Ngày 12-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 13/8: Vì lòng các ngươi quá chai đá. Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:45 12/08/2021

PHÚC ÂM: Mt 19, 3-12

“Vì lòng chai đá của các ngươi mà Môsê đã cho phép các ngươi rẫy vợ; nhưng từ ban đầu thì không có như vậy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, có những người biệt phái đến cùng Chúa Giêsu và hỏi thử Người rằng: “Có được phép rẫy vợ vì bất cứ lẽ gì không?” Người đáp: “Nào các ông đã chẳng đọc thấy rằng: Từ thuở ban đầu, Tạo Hoá đã dựng loài người có nam có nữ, và Người đã phán: Bởi thế nên người nam sẽ bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai sẽ nên một thân xác? Cho nên họ không còn là hai, nhưng là một thân xác. Vậy điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly”. Họ hỏi lại: “Vậy tại sao Môsê đã truyền cấp tờ ly hôn mà cho rẫy vợ?” Người đáp: “Vì lòng chai đá của các ông mà Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ; nhưng từ ban đầu thì không có như vậy. Tôi bảo các ông rằng: Ai rẫy vợ, trừ nố gian dâm, và đi cưới vợ khác, thì phạm tội ngoại tình. Và ai cưới người đã bị rẫy, cũng phạm tội ngoại tình”.

Các môn đệ thưa Người rằng: “Nếu sự thể việc vợ chồng là như thế, thì tốt hơn đừng cưới vợ”. Người đáp: “Không phải mọi người hiểu được điều ấy, nhưng chỉ những ai được ban cho hiểu mà thôi. Vì có những hoạn nhân từ lòng mẹ sinh ra, có những hoạn nhân do người ta làm nên, và có những người vì Nước Trời, tự trở thành hoạn nhân. Ai có thể hiểu được thì hiểu”.

Đó là lời Chúa.
 
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Lm. Giuse Trần Việt Hùng..
07:40 12/08/2021
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Luca 1: 39-56

Hưởng Phúc

Vào ngày 1 tháng 11, năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô 12 đã ra Tông huấn Minificentissimus Deus, công bố rằng: Sau khi mãn cuộc đời dương thế, Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Vô Nhiễm và Đồng trinh được lên hưởng vinh quang trên trời.

Maria là một phụ nữ trẻ sống tại miền Nazarét. Cũng như tất cả các phụ nữ khác sống trong miền, Maria được đặc ân của Thiên Chúa gìn giữ vô nhiễm nguyên tội. Maria đã tự nguyện nói lời Xin Vâng cộng tác trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Mãn cuộc đời dưới thế, Maria đã được thưởng phúc thiên đàng.

Đức Maria được thưởng cả hồn xác lên trời vì Đức Maria không hề nhiễm tội truyền. Thân xác Mẹ như thân xác của Chúa Giêsu. Chính cung lòng Mẹ đã cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu. Mẹ đã không phải bước qua sự hư nát về xác thịt.

Còn chúng ta là con người trong vòng tội lụy, chúng ta phải đi qua sự chôn vùi, hư nát và tan biến nhưng ngày sau chúng ta cũng sẽ được sống lại cả xác hồn như Mẹ.

Mẹ Maria đã trải qua những tháng ngày dưới thế trần như mỗi người mẹ. Mẹ cũng có những mối lo, những khổ đau trong cuộc sống. Khi theo con ra truyền đạo, Mẹ chấp nhận mọi khổ đau như lời ông Simeon tiên báo: Lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để nhiều tâm tư được biểu lộ.

Mẹ đã bước theo Con của mình. Mẹ chấp nhận bao chống đối và bao xỉ vả đắng cay. Mẹ ngậm ngùi xót xa. Mẹ khấng chịu cùng con tất cả những vinh nhục cuộc đời truyền đạo. Mẹ buồn khổ khi tìm quán trọ. Mẹ tủi thân khi sinh con trong máng cỏ. Mẹ đau khổ khi đem con trốn sang Ai Cập. Mẹ chấp nhận ý Chúa trong mọi bước đường. Mẹ đã đi trọn con đường và làm tròn sứ mệnh. Qua lời xin vâng, Mẹ đã làm tất cả vì lòng yêu thương.

Mẹ luôn đặt niềm cậy trông nơi Chúa. Mẹ ca ngợi tình thương Chúa đã đoái thương nhìn đến phận hèn tớ nữ. Mẹ đáng được ca ngợi và tôn vinh muôn đời.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 12/08/2021

2. Người làm theo ý muốn của Thiên Chúa chính là căn cứ vào tình yêu, việc càng khó thì tình yêu càng lớn.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:13 12/08/2021
26. KHIÊNG CÁI MŨI

Người ở Ngô Hạ (nay là huyện Tô Châu) gọi các đầy tớ là cái mũi.

Giữa năm Gia Tĩnh, Vương Thị có tên đầy tớ tên là Ngô Nhất Lang, đột nhiên giàu to và dùng tiền mua một chức quan nên không coi ai ra gì, kiêu hãnh khác thường.

Một hôm, hắn ta ngồi trên kiệu có bốn người khiêng đi dự tiệc, quan hiếu liêm Trương Bá Khởi rất ghét khí thế khoa trương của Ngô Nhất Lang, bèn phịa một câu chuyện “báo cáo” để nói móc ruột Ngô Nhất Lang.

Trương Bá Khởi nói với Ngô Nhất Lang:

- “Gần đây nghe nói báo cáo đã bắt được rồi?”

Ngô Nhất Lang hỏi sự tình cặn kẻ, Trương Bá Khởi nói:

- “Báo cáo nguyên là một quái vật, thân dài mười trượng, lưng có trăm vảy cứng, chặt đầu nó, cũng nặng mấy ngàn cân”.

Ngô Nhất Lang nói:

- “Làm gì có chuyện đó?”

Trương Bá Khởi nói:

- “Chỉ là một “cái mũi” mà cũng phải có bốn người khiêng mới được”.

Ngô Nhất Lang biết là ông ta châm chích mình, nên bỏ dở bữa tiệc mà đi về.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 26:

Thành thật mà nói, người tri thức, người có học rất úy kỵ, e dè những người trước đây làm đầy tớ bây giờ có tiền rồi mua chức quan, bởi vì những ông quan này sẽ trả thù, hành hạ cho bù lại những ngày cực khổ trước đây…

Thời nay có rất nhiều người giàu lên nhờ bán đất, có nhiều tiền rồi xây nhà cao cửa rộng, sắm đầy đủ mọi tiện nghi như một tổng giám đốc của một công ty lớn, ăn chơi sa đà trác táng vì đồng tiền không phải do mồ hôi mà có, cho nên, sau một hai năm thì nghèo vẫn hoàn nghèo, mà có khi cón nghèo hơn vì đất đai đã bán sạch, họ có tiền tiêu xài bù lại những ngày khổ cực…

Người Ki-tô hữu dù nghèo hay giàu, dù làm quan hay làm thường dân, thì cũng vẫn luôn có một cái tâm bình an và khiêm tốn.

Bình an để biết thông cảm, khiêm tốn để biêt hợp tác.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ra Đi Trong An Bình - Cd Suy Niệm Về Sự Chết Dành Cho Kẻ Liệt
Kim Thúy
20:07 12/08/2021
 
Học khiêm nhường với Chúa Giê-su và Mẹ Maria
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:27 12/08/2021


Khiêm nhường là một nhân đức bị xem thường vì người ta cho rằng khiêm nhường là thấp kém, là yếu đuối, là bị lu mờ... Tuy nhiên, đây lại là một nhân đức cao quý của Chúa Giê-su, được Ngài trân trọng và đề cao.

Chúa Giê-su khiêm nhường tột bậc

Khi đề cập về Chúa Giê-su, người ta thường giới thiệu Ngài là Thiên Chúa Ngôi Hai cao cả, là Vua hoàn vũ, là Đấng cứu độ, là Thẩm phán tối cao, là Đấng quyền năng phép tắc… Tuy nhiên, Chúa Giê-su còn có một phẩm chất cao đẹp khác nhưng ít được đề cập đến, đó là Ngài là rất khiêm nhường!

Mặc dù Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa quyền năng, đồng hàng với Chúa Cha, Ngài cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần tạo dựng nên vũ trụ kỳ diệu nầy… “Nhờ Ngài mà muôn loài muôn vật được tạo thành và không có Ngài thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,3).

Tuy nhiên, Ngài không muốn duy trì địa vị ngang hàng với Chúa Cha; trái lại, Ngài đã trút bỏ mọi vinh quang, danh dự và quyền năng; Ngài đã “hủy mình ra không!”, “mặc lấy phận nô lệ” thấp hèn!

Khi xuống thế làm người, Ngài chọn cho mình một nơi chào đời đặc biệt, đó là sinh ra trong chuồng bò, nằm trong máng ăn súc vật! Không ai ra đời trong nơi tồi tệ như Chúa Giê-su!

Khi khôn lớn, Ngài không chọn những nghề cao trọng khiến cho bao người kính nể, nhưng sống bằng nghề mộc tầm thường.

Ngài không thân thiết với những người quyền quý trong xã hội nhưng giao lưu thân mật với hạng người xấu xa; vì thế Ngài bị liệt vào hàng “bạn bè của quân thu thuế và phường tội lỗi.”

Khi đào tạo các môn đệ, Ngài không xem họ là học trò hạ cấp, nhưng nâng họ lên hàng bạn hữu thân tình và sẵn sàng quỳ xuống rửa chân cho họ.

Rồi cuối cùng, Ngài lãnh lấy cái chết thê thảm, nhục nhã, đau thương nhất trên đời, đó là chết treo trên thập giá giữa hai người trộm cướp…

Từ tột đỉnh vinh quang, Ngôi hai Thiên Chúa hạ mình xuống trần làm người thấp hèn tột bậc. Ngài hạ mình, vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá để đền tội cho muôn người. Không ai trên cõi đời nầy hạ mình sâu thẳm như Chúa Giê-su. Không ai trên đời khiêm nhượng như Chúa Giê-su.

Vì thế, Chúa Cha đã tôn vinh Ngài, ban cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, đặt Ngài là vua hoàn vũ, làm Chúa tể trên trời dưới đất (Philip 2, 6-11).

Như thế, khiêm nhường là phẩm chất cao quý của Chúa Giê-su và được Ngài trân trọng, đề cao.

Vì thế, Chúa Giê-su không kêu mời chúng ta hãy học cùng Ngài vì Ngài thông thái, vì Ngài quyền năng, vì Ngài có tài hùng biện hay làm phép lạ… nhưng Ngài kêu gọi chúng ta rằng: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11,28).



Học khiêm nhường với Mẹ Maria

Dù được Thiên Chúa đưa lên địa vị cao vời, làm Mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Maria vẫn tự coi mình là người tôi tớ hèn mọn, sẵn sàng vâng theo lệnh Chúa truyền. Mẹ đã thưa với sứ thần Gáp-ri-en rằng: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”

Lòng khiêm nhường sâu thẳm của Mẹ được diễn tả rõ nét khi Mẹ đến thăm viếng bà Ê-li-sa-bét. Mẹ nhìn nhận rằng sở dĩ Mẹ được Thiên Chúa toàn năng ban cho diễm phúc cao cả khôn lường, vì Mẹ là người tôi tớ hèn mọn của Chúa. Mẹ nói:

“Phận nữ tỳ hèn mọn,

Người đoái thương nhìn tới;

từ nay, hết mọi đời

sẽ khen tôi diễm phúc.”

Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi

biết bao điều cao cả,

danh Người thật chí thánh chí tôn!”

Vì mẹ khiêm nhường như thế nên đã được Thiên Chúa nâng cao. Thiên Chúa cho Mẹ vinh dự chưa từng được ban cho bất cứ ai khác trên địa cầu, là được đưa lên trời cả hồn và xác, đúng như lời Chúa dạy: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.”

Lạy Chúa Giê-su,

Người đời thường kiêu căng, tự phụ, coi rẻ đức khiêm nhường. Đó là đường đưa đến cõi trầm luân.

Xin cho chúng con ghi nhớ lời Chúa phán dạy qua Mẹ Maria: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, đập tan phường lòng trí kiêu căng” để rồi chúng con luôn học theo gương khiêm nhường của Chúa và Mẹ nhân lành, nhờ đó, được hưởng phúc với Mẹ muôn đời trên thiên quốc. Amen.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo, nguyên Hồng Y Nhiếp Chính của Giáo Hội Công Giáo, đã qua đời tại nhà riêng ở Rôma.
Đặng Tự Do
03:55 12/08/2021


Đức Hồng Y Martínez, 94 tuổi, đã bị một cơn đau tim vào tháng trước. Theo tạp chí Vida Nueva của Tây Ban Nha Ngài có tiền sử bệnh tim mạch và đã trải qua một cuộc phẫu thuật ba vòng vào năm 2003.

Xuất thân từ tỉnh Rioja của Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Martínez đã điều hành Tòa thánh với tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính trong thời gian giữa cái chết của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và cuộc bầu cử Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2005.

Nhiệm vụ của ngài cũng bao gồm giám sát việc chuẩn bị cho cơ mật viện bầu Giáo hoàng.

Đức Hồng Y đã có một sự nghiệp lâu dài trong Giáo triều Rôma dưới triều đại Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, là người mà ngài thường đi cùng trong nhiều chuyến công du ở Ý và nước ngoài.

Cái chết của Đức Hồng Y Martínez vào sáng ngày 10 tháng 8 đã được Giáo phận Calahorra y La Calzada-Logroño xác nhận với hãng thông tấn Tây Ban Nha Europa Press.

Giáo phận cho biết thi hài của vị Hồng Y sẽ được đưa về quê hương Baños de Río Tobía ở Tây Ban Nha để làm lễ an táng.

Giáo phận viết trên Twitter: “Chúng tôi gửi lời chia buồn chân thành đến toàn thể gia đình thân yêu của ngài, và chúng tôi khen ngợi người đầy tớ tốt lành và trung thành đã hiến dâng cả cuộc đời mình để phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội. Xin Chúa cho ngài yên nghỉ trong an bình”.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong Đức Tổng Giám Mục Martínez làm Hồng Y vào tháng 6 năm 1988, sau khi ngài giữ chức sostituto, tức là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong chín năm.

Đức Hồng Y Martínez từng là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích từ năm 1988 đến năm 1992, trước khi được bổ nhiệm Hồng Y Nhiếp Chính, một chức vụ mà ngài đảm nhiệm từ năm 1993 đến năm 2007.

Đức Hồng Y từ chức Hồng Y Nhiếp Chính vào ngày sinh nhật thứ 80 của mình, ngày 31 tháng 3 năm 2007. Vài ngày sau, Đức Bênêđíctô XVI đã viết thư cho ngài, nhắc lại “sự phục vụ lâu dài và tận tụy đã ràng buộc chặt chẽ chức vụ linh mục và giám mục của ngài với Tòa Thánh.”

“Tôi muốn bày tỏ với Đức Hồng Y lòng biết ơn nồng nhiệt của tôi về sự siêng năng, năng lực và tình yêu mà hiền huynh đã thực hiện nhiệm vụ tinh tế này trong sự phục vụ Tòa Thánh và Giáo hội hoàn vũ,” Đức Bênêđíctô viết.

Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng: “Khi chức vụ cao cấp của hiền huynh với tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính và các chức vụ quan trọng khác trong các Bộ khác nhau của Giáo triều La Mã kết thúc, tôi chắc chắn rằng ký ức về tất cả những điều tốt đẹp hiền huynh đã làm sẽ là niềm an ủi cho hiền huynh và là một điều đáng để cảm tạ và ngợi khen Chúa”.

Đức Hồng Y Martínez cũng từng là tổng trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Tông đồ từ năm 1992 đến năm 2004.

Tang lễ của Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo sẽ được cử hành tại Bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 11 giờ sáng thứ Sáu ngày 13 tháng 8. Đức Hồng Y người Ý Giovanni Battista Re, sẽ chủ sự thánh lễ. Thi thể của Đức Hồng Y Martínez Somalo sẽ được chôn cất tại quê hương Baños de Río Tobía bên Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency
 
Hồng Y đoàn sau cái chết của Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo
Đặng Tự Do
03:55 12/08/2021


Hôm thứ Ba 10 tháng 8, Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Hồng Y vào ngày 28 tháng 6 năm 1988, đã qua đời.

Với cái chết này của ngài, Hồng Y đoàn còn 219 vị, gồm 123 vị Hồng Y cử tri và 96 vị không còn quyền bầu Giáo Hoàng. Các vị không còn quyền bầu Giáo Hoàng là các vị trên 80 tuổi. Hồng Y Becciu tuy dưới 80 nhưng cũng không còn quyền bầu Giáo Hoàng vì đã mất các quyền lợi chỉ dành cho Hồng Y.

Trong số 123 Hồng Y cử tri, 13 vị được thăng Hồng Y dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 39 vị dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, và 71 vị dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong số 96 vị Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng, 47 vị được thăng Hồng Y dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 27 vị dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, và 22 vị dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tính chung trong Hồng Y đoàn, 60 vị được thăng Hồng Y dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 66 vị dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, và 93 vị dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.
Source:Sismografo
 
Đức Cha Mark J. Seitz của Giáo phận El Paso phong chức phó tế cho 17 vị
Đặng Tự Do
17:09 12/08/2021


Hôm thứ Sáu, 6 tháng Tám, Đức Cha Mark J. Seitz đã phong chức phó tế cho 17 người nam tại Nhà thờ Công Giáo St. Mark ở Đông El Paso.

Lễ tấn phong đã diễn ra vào lúc 6:30 chiều và được phát trực tiếp qua trang Facebook của Giáo phận El Paso.

Giáo phận đã chuẩn bị những người đàn ông trong 5 năm qua. Cùng với việc được thụ phong phó tế vĩnh viễn, họ đã nhận được bằng Thạc sĩ Mục vụ từ Chủng viện Thánh Mary hoặc Chủng viện St. Thomas, cả hai đều ở Houston.

Trong thánh lễ, cũng có di ảnh của Trung úy Ruben Flores của Sở cứu hỏa El Paso. Anh đã là ứng cử viên phó tế và dự kiến được phong chức phó tế trong dịp này. Tiếc thay, anh đã chết vì COVID-19 vào tháng Giêng vừa qua.

“Tất cả các ứng viên phó tế đều đang ở giữa kỳ tĩnh tâm chính thức cuối cùng của họ khi nghe tin về việc Ruben Flores đã không qua khỏi COVID-19,” Phó tế Jesus Cardenas, giám đốc chương trình Phó tế Vĩnh viễn của giáo phận, cho biết. “Tất cả các ứng viên đều quyết định rằng với tư cách là một nhóm, họ muốn vinh danh Trung úy Flores với một vị trí ngay bên cạnh họ trong lễ phong chức này”.
Source:El Paso Times
 
Cha Olivier Maire, linh mục Công Giáo bị sát hại ở Pháp, là ai?
Đặng Tự Do
17:10 12/08/2021


Cha Olivier Maire, linh mục Công Giáo bị sát hại ở Pháp hôm thứ Hai, là bề trên tỉnh Dòng Thừa sai Montfort, một dòng tu có mặt trên toàn thế giới do Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort thành lập.

Ngài bị giết ở Saint-Laurent-sur-Sèvre, một quận thuộc tỉnh Vendée, miền Tây nước Pháp. Đây là nơi có Vương cung thánh đường Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, nơi chôn cất người sáng lập và là nơi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thuyết giảng vào năm 1996.

Hội đồng Giám mục Pháp và Hội đồng Tôn giáo Pháp cho biết trong một tuyên bố chung vào ngày 9 tháng 8 rằng người đàn ông giết Cha Olivier Maire đang ở chung với ngài vào thời điểm xảy ra án mạng.

Truyền thông nêu tên nghi phạm là Emmanuel Abayisenga, một người đàn ông 40 tuổi gốc Rwandan, là người phóng hỏa nhà thờ chính tòa Nantes vào tháng 7 năm ngoái 2020.

Báo Công Giáo Pháp La Croix cho biết Cha Maire sinh ra ở Besançon, miền đông nước Pháp, vào năm 1961. Ngài khấn trọn trong Dòng Thừa sai Montfort vào năm 1986, ở tuổi 25, và được truyền chức linh mục năm 1990.

Một tiểu sử trên trang web của Giáo phận Luçon, bao gồm tỉnh Vendée, cho biết: “Xuất thân từ giáo phận Besançon, ngài đã sống nhiều năm ở Phi Châu, sau đó ở Rôma. Vị học giả Kinh thánh này, chuyên nghiên cứu về các Giáo phụ và các Thần Học Gia Hy Lạp thời sơ khai, cũng có bằng cấp về tâm lý học. Đối với ngài, các tác phẩm của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, được viết cách đây 300 năm, vẫn giữ được tất cả sự liên quan đối với việc giải thích và sống Đức Tin”.

Cha Maire, 61 tuổi, là một nhà lãnh đạo nổi tiếng của các cuộc tĩnh tâm.

Một người tham gia khóa tu mà ngài hướng dẫn vào năm 2011 đã viết: “Tôi đánh giá cao sự sẵn sàng của ngài, sự chú ý lắng nghe các đề xuất, cũng như sự tự do mà ngài thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau. Mỗi Thánh Lễ do ngài cử hành là một khoảnh khắc cầu nguyện và tạ ơn mãnh liệt”.

Một người khác nhận xét: “Tôi đã sống một tuần bình lặng và đổi mới nhờ vẻ đẹp của nơi này, nhờ phẩm chất của những khoảnh khắc cầu nguyện, chiều sâu và sự đơn giản của Cha Olivier Maire”.

Năm 2016, đài truyền hình Công Giáo Pháp KTO đã phỏng vấn ngài tại Saint-Laurent-sur-Sèvre, trong một chương trình phát sóng kỷ niệm 300 năm ngày mất của Thánh Montfort vào năm 1716.

Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cha Maire đã thuyết giảng trong một thánh lễ đánh dấu 300 năm ngày Chân phước Marie Louise của Chúa Giêsu đến Saint-Laurent-sur-Sèvre. Cùng với Thánh Montfort, Chân Phước thành lập cộng đoàn Các Nữ Tử Khôn Ngoan dành cho nữ giới.

Ngài nói: “Đây là những gì Chân Phước Marie Louise có thể nói với mọi người sáng nay: hãy chia sẻ cuộc sống của bạn. Hãy sống một cuộc sống chia sẻ với người khác, đừng lãng phí cuộc sống của bạn bằng cách sống một mình, cô lập, tách biệt khỏi thế giới, tách biệt khỏi những người khác - bạn phải bảo vệ mình khỏi vi rút chứ không phải người khác”.

“Sự cộng sinh này với thế giới mà chúng ta đang sống, thế giới loại trừ này như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, thế giới ngoại vi này, là những gì Chân Phước Marie Louise đã trải qua. Đời sống huynh đệ, thông điệp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng, Fratelli tutti, nhắc nhở chúng ta về điều này, hãy sống cộng sinh với tha nhân, hãy sống huynh đệ và sống cộng sinh với chính Thiên Chúa”.

“Chúng ta hãy dám ngồi xuống trong một thời gian để chia sẻ huynh đệ, chúng ta hãy dám ngồi xuống với những người nghèo nhất, những người bị loại trừ và bị loại bỏ của nhân loại”.
Source:Catholic News Agency
 
Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan chuyển nhiều cơ sở thành các bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân COVID-19
Đặng Tự Do
17:11 12/08/2021


Các giáo phận và giáo xứ Công Giáo ở Thái Lan, nơi tiếp tục chứng kiến sự gia tăng các trường hợp COVID-19, đã chuyển đổi các cơ sở thành bệnh viện dã chiến và trung tâm cách ly.

Tổng giáo phận Bangkok ở thủ đô tài chính của quốc gia Đông Nam Á đã chuyển giao cho chính phủ một trường Công Giáo đã được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến 630 giường vào ngày 6 tháng 8.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanich, Tổng Giám Mục của Bangkok nói: “Khi các đau khổ của nhân loại ngày càng lớn hơn, chúng ta càng cần tình yêu, lòng thương xót và chia sẻ”.

Trong buổi lễ trực tuyến, Đức Hồng Y cho biết đại dịch “đã mang đến đau khổ cho tất cả chúng ta, đặc biệt là những người nghèo, những người không có thu nhập, không có việc làm và những người mất hy vọng”.

“Tôi tin rằng Chúa Giêsu Kitô yêu thương những người này và mong muốn rằng chúng ta với tư cách là các môn đệ của Ngài chia sẻ tình yêu của mình, đặc biệt là trong thời gian đau khổ quá lớn này”.

Trong nhiều tháng khi đại dịch xảy ra, Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan đã hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe, cung cấp nhà thờ và các cơ sở khác để sử dụng làm trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng.

Tại thủ đô Bangkok, cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế đã hợp tác với Dòng Malta, trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho bệnh nhân COVID-19.

Nhà thờ Chúa Cứu Thế của cộng đoàn đã phục vụ như một trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng và đã tài trợ thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh.

Hôm 9 tháng 8, Thái Lan báo cáo thêm 149 trường hợp tử vong do COVID-19 và 19,603 trường hợp nhiễm bệnh mới trong 24 giờ qua.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm ngoái, cả nước đã ghi nhận 776,108 trường hợp mắc COVID-19, với 555,334 trường hợp được phục hồi.
Source:Catholic News Agency
 
Thống đốc Louisiana một lần nữa kêu gọi cầu nguyện, ăn chay giữa đại dịch coronavirus
Đặng Tự Do
17:11 12/08/2021


Những lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay một lần nữa vang lên từ văn phòng Thống đốc Louisiana khi Covid-19 tiếp tục gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân trong tiểu bang.

“Tôi rất tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện, và hiện có hàng nghìn người ở Louisiana cần được nâng lên trong lời cầu nguyện”, Thống đốc John Bel Edwards cho biết trong một tuyên bố ngày 6 tháng 8. “Vì vậy, tôi hy vọng các bạn sẽ tham gia cầu nguyện để đất nước và tiểu bang chúng ta được chữa lành và bảo vệ”.

Lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay của Edwards được lên kế hoạch từ ngày 9 tháng 8 đến ngày 11 tháng 8 và diễn ra trong “giờ ăn trưa”.

Thống đốc Edwards, một người Công Giáo, được bầu vào tháng 11 năm 2019 cho nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là thống đốc bang Louisiana.

Thống đốc đã liên hệ với “hàng trăm linh mục và mục sư” trên khắp tiểu bang để yêu cầu họ tham gia cùng ông và mở rộng lời mời đến “bất kỳ ai và tất cả mọi người, bất kể họ có niềm tin tôn giáo nào”.

Trong một lá thư đề ngày 6 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond của New Orleans kêu gọi các linh mục tham gia vào đề nghị chay tịnh mà thống đốc kêu gọi.

Sau khi yêu cầu các linh mục tham gia, Đức Tổng Giám Mục Aymond yêu cầu các ngài công bố sáng kiến này trong các Thánh lễ vào hôm Chúa Nhật 8 tháng Tám.

“Dữ liệu liên quan đến tỷ lệ dương tính, nhập viện, các trường hợp tử vong và hệ thống chăm sóc sức khỏe đang ở mức báo động”, Đức Tổng Giám Mục Aymond nói. “Thống đốc kêu gọi chúng ta ủng hộ thiện ích chung bằng cách chích vắc-xin, đeo khẩu trang y tế và cầu nguyện”.

Theo Bộ Y tế Louisiana, cho đến nay, đã có 590,446 trường hợp ca nhiễm Covid-19 trong tiểu bang. Bộ Y tế Louisiana của đã ghi nhận 11,260 trường hợp tử vong vì virus.

Đây không phải là yêu cầu đầu tiên Thống đốc Edwards đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay để chống lại sự lây lan của Covid-19.

Hai lần trong thời kỳ cao điểm của virus vào năm ngoái, Edwards đã kêu gọi cầu nguyện và ăn chay cho những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Cha Long của giáo phận Parramatta, Úc, rút lại học trình giáo dục tôn giáo
Vũ Văn An
17:51 12/08/2021

Theo Edward Pentin của The National Catholic Register, Đức Cha Vincent Long Văn Nguyễn của giáo phận Parramatta, Úc, đã cho ngưng học trình giáo dục tôn giáo “để cung cấp thì giờ nghiên cứu và tinh chỉnh nhiều hơn” sau chiến dịch đối thoại, cầu nguyện và phản đối của các phụ huynh với các viên chức của giáo phận.



Theo Pentin, các tín hữu giáo dân của giáo phận Parramatta, đông nam Sydney, đã thành công trong việc thuyết phục vị Giám Mục của họ phải tạm hoãn dự thảo học trình gây tranh cãi cho các trường Công Giáo sau khi họ bày tỏ nhiều quan tâm vì học trình này không đặt cơ sở trên các nguyên tắc của học thuyết Công Giáo, dẫn dắt sai lạc một cách nguy hiểm, và có những bỏ sót lộ liễu.

Trong một tuyên bố công bố hồi tháng trước, giáo phận nói rằng “sau nhiều cân nhắc quan trọng các phản hồi từ Giáo Hội, cộng đồng và các chuyên viên trong ngành giáo dục tôn giáo và thần học”, Đức Cha Vincent Long Văn Nguyễn của Parramatta đã yêu cầu giám đốc chấp hành ngành giáo dục tôn giáo của ngài “ngưng việc tiếp diễn và thi hành dự thảo học trình mới”

Tuyên bố ngày 20 tháng 7 viết thêm rằng Đức Giám Mục dự ứng “nhiều người trong anh chị em sẽ ngạc nhiên và thất vọng với tin tức này” nhưng ngài “hết sức cám ơn” những người đã thiết kế học trình. Ngài nói rằng ngài đã quyết định cho ngưng dự thảo thứ ba của học trình, tựa là Living Life to the Full (Sống Cuộc Sống Tới Viên Mãn), “để cung cấp thì giờ cho việc nghiên cứu và tinh chỉnh nhiều hơn qua việc hợp tác với các nhà hợp tác địa phương, quốc gia và quốc tế trong các lãnh vực giáo dục tôn giáo, thần học và Kinh thánh”.

Giám đốc chấp hành ngành giáo dục Công Giáo của giáo phận, Greg Whitby, cho biết: “Chúng tôi đã lắng nghe cộng đồng của mình và thực hiện các thay đổi dựa trên những gì chúng tôi đã nghe được. Hãy coi đây như một khoảng dừng chân để suy gẫm thêm!”

Quyết định của Đức Giám Mục ngưng dự thảo được đưa ra sau một chiến dịch phối hợp của giáo dân bao gồm việc cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi bên ngoài Nhà thờ Thánh Patrick ở Parramatta và việc công bố vào tháng Giêng bản phê bình 114 trang về dự thảo thứ hai cho học trình của một thầy dạy giáo dục tôn giáo và là người cha đã kết hôn của năm người con, là Eamonn Keane.

Nó cũng được đưa ra để đáp lại một bức thư dài 8 trang mà linh mục giáo phận John Rizzo đã gửi cho Đức Giám Mục Long vào tháng 10 năm ngoái, giải thích rằng dự thảo thứ hai của học trình khác xa xiết bao với giáo lý của Giáo hội. Dự thảo thứ ba được công bố vào đầu năm nay và đã được thực hiện một phần, được cho là còn gây ra nhiều vấn đề hơn nữa. Học trình dự trù sẽ được thi hành trọn vẹn vào tháng 12.

Đây là lần thứ hai trong vòng ba tháng, Đức Cha Long đã sửa đổi một lộ trình hành động để đáp lại những phản hồi từ giáo dân và giáo sĩ. Vào tháng 5, Đức Cha đã sửa đổi sự ủng hộ của ngài đối với vấn đề căn tính phái tính sau nhiều chỉ trích mạnh mẽ, kiến nghị và phản đối công khai của những người Công Giáo địa phương về điều họ cho là cách tiếp cận thiên vị và sai lầm của ngài đối với nghị trình đồng tính, nhất là liên quan đến các trường học trong giáo phận.

Vị giám mục đã chia rẽ với các nhóm Kitô giáo địa phương để phản đối một dự luật được đưa ra tại Cơ quan Lập pháp của Tiểu bang New South Wales vào tháng 4 nhằm “cấm việc giảng dạy ý thức hệ về tính lưu động giới tính cho trẻ em trong trường học” và tìm cách bảo đảm rằng các trường học không “tiếm đoạt vai trò của cha mẹ”. Đức Cha Long và Whitby đã bày tỏ lo ngại cho rằng những học sinh tự nhận là đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới có thể bị xách nhiễu theo luật mới.

Trong việc ông đánh giá về học trình của giáo phận hồi tháng Giêng, Keane trình bày chi tiết chín thiếu sót chính trong dự thảo bao gồm việc xử lý không đầy đủ các tín điều về Đức Mẹ; không đề cập đến hạn từ “huấn quyền”, giáo lý về Tội Nguyên tổ, hoặc tội trọng hoặc tội nhẹ; và sự đối xử “hoàn toàn không đầy đủ” đối với các bí tích hôn nhân và truyền chức thánh.

Trong lá thư gửi Đức cha Long vào mùa thu năm ngoái, Cha Rizzo đã chỉ trích bản thảo thứ hai về học trình, ngài nói rằng học sinh từ 9-10 tuổi “băn khoăn về sự nối kết qua lại giữa bản sắc, tính dục và sự phát triển của con người” và về việc sử dụng ngôn ngữ “ có tính mơ hồ và có thể bị đọc và bị áp dụng theo cách cổ vũ các ý thức hệ không phù hợp với giáo huấn của Giáo hội”.

Đặc biệt, ông chỉ trích việc học trình tiếp nhận "phương pháp học tập biến đổi kết hợp với tính dục" - một phương pháp học tập nhằm hoàn toàn thay đổi thế giới quan của một người mà Cha Rizzo nói là "ủng hộ một suy đoán triết học chống Công Giáo, phản khoa học".

Ngài yêu cầu dự thảo “loại bỏ lối học biến đổi khỏi học trình” vì đối với người Công Giáo “chân lý cuối cùng không phải là chủ quan, mà là khách quan, và Thiên Chúa – chứ không phải cá nhân - là trọng tài của sự thật” và “đối với một chủ đề quan trọng như tình dục, nhất là đối với các thiếu niên có trí óc còn non nớt và chưa phát triển hoàn toàn, lối học tập biến đổi gây nguy hiểm về mặt thiêng liêng cho linh hồn của họ”.

Cha Rizzo, người cũng chỉ trích Đức Cha Long về việc ngài phản đối dự luật của cơ quan lập pháp tiểu bang hồi tháng 4, đã nhấn mạnh thêm các vấn đề khác của dự thảo bao gồm "không đề cập đến hồng phúc độc đáo của văn hóa và truyền thống Công Giáo", việc nó sử dụng các thuật ngữ trí thức giả, và "những thiếu sót rõ ràng" của nó về các tín lý căn bản.

Keane đã viết trong bản đánh giá của mình rằng một “hình thức gương mù” là “gây nguy hiểm cho quyền của những người trẻ tuổi được tiếp nhận lời lẽ của đức tin, hoặc qua việc bỏ sót hoặc qua việc truyền bá giáo lý sai lầm trong một văn kiện giáo trình hoặc bằng cách để những người bất đồng chính kiến công khai giảng dạy các thầy cô về các vấn đề tín lý luân lý và bí tích ”và do đó, gọi dự thảo học trình là “ hoàn toàn không thỏa đáng” và “ nên bị loại bỏ”.

Đức cha Long nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt tay với những người ở bên lề xã hội trong bài giảng ngày 25 tháng 4, khiến các tín hữu quan tâm hy vọng rằng một cuộc đối thoại như vậy sẽ được mở rộng cho họ.
 
Top Stories
VIETNAM: Face-booker arrested for calling for the right to refuse Chinese vaccine and
VietCatholic Network
20:29 12/08/2021
My Tho City: Tran Hoang Huan, a 33 year old Catholic Face-booker was arrested by Tien Giang province's authorities on August 10, 2021 for "production, possession, dissemination of anti-government documents" pursuant to Article 117 of Vietnam Criminal Code.

From his Facebook page "Huan Tran", Huan published numerous articles, expressing his view on how poorly the government has been handling the COVID pandemic, calling for the people's right to refuse Chinese vaccines, and challenging the government to forgive utilities fee during the 3 months of July, August, and September when many cities in Vietnam under lockdown due to COVID.

Due to a heavy censorship from the government, an increasingly large number of Vietnamese citizens, many of whom are young and educated, has been taking alternative platforms to voice their opinions on sensitive issues. Facebook is one of their favorites. However, they are constantly being monitored and harassed by a group of government agents known as "internet trolls" -a carbon copy of the China 's 50 Cent Army- which Vietnamese netizens often referred to as "red bull" for the group's sole purpose is to attack and silence those who are having opposite views with the authorities. Thanks to the effort of this group, many dissidents in Vietnam had to flee Vietnam to seek asylum in the West. Others had been tried and jailed for their political an s social views. Among them were father Nguyen Van Ly, a Catholic priest and winner of 2002 Vietnam Human Rights Award, Rev. Nguyen Hong Quang, Minister of the Vietnam Mennonite Church, Nguyen Bac Truyen, a Hoa Hao Buddhist and human rights defender, according to the US Commission on International Religious Freedom. An email has recently been widely on social media to advocate for the release of more than 260 prisoners of conscience who are being held under extreme condition for variety of charges, ranging from "spreading anti - government agendas or working to overthrow the regime, to abusing human rights or illegal religious activities". This letter accused Vietnam authorities of denying access to defenders' right to due process, especially right to a legal counsel from the beginning of their case, and challenged the legal ground of the offenses.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phim tài liệu giáo xứ La Vân, Giáo Phận Phát Diệm
giáo xứ La Vân
08:00 12/08/2021
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những vết cắt không tuôn máu
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
18:23 12/08/2021
Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu. Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Câu chuyện của một người tìm cách trò chuyện với cô giáo Trần Thị Thơ, khi còn dạy ở trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, rồi tìm cách ghi âm gài bẫy để chuyển cho ban giám hiệu, cũng không khác nào như vết cứa của tờ giấy vậy. Nghe qua lời kể, dường như đó là học trò của cô Thơ. Mọi thứ nhầy nhụa và thật đau đớn.

Trong một tiết học, khi cô Thơ bộc lộ sự bất bình của mình về việc những người nghèo phải vất vả chạy về quê tránh dịch, tức giận việc nhà nước không chăm lo đầy đủ cho con người trong đại dịch, thì ngay trong lớp học, đã có kẻ chú ý và dàn xếp một cuộc trò chuyện qua mạng internet, tạo cớ để trường đại học Duy Tân đuổi việc cô Thơ. Thậm chí là công an sẽ triệu tập làm việc với cô.

Nhìn qua bản video đang lan tràn trên mạng, người ta nhìn thấy rõ chủ ý của người gài bẫy, khi đặt câu hỏi có tính quyết định, vội lia camera điện thoại vào hình cô giáo Thơ đang nói. Trên khung hình, người ta cũng nhìn thấy rõ sự hèn hạ của kẻ gài bẫy khi chỉ trình bày phần trò chuyện đó không có mặt của mình. Dĩ nhiên, ném đá thì phải giấu tay, tiện nhân thì phải luôn giấu mặt.

“Có dân nước nào chạy 1.500km về quê, như vậy hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không?” và “Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. Khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vắc xin, còn chúng ta thì thế nào? Em lên thử đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã”. Cô Thơ nói như vậy trong video được đem đi trình báo. Sau đó tổ đấu tố cấp đại học của trường đại học Duy Tân vội vã chính trị hóa sự việc, và đi báo công.

Thật ra, có thể cô Thơ biết rõ âm mưu nhắm với cô, qua cuộc đối thoại ấy. Nhưng vì những điều cô nói là sự thật, cũng là điều mà chính báo chí nhà nước cũng đăng tải, cũng đặt vấn đề, nên cô không từ chối nhắc lại. Đó là cách của một người Việt Nam sống không hổ thẹn với bản thân mình, sống không ngại đối diện thẳng thắn với mọi loại chim chuột đang rình rập quanh mình. Cô đã sống và chấp nhận cho bọn tiểu nhân đắc chí, nhưng đồng thời từ sự lựa chọn của chúng, để phân biệt rõ đâu là súc sinh, và đâu là con người.

Lúc này, mọi dư luận tức giận đều dồn vào ban giám hiệu, vào việc công an sẽ triệu tập một cô giáo trẻ can trường dám nói thẳng suy nghĩ của mình. Nhưng điều cũng đáng nói không kém, là về một lớp người trẻ sẵn lòng lập mưu hèn, kế bẩn, sẵn sàng đấu tố cô giáo của mình như thời man rợ. Ắt cũng đã đọc được tâm hồn và suy nghĩ của những người đang lãnh đạo ở môi trường gọi là giáo dục đó, thì thứ đầu xanh ngu dại tập tành đấu tố ấy, mới tin chắc rằng mình sẽ được trọng dụng khi dàn dựng mọi chuyện. Rõ, không ai bước vào nghĩa trang mà không mang theo nhang đèn, cũng không ai tự bước vào hầm phân mà không đoán trước nơi đó ngập ngụa bọ hung.

Ai đã dựng nên những con người như vậy? Một thế hệ nhơ nhớp như vậy?

Câu chuyện của kẻ từ trường đại học Duy Tân hành động như một loại mật vụ rẻ tiền, nó không thể làm sự thật khuất lấp. Nhưng vết thương đó như bị cắt từ mảnh giấy nhỏ, vẫn chảy máu chậm chạp và dai dẳng nhức nhối trong đạo đức và giá trị ngàn đời của người Việt: bán thầy, bán bạn chưa bao giờ lại được hân hoan xiển dương như một thành tựu vào lúc này. Đó là chưa nói cả một hệ thống có học vị đại học, tiến sĩ ngồi lại đồng thuận cho một quyết định ô nhục đến bất ngờ là trơ trẽn phủ nhận sự thật, và từ chối cả người nói sự thật.

Vậy mà hôm nay, điều đó đang xảy ra, gây kinh ngạc đến khó tả cho mọi người dân Việt Nam bình thường.

Xã hội hôm nay vẫn đang hủy hoại mọi sự lên tiếng khác biệt cùng với dàn đồng ca quen thuộc lúc nói xuôi, lúc nói ngược. Đoàn diễu hành huyên náo làm vui cho ông vua cởi truồng của Andersen ở thế kỷ 19, hôm nay cũng không ngại cùng tự trần truồng cho đồng bộ.

Thầy giáo Thái Hạo ở Huế viết trên trang facebook của mình “Duy Tân là sự sỉ nhục đất Quảng, là sự phản bội cụ Phan, là sự khinh bỉ giáo giới và là sự xúc phạm con người”. Còn Giáo sư Hoàng Dũng thì viết “tôi thấy nhục nhã cho trường Đại học Duy Tân”. Còn nhà thơ Bùi Chí Vinh có cả những câu thơ đau nhói “Tại sao các quốc gia trên thế giới, đều đề cao lòng nhân đạo? Tại sao ở đất nước cô, súc vật lại sướng hơn người?”

Nhiều lắm, không đếm xuể. Những người Việt Nam từ bần hèn đến trí thức, còn biết nghĩ đến dân tộc mình, nghĩ đến đất nước mình đều có những nhận định cùng chiều như vậy. Tôi đọc không hết, nhớ không hết. Nhưng tôi biết đó không là giận dữ hay cay đắng. Mà thật ra, mọi lời viết ra như thay cho nước mắt khóc vì giống nòi, đau đớn khôn cùng về vết cắt không tuôn máu mỗi ngày, nhưng đang hủy hoại nguyên khí của nước Việt, đang làm đau cả linh hồn của tổ tiên người Việt đã sống và chết cho sự thật.

Những vết cắt tầm thường ghê sợ ấy, tiếc thay đang được nuôi dưỡng, và lại có cả những tập thể ôm giữ sự nhục nhã như một di sản làm vui cho chính bản thân, và cả gia đình mình.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cùng Nhau Ca Vang
Sr. Huyền Trần
17:12 12/08/2021
CÙNG NHAU CA VANG
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)


Cùng nhau cất tiếng ca vang
Vinh danh Thiên Chúa bình an hằng ngày
(bt)
 
VietCatholic TV
Lo ngại Đức Giáo Hoàng bị ám sát, Ý tăng cường an ninh nghiêm nhặt tại Rôma. Nguyên Hồng Y Nhiếp Chính qua đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:54 12/08/2021


1. Ý nghĩa của lá thư có ba viên đạn: Cách thức hăm dọa của mafia.

Cảnh sát Ý đã tăng cường an ninh quanh khu vực Vatican trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư 11 tháng 8.

Như chúng tôi đã đưa tin, đúng một tháng sau khi chịu giải phẫu đại tràng tại bệnh viện đa khoa Gemelli ở Roma, sáng thứ Tư, 04 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở lại các buổi tiếp kiến chung dành cho các tín hữu hành hương. Lần này tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục, ở nội thành Vatican, một phần vì số người tham dự đông đảo hơn, và đàng khác vì thính đường có máy điều hòa không khí, tránh tình trạng thời tiết nóng nực giữa mùa hè này.

Buổi tiếp kiến chung thứ Tư 11 tháng 8 cũng được tổ chức bên trong Đại thính đường Phaolô Đệ Lục. Đó là buổi tiếp kiến chung thứ 23, tính từ đầu năm nay. Và nếu tính từ đầu triều đại Giáo hoàng, từ ngày 13/3 năm 2013 đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện 366 buổi tiếp kiến chung.

Biện pháp tăng cường an ninh quanh khu vực Vatican đã diễn ra sau khi lực lượng cảnh sát quân sự Carabinieri tại Milan, Ý, đã chặn một lá thư vào ngày 9 tháng 8 gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó có chứa ba viên đạn để dằn mặt ngài.

Giám đốc một chi nhánh bưu điện Ý ở thị trấn Peschiera Borromeo, cách Milan khoảng bảy dặm về phía đông nam, đã báo cho nhà chức trách khi tìm thấy bao thư khả nghi trong quá trình phân loại vào đêm 8/8. Lực lượng cảnh sát quân sự Carabinieri đã lập tức đến nơi thu giữ bức thư và đang điều tra vụ việc cùng với đơn vị điều tra Milan. Dẫn đầu cuộc điều tra là phó công tố viên Alessandra Cerreti tại Văn phòng Công tố Milan.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương của Ý, bức thư chứa ba viên đạn cỡ 9 mili mét kiểu Flobert. Bức thư cũng bao gồm một thông điệp liên quan đến các hoạt động tài chính của Vatican, cụ thể là liên quan đến một vụ kiện đang được xét xử chống lại một số người, bao gồm cả Hồng Y Angelo Becciu.

Người gửi viết trên bao thư bằng một cây bút máy: Gởi đến “Đức Giáo Hoàng - Thành phố Vatican - quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma.”

Các phương tiện truyền thông Ý đưa tin rằng bức thư đến từ Pháp.

Nó có một con tem của Pháp và một bản sao của một khoản tiền gửi 10 euro. Tuy nhiên, nội dung chi tiết vẫn chưa được biết.

Cảnh sát chưa tiết lộ tên của người này, nhưng hôm 9/8 cho biết đây là một công dân Pháp “đã được an ninh Vatican biết đến, người mà Carabinieri của Milan hiện sẽ phối hợp để đánh giá ý nghĩa của cử chỉ và sự nguy hiểm có thể xảy ra của nó”.

Hiện tại, theo hãng tin ANSA của Ý, “thông tin mà hầu hết các nhà điều tra quan tâm là biết rằng anh ta đang ở đâu, bởi vì nó sẽ nâng cao một mức độ báo động khác nếu biết được anh ta đang ở Pháp hay ở quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma”.

Báo chí tại Italia cho biết lá thư có ba viên đạn là cách thức hăm dọa thường thấy của mafia.
Source:Church POP

2. Bức thư hăm dọa Đức Thánh Cha Phanxicô khiến dư luận quan tâm hơn nữa đến vụ xét xử Hồng Y Becciu

Phiên tòa xét xử Hồng Y Becciu sẽ được tái tục vào ngày 5 tháng 10 tới đây. Tuy nhiên, ngay bây giờ dư luận đã tỏ ra quan tâm hơn nữa đến phiên tòa này sau khi xảy ra vụ bức thư có 3 viên đạn được gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Không có vụ bức thư với ba viên đạn, mà nhiều người cho rằng là cách thức hăm dọa thường thấy của mafia, vụ xét xử này đã là một tiến trình lịch sử. Thật thế, đây là lần đầu tiên một vị Hồng Y bị truy tố và xét xử theo luật của Quốc gia Thành phố Vatican.

Đây cũng là lần đầu tiên một vị Hồng Y bị phán xét bởi các thẩm phán giáo dân chứ không phải bởi các Hồng Y trong Hồng Y Đoàn. Đó là kết quả của một cuộc cải cách do Đức Thánh Cha Phanxicô ra quyết định vào cuối tháng Tư, một cuộc cải cách mà hầu hết các nhà quan sát cảm thấy là nhằm tạo tiền đề cho việc truy tố Hồng Y Becciu.

Bản cáo trạng dài 500 trang do Chưởng Lý, nghĩa là công tố viên của Vatican, viện dẫn nhiều tội danh, nhưng hầu hết tập trung vào một thương vụ bất động sản phức tạp trị giá 400 triệu đô la ở London của Phủ Quốc Vụ Khanh bắt đầu vào năm 2014. Theo các công tố viên, có sự mờ ám. Các nhà tài phiệt người Ý đã thông đồng với Hồng Y Becciu và những người khác trong hệ thống để bòn rút của Vatican những khoản phí cắt cổ, là một phần của những gì họ cho là “hệ thống săn mồi và sinh lợi thối nát” do Hồng Y Becciu điều hành với tư cách là cựu chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng.

Ngay cả vụ xử Vatileaks II đầy sóng gió vào năm 2016 cũng nhạt nhòa so với mức độ phức tạp của vụ này. Lúc đó, chỉ có 5 bị cáo, chứ không phải 13 người như lần này, và mặc dù một số người trong số họ giữ vị trí cao trong ngành báo chí, không ai có sức nặng như một vị Hồng Y đang tại vị, hoặc thậm chí như luật sư Thụy Sĩ René Brülhart, cựu lãnh đạo Cơ quan Thông tin Tài chính của Vatican và là một nhân vật nổi tiếng toàn cầu trong giới quản lý tài chính.
Source:Catholic News Agency

3. Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo, nguyên Hồng Y Nhiếp Chính của Giáo Hội Công Giáo, đã qua đời tại nhà riêng ở Rôma.

Đức Hồng Y Martínez, 94 tuổi, đã bị một cơn đau tim vào tháng trước. Theo tạp chí Vida Nueva của Tây Ban Nha Ngài có tiền sử bệnh tim mạch và đã trải qua một cuộc phẫu thuật ba vòng vào năm 2003.

Xuất thân từ tỉnh Rioja của Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Martínez đã điều hành Tòa thánh với tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính trong thời gian giữa cái chết của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và cuộc bầu cử Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2005.

Nhiệm vụ của ngài cũng bao gồm giám sát việc chuẩn bị cho cơ mật viện bầu Giáo hoàng.

Đức Hồng Y đã có một sự nghiệp lâu dài trong Giáo triều Rôma dưới triều đại Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, là người mà ngài thường đi cùng trong nhiều chuyến công du ở Ý và nước ngoài.

Cái chết của Đức Hồng Y Martínez vào sáng ngày 10 tháng 8 đã được Giáo phận Calahorra y La Calzada-Logroño xác nhận với hãng thông tấn Tây Ban Nha Europa Press.

Giáo phận cho biết thi hài của vị Hồng Y sẽ được đưa về quê hương Baños de Río Tobía ở Tây Ban Nha để làm lễ an táng.

Giáo phận viết trên Twitter: “Chúng tôi gửi lời chia buồn chân thành đến toàn thể gia đình thân yêu của ngài, và chúng tôi khen ngợi người đầy tớ tốt lành và trung thành đã hiến dâng cả cuộc đời mình để phụng sự Thiên Chúa và Giáo hội. Xin Chúa cho ngài yên nghỉ trong an bình”.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong Đức Tổng Giám Mục Martínez làm Hồng Y vào tháng 6 năm 1988, sau khi ngài giữ chức sostituto, tức là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong chín năm.

Đức Hồng Y Martínez từng là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích từ năm 1988 đến năm 1992, trước khi được bổ nhiệm Hồng Y Nhiếp Chính, một chức vụ mà ngài đảm nhiệm từ năm 1993 đến năm 2007.

Đức Hồng Y từ chức Hồng Y Nhiếp Chính vào ngày sinh nhật thứ 80 của mình, ngày 31 tháng 3 năm 2007. Vài ngày sau, Đức Bênêđíctô XVI đã viết thư cho ngài, nhắc lại “sự phục vụ lâu dài và tận tụy đã ràng buộc chặt chẽ chức vụ linh mục và giám mục của ngài với Tòa Thánh.”

“Tôi muốn bày tỏ với Đức Hồng Y lòng biết ơn nồng nhiệt của tôi về sự siêng năng, năng lực và tình yêu mà hiền huynh đã thực hiện nhiệm vụ tinh tế này trong sự phục vụ Tòa Thánh và Giáo hội hoàn vũ,” Đức Bênêđíctô viết.

Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng: “Khi chức vụ cao cấp của hiền huynh với tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính và các chức vụ quan trọng khác trong các Bộ khác nhau của Giáo triều La Mã kết thúc, tôi chắc chắn rằng ký ức về tất cả những điều tốt đẹp hiền huynh đã làm sẽ là niềm an ủi cho hiền huynh và là một điều đáng để cảm tạ và ngợi khen Chúa”.

Đức Hồng Y Martínez cũng từng là tổng trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và các Hiệp hội Tông đồ từ năm 1992 đến năm 2004.

Tang lễ của Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo sẽ được cử hành tại Bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 11 giờ sáng thứ Sáu ngày 13 tháng 8. Đức Hồng Y người Ý Giovanni Battista Re, sẽ chủ sự thánh lễ. Thi thể của Đức Hồng Y Martínez Somalo sẽ được chôn cất tại quê hương Baños de Río Tobía bên Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency

4. Hồng Y đoàn sau cái chết của Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo

Hôm thứ Ba 10 tháng 8, Đức Hồng Y Eduardo Martínez Somalo, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Hồng Y vào ngày 28 tháng 6 năm 1988, đã qua đời.

Với cái chết này của ngài, Hồng Y đoàn còn 219 vị, gồm 123 vị Hồng Y cử tri và 96 vị không còn quyền bầu Giáo Hoàng. Các vị không còn quyền bầu Giáo Hoàng là các vị trên 80 tuổi. Hồng Y Becciu tuy dưới 80 nhưng cũng không còn quyền bầu Giáo Hoàng vì đã mất các quyền lợi chỉ dành cho Hồng Y.

Trong số 123 Hồng Y cử tri, 13 vị được thăng Hồng Y dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 39 vị dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, và 71 vị dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong số 96 vị Hồng Y không có quyền bầu Giáo Hoàng, 47 vị được thăng Hồng Y dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 27 vị dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, và 22 vị dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tính chung trong Hồng Y đoàn, 60 vị được thăng Hồng Y dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 66 vị dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, và 93 vị dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.
Source:Sismografo
 
Pháp tiết lộ cuộc đời Cha Bề Trên bị thảm sát vì lòng bác ái. Thống đốc kêu gọi ăn chay như Giám Mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:07 12/08/2021


1. Đức Cha Mark J. Seitz của Giáo phận El Paso phong chức phó tế cho 17 vị

Hôm thứ Sáu, 6 tháng Tám, Đức Cha Mark J. Seitz đã phong chức phó tế cho 17 người nam tại Nhà thờ Công Giáo St. Mark ở Đông El Paso.

Lễ tấn phong đã diễn ra vào lúc 6:30 chiều và được phát trực tiếp qua trang Facebook của Giáo phận El Paso.

Giáo phận đã chuẩn bị những người đàn ông trong 5 năm qua. Cùng với việc được thụ phong phó tế vĩnh viễn, họ đã nhận được bằng Thạc sĩ Mục vụ từ Chủng viện Thánh Mary hoặc Chủng viện St. Thomas, cả hai đều ở Houston.

Trong thánh lễ, cũng có di ảnh của Trung úy Ruben Flores của Sở cứu hỏa El Paso. Anh đã là ứng cử viên phó tế và dự kiến được phong chức phó tế trong dịp này. Tiếc thay, anh đã chết vì COVID-19 vào tháng Giêng vừa qua.

“Tất cả các ứng viên phó tế đều đang ở giữa kỳ tĩnh tâm chính thức cuối cùng của họ khi nghe tin về việc Ruben Flores đã không qua khỏi COVID-19,” Phó tế Jesus Cardenas, giám đốc chương trình Phó tế Vĩnh viễn của giáo phận, cho biết. “Tất cả các ứng viên đều quyết định rằng với tư cách là một nhóm, họ muốn vinh danh Trung úy Flores với một vị trí ngay bên cạnh họ trong lễ phong chức này”.
Source:El Paso Times

2. Cha Olivier Maire, linh mục Công Giáo bị sát hại ở Pháp, là ai?

Cha Olivier Maire, linh mục Công Giáo bị sát hại ở Pháp hôm thứ Hai, là bề trên tỉnh Dòng Thừa sai Montfort, một dòng tu có mặt trên toàn thế giới do Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort thành lập.

Ngài bị giết ở Saint-Laurent-sur-Sèvre, một quận thuộc tỉnh Vendée, miền Tây nước Pháp. Đây là nơi có Vương cung thánh đường Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, nơi chôn cất người sáng lập và là nơi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thuyết giảng vào năm 1996.

Hội đồng Giám mục Pháp và Hội đồng Tôn giáo Pháp cho biết trong một tuyên bố chung vào ngày 9 tháng 8 rằng người đàn ông giết Cha Olivier Maire đang ở chung với ngài vào thời điểm xảy ra án mạng.

Truyền thông nêu tên nghi phạm là Emmanuel Abayisenga, một người đàn ông 40 tuổi gốc Rwandan, là người phóng hỏa nhà thờ chính tòa Nantes vào tháng 7 năm ngoái 2020.

Báo Công Giáo Pháp La Croix cho biết Cha Maire sinh ra ở Besançon, miền đông nước Pháp, vào năm 1961. Ngài khấn trọn trong Dòng Thừa sai Montfort vào năm 1986, ở tuổi 25, và được truyền chức linh mục năm 1990.

Một tiểu sử trên trang web của Giáo phận Luçon, bao gồm tỉnh Vendée, cho biết: “Xuất thân từ giáo phận Besançon, ngài đã sống nhiều năm ở Phi Châu, sau đó ở Rôma. Vị học giả Kinh thánh này, chuyên nghiên cứu về các Giáo phụ và các Thần Học Gia Hy Lạp thời sơ khai, cũng có bằng cấp về tâm lý học. Đối với ngài, các tác phẩm của Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, được viết cách đây 300 năm, vẫn giữ được tất cả sự liên quan đối với việc giải thích và sống Đức Tin”.

Cha Maire, 61 tuổi, là một nhà lãnh đạo nổi tiếng của các cuộc tĩnh tâm.

Một người tham gia khóa tu mà ngài hướng dẫn vào năm 2011 đã viết: “Tôi đánh giá cao sự sẵn sàng của ngài, sự chú ý lắng nghe các đề xuất, cũng như sự tự do mà ngài thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau. Mỗi Thánh Lễ do ngài cử hành là một khoảnh khắc cầu nguyện và tạ ơn mãnh liệt”.

Một người khác nhận xét: “Tôi đã sống một tuần bình lặng và đổi mới nhờ vẻ đẹp của nơi này, nhờ phẩm chất của những khoảnh khắc cầu nguyện, chiều sâu và sự đơn giản của Cha Olivier Maire”.

Năm 2016, đài truyền hình Công Giáo Pháp KTO đã phỏng vấn ngài tại Saint-Laurent-sur-Sèvre, trong một chương trình phát sóng kỷ niệm 300 năm ngày mất của Thánh Montfort vào năm 1716.

Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cha Maire đã thuyết giảng trong một thánh lễ đánh dấu 300 năm ngày Chân phước Marie Louise của Chúa Giêsu đến Saint-Laurent-sur-Sèvre. Cùng với Thánh Montfort, Chân Phước thành lập cộng đoàn Các Nữ Tử Khôn Ngoan dành cho nữ giới.

Ngài nói: “Đây là những gì Chân Phước Marie Louise có thể nói với mọi người sáng nay: hãy chia sẻ cuộc sống của bạn. Hãy sống một cuộc sống chia sẻ với người khác, đừng lãng phí cuộc sống của bạn bằng cách sống một mình, cô lập, tách biệt khỏi thế giới, tách biệt khỏi những người khác - bạn phải bảo vệ mình khỏi vi rút chứ không phải người khác”.

“Sự cộng sinh này với thế giới mà chúng ta đang sống, thế giới loại trừ này như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, thế giới ngoại vi này, là những gì Chân Phước Marie Louise đã trải qua. Đời sống huynh đệ, thông điệp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng, Fratelli tutti, nhắc nhở chúng ta về điều này, hãy sống cộng sinh với tha nhân, hãy sống huynh đệ và sống cộng sinh với chính Thiên Chúa”.

“Chúng ta hãy dám ngồi xuống trong một thời gian để chia sẻ huynh đệ, chúng ta hãy dám ngồi xuống với những người nghèo nhất, những người bị loại trừ và bị loại bỏ của nhân loại”.
Source:Catholic News Agency

3. Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan chuyển nhiều cơ sở thành các bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân COVID-19

Các giáo phận và giáo xứ Công Giáo ở Thái Lan, nơi tiếp tục chứng kiến sự gia tăng các trường hợp COVID-19, đã chuyển đổi các cơ sở thành bệnh viện dã chiến và trung tâm cách ly.

Tổng giáo phận Bangkok ở thủ đô tài chính của quốc gia Đông Nam Á đã chuyển giao cho chính phủ một trường Công Giáo đã được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến 630 giường vào ngày 6 tháng 8.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Kriengsak Kovithavanich, Tổng Giám Mục của Bangkok nói: “Khi các đau khổ của nhân loại ngày càng lớn hơn, chúng ta càng cần tình yêu, lòng thương xót và chia sẻ”.

Trong buổi lễ trực tuyến, Đức Hồng Y cho biết đại dịch “đã mang đến đau khổ cho tất cả chúng ta, đặc biệt là những người nghèo, những người không có thu nhập, không có việc làm và những người mất hy vọng”.

“Tôi tin rằng Chúa Giêsu Kitô yêu thương những người này và mong muốn rằng chúng ta với tư cách là các môn đệ của Ngài chia sẻ tình yêu của mình, đặc biệt là trong thời gian đau khổ quá lớn này”.

Trong nhiều tháng khi đại dịch xảy ra, Giáo Hội Công Giáo ở Thái Lan đã hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe, cung cấp nhà thờ và các cơ sở khác để sử dụng làm trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng.

Tại thủ đô Bangkok, cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế đã hợp tác với Dòng Malta, trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho bệnh nhân COVID-19.

Nhà thờ Chúa Cứu Thế của cộng đoàn đã phục vụ như một trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng và đã tài trợ thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh.

Hôm 9 tháng 8, Thái Lan báo cáo thêm 149 trường hợp tử vong do COVID-19 và 19,603 trường hợp nhiễm bệnh mới trong 24 giờ qua.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm ngoái, cả nước đã ghi nhận 776,108 trường hợp mắc COVID-19, với 555,334 trường hợp được phục hồi.
Source:Catholic News Agency

4. Thống đốc Louisiana một lần nữa kêu gọi cầu nguyện, ăn chay giữa đại dịch coronavirus

Những lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay một lần nữa vang lên từ văn phòng Thống đốc Louisiana khi Covid-19 tiếp tục gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân trong tiểu bang.

“Tôi rất tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện, và hiện có hàng nghìn người ở Louisiana cần được nâng lên trong lời cầu nguyện”, Thống đốc John Bel Edwards cho biết trong một tuyên bố ngày 6 tháng 8. “Vì vậy, tôi hy vọng các bạn sẽ tham gia cầu nguyện để đất nước và tiểu bang chúng ta được chữa lành và bảo vệ”.

Lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay của Edwards được lên kế hoạch từ ngày 9 tháng 8 đến ngày 11 tháng 8 và diễn ra trong “giờ ăn trưa”.

Thống đốc Edwards, một người Công Giáo, được bầu vào tháng 11 năm 2019 cho nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là thống đốc bang Louisiana.

Thống đốc đã liên hệ với “hàng trăm linh mục và mục sư” trên khắp tiểu bang để yêu cầu họ tham gia cùng ông và mở rộng lời mời đến “bất kỳ ai và tất cả mọi người, bất kể họ có niềm tin tôn giáo nào”.

Trong một lá thư đề ngày 6 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond của New Orleans kêu gọi các linh mục tham gia vào đề nghị chay tịnh mà thống đốc kêu gọi.

Sau khi yêu cầu các linh mục tham gia, Đức Tổng Giám Mục Aymond yêu cầu các ngài công bố sáng kiến này trong các Thánh lễ vào hôm Chúa Nhật 8 tháng Tám.

“Dữ liệu liên quan đến tỷ lệ dương tính, nhập viện, các trường hợp tử vong và hệ thống chăm sóc sức khỏe đang ở mức báo động”, Đức Tổng Giám Mục Aymond nói. “Thống đốc kêu gọi chúng ta ủng hộ thiện ích chung bằng cách chích vắc-xin, đeo khẩu trang y tế và cầu nguyện”.

Theo Bộ Y tế Louisiana, cho đến nay, đã có 590,446 trường hợp ca nhiễm Covid-19 trong tiểu bang. Bộ Y tế Louisiana của đã ghi nhận 11,260 trường hợp tử vong vì virus.

Đây không phải là yêu cầu đầu tiên Thống đốc Edwards đưa ra lời kêu gọi cầu nguyện và ăn chay để chống lại sự lây lan của Covid-19.

Hai lần trong thời kỳ cao điểm của virus vào năm ngoái, Edwards đã kêu gọi cầu nguyện và ăn chay cho những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.
Source:Catholic News Agency