Ngày 20-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nàng dâu kiều diễm tinh tuyền cùa trời
Lm Minh Anh
03:19 20/08/2020

NÀNG DÂU KIỀU DIỄM TINH TUYỀN CỦA TRỜI

“Ta sẽ ban cho các ngươi quả tim mới”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến mối tương quan thâm trầm và đằm thắm mà Thiên Chúa mong mỏi nơi con người, tương quan phu thê. Êzêkiel nói, Thiên Chúa sẽ làm lại từ đầu, Người sẽ thay lòng đổi dạ dân để họ nên tinh tuyền, sạch trong, hầu xứng đáng với tình yêu Người; Tin Mừng nói đến tiệc cưới của hoàng tử mà đức vua, hình ảnh của Thiên Chúa, đứng ra triệu mời.

Êzêkiel cho thấy, Thiên Chúa, Đấng xót thương sẽ không bỏ mặc Israel dân mình, dân mà Người đã đính hôn. Người sẽ đưa Israel về, thanh tẩy họ sạch mọi uế thần và làm mới lại tình yêu thuở ban đầu, “Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mọi dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi từ muôn nước”; “Ta sẽ dùng nước trong sạch mà rảy trên các ngươi, và các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ”. Thiên Chúa sẽ thay lòng đổi dạ dân hầu họ có một trái tim biết thổn thức, yêu thương như trái tim Người, “Ta sẽ ban cho các ngươi một quả tim mới, đặt giữa các ngươi một thần trí mới, cất khỏi các ngươi quả tim bằng đá để ban cho các ngươi quả tim bằng thịt”. Đến thời Tân Ước, thần trí mới này chính là Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ giữ lửa cho mối tình duyên đất trời này được bền vững.

Tin Mừng nói đến Nước Trời mà Chúa Giêsu sánh như một tiệc cưới của hoàng tử được đức vua tổ chức; đức vua ở đây chính là Thiên Chúa và hoàng tử chính là Con Một Người. Để có thể nắm bắt ý nghĩa dụ ngôn, chúng ta không thể bỏ qua một chi tiết tuy nhỏ nhưng rất thú vị và cũng là chìa khoá để hiểu trọn vẹn, đó là hình ảnh cô dâu, vị hôn thê. Dụ ngôn nói đến nhà vua, chủ tiệc, phò mã, khách mời, đầy tớ, bò bê… nhưng tuyệt nhiên, không hề nói đến vị hôn thê. Vậy thì vị hôn thê này là ai? Là tất cả những người được mời dự tiệc. Tiệc cưới này có gì đặc biệt? Đặc biệt vì là tiệc ban ơn cứu độ; ở đó, mỗi thực khách được mời trở nên một nàng dâu kiều diễm tinh tuyền của trời; trong đó có chúng ta. Thánh Phaolô đã nhắc đến diễm phúc này trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô, “Tôi đã đính hôn anh em cho một người, như dâng một trinh nữ trong trắng cho Ðức Kitô”. Vì thế, nhận lời đến dự tiệc hay từ chối lời mời là một việc sống chết, nghĩa là hết sức hệ trọng và thật hiểm nghèo cho ai coi nhẹ lời mời như một số người đã không đến vì lý do này, lý do khác. Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn nói rằng, Thiên Chúa sẽ cử hành hôn lễ với mỗi người chúng ta; tương quan của mỗi người với Chúa không chỉ là tương quan vua tôi, tớ chủ, hoặc thầy trò, nhưng phải là tương quan của hôn thê được yêu bởi vị hôn phu của mình. Đó là một tương quan thâm trầm và đằm thắm của những người yêu nhau mà lửa Thánh Thần tình yêu sẽ gìn giữ.

Vì thế, thật là xúc phạm đối với người mời, ở đây là Thiên Chúa, khi bị từ chối; nhưng sẽ xúc phạm hơn khi một hôn thê phản bội vị hôn phu của mình. Đó là sự chối bỏ tình yêu mà Israel, cũng như vua Đavít hoặc mỗi người chúng ta trải nghiệm khi phạm tội. Vì thế, lời đáp ca hôm nay là một lời hứa thắp lên niềm hy vọng vì Thiên Chúa sẽ rửa sạch tâm hồn, cảm hoá trái tim con người bằng ân sủng, bằng sự kiên nhẫn để nó có thể trở nên một nàng dâu kiều diễm tinh tuyền, “Ta sẽ dùng nước trong sạch mà rảy trên các ngươi, và các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ”. Về phía con người, cần thấy được sự tan nát của mình mà khiêm tốn thưa lên với Chúa như những lời của vua Đavít được đọc trong đáp ca hôm nay, “Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch”.

Thánh Bênađô Giáo Hội kính nhớ hôm nay đã có một trải nghiệm sâu sắc về mối tình phu thê này, ngài viết, “Khi Thiên Chúa yêu, Người không nhằm điều gì khác ngoài việc được yêu lại, vì Người biết, ai yêu mến Người, sẽ hạnh phúc nhờ chính tình yêu đó. Tình yêu của vị hôn phu không đòi hỏi điều gì khác hơn là được hôn thê yêu lại và giữ lòng chung thuỷ. Làm sao hôn thê có thể không yêu khi chính nàng là hôn thê của tình yêu? Người yêu và tình yêu, linh hồn và Ngôi Lời, hôn thê và hôn phu, Tạo Hoá và thụ tạo nếu không tuôn đổ một dòng lưu yêu thương phong phú như nhau, thì khác nào một người khát, họng cháy bỏng, lại dửng dưng với nguồn suối”.

Anh Chị em,

Lời Chúa mời gọi chúng ta mềm mỏng trước Thiên Chúa như Tung Hô Tin Mừng hôm nay mời gọi, “Ngày hôm nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết tìm đến với bí tích hoà giải để được thanh tẩy sạch trong, và mỗi ngày, biết trang điểm bằng các nhân đức; nhờ đó, con xứng đáng là hôn thê xinh đẹp của Đức Lang Quân Giêsu ngày một hơn”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 21 Quanh Năm A 23.8.2020
Lm Francis Lý văn Ca
15:49 20/08/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trung tâm điểm của các bài đọc hôm nay, chúng ta hướng đến việc Chúa xác quyết quyền bính của Phêrô là Đá Tảng của Tòa Nhà Giáo Hội. Chúa đã trao cho ông chìa khoá Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo gỡ, được thể hiện cách cụ thể qua bí tích giải tội.

Trước những trào lưu chống đối Đức Thánh Cha, phủ nhận quyền bính Đức Giáo Hoàng. Sự việc nầy không phải chỉ xảy ra bên ngoài Giáo Hội, nhưng ngay chính giữa lòng Giáo Hội nữa. Nhưng qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu phán cùng Phêrô: "Ta sẽ xây Hội Thánh Ta trên Đá Nầy, và các cửa địa ngục cũng không thắng được". Qua lời hứa của Chúa, chúng ta tin chắc Giáo Hội của Chúa sẽ trường tồn.

Với niềm tin tưởng vững vàng đó, cùng với ca đoàn hân hoan xướng lên bài ca nhập lễ sau đây bắt đầu thánh lễ.

TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I sẽ giúp chúng ta liên kết với bài II - tức bài Phúc Âm - Thời Cựu Ước, ý nghĩa của việc trao chìa khóa là giao trách nhiệm, trao quyền cho người nào đó, để họ có thẩm quyền quyết định trước việc gì sẽ xảy đến.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô cho chúng ta biết: sự khôn ngoan và thông hiểu của Thiên Chúa chúng ta không thể đo lường được. Chúng ta có thể biết được sự quan phòng của Thiên Chúa qua sự mạc khải của Ngài mà thôi.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Phêrô đại diện các tông đồ tuyên xưng Chúa Kitô là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Qua sự tuyên xưng nầy, Chúa đã trao cho ông là Đầu của Giáo Hội các quyền thiêng liêng, kèm theo chức vụ Giáo Hoàng là quyền Giải Tội.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu đã đặt thánh Phêrô là Đá Tảng của Toà Nhà Giáo Hội trần gian. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho Đấng Đại Diện Thánh Phêrô và những Đấng kế vị các tông đồ.

1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim Giáo Hoàng, xin cho Ngài luôn được đầy khôn ngoan, để đưa con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúg ta cầu nguyện cho các Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục trên toàn thế giới, xin cho Các Ngài luôn kiên trì, trung thành dẫn đưa đoàn chiên mà Chúa giao cho Các Ngài coi sóc, trên những đồng cỏ đầy xanh tươi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục, là những đấng nối nghiệp các tông đồ, phân phát mầu nhiệm thánh, luôn trung thành trong chức vụ của các Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu trong cộng đoàn-xứ đạo của chúng ta, ngõ hầu tương lai, Giáo Hội có thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành tiếp tục chia sẻ công việc trong vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin Chúa chúc lành cho giới trẻ trên thế giới, xin cho những cố gắng của Giáo Hội đã và đang dành cho Giới Trẻ được đáp trả bằng những nhiệt tâm của người trẻ sẽ mang lại một tương lai ngời sáng cho thế giới đang kéo dần người trẻ xa lìa Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, giáp năm trong tuần lễ nầy và các linh hồn mồ côi, những nạn nhân của Covid-19... Xin cho họ được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục: Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha xuống trần để thiết lập Giáo Hội. Xin nhậm lời con cái Cha là những kẻ đang sống dưới mái nhà và sự săn sóc của Giáo Hội. Xin Cha luôn gìn giữ và che chở những ai đang cư ngụ trong tòa nhà nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 20/08/2020

5. Con người sống tại thế nên nếm đủ hoạn nạn khốn khổ, chấp nhận lao khổ, sau đó mới hưởng an lạc. Bởi vì lao khổ và hoạn nạn khiến cho người ta nên giống Đức Chúa Giê-su của chúng ta, và được Chúa ưu tiên tuyển chọn trước.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 20/08/2020
11. CƠM GẠO ĐỎ TRẮNG

Có người nọ mẹ mới chết đang ăn cơm gạo đỏ.

Có một tên học nho cổ hủ cho rằng, màu đỏ là màu vui, người có tang chế thì không nên ăn cơm gạo đỏ, người ấy hỏi vặn lại:

- “Nếu nói như thế, thì ai ăn cơm gạo đỏ lẽ nào đều có tang chế sao? ”

(Nhã Ngược)

Suy tư 11:

Gạo trắng hay gạo đỏ thì cũng là gạo, nhà có tang chế hay có chuyện vui cưới hỏi thì cũng phải ăn cơm, mà ăn cơm gạo đỏ hay gạo trắng thì mặc họ có sao đâu, cái quan trọng chính là đức hạnh của chúng ta.

Có người khi nhà có tang thì ăn toàn gạo đỏ, nhưng cuộc sống thì không đỏ chút nào, nghĩa là vẫn sống kiểu ích kỷ nhỏ nhen với tha nhân; lại có người khi nhà có tang chế thì họ ăn cơm gạo không cao lương mỹ vị, nhưng họ vẫn cứ một lòng tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng.

Gạo trắng và gạo đỏ cũng đều do con người cày cấy gieo hạt đổ mồ hôi mà có, cho nên khi có chuyện tang chế hay cưới hỏi, vui buồn đều ăn được cả, phân biệt tang chế thì ăn gạo trắng, cưới hỏi thì ăn gạo đỏ chỉ là cái ngốc nghếch ra vẻ ta đây thông kim bác cổ của người tự phong cho mình là người giỏi ấy mà...

Người Ki-tô hữu dù có tang chế hay có chuyện vui thì gạo đỏ hay gạo trắng đều ăn được cả, bởi vì Thiên Chúa không ra lệnh phải ăn gạo đỏ khi có chuyện vui, hoặc phải ăn gạo trắng khi gặp chuyện buồn, nhưng Ngài dạy rằng: gạo trắng hay gạo đỏ thì cũng đều có thể giúp đỡ người nghèo khó, để mọi người đồng thanh ca tụng Thiên Chúa vì Ngài đã làm ra gạo trắng gạo đỏ cho con người hưởng dùng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
20:46 20/08/2020
Suy niệm chúa nhật 21 thường niên - năm a

(MT 16, 13 - 19)

Phêrô là người lãnh nhận lời hứa từ Chúa Giêsu quyền chăm sóc anh em. Trước đó ít lâu, ông là người đã đi trên mặt nước, bị Chúa Giêsu quở trách là "người hèn tin" (Mt 14, 31). Trong thực tế, có lẽ Chúa Giêsu đã can thiệp và thách thức ông kêu cầu, đòi hỏi ông phải lớn lên trong đức tin, ông có thể xấu hổ trước mặt các môn đệ khác, vì "hèn tin", nhưng ông vẫn tự tin, lời tuyên xưng đức tin địa hạt thành Xêsarêa Philipphê của Phêrô là một bằng chứng. Ông đã được Chúa Cha ban cho hồng ân đức tin, nhờ ánh sáng Thần Linh mạc khải, ông biết được căn tính đích thực của Chúa Giêsu; ông tuyên xưng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16, 16), nhờ đó ông có thể làm cho anh em khác vững tin.

Xem video và nghe bài giảng

Hành trình đức tin của Phêrô

Đối với Phêrô, đức tin là một hành động lớn dần. Như bao người trẻ Do thái, ông đã nghe nói về Đấng Mêssia, dùng thánh vịnh của Đavid để cầu nguyện, nghe các thầy Do thái tại Capharnaum hát về niềm hy vọng của dân Israel. Hạt giống rơi vào đất tốt, hôm nay, bén rễ nhờ Lời Chúa Giêsu.

Hành trình ấy khởi đi từ lần đầu tiên gặp gỡ Chúa Giêsu qua Anrê, em ông, cũng là môn đệ của Gioan Baotixita làm trung gian bên bờ sông Gio-đan. Anrê là người tìm Chúa: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mêssia" (Ga 1, 41). Không phải Phêrô là người được gọi trước, nhưng là Anrê. Điều này không cản trở ông thành người lãnh nhận trách nhiệm củng cố đức tin cho anh em mình.

Thứ đến, tại tiệc cưới Ca-na, chính Phêrô là người chứng kiến phép lạ Chúa Giêsu hóa nước thành rượu và "các môn đệ đã tin vào Người" (Ga 2, 11).

Sau một đêm trắng lưới, Phêrô và em ông là Anrê được gọi: "Hãy theo Thầy và Thầy sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ lưới người" (Mt 4, 19). Ngày hôm đó, họ để lại tất cả mọi thứ, gia đình và nghề nghiệp để đi theo Chúa.

Và trên một ngọn núi cao, Phêrô đã được Chúa Giêsu cho thấy vinh quang Thiên Chúa (x. Mt 17, 1-9). Ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu của bộ ba, những người sẽ trực tiếp chứng kiến sự phục sinh một cô gái nhỏ (x. Mc 5, 37). Một sự kiện đánh dấu bước tiến đức tin của Phêrô!

Phêrô tuyên xưng đức tin

Được cứu khỏi chết đuối trong một cơn bão khi đi trên mặt nước, lần đầu tiên Phêrô tuyên xưng đức tin: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa" (Mt 14, 33).

Thời gian sau, trên đường từ địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, Chúa Giêsu hỏi các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai? " (Mt 16, 15). Nhân danh các môn đệ kia, Phêrô trả lời: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16, 16). Đức tin của Phêrô cũng là của các môn đệ kia, ông thừa nhận và khẳng định lời đầu tiên của Anrê (x. Ga 1, 41), khi nhận lãnh trách nhiệm trong Giáo hội.

Điều này không can ngăn được Chúa Giêsu từ chối đi lên Giêrusalem chịu chết (Mt 16, 22). Chính vì là Con Thiên Chúa, nên thập giá và cái chết của Chúa Giêsu là thử thách nặng nề đối với đức tin của Phêrô. Chúa Giêsu bảo Phêrô: "Con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người" (Mt 16, 19).

Đức tin đòi hỏi người ta gắn chặt với thánh ý Thiên Chúa, cho dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa. Biến cố biến hình trước Phêrô, Giacôbê và Gioan sẽ là sự bảo đảm: "Đây là Con Ta yêu dấu" (Mt 17, 5).

Lời tuyên xưng thật sâu xa

Hôm nay Chúa Giêsu vẫn còn hỏi: "Người ta bảo Con Người là ai? (Mt 16, 13) "Phần các con, các con bảo Thầy là ai? " (Mt 16, 15). Đây không phải là một cuộc thăm dò ý kiến để biết lòng dân, nhưng là câu hỏi về vị trí của Thầy trong các môn đệ. Đối với ông, Chúa Giêsu là ai?

Khởi đầu sứ mạng công khai, trước các phép lạ và lời giảng có uy quyền của người thợ mộc thành Nazareth, một câu hỏi hiện lên trong đầu các môn đệ: "Người này là ai? " (Mt 8, 27).

Chúa Kitô không yêu cầu các môn đệ phản ánh ý kiến của người khác, Người hỏi dồn và đợi câu trả lời cá nhân của các ông. Và Phêrô đã trả lời Chúa Giêsu mà không liệt kê lại ý kiến của dân chúng như: Êlia, Gioan Tẩy Giả hay một tiên tri. Ông đi thẳng vào vấn đề. Lời tuyên xưng này còn đi xa hơn trước bởi được long trọng tuyên xưng: "Vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời" (Mt 16, 17).

Với Thiên Chúa, hành động đức tin không đến từ sự suy tư nhân loại theo kiểu lý trí, triết học, hay tìm kiếm sự hợp lý, những cần phải có ơn "mạc khải từ Thiên Chúa" để tôn thờ bản tính Thiên Chúa nơi con người Đức Giêsu. Người đã nói với họ: "Không ai biết được Con trừ phi có Cha; và cũng không ai biết được Cha trừ phi có Con và kẻ được Con khấn mạc khải ra cho " (Mt 11, 27).

Chính lúc Simon đã trả lời đúng về sứ mạng của Chúa Giêsu, cũng là lúc ông được tiết lộ một ơn gọi đặc biệt. Simon trở thành "Kepha" nghĩa là "tảng đá", "đá". Simon, con người bằng xương bằng thịt, mỏng giòn, dao động như bao nhiêu người khác, nhờ ân sủng đã vượt qua được giới hạn của chính mình. Nếu ông là "đá", là vì Chúa Kitô là đá tảng. Đức tin của ông chỉ lớn lên, khi đặt nền tảng trên Chúa. Thử thách trong cuộc Khổ Nạn của Thầy đụng chạm tới cùng sự mỏng giòn của Phêrô, lúc ấy, ông phải dựa vào sức mạnh của Chúa, xây dựng đời mình trên Chúa.

Khi chúng ta khám phá ra Chúa Kitô, là chúng ta khám phá ra chính bản thân, và căn cội của chính mình. Bước vào trong quan hệ cá nhân với Chúa Kitô, Người sẽ mạc khải cho chúng ta căn tính của chính mình, đó là điều Phêrô làm. Khi nghe lời Chúa, bước đi với Chúa, ta thực sự trở nên chính mình. Điều quan trọng không phải là việc thực hiện ý muốn của riêng ta, nhưng là ý Chúa, cuộc sống sẽ trở nên đáng tin hơn. Và nếu ta thực sự muốn được kiện toàn bản thân mình, không có cách nào khác ngoài việc mở rộng đường cho Chúa Kitô.

Lạy Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, con tin, con thờ lạy Chúa.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Đến như Thiên Chúa mà hãy còn mơ
Lm Minh Anh
23:07 20/08/2020
ĐẾN NHƯ THIÊN CHÚA MÀ HÃY CÒN MƠ

“Các ngươi sẽ biết Ta là Chúa”.

Kính thưa Anh Chị em,



Sẽ khá thú vị khi bảo Lời Chúa hôm nay nói đến những giấc mơ, giấc mơ của Chúa, giấc mơ của người. Êzêkiel mơ về một Israel được Thiên Chúa phục hồi như các xương khô ngoài cánh đồng chết được Chúa hồi sinh; Chúa Giêsu mơ về một giấc mơ của Thiên Chúa, rằng, con người sẽ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu anh em như chính mình. Con người mơ, không lạ; nhưng đến như Thiên Chúa mà hãy còn mơ, điều này khá lạ.

Với con người, một cái gì đó được gọi là mơ vì nó không thể xảy ra, khó có thể xảy ra hoặc hiếm khi xảy ra; nhưng gọi là mơ, vì nó luôn luôn là một điều đáng mơ ước. Ấy thế, giấc mơ rồi đây, Thiên Chúa sẽ phục hồi Israel của Êzêkiel đã thành hiện thực; Người đã tha thứ, đã đem dân về, cho định cư trên đất để dân sống trong niềm kính sợ và nhận biết Người. Giấc mơ của Êzêkiel về những bộ xương khô ở thung lũng chết được hồi sinh tiên báo điều Thiên Chúa sẽ làm cho dân, “Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ và dẫn các ngươi vào đất Israel”; “Các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, để các ngươi biết rằng, Ta là Chúa”. Quyền năng từ trái tim yêu thương của Thiên Chúa đã khiến một giấc mơ như không thể trở nên có thể; Thiên Chúa làm được tất cả chỉ vì Người quá nhân từ, quá xót thương.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến giấc mơ của Thiên Chúa khi vị thông luật hỏi Ngài đâu là giới răn trọng nhất. Ngài đọc thuộc lòng ‘khổ thơ mơ’, “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi”; “Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”. Để nghe, để nói, để giảng hùng hồn khổ thơ mơ này quả thật quá dễ; nhưng để sống nó triệt để như Chúa muốn thì đây quả là mơ giữa ban ngày, vì lẽ, đây là những đòi hỏi của tình yêu.

Từ thời cổ đại La Mã, thuở ‘thành đô vĩnh hằng’ Rôma ra đời, nghĩa là vào thế kỷ thứ 8 trước Chúa Giêsu, nhà sử học Sallust đã nói về nội dung đích thực của tình yêu như thế này, ‘Cùng ao ước một điều và cùng không ao ước một điều; người này trở nên giống người kia; và điều này đưa đến một sự hiệp nhất của ý chí và tư tưởng’. Suy tư này muốn nói, yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn là ý muốn của con người sẽ nên một, sẽ đồng nhất, sẽ trùng khớp với ý muốn của Thiên Chúa; và như vậy, yêu mến Thiên Chúa đích thực là trở nên giống Người. Đây cũng là giấc mơ của Thiên Chúa, vì khi tạo dựng, Người đã nói, “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta”, Người mơ ước con người được nên giống Đấng tạo thành mình. Nên giống Thiên Chúa là xót thương như Chúa, thứ tha như Chúa, nhân từ như Chúa; bởi thế, yêu mến Thiên Chúa luôn luôn đi cùng yêu thương tha nhân. Lòng thương xót đã biến đống xương khô thành người sống; biến tội nhân thành thánh nhân; biến bất xứng thành rất xứng. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay quả là một lời ngợi khen đúng đắn, “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ; muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương”.

Nên giống Thiên Chúa đòi hỏi con người nhận biết Thiên Chúa là ai. Người là tình yêu, hằng sống, tạo dựng con người để nó sống, yêu và được yêu; để Người yêu nó và nó yêu Người. Nó hư hỏng, Người cứu chữa, tha thứ và xót thương. Nên giống Thiên Chúa dẫn đến việc tín thác tuyệt đối vào Người; đồng thời, nhận biết lửa Thánh Thần của Người đang biến đổi, đang làm những điều lớn lao bên trong nó. Điều này sẽ thôi thúc nó yêu thương đồng loại như Chúa yêu nhờ sự trợ giúp và sức mạnh của Thánh Thần. Các thánh là những người đã nên một với Thiên Chúa, tan biến trong Chúa, các ngài đã làm cho những giấc mơ của Thiên Chúa trở thành hiện thực.

Một dòng suối từ đỉnh núi chảy xuống đồng bằng cho đến khi chạm phải một sa mạc. Tại đây, nó nhận ra mình bắt đầu hao tổn và bốc hơi. Dù vậy, suối vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe một tiếng thì thầm, “Nếu muốn, con có thể băng qua sa mạc, ta sẽ giúp”. Suối giận dữ, “Tôi đâu cần ai”; nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn, “Ta sẽ mang con đi, dĩ nhiên là con phải tan biến trong ta”. Miên man suy nghĩ, suối vẫn chưa hiểu tại sao phải tan biến. Điều gì bảo đảm nó sẽ tìm được bản thân? Tiếng ấy lại cất lên, “Ta là gió, chỉ cần con tin ta, không cách nào khác; con không thể băng qua sa mạc mà không nên giống ta. Nếu con chịu tan biến để ta mang đi thì bên kia, con sẽ hiện nguyên hình. Còn nếu cứ chần chừ ở đây, con cũng sẽ đánh mất chính mình”. Thế là suối chấp nhận biến thành hơi nước để gió mang đi. Khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia, gió để cho nó rơi xuống, rơi xuống từ từ thành những giọt mưa và không mấy chốc… suối gặp lại chính mình, xinh đẹp hơn, sạch trong hơn.

Anh Chị em,

Câu chuyện nên thơ muốn nói lên rằng, hạnh phúc của con người chỉ có thể được tìm thấy khi nó biết nên giống Thiên Chúa, tan biến trong Người. Biết mơ như Thiên Chúa mơ và giấc mơ sẽ thành hiện thực một khi nó nên giống Người nhờ sức mạnh của ân sủng. Vì với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con mơ thật nhiều: mơ con được hồi sinh, mơ con biết yêu Chúa, mơ yêu cả anh em; đang khi, Chúa chỉ mơ một điều, con nên giống Chúa. Xin ban cho con ân sủng của Thánh Thần, để Ngài dạy con biết làm cho giấc mơ của hai chúng ta trở thành hiện thực”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đáng sợ: Trừ tà bậy bạ, hậu quả khó lường. Chỉ các linh mục được cấp phép mới có năng quyền trừ quỷ
Đặng Tự Do
04:37 20/08/2020


Hiệp hội các nhà trừ tà quốc tế khẳng định rằng: Trừ quỷ không có phép chỉ mở đường cho quỷ nhập vào người ta

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân lý tỏ tường, cho biết hiệp hội các nhà trừ tà quốc tế sắp công bố một cẩm nang bằng nhiều thứ tiếng để mọi người hiểu rõ hơn về việc trừ quỷ trong Giáo Hội.

Hiệp hội quốc tế các nhà trừ tà Công Giáo đã xuất bản một cuốn sách hướng dẫn về thực hành trừ tà bằng tiếng Ý vào tháng Năm vừa qua. Vì tầm quan trọng của vấn đề này, các Giám Mục trên thế giới đã yêu cầu cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để phổ biến rộng rãi cho công chúng.

Cụm từ “để phổ biến rộng rãi cho công chúng” không có nghĩa là hiệp hội đang khuyến khích công chúng thực hiện các nghi thức trừ quỷ. Ngược lại là đàng khác. Hiệp hội các nhà trừ tà quốc tế, gọi tắt là IAE, khẳng định rằng các nghi thức trừ tà nhất thiết phải được thực hiện bởi các linh mục được sự cho phép của đấng bản quyền địa phương.

IAE cho biết một phiên bản tiếng Anh đang được Tòa Thánh xem xét và sẽ ra mắt vào cuối năm 2020 hoặc cùng lắm là đầu năm 2021.

IAE được thành lập cách đây 20 năm bởi Cha Gabriele Amorth, một nhà trừ tà nổi tiếng ở Rôma, và các linh mục khác. Chủ tịch hiện tại của IAE, là Cha Francesco Bamonte, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, một tờ nhật báo của Hội đồng Giám mục Ý, rằng cuốn sách nhằm cung cấp cho các linh mục thành viên của hiệp hội một cẩm nang về giáo lý và thực hành dựa trên Nghi thức Trừ tà của Giáo Hội Công Giáo. Ban đầu, nó được xuất bản trực tuyến, chỉ có thể truy cập cho các thành viên, nhưng hiệp hội đã quyết định công bố rộng rãi cho công chúng dưới dạng sách in sau khi nhiều Giám Mục và linh mục nói rằng việc công bố như thế chắc chắn mang lại nhiều điều tốt đẹp.

Cha Bamonte nói thêm rằng ấn phẩm của IAE có thể giúp làm sáng tỏ “một số điểm mù mờ và ngộ nhận chung quanh khía cạnh tế nhị này.” Trước hết, cuốn sách “nhằm chống lại các khai thác giật gân của các phương tiện truyền thông chung quanh nghi lễ trừ tà.” Thứ hai, cuốn sách tấn công vào các lạm dụng. Tại nhiều nước trên thế giới, nhiều người không Công Giáo và đôi khi cả những người Công Giáo, tự xưng mình có khả năng trừ quỷ, chế ra các nghi thức đi ngược lại đức tin, đôi khi không khác các thuật phù thủy bao nhiêu, đôi khi áp dụng các hình thức đánh đập bạo lực dẫn đến thương vong, và cũng không thiếu các trường hợp lạm dụng tình dục và tiền bạc của nạn nhân.

Cha Francesco Bamonte nhấn mạnh rằng quyền năng trừ quỷ xuất phát từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã ban quyền trừ quỷ cho các Tông đồ và những người kế vị các ngài. Do đó, thẩm quyền thực hiện các phép trừ quỷ hoàn toàn thuộc về các linh mục được đấng bản quyền địa phương chỉ định. Một báo cáo của tờ Crux cho biết có quá nhiều “nhà trừ quỷ lừa đảo” không thừa nhận sự thật đó, mặc dù, chính việc bác bỏ thẩm quyền chính đáng và hợp pháp của đấng bản quyền đã tự nó cho thấy hành động của các “nhà trừ quỷ” này không được thúc đẩy bởi Thiên Chúa.

IAE muốn nhấn mạnh rằng chính quyền năng của Chúa Kitô được truyền qua Giáo hội – chứ “không phải một công thức trừ tà mạnh mẽ nào đó hay ‘quyền năng’ của một cá nhân” là yếu tố quyết định kết quả của một cuộc trừ quỷ.

Mục vụ trừ quỷ không chỉ là đọc những lời cầu nguyện mà là “sự phân định và đồng hành với những tín hữu bị ma quỷ dày vò, ” hiệp hội IAE nói.

Tờ Crux cũng báo cáo thêm “Bản hướng dẫn của IAE cảnh báo rằng các linh mục và giáo dân cố ý thực hiện các phép trừ quỷ trái phép, nghĩa là không có sự cho phép của đấng bản quyền, thực sự có thể mở ra những cánh cửa để ma quỷ tiếp tục ảnh hưởng đến những người mà họ tưởng là họ đang cố gắng giúp đỡ.”

Hướng dẫn của IAE nhấn mạnh rằng một số hoạt động nhất định, bao gồm mê tín dị đoan và phù thủy, có thể trở thành dịp để ma quỷ ảnh hưởng đến con người.

Tuy nhiên, Cha Bamonte cũng lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Avvenire rằng có “những kẻ tội lỗi ngập đầu nhưng không mắc bất kỳ căn bệnh bất thường nào từ ma quỷ, trong khi có những vị thánh thực sự lại từng là nạn nhân của những hành động độc ác phi thường.”

Vì thế, chúng ta không nên có định kiến cho rằng người bị quỷ ám là một người tội lỗi ghê lắm.


Source:Aleteia
 
Caritas quốc tế kỷ niệm Ngày Nhân Đạo Thế Giới 2020: Vai trò của cộng đồng địa phương
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
08:24 20/08/2020
Nhân Ngày Nhân đạo Thế giới 2020, Tổ chức Caritas Quốc tế chú ý đến vai trò của các cộng đồng địa phương với tư cách là những nhân tố tương thân tương ái tức thời và kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương, đặc biệt là các tổ chức của các tôn giáo, đang ra công gắng sức hỗ trợ, giúp đỡ và trao quyền cho các cộng đồng địa phương trên khắp thế giới.

Hàng năm, vào ngày 19 tháng 8 – ghi nhớ vụ đặt bom vào khách sạn Canal ở Baghdad năm 2003, đã giết chết 22 người, trong đó có trưởng đoàn nhân đạo Liên hợp quốc tại Iraq là ông Sergio Vieira de Mello - Ngày Nhân đạo Thế giới tuyên dương công trạng của những người đề cao phẩm giá, sự bảo vệ và phúc lợi của những người dễ bị tổn thương trên khắp thế giới.

Đặc biệt năm nay 2020, ngày này được kỷ niệm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu hóa và ngay sau vụ nổ ở Liban, vẫn còn ghi khắc sâu thẳm trong tâm trí cộng đồng quốc tế. Vào thời điểm lịch sử này, hệ thống nhân đạo quốc tế đang bị thử thách hơn bao giờ hết và các sứ mệnh nhân đạo ở cấp độ toàn cầu đang ra tay trợ giúp cho khoảng 1 trên 45 người trên khắp thế giới.

Ông Aloysius John, Tổng thư ký Caritas quốc tế tuyên bố: “Vào ngày này, cộng đồng quốc tế tưởng nhớ đến tấm lòng hào hiệp của hàng nghìn nhân viên nhân đạo, của người nghèo khổ và trên hết là những người sống sót sau thảm họa, những người mong muốn được sống xứng nhân phẩm”. Tổ chức Caritas quốc tế là mạng lưới Công Giáo xã hội dân sự lớn thứ hai và có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Cộng đồng địa phương là những người ứng phó đầu tiên

Một phần quan trọng trong hoạt động của Caritas Quốc tế - liên kết 162 thành viên - là thúc đẩy trao quyền cho các cộng đồng địa phương, bao gồm cả trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo. Ông John cho biết thêm: “Bảo vệ, phục vụ và đồng hành với các cộng đồng nghèo nhất, đặc biệt tại thời điểm thiên tai là sứ mệnh của Caritas quốc tế và vai trò quan trọng của tổ chức này là giúp mọi người giúp đỡ những người khác”. Ông John còn nhấn mạnh thêm: cơn đại dịch COVID-19 chứng tỏ cho thấy các cộng đồng địa phương là chính các tác nhân ra tay ứng phó với tình huống khẩn cấp nhân đạo.

“Trong thời điểm thiên tai ngày càng phức tạp và tình hình bệnh tật nguy kích thì sự hỗ trợ đầu tiên là của cộng đồng địa phương, những nơi tốt hơn để mang lại sự giúp đỡ thích đáng cho những người bị ảnh hưởng. Họ phải được công nhận ngay từ đầu như những tác nhân của tình tương thân tương ái tức thời nhất. "

Địa phương hóa viện trợ nhân đạo

Cơ quan Caritas quốc tế hoàn toàn ủng hộ việc địa phương hóa viện trợ nhân đạo và nỗ lực cung cấp cho cộng đồng địa phương bí quyết và phương tiện cần thiết để giúp họ tự ứng phó với các trường hợp khẩn cấp nhân đạo. Ông Aloysius John tuyên bố: “Ngày Nhân đạo Thế giới này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới trong hoạt động ứng phó nhân đạo, trong đó các chính phủ và cộng đồng viện trợ quốc tế phải tập trung vào việc trao quyền cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương, đặc biệt là các tổ chức dựa trên tín ngưỡng đang hiện diện với các cộng đồng địa phương. Tại thời điểm mà chương trình địa phương hóa đang được đưa ra, điều quan trọng là phải cung cấp đủ phương tiện cho các tổ chức xã hội dân sự để trao quyền cho các cộng đồng địa phương và chuẩn bị cho họ có thể tự lực tự cường đáp ứng các cứu trợ nhân đạo …

Caritas quốc tế, nhân Ngày Nhân đạo Thế giới này, kêu gọi các chính phủ và cộng đồng viện trợ quốc tế khẩn trương:

• phân bổ các quỹ địa phương đặc biệt là để trao quyền cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương và các cấu trúc cơ bản của họ;

• phân bổ các quỹ đặc biệt để trao quyền cho các cộng đồng địa phương và cho phép họ thực hiện các hành động thích hợp vào những thời điểm xảy ra thiên tai;

• đảm bảo bảo vệ những người hoạt động nhân đạo cũng như bảo vệ lợi ích của cộng đồng địa phương.

Nguồn: https://zenit.org/2020/08/19/caritas-marks-world-humanitarian-day-2020/
 
Cha sở thuộc giáo phận Detroit được giải oan và được bồi thường 125 ngàn đô la
Đặng Tự Do
16:14 20/08/2020


Một thắng lợi tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ làm hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo thuộc địa phận Detroit tiểu bang Michigan thở phào nhẹ nhõm. Đặc biệt là nạn nhân của cáo buộc lạm dụng tình dục này, cha Eduard Perrone, đã có cơ hội được giải oan và phục hồi sứ vụ của mình là chánh xứ tại cộng đoàn Công Giáo Đức Mẹ Lên Trời tại địa phận nói trên, một nhiệm vụ mà ngài đã gánh vác suốt 25 năm không một tì vết cho đến ngày bị hàm oan.

Theo chính lời kể của cha Perrone với tờ Detroit Free Press, ngài đã bị một nữ cảnh sát quận hạt Macomb cáo buộc ngài tội lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ, căn cứ vào những lời cậu bé này nói lại với cô ta vào năm 2019. Cha Perrone đã tức khắc bị bề trên thuộc tổng giáo phận chấm dứt mục vụ của ngài trong khi chờ đợi cuộc điều tra của nhà chức trách.

Cuộc điều tra đã kéo dài cả hơn 13 tháng. Cha Perrone một mực kêu oan. Biện lý John Schapka nói ngài không làm gì sai trái, còn cậu bé giúp lễ kia sau đó lại thay đổi lời khai và nói rằng chuyện lạm dụng không hề xảy ra, cậu ta bị mua chuộc và đe dọa.

Cha Perrone đã đâm đơn kiện cảnh sát LePage. Biện lý cuộc sau nhiều ngày thương thuyết đã đồng ý trả cho cha Perrone một số tiền bồi thường là 125 ngàn đô la để ngài rút lại vụ kiện.

Cha Perrone đồng ý, vì theo ngài, tiền bạc không là vấn đề, ngài chỉ mong ước được lấy lại tiếng tốt và được trở lại sứ vụ chăn chiên của mình ở cộng đoàn Đức Mẹ Lên Trời.

Theo tuyên bố của phát ngôn viên tổng giáo phận là ông Ned McGrath, việc phục hồi công tác mục vụ cho cha Perrone trong tư cách một linh mục hiện đang chờ quyết định từ Vatican.

Việc cha Perrone thắng kiện diễn ra chỉ hai ngày sau Lễ Đức Mẹ Lên Trời, không chỉ mang một ý nghĩa thiêng liêng với cá nhân cha, mà nó còn là một nhắc nhở cho mọi người trong cộng đoàn rằng Đức Mẹ luôn đoái đến những người con trung thành và luôn dốc lòng cậy trông phó thác vào tình thương của Chúa và Mẹ.


Source:WNem.com
 
Bắc Kinh đang mở rộng mô hình giám sát người Duy Ngô Nhĩ cho phần còn lại của Trung Quốc
Đặng Tự Do
16:15 20/08/2020


Robert Potter, nguyên là một nhà thầu an ninh mạng, từng làm việc cho an ninh Trung Quốc, tiết lộ rằng trước các bất mãn của dân chúng gây ra từ cách thức đối phó của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus, bọn cầm quyền nước này đang tăng cường các chương trình giám sát quần chúng ở miền Trung Trung Quốc, nơi vẫn đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi trận đại dịch này. Ông cho biết hệ thống an ninh giám sát đang được triển khai trên quy mô lớn ở quốc gia cộng sản này, rập khuôn theo các chương trình đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương

Ký giả Sharri Markson của Sky News Australia cũng tiết lộ một vụ rò rỉ an ninh lớn cho thấy bọn cầm quyền Trung Quốc đang giám sát một nhóm dân tộc thiểu số khác.

Theo Markson, bọn cầm quyền Trung Quốc đã hình thành một database, nghĩa là một cơ sở dữ liệu, nhằm nhận dạng khuôn mặt của một nhóm dân tộc thiểu số ở miền Trung Trung Quốc.

Cơ sở dữ liệu giám sát này đang nhắm mục tiêu đến Khu tự trị Thổ Gia (Tujia - 土家) và Miêu (Miao - 苗) ở thành phố Đồng Nhơn (Tongren - 同仁), miền trung nam Trung Quốc.

Ông Potter nói với Sky News rằng có bốn hệ thống khác nhau đang hoạt động trong khu vực, với khoảng 110, 000 người là mục tiêu của các vụ vi phạm quyền tư ẩn hàng loạt này.

“Mỗi người nằm trong cơ sở dữ liệu này đã từng là nạn nhân của công an Trung Quốc. Bọn cầm quyền sử dụng phương pháp này để điều chỉnh cuộc sống riêng tư hàng ngày của họ”.

Chuyên gia về các mối đe dọa an ninh Trung Quốc Christopher Balding cho biết những tiết lộ này đặt ra câu hỏi đáng kể về phạm vi kiểm soát của Đảng Cộng sản.

“Nó đặt ra rõ ràng một loạt toàn bộ các câu hỏi về mức độ kiểm soát mà Bắc Kinh đang mở rộng từ mô hình Tân Cương sang phần còn lại của Trung Quốc, ” ông nói.


Source:Sky News Australia
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra tuyên bố khen ngợi Tổng thống Trump vì các chính sách phò sinh
Đặng Tự Do
16:19 20/08/2020
Hôm thứ Năm 20 tháng 8, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã lên tiếng ca ngợi những nỗ lực của chính quyền Trump trong việc gắn viện trợ của Hoa Kỳ với chính sách hỗ trợ sự sống. Tuyên bố của các Giám Mục Mỹ được đưa ra sau khi một báo cáo được công bố cho thấy sự tuân thủ rộng rãi của các nước và các tổ chức nhận viện trợ đối với chính sách Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu.

Chính sách Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu là phiên bản mở rộng của Chính sách Thành phố Mexico, cấm sử dụng tài trợ liên bang của Hoa Kỳ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài quảng bá phá thai thông qua các hình thức tư vấn, giới thiệu hoặc qua những hoạt động nhằm mở rộng khả năng tiếp cận và hợp pháp hóa hoạt động phá thai.

Lên tiếng nhân danh các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City, chủ tịch Ủy Ban Về Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã cảm ơn và ca ngợi Chính quyền Trump sau khi bản báo cáo thứ hai được công bố cho thấy việc thực hiện thành công Chính sách Thành phố Mexico mở rộng được đổi tên một cách đầy ý nghĩa thành chính sách “Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu”. Báo cáo cho thấy đại đa số các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cụ thể là 1, 285 trong số 1, 340 — đã tuân thủ chính sách này với mức độ gián đoạn tối thiểu các dịch vụ y tế và không bị cắt giảm kinh phí.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann:

“Chính quyền Trump đáng được chúng tôi khen ngợi vì đã bảo đảm rằng nguồn tài trợ nhằm hỗ trợ y tế toàn cầu của Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy sức khỏe và nhân quyền, và không làm suy yếu chúng bằng cách thúc đẩy phá thai.

Giết những đứa trẻ vô tội và không có khả năng tự vệ qua việc phá thai không phải là chăm sóc sức khỏe. Phá thai vi phạm quyền con người cơ bản nhất của thai nhi, là quyền được sống, và nó cũng có thể gây tổn thương cho người mẹ về mặt tinh thần và thể chất.

Người Mỹ nhận ra sự bất công này và tuyệt đại đa số họ phản đối việc trao tiền thuế cho các tổ chức cam kết thúc đẩy phá thai hơn là cung cấp các dịch vụ y tế”.


Theo báo cáo, trong hầu hết các trường hợp mà đối tác từ chối tuân thủ chính sách này, một nhà cung cấp dịch vụ y tế khác đã được tìm thấy. Các chính phủ hoặc các nhà tài trợ nước ngoài đã can thiệp để lấp đầy khoảng trống chăm sóc sức khỏe.

Chính sách Thành phố Mexico được thiết lập bởi chính quyền Reagan và cấm tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cung cấp hoặc quảng bá phá thai. Các chính quyền do đảng Dân Chủ lãnh đạo là Clinton và Obama đã hủy bỏ chính sách này, trong khi chính quyền của đảng Cộng Hòa là George W. Bush và Donald Trump khôi phục chính sách.

Năm 1973, đứng trước quyết định cho phép phá thai của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Jesse Helms của đảng Cộng Hòa đơn vị North Carolina đề nghị tu chính án Helms cấm Hoa Kỳ hỗ trợ trực tiếp trong việc chi trả cho các hoạt động phá thai. Tuy nhiên, các nhóm phò phá thai ở nước ngoài tinh ranh dùng tiền viện trợ của Mỹ để thanh toán cho các chi phí khác, trong khi tập trung các nguồn lực sẵn có vào các hoạt động liên quan đến phá thai. Chính vì thế mới phải có chính sách Thành phố Mexico.

Chính sách Thành phố Mexico được khởi xướng vào năm 1984 bởi Tổng thống Reagan, như một bổ sung cho tu chính án Helms, nghiêm cấm việc cung cấp viện trợ cho bất cứ tổ chức nào có liên quan đến phá thai. Chính sách này vẫn có hiệu lực dưới thời Tổng thống Bush (ông Bush cha). Năm 1993, Clinton hủy bỏ chính sách này. Đến năm 2001, cựu Tổng thống George W. Bush đã tái lập hiệu lực của chính sách này đến khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc vào năm 2009. Sau đó, khi Obama lên cầm quyền, lệnh này một lần nữa bị hủy bỏ cho đến năm 2017. Vào ngày 23 tháng Giêng năm 2017, Tổng thống Donald Trump, đã ký một lệnh hành pháp tái lập chính sách này một lần nữa.

Chính quyền Trump đã mở rộng chính sách này đối với hơn 8 tỷ đô la hỗ trợ y tế toàn cầu tại tất cả các cơ quan liên bang, trong khi trước đây chính sách Thành phố Mexico chỉ áp dụng trên 600 triệu đô la hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình của USAID.

Trong cuốn “Christ’s New Homeland- Africa” nghĩa là “Phi Châu – Quê Hương Mới của Chúa Kitô” được phát hành ngay trước cuộc họp tháng Mười năm 2015 của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, mười nhà lãnh đạo Công Giáo Phi Châu đã lên tiếng báo động về điều các ngài gọi là một thứ “chủ nghĩa thực dân mới” được Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác tiến hành tại Phi Châu. Các nước này bị cáo buộc dùng các khoản viện trợ như một áp lực buộc các quốc gia Phi Châu phải chấp nhận các “giá trị” như quyền phá thai của phụ nữ.

Tình hình đã trở nên sáng sủa hơn trong gần 4 năm cầm quyền vừa qua của Tổng thống Trump.

Trong cuộc vận động tranh cử hiện nay, Biden và Harris thề sẽ hủy bỏ cả chính sách Bảo Vệ Sự Sống Trong Hỗ Trợ Y Tế Toàn Cầu của Tổng thống Trump lẫn chính sách Thành phố Mexico của chính quyền Reagan ngay sau khi đắc cử.

Phản ứng lại lập trường của ông Joe Biden, Đức Cha Thomas Tobin, Giám mục Giáo phận Providence viết trên Twitter rằng:

“Biden-Harris. Lần đầu tiên trong một thời gian mà chiếc vé của đảng Dân chủ không có người Công Giáo nào trên đó. Buồn.” Đức Cha Tobin đã tweet như trên hôm 12 tháng 8.

Cố nhiên, Đức Cha Tobin biết ông Joe Biden đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, việc ông ta đã chủ sự một đám cưới đồng giới, và sự ủng hộ ngày càng tăng của ông ta đối với việc phá thai cho thấy ông ta đã công khai chống lại các giáo huấn của Giáo Hội, ông ta tự tách mình ra khỏi tình hiệp thông với Giáo Hội. Vì thế, Đức Cha mới nói là ngài không thấy người Công Giáo nào trong cái liên danh này.


Source:USCCB
 
Bài giáo lý Chữa lành Thế giới thứ ba của Đức Phanxicô: đại dịch càng làm nổi bật nguyên lý ưu tiên chọn người nghèo
Vũ Văn An
18:29 20/08/2020

Theo tin Tòa Thánh, sáng thứ Tư, 19 tháng 8, lúc 9 giờ 30, từ Thư Viện của Tông Điện Vatican, Đức Phanxicô đã đọc bài giáo lý thứ ba của ngài thuộc đợt Giáo Lý Chữa Lành Thế Giới nhân mùa đại dịch Covid-19, nhấn mạnh tới nguyên lý “ưu tiên chọn người nghèo và đức ái”:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Đại dịch đã phơi bày số phận của người nghèo và sự bất bình đẳng lớn lao đang thống trị thế giới. Và virút, trong khi không biệt ai với ai, đã tìm thấy nhiều bất công và phân biệt đối xử lớn lao, trong cuộc tấn công tàn phá của nó. Và nó đã làm chúng trở nên tồi tệ hơn!

Do đó, có hai phản ứng đối với đại dịch. Một mặt, điều cần thiết là tìm ra phương pháp chữa trị cho loại virus nhỏ bé nhưng khủng khiếp này, thứ đã khiến cả thế giới phải quỳ gối. Mặt khác, chúng ta cũng phải chữa trị một loại virut lớn hơn, tức sự bất công xã hội, bất bình đẳng về cơ hội, bị gạt ra ngoài lề xã hội và việc thiếu bảo vệ cho những người yếu nhất. Trong phản ứng kép này để chữa lành, có một lựa chọn mà theo Tin Mừng, không thể nào thiếu được: đó là ưu tiên chọn người nghèo (xem Tông huấn Evangelii gaudium [EG], 195). Và đây không phải là một lựa chọn chính trị; cũng không phải là một lựa chọn ý thức hệ, một lựa chọn đảng phái… không. Ưu tiên chọn người nghèo nằm ở tâm điểm Tin Mừng. Và người đầu tiên làm điều này là Chúa Giêsu; chúng ta đã nghe điều này trong Thư gửi tín hữu Côrintô được đọc lúc khởi đầu. Vì Người giàu có, nhưng Người đã làm cho chính Người trở nên nghèo khó để làm cho chúng ta trở nên giàu có. Người đã biến chính Người thành một người trong chúng ta và vì lý do này, ở tâm điểm Tin Mừng, ở tâm điểm việc công bố của Chúa Giêsu, có sự lựa chọn này.

Chính Chúa Kitô, Đấng là Thiên Chúa, đã tự tước bỏ Người, biến Mình trở nên tương tự như loài người; và Người không chọn một cuộc sống đặc ân, nhưng Người chọn thân phận một tôi tớ (x. Pl 2: 6-7). Người tự hủy chính Người bằng cách biến Mình thành một tôi tớ.

Người sinh ra trong một gia đình khiêm tốn và làm nghề thủ công. Khi bắt đầu rao giảng, Người đã loan báo rằng trong Nước Thiên Chúa, những người nghèo được chúc phúc (x. Mt 5: 3; Lc 6:20; EG, 197). Người đứng giữa những người bệnh tật, nghèo khó, bị loại trừ, cho họ thấy tình yêu thương xót của Thiên Chúa (x. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2444). Và nhiều lần Người bị tuyên bố là một người dơ bẩn vì Người đã đến với những người bệnh tật, những người phong cùi... và điều này, theo luật của thời đại, vốn làm người ta ra dơ bẩn. Và Người đã chấp nhận rủi ro để được gần gũi người nghèo.

Vì thế, những người theo Chúa Giêsu được nhận diện bằng việc họ gần gũi với người nghèo, người bé mọn, người bệnh tật và bị tù đày, người bị loại trừ và bị lãng quên, người không có cơm ăn áo mặc (x. Mt 25: 31-36; Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2443). Chúng ta có thể đọc giao thức nổi tiếng ấy mà theo đó, tất cả chúng ta sẽ bị phán xét, tất cả chúng ta không trừ ai. Đó là Tin Mừng Mátthêu, chương 25. Đó là tiêu chuẩn chủ chốt chứng thực tính chân chính của Kitô hữu (xem Gl 2:10; EG, 195). Một số người lầm tưởng nghĩ rằng tình yêu ưu tiên dành cho người nghèo này là trách vụ dành cho một số ít người, nhưng thực ra, đó là sứ mệnh của toàn thể Giáo hội nói chung, như Thánh Gioan Phaolô II đã nói (xem Thánh Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis, 42). “Mỗi cá nhân Kitô hữu và mọi cộng đồng được kêu gọi trở thành khí cụ của Thiên Chúa để giải phóng và thăng tiến xã hội nghèo khó” (EG, 187).

Đức tin, đức cậy và đức mến nhất thiết thúc đẩy chúng ta hướng tới việc ưa thích này đối với những người thiếu thốn nhất, một sự ưa thích vượt quá sự trợ giúp cần thiết (xem EG, 198). Thật vậy, nó ngụ hàm việc cùng nhau bước đi, để chúng ta được họ truyền bá Tin Mừng, những người vốn biết rõ sự đau khổ của Chúa Kitô, để chúng ta bị “lây nhiễm” bởi kinh nghiệm cứu độ, bởi sự khôn ngoan và sự sáng tạo của họ (xem đd). Chia sẻ với người nghèo nghĩa là cùng làm giàu lẫn nhau. Và, nếu có những cơ cấu xã hội không lành mạnh ngăn cản họ mơ về tương lai, thì chúng ta phải cùng nhau làm việc để chữa lành chúng, để thay đổi chúng (xem đd, 195). Và chúng ta được dẫn đến điều này bởi tình yêu Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta cho đến cùng (x. Ga 13: 1), và đạt tới những ranh giới, những biên tế, những tuyến đầu của hiện sinh. Đưa những vùng ngoại vi vào trung tâm có nghĩa là tập chú đời sống ta vào Chúa Kitô, Đấng đã “làm nghèo chính mình Người” vì chúng ta, để làm giàu cho chúng ta “bằng sự nghèo khó của Người” (2Cr 8: 9), như chúng ta đã nghe.

Tất cả chúng ta đều lo lắng về những hậu quả xã hội của đại dịch. Tất cả chúng ta. Nhiều người muốn trở lại trạng thái bình thường và tiếp tục các hoạt động kinh tế. Chắc chắn là như tế, nhưng “trạng thái bình thường” này không nên bao gồm các bất công xã hội và sự suy thoái của môi trường. Đại dịch là một cuộc khủng hoảng, và chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng giống như trước đây: hoặc chúng ta thoát ra khỏi nó tốt hơn, hoặc chúng ta thoát ra khỏi nó tồi tệ hơn. Chúng ta phải thoát khỏi nó tốt hơn, để chống lại bất công xã hội và hủy hoại môi trường. Ngày nay, chúng ta có cơ hội xây dựng một điều gì đó khác hơn. Thí dụ, chúng ta có thể nuôi dưỡng một nền kinh tế phát triển toàn diện cho người nghèo, chứ không chỉ hỗ trợ họ. Qua điều này, tôi không muốn lên án sự hỗ trợ: trợ giúp luôn là điều quan trọng. Tôi nghĩ tới lĩnh vực tình nguyện, là một trong những cơ cấu tốt nhất của Giáo hội Ý. Vâng, hỗ trợ đang thực hiện điều này, nhưng chúng ta phải vượt quá điều này, để giải quyết các vấn đề khiến chúng ta phải cung cấp sự hỗ trợ. Một nền kinh tế không cần phải dùng tới các biện pháp khắc phục mà thực tế là đầu độc xã hội, chẳng hạn như lợi nhuận không liên kết với việc tạo ra các công việc tôn trọng nhân phẩm (xem EG, 204). Loại lợi nhuận này tách biệt khỏi nền kinh tế có thực chất, một nền kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho người dân thường (xem Thông điệp Laudato si’ [LS], 109), và ngoài ra, đôi khi còn thờ ơ với những thiệt hại gây ra cho ngôi nhà chung của chúng ta. Ưu tiên chọn người nghèo, nhu cầu đạo đức - xã hội xuất phát từ tình yêu Thiên Chúa này (xem LS, 158), truyền cảm hứng cho chúng ta trong việc quan niệm và thiết kế một nền kinh tế trong đó, mọi người, nhất là những người nghèo nhất, nằm ở trung tâm. Và nó cũng khuyến khích chúng ta lập kế hoạch điều trị virút bằng cách dành ưu tiên cho những người thiếu thốn nhất. Quả là đáng buồn nếu, đối với vắcxin ngừa Covid-19, ưu tiên được dành cho những người giàu có nhất! Quả là đáng buồn nếu vắcxin này trở thành tài sản của quốc gia này hay quốc gia nọ, thay vì phổ biến và dành cho mọi người. Và quả là một tai tiếng nếu tất cả các khoản hỗ trợ kinh tế mà chúng ta đang quan sát - hầu hết là bằng tiền công - đều tập trung vào việc giải cứu những ngành kỹ nghệ không góp phần vào việc bao gồm những người bị loại trừ, cổ vũ những người bé nhỏ nhất, thiện ích chung hoặc việc chăm sóc sáng thế (đd). Có những tiêu chuẩn để lựa chọn ngành kỹ nghệ nào cần được giúp đỡ: những ngành góp phần vào việc bao gồm những người bị loại trừ, cổ vũ những người bé nhỏ nhất, thiện ích chung hoặc việc chăm sóc sáng thế. Bốn tiêu chuẩn tất cả.

Nếu virút bùng phát mạnh mẽ trở lại trong một thế giới bất công với người nghèo và người dễ bị tổn thương, thì chúng ta phải thay đổi thế giới này. Theo gương Chúa Giêsu, vị thầy thuốc của tình yêu thần thiêng toàn diện, nghĩa là chữa lành thể xác, xã hội và tâm linh (x. Ga 5: 6-9) - giống như việc chữa lành của Chúa Giêsu - chúng ta phải hành động ngay bây giờ, để chữa lành các bệnh dịch gây ra bởi những virút nhỏ, vô hình, và để chữa lành những bệnh dịch gây ra bởi các bất công xã hội to lớn và hữu hình. Tôi đề nghị làm điều này bằng cách khởi đi từ tình yêu Thiên Chúa, đặt các vùng ngoại vi ở trung tâm và người cuối hết lên làm người trước nhất. Đừng quên giao thức ấy mà căn cứ vào đó, chúng ta sẽ bị phán xét, Mátthêu, chương 25. Chúng ta hãy đem nó ra thực hành khi sống thoát cơn dịch bệnh này. Và khởi từ tình yêu hữu hình này - như Tin Mừng nói, - bám chặt vào đức cậy và đặt nền tảng trong đức tin, một thế giới lành mạnh hơn sẽ là điều có thể. Nếu không, chúng ta sẽ tồi tệ hơn sau cuộc khủng hoảng này. Cầu xin Chúa giúp chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để vượt qua nó tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu của thế giới ngày nay. Cám ơn anh chị em.
 
Đường lối của ông Joe Biden: Những điều người Công Giáo cần biết.
Emily Nguyễn
18:59 20/08/2020
Hôm 19 tháng 8, thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài nhận định sau về đường lối của ông Joe Biden. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ông Joe Biden đã chính thức được đề cử là ứng cử viên tổng thống năm 2020 của Đảng Dân chủ vào tối thứ Ba. Sau khi kết thúc các phần màu mè hình thức này, những chính sách nào sẽ được ông thực hiện?

Dự thảo nghị quyết của Hội Nghị Đảng Dân Chủ cho năm 2020 nói rằng tự do tôn giáo là “quyền cơ bản của con người”, tuy nhiên, điều đó không thể được sử dụng “làm chiêu bài để phân biệt đối xử”.

Các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đã thúc đẩy “Đạo Luật Không Gây Hại”, như một phương tiện để hạn chế các biểu hiện tự do tôn giáo mà họ cho là phân biệt đối xử.

Luật được đề nghị sẽ hạn chế việc áp dụng các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo hiện tại — được gọi là Đạo Luật Khôi Phục Quyền Tự Do Tôn Giáo, gọi tắt là RFRA —trong các trường hợp như phản đối việc bắt buộc mua bảo hiểm ngừa thai, như khi các nhân viên chăm sóc sức khỏe từ chối tham gia phá thai và khi các cơ sở tôn giáo giúp tìm con nuôi chỉ giao con cho những đôi vợ chồng (cha mẹ nuôi) khác giới tính và đã kết hôn.

Dự thảo nghị quyết năm 2020 cũng đòi phục hồi một số chính sách thí dụ như việc bắt buộc phải có các nhân viên chuyển giới của chính quyền Obama. Nó lên án cái mà đảng Dân Chủ gọi là “quy định nguy hiểm và phi đạo đức” của chính quyền Trump khi cho phép các bác sĩ, bệnh viện và công ty bảo hiểm phân biệt đối xử với bệnh nhân dựa trên khuynh hướng tính dục hoặc bản sắc giới tính của họ.”

Một thẩm phán liên bang hôm thứ Hai đã ra lệnh ngưng thi hành quy tắc của chính quyền Trump vốn bảo vệ các bác sĩ đã đưa ra sự phản đối lương tâm về việc cung cấp phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai.

Nghị quyết của Hội Nghị Đảng Dân Chủ cũng kêu gọi Hoa Kỳ bổ nhiệm “các nhà lãnh đạo cấp cao” để thúc đẩy sự ủng hộ giới đồng tính (LGBTQ) trong chính sách đối ngoại. Chính quyền Obama đã bổ nhiệm Đặc phái viên đầu tiên về các vấn đề LGBTQ tại Bộ Ngoại giao, nhưng vị trí này chưa bị luật pháp yêu cầu phải được bổ nhiệm trong mỗi chính quyền và do đó, trong nhiệm kỳ của tổng thống của Trump chưa ai được bổ nhiệm.

Nghị quyết đảng Dân Chủ năm 2020 cũng hỗ trợ luật buộc mua bảo hiểm tránh thai của Bộ Y Tế và Nhân Sinh, gọi tắt là HHS, mà các chủ doanh nghiệp và những tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận đã đấu tranh tại tòa án chống lại việc bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải chi trả cho chi phí ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe của nhân viên.

Mặc dù chính quyền Trump ban hành các miễn trừ về tôn giáo và đạo đức đối với luật buộc nói trên, trong đó có cả dòng Tiểu Muội của Người Nghèo, vẫn có những các tiểu bang đã phản đối việc miễn trừ này trước tòa án. Vào tháng 7 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã ra phán quyết ủng hộ việc miễn trừ cho các Sơ hội dòng này và những nơi khác.

Tuy nhiên, ông Biden - dù trong video vận động bầu cử chiếu ngày 9 tháng 8 đã ghi nhận “lòng hào hiệp” của các nữ tu Công giáo trong việc truyền cảm hứng cho ông khi tranh cử chức vụ tổng thống - lại nói rằng ông sẽ bãi bỏ các miễn trừ về tôn giáo và đạo đức, mở màn cho khả năng các Sơ dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo có thể sẽ phải tiếp tục kiện cáo để chống lại luật buộc các sơ mua bảo hiểm tránh thai.

Sau phán quyết có lợi cho các nữ tu của Tối cao Pháp Viện, ông Biden cho biết ông sẽ phục hồi “sự trợ giúp” của chính quyền Obama đối với những tổ chức phi lợi nhuận chống đối. Đó là điều mà các sơ dòng Tiểu Muội đã chống đối trước tòa, vì các sơ nói rằng sự trợ giúp đó không bảo vệ quyền làm theo lương tâm của họ một cách đúng mức.

Theo “sự trợ giúp” này, những tổ chức phi lợi nhuận chống đối sẽ thông báo cho chính phủ biết về sự phản đối của họ, từ đó hướng dẫn công ty bảo hiểm hoặc quản trị viên kế hoạch bảo hiểm dành chi phí này cho bên thứ ba, nhằm bảo đảm có các điều khoản ngừa thai trong kế hoạch bảo hiểm. Phía các sơ thì nói rằng bằng cách thông báo cho chính phủ về sự phản đối của mình, về cơ bản các sơ vẫn cho “phép” điều khoản về bảo hiểm đáng phải chống đối về mặt đạo đức hiện diện trong kế hoạch bảo hiểm y tế của các sơ.

Nghị quyết này của đảng Dân Chủ bao gồm một cam kết phản đối hình phạt tử hình và cam kết đảng Dân Chủ sẽ “tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình.”

Nghị quyết dự thảo của đảng Dân Chủ cũng phản đối các trợ cấp học phí dành cho các trường tư thục như một phần trong “các chính sách chuyển hướng các nguồn lực do người đóng thuế tài trợ ra khỏi hệ thống trường công”. Ở một số tiểu bang như Wisconsin, các trường Công giáo là một trong số những trường được hưởng lợi từ việc tiểu bang mở rộng trợ cấp học phí cho trường tư.

Về hôn nhân, ông Biden đã ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân vào thập niên 1990, nhưng vào năm 2012, ông lại nói rằng ông “hoàn toàn thoải mái” với hôn nhân đồng tính. Những bình luận của ông trong tư cách là phó tổng thống vào năm bầu cử đã thúc đẩy Tổng thống Obama tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng giới vài ngày sau đó. Với tư cách là Phó Tổng thống, chính Biden đã chủ trì lễ cưới đồng tính cho hai nhân viên Toà Bạch Ốc vào năm 2016.

Về vấn đề phá thai, nghị quyết đảng Dân Chủ năm 2020 được xây dựng trên nền tảng nghị quyết năm 2016, mà một cựu nhân viên chiến dịch tranh cử của Obama từng mô tả là “cực đoan”. Vào năm 2016, giám đốc chương trình tiếp cận qua đức tin trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012 của Obama là Michael Wear đã nói với CNA rằng lập trường về phá thai của đảng Dân Chủ thật “đáng chê trách về mặt đạo đức.”

Một nhóm viên chức thuộc đảng Dân chủ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương đã viết thư cho các thành viên của ủy ban soan thảo nghị quyết vào ngày 14 tháng 8, nói rằng việc ủng hộ phá thai ở giai đoạn cuối sẽ “đẩy nhiều cử tri vào vòng tay của Đảng Cộng hòa, ” khi có nhiều người phò sinh cũng chính là “những cử tri tập chú vào một vấn đề duy nhất.”

Nghị quyết tuyên bố rằng “mọi phụ nữ” phải được quyền tiếp cận với “việc phá thai an toàn và hợp pháp” và việc phá thai đó, là một phần của công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện, và là điều “quan trọng đối với việc gây sức mạnh cho phụ nữ và các bé gái”.

Nghị quyết kêu gọi sự khôi phục những tài trợ liên bang cho cơ sở phá thai gọi là Kế Hoạch Hoá Gia Đình, và những việc phá thai do người đóng thuế tài trợ thông qua việc bãi bỏ các Tu chính án Hyde và Helms cũng như Chính sách thành phố Mexico.

Thành tích riêng của Biden về việc ủng hộ phá thai trong tư cách một thượng nghị sĩ có sáu nhiệm kỳ và phó tổng thống Hoa Kỳ đã được biết đến rộng rãi. Ông ta đã thay đổi xoành xoạch quan điểm của mình đối với phán quyết Roe vs. Wade năm 1973 và về việc dùng tiền thuế dân để tài trợ cho phá thai. Tuy nhiên, trong tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, ông khẳng định ủng hộ phán quyết phá thai Roe và việc bãi bỏ các biện pháp nhằm chống lại việc tài trợ cho phá thai bằng tiền đóng thuế của người dân, cho phù hợp với dự thảo nghị quyết năm 2020 của đảng này.

Biden tuyên bố vào tháng Sáu năm 2019 rằng ông sẽ ủng hộ việc bãi bỏ Tu Chính Án Hyde. Khi bị Thượng nghị sĩ Bernie Sanders thách thức phải nói về những lá phiếu ủng hộ Tu Chính Án Hyde trước đó của ông trong một cuộc tranh luận vào tháng Ba, Biden đã nói rằng “nếu mai đây chúng ta có nguồn tài trợ công cho tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thì không có cách nào quý vị có thể cho phép đưa ra yêu cầu phải có Tu chính án Hyde.”

Trong cuộc tranh luận đó, Biden đã hứa, nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ “gởi ngay lập tức một bản dự thảo luật về phán quyết Roe chống Wade đã được thống đốc Casey sửa đổi đến Quốc hội Hoa Kỳ”. Quyết định của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Roe năm 1973 cho phép việc phá thai hợp pháp, ngoại trừ trường hợp thai nhi có khả năng sống sót. Dự thảo năm 1992 của thống đốc Casey đã thiết lập một khung pháp lý cập nhật nhằm xác định tính hợp hiến của các luật lệ về phá thai của các tiểu bang.

Trong thời gian ở Thượng viện, Biden đã bày tỏ lập trường bất nhất của ông về vấn đề phá thai, gồm cả việc bỏ phiếu cho việc ban hành những điều luật bao gồm Tu chính án Hyde.

Vào năm 1974, ông nói phán quyết về vụ Roe “đã đi quá xa”. Vào năm 1981 ông ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp để cho phép các tiểu bang đảo ngược phán quyết vụ Roe. Tuy nhiên, vào năm sau, ông đã bỏ phiếu chống lại sửa đổi như vậy.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008 với “Meet the Press” của đài NBC, Biden cho biết phán quyết Roe đang “tiến gần đến sự đồng thuận có thể tồn tại trong một xã hội không đồng nhất như xã hội của chúng ta.”

Nghị quyết chiến dịch tranh cử năm 2020 của ông kêu gọi việc biến phán quyết Roe chống Wade thành luật liên bang, và sẽ bảo đảm “quyền được lựa chọn hiến định của phụ nữ”, như một phần của “chọn lựa công khai” về công tác chăm sóc sức khoẻ.

Nói nôm na cho dễ hiểu là ông Joe Biden sẽ quyết tâm ngăn cản các tiểu bang không được thông qua các dự luật cấm phá thai trong phạm vi tiểu bang của mình.


Source:Catholic News Agency
 
Cuộc điện thoại bất ngờ của Đức Thánh Cha cho Đức cha ở Cabo Delgado nước Mozambique
Thanh Quảng sdb
22:28 20/08/2020
Cuộc điện thoại bất ngờ của Đức Thánh Cha cho Đức cha ở Cabo Delgado nước Mozambique

Sáng thứ Tư 19/8/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ điện thoại cho Đức Giám Mục Luiz Fernando Lisboa, C.P., Giáo phận Pemba ở tỉnh Cabo Delgado nước Mozambique.

(Tin Vatican - Paul Samasumo và Bernardo Suate)

Phát biểu với đài Vatican, Đức Giám Mục Fernando Lisboa, nói thật bất ngờ ngài nhận được điện thoại của Đức Thánh Cha Phanxicô vào lúc 11:29 sáng thứ Tư.

Đức Giám Mục Luiz Fernando Lisboa là người có tiếng nói nhất quán, thu hút sự chú ý đến tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Cabo Delgado, miền bắc Mozambique.

Kể từ năm 2010, Cabo Delgado được phát hiện nơi có nhiều khí đốt ở thềm lục biển. Khu vực này hiện là mỏ khí thiên nhiên lỏng lớn nhất tại Châu Phi, thu hút những việc khai thác khổng lo cho việc đầu tư. Một cuộc bùng phát ngày càng gia tăng và không ngừng hiện đang đe dọa các khoản đầu tư.

Đức Thánh Cha đang theo dõi các sự kiện trong khu vực của chúng tôi với một sự quan tâm to lớn!


“Tôi đã nhận được điện thoại từ Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã trấn an và an ủi tôi. Trong tâm tình, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi của ngài với Giám mục của Giáo phận Pemba và dân chúng tại Cabo Delgado. Đức Thánh Cha cho biết ngài đang theo dõi các sự kiện trong vùng tỉnh của chúng tôi với một sự quan tâm đặc biệt và ngài không ngừng cầu nguyện cho chúng tôi.

ĐTC cũng nói với tôi rằng nếu Ngài có thể làm bất cứ điều gì, chúng tôi đừng ngần ngại liên lạc với Ngài. ĐTC luôn sẵn sàng đồng hành cùng chúng tôi.

Tôi bày tỏ sự cảm kích sâu sắc đối với ĐTC về nghĩa cử quan tâm qua cuộc điện đàm và hứa với ngài rằng chúng tôi vô cùng biết ơn ĐTC vì ngày 12 tháng 4, ĐTC đã cầu nguyện cho Cabo Delgado vào Chủ nhật Phục sinh trong phép lành cho Toàn cầu (Urbi et Orbi). Tôi nói với ĐTC rằng việc ĐTC đề cập đến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở tỉnh chúng tôi khiến cho nhiều chính khách chú ý đến hoàn cảnh của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu thấy nhiều hội đoàn, một số tổ chức, nhân đạo tư – của địa phương và bên ngoài bắt đầu để ý giúp đỡ chúng tôi. Tôi đã thưa với ĐTC: ‘Thưa Đức Thánh Cha, ĐTC đã chỉ cho thế giới biết đến Cabo Delgado trên bản đồ thế giới.’ ĐTC đơn thành trả lời bằng tiếng Ý, ‘Che bello!’ (Thật đáng yêu!). Đức Giám Mục Pemba đã thuật lại cuộc điện đàm thân mật đó.

Cuộc tấn công của quân Hồi giáo Jihad vào thị trấn cảng Mocimboa da Praia

Đức Giám Mục Fernando Lisboa cũng cho biết ngài đã thông báo với Đức Thánh Cha Phanxicô về tình hình của thị trấn cảng Mocimboa da Praia đã bị chiếm giữ bởi các chiến binh Hồi giáo được cho là có liên quan đến cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (I.S.). Theo báo cáo, các lực lượng chính phủ đã rút khỏi thị trấn, sau khi đạo quân Hồi giáo Jihad tấn công vào tuần trước. I.S. đã tuyên bố chiếm giữ Mocimboa da Praia, mặc dù một số nhà quan sát trong khu vực nói còn có sự tham gia của các chiến binh Al Shabab có trụ sở đặt tại Somali. Trên thực tế, không ai rõ phe phái nào đã đứng sau các cuộc tấn công Cabo Delgado.

Việc thị trấn Mocimboa da Praia rơi vào tay quân Hồi giáo, Đức Giám Mục Fernando Lisboa và Giáo phận Pemba đã không nhận được tin tức gì từ hai nữ tu ở đó, hơn tuần nay.

Đức Cha Fernando Lisboa cho biết: “Tôi đã thưa với Đức Thánh Cha về thị trấn Cảng Mocimboa da Praia đã bị các phần tử Jihad chiếm giữ và chúng tôi chưa nghe được tin tức gì về hai nữ tu sống trong thành phố đó. Hai sơ là thành viên của Dòng Nữ tu Quốc tế Thánh Giuse Chambéry. Khi nghe tin, Đức Giáo Hoàng đã thốt lên: ‘Thật buồn!’ Ngài hứa sẽ cầu nguyện cho các sơ.”

Adelante! (Hoan hô, Hãy vững tin)

Đức Giám Mục nói thêm, “Khi chúng tôi kết thúc cuộc điện đàm, Đức Thánh Cha đã nhắc lại chuyến tông du của ngài đến Mozambique năm ngoái, và cho biết ngài đã thăm viếng khắp đất nước chúng tôi, thành phố Cabo Delgado vẫn còn sống động trong tâm trí ngài. ĐTC khuyến khích tôi hãy liên lạc với Đức Hồng Y Michael Czerny (thuộc Thánh Bộ Phát triển Toàn diện Con người) để được giúp đỡ nhân đạo. Về phần tôi, tôi đảm bảo với Đức Thánh Cha: chúng tôi cầu nguyện cho ngài. Tôi nói với ĐTC rằng chúng tôi cầu nguyện cho ngài hàng ngày. Đáp lại, ĐTC nói với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha, ‘Adelante!’ (Hoan hô! Hãy vững tin!).

Cuối cùng, Đức Thánh Cha ban phép lành cho dân chúng Cabo Delgado cũng như tất cả mọi người ở Mozambique”. Tờ báo Giáo phận Pemba đã tường thuật lại toàn bộ câu chuyện “điện đàm” này.

Tình hình bất ổn ở Cabo Delgado

Kể từ năm 2017, tình hình phía bắc Mozambique đã bị rối ren bởi các cuộc tấn công tàn khốc của các nhóm vũ trang, gây âu lo cho các nước láng giềng Mozambique, đặc biệt là Tanzania. Các cuộc tấn công vào Cabo Delgado đã dẫn đến cái chết của nhiều người, nhiều thanh niên bị bắt và hàng ngàn cư dân vô tội phải di tản, gây nên một bầu khí u ám sợ hãi bao trùm khắp vùng.

Ngay cả trước khi phát hiện ra các mỏ khí đốt và các vụ tấn công, thì Cabo Delgado, đã có một mức sống nghèo đói tồi tệ và bị chính phủ trung ương loại ra rìa...

Chính phủ đổ lỗi cho những thế lực ưu việt bên trong và bên ngoài gây ra các cuộc xung đột

Tổng thống Filipe Nyusi trong bài phát biểu ngày 25 tháng 6 năm 2020, khi ông khai mạc chính thức các hoạt động của lễ kỷ niệm 45 năm độc lập của Mozambique, ông đã đổ lỗi cho lực lượng nổi dậy ở phía bắc là do nhóm mà ông gọi là “nhóm ưu việt bên trong và bên ngoài” gây ra sáo trộn! Ông cam kết đất nước sẽ không chi tiền vào một cuộc chiến tranh chết chóc do những kẻ khủng bố tài trợ!

Giám mục của Giáo phận Pemba bị đe dọa

Đức Giám Mục của Giáo phận Pemba Mozambique, là Fernando Lisboa, đã thẳng thắn can đảm phát biểu nhân danh người nghèo ở Cabo Delgado. Trước đây, ngài đã từng khẳng khái xin chính phủ phải hành động tích cực hơn nữa để bảo vệ người dân, những người không có tiếng nói! Fernando Lisboa, vị Giám mục người Brazil đã bị chỉ trích và thậm chí bị đe dọa sẽ bị ám hại!
 
VietCatholic TV
Vu cáo một linh mục tại Detroit, nữ cảnh sát phải năn nỉ bồi thường cho ngài 125,000 Mỹ Kim
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 20/08/2020


1. 81 ngày sau khi đòi bãi bỏ cảnh sát, 81% người da đen muốn có cảnh sát gác trong khu phố

Các cuộc biểu tình trên khắp Hoa Kỳ theo sau cái chết của anh George Floyd đã dẫn đến những lời kêu gọi nguy hiểm là “giảm ngân sách cảnh sát” và thậm chí là “bãi bỏ cảnh sát”.

Hội đồng thành phố New York đã bỏ phiếu vào tháng trước để cắt giảm 1 tỷ đô la từ ngân sách hàng năm gần 6 tỷ đô la của cảnh sát New York, gọi tắt là NYPD, cho năm tài chính 2020. NYPD, nơi giám sát gần 36, 000 cảnh sát, hiện bị cắt giảm ngân sách nghiêm trọng gần 17%.

Tại Minneapolis, hội đồng thành phố đã đề xuất kế hoạch thay thế sở cảnh sát và đầu tư vào các chương trình an toàn công cộng dựa vào cộng đồng, mặc dù động thái này đã bị chặn lại trong một cuộc bỏ phiếu gần đây.

Còn tại Seattle, các quan chức dân cử đã bắt đầu giảm bớt số nhân viên cảnh sát với con số hàng nghìn người. Điều không thể tưởng tượng được nay đang đe dọa trở thành hiện thực trên toàn quốc.

Tội phạm đường phố có những nhịp điệu cơ hội của riêng nó gắn liền với môi trường xung quanh hoặc sự dễ dãi của nhà nước. Trong khi một số chiến thuật trị an của cảnh sát vẫn còn gây tranh cãi, người ta thực sự đã chứng kiến sự giảm thiểu tội phạm một cách lịch sử ở Thành phố New York bắt đầu từ những năm 1990, khi bọn tội phạm được thông báo rằng ngay cả những vi phạm nhỏ cũng sẽ bị trừng phạt và việc thực thi pháp luật nghiêm minh được ghi nhận là đã lấy lại đường phố và cứu sống vô số người. Việc nới lỏng gần đây đang có tác dụng làm quay trở lại những cảnh giết chóc kinh hoàng trước đó.

Thật đáng báo động khi những lời kêu gọi giảm bớt ngân sách hoặc bãi bỏ cảnh sát ngày càng trở nên phổ biến trong thời điểm các vụ xả súng và giết người đang gia tăng ở nhiều thành phố lớn. Ngày nay, thành phố New York đang trải qua một đợt đấu súng gia tăng nguy hiểm trên khắp năm quận. Chỉ 8 tháng đầu năm 2020, NYPD đã ghi nhận 777 vụ xả súng - với nhiều nạn nhân và thương vong hơn trong năm nay so với toàn bộ năm 2019, theo một phân tích của New York Post.

Tờ New York Times gần đây đã báo cáo rằng tỷ lệ giết người ở 64 thành phố lớn của Mỹ đã tăng lên trong ba tháng đầu năm 2020 so với những năm trước. Và sau một thời gian ngắn tạm dừng, dường như do đại dịch Covid-19, tỷ lệ giết người bắt đầu tăng trở lại vào tháng 5, với thành phố New York trải qua sự gia tăng đáng báo động về số vụ giết người trong sáu tháng đầu năm 2020. Tờ New York Post hôm 9 tháng 8 cho biết: “Số vụ xả súng ở NYC vào năm 2020 gần bằng tổng số của cùng kỳ trong hai năm qua cộng lại.”

Tại Portland, những người biểu tình và các sĩ quan liên bang đã đụng độ trước Tòa án Liên bang Mark Hatfield. Những người biểu tình đã cố gắng chặn các cửa trước thoát thân của cảnh sát và gây ra một vụ hỏa hoạn trong khi có rất nhiều người còn ở bên trong như thể muốn thiêu sống họ.

Và ở Chicago, đêm Chúa Nhật và sáng sớm thứ Hai đã chứng kiến cảnh cướp bóc và bạo loạn tràn lan sau khi cảnh sát bắn một kẻ tình nghi mà họ cho là đã xả súng vào họ. Những kẻ cướp bóc đã nhắm mục tiêu vào các cửa hàng, ngân hàng và thậm chí phá hủy một điểm bán xe của Tesla trên con đường Magnificent Mile của thành phố.

Dữ liệu tội phạm gần đây - cho thấy sự gia tăng mạnh các vụ xả súng, giết người, bắt cóc, tống tiền, hiếp dâm ở các thành phố như New York, Chicago và Portland - là một cảnh báo đáng ngại.

Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, được công bố 81 ngày sau khi có các lời kêu gọi giải tán cảnh sát của BLM, cho thấy một con số khổng lồ 81% người Mỹ da đen muốn có sự hiện diện của cảnh sát trong khu phố của họ. Quan điểm cấp tiến của nhiều nhà hoạt động trong phong trào BLM rõ ràng không tiêu biểu cho quan điểm của người Mỹ da đen.


Source:Acton News

2. Cha sở thuộc giáo phận Detroit được giải oan và được bồi thường 125 ngàn đô la

Một thắng lợi tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ làm hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo thuộc địa phận Detroit tiểu bang Michigan thở phào nhẹ nhõm. Đặc biệt là nạn nhân của cáo buộc lạm dụng tình dục này, cha Eduard Perrone, đã có cơ hội được giải oan và phục hồi sứ vụ của mình là chánh xứ tại cộng đoàn Công Giáo Đức Mẹ Lên Trời tại địa phận nói trên, một nhiệm vụ mà ngài đã gánh vác suốt 25 năm không một tì vết cho đến ngày bị hàm oan.

Theo chính lời kể của cha Perrone với tờ Detroit Free Press, ngài đã bị một nữ cảnh sát quận hạt Macomb cáo buộc ngài tội lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ, căn cứ vào những lời cậu bé này nói lại với cô ta vào năm 2019. Cha Perrone đã tức khắc bị bề trên thuộc tổng giáo phận chấm dứt mục vụ của ngài trong khi chờ đợi cuộc điều tra của nhà chức trách.

Cuộc điều tra đã kéo dài cả hơn 13 tháng. Cha Perrone một mực kêu oan. Biện lý John Schapka nói ngài không làm gì sai trái, còn cậu bé giúp lễ kia sau đó lại thay đổi lời khai và nói rằng chuyện lạm dụng không hề xảy ra, cậu ta bị mua chuộc và đe dọa.

Cha Perrone đã đâm đơn kiện cảnh sát LePage. Biện lý cuộc sau nhiều ngày thương thuyết đã đồng ý trả cho cha Perrone một số tiền bồi thường là 125 ngàn đô la để ngài rút lại vụ kiện.

Cha Perrone đồng ý, vì theo ngài, tiền bạc không là vấn đề, ngài chỉ mong ước được lấy lại tiếng tốt và được trở lại sứ vụ chăn chiên của mình ở cộng đoàn Đức Mẹ Lên Trời.

Theo tuyên bố của phát ngôn viên tổng giáo phận là ông Ned McGrath, việc phục hồi công tác mục vụ cho cha Perrone trong tư cách một linh mục hiện đang chờ quyết định từ Vatican.

Việc cha Perrone thắng kiện diễn ra chỉ hai ngày sau Lễ Đức Mẹ Lên Trời, không chỉ mang một ý nghĩa thiêng liêng với cá nhân cha, mà nó còn là một nhắc nhở cho mọi người trong cộng đoàn rằng Đức Mẹ luôn đoái đến những người con trung thành và luôn dốc lòng cậy trông phó thác vào tình thương của Chúa và Mẹ.


Source:WNem.com

3. Bắc Kinh đang 'mở rộng' mô hình giám sát người Duy Ngô Nhĩ cho phần còn lại của Trung Quốc

Robert Potter, nguyên là một nhà thầu an ninh mạng, từng làm việc cho an ninh Trung Quốc, tiết lộ rằng trước các bất mãn của dân chúng gây ra từ cách thức đối phó của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus, bọn cầm quyền nước này đang tăng cường các chương trình giám sát quần chúng ở miền Trung Trung Quốc, nơi vẫn đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi trận đại dịch này. Ông cho biết hệ thống an ninh giám sát đang được triển khai trên quy mô lớn ở quốc gia cộng sản này, rập khuôn theo các chương trình đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương

Ký giả Sharri Markson của Sky News Australia cũng tiết lộ một vụ rò rỉ an ninh lớn cho thấy bọn cầm quyền Trung Quốc đang giám sát một nhóm dân tộc thiểu số khác.

Theo Markson, bọn cầm quyền Trung Quốc đã hình thành một database, nghĩa là một cơ sở dữ liệu, nhằm nhận dạng khuôn mặt của một nhóm dân tộc thiểu số ở miền Trung Trung Quốc.

Cơ sở dữ liệu giám sát này đang nhắm mục tiêu đến Khu tự trị Thổ Gia (Tujia - 土家) và Miêu (Miao - 苗) ở thành phố Đồng Nhơn (Tongren - 同仁), miền trung nam Trung Quốc.

Ông Potter nói với Sky News rằng có bốn hệ thống khác nhau đang hoạt động trong khu vực, với khoảng 110, 000 người là mục tiêu của các vụ vi phạm quyền tư ẩn hàng loạt này.

“Mỗi người nằm trong cơ sở dữ liệu này đã từng là nạn nhân của công an Trung Quốc. Bọn cầm quyền sử dụng phương pháp này để điều chỉnh cuộc sống riêng tư hàng ngày của họ”.

Chuyên gia về các mối đe dọa an ninh Trung Quốc Christopher Balding cho biết những tiết lộ này đặt ra câu hỏi đáng kể về phạm vi kiểm soát của Đảng Cộng sản.

“Nó đặt ra rõ ràng một loạt toàn bộ các câu hỏi về mức độ kiểm soát mà Bắc Kinh đang mở rộng từ mô hình Tân Cương sang phần còn lại của Trung Quốc, ” ông nói.


Source:Sky News Australia