Ngày 12-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hồng ân Thánh Thể
LM Inhaxiô Trần Ngà
03:14 12/08/2009
Chúa nhật 20 thường niênGioan (6,51-58)

Thiên Chúa yêu thương con người hết lòng hết sức, trên hết mọi sự nên cũng trao ban cho họ những quà tặng vô giá.

Thông ban sự sống thần linh

Thiên Chúa Cha là Cội Nguồn của Sự Sống. Người thông ban Sự Sống của Người cho Chúa Con (Chúa Cha nhiệm sinh Chúa Con). Chúa Giê-su xác nhận sự sống của Người từ Chúa Cha mà đến: “Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha” (Ga 6, 57)

Một khi nhận được sự sống từ Chúa Cha, Chúa Giê-su không giữ lại cho riêng mình, nhưng tìm cách thông truyền Sự Sống cao quý ấy cho nhân loại.

Bằng cách nào? Muốn cho cành nho rừng tiếp nhận được sự sống của cây nho vườn, thì nó phải được tháp nối để nên một với cây nho vườn. Muốn cho một bàn tay bị cắt lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể, trở nên một với thân thể.

Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giê-su thì phải làm cho họ nên một với Chúa Giê-su. Thế nên, Chúa Giê-su lập nên bí tích Thánh Thể, hiến ban Thịt và Máu Người, dưới hình bánh rượu, làm của ăn cho nhân loại, để cho những ai lãnh nhận Mình Máu thánh Người thì được nên một với Người, được ở lại trong Người như lời Người dạy: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.” Vậy thì ai “ở lại trong Chúa Giê-su và có Chúa Giê-su ở lại trong người ấy” nhờ tiếp nhận Mình Máu thánh Người, thì tất nhiên Sự Sống của Chúa Giê-su sẽ được thông ban cho người ấy.

Không gì quý bằng sự sống. Dù mất hết tiền bạc của cải, nhưng chưa phải chết thì vẫn còn may.

"Mạng sống quý hơn đống vàng". Được sống là một hồng phúc lớn nhất, là một ân huệ vượt trên hết mọi ân huệ. Theo nhà văn Jack London thì "thà làm một con chó sống còn hơn làm một con sư tử chết". Làm một con chuột sống còn hơn một con voi chết!

Sự sống sinh vật mà ta đang có tuy rất mong manh, giòn mỏng mà còn đáng quý như thế, huống chi Sự Sống vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Khi thông ban Sự Sống của chính mình cho nhân loại, Thiên Chúa ban cho họ một hồng ân cao quý hơn hết mọi hồng ân, một quà tặng tuyệt vời trên tất cả mọi món quà.

Biến đổi con người thành Chúa Giê-su

Ngoài ra, khi tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giê-su trong Bí Tích thánh thể, chúng ta còn được biến đổi để nên một Giê-su khác. Thánh Giáo hoàng Lê-ô Cả khẳng định:

“Thực thế, chúng ta thông phần Mình và Máu Chúa Ki-tô là để được biến thành Đấng chúng ta rước lấy” (Trích bài giảng của thánh Lê-ô cả, giáo hoàng trong bài đọc kinh sách ngày thứ tư, tuần 2 phục sinh)

Giáo huấn của Hội Thánh còn dạy cho biết nhờ tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giê-su, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa:

“Khi bạn ăn uống Mình và Máu Đức Ki-tô, bạn nên một với Người, cùng một thân mình, cùng một dòng máu. Như thế, chúng ta trở thành những người mang Đức Ki-tô, có Mình Máu Người thấm nhập khắp toàn thân. Nhờ vậy, theo lời thánh Phê-rô, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa.” (trích bài giáo huấn cho các tân tòng tại Giê-ru-sa-lem trong bài đọc kinh sách ngày thứ bảy, tuần bát nhật phục sinh)

Lạy Chúa Giê-su,

Hồng ân Chúa ban thật vô cùng lớn lao và quý báu nhưng tiếc thay, nhiều người không nhận biết nên tỏ ra hững hờ.

Xin cho tâm hồn chúng con tràn đầy hoan lạc trước hồng phúc vô giá và khao khát tiếp nhận hồng ân nầy với hết lòng cảm tạ tri ân.
 
Thánh Maximilien Kolbe (1894-1941)
LM Giacôbê Tạ Chúc
18:08 12/08/2009
Là con người ai lại không muốn sống và sống hạnh phúc. Các thánh nhân là những người say mê cuộc sống trần thế, bởi một lẽ các Ngài yêu mến Thiên Chúa và các lòai thọ tạo. Thánh Phanxicô Assise là người sống hòa hợp với thiên nhiên và gần gũi con người. Thánh Maximilien Kolbe yêu sự sống bằng sự hiến tặng mạng sống cho tha nhân. Như lời dạy của Đức Kitô:”Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất mạng sống mình thì sẽ được sống”. Tình nguyện chết thay cho người bạn tù, Kolbe đã thực hiện một cách tuyệt vời lời trối của Đức Giêsu:” Đây là điều răn của Thầy:anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.Không có tình yêu thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”(Ga15, 12-13).

Tiểu sử Thánh Maximiline Kolbe

Ngài chào đời vào ngày 7 thánh giêng năm 1894, tại Zund-Wola, thuộc nước Balan. bố mẹ đặt tên là Raymond. Năm 1907, thánh nhân nhập dòng Phan sinh và lấy tên là tu huynh Maximilien.Ngài được gởi sang Rôma để học triết học và thần học. Kolbe thụ phong linh mục vào năm 1918. Sau khi trở về Ba lan, Ngài thành lập đội Đạo binh Đức Mẹ vô nhiễm. Năm 1927, Kolbe thành lập hội”thành đô Đức Mẹ vô nhiễm”.Hội này phát triển và lan rộng tại Ba Lan và nhiều nước khác. Trở về Ba Lan năm 1936, cha phải chịu nhiều cuộc bách hại của Gestapo(mật thám Đức Quốc xã). Ngày 17 tháng 2 năm 1941, Maximiline bị bắt và giam vào trại Auschwitz, với số hiệu tù nhân:16670. Vào tháng 7 năm 1941, nhân một người tù trốn trại, mười người trong số còn lại bị án tử hình. Maximiline Kolbe đã tình nguyện chết cho một người tù, anh này đã có gia đình. Ngày 14 tháng 8 năm 1941, Đức Quốc xã đã kết thúc đời Ngài bằng một mũi thuốc độc, năm Ngài được bốn mươi bảy tuổi.

Đức Thánh Cha Phaolô VI phong chân phước cho Ngài vào năm 1971. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh vào năm 1982.

Trại Auschwitz

“Trại tập trung Auschwitz (Konzentrationslager Auschwitz) là trại lớn nhất trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Trại này nằm ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oświęcim gần đó, cách Kraków 50 km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa 286 km. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan năm 1939, Oświęcim sáp nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz.

Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)-trạilaođộng.

Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người.

Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác. Tại Tòa án Nürnberg, chỉ huy trại, Rudolf Höss, đã khẳng định con số này là ba triệu người. Năm 1990, Viện bảo tàng Quốc gia Auschwitz-Birkenau xét lại số liệu này. Các tính toán mới đã cho ra kết quả trong khoảng 1,1-1,6 triệu, khoảng 90% số người Do Thái của gần như tất cả các nước tại Châu Âu.”

Thông điệp của Thánh nhân

Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô II nói rằng:”Trong khi Auschwitz được dựng nên để tiêu diệt phẩm giá con người, thì cha Kolbe đã nâng cao siêu nhiên tột độ”.Thật vậy, Maximiline đã bày tỏ:”ghét ghen không phải là luật sáng tạo, chỉ tình yêu mới sáng tạo”.Do tình yêu Đức Kitô thúc đẩy, cha Kolbe đã yêu cầu viên chỉ huy trại:”Tôi muốn chết thế cho người này,vì anh ta có vợ con”, khi được hỏi tại sao, Ngài chỉ trả lời một cách hết sức đơn giản:”Vì tôi là linh mục công giáo”.Trong bài giảng sau kinh truyền tin vào trưa chúa nhật ngày 8 tháng 9 năm 2009, Đức thánh Cha Bênêđictô 16 đã nhắc đến hai vị thánh tử đạo tại trại tập trung Auschwitz: Thánh Maximiline và Thánh Nữ Edith Stein.Ngài nói:”Các vị thánh này là nhân chứng của đức ái là yêu cho đến cùng,và không tính sổ về những sự dữ phải tiếp nhận, nhưng chống lại sự dữ bằng những việc lành”.

Cuộc đời của vị linh mục Maximilien Kolbe là chứng nhân cho Tin Mừng yêu thương của Đức Giêsu Kitô. Trong khi thi hành nhiệm vụ mục tử của mình, cha Kolbe đã biểu tỏ một cách hết sức trọn vẹn hình ảnh của vị mục tử nhân từ, khi hiến mạng sống vì anh em. Những người bạn tù gọi Ngài bằng một cái tên đầy thân thiết:” Ông linh mục thân mến của chúng tôi”.Năm linh mục, cũng là dịp để mỗi người nhìn vào đời sống của thánh nhân và soi bóng cuộc đời Mục tử của mình.
 
Phảnh ứng mạnh truớc lời Chúa: ''Tôi từ Trời xuống''
Lm Fx Nguyên hùng Oánh
19:19 12/08/2009
Chúa Nhật 20 thường niên B

Giới luật lớn nhất, quan trọng nhất mà người Do thái phải dạy cho con cháu,phải nhắc nhở nhau: “Phải yêu mến Thiên Chúa là Chúa của ngươi hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22, 37), và họ nhạo báng các thần khác của dân ngoại: "Thần tượng của chúng chỉ là vàng bạc, do chính tay phàm nhân làm ra, có miệng mà không biết nói, có mắt mà không nhìn thấy, có tai mà chẳng nghe biết gì, có mũi mà không ngửi được, câm điếc và bất động, kẻ tạo nên chúng hãy ra như chúng (Tv 135, 15-18).

Với giáo lý độc thần tuyệt đối và đòi hỏi gắt gao phải tuân giữ suốt cả lịch sử Dân Chúa với những hình phạt nặng nề vì tội vừa thờ Thiên Chúa vừa thờ thần dân ngoại (Bắc quốc bị xoá bỏ, Nam quốc bị lưu đày sang Babylon ) là bài học lịch sử đớn đau. Bây giờ người đương thời với Chúa Kytô đang chịu ách thống trị của dân ngoại Roma, dân vừa ý thức tội lỗi trong lịch sử và tội lỗi của họ. Họ đang mong chờ một một Đấng Kytô được Thiên Chúa sai đến giải thoát cho họ thì họ được nghe “con ong Giuse” nói: “Tôi từ trời mà đến”(Ga 6,42)

Tin ông nói thật là... loạn !! Loạn vì thỉnh thoảng có kẻ nổi lên, xưng mình là Kytô và bị nhà cầm quyền tiêu diệt, gây khổ luỹ cho bao nhiêu người. Lại nữa, thính giả không phải là dân ở miền Giêrusalem thủ đô xa đây, mà thính gỉa đang nghe Chúa giảng là dân Galilê đang đứng trên đất Galilê biết rõ lý lịch Đức Kytô không sai chỗ nào được: "Ông là Giêsu, con ông Giuse, cha mẹ ông ta chúng ta đều biết hết” (Gioan 6,42).

Miệng nói “từ trời xuống mà thực ra con người Giêsu ở trong nhà ông Giuse chui ra”?. Tuy nhiên, tác giả Gioan cho biết họ chỉ nói “lẩm bẩm thôi”, không to tiếng chất vấn hoặc phản đối, họ nể gia đình ông Giuse một chút phải không hay là nể người đã qua đời? (thánh Giuse đã qua đời mấy năm trước) hay là dân Galilê hiền hơn nơi khác?

Chỉ biết là Chúa Giêsu không rút lại lời nói, trái lại Ngài nói công khai tiếng lẩm bẩm phản đối của thính giả và Ngài đổ dầu thêm: Chúa Cha là Cha của Ngài và công việc của Chúa Cha là: "Lôi kéo mọi người đến cho Ngài” (Ga 6, 44), và còn nhấn mạnh Ngài là bánh trường sinh của Chúa Cha và ai ăn thì được sống đời đời (xem Gioan 6, 51)

Đến lúc Chúa Kytô bảo: "Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi đây để cho thế gian được sống”, người Do thái tranh luận vơi nhau: Ai lại ăn thịt người bao giờ?.

Các môn đệ (những người đi theo Chúa không ở trong Nhóm Mười Hai) bỏ Chúa và đây là dịp thánh Phêrô tuyên xưng Đức Tin: "Bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai, Thầỳ mới có lời ban sự sống đời đời”. Không chắc thánh Phêrô hiểu được cách thức Chúa Kytô cho dân “ăn thịt của Ngài” như chúng ta đang hiểu không, có điều thánh nhân đã xác tín đươc nhờ theo sát Chúa Kytô trong thời gian khá lâu, cân nhắc và đánh giá được Chúa Kytô với các thầy Do thái, với cả các ngôn sứ để nhận ra được bỏ Chúa thì mất “lời ban sự sống đời đời”.

Còn các môn đệ khác “bai bai” Chúa, có thể họ giỏi giáo lý Cựu ươc hơn các ông “dân chài” nầy: chỉ có một Giavê Thiên Chúa mà thôi.Chúng ta có thể nghĩ đến thánh Phaolô bắt đạo để bảo vệ đạo Do thái. Chúa Kytô phải hiện ra để quật ngã Phaolo, Phaolo mới đầu hàng …. Chắc chắn Chúa cũng dùng cách nào đó để kéo họ về với Chúa trong đó có sự đóng góp của nhân vật chính là Chúa Cha.

Có lẽ phải nói tới trong dịp lễ Mông triệu nầy: Đức Maria thì sao? Không ai hiểu rõ Con Mình cho bằng người Mẹ và không ai hiểu Mẹ Mình cho bằng người con có hiếu. Khởi đầu thời rao giảng công khai, tại tiệc cưới ở Cana, Đức Mẹ đã biết rõ Con Mình khi bảo những người giúp đám: “Người bảo làm sao các anh cứ làm đúng như vậy” (Gioan 2, 5 ). Không như các bà mẹ khác hay

khoe khoang con cái mình, Đức Mẹ yên lặng, đi sau con mình để kéo dài lời dạy của Mẹ ở tiệc cưới Cana. Đức Mẹ cũng đóng vai trò kéo người ta đến với Con Mình tức là cộng tác với Chúa Cha.

Thời nay, Chúa Cha và Đức Mẹ vẫn đang lôi kéo mọi người về với Chúa Kytô trong đó có công đóng góp của chúng ta mà Hôi Thánh đang nhắc nhở và kêu gọi.
 
Sống đời tận hiến
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
23:28 12/08/2009
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, đã về tham dự Đại Hội Thánh Mẫu 2009 do Tỉnh Dòng Đồng Công tại Missouri tổ chức. Cha đã chủ tế và chia sẻ trong Thánh Lễ Giáo Sĩ & Tu Sĩ vào thứ bảy, 8-8-09. Dưới đây là toàn văn bài chia sẻ.

Kính thưa Quý Đức Ông, quý Cha, quý Tu Sĩ,

Hôm nay, chúng ta dâng Thánh Lễ kính Đức Mẹ, đồng thời hòa với niềm vui Giáo Hội mừng kính Thánh Đaminh, một vị đại thánh thuyết giáo lừng danh của Giáo Hội. Chúng con xin được chúc mừng với quý Cha, quý tu sĩ nam nữ thuộc Dòng Đa Minh trong ngày vui này.

Gia sản ngài để lại cho Giáo Hội, không chỉ là những gương lành đạo đức, đời sống cầu nguyện, lòng tận tụy, sự nhiệt thành và tinh thần hy sinh không mệt mỏi trong công việc thuyết giáo, mà còn là phương thức cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi, được truyền tụng, chính Đức Mẹ trong một lần thị kiến truyền dạy ngài quảng bá. Chúng ta mang ơn Mẹ Mân Côi, chúng ta mắc nợ Thánh Đa Minh, vì qua việc cầu nguyện Mân Côi, chúng ta được hiểu biết và được kết hợp mật thiết với cuộc đời của Chúa Jêsu hơn.

Nhiều người, nhiều gia đình trong Giáo Hội ở mọi thời đại đã trở nên và còn sẽ trở nên Thánh hơn, khi kín múc sức mạnh và ân sủng từ việc lần chuỗi Mân Côi. Xác tín vào những ân huệ Chúa ban qua cách cầu nguyện này, Tổng Giám Mục Raymond Burke, nguyên chủ chăn TGP Saint Louis, hiện là Chưởng Quản Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh, khi chia sẻ về những cuộc khủng hoảng mà người công giáo và hội thánh đang đối đầu, trong bài thuyết trình 'Giáo Huấn của Giáo Hội Công Giáo về' Nền Văn Hóa Sự Chết' mới đây tại buổi hội thảo Công Giáo Toàn Quốc Hoa Kỳ, thủ đô Washington DC, đã khuyên: 'Trong cơn khủng hoảng hiện nay, lần chuỗi Mân Côi hằng ngày và cầu xin Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu chuyển cầu là những phương thế hiệu nghiệm để mang chiến thắng về cho đời sống và tình yêu'.

Ước gì, qua gương lành của các đấng thánh, mỗi người chúng ta siêng năng hơn, sốt sắng hơn khi cầu nguyện với chuỗi Mân Côi, để được bình an, để vượt qua những khó khăn, khủng hoảng trong cuộc đời tu trì của chúng ta, cũng như để làm gương cho giáo dân, và cũng để được nhận lãnh những ân sủng cần thiết!

Năm nay là Năm Linh Mục. Đức Thánh Cha Benedict XVI, vì yêu thương các Linh Mục, nên đã mời gọi toàn thể cộng đồng Dân Chúa hướng về các Linh Mục. Ngài mong muốn mọi người cùng học hỏi, yêu mến, cầu nguyện cho ơn gọi Linh Mục, qua đó cảm thông và yêu thương những người được Chúa mời gọi dấn thân trong sứ vụ thiêng liêng này.

Trong thư gởi các Linh Mục để thiết lập Năm Linh Mục, nhân dịp kỷ niệm 150 năm qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney, Cha Sở Xứ Ars, Quan Thầy các Linh Mục và Linh Mục Chính Xứ, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự quan tâm, lòng ưu ái và tình yêu thương của mình đối với các Linh Mục như sau: 'Tôi nghĩ đến tất cả các Linh Mục đang giới thiệu cho các tín hữu kitô và cho toàn thế giới lễ vật khiêm tốn và thường ngày những lời nói và cử chỉ của Chúa Kitô, đang nỗ lực gắn bó với Ngài bằng tư tưởng, ý chí, tình cảm và phong cách của tất cả cuộc sống của họ. Làm sao mà tôi không thể làm nổi bật sự vất vả tông đồ của họ, sự phục vụ dẻo dai và âm thầm của họ, đức ái phổ quát của họ được? Làm sao mà tôi không thể ca ngợi sự trung tín can đảm của biết bao Linh Mục mà cho dầu phải đối diện với những khó khăn và những sự thiếu thông hiểu, vẫn trung thành với Ơn Gọi của mình: ơn gọi 'Bạn của Chúa Kitô', đã lãnh nhận từ Ngài một ơn gọi đặc biệt, đã được chọn gọi và sai đi'?

Biểu đồng tình với Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Bộ Trưởng Bộ Giáo Sĩ, cũng đã viết trong lá thư gởi cho các Linh Mục, nhằm chuẩn bị cho năm trọng đại này rằng: 'Giáo Hội hãnh diện vì các Linh Mục của mình, yêu mến họ, tán dương họ, khâm phục họ và nhìn nhận lòng biết ơn các công việc mục vụ và chứng tá đời sống của họ'. Đức Hồng Y cũng hy vọng rằng: 'Ước gì năm này sẽ là một cơ hội để hăng say tìm hiểu giá trị của Căn Tính Linh Mục, hiểu biết thần học về chức Linh Mục Công Giáo và ý nghĩa đặc biệt của ơn gọi và sứ vụ của Linh Mục trong giáo hội và trong xã hội. Điều đó cần đến những cơ hội học hỏi, những ngày tĩnh tâm, những linh thao suy tư về chức vụ Linh Mục, những thuyết trình và hội thảo thần học trong các phân khoa của Giáo Hội, các nghiên cứu khoa học và xuất bản tương ứng.'

Các vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam, cũng đã mời gọi cộng đoàn dân chúa nơi các ngài được Đức Thánh Cha tín nhiệm giao phó chăn dắt hết sức khuyến khích mọi người cùng 'Học Hỏi về ơn gọi Linh Mục', 'Cầu Nguyện với các Linh Mục và cho các Linh Mục', và Hành Động để phát triển 'tình hiệp thông thân hữu giữa các Linh Mục với nhau' và với 'cộng đoàn được ủy thác cho các vị ấy'. Học Hỏi, Cầu Nguyện và Hành Động thực tế là ba việc cụ thể mà Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ Tịch HĐGM VN, để đề nghị với cộng đoàn dân chúa trong hai giáo phận Thanh Hóa và Phát Diệm.

Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Chủ Chăn của Tổng Giáo Phận Sài Gòn, trong thư gởi cộng đoàn dân Chúa trong Tổng Giáo Phận của ngài vào tháng 5, 2009, cũng cầu xin Chúa 'không những ban cho Giáo Hội nhiều thợ gặt mà còn cầu xin để có những thợ gặt lành nghề, những mục tử như lòng Chúa mong ước'. Và theo ngài, 'Mục tử như lòng Chúa mong ước là những mục tử có các đức tính nhân bản cần thiết và đời sống thiêng liêng sâu xa, nhất là đức Ái mục tử'.

Mẫu gương mà Đức Thánh Cha nêu ra cho các Linh Mục, chính là Thánh Gioan Maria Vianney mà Giáo Hội hoàn vũ vừa long trọng kỷ niệm 150 năm ngày mất của ngài mấy hôm trước đây. Ngài là vị Linh Mục có đời sống tâm linh sâu xa, luôn kết hợp với Chúa qua đời sống chay tịnh nghiêm ngặt, nguyện cầu liên lỉ, và cũng như hết lòng yêu thương và cống hiến toàn bộ thời gian, sức lực không những đoàn chiên được sai đến chăn dẫn, mà còn cho những con chiên khác tìm đến Chúa qua ngài trong bí tích hòa giải.

Thật mong anh em Linh Mục chúng ta trong năm nay, cũng có những kế hoạch cho riêng mình: học hỏi, cầu nguyện và có những chương trình hành động cụ thể, trước là nhìn lại ơn gọi, căn tính Linh Mục của mình, sau là tiếp tục can đảm dấn thân trong sứ vụ thiêng liêng đó với lòng nhiệt thành, tin tưởng, và hy vọng.

Với quý Thầy và quý Soeur,

Giáo Hội luôn tri ân và đề cao về ơn gọi tu trì của quý Thầy và quý Soeur. Giáo Hội, trong Hiến Chế Dòng Tu (7) ca ngợi: 'Các tu sĩ chỉ nhất tâm phụng sự một mình Thiên Chúa trong cô tịch và lặng lẽ, trong việc chuyên lo cầu nguyện và hân hoan hãm mình, cho dù nhu cầu hoạt động tông đồ có khẩn thiết đi nữa, thì những hội dòng ấy vẫn phải luôn luôn giữa địa vị cao quý trong nhiệm thể Chúa Kitô'.

Khó có thể tưởng tượng được những sự phong phú, đa dạng, nhiều sắc thái, cũng như nét đẹp và sự thánh thiện của Giáo Hội khi thiếu bóng dáng của quý Thầy và quý Soeur trong cuộc đời âm thầm chiêm niệm, cầu nguyện, hay trong những hoạt động tông đồ ở những lãnh vực khác nhau: giáo dục, nhân đạo, mục vụ... mà quý Thầy và quý Soeur dấn thân phục vụ.

Kính thưa quý Đức Ông, quý Cha, quý Tu Sĩ,

Dù căn tính mỗi người có khác nhau, dù sứ vụ được trao phó có khác nhau, chúng ta vẫn cùng giống nhau một điều: là anh chị em của nhau trong tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa và của Mẹ Maria. Chúng ta cần cầu nguyện cho nhau, để ủi an và được an ủi, để cảm thông và được thông cảm, để hỗ trợ và được hỗ trợ, để giúp đỡ và được giúp đỡ nhau. Thật ra, nói cho cùng, tất cả công việc, các mục vụ, các công tác, chúng ta đang thi hành ở bất cứ nơi nào, trong cương vị gì, hoàn cảnh nào... cũng đều là cho Chúa!

Chúng ta cũng không quên cầu nguyện và nâng đỡ cho những anh chị em của chúng ta đang nghỉ dưỡng sau khi cống hiến cuộc đời phụng sự cho Chúa và phục vụ Giáo Hội, tha nhân. Nhiều vị đang chống chỏi với tật bệnh, đang sống trong cô đơn, hiu quạnh cũng như đang gặp khó khăn về đời sống vật chất trong sinh hoạt hàng ngày, rất cần sự giúp đỡ.

Chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho anh chị em đang suy sụp tinh thần, đang trong cơn hoạn nạn, đang gặp khủng hoảng vì phải đương đầu với những vấn nạn về ơn gọi, về căn tính của mình, hay là đang gặp những khó khăn, những rắc rối, những bất hòa, những hiểu lầm, những đố kỵ, những ganh ghét, giận hờn, những tố cáo, kiện tụng... Là tội nhân hay là nạn nhân, ai cũng cần được tha thứ, cần được cảm thông, và nhất là cần được yêu thương!

Chúng con rất lấy làm hãnh diện và tự hào về hàng ngũ giáo sĩ, tu sĩ Việt Nam, vì chính mắt thấy, tai được nghe rất nhiều điều tốt lành, thánh thiện, cũng như về tinh thần và thái độ phục vụ hết sức vui vẻ, hòa đồng, thân ái, nhẫn nại, khiêm nhường, giúp đỡ và yêu thương của quý vị trong giáo xứ, cộng đoàn mình phục vụ. Chân thành cám ơn sự dấn thân, lòng quảng đại, sự hy sinh trong sứ vụ của các đấng.

Xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang yêu dấu chúc lành và ban ơn can đảm cho mỗi người chúng ta, để chúng ta luôn được an vui, trung tín với sứ vụ của mình.

Xin Cha Thánh Đaminh và Cha Thánh Gioan Maria Vianney là những anh em quý mến của các Linh Mục và Tu Sĩ, cùng đồng hành với chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên đường thánh thiện, nhân đức, tận tâm, nhiệt thành và hy sinh, giống như các ngài, trong cuộc đời phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội và tha nhân của chúng ta.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói Đức Quốc Xã là một trường hợp thái cực khi muốn thay thế Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
01:33 12/08/2009
CASTEL GANDOLFO, Ý (CNS) – Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, các trại tử thần của Đức Quốc Xã là những nơi có thái cực của sự dữ, và là kết quả của việc quân phiệt Đức đòi quyền quyết định cái gì tốt, cái gì xấu, và ai được sống, ai phải chết.

Đức Thánh Cha gốc người Đức nói về Đức Quốc Xã, về sự tự do và sự dữ trong bải giảng lúc đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 9 tháng 8 tại nhà nghỉ hè của ngài ở Castel Gandolfo.

Suy niệm về hạnh các thánh có ngày kính nhớ vào đầu tháng Tám, Đức Thánh Cha đề cao hai vị đã chịu tử đạo trong các trại tử thần Đức Quốc Xã: Thánh Edith Stein và Thánh Maximilian Kolbe.

Đức Thánh Cha nói, "Các vị Thánh này là nhân chứng về đức bác ái là yêu cho đến cùng và không tính sổ về những sự dữ phải tiếp nhận, nhưng chống lại sự dữ bằng việc lành.”

Ngài nói, họ là các mẫu gương cho tất cả các Kitô hữu, nhất là các linh mục, vì bầy tỏ “anh hùng tính trong Phúc Âm, thúc đẩy chúng ta, không hãi sợ bất cứ điều gì, để hiến dâng đời sống cho việc cứu rỗi các linh hồn.”

Đức Thánh Cha Benedict nói, "Các trại tập trung Đức Quốc Xã cũng như các trại tử thần khác, có thể coi là những biểu tượng về thái cực của sự dữ, của hỏa ngục được mở ra trên trái đất khi con người quên Thiên Chúa và muốn thay thế Người, chiếm quyền quyết định cái gì tốt cái gì xấu, và để ban bố sự sống hay sự chết."

Đức Thánh Cha nói, trong khi bộ máy tử thần của Đức Quốc Xã là một thí dụ thái cực về điều gì phải xẩy ra khi con người cho rằng họ có thể đóng vai Thiên Chúa “hiện tượng đau buồn này không chỉ giới hạn trong các trại tập trung."

Ngài nói, "Có những triết học và ý thức hệ, nhưng cũng có những đường lối suy nghĩ và hành động ngày càng gia tăng, lại đề cao tự do như nguyên lý duy nhất cho con người,” khiến cho họ cho rằng họ là thần linh và là những thẩm phán tối cao về những gì tốt hay xấu.

Đức Thánh Cha nói, để chống lại các đường lối suy nghĩ và hành động đó, có các thánh, là những người thực hành đức ái Phúc Âm, để bầy tỏ cho thế giới thấy “gương mặt thật của Thiên Chúa, là tình yêu, và đồng thời là gương mặt đích thực của con người, được cấu tạo nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa."
 
Cuộc thăm dò về ơn gọi của các tu sĩ nam nữ ở Hoa kỳ
Phụng Nghi
17:59 12/08/2009
Chicago, Ill (CNA).- Một cuộc thăm dò mới về các cộng đồng tu sĩ tại Hoa kỳ cho thấy là hầu hết các thành viên đã tuyên khấn trong những cộng đoàn này đang ngày một già đi. Tuy nhiên, hầu hết các thỉnh sinh còn trong giai đoạn huấn luyện lại nằm trong lứa tuổi dưới 30, có khuynh hướng ưa chuộng tham gia các tu hội lớn có lòng trung thành với các giảng huấn của Giáo hội.

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng các Hoạt động Tông đồ (Center for the Applied Research in the Apostolate, gọi tắt là CARA) có trụ sở tại trường Đại học Georgetown, mới đây đã thực hiện một cuộc thăm dò, thay mặt cho Hội đồng Ơn gọi Tu sĩ Toàn quốc (National Religious Vocations Conference, gọi tắt NRVC). Đây là một Hiệp hội chuyên nghiệp quy tụ các vị giám đốc phụ trách ơn gọi tu sĩ có trụ sở đặt tại Chicago.

Cuộc thăm dò được thực hiện trong các cơ sở tu hội lẫn nơi cá nhân, là những người đang trong thời kỳ huấn luyện để tuyên khấn hoặc đã tuyên khấn trọn đời. Tham gia cuộc thăm dò có ít nhất 2630 người đang trong thời kỳ huấn luyện sơ khởi, và gần 4000 đã được huấn luyện sơ khởi hay đã tuyên khấn trong thời gian 15 năm trước đây.

Trong số những tu sinh đang được huấn luyện trả lời cuộc thăm dò:

• có 43% nằm trong lứa tuổi dưới 30,
• có 21% trong số này người gốc Hispanic,
• 14% gốc Á châu hoặc Thái bình dương,
• và 6% là người Phi châu hoặc người Mỹ gốc Phi châu.

Trước đây, một bản thông cáo do NRVC phổ biến cho báo chí cho biết trong số các tu sĩ đã truyên khấn trọn đời có tới 94% là người da trắng.

Trong số tất cả các thành viên mới:

• 70% khi gia nhập đã có văn bằng cử nhân (bachelor),
• 90% đã có công việc toàn thời gian,
• 7% đã kết hôn,
• 5% đã có con cái,
• 73% đã theo học các trường Công giáo ít nhất trong thời gian còn đi học.
• 68% đã lưu tâm đến cuộc sống tu trì trước năm 21 tuổi.

Theo tường trình của NRVC, nhìn tổng quát thì các tu sĩ nam nữ đều đã lớn tuổi, và hầu hết các cộng đoàn đều có sự giảm thiểu số thành viên. Kết quả cuộc thăm dò cho biết có khoảng75% các nam tu sĩ đã tuyên khấn trọn đời và 91% các nữ tu đã tuyên khấn trọn đời nằm trong lớp tuổi 60 hay trên 60, trong khi đó đa số lớp người còn lại nằm trong khoảng tuổi 50.

Tuy nhiên, một số tu hội đang hấp dẫn các thành viên mới và một số ít đang “lớn mạnh đáng kể.” NRVC cho biết: “Các tu hội nam và các tu hội nữ hoạt động theo truyền thống cũ, ngày nay đang thành công hơn trong việc thu hút thành viên nơi giới trẻ.”

Nhìn tổng quát, bản tường trình cho thấy đa số các cộng đoàn tu sĩ đều có ít nhất một tập sinh đang trong giai đoạn huấn luyện, nhưng chỉ có 20% tu hội có 5 tu sinh hay nhiều hơn đang trong thời kỳ huấn luyện sơ khởi. Ngoài ra, một số tu viện trả lời cuộc thăm dò mới đây đã nhập với tu hội khác, làm gia tăng tỷ lệ các thỉnh sinh.

Cuộc thăm dò cho biết hầu hết các thành viên tu sĩ mới nhập muốn sinh sống, làm việc và cầu nguyện cùng với các thành viên khác trong cộng đoàn của họ. Các tập sinh mới thích sống trong những cộng đoàn lớn, có từ 8 thành viên trở lên. Các tu viện trong đó thành viên sống đơn độc đang phải đối mặt với những thách đố là khó hấp dẫn được thành viên mới.

Các tu sinh lớn tuổi khi gia nhập một cộng đoàn thường là do sứ vụ của cộng đoàn đó lôi cuốn, còn các tu sinh trẻ lại chú ý đến sự trung thành đối với Giáo hội của tu hội đó. Tu sinh trẻ cũng muốn mặc tu phục.

Các tu sinh trẻ cho biết khi lần đầu cảm thấy được lôi cuốn vào đời sống tu trì, họ đã không quen biết các tu sĩ nam nữ nào. Họ đã nhờ vào bạn bè, người cố vấn hay linh hướng giới thiệu. Họ cũng sử dụng các nguồn tài liệu về ơn gọi trên mạng internet, trong đó có những trang mạng của các dòng tu.
 
Top Stories
Tam Toa Parishioners terrorized by police and local organized criminals
Thuy Dương
18:15 12/08/2009
DONG HOI, VIETNAM - Information received within the past few days has revealed that more Catholics at Tam Toa, Dong Hoi, and Quang Binh are in grave danger at Quang Binh's Communist government's hands, being victimized by fresh and improvised tactics. With this new measure, any Christians leaving their homes at any time can easily become victim of brutal attack from police and organized criminals.



Police in Quang Binh photographed these Catholics, posting flyers with these people's photo by street corners and on telephone poles, so that hostile non-Catholics can recognize and attack them with impunity. One Christian had reportedly been terrorized by strangers so severely with his home broken into, his TV and other possessions vandalized, while police stood guard outside his home.

Some Catholics who run their business at the market encountered interference and incitement by unknown gangsters throwing yardwaste and trash at them, disrupting their way of life in such extreme hostility.

It has been difficult for Christians in general and Catholics in particular to meet with one another without being terrorized. When a car being stopped on the road, Christians are singled out and got beaten up without mercy. Anyone on the road including tourists who carry cameras can be subject to confiscation of their cameras without resistance. Some can be smashed without a reason.

A number of detainees were interrogated then forced to declare in writing that they have been "neither beaten nor interrogated" declarations. These victims were placed in a state of fear, isolation, and not permitted to contact anyone, so that officers can easily coerce them into confessing their "crimes". This is not a new measure for these officers to apply nowadays. Many from other regions have experience with this mode of operation – such that many people taken in by officers were said to have "committed suicide" for ridiculous reasons.

Currently, the people of Quang Binh have been brainwashed by the government toward hatred and hostility to religion. Hostile, inhumane, and uneducated people are paid to attack Catholics. Radio stations and newspapers constantly accuse parishioners of "conspiracy to erase the crimes of the American Empire" and many other problems that further fuel this outrageous violence.

Parishioners are often harassed, and then summoned to "work" constantly at any given time, causing psychological distress and other abject tactics. Recently the government has also directly bullied their parishes, threatened priests such as the Reverend Peter Le Thanh Hong in Sen Bang, invited and summoned to labor.... psychologically terrifying and causing fear in parishioners. For the state of Christians in Tam Toa in this period of lament, let us pray together for those Christian brothers and sisters.
 
Situation actuelle de la paroisse Tam Toa
Le correspondant VietCatholic
18:54 12/08/2009
DONG HOI Tam Toa, le 11/08/2009 - D’après les nouvelles de ces derniers jours, actuellement la paroisse de Tam Toa du district de Dong Hoi de la province de Quang Binh se trouve dans une situation critique créée par les autorités de la province, qui deviennent infâmes.

N’importe quel paroissien sortant dans la rue peut être pris par la brutalité de la police de sécurité. Cette dernière en prend la photo, et de même que le visage de plusieurs paroissiens est imprimé sur papier, collé au coin des rues, sur des poteaux électriques pour que les non-catholiques le reconnaissent et l’attaquent à l’abri de toute aide de secours possible.

Un «inconnu» s’est introduit dans la maison d’un paroissien. Il cassa les portes, écrasa la TV pendant que la police de sécurité posté à l’extérieur pour protéger l’intrus.

Un nombre de paroissiens commerçants se trouvant au marché sont victimes des « délinquants » ramenés par la police de sécurité, qui jettent des ordures dans leurs marchandises telles que les légumes et autres pour leur couper le moyen de vie.

Il est impossible que d’autres catholiques viennent à leur secours sans être brutalisés. Il arrive que qu’on peut arrêter toute voiture en circulation sur la chaussée, si l’on y trouve un catholique qui est tout de suite frappé brutalement.

N’importe que qui sortant dans la rue, y compris les touristes ayant un appareil de photographie qui sera détruit par n’importe passant de la rue ou pris sans pouvoir résister.

Ceux des catholiques qui ont été arrêtés sont forcés à écrire la déclaration affirmant qu’ils n’ont pas été frappés, brutalisés au cours de l’interrogatoire. De même qu’ils sont mis dans la peur, isolés de tout contact avec qui que ce soit pour que l’interrogateur puisse les forcer à reconnaître les « fautes». Cela n’est pas étranger à n’importe qui ayant connu la méthode de travail de la police de sécurité. Plusieurs personnes, ayant trop bien connu cette méthode de la police de sécurité et convoquées par cette même police, se sont suicidés pour des raisons absolument incompréhensibles.

