Ngày 28-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
CN 22 TN C : Học sống khiêm hạ noi gương Chúa Giêsu
Lm. Đan Vinh
08:51 28/08/2013
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN C

Hc 3,19-21.30-31 ; Dt 12,18-19.22-24a ; Lc 14,1.7-14

HỌC SỐNG KHIÊM HẠ NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊ-SU

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 14,1.7-14

(1) Một ngày Sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: Họ cố dò xét Người. (7) Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: (8) “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, (9) và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. (10) Trái lại, khi anh được mời thì hãy ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. (11) Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. (12) Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. (13) Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. (14) Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.

2. Ý CHÍNH:

Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các người Pha-ri-sêu và cũng dạy các môn đệ của Người hai bài học về cách đối nhân xử thế: Một là ai được mời dự tiệc phải khiêm tốn để tránh tranh giành nhau chỗ ngồi hơn kém. Hai là các người chủ tiệc phải mời cả những người nghèo khó, tàn tật... đến tham dự. Đây là điều kiện để được Chúa mời tham dự bàn tiệc Nước Trời đời sau.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1: + Đức Giê-su đến nhà một thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu: Tin mừng Lu-ca cho thấy người đứng đầu nhóm Pha-ri-sêu ở đây có thiện cảm với Đức Giê-su, nên đã mời Người đến nhà mình dùng bữa (x Lc 11,37), + Dùng bữa: Tin mừng ghi lại nhiều sinh hoạt của Đức Giê-su liên quan đến việc dùng bữa: Dự tiệc cưới tại Ca-na (x. Ga 2,2), dự tiệc do người Pha-ri-sêu khoản đãi (x. Lc 14,1), ăn cơm gia đình ở làng Bê-ta-ni-a (x. Lc 10,38-42), đồng bàn với nhiều người thu thuế tội lỗi (x. Mt 9,10), hai lần nhân bánh ra nhiều (x. Mt 14,19-21; 15,36-38), dùng bữa Tiệc Ly với các môn đệ trước cuộc khổ nạn (x. Lc 22,14-20). Ngoài ra, sau khi phục sinh, Chúa Giê-su cũng dùng bữa tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x. Lc 24,30), ăn cá nướng trước mặt môn đệ (x. Lc 24,41-43) và ăn sáng với các ông tại bờ hồ Ga-li-lê (x. Ga 21,9-13).). + Họ cố dò xét Người: Ở đây những người Pha-ri-sêu dò xét không phải để bắt lỗi, nhưng chỉ để tìm hiểu về Đức Giê-su.

- C 7-9: + Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi: Đây là thái độ biểu lộ thói kiêu ngạo của người Pha-ri-sêu khi thích tìm kiếm hư danh trước mặt người khác. + Khi anh em được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất...: Đức Giê-su dạy bài học khôn ngoan và phép xã giao khi đi dự tiệc cho người Pha-ri-sêu và các môn đệ.

- C 10-11: + Thì hãy ngồi vào chỗ cuối, để người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”...: Điều kiện để được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa là phải trở nên như trẻ nhỏ (x. Mt 18,3-4). Cần ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình, coi mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), để không cậy vào sức riêng khi làm các công việc siêu nhiên, nhưng biết cậy trông vào ơn Chúa trợ giúp (x. Ga 15,5). + Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống...: Tội nặng nhất chính là tội kiêu ngạo và trái lại, nhân đức lớn nhất là khiêm nhường như lời ca ngợi của Đức Ma-ri-a: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). Thánh Phao-lô cũng đề cao sự khiêm hạ của Đức Giê-su trong thư Phi-lip (x Pl 2,6-11). Chính Người đã hạ mình rửa chân cho môn đồ và sau đó đã dạy các ông bài học về tình yêu thương lẫn nhau (Ga 13,14).

- C 12-14: + Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè... Lời dạy của Đức Giê-su trái với lối ứng xử thông thướng của người đời. Những hạng người được Đức Giê-su đề cập tới ở đây đều là những người nghèo: Nghèo tiền bạc (so sánh với Tin Mừng Mát-thêu nhấn mạnh đến sự nghèo khó trong tâm hồn), bé mọn (x. Lc 10,21), khiêm hạ (x. Lc 18,14). Chính Đức Giê-su cũng được sinh ra như một người nghèo. Qua câu này Người kêu gọi mọi người hãy đối xử tốt với những ai đang lâm cảnh khốn cùng, làm ơn cho những người không có khả năng báo đáp. Đó là điều kiện để được vào Nước Trời ở đời sau.

4. CÂU HỎI:

1) Hãy kể ra những lần Đức Giê-su dùng bữa được ghi trong Tin mừng ? 2) Khi dạy người dự tiệc chọn ngồi chỗ cuối để được chủ nhà mời lên cỗ trên. Phải chăng đó cũng là một hành động ngầm kiêu ngạo ? 3) Đức Giê-su đã dạy thế nào về giá trị của đức khiêm nhường ? 4) Thánh Phao-lô dạy về gương khiêm nhường tự hạ của Đức Giê-su ra sao trong thư thứ hai gửi giáo đòan Phi-líp ? 5) Tội nặng nhất khiến Lu-xi-phe và các thần dữ phải sa hỏa ngục và tội tổ tông làm cho ông bà A-đam E-và bị đuổi ra khỏi Địa đàng là tội gì ? 6) Đức Giê-su đã dùng phương thế nào để ban ơn cứu độ, giải thóat lòai người khỏi chết và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”(Lc 14,11).

2. CÂU CHUYỆN:

Cách đây ít lâu, tại bang Phờ-lo-ri-đơ (Florida) Hoa Kỳ, tờ Thời báo Xanh Pi-tơ-bớc (St Petersburg Times) có đăng một câu chuyện thú vị về Đông Su-lơ (Don Shula), huấn luuyện viên của đoàn cá heo ở Mai-ơ-mi (Miami). Ông đang cùng vợ con nghỉ hè tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc tiểu bang Mai-ơ-mi. Vào một buổi chiều nọ, vì trời mưa nên Su-lơ cùng vợ và 5 đứa con quyết định đi xem một xuất phim đang chiếu tại rạp hát của thị trấn. Khi họ đến nơi thì đã trễ mất 10 phút. Thế nhưng họ thấy đèn trong rạp vẫn còn sáng báo hiệu phim vẫn chưa bắt đầu. Khi Su-lơ và gia đình bước vào trong rạp thì tất cả 6 người đang ngồi ở băng ghế đầu liền hân hoan đứng dậy hướng về phía họ và vỗ tay hoan hô. Su-lơ vừa vẫy tay chào lại vừa mỉm cười đáp lễ. Sau khi đã ngồi vào chỗ, Su-lơ quay sang nói với bà vợ: “Chúng ta từ Mai-ơ-mi xa cả ngàn dặm đến đây, thế mà họ vẫn nhận ra và đón tiếp anh thật nồng nhiệt! Chắc hẳn là đám cá heo trình diễn trên truyền hình đã lan đến tận nơi ngõ ngách này!” Ngay lúc đó, một người đàn ông tiến lại bắt tay và Su-lơ tươi cười hỏi ông ta rằng: “Làm sao ông bạn nhận ra tôi sắp đến đây vậy?” Ông ta trả lời: “Thưa ông, tôi chẳng biết ông là ai cả. Chẳng qua là ngay trước khi gia đình ông bước vào rạp hát, viên quản lý rạp có nói với chúng tôi rằng: Trong vòng 15 phút nếu không có thêm 4 khán giả nữa vào rạp thì ông ta sẽ buộc phải trả lại tiền vé và hủy bỏ xuất chiếu này”. Vì thế khi thấy gia đình ông đến vừa đủ 4 người theo yêu cầu của quản lý rạp, nên chúng tôi rất vui mừng và giờ đây tôi đến để cám ơn gia đình ông đã đến kịp thời giúp chúng tôi khỏi phải về không”.

Câu chuyện trên làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay: Người đòi các tín hữu chúng ta phải sống khiêm tốn noi gương Người. Đông Su-lơ đã thể hiện đức khiêm tốn ấy: Là một huấn luyện viên cá heo tài giỏi, nên cũng thật tự nhiên khi Su-lơ nghĩ rằng những người trong rạp hát đã nhận ra ông là ai. Đến khi người đến bắt tay cho biết mình chẳng hề biết ông thì Su-lơ lại là người đầu tiên tự chế giễu mình. Ông rất vui khi phát hiện ra điều này, nên đã kể chuyện đó trên báo cho nhiều người biết về thói háo danh của ông, điều mà bình thường ông sẽ phải giấu kín. Chỉ người nào thực sự khiêm tốn mới làm được như Su-lơ mà thôi !

3. SUY NIỆM:

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các người biệt phái hai bài học này: Một là nếu họ là khách được mời thì cần phải khiêm tốn để ngồi vào đúng chỗ xứng hợp với địa vị của mình, tránh cảnh “trèo cao té đau. Hai là nếu họ là chủ nhà thì phải quan tâm mời cả những người nghèo khó bệnh tật đến nữa. Vì cũng vậy, Nước Thiên Chúa chỉ dành cho những ai có lòng khiêm nhường và có tinh thần nghèo khó (Lc 14,21). Vậy khiêm nhường là gì ? Phải chăng khiêm nhường là phủ nhận giá trị thực của mình ? Ta phải làm gì để học tập gương khiêm nhường của Đức Giê-su?

1)Thế nào là khiêm nhường ?

- Khiêm nhường là học và sống noi gương Đức Giê-su: Muốn biết khiêm nhường là gì chúng ta hãy nhìn vào mẫu gương Đức Giê-su như Người đã dạy: ”Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,29-30). Đức Giê-su « vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế… » (Pl 2,6-7). Tuy là Thầy là Chúa, nhưng Người đã nêu gương khiêm nhường cho các môn đệ khi tự hạ rửa chân các ông trong bữa tiệc ly và dạy các ông cũng phải rửa chân phục vụ lẫn nhau (x Ga 13,14-15). Hơn nữa, Người còn thể hiện khiêm nhường qua hành động «vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá» (Pl 2,8). Tin mừng hôm nay cũng thuật lại câu chuyện: Khi được viên thủ lãnh các người biệt phái mời đến nhà dự tiệc, Đức Giê-su thấy một số khách thuộc nhóm biệt phái đã tranh nhau ngồi chỗ nhất trong bàn tiệc. Người đã dạy họ về cách ứng xử khiêm nhường như sau: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9).

- Khiêm nhường noi gương Đức Ma-ri-a: Trong biến cố truyền tin, khi được sứ thần chào là đấng « đầy ân phúc luôn có Chúa ở cùng », Đức Ma-ri-a đã tự xưng là nữ tì của Thiên Chúa và đã cúi đầu « xin vâng » như lời sứ thần truyền (x Lc 1,38). Sau khi nghe biết bà Ê-li-sa-bét đã có thai được sáu tháng, Đức Ma-ri-a đã vội vã lên đường đến thăm và mở chào hỏi bà Ê-li-sa-bét trước. Cuối cùng Đức Ma-ri-a còn ở lại để phục vụ bà ba tháng cuối, cho đến khi bà sinh con rồi mới trở về nhà mình (x Lc 1,39-56).

2) Phân biệt giữa khiêm nhường thật với khiêm nhường giả tạo: Đức khiêm nhường không phải là giả vờ tự hạ để chờ được người khác tôn lên. Khiêm tốn cũng không phải là thái độ tự ti mặc cảm, tự khinh bản thân hay trốn tránh trách nhiệm… Nhưng là ý thức các khả năng và ưu điểm của mình là do Chúa ban, rồi quy mọi vinh quang về cho Thiên Chúa, noi gương Đức Ma-ri-a khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc đã ca ngợi Chúa trong kinh Ma-nhi-phi-cát như sau: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn !” (Lc 1,48-49). Người khiêm tốn không sợ chức vụ cao hay sợ ngồi vào ghế nhất, nhưng đối với họ: chiếc ghế không phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện để phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Người khiêm tốn sẽ luôn ý thức thân phận yếu đuối của mình nên sẽ giữ thái độ bình tĩnh khi nghe kẻ khác phê bình và sẵn sàng tu sửa để ngày một hoàn thiện hơn. Người khiêm tốn không tự tìm vinh danh cho mình, nhưng luôn cố gắng làm hết sức rồi phó thác thành bại cho Chúa quan phòng.

3) Chúa yêu thương kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo: Chúa Giê-su đã ca tụng Chúa Cha “Vì đã mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn…” (x Mt 11,25). Những kẻ bé mọn ở đây là những người khiêm nhường tự hạ. Chúa Giê-su đã yêu thương những kẻ khiêm nhường và quở trách bọn người tự cao và giả hình: ”Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái giả hình ! Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong là giả hình và gian ác”(Mt 23,27-28; Lc 11,44).

4) Ta phải làm gì để học tập gương khiêm nhường tự hạ của Đức Giê-su?

- Phải tránh thói xấu kiêu ngạo:

Tránh tự ái cao: Không dễ nổi nóng khi nghe người khác phê bình mình hay người thân của mình. Tránh công khai xúc phạm người khác.

Tránh khoe khoang thành tích để tự đề cao mình, và tránh chứng tỏ sự trổi vượt của mình hơn bạn bè.

Tránh thái độ ganh ghét đố kỵ những ai hơn minh thể hiện qua việc dèm pha nói xấu để hạ giá trị của họ.

Tránh thái độ độc đoán háo thắng: Người kiêu ngạo thường cao ngạo nên không chấp nhận những ý kiến đối lập, không muôn nghe những sự góp ý của thuộc cấp, nên công việc họ làm khó có điều kiện thăng tiến phát triển.

- Thực tập đức khiêm nhường như sau:

Cần nhìn nhận cả ưu lẫn khuyến điểm của mình. Trong việc tông đồ cần nhận biết sự yếu đuối bất toàn của mình để khiêm tốn xin ơn Chúa trợ giúp. Vì như Đức Giê-su đã dạy môn đệ: ”Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được !” (Ga 15,5b).

Tập nhận ra những ưu điểm của người khác và thành thật khen ngợi họ.

Tập chọn phần thua thiệt: quyền lợi ít hơn và trách nhiệm nhiều hơn anh em.

Tập đi bước trước đến với tha nhân hơn là đòi họ phải đến với mình trước.

Tập nói năng bình tĩnh vừa đủ nghe khi sửa dạy con cái hay thuộc cấp.

Tập làm những việc nhỏ bé tầm thường ít ai muốn thực hiện.

Tập nhận nguyên nhân thành công là do ơn Chúa giúp và là kết quả của tập thể. Khi thất bại hãy nhận nguyên nhân là do sự thiếu sót bất toàn của mình và tránh đổ lỗi hoàn toàn do hoàn cảnh hay người dưới.

Chỉ những ai biết hóa nên như trẻ nhỏ mới được Chúa yêu thương và được Người đón nhận vào Nước Thiên Chúa sau này (x Lc 9,48).

Tóm lại, khiêm nhường là học tập sống theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su như Người đã nói: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Khiêm nhường còn là sẵn sàng rửa chân phục vụ tha nhân trong yêu thương (x. Ga 13,4.14), nhất là hiến thân phục vụ người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi noi gương Đức Giê-su: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mc 10, 35-45).

4. SỐNG LỜI CHÚA:

1) Kẻ kiêu ngạo thường biểu lộ ra ngoài qua những thái độ cử chỉ nào khi tiếp xúc với tha nhân ? 2) Người khiêm nhường giả tạo thường biểu lộ qua những câu nói nào ? 3) Người hay la lối to tiếng và dễ tức giận khi có kẻ dưới quyền làm trái ý mình thì có phải là người khiêm nhường không ? 4) Khi nghe người khác phê bình chỉ trích trực tiếp hay qua một người trung gian, chúng ta nên phản ứng thế nào để thực hành đức khiêm nhường noi gương Đức Giê-su ?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Thích được người khác khen ngợi, thích được ăn trên ngồi trước, thích được danh vọng chức quyền... cũng chính là thói xấu của mỗi người chúng con. Hôm nay Chúa dạy các người Pha-ri-sêu bài học khiêm nhường và cũng gián tiếp dạy chúng con: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất... Nhưng hãy vào ngồi chỗ cuối”. Con biết Chúa không dạy con giả đò theo kiểu khiêm nhường giả tạo, nhưng Chúa muốn chúng con coi thường danh vọng hão huyền và luôn sống nhỏ bé khiêm hạ. Chúa cũng dạy chúng con phải noi gương Chúa rửa chân phục vụ lẫn nhau.

- LẠY CHÚA. Chúa đã đi con đường khiêm hạ và mời gọi chúng con bước theo. Xin dạy chúng con biết khiêm tốn nhận ra những sai sót và quyết tâm sửa đổi. Xin cho chúng con biết thông cảm và mở rộng lòng đón nhận tha nhân. Xin giúp chúng con tránh lên mặt xét đoán ý trái cho kẻ khác, nhưng biết học tập những điều tốt đẹp nơi họ. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa tôn vinh trước tòa phán xét sau này.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH
 
Hãy khiêm nhường
Jos.Vinc. Ngọc Biển
12:47 28/08/2013
Hãy Khiêm Nhường

(Chúa Nhật XXII Thường Niên, C)

Bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối giáo huấn của Đức Giêsu tuần trước. Nếu tuần trước, Đức Giêsu dạy hãy qua “cửa hẹp” mà vào, tức là phải vứt bỏ lại những thứ không cần thiết, phải chiến đấu, sám hối, và uốn nắn đời sống theo những giáo huấn của Tin Mừng, thì tuần này, Đức Giêsu dạy cho những người cùng dự tiệc với Ngài một bài học về đức khiêm nhường: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống”(Lc 14,11).

Theo truyền thống của người Dothái, khi đến dự tiệc, mỗi vị khách thường được mời kể một câu chuyện để phục vụ những người cùng bàn với mục đích giúp cho khách ăn ngon miệng. Vì thế, họ thường kể cho nhau nghe những chuyện vui, bông đùa…, đến lượt Đức Giêsu, Ngài không kể chuyện tiếu lâm hay một vài mẩu chuyện vui như những người đồng bàn đã làm, nhưng Ngài quan sát và thấy người ta đi dự tiệc lại cứ thích ngồi chỗ nhất, chỗ danh dự, nên Đức Giêsu đã tập trú vào đề tài khiêm tốn khi được mời đi dự tiệc (x. Lc 12,7-11). Đây là một đề tài khiến cho những người dự tiệc hôm ấy nhức óc vì họ thường “đánh lận con đen” giả bộ khiêm nhường hoặc đòi được trọng vọng nơi đám đông.

Khởi đi từ sự quan sát, Đức Giêsu cất tiếng nói: "Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: 'Xin ông nhường chỗ cho người này'. Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết”. Câu nói này của Đức Giêsu đã soáy sâu vào tận trái tim của những người dự tiệc hôm ấy, và Ngài đã lật tẩy mặt nạ giả bộ giả hình của họ, khiến họ cảm thấy khó chịu khi nghe Đức Giêsu nói.

Tiếp theo, Đức Giêsu đã đưa ra một tiêu chuẩn cho tất cả mọi người khi được mời đi dự tiệc: “Khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: 'Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên'. Bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc”. Đây là quy luật tất yếu trong cuộc sống: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.

“Nâng lên” và “hạ xuống” là hai động từ trái ngược nhau. “Nâng lên” chính là muốn khẳng định mình; tự coi mình là nhất. Đây là hành vi của những kẻ kiêu ngạo, mà kiêu ngạo là đầu mối sinh ra những tội khác như: “Hà tiện, ghen tương, giận dữ, dâm ô, mê ăn uống, và lười biếng hay nguội lạnh” (x. GLHTCG. số 1866).

Những người kiêu ngạo thường không biết mình, không biết những giới hạn của mình, họ thường coi mình là “cái rốn vũ trụ”, coi mình là “number one”, là “đệ nhất đế vương…”.

Còn “hạ xuống” là thái độ của người khiêm nhường. Khiêm nhường là khiêm tốn nhìn nhận mình còn thiếu, còn bất toàn để vươn lên, còn yếu đuối để sám hối. Khiêm nhường còn là đón nhận sự thật và lấy sự thật làm căn gốc. Chấp nhận “tôi” là “tôi” với đầy đủ những mặt mạnh và mặt yếu của mình.

Người khiêm nhường thật là người luôn sống trong tinh thần tự hủy, coi mình không là gì cả. Khi bị xúc phạm, họ vẫn cảm thấy thanh thản, khi được khen, họ luôn tạ ơn Chúa và không có thái độ vênh vang tự đắc. Họ coi mọi sự mình có là do Chúa ban cho nên không hề có thái độ khinh khi những người thấp kém hơn mình.

Như vậy, qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dạy cho mỗi chúng ta một bài học căn bản trong cuộc sống chính là sự khiêm nhường. Nếu không khiêm nhường, ta không thể gặp được Chúa. Môsê muốn gặp Chúa, ông phải cởi dép ra, phải trở về với sự trần trụi của mình khi đến trước nhan Chúa; Giakêu muốn được Chúa vào nhà thì ông phải tụt xuống khỏi cây sung; Phêrô và Phaolô muốn trở thành bạn hữu của Chúa và trở thành những kẻ “chung phần” với Thầy thì các ông phải khiêm tốn và vứt bỏ những thanh gươm kiêu ngạo, tự phụ và hiếu thắng của mình.

Thật vậy, trong đời sống gia đình, nếu vợ chồng, con cái không có thái độ khiêm nhường, chúng ta không thể đón nhận được sự khác biệt của nhau, không biết lắng nghe nhau, không thông cảm và tôn trọng nhau. Như thế, mỗi người sẽ là một hòn đảo, và một con chim én không thể làm nên một mùa xuân.

Trong cuộc họp, ai cũng thi nhau nói và ai cũng bảo vệ lập trường của mình, cho dù biết đó là điều sai, thì cuộc họp ấy thất bại và gây thêm chia rẽ.

Trên giảng đường, và trong trường đời, nếu ta bảo thủ và cho rằng chúng ta biết hết mọi sự và không cần lắng nghe, học hỏi…ấy là lúc ta đang tụt hậu mà không biết, ta đang trong tình trạng “ếch ngồi đáy giếng” mà chẳng hay!

Thật vậy, nhìn ra xã hội hôm nay, chúng ta thấy nhiều người luôn có khuynh hướng “chơi trội”. Nếu người khác có nhà một tầng, ta phải hai tầng; người khác có xe, ta phải có xe tốt hơn; chức tước và học vị cũng là những điều con người thời nay thường khẳng định…thái độ đó cho thấy ta không chịu thua kém người khác. Nhưng có ít ai thấy rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ trở về “sắc sắc, không không” trước mặt Chúa?

Tóm lại, khiêm nhường chính là cái gốc, là nền móng của chúng ta. Có được điều đó, ta sẽ xây dựng được sự chân thành; tình huynh đệ; sự hiệp nhất; lòng bao dung và sự tôn trọng. Hơn nữa, có được đức khiêm nhường là ta đang trở nên giống Chúa, đang được ở trong mối tương quan nghĩa thiết với Ngài.

Mong thay hình ảnh kiêu ngạo của Adong, Eva; những người xây tháp Baben và những khách được mời dự tiệc trong bài Tin Mừng hôm nay là bài học cho chúng ta nếu chúng ta đang là những người tự phụ, kiêu căng và đang đi tìm những danh vọng ảo tưởng ở đời này…

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết học cùng Chúa vì Chúa hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:31 28/08/2013
MƯỢN XÁC TRẢ HỒN
N2T

Dương Tử đi theo sư phụ là Lý tiên sinh vào trong núi tu luyện, một hôm Lý tiên sinh để cho hồn phách của mình phân ly và nói với Dương Tử:
- “Hồn của thầy cùng đi bồng lai tiên cảnh với Thái thượng lão quân, nhưng xác thì lưu lại đây, con nhớ chăm nom cho cẩn thận, bảy ngày sau hồn thầy trở về thì đem xác đốt đi.”
Ngày thứ sáu, cậu của Dương Tử lên núi kêu anh ta trở về nhà vì mẹ của anh ta sắp chết, Dương Tử không dám đi, nhưng ông cậu cứ nói mãi, thế là Dương Tử chỉ có cách là đem xác sư phụ Lý tiên sinh đi đốt. Ngày thứ Bảy hồn của Lý tiên sinh trở về, tìm không thấy xác đâu, nhìn thấy dưới núi có cái xác đàn ông bị thọt chân bèn đem hồn nhập vào xác ấy, lại còn biến cây gậy bên cạnh xác thành cái gậy sắt.
Từ đó về sau người ta gọi ông ta là Lý Thiết Quải, mà ông ta cũng rời khỏi núi ấy để đi vân du bốn phương trời.
(Minh, Ngô Nguyên Tần “Đông du ký”)

Suy tư:
Đạo Công Giáo dạy rằng: con người ta có linh hồn và có xác, xác sẽ có ngày phải chết, nhưng linh hồn thì bất tử, và đến ngày tận thế thì xác sẽ sống lại với linh hồn để chịu phán xét thêm một lần nữa, gọi là phán xét chung. Con người ta có người chết toàn thây và có người chết không toàn thây, có người thì được hỏa táng, có người được mai táng trong lòng đất, có người chết xong thì lấy xác tro rãi trên sông hoặc táng dưới gốc cây.v.v...cho dù mai táng cách nào chăng nữa, thì đến ngày tận thế thân xác cũng sẽ với linh hồn của mình chứ không với linh hồn của người khác để lại sống thêm một lần nữa, đó là sống hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng với Thiên Chúa hoặc sống để chịu phạt đời đời trong hỏa ngục với ma quỷ.
Y khoa hiện đại có thể lấy bộ phận thân thể của người này mà ghép cho người kia, chứ không thể lấy linh hồn người này để nhập vào xác người nọ, bởi vì xác thuộc về vật chất mà linh hồn thì thuộc về thiêng liêng, cả hai đều do Thiên Chúa tạo dựng và chỉ có quyền năng của Thiên Chúa mới làm cho sống mà thôi.
Mượn xác trả hồn chỉ là câu truyện thần thoại với quan niệm của tín ngưỡng dân gian, nhưng cũng để cho chúng ta suy niệm rằng: dù cho thân xác bị đốt cháy hay bị hủy hoại thì cũng sẽ có ngày sống lại với linh hồn, nhưng nếu linh hồn bị thiêu đốt trong hỏa ngục đời đời thì thân xác cũng sẽ không bao giờ sống lại được...
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 28/08/2013
N2T

12. Tội hận thù nhập vào tâm thì các tội khác cũng đi theo vào, chẳng hạn như coi trọng mình mà khinh người khác, ác nhân thắng kỷ, kỷ tất thắng nhân, biếm nhân chi năng, yểm nhân chi thiện, thương nhân chi quá, vui khi người khác buồn, buồn khi người khác vui, những tội này đều là bạn đồng lõa của tội ghen ghét.

(Thánh Cyprian)
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lại có thêm tin về lý do ĐGH Bênêđictô từ chức.
Nguyễn Long Thao
09:27 28/08/2013
Lại có thêm tin về lý do ĐGH Bênêđictô từ chức.

Ngày 21 tháng 8 năm 2013, Vietcatholic đã đăng bản tin của ông Trần Mạnh Trác nói về lý do ĐGH Bênêđictô từ chức. Ông đã dựa trên các nguồn tin đáng tin cậy của các hãng thông tấn như AP của Pháp, Reuters, NPR, ABC của Hoa Kỳ, đồng thời cũng dựa trên nguồn tin Zenit là cơ quan thông tấn Công Giáo chuyên về tin Giáo Hội. Ông cho biết “ Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã giải thích lý do tại sao Ngài từ chức một cách đột ngột: "Thiên Chúa đã nói với tôi như thế," Ngài nói.“

Đến ngày 22 tháng 8, LM Nguyễn Ngọc Long cũng viết bản tin về vấn đề này cho Vietcatholic, nhưng dựa vào bản tin của Kath.net ở Đức cho rằng việc ĐGH Bênêđictô XVI từ chức không phải vì lý do “Thiên Chúa đã nói với tôi như thế”, mà dựa trên thông tin của ký giả Peter Seewald. Vị ký giả này cho Kath.net biết tin trên là không đúng, và ông đã nặng lời phê phán tin đó là bịa đặt, vô căn cứ. Tưởng cũng nói thêm ký giả Seewald là người đã quen biết đức nguyên Giáo Hoàng từ nhiều năm nay và đã viết nhiều sách chung với Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.

Theo Kath. Net, ông Peter Seewald khẳng định là cách đây không lâu, ông đã đến thăm đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đã đề cập đến việc ngài từ chức. Nhưng đức nguyên Giáo Hoàng không hề nói đến việc Ngài từ chức theo chiều hướng “Thiên Chúa nói với tôi như thế”

Đến hôm nay, 26 tháng 8, tin lý do ĐGH Bênêđictô XVI từ chức lại được hâm nóng với bản tin của Religion News Service. Ký giả Alessandro Speciale, trích dẫn nguồn tin của thơ ký riêng của ĐGH Bênêdictô XVI là Đức Tổng Giám Mục Georg Gaenswein, cho rằng cơ quan tin tức Công Giáo Zenit đã bịa chuyện lý do ĐGH từ chức.

Đức Tổng Giám Mục đã dành cho kênh truyền hình số 5 ở Ý một cuộc phỏng vấn. Ngài đã dùng ngôn từ rất bộc trực để bác bỏ tin ĐGH từ chức vì "Thiên Chúa đã nói với tôi như thế". Nguyên văn Ngài nói: Zenit đã “dựng chuyện từ đầu chí cuối”,” không có gì là sự thật trong câu chuyện đó”. (the Zenit report was “made up from alpha to omega.” “There is nothing true in that story,” )

Được biết hiện nay đức TGM Georg Gaenswein vẫn là thư ký riêng của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đồng thời giữ chức Quản Gia Phủ Giáo Hoàng của ĐGH Phanxicô. Ngài cho biết sự liên lạc giữa hai vị cựu và đương kim Giáo Hoàng rất tốt đẹp.

Nguyễn Long Thao
 
Đức Thánh Cha chủ tế Thánh Lễ kính Thánh Augustinô
Bùi Hữu Thư
06:23 28/08/2013


Khai mạc tổng công nghị lần thứ 184 của Dòng Thánh Âu Tinh

ROME, 27 tháng 8, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng Thánh Lễ khai mạc tổng công nghị lần thứ 184 của Dòng Thánh Âu Tinh ngày mai, 28 tháng 8, 2013, nhân ngày lễ kính Thánh Âu Tinh.

Thánh Lễ sẽ được cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Âu Tinh gần quảng trường Navone tại Rôma.

Tổng công nghị sẽ tiếp diễn cho tới giữa tháng 9 tại Học Viện Giáo Phụ Âu Tinh (l'Institut patristique augustinien). Linh mục Angelo Di Placido, cha sở giáo xứ Thánh Âu Tinh tại Rôma, nhắc đến chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Phanxicô như sau:

Cha kể lại việc cha mời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi đã xin được đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền Thánh Mác-Ta nhân dịp sinh nhật 70 tuổi của tôi. Trước khi đến nhà thờ Thánh Mác-Ta, tôi đã xin phép bề trên của tôi để mời ngài. Ngài đã trả lời: “Ngài đã đến đó khi còn là Hồng Y, tại sao lại không đến đó như một giáo hoàng?». [Đó là lúc ngài đến khi chưa được bầu lên], thực vậy Hồng Y Bergoglio cư ngụ tại chung cư cho các giáo sĩ, gần nhà thờ Thánh Âu Tinh. Như thường lệ, trước Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với tất cả mọi người… Tôi đã nói với ngài: “Chắc ngài đã từng đến nhà thờ Thánh Âu Tinh rất nhiều lần trong những dịp ngài tới Rôma”.

Ngài đã trả lời: “Thưa cha, Thánh Monica sẽ không bao giờ chán chường vì những lời cầu nguyện của tôi, vì tôi thường đến nhà thờ này để cầu nguyện trên mộ của ngài, vì có biết bao nhiêu gia đình cần đền những lời cầu này trong thế giới hiện đại đang có bao nhiêu khủng hoảng.”

Cha Di Placido rất vui mừng vì Đức Thánh Cha đã nhận lời: “Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử có một giáo hoàng đến khai mạc tổng công nghị của Dòng Thánh Âu Tinh.”

Nếu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã là bạn thân của Thánh Ậu Tinh, thì Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có một liên hệ thiêng liêng mật thiết với ngài, cha giải thích: “Đặc sủng của chúng tôi là đời sống chung. Quy luật của chúng tôi bắt đầu bằng câu: “Các anh em thân mến, chúng ta trước hết hãy tìm kiếm Chúa và cùng nhau tìm kiếm Người.” Thánh Âu Tinh khi còn là giáo dân, đã tụ họp với bạn hữu để học hỏi, sống và giảng Thánh Kinh. Rồi sau này, khi làm giám mục ngài không bao giờ từ bỏ ý định sống tập thể trong sự hiệp thông về vật chất và tinh thần. Điều này cũng được thấy nơi Đức Thánh Cha Phanxicô. Sư kiện ngài không muốn sống một mình trong tư dinh giáo hoàng, vì ngài muốn được trò chuyện và ăn uống với người khác, đối với tôi dường như cũng là lối sống của Thánh Âu Tinh, và là quy luật được trình bầy trong Công Vụ Tông Đồ ngay vào các đoạn đầu (4,32-35) ».

Theo một thông cáo, Dòng Thánh Âu Tinh đã được thành lập năm 1214 để “sống và cổ võ cho tinh thần cộng đồng như các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đã sống.”: những người nam và nữ có ơn gọi “sống chung trong sự hòa điệu, với cùng một linh hồn và một trái tim hướng về Thiên Chúa.”
 
Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu giới trẻ phải gây náo động
Bùi Hữu Thư
20:28 28/08/2013

2013-08-28 Vatican Radio

Vào ngày Thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp xúc với một nhóm khoảng 500 giới trẻ đến từ giáo phận Piacenza-Bobbio trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Nhóm trẻ này tham dự một cuộc hành hương trong chương trình Năm Đức Tin của giáo phận.

Đức Thánh Cha bắt đầu khi chào mừng họ bằng việc giải thích tại sao ngài chấp thuận buổi gặp gỡ này.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi nhận lời vì lý do ích kỷ, các bạn biết tại sao không? Tại sao tôi muốn gặp các bạn?... Tại sao tôi thích đến với giới trẻ? Vì các bạn có trong tim một hứa hẹn cho niềm hy vọng. Các bạn là những người mang niềm hy vọng. Thực vậy, các bạn đang sống trong hiện tại, nhưng lại hướng về tương lai. Các bạn là những người đóng vai chính trong tương lai, là những người kiến tạo tương lai.”

Để giải thích điều ngài muốn trình bầy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói người trẻ có “ba ước muốn”: vẻ đẹp, sự thiện hảo, và sự thật.

Ngài nói: “Và ba ước muốn các bạn có trong lòng này, các bạn phải mang theo vào tương lai. Xin hãy làm cho tương lai đẹp đẽ, thiện hảo và chân thật. Các bạn có hiểu không? Đây là thách đố: thách đố của các bạn… Các bạn có thể làm được: các bạn có khả năng để làm như vậy. Nếu không thì chỉ vì các bạn lười biếng … Tôi muốn nói với các bạn: Xin hãy can đảm. Hãy tiến lên. Hãy gây náo động! (make noise).”

Ngài nói, gây náo động có nghĩa là đi “ngược lại nền văn hóa đang gây ra bao nhiêu nguy hại. Các bạn biết không? Xin hãy lội ngược giòng, và chính đó là gây náo động. Xin hãy tiến lên. Với vẻ đẹp, sự thiện hảo và sự thật.”

Đức Giám Mục giáo phận Piacenza-Bobbio, là Đức Cha Gianni Ambrosio, nói với Vatican Radio là ngài hy vọng các bạn trẻ sẽ thấy cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô rất bổ ích.

Đức Cha Ambrosio nói: “Tôi bảo giới trẻ là kinh nghiệm này trước hết phải soi sáng con đường chúng ta đi: Biết rằng con đường chúng ta đi đã được soi sáng, và có rất nhiều người đã đi trước chúng ta, họ đã ban cho chúng ta ánh sáng của đức tin. Không những thế, chúng ta cũng được Chúa Kitô Phục Sinh đồng hành với chúng ta, Người hiện diện giữa chúng ta, và Giáo Hội tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu, đó là trao cho các người con cái của Thiên Chúa có được con đường dẫn đưa tới mục tiêu là sự cứu rỗi.”
 
Top Stories
Bishop highlights link between religious liberty, natural law
Adelaide Mena
17:59 28/08/2013
Arlington, Va., Aug 28, 2013 / 12:00 am (CNA/EWTN News).- Bishop Robert C. Morlino of Madison, Wis., implored Catholics to speak up for religious freedom and for truth after explaining the link between the two at a lecture in Arlington, Va., on Aug. 23.

“Freedom of religion is the most basic of all the human rights, because the other human rights are limited to matters of time,” he said in a talk at the Institute of Catholic Culture.

“Freedom of religion relates to my eternal salvation: whether I’m free to achieve that, by God’s grace, or not. There’s nothing more important than that.”

Bishop Morlino spoke on Dignitatis Humanae, the Vatican II declaration outlining the Church’s relationships to states and the proper understanding of religious freedom. Explaining the historical development of religious freedom as a concept, he said that the last three ecumenical councils – Trent, Vatican I, and Vatican II – are “the Church's responses to modernity.”

He described how prior to modernist philosophy, both the Church and society recognized that “to know the truth meant that there was a correspondence between the mind and the reality out there.” This correspondence enabled man to know the natural law – the participation of human reason in divine law.

“There was a conformity of the mind to what was real, independent of the mind,” the bishop explained.

The philosophical movement of modernity, he explained, was a “major turn in the way human beings thought about knowing.” It shifted thinking towards a more subjective view of reality, in which the individual’s perception determines what he or she thinks to be real.

“Instead of being accountable to what is independent of the mind,” Bishop Morlino said, under a modernist view, “the world is what I think it is.”

In this understanding, “it was decided that there is no reality independent of the mind.”

This understanding of reality and the truth had profound implications for the meaning of conscience. In the original understanding of the term, “the natural law holds conscience accountable” because the conscience guides the individual to recognize and act upon the truths of the natural moral law, Bishop Morlino explained.

“The conscience is not a dispensation machine from what is right,” he continued, though “this is how it’s used today.”

He said that this misinterpretation of conscience has transformed natural law arguments “into denominational beliefs” taken upon faith.

“Catholics don’t observe the natural law because we’re Catholic; Catholics observe the natural law because it is true.”

The natural law in and of itself is not a matter of faith, because “natural law positions are discernible by reason alone” and are “for everyone.”

However, “if everyone is composing his or her own world, there’s got to be conflict,” the bishop said, and the conflict between modernism and natural law has grave implications for persons of faith.

“The natural law frees me to seek the truth about God, and thus seek my salvation,” Bishop Morlino stated.

“No one has the right to block or interfere with my relationship with God, no one has the right to block my ability to do what is right.” Religious freedom is a unique issue, he added, because it has eternal consequences and thus, there’s “nothing more important” or fundamental to other, more temporal, rights.

Properly conceived, the bishop continued, “religious freedom is freedom from the state on religious matters.”

“That’s not what we have,” he explained. “We have secularism being imposed by the state and the mass media along every conceivable line.”

This secularism, he continued, “destroys conscience, rejects the natural law,” and stigmatizes people from acting upon what they know, through reason and natural law, to be true.

Bishop Morlino said that Catholics must be better advocates for the natural law and for a proper understanding of conscience, in order to promote respect for what the Church teaches.

He noted that many Catholics “profess with their actions that Christ is divided from the Church,” while claiming to be “witnesses to the fact that Christ is one with the Church.”

“People cannot live out internal contradictions indefinitely,” he warned, noting that persons in such a situation will eventually be in the position of affirming either the faith they profess or the secular norms they live.

He urged all people who care about religious liberty and freedom to “write letters to the editors” and to speak out in defense of the natural law.

“We Catholics need to stop keeping our mouths shut,” Bishop Morlino said, reflecting that Catholics should promote the natural law and a right understanding of knowledge “not because they are Catholic, but because they are true.”

“If Catholics continue to sit around and do nothing, we do a terrible disservice to society.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Hiền Mẫu các bà mẹ Công giáo Phan Rang mừng lễ
Tấn Tài
06:09 28/08/2013
Ngày 27.08 hằng năm, Giáo Hội Mừng lễ Thánh nữ Mônica. Các Giáo Xứ thường tổ chức tĩnh tâm, ngày họp mặt cho giới Hiền Mẫu Mừng Lễ Thánh Monica, Bổn mạng các Bà Mẹ Công Giáo. Trong năm này, Giới Hiền Mẫu 2 Hạt Phan Rang và Hạt Ninh Phước được Cha Giuse Lê Thiện Vang, Phụ Trách Các Bà Mẹ Công Giáo Hạt Phan Rang tổ chức Ngày Họp Mặt Mừng Lễ Thánh Monica Bổn Mạng Giới Hiền Mẫu, tại Giáo Xứ Tấn Tài.
Xem hình ảnh

Từ sáng sớm, Bà Mẹ của các Giáo Xứ Hạt Ninh Phước đã tụ tập về Gíao Xứ Tấn Tài đông đủ và dần dần các Gíao Xứ Giáo Hạt Phan Rang cũng đã đến. Vui ngày gặp mặt, một năm một lần, các Bà gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ như chưa từng gặp mặt bao giờ.

Đúng 7g00 các Bà vào Nhà Thờ ổn định chổ ngồi và được Cha Phụ Trách nhắc lại chương trình của ngày gặp mặt. Cha Phụ trách khởi động bằng một vài bài hát giúp thêm lửa cho ngày hội. “ Sống vì nhau và sống cùng nhau, dù khác biệt nhau. Nhưng không còn xa lạ, …….và giúp nhau qua khổ đau” Tiếng hát của Các Bà vang vọng mang đầy màu sắc Yêu Thương. Vì trong Đức Giêsu, trong Yêu Thương để tiến bước vững mạnh mỗi ngày trong Niềm Tin Yêu, Cậy trông và Phó Thác.

7g30 Cha Phêrô Cao Xuân Hóa Quản Xứ Tân Xuân đã chia sẻ cho các Bà bài thuyết trình“Đức Tin sống nhờ Đức Ái qua cuộc sống tại Gia Đình, trong Giáo Hội và Xã Hội để đem niềm tin và văn minh Tình Thương đến cho mọi người”.

Sau bài Giảng Tỉnh Tâm, vào lúc 9g00, đây là giây phút thi Rung Chuông Vàng Năm Đức Tin và các hoạt cảnh với chủ đề Đức Tin. Hai tiểu phẩm được dàn dựng với Chủ Đề Năm Đức Tin, do Gíao Xứ Phước Thiện và Giáo Xứ Cầu Bảo . Phần Cựu Ước: chọn Abraham cha của những kẻ tin và phần Tân Ước: chọn Mẹ Maria Đấng đầy Ơn Phúc vì đã tin. Xen lẫn giữa các tiết mục hoạt cảnh là phần thi Rung Chuông Vàng thật sôi động và kịch tính qua từng câu hỏi, để rồi kẻ ở lại và người ra đi trong tiếc nuối. Giải nhất được cha phụ trách treo giải 500 ngàn.

Thật là kịch tính và hồi hộp, khi chỉ còn 5 bà trong số 100 bà đã dự thi và đã bị loại khỏi cuộc thi. Riêng 5 bà còn lại trên đấu trường, qua từng câu hỏi, tưởng rằng sẽ có người không trả lời được. Nhưng không ngờ, các bà quá xuất sắc, quá tài giỏi đúng là “ Gừng càng già càng cay”. Bất phân tháng bại, tất cả đều chiến thắng và cuối cùng đi đên thảo hiệp là dừng cuộc thi, vì đã quá giờ dâng Thánh Lễ. Thế là, mỗi bà ra về nhận phần thưởng mỗi người 100 ngàn trong vui vẻ và hân hoan.

Vào lúc, 10g15 cùng với Quý Cha Quản Mỹ Đức, Phước An, Bảo Vinh, Tân Xuân, Đá Trắng, Nhị Hà và Quý Cha Phó Xứ Phan Rang, Tấn Tài và Cha Vũ phụ Tá Gíao Xứ Phan Rang đã cùng với Các bà Mẹ Công Giáo hiệp dâng Thánh Lễ Mừng Lễ Thánh Monica, Bổn Mạng Giới Hiền Mẫu trong trang nghiêm và sốt sắng.

Sau Thánh Lễ, Các Bà đã chụp hình lưu niệm với Quý Cha Đồng Tế và dùng bữa trưa ngon miệng với cơm hộp đã được chuẩn bị rất đàng hoàng và tươm tất.

Xin Thánh Monica cầu bầu cùng Chúa chúc lành cho tất cả Bà Mẹ Công Giáo Phan Rang và Ninh Phước.

 
Giới Hiền Mẫu xứ Vũ Hòa Phan Thiết mừng lễ bổn mạng
Nhã Lê
08:46 28/08/2013
GIỚI HIỀN MẪU GIÁO XỨ VŨ HÒA MỪNG BỔN MẠNG

VŨ HÒA 27.8.2013. Trong ánh sáng tinh khôi của ngày lễ mừng Thánh nữ Mônica, bổn mạng giới Hiền mẫu, đáp lại lời mời gọi của Cha Quản xứ và Ban Trị sự Giới Hiền mẫu, gần 300 chị em Hiền mẫu Giáo xứ Vũ Hòa đã tập trung về Nhà thờ Giáo xứ trong niềm vui tươi của ngày họp mặt. 7g30 Cha Quản xứ đã gặp gỡ các Hiền mẫu và tuyên bố khai mạc ngày họp mặt.

Công việc chuẩn bị cho ngày lễ bổn mạng được chuẩn bị từ những ngày trước, sân vườn Giáo xứ hôm nay bỗng tươi mát và sạch đẹp hơn nhờ những bàn tay dẻo dai và chịu khó của các Hiền mẫu trong Giáo xứ, mặc dù bận rộn với công việc đồng áng và nội trợ hằng ngày nhưng các Hiền mẫu đã hi sinh thời gian để chuẩn bị và tổ chức cho ngày lễ bổn mạng hôm nay thật chu đáo và tươm tất.

Đặc biệt hơn, mọi công việc hằng ngày của các Hiền mẫu đã được các Phu quân đảm nhận trong tinh thần hiệp thông và tạo mọi điều kiện để các đệ nhất phu nhân của mình tham dự ngày họp mặt thật đông vui và đông đủ.

Chương trình của ngày họp mặt được mở đầu bằng phần sinh hoạt vòng tròn để các Hiền mẫu được giao lưu và sinh hoạt chung với nhau. Sau phần sinh hoạt vòng tròn, các Hiền mẫu bắt đầu phần thi đua các trò chơi vận động và dân gian do quý thầy phụ trách như: xác ướp ai cập, tìm báu vật trong sương mù, kéo co… Những trò chơi thật hấp dẫn và vui nhộn làm bật lên những tiếng cười thật sảng khoái và hồn nhiên dễ thương của các Hiền mẫu, làm vơi đi những nhọc nhằn vất vả trong cuộc sống hằng ngày mà hiếm khi có được cơ hội để xả stress như hôm nay.

Sau phần thi đua trò chơi vận động, các Hiền mẫu đã được nghe Cha Quản xứ thuyết trình và thảo luận về đề tài “Hiền mẫu làm gì để được hạnh phúc”. Các Hiền mẫu đã cùng Cha chia sẻ và thảo luận những cách thức để giữ gìn hạnh phúc và khi đối mặt với những thử thách và đau khổ từ gia đình, người vợ, người mẹ phải ứng xử như thế nào để cho gia đình mãi hạnh phúc. Qua giờ thuyết trình và thảo luận trên, phần nào giúp các Hiền mẫu có thể ứng xử với những tình huống mà mình đối diện một cách chân thành hơn.

Ngay sau phần thuyết trình và thảo luận, là phần văn nghệ của bốn toán, những tiết mục văn nghệ đặc sắc của các Hiền mẫu đã làm cho ngày họp mặt them phần sinh động và vui nhộn hơn nhờ những trang phục và phong cách biểu diễn rất teen của các Hiền mẫu.

Tiếp sau phần văn nghệ, các Hiền mẫu bước vào “Đấu trường Thánh Kinh” với những câu hỏi trắc nghiệm giúp các Hiền mẫu học hỏi thêm về Thánh Kinh…

11g45, Cha Quản xứ, quý thầy, quý HĐMV đã hiện diện trong bữa liên hoan của các Hiền mẫu để chúc mừng bổn mạng đến các Hiền mẫu, những người mang thiên chức làm vợ và làm mẹ.

Sau giờ liên hoan mừng bổn mạng, các Hiền mẫu ra về và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho Thánh lễ mừng kính Thánh nữ Mônica, bổn mạng Giới Hiền mẫu vào lúc 17g30 cùng ngày.

Nhờ lời chuyển cầu của Thánh nữ Mônica, nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành đến các Hiền Mẫu, để các Hiền mẫu luôn là những người mẹ mẫu gương như Thánh nữ Mônica.

Nhã Lê
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
98 hộ Công giáo tại Vườn Rau Lộc Hưng tiếp tục làm Đơn tố cáo chính quyền đàn áp và làm khó dể
98 hộ Vườn Rau Lộc Hưng
17:00 28/08/2013
Nguồn gốc và quá trình sử dụng đất:

Xem Đơn tố cáo và chữ ký

1. Đất của Hội thánh Công Giáo Việt Nam

2. Nha viễn thông (nay là Bưu chính viễn thông) mượn phần trên không của Hội thánh Việt Nam để sử dụng, những người dân xung quanh được quyền sử dụng phần đất bên dưới để trồng trọt. (theo văn bản của đồn trưởng Pháp)

3. 124 hộ sử dụng liên tục, không tranh chấp từ năm 1955 đến nay.

4. Các hộ đã đóng thuế từ 1976 đến nay

5. Chứng từ gồm có:

- Giấy khế ước 1953-1972
- Giấy xác nhận của đồn trưởng thời Pháp …
- Phường đã kê khai và phác hoạ sơ đồ vào năm 1976 và thành lập thành 4 tổ nông hội
- Có quyết định thu thuế năm 1982…
- Có nhiều giấy xác nhận phần diện tích đất của mỗi hộ nhưng không đủ các yếu tố luật định.
- Có biên lai thu thuế của phường theo quy định của tổng cục thuế.

- 4 tổ đều có sổ thu thuế có mộc đỏ của phường.

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch trái pháp luật:

- Quy hoạch năm 2001 nhưng đến 2002 mới thông báo bằng miệng cho người dân đang trực tiếp sử dụng đất.
- Từ chối khi người dân yêu cầu cung cấp quyết định quy hoạch bằng văn bản.
- Tìm mọi cách cố tình không xác nhận quá trình sử dụng đất đầy đủ các yếu tố luật định – là căn cứ để người dân được nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo đúng quy định của Luật đất đai.
- Quy hoạch treo kéo dài, các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân không được quan tâm, giải quyết theo quy định pháp luật khiến người dân lâm vào bước đường cùng, có đất nhưng không thể xây nhà mà phải thuê nhà để ở, có đất nhưng phải bỏ hoang vì không có sức lao động lại không được cho phép chuyển đổi mục đích khác để kinh doanh sinh lợi nhuận.

Tóm lược những vấn đề chính quyền cố tình hành xử với dân như đất nước không có chính phủ không có tình người và không có pháp luật:

Quá trình đơn thư đi đòi quyền của công dân mà luật pháp quy định:

- 13 năm mệt mỏi lăn lộn đến cơ quan ngang dọc từ phường, quận, thành phố, trung ương: đơn xin, trình báo, khiếu nại, tố cáo.

Hành vi và hành xử với dân không theo pháp luật:

1. Không tiếp -> xua đuổi, đánh đập

Không nhận đơn -> đàn áp, không trả lời

2. Đá dân như đá bóng: dưới đá lên ->đá ngang, dọc, đá xuống rồi lại đá lên, cuối cùng ngưng trận đấu giải lao nhiều lần và rút êm không ngó ngàng.

3. Chỉ đạo ngầm treo giò sống chết không cần biết, cuộc sống vào đường cùng vì bị cô lập, khống chế mọi chuyện, xúi giục mâu thuẫn, cấy các tệ nạn xã hội, xả rác ô nhiễm vì nước thải đưa vào khu vực làm ăn sinh sống, không cho thoát nước ra hệ thống cầu cống chung không cho cải tạo thay đổi làm ăn sinh sống, không cho tạm trú, không cho kinh doanh, không giải quyết bất cứ giấy tờ gì về thủ tục hành chính.

4. Cướp quyền công dân thu giữ giấy chứng minh nhân dân, các giấy tờ về quyền của một công dân, không thu thuế, khống chế cả quyền thực hiện nghĩa vụ đóng các loại thuế (cố tình rất nhiều cán bộ đến 30-40 người, lực lượng hình hậu nhiều lần kéo đến uy hiếp lập biên bản trái pháp luật).

Tính chất, nội dung:

Cố tình không giải quyết,chỉ đạo cấp trên, cấp dưới, không tiếp không nhận đơn, đánh đập người tố cáo đổ máu, dụ dỗ, lừa dân, hù doạ, chụp mũ, khủng bố, nhũng nhiễu, chà đạp nhân dân, pháp luật, coi thường chính phủ, đi ngược pháp luật, chính sách, chủ trương, đường lối, chính phủ, nhà nước.

Đơn thư đã được các cơ quan trung ương đến thành phố thụ lý nhưng chưa hồi âm trả lời và không giải quyết.

Tập thể bà con rất tuân thủ ủng hộ pháp luật, cả tập thể luôn luôn chấp hành và mong mỏi chính sách quy hoạch:

- Cương quyết thực hiện đúng pháp luật suốt 13 năm qua chỉ nhất quyết đúng quy trình quy hoạch luật đất đai là xác nhận quá trình sử dụng đất từ 1976 đến nay có đóng thuế không tranh chấp để thực hiện quy hoạch
- Chỉ có một yêu cầu chính đáng mà tập thể khổ và lâm vào đường cùng đến hôm nay không được cấp nào giải quyết.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các công thức tung hô sau Truyền Phép được sử dụng như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
08:23 28/08/2013
Giải đáp phụng vụ: Các công thức tung hô sau Truyền Phép được sử dụng như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi phụ trách thánh nhạc tại giáo xứ của tôi. Tôi thấy không có thông tin hướng dẫn, để tôi có sự lựa chọn thích hợp cho ba câu tung hô A, B, C của phần "Đây là mầu nhiệm đức tin" trong Thánh Lễ. Thưa cha, liệu có chỉ thị nào cho việc yêu cầu sử dụng thích hợp một trong ba câu tung hô ấy cho mùa thường niên, các mùa và lễ trọng không? - R. H., Stockholm, New Jersey, Mỹ.


Đáp: Về vấn đề này, dường như không có bất kỳ ưu tiên đặc biệt nào trong bất cứ tài liệu nào của Giáo Hội. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 151, chỉ nói: “Sau khi truyền phép, vị tư tế nói: "Ðây là mầu nhiệm đức tin", giáo dân tung hô theo một trong các công thức có sẵn” (Bản dịch Việt ngữ do cha P. X. Nguyễn Chí Cần, GP Nha Trang, thực hiện).

Điều này về cơ bản để lại mọi tùy chọn cho vị chủ tế và các cộng sự viên của ngài.

Đúng là ở Ý và hầu hết các nước nói tiếng Tây Ban Nha, lời tung hô đầu tiên (A) đã trở thành sự chọn lựa mặc định cho mọi mục đích thực tế. Điều này có lẽ là do nó là văn bản đơn giản nhất để học, từ cả quan điểm văn học lẫn quan điểm âm nhạc.

Không phải là ngạc nhiên khi các lời tung hô khác nhau không có ưu tiên, theo mùa hoặc theo lý do khác, vì cả ba lời tung hô đều thể hiện một ý tưởng rất giống nhau.

Một cách nào đó tất cả các lời tung hô đề cập đến việc cử hành mầu nhiệm vượt qua như một tổng thể. Đây là mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết và sống lại, là một mầu nhiệm chỉ có thể được cảm nhận trong bối cảnh của đức tin, và làm cho mầu nhiệm này hiện diện và hiệu quả, thông qua việc Giáo Hội cử hành hy tế Thánh Thể, vốn được chính Chúa Kitô thiết lập nên.

Mầu nhiệm biến thể bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô được bao hàm trong cả ba lời tung hô, vì sự biến thể này làm nền móng cho việc tưởng nhớ các mầu nhiệm khác. Tuy nhiên, chỉ có lời tung hô thứ hai (B) thực sự nhắc đến bánh và rượu.

Một sự nhắc đến việc Chúa quang lâm cũng được đưa vào như là thời điểm tột đỉnh của lịch sử cứu độ.

Lời tung hô đầu tiên (A), "Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”, phát sinh từ 1 Cr 11, 26. Nó đã được tìm thấy trong dạng thức này trong một số nghi lễ phụng vụ Đông phương cổ, chẳng hạn như nghi lễ thánh Giacôbê.

Lời tung hô thứ hai (B), "Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến”, cũng phát sinh từ 1 Cr 11, 26, nhưng bao gồm một sự nhắc đến bánh và rượu.

Lời tung hô thứ ba (C), “Lạy Chúa Cứu Thế, Chúa đã dùng thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con” (cả ba là theo bản dịch của Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam), là một lời soạn thảo mới, và dựa vào văn bản của Kh 5, 9 và 1 Pr 1, 18.

Một số tác giả đã phàn nàn rằng các bản văn này phản bội lại truyền thống phụng vụ cổ, vốn luôn luôn và chỉ thưa với Chúa Cha trong Kinh nguyện Thánh Thể.

Trả lời cho lời phàn nàn này, người ta cần nhận xét trước tiên rằng các lời tung hô, nói một cách chặt chẽ, không phải là một phần của Kinh Nguyện Thánh Thể. Thật vậy, nếu một linh mục cử hành thánh lễ một mình hoặc đồng tế với các linh mục hiện diện mà không có giáo dân, thì cả lời "Đây là Mầu nhiệm đức tin" và lời tung hô đều không được đọc.

Thứ đến, việc chuyển thưa từ Chúa Cha qua Chúa Con là tương đối phổ biến trong kinh nguyện và thánh thi, vốn phù hợp với toàn cộng đoàn phụng vụ, chẳng hạn "Xin Chúa thương xót chúng con” (Kyrie-Christe eleison), Kinh Vinh Danh (Gloria), và "Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con”. Bên ngoài thánh lễ, thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (Te Deum) cũng có một đoạn như vậy.

Về việc sử dụng các lời tung hô sau Truyền Phép, tôi có thể nói rằng vị linh mục, cùng với người phụ trách thánh nhạc, có thể chọn lời tung hô nào xét là phù hợp hơn cho lễ cử hành, do các sắc thái thần học đặc biệt được ghi nhận như trên đây.

Do đó như một gợi ý, mặc dù không phải là ưu tiên chính thức, tôi sẽ nói rằng lời tung hô thứ hai (B) xem ra là phù hợp nhất cho các thánh lễ nhấn mạnh đến phép Thánh Thể, chẳng hạn lễ Mình Máu Thánh Chúa (Corpus Christi). Lời tung hô thứ nhất (A) hoặc lời tung hô thứ hai (B), vốn nhắc đến việc Chúa quang lâm, dường như là tốt nhất cho một lễ trọng như lễ Thăng Thiên. Lời tung hô thứ ba (C), với sự hấp dẫn của nó đối với sự cứu độ, có thể là hiệu quả hơn cho các Thánh Lễ nhấn mạnh chủ đề sám hối đền tội. (Zenit.org 27-8-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đối thoại năm đức tin: Thiên Chúa chỉ là hình ảnh con người tạo ra ?
Lm. Đan Vinh
08:56 28/08/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN

VẤN ĐỀ 11: Thiên Chúa chỉ là hình ảnh con người tạo ra. Nói cách khác, con người đã tưởng tượng ra một vị Thiên Chúa, rồi gán cho Thiên Chúa những gì thấy nơi chính mình. Thực sự ngoài con người không còn một thần thánh nào cả.

TRẢ LỜI:

1.LỜI CHÚA: “Thiên Chúa là Tình Yêu : Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).

2.TRÌNH BÀY:

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Một số người quá đề cao con người: chỉ công nhận những gì có thể cảm nghiệm được trong con người, và không nhận những thực tại siêu nhiên ngoài con người. Từ đó, họ phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và giải thích mọi sự theo lăng kính tự nhiên của con người:

- Hégel (1770-1831): Một triết gia người Đức thuộc trường phái duy tâm, do chịu ảnh hưởng của lối giải nghĩa Thánh Kinh tự do theo ý riêng cá nhân của đạo Tin Lành, nên ông đã đi đến chỗ phủ nhận sự mặc khải của Thiên Chúa. Theo Hégel: Thực sự không có một Đấng nào khác gọi là Thiên Chúa ở ngoài con người cả. Thánh Kinh cũng không phải do sự mặc khải của Thiên Chúa như nhiều người lầm tưởng, mà chỉ là một lối tự thức của con người. Con người đã nói về mình mà cứ tưởng là do Thiên Chúa mặc khải về bản tính Ngài. Nói cách khác: con người đã gán cho một vị Thiên Chúa mà họ tưởng tượng ra những gì thấy có nơi chính mình. Tư tưởng của Hégel về Thiên Chúa tương tự như câu nói của một triết gia Hy Lạp cổ điển ngày xưa. “ Nếu bò và ngựa biết tạc tượng thì chúng sẽ tạc tượng thần linh theo hình bò, ngựa”.

- Ludwig Feuerbach (1804-1872): còn đi xa hơn trong việc chối bỏ sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa. Theo ông: con người nhận thấy mình có khả năng nhận biết, có sức hoạt động, có khả năng yêu đương…Nhưng những điều ấy ở nơi con người đều hạn hẹp và gặp những trở ngại không sao trở nên hoàn hảo được. Từ đó, con người đã quan niệm rằng: Phải có một vị Thiên Chúa có tất cả những khả năng ấy và có một cách hoàn hảo vô cùng, quyền phép vô cùng và là hiện thân của tình thương…cũng chỉ là bản tính của con người được tuyệt đối hóa. Nếu công nhận một vị Thiên Chúa như thế tức là con người đã đánh mất bản tính làm người của mình và sẽ ở trong tình trạng bị vong thân. Vậy, muốn làm người hoàn toàn thì cần phải phủ nhận Thiên Chúa.

- Friedrich Nietzsche (1844–1900): Một triết gia người Phổ Nietzsche, tác giả thuyết siêu nhân, cũng chia sẽ lập trường của hai triết gia nói trên khi ông mạnh dạn tuyên bố: “Thiên Chúa đã chết, tôi đã giết chết Thiên Chúa.” Theo ông đã đến lúc con người phải sống đời người của mình, tự nắm lấy vận mệnh của mình chứ đừng tin nhảm, quá ỷ nại vào một quyền lực siêu phàm nào khác ở ngoài mình: “ Hẳn bạn biết rõ, con quỷ hèn nhát trong người bạn chỉ thích chắp tay và khoanh tay nhìn, và muốn sống một đời sống dễ dãi hơn. Con quỷ hèn nhát ây bảo bạn: có Thiên Chúa”.

- Jean-Paul Sartre (1905–1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, một triết gia hiện sinh vô thần, cũng đồng tư tưởng phải phủ nhận Thiên Chúa để con người thực sự làm người: “Nếu có Thiên Chúa, con người là số không”. Theo ông: con người hãy chú ý đến đời sống hiện tại, đời sống của một con người xứng đáng. Ông noi: “ Alleluia, không có trời nữa, không có địa ngục nữa mà chỉ còn có trái đất”.

- Maurice Merleau-Ponty (1908-1961): “Đưa cái tuyệt đối vào trung tâm tư tưởng của loài người là làm cho mọi hoạt động của tư tưởng bị dừng lại. Bởi vì con người chính là đấng tối cao của con người” (Karl Marx). Bởi thế, cần phải thu hồi tất cả nghị lực của nhân loại đã hoài công hướng về một vị Thiên Chúa không tưởng, chỉ là sự phóng rọi mối nhớ tiếc của chúng ta, chỉ là rác rưởi của mơ mộng hão huyền (Edmond Rostand). Phải đem lại cho con người sự giải phóng khỏi tình trạng bị tôn giáo hóa, phải để cho con người ý thức được sự cao cả của họ, sự can đảm của thân phận kiếp người.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Thực ra, tư tưởng của các triết gia nói trên thiếu tính khách quan. Do muốn đề cao con người cách tuyệt đối, nên đã đi đến quyết tâm phủ nhận Thiên Chúa, trình bày Thiên Chúa một cách lố bịch: coi Thiên Chúa như một ông chủ độc đoán hà khắc mà con người phải hoàn toàn bị lệ thuộc như tôi tớ phải lệ thuộc vào ông chủ. Ông chủ Thiên Chúa ấy lại quá tham lam khi chiếm đoạt cho mình mọi sự vật, kể cả con người. Thiên Chúa lại còn chà đạp các tạo vật của mình cách thích thú như một bạo chúa độc ác bất công. Từ đó họ đi đến kết luận: con người cần phải vùng lên lật đổ Vị Thiên Chúa độc đoán ấy để giành lại quyền làm chủ cuộc đời của mình. Nhưng thử hỏi: Thiên Chúa mà các tín hữu tôn thờ có phải là ông chủ hà khắc mà các triết gia vô thần đã tưởng tượng như trên hay không ? Bản tính của Ngài ra sao ? Và con người làm thế nào để biết được bản tính ấy của Thiên Chúa ?

1.Người tín hữu phủ nhận lối trình bày lố bịch về Thiên Chúa: Thiên Chúa của chúng ta tôn thờ là một Đấng hiện hữu thực sự, siêu việt, là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra vạn vật và con người chứ không phải con người đã sáng tạo ra Thiên Chúa và tưởng tượng ra các thuộc tính của Ngài. Con người không bao giờ có thể chiếm địa vị của Thiên Chúa vì họ luôn ý thức mình có những giới hạn không thể vượt qua được như: tội ác, đau khổ, bất công, bệnh tật và cái chết…

“Mặc dù loài người không tin Thiên Chúa nữa, Thiên Chúa cũng không vì thế mà không hiện hữu” (Graham Henry Greene). Nhiều người muốn bắt được quả tang Thiên Chúa đang hiện hữu.

Một số nguồn tin đã khẳng định rằng: vào ngày 12/04/1961, phi hành gia Yuri Gagarin của Liên Xô, sau khi lái chiếc phi thuyền Vostok 1 (Phương Đông) ba vòng trở về mặt đất đã phát biểu: “Tôi đã lên tận chín tầng trời nhưng không thấy Thiên Chúa đâu cả!”.

Tuy nhiên, ngày nay người ta cho rằng: không có lời nào như vậy xuất hiện trong hồ sơ theo nguyên văn của cuộc trò chuyện của Gagarin. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, Đại tá Valentin Petrov người bạn thân của Gagarin nói rằng các phi hành gia không bao giờ nói những lời như vậy, và cho biết lời nói trên có nguồn gốc từ Nikita Khrushchev: Tại Hội nghị của Ủy ban Trung ương Liên Xô về chiến dịch chống tôn giáo, trong đó nói rằng: "Gagarin bay vào không gian, nhưng không nhìn thấy Thiên Chúa đâu cả". Valentin Petrov còn cho biết thêm: Gagarin đã được chịu phép rửa tội gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống ngay từ khi còn bé. Một bài viết trên tạp chí Foma 2011 cũng trích dẫn lời của vị đứng đầu Giáo Hội Chính thống thành phố Sao nói: "Gagarin đã cho con gái cả của ông là Yelena chịu phép rửa tội ngay trước chuyến bay vào không gian của ông, và gia đình ông vẫn mừng lễ Giáng Sinh và Phục Sinh hằng năm và có trang trí các biểu tượng tôn giáo trong nhà”. (Nguồn: Wikipedia, bách khoa toàn thư).

Theo thánh Tôma: “Thiên Chúa không hiển nhiên. Nếu Thiên Chúa hiển nhiên thì đã chẳng còn ai dám phủ nhận Ngài. Thiên Chúa vẫn luôn hiện hữu, nhưng Ngài hiện hữu qua các dấu vết của Ngài để lại trong thiên nhiên. Khi thấy một vết chân trên mặt cát ẩm ướt ngoài bãi biển, ta dễ dàng nhận biết một người hoặc một vật nào đó vừa đi qua, thì khi nhìn vào những thực tại tốt đẹp, các thiên thể trong vũ trụ chuyển động cách trật tự và vô cùng chính xác… ta có thể nhận ra có bàn tay Thiên Chúa đã sáng tạo và an bài mọi sự. Vì thế, con người có trí khôn thuộc bất kỳ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu… cũng đều công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhà hiền triết Platon của Hy Lạp cổ đại đã nói: “Tất cả những ai có một chút trí khôn đều kêu cầu thần linh lúc khởi sự công việc của họ, bất luận việc to hay việc nhỏ”. Cicéron, một đại văn hào La Mã cũng quả quyết rằng: “Không một dân tộc nào dù thô lỗ man rợ đến đâu mà lại không tin có thần linh, dù rằng họ có thể bị nhầm lẫn về bản tính của ngài”. Các nhà thám hiểm, các vị thừa sai đã đi truyền giáo khắp nơi trên thế giới đều có chung một nhận định: khắp năm châu bốn bể và mọi nơi trên mặt đất, các dân tộc đều tin nhận Thượng Đế, cho dù quan niệm về Ngài có khác nhau. Do đó, người ta thường định nghĩa: “Con người là một con vật có tôn giáo”.

2.Nhưng bản tính Thiên Chúa ra sao ? Phải chăng Ngài cũng có những tâm tình của loài người, cũng yêu, buồn, giận, ghét… như một con người ?

Có người chủ trương: Thiên Chúa bất khả tri và người ta không thể biết điều gì về Ngài, vì không thể trông thấy, sờ thấy hoặc đem Thiên Chúa ra thí nghiệm được, nên những điều người ta tưởng nghĩ về Thiên Chúa đều không đúng, mà chúng chỉ là những thuộc tính của con người được gán cho Ngài mà thôi, như có người đã quả quyết: “Tất cả những gì người ta nói về Thiên Chúa đều không phải là Thiên Chúa”.

Thực ra, con người tuy không hiểu biết hoàn toàn về Thiên Chúa, nhưng vẫn có thể hiểu biết phần nào về bản tính của Ngài, nhờ sự quan sát, suy luận và nhất là nhờ mặc khải của Ngài được ghi chép trong Thánh Kinh:

a)Nhờ trí khôn suy luận: Với lý trí tự nhiên người ta cũng có thể nhận ra phần nào về bản tính của Thiên Chúa, khi quan sát những dấu tích Ngài để lại trong vũ trụ thiên nhiên và nơi con người. Khi tìm hiểu về Thiên Chúa người ta thường theo hai phương pháp như sau:

Phương pháp tiêu cực: gạt bỏ ra khỏi bản tính Thiên Chúa những gì là khuyết điểm, thiếu sót tìm thấy nơi tạo vật.

Phương pháp tích cực: Qui về cho Thiên Chúa tất cả những gì là hoàn hảo, tốt đẹp tìm thấy nơi mọi thụ tạo, sau khi đã nhân lên cấp độ tuyệt đối.

Sự suy luận về bản tính Thiên Chúa nói trên tuy không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng là điều hợp lý. Thực vậy, người ta thường nói: “xem quả biết cây”: Nhìn một chiếc xe hơi ta có thể nhận biết phần nào về tài năng và tính tình của viên kỹ sư sáng chế, hoặc của các người thợ đã thi công lắp ráp: Tài giỏi nhiều hay ít ? Làm việc cẩn thận hay bừa bãi ? Kỹ thuật lắp ráp lành nghề hay đang tập việc ?... Thế thì khi nhìn vào vũ trụ thiên nhiên trong toàn thể cũng như từng chi tiết, chúng ta lại không nhận ra trí thông minh và tài năng siêu việt của Đấng Hóa Công hay sao ? Sau đây là một số ưu phẩm của Thiên Chúa được loài người nhận biết nhờ trí khôn suy luận từ thiên nhiên:

+Thiên Chúa có ý chí: Chúng ta biết rằng tất cả mọi hoạt động đều phải do ý chí điều khiển, vì nếu không muốn thì làm sao có hành động ? Vậy mà vũ trụ là tạo vật của Thiên Chúa lại luôn chuyển động, nên dĩ nhiên sự chuyển động ấy đòi phải do một ý chí điều động. Từ đó suy ra Thiên Chúa phải có ý chí.

+Thiên Chúa là Đấng thông minh: Chúng ta cũng biết rằng: ngẫu nhiên chỉ sinh ra hỗn loạn, và ở đâu có trật tự thì ở đó đã phải có một trí khôn sắp xếp. Thế mà khi nhìn vào vũ trụ, chúng ta thấy có một trật tự lạ lùng: đâu đâu cũng do định luật chi phối hoạt động cho hài hòa với nhau theo một định hướng chung. Chẳng hạn: Thành phần của không khí gồm 21% dưỡng khí, 78% đạm khí và 1% các khí chất khác. Nếu thay đổi thành phần đó thì sẽ gây ra nhiều rắc rối cho các sinh thực vật. Thế mà từ xưa tới nay vẫn có một sự xếp đặt để các thành phần trong không khí nói trên ổn định không chút thay đổi. Nói xếp đặt, lề luật, trật tự… tức là nói đến trí thông minh vậy. Từ đó, chúng ta suy biết: Thiên Chúa là Đấng thông minh.

+Thiên Chúa là Đấng vô cùng: Vũ trụ mà mắt ta có thể quan sát được thực bao la: càng ngày với những viễn vọng kính tối tân hơn, người ta lại càng nhìn được xa hơn và càng thấy sự mênh mông vô tận của vũ trụ nhiều hơn. Ngay trái đất chúng ta đang sống thật là to lớn biết bao! Thế mà mặt trời còn lớn hơn trái đất tới 1.300.000 lần! Một ngôi sao gần chúng ta nhất cũng cách xa tới 4 năm rưỡi ánh sáng (4,5 x 9.460 tỷ km). Ngày nay người ta đã biết được những tinh tú cách chúng ta hàng tỷ quang niên. Thế mà cho đến nay các nhà bác học vẫn chưa biết hết những giải ngân hà trong vũ trụ. Càng ngày người ta càng khám phá thêm có những giải ngân hà mới, mỗi ngân hà có từ 50 đến 80 tỷ ngôi sao: Hơn nữa, đâu đâu chúng ta cũng thấy có sự xếp đặt trật tự, từ cái cực to đến cái cực nhỏ. Thế thì Đấng tạo dựng nên vũ trụ với những đặc tính vô cùng lớn lao kỳ diệu như vậy cũng phải có ý chí và trí thông minh vô cùng.

+Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng: Nghĩa là Thiên Chúa không phải là vật chất. Ngài không có hình hài thể xác như loài người nên chúng ta không thể thấy Ngài như thấy một vật thể hữu hình được. Thiên Chúa không phải vật chất vì Vật chất thì không hoàn hảo và có thể đổi thay, đang khi Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo nên không thể đổi thay, không thể thêm bớt gì nữa. Do đó, có thể quả quyết Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng vô hình.

+Thiên Chúa là Đấng toàn năng: Nghĩa là Ngài làm được mọi sự. Ngài muốn thế nào thì lập tức xảy ra như vậy. Ngài có thể sáng tạo ra trăm ngàn vũ trụ khác hoặc tiêu hủy tất cả mọi vật đang hiện hữu cách dễ dàng. Chính vũ trụ bao la vô tận, do những định luật lạ lùng chi phối từ các thiên thể lớn nhất đến các nguyên tử nhỏ nhất là bằng chứng về sự toàn năng của Ngài.

+Thiên Chúa ở khắp mọi nơi: Nghĩa là không nơi nào không có Thiên Chúa. Vì Chúa thiêng liêng và toàn năng nên Ngài hiện diện ở mọi nơi. Ngài hiện diện bằng quyền năng để gìn giữ và an bài cho mọi sự xảy ra đúng theo ý Ngài. Do đó Ngài có mặt ở khắp mọi nơi.

+Thiên Chúa thông biết mọi sự: Vì toàn năng và ở khắp mọi nơi, nên Thiên Chúa phải hiểu biết mọi sự. Ngay cả tư tưởng thầm kín trong lòng ta thì Ngài cũng thấu suốt hết.

Tuy nhiên, phải công nhận rằng: tất cả những ưu phẩm của Thiên Chúa do các triết gia suy luận nói trên đều không mấy chính xác. Đối với loài người: Thiên Chúa vẫn là Đấng khôn tả và chỉ mình Ngài mới có thể hiểu biết rõ ràng chính xác về mình mà thôi. Đây cũng là điều hợp lý như Hồng Y Jean Daniélou đã nói: “Một Thiên Chúa mà con người có thể hiểu biết tường tận thì chắc không phải là một Thiên Chúa chân thực” (Daniélou: Dieu et nous tr.57).

b)Nhờ sự mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh.

Để bù đắp những khuyết điểm thiếu sót trong việc dùng lý trí suy luận tìm hiểu về bản tính Thiên Chúa, con người còn có một phương cách để tìm hiểu về Ngài cách chắc chắn và không sợ bị sai lạc là Lơi Chúa mặc khải trong Sách Thánh. Thánh Kinh chính là Lời Thiên Chúa bày tỏ về bản tính và hoạt động của Ngài cho loài người như tác giả thư Do thái đã viết: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1,1-2).

Toàn bộ Kinh Thánh là lịch sử của Lời sáng tạo và cứu độ. Con người đã dần dần nhận biết về Thiên Chúa cách sâu xa và chắc chắn nhờ lời Chúa dạy hơn là nhờ trí khôn suy luận:

**CỰU ƯỚC:

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa xuất hiện như một nhân vật sống động. Ngài chủ động nối lại mối dây liên lạc với loài người đã bị tội lỗi cắt đứt từ thời nguyên tổ. Các tác giả Kinh Thánh đã dùng từ ngữ của loài người để diễn tả những chân lý siêu việt của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã hiện ra nói chuyện thân mật với ông A-đam, đã bày tỏ khuôn mặt, giơ tay… Kinh Thánh cũng diễn tả những tâm tình của Thiên Chúa giống như con người: Ngài thấy thỏa mãn trước công trình sáng tạo, giận dữ khi bị con người phản bội, hối tiếc vì đã dựng nên loài người…

Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa không phải chỉ là một Vị Thần trừu tượng, khô khan lạnh lùng như các triết gia tưởng tượng, nhưng Ngài là một nhân vật có mối bang giao thân hữu với các tổ phụ. Qua Thánh Kinh Thiên Chúa đã tự mặc khải về Ngài như sau:

-Ngài là Đấng duy nhất: Mô-sê dạy: "Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Ðức Chúa Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em" (Ðnl 6,4-5).

-Ngài là Đấng toàn năng: “Chúa chúng ta ngự trên trời, Ngài làm tất cả những gì Ngài muốn” (x. Tv 115,1-8). Ngài đã hiện ra với Mô-sê giữa sấm sét oai hùng. Tư tưởng và dự định của Ngài không ai có thể biết được.

-Ngài là Đấng chân thật: “Lời Chúa phán quả là ngay thẳng” (Tv 32). Chúa chống lại sự dối trá (x. Is 30,8-18).

-Ngài là Đấng Thánh thiện tuyệt đối: Chúa phán: “Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 11,45). Ngôn sứ Êdêkien cũng tuyên sấm lời Đức Chúa phán như sau: “Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Ðức Chúa khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng (Ed 36,23). Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt đối, nên người phàm không thể tới gần Ngài mà không kính sợ.

-Ngài là Thiên Chúa hằng hữu: “Trước khi có sông núi, trước khi trời đất sinh ra, Lạy Chúa, Chúa hằng có”; “Giavê hằng sống”; Là “Thiên Chúa đang sống” (x. Cn 8,22-31)

-Ngài hiên diện ở khắp mọi nơi: “Con lên trời thì có Chúa đó. Con xuống âm phủ thì Chúa cũng có ở đó. Nếu con bay về chân trời và nếu con đến tận cùng nước biển, tại đó cũng có bàn tay Chúa dẫn đưa con đến” (Tv 139,7-10)…

Những đặc tính ấy như đào sâu một cái hố ngăn cách sâu xa giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo, sâu đến nỗi không ai có thể lấp đầy được. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện trong chúng ta. Ngài luôn trung thành với lời đã phán hứa, và là Đấng từ bi nhân hậu: âu yếm như một bà mẹ với đứa con thơ (x. Is 49,15), ân cần lo lắng như một mục tử tốt lành đối với bày chiên (x. Ez 34,16), đam mê như một tình nhân (x. Hs 2,16.19.20)…

**TÂN ƯỚC:

“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Mầu nhiệm về Thiên Chúa mà các ngôn sứ đã đề cập đến trong Cựu Ước thì lại được mặc khải cách rõ ràng nhờ Con Thiên Chúa xuống thế làm người (x. Ga 1,14).

Thiên Chúa của thời Tân Ước do Đức Giê-su mặc khải mang nhiều ưu phẩm như sau:

-Là Cha Yêu Thương: Tác giả thư 1 Gio-an viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,16).

-Là Đấng hoàn hảo: Đức Giê-su nói: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

-Là Đấng tối cao: Ngài trổi vượt trên mọi người mọi vật như lời sứ thần truyền tin nói với Đức Ma-ri-a vê thai nhi Cứu Thế Giê-su: “Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32).

-Là Đấng toàn năng: Đức Ma-ri-a nói: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả., danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1,49); “Đối với con người thì thật là khó nhưng đối với Thiên Chúa thì khác: vì không có điều gì Ngài không làm được” (Mc 10,27).

-Là Đấng giàu lòng từ bi thương xót: Như mục tử không bỏ rơi đoàn chiên nhưng quyết tâm đi tìm kiếm từng con chiên lạc cho tới khi tìm được (x Lc 15,4), như người phụ nữ cố gắng đi tìm đồng bạc bị rơi mất (x Lc 15,8), như người cha sẵn sàng tha thứ cho đứa con bỏ nhà đi hoang và vui mưng đón nhận khi nó hồi tâm sám hối trở về (x Lc 15,20).

-Là Cha luôn quan tâm chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của con cái: Đức Giê-su dạy môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với người cha thân yêu: “Lạy cha chúng con ở trên trời” (Mt 6,9); Người cũng dạy môn đệ phải biết tin cậy phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa Cha: “Phần anh em, đừng lo tìm cho có gì để ăn, có gì để uống, và đừng băn khoăn. Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm, nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó” (Lc 12,29-30).

-Là Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Chúa Giê-su sai các môn đệ đi truyền giáo trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19; Cv 1,8)…

Như vậy, sự nhận biết các ưu phẩm của Thiên Chúa nhờ sự mặc khải của Ngài qua các ngôn sứ Cựu Ước và nhất là qua Con Một Ngài là Đức Giê-su trong Tân Ước, khác với những kiến thức do trí khôn suy luận của loài người, như Tác giả Tin Mừng Gio-an viết như sau: “Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ. Nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,17-18). Pascal cũng nói: “Chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói về Ngài cách chính xác mà thôi”.

TÓM LẠI: Thiên Chúa không phải chỉ là kết quả do trí tưởng tượng của con người. Nhờ có trí khôn, con người đã nhận biết có Thiên Chúa là Đấng đã sáng tạo nên trời đất muôn vật… và nhờ quan sát thiên nhiên, con người cũng có thể suy luận để hiểu biết phần nào sự thật về Thiên Chúa. Nhưng phải nhờ mặc khải của Thiên Chúa qua các ngôn sứ trong Cựu Ước, nhất là qua Con Một Ngài là Đức Giê-su, loài người mới hiểu biết sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa, về chương trình sáng tạo và cứu độ loài người. Rồi đến ngày tận thế, loài người chúng ta còn được hiểu biết sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa khi được gặp gỡ Ngài “diện đối diện” như lời thánh Phao-lô dạy: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương. Mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn. Mai sau tôi sẽ được biết hết như Thiên Chúa biết tôi” (I Cor 13,12).

3.THẢO LUẬN: 1)Việc nhận biết các ưu phẩm của Thiên Chúa dựa vào sự quan sát suy luận trong vũ trụ thiên nhiên có hợp lý và đầy đủ không ? Tại sao ? 2)Chúng ta cần dựa vào đâu để hiểu biết chính xác đầy đủ về bản tính Thiên Chúa ? 3)Muốn được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa ban qua Đức Giê-su, các tín hữu phải làm gì ?

4.LỜI CẦU:

Lạy Thiên Chúa Cha giầu lòng từ bi thương xót. Cha đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật, trong đó có loài người chúng con. Cha thấu suốt tâm can và lòng trí chúng con. Cha nhìn thấy mọi tư tưởng, lời nói việc làm của chúng con. Giờ đây chúng con xin dâng lên Cha tâm tình biết ơn và xin phó thác cả cuộc đời chúng con trong bàn tay quan phòng yêu thương của Cha. Xin Cha đổ đầy Thần Khí xuống trên chúng con, để nhờ ơn Thánh Thần, chúng con có thể tin thờ Cha và luôn sống hiếu thảo đẹp lòng Cha. Chúng con cầu xin Cha, nhờ Đức Ki-tô Con Cha và là Chúa chúng con.- AMEN.

LM ĐAN VINH
 
Văn Hóa
Lá thư Canada: Làng Tôi Mùa Hè
Trà Lũ
21:19 28/08/2013
Lá thư Canada: LÀNG TÔI MÙA HÈ

Những ngày cuối hè, nắng vàng rực rỡ, đẹp tuyệt vời. Ai cũng cố ra ngoài trời càng nhiều càng lâu càng tốt. Không ai bảo ai, các bà mẹ dẫn con ra chơi ngoài công viên hình như ầm ĩ hơn và vui hơn. Tôi nghe thấy một bà mẹ nói với con : Chơi mạnh đi, vài tuần nữa là hết chơi ở đây, vài tuần nữa là học kỳ mới… Không ai bảo ai, các cụ cao niên đi công viên cũng đông hơn, tập tai chi và phơi nắng hè cũng lâu hơn. Xin cho tôi được ca lại điệp khúc thời gian qua nhanh : Mới đó, mới ngày nào vui mừng khi nhìn thấy cụm hoa lily nhú đầu lên qua lớp tuyết đang tan báo tin mùa xuân đang tới, mới đó, mới ngày nào reo ầm lên khi thấy những hạt rau kinh giới tía tô đã nở lá non, thế mà rẹt một cái, tiệm hoa đầu ngõ đã bắt đầu bày bán hoa cúc. Nàng Cúc báo tin thu đấy các cụ ơi.

Cuối tuần qua, trên đưòng đi uống cà phê với các nhà quân tử trong làng, tôi gặp một em bé hàng xóm cỡ chừng 9 tuổi, tôi hỏi nó có thấy thời gian đi nhanh không thì nó lắc đầu : thời gian đi chậm qúa! Tôi đem việc này trình với các đấng quân tử trong nhóm thì ai cũng gật gù : Thì mình ngày xưa còn bé cũng y như thế, chờ hoài mà không thấy tết đến, chờ hoài mà ngày nghỉ hè vẫn còn xa lắc. Nói gì đâu xa, chính bọn mình đây nè, tháng Tám năm ngoái giờ này đang ầm ĩ hò hét với các trận đá banh bên Âu Châu, thế mà nháy mắt một cái đã một năm . Các cụ còn nhớ phe liền ông chúng tôi có thói quen buổi sáng đi bộ rồi gặp nhau ở quán cà phê Starbucks này chứ.

Trong lúc các triết gia chúng tôi luận về ý nghĩa thời gian thì cái điện thoại cầm tay của ông ODP reo. Các cụ có biết ai gọi không? Thưa, cụ Chánh tiên chỉ làng, cụ mời cả làng đến xơi cơm. Cụ bảo cái vườn rau thơm nhà cụ đang mời gọi chúng ta.

Và bữa ăn vui vẻ và thân ái đã đến. Chị Ba Biên Hòa giúp cụ Chánh làm món bánh xèo đãi cả làng. Đây là món người Nam nên Chị Ba làm rất lẹ và thành thạo. Chị pha bột với nước cốt dừa, đậu xanh đã ngâm nước qua đêm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng gà, muối, đường, chút nghệ tươi. Nhân bánh thì thịt bằm, tôm tươi bóc vỏ, củ sắn,, nấm rơm. Chị nêm qua với nước mằm rồi xào chín. Bác chảo lên bếp, quệt một vành dầu ăn, dầu nóng bốc khói thì múc bột đổ vào. Một tiếng xèo phát ra sao mà nghe nó thân yêu làm sao, tiếng xèo này đã được dùng đặt tên cho món này đây. Rồi Chị Ba dàn mỏng lớp bột lên khắp mặt chảo, rồi cho nhân, rồi đậy nắp. Chừng hai phút sau chị gập đôi cái bánh lại, rồi từ từ gắp cái bánh vàng ngậy đang bốc khói ra đĩa. Mời các cụ xơi bánh cho nóng. Xin cụ ăn kèm với các loại rau thơm vườn cụ Chánh nha. Mời cụ chấm với nước mắm chanh ớt tỏi nước dừa. Chao ơi, trong miệng là một tổng hợp các tinh hoa của mùa hè 2013. Sao mà ngon và hạnh phúc thế này. Cụ nhớ nhậu với bia lạnh nha.

Cụ B.95, gốc Bắc Kỳ đặc, được ăn món Nam Kỳ này thì thích lắm. Cụ bảo ăn thật mà như ăn chơi. No bụng mà không thấy nặng bụng, chứ ăn món Bắc kỳ thì bao giờ cũng phải ăn với cơm, ăn no là nặng bụng liền.

Ông ODP ăn xong hai điã bánh và uống cạn một ly bia rồi mới lên tiếng. Rằng ông mới đọc được một câu chuyện nhiều ý nghĩa trên báo. Không biết ai là tác giả. Bài viết hay lắm, nó nói lên cái giá của đồng tiền luân lưu. Đọc xong thì ông biết đây là phép lạ của đồng tiền. Rõ ràng nó là 100 được trả cho bao nhiêu dịch vụ, nhưng không ai cầm được nó và bỏ nó vào túi cất đi. Chủ nó lấy ra, rồi chủ nó lấy lại, bỏ vào túi, rồi ra đi.

Chuyện bắt đầu thế này : Ở một thị trấn đìu hiu bên bờ Biển Đen, trong một thời kỳ khó khăn, ai cũng nợ nần, mua vay bán chịu. Bỗng có một du khách giàu có tìm đến. Ông bước vào khách sạn duy nhất của thị trấn. Ông móc túi lấy ra tờ 100 mỹ kim đặt lên bàn rồi đòi lên lầu chọn phòng. Chủ khách sạn liền cầm ngay tờ 100 đi trả nợ cho anh hàng thịt. Anh hàng thịt đem trả ngay cho ông nuôi heo. Ông nuôi heo đem trả ngay cho hàng bán thực phẩm và chất đốt. Ông thực phẩm đem trả ngay cho cô điếm mà ông vẫn nợ. Cô điếm đem trả ngay cho ông chủ khách sạn về những lần mướn phòng tiếp khách. Ông chủ khach sạn cầm tờ 100 để lại chỗ cũ. Đúng lúc đó, ông du khách từ trên lấu xuống. Ông lắc đầu vì ông không chọn được cái phòng nào ưng ý. Ông du khách cầm tờ 100 lên, bỏ vào túi, ra xe, rời thị trấn.

Ông ODP đọc xong bài báo thì hỏi mọi người: Đây là tiền thật hay tiền ma?

Anh John trả lời : Tôi cũng có nghe chuyện này. Mấy nhà bình luận kinh tế bảo đây là phép mầu của đồng mỹ kim mà Hoa Kỳ đang xài trên khắp thế giới.

Phe các bà thốt lên : Rõ ràng tờ 100 đã xóa được bao nhiêu nợ nần rồi nó biến mất, nghe hấp dẫn mà chúng tôi không hiểu gì cả.

Bà cụ B.95 lên tiếng : các bác thông thái như vậy mà không hiểu thì lão già nhà quê Bắc Kỳ này làm sao hiểu nổi. Thôi, anh John đâu, anh kể chuyện thời sự đi, chuyện thời sự là chuyện có thực, vừa xảy ra nên tôi hiểu.

Anh John bèn kể ngay, nghề của chàng mà.

Chuyện thứ nhất là Canada đang chuẩn bị đặt ống dầu từ tỉnh bang Alberta miền tây sang tới tỉnh bang New Brunswick miền đông, dài 3 ngàn cây số. Chắc các cụ còn nhớ mấy năm trước người ta khám phá ra những bãi cát mênh mông ở Alberta là loại cát chứa dầu. Cứ cho cát này vào máy là xăng dầu chảy ra. Hoa Kỳ ban đầu đã muốn mua loại cát dầu này và đã có kế hoạch dẫn cát từ Alberta xuống tới Vịnh Mexico. Nhưng rồi các cố vấn tối cao của tổng thống Obama chê, không biết chê về giá cả hay về chất lượng nên dự án này bị dẹp. Canada bèn cười bảo không sao, rồi thay vì chuyển dầu cát này xuống Mỹ thì bây giờ Canada cho chuyển sang miền đông, tới tận bờ Đại Tây Dương. Nơi đây sẽ lọc dầu rồi bán cho khối Âu Châu và Á Châu. Kế hoạch đặt ống này tốn 12 tỷ đô la, mỗi ngày chở được 1 triệu thùng cát. Đường ống này tạo ra bao nhiêu việc làm và thu vào ngân sách quốc gia bao nhiêu là tiền.

Chuyện thứ hai là chuyện Caribana. Đây là chuyện rất đặc biệt. Các cụ biết ở Trung Mỹ có một hệ thống quần đảo rất lớn, gồm rất nhiều quốc gia lớn nhỏ, dài hơn 3 ngàn cây số. Nơi này quen gọi là Caribbean Islands hay West Indies, ban đầu đây là đất của dân Da Đỏ. Thế kỷ 18 và 19, dân da trắng Âu Châu sang chinh phục và họ bắt dân da đen nô lệ ở Phi Châu sangđây khai thác mía và dừa. Dân toàn vùng gồm da trắng pha với Da Đỏ pha với da đen nên da của họ nói chung có màu nâu nhạt, và máu của ho nhiều chất nhảy múa. Vì quần đảo Trung Mỹ này gồm nhiều quốc gia nên họ không biết chọn nơi nào thích hợp để họp nhau múa hát. Họ đi tìm và cách đây ít lâu họ đã quyết định chọn thành phố Toronto của Canada làm nơi tổ chức đại hội hàng năm. Đại hội này mang tên Caribbean Carnival, hay tên vắn là Caribana. Năm nay là Caribana lần thứ 46. Dân Trung Mỹ kéo lên Toronto gần một triệu người. Tuần lể đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Toronto đã đầy người Trung Mỹ. Nước da họ nâu nhạt, họ nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Ngày khai mạc, đoàn diễn hành dài gần 4 cây số. Các cụ mở Google lên mà coi. Chao ơi là đông, là đẹp, là mầu sắc, là ầm ĩ. Liền ông liền bà con nít đều vẽ khắp người những hình xanh đỏ tím vàng, y phục hở vai hở bụng. Họ đội những cái mũ to vành kết bằng lông chim sặc sỡ. Họ đeo những đôi cánh khổng lồ như cánh chim.

Caribana đã thu hút bao nhiêu là du khách khắp thế giới. Các cụ muốn biết văn hóa Trung Mỹ, xin mời các cụ tháng Tám sang năm, giữa hè, đến dự lễ hội truyền thống này nha.

Còn ở Monteral miền tây của Toronto, đầu tháng Tám cũng ồn ào náo nhiệt lắm. Ngày 3 tháng 8 có Đại Hội Thời Trang, The Montreal Fashion & Design Festival, thu hút hơn nửa triệu du khách. Cả thành phố biến thành những diễn đài trưng bày thời trang Canada và thời trang thế giới. Ban tổ chức cho biết đã có 75 thương hiệu tham dự, và có 50 xuất biểu diễn lớn nhỏ. Khu đường McGill College Avenue luôn luôn đầy nghẹt người. Đó là đầu tháng Tám. Cuối tháng Tám sang đầu tháng Chín là Đại Hội Phim Ảnh Thế Giới, Festival des Films du Monde, với 80 nước góp mặt. Đại hội này sẽ phát 3 giải thưởng lớn : phim hay nhất do khán giả chọn, phim tài liệu giá trị nhất, phim ngắn Canada hay nhất.

Thánh Tám là tháng văn hóa ngoài trời, khắp nơi. Toronto và Montreal mới chỉ là 2 nơi điển hình mà thôi.

Nhân nói tới chuyện văn hóa, anh H.O. bèn khoe với cả làng : Tôi ở Canada hơn 30 năm mà nay mới vừa tìm ra thần tượng ca nhạc của tôi ngày xưa. Tôi nghe bác ODP bảo cần tin gì thì cứ mở Google là có hết. Tôi đã mở, đã tìm và đã thấy thần tượng của tôi. Xin cám ơn Bác ODP, xin cám ơn Google. Cách cụ biết ngày xưa, hồi đầu thập niên 1960, tôi mê tiếng hát của ai không? Thưa tiếng hát Lệ Thanh. Lúc đó đã có Thái Thanh, Thanh Thúy, Khánh Ngọc, nhưng tôi không mê bằng Lệ Thanh. Cứ tối thứ Bảy là tôi có mặt ở phòng trà Anh Vũ đường Bùi Viện Saigon. Sao mà tiếng hát cô Lệ Thanh hay đến thế. Nghe nửa bài đầu thì tôi mở to mắt nhìn cô, nửa bài sau thì tôi nhắm mắt để chỉ tập trung vào tiếng hát. Chao ơi, tôi đã bị hớp hồn. Tiếng hát của cô có nét rất đặc biệt, có chút gì như nghẹt mũi, bị cảm. Cô đang làm nhiều người say mê như vậy thì đùng một cái cô ngưng, cô lấy chồng và dứt khoát thôi hát. Cô đã làm bọn tôi hụt hẫng. Tưởng là mất tiếng hát của cô vĩnh viễn, ai dè, qua Google tôi tìm ra cô. Các bài hát của cô ngày xưa có ghi vào đĩa nhựa, nay đã được đem ra. Chao ơi là sung sướng. Không ngờ cô hát nhiều bài như vậy. Ngày xưa ở Quán Anh Vũ, bọn cây si chúng tôi chỉ được nghe có mấy bài , như Viễn Du, Ai lên xứ hoa dào, Lên xe tiễn em đi… Xin chào mừng thần tượng Lệ Thanh.

Ông ODP cho biết ; Ngày xưa ông cũng thích tiếng hát Lệ Thanh. Nghe đâu hiện nay cô đang sống ở Montreal, Canada. Nghe nói chồng cô là một bác sĩ. Cô đã con đàn cháu đống rồi. Ông ODP bảo anh H.O. không được kêu là Cô Lệ Thanh nữa mà là Bà Lệ Thanh hay Cụ Lệ Thanh nha.

Rồi ông còn mách thêm : Anh khỏi mất công tìm kiếm. Hễ lên Montreal thì tìm gặp BS Trần Văn Dũng. BS Dũng rất nổi tiếng ở miền đất nói tiếng Pháp này, ông là người rất tha thiết với các sinh hoạt cộng đồng, nhất là với giới y sĩ. Cứ hỏi BS Dũng là có thể tim ra cô Lệ Thanh. BS Dũng cũng là một MC tầm cỡ ở Montreal. Ông rất nhiều máu tếu. Báo Y Sĩ vừa qua đã đăng một chuyện cười của BS Dũng, như sau : Ông có một người bạn thân lâu ngày mất liên lạc. Rồi tự nhiên do duyên may ông tìm ra. Khi biết được số điện thoại của người bạn là 254-3508 thì ông gọi ngay và câu đầu tiên ông bảo bạn : Sao mày ở dơ dáy như vậy? Người bạn kinh ngạc hỏi lại : Sao mi nói thế ? Bác sĩ Dũng trả lời ngay : Thì con số điện thoại của mày bảo tao như vậy. Này nha, con số của mày là 254-3508 thì ai cũng đọc là ‘2 năm bón, 3 năm không tắm.’ Đúng không nào? Ông vui và tếu thế đấy các cụ ạ.

Ai nghe câu chuyện này cũng phá ra cười. Chị Ba Biên Hoà gốc Miền Nam thì cười ngặt nghẽo mãi mới thôi.

Nhân nói tới Hội Y Sĩ VN ở Montreal, bồ chữ ODP kể tiếp : Tôi là độc giả thường xuyên của Báo Y Sĩ. Báo này rất trí thức. Tôi quen cả ban biên tập, trong đó có BS Dũng vừa nói, lại có cả BS Trần Mộng Lâm, BS Nguyễn Thanh Bình, hai cây bút tếu nhất của tờ báo. Mấy tháng trước, BS Lâm đã viết một bài bàn về tương lai của con cháu chúng ta, tác giả lo lắng không biết rồi đây chúng còn có trái tim và tâm hồn VN nữa không. BS Lâm nói tới cây tre, chúng ta là cây tre, nhưng liệu cây tre già có sinh ra măng non không hay là đẻ ra cây chuối, vì cây chuối mới sinh ra trái chuối. mà trái chuối thì vỏ bên ngoài màu vàng ruột bên trong màu trắng. Con cháu chúng ta hiện nay là trái chuối. Da chúng màu vàng, nhưng lòng chúng màu trắng, màu Canada tuyền. Làm sao bây giờ? Đây là một câu hỏi lớn, phải không các cụ.

Nghe tới đây, ông ODP thấy cả làng im lặng. Ông sợ sự im lặng này. Ông sợ rồi bà cụ B.95 sẽ lên tiếng than nhức đầu. Ông bèn mang tiếng cười đến cho làng ngay. Phục ông này quá. Ông nói với anh John :

- Bữa trước anh nêu thắc mắc về quả trứng trong tiếng Việt. Quả trứng có lòng trắng và lòng đỏ. Theo anh, ta nói ‘ lòng đỏ’ là ta nói sai, phải nói ‘lòng vàng’ mới đúng, Xưa nay lòng trứng bao giờ cũng vàng tươi chứ có đỏ như cờ VC bao giờ đâu!

Anh John gật đầu và có vẻ sung sướng vì có người hiểu mình. Ông ODP nói đến đây rồi cười hà hà :

- Anh chủ trương quả trứng có lòng trắng và lòng vàng. Nếu theo lập luận của BS Trần Mộng Lâm trên đây, con trẻ VN ở Canada rồi đây sẽ là những trái chuối, ngoài vàng trong trắng, thì tôi thấy anh là quả trứng, rõ ràng ngoài trắng trong vàng.

Cả làng nghe đến đây thì cười và vỗ tay ầm lên. Anh John như bị choáng váng. Chị Ba Biên Hòa thì gật đầu lia lịa.

Cụ Chánh lúc này mới lên tiếng. Hình ảnh quả trứng, ngoài trắng trong vàng, chỉ anh John thì đúng qúa và ý nghĩa qúa. Cái công biến anh John ra quả trứng chính là công của Chị Ba Biên Hòa vợ anh. Làng lại vỗ tay nữa. Anh John chạy vội đến ôm Chi Ba. Du dương thế đấy, các cụ thấy chưa.

Thôi, xin ngưng chuyện trẻ em VN ở hải ngoại là quả chuối, và anh John bạn chúng tôi là quả trứng. Đây là một đề tài dài, chúng ta sẽ bàn về sau.

Tưởng là xong việc này mà lại chưa xong. Anh H.O. giơ tay xin góp thêm chuyện . Anh kể từ lúc nghe Ông ODP bảo anh John là quả trứng thì chữ ‘trứng’ ấy cứ lảng vảng trong đầu, chỗ nào cũng thấy trứng. Tôi cầm tờ tuần san Thời Báo rồi mắt hoa lên, sao lại có bài về trứng nữa thế này. Nhưng không phải, tôi bị ám ảnh nên hoa mắt, tên bài không phải là trứng mà là Trưng, bài viết về Hai Bà Trưng, tác giả là nhà văn Song Thao. Nhưng không sao, cũng tốt thôi. Bài của nhà văn viết phiếm ở đất Montreal sao mà hay thế, lại hợp với luận điệu của ông Trà Lũ nhà mình. Các cụ đã đọc bài phiếm ngày 15/8 này chưa? Nhà văn Song Thao viết về Hai Bà Trưng, viết về cuộc khởi nghĩa đất Mê Linh của hai bà năm 40 đầu dương lịch. Bà Trưng làm vua được 3 năm thì giặc Tàu đem đại quân sang tái chiếm nước ta. Con cháu Hai Bà bèn trốn giặc Tàu, đã vượt biển xuống phía nam, đã đến miền eo biển Malacca thuộc đất Indonesia ngày nay. Và các thuyền nhân con cháu của Bà Trưng đã định cư ở đây, đã sinh sôi nảy nở ở đây. Họ mang tên là Minangkabau. Họ đâu có thể ngờ được rằng, hai ngàn năm sau, những thuyền nhân VN chạy giặc CS cũng đã ghé vào đây, đảo Galang. Anh em cùng tổ VN, xa nhau 2 ngàn năm, gặp nhau mà không nhận ra nhau…

Cũng theo nhà văn Song Thao, các bảng quảng cáo ngành du lịch cũng đã xác nhận việc này. Họ viết rằng nguòi Milangbakau ở đây chính là người Việt cổ, họ đã tới đây bằng thuyền, cách đây mấy ngàn năm…

Ông ODP bèn ngắt lời anh H.O. : Tôi xin bổ túc : Tổ tiên ta gốc từ Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân. Con mẹ Âu Cơ thì lên phía bắc, một số con đã sang tới Canada và mang tên là Da Đỏ. Còn con của Cha Lạc Long Quân xuống phía nam, một số đã dùng thuyền mà sang tới Trung Mỹ, tới trước Columbus. Họ cũng được thế giới gọi là người Da Đỏ, người của miền West Indies mà anh John đã nói tới khi kể tin đại hội Caribana ở trên.

Anh H.O. xin nói thêm về người Minangkabau ở Galang có gốc VN. Rất nhiều bài nghiên cứu về sắc dân này cho biết họ theo mẫu hệ, làm nhà mái cong, làm ruộng trồng lúa, múa hát thì đội mũ lông chim giống y như người Việt cổ mà mặt trống đồng đã ghi. À, người Minangkabau còn có truyện cổ về chọi trâu phảng phất chuyện cổ VN. Rằng thuở xưa người Milangbabau có chuyện xích mích với dân bản xứ, hai bên đã mang trâu ra chọi để tìm phải trái. Trâu người bản xứ thì to như con voi, còn trâu của dân Milangkabau thì nhỏ xíu như con dê. Khi lâm trận thì chú trâu con đã chúi vào bụng con trâu lớn. Vì đầu trâu con đã được gắn giao nhọn nên trâu con đã chọc thủng bụng trâu bự và toàn thắng. Chuyện chọi trâu này giống y như chuyện chọi trâu của Trạng Quỳnh với trâu của sứ Tàu. Trâu của Trạng Quỳnh bé nhỏ mà hạ được trâu của sứ Tàu to kềnh. Những dữ kiện này rõ ràng chứng minh người Minangkabau ở Indonesia có gốc VN.

Cụ Chánh nghe đến đây thì cười hà hà. Cụ bảo nghe các bác các chú nói thì lão thấy ai cũng có lý hết và thấy dòng giống VN thật là vĩ đại. Một số con Mẹ Âu Cơ thì tiến sang tới Canada, từ mạn bắc rồi tỏa xuống phía nam, một số con Cha Lạc Long thì sang tới Trung Mỹ rồi toả lên phía bắc. Khi tới Mỹ Châu thì con cháu VN đã mang tên là Da Đỏ. Còn theo nhà văn Song Thao thì con cháu Bà Trưng, cũng là cháu chắt của Mẹ Âu Cơ, có tỏa xuống phía nam, nhưng không có đi quá xa tới Mỹ Châu mà chỉ xuống tới nước Indosenia rồi ngửng lại và phát triển ở vùng này. Đó là các chuyện ngày xưa. Ngày nay người VN vẫn tiếp nối truyền thống tỏa đi kháp nơi của tổ tiên. Sau 1975, hơn 3 triệu người Việt cũng đã tỏa ra khắp thế giới. Theo nguồn thống kê đáng tin cậy thì hiện nay mấy triệu người VN đang có mặt ở ít nhất 60 nước trên địa cầu. Người Do Thái xưa nay được tiếng là có mặt khắp nơi, nhưng so với người VN thì người Do Thái thua xa. Lão nhớ là hình như ngày xưa có một nhóm học giả đã gọi người VN là ‘người Do Thái da vàng’.

Nóí đến đây rồi cụ Chánh hỏi anh John : Anh đã thấy cái gốc VN quê vợ của anh vĩ đại chưa?

Anh John đáp ngay : Cháu đã thấy từ lâu rồi, chính vì thế cháu mới để cho vợ cháu biến màu trắng bên trong của cháu thành ra màu vàng VN là vậy.

Làng tôi vỗ tay râm ran và đều hoan hô qủa trứng John.

Cụ B.95 lên tiếng : Anh John ơi, hôm nay là ngày anh hạnh phúc qúa nha. Bây giờ tới phiên anh chia cho chúng tôi chút hạnh phúc, nào chuyện cười của anh đâu?

Hình như hôm nay anh John không chuẩn bị nên khi nghe cụ xin thì anh ra tỏ ra lúng túng. Chị Ba Biên Hòa bèn tiếp cứu ngay : Anh không cần phải suy nghĩ tìm kiếm gì, anh cứ việc kể chuyện học tiếng Việt ngày xưa là đủ làm cho cả làng cười rồi. Thế là anh có chuyện nói ngay: Hồi trước khi cháu bắt đầu học tiếng Việt, cháu thấy nhiều chỗ buồn cười lắm, bây giờ cháu nhớ gì kể nấy nha. Chẳng hạn :

- Tiếng ĂN. Lần trước cháu đã nói rồi, riêng cái kiểu nói bắt ‘ăn hình phạt’ thì buồn cười qúa, như “tao cho mày ăn cái bạt tai, ăn cái đá đít bây giờ”. Hoặc chửi ai thì bắt họ ăn cái ấy của mình, hoặc đồ dơ của mình…

- Tiếng CÀ : cà lăm, cà chớn, cà nhắc, cà khịa, cà rịch cà tàng… Tiếng cà ở đây không có lien hệ gì tới trái cà cả !

- ĐI CẦU là đi toilet chứ không có liên hệ gì tới việc đi qua cây cầu bác ngang con sông con rạch cả.

- HAI VỢ CHỒNG là một cặp gồm 1 vợ và 1 chồng, chứ không phải 2 bà một ông

- NHÀ TÔI, ngoài nghĩa đen là cái nhà vật chất của mình, còn chỉ người phối ngẫu. Tiếng này làm tôi thấy tiếng Việt thâm trầm qúa.

Mấy tiếng Việt mà tôi vừa trích dẫn đã làm tôi buồn cười, nhưng đến khi tôi học về văn chương, thì tôi thấy cái ‘đình làng VN’ là một hình ảnh đẹp vô cùng. Nó là bối cảnh cho tinh yêu đôi lứa khi đang chớm nở. Chỉ ở VN mới có cái đình là nơi hội họp lễ tết cho cả làng, cái đình bao giờ cũng ở một địa thế thơ mộng và đẹp nhất làng. Ở Canada này cũng có nơi hội họp gọi là các Community Centres, nhưng các trung tâm này ít khi ở vào các địa điểm đẹp. Cái đình VN trong các câu ca dao này thật là đẹp thơ mộng :

- Trúc xinh trúc mọc đầu đình.
Em xinh em đứng một mình cũng xinh

- Đôi ta đứng trước sân đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu

Thấy anh John như đã mệt, Chị Ba Biên Hoà liền tiếp cứu nữa. Chị bảo buổi họp làng lần trước, Cụ Chánh đã cho nghe một câu chuyện thật cảm động về ‘lòng mẹ’. Hiện chị cũng có một câu chuyện thật ngắn mà chị cho là hay thấm thía. Nói đến đây rồi chị rút trong ví ra cuốn sổ tay. Chị đọc câu chuyện về lòng mẹ. Đề bài là ‘Mẹ một mình’ như sau:

… Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ cô độc dắt đàn con lánh nạn khắp nơi. Hoà bình. Bố không trở về. Mẹ khóc ngày đêm. 5 năm sau mẹ quyết định lập bàn thờ, ảnh của bố được để lên.

Me tiếp tục tần tảo nuôi một đàn con. Nhưng rồi bệnh ung thư quái ác cướp mẹ đi. Hôm bức ảnh của mẹ được đưa lên bàn thờ để bên cạnh ảnh của bố, bất ngờ bố về. Cả nhà khóc òa. Bức ảnh của bố được lấy xuống. Trên bàn thờ mẹ lại tiếp tục một mình.

Nghe xong câu chuyện Chị Ba đọc, Cụ Chánh chủ nhà lên tiếng : Nhân chuyện bà mẹ chết, lão cũng vừa đọc được một bài viết tựa là ‘ Chuyện Ông Tư chết mà vui’. Lão thấy hay và muốn bắt chước . Chuyện như sau :

… Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn 6 tháng. Ông bình tĩnh chờ cái chết và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Nếu có ai ái ngại cho ông thì ông cười vui mà an ủi họ, chứ không phải họ an ủi ông, rằng :

-Nếu tin theo đạo Chúa thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết?

-Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai?

-Và nếu nói theo Đức Đạt Lai Lạt Ma thì cái xác thân ở trần gian có thể ví như bộ quần áo ta mang. Khi nó đã sờn cũ xấu xí, rách rưới mục nát rồi thì nên bỏ đi, mang bộ quần áo khác, đại ý nói đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn..

Bởi vậy ông Tư bình tĩnh đón chờ cái chết cận kề.

Mỗi sáng thức dậy, ông ca hát nhạc vui, nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi ông nằm xuống, dù có muốn tử tế với người thân thương cũng không còn làm được nữa…

Có người nói cho ông nghe về kinh nghiệm của những kẻ đã chết thật rồi mà sống lại được nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng…

Con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đó là luật Vô Thường, không ai thoát khỏi. Kính chúc các cụ có được cái tâm như ông Tư, như Cụ Chánh.

TRÀ LŨ





 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Trăng Và Sóng
Nguyễn Hùng
21:32 28/08/2013
BIỂN TRĂNG VÀ SÓNG
Ảnh của Nguyễn Hùng
Dù ánh trăng vàng yếu ớt
Dù bóng đêm tịnh lặng bao trùm
Sóng vẫn tràn về, ôm lấy bờ cát êm
Của lòng mẹ bình yên vững chãi.
(Pleiksor NTH)