Ngày 07-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh Thức Và Trung Thành
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:32 07/08/2010
Tỉnh Thức Và Trung Thành

CN 19C

Chúa nhật trước, bài đọc 1, tác giả sách Giảng Viên nói rằng: "Tất cả chỉ là phù vân".

Phù là trôi nổi, huyền ảo. Vân là mây. Phù vân là bèo dạt mây trôi, là hay thay đổi, mau qua, tàn phai. Mọi của cải vật chất trên trần gian này, kể cả cuộc sống của mỗi người đều là phù vân.

Văn chương Việt Nam khi nói tới cái gì bấp bênh, vô định, chóng tàn, thường dùng hình ảnh bọt bèo:

"Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau" (Nguyễn Du).

Bọt là bong bóng nước mong manh, tan trong chốc lát. Hình ảnh bọt diễn tả cái vắn vỏi của cuộc đời. Bèo gợi lên ý tưởng về sự lênh đênh, trôi nổi, vô định:

Lênh đênh duyên nổi phận bèo.

Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi (Ca dao)

Bèo dạt, mây trôi đành với phận (Chu Mạnh Trinh).


Cuộc đời làm sao mà không bi đát khi nó là phù vân, khi nó vừa là bọt chóng tan, vừa là bèo trôi nổi, dật dờ không bến?

Có ba quan niệm sống có thể tạo ra một thái độ tiêu cực trước cuộc đời.

- Một là cho rằng chết là hết, không còn gì tồn tại. Nếu quả thực mọi sự sẽ chấm dứt với cái chết, nếu số phận người tốt kẻ xấu đều sẽ như nhau sau khi chết, thì người ta sẽ có lý mà lập luận rằng: Ta hãy ăn uống, vui chơi, hãy hưởng thụ giây phút hiện tại cho thoả thích, vì chết rồi sẽ chẳng còn gì !

- Hai là tin vào thuyết định mệnh, nghĩa là tin rằng mọi sự đã được an bài sẵn và số phận của mỗi người đã được thần thánh định đoạt. Nếu thế thì con người chẳng cần và chẳng có thể làm gì nữa, mọi cố gắng đều vô ích.

- Ba là tin vào thuyết luân hồi, cuộc sống là một vòng luân chuyển, hết kiếp này qua kiếp khác. Nếu kiếp này chưa đạt cõi phúc thì sẽ chờ kiếp sau, khi được đầu thai lại, luân hồi theo vòng nghiệp chướng. Dĩ nhiên thuyết luân hồi không đương nhiên dẫn tới tiêu cực,nhưng dù sao cũng không dành cho cuộc sống hiện tại một giá trị và tầm quan trọng quyết định đối với số phận mỗi người.

Khác với ba quan niệm trên, Kitô giáo dạy rằng: Thiên Chúa thực sự giao cho ta chịu trách nhiệm về thế giới này và về sự thành công của cuộc đời chúng ta. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cữu.

Trang Tin mừng hôm nay tiếp tục bài giáo huấn tuần trước của Chúa Giêsu “phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa” bằng cách “ Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”. Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn minh hoạ bài học tỉnh thức.

Dụ ngôn người đầy tớ đợi chủ về:

Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn. Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm, chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời một cách hết sức tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay bây giờ.

Dụ ngôn người quản gia trung thành.

Quản gia chỉ là quản lý mà “ ông chủ đặt lên coi sóc gia nhân, cấp phát thóc gạo đúng giờ đúng lúc”. Mỗi người chúng ta là người quản lý của Thiên Chúa. Cần phải trung thành trong nhiệm vụ được giao. Sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp…tất cả đều là do Chúa ban tặng. Những gì mà ta có đều là của Chúa. Người quản lý khôn ngoan phải biết nhìn xa, làm sao cho sự sống, trí tuệ, tài năng… giúp ta hướng tới những giá trị vĩnh cửu.

Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ màu sắc. Nằm giữa vườn là một tòa nhà tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp màu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.

Du khách hỏi: “Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi?”- “Khoảng 40 năm rồi” – “Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà?” – “Ông ta không ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi” – “Ông có thư từ gì với cụ không?” – “Không, ông ta bận lắm” – “Ông không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ?” – “Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này” – “Thế tội gì cụ phải chăm sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu?” – “Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên”.

Người gia nhân trên đây thật đáng ca tụng. Ông làm việc không vì sợ nhưng vì yêu, làm việc với một tinh thần trách nhiệm. Ông coi việc của chủ như việc của mình nên làm việc hết tấm lòng. Ông thực là một gia nhân tốt, một quản lý trung thành.

Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.

Kitô giáo là tôn giáo của hy vọng vì dựa trên lời hứa của Thiên Chúa. Thiên Chúa hứa và Ngài sẽ thành tín thực hiện lời hứa.Thiên Chúa thực hiện từng giai đoạn và ngày càng trọn vẹn hơn.Vì thế người Kitô hữu luôn hướng về tương lai chờ đợi lời hứa cứu độ đã được thực hiện trong lịch sử và sẽ hoàn tất sau lịch sử.

Chờ đợi hướng về tương lai tức là hy vọng. Hy vọng luôn gắn liền với lòng tin. Không có đức tin hy vọng chỉ là ảo tưởng. Không có hy vọng đức tin sẽ chết khô. Nhờ đức tin chúng ta chọn đúng hướng. Nhưng chỉ có hy vọng mới làm cho ta đi tới cùng đường.

Biết mình đang đi về đâu, người có lòng tin không vì thế mà đương nhiên hết còn cảm nhận tính bi đát của cuộc đời “ phù vân, bèo bọt” vì họ vẫn là con người như mọi người, nhưng họ có một niềm hy vọng giúp họ giữ được thái độ lạc quan và an bình.

Tỉnh thức và sẵn sàng là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
 
Tỉnh Thức
Thanh Thanh
08:35 07/08/2010
Tỉnh Thức

(Lc 12, 32-48)

Câu truyện đời thường

Có dịp ra thành thị, đêm đến, ông giật mình vì tiếng trống khua ầm ĩ. Ông tò mò hỏi vì sao lại như vậy.

Người khách được trả lời: vì có lửa cháy, nên đáng trống báo hiệu cho mọi người biết.

Về đến bộ tộc, anh liền giới thiệu với mọi người về tiếng trống thần kỳ ở trong thành, tiếng trống này có thể dập tắt lửa. Và thế rồi, bộ tộc này quyết định đi mua những chiếc trống giống như trong thành để bảo vệ khỏi cháy.

Họ bắt đầu ỷ lại rằng giờ ta đã có loại trống thần kỳ để bảo vệ, nên chẳng ai cẩn thận trong việc sử dụng lửa.

Thế rồi một ngày kia, đã có hỏa hoạn. Người trong thành thị có dịp đi vào bộ tộc này, thấy những đám cháy lớn, còn những người dân thì bu chung quanh những chiếc trống và đua nhau đánh để đuổi lửa.

Người khách lúc này mới nói: các ông làm như vậy không được. Đánh trống không dập được lửa. Mà chỉ là tiếng báo hiệu để mọi người đến, rồi cùng nhau dập lửa bằng nước… mà thôi.

Câu truyện Lời Chúa

Thánh Luca thuật lại câu truyện về thái độ của người khôn ngoan là phải sẵn sàng và tỉnh thức để bất cứ lúc nào chủ trở về thì cũng luôn nhanh chóng ra mở cửa, đón vào nhà. Khi chủ trở về mà thấy mọi người đểu có tinh thần trách nhiệm, công việc trôi chảy thì có phúc cho họ. Và ông chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.

Còn những người bê trễ, lười biếng, nghĩ rằng chủ còn lâu mới về, rồi bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. Vậy anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến. (Lc 12,32-48).

Câu truyện của chúng ta

Có những lý do khiến con người thiếu sẵn sàng và tỉnh thức.

Ỷ lại. Những người trong bộ tộc đã ỷ lại một cách máy móc và sai lầm vào chiếc trống thần kỳ, nên không cẩn thận và chu đáo trong việc dùng lửa, để xảy ra cháy lớn. Lại còn thiếu hiểu biết khi coi những chiếc trống là thần hộ mệnh cho mình.

Người tín hữu cũng thế, nhiều khi quá ỷ lại vào Giáo hội, vào Thiên Chúa, và thụ động trong đời sống đạo. Thói ỷ lại ấy, là dựa vào việc đã lãnh một số bí tích, có mặt trong giờ đọc kinh cầu nguyện, có xưng tội rước lễ theo luật buộc, có giữ ngày Chúa Nhật, và coi đó là bảo đảm, là đương nhiên được vào nước trời.

Tinh thần thiếu năng động và cảnh giác này là miếng mồi ngon cho ma quỷ. Vì ma quỷ như sư tử rảo quanh tìm mồi cắn xé, ta không kịp đề phòng, sẽ không kịp thoát thân.

Con Người sẽ đến vào ngày giờ anh em không ngờ. Vậy anh em hãy sẵn sàng và tỉnh thức.

Lạm dụng lòng nhân từ của Chúa

Chuyện kể rằng: có một chàng trai ăn chơi trác táng, tứ đổ tường, cuối cùng anh ta chết. Anh trèo lên chiếc thang để vào thiên đàng. Dù thiên đàng lúc nào cũng mở cửa, nhưng rất tiếc là chiếc thang lại ngắn, nên anh không thể vào được. Anh liền kêu cứu và hỏi tại sao sao như thế. Thánh Phêrô nói: vì suốt đời con, con có chịu làm thang đâu mà có để trèo. Anh trả lời. Thưa Ngài, lúc sắp chết, con có được lãnh những bí tích sau cùng rồi mà. Thánh Phêrô trả lời: Thì đó chẳng phải là chiếc thang con đang có là gì.

Có những người cho rằng Thiên Chúa đâu hẹp hòi ích kỷ hay chấp nhất như con người, Ngài nhân hậu từ bi vô cùng, nên Ngài sẽ không hủy diệt con người.

Vì thế, có nhiều người ra sức ăn chơi thoải thích, sống trái lương tâm và lề luật. Sống bê tha tội lỗi. Và nghĩ rằng, khi sắp chết, lúc hấp hối, ta chạy đến linh mục xin lãnh những bí tích sau cùng. Như vậy là được.

Con Người sẽ đến vào ngày giờ anh em không ngờ. Vậy anh em hãy sẵn sàng và tỉnh thức.

Cho rằng chết chết là hết. Là hết, nên không ăn chơi là thiệt thòi, không hưởng thụ là ngu ngốc. Đàng nào cũng chết. Chết có đem theo được gì đâu. Chết bỏ lại cho ai. Làm gì có chuyện đời sau mà phải lo nghĩ, vất vả làm chi, thôi ta cứ vui chơi thỏa thích, đời có thế mà thôi.

Tin vào thuyết định mệnh. Có người lập luận rằng không cần phải xin lễ cho các linh hồn, cho ông bà tổ tiên, vì nếu lên thiên đàng thì đã lên rồi, xuống hỏa ngục rồi thì xin cũng chẳng được, còn nếu ở lửa luyện tội thì cũng sẽ có ngày lên. Sống hay chết, mỗi người đều có số cả rồi.

Vì mỗi người đều được an bài sẵn cho số phận của mình, nên ta không thể làm khác được, không thể thay đổi được định mệnh của ta. Dù có cố gắng cũng sẽ vô ích mà thôi.

Tin vào thuyết luân hồi. Họ tin rằng cuộc sống là một vòng luân chuyển, kiếp này qua đi, kiếp khác lại đến. Nên không cần phải lo lắng băn khoăn. Cứ sống cho sung sướng, kiếp này chưa phúc thì kiếp sau làm lại, có gì đâu mà sợ.

Thái độ của người tín hữu. Có người thức nhưng không tỉnh. Còn người tỉnh thì dù thức hay ngủ họ đều luôn chu đáo trong trách nhiệm, cẩn thận trong bổn phận, sẵn sàng để trả lẽ về mọi hành vi cuộc sống của mình trước Đấng Tối Cao. Họ không hổ với trời cao, không thẹn với đất thấp, cũng không hối hận cho thời gian sống của mình. Họ ngẩng cao đầu, hãnh diện tiến về phía trước một cách an bình, tin tưởng, phó thác vào Thiên Chúa.

Chúa Giêsu nói với mọi người rằng hãy sẵn sàng và tỉnh thức. Có như vậy mới xứng đáng ra đón chàng rể đến, và được cùng chàng dự tiệc cưới.

Thiên Chúa ban cho ta những nén bạc thời gian, sức khỏe, trí tuệ và mọi phương tiện trong cuộc sống để ta làm giàu thêm mọi vinh quang của Chúa trong đời.

Nhờ thời gian, ta trau dồi nhân đức, tiến dần đến sự toàn thiện như lòng Chúa mong ước.

Nhờ sức khỏe, ta có thể chu toàn các trách nhiệm được giao liên quan đến đời mình, đến gia đình, Giáo hội và xã hội. Nhờ ta tích cực cộng tác mà công trình sáng tạo của Thiên Chúa luôn được xanh, sạch, đẹp. Nhờ tích cực phấn đấu mà công trình cứu chuộc được tỏ bày rõ nét trong cuộc sống. Nhờ hiệp thông gắn bó, trái đất được canh tân, tâm hồn được đổi mới, nhờ Chúa Thánh Thần.

Nhờ trí tuệ, ta dần nhận ra Thiên Chúa, nhận ra sự lành thánh cũng như biết được sức mạnh và cám dỗ của sự dữ. Từ đó, ta luôn can đảm đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt, đúng lúc, kịp thời, hợp với lương tâm và ý Chúa.

Vì thế, thời gian hiện tại luôn mang tính quyết định sự sống còn của từng người. Thời gian không bao giờ qua trở lại. Vì thế, mọi cơ hội ta có, đều là dịp thể hiện sự mau mắn và trung thành cộng tác với Chúa của mình. Thời gian hiện tại là lúc ta gieo mầm tin yêu hy vọng, gieo mầm sự sống vĩnh cửu. Nếu bỏ qua, ta sẽ bị thất bại.

Ta hãy cẩn thận khi sử dụng của cải chóng qua đời này, kẻo nó làm hư hoại cuộc đời.

Ta hãy khéo léo sử dụng của cải đời này để sinh ích lợi cho sự sống vĩnh cửu mai sau.

Ta hãy làm giàu kho tàng ơn cứu độ của Chúa ở đời này, và làm giàu kho tàng không bao giờ bị mất vì trộm cắp hay hư hỏng vì mối mọt.

Ta hãy thể hiện thái độ sẵn sàng và tỉnh thức, đó cũng là cách nói lên lòng trung thành của mình vào Thiên Chúa độc nhất, quyền năng, công minh và giàu lòng thương xót.

Ta đừng bao giờ coi mọi sự là của ta, vì tất cả những thứ đã có, đang có và sẽ có, chỉ là những phương tiện Chúa ban cho ta quản lý và sử dụng để sinh ích cho cuộc đời, làm giàu cho cuộc sống mà thôi.

Ta hãy biết sẵn sàng chờ đợi Chúa, để bất cứ lúc nào Ngài gọi, ta đều có thể trả lời ngay được là lạy Chúa con đây.

Ta cũng hãy biết rằng, chờ đợi không có nghĩa là ngồi không chờ kết quả, mà chờ đợi là đầu tư. Đầu tư cho tương lai bằng chính giây phút hiện tại lúc này và ở đây.

Ta cũng hãy tỉnh thức. Vì tỉnh thức là thái độ khôn ngoan của người tôi tớ đối với chủ. Nếu luôn ý thức rằng mình chỉ là tôi tớ, là người quản lý, còn Thiên Chúa là chủ, thì ta sẽ khiêm nhường và chu đáo hơn trong trách nhiệm và bổn phận được giao phó. Còn nếu quên đi thân phận, cho mình là chủ thì thái độ của ta sẽ khác, có thể là hống hách, kiêu căng, độc ác, tàn nhẫn, bất công đối với anh em của mình.

Anh em hãy sẵn sàng và tỉnh thức, vì chính lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 07/08/2010
NÓI DỐI

N2T


Đông Phương Sóc thời nhà Hán đã viết một quyển “thần dị kinh”, bên trong viết một câu chuyện như sau: Hoang, là vùng biên giới xa xôi thời Trung Quốc cổ đại có một loại quái thú biết nói dối, tên là “Đản”. Ngoại hình của Đản rất giống con thỏ, nhưng khuôn mặt thì lại giống mặt người, mặc dù biết nói, nhưng khi nói thì toàn là nói dối, nếu nó nói anh đi về hướng đông nhưng trên thực tế thì lại đi về hướng tây; nó nói tốt thực ra là xấu, do đó mà có nhiều người bị nó lừa dối.

Cho nên, ý nghĩa ban đầu của “bịa đặt” là danh từ: quái thú ở vùng biên giới xa xôi lừa dối người ta; về sau diễn biến thành hình dung từ: người không thành thực, không có căn cứ.

(Thần dị kinh)

Suy tư:

Nói dối, bịa đặt là con đẻ của ma quỷ, là mầm mống của chia rẻ, là căn nguyên của ích kỷ, là cây cầu tham vọng và nguồn gốc của tranh chấp.

Vợ chồng nói dối nhau, gia đình tan vỡ.

Thầy trò nói dối nhau, giáo dục băng hoại.

Bạn bè nói dối nhau, tình bạn bắt đầu rạn nứt.

Người người nói dối nhau, xã hội loạn.

Người Ki-tô hữu biết yêu mến và thực hành Lời Chúa thì không biết nói dối để hưởng lợi cho mình, cũng không biết bịa đặt chuyện để mưu hại tha nhân, bởi vì họ biết rằng nói dối và bịa đặt chính là phản lại với tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su.

“Có thì nói có, không thì nói không” đó chính là điều căn bản của đoàn kết, yêu thương và phục vụ.

Ai hiểu thì hiểu.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 07/08/2010
N2T


2. Khắc khổ xác thịt có thể sửa đổi các loại khuyết điểm, có thể sửa đổi các loại đức hạnh, có thể từng bước thỏa đáng đạt tới hoàn thiện.

(Hiền sĩ Casien)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:18 07/08/2010
N2T


494. Động lực cảm động người khác đều đến từ sự thành khẩn.

 
Nhân cách người tín hữu
Lm. Phêrô Hồng Phúc
22:12 07/08/2010
NHÂN CÁCH NGƯỜI TÍN HỮU

Trong Tin Mừng của thánh Luca (Lc 12, 32-48), Chúa Giêsu đã phân tích về một mối tương quan giữa người chủ và người đầy tớ. Hai khía cạnh trong nhân cách của hai người đầy tớ được nêu bật lên trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể và chúng ta nhận ra hai hình ảnh tương phản nhau:

- Thứ nhất là hình ảnh của người đầy tớ bất trung đã nghĩ rằng “Chủ tôi về muộn” cho nên người đầy tớ đánh đập người này, chửi mắng người kia và làm theo ý riêng của mình trong khi người đầy tớ chỉ có một chút quyền được ông chủ trao phó cho là trông coi tài sản khi ông chủ vắng nhà.

Hình ảnh về người đầy tớ bất trung rất đúng với những gì chúng ta quan sát thấy trong đời sống tự nhiên. Người ta thích quyền hành và những người có quyền thích hành quyền trên những người thuộc quyền mình. Người đầy tớ vốn là cấp thấp, nhưng khi được ông chủ trao quyền thì cũng tìm cớ hành quyền trên những người bé hơn mình một chút. Và đó chính là cách thức để cho thấy tư cách của những người đầy tớ bất trung là thích quyền hành và thích hưởng thụ. Số phận của người đầy tớ bất trung này là số phận của những người bị phạt. Mức độ phạt của những người này, tùy theo ý thức của họ, người nào đã biết ý chủ mà còn cố tình làm ngược lại thì sẽ bị đòn nặng hơn, còn những người nào không biết ý chủ mà làm thì sẽ được giảm nhẹ.

- Thứ hai là hình ảnh người đầy tớ trung tín và khôn ngoan. Ông chủ vẫn luôn là người công bằng, ngay cả trong những gì người đầy tớ bất trung kia phản lại ông. Với những người đầy tớ thực sự biết sự công bằng thì chúng ta thấy đức bác ái còn được cho thêm từ nơi ông chủ đến với người đầy tớ trung thành đó. Lúc ông chủ đi vắng, người đầy tớ trung thành và khôn ngoan đã làm tất cả những gì ông chủ trao phó và người chủ khi trở về càng khuya thì công của người đầy tớ càng lớn. Chúng ta thấy, ông chủ không những trả sự công bằng xứng đáng cho người đầy tớ trung tín mà cả đức bác ái rộng rãi nữa. Đó là ông chủ sẽ đặt người đầy tớ trung tín và khôn ngoan này làm quản lý trông coi tất cả gia sản của mình.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy người đầy tớ trung tín hay người đầy tớ bất trung là thân phận mỗi người chúng ta. Đối với ông chủ là Thiên Chúa, vừa công bằng vừa bác ái và đối xử một cách công minh thì số phận của chúng ta không tùy thuộc vào ý riêng của ông chủ mà tùy thuộc ở cách sống của chúng ta. Nếu sống bất trung thì chúng ta bị phạt và nếu sống trung tín thì chúng ta được thưởng và thưởng một cách đầy lòng nhân ái. Như vậy, điều quan trọng là chúng ta cần phải tự xét lại thái độ đối với ông chủ. Không phải xét thái độ của ông chủ đối với mình. Bởi vì cho dù là nửa đêm hay là càng khuya thì ông chủ càng biết rõ công trạng của những người trung tín và ngay cả những người bất trung thì ông chủ càng phân biệt được những người biết ý ông chủ hay không biết ý của ông chủ nữa kia. Vì vậy, trong đời sống đức tin của chúng ta, không ai phải lo lắng sợ rằng “Ông chủ không biết đến những hành vi của tôi”, “Ông chủ đã hiểu lầm tôi”, “Ông chủ đã nghe người này nghe người kia”... Tất cả những điều đó diễn ra trong xã hội loài người, còn đối với Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự thì không ai phải xét về phía ông chủ, chỉ phải xét mình mà thôi.

Giờ đây chúng ta áp dụng trong gia đình của chúng ta. Chúng ta thấy có biết bao nhiêu những gia đình được sống trong hạnh phúc nhưng cũng không thiếu những gia đình sống trong bất hạnh vì hiểu lầm, vì đau khổ. Phải chăng đó là những khía cạnh để Thiên Chúa thử lòng tin của chúng ta. Thiên Chúa có thể gửi đến cho chúng ta những người bạn, những người sống quanh ta mà Chúa Giêsu đã từng chỉ và nói “Đây là anh chị em của Ta, là mẹ của Ta” (Mt 12, 49-50), bởi vì họ là những người giúp đỡ, yêu mến, cảm thông, đồng hành với chúng ta. Nhưng đôi khi Thiên Chúa gửi đến cho chúng ta những người không hiểu tấm lòng của chúng ta, những người kết án, những người lăng nhục. Phải chăng, cũng như là đêm tối, càng về khuya thì càng làm nổi bật đức trung tín của người đầy tớ tín trung trong Tin Mừng. Bởi vì nếu như ông chủ về ban tối, có khi là người đầy tớ trung tín và người đầy tớ bất trung cũng không khác gì nhau vì họ còn đang thức. Nhưng chính vì ông chủ về khuya cho nên đức trung tín của người đầy tớ khôn ngoan và tín trung kia được nổi bật, còn người đánh đập những người khác thỏa sức theo ý riêng của mình trong vai của người đầy tớ bất trung kia mới càng được thể hiện lên. Vì thế, khi đêm tối xuống, ánh sáng càng nổi bật. Chính trong đau khổ thử thách ấy mà người ta nhận ra đức tin của những người có tín thác vào Chúa hay không.

Tổ phụ Abraham mà chúng ta được nghe trong Sách Thánh (St 17, 15-22) là chính hình ảnh “Cha của các kẻ tin”. Bởi vì già nua tuổi tác ông vẫn tin vào lời hứa của Thiên Chúa cho ông sinh con. Chúng ta biết, Abraham khi được Thiên Chúa kêu gọi liền rời bỏ miền Mezopotamia trù phú với quê hương họ hàng thân thiết yêu thương, chỉ một mình ra đi cùng với Sara cũng đã già nua tuổi tác gần trăm tuổi. Vậy mà Chúa vẫn hứa cho ông “Dòng dõi ông đông như sao trên trời và cát bãi biển”. Đến nỗi khi sứ thần Chúa đến báo tin rằng “Giờ này sang năm, bà nhà sẽ sinh cho ông một người con trai”. Chính Sara còn cười, cái cười ngạc nhiên và khó tin, bởi vì “Ông nhà tôi đã già và tôi cũng đã lão”. Vậy mà đứa con của lời hứa Isaac đã ra đời, chứ không phải Ismael, là người con của Haga là nữ tì mà Sara không đủ lòng tin và hy vọng nên đã dâng người tì thiếp ấy cho Abraham để lấy tên người con kế thừa đó. Nhưng Thiên Chúa phán: “Đứa con của lời hứa phải là con của Sara chứ không phải người con của tì thiếp”. Vì vậy, có thể nói Abraham đã vững tin ngay cả khi ông già nua tuổi tác. Chính ở điểm này, cho chúng ta thấy được rằng, đức tin làm nên những gì mà chúng ta gọi là tín trung, bởi vì có chữ “tin” ở trong “trung tín”. Người đầy tớ trung tín bởi chữ “tín” ở trong “tín trung”. Còn khi người đầy tớ bất trung thì người ta đánh mất chữ “tín” ở trong “trung tín”. Vì vậy người tín hữu chính là người có đức tin và đức tin ấy làm nên nhân cách cho người tín hữu, nhân cách của người đầy tớ trung tín, nhân cách của những người dám xuyên qua bóng tối, vượt trên bóng tối để chờ đợi ông chủ là ánh sáng sẽ đưa ra tất cả mọi sự thật.

Mỗi người chúng ta hôm nay nhớ lời Chúa Giêsu dạy: “Ai được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều”. Là những người được lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, chúng ta cũng sẽ bị đòi nhiều hơn những người khác. Chúng ta đừng sợ sự đòi nhiều đó. Thiên Chúa cho nhiều, Thiên Chúa đòi nhiều, rồi Thiên Chúa lại cho nhiều. Người nào càng cho đi nhiều thì “hiến thân càng được nhận lãnh, quên mình gặp lại bản thân”. Thiên Chúa đòi chúng ta như vậy là để chúng ta đến với Ngài ngày một nhiều hơn, ngày một tín trung hơn. Cho nên chúng ta nhắc nhau, trong chính cuộc sống của chúng ta đây, hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa đòi ta nhiều, ta sẽ dâng cho Chúa nhiều, ngày nào ta cũng tín thác cậy trông vào Chúa, ngày nào ta cũng kêu cầu danh Chúa và ngày nào ta cũng thắp lên một niềm hy vọng và ánh sáng của Chúa sẽ xóa đi bóng đêm của gia đình và bóng đêm của cô đơn, bóng đêm của những thách đố.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Người tín hữu chúng con hôm nay được hạnh phúc
vì Chúa đã đặt chúng con
là người trông coi gia tài của Chúa.
Trong vũ trụ mênh mông tràn đầy ánh sáng và bóng tối này.
Chúng con tín thác ở nơi Chúa
Xin Chúa làm cho ánh sáng chiến thắng trên bóng đêm
để cho chúng con đi từ tình trạng người tôi tớ
trở thành người quản lý gia tài của Chúa,
để cho chúng con đi từ tình trạng nô lệ
trở nên con cái của Cha trên trời,
để cho chúng con đi từ tình trạng tôi tớ
trở nên bạn hữu với Chúa
vì “Những gì Thầy biết từ nơi Cha,
Thầy sẽ tỏ cho các con vì Thầy gọi các con là bạn hữu” (Ga 15,15).
Ước gì những danh hiệu
là bạn hữu, là nghĩa tử, là quản lý trung tín
sẽ là những tiền đề cho chúng con
đạt tới hạnh phúc đời này
và trên hết là hạnh phúc vĩnh cửu đời sau. Amen.


Linh mục Phêrô Hồng Phúc
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha thăm miền Abruzzo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:22 07/08/2010
Theo bản tin Radio Vatican, vào ngày 6 tháng Tám 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã thực hiện một chuyến viếng thăm ngắn mang tính cá nhân tại vùng Abruzzo, Italia.

Nhân ngày lễ Hiển Dung với bài Tin Mừng giới thiệu Đức Giêsu cầu nguyện trên núi, Đức Thánh Cha mong muốn vào buổi sáng đi viếng một Đền Thánh, tọa lạc trên núi thuộc ranh giới giữa Latium và Abruzzo, được biết đến dưới danh hiệu « Đức Bà của Người Khẩn Thiết ». Cùng đồng hành với một nhóm nhỏ, Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian hồi tâm cầu nguyện tại đây. Sau đó ăn trưa tại Carsoli, gần bên một cộng đoàn dòng tu đang đón tiếp Đức Hồng Y Fiorenzo Angelini.

Vào ban chiều, Đức Thánh Cha đi đến địa danh Rocca di Mezzo cùng với người thư ký của mình để tiếp Đức Hồng Y Angelo Sodano. Trong nhà thờ Saint Leucio, ngài đã cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ động đất xảy ra vào tháng Tư năm 2009. Tại đây, Đức Giáo Hoàng đã có cuộc gặp gỡ với cha quản nhiệm giáo xứ, ông thị trưởng và những trợ lý của ông.

Buổi tối cùng ngày, ngài trở lại dinh thự Castel Gandolfo, kết thúc một chuyến viếng thăm ngắn trong ngày.
 
Đức Cha Phanxicô An Shuxin được tấn phong làm GM Công Khai tại Bảo Định, Trung Quốc.
Dominic David Trần
22:54 07/08/2010
Đức Cha Phanxicô An Shuxin, nguyên Giám Mục Hầm Trú đã được tấn phong làm Đấng Bản Quyền Giáo Phận Công Khai tại Bảo Định, Trung Quốc.

BẢO ĐỊNH, CHINA-VATICAN ngày 07/08/2010/10:46 theo bản tin Thông Tấn Xã Asia News; Giáo phận Bảo Định Trung Quốc đã có một Đấng Bản Quyền (thuộc Giáo Hội Công Giáo Hầm Trú Thầm Lặng) là Đức Cha Giacôbê Su Zhimin nhưng ngài đã bị bắt giam từ hơn 13 năm rồi.

Thế nhưng việc tổ chức Lễ tấn phong đã do Chính quyền Trung Cộng mau chóng quyết định vì họ muốn Giám Mục Mã Giang Lân (Ma Yinglin), một vị Giám Mục không hợp lệ với Tòa Thánh, làm Chủ Phong. Có ít người tham dự Thánh Lễ này: gồm có 24 Linh Mục Giáo sĩ và khoảng 300 giáo dân. Trong khi đó Giáo phận này có 120 Linh Mục và 50,000 giáo dân.

Cũng theo nguồn tin của Asia News, Đức Cha Phanxicô An Shuxin, nguyên là Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Hầm Trú tại Bảo Định, đã được tấn phong đặt để làm Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Công Giáo Công Khai của Nhà Nước trong Giáo Phận Bảo Định thuộc Tỉnh Hồ Bắc.

Đức Cha Phanxicô An, nguyên Giám Mục Hầm Trú là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Cha Giacôbê Su Zhimin, Giám Mục Chính Tòa của Giáo Phận Hầm Trú Bảo Định. Đức Giám Mục Giacôbê Su Shimin, bị bắt và biệt giam không biết ở nơi đâu từ hơn 13 năm qua.

Phần Phụng Tự do Đức Cha Phanxicô An chủ tế và đồng tế bởi 2 Đức Cha Liu Jing, nguyên Giám Mục Giáo Phận Đường Sơn và Đức Cha Fang Jianping, đương kim Giám Mục Giáo Phận Đường Sơn.

Giáo Phận Bảo Định là một trong những Giáo Phận lớn nhất và có sự hiện hữu mạnh mẽ và đông đảo nhất của nguời Công Giáo Thầm Lặng 'Chui Ngầm' của Trung Quốc, với tổng số giáo dân ít nhất là 50,000 nhân danh. Giáo phận này có tổng số đến 120 Linh Mục Giáo sĩ bao gồm cả Linh Mục của bên Giáo Hội Công Khai (tức là Giáo Hội Chính Thức, Quốc Doanh, Ở Trên Mặt Đất: theo như tên gọi thuộc về Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Cộng); và các Linh Mục Giáo sĩ của bên Giáo Hội Hầm Trú (tức là Giáo Hội Thầm Lặng, Chui Ngầm, Ở Dưới Mặt Đất; và tuân phục Giáo Hội Rôma và Đức Giáo Hoàng là Đấng kế vị Ngai Tòa Thánh Phêrô).

Cũng theo tin của Thông Tấn Xã Asia News; sở dĩ số lượng Linh Mục và Giáo Dân tham dự Đại Lễ này sút giảm đi là do bởi sự chọn lựa của chính Đức Cha An đã quyết định cách đây 1 năm: ' sau hơn 10 năm bị biệt giam trong tù ngục của Nhà Nước - Đức Cha An quyết định trồi lên từ Giáo Hội Hầm Trú Thầm Lặng để gia nhập vào Giáo Hội Công Khai Chính thức của Trung Cộng'.

(Ghi chú của chính Thông Tấn Xã Asia News - Xin xem lại các bài đã đăng ngày 29/10/2009: Ở Hồ Bắc; vị Giám Mục Hầm Trú đã gia nhập Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Cộng ( In Hebei, underground bishop joins Chinese Patriotic Catholic Association; ngày 04/11 / 2009 Việc lựa chọn vị Giám Mục Shuxin là một tai họa cho Giáo Phận Bảo Định -The choice of Bishop. Shuxin, "a disaster for the diocese of Baoding"; - và 11/11/2009: Lời của vị Giám Mục Hầm Trú: "Tôi gia nhập Hiệp Hội Công giáo Yêu Nước là vì điều tốt cho Giáo Hội". Underground bishop: I joined the Patriotic Association for the good of the Church).

Các nguồn tin địa phương nói với Thông Tấn Xã Asia News là quyết định Đại Lễ đặt chức này do Chính quyền quyết định cách đây gần một tuần. Đức Cha An rất lưỡng lự bởi vì Đức Cha An hãy còn tự công nhận chính ngài chỉ ở cương vị Giám Mục Phó với Quyền kế vị cho Đức Cha Su Zhimin, Giám Mục Chính Tòa của Giáo phận Bảo Định; là Đấng Bản Quyền chính thức của Giáo Phận Công Giáo Hầm Trú Bảo Định hiện đang bị biệt giam đã hơn 13 năm rồi. Mặc dù vậy, chính quyền Trung Cộng vẫn khăng khăng và đã quyết định hẳn hòi là họ ủy thác phần nghi lễ phụng tự cho mỗi Giám Mục Mã Giang Lân (Ma Yinglin) là Giám Mục 'bất hợp lệ' của Giáo Phận Côn Minh (Kunming) vì do Chính Phủ và Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Cộng tự phong. Thế nhưng sau đó họ đành phải chấp nhận là chỉ cho thêm sự hiện diện của 2 Đức Giám Mục từ Giáo Phận Đường Sơn (Tangsan).

Trước khi khởi sự Thánh Lễ; hai lá thư bổ nhiệm Đức Cha An của Ủy Ban Giám Mục Trung Quốc (Council of Chinese Bishops) và Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Cộng được đọc lên một cách công khai. Hai " cái tổ chức này" ủng hộ sự độc lập của Giáo Hội Công Giáo Trung Cộng khỏi ảnh hưởng của Tòa Thánh và vì vậy Đức Thánh Cha Benedicto XVI xem như là "bất xứng hợp với Học Thuyết Chính Thống của Công Giáo". (Chú thích nguyên văn: These two organizations support the independence of the Church (from the Holy See) and are considered "incompatible with Catholic doctrine" by Benedict XVI.)

(Chú thích của người chuyển ý: Từ năm 1989 cho đến nay không có cơ cấu tổ chức Hội Đồng Giám Mục Công Giáo 'Hầm Trú Thầm Lặng' Trung Quốc - tuân phục Đức Thánh Cha và Tòa Thánh Rôma: Bởi vì tất cả hầu hết các Đức Giám Mục và Đấng Bản Quyền đã bị bắt và biệt giam từ lâu. Danh xưng tổ chức Ủy Ban Giám Mục Trung Quốc là của Giáo Hội Quốc Doanh Nhà Nước Trung Cộng - do đó mới có phần nhận định của Đức Thánh Cha trong Tông Thư gởi Anh Chị Em Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc.)

Sau khi thư bổ nhiệm được đọc, Đức Cha An đã nhận Mũ Giám Mục và Gậy Mục Tử. Đại Lễ kéo dài khoảng 90 phút. Trong suốt Thánh Lễ: trong cả phần kinh nguyện cho đến các phần khác - Đức Cha Su Zhimin không được đề cập đến.

(Chú thích của người chuyển ý: đoạn văn trên có nghĩa là: thí dụ như trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể (3) các vị Giáo sĩ chủ tế lễ tại Bảo Định phải xướng theo nghi thức như sau:

| "Lạy Chúa, chúng con nguyện xin Của Lễ hòa giải này đem lại bình an và ơn cứu độ cho tất cả thế giới. Xin thương ban cho Hội Thánh Chúa trên đường lữ thứ trần gian được vững mạnh trong Đức Tin và Đức Mến cùng với Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Bênêdictô và Đức Giám Mục Giacôbê Su Zhimin Giáo phận Chúng Con, cùng toàn thể Hàng Giám Mục, Giáo Sĩ khắp nơi và tất cả dân riêng của Chúa.... "| Thế nhưng Kinh Nguyện Thánh Thể này không được đọc và xướng lên như AsiaNews đã nói ở trên.)

Quyết định rời bỏ Giáo Hội Hầm Trú cách đây 1 năm của Đức Cha An đã gây nên một loạt những căng thẳng và nhiều chia rẽ giữa chính hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân thuộc về Giáo Phận Công Giáo Hầm Trú Thầm Lặng Bảo Định. Có khoảng 15 Linh Mục đã quyết định theo chân Đức Cha An và tự chính các vị Linh Mục Hầm Trú này tuyên bố họ thuộc Giáo Hội Công Khai Chính Thức của Nhà Nước. Trong khi đó khoảng 100 Linh Mục còn lại vẫn cương quyết thuộc về Giáo Hội Hầm Trú Thầm Lặng tại Giáo Phận Bảo Định. Trước tình thế khó khăn vì chia rẽ và căng thẳng này - Đức Hồng Y Tarcisio Bertone SDB, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican đã phải gởi một thơ đến tất cả Hàng Linh Mục Giáo Sĩ Công Giáo tại Giáo phận Bảo Định nhắn nhủ và khuyên nhủ các Linh Mục Giáo Sĩ Bảo Định hãy duy trì sự hiệp nhất.

Courtesy from Asia News and contributors Wang Zhicheng & Zhen Yuan.
 
Top Stories
Bishop An Shuxin, former underground bishop installed as ordinary of Baoding
Asia-News
19:35 07/08/2010
There is already an Ordinary (underground) of the diocese: Mgr. James Su, Zhimin, 13 years in prison. The decision to hold the ceremony made quickly by the government, who wanted Mgr. Ma Yinglin, an illegitimate bishop, to preside. Few participants: 24 priests and 300 faithful. The diocese has 120 priests and over 50 thousand faithful. Card. Bertone’s call to unity.

Baoding (AsiaNews) - Mgr Francis An Shuxin, former underground auxiliary bishop of Baoding, was installed as bishop ordinary of the official Church in the diocese of Baoding (Hebei), in a ceremony held today in the Cathedral. The underground bishop of which Mgr. An was auxiliary Mgr. James Su Zhimin, has been imprisoned in an unknown location since 1997.

The liturgy was presided by Mgr. An and officiated by two other bishops: Mgr. Liu Jing, bishop emeritus of Tangshan, and Mgr. Fang Jianping, current bishop of Tangshan. The ceremony was attended by 24 priests and 300 Catholics.

The diocese of Baoding, one of the largest and with a strong presence of underground Catholics, has at least 50 thousand Catholics. Priests, official and underground, number 120. According to AsiaNews sources, the reduced presence at the ceremony is due to the choice of Mgr. An, made a year ago, to emerge from the underground Church and join the official church, after 10 years in prison (see AsiaNews.it, 29/10/2009. In Hebei, underground bishop joins Chinese Patriotic Catholic Association, 04/11 / 2009 The choice of Bishop. Shuxin, "a disaster for the diocese of Baoding" 11/11/2009 Underground bishop: I joined the Patriotic Association for the good of the Church).

Local sources told AsiaNews that the decision for the installation ceremony was made by the government almost a week ago. Bishop An was reluctant because he still considers himself the bishop coadjutor of Mgr. Su Zhimin, who has been in prison for more than 13 years. The government insisted, however, and had even decided to entrust the liturgy to Mgr. Ma Yinglin, the illegitimate bishop' of Kunming, but then accepted the presence of only two bishops from Tangshan.

Before the mass, the letter of appointment of Mgr. An by the council of Chinese bishops and by the Patriotic Association was read publicly. These two organizations support the independence of the Church (from the Holy See) and are considered "incompatible with Catholic doctrine" by Benedict XVI.

After his appointment was read, Mgr. An received a mitre and pastoral staff. The Mass lasted about 90 minutes. Throughout the Mass, neither during prayers, nor in ohter moments, was the imprisoned Mgr. Su Zhimin mentioned.

Mgr. An’s decision to leave the underground church a year ago has created a lot of tensions and divisions among underground Catholics. Some priests - about 15 - have decided to follow him and declare themselves official; others - nearly 100 – instead to remain in the underground Church. Card. Tarcisio Bertone, Secretary of State at the time wrote a letter to all priests of Baoding asking them to remain united.

(With the collaboration of Zhen Yuan)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiệp mời tham dự mừng Kim Khánh nhà thờ Tuy Hòa (1960-2010)
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:12 07/08/2010
TRONG TÂM TÌNH TẠ ƠN THIÊN CHÚA VÀ TRI ÂN CÁC VỊ TIỀN NHÂN, ÂN NHÂN,
TRONG DỊP MỪNG KIM KHÁNH NHÀ THỜ TUY HOÀ (1960 – 2010)


Cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Tuy Hoà trân trọng kính mời:

Quý linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và mọi anh chị em giáo dân đã từng sinh sống và phục vụ tại giáo xứ Tuy Hòa

Về tham dự chương trình lễ mừng:

KIM KHÁNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ TUY HOÀ

từ ngày 25-27 tháng 8 năm 2010

Đặc biệt, kính mời tham dự Thánh lễ Tạ Ơn

- Vào lúc: 08 giờ 00 ngày 27 thánh 8 năm 2010
-Tại thánh đường Tuy Hoà, 114 Lê Trung Kiên,

Phường 2, Thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.

Hân hạnh được đón tiếp

TM/ Cộng Đoàn Dân Chúa Giáo Xứ Tuy Hoà

Linh mục Chánh xứ Tuy Hoà, Hạt trưởng Phú Yên
Giuse Trương Đình Hiền

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT MỪNG KIM KHÁNH NHÀ THỜ TUY HOÀ

Ngày 25 tháng 8 năm 2010

- 05.00 giờ: Thánh lễ kính Thánh Giuse.
- 06.00 giờ: Khánh thành Phòng Truyền thống
- 08.00 giờ: Toạ đàm “Tìm về dấu ấn lịch sử”
- 11.30 giờ: Tiệc mừng
- 18.00 giờ: Cử hành tôn vinh Thánh Giuse

Ngày 26 tháng 8 năm 2010

- 05.00 giờ: Thánh lễ cầu nguyện cho các Tiên nhân.
- 08.00 giờ: Tham quan Phòng Truyền thống
- 19.00 giờ: Diễn nguyện mừng 50 năm nhà thờ

Ngày 27 tháng 8 năm 2010

- 07.45 giờ: Đón tiếp đoàn các GM, LM,khách
- 08.30 giờ: Tham quan Phòng Truyền Thống.
- 09.00 giờ: Chuẩn bị Phụng vụ
- 09.30 giờ: Thánh lễ đồng tế.
- 11.30 giờ: Tiệc mừng.
- 19.00 giờ: Văn nghệ mừng Kim Khánh.
 
Tin thuyên chuyển các linh mục tại Huế
Ban Truyền Thông TGP Huế
09:16 07/08/2010
Theo thông báo của Toà Tổng Giám Mục Huế, đề ngày 07 tháng 8 năm 2010, do Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng ấn ký, Đức Tổng Giám Mục Huế đã thuyên chuyển và bổ nhiệm một số Linh mục trong Giáo Phận như sau:

1. Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Hiển, Quản xứ Tây Linh, nay về Nhà Chung - Huế.

2. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Vân Nam, Quản xứ Nam Phổ, nay về Nhà Chung - Huế.

3. Linh mục Augustinô Hồ Văn Quý, Quản xứ An Đôn, nay về Nhà Chung - Huế.

4. Linh mục Matthêu Mai Nguyên Vũ Thạch, Quản xứ Linh Thủy, nay về Nhà Chung - Huế.

5. Tân Linh mục Phêrô Phạm Linh Nghi về Nhà Chung - Huế.

6. Tân Linh mục Philipphê Nguyễn Bá Thông về Nhà Chung - Huế.

7. Linh mục Giuse Hoàng Cẩn, Quản xứ Truồi, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Đốc Sơ và các giáo họ.

8. Linh mục Đôminicô Lê Đình Du, Quản xứ Thanh Tân, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Đốc Sơ và các giáo họ.

9. Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huy, Quản xứ Sơn Công, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Phù Lương và các giáo họ.

10. Linh mục Matthêu Trần Nguyên, Phó xứ Cầu Hai, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Thạch Bình và các giáo họ.

11. Linh mục Giuse Võ Văn Phú, Quản xứ Thuận Nhơn, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ An Đôn.

12. Linh mục Anrê Nguyễn Văn Phúc, Quản xứ Đốc Sơ, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ An Vân.

13. Linh mục Đôminicô Phan Phước, Quản xứ Phù Lương, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Tây Linh.

14. Linh mục Giuse Hoàng Quốc, Quản xứ Ngô Xá, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Sơn Công và các giáo họ.

15. Linh mục Antôn Lê Anh Quốc, Quản xứ Đông Lâm, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Hà Thanh.

16. Linh mục Phaolô Phạm Tá, Quản xứ Hà Thanh, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Lăng Cô.

17. Linh mục Gioan Nguyễn Đức Tuân, Quản xứ Lăng Cô, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Tân Thủy và các giáo họ.

18. Linh mục Giuse Phạm Văn Tuệ, Quản xứ Thạch Bình, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Hương Lâm và các giáo họ.

19. Linh mục Đôminicô Nguyễn Tưởng, Quản xứ Hương Lâm, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Thanh Tân và các giáo họ.

20. Linh mục Phêrô Nguyễn Vũ, Phó xứ Phanxicô, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Đông Lâm và các giáo họ.

21. Linh mục Gioan Baotixita Phạm Xứ, Phó xứ Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, nay được bổ nhiệm làm Quản xứ Thuận Nhơn và các giáo họ.

22. Tân Linh mục Têphanô Nguyễn Hữu, được bổ nhiệm làm Quản xứ Linh Thuỷ và giáo họ Thế Chí.

23. Tân Linh mục Antôn Lê Văn Thắng, được bổ nhiệm làm Quản xứ Truồi và các giáo họ.

24. Tân Linh mục Giuse Huỳnh Đình Hào, được bổ nhiệm làm Phó xứ Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang và các giáo họ.

25. Tân Linh mục Giuse Lê Văn Hồng, được bổ nhiệm làm Phó xứ Chính Toà Phủ Cam.

26. Tân Linh mục Phaolô Nguyễn Ngọc Vịnh, được bổ nhiệm làm Phó xứ Hương Phú và các giáo họ.

27. Tân Linh mục Augustinô Nguyễn Đại Vũ, được bổ nhiệm làm Phó xứ Hà Úc.
 
Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về cư ngụ tại Dòng Châu Sơn
VietCatholic
10:23 07/08/2010
HÀ NỘI - Sau một thời gian gần 3 tháng sang Hoa Kỳ dưỡng bệnh và nghỉ ngơi, nay Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về lại Hà Nội chiều ngày 6/8 (giờ Hà nội) và Ngài đã tự thuê một chiếc taxi đưa Ngài trực tiếp về tới Đan viện Châu Sơn vào lúc 16:30 chiều. (Đan viện Châu Sơn là một Dòng Ẩn Tu Chiêm Niệm tại giáo phận Phát Diệm). Chính Đức Tổng đã chọn lựa nơi này và trước đây trong khoảng thời gian từ năm 2008 đã từng đến đây tĩnh dưỡng ở đây.

Ý của Ngài không muốn cho ai biết sự trở lại này, vì Ngài muốn mọi chuyện sớm yên ổn và không quá xáo trộn vì sự có mặt của Ngài ở Viet Nam. Tuy nhiên, khi ngài về tới nhà dòng, xuống xe thì gặp phải một nhóm các anh em làm thợ mộc đang đóng cửa cho khu nhà mới của Đan viện, họ nhận ngay ra ngài, và mau chóng điện báo cho chú Đoàn là cháu của ngài, cũng là chủ của nhóm thợ đó. Tin này mau chóng được đồn ra. Mặc dù ngài và nhà dòng hết sức giữ kín.

Sáng hôm nay 7/8 đã có một số nhóm giáo dân Hà nội và giáo dân ở Châu sơn muốn chào thăm ngài. Dân chúng hết sức vui mừng vì sự trở lại của Ngài. Tuy nhiên, vì lý do an toàn và tránh những phiền phức không lường có thể xẩy ra, thay vì ở ngoài khu nhà khách trước đây, Đức Tổng đã được Nhà Dòng chuyển vào trong nội vi của đan viện.

Đức Tổng cho biết Ngài: "cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều, đã ngủ được sâu giấc, tăng được 5 kí và tinh thần dịu lại, không còn thấy căng thẳng như xưa vì bị mất ngủ...."

Như chúng tôi được biết quyết định rời Hà Nội sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày 12/5/2010 là hoàn toàn do ý muốn riêng của Ngài. Khi đó chính Đúc Cha phụ tá Chu Văn Minh ngỏ ý và xin Đức Tổng hoãn lại chuyến đi ít ngày để có cho linh mục và giáo dân giáo phận Hà Nội có cuộc từ giã chính thức và tỏ lòng biết ơn với Ngài, kẻo ra đi mà không có nghi lễ từ giã như thế này sẽ gây hoang mang và khó lòng giải thích... Thế nhưng Ngài nói là đã có Lá thư từ giã giải thích rõ ràng rồi và Ngài nghĩ việc ra đi âm thầm là muốn không gây thêm những khó khăn trong tình trạng vốn đã có những hiểu lầm mâu thuẫn vì việc Ngài xin từ chức, và hy vọng rằng thời gian sẽ mang lại sự chữa lành và an bình cho giáo phận... đàng khác vé máy bay cũng đã được Ngàicho mua sẵn từ hai tuần trước.

Trong thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng bên Hoa Kỳ nhiều người ngỏ ý muốn gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn... nhưng Ngài đều từ chối vì cho rằng có giải thích gì chăng nữa thì cũng không thể đáp ứng thỏa mãn hay giải tỏa trọn vẹn được hết những thắc mắc và nghi vấn của nhiều người trong hoàn cảnh phức tạp với nhiều diễn biến tại Quê hương và trong Giáo hội.

Để hiểu rõ hơn về tâm tư và ước muốn của Ngài chi bằng chúng ta hãy bình tĩnh và một lần nữa đọc lại Bức thư của Ngài ngày 13.5.2010: Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa TGP Hà Nội

Trong lời từ biệt Ngài diễn tả một số những tâm tình đáng ghi nhớ như sau:

"Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi..."

"Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp dơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vì lợi ích của Giáo hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà nội chúng ta".

"Tôi hạnh phúc khi được ở trong Giáo hội. Dù ở đâu hay làm gì tôi cũng thuộc về gia đình Giáo hội".

"Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các anh chị em giáo dân... không ngừng trổ sinh hoa trái dồi dào, anh chị em còn góp phần xây dựng xã hội khi can đảm lên tiếng bênh vực công lý, sẵn sáng hi sinh tính mạng để bảo vệ sự thật. Anh chị em là Giáo hội....".

Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn yêu thương hợp nhất. Đó là kho tàng qúi giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong yêu thương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức Cha Phêrô như yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi..."

"... Vì thế xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính tôi. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em".
 
Truyền Chức Linh Mục Và Phó Tế Tại Giáo Phận Thanh Hóa
Ban Truyền Thông Thanh Hóa
22:43 07/08/2010
Truyền Chức Linh Mục Và Phó Tế Tại Giáo Phận Thanh Hóa

THANH HÓA: Trong niềm vui chung của toàn thể cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận Thanh Hoá, sáng thứ tư ngày 04 tháng 08 năm 2010 tại lễ đài trung tâm Nhà thờ Giáo xứ Ba Làng, Đức Giám mục Giáo phận đã cử hành Thánh lễ truyền chức Linh mục cho 3 Thầy Phó tế:

Xem hình truyền chức

1. Giuse Nguyễn Tiến Dũng

2. Giuse Nghiêm Văn Sơn

3. Giuse Nguyễn Văn Việt

Và truyền chức Phó tế cho 2 Chủng sinh:

1. Gioan.B Trần Thái Thịnh

2. Giuse Phạm Văn Thuỷ

Đồng tế trong Thánh lễ có Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch UB giới trẻ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám mục Giáo phận Hải Phòng; Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm; Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc; Cha Nguyên Tổng Đại Diện Giáo phận Vinh, Phanxicô Xavie Võ Thanh Tâm; Cha Bề Trên và Quý Cha Giáo Đại Chủng viện Vinh - Thanh; gần 100 Linh mục trong và ngoài giáo phận; cùng đông đảo Chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân và cộng đoàn Dân Chúa trong cũng như ngoài giáo phận quy tụ về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho các tiến chức, chia sẻ niềm vui với giáo phận và gia đình các Tân Chức.

Đúng 07 giờ 45 phút sáng, sau hồi trống dài ngân vang, trong tiếng kèn hùng tráng đoàn rước các tiến chức, đồng tế và Đức Cha chủ tế bắt đầu từ Nhà xứ Ba Làng tiến ra lễ đài trung tâm Nhà thờ Giáo xứ Ba Làng.

Tới lễ đài, tỏ lộ tinh thần trọng khách, Đức Cha giáo phận đã đích thân giới thiệu các thượng khách cho cộng đoàn hiện diện. Đồng thời ngài cũng nói lên lời cám ơn đối với quý quan khách và toàn thể cộng đoàn, vì tình nghĩa với giáo phận và các tiến chức nên đã hiện diện nơi đây. Cũng nên biết qua, ngay từ rạng sáng ngày 04/08/2010 con đường từ đường quốc lộ 1A tới Nhà thờ Ba Làng đã trở nên chật ních người qua lại. Giáo dân từ khắp mọi miền tiến về tham dự ngày Đại lễ, cộng đoàn Dân Chúa Ba Làng háo hức và tấp nập tiến ra quốc lộ 1A (cách 3 km), tay cầm cờ vàng trắng đón rước các phái đoàn khách quý và các thượng khách về hiệp dâng Thánh lễ.

Sau màn giới thiệu thượng khách của Đức Cha Giuse, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đại diện cộng đoàn Dân Chúa chúc mừng Đức Cha Giáo phận nhân dịp kỷ niệm ngày thụ phong Giám mục vừa tròn 06 năm (04/08/2004 - /04/08/2010).

Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse nhấn mạnh Thánh chức Giám mục, Linh mục và Phó tế là do Hồng ân Chúa thương ban. Xin cộng đoàn hiện diện hãy tạ ơn Chúa và hiệp ý cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho các tiến chức chuẩn bị lãnh nhận chức thánh, cho cộng đoàn và cho mỗi người chúng ta.

Trong bài giảng lễ, từ việc chia sẻ về dấu chân Cha Đắc Lộ đã đặt chân tới “Cửa Bạng” Ba Làng ngày 19/03/1627 - đây cũng là giáo điểm đầu tiên mà các nhà truyền giáo đặt chân tới các Giáo phận Đàng Ngoài, Đức Giám Mục Giáo Phận kêu gọi các tiến chức hãy noi theo dấu chân ngài, luôn không ngừng cố gắng rao giảng Tin Mừng trên đất Việt. Đức Cha ước mong các tiến chức luôn có trái tim bừng cháy tình yêu dành cho Hội Thánh nhiệm mầu, cho Giáo phận Thanh Hoá thân yêu và muôn người là con cái Thiên Chúa bằng sự phục vụ vô vị lợi, không màng quyền lợi cá nhân và có khi hy sinh cả mạng sống.

Phần Nghi thức phong chức gồm diễn ra hết sức linh thiêng và trang trọng. Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đại diện cho các đấng bề trên trong giáo phận gọi và giới thiệu các tiến chức với Đức Giám Mục để xin ngài phong chức linh mục cho các phó tế và phong chức phó tế cho các thầy. Đức Giám mục giáo phận chấp thuận, ngài đã cử hành bí tích truyền chức và đặt tay trên các tiến chức.

Trước phép lành cuối lễ, Cha hạt trưởng Ba Làng Giuse Dương Văn Số, trưởng ban tổ chức thánh lễ truyền chức thay mặt giáo phận chúc mừng các Tân Chức. Sau đó, một đại diện cho các Tân Chức - cha Giuse Nghiêm Văn Sơn - bày tỏ lòng tri ân đối với quý ân nhân, thân nhân xa gần cách này hay cách khác đã dìu dắt các ngài tới ngày hôm nay.

Thánh lễ truyền chức đã khép lại trong một ngày đẹp trời. Chúc mừng các Tân Chức. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria và các thánh, xin Chúa ban cho các Tân Chức luôn sống xứng đáng với thánh chức mà Thiên Chúa đã thương ban, hết mình phục vụ đoàn chiên mà Ngài đã trao phó. Đó là ý lực chính của câu khẩu hiệu ‘vì họ, con thánh hiến chính mình con” (Ga 17, 19) hiện rõ trên khán đài trong ngày đại lễ, và đây cũng chính là châm ngôn sống mà các Tân Chức đã chọn cho cuộc đời mình.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dị biệt giữa văn minh và văn hóa
Vũ Văn An
19:48 07/08/2010
Thiên Chúa ban cho Adong và Evà quyền thống trị trái đất. Sứ mệnh này được ủy thác cho họ không phải để trái đất trở thành cũ rích mòn chán mà để họ làm nó nở hoa đâm trái. Họ được mời gọi quan tâm tới trái đất, chăm lo nó và phát triển nó. Thiên nhiên là chất liệu, và con người có sứ mệnh phát huy sự phát triển của nó và làm nó ra tươi đẹp. So sánh mảnh rừng hoang với địa cảnh vùng Tuscan hay Umbria, ta sẽ thấy quả con người rất nghiêm chỉnh tiếp nhận sứ mệnh kia và chu toàn sứ mệnh ấy một cách đầy trìu mến.

Việc can thiệp của con người diễn ra dưới hai hình thức: nói theo ngôn ngữ của Dietrich von Hildebrand, hai hình thức ấy chính là “văn minh” và “văn hóa”.

Văn minh chính là các thành tựu nhân bản nhằm làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, thực tiễn hơn, và thuận tiện hơn. Ở đây, ta liên tưởng tới việc vận chuyển: đây là một lãnh vực trong đó, kỹ thuật đã thực hiện được nhiều “phép lạ”. Việc cuốc bộ từ từ đã được thay thế bằng xe ngựa, rồi xe ngựa được thay thế bằng xe đạp, xe hơi, tầu thủy và máy bay. Ngày nay, thời giờ con người rảo khắp thế giới được tính bằng giờ, trong khi vào thời Columbus, đến được lục địa Mỹ Châu là cả một hành trình chậm chạp và nguy hiểm. Ta còn đổ bộ lên cả mặt trăng và chẳng bao lâu nữa hy vọng sẽ chinh phục được nhiều hành tinh khác.

Con người ngày nay sống trong một thế giới với những chiến thắng kỹ thuật khó mà tưởng tượng nổi: nước chẩy thay vì nước múc từ giếng, điện năng thay vì ánh sáng đèn cầy, thang máy, truyền thanh, truyền hình, điện thoại bàn, điện thoại tự động, liên mạng, điện thư… Nhưng văn minh còn vươn cao hơn nữa: cơ cấu và tổ chức nhà nước cũng là thành quả của nó. Việc ban hành luật lệ và tổ chức sinh hoạt công là các thành quả được vun đắp từ nhiều thời đại qua.

Các thành tựu đó hiển nhiên là kỳ diệu, đòi ta phải ca tụng và tuyên dương thiên tài của con người. Chúng là thành quả của nhiều năm trường miệt mài lao công và cố gắng. Nhưng chúng cũng khiến nhiều người hứng chí đến tin rằng con người là thần minh và không có gì vượt quá tầm với của họ, chỉ cần cho họ thời gian mà thôi. Thực thế, con người tin rằng mình là vua vũ trụ.

Nhưng hành động của con người trên thiên nhiên không chỉ giới hạn trong văn minh. Họ còn để dấu ấn của mình trên một con đường rất khác: con đường văn hóa. Trái với văn minh, mục tiêu của văn hóa không phải là làm cho sự việc dễ dàng hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn, thực tiễn hơn, an toàn hơn hay lành mạnh hơn, nhưng là làm chúng đẹp hơn, nâng chúng lên cao, và đóng ấn chúng bằng dấu ấn linh đạo. Một con dao đẹp không phải là con dao cắt ngọt hơn, sắc hơn mà là một con dao, ngoài công dụng cắt ra, còn được đóng ấn bằng một sắc thái tâm linh hoàn toàn vượt trên những xem sét thực tiễn. Dĩ nhiên, con dao thường phải có trước con dao đẹp: con dao thường được rèn lên vì nhu cầu tất yếu. Làm sao con người bảo vệ được mình chống lại dã thú với những nanh vuốt dũng mãnh nếu họ chỉ biết trông vào bàn tay trần của mình? Là hữu thể thông minh, họ hiểu rằng mình cần phải tạo ra các khí cụ để bù trừ cho sự yếu ớt của mình, những khí cụ cần phải sắc để có thể địch lại nanh vuốt dã thú. Đó là khởi nguyên của dao, một khởi nguyên có lẽ cổ xưa nhất trong các loại khí cụ chỉ vì nó hết sức cần thiết cho sự sống còn của con người.

Trong khi con người thành công trong việc từ từ chinh phục thiên nhiên và thế giới loài vật, họ cũng hiểu ra rằng “họ không thể sống chỉ bằng cơm bánh”. Tận thẳm sâu linh hồn, con người cảm nhận được niềm khao khát cái đẹp, khao khát điều gì đó không phải nhằm các mục tiêu thực tiễn, một điều gì đó không phải chỉ là phương tiện cho một mục đích nào đó nhưng tự nó là một mục đích vì tự nó có giá trị. Cái đẹp không để phục vụ một mục đích thực tiễn: tự nó, nó có một ý nghĩa độc đáo riêng. Thực thế, Platông rất có lý khi nói trong tác phẩm Phaedrus của mình rằng: “Nhìn thấy cái đẹp, linh hồn con người mọc cánh”. Xét vì một mức độ văn minh nào đó phải có trước văn hóa (con người trước hết phải bảo đảm sự sống còn của mình cái đã), nên văn hóa rất qúy giá vì nó thêm sắc thái tâm linh, sắc thái thăng hoa vào cuộc sống hàng ngày của con người, mà nếu không có nó, đời còn gì đâu thi ca và cái đẹp. Văn hóa nhằm điều Sursum Corda (Nâng Tâm Hồn Lên). Văn minh phục vụ nhu cần thể xác con người, nhưng văn hóa nuôi dưỡng linh hồn họ.

Một dị biệt đáng lưu ý khác giữa hai lãnh vực này là: văn minh được coi như một “factum” (một sản phẩm). Con người có ý định thực hiện một mục tiêu thực tiễn và bắt tay vào làm việc cho tới khi tìm ra một giải pháp. Đó là sản phẩm do công trình của họ, do ý chí muốn thành công, do trí thông minh, óc sáng tạo, tinh thần nhẫn nại, và ý thức rằng một nhu cầu nào đó cần được thỏa mãn của họ.

Việc khai sinh ra văn hóa tinh tế hơn, mầu nhiệm hơn thế nhiều và khó có thể xác định được. Ta nên gọi nó là một “genitum” một đứa con, một điều gì đó lớn lên và phát triển một cách mầu nhiệm trong linh hồn con người, cho đến một ngày đẹp trời nào đó, nó đụng tới ý thức một nhà nghệ sĩ và nở thành một sáng tạo nghệ thuật. Con người, theo gợi hứng của Nàng Thơ (Muses), như lối nói của người Hy Lạp, cố gắng làm việc để biến thiên nhiên thành tươi đẹp, đài các hơn. Đó chính là một linh hứng, một ơn phúc. Thực vậy, sự khai sinh này, từ nguồn gốc, có thể so sánh với mầu nhiệm phụ tạo (procreation): cuộc gặp gỡ của một tinh trùng gần như vô hình với một chiếc trứng tí hon đã tạo ra một con người nhân bản theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.

Văn minh là nhân tạo (artificial) trong khi văn hóa có tính hữu cơ. Điều này muốn nói rằng văn minh nhằm thay thế thiên nhiên: điện thoại rất thuận tiện để thay thế việc gặp gỡ mặt đối mặt, do đó đã loại bỏ yếu tố chủ yếu có tính nhân bản, đó là sự hiện diện và nét mặt khi phát biểu của người đối thoại.

Tương tự như thế, máy đánh chữ và máy vi tính đã thay thế nghệ thuật viết chữ đẹp (dù hiển nhiên một bức thư đánh máy sẽ không bao giờ có được cái giá trị và dấu ấn bản vị của một bức thư viết tay). Xe hơi thay thế việc cuốc bộ. Bóng điện thay thế cây đèn cầy. Vòi nước máy đã thay hế việc ra giếng múc nước. Kỹ thuật đã sản xuất ra một hệ thống mênh mông gồm các tác nhân liên hệ qua lại chằng chịt.

Tuy nhiên, thảm kịch ngày 11 tháng 9 đã giúp thế giới chợt nhận ra một thảm họa chắc chắn sẽ xẩy tới khi cái hệ thống chằng chịt kia sụp đổ vì một tai họa khôn lường nào đó. Con người lúc đó chắc chắn phải trở về với lối sống hang động vì lối sống hiện đại không chuẩn bị để họ có được buổi giao thời. Ngày 9 tháng 11 năm 1965, Duyên Hải Phía Đông Hiệp Chúng Quốc trở thành nạn nhân của một vụ mất điện khổng lồ. Hàng triệu và hàng triệu người phải sống trong bóng tối. Việc này không thể xẩy ra ở thời Trung Cổ. Vì nếu nến của một người Trung Cổ bị tắt, người hàng xóm của ông ta chẳng hề hấn gì, vả lại việc cấp cứu cũng khá dễ dàng và tức khắc. Bởi thế, kỹ thuật cũng có yếu điểm của nó.

Nhưng rõ ràng nó có sức hấp dẫn lớn lao, vì không những, nó chỉ nhằm làm dễ dàng cuộc sống mà nó còn làm cuộc sống ấy liên tục tiến bộ. Những người lớn tuổi trong chúng ta hẳn còn nhớ cái thời điện thoại còn hiếm hoi. Truyền thanh hầu như không có, và khi khám phá ra nó, nó chỉ có những chương trình hết sức giới hạn. Truyền hình tương đối mới có đây và hình ảnh lúc ban đầu của nó khá mờ nhạt. Bây giờ, chỉ trong ít năm, ta đã chuyển từ truyền hình trắng đen qua truyền hình mầu mà hình ảnh hiện nay thì hết sức rõ ràng và sắc cạnh. Ngày nay, người ta có thể nhìn các biến cố ở bên kia quả địa cầu ngay khi chúng xẩy ra. Thời gian và không gian xem ra đã bị thiên tài của con người chinh phục.

Khi một khám phá kỹ thuật đã được thực hiện, nó liền dẫn tới một khám phá khác, rồi một khám phá khác nữa. Ngoại trừ một thảm họa có tầm mức thế giới thì không kể, điều mà một số biến cố mới đây không loại bỏ, con người có thể mơ về một tương lai, trong đó, việc họ chinh phục vũ trụ sẽ đạt được những kích cỡ gần như phép lạ, và điều này càng làm gia tăng sự ngạo mạn của họ.

Trái lại, văn hóa không có được cái bước tiến đầy chiến thắng đó. Lịch sử thế giới cho ta thấy việc phát triển văn hóa có những bước thăng trầm, lên xuống của nó. Athens (Nhã Điển) đạt tới tột đỉnh vào thế kỷ thứ 5 trước Chúa Kitô và rồi đi xuống. Ý Đại Lợi đạt tới đỉnh cao của mình bắt đầu năm 400 (Quattrocento), dẫn tới các thành tựu ngời sáng của Phong Trào Phục Hưng. Điên khùng biết bao nếu cho rằng Bảo Tàng Viện Guggenheim, theo định nghĩa, đẹp hơn đền Parthenon vì nó trẻ hơn 25 thế kỷ. Đọ được sự vĩ đại của Bach, của Haydn, của Handel, Mozart, Beethoven, và Schubert đâu phải chuyện dễ. Ai cũng có quyền cho rằng Schoenberg là nhạc sĩ vĩ đại hơn Beethoven vì ông là sản phẩm của thế kỷ 20, nhưng không chắc gì ý kiến này được người yêu nhạc ủng hộ. Picasso có là họa sĩ vĩ đại hơn da Vinci chỉ vì ông ta là người đồng thời với chúng ta hay không?

Mới đây, thành Vienna xinh đẹp được chứng kiến việc khai sinh một ngôi thánh đường mới mà nhiều người gọi là một sự phạm thượng bằng đá và xi-măng. Nhưng nếu đem so sánh nó với nhà thờ Chartres thì quả là một việc phạm thánh.

Văn hóa và nghệ thuật là vườn bông nở rộ của trái đất nơi chúng được khai sinh. Khi cuộc sống luân lý của con người thoái hóa đến mức không còn nhận rõ được sự khác biệt giữa tốt và xấu do kết quả của một nền giáo dục duy tương đối có hệ thống gây ra, thì điều không tránh khỏi sẽ là thửa đất trên đó nền văn hóa chân chính có thể triển nở, sẽ mất hết nhựa sống cần thiết để nó thực hiện được các thành tựu vĩ đại.

Chỉ cần đưa ra một thí dụ cụ thể: mọi người yêu nhạc đều nhất trí cho rằng Le Nozze di Figaro (Đám Cưới Figaro) của Mozart là một kiệt tác nhạc kịch ít có tác phẩm tương đương. Nhạc kịch không phải chỉ để nghe; mà còn để nhìn nữa, nên phông cảnh phải xứng hợp với chất thơ của vở kịch. Thế mà ngày nay, sự sa đọa văn hóa, gây nguy hại đến tính bất tử, đã đạt tới độ thê thảm đến nỗi người ta bảo rằng tại cuộc trình diễn tác phẩm bất hủ này ở Đại Hội Salzburg năm 2001, lâu đài truyền thống hết sức đáng yêu theo lối kiến trúc baroque đã được thay thế bằng một căn phòng trần trụi chỉ có hai chiếc cửa viết chữ “Đàn Ông” và “Đàn Bà”. Sự khiếm nhã (vulgarity) và văn hóa không bao giờ đồng sàng, nên cái khẩu vị càng ngày càng thiên về tính thiếu tao nhã ấy báo hiệu cho thấy trong nhiều trường hợp, khó lòng ta còn có thể nói tới một thứ văn hóa hiện đại. Ta như đang sống trong một thời ngụy văn hóa (anti-culture). Thay vì nhã nhặn và cao thượng, nhiều người ngày nay chỉ thích những gì là khiếm nhã và du đãng. Thay vì khiến người ta có thiện cảm đối với những điều tốt đẹp nhất trong con người, thay vì là một Sursum Corda (Nâng Tâm Hồn Lên), nó chỉ biết phục vụ các bản năng thú vật thấp hèn nhất trong ta. Đó quả là một bản án tử dành cho nền văn hóa chân chính. Văn minh hiện đang bị cái tinh thần bủn xỉn (parsimony) tác động: bất cứ điều gì không tuyệt đối cần thiết đều bị loại bỏ. Văn minh thống nhất hóa và đơn giản hóa. Trái lại, văn hóa phát triển trên nguyên tắc thặng dư (superabundance). Shakespeare phát biểu sự thật này theo lối bất hủ của ông: “Đừng cho thiên nhiên hơn điều thiên nhiên cần, đời sống con người rẻ như đời sống thú vật…” (King Lear).

Ta hãy so sánh bữa ăn từ chiếc nồi đất thô kệch với bữa ăn đầy tính văn hóa: với khăn bàn đẹp đẽ, muỗng nĩa bạc, trang trí hoa lá, thức ăn dọn trong các chiếc đĩa sang trọng, trưng bày một cách nghệ thuật đến độ ta e ngại không dám phá nát công trình nấu nướng kiệt tác này. Việc ấy đâu có nhất thiết phải như thế về phương diện thực tiễn, nhưng quả là đẹp đẽ, và cái đẹp có sự biện minh riêng của nó. Văn hóa phản ảnh sự hào phóng hết sức rõ rệt trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa: hàng triệu tinh trùng được phóng ra nhưng chỉ một con trong số đó làm chiếc trứng thụ tinh. Phép lạ đầu tiên của Chúa Kitô là điển hình tuyệt diệu của điều ta gọi là nguyên tắc thặng dư: khách mời tại tiệc cưới Cana đã dùng nhiều rượu rồi; về phương diện thực tiễn, thêm rượu nữa đâu có “cần thiết”. Nhưng Chúa Kitô vẫn quyết định biến những chiếc chum lớn đầy nước thành rượu và thẩy đều là rượu hảo hạng. Lầm lỗi lớn của ta trong cách tiếp cận đầy tính thực tiễn với đời là tin rằng tầm quan trọng của sự vật phải đo bằng tính hữu dụng thực tiễn của nó. Đại văn hào Pascal từng viết rằng ông không phải là người duy thực tiễn vì ông có thể đi xa hơn mà không cần điều ấy.

Ta dám quả quyết rằng trong xã hội ngày nay, văn hóa đang có nguy cơ bị kỹ thuật bóp nghẹt. Chỉ cần đơn cử nền giáo dục hiện nay. Thời chúng ta còn nhỏ, sinh viên được giả thuyết phải có một nền giáo dục toàn diện, phải học khoa học, toán, ít nhất một ngoại ngữ, văn chương, lịch sử, địa lý, triết lý, và mỹ thuật. Trái lại ngày nay, các nhà “giáo dục” coi cao đẳng chỉ là nơi chuẩn bị cho việc kiếm kế sinh nhai. Tại nhiều đại học, học trình cốt lõi hoặc bị rút ngắn hoặc bị bãi bỏ hoàn toàn, và kết cục, một sinh viên tốt nghiệp cao đẳng không hề biết chi về lịch sử, triết lý, văn chương, mỹ thuật và địa lý. Tóm lại, về các khoa học nhân văn, kiến thức của sinh viên, trên thực tế, chỉ là con số không khổng lồ.

Hỏi họ ai viết Thần Kịch (Divine Comedy) hay các bi kịch vĩ đại của Shakespeare là những bi kịch nào sẽ là chuyện vô ích. Nói đến âm nhạc, sự dốt nát của họ còn tệ hơn nữa. Nói chung, phần lớn các sinh viên cao đẳng ra trường mà không hề biết chi tới các truyền thống vĩ đại trong nền văn hóa Tây Phương. Vấn đề càng tệ hơn với sự kiện này: phần lớn các sinh viên tốt nghiệp này trở thành các doanh gia thành công và chẳng bao lâu sau đã tạo được những món tiền khổng lồ. Họ thấy họ đã đạt mục tiêu của mình; chân trời của họ chỉ là làm ra tiền, vui chơi, coi thể thao trên truyền hình, và thư giãn.

Cùng một thái độ thực tiễn này “Điều ấy đâu hữu dụng; nó có giúp tôi làm ra tiền đâu” đã giải thích đầy đủ tại sao tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp đã biến mất khỏi học trình trung học. Giá trị của hai ngôn ngữ chủ yếu của Âu Châu này không còn được con người thời nay hiểu nữa vì quan tâm hàng đầu của họ chỉ còn là làm sao tích lũy được tiền bạc. Ngày nay, vì tiếng Anh được nói khắp thế giới, nên người Mỹ đâu còn quan tâm đến việc học ngoại ngữ. Trong khi, biết các ngôn ngữ này là một kiến thức làm người ta nên phong phú một cách sâu sắc, giúp họ đi vào tận tâm thức các dân tộc khác. Mọi ngôn ngữ đều nói lên một lối nhìn thế giới. Nói rằng “không có nó tôi đâu có sao” quả có đúng, nhưng nó đã loại bỏ chiều kích văn hóa chân chính. Platông rất đúng khi ca ngợi tầm quan trọng của truyền thống, cái sợi chỉ vàng nối ta với quá khứ. Cắt đứt khỏi cái nguồn đem lại kiến thức, cái đẹp và văn hóa ấy là tự chọn cho mình một thế giới bị lột sạch tính tâm linh và vĩ đại.

Hiển nhiên, “con vượn mặc quần” có lý: chỉ cần ấn nút, anh ta có thể chứng kiến những cảnh tượng đang diễn ra cả hàng ngàn dặm cách xa. Nhưng than ôi, cũng vì ấn nút như thế, anh ta đang có khả năng hủy diệt cả một thế giới mà chính anh ta không tạo ra được. Về phương diện kinh tế, con người hiện đại mỗi ngày một giầu có hơn; nhưng về phương diện tâm linh, anh ta đang phá sản.

Nền văn hóa chân chính chỉ có thể được phục sinh bằng cách nhớ rằng con người không phải là một con vật có bộ óc cực kỳ phát triển nhưng là một ngôi vị được dựng nên theo hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa. Nền văn hóa chân thực chỉ có thể nở rộ trong một thế giới biết tôn kính và ý thức được phẩm giá linh thiêng của con người.

Phỏng dịch bài “Civilization and Culture at War” của Alice von Hildebrand, đăng trong InsideCatholic.com ngày 25 tháng 5 năm 2010. Bà là quả phụ của tư tưởng gia Công Giáo nổi tiếng, Dietrich von Hildebrand, người được Đức Piô XII gọi là Tiến Sĩ Hội Thánh của Thế Kỷ 20 (xem VietcahtolicNews, 29 Jul 2010). Bà cũng là giáo sư triết hưu trí của Hunter College thuộc City Univedrsity of New York, và là một tác giả nổi tiếng, trong đó có các cuốn The Soul of a Lion (Ignatius, 2000) và The Privilege of Being a Woman (Veritas, 2002).
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
01:31 07/08/2010
Suy Niệm Chúa Nhật Thứ 19 Thường Niên Năm C 08.08.2010

“Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ”
Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng, tiếng nhạc đồng buồn tẻ,
Của vài người cưỡi ngựa, đến xua ngay.”
(trích thơ “Trưa Hè” của Anh Thơ)
Lc 12: 32-48

Trưa hè, trên đê thẳm. Không người đi. Vắng vẻ. Đến là buồn tẻ, chốn đời người. Trời trong, mây giợn trắng. Tiếng nhạc đồng. Người cưỡi ngựa. Những xua ngay, đến phát sợ. Sợ, như đàn chiên bé nhỏ, có Chúa trấn an vui ban Nuớc của Ngài, nay hạnh phúc.

Tin Mừng, nay có thánh sử giãi bày niềm vui say hạnh phúc không nằm ở những chốn có vật-chất chất-chồng nhiều lo lắng. Và, Chúa lại dạy thêm: hãy nai nịt thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sáng mà chờ đón tương lai mai ngày, rày sẽ đến. Tương lai đến, là đến với tình huống có Chúa ở cùng, chẳng cần tích lũy của cải/tiền bạc, đồ hư nát. Tương lai mai ngày, là ngày Thầy bất chợt đến vào buổi canh hai/canh ba, đã tỉnh thức.

Tin Mừng, nay Chúa dạy mọi người hãy thận trọng vì ta không thể biết trước được khi nào thì Thầy đến. Ngài đến trong tư thế rất bất chợt. Đột xuất, như kẻ trộm. Chẳng đoán trước. Khi biết được, thì sự việc cũng quá trễ. Nên lỡ dở.

Dụ ngôn Tin Mừng Chúa kể về tình thương yêu, phục vụ, còn hồi hộp, hoành tráng nhiều hơn thế. Hồi hộp, bởi bản chất của thương yêu phục vụ là ý niệm của giàu sang/cao quý hơn cửa nhà, tài sản mà mình tạo sẵn. Cao quý hơn, vì yêu thương - phục vụ bày tỏ chất lượng cuộc sống, cần chăm sóc. Thực tế ở đời, nhiều người chỉ biết lưu tâm chăm sóc mỗi đất đai/vườn tược, mình làm chủ. Làm chủ thứ tài sản tưởng chừng như quý giá. Nhưng thực tế, đâu dài lâu?

Bài đọc 2, thánh Phaolô nói rõ: như Abraham nhận thức, cuộc sống của ta là như hành trình vào nơi không ai biết mình đi đâu, sẽ làm gì. Nên, cũng chẳng cần thận trọng hoặc mua bảo hiểm/bảo kê, cho vững bụng. Mà, là đức tin như thánh Phaolô nhận xét: “Nhờ đức tin, ông Abraham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp. Và, ông đã ra đi mà không biết mình đi về đâu.” (Dt 11: 8)

Thật ra, ai cũng muốn tự mình kiểm soát cuộc sống của riêng mình. Ngõ hầu chuẩn bị cho tương lai, mai ngày. Nhưng thực tế, thì lại khác. Giống như Abraham, ta chẳng tài nào biết được hành trình cuộc sống sẽ đưa ta đi về đâu. Chẳng ai biết được điểm kết đoạn, chặng đường dài. Nhiều năm tháng. Điểm ấy, có thể là điểm kết cuộc, trong đau buồn. Có khóc than. Và, chỉ khi nào tới nơi. Ta mới biết. Nhưng, lúc ấy cũng quá trễ. Nên, hối tiếc nhiều. Tiếc, cho tháng ngày đã qua, không nghe Lời Chúa dạy. Tiếc cho mình. Tiếc cho người. Một tiếc nuối, như mọi nuối tiếc mà ta thường có.

Hành trình Chúa nói ở Tin Mừng, không là cuộc lữ hành theo nghĩa có vận động, di chuyển. Mà, là cung cách và chất lượng, cũng như ý hướng của cuộc sống. Ta đang mang. Hành trình ấy, gồm tất cả kinh nghiệm sống ta sẽ có. Cả những tình huống xảy đến với mỗi người, để ứng phó. Hành trình ấy, cũng là những người ta từng gặp. Chạm mặt. Dù, mình đã chọn hay không. Hoặc, chỉ những tình cờ kéo đến. Và, ta vẫn phải đáp ứng. Đối đầu. Tất cả, là điểm khởi đầu để ta dấn bước. Đạt thành công. Cũng có thể là ân huệ và cơ hội giúp ta đáp trả sự thật. Tình thương yêu phục vụ để Chúa đi dần vào đời mình.

Cuộc sống, giống một hành hương. Di hành về quê hương ta hằng yêu dấu. Vẫn luôn chuyển động. Chuyển động, để hướng về khung trời khác tốt đẹp hơn. Hệt như Abraham và gia đình vẫn sống trong lều tạm, nhưng “trông đợi một thành có nền móng do chính Chúa tạo mẫu. Dựng xây.” (Dt 11: 10)

Trong cuộc sống thiết thực, ai cũng được bảo đảm là cuộc sống an ninh/an toàn cho mình. Nhưng niềm tin nơi Chúa, lại đề xuất cho mọi ngưòi chương trình hoàn toàn khác. Chương trình để sống theo cung cách thấm nhuần tình thương yêu và phục vụ cho Vương Quốc của Chúa. Có Chúa. Cuộc sống ở chốn sáng có công lý và an bình, do Chúa tạo mẫu. Dựng xây.

Cuộc sống có Chúa, là sống đích thực những điều Chúa răn dạy. Để, ta có thể dung nạp của cải chân phương. Đích thực. Của cải không bằng vật chất. Tục lụy. Nhưng, gồm giá trị cao quý Chúa dành để cho ta. Để rồi, ta sẽ lại san sẻ cho người khác. Những người vẫn đồng hành với ta, trong Nước Trời.

Cuộc sống có giá trị san sẻ, sẽ thôi thúc ta vào mọi lúc. Thôi thúc ta ra đi gặp Chúa, Đấng Cứu Độ. Đức Chúa, nay không còn ngư nơi cao xa, khó đạt. Nhưng đã hiển hiện nơi những người anh/người chị đang thiết tha, mong chờ. Chờ, ta giùm giúp. Mong người người biết sẻ san, những gì cần thiết mà họ không bao giờ đạt. Gặp Chúa, qua những người anh/người chị như thế, ta sẽ thấy mình từng sống với Ngài mà không biết. Sống với Ngài, ngang qua những người cần được ta thương mến. Phục vụ. Thương mến, phục vụ trong suốt chuyến di hành về quê hương yêu dấu, vẫn gọi là hành hương.

Trong nhận thức quyết tâm về một hành hương đầy ắp giá trị của yêu thương - phục vụ, ta cứ ngẩng đầu hiên ngang, tiến vế phía trước. Tiến và bước, miệng ca vang lời tự hào, có lời ca mà rằng:

“Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.”
(Nguyễn Đức Quang – Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ)

Hùng cường đi lên, không chỉ di hành về với quê hương ngạo nghễ. Ở trời Nam. Nhưng, là hiên ngang bước vào Nước Trời có dân con Chúa, cùng chung sức. Sánh vai. Miệt mài, hầu thực hiện điều Chúa căn dặn. Trong yêu thương. Hiền hoà. Nhiều quyết tâm.

Lm Phan Đỗ thục Linh
Mai Tá diễn dịch
 
Những Ngôn Ngữ Bị Mai Một
Jos. Tú Nạc, NMS
22:52 07/08/2010
Những Ngôn Ngữ Bị Mai Một

Jos. Tú Nạc, NMS

Những ngôn ngữ bị mai một – những tử ngữ - là những ngôn ngữ mà người ta không còn dùng chúng nữa.

Đó là bản ghi âm của một thứ ngôn ngữ Bắc Phi. Nó bao gồm phần đầu của một bài hát ru. Một bài hát để ru mỗi lúc em bé ngủ. Khi bạn nghe, ngôn ngữ này chứa đựng những tiếng lách cách. Ngôn ngữ này còn tồn tại đến thập niên 1930. Nhưng không một ai còn dùng nó để nói nữa. Nó bị mai một, nó trở thành một tử ngữ.

Ngày nay, có hơn sáu ngàn ngôn ngữ được nói trên thế giới. Một ước đoán có từ hai đến ba ngàn ngôn ngữ trong số đó có thể bị mai một vào mười hoặc hai mươi năm tới đây.

Một số người có thể lấy làm ngạc nhiên về số lượng ngôn ngữ khổng lồ hiện nay đang nói. Và một số người khác có thể nghĩ rằng một số ngôn ngữ nếu có biến mất thì cũng chẳng lấy gì làm quan trọng. Thậm chí một số người còn nghĩ rằng cuộc sống sẽ DỄ HƠN nếu ngôn ngữ ít hơn.

Ngày nay, duy nhất bốn ngôn ngữ mỗi thứ được được hơn năm trăm triệu người sử dụng. Nhiều ngôn ngữ có hàng triệu người nói, nhưng nhiều ngôn ngữ khác mỗi thứ được dùng với số lượng ít hơn năm trăm người. Đó có phải là vấn đề cần đặt ra không? Chúng ta có nên bận tâm về tương lai của những thứ ngôn ngữ này không?

Hãy tưởng tượng ngôn ngữ của bạn chỉ một thiểu số người nói. Có thể lắm chứ! Bạn sẽ biết cách nào nếu trong tình trạng nguy hiểm khi nó hoàn toàn biến mất?

Chẳng hạn ba mươi người ở Cameroon nói một thứ tiếng gọi là Twendi. Nửa triệu người ở xứ Wales nói tiếng Welsh. Những số này rất nhỏ – nhất là so sánh với nhiều triệu người nói tiếng Anh, chẳng hạn. Chúng ta có hể nói rằng những ngôn ngữ này đang đứng bên bờ vực thẳm không?

Một số điều có thể giúp chúng ta nhận ra một ngôn ngữ nào đó đang ở trong tình trạng đe dọa. Hiển nhiên, số lượng người sử dụng nó là một chứng cứ quan trọng. Nhưng còn có những vấn đề khác cũng cần để xem xét. Nếu các trường học không dạy ngôn ngữ, điều này có thể dẫn đến cái chết của nó. Nếu những tạp chí, nhật báo, truyền hình và truyền thanh không dùng nó, điều này cũng có thể giúp nó tử vong. Nếu những chính phủ không thể hiện sự quan tâm đến nó đang trong tình trạng phức tạp, có thể có vấn đề. Nếu không có sự quan tâm đáng kể, hoặc hỗ trợ, một ngôn ngữ, rồi nó có thể bị đe dọa.

Vậy chúng ta hãy trở lại với những câu hỏi ban đầu: nếu một ngôn ngữ bị mai một nó có vấn đề gì? Một số người nói rằng nó chẳng có vấn đề gì cả. Ý tưởng này cho rằng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với những phương tiện truyền thông thế giới nếu chỉ có một thiểu số ngôn ngữ được nói. Có lẽ sẽ có ít xung đột giữa các nhóm người nếu tất cả họ cùng nói một ngôn ngữ. Những thuận lợi trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của nhiều quốc gia tưởng tượng thật dễ dàng.

Nhìn chung, nhiều người có thể tán đồng với ý tưởng này. Nhưng những người đó có thể không ủng hộ ý tưởng này nếu một khi ngôn ngữ của họ có nguy cơ dẫn đến tử vong. Thứ ngôn ngữ mà họ gắn bó mật thiết với gia đình, bạn bè và những người trong cộng đồng của họ. Đây là thứ ngôn ngữ mà nó đã hình thành sự hiểu biết đầu tiên của họ về con người và môi trường tự nhiên. Và đây là những ngôn ngữ mà đã cưu mang những truyền thống và nền văn hóa của họ. Những trải nghiệm nhân loại phong phú chứa đựng trong những giai thoại và âm thanh của nó sẽ vĩnh viễn mất đi. Vì thế, người ta không thể sẵn sàng từ bỏ ngôn ngữ của riêng mình – thậm chí để cải thiện những phương tiện truyền thông thế giới.

Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ là kho báu chất chứa đời sống và cảm xúc con người. Ngôn ngữ cũng có thể liên kết với tôn giáo – kinh Quaran A Rập cổ xưa, tiếng Phạn cho những bài viết Hindu, và v. v… Truyền thống Ki-tô giáo không phai nhạt một ngôn ngữ cá biệt. Trong thực tế kể về một sự kiện gợi ý rằng Thiên Chúa đánh giá cao về sự khác nhau của ngôn ngữ.

Kinh Thánh kể rằng sự kiện này đã diễn ra vào một thời gian ngắn sau khi Chúa Giê-su tử nạn, phục sinh và về trời. Sự việc này đã cách đây gần hai ngàn năm. Adam Navis kể về câu chuyện ấy

Những môn đệ của Chúa Giê-su tất cả tập trung tai một nơi. Dột nhiên, một âm thanh từ trời. Nó như một luồng gió mạnh. Nó bao phủ toàn ngôi nhà nơi mà họ đang ngồi. Họ trông thấy một cài gì đó trông giống như một ngọn lửa hay lưỡi lửa. Ngọn lửa này đã phân tán, tách biệt họ rời hẳn nhau. Trong số họ tất cả đều được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần. Họ bắt đầu nói những thứ tiếng mà trước đây họ chưa bao giờ biết. Chính Chúa Thánh Thần đã ban cho họ năng lực để thực hiện điều này.

Người ta từ nhiều miền quê thăm viếng thành phố này cho những nghi lễ tôn giáo đặc biệt. Khi họ nghe tiếng đồn này, họ đến không ngớt để chứng kiến tất cả những gì đã được nói về. Họ vô cùng sửng sốt khi những ngôn ngữ của chính họ đang được nói bởi các môn đệ của Chúa Giê-su. “thế này là thế nào?” Họ hỏi. “Tất cả những người này đền từ những vùng hẻo lánh, xa xôi. Lúc đó, chúng tôi nghe họ nói bằng ngôn ngữ của chính chúng tôi! Họ nói những điều kỳ diệu về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ của chúng tôi!”

Một người đàn ông gọi là Phê-rô là một trong những môn đệ gần gũi với chúa Giê-su. Ông đã đứng lên và nói với dân chúng ý nghĩa của phép lạ này là gì. Thông điệp của Thánh Phê-rô ngày đó vẫn là niềm tin căn bản cho những Ki-tô hữu hôm nay. Ông nói rằng Thiên Chúa đã gửi Đức Giê-su Ki-tô xuống thế gian – vì tội lỗi loài người chúa Giê-su đã phải chịu chết. Nhưng rồi Thiên Chúa đã cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết – và giờ đây Chúa Giê-su hằng sống! Thiên Chúa đã tạo Chúa Giê-su là Chúa của muôn loài. Thánh Phê-rô nói rằng bất cứ ai thuộc bất kỳ tiếng nói nào đều có thể đặt đức tin của mình vào Chúa Giê-su. Bất cứ ai yêu cầu đến sự trợ giúp của Danh Thánh Người sẽ được Người cứu vớt. Những Ki-tô hữu tin rằng khi hành động sai trái vào một lúc nào đó, nên tất cả chúng ta cần được cứu vớt từ những việc làm sai trái đó – tội lỗi của chúng ta. Bởi thông điệp của Thánh Phê-rô, vào khoảng ba ngàn người quay lại với Chúa Giê-su vào ngày hôm đó bằng đức tin của họ. Họ là những ngừi đầu tiên thực hiện điều đó chưa từng thấy. Từ đó về sau, hàng triệu người từ các dân tộc và ngôn ngữ đã thực hiện y như vậy.

Cái chết của những ngôn ngữ gây ra sự lo lắng bởi vì chúng trực tiếp đi đến căn nguyên của kinh nghiệm con người – thậm chí những trải nghiệm con người về Thiên Chúa.

Khi một ngôn ngữ bị mai một, một cách hiểu thế giới này cũng bị mai một. Và thường, một ngôn ngữ bị mai một khi một cộng đồng và nghi thức truyền thống của cuộc sống cũng bị mai một. Nhưng đôi khi, một ngôn ngữ bị đe dọa, người ta có thể khôi phục nó qua nhựng việc làm vất vả, công phu.