Ngày 26-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lay được lòng người, động được lòng trời
Lm. Minh Anh
15:36 26/08/2020

LAY ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI, ĐỘNG ĐƯỢC LÒNG TRỜI

Kính thưa Anh Chị em,

Kính nhớ Thánh Mônica, Giáo Hội cho con cái lắng nghe những chuẩn mực nhất định ở một phụ nữ mà sách Huấn Ca khen ngợi; trình thuật Tin Mừng thì nói đến việc bà mẹ thành Nain được lại con vốn đã chết được Chúa Giêsu cho sống lại.

Tôi mời Anh Chị em cùng đọc lại bản văn với một vài hoán đổi từ ngữ. Nguyên văn, “Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ sẽ tăng gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc đời…” sẽ đọc là, “Phúc thay ai có được mẹ hiền, tuổi thọ sẽ tăng gấp đôi. Mẹ đảm đang khiến con được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc đời. Mẹ có duyên, con hạnh phúc; mẹ khôn khéo, con nở mặt nở mày. Mẹ ít nói là quà tặng Chúa ban, không chi sánh bằng người có giáo dục; mẹ nết na là an phúc tuyệt vời, không chi quý giá bằng người tiết hạnh”.

Người ta thường nói “cưới vợ”, ít ai nói “cưới chồng”. Phải chăng, trong việc xây dựng gia nương, cách nào đó, việc đốt đèn tìm được một phụ nữ đạo hạnh là điều không dễ và xem ra, mái ấm gia đình èo uột hay nồng nàn, bất hạnh hay diễm phúc, đoạ đày hay an vui… đều tuỳ vào công dung ngôn hạnh của vị nữ tướng nội gia.

Thánh Mônica lúc thiếu thời là một phụ nữ đạo hạnh, nhưng vì duyên phận, làm dâu trong một gia đình ngoại giáo với một mẹ chồng gắt mấu và một người chồng thô lậu. Ấy thế, chính nhờ công dung ngôn hạnh Kitô giáo của mình, bà kiên trì cầu nguyện, thực thi bác ái và nêu gương đức tin bằng một đời sống chứng tá; Chúa đã nhậm lời. Bà thuyết phục được chồng lẫn mẹ chồng trở lại cùng Chúa. Thế nhưng, điều sử sách nhớ đến nhiều nhất chính là tấm gương ngời sáng của bà, một người mẹ kiên trì cầu nguyện cho con mình nhận ra tình yêu Thiên Chúa để ăn năn trở lại cùng Người sau gần hai thập niên sa đoạ và mất đức tin. Nhờ đó, Phi Châu có một vị Thánh Giám mục, một tiến sĩ thông minh tài hoa trong số các đấng chỉ đếm được đầu ngón tay của Giáo Hội toàn cầu.

Thánh Augustinô kể, “Tôi đã làm nước mắt mẹ tôi chảy nhiều như suối, hẳn mẹ tôi đã khóc rất nhiều, vì không làm tôi mềm lòng. Một Giám mục đã an ủi bà, “Con bà không hư vì Chúa nhìn tới nước mắt của bà; một người mẹ đã khóc nhiều, kiên trì cầu nguyện cho con thì đứa con không bao giờ hư mất”. Augustinô là kiệt tác của Thiên Chúa nhưng kiệt tác đó sẽ chỉ là một tác phẩm bình thường; tệ hơn, một sáng tác xoàng xĩnh, nếu không có sự cộng tác của bà mẹ Mônica tuyệt vời kia.

Trong tập thơ Mảnh Trăng Non, thi hào Tagore đã gắn những lời này trên môi của một bà mẹ, “Ai đã lấy trộm giấc ngủ nơi mắt bé, tôi phải tìm cho ra. Tôi phải tìm cho ra và trói nó lại”. Ôi, chỉ một giấc ngủ của bé, bà mẹ kia đã không chịu được, phương chi linh hồn của con, Mônica làm sao yên lòng. Quả thế, ròng rã mười tám năm, ngày đêm trong nước mắt và than van, Mônica đã lay được lòng người, động được lòng trời; Chúa đã nhậm lời. Bà được lại con, một người con đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại và niềm vui tràn trào. Tin Mừng hôm nay nói đến việc Chúa Giêsu cho con trai bà goá Nain sống lại và dù Tin Mừng không nói đến niềm vui của bà mẹ này khi được lại con nhưng có thể nói, Mônica may mắn hơn bà mẹ Nain nhiều, vì bà được lại con đến hai lần.

Anh Chị em,

Thời nay, có lẽ không còn quá nhiều người phải làm dâu như bà Mônica; cũng không mấy ai có tham vọng cải đạo ba mẹ chồng, nhưng bài học cho mỗi người ở đây chính là sức mạnh của lời cầu nguyện và gương sáng. Cầu nguyện và làm gương cho con cái trong thời buổi mà thế giới chỉ còn là một cái làng thật không dễ. Vì nào ai biết, chúng ta có thể đã mất con đang khi con ở trong nhà.

Cùng nhau, chúng ta suy gẫm lời của một bà mẹ, “Con ơi, khi con còn nhỏ, chỉ một cái với tay, mẹ đắp cho con từ đầu đến chân; giờ đây, con khôn lớn, tài giỏi, bay cao… mẹ không với tới, nhưng mẹ vẫn ấp ủ và chỉ ấp ủ con bằng lời cầu nguyện”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin ban niềm vui và nghị lực cho bậc làm cha mẹ; nếu các ngài đã khuất núi, xin cho linh hồn các ngài được an nghỉ trong Chúa; ở đó, các ngài không phải quá lo, vì con đang bận nên thánh”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 26/08/2020

9. Có người yêu mến sự khắc khổ, lúc nào cũng tìm cơ hội để khắc khổ, đây là thói quen rất tốt, rất là có ích.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 26/08/2020
15. ĐỢI NGƯỜI TRƯỚC

Thời nhà Minh có một thư sinh, trong nhà có giấu rất nhiều tài liệu viết về kho tàng châu báu của thời đại nhà Tống.

Một hôm, có một nhà thư họa đến thì có người nói với anh ta:

- “Trong nhà của anh cất giữ giấy tờ của nhà Tống rất tốt, tại sao không mời nhà thư họa ấy đến vẽ cho? ”

Thư sinh trả lời:

- “Giấy viết thời nhà Tống trong nhà tôi thì phải đợi người họa sĩ của thời đại nhà Tống đến vẽ !”

(Nhã Ngược)

Suy tư 15:

Họa sĩ thời nhà Tống chắc chắn là đã về chầu ông bà tổ tiên, bởi vì từ nhà Tống đến nhà Minh cũng phải mất mấy trăm năm, cho nên chỉ có những người không thức thời mới như thế mà thôi.

Có những người Ki-tô hữu giữ đạo kiểu như thế, mỗi khi đến nhà thờ là chê bàn thờ không làm đúng kiểu như thời trước công đồng Vatican II; lại có người cứ phàn nàn với cha sở là tại sao lại để cho mấy ông giáo dân lên trao Mình Thánh Chúa mà trước kia thì đâu có chuyện ấy; lại có người trách cha sở là sao không dạy con nít đọc kinh cho nhiều, mà cứ bắt học giáo lý thánh kinh, phúc âm, mà trước đây mấy chục năm đâu có như vậy.v.v...

Ngọn gió của Chúa Thánh Thần không phải là cái máy lạnh khi nóng thì mở khi lạnh thì tắt, hoặc thích thì mở hết ga, không thích thì mở nhè nhẹ cho ráo mồ hôi. Nhưng Ngài chính là Thần Khí của Thiên Chúa ở với Giáo Hội, hướng dẫn Giáo Hội và đổi mới Giáo Hội cho phù hợp với chương trình của Thiên Chúa, qua mọi thời đại của các biến cố trong lịch sử loài người...

Đợi họa sĩ thời nhà Tống đến vẽ thì chẳng khác chi người giáo dân bảo thủ, không thức thời và trách cha sở của mình là “lạc đạo”, bởi vì những người ấy không mở rộng tâm hồn để đón luồng gió mới của Chúa Thánh Thần.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Cộng Đoàn Các Tông Đồ
Lm Vũđình Tường
21:40 26/08/2020
Sau khi Phêrô công khai tuyên xưng 'Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' Mat 16, 16, Đức Kitô nói với ông: 'Anh là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời' c.17. Liền sau đó Đức Kitô tâm sự cùng các môn đệ là Ngài 'Phải chịu nhiều đau khổ do các Kì mục, Thượng tế và Kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và này thứ ba sẽ sống lại'. Mat 16, 21. Các tông đồ không bao giờ nghĩ là việc tồi tệ đó có thể xảy ra với Đức Kitô, bởi các ông đã chứng kiến quyền phép Ngài thực hiện. Làm sao điều đó có thể xảy ra cho 'Con Thiên Chúa hằng sống'? . Các ông biết rõ Ngài là Đấng Kitô, nhưng các ông không hiểu sứ mạng cứu độ của Đức Kitô.

Chúng ta thất kinh, la hoảng khi nghe bạn mình tâm sự là họ gặp nguy hiểm, xác quyết chỉ còn sống được ít ngày nữa. Trong trường hợp đó chúng ta ít nhiều cũng nói lên tâm sự riêng của mình để giúp người bạn đang lo lắng, sầu khổ. Nghe tâm sự của Đức Kitô, Phêrô cũng hành động cách chân thành như bạn thân dành cho nhau. Ông rất thận trọng khi dùng từ ngữ, tránh không để hiểu lầm là ông đưa ra lời khuyên, hay can ngăn Đức Kitô. Tế nhị hơn nữa ông mời Ngài riêng ra nơi vắng, lên tiếng nhỏ nhẹ: 'Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy'. c.22. Đức Kitô nói với Phêrô: Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người. c.23. Phêrô không hiểu trong câu nói của mình có gì sai trái đến độ Đức Kitô thẳng thừng từ chối. Có thể ví cá dưới dại đương không thể hiểu tại sao biển nổi sóng thần. Phêrô không hiểu tại sao Thầy buồn về câu nói của mình. Câu nói không phải là lời khuyên mà chỉ là biểu tỏ tấm lòng thành lo lắng cho sự an toàn của Thầy. Cuộc tử nạn của Đức Kitô vượt ra khỏi tầm hiểu biết của các ông. Không những các ông không thể hiểu, mà toàn thể nhân loại cũng không thể lí giải được tại sao Đức Kitô chọn tự hiến thân mình như thế.

Thuốc đắng thường có bọc đường. Vì thế không phải trông thấy vỏ nó ngọt mà cho rằng ruột nó cũng ngọt như vỏ. Đức Kitô nhắc nhở Phêrô điều đó. Câu nói nghe có vẻ lợi nhiều hơn hại, có cả tinh thần cầu nguyện trong đó 'Xin Chúa thương đừng để điều đó xảy ra với Thầy' lại không đến từ Thiên Chúa, mà đến thuần từ loài người. Không phải cứ nhắc đến Chúa là điều đó đến từ Chúa. Cần đến với Chúa với lòng tin. Đức tin không đưa ra câu giải đáp cho mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống. Đức tin giúp ta nhận biết việc lớn, nhỏ, Chúa thực hiện đều vì con người, và cho con người. Không có đức tin sẽ chẳng nhận biết tình yêu Chúa.

Thông thường ai cũng muốn sống gần người mình yêu mến. Các tông đồ cũng ước ao được Thầy ở gần bên luôn. Điều này không thực tế. Một ngày nào đó các ông phải tự lập, phải tự tiếp tục công việc của Thầy. Đức Kitô đến trần gian để biểu lộ tình yêu vô bờ của Thiên Chúa, để cứu độ nhân loại và ban cho họ sự sống trường sinh. Đức Kitô đến trần gian để tiêu diệt sự chết gây ra bởi tội bất tuân của Adong xưa. Ngài chỉ cho nhân loại biết con đường dẫn đến sự sống là vâng lời Thiên Chúa. Chính Ngài vâng lời Chúa Cha, vác thập giá bước đi, chấp nhận chết đau thương, buồn tủi trên thập tự. Chọn đi trên con đường gập gềnh, tự nguyện tiến vào cửa hẹp. Đại lộ thênh thang, thường ngắn, dẫn đến đường nhỏ hẹp; tệ hơn nữa là đường cùng, dẫn đến sự chết.

Tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế chính là nói lên sứ mạng cứu thế của Ngài. Ngài chọn con đường dẫn đến đau khổ, sự chết xảy ra trước khi sống lại vinh quang. Đức Kitô kêu gọi Kitô hữu sống tuân theo thánh í Chúa, từ bỏ í riêng cá nhân. Tuân theo thánh í Chúa bằng cách vui lòng vác thập giá đời mình bước đi, mọi bước đi, suy tư, hành động đều tin, theo, và dựa vào hướng dẫn của Đức Kitô. Đức Kitô không kêu gọi Kitô hữu chết thảm thiết trên thập tự như Ngài đã thực hiện. Ngài kêu gọi mỗi cá nhân vác thập giá hàng ngày bước đi. Lời kêu gọi này áp dụng cho tất cả nhân loại. Dù tin Đức Kitô hay không tin Ngài, thực tế cho thấy không ai có thể chối bỏ thập giá đời mình. Vác thập giá đời mình không phải là một chọn lựa. Điều có thể chọn là cách vác. Vác như thế nào? Kitô hữu chọn vâng phục, vác đi theo Đức Kitô. Vác trong tinh thần khiêm tốn, trong tinh thần cộng đoàn, cùng vác, cùng nhau tiến đi. Sinh hoạt chung như thế Đức Kitô sẽ hiện diện cách vô hình trong cộng đoàn Dân Chúa. Ngài kêu gọi ta sống trong yêu thương, chia sẻ, đùm bọc cho mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại. Học từ các tông đồ sống đời sống cộng đoàn, khiêm tốn, tin, theo và trung thành với Đức Kitô cho đến cuối đời.

TiengChuong.org

The Apostles Community

After Peter's confession that 'Jesus is the Christ, the Son of the living God' Lk 16, 17, Jesus revealed His inner heart to the apostles. It was the first prophecy of His coming passion, death and resurrection. The revelation shocked the apostles to their hearts. They could never have expected to hear what was about going to happen to their Master. They all knew, 'Jesus is the Christ, the Son of the living God', but they all failed to understand His saving mission. We would all be shocked when hearing our friends tell us that their death is coming within days. We wouldn't hesitate to give words of advice or support. It is a sensible thing to do. Peter acted as most of us would- telling Jesus what was the deep concern in his heart. Peter's words were not advice, but rather a statement of his deep feeling towards the Master. He had chosen the words with great caution, simply saying to Jesus, 'Heaven preserve you, Lord. This would not happen to you' v.22. Peter would not understand, that his 'remonstrating' out of love for Jesus would become a roadblock to Jesus' mission. Just as fish couldn't understand why the sea gets angry, Peter couldn't understand why his loving expression upset Jesus. His Passion was beyond the apostles' comprehension. It probably was beyond any logical reasoning for the entire human race. Jesus gave Peter a stern warning, 'Get behind me, Satan v.23'. Children's tablets often have sugar coating; what appears good may not taste so good at all. Jesus reminded Peter that his thought was merely human, 'The way you think is not God's way but man's. v.23. It is inappropriate to approach Jesus' saving mission using 'common sense'. Faith in Jesus requires an act of faith. Without faith, our thoughts and actions would not lead us to appreciate God's work. It is natural we all want to be near a person whom we love dearly. The apostles would love to have Jesus with them all the times, but that would not be the case. Jesus came to this world to show God's love for the world, to die for, and to rescue the human race from damnation. Jesus came to this world to fix the deadly consequences caused by the first Adam's disobedience- eternal death and destruction. By obeying God, even to the point of death on the cross, Jesus showed the human race that the road to eternal life was to obey God, to do God's will, to carry our daily cross, and to enter by the narrow gate. The other roads were wide open, but they all lead to the dead ends. Jesus' identity as God's Messiah is linked to His earthly mission. God has chosen the mission which required suffering and death before the resurrection. What does it mean to be true of Jesus' disciples? . It means to think, and act, in God's way, not ours. It means to follow Jesus in His footsteps. We are not called to die on the cross like Jesus did. We are called to carry our own daily cross and follow Him. This requirement is a reality for every human being, true believers and non- believers alike, all have to carry their own cross. Carrying one's own cross is not a choice, but it is the reality of life. The choice is how one carries one's own cross. For Jesus' disciples, our own choice is carrying our cross to follow Jesus, to obey Him and to accept His grace in our life. Each individual Christian carries his/her own cross, but doesn't walk alone, but moves together with other members in the community. When we do that, Jesus is invisible in our midst. This reality needs to be done in humility, in humble service, to serve each other in Jesus' name. It is a call to love and care for humanity. The apostles' community is our model of faith.
 
Chúa Nhật XXII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
23:36 26/08/2020

CHÚA NHẬT XXII TN (A)
Giêrêmia 20: 7-9; Tvịnh 62; Rôma 12: 1-2; Mátthêu 16: 21-27

Theo bài trích từ sách ngôn sứ Giêrêmia thì khi hoàn thành tốt đẹp công việc thì không phải lúc nào cũng được thưởng. Thế mà khi ngôn sứ Giêrêmia làm tròn bổn phận của mình, thì ông không kiềm chế được cảm xúc của mình trong thinh lặng, nên ông ta thưa ngay những điều ông ta nghĩ và cảm xúc lên Thiên Chúa. "Lạy Đức Chúa, Ngài đã dụ dỗ con!". Hoặc là ông tự nghĩ là ông đã bị sa vào bẫy vì ông đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa (1: 5-10), hay ông ta cảm thấy là mình đã cố gắng trốn tránh lời kêu mời của Thiên Chúa, thế nhưng ông ta vẫn không làm được. Trong cả hai lý lẽ trên, ông ta vẫn gặp khó khăn đến cùng. Vậy điều gì đã làm cho ông Giêrêmia không nuốt trôi được sự việc, cho dù ông không bị xét xử vì ông đã trốn khỏi trách nhiệm của mình. Ông ta đang đau khổ vì ông đã trung thành với ơn gọi của mình. Trách nhiệm của ông là phải thực thi một việc rất khó khăn: Nước Giuđa đang bị đô hộ bởi dân Ai Cập, mà họ đang thờ phượng thần ngoại bang từ Mesopotamia và Canaan. Ngôn sứ phải bác bỏ việc thờ phượng thần ngoại lai sai trái này, và tiên đoán đền thờ Giêrusalem sẽ bị triệt pná. Ông nói "bạo lực và phẩn nộ" sẽ đến với dân của ông ta. Vì thế ông đã khiến các lãnh đạo chính trị và tôn giáo thời đó tức giận. Họ đánh đập và bỏ tù ông. Sự trung thành của ông đối với sứ điệp của Thiên Chúa đã làm cho ông bị đối xử một cách khắc nghiệt từ các đồng hương ông.

Hình như các môn đệ Chúa Giêsu cũng không hiểu ơn gọi của họ như thế nào khi họ bắt đầu đi theo lời mời gọi của Chúa Giêsu. Bài Phúc âm hôm nay báo trước việc Chúa Giêsu sắp đến ngày chịu thương khó. Cũng giống như Giêrêmia, Chúa Giêsu sẽ phải chịu đau khổ vì Ngài đã làm đúng theo lời của Thiên Chúa muốn. Các lãnh đạo chính trị và tôn giáo lại chống đối Ngài vì họ có cách giải thích về lời Thiên Chúa khác với lời dạy của Chúa Giêsu. Các môn đệ không biết là họ sẽ phải làm gì khi họ thưa "vâng" theo lời mời gọi của Chúa Giêsu để đi theo Ngài phải không? Họ đang học việc về cách phục vụ Chúa Giêsu để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa mặc dù đó là việc tốt nên làm, nhưng không bảo đảm được mọi sự sẽ được an toàn thuận buồm xuôi gió.

Lúc đầu mọi sự đều tốt đẹp cho các môn đệ. Dân chúng mộ mến theo Chúa Giêsu. Ngài đã thu hút mọi người qua các phép lạ mà Ngài đã làm; cung cấp cho họ lương thực phần xác và phần hồn. Với tất cả những thành quả đó. Chúng ta không thể trách các môn đệ làm sao mà các ông không hiểu lời Chúa Giêsu trong lúc này. Phêrô lại nói "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!". Vì sao mọi sự lại trở nên tồi tệ trong khi mọi việc đang được tốt đẹp? . Và có lẻ chúng ta cũng có xu hướng như vậy; thường chỉ chú trọng đến cách chúng ta đang làm có diễn ra tốt đẹp chưa. Chúng ta thử suy luận, nếu chúng ta đang làm theo ý Thiên Chúa thì Ngài sẽ "chúc lành" cho chúng ta. Hay nếu Thiên Chúa đang đứng về phía tôi thì mọi sự có được trở nên tốt đẹp. Ông Giêrêmia và Chúa Giêsu – Có những lời nói tiên tri thật lớn lao và tuyệt vời!. Cả hai đã cống hiến gì cho ơn gọi của mình, ngay cả khi gặp phải sự chống đối mãnh liệt bởi các lãnh đạo chính trị và tôn giáo. Mặc dù có sự chống đối đó, họ vẫn kiên định tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi chịu chết vì tin.

Chúng ta biết những người thời nay luôn mạnh dạn nói ra niềm tin của họ hằng ngày kể cả khi gặp sự chống đối và ngay cả chịu chết vì đức tin của họ. Thánh Linh của Đức Chúa không bao giờ rời xa Ngài. Nhưng, trong thời đại của chúng ta Thánh Linh vẫn tiếp tục sự trợ giúp của Ngài qua những dấu chỉ được xuất hiện trên các người được Chúa chọn như: Oscar Romero, Ita Ford và các bạn tử đạo ở El Salvador, Martin luther King Jr. v.v... (tôi viết bài này ngày kính thánh Maximiliano Kolbe tử đạo và câu chuyện của ông đăng ký trên Google). Nhưng, đời sống của những vị thánh tử đạo này hình như khá xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Thế nên chúng ta có thể tự trách: Do chúng ta chỉ là những "Kitô hữu bình thường". Vậy, nếu chúng ta nghe các bài đọc trong ngày hôm nay thì hiện tại chúng ta có được đề cập đến trong bản văn hay không, hay chúng ta chỉ là “những Kitô hữu bình thường” hay có thể còn gọi là "các ngôn sứ bình thường". Ơn gọi theo Chúa Giêsu và sống theo đường lối mà Ngài đã mời gọi chúng ta. Và cùng với ơn gọi đó Chúa Thánh Linh sẽ giúp chúng ta và giữ chúng ta trung kiên.

Chúng ta có được lựa chọn hay không? Chúng ta có thể từ chối sự mời gọi để nên "ngôn sứ thường" hay không? lẽ cố nhiên là được. Hôm nay chúng ta nghe lời mời gọi chứ không phải là một điều răn. "Ai muốn theo Thầy... Ai muốn cứu mạng sống mình. Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rõ chúng ta đang làm gì. Nhưng, chúng ta không bao giờ cảm thấy sự vổ vai khen là làm việc tốt lành. Cũng như với ông Giêrêmia và Chúa Giêsu, chúng ta có thể phải tiếp tục phục vụ, tin tưởng vào ơn gọi chúng ta đã được nghe mời gọi. Không phải Thiên Chúa chỉ là nguồn gôc của ơn goi của chúng ta mà Ngài là cả nguồn năng lượng không ngừng tuôn trào của ơn gọi. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cảm nhận được điều đó. Thiên Chúa không bao giờ rời bỏ ông Giêrêmia và Chúa Giêsu. Nhưng cả hai Đấng luôn luôn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Họ phải tiếp tục nói lên và hành động cho dù gặp phải chống đối mãnh liệt. Họ luôn luôn tin tưởng vào ơn gọi là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa họ.

Bởi thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cùng đồng hành với Ngài mọi ngày trong cuộc sống. Nếu chúng ta không phải là ngôn sừ chính vời chữ "N" thì chúng ta là ngôn sứ nhỏ "n". khi theo Chúa Kitô chúng ta:
- Sẽ gặp mâu thuẫn với gia đình trong việc lựa chọn để có thành quả chung.
- Sẽ từ chối thực hiện những hành vi phi đạo đức, không ngay thật trong kinh doanh, mặc dù có thể gặp nhiều rủi ro.
- Sẽ chọn sự tha thứ để đối kháng lại những lời khuyên chúng ta nên thực tế một chút.
- Sẽ trung thật trong việc làm hằng ngày mặc dù ông chủ không nhìn thấy được, và những người khác đang dèm pha bảo chúng ta "mọi người khác đều làm như thế".
- Sẽ tôn trọng bạn đồng nghiệp, cho dù kỹ năng lao động, trình độ học vấn và địa vị xã hội của họ khác chúng ta.
- Sẽ chào đón người mới nhập cư trên đất nước chúng ta, trong khóm phường xã hội chúng ta và yêu thương họ như chúng ta.
- Sẽ thu hẹp khoản cách đố kỵ giữa các chũng tộc và tôn giáo

Một vị mục sư tôi quen định đã quyết định sẽ loan báo cho các giáo dân trong giáo xứ của ông ta sự học tập về đời sống xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Mặc dù ông ta là một mục sự trung thành và luôn luôn có mặt khi các giáo dân cần đến. Ông ta vẫn gặp phải sự chống đối của giáo dân là ông đã bỏ bê giáo xứ. Hình như nhiều người trong cộng đoàn ông ta "không hưởng ứng việc ông ta dìu dắt giáo xứ". Có lẽ thật là một sự khó khăn cho vị mục sư đó vì sự chống đối bởi những người mà ông ta thương mến trong lúc ông ta cố gắng trung kiên với ơn gọi của mình. Ông ta như là ngôn sứ Giêrêmia thời nay hay giống như Chúa Giêsu. Mục sự đó phải quyết định hằng ngày từ bỏ chính mình để theo Chúa Giêsu.

Cũng như chúng ta đang phải làm trong lúc này.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


22nd SUNDAY (A)
Jeremiah 20: 7-9; Psalm 63; Romans 12: 1-2; Matthew 16: 21-27

Judging from the Jeremiah reading, rewards for a job well done don’t always hold for a prophet who fulfills his/her job description. Jeremiah, not one to hold back his feelings, speaks right up to God. "You duped me, O Lord." (The word for "duped" can also be translated, "seduced.") Either Jeremiah feels he walked right into a trap by responding to God’s invitation (1: 5-10) or, he feels that though he tried to resist the allure of God, he couldn’t. In either case, he is up to his neck in trouble. What was particularly hard for Jeremiah to swallow was that he wasn’t undergoing trials because he shirked his responsibilities. He is suffering precisely because he has been faithful to his calling. He has had a tough job to perform. Judah, under strong Egyptian domination, had adopted pagan cults from Mesopotamia and Canaan. The prophet had denounced this false worship and predicted the destruction of the temple in Jerusalem. He spoke "violence and outrage" to his own people. Thus, he angered the political and religious leaders of his day and was beaten and jailed. His faithfulness to the message entrusted him by God, was the reason he was treated so harshly by his contemporaries.

It does not appear that Jesus’ disciples understood what they were getting into either, when they first accepted Jesus’ invitation to follow him. Today’s gospel passage reveals that he is getting clearer about his impending suffering. Like Jeremiah, Jesus will suffer for doing exactly what God wanted done. His rejection will come, not only at the hands of political opponents, but also by those religious leaders whose interpretation of God and God’s ways differed radically from Jesus’. Did the disciples realize what they were getting into when they said "Yes" to his invitation to follow him? They are learning that serving Jesus, responding to God’s call, even though this is a good thing to do, does not guarantee smooth sailing.

At first things went quite well for the disciples. Jesus had been the favorite of the crowds. He had attracted people by his miracles and fed the hungry with both spiritual and physical food. With all that success, we can’t blame the disciples for not being able to comprehend Jesus’ words at this moment. Peter says, in effect, "God forbid Lord, that you should have to undergo any suffering. Why should things turn bad when everything has been going so very well? " And don’t we too tend to measure whether we are doing the right thing by how well things turn out? We reason, if I am doing what God wants, then God will "bless" me. Or, if God is on my side, things will turn out well. Jeremiah and Jesus – what great prophetic voices they were! What dedication they had to their vocation, even in the midst of enormous religious and political opposition! Despite this opposition, they stayed the course, were faithful to their assigned tasks, right up to their martyrdoms.

We know contemporary people who have also spoken boldly, faced overwhelming opposition and even died for what they believed. God’s Spirit has not been blown out, but in our times continues to work powerful signs in chosen humans. Oscar Romero, Ita Ford and her martyred companions in El Salvador, Martin Luther King, Jr., etc. (I am writing this on the feast of St. Maximilian Kolbe, martyr, his story is worth Googling.) But these greats seem so removed from our lives. We are, we would protest, just "ordinary Christians." Well, if we are listening to today’s readings, as present tense and addressed to us, then we "ordinary Christians" are also called to be "ordinary prophets." The call to follow Jesus and his way is addressed to us and with this call comes the enabling and still-active Spirit who helps us and keeps us faithful.

Do we have a choice, can we reject the invitation to be "ordinary prophets? " Of course we can. What is given to us today is an invitation, not a command. "Whoever wishes to come after me....Whoever wishes to save his/her life...." Jesus wants us to be fully aware of what we are taking on. But we won’t always feel the divine pat on the back for a job well done. Like Jeremiah and Jesus, we may just have to keep going, trusting the call we once heard. It is not that God isn’t the source of our call and our ongoing strength. It’s that we might not always feel it. God never abandoned Jeremiah and Jesus, but they didn’t always experience that presence, they had to keep speaking and acting, meeting severe opposition, all the time trusting in their call and God’s presence with them.

So, Jesus invites us into the same daily journey. If we aren’t prophets with a capital "P", then we are with a small "p" when, in following Christ, we:
- find ourselves at odds with our family’s fundamental choices and criteria or success
- refuse to practice unethical business behavior, even at the risk of our jobs
- choose forgiveness against voices telling us to be "realistic" and not naive
- do an honest day’s work, even when the boss is not looking and others are cutting corners and telling us "everyone else does it"
- treat co-workers with respect, despite their job skills, level of education or social status.
- welcome the newcomers into our country and social grouping, and treat them as "one of us.
- work to bridge the gap between races and religions

A pastor I know has decided that he will promote the Catholic church’s social teachings in the parish where he ministers. Even though he is a faithful pastor and is always there when parishioners need him, he is still meeting opposition and being accused of neglecting the parish. It seems many in his congregation are "not happy about the direction the parish is taking." It must be particularly difficult for him to meet opposition from people he loves as he tries to be faithful to his vocation. Kind of like being a modern Jeremiah. Or, like Jesus. The pastor must make a daily decision to deny himself and follow Jesus.

As we must in our own place and time.
 
Bên Chúa là nên Thánh, là Thiên đàng và là Tình yêu
Lm. Minh Anh
23:44 26/08/2020

BÊN CHÚA LÀ NÊN THÁNH, LÀ THIÊN ĐÀNG VÀ LÀ TÌNH YÊU

“Người ta bảo thời giờ là vàng, con xác tín, ‘Thời giờ là thiên đàng, là tình yêu’;
Hãy sống bên Chúa, và con sẽ nên thánh
”.

Kính thưa Anh Chị em,

Câu nói của Hồng Y Phanxicô Xaviê dẫn chúng ta vào một điểm chung của phụng vụ Lời Chúa hôm nay: tỉnh thức là sống bên Chúa; sống bên Chúa là nên thánh. Thánh Phaolô gọi các tín hữu Côrintô là những người được kêu gọi nên thánh; Chúa Giêsu gọi những tôi tớ trung tín và khôn ngoan là những người biết tỉnh thức và đó là những người nên thánh.

Khởi đầu thư Côrintô, Thánh Phaolô gọi tín hữu của mình là “Những người được thánh hoá trong Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi nên thánh”. Đó là những người được yêu thương vì tràn đầy mọi ơn thánh Chúa và không còn thiếu ơn nào; đó là những người được Chúa ở bên. Họ nên một với mọi người khắp nơi đang kêu cầu thánh danh Chúa và chính Thiên Chúa ban cho họ bền vững đến cùng, không gì đáng trách trong ngày Chúa quang lâm. Phaolô quả quyết, chính Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta nên thánh khi “Hiệp nhất với Con của Người, là Chúa Giêsu Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca cũng nói đến những người được Chúa ở bên; no say tình Chúa, ngày ngày họ hớn hở reo ca, “Lạy Chúa, con chúc tụng thánh danh muôn thuở muôn đời”, và đó là thiên đàng.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ hãy tỉnh thức vì không biết ngày nào, giờ nào Ngài đến; Ngài đến như kẻ trộm nghĩa là bất ngờ. Mỗi khi đọc lại lời này, chúng ta nghĩ đến ngày thế mạt, Chúa quang lâm, và đúng như thế; khá hơn, chúng ta nghĩ đến ngày tận thế của chính mình, rất đúng. Thế nhưng, nếu linh hồn thường xuyên sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa, được Chúa ở bên, thì đó chỉ là tiếng thì thầm của những người đang yêu; với người đang yêu, việc Chúa trở lại hôm nay, ngày mai, năm sau hay nhiều năm nữa sẽ không còn quan trọng vì họ đang sống trong tình yêu, đang ở thiên đàng. Lời Chúa muốn nói nhiều hơn và sẽ thú vị hơn.

Chúa Giêsu nói đến tỉnh thức, nghĩa là Ngài đang nói đến việc nên thánh; Lời Ngài mang tính hiện tại. Ngài đang đề cập đến mọi khoảnh khắc trong ngày sống của mỗi người, những khoảnh khắc yêu thương mà chúng ta đang sống với Thiên Chúa, với ân sủng Người và sự hiện diện yêu thương của Người; và như vậy là sống bên Chúa, thiên đàng và tình yêu. Vì thế, lời mời gọi hôm nay là một lời nhắc nhở để mỗi người sống làm sao cho xứng với tình yêu, với thiên đàng. Đó là những lời thì thầm nhẹ nhàng liên lỉ mời gọi mỗi người đến gần Thiên Chúa hơn, làm vui lòng Người hơn với tình yêu và lòng biết ơn đối với Người hơn. Vì thế, tỉnh thức mang ý nghĩa một sự hiểu biết những gì đang xảy ra trong tâm hồn mình, trái tim mình; nghĩa là biết dừng lại để xem xét cuộc sống, linh hồn, liệu có xứng đáng với ân sủng Chúa đang dẫy đầy không thiếu một ơn nào như thánh Phaolô lưu ý; tỉnh thức ở đây còn có nghĩa là chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh mỗi ngày và cùng lúc, chiêm ngắm Ngài nơi thập giá của chính mình trong tin yêu và phó thác.
Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ thánh Mônica, một con người tỉnh thức trong sự hiện diện của Chúa bất chấp những cam go. Gia đình Mônica không phải lúc nào cũng có tình yêu, lúc nào cũng là thiên đàng, nhưng vì sống với Chúa và gần bên Chúa, yêu mến Chúa nên không chỉ bà nên thánh mà những người chung quanh bà, cuối cùng cũng nên thánh. Mônica đã sống những gì Thánh Phaolô kêu gọi hôm nay, là hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau trong Thiên Chúa. Bà đem về cho Chúa không chỉ một vị thánh lớn nhưng cả bà mẹ chồng gay gắt và người chồng cáu bẩn của mình. Cuối đời, bà nói với Augustinô, “Con ơi, riêng phần mẹ, mẹ chẳng còn lấy chi làm vui thích trên trần gian này, chẳng còn biết làm gì nơi đây, cũng chẳng còn lý do nào mà ở lại đây. Mẹ chẳng trông mong gì trên đời này nữa. Trước đây, lý do duy nhất khiến mẹ mong ước nán lại thêm một chút trong cuộc sống này là để nhìn thấy con trở thành một Kitô hữu trước khi mẹ nhắm mắt lìa đời. Nhưng nay, Thiên Chúa đã ban cho mẹ vượt quá điều lòng mẹ ước mong: mẹ còn được thấy con khinh chê hạnh phúc trần gian mà làm tôi tớ Người. Bây giờ mẹ ở đây làm gì nữa? ”.

Anh Chị em,

Tỉnh thức là sống bên Chúa, như vậy là nên thánh và ao ước mọi người nên thánh. Khó khăn biết bao, nhưng Mônica đã làm được điều đó; chúng ta, thuận tiện hơn Mônica, lẽ nào không làm được.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con hiểu, sống bên Chúa là nên thánh, là thiên đàng và là tình yêu”. Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trump kết liễu các ảo tưởng Hoa Kỳ
Vũ Văn An
00:02 26/08/2020
Dù xếp Tạp chí Foreign Affairs vào phía tả hay vào phía hữu trong bầu trời chính trị Hoa Kỳ, bài báo “the End of American Illusion” số tháng Chín Tháng Mười, 2020 của họ quả nói lên chính xác các đóng góp của “tay mơ chính trị” do đun đẩy của lịch sử đã chễm chệ bước vào Nhà Trắng năm 2016. Nguyên văn, xin đọc tại https://www.foreignaffairs.com/articles/americas/2020-08-11/end-american-illusion.



Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã bị mê hoặc bởi một loạt ảo tưởng về trật tự thế giới. Đối với các vấn đề quan trọng, họ đã nhìn thế giới như họ mong muốn chứ không phải nó thực sự như thế nào. Tổng thống Donald Trump, người không phải là sản phẩm của cộng đồng chính sách đối ngoại Mỹ, nên không hề khốn đốn dưới những ảo tưởng này. Trump là một người tạo gián đoạn và các chính sách của ông, được thông tri bởi viễn ảnh bất chính thống, đã đưa ra một loạt các sửa đổi từ lâu vốn được mong chờ. Nhiều điều chỉnh cần thiết này đã bị trình bày sai hoặc bị hiểu lầm trong các cuộc tranh luận đảng phái, đầy tính châm chọc ngày nay. Nhưng những thay đổi mà Trump khởi xướng sẽ giúp bảo đảm rằng trật tự quốc tế vẫn thuận lợi cho các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ cũng như của các xã hội tự do và cởi mở khác.

Khi nhiệm kỳ đầu tiên của chính phủ sắp kết thúc, Washington nên xem xét trật tự đang sụp đổ sau Chiến tranh Lạnh và vạch ra con đường hướng tới một tương lai công bằng và an toàn hơn. Bất kể ai là Tổng thống Mỹ vào tháng Giêng này, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ cần áp dụng những ý tưởng mới về vai trò của đất nước trên thế giới và việc suy nghĩ mới về các đối thủ như Trung Quốc và Nga - những quốc gia lâu nay đã thao túng các quy tắc của trật tự quốc tế tự do cho riêng lợi ích của họ.

Một loạt các giả định mới nên làm nền tảng cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trái ngược với những dự đoán lạc quan được đưa ra sau khi Liên Xô sụp đổ, tự do hóa chính trị rộng rãi và sự phát triển của các tổ chức xuyên quốc gia đã không làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Tương tự như vậy, hoàn cầu hóa và sự liên lập về kinh tế không phải là những hàng hóa thuần khiết; thông thường, chúng đã tạo ra nhiều bất bình đẳng và dễ bị thương tổn không lường trước được. Và mặc dù sự phổ biến các kỹ thuật kỹ thuật số đã làm tăng năng suất và mang lại những lợi ích khác, nó cũng đã làm xói mòn lợi thế của quân đội Hoa Kỳ và đặt ra nhiều thách thức cho các xã hội dân chủ.

Vì những thực tế mới trên, Washington không thể chỉ đơn giản quay lại với những giả định thoải mái của quá khứ. Thế giới đã vượt ra khỏi “thời điểm đơn cực” của thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh và bước vào thời đại liên lập và cạnh tranh đòi phải có các chính sách và công cụ khác. Để điều hướng đúng đắn kỷ nguyên mới này, Washington phải từ bỏ những ảo tưởng cũ, vượt qua những huyền thoại về chủ nghĩa quốc tế tự do và xem xét lại quan điểm của mình về bản chất của trật tự thế giới.

TẤT CẢ PHẢI CÙNG NHAU LÚC NÀY?

Khi thế kỷ 20 sắp kết thúc, số lượng ngày càng tăng các quốc gia theo đuổi các lý tưởng dân chủ đã khơi dậy niềm tự hào ở phương Tây và nhiều hy vọng cao cho tương lai. Một sự đồng thuận được đạt tới, cho rằng sự hội tụ về dân chủ tự do sẽ dẫn đến một trật tự chính trị quốc tế ổn định. Khi Liên Xô suy tàn và Chiến tranh Lạnh kết thúc, Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã kêu gọi một “trật tự thế giới mới”, một “Pax Universalis” (Hòa Bình Phổ Quát) được thành lập dựa trên các giá trị tự do, quản trị dân chủ và thị trường tự do. Vài năm sau đó, Chiến lược An ninh Quốc gia năm 1996 của Tổng thống Bill Clinton đã nêu rõ chính sách cam kết và mở rộng dân chủ nhằm cải thiện “các triển vọng ổn định chính trị, giải quyết xung đột cách hòa bình, nâng cao phẩm giá và hy vọng cho người dân thế giới”.

Giả định về sự hội tụ tự do này đã thúc đẩy quyết định cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Như Clinton đã nói vào thời điểm đó, một sự mở cửa như vậy sẽ có “tác động sâu sắc đến nhân quyền và tự do chính trị”. Phần còn lại của thế giới sẽ tiếp cận được thị trường Trung Quốc và hàng nhập khẩu giá rẻ, và Trung Quốc sẽ có cơ hội mang lại sự thịnh vượng cho hàng trăm triệu người, một sự thịnh vượng được nhiều người ở Washington tin rằng sẽ cải thiện triển vọng dân chủ hóa. Đó là một chính sách đôi bên cùng có lợi.

Nhưng Trung Quốc không có ý định hội tụ với phương Tây. Đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ có ý định chơi theo luật của phương Tây; họ quyết tâm kiểm soát các thị trường hơn là mở cửa chúng, và họ đã làm như vậy bằng cách giữ tỷ giá hối đoái thấp một cách giả tạo, mang lại lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước và dựng lên các hàng rào pháp lý chống lại các công ty không phải của Trung Quốc. Các viên chức trong cả chính phủ George W. Bush và Obama đều lo lắng về ý định của Trung Quốc. Nhưng trong căn bản, họ vẫn xác tín rằng Hoa Kỳ cần phải can dự với Trung Quốc để củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và rằng tự do hóa kinh tế của Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn đến tự do hóa chính trị. Thay vào đó, Trung Quốc đã tiếp tục tận dụng sự liên lập về kinh tế để tăng trưởng kinh tế và tăng cường quân sự, qua đó bảo đảm sức mạnh lâu dài của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trung Quốc chưa bao giờ có ý định hội tụ với phương Tây.

Trong khi Trung Quốc và các tác nhân khác phá vỡ sự hội tụ tự do ở ngoại quốc, thì việc hoàn cầu hóa kinh tế không đạt được kỳ vọng ở quê nhà. Những người đề xuất hoàn cầu hóa vốn cho rằng trong một nền kinh tế được làm cho dễ dàng nhờ thương mại tự do, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp cận hàng hóa rẻ hơn, việc mất các công việc sản xuất sẽ được thay thế bằng các công việc tốt hơn trong ngành dịch vụ đang phát triển, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tuôn vào mọi lĩnh vực và các công ty khắp nơi sẽ trở nên hiệu năng và sáng tạo hơn. Trong khi đó, các cơ quan như Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ giúp quản lý một thế giới tự do hơn và hội nhập hơn (đừng bận tâm đến 22, 000 trang quy định của nó).

Nhưng lời hứa cho rằng thủy triều đang lên của hoàn cầu hóa sẽ nâng mọi con thuyền lên đã không được ứng nghiệm: một số lên đến đỉnh cao, một số bị đình trệ và một số khác chỉ đơn giản chìm xuồng. Hóa ra hội tụ tự do không hề là đôi bên cùng có lợi: trên thực tế, có kẻ thắng người thua.

Một phản ứng dân túy chống lại thực tại này đã khiến giới tinh hoa chưng hửng. Phản ứng này ngày càng gia tăng khi sự bất lương ở Wall Street và các chính sách tiền tệ sai lầm của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã giúp dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hoàn cầu năm 2008. Các gói cứu trợ (bailout) hào phóng mà các ngân hàng và công ty tài chính nhận được sau đó đã thuyết phục nhiều người Mỹ tin rằng giới tinh hoa doanh nghiệp và chính trị đang mang hệ thống ra làm trò chơi, một chủ đề mà Trump đã nắm được trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của mình. Tuy nhiên, nhiều năm trước chiến thắng của Trump, nhiều người Mỹ bình thường đã nhận ra rằng hoàn cầu hóa đang làm tổn thương họ. Những người đang làm việc đã trực tiếp cảm nghiệm được việc thương mại tự do đã làm rỗng các cộng đồng như thế nào khi việc làm và đầu tư vốn chạy ra nước ngoài. Ngay cả nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Gita Gopinath, cũng thừa nhận vào năm 2019 rằng thương mại quốc tế gây tốn kém rất nhiều cho các công nhân sản xuất ở Hoa Kỳ. Từ năm 2000 đến năm 2016, quốc gia này đã mất khoảng năm triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất.

LỪ ĐỪ RỤT ĐẦU VÀO NHƯ RÙA

Một ảo tưởng thứ hai đã khiến các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ mê mẩn là ý tưởng cho rằng Washington có thể phụ thuộc vào các tổ chức quốc tế để giúp nước này đương đầu với những thách thức lớn và việc “quản trị hoàn cầu” sẽ xuất hiện với sự trợ giúp của giới lãnh đạo Mỹ. Vì các quốc gia được cho là hội tụ về tự do hóa chính trị và kinh tế, nên tự nhiên người ta nghĩ rằng các thách thức xuyên quốc gia như phổ biến vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu sẽ thay thế việc cạnh tranh giữa các quốc gia như là chú điểm chính của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Sự khôn ngoan qui ước cho rằng các mối đe dọa như vậy có thể được quản lý tốt nhất bởi các định chế quốc tế.

Quan điểm đó cho rằng vì các quốc gia khác đang không ngừng tiến theo hướng dân chủ tự do, nên họ sẽ chia sẻ nhiều mục tiêu của Washington và sẽ chơi theo các quy tắc của Washington. Niềm tin đó có xu hướng tối thiểu hóa tầm quan trọng của chủ quyền quốc gia và sự kiện các quốc gia khác nhau trong cách tổ chức cộng đồng của mình. Ngay trong các nền dân chủ, vẫn có một mức độ khác biệt cao về các giá trị văn hóa, định chế và chính trị.

Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế ngày càng mở rộng và nhiều tham vọng hơn. Năm 1992, Nghị trình Hòa bình của Tổng thư ký Liên hợp quốc Boutros Boutros-Ghali đã hình dung ra một thế giới trong đó Liên hiệp quốc sẽ duy trì hòa bình thế giới, bảo vệ nhân quyền và cổ vũ tiến bộ xã hội qua việc mở rộng các phái bộ duy trì hòa bình. Từ năm 1989 đến năm 1994, tổ chức đã ủy quyền 20 phái bộ hòa bình - nhiều hơn tổng số các phái bộ mà nó đã thực hiện trong bốn thập niên trước đó.

Xu hướng phái bộ cũng mở rộng đến các cơ quan Liên hiệp quốc riêng rẽ. Tổ chức Y tế Thế giới, được thành lập năm 1948 để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, đã đi tiên phong trong một số thành tựu lớn nhất của Liên hợp quốc, bao gồm cả việc loại bỏ bệnh đậu mùa và gần như xóa sổ bệnh sốt tê liệt (polio). Nhưng với thời gian, phạm vi của nó cứ thế gia tăng đáng kể. Đến năm 2000, nó đã bắt đầu đưa ra cảnh báo về mọi chuyện, từ an toàn thực phẩm, sử dụng điện thoại di động đến phẩm chất không khí. Việc dàn trải nhân viên và nguồn lực quá mỏng, làm suy yếu khả năng của tổ chức trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng thực sự, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Trong đợt bùng phát ban đầu, Tổ chức Y tế Thế giới đã bị loại ra bên lề khi các chính phủ quốc gia chạy đua để bảo đảm có được các thiết bị y tế. Việc định chế này mạnh mẽ bảo vệ cách đáp ứng của Trung Quốc đối với đại dịch chứng tỏ rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh của mình để kết nạp Tổ chức Y tế Thế giới hơn là hỗ trợ các sứ mệnh của nó.

Tuy nhiên, rắc rối tại Liên hiệp quốc đã vượt xa Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 2016, Anthony Banbury, một viên chức Liên hiệp quốc chuyên nghiệp, người gần đây đã giữ chức phụ tá tổng thư ký hỗ trợ thực địa (field support), đã viết rằng bộ máy hành chánh của tổ chức đã trở nên phức tạp đến mức không thể mang lại kết quả, tạo ra một lỗ hỗng đen tối khiến “vô số đô la tiền thuế”, cũng như một danh sách dài “các khát vọng của con người, không bao giờ được thấy lại nữa” rơi tọt vào. Những cơ hội bị mất như vậy đã dẫn đến chủ nghĩa hoài nghi và làm suy yếu trật tự quốc tế tự do từ bên trong.

KHÔNG CÒN BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG NỮA

Mặc dù chủ nghĩa quốc tế tự do khuyến khích việc liên lập và chủ nghĩa đa phương, nhưng chủ nghĩa này cũng dựa trên niềm tin vào khả năng của Washington trong việc duy trì vô thời hạn ưu thế quân sự không bị đối đầu mà họ có được ngay sau Chiến tranh Lạnh. Thực thế, sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ hiện đang bị thách thức ở hầu hết mọi lãnh vực. Hoa Kỳ không còn có thể hoạt động tự do trong các lĩnh vực truyền thống trên bộ, trên biển và trên không, cũng như trong các lĩnh vực mới hơn như ngoại tầng không gian và không gian mạng. Sự phổ biến của các kỹ thuật và hệ thống vũ khí mới và việc theo đuổi các chiến lược phi đối xứng của các đối thủ đã hạn chế khả năng của quân đội Mỹ trong việc tìm kiếm và tấn công các mục tiêu, cung cấp và bảo vệ các lực lượng của họ ở nước ngoài, tự do di chuyển trên biển, kiểm soát các tuyến đường liên lạc trên biển và bảo vệ quê hương. Không có gì có khả năng đảo ngược các xu hướng này.

Kể từ thập niên 1990, Hoa Kỳ đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào không gian vì an ninh quốc gia của mình, vì rất nhiều chức năng quân sự và tình báo phụ thuộc vào các tài sản, như vệ tinh, vốn đặt tại đó. Nhưng Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác hiện có khả năng triển khai các hệ thống vũ khí chống vệ tinh. Trong khi đó, các hoạt động thương mại tư nhân trong không gian cũng tăng theo cấp số nhân. Kể từ năm 2014, phần lớn các vụ phóng vệ tinh được thực hiện bởi các quốc gia không phải Hoa Kỳ - chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các thành viên của Liên hiệp Âu Châu, làm xói mòn thêm khả năng của Hoa Kỳ trong việc điều động tự do trong không gian và làm tăng số lượng mảnh vỡ quay quanh trái đất, đe dọa mọi tài sản không gian.

Sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ hiện đang bị thách thức ở hầu hết mọi lãnh vực.

Trong không gian mạng, các điểm dễ bị tổn thương về phần cứng và phần mềm đã xuất hiện khắp các chuỗi cung ứng quân sự, có tiềm năng làm giảm hiệu năng của các lãnh vực quan trọng. Vào năm 2018, David Goldfein, tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ, đã mô tả Các chiến đấu cơ hỗn hợp F-35 như “một chiếc máy tính biết bay”, và do đó, giống như mọi máy tính, nó rất dễ bị tấn công mạng. Cùng năm đó, Ủy ban Khoa học Quốc phòng cảnh báo rằng vì có quá nhiều hệ thống vũ khí được kết nối với nhau, nên một một hệ thống bị ảnh hưởng cũng có thể ảnh hưởng đến những hệ thống khác.

Đồng thời, các đòi hỏi hành chánh cũng khiến quân đội khó đổi mới hơn. Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ khi chương trình Chiến đấu cơ Tấn công Hỗn hợp được hình dung cho đến khi phi đội F-35 chiến đấu đầu tiên được tuyên bố hoạt động. Quân đội đòi hỏi mức hiệu suất cao một cách phi thực tế, điều mà các công ty, vì khao khát hợp đồng, nên đã hứa sẽ cung cấp. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates từng than phiền việc các lực lượng quân sự không sẵn sàng bằng lòng với giải pháp "80%" thực sự có thể được xây dựng và cung cấp cho thực địa trong một khung thời gian hợp lý. Vì các kỹ thuật đối kháng (countervailing technologies) phát triển hết sức nhanh chóng, các va chạm này trong kỹ nghệ quốc phòng Hoa Kỳ đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến của đất nước, đặc biệt chống lại các đối thủ cạnh tranh gần như ngang hàng.

Trong khi đó, Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã phát triển điều gọi là hệ thống vũ khí chống tiếp cận / bác bỏ khu vực, làm giảm khả năng của Washington trong việc dự phóng sức mạnh ở Đông Á và ở Châu Âu. Trung Quốc đã phát triển và hiện đại hóa các vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật của họ, và đầu tư rất nhiều vào các kỹ thuật nhằm cải thiện các lực lượng qui ước của họ. Nga đã chế tạo một loạt vũ khí "ngày tận thế" kỳ lạ và vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp, bất chấp các thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Hoa Kỳ. Và cả hai nước cũng đang dồn nguồn lực vào các loại vũ khí siêu âm có tốc độ và khả năng cơ động khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường không hữu hiệu.

Ngoài ra, các đối thủ nhỏ hơn như Iran và Triều Tiên đã tiếp tục phát triển và hoàn thiện các chương trình hạt nhân của họ. Bất chấp các viễn kiến về một thế giới trong đó không ai có thể thách thức lực lượng Mỹ, kỷ nguyên thống trị quân sự của Mỹ đã được chứng minh là tương đối ngắn.

Cảnh Sát Trung Quốc với Kính có Khả Năng Trí Khôn Thông Minh


KỸ THUẬT LOẠI BỎ BẠN BÈ

Niềm tin đặt không đúng chỗ vào những ưu điểm của các kỹ thuật mới không giới hạn trong các vấn đề quân sự. Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan cho rằng những kỹ thuật này sẽ cổ vũ việc truyền bá các giá trị dân chủ tự do — “thời đại thông tin có thể trở thành thời đại giải phóng”, như Tổng thống George H.W. Bush đã nói vào năm 1991. Một ít năm sau, Clinton dự đoán rằng “tự do [sẽ] được truyền bá qua điện thoại di động và bộ điều giải (modem) cáp”.

Tuy nhiên, với thời gian, điều rõ ràng là cùng những kỹ thuật vốn kết nối và tạo năng lực cho người ta cũng có thể tạo lâm nguy cho tự do và sự cởi mở và hạn chế quyền được để yên - tất cả đều là các yếu tố của một nền dân chủ phát triển. Các quốc gia độc tài đã triển khai các kỹ thuật kỹ thuật số để kiểm soát công dân của họ, với sự hỗ trợ (đôi khi không chủ tâm) của các công ty phương Tây. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phát triển một hệ thống giám sát tinh vi nhất trên thế giới, chẳng hạn, sử dụng kỹ thuật nhận dạng khuôn mặt và giọng nói và sắp xếp trình tự DNA để tạo ra một hệ thống “tín dụng xã hội” nhằm theo dõi 1.4 tỷ người dân Trung Quốc và tưởng thưởng hoặc trừng phạt họ dựa trên lòng trung thành được tri nhận của họ đối với đảng-nhà nước.

Những thực hành này không chỉ giới hạn vào các chính phủ độc tài - một phần vì Huawei, công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc, đã xuất khẩu các công cụ giám sát tới 49 quốc gia, bao gồm các công cụ sử dụng trí khôn nhân tạo (AI). Theo Danh mục Trí khôn Nhân tạo Giám sát Hoàn cầu của Qũy Carnegie, hầu như tất cả các quốc gia thuộc nhóm G-20 đều đã triển khai kỹ thuật giám sát bằng trí khôn nhân tạo, bao gồm các chương trình nhận dạng khuôn mặt. Trong khi đó, dù Đảng Cộng Sản Trung Quốc cấm Twitter ở nước mình, Bắc Kinh và các chính phủ khác đã sử dụng nó và các hệ điều hành (platforms) khác để thực hiện các chiến dịch thông tin sai lệch ở nước ngoài nhằm làm suy yếu các nền dân chủ từ bên trong.

PHÁ ĐỔ CÁC HUYỀN THỌAI

Trump, trong chiến dịch tranh cử và nhiệm kỳ tổng thống của mình, đã đưa ra một số điều chỉnh đối với những ảo tưởng của quá khứ - thường thẳng thừng và đôi khi không nhất quán. Việc ông rời bỏ những cách truyền thống để nói về và thực hiện chính sách đối ngoại xuất phát từ việc chấp nhận sự thật không thoải mái chút nào là các viễn kiến về hoàn cầu hóa tốt lành và chủ nghĩa quốc tế tự do nhằm xây dựng hòa bình đã không thành hiện thực, thay vào đó, đã để lại một thế giới ngày càng thù nghịch với các giá trị và quyền lợi của Hoa Kỳ.

Trump nhấn mạnh vai trò của các quốc gia trong trật tự quốc tế, thách thức xu hướng Hoa Kỳ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc muốn chuyển giao quyền lực cho các tổ chức quốc tế. Điều này không có nghĩa là đơn phương làm giảm vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới; đúng hơn, nó có nghĩa báo hiệu sự tôn trọng chủ quyền các nước khác. Thí dụ, hãy xem xét chiến lược của chính phủ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bao gồm việc chống lại các đòi hỏi lãnh thổ quá mức và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố an ninh hàng hải của các nước khác trong khu vực, chẳng hạn như Việt Nam, bằng cách cung cấp thiết bị cho họ. Các biện pháp như vậy đối lập với các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo ra các mối liên hệ lệ thuộc trong khu vực và thiết lập các phạm vi ảnh hưởng.

Nói rộng hơn, chính phủ Trump đã áp dụng nguyên tắc có đi có lại vào các thể chế và chuẩn mực quốc tế khác nhau. Điều này có nghĩa là thúc giục các cường quốc khác nhận trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh của chính họ và đóng góp nhiều hơn vào sức mạnh của trật tự do phương Tây lãnh đạo. Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, sự quan tâm của Trump đối với việc chia sẻ gánh nặng đã “làm cho NATO mạnh hơn”. Từ năm 2016 đến năm 2018, chi tiêu quốc phòng của các thành viên NATO ngoài Hoa Kỳ đã tăng 43 tỷ dollars Mỹ và Stoltenberg đã dự đoán rằng đến năm 2024, khoản chi tiêu như vậy sẽ tăng thêm 400 tỷ dollars Mỹ.

Trump đã đưa ra một số điều chỉnh đối với các ảo tưởng của quá khứ.

Trong giao thương và thương mại, nguyên tắc có đi có lại có nghĩa phải cất cao hồi chuông báo động, lớn tiếng hơn trước đây, về việc Trung Quốc không sẵn sàng mở cửa thị trường của họ cho các sản phẩm và dịch vụ của Hoa Kỳ và các thực hành không công bằng của Bắc Kinh, như cưỡng bức chuyển giao kỹ thuật và đánh cắp tài sản trí tuệ. Các chuyên gia ước tính rằng kể từ năm 2013, Hoa Kỳ đã bị thiệt hại kinh tế hơn 1.2 nghìn tỷ đô la do hậu quả của các hành vi lạm dụng nghiêm trọng của Trung Quốc.

Việc Trump sử dụng thuế quan như một chiến thuật giao thương đã nhấn mạnh việc ông sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các nhà phê bình đã chỉ trích thuế quan như việc hoàn toàn đi trệch ra ngoài chế độ chính thống. Thực tế, việc sử dụng thuế quan trả đũa để đòi có đi có lại là một truyền thống của Mỹ có từ thời tổng thống George Washington. Thuế quan cũng được các nước trên thế giới sử dụng để chấp pháp các quyết định của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế hoặc chống lại các khoản trợ cấp không công bằng do các quốc gia khác cung cấp. Thuế quan của Trump đã giúp mang lại một thỏa thuận ban đầu với Trung Quốc, không giống như bất cứ thỏa thuận song phương Mỹ-Trung nào trước đó, bao gồm các cam kết có ý nghĩa của Bắc Kinh nhằm hạn chế việc đánh cắp bí mật giao thương, giảm việc cưỡng bức chuyển giao kỹ thuật, và mở cửa các thị trường Trung Quốc cho các dịch vụ tài chính và hàng hóa nông nghiệp của Mỹ.

Các cuộc đàm phán đang diễn ra với Trung Quốc là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính phủ Trump nhằm giảm thiểu các mặt trái của việc hoàn cầu hóa, như các điểm dễ bị thương tổn do các chuỗi cung ứng “chỉ vừa đúng lúc” và việc phi kỹ nghệ hóa ở trung tâm Hoa Kỳ tạo ra. Theo lời của Robert Lighthizer, đại diện thương mại của Hoa Kỳ, trong những trang này, mục tiêu là hỗ trợ “loại xã hội mà [người Mỹ] muốn sống” bằng cách thừa nhận phẩm giá của công việc và luôn nhớ đến người lao động Mỹ và an ninh quốc gia Mỹ khi soạn thảo chính sách kinh tế. Cùng với những đường lối này, một biện pháp quan trọng là việc chính phủ tăng cường Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ, một cơ quan chuyên xét duyệt các khoản đầu tư lớn vào các công ty Hoa Kỳ của các thực thể nước ngoài và giúp ngăn chặn các công ty Trung Quốc sử dụng các khoản đầu tư để tiếp cận các kỹ thuật quan trọng do các công ty Hoa Kỳ phát triển.

Phù hợp với mục tiêu nâng cao sức mạnh của Mỹ, Trump đã thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình là đảo ngược sự suy giảm của quân đội Mỹ - và đã tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 20% kể từ năm 2017. Việc tài trợ cho việc hiện đại hóa hạt nhân và phòng thủ tên lửa đã trở lại sau nhiều năm bị lãng quên, và chính phủ Trump đã thành lập Lực lượng Không gian. Bộ Quốc phòng đã ưu tiên theo đuổi các kỹ thuật tiên tiến, như tên lửa siêu âm và trí khôn thông minh, như một phần trong chú tâm tổng thể nhằm cạnh tranh với các cường quốc khác. Lầu Năm Góc và các tổ chức tình báo Hoa Kỳ cũng đã nâng cao khái niệm hoạt động quan trọng là "phòng thủ về phía trước" trong không gian mạng, hướng dẫn Hoa Kỳ chủ động hơn trong việc nhận diện các mối đe dọa, đánh phủ đầu các cuộc tấn công, và áp đặt các chi phí nhằm ngăn chặn và đánh bại các chiến dịch độc hại trên mạng.

Không có chính sách nào của chính phủ mà không có sai sót hoặc bất nhất. Chính phủ Trump đã cho thấy một xu hướng, được các chính phủ tiền nhiệm chia sẻ, dựa quá nhiều vào các đối tác khu vực vốn không phải lúc nào cũng xứng đáng trong công việc. Một thí dụ là sự hồ đồ về mức độ theo đó Washington có thể rút các lực lượng của mình khỏi Iraq và Syria sau chiến thắng do Mỹ dẫn đầu trước Nhà nước Hồi giáo trị (còn gọi là ISIS). Việc củng cố các thành quả của Hoa Kỳ ở đó đòi phải có sự hiểu biết về khả năng hạn chế của các đối tác của Washington ở Syria, động cơ lẫn lộn của các nhà lãnh đạo ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, và nguy cơ bỏ ngỏ thực địa cho chế độ Assad, Iran và Nga. Cuối cùng, việc bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ đòi phải có một vai trò trực tiếp, dù khiêm tốn, của Hoa Kỳ.

Tổng thống và các thành viên trong chính phủ của ông cũng tỏ ra hỗn xược đến mức phản tác dụng khiến các đồng minh xa lánh, đặc biệt ở châu Âu. Và không phải lúc nào thuế quan cũng được áp dụng một cách có chiến lược. Điều tốt hơn là tìm kiếm sự đoàn kết trong cuộc cạnh tranh chống lại Trung Quốc hơn là gây chiến với các đồng minh và đối tác bằng cách áp đặt lên họ các khoản thuế quan đối với thép và nhôm vào năm 2018.

VƯỢT QUA NÓ

Bất kể ai được bầu làm tổng thống vào tháng 11, việc quay trở lại với mớ giả định chiến lược được thiết kế cho thời điểm đơn cực sẽ gây hại cho lợi ích của Hoa Kỳ. Cạnh tranh đang là và sẽ vẫn là một đặc điểm cốt lõi của môi trường quốc tế, và sự liên lập không xóa bỏ được điều đó. Nếu một đảng viên Dân chủ chiếm được Nhà Trắng, ông ta có thể sẽ buộc phải thuyết phục rằng sự kình địch là một đặc điểm không thể thay đổi của hệ thống quốc tế và sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu quay trở lại với các tiền đề của thời đại đã qua.

Nếu Trump thắng nhiệm kỳ hai, chính phủ của ông phải tập chú vào việc thực thi tốt hơn các thay đổi chính sách mà nó đã khởi xướng, gửi nhiều thông điệp nhất quán hơn và xây dựng các liên minh mạnh mẽ hơn ở cả trong lẫn ngoài nước. Bất cứ ai chiếm được Nhà Trắng vào tháng Giêng sẽ cần hiểu rằng các kình địch đa chiều ngày nay sẽ không kết thúc bằng những chiến thắng qui ước. Nói rộng hơn, các nhà hoạch định chính sách và chiến lược gia cần phải vượt qua sự nhấn mạnh của họ vào việc đạt được các trạng thái kết thúc đặc thù (particular end states), vì điều này xuất phát từ quan điểm cơ học và phi lịch sử về cách hoạt động của chính trị. Trong thực tế, như nhà sử học Michael Howard đã lập luận, các hành vi của con người tạo ra hàng loạt các hoàn cảnh mới, những hoàn cảnh này, ngược lại, đòi hỏi các phán đoán và quyết định mới.

Địa chính trị là chuyện trường cửu. Đó là lý do tại sao sự cạnh tranh vẫn tồn tại bất chấp các người duy lý tưởng mong muốn khác đi thế nào. Do đó, mục tiêu chính trong chiến lược của Hoa Kỳ nên là việc ngăn chặn sự tích tụ các hoạt động và xu hướng làm tổn hại đến các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ, thay vì theo đuổi các dự án lớn như cố gắng xác định xem Trung Quốc hoặc các quốc gia khác nên tự quản lý ra sao. Để làm điều này, Hoa Kỳ phải soạn thảo các chính sách nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực và ngăn chặn sự xâm lược của các cường quốc xét lại.

Địa chính trị là chuyện trường cửu. Đó là lý do tại sao sự cạnh tranh vẫn tồn tại bất chấp các người duy lý tưởng mong muốn khác đi thế nào.

Nhiều người cánh hữu vốn ủng hộ sự tự chế hoặc giảm bớt sẽ miễn cưỡng chấp nhận ý tưởng cạnh tranh liên tục bởi vì họ có xu hướng hạ thấp nguyện vọng của các cường quốc khác. Theo lập luận của họ, nếu Hoa Kỳ tự chế, các nước khác sẽ làm theo. Lịch sử gợi ý khác thế. Nhiều người cánh tả sẽ miễn cưỡng chấp nhận ý tưởng về một trạng thái kết thúc cuộn tròn (rolling end state) vì họ có xu hướng tin rằng vòng cung lịch sử đang tiến tới một sự hội tụ tự do và coi sự lôi và kéo của một thế giới cạnh tranh như quá hung hăng và có xác suất dẫn đến chiến tranh.

Nhưng thừa nhận vị trí trung tâm của cạnh tranh không có nghĩa là ủng hộ việc quân sự hóa chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cũng không có nghĩa là thúc đẩy tiến tới chiến tranh. Việc chấp nhận rộng rãi hơn bản chất cạnh tranh của địa chính trị thực sự đòi hỏi phải có một nền tảng sức mạnh quân sự, nhưng nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có các công cụ ngoại giao và kinh tế của nghệ thuật lãnh đạo đất nước. Chính vì rất nhiều cạnh tranh quốc tế ngày nay xảy ra dưới ngưỡng cửa xung đột quân sự, các cơ quan dân sự cần đi đầu trong việc duy trì trật tự và định hình một cảnh quan thuận lợi cho các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ. Nhưng điều đó sẽ chỉ xảy ra một khi tư duy và văn hóa của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ thay đổi nhằm cho phép sự công nhận rộng rãi hơn đối với cuộc cạnh tranh đang diễn ra.

Khi tiến lên, thành công về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ dựa trên một cách tiếp cận hợp tác sáng suốt. Thay vì coi việc hợp tác với các quốc gia khác như mục đích tự tại, các nhà hoạch định chính sách nên công nhận nó như một phương tiện để soạn thảo một chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Họ cũng phải nắm vững điều này là hợp tác chân chính đòi phải có đi có lại. Margrethe Vestager, ủy viên cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, có lẽ nói hay nhất khi bà nói lên bản chất của chính sách này: “Tôi đến từ đâu — tôi lớn lên ở miền tây Đan Mạch — nếu bạn tiếp tục mời người ta và họ không mời bạn trở lại, bạn sẽ ngừng mời họ”.

Ngoài ra, Washington cần chấp nhận rằng các vấn đề hoàn cầu không nhất thiết được giải quyết tốt nhất bởi các thể chế hoàn cầu, vốn chịu trách nhiệm giải trình chủ yếu trước các bộ máy hành chánh nội bộ hơn là các cơ chế bên ngoài. Các thể chế như vậy có thể đóng những vai trò hữu ích như các cơ quan triệu tập và trung tâm chia sẻ thông tin, nhưng họ thiếu năng lực hoạt động để hành động một cách quy mô; sự phức tạp hành chánh ngăn cản họ hoàn thành các sứ mệnh rộng lớn hơn.

Xem xét lại việc quản trị hoàn cầu không đòi hỏi phải bác bỏ các nguyên tắc tự do hoặc từ bỏ một trật tự dựa trên chúng. Nhưng vì chỉ một số ít các quốc gia cam kết với những nguyên tắc này, nên mục tiêu phải là thúc đẩy điều mà học giả Paul Miller đã mô tả như một “trật tự tự do nhỏ hơn, sâu hơn” gồm các nền dân chủ đã kỹ nghệ hóa nhằm bảo vệ các giá trị tự do và phục vụ các mục đích chiến lược và kinh tế. Trọng tâm có thể là tạo ra các liên minh có tinh thần sứ mệnh nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng dư thừa, tài trợ việc nghiên cứu các kỹ thuật đang ló dạng, cổ vũ giao thương công bằng và có đi có lại cũng như hợp tác trong các vấn đề an ninh. Những liên minh như vậy sẽ mở cửa cho các thành viên mới với điều kiện họ chia sẻ các lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ và có thể mang lại các khả năng giải quyết các vấn đề chủ chốt. Trật tự dựa trên luật lệ thời Chiến tranh Lạnh đã bắt đầu y như thế: như một nhóm do Hoa Kỳ lãnh đạo gồm các quốc gia có cùng một tinh thần muốn chiến thắng trong một cuộc cạnh tranh chiến lược và ý thức hệ chống lại một kẻ thù chung.

Washington cũng cần đổi mới tư duy về nền kinh tế chính trị và nâng cao năng lực của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ trong việc giải quyết sự tác động qua lại của chính trị và kinh tế. Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có thể tích hợp các chính sách kinh tế và chiến lược chính trị của mình như Trung Quốc bằng cách đặt nền kinh tế chỉ huy của mình trực tiếp phục vụ các mục tiêu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington nên đầu tư nhiều hơn vào tình báo kinh tế và giúp nó chia sẻ dễ dàng hơn những thông tin đó giữa các bộ và cơ quan bằng cách thành lập một trung tâm quốc gia về tình báo kinh tế, có lẽ được mô phỏng theo Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia, như học giả Anthony Vinci đã vận động.

Hơn nữa, chính phủ Hoa Kỳ phải chống lại các khoản đầu tư lớn lao của Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển trong các ngành kỹ thuật đang ló dạng. Quốc hội phải tài trợ cho các nghiên cứu của khu vực công và tư trong lĩnh vực trí khôn nhân tạo, máy tính hiệu suất cao, sinh học tổng hợp và các lĩnh vực kỹ thuật quan trọng về chiến lược khác. Và Bộ Ngoại giao cũng nên đặt kinh tế lên vị trí tiền đạo và trung tâm bằng cách trao cho các viên chức kinh tế nhiều trách nhiệm hơn tại các tòa đại sứ và bằng cách mở thêm các tòa lãnh sự trên khắp thế giới, để thúc đẩy tốt hơn các mối liên hệ kinh doanh và thương mại.

Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phải chấp nhận rằng trong thế giới đương thời, tốc độ là một thành phần quan trọng của quyền lực. Khả năng đáp ứng nhanh chóng trước các mối đe dọa và nắm bắt cơ hội nâng cao ảnh hưởng của một quốc gia. Đáp ứng chậm làm suy yếu nền quản trị dân chủ, vì chúng làm giảm lòng tin của người dân rằng chính phủ của họ có thể thỏa mãn các nhu cầu trong một khoảng thời gian hợp lý. Sự thật này đã được làm nổi bật nhờ đại dịch hiện nay, một đại dịch mà khi bắt đầu, phần lớn do sự che đậy khởi đầu của Trung Quốc, các chính phủ trên khắp thế giới đã hành động quá chậm chạp. Các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ cần đưa ra một cách tính toán mới: thời gian dẫn đến thành quả. Được trang bị bằng biện pháp này, một nhà hoạch định chính sách có thể có hy vọng nhận diện được những trở ngại cần được loại bỏ để hoàn thành công việc.

ĐIỀU TRUMP ĐÃ NHÌN RA

Các mục tiêu của trật tự quốc tế tự do rất đáng khen ngợi - và trong nhiều trường hợp, người ta đã đạt được chúng bất chấp các rủi ro làm nản lòng. Thế giới hiện an toàn hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn trước đây. Nhưng các hậu quả bất ngờ của hoàn cầu hóa và những hứa hẹn không thành của nền quản trị hoàn cầu không thể bị làm ngơ.

Trong một thế giới cạnh tranh giữa các cường quốc, bất bình đẳng kinh tế và các khả năng kỹ thuật rực rỡ, trong đó các ý thức hệ cũng như mầm bệnh lây lan với sự dữ dội của virút, tiền cược quả quá cao và các hậu quả quá tàn khốc đến không thể chỉ bám vào những gì đã hoạt động trong quá khứ và hy vọng sẽ có điều tốt nhất. Trump đã nhận ra thực tại này sớm hơn nhiều người trong cộng đồng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Bất cứ ai kế nhiệm ông - dù là vào năm 2021 hay vào năm 2025 - cũng sẽ cần phải nhìn nhận điều đó.
 
Diễn từ của bà Trump gây xúc động và sửng sốt vì không tấn công nhưng kêu gọi nhân ái, và đoàn kết
J.B. Đặng Minh An dịch
06:07 26/08/2020


Trong ngày thứ hai của Đại Hội đảng Cộng Hòa, diễn từ của bà Melania Trump đã gây sửng sốt cho người dân Hoa Kỳ. Bà Trump đã không dùng cơ hội này để tấn công phía bên đảng Dân Chủ. Trái lại, bà đã dùng cơ hội này để đề cập đến những đau khổ nhân sinh, kêu gọi sự cảm thông, hiệp nhất và lòng nhân ái. Nói tắt một điều, diễn từ của bà Trump có phong thái và khẩu khí yêu thương, tha thứ và thông cảm như diễn văn của Đức Giáo Hoàng. Nó hoàn toàn không phải là một bài diễn văn có chút sắc màu chính trị đảng phái.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Chào buổi tối. Với tôi có vẻ như chỉ mới ngày hôm qua, khi chúng tôi có mặt tại hội nghị đầu tiên, nơi chồng tôi chấp nhận sự đề cử của Đảng Cộng hòa và sau đó trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Năng lượng và sự nhiệt tình dành cho người sẽ lãnh đạo quốc gia này, ngày nay vẫn rõ ràng như cách đây 4 năm.

Tôi biết tôi đang nói thay cho chồng và toàn thể gia đình khi nói rằng chúng tôi không quên những người tuyệt vời, những người đã sẵn sàng đón nhận một doanh nhân chưa bao giờ làm việc trong lĩnh vực chính trị. Chúng tôi biết chính các bạn đã bầu anh ấy làm tổng chỉ huy và chúng tôi biết chính các bạn là người sẽ đưa chúng tôi vượt qua lần nữa. Chúng tôi đã rất khiêm tốn trước sự hỗ trợ đáng kinh ngạc đó và ngày hôm nay chúng tôi vẫn đầy lòng biết ơn.

Tôi muốn thừa nhận một thực tế rằng kể từ tháng Ba, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi đáng kể. Kẻ thù vô hình, Covid-19, đã càn quét qua đất nước xinh đẹp của chúng ta và tác động đến tất cả chúng ta. Sự cảm thông sâu sắc nhất của tôi xin được gửi đến tất cả các bạn, những người đã mất một người thân yêu; và lời cầu nguyện của tôi dành cho những người bệnh tật hoặc đau khổ. Tôi biết nhiều người lo lắng và một số cảm thấy bất lực. Tôi muốn các bạn biết các bạn không cô đơn.

Chính quyền của chồng tôi sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi có một phương pháp điều trị hiệu quả và tìm được vắc xin dành cho mọi người. Donald sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi anh ấy đã làm tất cả những gì có thể để chăm sóc mọi người bị ảnh hưởng bởi đại dịch khủng khiếp này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nhân viên y tế trên tuyến đầu và các giáo viên, những người đã đứng lên trong những thời điểm khó khăn này. Bất chấp những rủi ro cho bản thân và gia đình của các bạn, các bạn đặt đất nước của chúng ta lên trên hết và chồng tôi cũng như tôi rất biết ơn về những điều đó.

Người Mỹ đã đến với nhau trong một hoàn cảnh xa lạ và thường đáng sợ như vậy. Chính những lúc như vậy, chúng ta sẽ nhìn lại và nói với con cháu rằng nhờ lòng tốt và lòng trắc ẩn, sức mạnh và sự quyết tâm của các bạn, chúng ta đã có thể giữ gìn lời hứa về tương lai của mình. Các doanh nghiệp dự phần vào và tình nguyện viên tham gia. Mọi người háo hức chia sẻ ý tưởng, nguồn lực và hỗ trợ đủ loại với hàng xóm cũng như những người xa lạ. Thật là được linh hứng khi nhìn đến những gì người dân của đất nước vĩ đại của chúng ta làm cho nhau, đặc biệt là khi chúng ta rơi vào trong những tình cảnh mong manh nhất.

Nói về sức mạnh và quyết tâm, gần đây chúng ta đã kỷ niệm 100 năm ngày thông qua bản tu chính án thứ 19. Hôm qua tại sân cỏ phía Bắc của Tòa Bạch Ốc, chúng tôi đã xây dựng một khu triển lãm dành riêng cho quyền bầu cử của phụ nữ. Triển lãm kêu gọi trẻ em trên khắp cả nước gửi tác phẩm nghệ thuật tôn vinh ý nghĩa của thời điểm quan trọng này trong lịch sử phụ nữ.

Khi tôi đánh giá các bài dự thi, tôi đã suy nghĩ về tác động của tiếng nói người phụ nữ trong câu chuyện của đất nước chúng ta và tôi tự hào như thế nào khi bỏ phiếu một lần nữa cho Donald vào tháng 11 này. Chúng ta phải bảo đảm rằng phụ nữ được lắng nghe và giấc mơ Mỹ tiếp tục được thúc đẩy.

Tôi lớn lên khi còn là một đứa trẻ ở Slovenia, lúc đó chúng tôi đang ở dưới chế độ Cộng sản. Tôi thường được nghe nói về một nơi tuyệt vời gọi là Mỹ, một vùng đất đại diện cho tự do và cơ hội. Khi tôi lớn lên, mục tiêu của tôi là được sống tại Hoa Kỳ và theo đuổi ước mơ làm việc trong ngành thời trang.

Cha mẹ tôi đã làm việc rất chăm chỉ để bảo đảm gia đình chúng tôi không chỉ có thể sống và thịnh vượng ở Mỹ, mà còn đóng góp cho một quốc gia nơi cho phép mọi người đến với giấc mơ và biến nó thành hiện thực. Tôi muốn dành thời gian này để cảm ơn mẹ và cha tôi vì tất cả những gì họ đã làm cho gia đình chúng tôi. Chính vì các ngài mà tôi mới đứng đây ngày hôm nay.

Tôi đến Mỹ năm 26 tuổi, sống và làm việc ở vùng đất cơ hội, nơi giấc mơ của tôi thành hiện thực, nhưng tôi còn muốn nhiều hơn thế. Tôi muốn trở thành một công dân. Sau 10 năm làm việc, tôi đã thi vào năm 2006 và được nhập quốc tịch Mỹ. Đó vẫn còn là một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong cuộc đời tôi, bởi với sự chăm chỉ và quyết tâm, tôi đã có thể đạt được giấc mơ Mỹ của riêng mình.

Là một người nhập cư và là một phụ nữ rất độc lập, tôi hiểu cảm giác được hưởng đặc ân khi sống ở đây và tận hưởng những quyền tự do và cơ hội mà chúng tôi có. Là đệ nhất phu nhân, tôi đã may mắn được chứng kiến giấc mơ Mỹ hết lần này đến lần khác. Tôi đã gặp nhiều phụ nữ, trẻ em, cha mẹ và gia đình đầy cảm hứng, những người đã vượt qua các vấn đề làm chao đảo cuộc sống như nghiện ngập, vô gia cư, các thành viên trong gia đình bị đau ốm hoặc qua đời, lạm dụng các loại và nhiều thách thức khác mà hầu hết mọi người phải đầu hàng.

Ba năm rưỡi qua thật khó quên. Không có từ ngữ nào diễn tả được rằng tôi vinh dự, khiêm nhường và may mắn như thế nào khi được phục vụ đất nước của chúng ta với tư cách là đệ nhất phu nhân. Sau nhiều trải nghiệm mà tôi đã trải qua, tôi không biết liệu tôi có thể giải thích hết được bao nhiêu người tôi mang về nhà mỗi ngày trong tâm hồn tôi, từ những người lính dũng cảm đã xả thân rất nhiều để chúng ta được tự do, đến những đứa trẻ của tất cả các hoàn cảnh tôi đã gặp trên khắp thế giới.

Cảm ơn các bạn đã truyền cảm hứng cho tôi. Đó là vinh dự lớn nhất của tôi khi được phục vụ các bạn.

Khi tôi nói chuyện với các binh sĩ trong quân đội, mặc dù phải hy sinh thời gian lẽ ra có thể dành cho gia đình, và phải trải qua những nỗi sợ hãi của chiến tranh hay mất mát, họ không hối tiếc về việc phục vụ đất nước của chúng ta. Điều này cũng xảy ra với gia đình của họ, và gia đình của những người đầu tiên đáp lại các tai họa, là những người thường nhìn thấy người thân của mình bước ra khỏi cửa, mà không biết liệu họ có trở về nhà hay không.

Khi tôi nói chuyện với những gia đình đã mất một ai đó, tôi thường xuyên nghĩ đến nỗi đau xen lẫn niềm tự hào trong giọng nói của họ. Cảm ơn tất cả những người đã và đang phục vụ đất nước của chúng ta trong quân đội và những người đầu tiên đáp lại các tai họa. Và cảm ơn những gia đình đã chờ đợi họ. Các bạn là anh hùng của chúng ta theo đúng nghĩa nhất.

Tôi cũng rất xúc động trước nhiều trẻ em và gia đình đã dành thời gian đến bệnh viện, trường học và các địa điểm khác trên khắp thế giới. Những đứa trẻ đang phải đối mặt với nỗi đau hoặc những loại bệnh tật đốn ngã được cả những người lớn khỏe mạnh nhất. Có những bậc cha mẹ tạ ơn khi thức dậy mỗi ngày và thấy con mình vẫn còn sống. Những gia đình này là chứng tá cho đức tin và cho niềm tin vào sức mạnh của y học, khoa học.

Trong chuyến công du quốc tế đầu tiên với tư cách là đệ nhất phu nhân, tôi và chồng tôi đã đến thăm những nơi có ý nghĩa quan trọng đối với ba tôn giáo lớn: Hồi giáo, Kitô Giáo và Do Thái giáo. Một kỷ niệm đặc biệt của chuyến đi là về một cậu bé mà tôi có vinh dự được đến thăm ở Rôma, bên Ý. Khi ở đó, tôi đọc một câu chuyện về cậu bé và biết được rằng cậu và gia đình đã chờ đợi một trái tim rất lâu - và cậu đã có một tiên đoán nghiệt ngã. Tình huống này khiến tôi và các nhân viên rơi nước mắt.

Chúng tôi đã nói về một chút gì khác khi chúng tôi sẵn sàng cho phần tiếp theo của chuyến đi. Khi hạ cánh một vài giờ sau đó, chúng tôi biết rằng một trái tim đã được hiến tặng và sẽ được trao cho cậu bé. Tôi thường xuyên nghĩ về anh ấy, cùng với rất nhiều gương mặt trẻ thơ trên khắp đất nước của chúng ta.

Những tấm gương sâu sắc và đáng buồn hơn không thể tránh khỏi về sức mạnh và bản lĩnh của đất nước chúng ta đã xuất hiện trong những cộng đồng bị thiên tai tác động. Bão, lốc xoáy và lũ lụt cho thấy những mặt xấu của mẹ thiên nhiên, nhưng chúng có thể cho chúng ta thấy khuôn mặt đẹp của con người. Vợ chồng tôi đã đi thăm nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai và chúng tôi vô cùng xúc động trước nghị lực của những người bị mất mát, cũng như lòng tốt của hàng xóm và cộng đồng.

Cốt lõi chung trong tất cả các tình huống thử thách này là quyết tâm giúp đỡ lẫn nhau. Tôi nhận ra những câu chuyện tôi vừa kể đang đề cập đến những người sống sót trong hoàn cảnh phi thường, nhưng Donald và tôi cũng được truyền cảm hứng từ hàng triệu người Mỹ thức dậy mỗi ngày với mục tiêu đơn giản nhưng can đảm là cung cấp những nhu cầu cho gia đình và giữ cho họ được an toàn.

Các bạn là trụ cột của đất nước này. Các các bạn là những người tiếp tục tạo nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Và các bạn là những người có trách nhiệm đáng khâm phục là chuẩn bị cho các thế hệ tương lai để làm cho mọi thứ tốt hơn so với thời thơ ấu của họ.

Khi các bạn đang chiến đấu cho gia đình các bạn, chồng tôi, gia đình chúng tôi và những người trong chính quyền này đang chiến đấu cho các bạn. Bất kể số lượng các hàng tít tiêu cực hoặc sai lệch trên các phương tiện truyền thông hoặc các cuộc tấn công từ phía bên kia, Donald Trump không và sẽ không làm các bạn thất vọng.

Anh ấy yêu đất nước này và anh ấy biết cách hoàn thành công việc. Chúng tôi đã biết trong 5 năm qua anh ấy không phải là một chính trị gia truyền thống. Anh ấy không thích nói suông. Anh ấy đòi hỏi phải có hành động và anh ấy nhận được kết quả. Tương lai của đất nước chúng ta luôn luôn rất quan trọng đối với anh ấy. Và đó là điều mà tôi luôn ngưỡng mộ.

Trên thực tế, điều đó sẽ giúp bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ sau. Phương châm “Hãy là điều tốt nhất” có một mục tiêu đơn giản: dạy thanh niên về tầm quan trọng của sức khỏe cả về tinh thần và thể chất. Điều này cũng bao gồm hiểu biết về an toàn trực tuyến và sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc phiện và ma túy.

Thông qua cuộc vận động “Hãy là điều tốt nhất”, văn phòng của tôi và tôi đã có thể giới thiệu những con người, những chương trình và các tổ chức đang làm những điều phi thường ở đất nước chúng ta và trên toàn thế giới. Tôi tiếp tục tin tưởng rằng bằng cách chiếu sáng những tấm gương tích cực này, những người khác trên khắp đất nước và trên toàn cầu sẽ được truyền cảm hứng để làm phần việc của họ cho thế hệ tiếp theo của chúng ta. Giúp đỡ trẻ em không phải là một mục tiêu chính trị, đó là mệnh lệnh đạo đức của chúng ta.

Khi tôi nghĩ lại một khoảnh khắc quan trọng trong cuộc vận động “Hãy là điều tốt nhất”, tâm trí tôi hướng về chuyến đi mà tôi đã thực hiện đến Phi Châu. Trên lục địa rộng lớn và xinh đẹp đó, tôi đã có thể đến thăm các quốc gia Ghana, Malawi, Kenya và Ai Cập. Đặc biệt, một trong những chuyến thăm đó đã có tác động sâu sắc đến tôi. Ghana trên bờ biển Tây Phi là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi của tôi và tôi đã tận mắt trải nghiệm con người nồng hậu và truyền thống của họ.

Trong khi ở đó, tôi đã đến thăm Lâu đài Cape và biết thêm về sự khởi đầu của một cuộc hành trình tàn khốc và thường là chết chóc trong thời đại buôn bán nô lệ. Tôi đã rất kinh hoàng khi nghe các hướng dẫn viên kể cho tôi nghe quá nhiều câu chuyện phi nhân tính và tôi đã có được những tầm nhìn mới. Vào thời điểm này, trong lịch sử của chúng ta, chúng ta không bao giờ được quên điều đó để có thể bảo đảm rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Như tất cả các bạn, tôi đã suy tư về tình trạng bất ổn chủng tộc ở đất nước chúng ta, một thực tế khắc nghiệt là có những phần trong lịch sử mà chúng ta không thể tự hào. Tôi khuyến khích mọi người tập trung vào tương lai của chúng ta trong khi vẫn học hỏi từ quá khứ của chúng ta. Các bạn hãy nhớ rằng ngày nay tất cả chúng ta là một cộng đồng, bao gồm nhiều chủng tộc, tôn giáo và sắc tộc. Lịch sử đa dạng và phong phú của chúng ta là điều làm nên sự vững mạnh của đất nước chúng ta, và vâng, chúng ta vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi lẫn nhau.

Với suy nghĩ đó, tôi muốn kêu gọi công dân của đất nước này hãy dành một chút thời gian, tạm dừng và nhìn mọi thứ từ mọi khía cạnh. Tôi kêu gọi mọi người hãy đến với nhau một cách văn minh để chúng ta có thể làm việc và sống theo những lý tưởng Mỹ chuẩn mực của chúng ta.

Tôi cũng thỉnh cầu mọi người chấm dứt bạo lực và cướp bóc đang được thực hiện nhân danh công lý. Và đừng bao giờ đưa ra các thành kiến dựa trên màu da của một người. Thay vì xé toạc mọi thứ, chúng ta hãy nhìn lại những sai lầm của mình. Hãy tự hào về sự phát triển của chúng ta và hướng tới một chặng đường phía trước. Mỗi ngày, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta là một quốc gia dưới quyền của Thiên Chúa và chúng ta cần phải yêu thương nhau.

Chính quyền của chồng tôi đã làm việc để cố gắng tạo ra sự thay đổi khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến chủng tộc và tôn giáo ở đất nước này. Anh ấy là tổng thống đầu tiên phát biểu - kêu gọi các quốc gia trên thế giới chấm dứt sự đàn áp tôn giáo và tôn trọng quyền của mỗi người được thờ phượng theo cách họ chọn. Anh ấy đã đầu tư đáng kể vào các trường cao đẳng và đại học dành cho người da đen lịch sử của chúng ta. Vị tổng thống này cũng tiếp tục đấu tranh cho sự lựa chọn trường học để cung cấp cho phụ huynh quyền lựa chọn trường học cho sự phát triển của con em mình.

Chồng tôi biết cách tạo ra một sự thay đổi thực sự. Kể từ ngày tôi gặp anh ấy, tôi biết anh ấy chỉ muốn làm cho đất nước này trở nên tốt nhất có thể. Trong nhiều năm, tôi đã chứng kiến anh ấy trở nên lo lắng và thất vọng và tôi rất tự hào khi thấy nhiều điều anh ấy đã làm trong một thời gian ngắn như vậy. Nước Mỹ ở trong trái tim của anh ấy, vì vậy nếu như đôi khi chúng ta chỉ thấy toàn là những con người tồi tệ nhất trên trường chính trị trong các bản tin buổi tối, chúng ta hãy nhớ lại cách chúng ta đến với nhau trong những thời điểm khó khăn nhất.

Và trong khi đang nổ ra các cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề chủng tộc, chúng ta hãy tập trung vào những bước tiến chúng ta đã đạt được và cùng nhau nỗ lực vì một ngày mai tốt đẹp hơn cho mọi người. Chính quyền của chúng tôi cũng đã dành các tài nguyên chưa từng có và tạo ra các kết quả cứu sống bằng cách nâng cao nhận thức về các chất nghiện dạng thuốc phiện và lạm dụng ma túy, đặc biệt là đối với trẻ em.

Khi các hàng tít lớn thường xuyên chứa đầy tin đồn, tôi muốn dành thời điểm này để khuyến khích giới truyền thông tập trung hơn nữa vào cuộc khủng hoảng ma túy của quốc gia. Căn bệnh này ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nó bất kể chủng tộc, tuổi tác hoặc tình trạng kinh tế xã hội. Nghiện ngập đã chạm đến mọi thành phần trong xã hội của chúng ta theo một cách nào đó. Hơn bao giờ hết, chúng ta có các chương trình và thuốc để chống lại nó. Chúng ta chỉ cần nói về nó một cách cởi mở và các bạn, giới truyền thông, có các diễn đàn để biến điều đó thành hiện thực.

Đối với ngành truyền thông và với tư cách là một quốc gia, tôi xin tất cả chúng ta cam kết giúp đỡ nhau trong cuộc chiến chống lại nạn nghiện ma túy bằng cách nói về nó nhiều hơn nữa, đặc biệt là khi chúng ta chiến đấu với đại dịch covid, chúng ta cần nhớ rằng các vụ tự tử đang gia tăng khi những người đang vật lộn với sự cô đơn và nghiện ngập cảm thấy họ không còn nơi nào để hướng về.

Cha mẹ hãy nói chuyện với con cái. Các giáo viên và những người chăm sóc, xin hãy chú ý đến các dấu hiệu nghiện ngập. Các nhà lập pháp, hãy thông qua luật cho phép những người muốn xin giúp đỡ có thể làm điều đó một cách an toàn và không sợ hãi, cũng như cung cấp các tài nguyên cho các tổ chức giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi các loại nghiện ngập. Khi sự kỳ thị được xóa bỏ, mọi người sẽ không còn xấu hổ khi yêu cầu giúp đỡ và tính mạng sẽ được cứu. Những bạn nào đang phải vật lộn với các cơn nghiện, không có gì phải xấu hổ về căn bệnh của các bạn. Xin vui lòng tìm kiếm sự giúp đỡ. Các bạn đáng được trợ giúp.

Trong bốn năm tới với tư cách là đệ nhất phu nhân, tôi sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên cuộc vận động “Hãy là điều tốt nhất” và làm việc với từng tiểu bang để thông qua luật về chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương nhất của chúng ta. Tôi dự định tiếp tục công việc mà tôi đã bắt đầu với trẻ em trong các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng cũng như các cộng đồng thiểu số và các bộ lạc. Tôi muốn bảo đảm trẻ em đang được bảo vệ và cộng đồng có các tài nguyên cần thiết để chống lại nạn nghiện ma túy và bỏ bê hoặc lạm dụng trẻ em.

Như chồng tôi và chính quyền, tôi sẽ tiếp tục khuyến khích giáo dục và hỗ trợ các nhu cầu cá nhân của trẻ em. Điều quan trọng là trẻ em phải được cung cấp các nền tảng để thành công. Tôi cũng mong muốn tiếp tục công việc của mình để khôi phục lại ngôi nhà Nhân dân, là biểu tượng tự hào lâu dài của dân tộc chúng ta. Tôi tin rằng ngôi nhà mang tính biểu tượng này cần được chăm sóc và bảo tồn để được người dân đất nước này và du khách từ khắp nơi trên thế giới tận hưởng trong nhiều năm tới. Tôi say mê ngôi nhà xinh đẹp này, khuôn viên và tất cả những gì chúng đại diện.

Và bây giờ tôi có một thông điệp đặc biệt dành cho những người mẹ của đất nước này. Thế giới hiện đại này đang chuyển động quá nhanh và con cái chúng ta phải đối mặt với những thách thức dường như thay đổi vài tháng một lần. Tôi biết nhiều người trong số các bạn biết rằng các mạng xã hội có thể thao túng như thế nào. Và cũng giống như tôi, tôi chắc rằng nhiều người trong số các bạn đang tìm kiếm câu trả lời làm thế nào để nói chuyện với con mình về những mặt trái của công nghệ thông tin và mối quan hệ của chúng với các bạn bè cùng trang lứa.

Giống như mọi bậc cha mẹ trong nước, tôi cảm thấy có quá nhiều bài học để dạy con mình và biết bao những trách nhiệm của một người làm mẹ, đến mức không đủ giờ trong ngày để làm tất cả. Tôi nhắc nhở bản thân rằng tôi may mắn hơn hầu hết mọi người và vẫn còn những ngày tôi mong đợi để với nghị lực có thể làm những điều tốt nhất có thể cho con mình.

Đối với các ông bà và cha mẹ ở khắp mọi nơi, các bạn là những chiến binh. Nơi chồng tôi, các bạn có một vị tổng thống, là người sẽ không ngừng đấu tranh cho các bạn và gia đình các bạn. Tôi thấy anh ấy làm việc chăm chỉ như thế nào mỗi ngày và mỗi đêm, và bất chấp những cuộc tấn công chưa từng có của giới truyền thông và phe đối lập, anh ấy sẽ không bỏ cuộc. Trên thực tế, nếu các bạn nói với anh ấy điều đó không thể nào làm được đâu, anh ấy sẽ còn làm việc chăm chỉ hơn nữa.

Donald là một người chồng luôn ủng hộ tôi trong tất cả những gì tôi làm. Anh ấy đã xây dựng một chính quyền với số lượng phụ nữ chưa từng có trong các vai trò lãnh đạo và đã tạo dựng một môi trường mà người dân Mỹ luôn là ưu tiên hàng đầu. Anh ấy hoan nghênh những quan điểm khác nhau và khuyến khích những suy nghĩ khác biệt. Tôi biết tôi nói thay cho chồng và gia đình khi nói rằng chúng tôi rất biết ơn vì các bạn đã tin tưởng bầu anh ấy làm tổng thống của mình và chúng tôi sẽ rất vinh dự được phục vụ đất nước đáng trầm trồ kinh ngạc này trong bốn năm nữa.

Như các bạn đã nghe vào buổi tối hôm nay, tôi không muốn sử dụng thời gian quý báu này để tấn công phía bên kia, bởi vì như chúng ta đã thấy tuần trước, kiểu nói chuyện đó chỉ nhằm chia rẽ đất nước thêm. Tôi ở đây vì chúng tôi cần chồng tôi làm tổng thống và tổng tư lệnh của chúng tôi trong bốn năm nữa. Anh ấy là những gì tốt nhất cho đất nước của chúng tôi.

Tất cả chúng ta đều biết Donald Trump không giấu giếm về cảm giác của mình đối với mọi thứ. Dù muốn hay không, các bạn luôn biết anh ấy đang nghĩ gì. Và đó là bởi vì anh ấy là một người yêu đất nước và con người của đất nước này và muốn tiếp tục làm cho đất nước này tốt hơn. Donald muốn giữ cho gia đình các bạn được bình yên, anh ấy muốn giúp gia đình các bạn thành công. Anh ấy không muốn gì hơn là làm cho đất nước thịnh vượng và anh ấy không lãng phí thời gian để chơi trò chính trị.

Gần 4 năm trước, chúng tôi đã bước vào ngày bầu cử trong tình cảnh hoàn toàn bị đánh giá thấp. Bất chấp những gì đang được nói trong năm nay, tôi biết người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu và làm việc thay mặt cho các gia đình, nền kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta và cho tương lai của con cái chúng ta. Bỏ phiếu cho những lý tưởng đó không phải là bỏ phiếu đảng phái. Đó là một cuộc bỏ phiếu thông thường vì đó là những mục tiêu và hy vọng mà tất cả chúng ta đều tin tưởng. Tôi tin rằng chúng ta cần sự lãnh đạo của chồng tôi hơn bao giờ hết để đưa đất nước chúng ta một lần nữa trở lại nền kinh tế vĩ đại nhất và đất nước mạnh nhất từng được biết đến.

Xin Chúa phù hộ cho tất cả các bạn, gia đình các bạn, và xin Chúa phù hộ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Source:CNN
 
Bài giáo lý thứ tư của Đức Phanxicô về chữa lành thế giới: chúng ta là quản lý viên được kêu gọi chia sẻ hoa quả trái đất với mọi người
Vũ Văn An
22:11 26/08/2020

Theo VaticanNews, trong buổi yết kiến chung thứ Tư, 26 tháng 8, Đức Phanxicô đã chú tâm vào tầm quan trọng của bình đẳng và chia sẻ của cải nhằm phản ảnh tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta và Sáng Thế trong thời gian thử thách do đại dịch gây ra.

Đức Thánh Cha Phanxicô mở đầu bài giáo lý của ngài bằng cách mời gọi tín hữu “chào đón hồng phúc đức cậy vốn phát xuất từ Chúa Kitô”, nhất là trong mùa đại dịch, khi “nhiều người liều mình đánh mất đức cậy”, do các bất công xã hội.

Ngài nói các bất công trên được cơn đại dịch làm “nổi bật và gia trọng”. Nhiều trẻ em không còn khả năng nhận được nền giáo dục thỏa đáng trong khi nhiều em khác nhận được; nhiều người không có khả năng làm việc tại nhà, nhiều người khác thì có; nhiều quốc gia không thể phát hành tiền để đương đầu với tình thế khẩn trương mà không gây hại cho tương lai tài chánh của mình, trong khi các quốc gia khác thì có thể.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý thứ tư của Đức Phanxicô theo bản dịch tiếng Anh của ZenitNews:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em buổi sáng tốt đẹp!

Trước đại dịch và các hậu quả xã hội của nó, nhiều người có nguy cơ mất đức cậy. Trong thời gian bất trắc và đau khổ này, tôi mời mọi người chào đón hồng phúc đức cậy vốn phát xuất từ Chúa Kitô. Chính Người giúp chúng ta lèo lái qua dòng nước hỗn loạn của bệnh tật, chết chóc và bất công, vốn không có lời nói cuối cùng đối với vận mệnh sau cùng của chúng ta.

Đại dịch đã phơi bày và làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội, trên hết là vấn đề bất bình đẳng. Một số người có thể làm việc tại nhà, trong khi kiểu làm việc này không thể có đối với nhiều người khác. Một số trẻ em, bất kể các khó khăn có liên quan, vẫn có thể tiếp tục nhận được nền giáo dục học thuật, trong khi điều này đã bị gián đoạn đột ngột đối với nhiều, rất nhiều, trẻ em khác. Một số quốc gia hùng mạnh có thể phát hành tiền để đối phó với khủng hoảng, trong khi điều này, đối với nhiều nước khác, có nghĩa là phải thế chấp tương lai.

Những triệu chứng của sự bất bình đẳng trên cho thấy một căn bệnh xã hội; nó là một loại virus phát xuất từ một nền kinh tế bệnh hoạn. Và chúng ta phải nói một cách đơn giản: nó là một nền kinh tế đang mắc bệnh. Nó đã mắc bệnh. Nó đang mắc bệnh. Đó là hậu quả của một việc tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng - căn bệnh đó như thế đó: nó là hậu quả của tăng trưởng kinh tế bất bình đẳng - coi thường các giá trị căn bản của con người. Trong thế giới ngày nay, một số ít người giàu có sở hữu nhiều hơn tất cả phần còn lại của nhân loại. Tôi xin lặp lại điều này để nó giúp chúng ta suy nghĩ: một số ít người giàu có, chỉ một nhóm nhỏ thôi, đang sở hữu nhiều hơn tất cả những người còn lại của nhân loại.

Đấy là số liệu thống kê thuần túy. Đấy là một sự bất công kêu thấu tới trời! Đồng thời, mô hình kinh tế này thờ ơ với những thiệt hại gây ra cho ngôi nhà chung của chúng ta. Ngôi nhà chung của chúng ta không được quan tâm chăm sóc.

Chúng ta sắp vượt quá nhiều giới hạn của hành tinh tuyệt vời của chúng ta, với những hậu quả nghiêm trọng và không thể đảo ngược được: từ việc mất tính đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đến mực nước biển dâng cao và rừng nhiệt đới bị tàn phá. Bất bình đẳng xã hội và suy thoái môi trường đi đôi với nhau và có cùng một nguồn gốc (xem Thông điệp Laudato Si’, 101): tội muốn chiếm hữu và muốn thống trị anh chị em của mình, muốn chiếm hữu và thống trị thiên nhiên và chính Thiên Chúa. Nhưng đấy không phải là thiết kế dành cho tạo thế.

“Khởi thủy, Thiên Chúa trao phó trái đất và các tài nguyên của nó cho nhân loại quản lý chung để chăm sóc chúng” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2402). Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nhân danh Người thống trị trái đất (xin xem St 1:28), cày cấy và bảo tồn nó như một khu vườn, một khu vườn dành cho mọi người (xin xem St 2:15). “‘cày cấy’ là trồng trọt, cày bừa hoặc làm việc, trong khi ‘bảo tồn’ có nghĩa là chăm sóc, bảo vệ, coi đây như là một môn bài trắng xóa (carte blanche) để làm bất cứ điều gì bạn muốn với trái đất. Không phải thế. Có “mối tương quan trách nhiệm hỗ tương” (đã dẫn) giữa chúng ta và thiên nhiên. Mối tương quan trách nhiệm hỗ tương giữa chúng ta và thiên nhiên. Chúng ta nhận được từ sáng thế và chúng ta phải đáp trả trở lại. “Mỗi cộng đồng có thể lấy từ sự hào phóng của trái đất bất cứ thứ gì họ cần để sống còn, nhưng họ cũng có nhiệm vụ bảo vệ trái đất” (đã dẫn). Một con đường hai chiều.

Thực vậy, trái đất “đã ở đây trước chúng ta và nó đã được ban cho chúng ta” (đã dẫn), nó đã được Thiên Chúa ban cho “toàn thể loài người” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2402). Và do đó, bổn phận của chúng ta là bảo đảm để hoa trái của nó đến được với mọi người, không phải chỉ một số ít người. Và đây là yếu tố then chốt trong mối tương quan của chúng ta với các của cải trên trái đất. Như các Nghị phụ của Công đồng Vatican II đã nhắc lại, các ngài nói: “Con người nên coi những thứ bên ngoài mà mình sở hữu một cách hợp pháp không những như của riêng mình mà còn là của chung theo nghĩa chúng có thể mang lại lợi ích không chỉ cho mình mà còn cho những người khác” (Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes, 69). Thực thế, “Quyền sở hữu bất cứ tài sản nào làm cho người nắm giữ tài sản đó trở thành người quản lý của Chúa Quan Phòng, với nhiệm vụ làm cho tài sản đó trở nên sinh hoa trái và truyền đạt lợi ích của nó cho người khác” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2404). Chúng ta là người quản lý hàng hóa, không phải chủ nhân ông.
Các nhà quản trị. “Đúng, nhưng điều tốt là của tôi”: điều đó đúng, nó là của bạn, nhưng hãy quản lý nó, đừng chiếm hữu nó một cách ích kỷ cho riêng mình bạn.

Để bảo đảm những gì chúng ta sở hữu mang lại giá trị cho cộng đồng, “thẩm quyền chính trị có quyền và nghĩa vụ qui định việc thực thi hợp pháp quyền sở hữu vì thiện ích chung” (Đã dẫn, 2406) [1]. “Việc bắt quyền tư hữu phụ thuộc nơi đến phổ quát của hàng hóa, […] là luật vàng của tác phong xã hội và là nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ trật tự xã hội và đạo đức” (Laudato Si', 93) [2].

Tài sản và tiền bạc là những công cụ có thể phục vụ cho việc truyền giáo. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng biến chúng thành mục đích, bất luận là cá nhân hay tập thể. Và khi điều này xảy ra, các giá trị thiết yếu của con người bị ảnh hưởng.

Loài hiểu biết (Homo sapiens) bị biến dạng và trở thành loài kinh tế (homo œconomicus) - theo nghĩa có hại - một loài người theo chủ nghĩa cá nhân, tính toán và độc đoán. Chúng ta quên rằng, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa, chúng ta là những sinh vật xã hội, sáng tạo và liên đới với khả năng yêu thương vô bờ bến.

Chúng ta thường quên điều đó. Thực thế, trong tất cả các loài, chúng ta là những sinh vật biết hợp tác nhất và chúng ta phát triển trong cộng đồng, như được thấy rõ trong kinh nghiệm các thánh. Có một câu nói trong tiếng Tây Ban Nha từng truyền cảm hứng cho tôi để viết cụm từ này. Câu đó nói: “Florecemos en racimo, como los santos”: chúng ta phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, như được thấy rõ trong kinh nghiệm của các thánh [3].

Khi nỗi ám ảnh chiếm hữu và thống trị loại bỏ hàng triệu người khỏi có được hàng hóa đệ nhất đẳng; khi sự bất bình đẳng về kinh tế và kỹ thuật tiến tới mức làm cho cơ cấu xã hội bị xé nát; và khi sự phụ thuộc vào tiến bộ vật chất vô giới hạn đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta, thì chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn. Không, điều này thật đáng buồn. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn! Với cái nhìn chăm chú của chúng ta vào Chúa Giêsu (xem Dt 12: 2) và với sự chắc chắn rằng tình yêu của Người hành động qua cộng đồng các môn đệ của Người, chúng ta phải cùng nhau hành động, với hy vọng tạo ra điều gì đó khác hơn và tốt đẹp hơn. Đức cậy Kitô giáo, bắt nguồn từ Thiên Chúa, là mỏ neo của chúng ta. Nó thúc đẩy ý chí chia sẻ, củng cố sứ mệnh của chúng ta trong tư cách môn đệ của Chúa Kitô, Đấng đã chia sẻ mọi sự với chúng ta.

Các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi đã hiểu rõ điều này. Họ sống những thời kỳ khó khăn, giống như chúng ta. Nhận thức mình tạo thành một trái tim và một linh hồn, họ đặt tất cả của cải của họ làm của chung, làm chứng cho ân sủng dồi dào của Chúa Giêsu Kitô ở trong họ (xin xem Cv 4: 32-35). Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Đại dịch đã khiến tất cả chúng ta rơi vào khủng hoảng. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng sau một cuộc khủng hoảng, người ta sẽ không còn giống y như trước nữa. Chúng ta thoát khỏi nó tốt hơn, hoặc chúng ta thoát khỏi nó tệ hơn. Tùy chúng ta lựa chọn.

Sau cuộc khủng hoảng, liệu chúng ta có tiếp tục với hệ thống kinh tế bất công xã hội và đánh giá thấp sự quan tâm dành cho môi trường, cho sáng thế, cho ngôi nhà chung của chúng ta không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này. Mong các cộng đồng Kitô hữu của thế kỷ XXI phục hồi thực tại này - quan tâm đến sự sáng thế và công bằng xã hội: chúng đi đôi với nhau… - nhờ thế làm chứng cho sự Phục sinh của Chúa. Nếu chúng ta chăm sóc các của cải mà Đấng Hóa Công đã ban tặng cho chúng ta, nếu chúng ta đặt những gì chúng ta sở hữu làm của chung một cách để không ai bị thiếu chúng, thì chúng ta sẽ thực sự gây hứng để đức cậy tái tạo một thế giới lành mạnh và bình đẳng hơn. Và để kết luận, chúng ta hãy nghĩ đến những đứa trẻ. Hãy đọc số liệu thống kê: biết bao trẻ em ngày nay đang chết đói vì sự phân bổ của cải không tốt, vì hệ thống kinh tế, như tôi đã nói ở trên; và biết bao trẻ em ngày nay không được quyền học hành vì cùng y một lý do.
Mong rằng hình ảnh về những đứa trẻ bị đói khát và thiếu học này giúp chúng ta hiểu rằng sau cuộc khủng hoảng này, chúng ta phải thoát ra khỏi nó tốt hơn. Cảm ơn anh chị em.
______________________
[1] Xem GS, 71; Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 42; Thông điệp Centesimus annus, 40, 48).
[2] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Laborem exercens, 19.
[3] “Florecemos en racimo, como los santos” (chúng ta phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, như được thấy rõ trong kinh nghiệm của các thánh): một câu phát biểu phổ biến trong tiếng Tây Ban Nha.
 
Diễn từ thật cảm kích của một nữ tu đối với chính nghĩa phò sinh của Tổng thống Trump
J.B. Đặng Minh An dịch
23:59 26/08/2020


Sơ Deirdre Byrne, POSC, là một trong những diễn giả tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Cộng hòa năm 2020. Trước khi bước vào đời sống tu trì, Sơ Byrne từng là bác sĩ phẫu thuật, và là sĩ quan quân đội. Sơ đã giải ngũ và trở thành một nữ tu truyền giáo.

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Sơ, ngày 26 tháng 8:


Chào buổi tối. Tôi là nữ tu Dede Byrne, thuộc Cộng Đồng Những Tôi Tớ Khiêm Hạ Của Thánh Tâm Chúa Giêsu Và Mẹ Maria. Ngày 4 tháng 7 vừa qua, tôi vinh dự được trở thành một trong những khách mời của tổng thống tại lễ kỷ niệm Chào nước Mỹ của ông. Tôi phải thú nhận rằng gần đây tôi đã cầu nguyện nhiều lần trong nhà nguyện, cầu xin Chúa cho phép tôi trở thành một tiếng nói, một công cụ cho cuộc sống con người. Và bây giờ tôi đang ở đây, phát biểu tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa. Tôi nghĩ là khi cầu nguyện các bạn nên cẩn thận đối với những lời cầu xin của mình.

Cuộc hành trình đến với đời sống tu trì của tôi không phải là một con đường truyền thống, nếu có một con đường như thế. Năm 1978, khi còn là sinh viên y khoa tại Đại học Georgetown, tôi đã gia nhập Quân đội để trang trải học phí và cuối cùng cống hiến 29 năm cho quân đội, phục vụ với tư cách là bác sĩ đa khoa và bác sĩ phẫu thuật ở những nơi như Afghanistan và Bán đảo Sinai của Ai Cập. Sau nhiều lần cầu nguyện và suy ngẫm, tôi gia nhập dòng tu của mình vào năm 2002, làm việc để phục vụ người nghèo và người bệnh ở Haiti, Sudan, Kenya, Iraq và ở Washington, DC.

Sự khiêm tốn là nền tảng của dòng chúng tôi, điều này khiến tôi rất khó khăn khi đề cập đến bản thân. Nhưng tôi có thể nói về kinh nghiệm của mình khi làm việc cho những quốc gia đang chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo khó trên khắp thế giới. Những người tị nạn đó đều có chung một kinh nghiệm. Tất cả họ đều bị gạt ra ngoài lề, bị coi là tầm thường, bất lực và không có tiếng nói.

Và trong khi chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những người bị thiệt thòi là những ai đó sống bên ngoài biên giới của chúng ta, thì sự thật là nhóm người bị thiệt thòi lớn nhất trên thế giới có thể được tìm thấy ở đây, ngay tại đất nước Hoa Kỳ này. Họ là những đứa trẻ chưa chào đời.

Là các Kitô hữu, chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu trước hết như là một phôi thai còn non nớt trong bụng một người mẹ chưa kết hôn, và rồi chúng ta chứng kiến ngài chào đời chín tháng sau đó trong sự nghèo nàn của một hang động. Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đã đứng lên cho những gì là chính đáng và cuối cùng bị đóng đinh vì những gì Ngài nói không phù hợp với xu thế chính trị hay khuynh hướng thời thượng. Là những người theo Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được kêu gọi đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa phò sinh chống lại những thứ chính trị lắt léo hoặc xu thời. Chúng ta phải đấu tranh chống lại một chương trình nghị sự lập pháp ủng hộ và thậm chí tán dương việc phá hủy sự sống trong bụng mẹ.

Chúng ta hãy nhớ rằng, luật pháp chúng ta tạo ra xác định cách chúng ta nhìn nhận nhân tính của mình. Chúng ta phải tự hỏi: Chúng ta đang nói gì đây khi chúng ta thọc vào bụng một người mẹ, lôi ra vứt bỏ một cuộc sống vô tội, yếu ớt, vô phương tự vệ, và không có tiếng nói? Là một thầy thuốc, tôi có thể nói không chút do dự: Cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai. Mặc dù những gì tôi phải nói ra có thể là khó nghe đối với một số người, nhưng tôi đang nói điều đó bởi vì tôi không chỉ ủng hộ cuộc sống mà thôi, nhưng tôi còn ủng hộ cuộc sống vĩnh cửu. Tôi muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau lên thiên đường vào một ngày nào đó. Điều đó dẫn tôi đến lý do tại sao tôi ở đây ngày hôm nay.

Donald Trump là tổng thống ủng hộ cuộc sống hăng hái nhất mà quốc gia này từng có cho đến nay, và ông bảo vệ cuộc sống ở mọi giai đoạn. Niềm tin của ông vào sự thánh thiện của cuộc sống vượt quá biên giới chính trị.

Tổng thống Trump sẽ đứng lên chống lại Biden-Harris, là những ứng cử viên chống lại chính nghĩa phò sinh hung hăng nhất từ trước đến nay, là những kẻ thậm chí ủng hộ sự khủng khiếp của việc phá thai muộn và giết cả các thai nhi đã chào đời.

Vì lòng dũng cảm và niềm tin của ông, Tổng thống Trump đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng phò sinh Hoa Kỳ. Hơn nữa, ông được những người có niềm tin tôn giáo trên toàn quốc đứng đằng sau ông. Thưa tổng thống, ngài sẽ thấy chúng tôi ở đây với vũ khí chúng tôi lựa chọn là chuỗi tràng hạt. Cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, tất cả chúng tôi đang cầu nguyện cho ngài.


Source:Catholic News Agency
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thư gửi Chị Em Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:20 26/08/2020
Chị em Hội các Bà Mẹ Công Giáo yêu qúi,

Trong dòng lịch sử lần đầu tiên chúng ta phải sống trải qua trong lo sợ hoang mang bị giới hạn không được tới nhà thờ tham dự thánh lễ đọc kinh cầu nguyện chung, không đi hành hương, như từ hồi tháng Ba vừa qua cho tới bây giờ, và còn kéo dài không biết tới khi nào nữa, dù đã có phần nào nới lỏng sự giới hạn.

Vì vi trùng bệnh đại dịch Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người trên toàn thế giới. Do đó chính phủ các quốc gia đất nước phải đề ra những biện pháp giới hạn sinh hoạt chung trong đời sống, để ngăn ngừa bệnh dịch lây lan truyền nhiễm. Và các tôn giáo cũng phải tuân theo sự giới hạn ngưng đình trệ những sinh hoạt lại.

Những tháng ngày phải ở nhà vừa qua, các người mẹ vừa phần phải lo việc cơm nước, quần áo vệ sinh nhà cửa, và vừa phải lo canh chừng dậy học cho các con nữa. Có những người mẹ bên cạnh còn phải làm việc ở nhà ( Home office) cho hãng xưởng nữa.

Vì các con trẻ không thể tới trường học, người mẹ gia đình trở thành cô giáo dậy học cho con mình, thúc dục kiểm soát chúng học làm bài, phân chia công việc giờ giấc trong ngày. Người mẹ vừa là người phục vụ lo cho gia đình, vừa là người phải có óc sáng tạo sắp xếp sao cho đời sống gia đình có bầu khí linh hoạt vui vẻ, để chồng con không cảm thầy nhàm chán, không cho những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra trong đời sống gia đình. Nên chị phải thay đổi món ăn nấu nướng những món ngon lạ, làm bánh, bày ra những công việc vui chơi giải trí cho con cái trong gia đình. Chưa kể có những trường hợp người mẹ phải làm trung gian phân xử sự tranh cãi gịận dữ giữa các người con!

Ngoài ra chị còn phải giữ lòng hiếu thảo tâm hồn quan tâm lo nghĩ đến cha hay mẹ gìa đang còn sống trong cô lập không đi đâu được.

Trong những ngày tháng bệnh dịch đe dọa, lo sợ bị lây nhiễm cho nhau, con cháu không thể đến thăm ông bà. Và ông bà cũng không thể đến thăm con cháu được. Hai bên buồn nhớ nhau. Có chăng họ chỉ gặp nhau qua điện thoại, qua màn hình. Con cháu đến thăm ông bà chỉ đứng ngoài sân hay nơi hàng rào nói chuyện vọng lên cửa số với ông bà, hay muốn biếu tặng ông bà sự gì, họ chỉ để món qùa tặng ngoài cửa hành lang thôi. Họ gần nhau mà lại xa nhau. Họ không được ôm hôn nhau, bá vai bám cổ nhau biểu lộ tấm lòng vui mừng yêu mến tình thân nghĩa thiết. Họ nhìn nhau nói chuyện với nhau trong khoảng cách xa nhau.

Thật là cảnh tựa như một pha tuồng diễn kịch đóng phim vừa vui buồn cười, mà lại vừa thương tâm cảm động nghẹn ngào!

Người mẹ gia đình còn phải lo đến phần tinh thần đạo giáo cho con mình nữa giữa mùa đại dịch. Vì không đến nhà thờ xem lễ được, nên nhiều người mẹ hằng ngày phải kêu gọi thúc dục con cái đọc kinh cầu nguyện, ngày Chúa Nhật cả gia đình tụ tập trước màn hình Tivi cùng xem dâng thánh lễ trực tuyến. Ngôi nhà gia đình không chỉ là nơi ăn chốn ngủ nghỉ, vui chơi, nhưng trở thành một „ngôi nhà thờ nhỏ“.

Các người mẹ gia đình trong hoàn cảnh bệnh đại dịch lúc này bị đòi hỏi thách thức nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng gìn giữ bảo vệ gia đình. Thiên Chúa đã phú ban cho các người mẹ sức khoẻ không hiện ra ngoài nơi gân cốt cơ bắp thịt chân tay, nhưng họ lại có sức năng động chịu đựng dẻo dai rất tốt. Và một tính khí kiên nhẫn hòa nhã, khả năng thích ứng chấp nhận vượt qua mọi hoàn cảnh thử thách trong âm thầm với nụ cười tình thân ái, và cả trong dòng nước mắt buồn tủi đau khổ… Do đó họ chiếu tỏa ra nét vẻ đẹp hòa bình có sức thu hút của một tâm hồn chan chứa tình yêu thương cho gia đình con cái.

Năm nay Hội các Bà Mẹ Công Giáo mừng kính lễ Thánh Monica, bổn mạng của Hội, không như những năm trước có tĩnh tâm hội họp ăn mừng, mà chỉ trong âm thầm cùng giới hạn thôi. Nhưng không vì thế tâm tình nhớ đến Thánh Monica, nhớ đến nhau bị yếu kém bớt đi. Trái lại có thể đậm đà thấm thía hơn. Hoàn cảnh khó khăn trong đe dọa bị thử thách thúc đẩy tâm tình đời sống tinh thần đạo đức thiêng liêng lớn mạnh hơn thêm lên.

Xin ca ngợi cùng cám ơn sự dấn thân hy sinh quảng đại chịu đựng của các người mẹ, tuy âm thầm từng bước từng việc nhỏ mà lại rất hữu ịch cần thiết. Những điều đó góp phần xây dựng chính yếu cho đời sống sức khoẻ hạnh phúc gia đình, cho tương lai của các người con.

Cầu chúc các người Mẹ, các Chị Em Hội bằng an mạnh khoẻ.

Sự quan phòng lo liệu của Thiên Chúa luôn ở phía trước, và cùng ở phía đàng sau con đường đời sống chúng ta.

Lễ Thánh Monica, 27.08.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Bên Rừng/Spring
Robert Helfman
12:23 26/08/2020
SUỐI BÊN RỪNG/SPRING
Ảnh của Robert Helfman

Chúa khơi nguồn suối tuôn thác đổ
giữa núi đồi lượn khúc quanh co
đem nước uống cho loài dã thú.
(Tv 104:10, 11)
 
VietCatholic TV
ĐTC Phanxicô tuyên chiến với Mafia, tố cáo các thủ đoạn lợi dụng hình ảnh Đức Mẹ trong các cuộc rước
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:15 26/08/2020


1. Đức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz lặng lẽ đứng lần chuỗi trước nhà tù

Ðức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz, Tổng giám mục giáo phận thủ đô Minsk, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Belarus, đã xin gặp Bộ trưởng nội vụ Belarus, ông Yuri Karaev, để nói chuyện về vấn đề những người biểu tình bị bắt trong những ngày qua.

Ðức Tổng Giám Mục cũng xin chính phủ nước này cho các linh mục Công Giáo được viếng thăm những người bị giam giữ vì biểu tình, sau cuộc bầu cử tổng thống Lukaschenko, và trợ giúp họ nhất là về phương diện tinh thần. Ðức Tổng Giám Mục xin chính quyền trả tự ngay cho họ.

Trong khi chờ đợi chính quyền Belarus đáp ứng các yêu cầu của ngài, Đức Tổng Giám Mục đứng lặng lẽ trước các nhà tù lần chuỗi cầu nguyện cho những người bị bắt.

Làn sóng phản đối tổng thống Lukaschenko tại Belarus tiếp tục diễn ra, đặc biệt là cuộc biểu tình với hơn 200, 000 người tham dự, tại thủ đô Minsk để đòi tự do, vì dân chúng tin rằng đã có sự gian lận trong cuộc bỏ phiếu để ông đắc cử tổng thống lần thứ sáu, với hơn 80% số phiếu.

Trong thánh lễ Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2020, tại giáo phận Wizebsk ở miền bắc Belarus, Ðức Tổng Giám Mục Kondrusiewicz nói về “đại dịch gian dối” đất nước này đang trải qua và nói: “Tự do của chúng ta đang bị đe dọa, đất nước chúng ta bị phân rẽ. Chúng ta muốn một nước Belarus mới, một nước dựa trên các giá trị Kitô”.

Về phần Giáo hội Chính thống Belarus, Thánh Hội đồng của Giáo hội này đã ra thông cáo kêu gọi dân chúng ngưng các cuộc biểu tình chống tổng thống Lukaschenko, đồng thời kêu gọi hòa bình và đối thoại, thỉnh cầu chính quyền ngưng các hành động bạo lực đàn áp của các lực lượng an ninh, xét xử công lý cho những người đã bị cảnh sát đánh đập hoặc bắt giam bất công.

Giáo hội Chính thống Belarus chiếm 48% trong tổng số chín triệu rưỡi dân cư. Giáo hội này thuộc quyền Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa, nhưng được tự trị trong những vấn đề nội bộ như chọn các giám mục, tuy rằng cần được sự phê chuẩn của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Riêng vị Tổng giám mục Chính thống ở Minsk là vị lãnh đạo cao nhất, thì do Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa bổ nhiệm và gửi tới.

Thông cáo của Giáo hội này cũng tố giác những thành phần xách động và xúi giục, muốn khuynh đảo đất nước Belarus và chia rẽ dân chúng.

Các quan sát viên nhận thấy rằng Giáo hội Chính thống Belarus gần chính quyền hơn là gần phe đối lập. Tuy nhiên, cũng có những giáo sĩ Chính thống tham gia các cuộc biểu tình.


Source:National Catholic Register

2. Đức Thánh Cha Phanxicô ủng hộ sáng kiến chống mafia Ý lợi dụng hình ảnh Đức Mẹ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi một sáng kiến mới nhằm chống lại việc lạm dụng việc sùng kính Đức Mẹ của các tổ chức mafia.

Cha Stefano Cecchin, dòng Phanxicô, giám đốc Học Viện Quốc Tế Về Thánh Mẫu Học, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, ngày 20 tháng 8 rằng Đức Trinh Nữ Maria không dạy về sự khuất phục trước cái ác, mà là sự tự do khỏi cái ác.

Cha Cecchin giải thích rằng thuật ngữ được sử dụng trong lịch sử Giáo hội để giải thích sự “phục tùng” thánh ý Thiên Chúa của Đức Maria đã bị bọn mafia làm méo mó để ám chỉ không phải tư cách tôi tớ, nhưng là “nô lệ” được đặc trưng bởi sự “tuyệt đối vâng lời cấp trên”.

“Trong khuôn khổ mafia, hình ảnh của Đức Maria đã bị xuyên tạc thành hình ảnh một con người phải phục tùng ý muốn của ông chủ, ý chí của thủ lĩnh mafia.”

Ngài nói với CNA rằng nhóm làm việc, sẽ chính thức bắt đầu vào tháng 10, bao gồm khoảng 40 nhà lãnh đạo Giáo hội và dân sự, bao gồm cả các thẩm phán người Ý, để “học tập, nghiên cứu và giảng dạy nhằm khôi phục lại sự thuần khiết khi đề cập đến hình ảnh Chúa Giêsu và Đức Maria từ các sách Phúc âm.”

Ngài nhấn mạnh, đây là một sáng kiến do giáo dân thúc đẩy, và dù nó sẽ bắt đầu ở Ý, ngài nói rằng những người tham gia hy vọng trong tương lai sẽ giải quyết các biểu hiện khác của việc xuyên tạc hình ảnh Đức Mẹ, chẳng hạn như trong các băng mua bán ma túy ở Nam Mỹ.

Trong bức thư ngày 15 tháng 8 gửi cho Cha Cecchin, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài “vui mừng biết được dự án này và mong muốn bày tỏ sự cảm kích đối với sáng kiến quan trọng đó.”

“Lòng sùng kính Đức Mẹ là một di sản văn hóa - tôn giáo cần được bảo vệ trong sự thuần khiết ban đầu của nó, giải phóng khỏi các cấu trúc thượng tầng, quyền lực hoặc các tình trạng không phù hợp với các tiêu chí Tin Mừng về công lý, tự do, trung thực và liên đới, ” Đức Thánh Cha viết.

Trong cuộc rước kiệu Đức Mẹ ở một số thị trấn và làng mạc ở miền nam nước Ý, tượng ảnh Đức Mẹ bị các tên trùm mafia thao túng phải dừng lại ở những ngôi nhà của chúng.

“Đây là một cách nói với dân chúng rằng tên trùm mafia này được Chúa ban phước.”


Source:Catholic News Agency

3. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hủy cuộc họp trực tiếp vào tháng 11

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hủy cuộc họp trực tiếp vào tháng 11 để đối phó với đại dịch coronavirus. Các nguồn tin nói rằng ban lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục hiện đang xem xét liệu có nên tiến hành một cuộc họp ảo vắn tắt thay cho sự kiện bị hủy bỏ hay không.

Nếu các Giám Mục tiến hành một phiên họp trực tuyến, đó sẽ là cuộc họp đầu tiên của các ngài dưới hình thức này trong năm nay, bởi vì cuộc họp tháng 6 của Hội Đồng đã bị hủy bỏ giữa lúc đại dịch.

Tuy nhiên, có một danh sách các vấn đề cấp bách mà Giáo hội ở Hoa Kỳ phải đối mặt và nhiều vấn đề trong số đó khó có thể được giải quyết một cách có ý nghĩa trong một phiên họp ảo. Do đó, một số Giám Mục có thể thúc đẩy một cuộc họp trực tiếp được lên lịch càng sớm càng tốt. Nhưng những vị khác cũng có thể coi khả năng tụ họp của Hội Đồng đang giảm đi như một cơ hội, và tận dụng cơ hội đó cho giáo phận của các ngài.

Nhiều nhân viên Hội Đồng đã nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng họ mong muốn các cuộc họp trực tiếp của các Giám Mục được tiếp tục, đặc biệt là ở cấp ủy ban. Có một nhu cầu trong cấp bách là cần bảo đảm rằng các ưu tiên và dự án được thúc đẩy bởi các Giám Mục, chứ không phải các nhân viên. Nhưng trong trường hợp không có các cuộc họp trực tiếp với các Giám Mục trong các ủy ban, các nhân viên sẽ khó chắc chắn rằng công việc của họ phản ánh ý định của các Giám Mục, và các Giám Mục sẽ khó giám sát và quản lý tốt công việc của các nhân viên được giao trách nhiệm.

Vụ Donna Grimes, phó giám đốc phụ trách các vấn đề người Mỹ gốc Phi trong Ủy Ban Đa Văn hóa trong Giáo Hội của các Giám Mục Mỹ, “hồ hởi phấn khởi” trước việc ông Joe Biden chọn bà Kamala Harris làm ứng cử viên phó tổng thống, là một trường hợp điển hình. Sự “hồ hởi phấn khởi” của Donna Grimes trước một nhân vật phò phá thai và bài Công Giáo quyết liệt như thế làm nhiều tín hữu Công Giáo Mỹ hết sức ngỡ ngàng.

Có một số hạng mục công việc mà Hội Đồng Giám Mục có thể tiến hành dễ dàng trong cuộc họp trực tuyến vào tháng 11.

Tuy nhiên, các Giám Mục sẽ phải bỏ phiếu về một số chức chủ tịch ủy ban, một số kế hoạch chiến lược đã được phát triển trong vài năm qua, và về một số công việc thủ tục khác.

Các Giám Mục cũng sẽ phải bầu một tổng thư ký mới, người có chức năng là giám đốc điều hành của các nhân viên Hội Đồng Giám Mục ở Washington, DC.

Nhiệm kỳ của Đức ông Brian Bransfield, hiện là tổng thư ký hội nghị, sẽ hết hạn vào tháng 11. Cha Bransfield là một linh mục của Philadelphia, đã dành hơn một thập kỷ làm việc tại Hội Đồng Giám Mục. Người kế vị ngài phải là một linh mục hoặc một Giám Mục Phụ Tá.

Các Giám Mục không thể dễ dàng thảo luận trực tuyến những vấn đề như vậy.


Source:Catholic News Agency
 
Cuộc Chiến Chống Tôn Giáo Của Trung Quốc
Giáo Hội Năm Châu
15:42 26/08/2020


Hôm 23 tháng 8, tờ The Week đã công bố một tiểu luận về cuộc chiến chống tôn giáo của bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Cuộc đàn áp bắt đầu khi nào?

Việc đàn áp tôn giáo đã bắt đầu gia tăng trên khắp Trung Quốc kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013. Cuộc đàn áp tàn bạo đối với người Hồi giáo thiểu số ở khu vực tây bắc Tân Cương - nơi các đền thờ Hồi giáo và các trường dạy đạo Hồi ( gọi là madrasas) hiện đang bị phá bỏ, và hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại cải tạo - đã làm dấy lên sự phẫn nộ khắp thế giới. Nhưng cuộc tấn công vào đức tin của Đảng Cộng sản không chỉ giới hạn với Hồi giáo. Nhà chức trách đã lợi dụng sự phân tâm của thế giới trong đại dịch coronavirus để xúc tiến chiến dịch chống lại Thiên Chúa Giáo vẫn đang diễn ra.

Đảng Cộng sản, vốn theo chủ nghĩa vô thần, xem việc tuân theo bất kỳ tín ngưỡng nào, đặc biệt là những tín ngưỡng có nguồn gốc từ nước ngoài như Thiên Chúa Giáo và Hồi giáo, là mối đe dọa đối với sự thống trị của họ. Vì vậy, họ Tập đã bắt tay vào việc “Hán hóa” việc giữ đạo, ra lệnh cho những vị lãnh đạo Hồi giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo phải tích hợp tư tưởng cộng sản vào hệ thống tín ngưỡng của họ. Đảng muốn mọi người phải “Kính Chúa, yêu nước” theo lời Nhĩ Quyền (You Quan - 你权), người đứng đầu cơ quan giám sát các vấn đề tôn giáo và dân tộc tại Trung Quốc. Quá trình Hán hóa đã dẫn đến nạn hàng ngàn nhà thờ và đền thờ Hồi giáo bị đóng cửa và san bằng; những nơi còn sót lại phải treo cờ Trung Quốc.

Các tín hữu Kitô giữ đạo như thế nào ở Trung Quốc?

Trong nhiều thập niên, những giáo hữu Công Giáo và Tin lành tại Trung Quốc đã bị chia rẽ làm hai phe, có những người theo phe các giáo hội do nhà nước công nhận - trong đó các giáo sĩ được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh - lại có những người theo phe gọi là giáo hội hầm trú. Có khoảng một nửa trong số 12 triệu người Công Giáo ở Trung Quốc thờ phượng Chúa với giáo hội hầm trú, vẫn trung thành với Vatican. Để cố gắng hàn gắn tình trạng ly khai đó, Bắc Kinh và Vatican đã đạt được một thỏa thuận vào năm 2018, cho phép nhà cầm quyền Trung Quốc quyền đề bạt các giám mục mới và ngược lại, Đức Giáo Hoàng có quyền chấp thuận hoặc phủ quyết đề nghị của họ. Bắc Kinh đã khai thác thỏa thuận đó bằng cách từ chối đề nghị một nửa số giám mục trong 98 giáo phận của Trung Quốc, đồng thời gây áp lực buộc các linh mục phải tuân thủ các quy định của đảng, viện lý do hiệp ước với Vatican có nghĩa là Đức Giáo Hoàng đòi buộc họ phải làm như vậy. Những tượng ảnh Đức Trinh Nữ Maria đã được thay thế bằng các bức chân dung của Tập Cận Bình, và các linh mục bị buộc phải trích dẫn những câu nói của họ Tập trong các bài giảng của mình.

Còn giáo hội Tin lành thì sao?

Giáo hội Tin lành là tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc, và điều đó đặc biệt đáng lo ngại đối với Tập Cận Bình. Giáo hội này được đăng ký với nhà nước, Phong trào Yêu Nước Tam Tự (三自爱国运动), tuyên bố có khoảng 39 triệu tín đồ. Nhưng ít nhất 40 triệu người khác được cho là đang giữ đạo với các “giáo hội hầm trú tại gia” - đẩy tỷ lệ người Trung Quốc theo đạo Tin lành lên gần 6%, tương đương với số thành viên của Đảng Cộng sản. Bắc Kinh quyết tâm kiểm soát tín ngưỡng. Các cửa hàng sách trực tuyến đã bị cấm bán Kinh thánh trong khi nhà cầm quyền chuẩn bị cho dịch một ấn bản tiếng Quan thoại mới mà một số người lo ngại sẽ bỏ sót toàn bộ nhiều chương sách. Nhiều mục sư đã được lệnh phải tham dự các khóa đào tạo do chính phủ tài trợ. Họ được thông báo rằng ở Trung Quốc, “nhà nước lãnh đạo và giáo hội phải tuân theo.” Hàng ngàn hội thánh ngầm đã bị đóng cửa. Tại những nơi vẫn còn mở, các biểu tượng về đức tin đã bị thanh trừng, với những thánh giá và Kinh thánh bị đốt cháy. Những camera nhận dạng khuôn mặt đã được lắp đặt để chính quyền có thể theo dõi và quấy rối những tín hữu, cũng là chiến thuật đi tiên phong trong việc chống lại các Phật tử ở khu tự trị Tây Tạng thuộc Trung Quốc.

Điều gì đã xảy ra ở Tây Tạng?

Phật giáo Tây Tạng đã bị Bắc Kinh nhắm đến trong nhiều thập niên vì đây là trung tâm cột trụ của bản sắc Tây Tạng. Sự đàn áp này càng gia tăng dưới thời Tập Cận Bình. Hàng chục ngàn đảng viên đã được điều động đến các chùa chiền và làng mạc theo một sáng kiến tiếp cận cộng đồng nhằm thay thế một chương trình giám sát. Và kể từ năm 2016, đã có đến 17 ngàn tăng ni Phật giáo bị đuổi khỏi hai học viện đào tạo trọng yếu và bị đưa đến các trung tâm giáo hóa, nơi theo phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, họ bị đánh đập và chích bằng roi điện. Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo, 陈全国) ủy viên Bộ Chính trị, người giám sát cuộc đàn áp Tây Tạng, đã được cử đến Tân Cương vào năm 2016 để sử dụng cùng một kế sách chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Âu Mạch Vinh (Omer Kanat, 欧麦荣) người đứng đầu Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết những người bị giam giữ bị ép buộc phải tuyên bố “không có Chúa, chỉ có Đảng Cộng sản”.

Các nhóm tôn giáo khác có bị đàn áp không?

Người A Huy (Hui, 阿辉) một dân tộc thiểu số theo đạo Hồi với khoảng 10 triệu người ở miền trung Trung Quốc, hiện đang chịu chung số phận với người Duy Ngô Nhĩ. Các đền thờ Hồi giáo của họ đang bị hán hóa, tước bỏ các mái vòm và tháp nhọn, việc kêu gọi cầu nguyện bị cấm. Nhiều người A Huy lo sợ rằng các trại tập trung có thể là chuyện xảy ra tiếp theo. Tín ngưỡng duy nhất còn tương đối tự do là Phật giáo Trung Quốc, được coi là tín ngưỡng bản địa. Tuy nhiên, nó cũng đang bị ép buộc phải phục vụ đảng: Năm 2018, Thiếu Lâm Tự - nơi khai sinh ra bộ môn võ thuật- đã buộc phải treo quốc kỳ Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử 1, 500 năm của chùa.

Hoa Kỳ đã phản ứng như thế nào?

Chính quyền Trump đã trừng phạt hàng chục công ty và cơ quan chính phủ có liên quan đến vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Vào tháng trước, ông Trần và ba cán bộ hàng đầu khác (của Trung Quốc) đã phải chịu các lệnh trừng phạt theo Đạo Luật Magnitsky Toàn Cầu, tài sản của họ ở Mỹ bị phong toả, còn các công ty Mỹ bị cấm kinh doanh với họ. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, Hoa Kỳ sẽ không đứng khoanh tay nhìn khi Đảng Cộng sản cố xóa bỏ “văn hóa và tín ngưỡng Hồi giáo” của người Duy Ngô Nhĩ. Cô Karrie Koesel, chuyên gia về tôn giáo ở Trung Quốc, nói rằng áp lực từ bên ngoài khó có thể làm thay đổi chính sách của Trung Quốc. Cô nói “Nhà nước Trung Quốc coi tôn giáo là một mối đe dọa hiện hữu.”

Xoá bỏ Pháp Luân Công

Chính phủ Trung Quốc đã xác định “năm chất độc” đe dọa sự cai trị của họ, đó là: các nhà hoạt động dân chủ, người quốc gia Đài Loan, người bất đồng chính kiến ở Tây Tạng, người ly khai Duy Ngô Nhĩ, và Pháp Luân Công - một môn học tâm linh kết hợp giữa khí công cổ truyền với triết học Thời Đại Mới New Age.

Được thành lập vào năm 1992 ở đông bắc Trung Quốc bởi cựu nghệ sĩ kèn đồng Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công ((Phép Bánh Xe - hay Dharmacakra theo tiếng Phạn) hứa hẹn sự cứu rỗi cho những ai nghiên cứu các văn bản của Sư phụ họ Lý và thực hành một chế độ vận động thể xác nhẹ nhàng. Lý tiên sinh đã thu hút được khoảng 70 triệu tín đồ trong vòng vài năm, mức độ nổi tiếng đã khiến Đảng Cộng sản phải lo lắng. Họ đã cấm đoán Pháp Luân Công vào năm 1999, gán cho phong trào này là một “tà giáo” và bắt giam hàng chục ngàn tín đồ. Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, đã có hàng ngàn người đã bị giết và lấy nội tạng cho việc cấy ghép. Các học viên Pháp Luân Công phải chạy trốn đến Hồng Kông để có thể tự do tập luyện, họ lo sợ rằng một luật an ninh mới từng được Bắc Kinh áp đặt lên thành phố giờ có thể được sử dụng để chống lại họ. Cô Ingrid Ngô, phát ngôn viên Pháp Luân Công nói: “Đó là một con dao treo lơ lửng trên đầu chúng tôi”.


Source:The Week
 
Chúng tôi báo hại chúng ta: Những hiệu ứng sau khi một linh mục phát hiện mình chưa được rửa tội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:57 26/08/2020


Tin tức nổ ra rằng Cha Matthew Hood của Tổng giáo phận Detroit vào mùa hè này mới biết mình chưa được rửa tội hợp lệ - mặc dù ngài đã được thụ phong linh mục vào năm 2017.

Cha Hood nghĩ rằng mình đã được rửa tội khi còn nhỏ. Nhưng, được thúc đẩy bởi một thông báo phát hành gần đây từ Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là CDF, của Vatican, Cha Hood đã xem lại đoạn video về buổi lễ rửa tội của mình và nhận ra rằng vị phó tế đã nói “Chúng tôi rửa tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” thay vì “Tôi rửa con..”

CDF hồi đầu tháng này đã làm rõ rằng bất kỳ phép rửa tội nào được thực hiện với “công thức” tự biên tự diễn “Chúng tôi rửa tội” đều không hợp lệ, và bất kỳ ai được cử hành bí tích theo “công thức” này sẽ được coi là chưa từng lãnh nhận bí tích rửa tội.

Đùng một cái, Cha Hood đã từ một linh mục Công Giáo trở thành “no thing”. Về mặt kỹ thuật, ngài thậm chí không phải là một người Công Giáo.

Trong khi tin tức này gây hoang mang nặng nề cho Cha Hood, tình hình, ít nhất là đối với ngài, tương đối dễ dàng khắc phục. Nói một cách ngắn gọn, ngài đã được rửa tội, thêm sức và lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Sau khi tĩnh tâm, ngài được thụ phong phó tế, và sau đó thụ phong linh mục vào ngày 17 tháng 8.

Nhưng tất nhiên, hiệu ứng từ sự kiện này lan rộng và xa hơn rất nhiều. Trước hết, việc Cha Hood chưa rửa tội hợp lệ có nghĩa là các Thánh lễ, bí tích Thêm Sức, bí tích Xá Giải và xức dầu - và ít nhất là một số cuộc hôn nhân - mà Cha Hood đã thực hiện với tư cách là một linh mục đều không hợp lệ.

Cha Stephen Pullis, giám đốc tân Phúc Âm hóa và tông đồ truyền giáo của tổng giáo phận Detroit cho biết tổng giáo phận đang khuyến khích những người đã nhận các bí tích từ Cha Hood hoặc thầy Phó tế Mark Springer liên hệ với tổng giáo phận. Nhiều người có thể phải được rửa tội lại, thêm sức và lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Gay go nhất là các cuộc hôn nhân. Thống kê năm 2019 của National Center for Health Statistics cho biết trong năm 2019, tại Hoa Kỳ có 2, 132, 853 cuộc hôn nhân. Bên cạnh đó, có đến 782, 038 vụ ly dị [1]. Một cặp vợ chồng đang có chuyện hục hặc với nhau, nhận được tin phép hôn phối của mình không thành sự, họ sẽ phản ứng ra sao? Khó biết lắm luôn á. Thế là “Chúng tôi” báo hại chúng ta rồi!

Câu chuyện không dừng lại ở những người có liên hệ với Cha Hood hay Phó tế Springer. Khi nghe tin về phép rửa tội không thành của Cha Hood, một số người Công Giáo chẳng có liên hệ gì với hai vị này - cũng có thể bị thôi thúc, như Cha Hood đã làm, là xem lại các đoạn băng ghi hình lễ rửa tội của chính họ để bảo đảm rằng phép Rửa Tội của họ là hợp lệ.

Nhưng có nhất thiết phải làm như thế không? Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã nói chuyện với chính Cha Hood, và với hai nhà thần học, để tìm hiểu về vấn đề này.

Cha Thomas Petri, linh mục dòng Đa Minh, một nhà thần học luân lý tại Viện Nghiên cứu Đa Minh ở Washington, DC, nói với CNA rằng không có gì là vô lý khi ai có video về lễ rửa tội của mình muốn xem lại để yên tâm.

“Nếu tôi có một video như thế, tôi sẽ xem lại lễ rửa tội của chính mình, để cho chắc chắn, ” Cha Petri nói.

Trong trường hợp không có video, Cha Petri cho biết cố gắng chỉ dựa vào trí nhớ có thể không hữu ích. Ngài nói, những người có mặt tại lễ rửa tội có thể đã không chú ý kỹ, và mọi người nói chung rất dễ bị nhầm lẫn.

“Có một đoạn video tại nhà là một chuyện, nhưng cố gắng điều tra thông qua các nhân chứng là một việc khác. Nó sẽ tóm lấy cuộc sống của bạn... trong phần lớn các trường hợp, phần lớn sẽ ổn và hợp lệ. Tôi nghi ngờ chúng ta đang nói về một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ những trường hợp không hợp lệ.”

“Tôi nghĩ rằng bạn không nên đi vào một tiến trình chông gai mà chẳng ai muốn như thế, trừ khi bạn có bằng chứng rất thật, rất chắc chắn rằng bạn phải theo đuổi tiến trình đó. Tất cả mọi người, đặc biệt là các linh mục, nên chú ý đến những gì diễn ra trong mỗi lễ rửa tội, và cử hành các bí tích theo cách mà Giáo hội đã truyền dạy, ” ngài nói.

“Việc thay đổi các từ ngữ trong Phụng Vụ tạo ra những vấn đề thực sự. Và đôi khi điều này được thực hiện với ý hướng tốt lành - muốn tỏ ra có vẻ dễ thương và muốn kết nối với gia đình - nhưng lại sử dụng sai cách. Làm như thế thật là một cách không thích hợp.”

Tuy nhiên, Cha Petri cho biết điều quan trọng là phải luôn ghi nhớ những gì Giáo hội dạy: “Chính Thiên Chúa bảo đảm các bí tích, nhưng chính Ngài không bị ràng buộc bởi các bí tích.”

“Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa vẫn có thể ban cho ta các ân sủng, và chúng ta biết rằng Ngài ban các ân sủng cả bên ngoài các bí tích. Vì vậy, tôi nghĩ chỉ trong những trường hợp có bằng chứng cho thấy nó không thực sự hợp lệ thì chúng ta mới phải lo lắng, ” Cha Petri nói.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Phát hiện ra rằng phép rửa tội của bạn không hợp lệ không có nghĩa là bạn không thể nhận được bất kỳ ân sủng nào trong suốt cuộc đời mình. Thay vào đó, bất kỳ ân sủng nào bạn nhận được từ Thiên Chúa trong đời của bạn sẽ được ban cho bạn một cách ‘ngoại thường’”.

Trong khi những ân sủng này đến một cách “bình thường” thông qua một phép rửa tội hợp lệ, có những cách khác, “ngoại thường” hơn để nhận được những ân sủng của phép rửa tội, chẳng hạn như một “phép rửa tội từ lòng ao ước” dành cho những người sắp chết.

Cha Petri nhận xét rằng: “Trường hợp của Cha Hood thực sự là một ví dụ điển hình về cách ân sủng của Thiên Chúa có thể hoạt động bên ngoài các bí tích.”

“Bằng cách nào đó, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, ngài đã nhận ra được ơn gọi làm linh mục, mặc dù ngài chưa được rửa tội.”

“Tất nhiên, bất cứ ai chưa được rửa tội hợp lệ nên tìm cách chịu phép Rửa Tội hợp lệ càng sớm càng tốt. Nếu nó xuất hiện từ bằng chứng video cho thấy phép Rửa Tội của bạn không hợp lệ, hãy liên hệ với giáo phận của bạn.”

Cha Mark Morozowich, hiệu trưởng khoa thần học và nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết những người khác được rửa tội bởi cùng một phó tế đã rửa tội bất thành cho Cha Hood, nên xem lại các băng ghi hình, nếu có thể, hoặc ít nhất là phải tìm hiểu xem liệu các phép rửa tội của chính họ có thể cũng đã không hợp lệ.

“Nếu ông ấy làm điều đó trong một trường hợp, ông ấy cũng có thể làm điều đó trong những trường hợp khác hay không, đó là một điều đáng tự hỏi.”

Giáo hội giả định phép rửa tội có hiệu lực trừ khi có bằng chứng ngược lại. Tuy nhiên, ngài khuyến khích bất cứ ai nghi ngờ tính hợp lệ trong phép rửa tội của mình, hãy liên hệ với linh mục địa phương hay tổng giáo phận của họ.

Những lời của bí tích là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, “chúng ta luôn phải nhớ rằng Thiên Chúa không muốn một người ra hư mất, nhưng muốn họ sống. Và nếu một người cả đời tin vào Chúa, và tin rằng họ đã được rửa tội, thì Chúa sẽ mang họ đến với chính Ngài.”

“Mặc dù người này có thể đã bị từ chối những ân sủng cụ thể của phép rửa tội, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không có một cuộc sống được Chúa chúc phúc.”

Về phần mình, Cha Hood nói rằng ngài hy vọng câu chuyện của mình sẽ không khiến mọi người lo lắng. Chính ngài đang học cách tin tưởng vào sự Quan phòng của Chúa.

“Tôi nghĩ đối với tình huống của riêng tôi, chúng tôi đã có thể hành động bởi vì điều gì đó đã được làm rõ ràng, và tôi nghĩ Chúa mong muốn điều đó xảy ra. Tôi không nghĩ rằng mọi người cần phải bất thình lình nghi ngờ tính hợp lệ trong phép rửa tội của chính mình. Nói chung, bí tích rửa tội thường được cử hành một cách chính xác trong Giáo hội, ” ngài nói.

“Nếu ai đó biết chắc chắn rằng những từ ngữ sai đã được sử dụng, thì họ có thể phải hành động. Nhưng nếu bạn không biết, hoặc không có bằng chứng, bạn không cần phải lo lắng về điều đó.”

“Lo lắng về điều đó không đến từ Chúa. Chúa Giêsu nói 'đừng lo lắng về bất cứ điều gì.' Vì thế, lo lắng vô cớ chỉ xuất phát từ Ma Quỷ”.

“Nếu bạn biết có một video, hãy tìm kiếm và xem nó. Nhưng ngoài ra, không có lý do gì để lo lắng nhiều hơn về điều này.”

Cha Morozowich nói thêm, việc rửa tội không hợp lệ không có nghĩa là Thiên Chúa vắng mặt trong cuộc sống của một người, như trường hợp của Cha Hood bây giờ.

“Hoạt động của Thiên Chúa sẽ không bị cản trở bởi thái độ hay sự kém cỏi của một con người.”

Trong một tweet hôm 23 tháng 8, Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence nhấn mạnh rằng:



“Điều rất quan trọng là các linh mục và phó tế phải cử hành các bí tích một cách chính xác, đúng theo yêu cầu của Giáo hội. Không làm như vậy là vi phạm lòng bác ái và công lý đối với Dân Chúa. Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể tin cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngay cả khi con người thất bại, Thiên Chúa sẽ bổ sung.”

[1] Marriage and Divorce - https://www.cdc.gov/nchs/fastats/marriage-divorce.htm


Source:Catholic News Agency