Ngày 15-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 15/08/2010
KẾT CỎ

N2T


Thời xuân thu, có người nước Tấn là Ngụy Vũ Tự bị bệnh, dặn dò con trai là Ngụy Khỏa rằng sau khi ông ta chết thì để cho người thiếp yêu quý của ông cải giá, nhưng khi ông ta bệnh trở nặng thì lại đổi ý muốn người thiếp yêu quý ấy cùng chôn với mình. Sau khi Ngụy Vũ Tự chết thì con là Ngụy Khỏa cho rằng, phụ thân mình khi bệnh nặng thì đầu óc không được sáng suốt, lời nói không đủ để nghe theo, bèn để cho người thiếp ấy cải giá.

Về sau nước Tần tiến đánh nước Tấn, Ngụy Khỏa đem binh ứng chiến, khi ông ta cùng với đại lực sĩ nước Tần là Đỗ Hồi đối trận, thì đột nhiên nhìn thấy một ông già lấy cỏ buộc lại làm ngựa của Đỗ Hồi vướng ngã, Đỗ Hồi bị ông ta bắt làm tù binh rất dễ dàng.

Tối đến, Ngụy Khỏa nằm mộng thấy ông lão nói với mình: “Ta chính là phụ thân của người thiếp mà cha của người yêu mến, bởi vì người nghe lời di chúc của phụ thân khi còn tỉnh táo, mà không để con gái ta chết cách tức tưởi, cho nên ta đặc biệt đến để đền ơn ngươi”.

(Tả truyện, Tuyên công thập ngũ niên)

Suy tư:

Thế giới huyền bí bao gồm những chuyện quỷ ma thần thánh, hồn báo oán, hồn trả ơn, quỷ nhập tràng, lên đồng xuống đồng, cầu cơ.v.v...là một thế giới mà con người thời nay rất muốn tìm hiểu, và dùng khoa học để chứng minh thật giả.

Người Ki-tô hữu thì được Chúa Giê-su Ki-tô dạy rằng: có địa ngục để phạt ma quỷ và những người theo ma quỷ sống trong tội lỗi; có thiên đàng là nơi Thiên Chúa ngự cùng với Đức Mẹ Maria, các thiên thần và các thánh, tức là những người tin tưởng, yêu mến và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống ở trần gian này.

Việc các linh hồn hiện về để báo chuyện này chuyện nọ cho người sống, đó là việc của Thiên Chúa, nhưng quan trọng cho phần rỗi linh hồn chúng ta là tin và thực hành Lời Chúa Chúa, bởi vì nếu chúng ta không tin và không nghe Lời Chúa, thì các linh hồn trở về nói gì chăng nữa thì chúng ta cũng không thèm nghe (Lc 16, 31)

Không hoang mang khi nghe tin nói người chết hiện về báo tin ngày tận thế sắp đến, không hoảng sợ khi nghe tin có linh hồn hiện về báo sẽ có chuyện lạ xảy ra. Nhưng cầu nguyện và sống tốt lành như Lời Chúa dạy bảo, thì chẳng có gì lung lay được lòng tin của chúng ta vào Chúa Giê-su Ki-tô, bởi vì chính Ngài là Đấng đã sống lại từ cõi chết và là Đấng sẽ phán xét về đời sống chúng ta trong ngày tận thế.

Ai hiểu thì hiểu.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 15/08/2010
N2T


10. Một người ngoại diện không khắc khổ mà nói trong lòng mình khắc khổ, thì rõ ràng là họ trong lòng và bên ngoài đều không khắc khổ.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 15/08/2010
N2T


502. Trí giả phất ngôn, ngôn giả phất trí.

 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ 16 Đến 31.8.2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:02 15/08/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 16 đến 31 tháng 8- 2010

Ngày 16-8-10: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. (Mt 4, 4)

*Đây là lời nói khi Đức Giêsu bị thử thách lẩn thứ nhất về cơm bánh hàng ngày. Tôi cần cơm bánh vật chất; nhưng quan trông nhất là bánh sự sống cho tâm hồn là Lời Chúa, tôi phải nhai nuốt mỗi ngày.

Ngày 17-8-10: Vì đã có Lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”. (Mt 4, 6) * Ở đây nói lên sự quan tâm của Chúa Cha mà không cần thử nghiệm bằng bàn tay của Ngài. Trong cuộc sống, tôi không lạm quyền; nhưng tôn trọng vào quyền năng của Chúa.

Ngày 18-8-10: Đức Giêsu liền nói; “Xatan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Người phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ lạy một mình Người mà thôi.” (Mt 4, 10)

Đức Giêsu đã làm tròn sự mệnh của Người với Chúa Cha. Tôi quyết trung thành với Chúa trước mọi vinh hoa giả tạo, dụ dỗ của thế gian.

Ngày 19-8-10: Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ ăn chay trong ngày đó. (Mc 2, 20) * Đây là thời gian giữa cái chết của Chúa Giêsu là chàng rể và tận thế được coi như một tang chế.

Ngày 20-8-10: Chẳng ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. (Mc 2, 21) * Đức Giêsu đem vào thế giới này một điều hoàn toàn mới, không thể đi đôi với những gì đã cũ. Rượu mới, vải mới là Tin Mừng. Mỗi ngày tôi bỏ con người cũ đam mê, lỗi thời, để thực hành theo Lời dạy của Tin Mừng để là con người mới.

Ngày 21-8-10: Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải bầu mới. (Mc 2, 22) * Chúa Thánh Thần đã và đang canh tân Giáo hội qua Công đồng Vatican 2, để đổi mới Hội Thánh. Tôi cần phải vâng nghe tiếng Chúa nói qua Hội Thánh.

Ngày 22-8-10: Lại cũng có một ngôn sứ tên là An-na, con ông Pơ-nu-en, thuộc chi tộc A-se…Bà không rời bỏ đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. (Lc 2, 36-37)

Bà An-na đã làm gương mẫu cho tôi về việc ăn chay cầu nguyện là phương thế tốt nhất để gặp gỡ Chúa. Tôi thực tập việc này mỗi ngày.

Ngày 23-8-10: Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem. (Lc 2, 38) * Ông Si-mê-on đã xác nhận bởi việc An-na đến đền thờ nói tiên tri về Chúa Giêsu đến giải thoát cho dân Do thái. Chúa Cứu Thế luôn là nguồn hy vọng của tôi.

Ngày 24-8-10: Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Na-da-ret, miền Galilê. (Lc 2, 39) * Theo luật Mô-sê, ông bà đem con lên Giêrusalem tiến dâng lên Chúa. Tôi noi gương Đức Mẹ và thánh Giuse chu toàn luật Ngài.

Ngày 25-8-10: Cái gì là xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt, còn cái gì bởi Thầh Khí mà sinh ra, thì là Thần khí. (Ga 3, 6) * Đây là câu nói của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô về con người cần được sinh lại bởi ơn trên là đón nhận phép rửa tội, là sinh lại trong Thánh Thần.

Ngày 26-8-10: Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần được sinh lại bởi ơn trên. (Ga 3, 7) * Đức Giêsu nhấn mạnh một lần nữa về phép rửa tội để lãnh nhận ơn trên là Thánh Thần. Khi chịu phép rửa tội, tôi được tham dự vào ba chức Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế.

Ngày 27-8-10: Gió muốn thổi đâu thì thổi; ai nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần khí mà sinh ra thì cũng vậy. (Ga 3, 8) * Gió không lệ thuộc con người, Thần Khí cũng vậy, là mầu nhiệm, vô hình, con người chỉ nhận được hiệu qủa. Thánh thần hoạt động trong mỗi người khác nhau cũng là như vậy.

Ngày 28-8-10: Nghe thế, họ đau đớn trong lòng và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Đồ khác: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?

(Cv 2, 37) * Bài giảng của Phêrô đã đánh động các thính giả là phải tái sinh. Phép rửa đã giúp tôi cùng chết và sống lại với Chúa Kitô.

Ngày 29-8-10: Ông Phêrô đáp: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần. (Cv 2, 38)

Tôi cần thống hối mọi lúc là từ bỏ cách sống, nói năng, hành động của con người cũ, để sống theo đời sống mới như Lời Chúa dạy.

Ngày 30-8-10: Đó là điều Thiên Chúa đã hứa cho anh em,… và tất cả những người ở xa, tất cả những người mà Thiên Chúa sẽ kêu gọi. (Cv 2, 39) * Những người ở xa là các anh em lương dân mà tôi cần đưa họ về nguồn sự sống là sự hiệp thông trong Chúa Thánh Thần.

Ngày 31-8-10: Ông Phêrô nói: Anh em hãy tránh xa thế hệ gian tà này để được ơn cứu độ. (Cv 2, 40) * Chúa muốn tôi không trốn khỏi thế gian; nhưng sống làm chứng cho niềm tin vào Đức Giêsu Kitô.

Phó tế; GB. Maria Nguyễn văn Định
 
Mẹ Maria - Vầng sáng trên trời
Lm. Phêrô Hồng Phúc
07:13 15/08/2010
MẸ MARIA - VẦNG SÁNG TRÊN TRỜI

Tín điều Đức Maria linh hồn và xác về Trời được Đức Giáo Hoàng Pio XII công bố vào năm 1950, nhưng không phải chỉ tới năm đó mới có ý nghĩa mà năm 1950 là năm Đức Thánh Cha Pio XII công bố là để cho toàn thế giới sùng kính và yêu mến một điều về Đức Mẹ Maria mà Giáo Hội tin nhận trong suốt hai mươi thế kỷ qua. Điều này trở thành định tín để mỗi người chúng ta nhìn rõ hơn ơn của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ. Bởi lẽ, ơn vô nhiễm nguyên tội là khởi đầu cho chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong thân phận con người của Đức Trinh Nữ Maria, từ đó Đức Maria đã bắt đầu khởi điểm cho một ơn cứu độ mà Đức Giêsu Kitô sẽ sinh ra từ trong cung lòng của Mẹ và trên Thập Giá Ngài tuyên bố “Mọi sự đã hoàn tất !” (Ga 19,30).

Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi Đức Trinh Nữ Maria đã cho chúng ta một người Mẹ, không chỉ là một người mẹ giữa trần thế mà còn là người Mẹ của Thiên Chúa. Chính từ đó chúng ta nhìn thấy những ngày sống của Đức Trinh Nữ Maria làm sáng lên ơn cứu độ và cho chúng ta thấy chương trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô được thực hiện ngang qua Đức Trinh Nữ Maria vì những lý do rất quan trọng như sau:

- Thứ nhất, Đức Giêsu tuyên bố “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến”(Mt 4,17).

Chưa ai trong chúng ta nhìn thấy Nước Trời vì Nước Trời không định vị trên bản đồ, không hiện diện trong thế giới vật chất bằng ngôn ngữ của vật chất. Nhưng Nước Trời được thể hiện trong những gì là thánh thiện, là cao trọng, là ánh sáng từ Thiên Chúa. Chúng ta đã nhìn thấy những điều đó thấp thoáng trong Giáo Hội nhưng Giáo Hội vẫn luôn có sự pha trộn ánh sáng và bóng tối vì Giáo Hội là Giáo Hội lữ hành trần gian. Vì vậy, nhìn vào Đức Maria chúng ta thấy Nước Trời đang đến giữa chúng ta. Bởi lẽ trong con người của Mẹ tràn đầy ơn thánh “Từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi bao điều trọng đại” (Lc 1,48-49). Chính ở nơi đây mà chúng ta thấy Nước Trời đã hiện diện giữa chúng ta, vì Mẹ sống ở đâu là ở đấy được trao ban bình an, là niềm vui, là hạnh phúc, là dịu dàng, là khiêm tốn, là “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,10) và đặc biệt nơi con người của Mẹ, Nước Trời hiện diện trong từng cử chỉ yêu thương của Mẹ, trong từng những lời kinh nguyện, trong từng nếp sống đạo đức thánh thiện của Mẹ Maria.

- Thứ hai, như lời thánh Phaolô đã diễn tả: “Giáo Hội phải đạt tới một Giáo Hội thánh thiện, tinh tuyền, không vết nhơ” (Ep 5,27).

Chúng ta thấy chương trình cứu độ được thực hiện ngang qua Giáo Hội. Nhưng một lần nữa chúng ta nhắc lại, Giáo Hội lữ hành trần thế còn pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối, thánh thiện với tội lỗi và đời đời với giới hạn cũng như bản chất con người là bùn đất, cho nên chúng ta chưa nhìn thấy một Giáo Hội thánh thiện hoàn toàn và đạt tới tầm mức viên mãn ở ngay trần gian này. Nhìn vào Đức Maria chúng ta đã thấy gương mặt của Giáo Hội là thánh thiện, tinh tuyền, không vết nhăn, không tỳ ố “Đức Mẹ chẳng đúng bợn nhơ” như chúng ta vẫn đọc kinh cầu. Vì thế gương mặt của Đức Mẹ giãi sáng để cho chúng ta nhìn thấy một Hội Thánh phải đạt tới chiều kích sung mãn và chiều kích ấy chỉ đạt được khi chúng ta tham gia vào Giáo Hội chiến thắng, tức là chúng ta đã đạt tới Nước Trời. Nhưng những ngày sống của Đức Maria ở trần gian này đã là đưa Nước Trời hiện diện giữa trần thế, vì vậy chúng ta hãy tự hào vì Đức Maria là gương mặt của Hội Thánh.

