Ngày 13-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 13/08/2014
CHỒN HÔI ĐI CHÚC TẾT GÀ
N2T

Nghe tin bà gà mái bị bệnh, nhân tiện nhằm ngày tết, chồn hôi chuẩn bị quà cáp đi thăm, ông gà trống nhìn thấy nó thì lông mũ dựng đứng, cắn răng nghiến lợi nói:
- “Tao biết mầy trong bụng không yên, tao đã chuẩn bị rồi, nào các bạn, lên nào.”
Ông gà trống lớn tiếng hô, thì lập tức từ cửa sau đột nhiên xuất hiện dê núi, chó săn, khỉ, gà tây mọi người tay cầm dao tay cầm gậy, nhắm vào chồn hôi mà đánh, đánh cho đến khi chồn hôi thương tích đầy mình, vắt chân lên cổ mà chạy.
Thật không thể chạy trốn số mệnh, chưa hoàn hồn, chồn hôi mặt mày ủ rủ nói:
- “Lần này tôi muốn gột sạch tiếng xấu ngàn đời, mới đặc biệt có chủ ý đi chúc tết, tại sao không có ai tin sự thành ý của tôi ?
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Một người có bề dày thành tích xấu mà muốn làm lại cuộc đời thật khó lắm thay.
Cái khó thứ nhất là chính bản thân họ.
Trong thời gian giúp xứ tại một họ đạo nhỏ trung tâm thành phố Sài Gòn, chung quanh nhà thờ là những tụ điểm tệ nạn xã hội, tôi hầu như mỗi ngày đều tiếp xúc, chuyện trò với họ, hiểu rõ hoàn cảnh của mỗi thanh niên, thiếu nữ, họ là những con người mà xã hội bỏ rơi, chán ghét…
Có những cô gái trẻ đẹp làm nghề mãi dâm, họ đã nói với tôi: “Thầy biết không, tụi con cũng muốn bỏ nghề này, nhưng ai cũng nhìn tụi con cách khinh bỉ, hơn nữa tụi con chẳng biết đi đâu cả”. Các thanh niên bụi đời thì nói: “Ngày hôm nay tụi con không đi làm (ăn trộm) nhưng bạn bè cứ tới rủ đi, không đi không được, thầy thông cảm cho tụi con.”
Cái khó thứ hai chính là xã hội vàà chính chúng ta từ chối đón nhận họ hoà nhập với cộng đồng.
Cũng tại giáo xứ tôi phục vụ, mỗi lần đi nhà thờ tham dự thánh lễ là các giáo dân phải đi qua những khu vực tệ nạn trên, thái độ của giáo hữu rất dễ dàng nhận thấy: có người lắc đầu chê bai khinh bỉ, có kẻ thì đi như chạy cho qua khỏi chỗ đó, lại có người không thèm nói chuyện với những người đang cư ngụ ở đó.
Với hai cái khó trên, quả thật những người có một quá khứ xấu rất khó trở lại làm người lương thiện.
Nhưng cũng có những giáo dân rất tình người, không những nói chuyện thân tình với họ, mà còn mời họ đến nhà chơi, mời họ đi nhà thờ. Vị linh mục ở nhà thờ ấy cũng làm rất nhiều cách để cho con em của họ hội nhập với xã hội, ngài mở nhà trẻ tình thương, mở lớp dạy nghề cho thiếu niên, các hoạt động vui chơi, thành lập hướng đạo sinh v.v… và hiệu quả thật khả quan, hoàn cảnh môi trường càng ngày càng tốt hơn.
Đức Chúa Ki-tô đến không phải để cứu những người công chính, nhưng là cứu vớt những tội nhân (Mt 9, 13).
Người trộm lành, thu thuế Lê-vi, một Gia-kêu lùn, một Ma-ri-a Mag-da-la đã trở thành những người thánh thiện.
Hãy nhìn thiện chí của họ để mừng vui.
Đừng nhìn quá khứ của họ, vì quá khứ như xác chết đã chôn trong nấm mồ, họ không muốn chúng ta đào lên.
“Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc 15, 10).

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 13/08/2014
N2T

43. Tình yêu không có giới hạn và nhiệt tình của nó vượt qua mọi biên giới.

(Thánh Terese of Lisieux)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăm Hàn Quốc,Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang qua Trung Quốc
Thanh Phương/RFI
10:01 13/08/2014
Thăm Hàn Quốc,Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang qua Trung Quốc

Giáo hoàng Phanxicô rời Roma hôm nay, 13/08/2014, để lên đường đi thăm Hàn Quốc, nơi mà Ngài sẽ « ngỏ lời với toàn bộ các quốc gia châu Á », như lời của Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin. Chuyến công du ở châu Á lần này cũng có thể đánh dấu sự hòa dịu trong quan hệ giữa Tòa Thánh với Bắc Kinh, qua việc phi cơ chở Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc.

Chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Giáo hoàng Phanxicô sẽ kéo dài từ ngày 13/08 đến 18/08. Trả lời phỏng vấn tại Trung tâm truyền hình Vatican tối hôm qua, Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin đã nhấn mạnh rằng chuyến đi châu Á lần này của Đức Giáo Hoàng có tầm quan trọng đặc biệt, do vị trí của vùng này trong chính trị và kinh tế thế giới.

Cũng theo Hồng Y Parolin, tại Hàn Quốc, Giáo hoàng Phanxicô « sẽ ngỏ lời với toàn bộ các quốc gia của châu lục » và khi gặp gỡ các bạn trẻ nhân Đại hội Thanh niên Công Giáo Thế giới, Ngài muốn mang đến « một thông điệp cho tương lai của châu Á ».

Quốc vụ khanh Vatican cho biết hiện giờ con đường rao giảng Phúc Âm ở châu Á chưa được nhanh như mong muốn, bởi vì người Công Giáo hiện chỉ chiếm 3,2% dân số châu lục này. Hồng Y Parolin cũng hy vọng là chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Giáo hoàng Phanxicô sẽ tạo điều kiện cho sự liên lạc và đối thoại giữa hai miền Triều Tiên.

Chuyến đi châu Á của Đức Giáo Hoàng lần này là nhằm yểm trợ cho các Giáo Hội Công Giáo ở châu lục này, đặc biệt là tại Trung Quốc, quốc gia mang tính chiến lược đối với Vatican trong việc truyền bá Phúc Âm.

Kể từ năm 1949 cho tới nay, Vatican vẫn chưa có quan hệ chính thức với Bắc Kinh. Trước đây, mỗi lần đi thăm châu Á, cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị đều phải tránh bay qua không phận Trung Quốc.

Nhưng lần này, Giáo hoàng Phanxicô đã được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc. Theo linh mục Bernado Cervellera, giám đốc hãng tin Asia News ở Roma, sự kiện này là một « dấu hiệu hòa dịu ». Từ nhiều thập niên qua, Tòa thánh vẫn tỏ thái độ hòa dịu với Bắc Kinh, nhưng việc Vatican công nhận Đài Loan vẫn là trở ngại lớn cho đối thoại giữa hai bên.
 
Đức Phanxicô trên đường tới Đại Hàn
Vũ Văn An
17:45 13/08/2014
Phái viên của CNA trên chuyến máy bay chở Đức Phanxicô tới Đại Hàn ngày 13 tháng Tám cho hay: trên chuyến bay này, Đức Giáo Hoàng đã bất ngờ dành một phút im lặng cầu nguyện cho một nhà báo vừa bị giết tại Gaza, và cám ơn các nhà báo vì công việc họ làm.

Simone Camilli, một người Ý 35 tuổi làm việc cho hãng tin Associated Press, và thông dịch viên người Palestine của anh là Ali Shehda Abu Afash, đã chết ngày 13 tháng Tám cùng với 4 sĩ quan gỡ bom của Gaza lúc họ đang cố gắng tháo gỡ một hỏa tiễn Do Thái.

Hỏa tiễn phát nổ tại Beit Lahiya lúc họ cố gắng vô hiệu hóa nó. Bốn người khác, trong đó có nhiếp ảnh viên Hatem Moussa của AP, bị thương nặng bởi vụ nổ.

Cuộc đánh nhau giữa Do Thái và Hamas, từ ngày 8 tháng Bẩy, đã sát hại hơn 1,900 người Palestine, và 67 người Do Thái.

Đức Phanxicô nói với các phóng viên sau khi nghe về cái chết của Camilli, Afash và những người khác rằng: “Đây là hậu quả của chiến tranh”.

Ngài cũng nói với họ: “Cám ơn các bạn về viêc phục vụ của các bạn. Cám ơn tất cả những gì qúy bạn đang làm”

Sau đó, ngài xin dành một phút im lặng để cầu nguyện cho những người bị sát hại tại Beit Lahiya. Rồi Đức Giáo Hoàng mới quay qua nói về chuyến đi Nam Hàn. Ngài cho các nhà báo hay: “Đây sẽ không phải là một cuộc du lịch. Nó sẽ rất cực nhọc. Xin cám ơn các bạn rất nhiều, vì lời lẽ của qúy bạn luôn giúp kết hợp chúng ta với thế giới. Tôi cũng xin khuyến khích qúy bạn, hãy luôn luôn ban bố sứ điệp hòa bình này”.

Đức Phanxicô cũng loan báo rằng ngài sẽ dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn trên đường từ Nam Hàn trở về Ý.

Trong một tinh thần nhẹ nhõm, ngài so sánh cuộc phỏng vấn vừa hứa hẹn với câu truyện về tiên tri Đanien trong Thánh Kinh. Ngài bảo: “Đanien sẽ đi vào hang cọp. Nhưng chúng không cắn đâu”, có ý nói tới các nhà báo.

Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã chào hỏi từng nhà báo, nhiếp ảnh gia và nhân viên quay phim một trên chuyến bay.

Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, có tất cả 10 nhân viên truyền thông người Đại Hàn trên chuyến bay của Đức GH, trong tổng số 72 nhà truyền thông. Họ đại diện cho 11 quốc gia.

Trong số các nhà báo có Jung Ae-ko, một phóng viên làm việc tại London cho tờ JoongAng Ilbo, một nhật báo ở Hán Thành có ấn bản Anh Ngữ.

Jung cho CNA hay: cuộc thăm viếng của Đức GH “hết sức quan trọng” đối với Nam Hàn. Anh nói tiếp: “Gần đây chúng tôi trải qua một thời kỳ khá khó khăn”. Anh có ý nói tới vụ chìm của chiếc phà dài 480 bộ Anh hồi tháng Năm vừa qua. Số người chết lên tới 300, trong đó, có nhiều học sinh trung học đang đi du khảo.

Theo anh “Cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng là tin mừng duy nhất để Nam Hàn vui hưởng vào lúc này”.

Đức GH Phanxicô sẽ ở Nam Hàn trong các ngày 14-18 tháng này. Các biến cố trong chương trình của ngài bao gồm việc phong á thánh cho Paul Yun Ji-chung và 123 bạn đồng tử đạo vì đức tin tại Đại Hàn ở thế kỷ 19.

Những thay đổi lý thú

Theo tin Zenit ngày 13 tháng Tám, điều đáng ghi là trước khi Đức Phanxicô chính thức lên máy bay đi Nam Hàn, đã có nhiều thay đổi lý thú liên quan tới chuyến đi này.

Trước nhất, Thủ Tướng Ý Matteo Renzi sẽ đích thân ra phi trường Fiumicino để chào tạm biệt Đức Phanxicô lúc 4 giờ chiều giờ Rôma. Thứ hai, Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye sẽ đích thân tới phi trường quân sự để chào đón Đức Phanxicô khi ngài đặt chân tới đây vào lúc 10 giờ 30 phút giờ địa phương.

Việc Tổng Thống Nam Hàn ra tận phi trường đ1on chào Đức GH là một thay đổi có ý nghĩa trong chương trình vì, theo chương trình, bà sẽ chào đón Đức Phanxicô tại dinh tổng thống tức Nhà Xanh.

Đức Giáo Hoàng vẫn sẽ gặp Nữ Tổng Thống Phác tại Nhà Xanh, nơi ngài sẽ được chào đón chính thức. Điều cũng lý thú là ngài sẽ đọc diễn văn tại đây bằng tiếng Anh.

Điều lý thú khác là máy bay của Đức Giáo Hoàng được bay qua không phận Trung Quốc lần đầu tiên, cùng với 10 nước khác là Italy, Croatia, Slovenia, Austria, Slovakia, Poland, Belarus, Russia, Mongolia, và dĩ nhiên Nam Hàn.
 
Top Stories
L'Institut catholique de Paris anime une session pour les responsables de la formation sacerdotale
Églises d'Asie
11:18 13/08/2014
L'Institut catholique de Paris anime une session pour les responsables de la formation sacerdotale

Cela est en passe de devenir une coutume : une session de recyclage pour les responsables de la formation sacerdotale a été organisée dans les locaux de l’évêché de Dalat du 6 au 18 juillet 2014. L’initiative en revient à la Commission épiscopale du clergé et des séminaristes ; avec le soutien à la société des Missions étrangères de Paris, l’animation de la session a été assurée par sept professeurs de l’Institut catholique de Paris...

...venus au Vietnam à cette occasion, ainsi que par le P. Joseph Phân Tân Thanh et Mgr Joseph Dunh Duc Dao, évêque auxiliaire de Xuân Lôc et recteur du grand séminaire diocésain.

Le thème choisi cette année pour les conférences des animateurs et les réflexions des participants avait été ainsi formulé : « La sécularisation et la formation sacerdotale au Vietnam ».

C’est la deuxième fois que cette session destinée aux enseignants et aux directeurs spirituels des grands séminaires du pays, est organisée au Vietnam. Avant cela, en juin et juillet 2006, une séminaire d’étude de trois semaines avait rassemblé à Rome 21 responsables de la formation sacerdotale. En juin juillet 2008, c’était à l’Institut catholique de Paris que trente prêtres formateurs dans les grands séminaires du Vietnam étaient venus participer à une session de recyclage dirigée par les enseignants de l’établissement universitaire.

Cette année, la session réunissait 42 prêtres chargés de l’enseignement ou de la direction spirituelle dans les maisons de formation. Plus de la moitié d’entre eux étaient issus des dix grands séminaires diocésains actuellement en activité au Vietnam. Vingt autres participants appartenaient à différentes congrégations et instituts religieux ; rédemptoristes, spiritains, salésiens, dominicains, religieux du Verbe divin, franciscains, cisterciens prêtres du Saint-Sacrement, etc.

Quelques années après le changement de régime du mois d’avril 1975, l’ensemble des grands séminaires avaient été obligés de fermer leurs portes. À partir de 1990, peu à peu, les établissements de formation sacerdotale avaient recommencé à fonctionner.

Hanoi et Saïgon ouvrirent leur grand séminaire les premiers. Ce fut ensuite le tour de Huê, Nha Trang, Vinh, Can Tho et enfin, - après de longues négociations entre l’État et la Conférence épiscopale -, le grand séminaire de Xuân Lôc. Plus récemment, de nouveaux diocèses, comme Bui Chu, Thai Binh et Da Lat ont, à leur tour,créé leur propre maison de formation sacerdotale. Il est probable que quelques autres établissements verront le jour dans les prochaines années.

Dans les premiers temps qui ont suivi leur réouverture en 1990, les grands séminaires du Vietnam ont été soumis à de nombreuses limitations et contraintes imposées par le pouvoir civil. Le recrutement des étudiants était particulièrement surveillé. Chaque diocèse ne pouvait, au début, envoyer au séminaire qu’un nombre réduit de jeunes, d’abord tous les six ans, puis tous les trois ans. Le candidat au séminaire devait également avoir obtenu une permission des autorités locales. Son ordination ne pouvait avoir lieu qu’après l’accord du gouvernement central.

Aujourd’hui, le contrôle gouvernemental s’est presque totalement desserré. Ce sont dorénavant les évêques du lieu qui sont obligés de de limiter les entrées à cause de l’afflux des vocations.

(eda/jm)

L'évêché de Dalat a accueilli une session de formation de l'Institut catholique de Paris. DR
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney Kỷ Niêm 10 Năm Thành Lập.
Diệp Hải Dung
08:38 13/08/2014
Lễ Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney Kỷ Niêm 10 Năm Thành Lập.

Sáng thứ Tư 13/08/2014 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly – Sydney hành hương ngày 13 kính Đức Mẹ và mừng kính Lễ Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Tổng Giáo Phận Sydneykỷ niệm 10 Năm thành lập 2004 – 2014.

Xem Hình

Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ và Cha Phêrô Đặng Đình Nên Linh hướng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney dâng lời nguyện và xông hương tượng đài Đức Mẹ, kiệu tượng Thánh Nữ Monica và Cha hướng dẫn giờ đền tạ Đức Mẹ. Sau đó kiệu cung nghinh tượng Thánh Nữ Monica về hội trường Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse. Cuộc kiệu rất trang nghiêm mọi người cùng hiệp với Ca đoàn Monica dâng lên Đức Mẹ Chuỗi Mân Côi Mùa Vui cầu cho Gia Đình và Cộng Đồng đặc biệt cầu cho các thành viên Monica đã qua đời.

Khi kiệu tượng Thánh Nữ Monica đã về đến Hội Trường và an vị phía trên bàn thờ. Mọi người cùng lắng nghe qua sơ lược tiểu sử của Thánh Nữ Moica, sau đó Cha Đặng Đình Nên Linh hướng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney nhân dịp ngày 13 hành hương kính Đức Mẹ và ngày hôm nay Hội mừng kỷ niệm 10 năm thành lập đồng thời Cha giới thiệu qúy Cha Paul Văn Chi, Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã nói về Thánh nữ Monica là một người mẹ tuyệt vời. Bà không cầu nguyện cho chồng cho con hay cho ai, mà bà cầu nguyện cho chính bà trước đã để được có sự khiêm nhường kiên nhẫn chịu đựng. Bà chỉ ước mong cho chồng con thay đổi nếp sống trở về với Chúa trong sự phó thác và quan phòng của Chúa…

Sau bài giảng là nghi thức Xức Dầu Thánh cho các vị cao niên, các vị đau yếu trong Cộng Đồng. Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chữa lành phần hồn cũng như phần xác.

Đặc biệt trong Thánh lễ hôm nay có nghi thức nguyện cầu dâng Lễ Vật. Các Chi Hội Trưởng Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville Miller và Mt. Pritchard với ngọn nến trong tay cùng với Lễ Vật tiến dâng lên Thiên Chúa với những tâm tình tạ ơn của chị Hội Trưởng Hà Trí Tri. Nguyện xin Chúa ban ơn và chúc lành cho Hội được bền vững và thăng tiến trong Cộng Đồng và Giáo Hội.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney mừng kỷ niệm 10 năm. Ông cũng thay mặt Hội Đồng Mục Vụ cám ơn và khen ngợi Hội Các Bà Mẹ đã đóng góp trợ giúp cho Cộng Đồng trong những thời gian qua. Kế tiếp chị Nguyễn Thị Hồng Hội Phó lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý quan khách và tất cả mọi người đã dành thời gian quý báu đến tham dự lễ Quan Thầy của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo TGP Sydney. Cám ơn quý Ban Thường Vụ, quý Hội Đồng Mục Vụ, Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly và các Ban Ngành Đoàn Thể. Con cũng cám ơn quý Cha Cựu Linh Hướng Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Văn Trợ, Cha Cựu Tuyên Uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và qúy ân nhân. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria ban đầy ơn phúc cho quý Cha và mọi người.

Sau cùng Cha Linh Hướng Đặng Đình Nên ngỏ lời cám ơn Cha sáng lâp Cựu Linh Hướng Nguyễn Thái Hoạch và Cha Cựu Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã đến cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng của Hội hôm nay.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự tiệc trà thân mật trong nhà ăn Trung Tâm.

Diệp Hải Dung
 
Tháng 8, hành hương Đức Mẹ TàPao
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
09:01 13/08/2014
Tháng 8, hành hương Đức Mẹ TàPao

Bước vào tháng 8, Giáo Hội hướng về Đức Maria – Mẹ diễm phúc được đặc ân Hồn Xác Lên Trời. Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn và trang điểm cho muôn vẻ đẹp và ơn phước. Mẹ là “Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Mẹ!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria. Tên gọi tuyệt đẹp Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ luôn được yêu thương.Thiên Chúa còn ban tặng hồng ân cao cả. Mẹ về trời, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành để tặng ban cho tất cả những ai thuộc về Chúa nhờ cả một đời sống thánh thiện nơi gian trần.Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, người Kitô hữu tin rằng có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở. Trong niềm hy vọng sẽ được về trời với Mẹ, người tín hữu nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, kiên nhẫn với tin yêu để chia sẻ với người, với đời tình yêu mà mình đã nhận được.

Xem Hình

Tối 12.8, núi rừng TàPao thật dịu mát, trong lành. Hàng ngàn khách hành hương cùng đồng hành về bên Mẹ và cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nhiêm và trang trọng. Cộng đoàn sốt sắng hoà chung lời kinh chuỗi hạt Mân Côi dâng kính Mẹ. Sau đó, Đức Cha Giuse cung nghinh Thánh Thể chung quanh quảng trường, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Đức Cha cầm hào quang Mình Thánh Chúa đi sau đoàn rước nghiêm trang của các Gia trưởng. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể, mọi người tiếp tục lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.

Sáng ngày 13.8, đại ngàn TàPao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời trong vắt, gió dịu mát. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về TàPao.

6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ.Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.

7g30, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Vincentê Nguyễn Văn Bản cùng 60 linh mục hiệp thông thánh lễ.

Cha GB Trần Văn Thuyết thay mặt cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Giuse nhân dịp kỷ niệm 13 năm Giám Mục (ngài chịu chức giám mục vào ngày 17.8.2001, tại Nhà thờ Chính toà Sài gòn, khẩu hiệu “tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”). Cha GB cũng nhắc với cộng đoàn cầu nguyện đặc biệt cho 2 Đức Cha Nicôla và Phaolô nhân kỷ niệm ngày tấn phong Giám mục 11.8. Ngài chào mừng Đức Cha Vincentê, Giám mục Giáo phận Ban mê thuộc đã đến thăm và dâng lễ tại TTTM Tàpao. Hai lẵng hoa tươi dâng lên hai Đức Cha với lòng tri ân và chúc mừng.

Đức Cha Giuse đáp từ bằng lời cám ơn và tâm tình ngày lễ kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, dịp này xin cộng đoàn cầu nguyện cho Giáo Hội và đất nước Irắc và xin hiệp thông với các tín hữu đang hành hương Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ ba mươi.

Đức Cha Giuse chủ tế và giảng lễ, suy niệm 3 lý do của ngày đáng nhớ về tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Ngày 1.11.1950, ĐGH Piô XII đã long trọng công bố tín điều Đức Mẹ Lên Trời như một chân lý đức tin, với nội dung: "Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, sau khi hoàn tất hành trình dương thế, đã được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác".

Ngày 1.11.1950 trở thành ngày đáng nhớ vì 3 lý do: Đức Maria Hồn Xác Lên Trời không còn là một chân lý suy diễn tự do mông lung mà đã trở thành một chân lý đức tin; Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là đối tượng lòng mến của mọi tín hữu; Đức Mẹ trong mầu nhiệm Hồn Xác Lên Trời đã trở thánh khuôn mẫu cho mọi cuộc đời dương thế của chúng ta.

Những suy niệm vừa mang tính giáo thuyết vừa mang tính thực tiễn mời gọi mọi người tin yêu Mẹ Maria với tất cả tấm lòng và cuộc đời của mình. Chính trên đỉnh cao của lòng tin mến ấy, mỗi người không ngại bộc bạch cho Mẹ nỗi niềm cậy trông. Mẹ nào mà chả thương con, chỉ có con bỏ mẹ chứ mẹ chẳng bỏ con bao giờ. Nếu tình mẹ nhân loại còn dạt dào như bể thì tình mẹ trên trời còn ví thể gấp trăm. Sở dĩ con cái nhân gian có thể cậy trông Mẹ, là bởi vì trước đó Tấm lòng Mẹ đã mở rộng, đôi tay Mẹ đã sẵn sàng thi ân. Mẹ lên trời không phải để cách xa cuộc sống nhân loại, nhưng trên đỉnh vinh quang thiên đàng, đó là lúc Mẹ có điều kiện phù hợp để gần gũi che chở đỡ nâng mọi người một cách rộng rãi và thuận lợi hơn.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui, mọi người ra về hân hoan. Muôn vàn ý nguyện cầu đã được tiến dâng lên Mẹ. Dòng người ào ạt tỏa ra mọi lối. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chậm chạp rời khỏi TàPao, trả lại sự yên bình cho núi rừng, trả lại sự thanh vắng cho ruộng vườn. Hẹn gặp lại, ngày hành hương Đức Mẹ TàPao tháng 9 sắp đến.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Lễ Giỗ 12 năm ĐHY Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận tại Nhà thờ Chính tòa St Christopher, Canberra.
Hồng Việt, Canberra
09:45 13/08/2014
Lễ Giỗ 12 năm ĐHY Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận tại Nhà thờ Chính tòa St Christopher, Canberra.

Nhà thờ chính tòa St Christopher, được xem là một kiệt tác trong ngành kiến trúc Úc, tọa lạc tại 55 Franklin Street, Forrest ACT 2603. Học sinh tại các trường vùng thủ đô, thường đến du khảo để tìm hiểu về lịch sử của ngôi thánh đường đồ sộ và tuyệt mỹ này. Nhưng hôm nay, người người, lớp lớp từ khắp nơi đổ về, họ thuộc đủ mọi thành phần, sắc dân, đến tham dự Lễ Giỗ 12 năm ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận. Trước giờ lễ, các bãi đậu xe không còn chỗ trống và nhà thờ đã chật ních. Thánh lễ do Tổng Giám Mục Christopher Prowse cử hành trọng thể vào lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 10/08/2014 tại Nhà thờ Chính tòa St Christopher, Canberra.

Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse đặc biệt có Lm Giuse Nguyễn Quang Thạnh đến từ Sydney, Pv Don Nguyễn Xuân Đức và các linh mục khác. Đức TGM nổi tiếng là người giảng hay và có sức thuyết phục, ngài rất ưu ái đến cộng đồng người Việt Công Giáo. Hôm nay cũng không ngoại lệ, bằng một giọng rất hùng hồn, không cầu kỳ, ngài giảng người Công Giáo đang bị bách hại tại Trung đông, người Công Giáo Iraq bị giết nếu không chấp nhận cải đạo. Nhưng họ chấp nhận mọi nghịch cảnh, bỏ hết mọi sự , chạy lên vùng núi non hiểm trở, và quyết không bỏ đạo...

Thế rồi, ngài liên tưởng đến ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận đáng kính của chúng ta, đã chấp nhận ở lại Việt Nam để chu toàn sứ vụ chủ chiên và đã bị giam cầm trong một thời gian rất dài. Trong 13 năm tù đầy, với chín năm bị biệt giam, ngài đã viết nhiều sách trong đó có Đường Hy Vọng, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đức TGM cũng giới thiệu với cộng đoàn về Cha Giuse Nguyễn Quang Thạnh, cũng bị bảy năm tù và hai năm quản thúc tại Việt Nam, chỉ vì ngài là một linh mục Công Giáo trung kiên!

Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay, Đức TGM đã mặc chính chiếc áo của vị Tôi tớ Chúa cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, một kỷ vật vô giá, mà người thân của ĐHY đã hiến tặng.

Chúng tôi còn nhớ, vào khoảng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, ĐHY PX có ghé thăm Cộng Đoàn Công Giáo Hoan Thiện tại Melbourne và dâng thánh lễ tại đấy. Người viết đã may mắn được ghe ngài thuyết giảng và kể chuyện rất hay. Nay, sinh sống tại thủ đô Canberra và tình cờ đọc được bài báo: Cardinal on road to sainthood, xin tạm dịch là Ðức Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận - đường nên thánh trên tờ Catholic Voice là chúng tôi quyết định tham dự lễ giỗ của ngài ngay.

Hôm nay trong lễ giỗ 12 năm của ngài, và để tưởng nhớ về cuộc đời thánh thiện, tràn đầy yêu thương. Những lời ngài viết cách đây đã gần bốn thập niên, khi ngài mới bị đưa đến quản thúc tại giáo xứ Cây Vông, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và bất định, đọc lại chúng ta phải sửng sốt vì đấy là những lời tiên tri về chính cuộc đời của ngài.

”Cha lại đi thêm một quãng đường,
Chông gai, mịt mù và vô định,
Trên đường Cha gặp lắm lữ khách,
Cha đã xem tất cả là bạn,
Xem mọi biến cố là kinh nghiệm quý báu,
Vì tất cả là hồng ân.”

Khẩn cầu cho Vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận được sớm lên bậc Hiển Thánh.

Để cống hiến đến độc giả xa gần, Hồng Việt xin lược dịch bài: Cardinal on road to sainthood

Nguồn: http://www.cg.catholic.org.au/news/newsletterarticle_display.cfm?loadref=70&id=1577>

Ðức HồngY PX - đường nên thánh

Một tuần trước khi Sài gòn thất thủ vào tháng Tư năm 1975, cô Therese Thủy Tiên cùng với gia đình gồm con gái Pascale, song thân, và người chị di tản sang Úc. Thế nhưng phu quân của cô, Gs Patrick Đính, một giảng viên môn Vật lý và đang trong tuổi hiện dịch, nên không thể đi cùng. Mãi đến tháng 10 năm 1975 ông mới tìm cách thoát khỏi Việt Nam và đoàn tụ với gia đình tại Úc.

Một thành viên trong gia đình quyết định ở lại Việt Nam, người anh của cô Thủy Tiên, đó chính là Tổng Giám Mục PX Nguyễn Văn Thuận, sau này trở thành Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận. Ngay sau khi gia đình rời khỏi Việt Nam, ngài đã bị quản thúc và bị đưa xuống tàu mang về Bắc, nơi ngài bị giam cầm trong suốt 13 năm trường, trong đó có đến chín năm ngài bị biệt giam!

Điều kiện sinh sống trong lao tù vào thời ấy rất khắc nghiệt, thế nhưng ĐHY PX đã dũng cảm làm chứng nhân cho Chúa. Ngài đã viết sách trong tù, mang hy vọng và cảm hứng cho nhiều người.

Gia đình không hề biết những gì đã xẩy ra cho ngài trong thời gian khó khăn đó. Có ai ngờ, người anh hay con mình sau này lại có thể được phong lên hàng hiển thánh.

Cô Thủy Tiên đang sinh sống tại Canberra với chồng và con gái cho biết: “Trong nhiều năm trời, chúng tôi không nhận được bất cứ tin tức gì về ĐHY cả, Chúng tôi nghĩ rằng anh của chúng tôi đã bị giết” Thế rồi hội Hồng Thập Tự, qua nhiều năm truy tìm, họ báo cho gia đình chúng tôi biết là ngài vẫn còn sống, và hiện đang bị giam trong trại cải tạo.

Cô Thủy Tiên cho biết: “Sau này, những người cộng sản bảo ngài viết thư báo cho thân nhân mua thuốc tây gửi vào vì ngài bị bệnh”.

“Thế rồi mỗi tháng, chúng tôi đều gửi toa đến một dược phòng bên Pháp, để đặt mua hàng trăm loại thuốc kháng sinh gửi vào trại cải tạo. Chúng tôi biết những loại thuốc đó không phải cho ngài, nhưng chúng tôi không có sự chọn lựa nào khác” Họ còn nhắn gia đình gửi sữa vào để nuôi người bệnh. “Chúng tôi đã gửi sữa hộp vào trại, cho mãi đến khi ngài được thả, khi hỏi ngài bảo cán bộ chỉ đưa cho ngài hộp không và nói là sữa bị chuột ăn hết rồi”.

Có lần khi ĐHY lâm trọng bệnh, hội Hồng Thập Tự dàn xếp để đưa ngài sang Pháp giải phẫu, rồi sau đó đưa ngài trở lại biệt giam tại miền Bắc Việt Nam. Cô Thủy Tiên cho biết, nhờ có đức tin vững mạnh, gia đình cô đã vượt qua được thời kỳ gian truân đó.

“ Khi chạy trốn khỏi Việt Nam, chúng tôi ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng luôn phó thác vào Chúa. Có được niềm tin son sắt ấy, là do thừa hưởng được từ cha mẹ”.

“Mẹ luôn cầu nguyện và dâng người con trai cho Chúa và xin Chúa sử dụng ngài theo đường lối của Chú. Hàng ngày gia đình chúng tôi lần chuỗi Mân Côi để cầu cho ĐHY”.

“Thật là một nỗi vui mừng khôn xiết, khi ĐHY được thả sau 13 năm lao lý. Ngài đã đến thăm gia đình tại Sydney và Canberra vào năm 1989. Ngài đến Úc một lần nữa khi ông Cố mất vào năm 1993. Đây là những năm ngài sống lưu vong.” Đức GH Gioan Phaolô II đã cử ngài làm viên chức chính thức của Tòa Thánh, rồi sau đó là Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hoà Bình (ngang hàng Bộ Trưởng), trước khi ngài được phong Hồng Y vào năm 2001, sau đó một năm ngài qua đời vì bệnh ung thư, ở tuổi 76.

Năm 2005, cô Thủy Tiên có đến thăm trại tù, nơi ĐHY bị giam cầm nhiều năm và gặp được những cán bộ quản giáo trước kia, những người này đã được chính ĐHY hoán cải và giúp trở lại đạo Công Giáo. Cô cho biết, tiến trình phong thánh sắp diễn ra, và đó là niềm vui lớn và tự hào của gia đình cô.

Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse đã long trọng cử hành Lễ Giỗ 12 năm ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 10/08/2014 tại nhà-thờ Chính tòa St Christopher, Canberra.

Phó thác vào Chúa... Cô Therese Thủy Tiên và phu quân Patrick Đính với những tấm hình và kỷ vật của người anh ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận, đang trong quá trình phong thánh.

Hồng Việt, Canberra
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân dịp Đức Phanxicô thăm Đại Hàn, tìm hiểu Lược Sử Giáo Hội Đại Hàn(5)
Vũ Văn An
05:14 13/08/2014

XII. Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn trong thập niên 1960



1. Bối cảnh thời gian

Thập niên 1960 là khúc rẽ đối với lịch sử Đại Hàn. Dưới quan điểm chính trị, cuộc Cách Mạng Dân Chủ 19 Tháng Tư là cuộc nổ bùng các khát vọng tha thiết của nhân dân muốn dân chủ hóa cơ cấu quốc gia quá nặng ở thượng tầng, muốn giảm thiểu quyền lực của nó, muốn băng bó các vết thương do chiến tranh và chia rẽ gây ra, muốn giảm quyền kiểm soát đang đè nặng lên dân vì các liên hệ quốc tế và muốn mở rộng chủ quyền quốc gia và quyền độc lập của nó. Cuộc Cách Mạng Tháng Tư cũng là khởi điểm của việc nhân dân cương quyết thực hiện nền kinh tế dân chủ, thực hiện việc phân chia công bằng sự thịnh vượng và kỹ nghệ hóa quốc gia qua việc phục hồi nền kinh tế đang đi xuống.

Do dó, tổng thống chế, từng gây ra nạn độc tài Lý Thừa Vãn, sau Cách Mạng Dân Chủ 19 Tháng Tư, đã bị bác bỏ ngay lập tức, và nghị viện chế đã được đưa vào với Trương Miễn làm thủ tướng hội đồng nội các. Hệ thống này đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng lại nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu của thời đại và để khai triển các kế hoạch sẽ trở thành bản thiết kế cho kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm sau này. Tuy nhiên, Đảng Dân Chủ của họ Trương, vì là kẻ thừa hưởng chủ nghĩa chống cộng và hệ thống quân sự của Đảng Tự Do trước đây, nên chỉ kéo dài được 9 tháng.

Chế độ quân sự cầm quyền sau một cú đảo chính đã cố gắng biện minh cho tác phong của mình bằng việc tăng cường chủ nghĩa chống cộng và nhấn mạnh tới sự cấp thiết của việc phát triển kinh tế. Do đó, họ đã thi hành việc kỹ nghệ hóa nhanh chóng, bằng cách lôi kéo tư bản ngoại quốc. Phần đông người Đại Hàn có cảm tình với chế độ quân sự nhờ khía cạnh này.

Tuy nhiên, chế độ quân sự đã xây dựng rất nhanh một hệ thống chính trị chuyên quyền bằng cách phá vỡ các hứa hẹn của họ với dân khi chiếm quyền từ chính phủ dân sự. Trong quá trình này, chế độ quân sự cố gắng thuyết phục dân tin vào sự cần thiết của hệ thống của họ, nhưng dân không tin và do đó, họ phải đương đầu với phản ứng mạnh mẽ của dân. Đáp lại, chính phủ quân đội đã đàn áp mọi chống đối bằng một bộ máy tình báo rất có hệ thống. Trong quá trình kỹ nghệ hóa nhanh chóng, nhiều vấn đề và phản ứng phụ đã xuất hiện liên quan tới việc ưu tiên lôi cuốn tư bản ngoại quốc và việc vi phạm quyền lợi công nhân.

Theo cái nhìn của lịch sử Giáo Hội, thập niên 1960 cũng là một khúc rẽ. Sau Công Đồng Vatican II (1962-1965), một phong trào phổ quát nhằm canh tân Giáo Hội đã lan tràn khắp nước. Các giám mục Đại Hàn từng tham dự Công Đồng, một Công Đồng đã đưa ra một học lý có hệ thống về việc Giáo Hội tham gia xã hội, đã cố gắng nhấn mạnh tới sứ mệnh mới của Giáo Hội. Trong quá trình này, căng thẳng giữa các giáo huấn mới của Giáo Hội và các hoàn cảnh mới mà xã hội Đại Hàn đang phải đương đầu dần dần đã xuất hiện và phát triển.

2. Giáo Hội, Nhà Nước và Tòa Thánh

Với nội các Trương Miễn, ngay sau Cách Mạng Tháng Tư năm 1960, Giáo Hội và chính phủ duy trì được một liên hệ hòa bình. Năm 1960, Đức Cha Xavier Zupi(11/1960-4/1962) được cử làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đại Hàn, nhờ thế, liên hệ giữa chính phủ Đại Hàn và Tòa Thánh càng chặt chẽ hơn nữa. Tình hình này tiếp tục cả sau cuộc đảo chính ngày 16 tháng Năm.

Giáo Hội, người mạnh mẽ ủng hộ Trương Miễn, cố gắng duy trì mối liên hệ tốt đẹp với các nhà cầm quyền quân sự từng lật đổ Nội Các họ Trương bằng đảo chính. Khâm Sứ Tòa Thánh thừa nhận thẩm quyền cách mạng của quân đội và tỏ cảm tình thân hữu với họ vì chính sách chống cộng của họ. Người ta hiểu thái độ này của Khâm Sứ Tòa Thánh như là một kế hoạch được Giáo Hội xếp đặt trước nhằm tránh cuộc đụng độ với chính phủ quân sự.

Trong thập niên 1960, Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn đã thực hiện được nhiều tiến bộ đáng nhớ trên bình diện quốc tế. Giáo Hội này đã được Tòa Thánh thiết lập hàng giáo phẩm chính thức vào ngày 10 tháng Ba năm 1962 và đồng thời các vị bản quyền Hán Thành, Taegu và Kwangju đã được nâng lên hàng tổng giám mục. Theo phương thức này, Giáo Hội Đại Hàn được tái tổ chức thành 3 tổng giáo phận và 8 giáo phận. Các giáo phận Inchon, Taejon, Chunchon, Bình Nhưỡng (Pyongyang) và Hamhung thuộc giáo tỉnh Hán Thành, các giáo phận Pusan và Cheongju thuộc giáo tỉnh Taegu và giáo phận Chonju thuộc giáo tỉnh Kwangju. 178 năm sau ngày thiết lập, Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn đã nhận được cơ cấu cần thiết để trở thành Giáo Hội địa phương tự lập. Đại Hàn không còn là một lãnh thổ truyền giáo nữa.

Giáo Hội và chính phủ tiếp tục duy trì được mối liên hệ tương đối hòa bình. Hội Đồng Công Giáo Đại Hàn, được thiết lập năm 1949 với mọi giám mục bản quyền làm thành viên, đã được đăng ký tháng Chín năm 1962 như là một cơ quan có tư cách pháp nhân theo bộ luật mới của Đại Hàn. Một số chính trị gia Công Giáo tham gia tân chính phủ quân đội. Việc tham gia này được động viên nhờ tuyên bố chính sách chống cộng và kỹ nghệ hóa của chế độ vì cả Giáo Hội lẫn xã hội Đại Hàn lúc đó đang bị thách thức vì cảnh nghèo đói nghiêm trọng. Họ cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải khắc phục nghèo đói bằng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ quân sự đã sử dụng các nghiệp vụ tình báo rất tinh vi để toan tính kiểm soát Giáo Hội. Mầm mống tranh chấp giữa Giáo Hội và chính phủ đã đâm chồi ngay trong thập niên 1960.

3. Canh tân Giáo Hội và phát triển

Xã hội Đại Hàn trong thập niên 1960 là nạn nhân của cuộc đảo chính do Tướng Phác Chính Hi lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thời gian này, nhân dân Đại Hàn đã xây đắp được một đà thúc đẩy tiến bộ kinh tế và cố gắng khắc phục các gian khổ do cú đảo chính gây ra bằng cách thách thức chính phủ chuyên chế. Để kiểm soát được tình huống này, Tổng Thống Phác Chính Hy đã tăng cường chế độ độc tài bằng cuộc Cải Cách Yusin (cuộc cải cách hồi sinh) vào tháng Mười năm 1972. Từ cuộc Cách Mạng Dân Chủ 19 Tháng Tư năm 1960 tới cuộc Cải Cách Yusin năm 1972, Giáo Hội Đại Hàn đã theo đuổi một cuộc tự canh tân không ngừng và đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.

Một thúc đẩy quan trọng để Giáo Hội canh tân và tiến bộ là việc Giáo Hội tự thức tỉnh trước tinh thần Công Đồng Vatican II. Trong và sau Công Đồng, mọi giáo phận và giáo xứ đều học hỏi các văn kiện của Công Đồng. Không chỉ các giám mục tham dự Công Đồng mà thôi mà cả hàng giáo sĩ và giáo dân nữa cũng hăng hái học hỏi các văn kiện và đem chúng ra thi hành. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội thời này suy tư nhiều về lịch sử Giáo Hội tại Đại Hàn và trân quí truyền thống và gia bảo tử đạo mỗi ngày một hơn. Các vị nhất trí về nhu cầu phải tham gia vào đời sống của Giáo Hội hoàn vũ cũng như vào sinh hoạt của xã hội. Hình ảnh về Giáo Hội được đổi mới về nhiều phương diện.

Đặc điểm các hoạt động của người Công Giáo Đại Hàn là lòng sùng kính các vị tử đạo Đại Hàn. Các tín hữu suy tư về căn tính Công Giáo của họ và hiểu rằng sứ mạng của họ là phúc âm hóa quốc gia bằng cách noi gương các tổ tiên anh dũng của họ.

Lòng sùng kính các vị tử đạo nở rộ với việc vận động phong hiển thánh cho 24 vị chết trong cuộc bách hại năm 1866 và lên tới đỉnh cao vào năm 1966 với việc các vị được phong chân phúc. Năm 1967, Giáo Hội ấn hành Sách Cầu Nguyện Công Giáo và Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn viết bằng ngôn ngữ hiện đại và thường ngày của người dân. Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Đại Hàn theo tinh thần Công Đồng Vatican II và việc này giúp tín hữu tham dự tích cực vào phụng vụ. Một phương thức thần học mới để hội nhập văn hóa cũng được thử nghiệm và phong trào học hỏi Thánh Kinh được các Nữ Tu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và nhiều người khác khởi xướng đã giúp tín hữu đào sâu các kiến thức về Thánh Kinh.

Việc tổ chức các hội đồng mục vụ của giáo dân tại các giáo xứ, tuy chỉ là bộ phận tham vấn, nhưng đã cổ vũ người giáo dân tham dự vào đời sống Giáo Hội. Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân Đại Hàn được thiết lập năm 1968 và các giáo phận được tổ chức như hiện nay với việc thiết lập ra các giáo phận Inchon, Suwon, Wonju, Masan, Andong và Jeju. Tổng Giám Mục Stephen Kim Sou-hwan của Hán Thành được nâng lên hàng Hồng Y năm 1969, trở thành Hồng Y thứ nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn. Từ đó, hoạt động của ngài có ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử Giáo Hội cũng như lịch sử hiện đại Đại Hàn.

Số người Công Giáo Đại Hàn tăng từ 450,000 người vào năm 1968 lên 800,000 người vào năm 1980. Trong 12 năm, con số người Công Giáo Đại Hàn gần tăng gấp đôi. Cùng thời gian này, số linh mục tăng từ 243 lên 571; số nữ tu từ 721 tăng lên 2,193. Vào lúc đó, Giáo Hội Đại Hàn có đặc điểm tăng cao con số tín hữu, nhiều ơn gọi linh mục và tu sĩ, nhiệt thành phục vụ sự tiến bộ của xã hội Đại Hàn.

4. Giáo Hội Công Giáo trong xã hội

Kể từ Công Đồng Vatican II, Giáo Hội Đại Hàn đã trải qua rất nhiều thay đổi. Một trong các thay đổi đáng lưu ý là cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Cho tới thâp niên 1960, người Công Giáo không liên lạc với người Thệ Phản và việc đối thoại với người Phật Giáo hay các tôn giáo cổ truyền khác đều bị cấm. Bầu khí thù nghich này đã từ từ được thay thế bởi một liên hệ thân hữu. Các đại diện Công Giáo, Thệ Phản, Anh Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo và Chondogyo đã cùng nhau thành lập Hiệp Hội Tôn Giáo Đại Hàn vào năm 1972. Sau đó, các tổ chức đa tôn giáo cũng đã được thành lập như Hội Đồng Đại Hàn Về Tôn Giáo và Hòa Bình. Một điều đáng ghi là việc cải thiện mối liên hệ với Giáo Hội Thệ Phản.

Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Đại Hàn đã thực hiện nhiều cố gắng đại kết và thành lập Ủy Ban Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và Đối Thoại Liên Tôn (CPCUID). Từ đó, các linh mục Công Giáo và các mục sư Thệ Phản đã thăm viếng lẫn nhau và giảng dạy tại các nhà thờ của nhau. Các buổi cầu nguyện cho hợp nhất đã được tổ chức và đã hợp tác với nhau vì ích chung. Thành quả vượt bực của phong trào đại kết là việc cùng nhau phiên dịch Cựu và Tân Ước sang tiếng Đại Hàn. Năm 1967, CPCUID tham khảo các Giáo Hội Thệ Phản để có bản dịch Thánh Kinh chung và nhờ đó, Tân Ước đã được xuất bản năm 1970 và bản dịch trọn bộ Cựu và Tân Ước đã được hoàn tất và xuất bản năm 1977. Kể từ đó, Bộ Thánh Kinh này đã được chính thức nhìn nhận và sử dụng trong Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn.

Với một cái hiểu và cái nhìn thông sáng mới đối với công bằng xã hội, Giáo Hội bắt đầu dấn thân vào chính nghĩa nhân quyền và sự tiến bộ của xã hội Đại Hàn. Giáo Hội lớn tiếng ủng hộ phẩm giá sự sống con người chống lại chính sách kiểm soát sinh đẻ của chính phủ. Năm 1964, khi chính phủ Đại Hàn mưu toan thông qua điều gọi là “dự luật ưu sinh” tại Quốc Hội, Giáo Hội Công Giáo đã mạnh mẽ chống đối việc này, và kết quả, dự luật không được thông qua. Cũng thế, năm 1970, khi chính phủ cố gắng hợp pháp hóa việc phá thai bằng cách đưa ra Đạo Luật Mẹ và Con, toàn thể Giáo Hội Đại Hàn đã nhất tề chống lại nó và cho ra đời phong trào phò sự sống. Nhờ thế, nhiều người ý thức được tính thánh thiêng của sự sống con người và nhu cầu phải bảo vệ nó.

Với việc gia tăng quan tâm đối với vấn đề xã hội nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội và với sự hỗ trợ của các ngài, phong trào Thanh Lao Công đã triển nở. Phong Trào Nông Dân Công Giáo, thành lập năm 1966, cũng cho thấy quan tâm mục vụ của Giáo Hội dành cho các nông dân. Khi các cuộc tranh chấp lao động liên quan tới Thanh Lao Công diễn ra tại Đảo Ganghwa năm 1968, Hội Đồng Giám Mục đã đứng về phía công nhân và ban hành một tuyên bố chung tựa là “Ta hãy khắc phục các phi lý hiện nay” trong đó, các giám mục lên án các vi phạm nhân quyền và bóc lột công nhân. Sự tham gia tích cực của các giám mục trong việc thể hiện công bằng xã hội là cơ hội tốt để xã hội Đại Hàn tái lượng giá Giáo Hội. Đối với Giáo Hội, thời kỳ này là thời kỳ xây dựng nền tảng học lý của mình về công bằng xã hội và tiềm năng đề kháng bất công và áp bức của Hệ Thống Yushin.

XIII. Quan tâm của Giáo Hội về công lý và phát triển văn hóa



1. Bối cảnh thời gian

Thập niên 1970 là thời gian có ý nghĩa trong lịch sử hiện đại của Đại Hàn vì nền độc tài quân sự, được tượng trưng bằng Hệ Thống Yushin, đã được thiết lập vào năm 1972. Dưới hệ thống này, chế độ độc tài được tăng cường trong khi căng thẳng và tranh chấp giữa phe dân chủ và phe độc tài mỗi ngày một gia tăng, và các phong trào hầm trú để bảo vệ nhân quyền và dân chủ đã được khởi động. Chính phủ kiểm soát các phong trào dân chủ bằng Cơ Quan Tình Báo Trung Ương. Một số biện pháp khẩn cấp được ban hành trong thời kỳ này.

Trong khi đó, nền kinh tế Đại Hàn, vốn xoay quanh nông nghiệp và kỹ nghệ nhẹ, nay được chuyển sang kỹ nghệ hóa học và kỹ nghệ nặng. Trong quá trình này, dân số nông dân giảm đi rất nhanh và từ 56.1 phần trăm vào thập niên 1960 giảm xuống còn 28.4 phần trăm trong thập niên 1980. Sự lớn mạnh nhanh chóng về kinh tế thực hiện được là nhờ một chính sách kinh tế đặt căn bản trên lực lượng lao động rẻ tiền. Đại Hàn đạt được mức phát triển kinh tế bất thường 40.7 phần trăm sản ngạch xuất cảng hàng năm và 8.9 phần trăm phát triển kinh tế trung bình suốt thời gian phát triển kinh tế 5 năm.

Phong Trào Saemaeul Undong (Tân Cộng Đồng) được khai triển với sự hỗ trợ hoàn toàn của chính phủ từ năm 1971 và dưới bóng phát triển kinh tế, phong trào lao động đi theo đường riêng của nó. Các tranh chấp lao động khởi đi từ ngành vải vóc, hầm mỏ và kỹ nghệ hóa học giữa thập niên 1960. Từ đầu thập niên 1970, phong trào lao động của những người bị loại khỏi chính sách và các kỹ nghệ lấy xuất cảng làm trọng tâm đã nổi lên một cách mạnh mẽ. Biến cố tự thiêu đến chết của Jeon Tae-il, một nam công nhân trẻ tại một xưởng may tại Chợ Hòa Bình ở Hán Thành vì các điều kiện làm việc tồi tệ, vào ngày 13 tháng Mười Một năm 1970, đã mở màn cho một phong trào lao động mới trong lịch sử Đại Hàn.

Giới giáo duc trong thập niên 1970 cũng không được yên ổn. Nền độc tài quân sự kiểm soát chặt chẽ sự tự trị của các định chế giáo dục và áp đặt đường lối quân phiệt lên khuôn viên các đại học để duy trì quyền lực của mình. Trong diễn trình này, các sinh viên cao đẳng đóng một vai trò tiền phong quan trọng trong việc giành dân chủ bằng cách đứng lên chống độc tài và tham nhũng. Trong giới văn hóa và tư tưởng, một phong trào văn hóa quốc gia cũng đã xuất hiện chống lại nền văn hóa do quân đội kiểm soát. Bằng việc bác bỏ chủ nghĩa quân phiệt và xô vanh, các nhà trí thức theo đuổi cuộc giải phóng nhân bản và dấn thân cho cuộc đấu tranh nhân quyền, công bằng xã hội, dân chủ và thống nhất quốc gia cách hòa bình. Người của thập niên 1970 có ý thức cao về quyền sống và đi tìm một phẩm cách sống tốt hơn và xứng hợp hơn trong tư cách con người. Quả đã khởi đầu một cuộc trường chinh của nhân dân Đại Hàn nhằm bảo đảm nhân phẩm và dân chủ.

2. Phát triển công lý và việc thể hiện nó

Khoảng thập niên 1970, Giáo Hội Đại Hàn suy tư về ý nghĩa và vai trò của việc mình hiện diện với xã hội Đại Hàn cũng như chỗ đứng của mình trong lịch sử dân này. Dưới ảnh hưởng của Công Đồng Vatican II, Giáo Hội Đại Hàn cũng dấn thân vào việc tự canh tân mình. Cùng với việc phát triển lấy kinh tế làm tâm điểm, nhiều vấn đề đã xuất hiện trong xã hội Đại Hàn; trong khi ấy, nền thần học thích ứng với địa phương như nền thần học giải phóng chẳng hạn tiếp tục phát triển. Trong một bối cảnh như vậy, các phong trào của dân nhằm thể hiện công lý cũng đã ra đời vào thập niên 1970.

Phong trào công lý trong Giáo Hội bắt đầu với việc ra đời của Hiệp Hội Các Linh Mục Vì Công Lý vào năm 1974. Từ cuối thập niên 1960, Giáo Hội Đại Hàn đã tỏ ra quan tâm tới các vấn đề như dân chủ hóa chính trị, kỹ nghệ hóa và thống nhất hóa Bán Đảo Triều Tiên. Thí dụ, khi Tổng Thống Phác Chính Hi cố gắng tu chỉnh Hiến Pháp lần thứ ba ngõ hầu kéo dài chế độ cai trị quân phiệt của ông ta, Giáo Hội đã tuyên bố rõ chủ trương của mình là chống lại việc đó. Nhưng quan tâm chính của Giáo Hội trong thập niên 1960 là chú tâm giải quyết các nan đề xã hội do diễn trình phát triển kinh tế làm hại nhân quyền gây ra.

Năm 1971, tổng giáo phận Hán Thành thành lập Ủy Ban Mục Vụ Kỹ Nghệ. Hiệp Hội Toàn Quốc Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân tổ chức một cuộc hội học với chủ đề “Giáo Hội Công Giáo và Phát Triển Xã Hội”. Người Công Giáo và người Thệ Phản cũng thành lập “Liên Minh Kitô Giáo Hành Động Xã Hội” và tổ chức các buổi tụ tập cầu nguyện cho việc phát huy công bằng xã hội.

Cuối cùng, Giáo Hội dấn thân vào việc sửa chữa các thiếu sót xã hội về phương diện cơ cấu và tập trung các cố gắng của mình vào phúc lợi công nhân và việc tận diệt các vi phạm nhân quyền cũng như bóc lột. Một trong các điển hình chủ chốt là “chiến dịch bài trừ tham nhũng”. Bằng cách này, Giáo Hội thách thức thực tại phi lý của xã hội và cơ cấu của nó.

Năm 1974 là khúc rẽ mới đối với phong trào giành công lý của dân chúng. Chính phủ lên án liên đoàn sinh viên quốc gia giành dân chủ và liên hệ tới liên đoàn này, Đức Cố Giám Mục Daniel Tji Hak-sun, lúc ấy là giám mục Wonju, bị kết án hồi tháng 7 năm 1974 với tội danh phản loạn và xúi giục. Do đó, hàng giáo sĩ Đại Hàn đã thành lập Hiệp Hội Linh Mục Vì Công Lý (PAJ) quanh linh mục Augustine Ham Sae-woong và thách thức chế độ quân sự và nền độc tài của nó. Được sự hỗ trợ hoàn toàn của người Công Giáo, PAJ cố gắng giải thích rõ ý niệm công bằng xã hội và yêu thương người yếu đuối trên căn bản giáo huấn xã hội của Giáo Hội.

PAJ đòi hỏi ân xá cho mọi tù nhân lương tâm và căn để giải quyết các thối nát xã hội và tố cáo các vi phạm nhân quyền, đồng thời kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài. Tổ chức này cũng đòi phải triệt hạ nền chính trị mách lẻo (tip-off politics) và phải bảo đảm quyền sống và tận diệt các thối nát chính trị và xã hội.

Phong trào công lý của hàng giáo sĩ Đại Hàn được tiến hành với sự hỗ trợ của một số giám mục, nhất là của Đức Hồng Y Stephen Kim Sou-hwan, lúc đó là TGM Hán Thành. Vị Hồng Y này từng lên tiếng cho người bị áp bức và nghèo khổ. Ngài nói rằng sẽ không có tự do tôn giáo nếu không có tự do chính trị và tự do phát biểu. Các cuộc biểu tình ở đường phố và các buổi tụ tập cầu nguyện được liên tục tổ chức tại hầu hết các giáo phận trong cả nước.

3. Sự lớn mạnh của Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn

Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn, năm 1945, có 183,666 tín hữu, tức vào khoảng 1 phần trăm dân số. Từ ngày giải phóng đất nước khỏi ách cai trị của thực dân Nhật, con số người Công Giáo gia tăng nhanh chóng và đạt tới đỉnh cao vào lúc kết thúc Chiến Tranh Triều Tiên. Mức gia tăng là 6.2% trong thập niên 1960 và 5.2% trong thập niên 1970. Đầu thập niên 1970, số người Công Giáo là 788,082 nhưng ngay cuối thập niên đó, con số này đã lên tới 1,246,268 người hay 3.5 phần trăm dân số.

Mức gia tăng trong thập niên 1970 thấp hơn mức gia tăng trong các năm trước đó nhưng ta cần lưu ý: nhiều người trở thành Công Giáo trong thâp niên 1970 là những nhà trí thức bị lôi cuốn bởi các quan tâm của Giáo Hội về công bằng xã hội và cam kết thể hiện nó. Phong trào công lý của Giáo Hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho người dân lưu ý tới Giáo Hội Công Giáo. Có ấn tượng mạnh đối với phong trào thể hiện công bằng xã hội của Công Giáo, nhiều người đã gia nhập Giáo Hội. Việc trở lại tập thể của một nhóm thanh thiếu niên Thệ Phản có khuynh hướng chống chế độ quân sự là một trong các điển hình rõ nhất. Về phương diện này, các chuyên viên của khoa xã hội học tôn giáo cho rằng việc Giáo Hội dấn thân vào công bằng xã hội là lý do hàng đầu khiến Giáo Hội Công Giáo lớn mạnh trong thập niên 1970.

Việc gia tăng nhanh chóng các tân tòng xuất thân từ một môi trường xã hội đặc thù nào đó và những người thuộc giai cấp trung lưu đã tạo ra một bầu khí mới mẻ trong Giáo Hội. Các nhà trí thức mới làm trẻ trung Giáo Hội nói chung, còn những người xuất thân từ giai cấp trung lưu đóng góp nhiều cho nền tảng tài chánh. Chẳng bao lâu sau, Giáo Hội Đại Hàn trở thành một Giáo Hội địa phương tự lực. Tuy nhiên, cùng một lúc, con số người Công Giáo ấm ớ hay hâm hấp cũng từ từ gia tăng. Nguyên nhân hàng đầu là việc kỹ nghệ hóa và đô thị hóa lúc ấy đang rất mạnh. Thái độ tiêu cực của Giáo Hội trong việc chống bất công trong một số khu vực cũng có thể được coi là một phần của lý do. Nhiều người trẻ rời bỏ Giáo Hội vì họ thất vọng trước cảnh Giáo Hội thiếu sót trong các vấn đề công lý tại một số khu vực.

Bất kể điều trên, sự mở rộng của Giáo Hội vẫn tiếp diễn đều đặn. Giáo Phận Jeju được thiết lập năm 1977. Với giáo phận mới này, cái khung cơ cấu của Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đã hoàn tất và với Hội Đại Hàn Thừa Sai Ngoại Quốc, lập năm 1974, Giáo Hội Đại Hàn khởi diễn thời đại truyền giáo ra các nước bên ngoài. Vào thời gian này, Phong Trào Cursillo đã được du nhập và đóng góp lớn lao vào việc hồi sinh cuộc sống của giáo xứ. Năm 1971, các Nữ Tu Dòng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã mở các lớp học hỏi Thánh Kinh. Phong Trào Đặc Sủng trở thành phổ biến để đáp ứng cơn khát thiêng liêng của quần chúng và Phong Trào Thế Giới Tốt Hơn đã đâm rễ vào Giáo Hội Đại Hàn. Việc sùng kính cổ truyền các thánh tử đạo Đại Hàn được củng cố và năm 1976, phong trào xin phong hiển thánh cho 103 vị tử đạo Đại Hàn đã được phát động dưới sáng kiến của Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân Đại Hàn.

4. Phát triển nền văn hóa Công Giáo tại Đại Hàn

Phong trào đại kết đã phát triển thành công trong thập niên 1970, theo tinh thần Công Đồng Vatican II. Song song với cố gắng đại kết để phiên dịch Thánh Kinh, nhiều hệ thống hợp tác đại kết khác giữa các Giáo Hội cũng đã được khởi xướng nhằm cùng nhau thể hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, với một ít Giáo Hội Thệ Phản, vấn đề này vẫn chỉ là sáng kiến của các cá nhân mục sư hay tín hữu. Thành thử, phong trào đối thoại liên tôn và phong trào đại kết mất phần lớn xu thế của nó.

Chức năng xã hội của Giáo Hội được khai triển song song với việc bành trướng của Giáo Hội. Năm 1976, các cơ sở an sinh xã hội lớn lao đã được thiết lập trong đó có cơ sở Kkotdongnae. Việc này có thể được giải thích như là một việc bày tỏ tín nhiệm của chính phủ và của xã hội nói chung đối với Giáo Hội Công Giáo. Vào lúc này, Giáo Hội đã khai triển nhiều chương trình an sinh xã hội tập trung vào việc cứu trợ khẩn cấp những người túng thiếu. Về việc này, Giáo Hội Đại Hàn vẫn còn cần tới sự trợ giúp của các Giáo Hội nước ngoài.

Thập niên 1970 cũng là giai đoạn trong đó, nhiều ngành học về Giáo Hội đã được khởi xướng với việc hồi hương của nhiều thần học gia có trình độ cao từ ngoại quốc trở về. Nhờ họ, việc nghiên cứu thần hoc đã được đẩy mạnh và việc nghiên cứu triết học Công Giáo cũng được tăng cường và dần dần được giới trí thức Đại Hàn biết tới. Giáo Hội Đại Hàn cũng khởi xướng những cuộc nghiên cứu về truyền thống đức tin và lịch sử riêng của mình. Bởi thế, thập niên 1970 là thời kỳ có tính lịch sử đối với việc phát triển các cuộc nghiên cứu về Giáo Hội. Giáo Hội Đại Hàn đã khai triển được nền nghệ thuật và văn hóa riêng của mình trong khi cố gắng đóng góp vào việc phát huy nền văn hóa của xã hội Đại Hàn.

5. Kết luận

Trong thập niên 1970, Giáo Hội Đại Hàn trải qua nhiều thách đố. Một cách nào đó, Giáo Hội thay đổi nhanh hơn xã hội. So sánh với các thập niên trước đó, sự phát triển về số lượng có thấp hơn, nhưng với nhiều tân tòng từ giai cấp trung lưu và môi trường trí thức, Giáo Hội đã khai triển được nhiều phẩm chất khác biệt. Giáo Hội công bố với xã hội Đại Hàn nguyên tắc công lý và hòa bình làm nền tảng cho tiến bộ. Để làm việc này, Giáo Hội không né tránh đau khổ nhưng sẵn sàng ôm lấy nó. Trong quá trình này, Giáo Hội đã đi tới chỗ ý thức được căn tính của mình như là một thành phần của xã hội Đại Hàn và như là một cộng đoàn quốc gia. Các cố gắng của Giáo Hội trong lãnh vực phát triển và an sinh xã hội đã được triển khai song hành và hình ảnh Giáo Hội như người phục vụ đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người dân Đại Hàn. Các giáo huấn của Công Đồng Vatican II được thực thi và nền văn hóa Công Giáo bắt đầu bắt rễ vào nền văn hóa Đại Hàn.

Đối với Giáo Hội, thập niên 1970 là thời kỳ thâm hậu hóa đức tin, bành trướng bên ngoài và tham gia xã hội. Qua “kinh nghiệm tham gia” và kinh nghiệm tử đạo, Giáo Hội đã bỏ neo vững chãi trong lòng xã hội Đại Hàn. Theo cách nhìn này, ta có thể coi thập niên 1970 là thời kỳ đầy ý nghĩa trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Đại Hàn. Tuy nhiên, không phải mọi người Công Giáo đã tham gia cuộc đấu tranh dân chủ hóa và một số giáo sĩ và giáo dân đã không nhất trí với nó. Ấy thế nhưng phong trào công lý của Công Giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong diễn trình dân chủ hóa Đại Hàn và thể hiện công bằng xã hội trong thập niên 1970. Việc Giáo Hội tích tham dự vào công bằng xã hội thực sự đã đóng góp lớn lao vào việc phúc âm hóa nhân dân Đại Hàn. Vì lý do này, phong trào công lý của Giáo Hội trong thập niên 1970 được đánh giá như Lễ Hiện Xuống Thứ Hai của Giáo Hội Đại Hàn.

XIV. Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn lớn mạnh và trẻ trung hóa



1. Bối cảnh thời gian

Trong lịch sử hiện nay của Đại Hàn, thập niên 1980 được mở màn với phong trào dân chủ hóa Gwangju hồi tháng Năm, năm 1980. Phong trào này là một khúc rẽ trong cách hiểu lịch sử hiện đại của Đại Hàn. Từ cuộc đảo chính quân sự do tướng Chung Đỗ Hoán (Chun Doo-hwan) lãnh đạo, nền cai trị độc tài của chế độ quân sự vẫn liên tục được áp đặt lên nhân dân Đại Hàn. Họ đứng lên tranh đấu để lật đổ chế độ này. Các cuộc biểu tình chống chính phủ của người bất đồng, của sinh viên và công nhân được tổ chức gần như mỗi ngày và một số đã tố cáo chế độ bằng cách tự thiêu đến chết.

Chính phủ đàn áp các phong trào chống chính phủ và cố gắng kiểm soát các phong trào này bằng các chính sách hết sức cứng rắn. Các sinh viên và người bất đồng bị bắt và bị tra tấn. Một số nhà tranh đấu mất tích hay chết một cách bí mật. Trong một bầu không khí như thế, phong trào chống chính phủ mỗi ngày mỗi mạnh thêm và trở thành sôi động đến nỗi chính phủ phải chấp nhận một phần yêu cầu của họ.

Về phong trào dân chủ hóa Gwangju, nhiều người trẻ và nhiều nhà trí thức cho rằng Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ can dự vào vụ việc và đem lại cho chế độ quân sự tính hợp pháp của nó. Vì lý do này, họ cương quyết chống lại Hoa Kỳ bằng cách chỉ ra các điểm gây nghi vấn trong chính sách của họ đối với Đại Hàn.

Trong khi chính trị quốc nội mỗi ngày mỗi trở nên khép kín và áp chế, thì chính trị quốc tế mỗi ngày mỗi tiến tới hòa hoãn (détente) hơn. Trung Hoa cố gắng du nhập một hệ thống kinh tế mới pha trộn cả kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa khi họ bước vào thập niên 1980 và tìm cách ra khỏi cơn ác mộng của cách mạng văn hóa. Trong khi ấy, ở Đông Âu, chế độ cộng sản bị thách thức tại nhiều nơi. Điều này được xác định qua việc thành lập tại Ba Lan một chính phủ không cộng sản vào năm 1989 và việc tuyên bố kết liễu Liên Bang Xô Viết vào năm 1991.

Trong khi các thay đổi quốc tế trên diễn ra, thì một số thay đổi cũng diễn ra ở Bắc Hàn. Hiệp Hội Công Giáo Bắc Hàn được thành lập năm 1988 và tuyên bố rằng mình lên tiếng cho người Công Giáo Bắc Hàn và là người bênh vực họ. Cùng với biến cố này, một cuộc trao đổi giữa Nam Bắc Đại Hàn qua trung gian Hồng Thập Tự đã diễn ra dù mối liên hệ tổng quát của họ chưa được cải thiện bao nhiêu so với thời Chiến Tranh Lạnh.

2. Giáo Hội nói với xã hội

Trong thập niên 1980, Giáo Hội tiếp tục làm cho xã hội Đại Hàn biết tới chủ trương của mình và cố gắng củng cố cuộc sống bên trong của mình. Tiếng nói của Giáo Hội tiếp tục được lắng nghe trong xã hội, ngay cả sau phong trào dân chủ hóa Gwangju. Tháng Bẩy năm 1980, một số giáo sĩ và giáo dân, những người đang cố gắng vạch trần sự thật liên quan tới việc thảm sát diễn ra thời phong trào dân chủ, đã bị bắt và bị nhà cầm quyền quân sự tra tấn. Năm 1982, một nhà tranh đấu chống Hoa Kỳ nổi lửa đốt Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ ở Busan và trốn đến tá túc nơi Giáo Hội. Vị linh mục muốn giúp nhà tranh đấu này và làm môi giới cho ông đã bị bắt. Ủy Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn bèn nói rõ lập trường của mình và cho hay “hành động của linh mục chỉ là một cố gắng tìm giải pháp tốt nhất cho vấn đề”. Tuy nhiên, vụ này được đưa ra tòa và vị linh mục liên hệ bị án tù.

Tới năm 1986, đa số người Công Giáo ủng hộ và tham gia chiến dịch tu chính Hiến Pháp nhằm trực tiếp bầu tổng thống. Chiến dịch xin chữ ký để sửa đổi hiến pháp được phát động trong mọi nhà thờ trong nước. Ý kiến của Giáo Hội được mọi giới trong xã hội Đại Hàn ủng hộ rộng rãi và kết quả, các đòi hỏi của Giáo Hội được thỏa mãn. Phong Trào Nông Dân Công Giáo cũng tranh đấu để giải quyết vấn đề trong các cộng đồng nông nghiệp của họ vì các chính sách nông nghiệp của chính phủ.

Cuộc tranh đấu chống chính phủ lên tới đỉnh cao vào năm 1987. Chính vào thời điểm này, các điều tra viên của chính phủ đã tra tấn một sinh viên tranh đấu cho đến chết và cố gắng che đậy vụ việc. Việc này khiến Hiệp Hội Linh Mục Vì Công Lý phát động một chiến dịch phản đối khắp nước để vạch trần sự thật. Lúc này, phần lớn dân Đại Hàn nghĩ rằng Hệ Thống Phát Tuyến Đại Hàn (KBS), một cơ quan nhận tài trợ công, chỉ là dụng cụ tuyên truyền của chính phủ và do đó đã đóng một vài trò dẫn đầu trong việc bóp méo sự thật. Để bày tỏ sự chống đối, Giáo Hội Công Giáo tại Jeollabuk-do bèn phát động một chiến dịch yêu cầu nhân dân Đại Hàn từ khước không trả lệ phí thuê TV. Chiến dịch này được mở rộng nhanh chóng và được nhân dân hoàn toàn hưởng ứng. Kết quả, KBS phải thay đổi lập trường.

Thập niên 1980 là thời kỳ được đánh dấu bằng các cố gắng dân sự nhằm cải thiện mối liên hệ thù nghịch giữa Nam và Bắc Hàn. Trong bối cảnh này, Susanna Im Su-kyeong, một sinh viên cao đẳng Công Giáo, đã thách thức Đạo Luật An Ninh Quốc Gia. Cô tới Bắc Hàn để gặp đối tác Bắc Hàn của mình và thảo luận một số vấn đề liên quan tới việc tái thống nhất Đại Hàn. Hiệp Hội Linh Mục Vì Công Lý, vì cho rằng việc này có thể tạo nên rắc rối, nên đã phái Cha Paul Mun Kyu-hyeon, một linh mục thuộc Hiệp Hội, đi Bắc Hàn để che chở cô và đem cô về nước bình yên. Nhưng việc này gây ra một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Trên đường trở về miền Nam qua ngả Khu Phi Quân Sự Bàn Môn Điếm, cả hai đã lập tức bị bắt giữ và tống giam. Ý kiến và lượng giá của dân chúng về tác phong của hai người rất khác nhau.

Trong thời gian này, một số giáo sĩ và giáo dân vẫn còn chỉ trích việc Giáo Hội can dự vào xã hội, nên đã có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Giáo Hội và các nhóm trí thức muốn biện minh cho việc tham dự vào xã hội của người Công Giáo theo quan điểm giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Việc này gia tăng sự ủng hộ của nhân dân Đại Hàn đối với lập trường xã hội của Giáo Hội. Đối với nhân dân Đại Hàn, Giáo Hội Công Giáo là biểu tượng của lương tâm xã hội Đại Hàn. Thời biến động xã hội này, Giáo Hội Công Giáo được xã hội Đại Hàn thừa nhận và hỗ trợ. Đó là một số đặc điểm đánh dấu lịch sử Giáo Hội Đại Hàn trong thập niên 1980.

3. Sự lớn mạnh và phát triển của Giáo Hội

Trong thập niên 1980, mức tăng hàng năm số người Công Giáo là 7.54 phần trăm; đây là tỷ lệ gấp tới hai mươi lần mức tăng trong các thập niên 1960 và 1970 và lớn hơn cả mức tăng của người Thệ Phản và của các tôn giáo khác. Năm 1989, số người Công Giáo lên tới 2,610,000 hay 6 phần trăm dân số. Tuy nhiên, từ thập niên 1990, mức gia tăng số người Công Giáo chậm lại và năm 1997, mức này chỉ là 3.2 phần trăm với tổng số 3,676,211 tín hữu hay 7.9 phần trăm dân số (1). Thúc đẩy chính để có được mức gia tăng này là tình hình tổng quát của xã hội Đại Hàn vào một thời điểm các vi phạm nhân quyền hết sức lan tràn trong khi diễn trình kỹ nghệ hóa và đô thị hóa khiến nhiều người bị tha hóa về phương diện xã hội. Trong bối cảnh này, người ta đi tìm đức tin để thiết dựng căn tính mình và tìm lời giải thích cho các thực tế của thời đại.

Một lý do nữa khiến nhiều người tìm về Giáo Hội Công Giáo là vì Giáo Hội này chứng tỏ một quyết tâm cao hơn các tôn giáo khác trong cố gắng thể hiện công bằng xã hội và cải thiện các nhân quyền của người bị áp chế. Ta cũng phải lưu ý rằng xã hội Đại Hàn là một xã hội đa tôn giáo và phân nửa dân chúng, trên thực tế, không thực hành bất cứ tôn giáo nào. Do đó, đại đa số thế hệ mới có khả năng trở thành Công Giáo mà không phải kinh qua diễn trình hồi hướng tôn giáo. Ta có thể coi đây như một yếu tố văn hóa khác với yếu tố văn hóa của các quốc gia khác.

4. Đặc điểm của hàng giáo dân Đại Hàn

Hàng ngũ giáo dân Đại Hàn ngày nay cương quyết dấn thân tình nguyện phục vụ trong Giáo Hội. Nhờ sự tận tụy của họ, nhiều biến cố lớn lao trong Giáo Hội đã được thực hiện. Một trong các biến cố này là Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế Lần Thứ 44 tại Hán Thành năm 1988. Giáo dân cũng đã vui lòng chấp nhận trách nhiệm tài chánh đối với hầu hết các biến cố và dấn thân vào nhiều công cuộc phúc âm hóa. Tuy nhiên, từ thập niên 1980, Giáo Hội Đại Hàn dần dần trở thành Giáo Hội của giai cấp trung lưu. Trình độ trí thức của người Công Giáo nói chung cao hơn trình độ của người bình dân Đại Hàn nhiều. Đa số người Công Giáo sống tại các thành thị lớn và vùng phụ cận. Nhiều người Công Giáo hiện diện trong các nghề hành chánh và chuyên nghiệp. Thu nhập trung bình hàng tháng của người Công Giáo cao hơn thu nhập của một gia đình Đại Hàn trung bình.

Một đàng, điều trên có nghĩa: Giáo Hội Đại Hàn đã trở nên giầu có về tài nguyên nhân bản và vật chất. Nhưng đàng khác, vì đã trở thành Giáo Hội của giai cấp trung lưu, nên Giáo Hội đã tạo ra một bầu khí khiến những người thuộc tầng lớp nghèo hơn tự tách mình ra khỏi Giáo Hội. Nếu Giáo Hội bị một giai cấp đặc thù lãnh đạo, thì ơn cứu độ phổ quát, vốn là mục tiêu của sự hiện diện của Giáo Hội, sẽ không thể nào thực hiện được. Hàng giáo sĩ và những người có suy nghĩ trong Giáo Hội đang lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc này.

Các con số thống kê cũng cho thấy: đây là thời điểm để Giáo Hội Đại Hàn quan tâm tới việc tái phúc âm hóa các tín hữu của mình. Theo các số liệu thống kê của chính Giáo Hội Công Giáo vào thời điểm này, con số những người ngưng không đến nhà thờ nữa hay những người “không muốn nhận diện” lên tới 600,000 hay 22.93 phần trăm vào năm 1989 và lên tới 1,091,271 hay 29.68 phần trăm tổng số người Công Giáo vào năm 1997. Người ta thấy rằng đa số những người này là những người rời bỏ thị trấn quê nhà và di chuyển tới các nơi khác trong các biến động xã hội gần đây. Vì vậy, vấn đề “chăm sóc mục vụ cho người rời cư” đã được đặt ra và các cố gắng có hệ thống nhằm tái phúc âm hóa tín hữu đã được tăng cường.

Một trong các đặc điểm của Giáo Hội Đại Hàn vào thời điểm này là thừa tác vụ lấy giáo phận làm tâm điểm. Kết quả là: con số giáo xứ tăng lên song song với con số người Công Giáo. Trong thập niên 1980, có 589 giáo xứ; con số này tăng lên 776 vào năm 1989 và 1,079 vào năm 1997. Con số trung bình người Công Giáo của một giáo xứ là 2,237 vào năm 1989; con số này tăng lên 3,351 vào năm 1997. Tuy nhiên, có một khác biệt lớn giữa thành phố và cộng đồng nông thôn. Tại các thành phố lớn, nhiều nhà thờ có tới 10,000 giáo dân. Con số này có thể tốt khi so sánh với Giáo Hội ở Châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi. Nhưng theo truyền thống, các giáo xứ Đại Hàn vốn nhỏ. Do đó, việc phát triển nhanh chóng thành các cộng đồng to lớn đặt ra một số vấn đề trong phạm vi mục vụ.

5. Giáo sĩ và tu sĩ trong thập niên 1980

Năm 1945, lúc Đại Hàn được độc lập, có tất cả 238 linh mục tại nước này; con số này tăng lên 1,626 vào cuối thập niên 1980, cho thấy một gia tăng nhanh chóng. Lúc thu hồi độc lập, chỉ có 57.7 phần trăm các giáo sĩ là người bản xứ Đại Hàn, nhưng tới năm 1989, con số các giáo sĩ này lên tới 1,385 vị hay 86.2 phần trăm và tới năm 1997, con số này lên tới 2,453 vị hay 92 phần trăm tổng số linh mục trong nước. Năm 1997, trong số các bản quyền của 14 giáo phận tại Đại Hàn, chỉ có một vị không phải là người Đại Hàn. Sự kiện này rõ ràng cho thấy việc hội nhập văn hóa của Giáo Hội Đại Hàn đã được tăng cường căn cứ vào con số giáo sĩ và cơ cấu Giáo Hội.

Một đặc điểm nổi bật của hàng giáo sĩ Đại Hàn là: đa số các ngài hay 93.35 phần trăm là giáo sĩ triều. So với các Giáo Hội địa phương khác tại Châu Á hay Châu Âu, tỷ lệ linh mục triều trong Giáo Hội Đại Hàn rất cao. Tới năm 1997, trong 7 đại chủng viện, có tất cả 1,539 chủng sinh và phần lớn là giáo sĩ triều. Ơn gọi linh mục phong phú là dấu chỉ đầy hy vọng cho tương lai Giáo Hội Đại Hàn.

Vai trò của các tu sĩ cũng được tăng cường trong cuộc phát triển hiện đại gần đây. Có tất cả 20 dòng tu nam trong thập niên 1980 và con số này tăng gấp đôi lên tới 42 vào năm 1997 trong khi các dòng nữ tăng từ 37 năm 1980 lên 91 năm 1997. Con số nam tu sĩ tăng từ 343 trong thập niên 1980 lên 943 năm 1997 và con số nữ tu tăng từ 3,169 trong thập niên 1980 lên 7,860 năm 1997. Đa số các nữ tu phục vụ tại các giáo xứ hoặc làm việc trong lãnh vực giáo dục, y tế và xã hội. Một số ra ngoại quốc truyền giáo, trợ giúp Giáo Hội tại các nước khác.
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Con số thống kê được tờ National Catholic Register đăng tải nhân dịp chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô như sau: dân số Nam Hàn hiện là 51 triệu, trong đó, có 5.2 triệu người là Công Giáo tại 16 giáo phận, phần lớn sống tại các khu vực đô thị. Năm 2012, Giáo Hội gia tăng 1.6 phần trăm tức gần 85,000 người Đại Hàn trở lại Công Giáo.
 
Giải đáp phụng vụ: Một linh mục đồng tế có thể chụp ảnh trong Thánh lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
08:40 13/08/2014
Giải đáp phụng vụ: Một linh mục đồng tế có thể chụp ảnh trong Thánh lễ không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong một lễ truyền chức linh mục, tôi thấy một linh mục đồng tế rời khỏi bàn thờ. Ngài cầm lấy máy ảnh và chụp ảnh (không phải một lần, mà là nhiều lần). Có lẽ Giám mục không để ý việc linh mục chụp ảnh, nhưng điều ấy làm cho tôi khó chịu và bối rối. Đây có phải là một vấn đề của luật hoặc quy định phụng vụ không; là sự vi phạm luật chăng; hay là cái gì khác chăng? Đối với tôi, việc chụp ảnh như thế là không phải chỗ và không thích hợp. Nhưng nếu cha trả lời là được, thì tôi có thể bỏ qua ngay. - J. P., Illinois, Mỹ
.

Đáp: Trong số vài tài liệu đề cập đến chủ đề chụp ảnh trong Thánh lễ, có huấn thị "Eucharisticum Mysterium" (Mầu nhiệm Thánh thể) ngày 25-5-1967 do Thánh Bộ Nghi lễ công bố. Số 23 của huấn thị nói ngắn về chủ đề này:

"Hãy hết sức chăm lo để bảo đảm rằng việc cử hành phụng vụ, nhất là Thánh lễ, không bị gây lộn xộn hoặc bị gián đoạn bằng việc chụp ảnh. Trường hợp có một lý do chính đáng để chụp ảnh, thì phải kín đáo hết sức, và phải tuân theo các qui định do Đấng Bản quyền địa phương đặt ra”.

Do việc xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn chính xác thuộc về Đấng Bản quyền địa phương, nhiều giáo phận đã ban hành các chỉ thị, đặc biệt liên quan đến đám cưới, lễ rửa tội và các dịp tương tự, nơi mà người chụp ảnh và người quay phim có thể dễ dàng thoát khỏi sự kiểm soát.

Không ngạc nhiên, khi không ai đề cập đến việc linh mục đồng tế chụp ảnh, vì lý do đơn giản là chưa ai nghĩ tới khả năng này cả.

Một linh mục đồng tế chụp ảnh là rõ ràng vi phạm qui định về cản trở và làm gián đoạn Thánh lễ, - trong trường hợp này là Thánh lễ mà chính ngài đang cử hành nữa. Sự việc ngài là một linh mục đồng tế không hề cất đi điều gì khỏi sự việc rằng Thánh lễ đòi hỏi sự chú ý đầy đủ và không phân chia của ngài.

Điều này cũng có thể được nói cho các tình huống khác, mà trong đó linh mục tham gia vào các hoạt động làm cho ngài chia trí trong Thánh lễ. Chẳng hạn đã một lần tôi nhìn thấy một linh mục ca trưởng mang dây các phép để tham dự Kinh nguyện Thánh Thể và cố gắng đồng tế từ bục ca đoàn, đây là việc thực hành rất đáng ngờ về tính hiệu lực.

Đôi khi việc đồng tế quá đông linh mục có hiệu quả bất lợi cho nhiều linh mục chúng ta, dẫn đến một sự quên lãng nào đó rằng chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì. Thêm vào đó, máy ảnh kỹ thuật số phổ biến đã làm cho việc chụp nhiều ảnh gần như là một phản ứng phản xạ.

Theo kinh nghiệm, một linh mục đừng làm điều gì khác ngoài những gì ngài phải làm khi một mình cử hành Thánh lễ với cộng đoàn.

Tôi hy vọng là không linh mục nào lấy máy ảnh hoặc điện thoại đi động ra trong Thánh lễ Chúa Nhật của Giáo xứ, và bắt đầu chụp ảnh cả. Nếu điều này là xem ra lố bịch, thì việc chụp ảnh khi đang đồng tế Thánh lễ cũng là không kém lố bịch.

Với sự dễ dàng hiện nay trong việc chuyển gửi ảnh kỹ thuật số, thì cũng dễ dàng chỉ định các người chụp ảnh trong các dịp đặc biệt, chẳng hạn lễ truyền chức thánh, và làm cho ảnh chụp được tự do chuyển đến những ai cần có chúng. (Zenit.org 15-6-2010)

Nguyễn Trọng Đa
 
Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Lê Đình Thông
18:39 13/08/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài đã được phổ biến:

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014
2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014
3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014
4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.
5. Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi của C. Micheline Kim Chi, ngày 15.05.2014.
6. Hạnh phúc hôn nhân của AC Phạm Hòa Hiệp, ngày 22.05.2014
7. Làm sao để vợ chồng sống hạnh phúc của ÔB Phan Hữu Lộc, ngày 05.06.2014
8. Trưởng thành của tình yêu của AC Nguyễn Long Hằng, ngày 12.06.2014
9. Niềm vui trao ban của AC Đoàn Quốc Khánh, ngày 19.06.2014
10. Tình yêu vợ chồng: một bài phụng ca của Gs Trần Văn Cảnh, ngày 26.06.2014
11. Hôm nay, ngày 14.08.2014, xin giới thiệu bài 11 «Thánh giá và khổ cực của đời sống gia đình » của Ls Lê Đình Thông.


THÁNH GIÁ VÀ KHỔ CỰC CỦA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

"Người chồng và người vợ phải phục tùng lẫn nhau, tương nhượng lẫn nhau (…) Cộng đoàn hay đơn vị họ kiến tạo trong đời sống hôn phối của họ, chỉ được thể hiện trong sự trao ban tương hỗ, nghĩa là hai người phục tùng lẫn nhau" (Đức Gioan-Phaolô II, buổi triều yết 11.8.1982)

1. Tông huấn ‘Cộng Đồng Gia Đình’-

Thánh Gioan-Phaolô II là thánh nhân của các gia đình Công Giáo. Vào đúng ngày bị ám sát hụt (13/5/1981), ngài đã thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình. Ngày 22/11/1981, ngài công bố Tông huấn Familiaris consortio. "Consortio": "partnership" trong tiếng Anh, có thể chuyển ngữ là "đồng hội đồng thuyền". Ngoài ra còn có Học viện Gioan-Phaolô II về Gia đình nữa. Chính đức Gioan-Phaolô II từng nói ngài muốn người ta nhớ đến ngài như vị giáo hoàng của gia đình.

Tông huấn ‘Cộng Đồng Gia Đình’ (Familiaris consortio) đề cập đến nhiều vấn đề ngày nay vẫn còn mang tính thời sự: vai trò của gia đình trong việc phúc âm hóa, ơn gọi tình yêu của gia đình, ơn gọi truyền giáo của gia đình, mục vụ gia đình.

Trong phần gia đình trong thế giới ngày nay, tông huấn cho biết gia đình có hai mặt tích cực và tiêu cực:

Ÿ Tích cực, vì ngày nay ta quan tâm hơn về sự liên hệ vợ chồng trong đời sống hôn nhân, nhân phẩm phụ nữ được thăng tiến, việc sinh đẻ có trách nhiệm, vấn đề giáo dục con cái, sự liên hệ giữa các gia đình với nhau để giúp nhau về mặt tinh thần cũng như vật chất.

Ÿ Tiêu cực, vì vợ chồng có ý nghĩ sai lầm về sự độc lập của mỗi người, về sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái. Số ly hôn gia tăng, số phá thai, việc làm tuyệt sinh sản, vấn đề ngừa thai…

Các hiện tượng tiêu cực phần lớn vì lứa đôi không hiểu đúng về tự do của mỗi người, khiến đời sống gia đình thường bị lục đục.

Ở Việt Nam, gia đình thiếu cơm ăn, áo mặc, nhà cửa chật chội, thiếu thuốc men v.v. cũng là nguyên nhân gây ra bất hòa. Tại Pháp, đời sống quá sung túc, lúc nào cũng chỉ lo mua sắm khiến ta lo lắng không biết tương lai sẽ ra sao. Tình trạng này là sự pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối. Theo thánh Augustinô, đó là sự xung đột giữa yêu Chúa và sự ích kỷ không kể gì đến Thiên Chúa.

Sống trong một thế giới như vậy, dưới ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, nhiều khi các gia đình Công Giáo không ý thức rằng các giá trị căn bản bị lu mờ mà không tạo được tinh thần nhân bản trong gia đình.

Ngày nay, một số gia đình cử hành bí tích hôn nhân cho có lệ mà không sống đạo thực sự. Ngoài ra, họ không được hướng dẫn về đời sống tính dục trong hôn nhân Công Giáo. Vì vậy, Giáo Hội, gần nhất là Giáo Xứ, cần tìm một phương hướng để gia đình nhận ra các giá trị thực sự. Học thuyết nhân bản mới hướng dẫn gia đình đến với Chúa.

Ngoài tông huấn Cộng Đồng Gia Đình, mỗi khi tiếp các gia đình, đức Gioan-Phaolô II thường khuyên nhủ các cặp vợ chồng. Trong cuộc tiếp kiến ngày 11/8/1982, ngài nói như sau: "Vợ chồng phải nhường nhịn nhau, phải nghe lời nhau. Gia đình hôn nhân là cho nhau và phục tùng lẫn nhau".

Ca dao ta có câu:

Con quốc khắc khoải mùa hè

Làm thân con gái phải nghe lời chồng

Sách cho chữ rằng: phu xướng phụ tòng

Làm thân con gái lấy chồng xuất gia

Lấy em về thờ mẹ kính cha

Thờ cha kính mẹ ấy là người ngoan

Câu thơ này chỉ đúng một nửa. Ngày xưa phu xướng phụ tòng. Còn ngày, phu phụ xướng, phu phụ tòng, đức Gioan-Phaolô II gọi là phục tùng lẫn nhau (soumission réciproque). Thánh Phaolô đã dùng hình ảnh sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh để làm khuông vàng thước ngọc cho sự phục tùng lẫn nhau: "Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau". (Ep, 4,2)

2. Lời khuyên của đức Gioan Phaolô II.

Lời khuyên của đức Gioan-Phaolô II dựa trên Kinh thánh: "Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ. Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa. Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng". (Cl 3,18-21).

Đức Gioan-Phaolô II diễn giảng như sau: "Vợ chồng phải phục tùng lẫn nhau để thực hiện sự viên mãn trong chân lý hôn nhân. Đó không phải là sự nhường bước cho trào lưu nam nữ đồng đều. Ngài đưa ra nguyên tắc này dựa trên Kinh Thánh. Người vợ vâng phục chồng vì tìm thấy tương quan với Chúa Kitô: ‘‘Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh". (Ep 5,25) Tình yêu của Thiên Chúa dành cho Hội thánh là hy sinh đến độ hiến mình trên thập giá.

Vợ chồng phải phục tùng nhau vì tình yêu đã kết hợp họ nên một. Trong nghi thức hôn phối, đôi tân hôn cầm tay nhau, rồi bên nam nói:

"Anh T... nhận em T... làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh”.

Bên nữ đáp lại:

"Em T... nhận anh T... làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em”.

Cả hai đều nói câu yêu thương và tôn trọng. Đức Gioan-Phaolô II mệnh danh là tình yêu phục tùng nhau. Ngài còn nói thêm tình yêu vợ chồng loại bỏ việc người vợ phải phục tùng chồng như người làm mà không có qua có lại. Vợ chồng cần nói với nhau rằng "Không phải là ý anh, mà là ý em”, noi gương Chúa Kitô tại vườn Oliu: "Cha ơi, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha”. (Lc 22,42)

3. Thánh giá trong đời sống vợ chồng.

Đó chính là thánh giá của đời sống vợ chồng, trong những cảnh ngộ éo le của cuộc sống. Nhưng đó còn là niềm vui khi vợ chồng biết hy sinh cho nhau, cũng như sau Thập giá, Chúa Kitô hưởng niềm vui nước Trời: "Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con”. (Gn 17,13)

Thánh giá trong đời sống vợ chồng, vì sự hy sinh không trọn vẹn hoặc đồng đều. Vợ hoặc chồng cảm thấy đau khổ vì không có khả năng hy sinh hoàn toàn. Vợ hoặc chồng phải chịu vết thương lòng vì sự bạo hành trong đời sống tình cảm hoặc trong chăn gối.

Cuộc sống cực nhọc cũng ảnh hưởng đến sự hy sinh, sự lo lắng giáo dục con cái, bệnh tật, tinh thần sa sút. Nhưng còn là sự biếng nhác, ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, sự tức giận… Nhiều khi ta hy sinh hoàn toàn nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu cũng khiến ta cực lòng. Cũng có khi ta hy sinh không tính toán, trong khi người khác lợi dụng nhỏ nhen, ích kỷ. Thánh giá trong cuộc sống gia đình gì khác hơn là yêu mà không được đáp lại, là hy sinh mà không được đền bù.

Thánh giá trong đời sống vợ chồng là sự thất bại của hôn nhân. Ta có thể chịu trách nhiệm về thất bại này, nhưng sự thất bại không phải là đơn phương: ích kỷ, ngoại tình, chểnh mạng, uể oải trong yêu đương.

Trong kịch bản Tiệm Kim hoàn, đức Gioan-Phaolô II đã thác lời Anna, người phụ nữ này bị đổ vỡ trong cuộc sống hôn nhân với Stêphanô: "Stêphanô không ở chung với tôi nữa. Tại sao không ai hàn gắn sự yên lặng này. Dường như Stêphanô chịu trách nhiệm. Tôi nhận thấy tôi không có lỗi. Cuộc sống của tôi thật là cực khổ. Chúng tôi xa nhau dần. Lúc này chỉ còn là bổn phận chập chờn”. Vào hồi kết cục, Stêphanô và Anna khỏi phải xa nhau chỉ trong đường tơ kẽ tóc.

Trong cuộc sống, nhiều khi cũng có cơn sóng thần vì bị chấn thương tâm lý, bị tai nạn, tinh thần sa sút, thất bại trong công ăn việc làm… Ta thường đổ lỗi vì không ai thấy trước được. Cách suy nghĩ này nhiều khi quá đơn giản, trong khi thực tế lại quá phức tạp. Một số người tính đến chuyện xin Giáo Hội hủy phép hôn phối. Ta cần nhận rằng dù là thất bại nhưng phép hôn phối vẫn có hiệu lực.

Trong tông huấn Cộng Đồng Gia Đình, đức Gioan-Phaolô II đã mời gọi các vị chủ chăn và cộng đoàn dân Chúa giúp đỡ các người ly dị tái hôn, với tấm lòng bác ái, để họ không cảm thấy bị tách ra khỏi Giáo Hội. Họ là những người đã chịu phép rửa nên phải được dự phần vào cuộc sống. Ước mong Giáo Hội cầu nguyện cho họ, giữ họ trong đức tin và đức cậy.


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Quỳnh
Thérésa Nguyễn
21:47 13/08/2014
HOA QUỲNH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa nở trong lặng lẽ
Âm thầm vào đêm sâu
E ấp mà kiêu hãnh
Hoa nghiêng trong trăng sao
Như đàn thiên nga nhỏ
Sắp bay lên trời cao..
(Trích thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 07-13/08/2014: Tám Mối Phúc Thật
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:57 13/08/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 10 tháng 8

Trình bày những suy tư của ngài dựa trên bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 19 Mùa Thường Niên kể lại biến cố Chúa Giêsu đi trên mặt nước hồ Galilea (Mt 14,22-33), Đức Thánh Cha nói:

“Câu chuyện này là một hình ảnh đẹp về đức tin của tông đồ Phêrô. Trong tiếng Chúa Giêsu nói với ông “Hãy đến”, ông nhận ra tiếng vọng của cuộc gặp gỡ đầu tiên trên cùng bờ hồ này và ngay lập tức một lần nữa ông bỏ thuyền và đi tới với Thầy. Và ông bước đi trên mặt nước! Câu trả lời tin tưởng và sẵn sàng với tiếng gọi của Chúa luôn luôn mang lại những điều kỳ diệu. Mà chính Chúa Giêsu đã nói rằng chúng ta có khả năng làm các phép lạ với niềm tin của chúng ta, tin nơi Người, tin vào lời Người, tin nơi tiếng nói của Người.

Trái lại Phêrô bắt đầu chìm trong lúc ông rời cái nhìn khỏi Chúa Giêsu, và để cho mình bị cuốn hút bởi các nghịch cảnh bao quanh. Nhưng Chúa luôn ở đó, và khi Phêrô khẩn cầu Người, Chúa Giêsu đã cứu ông khỏi hiểm nguy.

Trong nhân vật Phêrô, với các hăng hái và các yếu đuối của ông, đức tin của chúng ta được miêu tả: luôn luôn giòn mỏng và nghèo nàn, bất an nhưng chiến thắng. Đó là đức tin của các Kitô hữu bước đi gặp Chúa phục sinh, giữa các bão táp và nguy hiểm của thế giới.

Cảnh sau cùng cũng rất quan trọng: ‘Họ vừa lên thuyền, thì gió ngừng thổi. Những người ở trên thuyền qùy phục xuống trước mặt Người và nói: Thầy thật là Con Thiên Chúa. Trên thuyền có tất cả các môn đệ, cùng chung kinh nghiệm về sự yếu đuối, nghi ngờ, sơ hãi, ít đức tin. Nhưng khi Chúa Giêsu lên con thuyền đó, thì bầu khí lập tức thay đổi: mọi người cảm thấy hiệp nhất trong niềm tin nơi Người. Tất cả mọi người, dù bé nhỏ, sợ hãi trở thành lớn lao, mạnh dạn trong lúc họ qùy gối xuống và nhận ra Thầy mình là Con Thiên Chúa.

Biết bao lần cũng xảy ra cho chúng ta như thế… Không có Chúa Giêsu, xa Chúa Giêsu, chúng ta cảm thấy sợ hãi và không đủ sức đến độ nghĩ rằng chúng ta không làm được: thiếu niềm tin! Nhưng Chúa Giêsu luôn ở với chúng ta, dù chúng ta không thấy, nhưng Ngài luôn hiện diện và sẵn sàng nâng đỡ chúng ta.

Đây là một hình ảnh hữu hiệu về Giáo Hội: một con thuyền phải đương đầu với bão táp và đôi khi xem ra sắp chìm. Điều cứu Giáo Hội không phải là các đức tính và sự can đảm của các con người của Giáo Hội, nhưng là đức tin, cho phép bước đi cả trong tối tăm, giữa các khó khăn. Đức tin ban cho chúng ta sự chắc chắn về sự hiện diện của Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh, và sự xác tín rằng bàn tay Người đang nắm lấy chúng ta để kéo chúng ta ra khỏi các hiểm nguy. Chúng ta tất cả đều ở trên con thuyền này, và ở đây chúng ta cảm thấy an toàn, mặc cho các hạn hẹp và yếu đuối của chúng ta. Chúng ta an toàn, nhất là khi chúng ta biết qùy gối xuống và thờ lậy Chúa Giêsu, là Chúa duy nhất của cuộc sống chúng ta. Đức Mẹ là Mẹ chúng ta luôn nhắc nhớ cho chúng ta điều đó. Chúng ta hãy tin cậy hướng lên Mẹ.

2. Tám Mối Phúc Thật

Tám Mối Phúc Thật là luật mới của tân giao ước do Chúa Kitô thiết lập. Đó là chân dung của Chúa Giêsu, là lối sống của Người và là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thật, mà chúng ta có thể dõi theo với ơn thánh Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến 9.000 tín hữu và du khách hành hương trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục, sáng thứ Tư 6 tháng 8.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Ông Môshê ban lề luật trên núi Sinai và Đức Giêsu, là Môshê mới, ban Lề Luật trên núi, bên bờ hồ Galilea. Các Mối Phúc Thật là con đường Thiên Chủa chỉ ra cho chúng ta như là câu trả lời cho ước mong hạnh phúc trong tâm hồn con người. Các Mối Phúc Thật kiện toàn các điều răn của Cựu ước.”

Trong bối cảnh này thật là thích hợp khi chúng ta ôn lại với nhau bài giảng của Chúa Giêsu về Tám Mối Phúc Thật.

Tám mối phúc

Thấy đám đông, Ðức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người bèn dạy họ rằng:
"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.

Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian

"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời.

Buổi sáng sau cuộc họp lịch sử cho hòa bình ở Vatican, trong đó Đức Thánh Cha kêu gọi sự can đảm sống hiền lành để đánh bại hận thù, Đức Thánh Cha đã tập trung vào các mối phúc thật trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 9 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta.

Suy tư trên Tin Mừng trong ngày về những mối phúc thật, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả các mối phúc như một "chương trình", như "một giấy căn cước của một Kitô hữu". Nếu anh chị em tự hỏi mình làm thế nào tôi có thể trở thành một Kitô hữu tốt, thì đây là câu trả lời của Chúa Giêsu, một câu trả lời dẫn đến một thái độ đi ngược lại não trạng con người ngày nay rất nhiều.

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó. Sự giàu có không cho chúng ta sự bảo đảm, trong thực tế khi trái tim quá đầy chật và tự mãn, nó không còn có chỗ cho Lời Chúa.

Phúc cho ai sầu khổ vì họ sẽ được ủi an. Thế giới cố thuyết phục để chúng ta tin rằng hạnh phúc, niềm vui và giải trí là những điều tốt nhất trong cuộc sống; và sẽ là bất hạnh khi chúng ta có những vấn đề về bệnh tật hoặc những nỗi đau trong gia đình. Thế giới không muốn đau khổ, nó thích lờ đi và che đậy hết những tình huống đớn đau. Chỉ có người dám nhìn thẳng vào sự vật, chỉ có những ai có con tim biết rơi lệ mới hiểu thế nào là hạnh phúc và sẽ được an ủi, sự an ủi của Chúa Giêsu, chứ không phải của thế gian.

Phúc thay ai hiền lành trong cái thế giới chồng chất các cuộc chiến, những lập luận hận thù. Chúa Giêsu nói: hãy nói không với chiến tranh, nói không với hận thù. Hãy sống hòa bình và hiền lành.

Nếu anh chị em hiền lành trong cuộc sống, mọi người sẽ nghĩ rằng anh chị em không được khôn cho lắm. Cứ để họ nghĩ như thế đi. Nhưng anh chị em hiền lành là bởi vì với sự hiền lành này, anh chị em sẽ thừa hưởng trái đất.

Phúc cho những ai đói khát sự công chính. Thật là dễ dàng để băng hoại và đổ thừa rằng: đời mà! Bao nhiêu những bất công mà não trạmg này đã gây ra; và có bao nhiêu người phải đau khổ vì những bất công ấy. Chúa Giêsu nói: "Phúc cho những ai đấu tranh chống lại sự bất công.”

“Phúc thay ai có lòng thương xót vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương". Những người có lòng xót thương là những người tha thứ và hiểu những sai lầm của người khác. Chúa Giêsu đã không nói "phúc cho những ai tìm cách trả thù". Phúc cho những ai tha thứ, cho những ai đầy lòng thương xót. Bởi vì chúng ta đều là một phần của một đội quân đông đảo những người đã từng được tha thứ! Chúng ta đã được thứ tha. Đó là lý do tại sao phúc thay cho những ai dấn bước trên con đường tha thứ.

Phúc thay ai có lòng thanh sạch, họ là những người có một trái tim tinh khiết đơn giản không bụi bẩn, một trái tim biết yêu một cách tinh khiết.

Phúc thay ai kiến tạo hòa bình. Nhưng thật đáng tiếc là trong chúng ta có cơ man những nhà hoạch định chiến tranh hay thủ phạm của sự hiểu lầm! Khi ta nghe một cái gì đó từ một người, và chỉ một giây sau đã quay sang đồn thổi cho người khác, mở rộng, thêm thắt thành những phiên bản khác ... ta đang hình thành ra thế giới của tin đồn. Những người ngồi lê đôi mách là những người không thực hiện hòa bình, là kẻ thù của hòa bình. Họ không được chúc phúc.

"Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính ". Bao nhiêu người đã bị bách hại, và tiếp tục bị bách hại chỉ đơn giản là vì họ đã chiến đấu cho công lý.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

Tám Mối Phúc Thật đại diện cho “một chương trình sống” chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta. Tuy đơn giản nhưng rất cam go. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm thêm, Chúa Giêsu còn chỉ cho chúng ta một điều khác đã được viết trong Tin Mừng thánh Matthêu, chương 25: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”. Với Tám Mối Phúc Thật và Matthêu 25 - người ta có thể sống một đời sống Kitô hữu thánh thiện.