Ngày 07-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mầu Nhiệm Hiển Dung Vì Ai Và Cho Ai ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
06:58 07/08/2017
Theo gợi ý Đức Bênêđictô XVI, xin có một cái nhìn xem ra ngược với truyền thống về điểm tới của mầu nhiệm Chúa Hiển Dung. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với quan niệm rằng việc Chúa Giêsu tỏ mình vinh quang trên núi thánh là để củng cố niềm tin cho các môn đệ trước khi các vị đối diện với khổ hình thập giá mà Người sẽ đón nhận tại Giêrusalem. Vậy có thể nói điểm tới của mầu nhiệm Chúa Hiển Dung là các môn đệ. Tuy nhiên chúng ta thử hỏi không lẽ Chúa Giêsu chỉ củng cố niềm tin cho ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan thôi sao. Còn chín vị kia thì thuộc hàng thứ yếu, không đáng củng cố niềm tin ư ? Và giải thích thế nào lời căn dặn của Chúa Giêsu với ba vị là đừng nói cho ai biết những gì vừa chứng kiến trên núi. Hơn nữa, Tin mừng còn tường thuật chính ba vị cũng chằng hiểu “từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì.”(Mc 9,10).

Đã từng có lối giải thích rằng sau khi Chúa Giêsu tiên báo cuộc khổ nạn thì các môn đệ buồn chán (x.Mt 1621-23; Mc 8,31-33; Lc 9,22). Thế nhưng cả ba Tin mừng Nhất Lãm đều tường thuật khi Chúa Giêsu đưa ba môn đệ thân tín lên núi cao thì chín vị kia vẫn nhiệt thành với việc rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật. Cụ thể có một trường hợp không thể trừ quỷ được và sau đó Chúa Giêsu giải thích là “giống quỷ ấy không thể trừ được nếu không ăn chay và cầu nguyện” (x.Mt 17,21; Mc 9,29).

Thế thì chúng ta thử xoay điểm tới của mầu nhiệm hiển dung vào chính Chúa Giêsu xem sao. Dưới cái nhìn Kitô học thì Chúa Kitô khi vào trần gian mặc lấy thân phận con người thì Người nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4,15). Khoảng thời gian tại thế thì Chúa Kitô sống và hoạt động chủ yếu theo nhân tính. Thỉnh thoảng Chúa Cha cho phép Chúa Con làm người hành xử theo thiên tính những khi thật cần thiết cho công cuộc mạc khải và cứu độ. Theo chiều kích nhân tính thì Chúa Kitô cần có thời gian và điều kiện đủ để nhận thức về căn tính Thiên Chúa và sứ vụ cứu độ của mình. Thuở ấu thơ, khi còn trong vòng tay của mẹ Maria, trẻ Giêsu chưa thể ý thức rõ về căn tính Thiên Chúa của mình. Và vào tuổi thiếu niên thì Người bắt đầu nhận ra căn tính của mình. Dữ kiện năm mười hai tuổi tại Giêrusalem đã xác nhận sự thật này với câu trả lời của Người: “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” (Lc 2,49). Nhưng lúc ấy thì hầu chắc thiếu niên Giêsu chưa thể hiểu rõ về sứ mệnh của mình. Vào năm ba mươi tuổi, khi để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa ở dòng sông Giođan thì Chúa Giêsu nhận ra sứ vụ cứu độ và con đường thực thi sứ vụ ấy. Tuy nhiên cũng cần có đó thời gian để Người thêm vững vàng xác tín về căn tính và sứ vụ của Người.

Thoặt đầu khi đi rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật, Chúa Giêsu đã được đông đảo dân chúng mến mộ. Tuy nhiên một thời gian sau đó, Người đã gặp phải sự chống đối gay gắt và cả mưu mô thâm độc của nhiều biệt phái, luật sĩ và nhiều vị trưởng Hội đường. Chắc chắn Chúa Giêsu có ít nhiều sự “xao xuyến” trong tâm hồn. Chính Tin mừng nói rõ sự thật này. Khi dẫn đoàn môn đệ lánh về vùng Xêgiarê Philipphê và ở đó Người đã hỏi các ngài rằng: “người ta nói Con Người là ai ?” và Người cũng hỏi các vị: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” (x.Mt 16,13-20). Phải chăng đằng sau những câu hỏi để thăm dò quan niệm của tha nhân về căn tính của mình thì thoáng có đó sự “xao xuyến” ? Theo chiều kích “nhân tính” thì chúng ta dễ dàng chấp nhận sự thật này, dẫu cho qua câu trả lời như “trên mây gió” của Phêrô mà Người nhận ra là mạc khải của Cha trên trời.

Vài ngày sau, Chúa Giêsu dẫn ba môn đệ thân tín lên núi cao để cầu nguyện và ở đó mầu nhiệm hiển dung xảy ra. Thử hỏi chính Chúa Giêsu tự tỏ dung nhan Thiên Chúa của mình ra trước mặt môn sinh hay là Chúa Cha cho Con của mình hiển lộ dung nhan của Đấng “sáng láng uy quyền” ? Thử hỏi chính Chúa Giêsu gọi hai vị của thời Cựu Ước ra đàm đạo hay Chúa Cha cho hai vị xuất hiện để đàm đạo với Con Mình về cuộc khổ nạn tại Giêrusalem sắp tới ? Nếu nghiêng về giả thiết là chính Chúa Cha mới là tác giả của mầu nhiệm hiển dung thì điểm tới của mầu nhiệm này chính là Chúa Giêsu. Khi cho Con của mình hiển dung là Chúa Cha muốn củng cố sự xác tín của Chúa Con làm người về căn tính của mình. Khi cho Môsê và Elia hiện ra đàm đạo cũng là để giúp Chúa Con bớt “xao xuyến” trước cái giá phải trả khi thực thi sứ vụ cứu độ. Chúng ta đừng quên rằng “cơn xao xuyến” đã đeo đẵng Con Thiên Chúa trong thân phận con người mãi đến tận “đêm Tiệc Ly”, trong vườn cây dầu và cả những phút giây hấp hối trên thập giá. Và nó chỉ chấm dứt khi Chúa Giêsu cất lời “mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19,30), “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

Tôi là ai ? Và tôi có mặt ở đời này để làm gì, có sứ mạng gì ? Đây chính là những câu tự vấn mà thiết nghĩ rằng không chỉ cần có trong những lần luyện tập “linh thao” mà thỉnh thoảng nên có trong cuộc đời để mỗi người chúng ta lấy lại sự bình an đích thực mà sống trọn kiếp người. Tuy nhiên xin đừng ảo tưởng là sẽ thoát được mọi nỗi xao xuyến cách này thể khác. Dẫu vậy trong niềm tin thì chúng ta tin rằng Đấng đã tự nguyện nhận lấy nhiều nỗi xao xuyến sẽ không để chúng ta đơn côi một mình. Ơn của Người luôn đủ cho chúng ta (x.2Cr 12,9) và hơn nữa chính Người đã hứa là sẽ ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. (x.Mt 28,20).

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
An Tâm Vì Luôn Có Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:05 07/08/2017
Suy niệm Chúa Nhật XIX thường niên năm - A

(Mt 14, 22 - 33)

Chúa Nhật vừa qua, chúng ta nghe thánh Matthêu thuật lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều (x. Mt 14, 13-21), tiếp theo là biến cố Chúa biến hình trên núi (x. Mt 17, 1-9) và hôm nay chúng ta nghe tiếp Chúa Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ (x. Mt 14, 22-33).

Êlia và Phêrô là hai nhân vật nổi bật của tuần này. Êlia chứng kiến ba sự kiện trên trái đất là gió bão, động đất và lửa, Thiên Chúa đều không hiện diện ở đó. Giữa sức mạnh của vũ trụ với tiếng gió hui hui, Êlia phải học phân định để nghe thấy lời trong thinh lặng, hay trong chính bản thân mình (x.1 V 19, 9a. 11-13a).

Trước khi đề cập đến Phêrô, chúng ta không thể không nói đến các môn đệ được Chúa Giêsu " giục xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước " (14, 22), còn dân chúng, những người Do thái được giải tán, theo một nghĩa nào đó, họ là " những người ở bên này ". Việc các môn đệ phải "sang bờ bên kia", nghĩa là các ông phải vượt qua những thực tại hữu hình, tạm thời của thân xác, bước sang sự vĩnh cửu vô hình. Dĩ nhiên, các ông không thể cập bờ bên kia trước Chúa Giêsu ; các ông phải trải qua kinh nghiệm không có Thầy, họ không thể tới bến bình an.

Có chuyện gì mà Chúa Giêsu buộc các môn đệ phải xuống thuyền ? Phải chăng là để chống lại cơn cám dỗ và các tình huống khó khăn ? Chắc chắn có một cơn giống tố trong lòng các ông và ở biển hồ Galilêa. Vì chưa hiểu dấu chỉ phép lạ hóa bánh ra nhiều, nên các ông đã theo dân chúng muốn tung hô Chúa làm vua ! Giờ đây họ cảm thấy thế gian sợ hãi và xao xuyến biết bao !

"Người lên núi cầu nguyện một mình " (Mt 14, 23). Người cầu nguyện cho ai ? Chắc chắn là cho dân chúng vừa giải tán, sau khi đã được ăn bánh no nê, họ không biết phải làm gì. Chúa Giêsu cũng cầu cho các môn đệ, ở giữa biển khơi đang bị kiệt sức bởi sóng đánh vì ngược gió khỏi mọi sự dữ. Chính nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha mà các môn đệ không bị chìm vì sóng to gió lớn.

Còn Phêrô, được Chúa Giêsu mời gọi bằng kinh nghiệm đức tin. Ông xin Thầy cho được đi trên mặt nước (x. Mt 14, 28). Chúa Giêsu đã ban cho ông quyền đi trên biển. Biển, tượng trưng cho mãnh lực của sự dữ và sự chết ; Chúa Giêsu đi trên mặt biển, là đi trên sự chết, thể hiện sự chiến thắng của Người trên sự dữ và sự chết. Toàn bộ mầu nhiệm Phục sinh là ở chỗ Chúa Giêsu chiến thắng sự chết và biển cả. Theo quan niệm của người Do thái, biển là sào huyệt của sự chết. Đi trên biển là liều chết. Chính sự rủi ro này mà khi Phêrô đáp lại lời gọi của Chúa Giêsu, "xuống khỏi thuyền, bước đi trên mặt nước"(Mt 14, 29), là ông giẫm chân trên sự chết. Nên không có lạ, khi ông nghi ngờ.

Chỉ khi Phêrô tin và phó thác vào Thầy, ông mới có thể đi trên mặt nước. Ông bị chìm xuống lúc ông nghi ngờ. Thấy gió mạnh, ông sợ, sự sợ hãi trước tai ương của thế gian này lại giúp cho ông tin vào quyền năng của Thầy. Chính lúc ông thôi tin vào Chúa, ông mất quyền đi trên biển, và chìm xuống. Khi đi được trên mặt nước chứng tỏ Phêrô tin, lúc chìm xuống cho thấy ông không tin. Thật là đức tin ngược đời, vì chính lúc ông không cậy dựa vào Chúa, ông bị chìm, ông lại kêu Chúa cứu.

Với lời kêu cứu của Phêrô : " Lạy Thầy, xin cứu con! " (Mt 14, 30) Chúa Giêsu đáp lại bằng cử chỉ và lời. Người giơ tay nắm lấy ông và trách : "Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?" (Mt 14, 31) Khi gió thổi mạnh, nỗi sợ hãi và nghi ngờ về quyền năng của Chúa đột nhập vào Phêrô, một con người yếu lòng tin. Cứu ông lên khỏi nước, Chúa Giêsu dạy ông rằng, tình thầy trò không phải là đức tin của người môn đệ, nhưng là lòng trung thành của Thầy. Cảnh tượng trên phơi bày sự cao cả cũng như thấp hèn của người môn đệ. "Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa" (Mt 14, 32-33). Quả thật, niềm tin vào Con Thiên Chúa chỉ có được sau một hành trình dài của đau khổ, chết và phục sinh của Đức Giêsu Con Thiên Chúa.

Lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ trên biển : "Thầy đây, đừng sợ. Ma đâu có xương có thịt như Thầy có đây", cũng là lời Chúa nói với các ông sau khi Chúa phục sinh " Tại sao các con run sợ, tại sao các con nghi ngờ… chính Thầy đây, hãy xem tay chân Thầy đây". Hai khung cảnh khác nhau về thời gian nhưng đều có một điểm chung là run sợ, kém lòng tin và nghi ngờ, cả hai lần Chúa Giêsu đều khẳng định " chính Thầy đây mà " (x. Lc 24 ; Mt 14).

Ở cuối trình thuật, các môn đệ được mô tả là những người tin khi sấp mình xuống thờ lạy Chúa. Còn Phêrô, mỏng giòn, yếu đuối, Chúa Giêsu lại trao Giáo Hội cho ông. Chúa Giêsu sẽ đồng hành cùng Giáo Hội. Như Phêrô, người yếu tin, chúng ta cần có bàn tay của Chúa kéo chúng ta lên, bước vào con thuyền Giáo Hội để sang bờ bên kia.

Phần chúng ta, nếu một ngày nào đó chúng ta phải đương đầu với các cơn cám dỗ không thể tránh được, hãy nhớ rằng Chúa Giêsu buộc chúng ta xuống thuyền ; từ bờ bên này sang bờ bên kia không thể không có sóng gió. Và khi chúng ta thấy những khó khăn, vất vả, mệt nhọc giữa đời vây quanh ta, thuyền của chúng ta đang ở giữa đại dương mênh mông, với những cơn sóng đang tìm cách nhấn chìm đức tin của chúng ta. Chúng ta hãy vững tin rằng, Con Thiên Chúa sẽ đi trên mặt nước đến gần chúng ta, giơ tay kéo chúng ta lên; Chúa chỉ mong đợi chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Chúa.

Lạy Mẹ Maria, gương mẫu về lòng tín thác trọn vẹn nơi Thiên Chúa, xin giúp chúng con vững tin vào Chúa, để giữa bao bận tâm, lo lắng, khó khăn giữa biển cả cuộc đời đang làm chúng con giao động, chúng con vẫn nghe thấy lời trấn an của Chúa Giêsu, Con Mẹ : "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ! " ( Mt 14, 27) Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Đi trên mặt biển
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
17:20 07/08/2017
Chúa Nhật XIX Thường Niên, năm A
Mt 14,22-33

Câu chuyện Chúa Giêsu đi trên mặt biển có gió to sóng lớn và biển lặng như tờ khi có sự hiện diện của Người gây ấn tượng không nhỏ đối với nhiều người và ghi dấu đậm nơi tâm hồn của những người có lòng tin. Thiên Chúa là Đấng tạo nên vũ trụ, trái đất và dựng nên con người. Ngài có toàn quyền trên vũ trụ, thiên nhiên, và ngay cả trên sinh mạng con người. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay là một trong những bằng chứng để quả quyết điều đó.

Thánh Matthêu trình bày cho chúng ta một toàn cảnh hết sức ý nghĩa và gây nhiều ấn tượng cho con người. Khía cạnh thứ nhất, trình thuật Tin Mừng diễn tả việc Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, Ngài cầu nguyện ở một nơi cao, xa, chứng tỏ Ngài xa cách, không còn vướng bận, không để ý, không quan tâm đến những gì đang xảy đến xung quanh, đặc biệt trong hoàn cảnh các tông đồ đang gặp thử thách lớn, phải chống chọi, chèo thuyền giữa phong ba bão táp trên biển hồ Galilêa.Hồ lúc đó đang gặp bão: sóng to, gió lớn.Các tông đồ đang phải đối diện với thử thách lớn lao, các ngài đang phải chống chọi hết sức khó khăn với nguy hiểm.Mặc dù, các ngài là những ngư phủ lành nghề, đã quen với bão tố cuồng phong, nhưng hôm nay phong ba bão táp lớn đến nỗi gây nguy hiểm cho thuyền, cho ngay chính sinh mạng của các ngài. Hai khía cạnh Tin Mừng đề cập xem ra hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau cả, Chúa như vẫn xa lạ, vẫn ở xa khi biến nguy hiểm xẩy đến. Tuy nhiên đó chỉ là lý luận, chỉ là suy nghĩ. Chúa luôn có mặt luôn hiện diện nhưng vì các tông đồ còn yếu đức tin và ngay cả chúng ta cũng nhiều lúc còn quá yếu đức tin. Bởi vì, các tông đồ đã được Chúa mời gọi đi theo Người và ở với Người tương đối đã lâu,Chúa dạy dỗ, uốn năn, làm gương và làm nhiều phép lạ lớn lao như làm cho người chết sống lại, kẻ mù thấy được, kẻ què đi được, chữa lành người phong cùi, làm cho cá và bánh hóa nên nhiều…Chính vì thế, các tông đồ tin mãnh liệt vào Chúa quyền năng, có lần các ngài sau khi được Chúa sai đi rao giảng, đã trở về hân hoan, phấn khởi thuật lại cho Chúa những thành công, những việc tỏa sáng các ngài đã làm được và các ngài đã thưa với Chúa Giêsu :” Ma quỷ đã chạy trốn khi nghe đến Danh thánh của Người “ ( Lc 10, 7 ). Nhưng cái trớ trêu Tin Mừng thuật lại hôm nay, Chúa đã đi trên mặt biển mà đến với các ngài lúc canh tư đêm tối, lúc gian nan giông tố và khi Chúa mời gọi họ đi trên biển mà đến với Chúa thì Phêrô đã vâng lời, nhưng khi thấy gió thổi mạnh, sóng nhô lên to, cảnh mặt hồ náo động, Phêrô đã không còn làm chủ mình, đã quên quyền năng của Chúa, đã quên hết những lời tuyên xưng của mình trước đây với Người, để rồi sợ hãi, hốt hoảng, mất lòng tin đến nỗi sắp chìm xuống biển hồ, Phêrô la tuếnh lên :” Thưa Ngài, xin cứu con với “.Chúa đã trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi “.

Vâng, chúng ta đã theo Chúa, làm con Chúa qua bí tích rửa tội.Chúng ta đã được học Giáo lý, đọc Kinh Thánh, nghe những lời Giáo huấn của Giáo Hội. Chúng ta đã tin và tin nhận Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng, là Đấng yêu thương, chăm sóc và luôn trung thành với chúng ta. Ngài chậm giận nhưng giầu lòng tha thứ. Tuy nhiên, có những lúc chúng ta cũng rơi vào tâm trạng như Phêrô, nên khi gặp thử thách, khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, trong cuộc hành trình đức tin, đôi khi chúng ta cũng mất niềm tin nơi Chúa, nơi Đấng mà chúng ta luôn luôn tin tưởng, tín thác.

Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, luôn biết lắng nghe Lời của Chúa và đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao các môn đệ lại sợ khi sóng to gió lớn nổi lên ?
2.Việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển và Phêrô đi trên mặt nước nói gì ?
3.Trong cuộc sống nếu hoài nghi chúng ta sẽ ra sao ?
4.Đức tin giúp gì cho chúng ta ?
5.Bài học Tin mừng hôm nay dạy chúng ta điều gì ?
 
Đi trên mặt biển
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
17:21 07/08/2017
Chúa Nhật XIX Thường Niên, năm A
Mt 14,22-33

Câu chuyện Chúa Giêsu đi trên mặt biển có gió to sóng lớn và biển lặng như tờ khi có sự hiện diện của Người gây ấn tượng không nhỏ đối với nhiều người và ghi dấu đậm nơi tâm hồn của những người có lòng tin. Thiên Chúa là Đấng tạo nên vũ trụ, trái đất và dựng nên con người. Ngài có toàn quyền trên vũ trụ, thiên nhiên, và ngay cả trên sinh mạng con người. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay là một trong những bằng chứng để quả quyết điều đó.

Thánh Matthêu trình bày cho chúng ta một toàn cảnh hết sức ý nghĩa và gây nhiều ấn tượng cho con người. Khía cạnh thứ nhất, trình thuật Tin Mừng diễn tả việc Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, Ngài cầu nguyện ở một nơi cao, xa, chứng tỏ Ngài xa cách, không còn vướng bận, không để ý, không quan tâm đến những gì đang xảy đến xung quanh, đặc biệt trong hoàn cảnh các tông đồ đang gặp thử thách lớn, phải chống chọi, chèo thuyền giữa phong ba bão táp trên biển hồ Galilêa.Hồ lúc đó đang gặp bão: sóng to, gió lớn.Các tông đồ đang phải đối diện với thử thách lớn lao, các ngài đang phải chống chọi hết sức khó khăn với nguy hiểm.Mặc dù, các ngài là những ngư phủ lành nghề, đã quen với bão tố cuồng phong, nhưng hôm nay phong ba bão táp lớn đến nỗi gây nguy hiểm cho thuyền, cho ngay chính sinh mạng của các ngài. Hai khía cạnh Tin Mừng đề cập xem ra hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau cả, Chúa như vẫn xa lạ, vẫn ở xa khi biến nguy hiểm xẩy đến. Tuy nhiên đó chỉ là lý luận, chỉ là suy nghĩ. Chúa luôn có mặt luôn hiện diện nhưng vì các tông đồ còn yếu đức tin và ngay cả chúng ta cũng nhiều lúc còn quá yếu đức tin. Bởi vì, các tông đồ đã được Chúa mời gọi đi theo Người và ở với Người tương đối đã lâu,Chúa dạy dỗ, uốn năn, làm gương và làm nhiều phép lạ lớn lao như làm cho người chết sống lại, kẻ mù thấy được, kẻ què đi được, chữa lành người phong cùi, làm cho cá và bánh hóa nên nhiều…Chính vì thế, các tông đồ tin mãnh liệt vào Chúa quyền năng, có lần các ngài sau khi được Chúa sai đi rao giảng, đã trở về hân hoan, phấn khởi thuật lại cho Chúa những thành công, những việc tỏa sáng các ngài đã làm được và các ngài đã thưa với Chúa Giêsu :” Ma quỷ đã chạy trốn khi nghe đến Danh thánh của Người “ ( Lc 10, 7 ). Nhưng cái trớ trêu Tin Mừng thuật lại hôm nay, Chúa đã đi trên mặt biển mà đến với các ngài lúc canh tư đêm tối, lúc gian nan giông tố và khi Chúa mời gọi họ đi trên biển mà đến với Chúa thì Phêrô đã vâng lời, nhưng khi thấy gió thổi mạnh, sóng nhô lên to, cảnh mặt hồ náo động, Phêrô đã không còn làm chủ mình, đã quên quyền năng của Chúa, đã quên hết những lời tuyên xưng của mình trước đây với Người, để rồi sợ hãi, hốt hoảng, mất lòng tin đến nỗi sắp chìm xuống biển hồ, Phêrô la tuếnh lên :” Thưa Ngài, xin cứu con với “.Chúa đã trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi “.

Vâng, chúng ta đã theo Chúa, làm con Chúa qua bí tích rửa tội.Chúng ta đã được học Giáo lý, đọc Kinh Thánh, nghe những lời Giáo huấn của Giáo Hội. Chúng ta đã tin và tin nhận Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng, là Đấng yêu thương, chăm sóc và luôn trung thành với chúng ta. Ngài chậm giận nhưng giầu lòng tha thứ. Tuy nhiên, có những lúc chúng ta cũng rơi vào tâm trạng như Phêrô, nên khi gặp thử thách, khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, trong cuộc hành trình đức tin, đôi khi chúng ta cũng mất niềm tin nơi Chúa, nơi Đấng mà chúng ta luôn luôn tin tưởng, tín thác.

Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, luôn biết lắng nghe Lời của Chúa và đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao các môn đệ lại sợ khi sóng to gió lớn nổi lên ?
2.Việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển và Phêrô đi trên mặt nước nói gì ?
3.Trong cuộc sống nếu hoài nghi chúng ta sẽ ra sao ?
4.Đức tin giúp gì cho chúng ta ?
5.Bài học Tin mừng hôm nay dạy chúng ta điều gì ?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:49 07/08/2017
91. HƯ CẢ MỘT CHÂU
Có một tú tài đến dạy học cho con quan, giảng sách “Thiên tự văn”, nói:
- “Hộ Phong có bảy huyện”.
Quan huyện không hiểu bèn hỏi:
- “Rõ ràng là có tám huyện sao lại là bảy huyện ?”
Tú tài cười trả lời:
- “Đúng là có tám huyện, nhưng bây giờ bị quan bất tài phá mất một huyện rồi.”
Quan huyện giận dữ, bẩm báo với quan châu phải trị tên tú tài.
Quan châu cho triệu tú tài đến, và quyết định khảo nghiệm anh ta, bèn ra lệnh cho tú tài giảng sách “Vũ Cống”, tú tài nói:
- “Vũ Biệt có tám châu”.
Quan châu nghe liền mừng nói thầm: -“Tốt, rồi cuối cùng cũng bị ta tóm được cái đuôi !” Bèn chất vấn:
- “Tại sao mày lại giảng là tám châu ? Sách “Vũ Cống” rõ ràng là nói có chín châu mà !”
Tú tài nói:
- “Đúng vậy, nguyên nó là có chín châu, nhưng hôm nay nếu nó không bị ngài phá một châu, thì không phải là có tám châu sao ?”
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 91:
Anh học trò lợi dụng lúc giảng sách để nói ra cái tội “làm nghèo đất nước” của hai ông quan châu (tỉnh) và quan huyện, anh học trò thật can đảm.
Có một vài giáo dân muốn cho cha sở biết mình là người cương trực không sợ ai, nên đã to tiếng với ngài ngay giữa sân nhà thờ, thế là bị người khác chê trách là hỗn láo và kiêu ngạo; có một vài tu sĩ để chứng tỏ mình là người dám làm dám nói nên đã chỉ trích bề trên cách thô lỗ cộc cằn, thế là công đức tu luyện mất toi để mọi người chê trách...
Cương trực và dám làm dám nói đều là những đức tính tốt cần phải có, nhưng hai tính tốt ấy cần phải có sự khôn ngoan và đức ái đi kèm, bằng không thì sẽ phản tác dụng và làm cho mọi người chán ngấy và phát ớn.
Người cương trực là người không khuất phục trước bất công và đàn áp, nhưng cha sở của mình đã làm gì bất công và đàn áp mình để mà to tiếng với ngài ? Người dám nói dám làm là người luôn có tinh thần trách nhiệm, mà đã chu toàn trách nhiệm thì bề trên nào lại rầy la khiển trách mình chứ ?
Ma quỷ thường lợi dụng tính cương trực của người không có đức ái để phá hoại sự đoàn kết trong cộng đoàn, và lợi dụng người dám nói dám làm nhưng không có sự khiêm tốn để chia bè kết cánh, làm tổn thương tình cảm giữa con người với nhau.
Tất cả cũng chỉ vì thiếu khôn ngoan và thiếu đức ái mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:52 07/08/2017

24. Tội ác và suy tư cầu nguyện không thể song song tồn tại.

(Thánh Maglorius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Suy Niệm Chúa Nhật XIX Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
22:27 07/08/2017
Có một người nọ ví cuộc đời của mình như một người lữ hành đang đi trên một bãi biển đầy cát. Khi nhìn lại cuộc hành trình, anh nhận ra hai điều kỳ lạ:

Điều thứ nhất: Khi anh thành công, hạnh phúc, vui sướng... anh thấy có bốn dấu chân trên cát. Đó là hai dấu chân của anh và hai dấu chân của Chúa. Thiên Chúa đồng hành để chia sẻ niềm vui với anh.

Điều thứ hai: Khi anh thất bại, đau khổ, buồn sầu...anh chỉ thấy có hai dấu chân trên cát. Và anh nghĩ đó là hai dấu chân của mình. Thiên Chúa đã bỏ rơi khi anh thất bại. Thiên Chúa đã vắng bóng khi anh đau khổ.

Sau đó, anh thắc mắc với Chúa: “Khi con thành công, hạnh phúc thì Chúa lại đồng hành với con, đi với con. Nhưng khi con thất bại, đau khổ là những lúc con cần Chúa nhất thì Chúa lại bỏ rơi con. Tại sao Chúa lại đối xử với con như thế?”

Chúa trả lời: “Khi con vui thì Ta đi bên cạnh con, đi với con, song hành cùng con. Còn khi con buồn, đau khổ, thất vọng thì Ta lại vác con trên vai của Ta. Cho nên dấu chân trên cát là của Ta chứ không phải của con.” (Câu chuyện sưu tầm trên Internet).

Trong cuộc sống, có lẽ những lúc thất bại, đau khổ, buồn sầu chúng ta cũng có cảm giác bị Chúa bỏ rơi như người đàn ông trong câu chuyện trên đây. Nhưng trong thực tế, Ngài không bỏ rơi chúng ta, Ngài luôn ở với chúng ta, đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường của cuộc sống. Ngài không chỉ đồng hành khi chúng ta hạnh phúc, thành công mà còn đồng hành với chúng ta, ở bên cạnh để an ủi và nâng đỡ mỗi khi chúng ta gặp khó khăn đau khổ. Các bài Lời Chúa hôm nay cũng chứng minh cho chúng ta thấy điều đó.

Bài đọc 1, trích từ sách Các Vua quyển thứ nhất: khi Êlia bênh vực cho dân Chúa, kéo dân Chúa khỏi sự thống trị của tà thần. Ông đã thắng được cả ngàn sư sãi thờ thần Baal của hoàng hậu và nhà vua. Nên ông bị bà hoàng hậu I-de-ven truy bắt. Ông đã phải chạy trốn lên núi Kho-rép. Trong quảng đường chạy trốn đó, có những lúc ông không còn tha thiết với cuộc sống nữa, nhưng Thiên Chúa luôn ở cùng ông. Thiên thần đã dọn bánh cho ông ăn khi đói và nước cho ông uống khi khát (x. 1V 19,1-8). Tại núi Kho-rép, ông còn được Thiên Chúa hiện ra với ông qua làn gió hiu hiu. Sau đó, Thiên Chúa sai ông đi xức dầu cho một số người làm vua và làm ngôn sứ: xức dầu phong Kha-da-ên làm vua A-ram; xức dầu Giê-hu con của Nim-si làm vua Ít-ra-en; xức dầu Ê-li-sa con Sa-phát, người A-vên Mơ-khô-la, làm ngôn sứ (x. 1V 19, 9-18).

Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng Chúa Nhật tuần trước. Sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, dân chúng muốn tôn Đức Giêsu lên làm vua. Nhưng ý muốn của họ không phù hợp với sứ mạng của Ngài. Vì thế, Ngài đã giải tán dân chúng. Trước khi giản tán họ, Ngài đã bảo các môn đệ xuống thuyền đi sang bờ bên kia. Còn Ngài thì lên núi cầu nguyện một mình. Nhưng khi thuyền các môn đệ đi ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió. Cùng lúc đó, Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng các môn đệ tưởng rằng đó là ma và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Ngay lập tức, Đức Giêsu trấn an các ông: “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!” Nghe vậy, Thánh Phê-rô đã xin Đức Giêsu “nếu thực sự là Thầy, xin truyền cho con đi trên mặt nước để đến với Thầy. Đây là một lời cầu xin đầy táo bạo và mang tính thách thức. Dầu vậy, Đức Giêsu vẫn chấp nhận lời cầu xin của ông. Phê-rô đã bước xuống khỏi thuyền và đi trên mặt nước. Đó là hành động của niềm tin. Bởi vì, nếu không có niềm tin chắc chắn không ai hành động như thế. Nhưng khi đi được nữa chừng, thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con!” (Mt 14,30). Đức Giêsu đưa tay cứu lấy ông, đồng thời trách nhẹ ông rằng: “Người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?” Sau đó, Đức Giêsu đã làm cho sóng gió yên lặng.

Câu chuyện của tiên tri Êlia và câu chuyện của Phê-rô cho chúng ta thấy phảng phất hình ảnh của Giáo Hội, của mỗi người kitô hữu chúng ta trong đó. Thật vậy, lịch sử Giáo Hội và cuộc đời mỗi người kitô hữu chúng ta giống như con thuyền chòng chành trên biển khơi. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Giáo Hội bị bách hại một cách khốc liệt và kéo dài suốt 300 năm. Hầu hết các Tông đồ đều chịu Tử đạo. Vô số các kitô hữu bị giết chết. Từ đó tới nay có lẽ không giây phút nào mà Giáo Hội không bị bách hại. Lịch sử cuộc đời mỗi người kitô hữu chúng ta cũng vậy: Có những khi chúng ta phải chạy trốn “ba thù” như tiên tri Êlia. Có những khi chúng ta bị nhận chìm xuống tận đáy của vực thẳm như Phê-rô bị nhận chìm xuống biển. Đúng như lời Đức Giêsu tuyên bố: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mỗi ngày mà theo Ta.”(Lc 9,23). Thập giá đó là những sự bắt bớ, tù đày, đòn vọt đến từ những người chống đối Giáo Hội. Thập giá đó là khi chúng ta chống chọi với những cám dỗ của thế gian, ma quỷ, xác thịt. Ngoài ra, thập giá cũng có thể là những đau khổ thể xác như bệnh tật, đói khát do thiên nhiên hay do người khác gây nên.

Nhưng cho dù trong hoàn cảnh nào, Giáo Hội và các kitô hữu vẫn có thể vượt qua nếu biết nhìn lên Chúa, biết kêu cầu Ngài giúp đỡ. Vì thế, lời kêu cầu của Thánh Phê-rô “Lạy Chúa, xin cứu con,” cũng là lời kêu cầu của mỗi người chúng ta trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Hãy xin Chúa cứu giúp khi chúng ta gặp thử thách đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Hãy xin Chúa cứu giúp khi chúng ta gặp thử thách trong đời sống đức tin. Hãy xin Chúa cứu giúp khi chúng ta gặp những thất bại trong cuộc sống. Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, nếu chúng ta biết nhìn lên Chúa, kêu cầu Ngài, chắc chắn Ngài sẽ nắm lấy tay chúng ta và bảo rằng: “Cứ yên tâm, Thầy đây đừng sợ.”

Lạy Chúa Giêsu, cuộc đời của chúng con nhiều khi cũng cảm thấy hoang mang lo sợ như tiên tri Êlia và Thánh Phê-rô ngày xưa. Xin cho chúng biết cảm nhận được Chúa ở bên cạnh, để luôn biết kêu cầu Chúa và xin Chúa hãy ra tay cứu giúp chúng con. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Đi trên mặt biển
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:04 07/08/2017
Chúa Nhật XIX Thường Niên, năm A
Mt 14,22-33

Câu chuyện Chúa Giêsu đi trên mặt biển có gió to sóng lớn và biển lặng như tờ khi có sự hiện diện của Người gây ấn tượng không nhỏ đối với nhiều người và ghi dấu đậm nơi tâm hồn của những người có lòng tin. Thiên Chúa là Đấng tạo nên vũ trụ, trái đất và dựng nên con người. Ngài có toàn quyền trên vũ trụ, thiên nhiên, và ngay cả trên sinh mạng con người. Bài Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay là một trong những bằng chứng để quả quyết điều đó.

Thánh Matthêu trình bày cho chúng ta một toàn cảnh hết sức ý nghĩa và gây nhiều ấn tượng cho con người. Khía cạnh thứ nhất, trình thuật Tin Mừng diễn tả việc Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, Ngài cầu nguyện ở một nơi cao, xa, chứng tỏ Ngài xa cách, không còn vướng bận, không để ý, không quan tâm đến những gì đang xảy đến xung quanh, đặc biệt trong hoàn cảnh các tông đồ đang gặp thử thách lớn, phải chống chọi, chèo thuyền giữa phong ba bão táp trên biển hồ Galilêa.Hồ lúc đó đang gặp bão: sóng to, gió lớn.Các tông đồ đang phải đối diện với thử thách lớn lao, các ngài đang phải chống chọi hết sức khó khăn với nguy hiểm.Mặc dù, các ngài là những ngư phủ lành nghề, đã quen với bão tố cuồng phong, nhưng hôm nay phong ba bão táp lớn đến nỗi gây nguy hiểm cho thuyền, cho ngay chính sinh mạng của các ngài. Hai khía cạnh Tin Mừng đề cập xem ra hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau cả, Chúa như vẫn xa lạ, vẫn ở xa khi biến nguy hiểm xẩy đến. Tuy nhiên đó chỉ là lý luận, chỉ là suy nghĩ. Chúa luôn có mặt luôn hiện diện nhưng vì các tông đồ còn yếu đức tin và ngay cả chúng ta cũng nhiều lúc còn quá yếu đức tin. Bởi vì, các tông đồ đã được Chúa mời gọi đi theo Người và ở với Người tương đối đã lâu,Chúa dạy dỗ, uốn năn, làm gương và làm nhiều phép lạ lớn lao như làm cho người chết sống lại, kẻ mù thấy được, kẻ què đi được, chữa lành người phong cùi, làm cho cá và bánh hóa nên nhiều…Chính vì thế, các tông đồ tin mãnh liệt vào Chúa quyền năng, có lần các ngài sau khi được Chúa sai đi rao giảng, đã trở về hân hoan, phấn khởi thuật lại cho Chúa những thành công, những việc tỏa sáng các ngài đã làm được và các ngài đã thưa với Chúa Giêsu :” Ma quỷ đã chạy trốn khi nghe đến Danh thánh của Người “ ( Lc 10, 7 ). Nhưng cái trớ trêu Tin Mừng thuật lại hôm nay, Chúa đã đi trên mặt biển mà đến với các ngài lúc canh tư đêm tối, lúc gian nan giông tố và khi Chúa mời gọi họ đi trên biển mà đến với Chúa thì Phêrô đã vâng lời, nhưng khi thấy gió thổi mạnh, sóng nhô lên to, cảnh mặt hồ náo động, Phêrô đã không còn làm chủ mình, đã quên quyền năng của Chúa, đã quên hết những lời tuyên xưng của mình trước đây với Người, để rồi sợ hãi, hốt hoảng, mất lòng tin đến nỗi sắp chìm xuống biển hồ, Phêrô la tuếnh lên :” Thưa Ngài, xin cứu con với “.Chúa đã trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy ! Sao lại hoài nghi “.

Vâng, chúng ta đã theo Chúa, làm con Chúa qua bí tích rửa tội.Chúng ta đã được học Giáo lý, đọc Kinh Thánh, nghe những lời Giáo huấn của Giáo Hội. Chúng ta đã tin và tin nhận Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng, là Đấng yêu thương, chăm sóc và luôn trung thành với chúng ta. Ngài chậm giận nhưng giầu lòng tha thứ. Tuy nhiên, có những lúc chúng ta cũng rơi vào tâm trạng như Phêrô, nên khi gặp thử thách, khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, trong cuộc hành trình đức tin, đôi khi chúng ta cũng mất niềm tin nơi Chúa, nơi Đấng mà chúng ta luôn luôn tin tưởng, tín thác.

Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, luôn biết lắng nghe Lời của Chúa và đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao các môn đệ lại sợ khi sóng to gió lớn nổi lên ?
2.Việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển và Phêrô đi trên mặt nước nói gì ?
3.Trong cuộc sống nếu hoài nghi chúng ta sẽ ra sao ?
4.Đức tin giúp gì cho chúng ta ?
5.Bài học Tin mừng hôm nay dạy chúng ta điều gì ?
 
Thông điệp từ môi trường thiên nhiên
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:22 07/08/2017
Có nhiều con đường và nhiều cách thế dẫn chúng ta tới việc nhận biết Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, chúng ta may mắn có hai kiệt tác là hai cuốn sách quan trọng giúp chúng ta tới gần Thiên Chúa, đó là cuốn sách Kinh Thánh và cuốn sách môi trường thiên nhiên. Một cuốn được viết ra bằng chữ và lời, còn một cuốn được viết bằng muôn vật, muôn loài và các tinh tú... Có lẽ, chúng ta thường chú ý nhiều đến đọc cuốn Kinh Thánh, điều đó rất tốt, nhưng thường quên đọc cuốn sách thiên nhiên. Hôm nay, tôi muốn nói đến cuốn sách thứ hai là cuốn sách giúp chúng ta khám phá Thiên Chúa và sống hài hòa với tha nhân.

1- Môi trường thiên nhiên, một kỳ công sáng tạo

Đối với người vô thần, vũ trụ này và con người tự nhiên mà có, là do kết quả ngẫu nhiên của tiến hóa. Nhưng theo cái nhìn của Kitô giáo, vũ trụ bao la và đẹp đẽ này không thể là kết quả ngẫu nhiên, nhưng phải có một bàn tay tài tình của một Nghệ Nhân nào đó làm nên. Bởi lẽ, không có một sản phẩm nào tự nhiên mà có, phải có ai đó làm nên, cũng như không ai có thể tung một nạm chữ mà có thể thành một bài thơ.

Quả thế, một mặt, Kinh Thánh mạc khải cho chúng ta biết rõ nguồn gốc của thế giới này: vũ trụ được Thiên Chúa sáng tạo từ hư vô. Sách Sáng Thế mô tả việc Thiên Chúa tạo dựng lên trái đất, mặt trời, trăng sao, cây cỏ, muông thú và con người trong sáu ngày và “Thiên Chúa đều thấy nó tốt đẹp” (St 1,4-25). Khi nhỏ học giáo lý, tôi thuộc lòng bài thơ này:

“Non kia ai đắp mà cao?
Sông kia ai bới ai đào ma sâu?
Mặt trời sáng chói trăng sao
Ai khôn đem dán nơi cao chín tầng?
Bò dê và các thú rừng
Chim bay, ca lội vẫy vùng đó đây
Cỏ cây bông trái tùy thời
Ai là kẻ có biệt tài dựng nên?
Thưa rằng ấy Đấng Hoàng Thiên
Gọi là Tạo Hóa chính tên Chúa Trời.”

Hơn nữa, Kinh Thánh còn cho biết cách thức Thiên Chúa tạo thành vũ trụ: từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã sáng tạo mọi sự bằng Lời và Thần Khí của Người (x. St 1,1-25). Thánh Vịnh diễn tả:
“Một Lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33,6).

Riêng con người, Thiên Chúa sáng tạo một cách đặc biệt. Thiên Chúa “lấy bùn đất và nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Con người được tạo dựng từ bùn đất và rồi sẽ trở về bụi đất. Nên con người cũng là thành phần của vũ trụ tự nhiên. Con người là “tiểu vũ trụ” sống hiệp thông và tương tác với “đại vũ trụ.” Nhưng con người cao cả vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1,26). Như thế, trong thế giới thụ tạo hữu hình, con người có phẩm giá trỗi vượt hơn mọi loài, mọi vật, con người vừa có một vị trí cao nhất vừa là trung tâm của công trình tạo dựng. Thiên Chúa tạo thành mọi sự “vì và cho” con người. Con người được giao phó trách nhiệm làm chủ, bảo vệ, gìn giữ và phát triển công trình tạo dựng theo chương trình của Thiên Chúa.

Mặt khác, thiên nhiên là một kiệt tác, một cuốn sách quý giá mà “những giòng chữ được trình bày bằng những tạo vật trong vũ trụ” không ngừng nói về Thiên Chúa. Thánh Vịnh 19 diễn tả rất hay về điều này:

“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,
không trung loan báo việc tay Người làm.
Ngày qua mách bảo cho ngày tới,
đêm này kể lại với đêm kia.
Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh,
mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 19,1-5).

Nhìn ngắm trời đất và tinh tú khiến chúng ta phải ngạc nhiên và thán phục quyền năng thần linh như một Thánh Thi diễn tả:

“Hùng vĩ quá, khiến phàm nhân tắc lưỡi !
Thượng trí nào ra định luật đổi thay,
Hết tối đêm xoay chuyển lại sáng ngày,
Tay Tạo Hoá đã tài tình xếp đặt !”

Môi trường thiên nhiên là tấm gương phản ánh vẻ đẹp, quyền năng và vinh quang Thiên Chúa, đồng thời là cuốn sách giúp chúng ta khám phá thương vô tận, sự âu yếm và sự quan phòng của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Mỗi tạo vật đều là đối tượng lòng ưu ái của Thiên Chúa, Đấng ban cho nó một vị trí trong thế giới, ngay cả nhưng sinh vật nhỏ bé nhất cũng là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa. Thánh Basiliô Cả nói: “Đấng Sáng Tạo là tình yêu vô bờ bến.” Còn văn hào Dante Alighieri cho rằng: “Tình yêu làm chuyển động mặt trời và các ngôi sao.” Vì thế, từ những công trình đã được tạo dựng, người ta hướng đến “lòng thương xót của Đấng tràn đầy tình yêu.” (1.x. ĐHG. Phanxicô, (Lm. Augustinô Nguyễn Văn Trinh dịch) Thông điệp về Chăm sóc ngôi nhà chung Laudato Sí, Nxb. Tôn Giáo, 2015, số 77).

Guagarin, phi hành gia Liên Xô cũ, khi trở về từ chuyến du hành vào vũ trụ, đã tuyên bố: “Tôi không thấy Thiên Chúa ở đâu cả!” Ông không nhìn thấy Thiên Chúa bởi vì ông thiếu cặp mắt đức tin. Ngay nay vẫn còn biết bao nhiêu người mù lòa đức tin như ông trước vẽ đẹp và trật tự vũ trũ này.

Trong khi đó, phần lớn các nhà khoa học là những người tin vào Thiên Chúa. Pasteur, một nhà khoa học Pháp, nói rằng: “Nhờ việc nghiên cứu và suy niệm rất nhiều mà tôi mới có đức tin như một người nông dân ở Breton.” Nhà khoa học vĩ đại Newton khi nghiên cứu các hành tinh đã có một câu nói để đời: “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ống kính viễn vọng của tôi.”
Như thế, vũ trụ thiên nhiên này là cuốn sách tuyệt với giúp chúng ta khám phá Thiên Chúa là Đấng sáng tạo, quan phòng và yêu thương.

2- Môi trường thiên nhiên, một kỳ công tái tạo

Nếu trong Cựu Ước, Thiên Chúa được trình bày như là Đấng sáng tạo và quan phòng thế giới tự nhiên này, thì trong Tân Ước, Đức Giêsu xuất hiện như là Đấng tái tạo và cứu chuộc môi trường thiên nhiên.

Quả thế, nếu từ nguyên thủy, Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ nhờ Lời và Thần Khí, thì nay thật ngạc nhiên, Ngôi Lời “đã hóa thành nhục thể” (Ga 1,14). Một Ngôi Vị của Ba Ngôi Thiên Chúa tự hội nhập vào vũ trụ tạo thành và đã liên kết với mọi tạo vật. “Người giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi” (Dt 4,15).

Với mầu nhiệm nhập thể, Thiên Chúa đã đi vào môi trường tự nhiên. “Đức Giêsu Kitô đã mang lấy thân phận con người để nối kết trời với đất, vô hạn với hữu hạn, vĩnh cửu với thời gian, thánh thiêng với tội lỗi, ‘môi trường Thiên Chúa’ với ‘môi trường thiên nhiên’.” (2. ĐGM. Phêrô Nguyễn Văn Viên, Bài nói chuyện với giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội tại giáo phận Vinh, ngày 17/9/2017.) Đức Giêsu mang lấy những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên để tái tạo thế giới vật chất này theo trật tự của Thiên Chúa.

Hơn nữa, Đức Giêsu đã sống hòa hợp với mối tương quan “thiên – địa – nhân tương dữ” một cách tuyệt vời. Khác với nhiều triết gia chủ trương khinh rẻ thân xác, vật chất và mọi thứ trần gian, Đức Giêsu không xuất hiện như một ẩn tu xa lìa thế giới hay thù ghét những gì thích hợp cho cuộc sống. Người nói: “Con người đến, cũng ăn cũng uống như ai” (Mt 11,19). Đức Giêsu cũng hít thở không khí, dầm mưa, giãi nắng; Người đã lao động với đôi bàn tay, va chạm trực tiếp hằng ngày với vật chất để sinh sống và biến đổi chúng. Người còn dạy các môn đệ cũng phải sống như vậy đối với thiên nhiên.

Trong giáo huấn của mình, Đức Giêsu nhấn mạnh điều căn bản: Thiên Chúa là Cha và là Đấng Sáng Tạo của mọi loài (x. Mt 11,25). Người còn mạc khải cho chúng ta biết rằng mỗi thụ tạo rất quan trong mắt Người, để chúng ta có thái độ tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa: “Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào phải không? Thế mà không một con chim nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa” (Lc 12,6). “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng” (Mt 6,26).

Đặc biệt với mầu nhiệm tử nạn và phục sinh, Chúa Kitô đã tái tạo và biến đổi vật chất nên vinh hiển, đồng thời mang thế giới vật chất này vào môi trường Thiên Chúa. Về điều này, thánh Phaolô quả quyết: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (x. Cl 1,19-20). “Theo các thức này, mọi vật trên trần gian xuất hiện trước mắt chúng ta không phải như những thực tại tự nhiên, nhưng Đấng Phục Sinh ôm lấy chúng và hướng chúng đến một định mệnh tròn đầy. Cũng như cánh hoa ngoài đồng và chim chóc, được nhìn với con mắt đầy kinh ngạc, thì bây giờ lại được tràn đầy sự hiện diện sáng chói của Người.” (3. ĐGH. Phanxicô, Laudato Sí, sđd., số 100.)

Đức Giêsu mạc khải cho biết cùng đích của môi trường và con người không phải là tới sự hủy diệt và hư vô, nhưng là hướng tới sự viên mãn, thành toàn và trở nên vinh hiển trong Trời Mới, Đất Mới. Sự viên mãn và sự thành toàn này sẽ được bày tỏ cách đầy đủ trong ngày sau hết khi Thiên Chúa đưa thời gian tới hồi viên mãn.

Nếu chúng ta ý thức rằng tất cả những gì hiện hữu đều phản ánh Thiên Chúa, chúng ta sẽ thay cho tất cả thụ tạo và cùng với chúng tôn thờ Thiên Chúa như thánh Phanxicô Assisi đã làm trong bài ca Tạo Vật. Thánh nhân coi vũ trũ là một gia đình, trong đó trái đất là mẹ, mặt trăng, mặt trời, gió, nước là anh chị của con người: “Con chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con! Vì người chị của chúng con, người mẹ trái đất của chúng con, mẹ nâng đỡ chúng con và mang lại nhiều hoa trái, những bông hao tươi đẹp, những cây cỏ xanh tươi.” (4. Ibidem, số 87.)

3- Thực trạng ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của chúng ta

Như đã nói trên, môi trường là vấn đề sống còn của con người. Môi trường sống, con người sống. Môi trường chết, con người chết. Hơn bao giờ hết, môi trường thiên nhiên hiện nay ở Việt Nam đang bị bóc lột, khai thác và tàn phá một cách vô trách nhiệm và vô tội vạ. Gần đây chúng ta chứng kiến những cảnh tượng thật đau lòng: Nạn chặt phá hàng loạt cây xanh ở Hà Nội; nạn phá rừng xảy ra ở các dãy núi Trường Sơn; nạn vứt rác bừa bãi xảy ra ở nơi công cộng, trên bãi biển, trong công viên; nạn sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn và chứa độc tố; nạn khai thác bừa bãi các dãy núi đá vốn đẹp như bức tranh nay bị lở loét như ở Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh; nạn xả thải các chất độc vào biển, vào sông ngòi và không khí như nhà máy Formosa ở Kỳ Anh v.v...

Thay vì cộng tác với Tạo Hóa để giúp thiên nhiên phát triển hài hòa, con người đã “hành hạ” và “bức tử” thiên nhiên.(5.x. ĐGM. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Một cái nhìn về Giáo huấn xã hội Công Giáo, Nxb. Phương Đông, 2010). Phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam trong đó có vấn đề môi trường đang bị bức tử, cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên trường chuyên Hà Tĩnh có những câu thơ đầy chất ngôn sứ:

“Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...” (6.Cô giáo Trần Thị Lam sáng tác bài thơ tựa đề: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” năm 2016.)

Khi môi trường bị phá hoại và bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều thảm họa khôn lường. Đối với thiên nhiên, trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu, bão lụt gia tăng... thiên nhiên sẽ nổi giận và trừng phạt con người. Các loài sinh vật dần dần biết mất. Đối với mỗi người, môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống còn của con người, bệnh tật gia tăng, kinh tế khủng hoảng, thất nghiệp, các ngành sản xuất, chế biến và du lịch sẽ khốn đốn, đời sống tâm lý, văn hóa và tâm linh của con người trở nên bất an. Con người không thể sống vui, khỏe và hạnh phúc, nhưng sẽ chết dần, chết mòn. Đối với xã hội, khi môi trường thiên nhiên ô nhiễm, môi trường xã hội sẽ bất ổn và rối loạn về cơ cấu tổ chức cũng như hệ thống chính trị. Xã hội và đất nước không thể phát triển bền vững.
Môi trường ô nhiễm, tại họa sẽ ập tới và gõ cửa từng nhà, không trừ một ai. Chúng ta nơm nớp lo sợ cho tương lai. Chúng ta sống trong môi trường xã hội nhưng quên mất một điều chúng ta được mẹ thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng. Khi mẹ thiên nhiên nổi giận thì không có biệt lệ cho bất kì ai.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phá hoại môi trường: do thiếu ý thức bảo vệ môi trường; do lòng ích kỷ vô độ vì lợi ích cá nhân cũng như lợi ích nhóm; do lạm dụng quyền hạn và công nghệ khoa học - kỷ thuật khi khai thác thiên nhiên; do hệ thống quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

Trước vấn đề ô nhiễm môi trường, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quả quyết trong Thông điệp Laudato Sí rằng: “Tội chống lại tự nhiên cũng là tội chống lại chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa.” (7. ĐGH. Phanxicô, Laudato Sí, sđd., số 8) Vì thế, mọi hình thức làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm đều là tội ác. Chăm sóc và bảo vệ sự sống “ngôi nhà chung của mọi người” là lệnh truyền của Thiên Chúa và là trách nhiệm của mọi người. Vô can trước vấn đề môi trường cũng là một tội ác.

Sự hèn nhát, sự sợ hãi, sự dửng dưng, vô cảm đã biến chúng ta thành những kẻ đồng lõa với cái ác. Chúng ta đã phản bội thiên nhiên, phản bội quê hương và cái giá chúng ta phải trả là môi trường sống của chính mình bị đầu độc, là sức khoẻ, sinh mạng, sự tồn vong của nòi giống. Chúng ta vô cảm. Chúng ta hèn nhát khi môi trường ô nhiễm mà không dám lên tiếng và chung tay bảo vệ. Cho đến một ngày chúng ta hoảng sợ nhận ra rằng, mâm cơm nhà mình đã thiếu khuyết đi món ăn từ biển, hạt muối ta ăn không biết có an toàn, món rau không thể không chấm nước mắm... mùa hè ta đến biển chỉ để đứng trên bờ ngắm nhìn những con sóng.

Tất cả chúng ta cần có một “cuộc hoán cải môi sinh,” nghĩa là phải thay đổi lối sống, thái độ và cách hành xử đối với thiên nhiên. Chúng ta hãy sống có trách nhiệm và thân thiện với mẹ thiên nhiên.

“Vì môi trường xanh - sạch - đẹp” và vì sự sống còn của các thế hệ, chúng ta thực hành những việc làm cụ thể sau đây:

- Không vứt rác, xả thải bừa bãi nhưng biết nhặt rác và giữ vệ sinh sạch sẽ nơi công cộng cũng như nơi nhà riêng.
- Không sản xuất và buôn bán thực phẩm bẩn cho người khác chỉ vì lợi ích kinh tế.
- Không chặt cây xanh, đốt phá rừng.
- Không đánh bắt chim, cá bằng những phương tiện hủy diệt hàng loạt các loài vật khác.
- Giáo dục và giúp người khác cũng biết ý thức bảo vệ môi trường...

Bao lâu việc chăm sóc và bảo vệ môi trường thiên nhiên chưa trở thành nếp sống của chúng ta, bấy lâu môi trường thiên nhiên vẫn còn bị đe dọa, đối xử bất cẩn và vô trách nhiệm, nếu như thế, tương lai của chúng ta và các thế hệ kế tiếp sẽ đi về đâu?

Trân trọng cảm ơn tất cả!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô dâng lời cầu nguyện sau cuộc tấn công chết người tại Nigeria
Giuse Thẩm Nguyễn
18:33 07/08/2017
EWTN News/CNA) Tin từ Vatican. Sau cuộc tấn công đẫm máu vào một nhà thờ Công Giáo ở miền nam Nigeria vào sáng Chúa Nhật làm chết 11 người và 18 người khác bị thương, ĐGH Phanxicô đã bày tỏ sự liên đới cảm thông đến các nạn nhân và gia đình cũng như cầu nguyện cho cộng đoàn.

Trong điện tín được ký tên của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican gởi cho ĐGM Hilary Paul Odili Okeke của giáo phận Nnewi, ĐGH Phanxicô nói rằng “ngài rất đau buồn khi biết đã có nhiều người chết và bị thương do cuộc tấn công bạo động vào nhà thờ thánh Philip của Công Giáo ở Ozubulu.

ĐGH xin chia buồn với ĐGM và cộng đoàn dân Chúa của giáo phận Nnewi, đặc biệt những gia đình nạn nhân và những người thiệt hại do cuộc tấn công này. Ngài cũng cầu nguyện xin Chúa “an ủi và nâng đỡ” mọi người trong giáo phận.

Chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Theo đài BBC thì nhóm khủng bố địa phương BoKo Haram đã từng đốt cháy hằng trăm nhà thờ và giết hằng ngàn người trong suốt hơn thập niên dài nổi dậy ở khu vực đông bắc đất nước, đã không tham gia cuộc tấn công này.

Người ta cho rằng đây có thể là cuộc tấn công do thù oán cá nhân hay liên quan đến đường dây buôn ma túy.

Không biết có một hay hai tay súng tham gia vào vụ này. Tuy nhiên cảnh sát đã bắt đầu cuộc lục soát trong vùng với hy vọng là sẽ tìm ra thủ phạm.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Điện văn của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi giới trẻ họp tại Indonesia
Bùi Hữu Thư
18:36 07/08/2017
Vatican, Ngày 6 tháng 8, 2017: Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích giới trẻ Á Châu hãy học theo Đức Trinh Nữ Maria là gương mẫu của người môn đệ truyền giáo.

Thực vậy ngày 30 tháng 7, 2017, Đức Thánh Cha đã gửi một điện văn bằng Anh Ngữ cho Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần thứ VII, được tổ chức tại Yogyakarta, Indonesia. Đại hội này có chủ đề “Giới trẻ Á Châu hân hoan: sống Phúc Âm giữa lòng Á Châu đa văn hóa.”

Trong bản văn của điện tín này do Tòa Thánh phổ biến ngày Chúa Nhật 6/8/2017, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin cũng nói rằng giới trẻ Á Châu có thể tin tưởng rằng họ được Đức Thánh Cha cầu nguyện để cho tất cả các em biết “lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa” và đáp trả với đức tin và lòng dũng cảm”: chúng ta có thể tìm thấy các chủ đề của thượng hội đồng giám mục sắp tới, sẽ được tổ chức vào tháng 10, năm 2018 về giới trẻ và cho giới trẻ.

Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt mời gọi giới trẻ Á Châu hãy chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Maria, như gương mẫu của các “môn đệ truyền giáo”. Ngài đề nghị họ hãy nói chuyện với Đức Mẹ “như một người mẹ của họ”, và luôn luôn “tin tưởng” vào lời cầu bầu âu yếm của Mẹ: “Như thế trong khi các bạn tìm cách để đi theo Chúa Giêsu kế cận hơn, các bạn cũng giống như thiếu nữ thành Nazareth, có thể thật sự” làm cho thế giới tốt đẹp hơn, và để lại vết tích đánh dấu cho lịch sử, lịch sử của các bạn,” (Xem Điện văn của Đức Thánh Cha gửi giới trẻ ngày 21 tháng 3, 2017.)

Cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô gửi gấm giới trẻ Á Châu và gia đình của họ cho Đức Trinh Nữ Maria, và ban phép lành Tòa Thánh cho họ. Ngài hẹn gặp họ tại Panama trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2019.

Đại hội giới trẻ Á Châu đã bế mạc ngày 6 tháng 8, 2017 với Thánh Lễ Đại Trào có sự tham dự của trên 2.000 người Công Giáo thuộc 21 quốc gia. Thánh Lễ được cử hành tại Phi Trường quân sự của thành phố Yogyakarta, nơi Thánh Gioan Phaolô II đã chủ tế Thánh Lễ năm 1989.

Bùi Hữu Thư
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sơ Trịnh Vũ Phương, một Nữ tu Salesian đầy yêu thương và quả cảm
Thanh Quảng sdb
05:36 07/08/2017
Sơ Trịnh Vũ Phương, một Nữ tu Salesian đầy yêu thương và quả cảm
Bài của Linh mục Ambrose Pereira SDB – Thanh Quảng SDB phỏng dịch
Từ Alotau, Papua New Guinea ngày 07 tháng 8 năm 2017 Thuyền trưởng Đinh Văn Tâm là người ngư dân Việt Nam cuối cùng bị giam giữ tại nhà tù Giligili ở Milan Bay. Ông bị khủng khoảng trầm cảm nặng làm suy nhược sinh lực nên đã được cho thở dưỡng khí và đưa vào Bệnh viện Đa khoa ở Alotau.
Lm Pereira nghĩ ông ta sẽ không sống nổi! Mà thời gian này thì sơ Theresa Trịnh Vũ Phương, một sơ Salesian Dòng Con Cái Mẹ Phù Hộ, người đã từng giúp đỡ các ngư dân Việt Nam trước đây lại đang ở Phi luật tân. May mắn cho ông, sơ đã trở về Alotau kịp thời để giúp cho người thuyền trưởng Việt Nam này. Sơ không chỉ là thông dịch viên mà còn là người chăm sóc cho ông ta. Sơ chuẩn bị thức ăn mà còn đút cho ông ấy ăn nữa. Đức Cha Rolando Santos CM, Giám Mục Alotau-Sidea đã ghi nhận thế.

Đức Cha Roland, Ông Tâm và Sơ Phương
Sơ Phương đang cho Ông Tâm ăn
Ông Tâm được phái đoàn tới thăm tại Bệnh viện
Với sự giúp đỡ của các bác sĩ y khoa, Sơ Phương đã thuyết phục những nhà chức trách trông coi trại giam và di trú cho phép ông Tâm trở về Việt Nam trước khi ông nguy kiệt và có thể tử vong! Nhân viên xuất nhập cảnh Pauline Mitil tại đảo Solomon đã đồng ý với sơ. Các nhân viên trại giam cùng các nhà chức trách cũng đối xử với ông Tâm rất tử tế. Trong thời gian ở bệnh viện, ông Tâm đã được một người bạn tù chăm sóc cho một cách đặc biệt.
Sau những cuộc đàm phán khó khăn để được hồi hương ở Port Moresby và nhờ lời cầu nguyện, Sơ Trịnh Vũ Phương đã nhận được tin ông Tâm được phép về lại Việt Nam. Ông đã đáp máy bay đi Moresby và từ đó đi Manila và cuối cùng về tới Việt Nam. Sơ Phương và Cha Francis Raco đã đưa ông tới Đức Cha Rolando xin Ngài ban phép lành cho ông và đưa ông tới Đức Mẹ Ban Ơn cầu xin Đức Mẹ săn sóc bảo vệ ông. Ông Tâm rất vui mừng hạnh phúc hứa rằng điều đầu tiên ông sẽ làm khi ông về tới Việt Nam là xin được rửa tội gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo.
Vì lý do thời tiết xấu, nên ông Tâm đã không thể rời Port Moresby ngày thứ Tư 19/7/2017. Trong thời gian chờ đợi ở Port Moresby, ông được Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) chăm sóc và cung cấp chỗ ở. Thứ Sáu ngày 28/7,/2017 ông Tâm đã về tới Việt Nam và đoàn tụ với gia đình, những người đã lo lắng và chờ đợi ông ta bấy lâu nay.
Đã có hơn 130 ngư dân Việt Nam bị giam giữ trong các nhà tù ở Alotau, Giligili và Bomana ở Papua New Guinea vì đánh cá bất hợp pháp.
"Lòng bác ái yêu thương không phải là điều dễ làm, nhưng với niềm tin vào Thiên Chúa Quan Phòng và sự giúp đỡ của Đức Mẹ, chúng ta thấy không có gì mà lại không có thể. Niềm vui, hạnh phúc và lòng biết ơn luôn có trong mỗi cảnh trạng của cuộc sống cho những ai biết kiên trì, tin tưởng và yêu thương như hành trang trong cuộc sống... Câu chuyện về 130 ngư dân Việt Nam bị bắt thật dẫy đầy khó khăn, nhưng chúng tôi cám ơn Chúa họ đã được trở về quê hương của họ an bình.
Sơ Phương một lần nữa với lòng quảng đại và hy sinh đã trở thành gương mẫu cho chúng ta về sức mạnh tình yêu Chúa nơi sơ dành cho những người yếu đuối và bất lực. Với hồng ân Chúa ban, sứ mệnh giúp người ngư dân Việt Nam cuối cùng được hồi hương đã hoàn tất! Đức Cha Rolando Santos hết lòng khâm phục sơ và cám ơn sơ đã sốt sắng phụ giúp công việc mục vụ tông đồ này trong giáo phận của Ngài.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn Hữu
Thérésa Nguyễn
19:25 07/08/2017
BẠN HỮU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tình nào đẹp bằng tình bằng hữu
Cùng sẻ chia vui thú-buồn đau
Nơi nào ta cũng có nhau
Bạn bè ta mãi gởi trao tâm tình..
(Kd)