Nhờ Mẹ, chúng ta nhận ra thân phận của Người Kitô hữu phải được bừng sáng và quê thật của chúng ta ở trên trời. Như vậy, Đức Maria còn cho chúng ta thấy những ngày đời ở trần gian là những ngày chuẩn bị cho chúng ta phải đạt tới quê hương đích thật của chúng ta là nơi mà Đức Mẹ được Chúa cho Hồn Xác về Trời, để mỗi khi ngước về trời chúng ta gia tăng thêm đức tin, đức cậy, đức mến ngay trong cuộc sống ở đời này.

Hình ảnh Đức Maria hồn xác về trời hôm nay cho chúng ta bài học suy tư về mầu nhiệm Phục Sinh và cho chúng ta một tín điều trong kinh Tin Kính “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Chính thân xác này sẽ sống lại để hưởng phúc đời đời, như Đức Trinh Nữ Maria, thân xác đã được về Trời, thân xác ấy được biến đổi, sự biến đổi ấy chúng ta gọi là sự chết. Qua cái chết là sự biến đổi, chúng ta nhận ra thân xác của chúng ta cũng trở nên là ánh sáng để về với ánh sáng đích thật là Thiên Chúa. Vì vậy ngày lễ Hồn Xác Đức Mẹ về Trời chính là để cho chúng ta thấy con người của chúng ta là ánh sáng mà Chúa Giêsu đã nói “Sự sáng của các con phải chiếu giãi ra để mọi người nhìn thấy các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5,16). Trong bài thánh ca “Kìa Bà Nào” của Nhạc sĩ Hoàng Diệp, ngay câu đầu tiên “Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông” đó là hình ảnh tuyệt đẹp để nói về Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ cũng đúng là người nữ mặc áo Mặt Trời, chân đạp Mặt Trăng, đầu đội triều thiên, tất cả đều là ánh sáng và con người của Mẹ cũng là một vầng sáng, một gương mặt giãi sáng, và đó chính là những gì để cho chúng ta được kêu gọi.

Đức Mẹ lên trời không phải là để hưởng phúc một mình, nhưng Mẹ lên trời là để tiếp tục ban ơn cho muôn ngàn con cái và muôn muôn thế hệ nhờ kho tàng mà Thiên Chúa đã trao qua tay Mẹ. Đức Trinh Nữ Maria lên trời để cho chúng ta thấy vẻ đẹp uy nghi rực rỡ mà Thiên Chúa đã cho chúng ta được hưởng mỗi khi chúng ta nhìn vào quê thật của chúng ta để sống xứng đáng ngay từ hôm nay trong cuộc đời người Kitô hữu của chúng ta. Và như vậy, ngày lễ Hồn Xác Mẹ về Trời chính là để cho chúng ta đạt tới được ơn cứu độ đời đời.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chính Chúa đã ẩn trong cung lòng của Mẹ
và thân xác của Chúa được lấy từ trong thân xác của Mẹ.
Chúng con hãnh diện về Đức Trinh Nữ Maria
Chúng con tin tưởng rằng bước theo Mẹ,
chúng con cũng sẽ đạt tới một tầm vóc viên mãn trong Chúa,
chúng con đạt tới ánh sáng đích thật,
để ánh sáng ấy sẽ trở về với nguồn sáng là chính Thiên Chúa.
Xin cho chúng con ngày hôm nay ngước nhìn về Trời
chúng con hạnh phúc vì có Thiên Chúa là Cha
chúng con có niềm vui dịu dàng trong Đức Maria là Mẹ,
để Cha Mẹ ở trên trời lo cho các con ở trần thế.
Chúng con hy vọng một ngày kia
chúng con sẽ được đoàn tụ cùng gia đình thánh,
có Cha có Mẹ, có đoàn con đông đúc
trong niềm vui ơn cứu độ sung mãn
và trong Hội Thánh đã trở nên thánh thiện,
tinh tuyền, không vết nhơ
như chính Đức Maria đã phản ánh và đã lên trời. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng Y Antonio Canizares Llovera đề nghị chuẩn bị cho trẻ em rước lễ trước khi lên 7 tuổi
Bùi Hữu Thư
08:34 15/08/2010
VATICAN (CNS) – Bộ trưởng bộ Phụng Tự và Bí Tích tuyên bố: Trẻ em ngày nay mau trưởng thành sớm và chịu ảnh hưởng bên ngoài rất nhiều khiến cho đã đến lúc phải xét lại việc cho phép các em được chuẩn bị và rước lễ lần đầu trước ngày sinh nhật 7 tuổi.

Đức Hồng Y Antonio Canizares Llovera viết: "Ngày trẻ em được rước lễ lần đầu giống như lúc khởi sự một cuộc hành trình với Chúa Giêsu, hiệp thông với Người: đó là lúc khởi đầu của một tình bạn sẽ kéo dài và tăng trưởng trong suốt cuộc đời của em.”

Ngài nói: “Ngày nay trẻ em sống vùi ngập trong hàng ngàn khó khăn, và bị bao vây bởi một môi trường không khuyến khích các em trở nên những gì Thiên Chúa mong muốn nơi các em.”

Đứ Hồng Y viết trong một bài báo L'Osservatore Romano của Vatican ngày 8 tháng 8.

Bài viết của Hồng Y Canizares đánh dấu ngày kỷ niệm 100 năm nghị định của Đức Giáo Hoàng Piô X, "Quam Singulari Christus Amore" (Tình yêu Chúa Kitô đặc biệt biết bao), làm đảo lộn thủ tục xưa cũ nhiều năm là hoãn ngày rước lễ lần đầu đến khi một đứa bé được 10 hay 12 tuổi.

Thánh Piô nói: Trì hoãn việc rước lễ nhiều năm sau khi đứa trẻ đã đạt đến “tuổi hiểu biết lý lẽ” (the age of reason)," thường được chấp nhận khoảng 7 tuổi, là kết quả của niềm tin sai lầm rằng “Mình Thánh Cực Trọng là một phần thưởng thay vì một thần dược có thể chữa trị sự mỏng dòn của con người.”

Vị Giáo Hoàng này chỉ dẫn rằng truyền thống xưa cổ của Giáo Hội, vẫn được nhiều giáo hội Công Giáo Đông Phương theo, là cho các em bé được rước lễ ngay sau khi chúng được rửa tội. Truyền thống này đã mai một bênTây Phương, đa số vì ưu tư rằng đứa bé sẽ phun mình và máu Thánh ra.

Giáo Hoàng Piô viết: "Thủ tục ngăn cấm tín hữu rước lễ, với lý do bảo vệ bí tích cực trọng, đã là lý do gây nên nhiều thiệt hại. Đó là các trẻ em ngây thơ bị bắt buộc xa lánh không được Chúa Kitô ôm ấp và bị khước từ thực phẩm nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng.”

Trong bài báo này, Đức Hồng Y nói là Đức Giáo Hoàng Piô nhấn mạnh vào sự chuẩn bị kỹ càng các trẻ em cho việc rước lễ vẫn cần thiết, nhưng ngài vẫn mong muốn rằng trẻ em được tiếp nhận ân sủng giúp các em trở nên tốt lành và tăng trưởng thành những Kitô hữu vững mạnh.

Ngài viết: "Việc gặp gỡ Đức Giêsu là sức mạnh chúng ta cần thiết để sống trong niềm hân hoan và hy vọng.”

Ngài nói: "Khi chúng ta đình hoãn việc rước Thánh Thể, chúng ta không thể ngăn không cho linh hồn và thần trí của trẻ em tiếp nhận ân sủng này.”

Đức Hồng Y nói: Ngài muốn dùng ngày kỷ niệm 100 năm nghị định của Thánh Piô để nhắc nhở các cha xứ là trẻ em phải được rước lễ lần đầu khi chúng biết “suy nghĩ, ngày nay điều này dường như xẩy ra sớm hơn trước năm 7 tuổi.

Ngài nói: “Một khuynh hướng gần đây là trì hoãn việc rước lễ. Đó là điều không nên làm, ngược lại, còn cần phải cởi mở cho được sớm hơn.”

Ngài nói: “Bí tích Thánh Thể là sự đảm bảo cho trẻ em tăng trưởng như những con cái của Thiên Chúa, được phát xuất từ các bí tích khai tâm trong lòng Hội Thánh.”
 
Đức Thánh Cha cử hành đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời
LM Trần Đức Anh OP
15:36 15/08/2010
CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu tin tưởng, vui mừng và hy vọng, vì chúng ta cũng được tham phần vào cuộc sống vĩnh cửu với trọn con người của mình, như Mẹ Maria đã đi trước chúng ta trong mầu nhiệm hồn xác lên trời.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong bài giảng thánh lễ lúc 8 giờ sáng chúa nhật, 15-8-2010, tại nhà thờ thánh Toma di Villanovalà nhà thờ giáo xứ ở Castel Gandolfo.

Từ sáng sớm, đã có nhiều tín hữu hành hương đến chờ đợi dọc theo quảng trường trung tâm thành phố, dẫn từ cổng dinh Tông tòa cho đến Nhà thờ. Đoạn đường ngắn, chỉ có chừng 300 mét nên ĐTC đi bộ đến thánh đường, và đây là một cuộc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với dân chúng và các tín hữu hành hương, trong bầu khí thật vui tươi..

Nhà thờ giáo xứ thánh Toma bé nhỏ, nên chỉ có hơn 200 tín hữu có chỗ bên trong thánh đường, hàng ngàn người khác tham dự thánh lễ từ bên ngoài. Đồng tế với ĐTC trong buổi lễ có ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Marcello Semeraro, GM giáo phận Albano sở tại, cha sở địa phương Waldermar Niedziolka SDB và cha Pascual Chavez, Bề trên tổng quyền của dòng Don Bosco.

Trên hàng ghế đầu, trong số những người dự lễ có Đức Ông Georg Ratzinger, Bào huynh của ĐTC, đến Castel Gandolfo để nghỉ hè với ngài trong tháng 8 này, và ông thị trưởng địa phương. Thánh lễ được 3 đài truyền hình Telepace, SkyTG24 và TV2000 truyền đi qua vệ tinh.

Bài giảng thánh lễ

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nhắc đến sự kiện năm nay là năm kỷ niệm 60 năm Đấng đáng kính, Đức Giáo Hoàng Piô 12 tuyên bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác lên trời ngày 1-11-1950, và sau khi đọc lại công thức tuyên tín ấy, ĐTC nói:

”Công thức định tín này là nòng cốt niềm tin của chúng ta về việc Đức Mẹ được đưa lên trời: chúng ta tin rằng Mẹ Maria, như Chúa Kitô con của Mẹ, đã thắng sự chết và hiển thắng trong vinh quang thiên quốc trong toàn hữu thể của Mẹ, linh hồn và xác.

”Trong bài đọc thứ hai hôm nay, thánh Phaolô giúp chúng ta chiếu dọi một chút ánh sáng về mầu nhiệm này, đi từ sự kiện chủ yếu trong lịch sử nhân loại và của đức tin chúng ta, nghĩa là sự phục sinh của Chúa Kitô, Ngài là ”hoa quả đầu mùa của những người đã chết”. Được chìm đắm trong Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa, chúng ta được tham dự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi và sự chết. Đây chính là bí quyết lạ lùng và là thực tại chính yếu của toàn thể cuộc sống nhân trần. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng tất cả chúng ta được ”tháp nhập” vào Adong, người đầu tiên và là con người cũ, tất cả chúng ta có cùng gia sản phàm nhân trong đó có đau khổ, sự chết, tội lỗi. Nhưng thêm vào thực tại ấy mà tất cả chúng ta có thể thấy và cảm nghiệm mỗi ngày, có một thực tại mới: chúng ta không đơn độc trong gia sản ấy của con người duy nhất, được khởi sự với Adong, nhưng chúng ta còn được ”tháp nhập” vào con người mới, trong Chúa Kitô phục sinh, và thế là sự sống Phục Sinh đã hiện diện nơi chúng ta. Sự ”tháp nhập” thứ nhất có tính chất sinh lý học là sự tháp nhập trong sự chết, sự tháp nhập sinh ra cái chết. Sự tháp nhập thứ hai, mới mẻ, được ban cho chúng ta trong bí tích rửa tội, là sự ”tháp nhập” mang lại sự sống. Tôi trích dẫn thêm bài đọc thứ hai hôm nay, thánh Phaolô nói rằng: ”Bởi vì, nếu vì một người mà sự chết xảy đến, thì cũng nhờ một người sự phục sinh từ cõi chết cũng xảy đến. Thực vậy, cũng như trong Adong, tất cả chúng ta phải chết, thì cũng trong Chúa Kitô tất cả chúng ta sẽ nhận được sự sống. Nhưng mỗi người theo vị trí của mình: trước tiên là Chúa Kitô, Ngài là hoa quả đầu mùa, rồi, khi Ngài tới, đến lượt những người thuộc về Chúa Kitô” (1 Cr 15,21-24).

”Giờ đây, điều mà thánh Phaolô tông đồ quả quyết về tất cả mọi người, Giáo Hội, qua huấn quyền không thể sai lầm, nói về Mẹ Maria, theo thể thức và ý nghĩa rõ ràng: Mẹ Thiên Chúa được tháp nhập vào Mầu Nhiệm Chúa Kitô đến độ Mẹ được tham phần vào sự Sống Lại của Chúa Con với trọn con người của Mẹ khi mãn cuộc sống trần thế; Mẹ sống điều mà chúng ta đang chờ đợi vào cuối thời gian, khi “kẻ thù cuối cùng” là sự chết (Xc 1 Cr 15,26) bị tiêu diệt; Mẹ đang sống điều mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: ”Tôi mong đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”.

ĐTC đặt câu hỏi: ”Đâu là căn cội sự chiến thắng ấy trên sự chết được xảy ra trước một cách lạ kỳ nơi Mẹ Maria? Thưa những căn cội ấy ở nơi đức tin của Đức Trinh Nữ thành Nazareth, như đoạn Tin Mừng chúng ta nghe trong ngày lễ hôm nay (Lc 1,39-56): đức tin này là tuân phục lời Thiên Chúa và hoàn toàn phó thác cho sáng kiến và hoạt động của Chúa, theo điều Tổng lãnh thiên thần đã loan báo. Vì thế, đức tin chính là sự cao cả của Mẹ Maria, như bà Elisabeth đã hân hoan loan báo: Mẹ Maria ”được chúc phúc trong mọi người nữ”, và con lòng của Mẹ được chúc phúc, vì Mẹ là Mẹ của Chúa, vì Mẹ đã tin và sống một cách độc nhất ”mối phúc” đầu tiên, mối phúc đức tin.. .”

Và ĐTC nói: ”Các bạn thân mến, chúng ta không chỉ chiêm ngắm Mẹ Maria trong vận mệnh vinh quang của Mẹ, như một người rất xa cách chúng ta: không phải vậy! Chúng ta được mời gọi ngắm nhìn điều mà Thiên Chúa vì tình yêu đã muốn làm cho cả chúng ta nữa, cho vận mệnh chung kết của chúng ta, đó là sống nhờ đức tin trong niềm hiệp thông yêu thương trọn vẹn với Chúa và nhờ đó chúng ta sống thực sự”.

Đi sâu hơn trong phần giải thích, ĐTC nói đến sự kiện Đức Maria được đưa lên vinh quang thiên quốc và nhấn mạnh rằng: ”Ngày nay tất cả chúng ta đều biết danh từ ”trời cao” không nói về một nơi chốn nào đó trong vũ trụ, hoặc một tinh tú hay thứ gì tương tự. Không phải vậy, ở đây chúng ta có ý nói đến một điều cao cả và khó xác định hơn nhiều bằng những từ ngữ hạn hẹp của phàm nhân. Qua từ ”trời cao” chúng ta muốn quả quyết rằng Thiên Chúa, Đấng trở nên gần gũi với chúng ta, Ngài không bỏ rơi chúng ta trong và sau cái chết, nhưng Chúa có một chỗ cho chúng ta và ngài ban cho chúng ta sự vĩnh cửu, chúng ta muốn quả quyết rằng trong Thiên Chúa, có một chỗ cho chúng ta. Để hiểu thực tại này một chút, chúng ta hãy nhìn chính cuộc sống của mình: tất cả chúng ta đều cảm nghiệm thấy một người, khi chết đi, vẫn tiếp tục hiện hữu một cách nào đó trong ký ức và tâm trí những người đã biết và yêu mến người ấy. Chúng ta có thể thấy nơi họ, một phần của những người quá cố tiếp tục sống, như một cái bóng, vì cả sự sống sót trong tâm hồn những người thân yêu cũng sẽ chấm dứt. Trái lại Thiên Chúa không bao giờ qua đi và tất cả chúng ta đếu hiện hữu nhờ sức mạnh Tình Yêu của Chúa. Chúng ta hiện hữu vì Chúa yêu thương chúng ta, vì Ngài nghĩ đến chúng ta và gọi chúng ta đi vào cuộc sống. Chúng ta hiện hữu trong tư tưởng và tình thương của Thiên Chúa. Chúng ta hiện hữu thực chứ không phải trong cái ”bóng” của chúng ta..

Trong phần kết luận của bài giảng, ĐTC nhấn mạnh sự kiện chúng ta tiếp tục sống, không phải một phần của hữu thể, nhưng tất cả con người của mình, Thiên Chúa biết và yêu mến toàn thể con người của chúng ta. Thiên Chúa đón nhận vào trong vĩnh cửu của ngài những gì hiện nay trong cuộc sống của chúng ta được làm bằng những đau khổ và yêu thương, hy vọng, vui mừng và buồn sầu, tăng trưởng và giảm thiểu đi. Trọn con người, trọn cuộc sống của chúng ta được Thiên Chúa đón nhận, được thanh tẩy trong Ngài và đón nhận vĩnh cửu. Các bạn thân mến, tôi nghĩ điều này là một chân lý làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui sâu xa. Kitô giáo không rao giảng một sự cứu độ linh hồn trong một đời sau không được xác định, trong đó những gì là quí giá và thân yêu của chúng ta bị hủy bỏ, trái lại Kitô giáo hứa đời sống vĩnh cửu, không có gì quí giá và yêu quí bị tàn lụi, nhưng sẽ tìm được sự sung mãn trong Thiên Chúa”.

Rời nhà thờ giáo xứ, ĐTC còn dành gần 20 phút để chào thăm những người đứng hai bên lối đi, bên trong thánh đường cũng như quảng đường từ nhà thờ đến cổng dinh thự Giáo Hoàng, trong niềm hân hoan của mọi người.

Kinh truyền tin

Lúc 12 giờ trưa ĐTC đã xuất hiện trên bao lơn dinh thự Giáo Hoàng để đọc kinh Truyền Tin chung với hàng ngàn tín hữu và du khách hành hương. Trong bài huấn dụ ngài nhắc đến sự tôn kính Đức Trinh Nữ Maria đã tháp tùng hành trình của Giáo Hội ngay từ đầu và từ thế kỷ thứ 4 đã xuất hiện những ngày lễ kính Đức Mẹ: qua đó vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ được đề cao, và có những ngày lễ khác cử hành những biến cố chính trong cuộc sống trần thế của Mẹ.

Sau khi nhắc đến ý nghĩa của Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, ĐTC nói đến lòng sùng kính Đức Mẹ ở mọi nơi, Đông cũng như Tây Phương, các thi sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ đã góp phần tôn vinh Đức Mẹ và ngài nói thêm rằng:

”Trong bài Tin Mừng của đại lễ hôm nay, thánh Luca mô tả sự viên mãn ơn cứu độ qua Đức Trinh Nữ Maria. Trong cung lòng Mẹ Đấng Toàn Năng đã trở nên bé nhỏ, Mẹ Maria, sau khi sứ thần truyền tin đã mau lẹ lên đường đến nhà bà chị họ Elisabeth để mang đến cho bà Đấng Cứu Thế. Thực vậy, vừa khi nghe lời chào của Mẹ Maria, hài nhi trong lòng bà chị nhảy mừng và đầy Thánh Linh (Lc 1,41); hài nhi ấy đã nhận ra Mẹ Thiên Chúa, nơi ”Vị đã tin nơi sự thành tựu những gì Chúa đã nói” (Lc 1,45).. Và ĐTC nhắn nhủ các tín hữu hãy tín thác nơi Mẹ là Đấng đã được đưa lên trời, nhưng vẫn không từ bỏ sứ mạng chuyển cầu và cứu độ, như Đức Phaolô 6, Vị Tôi Tớ Chúa đã quả quyết. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ lời khẩn nguyện, xin Mẹ tháp tùng chúng ta trong đời sống trần thế này, giúp chúng ta nhin trời cao và xin Mẹ đón nhận chúng ta một ngày kia bên Chúa Giêsu, Con của Mẹ.”

Sau Phép lành, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Tây ban Nha, Bồ đào Nha, Ba Lan, Hungari và Ý.
 
Miami đăng cai tổ chức liên hoan phim về ĐGH Gioan Phao-lô II lần thứ hai
Paul Minh Nhật
16:13 15/08/2010
MIAMI - Sau sự thành công của liên hoan phim lần thứ nhất về đức cố giáo hoàng Gioan Phao-lô II, hiện tại các nhà tổ chức đang chuẩn bị cho sự kiện này lần thứ hai, kế hoạch tổ chức vào khoảng tháng Hai năm 2011.

Công ty sản xuất Mỹ 7eventhDay Media Inc. đã bắt đầu sáng kiến này vào năm trước như là một cách để thăng tiến những giá trị, như lời đức cố giáo hoàng Gioan Phao-lô II đã bày tỏ là làm tăng trưởng đức tin thông qua nghệ thuật.

Chủ đề của liên hoan phim ấn bản lần thứ hai này sẽ dành cho 'huyền nhiệm tình yêu'. Liên hoan sẽ trình diễn những điểm đặc trưng, các tài liệu và các bộ phim ngắn về chủ đề đó và các lãnh vực chẳng hạn như phẩm giá con người, sự tôn trọng lẫn nhau và sự tha thứ.

Liên hoan sẽ diễn ra từ 17 đến 26 tháng Hai năm 2011 tại Miami, bang Florida.

Các nhà tổ chức lễ hội tin rằng hơn bao giờ hết các tác phẩm nghệ thuật điện ảnh cần phải nêu bật lên phẩm giá đích thực của con người.

(Nguồn: http://www.romereports.com/palio/Miami-to-host-the-second-John-Paul-II-Film-Festival-english-2570.html)
 
Top Stories
Pope: Entrust ourselves to Mary in Heaven, under whose protection all humanity finds refuge
Asia-News
13:27 15/08/2010
On the feast of the Assumption, Benedict XVI recalls the veneration of the Virgin Mary in the East and West, by painters, writers and musicians, communities that dedicated churches and shrines to her. The papal Mass this morning in the parish of "St. Thomas of Villanova" at Castel Gandolfo.

Castel Gandolfo (AsiaNews) - In a papal courtyard full of young people, mostly from Spain and Poland, Benedict XVI today offered a meditation on the presence of Mary in the Church, from antiquity until today. "To her - he said – guide of the Apostles, support of Martyrs, Light of the Saints, we lift our prayer, imploring her to join us in this life, to help us look towards Heaven and greet us one day next to Her Son Jesus."

Earlier this morning, the pope celebrated Mass in the pontifical parish of "St. Thomas of Villanova" at Castel Gandolfo. During his homily explaining the mystery of Mary, who body and soul was taken into Heaven close to God, he mentioned the human inheritance that belongs to us, with "suffering, death, sin," but also the gift of "incorporation" in Christ "who gives life."

"Christianity – he underlined – does not only announce a partial salvation of the soul in a vague afterlife, in which everything that was dear and precious to us in this life will be cancelled, rather it promises eternal life," the life of the world to come ": nothing that is precious and dear to us in this life will be ruined, but will find fullness in God." Here are the words of the Pope at the Angelus today:

Dear brothers and sisters, Today, in the Solemnity of the Assumption into Heaven of the Mother of God, we celebrate the transition from her earthly condition to heavenly beatitude the One who generated in the flesh and accepted in faith the Lord of Life. The veneration of the Virgin Mary accompanies the journey of the Church from the beginning and Marian feasts appear as early as the fourth century: some exalt the role of the Virgin in salvation history, others celebrate key moments of her earthly existence. The significance of today's feast is contained in the concluding words of the dogmatic definition, promulgated by the Venerable Pius XII on 1 November 1950 that which celebrated its 60th anniversary this year, "The Immaculate Ever-Virgin Mary, Mother of God, completed the course of earthly life, was assumed into heavenly glory, body and soul "(Apostolic Constitution. Munificentissimus Deus: AAS 42 [1950], 770).

Artists of all ages have painted and sculpted the sanctity of the Mother of the Lord adorning churches and shrines. Poets, writers and musicians have paid tribute in honour of the Virgin with hymns and chants. From East to West, the All-Holy is invoked as Mother in Heaven, who sustains the Son of God in her arms and in whose protection all humanity finds refuge, with the ancient prayer: " Under thy protection, our refuge, our refuge, Holy Mother of God, Holy Mother of God; despise not our petitions, in our need, but from all dangers, deliver us always".

And in the Gospel of today's solemnity, St. Luke describes the fulfilment of salvation through the Virgin Mary. She, in whose womb, the Almighty has become small, after the Annunciation of the Angel, went without delay to her cousin Elizabeth to bring her the Saviour of the world. And, in fact, "When Elizabeth heard Mary's greeting, the baby leaped in her womb. .. [and] was filled with the Holy Spirit" (Lk 1:41); she recognized the Mother of God "who believed that what was spoken […] by the Lord would be fulfilled "(Lk 1:45). The two women, awaiting the fulfillment of divine promises, enjoy a foretaste, now, of the joy of the coming of the Kingdom of God, the joy of salvation.

Dear brothers and sisters, let us consider that to her - as stated by the Servant of God Paul VI - "assumed into heaven, has not abandoned her mission of intercession and salvation" (Ap. Ex. Marialis Cultus, 18, AAS 66 [1974 ], 130). To her, the guide of the Apostles, support of Martyrs, light of the Saints, we turn our prayer, imploring her to join us in this life, to help us look toward Heaven and greet us one day next to Here Son Jesus”.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-Entrust-ourselves-to-Mary-in-Heaven,-under-whose-protection-all-humanity-finds-refuge-19193.html)
 
Pilgrims evacuated after bomb threat at Lourdes
Cecile Brisson, AP
14:47 15/08/2010
PARIS – Thousands of people, many disabled or ailing, were evacuated Sunday from the shrine at Lourdes in southern France after a bomb threat on the Catholic holy day of Assumption. The pilgrims returned after explosives experts scoured the area.

Some 30,000 pilgrims were at the site, whose spring water is reputed to have healing powers, when Lourdes police received an anonymous threat late in the morning saying bombs would hit the site Sunday afternoon, said the shrine's chief spokesman Pierre Adias.

In an announcement read in six languages, authorities ordered everyone evacuated just as a midday Mass was supposed to begin.

About 900 gravely ill pilgrims, including many on stretchers, were taken to a secure place while explosives experts with sniffer dogs fanned out around the shrine, Lourdes Mayor Jean-Pierre Artiganave said on France-Info radio.

While the site was off-limits to pilgrims, a scheduled prayer service was held anyway, in the shadow of the mountainside spring and a statue of the Virgin Mary.

Bishop Jacques Perrier sought to soothe believers. "We will not be afraid," he said in opening the service, attended by only six priests and shrine personnel and broadcast on the website of TV Lourdes. Dozens of pilgrims remained waiting outside the gates, watching from afar.

After about five hours, the shrine reopened and Assumption ceremonies resumed. "Inspection of the site allowed us to determine that it was an unfounded threat," Adias said.

The mayor said the evacuation was peaceful but acknowledged "the atmosphere is not one of the greatest calm."

The Aug. 15 holiday marks the taking into heaven of the Virgin Mary. It's a public holiday in France and several other countries, and one on which especially large numbers of pilgrims visit the Lourdes shrine.

Some pilgrims came to this year's ceremonies in wheelchairs, others supported by loved ones. During the bomb scare, many pilgrims waited just outside the gates to the large territory that includes the shrine and adjoining church buildings.

The Roman Catholic shrine in the foothills of the Pyrenees has special meaning for the suffering, many of whom believe its spring water has the power to heal and even work miracles.

The sick bathe in pools of the cool water and take it home in plastic jugs and vials in the shape of the Virgin Mary. Thousands of people have claimed to be cured there, and the Roman Catholic church has officially recognized 67 incidents of miraculous healing linked to Lourdes.

Pope Benedict XVI came to Lourdes in 2008, marking the 150th anniversary of visions of the Virgin Mary to a Lourdes peasant girl, 14-year-old Bernadette Soubirous, who was later made a saint.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100815/ap_on_re_eu/eu_france_lourdes_evacuated)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc, Mừng Kính Mẹ Lên Trời
Jos. Vĩnh SA
06:01 15/08/2010
Họ Đạo Mông Triệu CĐCG Nam Úc Mừng Kính Bổn Mạng

Chúa Nhật 15/8 giáo đạo Mông Triệu thuộc CĐCGVN/Nam Úc hợp với Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ mừng kính Đức Mẹ hồn xác về Trời, bổn mạng của Giáo Họ.

Ban Chấp Hành giáo họ đã trang trí bàn thờ Đức Mẹ và phụng vụ Thánh Lễ một cách đặc biệt, để cầu nguyện cách riêng cho các tín hữu trong giáo họ còn sống cũng như đã qua đời.

Thánh Lễ lúc 9 giờ 30 sáng do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng đồng tế có Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville, Adelaide, Lm. Giuse Vũ Văn Hoàng thuộc giáo phận Barịa - Vũng Tàu.

Đức Ông Phaolô đã quảng diễn bài phúc âm về gương sáng, đức vâng phục của Mẹ Maria đã được Thiên Chúa thưởng công bội hậu, một cách kỳ diệu, cả hồn xác về Trời.

Bấm Vào Đây Để Xem Hình

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Ông Chủ Tịch Cộng Đồng lên chúc mừng Ban Chấp Hành và giáo dân thuộc giáo họ. Sau đó Ông Trưởng Giáo Họ cũng lên cảm ơn Chủ Tế đoàn và Cộng Đồng đã hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bà con trong giáo họ và tặng quà cảm ơn chủ tế đoàn.

Chấm dứt Thánh Lễ, Ban Chấp Hành giáo họ đã mở tiệc khoản đãi quan khách và tất cả các tín hữu trong giáo họ, thật vui và đông đủ. Đến tham dự ngoài Ban Tuyên Úy và Ban Mục còn các vị đại diện các giáo họ và các đoàn thể trong Cộng Đồng.

Được biết giáo họ Mộng Triệu của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc là giáo họ có số tín hữu đông, đứng hàng thứ hai trong 4 họ đạo của Cộng Đồng, bà con thường nói Họ Mông Triệu là họ nhà xứ, vì trung tâm Cộng Đồng nằm trong lãnh địa của họ Mông Triệu cho nên những công tác khẩn cấp của Cộng Đồng, đa số phải nhờ đến các tín hữu họ Mông Triệu.
 
Công đoàn CGVN khu vực Miền Tây Melbourne hân hoan mừng kính Lễ Đức Mẹ Lên Trời.
FX. Trần Văn Minh
10:45 15/08/2010
MELBOURNE - Vào lúc 5 giờ chiều Chuá nhật 15 Tháng 8 Năm 2010. Tại Nhà thờ Thánh Martino Avondale Height Melbourne. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Khu vực Miền Tây đã hiệp cùng Giáo hội hoàn vũ nói chung, và Tổng Giáo phận Melbourne nói riêng, hân hoan mừng Kính Lễ Đức Mẹ hồn xác Lên Trời.

Xem hình ảnh

Với tiết trời mưa và gió lạnh Muà Đông, tuy trời không được đẹp, nhưng với lòng tôn sùng Đức Mẹ theo truyền thống lâu đời cuả Giáo dân Việt Nam trong khu vực, đã đến tham dự Thánh Lễ Mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời thật sốt sắng.

Hiện nay, với sự nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên, các xứ đạo Úc đã tạo nhiều điều kiện dễ dàng cho các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam đều khắp trong mỗi giáo xứ có những Thánh lễ tiếng Việt trong các giáo xứ mà mình sinh hoạt.

Điển hình như Khu vực Miền Tây Melbourne hiện nay. Đã có nhiều giáo xứ có Thánh lễ tiếng Việt hàng tuần và những ngày lễ trọng như: Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phêrô Hạt Sunshine, Nhà thờ Holy Eucharist Vùng Saint Albans, Nhà thờ Resurrection vùng Saint Albans West, hoặc 2 tuần một lần tại các Nhà thờ Our Lady Maidstone và Christ The King vùng Braybrook, mỗi đầu tháng tại nhà thờ Saint Martino vùng Avondale Height.

Thánh lễ Mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời hôm nay do linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý công đoàn chủ tế, được biết đây là một trong nhiều Thánh lễ trong ngày Chuá nhật mà Linh mục đã cử hành trong khu vực mà linh mục với trọng trách tuyên uý.

Phần chia sẻ tin mừng, linh mục chủ tế đã chia sẽ về những công việc mà Đức Mẹ đã được Phúc âm nhắc đến: “Bước chân vội vã lên đường cuả Đức Maria đến miền sơn cước Giêrusalem – có lẽ là miền Ain Carim hiện nay, vùng Giêrusalem thăm người chị họ không chỉ nhằm loan báo mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa hay chỉ hát lên bài ca cảm tạ tri ân Thiên Chúa (bài ca Magnificat), nhưng đó còn là hình ảnh gợi nhớ điều mà Ngôn sứ Isaia loan báo ngày xưa về Đấng Thiên Sai sẽ đến.” Đến cùng mọi người.

Phần thánh ca do liên Ca đoàn Martino và Nữ Vương với những bài ca mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời. Để tỏ lòng kính mến và vui mừng đón nhận ơn cứu độ, ca đoàn đã bỏ nhiều thời gian tập luyện hơn để dùng lời ca tiếng hát, ngợi khen Mẹ Thiên Chuá, Mẹ Giáo hội và là Mẹ cả và loài người chúng ta. Nhờ thế mà mọi bài hát được ca đoàn trình bày rất đạt và đã hát thật hay.

Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, vui mừng cuả mọi người.
 
Thông tin về dự án xây cất Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang
TGP Huế
13:21 15/08/2010
Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế đưa ra những thông tin về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang sau Thánh Lễ Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác, tại La Vang ngày 14.8.2010)

I. Đất La Vang:

• Nguyên đất La Vang trước đây tất cả là 23 hecta.
• Chính quyền Tỉnh Quảng Trị đã giao lại 19 hecta 106m2, và đã cấp thẻ đỏ (ngày 19/11/2009).
• Chính quyền và Giáo Hội đồng ý dành 3 hecta phía sau đồi, bên kia dòng suối để làm khu sinh thái, trồng cây mà thôi, không xây cất gì (phía Chính quyền cũng như phía Giáo Hội).
• Giáo Hội cũng dành 1 hecta để mở rộng mặt bằng phía trước cổng chính và làm con đường chu vi, bao quanh khu vực đất La Vang.

II. Quy hoạch tổng thể:

1. Bấy lâu nay, việc xây dựng nói được là chắp vá, với giải pháp tình thế, vì nhu cầu trước mắt.

Nay cần một quy hoạch tổng thể trên khu đất 19 hecta nầy với nhiều hạng mục như: nhà thờ Vương cung Thánh đường, Trung tâm Hội nghị quốc gia và quốc tế, Nhà nguyện Thánh Thể và các Nhà nguyện nhỏ, nhà Tĩnh tâm, nhà Giải tội, nhà Xứ, trạm Y tế, nhà Nghỉ cho anh chị em hành hương..., khu vực vệ sinh, hệ thống điện nước, v.v...

2. Đầu năm 2010 (ngày 8 tháng 3), đã có 15 công ty đến tận La Vang để khảo sát thực địa, gặp gỡ và trao đổi với Ban tổ chức của Hội đồng Giám mục, đứng đầu là Uỷ ban Giám mục về Phụng tự và Nghệ thuật thánh.

15 công ty sau đó đã về lại với công ty mình để làm các đồ án thiết kế, và cam kết sau 4 tháng sẽ nộp các đồ án thiết kế.
Cuối tháng 7/2010 vừa rồi là hạn chót để nộp các đồ án.
Kết quả, có 9 công ty nộp về cho Ban tổ chức 12 đồ án thiết kế.
Nên nhớ La Vang là tài sản chung của mọi tín hữu, là trung tâm hành hương toàn quốc của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chứ không phải chỉ riêng của Giáo phận Huế. Thế nên các thành phần Dân Chúa đều quan tâm, chăm sóc cho chốn đi về linh thiêng nầy.

3. Ban tổ chức đã thành lập 2 hội đồng giám khảo, để xếp hạng 12 đồ án nói trên.

a/ Trước tiên là Ban giám khảo về Kỹ thuật sẽ chấm điểm xếp hạng về phương diện kỹ thuật vào ngày 20 và 21 tháng 8 nầy, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế. Ban giám khảo gồm 5 vị có uy tín cả ba miền Bắc, Trung, Nam và 1 ngoại quốc.

1/ Chủ tịch Hội đồng giám khảo: Ông Nguyễn Tấn Vạn,
kiến trúc sư, chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam (tại Hà Nội).

2/ Thành viên: Kiến trúc sư Khương Văn Mười,
Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam,
kiêm chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP. HCM.

3/ Thành viên: Tiến sĩ Kiến trúc sư Jon Lang,
nguyên trưởng khoa quy hoạch kiến trúc Đại Học New South Wales, Sydney, Australia.

4/ Thành viên: Kiến trúc sư Nguyễn Văn Cảnh,
Giám đốc Sở Xây dựng Tỉnh Quảng Trị.

5/ Thành viên: Kiến trúc sư Phùng Phu,
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế.

b/ Sau khi Hội đồng giám khảo về kỹ thuật đã sắp hạng các đồ án, thì đến tháng 10/2010, Hội đồng giám khảo về mặt tôn giáo sẽ chọn 1 đồ án tốt nhất, thích hợp nhất.

Hội đồng giám khảo về tôn giáo, gồm một số các Giám mục cùng với Uỷ ban về Phụng tự và Nghê thuật thánh. Hội đồng nầy sẽ họp tại Sài Gòn để chọn lựa, quyết định 1 đồ án cuối cùng hợp lý nhất, khả thi nhất.

c/ Các đồ án thiết kế sẽ được trưng bày triển lãm tại 3 miền, để mọi người biết và thưởng lãm.

a. Trung: Toà Tổng Giám Mục Huế từ 22/8 đến 30/8, tại Trung Tâm Mục Vụ.
b. Bắc: Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, từ 5/9 đến 19/9, tại Toà Tổng Giám Mục.
c. Nam: Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn, từ 25/9 đến 3/10, tại Nhà Truyền Thống.

III. Xây dựng:

1. Ưu tiên 1 là xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.

Dự kiến sẽ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường, sau Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, ngày 6/1/2011.

Đây là mong ước chờ đợi bấy lâu nay của mọi tín hữu trong nước và hải ngoại.

2. Đây cũng là mong ước của Tòa Thánh. Chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rõ điều ấy trong bài Huấn Dụ sau khi đọc kinh Truyền Tin, ngày 19-6-1988, ngày phong thánh cho 117 Vị Tử Đạo Việt Nam. Ngài nói:

Giáo Hội mong ước tái thiết Đền Thánh Đức Mẹ La Vang, điều mà chúng ta hy vọng sẽ được thực hiện sớm hết sức, trong bầu không khí tự do và hoà bình, để ca tụng Mẹ là Đấng được mọi đời chúc phúc. Trong bầu không khí đó, nhờ lời cầu bầu của Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, ngôi Đền Thánh nầy có thể biểu lộ mọi sinh lực thiêng liêng, không những cho người công giáo Việt Nam, nhưng còn giúp cho sự hoà hợp đất nước, và nhờ đó mà đời sống công cộng cũng như đạo đức trên quê hương sẽ được tăng triển”.

- Đây là công việc chung của tất cả mọi người tín hữu trong nước và hải ngoại (Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ và Giáo dân...). Xin mỗi người rộng lòng góp công, góp của, góp ý kiến, nhất là chung lời cầu nguyện.

- Công việc sẽ rất lâu dài, thế hệ chúng ta chỉ mới bắt đầu mà thôi.

IV. Lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam và Đại Hội Hành Hương La Vang lần 29 (3 năm 1 lần) được cử hành vào ngày mồng 5 và 6 tháng 1 năm 2011 (trước Tết âm lịch gần 1 tháng).

Quý vị và Anh chị em đều biết, Giáo Hội Việt Nam:

- Đã khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện (Giáo tỉnh Hà Nội) ngày 24-11-2009.
- Sẽ cử hành Đại Hội Dân Chúa tại Sài Gòn (Giáo tỉnh Sài Gòn) vào tháng 11 sắp tới.
- Và sẽ Bế mạc Năm Thánh tại La Vang (Giáo tỉnh Huế) ngày 5 và 6/1/2011.

1. Lễ Bế mạc sẽ có Đặc sứ của Đức Thánh Cha, các vị Hồng y và nhiều Giám mục trong nước và ngoài nước.
2. Giáo phận Huế đã thành lập các Ban, và các Ban sẽ tiến hành công việc, sau cuộc hành hương tháng 8 nầy.
3. Thời tiết tháng giêng đầu năm Dương lịch, ở miền Trung, thường hay mưa và rét lạnh.

Nhưng cũng thay đổi mỗi năm. Chẳng hạn tháng 1 đầu năm 2010 (năm nay), thời tiết lại rất tốt, ấm áp.

Chúng ta cầu nguyện và phó thác mọi sự cho Chúa và Mẹ La Vang.

• Nên đề phòng đem theo áo đi mưa và áo ấm.
• Con số khách hành hương chắc chắn sẽ rất đông. Cho nên vấn đề xe tàu, máy bay sẽ khá căng... Vậy, cần mua vé đi và về rất sớm, kẻo để gần sẽ không mua được (thời điểm lễ Bế mạc sẽ diễn ra chỉ gần 1 tháng trước Tết âm lịch).

4. Mọi tín hữu đều ước mong hai con đường dẫn vào La Vang được mở rộng, để xe lưu thông hai chiều một cách dễ dàng. Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang đang bàn bạc, trao đổi với Chính quyền các cấp về vấn đề quan trọng nầy.
5. Xin theo dõi các thông tin trên trang mạng của Tổng giáo phận Huế (tonggiaophanhue.net).
6. Xin anh chị em cầu nguyện sốt sắng cho công việc xây dựng Vương cung Thánh đường và cho cuộc lễ Bế mạc Năm Thánh mồng 5 và 6 tháng 1 Dương lịch năm 2011 được diễn tiến an lành và tốt đẹp.
 
Tĩnh Tâm Hội Đồng Mục Vụ Việt Nam TGP Sydney
Diệp Hải Dung
21:17 15/08/2010
SYDNEY - Chiều thứ Bảy 14/08/2010 anh chị em thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự 2 ngày tĩnh tâm với chủ đề “ Giáo Dân là Giáo Hội”.

Xem hình ảnh

Sau khi ghi danh, tất cả mọi người tập trung trong hội trường, Cha Paul Văn Chi thay mặt Ban Tuyên úy ngỏ lời chào mừng các anh chị em đã hy sinh nhiều thời gian quý báu để đến đây tĩnh tâm và Cha long trọng tuyên bố khai mạc buổi tĩnh tâm đồng thời tất cả mọi người cùng dâng lên lời Kinh Chúa Thánh Thần nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng cho mọi người. Kế tiếp Cha Dương Thanh Liêm thuyết giảng đề tài “Tu Là Cõi Phúc”

Sau đó là giờ chầu Thánh Thể đặc biệt, mọi người cùng quây quần bên Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô dâng giờ đền tạ và đặc biệt các Giáo Đoàn Simon Phan Đắc Hòa George Hall “Cầu Cho Hòa Bình Thế Giới” Giáo đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta “Cầu Cho Quê Hương Dân Tộc Việt Nam, Giáo đoàn Giuse Lê Đăng Thị Fairfield “Cầu cho Bình An Và Hiệp Nhất” Giáo đoàn KiTô Vua Lakemba “Cầu Cho Giới Trẻ Cộng Đồng” Giáo đoàn Đức Mẹ Fatima Miller “Cầu Cho Các Ân Nhân Của Cộng Đồng” Giáo đoàn Đaminh Vũ Đình Tước “Cầu Cho Những Nạn Nhân Thiên Tai” Giáo đoàn Micae Nguyễn Huy Mỹ “Cầu Cho HĐMV và Giáo đoàn” Giáo đoàn Anrê Phú Yên “Cầu Cho Luôn Sống Để Phục Vụ” Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly “Cầu Cho Công Trình Xây Dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá và Lễ Đài Được Tiến Triển Tốt Đẹp” Chấm dứt giờ chầu Thánh Thể, mọi người dùng bữa ăn tối tại và nghỉ đêm tại Trung Tâm. Sáng Chúa Nhật 15/08/2010 mọi người cùng thức dậy tham dự Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời do quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ và sau đó ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney hướng dẫn mọi người đi tham quan công trình xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá và Lễ Đài trong Trung Tâm và trở về phần tĩnh tâm Cha Nguyễn Văn Tuyết thuyết giảng đề tài “Internet Nguyên Tắc Luân Lý, Cha Paul Văn Chi thuyết giảng đề tài “Vai Trò Lãnh Đạo của Hội Đồng Mục Vụ”.

Sau giờ nghỉ dùng cơm trưa anh chị em tham dự buổi họp Hội Đồng Mục Vụ, ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney báo cáo và tường trình về những sinh hoạt trong Cộng Đồng đặc biệt là công trình Trung Tâm hiện đang xây dựng 14 Chặng Đàng Thánh Giá và Lễ Đài và sẽ khánh thành vào 17/10/2010 nhân dịp Lễ Phong Thánh cho Thánh Mary Mackillop của Úc Châu. Trong buổi họp các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ cũng đóng góp nêu những ý kiến thắc mắc đã được quý Ban Tuyên úy giải đáp thỏa đáng. Sau đó chầu Thánh Thể và kết thúc bế mạc. Diệp Hải Dung
 
Kỉ niệm 40 năm thành lập Foyer Charité Cao Thái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:26 15/08/2010
LỄ TẠ ƠN KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP FOYER
VÀ LÀM PHÉP VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY NHÀ CẤM PHÒNG
TẠI FOYER DE CHARITÉ CAO THÁI


Sáng ngày 14.8.2010, Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn đã đến chủ tế thánh lễ tạ ơn, kỷ niệm 40 năm thành lập Foyer và làm phép viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Cấm Phòng tại Foyer de Charité Cao Thái.

Đồng tế thánh lễ, có cha TĐD Giáo phận Sài gòn, Cha Giám Đốc và quý cha giáo sư ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, và khoảng 70 Lm trong và ngoài giáo phận. Đông đảo các Tu sĩ và quý ân nhân cùng quý khách hiệp lời tạ ơn.

Mở đầu thánh lễ, Linh phụ của Foyer Cao Thái, cha FX Nguyễn Hữu Tấn, nguyên là linh hướng ĐCV Thánh Giuse Sài gòn ngõ lời chào mừng.\

Xem hình ảnh

Trọng kính Đức Hồng Y
Kính thứa Quý cha, quý Tu sĩ và quý quan khách.
Con xin hân hạnh chào đón Đức Hồng Y và quý vị.

Phải chăng vì tình thân ái mà tại nơi đây, giờ này Quý vị hiện diện, để trước là tri ân cảm tạ lòng Thương Xót của Chúa, sau là để chia sẻ với cộng đoàn bé nhỏ của chúng con niềm vui: Lễ Tạ ơn 40 năm Thành lập Foyer de Charité Cao Thái và Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Cấm Phòng cho Dân Chúa.

Thấm thoát cộng đoàn bác ái Cao Thái đã đến tuổi 40 (1970-2010), do một vị thừa sai người Pháp sáng lập. Ngài tên là Guy de Reyniès, năm nay cũng ngoài 80 tuổi, ngài đang nghỉ hưu ở Nhà hưu dưỡng của các cha Thừa sai ở miền Bordeaux, miền Nam nước Pháp. Năm 2006, tức cách đây 4 năm, đại diện cộng đoàn có dịp đến thăm ngài, ngài cũng đã quên khá nhiều. Chúng con mời ngài đến thăm Việt Nam. Ngài vui mừng nhận lời!... con xin cùng tất cả quý vị thêm lời cầu nguyện cho ngài.

Chúng con được hân hạnh tổ chức các cuộc cấm phòng từ năm 2004 cho đến năm 2009. Năm 2009 là năm chúng con tiếp nhận được tổng số hơn 2000 người tham dự. Khi làm tổng kết, chúng con nhận thấy một điều thật lạ là Giáo phận nhà có 15 Hạt đều có người tham dự và 10 Giáo phận của giáo tỉnh Sài gòn đều có người tham dự. Phải chăng đây là một phép lạ! Trong cuốn sách “cuộc đời chị Marthe Robin” có ghi: Lúc Linh phụ G. Finet gặp chị Marthe Robin lần đầu tiên; khi bàn về cấm phòng, cha Finet có nói với chị: ngài đang bối rối không biết làm sao tìm ra người cấm phòng, rồi ngài không có ở giáo xứ mà chỉ lo văn phòng giáo dục của địa phận, nên tìm đâu ra giáo dân cấm phòng. Chị Marthe Robin an ủi cha: cha đừng lo… Chính Đức Mẹ sẽ gởi người đến cấm phòng. Vậy phải chăng những người đến cấm phòng nơi cộng đoàn bé nhỏ của chúng con là do Đức Mẹ gởi đến! Chúng con xin quý vị tạ ơn Chúa và Mẹ Maria với chúng con. Đó là Chúa Giêsu ước muốn cho mọi thành phần dân Chúa tham gia cấm phòng.

Một lần nữa chúng con kính chúc Đức Hồng Y, Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, quý anh chị em thân nhân và ân nhân, cùng quý quan khách được sức khỏe, ân sủng và bình an Chúa Kitô.
Cộng đoàn phụng vụ cùng hát dâng mình cho Mẹ Maria và bắt đầu thánh lễ.
Sau bài giảng Đức Hồng Y làm phép diện tích đất xây dựng và đặt viên đá đầu tiên khởi đầu cho công trình xây Nhà Cấm Phòng.
Cuối thánh lễ, cha phụ tá Antôn Nguyễn Anh Dũng thay mặt cộng đoàn cám ơn và đọc sơ lược lịch sử Foyer Cao Thái.
Foyer de Charité Thánh Giuse được thành lập vào năm 1970, trên khu đất gần 7 mẫu trồng trà của Giáo phận Đà Lạt - ở Xã Đồng Lạc, Huyện Di Linh, cách chợ Di Linh 7km về hướng Bắc.
Foyer tọa lạc trên độ cao 1000m nên được hưởng khí hậu quanh năm rất ôn hòa. Nguyên khu đất này do cha sở Di Linh quản lý và có một nhà nguyện nhỏ bằng gỗ làm nơi thờ phược cho một số ít người công giáo ở gần đó và cha sở thỉnh thoảng đến dâng lễ và cầu nguyện.
Tháng 10 năm 1969, cha sở Di Linh đã bàn giao khu đất trên cho cha phó là cha Guy de Reyniès, tên Việt Nam là Đào Duy Nhất để xây dựng Foyer Thánh Giuse lần đầu tiên với sự đồng ý của Đức Cha Simon Hòa Hiền, Giám mục Giáo phận Đà Lạt lúc bấy giờ.
Sau khi báo cáo về Foyer Mẹ ở Châteauneuf. Foyer Thánh Giuse Đồng Lạc Di Linh được chính thức thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1970, với Linh phụ là cha Guy de Reynies Đào Duy Nhất, một linh mục thừa sai Paris.
Ngày 1 tháng 5 năm 1970, dịp lễ Thánh Giuse Thợ, Foyer đã khởi công xây dựng Trung Tâm, thứ bảy ngày 15 tháng 10 cùng năm đó đã có 3 thành viên của Foyer.
Foyer không ngừng xây dựng và phát triển vì đó là công trình của Chúa: họ lao động và cầu nguyện, luôn luôn đón tiếp mọi người đến cấm phòng cầu nguyện.
Tháng 10 năm 1975 vì hoàn cảnh, Linh phụ phải về nước, sợ các chị ngã lòng nên chị Goretti phải chia Foyer thành các nhóm nhỏ: Tân Đức, Phú Dòng và Phương Lâm. Foyer vẫn sống âm thầm trong lòng Giáo hội tại quê hương mình, họ được các giám mục và nhiều linh mục tin tưởng, yêu thương và nâng đỡ.
Foyer luôn luôn ghi ơn Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức Cha Đa Minh Lãng, Đức Cha André Nam và các linh mục.
Ngày 8 tháng 12 năm 1987, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm, nhóm Phương Lâm sáp nhập với nhóm Phú Dòng.
Ngày 11 tháng 3 năm 1991 tại căn phòng của chị Marthe, Cha Ravanel đã chính thức thừa nhận sự hiện diện của 3 Foyer Việt Nam:
- Cộng đòan Bình Triệu với Linh phụ Simon Nguyễn Văn Lập
- Cộng đoàn Thủ Đức với Linh phụ Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Tấn
- Cộng đoàn Phú Dòng với Linh phụ Antôn Trần Văn Bài

Quả thật, không có gì mà Thiên Chúa không làm được, giữa bao gian lao thử thách con người mới thấy Thiên Chúa thực hiện biết bao điều kỳ diệu và như lời chị Marthe: “đôi khi tôi cảm thấy sửng sốt vì ở giữa bao đau khổ cuộc sống tôi thật tốt đẹp”.

Ngày 24 tháng 6 năm 1990 Đức Tổng giám mục Sài Gòn đã chính thức ban cho Cộng đoàn Foyer Cao Thái Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Tấn, một linh mục thánh thiện đạo đức và cũng chính ngài đã ký nhận mua đất và chính thức xây dựng Foyer không ngừng, từ ơn gọi đến cơ sở vật chất, để rồi từ đó Foyer Cao Thái chính thức đi vào hoạt động.

Tất cả là hồng ân Thiên Chúa trong 40 năm qua khi Người cho ra đời Foyer Di Linh Đồng Lạc, và rồi 15 năm sau là Foyer Cao Thái lớn mãi không ngừng.

TÌM HIỂU CÔNG TRÌNH FOYER DE CHARITÉ

Từ năm 1932-1936, Chúa Giêsu đã tuần tự bày tỏ cho chị Marthe Robin ý định và thể thức thành lập tại Giáo xứ Châteauneuf de Galaure một Công Trình mà Chúa gọi là “Ngôi Nhà của Trái Tim Ta rộng mở cho tất cả mọi người”.
Từ năm 1932, khi bày tỏ cho chị Marthe Robin việc thành lập công trình Foyer de Charité, Chúa Giêsu đã hứa “khi tới thời điểm Ngài muốn, Chúa sẽ gửi đến chị một vị linh mục mà Ngài đã tuyển chọn từ trước, để cùng với chị thực hiện Công trình của Ngài. Công trình khởi đầu bằng một trường tiểu học nữ mà chị Marthe đã yêu cầu cha xứ thành lập năm 1934. Như thế, Công trình ngay từ đầu đã được cưu mang bằng lời cầu nguyện của các trẻ em.
Ngày 10-02-1936, cuộc gặp gỡ lịch sử giữa cha Georges Finet và chị Marthe, với một cuộc thảo luận kéo dài 3 giờ đồng hồ. và kết quả là sau khi chị Marthe tỏ bày ý muốn của Chúa, cha Georges Finet, qua cơn bỡ ngỡ, đã đáp tiếng Xin vâng, đồng ý cùng v ới chị Marthe thực hiện ý muốn của Thiên Chúa: Sáng lập Công trình Foyer de Charité.
Ngày khai sinh Công trình Foyer de Charité – 10-02-1936, với hai vị đồng sáng lập: Linh mục Georges FINET và nữ giáo dân Marthe ROBIN.
Ngày 7-09-1936: Cuộc cấm phòng 6 ngày lần đầu tiên của Công trình Foyer de Charité diễn ra từ ngày 07 đến ngày 13-09-1936, trong ngôi trường trẻ em nữ, tiền thân của cơ sở Foyer Châteauneuf ngày nay.
Khoảng tháng 08-1940 khợi sự xây cất Foyer lớn bên cạnh trường nữ Chateauneuf do Đức Cha Pic, Giám mục giáo phận Valence cử hành.
Từ năm 1941 trở đi, từ CĐBA (Cộng đoàn Bác ái) đầu tiên Châteauneuf-de-Galaure, nhiều CĐBA được nhân lên rải rác trên thế giới.
Đến năm 1981, đã có 57 CĐBA trên các Châu, và hiện nay là 75, trong số đó có 3 CĐBA Việt Nam với Foyer de Charité Châteauneuf là Foyer Trung ương.
Ngày 06-02-1981 chị Marthe về nhà Cha.
Ngày 14-04-1990 cha Finet, vị đồng sáng lập và là Linh phụ Tổng phụ trách (LP/TPT) đầu tiên qua đời.

Cha Jacques Ravanel, Linh phụ CĐBA la Sa Flatière kế nhiệm LP/TPT cho đến tháng giêng năm 2000, cha từ chức vì quá tuổi.

Năm thánh 2000 Đại hội Bất thường đã bầu cử cha Bernard Michon, Linh phụ Grand Foyer Châteauneuf, đảm nhiệm chức vụ Tổng Phụ trách Công trình Foyer de Charité cho đến nay.

* ĐẶC SỦNG:

Liên kết chặt chẽ và bổ túc cho nhau giữa hai chức tư tế: tư tế thừa tác vủa vị Linh phụ và tư tế phổ quát của cộng đoàn giáo dân trong chức Tư Tế duy nhất của Chúa Kitô;
Cùng chung nhau – giáo sĩ và giáo dân – hình thành một “gia đình” Thiên Chúa nơi trần thế, theo gương mẫu gia đình Nazareth với Đức Maria là Mẹ;
Cùng chung nhau và bổ túc cho nhau thi hành sứ vụ loan báo Phúc Âm bằng những tuần cấm phòng 6 ngày: vị Linh phụ hoặc các linh mục cộng sự viên giảng huấn, cộng đoàn làm chứng tá – qua sự đa dạng của mình – cho đức ai, cho sự hiệp nhất kỳ diệu hiện hữu trong Nhiệm Thể Chúa Kitô Phục Sinh.

* LINH ĐẠO:

Tuyên hứa sống hoàn hảo Ân sủng và Sứ mạng của Bí tích Rửa tội nhờ việc tận hiến hằng ngày cho Chúa Giêsu qua tay Mẹ Maria theo thể thức và kinh tận hiến của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort.

* SỨ MẠNG:

Loan báo Tin mừng bằng cách tổ chức những tuần cấm phòng 6 ngày trong thinh lặng cho tất cả mọi giới, với những bài giảng tổng hợp giáo lý Công giáo, tạo nên cột sống Đức Tin vững chắc mà linh động cho người Kitô hữu, nhằm đào tạo nên những người tông đồ giáo dân nhiệt thành sống chứng ta trong môi trường sống của mình. Cả cộng đoàn chung nhau công tác: Linh phụ rao giảng bằng lời, thành viên rao giảng bằng phục vụ và chia sẻ đời sống chứng tá với người cấm phòng, giúp họ cùng sống lời được rao giảng.

SƠ LƯỢC FOYER DE CHARITÉ DE CAO THÁI

* GIAI ĐOẠN 1: Thành lập và hoạt động

- Ngày 01-01-1970: Cộng đoàn Bác Ái Cao Thái, đầu tiên do vị Linh mục Thừa sai Pháp Guy de REYNIÈS thành lập tại làng Đồng Lạc, huyện Di Linh Lâm Đồng.
- Ngày 19-03-1972: Đức Cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, Giám mục Đà Lạt làm lễ Khánh thành.
- Hoạt động: Tổ chức nhiều tuần cấm phòng, đôi khi có cả những người khác tôn giáo tham dự.
+ Dạy giáo lý cho Đồng bào dân tộc,
+ Phục vụ y tế cho Đồng bào dân tộc.
- Đến năm 1975, dưới thời Đức Cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, cộng đoàn quy tụ 15 thành viên.

* GIAI ĐOẠN 2: Thời kỳ tiềm ẩn: 1975-1990

- 1975: Một số thành viên đi học tập. Linh phụ de Reynies phải rời Việt Nam, trở về Pháp.
- 1977: Phải giao đất Cộng đoàn cho Nhà nước. Thành viên phân tán thành nhóm nhỏ, sau gom thành 2 nhóm: một nhóm ở Phú Dòng, Đồng Nai, Giáo phận Xuân Lộc; một nhóm ở Phước Bình, Thủ Đức, Giáo phận Sài gòn.
- Trong suốt thời gian này, sứ vụ chính của Cộng đoàn là tổ chức giảng và phục vụ các tuần cấm phòng, không được phép thực hiện, chỉ âm thầm quy tụ một số chị em trẻ thành nhóm cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh. Nhờ đó số thành viên được duy trì và ơn gọi gia tăng.
- Đến năm 1990, Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình viết thư, đề ngày 14-7-1990, bổ nhiệm chính thức cho cha F.X. Nguyễn Hữu Tấn là Giáo sư và là Linh hướng ĐCV Sài gòn, yêu cầu cha kiêm nhiệm chức vụ Linh phụ CĐBA Thủ Đức (CĐ lúc bấy giờ ở tại Phước Bình, còn mang tên CĐBA Thủ Đức).

Cha Phanxicô, chính người Chúa chọn đã sẵn sàng quảng đại để trở thành người cha trong Foyer, ngài là khí cụ bình an và là sứ sống của Foyer lúc này.

Cũng trong cuộc viếng thăm năm 1990 ấy, Linh phụ Tổng Phụ trách sang thăm các CĐBA Việt Nam, nhận thấy hai nhóm ở Giáo phận khác nhau, không thuận lợi cho việc hoạt động chung, nên ra Quyết định tách nhóm thuộc giáo phận Xuân Lộc ra khỏi cộng đoàn Thủ Đức, thành CĐBA Phú Dòng, với Linh phụ là Cha Antôn Trần Văn Bài; và nhóm Tp.HCM vẫn giữ nguyên là CĐBA Thủ Đức với Linh phụ là cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Tấn. Văn thư xác định quyết định này đề ngày 11-03-1991.

* GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI:

- 1994: Cộng đoàn dời về Giáo xứ Cao Thái.
- Ngày 04-10-1994: Mở Nhà Trẻ.
- Năm 1996, phát triển Nhà Trẻ thành trường Mầm Non TT Thanh Lịch, đến nay được 8 lớp với khoảng 300 cháu và thành lập lớp học Tình thương.
- Đến năm 2004, các hoạt động tôn giáo được mở tương đối. Vào dịp hè – lần đầu tiên sau nhiềm năm thao thức và học hỏi – Linh phụ Phanxicô đã tổ chức được 3 Tuần phòng Căn bản. Do thành phần và các giời tìm đến CĐBA ngày càng gia tăng, từ năm 2005, Cộng đoàn tiếp tục mở nhiều đợt Cấm phòng và Tĩnh tâm cuối tuần để đáp ứng nhu cầu khát vọng tâm linh của họ. Đồng thời, cộng đoàn cũng đã thành lập nhóm các trẻ em học sinh Công giáo để cầu nguyện cho công cuộc cấm phòng. Các em hội họp và học tập vào ngày thứ Bảy hàng tuần, ngày nhà trường nghỉ học.
- Năm 2005, Đức Hồng Y đã quyết định gởi cha Antôn Nguyễn Anh Dũng đến với cộng đoàn. Sau thời gian tìm hiểu, Đức Hồng Y đã bổ nhiệm ngài làm phụ tá cho lInh phụ F.X. Nguyễn Hữu Tấn với bổ nhiệm thư ký ngày 14-9-2006.
- Năm 2007-2009, cha Antôn Nguyễn Anh Dũng được gởi sang tu nghiệp tại Pháp: một năm bổ túc Thần học Mục vụ tại Học viện Công giáo Toulouse, và một năm học hỏi tinh thần Foyer tại Foyer Trung ương Châteauneuf.

* BỔN MẠNG: Ngày 01-05, lễ Thánh GIUSE Lao Động

* CÁC HOẠT ĐỘNG

• Giáo dục: Mở một trường mầm non (Trường MNTT Thanh Lịch)

• Y tế và Xã hội:
- Chi hội Chữ Thập Đỏ,
- Định kỳ mỗinăm 2-3 lần tổ chức chẩn bệnh và phát thuốc miễn phí cho dân chúng địa phương,
- Cứu trở nạn nhân thiên tai,
- Mỗi dịp Tết tổ chức phát quà cứu trợ cho các gia đình khó khăn.

• Công tác mục vụ:
- Giúp dạy các lớp giáo lý của giáo xứ,
- Tổ chức và phụ trách Ca đoàn Thiếu nhi của giáo xứ (1998-2008)

• Thực hiện Sứ Vụ: TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ CÁC TUẦN CẤM PHÒNG

Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc cũng đến chia vui với Cộng đoàn Cao Thái trong tiệc mừng sau thánh lễ.

Hành trình 40 năm là chặng đường dài đong đầy tình thương của Chúa, mãi mãi Foyer Cao Thái cùng hát lên tâm tình:

“Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa trong vạn tiếng đàn cầm,
Kính mừng Người trong muôn cùng đàn sắt”.
“Chương trình Chúa ngàn năm bền vững,
Ý định của Người vạn kiếp trường tồn”.


Lễ đặt viên đá là khởi đầu cho một công trình xây dựng. Tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Cậy trông nơi Thánh Giuse, bổn mạng. Nhờ tình thương của quý ân nhân xa gần, hy vọng Nhà Cấm Phòng mới sẽ sớm hoàn thành để mọi người sẽ cùng lại đến chung vui ngày lễ khánh thành.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc sống không lệ thuộc đồng tiền
Jos. Tú Nạc, NMS
09:44 15/08/2010
“Tôi cảm thấy được tự do. Trái tim tôi giờ đây là ngôi nhà của tôi.”

Heidemarie Schwermer đã nói.

Heidemarie tin rằng ngày nay con người có một vấn đề phức tạp. Họ chú trọng đến giá trị của tiền bạc và vật chất. Bà tin tưởng rằng chúng ta đã bắt đầu tự xác định bởi những gì chúng ta sở hữu. Để chiến đấu lại điều này, hơn ba mươi năm nay bà đã sống không lệ thuộc vào tiền bạc.

Hầu như mọi nơi trên thế giới, Heidemarie là người khác thường. Hầu hết người ta dùng tiền cho mọi thứ. Đó là cách để giải quyết những nhu cầu. Nhưng đó không hẳn là cách duy nhất. Có nhiều tình huống mà có thể buộc một người sống mà không có tiền bạc – những hoàn cảnh như chiến tranh, những thiên tai. Và tất cả những hoàn cảnh này đều nan giải. Người ta phải đối mặt với những khó khăn và thiếu thốn vô cùng nghiêm trọng cần được giúp đỡ.

Nhưng Heidemarie là người có tiền bạc. Bà có nhà cửa và nghề nghiệp. Nhưng bà đã lựa chọn để cho đi tất cả. Bà đã lựa chọn cuộc sống không cần tiền bạc.

Heidemarie đã ngưng sử dụng tiền vì bà muốn giúp đỡ mọi người. Bà đã rời đến một thị trấn mới ở Đức. Bà đã thấy có nhiều người sống trên đường phố. Nhiều người vô gia cư vô nghề nghiệp. Nên bà đã nâng đỡ một nhóm người mà bà hy vọng sẽ giúp đỡ.

Nó đươc gọi là Gib và Nimm. Trong tiếng Anh có nghĩa là Cho Đi và Lãnh Nhận. Đó là nơi mà người ta từ những thành phố có thể mang hàng hóa và những dịch vụ để trao đổi. Do đó, chẳng hạn như, nếu bạn chuyên về lắp ráp về điện bạn có thể tạo cơ hôi cho dịch vụ này. Người khác có thể giỏi về hớt tóc. Nên bạn có thể trao đổi những dịch vụ. Người ta cũng có thể trao đổi hàng hóa. Nếu bạn có những cuốn sách đã đọc xong, bạn có thể đem chúng đến đó. Người khác có thể có những quần áo không mặc đến. Bạn có thể đổi sách lấy quần áo.

Đây không phải là một ý tưởng mới. Trước khi đồng tiền tồn tại và lưu hành, xã hội đã biết cách thực hiện điều này. Mọi người đã biết trao đổi hàng hóa và những dịch vụ với nhau. Và đây là cách mà cuộc sống vẫn sinh hoạt ở những nơi mà người ta hiếm hoi tiền bạc.

Heidemarie hy vọng rằng những người sống trên những con phố sẽ tìm đến Cho Đi và Lãnh Nhận của bà. Nhưng họ không đến. Họ đã không nghĩ rằng bà có thể hiểu được họ. Họ không nghĩ rằng ý tưởng mới của bà sẽ giúp đỡ họ. Nhưng điều này đã không làm dừng bước Heidemarie. Bà vẫn muốn tạo một sự khác biệt.

Nên bà đã cho hết những thứ bà sở hữu. Bà quyết định rằng bà sẽ không sắm bất kỳ thứ gì nữa. Bà chỉ cho đi và trao đổi. Người ta đã không mấy hiểu về bà. Nhưng Heidemarie nói rằng bà càng cho đi, bà càng cảm thấy vui vẻ, thoải mái.

Vậy bằng cách nào mà Heidemarie phục vụ mà không cần dùng đến tiền? Heidemarie được đào tạo với tư cách là một nhà phân tích tâm sinh lý. Bà đã lắng nghe những tiếng nói của mọi người và giúp đỡ những vấn đề khó khăn của họ. Bà có thể cho đi phương tiện phục vụ đối với nhiều thứ bà cần thiết, như đôi kính mắt. Bà tin rằng tất cả mọi việc làm đều có giá trị. Bà không nghĩ rằng có một nền giáo dục tốt tạo cho bà thân thiện với người khác. Nên bà cũng bắt đầu làm những công việc khác, như lau chùi và giặt giũ.

Cuối cùng, vào năm 1996, Heidemarie đưa ra một quyết định quan trọng. Bà đã quyết định bỏ việc làm và nhà cửa của mình và sống không một đồng bạc trong một năm. Bà đi từ nhà này sang nhà khác yêu cầu một chỗ ngủ qua đêm. Bà kiếm thực phẩm và quần áo bằng cách trao đổi. Bà chỉ mang theo trong mình một vài thứ.

Bà yêu thích cách sống này đến nỗi mà giờ đây bà vẫn đang thực hiện. Sau hơn mười ba năm! Bà đã giải thích bà đã sống cuộc sống mới như thế nào với nhật báo Times Anh quốc,

“Cuộc sống trở nên tươi đẹp và thú vị hơn nhiều. Tôi đã có mọi thứ mà tôi cần. Tôi biết, tôi không thể trở lại với cuộc sống ngày xưa. Tôi có nhiều niềm vui.Tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng cuộc sống không dùng tiền chỉ là bước đầu tiên. Tôi biết rằng tôi muốn thay đổi thế giới bằng cách cho đi những việc làm của tôi vì một nơi nương tựa. Tôi biết tôi cần phải làm nhiều hơn.”

Đây là lý do tại sao bây giờ Heidemarie đi nhiều nơi để nói với mọi người về cuộc sống của bà. Bà đã viết một cuốn sách về đời mình. Chẳng bao lâu cũng đã có một cuốn phim nói về bà. Bà hy vọng rằng mọi người sẽ thấy được câu chuyện của bà và nghĩ về cuộc sống riêng tư của họ. Heidemarie biết rằng sự ngăn cách giữa những người giàu và người nghèo đang nảy sinh. Và bà hy vọng rằng bà có thể gieo một hạt giống trong tâm hồn họ. Bà hy vọng mọi người sẽ tự vấn “Tôi cần gì? Tôi muốn sống như thế nào?”

Heidemarie cũng tin tưởng rằng tiền bạc có thể dẫn đến con đường hạnh phúc. Bà nói rằng tất cả mọi người đều có giá trị và xứng đáng cùng những khả năng để chia sẻ. Điều này quan trọng hơn tiền bạc và mọi thứ. Nhưng bà còn biết rằng những người có tiền của đều cảm thấy an toàn, chắc chắn. Họ không muốn từ bỏ nó. Và bà biết rằng có nhiều người không tiền mua thực phẩm, nhà cửa và thuốc men. Điều này không phải là vấn đề dễ giải quyết.

Vấn đề giàu nghèo đã bị bao vây từ lâu. Vấn đề này đã được Kinh Thánh đề cập đến nhiều. Những Ki-tô hữu tin rằng Thiên Chúa luôn quan tâm đến người nghèo. Thiên Chúa cũng khuyến cáo những người sống trong giàu có. Người nói rằng sống giàu có về tiền bạc và của cải có thể sinh ra nhiều vấn đề. Một đoạn Kinh Thánh đã nói,

“Đam mê tiền của là nguyên nhân gây ra mọi thứ tôi lỗi. Một số người ham muốn thật nhiều tiền của đến nỗi từ bỏ đức tin. Họ tự gây cho họ đau khổ.”

Đôi khi họ dùng câu nói này không chính xác. Họ nói rằng “tiền bạc là nguyên nhân của mọi tội lỗi (money is the cause of all evil.”. Nhưng Kinh Thánh nói rằng đam mê tiền của (the love of money) mới là vấn đề. Vấn đề liên quan với tiền bạc là cái mà người ta bắt đầu coi trọng giá trị của nó hơn bất kỳ điều gì khác. Nhưng Kinh Thánh đã dạy rằng Thiên Chúa muốn chúng ta coi trọng giá trị con người, những mối quan hệ và phục vụ.

Heidemarie cũng rất tin tưởng vào điều này. Bà biết rằng người ta cần tiền để phục vụ. Nhưng bà còn biết rõ rằng rằng nhiều người tin rằng tiền bạc là thứ của cải vô cùng quan trọng. Bà hy vọng rằng cuộc sống mà bà chọn lựa có thể mang đến cho mọi người nghĩ về cách mà họ đánh giá đồng tiền. Bà muốn mọi người tự nhận xét, đánh giá.
 
Tin Đáng Chú Ý
DB Cao Quang Ánh có nhiều hi vọng tái đắc cử Trong cuộc Bầu Cử vào tháng 11 năm nay
Nguyễn Quốc Khải
16:32 15/08/2010
Phép lạ 2008

Hai năm về trước nhờ thiên thời địa lợi nhân hòa, ông Cao Quang Ánh (Cộng Hòa) đã thắng cử và trở thành Dân Biểu Liên Bang đại diện cho địa hạt 2 của tiểu bang Louisana và là một vị dân cử gốc Việt đầu tiên tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông đã đánh bại đối thủ của ông là Dân Biểu Liên Bang William Jefferson (Dân Chủ), người đã từng phục vụ chín nhiệm kỳ trong Hạ Viện, nhưng đánh mất sự tin tưởng và ủng hộ của cử tri vì tội tham nhũng. Tỉ lệ thắng cử của ông Ánh tương đối nhỏ hẹp 49.6% / 46.8%.

Sự toàn thắng của ông Cao Quang Ánh là một phép lạ như chính ông đã tâm sự với những người ủng hộ ông khi họ đến tham dự buổi tiếp tân gây quỹ tái tranh cử vào ngày 15-6 vừa qua trên chiếc thuyền lịch sử Sequoia trước đây dành cho các vị tổng thống Hoa Kỳ.

Quả thật đây là một phép lạ. Khoảng 61% cử tri trong địa hạt của DB Ánh là người Mỹ gốc Phi Châu và đối thủ của ông cũng là người Mỹ gốc Phi châu. Trong 10 cử tri ghi tên đi bầu có đến 7 người thuộc đảng Dân Chủ. Dân số gốc Việt chỉ chiếm có 3%. Trong cuôc bầu cử 2008, Tổng Thống Barack Obama đã đoạt được khoảng 75% số phiếu của địa hạt này.

Thử thách 2010

Cái may 2008 sẽ không còn tái diễn. Nhưng những thử thách trong 20 tháng vừa qua đã bộc lộ cho cử tri thấy tài, đức và khả năng lãnh đạo của DB Ánh. Kết quả cuộc thăm dò dư luận cử tri do chuyên viên Verne Kennedy, Chủ Tịch của công ty Market Research Insight, được thực hiện vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đã làm kinh ngạc mọi người, kể cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa.

Theo cuộc thăm dò này, DB Ánh đánh bại ứng cử viên Dân Chủ hàng đầu DB tiểu bang Cedric Richmond với tỉ lệ 51% / 26%, một cách biệt rất lớn. Tỉ lệ này là 67% / 13% đối với khối cử tri da trắng, và 39% / 36% đối với khối cử tri da đen.

Cái gì làm thay đổi sự suy xét của cử tri gốc Phi Châu ở New Orleans? Theo chuyên viên thăm dò Kennedy, câu trả lời giản dị là những thành tích DB Ánh đã đạt được trong nhiệm kỳ đầu. Yếu tố quan trọng này đã làm sự khác biệt về chủng tộc trở thành thứ yếu. Hơn nữa, DB Ánh cũng thuộc về nhóm dân thiểu số như những người gốc Phi châu. Do đó những người này ủng hộ nhũng ứng cử viên thiểu số nhiều hơn so với những lần bầu cử trước đây.

Lousiana từng mang tiếng xấu vì vào nhiệm kỳ 1990-1992 đã bầu ra một dân biểu tiểu bang chủ trương kỳ thị chủng tộc, một lãnh tụ của Ku Klux Klan, David Duke. Sau gần hai thập niên Louisiana đã tiến bộ khá nhiều. Ngày nay tiểu bang này và cả nước Mỹ lần đầu tiên có một thống đốc gốc Ấn Độ là ông Bobby Jindal dầu tiên và một vị dân biểu gốc Việt Cao Quang Ánh.

DB Ánh trở thành một nhân vật nổi tiếng trong quận hạt của ông. Điều này rất đặc biệt đối những vị dân cử trong nhiệm kỳ đầu tiên. Khoảng 54% tổng số cử tri trong địa hạt 2 rất hài lòng về DB Ánh, chỉ có 9% không thuận. Trong khi đó, ứng cử viên Dân chủ hàng đầu Cedric Richmond tương đối không được biết đến nhiều. Ông Richmond chỉ đạt được 23% thuận so với 12% bất mãn.

DB Ánh làm việc rất nhiều. Ông thực sự ưu tư và biết nghe ngóng nguyện vọng của cử tri. Ông từng nhiều lần tuyên bố rằng ông không chú ý nhiều đến đảng phái. Đối với ông, điều quan trọng là phục vụ những người ông đại diện. Những vị dân cử trong cùng đảng gọi ông là một thành viên độc lập nhất của đảng Cộng Hòa.

Kết quả thăm dò dư luận cũng sẽ làm thay đổi chiến lược của Đảng Cộng Hòa. Trường hợp thành công của DB Cao Quang Ánh, một người thuộc đảng Cộng Hòa, những vẫn có thể làm việc chặt chẽ và hiệu quả với cử tri Dân Chủ gốc phi Châu.

Vào cuối tháng 8 này sẽ có một bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ ở New Orleans để chọn ứng cử viên ra tranh cử với đương kim Dân Biểu Cao Quang Ánh. Ông Cedric Richmond được xem là một ứng cử viên Dân Chủ hàng đầu trong cả bốn ứng cử viên muốn thử thách DB Ánh vào tháng 11 sắp tới. Nhưng xem ra ông Richmond không phải là một người “trong sạch”.

Thứ nhất, ông Richmond bị Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang Louisiana treo giấy phép hành nghề hai tháng vào năm 2008 vì khai gian địa chỉ chỗ ở để ra tranh cử. Quan tòa ra lệnh lấy tên của ông Richmond ra khỏi danh sách tranh cử vào Hội Đồng Thành Phố. Thứ hai, Ủy Ban Đạo Đức của Louisiana phán quyết rằng ông Richmond vi phạm luật lệ vì không khai báo việc làm với Sở Xã Hội. Hiện nay ông Richmond chờ đợi biện pháp chế tài của Ủy Ban Đạo Đức. Thứ ba, ông Richmond bị Ủy Ban Đạo Đức phạt $2,000 vì không khai báo đúng thời hạn về việc làm đại diện cho một số trường hợp bảo lãnh con nuôi trong khoảng thời gian 2004-2006.

Một bông sen trắng

Cử tri đã chán ngán về môi trường chính trị nhá nhem tại New Orleans từ thời William Jefferson, một người mà ông Richmond từng coi như là vị cố vấn của mình. Từ môi trường bùn lầy ấy, tự nhiên mọc lên một bông sen trắng là Cao Quang Ánh. Ông vừa là một chính trị gia, một nhà giáo dục, một người được đào tạo để phục vụ con người, một luật sư, và một người đấu tranh cho nhân quyền. Thử hỏi dân New Orleans sẽ tin cậy ai?

Dân biểu Cao Quanh Ánh. Nguồn ViendongTiểu sử của DB Cao Quang Ánh thật sự hấp dẫn người dân New Orleans và có lẽ cả nước Mỹ. Ông Ánh đến nước Mỹ tị nạn Cộng Sản vào năm 1975 lúc 8 tuổi. được gia đình cậu nuôi. Cha mẹ ở lại Việt Nam thành ra ông như một đứa trẻ mồ côi. Cha của ông, một cựu một sĩ quan của QLVNCH, lãnh án bẩy năm tù trong trại tập trung của CSVN mà chính quyền Hà Nội gọi là trại cải tạo. Mãi đến 1991, gia đình ông mới được đoàn tụ tại Hoa Kỳ. Sau khi học xong bằng cử nhân về ngành Vật Lý vào năm 1990, ông gia nhập Dòng Tên và học làm linh mục tại một chủng viện ở Louisiana. Ông tốt nghiệp bằng cao học triết tại Đại học Fordham ở New York vào năm 1995. Sau đó ông trở về New Orleans làm giảng viên môn triết học và đạo đức tại Đại Học Loyola. Trong thời gian này ông bỏ ý định trở thành linh mục để hoạt động cho công bình xã hội. Sau một thời gian làm việc tại Virginia, ông trở về New Orleans để học luật tại Trường luật Loyola và tiếp tục dạy môn triết học tại Loyola trong năm 1998. Ông tốt nghiệp tiến sĩ luật (Juris Doctorate) vào năm 2000. Sau khi làm việc với tổ hợp luật sư Waltzer & Associates một thời gian, ông trở thành luật sư của Boat People S.O.S. Vào năm 2002, ông mở văn phòng luật sư riêng. Cũng trong năm này, ông được mời làm một thành viên trong Hội đồng Cố vấn Quốc gia cho Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ.

Từ một cậu bé tị nạn, sau 33 năm ông Cao Quang Ánh trở thành một vị dân biểu liên bang đại diện cho gần 2 triệu người Việt tại Hoa Kỳ. Mặc dù không cùng một khuynh hướng chính trị, Tổng Thống Barack Obama đã mời DB Cao Quang Anh và gia đình vào thăm White House trong những dịp đặc biệt. Không phải vị dân cử nào cũng có cơ hội như vậy. Đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ không dấu diếm rằng ông có thiện cảm với DB Ánh. Ngược lại, DB Ánh đã ủng hộ lập trường của Tổng Thống Obama trong nhiều trường hợp.

Thành tích

Trận bão Katrina vào năm 2005 và tai nạn tràn dầu ở Vịnh Mexico vào năm nay thật là bất hạnh, nhưng đã là những cơ hội cho ông chứng tỏ khả năng lãnh đạo và tinh thần phục vụ đồng bào của ông. Kết quả của cuộc tham dò dư luận vào đầu tháng 6 cho thấy rằng đa số người dân tỏ ra hài lòng về những thành tích trong 20 tháng làm dân biểu vừa qua của ông.

Nhờ sự can thiệp hữu hiệu của ông với Federal Emergency Management Agency (FEMA), các nạn nhân của trận bão Katrina đã được bồi thường nhanh hơn và chương trình tái thiết được thực hiện mau chóng hơn. Nội bộ của Homeland Security Department đã được cải thiện.

Vào tháng 6 vừa qua, DB Cao Quang Ánh đã kêu gọi các đồng viện trong Hạ Viện gia tăng Quỹ Ủy Thác Trách Nhiệm Tràn Dầu (Oil Spill Trust Fund). Hiện nay giới hạn $75 triệu của quỹ này không đủ để bồi thường thiệi hại.

DB Ánh cũng đã cảnh báo rằng quyết định tạm ngưng khoan dầu dưới đáy biển sâu của chính quyền Obama nhắm cải thiện sự an toàn tại các dàn khoan dầu. Nhưng quyết định này có thể gây ra những hậu quả không lường trước vì có thể làm cho Louisiana mất 40,000 việc làm vào lúc mà nền kinh tế của tiểu bang bị đảo điên vì ảnh hưởng của vụ tràn dầu.

Cũng vào tháng 6 vừa qua, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật khẩn cấp để bảo đảm ngân quỹ cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải và những cơ quan liên bang khác để đối phó với nạn tràn dầu BP. DB Cao Quang Ánh là một người đỡ đầu nguyên thủy cho một dự luật tương tự như Dự Luật S. 3473 đã được thông qua Thượng Viện và được trình lên Tổng Thống Obama để lấy chữ ký.

Dự luật này cho phép chính phủ Obama chuyển thêm tiền vào Ngân Quỹ Khẩn Cấp thuộc Ngân Quỹ Ủy Thác Dành Cho Nạn Tràn Dầu. Theo luật hiện hành, chính phủ chỉ có thể chuyển vào ngân quỹ không quá $150 triệu mỗi năm, nhưng hiện giờ trong năm nay, chính phủ đã sử dụng gần hết số tiền này vào việc dọn sạch dầu lan tràn trong Vịnh Mễ Tây Cơ.

Nhờ sự can thiệp của Dân Biểu Cao Quang Ánh, Chính Phủ liên Bang đã chấp thuận cho xây cất năm con đê còn lại trong sáu con đê làm bằng cát do tiểu bang Louisiana đề nghị để ngăn chặn dầu BP và Chính Phủ Obama đã chỉ thị BP trang trải phí tổn xây cất tất cả sáu con đê.

Cũng nhờ sự can thiệp của DB Ánh và một số đồng viện, những cơ sở thương mại nhỏ bị ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu BP sẽ được cứu xét đặc biệt để được mượn tiền theo một biện pháp do DB Sheila Jackson-Lee (Texas) và DB Cao Quang Ánh (Louisiana) cùng đỡ đầu. Biện pháp này đã được Hạ Viện chấp thuận.

Vì là một người gốc Việt, nên DB Cao Quang Ánh đặc biệt lưu tâm đến cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ và các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Trong một tài liệu do Văn phòng của ông phổ biến, DB Ánh đã thực hiện nhiều việc có ích lợi cho người Việt. Danh sách rất dài, chúng tôi chỉ đơn cử một vài thí dụ.

1. Thành lập Nhóm Đáp Ứng Cấp Thời để làm việc với các tổ chức bất vụ lợi nhằm giúp các nạn nhân bị thiệt hại vì vụ tràn dầu BP ở Vịnh Mễ Tây Cơ. Tổ chức Phiên Họp Bồi Thường để giúp các ngư phủ VN làm thủ tục xin bồi thường và các dịch vụ xã hội. Cung cấp 14 thông dịch viên lành nghề để trợ giúp thông dịch cho các cộng đồng thiểu số, trong đó có các ngư phủ gốc Việt. Thương lượng với Tòa Bạch Ốc để đòi có phần tiếng Việt trong các thông tin, nhờ vậy Trang Nhà www.restorethegulf.gov về vụ tràn dầu BP hiện có những thông tin bằng tiếng Việt trong số các ngôn ngữ được dùng.

2. Triệu tập cuộc điều trần trước Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos về Tự Do Tôn Giáo tại VN. Thuyết trình trước Ủy Ban về những vi phạm tự do tôn giáo tại VN trong hơn nửa thế kỷ qua. Kêu gọi cả hai ngành Hành Pháp và Lập Pháp đưa VN trở lại danh sách đáng lưu tâm (country of particular concern – CPC). Kêu gọi đưa VN trở lại hạng III (Tier III) vì những vi phạm Luật Buôn Người. Hiện nay, Bộ Ngoại Giao đã đưa VN xuống hạng II (Tier II Watch List).

3. Triệu tập Văn Phòng Đại Biểu Mậu Dịch (U.S. Trade Representative – USTR) để họ biết những quan tâm không chỉ đối với Luật Lao Động mà còn gắn liền với những vi phạm nhân quyền, nhất là cho ưu tiên miễn thuế cửa quan trong chương trình Quy Chế Ưu Đãi Tổng Quát Thuế Quan (Generalized System of Preferences – GSP) cho VN. Soạn văn thư gửi đến USTR, Bộ Lao Động và Bộ Ngoại Giao để nói lên những quan tâm về vấn đề này. Góp ý với USTR cho cuộc thương thảo mậu dịch Trans Pacific Partnership. Yêu cầu tất cả mọi thương ước phải được đặt trên sự tôn trọng nhân quyền và những qui ước Lao Động Quốc Tế.

4. Đồng bảo trợ Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2009 với Dân Biểu Chris Smith. Luật này sẽ đặt điều kiện cho các viện trợ của Hoa Kỳ dựa trên thái độ của chính quyền VN đối với nhân quyền và tự do tôn giáo. Luật này sẽ ngăn không cho VN được hưởng Quy Chế Ưu Đãi Tổng Quát Thuế Quan (GSP) cho đến khi VN cải tổ Luật Lao Động. Hiện Dự Luật này đã được đưa vào Ủy Ban Ngọai Giao Hạ Viện.

Cử tri gốc Việt cần phải làm gi?

Hạ Viện Hoa Kỳ có 435 dân biểu. Trong đó hiện nay có 42 dân biểu gốc Phi Châu, 31 dân biểu gốc Do Thái và 25 dân biểu gốc Hispanic, Trong khi đó chỉ có 8 dân biểu gốc Á châu, kể cả Ông Cao Quang Ánh (Cộng Hòa, Louisana) và Bà Judy Chu (Dân Chủ, California) đắc cử vào Hạ Viện vào năm 2008, và Charles Djou (Cộng Hòa, Hawaii) vừa đắc cử vào tháng 5 vừa qua. Gốc Á châu bao gồm cả Nhật, Trung Hoa, Đại Hàn, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam, Lào, Campuchia, Phi Luật Tân, Thái Lan v.v mà chỉ có 8 đại diện là quá ít ỏi.

Do đó, chúng ta cần ủng hộ những người gốc Việt và Á châu nói chung, dù là Dân Chủ hay Cộng Hòa, ra tranh cử vào Quốc Hội Hoa Kỳ để cộng đồng gốc Việt và Á châu có tiếng nói mạnh mẽ hơn và quyền lợi của người Mỹ gốc Á châu được bảo vệ nhiều hơn.

Chúng ta thử nhìn vào sức mạnh chính trị của người Mỹ gốc Do Thái. Họ có rất nhiều cơ sở thương mại, truyền thông lớn. Họ âm thầm đóng góp tiền bạc, vận động hành lang, đưa người vào Quốc Hội, khuyến khích con cháu học luật, khoa học chính trị, bang giao quốc tế, thương mại, tài chánh, ngân hàng… Họ bênh vực và giúp đỡ lẫn nhau để thăng tiến trong xã hội.

Kết quả là người Do Thái chỉ có 2.8 triệu dân, chiếm khoảng 1.2% tổng số dân của Hoa Kỳ, nhưng họ có tới 31 dân biểu và 13 thượng nghị sĩ trong Quốc Hội. Trong khi đó 4.4 triệu người gốc Á châu chỉ có 8 dân biểu liên bang và hơn 1.5 triệu người Việt ở Hoa Kỳ chỉ có duy nhất một Dân Biểu Cao Quang Ánh.

Tình trạng này cần được cải thiện bằng hành động của mỗi cử tri Việt Nam. Chúng ta hãy đóng góp và bỏ phiếu cho các ứng cử viên gốc Việt và Á châu có khả năng và tinh thần phục vụ xã hội. DB Ánh đã mở đường cho chúng ta vào Quốc Hội. Nếu ông được sự ủng hộ của tất cả gần 2 triệu người Việt trong cuộc bầu cử sắp tới, chắc chắn ông sẽ tiếp tục đại diện chúng ta tại toà nhà lập pháp Hoa Kỳ. Rất hi vọng chúng ta còn có thêm DB Trần Thái Văn (Cộng Hòa, California) cuối năm nay và DB Hubert Võ (Dân Chủ, Texas) vào năm 2012.

(Nguồn: © Nguyễn Quốc Khải, Đàn Chim Việt, http://www.danchimviet.com/archives/16316)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vui Với Nắng Hè
Nguyễn Bá Khanh
22:18 15/08/2010

VUI VỚI NẮNG HÈ



Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Những cánh diều tuổi thơ

Bay trong khoảng trời mơ

Những cánh diều màu trắng

Chiều lén gió đợi chờ...

(Trích thơ của Đỗ Văn Quí)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền