Ngày 17-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bắt Chướt Tính Kiên Trì Của Ốc
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:21 17/08/2010
Đời Sống Tâm Linh # 29

BẮT CHƯỚC TÍNH KIÊN TRÌ CỦA ỐC

Một trong những ký ức thời thơ ấu của tôi là việc quan sát đầy thích thú với những con ốc trong vườn hoa sau nhà.

1- Tôi say sưa mê loại ốc bé xiú, thân nhầy nhụa, mắt láu liên như kính viễn vọng này. Nhưng điều thực sự có vẻ bất thường đối với tôi, ấy là ốc bò quá chậm !

2- Ốc bò cỡ nào? Một nghiên cứu ghi nhận ốc bò 0,0058 dặm / giờ, hoặc 40 bộ (feet) mỗi giờ. Chẳng trách chúng ta thường ví von và trách nhẹ với nhau: “chậm như ốc bò”.

3- Tuy di chuyển có chậm chạp thật; nhưng dù sao loài ốc cũng có tính kiên trì, trung kiên. Một giáo sĩ nổi tiếng của thế kỷ 19 là Charles đã hài ước nhận xét: “Nhờ kiên trì, loài ốc đã lên được tàu.”

4- Theo thánh Phaolô nói: “Kiên trì là yếu tố quan trọng trong sự rèn luyện cá tính của người Tín hữu”. Ông giải thích rằng: “Ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy.” (Rom 5, 3-4)

5- Từ gốc Hy văn dịch là “kiên trì” có nghĩa là “vững vàng, bất biến và chịu đựng.” Từ này được dùng chỉ về những Tín hữu “nhịn nhục trong hành trình đức tin”, chấp nhận nhiều thử thách thương đau.

Kinh nghiệm Giáo Hội Việt Nam đã cho bạn thấy bao nhiêu năm bị cấm cách, chiến tranh, rồi gặp khó khăn thử thách sau 350 năm, đã tới ngày trưởng thành với Đại Lễ Năm Thánh 2010, rồi dự án xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang sắp tới v... v…

Trở ngại có làm chậm bước của bạn như ốc bò không? Hãy vui lên! Thiên Chúa không đòi hỏi bạn phải thành quả nhanh; nhưng Ngài mong chờ bước tiến kiên trì của bạn. - Dennis Fisher

* Hoa thơm cỏ lạ: THÀNH ĐẠT LỚN, ĐÒI HỎI KIÊN TRÌ CAO

Phó tế: GB Maria Định Nguyễn
 
Vào cửa hẹp
Mic. Cao Danh Viện
19:49 17/08/2010
Đồng xanh ngút ngát cỏ xanh
Bày mâm dọn cỗ yên lành muôn dân
Đông tây nam bắc quây quần
Chia san hạnh phúc vô cùng mê ly
Người vào muôn sắc xiêm y
Dầu thơm nhẫn ngọc, chân đi hài vàng
Đan tay cùng Chúa Thiên Đàng
Say sưa điệu nhạc nhịp nhàng câu ca

Cửa vào lộng lẫy đèn hoa
Nhưng là cửa hẹp, phải qua từng người
Từng người vào dự tiệc trời
Tự tay tháo gỡ cái tôi kềnh càng
Xiêm y Thập Giá vai mang
Dầu thơm nhân đức,Hài vàng khiêm cung
Thiếp hồng ghi chữ tín trung
Taybưng đèn sáng đến cùng Tân Lang.

Chúa ơi! Giữa biển trần gian
Hôm nay mở cửa thênh thang trăm đường
Lối nào kinh tế thị trường
Lối nào hưởng thụ vấn vương dục tình
Lối nào duy vật hiện sinh
Lối nào phân hóa cuộc tình Giê su
Xin cho người biết khiêm nhu
Vào qua cửa hẹp, thiên thu tiệc trời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cộng đồng Taizé mừng kỷ niệm 70 năm thành lập
Phụng Nghi
07:28 17/08/2010
TAIZÉ, Pháp (Zenit.org).- Nhân dịp Cộng đồng đại kết Taizé mừng kỷ niệm 70 năm thành lập và 5 năm ngày mất của vị sáng lập, Đức giáo hoàng Benedict XVI đã đề cao “tinh thần đại kết thánh thiện” của người sáng lập, coi đó như là hứng khởi để “chúng ta cùng đi tới hiệp nhất.”

Thày Roger Schutz, người sáng lập Cộng đồng Taizé, đã bị một phụ nữ mắc bệnh thần kinh đâm chết ngày 16 tháng 8 năm 2005 - (đến nay vừa chẵn 5 năm) - trong một buổi cầu nguyện chung có đến 2500 người tham dự. Năm đó Thày 90 tuổi.
Thày Roger và ĐGH Gioan Phaolô II


Cộng đồng cũng tưởng niệm năm thứ 70 kể từ ngày được thành lập, đó là ngày 20 tháng 8 năm 1940, ngày Thày Roger đến vùng Taizé nước Pháp.

Một thông điệp của Đức thánh cha do Hồng y Tarcisio Bertone chuyển tới, bảo đảm “sự gần gũi tinh thần và hiệp nhất trong lời cầu nguyện của Đức thánh cha với Cộng đồng và với tất cả những ai tham gia tưởng niệm Thày Roger.”

Thông điệp khẳng định: “Là một chứng nhân không mỏi mệt cho Tin mừng hoà bình và hoà giải, Thày Roger đã là người tiền phong trên con đường khó khăn dẫn đến hiệp nhất những người môn đệ của Chúa Kitô.”
Thày Roger và Mẹ Têrêsa


“Bẩy mươi năm trước, thày đã khởi đầu dựng nên một cộng đồng nay vẫn còn tiếp tục thấy hàng ngàn những người trẻ tuổi, đi tìm ý nghĩa cuộc sống, từ khắp nơi trên thế giới tới đó và được chào đón để cùng cầu nguyện, và cho họ cảm nghiệm được sự liên hệ cá nhân với Thiên Chúa.”

Thông điệp của Đức giáo hoàng thiết tưởng rằng từ nơi thiên đường, Thày Roger “vẫn còn đang nói với chúng ta.”

Và thông điệp khuyến khích: “Ước chi lời chứng cho tinh thần đại kết thánh thiện của thày hướng dẫn chúng ta trên bước đưòng dẫn tới hiệp nhất, và Cộng đồng Taizé tiếp tục sống động cũng như làm rạng rỡ sức lôi cuốn của Thày, nhất là đối với thế hệ trẻ.”

Không loại trừ một ai

Cộng đồng Taizé cũng đánh dấu ngày kỷ niệm bằng một cuộc thăm viếng đơn giản đi ngang qua phần mộ nơi chôn cất vị sáng lập.

Người kế nhiệm của Thày Roger là Thày Alois, trong cuộc viếng thăm này đã đọc một lời cầu nguyện, và duy nhất đó là những lời được nói lên:

“Thày Roger đã tha thiết kiếm tìm được sống trong niềm tín thác nơi Chúa, và biểu hiện lòng nhân từ vô biên của Chúa đối với mọi con người, bất kể là một tín hữu hay một người không có niềm tin – lạy Chúa, là Thiên Chúa hằng sống, Chúa không kết tội, không loại trừ ai ra khỏi tình yêu thương của Chúa. Trong niềm xác tín này, xin Chúa cho thày tìm được nguồn vui và an bình: niềm an bình trong tâm hồn đã biến đổi thày thành kẻ kiến tạo hòa bình giữa những con người. […]

“Nghèo nàn và yếu đuối như chính con người mình, như lời thày thổ lộ, thày đã chọn yêu thương bằng tất cả sức lực của mình.”

Có khoảng 5000 người đã tới tham dự những ngày kỷ niệm nói trên. Một thành viên người Ý trong cộng đồng nhân dịp này đã được trao tặng bộ tu phục mầu trắng đặc biệt của các thày Taizé.
Giới trẻ sinh hoạt tại Taizé


Xin nói thêm là Cộng đồng Taizé là một dòng tu Kitô giáo đại kết tọa lạc tại Taizé, vùng Burgundy, nước Pháp, có khoảng 100 thày, vừa Công giáo, vừa Tin lành, đến từ 30 quốc gia trên thế giới.

Dòng có truyền thống mạnh mẽ phụng sự hòa bình và công lý bằng lời cầu nguyện và suy niệm, do thày Roger Schutz sáng lập năm 1940.

Cộng đồng đã trở thành địa điểm hành hương quan trọng nhất cho người Kitô giáo. Hằng năm có tới hơn 100 ngàn người trẻ từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến Taizé để cầu nguyện, học hỏi Kinh Thánh, chia sẻ và làm việc cộng đồng. Qua viễn ảnh đại kết của dòng, giới trẻ được khuyến khích sống tinh thần thân thiện, giản dị và hòa giải.
 
Hiện trạng Giáo Hội Công Giáo Thầm Lặng tại Trung Cộng: Thật buồn biết bao khi thấy những đổi thay nơi Đức Giám Mục Phanxicô An
Dominic David Trần
20:52 17/08/2010
BẢO ĐỊNH (AsiaNews): Hiện trạng Giáo Hội Công Giáo Thầm Lặng tại Trung Cộng: Thật buồn biết bao khi thấy những đổi thay nơi Đức Giám Mục Phanxicô An

(LTS: bài viết này của người Công Giáo Trung Quốc viết về Đấng Bậc Công Giáo Trung Quốc của họ. Bài viết này không phản ảnh quan điểm của VietCatholic và Ban Biên Tập VietCatholic.)

(Lời dẫn nhập của biên tập viên AsiaNews: Các chi tiết được đánh số trong ngoặc đơn sẽ được Wang Zhi Cheng diễn giải nơi cuối bài tường thuật này).


Đức Giám Mục An ngày nay là Giám Mục chính thức của Giáo Phận Công Khai Bảo Định - sau hơn 25 năm ngài chiến đấu cho Giáo Hội Công Giáo Hầm Trú Thầm Lặng và sau đó trải qua 10 năm trong ngục tù Trung Cộng. Việc chọn lựa của cá nhân Đức Giám Mục Phanxicô An đã chia rẽ các tín hữu của Giáo Phận Bảo Định. Đối với người Công Giáo Trung Quốc, Đức Cha Phanxicô An đang bị chính phủ Trung Cộng sử dụng như một kẻ bù nhìn. -For Catholics, he is being used as a puppet by the Chinese government to divide the Church- để chia rẽ Giáo Hội Công Giáo. Thời đại của vinh phúc tử vì đạo; giờ phút làm chứng nhân cho Đức Chúa Giêsu KiTô và Đức Tin Thiên Chúa Giáo vẫn chưa phải là hết - và sự hiệp thông với Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng vẫn luôn luôn là sự cần thiết phải có. Hãy cầu xin nơi Đức Mẹ Đông-Lư. Xin cầu nguyện cho Tất cả những chứng nhân là tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc đã và đang chịu nhiều đau thương khổ nhục.)

Tại Bảo Định, cá nhân tôi; Wang Zhi Cheng; vô cùng sửng sốt khi nghe biết tin rằng vào ngày 07 tháng Tám vừa qua Đức Cha Phanxicô An, Giám Mục Phó với Quyền kế vị Giáo Phận Công Giáo Hầm Trú Bảo Định - đã được đặt để tấn phong chính thức bởi sự cố ý sắp đặt của chính phủ Trung Cộng [1].

Các quan chức cao cấp của Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương và Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước; Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc - Ủy Ban Dân Tộc Và Tôn Giáo Tỉnh Hà Bắc; và các quan chức lãnh đạo Bảo Định; lãnh đạo của Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Cộng và Ủy Ban Giám Mục Công Giáo Trung Cộng đã cùng tham dự lễ tấn phong đặt để này. ( Bishops Conference of the Catholic Church in China: chú thích của dịch giả; đây là Ủy Ban Các Giám Mục Công Giáo Trung Cộng trực thuộc nhà nước Trung Cộng- Đây không phải là Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Hàng Giám Mục Công Giáo Thầm Lặng Hầm Trú vì hầu hết các đấng hiện đang bị tù giam biệt giữ từ năm 1989.) Tất cả những điều này chỉ ra cho thấy tầm mức rất quan trọng của sự kiện này theo quan tâm của chính phủ Trung Cộng.

Một số người khăng khăng cho rằng Đức Cha Phanxicô An sẽ thay đổi vị trí. Người ra nói rằng Đức Cha An thường chỉ đi từng bước dẫn đến sự thay đổi nâng đến vị trí kế tiếp cao hơn. Lời tuyên bố này xem ra có đôi điều đúng sự thực.

Vào đầu những năm 1980 Giáo Hội Công Giáo Hầm Trú Trung Quốc vừa vươn ra khỏi một thời kỳ tối tăm và các hoạt động tôn giáo vừa mới sống lại. Thuở ấy, Phanxicô An Shuxin là một tín hữu Công Giáo trẻ tuổi và đầy nhiệt thành từ thôn An Trường (Anzhuang), huyện Tô Thủy (Xushui) đến và An muốn hiến dâng đời cho Thiên Chúa. Ơn Gọi của Phanxicô An được Linh Mục Zhu Yousan quản xứ An Trường, vị Linh Mục có nhiệt thành truyền giáo và Đức Tin rất sốt mến nâng đỡ.

Nhờ ơn nâng đỡ giới thiệu của Linh Mục Quản Xứ An Trường và một số người khác quen biết nên Đức Cha Peter Joseph Fan Xueyan của Giáo Phận Bảo Định lúc đấy đã công nhận người thanh niên nhiệt thành này như là một trong những người thợ làm công trong vườn nho của Thiên Chúa thuộc lớp đầu tiên của Giáo Phận Bảo Định sau thời kỳ tăm tối. Bởi vậy, mặc cho sự thiếu thốn về trình độ giáo dục của tu sinh An (dù chỉ ở mức tiểu học sơ cấp - An’s inadequate education -primary level.) Đức Cha Phêrô Giuse Fan Xueyan đã truyền chức Linh Mục cho tu sinh An vào ngày 01 tháng Giêng năm 1981. Vì vậy; Linh Mục Phanxicô An có vinh dự là Giáo sĩ Công Giáo đầu tiên được thụ phong Linh Mục tại Giáo Phận Bảo Định kể từ sau thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (1966- 1976).

Vào ngày 02 tháng Năm 1992, hai giáo sĩ Phanxicô An Shuxin và Giacôbê Zhimin được cùng được tấn phong làm Giám Mục Công Giáo Hầm Trú Thầm Lặng của Giáo Phận Bảo Định, nhưng Đức Cha Giacôbê Su làm Giám Mục Chính Tòa và Đức Cha Phanxicô An làm Giám Mục Phụ Tá. Vào giữa năm 1996 và 1997 cả hai Đức Giám Mục Giacôbê Su và Phanxicô An đều bị bắt giam. Sau hơn 10 năm biệt giam trong ngục tù Trung Cộng; như thế là Đức Cha Phanxicô An đã liên tục phục vụ được 25 năm trong Giáo Hội " Trung Thành" tức là Giáo Hội Trung Thành với Giáo Lý Chính Thống của Giáo Hội Công Giáo Rôma - tức là Giáo Hội Công Giáo Hầm Trú Thầm Lặng thuở ấy. Cả hai vị Giám Mục Giacôbê Su và Phanxicô An đã trở thành những tia hy vọng và ánh sáng dẫn đường cho tất cả " các tín hữu Công Giáo Trung Thành" để bảo vệ và duy trì các Nguyên Lý của Sự thật và Chân Lý.

Bước thứ 1 của Đức Giám Mục An: cuối cùng "đã được phóng thích".

Vào tháng Tám năm 2006, Đức Cha An đồng tế Thánh Lễ với Giám Mục Su Changsan [2] (Tô Trường Sơn), và 7 vị Linh Mục Giáo Sĩ ở Giáo đoàn Đông Lư. Quả nhiên sau đó, Giám Mục An được thả ra vào ngày 24 cùng tháng Tám đó và sống an hưởng tự do trong nhà thờ Giáo Xứ quê hương của huyện Tô Thủy.

Vào ngày 9 tháng Mười Hai năm 2006, Giáo Phận Bảo Định tổ chức tang lễ cho vị Giám Mục (được chính phủ Trung Cộng tấn phong bất hợp pháp) Tô Trường Sơn tại Đông Lư. Vị chủ tế, thật ngạc nhiên thay, lại chính là Đức Cha An, vị Giám Mục Hầm Trú vừa mới được tha khỏi tù. Tại thời điểm đó, những quan sát viên thạo tin lập tức công nhận là Đức Cha Phanxicô An chẳng có quyền hành gì và đang bị chính phủ Trung Cộng lợi dụng.

Bước thứ 2 của Đức Giám Mục An: an hưởng chức vụ Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước của Bảo Định:

Vào năm 2009, khi Đức Cha Phanxicô An chấp nhận vị trí Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Bảo Định, toàn Giáo Phận Bảo Định và toàn thể Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc: nghiã là kể cả Giáo Hội Quốc Doanh Công Khai Chính thức của Nhà Nước Trung Cộng lẫn Giáo Hội Công Giáo Hầm Trú Thầm Lặng của Trung Quốc; đều bị chấn động bởi tin này. Bước đi này nhắc cho mọi người nhớ lại những ngày tháng hào hùng trước đây khi hai Đức Giám Mục Giacôbê Su Zhimin và Phanxicô An Xushin đã được Đức Cha Phêrô Giuse Phan Tuệ Dân (Peter Joseph Fan Xueyan) vị Giám Mục rất nổi tiếng và là Giám Mục Chính Tòa Bảo định tuyên dương là các Giám Mục " có Lòng Trung Thành như Thép" với Giáo Hội Công Giáo. Và tại thời điểm 2009 đó Đức Cha Phêrô Giuse Phan Tuệ Dân bâng khuâng hỏi rằng; " Vì sao - Hai vị Giám Mục này cùng từ một Nhà Chúa mà đến - lại bỗng nhiên hành xử khác nhau đến thế! "

Bước thứ 3 của Đức Giám Mục An: được điền khuyết vào Giáo Phận Trống Tòa.

Mặc cho Đức Cha Giacôbê Su Zhimin, là Đấng Bản quyền hợp pháp của Giáo Phận Bảo Định, hiện vẫn còn đang bị biệt giam -chính phủ Trung Cộng đã yêu cầu đặt để tấn phong Đức Cha An. Thánh Lễ " đặt để " tấn phong này lại do chính cá nhân Đức Cha An - "người được đặt để tấn phong" lại làm chủ tế và chủ sự (?); và do các Đức Cha Liu Jinghe và Đức Cha Fang Jianping cùng của Giáo Phận Đường Sơn đồng tế với sự tham gia của 24 Linh Mục Giáo sĩ. Trước khi Thánh Lễ khởi sự, hai lá thư bổ nhiệm của Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước và của Ủy Ban Giám Mục Công Giáo Trung Cộng đã được đọc. Sau đó nhẫn Giám Mục và gậy mục tử được trao cho Giám Mục An. Thánh Lễ "đặt để tấn phong" cho Giám Mục Công Giáo kiểu chính phủ Trung Cộng như vậy đã kéo dài trong hơn 1 tiếng đồng hồ.

Mặc cho sự kiện này đã xảy ra như vậy, nhưng lại nhắc nhớ đến Nhật Bản trong suốt thời kỳ chiến tranh Hoa-Nhật, khi chính phủ Đông Kinh (Tokyo) đã muốn xâu xé và cắt chia Trung Quốc. Lần này, Đức Cha An, đã trở thành một người bù nhìn (puppet). (Chú thích của dịch giả: thời Nhật- Hoa chiến tranh là Hoàng Đế Phổ Nghi và chính phủ Uông Tinh Vệ). Đức Cha An nhận được quyền bính này để thực thi các kế hoạch của chính phủ Trung Cộng nhằm " để tiêu diệt Giáo Hội Trung Thành với Rôma và tăng cường Giáo Hội tự quản kiểu Trung Cộng." Nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò hề (farce), họ cho rằng Đức Cha An đã khom lưng uốn gối (grovelled) để làm hài lòng và để nhận được sự hỗ trợ từ những quan chức cao cấp nào đó của Trung Cộng. Đức Cha An đã tỏ ra biết sợ và nhút nhát qúa (timorous) đến độ ngài bây giờ không thể rút lui được nữa: Đức Cha An giờ đây cũng lâm vào cảnh ngộ tương tự như của Đức Cha Đông Quảng Thanh (Dong Guangqing) [3] vị Giám Mục được tấn phong bất hợp pháp tiên khởi của Chính phủ Trung Cộng. Thời gian không bao giờ ngừng trôi về phía trước - thế nhưng tâm trí của một số người lại đang đi thụt lùi về phía sau; ai mà nghĩ được những chuyện như thế này vẫn còn xảy ra ngay cả ở trong cái thời buổi hiện đại này.

Suốt trong thời kỳ bị bách hại dài mấy chục năm của Giáo Hội " Công Giáo Trung Quốc Thầm Lặng Hầm Trú " đã có một số người đầu hàng, chịu nhận phần thưởng của chính phủ Trung Cộng để thay đổi lập trường tôn giáo. Những kẻ " đầu hàng" và "chịu khuất phục" trước chính quyền Trung Cộng đã tự bảo vệ họ bằng cách lập luận rằng- họ đã hành động theo các sự hướng dẫn của Tòa Thánh. Và những kiểu lập luận này đã buộc chính Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc của Tòa Thánh Vatican phải ban hành ra một Bản Tuyên Bố công khai để yêu cầu những kẻ đầu hàng và bị thế gian khuất phục ấy phải ngưng ngay những lập luận vu khống và chấm dứt những hành động sai trái đó. Thế nhưng vào tháng Hai năm 2010, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican đã gởi cho Đức Cha Phanxicô An một bức thư nêu rõ là tình trạng cá nhân của Đức Cha An là đặc biệt và rằng việc tham gia vào Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Cộng đáng lẽ ra phải tránh - Nếu sự quan tâm của Tòa Thánh Vatican với Đức Cha An đã là sự phản ánh Tình Yêu của Thiên Chúa - thì những người lung lạc và khống chế Đức Cha An từ phía sau lưng ngài lại không chấp nhận nổi Tình Yêu của Thiên Chúa và Giáo Hội Công Giáo. Thay vào đó, họ đã lợi dụng văn bản này cho những mục đích độc ác của họ bằng cách tiết lộ công khai Bước thứ 3 của Đức Giám Mục An

Trong năm 2008 những bản báo cáo lạ của những người rêu rao rằng họ đã trông thấy luồng khói đen tuôn ra từ bức tượng trên nóc Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn. Luồng khói màu đen là biểu tượng cho những sự rối trí và những tư tưởng độc dữ ma qủy. Đền Thánh Đức Mẹ Xà Sơn đã được đề cập trong Tông Thư của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI [4]. Thông điệp đã nêu rất rõ: Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa đang chịu nhiều đau khổ vì rối trí; bởi vì ma qủy rất ghét sợ bị đặt vào chốn an nghỉ đời đời. Cuộc chiến đấu ác liệt giữa ma qủy với các thế lực sự dữ của nó và Giáo Hội Công Giáo vẫn còn đang tiếp diễn không ngừng.

Cho dù tình trạng cá nhân của Đức Cha An là đặc biệt đi nữa, nhưng vị Giám Mục này đã hành xử như một con tốt đỏ của chính quyền dùng để chống lại Toà Thánh. Và từ đây, tác động của nước cờ này bắt đầu lan tràn. Và trò hề kế tiếp sắp được đưa lên sàn diễn. Bây giờ là đến lượt Tòa Thánh cần thẩm định lại chiến lược riêng của Rôma.

Đức Cha Giuse Phêrô Phan Tuệ Dân, cố Giám Mục Chính Tòa của Giáo Phận Bảo Định trước đây cũng đã cảnh báo rằng: "Người ta đang cố dùng sức mạnh để ép buộc chúng tôi ly khai với Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng, Vị Thủ Lĩnh và Lãnh Đạo Tối Cao Giáo Hội Công Giáo của chúng tôi, và bắt chúng tôi trở thành độc lập với Giáo Hội Công Giáo Rôma Thánh Thiện, nói ngắn gọn là để chia rẽ cắt rời chúng tôi khỏi thân thể thống nhất của Giáo Hội. Điều này có thể xảy ra không? Liệu chúng ta có thể để cho những người khác chặt đầu của chính chúng ta không? Không! Không thể để như thế được, Không bao giờ chúng ta để cho điều đó xảy ra. Khi đã phải đối mặt với ma qủy và kẻ dữ - người tín hữu Thiên Chúa Giáo nên có thái độ nào ? Phải là một người Công Giáo nhân từ và khiêm nhường. Liệu chúng ta có thể vẫn chịu cúi đầu và tuân theo các mệnh lệnh chỉ thị ? Không, chúng ta phải kiên vững trong Chân Lý-Sự Thật, bảo tồn Đức Tin. - "Thỏa Hiệp và Đầu Hàng không phải là Đường Lối của chúng ta."

Trung Quốc Lục Địa không có Tự Do Tôn Giáo. Thay vào đó chỉ có nhiều chính sách " mềm dẻo " về Tôn giáo mặc dù hiện nay có vẻ tốt hơn những thời kỳ bách hại trước đây. Nhưng đây không phải là 1 lý do đúng đắn để cho chúng ta phản bội Giáo Hội. Hãy nhớ đến Các Vị Thánh Tử Đạo Trung Quốc. Các tiền nhân Tử Vì Đạo của chúng ta đã tuyên xưng để làm chứng tá cho điều gì ? Các Đấng ấy đã không phản bội Đức Tin hay đã không đổ lỗi cho việc tranh cãi về việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã gây nên biết bao là khó khăn cho các ngài [5]. Thay vào đó, Các ngài đã tự hy sinh mạng sống vì Đức Tin Công Giáo. Đức Hồng Y Ignatiô Kung (Gong Pinmei), Các Đức Giám Mục Giuse Phêrô Phan Tuệ Dân, Đức Giám Mục Su Zhimin và Linh Mục Zhang Boda là những tấm gương xuất sắc cho chúng ta. Các Đấng Bậc ấy đã học từ Đức Chúa Giêsu KiTô cầu nguyện trong vườn Giệtsimani: " "Hãy lắng nghe Lời Chúa và thực thi những gì Thiên Chúa muốn chúng ta làm."

Vào ngày 05 tháng Bảy năm 2010; Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng Trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc (Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc) đã gởi một thư cho toàn thể Hàng Giáo Sĩ Trung Quốc; trong thư đó ĐHY Tổng Trưởng Ivan Dias viết: " Một giáo sĩ tu sĩ trong Hội Thánh Công Giáo luôn chống trả lại mọi chước cám dỗ, mọi sự dữ để nhằm làm giàu của cải thế gian cho cá nhân hay để tìm kiếm mọi sự thuận lợi cho gia đình hay sắc tộc của giáo sĩ hoặc nuôi dưỡng những tham vọng không lành mạnh bằng cách gây dựng một sự nghiệp cá nhân cho giáo sĩ linh mục trong xã hội thế tục hay trong môi trường chính trị: Những điều này hoàn toàn xa lạ với Ơn Gọi Giáo Sĩ Linh Mục và sẽ là một sự sai lạc nghiêm trọng- trong sứ vụ truyền giáo-hướng dẫn các tín hữu vốn giống như Người Mục Tử Nhân Hậu - như Đấng Chăn Chiên Hiền Lành hằng đi trên Con đường của sự Thánh Thiện, Công Lý và Hoà Bình.... " Đây chính thực là điều mà Hàng Giáo Sĩ Công Giáo Trung Quốc ở Lục Địa nên suy tư và chiêm niệm !

Có lẽ tất cả chúng ta đều quen thuộc với dụ ngôn "Con Chiên lạc và 99 con chiên bị bỏ trong hoang mạc". Đức Chúa Giêsu đã phán dạy; " Ai, trong số các con, có 100 con chiên và bị lạc mất 1 con chiên; đã không để lại 99 con chiên trong sa mạc và đi tìm con chiên bị lạc mất?" Chắc chắn theo cá nhân tôi (Wang), con chiên bị lạc mất có lẽ là con chiên đã không vâng phục và hay tò mò, muốn đi loanh quanh đâu đó để tìm những đồng cỏ nào mới và nhiều quyến rũ hơn. Chắc trong tim con chiên lạc ấy đã không e sợ bị ở trong một môi trường xa lạ và gặp gỡ những tai họa. Bởi vậy, con chiên lạc ấy đã sung sướng bước đi. Con chiên lạc ấy đã bước theo đường đi riêng của nó, tự nó tách rời khỏi đoàn chiên và người chăn chiên. Con chiên lạc ấy đã không muốn theo cả đoàn chiên, không muốn làm và đi cùng hướng với đoàn chiên. Muốn đi theo đường lối riêng của chính nó, con chiên lạc ấy đã đi sai đường và lạc mất.

Nơi đây, tôi muốn nêu rõ là chúng ta là một Cộng đồng Công Giáo. Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng là Đấng thay mặt Đức Chúa KiTô trên thế gian. Đức Thánh Cha là Đấng Chủ Chăn, và chúng ta là Đoàn Chiên. Mọi hành động của chúng ta phải tuân theo mọi giáo huấn và hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng. Chúng ta không được tự tách mình ra khỏi Đoàn Chiên, và chúng ta hiểu biết ý nghĩa của Đấng Chăn Chiên khi tìm lại được con chiên lạc; " Trên Trời hết thảy đều vui mừng vì 1 tội nhân biết ăn năn sám hối - hơn là 99 người công chính không cần ăn năn."

Tại vườn Giệtsimani, Đức Chúa Giêsu đã phán dạy các môn đệ rằng; " Hãy cầu nguyện để khỏi sa vào chước cám dỗ." Những lời phán dạy này được áp dụng cho Giáo phận Bảo Định, nơi những con người được yêu và biết yêu đang chịu nhiều đau đớn khổ nhục - trong khi đó các kẻ thù lại hân hoan vui sướng. Chúng ta phải học biết để sống khiêm nhường, để nguyện xin Đức Mẹ Đông-Lư [6] cầu bầu cho chúng ta. Trong cách thế này chúng ta sẽ quên đi các thời kỳ chống thực dân đế quốc và loạn Quyền Phỉ bách hại người Công Giáo Trung Quốc trong năm 1900.

Để kết luận, chúng ta hãy hát lên một bài ca " Ca ngợi Đức Mẹ Đông-Lư " của chúng ta.

Thánh Maria, Lạy Mẹ chúng con ở trên trời;

Mẹ là Nữ Vương Đông-Lư, là Đấng Cứu Giúp Các Tín Hữu.

Kính xin Mẹ bảo vệ Đức Giáo Hoàng, Mẹ che chở Hội Thánh, Mẹ bảo bọc tín hữu chúng con;

Lạy Đức Mẹ Đông Lư, xin thương xót chúng con;

Lạy Đức Mẹ Đông Lư, xin cứu giúp chúng con

Lòng trí chúng con cậy trông nơi Mẹ, khóc lóc cầu xin Mẹ.

Nữ Vương Đông Lư, Cầu cho chúng con !

Chú thích của Wang:

[1] Xem lại bài "the AsiaNews.it, 07/08/2010 Bishop An Shuxin, former underground bishop installed as ordinary of Baoding."

[2] Giám Mục Tô Trường Sơn (Mgr. Su Changshan) đã không ở trong tình trạng Hiệp Thông với Tòa Thánh Vatican.

[3] Giám Mục Bernadino Đông Quảng Thanh (Mgr. Bernardino Dong Guangqing -1917-2007) được chính phủ Trung Cộng tự ý phong Giám Mục trong tháng Tư năm 1958 mà không có sự chuẩn nhận của Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng.

[4] Xin xem Tông Thư của Đức Thánh Cha Benedicto XVI gởi Hàng Giám Mục và Tín Hữu Công Giáo tại Trung Quốc lục địa, bản tiếng Anh.

Letter of Pope Benedict XVI... the bishops and faithful of the Catholic Church in mainland China, Libreria Editrice Vaticana, 2007

[5] Một cuộc tranh luận Thần Học đã xảy ra trong thế kỷ thứ 17 và tiếp diễn trong hơn 150 năm sau đó liên quan đến Khổng Giáo và vấn đề thờ cúng tổ tiên; vốn đã là một văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Theo như Linh Mục Mã Lợi Đậu ( Matteo Ricci SJ) và các Thừa sai Tu Sĩ Dòng Tên, thì tục lệ thờ cúng tổ tiên chỉ là một tập quán văn hóa dân gian này để bày tỏ lòng tưởng nhớ các linh hồn tiên nhân và người tín hữu Thiên Chúa Giáo đã có thể tiếp tục thực hành ngay cả sau khi họ đã đựơc chịu phép Rửa Tội. Theo như các Tu Sĩ Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô thì đây là hành động thờ phượng ngẫu tượng cần phải cấm. Vào năm 1742; một Đoản Sắc của Đức Giáo Hoàng đã cấm thực hành việc thờ cúng ông bà tổ tiên của người Trung Quốc. Mãi cho đến năm 1939, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 đã khẳng định bản chất dân tộc và truyền thống văn hóa dân gian của việc thờ cúng ông bà tổ tiên này và chấp thuận cho phép nguời tín hữu Công giáo được thực hành tục lệ này. Theo như một số các chuyên viên thì việc tranh cãi này đã ngăn cản việc Rao Giảng Tin Mừng và Phúc Âm Hoá của Trung Quốc bởi vì điều đó đã tạo nên một ấn tượng là Giáo Hội Công Giáo đã là kẻ thù của văn hóa Trung Quốc.

[6] Đền Thánh Đức Mẹ Đông Lư cách Bảo Định 20 Km và được xây dựng sau khi có một thị kiến Đức Trinh Nữ Maria hiện ra trong thời kỳ tín hữu Công Giáo Trung Quốc bị Phong trào Quyền Phỉ bách hại.


Courtesy from the AsiaNews.
 
Top Stories
Underground Catholic: How sad to see the changes in Mgr. An Shuxin
Asia-News
11:52 17/08/2010
Bishop An is now the official bishop of Baoding, after his militancy in the underground Church for 25 years and having spent 10 years in prison. His choice has divided the faithful of the diocese. For Catholics, he is being used as a puppet by the Chinese government to divide the Church. The time of martyrdom is not yet over and unity with the pope is necessary. Prayer to Our Lady of Donglu. The suffered witness of a believer of the Church in China.

Baoding (AsiaNews) - I was shocked to hear the news that on August 7 last Mgr. Francis An Shuxin, coadjutor bishop of Baoding, and in the past of the underground community, was officially installed by the deliberate arrangement of the Chinese government [1].

Senior officials of National United Front Work Department, State Administration for Religious Affairs, United Front Work Department of Hebei Province, Ethnic and Religious Affairs Commission of Hebei Province, municipal officials of Baoding government departments, and officials from Chinese Catholic Patriotic Association and Bishops Conference of the Catholic Church in China attended the ceremony. All this shows how much importance the Chinese government gives in this case.

Some people maintain Mgr. An will change position. It is said he often takes one step only to radically change position at the next. This saying seems to have some truth.

In the early 1980s, the Church emerged from a dark period and religious activities were soon revived. An Shuxin was a young fervent Catholic from Anzhuang, Xushui county, who hoped to consecrate himself to the Lord. His vocation was nurtured by Father Zhu Yousan of the same village, who had deep a faith and missionary zeal.

Thanks to the priest’s recommendation and some contacts, Mgr. Peter Joseph Fan Xueyan of Baoding recognized this fervent youth as one of the first batch of workers called by the Lord to serve in his vineyard. Then, Mgr. Fan, regardless of An’s inadequate education (primary level), ordained him a priest on 1 January 1981. An was honoured to be the first new priest ordained to Baoding diocese since the Cultural Revolution (1966-76).

On 2 May 1992, An and James Su Zhimin were ordained bishops together, with Su as the ordinary and An his auxiliary. Between 1996 and 1997, both Su and An were arrested. After 10 years’ imprisonment, An served in the “loyal Church” [underground church – ed] for 25 years. The two bishops, were a ray of hope and guiding light for all “loyal Catholics” to maintain the principles of truth.

An Shuxin’s First Step: Finally “freed”

In August 2006, Mgr. An concelebrated with Baoding’s patriotic Bishop Su Changshan [2], and seven other priests at the Donglu Church. Then, he was released on 24th of the same month, enjoying his freedom and living in An village church of Xushui county.

On 9 December 2006, Baoding diocese held a funeral for the illicitly-ordained Bishop Su Changshan in Donglu. The main celebrant, surprisingly, was Mgr. An, who had been recently freed. At this point, well-informed observers immediately recognized that Mgr An was powerless and was being used.

Second Step: Enjoying vice-chairmanship of Patriotic Association

In 2009, when An accepted the position of the vice chairman of Baoding Patriotic Association, the diocese and whole Church in China were shocked. This move reminded people of the days when he and Bishop Su Zhimin were ordained as “iron-like loyal” bishops by the prominent Bishop Fan, wondering why “they came from the same house but now act so differently.”

Third Step: Filling the Episcopal See

Although the ordinary Bishop of Baoding, Mgr. Su Zhimin is still imprisoned, the Chinese government asked Mgr. An to be installed. The Mass was presided by Mgr. An, and concelebrated by retired Mgr. Liu Jinghe and Mgr. Fang Jianping, both of Tangshan as well as 24 priests. Before the Mass, the letter of appointment by Patriotic Association and Bishops Conference of the Catholic Church in China was read out. A bishop’s ring and a mitre were presented. The Mass lasted for more than one hour.

Despite this it happened, reminiscent of Japan during the Sino-Japanese war, when Tokyo wanted to dismember China. This time, Mgr. An has also become a puppet. He has gained power to realize the government’s plan to “eliminate the loyal Church and strengthen the self-governed Church”. Many people regard it as a farce, claiming An grovelled to please and gain support from certain high-ranking people. He has been so timorous that he could not withdraw, as was the case with the first illicitly ordained bishop Dong Guangqing[3]. Time has not stopped but some people’s mind have regressed, and such things happened even today.

During the decades-long persecution, some gave in to government’s rewards and changed position. They even defended themselves by claiming they had acted according to Holy See’s instructions. This continued until the Congregation of Evangelization of Peoples was forced to issue a statement to put a halt to it. In February 2010, the Vatican’s Secretary of State Cardinal Tarcisio Bertone sent Mgr. An a letter, stating that his situation was special, and that joining the Patriotic Association should have been avoided.

If the care shown by the Holy See toward Mgr. An was to reflect God’s love, Mgr. An’s manipulator from behind did not accept it. Instead, they used it for their own wicked purposes, by publically revealing Mgr. An’s third step.

In 2008 strange reports surfaced of people claiming to see black smoke coming out from under the statue on top of the Sheshan shrine. Black smoke symbolizes confusion and evil ideas; Sheshan shrine is mentioned in the papal letter [4]. The message was clear: the Church in China suffers from confusion, because the devil is loathe to leave her in peace. The acute struggle between the devil and the Church is still raging.

Although Bishop An is special, he acts like a government pawn to be played against the Holy See. From there, it is spreading its effects. Soon the next farce will be staged. Now it is time for Rome to evaluate its own strategy.

The late Bishop Fan of Baoding also warned: People are forcing us to break away from the Pope, our head, and to become independent of the Holy Roman Catholic Church, in short, to dismember us. Is it possible? Can we allow others to cut off our head? No, it is impossible. Faced with the devil, what attitude should a Christian take? Must one be lenient and humble? Can you still bow and obey orders? No, we must remain firm in the truth, preserving the faith. Compromise and surrender is not the way.

China has no religious freedom. Instead, there are many soft policies, even though it is better than before. But this cannot be a reason for us to betray. Let us think of the Chinese martyrs. What kind of witnesses have they professed? They did not betray the faith or blame the controversy over rites for causing difficulties. [5] Instead, they sacrificed themselves for the faith. Cardinal Ignatius Kung (Gong Pinmei), Mgr. Fan Xueyan, Father Zhang Boda, Mgr. Su Zhimin are outstanding examples. They learnt from Jesus praying at Gethsemane: Listen to God’s words and do as He wants.

On July 5, 2010, Cardinal Dias of the Congregation for the Evangelization of Peoples sent a letter to Chinese clergy, in which he said: “An ecclesiastic will therefore resist any temptation to enrich himself with material goods or seek favours for his family or ethnic group, or nurture unwholesome ambitions of making a career for himself in society or in politics. These things are entirely foreign to the priestly vocation and would be a serious distraction from his mission to lead the faithful like the good shepherd on the path of holiness, justice and peace..” This is precisely what our mainland Chinese clergy should reflect upon!

Perhaps we are familiar with the parable of the lost sheep and ninety-nine that were left in the wilderness. Jesus said: Who among you, having one hundred sheep and lost one, would not leave the ninety-nine in the desert and go in search of the lost one? Certainly, the one that is lost is perhaps disobedient and curious, wanting to look around to find new and interesting places. Its heart might not fear to be in a strange environment or encountering disasters. Therefore, it was happy all along. It walked its own path, detaching itself from the flock and its shepherd. It did not want to follow the crowd, to act together and move forward together. Wanting to walk its own way, it lost the way.

Here, I would like to point out that we are a Catholic community. The pope is our vicar of Christ on earth. The pope is the shepherd, and we are the flock. Our actions have to follow the Pope’s teaching and directions. We don’t detach ourselves from the flock, and we understand the meaning of the shepherd finding his sheep: “there will be more joy in heaven over one sinner who repents, than over ninety-nine righteous people who need no repentance."

In Gethsemane Jesus said to his disciples, "Pray, do not fall into temptation." These words are applicable to Baoding diocese, where loved ones are in pain while enemies delight. We must learn to be humble, to ask the Our Lady of Donglu[6] to pray for us. In this way we will not forget the persecution of the anti-colonialist period and anti-Christian Boxer Rebellion in 1900.

Let us sing a song of Our Lady of Donglu to conclude:

Holy Mary, our mother in heaven.
You are the Queen of Donglu, the help of faithful.
Please protect our pope, protect our Holy Church, protect our faithful.
Our Lady of Donglu, Have mercy on us.
Our Lady of Donglu, please help us.
My heart relies on you, cries to you.
The Queen of Donglu, Pray for us!



[1] See AsiaNews.it, 07/08/2010 Bishop An Shuxin, former underground bishop installed as ordinary of Baoding.
[2] Mgr Su Changshan was not in communion with the Holy See.
[3] Mgr. Bernardino Dong Guangqing (1917-2007) In April 1958 he was consecrated bishop by the will of the Communist Party, but without the permission of the pope.
[4] See Letter of Pope Benedict XVI.. . the bishops and faithful of the Catholic Church in mainland China, Libreria Editrice Vaticana, 2007
[5] A theological diatribe that broke out in the seventeenth century and continued for over a century and a half, over the cult of Confucius and of ancestors, that were typical of traditional Chinese culture. According to Matteo Ricci and the Jesuits, they were only a civil cult and Christians were able to continue practicing even after baptism. According to the Dominicans and Franciscans they were idolatrous worship to be prohibited. In 1742 a papal bull forbade their practice. In 1939, Pius XII affirmed their “civil" nature and granted Catholics permission to practice. According to several experts, the dispute has prevented the evangelization of China because it has created the impression that the Catholic Church was the enemy of Chinese culture.
[6] Donglu shrine is 20 km from Baoding and arose after an apparition of the Virgin during the Boxer persecution.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Dân Chúa Việt Nam từ 21-25 tháng 11.2010
+ĐHY GB Phạm Minh Mẫn
05:42 17/08/2010
Đại Hội Dân Chúa Việt Nam từ 21-25 tháng 11.2010

I. Chủ đề "Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ"

1. Giới thiệu "Giáo Hội mầu nhiệm-hiệp thông-sứ vụ" như bản thiết kế ngôi nhà chung của Dân Chúa.
2. Ý nghĩa mục đích: soi sáng và trợ lực cho các thành phần Dân Chúa, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, suy nghĩ, góp ý cho việc gia cố, phục chế, canh tân ngôi nhà chung của mình trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (xem Mt 7,24-25), và trên bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (x. TV 85,11; Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").
PC. Đề nghị mỗi giáo phận tổ chức cho mỗi thành phần giáo sĩ, giáo dân học hỏi, góp ý cho bản thiết kế ngôi nhà chung, đồng thời bầu đại biểu dự Đại Hội Dân Chúa với nhiệm vụ chuyển các ý kiến đến Đại Hội.

II. Đại biểu (tổng số là 280-300)

1. Các giám mục VN (30-40)

2. Ban Thư Ký Đại Hội (20)
(50-60 trọ và ăn sáng tại TT.MV)

3. 26 LM Tổng Đại diện

4. 8 LM Giám đốc ĐCV
(34 trọ và ăn sáng bên dòng Phaolô)

5. 26 Đại diện LM 26 giáo phận

6. 30 Đại diện các dòng tu
(56 trọ và ăn sáng bên dòng Phaolô)

7. 120-130 giáo dân, đại diện Hội Đồng Giáo Xứ, Giáo lý viên, Ca đoàn,
các Giới và đoàn thể tông đồ giáo dân... (120-130 trọ và ăn sáng tại ĐCV)

8. Khách mời (mời 20-25 vị dự Đại Hội từ chiều Thứ Tư 24 đến hết Thứ Năm 25.11.2010, và trọ ở khách sạn):
- Đại diện Bộ Truyền Giáo, Bộ Ngoại Giao Vatican, HĐGH về Mục vụ Di Dân, ĐHY Sepe,
- Đại diện các HĐGM lo mục vụ di dân cho các cộng đồng CGVN hải ngoại, (Đức, Pháp, Canada, HK, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã lai, Campuchia, Thái Lan…)
- Đại diện vài tổ chức Bác Ái hỗ trợ Giáo Hội tại Việt Nam

(PC. Ban Tổ Chức lo bố trí chỗ ăn ở cho các Thư ký và tài xế của các đại biểu.)

III. Chương trình
(5 ngày, từ chiều Chủ Nhật 21.11 đến hết Thứ Năm 25.11.2010)

Chủ Nhật 21.11:

- Ban Tiếp Tân Đại Hội tiếp đón các đại biểu từ lúc 14:00…
- 16:45 có xe đưa tất cả các đại biểu đi dự lễ khai mạc tại nhà thờ Chánh toà.
- 17:15 Thánh lễ khai mạc.
- 18:30 xe đưa tất cả về dùng cơm tối tại Đại Chủng viện.

Thứ Hai 22, Thứ Ba 23, Thứ Tư 24:

- 6:30 Ăn sáng tại nơi trọ
- 7:30 Kinh Sáng tại hội trường.
Giới thiệu đề tài, tham luận, góp ý … Giải lao…
- 10:30 Thánh lễ tại Nhà Nguyện Đại Chủng Viện.
- 11:30 Cơm trưa tại ĐCV. Nghỉ trưa.
- 14:30 Kinh Chiều.
Giới thiệu câu hỏi hội thảo nhóm. Hội thảo nhóm… Giải lao.
- 17:00 Báo cáo ý kiến của mỗi nhóm tại Hội trường.
- 18:00 Cơm chiều tại ĐCV. Gặp gỡ, giao lưu riêng hay nhóm... Nghỉ đêm
PC. Mỗi ngày giới thiệu, tham luận, hội thảo về một đề tài: Thứ Hai "Giáo Hội mầu nhiệm", Thứ Ba "Giáo Hội hiệp thông", Thứ Tư "Giáo Hội sứ vụ".

Thứ Năm 25:

- 7:30 Kinh Sáng.
Trình bày bản thảo "Sứ diệp của Đại Hội gởi cộng đồng Dân Chúa VN".
Các đại biểu góp ý điều chỉnh, bổ sung, biểu quyết... Giải lao...
- 10:30 Phát biểu của quý khách mời…
- 11:30 Cơm trưa tại ĐCV. Nghỉ trưa.
- 14:30 Kinh Chiều. Đúc kết các ý kiến đã được đóng góp trong Đại Hội… Giải lao
- 16:00 Thánh lễ bế mạc Đại Hội tại Nhà Nguyện ĐCV
- 17:00 Cơm chiều tại ĐCV
- 19:00 Công bố "Sứ Điệp Đại Hội gởi Dân Chúa Việt Nam".
Lễ Hội tại sân Trung Tâm Mục Vụ, với sự tham dự của các thành phần Dân Chúa trong giáo phận.
Mời đại diện Chính Quyền cùng các Tôn giáo bạn đến dự Lễ hội lúc 19:00.
 
Lời chủ chăn: Việc cần làm: chuẩn bị xây ngôi nhà chung trên nền đá vững chắc
+ĐHY GB Phạm Minh Mẫn
05:49 17/08/2010
LỜI CHỦ CHĂN
Việc cần làm: chuẩn bị xây ngôi nhà chung trên nền đá vững chắc


Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận

Anh chị em rất thân mến,

1. Trong Năm Thánh 2010, ngoài việc nhìn lại quá khứ và nhìn vào hiện tại, chúng ta còn có nhiệm vụ hướng tầm nhìn đến tương lai, để canh tân Giáo Hội là ngôi nhà chung của Dân Chúa, cho thế hệ hôm nay và mai sau. Canh tân giáo hội tại gia là gia đình tín hữu, giáo hội tại cộng đoàn là dòng tu, giáo xứ, các giới và đoàn thể tông đồ giáo dân, giáo hội tại địa phương là giáo phận.

2. Việc canh tân ngôi nhà Giáo Hội trong gia đình, trong cộng đoàn, trong giáo phận, đòi hỏi nơi mỗi người hai điều kiện căn bản này:
Một là: cùng có một tầm nhìn chung về định hướng xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x.Mt 7,24-25), với bốn trụ cột vững bền là Chân Lý và Tình Thương, Hoà Bình và Công Lý (x.TV 85,11, Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý"). Đó là tầm nhìn dưới ánh sáng đức tin kitô giáo, ánh sáng của niềm tin vào Thiên Chúa Cha là Tình Yêu tạo thành, Chúa Giêsu Kitô là Tình Yêu cứu độ, Chúa Thánh Thần là Tình Yêu đổi mới và hiệp nhất. Xây ngôi nhà Giáo Hội theo tầm nhìn nầy, gia đình sẽ trở thành mái ấm tình thương, mỗi cộng đoàn sẽ thành một cộng đồng nhân loại liên kết với nhau kiến tạo nền văn minh tình thương cho thế giới hôm nay. Đây cũng là cách làm chứng sống động và rao giảng hữu hiệu Tin Mừng Thiên Chúa là Tình Yêu.
Hai là: nói và làm theo sự soi dẫn của Thánh Thần, không để cho những rối loạn tâm thần hay tà thần cùng đồng minh của nó thúc đẩy, lôi cuốn (x. Gal 5, 16-26). Vì lẽ hoa trái của Thánh Thần là sự bình an, niềm vui, tình yêu thương liên kết mọi người nên một, là những biểu hiện của văn hoá sự sống. Còn hậu quả của tâm thần không lành mạnh hay của tà thần, là sự hiểu lầm, hoang mang, bất hoà, chia rẽ, chống đối, loại trừ nhau, là những dấu ấn của văn hoá sự chết. Ý thức mình là đền thờ của Chúa Thánh Thần, và Ngài hiện diện trong tâm hồn cũng như trong đời sống của mình, người tín hữu chính thực, hay người công giáo tốt, là người chuyên tâm cộng tác vào công trình tái tạo và đổi mới, liên kết và hiệp nhất của Ngài trong cộng đồng nhân loại hôm nay.

3. Để đi vào thực hành cụ thể, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn tín hữu, mỗi giới cùng đoàn thể tông đồ giáo dân, cần quan tâm thực hiện hai công việc này:
Một là: dành thời giờ cùng nhau tìm hiểu và góp ý điều chỉnh, bổ sung cho bản thiết kế ngôi nhà chung; đồng thời khám phá nơi mái nhà mình, những chỗ hư hỏng, cần được phục chế, gia cố, sửa sang lại. Chúng tôi sẽ gửi đến anh chị em một số câu hỏi, dựa vào đó mà suy nghĩ và trao đổi, đánh giá hiện trạng, cùng góp ý chấn chỉnh và làm mới ngôi nhà mình (gia đình, cộng đoàn, giáo phận).
Hai là: Thiên Chúa Ba Ngôi vừa là cội nguồn vừa là cùng đích và mẫu mực cho việc xây ngôi nhà Giáo Hội. Vì thế, theo lời khuyên của Đức Giêsu Chúa chúng ta, mọi người hãy chuyên cần hiệp lời cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa soi sáng và trợ lực cho mọi thành phần trong Giáo Hội liên kết và hiệp nhất với nhau, chung lòng chung sức canh tân ngôi nhà chung của chúng ta như lòng Chúa mong muốn.

4. Trong những tháng tới, có những biến cố quan trọng sắp diễn ra trong giáo phận nhằm chuẩn bị và mở đường cho công cuộc canh tân ngôi nhà chung của chúng ta, là Giáo Hội tại Việt Nam:
- Ngày 20,21,22 tháng 9, 2010, anh em linh mục trong gia đình giáo phận sẽ tĩnh tâm thường niên tại Đại Chủng viện Thánh Giuse, 6 Tôn Đức Thắng.
- Ngày 4,5,6,7,8 tháng 10, 2010, HĐGM.VN sẽ tổ chức Đại Hội tại Trung Tâm Mục Vụ, 6bis Tôn Đức Thắng.
- Ngày 21,22,23,24,25 tháng 11, 2010, Đại Hội Dân Chúa sẽ được tổ chức tại hai nơi đó. Đính kèm sau đây là bản thảo về tổ chức Đại Hội Dân Chúa, do Ban Tổ Chức Đại Hội đề xuất, nhằm gợi mở cho mọi người góp ý điều chỉnh, bổ sung, và cho sự thống nhất của HĐGM.VN trong Hội nghị tháng 10 sắp tới.

5. Xin anh chị em chung một tâm tình với lòng từ mẫu của Đức Mẹ La Vang cùng lòng quảng đại, trung kiên, hy sinh của các chứng nhân đức tin, hãy xin Ba Ngôi Thiên Chúa thương ban ơn bình an và ơn hiệp nhất, ơn khôn ngoan và ơn sức mạnh cho mọi thành phần Dân Chúa, cách riêng cho các vị mục tử, vượt qua mọi gian lao trắc trở, chung sức tiếp nối công trình của Chúa Giêsu Kitô là mở mang Nước Chúa và mở rộng trời mới đất mới, vì sự sống cùng sự phát triển, vì sự bình an cùng hạnh phúc của gia đình nhân loại hôm nay.

Ngày 14.8.2010

+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Xin xem Chủ đề, Đại biểu, Chương trình: Đại Hội Dân Chúa Việt Nam từ 21-25 tháng 11.2010
 
Người Việt tại Thái Lan tham dự Lễ Đức Mẹ lên trời
Gia Minh / RFA
08:37 17/08/2010
Người Việt tại Thái Lan tham dự Lễ Đức Mẹ lên trời

Vào chiều chủ nhật 15 tháng 8 vừa qua, tại nhà thờ St Louis ở thủ đô Bangkok, hằng trăm người lao động Việt Nam đã tập trung để tham dự ngày lễ trọng của người Công giáo là Lễ Đức Mẹ Lên trời

Niềm tin tôn giáo

Tất cả ghế ngồi trong nhà thờ St Louis trên đường Sathorn hầu như kín chỗ, và tổng số người có mặt ước tính chừng 600 người trong buổi lễ chiều ngày 15 tháng 8.

Tuy nhiên tín hữu dự lễ tại nhà thờ này không phải là người bản xứ Thái Lan, mà tất cả đều là thanh niên nam nữ lao động nhập cư đến từ Việt Nam, cụ thể là từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra cũng có một vài người đến từ Trà Vinh ở miền Nam.

Điều đáng chú ý hơn nữa là hầu như tất cả họ là những người lao động bất hợp pháp có thể bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt tiền bất cứ lúc nào.

Ngay trước giờ thánh lễ, một thành viên ban tổ chức buổi lễ lại nhắc nhở là những người tham dự khi ra về không nên ra lối mặt tiền đường Sathorn để tránh nguy cơ bị bắt như họ đã từng gặp trong cuộc mưu sinh trên đất Thái.

Vậy điều gì đã thúc đẩy số chừng 600 thanh niên cả nam lẫn nữ bất chấp mối nguy bị cảnh sát Thái bắt để tập trung tại Nhà thờ St Louis.

Câu trả lời theo họ lý do đầu tiên là họ đi tham dự thánh lễ trọng Đức Mẹ Hồn xác về trời, theo nhu cầu tâm linh của một người tín hữu Công giáo, tín ngưỡng mà họ đã theo từ khi còn ở quê nhà Việt Nam.

Linh mục Đậu Xuân Toàn, một trong ba linh mục đồng tế thánh lễ, cho biết lý do tập trung của những thanh niên thiếu nữ lao động nhập cư Việt Nam đang làm việc chui ở Bangkok có mặt tại nhà thờ St Louis vào chiều ngày 15 tháng 8 vừa qua:

Buổi Lễ Đức Mẹ Lên trời tại nhà thờ St Louis ở thủ đô Bangkok. RFA photo Hôm nay Lễ Đức Mẹ Lên trời là dịp để chúng ta qui tụ về đây để làm lễ, và cùng chào mừng nhau.

Trong cuộc mưu sinh tại thủ đô Xứ Thái, nơi theo nhiều người có muôn vàn thú vui thế tục, thì những người trẻ Việt Nam hẳn không tránh khỏi những cạm bẫy đời, và để mưu sinh họ cũng sẵn sàng làm những việc làm không tốt.

Trong bài giảng lễ, linh mục Đậu Xuân Tòan, nhắc lại mục đích của cuộc tìm đến xứ người của các bạn trẻ Việt Nam hiện diện tại buổi lễ. Nhưng theo ông, ngoài số tiền kiếm được, những người trẻ đó cần nhớ đến gia đình tại Việt Nam, nơi mà cha mẹ họ luôn biết đang có những đứa con phiêu bạt nơi đất khách quê người. Số tiền gửi về giúp gia đình là cần thiết thế nhưng mối quan tâm liên lạc lại quan trọng hơn đối với con người Việt Nam.

Mặc dù Mẹ của mình cần tiền lắm; nhưng tiền không phải là điều quan trọng nhất mà Mẹ mình khao khát. Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện rất gần với tôi: tôi có người dì có đứa con đi làm ở Thái Lan nhưng sau ba năm, năm năm không có tin tức gì hết, nhiều người nghĩ anh ấy ‘quay về trời rồi’. Nhưng dì tôi vẫn tin tưởng anh ta còn sống. Có lần tôi gặp dì tôi và hỏi rằng dì có tin tức gì không? Dì tôi trả lời không có tin tức gì. Tôi hỏi điều gì mong muốn nhất là gì? Dì tôi dù nghèo, con cái đông, mà chỉ có một người con đi làm ở Thái Lan; nhưng dì nói chỉ mong được tin của con bằng yên là đủ rồi; tiền bạc không quan trọng.

Vậy điều gì quan trọng mà mẹ mình muốn? Đó là sự trưởng thành của chúng ta nơi đất khách quê người.

Nhiều người thật sự cảm động khi linh mục Đậu Xuân Toàn đọc lại hai lần một bài thơ mà một lao động nhập cư Việt đã sáng tác trước tết Canh Dần vừa rồi nói lên tâm trạng tha phương, mong muốn mẹ ở quê vui dù rằng bạn đó không thể về quê thăm mẹ.

Ông cũng nhắc đến những mánh khóe kiếm tiền mà nhiều người lao động nhập cư Việt từng làm để có thể moi nhiều tiền của khách: như chuyện người Việt trộm cắp tinh vi, qui mô các lọai TV màn hình phẳng, những máy vi tính; chuyện tranh giành công ăn việc làm của nhau đến nỗi dẫn đến tranh chấp báo cho cảnh sát địa phương bắt đồng hương Việt Nam…

Những việc làm đó theo giáo lý của Công giáo là có tội và linh mục Đậu Xuân Tòan hy vọng, những lao động nhập cư Việt Nam hiện diện tại buổi lễ không làm vì đức tin của họ không cho phép.

Theo ông niềm tin tôn giáo sẽ là một cách giúp họ vượt qua những khó khăn cuộc sống.

Nhu cầu gặp gỡ cộng đồng

Hằng trăm người lao động Việt Nam đã tập trung để tham dự ngày lễ. RFA photo Ba linh mục đồng tế buổi lễ, ngay trước đó đã phải dành nhiều thời gian để giải tội cho những thanh niên lao động nhập cư Việt đến dự lễ hôm chiều 15 tháng 8 vừa qua.

Ngoài mục đích tâm linh, số chừng 600 thanh niên thiếu nữ Công giáo lao động nhập cư tại thủ đô Bangkok còn tìm đến với sinh họat chung được cho là cả mấy tháng mới tổ chức được một lần đó nhằm mục đích gặp gỡ, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống xa quê.

Ngay sau khi thánh lễ kết thúc, tất cả những người tham dự đều lưu luyến không muốn chia tay. Họ quây quần chụp ảnh chung với các linh mục đồng tế, rồi chụp ảnh chung với nhau.

Tại sân nhà thờ họ tụ lại thành từng nhóm hàn huyên tâm sự. Họ cho biết chỉ có những dịp như thế này mới gặp được nhau chứ công việc hằng ngày bận rộn, làm xong việc chỉ mong được nghỉ ngơi.

Sinh họat tham dự thánh lễ Mừng Mẹ Lên Trời của những người lao động nhập cư Việt Nam tại thủ đô Bangkok khởi sự từ lúc một giờ chiều, thế nhưng mãi đến 4:30, tất cả mời rời khỏi khuôn viên của Nhà thờ St Louis. Dường như tất cả không muốn chia tay nhau.

Đại diện Ban tổ chức, một thành viên của Hiệp hội Công giáo Việt Nam tại Thái Lan cho biết, rất muốn có những sinh hoạt ngoài thánh lễ cho những người tham dự. Thế nhưng khó khăn của họ là cơ sở phải đi mượn mà không phải ở đâu cũng được hoan hỉ bởi tính pháp lý của những người lao động nhập cư Việt có thể gây khó khăn cho nơi mượn cơ sở.

Sự hiện diện của chừng 600 thanh niên thiếu nữ, trong đó có cả những em bé mới một vài năm tuổi, tại buổi lễ như vào chiều ngày 15 tháng 8 tại Nhà thờ St Louis cho thấy nhu cầu rất lớn của một tập thể người Việt xa quê làm ăn tại Xứ Thái. Nhiều người trong họ bày tỏ trăn trở biết đến bao giờ nhu cầu tâm linh, cộng đồng xã hội thật chính đáng đó của nhóm những người lao động nhập cư Việt bất hợp pháp trên xứ người được đáp ứng?
 
Tôn kính Tam Thánh Tử Đạo quê hương Quần Cống tại miền đông bắc Hoa Kỳ
Quần Cống
10:20 17/08/2010
Hằng năm, cứ vào cuối tuần cuối tháng 7, 14 cộng đoàn công giáo Việt nam từ các tiểu bang Massachusetts, Connecticut, Rhode Island, New Hamshire… tấp nập tuôn về Trung tâm Thánh mẫu La Salette tại Attleboro, Massachusetts trong cuộc hành hương truyền thống. Từ 30 năm nay ngày này đã trở thành ngày truyền thống của các cộng đoàn công giáo Việt nam miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Năm nay cuộc hành hương càng thêm long trọng trong tinh thần hưởng ứng Năm Thánh của Giáo hội Việt nam nhân kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt nam với sự hiện diện đầy ưu ái của Đức Hồng y Sean Patrick O’Malley, Tổng giám mục Boston.

Xem hình ảnh

Từ sáng sớm ban tổ chức đã hiện diện để chuẩn bị chương trình, sắp xếp trật tự, tập dượt nghi lễ và lắp ráp các cỗ kiệu.

Trung tâm La Salette tại Attleboro là một khu đất đẹp đẽ và rộng rãi rất thuận lợi cho việc hành hương, tĩnh tâm cầu nguyện. Nhưng khu đất rộng lớn hôm nay bỗng trở nên chật chội với sự tham dự đông đảo của khách hành hương ngoài sức tưởng tượng của ban tổ chức. Parking không còn một chỗ trống, xe cộ phải đậu tràn lan trên các bãi cỏ và bất cứ chỗ nào trống có thể đậu xe được. Rất nhiều người tôn giáo bạn cũng đến tham dự.

Đúng 11g sáng, mọi người bắt đầu chương trình tĩnh tâm cầu nguyện. Mở đầu là sinh hoạt đoàn thể Công giáo tiến hành.

Từ 13g đến 15g chiều các cuộc hội thảo và giờ thánh của các giới liên tục diễn ra. Hội thảo dành cho các gia đình do cha Joseph Phạm ngọc Tuấn hướng dẫn. Hội thảo dành cho giới trẻ do cha Teren J. Moran hướng dẫn. Các phòng hội đầy tràn. Nhiều người phải ngồi ngoài sân. May mà hệ thống âm thanh khá tốt nên ngoài sân nghe vẫn rõ mồn một. Song song với các cuộc tĩnh tâm hội thảo, hàng chục tòa giải tội hoạt động không ngừng từ sáng cho đến giờ lễ.

Đúng 15g30 cuộc rước kiệu bắt đầu. Ngoài kiệu Đức Mẹ Lavang hương hoa lộng lẫy, còn có kiệu Thánh Tử đạo Việt nam. Thật vinh dự cho quê hương Quần Cống, thánh Cai Thìn được tuyển chọn đại diện cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong cuộc rước kiệu. Thì ra một người con của quê hương Quần Cống, vì lòng yêu mến các thánh quê hương, đã tự tay đắp tượng Thánh Cai Thìn. Anh là nghệ nhân đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật, nên đắp tượng Thánh Cai Thìn có đường nét khá tinh xảo. Và từ 30 năm nay, ban tổ chức đã yêu cầu anh đem tượng Thánh Cai Thìn đến để cộng đoàn công giáo Việt nam tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trong cuộc hành hương. Anh dự tính sang năm sẽ đắp đủ tượng của Tam Thánh Quê Hương Quần Cống và cỗ kiệu sẽ có hình Đền Tam Thánh Quần Cống để hiệp thông với quê hương xứ sở. Đồng thời sẽ lo liệu để có thêm cỗ kiệu Hài Cốt Tam Thánh.

Chung quanh kiệu là các đoàn thể với các bộ đồng phục đẹp đẽ. Nổi bật trong đoàn kiệu là đoàn trắc của các cháu thiếu nhi múa rất đẹp, trắc rất đều khiến Đức Hồng Y, cha Giám đốc Trung tâm và các cha người Mỹ khen ngợi không tiếc lời. Ca đoàn tổng hợp của 14 cộng đoàn hát thật hay. Đoàn dâng hoa gồm các thiếu nhi nam nữ ăn mặc theo lối truyền thống thật duyên dáng với những điệu dâng hoa đẹp đẽ và cảm động. Đoàn hiệp sĩ Knights of Columbus oai nghiêm trong bộ trang phục sang trọng với những chiếc mũ mầu xanh đen có ngù trắng cổ điển. Các hội đoàn của các bà nổi bật trong chiếc áo dài truyền thống đủ mọi mầu sắc. Đoàn rước thật đông đảo và đẹp đẽ khiến mọi người càng tăng thêm lòng sốt sắng và tình yêu quê hương.

Đúng 17g, Đức Hồng Y tổng giám mục Boston long trọng cử hành thánh lễ. Trong bài giảng ngài đề cao đức tin và lòng kính mến Đức Mẹ của người công giáo Việt nam. Đức tin và lòng yêu mến đó có biểu tượng là Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tử Đạo. Đức tin và lòng yêu mến Đức Mẹ đó được biểu hiện rõ nét trong cuộc đời Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận. Với đức tin kiên cường, ngài đã vững lòng vượt qua biết bao gian khổ đặc biệt của 13 năm tù ngục. Với lòng yêu mến Đức Mẹ, nên tất cả các biến cố trong cuộc đời của ngài, đặc biệt thời gian bị giam cầm đều diễn ra chung quanh các ngày lễ kính Đức Mẹ.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 19g trong tâm tình sốt sắng dâng cao. Tuy thánh lễ đã chấm dứt nhưng mọi người còn lưu luyến chưa muốn ra về. Đức Hồng Y và các linh mục vẫn còn ở lại trò chuyện thân tình với giáo dân, nên ai cũng cảm thấy bầu không khí thật thân tình, ấm áp. Các cộng đoàn Việt nam thật hãnh diện vì Đức Hồng Y, cha Giám đốc Trung tâm và các linh mục người Mỹ đều khen ngợi tổ chức, hăm hở chụp hình các cỗ kiệu, đoàn trắc và hết sức tán thưởng nghệ thuật ca hát của các ca đoàn. Mọi người phấn khởi hẹn nhau sang năm sẽ làm tốt hơn. Riêng người con quê hương Quần Cống mong ước sang năm sẽ đắp đủ tượng của ba vị thánh Án Khảm, Cai Tả, Cai Thìn, đóng cỗ kiệu có mái che hình Đền Tam Thánh Quê Hương và có đầy đủ xương thánh của Ba Đấng cho cuộc hành hương càng thêm sốt sắng. Mong được như vậy.
 
Lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ giáo xứ Sơn Quả, TGP Huế
Trương Trí
10:47 17/08/2010
Đợi chờ từ bao nhiêu năm nay, cậy trông vào sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ La Vang, ngôi Thánh đường giáo xứ Sơn quả đã hoàn thành sau hai năm xây dựng. Một ngôi thánh đường khang trang và lộng lẫy vươn lên cao vút trông thật uy nghiêm. Sáng hôm nay 17.8.2010, cộng đoàn giáo xứ Sơn Quả và giáo xứ Thanh Tân cùng với bà con Sơn Quả ly hương đã hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đan Viện phụ Đan viện Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh và trên 60 linh mục trong và ngoài giáo phận, các bề trên dòng và đông đảo tu sĩ nam nữ cùng với cộng đoàn dân Chúa từ khắp nơi quy tụ về đây chung niềm vui với giáo xứ. Đại diện chính quyền các cấp gồm Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện chính quyền huyện Phong Điền và xã Phong Sơn cũng đến tặng lẵng hoa chúc mừng giáo xứ trong ngày trọng đại này.

Xem hình ảnh

Đúng 8giờ, tiếng chuông nhà thờ vang lên thánh thót thúc giục mọi người chỉnh tề hàng ngũ đón đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ. Trước tiền đường, Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, Đan Viện phụ Thiên An, cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ và cha quản xứ Đôminicô Lê Đình Du đã cắt băng khánh thành trong tiếng vỗ tay reo mừng của cộng đoàn. Tiếp theo nghi thức, Đức Giám mục phụ tá trao chìa nhà thờ cho linh mục quản xứ, cánh cửa nhà thờ được mở rộng và đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ.

Mở đầu nghi thức cung hiến nhà thờ, Đức Giám mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng chủ sự nghi thức đã chia sẽ với cộng đoàn về một giáo xứ đã có bề dày lich sử từ lâu đời, giáo xứ Sơn Quả đã có cha quản xứ coi sóc từ năm 1867, ngôi nhà thờ cuối cùng đã được khánh thành vào năm 1934. Sau biến cố 1975, giáo dân Sơn quả ly tán khắp nơi, số người còn lại rất ít nên được sáp nhập vào giáo xứ Thanh Tân, lập thành giáo xứ Tân Sơn (Thanh tân – Sơn Quả). Khi tình hình kinh tế và xã hội ổn định, giáo dân dần dần tìm về lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mảnh đất mà cha ông đã gầy dựng, hiện nay số giáo dân đã lên đến trên 500 người. Năm 2005, theo đề nghị của giáo dân Sơn Quả, tòa Tổng Giám mục Huế đã tái lập giáo xứ Sơn Quả thành một giáo xứ biệt lập. Giáo dân ao ước có một ngôi nhà thờ khang trang để làm nơi thờ phương Chúa. Và ước mơ đó giờ đây đã thành hiện thực, nhờ sự nhiệt thành của cha quản xứ Đôminicô Lê Đình Du, đặc biệt là sự nhiệt tình đóng góp công của của linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ, một người con ưu tú của giáo xứ sống xa quê hương bao năm thao thức về việc xây lại ngôi thánh đường, cũng như sự giúp đở quý báu của những ân nhân xa gần và đồng hương Sơn Quả. Ngày 15.8.2007, ngôi nhà thờ đã được khởi công xây dựng. Giờ đây ngôi nhà thờ đã thành hiện thực, cộng đoàn dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban, cầu xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang trả công bội hậu.

Đức Giám mục phụ tá đã làm phép nước để rảy trên bàn thờ và tường nhà thờ mới, là đấu chỉ thanh tẩy ngôi thánh đường nên tinh tuyền để làm nơi thờ phượng Chúa, Ngài cũng rảy trên cộng đoàn hầu nhắc nhở mọi người bí tích rửa tội mà mỗi người đã lãnh nhận. Sau khi Đức Giám mục chủ sự, Đức Tổng Giám mục, các linh mục đồng tế cùng cộng đoàn đọc kinh cầu các Thánh, đại diện Hội đồng giáo xứ đã dâng hòm bia xương Thánh Tử đạo Micae Hồ Đình Hy ( bị xử trảm tại An Hòa ngày 22.5.1857 ) lên Đức Giám mục chủ sự để Ngài đặt trước bàn thờ. Phần long trọng nhất trong nghi thức Cung hiến, Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục chủ sự cùng xoa dầu Thánh lên bàn thờ, 12 linh mục được nhận dầu Thánh và xức lên các cột tường nhà thờ. Tiếp đó, Đức Giám mục xông hương bàn thờ, Ngài dâng lời cầu nguyện xin cho lời cầu nguyện của cộng đoàn như hương thơm bay lên trước Tôn nhan Chúa. Ngài cũng đã làm phép lửa và thắp sáng bàn thờ.

Đại diện các thành phần trong giáo xứ dâng hoa và lễ vật, thánh lễ được tiếp tục một cách trang nghiêm và sốt sắng. Sau thánh lễ, cha quản xứ Đôminicô Lê Đình Du thay mặt cộng đoàn giáo xứ nói lên tâm tình tri ân Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá đã thường xuyên quan tâm, thăm hỏi tiến trình xây dựng nhà thờ, và hôm nay hai Đức cha cùng đến dâng thánh lễ tạ ơn và cung hiến ngôi thánh đường, đặc biệt tri ân cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, người con ưu tú của giáo xứ đã vì khó khăn mà xa quê hương, nhưng cũng chính nhờ sự ra đi của Ngài mà hôm nay giáo xứ mới có được ngôi thánh đường này. Cha quản xứ cũng cảm ơn các cha đồng tế, các bề trên dòng và tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân, thân nhân xa gần, bà con đồng hương trong nước cũng như hải ngoại đã vượt bao cách trở để về đây dâng lời cầu nguyện và chia sẽ niềm vui với giáo xứ. Cảm ơn các kiến trúc sư, kỷ sư, công nhân và giáo dân Thanh Tân, Bến Củi đã không nài hà khó nhọc để góp phần xây dựng ngôi thánh đường. Ngài cũng đã cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phong Điền, xã Phong Sơn đã giúp đở tạo điều kiện cho công việc xây dựng tốt đẹp và hôm nay cũng đến chia sẽ niềm vui với giáo xứ. Ngài cũng trình lên Đức Tổng Giám mục ước nguyện của cộng đoàn giáo xứ là có được một cha sở riêng biệt để việc coi sóc giáo xứ được hoàn thiện hơn.

Trong lời huấn từ, Đức Tổng Giám mục đã khen ngợi ngôi nhà thờ được xây dựng khang trang vừa theo lối kiến trúc Rôma vừa kiến trúc Đông phương, đây là một nét Hội nhập văn hóa hài hòa và sống động mà cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ đã mang lại cho giáo xứ. Trong tinh thần đoàn kết yêu thương, ngôi nhà thờ đã được hoàn thành thì cộng đoàn cũng phải luôn đoàn kết thương yêu, không những trong giáo xứ mà còn phải lan tỏa cho mọi người xung quanh.

Kết thúc thánh lễ, cộng đoàn cung kính đón nhận phép lành từ các vị Giám mục chủ chăn và chụp hình lưu niệm trước tiền đường nhà thờ.

Đôi nét về giáo xứ Sơn Quả và ngôi nhà thờ mới cung hiến:

Giáo xứ Sơn Quả thuộc làng Sơn Quả, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách thành phố Huế và tòa Tổng Giám mục chừng 30km vè hướng tây bắc.

Là một giáo xứ lâu đời, theo sử liệu của giáo phận thì ngay từ năm 1892 đã có linh mục Đôminicô Lê Văn Phẩm là người Sơn Quả. Theo danh sách các địa sở của địa phận Huế ngày 3.7.1867, thì Sơn Quả do cha Micae Hồ Đình Tính coi sóc ( ngài là con của Thánh Tử đạo Micae Hồ Đình Hy). Trước năm 1945, giáo xứ Sơn Quả có chừng 1500 giáo dân. Năm 1964, ngôi nhà thờ bị bom đạn san bằng, đời sống bất ổn nên giáo dân ly tán khắp nơi. Sau năm 1975, khi đời sống xã hội và kinh tế ổn định, bà con Sơn Quả với tình yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, quyến luyến mồ mã ông bà tổ tiên nên đã dần quay trở về sinh sống.

Ngôi nhà thờ vừa được Cung hiến theo ý tưởng phác họa của linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ, tác giả cuốn “Hội nhập văn hóa trong hôn nhân và gia đình Việt Nam”, bởi vậy ngôi nhà thờ được xây dựng theo tinh thần hội nhập văn hóa với những đường nét đông tây hòa hợp. Cung Thánh được xây dựng theo hình vuông, bàn thờ được xây theo hình tròn theo quan niệm trời tròn đất vuông của người Á Đông.

Hiện nay, giáo xứ Sơn Quả do cha sở Thanh Tân kiêm nhiệm, chắc chắn trong nay mai giáo xứ sẽ có cha sở riêng biệt coi sóc như mong ước của cộng đoàn giáo xứ.
 
Đêm hội tụ ca sĩ Công Giáo Việt Nam ngợi khen Thiên Chúa
Nhóm Bạn Trẻ Khúc Cảm Tạ
18:20 17/08/2010
Đêm Thánh Ca mừng Khúc Cảm Tạ, đêm hội tụ ca sĩ Công Giáo ngợi khen Thiên Chúa.

Cơn mưa tầm tã chiều ngay 14/08/2010 có lẽ đã làm chùn bước nhiều người khi phải chọn giải pháp đi ra đường để làm công việc gì đó. Nhưng cũng trong cơn mưa đó, đã có những người không quản ngại để đến với các giáo đường để dự lễ Vọng mừng kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời. Vào lúc 5 giờ 30 chiều, tại nhà thờ Giáo xứ Thánh Phanxicô - Đakao, đã có một nhóm các bạn trẻ cũng đến tham dự Thánh Lễ mừng kính Mẹ và cũng là mừng kính Thánh Bổn Mạng của mình để cảm tạ Mẹ đã bảo trợ, cảm tạ Chúa đã chở che cho khuccamta.net qua bao gian truân trong quãng đường 6 năm tồn tại, qua đó ca ngợi Chúa đã ban cho bao hồng ân cho cuộc sống của mỗi thành viên.

Xem hình đêm hội tụ ca sĩ Công Giáo ngợi khen Thiên Chúa

Được sự ưu ái của cha của cha chánh xứ Thánh Phanxicô – ĐaKao, cha Giuse Phạm Văn Bình, Thánh Lễ Tạ Ơn đã được cha Nhạc sĩ Xuân Thảo chủ sự. Với trình thuật Tin mừng miêu tả Đức Maria sau khi được thiên thần Truyền Tin đã vội vã lên đường đến thăm bà Êlisabét và qua biết cố đứa trẻ trong bụng bà Êlisabét nhảy mừng, Đức Mẹ đã thốt lên Bài Ca Ngợi Khen Magnificat. Trong bài giảng Lễ, Cha Nhạc sĩ đã dựa vào bài Tin Mừng để nhắc nhở các bạn trẻ Khúc Cảm Tạ hãy vượt lên trên tâm tình cảm tạ để dâng lên Chúa Khúc Ngợi Khen, noi gương Đức Maria để ngợi khen Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống để qua đó, hoạt động của diễn đàn không những là công cụ để dâng lời cảm tạ mà còn dùng công cụ truyền thông để ngợi ca kỳ công Chúa.

Thánh Lễ kết thúc cũng là lúc cơn mưa chiều đã dứt, mỗi thành viên một tay, cung Thánh Nhà Thờ được trang trí lại, và máy chiếu, âm thanh, ánh sáng được triển khai để đêm Thánh Ca được bắt đầu. Mưa đã dứt, dù vậy cũng có thể đã làm chùn bước ai đó đến để thưởng lãm Đêm Thánh Ca mừng Sinh Nhật khuccamta.net, nhưng đều đáng mừng và thật khích lệ đối với Ban Tổ Chức là ngay từ đầu chương trình các ca sĩ Công Giáo đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho phần trình diễn của mình.

"Muôn thế hệ sẽ khen tôi có phúc, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những điều trọng đại" (Lc 1, 48). Đó là lời ca ngợi của Đức Maria khi được Sứ thần Gabriel truyền tin loan báo Mẹ sẽ cưu mang Đấng Cứu Thế được anh MC Vũ Minh cất tiếng ngợi khen trong phần giới thiệu đầu chương trình. Và không chỉ có Đức Mẹ, mỗi người chúng ta đều cần bày tỏ tâm tình ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng ta trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Với mỗi người Công Giáo, tâm tình tri ân, cảm tạ và ngợi khen đã trở thành một trong những lời cầu nguyện quen thuộc mà bất cứ ai cũng có thể thân thưa với Chúa. Một lần nữa lời ca ngợi Tình Chúa bao la đã quan phòng, nâng đỡ và luôn chúc phúc cho chúng ta lại được thốt lên. Tuy không phải tất cả nhưng đa số mọi người hiện diện trong đêm Thánh Ca đã đồng hành cùng KHÚC CẢM TẠ trong suốt 6 năm qua bằng nhiều hình thức: truy cập, góp ý, chia sẻ hay chỉ đơn thuần là nghe thánh ca. Dù gì chăng nữa, chúng ta tin tưởng rằng, có được như hôm nay chính nhờ " Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người". Trong tâm tình đó, để mở đầu cho những bài Thánh Ca nói về Tình yêu thương bao la của Thiên Chúa và Thân phận con người, hai ca sĩ Thanh Sử và Diệu Hiền đã trình bày ca khúc Hòa Khúc Cảm Tạ do chính anh Phương Tứ là admin của website khuccamta.net sáng tác.

Cha chánh xứ Giáo xứ Thánh Phanxixô – Đakao khai mạc chương trình bằng lời chúc mừng Sinh Nhật trang web và cũng không quên nhắn nhủ các bạn trẻ thành viên trang web hãy cố gắng để trang web ngày càng phát triển và góp phần vào công việc truyền giáo của mình, và góp phần vào các công việc của Giáo Hội qua phương tiện truyền thông. Tiếp đến, anh Phương Tứ thay mặt cho Ban Quản Trị diễn đàn nói lời tri ân cha chánh xứ đã tạo điều kiện thuận lợi để chương trình có thể được diễn ra, bên cạnh đó anh cũng không quên cám ơn quý ân nhân và khán giả đã đến tham dự Đêm Thánh Ca.

Nói đến Tông đồ Phêrô, ai trong chúng ta cũng đều có thể khái quát về vị thánh này với tính khí nóng nảy, bộc trực, chối Chúa... nhưng ít người nghĩ đến ngài còn là một con người có tình yêu tuyệt đối vào Thiên Chúa. Thánh Phêrô là vừa hình ảnh đa diện phong phú của Giáo hội, vừa là biểu trưng của Tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta. Bởi vậy, Thiên Chúa yêu thương chúng ta trong sự yếu hèn, thiếu sót của chúng ta. Tình yêu đó không đòi hỏi chúng ta phải chối bỏ con người tự nhiên của chúng ta, trái lại, Chúa muốn sử dụng tất cả những khuyết điểm, những giới hạn của con người để làm nổi bật sức mạnh và sự khôn ngoan của Ngài. Tất cả là vì Chúa là Đấng quyền năng, thấu suốt mọi sự. Để khắc họa nét tiêu biểu về vị Thánh Phêrô ca sĩ Khắc Dũng đã trình bày nhạc phẩm "Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy" do chính anh sáng tác.

George Washington, sau những trận chiến cam go nhất, hay giữa những công việc nặng nề của một vị nguyên thủ quốc gia, ông thường về nhà thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với người mẹ già. Một hôm, ngạc nhiên về sự gắn bó của người con đối với mình, mẹ ông đã đặt câu hỏi: "Tại sao con lại chịu khó mất hằng giờ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ". Vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ đã trả lời như sau: "Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói không phải là một việc mất giờ. Bởi vì sự bình thản và lòng tốt của mẹ dạy con muốn tiếp tục sống". Cũng thế, trong Tình yêu Mẹ, chúng ta sẽ thấy ấm lòng. Sự thanh thản và lòng từ ái của Mẹ có sức mang lại cho ta niềm vui. Với tâm tình “Trong Tình Yêu Mẹ”, ca sĩ Diệu Hiền trình bày tác phẩm của Nhạc sĩ Thế Thông thật dễ thương và nhí nhảnh, nhưng không kém phần tâm tình.

Kế đến, ca sĩ Thùy Dương với chiếc áo dài dịu dàng tha thước đã trình bày nhạc phẩm "Như cánh bèo trôi" của nhạc sĩ Lm. Duy Thiên một cách mượt mà. Vì nhạc nền không có, cho nên anh Phương Tứ phải làm nhạc công bất đắc dĩ, đệm đàn piano trực tiếp cho ca sĩ hát. Một sự cố dễ thương, nhưng cảm ơn "phong cách nghệ sĩ" của chị Thùy Dương dành cho đêm nhạc.

"Dâng ánh sáng từ trong trái tim rực soi lên từ ánh đuốc thiêng hồn thao thức hỡi tân lang trìu mến, xin máu Chúa tình yêu đắm say hồn con đang sầu thương đắng cay, được yên giấc nằm trong cách tay của ngài". Vẫn biết rằng phó thác trong tình yêu Chúa là bước theo con đường thập giá với ách êm ái dịu dàng nhưng ý riêng của con người đôi khi lại không muốn như thế. “Hiến tế 22”, một nhạc phẩm của nhạc sĩ Ngọc Kôn được ca sĩ Gia Ân trình bày cùng vũ đoàn của mình để nói lên tâm tình đó.

Có thể nói cuộc đời là một cuộc hành trình. Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt bằng những năng động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi... Rồi tuổi già chợt đến chúng ta mới nhận ra rằng tất cả mọi thứ trên đời này chỉ là tạm bợ. Con người ta sống không biết tin tưởng vào Chúa, có lẽ cuộc đời sẽ vô nghĩa. Hoặc ta quá tự tin vào bản thân mình mà quên rằng mọi sự ta có là do Chúa ban cho, ca sĩ Xuân Trường đã "nói chuyện" với Chúa "Con tưởng rằng con vững tin" thật da diết qua tác phẩm của Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy.

Thiên Chúa gọi ta, chọn ta vì Chúa yêu ta bằng tình yêu nhưng không. Nhưng con người bất toàn, bội ước nên đã đi ngược với giới răn yêu thương của Chúa. Cứ thế, nhân loại ngày càng lún sâu vào con đường tội lỗi bất chấp Chúa đang gọi mời bằng tiếng yêu thương. Bằng chất giọng nồng nàn, sâu lắng, ca sĩ Phi Nguyễn đã tự tình "Vì con Chúa chết trên đồi chiều", một nhạc phẩm của Linh mục Thiên An.

Họa sĩ Goya, người Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ thứ 19 đã để lại bức tranh mang tựa đề: "Đánh nhau bằng gậy gộc". Trong bức tranh, Goya vẽ 2 người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm một chiếc dùi cui. Một người giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình, một người giơ lên tấn công người kia. Nền trời không để lộ một nét nổi bật nào. Không ai đoán được trời sắp giông bão hay sáng rõ, thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây là một bức tranh bình thường, thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: đó là 2 người nông dân đang hầm hầm sát khí để loại trừ nhau này lại mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi, cát bụi đang kéo tới phủ lấp 2 người đến tận đầu gối. Goya muốn cho ta thấy rằng cả 2 người này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng trên nhau cho bằng chính cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. Thế nhưng, thay vì giúp nhau để ra khỏi cái chết, họ lại cắn xé nhau. Bức tranh của Goya cũng chính là bức tranh của thân phận chúng ta. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, thay vì liên đới bảo vệ nhau, người ta vẫn có thể đâm chém nhau. Lời nhắn nhủ con người chúng ta vẫn luôn là người tội lỗi, đừng lên án nhau vì tính ích kỷ của bản thân trong khi Thiên Chúa thật cao cả quyền uy không sánh vẫn hằng tha thứ được khắc họa qua bài hát "Ai ném đá ai" của nhạc sĩ Chí Nhân được ca sĩ Tuyết Mai Ly trình bày thật xuất sắc nên nền nhạc tango.

Tiền bạc, danh vọng, địa vị, lạc thú, hưởng thụ là những thứ mê hoặc con người ta để từ có con người xa rời Thiên Chúa. Khi nhận ra mình yếu hèn cũng là lúc kêu cầu Thiên Chúa cứu thoát để được mãi thuộc về Chúa. “Mãi thuộc về ngài”, một nhạc phẩm của ca sĩ Lê Đức Hùng được ca sĩ Hoàng Hiệp hát bằng chất giọng thật tâm tình: “Khi con yêu danh tiếng lực quyền, khi con mê lạc thú hưởng thụ. Chúa đâu còn, đâu còn chỗ trong tim con. Xin ra tay cứu vớt đời con, xin mau mau chiếm lấy hồn con. Chúa ơi, Chúa ơi… để con mãi thuộc về Ngài, mãi thuộc về Ngài”

Nhạc sĩ Phanxico đã quá quen thuộc qua các ca khúc viết về cha mẹ và mang âm hưởng dân ca. Các sáng tác của Phanxico nhiều người có thể thuộc lòng, một trong số đó là "Con chỉ là tạo vật". Ca khúc này vừa hát trong phụng vụ, vừa dùng để thay tâm tình cầu nguyện. Bởi lẽ, từ giai điệu đến ca từ, đây là bài hát bày tỏ sự mong manh, giới hạn của kiếp người mỏng dòn yếu đuối. "Lạy Chúa con chỉ là tạo vật" là ca khúc mà ca sĩ Kim Cúc đã làm cho khán giả hôm ấy thinh lặng, suy tư về thân phận của mình trước một Thiên Chúa vĩ đại.

Nhà hiền triết Hy Lạp Socrat có một bà vợ rất khó tính. Nhưng ông đã chịu đựng tất cả những dở chứng của bà một cách kỳ diệu. Một ngày nọ, ông đang đàm đạo với các môn sinh ngay trước cửa nhà, người vợ bắt đầu dùng mọi lời lẽ thô tục để mạt sát, rủa sả ông. Nhưng ông vẫn một mực điềm nhiên như không nghe biết gì. Bà vợ không cầm nổi cơn giận đã múc một gáo nước tạt vào người ông. Ông cũng không phản ứng. Mãi một lúc sau, ông mới bông đùa với đám môn sinh: " Sau cơn sấm sét thì lại có mưa giông". Thánh Basilio khuyên dạy như sau: "Đừng ăn miếng trả miếng". Kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến phi lý là người bất hạnh nhất, bởi vì người đó mang theo tất cả phần lỗi… Hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng ta, đó là chủ đề của “Bài Ca Yêu Thương”, một nhạc phẩm của Linh mục Từ Duyên được ca sĩ Đức Thiện truyền tải.

Đinh của chương trình chính là tiết mục Trình diễn Tu phục do con em của các thành viên và thân hữu trình diễn. Theo anh MC Vũ Minh, đã có một linh mục vì bị hấp dẫn bởi bộ tu phục mà đến với ơn gọi đi vào con đường tận hiến và thật sự trở thành linh mục, hy vọng qua buổi diễn có ai đó được đánh động mạnh mẽ để đến với ơn gọi tu trì. Tiết mục tuy mới định hình chừng hơn 10 ngày trước, nhưng là cả một quá trình, các thành viên hỏi thăm các giáo xứ để mượn tu phục nhỏ cho các em. Khi mượn được tu phục rồi là giai đoạn "tuyển chọn" diễn viên, đến trường mẫu giáo Sapa, được Soeur hiệu trưởng tận tình chấp nhận và hướng dẫn để chọn các em, nhưng hỡi ôi, tu phục dành cho trẻ em nhưng không phải trẻ mẫu giáo, chỉ chọn được một vài em lớn nhất cho những bộ tu phục nhỏ nhất. Thế là, í ới gọi nhau trong thành viên và thân hữu xem ai có con em 9-10 tuổi thì giới thiệu cho chương trình. Chỉ 3 đêm tập dượt mỗi đêm chừng hơn 1 giờ, em có em không và chưa có đêm nào là có đủ mặt các em cả, nhưng đêm trình diễn các em cũng đã hồn nhiên, hào hứng để tiết mục được biểu diễn trọn vẹn (Clip trình diễn tu phục của một người quay không chuyên: http://www.youtube.com/watch?v=XcrK4VVuA98)

Quãng thời gian sáu năm qua có thể là quá ngắn so với những trang báo điện tử nhưng cũng đủ để các thành viên rút kinh nghiệm cho 1 trang Thánh ca online. Thời gian trôi qua, họ luôn phải đối mặt với những thăng trầm khi trồi, khi sụt vì những khó khăn tài chính, những khó khăn vì những mặt trái của công nghệ thông tin như nạn ẩn danh quậy phá, hacker… hay vì những chia rẽ bất hòa trong đường lối quản trị dẫn đến tan rã, có người ra đi lập diễn đàn khác. Nhưng không vì thế mà họ nản lòng, trái lại, tin tưởng vào Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là bổn mang của Khúc cảm tạ, tin vào lời cầu bầu của Mẹ, tin rằng hồng ân của Chúa sẽ luôn tuôn đổ để gìn giữ, che chở trong mọi sự. Trong tâm tình đó những ca khúc mang sắc thái Cảm tạ Hồng Ân được tiếp tục trình bày.

Câu chuyện Chúa gọi Samuel đã quá quen thuộc với chúng ta. Samuel, thầy tư tế, và cả chúng ta nữa cũng không thể hiểu vì sao Chúa chọn cậu bé Samuel làm nhân chứng cho Ngài. Câu hỏi này đến nay vẫn còn vang vọng: "Sao Chúa lại gọi con?". Đây là nhạc phẩm của Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy được Gia Ân “thắc mắc” với Chúa.

Nhạc phẩm "Chúa không lầm" của Linh mục Nhạc sĩ Kim Long đã quá quen thuộc đối với người Công Giáo, được ca sĩ Thanh Sử truyền tải đến khán giả một cách điêu luyện, chất giong khỏe khoắn và đầy tâm tình. Còn ca sĩ Mai Thảo thì tâm tình dễ thương qua nhạc phẩm "Đền đáp tình yêu" của Nhạc sĩ Giang Ân

Hiện diện trong đêm nhạc ngoài Linh mục Nhạc sĩ Xuân Thảo còn có Nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ, tác giả bài hát Khúc Cảm Tạ, từ tận Đồng Nai đến tham dự đêm nhạc. Đặc biệt, cha nhạc sĩ Nguyên Lễ đã không quản ngại gió mưa đến tham dự và rất nhiệt tình khi song ca với ca sĩ Thanh Sử nhạc phẩm "Cảm tạ Hồng Ân" do chính cha sáng tác.

Cũng trong tâm tình cảm tạ tri ân, ca sĩ Hoàng Quân đã mang đến sự "mộc mạc" với "Nguyện ước ca" của nhạc sĩ Mai Khanh và ca sĩ Hoàng Hiệp biểu diễn thật nhí nhảnh ca khúc Đồng Xanh của nhạc sĩ Cao Huy Hoàng.

Kết thúc đêm nhạc, Ban Tổ Chức đã ra mắt khán giả bằng bài hát Khúc Cảm Tạ trong niềm vui mừng chương trình được hoàn tất trọn vẹn. Đêm khuya dần, sau khi chương trình kết thúc, bên quán cóc vệ đường các bạn trẻ lót dạ trong cơn đói và cũng là cùng nhau ăn mừng Bổn Mạng, Mừng Sinh Nhật của mình.

Ba tuần lễ chuẩn bị cho một chương trình Thánh Ca, từ khâu kinh phí cho đến mời ca sĩ, thiết kế thiệp mời, vé tham dự miễn phí, thiết kế sân khấu, thiết kế slide minh họa cho bài hát, tự dàn dựng chương trình... dường như quá tải cho Ban Tổ Chức. Nhưng đêm Thánh Ca đã thành công về mặt nội dung dù rằng lượng khán giả không như mong đợi do mưa quá to. Có thể nói Nhóm Bạn Trẻ Khúc Cảm Tạ là nhóm bạn hiếm hoi dám liều mình tổ chức đêm Thánh Ca để ngợi khen và cảm tạ Chúa ngoài những chương trình do các giáo phận và các giáo xứ tổ chức. Hy vọng rằng qua đêm nhạc này, mỗi thành viên cảm nhận được thánh ý Chúa ban cho bản thân mình và hiểu được rằng Ý Chúa thật lạ lùng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chất Thánh trong đời thường
Vũ Loan
09:12 17/08/2010
Hằng ngày, vào buổi sáng, tôi thường “check” tin tức Công giáo, rồi mới điểm qua thời sự xã hội. Trong vị trí người Kitô hữu, có những bản tin đem lại cho tôi sự vui mừng và niềm hân hoan nhanh chóng hòa với Giáo Hội, cũng có bản tin làm lòng tôi nhói đau vì thấy rằng nó phô bày một sự thật mà người giáo dân không muốn sự việc xảy ra. Có những bài viết mang thông tin thời sự do các báo đồng loạt đăng tải làm người chán nản vì sự gian dối, thậm chí buồn phiền vì tội ác….

Riêng bản tin về một người lái tàu có tên là Trương Xuân Thức dưới đây,

làm tôi có cảm xúc rất riêng, rất đặc biệt vì tôi thấy có “chất thánh” trong việc làm của một người bình thường.

“ 8h30 sáng 6/8, trong lúc cố băng qua đường sắt, một xe ben chở cát đã bị đoàn tàu TN6 chạy từ Nam ra Bắc húc và đẩy đi xa khoảng 50 m.

Xe tải nát bươm, đầu tàu và 2 toa xe liền kề chứa máy phát điện và hành lý bị lật. Lái chính, lái phụ đoàn tàu và tài xế xe tải đều bị thương, trong khi hơn 300 hành khách trên tàu vẫn an toàn.”

Vậy những yếu tố nào làm nên “chất thánh” trong một việc tốt. Tôi nghĩ đó là:

1. NGƯỜI THỰC HIỆN VIỆC TỐT NGHĨ NGAY ĐẾN NGƯỜI KHÁC

“Ông Thức có thể hãm phanh rồi nhảy ra ngoài, hoặc gạt cần hãm độc, lùi lại khoảng 50 đến 70 cm thì sẽ không bị thương, hoặc nếu có chỉ bị nhẹ. Nhưng ngược lại, tốc độ đoàn tàu sẽ giảm rất chậm, và tai nạn sẽ vô cùng thảm khốc bởi sẽ không chỉ 3 toa bị lật như đã xảy ra.”

Bất cứ ai, khi làm việc gì mà nghĩ ngay đến người khác là một sự cho đi cao cả. Vì nghĩ đến người khác tức là chưa hoặc không nghĩ đến mình.

2. BẰNG LÒNG CHỊU THIỆT HẠI

Có nhiều tình huống, người thực hiệc việc tốt biết chắc mình sẽ bị thiệt thòi, thậm chí bị chết hoặc mất đi phần thân thể mà vẫn thực hiện. Mất một cánh tay và trở thành người tàn tật đó không phải là điều người ta dễ chấp nhận. Ông Thức nghĩ đến số hành khách trên tàu, chắc chắn sẽ chết và bị thương, vậy thì để ông hy sinh….đó không phải là hình ảnh được họa lại từ hình ảnh thương khó của Đức Giêsu đó sao? Vâng, Ngài chết để nhiều người được cứu!

Bên cạnh đó, sự hy sinh kéo theo rất nhiều hệ lụy: ông không được làm việc như một người bình thường nữa – một điều rất đau khổ đối với người đàn ông đang hiện diện trong xã hội với ý hướng sống chân chính – và ông còn có thể trở thành gánh nặng cho vợ con, một gia đình vốn không khá giả.

3. KHÔNG MÀNG ĐẾN DANH VÀ LỢI SẼ ĐẾN SAU SỰ VIỆC

Khi tôi viết bài này thì ti-vi đang thông báo ông Thức được tặng bằng khen. Ông được nhiều người biết đến, khâm phục. Bên cạnh đó cũng sẽ có người cảm phục mà trợ giúp gia đình ông trước biến cố này. Nhưng tôi nghĩ, khi tình huống vừa xảy đến, trong đầu của người cầm lái tàu đó chỉ có một con toán, đó là sự so sánh thật nhanh giữa nỗi đau khổ của một người và sự đau đớn tang tóc của nhiều gia đình. Nếu hơn 300 hành khách kia chết hoặc bị thương nặng thì có nhiều đứa trẻ bị mồ côi, nhiều cuộc đời phải rẽ lối, nhiều mơ ước bị chôn chết, nỗi xót xa lớn cho xã hội…Lại một nét đẹp của cuộc đời Chúa Giêsu được phác họa lại: một người chết thay nhiều người!

4. THEO DÒNG THỜI GIAN VẪN HÀI LÒNG VỚI VIỆC MÌNH LÀM

Ai làm việc tốt, chắc chắn xã hội sẽ có những lời khen tặng, nhưng bản thân người thực hiện việc tốt phải thực sự bằng lòng với nỗi đau khổ theo dòng thời gian thì việc làm mới thực sự “thánh thiện”.

Hẳn mọi người còn nhớ câu chuyện của ông quan thanh liêm thời phong kiến, khi có quyền hành không hề nhận hối lộ: có người hỏi ông tuổi con gì để đúc vàng tặng. Ông trả lời tuổi con chuột. Khi hết làm quan, cảnh nhà túng bấn, nghĩ lại, ông tiếc rằng đã không trả lời mình tuổi con trâu để nhận được con trâu bằng vàng. Hỏi rằng sự thanh liêm ấy có giá trị gì không?

5. THEO TIẾNG GỌI CỦA LƯƠNG TÂM

Dù không biết Thiên Chúa là ai, nhưng người nào cũng có thể thực hiện được những việc phi thường đôi khi chỉ cần nghe theo tiếng gọi của lương tâm – một bản luật pháp mà Thiên Chúa in vào lòng mỗi người, dẫu người đó không có ý thức về một Thiên Chúa.

Người Samari nhân hậu trong dụ ngôn của Chúa, ông đã làm theo tiếng gọi của lương tâm. Thời nay, thiếu gì người sống theo chủ nghĩa “mackeno”, tức là “mặc kệ nó” để được yên thân, đỡ phiền toái. Những người có trái tim hóa đá thì việc làm của họ chẳng bao giờ có một chút gì “thánh” cả mà việc làm của họ mất cảm xúc với anh em, đối nghịch với yêu thương vốn chỉ có trong một trái tim biết thổn thức vì người khác.

6. SỰ VIỆC MÃI LÀ MÔ HÌNH GIÚP NHIỀU NGƯỜI LÀM VIỆC TỐT

Việc làm của mẹ Têrêsa thành Calcutta kéo theo biết bao con tim vốn ích kỷ trở nên biết yêu thương, thích co cụm cho mình trở thành người dấn thân. Việc làm của ông Thức sẽ là một tấm gương cho nhiều người khi điều khiển các phương tiện giao thông, biết ý thức sự sống của mình và của người khác.

7. NẾU CÓ SỰ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI, VẪN KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG

Khi quyết định hy sinh cho người khác thì người thực hiện phải có một ý chí cao. Thí dụ như Thánh Maximilianô Maria Kolbê khi đang bị cầm tù, quyết định nói lời cứu một tù nhân khác mà có người cản ngăn, nếu thánh nhân có chút xao xuyến trong lòng thì khó mà thực hiện được, vì đối diện với cái chết – một sự thật phải trải qua, ai cũng sợ và không có kinh nghiệm. Việc giữ vững ý chí cho một hành động không phải là dễ trong con người yếu đuối mỏng dòn của chúng ta.

8. VIỆC LÀM PHẢI VƯỢT RA KHỎI KHUÔN KHỔ TÔN GIÁO

Nếu ai làm việc tốt mà còn phân biệt tôn giáo thì việc làm ấy chưa hoàn hảo. Vì ai cũng có mỗi quan hệ xã hội mà tín ngưỡng là một sự tự do lựa chọn của con người. Hơn nữa mỗi người đã được hưởng thụ những thành quả chung của con người về sự sáng tạo, nào là thành quả khoa học, kinh tế, xã hội… Vậy phân biệt tôn giáo là một điều tệ hại khiến cho việc làm tốt không vượt qua được mức tầm thường, huống chi là phi thường.

Để kết thúc những suy tư, tôi cho rằng, những yếu tố trên không thể gom lại để biến một việc làm trở nên “thánh thiện”, mà một người bình thường (trong một tình huống nào đó, hay trong cả cuộc đời) đã thực hiện được một việc có những yếu tố trên thì có thể trở nên phi thường như những vị thánh đã có trong thế giới này.
 
Giáo dục xuống cấp nghĩa là gì?
Gioan Lê Quang Vinh
09:18 17/08/2010
Nhiều năm, rất nhiều năm qua, giáo dục Việt nam bị than phiền và bị chê trách rất nhiều. Và những từ ngữ “giáo dục xuống cấp” được dùng thường xuyên thành quen thuộc. Thậm chí, trong ý nghĩ của nhiều người, “giáo dục Việt nam” đồng nghĩa với “giáo dục xuống cấp”, cũng giống như nhiều thứ khác trong xã hội này.

Thế nhưng, “giáo dục xuống cấp” nghĩa là gì? Dư luận được báo chí lề phải hướng dẫn để than phiền về những chuyện đang tràn lan như học sinh gian lận khi làm bài (nói cho ra vẻ điện ảnh là “quay (phim), nói cho có vẻ “Tây” là cóp (pi), đại khái là giảm nhẹ tính chất). Nhưng thật ra, chính lối dạy từ chương, đọc chép và ép buộc học những môn chẳng biết để làm gì là nguyên nhân chính của việc gian lận này.

Chuyện thứ hai cũng bị “đánh” nhiều là việc dạy thêm học thêm. Mỗi năm, qui định về việc học thêm đều thay đổi, và cuối cùng không ai biết khi nào được dạy thêm khi nào được học thêm. Nguyên nhân của việc học thêm là do đâu và việc dạy thêm học thêm tự nó có xấu hay không là những vấn đề khác mà ít ai chịu khó phân tích.

Một dấu hiệu khác của “giáo dục xuống cấp” theo nhiều người là việc thay đổi sách giáo khoa xoành xoạch, y như người nuôi cá đổi những cây thuỷ sinh để cá vui mắt và mắt người cũng vui. Sách giáo khoa đổi thì kiến thức học sinh không biết có đổi không, nhưng chắc chắn và lợi nhuận cho nhiều người thay đổi đều đặn.

Nếu chỉ nhìn vào những điều ấy thôi thì quả cũng đã thấy buồn. Tuy nhiên, những điều ấy có thể lý giải và có thể thay đổi cho tốt hơn. Nhưng tại sao năm này qua năm khác người ta vẫn không đổi? Tại sao những chuyện dễ giải quyết lại không được giải quyết? Chắc chắn phải có một lý do sâu xa nào đó mà nhiều người không chú ý hoặc có chú ý cũng không cho là quan trọng? Hay cứ chấp nhận vậy cho dư luận có chuyện để bàn và sinh viên học sinh khỏi quan tâm đến những chuyện khác?

Là người đi dạy học nhiều năm, chúng tôi nhận thấy nền giáo dục “cao quí” của ta quả đúng là có nhiều vấn đề. Và cái “xuống cấp” trầm trọng nhất không chỉ là những dấu hiệu thấy được ấy, mà còn nằm ở sâu xa trong chính bản chất của nền giáo dục.

Nếu định nghĩa giáo dục là tiến trình đào luyện để con người sống đúng nhân vị và phẩm giá của mình và hướng về Chân Thiện Mỹ thì nền giáo dục này khiếm khuyết trầm trọng. Nội dung nổi bật của các môn học là lòng căm thù, môn Sử dạy “phân biệt rõ bạn và thù”, môn Văn dạy những câu thơ đầy căm hận, thậm chí môn Toán cũng có đề bài đại khái như có ba tên địch, anh du kích bắn chết hai tên hỏi còn mấy tên.

Chính lòng căm thù được dạy từ bé đã làm cho con người lớn lên trong sự vô cảm, và vì thế khó đòi hỏi họ phải sống nhân hậu, yêu thương hay bao dung với đồng loại của mình. Và khi dạy về lòng căm thù, đương nhiên nền giáo dục phải loại trừ Thiên Chúa Tạo Hoá ra khỏi tâm hồn con người, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Không hướng về tôn giáo nói chung, làm sao giúp con người hướng thiện?

Nền giáo dục này dường như không có hướng đến rõ rệt. Hỏi học sinh rằng đi học để làm gì, các em đều trả lời rằng học để mai sau đi làm kiếm tiền. Trong xã hội thiếu gì người có học mà làm không ra tiền hoặc người không đi học vẫn hái ra tiền. Nếu học chỉ để kiếm tiền thì việc học quả là gánh nặng! Đâu rồi mục tiêu cao quí của giáo dục?

Một nét xuống cấp khác của giáo dục chính là kết quả đáng buồn của nó. Các môn học chỉ nhằm dạy những điều phục vụ cho những ý định nào đó xa lạ với Chân Thiện Mỹ, thì dĩ nhiên khó lòng đào luyện nhân cách con người. Chuyện học trò quay cóp là kết quả của tiến trình dạy và học này.

Ngoài ra, hãy nhìn cách đa số học trò cư xử với người lớn và với nhau. Gặp thầy cô, mấy học sinh biết chào hỏi? Đi học trễ, mấy em biết xin phép vào lớp? Điện thoại reng trong lớp và cảnh chạy ra chạy vào bát nháo là chuyện thông thường. Cô giáo xách máy cassette lên lớp, học trò nam len lén giành đường đi trước, chẳng buồn giúp cô! Chuyện đánh nhau, gây gỗ với nhau có còn là chuyện hiếm không? Có em nói với tôi: “Ở Mỹ còn ghê hơn vì học sinh bắn nhau trong trường”. Các em nói sai rồi. Không phải học sinh bắn nhau mà kẻ gây hấn là ở ngoài xâm nhập vào, và chuyện đó cũng hiếm xảy ra. Số học sinh bị bắn ở Mỹ chắc chắn ít hơn số bị đánh và đâm chém ở nước ta chứ.

Một trường đại học dán nội qui gồm nhiều điểm, trong đó có “cấm tuyên truyền đồi trụy phản động và tôn giáo trong nhà trường”, rồi ra thông báo cấm nghỉ lễ Giáng Sinh, yêu cầu giảng viên có biện pháp với sinh viên nào nghỉ ngày Lễ ấy. Một trường đại học mà chưa phân biệt nổi tôn giáo và chuyện đồi trụy, chưa hiểu được thế nào là ngày Lễ quốc tế thì dạy cho sinh viên cái gì trong đó?

Những chuyện vừa bàn đến hẳn là nghiêm trọng hơn chuyện dạy thêm học thêm và chuyện đổi sách giáo khoa. Nhưng dường như phán đoán con người đã bị lái theo một hướng nào rất khó hiểu, và như vậy việc đào luyện lương tâm hãy còn là chuyện xa vời. Ngay cả một số giáo viên Công giáo cũng chịu ảnh hưởng và chấp nhận chạy theo cái xấu, làm theo những chỉ đạo lêch lạc để có chỗ tiến thân thì quả là điều đáng buồn.

Chuẩn bị vào năm học mới, các khẩu hiệu lại được treo lên, các phong trào lại được phát động, và chuyện cũ lại tiếp diễn. Năm nay quyết phải sửa sai, sửa mà không được chờ ngày sang năm. Mỗi con người cần một chút thay đổi, một chút ý thức thì hy vọng mọi việc sẽ sáng hơn. Khi mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn cầu thì ánh sáng mới lóe lên cuối đường hầm, còn cứ một mình một cõi thì các vấn đề vẫn còn đó, năm này qua năm khác rồi năm khác nữa lại giống năm này!
 
Tin Đáng Chú Ý
Hoa Kỳ dấn sâu hơn vào vấn đề Biển Đông vào lúc Việt Nam bị Trung Quốc thúc ép
Trọng Nghĩa / RFI
10:03 17/08/2010
Vào hôm nay 17/8, một cuộc đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện này diễn ra vào lúc Hoa Kỳ không ngừng thể hiện bằng những hành động cụ thể quyết tâm hiện diện mạnh mẽ trở lại trong vùng Đông Nam Á, sau một thời gian dài lơ là, để yên cho Trung Quốc bành trướng thế lực.

Thái độ quyết đoán hơn của Hoa Kỳ, đặc biệt trên vấn để Biển Đông, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên khoảng 80% diện tích, đã được Việt Nam cùng khối ASEAN tán đồng, cho dù đôi lúc có nước như Philippines cho rằng Hoa Kỳ không nên nhập cuộc.

Trả lời câu hỏi của RFI về chính sách có thể gọi là “mới” của Mỹ về Đông Nam Á, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason – tiểu bang Virginia – Hoa Kỳ đã cho rằng chính quyền Mỹ hiện đã có quyết tâm “trở lại’’ vùng Đông Nam Á, vấn đề là ASEAN cần phải đoàn kết với nhau và sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của Mỹ.

Riêng về vùng Biển Đông, giáo sư Hùng nhận thấy là Việt Nam đang trở thành đối tượng chủ yếu bị Trung Quốc chèn ép. Ông không loại trừ nguy cơ Trung Quốc sử dụng võ lực, đánh ‘’một cú nhanh’’ để đặt Việt Nam trước một sự đã rồi. Trong tình hình đó, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng kết luận là sự can dự của Hoa Kỳ bên cạnh Việt Nam có thể giúp Hà Nội giảm bớt nguy cơ đó.

Hoa Kỳ sẽ giúp, nếu Việt Nam chứng tỏ ý muốn và khả năng độc lập

Cái đó tùy thuộc hai yếu tố: Về phía Hoa Kỳ thì rõ rệt chính quyền Obama đã có chính sách nói là “Chúng tôi sẽ trở lại Đông Nam Á”. Kế đến là “Chúng tôi sẽ bảo vệ tự do lưu thông hàng hải”. Và thứ ba là “Trung Quốc mà chống chuyện đó thì chúng tôi không chấp nhận”.

Nhưng chính sách của Mỹ sẽ tùy thuộc vào các phản ứng và sự đóng góp của các quốc gia Đông Nam Á. Nếu Việt Nam chứng tỏ là mình muốn độc lập và mình có khả năng độc lập - như Việt Nam đang cố gắng làm - thì Hoa Kỳ sẽ giúp.

Và điều quan trọng nữa là thái độ của khối Đông Nam Á. Từ lâu nay ASEAN là một khối đồng sàng dị mộng, nhưng gần đây chúng ta đã thấy là từ Hội nghị Shangri-La họ tương đối hợp tác với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn thấy có những “anh” có vẻ muốn xé rào, thì đó là một yếu tố yếu để cho Trung Quốc có thể lợi dụng.

Hoa Kỳ đang chờ xem các quốc gia Đông Nam Á làm như thế nào.

ASEAN: Bất mãn TQ nhưng chờ Hoa Kỳ cứng rắn mới dám lên tiếng

Nó khác hơn là bởi vì trước tháng 05/2009 thì một số quốc gia, thứ nhất là Nam Dương (Indonesia) không có quyền lợi gì (ở Biển Đông) cả. Một số nước như Phi Luật Tân (Philippines) thì muốn ăn mảnh.

Nhưng từ khi Trung Quốc, vì cái deadline (thời hạn) của Liên Hiệp Quốc phải đưa đề nghị về chủ quyền của mình, thì họ tuyên bố lãnh vực chủ quyền của họ lấn đến 80% Biển Đông, do đó ảnh hưởng đến cái khu vực kinh tế, chủ quyền kinh tế của mọi quốc gia. Cho nên các nước Đông Nam Á phải bực mình.

Khi họ bực mình, họ chờ xem Mỹ có phản ứng thế nào. Thì khi trước hội nghị Shangri-la, khi nghe Mỹ nói rằng sẽ có thái độ cứng rắn thì các quốc gia Đông Nam Á mới dám lên tiếng.

Thái độ Philippines: Vẫn muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

Tôi nghĩ rằng phải chờ xem thái độ đó có phải là ăn mảnh thật hay không. Nhưng mà nhìn chung, ta thấy có hai chuyện xẩy ra. Thứ nhất là một đằng Philippines nói Mỹ không cần can thiệp, nhưng một đằng khác họ muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, muốn biến cái quy tắc ứng xử thành luật lệ ứng xử, tức là biến cái “declaration”, cái tuyên ngôn (DOC: Tuyên bố về các quy tắc ứng xử trên Biền Đông), thành cái quy tắc ứng xử, “Code of Conduct” (COC). Nếu được điều đó thì vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết ít nhất về phương diện pháp lý, trên căn bản hoà bình.... Tức là Philippines bỏ tay này để lấy tay khác.

Nếu trừng trị được Việt Nam, các nước khác sẽ nghe theo Trung Quốc

Trước chủ trương quốc tế hoá vấn đề Biển Đông mà Hoa Kỳ tuyên bố khá công khai rõ ràng, liệu Trung Quốc có lùi bước hay không ?

Báo chí Trung Quốc đã từng đưa ra những cái gọi là giả thuyết hay là cách đề nghị giải quyết, theo đó thì cái gì có tính chất đa phương thì giải quyết đa phương, ví dụ như vấn đề tự do lưu thông, vấn đề chống hải tặc, cứu nạn v.v., nhưng cái gì có tính cách song phương, thì phải giải quyết song phương. Nói tóm lại thì vấn đề chủ quyền, Trung Quốc muốn giải quyết song phương để có thể “dí” từng nước một.

Chính Trung Quốc cũng đã chỉ ra là Việt Nam là cái nước còn nắm giữ 29 hòn đảo trong khi đó Trung Quốc chỉ có 5 hòn đá thôi, Việt Nam là nước nguy hiểm nhất và phải “trị” trước. Nếu trừng trị được Việt Nam, thì các quốc gia khác sẽ phải xếp hàng theo.

Chính sách Trung Quốc: Ép Việt Nam, nhưng tránh đương đầu với Mỹ

Theo ý tôi tranh chấp bùng lên sẽ không có lớn bởi vì Trung Quốc không có khả năng đối đầu với Mỹ. Và chính các nhà chiến lược gia Trung Quốc cũng khuyên là nên tránh đương đầu với Mỹ, mà chỉ nên ép Việt Nam thôi. Ép Việt Nam thế nào mà đừng phải đương đầu với Mỹ, đó là chính sách của Trung Quốc hiện nay.

Việc tàu chiến Mỹ ra vào giúp Việt Nam tránh được một "cú đánh nhanh" của Trung Quốc

Trong tình hình đó thì Việt Nam phải ứng phó thế nào ?

Việt Nam theo các chuyên gia thì tôi thấy không biết làm sao, nhưng mà theo ý kiến riêng của tôi, thì tôi thấy rằng Việt Nam đã làm được một số việc. Thứ nhất là đã quốc tế hóa vấn đề này, thứ hai là đã tăng cường khả năng để mà nếu Trung Quốc tấn công thì sẽ gây ra tình huống rất ồn ào, sẽ bị những tổn thiệt.

Và điểm thứ ba là nguy cơ lớn nhất mà Việt Nam phải đối phó, theo tôi, đó là Trung Quốc có thể làm một cú nhanh, một cái động thái nào đó đặt Việt Nam trước một sự đã rồi. Vì lý do đó mà trong trường hợp hiện nay, tàu chiến Mỹ cứ đi ra vào Việt Nam cũng là một động thái có thể giúp cho điều đó đỡ xẩy ra nhiều hơn.

(Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100817-hoa-ky-dan-sau-hon-vao-van-de-bien-dong-vao-luc-viet-nam-bi-trung-quoc-thuc-ep)
 
Văn Hóa
Việt Báo: Chuyện Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 10
Nguyễn Trung Tây
17:01 17/08/2010
Việt Báo: Chuyện Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ 10
NHÂN VẬT THAY TÁC GIẢ NHẬN GIẢI


Tác giả Nguyễn Trung Tây, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ, là một Linh Mục dòng Ngôi Lời, đang làm việc với thổ dân các thôn làng hẻo lánh vùng sa mạc miền Trung Úc Châu, không kịp về lãnh giải. Cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, (hình phía phải) nhân vật chính bài “Mẹ, Mẹ Tôi” của tác giả từ San Jose đã bay về nhận giải thay người con linh mục viết văn. Trong video mừng nhận giải gửi về, tác giả Nguyễn Trung Tây có mời quí vị bạn đọc mai này nếu có dịp ghé Úc Châu, ông sẽ tiếp đón và hướng dẫn thăm viếng vui vẻ.

Nhân vật thay tác giả nhận giải là trường hợp đặc biệt của tác giả Nguyễn Trung Tây, người nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010, vừa được công bố trong buổi họp mặt trao giải thưởng và ra mắt sách chiều Chủ Nhật 15 tháng 8 năm 2010.

Nguyễn Trung Tây là bút hiệu của Michael Quang Nguyen, một Linh Mục dòng Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Bài đầu tiên trong 6 bài viết về nước Mỹ tác giả góp cho giải thưởng Việt Báo 2010, là "Mẹ, Mẹ Tôi": Năm 1989, Mẹ tới trại tị nạn rồi sang đoàn tụ với các con tại San Jose.

Bài thứ hai, "Gốc Phi Châu" là chuyện kể về "ông thầy gốc Á Châu - chính hiệu là gốc Mít-" dạy học trong ghetto da đen tại Chicago. "Tuần đầu dậy học, ác mộng chập chờn hằng đêm." Chinh phục được lớp học, nghe đám học trò đứa nào cũng mơ thành ca sĩ, cảnh sát hoặc cầu thủ, hỏi tại sao không mơ vào Harvard, Stanford hay mơ làm Tổng Thống Hoa Kỳ, em học trò lớp Năm trả lời, "Tại vì em là da đen". Cả lớp học và ông thầy cùng... nghẹn. Và rồi chỉ ít năm sau, từ nhiệm sở mới tận Nam Bán Cầu, ông thầy trở về Chicago thăm lại ghetto cũ, nghe đứa con đỡ đầu từ lớp Năm ngày xưa ghé tai báo tin "Bố ơi, con đang chuẩn bị thi vào Stanford." Và ngày 20-1-2009, chứng kiến ông bà Obama cư dân Chicago đăng quang làm Tổng Thống Hoa Kỳ Gốc Phi Châu đầu tiên.

Sức mạnh của lòng tử tế và ước mơ vượt thắng được tất cả. Niềm tin này không chỉ thể hiện trong bài "Gốc Phi Châu" mà luôn thấm thía trong cả 6 bài viết của tác giả. Dù đen tối như làng Sài Thị ở Việt Nam thời chiến tranh Việt Pháp đẫm máu hay thị trấn Chula Vista (San Diego, biên giới Mỹ-Mễ) đầy những số phần bi thảm của di dân Mễ lậu, thông điệp ước mơ tử tế vẫn toả sáng. Và Nguyễn Trung Tây thắng giải chung kết tác giả - tác phẩm 2010, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 10.

Dòng Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago, là một dòng tu có tôn chỉ phụng sự những người cùng khổ, truyền đức tin vào nơi tối tăm, công việc của Linh Mục nhà văn Nguyễn Trung Tây sau ghetto da đen ở Chicago, sau thị trấn biên giới Chula Vista, hiện là ở bên cạnh những thổ dân vùng đất đỏ sa mạc Úc Châu. Đúng vào dịp họp mặt phát giải thưởng năm thứ mưới, vì ở vị trí bất khả thay thế, tác giả thắng giải đành phải cầu cứu "nhân vật" trong bài "Mẹ, Mẹ Tôi" của ông. Cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, đã bay từ San Jose về Little Saigon và thay người con trai linh mục nhà văn, nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010.

Còn về phần tác giả, từ "vùng hoả tuyến" miền Trung nước Úc, ông gửi lời mừng nhận giải bằng 4 phút phim ngắn.

* Tác giả Nguyễn Trung Tây, lời mừng và lời mời

Cạnh lời mừng là lời mời. Vị linh mục nhà văn ngỏ lời mời quí vị tác giả, độc giả và thân hữu Viết Về Nước Mỹ "mai này, có dịp ghé Úc Châu", đến thăm vùng "biên trấn" của ông, hứa hẹn nhiều mục rất hấp dẫn. Sau đây là nguyên văn:

"Kính thưa Việt Báo; kính thưa 9 vị Giám khảo của Giải Viết Về Nước Mỹ 2010; kính thưa tất cả quý vị quan khách đang hiện diện trong buổi chiều ngày hôm nay, buổi chiều của Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2010; và kính thưa Mẹ, nhân vật chính của "Mẹ, Mẹ Tôi", và chị Vinh, người chị ruột thân thương...

Lời đầu tiên, tôi, Nguyễn Trung Tây xin được kính chào và gửi lời chúc bình an sung mãn, sức khỏe dồi dào, và nhiều thành công hơn nữa tới tất cả mọi người trên vùng đất mới, vùng đất Hoa Kỳ.

Tôi phải thành thực xin lỗi, bởi vì hiện nay đang công tác nơi vùng đầu hỏa tuyến, nhiều hỏa châu của Miệt Dưới Úc Châu, cho nên không có mặt trong buổi chiều ngày hôm nay, buổi chiều của Giải Viết Về Nước Mỹ năm 2010, buổi chiều mà chúng ta chính thức đánh dấu mười năm Viết Về Nước Mỹ, một chặng đường dài của mười năm, mười tuổi với rất nhiều kiên nhẫn và nhiều thành công của Việt Báo.

Xin được đặc biệt gửi lời cám ơn tới 9 vị Giám Khảo của Viết Về Nước Mỹ 2010 đã có lòng mến bài tiểu luận "Gốc Phi Châu" của tôi. Và đặc biệt xin được cám ơn 9 vị giám khảo đã yêu hai tư tưởng được lồng trong bài viết "Gốc Phi Châu", đó là, sự tử tế có tính trường sinh bất tử và giấc mơ nào rồi cũng sẽ trở thành hiện thực.

Cũng xin được gửi lời cám ơn sự hiện diện của tất cả quý vị. Và đặc biệt, con xin cám ơn Mẹ dù đường xá xôi giữa Bắc và Nam Cali, nhưng Mẹ vẫn phải vất vả vì con, lên đường; và em cũng cám ơn chị Vinh rất nhiều.

Kính thưa quý vị,

Hiện nay, tôi đang công tác tại trung tâm nước Úc, Central Australia. Công tác chính là sinh hoạt với người thổ dân Úc Châu tại những thôn làng xa xôi, Santa Teresa, Yunedumu...

Hồi xưa, làm việc với người Mỹ gốc Phi Châu tại Chicago, có một thời tôi hội nhập văn hóa đeo bông tai trái. Ngày hôm nay, năm 2010, làm việc với thổ dân Úc Châu, tôi không đeo bông tai trái nữa, mà đang học và nói tiếng thổ dân, Arrernte (Arranda), một trong những ngôn ngữ chính của nền văn minh 40,000 năm văn hóa thổ dân Úc Châu.

Werte! Unte mwerre. Có nghĩa là "Kính chào quý vị! Bác/Anh/Chị, có khỏe hay không?".

Sinh hoạt tại vùng đất đỏ sa mạc của Central Australia, có rất nhiều khó khăn, thử thách... Nhưng xin được tạ ơn Ông Trời và cám ơn Ông Bụt của Việt Nam, tôi vẫn tràn đầy bình an, và sức khỏe sung mãn. Mai này, quý vị có dịp ghé vào Úc Châu, xin dừng bước tại nhà thờ Our Lady of Sacred Heart của thành phố Alice Springs, nơi Nguyễn Trung Tây đang làm việc; và nếu hoàn cảnh cho phép, tôi hứa, sẽ dẫn quý vị đi thăm một vài thắng cảnh của sa mạc thổ dân, thí dụ hòn đá nổi tiếng Uluru, nằm cách thành phố Alice Springs khoảng bốn tiếng lái xe; và và nếu có quý vị nào thích, tôi sẽ dẫn quý vị đi ăn món Kangaroo Bẩy Món, chiên, xào, hoặc...tái, uống với rượu đỏ Shiraz nổi tiếng của Úc Châu.

Kính chúc Việt Báo, và 9 vị Giám khảo, quý vị quan khách đang tham dự trong buổi chiều hôm nay, và Mẹ, chị Vinh, nhiều sức khoẻ và thành công hơn nữa trong đời sống.

Kele mwerre, yaye, kake. Có nghĩa là "Cám ơn quan bác và quan chị".

Urreke Aretyenhenge! Xin hẹn sẽ gặp, tái ngộ trong tương lai."

Để ghi dấu ngày họp mặt giải thưởng Việt Báo năm thứ 10, tác giả Nguyễn Trung Tây cũng gửi đến bạn đọc bài viết đặc biệt "Chợ Trời Dandenong". Xin mời đọc bài này tại trang Việt Báo Viết Về Nước Mỹ hôm nay.


Kết Quả Chính thức 17 Giải

Chiều Chủ Nhật 15-8-2010, Việt Báo Viết Về Nước Mỹ họp mặt phát giải thưởng, ra mắt sách năm thứ 10. Kết quả chính thức về 17 giải cho năm 2010 được ông bố, gồm:

- Một (1) giải Chung Kết tác giả - tác phẩm:
Nguyễn Trung Tây, với 2 bài "Gốc Phi Châu"; "Mẹ, Mẹ Tôi".

- Một (1) Giải Việt Bút, vinh danh tác giả từng nhận giải thưởng, tiếp tục viết và “vượt được chính mình”: Nguyễn Viết Tân.

- Hai (2) giải Tác Giả Xuất Sắc:
1) Khôi An, bài "Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu".
Và 2) Anthony Hung Cao, bài "My Life".

- Hai (2) giải Tác Phẩm Xuất Sắc:
1) Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh, bài "Mùa Xuân Hoa Vẫn Nở."
Và 2) Nguyễn Thơ Sinh, bài "Chuyện Người Đi Bộ Xuyên Nước Mỹ.

- Năm (5) tác giả nhận Giải Danh Dự:
1. Vĩnh Hầu, với bài "Lá Thư Tháng Tư 1975 Và Chàng Lính Mỹ".
2. Đỗ Tiến Bình Minh với 2 bài "Thăm Trại Gà ở Austin, Texas", "Nhà Hàng Mongolian Grill"
3. Cát Biển với bài "Ba Mươi Năm - Giọt Lệ Và Niềm Tin".
4. Nguyễn Hùng Cường với bài Mobilhome và Di Dân Á Châu.
5. Tammy Dewitt Le với hai bài viết "From French Fries to Fish Sauce" và "Feeding from the Heart".

- Sáu (6) Giải Đặc Biệt:
1. Nguyễn Thảo, bài "Lá Rêu Bông và Người Đàn Bà Cô Đơn."
2. Hoàng Thanh, bài "Chỉ Một Nụ Cười"
3. Châu Hà, bài "Ông Ngoại Về Việt Nam Lấy Vợ."
4. Trần Hồng Linh, bài "Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi."
5. Trần Lệ Khanh, bài "Cho Buổi Thu Về Muộn."
6. Diệp Bá Tường, bài "Ronald Reagan Và Hành Trình Một Lá Thư."

-------------------------------------------------------------
Để ghi dấu ngày họp mặt giải thưởng Việt Báo năm thứ 10, tác giả Nguyễn Trung Tây mời bạn đọc bài viết mới dành cho giải thưởng năm thứ...mười một: Một bài đặc biệt về món “mắm” truyền thống của người Việt.

Chợ Trời Dandenong
Tác giả Nguyễn Trung Tây (8/16/2010)

Núi Dandenong (Đen-đơ-nông) dáng mập tròn lùn tủn nhưng vững vàng kiên cố nằm về phía đông của phố Melbourne. Sáng mùa hè, nhưng trời lạnh cóng như mùa đông. Khách du lịch mặc quần đùi áo thun ngơ ngác đứng nhìn trời mây xám, lạ lùng với thời tiết khi nóng nực khi rét cóng, khi nắng gắt khi mưa rào của Melbourne.

Cư dân Melbourne thì không lạ chi với khí hậu bất thường của thị trấn. Trời đang đổ lửa nổ tung đom đóm, bỗng dưng mây đen từ phía Nam Cực lồm cồm từng cụm xám dầy lô nhô kéo tới, vừa bay vừa sinh sôi nẩy nở bự to như cục nấm nguyên tử. Tới thị trấn, mây nấm dừng lại cầm từng gầu nước đổ mưa xối xả xuống phố phường, rồi thật nhanh biến mất. Thế là trời quang. Không một gợn mây. Nắng lại tấp nập trên những con đường loang loáng nước mưa. Nhiều khi trời mưa Melbourne, nhưng cách đó không xa, trời Dandenong đang nắng. Từ bao lâu rồi, giang hồ có người vẫn lẩm bẩm chửi thề, "Úc khùng!", bởi khi thấy nắng lên, thiên hạ quẳng dù vào thùng rác, để lại áo khoác trong xe, thảnh thơi rong chơi trên hè phố. Nhưng mây xám lại kéo tới, rồi lại mưa, rồi lại nắng, và rồi lại mưa. Quần hùng trở tay không kịp với khí hậu Melbourne.

Sáng, chợ trời họp ngay tại chân núi Dandenong tấp nập người ra người vô. Người Úc gốc Tây sánh vai với người Úc gốc Việt, người bản xứ với người ngoại kiều, đàn bà với đàn ông, người người đi ra đi vô xăm xoi những món hàng dán nhãn hiệu CK, Versace, Giordano, nhưng lại bán clearance rẻ rề, bởi được nhập lậu từ những chuyến tàu xuất phát từ Hoa Lục, Hồng Kông, và Macao.

Khu bán rau, người ta thấy một bà tây mặc váy đầm dáng mập mạp phúc hậu tay cầm mớ rau muống, tay kia giơ ra hai ngón nói với người phụ nữ Việt bán rau có những ngón tay thon nhọn như búp măng,

- Two dollars?

Người bán rau lắc lắc đầu,

- Vâng, em xin bà chị năm đồng.

Người đàn bà tây không chịu,

- No! No! Three dollars. Three dollars only!

Người bán rau quay sang nói với bà bạn hàng bán rau thơm, rồi gật đầu,

- Gớm! Có mớ rau nho nhỏ bằng cái mắt muỗi mà trả giá tới lui. OK! OK!

Người phụ nữ tây hớn hở nhặt lên bó rau muống cọng mềm màu xanh mướt bỏ đi, không quên buông lời cám ơn.

Khu bán thịt, mùi thịt bốc lên quyện với mùi tanh của khu bán cá ngay bên cạnh. Du khách lần đầu ghé vào đất Úc thường hăm hở tìm kiếm mua cho bằng được miếng thịt Kangaroo đỏ tươi. Có du khách còn thắc mắc,

- Thịt Kangaroo mùi vị ra sao nhỉ?

Người bán thịt ngần ngừ,

- Có bao giờ ông ăn thịt chó chưa?

Thấy du khách ngập ngừng, người bán thịt so sánh,

- Thịt chó vị đậm hơn thịt bò, không nồng như thịt cừu, không béo như thịt heo.

Nhìn hàng người bắt đầu nối đuôi phía sau tìm mua đặc sản đại thử đất Úc, nhìn mặt du khách tây phương tiếp tục ngớ ngẩn ngẩn ngơ, người bán thịt chép miệng kết luận bài giảng về thịt kangaroo,

- Thì cứ tới Việt Nam, bước ra sân bay, hàng thịt chó bán đầy.

Nhưng bốc mùi nhất vẫn là khu bán mắm. Người tây tới đây, nhiều người bịt mũi chân rảo bước nhanh nhanh bởi những rổ mắm, mắm ruốc Bà Giáo Thảo nhé, mắm nêm Châu Đốc nè, mắm tôm Nam Định bên kia, mắm tép Hồng Ngự bên này, đủ cả. Mắm Việt Nam gốc Việt Nam chen vai với mắm Việt dán nhãn hiệu San Francisco, nhãn hiệu Băng Cốc, nhãn hiệu Đài Loan. Mặt hàng nào cũng bốc cao mùi mắm nồng nặc. Bà hàng bán mắm tôm quay sang cô hàng mắm ruốc, tay chỉ người đàn ông đeo kính trắng gọng vàng bán mắm ngồi gần ngay đấy,

- Không biết thằng cha từ đâu tới? Nhìn mặt mũi sáng sủa như thế kia mà lại đi bán mắm!

Cô hàng mắm ruốc lắc lắc đầu,

- Thằng cha? Đừng có nói. Người ta nhà giáo đấy. Dạy trên trường Tây lận. Chẳng hiểu tại sao lại như người ăn phải bùa. Đang làm nhà giáo, công việc ngon lành, thế mà bỏ ngang làm đơn xin nghỉ. Tưởng để làm chi? Hóa ra đi bán mắm. Cái này chắc là tại đọc sách nhiều quá đâm ra dở hơi!

Người đàn bà trợn mắt,

- Ông giáo? Giời ạ, hèn chi đeo kính gọng vàng. Dạy học lâu chưa nhỉ?

- Cũng lâu rồi. Dạy trung học trên phố, trường của mấy ông cha Dòng Tên. Vô học trong đó, tháng tháng tiền học đóng bạc vạn. Chỉ nhà khá giả có khối của, con cái mới đặt chân được tới cổng trường.

Người đàn bà nhìn cô bạn đồng nghiệp,

- Gớm! Sao có người lại rành chuyện ông giáo bán mắm đến thế! Cô nhìn còn son sẻ, dáng người thon thả, xinh xắn như hoa hậu áo dài Melbourne. Hay là cho tôi ăn cái đầu heo nhé. Chịu thì tôi ra gặp ông ta, nói thêm cho vài nhời.

Cô hàng bán mắm giãy như đỉa phải vôi,

- Thôi, em lậy chi! Người ta có gia đình rồi, cô vợ trong hình nom xinh lắm. Nhưng chết rồi.Thì đấy, ông giáo cứ hay buông miệng nói, "Đến là khổ! Nhà tôi đi bán mắm lâu rồi!".

Người đàn bà nhìn cô đồng nghiệp, nhíu cặp chân mày,

- Lạ nhỉ? Sao cô lại rành chuyện ông giáo bán mắm đến thế? Cứ làm như chuyện nhà mình...

Cô bán mắm cúi nhìn mặt đất, mặt đỏ hồng hồng,

- Chị cứ nói vớ vẩn! Đến tai người ta, họ cười em. Thì cũng tại thằng con trai của em, nó học chung lớp với cô con gái của ông giáo, từ thời lớp Sáu lận...

Ông hàng mắm khéo lắm, khách đi ngang qua, ông vui tươi mời hàng,

- Mại dzô! Mại dzô! Mua một tặng một. Buy one, get one free. Mại dzô! Mại dzô! Vừa bán vừa tặng! Vừa tặng vừa cho! Everything is on sale! Mại dzô!

Khách đi ngang qua, nhiều người nhìn ông hàng bán mắm. Thấy người bán vui vẻ, nhiều người dừng một nhịp chân ghé vào gian hàng mắm. Ông hàng mắm mới vô nghề, nhưng cũng rất chuyên nghiệp. Gian hàng của ông bày đủ loại mắm, mắm bày trong lọ, mắm chưng trong keo, mắm ruốc Bà Giáo Thảo chen với mắm Bò Hóc dán tem Nam Vang, mắm Thái nghạo nghễ đứng cạnh mắm Thượng, đủ cả. Có người cắc cớ hỏi,

- Ông giáo có mắm tàu hủ thúi của Đài Loan không?

Ông hàng mắm nhanh nhẹn

- Vâng, có chứ.

- Còn cheese thúi của Wisconsin?

Đúng ra thì không. Nhưng có người giới thiệu cho nên tiệm cũng bày ra cho đủ mặt hàng.

- Không giỡn đấy chứ ông.

- Em nào dám, buôn bán mà. Phải đủ mặt hàng, mẫu mã phải nổi bật, phải có vệ sinh sạch sẽ. Như vậy mới quyến rũ được khách hàng chứ. Đúng không bà chị?

- Gớm! Ông hàng mắm đến là khéo ăn khéo nói. Đã có vợ chửa? Nếu chưa, để tôi giới thiệu cho.

Đúng như lời quảng cáo của người bán mắm, mọi thứ mắm trong quầy đều được bầy trong những keo thủy tinh trong suốt, nắp đậy cẩn thận. Những chú ruồi nhằng to như đầu đũa tô đen kịt bầu trời mùa hè Melbourne có muốn lao vào nếm mắm của ông giáo cũng đành hậm hực đứng nhìn, nước miếng chảy bám quanh vòi.

Ba giờ chiều, người bán mắm dọn hàng, lái xe tới trường mình dạy học hồi xưa đón con gái. Ngồi trên xe, cô con gái mười sáu tuổi, gọi bố bằng thầy, nhanh mồm mở miệng,

- Thầy ơi! Hôm nay thầy bán được nhiều mắm hay không?

- Hôm nay khá lắm con. Thầy bán bay hết mấy hũ mắm ruốc. Có cái bà tây đi du lịch Việt Nam mới về. Về lại Melbourne được mấy ngày, bà ấy nói phải ra chợ trời Dandenong tìm mua mắm ngay. Thầy giới thiệu cho bà ấy mắm ruốc Bà Giáo Thảo. Bà ấy nếm thử, thích quá, khuôn hết lên xe hơi mấy hũ mắm lớn. Thế là hôm nay phát tài.

Con bé tự nhiên đổi đề hướng câu chuyện,

-Thầy ơi! Sao thầy bỏ dậy học mà đi bán mắm?

Người bán mắm chép miệng,

- Thì, thầy đã nói với con bao nhiêu lần rồi. Nghề nào thì nghề, miễn mình có tiền thì thôi. Con là tây con mà còn đi hỏi thầy chuyện này.

Người bán mắm thăm dò,

- Có phải tại mấy thằng bạn trong trường, tụi nó lại chọc con, "bố mày đi bán mắm", có đúng không?

Con bé dấm dẳng,

- Hồi xưa thì có, bây giờ thì không!

- Hay là tại con trai cô hàng mắm nói đụng chạm tới con?

Thấy con bé im lìm, người bán mắm chép miệng kể chuyện,

- Thì cũng tại hồi xưa nhà ông nội mấy đời rồi chuyên bán mắm tôm. Ông sơ bán mắm, ông cố cũng bán mắm. Cả làng bán mắm. Cho nên ở vùng đó mới có tiếng đồn, "Mắm tôm Ba Làng, trê vàng Đầm Dơi". Làng ở gần Hà Nội. Người trên kinh thành Thăng Long có dịp đi ngang qua nín thở bịt mũi hoặc né, chọn con lộ khác. Tới phiên người trong làng đi lên kinh đô, người kinh thành chỉ chỏ xì xào, "Lại dân Ba Làng. Cả đời chỉ mắm. Quần áo tóc tai mùi mắm bốc cao thối lằm lặm!". Bởi tiếng đồn thổi của kinh đô và của tổng, người Ba Làng ít khi dám vượt qua lũy tre. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ đình làng với vại mắm. Cũng như bao nhiêu người khác trong làng, nhà mình mấy đời rồi không ai cắp sách đến trường, nhưng chỉ đầu tắt mặt tối quần quật với những hũ mắm tôm. Đến đời ông cố, ông sơ có cho đi học ở trên kinh thành. Nhưng học được mấy ngày, ông cố lạ nhà lạ phố, đổ bệnh. Nhà sai người lên đón mang về lại làng. Đến đời ông nội, ông cố lại cho đi học. Lần này không lên Hà Nội nữa, nhưng ở làng bên. Ông nội học được khoảng một năm, không đau ốm chi, nhưng người cứ xanh mướt. Ông cố quyết định thôi, không bắt ông nội sang làng bên học chữ thánh hiền nữa. Vô Nam, ông nội lại tiếp tục nghề mắm. Năm đó, thầy học xong lớp Mười Hai, ông nội gọi tới thều thào như ngọn đèn trước gió,

- Thôi, thì cứ như cầm chắc đời thầy là đời bỏ đi.

- Bẩm thầy, con không hiểu! Tại sao thầy lại nói đời thầy là đời bỏ đi?

- Thì anh cứ xem đó. Ba Làng của mình có ai ngẩng mặt nhìn được thiên hạ bao giờ? Học vị không có. Bằng cấp cũng không. Chữ nghĩa ù ù cạc cạc. Cứ như người mù dở. Ra đường gặp thiên hạ, họ hỏi người ở đâu tới, dân làng cúi mặt cổ họng tự nhiên vướng đờm. Thiên hạ họ khinh, coi người làng mình có ra chi!

- Nhưng làng mình có tiền. U con vẫn cứ nói, "Ba Làng ngoài Bắc đẹp nhất tổng. Bán mắm thì bán, nhưng nhà nào cũng lợp mái ngói Bát Tràng, lát sân cũng bằng gạch Bát Tràng. Con đường chính trong thôn để vận chuyển mắm lát toàn bằng gạch vồ Vĩnh Phúc".

- Chuyện! Nhưng vẫn không bằng ăn mày được dăm ba chữ thánh hiền. Hồi xưa thầy cũng đi học được một năm. Nhưng bây giờ thì cũng chẳng còn nhớ chi, bởi đầu óc cứ quanh ra lại hũ mắm tôm, quanh vào lại vại mắm tôm. Thầy ra đường, thiên hạ bĩu môi khinh bỉ, "Đồ bán mắm!". Tới chỗ nào, người ta cũng chỉ xếp thầy ngồi bệt trên nền đất với người ăn kẻ ở, chứ có bao giờ được ngồi trên mặt chiếu cói bao giờ. Hồi đó thầy có nhờ ông nội mang trầu cau sang làng bên hỏi cưới cô gái bán hàng xén bên đó. Cô ta gạt trả mâm cau, bĩu môi, "Chuyện phường chèo!". Thầy thấy anh học hành giỏi giang, năm nào cũng đứng nhất lớp. U cũng có nói với thầy là anh yêu nghề bán mắm, đang toan tính bỏ, không thi đại học, nhưng quay lại nghề cũ của cha ông. Thôi! Trước khi nhắm mắt, thầy năn nỉ với anh cho linh hồn của thầy được mát mẻ ở nơi suối vàng. Đời này người ta gọi thầy, "Đồ bán mắm! Chuyện phường chèo!". Nhưng dưới cõi tuyền đài, thầy hãnh diện được người ta gọi, "Ông thân sinh của ông giáo".

Con bé e dè, chữ nghĩa chọn lựa,

- Hồi đó, thầy có hứa gì với ông nội hay không?

- Thầy biết là mình không giữ trọn được lời hứa. Nhưng thầy tin ở cõi tuyền đài, ông nội không giận nếu biết thầy bỏ nghề giáo lao vào nghề bán mắm.

- Sao thầy biết ông nội không giận?

- Cõi người sống trên trần gian và cõi người sống ở tuyền đài là hai cõi khác nhau, hai cảnh đời khác nhau, cho nên cách suy nghĩ cũng khác nhau chứ. Những lời trối trăn của ông nội trước khi đi sang cõi bên kia là suy nghĩ trần gian. Người âm phủ họ đâu có nghĩ như vậy.

Bên bàn cơm chiều, cô gái rượu của người bán mắm góp chuyện,

- Hôm nay trong lớp thầy con nói nếu trái đất tiếp tục ấm dần, băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực chảy tan, khi đó nước biển dâng cao. Melbourne của mình sẽ chìm sâu dưới nước.

Người bán mắm như chết đuối vớ được phao,

- Đó, con thấy chưa! Cứ thế này, thiên hạ sẽ rủ nhau xuống biển tất tật. Thiên hạ lại khối người mở đại lý bán mắm.

- Tại sao người ta lại cứ hay nói đi bán mắm vậy hả thầy?

Con còn nhớ chuyện Tấm Cám hồi xưa u hay kể cho con nghe không? Cám nhảy vào chảo nước sôi để được lột da đẹp như Tấm. Nhưng viện thẫm mỹ luộc kỹ quá, Cám chết nhăn răng ra. Tấm vớt Cám lên, cất vào trong lọ làm mắm. Dì ghẻ mở hũ mắm ăn, khen ngon. Con chim hoàng oanh trên cành cây cười nói, "Ngon gì mà ngon! Mẹ ăn thịt con, Có còn cái xương, Cho xin một miếng".

- Con vẫn không hiểu.

Người bán mắm triết lý,

- Khi người ta thôi không thở nữa, thân xác đổi màu chuyển dạng hóa ra mắm, ngửi như mắm vậy. Nhưng có người trở nên mắm thơm, vang danh thiên hạ. Cũng lại có những hũ mắm thối, xú uế vạn niên.

Người bán mắm tâm sự,

- Mấy chục năm nay thầy sống cho ông nội. Bây giờ còn mấy chục năm nữa trước khi đi bán mắm, thôi, thầy chọn sống cho thầy và cho con.

Con bé đứng dậy, dọn dẹp chén bát, âm giọng tây con,

- Con hy vọng bởi vì thầy đổi nghề bán mắm, cho nên thầy cười nhiều hơn, yêu đời hơn. Và nếu đúng là như vậy, con mừng cho thầy, mặc dù con vẫn không hiểu tại sao thầy lại bỏ đi bán mắm...

Đứng rửa chén ở trong nhà bếp, liếc nhìn bố hút bụi bàn cơm, con nhỏ nhớ lại giờ Thể Thao, trên sân Tennis trong trường, thằng bạn học lớp Mười Một cũng có mẹ bán mắm ở chợ trời Dandenong nói với nó,

- Đi ra chợ trời, khu bán mắm, you thấy liền.

- Thấy cái gì?

- Thì cứ đi đi rồi sẽ biết.

Có một buổi chiều thứ Bẩy, con nhỏ bỏ chơi Tennis, nhờ thằng bạn chở tới chợ trời Dandenong. Đúng như lời tên con trai nói, cả hai đứa thấy bố và mẹ đang ngồi ăn bún mắm với nhau.

Cô hàng bán mắm ruốc thủ thỉ,

- Người ta cứ hỏi em tại sao anh bỏ dạy học?

Người bán mắm không nói chi nhưng lấy tay đẩy đẩy lên sóng mũi cặp kính gọng vàng. Quay sang hướng khác, người bán mắm lấy tay che miệng, tiếng ho sù sụ như người ho lao. Cô hàng mắm ruốc ái ngại, chép miệng,

- Anh ho quá vậy. Chắc tại mùi mắm bốc lên bám đen cả hai lá phổi? Đến là khổ! Cả ngày cứ quần quật vất vả. Hết hũ mắm này lại tới vại mắm kia. Khổ cho anh! Đang làm ông giáo...

Người bán mắm lắc lắc đầu,

- Nghề giáo ngửi bụi phấn. Nghề mắm ngửi mùi mắm. Nghề nào cũng ngửi. Nhưng chắc ngửi mùi mắm sướng hơn ngửi bụi phấn.

Cô bán mắm cười tủm tỉm nhưng đôi mắt sắc như dao bổ cau lườm,

- Anh! Ăn nói đến là táo tợn!

Người bán mắm làm mặt tỉnh, vẻ ngây thơ,

- Ơ, hay nhỉ! Đừng có quên tâm Phật nhìn đâu cũng thấy Phật, bán mắm ngửi đâu cũng thấy mắm.

- Anh lợi khẩu lắm. Em nói không lại anh đâu.

- Em nhìn bà hàng bán rau có những ngón tay đẹp như búp măng kìa. Cái này chắc tại cứ quanh quẩn trong bốn bức tường cho nên buồn nẫu ruột nẫu gan. Bây giờ sáng sáng đội giỏ rau lên đầu mang ra chợ bán, lượm bạc lẻ, đếm bạc giấy.

- Anh đừng có tưởng, dân Hà Nội đấy, tiền đô la Mỹ chất đầy trong tủ quần áo. Cho nên một thời ăn trắng mặc trơn, trong nhà người ăn kẻ ở đông như nhà vua. Có một lần đi khám tổng quát, không hiểu tại sao bác sĩ gọi vào văn phòng thông báo bản tin ung thư vú. Anh liếc nhìn kỹ thì thấy, bên tay trái xẹp hơn bên tay phải là vì thế. Sau một tuần vật vã với bản án vừa được chánh án tuyên đọc, bà ta xuống tóc quy y ăn chay trường. Thoạt tiên là bán mắm, bởi bà ấy nói đời người mặc cho sang giàu nghèo hèn, chung cuộc rồi cũng chỉ là mắm thối mà thôi. Sau quay sang nghề bán rau, bởi bà ta nói ăn thịt nhiều hung dữ như cọp beo, lại còn dễ đổ bệnh, ăn rau ăn cỏ như Kangaroo, tính tình hiền hậu, lại còn sống lâu. Không ngờ! Giờ lại tới phiên anh nối gót. Hèn chi người ta cứ nói, "Úc khùng!".

Cô bán mắm chỉ vào anh hàng thịt,

- Em, em thì thích anh hàng thịt Kangaroo hơn.

- Em nói như vậy mà không sợ anh buồn hay sao?

- Anh đừng lo, em thích tính tình vui vẻ của anh hàng thịt chứ không thích người. Mồm miệng lanh lẹ, tính tình vui vẻ là bây giờ thôi, hồi xưa thì không dễ mà cậy miệng. Anh hàng thịt một thời buôn bạch phiến giữa Úc với vùng Tam Giác Vàng. Hên là không bị bắt tại phi trường Singapore mà tại Tân Sơn Nhất. Bản án tử hình đã đọc. Nhưng thủ tướng Úc can thiệp. Nể mặt người Úc, Việt Nam giao trả người. Mãn hạn tù, anh chàng gõ cửa chủng viện Công Giáo Corpus Christi College nói thời gian ở trong tù được ơn hoán cải, giờ xin đi tu. Được mấy năm, ông thầy tu gãi tai nói buông dao xuống thì được, nhưng bỏ không ăn mặn thì thiệt tình khó quá! Cho nên xin thôi, dọn vào chợ trời Dandenong buôn thịt Kangaroo.

- Anh thích Kangaroo Úc Châu, ăn cỏ, hiền lành, gặp người đứng nhìn, chứ không như chim Ó Bắc Mỹ, ánh mắt cú vọ, cắn xé con mồi.

- Anh đừng quên đến mùa, con đực đánh nhau dữ dội chỉ để dành con cái. Khi đó Kangaroo không còn hiền lành, cũng không ăn cỏ nữa...

- Không ăn cỏ nữa, Kangaroo ăn cái gì?

Cô hàng mắm đấm thùm thụp vào vai ông giáo,

- Anh! Ăn nói thấy khiếp!

Cô hàng mắm ruốc tiếp tục,

- Hồi mới thấy anh, em cứ thắc mắc không hiểu tại sao tự dưng tự lành anh lại thôi không đi dậy học nữa, nhưng bỏ ra chợ trời buôn bán hàng vặt. Mà chọn mặt hàng gì không chọn, lại lựa bán mắm. Em nghĩ chắc tại anh đọc sách nhiều quá, đâm ra khật khùng, dở tính dở nết. Về sau mới biết...

- Em biết cái gì?

- Biết là ông giáo vậy chứ cũng đa tình lắm. Mà anh gặp em khi nào vậy?

- Anh thấy em chiều chiều ba giờ đến đón con trai của em.

Cô hàng mắm cười tủm tỉm,

- Có thế thôi mà về đổ bệnh...

Người ta nói trái tim đàn bà là một đại dương sâu thẳm. Ông giáo bán mắm nghĩ đâu phải chỉ có đàn bà, đàn ông cũng vậy thôi, bởi ông không kể cho cô hàng mắm nghe chuyện hồi xưa lúc mới mười bẩy tuổi ông về nhà đòi bố mẹ mang trầu cau đi hỏi cô nữ sinh học chung trường cho mình. Nhưng thầy u không chịu, lại còn mắng cậu học sinh trung học mấy mắng, "Chuyện nỡm! Nhà mình bán mắm. Nhà người ta cũng bán mắm. Hôm đám cưới, nhà trai mang hũ mắm sang xin con gái của người ta về nhà chồng à. Hay là anh muốn đám cưới chạy tang?". Thương thầy đang nằm ốm trên giường bệnh, ông giáo cắn răng xếp chữ tình sau chữ hiếu. Nhưng mỗi lần nghe Thái Thanh o tròn miệng hát, "Tóc mai sợi vắn sợi dài, lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm", ông giáo lại chơm chớm nước mắt khóc thương cho mình. Ngậm ngải tìm trầm đã hai mươi năm, trời cao không phụ lòng người tình chung thủy run rủi khiến cho ông giáo cuối cùng gặp lại người xưa ở cổng trường trung học Dòng Tên, dáng người vẫn thon thả, cặp mắt vẫn sắc như dao bổ cau. Nhìn đến là xinh!

Người bán mắm nhìn bầu trời Nam Bán Cầu xanh ngắt thắc mắc,

- Có bao giờ em sợ mình chỉ yêu nhau một thời và chán nhau cả một đời hay không?

- Tại sao anh lại hỏi như vậy?

Em nhìn thấy trời Melbourne đó. Khi nắng khi mưa. Khi nóng khi lạnh. Ông bà mình cứ hay nói, "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".

- Chắc anh lại sợ đất nào người đó chứ gì? Anh học nhiều quá, cứ hay nghĩ ngợi vớ vẩn.

Bầu trời xanh ngăn ngắt của tiểu bang Victoria lại mưa, mưa rơi trên phố Melbourne thổi sạch bụi đất đỏ của Úc bám dơ trên những hàng cây gum. Mưa trời mở tung những cánh dù sặc sỡ của du khách và của cư dân trên phố trên đường. Nhưng cách đó gần ba mươi cây số, nắng trời rọi sáng chân núi Dandenong, nắng bốc mùi mắm khu hàng mắm, nắng tô đỏ hồng đôi má cô hàng, nắng chiếu lung linh những sợi tóc lấm chấm điểm bạc trên đầu ông giáo. Du khách ghé vào chợ trời Dandenong mua hàng lậu, mua rau, mua thịt Kangaroo, và mua mắm lại cằn nhằn, "Úc khùng!", rồi cởi áo khoác ra, xếp gọn lại những cánh dù.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình Ghế Trống Sương Mai - Early Bird
Nguyễn Đức Cung
22:08 17/08/2010

MỘT MÌNH GHẾ TRỐNG SƯƠNG MAI – Early Bird !



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Tôi là chim

đậu trên giọt sương sớm

Tìm bóng trăng còn sót lại đêm qua..

(Trích thơ của Hạ Long Lưu Văn Vịnh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền