Ngày 15-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin thế nào, sẽ được như vậy
Lm Jude Siciliano OP
01:26 15/08/2014
Chúa Nhật XX THƯỜNG NIÊN A
Isaia 56: 6-7; t.vịnh 66; Rôma 11: 13-15, 29-32; Mátthêu 15: 21-28

TIN THẾ NÀO, SẼ ĐƯỢC NHƯ VẬY

Quý vị có thấy bài Tin Mừng hôm nay khác thường không? Tin Mừng mô tả Đức Giêsu xem ra thiếu sự cảm thông, khiến chúng ta lúng túng. Một người đàn bà tha thiết cầu xin cứu giúp cho đứa con gái khốn khổ của mình. Bởi vì bà là người Canaan, không cùng niềm tin với Do Thái giáo, nên Đức Giêsu đối xử với bà không như mong đợi. Thoạt tiên, Người phớt lờ ra như không để ý đến bà, rồi theo cách nói của thời bấy giờ, ám chỉ những ai không phải là Do Thái là “những con chó”.

Câu chuyện có tác dụng đẩy chúng ta về phe “người yếu thế” - chúng ta muốn khích lệ người đàn bà rằng “Đừng bỏ cuộc! Người sẽ đáp lời cầu xin!” Thật lạ làm sao, chúng ta đứng về phía người thỉnh cầu, hy vọng Đức Giêsu sẽ dủ lòng thương đến bà mẹ này. Lần này không giống với những trường hợp khác khi một ai đó chạy đến xin Chúa cứu giúp. Thường thì Đức Giêsu tỏ ra có tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng cứu giúp những kẻ kêu xin và tin tưởng vào Người. Nhưng câu chuyện Tin Mừng hôm nay là có cho thấy điều đó. Đức Giêsu thực sự có khác với Người trước đây chứ? Điều gì đang diễn ra?

Chúng ta đi vào câu chuyện Tin Mừng hôm nay bằng cách suy tư về niềm tin căn bản của chúng ta vào Đức Giêsu. Chúng ta tin gì về nhân tính của Người? Tôi dám nói rằng hầu hết chúng ta được dạy dỗ để xác tín mạnh mẽ vào thần tính của Đức Giêsu. Chúng ta tin Người là Lời Vĩnh Cửu của Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm. Trong việc giáo dục đức tin, chúng ta ít chú trọng đến một đạo lý đúng đắn và quan trọng không kém này là: Đức Giêsu cũng làm người thực sự. Chúng ta phải giữ sự cân bằng cho cả hai chân lý này. Nhưng chúng ta thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến một khía cạnh của chân lý về căn tính Đức Giêsu, chú ý nhiều đến thần tính của Người. Đức Giêsu hoàn toàn là một con người - chân lý quan trọng không kém này vẫn thường bị lãng quên, ít là theo như tôi được giáo dục từ nhỏ.

Vậy, quý vị hãy tự hỏi: Nếu có người đến gõ cửa, Đức Giêsu có biết đó là ai, trước khi ra mở cửa không? Theo truyền thống, chúng ta sẽ không lưỡng lự trả lời rằng: “Biết chứ. Đức Giêsu là Thiên Chúa nên Người biết rõ mọi sự”. Dựa trên cái nhìn này, chúng ta sẽ giải thích cách đối xử thiếu thiện cảm của Đức Giêsu với người đàn bà trong bài Tìn Mừng rằng: Người biết tất cả những điều Người dự định làm; chẳng qua là Người đang thử thách niềm tin của bà mà thôi. Và người đàn bà này quả thực có lòng tin!

Lòng tin đã thôi thúc bà vượt qua ranh giới thông thường của mình, bà là người Canaan, đã rời khỏi quê hương để đến với Đức Giêsu. Cần nhớ rằng người Canaan chính là cư dân bản xứ của miền Đất Hứa, và đã bị dân tộc Israel đẩy ra khỏi vùng đất của họ. Những mâu thuẫn giữa người Do Thái và người Canaan có từ xa xưa, và người đàn bà này rất liều lĩnh khi dám đi vào vùng đất của kẻ thù. Bà ta can đảm rời khỏi nơi thân thuộc an toàn, phiêu lưu vào một vùng đất đầy nguy hiểm để cầu mong sự cứu giúp của Đức Giêsu. Có thể là, khi lên đường, bà ta đã thừa nhận tính ưu tuyển của dân Do Thái và niềm tin của họ như một điểm tựa để gặp gỡ một Thiên Chúa đầy xót thương, sẵn lòng cứu giúp bà. Sự gan dạ và liều lĩnh của bà đã lộ ra khi bà đến với Đức Giêsu mà không có một người đàn ông nào đi theo bảo vệ - đó là một điều khác thường đối với các phụ nữ thời bấy giờ.

Lòng tin của bà cũng được biểu lộ qua sự kiên trì khẩn nài Đức Giêsu. Bà không dễ dàng chịu sự can ngăn, thậm chí khi Đức Giêsu hàm ý quăng thức ăn của “con cái” (người Do Thái) cho “lũ chó” (dân ngoại). (Trong ngôn ngữ gốc, từ mà Đức Giêsu sử dụng là “chó con”, nghe không nặng nề như từ “lũ chó”. Chúng ta có cảm tưởng Đức Giêsu tỏ ra cởi mở đối với người đàn bà; Người tránh dùng từ “lũ chó” là ngôn từ người Do Thái thời ấy dùng để nói về người đàn bà ngoại giáo này). Bà ta nhất định rằng mình có được quyền lợi gì đó, ngay cả bà ta thuộc vào hàng “lũ chó”, chỉ được hưởng những mảnh vụn trên bàn rơi xuống. Xem ra bà cũng tin rằng Thiên Chúa sẽ cho cả “con cái” lẫn “lũ chó” được ăn - cả người Do Thái lẫn dân ngoại.

Đức Giêsu vừa mới bị giới Pharisêu chỉ trích vì các môn đệ của Người (và hiểu rộng ra là cả Đức Giêsu nữa) không tuân thủ luật chay tịnh và nghi thức thanh tẩy (chương 15, 1- 20). Người đã gọi giới lãnh đạo tôn giáo là những kẻ đạo đức giả, chỉ tôn thờ Thiên Chúa bằng môi miệng. Ngược lại, Đức Giêsu khen ngợi người đàn bà xứ Canaan này có lòng tin mạnh mẽ. Một trong số những người nhỏ bé nhất mà giới lãnh đạo Do Thái xem thường thái độ thờ phượng cũng như việc thực hành luân lý của người đó, nay lại được Đức Giêsu tán dương hết lời. Bởi thế, trong mắt Đức Giêsu ai mới được xem là đạo đức và ngay chính? Những người nhận ra nơi Người ý định ân sủng của Thiên Chúa nhằm cứu chữa, tha thứ và đón nhận chúng ta bước vào bàn tiệc. Tại bàn tiệc đó, như bàn tiệc Thánh Thể của chúng ta hôm nay, Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta thứ lương thực tốt lành nhất.

Các môn đệ cũng muốn xua đuổi người đàn bà này. Tuy nhiên như đã thấy, bà ta biểu lộ một lòng tin mạnh mẽ hơn cả các ông, vì bà ta nhận ra rằng Thiên Chúa mà Đức Giêsu loan báo hằng đón nhận tất cả mọi người, kể cả những ai được cho là không hề xứng đáng xếp vào hàng ngũ những người đức hạnh, ngay chính. Thiên Chúa không xem tầng lớp nào hay dân tộc nào có đặc quyền nhận lãnh ân huệ của Thiên Chúa. Tất cả những ai tin đều được Người lắng nghe.

Trở lại với câu hỏi ban đầu của chúng ta: nếu một ai đó gõ cửa, liệu Đức Giêsu có biết trước người đó là ai trước khi ra mở cửa hay không? Nếu nhấn mạnh đến thần tính mà không chú ý đến nhân tính của Người, câu trả lời sẽ là: “Dĩ nhiên là biết chứ”. Tuy nhiên, những năm gần đây chúng ta đã có một cách nhìn nhận khác về nhân tính của Đức Giêsu qua những nghiên cứu Kinh Thánh mới được khôi phục. Chẳng hạn như, thánh Phaolô nói về sự tự huỷ của Đức Kitô, “mặc lấy thân nô lệ, được sinh ra trong kiếp phàm nhân, trở nên giống như chúng ta ngoại trừ tội lỗi” (Pl 2, 6-7). Thư gởi tín hữu Hípri nói rằng Đức Giêsu “trải qua mọi cám dỗ như chúng ta, nhưng chẳng bao giờ phạm tội.” (Hr 4,15). Cũng trong thư Hípri, Đức Giêsu “trải qua mọi đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”. Sau khi hai ông bà tìm thấy trẻ nhỏ Giêsu trong Đền Thờ, thánh Luca nói với chúng ta rằng Người đã trở về quê hương cùng cha mẹ, “hằng vâng phục các ngài” và “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và mọi người” (2, 51-52). Từ quan điểm Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng Đức Giêsu, giống như mọi người, không đến thế gian này với con người đã trưởng thành đầy đủ và hiểu biết mọi sự, nhưng giống như chúng ta, Người “càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và nhân đức trước mặt Thiên Chúa và mọi người”.

Từ quan điểm thứ hai này, chúng ta có thể nói rằng khi mới gặp gỡ người đàn bà và nghe lời thỉnh cầu của bà ta, Đức Giêsu biểu lộ ý định ban đầu của Người là chỉ rao giảng sứ điệp cho “con chiên lạc của nhà Israel”. Nhưng khi thấy bà tin vào Người một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Người đã bị những kẻ vốn được xem là tốt lành hơn - giới lãnh đạo Do Thái - chối bỏ, thì Đức Giêsu thay đổi kế hoạch của Người.

Người đàn bà trong bài Tin Mừng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa được dành cho tất cả mọi người, mọi dân tộc - không phải chỉ dành cho người Do Thái. Cuộc gặp gỡ với người đàn bà xứ Canaan biểu hiện một sự thay đổi trong tư tưởng và nhận thức của nhân tính Đức Giêsu về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đối với con người. Sự thay đổi này xảy ra như thế nào? Thưa, nhờ người đàn bà đã kiên trì và không bằng lòng chấp nhận một quan điểm hạn hẹp về Thiên Chúa. Bà đã nhận ra rằng nguồn gốc sinh thành và tôn giáo không thể ngăn cản dòng chảy tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người. Nếu chúng ta biến Thiên Chúa trở ra quá hạn hẹp và nhỏ mọn trong tình yêu thì chúng ta quả đã không nghe Tin Mừng.

Bởi thế, chúng ta có hai đường lối phổ biến để đi vào câu chuyện này. Một là, nhấn mạnh đến thần tính của Đức Giêsu, coi các hành động của Người là hành động của một Thiên Chúa toàn năng, Đấng đã khơi dậy niềm tin nơi một người ngoại giáo, một niềm tin sẽ được loan truyền “cho đến tận cùng trái đất”. Một cách tiếp cận khác, nhìn Đức Giêsu là một con người trọn vẹn, qua một cuộc gặp gỡ, Người đã mở rộng sứ vụ của mình hướng đến tất cả các quốc gia.

Các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai, và cũng có cả những người trong thời đại chúng ta nữa, sẽ lên tiếng phản đối thông điệp “bao gồm” được khẳng định trong bài Tin Mừng hôm nay. Thậm chí sau biến cố Phục Sinh, một số người trong Giáo Hội cho rằng sứ điệp của Đức Giêsu chỉ hạn chế cho Israel, dầu rằng đoạn kết của Tin Mừng Mátthêu có lệnh truyền của Đức Giêsu Phục Sinh rằng phải đi đến tận cùng thế giới để loan báo Tin Mừng (Mt 28,18-20).

Thiên Chúa đã liên kết chúng ta trong sứ điệp của Đức Giêsu về ơn tha thứ và giao hoà. Chúng ta không làm bất cứ điều gì để giành được sự liên kết đó, nó được trao ban cho chúng ta nhờ sự sống, sự chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, và chúng ta được mời gọi đến với bàn tiệc, nơi mà lương thực của triều đại Thiên Chúa được trao ban cho chúng ta. Quy tụ nơi bàn tiệc này, chúng ta nghe lại lệnh truyền của Đấng Phục Sinh: phải đi rao giảng Tin Mừng cho khắp thế gian.

Có ai hay một nhóm người nào đó tự động được liên kết vào trong nhóm bạn của chúng ta và trong nhóm thành viên của Giáo Hội không? Có ai bị xem nhẹ hay bị từ chối không? Chúng ta xem ai là người bề trên của mình? …Vậy ai bị coi là bề tôi hay là người không đáng giá gì trong thời đại chúng ta? Nói khác đi, những ai bị xem là người Canaan, người bị từ chối và bị đẩy ra ngoài cách nhanh chóng, trong cuộc sống của chúng ta? Đức Giêsu đã nghe tiếng kêu xin và đón nhận người đàn bà. Vậy hằng ngày tôi có mở lòng ra trước tiếng kêu xin của những người đang cần tôi cứu giúp không? Chúng ta hãy đáp trả lời Tin Mừng chúng ta đã lãnh nhận bằng cách làm cho tha nhân những điều mình đang được đón nhận. Như Thiên Chúa đã lắng nghe và đáp lại lời chúng ta, chúng ta hãy sẵn lòng lắng nghe và đáp trả những ai đang cần chúng ta cứu giúp.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


20th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 56: 6-7; Psalm 67; Romans 11: 13-15, 29-32; Matthew 15: 21-28

Today’s gospel is strange, don’t you think? It is embarrassing too, since it seems to depict Jesus in an unflattering light. A desperate woman has come seeking help for her tormented daughter. Since she is a Canaanite, an outsider to the Jewish faith, Jesus treats her abruptly. First, he ignores her then, in the parlance of the day, refers to non-Jews, as "dogs."

If the story does anything, it certainly gets us on the side of the "under dog" – we want to cheer the woman on, "Don’t give up! He’ll give in!" How strange, to side with a petitioner, hoping Jesus’ heart will soften towards the mother. It is not the usual stance we take when we hear a person in need invoke Jesus’ help. Usually he is the compassionate one, eager to help those who exhibit need and faith in him. But not in today’s story. Is Jesus really as indifferent as he first seems? What’s going on here?

What will help us enter today’s story is to begin by reflecting on our basic faith in Jesus. What do we believe about his humanity? Most of us, I dare say, were raised with a strong affirmation of Jesus’ divinity. He is, we believe, the eternal Word of God made flesh. Less emphasized in our formation was an equally true doctrine of our faith: Jesus was truly human. We have to keep these two truths in balance. But we often tend to emphasize one side of the truth of Jesus’ identity; we favor his divinity. What has been neglected, at least in my upbringing, is the equally important truth that Jesus was fully human.

So ask yourself: If someone knocked on his door, would Jesus know who was there before he opened it? Traditionally we would not hesitate in answering, "Yes, he was God and knew everything." Taking that perspective, we would approach Jesus’ rough treatment of the woman in today’s text by claiming that he knew all along what he intended to do and was testing the woman’s faith. And the woman does have faith!

Her faith has pushed her beyond her usual boundaries. She is a Canaanite and so has left her homeland to go out to Jesus. Remember that the Canaanites were the original inhabitants of the Promise Land and had been pushed out by the Israelites. The conflicts between the Jews and the Canaanites were ancient and the woman had taken a risk when she entered enemy territory. She had the courage to leave the security of the familiar to venture into a place of tension in order to get help from Jesus. It’s possible that, in making the journey, the woman was acknowledging the priority of the Jews and their faith as a place to find a gracious God willing to help her. Her desperation and courage are shown in her going to Jesus unaccompanied by a male guardian – something unusual for women of that time.

The woman’s faith is also shown in her persistence with Jesus. She is not easily dissuaded, even when Jesus refers to throwing the "children’s" (the Jews) food to the "dogs" (the Gentiles). (In the original language the word Jesus used is "puppies," not the harsher sounding "dogs." We sense Jesus is open to the woman and has pulled back from the way his Jewish contemporaries would have referred to her, as one of the "dogs.") The woman insists she has some rights, even though she belongs to the "dogs" who eat the scraps from the table. She seems to be implying her belief that God will feed the "children" and the "dogs" – both Gentiles and Jews.

Jesus has just been criticized by the Pharisees for his disciples (and by extension, Jesus) not observing dietary and ritual cleansing rules (15: 1-20). He called the religious leaders hypocrites who only pay lip service to God. In contrast, Jesus praised the Canaanite woman for having great faith. One of the very people the religious leaders would have despised for their religious and ethical practices receives the highest praise from Jesus. So, who are the truly pious and observant in Jesus’ eyes? Those who see in him God’s gracious desire to heal, forgive and welcome to the table. At that table, as at our eucharistic table today, God serves the best bread.

The disciples were all too ready to dismiss the woman. But as it turns out she exhibits more faith than even they have, for she sees that the God Jesus proclaims includes all people, even those believed unworthy by the pious and observant. God doesn’t count class or ethnic standing as an entitlement to God’s favor. All people of faith receive and find a receptive ear in God.

Back to our earlier question: If someone knocked at the door would Jesus know who it was before opening it?" With a strong emphasis on his divinity and a lesser one on his humanity, the answer would be, "Yes, of course." However, in recent years we have come to a renewed appreciation of Jesus’ humanity through our reinvigorated studies of scripture. For example, Paul says that Christ emptied himself, "taking the form of a slave, being born in human likeness, one like us in all things but sin (Phil. 2: 6-7). In Hebrews we are told Jesus was "tempted in every way that we are, yet never sinned" (4: 15). Again in Hebrews, Jesus "learned obedience from what he suffered." After his parents found the boy Jesus in the temple Luke tells us he returned with them to his home, "was obedient to them" and "progressed in wisdom and age and grace before God and humans" (2: 51-52). From this biblical perspective we observe that Jesus, like all humans, did not come into this world fully developed and all-knowing, but like us he grew, "in wisdom and age and grace before God and humans."

From this second perspective we might say that when Jesus encountered the woman and heard her request, he was expressing his first intention: to preach his message to "the lost sheep of the house of Israel." But when he saw the woman’s strong faith in him, especially after just being rejected by those who should have known better, the religious leaders, he then modified his mission plan.

The woman was a clear sign to Jesus that God’s salvation was meant for all people and all nations – not just for the Jews. Today’s encounter with the Canaanite woman shows a change in Jesus’ human consciousness and his human understanding of God’s plan for humanity. How does this change take place? By the woman’s persistence and unwillingness to accept a narrow and restrictive view of God. She realized birth and religious origins cannot hold back the outpouring of God’s love on all people. If we make God too small and puny in love we have not heard the gospel.

Thus, we have two general paths of entry into this story. One, with stress on Jesus’ divinity, seeing his behavior as the all-knowing Lord who draws out of a Gentile the faith that will be preached "to the ends of the earth." The other approach views the human Jesus in an exchange that helps him grow in his mission towards all nations.

The early church, an even our present one, would struggle with the message of inclusivity being affirmed in today’s gospel.
Even after the resurrection some in the church thought Jesus’ message should be restricted to Israel, even though Matthew’s gospel ends with the risen Jesus’ mandate to go into the whole world and preach the gospel (28: 18-20).

God has included us in Jesus’ message of forgiveness and reconciliation. We didn’t do anything to earn that inclusion, it was handed to us through the life, death and resurrection of Jesus and we have accepted the invitation to the table where the food of God’s reign is given us. Gathered at this table we hear the risen Jesus’ mandate to proclaim the message to all.

Are there any people or groups who are automatically included in our circle of friends and church members? Are any overlooked or ignored? Whom do we consider superior?... Inferior and not worth our time? In other words, who are the Canaanites in our lives who are ignored or quickly brushed aside? Jesus heard the woman’s voice and accepted her. Am I also open to the voices who call out to me for help daily? We are tying to respond to the gospel we have received by doing to others what has been done for us. Just as our God has listened and responded to us, so we offer a willing ear and respond to those who express their needs to us.
 
Kì thị
Lm Vũđình Tường
05:42 15/08/2014
Dân Israel kì thị dân thờ ngẫu tượng, cho họ là những người tội lỗi và coi họ như kẻ thù. Câu chuyện Đức Kitô chữa con gái bà goá thành Canaanite cho biết Đức Kitô không kì thị bất cứ ai. Trong quá khứ bà thờ ơ tôn thờ Thượng Đế nhưng tôn trọng thờ thần ngoại bang. Con gái bà bệnh không thuốc chữa bà van nài ngẫu thần đến mệt mỏi vẫn không được đáp trả. Cuối cùng không còn cách nào khác bà đến nài xin Đức Kitô chữa và Đức Kitô đáp lời bà nài van sau cuộc đối thoại giữa Ngài và bà.

Khởi đầu cuộc đối thoại người ta có cảm tưởng như Đức Kitô từ chối, xua đuổi bà. Nhận xét đó đến từ phán đoán cục bộ, nhìn từ bên ngoài. Người ta phải đợi đến cuối cuộc đàm thoại mới biết rõ. Kết quả cho thấy Đức Kitô đón nhận bà với tình yêu của một Thiên Chúa đầy yêu thương. Qua cuộc đối thoại Đức Kitô muốn cho mọi người tại hiện trường nhận biết sức mạnh của lòng tin. Những ai đặt trọn vẹn niềm tin nơi Đức Kitô sẽ không bao giờ phải thất vọng, dù họ phải trải qua thử thách nhưng thử thách làm cho đức tin phát triển, lớn mạnh trong Ngài. Bà nhận biết Đức Kitô thuộc dòng dõi vua Đavid và bà may mắn cũng đến từ dòng dõi vinh quang đó và là con dân của đức vua. Vì thế bà tin rằng con dân, dù hoang đàng, khi trở lại, thống hối, cũng đáng hưởng ân lộc vua ban.

Bà rất kiên nhẫn xin Đức Kitô cứu con bà. Kiên nhẫn nài van đến độ làm cho các môn đệ Đức Kitô phải lên tiếng. Có thể các ông cảm thấy phiền toái nhưng với Đức Kitô ơn kiên nhẫn trên lại là bằng chứng rõ ràng cho biết niềm tin trọn vẹn của bà. Bà thực sự từ bỏ ngẫu thần và đặt trọn vẹn niềm tin nơi Thiên Chúa. Việc chữa lành cho con gái bà là khởi đầu việc giao hoà rạn nứt giữa người Israel and dân tôn thờ ngẫu tượng. Ngoài Đức Kitô ra không một ai khác có thể đong đầy hố ngăn cách lịch sử này. Bà goá tin một mình Đức Kitô có thể làm được việc đó và bà đặt trọn niềm tin vào Ngài. Việc dân Israel coi bà là người ngoài không làm bà chùn bước trong việc xin Đức Kitô chữa cho con bà; trái lại bà tin là những ai đặt niềm tin vào Đức Kitô đều là con cái Chúa và con cái thì nhận đuợc yêu thương từ cha mẹ.

Dân Israel là dân tuyển chọn nhưng chính dân này lại từ chối đón nhận Đức Kitô là Đấng Thiên sai và còn mong đợi một đấng khác sẽ đến; trong khi bà goá bị coi là người ngoại bang lại vui lòng đón nhận Đức Kitô là Đấng Thiên Sai và đặt trọn niềm tin vào Đấng đó. Có lẽ bà goá được nghe ít nhiều về phép lạ Đức Kitô hoá bánh ra nhiều. Điều này càng làm cho bà vững tin hơn con bà sẽ được Đức Kitô chữa lành bệnh.

Chia rẽ hoặc đòi đặc quyền, đặc lợi và kì thị xuất hiện khắp nơi nhưng điều này trở nên khủng khiếp khi nó xảy ra trong gia đình hay trong chủng tộc. Kì thị tôn giáo hiện đang hoành hành gây tai hại ở thời đại chúng ta sống. Mãnh liệt và kinh khủng nhất là nó đang xảy ra tại Iraq nơi nhiều ngàn người là nạn nhân của kì thị tôn giáo. Thật là tệ hại khi người ta nhân danh Thượng Đến giết chết những người tin theo Thượng Đế. Nhà thờ, nơi thờ phượng bị phá tan tành, ảnh tượng các thánh và ảnh Chúa bị chà đạp dưới gót giầy của kẻ có vũ khí trong tay. Trường học bị phá sập, nhà cửa bị đốt cháy thành tro bụi và đoàn người tay xách, nách mang kéo nhau chạy trốn trong vùng xa mạc ngày nóng cháy da, đêm lạnh thấu xương, không lương thực. Tai hoạ đến chỉ vì kì thị tôn giáo. Nó xảy ra khi một cá nhân hay một nhóm người tự nhận mình là công chính, còn kẻ không theo họ là bất chính và kẻ công chính thì tự cho quyền chà đạp kẻ cưỡng lại họ. Tự nhận mình công chính để hại người khác. Đức Kitô có lần cho biết trên cõi đời này không ai công chính trừ một mình Thiên Chúa. Mat 19,16. Tự nhận nhóm mình là công chính là một sai lầm và kẻ lầm đường, tương tự như người say, thường không bao giờ nhận mình lầm.

Đức Kitô đón nhận và tha cho bà goá khi bà tỏ lòng thống hối ăn năn, đón nhận bà vào gia đình Chúa. Điều này cho biết Chúa đến để thu tóm không phải chia rẽ.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 21 mùa Thường niên năm A 24-8-2014
Mai Tá
06:30 15/08/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 21 mùa Thường niên năm A 24-8-2014

“Mưa với nắng dẫu chung trời, chung đất,
Mà quanh năm bắt buộc tránh nhau hoài.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 16: 13-20

Chung trời đất, nhưng cuộc đời nào có chung. Tránh nhau hoài, là tư-thế của người đời thường ứng-xử với nhau trong đời người.
Trong đời người đi Đạo và sống Đạo cũng thế. Cũng có những cảnh người người tránh né nhau, như người dưng nước lã, khó làm thân. Chả thế mà, Đức GIêsu hôm nay cứ lần lữa hỏi đồ-đệ xem người người gọi Ngài là ai? Có biết gì về Đấng Mêsia không? Có biết Ngài là Đấng được gửi đến sống chung đụng, gần gũi trong trời đất, vẫn thương-yêu, gần cận biết bao người, như trình-thuật thánh Mát-thêu còn ghi chép.
Trình-thuật thánh Mát-thêu hôm nay ghi về cung cách sống rất chung đụng của người trần-thế, rất ở đời. Trong đời trần thế, sống đúng tư cách của người đi Đạo là sống cho ra sống. Dù cuộc sống có trần ai/bĩ cực, người tín hữu Đức Kitô vẫn phải sống có căn cước của nhà Đạo. Chứng tỏ căn cước nhà Đạo, là ưu tư của người đi Đạo.
Ở đây, “danh xưng” Kitô-hữu vẫn được coi như một căn cước. Ở đây, “căn cước” người tín hữu, vẫn nói lên cả một hiện tượng, thường xảy ở nhiều nơi.
Tại giáo phận miền quê hôm ấy, xảy ra một vụ nổ lớn về cách thức vị linh mục chánh xứ tổ chức buổi tĩnh tâm cuối tuần, cho các học sinh trung học. Đêm thứ sáu của tuần lễ trầm mặc, là đêm căng thẳng nhất, khi vị linh hướng thông báo với các người trẻ, rằng: họ phải có quyết định dứt khoát, về niềm tin tôn giáo của mình.
Nhiều phụ huynh đã sững sờ, khi biết là đám trẻ nhà mình, đã nhận được tối hậu thư rất gay, có thể dẫn tới hậu quả là chúng sẽ chối bỏ đức tin. Vị linh hướng hôm ấy, còn quả quyết rằng: người trẻ Kitô-hữu vẫn phải có quyết định chọn nghề, chọn lối sống; chọn nơi ăn chốn ở, môn học và các tương quan ở đời thường.
Vị chủ trì buổi tĩnh huấn, còn quả quyết: tôn giáo lâu nay bị đẩy lùi ra ngoài xã hội, và cuộc sống. Và, đây là chuyện khá quan trọng, để giới trẻ nên quan tâm suy nghĩ, hầu có quyết định chọn lựa trước khi bước vào cuộc đời đích thật. Và, nếu không có quyết định dứt khoát về niềm tin tôn giáo, thì Đạo của ta sẽ đắm chìm trong quên lãng. Hoặc, bị phủ vùi trong lớp ẩm mốc, cát bụi; để rồi, cuối cùng cũng làm mồi cho củi lửa, thiêu đốt.
Linh mục ấy còn thêm: đòi hỏi giới trẻ có thái độ như thế, vẫn chưa đủ. Sau 12 năm thấm nhuần nền giáo dục mang tính Kitô-giáo; và sau nhiều năm học hỏi giáo lý, Hội thánh vẫn kêu gọi giới trẻ phải có thái độ đối với niềm tin của mình. Một số người trẻ, đã quyết định một cách có ý thức, dứt khoát tiến bước dấn thân làm thành viên của Giáo Hội.
Và, khi quyết định tạo cho mình một nghề đầy lòng tin như thế, nhiều bạn trẻ cho biết: họ đã phải đối đầu cả với Chúa. Họ đã kinh nghiệm trực tiếp giáp mặt với Ngài. Có người đã không ngại ngần phản chống lại Giáo Hội, đến độ về sau, họ không thể nào rút lại quyết định của mình, được nữa.
Tiến-trình tĩnh tâm, cũng dựa trên nền tảng được nêu ra trong Tin Mừng, hôm nay: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Đáp lại câu hỏi này, các môn đệ muốn phản ánh kinh nghiệm mình đã sống với Đức Kitô, nên đã đưa ra những giải đáp khác nhau. Duy có Simôn Phêrô, lại quả quyết: Đức Kitô là sự mặc khải của Chúa gửi đến cho con người. Đây là tuyên ngôn nền tảng, mà qua đó Giáo Hội của Chúa được thiết lập, chốn gian trần.
Những gì khi xưa là chân lý, nay vẫn là sự thật. Rất hoàn toàn. Có một vài điểm, nếu ta vẫn muốn cho niềm tin chuyển đổi từ lề luật, rất ý niệm hoặc những quan điểm riêng tư, thành những gì ta có thể cảm nghiệm được, thì ta phải gánh vác niềm tin mà Giáo Hội hằng nuôi dưỡng ta, mãi đến hôm nay.
Và, phải coi đó như trọng trách hoặc nghề nghiệp, của chính ta. Làm thế, khi giáp mặt Đức Kitô, ta mới thực sự cộng tác vào công cuộc tái tạo Hội thánh, cùng với thế hệ đương đại.
Ý thức tận hiến đời mình, làm thành viên “cộng đoàn Hội thánh”, có lẽ là thách thức lớn Đức Chúa đem đến cho môn đệ, trong Tin Mừng. Như môn đệ xưa, chúng ta được kêu mời làm chứng tá cho tình yêu của Chúa tại nơi mình công tác hay làm lụng.
Hoặc, khi hòa mình sống với bạn bè/người thân trong gia đình. Còn lại, là chuyện nhắc nhớ: chúng ta vẫn đại diện cho Hội thánh. Một Hội thánh duy nhất. Thánh thiện. Mà, tất cả mọi người chúng ta đang giáp mặt, sống chan hòa.
Đường lối ta đeo đuổi, có thể sẽ cột thắt hoặc giải phóng mọi người, sẽ được đo lường bằng niềm tin yêu của ta. Mọi người sẽ nhìn qua ta, để phán đoán xem Hội thánh có còn phản ảnh Đức Kitô, sống với thế giới gian trần, hôm nay không. Mọi người sẽ tìm hiểu xem Hội thánh có còn là căn nhà chung, mọi người chúng ta đang sống.
Và, tất cả đều được coi như thực chất/bản-lề đặt ở câu hỏi gửi đến mỗi người, trong cộng đoàn. Câu hỏi, là: “Thế còn bạn, bạn bảo Tôi là ai?” Cách thức ta trả lời cho câu hỏi, sẽ bộc lộ thật nhiều điều. Và, điều rõ nét nhất, vẫn là: Đức Kitô có còn lý tưởng ta yêu thích. Có còn là, đối tượng ta mê say, phục vụ, nữa hay không?
Một lần nữa, hỏi tức là trả lời. Một trả lời ở đâu đó, nơi lời kinh/nguyện cầu rất hăng say. Trong cảm-nghiệm về câu trả lời cho tình thương yêu gần cận với Thày, cũng nên ngâm lại lời thơ trên còn bỏ dở, rằng:

“Mưa với nắng dẫu chung trời, chung đất,
Mà quanh năm bắt buộc tránh nhau hoài.
Ta với người bắt buộc phải chia hai,
Làm sao em biết trời đau đớn
Làm sao em lớn bằng ta lớn.
Để chung cùng công việc: đứng than thân…”
(Nguyễn Tất Nhiên – Vài Đoạn Viết Ở Đinh Tiên Hoàng)

Viết ở đâu cũng là viết. Viết về tư thế của mưa với nắng, tránh nhau hoài. Đứng ở đâu, cũng là đứng trong trời đất, mà cứ bắt buộc tránh nhau hoài, thế đó đâu phải là đời người. Chí ít là đời của người đi Đạo và sống Đạo, vẫn có Chúa thương yêu ở chung cùng mình, rất an bình.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô: bài giảng cho giới trẻ Đại Hàn và Á Châu
Vũ Văn An
10:27 15/08/2014
Theo tin của AP và Zenit ngày 15 tháng 8, ngày thứ hai trong tuần thăm viếng Đại Hàn của Đức Phanxicô, ngài đã đáp xe lửa tới Daejeon, thuộc miền Trung Đại Hàn, để cử hành thánh lễ cho Ngày Giới Trẻ Á Châu.

Nhân dịp này, ngài khuyên người trẻ Á Châu từ bỏ chủ nghĩa duy vật từng tác hại nhiều cho xã hội Á Châu ngày nay. Họ cũng nên từ bỏ các hệ thống kinh tế “bất nhân” chuyên tước đoạt quyền lợi người nghèo. Khuyên như thế, quả ngài muốn đẩy mạnh nghị trình kinh tế của ngài tại một đất nước vốn được coi như là một trong các cường quốc của Á Châu nơi thành tích tài chánh vốn là thước đo chính của thành công.

Đức Phanxicô được tiếp đón nồng nhiệt bởi hàng chục ngàn người trẻ Á Châu khi ngài tới cử hành thánh lễ công cộng đầu tiên tại Nam Hàn, một quốc gia với một Giáo Hội tuy nhỏ nhưng đang lớn mạnh đến nỗi được Tòa Thánh coi là kiểu mẫu cho cả thế giới.

Ngài đáp xe lửa cao tốc tới thành phố Daejeon ở miền Trung, nơi người trẻ Công Giáo khắp Á Châu đang hội họp nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ sáu.

Trong bài giảng, Đức Phanxicô thúc giục người trẻ trở thành lực lượng canh tân và hy vọng cho xã hội. Ngài nói bằng tiếng Ý và được dịch sang tiếng Đại Hàn rằng “Mong họ chống lại sự cám dỗ của một thứ chủ nghĩa vật chất làm tê cứng các giá trị thiêng liêng và văn hóa chân chính và chống lại tinh thần đua tranh vô giới hạn chỉ sản sinh ra lòng vị kỷ và tranh chấp. Mong họ cũng từ bỏ các mô thức kinh tế bất nhân vốn tạo ra các hình thức nghèo đói mới và đẩy công nhân ra bên lề, và nền văn hóa sự chết đang hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa sự sống, và vi phạm phẩm giá mọi người đàn ông, đàn bà và trẻ em”.

Sứ điệp của ngài quả là khó nhá tại Nam Hàn, nơi đã phát triển từ hủy diệt và nghèo đói trong Chiến Tranh Triều Tiên của thập niên 1950 thành một trong các nền kinh tế cao nhất của Á Châu. Nhiều người ở đây liên kết thành công với việc khoe của và địa vị. Cạnh tranh trong giới trẻ, nhất là để giành chỗ tại các trường danh tiếng, đã bắt đầu ngay từ lớp mẫu giáo và rất ác liệt. Quốc gia này vốn có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới

Đức Phanxicô nói rằng trong các xã hội “dư thừa ở bề ngoài” như thế, người ta thường trải nghiệm một “nỗi buồn và trống vắng nội tâm. Nỗi thất vọng này đã gây hại cho không biết bao nhiêu người trẻ của chúng ta!”

Đức Thánh Cha nhân dịp này nhấn mạnh rằng Đức Mẹ mời gọi ta hy vọng. Ngài nói: “Nơi Đức Mẹ, mọi lời hứa của Thiên Chúa đã được chứng minh là đáng tin cậy. Được lên ngôi vinh hiển, Mẹ chỉ cho ta thấy lòng hy vọng của ta là có thực; ngay cả lúc này, nó đạt tới chỗ là “chiếc neo chắc chắn và cố định của linh hồn (Heb 6:19) nơi Chúa Giêsu ngự trị trong vinh quang”.

Niềm hy vọng này, Đức Phanxicô nói tiếp, “niềm hy vọng được Tin Mừng đề xuất này chính là phản cực của tinh thần thất vọng hình như đang phát triển như một thứ ung thư trong các xã hội dư thừa ở bên ngoài nhưng thường buồn thảm và trống rỗng bên trong. Niềm thất vọng này đang gây hại trên không biết bao nhiêu người trẻ! Mong sao họ, những người trẻ đang bao quanh chúng ta trong những ngày lòng đầy hân hoan và tin tưởng này, đừng bao giờ bị cướp mất hy vọng!”.

Đối với người Công Giáo Nam Hàn, hôm nay là một ngày lễ kép vì 15 tháng Tám cũng là ngày mừng độc lập của Nam Hàn. Đức Phanxicố ghi nhận điều này khi ngài nói rằng: “Người Đại Hàn, theo truyền thống, cử hành lễ này dưới ánh sáng trải nghiệm lịch sử của họ, coi việc bầu cử đầy yêu thương của Đức Mẹ diễn ra ngay trong lịch sử quốc gia và đời sống nhân dân”.

Đức Phanxicô cũng đề cập tới một bài học khác của Đức Mẹ. Dựa vào lời Thánh Phaolô nói rằng Chúa Kitô là Ađam mới mà sự vâng lời thánh ý Chúa Cha đã khắc phục ách thống trị và nô lệ của tội lỗi và khai mở triều đại sự sống và tự do (cf. 1 Cor 15:24-25), ngài cho hay: tự do đích thực tìm thấy nơi việc âu yếm tuân theo thánh ý Thiên Chúa. “Từ Đức Mẹ, Đấng đầy ơn phúc, ta học thấy rằng tự do Kitô Giáo không phải chỉ là giải thoát khỏi tội. Nó là thứ tự do để nhìn thực tại trần gian một cách mới mẻ, thiêng liêng. Nó là thứ tự do để yêu Thiên Chúa và anh chị em ta bằng một quả tim trong sạch, và sống một cuộc sống hân hoan hy vọng chờ mong Vương Quốc Chúa Kitô”.

Vận động đường túc cầu Daejeon có sức chứa 50,000 người, gần như đã chật ních cả mấy tiếng đồng hồ trước khi Đức Phanxicô tới. Đám đông vẫy khăn trong tiếng vang hô "Viva il papa!" (Đức Thánh Cha vạn tuế!) chào đón ngài khi chiếc xe để hở một bên với mái che trên đầu từ từ tiến vào vận động trường.

Trước khi cử hành Thánh Lễ, Đức Phanxicô đã gặp khoảng hơn 10 người sống sót tai nạn chìm phà hồi tháng Tư và thân nhân những người đã qua đời trong tai nạn này đang đòi chính phủ phải điều tra vụ việc.

Phần lớn hơn 300 người tử nạn trong thảm họa trên là học sinh trung học đang đi du khảo. Các thân nhân của họ đang áp lực các nhà làm luật thiết lập một ủy ban điều tra độc lập và trong sáng. Đảng cầm quyền chống đối áp lực này vì cho rằng một ủy ban quốc hội không có quyền buộc tội.

Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, cho hay: Đức Phanxicô sẽ không can thiệp vào vấn đề mà chỉ an ủi các gia đình mà thôi. Một biểu ngữ ở bên ngoài vận đông trường có hình Đức Giáo Hoàng và câu “Xin ngài hãy lau khô nước mắt của các gia đình Sewol”.

Cha Lombardi không cho biết chi tiết nội dung cuộc gặp gỡ.

Sau Thánh Lễ, Đức Phanxicô dùng bữa trưa với một số người trẻ tham dự ngày hội rồi viếng thăm một đền thờ của thế kỷ 18 nơi vị linh mục Đại Hàn đầu tiên đã được dưỡng dục.

Người Công Giáo Đại Hàn chỉ chiếm khoảng trên dưới 10 phần trăm dân số 50 triệu, nhưng tỷ lệ này đang gia tăng. Có thời từng tiếp nhận các nhà truyền giáo ngoại quốc, nay Nam Hàn đang gửi nhiều linh mục tu sĩ do mình đào tạo đi truyền giáo tại các nước ngoài mà điển hình chói sáng và cảm động nhất là linh mục John Lee với tình khúc “Đừng khóc thương tôi, Sudan!”.

Nhìn khung cảnh buổi lễ trực tiếp truyền hình tại Daejeon trên kênh SkyNews, khán giả không khỏi nức lòng trước viễn tượng Giáo Hội Đại Hàn, vốn do các giáo dân trong nước gầy dựng nên đầu tiên, không linh mục, không đến cả bí tích đúng phép, nay quả thật không thua gì bất cứ một Giáo Hội đàn chị nào trên thế giới.
 
Đức Thánh Cha khuyên người Nam Hàn chống lại đường lối của chủ nghĩa vật chất
Bùi Hữu Thư
07:58 15/08/2014
Ngài nói Phúc Âm là thuốc giải độc cho tinh thần tuyệt vọng đang bành trướng trong các xã hội phồn thịnh

Hán Thành, ngày 15 tháng 8, 2014 (Zenit.org) – Hôm nay Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ Trọng, kính Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời tại Daejeon, Nam Hàn, ngài khuyên các giáo dân tụ tập đông nghẹt tại Vận Động Trường Túc Cầu Thế Giới hãy “chống lại đường lối của một chủ nghĩa vật chất đang bóp nghẹt các giá trị thiêng liêng và văn hóa."

Sinh hoạt thứ nhất trong ngày thứ hai của chuyến tông du 5 ngày của Đức Thánh Cha là Thánh Lễ công cộng, được cử hành bằng ba thứ tiếng: Ý, La Tinh và Đại Hàn. Ngài giảng bằng tiếng Ý, ngài ngưng lại bốn lần để được thông dịch sang tiếng Đại Hàn — vì ngài muốn giữ đúng với bản văn ngài đã soạn sẵn.

Nam Hàn ngày nay có khoảng 10% người Công Giáo, vì Giáo Hội ở đây đã bành trướng mau lẹ trong nhiều thập niên qua.

Đức Thánh Cha Phanxincô nhấn mạnh về những cám dỗ cộng đồng Kitô hữu đang lớn mạnh phải đối phó trong một xã hội Nam Hàn phồn thịnh.

Ngài nói: "Xin cho các Kitô hữu của quốc gia này trở nên một lực lượng quảng đại cho sự canh tân đời sống thiêng liêng tại mọi tầng lớp xã hội. Xin cho họ biết chống lại đường lối của chủ nghĩa vật chất đang bóp nghẹt các giá trị thiêng liêng và văn hóa chân chính, và tinh thần cạnh tranh không bị kiềm chế đang cấu tạo nên sự vị kỷ và xung đột. Xin cho họ biết từ chối các mẫu mực kinh tế vô nhân đạo đang tạo nên các hình thức nghèo đói mới và khiến cho có các công nhân bị loại ra ngoài lề, và nền văn hóa của sự chết đang làm giảm giá trị của hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa của sự sống, và vi phạm phẩm giá của mọi người nam, người nữ và trẻ em."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Đức Mẹ Maria mời gọi chúng ta phải hy vọng.

Ngài nói: "Trong Mẹ, tất cả mọi lời hứa của Thiên Chúa đã được chứng tỏ là đáng tin tưởng. Đăng quang trong vinh hiển, Mẹ bầy tỏ cho chúng ta biết rằng hy vọng của chúng ta là đích thực, ngay bây giờ chúng ta đang có niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn (Do Thái 6:19) ở nơi Chúa Giêsu đang ngự trị vinh quang."

Đức Thánh Cha tiếp: “hy vọng trình bầy trong Phúc Âm, là thuốc giải độc cho tinh thần tuyệt vọng dường như đang bành trướng như một thứ ung thư trong xã hội, bên ngoài rất giầu có, nhưng thường thì bên trong lại có cảm giác là buốn chán và trống rỗng. Khiến cho biết bao nhiêu người trẻ đang bị ảnh hưởng! Xin cho những người trẻ đang quây quần quanh chúng ta trong những ngày này được vui mừng và tin tưởng, và không bao giờ bị cướp mất đi niềm hy vọng!"

Đối với người Công Giáo Nam Hàn, hôm nay họ mừng hai lễ khác nhau, vì ngày 15 tháng 8 là ngày Lễ Độc Lập của Nam Hàn.

Đức Thánh Cha Phanxincô ghi nhận điều này: Người Nam Hàn theo truyền thống cử hành lễ này trong ánh sáng của kinh nghiệm lịch sử của họ, họ đã nhìn thấy sự cầu bầu của Mẹ Maria hoạt động trong lịch sử của quốc gia của họ và đời sống của dân tộc này."
 
Lá thư của Đức Thánh Cha gởi ông Ban Ki-moon về thảm trạng nhân đạo tại Iraq
J.B. Đặng Minh An dịch
20:14 15/08/2014
Kính thưa Ông Ban Ki-moon
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Tôi đã và đang theo dõi với một tâm trạng nặng nề và đau khổ các sự kiện đầy bi đát trong những ngày qua ở miền Bắc Iraq, nơi các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác đã bị buộc phải trốn chạy khỏi nhà cửa của mình và chứng kiến sự tàn phá những nơi thờ phượng và các di sản tôn giáo. Xúc động trước tình cảnh của họ, tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, người đã từng là đại diện của những vị tiền nhiệm của tôi, là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, tại Iraq, để bày tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi và bày tỏ mối quan tâm của tôi, và của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, trước những đau khổ không thể chịu đựng nổi của những người chỉ muốn sống trong hòa bình, hòa hợp và tự do trên mảnh đất cha ông mình.

Trên tinh thần đó, tôi viết thư cho ông Tổng thư ký, với những giọt nước mắt, sự đau khổ và tiếng kêu tuyệt vọng chân thành của các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác tại mảnh đất yêu dấu Iraq. Trong lời kêu gọi khẩn cấp gởi đến cộng đồng quốc tế hãy hành động để chấm dứt thảm kịch nhân đạo đang diễn ra, tôi khuyến khích tất cả các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm về an ninh, hòa bình, về luật nhân đạo và sự hỗ trợ cho người tị nạn, hãy tiếp tục những nỗ lực phù hợp với Lời Mở Đầu và các điều có liên quan của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Các cuộc tấn công bạo lực trải dài trên miền Bắc Iraq không thể không đánh thức lương tâm của tất cả những người nam nữ thiện chí với các hành động cụ thể của tình liên đới để bảo vệ cho những người bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa bởi bạo lực; và để bảo đảm đưa ra sự hỗ trợ cần thiết và cấp bách cho người tị nạn cũng như tạo ra các điều kiện cho họ được an toàn trở về thành phố, làng mạc và gia đình của họ. Những kinh nghiệm bi thảm của thế kỷ hai mươi, và sự hiểu biết cơ bản nhất về phẩm giá con người, đòi buộc cộng đồng quốc tế, cách riêng là qua các chuẩn định và các cơ chế luật pháp quốc tế, phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn và để chặn đứng ngay những hình thái bạo lực có hệ thống chống lại các sắc tộc, và các nhóm tôn giáo thiểu số.

Với lòng tin tưởng rằng thỉnh nguyện thư của tôi, trong đó tôi hiệp nhất với các Thượng Phụ các Giáo Hội Đông Phương và các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, sẽ được đáp trả tích cực, tôi xin nhân cơ hội này bày tỏ lòng quý trọng cao nhất dành cho ngài.

Từ Vatican, ngày 09 tháng tám năm 2014
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
 
Đức Phanxicô và thái độ khó hiểu của Bắc Hàn
Vũ Văn An
20:26 15/08/2014
Đức Phanxicô lần đầu tiên tới Nam Hàn để chủ tọa Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ sáu và phong chân phúc cho một số tử đạo Đại Hàn thế kỷ thứ 18 và 19. Nhưng Bắc Hàn đã nhân cơ hội này không những bác bỏ lời mời tham dự Thánh Lễ Hòa Giải do ngài cử hành tại Hán Thành, còn bắn phi tiễn trước và sau khi ngài tới Nam Hàn.

Jill Reilly của Mailonline ngày 15 tháng Tám thuật lại nhận định của phát ngôn viên bộ ngoại giao Nam Hàn rằng việc phóng phi tiễn này quả “rất khó coi”. Trong khi đó, dư luận báo chí địa phương cho hay hành động này nhằm chơi trội cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng. Bắc Hàn lên tiếng bác bỏ nhận định này, còn cho rằng chính cuộc thăm viếng đã chơi trội họ. Ít nhất thì đó cũng là lời tố cáo của khoa học gia về hỏa tiễn của Bắc Hàn, Kim In-Yong.

Viên chức này tố cáo thêm: Nam Hàn đưa ra lời tố cáo điên khùng liên kết việc chúng tôi thử hoả tiễn chiến lược với cuộc thăm viếng Nam Hàn của người gọi là giáo hoàng. Chúng tôi chỉ lấy làm lạ tại sao giáo hoàng, trong số rất nhiều ngày trong năm, lại chọn ngày chúng tôi đã dự trù phóng hỏa tiễn từ lâu để viếng Nam Hàn”.

Mailonline có đăng tấm hình chủ tịch Bắc Hàn điều khiển cuộc phóng phi tiễn lần này và nụ cười thoải mái của ông ta bệ vệ trong chiếc ghế kiểu đạo diễn được bao vây bởi các tướng tá cận thần đang cung kính ghi chép các lời “vàng ngọc” của lãnh tụ. Ngược với hình ảnh kế tiếp trong đó, Đức Phanxicô tươi cười vẫy tay với các người trẻ Á Châu tại Vận Động Trường Daejeon.

Khoa học gia họ Kim nói tiếp: “chúng tôi không có ý tưởng gì là tại sao ông ta lại thăm viếng miền Nam và chúng tôi không có bất cứ lưu ý nào tới bất cứ âm mưu nào ông ta dự kiến thảo luận với miền Nam”.

Tuy nhiên, Bình Những nhấn mạnh rằng các thử nghiệm này là để đánh dấu ngày 15 tháng Tám, ngày kỷ niệm lễ độc lập của Đại Hàn thoát ách chiếm đóng của Nhật năm 1945.

Hoa Kỳ bác bỏ cuộc phóng hỏa tiễn hôm thứ Năm vừa qua và cho biết đang nghiên cứu xem việc này có vi phạm nghị quyết của Hội Đồng An Ninh LHQ hay không. Marie Harf, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói rằng “chúng tôi liên tục kêu gọi Bắc Hàn hạn chế đưa ra các hành động khiêu khích kiểu này”. Harf cũng tỏ ra quan ngại trước việc Bắc Hàn không báo trước cho các tầu bè và máy bay trong vùng thử nghiệm.

Bắc Hàn biện minh cho cuộc thử nghiệm, coi nó như hành vi tự vệ chống lại cuộc tập trận của Mỹ và Nam Hàn sắp tới.

Nhưng riêng với Đức Phanxicô, nếu họ Kim muốn biết ngài có “âm mưu” gì thì nên đọc tường trình buổi lễ tại Daejeon: ngài chỉ khuyên cử tọa từ bỏ chủ nghĩa duy vật chất và các hệ thống thống kinh tế bất nhân chủ yếu gây hại cho giai cấp công nhân, giai cấp vốn là xương sống trên lý thuyết của Bắc Hàn!

Còn nói về các hành động, thì ngài đã chỉ an ủi những người sống sót và thân nhân các nạn nhân vụ chìm phà Sewol! Cuối buổi lễ, ngài nói thế này về họ: “Xin Chúa đón nhận người chết vào sự bình an của Người, an ủi những ai đang khóc thương và tiếp tục nâng đỡ tất cả những ai đã quảng đại tới giúp đỡ anh chị em mình!”.

Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho hay: một trong các thân nhân này, ông Lee Ho Jin, có con trai thiệt mạng, đã xin Đức Phanxicô rửa tội cho mình. Đức Phanxicô dĩ nhiên đồng ý và sẽ rửa tội cho ông vào hôm thứ Bẩy này tại Tòa Đại Sứ của Tòa Thánh tại Hán Thành.

Ấy thế mà ngài lại không được Bắc Hàn tiếp đó, dù gián tiếp bằng một thinh lặng tôn kính. Trong khi ấy, họ có người Công Giáo, thậm chí cả một Giáo Hội nữa. Chỉ có điều, trong khi người Công Giáo Nam Hàn hân hoan chào kính vị lãnh tụ tối cao của mình, thì người Công Giáo Bắc Hàn bị đàn áp nặng nề và những cuộc bắt bớ gần đây cho thấy các nhà truyền giáo tiếp tục bị càn quét.

Giáo Hội Bắc Hàn sống dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chính phủ và thực ra không được Tòa Thánh nhìn nhận, một phần vì các buổi thờ phượng ở đấy khó có thể được thừa nhận là Công Giáo đối với người bên ngoài.

Bên trong nhà thờ chính tòa duy nhất của Bắc Hàn có thánh giá, nhưng không có tượng chịu nạn. Các buổi phụng thờ hàng tuần có thánh ca và lời nguyện long trọng nhưng không có bí tích. Cũng không có linh mục: các giáo dân do nhà nước chỉ định chủ tọa các buổi lễ này.

Trước thái độ hết sức tiêu cực của Bắc Hàn, phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho hay: “Chúng tôi cảm thấy rất buồn trước kết quả này nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện để có dịp khác có thể cử hành Thánh Lễ với các tín hữu Bắc Hàn”.

So với Nam Hàn, nơi có hơn 5 triệu người Công Giáo, Bắc Hàn được ước tính có khoảng từ 800 tới 3,000 người Công Giáo. Con số đầu là ước tính của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Con số sau là ước tính của Hiệp Hội Công Giáo Đại Hàn, một cơ quan do chính phủ Bắc Hàn kiểm soát.

Trước khi có chế độ CS, Bình Nhưỡng có nhiều Kitô hữu hơn bất cứ thành phố nào của Đại Hàn, đến nỗi có biệt danh là “Giêrusalem của Đại Hàn”. Bình Nhưỡng cũng có tòa giám mục riêng.

Nhưng ngay đầu thập niên 1950, những hiện diện như thế đã bị xóa sạch và từ đó, Bắc Hàn duy trì gọng kìm sắt đối với mọi hoạt động tôn giáo. Không một định chế do Giáo Hội kiểm soát nào và không một linh mục nào còn hoạt động tại Bắc Hàn.

Làm người Công Giáo, tự nó, đã là một hành vi phạm pháp. Điều 14 hiến pháp năm 1948 dự liệu rằng các công dân “được tự do tôn giáo và tiến hành các buổi thờ phượng theo tôn giáo”. Nhưng vì các lý tưởng của Kitô Giáo và việc thờ phượng Chúa Giêsu không đồng nhịp với ý thức hệ chính trị rất ngặt nghèo của Bắc Hàn, nên các tín hữu luôn bị nghi ngờ.

Đức Phanxicô: chỉ có một Đại Hàn

Có nói tới chính trị đi nữa, Đức Phanxicô cũng chỉ nói tới khát vọng của mọi người Đại Hàn mà thôi. Thực vậy, theo tin CNA, khi đề cập tới việc phân chia giữa Bắc và Nam Hàn, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng cả hai là “một gia đình” và ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho việc tái thống nhất.

Ngài nói với giới trẻ tại Đền Thờ Solmoe, nơi sinh của vị linh mục đầu tiên người Đại Hàn, Thánh Andrew Kim Taegon: “Chỉ có một Đại Hàn, nhưng gia đình này đang bị phân chia”.

Ngài xin mọi người cầu nguyện cho “các anh chị em ở miền Bắc”, xin Chúa hướng dẫn họ tới hợp nhất và để qua một bên cái cảm thức thắng thua ngõ hầu ôm chặt lấy gia đình Đại Hàn duy nhất”.

Sau đó, ngài dừng lại và xin những người hiện diện dành một phút cầu nguyện trong thinh lặng cho việc thống nhất Nam Bắc Hàn.

Đức Phanxicô nói rằng: bất chấp các chia rẽ, “Đại Hàn là một gia đình”, nói cùng một thứ tiếng. Ngài nhắc lại câu truyện về anh em của ông Giuse trong Thánh Kinh: lên đường tìm thực phẩm trong cơn đói kém, nhưng điều qúy giá gấp vạn lần là họ tìm lại được người anh em mà chính họ đã bán làm nô lệ. Ngài nhận định: các người anh em này liên hệ tới Giuse vì họ có một ngôn ngữ chung. “Các anh chị em của các con ở Bắc Hàn nói cùng một thứ tiếng, và điều này khiến cha hy vọng cho tương lai của gia đình nhân loại”.

Điều cần là lòng tha thứ. Chính vì thế, Đức Phanxicô đề cập thêm tới dụ ngôn người con trai đi hoang, một dụ ngôn mà trước đó, các người trẻ đã diễn lại. Người con này đã can đảm lên đường về nhà cha mình. Người cha này chạy ra ôm chầm lấy con trước khi anh ta lên tiếng xin lỗi.

Bắc Hàn sắp có vị thánh đầu tiên

Cũng theo CNA ngày 15 tháng Tám, Bắc Hàn sẽ sớm có vị thánh đầu tiên của họ, vì năm ngoái, cái chết của Giám Mục Bình Nhưỡng, người bị mất tích năm 1949 do bàn tay lông lá của chính phủ Bắc Hàn, đã chính thức được Tòa Thánh nhìn nhận.

Ngay sau việc thừa nhân trên, Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đã xin Bộ Phong Thánh một “nihil obstat” đối với việc mở án phong chân phúc cho Giám Mục Phanxicô Hong Yong-ho và 80 đồng bạn.

Đức Cha Hong sinh tại Bình Nhưỡng năm 1906, được thụ phong linh mục tại Giáo Hội sở tại năm 1933, lúc Đại Hàn bị Nhật chiếm đóng.

Năm 1944, ngài được tấn phong giám mục và được cử làm giám quản tông toà Bình Nhưỡng và một năm sau, khi Thế Chiến II kết thúc, Đại Hàn bị chia đôi, phía Bắc bị Liên Xô chiếm đóng, phía Nam bị Hoa Kỳ chiếm đóng.

Hai miền không được thống nhất, và năm 1948, Bắc Hàn Cộng Sản và Nam Hàn Tư Bản đã chính thức được thành lập. Nhiều Kitô hữu rời bỏ miền Bắc. Năm 2006, Đức HY Nicôla Cheong Jin-suk, TGM Hưu Trí của Hán Thành, cho tờ 30 Ngày biết: tới năm 1950, Bắc Hàn đã sát hại 166 linh mục và tu sĩ.

Sau năm 1949, Đức Cha Hong bị cầm tù rồi mất tích, niên giám của Tòa Thánh vẫn coi ngài đứng đầu Giáo Hội Bình Nhưỡng dù “bị mất tích” cho tới năm 2013, lúc ngài 106 tuổi.

Đức HY Cheong nói rằng việc thừa nhận lâu dài coi vị giám mục trăm tuổi này như mất tích chứ chưa chính thức qua đời là một “nghĩa cử của Tòa Thánh muốn nói tới thảm cảnh mà Giáo Hội Đại Hàn từng hứng chịu nhưng vẫn đang vượt qua”.

Tòa Thánh còn đi xa hơn nữa bằng cách nâng tông toà đại diện Bình Nhưỡng lên hàng giáo phận vào năm 1962, dù đang bị chế độ Bắc Hàn áp chế.

Việc thừa nhận vào năm 2013 cái chết của Giám Mục Hong cho phép án phong chân phúc cho ngài được mở ra. Án phong chân phúc này là một trong các nhân tố khiến Giáo Hội Đai Hàn cổ vũ việc thống nhất Bán Đảo Đại Hàn.

Trong cuộc viếng thăm Nam Hàn lần này, Đức GH Phanxicô nhiều lần nói tới việc tái thống nhất và hòa giải và đã yêu cầu các người trẻ tại Đền Thờ Solmoe cầu nguyện cho ý chỉ này.

Trong mấy năm gần đây, Tổng GM Hán Thành đã được cử nhiệm làm giám quản giáo phận Bình Nhưỡng; Đức HY/TGM hiện nay, Andrew Yeom Soo-jung, từng lên tiếng kêu gọi hoà giải gữa Nam và Bắc Hàn từ ngày nhậm chức mục tử Hán Thành năm 2012.

Ngài chọn tổ chức thánh lễ nhậm chức vào ngày 25 tháng Sáu, kỷ niệm năm thứ 62 ngày khởi sự Chiến Tranh Triều Tiên; từ đó, ngài lấy hòa giải và hòa bình làm chủ đề then chốt cho sứ vụ giám mục của ngài.

Theo “Sở Tài Liệu” của Đài Phát Thanh Vatican, phát hành trước chuyến viếng thăm của Đức GH tại Nam Hàn, Đức HY Yeom đã có khả năng thực hiện cuộc viếng thăm ngắn ngủi Khu Kỹ Nghệ Kaesong, một khu rộng 25 dặm vuông nằm ở Bắc Hàn, nơi cả người Bắc lẫn người Nam Hàn được phép làm việc, vào hồi tháng Năm, 2014.

Việc phát triển Kaesong là dự án gần đây nhất cho thấy sự xích lại gần nhau giữa hai Đại Hàn mà về phương diện kỹ thuật thực sự vẫn đang lâm chiến kể từ ngày ký hiệp ước đình chiến năm 1953.

Đức HY Yeom thăm viếng khu tượng trưng cho hợp tác giữa Nam và Bắc Hàn, được gặp các công nhân ở đó và để lại cho họ một sứ điệp hy vọng và can đảm.

Đài Phát Thanh Vatican cũng thuật lại lời của Cha Timoteo Lee Eun-hyung, thành viên của Ủy Ban Hòa Giải Đặc Biệt, một nhóm do các giám mục Đại Hàn thiết lập để cổ vũ hòa giải và trợ giúp Bắc Hàn: “mục tiêu quan trọng hơn hết của ủy ban chúng tôi là phúc âm hóa Bắc Hàn, nơi hiện không có tự do tôn giáo”.

Ngài giải thích rằng “trước nhất, chúng tôi cố gắng tìm cách trao đổi ít nhất là thông tin, ngõ hầu chia sẻ tình thương của chúng tôi cho nhau. Rồi sau đó, trợ giúp nhân dân Bắc Hàn”.

Người ta dám hy vọng rằng mục tiêu phúc âm hóa miền Bắc sẽ được đẩy mạnh nhờ cuộc phong chân phúc sắp tới cho 124 vị tử đạo Đại Hàn thuộc mọi miền của Bán Đảo này. Và nếu án phong chân phúc cho Đức Cha Hong được đẩy mạnh, người Bắc Hàn có thể vững tâm có được thêm một vị bầu cử ở trên trời cho mình.
 
Đặc Sứ của Đức Thánh Cha gặp gỡ các quan chức, người dân ở Erbil, Iraq
Dũng Huy
21:20 15/08/2014
Đặc Sứ của Đức Thánh Cha gặp gỡ các quan chức, người dân ở Erbil.

Đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến nơi an toàn ở Erbil, Ngài đã gặp những người phải di dời và gặp gỡ với Tổng thống Iraq sau đó trong cùng một ngày - Phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết hôm Thứ 5 ngày 14 tháng 8.

Trong một cuộc họp báo ngày 14 tháng 8 với các nhà báo tại Seoul, Hàn Quốc, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm trong năm ngày. Cha Federico Lombardi loan báo rằng Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, đã gửi một thông điệp cho Đức Giáo Hoàng ngày hôm trước, nói rằng Ngài đã "đến an toàn tại Erbil"

Erbil là thủ đô của Iraq Kurdistan, nơi hàng trăm ngàn Kitô hữu và tôn giáo thiểu số khác đã chạy trốn khỏi sự đàn áp của Nhà nước Hồi giáo; Frbil cách trong vòng 50 dặm nơi vị trí được tổ chức bởi các chiến binh Hồi giáo.

Hãng tin Fides của Vatican cho biết Đức Hồng Y Filoni từ Jordan đến Irắc ngày 12 tháng 8.

Trong khi điều kiện của người phải di tản rất khó khăn, Đức Hồng Y Filoni kể lại rằng ngày hôm nay "một đứa trẻ được sinh ra" mọi người gọi đó là "một dấu hiệu của hy vọng."

Cha Lombardi cho biết trong thời gian ở Erbil, Đức Hồng Y Filoni đã gặp gỡ với các giám mục của khu vực và những người phải di tản tại nhà Đức Cha Bashar Warda, giám mục giáo phận Arbil ở miền bắc Iraq

Đức Thánh Cha gửi món quà như muốn đóng góp phần cá nhân của mình để giúp đỡ cho những người di tản, và cha Lombardi cho biết "Mọi người rất biết ơn Đức Thánh Cha."

Đức Hồng Y Filoni cũng đã gặp gỡ với chính quyền địa phương, bao gồm cả ông Masoud Barzani, chủ tịch khu vực tự trị của Iraq và Tổng thống Iraq Fuad Masum,

Ông Barzani một người Kurd thuộc nhóm dân tộc chủ yếu sống ở Kurdistan, hiện tại đang ở Iraq nói với Đức Hồng Y Filoni rằng "Chính phủ khu vực Kurdistan luôn có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ sự di dời các Kitô hữu và những người thuộc các tôn giáo thiểu số khác khi họ tìm nơi ẩn náu ở khu vực Kurdistan"

Ông Barzani nói thêm, tuy nhiên chính phủ trong khu vực "không thể cung cấp hỗ trợ đầy đủ" cho "số lượng người tị nạn."

Theo Liên Hợp Quốc số lượng người di tản ở Iraq khoảng 1,2 triệu, và ít nhất 10.000 người tị nạn Iraq ở Syria.

Đức Hồng Y Filoni là cũng nhận thức được vấn đề này, và nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn ngày 13 tháng 8 với các tờ báo của người Kurd "Xebat" rằng "tình hình của các Kitô hữu chạy trốn là tuyệt vọng, vì trong Erbil họ không biết làm thế nào để giúp hàng ngàn người. "

Vào ngày 10 tại Erbil, một thành phố có 1,5 triệu người nhưng hơn 70.000 Kitô hữu phải di dời.

Với trường hợp khẩn cấp tại Iraq, Liên Hợp Quốc đã thông báo ngày 14 tháng 8 '' Hãy tạo điều kiện, vận động thêm nguồn lực hàng hóa, vốn và tài sản đảm bảo cho người di tản''

Hội Caritas quốc tế đang làm việc ở tuyến đầu để giúp người tản. Laura Sheahen, nhân viên truyền thông của tổ chức, nói với CNA 12 tháng 8 rằng: "Trong sáu tháng tới, CRS (Caritas Mỹ) có kế hoạch hỗ trợ cho 30.000 gia đình" trong giáo dục, vật tư, và thực phẩm, cũng như chuẩn bị cho việc tái định cư lâu dài .

Ban Mục vụ viện trở Công Giáo nói rằng chi phí viện trở cho các Kitô hữu bị đàn áp ở Iraq và Syria khoảng 1.000.000 $ nhưng với nỗ lực mới được $ 320,000 và hiện tại đang tìm kiếm các nhà tài trợ hỗ trợ.

Bộ Ngoại giao Tòa Thánh cũng đang làm việc để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng quốc tế với hơn 1 triệu người di tản.

Trong những ngày gần đây, Tòa Thánh đã kêu gọi, thúc đậy mạnh mẽ với sự can thiệp nhân đạo để bảo vệ nhà cửa của họ.

Theo một nguồn tin tại các văn phòng của Liên hợp quốc ở Geneva, Tòa Thánh đã tổ chức nhiều cuộc gặp song phương nhằm thúc đẩy một phiên họp bất thường của Hội đồng Nhân quyền để thảo luận về hoàn cảnh của các Kitô hữu và tôn giáo thiểu số tại Iraq.

Phiên họp bất thường có thể được gọi là một phần ba trong số 47 thành viên của hội đồng, và có thể là một phiên họp bất thường sẽ được diễn ra trong tháng Chín.

Dự kiến tháng đó, Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ gặp khâm sứ Tòa Thánh (nuncios) tất cả các quốc gia ở Trung Đông để thảo luận về cuộc khủng hoảng.

Các chiến binh Hồi giáo cực đoan người Sunni, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông là một trong những phiến quân chiến đấu trong cuộc nội chiến Syria; mùa xuân này nó lan rộng hoạt động sang Iraq, chiếm quyền kiểm soát Mosul và những dải lãnh thổ ở phía bắc và phía tây của đất nước. Bây giờ họ tuyên bố và tự gọi mình là Nhà nước Hồi giáo.

Tất cả những người không phải người Sunni trong Nhà nước Hồi giáo đã bị bức hại như Kitô hữu, Yazidis, và người Hồi giáo Shia đã chạy trốn khỏi lãnh thổ.

Tại Syria vào ngày 13, Quân Hồi Giáo đã chiếm giữ một loạt các thị trấn nằm phía đông bắc trong tại Aleppo và gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có Akhtarin. Ngày 11 tháng 8 họ đã chiếm giữ thị trấn Iraq Jalawla, nằm ở tỉnh Diyala trong vòng 25 dặm của biên giới Iran.


Dũng Huy ( Theo Tòa Thượng Phụ Latinh Giêrusalem: abouna.org)
 
Top Stories
Aux jeunes d’Asie, le pape demande d’être missionnaires dans un « désert spirituel » croissant
Églises d'Asie
12:03 15/08/2014
Aux jeunes d’Asie, le pape demande d’être missionnaires dans un « désert spirituel » croissant

Au deuxième jour de sa visite en Corée du Sud, le pape François a rencontré les quelque 6 000 participants aux VIèmes Journées asiatiques de la jeunesse, au sanctuaire de Solmoe, dans l’après-midi du 15 août 2014. Devant ces jeunes asiatiques, le pape a déploré que le monde ressemble de plus en plus à ...

... un « désert spirituel » et exhorté les jeunes à rester « éveillés et alertes », à aller vers ceux qui souffrent de « pauvreté spirituelle ». Quittant son texte, il a également improvisé pour répondre aux questions de certains jeunes, assurant notamment qu’il y avait une « espérance » pour la réunification de la péninsule coréenne et invitant à prier à cette intention.

C’est sous une immense tente blanche que le pape François a rencontré les jeunes, au sanctuaire de Solmoe, à une centaine de kilomètres au sud de Séoul. Accueilli comme une véritable rock star par des jeunes enthousiastes, le pape a d’abord assisté à quelques spectacles colorés ; un immense sourire aux lèvres, il a ainsi observé avec intérêt une comédie musicale, aussi simple qu’explicite, de la parabole de l’enfant prodigue, mise en scène par des jeunes du diocèse de Cheju (Jeju)).

Puis le pape a écouté les témoignages de trois jeunes : une Cambodgienne lui demandant à l’aider à discerner entre vocation religieuse ou vie laïque, puis l’invitant à venir dans son pays pour béatifier les martyrs du régime des Khmers rouges ; un jeune de Hongkong, s’exprimant non en cantonais mais en mandarin, lui demandant que faire pour et avec les catholiques de Chine continentale et lui suggérant d’organiser des Journées mondiales de la jeunesse sur l’île rétrocédée à la Chine en juillet 1997 ; et enfin une jeune Coréenne, témoignant de son désarroi face à une société où la compétition entre les personnes semble sans limites et où l’argent et la réussite matérielle sont comme des idoles, et interpellant, elle aussi, le pape, demandant au souverain pontife son aide pour comprendre ses frères de Corée du Nord.

En saluant par la suite les trois jeunes, le pape François a fait une confidence au jeune Chinois qui lui avait également demandé le privilège de servir sa messe dans les jours à venir. Un peu plus tard, il a longtemps quitté son texte prononcé en anglais pour répondre, en italien, à certaines questions soulevées par les trois jeunes Asiatiques. Il a ainsi notamment affirmé qu’il y avait une « espérance » pour la réunification de la « famille divisée » qu’est la péninsule coréenne, invitant les quelque 6 000 jeunes à prier avec lui en silence à cette intention. « Vous parlez la même langue, pensez à vos frères du Nord, a poursuivi le pape, et quand en famille on parle la même langue il y a aussi une espérance humaine. »

Le pape François a également assuré à la jeune Cambodgienne qui l’avait interpellée qu’il se chargerait, à son retour à Rome, de lancer des recherches sur des dossiers de canonisation de son pays, qui ne compte pas encore de bienheureux et de saints reconnus par l’Eglise. Même si cela n’a pas été souligné par le pape, on peut ici signaler que le dossier de la cause de béatification de Mgr Joseph Chhmar Salas, nommé coadjuteur de Phnom Penh le 6 avril 1975 à l’âge de 38 ans et mort d’épuisement en septembre 1977 dans le Cambodge de Pol Pot, est en cours. Mgr Olivier Schmitthaeusler, actuel vicaire apostolique du Phnom Penh, a confié cette tâche à Mgr Yves Ramousse, l’un de ses prédécesseurs.

Dans son discours en anglais, le pape a centré sa réflexion sur le rôle missionnaire des jeunes, au regard du « témoignage héroïque des martyrs ». Reprenant le thème de ces VI 6ème Journées asiatiques de la jeunesse ‘Jeunes d’Asie, réveillez-vous. La gloire des martyrs brille sur vous’, il a expliqué comment le témoignage laissé par les martyrs d’hier ne devait pas rester seulement un objet de mémoire mais être une aide aujourd’hui pour que les jeunes catholiques fassent une rencontre personnelle avec le Christ. « Aujourd’hui, a expliqué le pape aux jeunes, le Christ frappe à la porte de votre cœur. Il vous appelle à vous lever, à rester éveillés et alertes, et à voir les choses qui, dans la vie, sont vraiment importantes. » « Mieux, a-t-il poursuivi, il vous demande d’aller sur les routes et sur les chemins du monde, frappant aux portes du cœur des gens, les invitant à le recevoir dans leurs vies. »

« Combien l’esprit du monde semble loin de cette magnifique vision et de ce projet », a ensuite reconnu le pape avant de poursuivre : « Combien de fois les semences de bien et d’espérance que nous essayons de jeter en terre semblent étouffées par les germes d’égoïsme, d’hostilité et d’injustice, non seulement autour de nous, mais encore dans nos cœurs. »

Puis le pape a confié sa préoccupation pour « l’inégalité croissante entre riches et pauvres dans nos sociétés », ou encore par les « signes d’une idolâtrie de la richesse, du pouvoir et du plaisir qui s’obtiennent à un prix très élevé dans la vie des hommes ». « Près de nous, tant de nos et jeunes de notre âge, même s’ils vivent dans un monde d’une grande prospérité matérielle, souffrent de pauvreté spirituelle, de solitude et de désespoir silencieux », a relevé le pape avant de dresser ce constat : « Dieu semble absent du tableau. C’est presque comme si un désert spirituel commençait à s’étendre à travers notre monde. » Et le pape de noter que « cela affecte aussi les jeunes, en leur volant l’espérance et même, dans trop de cas, la vie elle-même ». En Corée du Sud, le suicide est extrêmement élevé, en particulier chez les jeunes.

Enfin, revenant à la parabole du fils prodigue qui avait été mise en scène devant lui quelques minutes plus tôt, le pape a longuement développé le thème de la joie du pardon et de la miséricorde divine. Invitant les jeunes à « ne jamais désespérer », il a demandé aux prêtres et aux évêques d’« embrasser les pécheurs » et d’« être miséricordieux ». « Dieu jamais ne se lasse de pardonner », a-t-il ajouté, soulignant ainsi la centralité du pardon dans la vie chrétienne et rappelant en creux peut-être que le pardon est une valeur assez méconnue dans l’Asie confucéenne où prédomine le souci de préserver la face et l’impératif d’échapper au sentiment de honte.

Le sanctuaire de Solmoe est le lieu de naissance du P. André Kim Taegeon (1821-1846), le premier prêtre du pays ordonné en 1845 avant de mourir en martyr après seulement un an et un mois d’apostolat sacerdotal. Solmoe, qui évoque une colline recouverte de pins, est aujourd’hui un haut lieu de pèlerinage, en hommage aux nombreux martyrs qui vivaient dans la région.
 
A Daejeon, le pape François fustige « les modèles économiques inhumains » et « la culture de la mort »
Églises d'Asie
12:12 15/08/2014
A Daejeon, le pape François fustige « les modèles économiques inhumains » et « la culture de la mort »

Célébrant la messe de l’Assomption dans le World Cup Stadium de Daejeon, le 15 août 2014, le pape François a demandé aux chrétiens de s’opposer aux « modèles économiques inhumains » qui créent « de nouvelles formes de pauvreté ». Dans un pays qui connaît un nombre important ...

... d’avortements et un taux de suicide tristement record, il a aussi demandé aux fidèles de rejeter « la culture de la mort ».

Dans le grand stade de Daejeon, qui avait accueilli en 2002 la Coupe du monde de football, le pape François a également mis en avant l’espérance du message chrétien face au désespoir croissant, véritable « cancer » d’une société où la compétition est reine. Le pontife a souhaité que les catholiques coréens soient une force de « renouveau spirituel » dans la société, rapporte l’agence I-Media.

Au deuxième jour de cette visite pastorale en Corée, le pape est arrivé de Séoul en train à grande vitesse et non en hélicoptère, Daejeon étant située à quelque 150 km au sud de la capitale. Dans un stade comble, accueilli par l’évêque du lieu, Mgr Lazaro You Heung-sik, le pape François a célébré la messe devant environ 50 000 fidèles, tour à tour enthousiastes et recueillis. Dans son homélie, il a souhaité que les catholiques coréens puissent « transformer le monde selon le plan Dieu » et que l’Eglise du ‘pays du matin calme’ soit capable d’être « un levain de son Royaume au sein de la société coréenne ». La solennité de l’Assomption coïncide avec la fête nationale, commémorant le jour de la libération, le 15 août 1945, de l’occupant japonais.

« Puissent les chrétiens de cette nation être une force généreuse de renouveau spirituel dans les différents milieux de la société », a demandé le pape avant de souhaiter qu’ils « combattent l’attrait du matérialisme qui étouffe les valeurs spirituelles et culturelles authentiques, ainsi que l’esprit de compétition effréné qui génère égoïsme et conflits ». Et le pape François de souhaiter qu’ils « rejettent également les modèles économiques inhumains qui créent de nouvelles formes de pauvreté et marginalisent les travailleurs, ainsi que la culture de la mort qui dévalue l’image de Dieu, le Dieu de la vie, et viole la dignité de chaque homme, femme et enfant ».

Le pape François a alors présenté « l’espérance offerte par l’Evangile » comme « l’antidote à l’esprit de désespoir qui semble croître, tel un cancer, dans une société qui est extérieurement nantie mais qui fait souvent l’expérience de la tristesse intérieure et du vide ». « A combien de nos jeunes ce désespoir a fait payer son tribut », a déploré le pape dans un pays où le suicide des jeunes est particulièrement élevé, en particulier en raison de la crise et de l’esprit de compétition dominant. « Puissent ces jeunes qui nous entourent ces jours-ci avec leur joie et leur confiance, n’être jamais privés de leur espérance », a finalement souhaité le pape.

C’est en italien que le pape a prononcé son homélie, qui était traduite au fur et à mesure en coréen pour des fidèles particulièrement recueillis. Dans ce pays profondément confucéen et respectueux des formes reçues des anciens, les femmes étaient, pour beaucoup d’entre elles, coiffées d’une mantille blanche.

Au terme de la messe, le pape François a particulièrement prié pour les victimes du naufrage du ferry Sewol qui, le 16 avril dernier, avait causé la mort de 293 passagers et fait 10 disparus, au large des côtes de la Corée du Sud. Lors de la prière de l’Angélus, le pape a ainsi souhaité confier à la Vierge Marie « tous ceux qui ont perdu la vie dans le naufrage du ferry Sewol, ainsi que ceux qui continuent d’être affectés par ce grand désastre national ».

« Puisse le Seigneur recevoir les défunts dans sa paix, consoler ceux qui sont endeuillés et continuer de soutenir ceux qui, si généreusement, sont venus en aide à leurs frères et sœurs », a poursuivi le pape avant de souhaiter que « ce tragique événement qui a rassemblé tous les Coréens dans le chagrin, confirme leur engagement à œuvrer ensemble dans la solidarité pour le bien commun ».

Avant de célébrer la messe, le pape avait rencontré en privé une dizaine de survivants de la catastrophe, ainsi que des proches des victimes. Le père d’un jeune lycéen décédé dans le naufrage a demandé au pape François de le baptiser. Le pape a accepté de célébrer ce baptême en privé, le 16 août au matin, à la nonciature apostolique à Séoul. Cet homme, Lee Ho-Jin, se prépare au baptême depuis deux ans et a effectué, avec d’autres, un pèlerinage de 900 km à pied entre sa ville d’origine et le port de départ du Sewol.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tản mản về ngày Thánh Mẫu 2014 tại Missouri
Nguyễn Đông-Khê
10:38 15/08/2014
Tản Mạn Về Ngày Thánh Mẫu 2014 Tại Missouri.

Tôi đã tham dự Ngày Thánh Mẫu Missouri lần đầu tiên vào năm 1981, lúc chân ướt chân ráo đến định cư tại Houston Texas! Là một người vượt biên bằng đường bộ, vượt qua rừng sâu, uống nước ao tù, đã từng sống qua các trại tị nạn NW9, trại Chonburi bên Thái Lan, trại Galang bên Nam Dương, nên tôi biết thế nào là đời sống người tị nạn!

Sau 33 năm trở lại Ngày Thánh Mẫu lần này, là cảnh trời mới và đất mới, cả về tổ chức lẫn nội dung, cơ sở kiến trúc lẫn số người tham dự. Từ vài ngàn người của những năm đầu tiên từ năm 1978, thì nay đã tăng lên tới mức kỉ lục là 80,000 người cho năm nay 2014. Rút tỉa kinh nghiệm từ 36 năm trước cho đến nay, Dòng Đồng công tại Hoa Kì đã tạo được nhiều thành tích đáng nể đối với chính quyền và giáo quyền địa phương. Thành tích ấy mỗi lúc một gia tăng thêm, lôi cuốn khách hành hương đến từ nhiều quốc gia trên thế giới trong mấy ngày đại hội, bất kể sự cố lật xe 17 người đã tử nạn vào năm 2008. Khách hành hương đến từ Âu sang Á, từ Úc đến Việt Nam, từ Canada đến Hoa Kì, điểm gặp gỡ hội tụ của mọi người là "Ngày Thánh Mẫu" tại Carthage- Missouri, vào cuối tuần thứ nhất trong tháng 8 hàng năm. Người đến tham dự trước là hành hương, sau là hàn huyên gặp gỡ, một công hai ba chuyện, bất chấp mọi khó khăn vì thiếu thốn tiện nghi, vì thời tiết khắc nghiệt, ngủ đường ngủ lều, mọi người đã có dịp sống lại lối sống tập thể tương tự như hồi còn ở trại tị nạn, họ bày tỏ tinh thần sống hài hòa, chấp nhận, sống khổ sở thiếu thốn trong một vài ngày, ở giữa một thành phố thật nhỏ chỉ 15,000 người, với lượng người lớn hơn gấp trên 5 lần cư dân địa phương! Khách hành hương ào ào tuôn đến, tràn ngập khắp mọi ngõ ngách, la liệt nào xe tải lớn, nào xe buýt, nào xe riêng lớn nhỏ... Chỗ nào cũng là bãi đậu xe với lều bạt giăng mắc tứ phía tại các khu vực được ban tổ chức chỉ định. Hàng quán từ các cộng đoàn khắp nơi đến dựng lên thật xôm tụ, với những bảng tên thật hấp dẫn như "Biến Nhớ", "Hương Quê", "Phú Cường", "Boba", "Quán Trái Cây"... Lại có cả các quầy dành cho các hội từ thiện, quầy giới thiệu ơn gọi tu trì cũng được dựng lên dọc theo hai bên đường: Dòng Trinh Vương, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Ngôi Lời, Dòng Đa minh... Mỗi quán mỗi vẻ, mỗi dòng mỗi nét, tạo một bầu khí thật vô cùng sinh động giữa một rừng người trong lòng đại hội!

Tôi ở chung lều vải với anh bạn tốt bụng cùng giáo xứ trong 3 ngày hành hương, chỉ về đến lều ngủ đêm vào quãng 11 giờ đêm, đi xếp hàng vào nhà tắm rửa, tiện nghi dù thiếu thốn, nhưng dư sức làm trôi đi những bụi bậm và oi bức, suốt một ngày ở bên ngoài với sức nóng khắc nghiệt của của mùa Hè. Về lều, chui vào túi ngủ, giấc ngủ chập chờn chợt đến rồi lại đi vì lạ chỗ, lạ giường vì nằm trên nền đất! Quãng 6 giờ sáng, sau khi nghe tiếng trò chuyện bên ngoài của người ở các lều bên cạnh, là những người đi chung xe buýt với nhau, tôi trỗi dậy, cấp tốc đi xếp hàng làm vệ sinh cá nhân, xong xuôi, vác ba lô đựng máy hình, lại lên đường đi lang thang để ghi nhận các hình ảnh trân quí tại các lều trại, nơi Công trường Nữ Vương Hòa bình, tại các buổi hội thảo, nơi cử hành thánh lễ, trong suốt 3 ngày đại hội!

Cơ hội lắm khi chỉ đến có một lần, nếu như không nắm bắt hình ảnh vào lúc này, ở thời điểm này, thì có khi sẽ không còn cơ hội khác, vào khoảng cách thời gian hay không gian khác, vì dòng sinh mệnh cứ mãi luân lưu chuyển dịch mà ta không thể tắm trên cùng một dòng sông cuộc đời! Ngoài kia, tiếng loa phóng thanh tìm người thân quen, khu vực Đức Mẹ bồng Chúa Con nơi Công trường Nữ Vương Hòa bình là địa điểm tập trung và hẹn gặp của vô số con người. Ánh mắt và nụ cười thật rạng rỡ khi gặp lại nhau sau 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn thế nữa! Kể đâu cho hết, nói sao cho cùng, tay bắt mặt mừng, không gian và thời gian như ngừng đọng vào chính lúc gặp lại nhau! Đã có những giọt nước mắt và tiếng cười vui rạng rỡ, niềm vui thật trọn vẹn với Tình Chúa, tình Mẹ, và tình người, ở giữa một rừng người bao la bát ngát! Đây là cơ hội đổi mới tâm linh, hiến dâng thân xác nhọc nhằn với mưu sinh kiếm sống, nhưng nhờ Người, với Người, và trong Người, cùng Mẹ Chí Thánh của Người, tất cả đều biến thành hồng ân của tình Chúa và tình Mẹ! Tìm đến lắng nghe lời thuyết giảng của nhiều diễn giả khác nhau như Linh mục Vũ Thế Toàn SJ, Linh mục Nguyễn Ngọc Thụ, AC Vũ Hưng & Kim Anh- AZ, Linh mục Phạm Hữu Độ CMC, Linh mục Nguyễn Khắc Hy SS, Ông Cao Tấn Tĩnh, Linh mục Hà Quốc Dũng CssR... Mỗi người mỗi vẻ, cung cấp lương thực tâm linh cho người tham dự theo từng đề tài!

Tất cả đều nhắm về chủ đề "Gia đình": "Trẻ Giê-su về nhà và vâng phục cha mẹ" (Lc 2:51). Nét độc đáo gây ấn tượng nhất cho tôi là sự tham dự của rất nhiều người trẻ, từ các cộng đoàn khắp nơi, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, các ca đoàn thuộc các cộng đoàn khác nhau! Người trẻ đã bày tỏ đức tin qua những phút giây lãnh nhận bí tích hòa giải lộ thiên, đã thảo luận sôi động trong các khóa hội thảo! Họ đã dựng lên một hoạt cảnh diễn tả về hành trình vượt thoát khỏi ngục tù, tìm đến bến bờ tự do, thể hiện niềm tin của mình, với phong cách đầy sáng tạo, tạo xúc động cho rất nhiều người trong đêm văn nghệ đầu tiên! Rất đông người trẻ đã tìm đến các buổi hội thảo dành cho giới trẻ chật ních không còn chỗ ngồi, phải tràn lên cả sân khấu! Họ tham dự với khuôn mặt rạng rỡ, toát ra niềm vui, hứa hẹn một tương lai tươi sáng, vì tuổi trẻ chính là tương lai của Giáo Hội! Theo luật tuần hoàn, tre già thì măng mọc, người già sẽ từ từ theo nhau đi vào bóng tối, nhường chỗ cho các thế hệ trẻ lần lượt đứng lên tiếp nối. Việc chuyển trao công việc thật êm ả, ngay tự bây giờ, để người trẻ đứng ra nhận lấy trách nhiệm, gánh vác giang sơn và Giáo Hội! Tuổi trẻ chính là người tiếp nối truyền thống cha ông để lại, duy trì bản sắc dân tộc, và tùy theo ơn gọi của mình, hình thành một kiểu mẫu người Việt Nam thật nhân bản: "Yêu người, yêu tổ quốc, yêu Giáo Hội!"

Dòng Đồng Công đã và đang là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cao cả đó! Với biết bao hi sinh và cầu nguyện, Đại hội Thánh Mẫu Missouri đã tạo được một truyền thống nối kết tình Chúa, tình Mẹ và tình người với nhau! Đã có biết bao nhiêu tâm hồn đã được đổi mới từ những ngày hành hương này? Đã có biết bao nhiêu gia đình sắp tan vỡ, hàn gắn lại được với nhau qua những ngày tĩnh tâm này? Đã có biết bao con người sống không định hướng mà nay tìm được hướng đi đích thực? Đã có biết bao con chiên lạc bầy, nay tìm về đàn chiên và chủ chiên? Đã có biết bao nhiêu ơn gọi tu trì nảy sinh khi nhìn thấy những hình ảnh tuyệt vời của người mục tử, biết đến nhu cầu của chiên, và luôn xót thương đoàn chiên thiếu người dẫn dắt? Đã có biết bao con người được đánh động và có được những cảm xúc thánh thiêng khi lắng nghe lời ca tiếng hát, cung bậc du dương thánh thót, cảm được lời ca, qua công phu tập luyện của nhạc trưởng và các ca viên, đã quii tụ kết thành một tổng hợp tuyệt vời từ những địa phương khác nhau?

Nay, những núi rác khổng lồ của những ngày đại hội đã để lại đằng sau lưng, không còn những rộn rã tấp nập đông người, lều trại đã được cuốn đi mất dạng, xe cộ vẳng lặng thưa thớt, đường xá nay có chút hoang sơ so với những vội vã ra đi! Thành phố Carthage trở về nguyên trạng! Khách hành hương phải về với đời sống bình thường! Cuộc trở về nhà Cha, sớm hay muộn, mãi là đích đến của một đời người, dù muốn hay không, vì đời người có khác gì một cuộc hành hương?

Xin tri ân các tu sĩ Dòng Đồng Công, tri ân các vị giảng thuyết đã công phu hiến tặng các món ăn tinh thần cho khách hành hương, trên hành trình lữ thứ! Xin tri ân tất cả những ai âm thầm đóng góp trong việc hình thành ngày Thánh Mẫu. Xin tri ân tất cả và từng người, những vị khách hành hương đã xây dựng tình Chúa qua tình người.

Hẹn gặp lại vào những ngày này sang năm!

Nguyễn Đông-Khê

Ngày áp lễ Mẹ Lên Trời

14-8-2014
 
Đại hội La Vang lần thứ 30 với chủ đề ''Phúc âm hóa đời sống gia đình''
Trương Trí
12:08 15/08/2014
ĐẠI HỘI LAVANG LẦN THỨ 30 VỚI CHỦ ĐỀ “PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”

Ngày 13/8:

Thời tiết tháng 8 ở vùng đất gió Lào Quảng Trị thật khắc nghiệt, đường sá lại đang làm nham nhở suốt cả quốc lộ 1A từ Nam chí Bắc, nên dọc đường xe cộ đi lại hết sức vất vả, bụi bặm.

Trưa ngày 13/8, có mặt tại La vang, lúc này đã có khá nhiều đoàn xe đổ dọc đường vào Thánh địa và trong các vườn nhà dân. Lượng người hành hương lúc này vẫn còn thưa thớt, theo ước lượng của chúng tôi thì chỉ mới khoảng 50 ngàn người.

Xem Hình

Đúng 2 giờ chiều, Ban Tổ chức Đại hội long trọng đón đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam về dự Đại hội. Cha Quản nhiệm Giacôbê Lê Sĩ Hiền và Cha G.B. Lê Quang Quý Hạt trưởng hạt Quảng Trị tươi cười chào đón các vị Tổng Giám mục và Giám mục, Cha Quản nhiệm trân trọng trao logo Đại hội cho Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Sài Gòn; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Huế; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Mỹ Tho; Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Chủ tịch UB Truyền thông HĐGM Việt Nam, Giám mục Phú Cường; Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch UB Loan báo Tin mừng, Giám mục Phụ tá Hưng Hoá; Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội; Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân Tổng Đại diện Sài Gòn; Cha Antôn Dương Quỳnh Tổng Đại diện Huế và quí Cha tháp tùng. Tiếp đó, quí Đức Cha cùng tiến lên Linh đài dâng lên Mẹ những lẵng hoa tươi thắm.

Chương trình Khai mạc Đại hội lúc 17 giờ, từ Lễ đài vang vọng tiếng MC của Cha Micae Hy Lê Ngọc Bữu nhắc nhỡ cộng đoàn về việc HĐGM Việt Nam chọn năm 2014 là năm “Phúc âm hoá đời sống Gia đình”, đồng thời nhấn mạnh đây cũng là chủ đề của Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30 này. Suốt trong năm 2014 này và mãi mãi, đặc biệt trong 3 ngày Đại hội tất cả mọi thành phần con cái Mẹ cùng nhau Phúc âm hoá Đời sống gia đình: Cha - Mẹ - Con cái tham gia tích cực vào đời sống cầu nguyện – loan báo Tin mừng, yêu thương – chung thuye và bảo vệ sự sống.

Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cùng quí Giám mục dâng Hoa lên Mẹ La vang, Mẹ chí thánh. Đức Tổng Giám mục Huế xướng kinh Lạy Thánh mẫu La Vang, cộng đoàn sốt sắng dâng lời kinh lên Mẹ cầu xin Mẹ luôn đồng hành với Giáo Hội Việt Nam để trở thành những chứng nhân Tin mừng, nhất là trong năm Phúc âm hoá đời sống gia đình này.

Hai Đức Tổng Giám mục tiến đến cắt dây thả 3 khinh khí cầu tượng trưng cho 3 Tổng Giáo phận Hà Nội – Huế - Sài Gòn, mang theo biểu tượng của Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30.

Những màn trống vũ do Hội dòng Mến Thánh giá Huế kết thúc phần khai mạc Đại hội.

Mở đầu Thánh lễ khai mạc, Cha Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Huế Antôn Dương Quỳnh thay mặt Ban Tổ chức giới thiệu với cộng đoàn hành hương: Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Sài Gòn chủ tế Thánh lễ; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Huế; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Mỹ tho; Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Bà Rịa; Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Phú Cường; Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng; Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội; Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Hưng Hoá, quí Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục Phaolô chia sẻ: Cuộc đời của Mẹ luôn tìm kiếm Chúa, mang Chúa đến cho người khác. Mẹ cũng đã mang tình yêu thương đến La vang này, Mẹ dạy chúng ta tin tưởng và tín thác vào Thiên Chúa, Thiên Chúa luôn ban Chúa Thánh thần xuống cho chúng ta.

Mẹ La Vang dạy chúng ta cầu xin Chúa, gần gủi Chúa, Mẹ La Vang chính là Mẹ đầy ơn phúc, chính nhờ vào sự gần gũi của Mẹ đối với Giáo Hội Việt Nam nên Mẹ được gọi là “Mẹ phù hộ các giáo hữu”.

Cuộc rước kiệu Thánh Thể long trọng vào lúc 20 giờ do Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long chia sẻ và suy niệm, Thánh Thể là Bí tích tình yêu do chính Chúa Giêsu lập ra để cho trần gian những ai tin thì được sống và sống dồi dào. Ngài đã truyền cho Hội Thánh của Ngài phải cử hành Bí tích Thánh thể để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Ngài và sự sống lại vinh hiển. Đức Cha Anphong mời gọi mọi người hãy noi gương Mẹ Maria luôn yêu mến và tôn sung Thánh Thể để được hưởng dồi dào ân sủng của Thiên Chúa.

Ngày 14/8:

Thánh lễ sáng vào lúc 6 giờ do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Mỹ Tho chủ tế.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế nói: Ngay từ sang sớm, chúng ta tụ họp nơi đây để cùng Mẹ La Vang dâng lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và mỗi một gia đình chúng ta.

Trong bài giảng lễ, Ngài chia sẻ: Mới sang ra, Mẹ đã mời chúng đi dự tiệc cưới. Mở đầu Tin mừng của Thánh Gioan, Ngài thuật lại phep lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã làm là tại tiệc cưới, điều này cho chúng ta thấy hôn nhân và gia đình rất là quan trọng. Mẹ Maria và Chúa Giêsu đã cảm thong và chia sẻ nổi lo lắng của gia đình chủ tiệc vì hết rượu. Chúa Giêsu và Mẹ cũng quan tâm đến mỗi gia đình chúng ta như vậy, để nâng đỡ, ủi an và cứu chữa cho chúng ta.

Vào lúc 14 giờ, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cùng toàn thể cộng đoàn hành hương hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri, Đại diện Đức Thánh Cha đến tham dự Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30, cùng đi với Ngài có Đức Tổng Giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn; Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Bắc Ninh; Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Qui Nhơn; Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn.

Sau khi cha Quản nhiệm trao logo đại hội cho các Ngài, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri cùng phái đoàn tiến về Linh đài dâng hoa lên Đức Mẹ La Vang. Xin Mẹ ban muôn phúc lành cho cộng đoàn hành hương.

Ngài cũng đã đến thăm công trường xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.

Buổi tối, vào lúc 17giờ, lễ Vọng Kính Đức Mẹ hòn xác lên trời do Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha chủ tế cùng với 15 Giám mục đồng tế.

Lúc này, giòng người hành hương càng lúc càng rất đông, trên các nẽo đường vào Linh địa hầu như đã nêm chặt xe cộ, từng đoàn người nườm nượp tiến vào. Trên cả quảng trường và chung quanh Lễ đài rộng chừng 5 hecta đã không còn chổ chen chân, Ban Trật tự phải dốc hết khả năng để ổn định trật tự cho buổi lễ. Theo nhận định của chúng tôi, lúc này khách hành hương đã lên đến chừng 200 ngàn người.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha chào mừng Đại hội và gởi lời chúc của Đức Thánh Cha đến HĐGM Việt Nam và Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30.

Trong bài chia sẻ, Ngài trước hết gởi lời chào than ái đến Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê và Giám mục, linh mục và cộng đoàn. Ngài nói: Với tư cách Đại diện Đức Thánh Cha, tôi mang phép lành của Đức Thánh Cha đến với anh chị em. Hôm nay là ngày đầu tiên Đức Thánh Cha tong du đến Hàn quốc, chúng ta tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Ngài.

Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha bày tỏ niềm cảm xúc sâu sắc với HĐGM Việt Nam khi quyết tâm xây dựng một ngôi Thánh đường bề thế nơi đây để Kính Đức Mẹ La Vang. Hôm nay dân Chúa xây dựng ngôi đền để Đức Maria là “Hòm Bia mới”, nơi Thiên Chúa ngự trị. Xin anh chị em cầu nguyện để chúng ta có được ngôi đền thờ toàn quốc nơi đây.

Trong bài huấn từ, Ngài mời gọi mọi người hãy chiêm ngắm Gia đình Thánh gia, các Ngài đã hoàn tất ý định của Thiên Chúa. Các gia đình Kitô hữu phải có khả năng thưa lên như Đức Maria: “Không phải vì tôi, nhưng để cho ý định của Thiên Chúa được thành sự”. Chúng ta chiêm ngắm đời sống cầu nguyện rất sâu của Mẹ cũng do ảnh hưởng từ cha mẹ mình. Vì thế, tôi muốn kêu gọi anh chị em, các bậc cha mẹ, hãy trao cho con cái mình Đức Tin, một đời sống cầu nguyện.

Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, đặc trách tài chính công trình xây dựng Vương Cung Thánh đường chia sẻ với cộng đoàn về việc xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang. Kinh phí dự trù là trên 500 tỷ, một con số không nhỏ nên rất cần đến sự cộng tác của anh chị em là con cái Mẹ ở khắp nơi, vì con cái Việt Nam rất yêu mến Mẹ La Vang. Ngài mời gọi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa, với khoảng 2 triệu gia đình Công Giáo tại Việt Nam, mỗi gia đình hãy dành một con heo đất để góp phần vào công trình xây dựng Vương cung Thánh đường.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha ban Phép lành Toà Thánh cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.

Ngày 15/8:

Suốt cả đêm qua cho đến tờ mờ sang, nhiều đoàn xe vẫn tiếp tục tiến về Linh địa La Vang. Vào khoảng 12 giờ đêm, tại Quảng Trị trời đổ mưa giông rất to, sấm chớp sang trời, vậy mà như một phép lạ của Mẹ che chở: Chỉ cách nhau 1km theo đường chim bay, vậy mà tại Linh địa không có một giọt mưa nào. Vì chỉ cần mưa lớn là mọi người sẽ giẫm đạp lên nhau tìm nơi trú ẩn, tại Linh địa giờ này không còn một chổ nào trống.

Đúng 6 giờ sang, khi mặt trời còn chưa lên, cuộc rước Kiệu Đức Mẹ trọng thể được bắt đầu dứoi sự hướng dẫn suy niệm của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Trí, Giám mục Đà Nẵng. Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế dâng hương trước bàn kiệu Đức Mẹ.

Đức Cha Giuse mở đầu: Chúng ta về đây vì yêu mến Mẹ, chime ngắm Mẹ, tôn vinh Mẹ, quyết bước theo Mẹ để được gặp gỡ Chúa Giêsu. Xin Mẹ cho chúng ta theo Mẹ, Mẹ đến đâu chúng ta đến đó. Để gặp được Chúa Giêsu, nguồn Ơn Cứu độ của chúng ta.

Đoàn kiệu chỉ do các vị Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và một số đại diện các hội đoàn, cùng anh chị em dân tộc thiểu số, vậy mà Thánh giá dẫn đầu về đến Linh đài nhưng bàn kiệu cũng chỉ mới đi được ½ quảng đường. Mỗi chục kinh Mân côi, Đức Cha Giuse lại hướng cộng đoàn suy niệm về cuộc đời của Mẹ.

Từ xưa đến nay, người dân địa phương ít biết đến 2 từ hành hương mà họ chỉ gọi một cách rất đơn sơ là “Kiệu La vang” để chỉ về việc hành hương La Vang. Kỳ hành hương thường niên người ta gọi nôm na là “Kiệu nhỏ” và Đại hội hành hương 3 năm một lần là “Kiệu lớn” để nói lên sự long trọng của Đại hội.

Bàn kiệu Đức Mẹ ổn định trang trọng trước Linh đài, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê long trọng xông hương kính Mẹ kết thúc buổi rước kiệu để bước vào Thánh lễ trọng thể Kính Đức Mẹ hồn xác lên trời.

Đoàn đồng tế do Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế từ Linh đài Đức Mẹ long trọng tiến về Lễ đài. Cùng đồng tế có 15 vị Giám mục và Tổng Giám mục, trong đó có Đức Cha Stêphanô Tri Bữu Thiên, Giám mục Cần Thơ, trên 300 linh mục từ khắp nơi trong nước và hải ngoại. Lúc này cộng đoàn hành hương đã lên đến gần 300 ngàn. (Cách ước tính của chúng tôi dựa trên cơ sở: khu vực cộng đoàn tham dự Thánh lễ rộng chừng 7 hecta, theo mật độ 4người/1m2 thì đã 280 ngàn người. Chưa tính số người đứng rãi rác chung quanh.)

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê nói: Về với Mẹ La Vang trong những ngày Hè oi bức, khí hậu nghiệt ngã, thiếu mọi tiện nghi, ăn chay nằm đất, nhưng chúng ta muốn thưa lên với Mẹ rằng: không gì có thể ngăn cản được con cái Mẹ trở về La Vang, dù phải chấp nhận gian khổ, vì Mẹ yêu con và tình con mến Mẹ. Về với Mẹ trong những ngày này, khi công trình xây dựng Vương cung Thánh đường dâng kính Mẹ còn đang xây dựng. Chúng con biết Mẹ vui khi nhìn thấy rất đông con cái Mẹ rộng long quảng đại đóng góp, để công trình nhà Mẹ sớm hoàn thành tốt đẹp như Hội đồng Giám mục đã kêu gọi.

Về với Mẹ La Vang hôm nay, trong năm mục vụ Phúc âm hoá Gia đình, chúng con khẩn cầu Mẹ cho tất cả mỗi gia đình chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, để Lời Chúa sinh hoa kết trái trong cuộc sống hàng ngày và biết ra đi chia sẻ Tin mừng với tất cả mọi người.

Về với Mẹ La Vang hôm nay, khi nhiều vùng đất trên thế giới đang còn chiến tranh hận thù, nhiều người vô tội đang bị tàn sát. Chúng con nài xin Mẹ là Nữ vương hoà bình thương ban cho thế giới được bình an, xoá bỏ hận thù và biết yêu thương nhau…

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái bình chia sẻ: Mỗi gia đình chúng ta được Chúa tiên liệu trong một chương trình kỳ diệu, đó là bảo vệ sự sống. Nhiều cha mẹ và nhiều bạn trẻ hiện nay đã không còn tin, không còn đón nhận và bảo vệ sự sống nữa. Họ dễ dàng giết chết con trẻ, thậm chí không còn bảo về sức khoẻ thai nhi.

Thiên Chúa đã trao ban Đấng Cứu độ cho các bậc làm cha mẹ, cha mẹ là những cộng tác viên để trao ban Đấng Cứu độ cho con cái.

Phần dâng lễ vật với chủ đề: “Tứ Đại đồng đường” do những gia đình và con cái thuộc Giáo xứ Chính toà Phủ Cam, những gia đình gương mẫu trong việc giáo dục con cái, sống Đức Tin và rao giảng Tin mừng qua những hoạt động năng nổ trong giáo xứ. Dâng lên Thiên Chúa những lễ vật tượng trưng cho hoa màu ruộng đất là công sức của con người làm nên, là những ưu tư vui buồn trong cuộc sống của mỗi một gia đình.

Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri, Đại diện Đức Thánh Cha phát biểu: Tôi xin đại diện Đức Thánh Cha mang đến phép lành của Ngài và lời chúc phúc của Ngài cho tất cả mọi người hiện diện nơi đây. Hôm qua, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Trưởng ban tài chính của công trình kiến thiết La Vang đã kêu gọi anh chị em, không chỉ những người giàu có mà tất anh chị em từ khắp muôn phương. Hiện nay kinh phí còn thiếu rất nhiều, vậy lấy ở đâu ra, Thưa rằng ở tấm lòng của anh chị em, vậy anh chị em hãy đầu tư để được phần thưởng đời đời trên nước Trời.

Cha Quản nhiệm trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Giacôbê Lê Sĩ Hiền đọc lời cảm ơn, Ngaì tỏ bày lòng tri ân đối với HĐGM Việt Nam, đặc biệt Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri đại diện Đức Thánh Cha. Quí cha và toàn thể cộng đoàn. Ngài cũng cảm ơn các ban nghành đoàn thể đã tích cực cộng tác góp phần cho thành công của Đại hội. Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là về an ninh trật và giao thông, nhất là đã quan tâm hoàn thành 2 con đường từ quốc lộ 1 vào La Vang, tạo cho việc đi lại dễ dàng. Ngài tuyên bố bế mạc Đại hội và hẹn gặp lại trong những kỳ đại hội sau sẽ lớn hơn nữa. Xin Mẹ La Vang luôn đồng hành cùng anh chị em.

Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê thả bong bong mang theo biểu tưởng của Đại hội. Ngài mời tất cả các vị Tổng Giám mục và Gáim mcụ cùng ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hành hương.

Tạm biệt Mẹ La Vang để trở về với cuộc sống với biết bao vui buồn, nhưng luôn tin rằng Mẹ sẽ đồng hành với chúng ta, phù trợ chúng ta những lúc khốn khó.

Trương Trí
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ: Tội nguyên tổ và một vài yếu-tố rất riêng-biệt
Mai Tá
06:28 15/08/2014
Chương Năm: Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
(bài 28)


Phần 5: Tội nguyên tổ và một vài yếu-tố rất riêng-biệt


1. Bước tiến-hoá

Nay là lúc, ta không còn thấy mình có tư-cách đúng-đắn để cứ thế mà huyên-thuyên bảo rằng: “con người vốn dĩ xuất từ loài khỉ” được nữa rồi, dù loài người thuộc về giống-giòng ở cạnh bên, rất là thế. Ta có thể bỏ-rời lằn ranh phát-triển có trật-tự hoặc chỉ như một chuyển-đổi mầm “gien” tiến-hoá từng nấc và từng nấc đi từ loài khỉ-đột đến loài người, như đã biết.

Thật ra, như ta thấy, ở đây không có bất cứ sự tiến-hoá nào lại thể-hiện theo cách liên-tu, lũy-tiến “theo-hàng-dọc” từ loài thú cho đến loài “người”. Điều này đưa ra vấn-nạn mãi chung quanh ý-tưởng về một loạt những chuyển-đổi “theo-hàng-dọc” va-chạm nơi chứa-đựng duy-nhất từng sản-sinh ra hình-thái con “người”, là chúng ta. Có thể có, một vài chủng-loại nào đó chẳng ai biết con số của nó là bao nhiêu, đã phát-triển một số đặc-trưng mà ta có thói quen gọi họ là con “người”, mà nay những chủng-loại gần-cận con người đã dần-dà biến dạng. Điều này đại-ý nói: chủng-loại “người” có thể còn lan rộng hơn mọi suy-đoán ta vẫn có, từ xưa đến nay. Nhiều điều-tra nghiên-cứu về “homo erectus” cho thấy: đây, không là chủng-loại có-một-không-hai trên đời, mà thôi đâu.

Thật ra, cũng không có tổ-tiên-chung cho mọi giống-nòi hoặc chủng-loại nào hết, mà lại thấy xảy đến hằng-hà-sa-số các vị được gọi là tiên-tổ, tựa như thế. Và thật ra, ta cũng không thể bảo: chỉ nội trong ngày một thôi, đã có chủng-loại khỉ-đột riêng-lẻ; và hôm sau, đã thấy giống-nòi của loài “người” lại cũng hạ sinh, theo nghĩa triết-học vẹn-toàn như thế.

Nói theo cung-cách của toán-học, ta cũng nên nhận-định, rằng: loài “người” hôm nay, có khá nhiều bậc tiên-tổ. Hoặc, nói đúng hơn, trong quá-trình lịch-sử của nhân-loại đã có một loạt các lý-lịch của tổ-tiên chúng ta, đếm không xuể.


Ở đây, tưởng cũng nên ghi thêm một điều nữa, là: các bộ tộc, giai-cấp hoặc giống-giòng loài “người” sống ở chốn miền Trung Á Châu rất thường hay nói đến bậc tiên-tổ nào đó, có từ 5 đến 10 thế-hệ đếm ngược về trước. Điều này, thật ra chỉ là truyền-thuyết, mà thôi.


Duy-nhất chỉ một mầm gien

Quan-niệm về gốc-nguồn chủng-loại “người” xuất từ cặp nam/nữ duy-nhất buổi đầu đời/thời lịch-sử, nay đã bị khoa-học phản-bác theo lý-chứng rất khoa-học. Thật ra thì, vẫn có khá nhiều mầm “gien” đa-dạng trong cộng-đồng nhân-loại, vào lúc này; và từ đó, ta có khả-năng khẳng-định về gốc-nguồn của nhân-loại, một cách rất chắc-chắn. Khẳng-định mang tính xác-thực ở đây muốn nói, là: tất cả chủng-loại “người” đều do từ loài “thú” mà ra. Nói thế, có nghĩa bảo rằng: chúng ta cũng chỉ là loài “thú”, theo nghĩa nào đó thôi!



3. Gốc-nguồn cái chết

Tâm-thức con người xuất tự tế-bào sinh-vật-học, đặc-biệt: từ bên trong não-bộ thần-kinh của con “người”. Hiểu điều này, ta còn hiểu được cả nguồn-gốc của mọi khổ-ải, đớn-đau và nỗi chết, nữa.

Não-bộ con người, là hệ-thống thần-kinh rất phức-tạp. Nó chứa-đựng nhiều khả-năng bao-quát, về đau-khổ. Rồi từ đó, nó còn có giá-trị cả về mặt thích-ứng với mọi sự. Não-bộ thần-kinh con “người”, vốn dĩ hoạt-động theo cung-cách giống hệ-thống báo-động. Để làm được thế, nó cứ phải lang-thang tiến về góc/miền nào đó cho an-toàn. Bởi thế nên, sự việc này lại kéo theo một hệ-quả, là: từ đó nảy sinh ra một số nút bấm đã “gờm” sẵn. Điều này, còn kéo theo sau nhiều hệ-quả đa-dạng khác nữa, trong đó có: khổ đau/sầu buồn chợt xảy đến, cũng đã trở thành những thứ và những sự rất vô-dụng.

Tiến-hoá ở chủng-loại “người”, đòi có chu-kỳ không-gian, năng-lực cùng chất-liệu để rồi chính con “người” lại sẽ sàng-lọc các mầm gien nào mà mình thấy “không ưng ý”, và từ đó nó dẫn đến hệ-quả khác, tức: quyết diệt-trừ các tế-bào nào khác cứ xảy ra theo lịch-trình được dàn-dựng kiểu mầm gien, của mọi loài. Ví-dụ cụ-thể có thể thấy ở trường-hợp loài nòng-nọc cứ phải trải qua lịch-trình rơi-rụng mất cái đuôi. Nòng-nọc cái, khi ấy, còn phải trải qua quá-trình đành phải mất đi lớp dải-bào chạy dọc theo lòng tử-cung, mỗi tháng một lần, tựa hồ cây-cối già-nua cằn-cỗi sẽ rụng hết lá vàng, từ thân cành.

Xem thế thì: ở mọi loài, mọi tế-bào đều phải chết đi theo chương-trình được đặt-định; và, đây là thể-loại chuyển-đổi mà tiếng Hy-Lạp có thói quen gọi đó là tiến-trình chỉnh-sửa rất “Apoptosis”. Về chuyện này, kết-quả đạt được vừa mang tính tích-cực lại vừa tiêu-cực, nữa. Tích cực, do bởi: chủng-loại vừa chuyển-đổi trạng-thái sống, sẽ có làn da mới, lông tóc cũng rất mới cứ mọc thêm ra, và móng tay/móng chân cùng các loại –lăng-kính hội-tụ thảy đều rất mới. Hiểu theo tính tiêu-cực của sự việc, thì: một ảnh-hình diễn-tả rõ nét nhất cho sự việc này, là: tiến-trình lão-hoá/già-yếu đi, rất nhiều.

Tiến-trình này, đã xảy đến chừng tỷ năm nay, kể từ ngày “sự-sống-mới” bắt đầu triển-khai, kéo dài. Mãi đến ngày ấy, chỉ thấy xuất-hiện từng đoàn và từng đoàn tế-bào vô-tính kéo đuôi nhau để hiện-hữu, tựa hồ như tính-chất của các loài vi-trùng/vi-khuẩn cũng vẫn kéo dài mãi hôm nay. Để từ đó, một số sinh-vật xưa nay sở-hữu mỗi tế-bào đơn-thuần, nay lại đã tự giao-phôi rồi sản-sinh ra nhiều sinh-vật đa-bào khác, rất dị-biệt.

Các ty-nhân DNA từng qua giai-đoạn hao-mòn (như được dẫn-chứng ở các tập chỉ-nam sử-dụng máy) cuối cùng, cốt ý bảo rằng: một số phân-tử không còn phù-hợp nhau để cứ phải sao chép hình-thái của nhau, nhưng đã trở-thành vi-sinh-vật quan-yếu với thiên-nhiên, vì dụng-đích tiến-hoá, và tự cô-lập thành bản sao-chép rất ban-sơ của ty-nhân DNA với tế-bào mầm gien của chúng. Từ lúc đó, việc sử-dụng các bản “sao chép” như thế là do thiên-nhiên đặt-định phải làm thế, nhất là vào lúc sản-sinh/nhân-bản thành số-lượng cần có. Và khi ấy, chúng không bị định-đoạt để mọi loài sử-dụng trong công việc ‘hằng ngày’. Thành thử, ty-nhân DNA vốn hiện-diện nơi thể-loại riêng-biệt, đã hy-sinh tự hủy-diệt đến độ các tế-bào tương-tự cũng dần-dà chết dần đi.

Đây, là cung-cách cho thấy sự “chết” đã lọt vào thế-giới của trình-tự tiến-hoá, sản-sinh. Đây, lại cũng là cái “giá” phải trả cho sự tăng-trưởng phức-tạp. Lấy ví-dụ cụ-thể để hiểu rõ, có lẽ ta nên tưởng-tưởng về trường-hợp các đường song-song trong vật-lý, gọi là sự gia-tăng trong hệ-thống “en-trô-pi”.

Những gì diễn-tả nơi đây, là chuyện tự-nhiên đối với thế-giới, hoặc thế-gian. Thế-gian xưa, đã ngã/đổ hoặc trở-thành tồi-tệ hơn do bởi những khía-cạnh như thế ấy, vẫn thấy có vào thời bây giờ. Tất cả đều cần-thiết, với bất cứ thế-giới tiến-hoá nào có thể có, nơi vũ-trụ. Thiên-Chúa không có chọn-lựa nào khác về chuyện này! Ngài vẫn muốn có một thế-giới (hoặc thế-gian) vẫn tiến-hoá cách đa-dạng là thế.



4. Con người từ đâu đến

Khoa-học ngày nay vẫn cho ta biết, là: sự sống con “người” xuất từ loài ‘khỉ-đột’ ở Châu Phi, cũng khá lâu. Nói theo nghĩa mầm ‘gien’, thì: chủng-loại “người” sở-hữu 97% hoặc 98% chỉ-số tương-tự loài ‘tinh tinh’ hoặc ‘khỉ đột’. Ở nơi loài thú to đùng là thế, có đến 24 cặp nhiễm-sắc-thể. Nơi con “người”, có hai cặp nhiễm-sắc-thể quyện-lẫn vào với nhau, nên ta có mỗi 23 cặp, cộng chung chỉ như thế. Lại cũng nói theo nghĩa mầm ‘gien’ như thế, chỉ có mỗi thành-phần khá nhỏ tạo nên ta, lại đã trở-thành con “người” cách đặc-biệt. Thật cũng đúng. Khi con “người” thực-thụ xuất-hiện ở buổi-đầu-đời, ta thật không biết và không hiểu điều gì hết. Thời-điểm đích-xác cho thấy đích-thị bản-chất “người”, lại không để lại dấu vết nào để ta có thể dõi-theo mà định-liệu. Thế nên, ta không thể biết và cũng không hiểu là: theo cách-thế nào mà nhiều khởi-điểm ở tính “người” như thế lại xảy đến; hoặc: ở thời-khắc nào và theo cách làm sao lại có nhiều con “người” từng chết đi như thế.

Ta cũng không biết được, là: vào lúc này đây, ta có “sinh-hạ từ các vị được gọi là Homo Cro-Magnon (tức: người tiền sử Krô-Ma-Nhông), vào thời-gian độ 100,000 năm trước đó (cũng có thể nhiều hơn và/hoặc ít hơn, khó biết đích-xác, nhưng ít ra: cũng lâu lắm); và, có khoảng 30 chủng-loại/nòi giống, hoặc hơn nữa, được bảo là đã dẫn vào với chính ta, lúc này đây.

Khoa-học, có thể sẽ yêu-cầu mọi người hãy dạy cho con “người” biết cách mà chuyên-chở ý-nghĩa về “lý-lịch-trích-ngang” nơi cộng-đoàn nhân-loại đã và đang tiến-hoá vào thời tiền-sử và thời bắt đầu có sử. Tác-giả Balthasar từng nói: “Nơi loài hoa, từng có cái ‘ở bên trong’ làm cho chúng mở mắt và bộc-lộ cung-cách đậm-sâu hơn nữa, thể-hình làm mê-say lòng người do có sự cân-đối và sắc mầu tuyệt-vời của chúng.”



5. Bí-nhiệm nơi não-bộ thần-kinh con người


Với khoa-học ngày nay, não-bộ thần-kinh con người là tác-phẩm phức-tạp nhất nơi toàn-bộ vũ-trụ vạn-vật.


Ở đây, tôi cũng xin mọi người lưu-tâm đến sự việc, không phải về đặc-trưng bên ngoài của não-bộ như thế, nhất thứ là tầm vóc bất-thường của não-bộ này so với loài thú khác, và hai bán-cầu-não, với tỷ-lệ đồng-dạng so với diện-mạo, cho bằng: cơ-phận bên trong. Thông thường, nhiều người lại cứ hay bảo: con “người” có ba bộ-não trong cùng hộp sọ, đó là: não-bộ của loài bò sát, não-bộ của động-vật có vú và não-bộ trong hộp sọ mới, là như thế. (x. James B. Ashbrook và Carol Rausch Albright, The Humanizing Brain: where religion and neuroscience meet, The Pilgrim Press, Cleveland, Ohio, 1997).

Cũng nên tìm đọc thêm hai ấn-phẩm đầu của tạp-chí ‘Newton’ (ở Úc) từng đề-cập đến điều này và các chủ-đề khoa-học khác, cũng rất hình-tượng.


Não-bộ cuối, trong ba loại não-bộ kể trên, thường được gọi một cách rất đặc-biệt/trưng, là: ‘não-bộ người’. Dù trong con “người” của ta, đã có đủ ba loại-hình như thế, lâu nay đã biến thành thứ ‘tài-sản’ của con “người”. Ở đây, cũng xin đề-nghị thêm đôi điiều nữa:

Rằng: ở nơi ta, duy-nhất chỉ thấy thứ “hội-nhập mỏng-dòn” của não-bộ có ‘hộp-sọ-mới’ nhập chung với hai loại trích ở trên, thôi.

Rằng: tại não-bộ thần-kinh con “người”, đã thấy nảy-sinh sự phát-triển của cái-gọi-là “mấu-chốt-bên-rìa mang tính kết-hợp”, tức xu-thế hướng về quan-hệ mật thiết với thể-loại này khác. Đây, là sự-thể từng phát-triển nhiều hơn nguồn-mạch này khác ở não-bộ con người ta theo chiều-hướng suy-tư, phân-tách rất mạch-lạc.

Rằng: hai tuyến xuất-phát từ phía “chỏm-đồi-của-não” hoặc trung-khu diễn-tiến từ trong não-bộ của ta: một tuyến, đi ngang qua “chất-xám” dẫn về cảm-xúc có phản-ứng rất tức thời. Còn tuyến kia, lại đi ngang qua thùy-não ở trước trán, nơi ‘hộp-sọ-mới’ vốn dẫn đến phản-ứng có lý-lẽ/tự sự rất chững-chạc. Ai cũng hiểu, dấu-vết đầu đi nhanh hơn và có căn-bản hơn. Động-tác tiếp theo sau, được coi như chiếc thắng hoặc nhiệt-kế đặt-để ở trên đó.

Rằng: từ não-bộ thần-kinh của mình, ta được đặt-định trước nhất và căn-bản nhất, là để trở-thành con “người” có tương-quan cảm-xúc đối với nhau. Thật ra thì, ta thực-sự được tạo-dựng theo cách rất ‘có lý’. Nhưng lý-sự của ta, lại để phục-vụ sự sống của đồng-sự theo cách tương-tác đối với nhau.

Theo tôi, ở đây lại đã thấy nhiều hàm-ngụ lớn về ‘giáo-dục’ rồi!


Khoa-học, lại cũng đòi tất cả những ai có trọng-trách giáo-huấn bản-thân con người mình, hãy đặt nặng mọi sự lên yếu-tố đặc-trưng tương-quan cảm-xúc nơi con “người” và chuyên-chở ý-nghĩa đã từng và vẫn tiến-hoá, rất như thế.



Phần 5:
Hướng về phía trước


Nay ta hướng về vũ-trụ vạn-vật chưa hoàn-tất. Thật ra thì, chả có cái-gọi-là một khởi-đầu trọn-hảo nào hết. Cũng chẳng có cái-gọi-là vườn Địa-đàng thời khởi-nguyên nào hết. Từ xưa đến nay, chưa từng có cái-gọi-là tình-trạng toàn-vẹn nguyên-thủy của vũ-trụ nào hết. Nhưng, vẫn có tương-lai mở rộng ra cho mọi sự.

Mọi người chúng ta được mời gọi dấn bước vào thể-thức hiện-hữu vẫn còn tiến-hoá, trổ vực. Vẫn có thứ tương-lai-mai-ngày chưa từng xảy đến, vào thời trước. Ý-định của Chúa, là tập-hợp tạo-dựng ngày một mật-thiết hơn. Thiên-Chúa đích-thực là Đấng tốt-lành quyền-uy, Ngài không có chọn-lựa nào khác, ngoài việc thiết-dựng và tạo nên vũ-trụ vẫn còn tiến-hoá, chưa hoàn-tất.

Tiến-hoá là sự việc phù-hợp với niềm nhung nhớ. Vẫn có thứ gì đó như thể-loại luyến-lưu nơi giấc mơ tái-lập sự trọn-hảo trong quá-khứ đã hình-dung nên sự việc. Vẫn còn đó thứ gì như nỗi ám-ảnh về một quá-khứ đầy lý-tưởng.

Ta vẫn cần loại diễn-giải theo cung-cách khác hẳn về khổ-đau, âu sầu và cả đến nỗi chết nữa. Đau-khổ nhiều nhất và lớn nhất, lại chẳng có liên-quan gì đến những lỗi cùng tội, hết. Phần lớn những thứ đó, đều là nỗi bi-ai/vô tội.

Ta cần diễn-tiến từ ý-niệm về phạt-vạ hoặc trừng-trị, để đến với ý-niệm quà-tặng, mỗi khi ta nói về khổ-đau, âu sầu, buồn bã. Đau-khổ, vẫn có đó không phải để giúp ta thích-ứng với hoàn-cảnh rày xảy đến. Đau-khổ, đến từ một chuyển-động nào đó tiếp-cận với chuyển-động nào khác, vẫn như thế. Nó đến từ một nơi không ai trông ngóng hoặc đợi chờ, và cũng chẳng ai muốn thích-ứng với nó, hết.

Đau-khổ, lâu nay được nối-kết hầu hết với con người mà thôi, cốt để trách-cứ họ về khổ-đau như thế và cũng để đặt Chúa ra ngoài mọi trách-nhiệm của người từng trao-tặng. Nói gì thì nói, mọi thú vật đều biết đến đau-khổ. Loài vật cũng có tri-giác, do đó chúng cũng biết thế nào là khổ-đau, cùng phúc hạnh.

Ta cần nhìn về phía con người đang trải dài cuộc sống, và tái định-hình nguồn-cội của mình. Con “người” không trải dài đời mình vào với quá-khứ, cũng chẳng thích-ứng/thích-hợp với hiện-tại, nhưng họ lại đang trải dài đời mình cho tương-lai-mai-ngày của chính họ.



(còn tiếp)


___________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Thông Báo
Thành kính phân ưu cùng ca sĩ Như Ý, phóng viên VietCatholic
VietCatholic Network
00:30 15/08/2014
PHÂN ƯU

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

VietCatholic thành kính phân ưu cùng nữ ca sĩ Như Ý về sự qua đi của Ngoại Tổ là

Ông Stêphanô Đặng Ngọc Rõ

vừa qua đời lúc 3h15 sáng thứ Sáu 15 tháng 8 năm 2014 - đúng vào ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Xin Chúa và Đức Mẹ thương đón nhận ông vào hưởng phúc Thiên Đàng.

Ban Giám Đốc xin chân thành phân ưu cùng gia đình và thân quyến.


Ban Giám Đốc VietCatholic
 
Văn Hóa
Mẹ Maria về trời
Trầm Hương Thơ
09:07 15/08/2014

Hân hoan mừng kính Mẹ Về Trời
Bạt ngàn hoa thắm rộ xinh tươi
Bát ngát hương tỏa lên đưa tiễn
Ngây ngất hồn con hướng về Người

Trung trinh kiều diễm nhất muôn hoa
Trắng trong bạch hụê hương đậm đà
Sáng láng trí lòng dâng tiễn Mẹ
Lấp lánh hào quang khắp gần xa


Êm đềm tình Mẹ Maria
Ấp ủ con thơ khắp mọi nhà
Ủi an hộ phù ai cầu khấn
Vỗ về kẻ chạy đến cùng Bà

Thiêng liêng Tình Mẹ rất tuyệt vời
Thỏ thẻ tiếng lòng réo Mẹ ơi!
Dạt dào sông lộc triều nguyên mãi
Ngào ngạt tràn ra khắp cả trời

Xôn xao tinh tú cửu trùng khơi
Lung linh huyền nhiệm khắp nơi nơi
Tràn trề vũ trụ muôn chốn chốn
Vạn vật mừng kính "Mẹ Lên Trời".

Trầm Hương Thơ 15.08.2012
Kính ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
 
Lộ Đức ngày trở lại
Đoàn Thị
09:09 15/08/2014
Lộ Đức Ngày Trở Lại

Đã lâu tôi không xuống Lộ Đức bằng xe lửa, cũng gần mười năm, đi xe thì mới ghé năm 2012, hôm nay lấy xe lửa từ ga Montparnasse, khởi hành lúc 6 giờ 32 sáng, y chang những chuyến đi thăm Mẹ năm xưa.
Đêm trước cứ trằn trọc, sợ ngủ quên quá giờ, chập chờn hai ba giờ sáng, năm giờ đồng hồ reng, buồn ngủ đến mắt mở không ra nhưng phải lòm còm thả chân xuống đất.
Lạ thật, vừa đứng lên lại tỉnh hẳn, làm vệ sinh xong, uống ly cà phê cho qua cơn nghiện là lên đường, trời tối mịt nhưng sân ga đông nghẹt, mùa hè có khác.

Sáu tiếng ngồi xe lửa đến ê mông, cố vớt vác giấc ngủ đêm qua mà có ngủ được đâu, « nhắm mắt chỉ thấy một chân trời Lộ Đức », mới năm kia mà sao tôi thấy như lâu lắm mình chưa trở về thăm Mẹ.
Cách sân ga Lộ Đức vài bước có một gánh phở Việt Nam thơm lừng bày bán trong sân sau, khách sạn đối diện do Ấn kiều làm chủ. Đi thẳng xuống dóc, đầu phố chính đi vào Hang Núi có một quán VN, hơn hai giờ trưa, trước cửa quán có khách ăn cơm chả bì, cơm sườn nướng, thực đơn treo ngoài cửa có món mì, không có phở.
Tôi bước vào trong hỏi chủ quán,
- Quán có món mì, mì khô hay mì nước, mì tàu hay mì ta ?
Anh chủ ấp úng,
- Mì ở đây không hẳn là mì, tiếng Tây là Nouille …
Thấy anh lúng túng tôi không nở làm khó, giải mã luôn,
- Chắc là mì gói thêm nước lèo, nếu ai thèm mì ăn sẽ thấy ngon.
Anh cười mĩm khó hiểu khác chi nụ cười bí ẩn của nàng Monalisa, chúng tôi chào chủ quán và không hẹn trở lại. Ra ngoài tôi nói với chàng,
- Tuy thực đơn không hấp dẫn, nhưng cũng mong chủ quán làm ăn khấm khá để dân ta từ muôn phương đến đây được thưởng thức hương vị quê nhà dù không đúng điệu.
Chàng nheo mắt,
- Mẹ nó đừng nói là nhờ phép lạ Lộ Đức, mì gói ngon hơn mì thiệt nhe, giời ạ mới tới Thánh địa lòng bỗng từ bi đáng ngờ thật.
Tôi la làng,
- Ai đời lại xin xỏ ba cái vụ ăn uống vớ vẫn, tìm về với Mẹ mà mơ chuyện trần gian có sân si quá không.
Chàng tỉnh bơ,
- Chỉ có mẹ nó mơ Thiên Đàng bên kia, chứ người ta đến đây là muốn thiên đàng trần thế ngay thôi.

Đi vào phố cũ ngày xưa, tôi nhớ đến các con, mới ngày nào bốn đứa chúng tôi leo dốc đi đàng thánh giá, vào hang chào Đức Mẹ…, về khách sạn tắm rửa, sau bữa cơm chiều trở vào sân nhà thờ rước kiệu Đức Mẹ ban đêm.
Có lần chúng tôi đi chung mấy gia đình, con nít gần chục đứa, tụi nó khoái đi kiệu vì được đốt nến giống như rước đèn Trung Thu, bi giờ có đứa đã có con, liệu tụi nó có lập lại hàng trình này không, tôi chỉ biết phó thác cho Mẹ.
Đường đến nhà thờ có vài quán ăn, tiệm bán hàng kỷ niệm, khách sạn …chủ nhân đều là người Ấn, tôi chợt nhớ Ấn kiều chiếm đa số hành khách trên xe lửa sáng nay.
Dân Châu Á mộ đạo hơn dân địa phương, có phải vì mình còn nghèo nên còn Tin, còn xin xỏ, mai này khấm khá như dân Châu Âu liệu mình có còn Tin như bây giờ không, đó là câu hỏi mà tôi thường trăn trở.

Đi một vòng Hang Núi, tôi đưa tay sờ vách núi như bao khách hành hương, chả biết xin gì, chỉ biết cảm tạ Mẹ luôn ở bên tôi, mà đã đến đây không xin là phí phạm, bỗng lòng sân si nỗi lên cồn cào, tôi móc cái « sớ » trong ruột ra.
Lạy Mẹ con Xin, Mẹ dẫn đưa đám trẻ quay về bên Mẹ, chúng nó hội nhập xã hội văn minh đến độ mơ đến những hành tinh mới lạ hấp dẫn thú vị lắm, rồi có ngày thiên hạ sẽ tái tạo trái đất này, hay nhân giống con người bằng phương pháp khoa học cũng nên…những hứa hẹn của tương lai khiến con người càng xa rời tôn giáo.
Rồi họ sẽ như ông Adong ngày xưa tin chắc như bắp, tất đều nằm trong tay ta, và ai biết được đó sẽ là nguồn cội của sự hủy diệt từ tính cao ngạo quá trớn.
Chiến sự bùng nổ khắp nơi cũng từ lòng tham của vài cá nhân nên thế gian này mới ra nông nỗi, giáo dân ở Trung Đông, ở Châu Á bị bách hại, đức tin suy sụp, Giáo Hội đang bối rối trước sự lãnh đạm của giới trẻ.
Hòa Bình, hai chữ mong manh quá trừu tượng, có bao nhiêu người còn bám víu vào một chút an bình trên trái đất này nếu vài vị lãnh đạo quốc gia còn chạy theo cuồng vọng muốn làm lãnh chúa đất đai tài nguyên thiên nhiên…
Trước khi về tôi đi một vòng Thánh Địa, cơn lũ mấy tháng trước gây thiệt hại vật chất đáng kể đã được xóa sạch nhờ lòng hảo tâm của giáo dân, những người ngoại đạo, kẻ góp công người góp của, nhà Mẹ bây giờ vẫn như xưa.

16giờ 30 xe lửa lăn bánh, tôi đi về Paris lòng vui hớn hở, vì lần trở về Lộ Đức này, tôi vừa hoàn tất nhiệm vụ không ai trao đặt cho tôi, tôi hài lòng vì mình biết cầu nguyện không chỉ cho riêng mình mà cho cả tha nhân.
Đã bao nhiêu năm chúng ta chỉ biết cầu xin cho gia đình, những người thân quen mà quên rằng một xã hội an lành đạo đức chắc chắn sẽ đem hạnh phúc cho mọi người.
Nhìn lại con người nhỏ bé của mình, tôi chả làm nên cơm cháo gì nơi trần thế bao la như rứa, nhưng tôi tin lời nguyện cầu của tôi sẽ thấu tai Mẹ, vì từ muôn thuở Mẹ chưa quên ai từng chạy đến Mẹ.

Mẹ ơi, hôm nay Mẹ Hồn Xác trở về bên Chúa, Lộ Đức sẽ đen nghẹt con chiên, con vắng mặt, nhưng con tin Mẹ không quên lời cầu nguyện của con. Xin Mẹ thương xót mọi người còn ở trần gian này, những người đã đến hoặc chưa bao giờ đặt chân đến đây, và dẫn dắt chúng con theo con đường Mẹ đi cho đến ngày gặp Mẹ trên nước trời.
15 Août 2014 / Đoàn Thị
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Về Trời
Diệp Hải Dung, Australia
21:28 15/08/2014
MẸ VỀ TRỜI
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Dâng dâng cuốn nhẹ mây trôi,
Thiên cung rộng mở diệu vời ca vang,
Đón chào Vương Mẫu Thiên đàng.
(Trích thơ của Đinh Văn Tiến Hùng)