Ngày 15-08-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:28 15/08/2019

8. Các nhân đức đều là cái thang lên trời, chỉ có khiêm tốn là cấp thứ nhất, bước lên cấp này trước mới đi lên được, như tòa nhà cao tầng cần có nền móng kiên cố thì mới có thể đứng vững được.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:33 15/08/2019
87. KHÓ MÀ CHỊU ĐƯỢC BA NĂM

Tân quan mới đi nhậm chức nên hỏi người thân tín:

- “Làm quan thì nên làm như thế nào mới tốt ?”

Người thân tín trả lời:

- “Năm thứ nhất phải trong (liêm khiết), năm thứ hai trong một nửa, năm thứ ba có thể đục được rồi”.

Tân quan thở dài nói:-

- “Bảo tôi làm thế nào để có thể chịu đựng tới năm thứ ba chứ !”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 87:

Con người ta khi mới nhận việc thì nhiệt tình năng nổ và muốn làm cái gì cũng phải ưu việt, chứ không lơ tơ mơ như mấy người làm việc lâu năm.

Có một vài linh mục mới chịu chức thì được phái đi làm cha phó, đó là khôn ngoan của các đấng bề trên, nhưng làm phó được một hai năm thì cảm thấy mình có thể làm cha sở được rồi nên lời lẽ không còn nhã nhặn với cha sở nữa, viện cớ nhiều việc để ăn cơm riêng, và đôi lúc còn to tiếng với cha sở, nhưng cái tệ hại nhất là đi nói xấu cha sở với giáo dân và chia bè kết cánh trong cộng đoàn...

Nhiệt tình làm việc là tốt, năng nổ làm việc là một thành tích đáng khen, nhưng nhiệt thành năng nổ để “lấy điểm” với bề trên thì không tốt, bởi vì nhiệt thành vì nhà Chúa và nhiệt thành vì “lấy điểm” thì khác nhau xa vô cùng. Làm vì Chúa thì tồn tại, làm vì mình thì chóng qua...

Làm cha sở và cha phó thì không như đi làm quan, làm quan không thể chịu sống liêm chính trong ba năm, nhưng làm cha sở cha phó thì suốt cuộc đời phải nhiệt tình năng nổ vì Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Chúa Nhật XX Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
18:15 15/08/2019
Khôn Ngoan 38: 4-6, 8-10; T.vịnh. 39; Do Thái 12: 1-4; Luca 12: 49-53

Vào tháng 7 tôi xem các đoạn phim phóng sự truyền hình về cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp. Tôi không hiểu luật về cuộc đua xe đạp hằng năm vòng quanh nước Pháp này. Cuộc đua kéo dài đến 23 ngày, và Wikipedia gọi là "cuộc đua có uy tín và gian truân nhất thế giới". Có anh Egan Bernal, 22 tuổi người Nam Mỹ đầu tiên thắng cuộc đua đó.

Tôi không hiểu nhiều về những gì đã xãy ra, nhưng tôi nghĩ đến một chuyện tôi đã thấy trong suốt cuộc đua xe đạp; đó là hằng ngàn người đứng hai bên lề đường vẫy cờ để cổ vũ cho những người đua xe đạp khi họ vượt qua. Không có hàng rào chắn họ lại như ở những trận đá banh hay ở nơi các sân golf. Vì thề họ có thể chạy ra ngoài đường vỗ vai và hét lên tiềng khích lệ cho vận động viên đua xe đạp. Lúc đầu tôi hết sức ngạc nhiên vì việc hổn tạp do những người hai bên đường làm. Sau đó tôi nghĩ lại, trong 23 ngày đua xe đạp qua miền núi đèo, nét mặt của họ có vẻ cố gắng cực nhọc, chắc họ cần chút vỗ vai và khuyến khích đó.

Trong cuộc đua vòng quanh nước Pháp 23 ngày, đám đông quần chùng cổ vũ và những hành vi vổ lưng khích lệ người đua xe đạp như thể tiếp thêm năng lượng và làm giãm bớt đi sự căn thẳng cho các vận động viên; qua những nét cau có trên khuôn mặt và sự tươi tỉnh khi được cổ vũ.

Qua các thể hiện trên những đoạn phim về cuộc đua; làm tôi nhớ đến thơ thánh Phaolô gởi cho tín hữu Do thái. Những dòng chữ mở đầu như sau:
• "ANH CHỊ EM THÂN MẾN. CHÚNG TA ĐƯỢC NGẦN ẤY NHÂN CHỨNG NHƯ ĐÁM MÂY BAO QUANH. CHÚNG TA HÃY CỠI BỎ NỔI GÁNH NẶNG VÀ TỘI LỖI ĐANG TRÓI BUỘC MÌNH, VÀ HÃY KIÊN TRÌ CHẠY TRONG CUỘC ĐUA DÀNH CHO TA, MẮT HƯỜNG VỀ ĐỨC GIÊSU, ĐẤNG KHAI MỞ VÀ KIỆN TÒAN LÒNG TIN".

Tác giả thơ gởi cho tín hữu Do thái nhắc chúng ta nhớ sự cần thiết của đức tin và sự tôn trọng thể lệ của cuộc đua mà chúng ta đang thực hiện. Cuộc đua này có thể chỉ còn 160 cây số là về tới đich. Tuy vậy, theo quy định thể thao trong môn đua xe đạp, chúng ta đang tham dự vào cuộc đua đường trường, băng qua các quốc gia, có thể băng qua núi đồi, khi lên dốc, khi xuống đèo. Chúng ta cần sự nâng đở và khuyến khích của "đám mây nhân chứng bao quanh" để cổ vũ cho chúng ta.

Thơ gởi tín hữu Do thái trước đây có đưa ra một danh sách dài ghi nhận một số người có tiếng tăm về đức tin trong Kinh thánh Do thái (Dt 11:5). Đó là tên của những người Israel vĩ đại như: Ông Noê, ông Abraham, ông Isaac, ông Jacob, ông Joseph v.v... (Thật đáng tiếc, tác giả không ghi tên những người phụ nữ gương mẫu trong những người có đức tin mạnh như: bà Sarah, mẹ của dân tộc Israel, bà Rebecca, bà Rachel, bà Miriam v.v...) Những người này và những người có tên trong Cựu và Tân Ước là "một đám mây nhân chứng tuyệt vời" cho chúng ta. Khi chúng ta tiếp tục giữ "cặp mắt chúng ta luôn hường về Chúa Giêsu, Đấng khai mở và kiện toàn đức tin của chúng ta". Có thể không quá xa để so sánh những anh hùng dức tin trong quá khứ với những người tuyên xưng đức tin trong hiện tại khi chúng ta đang trên hành trình chạy đua lâu dài về đích. Chúng ta cần người cổ vũ và ủng hộ về những nổ lực vượt khó của chúng ta hầu tiếp thêm sinh lực cho chúng ta khi sống và làm nhân chứng cho Chúa Giêsu Kitô.

"Đám mây nhân chứng" là cụm từ được lấy từ trong những sự kiện olympic thời cổ đại của người Hy lạp. "Đám mây" là nhóm người khuyến khích những vận động viên đang trải qua một đấu trường đầy khó khăn nguy hiểm. Các đấu thủ phải tập luyện chăm chỉ giang khổ, và bỏ qua những gì làm họ mất tập trung rèn luyện là nhắm đến mục tiêu là sự toàn thắng trong thi đấu. Trong ngôn ngữ của cách huấn luyện đào tạo thể thao thời cổ đại, thư gởi tín hữu Do thái khuyến khích các tín hữu hãy loại bỏ những gì làm cho họ chậm lại; đặc biệt là "gánh nặng tội lỗi đang trói buộc mình". Do gánh nặng tội lỗi của thế gian làm chúng ta xao lãng khiến chúng ta chuyển hướng và ngăn chúng ta đạt đến mục đích thực sự của mình chính là niềm vui mà Chúa Kitô đã để dành và đang chờ đợi chúng ta "Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, coi thường sự ô nhục".

Khi tôi là linh mục trẻ, tôi phải cố gắng chịu đựng với những thử thách hằng ngày trong nhiệm vụ. Tôi nói chuyện với một vị linh mục lớn tuổi để tìm lời khuyên bảo. Vị linh mục đó tóm tắt lời khuyên trong một lời ngắn ngủi "Này Jude, hãy luôn hướng mắt về Chúa Giêsu". Lúc đó tôi không biết vị linh mục bạn tôi, cha Louis cũng là một người trong "đám mây nhân chứng". Ngài đang làm gương mẫu vỗ vai và lên tiếng khuyến khích tôi trong khi tôi cố gắng tiến tới. Cha Louis cũng như một trong những người đứng hai bên đường khuyến khích các vận động viên đua xe đạp vòng quanh nước Pháp.

Đó không phải là việc chúng ta giữ mủi khi nhìn vào hòn đá đang xoay phải không? Đó không phải chỉ là "tiếp tục lên, tiếp tục lên", và cũng không phải chỉ là hướng mắt về Chúa Giêsu vì Ngài là Đấng hướng dẩn chúng ta. Có biết bao nhiêu tấm gương của những người hướng dẩn khôn ngoan, những giáo chức thông tuệ trong lịch sử của thế giới cũng phải chịu đau khổ vì đức tin. Không phải thế, đó là vì lòng trung thành, sức chịu đựng và sự chiến thắng của Chúa Giêsu, sẽ chia cho chúng ta, những người đã chịu phép rứa tội đa lãnh nhận đời sống Chúa Giêsu với lời hứa toàn thắng trong tương lai "hãy hướng mắt về Chúa Giêsu".

Câu cuối cùng: "Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu". Trong khi đó sự thật đã rọi chiếu ánh quang trên những tín hữu Do thái khi Phaolô viết thơ này, sẽ có ngày họ sẽ chịu đựng chiến đấu kiên định cho đức tin. Và họ đã đổ máu vì đức tin.

Bây giờ chúng ta hãy trở về "đám mây nhân chứng" mà thơ gởi tín hữu Do thái nói đang bao quanh chúng ta. Chúng ta biết tên và đời sống của những người mà giáo hội tuyên xưng là các "vị thánh". Có những vị thánh mà chúng ta ngưởng mộ. Những vị mà chúng ta cầu xin giúp đở và hướng dẩn chúng ta với gương mẩu của các ngài. Nhưng, còn ai nữa trong "đám mây" đó? Và ở đây chúng tôi không nói đến dữ liệu tin học viễn thông. Những vị thánh nào đã giúp chúng ta trong lúc khó khăn của cuộc đời? Những vị đó khuyến khích chúng ta với tấm gương qua đời sống của họ. Những vị nào đã giúp chúng ta ở trong giáo hội mắc dù có những nhân chứng đã sa ngã và những gương xấu đã xãy ra? Trong bí tích Thánh Thể này, chúng ta hãy nghĩ đến những người tốt đang đứng xung quanh chúng ta cùng chúng ta thi hành phụng vụ. Hãy nghĩ đến tên những người đó và cảm tạ Thiên Chúa thay cho họ. Sau cùng, bí tích Thánh Thể phải chăng là lời cảm tạ xuất phát tự trong đáy lòng của chúng ta phải không?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


20th SUNDAY -C-
Jeremiah 38: 4-6, 8-10; Psalm 40; Hebrews 12: 1-4; Luke 12: 49-53


In July I watched clips from the Tour de France. I don’t understand the rules of this annual world championship bicycle race. It lasts 23 days and Wikipedia calls it, "the world’s most prestigious and most difficult bicycle race," It was won by 22-year-old Egan Bernal, the first South American to win the tour.

I did not understand much of what was happening, but I was taken back by one thing I saw during the course of the race. Thousands of spectators lined the roads cheering and waving flags. But, unlike other sporting events, they were not behind barricades. Instead they were on the road, barely leaving room for the racing bicyclists. As the riders passed the crowds reached out to pat them on the back, shouting encouragement in their ears. At first I was put off by the mess and the disorderly intrusion these crowds made; hardly anything like the reserved spectators at a golf tournament! Then I thought again.

In a mountainous 23 day bicycle race those cheering, back-slapping crowds may have energized the bodies and spirits of the straining competitors. Judging from the grimaces on their faces they certainly needed all the help they could get.

Believe it or not, the crowds and the bicyclists at the Tour de France reminded me of today’s Hebrew reading – in particular the opening line:
• "Brothers and sisters: Since we are surrounded by so great a cloud of witnesses let us rid ourselves of every burden and sin that clings to us and persevere in running the race that lies before us, while keeping our eyes fixed on Jesus, the leader and perfecter of faith."

The author of Hebrews is reminding us of the need for faith and discipline in the race we are running. This race is no quick 100 yard-dash to the finish line. Rather, in the metaphor of athletics, we are in a long, cross-country race that involves steep hills and sudden declines. We need assurance and encouragement, we need a "cloud of witnesses" to inspire and cheer us on.

Hebrews has previously given a long list of heroes in faith from the Hebrew Scriptures (Heb 11:5ff), names of Israel’s greatest: Noah, Abraham, Isaac, Jacob, Joseph etc. (It’s a shame the author didn’t include the heroic women who were also great models of faith like: Sarah, "Mother of the Jewish Nation," Rebecca, Rachel, Miriam, etc.) These and so many unnamed ones in both Testaments, are "a great cloud of witnesses," for us as we continue to keep "our eyes fixed on Jesus, the leader and perfecter of faith." Maybe it is not too far afield to liken our past and present heroic ones to spectators in our long and taxing athletic event. And not just idle spectators, but they are those who cheer us on, support us in our efforts and inspire us to keep at our, sometimes, difficult task of being Christian witnesses to Jesus Christ.

"Cloud of witnesses" was a phrase taken from ancient Greek Olympic events. The "cloud" was supposed to encourage those undergoing the dangerous and taxing competitions. The athletes were expected to train arduously and put aside all that would distract them from their goal – victory in their competitive event. In the language of ancient athletic training, Hebrews encourages believers to trim down, rid themselves of unnecessary baggage and anything that would slow them down, especially "every burden of sin that clings to us." Being weighed down by the sinful distractions of this world would only divert us and prevent us from achieving our true goal – the joy that Christ has shown awaits us. "For the sake of the joy that lay before him, he endured the cross, despising its shame…."

As a young priest, struggling with a difficult assignment and its daily trials, I went to speak to a senior priest friend for advice He summed up his counsel to me in one brief sentence, "Jude, keep your eyes fixed on Jesus." I did not know at the time that he was quoting the letter to the Hebrews. Looking back I realize my friend, Father Louis, was also one of the "cloud of witnesses," who was setting an example, patting me on the back and shouting encouragement in my ear as I strained forward – just like those spectators at the Tour de France!

It isn’t just a matter of keeping our nose to the grind stone, is it? It is not just about our "keeping on, keeping on." And it is not just keeping our eyes fixed on Jesus because he is an inspiration. There are plenty of examples of wise leaders and teachers in the history of the world who also suffered for their beliefs. No, it’s because by Jesus’ fidelity, endurance, and victory, that we, the baptized, have received his life along with his promise of future victory, "Keep your eyes fixed on Jesus."

The last verse, "You have not yet resisted to the point of shedding blood…", while initially true, did shine a light on what the letter’s readers would one day have to endure for their constancy and faith. They did shed their blood for their belief.

Let’s return to the "great cloud of witnesses" that Hebrews says surrounds us. We know the names and the lives of the ones whom the church declares as "saints." Among them we have our favorites, those we turn to for prayerful support and inspiration by their example. But who else is in your "cloud?" – and we are not talking about the internet here! Who are those who support you in dire times? Who gives you courage by the example of their lives? Who keeps you in the Church, despite the failing "witnesses" of the recent scandals? During this Eucharist imagine those good souls standing around you as you pray. Name them and give thanks to God for them. After all, isn’t the Eucharist a prayer of thanksgiving at its heart?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong buổi triều yết nhân ngày lễ Đức Mẹ lên trời ĐTC nói: Đức Maria là Cửa Thiên đàng
Thanh Quảng sdb
20:50 15/08/2019
Trong buổi triều yết nhân ngày lễ Đức Mẹ lên trời ĐTC nói: Đức Maria là Cửa Thiên đàng

Mẹ lên trời
Đức Thánh Cha Phanxicô mời chúng ta hướng nhìn về tương lai, bởi vì nhờ Mẹ lên trời mà nước trời đang mở ra chào đón chúng ta.
Trong Tin Mừng Thánh Luca tường thuật về biến cố thăm viếng người chị họ của Mẹ… Bà Elizabeth đã nói lên đặc ân làm sao bà được Mẹ của Chúa cứu thế viếng thăm; còn Mẹ Maria thì đã qui hương tất về Thiên Chúa qua lời kinh Magnificat: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và hồn tôi vui mừng trong Đấng Cứu chuộc tôi". Trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về hai động từ trong lời cầu nguyện của Mẹ: ngợi khen và vui mừng.

Để vui mừng
Đức Thánh Cha Phanxicô giảng giải: Chúng ta vui mừng khi một điều gì đó cao đẹp xảy ra cho chúng ta đến nỗi lòng chúng ta trào dâng cả niềm vui mừng của tâm hồn, trào ra bên ngoài cái niềm hạnh phúc toàn diện của ta. Đức Maria hân hoan ngợi khen Chúa, Mẹ dạy chúng ta hãy vui mừng vì Chúa đã thực hiện nơi Mẹ "những điều kỳ diệu".
Đức Thánh Cha chú giải thêm: “Mẹ vui mừng để tôn vinh Chúa về một thực tại vĩ đại. Mẹ dậy chúng ta nếu chúng ta muốn cuộc sống mình được hạnh phúc, thì phải đặt Thiên Chúa lên hàng đầu, bởi vì duy chỉ mình Ngài là tuyệt đối”. Đức Thánh Cha cảnh giác về điều làm cho cuộc sống chúng ta ra tẻ lạt, chạy theo những thứ không mấy quan trọng như: định kiến, thù hận, ganh tỵ, đố kỵ và của cải vật chất chóng qua. Còn Mẹ Maria thì mời gọi chúng ta hướng nhìn về những điều tuyệt đối mà Thiên Chúa thực hiện trong cuộc sống của mỗi người.

Cửa Thiên Đàng
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay chúng ta là những thụ tạo nhưng nhờ ơn Chúa chúng ta đạt tới đời sống vĩnh cửu. Đây là lý do tại sao chúng ta gọi Mẹ Maria là Cửa Thiên đàng. Mẹ đang đợi chúng ta, giống như một người mẹ đợi chờ con trở về. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta giống như những người hành hương trên đường về nước trời, nơi đó có Chúa Giêsu Kitô, một Adam mới; và còn có Đức Mẹ, một giao ước mới đảm bảo cho chúng ta cũng sẽ đạt tới vinh quang như Mẹ khi chặng đường cuộc đời hành hương của chúng ta kết thúc.

Bầu trời rộng mở
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đối với những con người sống vật chất thì luôn nhìn xuống những thứ tầm thường vật chất, còn Lễ Mẹ lên trời là một lời kêu gọi chúng ta hướng thượng để nhìn thấy Thiên đàng đang mở ra cho mình”. Chính vì thế chúng ta không còn sợ hãi vì trên Thiên quốc có Mẹ đang đợi chờ chúng ta. Mẹ Maria luôn nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta thật quý giá trong mắt của Thiên Chúa, và chúng ta được nếm cảm những niềm vui lớn lao của Thiên đàng. Mỗi khi chúng ta lần chuỗi Mân côi khẩn cầu Mẹ, thì chúng ta đang làm thăng tiến cuộc sống của chúng ta.

Sự vĩ đại của thiên đường
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hãy mở tâm lòng chúng ta ra trước vẻ đẹp nước trời. Đừng để chúng ta bị lôi cuốn vào những điều nhỏ nhặt hạ cấp của cuộc sống, nhưng chúng ta hãy chọn cái vĩnh cửu của Thiên đường. Và Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng lời kinh khẩn nguyện Đức Trinh Nữ Maria là Cửa Thiên đàng, xin Mẹ phù giúp chúng ta hàng ngày luôn dõi mắt về trời cao với niềm tin và niềm vui viên mãn của Thiên Chúa.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Đức Mẹ La Vang Thường Niên Năm 2019 Với Chủ Đề “Mẹ La Vang An Ủi Kẻ Âu Lo”
Trương Trí
08:56 15/08/2019
Lễ Kính Đức Mẹ Hồn Xác lên trời cũng là dịp Trung tâm Thánh mẫu toàn quốc La Vang tổ chức Hành hương về bên Mẹ. Năm 2019 cũng là năm Hội đồng Giám mục Việt Nam đặt quan tâm hàng đầu là “Đồng hành với gia đình khó khăn”, nên dịp này Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nêu chủ đề Hành hương: “MẸ LA VANG AN ỦI KẺ ÂU LO”, Mẹ luôn đồng hành và ủi an những gia đình đang gặp những khó khăn.

Xem Hình

Chương trình Hành hương được khởi đầu trọng thể với giờ kinh Mân Côi và cầu nguyện với Lòng Chúa thương xót tại Linh đài Đức Mẹ từ lúc 13 giờ 30 ngày 14/8 do Cộng đoàn Lòng Chúa Thương xót Sài Gòn phối hợp với Cộng đoàn Lòng Chúa Thương xót Tổng Giáo phận Huế tổ chức do linh mục F.X. Nguyễn Văn Thương, Hạt trưởng hạt Hương Phú, Tổng Linh giám Phong trào Lòng Chúa Thương xót Tổng Giáo phận Huế khai mạc.

Mặc dù dưới buổi trưa Hè nắng gió, nhưng được sự chở che của Mẹ La Vang, thời tiết bỗng trở nên êm dịu. Những lời kinh Mân Côi của Mẹ rập ràng cất lên, đan xen giữa mỗi chục kinh là những lời ca ngợi khen lòng từ ái của Mẹ luôn yêu thương và an ủi đàn con đang chạy đến nguyện cầu Mẹ đoái thương. Những bài ca do những ca sĩ và nghệ sĩ đàn trình bày hết sức tuyệt vời.

Giờ kinh Lòng Chúa thương xót tạo nên bầu khí thánh thiêng, mọi người cùng quỳ gối, hướng lòng về Mẹ của Lòng Thương xót để nhờ Mẹ khẩn cầu Lòng Thương xót của Chúa đoái nhìn đến những cảnh đời tội lỗi đang cần đến sự thứ tha của Thiên Chúa.

Kết thúc giờ kinh là chương trình Dâng Hoa tôn vinh Mẹ do Giới trẻ Giáo phận Huế phụ trách, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, Đức Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng Giuse Đặng Đức Ngân và đông đảo linh mục trong và ngoài Giáo phận. Mở đầu chương trình Dâng hoa, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, với tư cách là Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế tuyên bố Khai mạc kỳ Hành hương thường niên 2019.

Những nam thanh nữ tú với tà áo dài tím Huế và quốc phục truyền thống của người dân Việt Nam đại diện cho toàn thể con dân Việt Nam trên toàn thế giới đang hướng lòng về Mẹ, dâng lên Mẹ những vũ điệu đặc sắc với tất cả tấm lòng yêu quý Mẹ, vì Mẹ luôn an ủi kẻ âu lo phiền muộn.

Thánh lễ Khai mạc Hành hương tại Lễ đài Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang do Đức nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Huế chủ tế, cùng đồng tê có Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân và hàng trăm linh mục đến từ khắp nơi.

Mặc dù quanh năm luôn có rất nhiều đoàn hành hương về bên Mẹ La Vang, nhưng đến dịp hành hương thì không ai muốn lỡ dịp đến cùng Mẹ, nên từ muôn phương, trong nước cũng như hải ngoại đều hướng về Mẹ, tất cả mọi quảng trường đều kín chỗ.

Mở đầu Thánh lễ, Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng mời gọi cộng đoàn cùng nhau hướng lòng về Mẹ, cùng với Mẹ dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Mẹ về Trời cả hồn lẫn xác. Mẹ về trời nhưng Mẹ vẫn luôn nhớ đến đàn con của Mẹ đang gặp biết bao gian nan thử thách dưới trần thế.

Thánh lễ Kính Lòng Chúa thương xót tại Linh đài Đức Mẹ vào lúc 20 giờ do Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng chủ tế. Cùng đồng tế có linh mục Tổng Linh giám Phong trào Lòng Chúa Thương xót Tổng Giáo phận Huế và quý linh mục.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế mời gọi cộng đoàn hướng lòng về Mẹ của Lòng Thương xót, nhờ Mẹ dẫn dắt chúng ta đến với Lòng Thương xót của Chúa, để mỗi một người chúng ta lãnh nhận được lòng xót thương hầu vượt qua bao gian nan thử thách trên đường đời, cuộc đời đầy sóng gió và cạm bẫy tội lỗi mà chúng ta đang phải đối mặt.

Sau Thánh lễ, anh Giuse Maria Bùi Tuấn Minh thay mặt Cộng đoàn Lòng Chúa Thương xót nói lời cảm ơn Đức Giám Mục chủ tế đã luôn đồng hành trong tất cả các dịp lễ. Đồng thời cũng cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, vị Giám mục đầu tiên của Việt Nam hưởng ứng và phát triễn Phong trào trào sùng kính Lòng Chúa Thương xót, nhờ đó mà Phong trào ngày càng lớn mạnh. Cảm ơn linh mục Tổng Linh giám Phong trào Lòng Chúa Thương xót Huế đã nhiệt huyết trong hoạt động của Phong trào. Bó hoa tươi thắm dâng lên Đức Giám Mục chủ tế thể hiện tâm tình mến yêu đối với ngài.

Cao điểm của kỳ Hành hương là cuộc Rước Kiệu Đức Mẹ La Vang và Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ hồn xác về trời. Đối với người dân địa phương Quảng Trị, không kể lương giáo, hằng năm ai ai cũng mong chờ đến ngày hành hương mà họ chỉ quen gọi là ngày “Đi Kiệu”. Sự kiện hàng vạn người chen chúc đổ về Linh địa La Vang hằng năm đã trở nên một thông lệ trong lòng người dân địa phương. Ai cũng cảm nhận được sự huyền diệu của những ơn lành Mẹ đã ban cho rất nhiều người trong suốt hơn 200 năm qua, bởi vậy họ cũng không lạ gì việc càng ngày số lượng người hành hương về La Vang càng đông đúc.

Theo ước tính của chúng tôi, sáng hôm nay 15/8, số lượng có thể lên đến cả trăm ngàn người, số linh mục cũng đông hơn. Tất cả đều hướng lòng về Mẹ, sốt sắng và trang nghiêm trong lời kinh. Cuộc rước kiệu được khởi hành từ Linh đài Đức Mẹ, Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế xông hương lên Mẹ. Đoàn kiệu từ từ tiến về Lễ đài Vương cung Thánh đường, nơi diễn ra Thánh lễ bế mạc.

Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ lên trời cả hồn và xác do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế, cùng đồng tế có Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng; Đức Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng Giuse Đặng Đức Ngân; Đức Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn Giuse Châu Ngọc Tri và hàng trăm linh mục đến từ khắp mọi miền đất nước cũng như hải ngoại.

Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục nói: Mỗi một người chúng ta, ai cũng có một khát vọng được an bình trong cuộc sống, ai cũng mong chờ được mộ sự ủi an. Linh địa La Vang từ bao năm không chỉ là nơi của những người Công Giáo mà còn của những người lương dân tìm đến để cầu xin Mẹ ban cho sự bình yên, cầu xin Mẹ ủi an và đỡ nâng những con người tuyệt vọng. Con người ngày càng đắm chìm trong hoan lạc và tội lỗi, xã hội ngày càng lún sâu vào chiến tranh tàn sát lẫn nhau vì lợi ích. Chỉ có hướng lòng về Mẹ, học theo Mẹ và sống như Mẹ mới có thể từ bỏ được những thú vui xác thịt, những hận thù và đau khổ.

Về bên Mẹ, chúng ta chỉ biết dâng lên Mẹ những lời kinh tiếng hát, tâm tình cầu nguyện, quên đi hết bao đau khổ và hận thù. Có thể nói đó chính là hình ảnh “Thiên đàng”. Đó cũng chính là thông điệp mà Mẹ gửi đến mỗi người chúng ta.

Sau Thánh lễ, linh mục Quản nhiệm Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Micae Phạm Ngọc Hải nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám Mục, quý Đức Giám Mục, linh mục và mọi thành phần dân Chúa đã hành hương về La Vang trong những ngày vừa qua. Cảm ơn các Ban-Nghành-Đoàn thể đã nỗ lực cộng tác làm nên một kỳ hành hương tốt đẹp.

Cuối cùng Đức Tổng Giám Mục thông báo về một số chương trình sẽ diễn ra trong năm tới, năm 2020, Tổng Giáo phận Huế sẽ mừng Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập Tổng Giáo phận. Trong dịp này, Tổng Giáo phận Huế đăng cai kỳ họp thường niên thứ II của HĐGM Việt am vào tháng 10 năm 2020. Nếu thuận lợi, sẽ Khánh thánh Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang vào dịp Đại hội Hnahf hương Đức Mẹ La Vang, thời gian có thể sẽ thay đổi và thông báo sau.

Kết thúc kỳ Hành hương, Đức Tổng Giám Mục chủ tế mời các Giám mục đồng tế cùng ban Phép lành trọng thể cho cộng đoàn.

Trương Trí
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nói Dóc Vượt Chỉ Tiêu
Phạm Trần
08:53 15/08/2019
Trong nhiều năm qua, mỗi dịp đến ngày 19 tháng Tám, các dư luận viên Tuyên giáo đảng Cộng sản lại thi đua tự ca điều gọi là thành tích kỳ diệu của “Tổng khởi nghĩa Tháng Tám”, hay còn được gọi là “cách mạng Tháng Tám” năm 1945.

Năm nay, 2019, cũng không ngoại lệ, nhưng càng khoe, càng chìm sâu vào cái bẫy “nói dóc vượt chỉ tiêu” và không thể nào lấp được cái hố “cướp Chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim.

Họ viết:”Cách đây 74 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Hào khí, tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám đã hun đúc tinh thần quật khởi của dân tộc trong hơn 7 thập kỷ qua, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn thách thức, giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là sự thật hiển nhiên. Thế mà, hiện nay vẫn còn có kẻ tung ra luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả đó…. Cũng như nhiều năm trước, năm nay, gần đến ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám-Ngày hội của dân tộc, một số người lại “đem chuyện cũ kể lại”, nhưng thực chất là xuyên tạc lịch sử. Họ cho rằng, Việt Nam giành được chính quyền là do “ăn may”, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh công, đổ tội”... (báo QĐND, ngày 12/08/2019)

Sự thật có đúng như thế không ?

Thứ nhất, không làm gì có chuyện “cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám”.

Lại càng không có những lời tự chế của tài liệu chính thức vẫn được lưu hành như thế này: ” Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa, giải phóng toàn bộ đất nước.” (TTXVN, ngày 18 tháng 8 năm 2015)

Hay:” Cuộc cách mạng được diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa thoát khỏi nạn đói kinh hoàng với 2 triệu người chết và Đồng Minh vừa kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới thứ hai. Cuộc cách mạng xảy ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa dành lại chính quyền….

Việc “giành lại chính quyền” được các sử gia Việt Nam ví như là “cuộc chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”. Các bản Hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đều ghi nhận sự thành công của cách mạng tháng Tám là nền tảng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.”

Nói năng như thế mà không sợ bị Thánh Thần cắt lưỡi thì chỉ có những người dám bẻ cong lịch sử mới dám làm. Nhưng có thật lực lượng Việt Minh đã phải “chạy đua nước rút với quân đội Đồng Minh”, khi mà quân Anh chưa vào kiểm soát toàn vùng phía nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc cũng chưa nắm quyền ở phía bắc vĩ tuyến 16 của Việt Nam, theo như Quy định đầu hàng của quân Nhật ngày 15-8-1945 ?

Thứ hai, lực lượng Việt Minh không hề giao chiến, hay xô xát với với ai mà dám gọi cuộc “cướp chính quyển Trần Trọng Kim không súng, không quân” là “Cuộc cách mạng” ?

Do đó những con số như: “cả dân tộc Việt Nam triệu người như một nhất tề vùng lên ”, hay “20 triệu nhân dân đã nhất tề vùng dậy” chỉ là những số ma tự biên và tự diễn của những Sử gia Cộng sản lắm điều nhiều chuyện.

Về điểm này, nên đọc một tỷ dụ của Giáo sư, Tiến sỹ Lịch sử Việt Nam Cộng hòa, Phạm Cao Dương, trong bài “Việt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại”.

Giáo sư Dương viết:” Nguyên đại tá Bùi Tín, trong bài viết trên trang mạng của ông, đã đặt vấn đề nghiên cứu sâu thêm sự kiện lịch sử của thời gian này để trả lời câu hỏi Tổng Khởi Nghĩa hay Cách Mạng Tháng Tám, hay Cướp Chính Quyền, gọi sao cho chính xác? Đặt câu hỏi nhưng ông đã lập tức trả lời ngay sau câu hỏi do ông đặt ra và trả lời một cách khẳng định:

Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám. Gọi vậy là “ngoa ngôn”, là “đại ngôn”, vì “cách mạng” là phải thay đổi hẳn chế độ cai trị, đổi mới hoàn toàn bản chất chế độ, đem lại dân chủ, tự do cho mọi công dân, quyền tự do bình đẳng trong kinh doanh, cốt lõi là tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Ông lý luận nguyên văn như sau:

Gọi là cách mạng trước hết là không chính xác. Cách mạng là một cuộc thay đổi chế độ trong đấu tranh quyết liệt, thường có bạo lực chống đối, giằng co nhau, có đổ máu, như cách mạng ở Pháp, ở Hoa Kỳ mà ông Hồ chí Minh đã dẫn ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.

Biến cố gọi là Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam hoàn toàn không đổ máu, không có đấu tranh giằng co bằng bạo lực quyết liệt. Chính quyền thực dân Pháp đã bị phát xít Nhật lật đổ ngày 9/3/1945 trong một cuộc đảo chính nhẹ nhàng. Trước đó cả Đông dương thuộc Pháp đã đầu hàng phát xít Đức, Việt Nam trở thành thuộc địa của nước Pháp thua trận đã đầu hàng phát xít, cho nên bị khối Đồng minh xếp vào loại bị quân Đồng minh là quân đội Anh và quân đội Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng để giải giáp quân đội Nhật đã đầu hàng Đồng minh. Quân đội Trung Hoa vào miền Bắc, quân Anh vào miền Nam.

Việt Nam trở thành đất trống về quyền lực cai trị, chính phủ Trần Trọng Kim vừa thành lập được 6 tháng còn non yếu, tuy về danh nghĩa đã giành được nền độc lập từ tay phát xít Nhật đã buông súng đầu hàng Đồng minh. Do sức ép của quần chúng xuống đường theo lời hiệu triệu của Mặt Trận Việt Minh do đảng CS Đông Dương tổ chức ra. Vua Bảo Đại thoái vị nhanh chóng, bày tỏ niềm vui “từ bỏ ngai vàng để trở thành một công dân tự do”.

Ông Bùi Tín (29/12/1927 – 11/08/2018) là nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chúa Nhật, đã xin tị nạn chính trị ở Pháp tháng 09/1990 nhân khi sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo), báo của Đảng Cộng sản Pháp.

Thân phụ ông là Cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

CƯỚP GIỮA BAN NGÀY

Vậy việc ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã thay Vua Bảo Đại và Chính phủ Trần Trọng Kim để đưa đất nước vào vòng loạn ly trong 30 năm (1945-1975) đã xẩy ra trong trường hợp nào ?

Trước hết nên biết, chính phủ Đế quốc Việt Nam, còn được gọi là Nội các Trần Trọng Kim, hay Chính phủ Trần Trọng Kim, do phát xít Nhật dựng lên, thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, ra mắt ngày 19/04/1945. Danh sách nội các được trình vua Bảo Đại phê chuẩn, sau Tuyên cáo Việt Nam độc lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1945. (Theo Bách khoa toàn thư mở)

Để hậu thuẫn chính trị cho Chính phủ cụ Trần Trọng Kim và mừng độc lập hoàn toàn, thâu hồi toàn vẹn lãnh thổ, Tổng Hội Công Chức đã tổ chức cuộc biểu tình chiều ngày 17/08/1945.

Nhà văn, nhà biên khảo Đoàn Thêm, một Công chức cao cấp thời bấy giờ đã tham dự cuộc biểu tình. Ông viết lại trong hồi ký “Những ngày chưa quên” như sau:”Trước Nhà Hát Lớn, 15 giờ ngày 17-8, trời kéo cơn mưa, nhưng hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chặt đường Paul Bert, kéo dài suốt Hàng Trống. Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot, Amiral Courbet.

Trên bao-lan Nhà Hát, cờ ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ đưa lên, trong tiếng đồng ca vang dội Tiếng gọi Thanh-Niên... Mây xám giãn dần; chợt thấy giọng ai như của L. béo ngập ngừng qua ống phóng thanh: “mặt trời tỏ, một điềm vui… Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để `mừng cho chủ- quyền đã thâu hồi toàn-vẹn, và hoan hô Chánh-phủ Trần-Trọng-Kim…”

Hoan-hô! V.N. độc-lập muôn năm!

Hoan-hô VM! (Việt Minh)

Những tiếng sau là của kẻ nào lén vào hàng ngũ công-chức. Những người quanh đó sửng-sốt ngơ-ngác… Còn đa-số vẫn mải reo to: Hoan hô V.N. muôn năm.”

Tác giả Đoàn Thêm viết tiếp:”Rồi đoàn biểu-tình được lịnh chuyển bước tuần-hành qua nhiều đường lớn, nhưng mỗi lúc những tiếng lạ tai khi nãy lại được gào thét nhiều hơn. Tới ngã sáu Cửa-Nam, vài anh áo cộc quần đen, chắc chắn không phải là công-chức, vừa chạy vừa phất là cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng, anh khác giơ một vật ít thấy có cỏ thời đó là khẩu súng lục, bắn vài phát chỉ-thiên như để thị-uy: anh em hãy cùng chúng tôi hô Mặt Trận Giải Phóng muôn năm!

Vài công-chức, có lẽ hoảng sợ quá, đành “muôn năm” theo một các gượng-gạo và máy-móc. Mấy cảnh binh đứng cạnh dọc đường lấm lét hỏi nhau với vẻ kinh ngạc, nhưng không can thiệp, tuy nhiều đám người khác trên các vỉa hè cũng nắm tay giơ chào như Phát-xít Ý, và hoan hô một đoàn-thể mà nhân-viên công-lực cũng không biết là gì.

Nhưng cần chi biết? Hàng chục, hàng trăm, rồi hàng ngàn người cứ việc “muôn năm” mãi cho tới khi giải-tán, vào khoảng sáu bảy giờ chiều.

Ông tham Đ dừng lại hỏi ông phán N: tưởng là bìểu-tình hoan-hô Trần-Trọng-Kim, mà chẳng thấy ai kêu cụ Trần cả? V.N. chứ sao lại mặt-trận VM? Một số ông nữa xen vào câu chuyện: ai bảo hoan-hô như thế, bây giờ còn băn khoăn? Người ta hô, thì làm sao khác được? – Thôi, nó bắn, ông mất hết vía rồi!

Mất vía còn ít. Như thế này thì mất cả những gì đáng quí hơn tâm hồn tham phán. Đó là cảm-tưởng sám ngắt như trời mây phủ, nó theo đuổi tôi trên lối về nhà. Đêm hôm ấy, tôi trằn trọc khó ngủ, vi đầu óc rối ren như cảnh đã mục-kích ban trưa, và như cảnh hỗn độn mà tôi ngại cho những ngày sắp tới.”

(theo Phạm Cao Dương trong “Việt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại”.

Mưu mô đánh cướp của Việt Minh cũng đã được chính người Cộng sản xác nhận: ”Ở Hà Nội, ngày 17 tháng 8, Tổng hội Công chức vẫn còn tổ chức một cuộc mít tinh để ủng hộ Nội các Trần Trọng Kim. Nhờ mưu trí, sáng tạo và quyết đoán, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã huy động quần chúng đến tham dự và cướp diễn đàn cuộc mít tinh này, sau đó biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ Việt Minh.” (GS.TS Phạm Hồng Tung-Đại học Quốc gia Hà Nội-Khoa Lịch sử, ngày 07/10/2015)

CƯỚP TÁO TỢN

Chi tiết và cụ thể trắng trợn hơn còn được thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, là một trong những người chứng kiến sự kiện nói trên, kể lại với báo Dân Trí, ngày/09/2016: ”

Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại, khi ấy 13 tuổi, nói:”Những ngày tháng 8/1945 tình hình ở Hà Nội rất căng thẳng. Lúc đó, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng Việt Minh từ chối. Để lấy lại tinh thần, Chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh tất cả các công chức phải tham gia mít tinh ngày 17/8 ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim, vận động đồng bào tham gia cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố.

“Lúc đó, hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert (nay là phố Tràng Tiền), người đi xem rất đông, công chức thì mặc áo trắng. Tôi còn nhỏ mới 13 tuổi, hôm đó tôi mặc áo đen nhưng cũng len vào xem thế nào, thì thấy không khí rất nhốn nháo, vì mọi người đã có kế hoạch là phá cuộc mít tinh này.

Các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân cũng giương cờ đỏ sao vàng và hô to “Ủng hộ Việt Minh”. Họ tạo ra một sự hỗn loạn cực độ phá vỡ chương trình tổ chức. Ban tổ chức cố gắng lập lại trật tự nhưng không thể nào kiểm soát nổi tình hình”

Khi ban tổ chức cuộc mít tinh nói trên mới tuyên bố lý do, người của Việt Minh xông lên giành micro. Hai phụ nữ là Kiều Trang (Từ Trang Anh, thành viên đội cứu quốc thành Hoàng Diệu) và Nguyễn Khoa Diệu Hồng (thành viên Đảng Dân Chủ) lên sân khấu thông báo Nhật đã đầu hàng, kêu gọi đồng bào ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền, giành độc lập.

Tiếp theo, nhiều đội viên đội danh dự của Việt Minh xông lên khán đài, cầm súng ngắn trong tay dồn các viên chức Đế quốc Việt Nam (chính phủ bù nhìn do Nhật dựng lên) vào một góc, hạ cờ Đế quốc Việt Nam xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên. Từ trên tầng hai Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng to, rộng được buông xuống.

Sau đó, ông Nguyễn Khang – Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ phát biểu kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh, đồng thời kết tội Chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam phục vụ quyền lợi nước ngoài và kêu gọi dân chúng ủng hộ Việt Minh đánh đổ chính quyền tay sai, đấu tranh cho độc lập dân tộc.

“Ngay sau đó, một thành viên trong đội danh dự đã lấy từ trong người ra lá cờ đỏ sao vàng to, có cán, quay đầu hô “tiến lên”, do tôi đứng ở cuối đoàn nên khi quay đầu trở thành người dẫn đường. Hàng vạn người tham dự mít tinh cũng xoay người theo. Cả đoàn đi về hướng Tràng Tiền. Đi đến đâu, người dân từ hai bên đường gia nhập đến đó. Vừa đi, mọi người vừa hô “Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập…”

“Sáng ngày 18/8, Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội chuyển trụ sở về số nhà 101 Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Các ủy viên tích cực chuẩn bị cho công việc sáng hôm sau. Cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim đã nhanh chóng biến thành biểu tình, tuần hành của quần chúng cách mạng. Hội nghị của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng mở rộng được triệu tập, ngay sau đó quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8.

Sáng 19/8/1945, cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn (Hà Nội) do Việt Minh tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình do các đơn vị chiến đấu đi đầu, đánh chiếm phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát… Cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong ngày 19/8/1945.”

Như vậy thì có cướp hay không cướp ? Khởi nghĩa hay cách mạng gì mà không có tiếng súng và máu đổ, bất chiến tự nhiên thành thì có phải là “ăn may” hay”phỗng tay trên” quyền bính của một chính quyền hợp pháp không ?

Bằng chứng “cướp” của Việt Minh-Hồ Chí Minh còn được Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cống, nhà giáo tại Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu kể lại:”Đêm 9 tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Trên đất VN không còn người Pháp cai trị. Ngày 11-3 vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký với Pháp. Tháng 4-1945 giải tán triều đình phong kiến với các Thượng thư, lập Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu và các Bộ trưởng. Ngày 15-8 Nhật đầu hàng Đồng minh. Ngày 17-8 Chính quyền Hà nội tổ chức mit tinh, treo cờ Quẻ Ly để chào mừng nước Việt Nam độc lập. Cuộc mit tinh này đã bị người của VM (Việt Minh) “cướp” đoạt, hạ cờ Quẻ Ly xuống, giương cờ đỏ sao vàng lên và kêu gọi đi theo VM. Từ trước ngày 17-8 thủ tướngTrần Trọng Kim, Bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn đã 5 lần tiếp xúc, hội đàm với đại diện của VM tại Hà nội (Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khang) với đề nghị mời người của VM tham gia Chính phủ hoặc hợp tác lập Chính phủ liên hiệp để chuẩn bị đón tiếp quân Đồng minh, nhường quyền kiểm soát phần lớn đất nước cho VM một cách hòa bình. Nhưng cả 5 lần đều bị đại diện VM từ chối với tuyên bố là VM đủ lực lượng để “cướp” toàn bộ chính quyền mà không cần sự hợp tác nào hết, chỉ có đấu tranh một mất một còn. Để tỏ rõ thiện chí không dùng bạo lực, chính phủ ông Kim và Bảo Đại không thành lập quân đội, không có Bộ Quốc phòng.

Ngày 19-8 VM “cướp” chính quyền ở Hà nội. Sau đó việc “cướp” chính quyền lan rộng ra toàn quốc. Việc “cướp” này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng vì không gặp phải sự chống đối. Ngày 25-8 vua Bảo Đại thoái vị.”

(Trích Bauxite Việt Nam, ngày 18/08/2016)

Giáo sư Cống, 82 tuổi, quê Quảng Bình (sinh ngày 12/12/1937) tuy là người đã công tác nhiều năm trong hệ thống giáo dục nhà nước CSVN, nhưng sau khi về hưu, ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính sách cai trị của đảng và lên án những sai lầm của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông còn công khai ũng hộ đa nguyên đa đảng.

Ông thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016.

Giáo sư, Tiến sỹ Sử học Phạm Cao Dương bổ túc thêm:”Trong năm lần gặp gỡ kể trên, ngoại trừ cuộc gặp gỡ lần thứ năm, bốn lần đầu lần nào phía chính phủ cũng đưa ra những đề nghị mời Việt Minh vào chính phủ làm việc để cứu nước nhưng tất cả đều bị từ chối. Lý do là Việt Minh với Đảng Cộng Sản đứng đằng sau đã chủ trương cướp chính quyền từ đó một mình lãnh đạo đất để thực hiện cuộc cách mạng riêng của mình bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho dân tộc, phản ảnh qua những câu trả lời của người đại diện Việt Minh cho những câu hỏi do chính Thủ Tướng Trần Trọng Kim đặt ra và kể lại. Biến cố 19 tháng 8 do đó đã xảy ra.”

(Trích “Trước khi bão lụt tràn tới -BẢO ĐẠI - TRẦN TRỌNG KIM và ĐẾ QUỐC VIỆT NAM (9/3/1945 - 30/8/1945)” (Phạm Cao Dương-Nhà xuất bản Truyền Thống Việt 2017)"

Như vậy thì còn chối vào đâu được nữa mà Tuyên giáo Đảng cứ ồn ào để đổi trắng thay đen mãi ?

Nhưng cũng thật khôi hài, trong chỉ thị tuyên truyền Cách mạng Tháng Tám lần thứ 74 năm nay 2019, Tuyên giáo đã yêu cầu: ”Tuyên truyền khẳng định giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám, trong đó có các vấn đề “nắm bắt thời cơ”, “chuẩn bị lực lượng”, và “sẵn sàng chớp thời cơ” làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám.”

Như vậy rõ ràng từ “nắm bắt” đến” chuẩn bị” để “chớp thời cơ” đã phản ảnh đúng diễn tiến mà đảng CSVN đã thực hiện để “cướp chính quyền Trần Trọng Kim” trong cuộc biểu tình của Công chức ngày 17/08/1945.

Chữ nghĩa vì vậy đôi khi cũng vận vào người như một định mệnh của những kẻ nói phét. -/-

Phạm Trần

(08/019)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh , Phần 1: Kết luận
Vũ Văn An
17:29 15/08/2019
4. Kết luận

50. Để kết luận phần liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của các sách Kinh thánh (nguồn gốc thần thiêng tương ứng với khái niệm linh hứng), trước tiên chúng ta, một mặt, sẽ tóm tắt những gì đã được trình bầy về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và các tác giả loài người, bằng cách đặc biệt nhấn mạnh sự kiện này là các trước tác Tân Ước nhìn nhận tính linh hứng của Cựu Ước, và thể hiện cách đọc Kitô học về nó. Sau đó, chúng ta sẽ mở rộng viễn ảnh và tìm cách hoàn tất các kết quả đã thu lượm được: Với việc xem xét theo lối đồng đại (synchnonique), chúng ta sẽ thêm một xem xét vắn tắt theo lối dị đại (diachronique) việc cấu tạo văn chương của các trước tác Kinh Thánh. Mặt khác, việc nghiên cứu các trước tác cá thể đã được trình bày sẽ được hoàn tất bằng một tổng quan về các trước tác Kinh thánh được tập họp lại trong cùng một qui điển. Khía cạnh cuối cùng này sẽ được bàn tới trong hai phần: đầu tiên sẽ nói đến qui điển của cả hai giao ước, tìm thấy trong Tân Ước, sau đó là lịch sử hình thành qui điển và việc tiếp nhận các sách Kinh thánh của Israel và của Giáo hội.



4.1 Tổng quan về mối liên hệ "Thiên Chúa - tác giả loài người"

51. Dự án của chúng ta hệ ở việc, qua một số sách Kinh Thánh, nêu bằng chứng cho mối liên hệ giữa những người viết chúng và Thiên Chúa, bằng cách đặc biệt chú ý đến cách họ chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chúng. Kết quả của nghiên cứu này hệ ở "hiện tượng học Kinh thánh" (phénoménologie biblique) về mối liên hệ "Thiên Chúa - tác giả loài người". Chúng ta trình bày ở đây một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì đã được thảo luận, và sau đó các đặc điểm chính về linh hứng sẽ được làm nổi bật, do đó cho phép mô tả các điều kiện của một sự tiếp nhận thích đáng và chính đáng các sách được linh hứng.

a. Tổng hợp ngắn gọn

Trong các bản văn Cựu Ước, mối liên hệ hiện hữu giữa các tác giả khác nhau và Thiên Chúa được phát biểu nhiều cách. Trong Ngũ kinh, Môsê xuất hiện như một nhân vật được Thiên Chúa đặt làm người trung gian duy nhất cho sự mặc khải của Người. Trong nhóm Kinh thánh này, chúng ta tìm thấy lời khẳng định nguyên ủy rằng chính Thiên Chúa đã viết bản Mười Điều Răn và giao nó cho Môsê (Xh 24:12); một điều chứng thực nguồn gốc thần thiêng trực tiếp của bản văn này. Môsê cũng được trình bầy chịu trách nhiệm viết các lời lẽ thần thiêng khác (xem Xh 24:4; 34:27), trở thành người trung gian dứt khoát của Chúa trong toàn bộ Tôra (xem Đnl 31:9). Còn các sách tiên tri, các sách này biết các công thức khác nhau để diễn tả sự kiện này là Thiên Chúa truyền đạt Lời của Người cho các sứ giả được linh hứng, những người có trách nhiệm truyền đạt lời này cho dân. Trong khi trong Ngũ kinh và các sách tiên tri, Lời của Thiên Chúa được tiếp nhận trực tiếp bởi các trung gian do Thiên Chúa tuyển chọn, chúng ta tìm thấy một tình huống khác trong các Thánh Vịnh và sách Khôn ngoan. Trong các Thánh vịnh, người cầu nguyện nghe tiếng Thiên Chúa, Đấng được tri nhận trước hết trong các biến cố vĩ đại của sáng thế và lịch sử cứu độ của Israel, và cả trong một số kinh nghiệm bản thân. Tương tự như vậy, trong các sách Khôn ngoan, việc suy gẫm Lề Luật và các Tiên tri, được linh hứng bởi việc kính sợ Thiên Chúa, nhờ các chỉ dẫn khác nhau, dẫn tới một nền huấn giáo khôn ngoan của Thiên Chúa.

Trong Tân Ước, con người của Chúa Giêsu, hoạt động và hành trình của Người diễn tả đỉnh cao của mặc khải thần thiêng. Đối với mọi tác giả và trong mọi trước tác Tân Ước, bất cứ mối liên hệ nào với Thiên Chúa cũng đều phụ thuộc vào mối liên hệ với Chúa Giêsu. Các Tin Mừng nhất lãm chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chính chúng, qua việc trình bày Chúa Giêsu và công trình mặc khải của Người. Đặc tính này chung cho bốn Tin Mừng, nhưng không phải không có những sắc thái nhất định. Các Tin Mừng Mátthêu và Máccô tự đồng nhất với con người và công việc của Chúa Giêsu. Chúng trình bày hành động của Người theo cách kể chuyện, cũng như cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người, vốn là một xác nhận tối cao của Thiên Chúa đối với toàn bộ các lời lẽ của Người và tất cả những lời khẳng định của Người liên quan đến danh tính của Người. Thánh Luca, trong phần mở đầu Tin Mừng của ngài, giải thích trình thuật của ngài dựa trên mối liên hệ của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên của Lời Chúa. Cuối cùng, Thánh Gioan quả quyết mình là nhân chứng tận mắt công trình của Chúa Giêsu kể từ lúc bắt đầu. Được Chúa Thánh Thần dạy dỗ và tin vào tư cách làm con thần thiêng của Chúa Giêsu, ngài làm chứng cho công trình mặc khải của Người.

Các trước tác khác của Tân Ước chứng thực theo nhiều cách khác nhau rằng chúng phát xuất từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa. Qua mối liên kết chặt chẽ nối kết hai tác phẩm của ngài (xem Công vụ 1: 1-2), Thánh Luca làm người đọc hiểu rằng trong Công vụ các Tông Đồ, ngài tường thuật các hoạt động hậu phục sinh của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên Lời Chúa (xin xem Lc 1:3), những người ngài phụ thuộc trong việc trình bày công trình của Chúa Giêsu, trong Tin Mừng của ngài. Thánh Phaolô chứng thực đã tiếp nhận từ Thiên Chúa Cha sự mặc khải về Con của Người (xem Gl 1:15-16) và đã thấy Chúa Phục sinh (1 Cr 9: 15,8), và ngài đã khẳng định nguồn gốc thần thiêng tin mừng của ngài. Trong những điều liên quan đến việc nhận thức ơn cứu rỗi được Thiên Chúa mặc khải, tác giả thư Do Thái lấy làm nguồn các nhân chứng trực tiếp được nghe lời rao giảng của Chúa. Cuối cùng, tác giả Sách Khải Huyền mô tả một cách tinh tế và độc đáo cách ngài nhận được sự mặc khải được viết một cách dứt khoát và không thể thay đổi trong cuốn sách của ngài: về chính Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô, trong các dấu hiệu được giải mã nhờ sự giúp đỡ của một thiên thần giải thích.

Do đó, chúng ta tìm thấy trong các trước tác Kinh Thánh một bộ chứng từ lớn liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của chúng, và do đó có thể nói tới một "hiện tượng học" phong phú về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả loài người. Trong Cựu Ước, mối liên hệ được thiết lập, nhiều cách khác nhau, với chính Thiên Chúa. Trái lại, trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa luôn đi qua trung gian của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, nơi Người, Thiên Chúa nói Lời tối hậu và quyết định của Người (Dt 1: 1-2). Trong phần dẫn nhập, chúng ta đã nhấn mạnh sự khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng giữa mặc khải và linh hứng, giữa việc thông đạt nội dung và sự giúp đỡ thần thiêng đối với công trình viết. Yếu tố căn bản và nguyên thủy là hành động thông đạt của Thiên Chúa và việc tiếp nhận bằng đức tin các nội dung sau đó được viết ra với sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Trường hợp Mười Điều Răn, do chính Thiên Chúa viết và trao cho Môsê (Xh 24:12), rõ ràng ngoại thường, giống như Sách Khải Huyền, trong đó, diễn tả chi tiết diễn trình đi từ việc thông đạt của Thiên Chúa đến việc viết.

b. Các đặc điểm chính của linh hứng

52. Dựa vào các yếu tố vừa được tóm tắt, giờ đây ta có thể trình bầy các đặc điểm của khái niệm linh hứng, và làm rõ khái niệm "linh hứng của các sách Kinh thánh".

Bằng cách chú ý đến những dấu chỉ làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của các tác phẩm Kinh thánh khác nhau, chúng ta đã nhận thấy rằng trong Cựu Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng là căn bản, trong khi trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa đi qua sự trung gian của con Người là Chúa Giêsu. Mối liên hệ này mang nhiều hình thức. Đối với Cựu Ước, chúng ta hãy đề cập đến mối liên hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và Môsê, được Ngũ kinh mô tả, mối liên hệ được các công thức tiên tri gợi lên, kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc của các Thánh vịnh, nỗi kính sợ Thiên Chúa, đặc điểm của sách Khôn Ngoan. Tự đặt mình vào mối liên hệ sống động này, các tác giả nhận được và nhận ra những gì họ truyền đạt trong lời lẽ và trong các trước tác của họ. Trong Tân Ước, mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu mang hình thức thân phận môn đệ, mà tâm điểm là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa (xin xem Mc 1: 1 Ga 20:31). Mối liên hệ này với Chúa Giêsu có thể là trực tiếp (Tin mừng Gioan, Thánh Phaolô), hoặc đi qua các trung gian (Tin mừng Luca, Thư Do Thái). Mối liên hệ căn bản này để truyền đạt Lời Chúa được mô tả một cách đặc biệt phong phú và chi tiết trong Tin Mừng Gioan: tác giả đã chiêm ngưỡng vinh quang của Người Con duy nhất đến từ Chúa Cha (x.em Ga 1:14). Ngài là một nhân chứng tận mắt cuộc hành trình của Chúa Giêsu (xin xem Ga 19:35; 21: 24); ngài đưa ra lời chứng của mình, được chỉ dẫn bởi Thánh Thần chân lý (xem Ga 15:26-27). Do đó, ở đây điều minh nhiên là đặc tính Ba Ngôi của mối liên hệ giữa tác giả và Thiên Chúa, có tính nền tảng cho một tác giả được linh hứng của Tân Ước.

Theo chứng từ của các sách Kinh thánh, linh hứng được trình bầy như mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa (hoặc với Chúa Giêsu), một mối liên hệ qua đó, Người ban cho tác giả loài người - qua trung gian Thánh Thần của Người - những gì Người muốn truyền đạt cho con người. Kết luận này minh họa và xác nhận Hiến chế tín lý Dei Verbum (số 11): Sách Kinh thánh được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần; Thiên Chúa là tác giả của chúng, vì Người sử dụng một số người được chọn, hành động trong họ và qua trung gian của họ; mặt khác, những người này viết như những tác giả thực sự.

Các điểm khác được đưa ra ánh sáng bởi nghiên cứu của chúng ta xem ra có tính bổ sung.

* Hồng ân được đích thân liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng có tính nền tảng (niềm tin vô điều kiện vào Thiên Chúa, kính sợ Thiên Chúa, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa).

* Trong khuôn khổ mối liên hệ này, tác giả hoan nghênh những cách khác nhau qua đó, Thiên Chúa mặc khải chính mình (sáng thế, lịch sử, sự hiện diện lịch sử của Chúa Giêsu thành Nadarét).

* Trong nhiệm cục mặc khải của Thiên Chúa, mà đỉnh cao là việc sai Con của Người, Chúa Giêsu, các phương thức liên hệ của tác giả với Thiên Chúa và các phương thức của mặc khải là các yếu tố thay đổi, tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh của mặc khải. Có thể kết luận rằng linh hứng tương tự như nhau đối với mọi tác giả của các sách Kinh thánh (như Dei Verbum 11 đã cho thấy), nhưng được đa dạng hóa do sự kiện nhiệm cục trong mặc khải thần thiêng.

c. Làm thế nào tiếp nhận một cách thích đáng các sách được linh hứng?

Nghiên cứu việc linh hứng của các trước tác Kinh thánh cho thấy sự ân cần không mệt mỏi của Thiên Chúa khi nói với dân của Người, và chúng ta cũng đã nêu bật Chúa Thánh Thần, mà trong Người, những cuốn sách này đã được viết ra.

Với sự ân cần của Thiên Chúa cần có sự tương ứng của một lòng biết ơn sâu sắc, tự biểu lộ qua sự quan tâm sống động và chú ý sâu sắc trong việc lắng nghe và thấu hiểu Thiên Chúa, Đấng muốn tự thông đạt cho con người. Tuy nhiên, Thánh Thần mà trong Người các sách này được viết ra cũng là chính Thánh Thần mà trong Người chúng ta lắng nghe. Các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, được sinh động sâu sắc bởi đức tin vào Chúa của họ, đã viết ra các sách Tân Ước. Các sách này cũng nhằm để được lắng nghe bởi các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (xem Mt 28:19), bản thân những môn đệ này cũng được thấm nhuần niềm tin sống động vào Người (xem Ga 20:31). Họ được kêu gọi đọc các trước tác Cựu Ước, hợp nhất với Chúa Kitô phục sinh, bằng cách tuân theo lời dạy mà Người đã ban cho các môn đệ của Người (xem Lc 24:25-27,44-47). Điều cũng thích hợp không kém là lưu ý tới linh hứng trong khi nghiên cứu các trước tác Kinh thánh một cách khoa học, được thực hiện không theo cách trung lập, nhưng như một cách tiếp cận thần học thực sự. Tiêu chuẩn của cách đọc đích thực được Dei Verbum đề cập, khi Hiến chế này quy định rằng "Kinh thánh phải được đọc và diễn giải dưới ánh sáng của cùng một Thánh Thần, Đấng đã làm cho nó được soạn thảo" (12). Các phương pháp diễn giải đương thời không thể thay thế đức tin, nhưng nếu được thực hiện trong bối cảnh đức tin, chúng có thể tỏ ra rất hữu hiệu để hiểu các bản văn này về phương diện thần học.



4.2 Các truyền thống Tân Ước chứng thực tính linh hứng của Cựu Ước và đưa lại cho nó một giải thích Kitô học

54. Việc nghiên cứu của chúng ta về các bản văn Tân Ước thường giúp làm nổi bật cách chúng đề cập đến Kinh thánh của truyền thống Do Thái. Trong kết luận này, chúng ta trình bày một số thí dụ, qua đó có thể xác định mối liên hệ với các bản văn của Cựu Ước. Chúng ta sẽ kết thúc bằng cách bình luận hai đoạn của Tân Ước, là những đoạn không những chỉ trích dẫn Cựu Ước, mà còn khẳng định rõ ràng tính linh hứng của nó.

a. Một số thí dụ

Tin Mừng Matthêu, khi trích dẫn các tiên tri, có thể được lấy làm thí dụ. Khi nói tới việc nên trọn các lời hứa hoặc lời tiên tri, Tin mừng này không gán chúng cho chính nhà tiên tri (thí dụ bằng cách viết: "Như nhà tiên tri đã nói"), nhưng, minh nhiên hoặc mặc nhiên gán chúng cho chính Thiên Chúa, bằng cách sử dụng thể thụ động thần học: "Tất cả những điều này đã xảy ra để ứng nghiệm lời của Chúa được vị tiên tri nói ra" (Mt 1: 22; 2:15.17 ; 8:17 ; 12:17 ; 13:35 ; 21:4). Tiên tri chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa. Do đó, Thánh Matthêu trình bày những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu như là việc nên trọn lời hứa xưa, do đó đưa ra một giải thích Kitô học về chúng.

Tin Mừng Luca cho biết thêm rằng cách giải thích đó có nguồn gốc từ chính Chúa Giêsu, Đấng mô tả thừa tác vụ của chính Người bằng cách sử dụng các sấm ngôn của Isaia (x. Lc 4:18-19) hoặc các nhân vật tiên tri Êlia và Êlisa ( xem Lc 4:25-27); với tất cả thế giá do sự phục sinh của Người đem lại cho Người, cuối cùng, Người chứng tỏ dứt khoát tất cả Kinh thánh đã nói về Người, về những đau khổ và vinh quang của Người như thế nào (x. Lc 24:25-27, 44-47).

Trong Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu khẳng định rằng Kinh thánh làm chứng cho Người; Người làm như vậy trong các cuộc chạm trán với những người đối thoại, là những người nghiên cứu kỹ những các sách thánh này để tìm được sự sống đời đời (x. Ga 5:39).

Thánh Phaolô, như đã được trình bày rất đầy đủ, nhìn nhận không do dự thẩm quyền của Kinh thánh; ngài làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của chúng và xem chúng như những lời tiên báo cho Tin mừng.

b. Chứng từ của 2 Tm 3:15-16 và 2 Pr 1:20-21

55. Chúng ta tìm thấy trong hai thư này (2 Tm và 2 Pr) những chứng từ minh nhiên duy nhất về bản chất linh hứng của các sách Cựu Ước.

Thánh Phaolô nhắc nhở Timôtê về sự đào tạo của ông trong đức tin, bằng cách nói rằng: " Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Chúa Kitô Giêsu. Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2 Tm 3,15-16). Kinh thánh Cựu Ước, đọc trong đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, đã tạo nền tảng cho giáo huấn tôn giáo của Timotê (xem Cv 16: 1-3; 2 Tm 1:5) và góp phần củng cố niềm tin của ông vào Chúa Kitô. Thánh Phaolô nhìn nhận tất cả các Sách thánh này “đều được linh hứng" và tuyên bố rằng Thánh Thần Thiên Chúa là tác giả của chúng.

Thánh Phêrô đặt nền tảng cho sứ điệp tông đồ của ngài (1 sứ điệp tuyên xưng: "quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô”: 2 Pr 1:16) trên chứng từ riêng của chính ngài về những điều đã được nhìn và nghe thấy, và trên lời lẽ của các tiên tri. Ngài đề cập (2 Pr 1:16-18) đến sự hiện diện của ngài trên núi Hiển Dung, khi, với các nhân chứng khác ("chúng tôi": 2 Pr 1:18), ngài nghe thấy tiếng của Thiên Chúa Cha: "Đây là Con Ta, Con yêu dấu của Ta" (2 Pr 1:17 ). Sau đó, ngài nhắc đến lời chắc chắn của các tiên tri (2 Pr 1:19), những vị ngài nói tới: "Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1:20-21). Khi nói đến tất cả những lời tiên tri được tìm thấy trong Kinh thánh, ngài quả quyết rằng chúng được liên kết với ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần nơi các tiên tri. Đó cùng là một Thiên Chúa mà tiếng nói được Thánh Phêrô nghe thấy trên núi hiển dung, và là Đấng đã nói qua các tiên tri. Sứ điệp Tông đồ liên quan đến Chúa Kitô phát xuất từ một Thiên Chúa duy nhất, qua hai trung gian này.

Điều có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu mối liên hệ giữa Cựu Ước và chứng từ Tông đồ là - trong 2 Tm cũng như trong 2 Pr - các tác giả nói về "các Sách thánh" sau khi đã nhấn mạnh vào công việc Tông đồ của chính họ. Trước tiên, Thánh Phaolô đề cập trước nhất đến việc giảng dạy và đời sống gương mẫu của mình (2 Tm 3:10-11), sau đó là vai trò của Kinh thánh (2 Tm 3:16-17). Thánh Phêrô tự trình bầy mình như một nhân chứng thấy và nghe việc hiển dung (x. 2 Pr 1:16-18), và sau đó đề cập đến các tiên tri xưa (2 Pr 1:19-21). Do đó, hai bản văn cho thấy chứng từ Tông đồ tạo thành bối cảnh cho việc đọc và giải thích các Sách thánh được linh hứng (của Cựu Ước). Do sự kiện này, chính chứng từ này phải được nhìn nhận là được linh hứng.

Kỳ tới: 4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tản Bộ Đầu Ngày
Tấn Đạt
08:51 15/08/2019
TẢN BỘ ĐẦU NGÀY
Ảnh của Tấn Đạt

Nếu buổi sáng nay thức dậy
Thấy còn khỏe mạnh, bình an
Giữa cuộc đời đầy bịnh tật
Phước hơn nhiều người thế gian.
(KD)
 
VietCatholic TV
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới hôm nay 15/8/2019: Các dự án quản lý môi trường của Quốc gia thành Vatican
VietCatholic TV
08:31 15/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Các dự án quản lý môi trường của Quốc gia thành Vatican.
2- Hội Đồng Giám Mục Âu châu khuyến khích Liên hiệp Âu châu trao quyền cho người trẻ.
3- Vai trò của giáo dân trong Giáo hội và Xã hội.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô gởi thư nhân dịp tưởng niệm một năm sập cầu ở Genova.
5- Đức Thánh Cha Phanxicô chia buồn với Ấn Độ vì thảm hoạ lũ lụt.
6- Cần tạo không gian tôn trọng đối với người dân bản địa.
7- Trao đổi vũ khí lấy tiền tại nhà thờ Guadalupe ở Mexicô.
8- Thánh giá của Nhà thờ Chính tòa Nagasaki trở về từ Hoa Kỳ sau 74 năm.
9- Nhật Bản thành lập Trung tâm lắng nghe để đồng hành với những người cô đơn.
10- Singapore cần một thế hệ lãnh đạo mới cho xã hội và Giáo hội.
11- Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam khai mạc Năm Thánh mừng 350 năm thành lập.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Sống Trong Tình Chúa
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết.