Ngày 16-08-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XX Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
10:06 16/08/2018
Châm ngôn: 9:1-6; Tvịnh 33; Êphêsô 5:15-20; Gioan 6: 51-58

Chúa Giêsu đã làm việc lớn lao cho dân Ngài. Ngài ban lương thực cho 5 ngàn người bằng 5 bánh mạch và 2 con cá.Thánh Gioan nhấn mạnh phép lạ này Ông xem đó như là “dấu chỉ” Thiên Chúa hằng thương yêu chúng ta vô cùng. Lương thực phong phú mà Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta là hình ảnh của ơn thánh sủng dồi dào của Thiên Chúa ban cho chúng ta (hình như chúng ta không có cách nào nói hơn từ "dồi dào" khi nói đến những điều Thiên Chúa ban cho chúng ta!) Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến mà ăn. Chúng ta, những người muốn nhận sự sống mà Thiên Chúa ban tặng chính là sức sống mạnh hơn sự chết. Chúng ta được kêu gọi đến Chúa Giêsu "bánh bởi trời xuống".

Bài đọc thứ nhất trích sách Châm Ngôn cho chúng ta thêm hình ảnh của bài phúc âm hôm nay. Sách Châm Ngôn nói "Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình... dọn bàn ăn Và cho của ăn và của uống cho những người ngây thơ". Qua những hình ảnh của ăn và uống, Khôn Ngoan ban cho sự sống. Và chúng ta được mời gọi đến "ăn". Theo thánh Gioan, sự Khôn Ngoan xuất phát từ trời được thể hiện trong hình thể Chúa Giêsu. Thánh Gioan nói với chúng ta trong đoạn đầu của phúc âm là "Lúc đầu đã có Ngôi Lời". Chính Lời Thiên Chúa dùng để tạo dựng thế gian bây giờ đã nhập thể để đem đến cho chúng ta sự sống đời đời. Biết Chúa Giêsu là biết Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Khôn Ngoan này dạy cho chúng ta là chính chúng ta, không thể tự phát sinh sự sống cho chính mình. Nhưng, hôm nay chúng ta được nhắc nhở là chúng ta là những người "ngây thơ" được ơn tìm thấy Khôn Ngoan. Bởi thế chúng ta là một trong những người khôn ngoan đủ để vào nhà Khôn Ngoan đã xây dựng, ngồi vào bàn ăn và ăn uống.

Trong khi chúng ta tiếp tục nghe lời Chúa trong chương 6 của thánh Gioan suốt trong tuần này, chúng ta nhận thấy nhiều hình ảnh và những câu chuyện của tổ tiên người Do thái chúng ta: Việc tiếp nhận lương thực diễn ra trong dịp lễ Vượt Qua, việc làm bánh hóa nhiều xãy ra trong sa mạc cùng với ông Môsê đã nuôi dân Israel do "bánh bởi trời" của Thiên Chúa. Ông Elisha ban lương thực cho một trăm người với 20 bánh lúa mạch là thứ bánh Chúa Giêsu làm phép hóa nhiều (bánh lúa mạch là bánh cho người nghèo). Tôi tớ ông Elisha nói với ông ta là không đủ bánh cho người ta ăn. Cũng như môn đệ Chúa Giêsu nói với Ngài. Hãy nhớ nữa là ông Elisha đã hứa Thiên Chúa sẽ lo liệu "một lễ với lương thực ngon lành" cho tất cả mọi người "trên núi này". Chúa Giêsu cũng làm đúng như thế và Ngài ban lương thực cho 5 ngàn người trên sườn núi, một lương thực ngon lành thật sự. Trong khi có những dấu chỉ liên hệ giữa Chúa Giêsu ban lương thực cho đám đông và dân Israel gặp Đức Chúa thì Chúa Giêsu làm một điều hoàn toàn mới lạ. Chúa Giêsu ban sự liên kết giữa chúng ta và Ngài. Cũng như sụ liên kết giữa tất cả những người đến bàn tiệc này. Đó là sự liên kết viên mãn.

Cách đây vài tuần chúng ta nghe Thiên Chúa than vản là những người mục tử đã dẫn dắt đoàn chiên Israel đi lạc hướng. Thiên Chúa quyết định "Chính Ta sẽ là là mục tử của dân Ta". Hôm nay chúng ta nghe trích đoạn trong phúc âm của thánh Gioan, chúng ta có kinh nghiệm về sự thực hiện lời hứa của Đức Chúa. Qua Chúa Giêsu chúng ta được vị Mục Tử dẫn dắt "qua thung lũng âm u của sự chết" với "đường đi an toàn". Bàn ăn đã dọn sẵn cho chúng ta qua phép Thánh Thể. Vị Mục Tử đã dọn sẵn bữa tiệc cho chúng ta ngay trước mặt kẻ thù chúng ta và đã cho chúng ta nơi nghỉ an toàn là nơi chúng ta sẽ ăn uống với nhau. (Tv 22)

Chúng ta đã nghe lời trích từ sách Khôn Ngoan loan báo, và bây giờ chúng ta, những người "ngây thơ, đói khát" đã tìm được của ăn và thức uống tốt lành. Thiên Chúa cũng để ý đến sự đói khát của chúng ta, và đã không tiếc gì lương thực nuôi dưởng chúng ta trong trong hành trình đi qua sa mạc của trần thế hiện nay. Trong khi chúng ta cùng nhau đến ăn và uống, chúng ta nghe lời hứa mới cho chúng ta "một ngày nào, một ngày nào đó tất cả chúng ta đến sự sống đời đời sẽ không còn đói khát nữa, và tất cả sẽ được hài lòng". Bài giảng của chúng ta hôm nay cũng như mọi lần là về Bí Tích Thánh Thể. Qua phép Thánh Thể chúng ta hy vọng giúp giáo dân dọn mình rước Thánh Thể là bửa ăn mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta chính Mình Ngài.

Người thuyết giảng có thể nói thêm vài điều khác về văn hóa chúng ta là có thể làm bánh hóa nhiều để nuôi dưởng chúng ta. Thí dụ như: những phương thức mới sau này là những dụng cụ tối tân tiện lợi. Nhưng, thử hỏi chúng ta có được gì hơn không? có yêu thương nhiều hơn không?, có cảm thông với cộng đoàn trong lúc chúng ta gặp nhau không? Bánh gì để nuôi dưởng chúng ta? Đời sống chúng ta có thật sự tốt đẹp hơn trước không? Chúng ta có thật sự được phần phước tốt hơn khi chúng ta muốn không? Chúng ta thật sự muốn gì và cần một đời sống sâu đậm và ý nghĩa hơn như thánh Gioan gọi là "sự sống đời đời" với Chúa Giêsu là Đức Khôn Ngoan có thể hiện hay không? Ngài đã tự xây cất một ngôi nhà cho chúng ta và đã mời gọi chúng ta "hãy vào đây ăn và uống. Ta là một của ăn thật sự và ly rượu Ta rót là của uống thật sự. Lương thực Ta cho sẽ ban sự thật cho anh em và gìn giữ anh em trọn vẹn với Thiên Chúa và với nhau. Hãy đến và ăn lương thực của Ta, và uống rượu Ta đã pha". Lương thực của Khôn Ngoan sẽ trường cửu và sẽ ban điều chúng ta không thể tự chúng ta làm ra được nhưng chúng ta rất cần đến... "Ai ăn thịt tôi và uống Máu tôi sẽ được sự sống muôn đời và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết".

Đến nhận biết Chúa Giêsu là biết Khôn Ngoan của Đức Chúa. Có thể Chúa Giêsu đã cho người ta lương thực đầy đủ, nhưng, Ngài đã ban cho họ và chúng ta nhiều hơn thế nữa. Chúng ta biết chứ. Trong đời sống hằng ngày có dấu chỉ Đức Chúa tiếp tục ban sự sống cho chúng ta cho chúng ta khỏi đói khát phải không? Phép Thánh Thể này là dấu chỉ bí tích khuyến khích chúng ta "nhận thấy" ơn thiêng liêng trước mắt chúng ta. Và phép Thánh Thể mở mắt chúng ta nhìn thấy những "dấu chỉ" khác của Đức Chúa dùng để dạy dỗ và nuôi dưởng chúng ta. Vì thế, hôm nay chúng ta mừng bánh hằng ngày của Đức Khôn Ngoan đặt ra trước mặt chúng ta. trong gia đình và bạn bè tốt đẹp, những người cùng làm việc với chúng ta, cùng học hỏi và phục vụ với chúng ta trong việc mục vụ và dưới sự hiện diện hằng ngày của tình yêu thương và sự lo lắng của Thiên Chúa cho chúng ta.

Lời Chúa Giêsu nói có thể nghe chướng tai đối với các thính giả của Ngài, vì người Do thái không uống máu. Ăn thịt Ngài, uống máu Ngài cũng vẫn còn là lời nói nghe chướng tai đối với người thời nay. Trong lời kinh truyền phép Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghe "hãy cầm lấy mà ăn, nầy là mình Ta... Hãy lấy chén mà uống, nầy là máu Ta". Phần đông trong chúng ta đã quen nghe những lời này từ lúc còn bé. Có thể những lời lạ lùng này đã qua đi sau bao nhiêu năm tháng. Lời Chúa Giêsu nói thẳng là lời nhắc nhở cho đức tin chúng ta hôm nay. Trong Bí tích Thánh Thể này Ngài ở gần chúng ta trong việc ăn và uống.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến gần và cảm nhận sự hiện diện của ngài và ăn uống với sự tin tưởng đó là chính Ngài, Đức Chúa đã phá bỏ sự ngăn cách giữa Thiên Chúa và mỗi người trong chúng ta. Thiên Chúa đến rất gần chúng ta trong Chúa Giêsu. Vậy chúng ta có đói về sự kết hợp này không? Chúng ta có tin tưởng Đấng mà chúng ta lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể hôm nay không? tin tưởng đủ để theo đường lối của Ngài không? Khi chúng ta đến ăn và uống, đó là lời "kêu gọi" từ bàn thờ. Chúng ta đứng dậy từ chỗ ngồi hiện tại trong đời sống và lần nữa bước lên nơi lãnh nhận Đấng đã cho chúng ta một lương thực nuôi dưởng trong cuộc lữ h.ành di qua sa mạc trần thế. Người phát Mình Máu Thánh Chúa đưa bánh lên và nói "đây là Mình Chúa Ki tô". Chúng ta đáp lại với sự thiếu đói của đức tin "Amen". Người khác đưa ly rượu thánh lên và nói "đầy là Máu Chúa Ki tô", và chúng ta người thiếu đói đáp lại "Amen". Như bài đọc thứ nhất nhắc nhở chúng ta là "Khôn Ngoan đã xây cất nhà... sửa soạn sẵn thịt, pha chế rượu" Thật thế Khôn Ngoan đã dọn bàn ăn. Đức Khôn Ngoan còn lên nơi cao trong thành phố và kêu gọi "Hởi người ngây thơ, hãy lại đây, hãy đến mà ăn bánh của Ta và uống rượu Ta pha chế"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


20th SUNDAY (B)
Proverbs 9: 1-6; Psalm 34; Ephesians 5: 15-20; John 6: 51-58

Jesus has performed a great wonder for the people; he fed 5,000 by multiplying five loaves and two fish. John makes much of this miracle, he sees it as a "sign" of God's multiplication of goodness towards us. The abundant food Jesus provides points to the abundance of grace Jesus offers us. (It seems we can't overuse the word "abundant" when it comes to what God is offering us!) Jesus invites us to come and eat. We who want the life that God is offering us, a life that is even stronger than death, are urged to reach out to Jesus, "the bread that came down from heaven."

The first reading from Proverbs gives us added insights into today's gospel. Proverbs tells us that Wisdom has "built her house... spread her table" and offers her food and drink to the "simple." Through the images of food and drink, Wisdom is offering what is life-giving – we are invited to "eat" God's Wisdom. In John, Wisdom comes down from heaven embodied in Jesus. John tells us in his Prologue that God has spoken a Word. The very Word God used to create the world, has now become human in order to bring us eternal life. To come to know Jesus is to know the Wisdom of God. This Wisdom teaches us that, on our own, we can not multiply life for ourselves. But today we are reminded that we are the fortunate "simple" who have found wisdom. Thus, we are among those who are wise enough to go into the house Wisdom has built, sit at her table and eat.

As we continue to hear John 6 over these weeks, we recognize many allusions to the stories of our Hebrew ancestors: the feeding takes place at Passover; the multiplication is in the wilderness, where Moses also fed the Israelites with God's "bread from heaven"; Elisha fed a hundred people with 20 barley loaves, the same type of bread Jesus multiplied (barley was used to make the bread of the poor); Elisha's servant told him the bread was insufficient, as Jesus' disciples did. Remember too, that Isaiah had promised God would provide, "a feast of rich food" for all peoples, "on this mountain." Jesus does just that, he feeds the 5,000 on the mountain, a very rich food indeed! While there are such symbolic links between Jesus' feeding the crowds and the Israelites’ encounters with God, nevertheless, Jesus is doing something entirely new. He is establishing a communion between us and himself, as well as between all who sit at his table. It is a communion that will never be broken.

Several weeks ago we heard God lament that the appointed shepherds had led the Israelites astray. God resolved, "I myself will shepherd my people." As we hear today's readings from John 6, we experience the fulfillment of God's promise, In Jesus we are led by the shepherd, "through the valley of death" along "sure paths." The table is set for us at this Eucharist. The shepherd has "spread a table" for us in the sight of our foes and has provided a safe dwelling where we can eat together (cf. Psalm 23).

We have heard Wisdom's voice in the proclaimed word and now we, who are the "simple-hungry" find the best food and drink. God has again noticed our hunger and has spared nothing to nourish us for our continued journey through the wilderness of modern life. As we come forward to eat and drink we hear the promise whispered to us anew, "Someday, someday...all together in eternal life... no more hunger, no more thirst, all will be satisfied." Our preaching today, as always, is eucharistic. Through it we hope to prepare people for the eucharistic meal in which Jesus gives us his total self.

The preacher will want to point to some of the other ways our culture thinks it can multiple bread and feed us. For example. The latest technologies are such wonderful conveniences and tools. But are we a better, more loving and compassionate people because we have them? What kind of "bread" have they fed us? Are our lives truly better than before. Will we become still better when we get the latest upgrades we want? What we really want and need is a deeper, more meaningful life – John's calls it "eternal life." Jesus is Wisdom enfleshed. He has built a house for us in his own person and invites us, "Enter here, eat and drink. I am 'true food' and the cup I pour is 'true drink.' This food I give will be true to you and keep you true to God and each other. 'Come eat of my food and drink of the wine I have mixed.'" Wisdom's food is lasting and offers what we cannot accomplish on our own – but desperately need. "Whoever eats my flesh and drinks my blood has eternal life and I will raise you up on the last day."

To come to know Jesus, is to know the Wisdom of God. Jesus may have filled the crowd's bellies, but he is offering them and us so much more. Aren't there "signs" in our daily lives through which God continues to give us life and satisfy our hungers? This Eucharist is a sacramental sign that encourages us to "see" the divine gift before us. And the Eucharist opens our eyes to other "signs" God uses to teach us and feed us. So, today we celebrate the daily bread of divine Wisdom placed before us – in good families and friends; dedicated people with whom we work, study and minister; in creation and its daily manifestations of God's love and care for us.

The words Jesus spoke must have sounded offensive to his hearers, for no Jew would drink blood. Eating his flesh, drinking his blood still has an off-putting sound to modern ears as well. During the Eucharistic Prayer today we will hear, "Take...and eat, this is my body....Take and drink...this is my blood." Most of us have heard these words from childhood; maybe their strangeness has dissipated for us over the years. Jesus straight-forward language serves as a faith reminder today. At this Eucharist he is as close to us as the bread and wine; his life joins with ours in the eating and drinking.

Jesus invites us to come close, to acknowledge his presence and eat and drink with the confidence that, in him, God has broken down the former barriers that separated us from God and each other. God comes so very close to us in Jesus. Are we hungry for this union? Do we believe in the One we receive at this Eucharist today – believe enough to follow his ways? When we come to eat and drink it is a kind of "altar call." We rise from our current place in life and come forward to once again accept the One who is offering us an ever-nourishing food for the present stage of our journey across the wilderness. The eucharistic minister holds up the bread and says, "the Body of Christ." We say, with hungry faith, "Amen." Another minister holds up the cup and says,"the Blood of Christ" and we who are hungry and thirsty simply say, "Amen." As the first reading reminds us, "Wisdom has built her house...dressed her meat, mixed her wine, yes, she has spread her table..., she calls from the heights out over the city: 'Let whoever is simple turn in here....come, eat of my food, and drink of the wine I have mixed!'"
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Wuerl… lên tiếng trả lời (tiếp theo và hết)
Trần Mạnh Trác
06:34 16/08/2018
Xem Bài 1

Trong một lá thư gửi đến các linh mục của tổng giáo phận Washington vào ngày 13 tháng Tám, ĐHY Wuerl đã viết rằng ngài bị sốc vì phải đối đầu với những cáo buộc lạm dụng gần như ngay khi vừa nhận lãnh chức vụ ở Pittsburgh.

"Tôi hoàn toàn không thể bày tỏ nổi sự mất tinh thần và giận dữ mà tôi cảm thấy, khi vừa là một giám mục mới của Pittsburgh hồi năm 1988, tôi đã học về sự lạm dụng từ một số người sống sót trong giáo phận của tôi", ngài nói.

Đức Hồng Y nói rằng kinh nghiệm gặp gỡ với những nạn nhân bị ngược đãi đó đã “thúc giục tôi phát triển nhanh chóng một chính sách“ không khoan nhượng ”đối với các giáo sĩ phạm tội lạm dụng,” và ngài đã đưa ra nhiều thủ tục để đảm bảo các cáo buộc phải được giải quyết “công bằng và thẳng thắn”.

Trong lời khai của ngài với bồi thẩm đoàn, ĐHY Wuerl khai rằng trong những tháng đầu tiên làm Giám mục Pittsburgh, ngài đã gặp hai anh em là nạn nhân của lạm dụng, ngài đã bị xúc động sâu sắc và đã đi tìm "một giải pháp lâu dài để điều này không bao giờ xảy ra nữa".

Năm 1989 (một năm sau), ĐHY Wuerl thành lập một ủy ban cấp giáo phận để đánh giá các chính sách đối phó với các cáo buộc lạm dụng. Ủy ban này đã trở thành một Hội đồng Xét xử cuả Giáo phận, lúc đó là 10 năm trước khi Điều lệ Dallas ra đời (đòi hỏi các giáo phận phải có một cơ thể như vậy.)

Trong thư gửi cho các linh mục của Washington, ngài nói rằng ngài đã cố gắng sống theo các tiêu chuẩn không khoan nhượng do chính mình đặt ra.

"Giáo phận [Pittsburgh] đã điều tra tất cả các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em trong nhiệm kỳ của tôi để mà chấp nhận hoặc minh định các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em và dẫn đến những hành động thích hợp bao gồm cả việc cách chức các linh mục".

Những điều kết thành “hành động thích hợp” vừa nói trên là những thay đổi cuả giáo phận được áp dụng trong những năm trước khi có Hiến chương Dallas của các giám mục Hoa Kỳ.

Là giám mục của Pittsburgh, ĐHY Wuerl cho biết ngài đã thực hiện một chính sách khuyến khích người Công Giáo khiếu nại và báo cáo trực tiếp cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Trong số 19 linh mục bị cáo buộc mới đã được xử lý bởi ĐHY Wuerl, 18 người đã ngay lập tức bị cách chức và không được tiếp xúc với trẻ em.

Đối với những cáo buộc không thể chứng minh một cách thỏa đáng, thì những linh mục liên hệ vẫn bị đưa về làm việc tại toà giám mục, nhưng đó lại là một điều mà qui tắc hiện hành coi là không thích hợp. Tuy nhiên không giống như trường hợp cuả các giáo phận Boston và Los Angeles, ĐHY Wuerl đã kiên quyết không bao giờ thuyên chuyển một người bị buộc tội hoặc bị nghi ngờ từ giáo xứ này sang giáo xứ khác, hoặc để họ tiếp tục giữ một chức vụ nào ở giáo xứ.

Thật vậy, từ năm đầu tiên ở Pittsburgh, ĐHY Wuerl đã hành động công khai về vấn đề lạm dụng tình dục, ngay cả khi có sự phản đối của Toà Thánh.

Năm 1988, khi mới đến Pittsburgh, ĐHY Wuerl đã cách chức LM Anthony Cipolla sau khi có cáo buộc rằng vị linh mục này quấy rối một thiếu niên. Sau khi Cipolla kháng cáo, Vatican đã ra lệnh rằng ông ta phải được phục hồi chức vụ, nhưng HY Wuerl đã từ chối, bay thẳng tới Rome và trình bày bằng chứng và tranh luận trực tiếp tại Tòa án tối cao. Rome cuối cùng đã rút lại quan điểm và giữ nguyên quyết định của HY Wuerl.

Sau năm 2002 thì các trường hợp được xử lý theo "Tiêu chuẩn cơ bản" mới của Hội Đồng GMHK, nhưng trước đó trong những thập niên 1990, trường hợp Cipolla đã trở thành một khuôn mẫu giúp cho các giám mục khác dễ dàng cách chức một linh mục bị cáo buộc.

Tuy thế nhưng trong bối cảnh ngày hôn nay, sau những tiết lộ về cựu Tổng Giám Mục McCarrick là vị tiền nhiệm cuả HY Wuerl ở Washington, DC, thì Đức Hồng Y Wuerl trở thành một cái đích nhắm bắn của những lời chỉ trích rất chua cay và dai dẳng, thí dụ như vừa rồi được mời xuất hiện trên “CBS This Morning”để tham khảo ý kiến về bản báo cáo sắp được phát hành, ngài đã bị hỏi liệu ngài có ý định từ chức hay không!

Người ta lo lắng rằng ngài sẽ phải đối mặt với những việc ‘vạch lá tìm sâu’ mới và với nhiều câu hỏi nhức nhối hơn trong những tuần sắp tới.
 
ĐTC Phanxicô bổ nhiệm tân Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Lm Minh Thắng
10:06 16/08/2018
Tin Vatican - Ngày 15 tháng 8 vừa qua ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm ĐTGM Edgar Penha Parra, Sứ Thần Tòa Thánh tại Mozambic, làm tân Phụ Tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tương đương với Bọ trưởng nội vụ của Tòa Thánh.

ĐTGM Edgar Penha Parra sinh năm 1960, tại Maracaibo bên Venezuela. Ngài được thụ phong Linh Mục năm 1985. Ngài gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh từ năm 1993 và đã phục vụ tại các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh ở các nước Kenya, Yougoslavia, cũng như tại văn phòng quan sát viên Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc ở Genève và sau đó tại các Tòa Sứ Thần Tòa Thánh bên Nam Phi, Honduras và Mêhicô.

Năm 2011, ngài được bổ nhiệm làm TGM Sứ Thần Tòa Thánh tại Pakistan, và từ năm 2015 là Sứ Thần Tòa Thánh tại Mozambic. ĐTGM Parra thông thạo các thứ tiếng Tây Ban Nha, Ý, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Serbo-Croat.

ĐTGM tân Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sẽ bắt đầu nhiệm vụ mới ngày 15 tháng 10 tới đây, thay thế ĐHY Giovanni Angelo Becciu, đã được chỉ định làm tân Bộ trưởng Bộ Phong Thánh
 
75 Linh mục và học giả kêu gọi các Hồng Y: hãy xin ĐGH rút bỏ việc thay đổi giáo lý về “án tử hình”.
Giuse Thẩm Nguyễn
11:14 16/08/2018


Trong một thỉnh nguyện thư công khai, các học giả và giáo sĩ nói rằng Kinh Thánh dạy án tử hình có thể là hợp pháp

Bốn mươi lăm triết gia, thần học gia và nhà văn đã ký vào thỉnh nguyệnt thư công khai gởi cho Hồng Y Đoàn. Họ kêu gọi các Hồng Y hãy xin ĐGH Phanxicô rút bỏ sự thay đổi điều khoản giáo lý mới đây cho rằng án tử hình là “không thể chấp nhận”.

Giáo hội đã có truyền thống dạy rằng chính quyền có thể, về nguyên tắc, áp dụng án tử hình. Đã có cuộc tranh cãi rộng khắp về việc liệu thuật ngữ “không thể chấp nhận”, và phần còn lại của giáo lý mới, có đi ngược lại với giáo huấn này không.

Thỉnh nguyện thư, được đăng trên trang nhà First Things (Những Điều Đầu Tiên) nói rằng cụm từ mới này có hàm ý là giáo huấn mà giáo hội đã thiết lập thì không đúng. Hó nói rằng hàm ý này là “một sự tai tiếng nặng nề”, một phần bởi vì giáo huấn được tìm thấy trong Thánh Kinh.

Những người ký tên nói rằng việc sửa đổi của ĐGH “sẽ gây nên và đã gây nên cho nhiều người, cả người tin và người không tin, cho rằng Giáo hội coi án phạt tử hình là tội ác từ bản chất, trái với Lời Chúa.

Khoảng một nửa số người ký tên là các giáo sư triết học, trong đó có J Budziszewski của trường Đại Học Austin ở Texas; Isobel Camp của Trường Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomos Aquinas và Thomas Pink của trường Đại Học King ở London.

Một số những người ký tên cũng chống lại việc áp dụng án tử hình hiện nay, nhưng tin rằng nó không phải là một nguyên tắc “tội ác từ bản chất”. Michael Sirilla, Giáo sư khoa giáo lý và thần học hệ thống tại trường Đại học Franciscan ở Steubenville nói với báo Catholic Herald rằng: “Nhiều người trong chúng tôi, trong đó có cá nhân tôi, ký thỉnh nguyện thư này không phải vì chúng tôi muốn hình phạt tử hình được áp dụng, nhưng bởi vì những cụm từ mơ hồ trong giáo huấn tạo mức độ hiểu lầm quan trọng về giáo lý và đạo đức trong các tín hữu.

“Hầu hết người ta coi sự thay đổi này là một sự đảo ngược về giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề đã được mạc khải trong Thánh Kinh và đã được giảng dạy một cách thống nhất và rõ ràng bởi các vị huấn quyền qua nhiều thế kỷ. Điều này, một cách tự nhiên, sẽ dẫn đến việc một số người yêu cầu Giáo hội thay đổi về những giáo lý khác, chẳng hạn như, về sự vô đạo đức của đồng tình luyến ái.

“ĐGH có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề về đức tin hay đạo đức, nhưng không có quyền đưa ra những giáo lý mới hay những điều trái ngược với những gì mà Giáo hội đã luôn tin tưởng. Chúng tôi gởi thư thỉnh nguyện đến các Hồng Y bởi vì các ngài, theo truyền thống, được coi như những cố vấn riêng của ĐGH.”

Trong số 45 người này đã có người cũng ký tên vào bản tuyên ngôn trước đây, như lá thư của các nhà thần học về tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui Tình Yêu) và “filial correction” (sự sửa cho đúng) của ĐGH Phanxicô.

Có những nhân vật mới như Cha Anselm Ramelow, Dòng Đa Minh, là khoa trưởng khoa triết học tai Trường Triết Học và Thần học Dominican ở California.

Tác giả và nhà bình luận là cha George Rutler cũng ở trong số những người ký tên nhận xét rằng: “Để hoàn toàn cấm án tử hình, và làm thế bằng việc dùng thuật ngữ không theo luật và không giải thích được như cụm từ “không thể chấp nhận” là thay thế giáo lý bằng cảm tính. Nó lạm dụng sự phát triển đích thực của giáo lý.”

Cha Rutler nói rằng sự hiểu lầm gợi trở lại thời ĐGH Gioan Phaolo II, ngài đã “đưa vào giáo lý một quan điểm khá thận trọng” bằng cách đề nghị rằng việc sử dụng án tử hình ngày nay có thể hoàn toàn không cần thiết. Cha Rutler nói thêm rằng nhưng ĐGH Gioan Phaolo đã hiểu rằng giáo huấn của Giáo Hội không hoàn toàn loại trừ khả năng đó. “Với đầu óc minh mẫn và tâm hồn vĩ đại, ngài biết rằng ngay cả quan niệm của ngài cũng phải được chấp nhận bởi giáo huấn đích thực của Giáo Hội.”

Trong thỉnh nguyện thư có lưu ý đến giáo huấn của Thánh Thomas Aquinas rằng “Nếu đức tin bị nguy hiểm, thì việc ấy nên được đem ra phê bình cùng vị giáo chủ ngay cả một cách công khai.”

Tóm tắt thỉnh nguyện thư trình lên các Hồng Y như sau: “Chúng tôi xác tín đức tin của chúng tôi rằng việc này là (yêu cầu ĐGH rút bỏ sự thay đổi) một nghĩa vụ ràng buộc nghiêm trọng với chính bản thân các ngài, trước Thiên Chúa và trước Giáo Hội.”

.
Source: Catholic Herald Academics appeal to cardinals: advise Pope to withdraw ‘scandalous’ Catechism change
 
Đức Giám Mục Trautman trả lời bản báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania
Trần Mạnh Trác
14:05 16/08/2018
Ngay sau lời trần tình cuả Đức Hồng Y Wuerl về bản báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Đức Giám Mục Donald Trautman, giám mục về hưu cuả giáo phận Erie, cũng lên tiếng trả lời nhiều cáo buộc về ngài và đồng thời hé lộ ra nhiều sự cố tình cuả vị tổng chưởng lý, là đã bỏ qua, đã viết trái ngược với những gì được thoả thuận giữa ngài và bồi thẩm đoàn, hoặc đã chọn lọc những từ ngữ dễ gây hiểu lầm để phục vụ cho một mưu toan cuả họ. Rất may là Ngài đã lưu giữ và có thể chứng minh bằng văn bản các sự việc và thoả thuận nói trên.

Sau đây là bài dịch cuả bản tin cuả CNA:


Erie, Pa., 15 tháng 8 2018 ( CNA ) .- Ngày thứ Ba, Đức Giám Mục Donald Trautman đã phản ứng với báo cáo cuả bồi thẩm đoàn Pennsylvania, cho biết rằng ngài đã không dung dưỡng hoặc tạo điều kiên (condone or enable) cho những lạm dụng như vậy trong suốt nhiệm kỳ lãnh đạo Giáo phận Erie cuả mình.

Với những nạn nhân, ngài xin họ “nên hiểu rằng Bản Tuyên Bố (cuả ngài) này không phải là Phản Ứng của tôi để nhằm làm giảm bớt sự khủng khiếp gây ra cho họ và những đau khổ to lớn mà họ đã phải chịu đựng. Tôi chỉ muốn làm sáng tỏ rằng tôi không dung dưỡng hoặc tạo điều kiên lạm dụng cho hàng giáo sĩ. Thay vào đó, tôi đã làm điều ngược lại, ” Giám mục Trautman nói trong tuyên bố đề ngày 14 tháng 8

Đức Cha Trautman là Giám mục Erie từ năm 1990 cho đến khi nghỉ hưu năm 2012, ở tuổi 76.

Phần báo cáo của bồi thẩm đoàn về Giáo phận Erie kể lại sự nhiều sự tiếp xúc tình dục giữa các linh mục với trẻ vị thành niên, và phê rằng “các người quản trị giáo phận, bao gồm cả các Giám mục, đã biết về những hành vi này nhưng các linh mục (đó) vẫn thường xuyên được đưa vào các chức vụ sau khi Giáo phận đã nhận được khiếu nại về lạm dụng tình dục trẻ em. Hành vi này tạo điều kiên cho phép người phạm tội và đe dọa phúc lợi của trẻ em. ”

Báo cáo cũng cho biết giáo phận Erie đã dàn xếp với các nạn nhân có thỏa thuận bảo mật, và các người quản trị giáo phận, bao gồm cả giám mục, "thường xuyên thuyết phục nạn nhân không báo cáo lạm dụng với cảnh sát, gây áp lực với nhân viên thực thi pháp luật để chấm dứt hoặc tránh điều tra hoặc điều tra cách thiên vị để không đưa các tội ác chống lại trẻ em lên các cơ quan thích hợp. "

Bản báo cáo đã xác định 41 người phạm tội từ giáo phận, và trình bày rất dài về cái gọi là ba "ví dụ về thể chế thất bại": là trường hợp của các LM Chester Gawronski, William Presley và Thomas Smith.

Lời tuyên bố cuả Đức Giám Mục Trautman tiết lộ “sự hỗ trợ bằng lời cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân bị lạm dụng tình dục bới hàng giáo sĩ” và “lời xin lỗi chân thành đối với tất cả những ai đã bị tổn thương do sự lạm dụng cuả giáo sĩ.”

“Là Giám mục Giáo phận mà phải giải quyết tình trạng lạm dụng tình dục là một trải nghiệm làm nhụt chí và đau đớn nhất trong đời sống linh mục của tôi. Tôi đã nhìn thấy tận mắt những hành động khủng khiếp của những giáo sĩ tàn phá cuộc sống của những nạn nhân vô tội, ” ngài nói.

Ngài khen ngợi nỗ lực của bồi thẩm đoàn nhắm vào việc giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng, nói rằng bản báo cáo ấy đã "trừng phạt một cách hợp lý các giáo sĩ phạm tội ác khủng khiếp chống lại trẻ em. Nhưng không may, Hội đồng bồi thẩm đoàn đã bỏ qua phần nhấn mạnh đến các bước cụ thể mà một số nhà lãnh đạo cuả Giáo hội đã thực hiện để sửa chữa và cắt giảm sự lạm dụng và giúp đỡ nạn nhân. ”

Vị Giám mục nói rằng hồ sơ của ngài "bao gồm những việc phạt kỷ luật, treo chén và kể cả hoàn tục các giáo sĩ xâm phạm trong Giáo phận."

Ngài nói thêm rằng nó "cũng bao gồm nhiều nỗ lực nhằm cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ cho các nạn nhân", và đính kèm nhiều lá thư từ các nạn nhân bày tỏ lòng biết ơn đối với việc chăm sóc mục vụ của ngài.

"Là một mục tử của các linh hồn, tôi chăn dắt những người tốt – là những nạn nhân vô tội - cũng như những kẻ xấu, là những kẻ tham gia vào những hành động đê hèn và bị cách chức," Giám mục Trautman viết.

Nhắc tới phần trình bày rất dài về cái gọi là báo cáo về ba linh mục với những tình huống mà bản báo cáo gọi là “những ví dụ về thể chế thất bại”, Đức Giám Mục nhấn mạnh rằng “tôi đã cách chức mỗi người trong số họ và hoàn tục cả ba người đó. Tất cả những hành vi sai trái của họ xảy ra trước ngày tôi trở thành Giám mục Erie. ”

Ngài tuyên bố đã thực hiện thành công Hiến chương về Bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên, được các giám mục Hoa Kỳ thông qua vào năm 2002 và thực hiện trung thành tất cả các luật pháp của Pennsylvania về việc lạm dụng tình dục.

“Từ ngày tôi nhậm chức Giám mục Giáo phận Erie, tôi đã cố hết sức để sửa sai các tội lỗi lạm dụng tình dục,” Đức Giám Mục Trautman nói. “Cá nhân tôi đã gặp và tư vấn cho các nạn nhân lạm dụng. Tôi đã cách chức 16 người vi phạm… Ngay từ năm 1993, tôi đã thiết lập các hướng dẫn mới liên quan đến lạm dụng giáo sĩ. ”

Ngài cũng nhắc lại một số biện pháp mà ngài đã thực hiện từ năm 2002.

"Đây không phải là hành động của một vị giám mục cố gắng che giấu hoặc che chở cho những linh mục ấu dâm để gây tổn hại cho trẻ em hoặc nạn nhân", ngài viết. "Tôi đã không di chuyển các linh mục từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ để che giấu cáo buộc lạm dụng hoặc không có hành động khi một cáo buộc được đưa ra ... Đơn giản là không hề có việc bảo vệ hình ảnh của Giáo hội hay danh tiếng của một linh mục lên trên việc bảo vệ trẻ em."

Đức Giám Mục Trautman nói rằng bản báo cáo “không thảo luận đầy đủ hoặc chính xác hồ sơ của tôi với tư cách là Giám mục trong hai mươi hai năm trong việc đối phó với việc lạm dụng giáo sĩ. Mặc dù không may, những thiếu sót này phù hợp với kết luận của Tòa án Tối cao cuả Pennsylvania rằng quy trình mà bồi thẩm đoàn viết ra bản báo cáo đã có 'những hạn chế về khả năng tìm kiếm sự thật' và đã thiếu 'sự công bằng cơ bản'. ”

Vị giám mục kết luận rằng “Cuối cùng, sự tập trung nên được đưa vào các nạn nhân và giúp họ chữa lành. Tôi gửi lời cầu nguyện của tôi và sự hỗ trợ sâu sắc nhất cho tất cả các nạn nhân của sự ngược đãi, không chỉ những người bị lạm dụng bởi các giáo sĩ, mà là nạn nhân của sự lạm dụng trên toàn thể xã hội chúng ta. Hy vọng rằng, báo cáo cuả bồi thẩm đoàn, mặc dù có sai sót, giúp vào việc chữa lành cho tất cả các nạn nhân và hơn thế nữa, đóng góp vào mục đích ngay lành là phá tan mọi lạm dụng. Hãy để luật pháp của Đức Chúa Trời thắng thế; để việc chữa lành được tiếp tục. ”

Đính kèm theo lời tuyên bố dài 923 chữ của Đức Giám Mục Trautman là bản điều trần đề ngày 2 tháng 8 về việc kháng nghị, giữa ngài và ông Josh Shapiro, tổng chưởng lý, trong đó họ đồng ý rằng một số tuyên bố trong bản báo cáo là "không cụ thể áp dụng cho giám mục Trautman."

Đức Giám Mục Trautman lưu ý rằng "Trong khi bồi thẩm đoàn thông qua và ban hành bản Báo cáo, trên thực tế thì ngôn ngữ của Báo cáo được soạn thảo bởi [Văn phòng Tổng chưởng lý] chứ không phải của bồi thẩm đoàn."

Sự việc bản báo cáo không đề cập đến các bức thư gửi cho Giám mục Trautman bởi các nạn nhân bày tỏ sự đánh giá cao về sự chăm sóc mục vụ của ngài (những lá thư đã được cung cấp cho bồi thẩm đoàn), và những lời khai của Giám mục Trautman và Persico, người kế nhiệm của ngài, đã không được đề cập rõ rệt trong bản báo cáo, chứ đừng nói đến việc nó được đính kèm một cách đầy đủ. ”

“Những ví dụ này chứng minh rằng bản báo cáo, thông qua bồi thẩn đoàn, có một toan tính, và đã chọn lọc những từ ngữ dễ gây hiểu nhầm, để cho phù hợp với toan tính ấy."

(còn tiếp)
 
Tờ L’Osservatore Romano viết về Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018 tại Dublin
Vũ Văn An
20:26 16/08/2018
Chỉ còn hơn tuần nữa trước khi Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới diễn ra tại Dublin. Nhân cơ hội này, tờ báo chính thức của Toà Thánh, L’Osservatore Romano, ấn bản tiếng Anh đề ngày 10 tháng Tám, có nhiều bài nói về biến cố này.



Chuẩn bị chào đón thế giới tới Ái Nhĩ Lan

Trước nhất Brenda Drumm, Giám Đốc Truyền Thông của Cuộc Gặp gỡ cập nhật tin tức liên quan đến việc tổ chức. Cô cho hay ban tổ chức đã “sẵn sàng chào đón các gia đình và người hành hương cá thể khắp thế giới tới Ái Nhĩ Lan tham dự biến cố. Chúng tôi cũng mong đợi được nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Ái Nhĩ Lan với chúng tôi trong các ngày 25 và 26 tháng Tám”.

Cô nhấn mạnh rằng “Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018 từ trước đến nay vốn có được bàn tay của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đụng tới ngay từ lúc đầu. Ngài đích thân chọn Ái Nhĩ Lan để tổ chức biến cố; ngài ban cho chúng ta chủ đề ‘Tin Mừng Gia Đình: Niềm Vui cho Thế Giới’, dựa vào đó, chúng tôi đặt căn bản cho mọi việc chuẩn bị; và ngài cũng đã ban Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) như tài liệu chủ chốt để đặt căn bản cho chương trình của chúng tôi và mọi yếu tố khác của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố với thế giới ngài sẽ tới Ái Nhĩ Lan tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018 và từ lúc công bố như thế tại Rôma ngày 21 tháng Ba, các câu chuyện vãn ở đây, ở Ái Nhĩ Lan này, đã xoay quanh sự kiện cuộc viếng thăm của ngài có nghĩa gì đối với các tín hữu, các gia đình và giới trẻ, đối với Giáo Hội và đối với nhân dân Ái Nhĩ Lan. Nay, lúc chúng ta đã thấy lộ trình viếng thăm sau cùng của ngài, ta có thể thấy một số ưu tiên trong thừa tác vụ của ngài đã xuất hiện cho đến nay. Ngài sẽ dành thì giờ ở đây, ở Ái Nhĩ Lan này, phần lớn với các gia đình; với những người ở ngoại biên xã hội; và ngài cũng sẽ dành thì giờ ở Đền Thánh Knock để cầu nguyện cho các gia đình”.

Cô cho biết đáp ứng của người ta đối với chuyến viếng thăm Ái Nhĩ Lan của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Đáp ứng này “rất áp đảo. Còn những sáu tuần mới đến ngày khai mạc, mà mọi vé dự tất cả các biến cố đã được nhận chỗ hết. Nghĩa là: 37,000 vé dự Hội Nghị Mục Vụ; 77,000 vé dự Lễ Hội Gia Đình; 45,000 vé dự biến cố tại Đền Thánh Knock và 500,000 vé dự Thánh Lễ Bế Mạc”.

Ngoài ra còn có 116 quốc gia cho hay sẽ tham dự Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018 tại Ái Nhĩ Lan. Ban tổ chức cũng sẽ chào đón hàng ngàn các gia đình khắp thế giới tới Ái Nhĩ Lan tham dự biến cố. Sẽ có khoảng 6,000 người trẻ dưới tuổi 18 tham dự. Sẽ có khoảng 10,000 thiện nguyện viên trợ giúp Cuộc Gặp Gỡ.



Bên cạnh các con số trên là các gia đình khắp thế giới sẽ tham gia cùng Cuộc Gặp gỡ để cử hành các niềm vui và thảo luận một số thách thức đang đặt ra cho các gia đình trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Một cách nào đó, họ cũng chấp nhận lời mời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã chọn Ái Nhĩ Lan đứng ra tổ chức Cuộc Gặp Gỡ. Họ cũng đã chấp nhận chính ngài. Vì ngài có nhiều đặc biệt. Ngài có cách riêng với chữ nghĩa; với người ta; với giới trẻ; với trẻ em; và ngài nắm được đời sống gia đình! Ngài hiểu rằng là các gia đình, chúng ta đang làm hết sức cho nhau và cho con cái mình trên căn bản hàng ngày. Ngài cũng hiểu các gia đình không hoàn hảo! Gia đình có tính nền tảng đối với thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngay từ những ngày đầu tiên. Ngài thường nhắc đi nhắc lại câu nói thời danh của Thánh Gioan Phaolô II: “tương lai nhân loại đi qua con đường gia đình” và ngài thận trọng nói thêm, “và cả tương lai giáo hội nữa”.

Ngài tóm tắt thực tại đời sống gia đình trong man vàn các câu nghe rất kêu, dễ hiểu, thường rất cảm động mà bất cứ ai trong chúng ta, có liên hệ đến Giáo Hội hay không, đều có thể liên kết với một cách dễ dàng. Như gia đình là “bệnh viện gần nhất, trường học đầu tiên của người trẻ, và căn nhà tốt nhất của người cao niên”. “Đôi khi đĩa bát bay”, “con cái có thể là cơn nhức đầu”, “đời sống gia đình của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn biết bao nếu ta hiểu tầm quan trọng của những chữ như làm ơn, cám ơn, và xin lỗi!”. Trong tất cả các chữ này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoàn toàn xác tín một cách say mê rằng gia đình tiếp tục là “tin mừng” cho thế giới.

Theo Drumm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô “tin rằng trong các thực tại phức tạp, rối rắm của đời sống gia đình hiện đại, ơn thánh và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô luôn sống động trong thiên hà các hành vi hàng ngày của lòng nhân, lòng âu yếm, lòng quảng đại và trung thành, thường được sống một cách anh hùng giữa rất nhiều yếu đuối nhân bản và các áp lực áp đảo của xã hội”.

Drumm cho rằng: “trong một thế giới dễ dàng đầu hàng bạo lực, bất nhân và vứt bỏ người khác, Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn xác tín rằng chính thực tại gia đình đầy rối rắm nhưng cũng đầy ơn thánh này đã duy trì đời sống ta và thế giới”. Cô tin rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thách thức mọi người bằng các lời ngài nói và làm khi “ngài hiện diện với chúng ta tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018. Tôi nghĩ ngài sẽ thách thức chúng ta một cách tích cực trong tư cách cha mẹ. Ngài sẽ khuyến khích chúng ta và gợi hứng cho chúng ta biết cách truyền đạy tốt hơn vẻ đẹp của Đức Tin cho con cái chúng ta và trong các gia đình mở rộng của chúng ta”.

Chương trình chuyến thăm Ái Nhĩ Lan của Đức Phanxicô



Nhân cơ hội này, tờ L’Osservatore Romano đã đăng tải chương trình chuyến viếng thăm Ái Nhĩ Lan lần này:

Một thánh lễ lớn ở ngoài trời tại Công Viên Phoenix của Dublin vào Chúa Nhật 26 tháng Tám, sẽ đánh dấu cao điểm chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Theo các chi tiết được Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố, ngài sẽ rời Rôma sáng thứ Bẩy, 25 tháng Tám, và sẽ tới Dublin lúc 10 giờ 30 sáng và được đưa tới Dinh Tổng Thống, Áras an Uachtaráin, để hội kiến với Tổng Thống Michael D. Higgins, trước khi tới Lâu Đài Dublin gặp các nhà cầm quyền, và đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn. Ở tâm điểm chuyến du hành của Đức Giáo Hoàng là gia đình, chủ đề chính của các biến cố dự tính cho chuyến viếng thăm 2 ngày, bắt đầu với diễn văn của Đức Giáo Hoàng chiều thứ Bẩy tại Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm riêng Trung Tâm Ban Ngày dành cho các gia đình vô gia cư của các Cha Capuchin. Lúc 7 giờ 30 tối, Đức Giáo Hoàng sẽ tới Vận Động Trường ở Công Viên Croke nơi ngài sẽ dự một trong các biến cố bế mạc Cuộc Gặp Gỡ: Lễ Hội Các Gia Đình. Sáng Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng sẽ bay tới Quận Mayo, để thực hiện cuộc thăm viếng ngắn tại Đền Thánh Knock, Đền Thánh Mẫu Quốc Gia rất qúy yêu của người Công Giáo Ái Nhĩ Lan. Sau khi viếng Nhà Nguyện, Đức Phanxicô sẽ đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tụ tập ở bên ngoài. Trở lại Dublin, và sau khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ lúc 3 giờ chiều tại Công Viên Phoenix, bế mạc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới năm 2018. Sau đó, ngài sẽ gặp các giám mục Ái Nhĩ Lan tại Nữ Tu Viện Đa Minh trước khi ra phi trường trở lại Rôma lúc 6 giờ 45 tối.

Một bản đồ chỉ đường cho tương lai: chờ mong Đức TC tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Dublin.

Cùng một nhận định như Drumm, tờ L’Osservatore Romano, trong bài có tựa đề như trên, cho rằng Dublin không phải chỉ chờ nghe sứ điệp của Đức Phanxicô mà là chờ gặp chính ngài, Ngài là một “biến cố” lớn.

Tờ báo thuật lại rằng tại một cuộc họp báo gần đây, Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin, đã tóm tắt các hoài mong của cộng đồng ngài đối với chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Phanxicô. Theo ngài, dân chúng rất háo hức và rất lưu ý tới chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Động lực của sự lưu ý này thì có nhiều. “Nhưng”, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh, “mọi người, cách nào đó, thấy mình có liên hệ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Không hẳn vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tới Dublin, nhưng có lẽ phần lớn vì điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô là ai?”.

Đức Tổng Giám Mục cho rằng người ta coi Đức Phanxicô như “một giáo hoàng hiện đại... Ngài có một sức lôi cuốn đặc biệt và là một loại minh tinh tôn giáo hoàn cầu” lôi cuốn bằng “nhân tính đơn sơ và sự nồng nàn nhân bản”.

Thực vậy, theo nhận định của Đức Tổng Giám Mục Martin, “tài thực sự” của Đức Phanxicô là chỉ cho chúng ta khả năng của ngài biết “sống trong một thế giới nơi đức tin xem ra là chuyện bên lề, ấy thế nhưng vẫn lo liệu để đánh động được lòng người. Ngài tìm được nhiều cách để chiếm được lòng người đối với những gì giáo huấn của Chúa Giêsu nói tới, không qua việc áp đặt và phê phán, nhưng qua việc được lòng và lôi cuốn”. Thí dụ, Đức Phanxicô lo liệu để có thể “tái khẳng định tín lý cũng như các qui phạm luân lý, nhưng vẫn thừa nhận rằng người ta hiện sống trong các phạm vi sôi đậu (grey areas) và điều này không loại bỏ họ”.



Áp dụng vào hiện tình Ái Nhĩ Lan, Đức Tổng Giám Mục cho hay đất nước này đã thay đổi nhiều kể từ chuyến viếng thăm năm 1979 của Đức Gioan Phaolô II. Theo Đức Tổng Giám Mục, Đức Phanxicô nhìn nhận sự thay đổi này: “Ngài nhận ra rằng có nhiều chiều kích trong truyền thống lâu đời của Đạo Công Giáo Ái Nhĩ Lan và cố gắng truyền giáo Ái Nhĩ Lan đa bị suy giảm. Ngài nhìn nhận rằng ngày nay, không có cách chi các thực tại quá khứ có thể lặp lại được”. Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng sẽ không có khả năng “làm phép lạ. Trong một chuyến viếng thăm chỉ hơn 36 tiếng đồng hồ một chút, thì ngài không thể vẽ ra được một bản đồ chỉ đường cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan” nhưng ngài “có thể hiến cho Giáo Hội Ái Nhĩ Lan đủ dụng cụ trên đó một bản đồ chỉ đường sẽ được vẽ”.

Đức Tổng Giám Mục nhận định thêm: điều quan trọng là phải hiểu rằng “dù bạn có khả năng vẽ bản đồ trên giấy, nhưng bản đồ ngày nay đã khác xa rồi. Chúng có tính tương tác và không ngừng cần được cập nhật hóa”; thành thử điều chắc là Đức Phanxicô sẽ thúc giục Giáo Hội Ái Nhĩ Lan theo kịp một thế giới và một nền văn hóa đang thay đổi.

Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Martin đề cập đến tầm quan trọng của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới. Hội nghị thần học trong khuôn khổ của nó sẽ tạo cơ hội “nhận diện ra các giá trị sẽ giữ cho Ái Nhĩ Lan liên kết với nhau vì tương lai, các giá trị về gia đình, các giá trị về công lý, các giá trị kinh tế, các giá trị về khoan dung, và các giá trị về chăm sóc” đối với người lân cận và sáng thế.

Theo Đức Tổng Giám Mục, gia đình là “cột sống của tình liên đới liên thế hệ và của việc lưu truyền các giá trị từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp”. Tuy nhiên, theo ngài, nhiều gia đình “đang đối diện với các thách đố và đôi lúc đáng xấu hổ thay cho tất cả chúng ta chỉ biết nhìn họ đương đầu với các khó khăn trong khi xã hội bỏ rơi họ”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Lễ Mừng Kính Đức Maria Lên Trời Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Xứ Gia An.
BTT Gx Gia An
07:58 16/08/2018
Đại Lễ Mừng Kính Đức Maria Lên Trời Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Xứ Gia An.

Sau gần 60 ngày tích cực chuẩn bị mọi mặt, sáng nay, ngày 15.8.2018 tại Giáo xứ Gia An đã long trọng tổ chúc Thánh Lễ mừng Đức Maria hồn xác lên trời, đồng thời kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ (15.8.1958-2018)

Ngay từ sáng sớm, các người có trách nhiệm đã tất bật lo toan những công việc cuối cùng. Đúng 9g30 đoàn rước hân hoan tiến vào nhà thờ đã được trang hoàng lộng lẫy với biết bao cờ hoa, bong bóng bay.... Thánh lễ do Cha Giuse Hồ Sỹ Hữu TĐD chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha FX Đinh Tiên Đường Hạt trưởng hạt Đức Tánh, cha Tađêô quản xứ, và gần 30 cha trong, ngoài giáo hạt.

Mở đầu thánh lễ, cha Tađêô quản xứ có đôi lời chào thăm quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn, tiếp đến một vị đại diện HĐMV tuyên đọc vắn tắt Lược sử giáo xứ:

Năm thành lập: 1958

Bổn mạng: Mẹ Lên Trời (Lễ kính ngày 15 tháng 8)

Linh mục quản xứ: Cha Tađêô Nguyễn Quang Trung

Số giáo dân hiện nay: 2769/ 643 hộ gia đình

Địa chỉ: Thôn 3 xã Gia An - Huyện Tánh Linh - Tỉnh Bình Thuận.

I. Vị trí địa lý: Nằm trên trục lộ ĐT 720 (Đối diện UBND xã), cách Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao 28km về hướng Tây, cách ngã ba Ông Đồn 50km về hướng Đông, cách ngã ba căn cứ 6: 50km về hướng Nam.

II. Sơ lược sự hình thành và phát triễn:

Cuối năm 1957, một ít giáo dân tân tòng từ giáo phận Quy Nhơn gốc Quảng Ngãi được đưa đến khu dinh điền Duy Cần, thuộc xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy và được chia làm 4 ấp: Cần, Kiệm, Liêm, Chính có 28 gia đình Công Giáo thuộc ấp Chính. Đầu năm 1958 có thêm 62 gia đình giáo dân gốc Bắc Ninh từ các xứ đạo vùng Tân Thành, Xóm Mới, Gò Vấp, và Hố Nai đến lập nghiệp. Có thể nói Giáo xứ Gia An ra đời cùng với sự hình thành khu dinh điền mang tên Duy Cần, khu dinh điền đầu tiên trong vùng Tánh Linh - Hoài Đức.

Theo niên giám năm 1964 của Địa phận Nha Trang, giáo xứ Duy Cần được thành lập năm 1958, thuộc hạt Phan Thiết, do linh mục Giuse – Maria Phạm Trọng Kim quản xứ tiên khởi, với ngôi nhà thờ lợp tranh vách lá đơn sơ nhỏ bé. Nhờ Ơn Chúa giáo xứ từng bước phát triển, dù gặp muôn vàn khó khăn trở ngại. Số giáo dân năm 1964 là 1162 với 235 gia đình. Từ khi thành lập cho tới năm nay, giáo xứ luôn luôn có các linh mục phục vụ:

1. Cha Giuse – Maria Phạm Trọng Kim (1957 – 1958), thời điểm này giáo xứ hầu như chưa có gì, chỉ có ngôi nhà thờ nhỏ lợp tranh.

2. Cha G.B Trần Xuân Long (1958 – 1964), lúc này cha xứ cho làm lại nhà thờ lợp tole vách ván, nhà xứ tương đối khang trang với 5 phòng học. Đây là thời gian phong trào tòng giáo rất mạnh mẽ, có nhiều lương dân gia nhập đạo, các đoàn thể được xây dựng và phát triển rất tốt. Giáo xứ chọn Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15/8) làm bổn mạng. Sau biến cố 1963 một số gia đình trở lại Tân Thành, Gò Vấp, các gia đình tân tòng không tham gia các công việc chung của giáo xứ, lúc này các phong trào đi xuống rỏ rệt, số giáo dân giảm dần…

3. Cha Phaolô Nguyễn Lộc Huệ (1964 – 1965), vì thời cuộc chiến tranh loạn lạc nên cha chỉ lưu lại thời gian rất ngắn.

4. Cha Antôn Mai Khắc Cảnh (1965 – 1966), cha về nhận xứ Duy Cần. Vào ngày thứ năm Tuần Thánh (1966), cha đi Tánh Linh thăm cha P.X Hoàng Kim Điền, trên đường về, cha bị chính quyền cách mạng lâm thời mời đi học tập cải tạo. Do ốm đau bệnh tật cộng với rừng thiêng nước độc, cha đã qua đời trong núi rừng Tánh Linh. (Hài cốt của ngài được di dời về tại giáo xứ Gia An ngày 21. 6. 1996), hiện nằm trong khuôn viên nhà thờ cùng với cha Vân thầy Thúy. Thời gian này, giáo xứ thiếu vắng linh mục coi sóc. Được sự quan phòng của Chúa, cha Lê Văn Sinh quản xứ Sùng Nhơn đã về dâng Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật.

5. Cha Giuse Nguyễn Thanh Vân (1968 – 1973), tháng 8/1968, cha từ giáo xứ Tư Tề về nhận giáo xứ Duy Cần, cha đã cho củng cố lại các sinh hoạt chung của giáo xứ, có các thầy về giúp xứ nên đời sống đạo của giáo xứ bắt đầu khởi sắc trở lại, cùng với một số đoàn thể như Hội Đạo Binh Đức Mẹ, Hùng Tâm Dũng Chí… Cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt, sáng ngày 27 tháng giêng năm 1973, với đức ái mục tử cha đã hy sinh tính mạng để bảo vệ đàn chiên, ngài chết cháy trong ngôi nhà thờ bị thiêu rụi bởi bom Napan, cùng với thầy giúp xứ Luca Nguyễn Ngọc Thúy, và 2 em Đaminh Nguyễn Văn Cảnh (giúp lễ), và Maria Madalena Nguyễn Thị Kim (chị nuôi nhỏ bé).

6. Cha Vinh Sơn Nguyễn Đạo Quán (1973 – 1975), tháng 4/1973 cha về với giáo xứ, lúc này có một số gia đình từ Tân Thành (Sài Gòn), Long Hoa (Phan Thiết) đến lập nghiệp và thành lập một giáo họ mới, chọn Thánh Vinh Sơn làm bổn mạng. Cha xứ cho xây dựng lại nhà thờ tạm, 1 nhà xứ, lợp tranh vách ván, đồng thời làm thêm 4 phòng học để dạy văn hóa cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Đầu năm 1974 cha cho khởi công xây dựng nhà thờ mới, ngày 25.12.1974 vùng Tánh Linh - Hoài Đức rơi vào tay chính quyền cách mạng, lúc này một số giáo dân phải tạm lánh về vùng Bình Tuy, sau 30. 4. 1975 mới trở lại giáo xứ, nhà thờ mới hoàn thành được phần móng và các cột bê tông, công trình buộc phải dừng lại vì thiếu kinh phí, tole và các vật liệu khác thất thoát hoàn toàn.

7. Cha F.X Đinh Tấn Thời (1975 – 30.10.1994), sau biến cố 1975 giáo xứ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi công việc, đất đai nhà thờ bị trưng thu, nghĩa trang buộc di dời, mọi hoạt động tôn giáo bị ngăn cấm. Chỉ có ngày Chúa Nhật mới có Thánh lễ, ngày thường trong tuần cha dâng thánh lễ “chui – cửa đóng then cài, không dám đọc kinh, hát to tiếng”, rất ít giáo dân tham dự, các sinh hoạt khác bị ngăn cản, các đoàn thể tự tan rã, lúc này cha xứ chia các giáo họ theo đơn vị hành chính (có giáo họ 1, 2, 3, 5…). Vào các ngày lễ lớn: Phục Sinh, Giáng Sinh, chầu lượt, giáo dân khắp các vùng lân cận thuộc 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh quy tụ về nhà thờ Gia An để tham dự các nghi thức và Thánh Lễ. Năm 1977-1978 một số giáo dân Tân Mỹ, Quy Lai, Sáo Cát, Lăng Cô… thuộc Tổng địa phận Huế vào lập nghiệp tại Gia An, lập nên Giáo họ mới. Đồng thời năm 1979 có 34 gia đình Công Giáo với 205 giáo dân, thuộc hai giáo xứ Bồng Tiên và Cổ Việt từ giáo phận Thái Bình di cư vào Nam và lập nghiệp tại xã Vũ Hòa – huyện Đức Linh, nên có thêm giáo họ Vũ Hòa, chính số giáo dân này đã giúp tăng thêm sức mạnh cho giáo xứ. Tháng 2/1989 do điều kiện thuận lợi, cùng với mong ước của giáo dân. cha xứ FX Đinh Tấn Thời đã cho tiếp tục xây dựng nhà thờ mới trên nền nhà thờ cũ, như trời hạn gặp mưa rào, bà con giáo dân, nhất là giáo họ Vũ Hòa đã không tiếc công, tiếc của cùng nhau xây dựng nơi thờ phượng Chúa. Ngày 12 tháng 11 năm 1990 công trình đã hoàn thành và được Thánh hiến bởi Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, đây là ngôi thánh đường đầu tiên được thánh hiến của giáo phận Phan Thiết kể từ sau biến cố 1975.

Ngày 10 tháng 10 năm 1993 Hội Dòng MTG Phan Thiết cử 2 dì: Têrêxa Nguyễn Thị Miều và Maria Nguyễn Thị Loan về thành lập cộng đoàn MTG tại Gia An, sự có mặt của Cộng đoàn nữ tu MTG các hoạt động của giáo xứ thêm phần phong phú.

8. Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (4.11.1994 – 31.8. 2003), cha đến từ giáo xứ Ma Lâm, cha đã hướng dẫn các giáo họ chọn các Thánh Tử đạo Việt Nam làm bổn mạng: gồm Giáo họ Matthêu Lê Văn Gẫm, Anrê Nguyễn Kim Thông, Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, các ban ngành, đoàn thể được thành lập và đi vào hoạt động rất tích cực, hiệu quả: Ban âm thanh ánh sáng, thể dục thể thao, đại diện phụ huynh học sinh Công Giáo, ẩm thực, khánh tiết, trang trí, hội cầu nguyện… Năm 1998 cha cho xây lại ngôi nhà xứ khang trang đẹp đẽ, nhà xứ cũ thì tu sửa thành các phòng học giáo lý cho thiếu nhi, ngoài ra còn xây thêm 5 phòng làm nhà bếp, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà để xe tang…Ngày 31.8.2003 Cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung lên đường du học, thời gian này giáo xứ không có linh mục, nhờ ơn Chúa, giáo xứ có thầy phó tế Giacôbê Tạ Chúc đến quản nhiệm và cử hành các nghi thức phụng vụ.

9. Cha Phaolô Lê Quang Luân (5.11.2003 – 27. 2. 2006), thời gian cha ở cùng giáo xứ không nhiều, nhưng cha đã quan tâm xây đựng được một đội ngũ các bộ, nhất là giáo lý viên rất trưởng thành và có trách nhiệm, các lớp giáo lý đi vào nền nếp. Cũng thời gian này cha xứ đã cho tu sửa nhà thờ, làm mới gian cung thánh, đóng mới trần, thay lại mái tole, xây tường rào bao quanh khuôn viên đất nhà thờ, bê tông hóa các lối đi… (khánh thành trùng tu ngày 15.8.2004).

10. Cha Giacôbê Tạ Chúc (28. 2. 2006 đến 12.5.2018). Từ ngày cha đến, ngoài việc phục vụ bàn thánh, xây dựng các đoàn thể, cha rất lưu tâm đến xây dựng cơ sở vật chất cho giáo xứ, cha đã cho xây Nhà thờ giáo họ Vũ Hòa (năm 2008, thánh hiến ngày 20. 2. 2009 - nay đã lên hàng giáo xứ), ngài cho xây mới 6 phòng học giáo lý (năm 2009), tháp chuông mới (năm 2010) xây đài Thánh Giuse (năm 2011), mở rộng thêm khuôn viên, bê tông hóa các đường kiệu chung quanh nhà thờ, nâng cao mặt bằng, trồng thêm các cây xanh, và nhiều công trình khác (năm 2012), ngài cho mở rộng thêm gian cung thánh nhà thờ (ngày 6. 8. 2013), nhằm phục vụ bà con giáo dân ngày càng đông đảo, nhất là trong những dịp lễ, tết.

11. Cha Tađêô Nguyễn Quang Trung quản xứ từ ngày 14. 5. 2018, cùng với cộng đoàn Gia An tiếp tục truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, xây dựng Giáo xứ bên ngoài, bên trong, đặc biệt là phát huy đời sống đức tin “mến Chúa yêu người” hướng đến một cộng đoàn Giáo xứ Hiệp Nhất- Bình An như ngày hôm nay.

60 năm qua, giáo xứ đã có: 2 linh mục giáo phận, 24 tu sĩ nam nữ gồm: (3 Đại chủng sinh, 12 nữ tu dòng MTG - Phan Thiết, 2 dòng Thừa sai Claret, 2 dòng Thừa Sai - Phú Cường, 1 dòng Đức Mẹ Đi viếng - Huế, 1 dòng MTG Tân Việt - SG, 1 dòng MTG Đà Lạt, 1 dòng Scalabrini).

Trong phần chia sẽ Lời Chúa, cha Giuse TĐD đã nói nhiều về Tín điều Đức Maria lên trời, đặc biệt ngài còn nhắc đi nhắc lại lòng biết ơn: Biết ơn Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, ông bà tổ tiên, các cha tiền nhiệm...đã dày công xây dựng giáo xứ này.

Cuối thánh lễ, ông thư ký HĐMV thay mặt cộng đoàn đã có lời cám ơn, chúc mừng và tặng hoa nhân 27 năm cha Giuse TĐD lãnh nhận Thánh chức linh mục (15.8.1991-2018), cám ơn các cha đồng tế và cộng đoàn. Trong đó có nhắc đến ý: 60 năm hình thành và phát triển, ý Chúa nhiệm mầu, có những sự trùng hợp ngẫu nhiên liên quan đến con số 6 như: từ 1958 đến nay đã trãi qua 6 đời Giáo hoàng, 6 đời Giám mục, 11 linh mục quản xứ (6 vị đã qua đời), 16 thầy từng giúp xứ, 6 nữ tu bề trên cộng đoàn MTG phục vụ tại xứ nhà, 60 ngày chuẩn bị xây mới Đài Đức Mẹ, 60 ngày hoàn tất và ra mắt cuốn kỷ yếu...

Đúng 11giờ10 thánh lễ kết thúc với Phép lành Tòa Thánh, các cha chụp hình lưu niệm trước cung thánh rồi cùng dự tiệc mừng chung chia niềm vui với công đoàn Giáo xứ

BTT Gx Gia An
 
Giáo xứ Tân Việt mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
10:21 16/08/2018
Một điềm lạ vĩ đại đã xuất hiện trên trời. Một Người Nữ, mặc áo mặt trời, chân đạp vừng trăng. Đầu đội triều thiên, triều thiên mười hai ngôi sao…”. Lời bài ca nhập lễ trên đây của ca đoàn Haleluia đã hướng cộng đoàn sốt sáng tham dự Thánh Lễ trọng thể mừng kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng giáo họ Mông triệu và quý chị em diễn ra lúc 17g30 thứ tư 15/8/2018 tại giáo xứ Tân việt

Thánh lễ do Cha phó Giuse chủ tế, Đồng tế với ngài là Cha Phaolo Martino Trần hoàng khoa Nam ( OP ).

Xem Hình

Đúng 17g30 sau ba hồi chiêng cổ, Quý chức và đại diện các đoàn thể cùng các em dâng của lễ đón quý cha từ tiền sảnh lên cung thánh bắt đầu Thánh Lễ.

Đầu lễ cha chủ tế nói: Hôm nay cùng vói toàn thể giáo hội, chúng ta long trọng mừng kính Đức Maria Hồn xác Lên Trời, bổn mang giáo họ Mông triệu và quý chị em torng cộng đoàn giáo xứ, chúng ta cùng hân hoan chúc mừng.

Chia sẻTin Mừng cha chủ tế nói: Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rằng, Mẹ Maria đã được bà Dacaria tôn vinh là Người có phúc nhất trong các người phụ nữ. Vì Mẹ đã tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch của Thiên Chúa và Mẹ đã khiêm nhường trong mọi việc để rồi đến cuối đời Mẹ đã được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên trời.

Mừng kính Đức Maria Hồn xác Lên Trời bổn mạng giáo họ Mông Triệu và các chi em nhận Ngài làm bổn mạng, ước mong sao chúng ta luôn biết noi gương Mẹ, siêng năng cầu nguyện, khiêm tốn phục vụ để cùng được về trời như Mẹ.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.

Mừng kính Đức Maria Hồn xác lên trời là dịp nhắc nhở chúng con noi gương bắt chước Mẹ trên con đường tìm kiếm và thực thi ý Chúa. Xin Mẹ giúp chúng con cố gắng sống như Mẹ, yêu mến, vâng phục để được về trời cùng Mẹ.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30 trong niềm vui chung của toàn giáo xứ.

Vinh sơn Trần Văn Đẩu
 
GX Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng giáo khu Mông Triệu
Văn Minh
10:46 16/08/2018
“Mẹ lên trời sẽ cầu thay nguyện giúp mỗi người chúng ta trên hành trình tiến về quê trời. Đó là niềm vui, niềm hy vọng cho mỗi người chúng ta”.

Lời mở đầu của cha chủ tế Giuse Đỗ Xuân Vinh – Giáo sư Đại Chủng viện Thánh Giuse, hướng cộng đoàn vào tâm tình thánh lễ mừng kính trọng thể Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, được cử hành vào lúc 17g30 ngày 8.8.2018 tại giáo xứ Vĩnh Hòa (GX). Cách riêng, hôm nay còn là ngày mừng bổn mạng giáo khu Mông Triệu trong GX.

Xem Hình

Đồng tế trong thánh lễ có cha chánh xứ Gioakim Lê Hậu Hán. Cùng với sự tham dự của cộng đoàn chật kín trong khuôn viên và tầng lầu nhà thờ, nói lên lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt của bà con trong GX.

Trước thánh lễ, vào lúc 17g00 bà con giáo dân đã tề tựu dưới giáo khu cùng dâng giờ kinh kính Đức Mẹ. Sau đó là cuộc cung nghinh kiệu Đức Mẹ tiến lên thánh đường, có sự hiện diện của cha xứ và rất đông đoàn hội, hòa chung trong tiếng kèn đồng tạo lên bầu khí nô nức, vui mừng của ngày lễ hội.

Trong phần giảng lễ, cha Gioakim đã quảng diễn đến cộng đoàn với hai điểm sau:

Mẹ được diễm phúc vì đã tin

Khởi đầu từ lời “xin vâng” khi nhận lời sứ thần cho đến khi dâng trót cả đời mình nơi Thiên Chúa. Đức Maria đã được diễm phúc thông dự vào công trình cứu chuộc mà Thiên Chúa đã thực hiện bằng chính Người Con yêu đấu của Ngài, là cao điểm của một chuỗi dài liên kết giữa Đức Maria và Đức Ki-tô.Tín điều Đức Maria hồn xác lên trời nói đến việc thông dự vào hồng ân cứu chuộc của Mẹ, qua việc Mẹ là người đi theo Đức Ki-tô trong cuộc chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Tấm lòng của người mẹ

Trung tín với lời “xin vâng” khi nhận lãnh sứ vụ nuôi dưỡng Con Thiên Chúa. Đức Maria đã phải chịu biết bao đố kỵ, gian nan, khổ đau vất vả. Với cả tấm lòng yêu thương của một người mẹ. Kính sợ, vâng phục nơi Thiên Chúa để nuôi dưỡng, dạy dỗ con trẻ Giêsu đến khi khôn lớn. Đau khổ đó đã lên đến tận cùng khi thấy Con mình bị kết án cách sỉ nhục, bị hành hình và chết treo trên thập giá.

Để kết thúc bài giảng, cha Gioakim đã nêu lên 2 điểm với cộng đoàn: 1/ Mừng lễ Mẹ Lên Trời hôm nay, đó là niềm vui, niềm hy vọng cho dân thánh trên cuộc lữ hành trần gian này. Sẽ có ngày được phục sinh vinh hiền với Mẹ Maria; 2/ các bậc làm cha mẹ hãy học hỏi mẫu gương nơi Mẹ Maria trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, vì con cái chính là món quà mà Thiên Chúa trao ban cho các bậc làm cha làm mẹ.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, ông trùm Giuse Nguyễn Văn Tọa đã thay mặt bà con giáo khu Mông Triệu nói lên lời cảm ơn đến quí cha, quí HĐMV cùng quí cộng đoàn. Đồng thời ông cũng báo cáo lên cha sở số bà con giáo dân trong giáo khu trong năm vừa qua là 635 nhân khẩu trên 121 nóc gia. Cùng với những sinh hoạt đạo đức thường kỳ, tham gia đoàn hội của các cá nhân trong giáo họ.

Tiếp lời, cha sở đã thay mặt công đoàn chúc mừng bà con trong ngày lễ mừng bổn mạng, ngài cũng đã có lời khen đến ban điều hành và bà con luôn hăng say, tích cực đóng góp nhân lực vào những công việc chung của GX.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g30 cùng ngày. Mọi người ra về mang theo niềm vui, niềm hy vọng cho mình qua ngày mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
 
Thánh lễ Khởi công Xây Nhà Thờ Thuận Yên – Giáo Phận Đà Nẵng , ngày 16 / 8 / 2018
Toma Trương Văn Ân
15:04 16/08/2018
Sơ lược :

Nhà thờ Giáo xứ Thuận Yên tọa lạc tại xã Tam Sơn , huyện Núi Thành , tỉnh Quảng Nam , cách Tòa Giám mục Đà Nẵng hơn 100 Km về phía tây nam . Giáo xứ Thuận yên là một Giáo xứ Kỳ cựu của Giáo phận Đà Nẵng , được thành lập năm 1908. Theo các báo cáo của các Cha Hội Thừa Sai Paris : đầu nằm 1920 có 1200 Giáo dân.

Trong thời gian chiến tranh , nơi đây là vùng chiến sự , hầu hết người dân di tản tránh chiến tranh , nhà thờ và các cơ sở của Giáo xứ bỏ hoang tàn. Sau 1975 , người dân hồi hương, nhưng vùng đất này lại ảnh hưởng bởi đại công trình thủy nông Hồ Phú Ninh. Năm 1988 , Giáo xứ được tái lập, năm 1993 nhà nguyện tạm được làm nơi vùng cao hơn , đời sống người dân chịu nhiều xáo trộn.

Xem Hình

Từ ngã ba Tam Anh ( nối với quốc lộ 1 ) đến nhà Thờ Giáo xứ Thuận Yên , xã Tam Sơn , huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam dài khoảng hơn 20 Km, đường đồi núi quanh co, nhiều đèo dốc, đường xuống cấp trầm trọng, giao thông rất khó khăn. Đây là Giáo xứ vùng sâu vùng xa của Giáo phận Đà Nẵng.

Giáo dân hiện nay có 1305 người, chủ yếu sống nghề nông nghiệp và trồng rừng , đời sống gặp nhiều khó khăn. Giáo xứ có 8 Giáo họ , trong đó 05 Giáo họ đã có nhà nguyện nhỏ mới làm trong thời gian vài năm gần đây, 01 Giáo Họ nhà nguyện xuống cấp hư hại và 02 Giáo Họ chưa có nhà nguyện, với nhà thờ chính của giáo xứ bị xuống cấp trầm trọng. Địa bàn Giáo xứ trải dài trên 25 Km ( cây số), Giáo dân sống rải rác trong 2 xã Tam Sơn và Tam Thạnh của huyện Núi Thành .

Các Cha Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc ( Dòng Đồng Công- CRM ) nhận đặc trách mục vụ tại Giáo xứ Thuận Yên từ ngày 12 / 12 / 2012 cho đến nay. Hiện nay , Linh mục Quản xứ- Cha Banaba Maria Dương Quốc Tuấn , CRM .

Thánh lễ Tạ ơn , đặt viên đá móng và làm phép tượng Đức Mẹ :

Lúc 9 giờ sáng 16 / 8 / 2018 , Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã chủ sự nghi thức làm phép tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời , trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ.

Sau đó Đức Cha đã chủ sự Thánh lễ Tạ ơn: Mừng Giáo xứ 110 năm thành lập ( 1908-2018), Mừng 25 năm tái lập ( 1993-3018), Mừng Bổn Mạng Giáo xứ ( Lễ Đức maria Hồn xác lên trời) , Mừng 19 Em lãnh nhận Bí tích Thánh Thể lần đầu , làm phép và đặt viên đá móng đầu tiên xây dựng nhà thờ Giáo xứ. Cha Tổng Quyền Phục Vụ Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc- Piô Maria Nguyễn Quang Đán , Cha Bonaventura Mai Thái - Tổng Đại diện, Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, Cha Quản xứ và Quí Cha cùng đồng tế với Đức Giám Mục .

Trong bài giảng , Đức Cha Giuse nói đến gốc tích và ý nghĩa Ngày Lễ “Đức Maria hồn xác lên trời” , đó là bảo chứng cho mỗi người, biết cải thiện đời sống , sống theo mẫu gương đời sống của Đức Mẹ luôn tin điều Thiên Chúa thực hiện, sống Lời Chúa , để cùng được hưởng phúc như Đức Maria. Đức Cha tỏ niềm vui vì sự cộng tác mục vụ của Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc với Giáo phận Đà Nẵng , sự góp tâm cộng tác mọi thành phần dân Chúa trong Giáo xứ và Ân nhân ngoài giáo xứ trong việc tái thiếc xây dựng nhà Chúa, ngôi nhà thờ là nơi gặp gỡ với Thiên Chúa và với anh chị em trong yêu thương phục vụ sẻ chia.

Ngay sau bài giảng , Cha Tổng Đại diện đã đọc văn thư của Tòa Giám mục chấp thuận việc xây dựng nhà thờ của Giáo xứ . Đức Cha đã làm phép viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ và khu đất sẽ xây nhà thờ. Đức Cha và Cha Quản xứ cùng gắn viên đá vào trụ công trình. Niềm vui tràn ngập mỗi người.

Cuối Thánh lễ , Ông Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ Giáo xứ đã cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận , Cha Tổng Quyền Phục vụ Dòng , Cha Tổng Đại diện , Cha Đại diên Giám mục, Cha Bề trên Dòng Thiên An-Huế, Quý Cha đồng tế . Ông cũng cám ơn Chính Quyền , Ân nhân và tất cả những Người đã và đang cộng tác giúp Giáo xứ. Ông cũng không quên cám ơn Sư Cô và Ban Hộ Tự Chùa Yên Sơn tọa lạc trong địa phương , cám ơn quý Tộc Trưởng Trưởng làng… đã đến chung chia niềm vui với Giáo xứ. Ông cũng Đại diện cộng đoàn quyết tâm xây dựng cộng đoàn yêu thương hiệp nhất, sống loan báo Tin Mừng.

Cuối bài cám ơn , Cha Quản xứ đã bổ túc lời cám ơn, với tâm tình khiêm tốn thu phục lòng người : “ …. Chúng con tiếp đón Đức Cha , Quý Cha, Ân nhân và quý khách …. còn nhiều thiếu sót …. Xin rộng lượng, Xin tiếp tục nâng đỡ bằng lời cầu nguyện và “giúp” cho chúng con được hoàn thành công trình mơ ước….”

Những bó hoa tươi thắm Giáo xứ dâng tặng Đức Cha và Cha Tổng Quyền Nhà Dòng , nói lên cả lòng biết ơn của Cộng đoàn Giáo xứ.

Sau Thánh lễ , một chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” nhiều tiết tấu âm điệu đặc sắc , và buổi tiệc chung chia niềm vui của Đức Cha , Quý Cha và Khách mời với Giáo xứ.

Trước đó , lúc 19 giờ 30 ngày 15 / 8 / 2018 , một chương trình Diễn nguyện với chủ đề Tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các Tiền nhân rất sống động. Vở kịch ngắn về lịch sử thời kỳ đầu của Giáo xứ , những vũ điệu ca từ đậm tâm tình biết ơn của cộng đoàn Giáo xứ.

Nhà thờ mới có diện tích xây dựng : 23m x 50m = 1150m2 , trên sườn đồi , ngay sau ngôi nhà thờ hiện tại.

Toma Trương Văn Ân
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nguyễn Phú Trọng Nói Một Đàng-Ngoại Giao Nói Một Nẻo
Phạm Trần
08:03 16/08/2018
Đã xuất hiện những khác biệt nghiêm trọng giữa người đứng đầu đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Bộ Ngoại giao Việt Nam về thái độ và hành động của Trung Cộng ở Biển Đông.

Bằng chứng này đã diễn ra trước mặt các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và trên 500 đại biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 từ ngày 13 đến 17/8/2018 tại Hà Nội.

Trong số những người chứng kiến sự “bắng mặt mà không bằng lòng” giữa hai bên có cả cựu lãnh đạo đảng, nhà nước, Bộ Ngoại giao và gần 100 Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cán bộ chủ chốt từ các đơn vị của Bộ Ngoại giao và cán bộ làm công tác ngoại vụ của 63 tỉnh thành trong cả nước.

Vậy những khác biệt nằm ở đâu trong diễn văn chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong phát biểu khai mạc của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ?

Ngoài phát biểu khác với ông Nguyễn Phú Trọng, hai ông Phạm Bình Minh Minh và Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia còn viết bài lên án các hoạt động của Trung Cộng, dù không nêu tên, trong dịp tổ chức Hội nghị với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”.

LỜI NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Trước hết, ông Trọng không dám nói chữ “Biển Đông” mỗi khi đề cập đến tình hình “khu vực” hay “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

Ông nói khơi khơi và khoe khoang rằng:”Công tác đối ngoại đã đóng góp rất quan trọng vào việc duy trì, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước những biến động nhiều mặt rất phức tạp trên thế giới và khu vực, những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh, những tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta đã tiếp tục có những quyết sách đúng đắn, bước đi phù hợp để phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Ta đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta, đồng thời cùng các nước khác tiến hành công tác cắm mốc giới, mở các cửa khẩu mới quản lý đường biên giới và các hoạt động hợp tác xuyên biên giới, làm cho các đường biên giới trên bộ vừa là đường biên giới hoà bình, hữu nghị vừa là đường biên giới phát triển.”

Nói như nước chảy, nhưng ông Trọng không dám chỉ ra “biến động nhiều mặt” ở khu vực do nước nào gây ra ? Liệu Trung Cộng, nước duy nhất đã và đang có những hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông và trực tiếp đe dọa mạng sống và đánh cướp tài sản của ngư dân Việt Nam có là thủ phạm gây ra “những diễn biến không thuận của môi trường an ninh xung quanh” hay không ?

Tổng bí thư đảng CSVN cũng không chứng minh được Việt Nam “đã chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết những bất đồng và vấn đề tồn tại liên quan đến việc phân định ranh giới biển, vừa bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta”. Bởi vì, sau 9 vòng đàm phán phân chia vùng ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, hai nước Việt-Trung vẫn bế tắc tại phiên họp hai ngày 15-16/03/2018 tại Đà Nẵng. Tại kỳ họp này, vòng 6 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không có tiến triển.

Theo tin phổ biến trên báo Dân Trí ngày 18/03/2018 thì :”Hai bên nhất trí sớm tổ chức đàm phán vòng 10 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 7 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Trung Quốc.”

Tuy phía Việt Nam không nói ra, nhưng tại các cuộc thảo luận trước, lý do bế tắc chính ở chỗ phía Trung Cộng nhất quyết đòi phần hơn tại những khu vực có thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước.

Tài liệu của Việt Nam cho biết:”Vịnh Bắc Bộ là vùng biển nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 126.250 km2 với 2 cửa biển.

Cửa chính của Vịnh Bắc Bộ được xác định từ đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam (Trung Cộng) với chiều rộng khoảng 200 km. Cửa thứ hai là eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 32,5 km nằm giữa bán đảo Lôi Châu đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước trên Vịnh Bắc Bộ.”

Tài liệu của Việt Nam cũng xác nhận:”Đến nay, Việt Nam đã ký một số Thỏa thuận và Hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, cụ thể là: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Cam-pu-chia năm 1982; Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ năm 2000; Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xia năm 2003; Thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia năm 1992. (Tài liệu báo

(Infonet-Bộ Thông tin & Truyền thông (TT-TT), ngày 05/12/2014)

Tuy không trưng ra bằng cớ, nhưng ông Trọng vẫn cảnh giác cán bộ ngoại giao:”Môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ còn phức tạp, khó lường. Các đối tác lớn của ta đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược, bối cảnh thế giới thường xuyên biến động, môi trường chính trị, an ninh, kinh tế khu vực và thế giới đang trở nên bất ổn với các tác động nhanh, mạnh và bất ngờ hơn. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ quyết liệt, chính trị cường quyền quay trở lại mạnh hơn, nhất là trong khu vực. Việc thực hiện nhiệm vụ bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định do đó sẽ gặp nhiều thách thức. “

Nhưng nước nào, trong số 3 đối tác lớn của Việt Nam gồm Trung Cộng, Nga và Mỹ sẽ đem điều gọi là “chính trị cường quyền” trở lại mạnh hơn trong khu vực với mục đích gì ?

Không cần phải đợi ông Trọng nói trắng ra, vì có bao giờ ông dám nói thẳng cái nước mà ông vẫn ca tụng “vừa là đồng chí vừa là anh em” 16 vàng, 4 tốt ( “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ), mang tên Trung Cộng, đã và đang chủ trương “chính trị cường quyền” đối với Việt Nam và các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông.

Vì vậy, dù cứ ú ớ mãi trong họng không phát ra thành chữ mà ai cũng hiểu ông Trọng muốn ám chỉ nước nào khi rào đón rằng:”Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển sẽ đứng trước một số thách thức mới. Đó là do sự biến động phức tạp của tình hình, sự thay đổi so sánh lực lượng, sự tính toán của các nước có liên quan, sự nổi lên của chủ nghĩa đơn phương, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế. Các cơ chế kiểm soát bất đồng, khủng hoảng trong khu vực chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; các thể chế đa phương khó đạt được lập trường chung đủ mạnh. Tình hình trên thực địa tiếp tục phức tạp, nguy cơ va chạm, đụng độ chưa được đẩy lùi.”

Tất nhiên ở trong khu vục Á châu-Thái Bình Dương, chỉ có nhà nước cường quyền Trung Cộng mới tôn sùng và mê muội “chủ nghĩa đơn phương” và không “tôn trọng luật pháp quốc tế” để đánh chiếm quần đào Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa tháng 1/2074. Sau đó, đến năm 1979 lại đem 600 ngàn lính vượt biên giới đánh phá 6 Tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái), Lai Châu . Có từ 40,000 đến 45,000 bộ đội và thường dân Việt Nam đã bị thiệt mạng hay mất tích trong cuộc chiền 2 giai đoạn kéo dài từ 1979 đến 1984 và từ 1985 đến 1990.

BIẾT NHƯNG VẪN CÚI ĐẦU

Từ chiến tranh biên giới Việt-Trung, quân Trung Cộng đánh chiếm 7 bãi đá chiến lược của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ngày 14/03/1988 gồm : Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma,Châu Viên,Tư Nghĩa (còn có tên là Huy Cơ) và Vành Khăn.

Tất cả những vị trí này đã được Trung Công cải tạo và xây dựng thành đảo kiên cố để đồn trú quân, thiết lập căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng và đài viễn thông để kiểm soát Biển Đông.

Ông Trọng biết hết, kể cả chuyện :” Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong gần 6 tháng qua có 20 tàu cá với 138 ngư dân ở các địa phương trong tỉnh bị tàu Trung Quốc ngăn cản, khống chế lấy tài sản khi đang khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó có tàu của ngư dân Lê Hơn (52 tuổi, ở huyện đảo Lý Sơn) bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 31102 tông chìm khi đang khai thác rong biển ở khu vực đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa) hôm 25.5.2018.” (theo báo Thanh Niên, ngày 14/06/2018)

Hay chuyện:” Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong một cuộc họp báo bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 51 tại Singapore, hôm 4/8 vừa qua đã phát biểu rằng, Trung Quốc buộc phải quân sự hóa Biển Đông nhằm tự vệ trước sức ép an ninh từ Mỹ và các nước khác ngoài khu vực.”

Đây là lần đầu tiên Trung Cộng công khai xác nhận đã “quân sự hóa Biển Đông”, nhưng rong quá khứ, đã có nhiều viên chức Trung Cộng, kể cả Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước đã bô bô cái miệng ở Tân Gia Ba ngày 07/11/2015 rằng : “Xin hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc.” (theo Thông tấn Pháp, AFP)

Có 64 người lính công binh của Hải quân CSVN đã hy sinh oan uổng tại Gạc Ma vì họ được lệnh không được nổ súng của Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng.

Chuyện bí mật lịch sử này được Facebook Phan Trí Đỉnh tiết lộ trên trang báo cá nhân của ông ngày 30-7-2018.

Ông Đỉnh viết:” Sáng 28/7 (2018) tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.

Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gac Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận (cuốn Gác Ma-Vòng Tròn Bất Tử, do Thiếu tướng Lê Mã Lương làm Chủ biên) .

Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh “KHÔNG BẮN” hay là “KHÔNG BẮN TRƯỚC” – CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH???

Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm, và khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm nói rằng: Bắn trước hay bắn sau không quan trọng mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời…. Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN” làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng Doanh.

Tôi may ngồi gần nên tôi quay sang nói: Bác kể xem nào.

Ông Doanh kể: Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn Văn Linh – ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết.

Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẠP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN” thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI”. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì.

Có một ai đó chen vào: Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này.”

Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu được chọn làm nơi họp mật của Hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990.

Bách khoa Toàn thư mở viết:”Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.

Thành phần tham dự:

Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng,

Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Kết quả của hội nghị là một loạt các thay đổi trong đối nội và đối ngoại, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc, mà còn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước ASEAN.”

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh là một trong số chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Ông không những có uy tín cao ở Việt Nam mà còn được trọng nể ở nhiều nước về những kiến thức kinh tế và chính trị của ông. Ông Doanh đã không cải chính những gì do ông Phan Trí Đỉnh cống bố về chuyện nổ súng ở Gạc Ma.

Vậy chẳng nhẽ ông Trọng, người nằm trong hệ thống lãnh đạo của CSVN trong nhiều năm không biết những chuyện vừa kể, hay biết mà vẫn cúi đầu trước Bắc Kinh ?

PHẠM BÌNH MINH ĐẾN LÊ HOÀI TRUNG

Thái độ và hành động của ông Trọng tại Hội nghị Ngoại giao ngày 13/08/2018, lạ thay, lại không đồng hành ở Biển Đông cùng nhân viên dưới quyền, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Ông Minh phát biểu:” Nhìn lại từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đang chuyển động hết sức nhanh chóng, phức tạp, có nhiều diễn biến mang tính bước ngoặt.

Tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang có nhiều biến động. Sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, thực dụng tăng cao khiến cục diện an ninh ngày càng bấp bênh hơn. Sự vận động,đấu tranh giữa các trào lưu, xu thế cũ và mới diễn ra hết sức gay gắt. Tình hình Biển Đông vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.”

Thêm vào đó, trong bài viết phổ biến trên báo đảng, tờ Nhân Dân, ông Phạm Bình Minh (con trai cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch , tên thật là Phạm Văn Cương) nhận định:”Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là việc tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đe dọa hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam….Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, được dư luận quốc tế hết sức quan tâm, chúng ta đã kiên quyết, kiên trì và triển khai nhiều biện pháp đấu tranh hiệu quả với các vi phạm, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, thềm lục địa và các hải đảo phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982.” (Nhân Dân. Ngày 13/08/2018)

Tiếp theo, người dưới quyền ông Minh là Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia cũng viết:” Tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức khó lường. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã kiên trì đấu tranh trên mọi mặt trận, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa được xác lập bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).” (theo Báo Quân đội Nhân dân,ngày 14/08/2018)

Mặc dù những lời nói và bài viết về Biển Đông của hai ông Minh và Trung không có gì mới hơn là lập lại lập trường và quan điểm của Việt Nam về giải quyết xung đột với Trung Cộng và các nước cùng tranh chấp chủ quyền. Nhưng ít ra ông Minh đã dám công khai chỉ trích các hành động của Trung Cộng đã “tôn tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các cấu trúc đang đe dọa hòa bình an ninh và ổn định ở khu vực cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam”.

Trong trường hợp Thứ trưởng Lê Hoài Trung thì ông cũng đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáng chú ý là những lời phát biêu về Biển Đông của ông Phạm Bình Minh đã diễn ra trước mặt ông Trọng và trên 500 viên chức cao cấp của đảng, quốc hội, chính phủ và cán bộ ngoại giao.

Sự khác biệt giữa ông Trọng, một lãnh tụ đảng bảo thủ nổi tiếng thân Bắc Kinh với ông Minh, một nhà Ngoại giao chỉ nằm gọn ở chữ “Biển Đông” mà thôi. -/-

Phạm Trần

(08/018)