Ngày 17-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 17/08/2009
LỜI HỨA CỦA TÌNH YÊU

N2T


Phong tín tử ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi:

- “Nói cho cùng thì em có yêu anh không ? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không?”

Bươm bướm, sau khi giải thích lại giải thích, cam đoan lại cam đoan, cuối cùng vẫn bất đắc dĩ nói:

- “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, quy tắc căn bản là không cần phải hứa gì cả. Bởi vì, bản thân của tình yêu chính là một cách hứa rồi vậy”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Tôi có một cô học trò nhí nhảnh dễ thương, đã hỏi tôi: “Thưa thầy, anh ấy đã hứa với con là yêu con suốt đời, bây giờ anh ta đi cặp bồ với cô gái khác, như vậy anh ấy có tội không?”- Tôi trả lời: “Có chứ, tội...nói láo”.

Đúng là tội nói láo, còn mức độ nặng nhẹ thì phải để lương tâm của anh ta và Thiên Chúa xét đoán. Đây không phải là một lời hứa long trọng của bí tích hôn phối được cử hành trong nghi thức hôn phối của Giáo Hội Công Giáo, có sự chứng kiến của linh mục và cộng đoàn, cho nên anh ta chỉ mắc tội nói dối người bạn gái dễ thương của mình mà thôi.

Bản thân của tình yêu là một lời hứa.

Bởi vì:

Một tu sĩ khi chưa chính thức khấn công khai, mà đã tuân giữ và sống những lời mình sẽ khấn vì yêu hội dòng và luật dòng, thì cũng là –đối với Thiên Chúa- coi như là đã khấn, lời khấn công khai chỉ là công thức và hợp thức hoá theo giáo luật.

Trái lại, một tu sĩ đã tuyên khấn (tạm hay trọn đời) mà không giữ lời khấn thì –trước mặt Thiên Chúa- coi như là không có khấn vì không yêu mến luật dòng, mà lại mắc thêm tội và gây ra gương mù gương xấu cho cộng đoàn và cho các giáo hữu.

Mỗi người Ki-tô hữu đều có hứa từ bỏ ma quỷ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, nhưng trong cuộc sống hằng ngày có lẽ chúng ta quên mất lời hứa ấy, và người ngoại đạo cũng chẳng thấy chúng ta hứa từ bỏ ma quỷ khi chúng ta cứ làm những điều trái với tinh thần Phúc Âm.

Nhưng qua đời sống thánh thiện đạo đức, qua việc làm bác ái yêu thương của chúng ta, thì chắc chắn mọi người sẽ nhận biết chúng ta là con cái Thiên Chúa.

Bản thân của tình yêu là một lời hứa rồi vậy.

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:28 17/08/2009
N2T


28. Nhìn thấy chỗ kém của mình nên không vui thích thì đúng, nhưng tình cảm không thích này phải là tình cảm khiêm tốn, tình cảm ôn hòa, tình cảm an tịnh, không nóng vội, không giận dữ, bằng không thì sẽ tổn hại không có ích lợi gì.

(Thánh Francis de Sales)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:31 17/08/2009
N2T


201. Dùng sự ưu tú của người khác để so sánh với mình.

 
Lạy Chúa, bỏ Ngài con biết theo ai?
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:06 17/08/2009
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN, năm B

Ga 6,54a.60-69

Theo chân Chúa, được Chúa uốn nắn, dạy dỗ và đào tạo. Các tông đồ, các môn đệ đã được chứng kiến muôn vàn phép lạ, đã sống kinh nghiệm làm Con Chúa, đã nghe Chúa giảng dạy, đã chứng kiến mọi gương sáng của Chúa.Do đó, khi được Chúa mạc khải về Bánh trường sinh, khi nghe Ngài nói về Mình Máu của Ngài trở nên của ăn của uống nuôi sống con người, có nhiều người và có một số những môn đệ của Chúa cũng đã đang tâm bỏ Ngài.Phêrô, Vị Tông đồ trưởng đã thay mặt anh em tuyên xưng lòng tin sắt đá: ” Lạy Chúa, bỏ Ngài con biết theo ai ? Chỉ có Ngài mới có Lời ban sự sống đời đời “.

Dân chúng và các môn đệ, những người theo Chúa khi nghe Chúa nói về Bánh trường sinh, mạc khải về chính Thân Thể của Ngài là lương thực nuôi sống nhân loại, nuôi sống con người. Thực tế, nhiều đã khó chịu, lẩm bẩm, trách cứ Chúa: lời gì mà chướng tai thế ? Ông ta làm sao có thể lấy thịt mình mà nuôi sống người ta được ? Dân chúng chán ngán và một số các môn đệ cũng bị khủng hoảng, suy sụp. Tin Mừng thánh Gioan cho biết từ lúc đó một số môn đệ tự rút lui, không còn theo Chúa Giêsu nữa( Ga 6, 66 ). Các môn đệ bỏ Chúa mà đi vì họ không thể nào nhận ra tình thương của Chúa, cũng như số đông dân chúng đi tìm gặp Chúa, không phải vì họ thương Chúa, họ tin Chúa nhưng vì họ đã được Chúa cho ăn no nê.Còn nhóm 12 thì sao ? Đây là nhóm đã được Chúa chọn cách riêng, là cánh tay nối dài để thực hiện công trình cứu độ của Chúa. Nên, Chúa muốn hiểu đức tin của họ ra sao ! Ngài đã hỏi nhóm 12 sau khi một số môn đệ theo dân bỏ Chúa: ” Chúng con muốn bỏ đi không ?”( Ga 6, 67 ). Simon Phêrô đã nhanh nhảu trả lời thay cho các tông đồ: ” Không bao giờ chúng con bỏ Thầy “. Lời tuyên xưng của thánh Phêrô an ủi Chúa biết bao ! Các tông đồ là những cánh tay nối dài của Chúa, là những người Chúa tin cậy nhất đã tuyên xưng lòng tin của họ vào Đức Giêsu Kitô:” Chính Thầy là Con Thiên Chúa, là Đấng thánh của Thiên Chúa “ ( Ga 6, 69 ). Lời tuyên xưng của tông đồ Phêrô và các bạn của Ông đã nói lên sự hiểu biết sâu xa của họ về Thầy của mình. Chính lời tuyên xưng ấy đã là phần thưởng Chúa ban cho họ sau này được chết như Thầy và được phục sinh như Thầy.

Lời tuyên xưng của thánh Phêrô là một ân sủng Chúa ban bởi vì Ngài hoàn toàn được tự do đáp trả. Thánh Phêrô cũng như các tông đồ khác đã làm một cuộc nối kết thân tình, sâu xa với Chúa, dẫu sau này, Phêrô có yếu hèn chối Chúa, hay các tông đồ khác có bỏ chạy Chúa, nhưng họ nhất nhất vẫn trung thành với Đức Kitô qua cái chết của họ để làm chứng cho Chúa.

Chúng ta và con người muôn thời vẫn được Chúa ban cho ân huệ tuyệt vời, Ngài cho chúng ta tự do để đáp trả tình yêu của Chúa. Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích tình yêu. Mỗi lần dâng lễ, chúng ta cũng hãy đến với Chúa như các tông đồ. Khi rước lễ chúng ta hãy tuyên xưng chúng ta rước chính Thịt Máu Chúa, lương thực nuôi dưỡng chúng ta và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu. Thánh Thể minh chứng Chúa yêu thương chúng ta vô cùng và Ngài cũng muốn chúng ta yêu thương nhau như Chúa yêu thương chúng ta ( Ga 15,12 ). Yêu thương là cho đi, yêu thương là sống trong chân tình, hiệp nhất và huynh đệ. Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích nuôi sống và Bí Tích ban sự sống mới.

Do đó, mỗi lần tham dự thánh lễ, mỗi khi dâng lễ, chúng ta phải gột rửa tâm hồn trong sạch để mau mắn rước Chúa vào lòng để Mình Máu thánh Chúa nối kết chúng ta lại với nhau và giúp ta nhớ lại Mình Máu Chúa dẫn chúng ta sống với nhau chan hòa yêu thương bởi vì Đức Kitô là Lời ban sự sống đời đời mà chúng ta tin Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng thánh của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết tuyên xưng như thánh Phêrô: ” Bỏ Ngài con biết theo ai ? Chỉ có Ngài mới có Lời ban sự sống đời đời.” Amen.
 
Mình và máu thánh Chúa
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:48 17/08/2009
MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN, NĂM B

Trong những dịp đặc biệt, như đám tang, đám cưới, Tết Nguyên Đán… thường có những người thuộc các Tôn giáo bạn đến dự Thánh Lễ. Nhiều người thường lấy làm lạ sao người Công giáo hay qùy gối và cúi đầu kính cẩn thờ lạy khi vào giữa Thánh lễ, vị Chủ Tế nâng cao một tấm bánh, một chén rượu. Rồi lại thấy gần cuối giờ Thánh Lễ, người ta lại nghiêm trang cung kính lên Rước Lễ.

Đối với những người không có “đức tin của người Công giáo”, dù thuộc các giáo phái Tin lành hay các Tôn giáo khác, thì thật khó hiều ‘làm sao chỉ một lời đọc của vị Chủ tế vào quãng giữa Thánh Lễ mà tấm bánh kia lại trở nên Mình Thánh Chúa Kitô, và rượu nho trong Chén Thánh lại trở nên Máu Thánh Chúa’, mà mọi người phải qùy gối, cúi đầu kính cẩn thờ lạy. Rồi khi lên rước Lễ, họ cũng rất nghiêm trang sốt sáng vì không phải họ lên ăn bánh và uống rượu, nhưng là rước Mình và Máu Thánh Chúa, là “Đấng cực cao, cực trọng và thánh thiện” ngự vào lòng mình.

Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 6: 60-69), sau khi nghe Chúa Giêsu nói “Mình Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống”, thì các môn đệ thấy khó chịu và nói với nhau “Lời này nghe chói tai quá!” Nhưng Chúa Giêsu đã không rút lại lời xác quyết đó, dù có những môn đệ bỏ đi, không theo Chúa nữa vì “lời nói chói tai đó!” Chúa Giêsu liền hỏi nhóm 12 Tông đồ: “Các con có bỏ Thày không?” Thánh Phêrô đã đại diện anh em, thưa lại: “Bỏ Thày chúng con biết theo ai… Thày mới có những lời ban sự sống đời đời…”

Bài Phúc Âm hôm nay kết thúc Bài Giảng của Chúa Giêsu về “Bánh Hằng Sống”. Bài giảng này rất quan trọng nhằm củng cố Đức Tin nơi Chúa Giêsu ngự thật trong Hình Bánh và Hình Rượu sau lời truyền phép của vị Chủ Tế. Trong Bữa Tiệc Ly, Bữa Tiệc Tình Thương (Matthêu 26: 26-28), Chúa Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể để làm của ăn nuôi dưỡng phần hồn cho chúng ta, và bảo đảm cuộc sống đời đời cho chúng ta. Chúa Giêsu cũng lập Bí Tích Truyền Chức Thánh để thông ban chức Linh Mục đời đời của Chúa cho các Tông đồ và những người Chúa chọn qua các thế hệ nối tiếp. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã chịu chết và đổ máu mình ra làm Của Lễ trọn hảo dâng lên Đức Chúa Cha đền vì tội lỗi toàn thể nhân loại. Thánh Lễ các vị có chức Linh Mục dâng qua thời gian đều là thông phần vào Thánh Lễ trọn hảo Chúa Giêsu đã dâng trên bàn Thờ Thập Giá; đồng thời để Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện thật sự qua Hình Bánh và Hình Rượu, để ở giữa chúng ta, và làm của ăn thiêng liêng nuôi sống Linh hồn chúng ta. Đó là tuyệt đỉnh và cũng là sự sâu thẳm của Tình yêu Chúa đối với nhân loại chúng ta ở mọi thời và mọi nơi.

Lời thưa của Thánh Phêrô đại diện cho anh em thưa với Chúa trong Bài Phúc Âm hôm nay, nhắc chúng ta nhớ đến lời của Dân Chúa xưa trong Bài Đọc I (Giosuê 24: 1-2; 15-17; 18). Khi Giosuê hỏi dân chúng muốn tôn thờ thần nào? Toàn dân cùng thưa: “Chúng tôi không bao giờ bỏ Thiên Chúa mà đi tôn thờ thần ngoại. Vì Thiên Chúa chính là Chúa chân thật. Người đã luôn yêu thương và dẫn dắt chúng tôi trong cuộc sống…”

Ngày nay có bao nhiêu phong trào “dị giáo” hoặc “vô thần” lôi cuốn con người từ bỏ Chúa là Thiên Chúa chân thật để tôn thờ Vật Chất, chạy theo những chủ thuyết sai lầm; chối bỏ các Tín điều Chúa đã truyền lại cho Giáo Hội, đặc biệt Tín Điều Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Bí Tích Thánh Thể. Vì thế, chúng ta cần đọc Lời Chúa và “suy gẫm trong lòng” (Luca 2: 51) như Mẹ Maria, để giữ vững niềm tin nơi các Bí Tích Chúa Giêsu đã lập, nhất là Bí Tích Thánh Thể.

Tạ ơn Chúa, ngày nay nhiều Nhà Thờ tại Hoa Kỳ có những giờ chầu Thánh Thể suốt ngày đêm. Có những tín hữu lần lượt hy sinh thời giờ, dù đêm hay ngày, kể cả vào những ngày mưa gió, mùa đông tuyết sa, vẫn giữ giờ đến nhà thờ kính viếng Chúa Giêsu Thánh Thể.

Chúng ta hãy năng đến thờ lạy Chúa Thánh Thể, và năng đi dâng Lễ, giữ trọn luật đi dâng Lễ cuối tuần. Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta sẽ có thể thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, thắng vượt được các cám dỗ vật chất, vô thần, lạc giáo, để luôn đi theo đường lối của Chúa. Đồng thời cố gắng củng cố đời sống gia đình như Thánh Phaolô căn dặn chúng ta trong Bài Đọc II hôm nay (Ephêsô 5:21-32): vợ chồng yêu thương, nâng đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, bảo vệ hôn nhân, tránh những đổ vỡ đáng tiếc, tránh những phong trào luyến ái tự do, ly dị, làm băng hoại đời sống xã hội và truyền thống gia đình tốt đẹp theo Lề Luật Chúa.

Trong “Năm Linh Mục” chúng ta hãy dâng nhiều hy sinh, hãm mình, cầu xin Chúa ban ơn thánh hóa cho các Linh Mục để các ngài xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh, và ban phát Mình và Máu Thánh Chúa cho chúng ta. Chúng ta cũng cầu nguyện và cổ động Ơn Gọi Linh Mục nơi giới trẻ, con cháu chúng ta, để có những người được Chúa gọi làm Linh Mục tiếp nối qua các thời gian. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.
 
Lời ban sự sống
LM Inhaxiô Trần Ngà
23:17 17/08/2009
Chúa Nhật 21 thường niên B (Gioan (6, 60-69)

Bảo rằng lương thực hằng ngày như cơm, như bánh có thể mang lại cho con người sự sống tạm bợ đời nầy là điều dễ chấp nhận, vì rõ ràng nhờ cơm bánh mà chúng ta có thêm sức mạnh để lao động hằng ngày.

Bảo rằng thuốc men và các chất bổ dưỡng làm gia tăng sinh lực cho con người thì cũng dễ hiểu thôi, vì chúng ta có thể cảm nhận hiệu quả ấy trước mắt.

Thế nhưng Lời tuyên xưng của thánh Phê-rô trong Tin Mừng hôm nay: "Thầy có những lời đem lại sự sống đời đời” là những lời khó thuyết phục, vì lời nói thoảng bay trong gió, chứ có phải là lương thực, là thuốc men đâu mà có sức kéo dài tuổi thọ của con người.

Thiên Chúa dùng Lời để tác tạo vũ trụ và thông ban sự sống.

Từ nguyên thuỷ, khi tất cả còn hư vô trống rỗng, Thiên Chúa đã dùng Lời mà tác thành vũ trụ và sáng tạo muôn loài. Mọi sự sống trong hoàn vũ, từ sự sống của các loài sinh vật đơn giản cho đến sự sống của loài người đều do Lời Chúa phán mà ra.

Sáng thế ký chương I viết:

Thiên Chúa phán: "Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc,. .. liền có như vậy.”

Thiên Chúa phán: "Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại." Liền có như vậy.

Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta..." Và từ Lời thần thiêng đó, con người đã được tạo thành và được thông ban sự sống. (Sáng Thế 1, 20.24.26)

Lời Chúa hồi sinh kẻ chết

Khi xuống thế làm người, Chúa Giê-su cũng dùng Lời thần thiêng của mình để phục hồi sự sống cho những kẻ chết.

Hôm ấy, khi Chúa Giê-su thấy người ta khiêng cậu con trai duy nhất của một bà goá ở thành Na-im đi chôn, người mẹ theo sau xác con gào khóc thảm thiết. Động lòng thương, Chúa truyền cho người khiêng đứng lại và Người dùng Lời của mình ban lại sự sống cho người thanh niên: "Hỡi thanh niên, Ta truyền cho anh hãy chổi dậy" (Lc 7,14), lập tức người chết được hồi sinh.

Rồi đến lượt La-da-rô đã chết đến bốn ngày, xác đã nặng mùi, thế mà Chúa Giê-su cũng chỉ dùng Lời của mình ban lại sự sống cho anh. "La-da-rô, hãy ra ngoài!". Vừa nghe lời quyền năng đó, người chết đội mồ sống lại. (Gioan 11, 43)

Thế thì rõ ràng là Chúa Giê-su có những Lời truyền ban sự sống, nhưng không chỉ thông ban sự sống sinh vật tạm thời mà còn đem lại sự sống vĩnh cửu trên thiên quốc.

Khi giảng tại Hội Đường Ca-phác-na-um, Chúa Giê-su khẳng định Người chính là Bánh hằng sống, ai ăn thịt và uống máu Người sẽ được sống đời đời. Lời đó khiến dân chúng và các môn đệ bị sốc, không chấp nhận và tuần tự bỏ đi. Dầu vậy, thánh Phê-rô vẫn kiên vững tuyên xưng: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời." (Gioan 6, 68)

Chúa Giê-su được mệnh danh là Ngôi Lời, đã hiện hữu từ trước muôn đời, “nhờ Người vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Gioan 1, 1-3) thì chắc chắn Người có đủ quyền năng ban sự sống đời đời cho những ai tin nhận Người.

Nếu hôm nay trên thị trường có thuốc trường sinh, chắc chắn sẽ có nhiều người xô đẩy nhau quyết tìm mua bằng mọi giá. Thế mà nay Chúa Giê-su tặng ban miễn phí những Lời đem lại sự sống đời đời cho nhận loại, lẽ nào chúng ta lại thờ ơ.

Vậy thì cùng với thánh Phê-rô, chúng ta hãy tuyên xưng với tất cả lòng tin: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời".

Cùng với Mẹ Maria là Đấng hằng ghi nhớ và suy niệm Lời Chúa trong lòng, chúng ta hãy hấp thụ Lời Chúa vào tâm hồn, để Lời Chúa sinh hoa kết quả trong cuộc sống hằng ngày, nhờ đó mỗi người chúng ta được hưởng sự sống hoan lạc đời nầy và sự sống vĩnh cửu mai sau.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:52 17/08/2009
HOA SEN TỰ NGỒI TÙ

N2T


Hoa sen hâm mộ chim biết ca hát, con bướm biết bay, còn mình thì cả ngày bị giam cầm trong hồ nước, lâu ngày không tránh khỏi oán than.

Đấng tạo hóa thấy vậy, lập tức nói:

- “Bé con, giam cầm con thật ra không phải là hồ nước, mà là cái tâm của con đó”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Có người gia đình rất sung túc đầy đủ mọi phương tiện, có xe hơi, vợ con ngoan hiền, nhưng luôn luôn than vắn thở dài là mình quá khổ…

Có gia đình anh bạn của tôi, thiếu thốn mọi sự, con bị bệnh, vợ chồng đầu tắt mặt tối làm việc mà cũng chẳng đủ ăn, nhưng không hề nghe anh ta than vãn một đôi lời, ngạc nhiên tôi bèn hỏi: “Anh khổ cực như thế, sao mà mặt mày luôn vui vẻ vậy?”- Anh ta trả lời: “Cực khổ chi đâu thầy, chẳng qua đó là thánh giá mà Chúa gởi đến cho mình vác đó thôi”, đúng là một tín hữu gương mẫu.

Đem cái tâm nhốt trong những đồng tiền, thì cái tâm sẽ lo âu mất ăn mất ngủ; đem cái tâm nhốt trong quyền uy chức tước, thì cái tâm sẽ trở thành độc tài khát máu; đem cái tâm đựng trong những mớ kiến thức tri thức, thí cái tâm sẽ biến thành kiêu ngạo cô độc...

Nhưng đem cái tâm đặt vào trong bàn tay và thánh ý của Chúa, thì cái tâm sẽ triển nở thăng hoa, an vui tự tại.

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 17/08/2009
N2T


29. Ở thế gian càng tự khiêm tự hạ, thì ở trên trời càng vinh quang.

(Thánh John Berchmans)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:57 17/08/2009
N2T


202. Công lao và sự nghiệp vĩ đại sẽ không bị tiêu diệt, chúng nó giống như mặt trời và mặt trăng mọc lên vĩnh viễn cho sức sống mới.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Thầy Phó Tế cần hiểu biết Thánh Kinh và phục vụ cho người nghèo
Bùi Hữu Thư
02:53 17/08/2009
VATICAN CITY (CNS) – Bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ nói, Giáo Hội Công Giáo ngày càng trông cậy nơi các thầy phó tế vĩnh viễn, là những người cần phải là những chuyên gia giảng dậy Lời Chúa và năng đến với người nghèo.

Đức Hồng Y Claudio Hummes viết trong một lá thư ghi nhớ Lễ Kính Thánh Lôrenxô, ngày 10 tháng 8, “Cũng như các sứ vụ khác, ảnh hưởng của công trình của một thầy phó tế vĩnh viễn tùy thuộc vào chính sự thánh thiện của mình, vào lòng yêu mến Thánh Kinh và lòng ưu tư hàng ngày đối với người nghèo.”

Đức Hồng Y viết như trên, trong lá thư gửi cho 36.000 thầy phó tế vĩnh viễn của Giáo Hội, trong đó có 16.500 vị đang phục vụ tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

Ngài nói, “Giảng dậy Phúc Âm đòi hỏi các thừa tác viên có chức thánh, một sự cố gắng thường xuyên để học hỏi và thực hành, đồng thời phải rao truyền cho người khác."

Ngài nói, một thầy phó tế cần phải dựa sự giảng dậy của mình vào những suy niệm cá nhân và đọc Thánh Kinh trong cầu nguyện cũng như vào những khóa huấn luyện về thần học Thánh Kinh.

Đức Hồng Y Hummes nói, ngay trong thời các cộng đồng Kitô giáo sơ khởi, các thầy phó tế đã được mời gọi để đem sứ vụ của giáo hội đến với người nghèo, và ngày hôm nay, người nghèo vẫn phải là ưu tiên của các phó tế.

Đức Hồng Y nói, "Chúng ta phải yêu mến người nghèo một cách ưu tiên, như Chúa Giêsu Kitô; để được kết hợp với họ, để cùng hợp tác trong việc xây dựng một xã hội công chính, thân hữu và hòa bình.”

Ngài nói, "Các phó tế phải coi mình có căn tính đặc biệt về đức ái. Người nghèo là một thành phần của môi trường hàng ngày của chúng ta và là mục tiêu đế chúng ta thường xuyên lo lắng. Khó có thể hiểu được nếu có một thầy phó tế không có liên hệ mật thiết với đức ái và biết hợp quần với người nghèo, là những người đang có số dân ngày càng gia tăng."

Đức Hồng Y Hummes, ngoài việc cám ơn các thầy phó tế và chúc lành cho họ, cũng gửi lời chào mừng đến các phu nhân và con cái của các phó tế có gia đình, ngài cũng cảm ơn họ vì đã yểm trợ cho sứ vụ của các người chồng và người cha của họ.
 
Giáo hội Đài Loan phát huy tinh thần Bác ái sau cơn bão Morakot khổng lồ
Lm. Phạm Yên Thịnh, SVD
18:14 17/08/2009
ĐÀI LOAN - Như chúng ta đã biết, cơn bão Morakot đổ bộ vào hòn đảo Đài Loan vào đúng ngày 8 tháng 8 (Phụ Thân Tiết, ngày lễ các bậc làm cha, vì số 8-8 phát âm thành BA BA- nghĩa là phụ thân). Cơn bão lớn kéo theo mưa to đã bứt phá hàng trăm chiếc cầu, hàng chục ngôi làng do các khe núi sạt lở đã bị chôn vùi hoặc bị cuốn trôi. Ước tính có khoảng trên năm trăm người bị chôn vùi trong lòng đất, hàng triệu người hiện tại đang sống trong tình trạng vô gia cư hay thiếu lương thực. Các bộ tộc thiếu số nhiều nơi đang bị cô lập, chính phủ phải dùng trực thăng để ném lương thực xuống cho họ…

Trước tình hình đó, nhiều đoàn thể tôn giáo, các cơ quan chính phủ hay phi chính phủ đều tha thiết kêu gọi những người hảo tâm quên góp lương thực cũng như tiền bạc để giúp đỡ những người gặp nạn. Giáo hội Công giáo Đài Loan cũng rất tích cực ra phương cứu trợ, các linh mục các tu sĩ trẻ dẫn đầu giáo dân tới các vùng thiên tai làm công tác tình ngưyện, vận chuyển lương thực tới nơi để phân phát. Nhiều đoàn thể, nhiều giáo dân đã được báo giới và truyền hình đưa tin ca ngợi.

Cùng với những việc cứu trợ cấp bách trước mắt, nhiều giáo phận đã bắt đầu kêu gọi bà con quên góp tiền để giúp các nạn nhân khôi phục hoàn cảnh. Đáng chú ý là Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Đài Bắc John Hung, SVD đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện nơi công cộng để thu hút và kêu gọi đồng bào trong và Công giáo, mỗi người hãy hưởng ứng tích cực chương trình quên góp. Tiền lễ của các thánh lễ Chúa Nhật hôm qua cũng được dành để ủng hộ các nạn nhân.

Hôm qua truyền hình quốc gia Đài Loan cũng đã đưa tin Đức Thánh Cha rất đặc biệt quan tâm và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, ngài cũng đã hết sức rộng lượng quên góp 50 ngàn Mỹ kim. Số tiền này đã được vị đặc sứ Toà Thánh tại Đài Loan chuyển cho vị đại diện Chính phủ. Theo người phát ngôn của Chính Phủ, Đức Thánh Cha là vị lãnh đạo quốc tế đầu tiên đã quên góp ủng hộ. Chính phủ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Giáo hội Công giáo nói chung và Đức Thánh Cha nói riêng.

Cơn bão Morakot là một cơn bão lớn mạnh và gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Đài Loan, lực lượng cứu nạn của chính phủ còn mỏng manh, trong khi nhiều nơi các nạn nhân đang sống trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Vì thế Đài Loan đã đồng ý cho đội cứ trợ Hoa Kỳ tới tiếp sức, và hai ngày này đã có nhiều chuyến bay vận chuyển lương thực và lực luợng cứu trợ hạ cánh tới hòn đảo này. Hy vọng nhờ sự viện trợ của bên ngoài sẽ mau giúp giảm bớt những đau khổ của các nạn nhân và gia đình của họ.
 
Cảnh giác đối với hội nhập văn hóa sai lạc và vũ phụng vụ
Phụng Nghi
18:49 17/08/2009
Catholic World News - Đức Hồng y Francis Arinze là cựu Bộ trưởng Thánh bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích nhiệm kỳ 2002-2008, trong bài giảng thánh lễ hôm 16 tháng 8 đã cảnh giác các giám mục châu Á về những “phong cách cá nhân (idiosyncracies)” trong phụng vụ và các quan niệm sai lầm về hội nhập văn hóa. Ngài cũng đưa ra một nhận xét cảnh báo về phụng vũ (tức là các vũ điệu trong phụng vụ).

Giảng thuyết tại Manila trong thánh lễ kết thúc phiên họp khoáng đại Liên Hội đồng các Giám mục Á châu, đức hồng y Arinze – là đặc sứ của Đức giáo hoàng Benedict gửi tới hội nghị -- đã khuyến khích các giám mục Á châu hãy cổ vũ cho việc chầu và tôn kính Thánh Thể:

Chầu Thánh Thể được biểu hiện trong các cử chỉ như bái gối, cúi mình thật sâu, quỳ, phủ phục và thinh lặng trước mặt Chúa. Các nền văn hóa Á châu có một cảm thức sâu xa về những điều linh thánh và siêu việt. Ở châu Á, sự tôn kính đối với những người có quyền lực dân sự đôi khi được biểu lộ bằng những cái chắp tay, quỳ gối, cúi mình, và đi giật lùi trước một vị chức sắc. Không được gây quá khó khăn trong việc áp dụng và nâng cao những giá trị văn hóa này để tôn vinh Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Giáo hội tại châu Á cũng không nên bắt chước cung cách ở một số nơi trên thế giới không đặt bàn quỳ trong các thánh đường.

Sau khi khen ngợi ý thức về những điều linh thánh nơi các nền văn hóa Á châu, Hồng y Arinze cảnh giác về những quan niệm sai lạc đối với vấn đề hội nhập văn hóa và thúc giục sự tuân thủ các quy luật phụng tự.

Cách thức trao Mình Máu Thánh Chúa phải được xác định rõ rệt và giám sát, những phong cách quá thiên về cá nhân không thể cho phép áp dụng. Trong nghi lễ Latinh, chỉ có các linh mục đồng tế mới được cầm trao Mình Máu Thánh Chúa. Bất cứ ai khác, dù là linh mục hay giáo dân, chỉ được nhận lãnh.

Việc linh mục cởi bỏ một phần áo lễ viện cớ thời tiết nóng nực hay ẩm thấp, là điều không đúng cách. Nếu cần thì vị giám mục sở tại có thể cho phép dùng loại vải mỏng, nhẹ. Một số điều khác không thể chấp nhận là vị chủ tế mặc quốc phục thay cho bộ áo lễ đã được chuẩn nhận khắp hoàn cầu, hoặc dùng các giỏ đựng bánh thánh, ly uống rượu để trao ban Máu Thánh. Đây là một điều hội nhập văn hóa bị hiểu sai lạc.

Hồng y nói tiếp: “Truyền thống của Giáo hội là các bài đọc trong Thánh lễ chỉ được lấy trong Kinh Thánh mà thôi. Ngay cả các tác phẩm của các thánh hoặc các vị sáng lập dòng tu cũng không được phép. Một điều rõ rệt khác nữa là cũng không được dùng những sách của các tôn giáo khác, bất kể là một bản văn đặc biệt nào đó có linh hứng sâu xa đến đâu.”

Hồng y Arinze thúc giục các giám mục trong châu lục này phải tuân thủ các quy định của Giáo hội trong vấn đề hội nhập văn hóa liên quan đến phụng tự, nhằm để “giáo hội địa phương loại bỏ các sáng kiến đáng ngờ hoặc rõ rệt sai lạc của một số giáo sĩ nhiệt tình có trí tưởng tượng phong phú bày đặt ra vào đêm thứ Bẩy và vì lòng nhiệt thành thiếu hiểu biết đem áp đặt sáng kiến đó lên cộng đoàn ngây thơ vô tội vào sáng ngày Chủ nhật hôm sau.”

Ngài nói tiếp: “Các điệu nhảy múa cần phải đặc biệt xem xét kỹ lưỡng bởi vì đa số những điệu vũ này làm cho ta quá chú tâm đến người trình diễn và tạo ra thích thú khi thưởng lãm. Người ta đến dự Thánh lễ, không phải là để giải trí, mà là để thờ phượng Chúa, ngợi khen và cảm tạ, xin Người thứ tha tội lỗi, và cầu cho được các nhu cầu tâm linh cũng như trần thế. Các tu viện có thể giúp xác định cho biết những chuyển động nhịp nhàng của thân thể có thể trở thành như lời kinh nguyện ra sao.”
 
Top Stories
Meditation on the causes of the affairs in Tam Toa Parish
Nguyễn Nhất Công
23:21 17/08/2009
We share with the Church of Jesus Christ in Vinh diocese, especially in Tam Toa Parish, Quang Binh Province, in order to understand the affliction of our country. As you knew what happening in Tam Toa Parish these days, Therefore, we pray to God for believers in Vinh diocese and especially in Tam Toa Parish to relieve the sufferings, injustice… which occurs in society. Furthermore, we pray for love, peace, truth, justice to be bloomed in our country.

There are many things to talk about our feeling these special days; however, I suggest two points.

I. What feelings will we share with Vinh diocese? Which confidence, standpoint? What affliction of the Jesus’ Church will we share with our people now in Tam Toa parish, Vinh diocese, Quang Binh province?

The war in our country has been over long ago. Although many among you who were born after the war ending, they probably had lots of experience in cruelty of war and unacceptability of war. Truly, war is cruel and unacceptable.

Nevertheless, after some decades from the day of war ending, nowadays, we penetrate into another experience, that is, when a country has to be rebuilt after the war, at that time, the crazy ambition and vital force of the war will prove helpless. There will be a new strength; it is the power of LOVE, the power of understanding and the power of compassion for others. Yes, it is the power of altruism and co-operation. It is the creative dynamic of a living and constructive will, a will of forgiveness and reconciliation. Applying the crazy ambition of war to rebuild the country? Bitter failure! Apply the vital force of war to rebuild the country? Fail! The only way is, the way of Love, the way of forgiveness and the way of taking a loving care of life.

Church is the place to practice love, compassion, reconciliation and symbol of the resuscitation. Turning church into a statue of animosity is a crime, a serious offence to the faith of our religion. It is possible to maintain vestiges in Tam Toa parish in order to remind us of the cruel characteristic, the unacceptability of war. However, if that is on purpose, it will be unacceptable. The main and most important message, which the church of Tam Toa wants to send to us and future generation, is the message of love, of reconciliation and of the resurrection, not the message of the animosity.

The grievous events in Tam Toa parish proved that: when they emphasize the hatred, there will be not a truly peace. To be feud with others is to give a hand to improve the civilization of death. We have lived long time in the society which gives prominence to the animosity. The serious consequence of the way of building country depending on the animosity is the cause of the decline of moral in our society. Vietnamese is originally good-natured and nice, but frequently confronts horrible violence in family and in society. Why? It is because of emphasizing the hatred for a long time. The hatred between classes became a standard to evaluate each other and lead us into violent tragedy as we often see through our country. It is urgent to put an end to hatred, which is the standard to build country. It is so long when we did give prominence to violence.

Therefore, none better than now, stressing the role of the Good News of love and compassion, conciliation and resurrection is one of the most urgent demand of the country and the evangelization of the Church. Nevertheless, in spite of the urgent situation, they keep on turning church, the place to practice love, compassion, reconciliation and symbol of the resuscitation into a statue of animosity.

The parishioners in Vinh diocese, being aware of pressing need of the evangelization of Love, building up the civilization of Love, and testifying to the power of Love, which can save people, expect to build a new church replacing the old one without abolishing the symbol of the cruelty of war. It is the wish to proclaim the message of total peace, insist on active love without ignoring the cruelty and violence of war. Without being aware of this, we may be tricked. During recent time, the press report as though someone wants to abolish the vestige of war. Someone even said that some parishioners in Vinh diocese want people to forget the crime of American Empire. It is unjust to them. To the parishioners in Vinh diocese, the important thing is the message of Love, conciliation, resurrection that has to be proclaimed here, on the old foundation of the church.

Thus, two opposite intention about the question of Tam Toa: the desire of pressing the hatred and the desire of sending a love message to posterity an aspiration of resuscitation. Perhaps, because of these opposite points, it brings about serious tragic situation to the parishioners in Tam Toa parish, Vinh diocese.

Jesus Christ has died for carrying out the Good News about Love, forgiveness, resurrection. The parishioners in Tam Toa are particularly taking part in God’s Work. Jesus said: “If the world hates you, you know that it hated Me first. If you belonged to the world, the world would love its own; but because you are not of the world and I have selected you from the world, therefore the world hates you. Remember what I say to you: a slave is not greater than his master. If they persecuted Me they will persecute you; if they observe My word, they will observe yours; but they will do all this to you on account of My name, for they do not know the One who sent Me (John 15 18-21).”

Co-operating with Tam Toa parishioners in prayer, we are now praying for the best wish of Love that come true. And this is the main purpose of many organizational prayers these recent days. We pray particularly for Quang Binh authorities and for the country in general to respect our legitimate aspirations.

Praying for Tam Toa parish means that we make our stand clear on the way to build country. As the Church of Christ dwelling among the heart of nation, having a responsibility to our country, we prove our standpoint of building country on the basic of Love, vitality and reconciliation. It will not be a truly peace and prosperousness if we emphasize only the hatred. Therefore, praying for Tam Toa is the way we express our choice. We choose a way to build country on the basic of love, forgiveness, vitality, resuscitation, not of hatred.

II. The event when we gather to pray is to send the message: we don’t agree to methods of applying violence, ruthlessness and cunning to suppress different opinions in the society.

Remaining a tyrannical situation which seems to be elapsed, but it still exists in reality, especially influence on our daily life serious consequences. Some of them are arbitrariness, suppression, distorting facts; suppress different opinions by ruthless and cunning methods. In addition to corruption besides them made our country be reduced seriously. In regards to religion, especially Catholic, these consequences are more serious because of the suspicious and prejudiced look against the Church and believers.

During a long time, and at present, some people still busy themselves causing suspicion and prejudice be serious more and more. One year ago, the national press system did collude with Hanoi authorities to persecute Archbishop Ngo Quang Kiet when they together truncated his statement to cause the hatred among people. Many newspapers, radio and television programmers didn’t hesitate to defame and slander priests, cloisterers, parishioners in Thai Ha parish for a long time. No one is confident to claim that these evil deeds don’t happened again in Tam Toa.

On the other hand, what happened these days in Tam Toa, Dong Hoi city (two priests injured, many parishioners imprisoned) prove that. In broad daylight, they didn’t hesitate to applying violence, hatred in order to treat Catholic believers.

In fact, if they treat people by that way just like beating others with a burning metal stick, they will be obviously destroyed as soon as they hold it to attack. Malice is the death seed in my heart because it seeks the death for others. Love is living seed in my heart because it seeks the good for others.

We share with believers in Vinh diocese in order to strongly oppose the applying of violence and trickery to suppress different opinions of building the country.

On the one hand, we are aware that Saint Paul wrote to Corinth and to our sisters and brothers in Vinh diocese as well: “This treasure, however, we possess within utensils of clay—an evidence that the unparalleled power is from God and not from us. We are hedged in from every side, but we do not live cramped lives; we are perplexed, but we do not despair; we are persecuted but not deserted; struck down but not destroyed, all the while bearing about in the body the dying of Jesus, so that by our bodies the life of Jesus may also be shown. In the midst of life, we are constantly handed over to death for Jesus sake, so that the live of Jesus may yet be evidenced through our mortal flesh (II Corinth 4 7-11).

In the other hand, according to the instruction of the Church, we claim that violence is the erroneous solution. Trusting in Christ and being aware of her mission, the Church claim that Violence is a crime, it is not a final solution of problems; violence is unacceptable for personal dignity; violence is false because it is against the truth of faith and the universal truth; violence destroys all social values.

Yes, it is the standpoint of the Church. It is our stand.

Through attending prayers like this, we claim the fundamental standpoint before the world: we don’t agree to the applying of violence, ruthlessness and cunning to suppress different opinions, especially suggestions regarding to development of the country. The Parishioners in Vinh diocese, for instance, they expect to build a new church replacing the old one. We don’t expect to build the country on the basic of hatred, violence although it is the revolutionary violence, hatred for the class. It is time to stop these methods, and begin a new policy that is based on love, forgiveness, life respect to build the country. Moreover, we prove our choice that proclaims the Gospel of love, reconciliation and life in spite of being persecuted, suffering.

let’s pray Virgin Mary Perpetual Help for us, her children, especially our brothers and sisters in Vinh diocese. Let’s pray to Jesus, the Redemer to bless us His peace and His Salvation and hope that we shall never compromise with measure of violence, hatred to build the country. But we consciously dedicate our life to attend love, reconciliation and resuscitation.

Hope the crazy ambition of turning church into the vestige, which provoke a bad feeling, will be ignored but let the aspiration of love, reconciliation, life be bloomed. It is our heartfelt prayer and our confidentially profession as well.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một nữ tu gốc Việt Nam khấn trọn đời trong Dòng Bác Ái Chúa Kitô
PT Giuse Nguyễn Hòa Phú
01:52 17/08/2009
HARRISBURG, Pennsylvania - Sáng ngày 15/8/2009, tại “Dòng Bác Ái Chúa Kitô” (The Sisters of Christian Charity), Thánh lễ “Khấn Trọn Đời” đã được cử hành cho hai nữ tu:

-Sơ Maria Goretti Nguyễn Minh-Duyên, SCC
-Sơ Anna Maria Phaolô, SCC.

Từ sáng sớm, thân nhân của hai nữ tu đã có mặt trong công viên nhà nguyện; đúng 10:30 giờ, đoàn đồng tế gồm quý Linh mục Việt-Mỹ và do Đức Cha Kevin C Rhoades, Giám mục Giáo phận Harrisburg chủ lễ đã bước vào Thánh lễ với ca khúc “Bài Ca Mặt Trời” do ca đoàn các Nữ Tu hợp xướng.

Thánh lễ “Khấn Trọn” được cử hành trong bầu khí thật linh thiêng và thánh thiện của hội dòng.

Có bốn (4) biểu tượng đậm nét trong nghi thức vĩnh khấn, và đây là tóm kết ý nghĩa:

1-Nến: Nữ tu khấn trọn tay cầm nến sáng như của lễ tiến dâng lên Đức Giám Mục. Nến sáng biểu tượng đời tận hiến hoàn toàn cho đức lang quân là Chúa Giêsu và là ánh sáng thế gian.

2-Áo Choàng Trắng: Áo choàng trắng là sự kết nối truyền thống của cộng đoàn và là phục sức trong Thánh lễ vĩnh khấn. Chính “Mẹ Phaolô Sáng Lập Dòng” cũng mang áo choàng trắng trong các biến cố quan trọng. Thánh Kinh cũng liên kết các Nữ tu là hình ảnh và dấu chứng tình yêu vẹn toàn của Thiên Chúa qua lời khấn tận hiến.

3-Phủ Phục: Khi hát “Kinh Cầu CácThánh”, các vĩnh khấn phủ phục trước bàn thờ. Cử chỉ này nói lên lòng khiêm nhường của các chị; động tác này còn phản ánh lòng tín thác của các vĩnh khấn vào Chúa Quan Phòng. Chính Thiên Chúa đã đồng hành với các vĩnh khấn tới giây phút quan trọng này.

4-Nhẫn: Biểu tượng cho hôn ước được thiết lập từ ngày hôm nay giữa Vĩnh khấn và Đức Kitô. Như lửa thử vàng, các vĩnh khấn cũng phải chịu thanh luyện để trở nên xứng đáng vào dự tiệc cưới vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Thánh lễ “Khấn Trọn” trùng hợp với Lễ kính “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” đã kết thúc trong bầu không khí hân hoan với muôn hồng của Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Cùng thời điểm này, lúc 4:00 giờ chiều ngày 14 tháng 8, Sơ Anna Hạnh, sau 4 năm tập khấn, đã lập lại lời khấn tạm để sẵn sàng sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng.

Tưởng cũng nên biết, hai Sơ Anna Hạnh và Sơ Maria Goretti Minh Duyên là Nghĩa Nữ của Cha Phanxicô Xaviê Trần Quốc Tuấn – Atlanta, Georgia.
 
Giáo khu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời thuộc GX Tam Hà mừng lễ Bổng mạng và 50 năm ngày thành lập
Tam Hà
03:30 17/08/2009
Năm 1959 sau khi hình thành giáo xứ Linh mục Chánh xứ Phêrô tiên khởi đã chia giáo xứ ra làm bốn giáo khu Đông, Tây, Nam, Bắc. Khu Bắc nhận Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời làm bổn mạng và mừng kính trọng thể vào ngày 15/8 hằng năm.

Xem hình ảnh

Sau khi được thành lập giáo khu lại chia ra thành 8 xóm và mỗi xóm đều nhận một thánh Tử Đạo Việt Nam đứng đầu mỗi xóm là một vị xóm trưởng. Và với sự gia tăng về nhân số hiện nay giáo khu đã có 11 xóm và mọi xóm đều hiệp thông nhiệt thành với BMV giáo khu và các hoạt động của giáo khu cũng như giáo xứ.

Để chào mừng và đánh dấu 50 năm hình thành và phát triển Ban Mục Vụ giáo khu đã có những việc làm thiết thực và thánh thiện dành riêng cho giới trẻ qua buổi chia sẻ của linh mục Giuse với chủ đề "Tội lỗi và mầu nhiệm bí tích giải tội" nhằm làm cho các em ngày càng có sự chuẩn bị và luôn làm mới tâm hồn.

Và hơn 30 năm nay với sự quan tâm của cha Giuse và gần đây là cha Gioan Baotixita phụ tá cũng như của Ban Thường Vụ giáo xứ và sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau của các giáo khu nhằm làm cho mọi người, mọi nhà ngày càng thăng tiến về mọi mặt

Nhân ngày kỷ niệm trọng đại này chúng ta hãy cầu mong Thiên Chúa ban muôn ơn lành hồn xác tới với mọi người trong giáo khu để ngày càng phát triển và thánh thiện.
 
Giáo xứ Phước Tượng vững bước tiến lên
Trương Trí
17:00 17/08/2009
HUẾ - Từ trên đèo Phước Tượng nhìn xuống, một ngôi nhà thờ cổ kính ẩn mình giữa những vườn cây và ruộng đồng.Đó là nhà thờ giáo xứ Phước tượng thuộc thôn Phước tượng,xã Lộc trì,huyện Phú lộc tỉnh Thừa thiên Huế,cách thành phố Huế chừng 45Km.

Là một giáo xứ có 660 giáo dân,chiếm gần 90% dân số trong thôn,với ngôi nhà thờ cổ kính dược xây dựng lâu đời,qua nhiều lần tu sửa.Năm 2001,cha Nguyễn văn Hùng quản xứ Cầu hai kiêm giáo xứ Phước tượng cho nới rộng nhà thờ nhưng vẫn giữ lại tiền đường với nét cổ kính.

Giáo xứ Phước Tượng hình thành khoảng cuối triều Tự Đức nên thoát được những cuộc bách đạo. Nhưng địa hình giáo xứ nằm dưới một thung lủng bên chân đèo Phước Tượng, trên đèo nhìn xuống từ xưa nay có nhiều người lầm tưởng đây là một làng cùi với vẻ yên lành cô độc. Trước đây, đường vào Phước Tượng chỉ là con đường mòn độc đạo quanh co, cách đường quốc lộ 1 chỉ chừng 2 km. Kể từ khi cầu Tư Hiền được xây dựng và con đường được mở rộng thông đến cầu thì người dân Phước Tượng bắt đầu có những giao thương với bên ngoài dễ dàng hơn, và Phước Tượng bớt dần cảnh quá sức thanh bình hiu quạnh.

Cuộc sống của người dân nơi đây từ xa xưa chủ yếu nhờ vào ruộng vườn và đốn củi. Đến nay vẫn còn những ngôi nhà sát chân núi với vườn cây ăn trái trên triền dốc,bản chất con người thật thà chất phác nên hầu như không xảy ra chuyện mất mát, lại được hưởng không khí trong lành nên tuổi thọ của người dân khá cao.Từ khi hình thành, Giáo xứ Phước Tượng được đặt dưới sự chăm sóc của giáo xứ Nước Ngọt, rồi Cầu Hai.

Đến năm 2003, linh mục Gioan Kim Nguyễn Chí Hữu một linh mục trẻ vừa thụ phong được Tòa Tổng Giám mục bổ nhiệm về quản xứ Phước Tượng. Giáo dân bắt đầu có những khởi sắc hơn trong đời sống đạo, tươi sáng hơn về kinh tế. Sau khi về nhậm xứ, cha Gioan Kim bắt tay phát triển sinh họat, lập các hội đoàn và kiến thiết lại cơ sở nhà xứ, nhà hội. Với việc nhà nước mở rộng con đường nên giờ đây ngôi nhà thờ với những đổi mới khang trang hơn nhiều,nhờ đó cha Gioan Kim được thừa hưởng “Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa” để xây dựng giáo xứ vững mạnh. Một số hộ nghèo và những cụ già neo đơn được cha Gioan Kim liên hệ những tổ chức từ thiện xin trợ giúp. Trong số 58 người thuộc diện khó khăn thường xuyên được trợ cấp có đến 13 người là lương dân. Mỗi lần tết đến, giáo xứ tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ, thọ 70 tuổi được tặng áo thụng xanh, và 80 tuổi được tặng áo thụng vàng.Đặc biệt, mỗi thánh lễ chủ nhật, luân phiên từng gia đình được cha quản xứ và cộng đoàn cầu nguyện và thánh hiến, mừng kỷ niệm hôn phối. Trong thánh lễ này, phiên gia đình nào thì cả vợ chồng con cái lo phần phụng vụ thánh lễ gồm: đọc sách thánh, đọc lời nguyện và dâng lễ vật. Kể từ đó, đời sống cộng đoàn năng nổ và đạo đức hơn nhiều, góp phần cho giáo phận những tu sinh nam nữ. Khởi đầu là thầy Matthêu Phan Văn Tùng vừa được phong phó tế.

Ngày nay về Phước Tượng, từ trên đèo nhìn xuống đã thấy một bức tranh tươi sáng và sống động hơn xưa. Giáo xứ luôn ghi ân và cầu nguyện cho các vị ân nhân gần xa đã bằng nhiều cách để giúp đỡ cho giáo xứ phát triển. Đặc biệt là Đức Tổng Giám mục và Đức Giám mục phụ tá giáo phận đã hết lòng quan tâm tới giáo xứ.
 
Sa mạc huấn luyện huynh trưởng cấp 3 tại giáo xứ Thái Bình
Xuân Nguyên
17:12 17/08/2009
Vào hai ngày 15 & 16/08/2009 một Sa mạc huấn luyện Huynh trưởng cấp 3 "Dấn Thân V" đợt 2 đã được tổ chức tại giáo xứ Thái Bình với chủ đề của hành trình sa mạc là: Theo gương Đức Maria sống Lời Chúa.

Xem hình ảnh

Tôn chỉ của phong trào là sống Lời Chúa và kết họp với Chúa Giêsu Thánh Thể như vậy mẫu mực tuyệt vời cho huynh trưởng về việc Sống Lời Chúa không ai khác hơn là Đức Maria. Huynh trưởng học nơi Mẹ những đức tính cần thiết để biết đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời như Mẹ đã thực hiện cách tuyệt hảo.

Trạm đầu của hành trình sa mạc, qua hai tiếng xin vâng, Đức Maria đã đón nhận tước vị vinh quang làm Mẹ Thiên Chúa và đồng thời cũng là tước vị Mẹ đồng Công Cứu Chuộc loài người. Huynh trưởng học nơi Mẹ: sống vâng phục, hoàn toàn tin tưởng, phó thác nơi Chúa.

Ở những trạm tiếp theo: Cuộc đời Mẹ không phải là một siêu sao, nhưng phục vụ trong thầm lặng, hy sinh gian khổ. Sẽ có những lúc huynh trưởng đón nhận những tin buồn như lời tiên tri Si-mê-ông, hoặc đau khổ cùng cực như trạm Trên Núi Sọ. Nhưng nếu kiên tâm, trung thành theo Chúa, vào trạm cuối của hành trình, huynh trưởng sẽ được phúc cùng Mẹ lên Thiên Quốc. Phúc cho những ai lắng nghe và sống theo Lời Chúa.( Mt 12,46-48).

Trong sa mạc, Huynh trưởng được huấn luyện những bài khóa về phong trào, về nhiệm vụ dạy giáo lý. Cha tuyên úy liên đoàn, Giuse Phạm Đức Tuấn giúp các bạn học hỏi về các tông huấn, các hướng dẫn chung về viêc dạy giáo lý.

Cha Phêrô NguyễnVăn Hiền, Phụ trách Ban Giáo lý Giáo phận chia sẻ với các bạn về chương trình Giáo lý Phổ thông, linh đạo của bộ sách giáo lý của Giáo phận, đường hướng huấn luyện Đức tin cho các em thiếu nhi. Tương lai chương trình giáo lý sẽ không còn là chuyện trăm hoa đua nở của riêng mỗi giáo xứ.

Cha hy vọng vào năm 2020, sẽ có những giáo lý viên thiện nguyện nhưng không nghiệp dư, những giáo lý viên “ Pro” có đủ khả năng, kiến thức và sư phạm.

Sa mạc kết thúc vào lúc 17g30 ngày 16/08/2009.

Cầu chúc các huynh trưởng, theo gương Đức Maria, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, nhờ đó các bạn thành công trong việc giáo dục đức tin cho các em thiếu nhi, xây dựng nơi các em mối tương quan với Chúa, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.
 
Tu Hội Tận Hiến Kỷ Niệm 60 năm thành lập 20 năm phục vụ tại Orlando
Giáo xứ Thánh Minh
18:44 17/08/2009
ORLANDO - Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2009, giáo xứ thánh Philipphê Phan Văn Minh đã tổ chức trọng thể lễ Kỷ Niệm 60 năm thành lập của Tu hội Tận Hiến và Kỷ Niệm 20 năm phục vụ của quí sơ của Tu Hội tại Orlando. Được biết Tu hội có một quá trình thành lập từ 2-2-1949 “tại nhà nguyện của Tiểu Chủng Viện Mỹ Đức, Thái Bình, trong khi tận hiến cho Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria, thầy Micae Maria Việt Anh đã được ơn thành lập Tu Hội Tận Hiến.”

Ngày 22-2-1972, cha Việt Anh và hai chị Ngọc Minh và Thúy Linh đã khấn trọn đời dưới sự chủ tọa của Đức Cha Simon Hòa Hiền. Theo Hiến Pháp đã được châu phê bởi Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt ngày 19-3-1998 và 28-01-2000, Tu Hội Tận Hiến được tách ra làm hai tu hội biệt lập: Nam Tu Hội Tận Hiến do cha Nguyễn Việt Hưng coi sóc và Nữ Tu Hội Tận Hiến do sơ Ngọc Minh coi sóc. Tại Orlando, từ tháng 8 năm 1989 các sơ Tận Hiến đã đồng hành với giáo xứ trong 20 năm trong phụng vụ và mục vụ.

Thánh lễ đã được cử hành bởi Đức Cha Thomas Wenski, Giám Mục địa phận Orlando cùng với sự đồng tế của 16 linh mục lúc 12g30, cùng với sự tham dự của quí tu sĩ nam nữ thuộc Tu Hội đến từ Louisiana, Houston và Orlando, và rất đông đảo giáo dân.
 
Hành Hương Mùa Hạ năm 2009 tại Linh Địa La Vang
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
21:19 17/08/2009
Hành Hương Mùa Hạ năm 2009 tại Linh Địa La Vang

Ngày 14 tháng 8 năm 2009

Tháng tám Dương Lịch: Tháng kính Đức Mẹ Maria Hồn Xác về trời, tháng diễn ra cuộc Hành Hương Thường niên Mùa Hạ kính Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.

Ngay từ ngày 01 tháng 8 năm 2009, linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, đã ra thông báo về chương trình hành hương thường niên nầy vào hai ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2009.

Nhiều tín hữu hành hương đã đến La Vang trong những ngày đầu của tháng 8 nầy để kính viếng Đức Mẹ. Con số tín hữu hành hương từ khắp mọi miền Đất Nước, đến La Vang càng ngày càng đông khi Ngày Khai Mạc Hành Hương, ngày thứ sáu, 14-8-2009, gần kề.

Những ngày trước đó, khí hậu tại Quảng Trị rất oi bức. Như thường lệ trong mùa hè, những ngọn gió Lào thổi đến, mang nhiều khí khô và hơi nóng. Ngoài ra, hai ngày trước ngày 14-8-2009 nầy, đã có những trận mưa rất lớn vào lúc ban chiều.

Lúc 14g15 ngày 14 tháng 8 hôm nay, trời đổ mưa lắc rắc. Tín hữu hành hương vẫn bình tĩnh, thầm nguyện. Sau đó không lâu, trời nắng chiều lại loé lên, trong một bầu trời quang đảng, trong đẹp.

Đứng 17g30, chuông đổ vang lên từ Tháp Nhà Thờ, mời gọi mọi người chuẩn bị trong vòng ba mươi phút nữa, tham dự Thánh lễ Vọng Hành Hương kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Cùng với ánh nắng trời chiều yếu dần, các ngọn đèn điện trong khu vực Linh Địa La Vang được bật sáng, sẵn sàng đưa Thánh Lễ Hành Hương chiếu sáng vào đêm tối hôm nay.

Thánh Lễ Vọng Hành Hương kính Đức Mẹ Hồn Xác về Trời bắt đầu đúng 18 giờ theo như chương trình ấn định.

Chủ tế Thánh Lễ Hành Hương hôm nay là Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế. Đồng tế trong Thánh Lễ nầy, là Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Đức Đan Viện Phụ Dòng Thiên An, cùng với hơn một trăm linh mục.

Đầu Thánh Lễ, Đức Cha chủ tế hướng về đoàn con Mẹ từ muôn phương, tuôn về Linh Địa La Vang để tham dự cuộc hành hương thường niên, mừng Lễ Vọng Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm nay. Ngài nói cộng đoàn hành hương về đây để tôn vinh Mẹ và cùng với Mẹ, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì đặc ân cao quý mà Thiên Chúa đã dành cho Mẹ, đặc ân được lên trời hồn xác sau cuộc sống trần gian nầy. Mẹ lên trời nhưng Mẹ không bỏ rơi đoàn con của Mẹ đanh hành hương trên bước đường lữ thứ trần gian nầy. Mẹ luôn theo dõi và đồng hành với con cái Mẹ trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống để làm sao cho con cái Mẹ biết noi gương Mẹ mà sống trung thành với niềm tin vào Chúa, để cuối đời, được cùng Mẹ, chia sẻ hạnh phúc trên trời.

Đức Cha chủ tế cũng nhấn mạnh về cuộc hành hương năm nay nằm trong Năm Linh Mục. Dưới chân Thánh Giá ngày xưa, Đức Mẹ Maria đã đón nhận thánh Gioan làm con của Mẹ, và qua Gioan, Mẹ cũng đã đón nhận tất cả chúng ta, đặc biệt các linh mục, làm con riêng của Mẹ. Cộng đoàn hành hương hãy cầu nguyện xin Mẹ đồng hành với các linh mục trên mọi nẻo đường phục vụ, xin Mẹ thánh hoá, an ủi và nâng đở những linh mục đang gặp thử thách phần hồn phần xác, xin Mẹ cầu cùng Chúa cho các linh mục ngày càng nên giống Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Tốt Lành.

Sau bài Tin Mừng, Đức Cha chủ tế chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn.

Giáo Hội công giáo sùng kính Đức Mẹ Maria một cách đặc biệt với rất nhiều tước hiệu cao quý. Tước hiệu “Đức Bà Mông Triệu Thăng Thiên” xuất hiện sau năm năm 1950, là năm mà Đức Giáo Hoàng Piô XII long trọng định tín Đức Mẹ Maria Hồn và Xác LênTrời là một tín điều buộc mọi người phải tin.

Trong bài Phúc Âm hôm nay, thánh Luca gọi Mẹ là Người Nữ Hạnh Phúc khi đặt trong miệng một phụ nữ, lời ca tụng của Chúa Giêsu: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm”, nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Đúng hơn, phải nói rằng: “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Lúc Mẹ đi thăm gia đình ông Giacaria, bà Isave đã lớn tiếng xác nhận: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và Người Con em đang cưu mang, cũng được chúc phúc.” (Lc 1,42)

Đức Mẹ là Người Nữ Hạnh Phúc vì Mẹ đã cưu mang và nuôi dưỡng Con Thiên Chúa làm người. Người đàn bà trong Phúc Âm, bằng một trực giác thiên phú, đã buộc miệng ca tụng người mẹ khi cảm phục và say mê lời giảng dạy thâm thúy của người con: “Phúc thay cho người Mẹ đã cưu mang Thầy và cho Thầy bú mớm” (Lc 11,27). Mẹ hạnh phúc vì Mẹ là Người Nữ duy nhất được Thiên Chúa kén chọn để làm Mẹ Con Thiên Chúa: “Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1,48). Qua Kinh Kính Mừng, Giáo Hội mời gọi chúng ta lặp đi lặp lại tước hiệu nầy để tôn vinh Mẹ: Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu, Con lòng Bà, gồm phước lạ.

Lại nữa, Đức Mẹ là Người Nữ Hạnh Phúc vì Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa. Thiên Chúa chỉ mặc khải Lời của Ngài cho những ai có lòng khiêm tốn và có lòng thành muốn lắng nghe. Đức Mẹ có đủ hai điều kiện nầy khi Ngài thưa cùng thiên sứ lúc truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38). Mẹ khao khát tìm thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong những biến cố tầm thường trong cuộc sống. Mẹ biết ý Chúa có thể không trùng hợp với ý của Mẹ, vì thế Mẹ luôn sẵn sàng “khắc ghi và suy niệm mọi điều đó trong lòng” (Lc 2,19). Và Mẹ luôn lắng nghe để tìm hiểu thánh ý Chúa với một tấm lòng đầy tình yêu mến Chúa.

Cuối cùng, Đức Mẹ là Người Nữ Hạnh Phúc vì Mẹ đã tuân giữ Lời Chúa. Có thể có người, tuy biết lắng nghe Lời Chúa và nhận ra được ý Chúa, nhưng không đủ can đảm và quảng đại để đi bước thứ hai, là sống theo Lời Chúa, thi hành thánh ý Chúa. Đức Mẹ luôn thi hành thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, bất cứ hoàn cảnh nào, vì “Xin Vâng” là điệp khúc tình yêu mà Mẹ hát lên trong hang đá lạnh giá cũng như dưới chân thập giá đau thương.

Sau khi suy niệm ba điều trên, Đức Cha chủ tế nhắn nhủ công đoàn phụng vụ hãy đi theo con đường về trời với Mẹ Maria, con đường ngắn nhất, con đường chắc chắn nhất: con đường biết lắng nghe Lời Chúa và tuân giữ Lời Chúa. Mặc dầu con đường lên trời là con đường lên dốc, con đường khó khăn, nhưng biết bám vào Mẹ, biết để Mẹ dẫn dắt, chúng ta sẽ đạt đến Quê Trời.

Thánh lễ Vọng Hành Hương Kính Mẹ Hồn Xác về Trời kết thúc lúc 19 giờ 12 phút.

Cộng đoàn hành hương tại La Vang hân hoan vì đã được nhận lãnh nhiều ơn lành của Chúa ban qua Mẹ Maria trong Thánh lễ Khai mạc Hành Hương này. Với tấm lòng sốt sắng, họ sung sướng chuẩn bị tham dự Đêm Canh Thức bên Mẹ với chủ đề: “Linh mục với Bí Tích Thánh Thể” vào lúc 20 giờ 30.

Đúng 20g30, Đêm Canh Thức bắt đầu bằng cuộc Kiệu Thánh Thể long trọng.

Đi đầu đoàn Kiệu Thánh Thể là một linh mục cầm Thánh Giá và hai linh mục cầm đèn hầu.

Theo sau là hơn một trăm linh mục mặc áo trắng, mang giây trắng, và tay cầm cây nến sáng được bao bọc bởi một khuôn giấy in những hình ảnh của Linh mục Thánh Vianê, Bổn mạng các linh mục.

Khi Kiệu Thánh Thể đến Linh Đài Đức Mẹ, Mình Thánh Chúa được đặt lên trước Linh Đài để bắt đầu giờ Chầu Thánh Thể, cầu nguyện cho Linh Mục.

Các linh mục sốt sắng và khiêm nhượng, quỳ gối quanh Linh Đài, trước Mình Thánh Chúa.

Trước Chúa Giêsu Thánh thể, các linh mục được hướng dẫn cầu nguyện theo ba ý chính, là: hãy sống đời cầu nguyện như gương Linh mục Thánh Vianê, hãy đặt Chúa lên trên hết như gương Linh mục Thánh Vianê, hãy luôn chiến đấu với tội lỗi như gương Linh mục Thánh Vianê.

Sau khi các linh mục suy niệm ba điều như trên, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, hướng dẫn buỗi cầu nguyện nầy, ban những lời huấn từ cho các linh mục về chủ đề: “Linh mục với Bí Tích Thánh Thể.”.

Sau buỗi Chầu Thánh Thể và Phép Lành Thánh Thể, các linh mục chia nhau ngồi vào 150 Toà Giải Tội được đặt trước Linh Đài.

Dưới bầu trời đầy sao lấp lánh của đêm hồng phúc, trong không khí thinh lặng thánh thiêng của rừng núi La Vang, nhiều tín hữu hành hương sung sướng vào Toà Giải Tội để được các linh mục, thay mặt Chúa, tha tội cho mình, tại Linh Địa của Mẹ hiện ra, trong dịp Lễ Hành Hương năm nay, Năm Linh Mục.

Lễ Hành Hương năm nay thật đặc biệt: Năm Linh Mục!

Ngày 15 tháng 8 năm 2009

Sáng ngày trọng đại của Lễ Hành Hương năm nay, ngày 15 tháng 8 năm 2009, cộng đoàn hành hương đã rộn rịp ngay từ lúc sương sớm. Ai cũng háo hức chuẩn bị tham dự Thánh Lễ lúc 06 giờ sáng: Thánh lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Trong đêm vừa rồi, nhiều tín hữu hành hương nối đuôi nhau đổ về Linh Địa La Vang với đủ mọi phương tiện di chuyển: xe đạp, xe máy, xe ôtô với mọi biển số. Con số người hành hương tăng thêm rất đông trong ngày Đại Lễ hôm nay.

Đúng 06 giờ sáng, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng kèn rộn rã vang lên, báo hiệu bắt đầu Thánh Lễ Hành Hương mừng kính trọng thể Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời.

Từ Nhà Hành Hương, Đoàn Đồng Tế tiến về Linh Đài. Đi đầu, là Thánh Giá và Đèn Hầu. Tiếp theo là các đoàn thiên thần, đoàn dâng lễ, đoàn các chủng sinh nội và ngoại trú, đoàn các Thầy Đại chủng sinh, đoàn các Thầy Phó tế.

Thánh Lễ hôm nay do Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Huế chủ sự. Cùng đồng tế, có Đức Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Đức Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Đan Viện Phụ Đan viện Thiên An, Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Nẵng, cùng nhiều linh mục trong và ngoài nước.

Đức Tổng Giám Mục chủ tế chào cộng đoàn hành hương và thúc giục mọi người hãy vui mừng vì mầu nhiệm Mẹ Hồn Xác về trời nói lên lòng trông cậy của cộng đoàn hành hương chúng ta. Chúng ta sẽ được vinh quang như Mẹ nếu chúng ta biết sống những chặng đường Vui, Sáng, Thương, Mừng của Mẹ và như Mẹ. Chúng ta hãy cầu xin cho mình, mỗi ngày một lớn, một vui hơn, một tốt đẹp hơn sau cuộc Hành Hương nầy.

Vì Lễ Hành Hương diễn ra trong Năm Linh Mục, Đức Tổng Giám Mục chủ tế thúc đẩy cộng đoàn phụng vụ hãy tạ ơn Chúa vì đã ban cho Giáo Hội có nhiều linh mục hiến thân phục vụ Dân Chúa. Ngài khuyên mọi người hãy tri ân các linh mục và hãy cầu nguyện cho các linh mục nên giống Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục cắt nghĩa Lời Chúa qua các bài đọc trong Thánh Lễ.

Thị kiến trong Khải Huyền (Kh. 12,1) nói lên giấc mơ huyền diệu về lịch sử nhân loại và vũ trụ qua biểu tượng một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai sao sáng. Tất cả đều hướng về một mục đích là Trời mới Đất mới. Giấc mơ của Khải Huyền nầy nhắc chúng ta nhớ đến giấc mơ trong thời kỳ thiên sai mà ngôn sứ Isaia (11,6-9) đã đề cập đến: một thế giới hài hòa lý tưởng, trăm họ an vui, thiên hạ thái bình.

Trong tiến trình hoà hợp thiên-địa-nhân được thấm nhuần ơn cứu độ nầy, Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Mẹ chúng ta, giữ một vai trò rất quan trọng. Mẹ được Thiên Chúa chọn gọi, cho cọng tác mật thiết vào chương trình cứu độ của Người. Mẹ là sự hài hoà tinh tuyền nguyên vẹn giữa ân sủng Chúa ban nhưng không và nỗ lực bền bỉ của con người. Sau cuộc lữ hành trần thế, Mẹ đã được Thiên Chúa ân thưởng đưa lên trời cả hồn cả xác trong vinh quang muôn đời.

Đức Tổng Giám Mục chủ tế khuyến khích cộng đoàn hành hương đặt hết niềm tin và hy vọng vào sự quan phòng kỳ diệu và đầy yêu thương của Chúa. Ngài nói:

Dưới cái nhìn đức tin, bước đi của lịch sử nhân loại và vũ trụ đang hướng tới sự viên mãn tốt đẹp trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, bất chấp những khập khiểng, những cản trở, những trì trệ, những vướng mắc dọc đường... do những giới hạn và tội lỗi của con người. Con ác thú Mãng Xà mà sách Khải huyền nói tới, có đến bảy đầu và mười sừng, tượng trưng cho uy lực to lớn của sự dữ, sự ác, cuối cùng rồi cũng bị khuất phục.

Cái nhìn đức tin mở ra cho chúng ta một trời chan chứa hy vọng. Trời mới đất mới đang được hình thành và sẽ hoàn tất, để rồi sau hết, Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha, trong một bản giao hưởng hài hòa giữa trời, đất và con người được cứu độ
.”

Về bài Tin mừng trong Thánh lễ hôm nay thuật lại cuộc viếng thăm của Mẹ Maria đến nhà người chị họ Ê-li-sa-bét, Đức Tổng Giám Mục chủ tế nhận xét rằng: một lời chào thôi, thế mà tác động sâu xa đến người mẹ lẫn cả đứa con nhảy nhót trong dạ mẹ. Và ngài khuyên cộng đoàn hành hương: “Một lời chào hỏi đơn sơ mà chân tình, không khách sáo, lại thấm đượm yêu thương và nguyện cầu, sẽ trở thành Tin Mừng tác động đến chiều sâu của người mình gặp, và đánh thức những điều tốt đẹp dễ thương đang tiềm ẩn trong lòng họ.”

Khi gặp nhau chân thành, mỗi người nhận ra huyền nhiệm của người kia, một huyền nhiệm vượt quá sự hiểu biết của mình. Họ không thấy nơi người kia một đối thủ cạnh tranh.Họ không còn cảm thấy phải loại bỏ người kia. “Họ bắt gặp huyền nhiệm của người kia và qua đó, họ cũng ý thức huyền nhiệm của chính mình. Bấy giờ, không còn vấn đề là ai có lợi hơn ai, qua cuộc gặp gỡ này. Hai bên đều có lợi (win – win), vì sau đó, mỗi người trở nên sống động hơn và được biến đổi, lớn lên thành những người khổng lồ trong đức tin và lòng mến.”

Đức Tổng Giám Mục chủ tế khuyên mọi người, trong khi gặp gỡ, giao tiếp với nhau, hãy cư xử lễ độ, nhã nhặn, nhất là trong lời ăn tiếng nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên Mẹ Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn cả xác, sau một cuộc sống âm thầm lặng lẽ, mà sức lan toả của Tin Mừng vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ biết bao, thật là khôn sánh! Đời thường, gặp gỡ, thăm hỏi... đơn giản thôi, thế mà chan hoà tình nghĩa, mà tao nhã tế nhị, mà đi vào lòng người không cưỡng được.

Đức Tổng Giám mục thúc giục cộng đoàn hành hương hãy noi gương Đức Mẹ: “Người Nữ thánh thiện và nhã nhặn, tinh tế ấy, mời gọi chúng ta gặp gỡ nhau, thăm viếng nhau, ứng xử với nhau một cách có văn hoá, do lòng bác ái Kitô giáo gợi hứng và đòi hỏi”. Và ngài kết thúc với lời cầu nguyện: “Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, xin Mẹ đồng hành với chúng con trong cuộc sống hằng ngày, giúp chúng con bước theo Mẹ, theo gương sáng và cách sống của Mẹ, để Tin Mừng Chúa Giêsu được toả sáng trên các nẻo đường đời của chúng con. Amen.”

Trước khi kết thúc Thánh Lễ Hành Hương, linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, đọc lời cám ơn như sau:

Thay mặt ban tổ chức, con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục Phụ Tá đã đến chủ tế Thánh Lễ Vọng chiều 14 và nhất là, chủ tế Thánh Lễ trọng thể sáng mai nay, Mừng Kính Đức Mẹ Hồn Xác về Trời. Cộng đoàn hành hương đã sốt sắng dâng Thánh Lễ, và nhất là được lắng nghe những bài suy niệm sâu xa về tình yêu Thiên Chúa đã dành cho Đức Maria, và qua Mẹ, ban xuống cho nhân loại, cho Giáo hội.

Chúng con cũng xin hết lòng cám ơn Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng đã thương nhận lời chủ sự giờ Chầu Thánh Thể đêm hôm qua. Những lời chia sẻ của Đức Cha, thật cần thiết và bổ ích cho anh em linh mục chúng con trong Năm Linh Mục này, xin hết lòng tri ân Đức Cha.

Chúng con cũng xin cảm ơn Đức Đan Viện Phụ, quí Cha, quí Bề Trên dòng, quí Tu sĩ nam nữ, quí Chủng sinh đã đến đồng tế và hiệp dâng Thánh Lễ một cách sốt sắng và trang nghiêm trong ngày đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác về Trời.

Với Cộng đoàn Dân Chúa: chúng tôi muốn bày tỏ tâm tình khen ngợi quí ông, quí bà, và toàn thể anh chị em từ khắp mọi miền trong nước cũng như hải ngoại, đã về tham dự ngày đại lễ trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.

Tôi cũng xin bày tỏ tâm tình biết ơn Chính quyền các cấp Tỉnh Quảng Trị, Huyện Hải Lăng, Xã Hải Phú và các Ban Ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong những ngày chuẩn bị lễ và đặc biệt trong ngày đại lễ hôm nay, được tốt đẹp.

Xin cám ơn các Bác sĩ, Y tá của Phòng Khám Từ Thiện Kim Long đã khám chữa bệnh và phát thuốc cho khách hành hương trong mấy ngày qua.

Ngày hành hương kết thúc tốt đẹp hôm nay, cũng phải kể đến công sức đóng góp rất nhiều của quí cha, các dòng tu nam nữ, và các ban ngành trong Giáo Phận, đặc biệt là giáo xứ Chánh Toà Phủ Cam, đã không quản ngại đảm nhận những phần vụ rất quan trọng và nặng nề giúp cho Đại Lễ được thành công.

Xin cám ơn Đội Trống Giáo xứ Đàn Giản Hà Nội - Đội Kèn Nữ Giáo Phận Thái Bình - Đội Thiên Thần Lạc Lâm Lạc Viên Giáo Phận Đà Lạt, và nhiều đoàn thể khác ngoài giáo phận, đã đến cộng tác và góp phần làm cho đại lễ thêm phần long trọng và sốt sắng.

Một lần nữa, chúng con xin hết lòng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá, Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, Đức Đan Viện Phụ, Cha Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Nẵng, Quí Cha Hạt Trưởng, quí cha, quí Bề Trên Dòng, quí nam nữ tu sĩ, cùng quí cộng đoàn hành hương, và xin được hẹn gặp lại trong Ngày Hành Hương 14 và 15/8/2010 tại Linh Địa La Vang thân yêu nầy.

Sau cùng, xin Đức Tổng Giám Mục ban phép lành đặc biệt cho cộng đoàn hành hương. Xin trân trọng kính mời Đức Tổng Giám Mục.


Lễ Hành Hương kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời kết thúc lúc 07g30 sáng ngày 15/8/2009, sau Phép lành đặc biệt của Đức Tổng Giám Mục chủ tế.

Hàng chục ngàn người hành hương lần lượt từ giả Mẹ La Vang, ra về.

Đoàn con Mẹ ra về trong một buổi sáng thật tuyệt vời của mùa hạ tại Quảng Trị: nắng chói chang nhưng vẫn để lại một bầu trời mát mẻ.

Đoàn con Mẹ ra về, mang theo tâm tình của Mẹ: luôn lắng nghe Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh, luôn sống và thi hành Lời Chúa trong mọi lúc và trong mọi nơi, luôn cư xử tử tế với mọi người, bất cứ là ai, ngay cả những kẻ chống lại mình, trong sự kính trọng, công lý, công bình và chân thành yêu thương nhau. Đây là những điều mà người công giáo Việt Nam chúng ta, hiện nay, đem lại nhiều ích lợi nhất cho Giáo Hội, cho Tổ Quốc Việt Nam và cho Đồng Bào yêu quý của mình.

Trước khi từ giả Mẹ La Vang ra về, chắc chắn thế nào mỗi người hành hương cũng đều sốt sắng cầu nguyện như vậy.

Và xác tín như vậy.
Và quyết sống như vậy!
Thật là tuyệt vời siêu nhiên: Cuộc Hành Hương Mùa Hạ năm nay tại Linh Địa của Mẹ La Vang!
 
Lễ tuyên khấn lần đầu của hai tu sĩ Don Bosco gốc Việt Nam tại miền Đông Hoa Kỳ
John Bosco Nguyễn Trí
22:22 17/08/2009
NEW YORK - Sáng Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2009, ca đoàn hỗn hợp Việt-Mễ-Mỹ hòa ca bài hát “The Summons” bằng tiếng Anh và tiếng Việt khi hai thầy dòng Salêdiêng Don Bosco cùng đoàn Linh Mục đồng tế bước ra bàn thánh tại Giáo xứ Our Lady of the Holy Rosary, Port Chester, New York. Thầy Paul Phước Trọng Chu và thầy Minh Đức Đặng vừa kết thúc một năm nhà tập tại chính Giáo xứ này, và dòng Salesians of St. John Bosco tại Miền Đông Hoa Kỳ theo thông lệ tổ chức Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu vào đúng ngày sinh nhật của Cha thánh lập dòng, thánh Gioan Bosco.

Đoàn sủng và tôn chỉ của nhà dòng thể hiện rõ trong cung cách tổ chức Thánh lễ Khấn và trong chính lời khấn: đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, các Thầy tự nguyện toàn hiến cuộc sống để phục vụ những người mà Chúa sẽ gởi đến, nhất là giới trẻ nghèo khổ và bị bỏ rơi, và sẽ sống sứ mạng phục vụ này với sự hiệp nhất trong tinh thần và trong hành động với các anh em Salêdiêng khác trong cuộc sống cộng đoàn. Các thầy đã tuyên khấn giữ ba lời hứa Phúc Âm trước mặt Cha Giám Tỉnh Thomas Dunne, SDB: sống vâng lời, khó nghèo, trong sạch theo tinh thần Salêdiêng đã được vạch ra trong Hiến Chương của nhà dòng.

Khi hai thầy bước vào trong để thay đổi tu phục, Cộng đoàn cùng hát bài Xin Vâng. Bài hát đã được chính hai thầy chọn như để nói lên lòng tín thác của mình vào sự dẫn dắt, che chở của Mẹ, và như lời nguyện chân thành mong sao lời xin vâng của Mẹ năm xưa cũng sẽ là tấm gương soi dẫn các thầy trọn đời phục vụ hôm nay.

Giáo xứ Our Lady of the Rosary không có cộng đoàn Việt Nam, nhưng nhà thờ hôm nay chiếm nữa là con cháu các thánh Tử đạo Việt Nam, thể hiện rõ sự tự hào về truyền thống yêu Chúa hào hùng trong lời ca tiếng hát, trong bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được chọn in trên trang chính của tập chương trình Thánh Lễ. Gia đình, cộng đoàn Giáo xứ tại Massachusetts và Virginia, cùng đông đảo bạn bè, nhất là Giới trẻ Việt, Mỹ đã sốt sắng tham dự Thánh lễ, và cùng dự buổi liên hoan trong hội trường sau Thánh Lễ. Khi còn ở Giáo xứ nhà, các thầy đều là thành viên đắc lực trong các hội đoàn trẻ (Thiếu Nhi Thánh Thể), và lòng nhiệt thành phục vụ đã được nuôi dưỡng trong Giáo xứ từ thuở nhỏ đã dẫn các thầy đến quyết định đi theo Chúa để phục vụ giới trẻ một cách trọn vẹn ngày hôm nay.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tam Tòa: Cần phải làm gì để giữ nghiêm luật pháp và đảm bảo quyền lợi công dân?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:39 17/08/2009
Những thông tin Tam Tòa mấy ngày gần đây đã làm nhiều người cảm thấy thất vọng. Người ta thất vọng về một cách hành xử của nhà cầm quyền Quảng Bình vẫn chưa biết hồi tâm và suy nghĩ theo đường ngay nẻo chính, theo đúng đường lối pháp luật đề ra để mưu cầu xây dựng một địa phương, đất nước an bình, xã hội tốt đẹp. Trái lại, họ đang cố đào sâu hố ngăn cách tôn giáo, đang cố tạo ra những bất ổn ngay trong lòng xã hội đang cần sự thống nhất và đoàn kết.

Họ cứ nghĩ rằng bạo lực, bắt bớ, giam cầm và bóp méo sự thật kết hợp khủng bố giáo dân, tu sĩ sẽ giải quyết được vấn đề của họ? Họ đã nhầm.


Những thông tin gây sốc về những hành động vô luân

Quả thật, với những thông tin cực nhanh, chính xác và loan truyền theo tốc độ của bước sóng điện từ về những hành động đàn áp, bắt bớ, giam cầm của nhà cầm quyền Quảng Bình với Giáo dân Tam Tòa đã làm hàng triệu người sững sờ, hàng trăm triệu con tim phẫn uất trước một sự việc đang xảy ra ở thế kỷ 21. Vì vậy đã dấy lên một làn sóng phản ứng dữ dội từ khắp nơi trên thế giới.

Rồi việc các linh mục bị đánh đập dã man đến trọng thương, những tin tức hình ảnh đó đã làm người ta giật mình: Phải chăng, ở Quảng Bình đang diễn ra sự bách hại tôn giáo như thời phong kiến? Phải chăng nhà cầm quyền Quảng Bình đang muốn lưu danh sử sách như Tự Đức, Minh Mạng, Thiệu Trị… những ông vua tàm ác mà bàn tay nhuốm máu người công giáo?

Lãnh đạo Quảng Bình
Tất nhiên, sẽ có một điều rằng trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, những tên tuổi như Phan Lâm Phương, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Bình, Lương Ngọc Bính - Bí thư tỉnh ủy, Trần Công Thuật – Phó chủ tịch Tỉnh… sẽ được ghi lại ở một thời kỳ bị bách hại, đặc biệt là tại Tam Tòa với những hành động đàn áp dã man với giáo dân mà họ - những người có chức trách trước dân, hưởng lương bổng của dân phải chịu trách nhiệm.

Dù nhiều phương tiện truyền thông và cả hệ thống được huy động để thanh minh, để vu cáo để bóp méo, nhưng người ta không lạ bản chất vụ việc, cả thế giới đã có quá nhiều kinh nghiệm về những thông tin kiểu này của người cộng sản khắp nơi.

Những người công giáo hiền lành, chân chất và luôn theo một đường lối, một Giáo lý hướng thiện thì không phải chỉ có ở VN, mà trên thế giới ai cũng hiểu. Chẳng cần phải nhọc công tô vẽ nào là họ âm mưu, họ chống phá… người ta cũng biết họ đang là nạn nhân của bạo lực. Những trận đòn như ở Thái Hà, ở Tòa Khâm sứ đã cho những người không chỉ trong mà cả ngoài công giáo thấy rõ bản chất sự việc và những điều qua hệ thống truyền thông có gì giống và khác nhau để rút kinh nghiệm.

Còn những người không hiểu biết, thiếu thông tin hoặc cố tình không chấp nhận sự thật để sử dụng bằng được bạo lực trong xã hội, thì thông tin đến với họ cũng như nước đổ lá khoai, có ích gì.

Người ta thấy rằng: Kể từ thời phong kiến bách hại đạo trắng trợn nhất, đây là lần đầu tiên các linh mục bị đánh đập công khai ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Ngay cả thời Cộng sản khét tiếng không có hệ thống luật pháp trong chiến tranh, cũng chưa có chuyện công khai đánh đập linh mục như vậy.

LM Ngô thế Bính bị đánh trọng thương
Đặc biệt, việc đánh đập linh mục lại được tổ chức chặt chẽ, nghĩa là sau khi Phó chủ tịch Tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật đưa linh mục đến rồi bỏ đó cho bọn vô lại ra tay đánh đập đến trọng thương với hành động cố sát, mặc dù đã có điện thoại yêu cầu bảo vệ an ninh của chính linh mục Ngô Thế Bính với ông này. Điều đó có nghĩa gì? Ông Trần Công Thuật phải chịu trách nhiệm như thế nào với việc này?

Việc cướp đi cây Thánh Giá linh thiêng trước bao nhiêu kẻ vô đạo là hành động gì, ai chấp nhận hành động đó của nhà cầm quyền Quảng Bình với việc nhục mạ biểu tượng linh thiêng của người Công giáo?

Những hành động đó trước cả thế giới, là hành động tự phỉ nhổ vào bộ mặt của mình luôn được rêu rao là sạch sẽ, là đạo đức, là văn minh là “tôn trọng tự do tôn giáo” mà nhà cầm quyền Quảng Bình đã không ngượng với chính mình khi viết ra những điều đó trong các văn bản, ngay cả văn bản gửi đến Tòa Giám mục Xã Đoài.

Trái lại, họ luôn bằng mọi cách bịt tai chối tội. Nhưng, những chứng cứ, con người còn đó, dù họ có làm muôn vàn trò ma, chước quỷ, thì vẫn không có gì che lấp được sự thật.

Dù nhà cầm quyền Quảng Bình có cố tạo ra chứng cứ bằng mọi cách như biệt giam, không cho tiếp xúc với thân nhân hay với những người hiểu biết về pháp luật, tạo tâm lý sợ hãi cho giáo dân và nhiều phương cách khác nhau để lấy được hình ảnh giáo dân “nhận tội” hoặc “xin khoan hồng”… đưa lên rêu rao trên truyền hình hòng đánh lừa dư luận, thì ai cũng biết bản chất của sự việc là gì.

Nếu họ muốn, thì chính những người dân vô tội, hiền lành ngoan ngoãn sống từ ngàn đời nay với trật tự xã hội truyền thống tốt đẹp vẫn có thể quay lại đấu tố cha mẹ mình, con gái có thể quay lại vu cáo bố mình hiếp dâm… như đã từng xảy ra trong lịch sử cách đây chưa lâu. Điều gì mà chẳng làm được dù là những điều không ai ngờ khi có quyền sử dụng bạo lực, kết hợp với sự đi vắng của lương tâm con người của những kẻ vô đạo.

Vậy thì việc vài giáo dân được đưa lên để gọi là “nhận tội” có gì là lạ lùng. Những người đầy học thức, đầy lý thuyết và hiểu rõ nhất từ gốc rễ bản chất vấn đề rằng mình không có tội, nhưng trước cơ quan Công an và công quyền đều phải “cúi đầu nhận tội” … thì mấy nông dân ngơ ngác, hiền lành muốn biến họ thành gì mà chẳng được.

Cần làm rõ những điều không thể chấp nhận trong cái gọi là “nhà nước pháp quyền”

Những người làm công tác truyền thông một chiều, bóp méo sự thật, xuyên tạc thực tế để nhục mạ, đổ tội và vu cáo giáo dân, linh mục, chức sắc tôn giáo cứ nghĩ rằng nói lấy được, nói một chiều, sự giả dối được lặp lại nhiều lần thì người ta cứ tưởng rằng là sự thật… Nhưng họ không hiểu rằng chính họ đã bóc trần bộ mặt thật của những kẻ gây ra hành động man rợ với giáo dân và điều đó đã tố cáo một thực tế vô chính phủ, vô luật pháp, chỉ hành động theo luật rừng ở Quảng Bình qua sự việc vừa rồi với giáo dân.

Chỉ với một câu hỏi: Ai đã xung đột với giáo dân? Ai đã tháo dỡ lều lán tạm của họ, theo lệnh của ai? ai đã đánh đập họ và vì sao đánh? Ai chỉ đạo những việc này? Tại sao những kẻ đó không bị bắt mà chỉ là giáo dân?

Hai linh mục bị đánh trọng thương bởi những hành động cố sát đó ở đâu ra? Các phương tiện truyền thông và quan chức Nhà nước nói rằng: Hai linh mục bị đánh là không có thật? Linh mục GP Vinh đã bịa đặt…

Vậy yêu cầu nhà nước truy tố ngay những người đã đặt điều nói rằng nhà cầm quyền Quảng Bình đánh đập giáo dân, xử ngay những linh mục đã bị thương và đã cho rằng chính bọn không mặc sắc phục đánh họ trước sự chứng kiến của lực lượng công an và chính quyền, trước sự mang đến rồi cố tình bỏ đi của Phó Chủ tịch Tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật.

Tại sao lại không? Pháp luật đâu phải chuyện chỉ đưa tin lên mặt báo mà chửi rủa và bôi xấu?

Cũng tương tự như vậy, yêu cầu nhà cầm quyền Quảng Bình và các cấp khác, ra ngay một văn bản để xác định rõ ràng những kẻ gọi là “tự phát” kia vi có phạm pháp luật không có bị truy tố hay không? Nếu vẫn bị truy tố thì họ đang ở đâu?

Nếu họ không bị truy tố, có nghĩa là nhà nước này công nhận rằng nếu đã là “nhân dân tự phát” thì có đập phá, giết người hoặc làm bất cứ điều gì đều không có tội? Cái gọi là tự phát đó do ai trả tiền? kẻ trả tiền cho họ có bị trừng trị không?

Và một điều nữa, các giáo dân có là nhân dân không? Họ đã không chấp nhận được sự chiếm đoạt trắng trợn đất đai, nhà thờ của mình từ 1997 bởi UBND Quảng Bình, không thể chờ đợi vô vọng những lời hứa, đã làm ngôi lán tạm để có nơi đứng mà thờ phụng, có được gọi là tự phát không? Và vì sao họ là “nhân dân tự phát thật sự” lại bị đánh đập, bị giam cầm?

Cơ quan Công an Quảng Bình có làm việc và có nắm được những kẻ đã đánh đập công dân, cướp đi tài sản của họ là ai không? Công an Quảng Bình nếu không là người dung túng, có khả năng điều tra được những kẻ nào đã truy sát đến trọng thương hai linh mục Công giáo không? Nếu không nắm được, phải cách chức ngay Giám đốc Công an Quảng Bình và Bộ trưởng Công an vì đã không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhân dân. Họ ăn lương và nhiệm vụ của họ để làm gì khi trong nội bộ nhân dân đánh đập nhau ngay trước mặt mà đã làm ngơ, để những điều đó xảy ra làm xấu đi bộ mặt đất nước đối với tự do tôn giáo.

Những kẻ đã ngang nhiên phân biệt tôn giáo, nhục mạ, hạch sách giáo dân vô cớ có vi phạm pháp luật không? Nếu có, cần xử lý họ như thế nào?

Những cơ quan báo chí, các nhà báo, những người phát ngôn, phát biểu về vụ việc Tam Tòa đã cố công bóp méo sự thật, nhục mạ giáo dân, che lấp tội ác đối với giáo dân, có phạm tội đồng lõa trong tội ác đó hay không? Việc họ xuyên tạc đó có vi phạm pháp luật hay không? Những tờ báo, những đài phát thanh, truyền hình đã rắp tâm che dấu đi thực tế là đất đai, nhà thờ đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp từ 11 năm trước khi có cuộc họp để ghi lại bản ghi nhớ mà họ đã đem ra để rêu rao nhằm đánh lừa những kẻ thiếu thông tin, kích động thù hằn tôn giáo, phá hoại công cuộc đoàn kết dân tộc, đoàn kết đất nước phải xử lý như thế nào?

Tất cả những điều đó, cần được giải quyết triệt để nếu còn có khi nào đó người ta nói rằng “đây là một nhà nước pháp quyền”, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” hoặc “tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân”.

Nếu không, cần sửa lại tất cả những văn bản đó để phù hợp với thực tế đang diễn ra tại Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình hiện nay.

Người Công giáo không hẳn chỉ vì mảnh đất Nhà thờ Tam Tòa, đã mấy chục năm nay họ chấp nhận chịu đựng, chấp nhận ngồi giữa nắng mưa để làm công việc thờ phượng… nhưng trước hết, quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng của họ đã bị chà đạp.

Lẽ ra, với một chính quyền bởi những người có liêm sĩ với quá nhiều những lời tự ca ngợi và xác đinh rằng là “của dân, do dân, vì dân” thì nhà cầm quyền Quảng Bình tự thấy xấu hổ với những hình ảnh đó khi nhìn ra thế giới

Lẽ ra với một Thành phố biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của giáo dân, thì không còn là một thành phố trắng về nơi thờ phượng của người công giáo như hiện nay khi ở đó vẫn còn một xứ đạo lâu đời khi họ hiểu được đời sống tín ngưỡng cần thiết như thế nào với người dân.

Lẽ ra, với một “nhà nước pháp quyền” khi giáo dân làm những việc chẳng đặng đừng là dựng ngôi lán tạm, nhà cầm quyền Quảng Bình cần bình tĩnh để cùng với Giáo hội để giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý hoặc tiến hành các bước theo luật định. Nhưng thói hung bạo đã làm cho họ mất cả lý trí, cơn hung bạo nhất thời đã làm cho họ sai lầm và ma đưa lối, quỷ dẫn đường cho họ dấn sâu vào con đường sai lầm tiếp theo là đẩy bạo lực leo thang.

Họ tưởng làm thế là trấn áp được tinh thần giáo dân, nhưng họ đã sai lầm nghiêm trọng.

Những hậu quả của nó, họ sẽ dần được nếm trải, nó sẽ không ngọt ngào như họ tưởng và không dễ dàng như ý họ muốn.

Thiết nghĩ rằng những lời cầu nguyện của giáo dân Giáo phận Vinh và khắp nơi “Xin Mẹ cho những người ra tay bắt bớ, biết nhận ra đâu là chân lý, sự thật…” còn sẽ phải vang lên lâu hơn nếu nhà cầm quyền vẫn sử dụng chiêu thức bởi não trạng hiện nay của họ với người Công giáo.

Hà Nội, Ngày 16/8/2009
 
Giới Trẻ Con Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường dâng Tam Tòa cho Mẹ giáo phận Vinh
Anthony Lê Lượng
03:43 17/08/2009
VINH - Quây quần bên tượng đài Đức Mẹ, giữa hồ nước mênh mông, bềnh bồng ánh nến, quyện hòa muôn câu kinh tiếng hát và bao bản nhạc du dương sâu trầm lắng, man mác hương lúa, thoang thoảng hương cau…, Nhóm Con Cái Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường phó dâng Tam Tòa cho Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, Quan Thầy giáo phận Vinh.

Trong lần hiện ra với thánh nữ Catarina ngày 18-07-1830, chính Đức Maria đã đích thân ngỏ ý muốn Hội Con Đức Mẹ được thành lập để giúp các thanh thiếu niên, nhất là trong giới bình dân, có cơ hội sống đức tin vững vàng. Ý muốn của Mẹ đã được thực hiện khi Cha Aladel thiết lập Hiệp hội mới ngày 02-02-1840. Hiệp hội này đã được Hội thánh chính thức thừa nhận, qua sắc lệnh của Đức Giáo hoàng Pio IX ngày 20-06-1847, nhằm mục đích giúp cho thanh thiếu niên có cơ hội họp nhau lại, chia sẻ đời sống và được huấn luyện về mặt nhân bản cũng như đức tin để trở thành những tông đồ hoạt động trong chính môi trường sống của mình.

Từ khi thành lập, Hiệp hội đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới và hiện có mặt tại 64 quốc gia, quy tụ trên 200.000 bạn trẻ. Ở Việt nam, năm 1928, theo lời mời của Đức Giám mục Dumortier, ba Nữ Tử Bác Ái người Pháp đầu tiên đến Việt nam để phục vụ tại bệnh viện Gia Định. Sau bốn năm hiện diện và để đáp lại lệnh truyền của Đức Maria, ngày 07-09-1932, các chị đã thành lập Hiệp hội Con Đức Mẹ tại Gia Định. Từ đó, với thời gian, Giới Trẻ Con Đức Mẹ Việt Nam, phát triển dần dần. Sau biến cố năm 1975, đà triển nở của Hiệp hội bị khựng lại; chỉ vài nhóm âm thầm hoạt động. Mãi đến năm 1991, Giới Trẻ Con Đức Mẹ mới được gây dựng lại ở một vài đơn vị, giáo xứ, v.v.

Theo thống kê năm 2004, Giới Trẻ Con Đức Mẹ có khoảng 3.000 thành viên, hiện diện trong 83 đơn vị, thuộc các miền Bắc-Trung, miền Duyên Hải, miền Cao Nguyên, miền Lâm Đồng, miền Đông I, miền Đông II, miền Vĩnh Long, miền Cần Thơ và miền TP. HCM. Riêng ở giáo xứ Cẩm Trường, sau 7 năm thành lập và hoạt động (từ ngày 18-07-2002 đến nay), số thành viên của Nhóm Giới Trẻ Con Đức Mẹ đã lên tới 150 người; trong đó, có 29 thành viên đã tuyên hứa (16-07-2009).

Việc siêng năng chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô và cái nhìn chăm chú theo gương Đức Trinh Nữ Maria chính là nguồn động lực và sức mạnh giúp Giới Trẻ Con Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường đạt được những mục đích này: 1) Sống một đức tin vững chắc bước theo Chúa Kitô, Đấng loan báo Tin mừng cho người nghèo; 2) Sống và cầu nguyện như Đức Maria, trong tinh thần đơn sơ và khiêm nhường, theo linh đạo kinh Magnificat; và 3) Khơi dậy, linh hoạt và giữ vững tinh thần tông đồ của Giới Trẻ Con Đức Mẹ đối với người nghèo và người trẻ, nhờ các công tác tông đồ.

Đáp lại lời kêu mời của Mẹ, các bạn trẻ Nhóm Con Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường đã mạnh dạn gặp gỡ, cùng nhau học hỏi Lời Chúa, giáo lý để trau dồi đức tin và các đức tính nhân bản, nhất là phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật, neo đơn và già yếu trong toàn giáo xứ. Theo gương Mẹ, Đấng đã chọn đứng về những người khiêm hạ nhất như chính Mẹ đã nói lên trong kinh Magnificat mà thực sự là cả một chương trình hành động theo Tin mừng, các bạn trẻ ở đây không những dẫn thân đến với những con người thiếu thốn nhất cả về thể xác lẫn tinh thần, mà còn thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện cho những người cô thế cô thân, thấp cổ bé miệng-kêu trời chẳng thấu van đất chẳng nghe! Việc các em tự tổ chức dạ nguyện Taizé dâng Tam Tòa cho Mẹ giáo phận là một hành động điển hình và rất “con cái Đức Mẹ”.

Tối qua, lúc 20 giờ 30, ngày 16 tháng 08 năm 2009, sau giờ Chầu Thánh Thể đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu của toàn giáo xứ, tại tượng đài Đức Mẹ trong khuôn viên giáo xứ, giờ cầu nguyện Taizé phó dâng giáo xứ Tam Tòa cho Mẹ giáo phận Vinh, do 150 bạn trẻ Nhóm Con Mẹ giáo xứ Cẩm Trường (Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An) chủ sự, đã diễn ra một cách trang nghiêm sốt sắng trong bầu không khí thanh bình tĩnh lặng của vùng đồng đất quê sơ, chan hòa hương lúa hương cau đồng nội, quyện bay trong gió biển Mành Sơn, Tân Yên… chát mặn!

Với tâm hồn đơn thành, quê sơ, khiêm hạ, nghèo hèn…, các em đã sấp mình trước tòa Mẹ và đồng thanh kêu cầu: “Hỡi Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ đang tìm đến kêu cầu Mẹ”. Dù viết chưa thành câu, nói chưa nên lời, diễn đạt chưa thành ý, nhưng các em đã phó dâng Giáo hội Việt Nam, giáo phận Vinh, cách riêng giáo xứ Tam Tòa cho Mẹ, bằng cả con tim thổn thức yêu thương, biết mừng với người vui, sầu với người khổ, đau với người hoạn nạn… Chính cái tinh thần hồn nhiên, ngay ngô, “đơn sơ như trẻ nhỏ” ấy đã thực sự cuốn hút và đánh động tâm hồn những người tham dự, nhất là những nam thanh nữ tú.

Một bầu không khí thiêng thánh, cảm động và sâu lắng, đã ôm lấp cả vùng trời Quỳnh Yên. Nơi đây, sự khác biệt đã nhường chỗ cho sự hiệp nhất. Muôn một tâm hồn đã hòa chung nhịp đập, đồng dâng lên Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời bao tâm tư nguyện ước riêng-chung cho giáo xứ Tam đang trong cơn thử thách gian nan sớm được an vui hạnh phúc, cho bản thân, cho gia đình và cho quê hương đất Việt thân thương luôn được thái bình thịnh trị, để tín nghĩa ân tình nay hội ngộ; hòa bình công lý lại giao duyên!

Thật đúng như người xưa nói: “Bần gia tri hiếu tử”; “có mằn trong chăn, mới biết chăn có rận”. Chỉ những ai trải nghiệm thảm cảnh Tam Tòa hôm 20 tháng 07 vừa qua; chỉ những ai thường xuyên tham gia những buổi rước nến cầu nguyện cho Tam Tòa; và chỉ “những ai lòng đầy thiện chí” mới nếm cảm được giá trị của niềm tin và sự hiệp nhất Kitô giáo. Chính Đức Cha khả kính, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo Phận Vinh, trong Đại lễ mừng Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, Quan thầy giáo phận, hôm 15 tháng 08 vừa qua, đã xứng động, nghẹn lời thốt lên giữa biển người: “Giáo phận Vinh không chỉ có một Đức cha Thuyền…, mà có gần 500 ngàn Đức cha Thuyên”!

Chú thích:

(1) Bài viết có tham khảo một số thông tin trong cuốn Nội Quy và Thủ Bản Giới Trẻ Con Đức Mẹ Việt Nam.

(2) Vào ngày 18 tháng 07 năm 1830, thánh Catarina Laborê được một thị kiến thấy chân dung Đức Mẹ mà theo ngài mô tả như là một tấm mề đay kỳ diệu: ở một mặt, có hình Đức Mẹ, với những lời sau: “Hỡi Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ đang tìm đến kêu cầu Mẹ”; còn ở mặt kia là hình Trái Tim Chúa Giêsu và hình Trái Tim Đức Maria. Đức Mẹ còn truyền cho ngài: “Hãy cho đúc các ảnh theo như mẫu này. Những ai mang ảnh này vào mình thì sẽ nhận được nhiều ơn thực lạ lùng”.
 
Nam Hàn, mừng lễ Mẹ lên trời - hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận Vinh và Tam Toà
Hồng Uyên
18:11 17/08/2009
NAM HÀN - Nhân ngày lễ kính Đức Maria hồn xác lên trời, các cộng đoàn người Công Giáo Việt Nam ở Nam Hàn nói chung và đặc biệt con cái Giáo Phận Vinh đã hiệp thông cùng với Giáo Phận để cầu nguyện cho Giáo phận và giáo xứ Tam Toà. Hòa nhịp chung với bao nhiêu người Việt Nam ở khắp các nơi trên thế giới, anh chị em Việt Nam ở Nam Hàn cũng cất cao tiếng hát và cầu nguyện:

"Ôi Mẹ Maria, ôi Mẹ Giáo Phận Vinh
Con xin dâng Giáo phận cho Mẹ
Ôi Mẹ Maria, ôi Mẹ Giáo Phận Vinh
Con xin dâng Mẹ đoàn chiên xứ Tam Toà..."


Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nam Hàn chủ yếu là các anh chị em sang đây để lao động. Họ sống ở nơi đất khách quê người, cùng với những lo toan của cuộc sống khiến cho nhiều anh chị em trong cộng đoàn cảm thấy mệt mỏi và chán chường như muốn phó mặc tất cả cho số phận; nhưng với tình yêu Thiên Chúa, sự quan tâm, nâng đỡ và khích lệ của các Cha, các tu sĨ các cộng đoàn ở đây đã được thành lập. Ở phía Bắc có các cộng đoàn Bomun – Seoul, Uijeongbu, Suwon, ở phía Nam có cộng đoàn Pusan.

Quý Cha, quý Tu sĨ ở đây không những giúp đỡ về đời sống tinh thần mà các ngài còn giúp đỡ trong cả các công việc từ việc chuyển công ty, vấn đề về tiền lương, khám chữa bệnh miễn phí… không chỉ người Công giáo mà cả người của các tôn giáo bạn.
 
Lá chắn của csVN: ''Bọn côn đồ lưu manh''
Hà Long
18:37 17/08/2009
Lá chắn của csVN: "Bọn côn đồ lưu manh"

- Định nghĩa ngắn về côn đồ: kẻ chuyên gây sự, hành hung, trấn áp.

- Bọn côn đồ: kẻ vô lại, thuộc loại người tồi trong xã hội.

Mới đây nhất qua vụ Thái Hà, Tam Tòa, Bát Nhã danh xưng côn đồ đã được biên cải thành dạng "quần chúng tự phát", hay nôm na theo mùi vị trinh thám hành động sẽ hóa thành „xã hội đen“.

Công thức chung đang được csVN thực hiện tàn bạo tại nhà thờ Tam Tòa và chùa Bát Nhã: côn đồ = quần chúng tự phát = xã hội đen

Theo giới an ninh của VN cho biết loại hình tội phạm nổi cộm hiện nay ở thành phố là những bọn côn đồ hung hãn. Chúng thường tụ tập với số lượng đông hình thành nên các ổ nhóm. Chúng có thể chém giết nhau vì bất cứ lý do gì. Dọc từ Bắc vào Nam đang thành hình rất nhiều ổ nhóm như thế, nhất là tại các thành phố lớn đông dân cư. Nhiều khi đám côn đồ còn đi theo bước chân giang hồ dong duổi về tới tận làng quê.

Theo một tờ báo quốc nội nhận định: „Đây là tội phạm xã hội đen, hoạt động thành băng đảng, có quan hệ với giới chức chính quyền, doanh nghiệp và chúng gây án với những ai cản trở công việc làm ăn của chúng. Hiện nay các ổ nhóm côn đồ hung hãn ở Hải Phòng cơ bản là những thanh thiếu niên rất trẻ. Động cơ phạm tội thường vì sĩ diện, ganh đua và đạt sở thích tội lỗi.“

Theo kinh nghiệm của chị Tạ Phong Tần thì khi côn đồ thanh toán với nhau đều để người dân bàng quang đứng qua một bên, miễn là đừng xâm hại gì đến quyền lợi riêng của họ.

Nếu đúng như vậy thì tại VN đang có một thế lực ngầm trong giới thanh thiếu niên, tuy nhỏ, lẻ tẻ nhưng các băng nhóm này luôn gây xáo động đời sống của dân. Càng nguy hiểm hơn cho người dân khi bọn công an hoặc cán bộ mua chuộc sử dụng băng đảng tội ác này.

Để đạt tới sở thích tội lỗi và lại được công an nhà nước, người giữ luật hỗ trợ thì bọn cô đồ này chẳng khác nào rồng thêm cánh.

Nếu hình dung bạo quyền csVN độc tài đang nắm giữ hoàn toàn hệ thống an ninh và đây chính là công cụ vẹn toàn để bao che, gìn giữ cho một chế độ độc đảng và cộng thêm vây cánh của bọn côn đồ với biện hộ "vì dân vì nước" được quyền biệt lập đứng ra khỏi khuôn khổ luật pháp thì đó đúng là một „đảng cướp riêng“của nhà nước csVN. Đã vậy thủ phạm lại "đánh trống la làng" thậm chí còn viện dẫn qua thông tin báo chí, truyền hình với những lời lẽ lớn lao như „chống phản động“, "chỉ muốn gìn giữ an ninh xóm làng" để quay sang quy chụp, bắt bớ, đánh đập, đổ tội, cướp bóc trắng trợn tài sản của nhà thờ, nhà chùa cũng như của dân nghèo thấp cổ bé họng. Đôi khi chức năng của công an thay vì gìn giữ an ninh thì trở thành những tên KHỦNG BỐ như đã xảy ra tại dòng tu Thái Hà, nhà thờ Tam Tòa và chùa Bát Nhã.

Trong tình cảnh chênh lệch to lớn về quyền hành nắm trong tay bọn cướp và người dân không còn ai đứng ra bảo vệ cho nên hầu hết đều phải chịu ngậm đáng nuốt cay, đó là các nguyên nhân bùng nổ cho các cuộc dân oan xuống đường đòi công lý, đòi đất, đòi lẽ phải cho mình…

Một đất nước mất an ninh khi có dịp tổng kết trong một tuần lễ về các nhóm côn đồ đang hoành hành trên mọi địa bàn và có những bọn côn đồ đang là tay sai của các cán bộ, công an nhà nước csVN.

- Khởi tố côn đồ “làm luật” với tài xế xe chở đất (nld.com.vn - 15-08-2009): Vụ án “cưỡng đoạt tài sản” để tiếp tục điều tra một nhóm côn đồ chuyên trấn lột các tài xế xe ben. Chuyện ngược đời: Côn đồ ngang nhiên chặn xe thu 'phí'.

- Cán bộ phường gọi côn đồ đánh 3 bố con là cử nhân Luật (dantri.com.vn - 13-08-2009): Một số người dân ra can ngăn cũng bị nhóm côn đồ gây thương tích, trong đó có anh Nguyễn Tiến Dũng. Rất nhiều người bất bình với hành vi côn đồ của Nguyễn Ngọc Qúy – cán bộ văn phòng UBND phường Ngọc Khánh (Ba Đình).

- Cán bộ phường gọi côn đồ “giải quyết” va chạm giao thông (cand.com.vn - 12-08-2009): Như tin đã đưa, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 7/8, Nguyễn Ngọc Quý, 33 tuổi, đi xe máy ngược chiều trên đường Láng Hạ và va chạm với xe máy do anh Nguyễn Đức Hưng (36 tuổi) điều khiển, chở 2 con là Nguyễn Đức Huy (14 tuổi) và Nguyễn Đàm Quân (4 tuổi). Sau khi xảy ra va chạm, Quý đã gọi khoảng 10 thanh niên đến, dùng hung khí tấn công 3 bố con nạn nhân trọng thương… Nguyễn Ngọc Quý (hiện là cán bộ làm công tác thống kê tại UBND phường, có bằng cử nhân Luật) vịn cớ say rượu nên không nhớ việc mình làm nhưng thừa nhận đã gọi đồng bọn đến hành hung 3 bố con nạn nhân.

- Nữ phóng viên bị côn đồ đánh giữa đường (vietnamnet.vn - 13-08-2009): Chị Hồ Thu Thuỷ đang trên đường từ toà soạn trở về nhà thì bị 4 đối tượng đi trên 2 xe máy chặn lại hành hung ngay gần nhà tại khu tập thể trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội).

- Một phóng viên bị dọa giết (vietnamnet.nv - 17/08/2009): Liên tiếp trong những ngày gần đây, phóng viên Trần Ngọc Thọ của Báo Thanh Niên nhận được hàng loạt tin nhắn, điện thoại đe dọa tính mạng. Ngày 17/8, anh Trần Ngọc Thọ - phóng viên thuộc Ban thư ký, Báo Thanh Niên – đã có “đơn yêu cầu được bảo vệ tính mạng” gửi đến Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) Công an TP.HCM để nhờ cơ quan này can thiệp, bảo vệ tính mạng.

- Khởi tố nhóm côn đồ bịt mặt chém người trong quán bi-da (dantri.com.vn - 11-08-2009): đã khởi tố và bắt tam giam đối tượng Uông Ngọc Đá và nhóm côn đồ bịt mặt đã dùng hung khí tấn công 3 thanh niên trọng thương.

- Côn đồ đánh trọng thương công nhân (cand.com.vn - 10-08-2009): Đi đến ngã 3 Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, các anh gọi một người đi xe đạp bán bánh mỳ rong để mua thì bất ngờ xuất hiện 4 thanh niên đằng đằng sát khí ập đến. Chúng lao vào đấm đá khiến anh Nguyễn Văn Hùng bị ngất… Thế rồi các đối tượng rút “hàng nóng” xông vào chém vào đầu cả hai anh. Anh Luân bị chấn thương sọ não hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện.

- Côn đồ vào bệnh viện chém người trọng thương (ngoisao.net - 07-08-2009): Trong lúc cùng mọi người chăm sóc cô gái bị tai nạn, gia đình chị Hải bị 7 thanh niên lạ mặt dùng dao kiếm xông vào bệnh viện chém khiến 2 người thương tích. Trước đó, khoảng 0h30 ngày 5/8, anh Vũ ở 128C Đại La đi xe máy va chạm với một xe máy khác trên đường Trần Nhật Duật, làm người phụ nữ bị tai nạn phải đưa vào bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Khoảng 3h cùng ngày, có khoảng 7 thanh niên xông vào phòng cấp cứu. Bọn chúng chém hai người nhà chị Hải trọng thương.

- Côn đồ miền quê lộng hành (60s.com.vn - 05/08/2009): Đêm 3-8, hơn 50 thanh niên xã Điện Thắng Nam (H. Điện Bàn, Quảng Nam) với gậy gộc, mã tấu và bom xăng tự tạo đã bất ngờ ập vào tấn công người dân thôn Thanh Quýt 2, xã Điện Thắng Trung (H. Điện Bàn). Nhiều ngôi nhà ven đường bị ném xăng, đập phá khiến người dân bỏ chạy, gây náo loạn cả vùng quê yên bình.

- Một số côn đồ tiếp tục đánh đập các tín đồ Ðạo Tin Lành ở Thanh Hóa (nguoiviet.net – 16/8/2009): Trong một văn bản cầu cứu gửi đi khắp nơi, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn của một hội thánh Tin Lành trong tỉnh Thanh Hóa cho hay tín hữu thuộc hội thánh của ông và cả cá nhân ông đã bị công an xã cùng một số đoàn thể của nhà cầm quyền địa phương tới hành hung… “Sáng nay, Chúa Nhật 16 Tháng Tám, vào lúc khoảng 8 giờ 30, khi hội thánh đang học lời Chúa tại nhà anh Nguyễn Văn Thịnh thì lại có ông Nguyễn Viết Bộ xưng là đại diện Mặt Trận Tổ Quốc, ông Dung, ông Kiều - nhân viên an ninh thôn và một số côn đồ khác tiếp tục vào nhà anh Thịnh đánh đập các tín đồ và bản thân tôi.”

Giáo phận Vinh tố cáo bọn „côn đồ nấp bóng“ công an Quảng Bình trước công luận thế giới như một người tiên phong trong công cuộc đòi công lý và sự thật

- Theo thông cáo thứ 4 của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh ngày 30/07/2009 đã tố cáo mạnh mẽ thói côn đồ của công an Quảng Bình trước dư luận thế giới (giaophanvinh.net): Tin 2 linh mục và một số giáo dân Vinh bị nhóm "côn đồ" đánh đập tại Tam Tòa trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an, làm cho dư luận khắp nơi thêm phẫn nộ, bàng hoàng, lo lắng. Nhiều nơi điện thoại về Tòa Giám mục thăm hỏi tình hình và phỏng vấn. Cha Fx. Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh đã xác định chắc chắn có sự việc trên.

- Nếu công an nói rằng họ đến để dẹp việc gây rối trật tự công cộng thì tại sao lại lấy hết tất cả các máy quay phim, chụp hình của giáo dân, tới nay cũng chưa trả lại. Nếu họ làm việc chính nghĩa thì phải để cho dân thấy chứ?

- Cụ thể hơn cả là tại sao trong mấy ngày qua, công an không bắt nhóm "côn đồ" đông tới hàng 100 đánh đập 2 linh mục và các giáo dân trong ngày 27/7/2009 ?

- Tiếp theo là Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời các công văn 1652/UBND-NC và 1684/UBND-NC của UBND tỉnh Quảng Bình như một bản án vạch mặt chỉ tên: §2. Chúng tôi luôn khẳng định với lý chứng rõ ràng rằng: công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân và chiếm đoạt trái phép tài sản của giáo dân và của Giáo Hội là trái pháp luật. §3. Việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập ngày 27/7/2009 tại Đồng Hới, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để nói rằng hành động ấy có chủ mưu rõ ràng. Các linh mục và Đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào Tam Tòa với mục đích thăm các gia đình bị nạn, và không có một hành vi nào gây mất trật tự tại đó mà đã bị đánh đập tàn nhẫn. Điều làm cho nhiều người phẫn nộ là 2 linh mục và các giáo dân bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an. §4. Chúng tôi cho rằng ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc linh mục Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương.

Kết luận

Ngoài Biển Đông nhà nước csVN để giặc phương Bắc xâm ngang nhiên chiếm bờ cõi tổ quốc còn trong nước đang bị giặc nội xâm hoành hành qua các bàn tay lông lá của bọn công an tiếp sức cho các băng đảng côn đồ, vậy ai còn có thể bảo vệ pháp luật, giữ gìn an ninh cho người dân được nữa?

Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời UBND tỉnh Quảng Bình như một lời tố cáo công khai cho việc mất an ninh của người dân: "Cho tới nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới chưa bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo dân và các linh mục, nên Tòa Giám mục Giáo phận Vinh chúng tôi chưa thể vào làm việc với Ủy Ban được."

CsVN đang đánh đu với bọn côn đồ, băng đảng quần chúng tự phát và các nhóm tội phạm xã hội đen chính là lúc người dân sẽ thấy rõ một chính thể băng hoại và đang tự đào mồ chôn chính mình.

Thật hổ thẹn khi một tờ báo Đức Flensburg Online loan tin về Tam Tòa bằng tựa đề: „Jagd auf Frauen und Kinder. Eskalation der Gewalt gegen Christen in Vietnam“ (Săn bắt phụ nữ và trẻ em. Gia tăng đàn áp người Tín Hữu tại Việt Nam).

Như thế chỉ có bọn cướp hoặc côn đồ được bao che bởi csVN mới dám liều lĩnh làm điều này!
 
Giáo xứ Lưu Mỹ mừng Lễ Bổng mạng Đức Mẹ Lên Trời và cầu nguyện cho Tam Tòa
Giáo xứ Thánh Minh
18:56 17/08/2009
VINH - Giáo xứ Lưu Mỹ, 15h ngày 12 tháng 8 năm 2009. Một thánh lễ đồng tế trọng thể kính Đức Mẹ Linh Hồn và xác lên Trời quan thầy Giáo Phận và cũng là bổn mạng của giáo xứ Lưu Mỹ; đã được cử hành với sự tham dự của 10 linh mục và hơn 2000 giáo dân.

Xem hình ảnh

Dẫn vào nghi thức rước nhập lễ, Cha Giuse Trần Văn Phúc – Linh mục quản xứ Lưu Mỹ nói: “ Qua bao thăng trầm của lịch sử Đức tin, Mẹ Maria đã ghìn giữ con cái Giáo Phận Vinh bằng tình yêu và có khi bằng phép lạ cả thể, cách riêng con cái mẹ nơi quê hương xứ sở này đã đi qua những khúc quanh định mệnh trong đời sống Đức tin của những năm 1954, 55. Và đây chính là lúc chúng ta phải trải lòng mình để chung chia đau khổ với anh chị em chúng ta ở Tam Tòa. Như tôi đã nói và xin nhắc lại; Trước hết chúng ta phải nắm bắt chính xác các tin tức đúng, liên quan tới Tam Tòa để hiệp thông và nhiệt tâm thực thi các thư chung, thông báo của TGM. Chúng ta hãy luôn vững tin vào giáo hội, tin vào Mẹ giáo phận; tin vào tình liên đới hiệp nhất của mọi thành phần dân chúa trong và ngoài giáo phận để hướng về Tam Tòa – Vùng đất Thánh của giáo hội Công Giáo Việt Nam”.

Đoàn rước nhập lễ đã bước đi trong bản hùng ca mới nhất của ban thánh nhạc giáo Phận Vinh “ xin dâng Mẹ đoàn chiên xứ Tam Tòa..” đã được ca đoàn giáo xứ Lưu mỹ hát bằng tất cả cõi lòng của mình, khiến 2000 con tim lặng thinh, ngước nhìn lên Mẹ và cờ giáo hội tung bay như muốn nói lên tinh thần bất khuất trước mọi nghich cảnh Đức tin của con cái giáo xứ Lưu Mỹ hướng về Mẹ Giáo Phận và anh chị em Tam Tòa trong dịp đặc biệt nầy.

Khai lễ, Linh mục quản hạt Bảo Nham Phero Nguyễn Xuân Chính, Chủ tế thánh lễ nói: “ Mừng lễ Mẹ lên trời quan thầy của Giáo phận và của giáo xư, chúng hãy noi gương Mẹ để kiên trung bước đi trong chương trình Của Chúa, Thánh lễ này chúng ta dâng kính Mẹ và cũng để cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Tam Tòa đang cơn bách hại.”

Bài giảng trong thánh lễ, Cha Anton Phạm Thế Hưng – Linh mục quản xứ Làng Rào nói: “Đức Maria đã xin vâng ý Chúa và can trường sống đức tin ấy cho tới khi Chúa Phục sinh, biết bao nhiêu đau khổ, biết bao nhiêu ngang trái nhưng Mẹ vẫn một lòng kiên trung với Ý Chúa muốn nơi Mẹ. Hôm nay đây đứng trước những bất công, những hành động thô thiển của cộng sản Việt Nam đối với anh chị chị em Thái Hà Và cộng đoàn Tam Tòa đơn lẽ của chúng ta. Ai ai cũng muốn xuống đường để sống cái luật mắt đền mắt, răng đền răng, gần nữa triệu người giáo phận vinh và hàng ngàn người thiện chí khác muốn ập vào Quảng Bình để làm một điều gì đó cho thiết chế cộng sản này biết đàn áp công giáo và dân lành không phải là chuyện dễ trong thời này. Tuy nhiên cho tới thời điểm này Bề trên Giáo Phận đang kêu gọi chúng chúng ta cầu nguyện cho họ biết thương đồng bào mình, thì chúng ta hãy cứ làm như vậy. Hơn ai hết Đức Maria của chúng ta đã cam chịu mọi nghịch cảnh để sống tốt Ý Thiên Chúa muốn nơi Mẹ, thì chúng ta cũng vậy…..”

Thánh Lễ kết thúc lúc 16h 25. Ông chủ tịch HĐMVGX đã nói lên lòng tri ân cảm tạ Chúa, Mẹ Giáo Phận và Các ân nhân của giáo xứ. Ở Giáo xứ Lưu Mỹ. Sau thánh lễ hôm nay cũng như các chủ nhật khác, ai muốn đọc những tài liệu liên quan quan tới Thái Hà – Tam Tòa thì xem ở bảng tin và vào nhà xứ lấy về đọc.

Hàng ngàn bản đã được xin hết trong những dịp cao điểm của thời sự. Nhiều người ra về vẫn chưa có tài liệu để đọc vì nhu cầu của dân chúng thì quá cao, trong khi đó việc cập nhật các thông tin đang rất hạn chế, không chỉ ở Lưu Mỹ mà còn nhiều nơi khác nữa.

Khi được hỏi về những sinh hoạt của Giáo xứ, nhất là về vấn đề thông tin cho quần chúng nhân dân, Cha Phúc nói: “ Tìm hiểu và nắm bắt thông tin là nhu cầu tất yếu của con người. Xã hội càng văn minh con người càng muốn tìm về những thông tin của sự thật, và con người muốn chia sẽ, muốn giúp đỡ nhau cũng phải biết rõ sự thật của sự việc của vấn đề. Thiệt thòi lớn nhất của Giáo hội chúng ta là việc truyền thông đang bị giới hạn nhiều. Vai trò của chúng tôi là loan báo sự thật nên việc cập nhật những thông tin thật cho quần chúng nhân nhân là bổn phận không chỉ của riêng tôi mà là tất cả những ai sống trong thự thật”.
 
Giáo xứ Ngọc Long thắp nến cầu nguyện cho các thai nhi bị giết và hiệp thông với Tam Tòa
Ngọc Long
22:08 17/08/2009
VINH - Ngọc Long (Hạt bảo Nham, Giáo Phận Vinh), tọa lạc ngay cạnh quốc lộ 7, nghiêng mình bên dòng kênh đào bốn mùa trong xanh nước. Một vị thế rất đẹp mà Cha ông xưa đã tài tình chọn lựa.

Ngọc Long thật sự thay da đổi thịt từ khi Cha Phêrô Khanh Nguyễn Duy Khanh về tiếp quản sau 30 năm vắng bóng linh mục

Nhắc đến Ngọc Long, người ta nghĩ ngay đến đó là một giáo xứ với những người giáo dân đạo đức và tinh thần hi sinh cao độ trong việc đóng góp dựng xây Nhà Chúa.

Người Ngọc Long yêu chuộng công lý, dám đấu tranh cho sự thật, còn nhớ sự kiện cách đây 4 năm, xảy ra vào thứ 7 Tuần Thánh ngày 4/3/2005 khi chính quyền xã sai người phá tường bao nghĩa địa tổ tiên. Ngàn con người đã xuống đường biểu tình phản đối. Kết quả, chính quyền đã phải xin lỗi, nhận mình sai và bồi thường thiệt hại.

Nhân vụ việc này, bà con giáo dân nơi đây cũng đã vạch trần được bộ mặt của một số “quan tham”...Nhất là việc đặt ra các thứ thuế, những hình thức phạt tiền mà không có trong qui định của Nhà Nước. Nhờ kiên trì đấu tranh, cuối cùng đã có ba vị quan tham buộc phải từ chức và gánh nặng thuế má của người dân bao nhiêu năm đã được cởi bỏ. Chính nhờ bước đí có tính cách mạng này của xứ Ngọc Long, mà các xứ lân cận bấy lâu chịu cảnh bất công bởi chính quyền đã lần lượt dũng cảm đứng lên đòi sự công bằng cho mình.

Tinh thần đó, không ngừng được tiếp nối, đêm Chúa Nhật mừng lễ Mẹ Về Trời (16/8/2009), tại sân khấu ngoài trời, đông đảo giới trẻ và bà con giáo dân Xứ Ngọc Long, và khách mời gồm Giáo xứ Bảo Nham, Lâm Xuyên, Rú Đất, Thanh Tân, cùng sự hiện diện đặc biệt của 2 hôị Dòng, Mến Thánh Giá và Cộng đoàn Bác Ái đã thắp nến cầu nguyện một cách trọng thể cho các thai nhi bị giết và những người bị bách hại ở Tam Tòa.

Trước giờ cầu nguyện, qua màn hình lớn, bà con giáo dân đã được chứng kiến một cách khá cụ về tình cảnh khốn cùng của những anh chị em Tam Tòa trước sự áp bức của chính quyền. Đồng thời, cũng được xem cận cảnh về tội ác con người, cụ thể ở đây là những bậc làm cha làm mẹ đã đang tâm giết những đứa con của mình ngay khi còn trong bụng.

Tiếp đến, Cha Phêrô Hoàng Khanh Nguyễn Duy Khanh, một lần nữa đã lên án sự độc ác dối trá, bất nhân của Công an Quảng Bình đối với giáo dân xứ Tam Tòa. Đồng thời, Ngài lên tiếng cảnh báo về trình trạng phá thai rằng đó là một tội ác giết người không thể chấp nhận được. Qua đó, Ngài nhắc nhở giáo dân của mình hãy biết tôn trọng sự sống, cách riêng, những bậc làm cha làm mẹ hãy yêu chính giọt máu của mình vì đó là những tặng phẩm mà Thiên Chúa đã ban tặng cho. Đừng nỡ lấy đi mạng sống của các em bé vô tội!

Ngàn con mắt nhòa lệ, hòa trong lời cầu nguyện Taze linh thiêng

Mặc dù thời tiết khá oi bức, và dù chương trình kéo dài tới ba giờ đồng hồ, tuy vậy, bầu khí thing lặng vẫn bao trùm đến phút giây phút cuối cùng

Tôi biết họ đã hiệp thông trọn vẹn và tôi biết, họ đã bắt đầu hành động...



ngày 17/8/2009.
 
Giáo xứ Tam Tòa, từ góc khuất của lịch sử tìm lại các di sản kế thừa
Nguyễn Đức Cung
22:47 17/08/2009
Nếu xét về phương diện vật thể thì giáo xứ Tam Tòa ngày nay không còn gì cả ngoài một ngôi thánh đường đổ nát chỉ còn trơ lại mặt tiền, một linh mục kiêm nhiệm mà nhà xứ ở cách đó 17 cây số, giáo dân là người đến từ khắp nơi độ vài trăm mới tụ về từ gần mười năm nay và thánh lễ chủ nhật cử hành khi thì ngoài trời dưới gốc cây ở một góc đường, khi thì trong nhà một giáo dân chật hẹp, tù túng. Tất cả những dữ kiện đó chỉ có thể đưa ra một viễn tượng bi quan hơn là lạc quan, tối tăm hơn là sáng sủa. Nhưng đằng sau những thiếu thốn đó là cả một quyết tâm của giáo dân Tam Tòa đang nỗ lực đứng lên xây dựng lại giáo xứ bởi vì di sản tinh thần của giáo xứ Tam Tòa tiếp nhận từ dòng máu tử đạo của tổ tiên và tấm gương hy sinh, thánh thiện sáng ngời của biết bao vị mục tử trong suốt hơn ba thế kỷ xây dựng Giáo Hội trên mảnh đất nghèo nàn này, bên bờ sông Nhật Lệ là những chất liệu hiếm quý khích lệ tinh thần người giáo dân Tam Tòa. Đặc biệt biến cố xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27 tháng 7 năm 2009 khi nhóm giáo dân bé nhỏ của Tam Tòa, đa số là người già, phụ nữ, trẻ con bị công an tỉnh Quảng Bình đội lốt du đảng tấn công bằng gậy gộc, đánh đập dã man trong lúc họ dựng tạm trên nền nhà thờ cũ một cái lán nhỏ làm nơi thờ phượng, và sau đó một tuần hai linh mục Nguyễn Đình Phú và Ngô Thế Bính bị công an Quảng Bình giả dạng côn đồ đánh trọng thương khi đến thăm giáo xứ Tam Tòa giữa cảnh tai ương hoạn nạn; các sự biến đó đã là tiếng chuông thức tỉnh toàn thế giới nhìn về Việt Nam trong công cuộc đấu tranh cho Sự thật và Công lý, cho quyền tự do tín ngưỡng và cũng là lời mời gọi khẩn thiết tìm lại các di sản thừa kế của giáo xứ Tam Tòa đằng sau góc khuất của lịch sử.

1.- Từ quan niệm về “chức tước trên trời” của cậu chủng sinh trẻ làng Trung Quán…

Nếu lịch sử giáo xứ Tam Tòa được hình thành từ những biến cố đẫm máu do phong trào Văn Thân gây ra cuối thế kỷ XIX, thì di sản thiêng liêng của dòng máu tử đạo Tam Tòa lại được kết tụ từ nhiều vị thánh tử đạo trên khắp tỉnh Quảng Bình ở bên này cũng như bên kia sông Gianh, bởi lẽ Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới là nơi có pháp trường để xử các vị thánh tử đạo mà tên tuổi còn để lại trong văn khố của Hội Thừa Sai Truyền Giáo ở Paris, các thư khố của Giáo phận Huế và Giáo phận Vinh. Tam Tòa trong lịch sử đã từng là đứa con yêu của Giáo phận Bắc Đàng Trong tức Giáo phận Huế và trong hiện tại lại là đứa con bé bỏng đáng thương của Giáo phận Nam Đàng Ngoài tức Giáo phận Vinh.

Trong số tám vị thánh tử đạo có cuộc sống là chứng nhân đức tin, hai vị là mục tử và tổ tiên giáo dân Tam Tòa, sáu vị khác là những người sinh quán Quảng Bình hoặc có nhiều hoạt động ở Quảng Bình nhất là đã đổ máu đào ra tại pháp trường Đồng Hới là phủ trị quan trọng trước đây của tỉnh Quảng Bình, có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần đạo đức của người dân giáo xứ Tam Tòa. Cũng là một điều mầu nhiệm trong số tám vị thánh nhân tử đạo đó thì bốn vị thuộc Giáo phận Bắc Đàng Trong (tức Giáo phận Huế) và bốn vị thuộc Nam Đàng Ngoài (tức Giáo phận Vinh). Vị trí giáo xứ Tam Tòa (hay Sáo Bùn) ở trên ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên cũng được nhìn với cái nhìn đặc biệt và nói như sử gia Arnold J Toynbee của Anh cũng đúng: “Những miền nằm trên miền biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ.” [1] Chính sách cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng là một trang sử hãi hùng đối với người Công Giáo qua những phương cách như sau: 1) Dựa trên kiến nghị của triều thần; 2) Ra những sắc dụ cấm đạo toàn quốc như sắc dụ ngày 06.01.1833 hoặc sắc dụ năm 1836. Trong sắc dụ ngày 06.01.1833 có viết: “Ta Minh Mạng, sau đây là lệnh của ta. Đã từ lâu nhiều người Âu châu đến giảng đạo Da-Tô, lừa đối dân đen, dạy chúng có một Thiên đàng Hỏa ngục, chúng không thờ Phật, không thờ ông bà, thật là vô đạo, hơn nữa chúng dựng những nhà thờ, trong đó trai gai ra vào lẫn lộn, mục đích chúng là quyến rũ phụ nữ đàn bà, chúng còn múc mắt những người đau ốm! Thật là một điều trái với luân thường đạo nghĩa… Vì vậy ta truyền cho tất cả những người đi đạo từ quan đến, nếu sợ oai quyền thì hãy thật lòng bỏ đạo. Các hàng quan lại phải xét xem các giáo dân hạt mình có vâng theo thượng lệnh không? Và họ phải đứng trước mặt mà dẫm chân lên Thập Giá. Còn các nhà thờ và các nhà ở của Giáo sĩ thì phải triệt để phá đi hết. Sau này còn có người phạm tội theo đạo ấy, thì trừng phạt rất nghiêm để triệt gốc tà đạo.” [2] Năm 1836, Minh Mạng ban hành một sắc dụ cấm đạo có những lời lẽ vu khống như: “Các Thừa sai đã dùng một thứ bánh để quyến rũ dân chúng và bắt họ phải giữ đạo tới cùng. Các người Công Giáo múc mắt những người gần chết rồi đem trộn với hương để làm thuốc… Trong lúc làm phép hôn phối thường có xãy ra những điều ám muội.” [3] Năm 1838, nhận thấy giáo dân dù chịu nhiều cực hình vẫn không chịu bỏ đạo nên Minh Mạng ban bố một sắc dụ mới tuyên truyền lấp liếm rằng “Sở dĩ các người công giáo tha thiết với đạo không chịu bỏ đạo, vì họ kém văn hóa và chưa biết cái tốt đẹp của các đạo khác.” Dịp này, Minh Mạng cho soạn một tài liệu gọi là Thập Điều, tương tợ Mười điều răn của người Công Giáo, cử các cụ già đứng ra giải thích Thập Điều cho dân chúng và bắt buộc dân Công Giáo bỏ tiền ra lập các chùa chiền trong nước.

Di sản tinh thần của các vị tiền nhân tử đạo tại Tam Tòa nói riêng và Quảng Bình nói chung rất phong phú nhưng ở đây chúng tôi xin đan cử cuộc sống của hai vị thánh, một trẻ và một già như là những nét điển hình nhìn được từ góc khuất của lịch sử.

Tháng 4 năm 1837, do sự ủy thác của Giám Mục Cuénot (tên Việt là Thể), linh mục Candalh (tức cố Kim) từ Bắc Bố Chánh (từ bắc sông Gianh – nguồn Son ra tới Đèo Ngang) vượt biển vào Cửa Tùng, phối hợp cùng linh mục Jaccard (tên VN là Phan) ở Cam Lộ và linh mục Gioakim Lê Văn Tư (người Cổ Thành, Quảng Trị) phó xứ họ An Ninh – Di Loan, khai giảng chủng viện An Ninh với 6 chủng sinh. Một người chủng sinh tên Tôma Trần Văn Thiện thuộc giáo xứ Trung Quán vốn là một họ đạo từng được gót chân của cha Đắc Lộ bước tới từ năm 1643 và còn ghi lại trong tờ trình của linh mục Lorensô Lâu gửi về Rôma năm 1692, đã hiến mạng sống vì chân lý Phúc Âm.

Sinh năm 1820 tại làng Trung Quán, phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Tôma Trần Văn Thiện là con cụ Hiêrônimô Miên và mẹ là bà Anna Kim là mẫu thanh niên thuộc gia đình khó nghèo nhưng đạo hạnh vững vàng và chơn chất. Cậu Thiện sống trong một bầu khí gia đình đạo đức, được một bà dì ruột tên Nghị là Bề trên Dòng Mến Thánh Giá ở Trung Quán hướng dẫn con đường tu đức và hai người chị ruột là cô Yến và cô Sào luôn luôn nâng đỡ trên con đường đạo hạnh. Thuở nhỏ cậu Thiện học chữ Nho với cha Thọ năm lên 8 tuổi, sau đó học La ngữ với cha Wial để chuẩn bị vào chủng viện An Ninh.

Ngày 6.6.1838, chủng viện bị tố giác nên quan huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị mở cuộc lùng ráp nhằm bắt linh mục Candalh nhưng ngài thoát được cùng với cha Lê Văn Tư và 6 chủng sinh chạy ra Quảng bình ẩn trốn tại trại Kim Sen sở hữu của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lập ra bề ngoài như là một trang trại nhưng bên trong là cơ sở che dấu các thừa sai trong thời kỳ bắt đạo. Tại Kim Sen, cha Candalh qua đời ngày 28.7.1838.

Lúc bấy giờ không có thông tin mau lẹ nên thừa sai Vialle (tức cố Vị) đang hoạt động bí mật ở Bố Chính, bắc Quảng Bình, vẫn còn nhờ ông Trùm Hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lo liệu để đưa người học trò của ngài là Tôma Trần Văn Thiện vào nhập học chủng viện An Ninh.

Khi cùng hai người chị là Yến và Sào tay xách mo cơm nắm muối mè trên đường đi vào chủng viện An Ninh mà không biết nơi này đang là mục tiêu theo dõi của triều đình, dọc đường gặp một nữ tu tên Yến cho biết tình hình nguy hiểm của chủng viện đang bị đóng cửa và cha Candalh đã bỏ trốn, cậu Trần Văn Thiện bình tĩnh nói “Cha đã gọi, ta cứ đến”. Cậu Tôma Thiện tới làng Di Loan vào đầu tháng 6 năm 1838 giữa lúc tình hình rất căng thẳng. Tìm cha sở không gặp, phân vân không biết xử trí ra sao, cậu Thiện bèn tìm đến xin ở lại trong nhà một giáo dân tên Huỳnh Văn Bảo để chờ xem tình thế. Hai ngày sau, quân lính kéo tới các làng Di Loan và An Ninh trong hai ngày 6 và 7 tháng 6 năm 1838 cốt ý tìm bắt cho được linh mục Candalh. Quan quân bắt được một số giáo dân trong đó có Tôma Thiện, cùng với 10 giáo dân, nữ tu Phụng và học sinh tên Cò.

Tại tỉnh đường Quảng Trị, khi thấy Tôma Thiện mặt mày sáng sủa thư sinh, quan bèn dụ dỗ khuyên cậu bỏ đạo thì sẽ được cử làm quan và gả con gái cho. Cậu Thiện trả lời: “Bẩm quan lớn, tôi ao ước chức tước trên trời, còn phẩm hàm đời này tôi không màng tới.” [4] Quan nổi giận sai đánh đòn cậu tới tấp cùng 10 giáo dân, nữ tu Phụng và học sinh Cò khiến những người này đều chịu xuất giáo, chỉ trừ Tôma Thiện. Khi thấy máu vung vãi trên nền gạch, chủng sinh Tôma Thiện vẫn bình tĩnh nói: “Ôi hạnh phúc thay, tôi được đổ máu ra vì Chúa.”

Ngày 18.7.1838, quân lính dẫn vào nhà giam một Tây dương đạo trưởng đó là Thừa sai Jaccard (tên Việt là Phan) được đưa từ ngục thất Lao Bảo (Quảng Trị) về nhốt chung với Tôma Thiện, nhờ dịp này hai tâm hồn đạo hạnh, một cha giáo và một chủng sinh có dịp an ủi, nâng đỡ tinh thần nhau dù trước kia chưa một lần hội ngộ ở chủng viện An Ninh.

Ngày 17.9.1838, vua Minh Mệnh phê chuẩn án tử hình và phát hoàn bản án cho tỉnh đường Quảng Trị để thi hành.

Sáng ngày 21.9.1838, chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện cùng linh mục Jaccard bị lính dẫn ra bãi cát Nhan Biều, bên bờ sông Thạch Hãn, chịu án “giảo” nghĩa là thắt cổ cho đến chết. Thi hài của hai vị được giáo dân chôn cất tại trên bãi cát Nhan Biều.

Ngày 27 tháng 5 năm 1900, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Tôma Trần Văn Thiện lên hàng Chân-Phúc.

Năm 1900, để kính nhớ cái chết bất khuất của Tôma Thiện, linh mục Guichard (tên Việt là Ngãi) đã xây lăng thánh Tôma Thiện tại Nhan Biều.

Năm 1938, linh mục Phaolô Trần Bá Uy là quản nhiệm giáo xứ Trung Quán đã xây một đài kỷ niệm thánh Tôma Trần Văn Thiện tại làng Trung Quán, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là sinh quán của ngài.

Để nhớ mãi thái độ “thung dung tựu nghĩa” qua cái chết rất thanh thoát nhẹ nhàng của Tôma Trần Văn Thiện, linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích (1891-1978), một bậc túc nho và nhà thơ có tiếng ở Huế đã soạn một bài hát “Kính Chơn phước Tôma Thiện tử đạo” được phổ biến sâu rộng trước đây tại các giáo xứ thuộc Giáo phận Huế, bài hát như sau:

Điệp khúc: Ngày vinh phước hôm nay,
Hát mầng Tô-ma Thiện
Một đóa hoa chủng viện,
Giọt máu nhỏ thơm đầy.

Tiểu khúc: Kìa đang tuổi xuân xanh,
Nghe tiếng gọi hy sanh,
Trong vườn thiêng Hội Thánh,
Một niềm phú dâng mình.

Song lòng Chúa chí nhân,
Yêu hoa nở ngày xuân,
Muốn giữ gìn hương sắc,
Vội cất khỏi phong trần.

Ôi ! Cái chết đẹp thay!
Trên cổ một vòng dây.
Cái vòng dây yêu mến,
Buộc lòng tớ theo Thầy.

Nay trên chốn trường sinh,
Xin đoái hộ An-Ninh
Dắc đoàn em yêu dấu
Nhẹ gót dõi gương lành.
[5]

Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Chân Phước Tôma Trần Văn Thiện lên bậc Hiển Thánh.

Trong thực tế, Tôma Trần Văn Thiện chưa một ngày ở trong chủng viện, chưa là chủng sinh thực thụ nhưng tinh thần cương quyết muốn trở thành tông đồ phục vụ Giáo Hội trong một hoàn cảnh rất khó khăn, nghiệt ngã cho thấy bản lãnh hơn người của đứa con thân yêu làng Trung Quán. Sự lựa chọn bước vào cửa hẹp (la porte étroite) tức là chấp nhận con đường gian nan mà các thừa sai đang bước đi đã cho Tôma Trần Văn Thiện một thái độ hành xử rất thản nhiên trước trận đòn tóe máu ở tỉnh đường Quảng Trị. Lời Chúa trong Tân Ước “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” [6] đã trở thành phương thức hành động của Tôma Trần Văn Thiện vì vậy thái độ của Tôma Thiện hiên ngang hiến dâng mạng sống vì đức tin trước bạo lực, coi khinh bã danh lợi phù vinh do nhà cầm quyền đem ra để dụ dỗ, mua chuộc, thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho lớp người trẻ bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu. Người giáo dân ở Trung Quán, Đại Phong, Mỹ Hương, Sáo Bùn hay Tam Tòa đều thấm nhuần như nhau nguyên lý duy nhất “một Chúa, một Đức tin, một Phép rửa” nên di sản thiêng liêng của Thánh Tôma Trần Văn Thiện để lại cũng là báu vật kế thừa chung của mọi người con dân của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi.

Qua biến cố tại giáo xứ Tam Tòa ngày 20 và 27.7.2009, người giáo dân Tam Tòa và các vị mục tử đã bị chính quyền Quảng Bình đem nhục hình ra đối xử hung bạo với cảnh nhiều trẻ vị thành niên cũng như thanh niên bị đánh đập, bắt giữ, tài sản của giáo xứ bị tước đoạt, có chị phụ nữ bị lôi như một con chó đến tuột cả quần (làm nhục nhân phẩm con người đến như vậy!) giữa một đất nước bạo quyền thường rêu rao là “văn minh, lịch sự”, các linh mục bị đánh không nương tay giữa một xã hội luôn to mồm tuyên bố có “tự do tôn giáo” chắc chắn tấm gương can trường, bất khuất của Thánh Tôma Trần Văn Thiện trở thành một đích điểm của hàng trăm nghìn giáo dân giáo phận Vinh hôm nay nhắm tới.

2.- Đến thông điệp đức tin của vị trùm hạt xứ Mỹ Hương nơi pháp trường.

Nếu Tôma Trần Văn Thiện là tấm gương thứ nhất phản ảnh tinh thần sống chết vì đạo của người chủng sinh trẻ Quảng Bình thì An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh cũng có khi gọi là An-Tôn Quỳnh Năm lại chứng tỏ bản lãnh già dặn của một bậc thầy giảng khôn ngoan và đạo đức - hơn nữa là một trùm xứ kiêm trùm hạt - trong hoàn cảnh khó khăn của Giáo Hội.

Trên tấm bia mộ của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh do con cháu phụng lập hiện còn tại xứ Kim Sen, Quảng Bình có ghi hai câu rất phù hợp với tinh thần tử đạo và khí phách trung can của ông:

Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông.


Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768, cũng gọi là Quỳnh Năm hay Năm là con của ông An-Tôn Nguyễn Hữu Hiệp và bà Mađalêna Lộc. Ông Nguyễn Hữu Hiệp là cháu của Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (hay Nguyễn Hữu Kính) vốn có công mở nước [7] nên hậu duệ là Hiệp được chức Đội trưởng, hưởng tự điền ở giáo xứ Mỹ Hương (làng Mỹ Trung), huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Hữu Quỳnh là Tằng tổ thúc (Ông Cố Chú) của Phước-Môn Quận-Công Nguyễn Hữu Bài (1863-1935). Trong cuốn sách Thơ nôm Phước-Môn, tác giả Nguyễn Thúc cho biết: “Ông Nguyễn Hữu Hiệp sanh ra Nguyễn Hữu Hoãn, Nguyễn Hữu Ba, và Nguyễn Hữu Quỳnh.- Vào tháng ba năm 1800, Nguyễn Hữu Quỳnh được chúa Nguyễn Ánh sai về xứ Thuận Hóa chiêu tập chí-sĩ, nhóm các nghĩa-binh, chờ đợi cơ-hội thuận-tiện nổi binh đánh đuổi Tây-Sơn. Trong công việc này, ông Nguyễn Hữu Quỳnh có công, được thăng chức Vệ-úy. Nhưng vốn theo đạo Thiên-Chúa, dưới triều Minh-Mạng có lệnh cấm đạo, ông khẳng-khái không chịu bỏ đạo, liều chết vì đạo, sau được Giáo-hội phong Á-thánh.” [8] Thuở nhỏ Nguyễn Hữu Quỳnh là đệ tử của Giám Mục Jean Labartette (1774-1823), có đi tu tiểu chủng viện An-Ninh nhưng không có ơn gọi. Trong cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông Nguyễn Hữu Quỳnh có công “bắt được một tướng giặc” ở mặt trận Quảng Bình, nên được chúa Nguyễn Ánh ban chức Cai Đội.

Năm 1802, Đội Quỳnh xuất ngũ và học nghề thuốc. Ông Quỳnh có cái nhìn viễn kiến (vision) nên đã lập một trang trại ở vùng Kim Sen bề ngoài để canh tác đất đai nhưng bên trong dụng ý làm nơi che dấu các thừa sai trong những lúc tình hình khó khăn tôn giáo xảy đến. Theo nhà Quảng Bình học Nguyễn Tú (1920-2005) thì “Kim Sen là một dãy núi thuộc sơn hệ Đâu Mâu, nằm sát phía tây chân núi U Bò (ngoài) chạy dọc theo triền sông bờ trái sông Long Đại, cách Khe Lùi chừng 1 km, gần đối diện với xóm Ba Phường bên kia bờ phải. Từ bên ngoài nhìn vào, Kim Sen bị những dãy đồi trọc ven sông che khuất như mọi nơi khác trong khu vực này nhưng khi trèo qua đỉnh đồi án ngự Kim Sen thì đây là một thung lũng khá rộng, khá sâu, ruộng đất liền nhau sát các chân núi che khuất, làm cho địa hình trở nên kín đáo.

Ở phía nam thung lũng, ven theo dãy đồi bên trái, có một con suối nhỏ, mùa mưa, nước trong núi chảy ra sông; mùa khô, nước ngoài sông chảy ngược vào, giống như một cái mương thủy nông, vừa có tác dụng thoát úng, vừa có tác dụng tưới cho cánh đồng Kim Sen không bao giờ úng, hạn. Cánh đồng này tuy nhỏ bé, nhưng ngày xưa nó là một loại ruộng hai mùa vừa kín gió, vừa lợi thủy, cũng đủ góp phần quan trọng cho nghĩa quân Cần Vương do Đề Én, Đề Chít lãnh đạo, khỏi phải thiếu lương thực mỗi khi đường tiếp tế của nhân dân vào chiến khu bị địch cản trở.


Hai tiếng Kim Sen, theo các cụ đồ nho vùng Long Đại – Xuân Dục thì nên hiểu là Kim Sênh bị nói chệch dần sang, Kim Sênh có nghĩa cái sênh vàng.” [9]

Với quan điểm chiến lược đầy viễn kiến đó của Nguyễn Hữu Quỳnh, đất Kim Sen về sau lại được hai lãnh tụ khởi nghĩa ở Quảng Bình là Đề Én và Đề Chít sử dụng làm chiến khu hưởng ứng hịch Cần Vương càng chứng tỏ khả năng nhìn xa thấy rộng của Nguyễn Hữu Quỳnh.

Gia đình ông Quỳnh là một gia đình Công giáo đạo đức gương mẫu. Con gái lớn của ông làm Bề trên Dòng Mến Thánh Giá của Giáo phận. Ông làm Trùm họ Mỹ Hương, và phụ trách dạy giáo lý cho toàn giáo phận trong hạt Quảng Bình. Nhà ông là một địa điểm đón tiếp các thừa sai, nơi dạy giáo lý, và trụ sở hoạch định các phương án truyền giáo trong tỉnh hạt.

Năm 1838, khi vua Minh Mạng ra lệnh càn quét người Công giáo trong ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, linh mục Candalh vừa từ Bố Chính vào Di Loan định mở chủng viện ở An Ninh, đã phải lên đường đào tẩu ra Quảng Bình, tìm gặp ông Nguyễn Hữu Quỳnh để được đưa lên trốn ở Kim Sen. Quân lính tới khám xét nhà ông Quỳnh ở Mỹ Hương, tra khảo quá gắt nên bọn tôi tớ khai ra chỗ ở của chủ. Trước khi rút lui, quan bắt bà Quỳnh và hai cô con gái, buộc họ xuất giáo nhưng quan thất bại. Xấu hổ và tức giận, quan cho lính xô đẩy hai chị em bước qua thập giá nhưng hai cô bé trì lại, kêu la dãy dụa, khiến quan buộc lòng phải tha ba mẹ con.

Quan quân tiến lên vây trại Kim Sen, bắt được ông Nguyễn Hữu Quỳnh và tịch thu một số sách đạo rồi cho giải về Đồng Hới. Tại nhà lao Đồng Hới, ông gặp được thừa sai Borie (tức cố Cao), cha già Nguyễn Thế Điểm, cha Vũ Đăng Khoa và thầy giảng Nguyễn Khắc Tự vốn là những vị tông đồ nhiệt thành của vùng Bắc sông Gianh thuộc đất Quảng Bình (giáo phận Nam Đàng Ngoài). Các vị có dịp khuyến khích, nâng đỡ tinh thần nhau trong thời gian chờ đợi bản án. Phải trải qua thời gian đợi chờ hai năm trong lao ngục, ông Nguyễn Hữu Quỳnh vẫn kiên cường trong đức tin mặc dù quan coi hình án đã nhiều phen dụ dỗ, khuyên lơn đến độ phải ngạc nhiên không hiểu được thái độ không lay chuyển của ông Quỳnh. Thừa sai Borie phải giải thích cho quan: “(…) Ông Năm đã am tường lẽ đạo, lại mạnh mẽ Đức Tin, quan lớn cưỡng bách mấy cũng vô ích, chẳng có lợi gì đâu!”

Minh Mạng cho chỉ thị các quan phải kiên nhẫn trong việc thuyết phục ông Quỳnh vì ông co nhiều quen biết với các quan, chữa bệnh cho rất nhiều người nên tầm ảnh hưởng trong dân chúng không nhỏ, vì sự thuyết phục được ông sẽ có nhiều ý nghĩa lớn lao trong thắng lợi của triều đình. Nhưng cuối cùng quan án cũng đành thua trước tinh thần cương quyết không xuất giáo của ông Quỳnh, nên phải lập bản án đại ý:

“Chúng tôi (là Nguyễn Đăng Uẩn, làm Bố chánh và Phan Trữ làm Án sát) là kẻ (…)

Về phần Nguyễn Hữu Năm, đã oa trữ sách đạo, dù không phải là đạo trưởng mặc lòng, nhưng mà nó cũng ra tối tăm mê mẫn không chịu xuất giáo dị đoan ấy và hằng bất khẳng quá khóa thập tự. Nó cũng chấp nhất và chúng tôi nghĩ nó cũng trọng tội như Vũ Đăng Khoa và Nguyễn Thì Điểm, mà ít nữa phải xử nó giảo giam hậu.” [10] Nhận được bản án quan tỉnh Quảng Bình gửi vào Huế, Minh Mạng phê rằng: “(…)

“Nguyễn Hữu Năm đã thu dấu sách đạo (…) và đã cả lòng tình nguyện làm tôi danh phạm ngoại quốc. Đã tận lực bắt nó khóa quá thập tự mà nó cứng cỏi bất khẳng, thật nó cương tình không chịu trở về sự sáng. Ấy vậy (…) tên ấy không phải là đạo trưởng mặc lòng, song le đã ra tối tăm cố chấp, thì cũng đáng ghét (…)

“Cho nên ra án cho hai danh phạm Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc tự phải xử giảo giam hậu.”
[11]

Trong lúc bị giam tại nhà ngục Đồng Hới, thừa sai Borie nhận được tin của linh mục tổng đại diện là cha Masson ở Xã Đoài nhắn vào cho biết Tòa Thánh đã cử cha Borie làm Giám mục Giáo phận Tây Đàng Trong, kế vị Đức Cha Havard (Dụ) vừa mới từ trần ngày 5.7.1838.

Sau đó, Giám mục Borie, linh mục Nguyễn Thế Điểm và linh mục Vũ Đăng Khoa bị tách riêng ra dẫn đi pháp trường. Trước khi giã biệt ra đi, Giám mục Borie đã khóc và trối trăng thầy Nguyễn Khắc Tự lại cho ông Nguyễn Hữu Quỳnh rằng:

“Cha có một người con rất yêu dấu, bấy lâu nay cha trông nó được chịu chết làm một cùng cha, mà bây giờ phải để nó lại cùng ông; xưa nay ông có lòng với cha thể nào, thì xin thương nó thể ấy. Ông có bằng lòng kè lấy như con mình, thay vì cha chăng?”

Ông Nguyễn Hữu Quỳnh thưa rằng:

“Con bằng lòng, cha dạy con xin cưng.” [12]

Ông Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Nguyễn Khắc Tự bị giữ lại.

Ngày 5.6.1839, quan án Nguyễn Xuân Quang cho dẫn ông Quỳnh và thầy Tự lên công đường khuyên xuất giáo nhưng vô ích. Tháng 10 năm 1839, Tam Pháp Tòa tăng án hai vị từ “giảo giam hậu” lên “giảo quyết”.

Vua Minh Mạng đã châu phê bản án xử ông Quỳnh và thầy Tự, do Tam Pháp Tòa lập như sau:

“Minh Mạng nhị thập nhất niên, tháng 5, ngày 29.

“Ta, là Võ Xuân Cẩn, Bùi Ngọc Quị, Đinh Văn Huy, vâng lệnh vua phán truyền, theo tờ quan tỉnh đã sớ vào tâu ngài, ngày 21 tháng 5, mà truyền cùng định hẳn như sau này:

“Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự theo đạo dị đoan, tội nó đáng chết; song le Đức Hoàng Thượng xét nó là người thứ dân dốt nát mê muội, thì ngài thương mà chưa muốn trừng trị, mà truyền khiến cho quan tỉnh phải khuyên có tĩnh hồn lại cho được ăn mày ơn đại xá. Song le luống công mà lại hai tên phạm ấy chấp nhất bất khẳng khóa quá thập tự. Nên đã rõ chính mình nó xông vào hình phạt nó.

“Cho nên hai tên phạm Nguyễn Hữu Năm và Nguyễn Khắc Tự phải án giảo lập quyết cho được răn các kẻ cố chấp không chịu xét việc mình lại. Phải vâng cứ y như thượng dụ này truyền.”
[13]

Lời lẽ trong bản án xử ông Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Nguyễn Khắc Tự nhắc chúng ta nhớ lại lời Thánh Phaolô trong Thư Do Thái, XII, 1 “Ta hãy xông vào trận chiến đang chờ ta” (Curramus ad propositum nobis certamen). [14] Chết vì lý tưởng tôn giáo đối với người Công giáo là một đại hồng phúc, làm sao triều đình Minh Mạng ngày xưa và chế độ Cộng Sản vô thần ngày nay hiểu được ý nghĩa cao thâm đó?

Ngày 12 tháng 6 năm canh tí (10.7.1840) sắc chỉ của vua ra tới Đồng Hới. Thân nhân thông báo cho hai vị biết quyết định cuối cùng của nhà vua, dù một thoáng sắc mặt biến đổi nhưng sau đó ông Quỳnh và thầy Tự trở lại vui mầng cùng nói: “Mình mong mỗi ngày này đã lâu là dường nào! Bây giờ đã được vừa ý mình, không phải dùng của thế gian nữa.” Hai vị phân phát hết tiền bạc cho các tù nhân.

Trên thẻ án của ông Nguyễn Hữu Quỳnh, người ta đọc thấy câu: “Nguyễn Hữu Năm theo đạo dị đoan. Vua hằng dong thứ và nhiêu sinh cho đến rày, song nó không chịu cải tà qui chánh và khóa quá Thập Tự. Nên có lời vua truyền phải xử nó giảo quyết và liệu tức thì.”

Sáng ngày 10.7.1840, ông Quỳnh và thầy Tự phải mang gông, đi giữa hai hàng lính hộ tống có quan giám sát cỡi ngựa đi trước. Chừng 30 người gồm giáo dân Sáo Bùn, Sáo Cát và người bên lương đi theo. Dọc đường có cô Mỹ, con gái ông Quỳnh, thầy Tri là cháu con bác đi theo lạy tiễn ông Quỳnh. Tại chính địa điểm hai năm trước đây đã xử Giám mục Borie, cha Nguyễn Thế Điểm và cha Vũ Đăng Khoa, đoàn lính dẫn hai vị dừng lại, quan truyền cho tháo gông và trải chiếu cho hai vị ngồi nghỉ, và cho phép các than nhân vào chào từ giã hai vị. Cô Mỹ, thầy Tri, thầy Nguôn, thầy Hán và nhiều giáo dân vào lạy giã từ. Ông Quỳnh nói những lời trối trăn sau cùng: “Gởi lời về thăm chức việc Mỹ Hương, xin hãy hòa thuận cùng giữ đạo cho bền vững. Về phần các con, cũng phải yêu thương hòa thuận cùng nhau, hãy giữ đạo cho sốt sắng (…) Hãy giúp đỡ mẹ già và đừng làm gì phiền lòng người.”

Sau khi cầu nguyện, ông Quỳnh và thầy Tự nằm xuống ngữa mặt lên trời, hai chân trói vào một cọc, hai tay giang ra trói vào hai chiếc cọc khác xa nhau. Sau khi lính tròng dây vào cổ, lấy chiếu che phủ thân mình hai vị, và một hồi chiêng gióng lên, bốn tên lính cầm dây kéo mạnh, ông Quỳnh chết ngay. Cuộc xử giảo kết thúc vào lúc ba giờ chiều ngày thứ sáu 10.7.1840 (tức ngày 12 tháng sáu năm canh tí).

Thi hài ông Quỳnh và thầy Tự được thân nhân đưa về chôn cất ở Mỹ Hương. Gần tối xác hai vị được đưa xuống thuyền của một giáo dân Sáo Bùn đêm ấy đưa về Quán Trà. Đám tang ông Quỳnh được cử hành trọng thể ngày mồng 1 tháng 7 âm lịch và chôn cất tại Kim Sen.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ông An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc Chân phúc ngày 27.5.1900.

Ngày 19.6.1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn lên bậc Hiển thánh.

Qua biến cố tử đạo của ông trùm hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh, sự hiện diện của những người giáo dân Sáo Bùn (tiền thân của Tam Tòa) tại pháp trường Đồng Hới cùng việc tham gia chôn cất vị thánh tử đạo giáo xứ Mỹ Hương nói lên mối liên đới mật thiết của những người anh em cùng tín ngưỡng, qua lời trối trăn của vị thánh trước khi giã từ trần thế. Ngày nay lời khuyên đó vẫn còn ý nghĩa thiết thân đối với người giáo dân Tam Tòa khi họ phải thường xuyên đối diện với các mưu ma chước quỷ của bọn công an đội lốt du đảng đang ngày đêm tìm mọi cách để quét cho sạch di tích Công giáo ra khỏi xứ đạo Tam Tòa, thành phố Đồng Hới. “Yêu thương, hòa thuận và giữ đạo cho sốt sắng” là thông điệp của đức tin người trùm hạt An-Tôn Nguyễn Hữu Quỳnh đã nhắn gửi cho giáo đoàn Mỹ Hương và con cháu nhưng cũng là lời trối nhắn chung cho mọi người tín hữu Công Giáo. Khi đã giữ đạo sốt sắng thì không còn e sợ cường quyền bạo lực nhất là trong thời đại truyền thông khoa học này. Mọi xảo trá bịp bợm của bạo quyền chắc chắn sẽ bị phanh phui mau chóng

Trong bài trả lời phỏng vấn của đài BBC, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo ở Hà Nội phát biểu về giáo xứ Tam Tòa rằng: “Một nơi chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.” (Vietcatholic.net ngày 28.7.2009)

Báo Nhân Dân cũng viết rằng: “tuyệt đại bộ phận giáo dân Tam Tòa đã bỏ quê hương vào Nam sinh sống.” và cho biết: “Theo thống kê toàn thành phố chỉ có 99 hộ giáo dân với 261 nhân khẩu. Riêng địa bàn phường Đồng Mỹ chỉ có vài hộ giáo dân, nhưng từ nơi khác chuyển đến sinh sống.” (Vietcatholic.net ngày 28.7.2009).

Quả thật, ngày nay giáo xứ Tam Tòa thật là bé bỏng, con số giáo dân thật khiêm nhường nhưng tinh thần Tam Tòa vẫn luôn luôn bất khuất trước bạo quyền. Những phát biểu ở trên, dù là dựa trên con số thực tế, vẫn chứng tỏ rằng người Cộng sản hiểu rất kém về tôn giáo nhất là về Công giáo cả về phương diện tín lý, giáo lý cả về “nguyên tắc quản lý trong Giáo Hội” (Hoàng Cúc, Bé xé ra to, Vietcatholic.net ngày 30.7.2009). Giáo xứ Tam Tòa trước kia thuộc Giáo phận Huế nên mọi tài sản lúc đó là thuộc Giáo phận Huế. Nhưng ngày nay giáo xứ Tam Tòa thuộc về quyền lãnh đạo và quản lý của Giáo phận Vinh thì dĩ nhiên các tài sản liên hệ thuộc Giáo phận Vinh. Về phương diện tôn giáo, di sản tinh thần của các bậc tổ tiên tử đạo để lại cùng biết bao tấm gương hy sinh, thánh thiện, đạo đức của các vị thừa sai, linh mục bản xứ đã sống và phục vụ Tin Mừng ở giáo xứ Tam Tòa là di sản chung của mọi người Công Giáo bất luận ở đó hay ở đâu. Ngày nay con số giáo dân ở Tam Tòa tuy bé bỏng và sau biến cố ngày 20.7.2009 phải tiếp tục đối diện với biết bao thử thách, cấm đoán, đe dọa thường xuyên của lũ côn đồ công an đội lốt “quần chúng tự phát” nhưng tinh thần của người giáo dân ở đây vẫn luôn trung thành với Giáo Hội, cảm nghiệm tình hiệp thông rộng lớn với Giáo hội Mẹ Việt Nam, Giáo Hội hoàn vũ và vẫn luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai.

Chắc chắn qua trường hợp giáo xứ Tam Tòa, người ta sẽ thấy được sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, dùng một giáo xứ yếu đuối bé bỏng để đối đầu với sức mạnh của bạo quyền, trong công cuộc đấu tranh vì Công lý và Sự thật, qua lời Thánh Phaolô: “Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh.”(Infirma mundi elegit Deus ut confundat fortia). (Thư I Corintô, I: 27). [15]

New Jersey August 15, 2009

CHÚ THÍCH:

1.- Arnold J. Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc. xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn 1974, trang 17.
2.- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Tập I, Cứu Thế Tùng Thư xuất bản, Sài Gòn, 1965, tr. 327.
3.-Phan Phát Huồn, Sđd, tr. 336.
4.-Nguyễn Ngọc Lan, Tiểu sử 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, Nguyệt San Đức Mẹ HCG xb., California, Tháng Ba năm 1990, Cứu Thế Tùng Thư tái bản lần I với sửa chữa và bổ túc, California Tháng Tư 1993, tr.76.
5.-Đoàn Khoách (biên tập – thực hiện), Sảng Đình Thi Tập của J.M.THÍCH, Thanh Tịnh xb. California, USA, 2001, tr. 111.
6.-Mát-thêu 10: 28, Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Kinh Thánh Tân Ước, Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 92.
7.-Xin đọc thêm Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975, Nxb. Nhật-Lệ, 2006, Tập I, tr. 394.
8.-Nguyễn Thúc, Thơ nôm Phước-Môn, xuất bản lần thứ nhất, 1959, tr. 28.
9.-Nguyễn Tú, Những nét đẹp về Văn hóa cổ truyền ở Quảng Bình, Tập I, Nét đẹp về núi sông làng xóm, Bản dự thảo chưa in, tr. 147.
10.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Hồng Kông xb., dẫn lại theo một số tác giả trong nước, tr. 129-131. Tư liệu này do thầy giảng Nguyễn Khắc Tự viết trong tù, theo lệnh của thừa sai Masson (cố Nghiêm) ghi lại mọi sự tích về cuộc tử đạo của Giám mục Borie, linh mục Vũ Đăng Khoa, linh mục Nguyễn Thế Điểm, được dịch ra tiếng Pháp và tất cả sau đó gửi về Paris. Giám mục Belleville (cố Thọ) đã sử dụng tư liệu này để viết tác phẩm Truyện Sáu Ông Phúc Lộc là một tập hồ sơ rất chính xác, rõ ràng giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu sử học về sau.
11.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Sđd, tr. 131-132.
12.-Kè là nhận; con xin cưng nghĩa là con xin vâng.
13.-Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, Sđd, tr. 205-206.
14.- Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Lịch sử tôn giáo chính trị Miền Nam đầu thế kỷ XVII, Tinh Việt văn đoàn, Sài Gòn, 1959, tr. 152.
15.- Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, Sđd, tr. 665; Phạm Đình Khiêm, Sđd, tr. 134, ghi vắn tắt “Chúa chọn kẻ yếu để làm xấu hổ kẻ mạnh.”
 
Cảm nhận của người trẻ nghĩ gì về Cộng sản Việt nam
Mưa Hoa Hồng
23:33 17/08/2009
Sau khi trút một tràng những phẫn uất về tiêu cực này nọ của chính quyền, cô bé nhân viên của tôi kết luận “Thiệt, mấy ông đó, tối ngày cứ ra rả học tập theo tấm gương đạo đức HCM này nọ sao mà… Bác Hồ thì rất giỏi, rất tốt, nhưng mà mấy ổng thì…” Tôi thầm cười buồn “Sao mà y chang suy nghĩ của tôi vài năm về trước thế nhỉ?!” rồi gửi cho cô bé ấy bộ phim “Sự thật về Hồ Chí Minh”.

Vài năm về trước, tôi cũng ngưỡng mộ “Bác Hồ kính yêu” vô cùng, khâm phục “đất nước anh em” Trung Quốc rất nhiều, và phản ứng có phần cực đoan trước làn sóng nhiều người tìm đủ mọi cách để “trốn ra” nước ngoài hay “rời bỏ quê hương”. Tôi đã từng tự lập luận rằng “Mắc chi cứ phải đi nước ngoài mới phát triển được? Tôi sẽ vẫn đường hoàng phát triển trên quê hương mình” Rằng thì là tôi muốn các con cháu tôi tận hưởng mọi hương vị của quê hương. Rằng thì là nếu có cơ hội du lịch nước ngoài, tôi sẽ đến Trung Quốc đầu tiên…

Dù đã cùng kiệt sức chịu đựng khi phải gánh chịu những hậu quả từ “tài đức lãnh đạo” của chính quyền, khi nhiều lần chứng kiến những hành xử vô luân, gian dối của họ, tôi vẫn cứ tin chắc rằng Chủ nghĩa Cộng Sản là chân lý, Bác Hồ là một tấm gương mẫu mực, một nhân vật vĩ đại, xuất chúng, nhưng chẳng qua là những người thừa kế không thực hiện đúng, rồi sẽ khắc phục, rồi sẽ có những người tâm huyết thật sự, biết đâu… Và tôi vẫn cứ nuôi một niềm “hy vọng vào tương lai tươi sáng” như cô bé 8x kể trên.

Trong vài năm trở lại đây, liên tục rộ lên những thông tin nhiều người khá thành đạt và có chỗ đứng khá cao trong xã hội xuất cảnh khá nhiều, phần lớn là theo diện kết hôn. Tôi không có ý lên án hay bình luận gì về việc này, đó là duyên số và lựa chọn cá nhân. Nhưng hiện tượng này lại nảy sinh trong tôi nhiều thắc mắc và phải nhìn lại lòng “tự hào dân tộc” cực đoan của mình. Sao họ lại từ bỏ những gì đang có và có nhiều nữa là? Có cái gì đó hơn chăng? Có điều gì mà mình chưa thật sự biết tường tận hay không? Tiếp xúc thêm nhiều người nước ngoài mang cả gia đình sang VN sinh sống và làm việc, tôi thấy họ đâu tới nỗi có những suy nghĩ thái quá về lòng yêu quê hương và tinh thần dân tộc như tôi? Tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tôi bàng hoàng suy sụp và giận dữ vì hóa ra mình đã bị “nhồi sọ” và lừa dối bấy lâu nay mà không hề hay biết!

Trước giờ, khi xem những tin tức thế giới về chiến tranh ở nước này, bạo lực, khủng bố biểu tình ở nước kia, tôi vênh mặt lên hạnh phúc “Thấy chưa? Không ở đâu sướng bằng Việt Nam, VN là an bình nhất” Còn những thông tin báo chí trong nước, cách này cách khác luôn ngầm chê bai những người tìm cách “rời bỏ VN”.

Khi “kẻ thù của cộng sản” mà các bác Lê Các Mao Hồ không thể ngờ tới - là Internet – xuất hiện, tôi mới dần nhận ra truyền thông trong nước đã được sàng lọc kỹ rồi. Họ chả thèm đăng những cái “được” ở nước người khiến cho dân trong nước có dịp so sánh đâu, mà chỉ liên tục đưa những tin tức vô bổ hay nghiêm trọng hóa những cái “hổng được” của người ta. Với những thông tin “được phép biết”, người dân sẽ ảo tưởng là mình còn sung sướng hơn khối dân nước khác khi được “hàm ơn” chính quyền, nên đừng có “bé xé ra to” mà làm chi!

Tôi từng quen một anh bạn trai. Qua người cô của anh ấy, tôi được biết bố mẹ anh ấy không phản đối tôi, chỉ yêu cầu tôi phải bỏ đạo công giáo nếu đến với anh ấy, vì ông bà cực kỳ ghét người công giáo. Họ là người miền bắc. Tôi cũng đã từng “rất ghét” mấy “người Bắc kỳ” vì cứ luôn công kích người công giáo. Nhưng giờ đây, tôi không thấy giận bố mẹ của anh bạn tôi chút nào, mà chỉ xót xa vì nhận ra cả hai bên cùng là nạn nhân của âm mưu thâm độc chia rẽ “khối đại đoàn kết dân tộc” mà họ vẫn luôn mồm rỉ rả.

Khi vụ Tòa Khâm Sứ đã một thời làm rôm rả dư luận, mấy chị em cùng công ty cũng bàn luận này nọ, dĩ nhiên là theo thông tin “lề phải” từ báo đài. Tôi bèn giải thích ngọn ngành những thông tin thực tế mà tôi biết. Họ chăm chú lắng nghe với khuôn mặt lộ vẻ lo sợ. Sau khi tôi nói xong, họ “vậy hả” nhỏ xíu, rồi “thôi, sợ lắm, không dính tới mấy vụ này đâu, tốt nhất cứ lo thân mình thôi”. Và họ lại lên mạng shoping túi xách, với giày dép, quần áo. Thông qua chủ trương nhồi sọ tinh vi là toàn bộ hệ thống giáo dục “không giống ai”, cộng sản đã rèn cho lớp trẻ lối sống xem vật chất là cùng đích, giàu có bằng mọi cách, miễn sao mình sung sướng tấm thân mà không cần quan tâm những chuyện xung quanh làm chi. Khi người ta thờ ơ, họ sẽ mặc sức mà tung hoành.

Cộng sản đã gieo vào mỗi người dân nỗi sợ hãi không dám can dự vào việc xảy ra xung quanh khi liên tục bắt bớ, trấn áp những người không cùng chính kiến, hay dám nói lên sự thật. Những người bạn của tôi đã đùa khi hết người này đến người kia bị bắt vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” được thông tin với cùng giọng điệu mà ai cũng thuộc làu. Rằng sao nhà nước mình không công bố một lần thôi, đây là “công thức” mẫu tin về những người phạm tội chống phá nhà nước. Những lần sau chỉ cần nêu tên “tội phạm” và bảo mọi người tự điền vào công thức cũ. Cho nó đỡ tốn giấy mực và diện tích báo!

Chính quyền gì mà luôn phải mưu ma chước quỷ, giăng bẫy trơ trẽn, lật lọng dối trá để hãm hại người dân thấp cổ bé miệng hay cả vú lấp miệng em những sai trái của mình? Đang khi vụ Tam Tòa được “lề phải” thông tin rằng “Giáo hội không đồng ý làm chứng tích chiến tranh” thì “vô tình” trên Tuoi Tre Online 30/07/09 đăng thông tin “những trưng bày trong khu du lịch (ở Quảng Bình) bị đốt cháy … và công an địa phương đã có manh mối kẻ phá hoại”!!! Hay khi người người đang phản đối chính quyền cõng rắn Tàu vào cắn gà nhà, thì trên Tuoi Tre Online 31/07/09 lại cũng “vô tình” đăng tin ông gì đó than thở số lao động TQ sang VN đã lên đến 35.000, và họ nhập cư chui rất khó kiểm soát...??? Tôi đoán đây chỉ là màn 2 cảnh 1 để dọn đường dư luận cho những dã tâm sắp tới. Cũng có thể là tôi đã “nhạy cảm” quá, nhưng chính cả một hệ thống báo đài “độc quyền” đã nhiều lần dựng lên những trò hề cười không nổi như vậy đã khiến tôi phải luôn cảnh giác cao độ và không tin bất cứ điều gì cộng sản nói hay làm nữa. Tôi cũng tin rằng đại đa số dân chúng đã thuộc lòng từng vở tuồng bỉ ổi của họ, nhưng chẳng qua dân đen lẻ tẻ thì không làm gì được họ mà thôi.

Cộng sản ra rả nhồi sọ và nuôi hy vọng hão huyền cho người dân “chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh thôi mà, chịu khó chút đi, vớt ra thì sẽ xong ngay thôi” Nhưng sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, còn cộng sản VN thì chỉ càng ngày càng đưa đất nước đi xuống bần cùng mạt hạt đã chứng tỏ gì? Bản chất chủ nghĩa cộng sản ngay từ khi ra đời đã là một tác phẩm bệnh hoạn vì nó dựa trên sự tàn bạo, dối trá và mất nhân tính, chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích đê hèn của cá nhân một số ít người. Như vậy thì thực tế đây đúng là cả một nồi canh nấu bằng sâu giòi rồi còn gì? Cái nồi canh giòi bọ đó chỉ có một cách duy nhất là đổ bỏ hết, rửa nồi thật sạch, thậm chí bỏ luôn nồi rồi mua nồi mới về nấu canh, thì mới có thể ăn được. Còn cái đám sâu bọ kia, cũng chẳng cần giết hại chúng làm chi, cứ thả chúng về với đất, nơi đúng ra chúng phải sống ở đó, vì bản tính người VN luôn vị tha và rộng lượng. Cũng đừng hy vọng ảo rằng có thể lay động hay biến đổi những “con sâu” này thành bắp cải hay rau dền gì đấy. Vì chỉ mới là công dân hạng ruồi thôi mà tôi còn bị nhồi nhét thành công thế kia, huống chi là họ đã được sinh ra trong cái nôi và được nuôi lớn trong lồng kính “đào tạo bồi dưỡng chính trị” này nọ. Hãy cứ quan sát thử xem, những nhà lãnh đạo tư bản, tuy mỗi người một đường lối, cũng ưu khuyết điểm này nọ, nhưng khuôn mặt các vị đều toát ra một thần thái gì đó. Còn những ông này bà nọ cộng sản? Xin lỗi, nhưng nhìn cái mặt cứ u u đần đần làm sao ấy! Vì óc họ đã đặc cứng CNXH rồi, không thay đổi được gì đâu!

Đó là một số thay đổi trong suy nghĩ nhận định của tôi giữa khi còn bị nhồi sọ và khi đã “sáng mắt” ra. Cho nên, tôi rất tán đồng với quan điểm “phải đạp đổ thần tượng rởm Hồ Chí Minh” mà mọi người đang tiến hành. cộng sản VN đang cố bấu víu vào cái phao cuối cùng do họ tự vẽ vời nên để tiếp tục mê hoặc và lừa phỉnh nhiều thế hệ VN về cái CNXH thực sự đã sụp đổ từ cái gốc, mà bản thân tôi là một nạn nhân cụ thể. Mỗi người hãy góp một tay bằng cách chuyển tải những sự thật này đến nhiều người khác, nhất là những bạn trẻ. Nếu không, sẽ còn tiếp nối hàng hàng lớp lớp thế hệ trẻ ra sức phấn đấu để bảo vệ cái “chân lý XHCN” đã bị cả thế giới quăng vào sọt rác và cái “tư tưởng đạo đức HCM” mới bị ép sinh ra, với hy vọng rằng mình có thể là một thừa kế đúng nghĩa chăng?

Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi những lời tha thiết từ tận đáy con tim mình:

• cho những bạn trẻ còn bàng quan trước thời cuộc: đừng nghĩ đó không phải là chuyện của mình. Dù chúng ta có giàu có hay thành đạt đến đâu, chúng ta cũng chỉ dừng ở mức là một tù nhân hạng sang trong song sắt cộng sản mà thôi. Chúng ta sẽ tự quyết định được bao nhiêu % cho hạnh phúc, tự do cho chính mình và các thế hệ con cháu trong một xã hội đầy rẫy những bất an, bất công và suy đồi? Còn với những ai vẫn còn đang vất vả gánh nặng mưu sinh, hãy một lần lắng đọng để tự trả lời câu hỏi “Vì sao tôi không thể sống đường hoàng bằng chính sức lao động và lương tri của mình trên đất nước này?”

• cho những thế hệ cha chú đang đấu tranh cho hạnh phúc thật sự của quê hương Việt Nam: Hãy yên tâm và vững lòng, vì dù có bị nhồi sọ, nhưng còn nhiều lớp trẻ vẫn tự nhận ra sự thật, và ngày đêm ủng hộ cho công cuộc đấu tranh này. Cách này hay cách khác, thế hệ trẻ chúng tôi vẫn biết cách khéo léo quân bình giữa lo toan sinh kế hay tương lai bản thân và gia đình, đồng thời góp sức vì công cuộc chung trong mọi khả năng có thể.

• cho những đồng bào thân yêu của tôi, không tôn giáo hay có tôn giáo: hãy luôn sáng suốt để vạch trần âm mưu chia rẽ độc ác của cộng sản. Dù có khác nhau đôi chút, nhưng chúng ta cùng giống nhau là có niềm tin mãnh liệt vào sự chân chính và ước mơ về một tự do hạnh phúc đích thực. Họ đang cố tách từng chiếc đũa ra để dễ bề mà bẻ gãy. Hãy cùng nhau tạo thành một bó đũa, sẽ không có một sức mạnh gian ác nào có thể tiêu diệt được!
 
Văn Hóa
Nước mắt trâu
Lm Vũđình Tường
14:48 17/08/2009
Chưa ai nhìn thấy trâu khóc. Không phải chúng không biết khóc. Chúng biết khóc và khóc rất kín đáo. Không la to, hét lớn hay rên rỉ thảm thiết. Trâu khóc nhẹ nhàng, âm thầm. Là con vật phục vụ nông gia. Chúng gần gũi con người nhưng không bao giờ người ta tận mắt chứng kiến cảnh trâu khóc. Chỉ những lúc đêm khuya thanh vắng trâu mới khóc. Chủ trâu biết trâu khóc đêm qua vì sáng hôm sau, dọc sống mũi trâu hai hàng nước mắt đã khô chảy dài từ khoé mắt, kéo tận miệng. Khó có thể đoán vì sao trâu khóc, khóc cho thân phận hẩm hưu, cho bớt tủi hờn, khóc vì mệt mỏi hay khóc vì những roi hằn sâu da thịt.

Đời lam lũ

Đời trâu rất khổ, suốt ngày lo cầy bừa, vừa làm vừa ăn. Dường như chủ trâu nào cũng quí trâu và chủ trâu nào cũng đánh trâu. Nghe có vẻ như mâu thuẫn. Thực tế là thế. Trâu là con vật làm hầu hết công việc nặng nhọc cho chủ nên chủ yêu quí, chăm sóc và bảo vệ. Tuy nhiên khi việc gấp gáp, mong xong, chủ trâu không ngần ngại thẳng tay.

Trước khi có máy móc, nông gia nào cũng mong có con trâu trong nhà giúp việc nặng nhọc, đồng áng. Trong lúc làm việc trâu cũng mệt mỏi, đuối sức, muốn nghỉ, chậm chạp. Những lúc như thế là lúc chủ đánh trâu, thúc dục siêng hơn, làm cần mẫn, bước nhanh hơn. Cách duy nhất chủ nói với trâu là cây roi, tay quất thúc, miệng dục cho trâu bước nhanh, cố gắng. Những lúc như thế con trâu đầu cúi xuống, dài cổ, cố vươn tới, kéo theo sau là những xe rơm, cộ lúa, nặng oằn xương sống. Mỗi bước chân là một cố gắng, hơi thở dài phà bớt sức nóng do vất vả phát sinh. Hơi thở phèo phèo, đứt quãng biểu tỏ mệt mỏi. Có ngày làm mệt đến xùi bọt mép. Dẫu thế vẫn không được nghỉ, vẫn phải cáng đáng công việc, vẫn phải bước những bước nặng nhọc. Dù đã tận sức, kiệt lực, chủ trâu biết thế nhưng vẫn quát tháo, vẫn thúc dục, vung roi quất. Công việc khẩn cấp, chủ mệt, hay cáu đều đổ trên đầu trâu vì thế mông trâu hằn nhiều vết roi.

Mỗi roi quất xuống trên mình, cơn đau thúc bách nó gắng gượng thêm, dù mệt ngất cũng phải cố. Cố quá, mất sức phải chậm lại, lại nhận thêm roi, lại cố bước cứ thế kéo lê kiện hàng về đến nơi chủ mong muốn. Chủ đánh trâu, biết trâu bị mệt nhưng tin là trâu còn cố hơn được nên bắt phải cố.

Đêm đau thấu xương

Đêm về những roi đòn kia mới thấm. Đau nhức đầu xương vai làm trâu nằm yêu không dám cựa quạy. Bắp thịt cổ hồi chiều gắng quá giãn căng đến độ nhai cọng rơm đau cứng hàm. Nuốt được miếng rơm hạt lệ tuôn vì đau trào cuống họng. Dẫu thế vẫn phải cố, nếu không bụng đói, ngủ không được sáng mai kiệt sức, chậm chạp lại ốm đòn. Gân hai chân sau ghì kéo, giờ đau từ móng đến tận xương mông. Lạnh quá muốn co lại dấu dưới bụng cho ấm. Đau quá, không thể co được. Giá lạnh đêm khuya làm chân tê cứng. Khớp xương vai, săn thịt cổ, gân chân hành hạ đến mất ăn, mất ngủ. Đau đớn làm trâu chảy nước mắt. Chủ sao thấu hiểu đớn đau thân xác trâu trải qua đêm. Chủ trâu cũng mệt và tiếng gáy khò khò, trong khi trâu nằm bất động chịu đau, chịu lạnh, chịu đói, lệ tuôn rơi. Trong cái đau đớn đó mắt trâu vẫn hình dung ra đường roi đi, vung lên cao, uốn cong trước khi vút trên mình. Cái đau thúc bách toàn thân rướn lên phía trước.

Nước mắt gò má

Đêm qua trâu khóc. Nước mắt rất đặc biệt. Sương sớm, nước mưa, nước lã không xoá nhoà, rửa sạch. Nhìn vào gò má đủ biết đời trâu sướng hay khổ. Dọc sóng mũi có hai hàng nước chảy thành sợi từ khoé mắt xuống tận mũi. Dấu vết trâu khóc, ai rõ một đêm hay nhiều đêm. Trâu khóc chui, không biết dấu. Đêm khóc sáng hôm sau da mặt để vết trắng đục, chứng tích của lao tác, mệt mỏi. Đám ruồi nhặng hành hạ trâu ghê ghớm. Tuyệt nhiên không con nào bu nơi giòng lệ.

Nhiều chủ chú ý biết trâu khổ nhưng công ăn việc làm không thể ngưng, không thể nghỉ. Biết trâu khổ, dù thương nhưng vẫn phải cày, phải kéo, vẫn quát tháo, và đôi khi nhẫn tâm dáng cho nó những roi đòn đau đến ngày hôm sau. Số khác lại hững hờ, không quan tâm, cứ tự do quát tháo, tự do quất, tự do xả cơn giận, bực dọc trên mình trâu. Quả là đắng cay.

Khóc vì ngoại lai

Ở những nơi tình người rẻ mạt, quyền thế cao trọng. Những nơi muốn sống thảnh thơi nhờ phe nhóm chia bè, kéo cánh, buôn bán, đổi chác chức tước. Những nơi coi trọng mạng sống mình, thân nhân mình; trái lại coi thường mạng sống người dân. Dùng quyền lực, sắt máu, nhà tù, sức mạnh và thủ tiêu làm phương tiện cai trị. Những phần đất người lãnh đạo quan niệm thành quả lao tác quí hơn sự sống. Vật chất trên hết, cao cả hơn tâm linh. Những nơi chế tạo công lí một chiều, luật lệ nhằm phục vụ cho một số giai cấp, thành phần của phe nhóm. Những nơi để cao đạo đức như là hình thức tuyên truyền. Thực tế đối trá trở thành lẽ sống, mánh lới để tồn tại và tự do hình thức với dụng ý tuyên truyền quảng cáo hơn là thực tế cuộc sống. những nơi thiếu đủ thứ. Từ thiếu ăn đến thiếu mặc; thiếu tự do ngôn luận đến độc quyền báo chí. Những nơi cả tư tưởng lẫn niềm tin đều bị kiểm soát, đều muốn suy nghĩ như họ nghĩ, tin như họ tin.

Những nơi đó có nhiều người khóc chui như trâu. Bởi vì hoàn cảnh không cho phép khóc thật. Khổ đến độ muốn rơi lệ, ban ngày không dám, trước đám đông không dám, phải khóc thầm trong đêm.

Quê tôi

Quê hương tôi từ ngày có chủ nghĩa ngoại lai du nhập vào cả nước phải làm dâu chủ nghĩa mới. Xưa kia khóc thầm trong đêm chỉ xảy ra cho con dâu có mẹ chồng cay nghiệt, hai là người vợ trẻ chờ tin chồng chinh chiến. Từ ngày có chủ nghĩa ngoại lai, trên quê hương, từ hang cùng đến ngõ hẻm, chỗ nào, đâu đâu cũng thấy héo hon. Nụ cười biến mất trên môi học trò nhỏ, đôi chân bước đến trường như lũ chim không hát chào ban mai. Khuôn mặt thầy cô đầy tư lự. Người dân sáng dậy thấy mất hồn. Cả nước phải làm dâu chủ nghĩa mới, ngoại lai, nên xa gần, đâu đó luôn có tiếng nức nở, uất nghẹn trong đêm. Bác phu xe kéo cũng khóc. Cũng là người mà kẻ ngồi trên xe thong dong, kẻ kéo chạy bộ. Kéo không khéo còn bị xỉ vả.

Mỉa mai thay,

thằng còm kéo thằng béo,

không phải

thằng béo kéo thằng còm.

Người trên béo tròn trịa, ăn mặc lịch sự. Kẻ kéo chạy bộ,chân trần, ốm o, gầy còm. Thằng béo ngồi xe ngả lưng ngó trời, xem đất, liếc nhìn người. Thằng kéo lưng còng, gục đầu, mắt dò từng bước chân để khỏi té. Hình ảnh con trâu kéo cộ lúa to che lấp người hiện ra ngay giữa phố. Người ta vin vào hình ảnh đó đi nhập cảng chủ nghĩa ngoại lai vào quê huơng, mong xoá nhoà, đánh tan chủ nghĩa người hành hạ người.

Người yêu quê hương, thương dân tộc, quí đất nước đồng lòng vỗ tay, hoan hô, ủng hộ. Vận động ngày, hỗ trợ đêm cùng nhau xoá tan hình ảnh thằng còm kéo thằng béo.

Bị gạt

Có ai ngờ đâu cảnh người cùng màu da, tiếng nói lừa nhau. Lừa một cách khéo léo, kín đáo đến độ kẻ bị lừa nhận ra bị lừa ít ngày trước khi sức tàn, lực cạn. Trước kia chủ nghĩa làm trâu kéo người diễn ra ban ngày. Chủ nghĩa mới bắt người làm trâu thay người diễn ra ban đêm, về đêm khi mà màn đêm phủ xuống, thinh lặng bao trùm không gian, nơi đâu đó có tiếng khóc uất ức, tiếng xì xèo trong đêm, cái nhìn trộm qua khe cửa chứng kiến cảnh chủ nghĩa ngoại lai ra tay hoành hành. Vì thế quê tôi có nhiều người về đêm mới dám khóc cho thân phận người làm trâu. Dù khóc đêm cũng không dám nấc sợ có kẻ rình rập nghe lén, biết được trình báo.

Khóc vì nhiều lí do. Khóc vì dân tộc. Khóc thay cho đàn con, lũ cháu rồi đây cũng bị lừa như cha ông chúng. Khóc vì kẻ cầm quyền nhỏ nhặt, chấp nhất, trả thù kẻ đã ngủ yên trong lòng đất. Khóc vì biết lời nói việc làm đều giả dối, đều giả nhân, giả nghĩa, giả bác ái. Giả hình đưa dân tộc đến chốn khổ ải, lao nhọc nhưng thế yếu, bị tròng vào guồng máy chung, đầy nghi kị nên không thể nào làm khác hơn, nói khác hơn, cuối cùng đành nhắm mắt bước theo, để rồi về đêm khóc chui như lũ trâu. Chí khí còn đó, tâm huyết còn đó, tinh thần còn đó nhưng lực nhỏ bé làm sao thay đổi được. Vì thế đêm đến phải khóc chui, khóc trộm. Lũ trâu may mắn hơn vì được khóc tự do. Người quê tôi mất cả quyền tự do khóc. Khóc xong phải rửa mặt, lau mắt. Không may sáng sớm gặp lãnh đạo còn phải giả bộ tay bắt, mặt mừng, tươi cười chào đón. Thực ra bên trong héo hon, gầy mòn, buồn đến bỏ cuộc nhưng vẫn phải đóng kịch cho xong vở tuồng kiếp trâu kéo.

Chủ nghĩa

Thời đại mới đổi thay, khóc thầm trong đêm phổ thông cho nhiều hạng người. Không phải chỉ cho các tù nhân trong trại tù lao động khổ sai. Công nhân nhục nhã khóc đêm vì chủ nước ngoài khinh thường dân tộc. Công chức khóc đêm vì chủ bắt làm điều trái lương tâm. Không làm thì mất việc mà làm thì lương tâm cắn rứt. Thành phần cán bộ lắm kẻ khóc đêm vì biết chủ nghĩa mình đang phục vụ là hại dân, hại nước. Là phận cò con chỉ biết khóc cho bớt tủi hờn. Thân nhân những người bị chủ thuyết tàn sát coi chủ thuyết là lưỡi hái tử thần. Thành phần bị chủ thuyết hành hạ coi chủ thuyết là lòi tói, trói chặt, mọi cử động không làm trầy da, rách thịt cũng gây đau đớn. Tệ hơn cử dộng mạnh lòi tói làm gẫy xương âm ỉ đau, bề ngoài coi lành lặn nhưng xương gẫy tự bao giờ. Thành phần thiểu số lãnh đạo hưởng lộc do chủ thuyết ban tặng coi chủ thuyết là nấc thang danh vọng.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Vĩ Tiễn Mẹ Về Trời
Trầm Tĩnh Nguyện
06:08 17/08/2009

PHƯỢNG VĨ TIỄN MẸ VỀ TRỜI



Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt Nam

Mẹ lên, con cố lên theo.

Trèo non, vượt suối, băng đèo Mẹ ơi.

Được theo chân Mẹ là vui.

(Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền