người bạn của Đức Giêsu, cũng có nghiã là môn đệ của Người. Đức Giêsu đã nhiều lần nhắn nhủ chúng ta, “Thầy sao, trò vậy!” (Matt 11:29), Đức Giêsu ăn cỗ theo sau, còn chúng ta, môn đệ của Ngài thì sao? Đức Giêsu lội nước đi trước, riêng những người học trò của Ngài, trong khi lội nước trong dòng nước của đời sống đức tin thường nhật, thông thường chúng ta đi trước hay đi sau?
Chúa Nhật 22-Năm C
Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Twal cảnh báo hậu quả to lớn của một cuộc tấn công vũ trang vào Syria
Anthony Đông Thái
07:54 30/08/2013
Đức Thượng Phụ Twal cảnh báo hậu quả to lớn của một cuộc tấn công vũ trang vào Syria

Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem, Đức Tổng Giám mục Fouad Twal đã khẩn thiết kêu gọi thận trọng xem xét về hậu quả to lớn của một cuộc tấn công vũ trang và ích lợi của sự ổn định của toàn khu vực Trung Đông. Lời yêu cầu được đưa ra trên bờ vực của một cuộc tấn công quân sự có thể có nổ ra để chống lại chế độ Tây Syria, phía bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến với quân nổi dậy.

Đức Thượng Phụ đặt câu hỏi: “Ai nghĩ đến những hậu quả của một cuộc chiến tranh ở Syria và các quốc gia lân cận? Có cần phải đưa số người chết lên hơn 100.000?”. Và “họ đã cân nhắc những hậu quả cho toàn bộ khu vực Trung Đông không?”

Trong thông cáo của Tòa Thượng Phụ, Đức TGM Twal nhấn mạnh “lời ngài cầu nguyện Chúa Thánh Thần soi sáng con tim của những người đang nắm số phận của người dân trong tay”. Và nhắc nhở những nhà lãnh đạo rằng “các quyết định của họ không được quên khía cạnh con người”.

Ngài khẳng định: “Theo các nhà quan sát, đó nên là một cuộc tấn công chính xác vào các vị trí chiến lược nhằm cản trở việc tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học. Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng một cuộc tấn công chính xác sẽ có những tác động phụ. Sẽ có những phản ứng đặc biệt mạnh mẽ có thể kích động cả khu vực”.

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến một logic gợi nhớ lại việc chuẩn bị chiến tranh ở Iraq năm 2003. Chúng ta không được lặp lại một vở hài kịch về vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq, trong khi thực tế không có loại vũ khí này. Đất nước này giờ vẫn còn rất nguy nan.”

Ngài kêu gọi thế giới chờ đợi kết luận của các chuyên gia Liên Hợp Quốc về bản chất của cuộc tấn công hóa học và nhận dạng chính thức ai phát động nó.

Đức TGM Twal đặt câu hỏi thẳng thừng: “Dựa vào đâu mà quyết định tấn công một dân tộc, một quốc gia? Với thẩm quyền nào? Dĩ nhiên, Tổng thống Mỹ có quyền lực để phát động các cuộc không kích vào Syria, nhưng mà Liên đoàn Ả Rập và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở đâu? Phương Tây của chúng ta và những người bạn Mỹ đã không bị tấn công bởi Syria. Điều gì cho họ tấn công một quốc gia? Ai chỉ định họ là cảnh sát của chế độ dân chủ ở Trung Đông?”

Ngài bức xúc cảnh báo – “hãy lắng nghe tất cả những tiếng nói đang sống ở Syria và tiếng la hét cho nỗi đau của họ kéo dài trong hơn hai năm rưỡi qua. Hãy nghĩ đến những người mẹ, trẻ em, những người vô tội. Các quốc gia tấn công vào Syria đã tính đến thực tế là công dân của họ ở trên toàn thế giới, các đại sứ quán và lãnh sự quán của họ có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trả đũa?”

Vì tất cả những lý do trên, Đức Thượng Phụ Twal kêu gọi thận trọng “hòa bình và an ninh cho toàn bộ khu vực trên thế giới đã phải chịu quá nhiều đau thương”.

Ngài kết luận: “Là những Kitô hữu của Đất Thánh, hãy nhớ cầu nguyện cho những người Syria mà chúng ta thấy tất cả những khổ đau của họ khi họ đến nương náu trong giáo phận của chúng ta ở Jordan.”

Anthony Đông Thái
 
Khởi đầu mới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:07 30/08/2013
Khởi đầu mới

Trong đời sống hầu như con người luôn phải khởi đầu mới.

Khởi đầu mới nào cũng đều có những khác lạ bất ngờ gây bỡ ngỡ cùng hoảng hốt lo lắng.

Nhưng khởi đầu mới cũng kéo theo một chuỗi khám phá mới lạ.

Hình ảnh người khởi đầu mới

Đọc đoạn Kinh Thánh trong sách Sáng Thế 15, 1-19 ta có thể vẽ ra hình ảnh một người ban đêm đứng trong vùng sa mạc bên Trung Đông, nơi là quê hương của mình. Ông đứng nhìn sao trời lấp lánh chiếu ánh sáng mờ ảo trên khắp nền trời. Ông ăn mặc quần áo giản dị, đầu và chung quanh cổ bịt quàng chiếc khăn theo phong tục người Do Thái.

Ông đứng giữa vùng sa mạc toàn cát mầu nâu ngà ngà. Mầu da tay chân và nơi khuôn mặt của Ông cũng ngà ngà nâu như mầu cát sa mạc. Hình ảnh này nói lên, con người sống giữa lòng thế giới, và là thành phần trong công trình tạo dựng của thiên nhiên.

Mầu xanh lá cây áo choàng dài của Ông như là hình ảnh nhịp cầu giữa mầu ngà ngà nâu của đất cát, nơi hai chân Ông đang đứng, và mầu xanh của bầu trời, nơi Ông đang hướng tầm nhìn lên cao.

Ông đứng đó mắt nhìn hướng lên trời cao, môi miệng há mở ra không rộng, tay buông thõng xuống bên dưới. Ông ngắm nhìn với vẻ bỡ ngỡ. Ông đứng đó với hai bàn tay trắng không có gì để nắm chắc cả. Hình ảnh đôi bàn tay trắng không có gì nắm của một người nói lên người đó bỏ lại tất cả cùng sẵn sàng rộng mở đón nhận những gì đang tới!

Hình ảnh người này là hình ảnh của Ông Abraham, ngày xưa lúc nghe tiếng Thiên Chúa kêu gọi, cũng đã sống tình huống như thế.

Thiên Chúa nói với Abraham: Bây giờ một khởi đầu mới con phải bắt tay vào. Một nhiệm vụ mới khác đang chờ đợi con. Ta không bỏ con một mình. Ta sẽ chúc lành cho con. Và con cũng trở thành lời chúc lành!

Đây cũng là hình ảnh khởi đầu mới cho các Bạn học sinh sau mùa nghỉ hè. Năm học mới với một khởi đầu mới.

Năm học mới

Một khởi đầu mới bắt đầu, đang khi nơi các bạn trẻ những kỷ niệm đẹp thơ mộng, cùng những hình ảnh dấu vết đầy ấn tượng của những ngày nghỉ hè vẫn còn in sâu trong trí óc tâm khảm. Lẽ dĩ diên chắc là nhiều bạn trẻ trong những ngày nghỉ hè vừa qua cũng đã có lúc nghĩ về năm học mới sắp tới sẽ mong muốn hay có thể thực hiện điều gì nào đó.

Có nhiều Bạn trẻ lần đầu tiên cặp sách cặp đến trường học khởi đầu đi học, có nhiều Bạn trẻ năm học mới bắt đầu lên lớp học mới cao hơn. Tất cả đều khởi đầu mới. Tất cả đều bỡ ngỡ rụt rè với lòng mong muốn trông đợi sự thành công tốt đẹp cho năm học mới này. Cũng có những Bạn học lên lớp cao cũng nghĩ đến những khó khăn về bài học, bài tập phải làm, về những môn học đòi hỏi nhiều cố gắng hy sinh cho kỳ thi ra trường cuối năm học.

Các Bạn trẻ bước vào khởi đầu mới với hai bàn tay trắng, cùng sẵn sàng cho những thách đố đòi hỏi mới về chất liệu con đường học hành đang tới trong năm học mới.

Vì thế, họ đều cần lòng can đảm cùng niềm vui cho khởi đầu mới của năm học mới.

Thiên Chúa đã kêu gọi tổ phụ Abraham và đã cam kết hứa cùng Ông Abraham. Lời này của Thiên Chúa cũng có gía trị cho mọi con người.

Thiên Chúa cũng nói với mọi người:“ Ta muốn chúc lành cho con, và con cũng phải trở thành lời chúc lành.“

**********************

Ông Abraham đã được Thiên Chúa đoan hứa không một mình bơ vơ trước khởi đầu mới. Nhưng có Thiên Chúa tin tưởng cùng đồng hành chúc lành cho. Điều này khiến Ông vững tâm can đảm chấp nhận những thử thách, những bỡ ngỡ bất ngờ xảy đến.

Với các Bạn trẻ học sinh bắt đầu năm học mới và cả mọi người đều phải luôn khởi đầu mới trong đời sống cũng thế, chúng ta tin tưởng Thiên Chúa không bỏ con người một mình. Ngài tin tưởng và chúc lành cho ta.

Chúc lành mang sâu đậm ý nghĩa: Thiên Chúa trao tặng Bạn những lời tốt đẹp gây phấn khởi, cầu mong sự thành công tốt đẹp đến với Bạn!

Và Bạn trở thành lời chúc lành cho người khác có nghĩa: Không chỉ Bạn được thành công tốt đẹp, nhưng những việc Bạn làm cũng trở nên thành công tốt đẹp sinh ích lợi cho người khác!

Chúc các Bạn học sinh niềm vui với việc học hành, và lòng can đảm cho khởi đầu mới trong năm học mới 2013 - 2014.

„ Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời!“

Mùa khai giảng năm học mới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long








 
“Chính quyền dân sự phải nhận thấy có giới hạn trước luật lệ của Thiên Chúa''
Bùi Hữu Thư
17:55 30/08/2013


Điện văn của Đức Thánh Cha gừi Hội Nghị Liên Tôn Thiên Chúa Giáo lần thứ XIII

ROME, 30 tháng 8, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Mối tương quan giữa Giáo Hội và xã hội dân sự phải dựa trên niềm xác tín rằng “quyền hành dân sự phải nhận thấy có giới hạn trước luật lệ của Thiên Chúa”, và “chính quyền dân sự và quyền bính của Giáo Hội cần được mời gọi để hợp tác vì lợi ích chung của cộng đồng nhân loại.”

Hội Nghị Liên Tôn Thiên Chúa Giáo lần thứ XIII đang diễn ra tại Milan từ ngày 28 đến 30 tháng 8, 2013, với chủ đề “Đời sống các Kitô hữu và chính quyền dân sự. Các vấn nạn lịch sử và viễn cảnh thực tại, tại Đông Phương và Tây Phương”. Hội nghị được Viện Linh Đạo Phanxicô thuộc Đại Học Giáo Hoàng Antonianum và Phân Khoa Thần Học Chính Thống Giáo của Đại Học Aristoteles de Salonique, cùng với sự hợp tác của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm.

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện văn cho Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về cổ võ sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu.

Điện văn của Đức Thánh Cha Phanxicô

Kính gửi Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về cổ võ sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu.

Bạn thân mến,

Tôi đặc biệt vui mừng khi biết tin về Hội Nghị Liên Tôn Kitô Giáo đã được tổ chức mỗi hai năm bởi Viện Linh Đạo Phanxicô thuộc Đại Học Giáo Hoàng Antonianum và Phân Khoa Thần Học Chính Thống Giáo của Đại Học Aristoteles de Salonique, với mục đích đào xâu kiến thức về các truyền thống thần học và linh đạo Tây Phương và Đông Phương, và để trau dồi các mối tương quan thân hữu và học hỏi giữa các thành viên của hai Đại Học.

Do đó tôi muốn gửi lời chào mừng thân ái tới quý vị trong ban tổ chức, những thuyết trình viên và tất cả mọi tham dự viên của Hội Nghị lần thứ XIII này, năm nay đang diễn tiến tại Milan, với sự hợp tác của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm, với chủ đề “Đời sống các Kitô hữu và chính quyền dân sự. Các vấn nạn lịch sử và viễn cảnh thực tại, tại Đông Phương và Tây Phương”.

Một chủ đề như vậy rất thích hợp trong khuôn khổ của các chương trình khác nhau nhằm kỷ niệm Bách Niên Kỷ thứ XVII của việc phổ biến sắc lệnh Constantin. Đây là các dự án tại Milan đã có những biến cố đáng nghi nhớ, trong đó có việc viếng thăm của Thượng Phụ Đại Kết Bartholomaios I tại Nhà Thờ Thánh Ambrôse và thành phố Milan.

Quyết định lịch sử, trong đó có sắc lệnh tuyên bố trả tự do tôn giáo cho mọi Kitô hữu, đã mở ra những đường lối mới cho việc phổ biến Phúc Âm, và đóng góp một cách quyết liệt cho việc nẩy sanh ra nền văn hóa Âu Châu. Ký ức về biến cố này cung ứng cho Hội Nghị hiện thời, cơ hội để suy niệm về sự tiến hóa của các phương cách thế giới Kitô giáo liên hệ với xã hội dân sự và với chính quyền tại mỗi điạ phương. Các phương cách như vậy đã được phát triển trong suốt lịch sử trong những nội dung khá khác biệt, khi nhận biết những sự dị biệt đáng kể giữa Tây Phương và Đông Phương. Đồng thời, vẫn duy trì một vài tính chất nền tảng chung, với sự xác tín là chính quyền dân sự phải tìm thấy giới hạn trước luật lệ của Thiên Chúa, việc phục hồi sự tự kiểm đúng mức cho lương tâm, và niềm tin là quyền bính Giáo Hội và chính quyền dân sự được mời gọi để cộng tác cho lợi ích chung của cộng đồng nhân loại.

Tôi cầu chúc cho những công trình của Hội Nghị gặt hái được những thành quả tốt đẹp cho sự tiến bộ của việc nghiên cứu lịch sử, và học hỏi hỗ tương giữa các truyền thống khác nhau, tôi hứa cầu nguyện tha thiết cho hội nghị và ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả những ai đóng góp cho việc tổ chức hội nghị và tất cả những tham dự viên.
 
Đức Phanxicô sắp bổ nhiệm tân quốc vụ khanh Tòa Thánh
Vũ Văn An
18:18 30/08/2013
Nhiều nguồn tin trong ngày 30 tháng Tám cho thấy Đức Phanxicô sắp sửa bổ nhiệm tân quốc vụ khanh Tòa Thánh, một việc mà dư luận khắp thế giới đang chờ mong kể từ ngày Đức HY Bergoglio được bầu làm giáo hoàng cách nay gần 5 tháng. Vị chức sắc được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào chức vụ hàng đầu trong nền hành chánh Giáo Hội là Đức TGM Pietro Parolin, vị chức sắc không lạ lùng gì đối với dư luận Việt Nam qua nhiều cuộc thương thuyết giữa Vatican và Việt Nam trong nhiều năm trước.

Mặc dù Đức Giáo Hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng Quốc Vụ Khanh thường hành xử như người cầm đầu chính phủ, cả trong các vấn đề đối nội lẫn trong các liên hệ ngoại giao của Giáo Hội, biến ngài gần như một thủ tướng.

Hiện là sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, Đức TGM Parolin vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng liên hệ tới việc lên khuôn cho nhiều giải pháp của Vatican đối với các thách đố chính trị hoàn cầu hết sức chủ yếu trong suốt 2 thập niên qua.

Đức TGM Parolin cũng được coi là nhà hành chánh có tài và hữu hiệu từng giữ chức phó bộ trưởng ngoại giao trong các năm 2002 tới 2009. Trong vai trò này, ngài thường hành xử một cách không chính thức như là thương thuyết gia hàng đầu của Vatican với thế giới bên ngoài.

Ký giả kỳ cựu về Vatican là Andrea Tornielli, vào hôm 30 tháng Tám, cho rằng Đức Phanxicô, trễ lắm vào ngày 31 tháng Tám, sẽ bổ nhiệm Đức TGM Parolin vào chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Nếu dự đoán này chính xác, thì quyết định này nói lên ít nhất hai điểm quan trọng liên quan tới chiều hướng quản trị Giáo Hội của Đức Phanxicô.

Thứ nhất, nó cho thấy dù Đức Phanxicô cố gắng hoạch định một cuộc cải tổ tại Vatican, nhưng ngài không có ý định khởi đi từ số không. Thay vào đó, Đức TGM Parolin sẽ là người “tái khởi động” (reboot) hệ thống điều hành của Vatican trở lại thời kỳ lúc nó còn được coi là hữu hiệu.

Ngài vốn là người trong cuộc rất hiểu việc, nhưng lại không bị liên lụy gì tới những bế tắc tai tiếng nhất về quản trị từng diễn ra thời Đức HY Tarcisio Bertone. Các bế tắc này bao gồm vụ rắc rối xẩy ra năm 2009 chung quanh việc rút vạ tuyệt thông cho một giám mục từng bác bỏ Việc Diệt Chủng Người Do Thái, cũng như vụ tai tiếng rì rỏ ở Vatican. Các vụ này gộp lại với nhau đã khiến nhiều vị giáo phẩm cao cấp khắp thế giới bất mãn và một cách gián tiếp đã thúc đẩy các Hồng Y cử tri bầu “người ngoại cuộc” Á Căn Đình làm giáo hoàng.

Việc chọn một người Ý (Parolin vốn người Ý) xem ra cũng xác nhận điều này: Đức Phanxicô không có ý định hoàn toàn lật đổ nền văn hóa truyền thống của Vatican.

Mặt khác, việc chọn lựa này còn cho thấy Đức Phanxicô không muốn khả năng ngoại giao của Giáo Hội bị lu mờ trong khi ngài phải đương đầu với các thách đố nội bộ.

Ngay lập tức, Đức TGM Parolin sẽ trở thành phát ngôn viên hàng đầu của Giáo Hội trong các vấn đề quốc tế nóng bỏng như các cuộc khủng hoảng hiện nay tại Syria và Ai Cập. Ngài có nhiều kinh nghiệm tại vùng này, chỉ đơn cử việc ngài làm đại diện của Tòa Thánh tại Hội Nghị Annapolis năm 2007 về Trung Đông do chính phủ Bush triệu tập.

Mặt khác, các quan sát viên Vatican lâu đời nhận định rằng bất cứ ai được bổ nhiệm vào chức quốc vụ khanh dưới quyền Đức Phanxicô cũng sẽ không phải là nhân vật quyền thế giống như thời hai vị giáo hoàng tiền nhiệm, vì hai lý do sau đây:

Thứ nhất, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đích thân cầm cân nẩy mực mọi chuyện, một điều khiến ngài ít bị lệ thuộc các tùy viên.

Thứ hai, tân hội đồng gồm 8 Hồng Y khắp thế giới, do Đức Phanxicô công bố hồi tháng Tư, sẽ trở thành hội đồng cố vấn quan trọng nhất có tính chủ yếu trong các quyết định then chốt về chính sách, khiến văn phòng quốc vụ khanh giảm khá nhiều vai trò trong khía cạnh này.

Theo chiều hướng đó, Quốc Vụ Khanh dưới thời Đức Phanxicô sẽ hành xử như một trưởng tham mưu hơn là một “phó giáo hoàng”.

Sinh tại miền Veneto, Ý, Đức TGM Parolin, ngoài tiếng Ý, còn thông thạo tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Trước đây, ngài từng phục vụ tại các tòa sứ thần ở Mexico và Nigeria, và đã phụ trách về Nam Âu tại Văn Phòng Quốc Vụ Khanh.
 
Top Stories
Philippines: Le président de la Conférence épiscopale dénonce le « manque de zèle » du clergé catholique
Eglises d’Asie
19:24 30/08/2013
Avec des accents que l’on aurait pu croire sortis de la bouche du pape François, le futur président de la Conférence des évêques catholiques des Philippines s’en est pris avec vivacité au « manque de zèle » du clergé philippin, dénonçant chez les prêtres une tendance à se transformer en « pasteurs du statu quo » et les appelant à « sortir » de leurs sacristies pour « secouer la société ».

Vice-président de la Conférence épiscopale depuis 2011, Mgr Socrates B. Villegas est l’archevêque de Lingayen-Dagupan, diocèse de la côte ouest de Luzon, depuis 2009. Au 1er décembre prochain, il prendra la tête de l’épiscopat philippin, mais, dans une lettre rendue publique aujourd’hui et datée du 31 août, jour du douzième anniversaire de son ordination épiscopale, c’est à ses prêtres qu’il s’adresse. Commentant la crise que traverse en ce moment le pays avec le scandale du système du « pork barrel » (détournements des fonds publics par les élus du Congrès philippin), Mgr Villegas s’interroge sur les remises en cause que ce scandale devrait provoquer non seulement dans la société mais aussi dans l’Eglise elle-même, et en particulier les ministres du culte.

« Nous, les prêtres, écrit-il, avons failli dans notre mission consistant à mener notre peuple à imiter le Christ. La prière qui ne s’accompagne pas d’une conversion morale n’est qu’une cloche qui sonne faux. Le credo qui ne va pas de pair avec une bonne conduite morale n’est que sécheresse et mort. Ce n’est pas la fumée de l’encens qui nous mènera au Ciel. Ce n’est pas la lecture des livres de prière qui nous fera devenir saints. Ce n’est pas l’éclat de nos chandeliers qui nous rendra meilleurs. Ce à quoi nous devons aspirer, c’est l’imitation du Christ. La finalité dans l’Eglise, c’est l’intimité avec le Christ et l’imitation du Christ. ».

« Or, malheureusement, dénonce-t-il encore, frères prêtres, nous sommes devenus des ‘pasteurs de statu quo’. Nous nous sommes transformés au point de ne plus faire que ‘maintenir’ l’Eglise, observer les horaires, suivre l’ordre du jour. » Mgr Villegas affirme que cette sécularisation et l’embourgeoisement du clergé « ne peuvent pas continuer ». « Nous devons aller dehors, dans les villages et les écoles, visiter les hôpitaux et les pauvres, enseigner à frais nouveau le catéchisme, visiter les familles chez elles – en un mot, secouer la société », écrit-il encore, insistant avec ces mots : « Le problème n’est pas le manque de prêtres, mais leur manque de zèle. »

Mgr Villegas dénonce le fait que si la doctrine est enseignée, elle n’est pas « vécue et connectée à la vie ». « Nous avons la foi mais nous n’en vivons pas », écrit-il, ajoutant : « A quoi bon réciter les Dix commandements dans l’ordre et dans le désordre si les gens continuent à voler et à tuer, à tricher et à convoiter ? A quoi bon réciter les mystères du Rosaire si nous faisons en sorte que le Christ ne vienne pas nous déranger dans notre complaisance ? ». « Dire la foi sans la vivre revient à se masser tranquillement l’ego », poursuit-il, appelant le clergé à être un exemple inspirant qui amène les fidèles à imiter le Christ.

Il donne comme exemple le problème maintes fois analysé de célébrations liturgiques trop longues et ennuyeuses où des homélies sans fin chassent les jeunes des églises. « Comment mettre le feu à leurs cœurs si nous-mêmes nous ne brûlons pas pour Dieu ? », interroge-t-il, rappelant aux prêtres que la meilleure préparation pour une homélie est la prière et la méditation de l’Evangile.

L’Eglise, conclut-il, a toujours été une Eglise en réforme. « Les murs blancs de nos églises ne deviennent pas plus blancs avec le temps. Les murs blancs deviennent poussiéreux, tachés, craquelés. Ils peuvent s’effriter. Il en va avec l’Eglise comme avec les murs ! »

Venu de Mgr Villegas, un tel appel n’est pas inédit. Agé de 52 ans, ancien secrétaire personnel du cardinal Sin (1928-2005), celui qui fut ordonné à l’épiscopat à l’âge de 40 ans porte ce message de renouveau de l’Eglise depuis quelques temps déjà. En octobre dernier, à Rome, à l’occasion du Synode pour la nouvelle évangélisation, il avait fait sensation en déclarant que, pour prétendre évangéliser de façon crédible, l’Eglise et sa hiérarchie devaient « éviter l’arrogance, l’hypocrisie et la bigoterie ».Selon lui, la nouvelle évangélisation appelle à « une nouvelle humilité », ancrée dans une sainteté et un visage renouvelés dans la charité. « Notre expérience du tiers-monde me montre que l’Evangile peut être annoncé à des estomacs vides, mais à l’unique condition que l’estomac du prédicateur soit aussi vide que celui de ses paroissiens », avait-il déclaré en congrégation générale lors du Synode.

Cet appel est lancé par celui qui va prendre d’ici quelques semaines la tête de l’épiscopat philippin, à un moment où différentes études et témoignages indiquent que, si les Philippines demeurent « le pays le plus catholique d’Asie », les catholiques philippins sont, plus que les autres croyants aux Philippines, touchés par la sécularisation et s’éloignent de l’Eglise.

(Source: Eglises d’Asie, 30 août 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng lễ Bổng mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo xứ Thuận Nghĩa
Pv Thuận Nghĩa
07:09 30/08/2013
Trong bầu khí vui mừng của năm Đức Tin, sáng nay, lúc 6g30, ngày 30 tháng 08 năm 2013, Giới Hiền Mẫu Giáo xứ Thuận Nghĩa mừng lễ bổn mạng - thánh Mônica, do Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính chủ sự. Thánh lễ có sự tham dự của quý Thầy, quý xơ và đông đảo giáo dân trong giáo xứ, đặc biệt có gần 2 000 chị em Hiền Mẫu.

Xem hình ảnh

Để mừng lễ bổn mạng, Chị em Hiền Mẫu đã chuẩn bị hơn một tháng nay, nhất là quý chị đã tổ chức làm tuần cửu nhật kính thánh bổn mạng. Từ chiều tối hôm qua, Chị em đã được Sơ Maria Hồng Quế và Hồng Hà giúp tĩnh tâm với đề tài “Monica - Người mẹ của Đức Tin”. Buổi tĩnh tâm bắt đầu từ 19g và kết thúc vào lúc 21g30. Với những hình ảnh và thước phim sinh động quý xơ đã giúp chị em nhận ra vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ làm vợ và làm mẹ trong gia đình. Cảm động nhất là sự hiện diện của em Dương Quyết Thắng, đến từ giáo xứ Kẻ Mui, bị cụt hai tay do một tai nạn, đã tự mình đệm đàn và hát cho chị em nghe. Em nói “Mẹ đã nâng đỡ em, động viên em khi em tuyệt vọng. Em nhớ mẹ. Em biết ơn mẹ. Em được như ngày hôm nay là nhờ mẹ của em…”.

Buổi tĩnh tâm kết thúc bằng giờ tĩnh nguyện. Đây là cơ hội để quý Mẹ dâng lên Chúa những tâm tư tình cầm, những vui buồn sướng khổ trong cuộc sống gia đình. Quý Mẹ được tràn ngập trong tình yêu của Chúa Giêsu Thánh Thể nhờ lời dẫn ấm ấp ngọt ngào của quý xơ. “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng con những người đang lầm than, lao đao, vất vả, những người đang mang nhiều gánh nặng của: thân xác, bệnh hoạn, tật nguyền, gánh nặng của tuổi đời chồng chất, của trái tim rỉ máu, của thương tích trong tâm hồn, ghánh nặng của buồn sầu, cô đơn, tuyệt vọng…Gánh nặng đó có thể là nghèo đói, bị khinh dễ, bị thất bại, bị phản bội trong tình yêu, trong đời sống gia đình hay sự nghiệp…là bầy con nheo nhóc, ông chồng nghiện ngập, vũ phu đánh đập vợ con, là đứa con xì ke ma tuý, là cuộc sống nghèo nàn với căn nhà xiêu vẹo dột nát. Là cuộc sống bổn phận tối tăm nhàm chán, gánh nặng của những người đang nợ nần chồng chất hai vai…Rồi, tâm trạng chán nản ngã lòng, thất vọng về mình đầy yếu đuối tội lỗi, kéo lê một cuộc đời không còn hy vọng, không còn ý nghĩa…Tóm lại, mỗi người chúng con đều có những ghánh nặng và khổ đau, tuy khác nhau, nhưng tất cả chúng con rất cần Chúa Giêsu BỖ SỨC và ĐỠ NÂNG chúng con. Chỉ có Chúa với tình yêu thương ngút ngàn dấu ái, với Thần Lực vô song mới có thể đem lại hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con…”.

Trong bài giảng thánh lễ sáng nay, từ mẫu gương của Mẹ thánh Mônica, Cha xứ đã động viên quý mẹ đang gặp những hoàn cảnh khó khăn trong đời sống gia đình. Ngài nói “Cuộc đời của mẹ Mônica đã đau khổ nhiều vì chồng vì con nhưng mẹ đã vượt qua tất cả nhờ sự hiền hoà nhẫn nhục, nhờ sự kiên tâm cầu nguyện và âm thầm hy sinh của mẹ cho chồng con. Nếu quý mẹ có chồng con hiền lành, đạo đức…quý mẹ hãy cảm tạ Chúa. Nhưng nếu quý mẹ đang trong hoàn cảnh có người chồng suốt ngày say sưa rượu chè, cờ bạc…có những đứa con hư…hãy bắt chước thánh Mônica: nhẫn nhục, hy sinh, cầu nguyện...chắc chắn Chúa sẽ nhận lời quý Mẹ và thay đổi đời sống của chồng con. Như một linh mục nói với mẹ Mônica rằng: ‘không thể nào có một người con mà bà mẹ đã đổ ra bao nước mắt để không thương và câu nguyện cho, lại có thể hư mất được’”. Cha xứ cũng đề cập đến vai trò chuyển giao đức tin của người phụ nữ: chuyển giao đức tin cho người bạn đời, chuyển giao đức tin cho con cái.

Sau thánh lễ, quý mẹ chụp hình với Cha quản xứ và giữ giờ cơm thân mật. Ước mong rằng, từ tinh thần của dịp mừng lễ bổn mạng hôm nay, quý mẹ can đảm hơn, tin yêu hơn trong cuộc sống để xây dựng các gia đình êm ấm hạnh phúc.
 
Xóm Thượng thuộc Giáo xứ Thạch Bích mừng lễ Thánh Gioan Tẩy Giả chịu chém
Tin Yêu
20:17 30/08/2013
Hòa chung niềm hân hoan của Giáo Hội mừng lễ Thánh Gioan Tẩy Giả Chịu Chém, thứ năm, ngày 29 tháng 8 năm 2013, tại nhà thờ Xóm Thượng - giáo xứ Thạch Bích, hội thánh Gioan Tẩy Giả Chịu Chém của Xóm đã long trọng mừng lễ quan thầy vào hồi 5g00. Chủ tế thánh lễ do cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản Hạt Thanh Oai. Đồng tế với ngài, có cha phó Phêrô Nguyễn Ngọc Trung cùng với sự hiện của các hội đoàn và bà con giáo dân trong giáo xứ.

Xem hình ảnh

Được biết Xóm Thượng là một trong bốn xóm của giáo xứ Thạch Bích, là một xóm toàn tòng với gần 2000 nhân danh. Xóm đã xây được một nhà nguyện khang trang, có cả nhà giáo lý và nhà khách.

Để chuẩn bị cho ngày lễ, hội Gioan đã có tuần tam nhật, mời quý cha, quý thầy về tĩnh tâm và giải tội cho các hội viên.

Mở đầu thánh lễ, cha xứ Phaolô đại diện chúc mừng hội Gioan và mời gọi cộng đoàn hướng về tâm tình của ngày lễ. Trong bài chia sẻ, cha phó Phêrô Nguyễn Ngọc Trung đã kể chuyện về việc ông Gioan bị chém., theo đó Ngài mời gọi cộng đoàn hãy noi gương thánh Gioan là hãy làm chứng cho Đức Kito, hãy làm cho Thiên Chúa lớn lên (Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ xuống)…

Buổi trưa, sau thánh lễ, quý cha va mọi người chung chia niềm vui với hội thánh Gioan Tẩy Giả chịu chém trong bữa cơm tình gia đình tại nhà giáo lý của xóm.
 
1000 Bà Mẹ Công Giáo giáo xứ Thạch Bích mừng Lễ Thánh Mônica
Tin Yêu
08:51 30/08/2013
HÀ NỘI – Thứ ba, ngày 27 tháng 08 năm 2013, gần 1000 bà mẹ Công Giáo thuộc Giáo xứ Thạch Bích, Hạt Thanh Oai, Giáo Phận Hà nội đã long trọng cử hành lễ kính Thánh Nữ Monica, bổn mạng các bà mẹ Công Giáo.

Xem hình ảnh

Để chuận bị cho ngày lễ, các bà mẹ trong xứ đã có tuần tam nhật tĩnh tâm và học hỏi theo gương thánh nữ Mônica. Ngày thứ nhất trong ba ngày tĩnh tâm, cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Đoàn - Quản Hạt Thanh Oai đã khai mạc và chia sẻ với chủ để: Công – Dung – Ngôn – Hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Theo đó, Ngài nhấn mạnh về chữ nhẫn trong tư cách làm vợ, làm mẹ. Cuối buổi tinh tâm, cha Phaolô đã đăt Mình Thánh cho các bà mẹ chầu Thánh Thể Chúa.

Ngày tĩnh tâm thứ hai với chủ đề: “Mẫu gương làm Vợ, làm Mẹ theo Thánh Mônica”. Thày giúp xứ khởi đi từ câu hỏi: Tại sao chúng ta có buổi tập họp hôm nay? Thánh Monica là ai? Tại sao Giáo Hội lại chọn vị thánh này làm bổn mạng các bà mẹ Công Giáo? Kế đến thày chia sẻ về tiểu sử và hành trình nên thánh của Thánh nữ Monica. Cuối cùng là bài học noi gương thánh nữ với bốn điểm: Hiền hòa nhẫn nhục; Kiên tâm cầu nguyện; Âm thầm hy sinh; và phương pháp giáo dục con cái. Xen kẽ bài chia sẻ là các Slide Show về Thánh Monica, về người mẹ.

Ngày tĩnh tâm thứ ba với chủ đề: “Người mẹ Công Giáo, sống Đức Tin”. Trong các buổi tĩnh tâm luôn có quý cha giải tội, giúp các bà mẹ giao hòa với ChúaThiên. Cuối buổi tĩnh tâm thứ ba là giờ cầu nguyện theo cộng đoàn Taize. Gần một ngàn cây nên được thắp lên lung linh huyền nhiệm, giúp các bà mẹ lắng đọng để gặp gỡ Chúa.

Thánh lễ mừng kính Thánh Monica được cử hành vào lúc 17h00 chính ngày. Trước thánh lễ, các bà mẹ đã rước ảnh thánh quan thày xung quanh nhà thờ. Trong bài giảng, cha Quản Hạt Phaolô mời gọi các bà mẹ hãy noi gương thánh Monica: kiên trì, can đảm. Nêu gương trong đời sống cầu nguyện và kiên vững trong niềm tin.

Cuối thánh lễ, một bà mẹ đại diện cám ơn cha xứ và cộng đoàn, đồng thời nói lên niềm vui vì có được một thánh lễ thật sốt sáng.

Mừng kính Thánh Nữ Mônica hôm nay, đã giúp cho các bà mẹ thêm nhiều hành trang sống thiên chức làm vợ và làm mẹ. Ước mong các thế hệ hiền mẫu tiếp tục đi theo con đường của Mônica. Không những tại nhà thờ, mà còn nơi mỗi gia đình, các hiền mẫu trở nên những người mẹ hiền thật sự, làm cho gia đình mình được ấm cúng thuận hòa, làm cho các thế hệ con cháu trong gia đình và trong giáo xứ được vẻ vang.
 
Thường huấn Linh mục đoàn giáo phận Hưng Hóa đợt II năm 2013
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:42 30/08/2013
Gp. Hưng Hóa: Từ ngày 26-29.8.2013, linh mục đoàn Giáo phận Hưng Hóa tham dự tuần thường huấn đợt II tại Trung Tâm Mục vụ Hà Thạch, thuộc xã Hà Thạch, thị trấn Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Tham dự tuần thường huấn, ngoài Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục chánh Tòa Giáo phận, Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, tân Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, các linh mục dòng và triều đang làm việc tại Giáo phận, còn có quí Thầy mãn trường đang làm việc mục vụ tại các giáo xứ.

Xem hình ảnh

Vào lúc 19g30, linh mục đoàn chào hai Đức Cha tại hội trường của Trung Tâm Mục Vụ, nhất là Đức Cha Anphonsô vì đây là lần đầu tiên ngài tham dự tuần thường huấn tại Giáo phận vì ngài mới được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Hai Đức Cha rất vui vì sự hiện diện đông đủ của anh em linh mục.

Sau đó, vào lúc 20g00 giờ chầu Chúa Giêsu Thánh Thể đã khai mạc tuần thường huấn đợt II của linh mục đoàn Giáo phận Hưng Hóa. Trong giờ linh thánh này, các cha đã tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã thương ban nhiều ơn lành cho Giáo phận và cho công tác mục vụ tại các giáo xứ.

Nhận thức được tầm quan trọng của mục vụ Hôn nhân và Gia đình, Đức Giám mục Giáo phận đã mời cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ - chuyên viên về gia đình, tác giả của nhiều cuốn sách, thuyết trình với đề tài Mục vụ Hôn nhân và Gia đình. Hơn Cha muốn đóng góp cho Giáo Hội Việt Nam một cái gì đó để trả ơn sau nhiều năm du học và làm việc tại hải ngoại.

Đề tài cha Augustinô thuyết trình là Tông Huấn Familiaris Consortio về những bổn phận của gia đình kitô hữu của chân phước ĐGH Gioan Phaolô II được Ủy Ban Mục vụ Gia đình thuộc HĐGMVN ban hành. Có thể khẳng định rằng Tông Huấn Familiaris Consortio là kim chỉ nam cho việc mục vụ gia đình nhất là các gia đình trẻ vì “tương lai của nhân loại sẽ đến ngang qua gia đình” (FC 86).

Trong lời dẫn của cuốn sách, ĐHY Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận có viết: “Phải nỗ lực về phương diện giáo lý cũng như mục vụ để làm cho các gia đình Công Giáo xác tín về sức mạnh của họ. Họ sẽ khám phá ra họ không phải là thành phần thụ hưởng, chỉ biết lãnh nhận giáo lý, lãnh nhận bí tích, lãnh nhận ơn Chúa, mà họ cũng là thành phần hoạt động tông đồ”.

Cha Augustinô đã thuyết trình cách say sưa như muốn thúc giục các cha trở thành những thừa tác viên đầu tiên trong gia đình giáo xứ. Khi nào giáo xứ trở thành gia đình và mọi thành viên đều ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình thì Giáo Hội mới chu toàn bổn phận.

Điều đáng chú ý là 3 ngày thường huấn lại là 3 ngày kính nhớ 3 vị thánh có liên quan rất sâu sắc đến đời sống gia đình trong lịch Giáo Hội.

- Ngày thứ nhất kính thánh Mônica, một người mẹ tuyệt vời, luôn theo sát con mình để cầu nguyện và nâng đỡ con trong suốt cuộc hành trình làm người và nên thánh. Đó là thánh Augustinô. Thánh Mônica luôn là mẫu gương cho các bà mẹ noi theo trong đời sống gia đình và trong việc dạy dỗ con cái.

- Ngày thứ hai là kính thánh Augustinô, con trai của vị thánh nữ Mônica. Thánh Augustinô rất thông minh, tài ba nhưng nhiều lầm lỗi. Chính sự yêu thương con cái và trông cậy vào Chúa của bà Mônica đã biến đổi Augustinô. Từ chỗ con người tội lỗi, Augustinô đã trở nên thánh thiện. Từ chỗ con người ham chơi, Augustinô đã trở thành một Giám mục luôn biết yêu thương và quan tâm đến người khác.

- Ngày thứ ba là kính thánh Gioan Tẩy giả bị Trảm. Thánh Gioan đã được sinh ra bởi một người cha câm và người đàn bà son sẻ. Cuộc đời của Gioan đã trở nên cao trọng vì ông đã làm chứng cho Đức Giêsu. Đến nỗi Đức Giêsu còn nói: “Trong số những người sinh ra từ lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.

Chính vì lí do đó, Đức Cha Giáo phận muốn ban thừa tác vụ Đọc sách và Giúp lễ cho 3 Thầy mãn khóa tại học viện Đaminh Sài Gòn để các Thầy biết chấp nhận những hi sinh mất mát khi phải làm chứng cho sự thật. Hơn bao giờ hết, các môn đệ của Chúa Kitô phải sống và làm chứng cho sự thật lại khó khăn như ngày nay. Chính việc được phụng vụ bàn thờ là động lực thúc đẩy các Thầy xác tín điều đó hơn.

Trong các ngày thường huấn, Thánh lễ luôn được cử hành vào các buổi sáng. Những giờ Kinh và sinh hoạt chung được các cha rất quan tâm vì ai cũng biết đây là thời gian quí hiếm. Ngoài thời gian nghe thuyết trình trên lớp, các cha còn chia sẻ kinh nghiệm mục vụ tại các giáo xứ. Những gì thu lượm trên lớp và những gì diễn ra trong khi làm mục vụ sẽ bổ túc cho nhau. Các cha cảm thấy mình được nâng đỡ và khích lệ. Có cha đã chia sẻ: “Giáo Hội quả thật là Mẹ và là Thầy luôn đồng hành và yêu thương”. Vì thế, các cha rất chú ý lắng nghe những bài thuyết trình và tham gia tích cực đóng góp ý kiến của mình vào giờ hội thảo nhóm.

Vào các buổi tối, hai Đức Cha cũng gặp gỡ chung các linh mục để thống nhất một số vấn đề liên quan đến sinh hoạt Giáo phận và bàn về công tác tổ chức lễ Tấn Phong Đức Cha phụ tá Anphonsô ngày mồng 6 tháng 9.

Sau giờ giải đáp thắc mắc và tổng kết chiều thứ năm ngày 29 tháng 9, Đức Cha Giáo phận tuyên bố kết thúc tuần thường huấn đợt II của linh mục đoàn Giáo phận Hưng Hóa. Với những gì học hỏi được trong tuần thường huấn này quí cha có thêm hành trang cần thiết về việc mục vụ nơi nhiệm sở mình được giao phó, nhất là liên quan đến mục vụ Hôn nhân và Gia đình vì gia đình là con đường mà Giáo Hội phải đi qua khi thi hành nhiệm vụ.
 
Hội Chợ Hè và cuộc rước kiệu Xương Thánh tại Giáo Xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Quý.
16:32 30/08/2013
Hội Chợ Hè và cuộc rước kiệu Xương Thánh tại Giáo Xứ Việt Nam Seattle.

SEATTLE. Hội Chợ Hè lần thứ 20 của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc TGP Seattle đã thu hút đông đảo giáo dân của các Cộng Đoàn địa phương từ Bellingham đến Vancouver và đông đảo đồng hương người Việt đủ mọi tôn giáo đã đến tham dự, gần 10 ngàn người hiện diện trong ba ngày Hội Chợ. Hội Chợ Hè mang truyền thống văn hoá Việt Nam hằng năm được giáo xứ tổ chức vào những ngày cuối tháng 8, năm nay Hội Chợ diễn ra trong ba ngày từ chiều thứ sáu 23 tháng 8 đến chiều Chúa Nhật 25 tháng 8 năm 2013.

Xem Hình

Vào khu vực Hội Chợ, nhìn quang cảnh vùng đất mới mà giáo xứ vừa tậu mãi từ đầu tháng 02 năm 2013, ai cũng trầm trồ khen ngợi, quả đúng đây là nơi Tương Lai Đầy Hy Vọng mà Hội Chợ Hè năm nay đã chọn làm chủ đề như một dấu ấn tạo niềm tin và hướng đi cho toàn thể mọi người Công Giáo Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Seattle chứ không phải chỉ riêng cho một địa phương nào trong toàn giáo phận. Xin tóm lược các sinh hoạt trong ba ngày Hội Chợ Hè như sau:

-Chiều thứ sáu 23-08: Cuộc cung nghinh Xương Thánh các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhân dịp Giáo Hội Việt Nam mừng 25 năm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II phong Hiển Thánh cho 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng là dịp mừng 25 năm giáo xứ đã chọn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Quan Thầy của Giáo xứ. Trong niềm hân hoan và tạ ơn nhân dịp Hội Chợ được mở tại vùng đất mới của Giáo xứ nên giáo xứ đã cử hành cuộc rước kiệu Xương Thánh rất trọng thể. Đức Giám Mục Phụ Tá Eusebio Elizondo đã đến chủ sự buồi rước kiệu và chủ tế Thánh lễ đại trào với sự hiện diện của 10 linh mục trong đoàn đồng tế. Đúng 6 giờ, nghi thức khai mạc cuộc rước kiệu được bắt đầu, linh mục chánh xứ ngỏ lời chào mừng và giới thiệu sự hiện diện của Đức Giám Mục Phụ Tá, một tràng pháo tay vang dội cả khu vực Hội Chợ. Đức Giám Mục Elizondo cũng hân hoan bày tỏ niềm vui được tham dự buổi cung nghinh Xương Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam này, ngài đã trịnh trong xông hương chung quanh bàn kiệu. Bàn Kiệu được thiết kế hình dạng một con thuyền biểu tượng của Năm Đức Tin, trên bàn kiệu có tượng Đức Mẹ La Van uy nghi đứng bên hào quang đựng Xương Thánh của 4 vị Thánh Anê Lê Thị Thành còn gọi là Thánh Đê – Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm – Thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng và Thánh Phanxicô Phan. Gần hai ngàn giáo dân tham dự cuộc rước kiệu gồm đông đảo giáo dân từ các Cộng Đoàn Điạ Phương về tham dự cùng với giáo dân trong giáo xứ, đặc biẹt có Cộng Đoàn các Sắc Tộc cũng tham dự. Đây là một sự hiệp nhất mang ý nghĩa của tương lai đầy hy vọng không chỉ cho giáo xứ mà còn cho mọi người Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Seattle. Đoàn kiệu dài và qúa tuyệt vời khi di chuyển quanh bờ đê của dòng sông hiền hòa bao quanh khu vực nhà thờ. Sau phần xông hương, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ thiêng liêng. Đoàn kiệu khá đẹp với những đội ngũ đầy màu sắc rực rỡ trong những bộ quốc phục, đoàn lễ sinh, đoàn dâng hoa của các em. Mỗi chặng đường dừng lại để dâng hoa là một phần suy niệm về các Thánh. Đoàn kiệu trở về lễ đài sau hơn 40 phút di chuyển quanh khu vực nhà thờ. Thánh lễ đồng tế mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam được cử hành một cách trọng thể do Đức Giám Mục Phụ Tá chủ tế cùng với 10 linh mục đồng tế trong lễ phục màu đỏ.

Bài chia sẻ tin mừng trong Thánh Lễ, Đức Giám Mục Elizondo cũng đã dí dỏm nói về chuyện Các Thánh Tử Đạo qua câu chuyện vui, ngài nói: có một thanh niên luôn ao ước được trở nên một vị tử đạo. Anh ta xin vào một dòng tu, cha Bề Trên của Dòng này đã tiếp nhận anh. Một hôm trong một bữa ăn trong nhà Dòng, người phục vụ bữa ăn hôm đó là một vị thầy khá già. Khi thầy này mang thức ăn đến thì rủi vì bị vấp chân, nhưng rủi thay thức ăn lại đổ ngay vào chỗ của người thanh niên này, anh ta dữ dằn quát tháo om sòm. Có một thầy từ xa chạy lại nói với anh ta: anh muốn tử đạo hả ? Không biết anh thanh niên này sẽ nghĩ gì trước câu nói đó. Câu chuyện nói lên ý nghĩa của một sự chịu đựng, một việc nhỏ như thế mcũng không chịu nổi, làm sao chịu tử đạo được…”

Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 45 phút sau lời cám ơn của linh mục chánh xứ.

Đúng 8 giờ, Đức Giám Mục phụ tá và linh mục chánh xứ cắt băng khai mạc Hội Chợ. Sau đó là lễ chào cờ được cử hành trọng thể. Chương trình văn nghệ do các ca đoàn và các cộng đoàn trình diễn nhiều tiết mục khá hấp dẫn, đặc biệt là những vũ điệu các Sắc Tộc đã thu hút khán giả nên có những tràng pháo tay kéo dài khá lâu sau mỗi vũ điệu. Màn cải lương khá phong phú do 2 anh chị diễn viên Liêm và Sương của Cộng Đoàn Fatima trình diễn thật tuyệt vời. Mọi người đều trầm trồ khen ngợi tài diễn xuất của 2 anh chị này và cho rằng chẳng khác nào những diễn viên nhà nghề trong tuồng cải lương Hồ Quảng. Đêm văn nghệ của tối thứ sáu chấm dứt lúc 11 giờ đêm.

-Ngày thứ bảy,24-08 từ 10 giờ sáng, các gian hàng mở cửa để chào đón quý khách tham dự Hội Chợ. Xe cộ tấp nấp tiến vào khu vực Hội Chợ, Các gian hàng đã sẵn sàng các món ăn đủ thứ nào bún, nào phở, nào chả giò, thịt nướng thơm phức, giải khát đủ loại, các gian hàng chơi của trẻ em đông nghịt với những trò chơi ném banh, ném vòng…Trời càng về chiều, lượng người đỗ về càng đông. Suốt ngày thứ bảy từ lúc 10 đến 4 giờ 40 là một chương trình văn nghệ đủ loại gồm nhiều tiết mục khá phong phú do các đoàn thể thay nhau trình diễn liên tục.

Đúng 4 giờ 40, chương trình văn nghệ được tạm ngưng để bắt đầu chuẩn bị thánh lễ chiều lúc 5 giờ.

Đúng 5 giờ, Thánh lễ tạ ơn vào ngày thứ hai của Hội Chợ do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng với 4 linh mục đồng tế được cử hành một cách trọng thể. Hơn một ngàn rưỡi giáo dân từ nhiều thành phố quanh khu vực nhà thờ về tham dự thánh lễ tạ ơn này. Mở đầu Thánh lễ, linh mục chánh xứ ngỏ lời chào mừng và cám ơn sự hiện diện của toàn thể giáo dân trong và ngoài giáo xứ. Kết thúc thánh lễ, ngài cũng đã cám ơn lần nữa sự hiện diện đông đảo của giáo dân từ các Cộng Đoàn điạ phương đã đến đến với giáo xứ trong những ngày vui này. Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 20 phút, anh em trong ban phụng vụ lo thu dọn bàn thờ để chuẩn bị cho chương trình Đại Nhạc Hội được bắt đầu lúc 7 giờ tối.

Đưọc biết chuơng trình văn nghệ đêm thứ bảy có những ca sĩ nổi tiếng như Lưu Bích, Trịnh Lam, và rất nhiều ca sĩ nổi tiếng của xứ Cao Nguyên Tình Xanh cộng với Diệu Quyên một MC duyên dáng của đài SBTN và linh mục Hải Đăng rất linh hoạt trong vai MC rất chuyên nghiệp. Càng về chiều, trời càng mát mẽ nên lượng ngươì đỗ dồn về khá đông đảo, vả lại đêm nay đặc biệt có buổi canh thức Thắp Nến Cầu Nguyện cho Giáo Hội và Quê hương Việt Nam nên nhiều đồng hương đủ mọi tôn giáo cùng đến tham dự vừa xem văn nghệ vừa hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam. Vào khoảng 7 giờ tối tức giờ khai mạc chương trình Đại Nhạc Hội theo dự thì tự nhiên máy điện dùng cho hệ thống âm thanh bị ngưng hoạt động. Thế là chương trình văn nghệ bị bế. tắt. Sau hơn một tiếng rưỡi đồng hồ chờ đơị, có khá đông đồng hương đã lần lược kéo nhau về từng đoàn. Dòng người từ các nơi lại đỗ đồn về khu Hội Chợ, có lẻ đây là những người đến tham dự buổi thắp nến nên giờ này họ mới lũ lược kéo đến, tất cả đã tạo nên cảnh nhôn nhịp khá vui khi tôi nhìn từng đoàn người chen nhau kẻ bỏ về, người lại đến thật hấp dẫn. Trong khoảng thời gian chờ đợi này, các gian hàng lại tha hồ bán buôn khá tấp nập, nhiều gian hàng bán thức ăn khá bận rộn, có nơi không đủ người để phục vụ khách hàng như Quán Fatima, Quán Hội các bà Mẹ Cộng Giáo, Quán Phở Giáo Xứ…

Vào khoảng 9 giờ 40 linh mục Hải Đăng xuất hiện trên sân khấu với lời cáo lỗi bị trở ngại vì lý do mất điện và ngài nói tiếp: giờ đây chúng ta cùng chào đón nhau và cùng nhau thưởng thức chương trình Văn Nghệ đêm nay được bắt đầu. Tiếng vỗ tay vang dội cùng với tiếng hoan hôn reo hò mừng rỡ một cách thích thú. Điều đáng tiếc là những màn trình diễn đặc sắc của một số đoàn thể đã chuẩn bị cho đêm nay đều không được trình diễn vì thì giờ còn lại dành cho 2 ca sĩ Lưu Bích, Trịnh Lam và màn hoạt cảnh “Tương Lai Đầy Hy Vọng “ nhất là chương trình thắp nến cầu nguyện phải được duy trì đúng theo giờ đã qui định.trong chương trình. Lưu Bích xuất hiện với tràng pháo tay dài của đông đảo khán giả đã bỏ công chờ đợi, lúc bấy gìờ là 9 giờ 45 phút.Tính đến giờ này có hơn hai ngàn đồng hương còn ở lại đến phút chót Hai ca sĩ Lưu Bích và Trịnh Lam thay nhau trình diễn để đáp ứng sự hăm mộ của khán giả đã mong đợi trong đêm văn nghệ hấp dẫn này. Sau phần trình diễn của 2 ca sĩ Trịnh Lam và Lưu Bích là màn hoạt cảnh: Tương Lai Đầy Hy Vọng khá phong phú. Đúng 10 giờ 30 phút, MC Diệu Quyên và linh mục Hải Đăng xuất hiện trịnh trọng giới thiệu giây phút quan trọng của chương trình đêm thứ bảy: Buổi canh thức thắp nến cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê hương Việt Nam bắt đầu, ánh nến được đốt lên khắp cả khu vực Hội Chợ, mọi ngươì đều cùng hướng lòng về quê hương Việt Nam đầy lưu luyến của những người con xa xứ. (Mời quý vị đọc bài viết về buổi thắp nến đã được phổ biến trên trang Vietcatholicnews). Buổi thắp nến kết thúc lúc 11 giờ 15 sau lời cám ơn của linh mục chánh xứ và mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

-Ngày Chúa Nhật, ngày bế mạc Hội Chợ Hè năm 2013 gồm thánh lễ tạ ơn, văn nghệ, xổ số…. Mới hơn 9 giờ sáng, các gian hàng đã chuẩn bị sẵn sàng lo chuyện nấu nướng để đón khách tham dự ngày cuối của Hội Chợ. Khá đông đảo giáo dân từ nhiều nơi đã đổ dồn về để tham dự Thánh Lễ tạ ơn trong ngày cuối của Hội Chợ. Đúng 10 giờ, phần diễn nguyện dâng hoa kính Đức Mẹ được bắt đầu. Sau nghi thức giới thiệu, các em Việt Ngữ Đắc Lộ đã dâng hoa lên Đức Mẹ khá tuyệt vời theo những vũ điệu rất điêu luyện kéo dài 45 phút. Sau phần diễn nguyện là Thánh lễ đồng tế tại lễ đài do linh mục chánh xứ chủ tế cùng vơí 5 linh mục đồng tế. Đúng 11 giờ, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm phần trang trọng trong Thánh lễ. Mỡ đầu Thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng ngài nói: xin chào mừng quý cha đến với giáo xứ chúng con trong thánh lễ tạ ơn này, xin chào mừng quý soeur, quý thầy và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ, cám ơn quý ông bà và anh chị em từ các Cộng Đoàn địa phương hiện diện trong thánh lễ hôm nay, xin cho một tràng pháo tay để chúng ta cùng chào đón nhau. (Tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu.)

Trong Thánh lễ, linh mục Nguyện Ngọc Thảo Dòng Tên phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ của ngài khá phong phú nhất là khi ngài đề cập đến chủ đề trong ba ngày Hội Chợ: “Tương Lai Đầy Hy Vọng”, xin ghi lại vài nét chính của bài giảng: “Ngày hôm qua cha Thành có sai Thiên Thần đến truyền tin nói cha Thảo chia sẻ vài tư tưởng đơn giản cho cộng đòan dân Chúa ở đây. Con phải thưa xin vâng.

Sáng hôm nay đến thấy trời vừa đẹp, thấy hình ảnh của giáo xứ Các ThánhTử Đạo Việt nam, có lể đây là một hình ảnh đẹp nhất sau mấy chục năm nay. Hình ảnh đẹp nhất của ta hôm nay không phải chỉ là hình ảnh đẹp của những chiếc áo dài nhiều màu sắc, nhiều kiểu hay là những cây bông quạt, những vũ điệu của các em, của các cô giáo, nhưng là hình ảnh đẹp của thánh kinh. Hình ảnh của một dân tộc lưu vong đang họp nhau ca tụng Thiên Chúa ngoài trời, rồi Chúa truyền dạy cho họ xây dựng đền thờ để xây dựng dân riêng của Ngài, và lại là một sự trùng hợp trong bài đọc thứ nhất hôm nay là Thiên Chúa khát khao xây dựng dân riêng của Ngài cho nên việc xây dựng đền thờ không phải là để cho dân Chúa mà là để cho đền thờ sống động là dân thánh của Thiên Chúa. Hình ảnh đó được ghi lại trong sáng hôm nay. Khi chúng ta đến cử hành thánh lễ ở ngoài trời và mong chờ để xây dựng một đền thờ mới.và đây là hình ảnh của thánh kinh. Bởi vì Thiên Chúa, chỉ có Thiên Chúa mới xây dựng dân riêng của Ngài. Không có một sức mạnh nào của con người có thể xây dựng được dân thánh. Chỉ có ơn thánh của Thiên Chúa mới xây dựng được dân Ngài và Ngài đã làm điều này ngay trong sáng hnôm nay giữa chúng ta. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa vẫn luôn đồng hành và vẫn luôn hướng dẫn Cộng Đoàn giáo xứ của chúng ta. Ngài đã qui tụ từ bao nhiêu năm nay và cho đến hôm nay, Ngài đã thật sự qui tụ chúng ta.

Chúng ta nên sống lại lịch sử của dân thánh và Chúa muốn chúng ta xây dựng đền thờ không phải xây dựng đền thờ cho Ngài mà xây dựng đền thờ cho dân thánh của Chúa. Đền thờ của Thiên Chúa là cả vũ btrụ mênh mông này. Đền thờ của Thiên Chúa xinh đẹp qua cả vũ trụ thiên nhiên này. Xây dựng biểu tượng của đền thờ mà chúng ta đang được mời gọi là để xây dựng dân thánh của Thiên Chúa. Nhìn các em ca múa sáng nay, nhìn các em đang giúp lễ sáng nay, đó là dấu chỉ thế hệ trẻ đang vươn lên. Chúng ta thấy có lòng khao khát muốn xây dựng một cái gì đó trong dân thánh của Chúa qua thế hệ tương lai. Con cũng thấy một hình ảnh đẹp thứ hai khi chúng ta qui tụ sáng nay, đó là một hình ảnh của Cựu Uớc như dân Do Thái đi về đất hứa sau 40 năm và đã đi qua bao nhiêu gian nan họ đã dừng chân ở vùng đất hứa. Bây giờ cộng đoàn của chúng ta sau gần 40 năm, từ con số một biểu tượng của kinh thánh cũng đang diễn lại trong lịch sử của dân Thánh như hoàn cảnh của chúng ta hôm nay. Sau gần 40 năm khát khao để có một nơi phụng thờ Thiên Chúa, để có một nơi qui tụ cho những thế hệ tương lai. Chúa đang mở cửa cho chúng ta. Nhìn lại lịch sử của dân Thánh và lịch sử của dân tha hương như chúng ta. Chúng ta thấy có bàn tay của Thiên Chúa. Chúng ta thấy nơi đây có Chúa hiện diện, có Chúa hướng dẫn. Kinh thánh vẫn luôn diễn tả hình ảnh của Thiên Chúa. Đó là sự diễn tả đức tin qua hình ảnh của Thiên Chúa là gối đá cho chúng con nương nhờ. Thiên Chúa luôn hứng đỡ bảo vệ dân thánh của Ngài. Thiên Chúa là vị mục tử nhân lành hướng dẫn đàn chiên qua đồng cỏ xanh tươi để rồi hôm nay chúng ta có phở,có bún, có nước mắm, có gạo, có những thức ăn Việt Nam nơi chúng ta đang sống.Ngài là vị mục tử nhân lành đang dẫn dắt đàn chiên là chúng ta. Qua bao nhiêu hình ảnh đó, có một hình ảnh đẹp nhất mà khi Môisen dẫn đưa dân của ngài đi qua sa mạc. Chúng ta cảm nghiệm rằng, giữa bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu chết chóc, Môisen cảm nghiệm được rằng Chúa như cánh chim phượng hoàng đang đỡ đàn chiên của Ngài. Hình ảnh của chim phượng hoàng chúng ta không hiểu cho đến khi đọc vào kinh thánh mới hiểu rằng hình ảnh của chim phượng hoàng là từ trên cao khi chim con ra khỏi tổ, thì chim mẹ đỡ đưa chim con và không để những con chim con ở ù lì trong tổ mà chim mẹ lại để chim con từ trên cao rớt xuống. Khi những chim con chưa đủ lông đủ cánh phải rớt xuống gần mặt đất thì chim mẹ từ trên cao phóng thẳng xuống đưa cánh ra để nâng đỡ những chim con của mình. Thế rồi chim phượng hoàng lại đưa những đứa con lên lại tổ và rối cứ thế tập cho những chim con bắt đầu vào đời và chính khi những chim con phải bay ra khỏi tổ và rồi chúng sẽ tự biết bay. Khi những chim con bay ra khỏi tổ thì có thể đi vào một hành trình bất an, một hành trình có thể dẫn đến cái chết. Chính khi những chim con bắt đầu gặp nguy hiểm khi tập bay thì chim mẹ liền bay là xuống mặt đất và xoè cánh để nâng đỡ chim con khỏi nguy hiểm. Hình ảnh này Môisen đã tạm hiểu rằng Thiên Chúa dạy dân Do Thái khi đi ra khỏi cái tồ ấm để rồi đưa đi vào sa mạc và trong cái sa mạc hoang vu đó cho chúng ta cảm nghiệm rằng dân chúng đang đi trong một hoàn cảnh khó khăn để lo sinh sống, để cho dân tin tưởng và để cho dân có sự trưởng thành trong đức tin khi bước vào một tương lai bất ổn nhưng luôn tin rằng, có Chúa như chim phượng hoàng luôn luôn che chở và nâng đỡ trong những lúc khó khăn. Niềm tin đôi lúc chao đảo, bị thử thách trong những lúc gặp khó khăn. Niềm tin của người Kitô giáo cũng được tôi luyện trong thử thách để chúng ta đứng vững một cách tự do. Đời sống đức tin Chúa ban cho mình ơn cần thiết để chúng ta có can đảm sống, có cảm nghiệm thấy trong thế giới này có sự thiện hảo và cũng có sự dữ. Đức tin tin tưởng rằng ơn thánh của Thiên Chúa luôn luôn chiến thắng sự dữ trong thế giới này và ơn thánh của Thiên Chúa luôn biến những sự dữ thành những điều tốt đẹp cho đời sống.

Anh chị em thân mến, công đoàn đức tin của chúng ta đang sống trong năm đức tin, Chúa mời gọi chúng ta tham dự vào trong kế hoạch trọng đại của Thiên Chúa và Thiên Chúa đang mở ra cho cả cộng đoàn của chúng ta trong thời điểm này. Mỗi người chúng ta được vinh dự tham dự vào kế hoạch thánh của Thiên Chúa trong thời điểm lịch sử này. Có nhiều người thắc mắc, tại sao Chúa không cho cái biến cố này xẩy ra trong những năm tháng trước đây. Chúng ta không có câu trả lời. Chúng ta có một niềm tin xác tín rằng: đây là thời điểm của Thiên Chúa, còn thời điểm của quá khứ chúng ta không biết. Chúng ta tin rằng thời điểm này Thiên Chúa đang mở ra một kế hoạch mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta tham dự vào kế hoạch trọng đại mà Thiên Chúa đã mở ra hôm nay. Trong văn hoá Việt Nam có câu; Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chúng ta thấy rằng thiên thời tức ý định của Thiên Chúa có rồi, địa lợi: Thiên Chúa ban cho chúng ta một cái nơi đẹp đẻ, rộng rải như thế này rồi, bây giờ còn yếu tố thứ ba là nhân hòa. Đó là yếu tố hiệp nhất để rồi qua sự hiệp nhất này chúng ta tham dự vào cái ý định, vào cái kế hoạch của Thiên Chúa là Thiên thời mà Chúa đã gieo vào trong Cộng Đoàn giáo xứ của chúng ta. Kế hoạch hôm nay, Chúa muốn cho người Công Giáo Việt Nam phát triển không riêng gì anh chị em trong giáo xứ mà Chúa muốn cho cộng đồng đức tin người Công Giáo Việt Nam phát triển nơi xứ sở này. Chúng ta xây dựng cộng đồng giáo xứ cách nào ? Tôi có đọc một bài thơ dí dỏm của một nhà thơ dí dỏm viết về cách xây dựng cộng đoàn trong các xứ Việt Nam bấy lâu nay: “Tiền trăm thì để đánh bài- mười đồng, hai chục tiêu xài sópbin- còn đồng tiền lẻ mới tinh, để dành xem lễ kính dâng nhà thờ.”( tiếng vỗ tay…) xin thưa, nêu tiền trăm thì để đánh bài, mười đồng, hai chục tiêu xài sópbin, còn đồng tiền lẻ mới tinh để dành xem lễ kính dâng nhà thờ, vậy bao lâu chúng ta mới xây được nhà thờ ? Thế thì con mới đi ngược lại với nhà thơ này qua ý thơ như sau: Tiền trăm thì để nhà thờ, mười đồng hai chục chuyện hè vui không ? còn đồng tiền lẻ mới tinh trả bưu điện nước, sópbin đủ xài.

Quý ông bà và anh chị em thân mến, chúng ta phải nhận ra tất cả những gì chúng ta đang có đều là hồng ân Chúa ban từ hơi thở, từ sức khỏe, từ công ăn việc làm, từ nhà cửa, từ sự thành công của con cái vân vân, tất cả đều là hồng ân. Chúng ta cảm nghiệm được tất cả những gì chúng ta có là hồng ân thì chúng ta cũng nên rộng rải dâng tặng lại cho Chúa qua công cuộc xây đựng giáo xứ trong thời điểm này. Chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban tặng lại cho chúng ta nhiều hơn….”

Thánh lễ tạ ơn ngày bế mạc Hội Chợ được kết thúc lúc 12 giờ 20 sau lời cám ơn của cha chánh xứ.

Khung cảnh của khu vực Hội Chợ trở lại với sinh hoạt sống động từ tiếng rao mời quảng cáo các món ăn, các trò chơi của các gian hàng thật vui nhộn. Đồng hương đủ mọi thành phần đẵ đổ dồn vê ngày hội vui khá đông đảo. Các quán bán thức ăn tấp nập người mua, tôi thấy có nhiều gian hang bán không kịp như quán Fatima, Hội các Bà Mẹ, Cộng Đoàn Trinh Vương, Cộng Đoàn Thánh Tâm,và nhièu nữa trông thật thú vị. Mỹ Huyền xuất hiện, khán giả hăm mộ đã vỗ tay vang dội, suốt ngày Chúa Nhật hai MC Diệu Quyên và LM Hải Đăng đã hướng dẫn mọi sinh hoạt văn nghệ của các đoàn thể khá sinh động khiến cho số khan giả đông nghịt ở các căn lều trại rộng lớn.

Đìều cảm động nhất của ngày bế mạc Hội chợ Hè là giờ phút xổ số Hội Chợ. Đúng 6 giờ, ban xổ số công bố những ai đang giữ vé ố chưa bán được thì xin đem nạp lại cho Ban Xổ Số. Tôi thấy trên bàn xổ còn lại một số khá lớn vé số chưa bán được. Cha chánh xứ tuyên bố đây là số còn lại chưa bán được, cha vừa nói xong thì có người lên múa vé số từ một ngươì hai ngươì rồi qua đông. Mấy anh em chúng tôi xe không kịp, cón ngưuời mua 2 trăm vé, ba trăm vé, nam chục vé,cuối cùng có một đôi vợ chồng chạy lên nói Ban xổ Số đếm số vé còn lại bao nhiêu thì chúng tôi xin bao hết. Chúng tôi lại bắt đầu chia nhau đếm vé, tổng cộng được 1,439 vé, hai anh chị ôm hết gói vé và thanh toán tiền cho Ban Xổ Số. Đó là anh chị Phúc hình như ở Cộng Đoàn Thánh Tâm Auburn.Ngoài ra cũng một sự ngạc nhiên khác là lô Độc Đắc lại có ngươì trúng tại chỗ, một ngươì mẹ trẻ dẫn đứa con gaí lên nhận giải và ủng hộ lại cho giáo xứ một nửa số tiền theo trị giá của lô Độc Đắc 4 ngàn Mỹ Kim.

Hội Chợ Hè lần thứ 20 được kết thúc lúc 6 giờ 30 sau lời cám ơn của lin h mục chánh xứ. Hẹn gặp lại Hội Chợ lần thứ 21 vào tuần thứ tư tháng 8 năm 2014.Mọi ngươì chia tay ra về trong niềm vui với tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Giêsu, hôn nhân và đồng tính luyến ái
Vũ Văn An
05:13 30/08/2013
Tiếp theo các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ liên quan tới Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (DOMA) và Đề Nghị 8 của California, người ta lại bàn tán hăng say về ý kiến của Chúa Giêsu hay việc Người không góp ý gì về đồng tính luyến ái. Mike Huckabee chẳng hạn viết rằng: “Về phán quyết của Tối Cao Pháp Viện xác định rằng hôn nhân đồng tính là hợp pháp, ý nghĩ tức khắc của tôi là: ‘Chúa Giêsu khóc’”. Trong khi ấy, truyền thông thế tục thi nhau trích dẫn câu nói của danh hề Công Giáo Stephen Colbert phát biểu hồi tháng Năm, 2012: “Và ngay lúc này đây, tôi muốn đọc cho qúy vị nghe Chúa Giêsu đã nói gì về hôn nhân đồng tính. Tôi muốn lắm, nhưng có điều Người chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về nó”.

Ý nghĩ của Colbert là ý nghĩ khá thông thường, và có hiệu quả vì quả đúng như thế: Chúa Giêsu không trực tiếp nói tới vấn đề này. Nhưng sự kiện ấy không có nghĩa: lời Người nói và gương sáng Người làm không ăn nhập gì tới hôn nhân, tính dục, và gia đình, và do đó, các Kitô hữu thời nay nên chấp nhận hôn nhân đồng tính.

Trước nhất, Chúa Giêsu vốn là một người Do Thái tôn trọng Thánh Kinh và truyền thống Do Thái Giáo. Người không từ bầu trời rớt xuống, mang theo một bộ giáo huấn luân lý hoàn toàn mới lạ. Không phải thế, Chúa Giêsu của các Tin Mừng, nhất là Tin Mừng Mátthêu, là một người Do Thái bảo thủ, hoàn toàn giống Chúa Giêsu mà người ta thường gọi là Chúa Giêsu lịch sử phía sau các Tin Mừng. Và bất kể ta nói Chúa Giêsu lịch sử hay Chúa Giêsu của Tin Mừng, thì Chúa Giêsu vẫn đứng trong truyền thống Do Thái Giáo. Do đó, quả không đúng chút nào khi cho rằng những điều không được Chúa Giêsu dành thì giờ nói tới là không quan trọng. Đúng hơn, ta nên giả thiết rằng tất cả những điều nào trong truyền thống Do Thái Giáo không bị Chúa Giêsu bác bỏ hay tái giải thích thì đều được Người tin theo. Đúng là Chúa Giêsu không thẳng thừng ngăn cấm các thực hành đồng tính trong các Tin Mừng. Nhưng Người không cần làm thế, vì Do Thái Giáo của Chúa Giêsu đã ngăn cấm chúng rồi.

Vì cho rằng tôn giáo là việc đưa ra các ngăn cấm, nên trong các cuộc tranh luận về tính dục, người ta thường cho rằng Chúa Giêsu tới chỉ để ngăn cấm một số tác phong nào đó, và nếu Người không ngăn cấm điều gì thì điều ấy hợp pháp. Nguyên lý vì thế là “Thánh Kinh cho phép bất cứ điều gì không minh nhiên bị cấm”. Nhưng sao lại gán cho Thánh Kinh nguyên lý này? Vì ta cũng có thể cho rằng nếu Chúa Giêsu không tích cực xác quyết điều gì đó, thì ta không nên làm nó: “Thánh Kinh ngăn cấm bất cứ điều gì không được minh nhiên nói tới”. Vấn nạn nền tảng nằm ở chỗ cho rằng Chúa Giêsu đến thế gian chỉ để kết án hay chấp thuận một số tác phong nào đó, như thể các Tin Mừng chỉ là cuốn sách luật để sống, một bộ sách đạo đức. Nghĩ như thế là phá nát tan tành sự phong phú của Tin Mừng và chỉ để lại cho ta một Chúa Giêsu trưởng giả đầy nhàm chán mặc tình cho phái cấp tiến trưởng giả Tây Phương khai thác. Chẳng thà đọc Kant nói tới nền siêu hình luân lý và vui đùa với giọng văn Đức khó hiểu của ông ta hơn là nghiên cứu Đấng Kitô vô vị ấy.

Thứ hai, so với các chủ trương cổ đại và hiện đại, chủ trương của Chúa Giêsu về hôn nhân triệt để hơn, vì bắt nguồn từ chính thiên nhiên, từ chính tạo dựng. Trong giáo huấn về hôn nhân của Người ở Tin Mừng Mátthêu 19, Chúa Giêsu nói mạnh hơn những người Do Thái cùng thời với Người. Giáo sĩ Shammai chẳng hạn dạy rằng người đàn ông chỉ được ly dị vợ vì tội ngoại tình. Giáo sĩ Hillel thì cho rằng người đàn ông có nhiều lý do để ly dị vợ. Sau đó không lâu, giáo sĩ Akiva còn cho hay: người đàn ông có thể ly dị vợ bằng bất cứ lý do gì, “thậm chí vì tìm được người xinh hơn nàng”. Trái lại, trong Tin Mừng Mátthêu 19, được hỏi: người đàn ông có thể ly dị vợ vì bất cứ ly do gì hay không, Chúa Giêsu đã trả lời: “Há các ông không đọc rằng Đấng tạo nên họ ngay từ đầu đã tạo nên họ có nam có nữ (St 1:27) và phán: ‘chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và cả hai trở nên một thân xác’ (St 2:24) đó ư? Như vậy họ không còn là hai mà là một thân xác. Cho nên, điều gì Thiên Chúa kết hợp, con người không thể phân ly”.

Từ đó, người Công Giáo tin rằng ly dị tôn giáo là một bất khả thể siêu hình do tính bất khả tiêu của bí tích hôn phối, và người Thệ Phản luôn cảm thấy bất an đối với ly dị, cho tới tận gần đây.

Giáo huấn của Chúa Giêsu bắt nguồn ngay trong tạo dựng, một phạm trù có giá trị cho tất cả chúng ta. Người nhắc tới Sáng Thế 1 và trích dẫn Sáng Thế 2. Còn khi bị người Biệt Phái yêu cầu giải thích ý hướng của Môsê trong Đệ Nhị Luật 24 lúc ông truyền cho người chồng phải trao cho người vợ giấy chứng ly dị khi bỏ nàng, Chúa Giêsu cho hay: “Vì sự cứng lòng của các ông, nên Môsê mới cho phép các ông ly dị vợ, nhưng từ khởi thuỷ (St 1:1) không có như vậy”.

"Từ khởi thủy không có như vậy”. Rõ ràng giáo huấn của Chúa Giêsu bắt nguồn trong Sáng Thế, vì Sáng Thế 1 và Sáng Thế 2 là nền tảng của hôn nhân. Sự nhượng bộ của “luật thứ hai” trong Đệ Nhị Luật là một phần của bộ luật nhằm bó buộc và hạn chế những con người bất cẩn và chai đá, và do đó, Chúa Giêsu đã bỏ qua nó mà trở về với Sáng Thế 1-2 lúc mà Người đem quyền lực tới để đòi hỏi điều mà Đấng Thiên Chúa dưới trần gian có quyền đòi hỏi; Người vốn là Emmanuel, là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi (Mt 1:23). Người hứa sẽ luôn ở với Giáo Hội, cho tới ngày tận thế (Mt 28:20). Vì Người đang “ở với chúng ta”, nên chúng ta được ban sinh lực để sống thực cuộc hôn nhân của ta đúng theo ý hướng của Người.

Thứ ba, khi nhắc tới các trình thuật của Sáng Thế 1 và 2, Chúa Giêsu muốn hôn nhân sinh sản. Khi nhắc tới Sáng Thế 1:27 và trích dẫn Sáng Thế 2:24, liệu Chúa Giêsu có ý nhắc tới trọn hai chương St 1-2 không? Nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay coi việc nhắc tới và trích dẫn Thánh Kinh như là những ẩn dụ mà từ chuyên môn gọi là metalepsis. Từ Hy Lạp này có nghĩa khi một độc giả Thánh Kinh gặp một lời nhắc tới hay trích dẫn một bản văn Thánh Kinh nào đó, thì họ nên nghĩ tới không những điều được bản văn nguồn nói đến mà còn cả trọn bộ ngữ cảnh nguồn của câu nhắc hay câu trích dẫn.

Như thế, khi Chúa Giêsu nhắc đến Sáng Thế 1:27 và Sáng Thế 2:24, chắc chắn Người có ý nhắc tới toàn bộ Sáng Thế 1 và 2 như đều nói tới hôn nhân. Và khi làm như thế, Người đã nhắc đến lệnh truyền đầu hết trong Thánh Kinh: “hãy sinh sôi nẩy nở” (St 1:28). Hôn nhân, vì thế, không phải chỉ là sự kết hợp tinh thần của những tâm hồn tương hợp nhau mà là một sự kết hợp thực sự nhằm việc sinh sản con cái. Chúa Giêsu muốn xác quyết điều đó. Và đó chính là điều những người ủng hộ hôn nhân đồng tính đã bỏ qua khi nói tới chủ trương của Người.

Thứ tư, giải thích không phải là số học. Nhiều người cho rằng hôn nhân, tính dục và gia đình chỉ là những chủ đề nhỏ trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Dù cho là đúng đi chăng nữa, điều này cũng không có nghĩa người ta được phép làm ngơ giáo huấn của Người trong các vấn đề này. Giáo huấn của Người là một hợp xướng của sự thật, và trong bất cứ tác phẩm âm nhạc phức tạp và tuyệt diệu nào, mọi âm điệu từ mọi nhạc cụ đơn độc đều quan trọng cả, từ chiếc vĩ cầm đầu tiên tới chiếc phách hình tam giác. Chính các thành phần ấy tạo ra toàn bộ hợp xướng.

Nhưng trên thực tế, tính dục không hề là một chủ đề tầm thường trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Vì giải thích không phải là số học. Người ta không thể chỉ đếm số câu qua đó chủ đề X và chủ đề Y được nhắc đến, và khi thấy X được nhắc đến nhiều hơn, bèn bỏ rơi Y. Dù sao, số câu cũng chỉ có tính giả tạo; hệ thống phân câu mà các cuốn Thánh Kinh hiện dùng chỉ mới có lần đầu từ năm 1560 trong cuốn Kinh Thánh Genève. Hơn nữa, dùng số học để giải thích nhất thiết sẽ bỏ qua âm sắc trong lời lẽ của Chúa Giêsu về một chủ đề nhất định trong một ngữ cảnh nhất định nào đó. Cho nên, giải thích bằng số học là không giải thích chi cả.

Về phương diện tích cực, một giải thích đúng luôn bao gồm việc chú ý không những tới số lượng mà còn tới phẩm chất nữa, có thể nói như thế. Ta phải biết một điều gì đó đã ăn nhập ra sao đối với trình thuật Thánh Kinh và phải ý thức được sức nặng của nó. Vậy thì điều hiển nhiên là Chúa Giêsu trình bày giáo huấn của Người trong Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Thứ Nhất. Bất chấp bạn nhận giải đáp nào cho vấn đề nhất lãm, Giáo Hội vẫn cho rằng Tin Mừng Mátthêu là “Tin Mừng Thứ Nhất”, không những vì theo truyền thống, nó được viết xuống trước nhất, mà còn vì nó vốn được coi là Tin Mừng phong phú nhất nữa. Là Tin Mừng của việc nên trọn, Tin Mừng Mátthêu quả xứng đáng là Tin Mừng khởi đầu của Tân Ước, vốn là giao ước làm Cựu Ước nên trọn.

Hơn nữa, Tin Mừng này còn trình bày giáo huấn của Chúa Giêsu một cách rõ ràng và có chất lượng nữa; Giáo Hội thấy nó hết sức hữu dụng trong việc thuyết giảng và truyền dạy của mình. Mặt khác, mọi yếu tố chính trong tuyên xưng của Kitô Giáo đều có trong đó: Nhập Thể qua việc sinh hạ đồng trinh, đóng đinh làm của lễ hy sinh, sống lại. Chính vì các lý do này và nhiều lý do khác, Tin Mừng Mátthêu vốn được phần lớn Kitô hữu mọi thời và mọi nơi coi là Tin Mừng Thứ Nhất về tầm quan trọng, bất kể họ là Công Giáo hay Thệ Phản. Thành thử không phải là chuyện nhỏ khi Chúa Giêsu nói tới hôn nhân một cách đặc biệt trong Tin Mừng Mátthêu. Không có chủ đề nào nhỏ mọn trong Tin Mừng Thứ Nhất của Giáo Hội.

Ở đây cũng thế, Chúa Giêsu đi thẳng vào Sáng Thế 1-2, vốn là hai chương quan trọng mở đường cho các trình thuật vĩ đại trong Thánh Kinh về nhân học: con người nhân bản như là nam và nữ, từ nền tảng, vốn là gì và hôn nhân là gì.

Việc Chúa Giêsu xuống trần có nghĩa: khá nhiều điều trong Cựu Ước không còn trực tiếp liên quan tới các Kitô hữu nữa; nhờ Chúa Giêsu, Thánh Phaolô và Thánh Giacôbê (tại Công Đồng Giêrusalem theo Cv 15), cách kiêng cữ ăn uống của người Do Thái không còn bó buộc đối với Kitô hữu nữa. Tuy nhiên, dù các Kitô hữu tiên khởi quyết định rằng những điều trong luật Môsê vốn dùng để tách biệt người Do Thái và Dân Ngoại, như ăn kiêng, giữ ngày Sabát, cắt bì, không còn trói buộc, thậm chí còn không thích hợp nữa vì Giáo Hội nay chỉ là một, trong đó, người Do Thái và Dân Ngoại đền như nhau (xem Eph. 2:14-15), nhưng Chúa Giêsu và Giáo Hội tiên khởi đâu có phá bỏ nền luân lý tính dục truyền thống của Do Thái Giáo.

Ta đã thấy Chúa Giêsu tăng cường nền luân lý ấy như thế nào trong Mátthêu 19 so với các bậc thầy khác của Do Thái Giáo. Ta cũng hãy xét thêm Công Vụ 15, tức chương trong đó, người ta đặt câu hỏi liệu các Kitô hữu gốc Dân Ngoại có buộc phải giữ Luật Môsê hay không. Dưới sự lãnh đạo của Thánh Giacôbê, Giáo Hội tiên khởi quyết định: các tín hữu ấy không cần phải vâng theo luật Môsê trong tính toàn bộ của nó, ngoại trừ 4 điều: không ăn đồ cúng ngẫu thần, không vô luân tính dục, không ăn thịt loài vật không cắt tiết và không ăn tiết (Cv 15:19-20).

Rõ ràng Chúa Giêsu và Giáo Hội tiên khởi đã tăng cường nền luân lý tính dục truyền thống của Do Thái Giáo. Các điều khác của luật Môsê không còn trói buộc các Kitô hữu nữa. Như thế đủ biết các tông đồ triệt để như thế nào so với Do Thái Giáo, nhưng lệnh cấm “vô luân tính dục” thì vẫn còn đó. Điều cũng đáng lưu ý ở đây là Thánh Phaolô còn liên kết vô luân tính dục với việc thờ ngẫu thần (xem Rm 1). Trừ các nhà chú giải theo khuynh hướng xét lại, việc ngăn cấm “vô luân tính dục” đã bác bỏ thứ tính dục mà một số người hiện đang rao bán như là món hàng đi đôi được với việc theo chân Chúa Giêsu.

Tóm lại, phần lớn Cựu Ước không còn áp dụng trực tiếp vào Kitô hữu nữa; ta đọc được điều đó qua lăng kính của Chúa Giêsu và Tân Ước. Nhưng Chúa Giêsu xác quyết Sáng Thế 1-2 một cách cấp tiến hơn hẳn các người đồng thời với Người, và Giáo Hội tiên khởi quả đã xác quyết nền luân lý tính dục cổ truyền.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trong Căn Nhà Chúa
Dominic Đức Nguyễn
21:19 30/08/2013
TRONG CĂN NHÀ CHÚA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại ĐHTM 2013 tại Mo. Hoa kỳ)
Đường đời gió bụi long đong
Tìm về bên Chúa thỏa lòng ước mơ
Vườn nho Chúa rộng vô bờ
Tôi được diễm phúc chọn vô vườn Ngài.
(Trích thơ của Hương Quê)