Ngày 16-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:57 16/08/2014
MÓN QUÀ CỦA VỢ CHỒNG SÓC
N2T

Một năm chấm dứt, mưa thuận gió hòa, các động vật cùng nhau thương lượng, mỗi người phải tặng cho Đấng tạo hóa một món quà mà Ngài ưa thích.
Sư tử nói: “Tôi sẽ dùng vàng ròng làm tặng Ngài một cái vương miện, nhất định Ngài sẽ ưa thích.”
Báo gấm nói: “Tôi sẽ dâng cho Ngài một cây quyền trượng khảm đầy đá quý, giá trị rất to lớn.”
Lễ vật của các người khác: có cái thì trân châu rưc rỡ, có cái thì gấm đoạn hoa lệ, còn có cái là hương liệu ngàn năm…
Cuối cùng vợ chồng nhà sóc vừa già lại vừa nghèo kiết xác, đi đến trước mặt Đấng tạo hóa, móc từ trong túi ra một quả hạt dẻ khô, ấp úng nói:
- “Thật chúng con không có lễ vật chi để tặng Ngài, chỉ có quả vỏ cứng nhỏ này…”
Đấng tạo hóa từ trước đến nay thường nhìn thấy những thứ quý giá đầy ắp trong kho, nay cầm lấy món quà ấy thì sung sướng nói:
- “Đây mới đúng là quà tặng trân châu quý giá”
- “Cái gì?”- Chúng nhân nhao nhao lên tiếng phản đối: “Chúng con kính tặng Ngài rất nhiều kỳ trân dị bảo, nhưng Ngài chỉ nhìn đến quả vỏ cứng nhỏ chẳng có chút gì là giá trị cả, hoàn toàn không xứng đáng…”
- “Này các con, các con biết không?” –Đấng tạo hóa nhẹ nhàng nói: “Các con tặng cho Ta rất nhiều quà, nhưng đó là một phần trong sở hữu của các con, chỉ có quà vợ chồng nhà chồng sóc tặng Ta, lại chính là toàn bộ cuộc sống của nó vậy.”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Những người nghèo khó, thật thà, chất phác, thường là những người hảo tâm nhất, có tấm lòng thơm thảo nhất. Họ dâng biếu mà không buồn nghĩ đến mình sẽ thiếu thốn, có khi nhịn đói, quà biếu của họ tuy nhỏ không đáng giá, nhưng tâm hồn họ thì vô giá, không vàng bạc nào mua được cả.
Trái lại, có những người giàu có khi dâng biếu thì tính đến cái lợi cho mình, ngày lễ ngày tết luôn tìm cách quà cáp cho giám đốc, cho cấp trên, chẳng phải họ yêu mến gì cấp trên của họ, mà là vì công việc làm ăn của họ mà thôi.
Tôi để ý thấy, mỗi lần bỏ tiền “xin giỏ” trong thánh lễ ngày Chúa Nhật thì có một bà luôn bỏ mười ngàn hoặc năm mươi ngàn đồng, mỗi lần người cầm giỏ xin tiền đến trước mặt bà, thì bà đưa tay lên cao, tờ bạc căng ra và bỏ vào cái giỏ tiền. Chẳng biết bà khoe tờ giấy bạc hay là khoe cổ tay mang đầy vòng vàng ?
“Thiên Chúa cần tấm lòng hơn là của lễ.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 20 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:07 16/08/2014
Chúa Nhật 20 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 15, 21-28.

“Này bà, lòng tin của mà mạnh thật”.


Anh chị em thân mến,

Đức tin của chúng ta cũng giống như cây con cần nước, cần đất và cần phân để được phát triển; đất, nước và phân, ba thứ cần thiết này chính là đức tin đức cậy và đức mến, những nhân đức này thì đã có nhưng đức tin của chúng ta vẫn chưa phát triển trưởng thành, là bởi vì chúng ta không cầu xin Thiên Chúa gia tăng ơn đức tin nơi chúng ta.

Niềm tin của người đàn bà Ca-na-an không nhỏ, bởi vì bà tin tưởng Đức Chúa Giê-su sẽ làm phép lạ cho con mình được lành bệnh, đức tin của bà đã trưởng thành khi bà trả lời với Đức Chúa Giê-su: “Thưa Thầy đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống” (Mt Mt 15, 27), bà đã ví mình như lũ chó con không xứng đáng ăn thức ăn của chủ nhà, nhưng cũng có thể ăn những vụn bánh từ bàn ăn rơi xuống, và đức tin này của bà đã được Đức Chúa Giê-su biểu dương giữa đám đông dân chúng theo Ngài.

Người Ki-tô hữu không phải là những lũ chó con chỉ ăn thức ăn thừa của chủ, nhưng người Ki-tô hữu là con cái của Thiên Chúa và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, được ăn bánh của các thiên thần và uống chén trường sinh để được sống đời đời, đó chính là Mình và Máu Thánh của Ngài, đây là một ân huệ cao quý mà chỉ có người Ki-tô hữu mới có được vì đức tin của họ vào Đức Chúa Giê-su mà thôi.

Ki-tô hữu là người có đức tin và biết làm cho đức tin của mình được trưởng thành bằng đời sống cầu nguyện và hy sinh; cũng như biết làm cho đức tin của mình được tỏa sáng cho người chung quanh bằng đời sống phục vụ và bác ái của mình, bởi vì đức tin không hành động là đức tin chết (Gc 2, 17) và nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi (Gc 2, 24).

Không một Ki-tô hữu nào làm biếng đi tham dự thánh lễ mà nói rằng đức tin của mình đã trưởng thành, cũng không một Ki-tô hữu nào khép kín tâm hồn mình trước nỗi khổ của tha nhân rồi tuyên bố mình giữ đạo tại tâm, bởi vì khi hành động như thế thì họ đã đem đức tin của mình bỏ vào trong ngăn áo quần cũ tạp nhạp (bon chen với đời) rồi đóng lại, và đức tin chết dần chết mòn vì không có dưỡng khí (cầu nguyện)…

Anh chị em thân mến,

Giáo Hội đang nổ lực mời gọi chúng ta hãy sống đức tin ngay giữa dòng đời, Giáo Hội đang mời gọi chúng ta hãy đến với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và hãy cầu nguyện, để đức tin của mình được trưởng thành và vững mạnh tỏa sáng cho người chung quanh bằng các việc làm cụ thể như: có đức tin khi phục vụ, có đức tin trong yêu thương, có đức tin khi làm việc bác ái.v.v…

Gợi ý suy tư:

- Tôi có luôn luôn ý thức mình là người Công Giáo không ?

- Khi làm việc bác ái hoặc khi phục vụ, tôi có ý thức mình đang làm công việc cho Chúa không ?

- Tôi có luôn cầu nguyện xin Thiên Chúa gia tăng ơn đức tin cho mình không ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:02 16/08/2014
N2T

45. Thiên Chúa đối với chúng ta thì công bằng không thiên vị, tháng ngày chăm nom, mưa sương tưới gội, không phân biệt nhau; chúng ta yêu người thì cũng nhất nhất đối đãi như nhau, không phân biệt lớn nhỏ.

(Thánh Bernardus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 16/08/2014
NGOẠI LỆ
Một bà giàu có đi thẳng đến phòng khách giáo xứ gặp cha sở, đưa ra phong bì và nói to như ra lệnh:
- “Thưa cha đây là mười triệu đồng, ngày mốt xin cha làm cho bố con một lễ cầu hồn lúc mười giờ sáng cho trọng thể...”
Cha sở nói là giáo xứ không có lệ làm lễ đặc biệt ngoài giờ cho ai cả, muốn xin lễ thì xin vào lễ buổi sáng hoặc lễ buổi chiều như những giáo dân khác.
Bà ta nghe xong liền nói:
- “Cha không làm lễ cho bố con thì từ nay con không giúp gì cho cha cả...”
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:48 16/08/2014
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Lễ trọng)
N2T

Tin mừng : Lc 1, 39-56
“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.


Anh chị em thân mến,
Hôm nay là lễ Đức Mẹ Ma-ri-a Hồn Xác lên trời, là một dịp lớn lao để mỗi người trong chúng ta suy niệm đến những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ là người giáo hữu ưu việt của Giáo Hội và là người được chọn để trở thành Đấng cầu bàu cho nhân loại.

1. Người giáo hữu ưu việt.
Đức Mẹ Ma-ri-a là một giáo hữu ưu việt, ưu việt bởi vì chính Mẹ đã khiêm tốn trước một sự việc trọng đại xảy đến cho mình và cho nhân loại, đó là chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc mang thai Đấng cứu thế -Đức Chúa Giê-su- để trở thành Đấng đồng công cứu chuộc loài người với Đức Chúa Giê-su; ưu việt là bởi vì Mẹ đã biết nghe và suy niệm trong lòng lời của Thiên Chúa giữa bao biến cố xảy ra cho Đức Chúa Giê-su và cho chính bản thân mình.

Chính hai việc ấy: khiêm tốn và thực hành lời của Chúa đã làm cho Mẹ được vinh quang trên nước thiên đàng cũng như ở trên trần gian này, bởi vì Mẹ không coi việc cưu mang Đấng cứu thế là một vinh quang cho mình, nhưng sự khiêm tốn mới làm rạng danh Thiên Chúa nơi con người của Mẹ; Mẹ đã không coi việc báo tin vui Đấng muôn dân trông đợi đã giáng trần trong cung lòng Mẹ là một việc phải làm, nhưng nghe và suy niệm lời của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ mới là điều đáng làm hơn. Đó chính là hai nét nhân đức căn bản mà mỗi một người Ki-tô hữu phải có để được trở thành người giáo hữu biết noi gương và tiếp nối cuộc sống của Mẹ ở trần gian này.

2. Đấng cầu bàu
Được Thiên Chúa chúc lành ngay khi còn ở trần gian trong bụng mẹ, Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đã được Thiên Chúa cất nhắc lên tận trời cao để làm nữ vương trên trời dưới đất, với địa vị ấy và với uy quyền ấy, Mẹ đã trở thành Đấng cầu bàu cho Giáo Hội và cho những ai chạy đến cùng Mẹ.

Không ai có thần thế trước mặt Thiên Chúa như Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì ngay khi còn ở trần gian này Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, vì thế khi Mẹ được cất nhắc lên trời cả hồn lẫn xác, thì chính đó là một cách tôn vinh của Thiên Chúa dành cho những ai khi còn sống ở trần gian này đã yêu mến và thực hành lời của Chúa…

Là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Hội Thánh và là Mẹ của nhân loại, nên việc Thiên Chúa đem Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác là chính đáng và rất xứng đáng, và càng chính đáng và xứng đáng hơn nữa khi Thiên Chúa đặt Mẹ làm đấng cầu bàu cho nhân loại. Chúng ta phải biết lợi dụng hồng ân cao quý này nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, để xin Mẹ luôn gìn giữ và che chở chúng ta khỏi mọi mưu mô của ác thần (Kh 12, 3-4).

Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, mỗi người trong chúng ta không những chỉ cao rao tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại nơi con người của Mẹ, nhưng chúng ta cũng cần phải học hỏi các nhân đức của Mẹ ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, như Mẹ đã yêu mến và thực hành lời của Thiên Chúa vậy.

Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là chúng ta xác tín lại niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Giê-su: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Chúng ta giữ đạo, chúng ta sống lành thánh, chúng ta sống bác ái yêu thương là để đạt được mục đích tối hậu của mình là lên trời hưởng nhan thánh Chúa và Mẹ. Do đó sẽ trở thành huyền thoại khi chúng ta chỉ đứng chiêm ngưỡng những đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ mà thôi, chứ không suy niệm cuộc đời tận hiến của Mẹ, và những đức hạnh trỗi vượt mà Mẹ đã thực hành với tất cả lòng khiêm nhường và mến yêu.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn cầu bàu cho chúng ta khi còn ở đời này biết yêu mến những sự trên trời, để sống như đang sống với Mẹ trên thiên đàng vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn
Vũ Văn An
11:45 16/08/2014
Theo tin CNA, Đức Phanxicô, hôm nay, 16 tháng Tám, đã phong chân phúc cho các vị Tử Đạo Đại Hàn là Phaolô Yun Ji-chung và123 đồng bạn, ca ngợi các hy sinh vĩ đại của họ và lời kêu gọi “đặt Chúa Kitô lên trên hết” của họ.

Trong Thánh Lễ tại Cổng Gwanghwamun ở Hán Thành, trước hàng chục ngàn người, ngài nói rằng “Tất cả các vị đã sống và chết cho Chúa Kitô, và nay các vị đang trị vì với Người trong hân hoan và vinh quang. Chiến thắng của các vị tử đạo, chứng tá của các vị đối với sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa, tiếp tục mang nhiều hoa trái hiện nay tại Đại Hàn, trong Giáo Hội từng nhận được sự lớn mạnh do chính các hy sinh của các vị”.

“Việc chúng ta cử hành Chân Phúc Phaolô và Các Bạn Tử Đạo đem lại cho chúng ta cơ hội trở về với những giờ phút đầu tiên, thời sơ sinh, có thể nói như thế, của Giáo Hội tại Đại Hàn. Nó mời gọi chúng ta, người Công Giáo Đại Hàn, nhớ tới các việc lớn lao mà Thiên Chúa đã thực hiện tại đất nước này và trân qúi di sản đức tin và đức ái từng được các bậc cha ông ủy thác cho anh chị em”.

Kitô Giáo Đại Hàn có mặt từ thế kỷ 18, lúc các học giả Đại Hàn nghe biết sự phát triển đức tin tại Trung Hoa. Họ tới Trung Hoa để học hỏi Kitô Giáo nơi các nhà truyền giáo Dòng Tên. Rồi trở lại quê hương để giảng dạy đức tin, thu hút hàng ngàn tân tòng dù không có linh mục.

Các nhà cầm quyền Đại Hàn bắt đầu bách hại các Kitô hữu và ngăn cấm sách vở Công Giáo.

Phaolô Yun Ji-chung và Giacôbê Kwong Sang-yon, cả hai đều là người Công Giáo thuộc giai cấp quí tộc, bị chém đầu năm 1791 vì vi phạm lễ nghi Khổng Giáo. Việc xử trảm họ đánh dấu việc khởi đầu cuộc bách hại lớn hàng giáo dân Đại Hàn.

Chỉ có một linh mục duy nhất, xuất thân từ Trung Hoa, trong số 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay.

Lời tuyên bố chính thức của Đức Giáo Hoàng về việc phong chân phúc đã khiến công chúng hoan hô vang dội trong khi kèn đồng và trống phách trổi lên trong Công Trường Gwanghwamun. Những màn ảnh truyền hình khổng lồ dựng hai bên bàn thờ chiếu hình ảnh các vị tử đạo.

Bài giảng của Đức Phanxicô nói rằng nguồn gốc Kitô Giáo Đại Hàn chứng tỏ “tầm quan trọng, phẩm giá và vẻ đẹp” của ơn gọi làm người Công Giáo giáo dân.

Ngài nói: “Trong ơn quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, đức tin Kitô Giáo đã được mang tới các bờ biển Đại Hàn không qua các nhà truyền giáo; đúng hơn, nó đi thẳng vào tâm trí người dân Đại Hàn. Nó được dẫn khởi từ sự tò mò trí thức, muốn đi tìm sự thật tôn giáo. Nhờ gặp gỡ sơ khởi với Tin Mừng, các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi đã mở tâm trí mình cho Chúa Giêsu. Họ muốn hiểu biết nhiều hơn về Chúa Kitô, Đấng chịu đau khổ, chịu chết và đã sống lại từ cõi chết”.

Các vị tử đạo Đại Hàn đã được thừa nhận là Thánh. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh cho 103 vị tử đạo Đại Hàn vào ngày 6 tháng Năm năm 1984 trong một cuộc viếng thăm Nam Hàn.

Trong bài giảng của ngài, Đức GH Phanxicô khẩn cầu các vị thánh này, Thánh Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và các bạn tử đạo, cùng với các vị mới được phong chân phúc.

Ngài nói “Tất cả các vị đã sống và đã chết cho Chúa Kitô, và giờ đây, các vị đang hiển trị với Người trong hân hoan và vinh quang”.

Đức Giáo Hoàng thảo luận bài đọc Tin Mừng trích từ chương 17 Tin Mừng theo Thánh Gioan và sự liên quan của nó đối với các vị vừa được phong chân phúc.

Ngài cho hay: “…Điều có ý nghĩa là khi Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha thánh hiến và che chở chúng ta, Người không xin Chúa Cha lấy chúng ta ra khỏi thế gian này. Chúng ta biết rằng Người sai các môn đệ ra đi làm men thánh thiện và sự thật trong thế gian: làm muối đất, làm ánh sáng thế gian. Về điều này, các vị tử đạo chỉ đường cho ta”.

Các vị tử đạo Đại Hàn “đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian. Họ biết cái giá của việc làm môn đệ. Họ sẵn sàng thực hiện những hy sinh lớn lao và tự để mình bị tước đoạt bất cứ những gì tách biệt họ khỏi Chúa Kitô: của cải, đất đai, danh tiếng và vinh dự, vì họ biết rằng chỉ một mình Chúa Kitô mới là trân châu ngọc qúi thực sự của họ”.

Đức GH lưu ý sự cám dỗ “muốn thỏa hiệp đức tin, muốn hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần thời đại. Ấy thế nhưng các vị tử đạo kêu gọi chúng ta đặt Chúa Giêsu lên trên hết và nhìn mọi sự khác trên thế gian này trong tương quan với Người và vương quốc đời đời của Người. Các vị thách thức chúng ta suy nghĩ về điều ta sẵn sàng chết cho”.

Đức Phanxicô kết thúc bài giảng của ngài bằng một lời cầu nguyện: “Ước chi lời cầu nguyện của mọi vị tử đạo Đại Hàn, kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Mẹ, Mẹ Giáo Hội, giúp chúng ta nhận được ơn kiên nhẫn trong đức tin và trong mọi việc lành phúc đức, ơn thánh thiện và trong sạch tâm hồn, và lòng nhiệt thành tông đồ trong việc làm chứng cho Chúa Giêsu trên quê hương yêu quí này, trên khắp Á Châu, và cho tới tận cùng trái đất”.
 
Đức Thánh Cha xuống xe chào thăm những người có thân nhân chết trong tai nạn chìm phà
Đặng Tự Do
09:06 16/08/2014
Hôm thứ Bẩy 16 tháng 8, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang di chuyển trên chiếc Pope Mobile dọc theo đường phố Hán Thành, đến một khúc quanh nơi có đông đảo những người tụ tập biểu tình đòi công lý và sự thật về tai nạn phà chết người hồi tháng Tư năm nay, ngài đã cho dừng xe, bước xuống an ủi những người biểu tình.

Từ những ngày trước, gia đình của các nạn nhân đã tụ họp tại quảng trường Quang Môn nơi sẽ diễn ra lễ phong chân phước, để phản đối, và kêu gọi chính phủ thực hiện một cuộc điều tra về tai nạn này.

Đức Thánh Cha cũng đã nói chuyện với một người đàn ông có con gái chết trong tai nạn. Ông đã tuyệt thực trong hơn một tháng qua, để đòi chính phủ phải có câu trả lời thoả đáng.

Một số cha mẹ nạn nhân đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô một ngày trước đó. Một người cha bị mất con trai trong vụ tai nạn, đã xin Đức Giáo Hoàng rửa tội cho ông và Đức Giáo Hoàng đã đồng ý.

Vụ chìm phà đã xảy ra hôm 16 tháng Tư làm 226 người chết và 76 người mất tích. Chiếc phà chở 476 người trong đó có 325 học sinh trung học trên đường từ Incheon đến khu nghỉ mát ở đảo Jeju đã bị lật ngang trước khi chìm. Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy chiếc tầu đã chở đến 3608 tấn trong khi trọng tải tối đa chỉ là 987 tấn.
 
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 2161 lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS phạm tội ác chống nhân loại
Đặng Tự Do
15:15 16/08/2014
Bày tỏ "những lo ngại rất nghiêm trọng" trước hiện trạng là nhiều vùng rộng lớn của Iraq và Syria đang phải nằm dưới sự kiểm soát của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo và Mặt Trận Al-Nusra, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 15 tháng 8 đã cáo buộc 6 tên đầu sỏ của bọn khủng bố Hồi Giáo IS là Abdelrahman Mouhamad Zafir al Dabidi al Jahani, Hajjaj Bin Fahd Al Ajmi, Abou Mohamed al Adnani, Said Arif, Abdul Mohsen Abdallah Ibrahim al Charekh và Hamid Hamad Hamid al-Ali đã phạm vào những tội ác chống nhân loại.

Trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí hiếm khi xảy ra tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tất cả các quốc gia thành viên đã đồng thanh chấp thuận một nghị quyết do Vương quốc Anh đề nghị trong đó kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới chú ý quan tâm đến "những tác động tiêu cực nghiêm trọng của hệ tư tưởng cực đoan bạo lực và những hành động gây phương hại đến sự ổn định của khu vực, những hành vi vô nhân đạo đang tàn phá các quần thể dân sự và vai trò của các nhóm cực đoan này trong việc kích động căng thẳng giữa các tôn giáo."

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng đặt cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở miền Bắc Iraq ở mức độ khẩn cấp cao nhất – là "Cấp 3" - vì quy mô và sự phức tạp của tình hình, trong đó ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người đã phải di tản bởi quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Hội đồng Bảo an đã lên án với các điều khoản mạnh nhất "những hành động khủng bố của IS và hệ tư tưởng cực đoan bạo lực của nó, cùng những vi phạm nhân quyền và pháp luật nhân đạo quốc tế."

Hội đồng, chỉ ra rằng IS là "một nhóm tách ra từ Al-Qaeda”, và nhắc lại rằng Mặt Trận Al-Nusra cũng đã từng bị đưa vào danh sách trừng phạt. Vì thế, Hội đồng cảnh cáo bất cứ ai và bất cứ quốc gia nào ủng hộ bọn IS dưới mọi hình thức "bao gồm việc tài trợ, trang bị vũ khí, lập kế hoạch tuyển dụng hoặc thông tin bằng các công nghệ truyền thông bao gồm cả phương tiện truyền thông internet và xã hội hay qua bất kỳ phương tiện nào khác. "

Hội đồng đòi hỏi IS, Mặt Trận Al-Nusra và tất cả các cá nhân khác cũng như các nhóm liên quan đến Al-Qaeda phải chấm dứt tức khắc tất cả các hình thái bạo lực và các hành động khủng bố và lập tức giải tán.

Hội đồng kêu gọi tất cả thành viên của Liên Hiệp Quốc có những biện pháp ở tầm mức quốc gia hầu "ngăn chặn việc gia nhập vào hàng ngũ các chiến binh khủng bố”, và "đưa chúng ra trước công lý cũng như tiếp xúc ngay với những người có nguy cơ bị tuyển dụng vào hàng ngũ bọn khủng bố, cảnh cáo họ không được đến Syria và Iraq.”

Hội đồng cũng tái khẳng định rằng các quốc gia có trách nhiệm ngăn chặn việc bán hay cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các vũ khí cho IS và Mặt Trận Al-Nusra.

Hội Đồng cũng quyết định phong toả tài sản trong các trương mục ngân hàng, và cấm đi lại đối với 6 tên đầu sỏ được nêu ở trên.
 
Top Stories
Corée du Sud: En béatifiant 124 martyrs, le pape exhorte les fidèles à suivre le Christ plutôt que « le monde »
Eglises d'Asie
06:02 16/08/2014
Le pape François a célébré la béatification de 124 martyrs coréens des XVIIIème et XIXème siècles le 16 août 2014 au centre de Séoul, devant quelque 800 000 fidèles. A cette occasion, il a appelé les catholiques à suivre avant tout Jésus-Christ plutôt que « le monde », à ne pas faire de « compromis sur la foi » ni « diluer les exigences radicales de l’Evangile » ou se conformer « à l’esprit du temps ».

C’est face à une foule enthousiaste et fortement recueillie que le pape François a célébré la béatification du laïc Paul Yun Ji-chung et de ses 123 compagnons, des Coréens tués en « haine de la foi » entre 1791 et 1888, premiers évangélisateurs de la péninsule, rapporte l’agence I-Media. A l’exception d’un prêtre chinois venu évangéliser la Corée, tous étaient des laïcs coréens.

Depuis l’autel installé sur podium blanc au pied de la Porte de Gwanghwamun, le pape a prononcé en latin la formule de béatification saluée par les cris et les applaudissements des fidèles installés entre les hauts immeubles du centre de la capitale sud-coréenne.

Dans son homélie, le pape François a d’abord souligné que, « dans la mystérieuse providence de Dieu », la foi chrétienne n’était pas parvenue sur les rivages de Corée par des missionnaires mais y était entrée « par les cœurs et les esprits des Coréens eux-mêmes ». Soulignant l’importance de la vocation des laïcs, le pape a quitté son texte des yeux pour assurer que ceux-ci avaient été « les premiers apôtres de la Corée ». Puis il a assuré que les martyrs et les premiers chrétiens du pays avaient dû choisir entre « suivre Jésus ou le monde ».

« Ils avaient entendu l’avertissement du Seigneur, que le monde les haïrait à cause de lui, ils savaient le prix d’être disciples », a relevé le pape. « Pour beaucoup, cela a signifié la persécution et, plus tard, la fuite dans les montagnes, où ils formèrent des villages catholiques », a poursuivi le pape avant d’assurer que les premiers chrétiens « étaient prêts à de grands sacrifices et à se laisser dépouiller de tout ce qui pouvait les éloigner du Christ : les biens et la terre, le prestige et l’honneur, puisqu’ils savaient que seul le Christ était leur vrai trésor ».

Et le pape de lancer une mise en garde aux fidèles : « Aujourd’hui, très souvent, nous faisons l’expérience que notre foi est mise à l’épreuve du monde, et, de multiples manières, il nous est demandé de faire des compromis sur la foi, de diluer les exigences radicales de l’Evangile et de nous conformer à l’esprit du temps. » Au contraire, a expliqué le pontife, « les martyrs nous rappellent de mettre le Christ au dessus de tout, et de voir tout le reste en ce monde en relation avec lui et avec son Royaume éternel. Ils nous provoquent à nous demander s’il y a une chose pour laquelle nous serions prêts à mourir ».

L’exemple des martyrs, a poursuivi le pape, « a beaucoup à nous dire, à nous qui vivons dans des sociétés où, à côté d’immenses richesses, grandit silencieusement la plus abjecte pauvreté ; où le cri des pauvres est rarement écouté ; et où le Christ continue à appeler, nous demandant de l’aimer et de le servir en tendant la main à nos frères et sœurs dans le besoin ». Le souverain pontife a conclu en proposant « l’héritage des martyrs » comme source d’inspiration offerte non seulement aux chrétiens mais à « tous les hommes et femmes de bonne volonté » pour « œuvrer en harmonie pour une société plus juste, libre et réconciliée, contribuant ainsi à la paix et à la défense des valeurs authentiquement humaines, dans ce pays et dans le monde entier ».

Lors de la prière universelle, l’une des intentions a été lue par un prêtre catholique chinois. S’exprimant en mandarin, celui-ci a dit : « Seigneur, nous sommes une Eglise persécutée. Mais toi, Seigneur de toute espérance, aide-nous. Bien que nous ayons reçu ton Evangile et soyons tes enfants, nous souffrons. Aide-nous à être autonome et en communion avec l’Eglise, et à ne jamais perdre espoir. »

Sous un ciel bas, dans une atmosphère particulièrement lourde lorsque le soleil venait à apparaître de temps à autre, des centaines de milliers de fidèles étaient alignés sur la très longue place Gwanghwamun, entre la porte du même nom et l'ancienne municipalité de Séoul. Une même casquette orange ou violette vissée sur la tête, ils ont attentivement suivi la longue messe de béatification tout près du site où, par le passé, furent condamnés, torturés puis conduits vers le martyre nombre de chrétiens.

Peu avant le début de la messe, le pape était allé se recueillir au sanctuaire de Soesomun, lieu où furent exécutés 44 des 103 martyrs canonisés en 1984 par son prédécesseur Jean-Paul II. En papamobile, il a ensuite parcouru en sens inverse le chemin que prirent ces martyrs. Condamnés à morts, ils étaient en effet paradés devant la porte de Gwanghwamun avant d’être emmenés à la porte de Soesomun pour y être mis à mort.

Entre 1791, date de l’exécution de Paul Yun Ji-Chung, et 1888, l’Eglise catholique estime que quelque 10 000 croyants ont subi le martyre. Les 103 martyrs canonisés par Jean-Paul II avaient été tués, pour la plupart d’entre eux, lors des répressions de 1839, 1846 et 1866. Les 124 béatifiés par le pape François appartiennent, pour la majorité d’entre eux, à la première génération des martyrs, celle mise à mort en 1801, à quelques exceptions près comme Joseph Yun Pong-Mun, pendu en 1888 à Chinju, soit deux ans après la signature du traité d’amitié entre la France et la Corée, qui comprenait une clause de respect de la liberté religieuse. Tous sont coréens et laïcs, à l’exception du P. Jacques Ju Wen-mo (1752-1801), prêtre chinois et premier prêtre catholique entré en Corée, qui fut un infatigable pasteur baptisant de nombreux croyants avant d’être arrêté et exécuté, empalé, par les autorités en 1801.

(eda/ra, avec Antoine-Marie Izoard de l’agence I-Media) (Source: Eglises d'Asie, le 16 août 2014)
 
Corée du Sud: Visite émouvante du pape François dans un centre pour personnes handicapées à Kkottongnae
Eglises d'Asie
06:03 16/08/2014
Pour le troisième jour de sa visite en Corée du Sud, après avoir présidé la messe de béatification de 124 martyrs à Séoul, le pape François s’est rendu dans l’après-midi du 16 août 2014 dans un centre d'accueil pour personnes handicapées, à Kkottongnae. Le pape a passé plus de 45 minutes en présence de jeunes handicapés de la « Maison de l’espoir », faisant preuve d’une grande tendresse à l’égard de chacun des malades, avant d’aller prier devant le très symbolique « Jardin des enfants avortés ».

Lors de la première étape de sa visite à Kkottongnae, centre fondé et géré par le P. John Oh Woong-jin, prêtre proche du Renouveau charismatique, à une centaine de kilomètres au sud-est de Séoul, le pape a ainsi effectué une visite pleine d’émotion à la « Maison de l’espoir », qui accueille une cinquantaine d’enfants handicapés physiques et mentaux, abandonnés par leurs parents, rapporte l’agence I-Media.

« Je suis content d’être debout », a rétorqué le pape à des religieux qui l’invitaient à s’asseoir, au début de sa visite. Il a alors suivi, visiblement attendri, une petite chorégraphie effectuée par de jeunes enfants handicapés. Face aux enfants, mais aussi avec de nombreux adultes, le pape a pris le temps de saluer chacun, caressant les visages ou prenant les mains, échangeant parfois des sourires complices, une couronne de fleurs autour du cou. Dans une société où le handicap a longtemps été considéré comme tare honteuse, les gestes du pape, retransmis en direct par la chaîne KBS, n’ont pu que frapper les esprits.

Avant de quitter les personnes malades, le pape a donné sa bénédiction et s’est tourné vers une statue de la Vierge pour réciter avec les malades un ‘Je vous salue Marie’. Puis, en quittant la salle, il a mis ses mains au-dessus de sa tête pour former un cœur avec ses bras, un signe fort en Corée pour dire « je vous aime ».

En sortant, salué par des milliers de personnes réparties dans le centre de Kkottongnae, qui fonctionne comme un véritable village, le pape François est allé prier brièvement devant un jardin dédié aux enfants avortés. En silence, il s’est ainsi recueilli devant ce bout de terrain symboliquement planté de dizaines de petites croix blanches.

Par ce geste, le pape voulait très certainement conforter l’épiscopat sud-coréen dans son engagement pour la défense des « valeurs de la vie ». L’avortement est une réalité massive en Corée du Sud. Dans ce pays de près de 50 millions d’habitants, le gouvernement recense environ 340 000 avortements par an. L’Eglise catholique, quant à elle, en dénombre 1,5 million. Un tel écart s’explique par le fait que l’avortement n’étant pas un acte remboursé par les assurances maladie, il est le plus souvent payé de la main à la main, en liquide, et échappe aux statistiques officielles, tout en améliorant le quotidien de nombre d’obstétriciens et de gynécologues qui subissent par ailleurs les conséquences d’une natalité très déprimée (le taux de fécondité des Coréennes se situe parmi les plus faibles au monde).

Régulièrement, les évêques réitèrent leur appel au monde politique afin de voir révisée la loi sur la santé reproductive de 1973, qui a de facto légalisé l’avortement dans le pays. Cette année encore, à l’occasion du Carême, l’Eglise catholique a lancé « le Rosaire pour la Vie », demandant aux fidèles de prier pour l’abolition de la Loi sur la santé de la mère et de l’enfant. Mais ce n’est que très récemment que les autorités gouvernementales ont cessé de promouvoir des politiques restrictives en matière de natalité. Prenant la mesure des conséquences du vieillissement accéléré de la population et du non-renouvellement des générations, elles tentent depuis peu de relancer la natalité, mais sans succès à ce jour.

Situé dans le diocèse de Cheongju, Kkottongnae (ou Kkottongne, selon l’ancienne transcription) (‘Village des fleurs’) a été fondé par le P. John Oh en 1976. Installé à Eumseong, il abrite aujourd'hui quelque 3 000 handicapés et personnes âgées en situation précaire. En 1992, un second village a été bâti à Gapyeong, où vivent près de 2 000 résidents. Un troisième village a depuis été édifié à Ganghwado. L’œuvre a également essaimé à l’étranger, au Bangladesh, aux Philippines, en Inde, en Ouganda, à Haïti, ainsi qu’en Amérique du Nord. Si certains, au sein de l’Eglise, critiquent l’ampleur prise par cette fondation et l’importance de ses besoins financiers (couverts à la fois par des subventions publiques et les dons de bienfaiteurs privés), l’épiscopat a toujours gardé sa confiance au P. John Oh, reconnaissant à cette institution et à son fondateur le souci des pauvres, des handicapés et des victimes d’addiction (alcool, drogue, etc.).

(eda/ra, avec Antoine-Marie Izoard de l’agence I-Media) (Source: Eglises d'Asie, le 16 août 2014)
 
Discours aux religieux : le pape fustige « l’hypocrisie » de ceux qui font vœu de pauvreté et « vivent comme des riches »
Églises d'Asie
11:50 16/08/2014
Discours aux religieux : le pape fustige « l’hypocrisie » de ceux qui font vœu de pauvreté et « vivent comme des riches »

Le pape François a rencontré quelque 5 000 religieuses et des centaines de religieux coréens qu'il a appelés à un « témoignage joyeux » dans la chasteté, la pauvreté et l’obéissance, au village communautaire de Kkottongnae, le 16 août 2014. Il a notamment fustigé « l’hypocrisie » de ceux ...

... qui font vœu de pauvreté mais vivent « comme des riches ». Le pape a ensuite rencontré des représentants de l’apostolat des laïcs en Corée.

« C’est seulement si notre témoignage est joyeux que nous pourrons attirer des hommes et des femmes au Christ », a confié le pape François aux milliers de religieuses et de religieux rassemblés dans une grande salle de Kkottongnae. Après avoir invité les consacrés à devenir des « experts » de la miséricorde de Dieu, le pontife leur a demandé de respecter leurs vœux de chasteté, pauvreté et obéissance, rapporte l’agence I-Media.

S’il a reconnu que les « tentations » en matière de chasteté exigeaient « vigilance et persévérance », le pape a également demandé une obéissance « mûre et généreuse ». Il a aussi fait l’éloge de la pauvreté, lui qui a plusieurs fois souhaité « une Eglise pauvre pour les pauvres ». « L’hypocrisie de ces hommes et femmes consacrés qui font le vœu de pauvreté et vivent cependant comme des riches, blesse les âmes des fidèles et abîme l’Eglise », a ainsi assuré le pape, demandant aussi aux religieux « d’éviter toutes ces choses qui peuvent (les) distraire et causer trouble et scandales chez les autres ».

Selon des observateurs proches de l’Eglise de Corée, l’appel du pape à résister aux « tentations » en matière de chasteté ne signifie pas que le clergé sud-coréen connaisse une situation particulièrement grave sur ce plan. Sur un plan culturel, la Corée, profondément influencée par le confucianisme et le bouddhisme, connaît bien la question du célibat. D’un côté, l’idéal moral et social façonné par le confucianisme privilégie le mariage dans la mesure où le fait d’engendrer un héritier mâle est perçu comme essentiel à la continuation du culte des ancêtres. De l’autre, le bouddhisme a légitimé le célibat, sous la forme du célibat monastique. En adoptant cet état de vie en vue du perfectionnement spirituel de sa personne, le moine préserve son utilité sociale et ne contrevient pas à la piété filiale en ce sens que ses prières contribuent, le cas échéant, à délivrer ses parents de l’enfer, notion largement représentée dans l’iconographie bouddhique coréenne.

Selon Mgr René Dupont, évêque émérite du diocèse d’Andong et membre de la Société des Missions étrangères de Paris, « les problèmes liés au respect de la chasteté sont très loin d’être généralisés et ne concernent que quelques cas particuliers ». Il souligne également que l’Eglise de Corée s’est conformée aux directives du Vatican quant à la rédaction de statuts visant à protéger les enfants de toute atteinte pédophile de la part du clergé, tout en précisant que les affaires en ce domaine sont rarissimes.

A propos de la pauvreté dans l’Eglise, ces mêmes observateurs ne cachent pas que c’est là une question à laquelle l’institution doit se montrer attentive. Les fidèles se montrent en effet très généreux envers leur Eglise et, souligne Mgr Dupont interrogé par Eglises d’Asie, « il est vrai que les prêtres disposent de ce qu’il faut pour vivre, et parfois même de plus qu’il ne faut ». Les responsables de séminaires se montrent par ailleurs très attentifs à ce point, certains jeunes estimant que devenir prêtre offre une opportunité de « carrière » relativement sûre et matériellement confortable.

De plus, en Corée du Sud, la loi ne prévoit pas d’imposer sur le revenu les membres des différents clergés, ni de soumettre les propriétés des églises et des temples à la taxe foncière. Cependant, depuis une décision de la Conférence épiscopale de 1994, les évêques, les prêtres et les religieux catholiques ont choisi de payer volontairement leurs impôts, faisant suite à une campagne de l’Etat contre la corruption et l’opacité des comptes de certains organismes religieux. C'était alors la première fois qu'une communauté religieuse offrait de son plein gré de payer des impôts, et ce précédent avait provoqué d'importants remous au sein du clergé des autres institutions religieuses.

Après ce discours aux religieux, le pape, qui était arrivé en retard à cette rencontre après avoir passé préalablement plus de temps que prévu avec de jeunes enfants handicapés, a renoncé à l’Office des Vêpres qu’il devait célébrer avec eux. « Si l’hélicoptère ne décolle pas à temps, nous finirons écrasés sur une montagne », a alors blagué le pape devant les milliers de consacrés hilares.

Par la suite, le pape François a rencontré quelque 150 personnes activement engagées dans l’apostolat des laïcs. Il a alors rappelé que l’Eglise en Corée était « héritière de la foi de générations de laïcs qui ont persévéré dans l’amour de Jésus-Christ et dans la communion avec l’Eglise, malgré le manque de prêtres et la menace de graves persécutions ».

S’il a relevé que l’Eglise avait aujourd’hui encore besoin « d’un témoignage crédible des laïcs rendu à la vérité salvifique de l’Evangile », le pape a insisté sur l’assistance auprès de « ceux qui vivent aux périphéries de notre société ». « Assister les pauvres est une chose bonne et nécessaire, mais elle n’est pas suffisante », a précisé le pape avant d’encourager le laïcat « à multiplier (ses) efforts dans le domaine de la promotion humaine, de sorte que tout homme et toute femme puisse connaître la joie qui vient de la dignité de gagner le pain quotidien, en soutenant ainsi sa propre famille ».

Le pape a également relevé « la précieuse contribution offerte par les femmes catholiques coréennes à la vie et à la mission de l’Eglise dans ce pays », ainsi que « l’importance du témoignage donné par les familles chrétiennes ». Après une photo avec les responsables du laïcat en Corée, le pape a pris le chemin de Séoul.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ bổn mạng họ đạo Suối Nổ Quy Nhơn
Thới Hoa
09:48 16/08/2014
LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI 15-08 -2014

KỶ NIỆM 50 NĂM VỀ LẠI ĐẤT THÁNH - BỔN MẠNG HỌ ĐẠO SUỐI NỔ

SỞ NHÀ ĐÁ – QUI NHƠN

Từ sáng sớm đoàn người từ khắp nơi kéo về quê Suối Nổ, trong sương mờ từng đoàn người nói cười trên những con đường mòn quê, đoàn người mỗi lúc một đông lên. Đúng theo chương trình 09g sáng bà con đồng hương đã tập trung thật đông đảo tại Nghĩa trang Trên., người đem hoa, người đèn nến, hương nhan cắm trên những ngôi mộ của tổ tiên mình. Sau khi ổn định mọi người tập trung xung quanh Cây Thánh Giá lớn kinh nguyện dâng hương và kính viếng Ông bà tổ tiên. Đến 9g30 bà con đồng hương lên xe tiến về nghĩa trang Dưới, trong cái nắng gay gắt của đầu mùa thu những con đường vắng bóng người nay lại vui hẳn lên, tiếng cười nói vui vẻ của những người tha hương nay được hội ngộ. Nghĩa trang Dưới nằm sâu trong cánh đồng Suối Nổ bà con đi vào con đường mòn xung quanh là những nương rẫy mì xanh thẩm.

Xem Hình

Tại đây bà con viếng mộ tổ tiên ông bà, đúng 10g00 thánh lễ đồng tế cầu cho ông bà tổ tiên được cử hành long trọng giữa trưa nắng gắt dưới liều trại được dựng lên tại đây. Cùng đồng tế với cha Hạt trưởng Bồng Sơn Giuse Võ Tuấn, có cha Hạt trưởng Bình Định Giuse Lê Kim Ánh, Cha Thuyên phó xứ Phù Mỹ.

Trong phần giảng lể Cha Hạt trửơng Bình Định nói”… chúng ta hãnh diện là người con của Suối Nổ, vì đây là vùng đất có rất nhiều vị thánh tử Đạo..” ….

Sau thánh lễ một vị trong ban liên lạc hội đồng hương đại diện bà con cảm ơn quí cha,bà con đồng hương trong và ngoài nước đã bằng mọi cách để tạo nên bầu khí thân thương và tình đồng hương này.

- 11g00 bà con ra về dưới nắng trưa gây gắt, mỗi người về mỗi nơi thăm bà con trong làng quê thưa thớt. Chúng tôi được về nghĩ và dùng cơm trưa tại ngôi nhà nhỏ của một gia đình đồng hương còn bám trụ nơi đây. Dưới bóng mát của của cây xoài đại thụ chúng tôi ngồi ăn cơm vui vẻ với bà con đồng hương, hoài niệm lại ngày xưa, bửa cơm đạm bạt nhưng rất ấm tình người, tình đồng hương.

-14g00 bà con tập trung về ngôi thánh đường Phù Mỹ để giao lưu gặp mặt, họp bàn để tính chuyện cho những dự định tiếp theo.

-17giờ cung nghinh và rước kiệu Mẹ Maria xung quanh nhà thờ Phù Mỹ.

- 17g30 Thánh lễ Mừng Kính Đức Mẹ HỒN XÁC LÊN TRỜI

Tạ ơn cầu bình an cho bà con Đồng Hương Họ Suối Nổ được cử hành trọng thể tại thánh đường GX. Phú Mỹ.

Thánh lễ diễn ra thật sốt sắng với đông đảo bà con đồng hương Suối Nổ tham dự.

Sau lời cảm ơn của vị đại diện Hội đồng hương Suối Nổ cha sở Phù Mỹ đáp từ … trong đó Ngài nói: …Tôi ước mong cứ thường lệ hằng năm bà con đồng hương Suối Nổ lại hội ngộ tại quê hương yêu dấu này.

Sau thánh lễ mọi người dùng chung bữa cơm thân mật tại nhà hội giáo xứ Phù Mỹ.

20giờ30 bà con lên xe ra về nơi mình đang sống kết thúc hành trình về đất tổ.

Vậy để tưởng nhớ đến Chúa, Mẹ Maria và nhớ đến quê nhà, nhớ đến ông bà tổ tiên

tất cả bà con đồng hương họ suối nổ chúng con trân trọng kính lời cảm ơn nguyên cha sở giáo xứ Phù mỹ Anrê Đinh Duy Toàn. cha sở đương nhiệm Cha Giuse Võ Tuấn, Cha phó Thuyên và quý bà con gốc Suối Nổ ở Hoa kỳ đã thương giúp.

SƠ LƯỢC VÀI NÉT TIỂU SỬ GIÁO HỌ SUỐI NỔ THUỘC ĐỊA SỞ NHÀ ĐÁ GIÁO PHẬN QUY NHƠN

Giáo họ Suối nổ nằm về phía hướng đông cách địa sở Nhà đá, và quốc lộ 1A khoảng 6Km. Diện tích khoảng 1km vuông, địa giới hành chính thuộc hai thôn Vĩnh Phú và Mỹ Hội xã Mỹ Tài huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định

- Năm 1850.Suối Nổ Đông có 92 giáo hữu, Suối Nổ Tây có 90 giáo hữu.( Theo số liệu vào thời Đức Giám Mục Cuent Thể ).

- Năm 1914: Linh mục Gueno Nghiêm, Cha sở nhà đá quyết định xát nhập cho đến ngày nay.

Năm 1942 Suối nổ có 387 giáo hữu. Qua sử liệu này chúng ta hiểu được rằng vì sao giáo họ Suối nổ lại có hai đất thánh ( nghĩa trang cùng tồn tại ).

Cơ sở vật chất giáo họ suối nổ gồm có nhà thờ “nhà vuông, nhà cha sở lưu ngụ”

Trường học giáo lý và văn hóa vở lòng vào đầu cấp 1. Tuy lớp học còn khiêm tốn nhỏ bé đơn sơ, nhưng cũng đã giúp nhiều giáo dân Suối Nổ có được nền căn bản giáo lý và văn hóa.

Nhà thờ qua nhiều thay đổi, theo thời gian từ mái tranh vách đất đơn sơ bé nhỏ đến kiên cố vững vàng.

Khoảng 4/1962 dưới thời Linh mục Nguyễn Vĩnh Lưu coi sóc địa sở nhà đá, nhà thờ suối nổ được khởi công xây dựng 24/06 Linh lục Phan Công Hoàng, Linh mục Nguyễn Vĩnh Lưu coi sóc địa sở nhà đá, tiếp tục giúp linh mục Huỳnh Văn Hóa người trực tiếp lo xây dựng nhà thờ Suối nổ (Linh mục Hóa là người con của Suối nổ ).

- 22/08/1962 nhà thờ được hoàn thành có chiều dài là 27m, rộng 15m, trên và trước tháp mặt tiền có tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, quan thầy giáo họ Suối Nổ. Lể khánh thành được tổ chức rất long trọng và đông đảo bà con các giáo họ bạn thuộc địa sợ nhà đá về tham dự chung vui với giáo dân Suối nổ trong tâm tình vui mừng cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa và Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời.

-Niềm hân hoan vui mừng đến chưa được bao lâu vào khoảng tháng 10-11/1964 biến cố lịch lịch sử, tình hình chiến sự xảy ra ác liệt trên quê hương Suối Nổ, giáo dân đành ngậm nguồi bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tìm nơi sinh sống tạm thời với mong ngóng ngày về lại quê hương.

Đa số lên cao nguyên lập nghiệp, rải rác từ Phú Thọ, Pleiku, Tiên sơn, Ngô sơn, nhưng tập trung đông nhất ở Tiên sơn, số đông khác vào Quy nhơn cư trú các trại tạm cư như khu 1, khu 6 Ghềnh ráng, Xuân quang thuộc thành phố Quy nhơn ngày nay.

Thời gian cứ mãi trôi qua trong mong chờ ngày về lại quê nhà nhưng cho đến những tháng đầu năm 1975 hầu hết bà con Suối Nổ lần nữa bỏ tất cả mà đi vào Cam Ranh sinh sống rải rát từ Lập định, Hòa yên, Hòa nghĩa, Vinh trang, Nghĩa Phú, Mỹ Ca…. quy tụ đông nhất là ở Vinh trang. Dần dần một số bà con đi xa hơn vào phía nam như Suối nghệ, Ninh phát, Sài gòn… hoặc xa cả nửa vòng trái đất mà một số đang sống.

Xuyên suốt nhiều thập niên bà con giáo họ Suối Nổ qua cuộc sống thăng trầm vui buồn sướng khổ nhưng vẫn trung thành phụng sự Chúa và yêu mến Đức Mẹ trong niềm tin yêu phó thác mà tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.

-Một diễn tiến khởi điểm tốt đẹp được bắt đầu vào ngày 15/08/2002 bà con họ Suối nổ cư ngụ vùng Cam ranh đã quy tụ về giáo xứ Vinh trang ( Vĩnh cẩm) cùng nhau tổ chức mừng lể bổn mạng, năm tiếp theo vào 15/08/2003 củng được tổ chức Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng tại giáo xứ Vinh trang lần này thật rộn ràng vui vẻ bà con các nơi trên Tây Nguyên và vùng đồng bằng quy tụ về khá đông gặp nhau tay bắt mặt mừng khóc cười lẫn lộn.

Nhờ Mẹ, Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu. Tiếp đến là công việc về lại Suối nổ trùng tu hai khu nghĩa trang ( đất thánh ) trên dưới mà suốt 40 năm không người bảo dưỡng. Điều đáng mừng là hai cây thánh giá đã được hiện hữu nơi an nghỉ phần mộ của các tín hữu con cái Chúa. Vào ngày 8/9/2003 Linh mục chánh xứ phù mỹ Arê Đinh Duy Toàn đã cử hànhThánh lễ tạ ơn và làm phép 2 cây thánh giá người Kitô hữu luôn xác tín rằng thánh giá là nơi Thiên Chúa biểu lộ yêu thương loài người qua mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, cũng từ đó lòng kính yêu đối với bậc bối cha ông và người thân được biểu lộ cụ thể qua việc gia cố và làm mới lại những phần mộ hơn thế nữa hằng năm ngày 14- 15/08 đồng hương họ Suối Nổ khắp nơi quy tụ về tổ chức mừng lể Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời bổn mạng họ Suối nổ, và kính viếng tổ tiên ông bà cha mẹ tại quê nhà ngày truyền thống này được tổ chức tại 2 nghĩa trang: Trên, Dưới và tại nhà thờ giáo xứ Phù Mỹ. Đây là nghĩa cử tốt đẹp phải đạo làm người làm con Chúa.

Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của ngài “ Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến thầy “ ( 1cr 11, 24 ).