Ngày 29-08-2010
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngừa thai và hôn nhân
Vũ Văn An
00:45 29/08/2010
Đối với người Công Giáo, cuộc sống hôn nhân ngày nay càng ngày càng trở nên phức tạp, đặt ra cho họ nhiều vấn đề khó khăn. Điều này thấy rõ trong một câu hỏi do một giáo dân ở Cape Town, Nam Phi đặt ra cho Qũy Văn Hóa Sự Sống (Culture of Life Foundation) ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Câu hỏi đó như sau: hành vi giao hợp tính dục trong khi sử dụng phương thế ngừa thai có thỏa mãn các đòi hỏi Giáo Luật đối với việc hoàn hợp hay không.

Một chuyên viên của Qũy, ông E. Christian Brugger (1), đã trả lời như sau: cả giáo luật lẫn thẩm quyền giáo huấn luân lý của Giáo Hội đều chưa giải quyết dứt điểm vấn đề này. Trong trường hợp như thế, người có lương tâm luân lý nên cân nhắc các luận điểm của cả hai phía để xác định được câu giải đáp coi như đúng nhất dưới ánh sáng các sự thật rộng lớn hơn của đức tin. Đã đành, quan điểm của các nhà thần học trung thành với Giáo Hội vẫn có giá trị hơn. Nhưng người Công Giáo vẫn không nên “tin” mọi điều các nhà thần học nói là chân lý mạc khải hay giáo huấn dứt khoát của Giáo Hội. Họ cũng không nên dành cho ý kiến thần học cùng một sự vâng phục “cả tâm lẫn chí” như đối với các giáo huấn Công Giáo không có tính dứt điểm (xem Lumen Gentium số 25). Đúng hơn, họ nên cân nhắc điều các nhà thần học phát biểu và tự phán đoán xem điều ấy có đúng sự thật hay không.

Trong chiều hướng ấy, Brugger xin đóng góp ý kiến của ông về câu hỏi: việc giao hợp trong khi sử dụng các phương tiện ngừa thai có được kể là đã hoàn hợp cuộc hôn nhân không, nghĩa là liệu việc ấy có thỏa đáng để tạo nên việc hai thân xác hiệp thông thành một, một sự hiệp thông vốn cần thiết để làm cho một cuộc hôn nhân bất khả tiêu hiện hữu hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi ấy, Brugger giải thích tại sao bản tính nhục thiêng (spiritual-bodily) của con người đã được lấy làm căn bản cho giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về bản chất của hôn nhân. Theo ông, con người là một thể thống nhất gồm có thân xác và linh hồn. Họ là những hữu thể thiêng liêng, nhưng không phải chỉ là những hữu thể thiêng liêng đang sử dụng thân xác, như người thuyền trưởng điều khiển một con tầu. Họ còn là những hưu thể có thân xác, nhưng không phải chỉ là những hữu thể xác thân mà không có chiều kích vô xác thân. Đúng hơn nên gọi họ là “những linh hồn mang thân xác” (embodied souls). Tương quan vợ chồng chính là một biểu thức độc đáo nói lên thể thống nhất của thân xác và linh hồn ấy.

Nên để ý: một số tương quan, như mối tương quan giữa hai người bạn chẳng hạn, chỉ được thiết lập dựa trên căn bản thiêng liêng mà thôi. Điều này không có nghĩa tình bạn không dính dáng gì tới thân xác. Dĩ nhiên là có, vì hễ đã là nhân bản thì đều có dính dáng tới thân xác cả. Ở đây chỉ muốn nói: tình bạn có được là do một hành vi tinh thần, một hành vi ý chí, nghĩa là dựa vào sự đồng tình của các bên. Tình bạn ấy cũng chỉ kéo dài bao lâu bạn bè còn muốn là bạn bè của nhau. Nếu một trong các người bạn rút lại sự đồng tình kia, thì mối tương quan cũng sẽ vì thế mà chấm dứt.

Hôn nhân cũng là một loại tương quan cần sự đồng tình. Nhưng nó không phải chỉ là một tình bạn bình thường, được thiết lập và duy trì duy nhất bằng sự đồng tình của hai người. Nó còn một chiều kích thân xác hết sức sâu sắc, đó là chiều kích “trở nên một thân xác” được thể hiện bằng hành vi giao hợp tính dục đầu tiên (xem St 2:24; Mt 19:5; Eph 5: 31). Việc nên một thân xác này, như Thánh Phaolô từng nói (xem 1Cor 6:16) bắt đầu hiện hữu, bất kể người ta có kết hôn hay không. Nhưng vì nó kết hợp hai con người một cách độc đáo cả hồn lẫn xác, một hình thức nói lên khả thể cho tính thân mật và phụ tạo nhân bản triệt để, nên giao hợp chỉ có thể là hành vi vợ chồng, nghĩa là phải được coi là việc hiện thực hóa và chia sẻ mối tương quan với ba đặc điểm: vĩnh viễn, độc chiếm và phụ tạo.

Nếu hai bên không sẵn sàng đồng tình chấp nhận tình bạn suốt đời theo lối vợ chồng, thì hành vi giao hợp của họ là vô trật tự vì đã thiết lập sự kết hợp thành một thân xác trên căn bản mối tương quan không vĩnh viễn. Đức Gioan Phaolô II cho rằng “ngôn ngữ thân xác” của hành vi giao hợp ngoài hôn nhân là một ngôn ngữ lừa đảo: “Vì anh nói với thân xác anh rằng em là của anh và anh là của em mãi mãi; nhưng anh lại không đồng tình với sự kết hợp ấy”.

Bởi thế, hôn nhân là loại tình bạn vĩnh viễn với hai thân xác là một, được thiết lập trên căn bản vừa đồng tình vừa là một hành vi kết hợp hai thân xác thành một thân xác. Sự đồng tình xẩy ra tại bàn thờ khi hai người trao cho nhau lời thề kết hôn. Nếu họ quả tình có ý định bước vào một loại tình bạn thành một thân xác vĩnh viễn, và họ không có ngăn trở gì, nghĩa là họ đã thành vợ chồng rồi, thì sự đồng tình của họ khiến một cuộc hôn nhân “thành sự” (ratified), một cuộc hôn nhân thực sự, nhưng chưa phải là một cuộc hôn nhân trọn vẹn. Nó chỉ trọn vẹn khi hai người phối ngẫu hòan hợp cuộc hôn nhân của mình bằng hành vi thân xác nói lên phương thức một thân xác mà họ đã đồng tình ưng thuận lúc ở bàn thờ, dâng hiến cho nhau trọn con người mình một cách không đòi lại. Nếu họ chưa bao giờ hoàn hợp cuộc hôn nhân của họ, thì sự không trọn vẹn của cuộc hôn nhân ấy được phát biểu qua sự kiện: sợi dây hôn phối của họ có thể bị Giáo Hội tháo gỡ. Nếu cuộc hôn nhân của họ vừa thành sự vừa hoàn hợp, thì sẽ không có ai, kể cả Giáo Hội, có thể tiêu hủy được nó, trừ sự chết.

Giáo luật

Về câu hỏi trên, cuốn Chú Giải năm 1985 Bộ Giáo Luật của Hội Giáo Luật Hoa Kỳ nói thế này: “Các tham khảo viên từng thảo luận các điều khoản của luật này chuộng ý niệm cho rằng hành vi giao hợp tính dục cách tự nhiên tạo ra sự hoàn hợp, còn việc sử dụng các phương tiện ngừa thai thì không ngăn cản việc hoàn tất hành vi ấy bao lâu phương tiện ngừa thai không can thiệp vào hành vi thể lý của giao hợp” (2).

Theo Brugger, điều trên có nghĩa: các tham khảo viên, tức các chuyên viên giáo luật được Tòa Thánh tham khảo trong giai đoạn chuẩn bị Bộ Giáo Luật năm 1983, tin rằng nếu người vợ dùng thuốc viên ngừa thai trong hành vi giao hợp đầu tiên của vợ chồng, thì hành vi của họ vẫn “tự nó có khả năng sinh sản con cái” nói theo ngôn từ của Bộ Giáo Luật (điều 1061), tức hành vi ấy vẫn có tính phụ tạo, dù có thể không thực sự mang đến thụ tinh (fertile). Điều ấy không hẳn vì các tham khảo viên tin rằng thuốc viên là hợp luân lý, nhưng hành vi giao hợp với thuốc viên ngừa thai không ngăn cản người chồng đặt được tinh trùng của mình vào cửa mình người vợ, một điều mà phần lớn các nhà giáo luật tin là chủ yếu đối với việc hoàn hợp.

Nhưng Brugger cho hay đối với ông cũng như đối với đa số các thần học gia về luân lý ngày nay, phán đoán trên không đúng. Theo ông, để một hành vi giao hợp tính dục trở thành hành vi “vợ chồng” và do đó, hợp pháp, hành vi ấy phải nhất quán với hai mục đích chính của hôn nhân đó là sự phụ tạo (procreation) và sự nên một. Nếu một trong hai mục đích ấy bị cố ý bác bỏ, thì dù tác phong thể lý có giống với việc giao hợp vợ chồng bao nhiêu, hành vi ấy cũng không phải là hành vi vợ chồng. Thành ra, thí dụ, nếu trong đêm tân hôn, người chồng cưỡng bức vợ phải giao hợp với mình bất chấp ý muốn của nàng, thì hành vi ấy không phải là hành vi vợ chồng, nghĩa là chưa hoàn hợp, vì hành vi ấy chống lại tự do của nàng, nên nó đi ngược lại mục đích “nên một” của hôn nhân. Nó cũng không phải là hành vi thuộc loại nhân bản, ít nhất là đối với người vợ; nó chỉ là một hành vi của tác phong thể lý. Cũng tương tự như thế, nếu khi dùng các phương tiện ngừa thai, một người hoặc cả hai vợ chồng có ý định để hành vi giao hợp của mình không đưa đến thụ tinh (fertile), nghĩa là không sinh sản, thì vì ý định tích cực chống lại mục đích sinh sản ấy, hành vi giao hợp này không phải là hành vi vợ chồng. Nếu không phải là hành vi vợ chồng, thì hiển nhiên nó không hoàn hợp được cuộc hôn nhân. Cho nên, một hành vi cố ý ngừa thai trong giao hợp tính dục không thoả mãn các đòi hỏi của điều 1061 qui định việc hoàn hợp hôn nhân.

Nếu lối biện luận trên đúng (một biện luận, như trên đã nói, chưa phải là giáo huấn của Giáo Hội, mà chỉ là ý kiến thần học), thì nó đem lại khá nhiều hệ luận quan trọng đối với việc chuẩn bị hôn nhân. Cặp vợ chồng nào có ý định ngừa thai trong năm đầu tiên của cuộc hôn nhân để tránh có con (điều mà Brugger tin là khá đông) thì dù họ đã bước vào một cuộc hôn nhân thành sự tại bàn thờ, họ sẽ chỉ hoàn hợp cuộc hôn nhân ấy khi họ chịu thực hành một hành vi giao hợp vợ chồng biết tôn trọng cả hai mục đích của hôn nhân. Điều này có nghĩa họ chỉ kết hợp nên một thân xác thực sự kể từ lúc ấy; trước đó, họ chưa nhận được ơn thánh vốn đổ trên tính một thân xác của hôn nhân; và bởi thế, cuộc hôn nhân của họ vẫn có thể bị hủy tiêu. Nó cũng có nghĩa: họ đã bước vào cuộc hôn nhân với ý định làm một hành vi xấu một cách nặng nề, rất có hại cho cuộc hôn nhân của họ.

Brugger cho rằng: sau 40 năm uống viên thuốc đắng này, các cặp vợ chồng ngày nay cần các mục tử của Giáo Hội lên tiếng rõ ràng hơn rằng: ngừa thai hoàn toàn chống lại mục đích của hôn nhân; nó là hành vi chống lại hôn nhân, một siêu vi khuẩn luân lý ngay bên trong mối liên hệ vợ chồng. Ông tin rằng linh mục nào biết rõ một cặp vợ chồng nào đó có ý định thực hành ngừa thai sau khi lấy nhau nên làm hết cách để thuyết phục họ đừng làm như thế. Cố gắng thuyết phục của ngài phải bao gồm nhiều việc hơn là chỉ nói với họ rằng điều đó không đúng. Ngài nên giải thích rõ ràng bao nhiêu có thể lý do tại sao việc giao hợp có tính ngừa thai là điều sai; dĩ nhiên phải làm như thế trong tình bác ái và nhẫn nại, vì biết rằng đối với nhiều người, sự thật về ngừa thai là điều rất khó nhận ra. Cuối cùng, nếu họ bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội, thì ngài nên từ chối không làm đám cưới cho họ. Brugger bảo rằng theo ý kiến của ông, phong chức linh mục cho một người bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về việc độc thân của giáo sĩ là một lầm lẫn lớn về mục vụ thế nào, thì làm đám cưới cho những người bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về sự trong sạch phu phụ cũng sai lầm như thế.

Ngay khi không theo nhận định này, thì ngài cũng nên nói càng rõ càng hay để cặp vợ chồng ấy hiểu tội ngừa thai không là chuyện đùa đối với sự lành mạnh của hôn nhân, dù thực hành mục vụ Công Giáo ở một số nơi từng có quan điểm ấy cả mấy thập niên qua.

(1) E. Christian Brugger là một chuyên viên kỳ cựu về đạo dức học tại Qũy Văn Hóa Sự Sống (Culture of Life Foundation) và là giáo sư diễn giảng về thần học luân lý tại Chủng Viện Thần Học St John Vianney tại Denver, Colorado. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại Oxford năm 2000.

(2) Commentary on canon 1061 (1985, Canon Law Society of America), p. 745.
 
Sứ điệp gửi người Hồi giáo: Vượt thắng bạo lực giữa các tôn giáo
Nguyễn Hoàng Thương
07:36 29/08/2010
Sứ điệp gửi người Hồi giáo: Vượt thắng bạo lực giữa các tôn giáo

Vatican City (AsiaNews) - Yêu cầu chấm dứt bạo lực giữa những tín hữu theo các tôn giáo khác nhau, kêu gọi chính quyền dân sự ủng hộ đối thoại và đảm bảo các quyền, yêu cầu các giới chức tôn giáo có thẩm quyền giáo dục lòng tôn trọng và sự thật là các nội dung chính trong sứ điệp của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn nhân kết thúc tháng Ramadan của Hồi giáo. Sứ điệp được công bố hôm 27/8/2010 với tựa đề: "Kitô hữu và người Hồi giáo: Cùng nhau vượt thắng bạo lực giữa những tín hữu theo khác tôn giáo".

Trong bản văn được ký tên bởi Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, không có quốc gia cụ thể nào được dẫn ra, nhưng ngài nhấn mạnh rằng "thật không may, đó là chủ đề cấp bách, ít nhất là trong một số vùng nhất định của thế giới".

Ở nhiều nước Hồi giáo (Saudi Arabia, Iraq, Iran, Indonesia, Pakistan, Malaysia,. ...), các Kitô hữu phải chịu bạo lực trên cơ sở hầu như hàng ngày, nhưng nhiều người Hồi giáo cho là những cuộc tấn công ở Afghanistan và người Palestine cũng nhìn vấn đề tương tự, có dính đến Kitô giáo Tây Phương, cáo buộc thế giới phương Tây (xem như đó là "Kitô giáo") có "thành kiến chống Hồi giáo".

Sứ điệp cũng nhắc lại rằng Uỷ ban Hỗn hợp về Đối thoại, được thành lập bởi Hội đồng Giáo hoàng và Ủy ban Thường trực al-Azhar về Đối thoại giữa các tôn giáo Độc thần, đã chọn cùng một chủ đề tại phiên họp hàng năm mới đây (Cairo, 23-24 tháng 2 năm 2010) và liệt kê một số các kết quả đã được công bố khi kết thúc phiên họp:

"Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa các tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau, bao gồm: sự vận động của các tôn giáo vì mục đích chính trị hay mục đích khác; sự kỳ thị đối xử dựa trên sắc tộc hay đặc điểm tôn giáo; những chia rẽ và căng thẳng xã hội. Sự thiếu hiểu biết, nghèo khổ, kém phát triển cũng là nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp của bạo lực giữa tôn giáo, cũng như bên trong các cộng đồng tôn giáo. Mong giới thẩm quyền dân sự và tôn giáo đưa ra những đóng góp của mình để khắc phục nhiều trường hợp vì lợi ích chung của xã hội! Mong rằng các giới chức dân sự bảo vệ tính ưu việt của pháp luật bằng cách bảo đảm công lý thật sự nhằm chặn đứng những kẻ tạo ra và những kẻ quảng bá cho bạo lực!".

Sứ điệp cũng trích dẫn một số khuyến nghị được đưa ra trong phiên họp: "để mở lòng chúng ta nhằm tha thứ và hòa giải lẫn nhau, để chung sống hoà bình và mang lại hoa trái; để nhận ra những điểm chung mà chúng ta có và tôn trọng những khác biệt, trên nền tảng của nền văn hóa đối thoại; công nhận và tôn trọng phẩm giá và quyền của mỗi con người mà không có bất kỳ sự thiên vị nào liên quan đến sắc tộc hay tôn giáo; cần thiết ban hành luật pháp công bằng vốn đảm bảo sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người; nhắc lại tầm quan trọng của giáo dục hướng đến sự tôn trọng, đối thoại và tình huynh đệ trong các phạm vi giáo dục khác nhau: ở nhà, ở trường, nơi nhà thờ và giáo đường Hồi giáo. Do đó chúng ta sẽ có thể phản đối bạo lực giữa các tín hữu khác tôn giáo và thăng tiến hòa bình, hòa hợp giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau".

Khi nhấn mạnh đặc biệt đến vấn đề giáo dục, Đức Hồng y nhắc lại trong sứ điệp rằng: "Việc giảng dạy của các vị lãnh đạo tôn giáo, cũng như sách giáo khoa trình bày về tôn giáo một cách khách quan, cùng với việc giảng dạy nói chung có tác động quyết định đến giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ".
 
Taizé, mảnh đất tâm linh - tình người nồng ấm
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:00 29/08/2010
Taizé, Pháp Quốc 27/08/2010 - Taizé đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của các bạn trẻ Kitô giáo trên khắp thế giới. Hàng năm cứ vào dịp hè, khoảng tháng Bảy và Tám, hàng ngàn bạn trẻ tấp nập đổ về bình nguyên thanh bình và linh thiêng này để cùng cầu nguyện, lao động, chia sẻ thao thức cũng như nét đẹp văn hóa và vui chơi với nhau trong bầu khí huynh đệ. Phần nhiều các bạn trẻ đến từ các quốc gia Châu Âu, nhưng cũng có không ít đến từ Châu Mỹ La Tinh hay Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam…

Mảnh đất tâm linh này đã được thầy Roger Schutz theo đạo Tin Lành người Thụy Sĩ gầy dựng cách đây đúng 70 năm và được cộng đoàn Taizé tiếp tục chăm sóc vẫn không ngừng đơm bông kết trái để mang lại một mùa gặt bội thu.

Cộng Đoàn Taizé hiện nay có khoảng 120 thầy không phân biệt Tin Lành, Chính Thống hay Công Giáo cùng cam kết sống đời dâng hiến trong cộng đoàn qua việc chuyên cần cầu nguyện, lao động và đón tiếp giới trẻ. Dù không có một đội ngũ đông đảo, nhưng những thành quả đạt được của cộng đoàn thật đáng trân trọng. Vào bất kỳ dịp nào trong năm, Cộng đoàn luôn luôn có chương trình đón tiếp các bạn trẻ, hay các hội đoàn đến tham gia cầu nguyện hoặc kín múc ơn phúc cho đời sống thiêng liêng. Đã thành truyền thống, cứ vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới, cộng đoàn lại tổ chức kỳ hội ngộ dành cho hàng vạn bạn trẻ khắp Châu Âu tại một thành phố ấn định. Ngoài ra, ở các Châu Lục khác, các cuộc hành hương đức tin của Taizé cũng được diễn ra một cách đều đặn.

Các bạn trẻ đổ về Taizé đông nhất vẫn là dịp hè, vì đây là thời gian được nghỉ học và thời tiết lại tương đối lý tưởng trong năm. Người có ít thời gian thì tận dụng mấy ngày cuối tuần. Thông thường, những ai đi theo nhóm có thể dành một hay hai tuần để sống tại đây. Đôi khi, có bạn sống trọn vẹn một tháng thậm chí liên tục trong vòng một năm để làm thiện nguyện viên trong lao động và phục vụ.

Chương trình trong ngày gồm các sinh hoạt chia sẻ theo nhóm, quét dọn làm vệ sinh toàn khu vực, giúp nấu bếp, phục vụ phân chia thức ăn, rửa chén, vui chơi ca hát… và đặc biệt là ba buổi cầu nguyện chung với các thầy trong cộng đoàn vào lúc 8h30 sáng, 12h30 trưa và 20h30 tối.

Bất kỳ ai dù chỉ một lần đặt chân đến đây nhất là vào dịp hè thì không thể quên được bầu khí tươi trẻ của Taizé. Các bạn trẻ miệt mài lao động đây đó. Chỗ này một tốp đang quét dọn, chỗ kia một nhóm lặng lẽ dọn nhà vệ sinh, nhóm khác chuẩn bị gian hàng phục vụ đồ ăn. Lúc thư giãn, chỗ này tụm năm tụm bảy chia sẻ với nhau về các đề tài khác nhau, nhóm khác lại tham gia trò chơi tập thể. Thấp thoáng dưới lùm cây xanh tươi đầy bóng mát, ai đó đang thả hồn vào những trang sách để bước vào một thế giới của tri thức mênh mông. Cạnh thác nước ngày đêm róch rách chảy, một ngôi nhà nguyện nhỏ xinh xắn nằm tĩnh mịch bên rừng cây cổ thụ mà trong đó có một chàng thanh niên đang trải lòng mình để kết hợp với Đấng là căn nguyên của đất trời vạn vật thiên nhiên hùng vĩ.

Bầu khí linh thiêng nhất vẫn là những buổi cầu nguyện. Sắp đến giờ này, không ai bảo ai, tất cả bỏ lại sau lưng các hoạt động hay vui chơi để tập trung về ngôi thánh đường. Hàng ngàn bạn trẻ đắm mình trong thinh lặng tuyệt đối để sống những giây phút thân mật với Đấng là Tình Yêu. Vượt qua khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, họ hòa chung lời ca tiếng hát chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa. Những cung điệu trầm bổng hòa quyện vào đất trời của vùng bình nguyên thanh bình để rồi lan tỏa đi khắp địa cầu.

Những nét mặt rạng ngời lộ rõ niềm vui và bình an sau buổi cầu nguyện sốt sắng lại sánh bước bên nhau trong tiếng nói cười rôm rả để tiến về nơi cung cấp đồ ăn. Không một bước chen lấn, trong khi kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt mình, họ bắt chuyện với người bên cạnh hay bày các trò vui cười. Khẩu phần ăn thật đạm bạc và ăn chỉ đủ sống cầm chừng, nhưng được các bạn trẻ đón nhận cách niềm nở và sau đó quây quần bên nhau thưởng thức bữa ăn thật ngon miệng.

Trước bữa ăn, nhóm phục vụ làm việc hết tốc độ để phân phát các món ăn cho các bạn trẻ. Sau bữa ăn, đến lượt nhóm rửa chén thoăn thoắt liên hồi trước những thau chất đầy muỗng đĩa. Tốp khác thu gom những bao rác để lại sau bữa ăn. Một nhóm khác miệt mài lau lại nền nhà sạch bóng để bữa ăn lần sau các thực khách có được nơi chốn thật đường hoàng. Quả thực Taizé là một thế giới thu nhỏ. Dù khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, địa lý, nhưng các bạn trẻ đến đây lại có chung một niềm tin, hiệp nhất trong cầu nguyện, và cùng nhau lao động và vui chơi trong tình anh em đồng loại.

Những hạt mưa phảng phất làm cho tiết trời thêm dịu mát, lòng người ngập tràn niềm vui và phấn khởi sau những giờ phút cầu nguyện và gặp gỡ. Với những ai còn ở lại nơi đây thì tiếp tục tận hưởng bầu khí thân thương. Còn kẻ ra đi để trở về đời sống thường nhật lại mang theo nơi mình niềm vui, bình an, tình bạn và chan chứa niềm hy vọng.
 
Noi gương Chúa Giêsu sống khiêm nhường và quảng đại
Linh Tiến Khải
17:13 29/08/2010
Hãy noi gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nhận lấy chỗ rốt hết trong trần gian là thập giá, và học nơi Người sự khiêm nhường và quảng đại nhưng không, để kiên nhẫn trong các thử thách, hiền dịu trong các xúc phạm, vá vâng phục Thiên Chúa trong khổ đau.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 2.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin chung với Đức Thánh Cha trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 29-8-22010.

Trong bài huấn dụ ngắn Đức Thánh Cha đã quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Chúa Giêsu được mời tới dự tiệc tại nhà một người thủ lãnh giới Biệt Phái. Nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, Chúa Giêsu mới mói với họ một dụ ngôn có bối cảnh là tiệc cưới như sau: ”Khi bạn được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn bạn cũng được mời, và người đã mời cả bạn lẫn nhân vật ấy phải đến nói với bạn rằng: ”Xin ông nhường chỗ cho vị này”... Trái lại, khi được mời bạn hãy ngồi chỗ cuối... ” (Lc 14,8-10).

Đức Thánh Cha giải thích lời Chúa Giêsu như sau: Chúa không có ý cho chúng ta một bài học biết sống, cũng không có ý nói tới phẩm trật giữa các người có quyền bính. Ngài nhấn mạnh trên một điểm định đoạt là sự khiêm nhường: ”Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11). Trong một ý nghĩa sâu xa hơn, dụ ngôn này cũng khiến cho chúng ta nghĩ tới vị trí của con người trong tương quan với Thiên Chúa. Thật vậy, chỗ rốt hết có thể diễn tả điều kiện của nhân loại bị tội lỗi hạ xuống thấp, điều kiện mà chỉ có sự nhập thể của Con Một Thiên Chúa mới có thể nâng nhân loại lên được mà thôi. Chính Chúa Kitô đã nhận lấy chỗ rốt hết trong trần gian là thập giám, và chính sự khiêm hạ triệt để đó đã cứu chuộc chúng ta và liên tục trợ giúp chúng ta” (Thiên Chúa là Tình Yêu, 35).

Vào cuối dụ ngôn Chúa Giêsu gợi ý cho vị thủ lãnh giới Biệt Phái mời vào bàn ăn: không phải bạn bè, thân thuộc họ hàng hay bà con lối xóm giầu có, mà là những người nghèo túng nhất và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, là những người không có gì để đền trả (x. Lc 14,1314), để cho món qùa được hoàn toàn nhưng không. Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Đúng thế, phần thưởng đích thật sau cùng chính Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta. Ngài là Đấng cai quản thế giới... Chúng ta phụng sự Ngài chỉ cho điều chúng ta có thể làm và cho tới khi nào Người còn ban cho chúng ta sức lực” (Thiên Chúa là Tình Yêu, 35).

Và Đức Thánh Cha nêu bật gương khiêm nhường và nhưng không của Chúa Giêsu như sau: Như thế, một lần nữa chúng ta hướng nhìn lên Chúa Kitô như mẫu gương của sự khiêm nhường và nhưng không: từ Người chúng ta học được sự kiên nhẫn trong các thử thách, sự hiền dịu trong các xúc phạm, sự vâng phục Thiên Chúa trong khổ đau, trong khi chờ đợi Đấng đã mời gọi chúng ta nói với chúng ta: ”Này bạn, hãy lên chỗ trên” (x Lc 14,10).

Thánh Louis IX, vua nước Pháp, mà chúng ta mới kính nhớ thứ tư vừa qua, đã thực thi điều được viết trong sách Huấn Ca: ”Càng làm lớn, con càng phải khiêm nhường, và con sẽ tìm được ân nghĩa trước mặt Chúa” (Hc 3,18). Vì vậy, thánh nhân mới biết trong ”Di chúc cho con” mình như sau: ”Nếu Chúa sẽ ban cho con sự thịnh vượng nào đó, con không chỉ phải cám tạ Người, nhưng hãy chú ý để đừng trở thành tồi tệ hơn vì khoe khoang hay vì bất cứ điều gì khác, nghĩa là hãy chú ý đừng phản nghịch cùng Thiên Chúa hay xúc phảm tới Người với chính các ơn Người ban cho con” (Acta Sanctorum Augusti 5 [1868], 546).

Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta cũng kính nhớ cuộc tử đạo của thánh Gioan Tẩy Giả, là ngôn sứ lớn nhất trong các ngôn sứ của Chúa Kitô, là người đã biết khước từ chính mình để nhường chỗ cho Đấng Cứu Thế, và đã khổ đau và chết vì chân lý. Chúng ta hãy xin thánh nhân và Trinh Nữ Maria hướng dẫn chúng ta trên con đường của sự khiêm nhường, để xứng đáng với phần thương của Chúa.

Sau đó, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan. Ngài nhắc cho mọi người biết ngày mùng 1 tháng 9 Italia cử hành Ngày bảo vệ thụ tạo, do Hội Đồng Giám Mục Ialia phát động. Nó đã trở thành một thói quen cũng quan trọng trên bình diện đại kết. Năm nay nó nhắc cho chúng ta biết rằng không thể có hòa bình, nếu con người không tôn trọng môi sinh. Qủa thế, chúng ta có bổn phận giao trái đất lại cho các thế hệ mới đến sau trong một tình trạng thế nào để họ cũng có thể sống một cách xứng đáng và duy trì nó. Xin Chúa trợ giúp chúng ta trong bổn phận này.

Bằng tiếng Pháp Đức Thánh Cha nói khi để cho Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa hướng dẫn, người khiêm nhường hướng cái nhìn lên Thiên Chúa và kiếm tìm chân lý trong mọi sự. Họ cũng khát khao vẻ đẹp của một cuộc sống đích thật.

Chào các nhóm nói tiếng Anh ngài cầu chúc họ, cho dù đang nghỉ hè hay hành hương hoặc tu học tại Roma, luôn biết sống gần gũi hơn với Chúa trong lời cầu nguyện và tạ ơn. Trong tiếng Đức Đức Thánh Cha nói trước mặt Chúa không phải sự to lớn của con người có gía trị, nhưng là cái bé nhỏ nhất, cái bị lãng quên nhất. Không phải sự tự tôn khiến cho con người cao cả, nhưng là việc sống theo thánh ý Chúa và kết hiệp với Chúa.
 
Ảnh hưởng của công trình và kinh nguyện của Mẹ Têrêsa vẫn còn được cảm nhận 13 năm sau ngày Mẹ qua đời
Bùi Hữu Thư
19:31 29/08/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- 13 năm sau ngày Chân Phước Têrêsa qua đời, ảnh hưởng của công trình và kinh nguyện của Mẹ vẫn còn được cảm nhận trên khắp thế giới.

Mẹ Têrêsa nếu còn sống thì được 100 tuổi vào ngày 26 tháng 8. Dòng của Mẹ thành lập 60 năm về trước – Dòng Thừa Sai Bác Ái – tiếp tục đến với “những người nghèo khó nhất.” Đời sống thiêng liêng của Mẹ tiếp tục được nhiều người chú ý trong khi thủ tục phong thánh cho Mẹ đang diễn tiến.

Nhiều người nói di sản của Mẹ Têrêsa là tổng hợp của tình thương xót và lòng hy sinh cho người nghèo và tu đức của Mẹ, vì hai nhân đức này liên kết mật thiết với nhau.

Đối với người trẻ, nữ tu này là một gương mẫu cho việc sống đức tin.

Bà Eileen Burke-Sullivan, một giáo sư thần học tại Đại Học Dòng Tên Creighton University tại Omaha, Nebraska nói: "Điều đánh động giới trẻ là Mẹ luôn luôn thực hành điều Mẹ giảng dậy.”

Bà nói các sinh viên cảm phục Mẹ Têrêsa vì họ lớn lên thấy hình ảnh của Mẹ trên đài Truyền Hình hay trên báo chí và họ biết Mẹ “sống và chết vì hoạt động cho kẻ nghèo hèn.”

Bà Burke-Sullivan nói với hãng thông tấn Catholic News Service là các sinh viên cảm phục cách thức Mẹ Têrêsa nối kết sự thực thi đức tin và công lý.

Các sinh viên tại Đại Học Biển Đức Benedictine College tại Atchison, Kansas, có ký ức nóng bỏng về vị sáng lập Dòng Thừa Sai Bác Ái tại trường Y Khoa trong Trung Tâm Mẹ Têrêsa đã được khai trương vào ngày 26 tháng 8 là một thành phần của chương trình đào tại các ý tá trong Đại Học này.

TS Stephen Minnis, Viện Trưởng Đại Học Biển Đức nói, khi các giới chức của Đại Học tìm kiếm tên để đặt cho trung tâm Y Khoa mới này, họ không ngừng nhắc đến Mẹ Têrêsa mặc dầu Mẹ không phải là một y tá.

Ông nói: "Còn ai biết trong nom săn sóc hơn Mẹ Têrêsa,” ông tiếp “Mẹ là một mẫu gương chói lòa” cho các sinh viên và ông hy vọng các sinh viên sẽ được khuyến khích bới lời Mẹ Têrêsa đã nói được trình bầy trên cổng của trung tâm: “Hãy dùng bàn tay của bạn để phục vụ và trái tim để yêu thương."

GS David Gentry-Akin, một giáo sư thần học tại Đại Học Thánh Maria St. Mary's College tại Moraga, California, nói mặc dầu Mẹ Têrêsa nhận được rất nhiều lời khen thưởng, Mẹ cũng bị chỉ trích rất nhiều. Mặc dầu nhiều người cho rằng công trình của mẹ rất cao quý, họ vẫn muốn Mẹ phải làm nhiều hơn để “thay đổi hệ thống” và một số người trong Giáo Hội nói Mẹ quá bảo thủ.

Nhưng, như ông đã thấy, di sản của nữ tu này là tu đức của Mẹ. Ông tiếp: “Công trình của Mẹ thật vĩ đại, và hữu hiệu vì “được thúc đẩy bởi một đức tin và lòng thánh thiện sâu xa.”

GS Gentry-Akin nói tu đức của Mẹ được bầy tỏ trong một kinh nguyện Mẹ cầu xin Thiên Chúa chiếu ánh sáng hàng ngày trên Mẹ để cho những ai tiếp xúc với Mẹ sẽ “không còn thấy con người của Mẹ nà chỉ thấy Chúa Giêsu."

Hình ảnh của lời kinh này là tiêu đề của một cuốn sách về các bài viết của Mẹ được xuất bản năm 2007: “Mẹ Têrêsa xin hãy đến và là ánh sáng của con.” Sách này mô tả bằng chính lời Mẹ, những cơn khủng hoảng đức tin Mẹ trải qua và nhiều khi Mẹ có cảm tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi Mẹ.

Sau khi cuốn sách được xuất bản, một số người phê bình là những phát hiện mới này khiến cho hình ảnh của Mẹ Têrêsa bớt trung thực đi, nhưng GS Gentry-Akin nói, thực ra những điều này còn làm cho Mẹ hấp dẫn hơn.

Ông nói "Sự kiện Mẹ có thể trải qua những cơn khủng hoảng về đức tin mà vẫn trung thành khiến cho sự thánh thiện của Mẹ càng cao cả hơn.”

GS Margaret Thompson, một giáo sư lịch sử của Đại Học Syracuse University, nói: "Bây giờ chúng ta mới chỉ bắt đầu tìm hiểu cá tính phức tạp của Mẹ, và như những sử gia, chúng ta chưa sẵn sàng để nói lên những lời cuối cùng về Mẹ."

Bà Thompson thấy khôi hài khi có những người phê bình Mẹ là quá bảo thủ, bà nói thoạt đầu tiên Mẹ đã bị cho là mâu thuẫn khi Mẹ bỏ dòng tu của mình để thiết lập một nhà dòng riêng và lặn lội qua các xóm nghèo hèn tại Ấn Độ, mặc áo sari.

Bà nói, công trình của Mẹ Têrêsa không nhằm gây xúc động nới mọi người mà chỉ là đáp ứng nhu cầu của dân nghèo khắp nơi.

Và những nhu cầu này vẫn còn đang được đáp ứng bởi 5.029 nữ tu trong dòng của Mẹ trong 766 nhà dòng tại 137 quốc gia. Công trình của nhà Dòng của Mẹ cũng đã bành trướng sang các linh mục và nam tu sĩ của Dòng Thừa Sai Bác Ái cũng như các giáo dân trong dòng đang điều khiển các cô nhi viện, các bệnh xá cho người bệnh AIDS, và các trại cho người tị nạn và người tàn phế. Hiện nay có 377 nam tu sĩ đang hoạt động tại 21 quốc gia, 44 thầy chiêm niệm tại 5 quốc gia, và 38 linh mục Thừa Sai Bác Ái tại 5 quốc gia. Khi Mẹ Têrêsa qua đời, có 3842 nữ tu, 363 nam tu sĩ, 14 thầy chiêm niệm và 13 linh mục trong dòng.

Năm năm sau khi Mẹ qua đời, Tòa Thánh bắt đầu thể thức phong chân phước cho người đàn bà thường được mệnh danh là “một thánh sống.” Năm 2002, Tòa Thánh công nhận một phép lạ đuợc gán cho sự cấu bầu của Mẹ. Việc phong thánh còn chờ có bằng chứng của một phép lạ thứ hai.

Một nữ tu tại Nữ Vương Hòa Bình, nhà mẹ của Dòng Thừa Sai Bác Ái Bắc Mỹ tại Khu Bronx, Nữu Ước, nói với hãng CNS như sau: không thiếu các phép lạ được gán cho Mẹ Têrêsa. Nữ tu này cho hay bà đã trải qua một năm tại Calcutta công tác cho vụ phong thánh và đã mất ba ngày trời để ghi nhận các phép lạ được người ta gán cho sự cầu bầu của Mẹ vào máy vi tính của mình.

Bà nói bà chắc chắn là nhà dòng sẽ tiếp tục được công trình qua những lời cầu bầu của Mẹ.

Bà nói: "Chúng tôi thường xuyên cảm nhận được thần khí của Mẹ.”
 
Top Stories
Living within the Truth: Religious Liberty and Catholic Mission in the New Order of the World
+ Archbishop Charles Chaput
11:11 29/08/2010
Tertullian once famously said that the blood of martyrs is the seed of the Church. History has proven that to be true. And Slovakia is the perfect place for us to revisit his words today. Here, and throughout Central and Eastern Europe, Catholics suffered through 50 years of Nazi and Soviet murder regimes. So they know the real cost of Christian witness from bitter experience -- and also, unfortunately, the cost of cowardice, collaboration and self-delusion in the face of evil.

I want to begin by suggesting that many Catholics in the United States and Western Europe today simply don’t understand those costs. Nor do they seem to care. As a result, many are indifferent to the process in our countries that social scientists like to call “secularization” -- but which, in practice, involves repudiating the Christian roots and soul of our civilization.

American Catholics have no experience of the systematic repression so familiar to your Churches. It’s true that anti-Catholic prejudice has always played a role in American life. This bigotry came first from my country’s dominant Protestant culture, and now from its “post-Christian” leadership classes. But this is quite different from deliberate persecution. In general, Catholics have thrived in the United States. The reason is simple. America has always had a broadly Christian and religion-friendly moral foundation, and our public institutions were established as non-sectarian, not anti-religious.

At the heart of the American experience is an instinctive “biblical realism.” From our Protestant inheritance we have always -- at least until now -- understood two things at a deep level. First, sin is real, and men and women can be corrupted by power and prosperity. Second, the “city of God” is something very distinct from the “city of man.” And we are wary of ever confusing the two.

Alexis de Tocqueville, in his Democracy in America, wrote: “Despotism can do without faith, but liberty cannot.. .” Therefore, “What is to be done with a people that is its own master, if it is not obedient to God?”

America’s founders were a diverse group of practicing Christians and Enlightenment deists. But nearly all were friendly to religious faith. They believed a free people cannot remain free without religious faith and the virtues that it fosters. They sought to keep Church and state separate and autonomous. But their motives were very different from the revolutionary agenda in Europe. The American founders did not confuse the state with civil society. They had no desire for a radically secularized public life. They had no intent to lock religion away from public affairs. On the contrary, they wanted to guarantee citizens the freedom to live their faith publicly and vigorously, and to bring their religious convictions to bear on the building of a just society.

Obviously, we need to remember that other big differences do exist between the American and European experiences. Europe has suffered some of the worst wars and violent regimes in human history. The United States has not seen a war on its soil in 150 years. Americans have no experience of bombed-out cities or social collapse, and little experience of poverty, ideological politics or hunger. As a result, the past has left many Europeans with a worldliness and a pessimism that seem very different from the optimism that marks American society. But these differences don’t change the fact that our paths into the future are now converging. Today, in an era of global interconnection, the challenges that confront Catholics in America are much the same as in Europe: We face an aggressively secular political vision and a consumerist economic model that result -- in practice, if not in explicit intent -- in a new kind of state-encouraged atheism.

To put it another way: The Enlightenment-derived worldview that gave rise to the great murder ideologies of the last century remains very much alive. Its language is softer, its intentions seem kinder, and its face is friendlier. But its underlying impulse hasn’t changed -- i.e., the dream of building a society apart from God; a world where men and women might live wholly sufficient unto themselves, satisfying their needs and desires through their own ingenuity.

This vision presumes a frankly “post-Christian” world ruled by rationality, technology and good social engineering. Religion has a place in this worldview, but only as an individual lifestyle accessory. People are free to worship and believe whatever they want, so long as they keep their beliefs to themselves and do not presume to intrude their religious idiosyncrasies on the workings of government, the economy, or culture.

Now, at first hearing, this might sound like a reasonable way to organize a modern society that includes a wide range of ethnic, religious and cultural traditions, different philosophies of life and approaches to living.

But we’re immediately struck by two unpleasant details.

First, “freedom of worship” is not at all the same thing as “freedom of religion.” Religious freedom includes the right to preach, teach, assemble, organize, and to engage society and its issues publicly, both as individuals and joined together as communities of faith. This is the classic understanding of a citizen’s right to the “free exercise” of his or her religion in the First Amendment to the U.S. Constitution. It’s also clearly implied in Article 18 of the Universal Declaration of Human Rights. In contrast, freedom of worship is a much smaller and more restrictive idea.

Second, how does the rhetoric of enlightened, secular tolerance square with the actual experience of faithful Catholics in Europe and North America in recent years?

In the United States, a nation that is still 80 percent Christian with a high degree of religious practice, government agencies now increasingly seek to dictate how Church ministries should operate, and to force them into practices that would destroy their Catholic identity. Efforts have been made to discourage or criminalize the expression of certain Catholic beliefs as “hate speech.” Our courts and legislatures now routinely take actions that undermine marriage and family life, and seek to scrub our public life of Christian symbolism and signs of influence.

In Europe, we see similar trends, although marked by a more open contempt for Christianity. Church leaders have been reviled in the media and even in the courts for simply expressing Catholic teaching. Some years ago, as many of you may recall, one of the leading Catholic politicians of our generation, Rocco Buttiglione, was denied a leadership post in the European Union because of his Catholic beliefs.

Earlier this summer we witnessed the kind of vindictive thuggery not seen on this continent since the days of Nazi and Soviet police methods: the Archbishop’s palace in Brussels raided by agents; bishops detained and interrogated for nine hours without due process; their private computers, cell phones, and files seized. Even the graves of the Church’s dead were violated in the raid. For most Americans, this sort of calculated, public humiliation of religious leaders would be an outrage and an abuse of state power. And this is not because of the virtues or the sins of the specific religious leaders involved, since we all have a duty to obey just laws. Rather, it’s an outrage because the civil authority, by its harshness, shows contempt for the beliefs and the believers whom the leaders represent.

My point is this: These are not the actions of governments that see the Catholic Church as a valued partner in their plans for the 21st century. Quite the opposite. These events suggest an emerging, systematic discrimination against the Church that now seems inevitable.

Today’s secularizers have learned from the past. They are more adroit in their bigotry; more elegant in their public relations; more intelligent in their work to exclude the Church and individual believers from influencing the moral life of society. Over the next several decades, Christianity will become a faith that can speak in the public square less and less freely. A society where faith is prevented from vigorous public expression is a society that has fashioned the state into an idol. And when the state becomes an idol, men and women become the sacrificial offering.

Cardinal Henri de Lubac once wrote that “It is not true… that man cannot organize the world without God. What is true, is that without God, [man] can ultimately only organize it against man. Exclusive humanism is inhuman humanism.”

The West is now steadily moving in the direction of that new “inhuman humanism.” And if the Church is to respond faithfully, we need to draw upon the lessons that your Churches learned under totalitarianism.

A Catholicism of resistance must be based on trust in Christ’s words: “The truth will make you free.” This trust gave you insight into the nature of totalitarian regimes. It helped you articulate new ways of discipleship. Rereading the words of the Czech leader Václav Havel to prepare for this talk, I was struck by the profound Christian humanism of his idea of “living within the truth.” Catholics today need to see their discipleship and mission as precisely that: “living within the truth.”

Living within the truth means living according to Jesus Christ and God’s Word in Sacred Scripture. It means proclaiming the truth of the Christian Gospel, not only by our words but by our example. It means living every day and every moment from the unshakeable conviction that God lives, and that his love is the motive force of human history and the engine of every authentic human life. It means believing that the truths of the Creed are worth suffering and dying for.

Living within the truth also means telling the truth and calling things by their right names. And that means exposing the lies by which some men try to force others to live.

Two of the biggest lies in the world today are these: first, that Christianity was of relatively minor importance in the development of the West; and second, that Western values and institutions can be sustained without a grounding in Christian moral principles.

Before I talk about these two falsehoods, we should pause a moment to think about the meaning of history.

History is not simply about learning facts. History is a form of memory, and memory is a foundation stone of self-identity. Facts are useless without a context of meaning. The unique genius and meaning of Western civilization cannot be understood without the 20 centuries of Christian context in which they developed. A people who do not know their history, do not know themselves. They are a people doomed to repeat the mistakes of their past because they cannot see what the present -- which always flowers out of the past -- requires of them.

People who forget who they are can be much more easily manipulated. This was dramatized famously in Orwell’s image of the “memory hole” in his novel 1984. Today, the history of the Church and the legacy of Western Christianity are being pushed down the memory hole. This is the first lie that we need to face.

Downplaying the West’s Christian past is sometimes done with the best intentions, from a desire to promote peaceful co-existence in a pluralistic society. But more frequently it’s done to marginalize Christians and to neutralize the Church’s public witness.

The Church needs to name and fight this lie. To be a European or an American is to be heir to a profound Christian synthesis of Greek philosophy and art, Roman law, and biblical truth. This synthesis gave rise to the Christian humanism that undergirds all of Western civilization.

On this point, we might remember the German Lutheran scholar and pastor, Dietrich Bonhoeffer. He wrote these words in the months leading up to his arrest by the Gestapo in 1943: “The unity of the West is not an idea but a historical reality, of which the sole foundation is Christ.”

Our societies in the West are Christian by birth, and their survival depends on the endurance of Christian values. Our core principles and political institutions are based, in large measure, on the morality of the Gospel and the Christian vision of man and government. We are talking here not only about Christian theology or religious ideas. We are talking about the moorings of our societies -- representative government and the separation of powers; freedom of religion and conscience; and most importantly, the dignity of the human person.

This truth about the essential unity of the West has a corollary, as Bonhoeffer also observed: Take away Christ and you remove the only reliable foundation for our values, institutions and way of life.

That means we cannot dispense with our history out of some superficial concern over offending our non-Christian neighbors. Notwithstanding the chatter of the “new atheists” there is no risk that Christianity will ever be forced upon people anywhere in the West. The only “confessional states” in the world today are those ruled by Islamist or atheist dictatorships -- regimes that have rejected the Christian West’s belief in individual rights and the balance of powers.

I would argue that the defense of Western ideals is the only protection that we and our neighbors have against a descent into new forms of repression -- whether it might be at the hands of extremist Islam or secularist technocrats.

But indifference to our Christian past contributes to indifference about defending our values and institutions in the present. And this brings me to the second big lie by which we live today -- the lie that there is no unchanging truth.

Relativism is now the civil religion and public philosophy of the West. Again, the arguments made for this viewpoint can seem persuasive. Given the pluralism of the modern world, it might seem to make sense that society should want to affirm that no one individual or group has a monopoly on truth; that what one person considers to be good and desirable another may not; and that all cultures and religions should be respected as equally valid.

In practice, however, we see that without a belief in fixed moral principles and transcendent truths, our political institutions and language become instruments in the service of a new barbarism. In the name of tolerance we come to tolerate the cruelest intolerance; respect for other cultures comes to dictate disparagement of our own; the teaching of “live and let live” justifies the strong living at the expense of the weak.

This diagnosis helps us understand one of the foundational injustices in the West today -- the crime of abortion.

I realize that the abortion license is a matter of current law in almost every nation in the West. In some cases, this license reflects the will of the majority and is enforced through legal and democratic means. And I’m aware that many people, even in the Church, find it strange that we Catholics in America still make the sanctity of unborn life so central to our public witness.

Let me tell you why I believe abortion is the crucial issue of our age.

First, because abortion, too, is about living within the truth. The right to life is the foundation of every other human right. If that right is not inviolate, then no right can be guaranteed.

Or to put it more bluntly: Homicide is homicide, no matter how small the victim.

Here’s another truth that many persons in the Church have not yet fully reckoned: The defense of newborn and preborn life has been a central element of Catholic identity since the Apostolic Age.

I’ll say that again: From the earliest days of the Church, to be Catholic has meant refusing in any way to participate in the crime of abortion -- either by seeking an abortion, performing one, or making this crime possible through actions or inactions in the political or judicial realm. More than that, being Catholic has meant crying out against all that offends the sanctity and dignity of life as it has been revealed by Jesus Christ.

The evidence can be found in the earliest documents of Church history. In our day -- when the sanctity of life is threatened not only by abortion, infanticide and euthanasia, but also by embryonic research and eugenic temptations to eliminate the weak, the disabled and the infirm elderly -- this aspect of Catholic identity becomes even more vital to our discipleship.

My point in mentioning abortion is this: Its widespread acceptance in the West shows us that without a grounding in God or a higher truth, our democratic institutions can very easily become weapons against our own human dignity.

Our most cherished values cannot be defended by reason alone, or simply for their own sake. They have no self-sustaining or “internal” justification.

There is no inherently logical or utilitarian reason why society should respect the rights of the human person. There is even less reason for recognizing the rights of those whose lives impose burdens on others, as is the case with the child in the womb, the terminally ill, or the physically or mentally disabled.

If human rights do not come from God, then they devolve to the arbitrary conventions of men and women. The state exists to defend the rights of man and to promote his flourishing. The state can never be the source of those rights. When the state arrogates to itself that power, even a democracy can become totalitarian.

What is legalized abortion but a form of intimate violence that clothes itself in democracy? The will to power of the strong is given the force of law to kill the weak.

That is where we are heading in the West today. And we’ve been there before. Slovaks and many other Central and Eastern Europeans have lived through it.

I suggested earlier that the Church’s religious liberty is under assault today in ways not seen since the Nazi and Communist eras. I believe we are now in the position to better understand why.

Writing in the 1960s, Richard Weaver, an American scholar and social philosopher, said: “I am absolutely convinced that relativism must eventually lead to a regime of force.”

He was right. There is a kind of “inner logic” that leads relativism to repression.

This explains the paradox of how Western societies can preach tolerance and diversity while aggressively undermining and penalizing Catholic life. The dogma of tolerance cannot tolerate the Church’s belief that some ideas and behaviors should not be tolerated because they dehumanize us. The dogma that all truths are relative cannot allow the thought that some truths might not be.

The Catholic beliefs that most deeply irritate the orthodoxies of the West are those concerning abortion, sexuality and the marriage of man and woman. This is no accident. These Christian beliefs express the truth about human fertility, meaning and destiny.

These truths are subversive in a world that would have us believe that God is not necessary and that human life has no inherent nature or purpose. Thus the Church must be punished because, despite all the sins and weaknesses of her people, she is still the bride of Jesus Christ; still a source of beauty, meaning and hope that refuses to die -- and still the most compelling and dangerous heretic of the world’s new order.

Let me sum up what I’ve been saying.

My first point is this: Ideas have consequences. And bad ideas have bad consequences. Today we are living in a world that is under the sway of some very destructive ideas, the worst being that men and women can live as if God does not matter and as if the Son of God never walked this earth. As a result of these bad ideas, the Church’s freedom to exercise her mission is under attack. We need to understand why that is, and we need to do something about it.

My second point is simply this: We can no longer afford to treat the debate over secularization -- which really means cauterizing Christianity out of our cultural memory -- as if it’s a problem for Church professionals. The emergence of a “new Europe” and a “next America” rooted in something other than the real facts of our Christian-shaped history will have damaging consequences for every serious believer.

We need not and should not abandon the hard work of honest dialogue. Far from it. The Church always needs to seek friendships, areas of agreement, and ways to make positive, reasoned arguments in the public square. But it’s foolish to expect gratitude or even respect from our governing and cultural leadership classes today. Naïve imprudence is not an evangelical virtue.

The temptation in every age of the Church is to try to get along with Caesar. And it’s very true: Scripture tells us to respect and pray for our leaders. We need to have a healthy love for the countries we call home. But we can never render unto Caesar what belongs to God. We need to obey God first; the obligations of political authority always come second. We cannot collaborate with evil without gradually becoming evil ourselves. This is one of the most vividly harsh lessons of the 20th century. And it’s a lesson that I hope we have learned.

That brings me to my third and final point today: We live in a time when the Church is called to be a believing community of resistance. We need to call things by their true names. We need to fight the evils we see. And most importantly, we must not delude ourselves into thinking that by going along with the voices of secularism and de-Christianization we can somehow mitigate or change things. Only the Truth can set men free. We need to be apostles of Jesus Christ and the Truth he incarnates.

So what does this mean for us as individual disciples? Let me offer a few suggestions by way of a conclusion.

My first suggestion comes again from the great witness against the paganism of the Third Reich, Dietrich Bonhoeffer: “The renewal of the Western world lies solely in the divine renewal of the Church, which leads her to the fellowship of the risen and living Jesus Christ.”

The world urgently needs a re-awakening of the Church in our actions and in our public and private witness. The world needs each of us to come to a deeper experience of our Risen Lord in the company of our fellow believers. The renewal of the West depends overwhelmingly on our faithfulness to Jesus Christ and his Church.

We need to really believe what we say we believe. Then we need to prove it by the witness of our lives. We need to be so convinced of the truths of the Creed that we are on fire to live by these truths, to love by these truths, and to defend these truths, even to the point of our own discomfort and suffering.

We are ambassadors of the living God to a world that is on the verge of forgetting him. Our work is to make God real; to be the face of his love; to propose once more to the men and women of our day, the dialogue of salvation.

The lesson of the 20th century is that there is no cheap grace. This God whom we believe in, this God who loved the world so much that he sent his only Son to suffer and die for it, demands that we live the same bold, sacrificial pattern of life shown to us by Jesus Christ.

The form of the Church, and the form of every Christian life, is the form of the cross. Our lives must become a liturgy, a self-offering that embodies the love of God and the renewal of the world.

The great Slovak martyrs of the past knew this. And they kept this truth alive when the bitter weight of hatred and totalitarianism pressed upon your people. I’m thinking especially right now of your heroic bishops, Blessed Vasil Hopko and Pavel Gojdic, and the heroic sister, Blessed Zdenka Schelingová.

We need to keep this beautiful mandate of Sister Zdenka close to our hearts:

“My sacrifice, my holy Mass, begins in daily life. From the altar of the Lord I go to the altar of my work. I must be able to continue the sacrifice of the altar in every situation. … It is Christ whom we must proclaim through our lives, to him we offer the sacrifice of our own will.”

Let us preach Jesus Christ with all the energy of our lives. And let us support each other -- whatever the cost -- so that when we make our accounting to the Lord, we will be numbered among the faithful and courageous, and not the cowardly or the evasive, or those who compromised until there was nothing left of their convictions; or those who were silent when they should have spoken the right word at the right time. Thank you. And God bless all of you.

(The text of an address Archbishop Charles Chaput of Denver, Colorado, gave Tuesday, August 25, 2010, in Slovakia)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm hy vọng tái sinh
Dũng Lạc
01:25 29/08/2010
Nghệ An 26.8.2010. Mặc dù đã vào mùa mưa, nhưng Nghệ An và các tỉnh miền trung đang chịu đựng cơn hạn hán kéo dài trong suốt thời gian qua. Một số nơi, sông và giếng đã cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt của người dân trở nên khó khăn và gian khổ. Hầu hết các dân ở tình này làm nông nghiệp, vì thế dân làng đang chờ đợi mưa đầu mùa để có nước cho các đồng ruộng và nhu cầu sinh hoạt. Một số nơi, sau khi gieo mạ hoặc sạ lúa xong thì dài cổ chờ đợi mưa đến để cứu đói vì không có nước để dặm lúa. Mọi người đang mong đợi mưa và rồi mưa cũng đến. Tuy nhiên, mưa không đến như mong đợi mà mưa lại còn kèm them cơn bão tai hoạ.

Cơn bão số 3 ập tới sớm hơn dự kiến của đài khí tượng trung ương, nên sự tàn phá nhà cửa và ruộng đồng của dân nghèo một cách khốc liệt. Mặc dầu mọi người chuẩn bị sẵn sàng để đón bão, nhưng cơn bão quá mạnh và kéo dài nên mọi sự chuẩn bị dường như uổng công vô ích. Những cơn lốc xoáy 3 đến 4 tiếng đồng hồ tàn phá hư hại rất nhiều thứ từ nhà cửa, cây cối, hoa màu, cột điện và các bức tường rào ngã thàn hàng. Giao thông bị tê liệt hoàn toàn, trụ điện và các cây cổ thụ bật gốc hoặc gãy ngang thân nằm chắn ngang giữa đường.

Chúng tôi đang đi thị sát giáo dân thuộc giáo xứ Làng Anh, một giáo xứ đa phần là dân nghèo làm nông nghiệp nằm trong ba xã Nghi Thạch, Nghi Phong và nghi Đức. Sau đây là nhưng hình ảnh tàn phá của cơn bão số 3 mà chúng tôi đã ghi lại được sau cơn bão.

Cây gẫy đè lên cả nhà và xe ôtô đồng thời làm gãy rất nhiều cột điện từ trong xóm cũng như ngoài đường lộ. Có lễ phải mất hơn cả tháng nghành điện lực mới khắc phục được hậu quả do cơn bão gây ra và ước chừng phải trên một tuần thì người dân mới tạm thời có điện để sinh hoạt.

Hư hại năng nhất là nhà dân. Cơn lốc xoáy vào chiều ngày 24.8 đã phá tan hoang biết bao nhiều nhà cửa. chúng tôi không thể thống kê được là có bao nhiêu ngôi nhã bị tốc mái và sụp tường. Nhìn lên mái nhà chỉ thấy trời mây, nhìn xuống nền nhà thì ngổn ngang quần áo và mùng mền ướt, nhìn ra ngoài thì chỉ thấy mênh mông nước. Chúng tôi không thể cầm được nước mắt khi nhìn thấy những khuôn mặt thất thần như vừa trải qua một cuộc đại tang. Khi chúng tôi tới thăm và chụp ảnh, họ không muốn ngước mặt lên để đón tiếp chúng tôi, mà ngồi ảo não nơi một đống đổ nát mà chỉ mới ngày hôm qua thôi, đang là nhà của họ.

Những con người này còn chưa hết bàng hoàng sau cơn bão, họ đang nghĩ đến bữa ăn ngày mai, bởi vì gạo đã bị ướt hết rồi, lúa ngoài đồng thì đang chìm ngập trong biển nước. Nhà cửa thì tích lũy mấy chục năm trời xây dựng, giờ chỉ còn con số không. Con không cha thì nhà không nóc, nhà không nóc thì làm sao mà không bận tâm cho cuộc sống được chứ. Có an cư thì mới lạc nghiệp, giờ đây họ phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn và hoang mang. Ngày mãi sẽ đi về đâu? Con cái sẽ lấy tiền đâu mà đi học? Ai sẽ là người có thể giúp được họ đây???

Những cách đồng mới ngày hôm qua còn khô hạn, lúa đang cháy khát vì thiếu nước, thì hôm nay là cả một mênh mông biển nước. Vì thủy lợi không có, hơn nữa cống thoát nước quá nhỏ nên nước đã nhấn chìm những cách đồng lúa non và vừng đang bắt đầu mùa thu hoặch. Những người nuôi cá cũng bị thiệt hại nặng nề bởi vì áo cá đã biến thành biển nước mênh mông. Người dân đang trông ngóng từng giờ chờ đợi cho nước rút để đi thu hoặch vừng, hoặc đi cứu lúa bị úng. Dưới làn nước bao là của những bức ảnh mà quí vị sẽ xem sau đây là những đồng lúa mới sạ chưa đầy một tháng, chúng đã bị nhấn chìm sâu trong biển nước.

Chúng tôi vừa giới thiệu đến quí vị những hình ảnh rất cụ thể của cơn báo số 3 và những tác hại của nó bão gậy ra. Giờ đây những người dân nghèo đang Khao khát có được một sự hỗ trợ từ thân nhân, ân nhân và của tấm lòng hảo tâm của các bạn để mong làm lại từ đầu. Bởi vì các ngồi nhà của họ hầu như bị phá vở hoàn toàn nên phải làm lại ngôi nhà mới. Trong tình cảnh này thì có lẽ nhiều trong số con em của họ phải nghỉ học, mặc dầu đã đến mùa tựu trường. Vì thế, chúng tôi mời gọi tấm lòng hảo tâm của quí vị sưởi ấm những tâm hồn đang đau khổ. Họ là những người máu đỏ da vàng, những người hàng xóm than yêu của chúng ta. Vâng, sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì? để mang yêu thương đến cho mọi người!
 
Mừng lễ Thánh Augustino Bổn mạng Giới Trẻ Giáo Xứ Bắc Hải, Giáo Phân Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
01:30 29/08/2010
Theo phụng vụ Hội Thánh, sau ngày lễ kính thánh nữ Monica 27.08 mẹ thánh Augustino, là lễ kính thánh Augustino giám mục tiến sĩ Hội Thánh 28.08.

Năm nay, buổi chiều thứ bẩy 28.08 vùng đất Hố Nai trời mưa to, yên gió. Các bạn trẻ trong giáo xứ Bắc Hải hân hoan tìm đủ mọi phương tiện để về dự lễ thánh Augustino quan thầy của giới mình.

Đúng 6 giờ chiều các bạn trẻ đã chỉnh tề ổn định vị trí để tham dự thánh lễ.

Mở đầu thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ Bắc Hải dâng lời chào mừng cha Giuse đồng hương, quý tu sĩ, quý cộng đoàn, và đặc biệt là các bạn trẻ đã không quản ngại trời mưa đến tham dự thánh lễ quan thầy của giới mình cách đông đảo, kế đến cha mời mọi người hãy chào mừng nhau bằng một tràng pháo tay, tràng pháo tay vang dội nói nên tình hiệp nhất yêu thương nơi cộng đoàn xứ đạo.

Trong phần giảng lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Việt đồng hương đã ân cần chia sẻ với các bạn những câu chuyện gần xa trong ngoài nước, những vấn nạn, những não trạng suy tư hiện nay mà người trẻ đang gặp phải, trong mỗi cá nhân, trong tập thể, trong học đường, trong gia đình, trong thời buổi kinh tế thị trường, trong thời bùng nổ công nghệ thông tin…

Ngài tha thiết mời gọi các bạn trẻ hãy học nơi thánh Augustino, một mẫu gương về định hướng cho cuộc đời có được hạnh phúc thật mà các bạn cần nên học tập noi theo.

Ngài mời gọi các bạn trẻ hãy năng tham dự các bí tích, nhất là bí tích hòa giải để từ đó có thể nói được như thánh Augustino “Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con”.

Trước khi kết thúc thánh lễ vừa lúc ngoài trời cũng hết mưa, cha phó Giuse một lần nữa dâng lời cảm ơn đến mọi người, và ngài gởi tặng đến mỗi bạn trẻ một đĩa CD Thánh Ca nhạc trẻ.

Anh Martino Nguyễn Trãi, trưởng giới trẻ xứ cho biết, trong xứ có khoảng gần 1400 bạn, phần đông các bạn là cán bộ, công nhân viên chức, làm việc trong các cơ quan, trường học, y tế, nhà máy, số còn lại là kinh doanh, chăn nuôi, buôn bán hoặc làm các ngành nghề khác trong xã hội.

Tuy thế, các sinh hoạt như tham dự các giờ kinh của nhóm trong họ đạo hàng tuần, thăm viếng cầu nguyện cho người quá cố, tham gia công tác trong xứ … Và cụ thể là chuẩn bị mừng thánh quan thầy năm nay, thì trước đó một tuần các bạn đã tích cực tham gia công tác thu dọn cỏ rác làm vệ sinh sạch đẹp trong nghĩa trang giáo xứ, tham dự tối tĩnh tâm và xưng tội chuẩn bị tâm hồn cách sốt sáng đông đảo.

Cầu chúc cho các bạn trẻ sức khỏe, hăng say trong công việc, thành đạt trong cuộc sống và nhất là theo đường hướng thánh Augustino quan thầy của người trẻ.
 
Các Bà Mẹ Công giáo xứ Vĩnh Hòa mừng lễ thánh Monica
Nguyễn Quang Ngọc
09:08 29/08/2010
Sài Gòn, vào lúc 17h30 thứ sáu ngày 27 tháng 08 năm 2010, Giáo xứ Vĩnh Hòa hạt Phú Thọ đã cử hành long trọng lễ mừng kính Thánh Nữ Monica, bổn mạng các bà mẹ công giáo. Cha sở Gioan Baotixita Vũ Mạnh Hùng đã chủ tế Thánh lễ, cùng đồng tế còn có sự hiện diện cha Vinh sơn Nguyễn Cao Dũng, cha Giuse Đỗ Xuân Vinh, và đông đảo bà con giáo dân trong xứ.

Hình ảnh lễ mừng

Trong bài giảng lễ, Cha Vinh sơn đã chia sẽ: có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?.

Thượng Đế đáp: Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.

Đứa bé lại nài nì: Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?. Thượng Đế đáp: Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.

Đứa bé lại hỏi: Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?

Thượng Đế trả lời: Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.

Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?

Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người.

Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.

Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.

Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:

Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.

Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".

Thiên chức làm thiên thần bảo trợ, được Thượng đế ủy thác cho các người Mẹ ở trần gian. Thánh Mônica là người là hoàn thành sứ mạng Thiên Thần mang tên Mẹ, Ngài là hình ảnh tiêu biểu để các người mẹ trần gian noi theo trong sứ mạng Thiên Thần bảo vệ con thơ trên trần thế…

Mônica kết hôn với Patriciô, một người ngoại đạo. Dù rất ngưỡng mộ vợ mình nhưng Patriciô lại làm cho vợ phải đau khổ nhiều vì những nết xấu và sự khô khan. Không chỉ đau khổ vì chồng, Mônica cũng đau khổ vì con đầu lòng Augustinô (Mônica sinh được 3 người con). Augustinô càng lớn càng trở nên người con hư hỏng, dù được mẹ dạy dỗ với tấm lòng yêu thương và gương sáng đạo đức. Augustinô có trí rất thông minh, nhưng càng thông minh, cậu càng xa rời đạo đức khi dựa vào sự khôn ngoan loài người, chàng lại đâm ra sự lười biếng và lơ là ăn chơi. Đau khổ hơn nữa cho thánh nữ Monica con trai Augustinô của mình lại đi theo bè rối và chống lại đức tin được nuôi dưỡng bởi tấm lòng Mẹ Hiền ngay từ thời thơ ấu.

Hoàn cảnh bi đát của cuộc sống gia đình, theo lẽ thường tình, có thể biến Monica thành một người vợ mất hy vọng vào chồng, một nàng dâu nhiều cay đắng và một người mẹ tuyệt vọng vì con cái.

Tuy rất đau khổ, Monica vẫn tín thác vào tình thương và sức mạnh của Chúa, tin tưởng kiên trì cầu nguyện và làm việc lành bác ái, và cuộc sống đầy gương sáng của đức tin. Hy vọng vào tình thương vô biên của Chúa, Monica cảm nghiệm thực sâu xa lời của thánh Phaolô tông đồ:” Tôi có thể làm được tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho Tôi “

Chính nhờ tâm hồn thánh thiện, sự hy sinh không ngơi nghỉ vì chồng vì con, kết hợp lòng đạo đức sâu xa trong lời cầu nguyện, Tình yêu của Thiên Chúa đã thi ân, Monica đã cải hoá được chồng của mình. Và Augustino đã trở về với Đức Tin Công Giáo, Chúa đã nhận lời Monica như Ngài đã thương đoái đến lời than khóc của bà goá thành Naim và cho con trai bà đã chết được sống lại (x.Lc 7,11-17). Hơn cả mong đợi “sống lại đức tin”, Augustinô đã theo tiếng gọi của Thiên Chúa, dâng hiến cuộc đời cho sứ mạng Tin Mừng và Ngài trở nên Giám Mục tại Thành Hippon và là nhà Triết học lỗi lạc của Giáo Hội và của cả nhân loại.

Cả cuộc đời kiên cường, can đảm vượt đau khổ trong tín thác nơi Chúa, Mônica đã ra đi về với Chúa trong an bình, Thánh nữ đã toại nguyện vì người con yêu dấu của bà đã quay trở về với Chúa, Mônica ra đi với niềm xác tín như Phaolô đã cảm nghiệm “…Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta “ ( Pl 3, 20 ).

Cuộc đời của Monica là tấm gương soi sáng cho mọi bà mẹ nói chung và cho bà mẹ công giáo nói riêng.

Có tấm gương trong niềm tin Công Giáo được soi trong hình ảnh thánh nữ Monica, người Mẹ Việt Nam cũng có thêm tinh thần Mẫu tử Việt Nam rất hòa hợp với tình mẫu tử của Thiên Thần Hộ Mệnh mà Thượng Đế ủy thác

Như tục ngữ Việt Nam có câu: “Phúc đức tại mẫu”.

Hình ảnh của Người mẹ sinh thành, bảo vệ, dưỡng dục cho con vào đời với tất cả tình mẫu tử. Như ca dao có câu:
“Mẹ nuôi con bấy lâu rồi,
Nuôi con khôn lớn thành người mới nghe”

Thật thế, lòng của mẹ theo suốt chiều dài của đời sống của con yêu, mỗi người con đều cảm nhận được khi sống bên cạnh vì được nuôi dưỡng bằng tất cả tình yêu của Mẹ: Mẹ đưa con vào đời với lời ru và tất cả nỗi niềm lo lắng nhìn theo từng bước con đi, từ lúc con còn trong nôi đến khi con trưởng thành:
Miệng ru mắt nhỏ hai hàng,
Nuôi con khôn lớn mẹ càng thêm lo
.

Dù con thêm lớn càng thêm lo, bởi vì Mẹ theo con trong sứ mạng thiên thần của Thượng Đế trao. Cho nên, Mẹ không hề rời bỏ con luôn đồng hành bảo vệ che chở… Như Monica bên cạnh con Augustino….

Mong rằng mọi người Mẹ thấm nhuần tinh thần Monica Thiên Thần bảo vệ gia đình và cũng mang tinh thần người mẹ Việt Nam như Ca dao diễn tả: “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ…”

Sau Thánh lễ, các bà mẹ công giáo, đã lên cung thánh chụp hình lưu niệm với quý cha, trong ngày bổn mạng của mình.
 
Giao lưu bóng đá Lễ Sinh Liên Xứ Nam hải
Nguyễn Quang Ngọc
09:16 29/08/2010
GIÁO PHẬN SÀI GÒN, GIÁO HẠT BÌNH AN, GIÁO XỨ NAM HẢI
NGÀY HỘI GIAO LƯU BÓNG ĐÁ LỄ SINH LIÊN XỨ
NAM HẢI CUP 2010.

Thứ bảy, ngày 28.08.2010

Sài Gòn, nhân ngày Họp mặt Ban Lễ sinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse ngày 11 tháng 08 năm 2010. Các trưởng ban lễ sinh các giáo xứ có hội ý và mong muốn tổ chức một buổi giao lưu bóng đá, một mặt tạo sự tương quan giữa các em lễ sinh liên xứ. Mặt khác, tạo sân chơi lành mạnh cho các em trong dịp hè, để giúp các em phấn khởi bước và năm học mới. Được sự đồng ý của cha chánh xứ Nam Hải Luca Trần Quang Tung, được sự quan tâm giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của quý Ban Thường vụ, quý vị ân nhân mà hôm nay các em được tập trung về đây để tạo mối dây liên kết giữa các giáo xứ.

QUÝ VỊ PHẢI ĐÁNH LỜI THIỆU VÀO ĐÂY

Thành phần tham dự giao lưu bóng đá liên xứ, trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn gồm có: Giáo xứ Bình An, Giáo xứ Bình Hưng, Giáo xứ Bình Sơn, Giáo xứ Bình An Thượng, Giáo xứ Hưng Phú, Giáo xứ Nam Hải, Giáo xứ Phú Trung, Giáo xứ Tân Hưng, Giáo xứ Tân Quy, Giáo xứ Thánh Giuse, Giáo xứ Tử Đình.

Vào lúc 07h00 thứ bảy ngày 28.08.2010, đông đảo các em lễ sinh từng giáo xứ đã tề tựu về sân bóng đá Bình Hưng, gần Giáo xứ Nam Hải để tham dự giao lưu bóng đá liên xứ Nam Hải Cup 2010. Trong giờ khai mạc, Cha xứ giáo xứ Nam Hải có đôi lời nhắn nhủ với các em lễ sinh, và sau đó Cha xứ, quý Ban Thường vụ, quý vị ân nhân trao kỷ niệm chương cho các giáo xứ.

Sau giờ khai mạc, Cha xứ Luca đã sút trái bóng trên sân cỏ để trận đấu bắt đầu. Các cầu thủ của từng giáo xứ thi đấu với tinh thần giao lưu, học hỏi, đã cống hiến cho các cổ động viên một trận đấu đầy hấp dẫn, với nhiều pha bóng thật đẹp mắt. Với đôi chân khéo léo, uyển chuyển, các em đã lừa được đối phương và liên tiếp ghi nhiều bàn thắng.

Phát giải vào lúc 15h00, anh Phanxicô Xaviê, Trưởng Ban Lễ sinh giáo xứ Nam Hải có đôi lời cám ơn Cha chánh xứ, quý vị trong Ban Thường vụ, quý vị ân nhân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các em có được buổi giao lưu ngày hôm nay. Và bên cạnh đó, anh trưởng cũng cám ơn quý Cha chánh xứ các giáo xứ và trưởng Ban Lễ sinh đã thương và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em lễ sinh được tham gia.

Thay mặt cho Ban tổ chức, anh Trưởng Ban Lễ sinh đã công bố kết quả thi đấu Ngày Hội Giao Lưu Bóng Đá Lễ Sinh Liên Xứ Nam Hải Cup 2010. Như sau:
Đội lớn chung kết: Giáo xứ Phú Trung hạng nhất – Giáo xứ Bình An hạng nhì. Với tỷ số 9-4. Giáo xứ Tử Đình hạng ba – Giáo xứ Tân Hưng hạng tư. Với tỷ số 8-4.
Đội nhỏ chung kết: Giáo xứ Bình An hạng nhất – Giáo xứ Nam Hải hạng nhì. Giáo xứ Bình An Thượng hạng ba – Giáo xứ Thánh Giuse hạng tư.

Kết thúc phát giải vào lúc15h30, từng đội cùng chụp lưu niêm với Cha xứ Luca, quý vị trong Ban Thường vụ.

Sau một ngày giao lưu bóng đá, giúp các em có dịp vui chơi, thể hiện khả năng của mình qua trò chơi, thi đua tập thể. Nhờ vậy, giúp các em lễ sinh phấn khởi bước vào năm học mới.

Cơ Cấu Giải Thưởng:
Giải nhất: 1.000.000 đồng + Cúp Vàng.
Giải nhì: 700.000 đồng.
Giải ba: 400.00 đồng.
Giải tư: 200.000 đồng.
Giải khuyến khích: 100.000 đồng (cho các xứ còn lại).

Thể Thức Thi Đấu:

Trường hợp 1: Nếu trên 10 đội tham gia.
Chia thành các bảng để thi đấu mỗi bảng sẽ gồm 4 đội đấu vòng tròn.
Thời gian cho mỗi trận 20 phút.
Chọn ra các đội nhất bảng, và nhì bảng (8 đội).
Đấu loại trực tiếp (nhất bảng A – nhì bảng B, nhì bảng A – nhất bảng B…)
Thời gian cho mỗi trận 30 phút.

Chọn ra 4 đội.
2 đội thắng sẽ đá chung kết.
2 đội thua sẽ tranh giải ba.
Thời gian cho mỗi trận 30 phút.

Trường hơp 2: Dưới 10 đội tham gia.
Đá vòng tròn tính điểm chọn ra 4 đội có số điểm cao nhất.
Thời gian cho mỗi trận 20 phút.
4 đội sẽ rút thăm chọn ra các cặp đấu (1 đá 2,3 đá 4).
Thời gian cho mỗi trận 30 phút.

Tranh giải:
2 đội thắng sẽ đá chung kết.
2 đội thua sẽ tranh giải ba.
Thời gian cho mỗi trận 30 phút.

Điều Lệ Giải:
Điều 1: Mỗi giáo xứ được đăng ký 2 đội (một đội lớn và một đội nhỏ). Đội lớn tuổi từ 16 -25. Đội nhỏ từ 10 – 15. Có danh sách họ tên và ngày tháng năm sinh của từng cầu thủ.
Điều 2: Mỗi đội bóng được phép đăng ký 10 cầu thủ, 6 cầu thủ đá chính và 4 cầu thủ dự bị.
Điều 3: Các cầu thủ thi đấu trên sân phải có giầy thể thao, có tất, có áo đồng phục. Nếu không có những điều kiện trên thì sẽ mời ra khỏi sân.
Điều 4: Các cầu thủ phải thể hiện đúng tinh thần người Lễ Sinh Công Giáo như: lịch sự, tế nhị, vui vẻ và cống hiến cho khán giải những pha bóng đẹp.
Điều 5: Cầu thủ có thái độ phi thể thao thì sẽ cảnh báo hoặc mời ra khỏi giải đấu. Đội nào tỏ ra quá khích, không đúng tinh thần thể thao, BTC có thể mời ra khỏi sân.
Điều 6: Các đội bóng phải có mặt đúng giờ theo qui định của BTC. Nếu đội nào chậm quá 10 phút thì sẽ bị xử thua.
Điều 7: BTC sẽ áp dụng thẻ vàng và thẻ đỏ như sau: 10.000đ cho thẻ vàng và 20.000đ cho thẻ đỏ. Cầu thủ nào bị thẻ đỏ thì phải nghỉ thi đấu hết trận đấu đó nhưng 5 phút thì được thay cầu thủ khác vào thi đấu.
 
Họp mặt Ban điều hành Tông Hội Têrêxa Hài Đòng Giêsu Việt Nam tại Vinh
Hội Têrêxa Việt nam
09:34 29/08/2010
VINH - Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu Việt Nam, tên gọi là Hội Têrêxa Việt Nam, một hội đoàn công giáo tiến hành được thành lập cách đây 28 năm từ một nhóm nhỏ cầu nguyện chia sẻ lời chúa do anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn thành lập tại Giáo Xứ Thanh Xuân, Giáo Hạt Hàm tân, Giáo Phận Phan Thiết. Đến nay, Hội đã có trên 4.000 hội viên thuộc nhiều giáo phận trong và ngoài nước Việt Nam.

Hình ảnh đại hội

Tinh thần của hội là yêu thương và bên cạnh những người đau khổ theo luật yêu thương của Chúa giêsu “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”, với tinh thần khiêm nhường, đơn sơ và tín thác của chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Căn cứ theo luật thủ bản của hội, nhiệm kỳ của Ban điều hành các cấp, kể cả nhiệm kỳ của Tổng Phụ Trách là 4 năm. Vì thế, ít nhất 4 năm một lần, đại diện của toàn thể hội Têrêxa Việt Nam sẽ phải gặp nhau trong tinh thần hiệp nhất và bầu Tổng phụ trách.

Với sự hiệp nhất và thỉnh nguyện của Quý Cha Linh Giám tại các giáo xứ, giáo hạt và giáo phận lên Quý Đức Cha, Quý Đức Cha đã thống nhất, đặc biệt là Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã cho phép ban Điều hành Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu Việt Nam tổ chức đại hội tại Vương cung thánh đường nhà thờ chính tòa Xã Đoài – Giáo Phận Vinh 2 ngày (Từ 13g30, ngày 09/08/2010 đến 11g00, ngày 10/08/2010). Nhân dịp họp mặt này, Đức Cha Phaolô cũng ấn định là ngày hành hương cho toàn thể Hội viên Hội Têrêxa thuộc giáo phận Vinh.


Từ sáng đến trưa ngày 09/08/10, từng đoàn người đông đảo, ước chừng có khoảng trên 2.500 hội viên của giáo phận vinh và đại diện Têrêxa từ các giáo phận xa xôi trong nước Việt Nam đổ về nhà thờ chính Tòa Xã Đoài Giáo Phận Vinh. Trên gương mặt ai cũng rạng rở nụ cười hân hoan cho ngày họp mặt, ngày hiệp nhất huynh đệ. Đại diện của Têrêxa và Cha linh Giám giáo phận Vinh đã đón tiếp các đoàn một cách trân trọng và nồng ấm.

Sau khi thăm anh chị em Têrêxa tại các tỉnh Bình Dương, Đắc Nông, Ban Mê Thuật, Quảng Bình, Đoàn đại diện Têrêxa miền nam đã đến nhà thờ chính Tòa Xã Đoài lúc 10 giờ sáng ngày 09/08/2010.

Khuôn viên nhà thờ chính tòa Xã Đoài nhộn nhịp lên, thảm cỏ và cây cối vươn mình, xanh biết sau nhưng cơn mưa đầu mùa như đón chào các hội viên Têrêxa từ mọi miền đất nước tề tựu về.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp với biết bao công tác tại miền nam sau ngày thụ phong giám mục, thế mà Ngài cũng đã tranh thủ đáp máy bay về với đoàn con thân yêu.

Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên mặc dầu tuổi già sức yếu nhưng Ngài cũng hân hoan đón tiếp và âu yếm ôm đoàn con yêu dấu từ mọi miền đất nước mà chính Ngài đã cùng vai sát cánh trong suốt gần chục năm qua. Ngài nói: “Tôi ao ước tất cả các giáo xứ trong địa phận Vinh đều có Têrêxa”
Đại hội cũng hết sức vui mừng và cảm động với sự hiện diện tôn quý của cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn – Tổng thư ký UB BAXH của Hội đồng giám mục Việt Nam và là Giám đốc Caritas việt nam.
Đại hội diễn ra 2 ngày với nhiều sự kiện.

Chiều ngày 09/08/10, mọi người đã tập trung vào nhà thờ. Nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài đã không còn đủ sức chứa tất cả hội viên nhưng mọi người cũng đã hết sức cố gắng bằng cách này hay cách khác để mình có thể thông phần với mọi người.

Vào lúc 14 giờ 00, sau khi anh Antôn Hoàng Cảnh Hồng trưởng Têrêxa miền Bắc Việt Nam tuyên bố lý do, thông qua chương trình và chào mừng Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý đại biểu; anh Tổng Phụ Trách đã long trọng tuyên bố khai mạc ngày họp mặt Ban Điều Hành Tổng Hội Têrêxa Việt Nam cùng với việc cung nghinh trọng thể xương thánh chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Chủ đề Phục Vụ Trong Yêu Thương theo linh đạo của Hội Têrêxa Việt nam đã được Cha Giáo Sư Nguyễn Hiệu Phượng (giảng viên trường đại chủng viện Vinh Thanh) giảng thuyết trước giờ chầu thánh thể góp phần làm cho ngày Đại Hội mang đậm nét thánh thiện.

Tiếp theo là đại diện các Phân Hội trong nước Việt Nam đã báo cáo hàng trăm ngàn công việc tông đồ trong đơ sơ mà Chúa đã thực hiện qua bàn tay nhỏ bé với trái tim yêu thương của các hội viên Têrêxa trong năm qua, đặc biệt phải kể đến là lời chúc mừng và cáo cáo của chi hội Têrêxa Nhật Bản (các hội viên hiện có không phải là người công giáo). Vào ý kết của bài báo cáo về tinh thần Têrêxa Nhật bản trong hiện trạng của nước nhật, Têrêxa Nhật Bản có viết: “Only this Terexa Vietnam minds is necessary for Japan today” (tạm dịch: Chỉ có tinh thần của Têrêxa Việt Nam này là cần thiết cho đất nước Nhật hôm nay)


Sau khi báo cáo, đại diện các vùng đã trình lên ban tổ chức và công bố trước đại hội biên bản đề bạt Ứng Cử Viên Tổng Phụ Trách của các vùng với kết quả: Tất cả các vùng không có ứng cử viên Tổng Phụ Trách; tất cả các vùng đạt bạt anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn giữ nguyên vai trò Tổng Phụ Trách vì anh là người sáng lập Hội.

Theo chương trình:
- Mỗi Vùng chỉ đề cử một Ứng Viên. Nếu có nhiều Ứng Viên thì phải bầu loại trước. Nếu có Ứng Viên mà Ứng Viên từ chối hoặc vắng mặt không có lý do chính đáng thì chấp nhận việc từ chối.
- Cựu Tổng Phụ Trách sẽ đọc lời bãi nhiệm
- Mời các Ứng cử viên lên ghế danh dự
- Mỗi Ứng Viên sẽ nói chuyện với Hội Nghị về một đề tài tùy chọn với chủ đề xoay quanh tinh thần Hội Têrêxa. Hội nghị có thể chất vấn Ứng viên bất cứ đề tài nào
- Quý Cha Linh Giám cùng đại diện các vùng sẽ nghị sự về các Ứng cử viên và cách bầu
- Cha Linh Giám địa phận vinh công bố quyết định của Nghị sự. Tiến hành bầu cử (bỏ phiếu kín) (Chi Hội Trường trở lên mới được quyền bầu) Công bố kết quả và giới thiệu tân Tổng Phụ Trách.

Nhưng vì không có Ứng cử viên và căn cứ vào thỉnh nguyện của các vùng, Cha Linh Giám địa phận Vinh đã công bố anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn tiếp tục vâng lời Hội trong vai trò Tổng Phụ Trách nhiệm kỳ 2010 – 2014 mặc dầu anh đã liên tục 28 năm nắm giữ vai trò cao nhất này và vì anh là người sáng lập hội.

Kết thúc một buổi chiều đầy tình Chúa và ấm tình huynh đệ với lời chia sẻ ngọt ngào, yêu thương của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên

Đêm diễn nguyện thật hoành tráng với mấy chục tiết mục được dàn dựng và tập luyện công phu được tổ chức tại Quãng trường Nhà Thờ Chánh Tòa Xã Đoài rộng bao la. Anh Tổng phụ trách tuyên bố khai mạc đêm diễn nguyện, kế đến là tâm tình yêu thương và chào mừng của cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn. Và sau cùng là 30 phút tĩnh nguyện trước thập giá Đức Kitô.

Sau một đêm khó ngủ vì niềm vui, vì tình bằng hữu, sáng ngày 10/08/10, các hội viên đã tập trung vào nhà thờ chính Tòa như ngày hôm trước.

Với chủ đề: Hiện trạng người đau khổ trong nước việt nam, cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn đã cho mỗi Hội Viên Têrêxa Việt Nam như “tận mắt nhìn thấy” cả một bầu trời bao la mời gọi tình thần yêu thương của Têrêxa:

Hiện trạng cụ thể trong nước Việt Nam:
§ 4 triệu người thất nghiệp.
§ 315.000 hộ nghèo: không kiếm được 20.000đ/ngày/người (<1 USD/ngày).
§ 105.000 hộ không có nhà (5%).
§ 60-75% phụ nữ bị bạo hành trong gia đình.
§ 60-80% phụ nữ ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa mắc bệnh phụ khoa vì thiếu nước sạch.
§ Gần 3 triệu người goá bụa sống nghèo khổ.
§ Hơn 100.000 người phải bán rẻ thân xác.
§ 2-2,4 triệu ca phá thai/năm.
§ 5,4 triệu người khuyết tật dưới 13 dạng tật trong thể xác.
§ 5 triệu người nghiện trò chơi trực tuyến (game online).
§ Hơn 10 triệu người nghiện rượu bia, thuốc lá.
§ 200.000 người nghiện ma tuý.
§ 270.000 người nhiễm HIV và mỗi ngày có 100 ca nhiễm mới.
§ 4 triệu người mù chữ.
§ Hàng chục triệu người bị bệnh tâm thần do những sản phẩm văn hoá đồi truỵ (23 triệu người truy cập Internet).
§ 10% dân số bị tâm thần nhẹ, 1% bị tâm thần nặng.
§ 10 cơn bão lớn xảy ra mỗi năm với hàng trăm ngàn nạn nhân.
§ Bị ô nhiễm nặng nề về nguồn nước, không khí, chất thải độc hại nên số người bị bệnh tật mỗi năm tăng cao.

Tiếp theo, cha Fx Đinh Văn Quỳnh linh giám Têrêxa giáo phận Vinh đã chia sẻ tâm tình và hết lời mời gọi hội viên Têrêxa hãy “làm vơi đi sự đau kổ của Đức Kitô”

Kết thúc cho đại hội là thánh lễ đồng tế do đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự.

Trước thánh lễ, sau khi đoàn đồng tế tiến ra bàn thờ, cha Fx. Đinh Văn Quỳnh, linh giám Têrêxa Giáo Phận Vinh đã long trọng giới thiệu với Đức Cha: Tổng Phụ Trách Hội Têrêxa Việt Nam nhiệm kỳ 2010 – 2014 và mời anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn lên trước bàn thờ đọc lời tuyên hứa. Sau khi thẩm vấn và nhận lời tuyên hứa, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã long trong thay mặt Giáo Hội trao quyền Tổng phụ trách cho anh Giuse Têrêxa Vũ Đình Tuấn với cử chỉ trao Thủ Bản Hội Têrêxa Hài Đồng Giêsu Việt Nam và xương thánh chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Trong bài giảng, với lời chia sẻ đầy yêu thương và đậm đà tình nghĩa gia đình, Đức cha đã biểu lộ tâm tình ngưỡng mộ Hội Têrêxa Việt Nam và Ngài cũng tha thiết mời gọi anh chị em Têrêxa tiếp tục vững bước rao giảng tin mừng tình yêu cho muôn dân.

Thay lời cho Hội Têrêxa Việt Nam, chúng con chân thành cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Cha Linh Giám, Quý Cha, Cha Giám Đốc hội Caritas Việt Nam, Quý Tu sĩ nam nữ đặc biệt là Quý nữ tu hội dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài, Quý Vị Ân Nhân trong và ngoài nước, Hội đồng mục vụ và cộng đoàn giáo dân giáo xứ Chính Tòa Xã Đoài, anh Tổng Phụ Trách Hội Têrêxa Việt Nam, Ban Điều Hành Têrêxa các vùng, các Phân Hội, Chi Hội cùng toàn thể anh chị em Têrêxa Việt nam đặc biệt là anh chị em khuyết tật đã hết lòng yêu thương, chung sức, chung lời cầu nguyện cho phận hèn Têrêxa Việt Nam này.

Chúng con xin kính cẩn cúi đầu tri ân và mạo muội nguyện xin Thiên Chúa qua lời khẩn cầu của chị Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu trả công bội hậu cho Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị. Kính chúc Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị dồi dào sức khỏe và tràn đầy thánh ân Chúa.
 
Giáo xứ Tân Định: Tái thành lập xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể
Nguyễn Xuân
11:04 29/08/2010
Giáo xứ Tân Định: Tái lập xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể

Vào lúc 09giờ sáng Chủ nhật 29/08/2010, linh mục Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Anrê Phú Yên, Giáo phận Tp HCM đã đến giáo xứ Tân Định chủ sự thánh lễ phong nhậm các Trợ úy và Huynh trưởng, đồng thời trao Ủy nhiệm thư Bổ nhiệm Ban chấp hành xứ đoàn Ba Ngôi Thiên Chúa.

Xem hình Thiếu Nhi Thánh Thể xứ Tân Định Sàigòn

Trong niềm hân hoan của ngày vui trọng đại nầy, toàn thể giáo xứ- đặc biệt xứ đoàn Ba Ngôi Thiên Chúa- cùng dâng lên Chúa tâm tình ngợi khen và cảm tạ Chúa.

Nhờ ơn Chúa, linh mục chánh xứ Gioan Baotixita Võ Văn Anh đã kết hợp Trường Giáo Lý và xứ đoàn Thiếu nhi Thánh Thể (TNTT) của giáo xứ làm một. Qua đó Trường giáo lý sẽ được đoàn ngũ hóa và sinh hoạt theo Tôn chỉ và mục đích của phong trào TNTT đồng thời với việc giáo dục đức tin, đó là điều không thể thiếu đối với mọi sinh hoạt trong cộng đồng giáo xứ

Việc kết hợp giữa trường Giáo lý Tân Định và xứ đoàn Ba Ngôi còn giúp cho giáo xứ có một một đội ngũ Giáo lý viên Huynh trưởng vững mạnh- với sự tham gia của hơn 10 trợ úy, các anh chị giáo lý viên, các huynh trưởng trẻ - vừa có kinh nghiệm trong việc giáo dục đức tin cho các em, vừa trẻ trung, nhiệt tình giúp cho mọi sinh hoạt giáo lý trở nên sinh động hơn (qua các trò chơi, bài hát, băng reo, vũ điệu trong bầu khí Thánh Kinh của phong trào TNTT). Nhờ đó các em dễ hiểu, dễ tiếp thu chân lý mà các huynh trưởng muốn truyền tải. Với khung cảnh Thánh kinh mà phong trào đã chọn là cuộc đời của Chúa Giêsu, các em sẽ cảm nhận được hình ảnh Chúa Giêsu, đầy yêu thương, dễ gần gũi và … các em sẽ yêu mến Chúa Giêsu hơn.

Trong bài giảng, cha chủ sự có nói về điểm đặc biệt giúp cho Thiếu nhi Thánh Thể gắn bó với Chúa hơn đó là: Lời Hứa mà thiếu nhi đã hứa với Chúa. Cách chào của Thiếu nhi Thánh Thể nhắc em luôn nhớ: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm tông đồ. Như thế các em sẽ ngoan hơn, yêu mến Chúa hơn, cố gắng sống xứng đáng là những tông đồ của Chúa trong môi trường sống của các em theo Tôn chỉ của phong trào TNTT: “Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ”( Sắc lệnh TĐGD, số 12)

Sau thánh lễ, Xứ đoàn trưởng đại diện xứ đoàn, cám ơn Cha Tuyên úy Liên đoàn đã đến chủ sự thánh lễ hôm nay đồng thời xin quí cha cùng quí tu sĩ, hội đồng mục vụ và toàn thể cộng đồng dân Chúa đang hiện diện tiếp tục cầu nguyện cho xứ đoàn được trung thành, dấn thân tích cực hơn, trong công việc giáo dục đức tin cho các em.

Đặc biệt, xứ đoàn tri ân cha sở đã quan tâm tạo mọi điều kiện và khuyến khích giáo xứ trong việc tái thành lập Xứ đoàn Ba Ngôi.

Sau thánh lễ, xứ đoàn cùng chia vui trong buổi liên hoan nhẹ và họp bàn những công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Cha tuyên úy xứ đoàn Ignatiô Nguyễn Văn Đức chia sẻ phương cách làm việc của ngài trong việc giúp các huynh trưởng biên soạn giáo án: sẽ có những buổi họp riêng cho từng ngành. Các huynh trưởng cần biết tổng quát nội dung chương trình giảng dạy. Ngài cũng nhắc nhở đừng “tham kiến thức” vì đôi khi chúng ta nói quá nhiều mà quên mất điều cốt lõi mình muốn truyền đạt và cũng vì thế trở thành “chuyên viên gây mê cho các em”.

Ước mong việc tái thành lập xứ Đoàn Ba Ngôi trong bối cảnh Năm Thánh: Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ sẽ là thời điểm thích hợp giúp cho các Giáo lý viên-Huynh trưởng ý thức tính hiệp thông trong sứ mạng: Giới thiệu Chúa Giêsu cho các em và dẫn dắt các em đến gặp gỡ Chúa Giêsu.
 
Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm Ngân khánh cuả Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng ở Melbourne
FX. Trần Văn Minh
11:21 29/08/2010
Melbourne, vào lúc 3 giờ chiều Chuá nhật 29 Tháng 8 Năm 2010. Tại Nhà thờ St. Damian Vùng Bunrooda Tổng Giáo phận Melbourne. Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm Ngân khánh Linh mục cuả Cha Vincent Lê Văn Hưởng đã được cử hành thật long trọng với hàng trăm giáo dân Công giáo Úc Việt trong các giáo xứ mà Linh mục Lê Văn Hưởng đã từng phục vụ đã về tham dự.

Buổi lễ đồng tế bao gồm trên 20 linh mục cả Úc và linh mục Việt Nam do Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng chủ tế, phần thánh nhạc do hai ca đoàn cuả giáo xứ và Liên ca đoàn Martino và Nữ Vương đảm trách.

Sau những tháng ngày Đông giá, trời chiều nay rất ấm, với nhiệt độ lý tưởng. Giáo dân thuộc các xứ đạo Úc mà trước đây Linh mục Vincent từng phục vụ và các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam mà phần đông là từ CĐ Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Nơi mà trước đây Linh mục Vincent đã từ phục vụ chăm sóc, cũng như giáo dân Khu vực Miền Đông, khu vực Miền tây cuả TGP Melbourne đã hân hoan về dự lễ kỷ niệm đặc biệt long trọng này.

Được biết, Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng thụ phong linh mục Ngày 17 Tháng 8 Năm 1985. Tại Nhà thờ Chánh toà Melbourne, linh mục đã phục vụ tại nhiều giáo xứ bản điạ Úc, và tại Đại chủng viện cuả Tổng giáo phận Melbourne. Đặc biệt, linh mục cũng đã từng phục vụ trong cương vị Linh mục Quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm trong những Năm 1991 – 1992.

Với bản tính khiêm hạ, dễ mến. Dù đi đâu phục vụ, linh mục cũng tạo được những niềm cảm mến sâu xa trong lòng những giáo dân mà Ngài phục vụ. Vì thế, nhân Thánh lễ tạ ơn kỷ niệm Ngân khánh Linh mục, Nhà thờ St. Damian rất rộng đã hân hoan đón nhận giáo dân từ khắp nơi trong Tổng Giáo phận Melbourne về tham dự Thánh lễ thật đông đảo. Để trước là cùng dâng lên Thiên Chuá lời cảm tạ vì Chuá đã thương chọn Linh Mục Vincent và giữ gìn linh mục trong suốt 25 năm vưà qua. Cùng tiếp tục dâng lời cầu nguyện xin Thiên Chuá luôn hướng dẫn dìu Linh mục Vincent sống trung thành, khiêm tốn phục vụ để linh mục mãi mãi là linh mục tốt cuả Chuá và Giáo hội.

Sau thánh lễ, một buổi tiệc mừng cũng được tổ chức tại hội trường chính cuả giáo xứ với mọi thành phần Dân Chuá cùng chung vui cùng Linh mục Vincent, trong không khí thân mật và bình dị như bản tính thật gần cuả Linh mục Vincent Lê Văn Hưởng trong suốt thời gian 25 năm qua.

Xin Thiên Chuá ban cho linh mục nhiều hồng ân nhân dịp kỷ niệm Ngân khánh 25 năm trong thiên chức linh mục cuả Chuá.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (11)
Lm Nguyễn Hữu Thy
07:40 29/08/2010
hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (11)

Lời Kết

Qua những dòng trình bày trên đây chắc hẳn chúng ta đã cảm nhận được rằng khi phải sống giữa một xã hội đầy bon chen và lừa lọc, đầy ngang trái và đảo điên, duy vật và vô thần, v.v… như xã hội hôm nay, trong đó con người mất hết định hướng và không còn biết rồi đây con thuyền đời mình sẽ bồng bềnh trôi dạt về đâu, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực là Kim chỉ-nam cần thiết duy nhất, có thể giúp con người tìm gặp lại được hướng đi đúng đắn. Vâng, giữa biển đời mịt mù tăm tối, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn và cảnh „vàng thau lẫn lộn“ như hôm nay, hơn bao giờ hết con người cần đến Mười Điều Răn Thiên Chúa như ngọn hải đăng sáng chói, soi lối cho họ nhìn thấy được bờ hạnh phúc, nhìn thấy được bến cứu rỗi.

Đúng vậy, các Giới Luật Thiên Chúa nói chung và Mười Điều Răn của Người nói riêng, quả thực là Kim chỉ-nam cần thiết duy nhất, là những lời hướng dẫn đúng đắn và quan trọng nhất mà Thiên Chúa nhân hậu đã dành cho toàn thể con cái loài người, những kẻ đang mò mẫm trên con đường tìm về cứu cánh đời mình, tìm về nguồn ơn cứu rỗi và hạnh phúc vĩnh cửu và chân thật.

Do đó, dù muốn hay không, con người không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sự tin tưởng chấp nhận và tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu như con người thực sự muốn sống có ý nghĩa, muốn sống trong an bình và hạnh phúc ngay ở đời này và đời sau, vâng, nếu con người muốn được cứu rỗi và được hạnh phúc muôn đời.

Vì Mười Điều Răn là những lời hướng dẫn, là những lời chỉ dạy của chính Thiên Chúa toàn năng, của Đấng Tạo Hóa vô biên, của Người Cha vô cùng nhân hậu đối với toàn thể con cái loài người. Thiên Chúa là vị Thần Linh tối cao duy nhất, là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối và là nguồn ơn cứu rỗi sau cùng. Ngoài Thiên Chúa ra không còn có vị thần linh cứu rỗi nào khác, nghĩa là không còn một vị thần linh nào khác có thể cứu rỗi được ta, có thể ban cho ta sự hạnh phúc chân thật và trường cửu (x. Xh 20,1-2; Is 45,5-6.18-219). Ngoài Thiên Chúa không hề có sự cứu rỗi. Vâng, ngoài một mình Thiên Chúa toàn năng ra, tất cả mọi bụt thần khác của lương dân đều do tay người phàm tạo ra, là những thứ hoàn toàn hư vô và bất lực (x. Is 41, 21-29). Các tượng thần ấy chỉ là gỗ đá hay vàng bạc do tay phàm nhân làm nên. Chúng có mắt có miệng mà không nhìn không nói được; chúng có mũi có tai mà không ngửi không nghe được; có hai tay mà không thể sờ mó được; có hai chân mà không bước đi được (x. Tv 115, 4-7).

Vì thế, tất cả những ai u mê tin tưởng chạy theo thờ lạy các thứ thần linh giả tạo đó, là liều mình bước đi trên con đường lầm lạc và hậu quả sau cùng là sẽ chuốc lấy cho mình sự bất hạnh muôn đời.

Nếu chúng ta biết xác tín được sự thật ấy, chúng ta mới nhận chân được rằng tất cả những gì Thiên Chúa thực hiện cho mình – dù những điều ấy có làm vừa lòng hay có phù hợp với những chờ đợi mong muốn tự nhiên trước mắt của ta hay không – đều tốt cho ta, đều mang lại hạnh phúc và nguồn vui chân thật cho ta. Bởi vì, bất cứ điều gì Thiên Chúa thực hiện cho ta là đều do tình thương vô biên của Người đối với ta mà thôi. Người chỉ muốn cho tất cả chúng ta cũng như từng người trong chúng ta được hạnh phúc và được hạnh phúc một cách trọn vẹn.

Cũng vì thế, những gì Thiên Chúa thấy tốt, hữu ích và mang lại hạnh phúc đích thực cho ta, thì Người thực hiện, chứ Người không bao giờ tham khảo ý kiến của ta trước, xem ta có bằng lòng hay không. Do đó, ta hãy luôn nỗ lực sống theo thánh ý và sự an bài đầy yêu thương của Thiên Chúa, chứ Thiên Chúa không luôn luôn nhất thiết phải thực hiện theo ý muốn của ta.

Vậy, sống ở đời, người khôn ngoan và hạnh phúc nhất là người luôn biết thuận theo ý Trời. „Quân tử úy thiên mệnh“: Người hiền đức quân tử luôn biết tôn trọng mệnh Trời, là thế. Vì họ luôn xác tín được rằng tình yêu thương Thiên Chúa dành cho họ thật là trời biển, thật là vô bờ bến và những gì Người làm cho họ hay để xảy đến cho họ, niềm vui cũng như nỗi buồn, đều chỉ nhằm mưu cầu hạnh phúc chân thật cho họ mà thôi

Và tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho nhân loại được tỏ bày một cách rõ ràng và cụ thể nhất trong Mười Điều Răn mà Người đã long trọng truyền giao cho thánh tổ phụ Mô-sê xưa kia trên núi thánh Si-nai (núi Hô-rép).

Thật vậy, nội dung của Mười Điều Răn Thiên Chúa – Mến Chúa và yêu người – là tình yêu và sự thật. Vì thế, Mười Điều Răn Thiên Chúa không những nâng đỡ và chỉ lối cho từng người tìm tới được ý nghĩa và hạnh phúc chân thật của đời mình, nhưng còn là phương tiện chân chính duy nhất có thể giúp thăng tiến và tạo nên một xã hội lành mạnh, an bình và tươi sáng thực sự.

Bởi vậy, Mười Điều Răn Thiên Chúa là nền tảng cho mọi luật lệ chân chính của xã hội loài người. Nói cách khác, mọi luật lệ của các tổ chức, của các đoàn thể, của các dân tộc và của toàn xã hội loài người, đều phải đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu chúng thực sự muốn phục vụ các quyền con người, các phúc lợi chung của xã hội.

Điều đó cũng muốn nói rằng khi bất cứ một luật lệ loài người nào không được xuất phát từ tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa hay không phù hợp với tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, thì chắc chắn nó chỉ tạo nên sự bất ổn, sự đổ vỡ và sự bất hạnh cho các cá nhân và cho cả xã hội, chứ không thể mang lại sự an vui, hạnh phúc và những điều tích cực chân chính được. Và đó là ý nghĩa của lời Kinh Thánh dạy: „Phúc cho dân tộc nào có Thiên Chúa làm Chúa mình“ (Tv 33,12), tức dân tộc biết tin thờ Thiên Chúa và tuân giữ Mười Điều Răn của Người.

Nguyện xin Thần Linh Thiên Chúa soi sáng cho mỗi người trong chúng ta nhận chân được những sự thật trên đây, để chúng ta biết yêu mến và tuân giữ nghiêm chỉnh Mười Điều Răn Thiên Chúa ở mọi nơi và trong mọi lúc, hầu cho tất cả chúng ta đạt tới được cứu cánh đời mình là sự cứu rỗi và cuộc sống hạnh phúc muôn đời trong Nước Thiên Chúa.

Imprimatur

Trier, 19.04.2010

Dr. Georg Holkenbrink

Vic. Gen.

Xuất bản:

Trung Tâm Mục Vụ CGVN

Giáo phận Trier, CHLB Đức
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ave Maria
Nguyễn Cao Nhã
22:10 29/08/2010

AVE MARIA



Ảnh của Nguyễn Cao Nhã

Ave Maria !

Đây ngọn nến tràng hoa

Đây nén hương huyền diệu

Đây cung đàn muôn điệu

Đây tiếng hát lời kinh

Hãy quỳ gối tôn vinh!

(Trích thơ Của Lm. Xuân Văn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền