Ngày 24-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dòng sông Thanh Tẩy
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
08:34 24/08/2009
Bên dòng sông, chàng trai sinh ra và lớn lên, ôm ấp bao kỷ niệm êm đềm thời ấu thơ.

Hôm nay, lần đầu tiên chàng rời bỏ dòng sông, qua bờ bên kia để bắt đầu đi tìm theo những tiếng gọi mới. Trên chiếc đò đưa khách sang sông, người lài đò nhìn thấy anh mang vẻ mặt ưu tư trầm lắng, gọi anh ngồi gần bên mái chèo để nói chuyện cùng anh.

Hôm nay, anh rời bỏ dòng sông thơ ấu và bắt đầu cuộc hành trình mới phải không?

Phải, tôi rất buồn khi chia tay với dòng sông, nơi đây tôi lớn lên, bao lần tắm lội trong dòng sông này. Ra đi, tôi rất nhớ về dòng sông, nhưng không thể không ra đi.

Dù anh có đi đâu, có trở thành gì bất cứ lời thì thầm của dòng sông sẽ không bao giờ tắt trong anh.

Trầm ngâm và suy nghĩ câu nói của người lái đò một lát, anh hỏi.

Tại sao bây giờ tôi chưa nghe được?

Lòng anh còn nhiều khát vọng quá làm sao có thể nghe tiếng thì thầm.

Đò vừa lúc ấy cũng đã sang bờ bên kia, người thanh niên nhặt túi hành trang, nói lời giã biệt ra đi.

Từ khi rời khỏi dòng sông, người thanh niên thấy cuộc đời khác hẳn, đầy náo động, ồn ào, tranh giành của cuộc sống. Anh nhủ thầm, cuộc đời như thế mới đáng sống, không chôn vùi đời mình trong khúc sông ảm đạm. Anh háo hức nếm trải niềm vui của cuộc đời, dòng sông không còn hiện hữu trong ký ức hiện tại của anh, dường như đã quên.

Trong các thú vui, thú vui nào cũng đến tận điểm của nó, càng là thú vui trần gian càng đến sớm tận điểm của chúng. Ở tận điểm đó, như là một sự thức tỉnh, trống rỗng lạ thường, chỉ nghe vọng lại tiếng người lái đò năm xưa. “Khi lòng anh còn quá nhiều khát vọng, anh sẽ chẳng bao giờ nghe thấy tiếng thì thầm”. Phải chăng là lúc này, lúc trống rỗng, lúc chẳng còn gì có thể vui thỏa là lúc tiếng thì thầm cất gọi. Lặng yên và nghe, nhưng vẫn hoài nghi về tiếng gọi thì thầm. Anh buông xuôi mặc kệ, thôi thì cũng chỉ là khoảnh khắc của dòng sông ký ức hiện về. cuộc đời phía trước còn nhiều hấp dẫn khác.

Tiếp tục gượng dậy sau nỗi buồn không tên, anh lại tiếp tục lao vào cuộc sống, tiền và vật chất dư dả hơn xưa, nhiều lời chúc tụng kể cả những lời tâng bốc. Cuộc sống đã cho anh biết thêm về những ngôi biệt thự, những chiếc xe đắt tiền, những cuộc vui sang trọng, những cô gái đẹp, những sân golf hạng nhất, những ngày nghỉ tốn kém…Biết nhiều về trần gian này, lại càng thấy rỗng tuếch về tâm hồn, bởi vì trong những đồng tiền kiếm được cách dễ dàng kia đã lấy đi trong anh nhiều thứ: lòng tự trọng, tính trung thực, đức trong sạch, …

Anh lừa dối vợ sau những lần không kiểm soát, anh lừa dối con khi trước mắt nó anh đóng vai người cha gương mẫu. Cái khổ tâm này là cái khổ tâm lớn nhất trong cuộc đời anh. Trong những khổ tâm như thế, dòng sông ký ức như hiện lại lời thì thầm.

Cuộc sống cứ lấp liếm trôi qua, khuôn mặt ngày càng phúng phính mang vẻ ngạo mạn, đôi mắt dày thêm những vẩn đục, lý trí dày thêm những mưu kế, trái tim dày thêm những ác độc. Lạc thú đã chiếm lấy anh, bắt đầu biết thu vén của cải, tích trữ thêm nhiều tiền bạc, nhồi nhét thêm nhiều thói tục, sự nham hiểm. Dòng sông dường như đang chết dần trong bao chất thải đổ xuống nó. Màu đen đang lấy mất màu xanh của dòng sông. Ban ngày lam lũ với tiền, vui chơi để quên nó đi cũng chỉ trong giây lát, đêm về vẫn mộng thấy tiền. Tiền đã chiếm hữu cuộc đời của anh, nhầy nhụa của tiền đã làm bạc đi cuộc đời của anh.

Dòng đời chẳng lẽ cứ thế, chung quanh anh, bao nhiêu tiếng khóc oan, bao nhiêu cuộc đời lầm lũi vẫn không ngừng lên tiếng. Họ ở ngay trước tiền sảnh của những khách sạn sang trọng, ngay trước những cửa nhà hàng sạch sẽ. Họ đi bên đường gần ngay những chiếc xe hơi bóng loáng, ở bên những núi rác đang bới móc xa xa những phố đèn sáng choang.

Chiếc xe bóng loáng nào mà không đi qua những chỗ lầy lội, nhà hàng nào mà chẳng lấy thực phẩm từ những giọt mồ hôi nhễ nhãi, ngôi nhà nào mà chẳng dùng những tiện nghi do những con người thấp cổ bé họng kia miệt mài làm ra. Cái ngon nào chẳng nhiễm mùi uế tạp của tiền.

Đau khổ từ cuộc sống những người chung quanh bao vây lấy cuộc sống tiện nghi của anh. Cố quên nhưng lại càng hay nhớ. Cái nỗi nhớ khắc khoải của những người dân quê hiền lành bên dòng sông quê anh. Chỗ thành sân golf, chỗ thành dinh thự, nhà ở cao cấp. Đẩy dân nghèo ra khỏi dòng sông, dẫn họ đến những chốn đau khổ của tiền bạc, lại cũng tranh chấp, lại cũng bắt đầu cuộc đời rời bỏ như anh đã từng rời bỏ. Thương cuộc sống mới của họ lại cũng đúng là lúc anh đang thương lấy anh, và tự hỏi, tiền bạc có thật sự mang lại hạnh phúc?

Tỉnh thức chỉ đến vào những lúc cực vinh của giả trá, phóng túng, của tiền bạc. Anh suy nghĩ lại, cuộc đời mình lúc nào thật là hạnh phúc, đó là những ngày thơ ấu bên dòng sông, không cần nhiều tiền, cũng chẳng cần nhiều tiện nghi, cũng chẳng có nhiều vui chơi. Vậy mà thanh bình, vậy mà hạnh phúc, vậy mà tươi vui.

Giác ngộ để trở về, càng giàu lại càng khó, càng là bài toán khắc nghiệt. Về để có lại hạnh phúc thật hay không bao giờ trở về để mua từng lần hạnh phúc giả, trấn an bằng những thói tục.

Dòng sông không bao giờ mất, nó cứ âm thầm lấy nước sạch tự những thượng nguồn hay những cơn mưa xa tắp về thanh tẩy. Âm thầm chảy để rửa những vết nhơ trong cuộc đời, dù con người cố tình giết chết nó, nó vẫn tuôn chảy để nói với con người tiếng thì thầm của dòng sông. Đúng như người lái đò nói: Tiếng thì thầm của dòng sông không bao giờ tắt”. Đó là tiếng nói ý nghĩa về cuộc đời, tiếng thì thầm của dòng sông.
 
Hãy làm sạch cõi lòng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
13:04 24/08/2009
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN, năm B

Mc 7,1-8a-15.21-23

Sống và giữ đạo luôn phải đi song song với nhau. Đọc Tin Mừng có lẽ ai cũng phải nhận rằng đối với người Pharisêu và Luật sĩ việc giữ đạo, giữ luật lệ của họ thật ra không ai có thể sánh bằng họ…Thế mà, Chúa Giêsu lại khiển trách, mắng họ một cách thậm tệ bởi vì họ chỉ giữ luật bề ngoài, giữ những điều tỉ mỉ, những điều phụ thuộc mà quên đi cái cốt lõi là chiều sâu, là tình yêu mến, đức ái. Bài Cựu ước và bài đọc 2 trong thánh lễ hôm nay đều nhắc nhở chúng ta và mọi người điều đó. Bài Tin Mừng của thánh Marcô cho thấy những người chỉ giữ đạo bề ngoài, những hình thức xem ra hào nhoáng, bóng bảy, những tập tục bên ngoài là những kẻ giả hình.

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu thường đem các người Pharisêu, những Luật sĩ ra để dạy mọi người. Điều Pharisêu và Kinh sư quý trọng các tục lệ, các truyền thống của tiền nhân là một điều tốt lành. Tuy nhiên, họ lại quá chú trọng đến cái bề ngoài, quá tỉ mỉ, đến độ họ câu nệ vào những điều hết sức nhỏ nhặt, không thể chấp nhận được để cho đó là điều phải giữ, khiến họ trở thành những người giả hình, kiêu căng, tự mãn. vv…Họ tự mãn về con người của họ, nới rộng áo, để dài tua áo, đeo tùng teng thẻ kinh, tự coi mình là những con người gương mẫu, đạo đức cho kẻ khác, coi mình là giỏi, là biết luật hơn người khác nên tỏ ra khinh thường mọi người, xét nét và bắt bẻ người khác. Đoạn Tin Mừng Marcô vừa đọc cho thấy họ trách, bắt bẻ môn đệ của Chúa Giêsu không rửa tay trước bữa ăn nghĩa là không giữ tập tục của tiền nhân. Và rồi để dạy họ, Chúa đã nói thẳng với họ rằng họ chỉ lo giữ bề ngoài nhưng bên trong đầy gian ác. Dâng của lễ cho Chúa, nhưng bất hiếu, không chăm nom săn sóc cha mẹ thì cũng chẳng đẹp lòng Chúa.Chính vì thế, Chúa cảnh cáo họ giữ các tục lệ cho kỹ, tỉ mỉ, nhưng bỏ qua các giới răn của Chúa, nhất là giới răn bác ái yêu thương thì chẳng có nghĩa gì, chẳng có giá trị gì cả. Đó chỉ là thái độ sống giả hình, thái độ bên ngoài: "Mồ mả tô vôi, nhưng bên trong đầy thối tha”.

Chúa dạy mọi người, dạy chúng ta phải làm mới trái tim, làm mới cõi lòng. Bởi vì nguồn gốc của việc lành hay dữ là do cõi lòng. Thiện căn ở tại lòng ta mà. Do đó, tục ngữ ca dao vẫn nói: ”Người làm sao chiêm bao làm vậy “, ” Lòng đầy mới trào ra bên ngoài “ ( hữu ư trung xuất hình ư ngoại ) là thế. Chúng ta phải luôn làm mới tâm hồn, gột rửa tâm hồn và làm sáng trái tim để những điều chúng ta chất chứa trong tim, trong lòng luôn là những điều tốt lành, nhờ đó, những lời nói, việc làm của chúng ta đem lại niềm vui và tốt đẹp cho mọi người.Chúng ta hãy nhớ lời của Thiên Chúa đã dùng miệng ngôn sứ Isaia nói rằng: ” Ta chán ngấy các lễ tế của các ngươi. Thôi đừng dâng lễ Ta bằng những lễ vật vô bổ nữa “ hoặc “ Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, nhưng lòng chúng thì lại xa Ta một trời một vực !”. Nên, chúng ta phải để lòng chúng ta chất chứa những điều tốt đẹp, tránh những điều ác độc, vì những tư tưởng tốt lành sẽ hướng dẫn hành động và cuộc sống của chúng ta. Thánh Giacôbê đã nói với nhân loại, với mỗi người chúng ta: ” Hãy tiếp nhận những lời mà những lời đó có sức mạnh để cứu thoát anh em.Hãy thực hành những lời đó. Nếu tất cả những gì anh em thực hiện là lắng nghe thì anh em đã tự lường gạt chính mình “.

Điều cốt lõi trong đạo của Chúa không phải là chúng ta làm được điều này điều nọ nhưng chính là tình yêu thúc đẩy chúng ta hành động, tình yêu phát xuất từ con tim để chúng ta yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân.Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô đoạn 13 đã viết:

“…Tình yêu là vĩnh cửu. Vì thế tình yêu chính là điều anh em phải nỗ lực tìm kiếm”.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng bao giờ quên cốt lõi của Tin Mừng là yêu thương. Amen.
 
Đạo tại tâm
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:39 24/08/2009
ĐẠO TẠI TÂM

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

Khi nói “Đạo Tại Tâm”, chúng ta thường hiểu theo ý nghĩa giữ đạo do tự trong lòng, chứ không hệ tại ở những việc làm bề ngoài. Chúng ta cũng thường kết án những người ‘giữ đạo bề ngoài’ mà tâm hồn thì trống rỗng, không thành thật; đó là “giả hình” hoặc “Pharisêu”. Thật ra, “Đạo tại tâm” không phải chỉ giữ ở trong lòng mà không cần giữ các lề luật bên ngoài, dù đó là luật đạo hay luật đời; nhưng “Đạo tại tâm” là “sống đạo và thực hành các giới răn của Chúa” với cả tấm lòng của chúng ta, chứ không phải chỉ để phô trương bề ngoài. Sống đạo thực sự là yêu mến và tuân giữ các giới răn của Chúa, và thực thi lòng yêu mến đó bằng cách yêu thương giúp đỡ mọi người, nhất là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

Danh từ “Pharisêu” chỉ một nhóm người trong đạo Do Thái xưa. Họ thật sự là những người muốn tuân giữ chặt chẽ các lề luật Chúa do Môisê truyền lại, như chúng ta thấy trong Bài Đọc I hôm nay (Sách Đệ Nhị Luật 4: 1-2, 6-8): “Anh em chớ thêm bớt điều gì trong các điều mà tôi đã truyền cho anh em… Anh em hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa anh em… Anh em phải tuân giữ và thực hành…” Tuy nhiên, có nhiều người quá câu nệ vào hình thức bề ngoài, và cũng có nhiều người thích phô trương ra ngoài để chứng tỏ ta đây là người đạo đức, là những người biết sống theo lề luật cha ông để lại, nhưng trong lòng họ lại đầy những nham hiểm, mưu kế, dối trá, thù hận: “Họ làm mọi việc chỉ cốt để thiên hạ thấy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài!...” (Đúng là ‘thích khoe quần, khoe áo!’) (Matthêu 23: 25-28, Luca 11:39-44).

Những người “Biệt Phái” (tức Pharisêu) và Luật sĩ thời Chúa Giêsu thường hay rình mò và xét đoán các hành vi của Chúa và các môn đệ, và chỉ trích Chúa Giêsu và các môn đệ là những người ‘phá luật lệ’. Hôm nay, trong bài Phúc Âm (Matcô 7: 1-8, 14-15, 21-23), nhóm Biệt phái và Luật sĩ chỉ trích môn đệ của Chúa là “ăn uống với những bàn tay không trong sạch vì không chịu rửa tay trước khi ăn như luật lệ dạy…” Nhân dịp này, Chúa Giêsu muốn dạy họ một bài học thực tế về việc ‘giữ luật’ không nên quá câu nệ vào hình thức bề ngoài, nhưng quan trọng là do tự trong lòng (Đạo Tại Tâm). Chúa Giêsu không phá luật lệ Cha Ông để lại: “Con Người đến không phải để phá bỏ luật lệ, nhưng để kiện toàn!”. Cứ lo “rửa tay, rửa chén, rửa bình” mà không lo sống đạo đức thực sự thì thật là cách giữ đạo bề ngoài, là gỉa hình, như Thiên Chúa đã nói về họ qua lời tiên tri Isaia: “Dân này kính Ta bằng môi, bằng miệng mà lòng chúng xa Ta!” (Isaia 29:13). Nhân tiện, Chúa Giêsu cũng bảo họ: “Đừng bỏ giới răn Chúa để chỉ nắm giữ những luật lệ bề ngoài, vì sống đạo là thực thi giới răn Chúa, xa lánh tội lỗi như: ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, tỵ hiềm, ngạo mạn, ngông cuồng!...” (Matcô 7: 21-23).

Thánh Giacôbê trong Bài Đọc II (Giacôbê 1: 17-18, 21-22, 27) cũng nhắn nhủ chúng ta sống đạo bằng cách thực hành, đó là xa tránh tội lỗi và thực hành Đức Bác Ái: “Anh em hãy tẩy trừ mọi điều ô uế, gian ác… Anh em hãy mau mắn lãnh nhận Lời Chúa và đem ra thực hành, chứ đừng nghe xuông… Hãy giữ lòng mình khỏi mọi ô uế ở đời này… Hãy thăm viếng cô nhi, quả phụ trong cơn quẫn bách…”

Tác giả Thánh Vịnh 14 trong Bài Đáp Ca hôm nay cũng chỉ cho chúng ta biết thế nào là sống đạo thực sự: “Ai sẽ được sống trước Nhan Thánh Chúa: Đó là những người thanh liêm và và thực hiện điều công chính, trong lòng luôn suy nghĩ điều ngay, lưỡi không bịa lời vu khống, không làm điều sai trái cho người anh em, không nhục mạ những người lân cận, coi thường những kẻ bất nhân, mến yêu những người biết tôn thờ Chúa; đó là những người không xuất tiền đặt nợ thu lời, không ăn hối lộ để làm hại những người hiền lương. Những người thực thi những điều đó thì muôn đời đứng vững, không bị lung lay!”

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện xin Chúa là Cha nhân từ tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta trong quá khứ, giúp chúng ta thật lòng ăn năn chừa cải. Xin Chúa cho chúng ta sống đạo với cả tâm hồn chúng ta, với lòng yêu mến Chúa và yêu thương mọi người. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh là những vị đã thành tâm sống đạo và đã nên Thánh sau cuộc đời gian nan trần thế, chuyển cầu cho chúng ta. Trong “Năm Linh Mục” này, chúng ta cũng tiếp tục cầu nguyện nhiều cho các Chủ Chăn, các Linh mục luôn được lòng nhiệt thành phục vụ Chúa và mọi người. Xin đặc biệt cầu nguyện nhiều cho các Chủ Chăn, Linh Mục đang gặp nhiều khó khăn, thử thách; nhất là ở Việt-Nam hiện nay.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói đùa về bàn tay “lười biếng” của ngài
Bùi Hữu Thư
15:59 24/08/2009
CASTEL GANDOLFO, Ý, 23, tháng 8, 2009 (Zenit.org).- Mặc dầu cổ tay phải bị bó bột của Đức Thánh Cha

Benedict XVI đã được tháo gỡ, ngài nói đùa là bàn tay phải của ngài hãy còn “lười biếng.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI
Đức Thánh Cha bị gẫy cổ tay tháng qua khi ngài té vì vấp phải chân giường trong khi tìm nút bật điện trong phòng ngủ của ngài tại nhà nghỉ mát.

Hôm nay, trước khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa với đám đông tụ tập tại nhà nghỉ hè của ngài tại Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha nói, “Các anh chị em thân mến, các bạn đã thấy bàn tay tôi không còn bị bó bột, nhưng nó vẫn còn hơi làm biếng! Tôi vẫn còn phải thực tập một chút trong trường ăn năn hối cải, nhưng đang được cải tiến!”

Đám đông phản ứng bằng một tràng pháo tay nhiệt thành.

Đức Thánh Cha đã than phiền ngài bị gẫy cổ tay vào những ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè, vì ngài đã muốn dùng thì giờ nhàn rỗi để viết lách.

Trong một thông cáo ngày thứ sáu, Bác sĩ tư Patrizio Polisca của Đức Thánh Cha cho hay hình chụp quang tuyến cho thấy có “sự hàn gắn của chỗ gẫy”” và “kết quả cuối cùng có thể được xác định là khả quan."

Bác sĩ Polisca cũng ghi nhận rằng việc phục hồi mọi cử động bình thường sẽ “được hoàn tất qua một chương trình trị liệu đầy đủ."
 
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xin tín hữu cầu nguyện cho các linh mục
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
22:28 24/08/2009
Roma, Chúa Nhật 23.08.2009 (Zenit) – Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã mời gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh mục để nhờ « chứng tá cuộc sống của các ngài » giúp « những ai hoài nghi được vững tin hơn».

ĐGH đã phát biểu như trên bằng tiếng Ba Lan ở Castel Gandolfo sau khi nguyện kinh Truyền Tin vào giờ ngọ.

Dựa vào bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, ĐGH đã kêu mời như sau: « Trong Năm Thánh Linh Mục này, chúng ta hãy khẩn xin trong lời cầu nguyện xin cho các linh mục, biết theo gương của Thánh Phêrô và các Tông Đồ « đã tin và đã nhận biết rằng Chúa Kitô là Đấng Thánh của Thiên Chúa » (Ga 6, 69) giúp cho những ai còn hồ nghi được vững tin hơn, qua lời chứng của cuộc sống các ngài »

ĐGH nói tiếp: « Chớ gì tất cả mọi người cảm nghiệm được hồng ân hoán cải và biến đổi nội tâm nhờ vào sự trợ lực của các ngài ».
 
Giải vô địch điền kinh Berlin: một hồng ân Chúa tặng ban
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
22:29 24/08/2009
Thiên Chúa hiện diện trong vận động trường Olympia Bá Linh

Roma, ngày 21.08.2009 (Zenit) – « Đây là một hồng ân Thiên Chúa tặng ban », cô Allyson Felix đã tuyên bố như trên vào lúc kết thúc giải bán kết chạy dài 200 mét.

Cô Allyson Felix đến tham dự giải điền kinh Bá Linh nhằm đoạt giải vô địch chạy dài 200 mét liên tiếp trong ba năm liền. Trước đó, vào ngày 31.7.2008 cô đã đoạt giải vô địch chạy dài 200 mét trong cuộc tranh đua thể thao DN GALAN ở thủ đô Stockhom, Thụy Điển, lập kỷ lục mới.

Cô sinh vào ngày 18.11.1985 ở Los Angeles, cô lực sĩ Hoa kỳ này đã cuốn hút cả vận động trường bằng nụ cười rạng rỡ của cô

Khi được phóng viên thể thao người Pháp là Nelson Montfort phỏng vấn trên đài truyền hình số 2 của Pháp, về nụ cười rạng rỡ khi đoạt giải vô địch 200 mét, cô đã trả lời trực tiếp từ Bá Linh như sau: « Thật là đơn giản, vì tôi cảm thấy thật hạnh phúc ở đây, quả thực là món quà tặng của Thiên Chúa »

Nhiều lực sĩ điền kinh khác cũng không ngại ngùng gì khi biểu lộ đức tin của họ tại Bá Linh, như làm Dấu Thánh Giá khi bắt đầu tranh tài - Dấu Thánh Giá theo nghi thức Latinh hay Chính Thống Giáo – Chẳng hạn như nữ lực sĩ Savva Lika người Hy Lạp, đoạt giải vô địch phóng lao, cô đã đeo Thánh Giá trong các cuộc tranh giải (dù mà việc đeo Thánh Giá có thể bị vướng vít …trong cuộc tranh tài), có lực sĩ khác lẩm nhẩm câu kinh Hồi Giáo, hoặc lời kinh cảm tạ, ngay giữa vận động trường Olympia, trước mặt cả triệu khán thính giả truyền hình.

Lực sĩ Husain Bolt người Jamaica, được mệnh danh là « hỏa tiễn », cũng đã dâng lời kinh cảm tạ, ngay giữa vận động trường Olympia, trước mặt cả triệu khán thính giả truyền hình, ngay sau khi lực sĩ phá kỷ lục thế giới về cuộc chạy đua 200 mét trong vòng 19 giây 19 vào thứ năm 20.08 vừa qua. Đây là giải vô địch thế giới thứ hai lực sĩ đã đoạt được ở Bá Linh, sau giải vô địch vô tiền khoáng hậu chạy đua 100 mét chỉ trong vòng 9 giây 58.
 
Top Stories
Catholic priest from Hue defends activists humiliated on State TV
Asia-News
14:49 24/08/2009
They "confessed" their crimes against the Vietnamese government and appealed for "clemency". They are all part of Block 8406, an illegal movement for democracy. The priest, who also risks jail, defends them: the confessions were extracted under torture.

Fr. Peter Phan Van Loi of Hue ArchDiocese
Hue (AsiaNews) - A Catholic priest from the diocese of Hue (Central Vietnam) has denounced the shows on TV where some dissidents were forced to confess their "crimes" and ask the state’s forgiveness. Now even the priest is likely to be imprisoned.

Fr. Peter Phan Van Loi, from Hue diocese told AsiaNews: "We know that the state police and the media are deliberately targeting these democracy activists to influence public opinion against them. They are taking over the role of Public Prosecutor and this is illegal. These forced confessions, then, have no real meaning. They merely reveal the dark and brutal face of this government. "

On the evening of August 19, a 10 minute television broadcast showed five recently arrested democracy activists who "with bowed heads admitted their crimes against the Vietnamese State". The day after, the news was reported with great emphasis in the more than 700 newspapers and government publications. The Vietnamese Communist Party newspaper, Nhan Dan, listing their names, concluded that they "have pleaded guilty and appealed for clemency”.

The five activists who have apparently admitted guilt are: Tran Huynh Duy Thuc, former General Director of the OIC Company (Ho Chi Minh City), Le Cong Dinh, a lawyer; Le Thang Long, General Director of Innotech company, residing in the residential quarter of the Hanoi Polytechnic University; Nguyen Tien Trung, 26 year-old former soldier, a resident of Tan Binh (Ho Chi Minh City) and Tran Anh Kim, 60, former Lieutenant Colonel in Vietnam’s Communist Army, of Thai Binh.

All of these dissidents have been arrested in recent months on charges of "threatening national security." In reality they distributed flyers, displayed banners, wrote poems and pro-democracy articles on the internet. All of them are connected in one way or another to the illegal group Bloc 8406, a movement with 2 thousand members, which supports freedom of expression and a multiparty system in Vietnam.

These activists are well known and admired among Vietnamese people for their courage. For this reason, the public confessions have surprised many people. But Fr. Phan Van Loi, states: "We can not accuse them of being cowards only because we have seen them in a television broadcast. These confessions are always extracted under pressure and torture".

Human Rights Watch (HRW) has asked the Vietnamese government to release all pro-democracy activists arrested in recent months, and guarantee them freedom of expression. According to HRW, Fr. Phan Van Loi also risks arrest.
 
Prete cattolico di Hue in difesa di attivisti umiliati alla televisione di Stato
Asia-News
14:50 24/08/2009
Hanno “confessato” i loro crimini contro il governo vietnamita e chiesto “clemenza”. Fanno tutti parte di Blocco 8406, un movimento illegale per la democrazia. Il sacerdote, che rischia anche lui la prigione, li difende: le confessioni sono estorte sotto violenze.

P. Peter Phan Van Loi, della diocesi di Hue
Hue (AsiaNews) – Un sacerdote cattolico della diocesi di Hue (Vietnam Centrale) denuncia gli spettacoli in tivu dove alcuni dissidenti sono stati costretti alla confessione dei loro “crimini” e hanno chiesto il perdono dello Stato. Anche il sacerdote rischia di essere imprigionato.

P. Peter Phan Van Loi, della diocesi di Hue ha detto ad AsiaNews: “Si sa che la polizia e i media dello Stato stanno colpendo questi attivisti democratici con asprezza, per preparare un’opinione pubblica contraria a loro. Assumono la funzione che è della pubblica accusa e questo è illegale. Queste confessioni obbligate, poi, non vogliono dire nulla. Mostrano soltanto il volto buio e brutale di questo governo”.

Lo scorso 19 agosto sera, una trasmissione televisiva ha mostrato per 10 minuti cinque attivisti democratici arrestati di recente che “a testa china, hanno ammesso le loro colpe contro lo Stato vietnamita”. Il giorno dopo la notizia è rimbalzata con grande risalto sugli oltre 700 giornali e pubblicazioni statali. Il giornale del Partito comunista vietnamita, Nhan Dan, elencando i loro nomi, conclude che essi “si sono dichiarati colpevoli e hanno supplicato clemenza”.

I cinque attivisti che si sarebbero auto-accusati sono: Tran Huynh Duy Thuc, ex imprenditore della ditta Oic di Ho Chi Minh City; Le Cong Dinh, avvocato dfensore dei diritti umani; Le Thang Long, imprenditore della Innotech, con base vicino all’università di Hanoi; Nguyen Tien Trung, ex militare 26enne, residente di Tan Binh (Ho Chi Minh City); Tran Anh Kim, 60 anni, ex colonnello dell’esercito vietnamita, di Thai Binh.

Tutti questi dissidenti sono stati arrestati negli ultimi mesi con l’accusa di “minaccia alla sicurezza nazionale”. In realtà essi hanno distribuito volantini, esposto striscioni, scritto poemi e articoli inneggianti alla democrazia pubblicandoli su internet. Tutti si riferiscono in un modo o nell’altro al gruppo illegale Blocco 8406, un movimento con 2 mila aderenti, che sostiene la libertà di espressione e il multipartitismo in Vietnam.

Questi attivisti sono molto noti e ammirati fra la popolazione per il loro coraggio. Per questo, le confessioni fatte in pubblico hanno stupito molta gente. Ma p. Phan Van Loi precisa: “Non possiamo accusarli di essere codardi solo per averli visti in una trasmissione televisiva. Queste confessioni sono sempre ottenute sotto pressioni e violenze”.

Human Rights Watch (Hrw) ha chiesto al governo vietnamita di rilasciare tutti gli attivisti democratici arrestati in questi mesi, garantendo loro la libertà di espressione. Secondo Hrw, anche p. Phan Van Loi rischia di essere arrestato.
 
Une société missionnaire forme son personnel à la protection de l’enfance
Eglises d'Asie
19:39 24/08/2009
Une société missionnaire forme son personnel à la protection de l’enfance

Environ 200 membres du personnel travaillant au sein des programmes en faveur de l’enfance des Maryknoll, une société missionnaire catholique, présente au Cambodge en tant qu’organisation humanitaire, se sont réunis dans un hôpital de Phnom Penh, du 11 au 13 août derniers, afin de se former au dépistage et à la lutte contre les violences et les abus envers les enfants.

Depuis un an, cette société missionnaire d’origine américaine (1) cherche à établir un nouveau règlement interne, visant à protéger les enfants dans le cadre de leurs nombreux projets dans le pays.

Le P. Gerald Vogin, prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP), intervenant au long de ces trois jours de session en tant que conférencier, a expliqué aux participants les conséquences psychologiques des violences et des abus contre les enfants. Il a rappelé que ces violences pouvaient, non seulement être d’ordre physique ou sexuel mais encore d'ordre « émotionnel », comme les insultes ou autres formes d’atteintes à l’estime de soi et à la sécurité affective de l’enfant.

« Ce séminaire avait pour but de sensibiliser le personnel Maryknoll à la manière dont les violences et les abus peuvent altérer une personnalité, détruire la confiance en soi et handicaper durablement l’avenir d’un enfant », explique le 24 août à Eglises d’Asie, le prêtre des Missions Etrangères. « Certaines blessures émotionnelles peuvent être plus profondes et durables que des blessures physiques. Pour exemple, je citerais cette jeune femme, qui s’est entendue appeler « la nuisible » depuis son enfance... C’est une violence grave, qui touche l’être en profondeur. »

Le P. Vogin, vicaire général de la préfecture apostolique de Kampong Cham et également curé de Kampong Cham (2), est présent auprès du peuple cambodgien depuis plus de 18 ans. Cette expérience, complétée d’un diplôme en psychologie, le conduit à être fréquemment sollicité pour des formations, dans un cadre aussi bien ecclésial que social.

Tao Salan, 26 ans, qui travaille au sein d’un programme Maryknoll pour les femmes et les enfants atteints du sida, estime qu’à l’issue de ces trois jours, le séminaire l’a véritablement aidé à comprendre comment éduquer les enfants dans une atmosphère positive et les encourager à exprimer leurs besoins.

La société missionnaire des Maryknoll a lancé ses premiers projets pour l’enfance en 2001, essentiellement centrés sur l’éducation. Certains d’entre eux concernent des enfants ayant des parents atteints du sida, d’autres sont destinés à des enfants eux-mêmes séropositifs. Dans les deux cas, la priorité est accordée à l’éducation.

Une centaine d’enfants atteints du sida sont répartis dans sept maisons, où ils reçoivent les soins nécessaires et un enseignement adapté. Quelque 160 autres enfants, qui vont également à l’école, vivent quant à eux avec leurs proches, lesquels bénéficient aussi d’une aide dans le cadre des programmes de la société missionnaire (alimentation, et soins de santé) (3).

(1) Maryknoll ou Société de missions étrangères catholiques d’Amérique, fondée en 1911, se compose de prêtres, de frères et de soeurs missionnaires répartis essentiellement sur le continent américain, l’Afrique et l’Asie.

(2) La communauté catholique du Cambodge est sous la juridiction du vicariat apostolique de Phnom-Penh et des deux préfectures apostoliques de Battambang et de Kompong-Cham.

(3) Ucanews, 20 août 2009
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc họp Huynh đệ Bác ái 3 Miền Huế - Sàigòn- Hà Nội
Mặc Trầm Cung
14:56 24/08/2009
CUỘC GẶP GỠ HUYNH ĐỆ BÁC ÁI 3 MIỀN HUẾ - SÀIGÒN – HÀ NỘI

Lần thứ XVI (từ 22/8/2009 đến 24/8/2009)

SAIGÒN - Hằng năm cứ vào khoảng tháng 8, tâm trạng của các thành viên trong gia đình HUYNH ĐỆ BÁC ÁI 3 MIỀN HUẾ - SÀIGÒN – HÀ NỘI lại nôn nao mong sớm đến ngày họp mặt. Năm nay là lần thứ XVI cha Matthêu Vũ Khởi Phụng lại tổ chức cho tất cả gia đình con cái khắp mọi miền đất nước hội tụ nhau tại Sài gòn để cùng nhau chia sẻ những cảm nghiệm về Tình yêu Thiên Chúa qua các công tác phục vụ người nghèo và những kinh nghiệm mà mọi người đạt được trong khi thực thi công việc bác ái của mình, để cùng truyền cho nhau ngọn lửa hăng say phục vụ, ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của Thánh Linh nơi mỗi người.

Cuộc hội tụ năm nay có thêm nhiều thành viên mới đến từ khắp mọi miền đất nước.

Ở miền Bắc có nhóm giáo dân Thái Hà, nhóm Bảo Vệ Sự Sống Hà Nội, Nhóm ve chai Hà Nội, Nhóm ve chai Hàm Long, nhóm các nữ tu dòng MTG Hà Nội, nhóm Emmau của các nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Hà Nội.

Ở Huế có các nhóm: Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Huế, nhóm nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế, nhóm Khuyết Tật Tông Đồ. Nhóm Tổ Ấm Bình Minh, Nhóm Phục Vụ bệnh nhân nhiễm HIV, Nhóm gia đình trẻ Loan Lý.

Ở miền Nam gồm các nhóm: nhóm Bảo Vệ Sự Sống Sài gòn, nhóm Mai Khôi, Nhóm Bảo Lộc - Lâm Đồng, các thành viên của nhóm gồm các dân tộc K’Ho, Kuru và H’Mông đặc biệt có 1 bạn khiếm thị đến từ Cà mau. Năm nay Sài gòn còn có thêm một nhóm mới các thành viên trong nhóm là những thành phần tri thức trong xã hội các bạn là các Bác sĩ, Giáo viên của các trường đại học.

Khai mạc cuộc họp cha Vinh sơn Phạm Trung Thành Bề Trên Giám tỉnh DCCT mở đầu chia sẻ một vài tâm tư và niềm vui của cha và nhà Dòng khi gia đình HUYNH ĐỆ BÁC ÁI 3 MIỀN HUẾ - SÀIGÒN – HÀ NỘI đã tồn tại với khoảng thời gian 16 năm, cha cũng cầu chúc và ước mong cho đại gia đình ba miền luôn phát triển và bền vững mãi mãi.

Đại diện nhóm Mai Khôi cũng chia sẻ cho mọi người về các công tác phục vụ bệnh nhân HIV của mình các bạn là những người còn rất trẻ, tâm hồn đầy nhiệt huyết, lăn xả vào các công tác xã hội, đến với những con người bị bỏ rơi, nghe các bạn chia sẻ tâm hồn mọi người cũng dâng lên một niềm hy vọng cho lớp trẻ công giáo tại VN ngày nay. Đặc biệt là bạn trai trẻ Bùi Công Định quê ở Thái Bình đã tình nguyện ở lại Mái Ấm Mai Anh - Củ chi để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm HIV bằng một con tim đầy ắp tình yêu Thiên Chúa đã ban cho bạn. Các bạn đúng là những bông hoa xinh tươi bé nhỏ trong Vườn Hoa của Giáo hội VN hôm nay.

Một đại diện của giáo xứ Thái Hà - Hà Nội chia sẻ cho mọi người về những bước thăng trầm của giáo xứ Thái Hà trong hơn nửa thập kỷ qua, qua đó mọi người cảm nghiệm được những nỗi gian truân thử thách đức tin của tất cả anh chị em miền Bắc nói chung và giáo dân Thái Hà nói riêng đã phải chịu đựng những khó khăn, thiếu thốn như thế nào để giữ vững và duy trì tinh thần sống đạo, tất cả đều nhờ vào sự che chở và hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria Công Lý gìn giữ Thái Hà cho đến hôm nay.

Tiếp theo là một đề tài thật mới mẻ của nhóm Truyền Thông Công Giáo, gồm có Bs Nguyễn Đăng Phấn, Bs Bùi Duy Luật, Thầy giáo Lê Quang Vinh, cô giáo Vân Anh, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Xuân và chị Nhu Hương Giám Đốc Phòng Khám Đa Khoa - Xóm Mới – Gò Vấp lần lượt các anh, các chị đã chia sẻ cho mọi người về Học Thuyết Xã Hội – Giáo Hội Công Giáo mà các anh, các chị đã áp dụng vào công việc của mình, các anh, các chị đã chia sẻ cho mọi người những nhận thức đúng đắn mà Học Thuyết này đem lại và giúp cho mọi người làm tốt ngay chính công việc phục vụ tha nhân của mình. Các anh, các chị đang cùng nhau làm một cuộc nghiên cứu về đề tài “Sự biến đổi tâm sinh lý của các trẻ vị thành niên” đối tượng chính mà các anh chị nhắm đến là các em ở độ tuổi học sinh cấp II. Nghe các anh, các chị chia sẻ mọi người đều thích thú, những công việc mà các anh, các chị đang làm chắc chắn sẽ giúp cho Vườn Hoa Giáo hội VN ngày càng thêm khởi sắc.

Tiếp theo là chia sẻ của nhóm Bảo Lộc – Lâm Đồng các bạn là đồng bào các sắc tộc như K’Ho, Kuru và H’Mông các bạn là những người nông dân nghèo khổ, có 3 bạn là cô giáo và đặc biệt có bạn Ka-Nhi một đóa hoa Ban xinh tươi của núi rừng đã dâng mình cho Chúa theo ơn gọi tu trì trong cộng đoàn Chứng Nhân Đức Kitô ở vùng Bảo Lộc – Lâm Đồng, bạn còn ca hay múa đẹp cùng với em trai mình đã phục vụ mọi người 2 bài ca múa đặc sắc, đậm màu bản sắc dân tộ K’Ho. Công tác chính của bạn là đi vào tận rừng sâu để dạy giáo lý cho các bà con dân tộc còn ở sâu trong rừng, bạn đã đem ánh sáng Tin Mừng và tiếng hát điệu múa của mình đến mọi ngõ ngách nơi rừng sâu những nơi mà bạn có thể đến được, có khi bạn đã ở lại với họ cả tuần lễ trong rừng. Các bạn Kuru chia sẻ bằng lời ca tiếng hát hòa quyện với tiếng cồng chiêng vang lên giữa vùng đất Sài gòn. Các Bạn H’Mông chia sẻ những nỗi vượt khó của đồng bào mình và của bản thân để đem ánh sáng văn hóa về cho buôn làng, các bạn đã phục vụ mọi người bằng lời ca tiếng hát của chính dân tộc mình, đặc biệt có 1 bạn đã cho mọi người thưởng thức nghe Kèn Lá thật độc đáo. Những đóa hoa Ban xinh đẹp của núi rừng đang càng khoe sắc thắm trong Vườn Hoa Giáo hội. Những tiếng chim Sơn ca của Bảo lộc – Lâm Đồng đang hòa cao tiếng hót với muôn loài chim để ca ngợi và tán dương Tình Yêu Thiên Chúa.

Sr Sáng nhóm Emmau – Hà Nội Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm, Sr Yên Dòng MTG các Hiền thê của Đức Kitô, các Ma Soeur của mọi người, dịu dàng và khiêm tốn trong tu phục của Dòng đã chia sẻ cho mọi người về công tác phục vụ của nhóm mình bằng những hình ảnh trình chiếu Powerpoint từ việc chăm sóc các bệnh nhân nhiễm HIV, tư vấn, phát thuốc, thăm hỏi và truyền thông cho nhiều tầng lớp tu sĩ, giáo dân và các em thanh thiếu niên về những kiến thức phòng tránh HIV và nhất là giúp mọi người mở rộng tấm lòng nhân ái biết đón nhận những con người kém may mắn, đừng xa lánh hay hất hủi mà biết đón nhận họ trong tâm tình yêu thương.

Đặc biệt là có sự hiện diện của 2 bạn khiếm thị bạn Song Nga – Hà Nội và bạn Ngọc Diệp – Cà Mau, các bạn là những tân tòng, qua các công tác của anh chị em trong gia đình 3 miền các bạn đã có được cơ hội nhận biết Chúa, đến với buổi họp mặt hằng năm các bạn đã phục vụ mọi người bằng lời ca tiếng hát của mình, dù khiếm thị các bạn không những không than thân trách phận mà các bạn còn biết vận dụng những ưu điểm mà Chúa ban cho mình qua lời ca tiếng hát để tôn vinh và ngợi khen Chúa.

Và còn rất nhiều những tâm tư chia sẻ khác nữa tất cả đều muốn nói lên tình yêu Thiên Chúa đang ở giữa nhân loại và đang mời gọi mỗi người chúng ta cộng tác hãy là những cánh tay nối dài của Thiên Chúa, hãy là những bông hoa cùng nhau tô thắm cho Vườn Hoa Giáo hội, hãy là những tiếng chim hòa vào cùng tiếng hót của muôn loài chim để những cung bậc của tình yêu được lan tỏa trong cuộc sống hằng ngày bằng những hành vi bác ái yêu thương cụ thể mà mỗi thành viên đang thực hiện trong nhiệm vụ của mình.

Cuộc sống của người dân trên đất nước Việt Nam còn nhiều khó khăn, những áp bức, những bất công, những tham nhũng đã làm tăng thêm những đau khổ cho con người, đã chất thêm những gánh nặng tinh thần và vật chất đang là cái ách đè nặng trên vai của những lớp người nghèo, cái nghèo cái đói cứ như bóng ma ám ảnh những con người bất hạnh và nhất là cái đói tình thương, cái đói của sự cảm thông là lương thực cần thiết của những con người đang chịu đựng nỗi đau của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tất cả những con người đang gánh chịu những đau khổ đó Đức Giêsu nói họ chính là hiện thân của Ngài khi Ngài giảng dạy cho dân chúng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm"....."Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. (Mt 25, 34 – 36 & 40)

Lạy Chúa! Chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương gìn giữ và ban muôn ơn lành cho đại gia đình chúng con suốt 16 năm qua, nhờ ơn Chúa đại gia đình chúng con vẫn tồn tại và phát triển mỗi ngày thêm hương sắc mới. Nguyện xin Chúa tiếp tục cùng đồng hành với chúng con, ban ơn trợ lực và thánh hóa chúng con để chúng con biết từ bỏ cái “tôi” ích kỷ của mình mà biết nghĩ đến tha nhân. Xin cho chúng con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người, để chúng con biết đem yêu thương vào nơi oán thù, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Xin cho chúng con biết tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Xin Chúa mở rộng tâm hồn mỗi người chúng con, để chúng con biết hy sinh hơn nữa để đóng góp phần nhỏ bé của mình trong công trình cứu chuộc còn dở dang của Chúa, nhờ ơn Chúa giúp chúng con sẽ trở thành những bông hoa bé nhỏ tỏa hương cho đời, là những tiếng chim hót đem cho đời những niềm vui, là ngọn nến hồng sưởi ấm những tâm hồn đang sống trong lạnh giá. Hầu mong sao những công việc nhỏ bé của chúng con sẽ làm giảm bớt những bất công, những nỗi bất hạnh mà con người trên đất nước Việt Nam chúng con đang phải gánh chịu hôm nay. Amen
 
Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng giao lưu và phát quà cho các em nhiễm HIV- AIDS nhân dịp năm học mới.
Thanh Giang
19:07 24/08/2009
Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng giao lưu và phát quà cho các em nhiễm HIV- AIDS nhân dịp năm học mới.

Chiều Chúa Nhật vừa qua, tại Trung tâm mục vụ của Giáo Phận Hải Phòng rộn hẳn lên, tiếng cười nói vui vẻ của hơn một trăm em Thiếu nhi bị ảnh hưởng cũng như nhiễm HIV- AIDS từ các quận, huyện trong Thành phố, như Dương Kinh, Kiến an, An Lão, Thủy Nguyên, Hồng Bàng, Lê Chân, An Dương được người thân đưa các em tới để cùng với Nhóm Ve Chai Nhân ái Hải Phòng giao lưu phát quà cho các em chuẩn bị bước vào năm học mới.

Cha đặc trách Nhóm Ve Chai Nhân Ai Hải Phòng G.B Vũ Văn Kiện đã làm một chương trình giao lưu thật vui vẻ, bổ ích và ấp áp tình người.

Cha đặc trách đã khai mạc bằng lời động viên khuyến khích các em dù trong hoàn cảnh nào cũng cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo để trở thành những người có ích cho đời.

Trong phần giao lưu sinh hoạt, lúc đầu các em còn e ngại không hòa mình vào cuộc chơi, nhưng sau một hồi các em đã mạnh dạn và nhập cuộc với những bài hát, điệu múa và trò chơi. Các em đã mạnh dạn thổ lộ tên tuổi, quê quán và sở thích của mình với những người tham dự.

Cuối buổi giao lưu Cha đặc trách và Nhóm ve Chai Nhân ái đã trao quà cho các em chuẩn bị vào năm học mới, món quả tuy rất nhỏ bé nhưng chứa chất tất cả những tình cảm và sự hy sinh vất vả của các thành viên trong Nhóm Ve Chai, những giọt mồ hôi của những ngày hè nóng nực cũng như cái rét lạnh căm của mùa đông lạnh giá, mỗi ngày, mỗi ngày…. những mạnh giấy vụn, vỏ lon bia, phế liệu… vô tri vô giác nhưng nó đã trở lên có ý nghĩa do bàn tay biết nói của các thành viên trong Nhóm ve chai nhân ái Hải Phòng. Những bàn tay biết nói của Anh chị em Ve Chai Nhân ái Giáo Phận Hải Phòng đã làm cho cuộc đời này bớt đi những đau khổ, mặc cảm và làm cho con người càng cảm thấy gần gũi nhau hơn.

Xin Chúa luôn trợ giúp cho mỗi thành viên của Nhóm Ve Chai luôn là khí cụ phục vụ của Chúa trong xã hội ngày hôm nay.

 
Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng tại Giáo xứ Bù Đăng giáo phận Ban Mê Thuột
Xuân Nguyễn
20:08 24/08/2009
Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng tại Giáo xứ Bù Đăng giáo phận Ban Mê Thuột

Thời gian: Từ 14g ngày 21/08/09 đến 17g ngày 23/08/09.

Ý tưởng tổ chức sa mạc này là do cha Phanxicô Assisi Trương Hồng Chương, nguyên Chánh xứ Bù Đăng khởi xướng và ngài đã mời các Huấn luyện viên Liên đoàn Anrê Phú Yên Tp HCM đến trợ huấn, nhưng ngài đã thuyên chuyển nơi khác cách đây ba tháng.

Tiếp tục công tác này, sau khi gặp gỡ và ấn định thời gian huấn luyện với linh mục Tân Chánh xứ Gioan Baotixita NguyễnVăn Hậu, các Huấn luyện viên đã lên đường và đến giáo xứ Bù đăng vào lúc 01g sáng ngày 22/08/09.

Khi đến nơi, cảnh vật đang chìm trong giấc ngủ, các huấn luyện viên cũng tranh thủ tìm chỗ ngả lưng. Nhưng chưa được bao lâu, các trưởng ngỡ mình đang mơ hay đang lạc vào một buôn làng dân tộc xa xôi nào vì những tiếng chào hỏi, réo gọi nhau của các sa mạc sinh người dân tộc. À thì ra từ chiều hôm trước 219 sa mạc sinh, đại diện các giáo lý viên của 36 buôn sóc và giáo họ đã lần lượt tập trung về giáo xứ ( Có buôn cách giáo xứ 53 cây số.)

Các trưởng vội nhanh chóng bắt tay vào việc, giúp sa mạc sinh dựng lều, tập hát, và nghiêm tập để chuẩn bị nghi thức khai mạc.

Vào lúc 8g sáng, trước sự hiện diện của:

Cha Phanxicô Assisi Trương Hồng Chương, Tuyên úy Sa Mạc

Ban Huấn luyện Liên Đoàn Anrê Phú Yên Giáo phận Tp HCM.

Các Trợ Úy: Sơ Elisabêt Vũ Thị Bài

Sơ Maria Mai Hoa

Sơ Têrêsa Hồng Xuân.

Cha Sa mạc trưởng, Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hậu, tuyên bố khai mạc sa mạc. Tiếp đến, cha Tuyên úy đọc kinh thánh hóa sa mạc, ngài nhắc các bạn Ý lực sống trong ngày là Cầu nguyện và Thánh thể. Buổi tối, mặc dù bận rộn với công tác mục vụ của ngày thứ bảy, ngài đã quay trở lại sa mạc và cùng với các cha ban Bí tích Hòa giải cho các sa mạc sinh đến 22g.

Trước khi vào khóa, các trưởng được thông báo: trình độ văn hóa các bạn rất khác nhau và một trở ngại khác nữa là vấn đề ngôn ngữ, các trưởng nên nói chậm rãi và dễ hiểu cho các sa mạc sinh dễ tiếp thu. Nhưng, sự thật lại trái ngược, các sa mạc sinh đã làm cho các trưởng phải ngạc nhiên, vì khi đặt câu hỏi, các bạn đã nhanh nhẹn trả lời không chút e dè, và các câu trả lời về giáo lý rất chính xác. Điều này làm bầu khí học tập rất sinh động và thoải mái.

Vào giờ sinh hoạt, các sa mạc sinh rất tích cực và hăng say tham gia. Những trò chơi, vũ điệu càng sinh động các bạn càng thích. Các bạn còn tiết lộ: khóa này hoạt động nhiều, chạy nhẩy dưới trời nắng nóng cũng nhiều nhưng không có ai bị bệnh. Các khóa khác bệnh nhiều lắm. Các sơ giải thích các bạn không quen tập trung lâu nên bị nhức đầu. Khóa trước, sơ phát rất nhiều thuốc paracetamol. Nghe thế các trưởng thích thú khoe rằng: Như vậy phương pháp ” học mà chơi, chơi mà học” của phong trào rất thích hợp trong công tác giảng dạy.

Tìm hiểu về giáo xứ, các trưởng được biết giáo xứ có: 19600 giáo dân trong đo có 10.000 người kinh và 9600 người dân tộc đa số là Stiêng, M.Nông, kế đến là K.Hor và một ít người Tày.

Số thiếu nhi lên đến 3500 em. Vì nhiều buôn ở xa, các thiếu nhi không thể tập trung hết về giáo xứ mỗi ngày chủ nhật để học giáo lý như ở thành phố. Tự các anh chị giáo lý viên sẽ đảm trách việc giảng dạy cho các em.

Vì thế, công tác huấn luyện cho giáo lý viên là công tác quan trong và ưu tiên của giáo xứ. Ngoài công tác huấn luyện thường xuyên, hàng năm vào mùa hè, giáo xứ tổ chức các chuyên khóa kéo dài một tuần như: Khóa Cầu nguyện do các sơ Nữ Vương Hòa Bình phụ trách…Các thày Đa Minh Gò Vấp Tp HCM cũng được mời đến giúp.

Ngoài ra các bạn cũng tham dự các khóa sinh hoạt, chia sẻ Lời Chúa với Ban Loan Báo Tin Mừng giáo phận.

Đặc biệt vào ngày thứ bảy mỗi tháng các bạn về tĩnh tâm tại giáo xứ để hâm nóng niềm tin yêu, để trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy….

Trong giờ Lãnh nhận Lời Chúa trong sa mạc, qua những chia sẻ và những lời nguyện tự phát của các bạn, các trưởng cảm nghiệm được những việc Chúa đã thực hiện nơi các bạn, có bạn chỉ mới học lớp Một Bổ túc, nhưng nhờ lòng nhiệt thành yêu Chúa, nhờ vào sự chuyên cần học tập và sống Lời Chúa các bạn đã có thể giới thiệu Chúa cho các em thiếu nhi bằng lòng sốt mến, bằng gương sống trung kiên của mình. Gương sống phục vụ này các bạn đã học nơi các linh mục và các sơ. Các sơ Dòng Mến Thánh Giá TânViệt, dòng Đức Bà Truyền Giáo, dòng Nữ Vương Hòa Bình không chỉ chăm lo đời sống siêu nhiên các bạn, mà cả về đời sống vật chất.

Như Mẹ Têrêxa Calcutta nói: "Để yêu mến một người cần phải tiến tới gần người đó.” Các sơ cũng đã hành động như thế. Nhờ sự tiếp cận thân mật với các gia đình, qua những lần thăm viếng, những lời nói, những quan tâm chăm sóc, các bạn đã nhận ra sự hiện diện diện của Thiên Chúa. Chính Tình yêu Thiên Chúa đã thúc bách các sơ hy sinh cho các bạn và khởi đi từ đó các bạn cũng có bổn phận dấn thân trên con đường truyền giáo.

Trên đường về các trưởng chia sẻ “ Có đến tận nơi chứng kiến những việc làm của giáo lý viên nơi vùng sâu vùng xa, mới cảm thấy yêu thương và khâm phục các bạn ấy…”

Thật cảm động, bài hát Theo Một Người lại âm vang trong tôi

“Tôi theo một người, tôi theo một người tên gọi Giêsu…

Người dạy tôi tin niềm tin ra khơi, niềm tin dấn bước về nơi phía trước vượt qua nghi nan cùng nhau khám phá mẻ cá giữa biển khơi …

Không ra nơi chập chùng, không tan trong biển rộng không hiểu được mênh mông. Theo Giêsu hành trình tôi xin chung thập hình để cùng hát Phục sinh.”

Như thánh Phêrô xưa đã quyết tâm chọn lựa theo Chúa khi tuyên xưng ” Bỏ Ngài con biết theo ai, vì Ngài mới có Lời ban Sự sống “ Chúc các huynh trưởng luôn trung thành theo Chúa bất chấp những khó khăn vất vả các bạn đã gặp và sẽ còn gặp.

Xuân Nguyên
 
Giáo điểm Doi Lầu: Hạnh phúc lần đầu tiên được rước Chúa
Anmai, Cssr
20:27 24/08/2009
THIẾU NHI DOI LẦU: HẠNH PHÚC CỦA LẦN ĐẦU TIỀN ĐƯỢC RƯỚC CHÚA

Cơn mưa nhẹ tối qua đã làm cho con đường vào Doi Lầu - Tắc Cá Cháy dường như là dễ đi hơn mọi ngày. Nếu như trời không mưa thì những bãi cát như muốn kéo người ở lại và nếu trời mưa to hơn một chút thì những vũng lầy làm cho người ta khó có thể di chuyển được để đến nơi cần đến. Cơn mưa tối qua ấy như nói lên tình Chúa dành cho giáo điểm truyền giáo nghèo Doi Lầu này. Thế là Thánh lễ cho 3 em thiếu nhi được rước Chúa lần đầu hôm nay được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm hoà quyện với khí trời thật đẹp.

Chắc có lẽ, ít nơi nào mà chỉ có 3 em được rước Chúa lần đầu như thế này:

Maria Nguyễn Thị Bé Ngân

Maria Trương Thị Mỹ Dung

Micaen Nguyễn Phạm Hồng Thoại

Thật sự ra con số 3 so với những giáo xứ hoành tráng thì như “muối bỏ biển vậy” nhưng đối với giáo điểm truyền giáo Doi Lầu là điều rất quý, đáng trân trọng. Đây chính là những “hạt mầm đức tin” đang nẩy nở theo năm tháng.

Phải dừng lại một chút để hiểu hơn về giáo điểm Doi Lầu - Tắc Cá Cháy này:

Doi Lầu là một ấp nghèo của xã An Thới Đông - Cần Giờ. An Thới Đông đã vất vả để tìm miếng cơm manh áo thì Doi Lầu còn vất vả hơn nữa. Đơn giản nhất là chuyện đường sá. Với người dân vùng Doi Lầu - Tắc Cá Cháy, đi lại để thông thương, đi lại để đến nhà thờ quả là điều làm cho người ta e ngại vì lẽ đường sá ở đây thật là kinh khủng.

Cái nghèo nó cứ muốn ôm chầm lấy Doi Lầu để rồi muốn sang được nhà thờ An Thới Đông dự lễ quả là điều khó tưởng. Từ Doi Lầu - Tắc Cá Cháy đi qua đi về An Thới Đông để dự lễ thì mất hơn 50.000 đồng xe ôm. Giáo dân quá vất vả để lo cho gia đình có được miếng cơm manh áo thì làm sao có thể qua nhà thờ An Thới Đông dự lễ được.

Chuyện gì Thiên Chúa đã khởi sự thì chắc chắn Ngài cũng sẽ hoàn thành.

Nơi mảnh đất Doi Lầu - Tắc Cá Cháy này trước đây không một bóng người tin theo Chúa, ấy vậy mà đến nay cũng được vài chục gia đình trở lại đạo. Phải chăng Thiên Chúa có cách quan phòng của Ngài ? Đã hơn một lần gắn kết với vùng đất Doi Lầu, do sứ vụ của Nhà Dòng, Cha Phanxicô Átxidi Hoàng Minh Đức ra đi một thời gian nay Ngài trở lại. Theo dấu chân của những anh em từng phục vụ Doi Lầu, lần trở lại với An Thới Đông này, Cha quan tâm hơn với mảnh đất nghèo Doi Lầu.

Tin vào sự quan phòng của Chúa, cha Phanxicô Átxidi Hoàng Minh Đức (Dòng Chúa Cứu Thế) đã “liều mình” tìm một mảnh đất cắm dùi. Quá vất vả với An Thới Đông nay còn cặp thêm bên mình Doi Lầu nữa. Với Cha Đức, tất cả những vất vả lo toan ở cái vùng truyền giáo nghèo này chẳng là gì cả vì Ngài luôn luôn khiêm hạ để phó thác mọi sự trong bàn tay của Chúa. Với sứ mạng truyền giáo và máu thương người nghèo thấm nhập vào Cha, Cha cũng thầm mơ ước có một ngôi nguyện đường nhỏ bé để phụng thờ Chúa cho phải đạo. Ước mơ đó đang hiện dần bằng cái “chòi thờ” thật đơn sơ.

Cái “chòi thờ” ở Doi Lầu được Cha Đức “tậu” lấy một cách hết sức dễ thương. Trước đây, cái “chòi thờ” ấy là căn chòi của một người dân Sài Thành xuống Doi Lầu để nuôi tôm. Nuôi tôm như đầu tư vào canh bạc. Canh bạc ấy đã mang lại sự thất bại, thế là cái chòi nuôi tôm ấy được Cha Đức “tân trang” lại khang trang một chút để làm ngôi “nhà nguyện” nhỏ ở cái vùng truyền giáo nghèo này. “Nhà nguyện” ở Doi Lầu thật là hay ! Trời nắng thì ánh sáng xuyên cả căn nhà đến độ chói cả mắt người ! Trời mưa thì phải vội tìm chỗ trú vì nước từ trên mái cứ chảy xuống vô tư !

Nhìn nguyện đường Doi Lầu, nhớ đến những ngôi nhà thờ vút cao với những tháp chuông sừng sững cả chục tỷ thì chỉ mong làm sao Doi Lầu có một mái nhà đơn sơ che mưa che nắng thôi. Ở cái vùng nghéo này thì chẳng có gì là quan trọng, chỉ cần mưa đừng ướt, nắng đừng chiếu vào mặt là được rồi.

Theo dấu chân của bậc đàn anh, nghe đâu có một anh em cũng muốn theo anh mình gắn kết hơn với cái vùng đất nghèo này. Cũng hy vọng, cũng tin tưởng Thiên Chúa luôn quan phòng và an bài mọi sự theo Thánh Ý của Ngài.

Hôm nay, trong ngôi “nhà nguyện” nhỏ bé này, 3 em nhỏ được diễm phúc đón Chúa vào trong tâm hồn, ngự vào trong lòng của các em.

Hôm nay, Chúa Giêsu Thánh Thể thật vui vì Ngài ngự vào tâm hồn của 3 đứa trẻ thật đơn sơ. Ngài cũng vui lắm khi hiện diện trong ngôi “nhà nguyện” mái lá nghèo hèn ở giáo điểm Doi Lầu này.

Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể - Vua của Tình Yêu - đến và ở lại trong các em luôn mãi để từ đây các em sống kết hợp mật thiết với Chúa hơn và các em lại gieo mầm tin yêu đến cho bạn bè đồng trang lứa hơn.

Nguyện xin cho ngôi nhà nguyện ở vùng đất nghèo này sớm mọc lên như lòng của Cha Phanxicô Átxidi hằng mong ước. Và cũng nguyện xin cho vùng đất nghèo Doi Lầu này có nhiều tâm hồn mở lòng ra để đón nhận Chúa, tin vào Chúa hơn.

Doi Lầu, 23 tháng 8 năm 2009
 
Thư chúc mừng đại hội Linh Mục Hành Trình Emmaus III
Hội ái hữu song thân các Linh Mục & Nam Nữ Tu Sĩ
23:20 24/08/2009
THƯ CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI LINH MỤC HÀNH TRÌNH EMMAUS III

Kính gửi:

- LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch LĐCGVNTHK
- LM Phaolô Phan Quang Cường, Chủ tịch LĐCGVN Miền Tây HK, Trưởng ban tổ chức Đại hội Linh mục Hành Trình Emmaus III

Trọng kính quý Cha,

Nhân dịp Đại hội họp mặt huynh đệ linh mục Việt nam tại HK “Hành trình Emmaus III” được tổ chức từ ngày 24 – 27 tháng 8 năm 2009 tại Santa Clara, Bắc California, Hội Ái Hữu Song Thân Các Linh Mục & Tu Sĩ Nam Nữ Bắc California chúng con xin kính gửi lời chúc mừng đến quý Đức cha, quý Cha và quý Tu sĩ tham dự Đại hội. Trong những ngày này, Hội chúng con xin cầu nguyện đặc biệt cho mọi thành viên tham dự và xin Chúa ban tràn đầy Ơn thánh cho Đại hội được thành công tốt đẹp.

Kính xin quý Cha cũng cầu nguyện cho Hội của chúng con, được thành lập mới đây, ngày càng thêm phát triển để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội. Xin luôn cầu nguyện, hiệp thông và chia sẻ trong tình yêu thương gia đình đặc biệt cho các Linh mục và Tu sĩ nam nữ.

Kính thư,

San Jose, ngày 24 tháng 8 năm 2009

Antôn Nguyễn Đình Tống, Hội trưởng
Phêrô Nguyễn Hứa, Hội phó
Thomas Aquino Phạm Phú Thứ, Thư ký
Giuse Đồng Văn Tân, Cố vấn
Giuse Phan Đình Tề, Cố vấn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Thái Hà đến Tam Tòa
Trương Hùng Thái
16:11 24/08/2009

Từ Thái Hà đến Tam Toà



Vụ tranh đấu của giáo dân Thái Hà đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả lại sự công bằng, công lý và lẽ phải đối với những tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà đã tròn một năm.

Một năm chưa đủ để người dân Việt Nam quên đi những hành động thô bạo của công an khi sử dụng dùi cui, roi điện để tấn công, khiêu khích bằng những lời lẽ khiếm nhã; đồng thời sử dụng một nhóm côn đồ thuộc lực lượng công an trà trộn vào đám đông tung hơi cay, làm mất trật tự, gây náo loạn nhằm phá rối buổi cầu nguyện…

Nhưng kỳ diệu thay, như một ân sủng của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cộng đoàn giáo dân vẫn vững niềm tin, không mảy may nao núng trước sự đàn áp của công an. Họ vẫn im lặng tiếp tục cầu nguyện, không biểu hiện bất cứ một hành động chống trả nào.

Qua vụ Thái hà, người dân Việt Nam càng thấy rõ tác hại của sự độc quyền cung cấp thông tin. Nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng các phương tiện thông tin tuyên truyền một chiều như một khí cụ: báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình đồng loạt triển khai chiến dịch bóp méo, bôi đen, chụp mũ sự việc…Thậm chí còn ác ý, xuyên tạc bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, vị chủ chăn cùa Tổng Giáo phận Hà Nội, việc làm này đã gây xôn xao dư luận, tạo tiền đề cho sách lược “giương đông kích tây” nhằm lung lạc niềm tin của cộng đoàn giáo dân. Thế nhưng các chuyến hành hương, các buổi hiệp thông cầu nguyện liên tục của tín hữu dưới sự dẫn dắt của các vị chủ chăn, các đức Giám mục giáo phận đến với giáo xứ Thái Hà đã thể hiện sự đồng tâm, hiệp lực xuyên suốt. “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện ay” do đức Giám mục, Chủ tịch Phê rô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-8-2008 đã tỏ rõ lập trường, chấm dứt sự khép kín, thầm lặng đến khó hiểu của Giáo hội Công giáo Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Một kỷ nguyên mới mở ra, Giáo hội đã thực sự hoà nhập với quê hương, vững bước đồng hành cùng các tôn giáo bạn trên đà phát triển của nhân loại trong xu thế tất yếu của lịch sử.

Cũng trong vụ Thái Hà, người Công giáo Việt Nam đã thực sự trưởng thành trong đức tin sống đạo. Họ đã nhận chân và đứng về phía sự thật, về phía công lý. Họ thật sự không sợ sự bắt bớ, tù đày và sẵn sàng chết vì đạo. Tinh thần sống đạo, tinh thần liên kết-hiệp thông của cộng đoàn giáo dân ngày một thể hiện trọn vẹn, luôn vững vàng trong đức Tin- Cậy-Mến.

Vụ việc Thái Hà đã tạm lắng. Nhưng việc chính quyền cộng sản tịch thu trái phép rất nhiều tài sản của Giáo hội Công giáo ở khắp nơi đến nay vẫn chưa thấy nhà cầm quyền có dấu hiệu trả lại. Nguy cơ “bùng nổ” các cuộc đấu tranh khát ắt sẽ không xa.Đó là vụ nhà trẻ của Dòng Nữ tử Bác ái số 2 bis Nguyễn Thị Diệu Quận 3, Sài Gòn; “Khu đất vàng” 11 Nguyễn Du cạnh Đại Chủng viện thánh Giuse Sài gòn; đất của Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang bị chiếm dùng để xây khách sạn Hải Yến; đất của giáo xứ An Truyền-An Bằng giáo phận Huế; đất của tu viện Thánh Phao lồ ở Vĩnh Long…

Và gần đây nổi cộm nhất là vụ nhà thờ Tam Toà bị chính quyền tỉnh Quảng Bình chiếm đoạt vô cớ làm di tích chiến tranh. Trên một trăm giáo dân Tam Toà đến dựng nhà tạm để có chỗ tru mưa, nắng cho việc phục vụ thánh lễ của giáo xứ đã bị công an, dân quân và nhiều người mặc thường phục đến đàn áp, đánh đập, bắt bớ giáo dân, tuỳ tiện dỡ bỏ ngôi nhà tạm vừa mới dựng xong, tịch thu cả tượng chúa mang đi. Liên tiếp hai ngày 26 và 27-7-2009, công an Quảng bình tiếp tục bắt các giáo dân, đánh linh mục Phao lô Nguyễn Đình Phú, linh mục Phê rô Ngô Thế Bính và 3 giáo dân trọng thương. Mau giáo dân tam Toà đã đổ xuống tại mảnh đất thánh thiêng của cha ông. Nay máu linh mục đã đổ xuống tại Tam Toà.

Sự việc Tam Toà đã khiến dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm, theo dõi. Giáo hội Công giáo, các tôn giáo bạn tại hải ngoại đã hiệp thông cầu nguyện cho cộng đoàn giáo xứ Tam Toà. Trong ngày mừng lễ quan thầy Giáo phận Vinh, giáo phận đã riêng dành đại lễ này cùng hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà sớm thoát khỏi tai ách của bạo quyền.

Không ai có thể lường được sự phấn khích vô biên trong hai ngày 14 và 15-8-2009. Hàng rừng người từ khắp nơi lũ lượt lên đường về với Xã Đoài. Chỉ riêng dọc Quốc lộ 1A và các con đường hướng về Nghi Lộc, Nghệ An, từng đoàn, từng đoàn người nô nức trong niềm vui rạo rực. Rạng rỡ vàng, trắng rợp trời, cờ giáo hội phất phới tung bay. Người bên đường ân hoan chào đón. Băng rôn, biểu ngữ giăng mắc trên khắp các ngõ lối, cột điện, bất cứ nơi nào có thể thấy được, ngang dọc quanh các thân xe…Theo ước tính của những người quan sát, Thánh lễ Quan thầy năm nay của giáo phận Vinh đã tập trung trên 200.000 tín hữu về dự.

Qua các việc trên, đủ biết giáo dân Thái Hà và Tam Toà đã bị nhà cầm quyền trấn áp, ngược đãi như thế nào. Về phương diện tâm linh, thánh đường là nơi trang trọng, tôn nghiêm để thực hiện các nghi thức tôn giáo theo tinh thần mục vụ. Người Ki-tô hữu thường xuyên đến đây hiệp thông thánh lễ, cầu nguyện…Đây là nơi chốn thiêng liêng, bất khả xâm phạm đối với cộng đoàn.

Theo thể chế dân chủ, nhà nước là của dân, do dân, vì dân. Chính quyền bắt buộc phải thực thi quyền con người theo Hiến chương Liên hiệp quốc, luôn bảo đảm tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Trong cơ chế tổ chức xã hội, mọi người đều phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Đó là quy định tất yếu. Không kém phần mỉa mai thách đố, các khẩu hiệu nhan nhản phô trương nơi các cơ quan công quyền “Cần kiệm, liêm chính; Chí công vô tư”, “Cán bộ là đầy đầy tớ của nhân dân”, biểu trưng ưu việt đặc thù của nền hành chánh xã hội chủ nghĩa. Một nghịch lý song hành!

Đâu là SỰ THẬT? Không thể mặc nhiên nhân danh công lý, tuỳ tiện thực thi lẽ phải theo kiểu cường hào ác bá: đánh đập, băt bớ, giam cầm. Đó là bạo lực cách mạng hay hành động côn đồ?

“Chính quyền Quảng bình hãy dừng ngay hành động man rợ”.
“Tất cả vì Tam Toà”
“Công lý sẽ đẩy lùi bất công”
“Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về những người yêu công lý”

Nhà nước cộng sản sẽ tiêu vong nếu vẫn cứ mập mờ đổi trắng thay đen, gông cùm trói buộc xiềng xích tự do. Lịch sử đang chờ xét xử.

“Giáo phận Vinh không chỉ có một Cao Đình Thuyên mà có cả 500.000 Cao Đình Thuyên”.

Niềm xúc động trào dâng theo lời tuyên bố dõng dạc của Đức Cha Phao lô Maria Cao Đình Thuyên. Sự việc Tam Toà chưa thể dừng lại. Nó sẽ đến đâu, đi về đâu, việc đó còn phải chờ. Thời gian và giải pháp tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận đâu là công lý, đâu là sự thật của chính quyền Quảng Bình. Chân lý mãi mãi vẫn ngời sáng niềm tin.

Lều Gió, đêm 22-8-2009.
 
Giáo Xứ Chúc A, giáo phận Vinh cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà.
Ant. Chúc Anh
20:35 24/08/2009
Giáo Xứ Chúc A, giáo phận Vinh cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà.

" Biết bất công không lên tiếng là đồng loã với tội ác". hay nhà danh nhân văn hoá Nguyễn Tường Tộ có nói " Biết không nói là bất nhân, nói không hết là bất nghĩa" Không dững dưng trước sự thật, trước bất công của xã hội, của anh em đồng loại và đặc biệt của anh em giáo dân giáo xứ Tam Toà, giáo phận Vinh. Trong tâm tình hiệp thông và chia sẻ cùng những nhói đau của giáo dân Tam Toà nói riêng và Mẹ giáo phận Vinh nói chung, hơn 3.000 giáo dân giáo xứ Chúc A, cùng những ai yêu chuộng hoà bình công lí ( lần thứ ba) đã quy tụ về thánh đường giáo xứ tổ chức giờ chầu trọng thể cầu nguyện cho anh em giáo dân giáo xứ Tam Toà, cầu nguyện cho hoà bình và công lí ngự trị trên dân tộc, trên quê hương Việt Nam.

Trước giờ chầu, chúng tôi đã trình chiếu những hình ảnh về giáo xứ Tam Toà giáo phận Vinh, những hình ảnh về Toà Khâm Sứ giáo phận Hà Nội. Ðể giáo dân nhận định lại những bất công, những sự thật đã xẩy ra với giáo Hội Công Giáo Việt Nam, để ai có lương tri thấu hiểu nỗi đau của kẻ thấp cổ bé họng.

Qua đây chúng tôi muốn gửi gắm chút tình cảm và thông chia những đau đớn, mất mát tới anh em giáo xứ Tam Toà, ước mong tình thương Chúa đủ cho anh em lướt thắng mọi thử thách để xây dựng một giáo xứ trên quê hương anh em tươi đẹp và kiên vững trong mọi hoàn cảnh sống.

 
Giáo Xứ Cầu Rầm, GP Vinh tôn vinh Mẹ Maria và cầu nguyện cho Tam Tòa
PV Cầu Rầm
20:50 24/08/2009
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Cha Phaolô Maria về sự hiệp nhất, tối ngày 22-08-2009, tại Giáo xứ Cầu Rầm diễn ra giờ cầu nguyện tôn vinh, tạ ơn Mẹ Maria và cầu nguyện sự hiệp nhất của giáo hội, đặc biệt cho Giáo xứ Tam Toà. Đồng thời diễn ra cuộc rước kiệu từ các Giáo họ về Giáo xứ để tham gia giờ chầu long trọng này.

Vào khoảng 19g30’, từng đoàn người đông đảo đi bộ rước kiệu Mẹ Maria từ các giáo họ Mỹ Hậu, Trung Mỹ, Yên Duệ, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Giang, Tân Yên, Xuâm Am và Yên Pháp lần lượt có mặt tại Giáo xứ Cầu Rầm. Thành phần đoàn rước gồm có các Dì, ông bà, giới trẻ và hàng trăm em thiếu nhi, hội kèn, hội trắc. Thời tiết oi bức và đoạn đường rước tới Giáo xứ thật là xa, có giáo họ cách Giáo xứ khoảng 7-8km, nhưng mọi người vẫn không trùn bước, không cảm thấy mệt mỏi. Họ đi bộ vừa đi vừa hát tung hô Mẹ, xen kẽ với những lời hát là những lời Kinh Mân Côi, những bài suy niệm và những tiếng kèn, tiếng trắc vang lên. Tất cả những lời kinh, tiếng hát, những bài suy niệm, tiếng kèn và tiếng trắc tạo nên một bản nhạc giao hưởng tung hô Mẹ Maria và cầu nguyện cho sự hiệp nhất, đặc biệt tại Giáo xứ Tam Toà.

Khi đoàn rước ở các giáo họ tới nơi, mọi người đặt kiệu Mẹ hai bên bàn thờ Thánh Thể trước sân nhà thờ. Trước giờ chầu Cha Fx. Ant. Hoàng Sĩ Hướng nói sơ lược về tình hình ở Tam Toà trong thời gian vừa qua, đồng thời Cha cũng nói lên những trò lừa bịp của các báo đài đưa tin sai lệch về sự thật Tam Toà. Cha kêu gọi mọi người hãy hưởng ứng lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Cha Phaolô Maria và hãy luôn nguyện cho anh chị em ở Giáo xứ Tam Toà vững lòng tin trước những thử thách hiện nay. Khi nghe những lời Cha không ít những người phải rơi lệ vì thấy cảnh anh chị em bị chính quyền đối xử như vậy. Giờ chầu khai mạc với những tiếng kèn, lời hát vang lên. Sau khi đặt mình thánh, mọi quỳ xuống cầu nguyện và trên tay cầm những cây nến cháy sáng lung linh. Sự thành tâm với những lời cầu nguyện trước Thánh Thể tạo nên một khung cảnh đầy linh thánh.

Kết thúc giờ Chầu, mỗi họ lại rước Mẹ về giáo họ của mình. Những lời kinh tiếng hát lại được cất lên cho khi rước Mẹ về tới giáo họ của mình. Giờ cầu kết thúc nhưng tấm lòng và việc cầu nguyện của người dân Giáo xứ Cầu Rầm cho công lý, cho sự hiệp nhất đối với giáo dân Tam Toà vẫn tiếp tục còn vang lên và diễn ra hằng ngày.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Việt MIền Cao Nguyên
Lê Ngọc Minh
06:20 24/08/2009

BÉ VIỆT MIỀN CAO NGUYÊN



Ảnh của Lê Ngọc Minh

Em sinh ra nơi cửa khẩu Lạng Sơn

Hai vai lam lũ vác muôn dặm trường

Màn đêm muỗi vắt trên ngọn mù sương

Đôi vai lạnh căm, đôi vai nhục nhằn

Màn đêm muỗi vắt (người ơi) đôi vai nhục nhằn …

(Trích ca khúc Sinh Ra là Người VN của Phan Văn Hưng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền