Ngày 09-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:22 09/08/2013
TIÊN TRONG TRANH
N2T

Có một họa sĩ vẽ một bức tranh mỹ nữ rất đẹp, Triệu Nhan thấy thì rất thích, họa sĩ nói với anh ta:
- “Tôi vẽ được cả tiên nữa, cô gái trong bức tranh này tên là Chân Chân, anh mua bức tranh này về, rồi bất luận ngày đem kêu tên cô ta đúng một trăm lần thì cô ta sẽ trả lời anh, sau đó mời cô ta uống một ly rượu màu hung, thì cô ta sẽ bước ra khỏi bức tranh.”
Triệu Nhan mua bức tranh về và làm theo lời dặn của họa sĩ, quả nhiên khiến cho Chân Chân từ trong bức tranh bước ra ngoài, Triệu Nhan rất phấn khởi cùng kết hôn với cô ta và lại còn sinh con nữa.
Nhưng, một hôm Triệu Nhan tin tưởng lời của bạn bè, nên coi Chân Chân là yêu nữ, lại còn đem về nhà bảo kiếm trừ yêu mà bạn bè tặng cho, Chân Chân đau lòng nói:
- “Thiếp chính là tiên nữ ở Nam Hải bị lòng thành của chàng chinh phục nên từ trong bức tranh bước ra ngoài, bây giờ thiếp sẽ rời khỏi đây.”
Triệu Nhan hối hận thì đã muộn.
(Đường, Tùng Song tạp lục”)

Suy tư:
Ở đời, có những bà vợ nghe lời thầy bói về thuốc độc cho chồng chết để đời lên hương; có những bà mẹ chồng nghe lời thầy bói để rồi đánh đập từ chối con dâu để con trai mình lấy vợ khác; cũng có những ông chồng không nghe lời khuyên bảo của vợ mà tu tâm dưỡng tính, nhưng lại nghe lời bạn bè để rồi về nhà đánh đập hất hủi vợ con.v.v...hậu quả là dù nghe lời thấy bói hay nghe lời bạn bè thì điều là tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây thêm thù oán...
Lờ Chúa là lời chân thật, Lời ban sự sống đời đời và cũng là Lời đem lại cho con người hạnh phúc đời này và đời sau, nhưng có nhiều người Ki-tô hữu không thích nghe lời của Thiên Chúa, mà chỉ thích nghe lời ma quỷ bán mất linh hồn của mình và hạnh phúc mai sau của mình, cho nên họ không có một giây phút hạnh phúc nào trong cuộc sống.
Thánh Phê-rô tông đồ đã dạy chúng ta: phải nghe lời Thiên Chúa hơn là nghe lời người ta , bởi vì lời của Thiên Chúa thì đem lại sự sống, và lời của con người thì đem lại sự chết...
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:24 09/08/2013
Chúa Nhật 19 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 12, 35-40.
“Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng”.


Bạn thân mến,
“Hãy sẵn sàng” như là một mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su truyền cho chúng ta, “sẵn sàng” tức là đã chuẩn bị xong rồi và đang đợi giờ lên đường, giờ hành động… Tôi xin chia sẻ với bạn những cái sẵn sàng sau đây trong đời sống tâm linh cũng như trong cuộc sống đời thường của chúng ta:

“Sẵn sàng” là câu châm ngôn của các hướng đạo sinh. Mệnh lệnh “hãy sẵn sàng” của Đức Chúa Giê-su cũng là một châm ngôn của người Ki-tô hữu, nhưng với ý nghĩa khác hơn, đó là sẵn sàng để chờ đợi Thiên Chúa đến như người đầy tớ đợi chủ đi xa về, bất chợt vào ban đêm hay ban ngày.

Ngày mai đi du lịch thì hôm nay phải chuẩn bị sẵn sàng; ngày mai đón khách phương xa đến nhà thì hôm nay tất cả đã sẵn sàng để khách đến; ngày mai giờ xổ số độc đắc sắp đến thì hôm nay đợi chờ trong hy vọng…

Con người ta ai cũng sống trong đợi chờ, đợi chờ kỳ tích đến để đổi mới cuộc đời, đợi chờ tin vui đến để đời thêm vui…

Mọi người ai cũng chờ đợi, nhưng rất ít người chờ đợi tin vui trọng đại: Thiên Chúa đến kêu gọi chúng ta đi về nhà Ngài.

Hôm nay, trong bài Tin Mừng Đúc Chúa Giê-su lại nhắc nhở bạn và tôi hãy sẵn sàng để chờ đợi Ngài đến. Ngài đến bất chợt như kẻ trộm, nhưng không tàn khốc cho những người đã chuẩn bị sẵn sàng, bởi vì Ngài đã vì yêu thương mà báo trước cho bạn và tôi hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Nhưng nó sẽ tàn khốc cho những ai nghe mà không tuân giữ lời Ngài nói, bởi vì “thật vô phúc cho đầy tớ nào khi chủ về mà vẫn còn mê ngủ”, mê ngủ tức là chưa chuẩn bị và không sẵn sàng…

Bạn thân mến,
Người biết chờ đợi là người có tâm hồn an vui tự tại bởi vì họ đã sẵn sàng.

Bạn và tôi thường cảm thấy hụt hẫng khi nghe tin người này mới hôm qua đây cùng uống cà phê với mình, người kia mới hôm nào đây đang bắt tay chào hỏi mình, giờ thì đã chết; và cũng có lúc chúng ta cảm thấy bồn chồn trong lòng khi tiễn đưa người bạn thân đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bồn chồn hụt hẫng là vì tâm hồn chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng, và cảm thấy bi ai trước sự ra đi của người anh em chị em.

Đức Chúa Giê-su ra lệnh cho chúng ta “hãy sẵn sàng” như vị tướng quân ra lệnh cho quân đội sẵn sàng lâm trận, trận chiến mà bạn và tôi phải đối đầu là trận địa cám dỗ của ma quỷ và của tội lỗi, trận chiến này tàn khốc hơn bất cứ trận chiến nào ở trần gian, bởi vì chỉ cần mê ngủ không tỉnh thức sẵn sàng thì chúng ta vĩnh viễn chết trầm luân trong hoả ngục, đó là cái giá phải trả nếu chúng ta không nghe lời Đức Chúa Giê-su dạy: hãy sẵn sàng…

Ân sủng và quyền năng của Đức Chúa Giê-su vẫn ở cùng bạn và tôi luôn mãi, chỉ cần chúng ta “sẵn sàng” trong tư thế của người Ki-tô hữu đó là tỉnh thức và cầu nguyện.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:31 09/08/2013
N2T

3. Người thổi bụi bặm thì con mắt của mình tất phải bị tổn thương, người khác nhìn tất bị chạng vạng.

(Thánh Gregory)
---------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:33 09/08/2013
TƯỢNG ĐÀI
Thấy nhà thờ mình không có tượng đài Lòng Chúa Thương Xót, một giáo dân giàu có nói với cha sở:
- “Thưa cha, con thấy hình như trong giáo phận nhà thờ nào cũng có tượng đài Lòng Chúa Thương Xót, tại sao giáo xứ mình không có ?” ngừng một chút, ông ta nói tiếp: “Nếu cha cần tiền thì con sẽ ủng hộ để cha xây tượng đài Lòng Chúa Thương Xót.”
Cha sở nói rất nghiêm túc:
- “Tôi nghĩ rằng, giáo dân mình nên xây tượng đài Lòng Chúa Thương Xót trong lòng của mỗi người, nếu xây tượng đài Lòng Chúa Thương Xót cho to lớn đẹp đẽ ngay trong khuôn viên nhà thờ mà giáo dân cứ chửi nhau, cứ ghen ghét nhau, cứ nói xấu nhau, cứ thù hiềm nhau, thì xây dựng tượng đài chỉ làm tủi nhục Chúa thêm mà thôi...”
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Hãy sẵn sàng và trung thành
Lm Jude Siciliano OP
20:51 09/08/2013
Chúa Nhật XIX THƯỜNG NIÊN -C-
Khôn ngoan 18: 6-9; T.vịnh 33; Do Thái 11: 1-2, 8-19; Luca 12: 32-48

HÃY SẴN SÀNG VÀ TRUNG THÀNH

Tuần rồi chúng ta đã nghe về dụ ngôn người khờ dại giàu có, ông ta đã phá kho thóc của mình để xây những kho thóc khác lớn hơn nhằm chuẩn bị cho mùa gặt bội thu. Đức Giêsu gọi ông và những người như ông là kẻ khờ dại, vì họ “thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12,21).

Hôm nay chúng ta trở lại nói chuyện về tiền bạc và của cải. Đức Giêsu hướng dẫn chúng ta cách thức sở hữu “một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời,” kho tàng đó không bị hủy diệt và hư nát được. “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí.” Sự quan tâm của Đức Giêsu đến người nghèo khổ và kẻ bị áp bức diễn ra xuyên suốt Tin mừng theo thánh Luca. Trong bài diễn văn khai mạc tại hội đường Giêrusalem (4,14), Đức Giêsu trích dẫn từ sách ngôn sứ Isaia và công bố rằng tôi được sai đến “để loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,18). Quyền năng chữa bệnh của Người đã cứu giúp người nghèo khổ, kẻ bị áp bức và những ai bị xã hội xa lánh, đó là những người phong hủi, người phụ nữ bị băng huyết, người phụ nữ ngoại tình, kẻ chết, v.v...

Những phép lạ và lời giảng dạy của Đức Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người nghèo đối với các môn đệ. Như hôm nay chúng ta đọc thấy rằng, những người theo Đức Giêsu được tách ra khỏi tài sản, “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí.” Người chọn các môn đệ từ những người nghèo và những kẻ vô gia cư, rồi sai họ đi làm sứ vụ, không tùy thuộc vào gia tài của chính họ, nhưng vẫn bảo đảm rằng Chúa Cha đã ban cho họ nước trời. Không giống như người khờ dại giàu có trong Tin mừng tuần trước, những ai theo Đức Giêsu đều thực sự “giàu có trước mặt Thiên Chúa.”

Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ Người rằng quan tâm đến của cải là khép kín chúng ta lại trước lời mời gọi của Thiên Chúa. “Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó.” Khi những người giàu có gia nhập vào Giáo Hội sơ khai, họ đã chia sẻ gia tài của mình để giúp đỡ người nghèo khổ. Đức Giêsu dạy rằng những người giàu có mà gắn bó với của cải nhưng lại xa lánh những người nghèo khó xung quanh họ thì sẽ không ngồi dự trong bữa tiệc cánh chung, chỉ có người nghèo khổ và kẻ bị bỏ rơi mới ngồi dự tiệc đó mà thôi (Lc 14,16-24).

Dụ ngôn ngày hôm nay tập trung vào việc trở lại của Đức Giêsu, cũng như đòi hỏi lòng trung thành và sự sẵn sàng của chúng ta như chúng ta hằng mong đợi. Tất nhiên có vài yếu tố thất thường đối với vấn đề này (điều mà dụ ngôn nào cũng có), vì dụ ngôn đã đưa ra manh mối cho lời giải thích và ngụ ý. Ông chủ đang đi dự đám cưới về. Theo quan điểm về phong tục cưới hỏi thời bấy giờ, ông chủ sẽ trở về cùng với cô dâu. Điều này đã làm cho những hành động của ông chủ càng trở nên ngạc nhiên hơn. Phong tục có nghĩa là cử hành lễ mừng, bữa tiệc tùy thuộc vào việc đôi tân hôn đến. Các đầy tớ sẽ phải được chuẩn bị chu đáo, không chỉ việc ăn nhanh mà còn phải lo tổ chức mừng lớn.

Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đừng sợ vì những nhu cầu của họ nằm trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Vì thế, Người chuyển qua hối thúc cảnh giác, phục vụ trung thành, chuẩn bị cho việc Người đến như mong đợi và tiếp theo đó là quy tụ lại, theo cách nhìn của dụ ngôn này, tiệc cưới cùng với Thiên Chúa.

Chúng ta có nhiều quan tâm hàng ngày đến việc phục vụ. Cho đến bây giờ người ta không bảo chúng ta là phải gắn bó với của cải, và cũng chẳng cho ta hay là phải phụ thuộc vào của cải để được bảo đảm. Chúng ta không thể nắm giữ bất cứ điều gì mà làm hài lòng mình, vì chúng ta chỉ biết qua kinh nghiệm, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Khi thế giới xoay chuyển trên chúng ta, điều gì sẽ giữ chúng ta không bị chao đảo? Nếu chúng ta đặt quyền ưu tiên và lưu tâm đến đường lối bất ngờ của Đức Giêsu trong cuộc đời mình, thì chúng ta có thể tự tin rằng Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta những gì ta cần. "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em.” Dường như “đoàn chiên bé nhỏ” của thánh Luca đang sợ hãi và cần được bảo đảm, đồng thời nhắc nhở rằng sự an toàn của họ ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta cũng đồng cảnh ngộ như thế.

Nhân đây thánh Luca cũng viết rõ rằng thời gian chung cuộc không đến ngay tức khắc. Trước đó thánh Máccô đã tiên đoán việc trở lại nhanh chóng của Đức Giêsu. Thánh Luca phải nói giảm nhẹ đi về niềm mong chờ cao điểm đó, và vì thế thánh sử tuyên bố khá rõ ràng: Chúng ta không biết khi nào thời sau hết sẽ đến (Lc 19,11). Theo thánh Luca, bây giờ chúng ta đang sống trong thời kỳ của Giáo Hội, như dụ ngôn ngày hôm nay, Giáo Hội đang trong thời kỳ mong chờ cao điểm. Lúc bấy giờ Đức Giêsu quan tâm đến việc các môn đệ sống như thế nào, vì một cộng đoàn đang mong đợi Đức Giêsu.

Chúng ta là ai trong Giáo Hội này? Chúng ta là những người trải qua những thay đổi bên trong của Giáo Hội, và tất nhiên chúng ta đang trải qua những hậu quả của thay đổi đó bằng việc chứng kiến hiện tại và tương lai đang đến trong nước Thiên Chúa. Trong Tin mừng và sách Công vụ, thánh Luca trình bày rõ ràng những điều ám chỉ về Giáo Hội. Thánh sử viết Tin mừng sau ngày Lễ Ngũ Tuần, cùng với sự tiến triển hiểu biết của chính cộng đoàn như; khởi nguồn nơi Đức Giêsu; hoàn tất về niềm hy vọng của dân Israel và cộng đoàn của thời cánh chung.

Giáo Hội sẽ làm gì khi chúng ta mong đợi việc trở lại của Đức Giêsu? Trong những dụ ngôn khác, thánh Luca cho thấy những quyền năng sống động và mạnh mẽ về Lời của Đức Giêsu (Lc 8,4-15). Nên lưu ý rằng Lời có khả năng làm cho các môn đệ trở thành thành viên hoặc có thể loại trừ họ. Cộng đoàn sẽ nghe đi và nghe lại những dụ ngôn như ngày hôm nay, và vì thế những gì chúng ta nghe được sẽ hình thành nên con người chúng ta. Lời sẽ được ủy thác cho cộng đoàn và chính Lời làm thay đổi cộng đoàn như chúng ta nghe rằng: “Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến".

Thần khí đóng một phần quan trọng trong cả Tin mừng và sách Công vụ của thánh sử Luca. Vì chúng ta được trao phó Lời và thử thách để sống và công bố Lời đó cho thế gian, nên chúng ta cần đến sự hướng dẫn của Thần khí. Nếu không có sự hiện diện thường hằng của Thần khí ở giữa chúng ta, thì chúng ta sẽ biết tỉnh thức như thế nào và làm sao để không đánh mất kiên nhẫn khi chờ đợi chú rễ trở lại?

Tỉnh thức và trung thành không phải trong chính chúng ta tạo ra được, đặc biệt trong những lúc khó khăn, khi đó việc từ bỏ dường như là một quá trình chúng ta đang nhắm tới. Người ta nói rằng: “cho thì có phúc hơn nhận.” Nhưng điều đó không đúng đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa cho còn chúng ta thì nhận, ở đây nhận có phúc hơn chứ! Niềm tin và sự tỉnh thức là những ân huệ thuần khiết từ Thiên Chúa. Vì những ân huệ này, chúng ta cần có trách nhiệm và sẵn sàng trở thành người tôi tớ khi Đức Giêsu mời gọi chúng ta. Khi nhận lãnh những ơn huệ của Thiên Chúa, chúng ta phải biết sử dụng và tin cậy vào ân huệ đó theo sự phục vụ của mình.

Bài đọc hai cho thấy cách thức Đức Giêsu hoàn thành lời hứa mà Thiên Chúa đã thiết lập với dân Hipri năm xưa. Theo thánh Luca, lời hứa đó được hoàn thành nơi Đức Giêsu, Đấng đã ban cho chúng ta Thần khí của Người. Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta hãy sẵn sàng chào đón Người và biết mở lòng ra với Người khi Người đến. Thần khí bắt đầu tiến trình đó bằng cách tạo ta một tấm lòng cởi mở và tỉnh thức trong chúng ta.

Dụ ngôn này làm chúng ta ngạc nhiên. Thông thường chúng ta nghĩ rằng những tôi tớ chờ đợi ông chủ và bà chủ trở về, nhưng khi ông chủ này đến, gõ cửa và thắt lưng rồi mời các tôi tớ vào bàn ăn mà phục vụ cho họ. Đức Giêsu nói rằng Đấng Mêsia đến để phục vụ chúng ta chứ không phải để được phục vụ. Trong bữa tiệc Thánh thể này, Đức Giêsu dâng hiến cho chúng ta của ăn và thức uống hảo hạng, đó chính là mình và máu Người. Chúng ta có thể nghe lời mời gọi của Người hãy ngồi xuống mà ăn, không phải vì chúng ta kiếm được nơi ăn chốn ở, nhưng vì đó là ân huệ tình yêu của Người dành cho chúng ta, một tình yêu vĩnh cửu.

Trước khi chúng ta cho hoặc phục vụ ở bàn ăn, thì trước hết chúng ta phải có khả năng đón nhận và cảm kích rằng cuối cùng rồi chúng ta cũng là người đón nhận. Vì thế, lòng tri ân là lời đáp trả xứng hợp của chúng ta tại bàn tiệc của Thiên Chúa. Kế đến, chúng ta cần mở đôi mắt và hai tai để ý thức rằng ai là người cần mời đến ăn và uống, hãy tìm sự che chở và an toàn tại bàn ăn, để rồi chúng ta phải trao ban lại cho họ.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


19th SUNDAY -C-
Wisdom 18: 6-9; Psalm 33; Hebrews 11: 1-2, 8-19; Luke 12: 32-48


Last week we heard the parable of the rich fool who would tear down his barns and build larger ones for his large harvest. Jesus called him, and people like him, fools because they "store up treasure for themselves, but are not rich in what matters to God" (12:21).

We return today to talk about money and treasure. Jesus instructs us how we can have an "inexhaustible treasure in heaven," which is indestructible and not subject to decay. "Sell your belongings and give alms." Jesus’ concern for the poor and oppressed flows throughout Luke. In his inaugural address in the synagogue in Nazareth (4:14ff), he quotes from Isaiah and announces that he has been sent "to bring glad tidings to the poor" (4:18). His healing powers benefit the poor, the oppressed and those shunned by society, lepers, the woman with the hemorrhage, the sinful woman, the dead, etc.

Jesus’ miracles and teaching stress the importance of the poor for his disciples. As we read today, his followers are to be detached from possessions, "sell your belongings and give alms." He chose his disciples from the poor and outcast and sends them on mission, not dependent on their own possessions, but with the assurance that the Father has already given them the kingdom. They are, unlike the rich fool of last week’s gospel, already "rich in what matters to God."

Jesus reminds his disciples that a concern for property closes us to God’s call. "For where your treasure is, there also will be your heart." When wealthy people entered the early church they shared their wealth to help the poor. Jesus taught that the rich, who are attached to their possessions and detached from the poor around them, would not sit at the eschatological banquet – but the poor and outcast would (14:16-24).

Today’s parable focuses on Jesus’ return and the need for our fidelity and preparedness as we wait. It certainly has unusual elements to it, which parables always have, as clues to their interpretation and application. The master is returning from a wedding. In light of the marriage customs of the time, the master could be returning with his bride. This would make the master’s actions even more startling. The custom would mean celebration and feasting upon the couple’s arrival. The servants should have been prepared, not just with a quick bite to eat, but with a major celebration.

Jesus has exhorted his disciples not to be afraid because their needs are in God’s hands. Then he shifts to urging watchfulness, faithful service, preparedness for his expected coming and the ingathering that will follow, in light of this parable, the feast at the wedding banquet with the Lord.

We have many daily concerns to attend to. Still, we are told not to be attached to possessions, or be dependent on them for our security. We can’t take anything for granted because, as we know from our experience, anything can happen. When the world turns upside down on us what will keep us from freefall? If we have set our priorities right, kept our eyes for Jesus’ unexpected entry into our lives, we can have confidence that God will give us what we need. "Do not be afraid any longer, little flock, for your Father is pleased to give you the kingdom." Apparently Luke’s "little flock" was afraid and needed to be reassured and reminded that their security was in God. So do we.

By the time Luke writes it is clear that the end time will not come immediately. Previously Mark anticipated Jesus’ quick return. Luke has to modify that heightened expectation, and so he states quite clearly – we don’t know when the end will come (19:11). For Luke, we now live in the period of the church which, according to today’s parable, is a period of heightened expectation. He is concerned about how disciples live now as we share in waiting for Christ.

Who are we in this church? – people who have experienced an interior change, and are visibly living out the consequences of that change by our witness to the world of the present and future coming of the kingdom of God. Luke is formulating in his gospel and then in Acts, what it means to be church. He is writing after Pentecost, with the community’s growing understanding of itself as: originating in Jesus; being a fulfillment of Israel’s hopes, and a community of the end times.

What should the church be doing as we wait for Jesus’ return? In other parables Luke has shown the dynamic and living powers of the Word of Jesus (8:4-15). Being attentive to that Word qualifies disciples for membership or exclusion. The community would hear, and hear again, parables like today’s and so be formed by what they hear. The community has been entrusted by the Word and also been challenged by it, as we heard today: "You also must be prepared, for an hour you do not expect, the Son of Man will come."

The Spirit plays an important part in Luke’s gospel and his sequel the Acts. Since we are entrusted with the Word and challenged to live and proclaim it to the world, we need the Spirit’s guiding presence. How else will we know how to stay vigilant, and not lose heart as we wait for the return of the bridegroom, unless by the Spirit’s constant presence in our midst?

Vigilance and fidelity are not ours to manufacture, especially in hard times when giving up seems like a practical course of action. It is said, "It’s better to give than receive." But that’s not how it is with God. God gives and we receive – that’s better! Faith and vigilance are pure gifts from God. Because of these gifts we can be the responsible and alert servants Jesus calls us to be. Having received God’s gifts we use them and rely on them in our service.

Our second reading shows how God fulfills the promise God made to the Hebrews. For Luke, that promise is fulfilled in Jesus who has given us his Spirit. The Lord asks us to be ready to welcome him and open our hearts to him when he comes. The Spirit has begun that process by creating a vigilant and welcoming heart in us.

The parable surprises us. Normally we expect servants to wait on masters and mistresses, but when this master comes and knocks he hitches up his robes and invites the servants to the table and then serves them! The Messiah has come, Jesus says, to serve us and not be served. At this Eucharist he offers the best food and drink for us – his own body and blood. Can we hear his invitation to sit down and eat, not because we have earned room and board, but because it’s a gift of his love for us – an everlasting love.

Before we can give – serve at the table – we need to first be able to receive and to appreciate that we are on the receiving end. Then gratitude is our appropriate response at the table of the Lord. Next, we keep our eyes and ears open to notice who needs an invitation to eat and drink, find shelter and safety at the table – which we must provide for them.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC khuyến khích Các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố hoạt động bác ái
Bùi Hữu Thư
14:21 09/08/2013

Tâm tình bầy tỏ trong Lá Thư Chào Mừng của Đức Thánh Cha gửi Đai Hội Quốc Tế các Hiệp Sĩ.

(SAN ANTONIO) – Đức Thánh Cha Phanxicô ngợi khen các công trình bác ái của các Hiệp Sĩ Kha Luân Bố và khuyến khích tổ chức này bảo vệ sự lành thánh của hôn nhân, phẩm giá của đời sống, sự đẹp đẽ và sự thật của tính dục con người, và quyền lợi của các tín hữu.

Tâm tình của Đức Thánh Cha được bầy tỏ trong một lá thư chào mừng các Hiệp Sĩ trong Đại Hội Thường Niên lần thứ 131, đang diễn tiến tại San Antonio.

Lá thư, được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh State Tarcisio Cardinal Bertone gửi thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô, trình bầy sự trân quý của Đức Thánh Cha đối với các lý tưởng về đức tin và tình huynh đệ được đoàn Hiệp Sĩ ôm ấp, và sự cam kết của đoàn đối với sứ vụ của Giáo Hội, và rất nhiều công trình bác ái và chứng tá Phúc Âm đang được các hiệp sĩ trong các chi đoàn địa phương thực hiện tại các giáo xứ và cộng đồng.”

Lá thư cũng khuyến khích các hiệp sĩ tiếp tục làm chứng tá, nói rằng, “Ý thức về trách nhiệm đặc biệt của giáo dân đối với sứ vụ của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mỗi hiệp sĩ, và tất cả các chi đoàn, hãy làm nhân chứng cho bản chất đích thực của hôn nhân và gia đình, sự lành thánh và phẩm giá không thể xâm phạm của đời sống nhân loại, và vẻ đẹp cũng như sự thật của tính dục con người.”

Lá thư tiếp, “Trong thời đại của những thay đổi nhanh chóng về xã hội và văn hóa này, việc bảo vệ các quà tặng của Thiên Chúa không thể không bao gồm việc khẳng định và bảo vệ cho di sản cao quý của những chân lý về luân lý được Phúc Âm giảng dậy, và được xác định bởi những lý luận chân chính, được dùng như nền tảng vững chắc cho một xã hội công chính và rất trật tự.”

Về tự do tôn giáo, lá thư bầy tỏ “sự quý trọng của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với chứng tá rõ rệt và công khai của Hiệp Sĩ Đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi và bổn phận của các tín hữu, là được chia xẻ trách nhiệm, trên căn bản của những xác tín sâu xa nhất của họ, về đời sống xã hội.”

Lá thư nhấn mạnh trách nhiệm đặc biệt của các giáo dân trong sứ vụ của Giáo Hội, đã được trực tiếp gửi đến trên 2.000 tham dự viên, gồm có các hiệp sĩ và gia đình đến từ mấy chục quốc gia và tụ tập tại San Antonio từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 8, để cầu nguyện, thiết kế các công tác, để tuyên dương và giao hữu. Có trên 100 giới chức cao cấp trong Giáo Hội Công Giáo, kể cả 11 Hồng Y, cũng tham dự đại hội thường niên năm nay.

Chủ đề của đại hội: “Xin hãy làm những người bảo vệ các quà tặng của Thiên Chúa,” được trích ra từ bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày lễ đăng quang vào tháng Ba.

Đại Hiệp Tối Cao Carl Anderson nói: “Vào cuối năm chúng ta đã đạt được kỷ lục về những đóng góp về bác ái và hoạt động mật thiết với Giáo Hội, Đoàn Hiệp Sĩ Kha Luân Bố tri ân sự hỗ trợ của Đức Thánh Cha. Và chúng ta mong được tiếp tục phục vụ cho Đức Thánh Cha, Giáo Hội và những ai thiếu thốn nhất.”
 
Dư âm WYD: Bản nhạc tuyệt vời giới thiệu Brazil với ĐTC cuả Fafá de Belém.
Trần Mạnh Trác
17:27 09/08/2013
(Romereports.com) Fafá de Belém là một nữ danh ca nổi tiếng bậc nhất của Brazil. Cô có một sự nghiệp lâu dài và có một thành tích khó ai bì kịp, đó là cô đã có vinh dự được hát cho ba vị Giáo Hoàng: cho Đức Gioan Phaolô II và Đức Benedict XVI khi các ngài đến thăm Brazil, và bây giờ, trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới, cô hát cho Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trên bãi biển Copacabana, trước lễ khai mạc, Fafá de Belém hát bài 'Eu Sou de Lá' (Tôi ở đó) trong một hoạt cảnh do các thanh niên Brazil trình bày.

Xem và nghe video

Lời nhạc như sau:

Eu Sou de Lá

Fafá de Belém

Eu sou de lá Tôi ở đó

Onde o Brasil verdeja a alma e o rio é mar. Xứ Brazil xanh mát từ linh hồn tới sông và biển.

Eu sou de lá Tôi ở đó

Terra morena que eu amo tanto, meu Pará. Vùng đất nâu vàng tôi yêu quá đỗi, xứ Para của tôi.

Eu sou de lá Tôi ở đó

Onde as Marias são Marias pelo céu. Vùng Marias, Marias bầu trời xanh thẳm.

E as Nazarés são germinadas pela fé Và Nazares nơi có đức tin nẩy mầm

Que irá gravada em cada filho que nascer. Thấm nhuần từng đưá bé từ thuở lọt lòng.

Eu sou de lá Tôi ở đó

Se me permites já lhe digo quem sou eu. Hãy cho phép tôi nói cho bạn biết tôi là ai.

Filha de tribos, índia, negra, luz e breu. Tôi là người con gái của bộ lạc, cuả thổ dân, cuả người da đen, da sáng hoặc sâm mình.

Marajoara, sou cabocla, assim sou eu. Sống tồn cổ, sống lối mới, tôi là thế đó.

Eu sou de lá Tôi ở đó

Onde o Menino Deus se apressa pra chegar Vùng Menino Deus (Chúa Hài Dồng) vội vã đến

Dois meses antes já nasceu fica por lá Hai tháng trước muà gặt

Tomando chuva, se sujando de açaí. Mưa sối xả, cây acai (chà là) đâm trái.

Eu sou de lá Tôi ở đó

Terra onde o outubro se desdobra sem ter fim Vùng đất tháng mười trải dài vô tận

Onde um só dia vale a vida que eu vivi Nơi mỗi một ngày sống là một ngày đáng sống

Domingo Santo que não posso descrever Là Santo Domingo tôi không sao tả xiết

Pois há de ser mistério agora e sempre Vì ở đó muôn đời là bí ẩn

Nenhuma explicação sabe explicar Lời lẽ không tài nào giải thích

É muito mais que ver um mar de gente Là một cái gì nhiều hơn là một biển người

Nas ruas de Belém a festejar Trải hội vui chơi trên đường phố Belém

É fato que a palavra não alcança. Điều mà thế giới không thể hiểu nổi.

Não cabe perguntar o que ele é. Vậy thì đừng hỏi nó là gì.

O Círio ao coração do paraense Còn vùng Cirio ở trung tâm Para

É coisa que não sei dizer... Là điều tôi không thể diễn tả.. .

Deixa pra lá Thôi nhé, đừng hỏi làm gì

Terá que vir Phải đến mà xem

Pra ver com a alma o que o olhar não pode ver Để nhìn bằng linh hồn những gì không thể thấy bằng mắt thịt

Terá que ter Phải ở đấy

Simplicidade pra chorar sem entender. Để rơi lệ mà không hiểu vì sao.

Quem sabe assim Mọi người đều biết

Verá que a corda entrelaça todos nós Đều thấy rằng có một sợi dây ràng buộc tất cả chúng ta

Sem diferenças, costurados num só nó. Khâu vào một nút cho dù có nhiều khác biệt.

Amarra feita pelas mãos da Mãe de Deus. Đó là những mối dây trong bàn tay cuả Mẹ Thiên Chúa (thị xã Mae de Deus).

Estranho, eu sei Thật kỳ lạ, tôi biết thế

Juntar o santo e o pecador num mesmo céu Kià thánh nhân cũng sống chung với tội nhân dưới một bầu trời

Puro e profano, dor e riso, livre e réu Hỡi người tinh khiết và người nhơ bẩn, mang nỗi đau hoặc tiếng cười, tự do và tù tội

Seja bem vindo ao Círio de Nazaré. Xin chào mừng tất cả đến Cirio de Nazaré.

Pois há de ser mistério agora e sempre Vì ở đó muôn đời là bí ẩn

Nenhuma explicação sabe explicar Lời lẽ không tài nào giải thích

É muito mais que ver um mar de gente Là một cái gì nhiều hơn là một biển người

Nas ruas de Belém a festejar Trải hội vui chơi trên đường phố Belém

É fato que a palavra não alcança. Điều mà thế giới không thể hiểu nổi.

Não cabe perguntar o que ele é. Vậy thì không nên hỏi nó là gì.

O Círio ao coração do paraense Còn vùng Cirio ở trung tâm Para

É coisa que não sei dizer... Đó là điều tôi không thể diễn tả.. .

Deixa pra lá Thôi nhé, đừng hỏi làm gì
 
Top Stories
Vietnam: Procès Doan Van Vuon : le tribunal confirme la peine des deux principaux accusés
Eglises d'Asie
23:27 09/08/2013
Le 31 juillet 2013, à Haiphong, après trois jours de débats, s'est achevé le procès en appel de Doan Van Vuon ainsi que des cinq autres membres de sa famille. Ceux-ci avaient résisté les armes à la main à une troupe de policiers venus les exproprier de leur exploitation, une entreprise d'élevage de poissons et crustacés. Le tribunal populaire a confirmé la peine des deux principaux accusés et de leurs épouses, tandis qu'il allégeait légèrement celle de deux autres membres de la famille.

Quelques jours avant le début du procès, le 23 juillet, les épouses des deux accusés principaux, Nguyên Thị Thuong et Phạm Thi Bau avaient envoyé une lettre au président du tribunal de grande instance, demandant qu’une vingtaine de personnes, parents et proches des accusés, puissent assister au procès, demande qui n'avait pas reçu de réponse favorable.

Plusieurs anciens combattants avaient aussi sollicité cette même autorisation laquelle leur avait été également refusée. Seuls quelques rares parents, la mère et les épouses des accusés, ont pu pénétrer dans la salle d'audience. Pourtant, la veille même du procès, le général directeur de la Sécurité publique de Haiphong avait promis de faciliter l'accès de tous au procès.

Selon une déclaration du tribunal, le procès devait durer trois jours, du 29 au 31 juillet. Or la sentence finale a été rendue dès l'après-midi du 30 juillet. La durée du procès, plus brève que prévu, tient au fait que les nombreux points capitaux soulevés par la défense pour en débattre avec l'accusation n'ont pas été retenus.

Selon l’un des avocats de la famille de Doan Van Vuon, l'accusation ne disposait que d'une argumentation rudimentaire et de connaissances très limitées concernant les divers aspects de l'affaire qui avaient été mis en relief. C'est pourquoi le parquet a voulu boucler le procès le plus rapidement possible…

Au matin du premier jour du procès, de nombreuses personnes parvenues jusqu'à la porte du tribunal, se sont vues refuser l'entrée parce qu'elles n'avaient pas d'invitation formelle. Huit des neuf avocats assurant la défense de la famille de Doan Van Vuon étaient présents au procès. Trois juges, dont le président du tribunal, avaient été chargés de prononcer la sentence. Ceux-ci ont rejeté, dès le premier jour, un certain nombre de demandes présentées par la défense, en particulier, la convocation au tribunal des quelques fonctionnaires régionaux impliqués dans la récupération forcée de l'exploitation de la famille de Doan Van Vuon. Le tribunal n'a pas non plus accepté de modifier le chef d'accusation, à savoir la « tentative d'homicide », pour un autre moins grave.

Le deuxième jour, le représentant du parquet populaire a prononcé son réquisitoire. Il a déclaré que les accusés avaient volontairement refusé de restituer une propriété de l'État et avait résisté aux forces de l'ordre avec des armes dangereuses. D'après lui, il y avait là une véritable tentative d'homicide.

En première instance, le 5 avril 2013, le tribunal populaire de Haiphong avait condamné Doan Van Vuon et son frère Doan Van Quy à cinq ans de prison ferme pour tentative d'homicide. Sous ce même chef d'accusation, deux autres membres de la famille, Doan Van Sinh et Doan Van Vê avaient été condamnés l’un à trois ans et demi, l’autre à deux ans de prison ferme. Les épouses les deux principaux accusés avaient écopé respectivement de 15 mois et 18 mois de prison avec sursis.

Le représentant du parquet a déclaré que le tribunal devait confirmer la peine de cinq ans de prison attribuée aux deux principaux accusés. Il a cependant demandé un allégement de la peine pour les deux autres membres de la famille à cause de leur âge et du 'repentir 'qu'ils avaient exprimé.

Dans leur sentence prononcée dans l'après-midi du 30 juillet, les juges ont suivi les réquisitions du parquet. Les deux accusés principaux, Doan Van Vuon et Doan Van Quy, ont vu leur peine maintenue : cinq années de prison ferme. Il en a été de même pour leurs épouses, Nguyên Thi Thuong et Pham Thi Bau qui restent condamnées à 15 et 18 mois de prison avec sursis. Par contre, les condamnations des deux autres accusés ont été allégées. La peine de prison de Doan Van Sinh a été abrégée de neuf mois, celle de Doan Van Vê de cinq mois.

Les faits jugés en cette fin du mois de juillet 2013 s'étaient déroulés en janvier 2012 et avaient grandement ému l'opinion publique vietnamienne. Le 5 janvier 2012, dans la province de Haiphong, district de Tiên Lang, une troupe de policiers et de militaires armés étaient venus récupérer par la force un terrain consacré à l’élevage de poissons et de crustacés. L’exploitant, Doan Van Vuon, ainsi que ses proches avaient résisté, les armes à la main. Des coups de feu avaient été tirés. Le domicile privé de l’exploitant avait été entièrement détruit par les assaillants.

Aussitôt informé, l’évêque du diocèse avait mené sa propre enquête sur l’exploitant, un catholique pratiquant. Dans une lettre rendue publique, il insistait sur la bonne renommée et les mérites de Pierre Doan Van Vuon, fidèle très apprécié dans sa paroisse.

L’affaire avait immédiatement pris une ampleur peu commune. Son principal protagoniste jouissait d’une réputation flatteuse et son entreprise avait, à plusieurs reprises, reçu des éloges officiels pour ses bons résultats. Des habitants de la région épousèrent sa cause et signèrent une pétition en sa faveur. L’ensemble de la presse, même gouvernementale, avait relaté l’affaire en soulignant les violences policières et en laissant transparaître une certaine sympathie pour les victimes. Même le général Vo Nguyên Giap avait fait connaître publiquement son indignation.

Tout en maintenant les accusations d’homicide contre les exploitants ayant résisté à la police, les instances supérieures se retournèrent d’abord contre les autorités régionales. Les trois principaux responsables de l’opération policière furent limogés. Plus encore, le Premier ministre Nguyên Tân Dung convoqua une réunion au sommet qui conclut à l’illégalité de toute l’opération et prit un certain nombre de sanctions.

Cependant, l’accusation de tentative d’homicide contre l’exploitant et ses assistants fut maintenue. C'est le chef d'accusation qui fut retenu pour le procès en première instance qui eut lieu en avril 2013.

À la veille du procès, une lettre commune de l'évêque de Haiphong et du président de la commission ‘Justice et Paix’ avait demandé aux autorités la libération immédiate des accusés.
 
Truth or Hoax? Alleged Eucharistic Miracle Under Investigation in Mexico
CNA
23:28 09/08/2013

The parish priest said a ‘voice’ spoke to him before the miracle, and the Archdiocese of Guadalajara is investigating.
by CNA/EWTN NEWS 08/05/2013

MEXICO CITY — The Archdiocese of Guadalajara is investigating a possible Eucharistic miracle that is reported to have allegedly taken place in late July.
Msgr. Ramiro Valdes Sanchez, vicar general of the archdiocese, said Cardinal Jose Francisco Robles Ortega had tasked him with directing the investigation into the alleged miracle.
“First of all the testimony needs to be gathered from three people who were present, obviously in this case from the pastor,” Msgr. Sanchez said.
According to Father Jose Dolores Castellanos Gudino, pastor of Mary Mother of the Church, he saw a flash of light and heard a voice while kneeling in prayer July 24 before the Blessed Sacrament.
“Ring the bells so that everyone comes,” Father Gudino alleged the voice had told him. “I will pour blessings upon those present, and the entire day. Take your small tabernacle for private adoration to the parish altar, and put the large monstrance next to the small tabernacle. Don’t open the tabernacle until three in the afternoon, not before.”
“I will perform a miracle in the Eucharist,” the voice allegedly continued. “The miracle that will take place will be called, ‘Miracle of the Eucharist in the incarnation of love together with our Mother and Lady.’ Copy the image that I will give you now and show it to others.”
Father Gudino said the voice told him to share this message with all of his priests to aid in their conversion, and that he would fill all souls with blessings.
With local people gathered at 3pm, the priest said that he “approached the tabernacle, and upon opening it the host consecrated by Our Lord Jesus Christ was covered in blood.”
He alleged the voice also told him to establish an adoration chapel, and allow any scientific study necessary to confirm the miracle. Msgr. Sanchez said a team of experts will be assembled to investigate whether there is a scientific explanation for the phenomenon, and that samples from the host will be studied in Guadalajara.
“While this is occurring, the Church in Guadalajara, through the Cardinal Archbishop, has said that the Host should not be exposed to the public and that it be kept in a safe place, in a tabernacle,” he said.
Msgr. Sanchez explained the Church’s rules require the archdiocese’s investigators to rule out all other possible explanations.
He said, “The Catholic Church’s legal doctrine states that when an extraordinary, uncommon event occurs, the necessary precautions should be taken to determine if the event can be explained by natural causes, or if a more serious investigation is necessary to determine if it goes beyond the natural and whether, or not it should be considered a miraculous event.”


Read more: http://www.ncregister.com/daily-news/truth-or-hoax-alleged-eucharistic-miracle-under-investigation-in-mexico#ixzz2bKvfI2tE
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một vài Cảm nghiệm từ những lớp Đào tạo Ca trưởng tại các giáo phận Việt Nam
Maria Thủy Tiên
09:05 09/08/2013
Một vài Cảm nghiệm từ những lớp Đào tạo Ca trưởng tại các giáo phận Việt Nam, tháng 07/2013.

Hiến chế Phụng vụ thánh của Công đồng Vaticanô II số 112, 113 khẳng định: "Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong Phụng vụ trọng thể".

Xem hình

Hiểu được vai trò và tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây quý Đức Tổng, Đức Cha cùng với quý Cha Đặc Trách Trưởng Ban Thánh Nhạc của các giáo phận ở Việt Nam đã quan tâm đặc biệt tới Thánh ca trong Phụng vụ, và các ngài đã mời Giáo sư nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn từ Mỹ, Sài Gòn, Huế đến để huấn luyện và đào tạo Ca trưởng tại các giáo phận miền Trung ra miền Bắc vào tháng 7 hằng năm qua những lớp Ca Trưởng cấp I - II - III.

Những tháng ngày cùng sát cánh với thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý Soeur, quý thầy cô trong Ban giảng huấn tại các khóa Ca trưởng ở Tổng giáo phận Huế, giáo phận Thái Bình, giáo phận Phát Diệm và Tỉnh Dòng Phaolô Hà Nội trong năm nay 2013 đã giúp cho tôi có cơ hội được tiếp cận, học hỏi và rút ra cho bản thân mình một vài ý nghĩ về vai trò của người giáo dân trong Năm Đức Tin này.

Tôi viết lên đây với tất cả lòng yêu thương và kính mến, mong được chia sẻ những cảm nghiệm từ những hoạt động Tông đồ, hy sinh, bác ái của những người gắn liền với tinh thần sống Năm Đức Tin của Giáo Hội, cũng như nhận thấy được phần nào vai trò của người giáo dân giữa lòng Hội Thánh.

Thầy Giuse Phạm Đức Huyến cũng như quý thầy cô trong Ban giảng huấn chủ yếu là những người giáo dân bình thường như bao giáo dân khác, họ cũng có gia đình, con cái, công ăn việc làm.... nhưng trong họ đã trở nên phi thường bằng những việc tầm thường, đều đáng trân trọng và quý mến biết bao khi họ hy sinh tất cả lợi ích của cá nhân mình để mang lại lợi ích chung cho toàn thể mọi người, cho nhu cầu chung của Giáo Hội. Bởi ơn gọi căn bản và cao quý nhất của mỗi người, đó là ơn gọi được làm Kitô hữu. Qua Bí tích Thanh Tẩy, người tín hữu được tháp nhập vào Thân thể Mầu nhiệm của Đức Kitô, được quy tụ thành dân Thiên Chúa, được chia sẻ 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Kitô. Dù là giáo dân hay giáo sĩ, tất cả đều bình đẳng và được trân trọng như những bộ phận khác nhau trong cùng một thân thể. Mỗi bộ phận có chức năng riêng, nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho lợi ích chung. Dù gặp khó khăn, trở ngại nhưng họ đã không để người khác phải lo lắng, họ vẫn luôn vui tươi, lạc quan, đương đầu với những khó khăn, với những lời bàn tán xung quanh để luôn vận động và cổ vũ quý anh chị em ân nhân, cổ vũ lòng yêu mến của mọi người hỗ trợ bằng lời cầu nguyện, bằng vật chất, hầu có kinh phí giúp tổ chức các khóa Ca Trưởng ở Việt Nam, đào tạo được nhiều Ca trưởng có kiến thức chuyên môn, đạo đức giúp cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng hơn.

Tuy chỉ là một nhóm nhỏ nhưng qua những hoạt động hằng năm tại một số giáo phận Việt Nam, mọi người đã giúp góp phần làm nổi bật vai trò của người giáo dân, được khởi đi từ những mệnh lệnh của Tin Mừng:“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại?… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không thể nào che dấu được” (Mt 5,13-14), thiết tưởng những lời này phù hợp với người giáo dân hơn cả; họ là những con người sống giữa lòng trần thế, là muối, là ánh sáng cho đời, là “những nắm men” đang làm cho thế giới dậy men Tin Mừng (x. Mt 13,13). Dưới ánh sáng Công đồng Vatican II, một Công đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, lưu tâm và đề cao vai trò của người giáo dân giữa lòng trần thế.

Tinh thần hy sinh, tự nguyện của thầy Giuse cũng như quý thầy cô không đòi hỏi một sự đền đáp nào, cũng không cần đợi đến một lời kêu gọi của một Ủy ban, hay tổ chức nào...họ hoàn toàn tự phát và tự giác với lòng yêu mến Thánh Nhạc và muốn truyền tải tất cả những am hiểu của họ về lĩnh vực Thánh Nhạc và mang lại cho thế hệ sau những Ca trưởng có nhiều kinh nghiệm điều khiển ca đoàn hơn để làm phong phú thêm đời sống cầu nguyện và sinh hoạt tại mỗi giáo xứ.

Mỗi người nhận thấy được nhu cầu cấp bách của Giáo Hội và nhận ra khả năng Chúa trao ban cho mình để truyền đạt lại cho người khác như trong tinh thần mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung đề ngày 12/10/2007 đã nói một cách mạnh mẽ rằng: "Giáo dục Kitô giáo là công trình học và sống làm con người và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời. Thế hệ trước có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó, Kitô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dưới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Giáo dục Kitô giáo còn là một sứ mạng cấp bách. Sự thay đổi choáng ngợp của nền văn minh thời đại không cho phép chúng ta chần chừ trì hoãn, nếu không muốn bị đẩy vào nguy cơ tụt hậu. Hơn bao giờ hết, phương châm mà chúng ta phải nêu cao là: “Giáo dục hôm nay, Xã Hội và Giáo Hội ngày mai”.

Chính từ ý thức này, người giáo dân dấn thân vào trần thế như một chức năng riêng biệt. Ứng với từng hoàn cảnh cụ thể, tuỳ theo nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng bản thân, môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị… người giáo dân phải thích ứng và đem vào đó những giá trị Tin Mừng.

Thiết nghĩ, mỗi người phải có Đức tin với lòng yêu mến, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria mới làm được những việc có tính dài lâu như vậy. Mặt khác, công việc phục vụ dù với lòng kiên nhẫn cũng có thể bỏ cuộc giữa chừng nếu không được nuôi dưỡng bằng lòng yêu mến Chúa cao độ, lòng nhiệt thành và đam mê nghệ thuật sâu sắc.

Đây là một công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi phải có lòng yêu mến, hy sinh, say mê phục vụ, quảng đại trao ban, có lúc tinh thần thì mau mắn nhưng tiền của, vật chất cũng là 1 yếu tố quan trọng để giúp cho các khóa Ca trưởng được thành công tốt đẹp. Đã bao năm nay, công việc huấn luyện Ca trưởng tại một số giáo phận Việt Nam được duy trì cho đến lúc kết thúc chương trình khóa Ca Trưởng cấp II, cũng có giáo phận hoàn thành chương trình Ca trưởng cấp III như ở giáo phận Sài Gòn năm 2008.

Mỗi người Chúa ban cho mỗi ơn khác nhau, quan trọng là chúng ta biết nhận ra Ơn Chúa ban cho mình để đem ra thực hành trong cuộc sống và góp phần công cuộc rao giảng Tin Mừng bằng ơn ích thiêng liêng của mình.

Trong năm Đức Tin này, cùng với những hoạt động Tông đồ của Ban giảng huấn khiến tôi nhớ đến lời Thánh Giacôbê nói: "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" (Gc 2,26). Từ những công việc thầy Giuse cùng quý thầy cô đã làm tại các giáo phận đã để lại trong lòng mọi người nhận thấy được một Đức tin đích thật phát xuất mạnh mẽ từ nội tâm, thúc đẩy người tin phải hành động, bất chấp phải hy sinh hay vất vả, đau khổ. Và đức tin đích thực của mọi người được thể hiện bằng việc làm thiết thực hôm nay đó là góp phần đào tạo và huấn luyện Ca trưởng cho Chúa, cho Giáo Hội, cho các Ca đoàn.

Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Những hạt giống mà Giáo sư Nhạc sĩ Giuse Phạm Đức Huyến cùng quý thầy cô trong Ban giảng huấn gieo vãi khắp nơi trên thế giới ngày mỗi nhiều hơn trong suốt 39 năm qua (1974-2013) và những hạt giống ấy đang sinh sôi, triển nở trong từng giáo xứ, giáo phận.

Tại Tổng giáo phận Huế, chương trình huấn luyện Ca Trưởng Cấp 2 đã bắt đầu vào ngày 06-13/07/2013 tại Trung tâm mục TGP Huế với sự tham gia của gần 200 học viên đến từ các Dòng tu, các giáo xứ trong và ngoài giáo phận.

Ngoài những giờ lên lớp, Ban giảng huấn đã tranh thủ thời gian để viếng thăm Linh địa La Vang, lăng thánh Tôma Thiện tại Trí Bưu- Quảng Trị và nhà lưu niệm của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận tại Phủ Cam...hành trình tái khám phá niềm tin và tưởng nhớ đến Đức tin của các Vị tiền nhân đã giúp mỗi người nhìn nhận lại đời sống Đức tin của bản thân trong cuộc sống hôm nay. Đứng trước Linh Đài Đức Mẹ hay bàn thờ Đức Cố Hồng Y, lòng nguyện lòng dâng lên những lời ước nguyện riêng tư của bản thân và cầu nguyện cho tất cả quý vị ân nhân đã giúp đỡ cho khóa Ca trưởng, đồng thời tạ ơn Chúa đã sử dụng chính bản thân của mỗi người như khí cụ của Chúa để mỗi người ra đi làm những công việc tông đồ, phục vụ Chúa và mưu ích cho mọi người, cách riêng cho Giáo Hội tại Việt Nam.

Sau khi chia tay với Tổng giáo phận Huế, thầy Giuse Phạm Đức Huyến cùng với Ban giảng huấn tiếp tục hành trình đến với Giáo phận Thái Bình, Giáo phận Phát Diệm và Tỉnh Dòng Phaolô Hà nội là điểm dừng chân cuối cùng trong tháng 7 vừa qua.

Đến với mỗi giáo phận, Ban giảng huấn nhận được sự tiếp đón tận tình, chu đáo của quý Đức Cha, quý Cha, quý thầy và quý Soeur cũng như niềm hân hoan, vui mừng của các học viên, tạo nên niềm động viên, khích lệ lớn cho quý thầy cô cũng như giúp cho mỗi người cảm nhận được giá trị cao quý của công việc mình đang làm và vai trò của mình được quý trọng, biểu lộ mối liên hệ mật thiết giữa hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

Đặc biệt, sau khi kết thúc khóa Ca trưởng tại giáo phận Phát Diệm, Ban giảng huấn đã đến thăm giáo xứ Đồng Đinh, thuộc giáo phận Phát Diệm.

Xe vừa dừng bánh trước sân nhà thờ, đoàn chúng tôi đã nhận thấy sự vui tươi, hồn nhiên của các em thiếu nhi trong giáo xứ đứng dàn hàng đón chào đoàn, tạo nên bầu khí thân thương, gần gũi giữa những con người xa lạ, ngăn sông cách núi lại với nhau. Tiếng cười nói, hò hát hòa lẫn vào tiếng vỗ tay đượm vẻ đẹp chân chất của những con người miền quê sông nước, quanh năm lụt lội...dù khó khăn bao trùm trên nhiều phương diện nhưng từ nơi những con người ấy toát lên một đời sống Đức tin mạnh mẽ, sống động của giáo xứ nghèo tại nơi đây.

Dưới sự hướng dẫn của Cha quản xứ, chiếc thuyền lớn nổ máy đã đưa đoàn chúng tôi nhẹ lướt trên sông nước, mây núi hữu tình tới núi Gò nơi có tượng Đức Mẹ Sầu Bi nằm giữa con sông Hoàng Long quanh co uốn khúc. Đứng dưới chân tượng Đức Mẹ chúng tôi được Cha quản xứ Đồng Đinh kể lại về những sự tích lịch sử của giáo xứ đã diễn ra tại núi Gò này. Càng đi sâu vào lời kể, chúng tôi như được trải nghiệm, chia sẻ, cảm thông với những đau thương, mất mát của người dân trong xứ đạo.

Rời xứ Đồng Đinh đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình đến Đan Viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình thăm Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Đây là cuộc thăm viếng Đức Tổng Giuse lần thứ hai tại Đan Viện Châu Sơn (lần thứ nhất vào tháng 07/2011).

Đến Đan Viện, thầy Giuse Phạm Đức Huyến đã giúp cho quý thầy trong Đan Viện hiểu biết thêm về nhạc Bình ca, Tiết tấu nhạc Bình ca trong suốt 3 giờ đồng hồ liên tiếp, giúp cho tiếng hát của các cha, các thầy trong Đan Viện đã sốt sắng càng sốt sắng hơn.

Mỗi người chúng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhận được sự đón tiếp ân cần, vui vẻ của Đức Tổng Giuse cùng với Đan Viện Phụ tạo thêm niềm động viên rất lớn cho mọi người cũng như cảm nhận được sự ưu ái, quan tâm đặc biệt của Đức Tổng Giuse và Đan Viện Phụ dành cho mỗi người trong đoàn. Đức Tổng Giuse đã dẫn chúng tôi đi thăm quanh khuôn viên Đan Viện và chia sẻ cùng mọi người về những công trình Vườn Cầu nguyện Fatima đang được xây dựng.

Đoàn chúng tôi rời Đan Viện Châu Sơn lúc trời vừa chập choạng tối, vất vả trên những tuyến đường, lại thêm rắc rối phần thủ tục giấy tờ xe ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội đã khiến chúng tôi mệt lả người nhưng cũng cố gắng ăn tạm, ăn vội những mẩu bánh cho qua bữa tối dọc đường. Chúng tôi đến Hà Nội giữa đêm khuya, vội vã nhận phòng, cất dọn đồ đạc để kịp nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi khai giảng khóa Ca trưởng Cấp I, đợt I sáng hôm sau tại Cộng đoàn St Antonie Hàng Bột.

Những ngày ở Hà Nội, Ban giảng huấn đã có những giây phút gặp gỡ Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn tại Tòa giám mục Hà Nội. Trong buổi trò chuyện, Đức Tổng Phêrô đánh giá cao tinh thần hy sinh, quảng đại của mọi người và sự uy tín của Ban giảng huấn. Đồng thời, Ngài cũng đề cao công việc đào tạo Ca Trưởng của thầy Giuse Phạm Đức Huyến, quý thầy cô rất cần thiết cho Giáo Hội nói chung và cách riêng tại các Dòng tu, chủng viện...Và Đức Tổng cũng vui vẻ dí dỏm nói với mọi người: như vậy thầy Giuse Phạm Đức Huyến là Bề Trên Cả rồi đấy nhé. Đức Tổng Phêrô cũng chia sẻ thêm: một linh mục không biết hát thì khó có thể dẫn dắt cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng được, cụ thể là trong việc xướng kinh Vinh danh.....Linh mục là vị chủ tế, dẫn dắt cộng đoàn cầu nguyện, nếu không xướng được thì Cộng đoàn sẽ lo ra, thánh lễ thiếu phần sốt sắng. Ngoài ra, nếu được, rất nên thành lập những Viện Cao Ðẳng Thánh Nhạc.

Ngoài ra, trong cuộc hành trình giảng dạy các lớp Ca Trưởng Việt Nam từ Trung ra Bắc Ban giảng huấn còn để lại những dấu chân trên cát bờ biển Thái Bình với Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Đệ trong một buổi tối hóng gió, rồi những buổi mưa như trút nước ở khu du lịch nổi tiếng Bái Đính, Ninh Bình khá thú vị…Cũng như những giờ phút thân tình với Đức Cha Giuse Nguyễn Năng về quần thể kiến trúc Phát Diệm, về sự tiến triển của các ca đoàn trong giáo phận…

Thấp thoáng tháng 7. 2013 đã trôi qua nhưng hình ảnh về các khóa Đào tạo Ca trưởng và những kỷ niệm về chuyến đi, về những buổi gặp gỡ, những câu chuyện chia sẻ thấm đượm ý nghĩa sâu sắc vẫn luôn đọng lại trong tâm hồn mỗi người.

Câu Quan họ vừa nghe các liền anh liền chị hát tối thứ sáu ngày 26 tháng 7 tuần vừa qua tại giáo xứ Ngô Khê, Bắc Ninh "Người ơi, người ở đừng về..." vẫn không níu kéo được bước chân của quý thầy cô, mọi người chia tay nhau trong nụ cười, bên cái vẫy tay đầy ắp kỷ niệm, rồi trong cái hẹn "đến hẹn lại lên".

Tạ ơn Chúa và tri ân Mẹ Maria La Vang đã nâng đỡ bước đường phục vụ của chúng con trong Năm Đức Tin này với tinh thần yêu mến, giúp chúng con khám phá và nhận ra giá trị cao cả mà Chúa đã ban cho chúng con qua vai trò là những giáo dân tầm thường như chúng con.

Maria Thủy Tiên
 
Phái Đoàn Hành Hương Niềm Tin Úc Châu 2013 Kính Viếng Đức Mẹ Guadalupe Mexico
Jos. Vĩnh SA
19:06 09/08/2013
Mexico City

Phái đoàn chúng tôi sau khi từ Nam Mỹ Châu, bay về Houston qua 9 tiếng đồng, đáp phi trường George Bush,Texas, sau đó chuyển máy bay. Vì phái đoàn có gần 70 người, nên bị quầy check in trong phi trường George Bush chia ra thành 2 nhóm:

Nhóm Cha Quảng hướng dẫn đi máy bay nhỏ xuống Mexico

Nhóm do Cha Liêm hướng dẫn đi bằng Airbus 320.

Nhóm cha Quảng đến Mexico trước 1 tiếng. Từ Houston Texasbay xuống Mexico city, thủ đô của nước Mễ Tây Cơ mất 02 tiếng 45’ bay. Chúng tôi đáp xuống phi trường quốc tế Mexico vào lúc 01 giờ chiều.

Cả hai nhóm gặp nhau trong phi trường Mexico, nhưng toàn bộ hành lý của phái đoàn bị thất lạc, vì lý do hãng máy bay United chuyển thẳng hành lý từ Rio De Janeiro về Mexico bằng chuyến bay khácMặc dù phái đoàn bị thất lạc hành lý, nhưng chúng tôi vẫn phải lên 2 xe bus lớn, do hai hướng dẫn viên du lịch người Mễ đã chờ đón sẵn ở cửa phi trường và chở chúng tôi vào thành phố và đưa đi thăm quan một vòng thành phố Mexico city, sau đó về khách sạn nhận phòng.

Mãi đến tối, thì hành lý được công ty United giao đến tận khách sạn, nhưng các Vali đều bị cắt khóa mở tung, để kiểm soát. Các đồ đạc bên trong bị giũ lộn xà ngầu, tuy nhiên đồ đạc không bị mất nhiều, chỉ có 2 người bị mất đồ: Một người bị mất chiếc Mobilephone bỏ trong Vali lớn và một người mất một gói quà kỷ niệm mua từ Rio đem về Úc để làm quà cho thân nhân.

XEM HÌNH

Trong thời gian chờ hành lý, chúng tôi được hướng dẫn đi thăm thành phố Mexico. Thủ đô Mexico nằm trong tiểu bang cũng có tên là Mexico và có nét sinh hoạt tương tự như Sàigòn VN, với dân số gần 30 triệu người. Theo hướng dẫn viên du lịch cho biết, có lẽ Mexico City là thành phố có đông dân cư nhất thế giới. Theo ước tính, thì trong nội thành có khoảng 16 đến 18 triệu dân. Người vô gia cư và thất nghiệp rất nhiều, nên không thể kiểm kê chính xác được. Ngoại thành có khoảng hơn 10 triệu.

Các khu phố dân cư lao động, nhà cửa lụp xụp, tồi tàn, xây cất vô trật tự. Đa số người dân buôn bán trên hè phố, chợ trời. Chợ hè phố mọc trên các phố phường san sát bên nhau, như các khu phố ở Sàigòn bên VN, có những khu phố giống như phố Hàm Nghi chợ cũ, chợ Thiếc, Đông An Sàigòn và Cầu Muối bên VN. Ngay cả các đại lộ chính của trung tâm thành phố họ cũng buôn bán như vậy. Nhà cửa thì xây cất nham nhở, nửa chừng. Xây cất vô trật tự, mạnh ai người nấy cất. Nhất là trong các đường phố nhỏ và khu nhà ổ chuột, nhỏ hẹp như khu Bàn Cờ hay Khánh Hội VN. Đây là một kẽ hở trong luật pháp của chính phủ. Nếu bất cứ căn nhà nào, hay cao ốc nào đang xây cất, hoặc xây cất dở dang, chưa hoàn tất, thì không phải đóng thuế. Do đó các chủ nhà cứ phè ra, nhà chỉ cần có vách tường và mái che là kéo nhau vô ở, sinh sống, không cần phải vào áo, tô tường làm đẹp nhà cửa, mục đích để trốn thuế. Hầu hết các khu gia cư bình dân lao động, thì coi như không có căn nhà nào, mà có bàn tay của các kiến trúc sư vẽ kiểu. Họ tự xây cất lấy không cần kỹ thuật và an toàn.Vì dân số quá đông cho nên nhà cửa xây cất dính sát vào nhau. Các khu vực ngoại ô, từ đỉnh núi xuống trườn núi và chân núi, nhà mọc lên như nấm, vô trật tự, nhìn xa như những đống rác khổng lồ.

Đường xá cầu cống trong trung tâm thành phố thì cũ kỹ, tồi tệ, ít được sửa chữa và bảo trì, hầu như từ khi xây cất cho đến nay không ai để ý đến tu sửa. Xe cộ giao thông, luật lệ lỏng lẻo, các ngã tư lớn có đèn xanh đèn đỏ, con buôn tràn xuống bán hàng. Mỗi khi xe cộ dừng lại, thì các con buôn nhào xuống đường, chèo kéo, mời mọc hành khách mua hàng, không an toàn, rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảnh sát vẫn làm ngơ. Lại có cả một nhóm chuyên trấn át tài xế, khi xe dừng lại ở đèn đỏ, thì họ bu lại, kẻ thì lật quạt nước lên, người thì xịt nước xà bông lên kiếng, kẻ thì lau kiếng, không cần biết tài xế có đồng ý hay không? Họ làm rất nhanh. Rồi một người thò tay đòi tiền tài xế. Nếu tài xế không cho tiền, chúng để quạt nước của kiếng trước xe dương trên trời, không thèm kéo xuống, khiến tài xế bực mình, phải cho tiền họ. Cảnh sát đứng gần, tỉnh bơ, coi như không có chuyện gì xảy ra. Xe Taxi rất cũ, còn xe Mini Bus thì cổ lỗ sĩ giống như những chiếc xe đò thời Pháp thuộc bên VN trước năm 1975 đón khách liên tỉnh. Nhiều xe có tuổi cao cỡ 4 – 50 năm, mui, cửa đã rỉ xét, chắp vá lung tung. Xe Mini bus đón và thả khách xuống giữa đường, không cần trạm stop. Đường phố thì ổ gà, ổ vịt, rác rến bay lung tung, xe chạy tứ tung. Nhưng toàn là xe hơi không có bóng dáng xe gắn máy hoặc xe hai bánh nào cả. Xe hơi cũ rích khá nhiều, đủ màu sắc, thượng vàng hạ cám, cho đến xe mới toanh, tràn lan trên đường phố.

Trên các đại lộ chính, chỗ nào có bồn cỏ và công viên giữa đường, có ghế ngồi nghỉ chân cho khách bộ hành hoặc ghế ngồi hóng mát ngắm cảnh, thì nơi đó có các xe đẩy: bán kiếng, quầy bán Gift, ghế hớt tóc và ghế ngồi đánh giầy mọc lên. Con buôn xuất hiện chèo kéo hành khách qua lại, để bán hàng.

Rất nhiều ghế ngồi đánh giầy rất cao có mui và có nệm, cũng xuất hiện khá nhiều trên hè phố. Người chủ giầy ngồi trên cao như vua, còn người đánh giầy thì quỳ hoặc ngồi thật thấp để đánh giầy. Các con buôn rao bán hàng và mời khách như bên VN. Họ nói thách trên trời dưới đất, họ nói giá 10, nhưng người mua chỉ trả 5 hoặc 6, họ cũng bán, đa số là hàng giả, hàng nhái, hàng sản xuất từ Tàu và Mễ.

Ngày thứ Hai ở Mexico, phái đoàn chúng tôi đến viếng linh địa Đức Mẹ Guadalupe, nơi Đức Mẹ hiện ra với thánh Diego trên cánh đồng Guadalupe.

Linh địa Mẹ Guadalupe rất đông khách hành hương đến tấp nập. Quảng trường và trung tâm hành hương Guadalupe lớn hơn Fatima và đông khách hành hương hơn Fatima.

Trên thế giới, người Công Giáo đa số chỉ nghe và biết nhiều về Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Mẹ Fatima, chứ ít người biết đến Đức Mẹ Guadalupe. Cho nên khách hành hương đến đây, đa số những người Công Giáo thuộc vùng Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ và những người Mễ đến kính viếng Đức Mẹ Guadalupe. Lắng tai nghe kỹ, thì thấy họ nói chuyện với nhau, toàn bằng tiếng Tây Ban Nha. Chứng tỏ họ là dân Châu Mỹ La Tinh.

Dân Mễ có 85% theo đạo Công Giáo, ngay trong thành phố Mexico city đã có tới 30 giám mục. Tại Guadalupe, cứ cách ½ tiếng đồng hồ thì có một thánh lễ đồng tế, được cử hành trong đại Vương Cung Thánh Đường. Vương Cung thánh đường được xây cất, theo kiến trúc hình tròn, có sức chứa lên đến 5 – 6 ngàn người. Thánh lễ giờ nào cũng đông nghẹt người.

Phái đoàn chúng tôi được tham dự thánh lễ đồng tế do Đức Hồng Y Mexico chủ tế. Ngài giảng rất hùng hồn. Tôi có thể đoán được bài giảng của Ngài có sức thu hút người nghe, vì có rất nhiều đợt vỗ tay vang dội tán thưởng. Nhưng Ngài giảng cũng khá dài, tôi bấm đồng hồ, ước tính bài giảng của Ngài dài khoảng 20’ mới chấm dứt. Nhìn lên trên gian cung thánh, có những linh mục đồng tế đã ngáp dài và có vị cúi mặt xuống buồn ngủ.

Đền thờ Mẹ Guadalupe cũ, nằm kế bên Vương Cung Thánh Đường, được xây cất theo kiểu Gothic, đã khá cũ có thể trên 200 năm. Đền thờ đã bị lún, tháp nghiêng sang phải, có độ nghiêng khoảng gần 2 độ, nhìn thấy rõ.

Quảng trường Guadalupe có nhiều địa điểm ghi lại các dấu tích nơi Đức Mẹ hiện ra, trao cánh hoa hồng cho thánh Diego.

Vùng Guadalupe thời thánh Diego là một cánh đồng bao la, hoang dại, toàn cỏ cây, thế mà khi Đức Mẹ hiện ra đã trao cho thánh Diego một bông hồng xinh tươi thơm ngát. Thánh Diego là một người ngoại giáo, không biết gì về Thiên Chúa, tổ tiên của Ngài chỉ thờ thần khí và trời đất.

Gần cuối quảng trường có một núi thánh rất đẹp, có hồ nước nhân tạo và tượng Đức Mẹ ngay trên trườn núi, phía dưới chân Mẹ là một đoàn con cái sắc dân Da Đỏ tạc bằng tượng đá, đến kính viếng Đức Mẹ.

Ngày thứ Ba chúng tôi đi thăm khu làm thủ công nghệ, điêu khắc đá cẩm thạch và làm đồ gốm, cách thành phố 2 tiếng lái xe, đến thăm hai ngọn núi Kim Tự Tháp Mexico, nơi giữa cánh đồng hoang vắng bát ngát bao la.

Kim Tự Tháp Mexico có hai ngọn núi:

Núi mặt Trời và núi mặt Trăng được xây cất từ năm thứ I trước Chúa Giáng Sinh đến năm 250 sau Chúa Giáng Sinh mới hoàn tất.Kim Tự Tháp Mexico có hai ngọn núi:

Kim Tự Tháp mặt Trời và Kim Tự Tháp mặt Trăng được xây cất từ năm thứ Nhất trước Thiên Chúa Giáng Sinh đến năm 250 sau Chúa Giáng Sinh mới hoàn tất.

Kim Tự Tháp mặt Trời được nằm ở hướng Bắc với hơn 2,000 năm tuổi và lớn hơn Kim Tự Tháp Ai Cập.

Kim Tự Tháp mặt Trăng nằm hướng Nam nhỏ hơn và cách xa nhau khoảng một cây số.

Từ núi Bắc xuống núi Nam, du khách phải đi bộ trên một đại lộ khá lớn và rộng, được trải nhựa và đá đất. Hai bên đại lộ là những bức tường gạch cổ kính, có tường đã đổ xuống theo thời gian. Đây là một dãy nhà, hay hoàng thành đã được xây cất dang dở từ thời cổ đại, hoặc các hang động thời tiền sử.

Phái đoàn cùng nhau hò hét và cố gắng leo lên đến trên đỉnh núi Mặt Trời với gần 200 bậc thang. Lên đến đỉnh thì mọi người thở hơi ra đàng tai, đầu gối muốn lung lay bởi bậc thang bước lên thật dốc, phải bám vào giây cáp hai bên để đu theo cho đỡ mỏi gối. Khi xuống, phải bám vào giây cáp và bước ngang, xuống từng bậc. Mọi người, ai cũng sợ, trượt chân, sẽ lộn nhào xuống đáy vực thẳm. Sau khi leo lên Sun Pyramid, Tour Guiders hỏi chúng tôi, có ai muốn leo lên Lunar Pyramid nữa không? Mọi người đều lắc đầu say: NO vì đã qúa đừ.

Sau khi thăm viếng Kim Tự Tháp Mexico, phái đoàn được dẫn về nhà hàng ăn trưa, sau đó phái đoàn được phân chia thành hai nhóm:

Nhóm trở lại kính viếng Đền Mẹ Guadalupe và thăm nhà thờ chính tòa Tổng Giáo Phận Mexico city do cha Liêm và Soeur Nga hướng dẫn, rồi đi dạo shopping chung quanh khu nhà thờ.

Nhóm đi thăm viện bảo tàng quốc gia do Cha Quảng và Soeur Thủy hướng dẫn.

Trong viện bảo tàng, đa số là lưu giữ những di tích lịch sử văn hóa cổ đại của người dân da đỏ Mỹ Châu thời tiền sử và những di tích văn hóa của người Tây Ban Nha khi đổ bộ xâm chiếm vùng Mexico này.

Buổi chiều chúng tôi trở về city thăm các khu phố chợ trời & shopping centre. Đa số hàng hóa bên Mễ cũng sản xuất từ Tàu. Nhưng hàng hóa bên Mễ rất rẻ. Thuốc Tây sản xuất theo tên Pháp. Nếu muốn mua, chỉ cần vào tiệm thuốc Tây nói tên thuốc là họ bán cho, không cần phải có toa bác sĩ. Y tế Mễ giống như VN là thế đó. Trong các shopping lớn, bán hàng hiệu, thì họ bán đúng giá không nói thách.

Sau 3 ngày thăm viếng Mexico city. Sáng thứ Năm ngày 01 tháng 8, phái đoàn chúng tôi check out, rời khách sạn từ 5 giờ sáng, ra phi trường quốc tế Mexico bay về Los Angeles, California.

12 giờ trưa thứ Năm ngày 01/8/2013, chúng tôi đến Little Sàigòn Wesminter, được trưởng phái đoàn dẫn vào nhà hàng Mỹ Nguyên khu Gardens Grove dùng một bữa cơm thịnh soạn với các món ăn Việt Nam thuần túy như: canh chua, cá kho tộ, cải xào dầu hào, cá hấp tương gừng, cá chiên chấm nước mắm gừng tỏi ớt..vv.. Ai cũng khen ngon. Vì sau 6 tuần hành hương trên các vùng trời Trung Đông, Âu Châu, Nam Mỹ. Hơn một tháng rưỡi chưa được ăn bữa cơm nào thuần túy của VN. Trưa nay được trưởng phái đoàn dẫn đến nhà hàng Việt, ăn một bữa cơm thuần túy quê hương. Ôi sao! mà nó ngon miệng chi lạ. Mọi người đánh chén không ngừng, cho đến khi căng da bụng mà vẫn còn thèm.

Buổi tối Cha trưởng đoàn lại dẫn bà con đi ăn bánh xèo ở Little Sàigòn và bánh cuốn chả cá Lã Võng nước mắm cà cuống.

Sáng thứ Sáu ngày 02/8 cả phải đoàn lên chục chiếc xe lớn nhỏ, chở đến Phở 45 ở Little Sàigòn uống cà phê ăn sáng.

Sau khi ăn sáng xong, mọi người bắt tay nhau, từ gĩa, tan hàng, mạnh ai người nấy dông. Mỗi người đi một phương. Người ở lại, kẻ đi tiếp.

Còn ½ phái đoàn thì đi dạo shop Phúc Lộc Thọ, rồi chuẩn bị đến chiều ra phi trường LAX lên đường về lại Úc Châu. Chấm dứt chuyến hành hương và Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013.

Hẹn gặp lại trong chuyến đi tới Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 tại Krakow, Poland quê hương của ĐGH John Paul II

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gốc gác sự ác, tôn giáo có cổ vũ bạo lực không?
Vũ Văn An
01:59 09/08/2013
Vụ đặt bom cuộc chạy đua đường trường tại Boston đã dấy lên nỗi sợ khủng bố và mang lại một khuyến khích mới đối với lối suy nghĩ thường tình của xã hội ta đối với nỗi sợ này: đẩy nó vào lãnh vực phi lý ngược với tính hợp lý của ta. Việc tiết lộ cho thấy những người gây ra tội ác này theo Hồi Giáo xuất thân từ một nơi vốn chấp chứa người Hồi Giáo quá khích lại càng làm nóng hơn nữa một trong những chủ đề hết sức dai dẳng trong các cuộc tranh luận công cộng của ta hiện nay, tức ý niệm cho rằng tôn giáo có khuynh hướng cổ vũ bạo lực. Một số các bài báo mới đây cho thấy rõ điều đó: “Tôn Giáo Có Lên Động Lực Cho Các Tên Đặt Bom Hay Không?” (The Washington Post) hay “Các Tên Tình Nghi Đặt Bom Tại Boston Được Coi Là Bị Thúc Đẩy Bởi Tôn Giáo” (The Associated Press).

Đâu là động lực chính xác của các tên đặt bom là điều còn cần phải được ráp nối lại với nhau và rất có thể chẳng ai biết ngọn nguồn được. Điều gì khiến một thanh niên cho nổ tung xác người lạ thường gồm nhiều yếu tố hết sức phức tạp mà chính kẻ phạm tội cũng không biết rõ. Tuy nhiên, điều ai cũng biết là một hình thức Hồi Giáo nào đó đã ảnh hưởng tới thế giới quan của anh em nhà Tsarnaev. Sự kiện này vốn được quan niệm là đủ để kể cuộc đặt bom ở Boston như một giai đoạn đen tối nữa trong lịch sử lâu dài của bạo lực tôn giáo. Phương Tây thế tục thường duyệt lại cả một chuỗi dài các giai đoạn như thế: nào là thập tự chinh, nào là tòa án Giáo Hội, nào là Aztec giết người tế thần, nào là chiến tranh tôn giáo tại Âu Châu, lại còn cuộc tấn công 11 tháng 9 nữa v.v... để kết luận rằng tôn giáo có khuynh hướng đặc biệt muốn nghiêng về tấn công bạo lực.

Không ai chối cãi được rằng các truyền thống đức tin như Kitô Giáo và Hồi Giáo có thể và thực sự đã góp phần vào bạo lực. Một hình thức Hồi Giáo nào đó quả có hiện diện trong số các động lực hỗn độn nơi anh em nhà Tsarnaev. Không đủ để bảo rằng họ không phải là những người Hồi Giáo tốt, cũng như không đủ để bảo rằng Thập Tự Quân không thực sự là Kitô hữu vì họ vốn không hiểu thế nào là sứ điệp thực sự của Chúa Giêsu. Hồi Giáo cũng như Kitô Giáo không phải chỉ là những bộ giáo thuyết mà còn là các kinh nghiệm sống...

Ta hẳn phải đồng ý với các nhận định theo lương tri rằng Kitô Giáo và Hồi Giáo và nhiều truyền thống tôn giáo khác có thể góp phần vào bạo lực. Tuy nhiên, có những người đi quá nhận định ấy mà cho rằng tôn giáo có khuynh hướng đặc biệt cổ vũ bạo lực, nghĩa là, tôn giáo nghiêng nhiều về bạo lực hơn hẳn các ý thức hệ và định chế thế tục. Nói cách khác, ý niệm cho rằng tôn giáo gây ra bạo lực tùy thuộc việc tương phản nó với một điều gì đó ít nghiêng về bạo lực hơn. Điều gì đó chính là “thế tục”. Vì họ cho rằng tôn giáo chủ trương phi lý, cuồng tín và chủ nghĩa tuyệt đối, tất cả đều là gốc gác của bạo lực, điều mà các thực tại thế tục không vướng phải. Chính vì thế, mọi xã hội thế tục đều đang cố gắng thuần hóa tôn giáo bằng cách loại nó ra khỏi lãnh vực công cộng và dựng lên nhiều bức tường phân cách Giáo Hội và nhà nước. Cuộc đặt bom tại Boston xem ra đã là chứng cớ nữa cho thấy “sự khôn ngoan” của việc thuần hóa các đam mê tôn giáo.

Tôn giáo và chủ nghĩa quốc gia

Tuy nhiên càng vào sâu các động lực của anh em nhà Tsarnaev, ta càng thấy vấn đề thêm phức tạp. Quê hương của anh em nhà này là Chechnya, một đất nước đang trở thành nơi ươm chủ nghĩa quá khích của Hồi Giáo. Thập niên qua từng chứng kiến những cuộc tấn công khủng khiếp của quân phiến loạn Chechen vào nhà hát Moscow và trường tiểu học Ossetia. Theo truyền thống, Hồi Giáo Sunni vốn chuộng hòa bình, với sự hiện diện đông đảo của phái Sufi. Một số học giả cho rằng người Chechen trở lại Hồi Giáo trong các thế kỷ từ 16 tới 19 một phần là để được đế quốc Ottoman hỗ trợ chống lại quân xâm lăng Nga. Nước này chính thức sáp nhập Chechnya vào đầu thế kỷ 19, và từ đó, quân nổi dậy Chechen đã tổ chức nhiều cuộc chiến đấu để thoát ách thống trị của người Nga.

Cuộc nổi loạn gần đây nhất đã nổ ra nhân có sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Người Chechen hy vọng giành được độc lập như các cộng hòa Xô Viết cũ, nhưng cố gắng giành độc lập của họ đã bị dập tắt bởi hai chiến dịch quân sự tàn bạo của Nga, trong đó, đến thường dân cũng bị tấn công. Chính phủ Nga vốn coi Chechnya là một phần của nước họ, dù hiện nay chỉ có 2% người Chechnya nói tiếng Nga. Nga cũng muốn làm nản các cố gắng giành độc lập của các nhóm thiểu số khác. Sự tàn bạo trong giải pháp của người Nga đã bùng khơi dậy ngọn lửa cuồng nhiệt của chủ nghĩa quốc gia Chechen, một chủ nghĩa, trong suốt hai thập niên qua, đã được pha trộn với chủ nghĩa thánh chiến Hồi Giáo của phái Wahhab.

Trong tường thuật về anh em nhà Tsarnaev của truyền thông, vai trò của tôn giáo tiếp tục được nói tới một cách rộng dài; nhưng vai trò của chủ nghĩa quốc gia thì bị âm thầm đẩy qua một bên. Không ai thèm bàn luận tới chủ nghĩa cuồng tín gây ra bởi lòng tận tụy đối với ý niệm quốc gia Chechen, cũng không bàn gì tới bạo lực gây ra bởi việc người Nga cứ nằng nặc cho rằng Chechnya là đất của họ. Tại sao thế? Tại sao lòng tận tụy đối với chủ nghĩa thánh chiến lại nguy hiểm đến thế đối với chúng ta, trong khi lòng tận tụy đối với niềm tự hào Nga, được vũ trang tốt hơn nhiều, lại chỉ là chuyện phù phiếm và thường có thể bênh đỡ được? Tại sao ta lại thích nói về mối liên hệ với Hồi Giáo của anh em nhà Tsarnaev hơn là về chủ trương chính trị rõ ràng của anh em nhà này chống lại các cuộc xâm lăng của Mỹ vào Iraq và A Phú Hãn?

Vì người Tây Phương hiện nay bị mê hoặc bởi sự liên kết “tôn giáo và bạo lực”. Chiến tranh nhân danh chủ nghĩa quốc gia, tự do, dầu hỏa và những vấn đề phù phiếm khác thuộc lãnh vực thế tục ít khi được kể là bạo lực. Tại Nghị Hội Mỹ-Hồi Giáo Thế Giới năm 2007 tại Qatar, sau gần 4 năm Mỹ chiếm đóng Iraq, David Satterfield, cố vấn cao cấp và là phối trí viên Iraq tại Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ, đã đọc một bài diễn văn lên án những người ở Iraq “đang cố gắng thực hiện cho bằng được các mục tiêu của họ bằng việc sử dụng vũ khí”. Như nhà báo Rami Khouri từng chua chát nhận định “Làm như thể Mỹ không sử dụng vũ khí khi xâm lăng Iraq!”.

Dĩ nhiên, không điều gì có thể biện minh cho việc đặt bom tại Boston. Ở đây, chỉ muốn nói rằng ta thích nại tới nguyên nhân bạo lực tôn giáo hơn là tò mò khi các nguyên nhân “thế tục” rõ ràng đang chủ động. Tại sao? Vì ta quen phân chia cuộc đời thành hai lãnh vực tôn giáo và thế tục. Ta đã quen nghĩ rằng tận tụy với tôn giáo của mình chỉ tốt trong một giới hạn nào đó, trong khi lòng tận tụy yêu nước công khai đối với quốc gia mình lúc nào cũng tốt cả. Ta ngỡ ngàng trước bạo lực nhân danh tôn giáo, nhưng thường lại chấp nhận sự cần thiết, thậm chí cả nhân đức giết người vì quê hương mình.

Liệu hai thứ bạo lực này, tôn giáo và thế tục, có thực sự khác nhau không? Nhiều học giả ngày nay đặt nghi vấn liệu cái thứ phân biệt nhị phân này giữa tôn giáo và thế tục có hiển nhiên như bề ngoài cho thấy hay không. Thí dụ, có những học giả coi chủ nghĩa quốc gia như một tôn giáo. Nó cũng có những nghi thức long trọng có tính hiệp thông thánh thiêng, cũng cứu rỗi qua hiểm nguy và hy lễ máu nhân danh tập thể, cuốn Nationalism : A Religion (Chủ Nghĩa Quốc Gia: Một Tôn Giáo) của Carlton Hayes là một điển hình. Braden Anderson thì cho rằng “chủ nghĩa quốc gia tự nó là một tôn giáo duy phục hồi”. Theo Carolyn Marvin và David Ingle, “chủ nghĩa quốc gia là tôn giáo mạnh nhất của Hiệp Chúng Quốc, và có lẽ của nhiều quốc gia khác”. Robert Bellah đã đặt tên cho tôn giáo công cộng của Hiệp Chúng Quốc là “tôn giáo dân sự”, chuyên khẩn cầu “vị Thiên Chúa” tổng quát và đặt căn bản trên lòng sùng mộ nặng về nghi lễ đối với vai trò “cứu rỗi” của Hiệp Chúng Quốc trong các biến cố thế giới. Các tôn giáo cổ truyền như Kitô Giáo và Do Thái Giáo vẫn được thực hành tại Hiệp Chúng Quốc, nhưng chúng thuộc phạm vi tư...

Nếu chủ nghĩa quốc gia là một tôn giáo, thì điều này có nghĩa gì đối với ý niệm coi tôn giáo có khuynh hướng cổ vũ bạo động? Vì ý niệm này vốn tùy thuộc đường ranh rõ rệt giữa các ý thức hệ và định chế tôn giáo và thế tục. Nhưng nếu chủ nghĩa quốc gia là một tôn giáo, thì đường ranh này đâu còn đứng vững, và ý niệm cho rằng tôn giáo tạo nên bạo lực đâu còn giá trị.

Ý nghĩa của tôn giáo

Rõ ràng ta đang đương đầu với hai định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Trong các xã hội hiện đại ở Tây Phương, người ta thường cho rằng tôn giáo chỉ các hình thức thờ phượng minh nhiên kêu cầu Thiên Chúa hay các thần minh. Cách tiếp cận này được gọi là cách tiếp cận duy bản thể (substantivist) vì dựa trên bản chất niềm tin của người ta. Kitô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo và một ít tôn giáo khác đủ tư cách gọi là “tôn giáo thế giới”. Chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa Mácxít, chủ nghĩa tư bản v.v... không phải là tôn giáo vì chúng không trực tiếp tham chiếu tới Thiên Chúa hay thần minh. Do đó, chúng thuộc lãnh vực “thế tục”. Các ý thức hệ và định chế thế tục thường được coi có tính trần đời và hợp lý hơn, ít duy tuyệt đối hơn các niềm tin kêu cầu các thần minh ở thế giới bên kia. Đối với nhiều người, điều này giải thích tại sao tôn giáo dễ bạo động hơn các thực tại thế tục.

Tuy nhiên, khảo sát kỹ cách tiếp cận tôn giáo có tính duy bản thể, ta thấy có nhiều vấn đề. Một số hệ thống tín ngưỡng thông thường vốn được coi là tôn giáo, như Phật Giáo, Lão Giáo và Khổng Giáo, chẳng hạn, có nhắc gì tới Thiên Chúa hay thần minh gì đâu. Các cách tiếp cận duy bản thể thường giải đáp vấn đề này bằng cách tìm ra hạn từ có tính bao gồm hơn hạn từ Thiên Chúa, như đấng siêu việt, đấng siêu nhiên, đấng siêu nghiệm, đấng cứu rỗi v.v... để định nghĩa điều được coi là tôn giáo. Nhưng hạn từ dùng để định nghĩa càng bao gồm thì càng khó loại những thực tại như chủ nghĩa quốc gia ra khỏi phạm trù tôn giáo. Há chủ nghĩa quốc gia cũng không siêu việt đó sao? Há mọi giá trị đều không siêu nghiệm cả đó sao? Tại sao loại chủ nghĩa Mácxít vô thần khỏi phạm trù này mà lại không loại Phật Giáo, một tôn giáo vốn không chủ trương thần thánh?

Cách tiếp cận thứ hai trong việc định nghĩa tôn giáo đã giải quyết vấn đề này bằng cách nới rộng phạm trù này để nó bao gồm cả chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa tư bản và cái gọi là ý thức hệ và thực hành “thế tục”. Cách tiếp cận này gọi là cách tiếp cận duy chức năng (functionalist). Vì nó định nghĩa tôn giáo không theo bản thể của điều người ta bảo họ tin nhưng theo cách một điều gì đó thực sự tác động trên cuộc sống người ta. Năm 2001, khi hệ thống cung cấp điện của California (vừa ra khỏi chế độ qui định) bị cúp luân phiên, một giáo sư kinh tế học, từng là một trong các kiến trúc sư của việc chấm dứt qui định này, tuyên bố trên tờ New York Times rằng thị trường tự do luôn luôn có hiệu quả hơn qui định của chính phủ: “tôi tin vào định đề này như một tín điều tôn giáo”. Người chủ trương duy bản thể sẽ cho rằng ông ta chỉ nói theo nghĩa phúng dụ. Người chủ trương duy chức năng thì cho rằng ông ta nghĩ theo nghĩa phúng dụ hay không không có gì khác biệt cả; điều quan trọng là cung cách ứng xử của ông ta, tức cung cách ý thức hệ thị trường tự do thực sự tác động lên cuộc đời ông ta. Nếu nó đi như con vịt và kêu như con vịt, thì nó là con vịt. Nếu nó hành động như tôn giáo, thì nó là tôn giáo. Nếu người ta thề trung thành với một lá cờ, chào kính nó, nâng nó lên và hạ nó xuống một cách trịnh trọng đúng nghi lễ và sẵn sàng giết và chết cho nó, thì đâu có gì đáng kể nếu họ nhìn nhận nó chỉ là một mảnh vải chứ không phải là một vị thần.

Người ta không nên coi cách tiếp cận này xa lạ đối với một Kitô hữu; nó là cách tiếp cận căn bản tìm thấy trong Thánh Kinh. Giống các nhà duy chức năng, Thánh Kinh không quan tâm tới việc phải đưa ra một định nghĩa về tôn giáo. Nhưng cũng như người duy chức năng, việc phê phán ngẫu thần mà ta thấy khắp trong Thánh Kinh từ Điều Răn thứ nhất tới Sách Khải Huyền, dựa vào việc người ta đối xử với mọi loài như thể đó là các thần minh.

Đôi khi Thánh Kinh phê phán dân Do Thái đã coi các ngẫu tượng trống rỗng là các thần minh thực sự. Tuy nhiên, cũng nhiều khi vấn đề thờ ngẫu thần không phải là vấn đề tín ngưỡng mà chỉ là vấn đề tác phong. Thờ ngẫu thần không hẳn là một sai lầm về hữu thể như là một lòng trung thành đặt sai chỗ, thiếu tin tưởng vào Thiên Chúa duy nhất chân thực. Trong Sách Samuen cuốn 1, Chúa đồng hóa lời yêu cầu của người Do Thái muốn có một vị vua với việc phụng thờ các thần xa lạ, vì họ đã bác bỏ không thừa nhận Chúa làm vua họ (8:7-8). Isaia tố cáo dân Do Thái đặt tin tưởng nơi chiến mã và chiến xa, nói cách khác, nơi sức mạnh quân sự, hơn là nơi Thiên Chúa (31:1-3). Còn Chúa Giêsu thì dạy ta phải chọn giữa hai ông chủ, tức Thiên Chúa và tiền tài (Mt 6:24). Riêng Thánh Phaolô lại cảnh cáo tín hữu Philíphê đề phòng những kẻ nhận “bụng làm thần minh của họ” (3:19). Những người này hiển nhiên không tin có vị thần nào ngự trong bụng của họ cả. Theo quan điểm thánh kinh, việc thờ ngẫu thần phần lớn không phải là việc lầm lẫn tin rằng một sự vật trần thế nào đó được coi là thần minh, cho bằng hiến tài nguyên, sức lực và cuộc đời mình phụng sự một sự vật nào đó không phải là Thiên Chúa. Vấn đề một ai đó cho rằng mình tin Thiên Chúa của Thánh Kinh hay không không phải là trọng điểm.

Trọng điểm là: người ta tận hiến cho đủ loại sự vật. Người ta coi đủ mọi loại sự vật như là tôn giáo của họ. Về vấn đề bạo lực, người ta giết và chết cho đủ loại sự vật; không có lý do gì vững chắc để cho rằng người ta có khuynh hướng giết người vì một vị thần hơn là vì một lá cờ, vì dân tộc, vì quyền tự do, vì thị trường tự do, vì cách mạng xã hội chủ nghĩa, vì trữ lượng dâu hỏa, v.v... Trong một số bối cảnh, các ý thức hệ thánh chiến hay việc hy sinh chuộc tội của Chúa Kitô có thể dẫn tới bạo lực. Trong các bối cảnh khác, niềm tin vào thị trường tự do hay vào Đại Nga hoặc vào Hiệp Chúng Quốc như là nhà giải phóng thế giới đã là điều làm xổ lồng các năng lực giết người. Nếu lời phê phán của Thánh Kinh đối với việc thờ ngẫu thần đáng lưu ý, thì đâu có gì khác nhau một cách chủ yếu giữa nguyên nhân tôn giáo và nguyên nhân thế tục. Đâu có việc phân biệt tôn giáo và thế tục trong Thánh Kinh. Thời Trung Cổ, việc phân biệt tôn giáo và thế tục chỉ là việc phân biệt giữa hai loại giáo sĩ dòng (religious) và triều (secular); chứ đâu có nghĩa tôn giáo và thế tục như ngày nay. Cách ta dùng nhị phân tôn giáo/thế tục hiện nay chỉ là một phát kiến cận đại và của Phương Tây; nó không tương ứng với bản nhiên sự vật.

Trọng tâm của vấn đề

Vậy tại sao có việc phát kiến ra thứ nhị phân trên? Chẳng qua vì có việc tách biệt quyền bính Giáo Hội ra khỏi quyền bính dân sự trong nhà nước cận đại. Sau khi thẩm quyền dân sự thắng thế thẩm quyền Giáo Hội ở đầu thời cận đại Âu Châu, Giáo Hội bắt đầu đảm nhiệm điều chủ yếu có tính tư riêng gọi là “tôn giáo”, còn nhà nước thì đảm nhiệm các vụ việc công cộng, “thế tục”. Lịch sử vốn là câu truyện dài và phức tạp. Điều quan trọng đối với mục tiêu của chúng ta ở đây là xét xem việc phân chia tôn giáo/thế tục đã hành xử ra sao trong cuộc bàn luận công khai về bạo lực. Nó khiến ta lưu ý tới một số loại thực hành như Hồi Giáo chẳng hạn và tránh xa những loại thực hành khác như chủ nghĩa quốc gia chẳng hạn. Tôn giáo là ông ba bị (bogeyman) đối với xã hội thế tục, là xã hội mà ta vốn căn cứ để tự định nghĩa mình. Ta đã được dạy phải thuần hóa tôn giáo, đặt nó vào chỗ riêng của nó, tức chỗ tư riêng; nhưng họ (chủ yếu là người Hồi Giáo) lại không dạy như thế. Ta đang sống trong một xã hội công khai thế tục và do đó hữu lý; họ không được dạy phải tách biệt các vụ việc thế tục như chính trị ra khỏi tôn giáo, và do đó rất dễ phi lý. Ta hy vọng rằng họ sẽ tiến tới chỗ lương tri và sẽ giống ta hơn. Trong khi chờ đợi, ta giành quyền oanh kích họ theo định kỳ để dẫn họ vào chỗ hữu lý hơn.

Nói cách khác, quan niệm cho rằng tôn giáo gây ra bạo lực có thể được dùng để làm ta ra mù quáng tại Phương Tây, không nhìn ra chính các hình thức cuồng tín và bạo lực của ta. Khi dán nhãn hiệu thế tục cho lòng tận tụy của ta, ta có khuynh hướng coi lòng tận tụy này như thể không hề là một hình thức bạo lực. Ta không ngừng bỡ ngỡ trước cảnh bạo lực mà người ta vốn coi là do Hồi Giáo Xiai mang tới cho Iran; ta không thích lưu ý tới chế độ cai trị duy tục đầy bạo lực suốt 26 năm của quốc vương Iran do Mỹ yểm trợ. Ta chỉ nhớ rằng sau khi quốc vương bị lật đổ vào năm 1979, mấy ông giáo sĩ hồi giáo đã áp đặt luật phải mặc quần áo hồi giáo; và quên phứt rằng quốc vương đầu tiên từng áp đặt luật mặc dân sự vào năm 1924.

Cần phải nhắc lại rằng không điều gì có thể biện minh cho bạo lực nhân danh Hồi Giáo hay bất cứ niềm tin tôn giáo nào khác. Nhưng ngược lại, cũng không có điều gì có thể biện minh cho bạo lực nhân danh bất cứ niềm tin duy tục nào. Vì giữa hai loại niềm tin này, không hề có sự dị biệt nào xét theo yếu tính. Cả hai đều dựa vào các trình thuật tiền-lý (pre-rational) về thuộc về và giải thoát. Cách tiếp cận lành mạnh đối với bạo lực là tránh đưa ra những tuyên bố quá chung chung về tôn giáo như thể ta biết nó thực sự là gì, để tiếp nhận cách tiếp cận thực nghiệm, tùy trường hợp, trên bình diện đấu trường giữa các ý thức hệ và thực hành tôn giáo và thế tục. Hồi Giáo Wahhab sẽ không tránh khỏi việc bị xoi mói khi ta xem sét cuộc tranh chấp Chechen, nhưng chủ nghĩa quốc gia thế tục Nga cũng sẽ không tránh khỏi điều đó. Các hình thức Kitô Giáo phúc âm có thể có dính dáng tới các phiêu lưu quân sự của Mỹ tại ngoại quốc, nhưng các hình thức thế tục và Ánh Sáng của trình thuật cứu vớt cũng dính dáng không kém, dưới ngọn cờ mờ mờ ảo ảo hết sức nguy hiểm của “tự do”.

Huyền thoại cho rằng tôn giáo cổ vũ bạo lực sống còn được là nhờ việc phân chia thế giới thành họ và ta, thành công khai thế tục và công khai tôn giáo, thành hữu lý và phi lý. Điều oái oăm là bạo lực đang sống nhờ những nhị phân như thế. Loại bỏ các nhị phân này là một bước nhỏ tiến tới hòa bình.

Viết theo William T. Cavanaugh, giáo sư khảo cứu cao cấp tại Trung Tâm Công Giáo Thế Giới và Thần Học Liên Văn Hóa (Center for World Catholicism and Intercultural Theology) của Đại Học DePaul.
 
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà mất trộm
Nguyễn Trung Tây, SVD
14:25 09/08/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm

□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.


Em gặp bác ngoài cửa chợ làng. Bác rõ ràng tay xách giỏ đi chợ, nhưng không hiểu sao bác cứ vòng vòng đi tới đi lui chẳng ghé vào gian hàng nào sất. Bác đi một vòng nhìn xuống mặt đường, như người tìm bạc cắc. Đi thêm một vòng, mặt bác nhìn trời, như người cầu kinh. Mặt mũi bác ngơ ngơ như gà trống thiến, như người dở hơi. Em chặn bác lại, hỏi ngay,

— Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?

Bác dừng lại những bước chân, nhận ra quan em, bác mở miệng, giọng thiểu não như người nhà có đại tang,

— Chết rồi ông ơi, mất hết cả rồi...

Thấy bác hốt hoảng, em cố gắng trấn an,

— Bác bình tĩnh lại. Mất, mà mất cái gì?

Bác thều thào như người chết đói,

— Mất trộm ông ạ. Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật.

Em trợn mắt như người bị ma đuổi,

— Chết chửa!

Bác than thở

— Chính miệng mình đã dặn dò vợ con cửa giả là phải trông nom cho nó cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa ngõ trước sau. Rõ là khổ! Chiều hôm qua bu nó lại dẫn mấy cháu về bên ngoại, mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ.

Bác nói nhỏ lại,

— Mà khổ một cái, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng, cho nên về được tới nhà là chui thẳng vào trong buồng.

Bác chép miệng,

— Sáng dậy, mở banh mắt ra, nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng ôm đi tất tật. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.

Em nhắc nhở,

— Bác đã trình với quan chửa?

Bác cáu gắt mắm tôm,

— Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.

Em nhìn bác,

— Ơ! Bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.

Bác nói nhỏ vào tai em,

— Biết, khổ lắm! Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!

Em thôi không nói chi, nhưng nghĩ sao, mở miệng, nửa an ủi, nửa mắng mấy mắng,

— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…

Bác buồn bún thiu,

— Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là biết có chuyện rồi.

Em giọng hờn mát, nửa đùa nửa thật,

— Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan...

Bác chép miệng,

— Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Chỉ sểnh ra một cái! Rõ khổ. Bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới là nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…

Em dừng lại, suy nghĩ, cuối cúng... cúi xuống, móc móc ruột tượng,

— Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Không mừng sau, thì thôi mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng. Bác không cầm là em giận cho mà coi.

Người đàn ông nước mắt lưng tròng. Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.



□ Suy Niệm

Tỉnh thức! Chúa đang tới.

Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Heart attack! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.

Tỉnh thức!

Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Nếu lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI, mất bằng lái.

Tỉnh thức!

Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay.

Tỉnh thức!

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cung Thánh
Tấn Đạt
21:03 09/08/2013
CUNG THÁNH
Ảnh của Tấn Đạt
Giáo đường im, lòng dâng cung thánh
Quên bả công danh, sạch bụi phiền.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 2/8 - 8/8/2013: Tưởng niệm thảm kịch Hiroshima và Nagasaki
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:46 09/08/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


1. Đức Thánh Cha Phanxicô gởi thông điệp bằng video về quê hương

Dù không thể có mặt tại Buenos Aires, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn tham gia tích cực vào lễ kỷ niệm của Á Căn Đình nhân lễ kính Thánh Cajetan, vị thánh bảo trợ bánh mì và công ăn việc làm.

Ngài đã gửi một video lặp lại chủ đề năm nay, một chủ đề rất gần với trái tim ngài là tiến ra và gặp gỡ với những người có nhu cầu.

Đức Thánh Cha nói:

"Chủ đề này đề cập đến những người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta nhất. Những người cần chúng ta nhìn họ với tình cảm, những người cần chúng ta đồng hoá với họ trong những đau đớn và âu lo trước những vấn nạn của họ. Nhưng điều quan trọng nhất là không nhìn họ từ xa hoặc giúp họ từ xa. Không, không. Chúng ta cần phải gặp họ. Đó là con đường Kitô Giáo! "

Trong bài phát biểu dài năm phút, Đức Thánh Cha Phanxicô đi xa hơn nữa, giải thích rằng toàn bộ cộng đồng phải làm việc để tạo ra một nền văn hóa của những cuộc gặp gỡ với những người nghèo. Ngài mời gọi các tín hữu bước theo gương Chúa Giêsu và Thánh Cajetan, là một linh mục Ý dành toàn bộ cuộc đời mình cho người nghèo, bệnh tật và trẻ mồ côi.

Đức Thánh Cha nói:

"Tâm hồn anh chị em, khi bạn gặp gỡ với những người quẫn bách, trở nên ngày càng lớn hơn! Bởi vì những cuộc gặp gỡ làm gia tăng tình yêu tha nhân bội phần. Hãy tiếp tục như thế!"

Đức Giáo Hoàng kết thúc thông điệp video của ngài với một lời đề nghị đơn giản, nhưng đã trở thành một nét độc đáo trong triều đại giáo hoàng của ngài là: yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho ngài.

2. Buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 4 tháng 8

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên sau Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại chuyến đi thành công của ngài đến Rio de Janeiro và cảm ơn tất cả những người trẻ tham gia vào biến cố này. Ngài cũng yêu cầu các tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô hiệp ý với ngài cầu nguyện cho những người trẻ đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi muốn xin anh chị em hãy cầu nguyện với tôi, để những người trẻ tham gia trong Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ có thể đưa những kinh nghiệm đức tin này vào cuộc hành trình hàng ngày của họ, trong ứng xử hàng ngày, và họ sẽ có thể áp dụng trong hầu hết những lựa chọn quan trọng trong cuộc sống của họ, đáp lại lời mời gọi được gởi đến từng người của Chúa."

Đức Giáo Hoàng nói rằng thông điệp mà những người trẻ nhận được từ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ giúp họ chống lại những ảnh hưởng của chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa tiêu thụ, mà ngài mô tả như một "chất độc của hư vô." Ngài nói thêm rằng niềm vui, thông qua Giáo Hội và Chúa Giêsu, có giá trị thực sự và là tiêu chuẩn đánh giá cuộc sống của một người.

“Sự giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ với các anh chị em khác. Tình yêu đến từ Thiên Chúa và khiến cho chúng ta chia sẻ nó giữa chúng ta và giúp đỡ nhau.

Ai sống kinh nghiệm này thì không sợ cái chết và nhận được niềm an bình của con tim.”

Ngài đặc biệt chào tất cả các cha sở và các linh mục trên toàn thế giới, vì ngày mùng 4 tháng 8 là lễ thánh Gioan Maria Vianney, Bổn Mạng của các cha sở.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại ngày lễ Chúa Hiển Dung mùng 6 tháng 8 cũng là ngày kỷ niệm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời vào ban chiều cách đây 35 năm.

3. Đích thân Đức Giáo Hoàng đã gởi thư cho người Hồi Giáo nhân kết thúc tháng chay Ramadan

Mỗi năm, khi người Hồi Giáo kết thúc tháng chay Ramadan, Đức Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn thường gởi một sứ điệp cho người Hồi Giáo. Năm nay, đứng trước tình trạng bạo lực tôn giáo ngày càng leo thang tại Trung Đông và nhiều nơi trên thế giới, đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi sứ điệp này.

Lần cuối cùng đích thân vị Giáo Hoàng ký tên vào sứ điệp là vào năm 1991 với chữ ký của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trong sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc giục việc tăng cường giáo dục nhiều hơn nữa nhằm thăng tiến sự tôn trọng lẫn nhau giữa người Hồi giáo và các Kitô hữu.

Trong sứ điệp, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đề cập đến vị thánh trong tông hiệu của ngài, Thánh Phanxicô Assisi, với tinh thần hòa bình để kêu gọi đối thoại liên tôn giữa hai tôn giáo.

Ngài cho hay cuộc cuộc đối thoại như thế phải dựa trên sự giáo dục và thăng tiến sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo, nhất là với những thế hệ trẻ. Trong sứ điệp của mình, Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự đau đớn của ngài trước các cuộc tấn công nhắm vào các vị lãnh đạo tôn giáo và những nơi thờ tự.

4. Những con số chính thức của Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Brazil

Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Brazil đã thành công vượt quá lòng mong ước của nhiều người. Dưới đây là những con số chính thức do Ban Tổ Chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Brazil đưa ra:

Mặc dù chỉ có 427,000 người hành hương đã đăng ký chính thức, lễ khai mạc ngày Giới Trẻ Thế giới hôm thứ ba, 23 Tháng Bảy, đã thu hút 600,000 người. Đến ngày thứ Sáu, số lượng khách hành hương tăng lên đến 2 triệu.

Đêm Canh Thức hôm thứ Bảy 27 tháng 7 với buổi cầu nguyện tại bãi biển Copacabana đã thu hút con số đáng kinh ngạc là 3.5 triệu người. Thánh Lễ Chúa Nhật là sự kiện lớn nhất, với 3.7 triệu người tham dự.

Gần nửa triệu người hành hương đến từ 175 quốc gia, và 60 phần trăm trong số họ ở độ tuổi từ 19 đến 35. Những nước có số lượng đông đảo người đăng ký tham dự là Brazil, Á Căn Đình, Mỹ, Chile và Ý.

Có hơn 7800 linh mục tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Các tín hữu nhận Thánh Thể hơn 4 triệu lần, trong các Thánh Lễ khác nhau trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Các khách hành hương đã chi tiêu khoảng 1,8 tỷ Reais, tức là 784 triệu Mỹ Kim.

5. Một đứa bé 9 tuổi tại Rio De Janeiro đã làm Đức Thánh Cha rơi lệ

Hình ảnh và video cuả một bé trai 9 tuổi làm Đức Thánh Cha rơi lệ đã gây xúc động mạnh tại Brazil cũng như trên thế giới.

Câu chuyện diễn ra hôm thứ Sáu ngày 26 tháng 7 khi xe cuả Đức Thánh Cha đi qua các phố xá của Rio De Janeiro. Một cậu bé 9 tuổi tên là Nathan de Brito, mặc áo thun cuả đội tuyển Brazil, đã len lỏi chạy theo Đức Thánh Cha một hồi rất lâu, rồi khi chiếc xe tạm ngừng thì đã vượt qua hàng rào an ninh. Được bế lên, em ôm lấy ngài và noí trong nước mắt: "Đức Thánh Cha ơi, con muốn trở thành một linh mục cuả Chúa Kitô, làm đại diện cho Chúa Kitô"

Đức Thánh Cha đã tỏ ra rất xúc động, Ngài nói với em rằng:"Cha sẽ cầu nguyện cho con, nhưng Cha xin con cũng cầu nguyện cho Cha", sau đó Ngài lau nước mắt cho em, ôm lấy em và nói, "Kể từ hôm nay thì ơn Kêu Gọi cuả con là chắc chắn nhé".

Phải khó khăn lắm người ta mới gỡ em ra khỏi Đức Thánh Cha và kéo em xuống.

Cậu bé Nathan còn tiếp tục tung nụ hôn tới cho Đức Thánh Cha, cho đến khi một nhân viên an ninh dỗ dành em và đưa em về với gia đình.

Theo tin từ Brazil cho biết thì Nathan là một cư dân cuả khu phố Cabo Rio, và sau khi sự việc xảy ra thì em đã được chào đón như một vị anh hùng.

Hãng truyền hình O Globo TV mô tả rằng: "Mọi người đều đã biết về ước muốn làm linh mục cuả em và muốn biết thêm về cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng và làm thế nào mà em đã có đủ can đảm để vượt qua hàng rào các nhân viên bảo vệ."

Bạn bè của em thì hãnh diện vì 'một trong những người cuả chúng' đã được gặp Đức Giáo Hoàng, còn gia đình de Brito thì cho biết họ cảm thấy "rất may mắn."

Còn cảm tưởng cuả em?

"Em cần phải học thêm thần học", cậu bé nói với một nụ cười. Em nói thêm rằng sẽ sẵn sàng làm "tất cả mọi thứ" để theo đuổi ơn gọi làm linh mục cuả mình.

Keyla Fernandes, cô giáo của em, cho biết de Brito có điểm học xuất sắc và hạnh kiểm tốt.

"Hạnh kiểm tốt chứng tỏ em đã thấm nhuần các đức tính Kitô giáo, chẳng hạn như đức vâng lời," cô nói.

Còn Cha Xứ Valdir Mesquita dự đoán rằng cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng cuả em "sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người khác muốn làm linh mục."

Kể từ khi em lên năm hay sáu tuổi, "em đã nói rằng em muốn trở thành một linh mục," Cha Mesquita nói. "Cuộc gặp gỡ này chắc chắn sẽ lưu lại trong trái tim cuả em và mãi mãi thay đổi cuộc sống của em."

Nhắc lại sự việc này trong bài phát biểu tại buổi họp ngày 30 tháng 7 để cảm ơn các nhân viên Ngày Giới trẻ Thế giới 2013, Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro cũng nói rằng tình cảm của cậu bé (dành cho Đức Thánh Cha) "là điển hình của toàn thể người dân Brazil."

6. Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình tham dự lễ tưởng niệm Hiroshima

Ngày 06 Tháng Tám năm 1945, một máy bay ném bom B-29 của Mỹ đã thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, của Nhật Bản. 90 phần trăm thành phố đã bị huỷ diệt và hơn 80,000 người bị giết chết ngay lập tức, hàng chục ngàn người khác chết sau đó vì nhiễm độc phóng xạ.

Ba ngày sau đó, một trái bom nguyên tử thứ hai đã được ném xuống Nagasaki, giết chết thêm khoảng 40,000 người.

Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã đến thăm Nhật Bản trong tuần này, để tham dự vào chương trình "Mười Ngày Hòa bình" để kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.

Trong bài giảng Thánh Lễ cử hành tại Hiroshima ngày 05 tháng 8, Đức Hồng Y Turkson đã nói về vai trò của Giáo Hội trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới.

Ngài nói:

Sau khi nhận được sự bình an tha thứ và hòa giải của Chúa Phục Sinh, các môn đệ được sai đi và với những đặc sủng của Chúa Thánh Thần, các ngài rao giảng cho một sứ vụ tha thứ và hòa giải.

Ngay tại địa điểm quý vị đang thấy đây xưa kia đã từng một thời là Vương Cung Thánh Đường của thành phố Nagasaki. Ngôi nhà thờ cũ đã bị đánh sập thành bình địa, ngôi nhà thờ mới được xây lại phía bên dưới địa điểm này.

Nhà thờ sập có thể xây lại nhưng đất nước của 434 vị tử đạo đã được tuyên phong giờ đây 99% dân số là vô thần.

7. Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trở nên rất nổi tiếng trên Twitter. Một nghiên cứu của Reputation Metrics, là “cơ quan đánh giá mức ảnh hưởng trên công chúng”, cho thấy ngài là một trong số các nhà lãnh đạo trên thế giới có ảnh hưởng nhất trên phương diện kỹ thuật số. Tài khoản @pontifex của Đức Giáo Hoàng hiện có hơn 8 triệu người theo dõi thường xuyên, và trong những ngày diễn ra Đại hội Giới trẻ Thế giới Rio 2013, Đức Thánh Cha đã đưa ra hơn 100 tin nhắn mà từ chuyên môn gọi là tweet.

Ngài được coi là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội, vì các tin nhắn của ngài được re-tweet nhiều nhất. Tính trung bình mỗi tweet được re-tweet khoảng 22,000 lần.

Trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, số người đăng ký nhận tin nhắn của Đức Thánh Cha đã đột ngột tăng đến 161%. Trong tháng 3, có 3 triệu người nhận tin. Một thời gian ngắn sau cuộc bầu Giáo hoàng, tài khoản này có thêm hơn 800,000 người chỉ trong vòng 4 ngày. Đến cuối tháng 7 đã có hơn 8 triệu người đăng ký nhận tin.

Tài khoản của Đức Thánh Cha bận rộn nhất vào những buổi yết triều chung ngày thứ tư hằng tuần, cũng như buổi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật. Trung bình mỗi tuần Đức Thánh Cha viết 5.3 lời nhắn.

Sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tweeter ghi nhận số người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đã tăng lên rất nhiều.

Theo nội dung, những từ khoá xuất hiện nhiều nhất trong số 100 từ thường dùng là “Thiên Chúa”, “sự sống” và “tình yêu”.

Những chủ đề phổ biến nhất là Chúa Giêsu, tình yêu, lòng thương xót và lòng nhân hậu của Chúa.

Như thế, không chỉ ở ngoài đời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thu hút dân chúng ngay cả trong thế giới ảo.

8. Lễ cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả.

Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả được tổ chức mỗi năm vào ngày 05 tháng 8. Trong thánh lễ được cử hành bởi Đức Hồng Y Santos Abril, Giám Quản Đền Thờ, mái nhà của nhà thờ được mở ra, và các cánh hoa hồng được thả rơi đầy bàn thờ để đánh dấu phép lạ tuyết rơi đã xảy ra ngay vào mùa hè trên đồi Esquiline hồi thế kỷ thứ 4.

Bất chấp thời tiết nóng bức của Tháng Tám, hôm thứ Hai 5 tháng 8, đông đảo khách du lịch và gia đình đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả để mừng lễ cung hiến đền thờ phương Tây đầu tiên được dành kính Mẹ Thiên Chúa.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y Santos Abril nói rằng Đức Mẹ, là bổn mạng dân thành Rôma, đã được nhiều vị Giáo Hoàng sùng mộ đặc biệt. Đức Thánh Cha Phanxicô, là vị Giáo Hoàng ngay từ ngày đầu tiên của triều Giáo Hoàng, đã đến viếng Đức Mẹ để xin Mẹ hướng dẫn ngài trong triều đại của mình.

9. May áo lễ cho Đức Giáo Hoàng.

Lan Vy xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một tiệm may tại Rôma với một công việc rất độc đáo là may áo lễ cho Đức Giáo Hoàng. Họ đã may các phẩm phục phụng vụ cho các triều đại giáo hoàng kể từ triều đại Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục.

Chị Mari Carmen LATRE cho biết:

"Mỗi lần Đức Giáo Hoàng lên truyền hình, là chúng tôi dán mắt vào xem ngài có mặc những phẩm phục do chúng tôi làm không. Cũng hơi khó nói, vì thường những hình ảnh không rõ nét lắm. Nhưng trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vừa qua có thể khẳng định, đó là phẩm phục chúng tôi đã tặng cho ngài. Tại Rio áo lễ của ngài thường được quay cận cảnh, vì vậy chúng tôi hoàn toàn chắc chắn đó là một trong phẩm phục do chúng tôi thực hiện. "

Tiệm may Sorgente được thành lập tại Rome vào năm 1965 do các nữ tu "Vita et Pax" trông nom. Vita et Pax, nghĩa là Cuộc Sống và Hòa Bình, là một tu hội được thành lập từ những năm 1940 bởi linh mục Cornelio Urtasun người Tây Ban Nha. Hàng may mặc của các chị được làm bằng tay tại một xưởng tại Alboraya, gần Valencia ở Tây Ban Nha. Người ta thường nhái theo các kiểu quần áo do các chị làm ra.

Chị Leonor Casiano cho biết thêm:

"Phẩm phục do chúng tôi làm được sử dụng hàng ngày trong các nghi lễ tại Vatican và ở những nơi khác. Nhiều người nhái theo kiểu chúng tôi. Ý tôi muốn nói, là một số cũng được thực hiện rất khéo, nhưng một số khác thì rất kém. Nhưng chính chúng tôi là những người đưa ra những kiểu mẫu này này. Đó là một thực tế. "

Áo lễ thường đòi hỏi nhiều hơn một tuần để thực hiện vì được làm theo kiểu thủ công và giá bán dao động từ 250 đến 1,000 đô la. Nhưng mỗi áo lễ được may như vậy có thể dùng suốt đời.

Chị Leonor Casiano nói:

"Tôi có thể nói những áo lễ này về cơ bản dùng được cả đời. Đôi khi một linh mục đến đây và nói: "ah, tôi đã mua áo này khi tôi còn là một sinh viên. .."

Từ Tây Ban Nha đến Rôma, những phụ nữ thánh hiến này sản xuất lễ phục phụng vụ xuất khẩu trên toàn thế giới.

10. Đức Hồng Y Leonardo Sandri bày tỏ lo ngại về số phận của các linh mục Dòng Tên tại Syria

Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương, đã chia sẻ mối quan ngại của dòng Tên tại Trung Đông khi lên tiếng về số phận của Cha Paolo Dall'Oglio, một linh mục Dòng Tên người Ý.

Cha Paolo Dall'Oglio nổi tiếng với những lời chỉ trích chế độ Assad về những vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, bây giờ ngài lại bị bắt cóc bởi phiến quân thánh chiến Hồi Giáo.

Theo thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, Đức Hồng Y Sandri bày tỏ "sự gần gũi trong lời cầu nguyện" của mình với dòng Tên về "sự im lặng tuyệt đối đè nặng lên về số phận của hai Giám Mục Chính Thống Giáo và hai linh mục vừa mới bị bắt cóc, cũng như số phận của nhiều người khác, cả người Syria lẫn người nước ngoài, đang trong tình trạng hết sức đáng quan ngại"

Dòng Tên ở Trung Đông cũng lưu ý rằng Cha Frans van der Lugt đang bị mắc kẹt trong Homs, thành phố lớn thứ ba của Syria, trong bối cảnh cuộc giao tranh dữ dội đang diễn ra giữa lực lượng chính phủ và phiến quân.

11. Người Công Giáo Ai Cập lo sợ trước những cuộc tấn công khủng bố của người Hồi Giáo

Phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập đã nói với Đài phát thanh Vatican rằng các Kitô hữu của quốc gia đang sống trong một không khí sợ hãi vì các cuộc biểu tình liên tục của những người ủng hộ vị Tổng thống đã bị lật đổ là ông Mohamed Morsi.

"Có rất nhiều thành viên của nhóm Huynh đệ Hồi giáo trong lực lượng dân quân, chiếm đóng nhiều trọng điểm ở Cairo và các thành phố khác của Ai Cập," Cha Rafic Greiche nói. "Họ ném lựu đạn Molotovs vào các tín hữu và đôi khi cả vào bên trong nhà thờ, họ viết những khẩu hiệu đe dọa và chửi bới trên tường và cửa các nhà thờ, đặc biệt là thóa mạ Đức Giáo Chủ Coptic Tawadros /ta wa drô/. Họ gặp các linh mục và gọi các ngài là những kẻ phản bội, về hùa với quân đội."

"Đó là một môi trường bạo lực," ngài nói thêm, "và mọi người đang sợ hãi."

Tiếp theo những cuộc biểu tình của đông đảo người dân Ai Cập, hôm 03 Tháng 7 năm 2013 quân đội Ai Cập đã đảo chính lật đổ tổng thống Mohamed Morsi.

Vào đêm 03 tháng bảy, quân đội Ai Cập đã ra một tuyên bố kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của Mohammed Morsi, hiến pháp của Ai Cập bị tạm đình chỉ. Họ hứa rằng một cuộc bầu cử tổng thống sẽ sớm được tổ chức.

12. Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tháng Tám

Tháng Tám này, ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tập trung vào các cha mẹ và thầy cô, cũng như Giáo Hội Công Giáo tại Châu Phi.

Ý cầu nguyện chung tập trung vào cha mẹ và thầy cô bởi vì vai trò của họ trong việc giúp khuôn đúc những thế hệ trẻ, cũng như truyền đạt đức tin và các giá trị kitô giáo.

Đối với ý cầu nguyện cho việc truyền giáo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cầu nguyện cho sự tăng trưởng của Giáo Hội Châu Phi, và công việc cổ võ hoà bình và công lý trên đại lục này.

13. Âm nhạc Brazil trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ

Brazil nổi tiếng về âm nhạc. Tuy nhiên, những nhấn mạnh quá đáng về những loại nhạc kích động và cuồng nhiệt như Lambada có thể dẫn đến một cái nhìn méo mó về âm nhạc của quốc gia này.

Trong kỳ Đại hội Giới Trẻ Quốc tế, rất nhiều thể loại âm nhạc của Brazil đã được trình bày gây xúc động mạnh trong lòng những người trẻ. Chẳng hạn, nghi thức bế mạc đã được đánh dấu bằng một vũ điệu cộng đồng flash mob đông đảo, khi hàng triệu người nhảy múa theo bài hát mang tên “Phanxicô”.

Những ngày trước đó, giai điệu cổ điển hơn đã được cất lên trong các nhà hát của thành phố Rio, chẳng hạn bài ca chính thức của Đại hội Giới Trẻ Quốc tế đã được một ban nhạc chơi, để chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô trên sân khấu.

Trong đêm canh thức cầu nguyện tại bãi biển Copacabana với Đức Thánh Cha, những giai điệu mạnh mẽ đã được trình diễn. Âm nhạc cổ điển là một phần không thể nghi ngờ gì nữa của cuộc tụ họp đám đông.

Cũng có những trình diễn sống động, những bài solo chẳng hạn.

Trong số các tài năng âm nhạc, những trẻ em cũng đóng một vai trò then chốt. Đôi khi, dường như có một bài hát không chuẩn bị sẵn, để làm cho đám đông sẵn sàng đón tiếp Đức Giáo Hoàng.

Những giây phút cảm động, chẳng hạn cảnh này khi một nhạc quỳ gối hát và cầu nguyện trong buổi chầu Mình Thánh Chúa, được khắp thế giới nhìn thấy.

Nhưng có lẽ bài hát in đậm trong tâm trí quần chúng là bài hát tên “Phanxicô” bằng tiếng Bồ Đào Nha. Giai điệu lôi cuốn, được xác nhận là bài hát ưa thích, với hàng triệu người, ca lên suốt kỳ Đại hội Giới Trẻ Quốc tế.

14. Đức Giám Mục giáo phận Maiduguri khen ngợi các linh mục và anh chị em tín hữu về lòng trung tín với Chúa Kitô

Đức Giám Mục Oliver Doeme của Maiduguri - thành phố phía đông bắc Nigeria, một nơi đã từng là trung tâm các hoạt động khủng bố của nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram - đã lên tiếng ca ngợi các linh mục và giáo dân của mình đã nhất quyết trụ lại tại điạ phương bất chấp những khủng bố của người Hồi Giáo.

"Dẫu có nguy hiểm chết người và các mối đe dọa, các linh mục của chúng tôi đã ở lại trong giáo xứ của các ngài và tiếp tục thực hiện sứ vụ của mình," vị giám mục đã nói như trên với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Ngoài ra, các giáo dân "rất can đảm làm chứng cho đức tin của họ," ngài nói thêm.

Dù nằm trong khu vực đa số là người Hồi giáo, giáo phận vẫn có đến ba mươi giáo xứ, 30 chủng sinh, và 8 thầy vừa mới được thụ phong linh mục.

15. 28 thiếu nữ gia nhập Dòng Đa Minh Thánh Cecilia

28 thiếu nữ trẻ sẽ gia nhập dòng các nữ tu Đa Minh Thánh Cecilia tại Giáo phận Nashville đúng vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng 8 tới đây.

Trước đó, hôm 22 tháng 7, 11 nữ tu đã cử hành nghi thức vĩnh khấn, và vào ngày 25 tháng 7, 12 tập sinh đã cử hành lễ tiên khấn. Vào ngày 27 tháng 7, 16 thỉnh sinh đã bắt đầu chương trình nhà tập của họ.

Các nữ tu dòng Đa Minh Thánh Cecilia tại Giáo phận Nashville đảm trách việc giảng dạy tại 40 trường học tại thành phố Nashville, Hoa Kỳ.

16. Krakow ra mắt trang Web Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ được diễn ra tại Krakow, Ba Lan vào năm 2016. Chỉ vài giờ sau khi Đức Thánh Cha đưa ra tuyên bố ở Brazil, trang web chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 đã được khai trương.

Đức Hồng Y Stainslao Dziwisz, từng là thư ký riêng của Chân Phước Gio-an Phao-lô II, đã cho ra mắt video này, với mục đích nhắc nhở mọi người rằng vào thời điểm đó, Đức Gio-an Phao-lô II đã được phong thánh.

Trang web này gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, và Ba Lan.

Trang web này cũng được dành để tôn vinh Đức Gioan Phao-lô Đệ Nhị, người đã dành hầu hết cuộc đời cho Krakow. Tại thành phố này, ngài đã theo học ở một chủng viện bí mật và đã từng phục vụ với tư cách là một linh mục và sau đó là giám mục.

Trang web này cũng có một video về những đền thờ chính ở Krakow, như đền kính Lòng Thương Xót Chúa, hay trung tâm giáo hoàng “Đừng Sợ”, được xây dựng để vinh danh Đức Gio-an Phaolô II. Tại trung tâm đó, có cả một bảo tàng viện về Đức Giáo Hoàng Ba Lan.

Qua video này, người sử dụng có thể được giúp đỡ để biết nhiều hơn về thành phố này, nơi sẽ diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016.

17. Đức Thánh Cha cầu nguyện trước mộ của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và gặp gỡ với nhóm hành hương ơn gọi

Hôm thứ Tư 7 tháng 8, sau khi cầu nguyện trước mộ của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón một nhóm khách hành hương, từ Brescia của Ý là sinh quán của Đức Phaolô Đệ Lục. Ngày 6 tháng 8 năm nay đánh dấu 35 năm kể từ khi ngài qua đời.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp nhóm hành hương bên ngoài nhà trọ Casa Santa Marta của Vatican. Tất cả họ đều rất vui mừng được gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.

Một người hành hương nói:

"Bây giờ con có thể chết trong bình an."

Đức Thánh Cha nói:

"Đừng nói thế! Đây là chuyện nhỏ thôi không thể sánh với cuộc sống. "

Theo yêu cầu của nhóm, Đức Giáo Hoàng đã làm phép cho bức ảnh Đức Mẹ Loreto, được nhóm mang theo trong suốt cuộc hành trình.

Liên quan đến chuyến tông du gần đây của Đức Giáo Hoàng tại Brazil, một người hành hương nói lớn:

"Chúc mừng Đức Thánh Cha từ Brazil. Cảm ơn Đức Thánh Cha về Ngày Giới trẻ Thế giới và tất cả mọi điều ngài đã làm cho chúng con. "

Đức Thánh Cha cười và nói khôi hài

"Người Brazil không đi bộ đâu, họ nhảy nhót ngay cả trên đường phố."

Sau đó, Đức Giáo Hoàng chào từng người một, khích lệ họ tìm ra con đường ơn gọi của mình.