Ngày 11-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cùng Mẹ theo Chúa lên trời
Lm. Đan Vinh
06:11 11/08/2020

LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI A (15/08)
Kh 11, 19a; 12, 1-6a.10ab; 1 Cr 15, 20-26; Lc 1, 39-56

CÙNG MẸ THEO CHÚA LÊN TRỜI

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1, 39-56
(39) Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. (40) Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. (41) Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, (42) liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. (43) Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? (44) Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.(46) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, (47) thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (48) Phận tỳ nữ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới. Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. (49) Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! (50). Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. (51) Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (52) Chúa hạ bệ những ai quyền thế. Ngươi nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. (53) Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư. Người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (54) Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, (55) như đã hứa cùng cha ông chúng ta. Vì Người nhớ lại lòng thương xót, dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời”. (56) Bà Ma-ri-a ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.

2. Ý CHÍNH:

Sau lời thưa “xin vâng” với sứ thần truyền tin, Ngôi Lời đã nhập thể làm người trong lòng trinh nữ Ma-ri-a. Sau đó Mẹ đã vội vã đem thai nhi Giê-su đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét, làm cho thai nhi Gio-an nhảy mừng vì đã nhận được ơn cứu độ là được khỏi tội tổ tông truyền. Chúa Thánh Thần đã tác động làm cho bà Ê-li-sa-bét ken cô em Ma-ri-a có phúc vì đã tin những lời Chúa phán sẽ được thực hiện. Còn Ma-ri-a cũng dâng lời Ngợi Khen tình thương cứu độ của Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử dân Ít-ra-en và với bản thân mình là tớ nữ hèn mọn của Chúa.

3. CHÚ THÍCH:

- C 39: + Lên đường vội vã: Chỉ một thời gian ngắn sau biến cố Truyền tin, Đức Ma-ri-a đã vội vã lên đường đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét (hay cũng gọi là I-sa-ve), mà sứ thần đã cho biết bà mới có thai được 6 tháng. Bà này đã chịu tủi hổ trước mặt người đời, vì bị son sẻ không con. + Đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa: Có lẽ thành mà Đức Ma-ri-a định tới là một trong mười một địa hạt miền Giu-đê. Nhiếu người nghĩ đó là A-in Ka-rim, cách thủ đô Giê-ru-sa-lem 6 cây số về phía Tây. Con đừong từ Na-da-rét đến A-in Ka-rim dài 150 cây số.
- C 40-41: + bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét: Cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ thật ra là cơ hội để thai nhi Giê-su gặp gỡ thai nhi Gio-an là vị tiền hô của Người. + Đứa con trong bụng nhảy lên: Gio-an Tẩy Giả bắt đầu sứ mệnh ngôn sứ bằng động tác nhảy lên trước Đấng Thiên Sai (Mêsia) đang ẩn mình trong dạ mẹ, giống như vua Đa-vít xưa đã nhảy mừng khi ra đón rước Hòm Bia Giao Ước. Truyền thống coi sự kiện này là dấu hiệu Gio-an Tẩy Giả được khỏi tội tổ tông truyền. + Bà được đầy ơn Chúa Thánh Thần: Thánh Thần đã tác động khiến bà Ê-li-sa-bét cảm nhận được Mẹ Đấng Mê-si-a mang Người đến viếng thăm nhà mình.
- C 42-44: + Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc: Bà Ê-li-sa-bét ca tụng cô em họ Ma-ri-a thực là diễm phúc hơn mọi phụ nữ, vì thai nhi trong lòng Ma-ri-a là Đấng được chúc phúc. + Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? : “Chúa tôi” ở đây là danh xưng của Đấng Mê-si-a. Nhờ được Thần Khí tác động mà bà Ê-li-sa-bét đã nhận ra thai nhi mà cô em Ma-ri-a đang cưu mang là “Chúa”. Danh xưng Đức Giê-su là “Chúa” được Tin Mừng Lu-ca sử dụng đến 40 lần. + Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng: Ê-li-sa-bét chia sẻ cho Ma-ri-a sự lạ mà bà cảm nghiệm vừa xảy ra nơi bản thân. Đó cũng chính là lý do khiến bà nhận biết Đức Ma-ri-a đang cưu mang Thai Nhi Cứu Thế.
- C 45: + Em thật có phúc, vì đã tin: Ma-ri-a đã tin vào những lời Chúa phán với mình khi sứ thần truyền tin sẽ được thực hiện, và Mẹ đã trở thành tín hữu đầu tiên của thời Tân Ước. Ngược lại là ông Da-ca-ri-a chồng của bà đã không tin lời Chúa và đòi được thấy dấu lạ, nên ông đã bị câm cho đến ngày các điều đó xảy ra (x. Lc 1, 20).
- C 46-50: +“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa: Sau khi nghe bà Ê-li-sa-bét khen có phúc, Ma-ri-a đã quy lời ca khen đó về cho Thiên Chúa trong bài kinh “Ngợi khen Thiên Chúa” (Magnificat). Bài này mô phỏng theo bài ca mà bà An-na là mẹ của ngôn sứ Sa-mu-en, sau khi được Đức Chúa cho sinh con trai và mang đứa trẻ lên Đền Thờ tại Si-lô thời Tư tế Ê-li, để thánh hiến dâng cho Đức Chúa (x. 1 Sm 2, 1-10). Kinh này nhấn mạnh hai đìều: Một là người nghèo hèn bé mọn được Chúa bênh vực (x. Xp 2, 3; Mt 5, 3); Hai là dân Ít-ra-en được Chúa tuyển chọn và yêu thương (x. Đnl 7, 6). Đức Ma-ri-a đã hát lên để bày tỏ lòng tri ân của mình (cc 46-49) và của toàn dân It-ra-en (cc 50-55), vì nay đến lúc lời hứa cứu độ của Đức Chúa đã được thực hiện.
- C 51-55: + Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh: Chúa dùng quyền năng để can thiệp và bênh vực người hèn yếu (x. Tv 118, 15-16). + Vì Người nhớ lại lòng thương xót: Cựu Ước thường ghi là “Thiên Chúa nhớ lại” để diễn tả việc Người luôn trung thành với lời hứa và thi hành những lời Ngừơi đã phán qua các ngôn sứ (x. St 8, 1; 9, 15; Xh 2, 24). Lu-ca cũng không quên ghi lại lời chúc tụng tương tự trong bài ca của Da-ca-ri-a: “Người nhớ lại lời xưa giao ước” (Lc 1, 72).
- C 56: + Ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng: Ở lại để phục vụ và giúp đỡ cho bà chị Ê-li-sa-bét, làm các việc nhà giúp đỡ bà, trong thời kỳ cuối trước khi sinh con, khi bà không thể làm việc bình thường được. Nhưng Đức Ma-ri-a chỉ phục vụ ho tới khi bà sinh con mà thôi. + rồi trở về nhà: Sau ngày bà Ê-li-sa-bét sinh con, con trẻ đã được đặt tên và được chịu phép Cắt Bì để gia nhập làm công dân của Ít-ra-en, thì Đức Ma-ri-a đã trở về làng Na-da-rét là quê hương của mình.
4. CÂU HỎI: 1) Lý do nào khiến Đức Ma-ri-a phải vội vã lên đường viếng thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét? 2) Truyền thống Công Giáo khẳng định Gio-an Tẩy Giả được khỏi tội tổ tông truyền từ lúc nào? 3) Bà Ê-li-sa-bét được đầy Thánh Thần đã gọi Đức Ma-ri-a bằng tước hiệu nào? 4) Tại sao bà Ê-li-sa-bét khen Đức Ma-ri-a diễm phúc, khác với ông chồng Gia-ca-ri-a của bà? 5) Bài kinh “Ngợi khen Thiên Chúa” (Magnificat) có nguồn gốc thế nào trong Cựu Ước và nội dung nhấn mạnh những điều nào? 6) Đức Ma-ri-a ở lại nhà bà Ê-li-sa-bét trong bao lâu và ở lại để làm gì?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA:

Bà Ê-li-sa-bét được tràn đầy Thánh Thần đã ca tụng Đức Ma-ri-a rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ” (41-42a), và: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (45). Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (46).

2. LỊCH SỬ NGÀY ĐẠI LỄ VÀ CÂU CHUYỆN :

1) LỊCH SỬ TÍN ĐIỀU ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI:

+ Từ thuở ban đầu, các giáo đoàn tiên khởi đều tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Từ những đoạn Thánh Kinh Tân Ước, đến các giáo phụ, rồi Công đồng chung Ê-phê-sô năm 431 đã tuyên bố “Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa”. Đã có những lễ nói đến lúc chấm dứt cuộc đời của Đức Ma-ri-a như: Lễ Đức Mẹ An Giấc (dormitio), Lễ Đức Mẹ Chuyển Biến (Transitus), Lễ Đức Mẹ Sinh Ra Trên Trời (Natalis), Lễ Đức Mẹ được Nâng Lên Trời (Assumptio).
+ Riêng Lễ Đức Mẹ An Giấc (Dormitio) đã được long trọng cử hành đó đây trong Giáo Hội Đông Phương. Nhất là từ sau Công đồng chung Ê-phê-sô năm 431, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 7, lễ này mới được du nhập vào Giáo Hội Tây Phương.
Từ đó về sau nhiều thư thỉnh nguyện của các giám mục, các dòng tu, các nhà thần học được gửi đến Đức Giáo Hoàng để xin Ngài định tín về việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong Công đồng Vaticăng I, nhiều nghị phụ cũng yêu cầu Đức Thánh Cha quyết định điều đó, vì theo các ngài thì việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có liên quan mật thiết với đức đồng trinh và chức vụ làm mẹ Đấng Cứu Thế của Ngài. Hơn nữa, vì Mẹ đã được cứu chuộc hoàn toàn, nên cũng phải được tôn vinh toàn diện như lời thánh Phao-lô: “Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến người, tức là cho những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8, 28-29). Dựa theo các thỉnh nguyện thư đó, năm 1946, Đức Pi-ô 12 đã gửi đến mỗi giám mục một lá thư và yêu cầu trả lời như sau: “Đức cha và hàng giáo sĩ, giáo dân trong giáo phận của Đức cha, có xác tín và có muốn công bố việc Đức Ma-ri-a hồn xác lên trời như một tín điều hay không? ” Hầu hết các thư trả lời đều đồng ý và cùng thỉnh nguyện như vậy. Thế là vào ngày 1.11.1950, Đức Pi-ô 12 đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Ma-ri-a Hồn Xác Lên Trời cho toàn thể Giáo Hội tin kính và mừng chung trong ngày 15 tháng 8 hằng năm.
+ Đức Thánh Cha đã xác quyết như sau: “Thế nên Đức Thánh Mẫu cao cả, ngay từ đời đời và do cùng một quyết định tiền định, đã được kết hợp với Đức Giê-su Ki-tô một cách huyền nhiệm, vô nhiễm khi đầu thai, đồng trinh vẹn sạch khi làm Mẹ, cộng tác quảng đại với Đấng Cứu Thế, Đấng đã chiến thắng hoàn toàn sự tội và các hiệu quả của nó, thì cuối cùng để kết thúc mọi đặc ân ngài đã được, Đức Trinh Nữ cũng đã được Chúa gìn giữ cho khỏi bị hư nát ở trong mồ, để nên giống Con Mình. Sau khi chiến thắng sự chết, ngài cũng được tôn vinh trên trời cả hồn lẫn xác, nơi Ngài được tôn lên
Nữ Vương ngự bên hữu Con mình là Vua bất tử của mọi thời” (trích CGKPV trang 334).

2) MẸ MA-RI-A HẰNG CỨU GIÚP NHỮNG AI CHẠY ĐẾN KÊU CẦU NGƯỜI:

ĐU-LỚT HAI-ĐƠ (Douglas Hyde) vốn là một người vô tín và thù ghét đạo Công giáo. Ông là chủ bút một tờ báo lớn ở nước Anh. Với tư cách là chủ bút, ông nghiên cứu về Giáo hội để viết những bài phê bình chống đối gay gắt. Tuy nhiên một điều lạ lùng đã xảy ra, là ông càng nghiên cứu về giáo lý của Giáo Hội, thì tâm trí ông lại càng thêm tin tưởng vào các chân lý ấy. Tuy vậy ông vẫn chưa quyết định dứt khóat theo đạo ngay.
Một hôm, trên đường từ nhà đến tòa soạn ở trung tâm thủ đô Luân Đôn, lúc xe lửa đến trạm dừng, Đu-Lớt thấy tấm biển ghi “Nhà thờ Công giáo” ở bên đường, ông liền thử vào bên trong nhà thờ xem sao. Ông ngồi vào hàng ghế ở cuối nhà thờ và rồi thắc mắc tại sao mình lại có mặt ở đây? Bấy giờ ông thấy một cô gái bước vào nhà thờ, nét mặt âu lo buồn khổ. Cô ta đi thẳng đến trước tòa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bên trái của cung thánh nhà thờ và quỳ dưới hình Đức Mẹ một hồi lâu. Sau đó, cô đứng dậy đi xuống cuối và ra khỏi nhà thờ. Khi cô đi ngang, Đu-lớt nhận thấy nét mặt của cô ta đã bình thản trở lại chứ không còn lo âu sầu não như khi mới bước vào nhà thờ.
Ngay lúc đó Đu-lớt quyết định thử làm theo cô ta là cũng đến quỳ trước ảnh Đức Mẹ. Sau này ông đã viết trong cuốn “tôi tin” (I believed) như sau: “Tôi không biết người ta đã cầu nguyện với Đức Mẹ thế nào? Cuối cùng tôi nghe thấy chính mình sắp nói ra một điều gì đó thích hợp. Tuy nhiên khi bắt đầu thốt ra thì tôi lại thấy lời đó có vẻ kỳ cục làm sao ! Nhưng điều này không quan trọng gì. Tôi biết rõ là sự tìm kiếm bấy lâu nay của tôi đã đạt tới mục đích… Lúc ra khỏi nhà thờ, tôi cố gắng hồi tưởng lại những gì tôi nói và hầu như tôi bật cười lên khi nhớ lại những lời ấy. Chúng giống hệt những lời ngân lên trong một điệu khiêu vũ !” Cuối cùng Đu-lớt đã đạt tới đức tin vào Chúa Giê-su qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

3) ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ TRONG GIỜ SAU HẾT NHỜ CÓ LÒNG MẾN Đức Mẹ:

Một hôm trong đám những người hành hương đến giáo xứ Ars có một người đàn bà mang đại tang. Bà vào giữa nhà thờ đứng như trời trồng ở giữa mọi người. Bà có vẻ rất đau khổ. Lý do là chồng bà, một người đã bỏ đạo từ lâu cách đây mấy bữa đã nhảy xuống sông tự tử… đã chết mà không được lãnh nhận những bí tích cuối cùng. Cha Gio-an Ma-ri-a Vianey đi qua… Bà chưa kịp nói gì thì Cha ghé vào tai bảo bà:
- Ông nhà đã được cứu rỗi rồi.
Thấy người đàn bà có vẻ quá ngạc nhiên, cha nói lại một lần nữa:
- Tôi đã bảo ông nhà đã được cứu rỗi rồi mà.
Bà thắc mắc hỏi lại với một giọng đầy hoài nghi, cha nhấn mạnh từng tiếng:
- Tôi bảo bà là ông nhà đã được cứu rỗi rồi. Ông hiện đang ở trong Luyện ngục. Phải cầu nguyện nhiều cho ông ta. Giữa nhịp cầu và dòng nước ông đã có được một thời gian để ăn năn thống hối. Bà còn nhớ là trong tháng Đức Mẹ, bà đã cho làm một bàn thờ trong phòng của bà không? Thỉnh thoảng, chồng của bà, mặc dầu đã bỏ đạo cũng đến hợp lời cầu nguyện với bà. Thái độ đó đã đem lại cho ông ta ơn thống hối và tha tội vào phút cuối cùng của cuộc đời.

3. SUY NIỆM:

1) KÍNH MỪNG MA-RI-A ĐẦY ƠN PHÚC:

Ma-ri-a đã được dư đầy ơn phúc và luôn được Thiên Chúa ở cùng như lời chào của sứ thần truyền tin (x. Lc 1, 28).
+ Mẹ đầy ơn phúc vì tâm hồn Mẹ trong sạch và luôn kết hiệp với Chúa.
+ Mẹ có phúc vì đã tin Lời Chúa: Bà Ê-li-sa-bét đã ca tụng Đức Ma-ri-a: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng: Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1, 45).
+ Mẹ có phúc vì cưu mang Chúa Giê-su là Lời Thiên Chúa làm người: Nên Mẹ được ví như Hòm Bia Giao Ước Mới của Thiên Chúa (x. Ga 1, 14; Mt 1, 23).
+ Nhất là Mẹ có phúc vì đã nghe và thực hành Lời Chúa: như Đức Giê-su đã bổ túc lời khen Mẹ của một phụ nữ bằng lời sau: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11, 27-28).

2) ĐỨC MA-RI-A LÀ MẸ ĐỨC GIÊ-SU VÀ MẸ HỘI THÁNH:

+ Chính Chúa Giê-su đã đặt Đức Ma-ri-a làm Mẹ Hội Thánh khi trao Mẹ cho môn đệ Gio-an đại diện Hội Thánh, để ông thay Người phụng dưỡng Mẹ sau khi Người lên trời, như Tin Mừng Gio-an thuật lại: “Đứng gần thập giá Đức Giê-su có Thân Mẫu Người, chị của thân mẫu là bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với mẹ rằng: “Thưa bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình” (Ga 19, 25-27).
+ Đức Ma-ri-a là Mẹ của Hội Thánh vì là mẹ của Đức Giê-su là Đầu, nên cũng là Mẹ của Hội Thánh là thân thể của Người, trong đó có chúng ta, như thánh Phao-lô dạy: “Thiên Chúa đặt Người làm Đầu toàn thể Hội Thánh (x. Ep 1, 22b-23); “Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh” (Cl 1, 18).

3) ĐỨC MA-RI-A ĐƯỢC CHÚA BAN THƯỞNG HỒN XÁC LÊN TRỜI:

Ngoài truyền thống hay Thánh Truyền là ký ức tông truyền, Giáo Hội còn dựa trên một số đoạn Thánh Kinh cho thấy Mẹ Thiên Chúa liên kết mật thiết với Đức Giê-su Đấng Cứu Độ như sau:
+ “Dòng giống người nữ sẽ đánh vào đầu mi” (St 3, 14-15): Đức Giê-su sẽ chiến thắng con rắn ma quỷ.
+ “Đấng đầy ân sủng, luôn được Thiên Chúa ở cùng” (x. Lc 1, 28): Đầy ân sủng là luôn có Chúa, là hoàn toàn trong sạch thánh thiện, nên Mẹ không phải chết như loài người chúng ta. Đức Ma-ri-a đã được Chúa chọn làm Mẹ Đấng Thiên Sai, Đấng sẽ thay vua Đa-vít để cai trị Ít-ra-en, và triều đại Người sẽ luôn vững bền. (x Lc 1, 31).
+ Đức Ma-ri-a là E-và Mới: Mẹ đã cộng tác với Đức Giê-su là A-Đam mới, để vâng phục Chúa Cha (x. Rm 5, 12-19; PI 2, 6-11) và tích cực cộng tác với Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn nên cũng được dự phần vào sự phục sinh vinh quang với Người. Đức Giê-su/ A-đam Mới đã qua đau khổ thập giá để phục sinh và lên trời, thì tiếp theo Chúa là Đức Ma-ri-a/ E-và Mới cũng được Thiên Chúa triệu hồi về trời cả hồn lẫn xác.

4) ĐỂ ĐƯỢC CÙNG MẸ LÊN TRỜI:

+ “Quê hương chúng ta ở trên trời. Nơi đó chúng ta sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc là Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta” (Pl 3, 20). Tuy nhiên chúng ta chỉ được lên trời nếu tin yêu Chúa Giê-su, bỏ ý riêng và các thói hư tội lỗi, sẵn sàng vác thập giá mình hằng ngày theo chân Chúa như Mẹ Ma-ri-a đã nêu gương.
+ Sống đức Tin, Cậy, Mến noi gương Đức Mẹ: Năng nghe Lời Chúa phán, suy niệm để tìm hiểu ý Chúa và sẵn sàng xin vâng noi gương Mẹ như Tin Mừng ghi nhận: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19.51).
+ Năng cầu nguyện tín thác vào Chúa như Mẹ đã cầu bầu cho đôi tân hôn và Đức Giê-su đã biến nước lã thành rượu ngon giúp đôi tân hôn như lời Mẹ xin (x. Ga 2, 1-11).
+ Bác ái khi lập tức đi thăm bà chị Ê-li-sa-bét để chia sẻ niềm vui với bà. Thai nhi Gio-an đã “nhảy mừng” trong lòng mẹ khi gặp Thai Nhi Giê-su. Sau đó Mẹ ở lại với bà 3 tháng cho tới khi bà sinh con để phục vụ, rồi mới về Na-da-rét (x. Lc 1, 39-56)

4. THẢO LUẬN:

1) So sánh giữa việc lên trời của Đức Mẹ giống và khác với việc thăng thiên của Chúa Giê-su thế nào?
2) Những kẻ khi còn sống mà bị mù què câm điếc, mặt mũi xấu xí, thì khi sống lại có tiếp tục bị như vậy nữa không?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY MẸ MA-RI-A LÀ MẸ RẤT NHÂN TỪ. “Xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời”.
LẠY MẸ. Hôm nay cùng với Hội thánh hoàn cầu, chúng con long trọng mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Xin cho chúng con biết chạy đến với Mẹ mỗi khi gặp gian nan thử thách như bị thất bại trong việc làm ăn; Những lúc con không biết phải làm gì để vượt qua hoàn cảnh khó khăn nan giải... Trong những giờ phút đau thương ấy, xin cho chúng con biết chạy đến nép mình dưới tà áo Mẹ, để được Mẹ ủi an che chở, để được Mẹ cầu cùng Chúa Giê-su ban cho chúng con các ơn lành hồn xác. Xin dạy chúng con luôn lắng nghe và làm theo Lời Chúa Giê-su, như Mẹ đã dạy các người giúp việc tại Ca-na xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
 
Suy niệm Chúa Nhật tuần 20A thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:34 11/08/2020
CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN. A
(Mt. 15:21-28)
ÂN SỦNG


Chúa ban ân sủng ngập tràn,
Cho người tứ xứ, yên hàn an vui.
Đàn bà xứ lạ tới lui,
Con yêu lâm bệnh, chôn vùi nỗi đau.
Xin trừ quỉ ám qua mau,
Dủ lòng thương xót, trước sau tin Thầy.
Không rằng, chẳng nói, chẳng rầy,
Đức tin thử thách, đong đầy khiêm nhu.
Chúa rằng những bánh dự trù,
Dành nuôi con cái, trong khu chốn này.
Không nên lấy bánh trong tay,
Vứt cho con chó, không hay gọi mời.
Bà ta đáp lại đôi lời,
Chó con xứng được, bánh rơi từ bàn.
Động lòng thương xót trao ban,
Đức tin kiên vững, phá tan bóng mờ.
Chữa lành con gái mong chờ,
Quỷ ma trục xuất, nương nhờ xác thân.
Mạnh tin Chúa chữa ân cần,
Một lòng tin tưởng, tinh thần lạc an.

Khi Chúa Giêsu trên đường ra khỏi thành Tyrô và Siđon, một người phụ nữ ngọai giáo đến gặp Chúa và xin chữa bệnh cho con gái bị quỷ ám. Có lẽ bà này cũng đã chạy đi tứ phương cầu khẩn cho con gái mình, nhưng đều vô hiệu. Nghe về danh của Chúa Giêsu, bà không ngại ngùng chạy đến nài van Chúa chữa con gái mình. Bà xin và bà đã nhận được ơn của Chúa.

Con người có biết bao thứ bệnh tật khác nhau. Có bệnh về thể xác, có bệnh về tinh thần, có bệnh từ trong và có bệnh đến từ bên ngòai. Bệnh là một sự khiếm khuyết trong cơ thể con người. Với khả năng được phú ban, con người có thể giúp nhau trị liệu nhiều thứ bệnh, nhưng con người vẫn không đủ khả năng để chữa lành mọi bệnh tật.

Bệnh của người con gái là thứ bệnh rất hiểm nghèo. Bệnh bị qủy ám. Bệnh thuộc loại tinh thần, nhưng lại dày vò thể xác. Một quyền lực sự dữ ám quấy con người. Em gái không còn làm chủ được mình, hoàn toàn sống lệ thuộc vào quyền kẻ dữ bên ngoài ám.

Người đàn bà ngoại giáo đã nghe về Chúa Giêsu. Bà tin vào quyền năng của Chúa. Bà nài xin lòng thương xót của Chúa. Chúa thách thức niềm tin của bà. Bà chấp nhận thân phận ngoại lai và hèn yếu. Bà nghĩ dù sao bà cũng đáng được hưởng những phần dư còn lại của ân sủng. Chúa đã khen lòng tin của bà và bà được toại nguyện.

Cũng như người đàn bà Canaan này, chúng ta là chi mà đáng hưởng ân huệ của Chúa. Nếu chỉ cậy dựa vào công sức, việc lành và việc sống đạo của chúng ta, chúng ta không đáng được thừa hưởng ơn lành của Chúa đâu. Chúng ta hãy đặt lòng tin nơi Chúa và nài xin: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.

TUẦN 20 MÙA THƯỜNG NIÊN
THỨ HAI
Mt. 19: 16-22


Có một người đến nói với Chúa Giêsu rằng: Thưa Thầy, tôi phải làm điều tốt gì để được sống đời đời. Nếu anh muốn vào nơi hằng sống, hãy tuân giữ các điều răn. Người ấy muốn tỏ ra mình là người tốt lành. Anh hỏi lại Chúa: Những điều răn nào? Chúa Giêsu nói với anh: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, thảo kính cha mẹ và yêu mến tha nhân. Tất cả những điều đó tôi đã giữ.

Anh thanh niên xem ra thích thú vì anh đã thực hành những đòi hỏi để được vào nơi hằng sống. Anh tưởng giữ giới răn như thế là đã quá đủ. Anh muốn tiến xa hơn trên con đường trọn lành nhưng khi Chúa mở ra cho anh con đường mới. Chúa nói với anh: Về bán gia tài và đem cho người nghèo, rồi đến theo Chúa. Anh đã buồn rầu bỏ đi. Anh đi gần hết con đường trọn lành nhưng lại bỏ cuộc vì sự Chúa đòi hỏi anh ngoài sự dự đoán của anh.

Anh tiếc của, có lẽ gia đình anh cũng khá giả. Anh muốn theo Chúa xa xa, xin Chúa đừng đụng đến hào bao của anh, có lẽ anh vui hơn. Anh mới đi được phần nửa con đường là mới giữ giới răn thôi, chứ chưa tiến đến yêu mến và chia xẻ với tha nhân.

Lạy Chúa, tuy rằng của cải là vật ngoài thân nhưng nó có sức kéo lôi rất mạnh. Xin Chúa giúp con làm tôi mình Chúa thôi.

THỨ BA
Mt. 19: 23-30


Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Người giầu có khó vào Nước Trời? Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Trời. Chúng ta có thể suy rằng Nước Trời là nơi hạnh phúc bên Chúa. Nước trần gian là nơi phấn đấu của con người trong cuộc lữ hành trần thế. Giữa Nước Trời và nước trần gian có một gạch nối. Chúa Giêsu đã bắc cầu cho chúng ta bước qua.

Con người sống ở trần gian lo thu tích của cải và làm giầu cho cuộc sống hiện tại. Con người lo tranh sống và tìm vui hưởng mọi nhu cầu của đời sống. Khi kiếm tìm của cải trần gian con người cứ mải mê cúi xuống tìm các nguồn lợi dưới đất. Ngày qua ngày con người bám trụ vào những của cải chóng qua và hay hư nát mà quên đi ngước nhìn lên hướng trời cao.

Chúa Giêsu xuống thế lập Nước Trời nơi trần gian. Con người chân đạp đất nhưng mắt ngước lên trời. Của cải con người làm ra để hưởng dùng nhưng cũng có thể sử dụng để mua sắm Nước Trời. Con người giầu có của cải trần gian nếu biết đầu tư sinh lợi sẽ tìm được nguồn sống thật. Chúa Giêsu dạy rằng: Con hãy bán của cải con có và đem phân phát cho người nghèo, con sẽ được hưởng phúc lộc trên trời.

Nước Trời không ở xa trên trời nhưng Nước Trời ngay trong lòng người. Hãy dùng của cải trần gian mà mua Nước Trời.

THỨ TƯ
Mt. 20: 1-16a


Phúc âm nói về câu truyện người chủ vườn nho ra thuê thợ vào làm vườn. Có người đến làm từ sáng sớm, có người đến giữa trưa, có người đến lúc chiều và có người chỉ đến vào giờ chót. Ông chủ thỏa thuận giá cả cho những người đến sớm. Còn người đến sau cùng, ông chủ chỉ nói hãy vào làm đi.

Ai cũng cố gắng làm hết sức mình. Chiều đến, ông gọi mọi người làm công đến nhận lương, từ người sau rốt đến, mỗi người lãnh một đồng lương. Những người đến từ sớm tưởng đâu mình được lãnh nhiều hơn, nhưng cũng chỉ nhận một đồng. Họ buồn rầu trách ông chủ không công bằng.

Bài dụ ngôn dạy chúng ta trong việc theo đạo, sống đạo và hành đạo. Có lẽ chúng ta cảm thấy may mắn khi chúng ta được gia nhập đạo Chúa sớm. Chúng ta được hưởng bao phúc lộc trong đời sống Kitô hữu. Có những người biết Chúa trễ, họ cũng được phần thưởng xứng đáng. Những người vào giờ chót, thật tội nghiệp vì họ đã phải đợi chờ trong lo lắng. Họ vào làm công mà không đòi tiền công bao nhiêu, Họ chỉ muốn được vào làm vườn nho cho Chúa. Chúa cũng ban cho họ lương bổng xứng đáng. Họ là những người biết Chúa muộn màng nhưng trung tín tới cùng. Chúng ta nhớ người trộm lành, trong giây phút cuối của cuộc đời, ông đã biết sám hối, ông là người đầu tiên vào nước thiên đàng. Lạy Chúa, đôi khi chúng con ganh tị vì Chúa quá nhân hậu. Xin Chúa cho chúng con trung thành giữ đạo và sống đạo tốt mỗi ngày.

THỨ NĂM
Mt. 22: 1-14


Chúa Giêsu nói với các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân dụ ngôn về việc vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi mời những người đến dự tiệc nhưng họ đã không đếm xỉa gì đến. Mỗi người kiếm một lý do để từ chối tham dự tiệc cưới.

Tiệc cưới hoàng tử rất long trọng và khách được mời cũng là những bậc vị vọng. Thật buồn, họ không màng tới lời mời của vua. Chúa Giêsu nói dụ ngôn cho các vị đầu mục và kỳ lão trong dân. Chúa có ý nhắc nhở cho họ về tiệc cưới Nước Trời. Thiên Chúa đã kêu mời và gởi thiệp loan báo trước lâu nhưng ngày vui đến, họ đã xoay tìm công việc riêng tư để từ chối. Tiệc đã dọn sẵn nhưng họ không muốn chung hưởng niềm vui với vua và hoàng tử.

Vua đành ra lệnh ra ngoài các nẻo đường mời mọi người vào dự tiệc. Những người này vui mừng vào chung hưởng niềm vui với vua. Họ là những người thấp cổ bé miệng, những người tàn tật đui mù và những người đơn sơ chất phát. Tiệc cưới đầy những tiếng vui cười. Họ hân hoan chia xẻ với nhau qua lòng nhận hậu của vua.

Cuối cùng những người được mời chẳng ai đáng vào dự tiệc cưới nhưng là những người có lòng chân thành và yêu mến đáp lời mời của nhà vua. Đây chính là tiệc cưới Nước Trời Chúa dành cho những ai có lòng đơn sơ và chân thành.

THỨ SÁU
Mt. 22: 33-40


Một tiến sĩ luật trong nhóm biệt phái hỏi Chúa Giêsu: Thưa Thầy, trong Lề Luật điều răn nào là trọng nhất? Chúa Giêsu nói: Người hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn, đó là điều răn thứ nhất và trọng nhất. Điều thứ hai là ngươi hãy yêu thương người lân cận như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và sách các tiên tri đều qui về hai điều này.

Chúa Giêsu đã xác định rất rõ ràng, chúng ta cũng mang ơn người tiến sĩ luật đã đặt câu hỏi. Đạo của Chúa là đạo của bác ái và tình yêu. Con đường tình yêu sẽ dẫn chúng ta tới Chúa và tha nhân. Tình yêu là cốt lõi trong chương trình cứu độ. Thiên Chúa yêu thương loài người đã sai Con Một xuống trần dạy chúng ta biết phải yêu ai và yêu cách nào. Trước hết là yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự sau là yêu thương anh chị em như chính mình chúng ta.

Yêu vô điều kiện. Yêu không tính toán. Yêu vừa là cho đi vừa là nhận lãnh. Yêu thương là trọng tâm của đời sống và yêu thương chính là ơn gọi của con người. Con người không thể nói yêu mến Thiên Chúa mà ghét bỏ anh chị em của mình. Cho nên yêu Chúa và yêu người là hai mặt của một đồng tiền. Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta biết thế nào là yêu khi Ngài chịu chết treo trên cây thánh giá.

Chúa đã yêu chúng ta hết mình. Chúng ta yêu Chúa hết lòng.

THỨ BẢY
Mt. 23: 1-12


Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: Mọi điều các luật sĩ và biệt phái nói với các con, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng làm theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Điều quan trọng trong cuộc sống là nói và phải thực hành lời mình nói. Chỉ nói xuông thì ai cũng nói được.

Lời Chúa là một nhắc nhở cho mỗi người chúng ta hãy ý tứ trong việc giảng dạy. Chúng ta biết rằng không có ai là hoàn thiện. Mỗi người phải cố gắng không ngừng để phấn đấu với bản thân mình và môi trường sống chung quanh. Lời của Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta đi đúng con đường của Chúa. Những người được sai đi rao giảng lời Chúa cũng là những con người yếu đuối cần được nâng đỡ. Chúng ta ra đi rao giảng lời của Chúa chứ không phải lời của chúng ta.

Lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, lời Chúa tiếp tục được rao truyền. Chúng ta được mời gọi rao truyền Lời của Chúa và sống lời Chúa mỗi ngày. Chúa nhắn nhủ chúng ta hãy nghe, làm và tuân giữ các điều được giảng dạy. Vì chính lời Chúa sẽ tác động trong tâm hồn người nghe. Đôi khi những người rao giảng chỉ là: Thùng rỗng kêu to.

Chúa trách cứ những người luật sĩ và biệt phái đã sống giả hình. Họ chị lợi dụng việc đạo đức để trục lợi vật chất mà không sống thật với lòng. Lạy Chúa, nhiều lần chúng con cũng sống giả dối và hình thức. Xin Chúa thương tha thứ.
 
Suy Niệm Lễ Vọng Đức Mẹ Maria Hồn Xác Về Trời : Maria, Mẹ Đầy Ơn Phúc
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
15:23 11/08/2020
Suy Niệm Lễ Vọng Đức Maria Hồn Xác Về Trời

(Lc 11, 27-28)

"Kính mừng Maria đầy ơn phúc" (Lc 1, 28). Đó là lời đầu tiên của Sứ Thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ. Hôm nay từ miệng của một người nữ thính giả đang nghe Chúa Giêsu giảng cũng cất cao giọng nói: "Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú" (Lc 11, 27).

Bài Tin Mừng theo thánh Luca Thánh lễ vọng chiều nay dìu chúng ta về với tước hiệu Đức Maria đầy ơn phúc. Người việt ta vẫn thường nói: "Phúc đức tại mẫu", nghĩa là theo quang niệm truyền thống, con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra. Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân cách nơi đứa con. Chẳng thế, George Herbert đã không tiếc lời khi viết: "Một bà mẹ tốt thì giá trị hơn cả trăm ông thầy!"

Xem Video và nghe bài giảng

Người Do thái cũng vậy, khi Chúa Giêsu đang giảng cho dân chúng, thì có một phụ nữ ở giữa họ, vì ngưỡng mộ con người cũng như cách giảng dạy của Chúa Giêsu cho rằng, Thầy tài giỏi như thế này, hẳn là Mẹ Thầy phải là người có phúc lắm, nên bà đã không ngần ngại vượt qua rào cản của chính mình là phụ nữ, bà đã cất tiếng nói với Đức Giêsu về Mẹ của Ngài: "Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú" (Lc 11, 27).

"Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy" (Lc 11, 27)

Đức Maria là người diễm phúc, trước hết vì đã được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn: "Phúc thay kẻ được Người chọn lấy và cho lại gần, nơi tiền đình của Người, nó sẽ lưu lại! " (Ps 65, 5) Có ý nói, dân có phúc là dân được Thiên Chúa trị vì, nhất là được Thiên Chúa thiết lập ngai báu vương quốc của Ngài ngay giữa họ; người có phúc là người được Thiên Chúa đến ở cùng, và dĩ nhiên chúng ta nghĩ ngay đến Đức Maria, người diễm phúc như lời Thiên Thần Grabirel chào và nói: "Thiên Chúa ở cùng bà" (Lc 1, 28). Bà Êlisabeth xác nhận cái phúc của Mẹ: "Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc" (Lc 1, 42). Phúc của Mẹ trổi vượt trên mọi thần thánh trên trời, Mẹ có phúc vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng là Hồng Phúc đã chọn Mẹ, cư ngụ trong dạ Mẹ chín tháng mười ngày, đến khi chào đời, Mẹ đã ôm ấp, nâng niu cho bú mớm … những điều đó đã làm cho vai trò làm mẹ của Đức Maria trở thành mật thiết, gắn liền với cuộc sống của Chúa Giêsu hơn; không những thế, Chúa Giêsu còn ở với Mẹ trong suốt nhiều năm và đã vâng phục Mẹ. Giờ đây, Chúa Giêsu Con Mẹ đã phủ đầy vinh quang của Ngôi Lời nhập thể trên Mẹ bên trong cũng như bên ngoài, hạnh phúc của Mẹ vượt quá sự hiểu biết của chúng ta.

"Phúc cho vú đã cho Thầy bú" (Lc 11, 27)

Mẹ là người trinh nữ duy nhất đã được vinh dự cưu mang, sinh hạ và dưỡng nuôi Con Một Thiên Chúa cho trần thế. Người đàn bà khi nghe Chúa Giêsu giảng đã không ngần ngại nói đến những nét đặc trưng và kín đáo của một người mẹ, những gì nơi thân xác mẹ cần cho sự sống của con. Ngoài lòng dạ của thân mẫu đã cưu mang Thầy, lại còn "vú đã cho Thầy bú mớm" ba năm. Mẹ vừa cưu mang, vừa lo sinh, lo dưỡng. Như thế, thân xác và tâm hồn Mẹ là cái nôi ru cho con lớn lên.

Nếu "yêu và được yêu là những điều hạnh phúc nhất trong đời" như kiểu nói của văn hào Shakespears, thì Đức Maria là người diễm phúc, vì Mẹ được Chúa yêu thương, chính Mẹ cũng biết dành trọn vẹn tình yêu của mình cho Thiên Chúa. Mẹ Maria diễm phúc được gìn giữ khỏi mắc tội truyền, này Thiên Chúa ân thưởng về Trời, hưởng nếm ơn phục sinh cả hồn lẫn xác trước bất cứ ai. Mẹ hạnh phúc tự nhiên vì cưu mang Con Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể, nhưng chính Mẹ biết rõ hơn ai, Mẹ hạnh phúc siêu nhiên vì được Tình Yêu Thiên Chúa cưu mang từ thủa đời đời. Hạnh phúc của Mẹ là như thế đó, và trong hạnh phúc của Mẹ chúng ta tìm thấy hạnh phúc của mỗi người chúng ta.

Mẹ sẵn sàng cưu mang hạnh phúc của mỗi chúng ta

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa mà Mẹ Maria đã cưu mang và cho bú mớm là Đấng Cứu Độ thế gian, mặc lấy xác phàm nhân loại và thánh hiến với tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Trái đất trở nên bệ dưới chân của Đấng là Hồng Phúc. Vì thế, trong hạnh phúc của Mẹ có hạnh phúc của mỗi người chúng ta. Như Mẹ hiền, khi bồng ẵm Chúa Giêsu Con Mẹ, với vòng tay rộng mở của tình mẫu tử, Mẹ ôm cả nhân loại trong tình yêu của Người Con ấy, "vì nhân loại là chi thể của Thân mình Ngài" (Ep 5, 30), Mẹ không xấu hổ vì được gọi là Mẹ của tất cả những ai được sinh ra trong Chúa Kitô nhờ ơn cứu chuộc của Người. Mẹ được gọi là Evà mới "Mẹ của tất cả chúng sinh" (St 3, 20), nhưng trong thực thế, Mẹ là Mẹ của những kẻ chết… Vì Evà cũ đã không trung thành thực hiện ý định của Chúa, thánh ý Chúa đã hoàn thành nơi Mẹ. Cũng như Giáo hội là mẹ của tất cả những ai tái sinh trong đời sống Giáo hội. Giáo hội là mẹ của những người sống làm cho mọi người được sống (Ga 11, 25; 5, 25s). Khi trao ban sự sống cho trần gian dưới nhiều hình thức, Giáo hội đã trao bao sự sống cho tất cả những ai tìm thấy sự sống của mình trong Đấng Hằng Sống.

Chính vì thế, người mẹ diễm phúc của Chúa Kitô là mẹ chúng ta nhờ mầu nhiệm thân thể này, Mẹ cũng tỏ cho chúng ta biết Mẹ rất ân cần và trìu mến… Và giờ đây chúng ta "ở trong sự che chở " của Mẹ "Đấng Tối Cao", chúng ta "ngự cung cấm của Ðấng Tối Cao, và trọ dưới bóng của Ðấng Toàn năng!" (Ps 90, 1; 16, 8). Hơn nữa, vì Vua vinh quang đã ngự nơi Mẹ, với tình mẫu tử hải hà, Mẹ sẽ chia sẻ vinh quang ấy cho chúng ta.

Mẹ hạnh phúc, Mẹ cũng muốn con cái mình hạnh phúc, nên Mẹ dạy: "Người bảo gì các con cứ làm theo" (Ga 2, 5). Chúa Giêsu bảo: "Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa còn có phúc hơn" (Lc 11, 28).

Xin Mẹ giúp chúng con vâng nghe và giữ lời Thiên Chúa, để trở nên những người con diễm phúc của Mẹ. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 11/08/2020

55. Toàn bộ cuộc sống của con đều trông cậy vào sự khổ nạn và sự chết Đức Chúa Giê-su để thoát khỏi sự trừng phạt đời đời. Dù khi con có tất cả để dâng cho Ngài, thì chẳng qua cũng như một ngôi sao nhỏ bé trước mặt trời, như một giọt nước trong biển, như một hạt cát của hòn núi lớn mà thôi.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 11/08/2020
2. BÀNH TỔ MẶT DÀI

Hán Võ đế nói với quần thần:

- “Trong sách tướng có nói: nhân trung dưới mũi dài một tấc (tấc tàu) thì thọ trăm tuổi”.

Đông Phương Sóc nghe được thì cười lớn, hữu tư mã nói ông ta bất kính với hoàng đế.

Đông Phương Sóc lấy cái mũ xuống nói:

- “Tôi không dám cười bệ hạ, thực ra tôi cười Bành Tổ mặt dài”.

Hán Võ đế hỏi:

- “Bành Tổ mặt dài như thế nào? ”

Đông Phương Sóc đáp:

- “Bành Tổ sống đến tám trăm tuổi, nếu nói theo sách tướng ấy thì nhân trung của Bành Tổ dài tám tấc, vậy thì bộ mặt của ông ta dài bao nhiêu trượng? ”

Hán Võ đế cười ha ha.

(Nhã Ngược)

Suy tư 2:

Nhân trung dài một tấc thì sống trăm tuổi, mà dài tám tấc thì sống tám trăm tuổi, như thế ông Bành Tổ cái mặt phải dài lắm vì tương truyền rằng ông ta sống khoảng tám chín trăm tuổi mới chết. Theo tướng học, ai có nhân trung (rãnh phía dưới mũi) dài và rộng thì cuộc đời sung túc và sống thọ, sống thọ không có nghĩa là sống đến tám chín trăm tuổi, nhưng thọ có nghĩa là hơn tám mươi tuổi mà thôi.

Sống lâu trăm tuổi là cái phúc của trời cho, nhưng trời cho sống lâu là để làm gì, đó mới chính là điều đáng nói.

Có người sống thọ tám chín mươi tuổi nhưng vẫn cứ đi lễ nhà thờ, vẫn cứ siêng năng đọc kinh sáng tối, vẫn cứ ăn chay kiêng thịt ngày thứ sáu, sống lâu như thế thì có ích và trở nên gương sáng cho con cái cháu chắt noi theo; có người mới bốn năm mươi tuổi mà đã sống như ông già tám chín mươi tuổi, khó tính, chướng và không tu thân tích đức không để tiếng tốt cho con cháu...

Nếu chỉ sống đến ngày mai –dù nhân trung dài hay ngắn- thì người Ki-tô hữu vẫn luôn cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho họ sống thọ thêm một ngày, để họ làm gương sáng cho mọi người noi theo; họ vẫn tạ ơn Thiên Chúa đã để họ sống thêm một ngày, để họ biết ăn năn sám hối và đền tội mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân, sống thọ như thế thì nên sống...

Nhân trung dài một tấc thì sống thọ, nhưng những ai ham học hỏi và sống lời Thiên Chúa thì được sự sống trường sinh với Đức Chúa Giêsu trên thiên đàng vậy.

Đó chính là trường thọ đích thực vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồng Kông ra tay bắt bớ người lãnh đạo Công Giáo, vì tội Thông đồng với thế lực nước ngoài.
Thanh Quảng sdb
06:53 11/08/2020
Hồng Kông ra tay bắt bớ người lãnh đạo Công Giáo, vì tội 'Thông đồng với thế lực nước ngoài'
Ông Lai bị cảnh sát Hồng Kông bắt

Ông Jimmy Lai Chee-ying là một doanh nhân tranh đấu cho nền dân chủ đã bị bắt vì luật an ninh quốc gia mới của Cộng sản Trung quốc áp đặt lên Hồng Kông.

(National Catholic Register - Edward Pentin)

Vatican cho hay: Cảnh sát Hồng Kông hôm thứ Hai (10/8/2020) đã bắt giữ ông Jimmy Lai Chee-ying, linh hồn của phong trào đòi dân chủ cho bán đảo Hồng Kông theo luật an ninh quốc gia mới được Bắc kinh áp đặt lên bán đảo này từ tháng Sáu.

Ông Lai là một nhà hoạt động dân chủ hàng đầu và là người chỉ trích mạnh mẽ chống lại các chính sách độc quyền của Bắc Kinh! Ông Lai bị bắt, với tội “thông đồng với các thế lực nước ngoài”.

Sau khi ông Lai bị bắt vào thứ Hai, thì hàng trăm cảnh sát đã ập vào văn phòng công ty Apple Daily của ông mà không có lệnh khám xét gì cả...

Ông Lai là một trong bảy người bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ vì vi phạm luật an ninh quốc gia mới của thành phố, luật này trừng phạt những ai mà Trung Quốc ghép vào một trong các tội: muốn lật đổ chính phủ, ly khai, khủng bố và cấu kết với lực lượng nước ngoài.

Những kẻ bị bắt, có thể phải đối diện với mức án tối đa là tù chung thân, và tịch thu tài sản...

Luật an ninh mới này đặt ra nhiều hạn chế về quyền tự do dân sự đã khiến nhiều quốc gia phương Tây lo ngại.

Hôm thứ Sáu, chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành một sắc lệnh trừng phạt đối với các cấp lãnh đạo Hồng Kông như bà Carrie Lam và các quan chức khác! Hoa Kỳ khẳng quyết “đứng về phía người dân Hồng Kông” và sẽ “sử dụng các án lệnh nhắm vào những vi phạm tới quyền tự do của nhân dân Hồng Kông.”

Các nhà phê bình cho rằng luật an ninh áp đặt lên Hồng Kông, đi ngược lại với chính sách “một quốc gia, hai hệ thống” – một thỏa thuận cho bán tự trị mà Bắc Kinh đã cam kết với Hồng Kông khi nhận lại thuộc địa cũ này vào năm 1997.

Những người ủng hộ thì cho rằng đạo luật này giúp mang lại sự ổn định cho các cuộc biểu tình bạo lực chống lại Bắc Kinh mà Trung quốc đã cố gắng áp dụng nhưng không thành công vào năm ngoái.

Kết quả của các biện pháp mới là các nhà hoạt động phải từ bỏ sự tranh đấu của họ, trong khi đó thì nhiều người khác bỏ chạy khỏi Hồng Kông. Nhưng ông Lai đã cương quyết sẽ tiếp tục chiến đấu.

Đây là lần đầu tiên ông ta bị bắt dưới luật an ninh mới, mặc dù trước đây, ông ta bị bắt nhưng được thả vào tháng 2 và tháng 4 năm nay vì tội tổ chức và lãnh đạo “các cuộc biểu tình trái phép”.

Hệ thống viễn thông số là mục tiêu chính của Bắc Kinh nhằm xác nhập vào các công ty Trung Quốc và ngăn chặn quốc tế ngừng phổ biến thông tin với các công ty của Hồng Kông. Các tờ báo và cơ quan ngôn luận ủng hộ chế độ thường tấn công ông Lai, và quấy phá, đốt nhà cửa và cơ sở kinh doanh của ông Lai vào đầu năm 2015.

Mặc dù ông Lai và những người Công Giáo khác chống lại sự cai trị ngày càng độc đoán của Bắc Kinh, thì về phía Giáo hội tại Hồng Kông có vẻ đang theo đuổi một đường lối hợp tác chung và ủng hộ luật an ninh của Bắc kinh.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Tòa thánh đã giữ im lặng trước những cắt giảm quyền tự do dân sự ở Hồng Kông. Đức Thánh Cha có ý đề cập tới những căng thẳng này trong một buổi triều yết vào tháng trước, nhưng vào phút chót, thì những ý đó bị đục bỏ!

Một số quan sát viên tin rằng lý do của sự im lặng là vì Vatican không muốn tạo ra điều gì bất đồng có ảnh hưởng tới những thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh mà Vatican đã đạt được vào năm 2018, mà nay sắp hết hạn và Tòa thánh muốn tiếp tục thương thảo vào tháng 9 sắp tới trước khi thỏa thuận 2018 hết hạn.

Ông Lai chiến đấu cho Tự do

Với quá trình hoạt động và sự bảo vệ nhất quán của ông đối với quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, bạn bè của ông ấy không ngạc nhiên về hành động phản kháng mới của ông.

Ông Michael Severance, giám đốc văn phòng báo chí Roma, là người bạn lâu năm của ông Lai, một người đã được gia nhập đạo Công Giáo, cho biết “câu chuyện về một đời hào hùng” của ông ấy trong sự “hài hòa đức tin, tự do và tinh thần kinh doanh”.

Ông Lai đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu “Ơn gọi của người Thương gia” (The Call of the Entrepreneur) vào năm 2007. Trong đó ông xúc động nhớ lại lúc ông 11 tuổi, ông cầu nguyện với mẹ ông giúp ông vượt thoát khỏi sự cai trị của chủ nghĩa Mao, một lời nguyện xin mà mẹ ông đã khẩn cầu Chúa cho ông...

Ông Severance giải thích “Món quà tự do” mà ông được thương ban đã trở nên “một ngọn lửa nhiệt huyết”, thúc đẩy ông “chiến đấu cho sự tự do đích thực, cho niềm tin và cho tinh thần kinh doanh trong mấy thập niên vừa qua ở Hồng Kông”.

Ông nói: “Ông đã phải chịu đựng rất nhiều trước sự xâm phạm quá mức của chính quyền Bắc Kinh!”

Món quà tự do của mẹ ông ban giống như “lửa nhiên liệu” đối với ông Lai, Ông Severance giải thích, và điều đã “làm ông ấy chiến đấu cho tự do đích thực, niềm tin và tinh thần kinh doanh trong vài thập kỷ qua ở quê hương Hồng Kông!”

Ông nói thêm: “Ông ấy đã phải chịu đựng rất nhiều trước sự xâm phạm quá mức của chính quyền Bắc Kinh.

Một bài báo được viết vào tháng 5 năm nay, sau khi ông Lai bị bắt; ông Samuel Gregg, giám đốc văn phòng báo chí Roma cho biết dựa trên cơ sở quá khứ của ông Lai và môi trường cạnh tranh của truyền thông Hồng Kông, ông không nghi ngờ có bất cứ điều gì lầm lỗi mà Lai phạm vào!... Ông nêu ra sự phản đối công khai của ông Lai là một “hình thức bảo vệ mà ông ta phải phản kháng” khi đối diện với một chế độ mà người bất đồng chính kiến thường bị “biến mất” một cách bí mật...
 
Nổ súng tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump ngưng ngang cuộc họp báo, di tản đến nơi an toàn
Đặng Tự Do
15:20 11/08/2020




Tổng thống Donald Trump đã đột ngột ngưng một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào chiều thứ Hai sau khi một người đàn ông tuyên bố mình có vũ khí bị một nhân viên Đặc vụ Hoa Kỳ bắn ngay bên ngoài khu phức hợp Tòa Bạch Ốc.

Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Hai 10 tháng 8, về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, khi mới bắt đầu được 3 phút, một nhân viên an ninh nói nhỏ vào tai tổng thống, yêu cầu ông rời khỏi phòng họp vì lý do an ninh.

Tổng thống Trump đi theo người phụ tá ra khỏi phòng và trú ẩn trong Phòng Bầu dục.

Khoảng 9 phút sau, Tổng thống Trump đã quay trở lại cuộc họp báo và cho các ký giả biết như sau:

“Có một vụ nổ súng thực sự, và người đó đã được đưa đến bệnh viện. Tôi chưa biết tình trạng của người đó”

“Nghi phạm đã bị bắn, ” ông nói thêm.

Tổng thống nói rằng không có ai khác bị thương, nhưng theo như ông được báo cáo thì nghi phạm có trang bị vũ khí.

Vụ nổ súng diễn ra gần hàng rào Tòa Bạch Ốc.

Vài giờ sau khi diễn ra biến cố này, Cơ quan Đặc vụ Hoa Kỳ ra một thông báo cho biết như sau:

“Vào khoảng 5:53 chiều hôm nay, một người đàn ông 51 tuổi tiếp cận một viên chức trong ngành Đồng phục của Đặc vụ Hoa Kỳ đang đứng ở góc đường 17 và Đại lộ Pennsylvania NW gần Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc. Nghi phạm tiếp cận viên chức này và nói rằng anh ta có vũ khí. Sau đó, nghi phạm bỏ đi và bất ngờ quay lại, chạy thật hung hãn về phía viên chức trên, và trong một động tác như đang rút ra một vật gì đó dấu dưới lớp quần áo của anh ta. Sau đó anh ta co mình lại trong tư thế của một tay súng sắp khai hỏa. Nhân viên Đặc vụ nổ súng tấn công cá nhân này ở phần trên của cơ thể. Các nhân viên ngay lập tức sơ cứu cho nghi phạm và Sở Cứu Hỏa Thủ Đô cũng như Dịch Vụ Cứu Cấp đã được gọi đến hiện trường. Cả nghi phạm và viên chức này đều được đưa đến bệnh viện địa phương.

Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc không bị xâm phạm trong vụ việc và không có nhân viên Đặc vụ nào gặp nguy hiểm.

Văn phòng Trách nhiệm Chuyên nghiệp của Sở Đặc vụ sẽ tiến hành đánh giá nội bộ về cách hành động của viên chức trên. Sở cảnh sát thủ đô đã được liên hệ để tiến hành điều tra.”

Khi trở lại với cuộc họp báo, tổng thống nói với các phóng viên lý do ông bị dẫn ra khỏi phòng.

“Tôi cảm thấy rất an toàn với các Đặc vụ, họ là những người tuyệt vời, họ là những người giỏi nhất, họ được đào tạo chuyên nghiệp, ” Tổng thống Trump nói.

Ông nói thêm là ông không bị hoang mang bởi vụ việc này.

“Thế giới đã là như thế, bạn nhìn lại qua nhiều thế kỷ, thế giới là một nơi nguy hiểm, một nơi rất nguy hiểm. ”

Tổng thống sau đó tiếp tục nói chuyện với các phóng viên về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ, và cho biết thị trường chứng khoán đang gia tăng mạnh mẽ.
Source:CNBC
 
Đại hội Thế giới lần thứ V về Lòng Thương xót được hoãn đến năm 2021
Thanh Quảng sdb
18:47 11/08/2020
Đại hội Thế giới lần thứ V về Lòng Thương xót được hoãn đến năm 2021

Đại hội Thế giới lần thứ V về Lòng Thương xót Chúa đã được ấn định tổ chức vào các ngày 10 đến ngày 15 tháng 8 năm 2020, nhưng vì cơn đại dịch nên phải rời vào các ngày 10 - 15 tháng 8 năm 2021.

(Tin Vatican)

Linh mục Terwase Henry Akaabiam, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Châu Á và Madagascar đã công bố thông báo này sau khi nhận được bức thư từ điều phối viên Đại hội (WACOM) tại Châu Phi, Giám mục Martin Uzoukwu của Minna, Nigeria. Bức thư viết như sau:

“Tôi viết thư này để thông báo tới anh chị em rằng Thánh bộ Giáo hoàng về Tân Phúc âm hóa tại Vatican đã quyết định hoãn Đại hội Lòng chúa Thương Xót Thế giới lần thứ V dự định được tổ chức tại Tổng Giáo phận Samoa-Apia, Châu Đại Dương từ ngày 10 - 15 tháng 8 năm 2020 sang năm 2021”.

Đức Cha nói thêm, việc hạn chế di chuyển và “những lo ngại về sức khỏe trong thời đại dịch Covid-19 này là lý do chính để hoãn lại”.

Vào tháng 8 năm 2021, Đại hội Thế giới lần thứ năm sẽ được tổ chức tại Tổng giáo phận Samoa-Apia thuộc đảo quốc Samoa, với chủ đề: “Lòng nhân từ: Đại dương của tình yêu bao trùm toàn thế giới.”

Đại hội Lòng chúa Thương Xót Thế giới (WACOM)

Đại hội Thế giới về Lòng Thương xót là một sự kiện được tổ chức ba năm một lần “để quảng bá văn hóa lòng thương xót trong Giáo Hội Công Giáo và trên toàn thế giới”.

Đại hội (WACOM) lần cuối được tổ chức tại Manila, Phi vào năm 2017. Trước đó, lần thứ ba tại Bogotá vào năm 2014, và lần hai tại Kraków vào năm 2011.

Đại hội (WACOM) đầu tiên được tổ chức tại Rome từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 4 năm 2008.
 
Các nhà lãnh đạo Công Giáo tham gia kêu gọi hành động để ngăn chặn tội ác tàn bạo đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
19:26 11/08/2020
"Một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ cuộc diệt chủng Holocaust" (1)

Ngày 11 tháng 8 năm 2020 00: 16 ZENIT

Đức Giám Mục Declan Lang, Chủ tịch Ủy Ban Các vấn đề Quốc tế của Hội đồng Giám mục Công Giáo, Anh quốc và xứ Wales, cùng với các Đức Hồng Y Tổng Giám mục Yangon (Miến Điện) và Jakarta (Nam Dương), đã cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng tín ngưỡng ra tuyên ngôn kêu gọi hành động nhằm ngăn chặn “một trong những thảm kịch nhân loại nghiêm trọng nhất kể từ sau thảm họa Holocaust: cuộc diệt chủng của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc.”

Cuộc đàn áp và hành động tàn bạo hàng loạt đang diễn ra ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (XUAR) của Trung Quốc, nơi mà người Duy Ngô Nhĩ gọi là Đông Turkestan.

Sau đây là toàn văn Bản tuyên ngôn:

„Với tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng dựa trên tín ngưỡng, chúng tôi cùng nhau khẳng định phẩm giá con người cho tất cả mọi người bằng cách nêu bật một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ Holocaust: cuộc diệt chủng tiềm tàng của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc.

Chúng tôi đã chứng kiến nhiều cuộc đàn áp và tàn bạo hàng loạt. Những điều này khiến chúng tôi cần phải quan tâm. Nhưng có một điều phải quan tâm là, nếu điều ấy cứ tiếp tục xẩy ra mà không bị trừng phạt, thì cần phải đặt ra câu hỏi nghiêm túc nhất về sự sẵn lòng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền phổ quát cho tất cả mọi người – đó chính là hoàn cảnh của người Duy Ngô Nhĩ.

Ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc bị giam giữ trong các trại tù đang phải đối mặt với nạn đói, tra tấn, giết người, bạo lực tình dục, lao động nô lệ và cưỡng bức mổ lấy nội tạng.

Bên ngoài các trại tù này, tự do tôn giáo cơ bản bị từ chối. Các nhà thờ Hồi giáo bị phá hủy, trẻ em bị tách khỏi gia đình, và các hành động đơn giản như sở hữu Kinh Coran (Qur'an), cầu nguyện hoặc ăn chay có thể dẫn đến bị bắt giam.

Trạng thái giám sát len lỏi soi mói nhất thế giới xâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống ở Tân Cương.

Nghiên cứu gần đây cho thấy một chiến dịch cưỡng bức triệt sản và ngăn ngừa sinh đẻ nhắm vào ít nhất 80% phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong độ tuổi sinh đẻ ở bốn quận có dân cư của người Duy Ngô Nhĩ - một hành động mà xét theo Công ước Diệt chủng năm 1948, có thể được sánh ngang với mức độ diệt chủng.

Mục đích rõ ràng của chính quyền Trung Quốc là xóa bỏ danh tính người Duy Ngô Nhĩ. Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã tuyên bố rằng mục tiêu là “phá bỏ dòng họ, phá bỏ cội nguồn, phá bỏ mối liên hệ và phá bỏ nguồn gốc của họ”. Như Washington Post đã ghi nhận: “Thật khó có thể đọc tuyên bố này như bất cứ điều gì khác hơn là một tuyên bố về ý định diệt chủng”. Các tài liệu cấp cao của chính phủ Trung Quốc nói về “hoàn toàn không khoan nhượng”.

Các nghị sĩ, chính phủ và luật gia phải có trách nhiệm điều tra.

Là những nhà lãnh đạo đức tin, chúng tôi không phải là nhà hoạt động hay nhà hoạch định chính sách. Nhưng chúng tôi có trách nhiệm lên tiếng kêu gọi cộng đồng của chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc đồng loại và hành động khi họ gặp nguy hiểm.

Trong cuộc diệt chủng Do Thái Holocaust xưa một số Kitô hữu đã ra tay giải cứu người Do Thái. Một số đã lên tiếng. Đúng như Dietrich Bonhoeffer đã viết: “Im lặng khi đối mặt với tội ác tự nó là đồng lõa với tội ác… Không lên tiếng tức là đồng lõa. Không hành động cũng là đồng lõa ”. Sau Holocaust, thế giới đã nói: "Không bao giờ tái diễn nữa!."

Hôm nay, chúng tôi lặp lại những từ này “Không bao giờ tái diễn nữa!”, tất cả chúng tôi muốn lập lại một lần nữa. Chúng tôi muốn chung vai sát cánh với người Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi cũng chung vai sát cánh với các Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công và các Kitô hữu trên khắp Trung Quốc, những người đang phải đối mặt với cuộc đàn áp tồi tệ nhất đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa.

Chúng tôi kêu gọi những người có niềm tin và lương tâm ở khắp mọi nơi cùng tham gia với chúng tôi: cầu nguyện, đoàn kết và hành động để chấm dứt những hành động tàn bạo hàng loạt này. Chúng tôi muốn thực hiện một lời kêu gọi đơn giản cho công lý, để điều tra những tội ác này, yêu cầu những người có trách nhiệm phải giải trình và thiết lập một con đường hướng tới việc khôi phục nhân phẩm.

Các nhân vật ký tên

(1) Holocaust, còn được gọi là Shoah, là cuộc diệt chủng có hệ thống (trong các trại tập trung, qua các phòng hơi ngạt) đã tàn sát khoảng sáu triệu người Do Thái ở Châu Âu trong Thế chiến II, từ năm 1941 đến năm 1945, do Đức Quốc xã chủ trương...


Source:Zenit

Sau đây là danh sách các nhân vật đã ký vào tuyên ngôn:

1)Imam Daayiee Abdoul, Giám đốc điều hành viện Mecca, Washington DC, Hoa Kỳ
2) Trung tâm Mufti Shareef Ahmad Imam Al Madni, Lawrenceville, Georgia, Hoa Kỳ
3) Mục sư Jonathan Aitken London, Vương quốc Anh
4) Sheikh Rashad Ali Viện Đối thoại Chiến lược, Vương quốc Anh
5) Imam Shamsi Ali New York, Hoa Kỳ
6) Sayed Yousif Al-Khoei Giám đốc OBE của Trung tâm Nghiên cứu Shia Học thuật, Vương quốc Anh
7) Tổng giám mục Angaelos Coptic-Chính thống giáo Tổng giám mục Luân Đôn, Vương quốc Anh
8/) Tiến sĩ Khalid Anis Hiệp hội Hồi giáo của Anh, Vương quốc Anh
9) Rabbi Robyn Ashworth-Steen Giáo đường Do Thái Cải cách Manchester, Vương quốc Anh
10) Imam Qari Asim, Chủ tịch MBE, Nhà thờ Hồi giáo và Ban Cố vấn Quốc gia Imams, Vương quốc Anh
11) Rabbi Charley Baginsky Giám đốc lâm thời của Do Thái giáo Tự do, Vương quốc Anh
12) Qari Zeshan Balooch Imam, Nhà thờ Hồi giáo Ghousia, Leeds, Vương quốc Anh
13) Rabbi Tiến sĩ Harvey Belovski Giáo sĩ cao cấp, Giáo đường Do Thái Golders Green, Vương quốc Anh
14) Mục sư Tiến sĩ Andrew Bennett Giám đốc và Thành viên cao cấp tại Viện Tự do Tôn giáo, và cựu Đại sứ Canada về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Canada
15) Giáo đường Do thái Cải cách Rabbi Miriam Berger Finchley, Vương quốc Anh
16) Desmond Biddulph CBE Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo, Vương quốc Anh
17) Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon và Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á, Myanmar 3
18) Imam Tiến sĩ Mamadou Bocoum Tuyên úy Hồi giáo và Giảng viên Nghiên cứu Hồi giáo, Vương quốc Anh
19) Rt Revd Christopher Chessun Giám mục của Southwark, Vương quốc Anh
20) Imam Irfan Chishti MBE Chashtiah Educational Trust, Rochdale, Vương quốc Anh
21) Andrew Copson Giám đốc điều hành của Tổ chức Nhân văn Vương quốc Anh
22) Rt Revd Tiến sĩ Christopher Cocksworth Giám mục của Coventry, Vương quốc Anh
23) Giám đốc điều hành Sheikh Imtiyaz Damiel, Quỹ Abu Hanifah, Vương quốc Anh
24) Giáo sĩ Joseph Dweck Giáo sĩ cấp cao, Cộng đồng S&P Sephardi (và Cơ quan Giáo hội của Hội đồng Đại biểu Người Do Thái Anh), Vương quốc Anh
25) Mục sư Tiến sĩ Joel Edwards CBE
26) Canon Tiến sĩ Giles Fraser Hiệu trưởng trường St Mary Newington, Vương quốc Anh
27) Sonam T Frasi, FCA, Đại diện RAS của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho Bắc Âu, Ba Lan và các nước Baltic, London, Vương quốc Anh
28) Giáo sĩ Do Thái Tiến sĩ Moshe Freedman Giáo sĩ cao cấp, Giáo đường Do Thái New West End, Vương quốc Anh
29) Giáo sĩ Paul Freedman Giáo sĩ cao cấp, Giáo đường Do Thái Cải cách Radlett, Vương quốc Anh
30) Giáo sĩ Aaron Goldstein Chủ tịch Hội nghị các Giáo sĩ Tự do và Cantors, Vương quốc Anh
31) Giáo sĩ Herschel Gluck OBE
32) Imam Tiến sĩ Usama Hasan London, Vương quốc Anh
33) Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Saeed Hashmi Imam Shah Jahan, Woking, Vương quốc Anh
34) Shaykh Sultan Niaz ul Hassan Chủ tịch, Bahu Trust, Vương quốc Anh
35) Rt Rev Rose Hudson-Wilkin, Giám mục MBE QHC của Dover, Vương quốc Anh
36) Imam Sheikh Mohammad Ismail DL Lead Imam, Nhà thờ Hồi giáo Trung tâm Birmingham, Vương quốc Anh
37) Imam Tiến sĩ Abdul Jabbar Atlanta, Hoa Kỳ
38) Giáo sĩ Richard Jacobi East London và Giáo đường Do Thái Tự do Essex, Vương quốc Anh
39) Giáo sĩ Tiến sĩ Margaret Jacobi
40) Rabbi Laura Janner-Klausner Giáo sĩ cao cấp để cải cách đạo Do Thái, Vương quốc Anh
41) Giáo sĩ Do Thái Tiến sĩ Elliott Karstadt Alyth Giáo đường Cải cách Tây Bắc, Vương quốc Anh
42)Tuyên úy Hồi giáo Imam Adam Kelwick, Vương quốc Anh
43) Mục sư Cindy Kent MBE
44) Cha Nicholas King, Phụ tá Tuyên úy Công Giáo, Đại học Oxford, Vương quốc Anh
45) Giám mục Declan Lang, Giám mục Công Giáo Clifton, Vương quốc Anh
46) Giáo sĩ Josh Levy Hiệu trưởng Giáo sĩ, Giáo đường Do Thái Cải cách Alyth North Western, Vương quốc Anh
47) Al-Haj U Aye Lwin Chief Convenor, Trung tâm Hồi giáo Myanmar
48) Nhà thờ Hồi giáo Ustadh Dawood Masood Al-Hira, Luton, Vương quốc Anh
49) Giáo sĩ David Mason
50) Muswell Hill United Synagogue và Ủy viên điều hành của Hội đồng Rabbinical của United Synagogue, Vương quốc Anh
51) Rabbi Monique Mayer Do Thái giáo Tự do, Vương quốc Anh
52) Mục sư Tiến sĩ Russell Moore Chủ tịch Ủy ban Tự do Đạo đức và Tôn giáo của Công ước Baptist Miền Nam ở Hoa Kỳ
53) Rt Rev Philip Mounstephen Giám mục Truro, Chủ tịch Diễn đàn FoRB Vương quốc Anh và nguyên Chủ tịch Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Đánh giá độc lập cho Ngoại trưởng FCO Hỗ trợ các Cơ đốc nhân bị bức hại, Vương quốc Anh
54) Giáo sĩ Lea Mühlstein Northwood và Giáo đường Do Thái Tự do Pinner, Vương quốc Anh
55) Imam Abdul Malik Mujahid, Washington, DC, Hoa Kỳ
56) Rt Rev Michael Nazir-ali, Cựu Giám mục Anh giáo của Rochester, Vương quốc Anh
57) Giáo sĩ Baroness (Julia) Neuberger
58) Linh mục Giáo xứ Uche Njoku, Nhà thờ St Joseph, New Malden, Vương quốc Anh
59) Imam Yahya Pallavicini Chủ tịch Cộng đồng tôn giáo Hồi giáo COREIS, Ý
60) Rt Rev John Perry, Cựu Giám mục Chelmsford, Vương quốc Anh
61) Shaykh Umar Hayat Qadri, Chủ tịch, Quỹ Suffah, Vương quốc Anh
62) Mufti Abdul Rahman Qamar
63) Madni Masjid, LaGuardia, New York, Hoa Kỳ
64) Cha Timothy Radcliffe, Nguyên Chủ Dòng Đa Minh, Vương quốc Anh
65) Imam Nabel Rafi, Giám đốc Trung tâm Khoan dung Quốc tế Vương quốc Anh
66) Tiến sĩ Sheikh Ramzy, Người sáng lập, Trung tâm Thông tin Hồi giáo Oxford, Vương quốc Anh
67) Imam Ghulam Rasool QTS Người được ủy thác Mạng lưới Bahu Trust UK, Vương quốc Anh
68) Imam Yusuf Rios Ba Dự án Imams Puerto Rico, Tổ chức Học tập Hồi giáo Chicago, Hoa Kỳ
69) Cha Dominic Robinson, Linh mục Giáo xứ SJ, Nhà thờ Đường Farm của Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và Chủ tịch, Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giáo phận Westminster, Vương quốc Anh
70) Abdurahman Sayed Giám đốc điều hành, Trung tâm Di sản Văn hóa Hồi giáo Al-Manaar, London, Vương quốc Anh


 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ : Sử Dụng Công Cụ Khi Xức Dầu
Lê Hải Nam
15:17 11/08/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Những Lý Do Khả Dĩ Sau Một Phán Quyết Mới Đây Của Một Thánh Bộ

Ngày 20/4/2020, chúng tôi đã viết một bài về việc sử dụng những cục bông để xức dầu trong cơn đại dịch Covid.

Trong phần trả lời của chúng tôi, sau đó đã được nhiều nhà thần học bí tích chia sẻ, chúng tôi nói rằng ý kiến thần học cho rằng việc dùng công cụ để xức dầu dẫn đến vô hiệu vì tầm quan trọng của việc đặt tay trong khi xức dầu, cũng như những cấm đoán rõ ràng việc dùng công cụ trong các sách phụng vụ chính thức.

Chúng tôi cũng chỉ ra rằng có một số nhà thần học lập luận rằng có thể sử dụng công cụ.

Sau đó, vào ngày 8/6, trong một thư nội bộ gởi tất cả các giám mục Hoa Kỳ, vị chủ tịch Ủy Ban Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục thông báo với các ngài rằng Thánh Bộ Phụng Tự Và Bí Tích đã trả lời một nghi vấn về vấn đề có thể dùng một công cụ trong việc xức dầu, vốn là thành phần cơ bản của bí tích thêm sức không, trong bức thư đề ngày 2/6. Thánh bộ đã trả lời như sau: “Việc thừa tác viên sử dụng một công cụ (găng tay, cục bông …) không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bí tích ấy.”

Câu trả lời này rõ ràng đã gây ra ngạc nhiên nơi các nhà thần học bí tích, và chúng tôi đã nhận được nhiều thắc mắc về câu trả lời ấy.

Tôi nghĩ rằng không thể có việc nghi ngờ câu trả lời đúng hay không. Thánh Bộ Phụng Tự không trả lời liều lĩnh để gây nguy hại cho tính thành hiệu của bí tích. Cũng phải giả định rằng các ngài đã tham vấn Thánh bộ Đức tin vì Thánh bộ Đức tin thường trả lời những câu hõi tổng quát về tính thành hiệu của các bí tích, như ghi nhận mới đây tuyên bố tính không thành hiệu của việc thay đổi công thức rửa tội thành “chúng tôi rửa tội cho anh/chị nhân danh Cha …”

Nếu tôi được chất vấn các đấng có thẩm quyền, hẳn là tôi nghĩ rằng, vì có nhiều ý kiến khác nhau, câu trả lời xứng đáng được phát triển đầy đủ hơn về lý do đàng sau nó chứ không phải chỉ có một dòng chữ mà thôi.

Quả thực một số nhà thần học đã công khai yêu cầu nghiên cứu thêm về vấn đề và thậm chí là xem xét lại.

Mặc dù tôi không biết đến những bàn luận nội bộ của Thánh bộ Phụng tự, tôi sẽ cố gắng diễn dịch cái lập luận thần học ở đàng sau vì lợi ích của những độc giả đã yêu cầu.

Trước tiên tôi sẽ chỉ ra rằng câu trả lời ở dạng phủ định. Nó nói rằng việc dùng các công cụ này không ảnh hưởng đến tính thành hiệu của bí tích. Do đó nó không phải là ủng hộ việc sử dụng công cụ mà chỉ là chấp nhận rằng bí tích có hiệu lực nếu chúng được sử dụng.

Như đã nói trong bài viết tháng tư, các sách phụng vụ được dùng trước cuộc cải cách phụng vụ (và vẫn còn hiện hữu dưới hình thức ngoại thường) chứa đựng những cấm đoán rõ ràng việc dùng công cụ để thêm sức.

Tuy nhiên sự cấm đoán này không nói rõ việc không thành hiệu khi sử dụng công cụ. Tính không thành hiệu này được các nhà thần học sau này suy diễn và nói rõ trong nhiều sổ tay thần học. Việc suy diễn tính không thành hiệu này không phải là vô lý nhưng cũng không phải là kết luận duy nhất có thể.

Lập luận chính cho việc không thành hiệu của các công cụ phát xuất từ việc nó ngăn cản dấu chỉ đặt tay khi xức dầu trong bí tích thêm sức.

Do đó chúng ta phải hỏi xem việc tiếp xúc thể lý có là thiết yếu cho dấu chỉ đặt tay không. Ít nhất là đối với bí tích truyền chức thánh, có những lập luận vững chắc chứng tỏ rằng sự tiếp xức này không phải là thiết yếu cho tính thành hiệu của bí tích.

Ví dụ như trong nhiều thế kỷ, và ngay cả ngày nay trong hình thức ngoại thường, vị giám mục thường đeo găng tay nghi lễ của giám mục trong phần nghi lễ này.

Hơn nữa, khi long trọng ấn định trong tông huấn “Sacramentum Ordinis” năm 1947 rằng việc đặt tay hình thành chất thể duy nhất của bí tích truyền chức, Giáo hoàng Pi-ô XII đã nói:

“Để không thể có trường hợp hoài nghi, Chúng tôi truyền rằng trong việc ban bí tích truyền chức việc đặt tay được thực hiện bằng việc chạm tay thể lý lên đầu người được thụ phong, mặc dù việc tiếp xúc tượng trưng cũng là đủ để ban bí tích thành hiệu.”

Nếu một tiếp xức tượng trưng cũng là đủ để ban bí tích truyền chức thành hiệu, thì có thể hiểu rằng điều này áp dụng vào việc đặt tay trong bí tích thêm sức. Đó không phải là điều đáng mong đợi nhưng theo bản chất nó không làm cho bí tích vô hiệu.

Có thể đề nghị một lập luận xa hơn từ việc Giáo hội luôn công nhận tính thành hiệu của bí tích thêm sức nơi một số Giáo hội Đông phương vốn thường sử dụng công cụ khi xức dầu cho những phần khác nhau trên cơ thể: trán, mắt, lỗ mũi, miệng, tai, ngực, bàn tay, bàn chân, của người mới được rửa tội, hay hiếm có hơn là của người lớn đã rửa tội trước đó. Trong một số nghi lễ này, việc đặt tay theo sau việc xức dầu.

Cũng có bằng chứng gián tiếp nào đó của việc sử dụng công cụ tương tự trong Giáo hội Phương tây vào thời Trung cổ, như bức họa bàn thờ Bảy Bí Tích của Roger van der Weyden được vẽ vào năm 1445-1450.

Nếu chưa bao giờ có nghi ngờ về tính thành hiệu của các cử hành này, thì có thể suy diễn rằng việc luật cấm sử dụng công cụ trong nghi lễ Rô-ma nói trên không gây hậu quả bất thành hiệu.

Hơn nữa có thể gợi ý rằng việc cấm đoán này là tương tự như lệnh truyền của Đức Pi-ô XII về việc đặt tay thể lý cho bí tích truyền chức. Đây không phải là vấn đề về tính thành hiệu mà là một nỗ lực loại bỏ bất kỳ nguồn gốc lầm lẫn nào liên quan đến tầm quan trọng của cử chỉ đặt tay cho bí tích thêm sức.

Những lập luận này có thể hay không phải là nằm trong số những suy xét của Thánh bộ Phụng tự khi chuần bị câu trả lời vắn tắt này. Nhưng tôi nghĩ chúng cũng đủ cho thấy rằng câu trả lời ấy có nền tảng thần học vững chắc mặc dù quan điểm ban đầu của tôi là khác.

Lê Hải Nam

Nguồn : https://zenit.org/2020/08/11/using-instruments-during-anointings

 
Dùng Tonic và Quinine để phòng ngừa COVID-19.
BS Oanh Tran, Trần Mạnh Trác dịch
20:37 11/08/2020
Lời giới thiệu:

BS Trần Oanh là một giáo dân cuả Gx ĐMHCG-Garland TX. Sau khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, BS Oanh đã tham gia tích cực các hoạt động mục vụ, được bầu chọn làm chủ tịch HĐMV 2 nhiệm kỳ, và sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục tham gia sinh hoạt mục vụ như giảng viên các lớp giáo lý hôn nhân, giáo lý tân tòng và sinh hoạt các đoàn thể như Cursillo…

Trong dịch COVID-19, nhiều người đã tìm ý kiến cuả ông trước những biến cố nóng bỏng và BS Oanh đã viết nhiều ‘post’ trên Facebook ( Oanh Tran) để chia sẻ ý kiến với các đồng nghiệp và bạn bè Mỹ và Việt.

BS Oanh có một kỳ vọng thật rõ ràng, đó là mong sao có một loại thuốc hữu hiệu và rẻ tiền để cho phần lớn các quốc gia nghèo trên Thế Giới có thể cứu dân cuả họ vượt qua cơn đại dịch kinh hoàng này. Ông đã đặt nhiều hy vọng vào thuốc HCQ và chúng tôi cũng đã dịch và đưa bài cuả ông lên Vietcatholic trước đây, nhưng tiếc thay cuộc tranh cử đã làm cho loại thuốc này trở thành một vấn đề chính trị lớn. Chúng tôi thiển nghĩ dù cho thuốc HCQ có được chứng minh là hữu hiệu tới 99%, thì sự chống đối cuả ngành truyền thông cánh tả và phe Dân Chủ vẫn không giảm.

Họ sẽ tiếp tục tìm mọi cách “giả mù sa mưa” để hạ bệ nó.

Lý do là vì cái trách nhiệm đối với hàng triệu sinh mạng chết oan thì quá lớn và hậu quả chính trị, pháp lý và tài chánh thì không thể đo lường được, cho nên những người đã lỡ “ném lao” thì họ sẽ hết sức “theo lao”.

Để tránh những liên hệ chính trị, mới đây BS Oanh đã viết một blog bàn về việc phòng ngừa bằng những vật liệu có sẵn và rẻ để cho mọi người có thể dùng. Bài blog tựa đề là:”Tonic water and Quinine” (Nước dưỡng sinh và Quinine), xin được dịch ra sau đây:


.

.

.

.

** Tonic water and Quinine.

Xin quí vị rất thận trọng khi đọc bài viết này. Tôi không có ý quảng bá một phương thuốc nào, nhưng chỉ đưa ra một vài thông tin có sẵn mà thôi.

Nếu trong quí vị có ai tin tưởng HCQ (Quinine) có thể chống đỡ việc nhiễm trùng CRV, và vị ấy lại đang sống trong một tiểu bang cấm dùng hoặc kê toa HCQ. Thì đây là việc qúi vị vẫn có thể làm:

-Dùng Zinc 200 mg mỗi ngày, 40% người Mỹ vốn thiếu Zn (mãn tính, ) đặc biệt là những người lớn tuổi.

-Dùng thêm Vitamin D, nhiều người cũng thiếu vitamin này.

-Tập thể dục hàng ngày và thường xuyên.

- Ra nắng vừa phải và thực hiện việc cách ly xã hội.

- Uống nước tonic (Tonic Water). Tonic water có chứa chất quinine (một hình thức của HCQ) và có bán ở (Walmart, Kroger...). Một chai chứa khoảng 83 mg quinine. Không nên uống quá nhiều một ngày vì nó có thể gây ra ngộ độc vì nước và đưa đến tử vong. Xin hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Liều lượng tốt là dùng từ 1.5 đến 2 lít nước tonic mỗi ngày.

-Thêm vỏ chanh (lemon và lime), vỏ bưởi hoặc nho vào các thức ăn thức uống, những thứ này có vị đắng vì chúng cũng chứa quinine. Xin nhớ là thuốc Quinine được chiết xuất từ vỏ của một loại cây tên là canh ki na.

-Thuốc (supplement) Quercetin (có bán ở Walmart, Kroger...) là một sản phẩm tự nhiên, giúp cho Zn kết hợp vào các tế bào; Zn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển (sao chép) cuả vi rút. Và nó cũng giúp cho nhiều loại dị ứng khác.

Cần lưu ý là trong trường hợp phòng ngừa COVID-19 mà quí vị có thể mua thuốc HCQ, thì hầu hết các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng 200 mg HCQ hai lần một tuần, hoặc 50 mg mỗi ngày.



Theo tin vui mới nhất thì virus đang giảm bớt ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi hy vọng những thông tin này sẽ một phần nào giúp được một chút gì cho quí vị và gia đình. Xin vui lòng tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Người
Tấn Đạt
13:14 11/08/2020
CON NGƯỜI
Ảnh của Tấn Đạt

Thượng đế dựng nên họ có nam có nữ
và phán với họ:
Hãy sinh sôi nẩy nở cho tràn mặt đất
(st 1:27-28)
 
VietCatholic TV
BLM làm loạn tại Chicago, cướp các cửa tiệm, bắn trọng thương 13 cảnh sát. Giáo Hội cứu trợ Li Băng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:33 11/08/2020


1. BLM làm loạn tại Chicago, cướp phá các cửa hàng, bắn trọng thương 13 viên chức cảnh sát

Người dân Chicago đã phải leo lên các cửa sổ vỡ toang để quét các mảnh kính vỡ sau khi hàng trăm người cướp phá các cửa hàng và đụng độ với cảnh sát trong và xung quanh khu thương mại sang trọng của Chicago, từ đêm Chúa Nhật đến ngày thứ Hai. Trong cuộc họp báo chiều thứ Hai, bà thị trưởng Lori Lightfoot và Giám đốc Cảnh sát Chicago David Brown cho biết 13 viên chức cảnh sát bị trọng thương, và hơn 100 người đã bị bắt.

Bà thị trưởng Lori Lightfoot nói: “Đây là một cuộc tấn công vào thành phố của chúng ta”.

Thị trưởng Lori Lightfoot, một người da đen, đã làm rõ tính chất nghiêm trọng và vi phạm pháp luật của các vụ cướp bóc với các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc xảy ra sau cái chết của anh George Floyd.

Bà nói: “Đây không phải là sự hợp pháp được bảo vệ bởi tu chính án thứ nhất về quyền tự do phát biểu. Đây là trọng tội, là hành vi hình sự. Và đối với những người tham gia vào hành vi phạm tội này, hãy nghe cho rõ. Chúng tôi đang lùng kiếm các ngươi”.

Giám đốc Cảnh sát Chicago David Brown, cũng là một người da đen, cho biết ít nhất 13 viên chức cảnh sát bị thương, một nhân viên bảo vệ và một dân thường bị trúng đạn.

Ông nói: “Đây là một hành động bạo lực chống lại các viên chức cảnh sát của chúng ta và chống lại thành phố của chúng ta. Trong biến cố đêm qua, các nhân viên cảnh sát đang bắt giữ một nghi phạm hôi của tại Michigan Avenue và Lake Street. Và có sự kiện này—là người này đang xách theo một máy tính tiền mà anh ta đã cướp được từ cửa hàng. Khi các cảnh sát viên đang thực hiện việc bắt giữ, một chiếc xe khác đã vượt qua các viên chức cảnh sát và bắn nhiều phát súng vào các cảnh sát viên khi xe của họ rẽ vào góc đường, dẫn đến một cuộc đọ súng giữa các viên chức cảnh sát và những nghi phạm này.”

Ông Brown cho biết cảnh sát đã biết về một số bài đăng trên mạng xã hội khuyến khích cướp bóc ở trung tâm thành phố sau khi căng thẳng bùng phát trước đó ở một khu vực khác của thành phố, xảy ra khi cảnh sát bắn vào một thanh niên. Cảnh sát đã thẩm vấn một nghi phạm 20 tuổi vào chiều Chúa Nhật. Người thanh niên này bỏ chạy và bắn vào các cảnh sát viên. Cảnh sát đã bắn trả vào thanh niên này. Anh ta đã được đưa vào bệnh viện và hy vọng sẽ sống sót.

Bà thị trưởng Lori Lightfoot nói: “Tôi không quan tâm đến bất cứ lời biện minh nào được đưa ra cho hành động cướp bóc này. Không bao giờ có thể biện minh cho hành vi phạm tội như thế. Bạn không có quyền làm như thế - không có quyền cướp bóc và phá hủy tài sản của người khác.”

Ông Brown cam kết sẽ mở một cuộc truy nã của cảnh sát ở Trung tâm Chicago. Trong quuyết tâm tìm ra các thủ phạm bắn vào cảnh sát, ông phân công các viên chức cảnh sát làm tăng ca đến 12 giờ và hủy bỏ các ngày nghỉ.
Source:Reuters

2. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về vụ nổ kinh hoàng tại Li Băng

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Công lý và Hòa bình Quốc tế Hoa Kỳ bày tỏ tình liên đới với dân tộc đau khổ Li Băng sau vụ nổ ở cảng Beirut.

Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Cha David J. Malloy Giám Mục giáo phận Rockford và là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của USCCB, đã đưa ra tuyên bố sau trong tình liên đới với người dân Li Băng sau vụ nổ ở cảng Beirut:

Thế giới đang theo dõi với sự bàng hoàng và âu lo trước vụ nổ thảm khốc ở cảng Beirut hôm thứ Ba. Hơn 135 người đã chết, hàng nghìn người bị thương, và những đau khổ mới chỉ bắt đầu được kể lại.

Li Băng đã quay cuồng với tình trạng kinh tế bi đát và nạn tham nhũng của chính phủ cùng với đại dịch coronavirus. Hoàn cảnh của người dân Li Băng giờ càng thê thảm hơn. Chúng tôi đã nhận được lời kêu gọi của Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai gởi đến các quốc gia trên thế giới trong tình yêu huynh đệ và tình đoàn kết. Chúng tôi khuyến khích người Công Giáo và tất cả những ai có thiện chí hãy cầu nguyện cho những người đau khổ và quảng đại trợ giúp cho việc ứng phó với thảm họa Li Băng qua Catholic Relief Services tại www.crs.org. Ngoài ra, chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ tăng tốc tất cả các hỗ trợ nhân đạo cho Li Băng trong thời điểm cần thiết này.

Hiệp cùng Đức Thánh Cha trong buổi cầu nguyện hôm thứ Tư, chúng ta hãy xin cho Li Băng có thể ‘vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà họ đang trải qua’ và cầu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ Li Băng. Chúng ta đặt hy vọng chắc chắn vào Ngài, “Đấng hòa giải mọi sự với chính Ngài” (Cl 1:20).
Source:USCCB

3. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ viện trợ khẩn cấp 250, 000 euro lương thực cho Li Băng

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN, đã công bố gói viện trợ lương thực 250, 000 euro khẩn cấp cho các nạn nhân của vụ nổ kinh hoàng ngày 4 tháng 8 ở Beirut, Li Băng.

Khoản tài trợ ACN sẽ tập trung vào các gia đình nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vụ nổ đã tàn phá khu vực cảng của thủ đô Li Băng và các khu vực lân cận, bao gồm các khu dân cư của người Công Giáo như Mar Maroun và Achrafieh.

Ít nhất 135 người đã chết và 5, 000 người khác bị thương khi một nhà kho chứa khoảng 2, 750 tấn ammonium nitrate phát nổ vào tối thứ Ba. Các giới chức đang điều tra nguyên nhân vụ nổ.

Cha Samer Nassif, một linh mục người Li Băng, nói với ACN rằng khu vực Kitô Giáo ở Beirut “hoàn toàn bị tàn phá”, trong đó ít nhất 10 nhà thờ bị phá hủy. Ngài ngậm ngùi nói:

“Trong một giây, khu vực Kitô Giáo ở Beirut bị thiệt hại nhiều hơn so với những năm dài của cuộc nội chiến. Chúng tôi phải xây dựng lại mọi thứ một lần nữa từ đầu.”

ACN ước tính khoảng 300, 000 người mất nhà cửa. Ngoài ra, nhiều văn phòng, trường học, bệnh viện và cửa hàng bị phá hủy hoàn toàn trong vụ nổ.

Vị linh mục nhấn mạnh rằng giữa cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài của đất nước và đại dịch coronavirus đang diễn ra, Li Băng không sẵn sàng để đối mặt với tình trạng khẩn cấp mới này. Viện trợ quốc tế là cần thiết một cách khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân.

Li Băng hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Tham nhũng và quản lý tài chính yếu kém dẫn đến sự mất giá chưa từng có của đồng tiền Li Băng, siêu lạm phát, thất nghiệp gia tăng và các hạn chế ngân hàng. Hệ thống y tế cũng khủng hoảng. Tình trạng mất điện và các cuộc biểu tình trên đường phố đã làm rung chuyển cả nước vài tháng trước khi đại dịch coronavirus bùng phát.

Trong những năm gần đây, Li Băng đã tiếp nhận một lượng lớn người tị nạn Syria và Iraq, nhiều người trong số họ là người Hồi Giáo, như những người tị nạn Palestine. Theo dữ liệu chính thức, Li Băng hiện có gần 2 triệu người tị nạn, chiếm khoảng một phần ba tổng dân số.

Sau vụ nổ xảy ra tại hải cảng Beirut hôm thứ Ba, Đức Hồng Y Boutros Rai của Công Giáo Maronite, và là Đức Thượng Phụ thành Antiôkia tuyên bố rằng Giáo hội địa phương cần rất nhiều hỗ trợ trong tình cảnh khó khăn hiện nay.

“Beirut đang là một thành phố bị tàn phá tan hoang. Cảnh tượng giống như một thành phố vừa trải qua chiến tranh, mặc dù không có chiến tranh.”

“Giáo hội đã thiết lập một tổ chức cứu trợ trên toàn lãnh thổ Li Băng, nhưng hôm nay cảm thấy mình phải đối mặt với một nghĩa vụ lớn lao mới không thể tự mình gánh vác mà phải nhờ đến cộng đồng quốc tế.”

Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ Li Băng. Quốc gia này đã hết sức lao đao vì tình trạng khủng hoảng kinh tế và đại dịch coronavirus.

“Tôi gửi lời kêu gọi tới quí anh chị em vì tôi biết quí anh chị em cũng ước muốn Li Băng lấy lại vai trò lịch sử của nó trong việc phục vụ con người, dân chủ và hòa bình ở Trung Đông và trên toàn thế giới, “ Đức Hồng Y Rai nói.

Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cũng kêu gọi cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ và những thách thức khác.

“Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ; và chúng tôi cầu nguyện cho Li Băng để với sự dấn thân của tất cả các thành phần xã hội, chính trị và tôn giáo, nước này có thể đối mặt với thời khắc bi thảm và đau thương này và với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, có thể vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà nước này đang phải trải qua.”
Source:Aid To The Church In Need

4. Nhân đại dịch Covid-19, Đức Phanxicô mở loạt bài giáo lý mới về chữa lành thế giới

Trong một bài giáo lý được trực tuyến từ Thư viện Tông tòa vào sáng thứ Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với các Kitô hữu rằng bất chấp đại dịch Covid-19 đang tiếp tục lây nhiễm và giết người, với nhiều người, đặc biệt người nghèo, đang kinh qua những thời kỳ bấp bênh vì các vấn đề kinh tế xã hội, Vương quốc chữa lành và cứu rỗi của Thiên Chúa vẫn hiện diện, như Chúa Giêsu vốn bảo đảm với chúng ta trong Tin mừng Luca.

Ngài nói, Vương quốc của công lý và hòa bình này, được tỏ hiện qua các hoạt động bác ái, làm tăng và củng cố đức tin. Nhờ đức tin, đức cậy và đức mến, Chúa Thánh Thần không chỉ chữa lành chúng ta mà còn khiến chúng ta trở thành những người chữa lành. Các nhân đức này “mở cửa cho chúng ta thấy những chân trời mới, ngay cả khi chúng ta đang lênh đênh trên những vùng nước khó khăn của thời đại chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng nói, một tiếp xúc mới mẻ với “Tin Mừng đức tin, đức cậy và đức mến sẽ giúp chúng ta khả năng biến đổi các gốc rễ của tính yếu đuối thể xác và những thực hành phá hoại khiến chúng ta ngăn cách với nhau, đe dọa gia đình nhân loại và hành tinh của chúng ta”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng, trong vô số phép lạ của Người, Chúa Giêsu “chữa lành không những sự dữ thể xác mà còn chữa lành toàn bộ con người”. Nhờ khôi phục “con người trở lại với cộng đồng, Người giải phóng họ khỏi sự cô lập”.

Đức Giáo Hoàng đặc biệt chú trọng đến việc chữa lành người bại liệt tại Caphácnaum, người đã được hạ xuống tới Chúa Giêsu từ một cái lỗ trên mái nhà. Xúc động bởi đức tin của họ, trước tiên Chúa Giêsu nói với người bại liệt, “Con ơi, tội lỗi của con đã được tha thứ”. Và sau đó, như một dấu hiệu hữu hình, Người nói thêm, “Hãy chỗi dậy, vác chiếu mà về nhà”.

“Hành động của Chúa Giêsu là phản ứng trực tiếp đối với đức tin của những người đó, đối với đức cậy mà họ đặt nơi Người”, và đối với đức ái mà họ tỏ bầy cho nhau.

Chúa Giêsu không những chỉ chữa lành người bại liệt mà còn tha thứ tội lỗi của anh ta và đổi mới cuộc sống của anh ta và bạn bè anh ta như thể họ được tái sinh. Đức Giáo Hoàng nói, “Đó là một sự chữa lành về thể lý và tinh thần, kết quả của việc tiếp xúc bản thân và xã hội”; ngài tự hỏi cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và hành động chữa lành của Người đã giúp tình bạn và đức tin này phát triển ra sao trong ngôi nhà đó.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các Kitô hữu rằng trong tư cách môn đệ của Chúa Giêsu, thầy thuốc chữa linh hồn và thể xác, chúng ta cũng được kêu gọi tiếp tục “công việc chữa lành và cứu rỗi của Người” theo nghĩa thể lý, xã hội và tâm linh.

Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù Giáo hội thực hiện ơn thánh chữa lành của Chúa Kitô qua các Bí tích và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các vùng xa xôi nhất của hành tinh, nhưng Giáo Hội không phải là một chuyên gia trong việc phòng ngừa hoặc chữa lành dịch bệnh và không cung cấp các đề xuất chính trị xã hội chuyên biệt. Như Thánh Phaolô VI đã chỉ ra, công việc này thuộc các nhà lãnh đạo chính trị và xã hội.

Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, và dưới ánh sáng của Phúc âm, Giáo hội đã khai triển các nguyên tắc xã hội căn bản có thể giúp chúng ta tiến lên trong việc chuẩn bị tương lai mà chúng ta cần đến. Đức Giáo Hoàng nói rằng, các nguyên tắc như nhân phẩm, ý niệm về ích chung, ưu tiên chọn người nghèo, đích điểm phổ quát của hàng hóa, tính liên đới, tính phụ đới, việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta diễn tả các nhân đức tin, cậy, mến theo những cách khác nhau.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, các nguyên tắc này sẽ giúp các nhà quản trị và những người cầm quyền phát triển xã hội và giúp hàn gắn các mối liên hệ bản thân và xã hội trong thời kỳ đại dịch này.

Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu trong những tuần lễ sắp tới suy nghĩ với ngài về những nguyên tắc này và những vấn đề cấp bách mà đại dịch đã vạch trần, nhất là các tệ nạn xã hội. Dưới ánh sáng Tin Mừng, đây sẽ là một trong các nhân đức đối thần và các nguyên tắc của giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng hy vọng rằng chúng có thể làm sáng tỏ các vấn đề xã hội cấp bách ngày nay và góp phần xây dựng một tương lai hy vọng cho các thế hệ tương lai.
Source:Vatican News
 
Điên hết cỡ: Nổ súng tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump ngưng cuộc họp báo, di tản đến nơi an toàn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:31 11/08/2020


1. Nổ súng tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump ngưng ngang cuộc họp báo, di tản đến nơi an toàn



Tổng thống Donald Trump đã đột ngột ngưng một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào chiều thứ Hai sau khi một người đàn ông tuyên bố mình có vũ khí bị một nhân viên Đặc vụ Hoa Kỳ bắn ngay bên ngoài khu phức hợp Tòa Bạch Ốc.

Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Hai 10 tháng 8, về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, khi mới bắt đầu được 3 phút, một nhân viên an ninh nói nhỏ vào tai tổng thống, yêu cầu ông rời khỏi phòng họp vì lý do an ninh.

Tổng thống Trump đi theo người phụ tá ra khỏi phòng và trú ẩn trong Phòng Bầu dục.

Khoảng 9 phút sau, Tổng thống Trump đã quay trở lại cuộc họp báo và cho các ký giả biết như sau:

“Có một vụ nổ súng thực sự, và người đó đã được đưa đến bệnh viện. Tôi chưa biết tình trạng của người đó”

“Nghi phạm đã bị bắn, ” ông nói thêm.

Tổng thống nói rằng không có ai khác bị thương, nhưng theo như ông được báo cáo thì nghi phạm có trang bị vũ khí.

Vụ nổ súng diễn ra gần hàng rào Tòa Bạch Ốc.

Vài giờ sau khi diễn ra biến cố này, Cơ quan Đặc vụ Hoa Kỳ ra một thông báo cho biết như sau:

“Vào khoảng 5:53 chiều hôm nay, một người đàn ông 51 tuổi tiếp cận một viên chức trong ngành Đồng phục của Đặc vụ Hoa Kỳ đang đứng ở góc đường 17 và Đại lộ Pennsylvania NW gần Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc. Nghi phạm tiếp cận viên chức này và nói rằng anh ta có vũ khí. Sau đó, nghi phạm bỏ đi và bất ngờ quay lại, chạy thật hung hãn về phía viên chức trên, và trong một động tác như đang rút ra một vật gì đó dấu dưới lớp quần áo của anh ta. Sau đó anh ta co mình lại trong tư thế của một tay súng sắp khai hỏa. Nhân viên Đặc vụ nổ súng tấn công cá nhân này ở phần trên của cơ thể. Các nhân viên ngay lập tức sơ cứu cho nghi phạm và Sở Cứu Hỏa Thủ Đô cũng như Dịch Vụ Cứu Cấp đã được gọi đến hiện trường. Cả nghi phạm và viên chức này đều được đưa đến bệnh viện địa phương.

Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc không bị xâm phạm trong vụ việc và không có nhân viên Đặc vụ nào gặp nguy hiểm.

Văn phòng Trách nhiệm Chuyên nghiệp của Sở Đặc vụ sẽ tiến hành đánh giá nội bộ về cách hành động của viên chức trên. Sở cảnh sát thủ đô đã được liên hệ để tiến hành điều tra.”

Khi trở lại với cuộc họp báo, tổng thống nói với các phóng viên lý do ông bị dẫn ra khỏi phòng.

“Tôi cảm thấy rất an toàn với các Đặc vụ, họ là những người tuyệt vời, họ là những người giỏi nhất, họ được đào tạo chuyên nghiệp, ” Tổng thống Trump nói.

Ông nói thêm là ông không bị hoang mang bởi vụ việc này.

“Thế giới đã là như thế, bạn nhìn lại qua nhiều thế kỷ, thế giới là một nơi nguy hiểm, một nơi rất nguy hiểm. ”

Tổng thống sau đó tiếp tục nói chuyện với các phóng viên về tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ, và cho biết thị trường chứng khoán đang gia tăng mạnh mẽ.
Source:CNBC

2. Úc Đại Lợi lo lắng về kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ

Kết quả thăm dò mới được công bố tại Hoa Kỳ vào tuần trước cho thấy mối quan hệ với Trung Quốc là mối quan tâm hàng đầu đối với các cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11 sắp tới.

Trừ ra Fox News, các phương tiện truyền thông tại Mỹ tỏ ra ủng hộ chính sách của ông Joe Biden, về phương diện này, so với cách hành động của Tổng thống Trump đối với siêu cường kinh tế cộng sản này. Điều này khiến các chuyên gia chiến lược của Úc Đại Lợi hết sức âu lo.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quay sang tấn công Úc Đại Lợi sau khi chính phủ Úc đặt vấn đề về nguồn gốc của coronavirus và yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế về cách thức đối phó của Trung Quốc khi đại dịch bùng phát.

Đáp lại, hồi đầu tháng này, hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về “hành vi bá quyền” ở Biển Đông và tình trạng vi phạm nhân quyền ở Hương Cảng.

Các bộ trưởng cao cấp cũng cáo buộc Trung Quốc cho các điện tặc do nhà nước bảo trợ tấn công vào các cơ quan chính phủ Úc mà họ cho là đe dọa tự do và chủ quyền của Úc.

Dư luận tại Úc tỏ ra ưa chuộng Tổng thống Trump hơn là ông Joe Biden và lo ngại rằng nếu Tổng thống Trump thất cử, Úc Đại Lợi sẽ lâm vào một tình cảnh khó khăn.

Thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ Charles Edel nói với Sky News Australia rằng hơn một nửa số người Mỹ ủng hộ “ thái độ cứng rắn” đối với Trung Quốc và hơn 60% tin rằng Hoa Kỳ nên thực hiện các bước quyết liệt để đối phó với việc Trung Quốc xử lý coronavirus và gian lận trong ngoại thương.

Ông nói: “Trung Quốc đã trở thành vấn đề chính sách đối ngoại chủ yếu và có lẽ là duy nhất có thể thu hút các ứng cử viên khi cả hai đều cố chê bai nhau là nhu nhược trước Trung Quốc”.

“Góc độ rõ rệt nhiều người đang thấy là Tổng thống Trump có công đầu trong sự thay đổi chính sách Mỹ-Trung lớn nhất trong 4 thập kỷ qua.”

Tuy nhiên, ông Edel cho biết chiến lược của đảng Dân Chủ hiện nay chủ yếu cho rằng Tổng thống Trump đã tấn công Trung Quốc một cách bừa bãi, gây thiệt hại cho Trung Quốc nhưng cũng gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ. Các phương tiện truyền thông ủng hộ Joe Biden cho rằng ông ta có cách tiếp cận với Trung Quốc hòa hoãn hơn thay vì lập trường hiếu chiến của ông Trump.

“Tổng thống Trump đã thực sự tạo ra một sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ nhưng thật đáng tiếc là tôi e rằng có nhiều người hoài nghi rằng sự thay đổi đó có thuận lợi cho Mỹ và các đồng minh của họ hay không và có vẻ như theo tất cả các số liệu được tung ra, chúng ta thấy câu trả lời dường như là không về điểm này, ” ông Edel nói.

Để thắng được Tổng thống Trump về phương diện này, hiện nay ông Joe Biden đang quảng cáo về các chính sách mà ông ta cho rằng “cạnh tranh hơn, hữu ích hơn trong lãnh vực đầu tư cả trong và ngoài nước từ góc độ công nghệ, và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh trong đối sách với Trung Quốc.”
Source:Sky News Australia

3. Cựu phó Tổng thống Joe Biden đáp lại lời bình luận của Tổng thống Donald Trump rằng nếu được đắc cử ông ta sẽ “làm tổn thương Đạo Thánh Chúa”.

“Giống như rất nhiều người, đức tin là nền tảng cơ bản cuộc đời của tôi: nó mang lại cho tôi niềm an ủi trong những lúc mất mát và bi ai, nó giúp tôi khiêm nhượng trong lúc chiến thắng và hân hoan. Và trong thời điểm tăm tối này của đất nước - đau thương, chia rẽ và bệnh tật - đức tin của tôi là ánh sáng dẫn đường và là lời nhắc nhở thường xuyên về phẩm giá cơ bản mà Chúa đã ban tặng cho tất cả chúng ta, ” ông Biden nói trong một tuyên bố ngày 6 tháng 8.

“Việc Tổng thống Trump tấn công đức tin của tôi là một điều đáng xấu hổ. Nó không xứng đáng với chức vụ mà ông ấy nắm giữ và nó thấp hơn phẩm giá mà người Mỹ mong đợi từ các nhà lãnh đạo của họ, ” ông nói thêm.

Biden đã thường nói về đức tin Công Giáo của mình trên đường đi vận động tranh cử, và được biết là đã tham dự Thánh lễ khi ở nhà tại Delaware và khi đi du lịch. Nhưng các quan điểm của ông về một số vấn đề, đáng chú ý nhất là phá thai và khuynh hướng tình dục đồng tính, là trái ngược với giáo huấn của đạo Công Giáo.

Ông Brian Burch, chủ tịch tổ chức vận động chính trị CatholicVote, nói với CNA rằng về cơ bản thì đức tin của Biden không nên bị nghi ngờ, nhưng quan điểm của ông về các vấn đề quan trọng đối với các vấn đề tôn giáo thì phải được xét lại.

“Joe Biden nói rằng đức tin Công Giáo của ông rất quan trọng đối với ông ấy, và chúng tôi không nghi ngờ về điều đó, ” Burch nói với CNA. “Rõ ràng là Biden đã tham dự Thánh lễ, và rõ ràng đức tin Công Giáo của ông ấy đã là niềm an ủi cho ông vào những thời điểm quan trọng trong cuộc đời.”

“Nhưng câu hỏi trong cuộc bầu cử này là những kế hoạch của ông ấy đối với đất nước này, và đó là điều mà các tín hữu nên tập trung vào, “ Burch nói.

“Điều quan trọng ở đây không phải là cuộc đời của ông ta, mà là chính sách. Mà chương trình chính sách của ông ta thì đã đe dọa nền tự do của các Giáo hội ở Mỹ.”

Vào tháng 10 năm 2019, Biden đã bị từ chối Rước lễ tại một nhà thờ ở Nam Carolina vì ủng hộ việc hợp pháp hóa phá thai.

Hôm thứ Năm, ông Biden nói rằng “đức tin Công Giáo dạy tôi yêu người lân cận như yêu chính mình, trong khi Tổng thống Trump chỉ tìm cách chia rẽ chúng ta. Đức tin của tôi dạy tôi quan tâm đến những người bé nhỏ nhất, trong khi Tổng thống Trump dường như chỉ quan tâm đến những người bạn vàng của mình. Đức tin của tôi dạy tôi biết chào đón người lạ, trong khi Tổng thống Trump khiến các gia đình di cư tan nát. Đức tin của tôi dạy tôi bước đi một cách khiêm tốn, trong khi Tổng thống Trump xua đuổi những người biểu tình ôn hòa để ông ấy có thể đi tới một nhà thờ để chụp ảnh “.

Tuyên bố của ông đã tránh không đề cập đến quan điểm của ông về phá thai.
Source:Catholic News Agency

4. Ðức Tổng Giám Mục Hoser cho biết: Tình trạng Mễ Du khá hơn.

Ðức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, kinh lược tông tòa tại giáo xứ Mễ Du, Bosnia Herzegovina, cho biết những tranh luận về vấn đề Ðức Mẹ có hiện ra thực sự tại Mễ Du hay không đã kéo dài gần 40 năm, và cả về vấn đề các hoạt động mục vụ. Nhưng nói chung thì tình thế nay đã khá hơn.

Đức Tổng Giám Mục Hoser năm nay 78 tuổi, thuộc dòng Tông đồ Công Giáo, gọi tắt là SAC, và nguyên là Tổng giám mục giáo phận Varsava-Praga, bên Ba Lan. Từ hai năm nay, ngài được Ðức Thánh Cha bổ nhiệm làm đại diện Tòa Thánh đặc trách mục vụ Mễ Du, với danh hiệu chính thức là “Kinh lược tông tòa đặc biệt”. Trong cuộc họp báo hôm 1 tháng 8 vừa qua để giới thiệu Lễ Hội quốc tế lần thứ 31 của giới trẻ tại Mễ Du, Ðức Tổng Giám Mục nói: “Một số người nồng nhiệt ủng hộ Mễ Du, người khác thì chống. Nhưng tôi trả lời với họ: “Hãy đến mà xem” và anh chị em có thể chứng kiến”.

Ðức Tổng Giám Mục Hoser cũng kể rằng: “Từ tháng Năm năm ngoái, 2019, khi không còn lệnh cấm các linh mục và giám mục tổ chức các cuộc hành hương tại Mễ Du, chúng tôi đã có bao nhiêu Hồng Y, giám mục và tổng giám mục đến đây, nhưng đại dịch đã chặn đứng tất cả. Chúng tôi không biết có bao nhiêu người có thể đến Mễ Du, bao nhiêu người có thể đi qua biên giới với cuộc thử nghiệm coronavirus, chứng tỏ sức khỏe của họ hợp lệ”.

Theo Ðức Tổng Giám Mục Hoser, lối tiếp cận của Tòa Thánh đối với Mễ Du là rất tốt và rất tích cực, nhưng Giáo hội hành động yên tĩnh và từ từ. Trong thực tế, Mễ Du đã trở thành một “Ðền thánh quốc tế”, nhưng về pháp lý thì chưa, và chúng tôi chỉ là một giáo xứ, chúng tôi không có tước hiệu đền thánh quốc gia hay quốc tế. Nhưng tôi thấy tình thế ngày càng cải tiến và bằng chứng là sự hiện diện của tôi ở đây”.

Ðức cha Hoser cũng nói rằng “góp phần làm cho tình thế tốt đẹp hơn là Ðức cha Petar Palic, tân giám mục giáo phận Mostar-Duvno sở tại, vì Mễ Du thuộc lãnh thổ giáo phận này.

Cho đến nay, Tòa Thánh chưa đưa ra phán quyết về các cuộc “hiện ra” của Ðức Mẹ với sáu thiếu niên Công Giáo Croát ở Mễ Du, từ ngày 24 tháng 6 năm 1981 có xác thực hay không. Theo ý kiến của Ủy ban do Ðức Hồng Y Camillo Ruini, nguyên giám quản Roma làm chủ tịch, thì bảy cuộc hiện ra đầu tiên có thể là xác thực.

Tuy chưa đưa ra phán quyết, Ðức Thánh Cha Phanxicô quan tâm đến việc mục vụ đông đảo tín hữu đến Mễ Du hành hương, nên ngài muốn đẩy mạnh các hoạt động trong lãnh vực này và đã bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Henryk Hoser đến điều tra, và quyết định bãi bỏ lệnh cấm tổ chức các cuộc hành hương đến Mễ Du, bất chấp ý kiến trái ngược của vị giám mục bản quyền trước đây.
Source:SIR