À l’heure actuelle, les autorités de la province de Quang Binh ont semé dans la tête des citoyens non-catholiques la haine contre les religions, par conséquent ceux-là, pris dans un état de folie sanguinaire, sont tolérés à brutaliser les catholiques. Le radio, la télévision et les journaux du régimes ne cessent d’accuser les catholiques d’avoir fomenté le complot d’effacer les crimes de guerre commis par les Américains et d’autres allégations visant à jeter de l’huile dans l’hystérie ne connaissant que la force

Les catholiques de Tam Toa sont souvent et sans cesse dérangés, invités, convoqués à venir n’importe quand à l’interrogatoire de la police. Cela crée une insécurité psychologique et d’autres jeux d’abominables tortures.

Récemment, les autorités de la province de Quang Binh harcèlent directement les paroisses, menacent leurs prêtres tels que le Révérend père Hong de la paroisse Sen Bang, invitent, convoquent au poste de la police de sécurité dans le but de créer parmi les catholiques un syndrome psychologique de peur et de terrorisme.

La situation des catholiques de Tam Toa est dramatique, que tout le monde prie pour eux.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Khấn Dòng các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:35 12/08/2009
PHAN THIẾT - Hôm nay ngày 12.8.2009, Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có thêm 31 Nữ Tu Khấn Lần Đầu.

Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan chủ sự lễ Khấn Dòng. Cùng đồng tế có 30 linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo tu sĩ nam nữ và thân nhân các tân khấn sinh sốt mến tham dự.

Khi tuyên khấn, người Nữ Tu muốn dâng hiến trọn đời mình cho Đức Kitô cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí các Nữ Tu Mến Thánh Giá.

Đối với tôi, hình ảnh đẹp nhất ngày lễ khấn dòng là lúc người Nữ Tu quỳ gối trước mặt Đức Giám Mục, đặt tay trong tay Chị Tổng Phụ trách, đọc lời khấn hứa: Khó Nghèo, Khiết Tịnh, Vâng Phục.

Dựa vào gợi ý suy niệm của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, xin gởi đến các Tân Khân Sinh những tâm tình như là quà tặng mừng ngày hồng ân khấn dòng.

Bước theo Đức Kitô Vâng Phục, người Nữ Tu theo gương Mẹ Maria sống đời “Xin Vâng”.

I. Đức Giêsu, con người vâng phục:

Nơi Đức Giêsu, vâng phục hoàn toàn là yêu thương. Vâng phục là đón nhận tất cả từ nơi Chúa Cha, đón nhận bản thân Cha, đón nhận tình yêu của Cha, sự sống của Cha; đón nhận chương trình của Chúa Cha, lời của Cha, giáo lý của Cha, công việc của Cha, ý muốn của Cha. Yêu ai, ta sẵn sàng thực hiện ý muốn của người ấy, sung sướng thực hiện, luôn bận tâm thực hiện ý muốn ấy. Người yêu chỉ thích mỗi một điều là làm đẹp lòng người mình yêu. Yêu thương là linh hồn của sự vâng phục và làm cho vâng phục trở thành tự do.

Đối với Đức Giêsu, vâng phục Chúa Cha là hoàn toàn làm theo ý muốn của Chúa Cha, và vui sướng vì được làm đẹp lòng Cha. Đó là điều làm cho Đức Giêsu bận tâm hơn cả, là lẽ sống, là niềm vui của Người: Lương thực của Thầy là làm theo ý muốn Đấng đã sai Thầy (Ga, 34). Sự vâng phục của Đức Giêsu biểu lộ tình yêu sâu thẳm nhất: yêu cho đến cùng, yêu cho đến chết. Đức Giêsu tự coi mình là tôi tớ trung thành nhất của Thiên Chúa, không bao giờ phản bội Thiên Chúa, không bao giờ đi ngược với đường lối của Thiên Chúa.

II. Thách đố cho đức vâng phục:

Quan niệm về tự do của thế giới hôm nay đã mất đi yếu tố khách quan, chỉ còn giữ lại yếu tố chủ quan. Nhiều người có khuynh hướng tách rời tự do khỏi chân lý và quy luật luân lý. Người ta không còn muốn tôn trọng kỷ luật, coi kỷ luật như là sự ràng buộc làm mất tự do của con người. Nhiều người không tôn trọng trật tự, coi thường công lý. Sự sống không được bảo vệ, đặc biệt là những thai nhi vô tội trong lòng người mẹ và còn có khuynh hướng coi đó là quyền tự do của chị em phụ nữ. Thế giới đầy những bất công và bạo động, vì thiếu tôn trọng những quy luật đạo đức khách quan.

Giới trẻ muốn thoát mọi ràng buộc của người lớn, của cha mẹ ông bà, vì thấy người lớn không hơn gì họ, hoặc không đáng tin cậy. Khủng hoảng quyền bính kéo dài trong xã hội và Giáo Hội. Liệu nhân đức vâng phục còn có ý nghĩa gì trong một thế giới đầy những sáng tạo, và luôn chờ đợi những sáng kiến mới? Sự rập khuôn theo kiểu cũ ngăn chặn đà tiến của xã hội, và làm cho xã hội phải tụt hậu? Dám nghĩ, dám làm là dấu chỉ sự trưởng thành, không lệ thuộc cách ấu trĩ vào người khác. Liệu những ai chỉ quen làm theo ý người khác, có cơ hội để trưởng thành hay không?

III. Giải đáp của đời sống thánh hiến:

Thế giới hôm nay hơn bao giờ hết cần tìm lại ý nghĩa của nhân đức vâng phục, để có thể ra khỏi khủng hoảng quyền bính hiện nay rất tai hại cho cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Nhiều gia đình bị tan nát, nhiều xã hội bị băng hoại. Vâng phục ngày hôm nay không còn là sự lệ thuộc như thời nô lệ, không còn là sự rập khuôn làm mất hết tính người, mà là tự nguyện chấp nhận chân lý, chấp nhận trật tự cần thiết cho mọi sinh hoạt, chấp nhận kỷ luật vì ích lợi chung của mọi người.

Vâng phục hôm nay là sáng suốt chấp nhận quyền bính, nhận ra ý nghĩa phục vụ của quyền bính. Vâng phục không đi ngược hay mâu thuẫn với tự do, mà là dấu chỉ của tự do,vì trong vâng phục luôn có yếu tố tự nguyện. Không có tự nguyện, thực sự không có vâng phục. Sự tự nguyện luôn phát xuất từ chiều sâu của tự do, vì thế trong vâng phục luôn luôn có tự do. Trong trường hợp vâng phục Thiên Chúa, rõ ràng và chắc chắn là con người càng vâng phục Thiên Chúa bao nhiêu thì càng tự do bấy nhiêu. Thiên Chúa là Đấng Cứu Thoát. Ngài không bao giờ trói buộc con người, nhưng luôn giải phóng con người.

Những thánh nhân là những con người tự do nhất. Càng đạo đức thánh thiện bao nhiêu, con người càng tự do bấy nhiêu. Trường hợp của Đức Giêsu là điển hình. Trên trần gian này, không con người nào tự do bằng Đức Giêsu, không con người nào đạo đức thánh thiện như Ngài, không có ai vâng theo thánh ý Thiên Chúa như Ngài. Không ai tri Thiên Mệnh bằng Ngài. Biết Chúa Cha hay tri Thiên Mệnh là niềm vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của Đức Giêsu. Và đó cũng là nền tảng của sự vâng phục trong Hội Thánh.

Lời khấn vâng phục trong đời sống thánh hiến cũng xây dựng trên nền tảng ấy, nên là niềm vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của đời tu. Chính vì thế, những tu sĩ không vui tươi không yêu thương trong vâng phục, là những phản chứng từ. Sự vâng phục ngày hôm nay còn có chiều kích cộng đoàn: mọi người cùng nhau đi tìm thánh ý Thiên Chúa, cùng nhau đón nhận và cùng nhau thi hành; mọi người nỗ lực tiến tới đồng tâm nhất trí bằng đối thoại. Sự vâng phục liên kết các thành viên trong cùng một sứ mạng, cùng một tình yêu, dù nhiều người có những đoàn sủng khác nhau...Quyền bính trong cộng đoàn nhằm biện biệt và hiệp thông. Sự đoàn kết, ý chí chung, tình huynh đệ chị em, sự cởi mở với nhau là dấu chỉ triển nở của đời sống vâng phục trong cộng đoàn. Sống vâng phục theo Tin Mừng, các tu sĩ kinh nghiệm được hạnh phúc của việc cùng nhau lắng nghe là thực thi Lời Chúa ( Lc 11, 28 ). Khi vâng phục, người tu sĩ chắc chắn mình đang thi hành sứ mạng, vì không theo ý muốn riêng

IV. Mẹ Maria, Người Nữ Tự Do

Trong thế giới loài người từ ngàn xưa đến ngàn sau, không ai có được diễm phúc như Mẹ Maria.Thiên Chúa luôn ở cùng Mẹ. Mẹ được vinh dự cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Con Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng công bố Tín Điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội ngày 8-12-1854. Với ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Maria là Người Nữ Tự Do nhất trên trần gian nầy.

Mẹ Maria, người nữ tự do, luôn luôn thuộc về Thiên Chúa, và sống theo chương trình của Thiên Chúa. Sức mạnh trong thân phận “Nữ tỳ hèn mọn” là sức mạnh của Thiên Chúa. Chỉ với hai từ nhẹ nhàng “Xin Vâng” mà rung chuyển cả địa cầu, làm xôn xao muôn dân nước, làm khiếp kinh bao thế lực quỷ thần. Mẹ “xin vâng” là “xin vâng một lần cho một đời”. Cả lý trí, tài năng, con người và tất cả cuộc đời Mẹ thuộc về Thiên Chúa. Mẹ Maria hoàn toàn tự do cho một lần xin vâng và hoàn toàn tự do trong suốt cuộc đời.

Với thân phận “Nữ tỳ hèn mọn” Đức Mẹ là một người nghèo, thanh khiết, chỉ biết phó thác vào Chúa, chỉ biết sẵn sàng thực hành bất cứ sự gì là thánh ý Chúa. Với thái độ trút bỏ tuyệt đối cái tôi của mình, Đức Mẹ tạ ơn Chúa vì được Chúa đoái thương nhìn đến, để thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Từ đó, Đức Mẹ sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa.

Người Nữ Tu được Chúa đoái thương tuyển chọn để thuộc về Chúa hoàn toàn. Từ nay theo gương Đức Mẹ, các Nữ tu sống Đức Vâng Phục để toả hương thánh thiện cho cuộc đời phục vụ yêu thương.

Theo Chúa Giêsu, người Nữ tu nhìn cuộc đời thênh thang trên trời cao mà tìm hạnh phúc. Con đường hẹp của Phúc Âm, con đường thánh giá là con đường “chiến đấu để vào” chứ không miễn cưỡng hay cưỡng chế. Con đường hẹp dẫn đến sự sống và ngập tràn niềm vui dâng hiến. Hương thơm của đời sống tu trì mang đến cho cuộc đời này một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất,biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.

Theo Chúa Giêsu, người Nữ tu từ bỏ tất cả để chỉ dâng tình yêu cho Thiên Chúa mà thôi. Chỉ yêu một mình Đức Kitô. Đó là động lức cơ bản khiến họ chỉ đi tìm Thiên Chúa và sống với Ngài, cảm nếm sự ngọt ngào vô biên, hạnh phúc diệu kỳ của tình yêu tuyệt đối họ đang tôn thờ. Hoàn toàn tự do để sống lời xin vâng.

Cuộc đời “Xin Vâng” của Đức Maria phần nào khắc họa đời “Xin Vâng” của Chúa Giêsu, Đấng đã “Vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”.

Đức Maria đã đi trọn con đường “Xin Vâng”. Cầu chúc các Tân Khấn Sinh theo gương Mẹ hiền, luôn sống trọn vẹn Đức Vâng Phục với tất cả tự do và hạnh phúc của đời dâng hiến.
 
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Trung Tâm Mục Vụ Giáo Dân GP Đà Lạt
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
19:10 12/08/2009
ĐÀ LẠT - ngay từ lúc 8h00 ngày 12.08.2009 các đoàn thể tập trung ngay trước cổng TRUNG TÂM MỤC VỤ GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT đón tiếp Đức Giám Mục Phêrô, vị Mục tử của Giáo Phận. Cha Tổng Đại Diện. Quý Cha Bề Trên, Quý Cha Quản Hạt, Quý Cha Triều và Dòng. Quý Bề trên và Các Nam Nữ Tu Sĩ thuộc các Dòng Tu và Tu Hội. Quý Chủng sinh của Giáo Phận. Quý Ban Hành Giáo thuộc 79 Giáo xứ và các Giáo Sở, cùng đại diện Bà con anh chị em các Giáo xứ, Giáo Sở trong toàn Giáo Phận. Các vị khách quý từ nhiều nơi đến hiệp lời cầu nguyện và chia sẻ niềm vui của Giáo Phận.

Xem thêm các hình ảnh ngày lễ khởi công xây cất

Thánh lễ trọng thể do Đức Giám Mục Phêrô chủ tế và rất đông đảo các Linh mục đông tế.

Theo Đức Cha Phêrô, việc xây dựng TRUNG TÂM MỤC VỤ là niềm thao thức và mơ ước từ lâu của giáo phận, nay đã được thực hiện.

Nghi thức làm phép do Đức Giám Mục Phêrô rảy nước Thánh lên khu vực xây ngôi nhà mới và đặt viên đá đầu tiên.

Linh mục Gioan Phan Công Chuyển (Chánh xứ Giáo xứ Thánh Mẫu – phụ trách xây dựng) đại diện các anh em đọc lời tri ân: “Chúng con chân thành tri ân sự hiện diện đông đảo đầy khích lệ hôm nay: qua Thánh lễ và Nghi thức làm phép diện tích xây dựng cũng như đặt viên đá trang trọng này, mặc dầu thời tiết những ngày qua không mấy thuận lợi, và việc tổ chức không được chu đáo! Sự hiện diện này cùng với những lời động viên tích cực suốt mấy tháng qua từ mọi thành phần Dân Chúa trong Đại gia đình Giáo Phận, đặc biệt từ anh em Linh Mục, cho phép chúng con hy vọng rằng: Công trình này phải được hoàn thành một cách xứng đáng với tầm vóc của nó – nhằm phục vụ cho việc huấn luyện ACE/GD ở mọi lớp tuổi về Ơn gọi và Sứ mạng của mình hầu nỗ lực góp phần hữu hiệu xây dựng HT, và đặc biệt HT trên quê hương đất nước này.

Tuy nhiên chúng con phải thú thật để có thể hoàn thành chúng con cần phải có 3 yếu tố sau đây:

- Lời cầu nguyện của mọi người “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”.

- Những lời góp ý chân tình – lẽ dĩ nhiên về phương diện quy mô công trình này đã được hiện thực và đi vào chi tiết, nhưng chúng con rất sẵn sàng và hoan hỉ được lắng nghe và đón nhận thêm những ý kiến của mọi người, nhất là với các anh chị em đã từng có kinh nghiệm mặt này mặt kia vì đây là công trình chung nhằm phục vụ lâu dài và toàn thể Hội Thánh.

- Chúng con cần tiền bạc và công sức của mọi thành phần dân Chúa.

Một cơ sở trung tâm của Giáo Phận với một quần thể gồm 7 tòa nhà: 4 dành cho các học viên, 1 dùng làm nhà nguyện và hội trường, 1 cho ban điều hành và khu ẩm thực chung, 1 cho cộng đoàn tu sĩ phục vụ. Tổng diện tích này là trên mười một ngàn thước vuông (11.119m2). Tọa lạc trên một ngọn đồi hơn 6ha gần như chọc, phải có vòng đai bảo vệ, phải có đường đi lối lại, bãi đậu xe, có cây cối, công viên, cảnh quan môi trường, có những tiện nghi tương đối cho sinh hoạt đa dạng tạo được bầu khí đạo đức ấm cúng phù hợp với kế hoạch mục vụ và những thao thức của Đức Cha vị Mục tử của Hội Thánh.

Chúng con xin phó thác công trình này trong tay vị bổn mạng trần thế của Giáo Phận là Thánh cả Giuse.

Chúng con một lần nữa xin chân thành tri ân Đức Cha, các Quý Cha, các Quý vị và toàn thể Anh chị em trong đại gia đình giáo phận thân yêu.

Nhân dịp này Đức Giám Mục Đà Lạt có gửi thư cho toàn thể giáo phận như sau:

TOÀ GIÁM MỤC ĐÀLẠT
9 Nguyễn Thái Học
Thành Phố Đalạt – Lâm Đồng

Kính thưa Quý Cha, Qúy Cộng Đoàn,

Trong tâm tình hiệp thông với gia đình Giáo Phận nhân ngày cử hành Thánh Lễ Khởi Công xây dựng Trung Tâm Mục Vụ, thứ Tư 12/8/2009, tại 51 Vạn Kiếp, phường 8 Đalạt (bên cạnh Chủng Viện Minh Hòa), nếu được, xin Quý Cha và Quý Cộng Đoàn cùng dâng Thánh Lễ:

Cầu cho Hội Thánh Địa Phương (sách Lễ Roma trang 896)

- Bài đọc I: Is 2,1-5 (sách Bài Đọc ngoại lịch 277, số 1)
- Bài đọc II: Ep 4,11-16 (sách Bài Đọc ngọai lịch trang 259. số 1)
- Tin Mừng: Ga 17,11b. 17-23 (sách Bài Đọc ngoại lịch trang 260, số 2)

Đây cũng là bản văn và các bài đọc Thánh Kinh được dùng trong Thánh Lễ tại Trung Tâm. Cả gia đình Giáo Phận thân yêu chúng ta cùng hiệp thông trong một lời cầu nguyện, để nài xin Chúa cho “Hội Thánh được hợp nhất và bình an theo Thánh Ý Chúa” và xin phúc lành của Chúa cho các ân nhân xa gần, cùng gìn giữ công trình xây dựng được tốt đẹp.

Xin chân thành cám ơn Quý Cha và anh chị em.

Thân ái

+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám Mục Giáo Phận Đàlạt
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tiến trình bị mất đất
Lữ Giang
03:41 12/08/2009
Chúng ta nhớ lại, nhân dịp Đại Hội Đảng Toàn Quân từ ngày 3 đến 11.1.2001, Lê Đức Anh đã đứng lên tố Lê Khả Phiêu 10 tội, trong đó có một tội rất quan trọng là “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” trong chuyến đi Trung Quốc chầu Giang Trạch Dân. Người đầu tiên đưa sự tố cáo này ra công luận là Đỗ Việt Sơn, một đảng viên đảng CSVN về hưu và có lẽ là đàn em của Lê Đức Anh. Sau đó, Luật sư Lê Chí Quang viết bài “Hãy cảnh giác Bắc Triều” nói rõ rằng phần đất bị “bán” là 720 cây số vuông. Nguyễn Chí Trung, thư ký của Lê Khả Phiêu, nói với báo chí rằng Lê Khả Phiêu là “nạn nhân của những âm mưu đánh phá của 3 vị cố vấn là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”

Dĩ nhiên, nhóm Lê Khả Phiêu phải phản pháo. Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã cho Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh dùng tài liệu vụ án chính trị T-4 tại Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng để chơi lại nhóm Lê Đức Anh.

Khởi sự từ đó, một phong trào tố đảng CSVN làm mất đất mất biển được phát động ở hải ngoại, nhưng người Việt chống Cộng không dùng những chữ “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” của Lê Đức Anh, mà đổi thành “Dâng đất dâng biển cho Trung Quốc” . Chiến dịch này đã trở nên rầm rộ khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa thưộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sau đó phong toả Biển Đông.

Thật ra, người Việt đã bị Tàu cướp đất dài dài trong tiến trình lịch sử, bắt đầu từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay, do đó người Việt phải tiến dần xuống phía Nam. Tuy nhiên, cha ông chúng ta cũng đã chiếm đất của Lâm Ấp, Chiêm Thành và Chân Lạp để lập thành một nước mới.

Trong bài này chúng tôi chỉ nói về tiến trình bị mất đất trong lịch sử. Trong bài sau, chúng tôi sẽ bàn đến chuyện đòi đất của tiền nhân để rút kinh nghiệm.

BÀI HỌC LỊCH SỬ?

Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 24.7.2009 về đề tài “Việt Nam cần làm gì trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc?” , Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan có nêu lên hai đề nghị: (1) Đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam. Cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được. (2) Cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi.

Ông nói rõ: “Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam…”

Nhưng với nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại, đề nghị này rất khó nghe. Lý do thứ nhất: Người Tàu có “Tam thập lục kế” (với người Tàu, con số 36 có nghĩa là nhiều lắm), nhưng một số người Việt đấu tranh ở hải ngoại chủ trương chỉ có “biểu dương khí thế” là thượng sách, không cần biết kết quả như thế nào. Mọi kế khác gần như không được chấp nhận. Như vậy học sử để làm gì? Lý do thứ hai: Sử đâu mà học?

Trong bài Tựa của bộ “Việt Nam Sử Lược” , cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có than phiền: “Sử mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử của mình” .

Bài Tựa này được viết vào năm 1919, khi bộ “Việt Nam Sử Lược” lần đầu tiên được xuất bản, nhưng đến nay vẫn còn đúng. Không những thế, một số “sử gia” đời nay khi viết sử, thường không dựa theo chính sử như cụ Trần Trọng Kim, mà chỉ ghi lại những phần mình thích, bỏ đi những phần bị coi là mất “khí thế” hay không oai hùng, biến hoá nhiều đoạn và thêm huyền thoại vào làm cho sử không còn là thực sử nữa! Một vài thí dụ cụ thể:

(1) Khi viết về vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, các “sử gia” ta chỉ ghi lại “Bình Ngô Đại Cáo” và giấu đi tờ biểu thê thảm mà Lê Lợi dâng lên vua Minh xin phong vương. Trong vụ Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, các “sử gia” ta cũng chỉ ghi lại “Hịch Đánh Trịnh” của Nguyễn Hữu Chỉnh và “Hịch Gọi Đò” của Nguyễn Huệ, còn tờ biểu được Nguyễn Huệ dưng lên vua Thanh năn nỉ xin ban sắc phong được coi như không có. Họ cho rằng những tở biểu đó làm mất “khí thế” nên phải loại ra khỏi sử, không nên cho con cháu đọc.

(2) Thiền sư Lê Mạnh Thát đã sửa lại sử, cho rằng không có chuyện Bắc Thuộc lần thứ nhất và Mã Viện đem quân đánh hai Bà Trưng. Trái lại, các đời vua Hùng Vương đã kéo dài ra đến sau Công Nguyên, tức đến khi Phật giáo được truyền vào đất Việt! Việc sửa sử này nhắm mục tiêu chứng minh: “Phật giáo là dân tộc” vì đã du nhập vào Việt Nam từ đời Hùng Vương!

Pháp nạn kinh hoàng (gần như làm cỏ) mà Nguyễn Huệ đã gây ra cho Phật Giáo để có phương tiện tiến đánh quân Thanh, không được ai ghi lại một vài dòng, kể cả các “sử gia” Phật Giáo! Họ chỉ nói đến “Pháp nạn” dưới thời Ngô Đình Diệm!

(3) Tàu xây Ải Nam Quan như thế nào và các diễn biến về sau ra sao, đã được ghi rất tỉ mỉ trong chính sử của Tàu cũng như của ta. Công Ước Thiên Tân ngày 9.6.1885 giữa Pháp và Trung Hoa và các văn kiện đính theo đã gọi Ải Nam Quan là “Porte de Chine” (cửa của Trung Hoa) và vẽ nó nằm trên đất Trung Hoa. Ấy thế mà để “tố cộng”, các “sử gia” và các chiến sĩ chống cộng đã coi những văn kiện lịch sử và pháp lý đó như không có, cùng nhau ngồi “khóc Nam Quan”! Có “đại sử gia” còn biến hoá Ải Nam Quan ra hai phần, một phần nói là của Tàu và một phần nói là của ta, để cho “hợp với lòng dân”!

Bây giờ người Việt ở trong cũng như ngoài nước, gần như nhà nào cũng xem phim Đại Hàn, trong đó có nhiều phim lịch sử, chẳng hạn như Thời Đại Anh Hùng, Những Ngày Đen Tối, Jumong, Bài Ca Sơ Đông, Đại Hiệp Sĩ, v.v. Qua các bộ phim này, chúng ta thấy người Đại Hàn đã diễn tả rất trung thực lịch sử của họ: thời kỳ nào cường, thời kỳ nào nhược, những sự rối loại trong cung đình, những thủ đoạn gian ác áp chế dân lành của các quan lại phong kiến, những phương thức mà cha ông họ đã dùng để chống ngoại xâm… Nhờ diễn tả lịch sử một cách trung thực như vậy, người Đại Hàn ngày nay đã rút được kinh nghiệm lịch sử để xây dựng một đất nước Đại Hàn tốt đẹp hơn. Trái lại, sử của người Việt đã bị hai bên đối nghịch biến chế theo sở thích và theo nhu cầu chính trị, làm sao có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm của cha ông được?

NƯỚC TA KHỞI TỪ BÊN TÀU?

Theo truyền thuyết và dã sử, thời kỳ Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trước Tây lịch, thuộc niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của Việt Nam dưới thời Kinh Dương Vương nằm ở tận bên Tàu, rất rộng lớn: Phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên), và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).

Nước Chiêm Thành lúc đó nằm ở đâu? Bộ “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu đã ghi lại như sau:

“Chiêm Thành: phiá đông giáp bể, phía Tây đến Vân Nam, phía nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền Annam, phía đông bắc đến Quảng Đông...”

Thật ra, phải đến thế kỷ thứ 13, nước ta mới có quan viết sử, nên những điều xẩy ra trước đó đều được chép lại theo tục truyền, không biết đúng được bao nhiêu phần trăm. Nhưng chắc chắn người Việt ngày xưa ở tận bên Tàu, sau đó trụt dần xuống phía nam. Tại sao như vậy? Cụ Trần Trọng Kim giải thích:

“Người nòi gióng Việt Nam ta mỗi ngày một nẩy nở ra nhiều, mà ở phía bắc đã có nước Tàu cường thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện, cho nên mới theo bờ biển lấn xuống phía nam, đánh Lâm Ấp, dứt Chiêm Thành, chiếm đất Chân Lạp, mở ra bờ cỏi bây giờ.

Đây là kiểu “Dùi đánh đục thì đục đánh săng (gỗ)” hay “Cá lớn nuốt cá bé” .

ĐỒNG TRỤ NẰM Ở ĐÂU?

Nước ta có ranh giới đầu tiên với nước Tàu là do Mã Viện ấn định. Lịch sử kể lại rằng dưới thời Đông Hán, năm 41 sau Tây lịch, vua Quang Vũ của Tàu sai Mã Viện làm Phục Ba Tướng Quân, sang đánh Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về lại cho nhà Hán (Thiền sư Lê Mạnh Thát nói chuyện này không có!). Mã Viện dời phủ trị về Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” . Nghĩa là cây đồng trụ gãy thì người Giao Chỉ mất. Người Giao Chỉ đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao, vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.

Nhưng cột đồng này đã được dựng ở đâu?

Theo “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm.

Khâm Châu là một châu của Tàu nằm sát biên giới với Giao Chỉ, còn Cổ Sâm là một động của ta nằm sát biên giới Tàu.

Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Qúy Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thuớc. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên.”

Núi Phân Mao (Phân Mao lĩnh) ở đâu?

Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết:

“Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng, lớn chừng ba thước.” (Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của NXB KHXH – Hà Nội, tr. 202)

Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí” của Nhà Thanh cho biết: Núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu (nay là đất tỉnh Quảng Đông). Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.

Đồng trụ nếu to 2 thước ta (theo Lê Qúy Đôn) hay 3 thước ta (theo Nguyễn Trải) thì cũng rất lớn. Mỗi thước ta bằng 0,425 mét. Như vậy 2 thước là 0,850 mét và 3 thước là 1,275 mét.

Về sau, cả người Tàu lẫn người Việt đều không biết rõ đồng trụ nói trên nằm ở đâu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thương Giám Cương Mục” có cho biết năm 1272, nhà Nguyên đã sai Ngột Lương sang Việt Nam hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước ở đâu. Vua Trần Thánh Tôn đã sai viên phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Lê Kính Phu tâu với Nhà Nguyên: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được” . Việc đó sau cũng thôi. (Quyển VII, tr. 219).

Thật ra, Mã Viện không phải chỉ dựng một đồng trụ ở Cổ Sơn. Ông đã mở mang bờ cỏi của nhà Hán, dựng lên một đồng trụ ở Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) và hai đồng trụ ở Bình Định. “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu cho biết: Sách Tần Thư Điạ Lý Chí ghi: Ở quận Nhật Nam có cột đồng từ đời Hán dựng làm địa giới. Sách Lâm Ấp Ký chép: Phía tây quận Nhật Nam có nước Tây Đồ Di, Mã Viện qua đất này dựng hai cột đồng nêu bờ cỏi nhà Hán.

Quận Nhật Nam lúc đó gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Vùng này là bắc Chiêm Thành.

Nhìn lại, nếu đồng trụ do Mã Viện dựng để phân ranh giới Việt – Trung mà còn thì nó cũng đã nằm trên đất Tàu, vì năm 1540 Mạc Đăng Dung đã giao vùng đất Cổ Sơn, nơi có đồng trụ, cho Trung Hoa rồi.

MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN

Nhiều người tưởng rằng, trong lịch sử, cha ông chúng ta luôn kiên cường dựng nước và giữ nước, không để mất một tấc đất nào. Thực tế không phải như vậy. Ngoài việc bỏ Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây chạy xuống Bắc Việt hiện nay, cha ông chúng ta còn phải chịu bị mất đất rất nhiều lần.

Mặc dầu Mã Viện đã dựng đồng trụ ở Phân Mao để đáng dấu ranh giới giữa Giao Chỉ và nước Tàu, những việc phân định ranh giới giữa hai nước không dễ dàng vì biên giới rất rộng lớn. Mỗi lần có tranh chấp, vua hay quan Tàu đều dành quyền quyết định phần nào thuộc Tàu và phần nào thuộc ta.. Thí dụ năm 1442, nhà Minh gởi dụ cho vua Lê Thái Tông, nói rằng Chiêm Lãnh và Như Tích là thuộc Châu Khâm của Trung Quốc, do Hoàng Khoan cai quản, nên phải trả lại cho Trung Quốc. Năm 1547, Đô Đốc Mã của nhà Thanh gởi thư cho Chúa Trịnh và nói: “Từ Sa Châu trở ra ngoài đến Phân Mao - Đồng Trụ là đất của quý quốc cày cấy chăn nuôi từ lâu, cho về An Nam” .

Ngoài chuyện tranh chấp về vùng biên giới, các vua và quan Tàu luôn tìm cách chiếm thêm đất của nước ta. Tạm bỏ qua “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đi, chúng ta thấy từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 18, dưới các triều đại của Trung Quốc từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh đều đem quân xâm lấn Đại Việt. Nhà Tống xâm chiếm 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh và nhà Thanh mỗi vương triều một lần. Ngoài những cuộc xâm chiếm đại quy mô như thế, các triều đại Trung Quốc cũng thường tìm cách cướp đất của người Việt ở vùng biên giới. Sau đây là một số thí dụ cụ thể:

1.- Mất hai động Vật Ác và Vật Dương.

Dưới thời nhà Tống, Quách Quỳ đã chiếm 4 châu và một huyện của Đại Việt là Quảng Nguyên, Quang Lang, Tô Mậu, Môn, và Thuận châu. Sau đó, năm 1057 Nùng Tôn Đàn nộp động Vật Ác và năm 1064 Nùng Trí Hội nộp thêm động Vật Dương. Vua Lý Nhân Tông phái sứ qua thương lượng nhiều lần, vua Tống chỉ chịu trả cho 4 châu và một huyện, nhưng không trả hai động Vật Ác và Vật Dương.

2.- Mất 59 thôn ở Cổ Lâu

Năm 1401, khi Hồ Hán Thương được Hồ Quý Ly nhường ngôi, đã sai sứ sang xin vua nhà Minh phong vương. Vua Thánh Tổ nhà Minh nghe tin ở An Nam đang có chuyện lộn xộn nên cho điều tra và biết được Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh muốn nhân cơ hội này đem quân sang chiếm nước An Nam, lấy lý do là để hạch tội Hồ Quý Ly. Khởi đầu, vào năm 1405 nhà Minh sai sứ sang đòi lại đất Lộc châu, tức Lộc Bình thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay, viện lý do đất này trước đây thuộc châu Tự Minh của tỉnh Quảng Tây. Lúc đầu Hồ Quý Ly không chịu, nhưng thấy áp lực của nhà Minh quá nặng nên Hồ đã sai quan hành khiển là Hoàng Hối Khanh đến dàn xếp. Hoàng Hối Khanh quyết định cắt 59 thôn ở Cổ Lâu nhường cho Tàu. Hồ Quý Ly thấy cắt nhiều quá, có mắng Hoàng Hối Khanh. Tuy đã nhún nhường như thế, nhà Minh vẫn không chịu, đem binh qua chiếm nước ta.

3.- Mạc Đăng Dung giao hai châu và 4 động cho Tàu

Theo cuốn “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của Phan Huy Chú, năm 1540 khi Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, đã trao trả 2 châu và 4 động cho nhà Minh. Hai châu là Như Tích và Chiêm Lãng, và 4 động là Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm và Liêu Cát. Các lãnh thổ này được sát nhập vào châu Khâm của Tàu. Nhưng Mạc Đăng Dung không được nhà Minh phong vương mà chỉ phong làm Đô Thống Sứ.

4.- Mất 13 châu và 3 động.

Năm 1684, thổ quan huyện Khai Hóa của tỉnh Vân Nam đem quân chiếm ba động Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ thuộc tỉnh Tuyên Hưng của ta. Chúa Trịnh Thuận Đức cho sứ qua đòi lại nhưng nhà Thanh không trả.

Năm 1698 thổ quan tỉnh Vân Nam lại chiếm thêm ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sứ thần Nguyễn Đăng Đạo đến Trung Quốc xin vua Khang Hy trả lại, nhưng vua từ chối. Chúa Trịnh Bính lại phái sứ khác qua nhà Thanh xin xem lại vụ này, nhưng quan Tuần Phủ Quảng Tây không cho đi. Từ đó, ba động này kể như mất luôn.

Năm 1781, dưới thời Tây Sơn do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Hoàng Công Thư đã đem 10 châu của nước Việt nộp cho Tổng Đốc tỉnh Vân Nam. Triều đình ta gởi thư yêu cầu Tổng Đốc Vân Nam xét lại biên giới. Tổng Đốc Vân Nam trả lại thư và nói rằng biên giới tự nhiên không cần vạch lại.

Trên đây là một số vụ mất đất điển hình trong thời phong kiến.

MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI XHCN

Có thể nói, nếu không có Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta, khó mà ấn định được đường ranh giới hợp lý và khoa học trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Sau nhiều lần thương lượng rất gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9.6.1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d'Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc do công ước ngày 26.6.1887 và công ước ngày 20.6.1895.

Mặc dầu có những hiệp ước ấn định ranh giới một cách rõ ràng nói trên, kể từ năm 1954, sau khi Pháp rút khỏi miền Bắc, Trung Quốc bắt đầu xâm phạm biên giới Việt Nam. Những vụ xâm phạm này đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi rõ trong tập “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc” , do nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội xuất bản năm 1979, sau khi Trung Quốc đem quân “dạy cho Việt Nam một bài học.” Trong “Lời Nhà Xuất Bản”, nhà xuất bản Sự Thật nói rõ đây là toàn bộ “Bị vong lục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lăng lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới” .

Vì tập sách khá dài, chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính. Trong phần “Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay” , nhà cầm quyền Hà Nội cho biết thủ đoạn lấn chiếm đất của Trung Quốc như sau:

(1) Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất (tr. 8).
(2) Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữa nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam (tr. 10).
(3) Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam (tr. 11).
(4) Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc (tr. 12).
(5) Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới, điển hình là đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53), nơi chúng định chiếm một phần thác Bản Giốc và cồn Pò Thông (tr.14)...

Sau đây là một số trích đoạn được trích dẫn:

1.- Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.

Tài liệu cho biết:

“Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.”

Một thí dụ cụ thể: Từ năm 1956 phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. (tr. 8 và 9)

2.- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

“Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét...” (tr.10)

3.- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

“Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20.2.1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc... (tr.11 và 12).

Trên đây chỉ là một vài thí dụ cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

LỆNH PHẢI GIỮ ĐẤT

Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh, Thái bảo kiến dương bá, đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết:

“Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di.”

(Ngày 11.8.2009)
 
Sydney Úc châu hiệp thông với giáo dân Tam Tòa
Lê Minh
18:01 12/08/2009
SYDNEY - Đêm hôm nay 11/08, dưới cơn mưa phùn se lạnh của tháng giữa Đông, đã diễn ra buổi thánh lễ cầu nguyện hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa, tại nhà thờ St.Felix - Bankstown.

Trước giờ Thánh lễ là phần nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt ngay ở giữa sân chính phía trước nhà thờ. Trước phần chào cờ và mặc niệm, ông Lê Đức Ái của Khối 1906 đã tóm lược lịch sử hình thành nhà thờ Tam Tòa cũng như sự kiện “Tam Tòa” xảy ra từ hôm 2/07/2009. Ông cho biết mục đích của Thánh lễ hiệp thông hôm nay là để cầu nguyện cho các giáo dân và các cha của giáo xứ Tam Tòa đang bị bách hại.

Ngay sau phần chào cờ, chị Bảo Khánh của đài Việt Nam Sydney Radio đã nối đường dây điện thoại viễn liên với LM.Nguyễn Văn Khải. Từ Hà Nội, Linh mục cho biết là rất đau đớn khi nghe thấy các Cha, giáo dân Tam Tòa bị công an đánh đập dã man, và cầu xin cho các Cha có đủ khôn ngoan để lãnh đạo đàn chiên vượt qua mọi gian nan thử thách. Linh mục còn nói rằng “trong lúc này ma quỷ đang hoạt động mạnh nhất,... và vụ Tam Tòa chỉ là một ví dụ nhỏ”.

Chiến sĩ Võ Đại Tôn, một nhân sĩ trong cộng đồng nói rằng “không ai trong chúng ta muốn thấy đổ máu, nhưng thật sự máu của Tam Tòa đã đổ xuống”. Ông đã lập lại câu chuyện của mối liên hệ giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và nước Ba Lan trước đây và lời nói nổi tiếng của Ngài: “Hãy vượt qua sợ hãi để giữ vững niềm tin”. Vì máu của Tam Tòa đã đổ xuống, nên chúng ta hãy hiệp thông cầu nguyện Chúa và Mẹ Maria ban cho họ niềm tin, để:

“Dù là bụi, xin vuông tròn hạt bụi
Lăn theo đường thánh giá của Cha đi”


Tiếp đó, qua điện thoại viễn liên, Linh mục AnTôn Phạm Đình Phùng - Chánh văn phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài đã ngỏ lời cám ơn quý Cha, toàn thể giáo dân và tất cả mọi người trong mấy tuần qua đã bày tỏ hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa. Linh mục đã lên án hành động dã man của công an trong việc đánh cướp thánh giá, đánh đập giáo dân và cho biết Tòa Giám Mục Xã Đoài đã có văn thư phản đối lên Ban tôn giáo chính phủ. Văn thư cũng có ghi rõ rằng “người dân Việt Nam chưa có tự do tôn giáo”. Linh mục cũng cho biết các Cha bị đánh đập đã trở lại nhiệm sở sau mấy ngày nằm viện.

Trước khi dứt lời, Linh mục thông báo đến mọi người rằng chiều hôm nay, Giám Mục Cao Đình Thuyên, vị Giám Mục Xã Đoài đã trở về sau chuyến công vụ 2 tháng. Nghe tin Giám Mục Thuyên về, hàng ngàn giáo dân với các phương tiện khác nhau, đã đi hơn 7-8kms đến phi trường Vinh để đón Ngài.

Hàng trăm ngọn nến được thắp lên để hiệp thông với Tam Tòa. Ông Đoàn Kim của Khối 1706 giới thiệu Linh Mục Đinh Văn Trung là Cha chủ tế buổi thánh lễ và Linh Mục Vũ Kim Quyền là Cha đồng tế, và mời mọi người bước vào bên trong nhà thờ để bắt đầu thánh lễ.

Trong bài giảng của mình, Linh mục Đinh Văn Trung cho biết hôm nay là lần thứ 3 mọi người tụ tập tại đây để dự thánh lễ hiệp thông với giáo dân trong nước. Ngài cho biết, Tam Tòa là một vụ đặc biệt bởi vì trong vụ này công an chìm nổi đông hơn giáo dân, và người Việt nam trong ngoài nước đều hiệp thông với Tam Tòa. Tất cả chỉ vì yêu thương tự do công bình.

Mượn hình ảnh Gandhi của Ấn Độ, ngài cho rằng bất bạo động là một phương pháp đấu tranh hữu hiệu nhất trong thời đại ngày nay.

Ngài kêu gọi mọi người hãy gởi hình ảnh và viết thư đến các cơ quan nhân quyền quốc tế, cũng như hãy cầu nguyện để hiệp thông với Tam Tòa.

Phụ họa với lời phát biểu của ngài, là đoạn video slide “Tam Tòa SOS”, chiếu lại các cảnh công an đàn áp, đánh đập giáo dân Tam Tòa và hai Cha. Hình ảnh Cha Ngô Thế Bính phải băng bó khắp mình, sau khi bị công an và côn đồ đánh bầm dập, tơi tả, đã khiến nhiều người xúc động.

Sau Thánh lễ, Cha chủ tế mời tất cả mọi người ra phía trước sân hàn huyên, dùng trà nước trước khi ra về. Ngài cũng không quên cám ơn mọi người đã dành thời giờ quý báu để đến đây hôm nay cầu nguyện hiệp thông với Tam Tòa.
 
Vu vơ hồi ức về một vài kỷ niệm của một tân tòng
Nhật Hà
19:33 12/08/2009
Gia đình tôi không có đạo nhưng tuổi thơ tôi ngập tràn tiếng chuông ngân. Khu phố nơi gia đình tôi ở người dân thường gọi là “phố Tây” bởi nó được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Điện Biên Phủ, Hoàng Văn Thụ, Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành… là những nơi mà lũ trẻ hàng xóm và anh em tôi thường chạy chơi suốt buổi chiều mà không lo bị nắng.

Nghỉ hè thì khỏi nói, đó là khoảng thời gian hạnh phúc và sung sướng nhất trong năm, bởi khi đó bọn trẻ chúng tôi được tự do nhất, tha hồ đi đến những nơi mình muốn đến, và chơi những trò mình muốn chơi. Bố mẹ đi làm cả ngày, anh em tự trông nhau, mà không hề phải lo lắng về những tai ương bất trắc như bọn trẻ bây giờ.

Tôi nhớ, cứ theo bóng mát của những hàng cây, lũ chúng tôi có thể tha thẩn mà chơi rồi đến lúc giật mình thì đã xa nhà tới hai cây số, khi ấy lại hò nhau chạy thi về nhà thật nhanh.

Ôi! những con phố của tuổi thơ tôi đầy bóng mát, thật khó quên cái cảm giác được sờ những thân cây xù xì khi mùa đông đến, rồi khi trở lại mùa hè như ai đó mặc cho một lớp áo rêu xanh mịn mượt như nhung, ngửa cổ nhìn lên ngọn cây thấy cao vời vợi, những dây leo tầm gửi như vẫy gọi mà không sao lên tới được. Trong trí óc trẻ thơ bấy giờ, tôi cứ tưởng bất kể loài dây leo nào đang sống trên thân cây cổ thụ đó đều là “phong lan” và một ngày nào đó nó sẽ có hoa, tôi thầm chờ đợi và theo dõi.

Riêng tôi, có một nỗi thèm muốn khác, tôi tò mò muốn biết được phía trong bức tường kín và cánh cổng gỗ sơ sài kia, “nhà thờ” là thế giới như thế nào? Tuy nhiên, tôi cảm nhận được rằng người lớn không muốn nhắc đến hai chữ “nhà thờ” mà chỉ bảo lũ trẻ là không được vào trong đó, người ta sẽ đuổi ra hoặc sẽ bắt nhốt lại…

Tôi không tin, bởi tiếng chuông êm đềm và những giai điệu du dương sâu lắng từ trong đó vọng ra đã làm tôi mê mẩn. Ngó qua khe cổng, một góc làng quê xinh xắn hiện ra, thấp thoáng những bóng áo chùng đen dưới gốc nhãn, bóng những người phụ nữ giống mẹ tôi bên luống rau cải, rau diếp xanh mướt… Tôi thấy có gì đáng sợ đâu?

Rồi đến một ngày lợi dụng lúc cánh cổng đang mở, không có người ở đó tôi đã lẻn vào, mải miết ngó nghiêng, ngôi nhà thờ hoang vắng, u tịch … và cũng cảm thấy sờ sợ vu vơ không cắt nghĩa được, rồi ra đến cổng chính lúc nào không hay, gặp một cụ già (sau này đọc sách mới biết thường gọi là “cụ bõ già”). Tôi không còn nhớ cụ đã nói gì với tôi nhưng chỉ còn lại cái cảm xúc ngây thơ rằng ở đây có cái gì đó vừa lãng mạn, huyền bí và lại cũng rất đơn sơ và giản dị.

Phía bên kia đường, đối diện cổng chính là một trường tiểu học (Đinh Tiên Hoàng), ngôi trường đó cũng luôn gợi cho tôi một cảm giác khác bởi kiến trúc của nó thâm nghiêm và cổ kính chứ không giống như những ngôi trường khác… hơn nữa phía bên ngoài là bức phù điêu không còn nguyên vẹn nhưng cũng đủ nhận ra hình tượng một người đàn bà nhân từ bồng đứa trẻ và cúi xuống đưa tay ra cho một đứa trẻ khác…

Vì là một đứa trẻ, không biết cách tìm hiểu, không được ai hướng dẫn nên những cảm xúc, hay cảm nhận thưở ấy đều rất mơ hồ và không có cơ sở. Tuy nhiên, cũng không hiểu vì đâu mà tự nhiên tôi có sự liên tưởng rằng bức phù điêu đó và ngôi nhà thờ là một khối liên hoàn, hẳn có sự liên quan đến nhau.

Sau này tôi mới biết ngôi trường đó vốn là của nhà thờ, là nơi để các bà sơ học tập, tu hành và làm việc bác ái như dạy học và cưu mang những mảnh đời cơ nhỡ… Sau này, khi chính quyền tiếp quản, người Công giáo chắc di cư nhiều, thời buổi nhốn nháo, nhá nhem… chính quyền bèn lấy làm trường tiểu học…

Và đến bây giờ thì rất nhiều các hộ dân cư từ trong ngôi trường ấy trổ cửa ra mặt phố, một trong những con phố đẹp và sạch nhất thành phố.

Chừng hai mươi năm sau, khi bước chân vào ngôi trường đó với tư cách là một giáo viên, trong tôi dâng tràn một cảm nhận khác mà thưở nhỏ tôi chưa nhận thức được, về ngôi trường mà người Pháp để lại trên quê hương tôi, đó là sự khâm phục!

Bước chân vào bất kỳ phòng học nào cũng là ánh sáng tự nhiên chan hòa, mùa hè thoáng gió, mùa đông ấm áp, hành lang rộng rãi (3 mét) trẻ con có thể tổ chức nhiều trò chơi tại đó nếu không thích xuống sân, hoặc hôm nào trời mưa không chơi dưới sân được. Học trò ngồi trong lớp không hề bị nắng chiếu vào, cửa sổ vừa cao vừa rộng khiến ngồi trong phòng học nhìn ra khung cửa là không gian mênh mang trời xanh và nắng gió…

Tôi không hiểu gì nhiều về khoa học kiến trúc hay xây dựng nhưng cho rằng ngồi học trong không gian kiến trúc ấy, con người không chỉ được đảm bảo về sức khỏe (hít thở không khí trong lành, phòng ốc đủ ánh sáng…), mà còn có thể nảy nở và nuôi dưỡng những tâm hồn thanh sạch.

Thành phố quê hương tôi có không ít những ngôi trường như vậy, và cũng từ đây không hiếm những tài năng phát lộ và thành danh. Đó là những Nguyên Hồng, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi… và sau này rất nhiều nhân vật khác nữa, từng học ở trường Saint Joseph (nay là trường Ngô Quyền 2, Ngô quyền 3- có thời còn gọi là trường Dân chính). Họ đã không chỉ được ngồi học trong những ngôi trường tuyệt vời mà hơn nữa còn được tiếp cận với một nền văn hóa ưu việt nhất châu Âu – văn hóa Pháp, bởi các thầy dòng, các giáo sư người Pháp. Để rồi, với trái tim yêu quê hương Việt Nam, họ đã có những tác phẩm để đời mang dấu ấn của thi pháp châu Âu. Dòng sông Bạch Đằng không chỉ gợi ký ức một trang sử oanh liệt thời Ngô Quyền mà đã là cảm hứng cho “Bến Xuân” của Văn Cao. Khúc sông Tam Bạc lam lũ bến thuyền đã thôi thúc Nguyên Hồng viết nên “Bỉ vỏ”…

Đừng cho tôi hoài tiếc quá khứ nô lệ nhưng chẳng phải những gì là tinh hoa nhất đều thuộc về nhân loại sao? Và có phải mọi dân tộc, mọi màu da đều có quyền được hưởng lợi từ nó và biến nó thành của mình sao?

Tôi muốn nói đến một Công trình khoa học, một tác phẩm Văn học nghệ thuật, một pho Lịch sử đồ sộ mà trong đó chứa đựng bao nhiêu ước mơ, khát vọng, niềm tin của loài người qua mấy nghìn năm vẫn không hề cũ đi. Đó là KINH THÁNH.

Đã có biết bao nhiêu giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật và trước hết là giá trị nhân bản của con người được khai thác từ đây, biết bao nhiêu nhân tài, những tinh hoa nhân loại đã bắt đầu từ đây. Ở đó, con người hiểu mình hơn, hiểu vạn vật vũ trụ hơn, hiểu được con người sinh ra từ đâu, để làm gì và phải làm gì. Chính điều đó đã xây dựng nên một xã hội loài người sống nhân bản, chan hòa, hòa bình và luôn hướng thiện. Chính điều đó giúp cho việc xây dựng nên một đất nước luôn được sống trong bình an, nhân bản và phát triển. Điều đó không ai có thể phủ nhận.

Vậy mà sao, người Việt Nam đến bây giờ vẫn không được tin, không được tìm hiểu, không được biết về Kinh Thánh, trong khi đó có thời người ta đã áp đặt các thầy, các cha phải học bao nhiêu đơn vị học trình môn “triết học Mác-Lênin” ở chủng viện (!) Điều này, thật sự là một cuộc cưỡng bức tôn giáo trắng trợn bằng cách bắt từ bỏ niềm tin, tôn giáo của nhân dân để áp đặt một thứ tôn giáo tanh tưởi mùi máu và sặc mùi bạo lực.

Mấy chục năm trước, một học giả người Việt đã nhận định: “có ba trụ cột để tạo nên một xã hội văn minh, đó là Thần thoại Hy Lạp, Thiết chế chính trị La mã và Kinh Thánh Cơ đốc giáo”. Người Việt hiện nay đã, đang và sẽ có gì, xã hội mà người Việt chúng ta đang sống là cái văn minh gì?

Mỗi một thế hệ có quyền chọn lựa cho mình một lý tưởng, một con đường tiếp cận với văn minh nhân loại, mỗi con người đều có quyền lựa chọn cho mình một tín ngưỡng, một đức tin. Song nhiều chục năm qua các thế hệ người Việt Nam dù muốn cũng không có nhiều con đường để lựa chọn. Có một nỗi đau khác là dường như người Việt hiện nay vẫn còn chưa ý thức được về quyền của mình: quyền được tin cái mình yêu và yêu cái mình tin, mà vẫn quen chấp nhận để người khác áp đặt niềm tin và tình yêu cho mình.

Những con đường đó, những tò mò của tuổi thơ, những bí ẩn đằng sau bức tường kia đã ăn sâu vào tâm trí tuổi thơ tôi… rồi những ngày bước chân vào những ngôi trường đó với tư cách một giáo viên với bao nhiêu suy nghĩ nghiêm túc về con người, số phận và những giá trị cần có khi tôi đứng trước những gương mặt học trò thơ ngây như tôi ngày nào chui trộm vào nhà thờ để thám hiểm…

Và rồi như một sự tình cờ nhưng với niềm tin của tôi thì đó là Hồng Ân - tôi được bước vào để làm “Con cái Chúa”.

Phải chăng đó là định mệnh? Nhiều người cho rằng, đó là một điều ngẫu nhiên. Còn riêng tôi, tôi không nghĩ vậy. Bởi niềm tin, lòng tin, Đức tin, thì vô cùng khó khăn nếu mình không thực sự có trong lòng. Tôi tin rằng ngoài những Hồng Ân mà tôi đã được, ngoài ơn kêu gọi mà tôi được nghe thấy để bước vào làm con cái Chúa, hẳn sâu lắng trong lòng tôi đã có một cơ sở vững chắc từ những kỷ niệm tuổi thơ tôi đã trải qua và những năm tháng lớn lên, học hành và trải nghiệm cuộc sống ở một góc quê hương này.

Từ một góc quê hương, nơi tuổi thơ tôi gắn với nhiều kỷ niệm, đặc biệt ngôi Thánh đường ngày nào là xa lạ, nay đã trở thành nơi chốn đi về thân thuộc của tôi. Tôi hồi tưởng, suy tư và mơ ước về một sự thay da đổi thịt không chỉ ở một thành phố nhưng là trên quê hương Việt Nam, để mỗi người Việt Nam thực sự hạnh phúc và tự do.

Viết từ Hải Phòng, ngày lễ quan thầy Thánh Lôrensô, 10/08/2009
 
Nghĩ về giải pháp cho những xung đột
Website HĐGMVN
19:43 12/08/2009
Nghĩ Về Giải Pháp Cho Những Xung Đột

1. Trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện về nhà đất diễn ra công khai, được phản ánh qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc lan truyền trong dư luận, đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt một số vụ việc cụ thể mới đây, liên quan đến đất đai của cơ sở Công giáo, đã kết thúc bằng việc chính quyền sử dụng công lực (bắt giam và khởi tố hình sự nhiều người liên quan), càng khiến dư luận quan tâm với nhiều quan ngại. Mối quan ngại trong các tầng lớp nhân dân nảy sinh từ diễn tiến và cách giải quyết một số vụ tranh chấp.

Cách giải quyết tranh chấp đất đai, dựa trên Luật đất đai 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành, đã bộc lộ những bất cập. Do đó Luật đất đai 2003 đang được tu sửa cho phù hợp với tình hình mới.

Giáo Hội tại Việt Nam, qua văn kiện Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay do Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-09-2008 tại Xuân Lộc, đã từng chính thức đưa ý kiến về sự cần thiết phải “sửa đổi cho hoàn chỉnh” đối với Luật đất đai 2003.

Trong văn kiện này, HĐGMVN thẳng thắn góp ý về tinh thần mà bộ luật về đất đai cần phải thể hiện:

“Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”

Đất đai vốn là một tài sản, tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong mọi nền kinh tế. Vì thế quản lý nhà nước về đất đai là một trong những chức năng đặc biệt quan trọng của các nhà nước.

Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Dù mang tư cách là đại diện chủ sở hữu nhưng Nhà nước có quyền gần như tuyệt đối trong việc định đoạt đối với đất đai. Ví dụ, theo điều 5, Luật Đất đai, Nhà nước có các quyền: quyết định mục đích sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; định giá đất; quyết định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất... Với những quyền to lớn đó, nếu không có quy định ràng buộc chặt chẽ và cơ chế giám sát hữu hiệu thì khó tránh khỏi sự lạm dụng cuả những người nắm giữ quyết định đối với mọi vấn đề liên quan đến đất đai. Đó là tình trạng lạm dụng để đoạt lợi, nhất là khi đất đai trở thành một thứ hàng hóa có giá trị như hiện nay.

Thực tế cho thấy, đất đai hiện đã trở thành “tài sản”, “nguồn vốn”, “hàng hóa” trong nền kinh tế thị trường. Đây là tiền đề phát sinh lòng tham chiếm đoạt, thủ lợi trên đất đai.

Có thể nói, đất đai đã và đang trở thành một nguồn lợi béo bở nhất, đồng thời cũng dễ dàng nhất cho nạn tham nhũng. Do đó, không được bỏ qua mục tiêu ngăn chặn tham nhũng trong nội dung của Luật Đất đai.

Công nhận và bảo vệ quyền tư hữu của con người đối với đất đai, ngăn chặn tham nhũng, đó là những mục tiêu phải đạt được khi sửa đổi Luật Đất đai.

Thể hiện được tinh thần vừa nêu, Luật Đất đai mới thực sự được thiết lập vì con người và cho con người.

Đó cũng là một trong những cách giải quyết thiết thực những vướng mắc về đất đai, trong đó có vướng mắc về lịch sử sở hữu đối với nhà, đất, trường học, bệnh viện, cơ sở thờ tự của tôn giáo đã từng bị trưng thu, chiếm dụng.

2. Những vụ khiếu nại, khiếu kiện về đất đai đang tồn đọng thành núi “hồ sơ chờ giải quyết” tại các cơ quan hữu trách, từ địa phương đến trung ương. Hơn nữa nó đã chuyển thành nhiều cuộc tụ tập đông người tại những cơ quan tiếp nhận dân nguyện ở Hà Nội, TP.HCM. Nhất là trong thời gian gần đây, đã xảy ra sự việc tại nhà thờ Tam Tòa (Quảng Bình) từ ngày 20-07-2009, khi sự kiện Tòa Khâm sứ Hà Nội, nhà thờ Thái Hà vẫn còn dư âm, chưa dứt.

Tại ba nơi vừa kể, đã diễn ra những sự việc đáng tiếc và đau lòng: xô xát giữa nhân viên công lực và giáo dân; chỉ trích nhau trên các phương tiện thông tin.

Trước tình hình đáng bi quan của hai sự kiện Tòa Khâm sứ và Thái Hà năm 2008, đặc biệt bàu khí đối đầu do các phương tiện thông tin tạo ra, Hội đồng Giám mục Việt Nam trong văn kiện Quan điểm của Hội đồng giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, đã phải đưa ra nhận định:

“Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ.”

Và thẳng thắn yêu cầu những người có trách nhiệm truyền thông xã hội:

“Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Toà Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính.”

Quan điểm trên được HĐGMVN phát biểu trong bối cảnh căng thẳng của hai sự kiện Tòa Khâm sứ và Thái Hà năm 2008. Tuy hiện nay chưa được nhắc lại trong sự kiện nhà thờ Tam Tòa, nhưng chắc chắn quan điểm của HĐGMVN về yêu cầu đặt ra cho giới truyền thông sẽ không hề thay đổi. Tinh thần cơ bản mà HĐGMVN mong muốn giới truyền thông, và không chỉ giới truyền thông mà còn mọi thành phần trong đời sống công cộng, là phải tôn trọng sự thật, vì:

“Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

Phải luôn tôn trọng sự thật. Sự thật là trên hết. Nền tảng giải quyết mọi tranh chấp, đối đầu và xung đột là mưu tìm, thừa nhận và tôn trọng sự thật.

Sự thật của vấn đề tranh chấp vốn thuộc lãnh vực dân sự, thì không giải thích theo hướng chính trị.

Sự thật của việc diễn tả sự khiếu nại không phải là một hành vi hình sự, thì không dùng phương án giải quyết khiếu nại bằng con đường hình sự hóa vụ việc.

Sự thật của vấn đề đất đai thuộc về lịch sử quyền sở hữu, thì chỉ nên cùng nhau tìm kiếm và lắng nghe tiếng nói của các chứng cứ.

Sự thật của những việc “đòi đất” vừa qua - và của những đất đang được khiếu nại - không phải là những động thái đối đầu hoặc mưu tìm một lợi ích nào khác, ngoài việc phát biểu yêu cầu phải xác định sự chính danh khi sử dụng đất.

3. Người công giáo Việt Nam, qua các mục tử của mình trong chuyến Ad limina 2009, đã đón nhận những hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về cuộc sống làm chứng cho Tin Mừng giữa lòng dân tộc:

“Anh Em cũng như Tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân.” (Trích Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại buổi triều yết dành cho các giám mục Việt Nam ngày 27-6-2009 tại Vatican).

Quả thật, ngay trong những sự kiện “căng thẳng” giữa nhà chức trách ở một số địa phương với cộng đoàn công giáo tại đó, các Kitô hữu vẫn không từ bỏ và mất niềm tin về triển vọng “một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được” như lời ĐTC căn dặn.

Người công giáo Việt Nam thấu triệt hướng dẫn của Giáo Hội: “Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân” (tlđd).

Vì thế, khi tình thế đòi hỏi phải nêu ý kiến phản biện, thì chỉ nhằm ích lợi chung của đất nước, không hề có bất kỳ tham vọng nào, ngoại trừ ước muốn góp phần thăng tiến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Động thái phản biện của mọi người dân, trong đó có người công giáo Việt Nam, cần được hiểu đúng đắn là sự thực thi quyền được đối thoại thẳng thắn và chân thành, hướng đến mục tiêu công ích. Do đó mọi xuyên tạc đối với hành vi thiện chí nêu trên sẽ phá hoại con đường tìm kiếm chân lý, gây bàu khí bất hòa và bất tương kính, hơn nữa sẽ dập tắt nhiệt tình cống hiến cho đất nước của những công dân thành tâm.

Tất nhiên, cũng như mọi người dân thiện chí khác, người công giáo hoàn toàn hiểu rõ mọi thành quả đều phải có tiến trình. Muốn công cuộc đổi mới đạt kết quả tốt đẹp cũng phải có thời gian.

Cuộc sống xã hội ở nước ta, trong một thời gian dài, được tổ chức theo một lề lối khác với cộng đồng thế giới. Nay đất nước chuyển mình hội nhập, chưa thể ngày một ngày hai đạt đến những chuẩn mực đã mang tính toàn cầu. Vì thế cùng với mọi người dân thiện chí, người công giáo kiên nhẫn góp phần vào sự tiến bộ chung, khoan dung trước những thiếu sót, cùng ưu tư và cùng hy vọng với mọi anh chị em đồng bào của mình, trong đó có cả anh chị em đang đảm nhận chức trách trong bộ máy công quyền.

Mong ước thiết tha của chúng ta lúc này là, mọi thành phần trong xã hội đều được mời gọi bước vào mọi cuộc đối thoại, thảo luận, tranh biện.

Những cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

(Nguồn: Website HĐGMVN)
 
Văn Hóa
Nhà nông
lykhách
17:50 12/08/2009
Thôi thì viết dăm dòng tối nghĩa
Sợ rõ ra anh em sẽ phiền lòng
Chẳng thể chung nên riêng buồn thấm thía
Biết người nghe rồi có hiểu cho không?

Nghe nói năm nay mùa đằng Đông
Lúa thơm chín khổ chốn nương đồng
Mà thợ gặt thì thích về thành thị
Biết tìm được ai gặt giúp hay không?

Đằng Tây nghĩ đằng Đông mà tội
Gieo gặt một mình năm tháng đơn côi
Tay vất vả giữa ruộng nương lầy lội
Mùa lúa về tìm thợ gặt bở hơi!

Thôi cũng ráng, sức sao làm vậy
Gặt mùa này dành hạt giống mùa sau
Nếu chẳng gặt thì lúa vàng chín mẩy
Lũ chuột đồng sẽ phá hết còn đâu!

Thân gieo gặt nhiều khi cũng tội
Đời lấm lem bùn đất trộn mồ hôi
Bao công cán mấy ai ăn nhớ tới
Lại khen chê hòng mua rẻ bán lời!

Lúa chín đầy đồng thợ gặt thì ít
Xin trời cao thương xót cảnh cút côi
Mà gởi thêm dăm bàn tay xúm xít
Chia nhà nông chút lo lắng con người!

Nghe nói năm qua mưa gió trở trời
Hạn hán, mưa dầm dề khắp nơi
Khổ ngày xong phải cày thêm khuya tối
Thợ gặt e mất mùa về phố xả hơi!

Thôi chỉ biết dăm dòng tới đàng Đông
Xa xôi đàng Tây chia sẻ chút nỗi lòng
Kiếp nông dân nhọc nhằn từng bữa sống
Thợ đàng ngoài quên lúa chín đàng trong!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cần Cù
Josephhoa Phạm
06:15 12/08/2009

CẦN CÙ



Ảnh của Josephhoa Phạm


Thân em một nắng hai sương

Quanh năm vất vả (vì) thương con cùng chồng.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền