Ngày 08-08-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mặt trời hướng dẫn giờ cầu nguyện và phụng vụ
Bùi Hữu Thư
04:10 08/08/2011
Tháp bút giữa quảng trường Thánh Phêrô
VATICAN (CNS) -- Nằm ẩn dấu giữa các viên đá lót mặt sân tại quảng trường Thánh Phêrô là một đồng hồ và niên lịch giản dị. Chúng ta chỉ cần một ngày nắng. Tháp bút bằng đá cao 83 bộ nằm ngay giữa quảng trường có tác dụng y như một đồng hồ mặt trời (sun dial), có thể chỉ đúng giờ ngọ (buổi trưa) và hai ngày hạ chí và đông chí (summer and winter soltice) nhờ một giải đá granitô nằm theo chiều kinh tuyến và những đĩa đá cẩm thạch đánh dấu được gắn gần trung tâm quảng trường.

Đức Thánh Cha Benedict XVI rất hãnh diện lúc ngài nói về chiếc đồng hồ ẩn dấu trong bài giảng sau Kinh Truyền Tin, khi ngài giảng về ngày hạ chí (summer soltice) mấy năm về trước. Ngài nói với khách hành hương từ cửa sổ của thư viện của ngài: "Tháp bút cao này chiếu bóng theo một con đường thẳng chạy dọc theo những viên đá lót mặt đường về phía giếng phun nước bên dưới cửa sổ này và trong những ngày này, bóng đen của tháp bút dài nhất trong năm."

Thực vậy, giữa trưa ngày 21 tháng 12, là ngày đông chí, đầu bóng đen của tháp bút chiếu trên cái đĩa bằng cẩm thạch cách xa chân tháp nhiều nhất, trong khi giữa trưa ngày 21 tháng 6 -- ngày hạ chí -- bóng của đỉnh tháp chỉ chiếu xuống cách xa chân tháp có vài thước. Giữa hai đĩa này có 5 điã khác dánh dấu những ngày mặt trời bước vào những vị trí khác nhau trên cung hoàng đạo (signs of the Zodiac).

Một giải đá granitô chạy từ tháp bút về phía cửa sổ của Đức Thánh Cha và chạy qua một trong hai giếng phun nước có tác dụng để chỉ thị cho đường kinh tuyến: một con đường cho biết khi mặt trời đã đến tột đỉnh của chính ngọ, là điểm cao nhất trên bầu trời.

Đức Thánh Cha trong bài giảng về hạ chí và đông chí, nhắc nhớ mọi người rằng giáo hội luôn luôn chú ý đến thiên văn để hướng dẫn và thiết lập các ngày trong chu kỳ phụng vụ và những lúc cầu nguyện như Kinh Truyền Tin, là kinh được đọc vào buổi sáng, giữa trưa và buổi tối.

Ngài nói: Trong khi chúng ta dễ nhận biết những lúc bình minh và hoàng hôn, các đồng hồ mặt trời có thể chỉ chính ngọ (giữa trưa) thật chính xác.
 
Ấn Độ: Các linh mục ủng hộ việc điều tra lại vụ tấn công Orissa
Phạm Kim An
06:49 08/08/2011
Ấn Độ: Các linh mục ủng hộ việc điều tra lại vụ tấn công Orissa

Bhubaneswar - Các chức sắc Giáo hội ở Orissa hoan nghênh một cuộc điều tra thích đáng và công bằng, về vai trò của Kitô hữu trong vụ sát hại một nhà lãnh đạo Ấn giáo và bốn phụ tá của ông cách đây ba năm.

Ngày 4-8, Tòa án tối cao Orissa yêu cầu cảnh sát điều tra lại vụ sát hại Đạo sĩ (Swami) Laxmanananda Saraswati ở Kandhamal.

Cảnh sát trước đó đã nêu tên 14 bị cáo trong vụ án, trong vụ xử ở tòa án thấp hơn ở quận Kandhamal, nơi diễn ra bạo lực chống Kitô hữu hồi tháng 8-2008, bị kích động bởi việc sát hại Đạo sĩ.

Linh mục Santosh Digal, của tổng giáo phận Bhubaneswar, nói rằng Giáo Hội hoan nghênh bất cứ cuộc điều tra nào dẫn đến sự thật.

Ngài nói: “Chúng tôi đứng về phía sự thật". Cha nói thêm rằng cha muốn cuộc điều tra "nhắm đến sự thật và các sự kiện. Các thủ phạm phải bị bắt giữ”.

Lúc ban đầu, các người theo chủ nghĩa Mao-ít đã nhận trách nhiệm vụ về vụ giết người, mặc dù các người Ấn giáo cực đoan cho rằng thủ phạm là các Kitô hữu, hai người trong số họ đã được triệu tập bởi một cơ quan độc lập cho cuộc điều tra công bằng.

Brahmachari Chaitnya, một đệ tử của Đạo sĩ và nhân chứng trong vụ kiện, cho rằng một chi nhánh tội phạm đã thất bại trong việc tìm ra vai trò khả dĩ của Giáo hội địa phương trong vụ giết người.

Ông Chaitnya đã cho rằng Giáo hội quyết định loại trừ thầy mình để khôi phục hòa bình ở Kandhamal, vốn bị quấy nhiễu bởi phe đối lập dotìm lôi kéo các tín hữu Ấn giáo theo Kitô giáo.

Linh mục Dibyasing Parishha, thư ký Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tổng giáo phận, đã bác bỏ cáo buộc chống lại Giáo Hội địa phương, ngài xem đó là "phù phiếm" và "độc ác".

Vị linh mục, cũng là một luật sư, nói rằng các "cáo buộc sai lạc" là một nỗ lực của các người Ấn giáo cực đoan, để thoát khỏi trách nhiệm về "cuộc tàn sát khủng khiếp" chống lại Kitô hữu ở Kandhamal.

Cha Parishha nói: “Khuôn mặt thấm máu của họ sẽ bị lột mặt nạ, nếu có một thăm dò tự do và công bằng". Cha đòi hỏi rằng cuộc điều tra phải được thực hiện bởi một cơ quan điều tra cấp quốc gia, nhằm bảo đảm công lý cho các nạn nhân ở Kandhamal.

Cha Digal nói rằng cha lấy làm tiếc về một số vụ trắng án ở quy mô lớn, liên quan đến bạo lực chống Kitô giáo ở Kandhamal, do các cuộc điều tra không thích đáng.

Bạo lực gây ra bởi các vụ giết người làm hơn 90 Kitô hữu thiệt mạng và 50.000 người khác mất nhà cửa. (UCA News 5-8-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC kêu gọi hòa giải và hòa bình ở Syria và Libya
Nguyễn Trọng Đa
06:51 08/08/2011
ĐTC kêu gọi hòa giải và hòa bình ở Syria và Libya

Castel Gandolfo – ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" cho bạo lực ở Syria và Libya, "nơi mà việc sử dụng vũ khí đã không giải quyết tình hình". Trong bài phát biểu ngày 8-8, Ngài kêu gọi hòa giải giữa người dân Syria và chính quyền nước này, kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy làm việc với Tripoli để đạt được "một kế hoạch hòa bình cho đất nước, thông qua đàm phán và đối thoại xây dựng".

Phát biểu với các tín hữu tụ tập trong sân của Dinh thự Tông đồ tại Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức XVI nói sau kinh Truyền Tin: "Anh chị em thân mến, tôi theo dõi với mối quan ngại sâu sắc số lượng đáng kể và ngày càng tăng của các vụ bạo động ở Syria, vốn làm cho nhiều người thành nạn nhân và rất nhiều đau khổ. Tôi kêu gọi các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho nỗ lực hòa giải có thể thắng thế trước sự chia rẻ và hận thù. Tôi cũng kêu gọi chính quyền và người dân Syria hãy tái thiết lập hoà bình càng sớm càng tốt, và cho các nhu cầu chính đáng của người dân đất nước này được đáp ứng đầy đủ, tôn trọng phẩm giá của họ và vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực. Tôi cũng nghĩ nhớ đến Libya, nơi mà việc sử dụng vũ khí đã không giải quyết tình hình. Tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế và các người có trách nhiệm chính trị và quân sự hãy tìm kiếm, với niềm xác tín và sự thuyết phục, một kế hoạch hòa bình cho đất nước, thông qua đàm phán và đối thoại xây dựng".

Kể từ tháng Ba, sau “cách mạng hoa nhài" ở Tunisia và Ai Cập, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Syria chống lại sự đàn áp của Assad, các cuộc tấn công và vây hãm của quân đội, mà theo phe đối lập đã làm cho hàng trăm người thiệt mạng, và hàng chục ngàn người bị bắt giữ.

CácKitô hữu Syria, trong khi ủng hộ nhiều yêu cầu tự do hơn và dân chủ hơn, lo sợ rằng sự sụp đổ của ông Assad có thể mang lại một chế độ cực đoan Hồi giáo, vốn sẽ tước đoạt sự tự do tôn giáo thực sự của họ và các nhóm thiểu số khác.

Kể từ tháng Hai, nội chiến đã xâu xé Libya. Quân nổi dậy ở Benghazi trên thực tế được hỗ trợ bởi máy bay và tàu chiến của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phe nổi dậy được nghĩ rằng sẽ bảo vệ thường dân (ở Benghazi), nhưng trên thực tế đang gây ra nhiều tử vong trong số thường dân ở Tripoli. Mặc dù đã có hàng chục cuộc không kích trong vài tháng qua, tình hình vần là bế tắc với sự thiệt hại khổng lồ về nhận mạng, kinh tế và cơ sở hạ tầng của mọi phe, trong đó có các quốc gia NATO nữa.

Trước bài phát biểu sau kinh Truyền Tin, ĐTC Biển Đức XVI diễn giải Tin Mừng ngày 7-8 (chủ nhật 19 thường niên A), vốn trình bày phép lạ của cơn bão được Chúa làm tan biến, và trong đó thánh Phêrô được cứu sống (Mt 14:22-33). Ngài nói: “Đó là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn mà các Giáo Phụ đã hiểu. Biển tượng trưng cho cuộc sống hôm nay và sự bất ổn của thế giới hữu hình. Cơn bão cho thấy những khó khăn đàn áp con người. Tuy nhiên, chiếc thuyền này tượng trưng cho Giáo Hội được xây dựng trên Chúa Kitô và do các Tông Đồ dẫn dắt. Chúa Giêsu muốn giáo dục các môn đệ hãy can đảm chịu đựng các nghịch cảnh của cuộc sống, đặt niềm tin vào Đức Chúa, Đấng Duy Nhất đã tỏ mình với ngôn sứ Êlia trên núi Horeb trong “tiếnggió hiu hiu”(1 V 19,12).

Về việc cứu thánh Phêrô,ĐTC Biển Đức XVI nói: “Thánh Âu tinh, dùng hình ảnh Chúa đang nói với thánh tông đồ ‘Chúa tự hạ mình và nắm lấy tay con. Một mình con, con không thể đứng vững. Con hãy nắm chặt bàn tay chìa xuống phía con’ (Enarr. In Ps 95:7; PL 36, 1233)! Thánh Phêrô đi trên mặt nước không phải nhờ sức mạnh riêng của Ngài, nhưng nhờ ơn Chúa mà Ngài tin vào. Khi sự ngờ vực lấn át Ngài, khi Ngài dừng lại nhìn vào Chúa Giêsu và sợ gió mạnh, khi Ngài không hoàn toàn tin tưởng lời của Thầy mình, Ngài rời xa khỏi Thầy và bắt đầu chìm. Nhà tư tưởng lớn Romano Guardini đã viết rằng “Chúa luôn luôn ở gần chúng ta vì Chúa là gốc rễ của hữu thể chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa giữa các cực của khoảng xa và khoảng gần. Khoảng gần làm cho chúng ta thêm mạnh, còn khoảng xa thử thách chúng ta” (Accettare se stessi, Brescia năm 1992, 71)".

ĐTC Biển Đức XVI nói: "Trước khi chúng ta tìm Chúa hoặc khẩn cầu Chúa, Chúa đã tự đến với chúng ta, đưa Trời xuống nắm lấy tay chúng ta và đưa chúng ta lên cao. Chúa chỉ chờ chúng ta hoàn toàn phó thác và tin tưởng Chúa. Chúng ta hãy nài xin Đức Trinh Nữ Maria, một mẫu gương của hoàn toàn tín thác vào Chúa, để giữa bao lo lắng, vấn đề và khó khăn làm rối biển đời chúng ta, trái tim của chúng ta vẫn có thể chú ý đến lời trấn an của Chúa Giêsu, ‘Cứyên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”, để đức tin của chúng ta có thể phát triển trong Ngài".(AsiaNews 8-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Top Stories
Cau Ram: migliaia di cattolici in piazza, contro i sequestri di fedeli e proprietà
Asia-News
04:43 08/08/2011
Almeno 5mila persone della diocesi di Vinh hanno manifestato, brandendo bandiere del Vaticano. I fedeli dimostrano per la restituzione delle proprietà ecclesiastiche e contro gli arresti di giovani attivisti. Sacerdote ad Hanoi: per il futuro, altri episodi di repressione contro la Chiesa vietnamita.

Hanoi (AsiaNews) – Brandendo bandiere del Vaticano (nella foto), oltre 5mila cattolici delle parrocchie di Cau Ram, Yen Dai e Ke Gai – diocesi di Vinh, nel nord del Vietnam – hanno marciato ieri per le vie della città. I fedeli protestavano contro la decisione delle autorità locali, che intendono sequestrare i terreni appartenenti alla Chiesa cattolica a Cau Ram per realizzare un parco al cui interno sorgerà un monumento dedicati ai soldati dell’esercito vietnamita. I manifestanti hanno anche denunciato un'operazione segreta della polizia, mirata al rapimento di giovani attivisti cristiani.

La questione riguardante la proprietà dei terreni – contesi fra cattolici e amministrazioni locali o governo centrale – è un problema diffuso e irrisolto in Vietnam. Al tempo della guerra, la chiesa di Cau Ram è stata trasformata in una base militare, diventando un bersaglio dell’esercito statunitense. Al termine del conflitto, il governo di Hanoi ha dichiarato l’area “luogo della memoria” da “preservare e proteggere per le generazioni future, in memoria dei crimini della guerra americana”.

Le richieste di restituzione dei terreni da parte dei cattolici – per ricostruire la chiesa, il cui edificio originale risaliva ai primi del ‘900 – è rimasta finora inascoltata. Di contro, la zona è stata in un primo momento suddivisa in lotti per la realizzazione di una strada che collega Hanoi con la casa natale di Ho Chi Minh, distante circa 330 km in direzione nord.

In un secondo momento le autorità locali hanno autorizzato la costruzione di un complesso abitativo, con appartamenti privati del valore di milioni di dollari da destinare a funzionari governativi. Tuttavia, le proteste dei cattolici negli ultimi due anni hanno portato all’interruzione del progetto (cfr. AsiaNews 25/05/2010 Protestano i cattolici di Cau Ram, chiesa storica che si vuole trasformare in appartamenti). Il 27 luglio scorso, infine, la scelta del governo provinciale di Nghe An di realizzare un parco pubblico con al centro il monumento dedicato ai soldati.

I manifestanti hanno anche denunciato le operazioni segrete della polizia, mirate all’arresto senza mandato di giovani attivisti. All’indomani delle proteste anti-cinesi per il contenzioso nel Mar cinese meridionale, il governo vietnamita ha impresso un giro di vite contro il dissenso colpendo con particolare forza i cattolici. Fonti locali a Vinh confermano che otto studenti universitari e laici sono stati arrestati fra il 30 luglio e il 3 di agosto.

Il 30 luglio all’aeroporto di Saigon sono state fermate tre persone. Tre giorni più tardi, agenti in borghese hanno arrestato tre universitari cattolici di Vinh. Il 3 agosto è stata la volta di Francis Dang Xuan Tuong, rilasciato due giorni dopo. Lo stesso giorno ad Hanoi gli agenti hanno fermato il blogger Paulus Le Son; finora la famiglia non ha avuto notizie sulla sorte del giovane, mentre la polizia smentisce l’arresto.

P. Joseph Nguyen, della diocesi di Hanoi, avverte: “Questi eventi sono il preludio per altri episodi di repressione contro la Chiesa in Vietnam”.
 
Cau Ram: thousands of Catholics protest against property seizures
Asia-News
06:34 08/08/2011
At least 5 thousand people demonstrated in the diocese of Vinh, waving Vatican flags. The faithful have demonstrated for the restitution of church property and the arrests of young activists. Hanoi Priest : more incidents of repression against the Vietnamese Church.

Hanoi (AsiaNews) - Brandishing Vatican flags (pictured), over 5 thousand Catholics from the parishes of Cau Ram, Yen Dai and Ke Gai - Diocese of Vinh, North Vietnam - marched through the streets of the city. The faithful were protesting against the local authority decision to seize land in Ram Cau belonging to the Catholic Church to build a park and monument dedicated to soldiers of the Vietnamese army. The protesters also denounced an undercover police operation aimed at kidnapping young Christian activists.

The question of land ownership – a tug of war between Catholics and the local or central government - is a widespread and unsolved problem in Vietnam. At the time of the war, the church of Cau Ram was transformed into a military base, becoming a target of the U.S. Army. After the war, the Hanoi government declared the area a "place of memory" to "preserve and protect for future generations, in memory of American war crimes."

Requests to have the land returned to Catholics - to rebuild the church, whose original building dates back to the early 900 – have so far remained unanswered. In contrast, the area was at first divided into lots for the construction of a road linking Hanoi with Ho Chi Minh's birthplace, about 330 km north.

In a second phase, the local authorities authorized the construction of a residential complex, with private apartments worth millions of dollars to be allocated to government officials. However, protests by Catholics during the last two years have led to the project being shelved (see AsiaNews 25/05/2010 Catholics protest in Cau Ram over historic church turned into flats). On 27 July, finally, the Nghe An provincial government decided to build a public park with the monument dedicated to soldiers.

The protesters also denounced a covert police operation aimed at arresting young activists without warrants. In the aftermath of anti-Chinese protests over the South China Sea dispute, the Vietnamese government has launched a crackdown on dissent targeting Catholics in particular. Local sources confirmed that eight Vinh university students and lay people were arrested between July 30 and August 3.

On July 30, three people were detained at Saigon airport. Three days later, plainclothes agents arrested three Catholic students of Vinh university. On 3 August it was the turn of Francis Dang Xuan Tuong, released two days later. On the same day in Hanoi agents have arrested blogger Paulus Le Son, to date the family has received no news on the fate of the young man, while the police deny his arrest.

Fr. Joseph Nguyen, of the diocese of Hanoi, warns: "These events are a prelude for other incidents of repression against the Church in Vietnam."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sa mạc Huấn Luyện Huynh trưởng cấp 3 tại TGP. Sàigòn
Nguyễn Xuân
11:52 08/08/2011
Thiếu nhi Thánh Thể Tổng giáo phận Tp HCM: Sa mạc Huấn Luyện Huynh trưởng cấp 3, Dấn thân VII

Vào hai ngày 06&07/08/2011, tại giáo xứ Thái Bình, Liên đoàn Anrê Phú Yên Tổng giáo phận Tp HCM đã tổ chức Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng(HT) cấp ba cho các HT. Điều kiện tham dự sa mạc : là HT cấp hai đã có chứng chỉ Giáo lý viên cấp ba hoặc đã thi tốt nghiệp giáo lý viên cấp ba.

Sa mạc qui tụ 48 sa mạc sinh (SMS). Ngoài các SMS ở giáo phận Tp HCM còn có các SMS ở các giáo phận bạn như Mỹ Tho, Cần Thơ, Ban Mê Thuột.

Chủ đề của sa mạc là Huynh trưởng và Cầu nguyện.

Vào lúc 07g30 ngày 06/08/2011, trước sự hiện diện của các Huấn luyện viên Liên đoàn, Linh mục Giuse Phạm Đức Tuấn, Tuyên úy Liên đoàn đã tuyên bố khai mạc sa mạc. Ngài biểu lộ niềm vui khi gặp lại các HT trong sa mạc, ngài chúc các HT ngày càng găn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể để có thể giới thiệu Chúa Giêsu cho các em, giúp cho các em biết và yêu mến Chúa Giêsu trong tình hình mà hiện nay các em dễ bị những thói xấu lôi kéo. Ngài hân hoan giới thiệu cho các HT, linh mục Giuse Trần Viết Thái đã được Đức Hồng Y “sai” về giáo xứ Thái Bình trong vai trò linh mục phụ tá, đồng thời giúp ngài trong các hoạt động của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Hôm nay, cha tham gia sa mạc với tư cách là Tuyên úy của sa mạc

Xem hình ảnh huấn luyện

Thật khiêm tốn, cha Tuyên úy phát biểu ngài rất vui được phụ tá cha chánh xứ, được học hỏi với ngài cũng như các Huấn luyện viên về phong trào. Thật ra, cha rất yêu mến thiếu nhi, đã từng là HT và là Trợ úy trong phong trào. Cha đã nghiên cứu và trình bày đề tài tốt nghiệp về phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Hôm nay đứng trong lều của sa mạc, cha liên tưởng đến Lều Hội Ngộ của Dân Chúa ngày xưa, luôn có Chúa hiện diện, ngài chúc các SMS cũng sống và đào luyện sao có Chúa luôn hiện diện trong mình, để có thể đem Chúa đến các em thiếu nhi. Trong thời buổi ngày nay, các em dễ bị lôi cuốn về bóng tối và sự chết thì các HT phải nỗ lực lôi kéo các em đến với Chúa là Ánh Sáng và là Sự Sống.

Về phương diện tự nhiên, qua hai ngày sa mạc, các SMS cùng học hỏi và thảo luận các đề tài về tổ chức và điều hành đoàn, để tương lai các HT có thể tham gia công tác điều hành tại đoàn hay các hiệp đoàn. Trên hết các đức tính, người lãnh đạo phải biết yêu thương và khiêm tốn. Chúa Giêsu là nhà lãnh đạo mẫu mực mà các HT phải noi theo. “ Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn dân (Mc10, 45)

Việc quan trong muốn cho đoàn tiến, HT phải lo đào tạo lực lượng kế thừa. Nhiều HT sợ người khác hơn mình và muốn mọi danh dự và thắng lợi về mình nên không dám phân công cho HT khác. Ngay những phút đầu tiên khi rao giảng, Chúa Giêsu đã chọn các tông đồ và Ngài không ngừng huấn luyện các ông. …

Với chủ đề chính là Cầu nguyện, các SMS được cha tuyên úy đào sâu về đề tài này. Cầu nguyện là điều luật đầu tiên của phong trào. Ngay các thiếu nhi cũng thuộc lòng “Thiếu nhi dâng ngày mỗi sáng

Làm cho đời sống hóa nên lời cầu”.

Cả đời sống của một thành viên Thiếu nhi Thánh Thể phải là lời cầu nguyện liên lỉ. HT phải sống đời cầu nguyện thì mới có thể dạy các em, HT sẽ không có kinh nghiệm dạy các em điều gì mình không sống. HT phải noi gương Chúa Giêsu “Sáng sớm lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Chúa Giêsu luôn kết hiệp với Chúa Cha và thực hiện mọi ý muốn của Cha Ngài. Điều luật thứ hai: HT tôn sùng Thánh Thể là Lý tưởng của phong trào. Phải học với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể “ Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” Khi được kín múc hồng ân từ bí tích Thánh Thể được Chúa Thánh Thần thánh hóa, HT sẽ mạnh dạn đáp trả lời mời gọi của Chúa và hăng hái lên đường như các tông đồ xưa. Như thế HT đã thực hiện các điều luật 3 và 4: Hy sinh và Làm Tông đồ

Mục tiêu chính của việc dạy giáo lý là tạo mối tương quan mật thiết giữa các em và Đức Giêsu Ki Tô . Do đó dạy Giáo lý không phải là truyền đạt kiến thức suông về Đức Kitô mà truyền thụ Đức Tin và cách Sống Đức Tin cho các em. Ngày nay người ta đi du lịch không mang gì rườm rà, chỉ cần mang theo passport và mã số thẻ tín dụng. Cũng vậy HT đến với thiếu nhi chỉ cần mang theo Chúa Giêsu và Lời của Ngài. HT phải có Chúa mới mang Chúa đến cho các em. Ngày nay người ta cần chứng nhân hơn những lòi giảng thuyết suông. HT phải biết cầu nguyện, đến với Chúa, để Chúa chạm đến tâm hồn mình và để Chúa Thánh Thẩn tác động trên các việc mình làm.

Trước giờ bế mạc, SMS tham dự Giờ Chầu Thánh Thể để cùng dâng lên Chúa lời nguyện tâm thành nhất. Vì Chúa đã sai các HT đem Chúa vào đời, giữa môi trường đang sống, đem Chúa đến với các thiếu nhi, thì xin Chúa cho mỗi HT luôn sống kết hiệp với Chúa, để khi đến với tha nhân người ta sẽ cảm nhận được Chúa đang sống trong HT.

Như Mẹ Maria xưa đã cưu mang Chúa và là Người Nữ đầu tiên đem Chúa đến cho mọi người, xin Mẹ Maria cầu bàu cùng Chúa cho mỗi HT sống theo gương Mẹ luôn lắng nghe và Sống Lời Chúa.

Nguyễn Xuân
 
Bông Hồng Xanh phát học bổng tại giáo họ Bombo, Phước Long, GP. Ban Mê Thuột
Maria Vũ Loan
12:14 08/08/2011
Bông Hồng Xanh phát học bổng tại giáo họ Bombo, Phước Long, GP. Ban Mê Thuột

Một ngày Chúa nhật đẹp trời, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đã thăm và phát học bổng tại giáo họ Bombo, thuộc giáo xứ Đăk Nhau, hạt Phước Long, giáo phận Ban Mê Thuột. Ở Sài Gòn, ai mà không biết bài hát” Tiếng chày trên sóc Bombo” nên chúng tôi gọi là chuyến đi này là “Chuyến Cắc cùm cum!”

Chuyến đi này, chúng tôi hồi hộp lạ thường vì từ Tết đến nay, nhóm mới có điều kiện để đi xa, mà là nơi chưa đến bao giờ nên không dự đoán được tình hình quần chúng thế nào. Quãng đường 180 cây số, từ Sài Gòn đi hết tỉnh Bình Dương đường vừa rộng vừa đẹp, nhưng qua đến địa phận tỉnh Bình Phước thì hỡi ơi, đường chật hẹp khó đi, xe phải vật lộn với những con dốc, rồi đầy ổ voi ổ gà. Chưa hết, có những đoạn đường thấp hơn vạt đất đỏ hai bên đường đến ba mét. Tuy vậy cảnh trông vừa lạ vừa có cái đẹp hoang dại của rừng.

Trước khi vào Sóc Bombo, chúng tôi ghé vào ăn trưa ở nhà một vị trong Ban hành giáo họ đạo, là chủ một cây xăng. Dù đã dặn kỹ lưỡng là chúng tôi chỉ ăn cơm rau dưa nhưng vị này cứ đãi thịnh soạn làm chúng tôi rất ngại. Khi thấy có món “gỏi măng cụt” mấy bạn trong đoàn “mắt sáng rỡ” vì lạ còn tôi cứ nghĩ ngợi: đi công tác xã hội mà ăn uống thế này thì làm sao giống nhóm mười hai tông đồ của Chúa được?! Để làm gỏi măng cụt người ta chọn quả còn xanh ương, rồi đem gọt vỏ, ngâm nước cho nhựa màu nâu ra hết. Cắt mỏng rồi đem trộn với cà rốt, hành ngò và các gia vị khác. Cứ hai ký-lô măng cụt thì được một đĩa. Xin “trang trọng” giới thiệu!

Chúng tôi đến họ đạo dự lễ vào lúc 14 giờ chiều. Nhà nguyện sóc Bombo ẩn sau lùm cây nếu nhìn từ cổng vào. Vách gỗ, mái tôn, nền lát gạch tàu thế mà trong nhà nguyện có đủ chặng đàng Thánh giá, bảng đáp ca, hình ảnh…nghĩa là đã tươm tất. Nhìn số người đến dự lễ ngồi kín bốn dãy ghế làm chúng tôi rất ngạc nhiên, phía cuối còn có một số ghế “ngồi thêm”. Thế mới biết, không có gì là lạ khi Tòa Giám Mục đã ký giấy cho họ đạo Bombo này được nâng lên hàng giáo xứ, chỉ còn chờ phép của chính quyền (!) là trở thành giáo xứ Bombo.

Xem hình phát học bổng

Thật bất ngờ, cha không đến, thế là ông trùm chánh của họ đạo làm nghi thức phụng vụ “một cách nhuần nhuyễn” và mọi người nghiêm trang, sốt sắng như có Chúa đang đứng ở đó vậy, thật đáng quí! Cũng thông cảm cho cha chánh và cha phó, giáo xứ Đắk Nhau có trên 8.000 giáo dân, bao gồm cả ba giáo họ là Bombo, Đắk Niên và Bình Minh, thế nên ngày Chúa nhật, cũng có lúc việc mục vụ không suông sẻ.

Trước khi những phần học bổng được trao đi, tôi đứng giữa cộng đoàn nói vài lời làm quen với giáo họ. Nhìn những khuôn mặt vui của các em thiếu nhi người dân tộc xen lẫn người Kinh dưới hàng ghế chăm chú lắng nghe làm tôi xúc động. Giàn giáo lý viên trông đều người, vui vẻ, trẻ khỏe, quà của chúng tôi tặng giao lưu các bạn trẻ này là vở và bánh, đơn sơ thế thôi!

Trong khi tôi trao học bổng thì các bạn trong nhóm cùng GLV phát bánh kẹo, một số mùng mền. Vì phải chia cho các em trong sóc của người dân tộc ở xa, nên một nửa số học bổng tôi phải đưa cho người đại diện mang về. Tôi không thích cách này lắm nhưng ở đây có thói quen, có quà là chia đều! Khi công việc phân chia đã xong, các em học giáo lý bình thường. Nhìn các em ngồi trên những chiếc ghế dài thô sơ được nối vào nhau, không có bàn để ghi chép cũng chẳng có chỗ dựa lưng…thấy mà “chạnh lòng thương”. Trời mưa thì ướt át chắc là dính cát dính đất lem nhem lắm. Một ông trùm nói với chúng tôi: “Có ghế ngồi là “ngon” lắm rồi, lúc trước còn phải ngồi dưới đất nữa kìa!”. Tôi đáp lời: “Chịu thương chịu khó một chút mai mốt lên thiên đàng được ngồi ghế massage, ở phòng máy lạnh”. Ai đó trong đoàn ngắt lời: “Thiên đàng thì cần gì máy lạnh máy nóng!”. Thế là mọi người cười vui.

Chúng tôi rời giáo họ, đi thêm 10 km để ghé thăm hai cha ở nhà thờ chính. Nhà thờ rộng nhưng vẫn còn vẻ khó nghèo. Vùng này có mười khu người Kinh, có bảy, tám sóc đồng bào dân tộc. Đặc biệt có nhà cộng đồng, còn gọi là nhà nhóm của một sóc, rộng khoảng 30 đến 40 mét vuông, để người già và trẻ em đọc kinh. Hiện nay, nơi đây có khoảng mười mấy nhà nhóm như vậy.

Ở vùng này người Kinh thường sinh sống bằng việc làm rẫy, trồng cây khoai mì và trồng các loại cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm và buôn bán nhỏ. Người dân tộc thì không biết buôn bán, họ thường trồng điều và làm mướn khi có ai thuê làm công việc vườn tược như nhổ cỏ… Ông trùm cho biết vào dịp Trung Thu, Ban hành giáo tổ chức phát bánh kẹo cho các em, dịp Noel cha xứ cũng chia đi những phần quà, nhưng ngày Tết thì người nghèo không có gì vì…đông quá!

Cha xứ tiếp chúng tôi bằng bình nước trà nóng khi tiết trời hơi lạnh. Trông cha xứ có vẻ phong trần, bận rộn, ít tuổi hơn tôi mà tóc đã “hai line”. Ở vùng đèo heo hút gió của GP Ban Mê Thuột này, cái xe ô tô bốn chỗ nhỏ gọn mà cha tự lái đã giúp cha nhanh nhẹn trong việc mục vụ, thế nên, giáo dân đông như thế mà ai gọi sức dầu lần cuối cha cũng vẫn đáp ứng; đám tang của giáo dân nào có lễ an táng ở nhà thờ. Xe ô tô là phương tiện cũng hợp lý thôi vì giáo xứ cách Tòa Giám Mục rất xa, ngay cả quí ông trong Ban hành giáo của giáo họ mỗi lần đi tĩnh huấn ở TGM Ban Mê Thuột thì phải qua quãng đường 200 cây số! Đúng là vùng sâu vùng xa!

Thế nhưng vì những lý do chung mà lễ cưới mỗi tháng dâng một lần, có khi là năm bảy đôi, có khi hơn chục đôi. Thật tuyệt vời khi tháng 7/2011 vừa qua, có 230 em lãnh nhận bí tích Thêm Sức và được Rước lễ lần đầu, số lượng đông như thế vì ở đây cứ hai, ba năm mới tổ chức một lần.

Còn nhiều điều để nói về giáo xứ đông dân này nhưng xin hẹn lần sau.

Đến 18giờ 00 xe mới lăn bánh trở về. Chiếc xe như đơn độc trên con đường vắng không có ánh đèn, hai bên là rừng làm chúng tôi lo lắng; bây giờ mà có cướp trong rừng ra chặn xe thì chắc chắn là không có “người Samari nhân hậu” đâu!. Đi qua những con đường đau khổ, đến Đồng Xoài chúng tôi mới thở phào và dùng bữa tối. 23 giờ 00 đêm, xe mới về đến Sài Gòn. Anh tài xế cười toe toét khi tôi cho thêm tiền “tip”. Tiền trả thêm có khi là vì “nhân hậu” có khi là “bổn phận”, vì tính ra anh đi cùng chúng tôi từ 6 giờ 00 sáng đến 23 giờ 00 là 17 tiếng đồng hồ rồi. Ở lại một đêm giữa rừng thì đỡ mệt hơn nhưng chi phí cho đoàn tám người thì khá tốn kém nên chúng tôi giảm bớt chi phí cho lần làm quen đầu tiên.

Tính đến tháng tám, nhóm Bông Hồng Xanh chỉ có được một chuyến đi này và một số học bổng THPT cho một số em khó khăn, hiếu học ở vùng ven quanh Sài Gòn. Nếu được trợ giúp thêm, chúng tôi sẽ đi tiếp, còn không thì xin đành lỗi hẹn với những giáo điểm mà chúng tôi đã nghe giới thiệu.

Cảm ơn Chúa về một chuyến đi an lành vì hiện nay, tại Việt Nam, mỗi ngày có đến bốn mươi người “bước ra khỏi nhà mà không trở về” vì tai nạn giao thông.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Buổi Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 5
William Nguyễn
16:35 08/08/2011
Buổi Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 5

Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH. Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California với sự phối hợp của Trung Tâm ASIA, Đài Truyền Hình SBTN - S.E.T và nhiều hội đoàn khác Tổ Chức Buổi Đại Nhac Hội CÁM ƠN ANH, NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH KỲ 5 Tại Sân Vận Động Trường Trung Học BOLSA GRANDE Chúa Nhật Ngày 07 Tháng 08, 2011 từ 12 giờ 30 Trưa đến 7:30 Tối, có cả các Phái Đoàn Nước Ngoài Tham dự như: Úc, Canada, Áo, Na uy và Việt Nam, Tính đến 7:30PM sơ khởi thu được $505,000.00.

Xem hình buổi đại nhạc hội Cám Ơn Anh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Di Sản Bùi Chu
Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng
07:35 08/08/2011
DI SẢN BÙI CHU

Nếu không kể Chủng viện “chui” trên thuyền tại Phố Hiến (1666, khởi đầu với 15 thầy, do Cha Deydier tổ chức), thì Chủng viện Kẻ Bùi (Bùi Chu ngày nay) là Tiểu chủng viện đầu tiên của Địa Phận Đông Đàng Ngoài (1773, do cha Hernandez Tuấn thành lập). Năm 1791, cha chính Delgado Y mở Đại chủng viện đầu tiên tại Lục Thuỷ hạ (Liên Thuỷ, Bùi Chu ngày nay)… Năm 1930, có Đại Chủng viện Miền cho ba địa phận Dòng tại Khoái Đồng (Nam Định). Năm 1924 có trường Trung học Saint Thomas d’Aquin (khu Khoái Đồng, Nam Định, 3 tầng dài 70 m làm phòng học, cộng với 200 giường và thư viện, thêm ba dãy trệt làm khu ẩm thực và vui chơi). Năm 1951, Bùi Chu có trường trung học đệ nhị cấp (lúc bấy giờ miền Bắc chỉ có 4 trường đệ nhị cấp: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương). Những năm 1860 đã có nhà in đầu tiên của Đàng Ngoài: Phú Nhai Đường, trước cả Ninh Phú Đường (Kẻ Sở) và Thiện Bản (Phát Diệm), rồi sau đó là Nhà in Thánh Gia (Bùi Chu)[1].

Chỉ một vài dữ kiện lịch sử trên đây cũng cho thấy Bùi Chu từ rất sớm đã là một chiếc nôi của văn hoá nói chung và văn hoá Nhà Đạo nói riêng. Các vị thừa sai quả là đã rất tinh anh khi sớm ý thức và quan tâm tới tầm quan trọng của văn hoá và cuộc “nhân duyên” đức tin-văn hoá, như là một yếu tố có tính quyết định và tạo nền lâu dài đối với công cuộc loan báo Tin Mừng.

Văn hoá là “con đường tơ lụa” (silk road) để truyền tải đức tin. Người xưa có câu: “Đức tin là khoá, văn hoá là chìa”. Câu nói có vẻ nôm na, mộc mạc; lối so sánh có vẻ không mấy “như đinh đóng cột”, nhưng lại diễn tả được mối liên hệ khắng khít và bện chặt giữa đức tin và văn hoá. ĐTC. Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Một khi đức tin chưa trở thành văn hóa, thì đức tin đó vẫn chưa được đón nhận cách trọn vẹn, chưa được suy tư cách thấu đáo và chưa được đem ra thực hành một cách đầy đủ”.[2]

Chúng ta thường tự hào về một Bùi Chu như là chiếc nôi đầu tiên của công cuộc loan báo Tin Mừng (1533), nhưng có lẽ lại ít lưu ý đến một thực tại đáng kiêu hãnh khác là Bùi Chu đã từng đóng vai trò của một trung tâm văn hoá. Di sản Bùi Chu không chỉ là đức tin mà còn là văn hoá, một văn hoá đậm chất tâm linh truyền thống Việt, lại được ánh sáng đức tin soi chiếu, ánh lên lung linh và huyền nhiệm.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thánh chức Giám mục của Đức Cha Giuse, chúng ta cùng ôn lại một số di sản mà cha ông đã để lại cho Giáo Phận Nhà, để cùng khâm phục tiền nhân và khơi nguồn cho bước đường xây đắp hôm nay và tương lai của Giáo Phận, một bước đường có lẽ cũng không đi ra ngoài hai chữ đức tin và văn hoá.

1. Di sản tâm linh Đất Việt[3]

Người Bùi Chu kế thừa di sản tâm linh Việt. Người Việt từ ngàn xưa đã là một dân tộc rất giàu tâm linh. Dân tộc ấy, tự ngàn xưa đã tin kính Trời, đã sống yêu thương đùm bọc, trọng nghĩa khinh tài, lấy nhân nghĩa làm đầu, lấy khí tiết làm trọng, tựa như mảnh đất tốt chờ mong hạt giống Tin Mừng gieo vào…

Đấng Tối Cao mà từ xưa tới nay người Việt vẫn tin tưởng được gọi nôm na là “Ông Trời”. Họ tin “Ông Trời” tạo nên vũ trụ, vạn vật, như chúng ta thấy trong bài đồng dao:

“Nhất, Ông đếm cát,

Nhì, Ông tát bể,

Ba, Ông kể sao,

Bốn, Ông đào sông,

Năm, Ông trồng cây,

Sáu, Ông xây rú,

Bảy, Ông trụ trời.

Người Việt cũng tin Ông Trời là Đấng toàn năng, chí công và nhân từ. Toàn năng vì cái gì Ông cũng làm được: Ông cho mưa thuận gió hoà, hoa mầu tươi tốt:

Lạy Trời mưa xuống,

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cầy

Lấy bát cơm đầy

Lấy khúc các kho…

Nhờ Trời mưa thuận gió hoà

Nào cầy, nào cấy, trè già đua nhau.

Ơn Trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu…

Ông Trời cũng rất công minh:

Trời có mắt.

Xởi lởi Trời gởi của cho, co ro Trời co của lại.

Nhưng Trời cũng lại rất nhân từ:

Trời sinh, trời dưỡng

Trời sinh voi, trời sinh cỏ

Trời đánh còn tránh miếng ăn…

Ngoài việc tin thờ Trời, người Việt cũng rất có lòng tôn kính Tổ Tiên và các Vị Anh Hùng, rất có tâm hiếu thảo với cha mẹ, nhân nghĩa với mọi người. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn / Ăn quả nhớ người trồng cây” bén rễ sâu trong tâm hồn Việt, Đạo hiếu thảo thấm nhuần nếp sống Việt, vì “Chim có tổ, người có tông”, “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn / Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”, “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.

Trong cách ứng xử gia đình và xã hội, người Việt cũng dặn nhau sống yêu thương đùm bọc, hiền hoà vị tha: “kính trên nhường dưới”, “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”, “hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau”…

Tất cả những di sản tâm linh đó là mảnh đất phì nhiêu sẵn sàng cho hạt giống Tin Mừng nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết quả sau này.

2. Tinh thần truyền giáo - Bề dầy giáo sử[4]

“Bùi Chu Giáo Phận quê nhà

Nằm trên diện tích thật là mênh mông

Một bên nằm cạnh sông Hồng

Một bên sông Đáy chảy vòng xung quanh

Phía ngoài biển rộng nước xanh…”

(Trần Hiển)

Chỉ vài nét phác hoạ, Bùi Chu đã đến với chúng ta thật là thân thương, trìu mến. Một ngày nào đó thả bước trên con đê xanh màu lá cỏ của sông Hồng, sông Đáy hoặc sông Ninh Cơ, chúng ta sẽ bắt gặp một cảm giác nhẹ nhàng xâm chiếm lòng mình. Với dòng nước đong đầy phù sa màu mỡ, làn gió nhẹ mơn man rì rào theo cánh đồng lúa bạt ngàn giữa trời mênh mông nắng ấm, chúng ta như đang nghe vọng lời trần tình của một thời đầy ắp những dấu ấn đã từng in đậm “những bước chân gieo mầm cứu rỗi”.

“Hữu cầu tất ứng”: Niềm khát khao ngàn đời đã được đáp ứng. Năm 1533, Thiên Chúa đã cho hạt giống đầu tiên đó gieo vào đất Bùi Chu, xuất phát việc rao giảng Tin Mừng cho con cháu Lạc Việt: “Tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông, người tây dương tên là I-nê-xu, lén lút đến làng Ninh Cường, Quần Anh huyện Nam Chân và làng Trà Lũ huyện Giao Thuỷ, ngấm ngầm truyền đạo Gia-tô” (Quốc sử Quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, quyển XXX, tờ 5-6; cf. quyển XLI, tờ 24-25). Đây thật là một vinh dự lớn lao và cũng là một trọng trách đối với mỗi người con Bùi Chu.

Hạt giống Tin Mừng lại mời gọi người rao giảng Tin Mừng. Tin Mừng cần phải được rao giảng cho mọi người. Năm 1622, theo tài liệu của Cha Đắc Lộ, đã thấy có các cha Dòng Tên vào giảng đạo tại cửa bể Đàng Ngoài, Cửa Bể đó là Trà Lũ, Quần Anh, Ninh Cường. Tiếp theo, các nhà truyền giáo Dòng Tên, có khá nhiều nhà truyền giáo Hội Thừa Sai Paris (MEP), rồi dòng Đa Minh, Augustinô, Phanxicô… không ngại khó khăn đã đến mảnh đất Bùi Chu để gieo vãi Tin Mừng cứu độ. Tất cả đều chung tay góp sức làm cho cánh đồng Bùi Chu ngày một thêm phong phú, phì nhiêu: “hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm” (Mc 4,8).

“Vườn Bùi Chu cây cối xum xuê

Đất lành chim đậu, hội về như mây!

Đạo dòng sinh động nơi đây,

Phải chăng Tạo hoá ra tay tuyệt vời?”

(Nguyễn Thanh Điện)

Nhiều người tự hỏi: tại sao các nhà truyền giáo lại chọn Bùi Chu như là điểm xuất phát cho công cuộc rao giảng Tin Mừng?

Có nhiều yếu tố giúp ta hiểu biết về sự lựa chọn này:

Trước hết và trên hết là do tình thương hải hà của Thiên Chúa, đã yêu thương và tuyển chọn Bùi Chu bởi sáng kiến tình yêu vô điều kiện của Ngài.

Thứ đến, có lẽ cũng vì yếu tố nhân hoà địa lợi. Xét về yếu tố con người, dân chúng Bùi Chu đã có ý niệm rất cao về Thiên Chúa, có nền luân lý thuần thành và lòng nhiệt tâm cởi mở, đơn sơ chất phác …

“Tính tình chất phát khiêm nhu,

Cách ăn nết ở như lu nước dầy,

Tâm hồn thẳng thắn thơ ngây

Người người đoàn kết vui vầy biết bao.”

Xét về yếu tố địa lợi, Bùi Chu lúc đó là vùng cửa bể, nên đỡ bị triều đình kiểm soát và lại có nhiều sông ngòi thông ra biển, nhất là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ… thuận lợi cho việc di chuyển và ẩn náu của các thừa sai.

Quả thật, công việc loan báo Tin Mừng tại Bùi Chu đã đạt kết quả bội thu nhanh chóng, bất chấp những cấm cách, bách hại gắt gao và muôn vàn gian nan thử thách. Khi tách ra từ giáo phận Đông Đàng Ngoài (năm 1848 do đức cha Martin Gia coi sóc), giáo phận đã có 41 giáo sĩ, 186 thầy giảng, 475 đại chủng sinh và tiểu chủng sinh với 2 trường Latinh, 1 trường lý đoán, 20 nhà phước Đa Minh, 3 nhà phước Mến Thánh Giá, 145.553 giáo dân với 31 giáo xứ và 556 họ lẻ. Công việc truyền giáo cũng phát triển tốt. Chỉ tính riêng năm 1852, rửa tội cho 21.319 trẻ ngoại giáo, 678 người lớn. Năm 1858, rửa tội cho 43.749 trẻ ngoại giáo, 42 người lớn… Đức Cha Barnabas Cezon Khang(1865-1879) kể lại trong thư gửi bề trên Dòng Đa Minh ở Manila rằng: “Tôi mỏi tay rửa tội cho trẻ nít ngoại giáo, chẳng những mỏi tay mà còn mệt nhọc nữa, vì số trẻ nít quá nhiều. Năm 1866 có 26.368 trẻ ngoại giáo được rửa tội lúc gần chết, ngoài ra còn chuộc được 1.197 người…” Thật đúng là “Giáo phận truyền giáo kiểu mẫu” như lời Đức Pio XI đã khen ngợi sau này!

Bề dầy lịch sử về công cuộc đón nhận và loan báo Tin Mừng đó của tiền nhân, tinh thần yêu thương sâu đậm giữa người với người của cha ông, gợi lên cho chúng ta những thao thức trăn trở về cuộc rao giảng Tin Mừng mới tại quê hương Bùi Chu hôm nay...

3. Máu hồng tử đạo[5]

Giáo phụ Tertulianô đã từng nói: “Máu các thánh tử đạo phát sinh các Ki-tô hữu”. Bùi Chu hãnh diện là giáo phận đứng đầu trong việc cống hiến dòng máu tử đạo. Cuộc bách hại kéo dài mấy trăm năm và đã có tới hơn 130 ngàn anh hùng tử đạo đổ máu mình ra làm chứng Tin Mừng trên toàn cõi Đất Việt, trong đó Bùi Chu cống hiến 16.500 vị. Trong số 117 vì hiển thánh, Bùi Chu cũng đóng góp 26 vị, cộng thêm 18 vị đã từng phục vụ tại Bùi Chu, nâng tổng số lên 44 vị. Ngoài ra còn có 514 vị tôi tớ Chúa nữa.

Quả thực, “lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Những cuộc bách hại khốc liệt đã làm sáng lên đức tin kiêu hùng của tín hữu Bùi Chu, để lại cho hậu thế di sản về một đức tin vàng đá sắt son.

“Hoan hô Liệt Thánh

Tử Đạo tổ tiên

Ơn trời đổ xuống thánh hiền

Bùi Chu ân phúc một miền gấm hoa

Máu rơi hạt giống chan hoà,

Sinh nên ức triệu một nhà dân con.

Ninh Cơ một giải

Nước ngập ruộng đồng

Giang sơn nhuộm thắm máu hồng,

Đức tin luỹ sắt thành đồng hiên ngang”.

(Thượng Vũ)

Cuộc bách hại lên tới đỉnh điểm thời vua Tự Đức và phong trào Văn Thân. Trong thời kỳ 5 năm bách hại (1858-1862), tại Địa phận Trung (Bùi Chu) đã có 16.000 người chết vì đạo, trong đó có 2 giám mục và 38 linh mục, 10.000 người bị giam cầm hoặc lưu đầy, 100 làng Công giáo bị phá huỷ bình địa, 2000 họ đạo bị tịch thu, 100.000 người bị phân tháp… Chính trong bối cảnh khốc liệt cam go đó mà Đức Cha Vinh và Cha Chính Hoà đã khấn dâng Giáo Phận cho Đức Mẹ (1858):

“Nhớ xưa Giáo Hội nước nhà

Gặp cơn bách hại phong ba mịt mù

Bề trên Giáo Phận Bùi Chu

Khấn xin Đức Mẹ hộ phù bao dung

Nếu cho cấm cách cáo chung

Sẽ xây Đền Thánh kính dâng Mẹ hiền

Ít lâu lời khấn ứng liền

Chiếu vua Tự Đức ban quyền tự do”.

Và lời khấn đó đã thành sự thực, với ngôi Đền Thánh Phú Nhai, mới được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường năm 2008, nhân dịp 150 năm khấn dâng Giáo phận cho Đức Mẹ:

“Giừ lời khấn hứa thuỷ chung

Bùi Chu xây dựng Thánh Đường Phú Nhai

Dâng lên Đức Nữ Trinh Thai

Trăm năm chứng tích khôn phai khôn mờ”.

(Hoàng Kim Chi Điện)

Vương cung thánh đường Phú Nhai với tổng diện tích 2160 m­­­­2, chiều dài 80m, chiều rộng 27m, chiều cao 30m, tháp cao 44 m, sừng sững hiên ngang như biểu tượng của lòng tri ân vút cao mà con cái Bùi Chu muốn dâng lên Mẹ. Đây cũng là chứng tích của tình thương mà Mẹ Maria luôn dành cho con cái Bùi Chu:

“Ôi ơn toàn xá bao la

Âu Tây Lộ Đức, Nước Nhà Phú Nhai”.

4. Truyền thống Đa Minh[6]

Ngược dòng lịch sử, từ năm 1659-1679, Bùi Chu thuộc Địa phận Đàng Ngoài dưới quyền coi sóc của Đức Cha Françoise Pallu, đức cha Lambert de la Motte quản nhiệm thay.

Từ năm 1679, địa phận Đàng Ngoài được chia đôi, thì Bùi Chu thuộc địa phận Đông Đàng Ngoài và là trụ sở chính của Địa Phận. Trong suốt thời gian 1679-1848, Toà Giám Mục đặt tại Lục Thuỷ Hạ (nay là Liên Thuỷ), Trà Lũ (nay thuộc xứ Phú Nhai), Trung Linh và Bùi Chu.

Với sắc lệnh Apostolatus Officium, ngày 5 tháng 9 năm 1848, Địa phận Đông Đàng Ngoài chia đôi, và Bùi Chu trở thành trụ sở Địa Phận mới mang tên Địa Phận Trung, vì nằm giữa Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài, do đức cha Marti Gia coi sóc, với số tín hữu 139 ngàn, gấp 3 lần địa phận Đông.

Từ năm 1677 đã có ba cha Dòng Đa Minh (Juan Ramos, Juan de Santa Cruz - Thập và Juan d’Arjona) đến phục vụ tại Bùi Chu, trụ sở tại Trung Linh. Từ đó, Dòng Đa Minh liên tiếp gửi các cha dònng Đa Minh từ Manila đến phục vụ Bùi Chu. Từ năm 1757, Toà Thánh giao cho các cha dòng Đa Minh chịu trách nhiệm hoàn toàn về Địa phận Đông (bao gồm Bùi Chu, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng ngày nay). Từ thời này trở đi Giáo phận Bùi Chu luôn gắn liền với các giáo sĩ dòng Đa Minh. Thời Đức Cha Marti Gia có 3 lm Đa Minh Tây Ban Nha, 14 lm Đa Minh Việt Nam, 20 nhà phước Đa Minh… Những dấu ấn của lòng đạo Đa Minh dần dần nở rộ, như lễ kính trọng thể thánh Đa Minh, phong trào học hỏi Kinh văn Giáo lý từ thời Đức Cha Thánh An; tinh thần cầu nguyện, lần hạt, ngắm sự thương khó do Đức Cha thánh Xuyên khởi xướng; tổ chức mục vụ giáo hạt, giáo xứ, tháng Hoa, tháng Mân Côi trong thời Đức Cha Onate Thuận; thành lập nhà thương, “nhà thiên thần”, trại phong thời Đức cha Định…

Ghi nhớ dấu chân hào hùng của các Cha Thừa Sai dòng Đa Minh với những đóng góp to lớn của các Ngài cho công cuộc truyền giáo tại Bùi Chu, chúng ta nhận thấy di sản dòng Đa Minh trên đất Bùi thật phong phú. Các ngài đã thổi vào lòng giáo hữu Bùi Chu lòng yêu mến Lời Chúa, lòng hăng say truyền giáo, lòng sùng kính Đức Mẹ, lòng mộ mến Kinh Mân Côi và lòng tôn kính Cha thánh Đầu Dòng Đa Minh…

5. Chuỗi ngọc Mân Côi - Lòng sùng kính Đức Mẹ[7]

Giáo phận Bùi Chu có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Điều đó được thể hiện qua nhiều thực hành đạo đức trong Giáo phận. Trước hết, chúng ta thấy Quan thầy đệ nhất của Giáo phận là Đức Mẹ Vô Nhiễm. Thứ đến, 4/6 Hội Dòng phát sinh từ Giáo Phận nhận tước hiệu Đức Mẹ: Dòng Mẹ Đồng Công, Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi, Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương, Dòng Con Đức Mẹ Thăm Viếng. Bên cạnh đó, rất nhiều Hội đoàn hoặc Phong trào sùng kính Đức Mẹ, như Chủng viện Mẫu Tâm, Họ Mân Côi, Hội Con Đức Mẹ, Hội Áo Đức Bà Cát Minh, Hội Mẫu Tâm Công Chức, Hội Mẫu Tâm Học Sinh, Hội Mẫu Tâm Từ Thiện, Phong trào thực thi mệnh lệnh Fatima, Phong trào tôn Nữ Vương Gia đình, Phong trào đọc kinh liên gia đền tạ Đức Mẹ…; Tháng Hoa và Tháng Mân Côi cũng được tổ chức rất long trọng và sốt sắng tại Bùi Chu.

Một trong những thực hành đạo đức nổi bật về lòng sùng kính Đức Mẹ là việc lần hạt Mân Côi. Truyện kể rằng có những bà mẹ đi chợ đầu đội thúng, một tay bế con, một tay lần hạt… Hình ảnh đó như là một hình ảnh tiêu biểu của một lòng đạo gắn liền với cuộc sống, kinh nguyện và cuộc sống gắn bó với nhau như tay trái tay phải, như hình với bóng… và như thế, cuộc sống thành chuỗi cầu kinh, kinh cầu thành hơi thở cuộc sống, đi vào nhịp điệu cuộc sống…

Kinh Mân Côi là việc đạo đức đã được Cha Thánh Đa Minh cổ võ như là “vũ khí” chống lại các bè rối và sự sa sút lòng đạo đức. Tại Bùi Chu, các Cha dòng Đa Minh cũng cổ võ lòng đạo đức truyền thống này, vì Kinh Mân Côi là lời kinh bình dân nhưng sâu sắc, đơn sơ dễ thực hành nhưng lại tóm gọn sách Phúc Âm, mọi người có thể đọc chung mà vẫn tự mình suy niệm, vì “khẩu tụng tâm suy (miệng đọc lòng suy)”. Kinh Mân Côi vì thế đã trở thành thơ, thành nhạc, đi vào văn hoá, thấm vào hồn người, vang vào sông núi Việt...

“Phép ngắm Rosa nguyên cội rễ,

Suy ơn chuộc tội loài người thế,

Tự sinh nhi tử tử nhi sinh

Công nghiệp vô cùng khôn xiết kể

Lạy ơn Rất Thánh Đức Bà

Xin vì phép ngăm Rosa thánh này

Ban ơn soi sáng bởi trời

Cùng ban ơn phúc đời đời cho con.”

(Kinh Vãn Tháng Văn Côi)

Đức Cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn còn nhìn Chuỗi Mân Côi như là một sợi dây nối kết sự hiệp nhất trong Giáo Phận. Ngài đã sáng lập Dòng Mân Côi, vì theo Ngài, đây không những là việc đạo đức Thánh Tổ Phụ và các thừa sai Đa Minh nhiệt tình cổ võ, mà còn vì trong tràng chuỗi Mân Côi có sách Tin Mừng tóm gọn, có Thánh Giá, có tinh thần Đa Minh… nên có thể liên hết mọi người nên một.

Ngày nay, Chuỗi ngọc Mân Côi đó vẫn còn nguyên giá trị cao quý, nếu chúng ta biết dùng tràng chuỗi để cầu nguyện, để chiêm ngắm và thực hành các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu với ánh mắt và trái tim Mẹ Maria. Đó là một trong những di sản mà con dân Bùi Chu cần yêu mến, cổ võ và phát huy:

“Mân Côi tràng chuỗi nhiệm mầu

Đẹp lẽ cao siêu đẹp chữ yêu

Như sợi tơ trời loan ân phúc

Tựa chuỗi vàng kinh thắm nguyện cầu”.

(Hương Kinh)

6. Lòng đạo sốt mến

Nói đến Bùi Chu là nói đến lòng đạo sốt mến, sầm uất, nhiệt thành. Ở đâu có người Bùi Chu, ở đó có nhà thờ khang trang, có các nghi lễ rộn ràng long trọng, có nguyện ngắm kinh hạt râm ran, có tuồng thương khó, có rước kiệu sống lại, tháng hoa, quan thầy, kèn trống, cờ hiệu, dâng hoa, dâng hạt, hội đoàn … ; ở đâu có người Bùi Chu, ở đó các linh mục, tu sĩ được yêu mến đặc biệt; ở đâu có người Bùi Chu, ở đó bầu khí cộng đoàn sầm uất, đông vui, xôm tụ:

“Tinh thần sống đạo thật cao,

Sáng thì đi lễ, tối vào đọc kinh.

Nhà thờ sớm tối linh đình,

Giáo dân sốt sắng, tâm tình hy sinh …”

Đó không phải là một lòng đạo trên mây trên gió, nhưng rất thực tế, cụ thể, gần gũi với cuộc sống:

“Người người vui sống tự do,

Hằng ngày cầy cấy chăm lo ruộng vườn

Tâm tình chất phát thân thương,

Tinh thần sống đạo kiên cường biết bao.”

Lòng đạo đó chúng tôi thiết nghĩ là một di sản phát xuất từ nguồn mạch lửa thiêng nơi các anh hùng đức tin tổ tiên Bùi Chu truyền lại cho con cháu:

“Đức tin Công Giáo thấm vào,

Dòng máu Tử Đạo anh hào trổ sinh

Nuôi dưỡng đời sống tâm linh,

Giúp người tín hữu niềm tin sáng ngời,

Như đèn chiếu sáng khắp nơi,

Như men muối mặn ướp đời không hư….”

(Trần Hiển)

7. Lễ hội truyền thống[8]

Bùi Chu là chiếc nôi đức tin với những di sản đạo đức phong phú, nhưng cũng là cái nôi văn hoá với những di sản nhân văn đa dạng. Nói đến Bùi Chu, người ta nhớ ngay tới những danh xưng vang bóng một thời. Nào là các danh nhân văn hoá nổi tiếng trong nước và hải ngoại, như Đức Cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn, Đức Cha Phê-rô Phạm Ngọc Chi, các học giả Trần Văn Hiến Minh, Trần Đức Huân, Trần Thái Hiệp, Trần Thái Đỉnh, Phạm Châu Diên, Lê Tôn Nghiêm, Trần Đức Huynh, Vũ Đình Trác, Lương Kim Định, Đỗ Quang Chính, Đinh Văn Trung, Nguyễn Hưng…; các nhạc sĩ Ngô Duy Linh, Hải Linh, Phạm Liên Hùng, Kim Long… Nào là các địa danh như Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Hồ Ngọc Cẩn… Nào là các tổ chức văn hoá như nhà in Phú Nhai Đường, nhà in Thánh Gia, Học Hội Ra Khơi, Tủ sách Ra Khơi, Đa Minh Bán Nguyệt San, Nhạc đoàn Sao Mai…

Tại Bùi Chu hôm nay, hai ngày lễ truyền thống đức tin văn hoá vẫn còn được duy trì khá tốt là Lễ Đầu Dòng (Lễ Thánh Đa Minh, 8-8 hàng năm tại Bùi Chu) và Lễ Khỏi Tội (Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 8-12 hàng năm tại Phú Nhai).

Lễ Đầu Dòng có lẽ đã được tổ chức trọng thể tại Bùi Chu vào những năm 1676, khi các cha Đa Minh bắt đầu đến Bùi Chu. Sử ký Địa Phận Trung ghi lại Lễ Đầu Dòng năm 1854 như sau:

“Đức Thầy An làm lễ Đầu Dòng tại làng Lục Thuỷ Hạ (Liên Thuỷ ngày nay) cách trọng thể linh đình, có đủ các Đấng, các Cụ, nhiều anh chị em về các nhà xứ, các nhà mụ trong Địa phận, và hơn hai vạn bổn đạo đến thông công. Đức Cha lừa dịp tốt ấy để hội công đồng riêng Địa phận mà bàn luận thêm nhiều việc có ích chung”.

Tuy vậy, mãi đến năm 1944, Giáo phận mới chính thức nhận thánh Đa Minh làm quan thầy và của hành đại lễ hàng năm tại Nhà thờ Chính Toà Bùi Chu.

Vào mỗi ngày lễ quan thầy, giáo dân Bùi Chu từ già đến trẻ, nam đến nữ, kéo về Nhà thờ Bùi để mừng lễ, hành trang là cỗ tràng hạt, áo mưa, cơm nắm cơm gói để đủ lương thực cho hai ngày lễ… Để dự lễ, họ đã chuẩn bị cả tháng trước và nhất là đã sốt sắng làm tuần chín ngày kính Thánh Cả Đầu Dòng.

Trong mỗi dịp lễ, các Đấng đều hội tụ đông đủ, làm lễ Chính Tiệc cách trọng thể, đoạn kiệu tượng ông thánh Duminhgo (Đa Minh) chung quanh nhà thờ, rồi hội họp tại nhà nguyện nhà chung để vấn an các Đấng các bậc mà kính trọng ông thánh Đa Minh nơi con cái của Ngài…

Ngày nay, cùng với Lễ Khỏi Tội (8/12), lễ Đầu Dòng được coi như ngày giỗ tổ của Giáo Phận, quy tụ hàng vạn giáo hữu về dự lễ. Người Bùi Chu đi đâu làm gì cũng dặn nhau rằng:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ rằng tháng Chạp Phú Nhai, Mẹ chờ!

Dù ai rong ruổi bốn bờ

Đừng quên tháng Tám, Bùi Chu, Đầu Dòng”.

********

Điểm lại một vài nét về di sản Bùi Chu, chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa vì tình thương hải hà và hồng ân cao cả Chúa đã dành cho chúng ta. Bùi Chu quả là giáo phận “châu báu”, vì chúng ta có những di sản đạo đức và văn hoá phi thường. Chúng ta có nguồn cội tâm linh Việt. Chúng ta có bề dầy về lịch sử đón nhận và loan báo Tin Mừng bậc nhất tại Việt Nam. Chúng ta được nhuộm thắm sắc hồng tử đạo và cống hiến cho mảnh Đất Việt rất nhiều máu đào đức tin. Chúng ta có truyền thống Đạo Dòng sâu đậm, sốt mến. Chúng ta có lịch sử hào hùng về lòng sùng kính Đức Mẹ, lòng đạo kiên cường sốt sắng, tinh thần bất khuất về nhân chứng đức tin giữa đời…

Thật là:

Ơn Trời đổ xuống thánh hiền

Bùi Chu ơn phước một miền gấm hoa

Máu rơi hạt giống chan hoà

Sinh nên ức triệu một nhà dâng con



Giống dòng muôn thuở vinh quang

Đất trời nương tựa mở đường tinh hoa.

Bờ xôi ruộng mật,

Đất nước hiền hoà.

Tin Mừng gieo giống nên mùa

Trái vàng đã kết ngàn hoa lại trào

Sương trời thấm giọt máu đào

Ngàn đời phước lộc bừng cao tận trời.”

Ngày các cha Đa Minh trao Giáo phận Bùi Chu cho hàng giáo sỹ Việt Nam, thừa sai Alexandro Gallego đọc bài diễn từ nhắn nhủ rằng: “Nay ngọn cờ Đa Minh đang phấp phới trên đỉnh núi cao. Thưa Đức Cha, tôi không dám chỉ bảo ngài, vì như thế là thất thố. Song chúng tôi trao cờ đó vào tay ngài đang lúc thắng, và hy vọng ngài bảo tồn lấy cơ đồ lớn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ theo dõi lá cờ, nếu nó phất phới thì chúng tôi vui mừng. Nếu nó ủ rũ thì chúng tôi buồn biết mấy!”

Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngọn cờ đức tin của Bùi Chu luôn phất phới, để không phụ lòng các Đấng các Bậc tiền nhân đã hy sinh gây dựng cơ đồ và đã để lại cho chúng ta những di sản cao quý!

Mừng lễ Đầu Dòng 2011

Lm. Đa Minh Trần Ngọc Đăng

Sách tham khảo:

1. Đoàn Phú Xuân – Duy-Lễ, “Sơ lược về lòng sùng kính Đức Mẹ tại Giáo phận Bùi Chu”, trích trong TGM. Bùi Chu, Đức Bà Chẳng Hề Mắc Tội Tổ Tông Truyền, NXB Tôn Giáo 2007, tr. 153-206.

2. G. NVH, Nguồn gốc lễ Đầu Dòng, Lưu hành nội bộ 2001.

3. Mặc Giao, Một cái nhìn khác về văn hoá Việt Nam, Tin Vui 2004.

4. TGM Bùi Chu, Lễ Tấn Phong Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, 08.08.2001, Lưu hành nội bộ, tr. 5-18.

5. Trần Đức Huynh, Lịch sử Địa phận Bùi Chu, Hội ái hữu Bùi Chu Hoa Kỳ, CA 2000.

6. UB Văn Hoá trực thuộc HĐGM/VN, “Giáo Phận Bùi Chu”, trích trong Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công Giáo Việt Nam, NXB Phương Đông 2010, tr. 63-70.

--------------------------------------------------------------------------------

[1] X. LM Trần Đức Huynh, Lịch sử Địa phận Bùi Chu, Hội Ái Hữu Bùi Chu 2000, trang 197 – 224.

[2] Gioan Phaolô II, Văn thư thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hoá, Vatican 20/5/1982.

[3] X. Mặc Giao, Một cái nhìn khác về văn hoá Việt Nam, Tin Vui 2004.

[4] X. TGM Bùi Chu, Lễ Tấn Phong Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu, 08.08.2001, Lưu hành nội bộ, tr. 5-18; Trần Đức Huynh, Lịch sử Địa phận Bùi Chu, Hội ái hữu Bùi Chu Hoa Kỳ, CA 2000; UB Văn Hoá trực thuộc HĐGM/VN, “Giáo Phận Bùi Chu”, trích trong Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công Giáo Việt Nam, NXB Phương Đông 2010, tr. 63-70.

[5] X. Ibidem.

[6] X. Ibidem; xem thêm G. NVH, Nguồn gốc lễ Đầu Dòng, Lưu hành nội bộ 2001.

[7] X. Ibidem; xem thêm Đoàn Phú Xuân – Duy-Lễ, “Sơ lược về lòng sùng kính Đức Mẹ tại Giáo phận Bùi Chu”, trích trong TGM. Bùi Chu, Đức Bà Chẳng Hề Mắc Tội Tổ Tông Truyền, NXB Tôn Giáo 2007, tr. 153-206

[8] X. Ibidem.
 
Việc Tôn Sùng Ðức Mẹ Trong Lịch Sử Giáo Hội (4)
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
16:28 08/08/2011
Việc Tôn Sùng Ðức Mẹ Trong Lịch Sử Giáo Hội (4)

Nhà thần học của giáo hội Tin Lành Lutheran, Wolfhart Pannenberg, có lần đã viết rằng Kitô học (Christology) là việc giải thích sự trọng đại của một dữ kiện lịch sử, trong khi Thánh Mẫu học (Mariology) thì cố gắng nhân hóa những phản ứng đặc sắc trong đức tin về dữ kiện đó. Pannenberg kết luận rằng, trong lịch sử Kitô giáo, Ðức Maria, xét như một biểu tượng, thì quan trọng hơn nhiều, so với việc nhìn vào Mẹ như một nhân vật lịch sử.

Tìm hiểu vai trò của Ðức Maria trong lịch sử Kitô giáo là làm một cuộc du hành qua nhiều thời đại, không phải chỉ trong sự phát triển thần học, nhưng cả về những khao khát tiềm ẩn và biểu trưng nữa. Thật là cả mê hoặc lẫn linh ứng - nếu không muốn nói là rất nghịch lý - khi thấy rằng Kinh Thánh Kitô giáo, qúa nam tính trong sự nhấn mạnh đến Ðức Gia-Vê (Yahweh) và Con Trai của Ngài, nhưng lại đưa sự tôn kính của các tín hữu đến một nhân vật được nhìn nhận là bản chất của nữ tính.

Ðức Maria là một người nữ đã được xưng tụng qua nhiều tước hiệu: Trinh Nữ, Bạn Ðồng Trinh, Nữ Tì, Hiền Mẫu, Nữ Vương, Ðấng Cứu Giúp, Ðấng Trung Gian và Ðấng làm hoàn tất những tiên tri trong Cựu Ước. Những tước hiệu đó đã đưa đến những thái cực khác nhau: Một nữ trinh nhưng lại là một hiền mẫu, một nữ tì nhưng lại là một nữ vương, một đại diện đơn hèn của kẻ khó trong dân Do Thái nhưng lại là “một Bà y phục rực rỡ như mặt trời.” Những đối nghịch đó trở nên rõ ràng hơn khi người ta chấp nhận Ðức Maria đã cưu mang Thiên Tính trong Mẹ. Kinh Thánh đã không khai triển nghịch lý này, nhưng những suy tư Kitô giáo đã làm chuyện đó.

THỜI CÁC THÁNH PHỤ

Những căng thẳng và nghịch lý nói trên đã được tìm thấy qua lịch sử Kitô giáo, chúng đã được trưng bày cách rõ rệt qua hai quan niệm về Ðức Trinh Nữ trong thời các Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo ngay sau thời các thánh Tông Đồ). Vào những thế kỷ thứ III và thứ IV, giáo hội Công Giáo đã có phong trào hướng về lối sống khổ tu (Asceticism). Trong khi đế quốc La Mã đang đi dần vào thời kỳ suy vong, hàng ngàn nam nữ tu sĩ đã đi vào sa mạc, sống một cuộc sống thật khổ hạnh để đền tội và ẩn tu. Ðối với những “lực sĩ của Chúa Kitô” này, con người của Maria, Ðức Trinh Nữ, đã được nâng lên thành nhân vật gương mẫu. Ðức Maria được ca tụng là một biểu tượng của đức khiêm nhường, ẩn dật, vâng phục và thanh khiết. Một khái luận nặc danh trong giáo hội Coptic, vào thế kỷ thứ IV, mô tả rằng Ðức Maria đã sống một đời sống trong cầu nguyện liên lỉ và chay tịnh, được các thiên thần chăm sóc, chỉ dẫn và hoàn toàn cách biệt với thế giới chung quanh Mẹ.

Thánh Jerome đã cực lực bênh đỡ sự đồng trinh của Ðức Mẹ, một phần do ảnh hưởng của lối sống khổ tu. Một vài ngụy thư (Apocrypha) mô tả Ðức Mẹ đã sống ẩn kín trong sự thánh thiện, một người giúp việc trong đền thờ, trước khi “đính hôn” (betrothed) với thánh Giuse. Ðiều đó trình bày một hình ảnh mạnh mẽ cho lối sống ẩn tu của nhiều tôi tớ ẩn dật của Chúa.

Ðức Maria, quan niệm như một tiêu biểu cho đời sống ẩn tu, đã khác hẳn với quan niệm thứ hai. Quan niệm này đã xưng tụng Ðức Mẹ qua tương quan mẫu tử trong sự nhập thể. Cũng trong hai thế kỷ nói trên, người ta đã phải chứng kiến cuộc “chiến tranh thần học” về những lãnh vực Thiên Chúa Ba Ngôi và bản tính của Ðức Kitô. Làm sao thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô được bảo toàn mà không gây tổn hại lẫn nhau? Nếu Ðức Tin tông truyền tuyên xưng rằng Ðức Giêsu là một Ðấng đã nhận lãnh hai bản tính, nhân tính và thiên tính, thì chúng ta phải thêm rằng vì Ðức Maria là Mẹ của Ðức Giêsu cũng là Đấng Cứu Thế, Con Một của Thiên Chúa Cha, nên Mẹ cũng đã cưu mang Thiên Chúa trong lòng trước khi hạ sinh Ðức Giêsu. Ðó là điều mà Công Ðồng Êphêsô (Ephesus) tuyên xưng năm 431, đồng thời chính thức chấp nhận danh từ Theotokos (Ðấng Cưu Mang Thiên Chúa) là tước hiệu của Ðức Mẹ.

Trong khi Ðức Maria “thầm lặng” vẫn được các vị ẩn tu sùng kính qua các thế hệ, lý thuyết “Mẹ Thiên Chúa” đã đưa đến sự kích động mạnh mẽ cho việc tôn sùng Ðức Mẹ, trong một phương thức nghiêm trang và phấn khởi hơn nhiều. Sau thế kỷ thứ V, Ðức Maria bắt đầu được tôn kính trong một ý nghĩa mang nhiều tính cách oai nghiêm và vương gỉa. Người ta có thể nhận thấy điều này qua sự phát triển các nghệ thuật về Ðức Mẹ trong cả hai giáo hội Ðông Phương lẫn Tây Phương. Ðức Maria thường được họa đang ngồi oai nghiêm trên một chiếc ngai, hoặc đang đứng với con trẻ Giêsu, phô diễn toàn chính diện của bức họa. Quan niệm này đã được diễn tả qua các nghệ thuật Mosaic, Icon cũng như Fresco và minh họa trên ván, gỗ. Ngay cả những tác phẩm thời danh của Cimabue, Duccio và Giotto vào đầu thời Phục Hưng cũng vẫn còn mang nhiều âm hưởng của các nghệ thuật trong thời các Thánh Phụ.

THỜI TRUNG CỔ

Ðức Maria bắt đầu được gọi là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) trong giáo hội Tây Phương (Latin) sau thời thánh Ambrose (340-397). Danh hiệu này đã là chủ đề thường xuyên trong Thánh Mẫu học và các nghệ thuật về Ðức Mẹ trong thời Trung Cổ. Ðôi khi, trong khoảng thế kỷ thứ XII, các nhà thần học đã nói đến Ðức Mẹ được đội triều thiên Nữ Vương Thiên Ðàng. Một vài nhà nghiên cứu đã cho rằng tư tưởng này được bắt đầu vào thời của Ðức Viện Phụ Suger (1081-1151), người được gọi là cha đẻ của các nghệ thuật kiến trúc kiểu Gothic. Ðức Suger là viện phụ của đan viện thánh Denis, đã có thời làm quan nhiếp chánh (Regent) cho triều đình và đồng thời là cố vấn cho vua Pháp. Nhân dịp này, ngài đã trình bày quan niệm về Ðức Mẹ với vòng triều thiên và là Nữ Vương.

Trường hợp điển hình nhất của các nghệ thuật Gothic về “Ðức Mẹ Triều Thiên” đã được diễn tả trong việc tái xây cất vương cung thánh đường ở thành phố Charles, qua nghệ thuật kiến trúc, các tượng ảnh và các cửa kính màu (stained glass windows).

Lòng sùng kính Ðức Mẹ trong thời Trung Cổ đã không diễn tả cách giới hạn qua việc xây cất những vương cung thánh đường đồ sộ, nhưng còn là cảm tình sâu xa đã nối kết tất các tầng lớp dân chúng trong thời đó. Việc sùng kính này đã phát triển qua sự dồn ép của các động lực văn hóa: Lòng quảng đại của các tín hữu, tinh thần hiệp sĩ và các tư tưởng về tình yêu thanh cao.

Các thế kỷ thứ XII và XIII đã đưa thời đại của Ðức Maria lên cao độ nhất. Các vương cung thánh đường được xây cất để tôn kính Ðức Mẹ, nền thần học về Ðức Mẹ cũng được nghiên cứu sâu xa hơn. Các văn gia như thánh Bernard thành Clairveaux (1090-1153), các thi phẩm như “Thánh Vịnh Ðức Mẹ” (đã trở thành kinh mân côi sau này), và các tích về phép lạ của Ðức Mẹ. Các dòng tu như Phanxicô và Ða Minh đã đặc biệt tôn kính Ðức Mẹ là “Madonna” (Ðức Trinh Nữ Maria). Ðức Trinh Nữ là máng chuyển ơn Thánh và là Mẹ nhân loại trong ý nghĩa sâu xa và cảm tình thắm thiết nhất.

Việc sùng kính Ðức Mẹ trong thời trung cổ cũng nhấn mạnh cách đặc biệt đến các thực hữu của tình thương nhân ái của Mẹ. Người ta chỉ cần so sánh Ðức Trinh Nữ thanh khiết và uy nghi trong các nghệ thuật Italo-Byzantine với nghệ thuật fresco của Giotto để thấy sự khác biệt. Một đàng là khung cảnh huy hoàng và một nhãn giới xa xa của Mẹ Thiên Chúa; đàng khác là hình ảnh thế trần của Ðức Mẹ, hình ảnh một người nữ thực sự vừa mới sinh con, hoặc một người Mẹ đau khổ đang đứng cạnh xác con vừa bị tử hình trên thập giá.

Phong trào “nhân hóa” Ðức Mẹ vào cuối thời Trung Cổ đã được diễn đạt đầy đủ hơn qua các tác phẩm nghệ thuật “Trinh Nữ với Con Trẻ” trong thời Phục Hưng. Trong các họa phẩm đó, nữ tính của Ðức Mẹ và một con trẻ đáng yêu, lý tưởng, đã nổi bật nhất. Sự diễn đạt thâm sâu nhất của tâm tình này đã biểu lộ qua các họa phẩm của Fra Angelio, thế kỷ thứ XV và Raphael, thế kỷ XVI.

Các đền thánh và linh địa nơi Ðức Mẹ làm phép lạ đã được xây cất rất nhiều ở Âu Châu, gia tăng theo lòng mến mộ hành hương của các tín hữu. Các đền thánh hành hương nổi tiếng nhất phải kể đến Einsiedeln ở Thụy Sĩ, thế kỷ thứ IX; Ðức Bà Walsingham ở Anh, thế kỷ XI; Mariazell ở Áo, thế kỷ XII; Ðức Bà Czestochowa ở Ba Lan, thể kỷ XIV; và thánh gia của Ðức Trinh Nữ ở Loreto, Ý, thế kỷ XIV.

Các thánh tích cũng đã đóng vai trò quan trọng để minh chứng “sự thật” và là nguồn mạch của các sức mạnh thiêng liêng. Chẳng hạn như tóc của Ðức Mẹ ở Piazza, thơ Ðức Mẹ gửi cho dân chúng thành Messina, áo trong của Ðức Mẹ ở Charles v.v... Các từng lớp trí thức đã phản ứng mạnh mẽ chống lại những việc đạo đức có tính cách dị đoan. Ðiều này đã đánh dấu kết thúc thời Trung Cổ.

THỜI CẢI CÁCH

Các nhà cải cách Công Giáo, như Erasmus, đã phàn nàn về những hình thức đạo đức bề ngoài và họ đã giảng về việc cải thiện đời sống từ nội tâm, cũng như bắt chước nhân đức của các Thánh. Ðối với những nhà cải cách Tin Lành, mặc dù Martin Luther (Lu-Te) vẫn viết về việc tôn kính Ðức Mẹ, nhưng thực ra họ không còn một chút sùng kính nào cả, vì họ cho rằng việc tôn kính Ðức Mẹ đã làm giảm mất việc tôn thờ Thiên Chúa trong Ðức Kitô.

Giáo hội Công Giáo đã phản ứng bằng cách ra luật định giảm đi những hình thức tôn sùng qúa đáng đối với Ðức Mẹ, nhưng không bao giờ hủy bỏ việc tôn kính trong đời sống Công Giáo. Công Ðồng Trent (1545-1564) vẫn xác định sự hợp lệ của các thánh tích cũng như các hình ảnh nghệ thuật về Ðức Mẹ và các Thánh. Đến những thế kỷ XVII và XVIII, đặc biệt trong những quốc gia Công Giáo, việc tôn sùng Ðức Mẹ lại bột phát mạnh mẽ. Các lễ kính Ðức Mẹ đã được thêm vào lịch phụng vụ: Lễ Thánh Danh của Ðức Mẹ được thêm vào năm 1683; lễ Ðức Bà Thương Xót, 1690; Lễ Ðức Mẹ Mân Côi, 1716; Lễ Ðức Mẹ Núi Carmel, 1726; Lễ Bảy Sự Thương Khó của Ðức Mẹ, 1727.

Cũng trong khoảng thời gian này, đã có thêm rất nhiều hiệp hội, dòng tu được thành lập, đặc biệt hướng về việc tôn sùng Ðức Mẹ. Nổi bật nhất là dòng Tiểu Ðệ, Tiểu Muội của thánh Louis Grignion de Montfort (1673-1716). Bản kinh nhật tụng của thánh Montfort đã gây ảnh đưởng đạo đức sâu rộng trong các tầng lớp tín hữu, nhất là đã trở thành kim chỉ nam cho phong trào Lê-gi-ô (Legion of Mary), được thành lập trong thời Ðệ Nhất Thế Chiến. Dòng Chúa Cứu Thế của thánh Alphonsus Liguori (1696-1787) cũng đặc biệt hướng về Ðức Mẹ. Lòng sùng kính Ðức Mẹ lại một lần nữa lan rộng qua lãnh vực nghệ thuật. Người ta có thể thấy điều này rất rõ qua các họa phẩm của danh tài Bartolome Estaban Murillo, qua nền âm nhạc trong thời đại của “baroque,” nhạc của Domenico Scarlatti, khúc “Magnificat” lừng danh của Johann Sebastian Back, cũng như sự hình thành “Stabat Mater” của các nhạc sư Vivaldi, Haydn và Pergolesi.

Một họa phẩm của Murillo

THỜI CẬN VÀ HIỆN ÐẠI

Nhiều người đã nghĩ rằng cuộc cách mạng Pháp (1789), các sự phát triển khoa học, cuộc cách mạng kỹ nghệ và những luồng gió mới thổi qua Âu Châu, sẽ làm thay đổi lòng sùng kính Ðức Mẹ trong lòng các giáo hữu ở thế kỷ thứ XIX. Nhưng sự thật đã không xảy ra như vậy, ngược lại, việc tôn sùng Ðức Mẹ đã gia tăng không kém thời Trung Cổ. Chỉ khác là xưa kia việc sùng kính Ðức Mẹ đã phát xuất từ các giáo dân, nhưng nay chính các vị lãnh đạo tinh thần đã khởi xướng phong trào này. Khởi điểm của thời đại mới là sự xác định tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, do ÐGH Piô IX, năm 1854. Ðể đánh dấu kỷ nguyên mới này, đúng một trăm năm sau, ÐGH Piô XII đã tuyên bố năm Thánh Mẫu 1954, và chính ngài đã công bố tín điều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngày 15 tháng 8, 1950.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Ðức Mẹ đã hiện ra nhiều lần với nhân loại. Những mạc khải cho thánh Catherine Labouré ở Paris trong khoảng 1830-1836 đã làm gia tăng những việc đạo đức, các “mề đay phép lạ” (Miraculous Medals) dâng kính Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Những lần Ðức Mẹ hiện ra với thánh Bernadette Soubirous ở Lộ Ðức (Lourdes) năm 1858, đã biến miền đất hẻo lánh trong vùng rừng núi Pyrennées thành một trong những trung tâm hành hương lớn nhất trên thế giới. Biết bao người hàng năm đã đến kính viếng và tỏ lòng tôn sùng Ðức Mẹ tại đây. Một trung tâm hành hương tương tự cũng được xây dựng ở Fatima, thuộc nước Bồ Ðào Nha (Portugal), nơi Ðức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ chăn cừu, năm 1917. Ngoài ra còn có những nơi hành hương khác như Knock ở Aí Nhĩ Lan (Ireland), Beauraing ở Bỉ, và ngay cả La Vang ở Việt Nam.

Một lần nữa các Ðức Giáo Hoàng lại công bố những ngày lễ đặc biệt để tôn kính Ðức Mẹ. Thánh Giáo Hoàng Piô X công bố lễ kính Ðức Mẹ Lộ Ðức, năm 1904. Ðến năm 1931, ÐGH Piô XI chọn ngày 11 tháng 10 là ngày kính Mẫu Tâm. ÐGH Piô XII định ngày 31 tháng 10 để kính Ðức Mẹ Vô Nhiễm, ngày 31 tháng 5 để kính Nữ Vương đồng thời công bố năm Thánh Mẫu 1954. Trong Công Ðồng Vatican II, ÐGH Phaolô VI đã công bố Ðức Maria là Mẹ Giáo Hội. Ðến năm 1987, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lại công bố năm Thánh Mẫu lần nữa.

Tại Công Ðồng Vatican II, vấn đề đã được đặt ra là chú trọng đến việc nghiên cứu Thánh Mẫu học trong phạm vi thần học mà thôi, chứ không để ý nhiều đến những tâm tình sùng kính Ðức Mẹ. Một số nghị phụ đã mong ước Công Ðồng công bố một tài liệu riêng về Ðức Mẹ, nhưng nhiều vị khác lại không đồng ý, viện lẽ rằng việc nghiên cứu Thánh Mẫu học đã trở nên qúa khác biệt. Cuối cùng, tuyên ngôn về Ðức Mẹ đã được đặt chung trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium). Ðiều này đã được giải thích rằng đây là một nỗ lực nhằm nối kết Thánh Mẫu học với trọng tâm của thần học. Hành động của Công Ðồng Vatican II không nhằm “giảm bớt ảnh hưởng của Ðức Mẹ” như một vài nghị phụ đã nghĩ! Thật ra đó là một nỗ lực để hiểu Ðức Mẹ, không phải như một thực thể khác biệt, nhưng liên kết với toàn thể mầu nhiệm của giáo hội.

Ngày nay, hai dân tộc được để ý nhiều về các tâm tình sùng kính Ðức Mẹ là dân Mễ Tây Cơ (Mexican) với đền thánh Ðức Bà Guadalupe và dân Ba Lan (Polish) với đền Ðức Bà Czestochowa. Hầu hết các Kitô hữu ở Á Châu cũng có lòng sùng kính Ðức Mẹ cách đặc biệt. Thực ra, Ðức Trinh Nữ Maria vẫn là một biểu tượng mạnh mẽ của nguyện vọng xã hội. Ðức Bà Guadalupe và Czestochowa đều biểu dương vài trò truyền thống của Ðức Mẹ: Hiền Mẫu và đồng thời là Ðấng Bảo Vệ. Ðiều mà người ta cần ghi nhớ là một người mẹ, nếu cần, có thể trở nên dữ tợn hay liều lĩnh để bảo vệ con cái của bà. Ðức Mẹ sẽ dùng mọi phương thế cầu bầu cùng Chúa để bảo vệ các con của Mẹ.

Trong khi các quốc gia Tây Phương tự mang danh là những quốc gia “Kitô giáo,” nhưng phần đông đã đánh mất đi những tâm tình nóng sốt ban đầu đối với Ðức Mẹ, thì các nước thuộc Ðệ Tam Thế Giới và các dân tộc đang sống trong sự nghèo khổ lại sùng kính Ðức Mẹ biết bao. Biểu tượng của một Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) thực sự đã trở nên một trong những biểu tượng nổi bật nhất trong lịch sử tôn giáo của con người.

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Đinh Huy Hưởng qua đời
VietCatholic
10:56 08/08/2011
PHÂN ƯU

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em

LM GIUSE ĐINH HUY HƯỞNG

Sinh ngày 06.05.1943 tại Bv. Trì Chính Phát Diệm

Gia đình thuộc họ Phát Ngoại, Gp. Phát Diệm,

đã an nghỉ trong Chúa tại Bệnh Viện 175 Gò Vấp Tp.HCM, hưởng thọ 68 tuổi với 42 năm Linh mục

Thi hài hiện đặt tại Nhà quàn của Trụ Sở Phát Diệm, 212 Lê Đức Thọ P.15 Q.Gò Vấp Tp.HCM.

Chương trình chi tiết về Lễ tang sẽ được thông báo sau. Xin Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và anh chị em giáo dân trong đại gia đình Phát Diệm cầu nguyện cho Cố Linh Mục Giuse Đinh Huy Hưởng. R.I.P.

LM Trần Công Nghị và toàn thể ban biên tập Vietcatholic thành kính phân ưu
 
Văn Hóa
Học hỏi về phụng vụ: Nghi thức An Táng
Lm Vũđình Tường
06:12 08/08/2011
Nghi thức an táng gồm có các phần:

Viếng Xác, Canh Thức, Nghi Thức Nhập Quan, Nghi Thức Động Quan, Rước Linh Cửu đến nhà thờ, Thánh Lễ An Táng, Tiễn Biệt và Di Quan, và Nghi Thức Làm Phép Huyệt. Chúng ta đi vào chi tiết từng phần. Viếng Xác Khởi sự bằng kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh. Sau đó đọc lời nguyện kết thúc.

Canh Thức và cầu nguyện

Canh thức và cầu nguyện thường có thói quen tổ chức tại nhà tang dưới sự hướng dẫn của linh mục hoặc giáo dân. Sau phần chào đón thân nhân và thân hữu người chủ sự đọc lời nguyện. Sau đó đọc thánh vịnh và một đoạn Kinh Thánh liên quan đến sự Sống Lại và Phục Sinh của Chúa. Sau Sách thánh là lời nguyện giáo dân và lời nguyện kết.

Nhập quan

Nghi thức nhập quan gồm có phần thánh vịnh 129 hoặc 22 hoặc 113. Sau thánh vịnh là một đoạn Kinh thánh tiếp theo sau là phần lời nguyện giáo dân. Có thể đọc thêm lời nguyện khi đậy nắp thiên. Thay vì nghi thức nhập quan và đậy nắp thiên một vài trường hợp linh mục dâng thánh lễ tại nhà quàn hay tại nhà nguyện tại nghĩa trang. Bộ Phụng Tự khuyến khích không nên dâng lễ tại nhà quàn hay tại nhà nguyện tại nghĩa trang. Nghi Thức An Táng do nhóm phụng vụ các giờ kinh soạn năm 2002 trang 20 có ghi như sau: ”Trong những hoàn cảnh đặc biệt, Đấng Bản Quyền (Giám Mục địa phương) có thể cho phép cử hành thánh lễ an táng tại nhà tang. Trường hợp khác trong những ngày để thi hài tại gia, Đấng Bản quyền có thể cho phép cử hành thánh lễ tại gia cầu cho người quá cố. Như thế cả hai trường hợp cần có phép Giám Mục địa phương cho phép mới được dâng thánh lễ tại nhà quàn hay tư gia.” Order of Christians Funerals xuất bản năm 1998 phân biệt khác nhau giữa Nghi Thức và Thánh Lễ an táng.

Nghi thức an táng

Không có Thánh Lễ. Phụng vụ Lời Chúa có thể cử hành tại nhà thờ, nhà nguyện nơi nghĩa trang, nhà nguyện của nhà quàn hay tại tư gia. Sách đã dẫn điều số 55.

Thánh lễ an táng

Được cử hành tại nhà thờ. Trong trường hợp đặc biệt có thể cử hành tại nhà nguyện nhà quàn hay tư gia nhưng phải có phép của Đức Giám Mục địa phương. Sách đã dẫn điều 155. Thơ của cha Tom Elich, trưởng ban phụng vụ Giáo Phận Brisbane Úc Châu, viết ngày 10/10/05 xác nhận Đức Tổng Giám Mục Brisbane chưa bao giờ cho phép linh mục nào dâng lễ an táng ngoài thánh đường hay tại bất cứ nhà nguyện nào của nhà quàn, nhà thiêu, nhà nguyện nghĩa trang. Hội Đồng Giám Mục Úc Châu nhóm năm 1992 cũng ra thông cáo chung không cho phép dâng lễ an táng tại nhà nguyện của nhà quàn hay nhà thiêu.

Di quan

Nghi thức di quan liên quan đến việc căn nhà tạm chúng ta đang cư ngụ được thay thế bằng căn nhà vĩnh cửu trên thiên quốc. Bắt đầu bằng việc đọc đoạn kinh thánh Mathew 11, 8 nhắc nhở mọi người căn nhà chúng ta ở trần gian bị hủy đi thì chúng ta có căn nhà vĩnh viễn trên trời do Thiên Chúa dựng nên. Sau lời nguyện, kết bằng thánh vịnh 22 hoặc 162.

Tại nhà thờ

Tại cuối nhà thờ không có rảy nước phép. Nghi thức rảy nước phép tại cuối nhà thờ khi chưa cử hành thánh lễ an táng ngay. Khi tiến vào nhà thờ thường có bài ca nhập lễ.

Đặt quan tài

Quan tài được đặt theo vị trí tham dự thánh lễ của người quá cố. Khi sinh tiền tham dự thánh lễ quay lên thì đặt quay mặt về phía bàn thờ. Nếu tham dự thánh lễ quay xuống thì đặt quay mặt xuống. Nghĩa là giáo dân thì để quay mặt về phía bàn thờ, người có chức thánh thì để quay mặt về phía giáo dân.

Nến Phục Sinh

Sau lời chào mọi người linh mục chủ sự thắp nến PHỤC SINH phía đầu người quá cố, để làm nổi bật ý nghĩa ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ PHỤC SINH. Đây cũng là dấu chỉ nhắc nhở bí tích rửa tội người đó đã nhận nến thắp sáng từ nến Phục Sinh, dấu chỉ sự sáng. Chúa Kitô Phục Sinh.

Biểu tượng

Đặt hoặc là thánh giá trên quan tài, kinh thánh hoặc áo trắng.

Thánh lễ có phần sám hối như thường lệ. Tiếp đó là lời nguyện nhập lễ. Bài đọc, thánh vịnh, phúc âm và giảng vắn tắt. Nếu có thói quen rước của lễ thì nên giản dị và không nên kéo dài vì ý nghĩa việc dâng lễ vật là tích cực góp phần vào lễ tế tạ ơn.

Tiễn biệt

Nghi thức tiễn biệt nên cử hành tại nhà thờ (không nên cử hành tại phần mộ) trước khi đem xác đi chôn. Trọng tâm của nghi thức này là bài ca cộng đòan hát lên để tiễn biệt người quá cố. Sau lời nguyện hiệp lễ linh mục đứng quay mặt về phía giáo dân đọc lời nguyện tiễn biệt. Mọi người thinh lặng cầu nguyện. Linh mục chủ sự rảy nước thánh và xông hương lên quan tài. (Nếu đã xông hương đầu lễ không cần lập lại nghi thức này nữa). Hát bài ca tiễn biệt hoặc lời cầu. Có thể dùng bài ‘Xin các thánh trên trời phù giúp’. Không nên dùng đáp ca: ‘Lậy Chúa, xin cứu con khỏi chết muôn đời’. Sau đó chủ sự đọc lời nguyện kết thúc.

Làm phép huyệt

Chủ sự đọc lời nguyện xong rảy nước thánh trên huyệt và xông hương. Kết bằng lời nguyện ca tụng tình thương của Chúa.

Lm Vũđình Tường

Tháng 10 năm 2005, Inala, Australia

TiengChuong.org
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đôi Bạn
Nguyễn Bá Khanh
21:56 08/08/2011
ĐÔI BẠN
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Bạn qúi tâm đồng thật hiếm hoi
Ai người tri kỷ hiểu nhau rồi
Nắng mưa chẳng quản không ngần ngại
Hướng dẫn đổi trao cố dưỡng bồi...
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền