Ngày 09-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 19 Mùq Quanh Năm A. 13.8.2017
Lm Francis Lý văn Ca
16:32 09/08/2017
Đầu lễ: Anh chị em thân mến,
Đã nhiều lần con người thử thách Thiên Chúa, nhưng sự thường thì Ngài yên lặng. Ít khi nào chúng ta chứng kiến cảnh Thiên Chúa phản ứng lại sự thử thách của con người.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Phêrô đã thử thách Chúa Giêsu, Chúa đã phản ứng lại sự nghi ngờ của ông. Chúa đã đi trên mặt nước mà đến với các tông đồ giữa đêm khuya. Phêrô đã nghi ngờ sự xuất hiện đột ngột của Thầy, ông đã hỏi Chúa, như chúng ta sẽ nghe trong bài Tin Mừng hôm nay: "Nếu quả là Thầy, thì hãy truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến với Thầy?". Nhưng ông đã nghi ngờ quyền phép của Chúa nên đã bị chìm lỉm.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta một tâm tình phó thác, tâm tình nầy được đâm rễ sâu trong lòng Giáo Hội. Đồng thời, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong quãng đường chúng ta đi.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Êlia, được Chúa đưa lên núi thánh và chờ đợi Chúa tỏ hiện. Chúa đã không hiện ra với ông trong sự biến chuyển của núi rừng, giông bão, sấm sét, nhưng Ngài hiện ra với ông trong sự yên lặng của tâm hồn.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô xác quyết, không có một động lực nào có thể tách rời chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Chúa. Qua dịp nầy, Ngài đã nhắc lại tình yêu Thiên Chúa đã dành cho dân Dothái. Đó là Đức Kitô đã sinh ra từ dòng dõi Dothái.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh Phêrô đã được Chúa cho đi trên mặt biển đến với Chúa, nhưng ông đã kém tin. Chúa đã giơ tay cứu ông. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn trợ lực mỗi khi chúng ta yếu đuối.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đã cho Phêrô đi trên mặt nước mà đến với Ngài, nhưng ông đã kém lòng tin. Chúng ta cầu xin Chúa ban ơn đức tin cho chúng ta thêm vững mạnh.

1. Tiên tri Êlia đã gặp gỡ Chúa trên núi Sinai qua sự cầu nguyện và yên lặng của tâm hồn. Xin cho chúng ta cũng được gặp gỡ Chúa trong những giờ kinh sớm mai chiều tối. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình đau khổ, mất niềm tin, những gia đình rối rắm, trể nải. Với sự cầu nguyện và giúp đỡ của những người thân, họ sẽ quay về sống trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho giới trẻ Việt Nam được gặp gỡ Chúa trong những sinh hoạt đoàn thể cũng như trong các dịp tham dự những lễ nghi tôn giáo - đặc biệt là giới trẻ Việt Nam đó đây trên thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho các cộng đoàn Kitô hữu đó đây luôn sống niềm tin trong mọi khó khăn của cuộc đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã dùng thời gian thanh vắng lúc đêm khuya để nguyện cầu cùng Thiên Chúa Cha. Xin dạy chúng con cách thức cầu nguyện, để chúng con tìm được nguồn trợ lực nơi Chúa sau những giây phút lao nhọc khó khăn hay những khi vui buồn sướng khổ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gia đình Salêdiêng Don Bosco sửa soạn cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Giới Trẻ
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
02:24 09/08/2017
Thư Bề Trên Cả gửi đại Gia đình Salêdiêng Don Bosco về việc chuẩn bị các tài liệu
cho Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về “Giới trẻ, Niềm Tin và Quan Tâm về Cuộc Sống”
Lm Angel Artime, Bề Trên cả thứ X kế vị Thánh Gioan Bosco

Các hội viên thân mến,
Cha viết thư này đến với các con, mong muốn khích lệ các con ý thức về thời điểm chúng ta đang sống là thời điểm trở về, một thời điểm rất thuận lợi cho sứ mệnh của chúng ta và sự hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội.
Thật vậy vào ngày 16/10/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo là vào 10/2018 một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại thường thứ XV với đề tài: "Người trẻ, Niềm Tin và Quan tâm về Cuộc sống" sẽ được nhóm họp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội, một Thượng hội đồng quan trọng và cá biệt nghiên cứu về tuổi trẻ và đức tin được thực hiện. Các Thượng Hội Đồng trước tập trung vào Tân Phúc âm hóa (2012) và Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng” Evangelii Gaudium (2013) đã giải quyết vấn đề làm sao để thực hiện sứ vụ loan truyền niềm vui Tin Mừng cho thế giới hôm nay. Cùng với việc làm thăng tiến hóa gia đình trong niềm vui, hai Thượng hội đồng khác vào các năm (2014, 2015) và Hậu Thượng Hội Đồng có Tông Huấn “Niềm vui Tình yêu” Laetitia Amoris (2016). Tiếp tục cuộc hành trình này, Đức Thánh Cha đã quyết định, Giáo Hội nên suy xét về bản thể của mình làm thế nào để có thể đồng hành cùng những người trẻ trong việc loan truyền và tiếp nhận tình yêu một cách sung mãn tròn đầy. Ngoài ra ĐTC cũng yêu cầu những người trẻ hãy giúp Giáo Hội xác định những phương cách hiệu năng nhất để loan báo Tin Mừng cho thế giới ngày nay. Vào ngày 13/1/2017, một Ban Thư ký của Hội Đồng Giám Mục đã phát hành những tài liệu nhằm mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy lưu tâm tới văn bản được soạn thảo (PD), nhằm khơi dậy trong lòng Giáo Hội một cuộc thăm dò sâu rộng tới tất cả mọi thành phần dân Chúa".
Là những người Salêdiêng của cha thánh Gioan Bosco, chúng ta được kêu gọi cung ứng cho Giáo Hội những món quà của ơn Đoàn Sủng của chúng ta, cùng với những suy tư và kinh nghiệm mục vụ với và cho giới trẻ của chúng ta. Vì lý do này, hôm nay cha kêu mời chúng con hãy tham gia vào nỗ lực của toàn Giáo Hội trong việc học hỏi nghiên cứu các tài liệu này và trả lời các câu hỏi đính kèm. Hãy hòa mình vào những thách đố của các câu hỏi này: Cùng với Thượng Hội Đồng và các ấn phẩm của các tài liệu chuẩn bị này, chúng ta cảm thấy thế nào trước những thách đố hòa với kinh nghiệm tông đồ giới trẻ của chúng ta? Cha cũng tự vấn các con hầu chia sẻ những suy tư của chúng con với các Giáo Hội địa phương trong sự hiểu biết chúng ta có được với người trẻ và những nhà giáo dục tại các trung tâm Salêdiêng của chúng ta, nhưng trên hết là chia sẻ và thảo luận với nhau, với giới trẻ và những người lo việc giáo dục giới trẻ tại các Giáo Hội địa phương.
Với nhãn quan thông dự này, cha xin tất cả các tỉnh trả lời các câu hỏi và gửi những câu trả lời đến với Thánh Bộ Mục Vụ Giới Trẻ.
1. Bước quan trọng đầu tiên là học hỏi những câu chuyện của những người trẻ, những người đã được trao phó cho chúng ta trông coi. Bước này cần chúng ta làm quen với những thách đố và những hoàn cảnh địa phương nơi đó chúng ta được mời gọi làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa giữa những người trẻ, đặc biệt những người trẻ nghèo khổ nhất. Toàn bộ phần đầu của tài liệu là những tài liệu chuẩn bị, trên thực tế, dựa vào tầm quan yếu trong việc học hỏi và tình hình hiện tại của giới trẻ. Theo tinh thần của Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” Evangelii Gaudium chúng ta được kêu gọi "đi ra" và "lắng nghe", hầu chúng ta có thể chia sẻ Tin Mừng. Nắm bắt được tình hình thực tế của những người trẻ chúng ta gặp gỡ không phải là một bước chúng ta cần làm mà là bổn phận chúng ta phải làm, không được bỏ qua. Không làm như vậy là chúng ta tự bội phản, quay lưng lại trước những lời than khóc của giới trẻ - Thường ẩn sau những lý lẽ cho rằng “chúng ta đã có câu trả lời", ngay cả khi câu hỏi đã được thay đổi, đấy chính là những mối nguy hiểm rất thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận mà khắc phục.
2. Phần thứ hai của tập tài liệu chuẩn bị, tập trung vào các khái niệm về đức tin, sự bận tâm và ơn gọi. Những tiêu đề đó liên kết thật chặt chẽ với nhau: đức tin là nguồn gốc của bận tâm về công ăn việc làm cho cuộc sống, "Nó làm cho chúng ta nhận thức được một ơn gọi siêu việt, một ơn gọi của tình yêu. Nó đảm bảo cho chúng ta hay tình yêu này đáng tin cậy và giá trị mà chúng ta cần ôm ấp, vì nó được đặt dựa trên sự thành tín của Thiên Chúa, nó mạnh mẽ hơn tất cả những lỗi lầm của phận người chúng ta "(LF, 53). Là những người tu sĩ Salêdiêng, chúng ta được kêu gọi để nhận ra những thách đố trong lĩnh vực này, nhằm xác quyết những quyết định của chúng ta trước những vấn đề: giáo dục và mục vụ của chúng ta nhằm cung cấp cho những người trẻ phát họa một chương trình sống cho chính họ trong việc phát triển toàn diện con người của họ. Chương trình này nhằm giúp các bạn trẻ phát triển đời sống họ thành toàn như là một món quà tặng được đón nhận và sẻ chia, trong niềm biết ơn. Cuối cùng, là những nhà giáo dục và mục tử, chúng ta được kêu gọi đồng hành với giới trẻ giúp họ khám phá ra ơn gọi riêng của chính họ, hầu họ có thể phác họa ra chương trình cho chính đời sống của họ trong niềm xác tín "mỗi ơn gọi hướng về một sứ mệnh" (PD II, 3 ).
Cha Bề Trên Cả và Nhóm Trẻ SYC tại Brunswcik năm 2015
Cha Bề Trên Cả và Giới trẻ Âu Châu

Các chủ đề về nhận thức và đồng hành với người trẻ đòi hỏi một sự chuẩn bị nghiêm túc trên bình diện nhân bản, tinh thần, và tu đức cho mọi người dù là tu sĩ hay giáo dân, tất cả đều được mời gọi góp phần mình vào việc xây dựng một cộng đoàn Mục vụ Giáo dục. Cha kêu mời các con hãy tránh xa hai các cám dỗ mục vụ sau:
Thứ nhất là cám dỗ mà chúng ta thường gặp ở đây là dừng lại để nhìn ra sự thiếu thời giờ và nguồn lực cần thiết cho một cam kết mạnh mẽ hầu dấn thân cho tuổi trẻ. Trước cám dỗ này, chúng ta đáp trả lại bằng xác tín trước tiên mình là những chứng nhân đích thực và đáng tin cậy trong việc thúc đẩy mình trở thành kẻ “hướng đạo cho các hướng dẫn viên", vì mình đã có những kinh nghiệm và nắm giữ một vị trí trao ban cho người khác, đồng hành với những người giáo dân hầu cùng nhau thể hiện sứ mệnh Salêdiêng.
Cơn cám dỗ thứ hai là hài lòng với chính mình, cá nhân chủ nghĩa xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Trước cơn cám dỗ này, chúng ta cần nhìn ra những phương tiện và cách giáo dục dành cho giới trẻ nơi các cơ sở của chúng ta dưới nhiều góc cạnh: Sự đồng hành của người Salêdiêng dành cho giới trẻ và trao ban “tinh thần gia đình” cho chúng; Nền giáo dục mục vụ được hướng đạo bằng tinh thần trách nhiệm của sứ mệnh Salêdiêng và Chương trình nhằm giúp các bạn trẻ xây dựng cho mình một chương trình sống với tay nghề vững chắc cho cuộc đời tương lai của họ.
Các tài liệu chuẩn bị cho chúng ta biết, đây không phải là một câu trả lời có hậu rồi mà là một "quá trình của đời người với những sự lựa chọn cơ bản, trong cầu nguyện đối thoại thân tình với Chúa, và lắng nghe tiếng nói của Thần Linh Chúa, bắt đầu với sự lựa chọn cho cuộc sống vĩnh hằng"(PD II, 2). Những người trẻ được giáo dục trong đức tin thường thắc mắc vấn nạn: "Làm thế nào một người vừa sống Tin Mừng Phúc Âm, vừa đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân gia đình hay linh mục độc thân, hoặc trong đời sống thánh hiến tu trì? "(PD II, 2). Quan tâm tới ơn gọi nên thánh (LG 40), chúng ta được mời gọi để đồng hành với những người trẻ, không loại trừ ai, để đối diện với những vấn nạn cơ bản này, hầu bước qua được ngưỡng cửa tới một cuộc sống trưởng thành, như Thánh Gioan Bosco đã thực hiện, một mục tiêu của một bậc sống cao độ hơn của cuộc sống con người và của người Kitô hữu, con Chúa.

Phần thứ ba của tài liệu chuẩn bị là một tổng hợp những gợi ý về hoạt động mục vụ, liên quan đến những người tham gia, những địa danh và các nguồn tài liệu. Chúng ta được mời "đồng hành cùng giới trẻ", bằng ba thái độ: "bước ra ngoài phạm vi", "để quan sát" và "mời gọi", như đặt để Chúa Giêsu đang gặp gỡ tha nhân hôm nay. Điều này nhắc nhở chúng ta là con cái của Cha thánh Gioan Bosco , những người đại diện cho giới trẻ để lắng nghe họ một cách thâm sâu hơn, khám phá ra các nhu cầu của giới trẻ hầu có thể đóng trọn được vai trò làm cha tinh thần giáo dục cho giới trẻ. Chính trong cuộc tiếp xúc này mà chúng ta có thể trợ giúp cho giới trẻ phát triển trong công tác hướng nghiệp hầu chuẩn bị cho chúng một tương lai tốt đẹp.
Khi những tài liệu chuẩn bị này mời gọi chúng ta phản ảnh như những nhà giáo dục lo công tác mục vụ dành cho giới trẻ được hiểu là "tất cả những người trẻ, không loại trừ một ai," đang vang lên trong chúng ta một niềm xác tín rằng cũng như cha Don Bosco, chúng ta được mời gọi phục vụ dù chỉ "một cậu bé đơn sơ." Mà theo quan điểm chất lượng cao của công tác mục vụ nhằm cung cấp cho người trẻ tùy theo nhu cầu khác nhau của chúng. Về phần cộng thể Salesian trong cấp địa phương cũng như cấp tỉnh, công iệc này đòi hỏi một sự cam kết dấn thân, mà hơn bao giờ hết ngày nay nó là một đòi hỏi nghiêm trọng hơn, chuyên nghiệp hơn và có quy hoạch hơn nhằm dẫn tới sự đồng cộng tác của người giáo dân và những ai liên hệ đến việc đồng hành cùng các bạn trẻ.
Đồng trách nhiệm về các phương diện khác nhau cho các hoạt động mục vụ cần được thực hiện trong sự hiểu biết về mục vụ mà không bị giới hạn trong một chương trình mục vụ cố định, nhưng bao gồm cả các tiến trình hình thành cộng đồng dựa trên một hiểu biết chung về một chương trình và kế hoạch mục vụ. Tiếp sau đó là trong quá trình thành lập kế hoạch mục vụ cần biết rộng mở thích nghi cho mục đích làm cho những người trẻ có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm trong niềm tin xây dựng lý tưởng cho chúng. Ngoài ra, cha mong các con hãy nỗ lực cung cấp những bài học và kinh nghiệm của đời cầu nguyện cho quá trình giáo dục và loan truyền Tin Mừng cho các bạn trẻ hầu chúng trải nghiệm được hương vị của những giá trị của sự thinh lặng và chiêm niệm: "không một quan tâm nào mà không được vun trồng trong chính mối thân tình với Chúa và đối diện với Lời của Chúa"(PD III, 4).
Trong bối cảnh của bức thư này, cha xin được kết thúc bằng ba câu hỏi, nhờ đó hướng dẫn chúng con phản ánh những thách đố và nêu ra những cơ hội liên quan tới đức tin và sự quan tâm về cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Cha đề nghị ba câu hỏi làm tài liệu học hỏi và hội thảo cho các ban cố vấn tỉnh, cho các kỳ họp các Giám đốc, cho các cuộc họp của các hội viên trẻ hay Linh mục mục trẻ, và những hội viên trong thời kỳ tập vụ... Cha cũng xin chúng con thảo luận ba câu hỏi này với các nhóm khác nhau trong đại gia đình Salesian:
1. Đâu là những đề nghị cho các cộng thể hoặc cho các Giáo Hội địa phương hầu giúp chúng ta dùng chính Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) như kim chỉ nam cho các công cuộc tông đồ mục vụ của chúng ta?
2. Đâu là những lựa chọn mục vụ mà chúng ta tâm đắc trong tâm trí hoặc đề nghị trong cộng đoàn hầu những người trẻ và người lớn, phụ huynh và giáo viên, giáo lý viên và những người lãnh đạo các đoàn thể hay nhóm có thể cảm thấy mình là một thành phần của một cộng đồng mang trọng trách giáo dục về đức tin, một cộng đồng mà Tin Mừng của Chúa được rao truyền?
3. Đâu là những khó khăn có thể đã và đang làm suy yếu sự liên lỉ và tính nhất quán trong các quá trình mục vụ? Đâu là những đề nghị hầu làm tăng cường tính liên tục và nhất quán của các quá trình mục vụ?
Tiếp lời mời của Đức Thánh Cha (PD III, V), chúng ta phó dâng cho Mẹ Maria tiến trình này, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta suy xét chính mình xem chúng ta đã đồng hành với những người trẻ ra sao hầu sống ơn gọi dẫn tới niềm vui của tình yêu và sự viên mãn cho cuộc sống.
Trong Đức Kitô,
Lm Ángel Fernández Artime SDB
Kế vị thứ X của Cha thánh Gioan Bosco
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB, lược dịch.
 
Kỷ niệm 100 năm thư ĐGH Biển Đức XV gửi hàng lãnh đạo các quôc gia lâm chiến
Linh Tiến Khải
10:36 09/08/2017
Cách đây 100 năm ngày mùng 1 tháng 8 năm 1917 ĐGH Biển Đức XV đã gửi quốc trưởng các nước tham gia Đệ nhất thế chiến một bức thư tựa đề “Thư gửi các vị lãnh đạo các dân tộc lâm chiến”, trong đó ngài mạnh mẽ lên án chiến tranh và định nghĩa thế chiến thứ nhất là “một tai ương vô ích”. Đây là một tài liệu quan trọng nhất trong số các tài liệu công bố trong hơn bốn năm chiến tranh máu lửa tàn khốc, khiến cho hơn 16 triệu người chết, trong đó có khoảng 9 triệu binh sĩ của mọi nước tham chiến và hơn 20 triệu người bị thương và tàn tật suốt đời.

Chính trong bầu khí chiến tranh ấy, Đức Biển Đức XV đã được bầu làm Giáo Hoàng ngày mùng 3 tháng 9 năm 1914, một tháng sau khi Đệ nhất thế chiến bùng nổ, sau ba ngày họp mật nghị với sự tham dự các Hồng Y chia thành hai phe rõ rệt: một bên là 6 Hồng Y người Pháp, 2 vị người Anh, 1 vị người Ai len và 1 vị người Bỉ; bên kia là 4 vị người Áo Hungari và 2 vị người Đức.

Trong bầu khí cuồng loạn của chủ thuyết duy quốc gia đầu độc tâm trí của các vị lãnh đạo chính trị, nhà văn, nhà thơ và giới trí thức thời bấy giờ, các lời kêu gọi ngưng chiến của Đức Biển Đức XV chỉ là tiếng kêu trong sa mạc.

Và chính việc Toà Thánh chọn lựa thái độ không thiên vị giữa các phe phái lâm chiến như con đường chính của Giáo Hội hồi thế kỷ thứ XIX đã khiến cho Toà Thánh Vaticăng bị cô lập hóa một cách thê thảm và bị chống đối, tuy ngày nay nó được xem như là một lập trường khôn ngoan và nhìn xa thấy rộng. Đức Biển Đức XV và ĐHY Pietro Gasparri, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, đã làm tất cả những gì có thể để giữ cho Italia đứng ngoài vòng, không tham gia thế chiến. Nhưng không phải chỉ có các giới chức chính trị, xã hội và trí thức, mà cả các HĐGM, hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân thời bấy giờ, cũng đều ủng hộ các chính quyền của mình tham chiến. Ngay trong hàng ngũ các Hồng Y cũng xảy ra chia rẽ.

** Lập trường không thiên vị đã khiến cho Đức Biển Đức XV mạnh mẽ lên án thế chiến thứ nhất, và trong sứ điệp gửi ngày 28 tháng 7 năm 1915 nhân kỷ niệm một năm thế chiến thứ nhất bùng nổ, ngài gọi nó là “cuộc tàn sát rùng rợn từ một năm qua đã lấy mất danh dự của Âu châu”. Đây cũng là những lời ngài sẽ lập lại hai năm sau đó. Với một trực giác ngôn sứ Đức Biển Đức XV khẳng định rằng chiến tranh sẽ là “sự tự tử của Âu châu”. Đây là kiểu nói ngài đã sử dụng nhiều lần, như trong thư gửi ĐHY Pompilj ngày mùng 4 tháng 3 năm 1916, và trong thư gửi ĐHY Pietro Gasparri ngày mùng 5 tháng 5 năm 1917, cũng như trong diễn văn đọc trước Hồng Y đoàn ngày 24 tháng 12 năm 1917.

Tương lai sẽ chứng minh cho sự thật này, khi Âu châu bắt đầu xuống dốc, mất đi vai trò trung tâm của mình, trước sự đi lên của các dân tộc khác, và thế đứng bá quyền của Mỹ. Nhưng xem ra đã chỉ có Toà Thánh là nhận ra ngay lập tức sức lan tràn không thể kiểm soát nổi của sự say mê duy quốc gia quá khích này. Đã không có ai chú ý tới các nhục nhã mà các quốc gia lâm chiến áp đặt lên nhau, gây ra các thù hận và oán ghét, trước sau gì cũng sẽ bùng nổ trong các xung đột mới. Sự nhục nhã mà nước Đức đã gây ra cho Pháp trong năm 1870 đã là một bài học không dậy được ai hết. Nhưng đây là điều Đức Biển Đức XV đã nhận ra và cảnh cáo một cách khôn ngoan trong Tông huấn công bố ngày 28 tháng 7 năm 1915 khi viết: “Các quốc gia không chết: bị hạ nhục và đàn áp, chúng run rẩy mang ách được áp đặt trên chúng, bằng cách chuẩn bị sự phản công, và bằng cách thông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một gia tài của thù hận và báo oán”. Ước muốn rửa hận ấy tiêm độc dược vào lòng xã hội và bầu khí chung của Âu châu, và trong vài trường hợp lan tràn xa hơn đệ nhị thế chiến.

Toà Thánh đã làm hết cách để giữ cho Italia ở ngoài vòng chiến, bằng cách gửi Đức Ông Eugenio Pacelli, Sứ thần tương lai bên Đức, sang Vienne để thuyết phục hoàng đế nước Áo nhượng vùng Trentino cho Italia, nhưng mọi sự hoàn toàn vô ích. Áo không muốn nhượng, và Italia muốn chiến tranh. Đường lối chính trị hoà bình của Toà Thánh và của Đức Biển Đức XV thất bại. Các nỗ lực của Toà Thánh gia tăng trong năm 1917, khi Hoa Kỳ gia nhập thế chiến, Nga hoàng từ chức, và chế độ quân phiệt Đức quốc thắng thế tại Berlin, các vụng về của hoàng đế Carlo I, các dấu hiệu mệt mỏi và suy sụp của đạo binh các nước lâm chiến, và các hiểm nguy của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa triệt để đã khiến cho Đức Biển Đức XV và ĐHY Gasparri từ chỗ làm trung gian thinh lặng bước sang đề nghị hoà bình cụ thể. Đây là lý do của bức thư “gửi hàng lãnh đạo các quốc gia lâm chiến” được gửi một cách trực tiếp hay gián tiếp qua ngã ngoại giao tới mọi chính quyền các nước tham gia đệ nhất thế chiến.

** Sau đây là nội dung bức thư Đức Biển Đức XV công bố ngày 1 tháng 8 năm 1917, tức cách đây đúng 100 năm.

Mở đầu thư ĐGH Biển Đức XV nêu bật đường hướng chính trị “hoàn toàn không thiên vị” của Toà Thánh và của Giáo Hội Công Giáo, ngay từ khi thế chiến bắt đầu, phù hợp với địa vị là cha chung của mọi người và yêu thương mọi con cái như nhau “không phân biệt quốc tịch cũng như tôn giáo”. Ngài cũng nhắc lại mọi sáng kiến đã đưa ra giúp hoà giải các phe lâm chiến sau 3 năm chết chóc đẫm máu và tàn phá, khiến cho Âu châu có nguy cơ đi tới một cuộc tự tử đích thật” . Tuy đã không bỏ qua khả thể nào, và không ngừng khích lệ các dân tộc và các chính quyền lâm chiến tái trở lại là anh em với nhau, nhưng rất tiếc tất cả mọi cố gắng của Toà Thánh đã vô ích. Ngay cuối năm thứ nhất Toà Thánh đã tha thiết khích lệ và kêu gọi cũng như đề ra con đường phải theo để đạt tới một nền hoà bình ổn định và xứng đáng cho tất cả mọi người, nhưng rất tiếc lời kêu gọi đã không được lắng nghe: chiến tranh đã tiếp diễn thêm hai năm nữa với tất cả các kinh hoàng của nó: lan tràn ra trên đất liền, trên biển khơi, và cả trên không trung nữa, khiến cho các thành phố, làng mạc và dân chúng vô tội phải sống cảnh tang thương và chết chóc. Chẳng lẽ thế giới văn minh này phải trở thành cánh đồng chết hay sao? Chẳng lẽ Âu châu vinh quang tươi nở phong phú lại bị đảo lộn bởi một sự điên loạn đại đồng biến thành vực thẳm và đi tới một việc tự tử đích thật hay sao?

Không vì các đường lối chính trị đặc biệt nào, cũng không phải vì sự gợi ý hay lợi lộc của các phe phái lâm chiến nào, nhưng chỉ vì ý thức bổn phận của vị cha chung của các tín hữu, Toà Thánh lại lên tiếng kêu gọi hoà bình và lập lại lời kêu gọi nồng nhiệt các vị nắm trong tay vận mệnh các quốc gia dân tộc, đưa ra các đề nghị cụ thể hơn và mời gọi các chính quyền và dân tộc lâm chiến thỏa hiệp với nhau trên các điểm sau đây để đạt một nền hoà bình công bằng và lâu dài.

Điểm nền tảng là phải thay thế sức mạnh vật chất của vũ khí bằng sức mạnh luân lý của quyền lợi. Vì thế cần có một thoả hiệp công bằng giữa tất cả mọi phiá trong việc giảm thiểu đồng loạt các vũ khí, theo các điều lệ và bảo đảm cần thiết định trong mức độ cần thiết, nhằm duy trì trật tự công cộng trong từng quốc gia, bằng cách chấp nhận cơ cấu trọng tài có nhiệm vụ bảo hoà theo các điều lệ cần cùng nhau đưa ra và các trừng phạt chống lại quốc gia nào vi phạm và đặt để các vấn đề quốc tế cho sự phân xử hay chấp nhận quyết định của việc phân xử đó.

Ngoài ra cần phải tái mở các đường giao thông và bảo đảm việc tự do đi lại của các dân tộc. Điều này sẽ loại trừ nhiều lý do xung khắc và mở ra cho mọi người các nguồn phong phú và tiến bộ mới.

Liên quan tới các thiệt hai và chi phí chiến tranh cần có điều lệ tổng quát tha nợ hoàn toàn cho nhau. Điều này được biện minh bởi các lợi ích vô biên của việc giải trừ võ trang. Nhất là thật vô lý tiếp tục cuộc tàn sát chỉ vì các lý do thuộc trật tự kinh tế. Tuy nhiên, các thoả hiệp hoà bình này với các lợi thế vô cùng phát sinh từ đó sẽ không thể thực hiện được, nếu không trả lại cho nhau các vùng đất đã chiếm hiện nay. Từ phía Đức phải rút lui toàn bộ khỏi nước Bỉ, bảo đảm sự độc lập hoàn toàn của nó trên bình diện chính trị, quân sự và kinh tế trước bất cứ cường quốc nào khác, cũng như rút lui khỏi đất Pháp. Từ phiá đối lập cũng phải trả lại cho Đức các vùng đất của họ. Liên quan tới các vấn đề tranh chấp đất đai giữa Italia và Áo, giữa Đức và Pháp, vì các lợi ích to lớn của một nền hoà bình lâu dài, các phiá liên hệ cần duyệt xét với tinh thần hoà giải, chú ý tới các khát vọng của các dân tộc, trong mức độ công bằng và có thể, và phối hợp các lợi lộc riêng với các lợi lộc chung của gia đình nhân loại.

Tinh thần bình đẳng và công bằng đó cũng phải hướng dẫn việc xem xét tất cả các vấn đề đất đai và chính trị khác liên quan tới Armenia, các quốc gia vùng Balcan và các nước thuộc vương quốc Ba Lan xưa kia, mà các truyền thống lịch sử cao quý và các khổ đau phải chịu đặc biệt trong cuộc chiến này, phải có được cảm tình của các quốc gia khác.

** Kết luận thư gửi hàng lãnh đạo các quốc gia lâm chiến Đức Biển Đức XV khẳng đinh rằng đó là các nền tảng quan trọng đối với tương lại của các dân tộc. Chúng cho phép không lập lại các xung khắc tương tự nữa, và chuẩn bị giải pháp cho vấn đề kinh tế vô cùng quan trọng đối với tương lai và hạnh phúc vật chất của tất cả mọi quốc gia lâm chiến. Toà Thánh hy vọng rằng các đề nghị này sẽ được chấp thuận để chấm dứt mau chóng chừng nào có thể các chống đối kinh khủng này, mà mỗi ngày qua đi đều cho thấy nó là một tai ương vô ích. Ngoài ra tất cả đều thừa nhận rằng danh dự của quân đội được cứu thoát phía bên này cũng như phía bên kia. Vì thế xin hãy lắng nghe lời cầu xin của chúng tôi, xin hãy tiếp nhận lời mời gọi hiền phụ mà chúng tôi gửi tới quý vị nhân danh Chúa Cứu Thế, Hoàng Tử Hoà Bình. Xin hãy nghĩ tới trách nhiệm vô cùng nặng nề của quý vị trước mặt Thiên Chúa và loài người. Từ các quyết định của quý vị tuỳ thuộc sự thanh bình và niềm vui của biết bao nhiêu gia đình, cuộc sống của hàng ngàn người trẻ, và chính hạnh phúc của các dân tộc mà quý vị có quyền tuyệt đối mang lại. Xin Chúa gợi hứng cho quý vị có các quyết định phù hợp với ý muốn rất thánh của Ngài, và khiến cho quý vị xứng đáng với lời khen ngợi của hiện tại và bảo đảm cho quý vị tên gọi là những người tạo dựng hoà bình bên các thế hệ tương lai.

Về phần chúng tôi, trong khi sốt sắng hiệp nhất trong lời cầu nguyện và trong hãm mình với mọi linh hồn tín hữu ngưỡng vọng hoà bình, chúng tôi khẩn nài Thiên Chúa ban cho quý vị ánh sáng và cố vấn.

Nhưng rất tiếc mọi lời kêu gọi và nỗ lực của Đức Biển Đức XV và Toà Thánh đã không đem lại kết quả nào. Đệ nhất thế chiến đã tiếp tục với các hậu quả thê thảm của nó trên các dân tộc kitô Âu châu. Những đổ vỡ, chết chóc, tàn phá thương đau đã hằn sâu trong con tim của các dân tộc lâm chiến, và sẽ là các lý do của thế chiến thứ hai, khiến cho hơn 71 triệu người chết trong đó có hơn 22,5 triệu binh sĩ, và hơn 48, 5 triệu thường dân.

Với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ nhiều năm qua, với các tai ương thiên nhiên và nạn khủng bố phá hoại cũng như khuynh hướng ái quốc quá khích và cuộc nổi dậy của hằng trăm nhóm phiến quân hồi vũ trang đó đây trên thế giới, với bầu khí căng thẳng giữa các quốc gia, đặc biệt là giấc mộng chế tạo các vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, các tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc, Hoà Kỳ, Nhật Bản, Úc Ấn Độ và các quốc gia vùng Đông Nam Á, các trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Âu châu đối với Liên Bang Nga, chúng ta bắt buộc phải tự hỏi liệu thế giới có thoát khỏi Đệ Tam Thế Chiến và chiến tranh nguyên tử hay không?
 
Sứ mệnh của Dòng Tên
Linh Tiến Khải
12:02 09/08/2017
Ngày 31 tháng 7 vừa qua lễ kính thánh Ignazio thành Loyola, tổ phụ dòng Tên, cha Arturo Sosa tân bề trên tổng quyền đã chủ sự thánh lễ kính thánh nhân tại nhà thờ Chúa Giêsu, trong đó có mộ của thánh nhân qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1556. Cha Sosa người Venezuela, là vị đầu tiên không phải là người Âu châu đã được Tổng tu nghị bầu làm bề trên tổng quyền ngày 14 tháng 10 năm ngoái.

Theo thống kê năm 2013 hiện nay trên toàn thế giới có 17.287 tu sĩ dòng Tên, trong đó có 12.293 linh mục, 1.400 tu huynh, 2.878 tu sĩ kinh viện và 711 tập sinh. So với năm 2012 số tu sĩ giảm bớt 337 vị. Trong 40 năm từ 1974 đến 2013 từ 29.436 số tu sĩ của dòng giảm xuống còn 17.287.

Trong năm 2013 đại lục duy nhất có số tu sĩ gia tăng là Phi châu, thêm 16 vị, trong khi miền có số tu sĩ giảm nhiều nhất là miền nam Âu châu, ít hơn 89 vị. Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý tới các tập sinh, thì nam Âu châu và Hoa Kỳ có số tập sinh gia tăng trong năm 2012-2013. Tại Á châu Ấn Độ là vùng có đông tu sĩ nhất, 4.016 vị.

Dòng Tên do thánh Ignazio thành Loyola thành lập. Năm 1534 cùng với vài bạn học ở Paris thánh nhân khấn đi rao giảng Tin Mừng tại Thánh Dịa và hoàn toàn vâng phục Đức Giáo Hoàng. Cả nhóm đến Venezia chờ tầu đi Thánh Địa, nhưng dự tính này bị bãi bỏ năm 1437, vì không thể thực hiện được. Thay vì đi Thánh Địa thánh Ignazio và các bạn về Roma. Ngày 27 tháng 9 năm 1540 ĐGH Phaolô III chấp nhận dòng. Năm sau đó ngày 22 tháng 4 năm 1541 thánh Ignazio và 4 bạn đầu tiên tuyên khấn trọn đời trong nhà nguyện dâng kính Thánh Giá trong gian ngang đền thờ thánh Phaolô ngoại thành.

** Cũng như nhiều dòng quốc tế dòng Tên giống như một ngọn lửa thắp sáng lên các ngọn lửa khác. Trong 5 thế kỷ qua dòng đã trao ban sức đẩy cho sự thay đổi của nhiều môi trường xã hội liên quan tới việc thăng tiến các lãnh vực công lý, văn hoá và phẩm giá con người. Đôi khi dòng được ân huệ của các người quyền thế, khi khác lại dấy lên sự chống đối cho tới chỗ bị ĐGH Clemente XIV huỷ bỏ và giải tán năm 1773. Dòng sống sót trong các vùng đất Công Giáo bên Nga, vì hoàng hậu Caterina II không cho áp dụng sắc lệnh của ĐGH. Nhưng vào năm 1814 ĐGH Pio VII cho tái lập dòng Tên.

Từ bao thế kỷ qua dòng đã đóng góp cho Giáo Hội nhiều vị thánh nổi tiếng như thánh Phanxicô Xaviê, thánh Phanxicô Borgia, thánh Pietro Canisio, thánh Roberto Bellarmino, thánh Stanislao Kosstka, thánh Luigi Gonzaga, thánh Giovanni Berchmans, thánh Alberto Hurtado. Trong số các thừa sai nổi tiếng có cha Matteo Ricci, tông đồ Trung Quốc. Còn cha Teihard de Chardin được xếp vào danh sách các học giả.

Với 28 đại học trên thế giới dòng Tên đã đào tạo không biết bao nhiêu thế hệ nhân tài và trí thức gồm các vua quan, các giới chức chính trị, các nhà khoa học đủ loại. Ngày 13 tháng 3 năm 2013 ĐHY Jorge Bergoglio, TGM Buenos Aires, được Mật nghị Hồng Y bầu làm chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, và là vị Giáo Hoàng dòng Tên đầu tiên.

Dòng Tên hiện có 85 tỉnh dòng họp thành 6 miền. Trong 9 tháng qua cha Sosa đã tham dự cuộc họp của 4 miền, và đã viếng thăm nhiều nước trong đó có Ấn Độ, Perù, Tây Ban Nha, Đức, Ruanda, Burundi, Cộng hoà dân chủ Congo, Kenya, Indonesia, Camphuchia, và sắp tới đây là Bỉ.

Hỏi: Thưa cha Bề trên tổng quyền, cha nhận thấy tình hình quê hương Venezuela của cha như thế nào?

Đáp: Mặc dù tất cả những điều xảy ra tôi có một cái nhìn lạc quan, cả khi tôi không biết tương lai. Nhưng dĩ nhiên là có nỗi lo lắng rất lớn, khi các tin tức tới dồn dập, như các Giám Mục và các tu sĩ dòng Tên Venezuela, ĐTC, ĐHY Quốc Vụ Khanh Toà Thánh và trong nhiều cách thế khác nhau Toà Thánh đã nhiều lần bầy tỏ. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều: cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 7 đã là việc biểu lộ dân sự quan trọng nhất của toàn lịch sử Venezuela, bởi vì đã có 7,5 triệu người tham gia, nghĩa là phân nửa cử tri toàn nước. Lộ trình đối chiếu chính trị là con đường duy nhất giúp chặn đứng bạo lực và khiến cho chính trị thực sự phục vụ các nhu cầu to lớn của người dân.

Hỏi: Hơn 9 tháng đã qua đi, sau khi cha được bầu làm Bề trên tổng quyền dòng Tên. Cha đã sống thời gian này như thế nào thưa cha?

Đáp: Tôi đã sống nó với sự bình an lớn lao, với nhiều việc làm và với sự cần thiết học hỏi biết bao nhiêu điều mới mẻ, một cách nhanh chóng. Trước hết tôi đã sống mọi sự trong sự bình an tinh thần, bởi vì tôi thi hành một nhiệm vụ, mà tôi đã không tìm kiếm và cũng đã không bao giở tưởng tượng được là nó có thể rơi trên tôi. Tôi đã nhận lãnh nhiệm vụ này từ các anh em trong tổng tu nghị, và tôi hiểu và sống nó như cái gì đến từ Chúa Giêsu, mà tôi đã chọn như là bạn đường hơn nửa thế kỷ qua. Công việc thật sự rất nhiều và không dễ dàng hiểu biết từ một vị trí mới này, một thân mình phong phú và khác biệt như vậy như dòng Tên, và các anh em của tôi trong sứ mệnh. Tất cả mọi điều này với tốc độ nhanh, bởi vì các quyết định không thể chờ đợi được.

Hỏi: Theo cha thì ngày nay thánh Iganzio sẽ làm gì?

Đáp: Đây là câu hỏi mà tôi tự đặt ra cho mình mỗi ngày, cùng với tất cả các tu sĩ dòng Tên. Trước hết cùng với 13 vị tổng cố vấn mà tôi gặp hàng tuần từng vị một, khi chúng tôi không bị ngăn trở vì các chyến du hành viếng thăm. Trong hai ngày thứ ba và thứ năm thì có cuộc họp của toàn ban cố vấn. Và mỗi năm 3 lần vào tháng giêng, tháng sáu và tháng chín đều có cuộc họp nới rộng kéo dài một tuần, nới rộng cho cả các vị chủ tịch của 6 vùng tỉnh dòng và 4 vị thư ký nữa, tổng cộng tất cả là 24 người.

Hỏi: Kiểu cai quản phức tạp, dấn thân và rất có lợi cho các quyết định mà bề trên tổng quyền phải đưa ra này nhắm tới điều gì thưa cha?

Đáp: Mục đích chính là hiểu biết các lựa chọn phải làm, bởi vì đối với dòng Tên và đối với tất cả các tu sĩ của dòng trung thành một cách sáng tạo với ơn gọi và sứ mệnh riêng của mình là điều quan trọng và nền tảng. Khi ngắm nhìn thánh Ignazio, chúng tôi phải liên tục theo đuổi con đường trở về nguồn gốc của chúng tôi. Đây là điều mà Công Đồng Chung Vaticăng II đã muốn, và quyết định này đã là việc cứu vãn đối với cuộc sống tu sĩ, mà trong quan điểm Công Giáo nó là một gợi hứng của Chúa Thánh Thần.

Hỏi: Có các tiêu chuẩn giúp hiểu làm thế nào để thực hiện sự trung thành này không thưa cha?

Đáp: Chúng ta hãy nhìn vào kinh nghiệm của 10 tu sĩ dòng Tên đầu tiên, khi thánh Ignazio và các bạn đến Venezia để lấy tầu đi Thánh Địa. Dự án đã không thể thực hiện được và biến thành chuyến đi Roma, có tính cách định đoạt đối với dòng, như được kể lại trong các nguồn tài liệu, và như được nhắc tới trong tổng tu nghị lần thứ 36 để bầu vị tổng quyền muà thu năm 2016 vừa qua. Đây là mẫu mực của Venezia: sự hiệp nhất tâm trí, việc thực hành một cuộc sống khắc khổ, việc gần gũi trong tâm tình và thực tế với người nghèo, việc phân định chung và sự sẵn sàng đối với các đòi hỏi của toàn thể Giáo Hội được ĐTC nhận diện và bầy tỏ.

Hỏi: Thế đâu là sứ mệnh của các tu sĩ dòng Tên thưa cha?

Đáp: Ngày nay dòng Tên mỗi ngày phải tìm ra con đường giúp thực thị sự hoà giải. Hoà giải trên ba bình diện: với Thiên Chúa, với con người và với môi sinh. Chúng tôi là các cộng sự viên của sứ mệnh của Chúa Kitô, là lý do sự hiện hữu của Giáo Hội, mà chúng tôi là thành phần. Chính kinh nghiệm của Thiên Chúa trao ban trở lại cho chúng tôi sự sự do nội tâm, và dẫn đưa chúng tôi tới việc hướng nhìn ai bị đóng đanh trong thế giới này, để hiểu hơn các lý do của bất công và góp phần vào việc soạn thảo ra các mô thức thay thế hệ thống làm nảy sinh ra nghèo đói, bất công, loại trừ, và khiến cho cuộc sống của hành tinh này gặp nguy hiểm. Như thế chúng tôi phải tái lập một tương quan quân bình với thiên nhiên. Góp phần vào việc hoà giải này cũng có nghĩa là phát triển các khả năng đối thoại giữa các nền văn hoá và các tôn giáo với nhau. Tôi vừa mới trở về từ một chuyến viếng thăm Á châu bên Indonesia, là quốc gia có đông tín hữu hồi nhất thế giới. Tôi đã nói chuyện lâu với một nhóm trí thức hồi, và bên Campuchia tôi đã gặp gỡ các nhà sư phật giáo , để làm chứng cho các khả thể cộng tác giữa các tôn giáo như là các yếu tố giúp tạo thuận tiện cho sự thoả thuận và chung sống hoà bình, và như là các con đường của việc tìm kiếm tinh thần.

Hỏi: Làm sao có được sự hoà giải này thưa cha?

Đáp: Điều nòng cốt là sự hoán cải cá nhân, cộng đoàn cho việc phổ biến, là một từ ám chỉ sự cần thiết tông đồ của sứ mệnh, và sự cần thiết cơ cấu để tổ chức các cơ cấu làm việc và cai quản của chúng tôi hướng về việc thực thi sứ mệnh ấy. Đó là sứ mệnh riêng của những người cảm thấy mình được mời gọi là tu sĩ dòng Tên. (Oss. Rom 26-7-2017)
 
ĐGH Phanxicô nói rằng ngài buồn vì những người Công Giáo “ hoàn hảo” mà lại khinh chê người khác.
Giuse Thẩm Nguyễn
18:28 09/08/2017
(CNS). Tin từ Vatican. Trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài vào ngày 9 tháng Tám, ĐGH Phanxicô nói rằng Thiên Chúa đã không chọn những người hoàn hảo để xây dựng Hội Thánh của ngài, nhưng lại chọn những người tội lỗi đã cảm nghiệm được tình yêu và sự tha thứ của ngài.

ĐGH nhắc đến đoạn Phúc Âm của Thánh Luca kể về việc Chúa tha thứ cho người đàn bà tội lỗi chứng tỏ hành động của ngài đi ngược với suy nghĩ chung của con người vào thời đại ấy là “phân biệt rõ ràng” giữa trong sạch và ô uế.

“Thời ấy có nhiều kinh sư cho rằng mình hoàn hảo và tôi nghĩ hiện nay cũng có nhiều người gọi là Công Giáo nghĩ là mình hoàn hảo và rồi coi thường người khác. Việc Chúa tha thứ cho người đàn bà tội lỗi được người ta cho là có “thái độ gây nhiều tai tiếng” vào thời ấy. Người đàn bà là một trong số bao người tội lỗi đã được nhiều người đến thăm một cách kín đáo, ngay cả những người đã từng lên án người tội lỗi.

“Dù rằng tình yêu của Chúa Giêsu dành cho người đau yếu và người bị gạt bên lề xã hội “làm khó chịu những người đương thời”, nhưng lại tỏ lộ trái tim yêu thương của Thiên Chúa là nơi mà những anh chị em đau khổ có thể tìm thấy yêu thương, cảm thông và chữa lành.

“Ngày nay có bao nhiêu người vẫn tiếp tục một đời sống bên lề bởi vì họ không tìm thấy ai muốn chấp nhận họ theo một cách khác, nhìn họ với cái nhìn khác hay tốt hơn. Nhưng với trái tim của Thiên Chúa, mang niềm hy vọng “Chúa Giêsu thấy khả năng của một cuộc phục sinh ngay cả với những người đã có rất nhiều sự lựa chọn sai trái.

“Nhiều khi người Kitô hữu chúng ta quen dần với ơn tha tội và nhận lãnh tình yêu vô điều kiện của Chúa mà quên đi cái giá quá mắc Chúa phải trả bằng cách chết đau đớn trên thập giá.

“Khi tha thứ cho kẻ có tội, Chúa không tìm cách giải hóa họ khỏi tội lỗi nhưng cho kẻ tội lỗi tìm lại được hy vọng trong đời sống mới, một đời sống đánh dấu bằng tình yêu”

ĐGH Phanxicô kết luận rằng “Giáo Hội là cộng đoàn gồm những người tội lỗi đã trải nghiệm lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Tất cả Kitô hữu đều là tội nhân cần lòng thương xót của Thiên Chúa để chúng ta được tăng thêm sức mạnh và hy vọng.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Iraq trước biến cố ly khai: Cổ động cuộc trưng cầu dân ý, nhà lãnh đạo người Kurd tung đòn ve vãn các cộng đồng Kitô hữu.
Trần Mạnh Trác
19:49 09/08/2017
Erbil (Agenzia Fides 7/8/2017)-"Đây là thời điểm mà một quốc gia Kurdistan 'đang bước tới nền độc lập', nhu cầu và quyền lợi của anh chị em Thiên Chúa giáo sẽ được bảo vệ ở mọi cấp độ, và vì vậy, tình anh em và sự hòa hợp xã hội ở Kurdistan sẽ được tăng cường hơn". Với những từ ngữ trên ông Masud Barzani, đang là chủ tịch cuả khu tự trị Kurdistan của Iraq, gứi thông điệp đến tất cả các thành viên của cộng đồng Kitô giáo ở miền bắc Iraq.

Rõ ràng chủ đích của Barzani là tìm kiếm sự hỗ trợ cuả các Kitô hữu về bản tuyên ngôn độc lập của Kurdistan, một vấn đề mà chính quyền tự trị địa phương Kurdistan đang đơn phương tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 9 tới.

Thời điểm mà Barzani sử dụng để gửi thông điệp trấn an tới các Kitô hữu địa phương cũng trùng hợp với dịp kỷ niệm cuộc thảm sát Kitô hữu vào năm 1933, gây ra bởi quân đội của Vương quốc Iraq lúc bấy giờ, mà nạn nhân gồm có những người Chaldean, Armenia và đặc biệt là những người Syria ủng hộ kế hoạch ly khai.

Trong thư, Barzani liên kết những cuộc thảm sát 84 năm trước với những bạo lực gây ra bởi nhóm chiến binh nhà nước Hồi giáo (DAESH): "liều thuốc duy nhất cho tất cả các đau khổ của chúng ta và đảm bảo thảm họa không còn xảy ra nữa, là độc lập".

Bản thông điệp cuả Barzani, công bố vào ngày thứ 6 tháng 8, nói tiếp:

"Nhân dịp kỷ niệm thảm họa lần thứ 84, đồng thời trùng với kỷ niệm thứ ba của cuộc tàn bạo cuả DAESH trên các anh chị em Kitô giáo và các cộng đồng ở bình nguyên Nineveh, tôi nhắc lại rằng tất cả các anh chị em Kitô giáo cùng với những cộng đồng khác nhau ở Kurdistan, trong quá khứ, hiện tại và tương lai đã và sẽ chia sẻ tất cả những thời gian xấu cũng như tốt, bởi vì chúng ta có cùng chung một số phận".
 
Đức Hồng Y Parolin dọn đường cho Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm nước Nga
Chân Phương
21:20 09/08/2017
Đức Hồng Y Pietro Parolin – nhân vật số 2 trong hàng giáo phẩm Vatican và trên thực tế là ngoại trưởng Tòa Thánh sẽ viếng thăm nước Nga từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 8. Ngài dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Putin và cả Thượng phụ Kirill – giáo trưởng Giáo Hội Chính thống Nga.

Hôm Thứ Năm vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera của Ý, Đức Hồng Y Parolin cho biết: "Việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Nga của Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ là một trong những mục tiêu trong chuyến đi này của tôi. Với sự giúp đỡ của Chúa, tôi hy vọng sẽ đóng góp được phần nào trong chiều hướng này".

Thời hiện đại, chưa có một vị giáo hoàng nào đến thăm nước Nga, chủ yếu là vì những căng thẳng kéo dài giữa Chính thống giáo và Công Giáo Rôma, mà chính Đức Phanxicô đang muốn vượt qua trở ngại đó.

Vào tháng 2 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Đức Thượng phụ Kirill ở Cuba mang bước ngoặt lịch sử. Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một vị giáo hoàng và giáo trưởng Chính thống Nga kể từ khi Kitô giáo bị phân ly thành hai nhánh đông-tây hồi thế kỷ thứ 11.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn đến thăm Nga nhưng dạo gần đây, ngài dường như không chắc chắn về khả năng ấy, ít ra là trong tương lai gần. Ngài nói với tờ báo Die Ziet của Đức hồi tháng 3: "Tôi chưa thể đến Nga, nên tôi sẽ phải tới Ukraine".

Vatican có quan điểm khá nhẹ về hành động của ông Putin ở Ukraine, bao gồm cả việc sát nhập Crimea hồi năm 2014 có lẽ để không gây tổn hại cho việc nối lại quan hệ với Giáo Hội Chính thống giáo và mở ra mối quan hệ gần gũi hơn với Moskva.

Tổng thống Nga đã hai lần được tiếp kiến riêng tại Vatican kể từ khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng từ năm 2013.

Trong suốt thế kỷ 20, không có một cuộc viếng thăm nào của Đức Giáo Hoàng tới Nga vì nước này là một phần của Liên Xô theo chủ nghĩa vô thần. (The Local)

Chân Phương
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tây Ninh Trao Quà Cho Thiếu Nhi Thánh Thể Chăm Ngoan Học Giỏi
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:35 09/08/2017
Ngày 06.8.2017, Giáo xứ Tây Ninh trao quà cho các em thiếu nhi chăm ngoan nhân dịp mừng lễ Chúa Biến Hình.

Vào lúc 08g00 sáng Chúa Nhật 06.8.2017, cha chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh đã chủ tế Thánh lễ cho các em thiếu nhi của giáo xứ mừng biến cố Chúa Giêsu hiển dung. Trong Thánh lễ, không chỉ có các em thiếu nhi mà còn có đông đảo bà con giáo dân tham dự.

Xem Hình

Chia sẻ trong bài giảng lễ, cha Gioan giúp cho cộng đoàn hiểu được vinh quang của Chúa Giêsu qua việc biến hình trên Núi Tabor. Chính vinh quang đó Chúa cũng mời gọi con người tham dự vào. Nhưng để được tham dự vào sự sáng láng của Chúa, chắc chắn mỗi người cần phải qua con đường của thập giá, con đường của sự vâng phục. Cha Gioan cũng mời gọi mỗi người phải biết biến đổi hàng ngày, vì chỉ có biến đổi mới được tham dự vào sự sáng láng của Chúa. Nhưng phải biến đổi như thế nào? Hãy nghe thánh Phaolô nói với tín hữu Êphêsô: “Hãy lột bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới. Hãy để Thần khí Thiên Chúa canh tân đến tận tâm linh của anh em” (Ep 4, 22.24). Đó chính là con đường mỗi người cần đi qua.

Riêng đối với thiếu nhi, cha Gioan mời gọi các em hãy biết tập biến đổi cuộc sống mình, tâm hồn mình qua việc làm cụ thể, chẳng hạn: luôn vâng lời cha mẹ; vâng lời những vị hữu trách trong việc học hỏi giáo lý, học hỏi Lời Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chánh xứ trao 150 phần quà (gồm tiền và dụng cụ học tập) cho các em Thiếu nhi Thánh Thể chăm ngoan, siêng năng tham dự Thánh lễ, chăm học giáo lý và đạt được kết quả cao. Các em rất vui vì được nhận quà, những món quà không chỉ mang giá trị vật chất nhưng cao cả hơn là mang ý nghĩa tinh thần rất cao. Đó là sự yêu thương quan tâm của bao nhiêu người dành cho các em.

Sau phần cảm ơn của em đại diện, cha Gioan đã bày tỏ lòng cảm ơn đến các ân nhân đã cộng tác với giáo xứ trong việc chăm lo việc “sống đạo - học văn hóa” của các em thiếu nhi. Cha cũng mong muốn các em phải cố gắng học giỏi hơn nữa, siêng năng tham dự Thánh lễ nhiều hơn nữa và luôn biết thương yêu nhau như tình thương mà Chúa đã dành cho các em qua sự đóng góp của các ân nhân.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc
 
Legio Mariae Tân Sơn Nhì hành hương Đức Mẹ Tàpao
Phương Nga
08:46 09/08/2017
“Hãy ăn năn xám hối –hãy lần hạt Mân côi –hãy tôn sùng trái tim Mẹ “ (Lời Mẹ nhắn nhù tại Fatima năm 1917)

Với ý nguyện cùng viếng mẹ Tà Pao nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima Bồ Đào Nha năm 1917;ước muốn được cùng nhau cầu nguyện và chia sẻ về việc Tông đồ của Curia Tân Sơn Nhì,Tổng giáo phận Sài Gòn đã thành hiện thực trong chuyến hành hương và dã ngoại từ 4g Thứ Ba 26-07-2017 đến 18g Thứ Tư 27-07-2017 tại Trung tâm Hành hương Mẹ Tà Pao và Dã ngoại tại Nhà thờ Rạng,huyện Tánh Linh,Tỉnh Bình Thuận.

Xem Hình

Đồng hành chuyến đi có cha Linh giám Giuse Kiều Hoàng An(Phó xứ Tân Phú) Ban Quản trị Curia TSN hơn 50 hội viên và một số thân nhân.

Thứ Tư 26-07-2017 lúc 4g,cộng đoàn tập trung tại Đài Đức Mẹ gx Tân Phú để Cha Linh giám hướng dẫn cầu nguyện xin Mẹ ban bình an cho chuyến đi.Hai xe 60 chỗ ngồi được BQT chia nhau điều hành gồm Anh Trưởng Kiến,chị Mẫn Nhi,chị Phó Hoa và chị Vân.Các anh chị đã chuẩn bị trước hàng tháng,làm việc ráo riết và liên lạc thường xuyên với các Đội trưởng và được Mẹ Maria chúc lành nên chuyến đi đã hoàn tất tốt đẹp.

Xe lăn bánh được 10 phút,ông Ký Thông xướng kinh Legio và lần chuỗi 50 kinh sự Mừng,mọi người cùng sốt sắng dọc kinh

Qua 4 trạm dừng vào lúc 10g xe đến TTHH Tà Pao,ngay lúc này có một đoàn khác do Cha Anphongso Phan Ngọc Châu (Phó xứ Quảng Long Cà Mau) dẫn dắt gồm 2 Sơ,1 Thày và hơn 40 giáo lý viên của xứ đến hành hương, nên đã có một thánh lễ đồng tế do hai Cha cử hành.Sau cơn bão số 4,bầu trời vần vũ những đám mây hoàn lưu nên ai cũng nghĩ sẽ có mưa lớn,nhưng tất cả đã rất bình an và khô ráo,mọi người đều hạnh phúc vì được tham dự thánh lễ rất trang nghiêm.Cha Anphongso chia sẻ trước thánh lễ.

Tôi xin giới thiệu Cha Giuse Kiều Hoàng An –Phó xứ Tân Phú hôm nay cùng đồng tế thánh lễ để tạ ơn Chúa và Mẹ Maria vì những ơn lành đã nhận được và cầu xin Mẹ chúc lành cho chúng ta.Chúng ta quy tụ nơi đây để noi gương Mẹ vì suốt cuộc đời Mẹ đã luôn lắng nghe lời Chúa và đặt ý Chúa lên trên tất cả.

Theo Tin Mừng thánh Luca( 2,22-32)Cha Giuse Kiều Hoàng An chia sẻ:

Hôm nay,chúng ta cùng hội ngộ ở đây với nhiều ý nghĩa:Xứ Quảng Long thì gọi là hành hương, Curia Tân Sơn Nhì gọi là xuất du,còn một số người khác lại gọi là Du lịch tâm linh;hầu hết mọi người lên đây để Xin khấn và Tạ ơn.ý nghĩ nào cũng đúng cả,nhưng để có ý nghĩa và trọn vẹn nhất chúng ta hãy có 3 tâm tình sau đây:

-Tâm tình tạ ơn: Vì được đủ sức khỏe để ngồi đây dự lễ,được chịu phép Rửa tội,làm con Chúa,lắng nghe lời Chúa.

-Tâm tình xám hối:Có những lúc phạm tội,có những lúc oán trách Chúa vì điều này,điều nọ;vậy chúng ta hãy Tạ tội với Chúa.

- Tâm tình Xin ơn:Chúng ta tạ tội rồi mới xin Chúa những ơn cần thiết cho đời sống và luôn noi gương Mẹ Maria khi nghe Sứ thần Gabirel truyền tin ”Mẹ luôn ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng”( Lc 2,19) Thánh Calcuta nói” Thiên Chúa phán một lời thì liền có mọi sự” Vậy chúng ta hãy dâng hết tâm tình của mình lên cho Mẹ và xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta.

Kết thúc thánh lễ cộng đoàn hát bài”Mẹ ơi ! Xứ đạo con đây”..với 3 tâm tình mà Cha giảng lễ đã gợi ý.

Sau thánh lễ Cộng đoàn ăn trưa tại Tà Pao do các Sơ dòng Nữ tỳ phục vụ... trong không khí mát mẽ,dễ chịu và an lành.Điểm đến kế tiếp là Nhà thờ Rạng,một khung cảnh thơ mộng ,không gian bao la nên mọi người hít thở không khí trong lành của biển;vì thời tiết thuận lợi nên đén nơi khá sớm,mọi gười nhận phòng và sắp xép đồ đạc,cuẩn bị ăn trưa và vui chơi tự do.

Vào lúc 18g, thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Gioan Kim và Anna song thân của Mẹ Maria được cha Chánh xứ Rạng Giuse Nguyễn Thành Long chủ sự và Cha Giuse Kiều Hoàng An đồng tế,cùng tham dự có hơn 50 Lễ sinh của Gx Lang Biang,GP Đà Lạt ;Cha Xứ Giuse mở đầu thánh lễ với lời giới thiệu cho cộng đoàn về Cha Giuse Kiều Hoàng An là Phó xứ Tân Phú,cũng là Linh giám Curia Tân Sơn Nhì hôm nay đế đây hành hương và Cha cũng giới thiệu Curia TSN với cộng đoàn giao xứ Rạng.Trong bài giảng Cha Giuse Kiều Hoàng An nhấn mạnh về ý nghĩa lễ Thánh Gioan Kim và Anna

Hai ngài là song thân của Đức Maria mà Mẹ là một vị Thánh và là hoa quả đầu mùa của Hội thánh dâng lên Thiên Chúa

Theo nghĩa truyền thống thì Thánh phải là những người sống xa rời thế tục,và tránh các cám dỗ đễ tu tập và sống đạo đức

Hay có đời sống tu trì như các Cha, các Sơ vv,nhưng trên thực tế thì hai Thánh Gioan Kim và Anna là những người sống bậc vợ chồng mà vẫn trờ thành Thánh được.Vậy chúng ta hãy cố gằng sống thánh thiện,làm chứng nhân cho Chúa và đi theo con đường giúp chúng ta nên Thánh như các ngài.

Thánh Gioan Kim và Anna là những người như thế nào? Như lời Chúa Giêsu đã phán “Cứ xem quả thì biết cây” hay ca dao có câu”Cây xanh thì lá cũng xanh-Cha mẹ hiền lành để đức cho con” Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu và cũng là Mẹ của chúng ta đấng rát thánh thiện và đày ơn phúc thì hai Thánh Gioan Kim và Anna cũng phải là bậc thánh thiện.

Sau thánh lễ Cha Giuse Chánh xứ giới thiệu các Lễ sinh của giao xứ Lam Biang cùng Sơ quản lý,Cha mời các cháu hát một Bài Thánh ca bằng tiếng Dân tộc.Thánh lễ kết thúc lúc 19g 30 cùng ngày.

Tối nay,vì trời mưa lớn,nên tất cả trở về ăn tối và sinh hoạt cá nhân,những người ở cùng phòng đã có một buổi tối hoàn toàn thư giãn và kể cho nhau nghe rất nhiều chuyện trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ Năm 27-07-2017,cộng đoàn dậy rất sớm lên nhà thờ để cầu nguyện cùng nhau,Ông Ký Thông điều khiển chương trình Kinh Legio và lần hạt 50 sự Vui.Cộng đoàn hát bài “Về nơi đây” để mở đầu thánh lễ.Cha chù sự Giuse nói” Hôm nay Giáo Hội và chúng ta cùng cử hành thánh lễ,chúng ta cảm tạ Chúa vì ngài đã gìn giữ chúng ta một chuyến đi bình an và thuận lợi ,tại giao xứ Tân Phú có Thày Giuse Nguyễn Bá Lượng đã về giúp xứ 30 năm,vừa qua đời vì bệnh nan y,chúng ta tạ ơn Chúa vì Thay đã thơi gian chụẩn bị khá dài và biết ơn Thày vì đã phục vụ gíao xứ suốt 30 năm.Theo bài Tin mừng Thánh Gioan Cha chia sẻ

Chúng ta hay hỏi

-Đức tin là gì ?

-Sống Đức tin như thế nào:

-Chúa sinh ra ta để làm gì ?

-Tại sao có vũ trụ?

-Đức tin có phải là một sự ngạc nhiên không ?

Câu trả lời là:

Sống đức tin không phải là chăm chú phân tích mà là phải cảm nghiệm.Có người hỏi tôi”Ngày xưa chúng con sống đức tin rất dễ mà sao bây giờ khó quá? Xin thưa rằng

Ngày xưa chúng ta thiếu thốn,nên chúng ta phải xin Chúa cho mọi thứ,còn ngày nay quá đầy đủ,quá nhiều tiền nên và tiền có thể mua được tất cả từ xe hơi,nhà lầu,học thức và thậm chí có nhiều người còn cho rằng có thể mua được cả Thiên Chúa nữa!

Vì thế mà xin hãy để cho đức Tin được sống mãi trong lòng chúng ta dù cho hoàn cảnh nào chúng ta phải năng cầu nguyện để nhận ra ân sủng của Chúa và sống tiết chế theo tinh thần Kito giáo.

Sau truyền phép,Cha đặc biệt cầu cho linh hồn ân nhân,thân nhân,linh hồn hội viên còn sống và đã qua đời,nhất là Đức Cha Giuse và Thay Giuse Lượng của gx Tân Phú.

Công đoàn hát bài Hiệp lễ “Bao la Tình Chúa” và kết lễ bài “ Kinh Hòa bình’

Tất cả trở về ăn sáng và hôm nay là ngày vui chơi do thời tiết có nắng ấm;mọi người đã tắm biển và hưởng thụ những quà tặng thiên nhiên của Chúa cùng vui chơi tự do đến 12g ăn cơm trưa và chuẩn bị lên đường vê.

Ông Ký Thông xướng kinh Legio và lần chuỗi 50 sự Thương,kết thúc giờ cầu nguyện là phần Văn nghệ tự phát,đã có nhiều nhân tài xuất hiện qua các tiết mục Đọc Thơ,Hát,kể chuyện sau phần Văn nghệ ,Ban tổ chức mời tất cả các thành viên tham gia góp ý kiến cho chuyến đi ,hầu hết là rất tốt và bình an ..chỉ có một chút vướng mắc về số lượng đăng ký và số lượng bổ sung gây ra thiếu chỗ ngồi và có hai thành viên đã không đi được .Anh trưởng Curia Nguyễn Văn Kiến đúc kết ý kiến và sẽ hứa rút kinh nghiệm để lần sau tổ chức tốt hơn.Xe về đến khi phố đã lên đèn.Đứng trước thánh đường ai cũng thầm thì những lời ca ngợi và tán tụng Chúa vì Ngài đã thực hiện những việc lạ lùng trên chuyến hành hương của Curia Tân Sơn Nhì hôm nay.

Phương Nga
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ Thánh Đaminh
Văn Minh
09:04 09/08/2017
“Người làm con thì phải biết vâng lời cha mẹ, và luôn quan tâm giúp đỡ đến những người xung quanh mình. Đồng thời, biết chia sẻ niềm vui với người vui, và chia buồn khi thấy người khác gặp đau khổ”.

Trên đây là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cho cộng đoàn trong Thánh lễ mừng kính Thánh Đaminh – bổn mạng giáo họ Đaminh, cũng là bổn mạng của Hội đồng hương Báo Đáp.

Thánh lễ trọng thể diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 08.08.2017, do cha Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Bình chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán. Đến tham dự Thánh lễ, ngoài bà con giáo dân thuộc giáo họ Đaminh, còn có sự hiện diện đông đảo của cộng đoàn dân Chúa cùng hiệp dâng.

Xem Hình

Trước Thánh lễ, lúc 17g00, đại diện quý chức trong Ban Chấp hành (BCH) giáo họ cùng bà con giáo dân trong giáo họ Thánh Đaminh đã có mặt tại nhà ông bà Phêrô Nguyễn Văn Vi, cựu trùm của giáo họ để cùng nhau nguyện kinh, cầu nguyện. Sau đó, vị đại diện BCH đọc tiểu sử Thánh Đaminh và mời gọi cộng đoàn cùng nhau suy gẫm về các nhân đức của Thánh nhân, giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn được sốt sắng.

Sau giờ nguyện kinh, vào lúc 17g15, cha chánh xứ và mọi người đã long trọng cung nghinh tượng Thánh Đaminh từ nhà ông phêrô Nguyễn Văn Vi, đi qua các con hẻm nhỏ tiến vào nhà thờ để hiệp dâng Thánh lễ.

Đầu lễ, cha xứ ngỏ lời chào mừng cha Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Bình, là người con của giáo họ Đaminh, chúc mừng giáo họ Đaminh, Hội đồng hương Báo Đáp, quý ông nhận Thánh Đaminh làm quan thầy đã cùng nhau qui tụ về giáo xứ dâng Thánh lễ tạ ơn bằng một tràng pháo tay của cộng đoàn.

Giảng trong Thánh lễ, cha xứ Gioakim nhắn nhủ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: “Người làm con thì phải biết vâng lời cha mẹ, và luôn quan tâm giúp đỡ đến những người xung quanh mình. Đồng thời, biết chia sẻ niềm vui với người vui, và chia buồn khi thấy người khác gặp đau khổ”. Thánh Đaminh sinh năm 1170, trong một gia đình danh giá thuộc hàng quý tộc tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Ngài đã từ bỏ tất cả danh vọng, và vinh hoa phú quý ở đời để dành hết thời gian của mình cho việc suy niệm cầu nguyện với Chúa. Bên cạnh đó, Ngài rất quan tâm đến những người nghèo khổ, bị bỏ rơi, và tìm mọi cách để giúp đỡ cho họ một cách tốt đẹp nhất có thể. Sau đó, Thánh nhân đã lập Dòng anh em giảng thuyết, nổi tiếng với lòng đạo đức và khôn ngoan nên được nhiều biết đến và tìm đến Ngài. Thánh Đaminh quả thực là tấm gương sáng ngời, cuộc đời của ngài thật đẹp, nổi bật với các nhân đức chói sáng, lòng yêu thương bác ái khắc họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu.

Cha Gioakim nhấn mạnh: Mừng lễ kính Thánh Đaminh hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta cũng nhìn lại giáo họ Đaminh qua dòng thời gian, giáo họ Đaminh được biết đến là một giáo họ luôn đi đầu trong việc đóng góp nguồn nhân lực cho giáo xứ, trong phụng vụ cũng như trong các công việc khác.

Qua đây, ước mong mỗi người chúng ta hãy cùng nhau học hỏi các nhân đức của Thánh Đaminh, ra đi rao giảng Tin Mừng của Chúa đến khắp muôn nơi, đặc biệt là cho những người còn chưa nhận biết Chúa, hầu mai này cùng nhau được hưởng vinh quang trên quê trời.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hòa, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn quý cha, quý thầy, quý vị trong HĐMVGX, cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng thánh lễ được sốt sắng, và bó hoa tươi được em thiếu nhi dâng lên quý cha nói lên lòng yêu quý và tâm tình tri ân các ngài. Nhân đây, vị đại diện cũng cho quý cha và cộng đoàn biết, giáo họ Đaminh hiện có 281 hộ gia đình, 248 nóc gia, với 1228 nhân khẩu, và được chia thành 05 nhóm duy trì đọc kinh tối trong các gia đình lúc 18g30 mỗi ngày. Đáp từ, cha Gioakim thay mặt cộng đoàn cảm ơn và chúc mừng giáo họ Đaminh, Hội đồng hương Báo Đáp, quý ông nhận Thánh Đaminh làm quan thầy, được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, lòng hăng say phục vụ và chu toàn mọi sứ vụ của mình.

Thánh lễ khép lại lúc 19g00. Sau Thánh lễ, quý cha cùng quý vị đại diện cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm, và tiệc mừng liên hoan cùng những tiết mục văn nghệ diễn ra tại hoa viên của giáo xứ.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tình Nghĩa Việt-Trung Đã Rã Rời ?
Phạm Trần
18:30 09/08/2017
Quan hệ Việt-Trung đã chuyển từ xám sang đen trong thời gian kỷ lục chưa đầy 60 ngày, sau khi Bộ trưởng Ngọai giao Trung Cộng Vương Nghị chủ động hủy bỏ cuộc họp đã sắp đặt trước với Bộ trưởng Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 7/8/2017.

Chuyện này xẩy ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngọai giao lần thứ 50 của Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of South East Asia Nations) tại Thủ đô Manila, Phi Luật Tân từ ngày 05 đến 08/08/2017.

Cả hai nuớc Việt-Trung đều im tiếng về quyết định bất ngờ của Vương Nghị, nhưng các nhà ngọai giao theo dõi Hội nghị cho biết họ Vương đã nổi giận khi thấy nội dung lên án hành động lấn chiếm và những hoạt động quân sự khác của Trung Quốc ở Biển Đông do Phạm Bỉnh Minh chủ động đã thuyềt phục được các nước trong ASEAN ghi vào Thông cáo cuối cùng của Hội nghị.

Tuy không có sự thống nhất của tất cả 10 Quốc gia, nhưng đọan Tuyên bố nói vể Biển Đông viết rằng:” (tạm dịch) Chúng tôi đã thảo luận sâu rộng những vấn đề liên quan đến Biển Đông và ghi nhận sự bầy tỏ mối quan tâm của vài Bộ trưởng về tình hình chiếm lĩnh đất đai và những hoạt động khác trong khu vực đã xói mòn lòng tin và sự tín nhiệm, gia tăng căng thẳng và phương hại đền hòa bình, an ninh và sự ổ định của khu vực.” (We discussed extensively the matters relating to the South China Sea and took note of the concerns expressed by some Ministers on the land reclamations and activities in the area, which have eroded trust and confidence, increased tensions and may undermine peace, security and stability in the region.)

Thông cáo chung không tiềt lộ “vài Bộ trưởng” là ai, nhưng viết tiếp rằng :”Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và cổ võ hòa bình, an ninh, sự ổn định, an tòan và tự do lưu thông trên không và trên mặt biển ở Biển Đông.” (We reaffirmed the importance of maintaining and promoting peace, security, stability, safety and freedom of navigation in and over - flight above the South China Sea.)

Tất nhiên chỉ có Trung Cộng là nước duy nhất đã lấn chiếm nhiều đảo và bãi đá của Việt Nam và không ngừng đe dọa sẽ chiếm dẫy bãi đá Scarborough Shoal tranh chấp với Phi Luật Tân mà họ gọi là quần đảo Trung Sa (Phi gọi là Biển Tây Phi Luật Tân).

Bắc Kinh đã đánh chiếm quần đảo Hòang Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974 từ tay Hải Quân Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, từ đầu năm 1988, theo tài liệu của Bách khoa tòan thư mở, Trung Cộng xua quân tấn công Trường Sa, khi ấy do quân CSVN kiểm soát, chiếm 5 vị trí gồm đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ) (28 tháng 2), Xu Bi (23 tháng 3)

Đến ngày 14/03/1988 Bắc Kinh lại tung quân đánh chiếm thêm 3 bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef hay Chigua Jiao) , Cô Lin và (Johnson North/Collins Reef, hay Guihuan Jiao ) Len Đao (Lansdowne Reef, hay Qiong Jiao) ở Trường Sa.

Cho đến nay (tháng 8/2017) Trung Cộng đã xây dựng căn cứ phòng thủ, xây sân bay, bến cảng và đóng quân kiểm soát một vùng biển rộng lớn bao quanh các đảo nhân tạo mà trước đây là các bãi đá Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi.

Năm 2013, Phi đã kiện Trung Hoa ra tòa Quốc tế vì Bắc Kinh không ngừng đem quân và tầu chiến đấu vào lãnh hải Phi để đòi quyền biển đảo phi lý. Đến năm 2016, tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc phán quyết chủ quyền vùng Biển Tây hòan toàn thuộc về Phi Luật Tân. Tòa cũng bác bỏ chủ quyền tự nhận của Trung Hoa trong “đường 9 đọan”, hay còn được gọi là đường Lưỡi Bò (vì đường vẽ giống cái Lưỡi Bò), chiếm ¾ diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông, trong đó có Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Tòa án nói rằng, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy người Trung Hoa đã sinh sống thường trực và có những chứng tích lịch sử tại những vùng lãnh thổ trong hình Lưỡi Bò.

Thắng lợi của Phi cũng đem lại chiến thắng cho những quốc gia có biển đảo bị Trung Cộng chiếm đóng bất hợp pháp, hay đang bị đe dọa, đặc biệt là Việt Nam.

Nhưng dù được Phi mời tham gia vụ kiện đảng cầm quyền CSVN vẫn không dám đưa Trung Cộng ra tòa vì sợ bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế và quân sự.

Vì vậy, trong cuộc họp báo ngày 6/8/2017 tại Manila, Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị đã nói “chỉ có hai” trong số 10 nước ASEAN chống Trung Hoa.

Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei cũng tranh chấp chủ quyền một số bãi đá ở Biển Đông, nhưng chưa bao giờ bị Bắc Kinh lấn chiếm.

Riêng Tân Gia Ba (Singapore), Thái Lan, Lào, Cao Miên và Miến Điện (Myanmar, tên cũ là Burma) không có tranh chấp với Trung Hoa nên thường đứng giữa hay thiên về Bắc Kinh để bảo vệ quyền lợi chính trị, thương mại và viện trợ kinh tế. Vì vậy chưa bao giờ ASEAN đạt được thống nhất lập trường khi phải đối phó với Trung Cộng.

Tuy nhiên, trong Thông cáo chung, các Bộ trưởng ngọai giao ASEAN cũng đã nhất trí nhấn mạnh trong Thông cáo cuối cùng rằng:” (tạm dịch) Chúng tôi cũng khẳng định thêm rằng cần phải tăng cường lòng tin và sự tín nhiệm, tự chế trong các hành động và tránh những động thái làm cho tình hình thêm rắc rối, theo đuổi tìm giải pháp cho các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự chế các hoạt động của các bên liên quan và các nước khác, kể cả những quốc gia có tên trong Văn kiện Tuyên bố ứng xử giữa các bên (Declaration of Conduct, DOC), có thể làm cho tình hình phức tạp hơn và lan rộng căng thẳng ở Biển Đông.”

(We further reaffirmed the need to enhance mutual trust and confidence, exercise self-restraint in the conduct of activities and avoid actions that may further complicate the situation, and pursue peaceful resolution of disputes in accordance with international law, including the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). We emphasised the importance of non-militarisation and self-restraint in the conduct of all activities by claimants and all other states, including those mentioned in the DOC that could further complicate the situation and escalate tensions in the South China Sea.)

Ngoài 10 nước hội viên của ASEAN, tài liệu DOC ký ở Nam Vang, Cao Miên ngày 04/11/2002 còn có chữ ký của, Đặc phái viên, Phó Bộ trưởng Ngọai giao Trung Cộng Wang Yi .

Trong diễn văn đọc tại diễn đàn ASEAN ngày 06/08 (2017), theo bản tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thì Trưởng đòan CSVN Phạm Bình Minh đã có những tuyên bố khiến Vương Nghị hủy bỏ cuộc gặp Phạm Bình Minh.

TTXVN viết:”Phó Thủ tướng đã chia sẻ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây và hiện nay tại Biển Đông, bao gồm các hành động đơn phương như bồi đắp, cải tạo đất và quân sự hóa, làm xói mòn lòng tin và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ASEAN và đóng góp xây dựng cho việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực; thúc đẩy các bên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, kiềm chế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC (Declaration Of Conduct), sớm đi vào đàm phán thực chất và hoàn tất Bộ quy tắc COC (Code Of Conduct) hiệu quả trên cơ sở Khung COC đã được thông qua.”

TỪ DOC ĐẾN COC

Nên biết DOC là văn kiện không có ràng buộc pháp lý. Sự tuân theo tùy vào thiện chí của các nước đã ký nên Trung Cộng đã lợi dụng kẽ hở này để ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các bên ở Biển Đông, bất chấp cam kết của Phó Bộ trưởng Ngọai giao Wang Yi tại Nam Vang.

Tỷ dụ như Điều 4 của DOC đã viềt: “Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982” (bản dịch chính thức của Bộ Ngọai giao Việt Nam)

(The Parties concerned undertake to resolve their territorial and jurisdictional disputes by peaceful means, without resorting to the threat or use of force, through friendly consultations and negotiations by sovereign states directly concerned, in accordance with universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea.)

Hay như đã đồng ý ghi trong Điều 5: “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng…”

(“The Parties undertake to exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability including, among others, refraining from action of inhabiting on the presently uninhabited islands, reefs, shoals, cays, and other features and to handle their differences in a constructive manner….”)

Chỉ trong phạm vị 2 Điều này, so với những hành động của Trung Cộng ở Biển Đông đối với Việt Nam và Phi Luật Tân từ năm 2002 đến 2017, tổng cộng 15 năm, đã có bao nhiêu mạng ngư dân Việt Nam đã hy sinh ở Biển Đông vì sự tàn bạo của quân Trung Hoa ?

Vậy mà đảng cầm quyến CSVN, chỉ vì mối lợi thiển cận cần sự bảo hộ để tồn tại mà đã cúi đầu cam chịu để cho Trung Cộng tự do lấn chiếm biển đảo và tài nguyên của Tổ tiên để lại ở Biển Đông từ sau 1975 đến nay.

Có lẽ đã thấm đòn mà từ tháng 7/2992, Việt Nam và Phi Luật Tân đã chủ động việc thành hình Văn kiện Code Of Conduct (COC) để ràng buộc các bên phải trả gía cho những hành động bất hợp pháp của mình.

Nhưng Trung Cộng không bao giờ chịu vào khuôn phép của pháp luật nên đã tìm mọi cách và lợi dụng mọi cơ hội để từ chối hoàn tất văn kiện COC (Code Of Conduct), hay Bộ Quy tắc Ứng xử, bắt đầu thương lượng giữa ASEAN và Trung Hoa từ năm 2000.

Sau 17 năm giằng co, mãi đền ngày 06/08/2017, ASEAN và Trung Hoa mới đạt thỏa thuận một “dự thảo khung” cho COC tại Manila, Phi Luật Tân để bắt đầu thương thảo, bắt đầu từ tháng 11/2017 tại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc.

Tuy nhiên, nội dung cái khung của COC như thế nào không được tiết lộ. Một mẩu tin của Thông tấn xã Việt Nam chỉ cho biết:”

Tại hội nghị, các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã chính thức thông qua dự thảo khung COC, tạo cơ sở đi vào đàm phán thực chất nội dung COC trong giai đoạn tới. Các nước đồng thời tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, kiềm chế và tránh các hành động đơn phương, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.”

Đó là sự mơ ước của ASEAN đã có từ mấy chục năm rồi, nhưng Trung Cộng vẫn làm ngơ và tiếp tục bồi đắp các bãi đá thành đảo để xây dựng căn cứ quân sự có khả năng khống chế con đường lưu thông hàng hải huyết mạch từ Địa Trung Hải (Trung Đông) xuyên qua Ấn Độ Dương để sang Thái Bình Dương đi sang Bắc Đại Tây Dương.

VƯƠNG NGHỊ -PHẠM TRƯỜNG LONG

Nhưng Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị đã nói gì về triển vọng

của COC ?

Trong cuộc họp báo ngày 06/08/017 ở Manila, họ Vương đã bất ngờ đưa ra một lịch trình thương thuyết có điều kiện và yếu tố nước ngoài khó hiểu.

Theo Tân Hoa Xã của Trung Cộng (Xinhua News Agency), ông Vương đưa ra 3 giai đọan, tóm tắt là:

1) Bước một, các cuộc tham khảo sâu rộng sẽ bắt đầu trong năm nay (2017), sau khi những chuẩn bị cần thiết đã hòan tất (In the first step, 11 Foreign Ministers jointly confirm the framework of the COC and announce that the next substantive consultations should be initiated in due course within the year when the necessary preparations are completed.)

2) Bước hai. thi hành những sáng kiến, các nguyên tắc và qủang bá kế họach của COC đã thảo luận tại Tóan hỗn hợp bàn về Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông vào cuối tháng 8. (The second step is to implement the ideas, principles and promotion plans of the COC discussed on the joint working group meeting for the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea at the end of August.)

3) Bước thứ ba, lãnh đạo Trung Quốc và các quốc gia ASEAN chính thức công bố bản dự thảo về đàm phán COC cho bước tiếp theo tại kỳ họp của lãnh đạo Trung Hoa-ASEAN vào tháng 11.

Tuy nhiên, Vương Nghị đã ra 2 điều kiện tiên quyết để Trung Hoa tham dự các cuộc họp bàn về COC trong tương lai sau khi các bên đã chuẩn bị xong, đó là : 1)không có sự can thiệp từ bên ngoài. Và 2) Ổn định ở Biển Đông. (In the third step, leaders of China and ASEAN countries officially announce the draft consultation on the COC for the next step at the China-ASEAN Leaders' Meetings in November after the basic completion of the preparation, and without significant interference from the outside world and on the basically stable situation in the South China Sea..

Đọc 2 điều kiện của họ Vương, ai cũng biết ông ta muốn mua thời gian để thực hiện các mưu đồ của Trung Hoa ở Biển Đông vì rất khó mà định nghĩa rõ thế nào là “có can thiệp từ bên ngoài” và “tình hình ở Biển Đông phải ổn định như thế nào mới thỏa mãn đòi hỏi của Trung Hoa ?

Bởi vì hiện nay, ngoài lực lượng quân sự của Trung Hoa còn có hoạt động của Hải quân Mỹ ở Biển Đông. Như vậy, bất cứ động thái quân sự nào của Mỹ trong khu vực cũng có thể bị Băc Kinh lấy cớ để trì hoãn thương thuyết về COC.

Nhưng không chỉ có Vương Nghị mới “giở chứng bất thường” như thế mà chuyện cơm không lành, canh không ngọt giữa Việt Nam và Trung Hoa đã nóng lên từ chuyến sang thăm và làm việc với lãnh đạo Việt Nam của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong) trong hai ngày 18-19/6 (017).

Tướng họ Phạm đã gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch ngày 18/6/2017.

Báo chí Việt Nam tường thuật chi tiết các cuộc họp với lời lẽ ôn hòa để đề cao hợp tác giữa hai nước, nhưng lại bỏ sót câu nói hỗn xược như nhổ nước bọt vào mặt các lãnh đạo của CSVN.

Đó là khi Phạm Trường Long đã lưu ý nhóm lãnh đạo Việt rằng tất cả những đảo ở Biển Nam Hải (Biển Đông) là của Trung Hoa từ thời cổ đại.

Lời nói của họ Phạm chỉ đến tai người Việt Nam sau khi bài tường thuật các cuộc họp đôi bên của Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) có ghi câu:”Regarding the South China Sea issue, Fan stressed that the South China Sea islands have been China's territory since ancient times.” (Liên quan đến vấn đề Biển Nam Hải, tướng Phạm nhấn mạnh rằng những đảo ở Biển Nam Hải là của Trung Hoa từ thời cổ đại.)

Tướng Phạm của Trung Hoa đã rời Hà Nội ngay sau lời tuyên bố này và không tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt – Trung lần thứ 4 tại tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) dự trù diễn ra từ ngày 20-6 đến 22-6.

Không biết bên nào chủ động hủy bỏ cuộc giao lưu, nhưng sau đó phía Trung Hoa nói tướng Phạm bận với chuyến đi khác nên không tham dự được.

Không có bất cứ phản ứng nào từ phiá Việt Nam được công khai, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên một tướng lãnh của Trung Hoa đã dám tuyên bố chủ quyền biển đảo như tạt gáo nước lạnh vào mặt nhóm Lãnh đạo đầu não của đảng CSVN.

Biến cố này, nếu so với vụ Trung Cộng ngang nhiên đặt giàn khoan tìm dầu Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam năm 2014 (mỗi Hải lý dài 1,852 mét) thì sức ép làm nhục Lãnh đạo Việt Nam của Phạm Trường Long nặng hơn ngàn cân. Bởi vì trong khi Hải Dương 981 ở cách xa bờ biển Việt Nam 130 hải lý thì họ Phạm đã vào tận trong Văn phòng Trung ương đảng CSVN để nói thẳng điều Trung Hoa muốn với ông Nguyễn Phú Trọng thì có cay đắng và hổ thẹn không ?

Bây giờ, tại diễn đàn ASEAN ngày 7/8 (2017) ở Manila, Phi Luật Tân, chưa đầy 60 ngày sau khi tướng Phạm Trường Long rời Hà Nội,Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị của Tầu lại công khai vỗ vào mặt Bộ trưởng Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh khi Vương tự ý bỏ cuộc hẹn đã đồng ý thì cuộc tình Việt-Trung đã rã rời chưa, hay biết ê chề mà lãnh đạo CSVN vẫn cố níu chân Trung Hoa để được nuôi ăn ? -/-

Phạm Trần

(08/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 30)
Vũ Văn An
05:18 09/08/2017
Các giáo phận tạo được bao nhiêu tiền bạc?

Phần lớn các giáo phận nhờ vào tiền đóng góp đều đặn của các giáo xứ để trang trải các ngân sách điều hành hàng năm của mình, phần còn lại thường phải nhờ vào các cuộc kêu gọi hàng năm của vị giám mục và các đóng góp của nhiều nhóm Công Giáo, như Hội Hiệp Sĩ Columbus chảng hạn, hay các cá nhân, cũng như thỉnh thoảng nhờ các chiến dịch gây vốn để tài trợ các dự án đặc biệt. Ở Hoa Kỳ, 15 phần trăm trong số 195 giáo phận có ngân sách hơn 20 triệu dollars, 15 phần trăm khác có ngân sách từ 10 triệu tới 20 triệu dollars, 40 phần trăm từ 5 triệu tới 10 triệu, và 30 phần trăm dưới 5 triệu dollars. Năm 2010, tổng giáo phận Chicago có ngân sách 120 triệu dollars; giáo phận Juneau, nhỏ nhất về dân số, có ngân sách 1.5 triệu dollars.

Như thế, mỗi năm các giáo phận Hoa Kỳ chi tiêu ước chừng 2 tỷ dollars. Phần lớn chi cho việc điều hành các phòng sở khác nhau tại trụ sở chính của giáo phận, như tòa hôn phối và phòng nhân viên, và trả lương cho các viên chức của giáo phận. Trong một số trường hợp, các giáo phận còn phải trợ cấp cho các giáo xứ và trường học gặp khó khăn về ngân sách.

Trong thập niên qua, nền tài chánh của giáo phận tại một số nơi trên thế giới gặp nhiều khó khăn, do hai nhân tố sau đây: cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục và việc suy thoái kinh tế hoàn cầu. Ở Hoa Kỳ, ước lượng hiện nay là: các giáo phận Công Giáo, các dòng tu và các cơ quan bảo hiểm họ đã chi ra gần 3 tỷ dollars để thanh thỏa các vụ kiện lạm dụng tình dục. Khi cuốn sách này đang được viết ra, 8 giáo phận Hoa Kỳ đã nạp đơn xin được che chở vì phá sản do chi phí kiện cáo lạm dụng tình dục và bồi thường: đó là các giáo phận Portland (Oregon), San Diego, Tucson, Davenport, Spokane, Fairbanks, Wilmington, và Milwaukee. Năm 2007, tổng giáo phận Los Angeles thoả thuận một khoản bồi thường lớn nhất lên đến 600 triệu dollars. Một số giáo phận buộc phải bán tài sản, giảm bớt nhân viên, hoặc giảm chi tiêu để có thể trang trải chi phí của các vụ tai tiếng tình dục. Nhưng cùng một lúc, phần lớn các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy: các vụ tai tiếng này không làm cho phần lớn người Công Giáo ngưng việc quyên góp cho Giáo Hội. Hồi tháng Năm, năm 2010, tức lúc cao điểm nhất của các phúc trình về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục này, một cuộc thăm dò của CBS News/New York Times cho thấy 80 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ nói rằng cuộc khủng hoảng này không ảnh hưởng gì tới sự sẵn lòng quyên góp của họ.

Việc suy thoái hoàn cầu bắt đầu từ năm 2008 có gây thiệt hại tới việc quyên tiền cho các chính nghĩa bác ái và các nhóm vô vị lợi nói chung, trong đó, có Giáo Hội Công Giáo. Cuộc nghiên cứu của Đại Học Villanova cho thấy giữa các năm 2008 và 2010, hơn một nửa các giáo xứ Công Giáo ở Hoa Kỳ bị giảm tiền dâng cúng do bầu khí kinh tế nói chung gây ra, và việc suy giảm này dĩ nhiên ảnh hưởng tới các đóng góp cho giáo phận. Như luôn xẩy ra, các tổ chức tôn giáo như Giáo Hội Công Giáo rõ ràng vượt qua sóng gió tốt hơn mọi tổ chức khác trong khu vực vô vị lợi. Một cuộc nghiên cứu năm 2010 của Giving USA cho thấy các đóng góp bác ái nói chung giảm đi 3.6 phần trăm từ năm 2008 tới năm 2010, nhưng tiền dâng cúng cho các nhóm tôn giáo chỉ giảm non 1 phần trăm.

Ai quản lý các ngân qũy của giáo phận?

Xét cho cùng, vị giám mục có thẩm quyền tối cao trong giáo phận của ngài, với thật ít giám sát và duyệt xét từ bên ngoài. Không như các công ty, những định chế phải cung cấp các báo cáo tài chánh cho Ủy Ban Chứng Khoán và Hối Đoái (Securities and Excanges Commission), một giáo phận không bị luật buộc phải chịu sự kiểm soát tài chánh từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, các giáo phận nhỏ thường đệ trình việc thanh lý hàng năm lên vị tổng giám mục ở giáo tỉnh của mình, còn các vị tổng giám mục thì thường đệ trình việc thanh lý của mình cho nhau. Nhiều giáo phận cũng cho đăng tải các cuộc thanh lý lên trang mạng của mình, và cung cấp các bản báo cáo tài chánh cuối năm để đăng lên các tờ báo của giáo phận hay gửi cho các giáo xứ. Tuy nhiên, nói chung, các giáo phận phần lớn tự kiểm soát lấy các ngân qũy do mình quản lý. Phần lớn các giáo phận ở Hoa Kỳ đăng ký theo dân luật như là một “tập đoàn đơn độc” (corporation sole) nghĩa là một thực thể pháp lý chỉ bao gồm một văn phòng, trong đó, thẩm quyền nằm ở một người duy nhất, trong trường hợp này, là giám mục giáo phận.

Giáo luật đòi mỗi giáo phận phải có một hội đồng tài chánh, với ít nhất ba thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Bộ giáo luật phác họa các chức năng của hội đồng này như sau:

• Chuẩn bị ngân sách hàng năm của giáo phận;
• Xem xét phúc trình thu nhập và chi tiêu hàng năm hay việc thanh lý hàng năm;
• Cố vấn Đức Giám Mục về việc bổ nhiệm (và nếu cần, bãi nhiệm) viên chức tài chánh của giáo phận;
• Phụ giúp Đức Giám Mục trong việc duyệt xét các báo cáo hàng năm do các quản trị viên giáo phận chuẩn bị liên quan tới phòng sở của họ;
• Cố vấn cho Đức Giám Mục về các đầu tư địa ốc và tài chánh;
• Chấp thuận, trên một số tiền được ấn định trước, việc “chuyển nhượng tài sản” (alienation of property), một thuật ngữ của giáo luật chỉ bất cứ quyết định nào đặt tài sản của giáo phận vào thế rủi ro, như bán chúng đi hay cầm cố chúng. Ở Hoa Kỳ, mức tối đa là 1 triệu dollars đối với các giáo phận có hơn 500,000 tín hữu Công Giáo, và 500,000 dollars đối với các giáo phận nhỏ hơn.

Dù các điều khoản trên nhằm đem lại cho các hoạt động tài chánh của Giáo Hội nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, các thành viên của hội đồng tài chánh thẩy đều do Đức Giám Mục bổ nhiệm và Đức Giám Mục hay vị đại diện ngài chủ tọa bộ phận này. Nói cho công bằng, phần lớn các giám mục coi trọng việc cần tới tài chuyên môn và kiểm phẩm từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, gần như 90 phần trăm các hội đồng tài chánh giáo phận có ít nhất một kế toán viên có bằng cấp công cộng (certified public accountant), và gần như 70 phần trăm có một giám đốc ngân hàng. Thế nhưng, theo giáo luật, không điều gì có thể ngăn cản vị giám mục chỉ cử nhiệm vào hội đồng tài chánh những người sẵn sàng tuân thủ các quyết định của ngài, thay vì cử nhiệm những người vô tư, khách quan.

Những ai có tiền thực sự trong Giáo Hội Công Giáo?

Để bắt đầu, thiển nghĩ nên biết rõ những ai không có tiền thực sự: đó là các cơ cấu chính thức như các giáo xứ và giáo phận. Muốn hiểu điều này, một số so sánh sau đây là điều hữu ích:

Mười Đại Học Công Giáo lớn nhất ở Hoa Kỳ, căn cứ vào số sinh viên ghi danh, là DePaul, St John, Đại Học Loyola Chicago, Saint Louis, Georgetown, Boston College, Fordham, Villanova, Notre Dame, và Marquette. Năm 2011, ngân sách điều hành của các đại học này cộng lại là 6 tỷ 270 triệu dollars. Như thế, 10 trường này đã chi tiêu tới 2 phần 3 tổng số chi của 17,000 giáo xứ, và 3 lần nhiều hơn các giáo phận khắp nước. Theo Hiệp Hội Các Cao Đẳng và Đại Học Công Giáo, tại Hoa Kỳ có 251 định chế Công Giáo thuộc cấp giáo dục cao đẳng có quyền cấp bằng cử nhân. Về tài chánh mà nói, phần lớn chỉ là những củ khoai nhỏ, nhưng tổng số tài sản của chúng dễ dàng vượt xa các cơ cấu thuộc định chế chính thức.

Còn về các bệnh viện, chỉ một hệ thống Công Giáo mà thôi là Ascension Health, hệ thống lớn nhất của cả nước, với 1,400 địa điểm thuộc 21 tiểu bang và Quận Colombia, đã có thu nhập 15 tỷ dollars trong năm 2011, vượt xa thu nhập của mọi giáo xứ trong cả nước cộng lại. Có tất cả 56 hệ thống chăm sóc sức khỏe Công Giáo ở Hoa Kỳ, và năm 2010, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo tường trình rằng tổng số chi tiêu của họ là 98 tỷ 600 triệu dollars. Con số này gần gấp 10 lần tổng số chi của các giáo xứ, và gần gấp 50 lần tổng số chi của các giáo phận.

Năm 2010, Catholic Charities USA, một trong các mạng lưới bác ái tư ở Hoa Kỳ, có thu nhập 4 tỷ 670 triệu dollars, trong đó, 2 tỷ 900 triệu dollars xuất phát từ chính phủ, phần còn lại là do các đóng góp tư. Nói cách khác, một mình cơ quan bác ái này thu được nhiều ngân khoản từ các qũy công cộng hơn số tiền chi tiêu của mọi giáo phận trong nước cộng lại.

Điều cốt yếu muốn nói ở đây là: có tiền bạc thực đấy trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng nếu bạn muốn tìm ra những chỗ vai vế hay cự phách về tiền bạc, thì thường không phải là các vị giám mục.

Đâu là sự thật về sự giầu có của Vatican?

Trong các mẩu huyền thoại bao quanh Vatican, có lẽ không mẩu nào có sức lôi cuốn lâu dài bằng các mẩu nói đến sự giầu có khiếp đảm của nó. Nếu không biết gì về lịch sử Vatican, thì chỉ mới thoáng thấy vẻ tráng lệ của Nhà Thờ Thánh Phêrô, hay các bức bích họa của Rafael trang hoàng các bức tường trong Tông Điện, hay bức tranh hùng vĩ của Michelangelo vẽ cảnh phán xét sau cùng ở Nhà Nguyện Sistine cũng đủ để thuyết phục bất cứ người nào rằng nơi đây ắt phải có két tiền to lắm. Thực tế không phải như thế.

Theo tiêu chuẩn có tính ước lệ, Vatican không phải là nhà giầu. Năm 2010, Vatican có số thu nhập khoảng 308 triệu dollars và tổng số chi vào khoảng 300 triệu dollars. Con số sau chỉ hơn hai lần một chút tổng chi phí điều hành các cơ sở trung ương của tổng giáo phận Chicago mà thôi, nếu muốn lấy đó là điểm qui chiếu, nhưng so với ngân sách hàng năm của Đại Học Notre Dame, thì nó kém tới gần 4 lần! Nói cách khác, trường này có thể trả thay cho Vatican 4 lần mỗi năm mà vẫn còn dư để sắm quần áo đồng phục cho đội banh của mình! Nếu lại đi vào thế giới kinh doanh, thì riêng Microsoft, năm 2011, cũng đã có ngân sách điều hành gần 27 tỷ dollars và tổng thu nhập gần 70 tỷ dollars. Điểm chính ở đây là: ngay trên bàn cân của các định chế vô vị lợi cỡ lớn, chứ chưa nói tới các định chế kiếm lợi, Vatican đã không hề có chỗ đứng rồi.

Sở dĩ Vatican có thể hoạt động được với một số tiền tương đối nhỏ như thế, so với tiêu chuẩn các định chế lớn trên hoàn cầu, là bởi hai lý do. Lý do thứ nhất, lực lượng lao động của nó tương đối nhỏ; như đã ghi nhận trên đây, có 2,200 nhân viên trong Giáo Triều Rôma, tức cơ quan quản trị trung ương của Đạo Công Giáo, để lo toan công việc cho một Giáo Hội với số tín hữu lên đến 1 tỷ 2 khắp thế giới. Thứ hai, Vatican trả lương nhân viên không cao lắm. Một giới chức trung cấp trong Giáo Triều Rôma may mắn lắm mới lãnh được 18,000 dollars tiền lương một năm, bất chấp phải đảm nhiệm một công việc có tay nghề mà trong giới kinh doanh, việc đòi tới sáu con số tiền lương hàng năm là chuyện thường, cả giới công chức chính phủ cũng thế. Đã đành, hầu hết các viên chức này là linh mục hay tu sĩ, những người có lối sống đơn giản, nhưng vấn đề vẫn là: giống nhiều định chế vô vị lợi, chi phí lớn nhất của Vatican là lương bổng và sở dĩ Tòa Thánh giữ cho chi phí thấp là nhờ trả lương không cao.

Còn về việc tiền bạc do đâu mà có, thì Tòa Thánh có ba nguồn thu nhập chính:

• Đầu tư và hoạt động tài chánh, một phần gồm các khoản kiếm được nhờ số tiền trả một lần của chính phủ Ý năm 1922 để bồi thường việc Tòa Thánh mất các lãnh thổ giáo hoàng. (các khoản tiền kiếm được nhờ đầu tư hàng năm được ước lượng vào khoảng từ 90 tới 100 triệu dollars).
• Các khoản kiếm được nhờ cổ phần địa ốc, trong đó, có tiền cho thuê các căn hộ và các tòa nhà của Tòa Thánh tại Rôma và nhiều nơi khác ở Ý.
• Tiền đóng góp của các giáo phận, các tổ chức Công Giáo, và các cá nhân.

Phần lớn ngân sách hàng năm của Vatican là nhờ nguồn thứ ba vừa kể. Mỗi giáo xứ được yêu cầu đóng góp để trang trải các chi phí của giáo phận thế nào, thì mỗi giáo phận khắp thế giới cũng được yêu cầu đóng góp chút ít cho Tòa Thánh như vậy. Khắp thế giới có chưa tới 3,000 giáo phận thuộc đủ mọi quyền tài phán trong Giáo Hội. Điều 1271 Bộ Giáo Luật buộc các giám mục gửi tiền về Tòa Thánh “vì mối dây hợp nhất và bác ái của họ”.

Ngoài ngân sách hàng năm, Tòa Thánh còn có một “gia sản” (patrimony), gần như tương đương với điều các định chế vô vị lợi ở Hoa Kỳ gọi là “endowment” (của hiến tặng), nghĩa là các tài sản để riêng ra cho những ngày mưa gió thay vì được dùng cho các chi phí điều hành. Gia sản này bao gồm các tài sản đất đai, các danh mục cổ phần hay cổ phiếu, và bất cứ tài sản luẩn chuyển nào được để riêng ra. Năm 2010, trị giá của gia sản này được ước tính vào khoảng 1 tỷ dollars. (Tổng tài sản được phúc trình của Vatican là gần 2 tỷ dollars, nhưng cần trừ đi các khoản nợ và chi phí điều hành). Để thấy rõ bối cảnh, của hiến tặng của Đại Học Havard được đánh giá khoảng 32 tỷ dollars trong cùng năm 2010, biến nó thành gần như lớn hơn gia sản của Vatican tới 30 lần!

Còn tiếp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Mẹ Mân Côi
Nguyễn Bá Khanh
16:54 09/08/2017
ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hãy nguyện cầu Kinh Mân Côi
Lời nhắn nhủ gần trăm năm
Nhớ nằm lòng lời Mẹ dạy:
“Hãy siêng năng lần hạt đều”
Lòng yêu mến cứu thế gian
Khỏi lầm than trong sự dữ..
(Trích thơ của Trần Đình Phan Tiến)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/08/2017: Maduro trở mặt 179 độ với Tòa Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:28 09/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Vatican phản đối mưu toan hình thành Quốc Hội Lập Hiến của Nicolas Maduro

Trong một phản ứng rất mạnh liên quan đến Venezuela, Tòa Thánh đã ra một tuyên bố kêu gọi chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro từ bỏ kế hoạch hình thành Quốc Hội Lập Hiến và viết lại hiến pháp của quốc gia này.

Tuyên bố hôm 04 Tháng Tám từ Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh là tuyên bố mạnh mẽ nhất cho đến nay thẳng thừng tố cáo những nỗ lực của Maduro nhằm củng cố quyền lực. Các Giám mục Venezuela đã phản đối của chính phủ liên tục mở rộng quyền hạn và ủng hộ những người biểu tình, trong khi Tòa Thánh cố giữ một thái độ quân bình hơn.

Tuyên bố của Tòa Thánh có đoạn viết như sau:

“Tòa Thánh tái bày tỏ quan tâm sâu xa vì tình trạng cực đoan hóa và tầm trọng hóa cuộc khủng hoảng tại Cộng hòa Venezuela, làm gia tăng số người chết, bị thương và bị tù. Đức Thánh Cha theo dõi trực tiếp và qua Phủ Quốc Vụ Khanh tình trạng đó với những biến chuyển về mặt nhân đạo, xã hội, chính trị, kinh tế và cả về mặt tinh thần, và ngài liên tục cầu nguyện cho đất nước Venezuela cùng với tất cả mọi người dân nước này, đồng thời mời gọi các tín hữu trên toàn thế giới cầu nguyện sốt sắng cho ý nguyện đó.

Tòa Thánh cũng xin tất cả các tác nhân chính trị, và đặc biệt là chính phủ Venezuela hãy đảm bảo sự tôn trọng hoàn toàn các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, cũng như hiến pháp hiện hành; cần tránh hoặc hãy ngưng những sáng kiến đang tiến hành như Hiến Pháp mới, thay vì tạo điều kiện cho hòa giải và hòa bình, thì lại càng nuôi dưỡng bầu không khí căng thẳng và đụng độ, làm tổn hại đến tương lai; cần tạo những điều kiện để có một giải pháp thương thuyết phù hợp với những đường hướng được trình bày trong thư của Phủ Quốc vụ Khanh ngày 1 tháng 12 năm 2016, để ý đến những đau khổ trầm trọng của dân chúng vì những khó khăn trong việc kiếm lương thực và thuốc men và vì thiếu an ninh.

Sau cùng, Tòa Thánh tha thiết yêu gọi toàn thể xã hội hãy tránh mọi hình thức bạo động, đặc biệt Tòa Thánh kêu gọi các lực lượng an ninh hãy tránh dùng võ lực thái quá và không tương ứng”

2. Công báo Tòa Thánh hoan nghênh việc Jordan bỏ phiếu bãi bỏ luật miễn tố tội hiếp dâm

Hạ nghị viện Jordan đã bỏ phiếu đồng thanh bãi bỏ luật miễn tố tội hiếp dâm. Bộ Luật Hình Sự Năm 1960, quy định rằng kẻ phạm tội hiếp dâm không bị truy tố trước pháp luật nếu người ấy đồng ý cưới nạn nhân.

Trong thực tế, các thiếu nữ Kitô Giáo thường tránh không muốn kết hôn với những người Hồi Giáo. Tuy nhiên, nhiều thiếu nữ bị bắt cóc cưỡng hiếp. Ra tòa, tên cưỡng hiếp tuyên bố đồng ý cưới nạn nhân. Nạn nhân không đồng ý kết hôn thì tên tội phạm được tha bổng.

Tờ Quan Sát Viên Rôma hoan nghênh việc bỏ phiếu này, và gọi đó là “bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ các quyền của phụ nữ.”

Việc bãi bỏ luật 1960 vẫn phải được sự chấp thuận của Thượng viện và vua Jordan. Quốc vương Abdullah II đã tuyên bố ủng hộ việc bãi bỏ luật này.

3. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Trump thực hiện lời hứa chấm dứt việc bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai

Chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Donald Trump thực hiện lời hứa chấm dứt việc bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai.

“Sau khi họp với Tổng thống Trump tại Phòng Bầu dục vào ngày 4 tháng Năm, tôi ngồi ở Vườn Hồng và nghe tổng thống hứa với các nữ tu dòng Tiểu Muội Cho Người Nghèo rằng thử thách dài trong việc bị bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai sẽ sớm được kết thúc.” Đức Hồng Y Daniel DiNardo viết trên tờ The Hill.

“Tuy nhiên, bây giờ đã ba tháng sau đó mà việc bị bắt buộc mua các bảo hiểm của Dịch vụ Nhân sinh Y tế vẫn còn đó.”

Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục nói thêm:

“Lời hứa của tổng thống không chỉ được nói trong các bài phát biểu. Tổng thống đã ban hành sắc lệnh chỉ đạo các Sở Y tế và Nhân dụng xem xét ban hành việc sửa đổi các quy định cho phù hợp với pháp luật hiện hành, để giải quyết sự phản đối dựa trên lý do lương tâm. Tuy nhiên, các quy định phiền hà đó vẫn chưa được sửa đổi ...”

Việc bắt buộc mua bảo hiểm tránh thai đặt ra một gánh nặng không cần thiết cho các tôn giáo, một gánh nặng mà chỉ có chính quyền mới có thẩm quyền để tháo gỡ như đã hứa. Gánh nặng này vẫn chưa được dỡ bỏ. Thưa ngài Tổng thống, xin hãy nhấc gánh nặng này cho chúng tôi.”

4. Đức Giáo Hoàng gởi thư cho cuộc họp liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Nhật Bản

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức thư cho ban tổ chức và các tham dự viên cuộc họp liên tôn cầu nguyện cho hòa bình tại Nhật. Đây là cuộc họp hàng năm lần thứ 30 được tổ chức trên núi Hiei ở thành phố Kyoto.

Cuộc họp kết thúc vào ngày 06 Tháng Tám, kỷ niệm ngày quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima.

Trong thư Đức Thánh Cha nói:

“Hội nghị thượng đỉnh tôn giáo hàng năm này góp phần một cách đặc biệt trong việc xây dựng tinh thần đối thoại và hữu nghị giữa tín đồ các tôn giáo trên thế giới; và khích lệ họ làm việc cùng nhau để mở lối đi mới ngõ hầu hòa bình có thể ngự trị trong gia đình nhân loại”.

Bức thư của Đức Thánh Cha đã được gởi đến Hòa Thượng Koei Morikawa, một nhà lãnh đạo Phật giáo đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến hồi tháng Chín năm ngoái.

Hòa Thượng Morikawa, năm nay 92, đã trở thành nhà lãnh đạo thứ 257 của Phật Giáo Thiên Thai tông, tiếng Nhật gọi là tendai-shū. Đây là một tông phái Phật giáo Trung Quốc do nhà sư Trí Di sinh năm 538 và qua đời năm 59 sáng lập. Nhà sư Tối Trừng sinh năm 767 và qua đời 822 đã đưa vào Nhật.

Trong thư Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện “truyền cảm hứng và duy trì những nỗ lực của chúng ta cho hòa bình, vì nó giúp tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau của chúng ta đối với những người khác, tăng cường các liên kết tình yêu giữa chúng ta, và thôi thúc chúng ta đưa ra các nỗ lực thúc đẩy những mối quan hệ và tình đoàn kết huynh đệ.”

5. Việc chỉnh sửa gen đang đặt ra mối đe dọa ưu sinh

Thuyết ưu sinh, tiếng Anh là eugenics, là chủ trương thay đổi các yếu tố di truyền trong phôi thai người để sinh ra các cháu bé theo ý muốn. Thí dụ, cha mẹ đều là người Việt nhưng lại muốn sinh ra con tóc vàng, mắt xanh.

Giám đốc Trung tâm Đạo đức sinh học Anscombe ở Anh đã báo động về các thí nghiệm ráo riết gần đây trong việc chỉnh sửa các yếu tố di truyền của những phôi thai người. Ông nói rằng các thí nghiệm này cho thấy khuynh hướng chấp nhận thuyết ưu sinh trong xã hội Anh.

Ông David Albert Jones lên án những thí nghiệm này vì nó lạc xa với ý hướng ban đầu và liên quan đến việc “thử nghiệm và tiêu hủy phôi người” trong quá trình này.

Những thí nghiệm “chỉnh sửa di truyền” ban đầu được biện minh như là một biện pháp ngăn ngừa bệnh tật của các trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, ông Jones nhận xét rằng những thí nghiệm “chỉnh sửa di truyền” ngày nay không nhắm việc điều trị các bệnh tật nhưng nhắm vào việc hình thành các trẻ sơ sinh theo ý muốn; hoặc là giết chúng đi nếu không thể chỉnh sửa được.

6. Đức Tổng Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo nói Đức Thánh Cha yêu mến Trung Quốc

Đức Tổng Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, Chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Khoa học, nói “Đức Giáo Hoàng yêu mến đất nước và nhân dân Trung Quốc.” Nhận xét này của người đứng đầu Học viện Giáo hoàng về Khoa học đã được các cơ quan truyền thông của nhà nước nồng nhiệt ca ngợi.

Cuối tháng 7 vừa qua, lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách về tôn giáo đã nói không úp mở rằng Bắc Kinh quyết tâm kiểm soát thật chặt Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.

Du Chính Thanh (俞正声 -Yu Zhengsheng), một thành viên trong nhóm bảy người trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và đồng thời là Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, chỉ thị cho khoảng 100 giám mục, linh mục, nữ tu và các lãnh đạo giáo dân tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 19 tháng Bảy rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải không ngừng “nâng cao tự nhận thức về ‘3 tự cường’ và ‘3 tự quản’, nghĩa là phải tránh xa các quan hệ mật thiết với Vatican.

Bắc Kinh “đánh giá cao” các nhận xét của Đức Giáo Hoàng là bởi vì Đức Tổng Giám Mục Sanchez Sorondo đang tham dự một hội nghị về cấy ghép nội tạng. Trung Quốc đã quá khét tiếng trong việc mua bán các nội tạng cấy ghép. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc, trước áp lực quốc tế, đã phải hứa sẽ ngăn chặn việc lấy cắp nội tạng từ các tù nhân bị kết án tử hình. Hội nghị này được tổ chức như là một hình thức quảng cáo rằng Trung Quốc đang bắt đầu có những thiện chí trong lãnh vực này.

7. Tòa Thánh mở thêm hội nghị về biến đổi khí hậu

Học viện Giáo Hoàng về Khoa học đã công bố kế hoạch tổ chức một hội nghị về biến đổi khí hậu tại Vatican.

Hội nghị có chủ đề là “Sức khỏe của người dân, Sức khỏe của hành tinh và Trách nhiệm của chúng ta: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và sức khỏe”.

Hội nghị sẽ được tổ chức vào tháng Mười Một tại Vatican. Đức Tổng Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Khoa học, sẽ chủ trì sự kiện này.

Điều gây quan ngại cho nhiều người là trong số những diễn giả, có những người tuy cùng quan điểm với Giáo Hội về các vấn đề liên quan đến môi sinh, lại có những lập trường quá khác biệt trong những vấn đề khác. Nhiều người trong số đó công khai ủng hộ và hô hào phá thai.

8. Trong toàn vùng Trung Đông, chỉ còn 14.5 triệu Kitô hữu

Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày thứ Sáu 4 tháng 8 cho biết dân số Kitô Giáo ở chín quốc gia Trung Đông chỉ còn 14,526,000 người trong toàn bộ 258 triệu người sống tại Síp, Ai Cập, Iraq, Israel, Jordan, Lebanon, Palestine, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bản báo cáo dựa trên một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo vùng Cận Đông. Nghiên cứu này ghi nhận sự sụt giảm mạnh của dân số Kitô giáo:

Tại Syria, số Kitô hữu giảm từ 2.2 triệu vào năm 2010 xuống còn 1.2 triệu.

Năm 1910, 19% người Ai Cập là Kitô hữu. Con số này ngày nay chỉ còn 10%.

Trong khi đó, tại Li Băng số Kitô hữu giảm từ 53% vào năm 1932 xuống còn dưới 40%.

Tại Thánh Địa Giêrusalem, năm 1946, 20% dân số là các Kitô hữu. Bây giờ chỉ còn không đến 2%. Trong các khu vực do chính quyền Palestine kiểm soát, tình hình cũng xảy ra tương tự. Từ 20% vào năm 1948, ngày nay số Kitô hữu chỉ còn 1.2%.

9. Tổng giám mục Anh giáo châu Phi tẩy chay hội nghị của Liên Hiệp Truyền Thông Anh Giáo vì những bất đồng liên quan đến chính sách đối với người đồng tính

Tổng giám mục Anh giáo của Uganda tuyên bố rằng ông sẽ không tham dự một cuộc họp của các nhà lãnh đạo Anh giáo vào tháng 10, do có những bất đồng sâu sắc về các vấn đề liên quan đến người đồng tính.

Năm ngoái, Đức Tổng Giám Mục Stanley Ntagali đã bỏ ngang một cuộc họp của các Giám Mục Anh giáo, vì những bất đồng tương tự. Đức Tổng Giám Mục Stanley Ntagali buộc tội các nhà lãnh đạo Anh giáo trong thế giới phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Canada, đã “xé tan nát sự hiệp thông Anh giáo” khi chấp nhận cái gọi là “hôn nhân đồng tính”.

10. Đức Hồng Y ủng hộ việc điều trị khuynh hướng đồng tính

Cũng liên quan đến vấn đề đồng tính, viết trên Twitter vào ngày 01 tháng 8, Đức Hồng Y Wilfrid Napier của Durban, Nam Phi, đã mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với cuốn sách có tựa đề “Reparative Therapy of Male Homosexuality: A New Clinical Approach”, nghĩa là “Liệu Pháp Điều Trị Đồng Tính Nam: Một cách tiếp cận lâm sàng mới” của Joseph Nicolosi.

Theo Đức Hồng Y, cuốn sách này là một thách thức đối với một chủ đề vô cùng quan trọng.

Đức Hồng Y đã kêu gọi sự chú ý đến các tác phẩm của Sigmund Freud và những nhà tâm thần học tiên phong khác trên hiện tượng phi tự nhiên này.

Trong tuần gần đây trên Twitter, Đức Hồng Y Napier cũng đã bày tỏ sự hỗ trợ cho Đức Hồng Y George Pell và Đức Giám Mục Thomas Paprocki và đã chỉ trích quyết định Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong phán quyết Roe chống Wade liên quan đến phá thai; phán quyết Obergefell chống Hodges liên quan đến hôn nhân đồng tính.

11. Các Giám Mục Công Giáo Maronite kêu gọi một kế hoạch toàn cầu đưa những người tị nạn Syria hồi hương

Các Giám Mục Công Giáo Maronite, là một Giáo Hội hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh đã kêu gọi thế giới hình thành nên một kế hoạch toàn cầu đưa những người tị nạn Syria hồi hương.

Gần 2 triệu người Syria đang tá túc tại Li Băng, một quốc gia chỉ có 6,1 triệu.

Đức Hồng Y Bechara Rai là Thượng Phụ Công Giáo Maronite đã cảnh báo rằng sự có mặt của 2 triệu người tị nạn Syria ở Li Băng đang ngày càng trở thành một gánh nặng của đất nước này.

Đức Hồng Y nói:

“Mặc dù chúng ta hoàn toàn đoàn kết với những người tị nạn, người Li Băng vẫn hy vọng rằng quá trình đảm bảo cho họ hồi hương an toàn sớm được xảy ra”.

Đức Hồng Y đã lên tiếng trong bối cảnh quân đội Li Băng bắt đầu các hoạt động an ninh tại các trại tị nạn, nhằm giải giới các phe nhóm Syria đang bắt đầu tổ chức và tự trang bị cho mình trong các trại tị nạn.

12. Vatican đóng cửa 8 nhà thờ ở Baghdad

Tổ chức Christian International Concern, là một tổ chức trình bày trước thế giới tình cảnh của các Kitô hữu bị bách hại, báo cáo rằng Vatican đã ra lệnh đóng cửa tám ngôi nhà thờ ở Baghdad.

Những nhà thờ này đã bị đóng cửa vào tháng Năm vừa qua sau gần bảy năm hầu như không còn ai tham dự các thánh lễ. Hầu hết những người Công Giáo trong khu vực đã bỏ trốn khỏi Iraq để tránh khỏi bị bách hại.

Christian International Concern cho biết sau một cuộc viếng thăm củaa các viên chức Tòa Thánh, Vatican đã quyết định rằng tốt nhất là nên đóng cửa vĩnh viễn các ngôi nhà thờ này.

Đối với các Kitô hữu Iraq, việc đóng cửa này tiêu biểu cho sự thất bại cuả Giáo Hội ở thủ đô của Iraq.

13. Đức Giáo Hoàng gửi lời chào mừng đến các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp chào mừng các nhà lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đang họp ở St. Louis tuần này nhân hội nghị thường niên lần thứ 135.

Trong điện văn do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký thay, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn Hội Hiệp Sĩ Kha Luân Bố đã trợ giúp cho các Kitô hữu ở Trung Đông, và “những nỗ lực không ngừng của họ. ..nhằm bảo vệ và thúc đẩy sự thánh thiện của hôn nhân cũng như phẩm giá và vẻ đẹp của cuộc sống gia đình.”

14. Linh mục Mễ Tây Cơ bị đâm ngay trên bàn thờ hồi tháng Năm đã qua đời

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Như chúng tôi đã loan tin, Cha José Miguel Machorro, linh mục người Mễ Tây Cơ đã bị đâm hôm 15 tháng Năm sau khi ngài vừa kết thúc thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa ở thủ đô Mexico City.

Sau một thời gian nằm nhà thương, ngài được cho về nhà; rồi lại phải đưa vào nhà thương cấp cứu. Ra vào nhà thương như thế hai lần; ngày 2 tháng 8, Tòa Giám Mục tổng giáo phận thủ đô cho biết ngài đã qua đời vì vết thưong trí mạng.

Ngài là linh mục thứ 19 bị giết ở Mễ Tây Cơ trong sáu năm qua. Trong 18 vụ giết hại các linh mục trước đó, cảnh sát chẳng bao giờ tìm ra bất cứ một tên tội phạm nào. Trong vụ này, tên tấn công bị bắt tại hiện trường nhưng cảnh sát nói tên này bị bệnh tâm thần nên đã được trả tự do.

15. Các giám mục Phi Luật Tân kêu gọi chống bọn buôn người

Đối diện với tình trạng các tín hữu, đặc biệt là các thiếu nữ, bị bắt cóc đưa sang các nước Trung Đông làm đầy tớ, kể cả làm nô lệ tình dục, Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi Luật Tân đã công bố việc thành lập một liên minh chống bọn buôn người.

Liên minh này được đặt tên là Giáo Hội Công Giáo chống nạn buôn người. Đây là cơ quan do chính các giám mục trên toàn quốc lãnh đạo. Liên minh này sẽ có một đại diện trong mỗi giáo phận và cả ở những giáo xứ nơi nạn buôn người đang ở mức trầm trọng.