Ngày 19-08-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Khó nghèo để dấn thân
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
18:05 19/08/2015
KHÓ NGHÈO ĐỂ DẤN THÂN

​Trong hành trình của Đức Ki-tô đi loan báo Tin Mừng, Người đã lựa chọn một hành trang mà không ai trong chúng ta nghĩ tới. Hành trang của một người nghèo theo lời Chúa nói: “Con cáo có hang, con chim có tổ, Con Người không có nơi gối đầu”(Mt 8,20). Chúng ta nhận ra trong đức khó nghèo đó là cả một chặng đường Canve là Thập Giá, và cuối cùng là cái chết.

​Cuộc sinh ra của Đức Giê-su Ki-tô đã là một sự khó nghèo (Lc 2,7), vì phải nhờ nơi hang đá để hạ sinh và thiếu mọi đồ dùng cần thiết. Khi Chúa Giê-su chết, rồi mai tang còn khó nghèo hơn, vì phải mượn mộ của Giu-se Arimathia (Mt 27,57-60). Tất cả đều ở trong một sự thật, trong một sự khó nghèo đến mức bị bóc lột tới tận cùng. Chúa Giê-su đã chọn con đường này không phải vì Ngài thiếu quyền lực hay Ngài đã bị thế gian xa tránh, nhưng bởi vì Ngài xác định cho chúng ta không ai được làm tôi hai Chúa (Mt 6,24), coi Chúa Trời quyền lực như nhau.

​Chúa Giê-su đã chọn lựa một con đường khó nghèo trong khi Ngài dựng nên cả một vũ trụ bao la xinh đẹp này, để dạy chúng ta con đường riêng. Một con đường không phải nhờ vào tiền bạc, quyền hành thế gian, không phải nhờ vào địa vị xã hội, không phải nhờ văn minh vật chất mới giúp cho con người thăng tiến. Nhưng là con đường của hy sinh, của tình yêu mến dẫn đưa con người đến với Thiên Chúa cách gần nhất, đến với hạnh phúc chắc chắn nhất và đến với sự sống đời đời bảo đảm nhất. Chính vì điều này mà Giáo Hội khuyên các tu sĩ học nơi Đức Giê-su Ki-tô là trinh khiết (Mt 19,12a), vâng lời (Lc 1,38) và khó nghèo. Ta thấy rất rõ khó nghèo là một trong ba lời khuyên Tin Mừng (Mt 5,3).

​Chúng ta thường nghĩ rằng đức khó nghèo là một điều gì đó khiến cho người ta sợ hãi thì ngược lại, Đức Giê-su nâng lên thành một trong tám mối phúc thật. Điều mà chúng ta sợ hãi thì Đức Giê-su đã chọn làm hành trang cho mình. Vì vậy, chúng ta muốn dấn thân theo Đức Ki-tô, nên giống Đức Ki-tô, thì cũng đồng nghĩa học ở nơi Ngài một con đường mà Chúa cảnh báo là không yêu thế gian như Ngài từng nói: “Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian yêu những gì thuộc về nó”(Ga 15,19).

​Vậy, dấn thân theo Đức Ki-tô là không được đi theo lề thói của thế gian. Dấn thân theo Đức Ki-tô là được hưởng sự bình an của Chúa không như của thế gian ban tặng và được đi vào trong sự sống của Đức Ki-tô là sự sống mà Đức Giê-su cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Con cầu xin cho chúng chứ không cầu xin cho thế gian” (Ga 17,15).

Lạy Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa của tinh thần nghèo khó.

Xin cho mỗi người chúng con hôm nay

biết lựa chọn con đường mà Chúa đã lựa chọn cho chúng con.

Con đường của khó nghèo, của Thập giá,

của sự hy sinh và sự chết,

nhưng là sự chết để ban ơn cứu độ cho muôn người.

Xin cho chúng con cũng được theo sát dấu chân của Chúa mỗi ngày:

dấu chân lang thang, dấu chân khó nghèo,

và dấu chân của một hiến lễ hy sinh cho sự sống đời đời. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 19/08/2015
KHÔNG DÁM LỪA DỐI
N2T

Nước Tần phái quân đội áp sát đô thành triều đình nhà Châu, đòi lấy cửu đỉnh ( 9 cái đỉnh) là báu vật của quốc gia.
Châu vương rất lo lắng, thần tử là Nhan Suất nói:
- “Đại vương không cần phải buồn phiền, tôi đi qua nước Tề xin cứu binh.”
Nhan Suất đến nước Tề, nói với Tề vương:
- “Nước Tần không nói đến đạo nghĩa, sai binh áp sát Châu vương để lấy cửu đỉnh, quần thần triều đình nhà Châu cho rằng: Đem cửu đỉnh mà dâng cho nước Tần, chi bằng đem dâng cho nước Tề thì hay hơn. Ngài nên biết, cứu viện một quốc gia đang nguy cấp, có thể là được tiếng tốt mà lại có thể có được bảo vật của quốc gia, xin đại vương suy nghĩ.”
Tề vương rất phấn khởi, phái năm vạn quân đi cứu thủ đô nước Châu, quân Tần chỉ có nước mà lui binh. Nước Tề bèn đòi lấy cửu đỉnh, Châu vương lại buồn phiền.
Nhan Suất nói:
- “Đại vương không cần phải lo lắng gì cả, để tôi đi nước Tề giải thích chuyện này.”
Nhan Suất đi đến nước Tề, lại nói với Tề vương:
- “Triều đình nhà Châu dựa vào đạo nghĩa của nước Tề, vua tôi cha con đề được bảo toàn sinh mệnh, rất muốn đem dâng cửu đỉnh, nhưng không biết con đường nào có thể đi liền tới nước Tề được!”
Tề vương nói:
- “Ta cần muợn con đường của nước Hàn.”
Nhan Suất nói:
- “Không thể được, ngài nên biết quần thần nước Hàn cũng muốn được cửu đỉnh, phác hoạ âm mưu đã lâu rồi, cửu đỉnh mà tới nước Hàn, chắc chắn sẽ bị bắt giữ lại.”
Tề vương nói:
- “Như vậy thì muợn con đường của nước Sở vậy.”
Nhan Suất cũng nói:
- “Như vậy thì phải bắt đầu từ con đường nào để vận chuyện đến nước Tề?”
Nhan Suất trả lời:
- “Đúng! Đây là việc tôi cho rằng ngài rất nhức đầu. Cửu đỉnh không phải là bình rượu hay lọ tương mà có thể đưa tới nước Tề. Trước kia nhà Châu hoán ngôi nhà Thương, muốn vận tải cửu đỉnh phải động viên hơn tám mươi mốt vạn người để kéo nó, hôm nay dù đại vương có rất nhiều người, nhưng phải vận chuyện theo con đường nào chứ?”
Tề vương buồn rầu nói:
- “Nhà ngươi đến nhiều lần nói gì đâu không, ngươi vẫn không muốn đem cửu đỉnh cho ta.”
Nhan Suất nói:
- “Tôi không dám nói dối ngài, chỉ cần ngài nhanh chóng quyết định từ con đường nào để vận tải, thì cửu đỉnh của chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng đợi ngài đến lấy.”
(Chính Quốc sách)

Suy tư:
Chiêu bài mà ma quỷ cám dỗ chúng ta là ở đây: “ từ từ rối hối cải ăn năn, Thiên Chúa rất nhân từ, Ngài không phạt liền đâu mà sợ!” Thế là có rất nhiều linh hồn phải chết đời đời vì “từ từ” cũng chưa muộn.
Đúng là một sự cám dỗ siêu cám dỗ, tầm thường nhưng hiệu quả khôn lường.
Chúng ta lần lữa với sự sám hối ăn năn, nhưng lại nhanh nhẹn đối với những đam mê bất chính, mà ma quỷ thì lại luôn thích chiều theo những đòi hỏi thoả mãn xác thịt của chúng ta; nhưng Thiên Chúa thì không phải thế, mỗi lần muốn ban cho chúng ta điều gì thì Ngài cũng đều nhắm đến phần rỗi đời đời cho chúng ta mà ban, hoặc không ban điều mà chúng ta cầu xin.
Không cần lần lữa tay đôi với cám dỗ, nhưng luôn nhanh nhẹn khước từ, đó chính là một chiến thắng oai hùng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Sống đức tin trọn vẹn trong Thần khí Thiên Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
06:02 19/08/2015
Chúa Nhật XXI THƯỜNG NIÊN (B)
Giôsuê 24: 1-2a, 15-17, 18b; Tvịnh 33; Êphêxô 5:21-32; Gioan 6: 60-69

SỐNG ĐỨC TIN TRỌN VẸN TRONG THẦN KHÍ Thiên Chúa

Hôm nay không thể nào quên bài đọc thủ̉ hai, vỏ́i lỏ̀i mỏ̉ đầu quá khiêu khích "ngủỏ̀i làm vọ̉ hãy tùng phục chồng nhủ tùng phục Chúa" Thế hệ phụ nủ̃ hiện nay sẽ biểu môi nghe lỏ̀i đọc này, và phái nam cũng thế. Hiệu năng đầu tiên của đoạn sách này chủ́ng minh ý nghĩ của một số ngủỏ̀i là giáo hội đã quá lỗi thỏ̀i “không có khoản giao thời”.

Thơ gởi giáo hữu Êphêsô chứng tỏ các tín hữu tiên khởi nhận lề luật gia đình thời bấy giờ do văn hoá Hy lạp La mã. Các lề luật này dựa trên sự phục tùng đặt ra cho các thành phần trong gia đình: chồng, vợ, con cái và nô lệ. Trong Tân ước những lề luật này được "hoá theo Kitô hữu" và tiếp theo đó có thêm lời "trong Thiên Chúa", hay "như tùng phục Chúa", như trong đoạn sách hôm nay.

Nhưng, người Ephêsô không theo thủ tục văn hoá và xem đời sống vợ chồng như dụ ngôn nói về liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội Ngài. Bởi thế tác giả bức thư bắt đầu với lời dạy dỗ "người làm vợ hãy tùng phục chồng...." rồi suy nghĩ thêm theo Kitô giáo khuyên "người làm chồng hãy thương yêu vợ vô điều kiện". Và bây giờ điểm chú trọng chuyển sang bổn phận "người làm chồng phải yêu vợ mình". Bởi thế tác giả (có thể không phải là Phao lô) trong khi không thay đổi lối sống vợ chồng trong văn hoá Hy lạp La mã thời bấy giờ, mời Ki tô hữu sống một cách khác, theo như trong câu mở đầu "hãy tùng phục lẫn nhau vì kính sợ Chúa Ki tô". Nói cách khác, sống một cách khác hơn người trong thế gian chung quanh minh. Hãy tưởng tượng người chồng, chủ gia đình, có đủ mọi quyền trên của cải lại tùng phục người không có quyền. Thật thế người làm chồng hay xem vợ mình cao hơn mình.

Làm sao tác giả lại khuyên sống cách khác với thế giới thời đó được? Vì Chúa Giêsu là gương mẫu của đời sống. Mặc dù Ngài là Thiên Chúa, Ngài tự hạ mình và tùng phục vì lòng yêu thương chúng ta. Một ít phong tục của Ki tô hữu dựa trên lời mở đầu "người làm vợ hãy tùng phục chồng mình" và dùng lời nói đó ra ngoài khuôn khổ để áp dụng theo nghĩa thật vào tình nghĩa vợ chồng và con cái. Nhưng trong khuôn khổ chúng ta thấy tất cả bài sách đó đòi hỏi sự hy sinh cho nhau trong tình yêu, trong phong tục và chia sẻ với nhau. Thôi bây giờ chúng ta nói sang các bài sách khác.

Chúng ta biết là bài đọc thứ nhất và bài phúc âm đối thoại với nhau. Trong khi bài đọc thứ nhất rất độc đáo, bài sách đó giúp chúng ta hiểu bài phúc âm theo truyền thống của kinh thánh.

Chúa Giêsu hỏi các môn đệ Ngài: "cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" Như lời ông Giôsua hỏi dân chúng nếu họ muốn chọn kết lời giao ước với Thiên Chúa hay không? Nhưng về phần ông Giôsua, ông ta nói: "phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Đức Chúa". Ông Giôsua làm như các lãnh đạo tôn giáo phải làm, theo gia đình hay theo tôn giáo. Ông ta nêu một gương mẫu rõ ràng, thách đố những người khác phải quyết định họ sẽ làm gì trước mặt Thiên Chúa.

Đoạn sách này rất quan trọng trong truyền thống kinh thánh. Đoạn sách này nói về nghi lễ làm lời giao ước. Dân chúng sẽ phụng thờ ai? Họ sẽ phụng thờ Thiên Chúa là Đấng đã hành động thiết thực cho họ trong quá khứ. Thiên Chúa đem họ ra khỏi nô lệ "đã làm trước mặt họ những dấu lạ lớn lao, gìn giữ họ trên đường họ đi". Thật là sự điên rồ nếu họ chọn phụng thờ các thần khác! Sự thách đố của ông Giôsua sữa soạn chúng ta nghĩ đến điều Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "cả anh em nữa,anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?"

Bài phúc âm hôm nay cho dân chúng có cảm tưởng là họ bước vào cuối cuộc đối thoại. Chính thật thế. Bài phúc âm này tiếp theo bài phúc âm Chúa Nhật tuần trước nói về sự thiếu hiểu biết lời Chúa Giêsu nói về sự ăn thịt và uống máu Ngài. Một số môn đệ cho là lời đó khó hiểu được. Và như trong đoạn sách, họ phải chọn thái độ nào. Thánh Phê rô trả lời như người Israel nói với ông Giôsua. Các môn đệ đã cảm nghiệm năng lực cứu chuộc của Thiên Chúa trinh bày cho họ qua Chúa Giêsu.

Đến chỗ này của bài diễn từ, sự chú trọng chuyển về ý nghĩa trước kia (6:35-50) trinh bày Chúa Giêsu là mặc khải của Thiên Chúa trong "bánh từ trời xuống". Các môn đệ Chúa Giêsu cho lời nói đó chướng tai, không ai nghe nổi. Đến đây các môn đệ không phải nói về sự dạy dỗ về phép Thánh thể chướng tai, chính họ cho điều Chúa Giêsu nói Ngài là mạc khải đời sống Thiên Chúa ban là điều chướng tai. Vì thế một số môn đệ không chấp nhận lời Chúa Giêsu.

Có thể cộng đoàn thánh Gioan cũng khó lòng chấp nhận một ít lời dạy dỗ của Chúa Giêsu và ra đi bỏ cộng đoàn. Thời bây giờ có như vậy hay không? Lời Giáo Hội dạy dỗ đi ngược với hành động xã hội chúng ta chấp nhận. Thí dụ: sự chống đối tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô về môi trường. Ngay cả các chính trị gia Công Giáo cũng không chấp nhận tông thư đó. Các điều khác họ chống đối như việc phá thai, án tử hình, việc che chở cho người di cư, lo lắng cho người nghèo trên thế giới và thách đố các chương trinh kinh tế của các nước đang phát triển.

Chúa Giêsu sẽ nói thời bây giờ về Thần Khí ban sự sống "trong khi xác thịt không thắng được". Điều ấy có thể giúp lối sống thường không chấp nhận thân xác và vật chất cho những chú trọng khác của thế giới. Chúa Giêsu nói về thân xác và Thần Khí không phải là hai mà là một. Thật khó lòng tưởng tượng được Chúa Giêsu, Đấng đã làm phép nước trở thành rượu ở tiệc Cưới Cana, lại nghĩ điều Thiên Chúa tạo dựng là thân xác, lại là sự dữ.

Hình như Chúa Giêsu muốn nói là chúng ta không phân tách Thần Khí khỏi thân xác như một số thánh nhân ở thời trung cổ đã làm khi họ hành thân xác họ. Trái lại chúng ta có thể chống vật chất và của riêng dựa trên thực tế, nhu cầu cần thiết, sự tiến triển v.v… ra khỏi giá trị thiêng liêng, cần nhận xét hiệu năng trên người khác và trên các quốc gia khác.

Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng về đoạn 6 của phúc âm thánh Gioan. Đoạn sách này chú trọng đến lời đáp của các môn đệ đối với lời nói khó nghe của Chúa Giêsu. Trong lời bàn cãi giữa Chúa Giê su và các môn đệ, chúng ta nhớ là lời dạy dỗ của Chúa Giêsu khó lòng mà chấp nhận, và gây chia rẻ giữa các môn đệ ngay từ đầu trong cộng đoàn, và không những giữa các môn đệ mà cả giữa các tín hữu tiên khởi và các vị lãnh đạo tôn giáo Do thái.

Điều gì gây khó khăn cho việc chấp nhận Chúa Giêsu? Có thể họ nghĩ lời Chúa Giêsu nói "ăn thịt và uống máu Ngài", hay có thể sự liên hệ giữa họ và Giáo Hội tiên khởi về việc ăn và uống máu Chúa Giêsu và việc Ngài chịu chết trên cây thánh giá. Chấp nhận sự chết của Ngài như là chia sẽ đời sống của Ngài.

Chúng ta không thể tự dưng chấp nhận lời dạy khó khăn đó, nhưng Chúa Giêsu nói là chúng ta không sống một minh. Lời Chúa Giêsu dạy dỗ ban cho chúng ta Thần Khí sự sống. Để cố gắng sống có Chúa Giêsu trong thân xác mà thôi thì cũng "khó rồi".

Chúa Giêsu đã bị các môn đệ bác bỏ và không tin tưởng lời Ngài dạy dỗ. Điều đó cũng là thách đố cho chúng ta nữa. Khi chúng ta ăn và uống nơi bàn tiệc Thánh Thể hôm nay, chúng ta có ý thức được điều Chúa Giêsu chọn ban cho các môn đệ; bây giờ có ban cho chúng ta nữa hay không?. Nhưng sự thật chúng ta bước đến lãnh nhận ăn và uống là dấu chỉ Thần Khí sự sống trong chúng ta, và Thần Khí đó sẽ làm cho chúng ta có năng lực nói như thánh Phê rô: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con đi với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


21st SUNDAY IN ORDINARY TIME -B-
Joshua 24: 1-2a, 15-17, 18b; Psalm 34; Ephesians 5:21-32; John 6: 60-69


It is going to be impossible to ignore the second reading today, with its glaring opening line, "Wives should be subordinate to their husbands as to the Lord." In our modern setting women will immediately bristle upon hearing these words, as will a lot of men. The initial impact of the passage will confirm some people’s impression of the Church, that it an outmoded institution "not with the times."

The Ephesians reading indicates that the early Christians took the household codes of their day, which came from the surrounding Hellenistic world. These were codes based on subjection, setting forth the duties of members of the household – husbands, wives, children, slaves. In the New Testament these codes were "Christianized," usually by adding terms like, "in the Lord" or, as in Ephesians today, "out of reverence for Christ."

But Ephesians breaks out of the cultural mold and sees marriage as a parable for the relations between Christ and his Church. So, the author begins with the usual household code’s teaching, "Wives should be subordinate to their husbands...." Then, elaborating in a more Christian sense, the author calls for the husband to love his wife without reservation. Now the emphasis shifts to the responsibility of the husband to love his wife. So, the author (it’s not certain it’s Paul), while not changing the marriage institution in the Greco-Roman world at the time, asks Christians to live in a fundamentally different way. It’s there in the opening statement, "Be subordinate to one another out of reverence for Christ." In other words, live in a different way than those in the world around you. Imagine, the husband, the master of the household who owns all the property and has all the power, is to subordinate himself to the one who is regarded as powerless. Indeed, he is to see his wife as higher than himself!

How can the author ask such a world-shattering way of behaving? Because Jesus is the model of such behavior who, though he was Lord, freely humbled himself and submitted himself out of love for us. Some Christian traditions, based on the one verse "Wives be subject to your husbands," take this verse out of context and apply it literally to the relationship between husband, wife and children. But, in its context, we can see that the complete text requires mutual self-sacrificing love, service and sharing. That being said, let’s move on to the other readings.

We know that the first reading and Gospel are chosen to dialogue with one another. While the first is unique unto itself still, it helps us understand the gospel in light of the biblical tradition.

The question Jesus asks his disciples, "Do you also want to leave?" is similar to what Joshua proposes to the people. He is asking the people to choose again if they want to renew their covenant relationship with God. He knows where he stands, "As for me and my household, we will serve the Lord." Joshua does what we religious leaders, whether domestic or ecclesial, must do. He sets a clear and determined example which challenges others to decide where they stand before God.

This passage is very important in the biblical tradition. It has remnants of a covenantal renewal ritual. Whom will the people worship? They would choose the God who acted so definitively on their behalf in the past: brought them out of slavery; "performed great miracles before our very eyes"; "protected us along our entire journey." It would be foolish to choose any other god. Joshua’s challenge prepares us to ponder the choice Jesus puts to his disciples, "Do you also want to leave?"

Hearing today’s gospel reading will give people the impression that they are walking in at the end of a conversation. And they are. Today’s passage comes right after last week’s, which narrated the misunderstanding over what Jesus meant by eating and drinking his flesh and blood. Some of Jesus’ disciples find his words very difficult to believe. As, in our first reading, a decision is required. Peter’s response to Jesus’s challenge is similar to what the Israelites said to Joshua. Like the Israelites the disciples also experience God’s saving power, now present to them in Jesus.

At this point of the discourse, the emphasis has shifted back to an earlier theme (vs 35-50), which presented Jesus as God’s revelation, the "bread from heaven." His disciples found this hard to accept. At this point it is not the eucharistic teaching that the disciples struggle with, it is Jesus’ claims to be the life-giving revelation of God. Many of his disciples cannot accept his claim.

John’s community must have been finding it hard to accept some of the teachings about Jesus and so were leaving the community. Isn’t that true today, as well? The church’s teachings run contrary to what our society finds acceptable behavior. One example is the pushback Pope Francis has received to his encyclical on the environment, even by some Catholic politicians. Others pertain to abortion, the death penalty, protection of refugees, concern for the poor of the world and the challenge to the economic policies of developed nations.

What Jesus says today about the spirit giving life, "while the flesh is of no avail," could feed a kind of spirituality that negates the body and the material world for an otherworldly focus. Jesus did speak about the flesh and the spirit, but they are not two, they are one. It’s hard to imagine that Jesus, who produced all that wine at Cana, could consider the flesh or material creation as evil.

He seems to be saying that we can’t separate spirit and flesh, as some of those medieval saints did when they scourged and punished their bodies. Rather, we can’t make personal and material decisions just based on practicalities, expediency, advancement, etc. independently of our spiritual values, which must consider the consequences on other people and whole nations.

Today’s the last of the Sundays devoted to John 6. It focuses on the response of the disciples to Jesus’ hard teaching. In the discussion between Jesus and his disciples we are reminded that his teachings are not easy to accept and divisions among his followers were there at the very beginning in the community and not just between the first Christians and Jewish authorities.

What made the decision to accept Jesus so difficult? Perhaps they thought Jesus literally meant to eat and drink his flesh and blood. Or, maybe it was the connection they and the early church saw between "eating and drinking" the flesh and blood and accepting his teaching about taking up his cross. To follow Christ is to "eat and drink" the crucified Christ and to participate in his death, so as to share his life.

We cannot accept his difficult teaching on our own. But Jesus says we are not on our own, we have the words he spoke to us which give "spirit and life." To try to live Jesus’ by the flesh alone, is "of no avail."

Jesus is already facing unbelief and rejection of his message by those close to him. Which is a challenge to us as well. When we eat and drink the meal offered us at this Eucharist do we realize the choice Jesus gave his disciples is also put before us? But the very fact we come forward to eat and drink is a sign of the Spirit’s life in us and that Spirit will enable us to say what Peter said, "To whom shall we go? You have the words of eternal life."
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 19/08/2015
N2T

54. Nói tóm lại, người thuộc về Đức Mẹ Ma-ri-a đều tràn đầy thánh sủng và từ ái lương thiện, bởi vì Mẹ chính là từ ái lương thiện, là nguồn vạn sự thiện của chúng nhân.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh bắt đầu nhận đơn của các linh mục muốn làm thừa sai Lòng Thương Xót
Đặng Tự Do
01:50 19/08/2015
Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa đã bắt đầu nhận đơn từ các linh mục muốn tham gia vào đoàn "các Thừa Sai của Lòng Thương Xót ".

Tháng Tư vừa qua, khi công bố Tông Chiếu Misericordiae Vultus mở ra Năm Thánh Từ Bi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến kế hoạch sai đi các thừa sai của lòng thương xót, là những vị sẽ được cấp "quyền tha thứ ngay cả những tội lỗi chỉ dành quyền giải cho Tòa Thánh." Những tội lỗi này bao gồm cả việc mạo phạm Thánh Thể và phá thai.

Cha Arturro Cattaneo thần học gia và chuyên viên giáo luật, giáo sư Phân khoa thần học Lugano, bắc Italia khi giải thích thêm về thẩm quyền của các vị Thừa Sai của Lòng Thương Xót cho biết phá thai là tội nghiêm trọng thường dính líu đến nhiều người. Ngài nói:

“Phá thai là một trường hợp đặc biệt tự động bị vạ tuyệt thông, không phải chỉ cho người mẹ đã phá thai, mà cả cho người chồng hay các người bà con đã khiến cho người mẹ phá thai, và nhân viên y tế tức các bác sĩ và y tá cộng tác tích cực vào việc phá thai.”

Ngài nói thêm:

“Hậu qủa chính của vạ tuyệt thông là cấm lãnh nhận các bí tích, bao gồm cả bí tích Hòa Giải, tức bí tích Giải Tội. Vì thế, một người bị vạ tuyệt thông không thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải, nếu trước đó đã không được giải vạ tuyệt thông. Bình thường cha giải tội không có quyền tha vạ tuyệt thông. Vì vậy khi linh mục giải tội tiếp nhận một hối nhân và nhận thấy họ bị vạ tuyệt thông, thì không thể ban phép giải tha tội cho họ, mà phải gửi họ, tùy theo trường hợp, tới với vị Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao thay thế Ðức Giáo Hoàng, hay tới linh mục Chánh Án giáo phận, để họ có thể được tha vạ tuyệt thông trước khi nhận việc xá giải bí tích. Ở đây gương mặt của các Thừa Sai Lòng Thương Xót nổi bật, vì các vị có quyền trực tiếp tha vạ tuyệt thông, rồi ban phép giải tội để khiến cho việc hòa giải của các tín hữu được dễ dàng hơn.”

Trong thông cáo đưa ra ngày 18 tháng 8 để khích lệ các linh mục nộp đơn trở thành các Thừa Sai của Lòng Thương Xót, Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, là cơ quan điều phối những biến cố trong Năm Thánh Từ Bi cho biết:

Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro 2016, các Thừa Sai của Lòng Thương Xót sẽ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô sai đi trong một buổi lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Chức năng của các Thừa Sai của Lòng Thương Xót đã được mô tả trong đoạn 18 của Tông Chiếu Misericordiae Vultus. Xin lưu ý những điều sau đây:

Đặc điểm:

Các Thừa Sai của Lòng Thương Xót phải là:

1) Một dấu chỉ sống động chào đón của Chúa Cha dành cho tất cả những ai tìm kiếm sự tha thứ.
2) Tác nhân cho tất cả, không loại trừ một ai, trong một cuộc gặp gỡ nhân bản thực sự, là nguồn của sự giải thoát, đầy tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục những trở ngại và hưóng [hối nhân] đến với cuộc sống mới trong Phép Rửa một lần nữa.
3) Được hướng dẫn bởi những lời này “Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người” (Thư Rôma 11:32).
4) Nhà giảng thuyết đầy cảm hứng của Lòng Thương Xót.
5) Sứ giả của niềm vui được tha thứ.
6) Các cha giải tội chào đón, yêu thương, và từ bi, đặc biệt chu đáo với các tình huống khó khăn của mỗi người.

Chức năng

Các Thừa Sai của Lòng Thương Xót sẽ được các Giám Mục giáo phận trong quốc gia cụ thể của các ngài mời đích danh cho những hoạt động truyền giáo hay giúp thực hiện các sáng kiến cụ thể trong Năm Thánh Từ Bi, với một sự chú ý đặc biệt đến Bí Tích Hòa Giải. Đức Thánh Cha sẽ ban cho các Thừa Sai của Lòng Thương Xót thẩm quyền tha thứ ngay cả những tội chỉ dành quyền giải cho Tòa Thánh.

Để được cứu xét tham gia vào đoàn các Thừa Sai của Lòng Thương Xót, các linh mục cần phải có thư giới thiệu của đấng bản quyền địa phương hay bề trên nhà dòng chứng tỏ sự phù hợp của vị linh mục ấy với nhiệm vụ đặc biệt này.

Mẫu đơn có thể download tại đây: http://www.im.va/content/gdm/en/partecipa/missionari/diventamissionario.html
 
Tại sao Kitô Giáo phát triển nhanh tại Trung Hoa Cộng Sản?
Vũ Van An
07:11 19/08/2015
Kitô giáo đang phát triển rất nhanh tại Trung Hoa Cộng Sản. Nguyên nhân rất có thể là vì đức tin phù hợp với kỹ thuật khoa học hiện đại.

Theo nhà xã hội học Rodney Stark, con số Kitô hữu tại Trung Hoa đang gia tăng ở mức 7 phần trăm mỗi năm.

Rodney Stark và Xiuhua Wang là tác giả một cuốn sách xuất bản năm 2015 tựa là A Star in the East: The Rise of Christianity in China (Ngôi Sao Phương Đông: Sự Gia Tăng Kitô Giáo tại Trung Hoa). Stark tự coi mình là nhà sử học xã hội và hiện là đồng giám đốc của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại ĐH Baylor.

Hai tác giả trên ước tính rằng năm 1980, tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chỉ có 10 triệu Kitô hữu, nhưng đến năm 2007, con số ấy là 60 triệu người, nghĩa là tính trung bình, mỗi năm sự gia tăng lên tới 7%. Như thế có nghĩa năm 2014, tổng số Kitô hữu tại Cộng Hòa này lên tới 100 triệu người.

Họ cho rằng sự gia tăng đáng kể trên do sự trở lại của những người được học hành nhiều hơn. Đây là lớp người đang cảm nghiệm một thứ bất tương hợp nào đó giữa nền văn hóa Á Châu cổ truyền và tính hiện đại trong lãnh vực khoa học kỹ thuật, một bất tương hợp đang tạo ra lỗ hổng tâm linh mà chỉ có Kitô Giáo mới lấp đầy.

Stark nói với hãng tin CNA ngày 14 tháng Tám vừa qua rằng các nhà trí thức Trung Hoa xác tín cao độ rằng họ phải hướng về Tây Phương mới có thể hiểu được thế giới họ đang sống… và họ xác tín rằng các tôn giáo Đông Phương không tương hợp với thế giới hiện đại, do đó họ cần hướng về Tây Phương để tìm triết lý và tôn giáo.

Theo Stark, các tôn giáo Đông Phương như Lão Giáo, Khổng Giáo và cả Phật Giáo nữa, đều phản tiến bộ; tất cả đều cho rằng thế giới đang đi xuống so với dĩ vãng vàng son, nên ta phải nhìn lại đàng sau, chứ không nhìn về đàng trước. Không tôn giáo nào trong số này thừa nhận rằng ta có khả năng hiểu được bất cứ điều gì đó về vũ trụ: vũ trụ này là một điều để ta chiêm niệm, chứ không phải là một điều để chúng ta thử nghiệm và lên lý thuyết về, vốn là việc thông thường của các nhà vật lý và hóa học. Quan điểm ấy không phù hợp với thế giới mà Trung Hoa hiện đại đang cảm nghiệm.

Stark tin rằng xã hội kỹ nghệ không có chỗ đứng thích hợp trong các quan điểm tôn giáo như trên. Và đây là động lực chính của việc Kitô giáo hóa Trung Hoa. Nó giải thích tại sao những người Trung Hoa có học nhất đã hăng say nhất trong việc gia nhập tôn giáo này.

Ông cũng cho rằng việc phát triển Kitô Giáo tại Trung Hoa sở dĩ đã diễn ra ngay cả thời kỳ bách hại dữ dằn nhất thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, là vì “diễn trình trở lại này là một diễn trình vô hình; chính phủ không thể nhìn thấy nó”.

Theo Stark, việc trở lại đạo chủ yếu diễn ra nhờ các mạng lưới xã hội, nên nó vô hình đối với chính phủ. Ông cho rằng người Trung Hoa sống tại các khu vực nông thôn trở lại Kitô Giáo nhiều hơn người thị thành vì các nối kết xã hội của họ mạnh mẽ hơn, và nhờ thế, Kitô Giáo được truyền ở đó dễ dàng hơn.

Những cuộc gặp gỡ theo kiểu dựng lều của phong trào phục hưng (Revivalist tent meetings) không phải là cách ở đây, vì ở đây, người ta tụ tập cách thân mật hơn, âm thầm hơn.

Các nhà truyền giáo Công Giáo đã từng có mặt ở Trung Hoa từ thế kỷ 16, và tới năm 1949, khi Cộng Sản kiểm soát toàn bộ đất liền, số người Công Giáo là gần 3.3 triệu với hơn 5 nghìn nhà truyền giáo ngoại quốc. Nay con số ấy khoảng trên dưới 13 triệu người.

Chính phủ Cộng Sản trục xuất tất cả các nhà truyền giáo ngoại quốc và lập ra Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa, một thứ Giáo Hội Công Giáo do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội này hiện hữu đối nghịch với Giáo Hội hầm trú hiệp thông với Tòa Thánh. Giáo Hội hầm trú này bị bách hại nặng nề và việc đề cử giám mục thường không được nhà cầm quyền Trung Hoa nhìn nhận.

Tuy nhiên, theo Stark, việc tấn phong giám mục phụ tá Joseph Zhang Yinlin ngày 4 tháng Tám vừa qua là tin quan trọng nhất, theo viễn tượng Công Giáo, phát xuất từ Trung Hoa trong nhiều năm qua.

Đức Cha Zhang được cả chính phủ Trung Hoa lẫn Tòa Thánh công nhận, một việc rất đáng chú ý, vì việc đề cử giám mục từng là phạm vi tranh chấp nổi bật nhất giữa đôi bên trong suốt 60 năm qua.

Stark cho rằng đây là một thỏa thuận rất lớn vì suốt từ năm 1950, nhà cầm quyền Trung Hoa vẫn bác bỏ sự dính líu của bất cứ tôn giáo nào có mối liên kết với ngoại bang. Ông cũng cho rằng người Thệ Phản dễ dàng chấp nhận chính sách này, nhưng người Công Giáo thì không. Đối với họ, không có chuyện bác bỏ Rôma được.

Stark nhắc lại vụ tấn phong giám mục đầy sóng gió cho Đức Cha Thaddeus Ma Daqin năm 2012: ngài vốn thuộc Hội Công Giáo Ái Quốc nhưng khi được tấn phong, đã long trọng tuyên bố từ bỏ Hội này, khiến bị giam tại nhà cho tới nay.

Dựa vào trường hợp trên, Stark cho rằng vì đã có sự thoả thuận giữa Bắc Kinh và Vatican về việc cử nhiệm Đức Cha Zhang, nên không còn lý do gì khiến người Công Giáo cứ tiếp tục hầm trú nữa. Ông cho rằng phần lớn người Công Giáo Trung Hoa, kể cả những người Công Giáo Ái Quốc, đều là những người Công Giáo đích thực, họ chỉ giả vờ “ái quốc” mà thôi.

Sự thay đổi trong ba năm nay, từ ngày tấn phong Đức Cha Ma tới ngày tấn phong Đức Cha Zhang, quả là lớn lao: “Tôi hết sức ngạc nhiên trước sự thay đổi này”.

Stark có phần thái quá khi cho rằng tại nhiều ngôi làng, các lãnh tụ Cộng Sản địa phương công khai tuyên xưng đức tin Kitô Giáo của mình bằng cách đặt Thánh Giá ở cửa ra vào, trên tường nhà. Ông cũng cho hay, tại các thành phố, Kitô hữu kín đáo hơn, nhưng rất đông con cái nam nữ của các viên chức Cộng Sản trở lại Kitô Giáo. Và nếu tới khuôn viên các đại học ưu tú, bạn sẽ hết sức ngạc nhiên trước hiện tượng các Kitô hữu cảm thấy như ở nhà, theo cách mà “bạn không thấy tại các cao đẳng Kitô giáo Hoa Kỳ”.

Thậm chí ông cho rằng có rất nhiều giáo sư Kitô Giáo, và Kitô Giáo mạnh nhất tại các đại học nơi các đảng viên tương lai của Đảng Cộng Sản theo học. Đây có thể là thành phần của điều đang xẩy ra ở hậu trường: càng ngày người ta càng cảm thấy khó chịu khi phải đẩy lui Kitô Giáo.

Tiếp tục triệt hạ thánh giá

Nhiều người nhắc tới sự kiện mới đây: Đài Truyền Hình Trung Hoa, hôm thứ Bẩy, 15 tháng Tám vừa qua, đã dành một chương trình đặc biệt về Đức Phanxicô khi tường thuật lời lẽ hiệp thông của ngài đối với thảm họa nổ hóa chất tại Thiên Tân khiến hơn 100 người chết và rất nhiều người bị thương.



Chương trình truyền hình trên cộng với việc tấn phong Đức Cha Zhang mới đây được nhiều người chào đón như một dấu chỉ tích cực. Tuy nhiên, không ai quên được sự kiện này: Chủ Tịch Trung Hoa, Xi Jinping, tiếp tục chính sách bài Kitô Giáo của ông ta: các lực lượng an ninh nhà nước đục bỏ thánh giá khỏi các tháp cao, vòng cung, mái nhà của gần 4,000 ngôi nhà thờ ở tỉnh Zhejiang.

Thành thử nhà báo John Allen cho rằng cần phải thận trọng trước sự cởi mở của Trung Hoa đối với Đức Phanxicô, không nên giải thích quá lạc quan đối với một câu truyện đã kéo dài cả 60 năm nay. Allen ngầm cho hiểu: đây có thể chỉ là chiến lược “lùi một bước tiến hai bước” cũ mèm của Trung Hoa.

Về việc Đài Truyền Hình Trung Hoa dành chương trình đặc biệt nói về Đức Phanxicô một cách có thiện cảm, theo Allen, chỉ là để phục vụ mục tiêu chính trị ngắn hạn chứ không hẳn để khai quang nẻo đường tiến tới bang giao trọn vẹn.

Mục tiêu ấy là cố gắng của Chủ Tịch Jinping trong việc làm tịt ngòi các chỉ trích nội bộ cho rằng vụ nổ là do luật lệ an toàn kỹ nghệ không thỏa đáng. Trong bối cảnh này, việc làm nổi lời hiệp thông đáng kính của các nhà lãnh đạo thế giới, nhất là của giáo hoàng, sẽ làm dân Trung Hoa tin rằng đây là việc làm của Ông Trời, chứ không hẳn do sơ xuất của con người.

Allen cho biết thêm rằng việc tấn phong Đức Cha Zhang cũng nhằm mục tiêu chính trị ngắn hạn, tức làm dịu sự chống đối của người Công Giáo tại Tỉnh Zhejiang trước việc các lực lượng an ninh chính phủ được huy động triệt hạ các thánh giá khỏi gần 4,000 nhà thờ.

Chứ nếu nới rộng gọng kìm kiểm soát tôn giáo, tại sao họ không trả tự do cho Đức Cha Ma Daqin bị giam đã hơn 3 năm qua?

Cho tới nay, vẫn còn ít nhất 2 vị giám mục Công Giáo khác và 6 vị linh mục đang ngồi tù tại Trung Hoa từ năm 1997. Mới tháng Hai vừa qua, thân nhân của Đức Cha Cosmas Shi Enxiang, 94 tuổi, được nhà cầm quyền thông báo là ngài đã qua đời. Đó là tin tức đầu tiên về vị giám mục này kể từ ngày ngài bị bắt cách nay 14 năm, đúng vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2001; hết phân nửa thời gian này, ngài phải lao động khổ sai ở tuổi trên 80!

Chính vì thế, các chuyên gia lâu đời về tự do tôn giáo khó có thể vội kết luận rằng các dấu hiệu cởi mở trên có tính quyết định.

Riêng đối với Vatican, phương thức lâu nay vẫn là hướng về hòa giải với Bắc Kinh qua việc nhấn mạnh rằng: người ta có thể vừa là người Công Giáo tốt vừa là một công dân Trung Hoa hết dạ trung thành. Điều này có nghĩa tránh né bất cứ tuyên bố hay cử chỉ công khai nào xem ra khiêu khích và tìm đủ dịp để chứng tỏ thiện chí. Phương thức này có thể được coi như một phán đoán tốt, nhưng cũng có thể bị coi như một thiếu gân cốt, tùy theo quan điểm từng người. Dù sao, theo Allen, không nên vội vã ngả theo một trong hai suy đoán vừa kể.

Stark cũng tường trình về vụ triệt hạ thánh giá tại tỉnh Zhejiang nhưng lại cho rằng thứ bách hại có tính địa phương hóa này có thể vì người đứng đầu tỉnh ấy tỏ ra phẫn nộ trước việc nới lỏng tại các nơi khác.
 
Ngày Toàn Quốc Hoa Kỳ Vì Sự Sống
Joseph Nguyễn Văn Thống
08:05 19/08/2015
Liên Minh Phò Sự Sống tại Hoa Kỳ kêu gọi một ngày biểu tình toàn quốc vì sự sống trước các trụ sở của tổ chức Planned Parenthood, một tổ chức phò phá thai, vào cuối tuần này ngày 22 tháng 8 năm 2015, từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng theo giờ địa phương.

Trong khoảng vài tháng qua, một loạt video của tổ chức phi lợi nhuận Center for Medical Progress, một tổ chức phò sự sống , đã truyền tải các bằng chứng về việc tổ chức Planned Parenthood đang thực hiện các hoạt động bán các phần thân thể của các thai nhi bị phá tại Hoa Kỳ: https://www.youtube.com/user/centerformedprogress/videos?view=0&sort=dd&shelf_id=0

Điều này gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian qua. Đức Hồng Y Seán O’Malley, Tổng Giám Mục giáo phận Boston, Chủ tịch Ủy ban Bảo Vệ Sự Sống của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên tiếng và vào ngày mùng 3 tháng 8 năm 2015, đã tiếp tục gửi một bức thư kêu gọi các thượng nghị sỹ hỗ trợ dự luật S.1181, một dự luật ngăn chặn việc Liên Bang tài trợ cho tổ chức phá thai Planned Parenthood, do thượng nghị sỹ Joni Ernt đề xướng.

Liên minh các nhóm bảo vệ sự sống cho biết trên trang web của mình: Mục tiêu của Liên Minh Phò Sự Sống nhằm nâng cao nhận thức tính phi đạo đức và ngay cả bất hợp pháp của tổ chức Planned Parenthood là nơi đang giết hại và thu lợi nhuận từ các bộ phận thai nhi. Cũng theo Liên Minh Bảo Vệ Sự Sống: Việc biểu tình này cũng nhằm gây sức ép lên các phương tiện truyền thông địa phương và quốc gia, để trình bày sự thật về tổ chức Planned Parenthood, và các viên chức chính phủ phải ngừng tài trợ cho tổ chức này.

Hiện nay các nhóm bảo vệ sự sống toàn quốc Hoa Kỳ đang chuẩn bị những công tác cần thiết cho ngày biểu tình. Tại thành phố San Jose, nhóm Bảo Vệ Sự Sống và 40 Ngày Cầu Nguyện cho Sự Sống đã chọn chủ đề cho ngày biểu tình là, “ Liên Tôn Xuống Đường vì Sự Sống”. Theo một email gửi ra từ cô Kauren, một trong những người tổ chức sự kiện này tại San Jose cho biết: “ Chúng tôi muốn truyền thông điệp của yêu thương và sự chữa lành cho những ai đã bị tổn thưởng bởi việc phá thai và nâng cao nhận biết thông tin mới nhất về hành vi lợi dụng thai nhi của Planned Parenthood mà tổ chức Center for Medical Progress đã phô bày trước công luận.”

Điểm đặc biệt của phong trào bảo vệ sự sống trong thời gian qua là sự tham gia đông đảo và tích cực của giới trẻ. Theo chị Hiền, một thành viên trẻ trong phong trào bảo vệ sự sống tại San Jose bày tỏ cảm nghĩ của mình: “Là người Công Giáo chúng ta phải cầu nguyện và dâng nhiều hy sinh. Chúng ta cùng cần đứng lên và chủ động để bảo vệ các thai nhi là những đứa trẻ không có tiếng nói và không có khả năng tự vệ.”

Cũng xin nhắc lại, từ khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ra phán quyết cho phép phá thai vào 1974, đã có tới khoảng 56 triệu thai nhi bị giết chết. Thảm trạng này đã khiến hàng trăm ngàn người xuống đường hằng năm để phán kháng và đòi quyền sống cho các thai nhi.

Nếu bạn quan tâm: Xin vui lòng mở đường link dưới đây để tìm địa điểm và thời gian xuống đường của Liên Minh Phò Sự Sống, http://protestpp.com/protests/
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Việc Làm
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:00 19/08/2015
“Việc làm, như người ta thường nói, là điều cần thiết để nuôi nấng gia đình, dưỡng dục con cái và đảm bảo cho những người thân yêu của mình một đời sống xứng đáng… Công việc… là điều đặc trưng của con người. Nó biểu hiện phẩm giá được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế mà người ta cho công việc là thánh thiêng.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 19 tháng 8 năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Gia Đình. Ngài giải thích về giá trị của việc làm.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sau khi suy nghĩ về giá trị của ngày lễ trong đời sống gia đình, hôm nay chúng ta tập trung vào một yếu tố bổ sung, đó là việc làm. Cả hai đều là một phần của chương trình tạo dựng của Thiên Chúa, nghỉ lễ và làm việc.

Việc làm, như người ta thường nói, là điều cần thiết để nuôi nấng gia đình, dưỡng dục con cái và đảm bảo cho những người thân yêu của mình một đời sống xứng đáng. Đối với một người đứng đắn và lương thiện, điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể nói là: “Đó là một người làm việc”, là một người thật sự làm việc, một người không sống bám vào những người khác trong cộng đồng. Tôi thấy có rất nhiều người Á Căn Đình hôm nay, và tôi sẽ nói như họ nói là, “No vive de arriba - không sống trên lầu”.

Và thực ra việc làm, dưới hàng ngàn hình thức khác nhau, bắt đầu từ gia đình, cũng là chăm lo cho công ích. Và anh chị em học cách sống cần cù này ở đâu? Trước hết anh chị em học trong gia đình. Gia đình giáo dục cách làm việc bằng gương của cha mẹ: cha mẹ làm việc vì lợi ích của gia đình và xã hội.

Trong Tin Mừng, Thánh Gia Nazareth xuất hiện như một gia đình lao động, và chính Chúa Giêsu được gọi là “con bác thợ mộc” (Mt 13:55), hoặc thậm chí là “bác thợ mộc” (Mc 6:3). Và Thánh Phaolô cảnh báo các Kitô hữu: “Người nào không muốn làm thì đừng ăn” (2 Th 3:10). - Đó là một công thức tốt để giảm cân, không làm việc thì đừng ăn! - Thánh Tông Đồ đề cập một cách rõ ràng đến thuyết duy linh sai lạc của một số người, thực ra, họ sống dựa vào anh chị em mình mà “không làm gì cả” (2 Th 3:11). Dấn thân làm việc và đời sống tâm linh, theo quan niệm Kitô giáo, không đối nghich nhau một chút nào cả. Hiểu được điều này thật là quan trọng! Cầu nguyện và làm việc có thể và phải hoà hợp với nhau, như Thánh Bênêdictô dạy. Sự thiếu việc làm cũng có hại cho tinh thần, như việc thiếu cầu nguyện làm tổn thương đến sinh hoạt thực tiễn.

Công việc - tôi nhắc lại, trong hàng ngàn hình thức - là điều đặc trưng của con người. Nó biểu hiện phẩm giá được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Vì thế mà người ta cho công việc là thánh thiêng. Và do đó việc quản trị lao động là một trách nhiệm lớn lao của con người và xã hội, là điều không thể được trao vào tay một số ít người hoặc phó mặc cho một “thị trường” được thần thánh hoá. Gây ra thất nghiệp cũng có nghĩa là gây ra một tác hại trầm trọng cho xã hội. Tôi buồn rầu khi thấy có những người không có việc làm, không thể tìm được việc làm và mất phẩm giá vì không thể đem cơm bánh về nhà. Và tôi rất vui mừng khi thấy những nhà cầm quyền làm việc quá vất vả để tìm việc làm và cố gắng để mỗi người có một công việc. Việc làm là điều thánh thiêng, việc làm đem lại phẩm giá cho gia đình. Chúng ta phải cầu nguyện để không thiếu việc làm trong gia đình.

Cho nên, việc làm cũng như ngày lễ là một phần của kế hoạch của Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa. Trong sách Sáng Thế, đề tài trái đất như khu vườn ở nhà, được trao phó cho sự chăm sóc và làm việc của con người (2: 8.15), được tiên báo bằng một đoạn rất cảm động: “Khi Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có cây cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và chưa có ai để canh tác đất đai, và có một dòng nước từ đất trào lên và tưới nó. “(2:4b-6a). Đó không phải là câu chuyện bịa đặt mà là mặc khải của Thiên Chúa; và chúng ta có nhiệm vụ hiểu và thấm nhuần nó một cách hoàn toàn. Thông điệp Laudato si, là thông điệp đề ra một môi sinh toàn bộ, cũng chứa đựng sứ điệp này: vẻ đẹp của trái đất và giá trị của việc làm được tạo thành để kết hợp với nhau. Cả hai đi cùng nhau: trái đất trở nên xinh đẹp khi nó được tác động bởi con người. Khi công việc bị tách ra khỏi giao ước giữa Thiên Chúa với người nam và người nữ, khi nó bị tách ra khỏi các phẩm chất tinh thần của họ, khi nó bị bắt làm con tin của luận lý thuần lợi nhuận và khinh thường sự đau khổ của đời sống, thì việc hạ giá của linh hồn làm ô nhiễm tất cả mọi sự: ngay cả không khí, nước, cỏ, thức ăn. .. Đời sống dân sự bị thối nát và môi sinh bị hư hại. Những hậu quả của nó ảnh hưởng nhiều nhất đến người nghèo và các gia đình nghèo nhất. Cách tổ chức công việc hiện đại đôi khi cho thấy một khuynh hướng nguy hiểm là coi cho gia đình như một trở ngại, một gánh nặng và một của nợ cho năng suất lao động. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi: Năng suất gì? Và cho ai? Cái được gọi là “Thành Phố Thông Minh” chắc chắn là phong phú trong việc phục vụ và tổ chức; tuy nhiên, nó lại thường thù địch với trẻ em và những người già, chẳng hạn.

Đôi khi những người thiết kế và quan tâm đến việc quản lý sức lao động cá nhân tuyển dụng và sử dụng hoặc loại bỏ tuỳ theo ích lợi kinh tế. Gia đình là một thử thách lớn. Khi sự tổ chức công việc giữ nó làm con tin, hoặc thậm chí ngăn chặn đường đi của nó, thì khi ấy chúng ta chắc chắn rằng xã hội loài người đã bắt đầu làm việc chống lại chính mình!

Các gia đình Kitô hữu nhận được từ hoàn cảnh này một thách thức to lớn và một sứ vụ lớn lao. Họ đứng đầu trận tuyến về những nguyên tắc cơ bản của công trình tạo dựng của Thiên Chúa: căn tính và mối liên hệ của người nam và người nữ, việc sinh sản con cái, công việc chinh phục đất đai và biến thế giới thành nhà ở. Việc làm mất những nguyên tắc cơ bản này là một vấn đề rất nghiêm trọng, và trong ngôi nhà chung đã có quá nhiều rạn nứt! Công tác này không phải là dễ dàng. Đôi khi những sự liên kết giữa các gia đình xem ra giống như Đavid đứng trước mặt Gôliath. .. nhưng chúng ta biết thách thức ấy đã kết thúc như thế nào! Cần phải có đức tin và sự tinh khôn.

Nguyên xin Thiên Chúa ban cho chúng ta biết đón nhận ơn gọi của Ngài với niềm vui và hy vọng, trong thời điểm khó khăn này của lịch sử chúng ta, ơn gọi làm việc để đem lại phẩm giá cho mình và cho gia đình mình.

http://giaoly.org/vn/

Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2015/documents/papa-francesco_20150819_udienza-generale.html
 
Đức Phanxicô luôn trung thành với Vatican II
Vũ Van An
21:52 19/08/2015
Trong khi với đại chúng nói chung và giới truyền thông nói riêng, Đức Phanxicô là người được ca tụng bao nhiêu thì với một số người Công Giáo và không Công Giáo bảo thủ, ngài bị chỉ trích, hay ít nhất càng ngày càng bị cảm nhận một cách khó chịu bấy nhiêu. Đến nỗi có người không ngại tỏ ý mong ngài từ nhiệm.

Đó là trường hợp Karl Keating, sáng lập viên của Catholic Answers. Ông nêu câu hỏi A New Pope in 2016? Và cho biết đây không hẳn là một lời tiên đoán mà chỉ là một thao tác suy tư.

Thao tác này khởi đầu với việc trên đường từ Hán Thành trở về Rôma năm ngoái, Đức Phanxicô, nhân lúc ca ngợi việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm như là “một cử chỉ đẹp đẽ của lòng cao thượng, khiêm nhường và can đảm” đã cho các ký giả tháp tùng hay rằng triều giáo hoàng của ngài “sẽ kéo dài không lâu: hai hay ba năm”.

Tính từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi năm 2013, Karl Keating nghĩ rằng năm 2016 rất có thể là năm ngài sẽ chấm dứt triều đại của mình.

Nếu chỉ có thế thì đâu có gì phải bận tâm. Đàng này, Keating còn thêm nhiều điều dài dòng khác khiến người ta khó lòng nghĩ khác hơn là: ông tỏ ra thiếu kiên nhẫn đối với một triều giáo hoàng nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu.

Thực vậy, theo Keating, Đức Phanxicô được bầu với hoài bão sẽ cải tổ giáo triều Rôma. Về việc này, ngài rõ ràng đã thay đổi hình ảnh công cộng về ngôi vị giáo hoàng và dưới sự hướng dẫn của Đức HY Pell, nền tài chánh của Vatican cuối cùng đã được kiểm soát cách hợp lý. Nhưng chính cuộc cải tổ giáo triều, thì Keating cho rằng “hai năm rưỡi dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, xem ra thay đổi chẳng được bao nhiêu”.

Tuy nhiên, về một phương diện khác, ông thấy Đức Phanxicô rất tha thiết mong việc làm của Thượng Hội Đồng về Gia Đình sẽ hoàn tất mỹ mãn. Như mọi người biết: Thượng Hội Đồng này sẽ họp vào tháng Mười tới và muộn nhất, tông huấn phổ biến kết quả của Thượng Hội Đồng sẽ được công bố trong năm 2016. Năm này cũng có thể là năm hội đồng Hồng Y sẽ đệ trình những đề xuất cuối cùng về việc cải tổ cơ cấu giáo triều để ngài công bố cho thi hành.

Theo Keating, đến lúc đó, nghị trình của Đức Phanxicô kể như đã hoàn tất. Hay đúng hơn, ông cho rằng: lý do để Đức Bênêđíctô XVI từ chức là ngài thấy mình không còn sức mạnh cần thiết để chu toàn sứ mạng. Đức Phanxicô cũng thế, đến lúc đó (năm 2016), ngài có thể kết luận là ngài không đủ sức để chu toàn điều cần chu toàn, sau khi khá thành công trong việc thay đổi hình ảnh, nhưng không thành công bao nhiêu trong giáo huấn cũng như tái tổ chức guồng máy Vatican.

Đọc kỹ bài báo của Karl Keating, ta còn thấy ông hàm một ý sâu xa hơn khi thuật lại câu truyện Thánh Giáo Hoàng Celestinô V. Vị giáo hoàng này được bầu trong một hoàn cảnh chưa từng thấy trong lịch sử Giáo Hội: các vị Hồng Y bị sa lầy trong suốt 2 năm trời không bầu được người kế vị cho Đức Nicôla IV, qua đời năm 1292. Điều này khiến nhà ẩn tu già của Dòng Biển Đức không chịu được nên đã viết thư cho các Hồng Y hay: nếu không bầu người kế vị Đức Nicôla ngay lập tức, cơn giận của Chúa sẽ giáng xuống đầu các vị. Sợ quá các Hồng Y bầu ngay vị ẩn tu già này làm giáo hoàng.

Dù không vui với biến cố này, vị ẩn tu già cũng chấp thuận kết quả cuộc bầu và lấy hiệu là Celestinô V. Keating bảo: là một người dịu dàng nhưng thiếu quả quyết, Đức Celestinô hầu như không biết nói “không” với ai. Kết quả: ngài sẵn sàng đề cử những người xin xỏ vào bất cứ chức vụ gì họ muốn. Thậm chí còn cử nhiệm nhiều người vào cùng một chức vụ. “Ngài thánh thiện nhưng hoàn toàn thiếu khả năng”. Keating kết luận như vậy.

Nhưng ít nhất ngài cũng tỉnh trí đủ để thấy rằng mình không thích hợp đảm nhiệm chức vụ và đã quyết định từ chức sau 5 tháng cầm quyền, sau khi đã chính thức ra sắc lệnh nói rằng Đức Giáo Hoàng có thể từ nhiệm.

Năm 2010, trước khi từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI từng tới viếng thăm mộ của Đức Celestinô V và ở lại lâu để cầu nguyện. Lúc ấy, không ai lưu ý tới sự kiện này, nhưng khi Đức Bênêđíctô XVI quyết định từ chức năm 2013, có người cho rằng quyết định này đã có lúc ở bên cạnh mộ Đức Celestinô V.

Keating cho rằng Đức Phanxicô cũng rất có thể đang trong diễn trình suy nghĩ như thế! Ông viết: “Giống Đức Celestinô V, Đức Phanxicô chắc chắn là người thánh thiện. Cũng như Đức Celestinô, dù ở một mức độ đỡ hơn nhiều, ngài không sánh được với các vị tiền nhiệm mới đây của ngài về kỹ năng ngoại giao hay quản trị.

“Không phải là một dấu hiệu thiếu lòng kính trọng con thảo khi nhận định điều nhiều người vốn nhận định rằng khi nói ứng khẩu, Đức Phanxicô thường hay nói lung tung (confusingly). Chứng cớ ở chỗ Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, thường phải ra trước ống kính máy ảnh để cố gắng xoay xở sao cho lời lẽ của Đức Giáo Hoàng được tạm ổn”.

Keating cho rằng: đã đành triều giáo hoàng nào cũng có những giải thích của phòng báo chí, nhưng phần lớn chỉ là lặp lại bằng ngôn ngữ bình dân các lời lẽ tinh tế và quá cô đọng của vị giáo hoàng thôi. Dưới triều Đức Phanxicô, vấn đề có hơi khác. “Phòng báo chí từng phải đưa bản chất thần học vào những kiểu nói ứng khẩu như ‘tôi là ai mà dám phê phán?’”.

Với một thao tác suy tư như trên, Keating không ngại cho rằng “Có thể, tôi không nói là có lẽ, mà chỉ có thể, vào hồi này năm tới, chúng ta lại sẽ nghe được từ bancông Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô câu long trọng ‘Habemus papam!’ (chúng ta có (tân) giáo hoàng)”.

Trung thành với Vatican II

Linh mục C. John McCloskey có cái nhìn khác với Karl Keating. Trong bài Pope Francis and Vatican II, ngài cho rằng Đức Phanxicô gây ngỡ ngàng cho nhiều tín hữu, nhất là những người Công Giáo nào đã quá quen thuộc với sự sáng sủa của Đức Bênêđíctô XVI và của cả Đức Gioan Phaolô II nữa. Thành thử, họ khó có thể vào sâu được ý nghĩa các lời lẽ của Đức Đương Kim Giáo Hoàng.

Nhưng ngài bị hiểu lầm hơn cả do truyền thông thế tục, dùng internet, không ngừng tô vẽ ngài như người sẵn sàng thay đổi các giáo huấn nền tảng của Giáo Hội Công Giáo, nhất là trong lãnh vực đời sống hôn nhân. Tại Hoa Kỳ, nơi đang chờ đợi chuyến viếng thăm của ngài chỉ một tuần trước Thượng Hội Đồng về gia đình, các suy đoán lại càng “sâu đậm”. Nhiều người hy vọng ngài sẽ nhượng bộ các thay đổi căn để về luân lý tính dục, nhất là liên quan tới người ly dị tái hôn và đồng tính luyến ái. Người Công Giáo hiểu biết nghĩ rằng điều này không thể nào có được. Nhưng một phần vì các lời tuyên bố ứng khẩu của ngài, niềm hy vọng trên cứ thế tồn tại trong tâm trí nhiều người.

Điều không may, theo Cha McCloskey, là một số giám mục và Hồng Y có nhiệm vụ chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng sắp tới đã có cùng hay ít nhất đã khuyến khích các hiểu lầm nêu trên. Nhưng điều may mắn là các vị ấy không có trong hàng ngũ phẩm trật Hoa Kỳ, mà phần lớn thuộc phẩm trật Đức và Áo. Điều may mắn nữa là lực lượng mạnh mẽ nhất bảo vệ giáo huấn truyền thống của Giáo Hội là các mục tử Phi Châu.

Nhân dịp này, Cha McCloskey giới thiệu tác phẩm vừa xuất bản của Eduardo Echeverria, tựa là Pope Francis: The Legacy of Vatican II. Echeverria hiện là giáo sư triết học và thần học hệ thống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit.

Echeverria chứng minh rằng Đức Phanxicô là người của Công Đồng Vatican II và là người trung thành với giáo huấn của Công Đồng này. Ông khám phá ra hai yếu tố chủ yếu có tính giải thích nơi Đức Phanxicô. Thứ nhất, ngài tin rằng Giáo Hội nên phán đoán giữa “có” và “không” bất cứ điều gì truyền thông hiểu về câu “tôi là ai mà dám phê phán?”. Thứ hai, Đức Phanxicô nghiêng nhiều về ý niệm pueblo fiel (“người dân tín nghĩa”) ở Á Căn Đình. Ngài muốn ám chỉ thứ Đạo Công Giáo bình dân chân chính trung thành sâu sắc đối với truyền thống Giáo Hội.

Tác giả này dành nhiều chương nói tới cách xử lý của ngài với các người duy truyền thống cũng như với phe cấp tiến trong Giáo Hội. Ông cũng nói tới các cố gắng của ngài trong việc khuyến khích người Thệ Phản và những ai đứng bên ngoài đức tin Công Giáo chịu tiếp xúc với Rôma. Ông cho rằng sức lôi cuốn của Đức Phanxicô đối với mọi người trên thế giới hiện nay sẽ lôi kéo nhiều người gia nhập Giáo Hội của Chúa Kitô.

Trái với các ấn tượng công cộng, Đức Phanxicô thường đề cập tới cuộc chiến thiêng liêng trong linh hồn mỗi Kitô hữu như chống lại thói ngồi lê đôi mách, thiên kiến và tự dễ dãi với chính mình. Nhưng cùng một lúc, ngài cũng cho thấy sự quan trọng của việc biểu lộ niềm vui và chia sẻ đức tin của ta với gia đình và bằng hữu cũng như tại nơi làm việc.

Cha McCloskey cho rằng các luận điểm trên đến đúng lúc vì Hoa Kỳ, nước đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới, cũng đang chờ đón tiếp Đức Phanxicô tới thăm. Vì sự sụp đổ của Kitô Giáo đang liên tiếp diễn ra tại đây, các giáo huấn của Đức Phanxicô, nếu được hiểu cho đúng đắn, sẽ đóng một vai trò lớn quyết định số phận Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này tất nhiên sẽ có ảnh hưởng tới việc đề cử các thành viên mới cho Tối Cao Pháp Viện, một định chế hiện đang gây rất nhiều tai họa cho lãnh thổ trước đây vẫn hãnh diện là của Kitô Giáo, mà gần đây, phán quyết hôn nhân đồng tính được kể là tai họa lớn nhất.

Ít nhất, quan điểm của Echeverria cũng là phản cực cho những “thao tác suy tư” kiểu Karl Keating.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh tai Giáo Xứ Bến Sắn, Gp.Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
07:05 19/08/2015
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh tai Giáo Xứ Bến Sắn, Gp.Phú Cường

Tòa Thánh đã ban Sắc Chỉ Mở Năm Thánh cho Giáo xứ Bến Sắn. Đó là một tin vui với tất cả mọi người, đặc biệt với giáo xứ Bến Sắn này.

Xem Hình

Hôm nay ngày 18.8.2015, chúng tôi đến nhà thờ Bến Sắn từ rất sớm, từng pano, từng khảu hiệu, cờ xí đã được giăng lên để chào đón sự kiện này. Đoàn người tiến vào khuôn viên với những tà áo đủ màu sắc của quý bà, lịch sự của quý ông đã đem lại một niềm vui phấn khới. Tay bắt mặt mừng của quý cha và của quý khách phương xa, đã nói lên tình hiệp thông sâu sắc. Ban kèn đồng của giáo xứ, dù mới được thành lập đã tấu lên những khúc Tạ ơn làm nức lòng người.

9 giờ 30, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước đã chủ tọa nghi thức Khai Mở Năm Thánh tại cuối nhà thờ. Cùng tham dự có Cha Tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, Cha xứ Đaminh Nguyễn Đức Trung cùng 30 quý cha trong và ngoài giáo phận.

Sau lời nguyện khai mở năm thánh, Đức Giám Mục đã mở cửa nhà thờ, mọi người vỗ tay chào mừng sự kiện này và cùng tiến vào nhà thờ.

Mặc dù thánh lễ được cử hành ngoài giờ và thời tiết khá nóng nhưng ngôi nhà thờ 500 chỗ ngồi đã không còn chỗ trống, chúng tôi thấy có rất nhiều bạn trẻ tham dự thánh lễ một cách sốt sáng. Tạ Ơn Chúa.

Trước khi cử hành thánh lễ, cha Giuse Nguyễn Xuân Tuấn đã tuyên đọc Sắc chỉ năm Thánh cho Giáo xứ.

Mở đầu thánh lễ, ĐGM mời gọi cộng đoàn sốt sáng hướng về Thánh Tâm Chúa, nơi mà nguồn mạch yêu thương đã tuôn đổ vì tội lỗi chúng ta. Chúng ta hãy hết lòng thờ lạy, tôn vinh Thánh Tâm để được hưởng ơn tha thứ, cứu chuộc.

Tóm tắt bài giảng của Đức Cha Giuse: Khi tên lính cầm đòng mà đâm vào cạnh sườn Người thấu lên đến trái tim, tức thì máu cùng nước chảy ra. Tất cả những sụ việc ấy để nói lên rằng: Thiên Chúa yêu thương con người với tình thương thật bao la, thật lớn lao, lớn hơn cả tội lỗi chúng ta. Vì thế chúng ta khẩn khoản nài xin Máu Châu Báu Cực Thánh Ngài tuôn ban Lòng Thương Xót xuống cho mỗi người chúng ta.

Vài nét Lịch sử Bến Sắn

Theo lời truyền tụng của các bậc lão thành để lại thì họ đạo Bến Sắn được hình thành từ khoảng 1844 và 1854 do những người Miền Trung ( Đàng Trong) trốn vào đây do thời cuộc, vì đa số người dân gốc Tây Sơn – Bình Định, như làng võ Tân Phước Khánh, Bà Trà vẫn còn lưu dấu. Và triều đình Nhà Nguyễn ra chỉ bách đạo năm 1854 tại miền nam, người dân đã che chở cho các cố đạo bằng cách dấu các ngài dưới hố sâu, nay dấu tích Hố Cha vẫn còn.

Khoảng năm 1889 nhà thờ được di chuyển ra gần đường lớn và nhà thờ được xây bằng cột gỗ mái lợp ngói, sau đó bị hư hỏng, năm 1942-1944, cha sở Búng coi sóc Họ Đạo đã cho xây dựng mới ngôi nhà thờ theo kiểu Âu Châu và tranh kiếng mầu nhưng sau đó vì chiến tranh 1945 bị phá hủy bình địa do tiêu thổ kháng chiến, từ đó dân chúng tản mát nhiều nơi đi sâu hơn vào vùng Bố Mua, về Thủ Dầu Một về Hưng Định, Thuận An, Bình Dương, số còn lại dựng Nhà Thờ bằng vật liệu tạm bợ và nhà thờ lại di chuyển nhiều chỗ, 1946 nhà thờ mới lại được làm bằng gỗ gần nền cũ, rồi lại vì thời cuộc di dời vào khu trù mật ở Khánh Vân. Sau 30/4/1975 nhà thờ lại di chuyển về nền cũ như hiện nay.

Bến Sắn trước 1945 có cha sở ở tại chỗ có nhà xứ và nhà Dì Phước cùng các lớp dạy chữ và giáo lý, sau này vì chiến tranh nên không có cha thường xuyên đến sinh hoạt nên đời sống giáo dân sa sút ( vì Bến Sắn trong vùng chiến khu D )

Đến 1980 cha Vinh sơn Trần Thế Thuận về dâng lễ hàng tuần và 1986 ngài mới được bài sai về làm chánh xứ Bến Sắn, nhưng đến 27/4/1989 ngài mới chính thức được thường trú, và bắt tay vào việc phục hồi lại Bến Sắn vì nhà thờ dã chiến hư nát xiêu vẹo, đất đai nhà thờ bị chiếm dụng nên phải chuộc lại và kiến thiết lại Nhà thờ, nhà xứ, nhà giáo lý,

Tháng 8/2010 cha Gio an Bt Nguyễn Minh Hùng về làm chánh xứ Bến Sắn,

Và tháng 7/2013 cha Đa Minh Nguyễn Đức Trung về làm chánh xứ Bến Sắn đến nay

Giáo xứ Bến Sắn thuộc giáo hạt Phú Cường, Giáo phận Phú Cường

Các cha đã phục vụ Bến Sắn các thời kỳ

Trước 1945 các Thừa Sai coi sóc và các cha Phê rô Vinh, Giuse Quang

Sau 1945 các cha Gio a kim Nguyễn Văn Nghị

Gia cô bê Huỳnh Văn Của ( sau làm Giám mục Phú Cường)

Phê rô Nguyễn Văn Sum

Phê rô Nguyễn Văn Phát

To ma Nguyễn Minh Chánh

Micaen Nguyễn Văn Minh

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Giáo phận Thái Bình: Đức cha Phêrô ban Bí tích Thêm sức tại Giáo xứ Nguyệt Lãng
BTT Giáo Phận Thái Bình
17:30 19/08/2015
Giáo phận Thái Bình: Đức Cha Phêrô ban Bí tích Thêm sức tại Giáo xứ Nguyệt Lãng

Chiều thứ Tư, ngày 19 tháng 8 năm 2015, Đức Cha Phêrô – Chủ chăn Giáo phận, đã về chủ sự thánh lễ và ban Bí tích Thêm sức cho 118 em tại nhà thờ Giáo xứ Nguyệt Lãng.

Xem Hình

Trong ngày lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, các em đã làm rạng rỡ đến toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo xứ. Vì thế, bầu khí của cộng đoàn Giáo xứ tràn ngập niềm vui khi vị Chủ chăn Giáo phận về tới khuôn viên thánh đường Giáo xứ.

Đúng 17g30, đoàn rước bắt đầu từ nhà xứ tiến vào thánh đường. Khi đến cuối nhà thờ, các em dừng lại để chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Cha và quý cha. Hạnh phúc biết bao, qua những năm tháng học hỏi giáo lý chuyên chăm, hôm nay 118 em chuẩn bị lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần vinh dự tiến vào thánh điện với niềm hân hoan và tin tưởng được thể hiện trên từng gương mặt.

Đồng tế với Đức Cha, có cha chánh xứ Vinc. Phạm Văn Sơn, cha Giuse Đinh Khắc Vịnh OP, cha Đaminh Bùi Thế Truyền, cùng với sự hiệp thông của quý tu sĩ, quý phụ huynh, các Hội đoàn và cộng đoàn Giáo xứ.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha ngỏ lời chào chúc cộng đoàn. Đồng thời, ngài nói với các em: “Chúng cvon thân mến, hôm naychúng con lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, đây là Bí tích viên mãn để hoàn thành nền tảng đời sống Kitô hữu cho chúng con, giúp chúng con trở thành những chiến sĩ của Chúa Kitô. Vậy chúng con hãy chuẩn bị tâm hồn sốt sắng và sạch mọi tội lỗi, hầu xứng đáng lãnh nhận hồng ân cao cả này”.

Sau bài giảng, cha xứ giới thiệu lên Đức Cha 118 em đã được học hỏi giáo lý và chuẩn bị sẵn sàng, ngài xin Đức Cha ban Bí tích Thêm sức cho các em. Tiếp đến, Đức Cha mời gọi cộng đoàn và nhất là các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức lặp lại lời tuyên xưng đức tin, sau đó ngài cử hành nghi thức ban Bí tích Thêm sức qua việc đặt tay, cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các em, và xức dầu trên trán từng em.

Cuối thánh lễ, một em đại diện cho 118 em vừa được lãnh nhận Bí tích Thêm sức nói lên lời tri ân Đức Cha, quý cha, các bậc cha mẹ cùng toàn thể cộng đoàn. Cùng với tâm tình biết ơn ấy, các em dâng lên Đức Cha lẵng hoa tươi thắm.

Kết thúc thánh lễ, 118 em lãnh nhận Bí tích Thêm sức và tất cả các em thiếu nhi xếp thành hai hàng dài tiến lên nhận quà của Đức Cha ban tặng.

Bằng sự cố gắng học hỏi, đào sâu lời Chúa cũng như sự động viên, cầu nguyện của cha mẹ, người thân, các em đã nhận thức và trưởng thành hơn trong đời sống đức tin của mình. Đặc biệt, trong số 118 em, có 20 em đã ở độ tuổi 20.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam : Lễ tuyên khấn trọng thể năm 2015
BTT Dòng Đa Minh
17:47 19/08/2015
HVĐM (15-08-2015) - Cùng hòa chung trong bầu khí hân hoan với toàn thể Giáo Hội của đại lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam hôm nay cũng rất vui mừng vì có 11 anh em trong Tỉnh Dòng tuyên khấn trọng thể tại Thánh Đường Giáo xứ Mân Côi. Với việc tuyên khấn trọng thể này, các anh em nói lên lòng quyết tâm theo Chúa đến cùng trong đoàn sủng Dòng Anh Em Thuyết Giáo và mong muốn trở thành khí cụ mang Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người.

Xem Hình

Cha Giám tỉnh Giuse Nguyễn Đức Hòa, OP. chủ sự thánh lễ; cùng đồng tế có cha Phụ tá Giám tỉnh Vinhsơn Phạm Xuân Hưng, OP.; quý cha Bề trên các tu viện, tu xá và hơn 100 linh mục trong và ngoài Tỉnh Dòng; cùng sự hiện diện đông đảo của quý khách, quý ông bà cố, quý thân nhân và ân nhân của các khấn sinh.

Thánh lễ bắt đầu lúc 8 giờ. Sau phần công bố Tin Mừng, cha Giám sư Sinh viên Giuse Nguyễn Cao Luật, OP. giới thiệu quý thầy xin tuyên khấn trọng thể với cha Giám tỉnh và cộng đoàn. Sau đó, các thầy phủ phục để tỏ bày ý nguyện của mình, qua việc “xin lòng thương xót của Chúa và của anh em”.

Trong bài giảng, cha Giám tỉnh chia sẻ với cộng đoàn về ý nghĩa của 3 lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục mà quý thầy sẽ tuân giữ suốt đời. Lời khấn khiết tịnh giúp quý thầy có được một tâm hồn quảng đại, bao la để có thể yêu thương tất cả mọi người không trừ một ai, chứ không bị gói gọn tình cảm chỉ cho một người mà thôi. Lời khấn khó nghèo giúp quý thầy có một thái độ thanh thoát để có thể ra đi đến khắp mọi miền làm chứng cho Tin Mừng với một con tim tinh tuyền, trong sáng, vô vị lợi. Cuối cùng, lời khấn vâng phục giúp quý thầy có thể dâng hiến tất cả cuộc sống của mình để cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” như chính Chúa Giêsu là Đấng đã vâng phục Thiên Chúa Cha đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá để đem ơn cứu độ cho nhân loại. Các thầy tuyên khấn trọng thể hôm nay cũng được mời gọi theo gương Chúa Giêsu: dâng hiến trọn vẹn xác hồn cho Thiên Chúa và tha nhân.

Sau bài chia sẻ của cha Giám tỉnh là Nghi thức Tuyên khấn. Đầu tiên, các khấn sinh tiến lên cung thánh và phủ phục. Sau đó, tất cả quý cha cùng với cộng đoàn hát Kinh Cầu Các Thánh xin Thiên Chúa đoái nhìn đến các thầy sắp tuyên khấn. Tiếp theo, từng khấn sinh tiến đến, đặt tay trên Sách Hiến Pháp và Chỉ Thị để tuyên khấn. Sau khi các anh em đã nói lên lời khuyên khấn trọng thể của mình, cha Giám tỉnh và một số cha đại diện Tỉnh Dòng tiến đến ôm hôn, và cầu chúc bình an các anh em như dấu chỉ hiệp thông và huynh đệ.

Tiếp theo là phần Phụng vụ Thánh Thể. Cha Giám tỉnh mời gọi cộng đoàn dâng mọi ý nguyện lên Thiên Chúa, đặc biệt kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các anh em khấn sinh để các anh em không chỉ yêu mến Lời Chúa mà còn biết gắn kết sâu xa với Bí tích Thánh Thể - Nguồn lương thực thần linh.

Sau lời nguyện Hiệp lễ, cha Giám tỉnh đại diện Tỉnh Dòng nói lời tri ân quý ông bà cố đã sẵn sàng dâng hiến những người con yêu dấu của mình cho Thiên Chúa qua Hội Dòng; đồng thời cha cũng cám ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và quý khách đã đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các khấn sinh hôm nay.

Sau thánh lễ, cha Giám tỉnh, quý cha, quý thầy, quý thân nhân và ân nhân, cùng chung vui với các anh em khấn sinh trong bữa cơm thanh đạm tại khuôn viên tu viện. Cha Bề trên tu viện Mân Côi Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP. chào mừng mọi người và thánh hóa bữa ăn. Cha Giám tỉnh, và hai cha Giám sư Sinh viên đã đến từng bàn của các khấn sinh hỏi thăm, chúc mừng ông bà cố và gia đình.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Maria và thánh phụ Đaminh, ban cho các anh em tuyên khấn trọng thể hôm nay luôn được bình an, mạnh khỏe và hăng say nhiệt tâm với sứ vụ để Lời Sự Sống của Thiên Chúa được cắm rễ và triển nở trong tâm hồn mọi người.
 
Phóng Sự Hội Chợ Hè 2015 tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Qúy
18:01 19/08/2015
Phóng Sự Hội Chợ Hè 2015 tại Giáo xứ Việt Nam Seattle.

SEATTLE. Hội Chợ Hè tại giáo xứ CTTĐVN Seattle trước đây thường tổ chức vào những ngày cuối tuần của tuần lễ cuối tháng 8, trong những năm gần đây cứ mỗi độ hè về, vào dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, giáo xứ có thông lệ tổ chức Hội Chợ Hè mang truyên thống văn hóa Việt Nam tính đến nay là lần thứ 22. Hội Chợ Hè lần 22 năm nay mang chủ đề " VÌ TƯƠNG LAI" được diễn ra tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ thuộc thành phố Tukwila vào ba ngày 14, 15 và 16 tháng 8 năm 2015. Ba ngày Hội Chợ được diễn ra trong bầu khí vui tươi mang tính hồn Việt đầy sức sống của người Công Giáo Việt Nam tại tiểu bang Washington. Ba ngày Hội Chợ với chương trình văn nghệ có sự hiện diện đông đảo của các ca sĩ lừng danh như: Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung, Đan Nguyên, Lâm Mai Hương, Thế Sơn, Đoan Trang, Như Thảo, Bảo Sơn, Hồ Hiệp.Xin điểm qua những phần chính của ba ngày Hội Chợ Hè:

Xem Hình

Thứ Sáu ngày 14 tháng 8: Theo chương trình hôm nay là ngày khai mạc hội chợ có cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam lúc 6 giờ và thánh lễ đại trào tại lễ đài.Từ 10 giờ sáng, trời bắt đầu đỗ mưa, cơn mưa tầm tả sau những tuần nắng oi bức nơi xứ cao nguyên tình xanh, trời đã về chiều gần đến giờ rước kiệu nhưng cơn mưa vẫn kéo dài nên mọi chương trình ngoài trời đã được đình chỉ. Đúng 5 giờ thánh lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt nam được cử hành trong nhà thờ với nghi lễ trang trọng.Trước thánh lễ một phụng vũ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ trình diễn khá phong phú. Tuy trời mưa khá tầm tả, nhưng số giáo dân tham dự thánh lễ khá đông đảo. Thánh lễ được bắt đầu khi màn phụng vũ kính CTTĐVN vừa dứt. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ cùng với các linh mực đồng tế. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng các vị đại diện thành phố Tukwila cùng quan khách và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ. Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. Trong thánh lễ, cha chủ tế phụ trách giảng lễ với bài chia sẻ ngắn gọn, ngài nhấn mạnh đến gương các vị anh hùng tử đạo tại Việt nam với lời nguyện cầu: Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho ý nguyện xây dựng ngôi thánh đường mới mang tên các Thánh Tử Đạo Việt Nam sớm đạt đưọc thành tựu tốt đẹp. Sau thánh lễ là cuộc vui với chương trình văn nghệ tại Hội Quán giáo xứ. Các nhóm sắc tộc đã đóng góp phần lớn cho chương trình văn nghệ của đêm thứ sáu với những điệu vũ khá phong phú và sinh động đã thu hút số khán giả đến gần 11 giờ mới chấm dứt.

Thứ Bảy ngày 15 tháng 8: ngày thứ hai của Hội Chợ, hôm nay xứ cao nguyên tình xanh được trở lại với bầu trời tươi mát nhờ trận mưa hôm qua. Chương trình Hội Chợ Hè được thay đổi nên thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được cử hành long trọng tại lễ đài lúc 10 giờ. Từ sáng sớm những nhóm phục vụ các gian hàng đã tề tựu để lo công việc chuẩn bị cho một ngày khá bận rộn để chào đón đồng hương đến tham dự Hội Chợ. Các gian hàng bất vụ lợi đều mong muốn đạt đưọc kết quả càng cao càng tốt để đưa vào quỹ xây dựng giáo xứ. Mới hơn 9 giờ sáng, dòng người đỗ dồn vào khu vực Hội Chợ khá đông đảo, bước vào cổng nhà thờ, một mô hình nhà thờ mới được xuất hiện làm mọi người sững sờ khi nhìn thấy mô hình nhà thờ với 2 ngọn tháp cao vút giữa bầu trời nơi xứ cao nguyên tình xanh. Thật tuyệt vời, ai cũng vui mừng và tấm tắt khen ngợi với ước mơ mô hình này sẽ sớm trở thành ngôi thánh đường thực, hiện diện bên dòng sông Green River thơ mộng này.

Đúng 10 giờ thánh lễ đồng tế mừng kính Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời tại lễ đài do linh mục Đào Xuân Thành chủ tế, đoàn đồng tế có linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Nguyễn Thanh Bích DCCT và linh mục Cường Dòng Tên. Mở đầu thánh lễ linh mục chủ tế ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài nói: giáo xứ hân hoan chào đón quý Cha, quý quan khách, quý tu sĩ, quý giáo đoàn, hội đoàn và toàn thể dân Chúa trong và ngoài giáo xứ. Trước hết chúng ta cùng tạ Chúa đã cho chúng ta bước vào ngày thứ hai của Hội Chợ với một ngày đẹp trời, sau trận mưa hôm qua nay khá mát mẽ. Hôm nay chúng ta thực sự khai mạc Hội Chợ Hè bằng thánh lễ tạ ơn cùng với Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta sống trong những ngày Hội Chợ "Vì Tương Lai" được sinh nhiều ân ích thiêng liêng, thánh thiện. Vì Tương Lai, xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta đạt được ước mơ xây dựng ngôi thánh đường mới khang trang để thờ phượng Chúa theo tinh niềm tin sắt son của người Công Giáo Việt nam tại Tổng Giáo Phận Seattle và tiểu bang Washington, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau. (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Linh Mục Cường Dòng Tên phụ trách giảng lễ với bài chia sẻ ngắn gọn, ngài nhấn mạnh về đức khiêm nhường của Mẹ Maria với lời nguyện cầu: Xin Mẹ ban cho chúng con luôn có đời sống khiêm hạ khi phục vụ tha nhân và Giáo Hội cũng như giáo xứ, nhất là xin cho chúng con được hiệp nhất trong nguyện vọng xây dựng ngôi thánh đường mới "Vì Tương Lai" của giáo xứ chúng con"

Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ với lễ chào cờ và phút mặc niệm được cử hàng trọng thể. Kết thúc lễ chào cờ, cha chánh xứ cùng với các vị đại diện giáo xứ cắt băng Khai mạc Hội Chợ với tràng pháo nổ dòn và đoàn múa lân chào mừng đồng hương cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ hiện diện. Một ngày dài sinh hoạt khá sôi động theo chương trình Hội Chợ với những tiết mục rất đa dạng như đố vui để học, các trò chơi giải trí, bingo, các tiết mục văn nghệ do các giáo đoàn, hội đoàn và các nhóm trình diễn, càng về chiều lượng người càng đỗ dồn về khu vực Hội Chợ càng đông. Vào khoảng 8 giờ tối chương trình Đại Hội Hội được bắt đầu, nhìn quanh khu vực Hội Chợ, tôi thấy các gian hàng đều bận rộn lo chuyện phục vụ khách hàng từ gian hàng bún riêu, hủ tiếu, cháo lòng, các gian hàng bún thịt nướng, chả giò, bánh tiêu, bánh cam ôi thôi nhiều thứ quá, thứ nào cũng thơm phức hương vị quê hương, đặc biệt gian hàng phở bán trong quán ăn giáo xứ nơi mát mẽ thoải mái nên anh em phục vụ làm luôn tay, thật khá bận rộn. Sống trong những ngày Hội Chợ, ai cũng tưởng như đang sống tại quê nhà trong những ngày vào thời thanh bình từ thuở chưa có cộng sản thống trị đất nước. Từ 8 giờ 30 khu vực Hội Chợ qúa đông đảo đồng hương ước độ khoảng hơn 7 ngàn người tham dự chương trình văn nghệ. Tiết mục chính của giáo xứ trong đêm văn nghệ này là hoạt cảnh: " Bốn mươi năm nhìn lại " gồm nhiều diễn viên từ các giáo đoàn, hội đoàn đủ mọi lứa tuổi đóng góp phần trình diễn. Hoạt cảnh mô tả lại cảnh vượt biên đầy kinh hoàng của tập thể người Việt bỏ nước ra đi khi cộng sản chiếm trọn miền Nam. Họ đi với con thuyền mong manh vượt qua biển cả đầy hiểm nguy, họ ra đi với 2 bàn tay trắng nhờ mang trong lòng niềm tin tôn giáo mà họ đã vượt thắng. Nhìn lên sân khấu thấy hình ảnh con thuyền với người ngồi cầm quyển Phúc Âm đưa cao lên trong hoạt cảnh, mọi người đều hồi tưởng lại cảnh hiểm nguy của những ngày vượt sóng gió giữa đại dương để đi tìm tự do theo tiếng hát lồng vào hoạt cảnh thật cảm động: " tự do ôi tự do" giọng MC khá truyền cảm đã gợi lại cảnh những người Công Giáo đến tại miền Tây bắc Hoa Kỳ, họ qui tụ nhau và cùng nhau xây dựng nơi thờ phượng Chúa từ ngôi nhà nguyện bé nhỏ đến khi có được Trung Tâm Cộng Đồng gần khu phố Seattle nay tiến đến nơi tương đối khang trang hơn, có cơ sở để xây dựng hơn tại thành phố Tukwia bên dòng sông thơ mộng. Vì Tương Lai, cha chánh xứ đã phối hợp với các Hội Đồng, Các Giáo Đoàn, Các Ban ngành đã đưa ra kế hoạch xây dựng ngôi nhà thờ mới mà mô hình đã được trưng bày trong những ngày Hội Chợ thật tuyệt vời. Màn hoạt cảnh diễn tả lại cảnh từ khi bỏ nước ra đi về đây xây dựng Cộng Đồng và "Vì Tương Lai "tất cả đều trong giai đoạn nổ lực hướng đến việc xây một ngôi thánh đường mới. Hình ảnh ngôi nhà thờ mơí xuât hiện kết thúc hoạt cảnh "bốn mươi năm nhìn lại "Kết thúc hoạt cảnh với bản nhạc: "Bước Chân Việt Nam" do lin h mục Đào Xuân Thành trình bày với một nhóm các bạn trẻ phụ hoạ: "Từ nghìn trùng xa, ai vẫn hát vang lời Việt Nam - Nhìn về đại dương, ta nhớ hướng quê nhà ở đó. - Còn nhiều lầm than, sau phút súng gươm buồn lặng im, là tiếng khóc thương đời biệt ly, bên tiếng hát ru gọi người về...." Đêm văn nghệ kết thúc lúc 11 giờ, mọi người ra về và hẹn trở lại vào ngày thứ ba của chương trình Hội Chợ.

Chúa Nhật ngày 16 tháng 8: Trời khá đẹp, các nhóm phục vụ các gian hàng đều có mặt ngay từ sáng sớm, và đông đảo giáo dân tham dự thánh lễ lúc 7:30 tại nhà thờ. Từ 9 giờ sáng khu vực Hội Chợ đã có khá đông giáo dân, tất cả đều chuẩn bị cho cuộc rước kiệu. Gần 10 giờ, một hồi chuông ngân vang báo hiệu giờ rước kiệu bắt đầu. Đúng 10 giờ, vị MC hướng dẫn đoàn kiệu thông báo:"Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, giờ rước kiệu bắt đầu, kính mời quý vị đứng vào vị trí của đoàn thể mình để cuộc rước kiệu bắt đầu."Thứ tự đoàn rước được xưóng lên. Cha chủ sự cử hành nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ La Vang và xông hương trước xe kiệu Đức Mẹ và xe kiệu Các Thánh Tử Tử Đạo Việt Nam. Sau nghi thức xông hương, đội trống cử hành nghi lễ mở đầu đoàn rước bằng một bài trống theo điệu tấu bà khá sinh động. Đoàn kiệu bắt đầu khi hồi trống vừa dứt với gần ba ngàn giáo dân hiện diện, sau hơn 30 phút đoàn kiệu trở về lễ đài. Trước thánh lễ, Ban phụng vũ do trường Việt Ngữ Đắc Lộ dâng lên Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt nam những vũ điệu thật tuyệt vời để chúc tụng thánh danh Mẹ.

Thánh lễ đồng tế đặc biệt mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được bắt đầu lúc 10 giờ 45 phút do linh mục chánh xứ chủ tế, cùng đồng tế có linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên và một số linh mục khách đến từ Dòng Tên, Dòng Chúa Cứu Thế, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng quan khách cùng toàn thẻ cộng đoàn dân Chúa và giới thiệu quý linh mục dâng lễ với cộng đoàn hiện diện, ngài nói: Tạ ơn Chúa đã qui tụ chúng ta về đây hôm nay để cùng nhau cung nghinh Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Vì Tương Lai chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho công cuộc xây dựng ngôi thánh đường mới, ngài tươi cươì nói: quý vị nhìn mô hình nhà thờ mới có đẹp không ? (tiếng vỗ tay hoan hô như biểu đồng tình phải thực hiện cho bằng được ngôi nhà thờ như thế), nhiều tiếng vọng lại: đẹp-đẹp

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ lời Chúa. LM Nguyễn Thanh Bích phụ trách giảng lễ theo phụng vụ lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ngài đề cập đến hình ảnh Mẹ là một cô thôn nữ, nhưng Mẹ nói lên lời bất hũ mà bài ca Magnificat đã mô tả: Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa"... Ngài lại liên tưởng đến quê hương Việt Nam, ngài nói: Trên quê hương Việt Nam toàn dân hiện sống trong cảnh cùng cực và chứng kiến sự kiêu căng của nhà cầm quyền Việt Nam qua các dự án xây tượng đài tốn hàng ngàn tỉ, trong lúc dân chúng bị mất đất mất nhà, đói khổ. Người ta đang sống trong sự dối trá- vô cảm và tham ô..."Ngài nhấn mạnh, chúng ta hãy cầu xin Chúa dẹp tan phường thần trí kiêu căng, lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ để cho thế giới cũng như quê hương Việt Nam được sống trong sự kính sợ Chúa. được hưởng sự an bình.."Kết thúc thánh lễ với lời cảm ơn của cha chánh xứ ngắn gọn. Ngày thứ ba của Hội Chợ đưọc tiếp nối với nhiều tiết mục khá phong phú, giờ cao điểm là có sự hiện diện của các ca sĩ lừng danh gồm Như Quỳnh, Đan Nguyên, Thế Sơn, Hồ Hiệp...Trước khi bế mạc ba ngày Hội Chợ, màn trình diễn (fashion show) gồm 19 thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng trong tà áo dài tha thướt trình diện trước đông đảo đồng hương đang hiện diện với tiếng vỗ tay vang dội khá sinh động. Kết thúc Hội chợ là phần xổ số Hội Chợ Vui Hè. Hào hứng nhất là hình ảnh của nhóm bạn trẻ đã trúng ngay lô độc đắc loại vé đặc biệt $100 mỗi vé trúng $1,500.00, họ reo hò, nhảy múa vui mừng cùng nhau chạy lên nhận phần thưởng ngay tại chỗ, lô an ủi cũng có người trúng đang hiện diện khi xổ số. Phần xổ loại số $4 gồm 4 lồng cầu, mỗi lần quay khá hồi hộp. Hội Chợ Hè lần thứ 22 bế mạc lúc 7 giờ tối sau lời cám ơn của cha chánh xứ đến toàn thể quý đồng hương hiện diện. Mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những “thiên thần” mất cuộc sống
Bảo Giang
21:08 19/08/2015
Những “thiên thần” mất cuộc sống. Phần 4

“ Sau 70 mùa thu chết, Muốn cải thiện đời sống xã hội, muốn cứu lấy cuộc sống của dân tộc mai sau, chúng ta chỉ còn một phương cách duy nhất. Hãy đứng dậy, phá bỏ cái giường nằm, cái lề thói với những căn nguyên gây ra tội ác kia đi và thay vào đó là một chương trình giáo dục nhân bản, thực dụng, tự nhiên, cho những thế hệ tiếp nối. Hãy đứng dậy đi. Bởi vì, cho đến nay chúng ta không còn một chọn lựa nào khác nữa. Phải thay đổi, phải hoàn toàn thay đổi thái độ của chúng ta thôi. Không thể chờ đợi gì thêm…”

III. Triệt hạ tận căn nền văn hóa bá đạo CS.

“ Bé thơ ơi, nín đi, đừng khóc…

Như tôi đã viết ở phần trên, có hai nguyên nhân trực tiếp tác động vào đời sống con người. Ở đó, nó không chỉ góp phần xóa sổ yêu thương, triệt hạ tình nghĩa của con người với con người, con người với xã hội. Trái lại, nó còn làm đảo lộn nhân sinh quan, làm băng hoại nền luân lý đạo đức và văn hóa của xã hội. Tệ hơn, nó tạo ra cuộc khủng hoảng tội ác, trong đó nạn phá thai, một phương cách giết người không bị quy trách nhiệm về mặt hình sự đã bùng nổ. Đến nay, tuy không có thống kê chính thức, nhưng người ta ước tính là mỗi năm có đến hàng chục, hàng trăm ngàn thai nhi bị tước đoạt cuộc sống trước khi chào đời. Sự việc này trở thành mối lo, nỗi đau khổ và băn khoăn của mọi người, mọi nhà. Tuy đau xót, người ta vẫn không tìm ra được phương cách cứu vãn. Bởi lẽ, Việt cộng luôn ngày đêm cài đặt những phương cách tồi tệ về giáo dục và đời sống lên giường nằm của người Việt Nam. Trước hết:

1. Cài đặt nền Văn hóa bá đạo vào đất nước.

Sau khi thành lập đảng cộng sản Đông Dương vào ngày 3-2-1930, tập đoàn CS Hồ chí Minh đã triệt để áp đặt một nền giáo dục phản luân lý, phản nhân tính, rập khuôn theo chủ nghĩa tam vô vào xã hội, vào học đường tại Việt Nam. Từ đây, Việt cộng nhắm tới hai mục tiêu: Triệt tiêu ảnh hưởng của nền giáo dục nhân bản, đạo đức là nền tảng của xã hội, của gia đình vốn có trong nền văn hóa của Việt Nam. Kế đến, chiếm đoạt và giải thể toàn bộ các cơ sở giáo dục của tôn giáo nhằm triệt hạ mọi ảnh hưởng đạo đức, công bằng, nhân hậu, chân thật, tốt lành của tôn giáo vào xã hội. Bấy nhiêu vẫn chưa thỏa, CS còn tìm cách cài đặt cái đầu lâu của Hồ chí Minh vào Đền, Chùa, nơi trang nghiêm… để phá hoại niềm tin, lòng đạo hạnh của con người với con người và từ con người với thần linh.

Nơi học đường. Ngay từ khi đứa trẻ chưa đến trường, hoặc khi vừa vào lớp, chúng không hề được dạy bảo về lòng Nhân, Lể, Nghĩa, Hiếu, Tín, Trung. Không được học về tình yêu thương, nghĩa đồng bào. Trái lại, chúng được dạy dỗ bởi những hoang đường dối trá về một xã hội như “ thiên đường”. Ở đó người dân được hưởng tự do hạnh phúc. Ở đó, trong thiên đường cộng sản không còn cảnh người bóc lột người. Và có một lãnh tụ “ siêu hạng” vì dân vì nước, suốt đời hy sinh không vợ, không con. Đã thế, còn yêu thương thiếu nhi hơn cả cha mẹ của chúng! Rồi trẻ được học về một nước Việt Nam anh hùng. Bước ra ngõ là gặp anh hùng… rơm! Anh hùng nhiều đến nỗi, người nghèo phải đi gánh phân bón trên cánh đồng thay cho những chiếc xe kéo cũng được phong danh hiệu anh hùng!

Rồi người chiến binh bị chỉ huy đẩy ngã vào bánh xe kéo pháo trượt dốc, chết thê thảm mới là đau thương. Sau lễ tấn phong là bia tàn nhang lạnh, cỏ hoang mọc lên. Mộ “anh hùng” nằm bẹp dưới chân cái mả hoành tráng mang chữ “ liệt sỹ Trung quốc”! Tiếp theo là bài học đánh thắng hai tên thực dân đầu xỏ thế giới là Pháp và Mỹ, được cả thế giới nể trọng! Về phần nhà nước thì được lãnh đạo bởi những “đỉnh cao trí tuệ” không ai mắc bệnh thần kinh, nên người dân được ấm no, hạnh phúc, được sống sung túc trong một xã hội “công bằng, dân chủ gấp ngàn lần các nước tự do tây phương” (Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nhà nước). Ở đó, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và làm chủ tập thể đất nước” (hiến pháp).

Đời học sinh không hề được nghe biết về một Hồ chí Minh gian ác, chơi chạy, trộm cắp từ Pháp sang Tàu. Vào tù cũng không quên nghề trộm cướp ( vụ tập thơ Ngục Trung Nhật Ký). Chuyện HCM lấy vợ thì nào phải một lần. Đã thế, Y còn giết vợ đợ con (vụ Nông thị Xuân). Kế đến là bất nhân bất nghĩa, viết bản cáo trạng, tố cáo gian cho ngưòi phụ nữ làm ơn cho chính mình để giết bà ( vụ bà Nguyễn thị Năm). Học sinh cũng chẳng bao giờ được học biết về cái công hàm bán nước của Phạm văn Đồng (1958). Chẳng được nghe, hướng dẫn gì về lời kêu gọi “đồng bào Việt Nam hãy bỏ học chữ Quốc Ngữ, nhưng học lấy tiếng Tàu... Bỏ uống thuốc Tây, hãy uống thuốc Tễ của Tàu để được làm chư hầu cho Trung cộng “ do TBT đảng CS là Đặng xuân Khu viết ra từ 1951. Lại cũng không bao giờ được học, được khai triển chủ trương đánh chiếm, giết người miền nam là: “ ta đánh Mỹ, Ngụy là đánh cho Trung quốc, Liên Sô…. Tất cả những việc chúng tôi làm, việc chúng tôi kiên trì trong chiến đấu là vì Mao chủ tịch” ( Lê Duẫn 1967). Quả thật, không một sự thật nào ở trên được nhắc đến.

Tuy thế, sự thật vẫn phơi bày ra dưới ánh nắng mặt trời. Những đứa trẻ lúc rước bị đầu độc, quàng cái khăn đỏ vào cổ, nhưng khi bước vào lớp 8 lớp 9, trễ lắm là lớp 10 đã nhìn thấy những thực tế phũ phàng của xã hội CS. Nó hoàn toàn trái ngược với những điều mà nhà trường đã nhồi sọ cho chúng trước tuổi 11, 12. Chúng biết đó là những xảo trá của một lối giáo dục bá đạo, phi nhân bản, phi đạo lý, mà cộng sản đang áp đặt vào học đường. Tiếc rằng, lớp trẻ đã không có cơ hội để tránh và cũng chưa có bài học khác thay thế.

Thật vậy, sau cuộc bị lừa dối, mọi học sinh đều nhận biết thân phận Việt Nam chỉ là một nước nhược tiểu. Đánh cho Mỹ cút, nay qùy lạy Mỹ sang! Về dân số đứng hàng thứ 14 thế giới, phần kinh tế là một nước lạc hậu, nhiều nơi còn thiếu ăn, thiếu mặc. Rồi sau 40 năm dưới sự lãnh đạo của Việt cộng, văn hóa của nước CHXHCN/VC trở thành nỗi kinh hoàng cho thế giới. Cán bộ cỡ Nguyễn minh Triết, trong vai chủ tịch nhà nước, khi đi ra ngoài vận động đầu tư kinh tế, đã để lại trên trường quốc tế một đẳng cấp ngu ” Vào đi các ông, ở Việt Nam có nhiều… gái.”. Chủ tịch nước như thế, lớp cán cộng cấp dưới ra sao? Xem ra những tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ngã ba chú Ía, còn có văn hóa hơn cả NM Triết!

Lớp quan cán cỡ Lê văn Bàng, đại sứ VC tại Liên hiệp Quốc thì ở đâu cũng có. Bàng đi bắt trộm sò ở bờ biển có bảng cấm. Khi bị nhân viên an ninh biển bắt thì khai láo lếu là người dân nhập cư, không biết tiếng anh, nên không biết nhục! Đến nhân viên các xứ quán, nhân viên hàng không như lái tàu, chiêu đãi, những bộ mặt được coi là đại sứ cho nhà nước Việt cộng khi đi ra ngoài thì trở thành những chuyên viên buôn lậu, trộm cắp, cầm nhầm nổi tiếng trên thế giới. Nổi tiếng đến nỗi nhiều nước như Nhật, Thụy Sỹ, Đại Hàn… phải đặt những tấm bảng cảnh báo người dân địa phương đề phòng nạn ăn cắp của Việt cộng. Và nay, Singapore cũng đã từ chối nhiều phụ nữ Việt đến du lịch? Tại sao? Có khó trả lời lắm không?

Kế đến, có một điểm khác biệt, (nếu có làm phật lòng ai, tôi xin lỗi trước). Thực lòng là tôi không muốn nhắc đến, nhưng buộc phải viết ra như là một minh chứng cho thấy cái hậu quả khốc hại của nền giáo dục bá đạo của cộng sản đã ảnh hưởng vào cuộc sống của người dân ra sao. Đó là chuyện người vượt biên, vượt biển ra hải ngoại từ miền bắc sau năm 1975, có tỷ lệ phạm pháp ( buôn lậu, chém giết, trồng cần sa, ma túy) cao hơn rất nhiều so với ngưòi ra đi từ miền nam. Tại sao? Lý do thật dễ hiểu. Vì ở miền bắc, nền giáo dục trộm cắp, vô nhân tính, tôn thờ cái ác của cộng sản đã được áp đặt gần ba mươi năm trước đó, nên nó cho ra cái kết quả hoàn toàn khác biệt với nền văn hóa nhân bản tại miền nam. Điều đó cũng cho thấy, chủ trương trong giáo dục của CS, hay đúng hơn, văn hóa cộng sản đã làm biến đổi nhân tính của người Việt Nam. Đến nay, sau 40 năm chiếm đóng trên nước Việt, cái văn hóa bá đạo ấy đã để lại những vết hằn xấu xa cho người dân Việt. Có đi đến chân trời góc bể, nếu còn cộng sản, Việt Nam vẫn không thể rửa được những nỗi nhục.

Về chuyện bị nhục nhã này. Tôi cho rằng, trăm năm sau, ngàn năm sau, mỗi khi nhắc đến cộng sản, người Việt Nam vẫn còn nhắc lại lời khẳng định của Ngài Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội đã công bố trước mặt tập thể lãnh đạo CS đương thời vào ngày 2-8-2008 tại Hà Nội là: “ Tôi thấy rất là nhục nhã khi cầm tấm hộ chiếu Việt Nam (do Việt cộng cấp phát)”. Lời công bố này, lúc ban đầu do cuộc truyên truyên xảo trá, cắt xén, bất lương của các cơ quan thông tin của nhà nước đã làm cho nhiều người khó chịu, bất bình với ông. Nay, chỉ mấy năm sau. Tất cả mọi người Việt Nam ( kể cả một số rất lớn đoàn đảng viên CS) đều nhận ra cái nhục, nhận ra chân gía trị trong lời công bố ấy! Mọi người đều thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt Nam do Việt cộng cấp phát!

2. Thứ hai, về đời sống.

Trẻ được dạy dỗ, nhồi sọ là: Nhà nước được lãnh đạo bởi những “đỉnh cao trí tuệ” không ai bị bệnh thần kinh, nên người dân được ấm no, hạnh phúc, được sống sung túc trong một xã hội công bằng, dân chủ. Ở đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và làm chủ đất nước. Thực tế ra sao?

Từ 1945, cộng sản đã cướp đoạt công quyền chính trị và xã hội của người dân. Nên từ trung ương cho đến địa phương, trong tất cả mọi ngành nghề, mọi sở, bộ, nha, trong các ngành hành pháp, tư pháp, lập pháp, cho đến các cơ sở mang tính xã hội, cơ quan, học đường, bệnh viện… đều nằm trong tay các đoàn đảng viên cộng sản thao túng. Chẳng có một người dân thường nào được góp mặt trong các cơ chế này để có cơ hội thay dân, nói lên quyền làm chủ và tự do dân chủ cho đất nước. Từ đó, cộng sản đã khống chế đời sống xã hội, đẩy toàn bộ 90 triệu con người ra bên lề, sống bằng cuộc sống nô lệ, vô vọng không tương lai. Đẩy tuổi trẻ vào cuộc sống vội vàng, đoản kỳ.

Cha ông ta thường nói. “Giàu thủ kho, no nhà bếp”. Ở đây, xem ra CS còn đắc thời vận hơn thế nhiều. Nhà nưóc CHXHCN/VC tự tổ chức và chọn lấy khoảng 500 đảng viên được đào tạo bài bản theo gương đạo đức Hồ chí Minh, là thứ đạo đức đã kinh qua học tập, kiểm thảo như Trần Đĩnh đã viết trong Đèn Cù là: “ Vì đảng viên là ngọc là ngà, nên mọi học viên phải kinh qua kiểm thảo” mà một trong những bài học kiểm thảo phải đạt là: “ phải căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ” nếu không đạt yêu cầu trong kiểm thảo, học viên phải học cho đến khi nào đạt, phải công khai công bố, căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ”, như lời bác mới thôi! Nên họ đã tạo ra được một điều đáng kinh tởm, tột cùng đểu cáng, trong cái bản văn được gọi là hiến pháp của nhà nưóc CHXHCN/VC như sau: Điều 4: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Qua đó, đảng CS đã cướp trắng quyền chính trị, quyền sống, quyền làm người của người dân. Nhờ điều khoản này, bọn đầy tớ nhẩy lên làm lãnh đạo, phần chủ nhân bị hạ tầng làm nô lệ. Từ đó, bọn đầy tớ đã sống hoành tráng hơn hẳn những tên thủ kho.

Về hành chánh: Đảng Cộng sản nhân danh nhà nước để làm lãnh đạo. Chúng đưa mọi đảng viên và thân nhân vào nắm giữ mọi ngành nghề nha sở trong ngành hành chánh, thậm chí cả những tổ chức kinh tế, xã hội, học đường và bệnh viện. Người dân trở thành những kẻ đi ăn xin và chờ được bố thí.

Quyền làm luật: Đảng tự chỉ định người vào quốc hội rồi nhân danh cái hội đồng chuột này để làm ra luật lệ cho đảng nắm quyền, hưởng lộc! Tước đoạt hoàn toàn công quyền về chính trị và xã hội của người dân. Người dân được biến thành những kẻ nô lệ phục dịch cho một hệ thống luật lệ man rợ.

Quyền tư pháp: Đảng chỉ thị cho tòa án ra những bản án để khủng bố nhân dân. Người dân trắng mắt ra nhìn những bản án từ lớp man di và khoanh chân vào tù. Có kêu trời cũng không qua cái song sắt! Hoặc giả, ngồi chờ bản tin loan báo mà không một nước nào trên thế giới có. Đó là trường hợp của nhiều người lỡ bị bắt vì đi xe gắn máy không đội mũ an toàn, bị bắt vì tranh chấp với hàng xóm, vì cãi nhau với mẹ vợ... Lúc bị bắt thì khỏe mạnh, bình thường. Nhưng sau mấy tiếng, một ngày, gặp công an hỏi cung. Người nhà nhận được tin báo từ công an là đi mua hòm, đến bệnh viện nhận xác về mà chôn. Lý do, nạn nhân xấu hổ vì đã phạm lỗi nên treo cổ tự tử trong đồn. Hoặc, vấp ngã đập đầu vào đầu gối cán bộ mà chết! Hết chuyện.

Quyền thông tin, giáo dục. như tôi đã nóì ở trên.

Quyền làm kinh tế: Tuy nhân dân làm chủ đất nước, nhưng nhà nước quản lý. Theo đó, các đảng viên thay mặt nhà nước điều hành và quản lý các hạng mục như sau:

Quyền (thay vì việc) buôn bán: đảng có độc quyền buôn bán bán với các khách hàng nước ngoài. Nên Bản Giốc, Nam Quan, Tục Lãm, Lão Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa… được chuyển vào tay Trung cộng và các đảng viên lãnh đạo thu tiền vào túi.

Quyền khai thác: Ai chả biết cái tờ giấy lộn đã viết dân làm chủ. Nhưng quyền khai thác và quản lý đất đai thuộc về đảng, nên các đảng viên lãnh đạo từ Trung Uơng đến địa phương có đủ thẩm quyền cho Trung cộng thuê rẻ hàng 100,000 hecta rừng đầu nguồn, thuế ít, hoặc không thuế với thời hạn dài từ 50-99 năm để quan cán chia nhau lợi nhuận lót tay. Ở những nơi dân có nhà có đất, có sổ đỏ, cán cộng vẫn có toàn quyền quy hoạch lấy lại quyền sử dụng đât của nhân dân để trao cho Tàu cộng như Vũng Áng, Hà Tĩnh, Bình Dương, Nhân Cơ, Đắc Nông… hoặc cho các nhóm lợi ích của đảng khai thác từ bắc vào nam để lấy tiền chia nhau. Riêng chuyện người dân trắng tay, bất mãn về việc bồi thường, trở thành dân oan trên cả nước là do lỗi của họ không nắm được cái nghĩa của từ quản lý, nào phải lỗi của đảng…. cướp!

Quyền đầu tư: Cộng sản mở ra những những dự án đầu tư lớn với số tiền vay mượn từ nước ngoài lên đến hàng tỷ, tỷ đôla. Kết quả, đảng viên cộng sản chia nhau rút ruột, tham ô, hối lộ tất cả mọi dự án. Chỉ vài năm sau, các dự án đều vỡ nợ, xuống cấp. Tiền đã vào túi cộng không thể trở ra. Nên 90 triệu con dân Việt Nam thành chủ nợ công, phải chia đều cho con cháu thay nhau mà trả.

Quyền xây dựng “tượng đứng đái”! Nhờ tư tưởng và học tập theo gương đạo đức Hồ chí Minh, mà cán cộng có quyền, có chức, có nhà, có tài sản lớn, nên họ có quyền xây “tượng đứng đái” ở khắp các tỉnh thành để trả ơn và hưởng thêm lộc. Theo đó, dù là một tình nghèo nhất nước, Sơn La vẫn có thừa quan cán “khốn nạn, hoặc thần kinh” (NBC) nên đã lên kế hoạch xây “tượng đứng đái” mang tên Hồ chí Minh lên đến 1400 tỷ. Trong khi đó nhiều đứa trẻ ở trong trong các làng mạc tại địa phương phải sống chui rúc, cực khổ trong cái chòi lá, nắng mưa đều nhìn rõ trời. Các em không có được chén cơm no bụng. không có được manh áo ấm áp. Khi đi học thì chân không giày dép, băng rừng, vượt đèo trên các con đường mòn dài 5, 7 cây số. Có nơi các em phải đu giây qua sông, qua suối, qua đèo khi đến trường. Nhìn hình ảnh này nhiều người lại ngỡ như đang xem những diễn viên lành nghề biểu diễn đi giây! Như thế, 1400 tỷ làm một cái tượng đứng đái, và thêm 58 đề án khác sẽ được triển khai để tiếp tục chiến dịch tuyên truyền gian trá ư? Qủa thật, không lũ khốn nạn thì cũng thần kinh!

Quyền chặt chém. 6700 cây xanh ở Hà Nội đã chen sống giữa đời, làm êm mát cho thành phố từ trăm năm qua, bỗng một ngày nhận được bản án tử hình từ Nguyễn thế Thào, chỉ vì một cái tội duy nhất là cây xanh có thể tạo ra nhiều tỷ bạc trong túi quan cán. Tiền chặt cây, tiền trồng cây, tiền bán gỗ đều đẻ vào túi quan, nhưng cái hay là ngân sách do dân gánh trả. Ngu gì không chặt, chém!?

Như thế, sau những đặc quyền quản lý của CS, người dân Việt Nam có đời sống ra sao? Và tuổi trẻ được hưởng những gì?

Về phía người dân, tôi cho rằng: Văn hóa bá đạo của Cộng sản đã làm thay đổi không chỉ bộ mặt mà còn cả phần nội dung của nền văn hóa nhân bản, đạo lý của Việt Nam. Ở đó, những người phải sống với cộng sản, dù không muốn, xem ra đã trở nên vô cảm, tráo trở, dối trá và ích kỷ hơn. Riêng phần tình nghĩa với nhau cũng đã chết dần mòn đi.

Phần học sinh. Ở tuổi 13, 14 đã biết chém, giết nhau trước cổng trường vì tình, vì cái nhìn đểu! Hoặc gỉa, lao vào những trận cuồng ghen, những trận đòn thù, tàn ác, mà kẻ ra tay hành hung và nạn nhân bị dánh đập, bị lột trần truồng ra ở một góc khuất đến trường đều là những đứa bạn đồng lớp, đồng trang lứa 15, 16! Khi vào lớp thì gặp những tên cán cộng, mặt người dạ thú trong lớp áo thầy giáo đi gạ tình học sinh ngủ qua đêm để lấy điểm, lấy tiền? Lấy điểm để làm gì? Sau khi tốt nghiệp THPT lại là một ngao ngán, một bậc thang khác. Điểm cũng vất đi. Trường tốt, trường kiếm được công ăn việc làm đều nằm trong tay hàng ngũ con cháu quan cán cộng và các nhóm lợi ích. Đến khi ra trường, một con dốc khó trèo qua. Nhìn đâu cũng chỉ thấy chữ đoàn, chữ hội, hay con cháu của lớp đảng viên được cơ cấu. Phận con cái dân đen thì miễn! Hay lấy tiền để lao vào những cuộc ăn chơi ngắn hạn. Lỡ ra là bỏ học, lao vào cuộc sống đoản kỷ, hưởng thụ được giờ nào hay giờ đó và bất chấp hậu quả?

Hỏi thế để thấy, dầu thế nào thì cái hậu quả của một nền giáo dục vô đạo không nhân tính do cộng sản áp đặt đều đổ dồn lên đầu người Việt Nam. Nó là kết qủa trực tiếp của một sách lược trồng người do Hồ chi Minh chỉ đạo và tập đoàn Việt cộng khai triển qua phương ngôn “ học tập theo gương đạo tặc Hồ chí Minh”. Nay mới chỉ có khoảng 5% dân số Việt Nam học theo tấm gương này, mà xã hội Việt Nam đã phải oằn mình gánh chịu hậu qủa khốc hại do chúng gây ra. Mai mốt sẽ là sao đây? Trước khi có câu trả lời, tôi xin trích, ghi lại đây một vài gánh nặng xã hội phải chịu:

1. “Buổi sáng định mệnh của gia đình 4 người bị sát hại. 4 người trong một gia đình gồm có hai vợ chồng, bà mẹ và dứa con nhỏ 8 tháng tuỗi được phát hiện chết thảm với nhiều vết chém. Vụ thảm án khiến hàng trăm người dân ở bản làng xa xôi tại huyện biên giới Nghệ An lo lắng” VNExpr.

2. Toàn bộ gia đình chủ xưởng gỗ gồm 6 người được phát hiện tử vong trên vũng máu tại Bình Phước. Khoảng 6h sáng7/7 người giúp việc cho gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi) đến làm thì thấy cổng sau của căn biệt thự vẫn khóa, cửa trước khép hờ. Vào trong, bà này thấy nhiều vết máu, ông chủ và vợ Nguyễn Thị Ánh Nga (44 tuổi) cùng cậu con trai đã chết. Chạy lên lầu, bà phát hiện thêm con gái ông Mỹ và cô cháu gái (cùng 18 tuổi) bị giết trong phòng ngủ.

Đây là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng gây tác động lớn. Thực tế, có thể nói, không một ngày nào trên báo chí không có những loại tội đại ác phạm đến gia đình, xã hội, khiến cho mọi người phải thất thần sắc:

1. Chiều ngày 14/7/2015, khi khâm liệm bà Nguyễn Thị Vân (ngụ tại xã Nghi Phong), người thân phát hiện trên cổ của bà có nhiều vết bầm tím, nên báo công an. Kết qủa, tại đồn công an, con trai của bà Vân là Vương Đình Khánh (21 tuổi) sinh viên của một truờng Cao đẳng ở tỉnh Nghệ An được xác nhận là thủ phạm.

2. Sáng ngày 30/6/2015, CA huyện Gò Công Đông bắt giữ Huỳnh Thanh Khải (1989) ngụ tại xã Bình Nghi đã đâm chết cha ruột là Huỳnh Hữu Dũng.

3. Chiều ngày 12/6/2015, CS thành Hồ đã ra lệnh bắt giam khẩn cấp Nguyễn Văn Đấm (1973) ngụ tại huyện Củ Chi để điều tra hành vi giết cha ruột.

4. Ngày 9/6/2015, Công an huyện Vũ Quang (Hà Tỉnh) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ con giết cha. Nạn nhân là ông Dương Văn Thắng (1961). Do mâu thuẫn về tiền bạc nên ông bị con là Dương Văn Bảo cầm gậy đánh ông Thắng chết tại chỗ.

5. Ném vợ xuống sông vì ghen tuông. Ngày 14/6, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đang hoàn tất hồ sơ khởi tố Nguyễn Văn Hảo (38 tuổi) trú tại xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư (Thái Bình) về hành vi giết người. Nạn nhân là Trịnh Thị Mến (36 tuổi).

6. Anh em tương tàn. Khi lên danh sách khách mời, thực đơn trong đám cưới của em trai, hai ông anh cãi nhau và án mạng xảy ra khiến một người tử vong. Ngày 12/6, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt Hoàng Văn Hà (39 tuổi, trú xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia) để điều tra hành vi giết người. ( chuyện quái đản hơn gỉa tưởng)

Cha, mẹ, ngưòi thân còn bị giết hại như thế, nói chi đến các thai nhi còn trong bụng. Thử hỏi xem, nhân tính của người Việt nam đã bị biến đổi hay đã bị Việt cộng hóa rồi? Hỡi ơi, một xắc dân từ trước được đánh gía là hiền hoà, hiếu khách và rất có đạo lý! Nay sau 70 năm bị nằm chung giường với cộng sản, diện mạo vẫn thế, nhưng xem ra là ruột đã… hỏng rồi! Nhìn kết qủa do CS gieo trồng này, ai vui và những ai sẽ buồn?

Tôi cho là những dòng nước mắt đang chảy xuống. Chảy xuống cho dân tộc mình. Chúng ta phải làm gì cho quê hương và dân tộc của mình đây? Tôi cho rằng, muốn cải thiện đời sống xã hội, muốn cứu lấy cuộc sống của dân tộc mai sau, chúng ta chỉ còn một phương cách duy nhất. Hãy đứng dậy, phá bỏ cái giường nằm, cái lề thói với những căn nguyên gây ra tội ác kia đi và thay thế vào đó là những chương trình giáo dục nhân bản, thực dụng, tự nhiên cho những thế hệ tiếp nối. Bởi vì, cho đến nay chúng ta không còn một chọn lựa nào khác nữa. Phải thay đổi, phải hoàn toàn thay đổi thái độ của chúng ta thôi. Không thể chờ đợi gì thêm. Tất cả hãy vì con cháu, vì tương lai của dân tộc mà giải quyết tận căn nền giáo dục bá đạo vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc do cộng sản cài đặt vào giường nằm của Việt Nam từ hơn 70 năm qua đi, rồi thay vào đó là nền giáo dục nhân bản, theo đạo lý của dân tộc chúng ta là:

1. Phi chính trị trong học đường. Trả tuổi thơ, nhi đồng về cuộc sống trong gia đình. Miễn, giảm học phí cho hết bậc THPT.

2. Bãi bỏ độc quyền trong giáo dục. Trả các cơ sở giáo dục mà CS đã lấy của tôn giáo lại cho tôn giáo và yêu cầu các tôn giáo tích cực tham gia vào việc xây dựng hệ thống giáo dục nhân bản cho xã hội.

3. Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc công bằng trong đào tạo, thực dụng trong tuyển dụng. Đặc biệt, xác lập và tôn trọng công quyền chính trị và xã hội là của nhân dân, thuộc về nhân dân để mở ra một tương lai cho đất nước.

IV. Xây dựng một nền giáo dục nhân bản, hiếu hòa, đạo lý. ( kỳ sau)

Bảo Giang

8/2015
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giáo dân tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại giáo xứ khác được không?
Nguyễn Trọng Đa
07:26 19/08/2015
Giải đáp phụng vụ: Giáo dân tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tại giáo xứ khác được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Xin cha cho biết lập trường hiện nay về việc các người không đi lễ ngày Chúa Nhật tại giáo xứ riêng của họ. Tôi biết hàng trăm người trong tình huống này, nhưng luôn khuyên họ rằng, bất chấp các nỗi kinh hoàng mà đôi khi họ chứng kiến trong giáo xứ của họ, họ vẫn nên đi lễ tại giáo xứ của mình. - J. F., Manchester, Anh.


Đáp: Đề tài này được giải quyết trong các Điều 1247-1248 của Bộ Giáo Luật:

"Điều 1247: Vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác, tín hữu buộc phải tham dự thánh lễ, và hơn nữa, kiêng làm những công việc hay hoạt động làm ngăn trở sự thờ phượng Thiên Chúa, sự hưởng niềm vui riêng của ngày của Chúa, hoặc sự nghỉ ngơi cần thiết cho tâm trí và thân xác.

"Điều 1248 §1. Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi Công Giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ. (Bản dịch Việt ngữ của các linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Vì vậy, không giống như qui định của Bộ Giáo luật cũ, các tín hữu không còn bị buộc theo luật để tham dự Thánh lễ tại giáo xứ của họ vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc nữa.

Nhưng điều này không có nghĩa là họ có thể thờ ơ với đời sống của giáo xứ địa phương của họ. Trong khi nói về các quyền và nghĩa vụ của các tín hữu, Giáo luật nói:

"Điều 209 §1. Các tín hữu buộc phải luôn luôn duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội, kể cả trong đường lối hành động.

“§2. Họ phải chuyên cần chu toàn mọi trách vụ đối với Giáo Hội hoàn vũ cũng như đối với Giáo Hội địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo luật.

“Ðiều 210: Tất cả các tín hữu, tùy theo điều kiện riêng mình, phải cố gắng hết sức sống đời thánh thiện, và lo cho Giáo Hội được phát triển và được thánh hóa liên lỉ” (Bản dịch, như trên).

Trong khi một bài giải thích chi tiết về các điều trên là vượt ra ngoài phạm vi của bài trả lời này, các điều luật hàm ý rằng người Công Giáo nên cố gắng càng nhiều càng tốt, để sống hiệp thông trọn vẹn với giáo xứ địa phương và hỗ trợ các mục tử của họ.

Một số người Công Giáo không thuộc về giáo xứ tòng thổ, nhưng về cái gọi là giáo xứ tòng nhân, mà thẩm quyền không quá ràng buộc với nơi họ sống, nhưng với các yếu tố khác như ngôn ngữ, quốc tịch, nghề nghiệp, hay lễ điển riêng biệt. Trong các trường hợp này, họ cần hỗ trợ giáo xứ ấy.

Mặt khác, các tín hữu có quyền tương ứng để lãnh nhận từ các vị mục tử việc phụng vụ Công Giáo và giáo lý đích thực, và phát triển đời sống thiêng liêng của họ. Về việc này, Bộ Giáo luật nói:

"Ðiều 213: Các tín hữu có quyền được lãnh nhận từ các Chủ chăn sự hỗ trợ nhờ các của cải thiêng liêng của Giáo Hội, nhất là Lời Chúa và các Bí tích.

“Ðiều 214: Các tín hữu có quyền phụng thờ Thiên Chúa theo các qui định của lễ điển riêng đã được các Chủ chăn hợp pháp của Giáo Hội chuẩn y, và quyền theo đuổi một hình thái của đời sống thiêng liêng, miễn sao phù hợp với đạo lý của Giáo Hội” (Bản dịch, như trên).

Vì vậy, người Công Giáo nên thường ủng hộ và tham dự Thánh Lễ tại giáo xứ của mình. Đây là cách tốt nhất để tạo thành một cộng đồng Kitô giáo đích thực, vì bác ái đối với tha nhân là một hoa quả của phép Thánh Thể và cầu nguyện.

Độc giả trên của chúng ta cũng đề nghị rằng người Công Giáo nên tham dự Thánh lễ tại giáo xứ của họ, bất chấp sự thực hành và giáo lý có sai sót.

Chắc chắn vậy, người ta có thể làm quá ít để khắc phục các hạn chế có thể, khi đứng bên ngoài giáo xứ và phàn nàn. Qua nhiều lần, các lỗi này tiếp tục diễn ra nhiều hơn do thói quen hơn là do đức tin yếu, nên sự thay đổi chỉ có thể được mang lại bởi sự thuyết phục nhẹ nhàng mà thôi.

Một lần nữa, Giáo luật tuyên bố rằng các tín hữu “có quyền, và đôi khi kể cả bổn phận, bày tỏ cho các Chủ chăn có chức thánh biết ý kiến của mình liên quan tới lợi ích của Giáo Hội” (xem Điều 212.3).

Nếu không có gì thay đổi bất chấp các nỗ lực bác ái, thì phần tiếp theo của lời khuyên ở lại với giáo xứ sẽ tùy thuộc trước hết vào tính trầm trọng khách quan của các sự thiếu sót ấy.

Nếu các sự thiếu sót khách quan tạo thành một mối nguy hiểm cho đức tin của Kitô hữu, hoặc cho đức tin của con cái họ, hoặc gây ra sự nhiễu loạn tâm linh nghiêm trọng, thì người đó sẽ được biện minh tốt hơn cho việc tham dự phụng tự ở nơi khác.

Các yếu tố chủ quan, như sở thích cá nhân và sự nhạy cảm tôn giáo, có trọng lượng kém hơn, và đôi khi cần phải được hy sinh vì lợi ích của cộng đoàn. Tuy nhiên, một số người có thể cần một bầu khí tôn giáo khác với bầu khí tại giáo xứ của họ, để làm việc phụng tự.

Tuy nhiên, nếu họ quyết định tham dự Thánh Lễ ở nơi khác vì các lý do thực tế hay tâm linh tốt, thì họ vẫn phải cố gắng tham gia vào đời sống của giáo xứ càng nhiều càng tốt, bằng cách chia sẻ trong các hoạt động khác, do cộng đoàn tổ chức. (Zenit.org 16-1-2007)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Những kỷ niệm về một vị ân sư : Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Bảo
Học trò Trần Văn Huyến /LM Phạm Bá Lãm
20:53 19/08/2015
LTS: Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Bảo, nguyên giáo sư tại Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô, Phát Diệm, đã qua đời tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này học trò cũ của Ngài là anh Trần Văn Huyến và LM. Phạm Bá Lãm ghi lại những kỷ niệm đối với vị ân sư. Việtcatholic trân trọng giới thiệu những kỷ niệm này với độc giả Việtcatholic và nhất là những cựu chủng sinh Chủng Viện Phát Diệm.

Những kỷ niệm về một vị ân sư: Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Bảo

Trong căn phòng nhỏ đơn sơ tại viện Dưỡng Lão Bellevue Health & Rehabilitation, Oklahoma City buổi trưa hè đó, một ông già 70 quỳ xuống trước một Vị Đại Lão ngoài 90 với khuôn mặt nhân hậu, tóc trắng như bông. Ông già nghẹn ngào xúc động thì thầm bên vị “Nhân Tiên” (cửu thập như nhân tiên): Cám ơn Thầy đã khai trí cho con những ngày niên thiếu để con có đủ hành trang vào đời. Sau hơn 50 năm xa cách, những tưởng không có ngày gặp lại Thầy nữa. Không ngờ hôm nay Chúa cho con có cơ hội đến đây thăm Thầy nơi đất khách quê người. Trước khi trở về với gia đình, một lần nữa, xin Thầy nhận nơi con lòng vô cùng biết ơn, và xin Thầy chúc lành cho con. Vị Đại Lão cũng không kém phần xúc động, giơ tay chúc lành cho trò, miệng lẩm bẩm: Thầy chúc lành cho con. Sáng nay, Thầy đã dâng Thánh Lễ cầu cho các con. Gói thực phẩm Thầy gửi mua, các con đem theo để ăn trên đường. Hiện diện trong căn phòng, còn có một học trò khác cũng tới quỳ bên chân vị Đại Lão và xin chúc lành trước khi giã biệt. Hai trò cất bước ra đi mà còn ngoái đầu lại nhiều lần để nhìn Thầy, không nỡ rời bước, như cố ghi lại trong tâm trí hình ảnh người Thầy thân yêu.

Sau 2 ngày ở Oklahoma City (ngày 1 và 2 tháng 7 năm 2011) thăm Cha Giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo, một trong 4 vị ân sư còn tại thế của Tiểu Chủng Viện Phát Diệm, Phú Nhuận (Cha Nguyễn Ngọc Bảo, Cha Trần Văn Kiệm, Cha Phạm Năng Trí và Cha Trần Phúc Vỵ), Trần Vinh và tôi đã phải từ giã Cha Giáo trong một khung cảnh đầy cảm động như trên trước khi trở về Dallas.

Đối với riêng tôi, Cha Giáo Bảo là một người Thầy đặc biệt. Nhờ phương pháp truyền dạy của Ngài, ngay từ năm lớp 9, tôi đã học rất thành công môn La ngữ và Pháp văn. Năm cuối cùng ở TCV, sau giờ cơm tối, Ngài thường đi bách bộ với tôi từ tượng Thánh Phaolô tới cổng trường, tập cho tôi nói chuyện bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, Ngài còn dạy tôi nhạc lý và đàn harmonium (một loại keyboard), không ngờ lại là những hành trang cần thiết tôi đem vào đời để sau này, khi vào Quân đội, tôi hội đủ kiến thức chuyên môn và được gởi sang Hoa Kỳ năm 1967, học khoá Nhạc trưởng tại School of Music, Virginia. Rồi sau này, khi vượt biên sang sống ở Hoa Kỳ năm 1986, tôi đã đậu kỳ thi hành nghề giáo chức (teacher certification), dạy Pháp văn, đồng thời theo chương trình “Master of French” tại University of North Texas. Tất cả những hành trang quý hoá đó, phần lớn, đều do Cha giáo truyền thụ cho tôi. Đúng như câu thường nói: “Không Thầy đố mày làm nên”.

Cha giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo sinh ngày 20/5/1919 tại Qui Hậu, thuộc giáo xứ Tôn Đạo. Xuất thân từ một gia đình đạo hạnh và đặc biệt là Cha rất thương mẹ. Năm 1930, khi mới 11 tuổi, Cha được gửi vào Trường Thử Ba Làng, Thanh Hoá, học trong thời gian 3 năm và học tiếng Pháp với các “cố Tây” nên Cha nói tiếng Pháp như “Tây chính gốc”. Cha tâm sự: “Tôi nhớ mẹ và nhớ nhà lắm, cứ muốn bỏ về với mẹ, nhưng Ba Làng cách Qui Hậu những 80 cây số, lại không có tiền nên không thể trốn về được. Một hôm bố mẹ đi thuyền tới thăm, tôi đòi về theo. Bố hỏi tại sao, tôi nói con nhớ em quá, nhưng thực ra là nhớ mẹ, muốn về với mẹ”. Sau 3 năm ở Ba Làng, chú Bảo được về TCV Phúc Nhạc, học cùng lớp với các Cha Kiệm, Cha Điệu, Cha Lương, Cha Văn, Đức Ông Thiều v v… Thế hệ hậu sinh được nghe khá nhiều “huyền thoại” về lớp của các vị này. Các vị mãn trường năm 1939. Đứng đầu là Cha Kiệm, rồi đến Cha Điệu, Cha Lương, Cha Bảo (hạng tư), v.v… Cha Kiệm và Cha Điệu được gửi ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut để luyện thi Tú Tài Pháp. Các vị còn lại phải đi giúp xứ.

Giáo xứ Ninh Bình lúc đó cần một thầy giúp xứ giỏi đàn và nói tiếng Pháp lưu loát, nhưng cha chính xứ, cha già Phạm ngọc Lâm, lại là một trong các vị luôn đọc “kinh cầu KẺO”, nghĩa là rất khó tính, giống như các Cha Thạc, Tri …. Thậm chí có người còn kêu các cha già đó là “Đức Chúa Lời!”. Vì thế, không thầy nào muốn về làm việc dưới “trướng” của cha già Lâm… Tại chủng viện, trong khi thầy Điệu điều khiển ca đoàn thì thầy Bảo là “tay phong cầm” ngoại hạng, lại nói tiếng Pháp “như nước chảy”, ngang ngửa với thầy Văn, và hơn hẳn thầy Kiệm, thầy Điệu. Để tránh phải về giúp giáo xứ Ninh Bình, thầy Bảo giả vờ không biết đàn và không giỏi tiếng Pháp. Tuy nhiên “hữu xạ tự nhiên hương”, nhiều người nói thầy Bảo “hypocrite” nên sau cùng thầy “trúng tuyển” về giúp xứ Ninh Bình, dưới quyền “sinh sát” của Cha già Lâm! Cũng may, nhờ sự khôn ngoan, biết ứng dụng thuật “savoir vivre”, (khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống), sau 2 năm “trường kỳ chiến đấu”, thầy Bảo “thoát nạn”, được chuyển về giúp xứ Hướng Đạo. Trong thời gian thầy Bảo giúp xứ Ninh Bình, Đức Cha Thành mất. và muốn được an táng tại Nhà thờ Phát Diệm. Quan tài Đức Cha đi qua Ninh Bình về Phát Diệm, có quan Chánh sứ Pháp ra tiễn đưa. Thầy Bảo được giao nhiệm vụ liên lạc với vị quan đầu tỉnh người Pháp này. Quan Sứ hết sức ngạc nhiên khi thấy một thanh niên ăn mặc “nhà quê” (Thầy Bảo) mà nói tiếng Pháp thông thạo và đúng giọng như người Pháp. Quan Sứ muốn mời chàng thanh niên này về làm việc cho Toà Sứ, nhưng Thầy Bảo từ tốn cho quan biết mình là một chủng sinh (séminariste), đã hiến trọn đời để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. Sau 1 năm giúp xứ Hướng Đạo, thầy Bảo được gọi về Đại Chủng viện Thượng Kiệm học 2 năm Triết học và 4 năm Thần học. Và cũng như thời còn ở Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc, thầy Điệu “coi” hát, thầy Bảo phụ trách đàn.

Sau khi hoàn tất năm thứ 4 Thần học, và với sự chứng nhận khá tốt của cha già Lâm, thầy Bảo được thụ phong linh mục năm 1948 và nhận “bài sai” làm cha phó xứ Như Sơn. Sáu tháng sau, cha Bảo lại được “bài sai” đi làm phó Xứ Nam Biên. Làm phó Nam Biên được 6 tháng thì cuộc đời linh mục của cha rẽ sang một khúc quanh quan trọng: thay vì phục vụ các xứ đạo, Cha lãnh sứ mạng đào tạo các linh mục tương lai.

Cha Mai Văn Điệu, cùng lớp với cha Bảo, người đang phụ trách môn Nhạc và La ngữ tại Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc, được lệnh thuyên chuyển về Phát Diệm làm Hiệu trưởng trường Trần Lục. Cha Điệu đề nghị ngay Cha Nguyễn Ngọc Bảo thay thế, nhưng cha Mai Học Lý, Giám đốc Chủng viện, không chấp thuận vì lý do, khi còn học ở Chủng viện, cha Bảo chỉ đứng hạng thứ tư trong lớp, do đó không đủ tiêu chuẩn! Cha Điệu phải nêu thành tích trội vuợt của Cha Bảo trong lãnh vực Âm nhạc, và chính cha Bảo phải trình sổ điểm cho thấy cha luôn luôn đứng nhất về La ngữ ngay từ năm đầu Tiểu Chủng viện cho đến năm “mãn trường”. Lý do Cha đứng hạng tư trong lớp chỉ vì Cha không thích những môn Toán, Lý hoá, Khoa học mà thôi. Còn những môn như Histoire, Géographie, Traduction, Analyse, Rédaction, etc… thì không ai qua mặt được, đặc biệt trí nhớ và trí thông minh của cha thì ngoại hạng. Điều ngạc nhiên là ngày nay, ở tuổi ngoài 90, trí óc cha giáo Bảo vẫn không suy giảm. Chính cô điều dưỡng viên tại Bellevue Nursing Home đã nói với người viết: “Reverend Anthony is very intelligent, and he likes to speak French”. Sau cùng, Cha Giám đốc Luca Lý quyết định nhận Cha Bảo về dạy Nhạc và La văn tại Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc. Cha giáo Bảo sẽ còn tiếp tục dậy Chủng viện khi Chủng viện di cư vào Nam, ở tại Phú Nhuận, Saigon. Cũng nhờ quyết định trên mà biết bao học trò mới may mắn được học với cha giáo và đã tiến bộ rất đáng kể trong 2 bộ môn Âm nhạc và La ngữ. Một trong số các học trò của cha giáo sau này trở thành Giám mục Quy Nhơn, đó là Giám mục Nguyễn Soạn.

Về La ngữ, nhiều chủng sinh học với Cha Giáo Bảo mà khi sang Trường Truyền Giáo Rôma, hoặc lên Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt (GHHV), đã không gặp trở ngại phải sử dụng La văn như ngôn ngữ chính khi học Triết học, Thần học và các môn khác. Người viết còn nhớ năm 1961, một Linh mục Dòng Tên từ Hoa Kỳ đến, vì không nói được tiếng Pháp trong khi phần lớn các thầy không thông thạo tiếng Anh, nên đã phải dùng La ngữ để dạy về Nguyên tử.

Phuơng pháp dạy La văn của Cha Giáo Bảo thật đặc biệt. Ngài dạy rất tỉ mỉ, và không bỏ qua những “mẹo gầm sàn”. Nhạc sĩ Trần Anh Linh, trong cuốn “Trường Phúc Nhạc và các vị ân sư” đã có cùng nhận xét: “Cha Bảo chú trọng nhiều đến văn phạm, nhất là những luật trừ có ghi chú ở cuối trang nên có danh từ “mẹo gầm sàn”. Lm. Trần Công Nghị, Giám đốc Thông tấn xã Công Giáo Việt Nam, rất thích “mẹo gầm sàn” số 201 trong cuốn văn phạm Petitmangin mà Cha Giáo nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Caesar pontem fecit. Cha Giáo nhấn mạnh động từ “fecit” ở đây không có nghĩa là tự tay Caesar đã xây cầu, nhưng chỉ ra lệnh cho xây cầu. Khi qua Rôma du học năm 1967, Thầy Nghị mới thấy Cha Giáo thật “chí lý” vì cầu Rôma được xây bằng những tảng đá khổng lồ nặng tới cả tấn, Caesar dù có sức “voi” cũng không mang nổi. Cựu (ex) Vũ Văn Long, cùng lớp với Lm. “võ sư” Vũ Sĩ Hoằng, phó tỉnh trưởng Quảng Tín rồi phó tỉnh trưởng Hậu Nghĩa trước khi Saigon thất thủ, bao nhiêu năm sau thời gian thọ giáo tại TCV Phúc Nhạc vẫn còn nhớ câu mẹo đầu trong cuốn Grammaire Latine Cha Giáo dạy: Natus obscuro patre et matre. Ngoài ra, cựu Long cũng nhắc đến chủ đề bài giảng của Cha Giáo ngày Lễ Thánh Giuse, quan thầy Cha Bề Trên Nguyễn Duy Phượng với câu “đối”, tuy nói là câu đối nhưng lại có 3 vế. Cha Giáo đã cẩn thận đưa sẵn cho “các chú” cắt, dán và treo bên trên và hai bên tượng Thánh Giuse trong gian cung thánh để minh hoạ sự vĩ đại và cao sang của Thánh Cả “ Magnus ut Justus”, “Major ut Sponsus”, “Maximus ut Pater”.

Môn Pháp văn Ngài cũng dùng phương pháp giảng dạy như thế. Khi đọc một bài mới, Cha Giáo giải thích cặn kẽ từng chữ, cắt nghĩa nguồn gốc của từ ngữ (étymologie), rồi “mots de famille”, tiếp theo là phân tích văn phạm, phân tích cú pháp (analyse grammaticale & logique) và cách ứng dụng. Chính nhờ vậy mà chúng tôi “học một biết mười”. Khi viết bài Pháp văn, nếu áp dụng những gì Cha Giáo dạy, hoặc sử dụng lối hành văn theo kiểu “stylistic” hay những thành ngữ mà Cha Giáo “phải” tra tự điển Larousse thì chắc chắn sẽ được điểm ưu. “Cựu” (ex) Vũ Văn Long, nhớ mãi niềm sung sướng khi được Cha Giáo xoa đầu vì đã khéo sử dụng từ “incarnation” để diễn ý tưởng người cha trong gia đình là “hiện thân” của lao động cực khổ để nuôi con cái và gia đình. Niềm tự hào được Thầy khích lệ đã khiến “cựu” Long suốt đêm không nhắm mắt nổi vì quá sung sướng đến nỗi sáng hôm sau “ngủ gà ngủ gật” trong giờ Lễ, bị thầy Đốc Trác kéo tai đau điếng. Riêng người viết thì nhờ “kỹ thuật” sử dụng “mẹo gầm sàn” trong bài La văn và bắt chước lối hành văn cuốn “stylistic” trong bài Pháp văn nên thường được điểm cao. Lần gặp Cha Giáo vừa rồi, người viết đã “xưng tội” với Cha Giáo, và thay vì Cha bắt làm “việc đền tội” thì Ngài chỉ cười nhân hậu, ra chiều tha thứ. Nhân tiện cũng xin các bạn cùng lớp, các “Đức Thầy” An, Châu, Đẩu, Kế, Khoan, Lợi, Thức, Tự, Vũ, Yêng và bố đời Hạnh (nghĩa tử của Cha Trần Phúc Long) xá lỗi cho vì “kẻ hèn” này đã dùng “mánh mung” để đoạt hạng nhất môn La văn và Pháp văn.

Cũng nhân dịp này, xin được giới thiệu một chút về các bạn cùng lớp. Lớp của người viết nhập trưòng Thử Trì Chính năm lớp 4 Tiểu học, lúc đó gọi là lớp Nhì, gồm lớp Nhì A và B, sĩ số khoảng 100, Lm. Đỗ Xuân Quế là thầy dạy Việt văn năm đó. Sau khi đậu bằng Tiểu học thì kỳ hè năm 1954, một số học giỏi được gửi đi Hà Nội vì nghe rằng Việt Minh sẽ chiếm Phát Diệm. Ra tới Hải Phòng, “các chú” nhập vào Tiểu chủng viện Phúc Nhạc và được lệnh lên “tàu há mồm” vào trong Nam vì hiệp định chia đôi đất nước. Sau thời gian tạm trú tại trường Mossard Thủ Đức, TCV Phát Diệm được chuyển về Phú Nhuận, và một số “các chú” từ trường Đạo Sĩ như Vũ Phương Chuẩn, Phạm Đình Kế, Mai Trí Thức… cũng được sát nhập vào TCV. TCV Phát Diệm lúc đó gồm các lớp từ đệ Thất đến đệ Nhất. Nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương và Ts. Nguyễn Tiến Hưng học lớp đệ Nhất, nguời viết mới lớp đệ Thất, lớp có 46 nguời. Tuy nhiên, sĩ số giảm dần vì nhiều “chú” hoặc vì hạnh kiểm, hoặc không có ơn gọi, nên bỏ cuộc. Năm mãn trường, 1960, lớp chỉ còn 12 người, (không kể 3 thầy do Đức Cha Phạm Ngọc Chi gởi vào từ Đà Nẵng) trong đó có 10 “tông đồ” về núp bóng Thánh Giuse tại đường Cường Để Saigon (ĐCV Thánh Giuse) làm linh mục, 2 người còn lại là Hạnh và Huyến được gởi “lầm” lên GHHV Đà Lạt, làm uổng công dạy dỗ của các Cha Dòng Tên.

Riêng 3 Thầy được Đức Cha Phạm Ngọc Chi gửi từ Qui Nhơn vào học năm lớp 12 là các Thầy Nguyễn Soạn, Huỳnh Đắc Nhì và Nguyễn Thông Phúc, đặc biệt thầy Nguyễn Soạn có tướng mạo rất phi phàm và người viết thật có “duyên” với thầy Nguyễn Soạn. Quả thực, suốt năm lớp 12, người viết được hân hạnh ngồi bên cạnh thầy Soạn trong nhà Học chung, gọi là nhà Khảo, rồi lại theo thầy Soạn lên GHHV Đà Lạt và sau một thời gian lại có dịp gặp Cha Soạn cùng học tại Đại học Văn Khoa Saigon. Rồi bẵng đi một thời gian khá dài nổi trôi theo vận nước, năm 1998, người viết lại được diện kiến Đức Cha Soạn khi Ngài ghé thăm nhà thờ Thánh Phêrô tại Dallas, nơi có rất nhiều giáo dân gốc Qui Nhơn. Cả hai gặp nhau trong niềm vui khôn tả với những kỳ niệm thời sinh viên, và không ngờ Đức Cha còn nhắc tới việc người viết dạy nhạc và đàn tại GHHV cho các Thầy chuẩn bị đi giúp xứ sau 3 năm Triết học. Cũng cần nói thêm là vào thời gian đầu mới thành lập GHHV Đà Lạt, mỗi địa phận miền Nam chỉ được gửi lên GHHV một năm 2 thầy ưu tú nhất. Và nói theo thi sĩ Cao Bá Quát thì dĩ nhiên các Thầy người nào trong bụng cũng đầy “2 bồ chữ”, nhưng lại không có chỗ cho môn âm nhạc, nên khi ra giúp xứ, các Thầy đều băn khoăn khi nghĩ đến việc phải tập hát hay đàn cho ca đoàn. Vì thế, người viết mới có hân hạnh được hướng dẫn các Thầy về đàn và nhạc lý như Đức Cha vừa nhắc tới.

Việc Đức Cha Phạm Ngọc Chi gởi 3 thầy ưu tú từ Qui Nhơn vào TCV Phát Diệm/Phú Nhuận học đã nói lên niềm tự hào của Phát Diệm trong việc đào tạo các thế hệ Linh mục cả về văn hoá lẫn tu đức. Thành phần ban giảng huấn gồm các cha có học lực cao và nhiều kinh nghiệm, hoặc đã từng du học ngoại quốc về như: các Cha Nguyễn gia Đệ, Trần Hoàng, Trần Phúc Long, Trần Phúc Vỵ du học Âu châu về dạy Anh văn, Cha Trần Văn Kiệm du học Huê kỳ dạy toán, khoa học, cha Vũ Kim Điện du học Ý dạy Triết, cha Linh hướng Nguyễn Minh Nhật du học Canada (sau làm giám mục giáo phận Xuân Lộc) v.v... Thực ra, tất cả các địa phận từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, đều có gửi các chủng sinh lớp lớn về Phú Nhuận để được đào tạo.

Về Pháp văn, Cha Giáo cho biết những năm cuối cùng trước khi các TCV ngoài Bắc di cư hoàn toàn đóng cửa, cha đã dậy Pháp văn lớp Tú Tài toàn phần cho các chủng sinh TCV Piô XII Hà Nội chuyển sang, vì chủng viện Hà Nội chọn Pháp văn làm ngoại ngữ chính thay vì Anh văn như những chủng viện khác. TCV Phát Diệm là chủng viện sau cùng đóng cửa để sát nhập toàn diện vào các giáo phận địa phương.

Trở lại La văn, kiến thức của Cha Giáo về cổ sử La Mã hết sức uyên thâm. Khi học về Caesar và Cicero, mọi người đều say mê nghe Cha Giáo kể về cái chết của hai nhân vật thời danh này. Nghĩ lại “mưu đồ” lật đổ và hạ sát Caesar của các thượng nghị sĩ La Mã cổ xưa không khác gì âm mưu lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm của các phản tướng Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Nếu so sánh những chi tiết giữa hai biến cố này, chúng ta thấy đúng là “lịch sử lập lại” dù bài học đã hơn 2000 năm và một bên trời Tây, một bên trời Đông. Người viết còn nhớ như in Cha Giáo kể rằng hôm bị sát hại, vợ của Caesar, Calpurnia Pisonis, đã ngăn cản ông không nên đến Thượng viện vì giấc mộng không lành trong đêm của bà. Tuy nhiên Brutus đã đến “dụ” Caesar tới, và chính Ceasar cũng nghĩ rằng mình “bất khả xâm phạm” vì đã được Thượng viện phong làm “Dictator perpetuus” và được coi là “Pater Patriae”. Khi Ceasar tới nghị trường, Tillius Cimber trao cho ông một thỉnh nguyện thư xin cho người em bị lưu đầy được trở về. Các thượng nghị sĩ đồng mưu đến vây quanh Caesar, làm như để ủng hộ thỉnh nguyện thư của Cimber. Caesar vẫy tay ra hiệu cho mọi người giang ra, nhưng Cimber đấm vào vai Caesar và kéo áo mặc ngoài (tunic) của ông xuống. Caesar la lên “Ista quidem vis est?” (tại sao lộn xộn thế này?). Ngay lúc đó, Casca rút dao găm ra đâm vào gáy Caesar, Caesar quay người lại, chộp cánh tay Casca quát to: “Thằng khốn kiếp, mày làm gì vậy?”. Lập tức cả đám xông vào tấn công, trong đó có Brutus, người mà Caesar nghĩ là con ngoại hôn của mình với Servilla là người tình lâu năm của ông, nên trong chúc thư, Caesar đã chọn Brutus làm thừa kế, sau Octavius, và chính Brutus cũng nghĩ mình là con của Caesar. Caesar định chạy thoát, nhưng máu ra quá nhiều và ông trượt ngã. Cả bọn (khoảng 60 người) tiếp tục đâm ông tới 23 nhát, nhưng chỉ có nhát đâm thứ 2 là chí tử vì trúng ngực của Caesar. Trong khi giãy chết và trông thấy Brutus, Caesar đã thốt lên “Tu quoque, fili mi” (cả con nữa sao, hỡi con), theo lời kể của Cha Giáo. Tuy nhiên, sử gia Suetonius thì cho rằng lời cuối cùng của Caesar là “Et tu, Brute”. Còn theo Plutarch, khi thấy Brutus trong đám sát nhân, Caesar không nói gì cả, chỉ kéo áo khoác ngoài (toga) che mặt không muốn nhìn đứa “nghịch tử” giết cha.

Riêng về cái chết của Cicero, một nhà hùng biện, một đại văn hào và chính trị gia đương thời, thì Cha Giáo kể như sau: Cicero đố kỵ với Antonius, một người ủng hộ Caesar trước đây, và là một trong đệ nhị “Tam đầu chế”. Cicero lúc đó là phát ngôn viên của Thượng viện và đã vận động để Thượng viện kết án Antonius là “kẻ thù của quốc gia”. Ngoài ra, ông còn viết một loạt bài gọi là Philippics mạt sát Antonius. Sau khi trở thành một trong đệ nhị “Tam đầu chế” gồm Antonius, Octavius và Lepidus, đến lượt Antonius tuyên bố Cicero là “kẻ thù của quốc gia”, đặt Cicero ra “ngoài vòng pháp luật” và truy sát ông ta. Trên đường bôn tẩu, Cicero bị Philologus, nguyên là nô lệ của Quintus Cicero, anh em với Cicero, giao nộp. Cicero bị chặt đầu, và chính Antonius đã ra lệnh chặt luôn 2 bàn tay vì đã dùng để viết những bài công kích mình. Ngoài ra, Fulvia, vợ của Antonius, còn kéo lưỡi Cicero ra, lấy kim cài tóc đâm lưỡi Cicero nhiều lần vì đã dùng tài hùng biện để thóa mạ chồng bà.

Viết tới đây, Người viết lại nhớ năm 1960, trong một lớp La ngữ do Cha Bobbio, người Ý phụ trách. Nhân dịp bình luận về cuốn De Bello Gallico, người viết đã đề cập đến cái chết của Caesar và Cicero với những chi tiết do Cha Giáo Bảo kể năm xưa. Cha Bobbio, người Ý, bậc đại khoa Dòng Tên, dĩ nhiên nói tiếng Latinh như “thác đổ”, trình độ La ngữ của Ngài ít nhất cũng ngang ngửa như trình độ võ công của Nhậm Ngã Hành, hay trình độ kiếm pháp của Độc Cô Cầu Bại, hay Lệnh Hồ đại ca của ni cô Nghi Lâm. Cha Bobbio hết sức ngạc nhiên và hỏi ai đã dạy các anh La ngữ tại chủng viện. Người viết trả lời Cha Antôn Bảo và khi biết Cha Bảo không học tại Rôma mà chỉ học La ngữ tại Việt Nam, Cha Bobbio lẩm bẩm: Lạ thật, một người học La ngữ tại Việt Nam mà có trình độ La ngữ giỏi như thế. Thú thực, chưa bao giờ người viết cảm thấy tự hào về Thầy Bảo của mình như vậy. Cũng vì thế, mọi người đều hoan nghênh quyết định của Bộ Giáo Dục mời Cha Giáo Bảo làm Giám khảo kỳ thi Tú Tài II Ban Cổ ngữ La văn.

Về âm nhạc, Cha Giáo Bảo là Thầy của rất nhiều nhạc sĩ Công Giáo hiện nay, đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo và truyền đạt kiến thức chuyên môn cho nhiều môn sinh họ. Cuốn nhạc bình ca (Chant Grégorien) cả ngàn bài được dùng trong chủng viện là nền tảng cho những ai muốn bước hẳn vào lãnh vực âm nhạc. Nhớ lại những khoá Do 1, Do 2, khóa Fa, v.v… rồi cách thành lập các “modes” Dorian, Phrygian, Lydian, Mixolydian, Hypodorian, Hypophrygian, Hypolydian đã làm cho các bạn người Mỹ “la trời”. Trái lại, do Cha Giáo chỉ dạy và thực hành khi tập hát, người viết “bơi” một cách “thoải mái” trong các lớp Nhạc sử thời Trung cổ và Phục Hưng (Middle Ages & Renaissance), các lớp hoà âm và đối âm, sáng tác và phối khí (instrumentation), nhất là khi phải sử dụng các khoá Do bình ca để viết cho một số nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng. Riêng Lm. Trần Mạnh Duyệt, hiện là Cha Sở của một giáo xứ lớn ở Rôma, nhờ học nhạc với Cha Giáo mà ngay năm lớp 9, khi thi môn nhạc để lấy bằng Trung học đệ I cấp, đã làm cho cô giáo giám khảo tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên, vì không ngờ cậu học trò nhỏ đẹp trai với cái miệng xinh xinh, đã hát dễ dàng và đúng cung 2 bài nhạc có 3 bémoles và 4 dièses. Không ngần ngại, cô giáo đã cho trò Duyệt điểm 10/10, lại còn hỏi tên của vị Giáo sư đã dạy nhạc. Rất tiếc cô giáo này không biết rằng Gs. Bảo có ở chủng viện, cha giáo Bảo điều khiển cả một ca đoàn 150 ca viên, hát những bài đa âm đủ cả 4 bè soprano, alto, tenor và basse mà người nào cũng hát hay, hát đúng cung vì đều có trình độ, lại giỏi nhạc lý vững vàng.

Về phương diện sáng tác, cha giáo Bảo thuộc nhóm nhạc sĩ Ca Thánh Phát Diệm. Những bài Cha viết vào thập niên 50 dưới bút hiệu Đồng Châu được phổ biến rộng rãi một thời, như các bài Lậy Nữ Vương, Cất tiếng cao rao, Đức Mẹ Hộ Phù… có thể được liệt vào loại “legacy” của Thánh ca Việt Nam. Cựu sinh Trần Vinh, cũng như Nguyễn Long Thao, hai nhà văn, nhà báo và nhà nghiên cứu, cùng lớp với Lm. Duyệt Rôma, Lm. Trần Công Nghị, Giám Đốc Thông tấn xã Công Giáo, vẫn còn “enjoy” hát bài “Lạy Nữ Vương Mẹ Chúa Trời, vầng phúc tinh soi ngời trên khơi. Thuyền con theo sóng chơi vơi, Bước hiểm nguy con nhờ ai cứu. Ba đào lôi cuốn, Gió đảo thuyền con, Mẹ cứu mau cánh buồm đang đắm đuối. Mẹ cứu mau chiếc bách chìm trong khơi.” Và một “cựu” khác Trần Văn Nhượng lại say mê bài “Hoàng hôn tàn, muôn sắc tan, ngàn tinh tú trang điểm trời thu. Kìa khách sao dừng buớc mau… Tiếng lao xao ngàn lau than thở, như tim ta cùng ca Thiên Chúa…” Nhạc sĩ Trần Anh Linh thì cho rằng bài “Xin Chúa ở lại đây…vì trời đã xế chiều” do Cha Giáo cảm tác từ bài “Mane nobiscum, Domine” mới là bài thịnh hành thời đó. “Cựu” Vũ Văn Long lại nhớ bài Cha Giáo sáng tác khi cả TCV Phúc Nhạc xuống Toà Giám Mục Phát Diệm hát mừng sinh nhật Đức Cha Lê Hữu Từ: “Đức Cha Lê Hữu Từ muôn muôn thuở, Đức Cha Lê Hữu Từ muôn muôn thuở…. Phát Diệm, Phát Diệm tường chăng hạnh phúc ngươi?”. Tất cả những nhạc phẩm của Ngài đều in trong 4 tập Ca Thánh Phát Diệm vẫn được lưu hành khắp nơi. Hiện nay, ở tuổi ngoài 90, Cha Giáo còn tiếp tục sáng tác. Bài Mẹ La Vang Ngài mới sáng tác và hoà âm sắp được phổ biến.

Đặc biệt môn Hoà âm, Cha Giáo còn đang dạy hoà âm cho một số nhạc sĩ cư ngụ tại Oklahoma City. Có lần hầu chuyện Cha Giáo qua điện thoại, Cha Giáo nói: “về hoà âm, tôi chỉ “nể” những anh tốt nghiệp Đại học nhạc, còn tôi “Chấp hết”. Người viết giật mình vì suýt nữa bị lọt vào danh sách các người Cha Giáo ‘chấp hết”. Quả thực khi gửi cho Cha Giáo một số bài Thánh Ca do mình sáng tác để Cha Giáo “chấm điểm”, Thầy khen và hát một số “mélodies, nói có phần giống như “mélodies” của anh “Cảnh” nào đó, học trò nhạc của Ngài ngày xưa. Còn về hoà âm thì Ngài nói: tôi đã thấy “ngón nghề” của anh rồi. Người xưa thường nói: hậu sinh khả uý. Thế mà trải qua bao nhiêu năm “tầm sư học đạo”, tới nay người viết vẫn không “qua mặt” Thày được. Thấy Thầy như vậy, mình vui và “bái phục” tài của Thầy, nhưng lại thấy mình “trí thiển tài sơ”, không biết khi nào mới theo kịp Thầy.

Về kỹ thuật “đàn phong cầm” của Cha Giáo thì ít người sánh kịp. Bộ sách Louis Raffy (người viết “xuống núi” đã lâu nên không còn nhớ tên tác giả viết đúng hay sai) gồm hàng trăm bài mà không bài nào Cha Giáo không đàn một cách tuyệt hảo. Đặc biệt khi đệm theo bài hát, Cha Giáo khéo ứng dụng lối hoà âm các bài nhạc trong bộ Louis Raffy, nhất là kỹ thuật đặc trưng của thời tiền cổ điển ((Baroque) và cổ điển (Classical). Vào những ngày đại lễ, cả nhà thờ vang dội tiếng phong cầm, và phải nghe Cha Giáo đàn “grand choeur” mới thấy và cảm được hết tài ba cũng như ngón đàn điêu luyện của Ngài. Người viết có may mắn được đứng bên Cha Giáo đàn để lật trang sách đã “mở to 2 mắt, vểnh rộng 2 tai” học hỏi “ngón đàn và tiếng đàn” của Ngài, rồi sau đó bỏ cả giờ ngủ trưa, bỏ cả giờ chơi chiều, “trốn” vào nhà thờ để “luyện” ngón đàn của Thầy. Do khổ luyện như vậy mà ngón đàn của người viết có phần giống Thầy đến nỗi “chú” Nguyễn Như Yêng, người “đánh nhịp” trong Nhà Thờ, đang quỳ cầu nguyện mà mỗi lần nghe tiếng đàn đã phải “quay xuống” xem ai đang đàn, Cha Giáo hay trò Huyến. Chuyện cũ nhớ lại, người viết vui vui với nhận xét của Cha Yêng ngày ấy.

Kiến thức nhạc sử của Cha Giáo thì bàng bạc qua khắp các thời kỳ, nhưng Cha thích nhất Palestrina thời Renaissance với Bộ Lễ Le Pope Marcellus mà Ngài nói nhờ Bộ Lễ này, Công Đồng Tridentinô (Council of Trent) cho phép duy trì các Bộ Lễ đa âm được sử dụng trong Phụng Vụ. Ngoài ra, trong những cuộc điện đàm hàng giờ vào các buổi tối với Cha Giáo, Ngài nhắc đến rất nhiều nhạc sư thời tiền cổ (Baroque) như George Frideric Handel với nhạc phẩm Messiah viết năm 1741. Ngài còn nhớ đại nhạc phẩm này trình diễn khoảng 2 giờ rưỡi mà Handel chỉ viết trong 24 ngày. Rồi các bài Fugue của Johann Sebastian Bach, Orfeo của Monteverdi, Dido and Aeneas của Henry Purcel, Four seasons của Vivaldi. Sang thời Cổ điển thì Ngài nói đến Joseph Haydn, nhất là Wolfgang Amadeus Morzart và Ludwig Van Beethoven. Về 2 đại nhạc sư này, vẩn với phương pháp mở mang kiến thức “trò” như xưa, Ngài “đố” người viết Mozart sáng tác bao nhiều concertos, Beethoven viết bao nhiêu symphonies. Cũng may người viết có qua các lớp nhạc sử, sáng tác nên trả lời được, nhưng bị “fail” khi có lần cha giáo hỏi: Vậy anh có biết Palestrina viết bao nhiêu Bộ Lễ không? Đến đây thì “trò” đành chịu thua và xin xem lại sách. Không ngờ “sách” ngay trong đầu Thầy: Palestrina viết tất cả 94 Bộ Lễ từ 4 đến 12 bè! Cha Giáo cũng không quên nhắc đến một số nhạc sư thời lãng mạng thế kỷ 19 như Schubert, Mendelssohn, v.v...

Năm 1966, TCV Phát Diệm, Phú Nhuận giải tán và trở Cha Đinh Đắc Nhuận phụ trách xây dựng, biến cơ sở thành trường nội trú và Cha Phạm Công Tứ thiết kế hệ thống điện. Cha Bề Trên Nguyễn Duy Phượng nhờ Cha Giáo Bảo được phân công làm Tổng Giám Thị cho đến 30 tháng 4 năm 1975, ngày Miền Nam mất chủ quyền. Trong ngày bi thảm này, Cha Giáo Bảo “lang thang” ra bến cảng Saigon và kịp xuống một chiếc tàu còn neo lại. Không may chiếc tàu hỏng máy và người trung sĩ hải quân đang hì hục sửa. Nản chí vì máy tàu không nổ, người trung sĩ bỏ ra về. Tuy nhiên lên bờ rồi anh lại lo sợ bị bắt vì anh đi xe đạp, chân không mang giầy. Theo kinh nghiệm cho biết, khi chặn xe đò trên các lộ trình trước đây, bộ đội cụ Hồ thường bắt đàn ông cởi giầy ra hết, và khi thấy người nào bàn chân trắng là bắt đem đi. Họ cho rằng những người bàn chân trắng là sĩ quan hoặc quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, vì chỉ quân nhân mới mang giầy nên bàn chân trắng. Nghĩ như vậy nên anh trở xuống tầu tiếp tục sửa máy. Thật may mắn, máy tầu nổ. Cha Bảo và Cha Trần Đức Huynh cùng đoàn người trên tầu thoát ra cửa Vũng Tầu vào giờ thứ 25, được chuyển sang tầu Hải quân, qua Phi luật tân rồi tới đảo Guam.

Tại Guam, Cha Giáo được cử làm Tuyên uý vì Cha nói tiếng Anh giỏi, trong khi có nhiều Linh mục trẻ hơn nhưng không biết tiếng Anh. Thực ra, khi dạy tại TCV Phúc Nhạc, Cha đã bắt đầu học tiếng Anh qua bộ “Anglais sans peine” và đã có những Cha du học về muốn dạy Ngài tiếng Anh, nhưng vì giọng đọc khó quá, Cha Giáo không chịu học. Mặt khác tiếng Anh theo Ngài, phát âm không “kêu” và “explosible” bằng tiếng Pháp. Mãi tới năm 43 tuổi, Cha Giáo mới thực sự học Anh văn tại trường London School, mỗi tuần 1 giờ rưỡi.

Trong thời kỳ học Anh văn ở trường này thường ban chiều sau giờ chơi thể thao và trước giờ kinh chiều, Cha Giáo thường hay gọi một số học trò vào thử tài Anh văn của các trò như, Nguyễn văn Quy, Trần Mạnh Duyệt, Trần Công Nghị, Chu văn Chi… Ngài mở đài tiếng Anh cho nghe rồi hỏi Có hiểu gì không? … Nếu không hiểu hết thì Ngài nói: “Còn phải ăn 3 cót lúa nữa mới khá được” … Có nghĩa là các trò còn phải thực tập lậu nữa mới nghe lọt tiếng Anh nói trên đài… Đó là những kỉ niệm vui mà Cha Giáo muốn các học trò tiến thân, vì từ thập niên 1960 trở đi, cao trao học tiếng Anh bắt đầu thịnh hành tại miền Nam Việt Nam.

Ngài học hết lớp 18 là lớp cao nhất trường London School ở Saigòn, thi đậu bằng Cambridge Lower Certificate trước, rồi đậu tiếp bằng Proficency. Đối với người Việt, bằng này rất khó: 1000 người thi thì chỉ có 100 người đậu mà thôi. Giáo sư người Anh còn cho Cha Giáo biết, cùng học với Ngài, có anh sinh viên đang học chương trình Cử nhân Anh văn mà vẫn không thi đậu bằng Cambridge Lower Certificate. Điều này chứng tỏ năng khiếu về ngoại ngữ cũng như sự thông minh của Cha Giáo, đồng thời cũng là tấm gương kiên nhẫn và hiếu học cho người viết cũng như nhũng thế hệ mai sau noi theo.

Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, Cha Giáo gia nhập địa phận Mỹ, phục vụ các giáo xứ địa phương, đồng thời giúp cộng đồng tín hữu Việt Nam cho đến ngày về hưu tại Bellvue Health & Rehabilitation.

Nói về Cha Giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo thì học trò nào cũng có những kỷ niệm đẹp về Ngài.”Cựu” (ex.) Trần Vinh nhớ đến những bài hát do Cha Giáo đã sáng tác và dự định sẽ đưa những bài này vào “legacy” của Phát Diệm. “Cựu” Vũ Văn Long thì nhắc đến những lần được vinh dự “khiêng” chiếc xe môtô, hỗn danh là xe “bình bịch” của Cha Giáo lên lầu 2 TCV Phúc Nhạc mỗi lần Ngài từ Phát Diệm về. Được biết trong thời gian đó tại trường Phúc Nhạc, Cha Giáo là người duy nhất có chiếc xe “De luxe” này, có thể coi như Limousine thời nay. Các “chú” cứ “rình” lúc nào Cha Giáo chuẩn bị đi Phát Diệm là giành nhau khiêng xe xuống để có dịp xuýt xoa “sờ” vào chiếc xe và thưởng thức tiếng máy xe kêu bình bịch, vì nếu đợi Cha Giáo về thì nhiều kẻ sẽ “chớp” mất cơ hội khiêng xe lên. “Cựu” Trần Anh Linh thì mô tả Cha Giáo như sau: “Cha Bảo dáng người khoẻ mạnh, cao lớn, tiếng nói dõng dạc và âm vang. Giọng Cha thích hợp với bè trầm. Cha Bảo thích đờn những bài cổ điển trong tập Louis Raffy và chịu ảnh hưởng nhiều của lối hoà âm thời trung cổ Âu châu, nhất là của Palestrina.” Nhạc sĩ Trần Anh Linh cũng nhắc đến một loại kẹo đặc biệt mà Cha Giáo cho học trò để luyện giọng, gọi là “kẹo credo”. Hãy đọc đoạn văn lý thú của Ns. Trần Anh Linh viết về thầy mình trước khi từ giã cõi đời.

“Cha Bảo rất thích hợp ca, nên Cha đã thành lập một ban hợp ca để hát những bài hợp ca của Palestrina. Tôi còn nhớ có bài Credo của Palestrina rất khó hát, vừa dài lại âm vực rất chênh lệch. Bè soprano phải lên đến nốt La, còn bè basse phải xuống tới nốt Mi thấp, những ngưòi có giọng ọ ẹ như tụi tôi thì không thể hát được. Do đó Cha Bảo tuyển chọn một số chú có giọng tốt để hát. Lớp tôi có chú Bích và Tích có giọng tốt nên được Cha tuyển vào hát bè soprano. Chú Nhượng em cùng Cha với Cha Bảo cũng được Cha cho hát bè tenor… Mấy chú đi tập hát vất vả nên Cha Bảo thường dành cho gói kẹo để ngậm cho đỡ mệt … từ đó trong chúng tôi nảy sinh ra 1 từ mới “kẹo credo” để chỉ kẹo của Cha Bảo tặng riêng cho các chú trong Ban Hợp Ca Credo.”

“Kẹo Credo” khiến người viết nhớ năm 1958, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm xuống thăm khu dinh điền gần sông Ông Đốc và khánh thành tượng Đức Mẹ đặt tại Cà Mau, Cha Giáo đã đem Ban Hợp Ca TCV Phát Diệm xuống hát lễ, có Tổng Thống tham dự. Để giữ giọng hát, Cha mang theo nhiều gói ô mai phân phát cho các chú trong Ban Hợp Ca để lên tới nốt “La” và xuống tới nốt “Mi” thấp trong bài Credo của Palestrina mà Ns. Trần Anh Linh vừa nhắc đến. Tuy nhiên, lần này không nghe chú nào gọi là “ô mai credo”. Việc này cũng cho thấy một đức tính khác của Cha Giáo: đó là lòng thương yêu và chăm lo cho học trò. Trần Vinh cũng như người viết thật bất ngờ ngay ngày đầu tới thăm Cha Giáo đã thấy “Thầy” để sẵn 1 hộp lớn nuớc cam cho 2 trò. Rồi hôm sau khi đến từ giã Thầy trở về, chúng tôi lại vô cùng xúc động khi thấy một gói thức ăn để sẵn trên giường ngủ của Thầy (vì phòng của Thầy nhỏ, chỉ có một chiếc giường ngủ và một chiếc bàn rất nhỏ kê bên cửa sổ). Trước khi chia tay, Thầy Bảo ân cần dặn: hai trò đem theo gói này để ăn dọc đường. Đúng là cử chỉ của bậc đại ân sư lo lắng cho “đệ tử”, mặc dầu cả hai đã “già đầu”, có cháu nội cháu ngoại cả rồi.

Riêng Lm. Trần Mạnh Duyệt có khá nhiều kỷ niệm về sinh hoạt ca hát tại TCV. Hãy nghe Cha Duyệt kể lại: “Mỗi buổi lễ lớn như lễ Thánh Phaolô trở lại, lễ Ba Vua, Cha Giáo lại cho hát bài: hôm nay là ngày Thiên Chúa dựng nên … Vì bài này được hát quá nhiều nên có chú than phiền với Cha linh hướng Nguyễn Minh Nhật (sau là Giám Mục Xuân Lộc) khiến Cha linh hướng phải trả lới: ngày nào mà chẳng là ngày Thiên Chúa dựng nên. Sau này, khi đối chiếu với sách Liber Usualis, và thấy vào những ngày đó đều có bài “Haec dies quam fecit Dominus”. Điều này cho thấy Cha Giáo theo rất sát lịch phụng vụ và có tầm nhìn rất xa, đem ngôn ngữ địa phương vào phụng vụ, trước cả Công Đồng. Và cũng như Ns. Trần Anh Linh, Lm. Duyệt xác nhận Cha Giáo rất thích những bài đa âm. Cha quan niệm ca đoàn là một cộng đoàn và việc hát đa âm cho thấy một ca đoàn đã đạt tới trình độ hoàn hảo, mọi người theo thứ tự, nhịp nhàng đảm trách vai trò của mình, rầm rập vâng theo quyền điều khiển của nhạc trưởng. Một trong những bài được trình diễn nhiều nhất vào những dịp đại lễ là trích đoạn từ đại nhạc phẩm Messiah của Haendel, do chú Thế, nghĩa tử của Cha Giáo, đặt lời rất công phu, mang tựa đề “Tiến Lên”, cũng có nickname là “Tếu Lêu”. Phải nghe ca đoàn hát và xem Cha Giáo múa nhịp điều khiển mới cảm hết được giá trị của nhạc phẩm và thấy tài điều khiển của Cha Giáo như “rồng bay phượng múa”.

Đặc biệt Cha Duyệt rất hãnh diện được Cha Giáo giao nhiệm vụ kẻ nhạc và in thành nhiều bản cho ca đoàn tập hát. Cha Duyệt tâm sự: “Để chu toàn công tác này, Duyệt phải hy sinh rất nhiều giờ chơi ban chiều để lên phòng Cha Giáo, ngồi trong phòng tối mà kẻ nhạc, rồi lo quay ronéo bản mhạc, kịp cho ca đoàn sử dụng. Để thưởng công, khi xong việc thì Cha Giáo cho một ly nước đậu xanh ngọt bùi. Quả thực, sau hơn nửa thế kỷ, Duyệt đã đi qua nhiều châu lục, từ Á sang Âu, rồi qua Mỹ nhiều lần, thưởng thức bao nhiêu của ngon vật lạ, “sơn hào hải vị” mà vẫn không quên được vị ngọt bùi của ly nước đậu xanh mà Cha Giáo thưởng cho khi xưa”.

Ngoài ra, Cha Duyệt còn nhớ đến một kỷ niệm “đau thương”mà mặc dù đã sống 40 năm với bao nhiêu niềm vui bên cạnh Thánh Đô La Mã, vẫn không quên được. Cha Duyệt cho biết lớp của Cha mang danh “Lớp Đặt Tên” và năm đệ Thất, chú Duyệt là ca trưởng của lớp. Theo thông lệ, vào mùa Lễ Giáng Sinh, mỗi lớp theo ngày được chỉ định, phải trình diễn một bài thánh ca trước Hang Đá mừng Chúa Hài Đồng. Trước giờ trình diễn, chú Duyệt lục lọi trong rương quần áo ở cuối giường để tìm đôi vớ trắng vì ca trưởng bắt buộc phải ăn mặc chỉnh tề, mang vớ trắng. Thật không may, chỉ có một đôi vớ mua từ hồi còn nhỏ mang khi giúp lễ, nên không vừa chân nữa. Đôi chân thì phát triển mà đôi vớ thì “đứng yên”. Chú Duyệt phải cố gắng hết sức, kéo mãi bàn chân mới lọt vào trong vớ. Mới được một chân thì “cố vấn” Đỗ Đức Minh và Trần Minh Phú lớp đệ Nhất (chủng sinh lớp đệ Nhất được chỉ định xuống hướng dẫn lớp đệ Thất, gọi là cố vấn, tiếng lóng gọi là Hoa mọn) hối thúc quá nên chú Duyệt không kịp xỏ chiếc thứ 2, đành theo lớp ra Nhà Thờ trình diễn vì nghĩ rằng mọi người chỉ theo dõi đánh nhịp và nghe hát, chắc chắn không ai nhìn xuống dưới chân. Không ngờ mặc dù lớp “em út” hát khá hay, nhưng bàn chân không vớ của ca trưởng cũng “lọt vào mắt xanh” của khán thính giả đứng hàng đầu, khiến mọi người sửng sốt, kẻ nhạo người cười vì hai bàn tay ca trưởng hoà nhịp mà hai bàn chân thì “chống đối” nhau. Hậu quả là Cha Giáo Việt văn Trần Trung Lương (nổi tiếng hát hay), Cha Giáo La văn Đinh Đắc Nhuận cũng là Cha Giáo phụ trách, Cha Đốc Nguyễn Văn Tra, Thầy Già Trác, tất cả đều nhíu mày, nhăn mặt, tỏ ra rất khó chịu, không thể chấp nhận “kiểu” ăn mặc như thế trước quần chúng. Còn các Cha Đinh Long Điện, Cha Trần Hoàng, Cha Phạm Ngọc Miện, Cha Trần Ngọc Phan, Thầy Già Khôi và Cụ Bốn Ngự thì tỏ ra thông cảm. Chỉ có Cha Antôn, Cha Giáo Nhạc, là nở nụ cười nhân hậu, khuyến khích. Cha Duyệt tâm sự: Cái nhíu mày, nhăn mặt của các Vị kể trên là bài học nhắc nhở Duyệt suốt đời phải chuẩn bị công việc thật chu đáo, nhưng nụ cười Cha Giáo Bảo mới là nguồn động viên, khích lệ theo Duyệt cả cuộc đời, khiến Duyệt không bao giờ nản chí, luôn luôn cố gắng đạt tới thành công. Khi còn nhỏ, Duyệt nghĩ đó chỉ là lối giáo dục giản dị, nhưng khi lớn lên theo dòng đời, mới thấy đây là phương pháp giáo dục có hiệu quả, nhằm đào tạo tinh thần cộng đoàn, tấm lòng phục vụ, tư cách, trách nhiệm và tạo hoàn cảnh phát huy năng khiếu.

Đối với Chú Thực thì lại rất luyến tiếc “kỷ niệm” một thời được đặc tuyển bê ghế cho Cha Giáo đánh nhịp. Nhà văn Nguyễn Long Thao cũng rất hãnh diện được bê ghế cho Cha Giáo năm lớp đệ Lục, mà phải đoạt hạng nhất môn âm nhạc mới “chiếm” được vinh dự này. Công tác “bê ghế đánh nhịp” chỉ được “truyền lại” cho người kế tiếp theo kiểu “dynasty”, tương tự như nhóm đặc tuyển khiêng kiệu Đức Giáo Hoàng (Sedaria) khi Người ngồi trên ghế cao (Sedia Gestatoria Papale) đi qua đám đông ban phép lành, và cũng để mọi người có thể nhìn ĐGH rõ ràng hơn. Tập tục này bắt nguồn từ thời Trung cổ. kéo dài qua nhiều thế kỷ. Các người khiêng kiệu (Sediari) lập thành một Hội đoàn kỳ cựu, có tiếng tăm, tổ chức lớp lang như Giáo Triều, có cơ sở vật chất lớn lao và hội viên cha truyền con nối. Năm 1978, ĐGH Phaolô đệ VI bãi bỏ tập tục này vì không muốn “người khiêng người”, thế là các “Sediari” thất nghiệp. Biết được chuyện này, Chú Thực, sau khi mãn TCV, có lên ĐCV một thời gian, hiện nay là cụ Chánh Trương Giáo xứ Thánh Tâm tại Bảo Lộc, dự định bán mấy mẫu trà lấy tiền sang Rôma để bàn với các Sediari lập kiến nghị xin tái lập truyền thống khiêng kiệu ĐGH. Cụ Chánh Thực lập luận rằng khi ĐGH đi bộ, lễ phục lụng thụng, phải đi chậm và nhiều người muốn hôn nhẫn, hoặc xin phép được bắt tay ĐGH, vì thế cuộc rước kéo quá dài, Lễ Đại Trào sẽ bị trễ giờ. Lại nữa, phần lớn giáo dân, nhất là những khách hành hương không được nhìn thấy ĐGH.

Đang bàn tính với bà Chánh đi Saigon xin visa xuất cảnh thì đùng một cái, hãng Ford Motor chế ra chiếc xe Popemobile để ĐGH ngồi hoặc đứng trên cao, xe di chuyển nhanh và mọi người đều thấy ĐGH. Sau khi ĐGH Gioan Phaolô đệ II bị Ali Agca mưu sát năm 1981, Popemobile được gắn thêm kiếng chắn đạn. Thế là cụ Chánh Thức hết hy vọng, và cũng “từ đó…cụ Chánh …buồn”. Bà Chánh cho biết nhiều hôm cụ Chánh ngồi thẫn thờ, mắt nhìn về nơi xa xăm, có hỏi thì cụ thở dài, chậm rãi nhắc lại những năm tháng sống trong chủng viện, nhất là những dịp lễ trọng, được bê ghế cho Cha Giáo đánh nhịp. Quả thật không sai, người già thường sống với quá khứ. Bà Chánh rất lo ngại, chạy chữa thuốc tây thuốc ta mà bệnh cụ Chánh vẫn không thuyên giảm. Sau cùng bà Chánh phải tìm đến Lm. Kế, nổi tiếng khắp tỉnh Lâm Đồng về môn châm cứu.

Lm. Kế, cùng lớp với người viết, xuất thân từ trường Đạo Sĩ, Phát Diệm, khi di cư vào miền Nam năm 1954 thì được nhập vào TCV Phát Diệm Phú Nhuận. Sau khi mãn trường năm 1960, thầy Kế vào ĐCV thánh Giuse Saigon, còn “thầy” Huyến lên học Đà Lạt, rồi từ đó không bao giờ gặp lại nhau. Hoàn cảnh trớ trêu, năm 1980, sau 3 tháng bị giam trong phòng tối, người viết bị chuyển qua trại tù Bến Tranh tỉnh Bến Tre trước khi phải đi lao động khổ sai biệt xứ. Buổi chiều đầu tiên khi đến trại, người viết ra đầu trại đứng nhìn trời mây với tâm trạng lo lắng buồn phiền, không biết tương lai sẽ đi về đâu. Bất chợt từ xa, một đoàn người gầy còm, tiều tuỵ, ăn mặc rách rưới, kẻ cầm cuốc, người vác xẻng, đang lầm lũi đi vào trại. Thấy người mà nghĩ đến thân phận sắp tới của mình. Đang nhìn từng người xiêu vẹo bước qua cổng trại xem có quen ai không thì (lại) bất chợt, Cha Kế đi tới. Không hẹn mà gặp lại cố nhân, cả hai nhận ra nhau trong hoàn cảnh thật bẽ bàng. Cha Kế chỉ kịp ra hiệu tối nay sẽ gặp, rồi tiếp tục lủi thủi vô “chuồng”. Tối hôm đó, nhờ buổi văn nghệ mà 2 bạn đồng môn có dịp tâm sự với nhau.

Cha Kế cho biết Ngài đã ở tù từ năm 1975 và nhờ mượn cái đầu của người viết để học nghề “thợ hớt” trong Chủng viện nên ngày nay được trại giao cho công tác cắt tóc cho các tù nhân. Cũng do công việc này mà Cha Kế có cơ hội “rao giảng lời Chúa”, rồi âm thầm rửa tội cho nhiều anh em tù trong trại. Bị phát giác lợi dụng công tác để truyền đạo, Cha Kế bị trừng phạt rất nặng, bị cùm biệt giam, nhưng vì không đủ chỗ nên Cha Kế bị giam chung với một người Tàu. Âu cũng là cơ duyên trời định, Cha Kế nói, vì người Tàu này là chân truyền thứ 14,499 (ba số 9) của Hoa Đà nên kỹ thuật châm cứu của ông rất cao minh. Biết tù nhân bị giam chung với mình là 1 linh mục Công Giáo, luôn lấy từ bi bác ái phụng sự đời nên người Tàu đã truyền hết kỹ thuật châm cứu cho Cha Kế, nhờ vậy, khi ra khỏi khu biệt giam, Cha Kế đã có một phương tiện “cứu nhân độ thế”. Quả thực, từ ngày đó, Cha Kế dùng những cây kim chữa lành cho tất cả những bệnh nhân trong trại, không người nào cần đến “xuyên tâm liên” nữa. Sau khi được phóng thích, Cha Kế tiếp tục hành nghề, tiếng tăm lừng lẫy khắp tỉnh Lâm Đồng cũng như các vùng phụ cận, và vì say mê với sứ mệnh cứu đời, Cha Kế không sang Hoa Kỳ theo diện H.O. Để biết tài châm cứu của Cha Kế, truyền nhân thứ 14,500 của Hoa Đà, xin phép dài dòng trưng thêm bằng chứng sau đây:

Qua một đêm ở nhà tù Bến Tranh, và chỉ tâm sự với Cha Kế được 1 tiếng đồng hồ, người viết âm thầm từ giã người bạn đồng môn. Nghĩ cũng tủi thân và đau lòng vì sau 7 năm “mài đũng quần” trên ghế nhà trường với nhau tại TCV Phát Diệm, Phú Nhuận mà tới nay, gần nửa thế kỷ, 2 người chỉ gặp lại nhau trong 1 tiếng đồng hồ, rồi lại ngàn trùng xa cách, không hẹn ngày tái ngộ. Sáng sớm hôm sau, người viết bị áp tải xuống bến sông, đi ghe đến chiều mới tới trại lao động Thạnh Phú, ngay bên bờ biển. Trại lao động Thạnh Phú gồm 5 dãy nhà tranh ọp ẹp, người viết bị đưa vào dãy nhà trong cùng. Vừa bước vào nhà thì thấy một bác nông dân gầy còm đen đủi, mặc áo bao cát, đang nằm tòng teng trên võng vì bị bệnh. Hỏi ra mới biết là Lm. Phạm Văn Chính, xuất thân từ trại định cư Đông Hoà, Thủ Đức. Cha Chính cũng học tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, nhưng lên Đà Lạt sau khi người viết đã hồi tục nên không biết nhau. Từ đó, hai người thành một cặp bài trùng, cùng lao động và nhất là cùng cầu nguyện với nhau. Ngày nào cũng thế, vào khoảng 3 giờ sáng, Cha Chính đến chỗ nằm của người viết, khẽ lay dậy rồi nói nhỏ: anh Sáu (tục danh của người viết trong trại lao động), có thuốc bổ này. Người viết ngồi dậy, cung kính rước Mình Thánh Chúa. Đêm nào Cha Chính cũng thức dậy lúc nửa đêm để dâng lễ, và đặt Mình Thánh Chúa vào trong một chiếc hộp nhỏ dành cho người viết.

Sau 6 tháng lao động khổ sai, người viết được thả về, còn Cha Chính bị kỷ luật, chuyển về trại Bến Tranh nên gặp được Cha Kế. Cha Chính cho biết chỉ trong thời gian 3 ngày, nhờ Cha Kế chỉ dạy, Ngài đã có thể dùng những cây kim để chữa cho anh em tù nhân. Sau khi được thả về với mẹ tại Đông Hoà, Cha Chính đã dùng cây kim, đi khắp vùng chữa bệnh miễn phí. Tuy nhiên, nhiều người khỏi bệnh, nhất là những bệnh nhân nan y, đã biếu Ngài đủ tiền vượt biên qua Mỹ. Cha Chính hiện nghỉ hưu tại tiểu bang Florida, và độc giả muốn kiểm chứng những chi tiết trên, có thể liên lạc theo địa chỉ Rev. Pierre Phạm Văn Chính, 8928-91st Terrace N., Seminole, FL 33777.

Trở lại câu chuyện cụ Chánh Thực, bà Chánh mời được Cha Kế đến chữa bệnh cho cụ Chánh với niềm tin chắc chắn Cụ sẽ khỏi. Tuy nhiên, sau 3 tháng dùng hết sở học chân truyền cùng với kinh nghiệm hơn 30 năm đi “khắp bốn phương thiên hạ” hành nghề châm cứu, lại sử dụng hết kim dài kim ngắn, kim bạc, kim vàng, Cha Kế đành thú nhận: bệnh cụ Chánh không chữa được vì là tâm bệnh, do lòng thương mến Cha Giáo và sự luyến tiếc thời vàng son khi được bê ghế cho Cha Giáo đánh nhịp.

Tóm lại, Cha Giáo Antôn Nguyễn Ngọc Bảo, nói theo Trần Vinh, là một cây “Đại Thụ” còn sót lại sau bao trận cuồng phong vùi dập địa phận Phát Diệm cũng như Đất nước. Còn theo người viết thì Cha Giáo, như tên “tiền định” Ngọc Bảo của Ngài, là “Bửu Ngọc”, là viên ngọc quý, là hạt minh châu mãi chiếu sáng cho các lớp hậu sinh. Quả thực, với đời sống đạo hạnh của một Linh Mục gương mẫu, với kiến thức uyên bác của một học giả và với tài năng trội vượt trong nhiều lãnh vực như đã đề cập ở trên, Cha Nguyễn Ngọc Bảo đúng là niềm tự hào của địa phận Phát Diệm và luôn được sự ngưỡng mộ cũng như thương mến của hàng hàng lớp lớp học trò của Ngài và là thần tượng của các thế hệ mai sau.

Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và thánh Antôn, bổn mạng của Ngài, đổ tràn đầy ân sủng cho Ngài.

Trần Văn Huyến

Vài giai thoại:

Năm 2001 ch
ị Vũ Thị Liên là em của cha Vũ Đức đưa bỉ nhân đến thăm cha giáo Bảo tại Nhà hưu dưỡng ở Oklahoma City. Được báo trước, nên ngài xuống thang ra tận bãi xe để đón một học trò cũ khá về La văn và Pháp văn, cũng khá về tinh nghịch. Tính tình cha giáo không thay đổi, nhất là về tính đơn sơ và bối rối.

Ngài đưa chúng tôi lên lầu, mở cửa phòng cho chúng tôi vào, không quên đóng cửa lại, khoá cửa cẩn thận và giật mấy cái cho chắc ăn. Sau đó đến màn chỉ chỗ: “Tôi chủ nhà ngồi chỗ này, cha Lãm ngồi đây, còn cô Liên ngồi kia !” Truyện trò thật rôm rả với nhiều tiếng cười, thỉnh thoảng ngài lấy khăn mùi-xoa (mouchoir) nhẹ nhàng chùi góc miệng theo thói quen.

Tôi cao hứng “Con xin hát một bài của nhạc sĩ Đồng Châu: Lộ Đức”. Cha giáo ngạc nhiên nghe tôi trình bày: Lộ Đức ngày xưa, đang đắm đuối say sưa

Dương thế truỵ sa, Mẹ nhắn nhủ cải chừa

Tội lỗi Evà, Mẹ không hề vướng

Ngước mắt về xa, Mẹ còn nhủ thiết tha

Hương sắc lòng ta, gìn giữ lấy mầu hoa.

Cha giáo khen tôi có trí nhớ tốt và hát khá hơn ngày trước ! Rất tiếc ngày xưa còn bé tôi không được nhận chức “xách ghế”, tuy rằng cũng có vài lần được ghi trong sổ “Proemium Seminarii Sancti Pauli” về Musica sacra: 1 ex “sắc sít” (tôi quên chữ rồi, ai biết chỉ giùm), tức: sau phần thưởng I và II, thứ đến là vòng sít sao.

Để tưởng thưởng, cha giáo cho tôi mấy chục lễ béo, thòng thêm một câu: “Cha Yêng không được như vậy đâu”, làm cho cha giáo Yêng buồn 5 phút !

Về tính cách của cha giáo Bảo “đơn sơ và bối rối”, ai cũng hào hứng kể, nhất là hai nghĩa tử của ngài là cha Nguyễn Thế và cha Nguyễn Như Yêng là đầu têu kể chuyện cười của bố mình. Mỗi lần họp mặt, chúng tôi nhắc nhớ những giai thoại của các cha giáo. Riêng với cha giáo Bảo, chúng tôi thường giả dạng đóng vai cha giáo chọc cười thiên hạ ! Đúng là nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò ! Xin cha giáo tha lỗi và một nén hương lòng dâng về cha giáo thân yêu.

Joseph Phạm Bá Lãm
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Đôi
Thérésa Nguyễn
21:00 19/08/2015
CHUNG ĐÔI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Chung đôi chung hướng chung tình
Mặc cho sóng gió đôi mình vẫn yên.
(tn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/8 – 19/08/2015: Tòa Thánh giúp vãn hồi hòa bình tại Mỹ Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:05 19/08/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Thông điệp “Laudato sí” có ảnh hưởng lớn trên các chính phủ

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, tuyên bố rằng Thông Điệp “Laudato sí” của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc bảo vệ 'căn nhà chung', có ảnh hưởng lớn trên các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, hôm 11-8-2015, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên, cử hành vào ngày 1-9 hằng năm, Đức Hồng Y Turkson nói: “Các chính phủ và các vị lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã bắt đầu lắng nghe. Và tôi có bằng chứng về điều đó. Ngày 29-6 năm nay, tôi ở New York, hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh, trong cuộc thảo luận về vấn đề thay đổi khí hậu. Các bài phát biểu đều trích dẫn Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Mặc dù Thông điệp không hẳn nói về đề tài “sự thay đổi khí hậu”, nhưng về thiên nhiên và môi sinh học toàn diện, những các bài tham luận, bài này tới bài khác, đều trích dẫn phần Thông Điêp bàn về vấn đề thay đổi khí hậu. Vì thế, âm hưởng của Thông điệp là điều đã được kiểm chứng”.

Đức Hồng Y Turkson nói thêm rằng “Ở Roma này, chúng tôi tiếp tục nhận được những thư chúc mừng Đức Thánh Cha vì đã công bố thông điệp này. Các thư đó không những đến từ các học giải, nhưng cả từ các vị quốc trưởng, các vị lãnh đạo và thành viên của các chính phủ. Hồi tháng 7 vừa qua, tại Paris, Ông Nicolas Hulot, Cố vấn của Tổng thống Pháp, đã tổ chức một Hội nghị về vấn đề môi trường. Tổng thống Hollande đã khai mạc Hội nghị và trích dẫn nhiều từ thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô.. Không hồ nghi gì về ảnh hưởng của Thông điệp Laudato sí trên các chính phủ”.

Đức Hồng Y Turkson người Ghana bên Phi châu. Ngài kể thêm rằng: “cách đây vài ngày tôi về qua Ghana và tại đó, cả tổng thống cũng đã gửi một thư tới Đức Sứ Thần Tòa Thánh để bày tỏ sự đánh giá cao của ông đối với Thông điệp của Đức Giáo Hoàng”. Đức Hồng Y cho biết tại Hoa Kỳ, cả Tổng thống Obama, khi trình bày kế hoạch giảm bớt số lượng khán khí thải ra, ông cũng trưng dẫn thông điệp của Đức Giáo Hoàng, điều này chứng tỏ rằng các diễn văn của Đức Thánh Cha rất được nhiều nhân vật thế giới theo dõi”.

2. Vai trò của Tòa Thánh trong lịch sử bí ẩn những thương thuyết giữa Hoa Thịnh Đốn và Havana

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tại Cuba khi đặt chân đến phi trường quốc tế Jose Marti hôm 14 tháng 8. Nhân dịp này, Peter Kornbluh, giám đốc Đề Án Tài Liệu về Cuba thuộc trung tâm Văn khố An ninh Quốc gia của Đại Học George Washington và William LeoGrande, giáo sư môn Khoa học Chính trị tại Đại Học American đã cho công bố một bài viết về vai trò của Tòa Thánh trong việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba.

Bài viết này là một phần trong cuốn: “The Hidden History of Negotiations Between Washington and Havana” tạm dịch là “Lịch sử bí ẩn những thương thuyết giữa Hoa Thịnh Đốn và Havana” của hai tác giả sẽ được cho ra mắt vào tháng 10 tới đây.

Mọi chuyện đã bắt đầu vào năm 2010 khi Hoa Kỳ và Cuba cùng tham gia vào việc trợ giúp Haiti sau trận động đất kinh hoàng lên đến 7 độ Richter với tâm chấn động tại Léogâne cách thủ đô Port-au-Prince 25km về phía Tây vào ngày 12 tháng Giêng 2010, giết chết 316,000 người. Trận động đất khủng khiếp gây thiệt hại cho 250,000 nhà dân và 30,000 tòa nhà thương mại và các công thự của chính phủ. Trong thời gian dài trợ giúp Hiati, các viên chức Hoa Kỳ và Cuba đã có những dịp gặp gỡ dẫn tới những cuộc đàm phán trả tự do cho những người bị hai bên bắt giữ.

Hoa Kỳ muốn Cuba trao trả Alan Gross, một nhà thầu của USAID bị bắt từ tháng 12 năm 2009. Trong khi Cuba muốn Hoa Kỳ trả tự do cho 5 gián điệp Cuba đang bị giam trong các nhà tù tại Mỹ.

Thương lượng giữa hai bên đi đến chỗ bế tắc vào tháng Tư năm 2013 vì Toà Bạch Ốc cho rằng Gross không phải là gián điệp của Mỹ tại Cuba, nên không thể được trao đổi trong tư cách gián điệp bị bắt làm tù binh.

Thông qua Đức Hồng Y Sean O’Malley của Boston and Đức Hồng Y Theodore McCarrick là Tổng Giám Mục hồi hưu của Washington, và một số thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, Toà Bạch Ốc đã ngỏ ý muốn Vatican giúp khai thông bế tắc. Tháng 9 năm 2014, Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino của Havana đến gặp riêng tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với một lá thư tay của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết “sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách”.

Những cuộc thương thuyết giữa hai bên tại Vatican sau đó đã giúp hai bên không chỉ vượt qua những trở ngại trong việc trao trả các viên chức bị bắt mà còn đi xa tới múc tái lập quan hệ ngoại giao bình thường như hiện nay.

3. Ký kết hiệp định giữa Tòa Thánh và Đông Timor

Hôm thứ Sáu 14 tháng 8, Tòa Thánh và Cộng hòa Dân Chủ Đông Timor đã ký hiệp định với nhau.

Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh kiêm Đặc sứ của Đức Thánh Cha, và Thủ tướng Rui Maria de Araújo của Đông Timor đã ký vào văn bản hiệp định.

Hiệp định nhìn nhận vai trò lịch sử của Giáo Hội Công Giáo trong đời sống quốc gia Đông Timor và sự phát triển con người, đồng thời xác định và bảo đảm qui chế pháp lý của Giáo Hội Công Giáo, đề ra những qui luật điều hành các lãnh vực khác nhau, từ hôn nhân theo phép đạo, đến các nơi thờ phượng, các cơ sở giáo dục của Công Giáo, việc dạy môn tôn giáo tại học đường, hoạt động từ thiện bác ái của Giáo Hội, tuyên úy quân đội, nhà tù, nhà thương và chế độ thuế khóa và tài sản.

Hiệp định gồm một Lời Tựa và 26 điều khoản, sẽ bắt đầu có giá trị với việc trao đổi văn kiện phê chuẩn.

Trong diễn văn tại buổi ký hiệp định, trước sự hiện diện của Tổng thống Taur Matan Ruak của Đông Timor và các quan chức chính phủ nước này, cùng với chủ tịch quốc hội và ngoại giao đoàn, Đức Hồng Y Parolin khẳng định rằng toàn thể hiệp định nhắm đến một mục tiêu cơ bản là làm sao trợ giúp nhân dân Đông Timor, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện về mặt vật chất và tinh thần.

Ngài nói thêm:

Cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước hiện diện là để phục vụ dân chúng, và qua Hiệp định này hai bên quyết tâm “cộng tác với nhau cho sự phát triển toàn diện của nhân dân trong công lý, hòa bình và công ích”, như điều 1 khẳng định.

“Kinh nghiệm luôn cho thấy con người được phục vụ tốt đẹp nhất khi có sự cộng tác và đối thoại giữa mọi thành phần xã hội và khi một nền văn hóa gặp gỡ được thiết lập vững chãi nơi những người lãnh đạo”.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Parolin cũng khẳng định rằng “việc ký kết hiệp định này hôm nay mở ra một chương mới trong lịch sử dài quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước. Thực vậy, trong khuôn khổ quốc tế này nhiều khả thể mới được mở ra trong đó quan hệ này sẽ được đào sâu và củng cố để mưu ích cho nhân dân Timor”.

Hiện diện tại buổi lễ ở Dinh Chính Phủ Đông Timor, về phía Tòa Thánh có Đức Sứ Thần tại địa phương Đức TGM Joseph Marino, Đức Cha Baslilio do Nasciemento, Giám Mục Baucau, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đông Timor, Đức Giám Mục Norberto de Amaral, Giám Mục Mariana, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore và ASEAN, Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung, Tham thán Sứ Thần tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Ionut Paul Strejac, Tham tán Sứ Thần tại Đông Timor.

Về phía Đông Timor có nhiều quan chức chính phủ như các vị Bộ trưởng tại phủ thủ tướng, Bộ trưởng giáo dục, kinh tế, canh nông và ngư nghiệp, Bộ trưởng ngoại giao và tài chánh, v.v..

4. Nạn nhân diệt chủng thời Ottoman sắp được phong chân phước

Đức Cha Flaviano Michele Melki, tử đạo dưới thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, sắp được phong chân phước.

Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Đức Cha Melki đã được công bố hôm 8 tháng 8 tại Vatican sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô cho phép trong buổi tiếp kiến trước đó dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh.

Đức Cha Melki tục danh là Giacôbê, sinh năm 1858 ở Kalaat Mara (Thổ Nhĩ Kỳ) thuộc Huynh đoàn thánh Ephrem của Giáo Hội Công Giáo Syriac, bị sát hại vì đức tin cách đây 100 năm, cụ thể là vào ngày 29-8-1915, tại Djézireh nơi ngài làm giám mục - nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ -, trong cuộc bách hại dưới thời đế quốc Ottoman.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 8 tháng 8 vừa qua, Cha Rami Al Kabala, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Cha Melki, cho biết Đức Cha đã giữ một vai trò chủ yếu trong việc khuyến khích các tín hữu bảo tồn đức tin của mình trong hoàn cảnh khó khăn và bị bách hại thời ấy. Ngài sống rất thanh bần, bán cả các áo lễ của ngài để giúp đỡ người nghèo thoát khỏi tình trạng lầm than. Gia đình ngài trước kia thuộc Giáo Hội Chính Thống Syriac, nhưng ngài đã trở lại Công Giáo rồi được thụ phong linh mục.

Với những kẻ tìm cách dụ dỗ ngài theo Hồi giáo, Đức Cha Melki trả lời rằng: “Tôi bảo vệ đức tin của tôi cho đến độ đổ máu đào!”.

Cha Al Kabala nhận xét rằng: “100 năm sau Đức Cha Melki, các tín hữu Kitô Trung Đông đang phải chịu cuộc bách hại tương tự tuy rằng với những cách thực khác. Vì thế, cuộc tử đạo của Đức Cha Melki khích lệ các tín hữu Kitô Đông phương ngày nay bảo vệ đức tin và sống đức tin không chút sợ hãi, dù gặp khó khăn. Việc phong chân phước cho Đức Cha Melki có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh ngày nay. Hinh ảnh vì tử đạo không chết, nhưng tiếp tục sốn gtrong Giáo Hội, trong ký ức của các tín hữu”.

5. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán: Nhà nước Trung quốc cần ngưng ngay chiến dịch triệt hạ thánh giá

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán của Hương Cảng đã công bố một kháng thư khẩn cấp kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc ngăn chặn một chiến dịch phá hủy thánh giá đang diễn ra tại tỉnh Chiết Giang (Zhejiang - 浙江省).

Đầu năm ngoái, trong đại hội đảng tại tỉnh Chiết Giang, Hạ Bảo Long (Xia Baolong - 夏宝龙), bí thư tỉnh ủy, than phiền rằng “quá nhiều thánh giá” được dựng lên, đã làm “lộn xộn nền trời”. Kể từ đó, hơn 1,000 cây thánh đã bị triệt hạ.

Điều đáng lưu ý rằng hầu hết các thánh giá này đều đã được xây dựng tại những ngôi thánh đường của Giáo Hội được nhà nước công nhận với giấy phép thích hợp và được nhà nước phê duyệt. Vì thế, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nói rằng việc triệt hạ các thánh giá này là “hành vi trái pháp luật.”

Ngài nói thêm rằng trong một số trường hợp giáo sĩ và giáo dân đã bị bắt giữ vì cố gắng bảo vệ các thánh giá của họ. Trong bản tin hôm 11 tháng 8, UCANews cho biết hai người đàn bà cao tuổi đã thiệt mạng hôm 8 tháng 8 khi bảo vệ thánh giá của nhà thờ họ. Nhà nước Trung Quốc giải thích rằng họ bị mưa lũ cuốn trôi.

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán yêu cầu các nhà lãnh đạo chính quyền trung ương ở Bắc Kinh điều tra tình hình ở Chiết Giang và khôi phục lại sự cai trị đúng với pháp luật. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của ngài có lẽ sẽ không có chút tác động nào.

Hạ Bảo Long, sinh năm 1952, sau khi tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Chính Trị tại Bắc Kinh đã được bổ nhiệm phó chủ tịch tỉnh Chiết Giang vào tháng 11 năm 2003. Y theo đuổi một đường lối tận diệt tôn giáo quyết liệt để leo dần lên những nấc thang chính trị. Nhờ thế, y được bầu làm ủy viên dự khuyết trung ương đảng cộng sản Trung Quốc khóa 15, 16, 17 và nay là ủy viên chính thức khóa 18 sau khi được bầu làm tỉnh ủy Chiết Giang vào tháng Giêng 2012.

Đức Hồng Y cũng đã đưa ra lời kêu gọi người Công Giáo ăn chay và cầu nguyện cho anh chị em mình ở Chiết Giang.

6. Anh Giáo ngỡ ngàng trưóc tuyên bố ủng hộ trợ tử cuả cựu Tổng Giám Mục Lord Carey

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong đoạn video quý vị và anh chị em vừa nghe, cựu Tổng giám mục Canterbury nói như sau:

“Nhiều người đã rất ngạc nhiên tại sao tôi đứng ra ủng hộ cho việc trợ tử, tôi muốn giải thích với các bạn và những người mà tôi quen biết, những người rất thất vọng tại sao tôi làm như thế.”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Hơn một năm trước đây, ngày 27/7/2014, Đức Tổng Giám Mục Canterbury, vị đứng đầu của Anh Giáo, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô để xin Ngài đừng vì việc Giáo Hội Anh Giáo chấp thuận tấn phong Giám Mục cho phụ nữ mà tiến trình hiệp nhất giữa Công Giáo và Anh Giáo bị trệch ra khỏi chương trình hiệp nhất.

Đức Tổng Giám Mục Justin Welby thừa nhận rằng việc Giáo Hội Anh Giáo bỏ phiếu chấp thuận cho phụ nữ làm Giám Mục đã gây thêm trở ngại cho con đường hiệp nhất vốn đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Nhưng, ngài nhấn mạnh rằng, tuy có những dị biệt, những điểm chung giữa hai bên vẫn nhiều hơn.

Một trong những điểm chung ấy là lập trường quyết liệt chống lại an tử và trợ tử. Thật vậy, Anh quốc là một trong số những quốc gia nơi cho đến nay những cố gắng hợp pháp hóa trợ tử đều thất bại. Trong những này, Giáo Hội Công Giáo và Anh Giáo tại nước này đang chống trả mạnh mẽ một cố gắng mới nhằm hợp pháp hoá việc trợ tử tại Hạ Viện Anh.

Linh mục Brendan McCarthy, một cố vấn về y đức cho Giáo Hội Anh, nói cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện nhằm hợp pháp hoá việc trợ tử là một đề xuất "ngây thơ đầy tội lỗi" và "chắc chắn" sẽ đưa những người cao niên dễ bị tổn thương đến nguy cơ chết êm dịu không tự nguyện.

Tuy nhiên, tuần qua, Lord Carey, cựu Tổng giám mục Canterbury, đã gây sửng sốt cho hàng lãnh đạo của Giáo Hội Anh khi nói rằng việc bác sĩ hỗ trợ tự tử có thể là "một điều phù hợp sâu sắc tinh thần Kitô giáo và hoàn toàn hợp đạo đức."

Lord Carey, người từng là lãnh đạo khối hiệp thông Anh giáo toàn thế giới từ năm 1991 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2002, nói rằng ông vững tin là người ta có thể đề ra những biện pháp ngăn chặn việc lạm dụng an tử hợp pháp hóa để buộc những người già phải chết. Tuy nhiên, Lord Carey không đưa ra được những cơ sở cho tin tưởng này của ông.

Trong thực tế, gần 2% trong số những người chết mỗi năm ở Bỉ đã bị giết thông qua chiêu bài trợ tử mà không có sự yêu cầu hay sự đồng ý của họ. Một nghiên cứu mới vừa công bố như trên tờ Journal of Medical Ethics, nghĩa là Tạp chí về Y Đức.

7. Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho những nạn nhân vụ nổ ở Thiên Tân

Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến dân chúng tại thành phố Thiên Tân ở mạn bắc Trung Quốc, nơi xảy ra một số vụ nổ tại khu công nghệ, hai vụ nổ khủng khiếp tại một kho chứa chất hóa học làm cho hơn 50 người chết và 700 người bị thương, tàn phá cả một khu phố. Chính quyền sợ rằng có nhiều người hít phải khí độc tại những kho bị nổ, trong đó có tích trữ 700 tấn muối thạch tín là chất rất độc.

Sau cùng, khi chào dân Roma và các tín hữu hành hương, Đức Thánh Cha mời gọi họ đến viếng bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma. Ngài vốn có lòng sùng mộ đặc biệt đối với ảnh Đức Mẹ tại đây: thường trước và sau mỗi cuộc viếng thăm mục vụ ở nước ngoài, Đức Thánh Cha đều đến kính viếng và cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ tại đây.

8. Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại Pháp diễn ra trong âu lo khủng bố

Chính phủ Pháp đã tăng sự hiện diện của cảnh sát xung quanh các nhà thờ Công Giáo trưóc các mối đe dọa của một cuộc tấn công khủng bố vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, ngày 15 tháng 8.

Trong một thông cáo chung, hàng giáo phẩm tại Pháp và Bộ Nội vụ đã cảnh báo rằng bất kỳ nhà thờ nào cũng “đều có thể là mục tiêu của những hành vi ác ý, có thể mở rộng tới mức khủng bố.” Tuyên bố chung yêu cầu các tín hữu cảnh giác và báo cáo ngay về những dấu hiệu của các hoạt động đáng ngờ.

Từ tháng Tư vừa qua, 178 nhà thờ, bao gồm cả Vương Cung Thánh Đường Notre Dame và Sacre Coeur tại Paris đã cảnh sát theo dõi của liên tục vì những cảnh báo về các cuộc tấn công có thể xảy ra.

Tổng giáo phận Genoa mở rộng cửa cho các thuyền nhân

Nhằm hỗ trợ các nhà chức trách dân sự địa phương, Đức Hồng Y Angelo Bagnasco của tổng giáo phận của Genoa, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, đã ra lệnh mở cửa chủng viện của tổng giáo phận làm nơi tạm trú cho 50 người tị nạn.

Quyết định này đã được thực hiện “trong tinh thần Tin Mừng, trong sự hiệp thông với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, và sự liên tục với tinh thần đoàn kết là một đặc trưng lâu đời của Giáo Hội tại Genoa,” Một tuyên bố của tổng giáo phận đã cho biết như trên.

Các tu viện, đền thờ, và các cơ sở Công Giáo khác của tổng giáo phận hiện đang có hơn 300 người tị nạn khác tá túc.

9. Đức Thánh Cha lên tiếng ủng hộ đàm phán hòa bình tại Colombia

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ các viên chức tư pháp Colombia nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình giữa chính phủ và phiến quân trong lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia, gọi tắt là FARC.

Trong một thông điệp công bố ngày 14 tháng 8, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “sự sáng tạo và lòng dũng cảm để tìm ra những giải pháp củng cố hòa bình và công lý.” Thông điệp của ngài đã được gởi đến Đức Cha José Daniel Falla Robles, tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Colombia, trong khi chính quyền Colombia mở phiên thứ 18 một hội nghị về hậu quả pháp lý của một hiệp ước hòa bình với phiến quân.

Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng rằng cuộc họp “sẽ giúp đạt đến việc xây dựng một nền hòa bình ngày càng toàn diện và ổn định lâu dài.”

10. Phiến quân cộng sản Colombia xin gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Cuba

Sau ba năm tham dự các cuộc đàm phán hòa bình giằng dai được tổ chức tại Havana để kết thúc một cuộc nội chiến kéo dài trong gần 60 năm qua, các thành viên của tổ chức du kích cộng sản Colombia đã yêu cầu được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài viếng thăm Cuba vào tháng tới để yêu cầu sự dự phần của Tòa Thánh vào một tiến trình thương thảo đã quá lâu mà chỉ đạt được những kết quả rất khiêm tốn.

Antonio Lozada, một nhà đàm phán của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia đã được gặp Đức Tổng Giám Mục Luis Augusto Castro, là Tổng Giám Mục Tunja và cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Colombia tại Havana hôm thứ Hai 17 tháng 8.

Sau cuộc họp, Antonio Lozada cho biết Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia muốn được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đến thăm Cuba trong thời gian từ 19 đến 22 tháng 9 tới đây. Antonio Lozada cho rằng nếu được gặp Đức Giáo Hoàng và nếu Tòa Thánh đồng ý cử một đại diện thường trực tham gia vào các giai đoạn cuối cùng của đàm phán thì mọi bế tắc hiện nay sẽ được khai thông.

Tòa Thánh chưa đưa ra lời bình luận chính thức nào về diễn biến này. Một nhà ngoại giao Mỹ Latin cạnh Tòa Thánh cho rằng một đại diện của Vatican tại các cuộc đàm phán hòa bình là điều hoàn toàn có thể, nhưng ông không bình luận về khả năng của một cuộc họp giữa Đức Giáo Hoàng và nhóm du kích cộng sản Colombia tại Havana.

Nhiều nguồn tin tại Colombia hy vọng Đức Thánh Cha có thể bao gồm Colombia trong chuyến tông du Nam Mỹ vào năm 2016, khi ngài trở lại thăm lần đầu tiên quê hương Á Căn Đình của mình.

Với dân số gần 50 triệu người, Colombia có cộng đồng Công Giáo lớn thứ sáu trên thế giới, sau Brazil, Mexico, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, và Ý. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần 85 phần trăm dân số của Colombia nhận mình là người Công Giáo.

11. Đức Thánh Cha chào thăm các bạn trẻ Salesien

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 8, sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha đã thân ái chào thăm tất cả mọi người, các tín hữu ở Roma cũng như các tín hữu hành hương, các gia đình và các nhóm giáo xứ, hội đoàn, và đặc biệt là 4,500 các bạn trẻ Salesien.

Mở đầu, Đức Thánh Cha đã chào thăm nhóm dân ca “Tổ chức nghệ thuật và văn hóa Mễ Tây Cơ”, rồi đến các bạn trẻ từ Verona, bắc Italia, đang đến thăm Roma, và các tín hữu đến từ Beverare.

Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến đông đảo các bạn trẻ thuộc Phong trào giới trẻ Salesien, đang tụ họp tại Torino, bắc Italia, ở những nơi thánh Gioan Bosco đã từng sinh sống và hoạt động để mừng kỷ niệm 200 năm sinh nhật của thánh nhân.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi khuyến khích các bạn trẻ ấy hằng ngày hãy sống niềm vui Tin Mừng, để mang lại hy vọng cho thế giới.”

4.500 bạn trẻ đến từ 50 quốc gia thuộc Phong trào giới trẻ Salesien, trong đó có những người đến từ Nam Phi, Hong Kong, Ấn độ, Mễ Tây Cơ, Uruguay và Ukraine, đang tham dự những ngày gặp gỡ tại Torino, với cao điểm là thánh lễ đúng vào sinh nhật của thánh Bosco tại Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù hộ. Chủ sự thánh lễ trong dịp này là Cha Ángel Fernández Artime, Bề trên Tổng quyền dòng Don Bosco. Và trong số những người hiện diện có Nữ tu Yvonne Reungoat, Bề trên Tổng quyền dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một Chúa Nhật tốt đẹp. Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi!”

12. Siêng năng rước lễ để đồng hóa và sống như Chúa Giêsu

Quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 20 thường niên tường thuật việc Chúa Giêsu tiếp tục nói về bánh hằng sống bởi trời Chúa ban cho nhân loại, là thịt và máu Ngài, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tín hữu hãy siêng năng tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh, để được kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc sống cụ thể hằng ngày, để chúng ta có cùng những tư tưởng và thái độ yêu thương của Chúa, trở thành con người hòa bình, con người tha thứ, hòa giải, chia sẻ liên đới như Chúa Giêsu đã làm.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 8, một ngày sau Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

“Trong những Chúa Nhật gần đây phụng vụ đang đề nghị với chúng ta, từ Tin Mừng theo thánh Gioan, bài diễn văn của Cúa Giêsu về bánh sự sống là chính Ngài và cũng là bí tích Thánh Thể. Đoạn Tin Mừng hôm nay (Ga 6,51-58) trình bày phần cuối cùng trong diễn văn ấy, và kể lại: một số người trong dân chúng cảm thấy như bị vấp phạm vì Chúa Giêsu đã nói: ‘Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì được sự sống đời đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết’ (Ga 6,54). Sự ngỡ ngàng của những người nghe Chúa là điều dễ hiểu; thực vậy Chúa Giêsu dùng kiểu nói tiêu biểu của các ngôn sứ để khơi dậy nơi dân chúng - và cả nơi chúng ta - những thắc mắc và sau cùng, khơi lên một quyết định.

Đức Thánh Cha giải thích tiếp như sau:

Trước tiên là những thắc mắc: ‘ăn thịt và uống máu’ Chúa Giêsu có nghĩa là gì? Đó chỉ là một hình ảnh, một kiểu nói, một biểu tượng thôi, hay những lời ấy nói lên một cái gì thực sự? Để trả lời, ta cần nhận thức điều xảy ra trong tâm hồn Chúa Giêsu trong khi Ngài bẻ bánh cho đám đông dân chúng đang đói. Biết mình sẽ phải chết trên thập giá vì chúng ta, Chúa Giêsu tự đồng hóa với bánh được bẻ ra và phân chia như thế, và bánh ấy đối với Ngài trở thành ‘dấu chỉ’ Hy Tế đang chờ đợi Ngài. Tiến trình này có tột đỉnh trong Bữa Tiệc Ly, trong đó bánh và rượu trở thành Mình và Máu Ngài thực sự. Đó là Thánh Thể, mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta với một mục đích rõ ràng: để chúng ta trở nên một với Ngài. Thực vậy, Chúa nói: ‘Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở trong tôi và tôi ở trong người ấy’ (v. 56). Động từ ‘ở lại’ nghĩa là: Chúa Giêsu ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Chúa Giêsu. Sự hiệp thông là sự hấp thụ, đồng hóa: khi ăn Ngài, chúng ta trở nên như Ngài. Nhưng điều này đòi sự ưng thuận của chúng ta, sự gắn bó của chúng ta trong đức tin.

“Nhiều khi, ta nghe thấy vấn nạn này về Thánh Lễ: ‘Thưa cha, Thánh Lễ có ích gì với tôi? Tôi đi nhà thờ khi tôi cảm thấy cần, nhưng tôi thấy rằng cầu nguyện trong cô tịch tốt đẹp hơn’. Nhưng Thánh Lễ không phải là một kinh nguyện riêng tư cũng chẳng đơn giản chỉ là một kinh nghiệm thiêng liêng đẹp đẽ, không phải chỉ là gợi lại điều mà Chúa Giêsu đã làm trong bữa Tiệc Ly. Để hiểu rõ, chúng ta phải nói rằng Thánh Thể là ‘lễ tưởng niệm’, hay là một cử chỉ hiện tại hóa và làm cho biến cố cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu hiện diện: bánh thực là Mình Chúa ban cho chúng ta, rượu thực là Máu Ngài đổ ra vì chúng ta.”

“Thánh Thể là chính Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân cho chúng ta. Nuôi dưỡng mình bằng Chúa và ở lại trong Ngài nhờ sự hiệp thông thánh thể, nếu chúng ta làm điều này với đức tin, thì nó biến đổi cuộc sống chúng ta, biến cuộc sống chúng ta thành một sự dâng hiến cho Thiên Chúa và anh chị em chúng ta. Nuôi sống mình bằng “Bánh Sự Sống” ấy có nghĩa là bước vào sự hòa hợp với con tim của Chúa Giêsu, hấp thụ những quyết định của Chúa, các tư tưởng, thái độ của Ngài. Nó có nghĩa là đi vào năng động yêu thương và trở thành những con người hòa bình, con người tha thứ, hòa giải, chia sẻ liên đới. Đó cũng chính là những điều Chúa Giêsu đã làm.”

“Chúa Giêsu kết luận bài diễn văn của Ngài bằng những lời này: ‘Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời’ (Ga 6,58). Đúng vậy, sống hiệp thông thực sự với Chúa Giêsu trên mặt đất này làm cho chúng ta tiến từ cái chết sang sự sống. Trời bắt đầu ngay từ trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu.

Và trên trời, Đức Maria Mẹ chúng ta đang chờ đợi chúng ta - chúng ta đã mừng mầu nhiệm này hôm qua. Xin Mẹ làm cho chúng ta được ơn luôn nuôi sống mình bằng niềm tin nơi Chúa Giêsu, Bánh sự sống.”

13. Sáu giáo phận tại Pháp đổ chuông nhắc nhở tình cảnh các tín hữu Kitô Iraq và Syria

Trong một cử chỉ đoàn kết với các Kitô hữu bị đàn áp ở Trung Đông, các nhà thờ Công Giáo trong sáu giáo phận tại Pháp đã đổ những hồi chuông dài vào buổi trưa ngày 15 tháng 8, lễ Đức Mẹ Lên Trời.

Ít nhất ba giáo phận của Thụy Sĩ cũng đã tham gia vào cử chỉ liên đới này, đã được đề xướng bởi Đức Tổng Giám Mục Dominique Rey của tổng giáo phận Fréjus - Toulon. Chiến dịch này cũng kêu gọi các tín hữu tụ tập tại nhà thờ vào buổi trưa ngày lễ để cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.

Ngày 15 tháng 8 năm nay, đánh dấu một năm sự sụp đổ của Mosul và vùng đồng bằng Nineveh vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS trong những cuộc tấn công đã khiến hàng trăm ngàn Kitô hữu Iraq phải bỏ nhà cửa tháo chạy về Erbil. Ngày nay, những người tị nạn đang di cư dần ra nước ngoài vì hy vọng ngày về cố hương càng ngày càng mịt mờ hơn bao giờ trước sự thờ ơ của thế giới.

14. Nghị trình phiên họp toàn Chính Thống Giáo vẫn chưa ngã ngũ

Đức Thượng Phụ Chính thống thành Constantinople, trong tư cách là Thượng phụ Đại kết, đã viết thư triệu tập một hội nghị bao gồm tất cả các giám mục Chính Thống Giáo trên thế giới, sẽ được tổ chức từ 29 tháng 8 đến mùng 02 tháng 9.

Mục đích chính của cuộc họp là nhằm chuẩn bị cho một Hội đồng Toàn Chính thống, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2016. Nếu điều này xảy ra theo đúng kế hoạch, cuộc họp này sẽ là cuộc họp chưa từng có bao gồm tất cả các nhà lãnh đạo Chính thống giáo trên thế giới.

Chính Thống Giáo không có một cơ chế tập trung quyền bính như Giáo Hội Công Giáo. Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của thành Constantinople không phải là vị Giáo Hoàng của Chính Thống Giáo. Ngài cũng chỉ là một trong số 7 vị thượng phụ Chính Thống Giáo khác. Từ lâu, Chính Thống Giáo đã mong muốn có một sự hiệp nhất chặt chẽ hơn. Khái niệm “Pan-Orthodox Council” – Công Đồng Toàn Chính Thống Giáo - đã được ra đời trong bối cảnh đó và được hiểu nôm na như một Vatican của Chính Thống Giáo, mặc dù cố nhiên có những khác biệt rất xa.

Tuy nhiên, con đường hình thành Công Đồng Toàn Chính Thống Giáo có lẽ vẫn còn xa. Ngay phiên họp đầu tiên, các chủ đề nào sẽ được đưa ra thảo luận đã trở thành một vấn đề gây căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo Chính thống.

Giáo Hội Chính Thống Nga khăng khăng cho rằng chỉ thảo luận các chủ đề nào được sự hỗ trợ của tất cả các tòa Thượng Phụ. Quy tắc đó chắc chắn sẽ ngăn chặn các cuộc thảo luận về những vấn đề phức tạp nhất đang gây chia rẽ trong thế giới Chính Thống.

Trong một diễn biến có liên quan, một nhân vật hàng đầu trong Giáo Hội Chính thống Ukraine liên minh với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa khẳng định rằng sự chia rẽ cộng đồng Chính Thống Giáo Ukraine là một vấn đề không thể được thảo luận tại Hội đồng. Đức Tổng Giám Mục Anthony Pakanych của Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa giải thích lý do như sau:

“Hiện nay chưa thể nào có sự thống nhất về vấn đề này giữa các Giáo Hội địa phương,”

Trong một dấu hiệu nữa cho thấy các căng thẳng giữa các giám mục Chính thống giáo trên thế giới, Đức Tổng Giám Mục Anthony Pakanych đã phàn nàn rằng đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết, đã đi thăm Ukraine, mà không xin phép Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa trước, và đã gặp đại diện của Tòa Thượng Phụ Kiev.

15. Phản ứng của Giáo Hội tại Ấn trước lệnh cấm 857 trang Web khiêu dâm của chính phủ

Các trang Web khiêu dâm của Ấn là một trận dịch kinh hoàng đang tàn phá xứ sở này. Chưa tính đến những suy thoái về luân lý, nền kinh tế của quốc gia này đã bị ảnh hưởng mạnh. Bộ Du Lịch Ấn cho biết con số các du khách đến thăm Ấn Độ đã giảm mạnh trong hai năm qua theo sau những vụ bắt cóc để cưỡng hiếp các nạn nhân hàng tháng trời.

Tháng 12 năm 2012, một tài liệu của Bộ Ngoại Giao Anh cho biết mỗi năm có khoảng 800,000 người Anh viếng thăm quốc gia cựu thuộc địa này và hầu hết những chuyến viếng thăm này là “rất an toàn”.

Tuy nhiên, từ sau khi Smart phone và iPad trở nên thông dụng tại Ấn, liên tiếp đã xảy ra các vụ cưỡng hiếp cả người trong nước lẫn du khách nước ngoài. Nổi cộm là những vụ bắt cóc để cưỡng hiếp một thiếu nữ Thụy Sĩ tại Madhya Pradesh, một phụ nữ Nga tại Vasant Kunj, một nữ tu người Ái Nhĩ Lan thuộc dòng Thừa Sai Bác Ái ở Calcutta, một thiếu nữ Đức ngay trên xe lửa Mangalore đi Chennai, và một phụ nữ Đan Mạch ngay giữa phố xá đông người tại Delhi.

Tháng Ba năm nay, Bộ Ngoại Giao chính phủ Nhật phải ra một thông cáo nhắc nhở các du khách Nhật rằng Ấn Độ là một trong những nước nguy hiểm nhất không nên viếng thăm sau khi hai thiếu nữ Nhật bị bắt cóc cưỡng hiếp hàng tháng trời.

Tính riêng những trường hợp liên quan đến người Ấn, con số những vụ hiếp dâm trong năm 2013 là 33,707 nạn nhân. Con số này lên đến 33, 764 phụ nữ trong năm 2014. Đây chỉ là những con số “biểu kiến” sau khi cục thống kê tội phạm Ấn đã giảm bớt đáng kể. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp nạn nhân không dám báo cáo vì sợ trả thù hay không muốn báo cáo vì có báo cáo đi nữa cảnh sát cũng chẳng làm gì như trong trường hợp nữ tu 71 tuổi bị hãm hiếp hôm 14 tháng Ba năm nay tại Calcutta.

Trong một cố gắng đối phó, chính phủ Ấn Độ trong tuần qua đã áp đặt một lệnh cấm truy cập Internet vào 857 trang Web khiêu dâm.

Cha Joseph Chinayyan, Phó tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ, nói rằng "truy cập tự do và không kiểm soát được vào các trang Web khiêu dâm đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục nơi những người trẻ tuổi; do đó, việc cấm các trang Web vi phạm là một hành động đúng hướng. "

Tuy nhiên, cha Paul Thelakkat, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar, bày tỏ lo ngại rằng "Chính phủ không thực tâm đối phó với những tình trạng lan tràn tranh ảnh khiêu dâm. Họ chỉ muốn kiểm soát Internet để hướng đến một nhà nước độc tài toàn trị."

16. Tòa Thánh bắt đầu nhận đơn của các linh mục muốn làm thừa sai Lòng Thương Xót

Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa đã bắt đầu nhận đơn từ các linh mục muốn tham gia vào đoàn "các Thừa Sai của Lòng Thương Xót ".

Tháng Tư vừa qua, khi công bố Tông Chiếu Misericordiae Vultus mở ra Năm Thánh Từ Bi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến kế hoạch sai đi các thừa sai của lòng thương xót, là những vị sẽ được cấp "quyền tha thứ ngay cả những tội lỗi chỉ dành quyền giải cho Tòa Thánh." Những tội lỗi này bao gồm cả việc mạo phạm Thánh Thể và phá thai.

Cha Arturro Cattaneo thần học gia và chuyên viên giáo luật, giáo sư Phân khoa thần học Lugano, bắc Italia khi giải thích thêm về thẩm quyền của các vị Thừa Sai của Lòng Thương Xót cho biết phá thai là tội nghiêm trọng thường dính líu đến nhiều người. Ngài nói:

“Phá thai là một trường hợp đặc biệt tự động bị vạ tuyệt thông, không phải chỉ cho người mẹ đã phá thai, mà cả cho người chồng hay các người bà con đã khiến cho người mẹ phá thai, và nhân viên y tế tức các bác sĩ và y tá cộng tác tích cực vào việc phá thai.”

Ngài nói thêm:

“Hậu qủa chính của vạ tuyệt thông là cấm lãnh nhận các bí tích, bao gồm cả bí tích Hòa Giải, tức bí tích Giải Tội. Vì thế, một người bị vạ tuyệt thông không thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải, nếu trước đó đã không được giải vạ tuyệt thông. Bình thường cha giải tội không có quyền tha vạ tuyệt thông. Vì vậy khi linh mục giải tội tiếp nhận một hối nhân và nhận thấy họ bị vạ tuyệt thông, thì không thể ban phép giải tha tội cho họ, mà phải gửi họ, tùy theo trường hợp, tới với vị Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao thay thế Ðức Giáo Hoàng, hay tới linh mục Chánh Án giáo phận, để họ có thể được tha vạ tuyệt thông trước khi nhận việc xá giải bí tích. Ở đây gương mặt của các Thừa Sai Lòng Thương Xót nổi bật, vì các vị có quyền trực tiếp tha vạ tuyệt thông, rồi ban phép giải tội để khiến cho việc hòa giải của các tín hữu được dễ dàng hơn.”

Trong thông cáo đưa ra ngày 18 tháng 8 để khích lệ các linh mục nộp đơn trở thành các Thừa Sai của Lòng Thương Xót, Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, là cơ quan điều phối những biến cố trong Năm Thánh Từ Bi cho biết:

Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro 2016, các Thừa Sai của Lòng Thương Xót sẽ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô sai đi trong một buổi lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Chức năng của các Thừa Sai của Lòng Thương Xót đã được mô tả trong đoạn 18 của Tông Chiếu Misericordiae Vultus 18. Xin lưu ý những điều sau đây:

Đặc điểm:

Cc Thừa Sai của Lòng Thương Xót phải là:

1) Một dấu chỉ sống động chào đón của Chúa Cha dành cho tất cả những ai tìm kiếm sự tha thứ.

2) Tác nhân cho tất cả, không loại trừ một ai, trong một cuộc gặp gỡ nhân bản thực sự, là nguồn của sự giải thoát, đầy tinh thần trách nhiệm trong việc khắc phục những trở ngại và hưóng [hối nhân] đến với cuộc sống mới trong Phép Rửa một lần nữa.

3) Được hướng dẫn bởi những lời này “Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người” (Thư Rôma 11:32) .

4) Nhà giảng thuyết đầy cảm hứng của Lòng Thương Xót.

5) Sứ giả của niềm vui được tha thứ.

6) Các cha giải tội chào đón, yêu thương, và từ bi, đặc biệt chu đáo với các tình huống khó khăn của mỗi người.

Chức năng

Các Thừa Sai của Lòng Thương Xót sẽ được các Giám Mục giáo phận trong quốc gia cụ thể của các ngài mời đích danh cho những hoạt động truyền giáo hay giúp thực hiện các sáng kiến cụ thể trong Năm Thánh Từ Bi, với một sự chú ý đặc biệt đến Bí Tích Hòa Giải. Đức Thánh Cha sẽ ban cho các Thừa Sai của Lòng Thương Xót thẩm quyền tha thứ ngay cả những tội chỉ dành quyền giải cho Tòa Thánh.

Để được cứu xét tham gia vào đoàn các Thừa Sai của Lòng Thương Xót, các linh mục cần phải có thư giới thiệu của đấng bản quyền địa phương hay bề trên nhà dòng chứng tỏ sự phù hợp của vị linh mục ấy với nhiệm vụ đặc biệt này.

17. Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời

Đức tin là trọng tâm toàn thể cuộc đời Mẹ Maria. Mẹ biết rằng trong lịch sử, đầy rẫy những bạo lực của những kẻ cường quyền, sự kiêu hãnh của người giàu có, sự ngạo mạn của những kẻ kiêu hãnh. Nhưng Mẹ Maria tin và tuyên xưng rằng Thiên Chúa không để con cái Ngài lẻ loi cô độc.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 15-8-2015, lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô. Đây là lần đầu tiên từ 61 năm nay, một vị Giáo Hoàng chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời. Các vị tiền nhiệm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn chủ sự buổi đọc kinh này tại dinh thự mùa hè ở Castel Gandolfo.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Tin Mừng tỏ cho chúng ta thấy đâu là động lực chân thực nhất mang lại sự cao cả và hạnh phúc của Mẹ Maria: đó chính là đức tin. Đức tin là trọng tâm toàn thể cuộc đời Mẹ Maria. Mẹ biết rằng lịch sử loài người đầy rẫy những bạo lực của những kẻ cường quyền, sự kiêu hãnh của người giàu có, sự ngạo mạn của những kẻ kiêu hãnh. Nhưng Mẹ Maria tin và tuyên xưng rằng Thiên Chúa không để lẻ loi cô độc các con cái của Chúa, những người khiêm hạ và nghèo nàn; trái lại Chúa cứu giúp họ trong lượng từ bi, ân cần, Chúa lật đổ những kẻ cường quyền khỏi ngai của chúng, dẹp tan phường kiêu ngạo trong mưu đồ của chúng. Đó chính là đức tin của Mẹ chúng ta, đức tin của Mẹ Maria”.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng “Nếu lượng từ bi của Chúa là động cơ của lịch sử, thì “Đấng đã sinh ra vị Chúa Tể sự sống không thể bị hư nát trong phần mộ” (Kinh Tiền Tụng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời)... Tất cả những điều vĩ đại ấy, Đấng Toàn Năng không chỉ làm cho Mẹ Maria mà thôi, nhưng cũng có liên hệ sâu xa tới chúng ta, nói với chúng ta về hành trình của chúng ta trong cuộc sống, nhắc nhở chúng ta về mục tiêu đang chờ đợi chúng ta, đó là nhà Cha. Đời sống chúng ta, nhìn dưới ánh sáng của Mẹ Maria được đưa lên trời, không phải là một cuộc đi lang thang vô nghĩa, nhưng là một cuộc lữ hành, tuy có những bất định và đau khổ, nhưng có một mục tiêu chắc chắn, đó là nhà Cha chúng ta, Người đang chờ đợi chúng ta trong tình yêu thương. Thật là đẹp dường nào khi nghĩ đến điều này là: trên trời chúng ta có một người Cha đương yêu thương chờ đợi chúng ta”.

18. Gia đình và những ngày lễ

“Thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, được dành riêng cho chúng ta để chúng ta có thể tận hưởng những điều không thể sản xuất và không thể tiêu thụ và không thể mua bán được... Những ngày nghỉ lễ là một món quà quý giá của Thiên Chúa; một món quà quý giá mà Thiên Chúa tạo thành cho gia đình nhân loại: Chúng ta đừng làm hỏng nó!”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giáo lý về gia đình hôm 12 tháng 8 năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta mở ra một con đường suy niệm nho nhỏ về ba chiều kích, có thể nói là đánh dấu nhịp độ cuộc sống gia đình là: ngày lễ, làm việc và cầu nguyện.

Hãy bắt đầu với ngày lễ. Hôm nay chúng ta sẽ nói về ngày lễ. Và chúng ta nói ngay rằng ngày lễ là một phát minh của Thiên Chúa. Chúng ta nhớ lại kết luận của tường thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế Ký mà chúng ta đã nghe: “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Ngài làm. Khi làm xong mọi công việc, ngày thứ bảy, Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa chúc phúc cho ngày thứ bảy và thánh hoá nó, vì trong ngày ấy Ngài đã nghỉ không còn làm mọi công việc tạo dựng của Ngài. “(2:2-3).

Đức Thánh Cha nói tiếp:

Thiên Chúa dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc dành thì giờ để chiêm ngưỡng và tận hưởng điều đã được thực hiện cách tốt đẹp bởi công việc. Đương nhiên là tôi nói về công việc, không những chỉ theo nghĩa thủ công và nghề nghiệp, nhưng theo nghĩa rộng: mọi hành động mà với nó chúng ta, những người nam hay nữ, có thể hợp tác vào công việc tạo dựng của Thiên Chúa.

Vì vậy, lễ nghỉ không phải là dịp lười biếng ngồi trên ghế bành, hay say sưa với những trò tiêu khiển vớ vẩn; không, ngày lễ trước hết và trên hết là một cái nhìn yêu thương và biết ơn về công việc được thực hiện tốt đẹp; chúng ta mừng một công việc. Ngay cả anh chị em, những cặp vợ chồng mới cưới, mừng những việc làm của một thời gian đính hôn tốt đẹp: và điều đó tuyệt đẹp! Đó là thời gian để nhìn vào con cái, cháu chắt, đang lớn lên, và nghĩ rằng: thật đẹp! Đó là thời gian để nhìn vào nhà của mình, những bạn bè mà mình đã tiếp đãi, cộng đồng chung quanh mình, và nghĩ rằng: thật tốt! Thiên Chúa đã làm như thế khi Ngài tạo dựng thế giới. Ngài liên tục làm như vậy bởi vì Thiên Chúa mãi mãi tạo dựng, ngay cả bây giờ!

Một ngày lễ có thể xảy ra trong những hoàn cảnh khó khăn và đau thương, và được mừng ngay cả “với một cái bướu trong cổ họng.” Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp ấy, chúng ta xin Chúa ban sức mạnh để không hoàn toàn biến nó thành vô ích. Quý anh chị em là cha mẹ biết điều này: biết bao nhiêu lần, vì lợi ích của con cái, anh chị em có thể nuốt nỗi buồn để cho chúng sống một ngày lễ tốt đẹp, để chúng có thể thưởng thức ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống! Có biết bao yêu thương trong việc này!

Ngay cả trong môi trường làm việc, đôi khi – không sao lãng các bổn phận! - chúng ta biết để cho một vài tia sáng của việc mừng lễ “xâm nhập” vào đó: mừng sinh nhật, đám cưới, một em bé mới sanh, cũng như một người nghỉ việc hoặc mới vào... là những điều quan trọng. Điều quan trọng là ăn mừng. Đó là những giây phút làm quen trong bộ máy sản xuất: đó là điều tốt!

Nhưng thời gian thực sự của ngày lễ làm ngừng công việc chuyên môn, và là thời gian thánh thiêng, bởi vì nó nhắc lại cho những người nam nữ rằng họ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng không phải là nô lệ của việc làm, nhưng là Chúa, và do đó chúng ta không bao giờ là nô lệ của công việc, nhưng là “chủ”. Có một giới răn cho điều này, một giới răn được áp dụng cho tất cả mọi người, chẳng trừ ai! Nhưng chúng ta biết rằng có hàng triệu người nam nữ và cả trẻ em đang làm nô lệ lao động! Trong thời gian này, chúng ta là nô lệ, bị bóc lột, nô lệ lao động, và điều này là chống lại Thiên Chúa cùng ngược lại với nhân phẩm!

Việc quá bận tâm với lợi nhuận kinh tế và hiệu quả của kỹ thuật đe doạ những nhịp điệu nhân bản của cuộc sống, bởi vì cuộc sống của con người có những nhịp điệu của nó. Thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là nghỉ ngơi ngày Chúa Nhật, được dành riêng cho chúng ta để chúng ta có thể tận hưởng điều không thể sản xuất và không thể tiêu thụ và không thể mua bán được. Nhưng chúng ta thấy rằng ý thức hệ về lợi nhuận và tiêu thụ muốn ăn tươi nuốt sống ngày lễ: đôi khi nó cũng bị thu hẹp thành một “dịp buôn bán”, một cách để kiếm tiền và tiêu tiền. Nhưng đó có phải là lý do để chúng ta làm việc không? Việc tham lam tiêu thụ, đưa đến việc phung phí, là một loại vi khuẩn kinh tởm trong số những vi khuẩn khác, cuối cùng làm cho chúng ta thấy mệt mỏi hơn trước. Nó làm tổn hại đến công việc thật và làm hao mòn cuộc sống. Những nhịp điệu vô trật tự của ngày lễ tạo ra những nạn nhân, thường là những người trẻ.

Sau cùng, thời gian của ngày lễ là thời gian thánh thiêng bởi vì Thiên Chúa ngự ở đó một cách đặc biệt. Thánh Lễ Chúa Nhật mang đến cho ngày lễ ân sủng của Đức Chúa Giêsu Kitô: sự hiện diện của Người, tình yêu của Người, hy tế của Người, việc biến chúng ta thành một cộng đồng, việc Người ở với chúng ta... Và như vậy, mọi thực tại nhận được ý nghĩa trọn vẹn của nó: việc làm, gia đình, những niềm vui và khó khăn của mỗi ngày, ngay cả đau khổ và cái chết; tất cả mọi sự đều được biến đổi bởi ân sủng của Đức Kitô.

Gia đình được cung cấp một khả năng chuyên môn ngoại thường để hiểu biết, hướng dẫn và nâng đỡ giá trị thực sự của thời gian ngày lễ. Nhưng điều tốt đẹp là mừng lễ trong gia đình, thật là đẹp! Và đặc biệt là vào ngày Chúa Nhật. Chắc chắn không phải là ngẫu nhiên mà những ngày lễ, trong đó có chỗ cho cả gia đình, là những ngày lễ thành công nhất!

Cùng một cuộc sống gia đình, được nhìn dưới cặp mắt đức tin, tỏ ra tốt đẹp hơn những cực nhọc mà chúng ta phải trả. Nó hiện ra như một kiệt tác của sự đơn giản, đẹp vì không giả tạo, không giả dối, nhưng có khả năng kết hợp với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống thật. Nó xuất hiện như có một điều gì “rất tốt”, như Thiên Chúa đã phán sau khi tạo dựng người nam và người nữ (x St 1:31). Vì vậy, ngày lễ là một món quà quý giá của Thiên Chúa; một món quà quý giá mà Thiên Chúa tạo thành cho gia đình nhân loại: Chúng ta đừng làm hỏng nó!