Ngày 06-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:11 06/08/2009
NGUYÊN TẮC CỦA CON ẾCH

N2T


Con ếch khinh miệt nói với con thỏ mà không thèm để ý:

- “Anh xem, con trăn dáng bộ ra vẻ vênh vang, nhưng thực ra tài năng của nó là giả dối, loại người ấy, thật tôi nhìn không được”.

Nói qua nói lại, tự nhiên có con trăn đi qua trước mặt chúng nó, con ếch vừa thấy, lập tức bỏ mũ hỏi thăm:

- “Anh trăn, anh khoẻ chứ ? Anh vừa thay quần áo mới thật là phù hợp, vừa rất mốt lại vừa đẹp nữa ạ!”

(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)

Suy tư:

Mỗi quốc gia đều có luật lệ riêng.

Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng.

Mỗi gia đình có gia phong riêng.

Mỗi cá nhân có cách sống không giống nhau.

Chúng ta gọi đó là nguyên tắc.

- Nguyên tắc sống của người thông minh là dành nhiều thời gian để học hành, đọc sách, nghiên cứu.

- Nguyên tắc làm việc của người buôn bán là: khách hàng + lợi nhuận = làm giàu.

Ai cũng có nguyên tắc của mình, nhưng người quân tử thì khác tiểu nhân, nguyên tắc của người quân tử là mực thước, nguyên tắc của tiểu nhân là nịnh.

Chúng ta –những người Ki-tô hữu- có nguyên tắc riêng mà người đời nghe qua đều ngạc nhiên, thấy qua là giật mình, nguyên tắc đó là: “Có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5, 37), “ai tát má bên phải, thì giơ cả má bên trái ra nữa…” (Mt 5, 39).

Đúng là một nguyên tắc mà ai thấy cũng phải thán phục, đố các bạn biết tại sao ?

Thưa, bởi vì Chúa Giê-su đã giảng và đã thực hành nguyên tắc ấy.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:14 06/08/2009
N2T


17. Bất luận làm việc thiện gì thì cũng phải lấy khiêm tốn làm căn cơ, vừa có khiêm tốn để tiếp tục làm, lại vừa có khiêm tốn làm chung kết, thì việc thiện mới gọi là hoàn thành.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:15 06/08/2009
N2T


189. Hỏi đúng vấn đề mới có thể thuyết phục đối phương.

 
Ave Maria
Jos. Tú Nạc, NMS
03:37 06/08/2009
VỘI VÀNG MẤY LỜI THƠ
(Kính mừng Ngày Thánh Mẫu)

AVE MARIA !
Kính chào Mẹ, Nữ Vương,
Nữ Hoàng đầy quyền năng,
Tinh tú của Đại Dương
Và Thánh Mẫu dịu hiền,
Kính chào, Mẹ Từ Bi
Mẹ ban phước lối vào,
Nước Trời xin Mẹ mở
Để đoàn con hòa hợp Đức Chúa Con.

GRATIA PLENA!
Đong đầy những hồng ân,
Tràn đầy không giới hạn,
Ánh thiêng của Chúa ban
Sáng láng tỏa cùng Bà.
Bà vô vàn ân sủng
Niềm vinh quang Chúa Trời.
Mảnh mai đời nhân loại
Chiếu sáng cả trời đêm.

DOMINUS TECUM.
Thiên Chúa ở cùng Bà,
Chính Người đã trao ban
Cho Bà, người hèn mọn
Trong tình thương nàng dâu.
Bà được Người yêu thương,
Chọn làm kho báu Người,
Con dâu Người mãi mãi,
Thê thiếp của Bồ Câu.

BENEDICTA TU IN MULIERIBUS.
Bà giàu phúc hơn mọi người nữ,
Là tước danh sáng tạo,
Là phụ nữ hiển vinh
Tội lỗi nào hủy diệt.
Ánh mắt Đức Chúa Cha
Hoan hỉ đoái cùng Bà;
Tình yêu Người chiếu rọi
Chứa chan Bà phúc vinh.

ET BENEDICTUS FRUCTUS VENTRIS TUI, JESUS.
Chúa Giêsu, sự ân cần
Của Chúa Cha hằng sống
Là trái của lòng Bà.
Thánh Mẫu tình bao la,
Ôi thai sinh, chăm sóc,
Ôi Thánh Mẫu, không ai
Có thể sánh cùng Bà
Cuộc đời này thánh ái.

ORA PRO NOBIS, DEUM.
Thoát khỏi mọi lỗi lầm,
Chúng con người tội lỗi.
Mẹ hãy đến nguyện cầu
Bây giờ lòng sám hối.
Với tất cả cầu xin,
Môi giới người tội lỗi
Lòng nhân từ Chúa Cha.
Người lắng nghe lời Mẹ.

ET IN HORA MORTIS NOSTRAE.
Chợt chúng ta tìm gặp
Tình ngọt ngào của Mẹ.
Chúng con đua về đích:
Đời đời sống cùng Cha.
Và khi ngày lâm tử
Nhắm mắt đời chia xa,
Chúng con trở về nhà
Trong tình nồng Chúa Cha.
 
Nhận lấy Thánh Thể - nhận được cuộc sống đời đời
Lm Jude Siciliano, OP
09:05 06/08/2009
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN B

I V 19:4-8; Tv 34; Êphêsô 4: 30-5:2; Ga 6: 41-51

Chúng ta gặp Êlia giữa chặng đường thân thể rả rời. Êlia ở trong sa mạc, ai đưa ông đến đó? Tại sao ông lại xin cho được chết đi? Trong chúng ta, ai đã cầu xin được chết đi, có phải là những người chán nản khi sự sống không còn ý nghĩa nữa, không có tương lai? Nói đến sự nghèo khó, sự sợ hãi, Và Êlia trong cơn tuyệt vọng Ông lớn tiếng kêu “...Bây giờ xin ĐỨC CHÚA lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con.”.

Êlia chạy trốn vào sa mạc để tìm đường sống. Trước đó ông ta thắng những 450 tiên tri của Ba-an trên núi Các-men (1V 18:40). Các tiên tri Ba-an do hoàng hậu I-de-ven đem đến cho dân Israel, và thề rằng Êlia sẽ bị giết. Vì thế Êlia sợ chạy vào sa mạc, và ông ta đói và mệt lã do thi hành nhiệm vụ ngôn sứ. Ông ta chán ngán việc nói tiên tri và muốn chết đi.

Câu chuyện tiên tri Êlia nhắc đến câu chuyện dân Israel làm nô lệ ở Ai Cập. Họ không còn hy vọng gì nữa cho đến khi Thiên Chúa cứu họ. Thiên Chúa đưa họ vào sa mạc, và ở đó trong sự cực khổ để họ hiểu nhiều về Thiên Chúa cũng như câu chuyện đã xảy ra cho Êlia trong sa mạc. Sách I Vua liên hệ câu chuyện Êlia với câu chuyện dân Israel như sau: Êlia trong sa mạc than phiền với Chúa, ông ta có bánh ăn và sẽ phải tiếp tục lên đường đi tiếp. Ông ta đi 40 ngày và 40 đêm cho đến núi Thánh. Cũng như dân Israel phải ở trong sa mạc 40 năm.

Qua câu chuyện của Êlia, chúng ta có thấy được Thiên Chúa là đấng nhân từ không? Ông ta than phiền với Chúa về những cực khổ, sao nó không biến đi, và ông vẫn phải đứng dậy đi tiếp chặng đường dài cho đến núi Thánh. Và sự khó khăn vẫn còn, nhưng Thiên Chúa đồng hành với ông và thêm sức cho ông qua bánh và nước để ông thi hành sứ vụ.

Thời nay mọi người cũng có thể cảm nhận được câu chuyện dân Israel và tiên tri Êlia trong sa mạc. Trong mỗi thế hệ chúng ta sống đều gặp những lúc khó khăn không vượt qua được. Như tình hình kinh tế suy thoái làm nhiều người chán nản, kể cả những người trước kia cảm thấy mình đầy đủ. Cũng như Êlia, nhiều người đang lo sợ vì bị lạc lõng và chán nản.

Một Thiên Sứ phải chỉ cho Êlia thấy của ăn ngay trước mắt ông. Tôi tự hỏi Thiên Chúa cho chúng ta của ăn gì trên chặng đường dương thế này? để thêm nguồn lực nuôi sống chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy? Có phải Thiên Chúa cho chúng ta một người bạn đường kiên nhẫn, thân yêu và trung thành, hoặc một đồng nghiệp giúp đỡ chỉ bảo cho chúng ta nơi sở làm; một thầy giáo dạy phụ đạo; một bác sĩ, y tá tận tụy; một thân nhân giúp chúng ta tiền bạc cho qua ngày khó khăn v.v…? Trong sa mạc Thiên Chúa cho chúng ta của ăn đơn sơ, như Êlia được thấy “bánh nướng trên những hòn đá nung và một hũ nước”. Trong Thánh Lể hôm nay, chúng ta xin được mở mắt để trông thấy của ăn Thiên Chúa đặt trước mặt chúng ta. Khi chúng ta mở mắt nhìn thấy của ăn đó thì chúng ta sẽ biết được “Bánh Hằng Sống” của Thiên Chúa chúng ta.

Trong 3 Chúa Nhật vừa qua chúng ta được nghe Phúc âm chương 6 của thánh Gioan nói về “Bánh Hằng Sống”. Cho đến hôm nay Thánh Gioan nói đến chủ đề lòng tin vào Chúa Giêsu. Phúc âm chưa nói đến bánh trong phép Thánh Thể. Câu cuối cùng của Phúc âm hôm nay nói đến phép Thánh Thể và kế đó chúng ta thử đặt câu hỏi là: chúng ta có tin vào Chúa Giêsu hay không? Nếu chúng ta trả lời “tin” thì câu hỏi tiếp theo là: Đức tin đó sinh ơn ích gì cho đời sống hàng ngày của chúng ta? Chúng ta có khác biệt gì với người khác khi chúng ta tin Chúa Giêsu?

Chúa Giêsu xưng mình là “Bánh Hằng Sống”. Có phải Ngài nói về “sự sống” thường ngày như ăn uống, ngủ, thở phải không? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ Chúa Giêsu là bánh nuôi dưỡng chúng ta có “sự sống” đặc biệt của Ngài mà tự chúng ta không thể có được, vì Chúa Giêsu muốn lối sống riêng tư của chúng ta chết đi để có sự sống của Ngài: là sự sống tha thứ, thương yêu, tin tưởng và phục vụ. Nhưng chính Ngài cho biết là Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta đến với chính đức tin nơi Chúa Giêsu; với lời dạy của Ngài; chúng ta sẽ giữ vững được sự sống của chúng ta.

Chúa Giêsu là “Bánh” của sự sống mới, một sự sống mà chúng ta không tự có được. Nhưng chúng ta lãnh nhận sự sống đó bởi Đức Chúa Cha, người cha luôn cho con cái của ăn. Thiên Chúa thương tất cả các con cái Người, và tất cả mọi người đều là con của Thiên Chúa. Nhờ có đức tin vào Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi sống sự sống của Ngài trong thế gian này. Chúng ta sẽ sống như thế nào? Các bài đọc hôm nay cho biết là chúng ta không bị bỏ rơi trong sa mạc, và Ngài, luôn đồng hành với chúng ta, sẽ nuôi dưỡng chúng ta trên từng bước đường chúng ta đi.

Đức tin chúng ta được lãnh nhận không phải chỉ để cho riêng chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm phải chia sẻ niềm tin ấy qua lời nói và việc làm. Thiên Chúa ban của ăn cho dân Israel, và tiên tri Êlia trong sa mạc. Chúa Giêsu cũng ban của ăn cho dân chúng. Chính trong sa mạc là nơi chúng ta cần có của ăn, vì chúng ta không tự chúng ta tìm của ăn được. Chúa Giêsu ban của ăn cho chúng ta qua lời Ngài giảng dạy và qua sự sống Ngài cho chúng ta.

Chúng ta thường nghĩ đời sống Kitô Hữu đòi hỏi rất nhiều, và thật như thế. Chúng ta phải quên mình. Nhưng trước khi chúng ta làm việc đó thì hôm nay các bài đọc nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã làm mẫu trước cho chúng ta. Ngài đã cho Ngôi Lời làm người là Chúa Giêsu ở với chúng ta, để mời gọi chúng ta đến với Chúa Giêsu, và qua Chúa Giêsu đến với Thiên Chúa. Đối với những ai đáp lại lời mời gọi này, Thiên Chúa sẽ ban của ăn mà người đi trong sa mạc cần, đó là “Bánh Hằng Sống”.

Niềm tin vào Chúa Giêsu không dựa trên các tín điều hay học thuyết. Không cần phải thông tuệ. Theo bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, trước tiên là liên hệ mật thiết với Ngài. “Thật tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh”. Niềm tin chúng ta vào Chúa Giêsu là một sự công nhận chính Thiên Chúa đã ban sự sống của Người cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã mạc khải sự thương yêu hải hà của Thiên Chúa cho chúng ta. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta đói khát trong sa mạc. Tin vào Chúa Giêsu “Bánh Hằng Sống” không phải ban cho chúng ta một đời sống dễ dàng, nhưng cam đoan là chúng ta có được sự sống của Thiên Chúa nhờ đó có năng lực và can đảm làm những việc của người Kitô Hữu trong thế gian này.

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta vui mừng về tình yêu thương và sự săn sóc của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta cảm tạ vì chúng ta được lãnh nhận đức tin làm chúng ta biết được Chúa Giêsu và qua Ngài biết được Đức Chúa Cha. Đức tin chúng ta chia sẻ trong phép Thánh Thể hôm nay không làm chúng ta tốt hơn người khác, nhưng đó là một trách nhiệm, mời gọi chúng ta trở nên công cụ của tình yêu thương Thiên Chúa ở trần gian. Là dấu chỉ giao ước yêu thương của Thiên Chúa với chúng ta và giao ước ấy không hề chấm dứt được.

Bánh phải được bẻ ra. “Người đồng hành” theo tiếng Latinh là người cùng bẻ bánh với chúng ta. Chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta, ai là người đồng hành qua sa mạc khắt khe này? Chúng ta sẽ bẻ bánh và chia với ai? Chúng ta cần bánh gì? Bánh của tình thương, của sự hiểu biết, của sự nâng đỡ v.v… Hay những người đó cần bánh phần xác, cần nhà ở, cần việc làm, cần nơi nương tựa v.v… Chúng ta có thể chia với họ “Bánh Hằng Sống” như thế nào?

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ ngày 16 đến 31.08.2009
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
11:58 06/08/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 16-8 đến 31-8-2009

Ngày 16-8-09: Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em. (Ep 2, 1). - Khi không có Chúa Kitô là có sự dữ, đam mê và nô lệ. Có Đức Kitô là có sự sống mới. Tuy nhiên ân huệ đó không chuẩn chước cho Tín hữu, nếu tôi không cố gắng chiến đấu mỗi ngày.

Ngày 17-8-09: Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa như những người khác. (Ep 2, 3)

Không phải chỉ những người ngoại giáo mà mà cả bạn nữa, đừng thể cậy vào tài sức riêng mình, nếu Chúa không thịnh nộ và tha thứ.

Ngày 18-8-09: Nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ ! (Ep 2, 5) - Từ khi chịu phép Rửa tội, tôi đã được liên kết với Đức Kitô để được chết đi cho tội lỗi và cùng sống lại với Người. Tôi quyết tâm từ bỏ hẳn tật xấu để có Chúa sống trong tôi.

Ngày 19-8-09: Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô… (Pl 1, 27)

Phaolô có khó khăn và đau khổ trong việc truyền giáo, cuộc đời của tôi cũng là cuộc chiến đấu và cùng chết với Đức Kitô mỗi ngày.

Ngày 20-8-09: Về bất cứ điều gì, đừng sợ những kẻ chống đối anh em: đó là dấu chỉ cho thấy họ sẽ hư vong… (Pl 1, 28)

Bạn và tôi cùng kiên nhẫn chịu đựng những thử thách khó khăn hiện tại, bởi vì Chúa cho phép những gian chuân, khổ cực xảy ra. Tôi tin rằng nhờ vui vẻ can đảm quyết vượt qua, tôi sẽ được ơn cứu độ.

Ngày 21-8-09: …nhờ Đức Kitô, anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người. (Pl 1,29)

Đây là một điểm chủ yếu trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Tôi luôn tin vào Chúa và sẵn sàng trước những khó khăn thử thách.

Ngày 22-8-09: Nhờ vậy, anh em được tham gia cùng một chiến mà anh em đã thấy tôi phải đương đầu…và vẫn còn tiếp tục. (Pl 1, 30)

Phaolô ám chỉ những gian chuân ông đã và đang chịu. Là Tín hữu hôm nay tôi cần liên kết chiến đấu cùng Đức Kitô và vì Tin Mừng.

Ngày 23-8-09: Anh em đã nhận Đức Giêsu Kitô làm Chúa, hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. (Col 2, 6)

Lời nói hành động của bạn cần luôn phản ánh tinh thần của Chúa. Tôi luôn suy nghĩ, phản ứng, tư tưởng, nói năng giống như Đức Kitô.

Ngày 24-8-09: Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô…và chan chứa niềm tri ân cảm tạ.(Col 2, 7)

Phaolô khuyên các tín hữu lấy Đức Kitô là mẫu mực trong mọi việc làm. Tôi đọc Lời Chúa Giêsu như là bức thư tình để sống mỗi ngày.

Ngày 25-8-09: Thật vậy, nơi Người, tất cả sự viên mãn của tinh thần hiện diện cách cụ thể. (Col 2, 9)

Phaolô nói đến quyền tối cao của Đức Giêsu Kitô. Tôi chúc tụng vinh quang của Người từ trước đã nhập thể, chịu chết và phục sinh.

Ngày 26-8-09: Khi chúng tôi cho anh em nghe Lời Thiên Chúa, anh đã đón nhận không như lời người phàm; nhưng như Lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của Lời ấy, tác động nơi anh em… (I Tx 2, 13)

Tín hữu hôm nay cần có giờ học hỏi và chia sẻ Lời Chúa. Tôi noi gương Mẹ Maria suy niệm Tin Mừng nhiều hơn để tâm sự với Chúa.

Ngày 27-8-09: Anh em cũng đã phải chịu những nỗi đau khổ của đồng bào anh em gây ra như các Hội Thánh đó phải chịu.(1Tx1, 14)

Suốt đời Phaolô luôn nhớ mình đã bắt bớ Hội Thánh. Tôi hãy noi gương Hội Thánh Việt nam đang chịu khổ vì Tin Mừng và công lý.

Ngày 28-8-09: Họ ngăn cản khi chúng tôi rao giảng cho người ngoại để những người này được ơn cứu độ… (1 Tx 2, 16)

Chúa sẽ giáng xuống trên những người Do thái cứng lòng. Tôi luôn rao giang bằng đời sống cho người luơng dân để họ nhận thấy Chúa.

Ngày 29-8-09: Trước đó, phải có hiện tượng chối đạo, và người ta phải thấy có xuất hiện người gian ác, đứa hư hỏng. (2 Tx 2, 3)

Phaolô muốn nói dùng ngày tận thế để nói đến thời Tân Ước, có những người phản Kitô và ngôn sứ giả. Xin giúp con kiên quyết trung thành với giáo huấn của Chúa trước mọi gian nan thử thách.

Ngày 30-8-09: Bấy giờ tên gian ác sẽ xuất hiện, kẻ mà Chúa Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu diệt bằng ánh sáng huy hoàng, khi Người quang lâm. (2 Tx 2, 8)

Đây là kiểu nói theo sách Khải Huyền về ngày quang lâm, Chúa Giêsu sẽ mạc khải vinh quang của Người. Xin giúp con luôn khiêm tốn và tỉnh thức trước mọi biến của đang xảy đến hôm nay.

Ngày 31-8-09: Vì thế, Thiên Chúa gởi đến một sức mạnh mê hoặc, làm cho chúng tin theo sự dối trá. (2 Tx 2, 11)

Thiên Chúa gởi đến là Chúa bỏ mặc để kẻ gian ác hoành hành làm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận Lời Chúa. Xin Mẹ Maria giúp con bền chí theo Chúa trong mọi nghịch cảnh hiện tại.

Phó tế: Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Ave Maria, Amen
Jos. Tú Nạc, NMS
16:50 06/08/2009
Bài ca từ thung lũng dội tới đỉnh núi đồi,
Từ thành phố này tỏa lan thành phố khác:
Ave Maria, Amen.

Từ mọi miền bao quanh toàn trái đất,
Bất kể chốn nào chuông đổ rền vang:
Ave Maria, Amen.

Muôn tinh tú kề vai nhau tỏa sáng,
Và cùng nhau chào đón nỗi niềm riêng:
Ave Maria, Amen.

Bao thiên sứ bên ngai vàng Thiên Chúa,
Tiếng hạc cầm hòa tiếng sáo thiên cung:
Ave Maria, Amen.

Và chư thánh hân hoan cõi thiên đàng,
Cùng hiệp nhất cất cao lời kinh nguyện:
AveMaria, Amen.

Lời nguyện cầu vương vấn cả không gian,
Vượt thời gian những lời thơ vinh hiển:
Ave Maria, Amen.

(Đại Hội Thánh Mẫu 2009 - Missouri)
 
Mội ngày một câu Kinh Thánh
Pt Nguyễn văn Định
16:53 06/08/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 16-8 đến 31-8-2009


Ngày 16-8-09: Anh em đã chết vì những sa ngã và tội lỗi của anh em. (Ep 2, 1). - Khi không có Chúa Kitô là có sự dữ, đam mê và nô lệ. Có Đức Kitô là có sự sống mới. Tuy nhiên ân huệ đó không chuẩn chước cho Tín hữu, nếu tôi không cố gắng chiến đấu mỗi ngày.

Ngày 17-8-09: Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa như những người khác. (Ep 2, 3)

Không phải chỉ những người ngoại giáo mà mà cả bạn nữa, đừng thể cậy vào tài sức riêng mình, nếu Chúa không thịnh nộ và tha thứ.

Ngày 18-8-09: Nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ ! (Ep 2, 5) - Từ khi chịu phép Rửa tội, tôi đã được liên kết với Đức Kitô để được chết đi cho tội lỗi và cùng sống lại với Người. Tôi quyết tâm từ bỏ hẳn tật xấu để có Chúa sống trong tôi.

Ngày 19-8-09: Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô… (Pl 1, 27)

Phaolô có khó khăn và đau khổ trong việc truyền giáo, cuộc đời của tôi cũng là cuộc chiến đấu và cùng chết với Đức Kitô mỗi ngày.

Ngày 20-8-09: Về bất cứ điều gì, đừng sợ những kẻ chống đối anh em: đó là dấu chỉ cho thấy họ sẽ hư vong… (Pl 1, 28)

Bạn và tôi cùng kiên nhẫn chịu đựng những thử thách khó khăn hiện tại, bởi vì Chúa cho phép những gian chuân, khổ cực xảy ra. Tôi tin rằng nhờ vui vẻ can đảm quyết vượt qua, tôi sẽ được ơn cứu độ.

Ngày 21-8-09: …nhờ Đức Kitô, anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người. (Pl 1,29)

Đây là một điểm chủ yếu trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Tôi luôn tin vào Chúa và sẵn sàng trước những khó khăn thử thách.

Ngày 22-8-09: Nhờ vậy, anh em được tham gia cùng một chiến mà anh em đã thấy tôi phải đương đầu…và vẫn còn tiếp tục. (Pl 1, 30)

Phaolô ám chỉ những gian chuân ông đã và đang chịu. Là Tín hữu hôm nay tôi cần liên kết chiến đấu cùng Đức Kitô và vì Tin Mừng.

Ngày 23-8-09: Anh em đã nhận Đức Giêsu Kitô làm Chúa, hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. (Col 2, 6)

Lời nói hành động của bạn cần luôn phản ánh tinh thần của Chúa. Tôi luôn suy nghĩ, phản ứng, tư tưởng, nói năng giống như Đức Kitô.

Ngày 24-8-09: Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô…và chan chứa niềm tri ân cảm tạ.(Col 2, 7)

Phaolô khuyên các tín hữu lấy Đức Kitô là mẫu mực trong mọi việc làm. Tôi đọc Lời Chúa Giêsu như là bức thư tình để sống mỗi ngày.

Ngày 25-8-09: Thật vậy, nơi Người, tất cả sự viên mãn của tinh thần hiện diện cách cụ thể. (Col 2, 9)

Phaolô nói đến quyền tối cao của Đức Giêsu Kitô. Tôi chúc tụng vinh quang của Người từ trước đã nhập thể, chịu chết và phục sinh.

Ngày 26-8-09: Khi chúng tôi cho anh em nghe Lời Thiên Chúa, anh đã đón nhận không như lời người phàm; nhưng như Lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của Lời ấy, tác động nơi anh em… (I Tx 2, 13)

Tín hữu hôm nay cần có giờ học hỏi và chia sẻ Lời Chúa. Tôi noi gương Mẹ Maria suy niệm Tin Mừng nhiều hơn để tâm sự với Chúa.

Ngày 27-8-09: Anh em cũng đã phải chịu những nỗi đau khổ của đồng bào anh em gây ra như các Hội Thánh đó phải chịu.(1Tx1, 14)

Suốt đời Phaolô luôn nhớ mình đã bắt bớ Hội Thánh. Tôi hãy noi gương Hội Thánh Việt nam đang chịu khổ vì Tin Mừng và công lý.

Ngày 28-8-09: Họ ngăn cản khi chúng tôi rao giảng cho người ngoại để những người này được ơn cứu độ… (1 Tx 2, 16)

Chúa sẽ giáng xuống trên những người Do thái cứng lòng. Tôi luôn rao giang bằng đời sống cho người luơng dân để họ nhận thấy Chúa.

Ngày 29-8-09: Trước đó, phải có hiện tượng chối đạo, và người ta phải thấy có xuất hiện người gian ác, đứa hư hỏng. (2 Tx 2, 3)

Phaolô muốn nói dùng ngày tận thế để nói đến thời Tân Ước, có những người phản Kitô và ngôn sứ giả. Xin giúp con kiên quyết trung thành với giáo huấn của Chúa trước mọi gian nan thử thách.

Ngày 30-8-09: Bấy giờ tên gian ác sẽ xuất hiện, kẻ mà Chúa Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu diệt bằng ánh sáng huy hoàng, khi Người quang lâm. (2 Tx 2, 8)

Đây là kiểu nói theo sách Khải Huyền về ngày quang lâm, Chúa Giêsu sẽ mạc khải vinh quang của Người. Xin giúp con luôn khiêm tốn và tỉnh thức trước mọi biến của đang xảy đến hôm nay.

Ngày 31-8-09: Vì thế, Thiên Chúa gởi đến một sức mạnh mê hoặc, làm cho chúng tin theo sự dối trá. (2 Tx 2, 11)

Thiên Chúa gởi đến là Chúa bỏ mặc để kẻ gian ác hoành hành làm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận Lời Chúa. Xin Mẹ Maria giúp con bền chí theo Chúa trong mọi nghịch cảnh hiện tại.
 
Nhận lấy Thánh Thể - Nhận được cuộc sống đời đời
Lm. Jude Siciliano, OP
17:39 06/08/2009
Chúa Nhật 19 Thường Niên B (I V 19:4-8; Tv 34; Êphêsô 4: 30-5:2; Ga 6: 41-51)

Chúng ta gặp Êlia giữa chặng đường thân thể rả rời. Êlia ở trong sa mạc, ai đưa ông đến đó? Tại sao ông lại xin cho được chết đi? Trong chúng ta, ai đã cầu xin được chết đi, có phải là những người chán nản khi sự sống không còn ý nghĩa nữa, không có tương lai? Nói đến sự nghèo khó, sự sợ hãi, Và Êlia trong cơn tuyệt vọng Ông lớn tiếng kêu “...Bây giờ xin ĐỨC CHÚA lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con.”.

Êlia chạy trốn vào sa mạc để tìm đường sống. Trước đó ông ta thắng những 450 tiên tri của Ba-an trên núi Các-men (1V 18:40). Các tiên tri Ba-an do hoàng hậu I-de-ven đem đến cho dân Israel, và thề rằng Êlia sẽ bị giết. Vì thế Êlia sợ chạy vào sa mạc, và ông ta đói và mệt lã do thi hành nhiệm vụ ngôn sứ. Ông ta chán ngán việc nói tiên tri và muốn chết đi.

Câu chuyện tiên tri Êlia nhắc đến câu chuyện dân Israel làm nô lệ ở Ai Cập. Họ không còn hy vọng gì nữa cho đến khi Thiên Chúa cứu họ. Thiên Chúa đưa họ vào sa mạc, và ở đó trong sự cực khổ để họ hiểu nhiều về Thiên Chúa cũng như câu chuyện đã xảy ra cho Êlia trong sa mạc. Sách I Vua liên hệ câu chuyện Êlia với câu chuyện dân Israel như sau: Êlia trong sa mạc than phiền với Chúa, ông ta có bánh ăn và sẽ phải tiếp tục lên đường đi tiếp. Ông ta đi 40 ngày và 40 đêm cho đến núi Thánh. Cũng như dân Israel phải ở trong sa mạc 40 năm.

Qua câu chuyện của Êlia, chúng ta có thấy được Thiên Chúa là đấng nhân từ không? Ông ta than phiền với Chúa về những cực khổ, sao nó không biến đi, và ông vẫn phải đứng dậy đi tiếp chặng đường dài cho đến núi Thánh. Và sự khó khăn vẫn còn, nhưng Thiên Chúa đồng hành với ông và thêm sức cho ông qua bánh và nước để ông thi hành sứ vụ.

Thời nay mọi người cũng có thể cảm nhận được câu chuyện dân Israel và tiên tri Êlia trong sa mạc. Trong mỗi thế hệ chúng ta sống đều gặp những lúc khó khăn không vượt qua được. Như tình hình kinh tế suy thoái làm nhiều người chán nản, kể cả những người trước kia cảm thấy mình đầy đủ. Cũng như Êlia, nhiều người đang lo sợ vì bị lạc lõng và chán nản.

Một Thiên Sứ phải chỉ cho Êlia thấy của ăn ngay trước mắt ông. Tôi tự hỏi Thiên Chúa cho chúng ta của ăn gì trên chặng đường dương thế này? để thêm nguồn lực nuôi sống chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy? Có phải Thiên Chúa cho chúng ta một người bạn đường kiên nhẫn, thân yêu và trung thành, hoặc một đồng nghiệp giúp đỡ chỉ bảo cho chúng ta nơi sở làm; một thầy giáo dạy phụ đạo; một bác sĩ, y tá tận tụy; một thân nhân giúp chúng ta tiền bạc cho qua ngày khó khăn v.v…? Trong sa mạc Thiên Chúa cho chúng ta của ăn đơn sơ, như Êlia được thấy “bánh nướng trên những hòn đá nung và một hũ nước”. Trong Thánh Lể hôm nay, chúng ta xin được mở mắt để trông thấy của ăn Thiên Chúa đặt trước mặt chúng ta. Khi chúng ta mở mắt nhìn thấy của ăn đó thì chúng ta sẽ biết được “Bánh Hằng Sống” của Thiên Chúa chúng ta.

Trong 3 Chúa Nhật vừa qua chúng ta được nghe Phúc âm chương 6 của thánh Gioan nói về “Bánh Hằng Sống”. Cho đến hôm nay Thánh Gioan nói đến chủ đề lòng tin vào Chúa Giêsu. Phúc âm chưa nói đến bánh trong phép Thánh Thể. Câu cuối cùng của Phúc âm hôm nay nói đến phép Thánh Thể và kế đó chúng ta thử đặt câu hỏi là: chúng ta có tin vào Chúa Giêsu hay không? Nếu chúng ta trả lời “tin” thì câu hỏi tiếp theo là: Đức tin đó sinh ơn ích gì cho đời sống hàng ngày của chúng ta? Chúng ta có khác biệt gì với người khác khi chúng ta tin Chúa Giêsu?

Chúa Giêsu xưng mình là “Bánh Hằng Sống”. Có phải Ngài nói về “sự sống” thường ngày như ăn uống, ngủ, thở phải không? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ Chúa Giêsu là bánh nuôi dưỡng chúng ta có “sự sống” đặc biệt của Ngài mà tự chúng ta không thể có được, vì Chúa Giêsu muốn lối sống riêng tư của chúng ta chết đi để có sự sống của Ngài: là sự sống tha thứ, thương yêu, tin tưởng và phục vụ. Nhưng chính Ngài cho biết là Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta đến với chính đức tin nơi Chúa Giêsu; với lời dạy của Ngài; chúng ta sẽ giữ vững được sự sống của chúng ta.

Chúa Giêsu là “Bánh” của sự sống mới, một sự sống mà chúng ta không tự có được. Nhưng chúng ta lãnh nhận sự sống đó bởi Đức Chúa Cha, người cha luôn cho con cái của ăn. Thiên Chúa thương tất cả các con cái Người, và tất cả mọi người đều là con của Thiên Chúa. Nhờ có đức tin vào Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi sống sự sống của Ngài trong thế gian này. Chúng ta sẽ sống như thế nào? Các bài đọc hôm nay cho biết là chúng ta không bị bỏ rơi trong sa mạc, và Ngài, luôn đồng hành với chúng ta, sẽ nuôi dưỡng chúng ta trên từng bước đường chúng ta đi.

Đức tin chúng ta được lãnh nhận không phải chỉ để cho riêng chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm phải chia sẻ niềm tin ấy qua lời nói và việc làm. Thiên Chúa ban của ăn cho dân Israel, và tiên tri Êlia trong sa mạc. Chúa Giêsu cũng ban của ăn cho dân chúng. Chính trong sa mạc là nơi chúng ta cần có của ăn, vì chúng ta không tự chúng ta tìm của ăn được. Chúa Giêsu ban của ăn cho chúng ta qua lời Ngài giảng dạy và qua sự sống Ngài cho chúng ta.

Chúng ta thường nghĩ đời sống Kitô Hữu đòi hỏi rất nhiều, và thật như thế. Chúng ta phải quên mình. Nhưng trước khi chúng ta làm việc đó thì hôm nay các bài đọc nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã làm mẫu trước cho chúng ta. Ngài đã cho Ngôi Lời làm người là Chúa Giêsu ở với chúng ta, để mời gọi chúng ta đến với Chúa Giêsu, và qua Chúa Giêsu đến với Thiên Chúa. Đối với những ai đáp lại lời mời gọi này, Thiên Chúa sẽ ban của ăn mà người đi trong sa mạc cần, đó là “Bánh Hằng Sống”.

Niềm tin vào Chúa Giêsu không dựa trên các tín điều hay học thuyết. Không cần phải thông tuệ. Theo bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, trước tiên là liên hệ mật thiết với Ngài. “Thật tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh”. Niềm tin chúng ta vào Chúa Giêsu là một sự công nhận chính Thiên Chúa đã ban sự sống của Người cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã mạc khải sự thương yêu hải hà của Thiên Chúa cho chúng ta. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta đói khát trong sa mạc. Tin vào Chúa Giêsu “Bánh Hằng Sống” không phải ban cho chúng ta một đời sống dễ dàng, nhưng cam đoan là chúng ta có được sự sống của Thiên Chúa nhờ đó có năng lực và can đảm làm những việc của người Kitô Hữu trong thế gian này.

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta vui mừng về tình yêu thương và sự săn sóc của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta cảm tạ vì chúng ta được lãnh nhận đức tin làm chúng ta biết được Chúa Giêsu và qua Ngài biết được Đức Chúa Cha. Đức tin chúng ta chia sẻ trong phép Thánh Thể hôm nay không làm chúng ta tốt hơn người khác, nhưng đó là một trách nhiệm, mời gọi chúng ta trở nên công cụ của tình yêu thương Thiên Chúa ở trần gian. Là dấu chỉ giao ước yêu thương của Thiên Chúa với chúng ta và giao ước ấy không hề chấm dứt được.

Bánh phải được bẻ ra. “Người đồng hành” theo tiếng Latinh là người cùng bẻ bánh với chúng ta. Chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta, ai là người đồng hành qua sa mạc khắt khe này? Chúng ta sẽ bẻ bánh và chia với ai? Chúng ta cần bánh gì? Bánh của tình thương, của sự hiểu biết, của sự nâng đỡ v.v… Hay những người đó cần bánh phần xác, cần nhà ở, cần việc làm, cần nơi nương tựa v.v… Chúng ta có thể chia với họ “Bánh Hằng Sống” như thế nào?

(Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)
 
Nguồn trợ lực đời ta
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:23 06/08/2009
Chúa Nhật XIX Thường niên B

Một hiện thực của cuộc đời: Không ai được ở mãi trên các tầng mây. Sau phút giây vinh quang, thành công, sốt sắng là một chuỗi ngày vất vả, truân chuyên lẫn nhàm chán của đời thường, và chưa kể đến biết bao trở ngại phải đương đầu và cả những thất bại phải chuốc lấy cách này cách khác. Thời kỳ sốt mến sau ngày chịu chức linh mục, giai đoạn thánh thiện sau ngày tuyên khấn trong Hội dòng, tháng ngày mặn nồng sau lễ hôn ước, khoảng thời gian sau khi nhận một nhiệm sở, một chức vụ…sao mà chẳng thể được lâu. Thế rồi ta phải hạ cánh với các cảnh ngộ cuộc đời dù chẳng mong và thường không như ý.

Cảnh ngộ của Ngôn sứ Êlia qua bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật XIX TN B là một minh chứng. Trước mặt vua Akhap, một mình thách đấu với 450 ngôn sứ thần Baal trên núi Carmel, ngài Êlia thật can trường và đáng khâm phục. Êlia đã chiến thắng, khi cầu khẩn Thiên Chúa và được Người nhậm lời cho lửa từ trời xuống thiêu hủy lễ vật. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chúng ta phải tôn thờ, ngoài Người ra, tất thảy đều là “sản phẩm do tay loài người làm nên”. Êlia hãnh diện về niềm tin của mình. Ngài phấn khởi về chiến công của mình.

Thế nhưng Êlia đã phải lập tức rời bỏ vinh quang của chiến thắng lẫy lừng ấy để chạy trốn khỏi sự truy diệt của hoàng hậu Giêgiaben. Chỉ mỗi một tiểu đồng cùng chung cảnh ngộ với ngài. Nhưng khi vào sa mạc, thì ngôn sứ Êlia chỉ còn một thân một mình. Một mình một thân trong cảnh tình của kẻ chiến bại giữa hoang mạc khô cằn. Êlia buồn bã, thất vọng, Ngài xin Chúa cất mạng sống mình đi: “ Lạy Đức Chúa, đủ rồi ! bây giờ, xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông của con.” Thành công thì chốc lát, nhưng khó khăn, cảnh gập ghềnh thì ít thoảng qua. Cuộc đời làm con Chúa, cuộc đời người tông đồ không ít lần rơi vào cảnh “đêm tối của đức tin”. Tha nhân vẫn có đó mà ta như bước đi một mình. Như Êlia, đã đôi lần ta muốn thiếp ngủ đi.

Chúa lại đến đánh thức ta. “Chổi dậy mau, vì đường vẫn còn xa !”( x.1V 19,7 ) Thiên Chúa không để một ai chịu thử thách quá sức mình. “Ơn Ta đủ cho con” ( x.2 Cor 12,9 ). Nguồn trợ lực không phải ở dưới trần này mà là từ trên cao. Khi trao cho vị ngôn sứ bánh và nước, sứ thần muốn khẳng định với Êlia và với chúng ta rằng Chúa chính là nguồn sống đích thực đời ta, là năng lực giúp ta tiến bước trên cõi lữ thứ này.

Nguồn sống từ trời cao không còn là thứ bánh vật chất thưở nào cho dân đi trong hoang mạc 40 năm về đất hứa hay cho Êlia đủ sức tiếp bước trong 40 ngày để đến núi Horeb gặp Chúa. Nguồn sống ấy nay đã được tỏ bày cách minh nhiên là chính Đấng từ trời xuống, Giêsu Kitô. “ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” ( Ga 6, 50-51 ). Chúa Kitô không ngại ngần tỏ bày một sự thật cho dù nó đi ngược với quan niệm thời bấy giờ. Người Do Thái vẫn hằng quan niệm ăn thịt ai, là xem người đó như kẻ thù ( x.Tv 27,2; Dcr 11,9 ), và uống máu là một trọng tội đáng bị tru diệt ( x.St 9,4; Lv 3,17; Dnl 12,23). Chắc chắn Chúa Giêsu biết rõ điều này, thế mà Người vẫn minh nhiên công bố thì ta đủ thấy tầm quan trọng của chân lý được tuyên.

Khi tuyên bố mình chính là bánh hằng sống, Chúa Giêsu khẳng định Người chính là nguồn sống của chúng ta. Ai muốn được sống, sống đời đời thì phải đón nhận Người, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người. ( x.Ga 14,6). Người là lẽ sống, là nguồn sống của đời chúng ta. Người là nguồn trợ lực giúp chúng ta vững trước trước gian nan, khốn khó. “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” ( Mt 11,28).

Thực tế đã có đó nhiều người vững vàng trong cảnh lao tù, khốn khó, nhờ sức mạnh của Thánh Thể Chúa. Đã có đó nhiều vị tông đồ lấy lại được sức mạnh mà kiên trì với sứ mệnh nhờ những phút giây hiện diện trước Thánh Thể. Cành nho chỉ có thể sinh trái, đơm hoa nhờ kết liền với thân nho. Không có Người thì chúng ta chẳng thể làm được sự gì tốt đẹp ( x.Ga 15,1-8 ). Kitô hữu chúng ta ít nhiều đều xác tín và cảm nghiệm chân lý này ngay trong cuộc đời của mình.

Sau khi Chúa Kitô truyền hãy cầm lấy bánh mà ăn, hãy cầm lấy chén mà uống, thì Người đã truyền rằng hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy ( x.1Cor 11,23-25 ). Đón nhận Chúa Kitô là bánh hằng sống, là lương thực trường sinh, là nguồn trợ lực trong những cơn gian nan, khốn khó, cô đơn, thất vọng, để có thể tiếp tục hành trình dương thế, thì chính chúng ta cũng phải trở nên tấm bánh trao ban sự sống, nguồn trợ lực cho tha nhân. Thiết tưởng cũng thật cần thiết kiểm điểm xem sự hiện diện của chúng ta có đem lại sự bình an, sức sống, nguồn trợ lực cho những người mà chúng ta gặp gỡ hay đang chung sống với chúng ta như thế nào ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:43 06/08/2009
ĐẸP XẤU CỦA HOA SEN.

N2T


Mùa hè,

Hoa sen thật tươi đẹp, liếc xéo nhìn mấy cây cỏ nực hôi mùi cỏ, nó không chịu được, vẻ mặt dương dương tự đắc, thế là nó hỏi Đấng tạo hóa:

- Ngài nhìn con thế nào ?”

- Ta chỉ nhìn thấy vẻ xấu xí của con!”

Mùa thu,

Hoa sen đã già khô, héo tàn, vẻ tươi tốt đã cực kỳ tàn tạ, nhè nhẹ than thở tự nói với mình: “Bây giờ tôi vừa già vừa xấu xí”.

Đấng tạo hóa nói:

- “Không, Ta cảm thấy con rất đẹp!”

Sen không hiểu bèn hỏi:

- “Tại sao lúc con nở rộ, dáng điệu muôn vẻ, Ngài lại nhìn con xấu xí. Nhưng khi con buồn bã, thế lực đang tàn tạ, thất bại, thì Ngài lại cho rằng con đẹp đẽ?”

Đấng tạo hóa mĩm cười, nói:

- “Bé con, lúc con tự cho rằng mình đẹp đẽ, là lúc Ta nhìn thấy hư vinh và kiêu ngạo của con; và lúc nầy đây, ta nhìn được sự chân thành và thẳng thắn của con!”

(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)

Suy tư:

Mỗi người điều có những quan niệm và suy tư không giống nhau, nếu có giống nhau thì không phải là thế giới của loài người nữa.

Và cách nhìn cũng không hoàn toàn giống nhau.

Cách nhìn đây không phải đứng nhìn một bông hoa rồi nói nó là hoa, cũng chẳng phải đứng nhìn một toà cao ốc, rồi phán một câu nó là nhà cao tầng.

Cách nhìn đây bao gồm cả tri thức, lý luận, suy tư, thẩm mỹ, tâm lý…

Thiên Chúa là Đấng vĩ đại vì Ngài có cách nhìn vĩ đại, bao trùm trong ngoài vạn vật, quá khứ, hiện tại và tương lai.

Các nhà khoa học thì có cách nhìn của nhà khoa học.

Các triết gia thì có cách nhìn rắc rối của triết gia.

Các thánh thì nhìn mọi sự đều tốt đẹp.

Người thế gian thì nhìn mọi vật đều theo cái thích của họ.

Người đời chỉ nhìn vẻ bên ngoài rồi khen và chê.

Nhưng Thiên Chúa thì nhìn cả bên trong lẫn bên ngoài mà không hề khen chê, Ngài chỉ nói: “Điều gì con muốn người ta làm cho mình, thì con hãy làm cho người ta trước” (Mt 7, 12).

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:46 06/08/2009
N2T


18. Nếu con có trưởng thành thì người khác sẽ biết ngay, nếu con bày ra sự trưởng thành của con thì người ta sẽ càng kính trọng con, một là kính trọng sự trưởng thành của con, hai là kính trọng sự khiêm tốn của con.

(Thánh Bonaventura)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:47 06/08/2009
N2T


190. Ai dám tích cực làm việc thì người ấy có thể đạt được thành tích, thì có thể xuất chúng hơn người.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội nghị khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á châu
WHĐ
00:29 06/08/2009
WHĐ (04.08.2009) – Hội nghị khoáng đại lần IX của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (LHĐGMAC – FABC) sẽ diễn ra tại Trung tâm Piô XII, Manila, từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 8 năm 2009. Đây là lần thứ hai Manila được chọn làm địa điểm cho Hội nghị khoáng đại của LHĐGMAC. Thực ra, Hội nghị đã được dự trù nhóm họp tại Bangalore vào tháng 1 năm 2009, nhưng vì những hoàn cảnh khó khăn, LHĐGMAC đã quyết định thay đổi thời điểm cũng như địa điểm.

Cho đến nay, đã có hơn 100 giám mục đăng ký tham dự hội nghị. Các ngài là những đại diện chính thức của các Hội đồng Giám mục thành viên của LHĐGMAC, hoặc những giám mục làm việc trong 9 Văn phòng của LHĐGMAC. Ngoài ra, còn có một số quan sát viên từ những Hội đồng Giám mục khác và những cơ quan tài trợ hội nghị. Về phía Giáo Hội Việt Nam, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm sẽ tham dự. Số tham dự viên đông nhất đến từ Ấn Độ với 15 giám mục, gồm cả hai hồng y đứng đầu hai Văn phòng của LHĐGMAC. Tính chung, khoảng 120 tham dự viên sẽ đến từ 22 quốc gia tại châu Á, kể cả hai nước Trung Á là Kazakhstan và Uzbekistan. Ngoài ra, sẽ có các đại diện của các Hội đồng Giám mục Đức, Tây Ban Nha, Tân Tây Lan, Australia, Canada và Hoa Kỳ.

Về phía Toà Thánh Vatican, Đức Hồng y Francis Arinze, nguyên Chủ tịch Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, sẽ tham dự với tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Đức Hồng y Francis Arinze đã từng làm Tổng giám mục Onitsha, Nigieria (1967-1985), sau đó làm Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Đối thoại Liên tôn (1985-2002), rồi Chủ tịch Bộ Phụng tự từ 2002 – 2008. Cùng với ngài, còn có Đức Tổng giám mục Robert Sarah, Thư ký Bộ Rao giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc (Bộ Truyền giáo).

Trong số 120 tham dự viên lần này, ước tính sẽ có ít nhất 7 Hồng y. Ngoài Đức Hồng y Gaudencio Rosales (Manila) và Ricardo Vidal (Cebu) của nước chủ nhà và Đức Hồng y Francis Arinze là đại diện Toà Thánh, còn có các Đức Hồng y Joseph Zen (Hong Kong), Telesphore Toppo (Ranchi) và Oswald Gracias (Mumbai) của Ấn Độ, và Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (Việt Nam).

Chủ đề của Hội nghị lần này là “Sống mầu nhiệm Thánh Thể tại Á Châu”. Để chuẩn bị cho Hội nghị, một nhóm chuyên viên đã biên soạn Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) và gửi đến các Văn phòng của LHĐGMAC cũng như các tham dự viên để tham khảo trước. Tài liệu này trình bày giáo huấn của Giáo Hội, nhất là của các vị giáo hoàng gần đây, về Thánh Thể. Tuy nhiên tài liệu muốn đưa mầu nhiệm Thánh Thể vào khung cảnh sống cụ thể của châu Á; vì thế một nửa tài liệu bàn đến tình hình và những thách đố tại Á châu ngày nay. Cũng vì thế, tài liệu nhấn mạnh đến việc sống mầu nhiệm Thánh Thể hơn là những suy tư thần học: Sống Thánh Thể trong cộng đoàn, Sống Thánh Thể trong đức tin, Sống Thánh Thể trong hi vọng và Sống Thánh Thể trong tình yêu. Bản văn kết thúc bằng suy tư về Sống Thánh Thể trong sứ vụ truyền giáo.

Theo chương trình phác thảo, Hội nghị sẽ được khai mạc ngày 11-8 với Thánh Lễ trọng thể do Đức Hồng y Francis Arinze, đặc sứ của Đức Thánh Cha, chủ sự tại Nhà thờ chính toà Manila. Sau Thánh Lễ, Hội nghị sẽ họp phiên đầu tiên tại Trung tâm Piô XII. Buổi chiều cùng ngày và buổi sáng hôm sau, 12-8, hội nghị sẽ tập trung vào đề tài “Sống mầu nhiệm Thánh Thể tại Á Châu”. Chiều 12-8 được dành cho việc trao đổi về Quy chế của LHĐGMAC. Ngày 13-8, các tham dự viên sẽ họp nhóm theo từng vùng địa lý, đồng thời có buổi thuyết trình về chủ đề “Lời Chúa và Thánh Thể” do Đức TGM Menamparampil (Guwahati, Ấn Độ). Trong ngày 14-8, các nhóm cũng như các Văn phòng LHĐGMAC sẽ trình bày kết quả các cuộc thảo luận nhóm. Ngày 15-8 được dành cho những tham luận của các Hội đồng Giám mục, và vào buổi chiều, các tham dự viên sẽ chia nhau đi thăm 12 giáo xứ tại Manila. Hội nghị sẽ kết thúc vào sáng Chúa nhật 16-8 với sự phê chuẩn Tài liệu kết thúc.

Trong Hội nghị khoáng đại lần VIII tại Daejon (Hàn Quốc) năm 2004, nhiều tham dự viên đã đặt câu hỏi rằng bao giờ có thể họp tại Việt Nam. Câu trả lời vẫn còn ở phía đằng trước.

(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=7&Act=Detail&ID=630&CateID=57)
 
Nhà của Đức Thánh Cha sẽ sản xuất năng lượng mặt trời
Peter Nguyễn Minh Trung
03:21 06/08/2009
ROME (ZENIT) - Nhà của vị linh mục giáo sư thần học gia Joseph Ratzinger tại Đại học Regensburg từng ở ngày nào giờ đây sẽ trở thành một trung tâm sản xuất điện năng mặt trời mini, số tiền thu được sẽ dành cho một cơ sở từ thiện.

Tờ L'Osservatore Romano cho biết các tấm nạp quang năng được người dân trong vùng dâng tặng để lắp đặt trên mái ngôi nhà.

Căn nhà ở Bavaria này gần với nơi chôn cất cha, mẹ và chị gái của Đức Thánh Cha tại Pentling. Ngày đó, vị linh mục trẻ Ratzinger sống ở đó với chị gái là Maria cho đến khi ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Munich. Khi trở thành Hồng y, ngài vẫn thường hay lui tới thăm lại ngôi nhà.

Kế hoạch dự kiến sẽ sản xuất ra khoảng 5.800 kilowatt giờ điện một năm. Số tiền lợi nhuận thu được ước tính khoảng 3.500 USD một năm từ việc bán điện năng sẽ được chuyển cho một tổ chức từ thiện giúp đỡ những thanh thiếu niên bị thiệt thòi, dạy nghề và đào tạo họ.

Thông tấn xã DPA của Đức nói rằng Đức Thánh Cha rất tán thành dự án. Giáo hội không phải bỏ tiền để tài trợ dự án này. Công nhân địa phương sẽ ủng hộ các tấm panel, còn công việc lắp rắp được dành lại cho những sinh viên một trường địa phương.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thăm lại ngôi nhà cũ của mình ở Bavaria nhân chuyến tông du về Đức Quốc ngày 13-09-2006.

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1970 tại vùng ngoại ô Regensburg thuộc tỉnh Pentling. Giáo sư Ratzinger đăng ký trở thành công dân của thị trấn trước đó vào năm 1969 khi chuyển đến đây dạy tại Đại học Regensburg.

Ngày 31-05-1987, nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của mình, Đức Hồng Y Ratzinger được trao tặng danh hiệu công dân danh dự của thành phố như một món quà của cư dân địa phương khi ngài trở về thăm nhà.

(Nguồn dịch: http://zenit.org/article-26596?l=english)
 
Website Quốc gia Vatican kỷ niệm 2 năm ra đời với 3 triệu lượt khách truy cập
Peter Nguyễn Minh Trung
16:48 06/08/2009
VATICAN (CNA) - Website Quốc gia Vatican vừa kỳ niệm hai năm ra đời hôm 19-07 với hơn 3 triệu lượt khách viếng thăm kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

Trang mạng chính thức của Quốc gia Vatican tại địa chỉ: www.vaticanstate.va

Mỗi ngày website có trung bình 1.800 lượt truy cập. Trang mạng cho phép người sử dụng có một cái nhìn cận cảnh Thành quốc Vatican qua các ứng dụng trực tuyến, ví dụ như Virtual Webcam hiện đã có đặt 6 máy camera để người dùng xem được cận cảnh Tòa Thánh theo thời gian thực (real-time) ở các địa điểm: Mái vòm Đền Thánh Phêrô nhìn từ Vườn Thượng Uyển Vatican, Quảng trường Thánh Phêrô nhìn từ mái hàng cột Bernini, Quảng trường Thánh Phêrô và Thành phố Rôma nhìn từ Mái vòm Đền Thánh Phêrô, Hầm mộ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dưới lòng Đền thánh, Dinh Tông Tòa nhìn từ Mái vòm Đền Thánh Phêrô, và cuối cùng là Cung điện Giáo hoàng Castel Gandolfo (nơi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đang nghỉ hè)...Những gì hiển thị trên webcam cũng là những hình ảnh đang xảy ra ở đó tại thời điểm người dùng truy cập, thời gian thực có hiển thị lên màn hình webcam.

6 Webcam trên được đặt truy cập tại link: http://www.vaticanstate.va/EN/Monuments/webcam/index.htm

Người điều hành website, ông Eugenio Hasler, cho biết ý tưởng lập website được thành hình từ năm 2005 nhằm giới thiệu với thế giới về Thành quốc Vatican, tổ chức của quốc gia, các hoạt động, cơ quan và dịch vụ của Vatican. Mãi đến năm 2007 website mới được công bố lên mạng Internet cách rộng rãi. Hiện website đang hỗ trợ 5 ngôn ngữ: Italia, Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Trong tương lai hứa hẹn thêm một số ngôn ngữ thông dụng khác trên thế giới. Ở mỗi ngôn ngữ, website được chia ra làm 5 mục chính: Quốc gia và Hành chánh, Dịch vụ, Các Thể Chế khác, Các Đền đài Dinh thự, và Mua sắm trực tuyến.

Cũng qua trang mạng Quốc gia Vatican, người dùng có thể mua tiền đúc làm kỷ niệm, bưu thiếp, các ấn bản của bảo tàng viện, các món hàng kỷ niệm khác được bán ở các văn phòng của Quốc gia Vatican.

Độc lập với website Quốc gia Vatican, website Tòa Thánh đã có từ năm 1995 ở địa chỉ www.vatican.va với các nhu liệu về Giáo hội, Giáo hoàng và các biến cố khác.

(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16765)
 
Dự Luật Bảo Hiểm mới sẽ tài trợ cho việc phá thai
Bùi Hữu Thư
19:27 06/08/2009
Hoa Thịnh Đốn (AP): Dự Luật Săn Sóc Sức Khoẻ được Hạ Viện Hoa Kỳ thảo luận sẽ cho phép một chương trình bảo hiểm do chính phủ bảo trợ để trả tiền cho các vụ phá thai, đây là một quyết định sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu phụ nữ và thay đổi chính sách của Liên Bang về vấn đề đã có nhiều sự tranh cãi này.

Hiện nay ngân khoản của chính phủ Liên Bang dành cho việc phá thai chỉ được giới hạn cho các trường hợp bị hiếp dâm, loạn luân hay nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Các nhóm chống phá thai nói các hạn chế này phải được áp dụng cho các bảo hiểm sức khỏe được bán ra qua một thị trường mới được trù liệu dưới đạo luật này, như một giải pháp giúp cho dân chúng có thể lựa chọn một chương trình bảo hiểm tư nhân hay công cộng.

Các nhóm yểm trợ quyền phá thai nói điều này sẽ có hậu quả là ngăn không cho hàng triệu phụ nữ được tài trợ trong khi hiện nay họ được trả tiền qua bảo hiểm tại sở làm và là những người được dự trù hưởng quyền lợi dưới đạo luật mới.

Các nhóm hỗ trợ cho cả hai bên đang chuẩn bị cho một trận chiến về phá thai mới, có thể gây nguy hại cho các hỗ trợ chính trị về Đề Xướng Chăm Sóc Sức Khỏe của Tổng Thống Obama, là nhắm được việc tài trợ cho gần 50 triệu người dân không có bảo hiểm và giảm thiểu lệ phí y tế. Sự tranh cãi có thể đưa đến một sự bế tắc tại Hạ Viện và Thượng Viện trong lúc đầu phiếu về phá thai vào mùa thu tới, đây là một viễn tượng các nhà lập pháp muốn tránh.

Richard Doerflinger, phụ tá giám đốc các Hoạt Động Bảo Vệ Đời Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói, “Chúng tôi muốn cho những người không có bảo hiểm được tài trợ, nhưng đây là một điểm rắc rối. Chúng tôi không muốn việc cải tiến bảo vệ sức khỏe trở nên công cụ cho việc bắt buộc phá thai. Giáo hội không thể chấp nhận một chương trình công cộng tài trợ cho việc phá thai.”

Doona Crane, giám đốc về chính sách của NARAL, Pro-Choice America, (Nhóm cho phép phá thai) nói, những người chống phá thai “muốn ngăn chặn các vụ phá thai trong chương trình bảo hiểm tư nhân, và như vậy thì không vô tư chút nào – đó là một sự hoàn toàn đi nghịch lại với luật lệ hiện hành. Họ muốn có một cái gì đi quá mức người dân Hoa Kỳ mong ước.”

Một sự dung hòa được uỷ ban Hạ Viện chấp thuận tuần qua sẽ cho phép chương trình công cộng tài trợ việc phá thai nhưng không sử dụng ngân khoản Liên Bang, mà chỉ dùng tiền lệ phí do người thụ hưởng trả. Cũng thế, các chương trình tư nhân trong dự luật mới có thể cho phép tài trợ phá thai, nhưng không được dùng ngân khoản của chính phủ Liên Bang.
 
Top Stories
During the War: Tam Toa Church was converted into an anti-aircraft artillery
J.B. An Dang
00:00 06/08/2009
Tam Toa Church might not be bombed by Americans and even if it was Vietnam could not escape its responsibility for the bombing.

The Quan Doi Nhan Dan (People’s Army Daily) on Sunday Aug. 2, accused Bui Tin, a former colonel in Vietnamese Army, of "being traitor to his country" for his statements regarding the Tam Toa church incident.

Recently Tin, while condemning the brutality of police against Tam Toa parishioners, disclosed that “two anti-aircraft missile systems were installed right at Tam Toa Church”.

Citing Vietnam laws, Tin strongly argued: “It’s illegal to use the church as a site of War Memorial for future generations to remember American War Crimes."

Tin had served for decades as the Vice Chief Editor of the People's Daily (Nhân Dân, the mouthpiece of the Communist Party of Vietnam) before deciding to leave Vietnam in 1990 and live in exile in Paris, France, in order to express his growing dissatisfaction with Vietnam's Communist leadership and their political system.

The daily was extremely upset with Tin as he disclosed in details Vietnam’s policy to persecute against Catholics that has been applied for decades.

After attacking Tin, the Peole’s Army Daily went as far as stating the incident at Tam Toa was “a plot of hostile forces attempting to cause social unrest and divide the country, to interfere in Vietnam’s internal affairs, to undermine the country’s national unity, territorial integrity or sovereignty” calling for severe punishments against arrested Catholics.

An article on the People's Daily on July 22 stated that “the church of Tam Toa had been struck 48 times by American Air-Force before being destroyed during a bomb drop on Feb. 11, 1965.” However, there have been growing arguments suggesting that Vietnam could not escape its responsibility for the destruction of the Tam Toa church.

“The church of Tam Toa was converted into a military base in order to lure American pilots to attack it and therefore give Hanoi something to serve for its anti-Americans propaganda,” said Nguyen Quang Binh a local resident.

“Bullet holes on the wall of the bell tower indicated that American pilots had tried their best not to bomb the church. They had tried to use aircraft mounted guns 48 times before deciding to use bombs to destroy the church, which had been converted into a military base,” he added noting that the probability that the church was destroyed by Vietnamese mines for propaganda purposes could not be excluded.

“Anyway, for me, the Tam Toa church has became a site of Persecution Memorial where Catholic priests and faithful were beaten to bleeding by Vietnamese police when they were erecting a makeshift tent as a temporary place for worshiping services right on the ground of their church,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các em học sinh hạt Thuận Nghĩa tham dự kì thi Giáo lý cấp Giáo phận
Fx. Tiến Dũng
16:47 06/08/2009
VINH - Đúng 8h sáng ngày 04/8/2009, kỳ thi giáo lý cấp giáo phận đã chính thức khai mạc tại nhà thờ chính toà Xã Đoài. Về tham dự kì thi giáo lý cấp giáo phận năm nay, giáo Hạt Thuận Nghĩa có 18 em.

Như chúng ta biết, Kỳ thi giáo lý cấp giáo phận được tổ chức đều đặn hằng năm nhằm mục đích nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng công tác giảng dạy và học tập giáo lý để trên cơ sở đó, Giáo phận có những giải pháp và hướng đi thích hợp trong việc giáo dục đức tin cho người Kitô hữu hôm nay. Trong đường hướng đó, Ban giáo lý hạt Thuận Nghĩa đã có sự chuẩn bị và bồi dưỡng cho các em từ rất lâu. Trước khi tham dự kì thi giáo lý cấp giáo phận, các em đã trải qua 5 lần thi với sự sàng lọc rất kỹ lưỡng. Sau khi vượt qua 5 lần thi, các em được tập trung bồi dưỡng tại sở Hạt hai tuần với sự quan tâm chăm sóc rất tận tình của Cha quản hạt, của các thầy cô giáo lý viên, các ban nghành đoàn thể và toàn thể bà con giáo dân trong giáo hạt.

Phát biểu tại lễ khai mạc trước khi lên đường, linh mục Phêrô Trần Phúc Chính, Trưởng ban Giáo lý Hạt vui mừng chào đón, động viên khích lệ các học sinh ưu tuyển của giáo hạt lên đường tham dự kì thi cấp giáo phận, đồng thời đánh giá cao những cố gắng trong phong trào giảng dạy và học tập giáo lý của các giáo xứ trong giáo hạt. Các em rất phấn khởi quây quần bên cha Quản hạt và các thầy cô như muốn nói lên lòng biết ơn sâu nặng về những quan tâm lo lắng mà cha Quản hạt và các thầy cô đã dành cho các em.

Đoàn thăm Cha Bính tại Phòng khám Xã Đoài
Đoàn đã khởi hành vào chiều hôm trước và tới thăm linh mục Ngô Thế Bính bị công an Quảng Bình đánh đập trọng thương hiện đang được chăm sóc tại Phòng khám Tòa giám mục Xã Đoài. Sau đó Đoàn trở về Tòa giám mục, các em hồ hởi chờ đợi một ngày mới với việc hoàn thành tốt việc gặt hái tốt mọi hoa trái bấy lâu nay thầy trò đã cố công vun xới và chăm bón.

Được biết, trong hai năm vừa qua, giáo hạt Thuận Nghĩa đã liên tiếp đạt giải nhất trong kỳ thi giáo lý cấp giáo phận. Cầu chúc cho giáo hạt tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học đó và đạt kết quả tốt trong kỳ thi giáo lý cấp giáo phận năm nay.
 
Huấn luyện Huynh trưởng cấp Đoàn tại Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
17:04 06/08/2009
BẮC NINH - Từ ngày 30/07 - 5/8/2009, khóa huấn luyện huynh trưởng cấp đoàn với chủ đề: “Tiếp Bước Tiền Nhân” đã được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Bắc Ninh. Ban huấn luyện là các huấn luyện viên thuộc Liên đoàn Anrê Phú Yên và quý cha, quý sơ dòng Đaminh, Sài Gòn. Đây là khóa huấn luyện cuối cùng trong tổng số 4 khóa huấn luyện giáo lý viên và huynh trưởng tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận trong mùa hè năm nay.

Xem hình ảnh

Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, đặc biệt quan tâm đến Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể trong toàn giáo phận. Đức cha ước mong rằng: trong vòng 5 năm giáo phận sẽ có một đội ngũ huynh trưởng vững mạnh để có thể truyền đạt những kỹ năng và kiến thức căn bản về đời sống đức tin cho các em thiếu nhi, và rồi các em có thể hăng hái kể chuyện vanh vách về Chúa Giêsu cho bạn bè.

Kết thúc khóa huấn luyện, các đoàn sinh được trao khăn quàng, giấy chứng nhận hoàn tất khóa huấn luyện. Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo phận Bắc Ninh đã chính thức được thành lập với tên gọi Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giuse Hoàng Lương Cảnh. Thày Giuse Đinh Đồng Ngôn được bầu làm Tuyên úy. Đồng thời, liên đoàn cũng bổ nhiệm một số huynh trưởng vào Ban chấp hành lâm thời của liên đoàn.

Trong khóa huấn luyện, quý cha, quý sơ và ban huấn luyện không chỉ trao cho đoàn sinh các kiến thức về nhân bản, giáo lý, Kinh Thánh và các kỹ năng sinh hoạt, tổ chức mà còn đem lại niềm vui và sự sống của Chúa cho họ qua những những giờ lên lớp, sinh hoạt vui chơi, đêm lửa thiêng, Chầu Thánh Thể và Thánh lễ… Thời gian khóa huấn luyện đã trở thành thời gian các học viên có được những kỉ niệm đẹp đẽ và những cảm nghiệm đức tin sâu xa.

Mong sao các huynh trưởng trở nên những chiến sĩ đức tin, hăng hái tập cho các em thiếu nhi mến Chúa tha thiết qua các việc cầu nguyện, hi sinh, vâng lời, học hỏi Lời Chúa, làm việc tông đồ và kết hợp với Chúa nhờ rước lễ hằng ngày. Hi vọng rằng: nhờ ơn Chúa và nỗ lực của mọi người, Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giuse Hoàng Lương Cảnh sẽ sinh nhiều hoa trái tốt.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Alter Christus - Đức Kitô khác
Tâm Giao
03:31 06/08/2009
ALTER CHRISTUS
(về Linh Mục Ngô Thế Bính)

trên vùng đất khổ
Chúa đứng đó,từ cánh cửa Tam Tòa
đừng sợ, có Ta
đây chân dung Mục Tử!

những đóa hồng lại nở
các Ngài về từ hùng sử hiển Vinh
những giọt máu nhục hình
còn vương

trong vòng vây dã thú
bài tình ca hầm trú Mẹ ơi đoái thương
cả đoàn chiên lên đường về miền Đất Hứa
có Mẹ che chở

là rạng rỡ Giáo Hội
là tự hào Việt Nam
những Chủ Chăn thời đại!

Ngày 05-08-2009
 
“Quần chúng tự phát”, phát từ đâu ra?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
04:23 06/08/2009
Thời gian gần đây cụm từ “quần chúng tự phát” được các quan chức Csvn sử dụng khá phổ biến và họ xem việc làm này như là những phản ứng chính đáng của người dân khi thấy ai đó “gây rối trật tự trị an nơi công cộng”.

Ngược lại với lập luận trên, không ít người “quần chúng tự phát” là tội ác vì những thương tổn về tinh thần, thể xác mà nó đã gây ra cho họ. Chị Thủy một trong số các nạn nhân bị ‘quần chúng tự phát’ trong vụ Tam Tòa vừa rồi đã kể lại với đài RFA về tâm trạng này: “Nói chung đối với giáo dân bây giờ rất là hoảng loạn về tinh thần. Có một điều là mấy hôm nay không phải là công an đánh mà là côn đồ đánh nhưng mà công an đứng nhìn côn đồ đánh dân. (RFA, 30/7/2009)

Như chúng ta biết trước đây cũng đã từng xảy ra nhiều vụ ‘nhân dân, thương binh tự phát’ gây khốn khổ cho gia đình cụ Hoàng Minh Chính, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và một số người đấu tranh đòi hỏi dân chủ trên cả nước. Nhưng chỉ đến khi xảy ra các biến cố Tòa Khâm Sứ, Thái Hà và đặc biệt việc hai linh mục Phêrô Nguyễn Thế Bính và Phaolô Nguyễn Đình Phú bị trọng thương với hình ảnh mặt mày bê bết máu được truyền đi khắp nơi ‘quần chúng tự phát’ của VN mới thật sự gây sốc cho cả thế giới khihay tin về vụ Tam Tòa. Đài RFA cách nay hai ngày vừa mới có thêm bài “Xã hội đen tại Việt Nam, một thực trạng cần tìm hiểu”đề cập đến hiện tượng ‘quần chúng tự phát’

Có thể khẳng định rằng đây chính là trò ‘ném đá giấu tay’ của Csvn qua việc họ thu gom tại địa phương một số người kém hiểu biết tại địa phương lại rồi nhồi sọ, kích động họ đi gieo rắc tang tóc cho bất cứ ai mà Csvn thấy có thể gây nguy hiểm đối với sự tồn tại bất hợp pháp của chế độ. Nạn nhân của họ ngày càng đa dạng. Ban đầu có thể chỉ để dẹp các đám đông dân oan, các nhà đấu tranh cho dân chủ nay đã tấn công luôn cả các nhà thờ, chùa chiền như vụ Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng.

Sở dĩ con bài ‘quần chúng tự phát’ còn có thể tái diễn đi tái diễn lại nhiều lần, theo chúng tôi bởi vì màn khói hỏa mù bao quanh mấy chữ ‘quần chúng tự phát’ chưa bị những cơn gió mạnh thổi tung, xé toạc nó ra. Còn chỗ núp Csvn sẽ còn rất mạnh miệng đổ thừa cái việc làm thất nhân ác đức này cho quần chúng. Do vậy muốn ‘khóa miệng’ Csvn lại, chúng ta phải mỗi người một tay cùng nhau vạch trần cái danh xưng mập mờ dễ đánh lận con đen này trước hết.

Như bao hiện tượng mới từng nảy sinh trong xã hội, ‘quần chúng tự phát’ muốn được xem là một hiện tượng hay trào lưu phát triển một cách bình thường, nó phải đáp ứng được hai đòi hỏi căn bản sau:

1. Một danh xưng minh bạch:

Mặc dù thời gian qua chúng ta được nghe nói đến nhiều và cũng mường tượng ra họ muốn ám chỉ điều gì. Thế nhưng để định nghĩa thế nào là ‘quần chúng tự phát’ thật không dễ. Đi tìm trong quyển từ điển ‘Bách Khoa Toàn Thư’ mới nhất do chính Csvn phát hành năm 2006, chúng tôi không hề thấy bất kỳ dòng nào đề cập về nó.

Càng đáng ngạc nhiên hơn, khi ngay cả với danh từ ‘quần chúng’ những tưởng nó đã phải là một ‘người bạn lớn’ của Csvn vì đã có thành tích vài chục năm cùng chung lưng đấu cật với họ. Vậy mà không hiểu sao nó cũng không có chỗ đứng độc lập. Vần ‘Q’ của quyển tự điển đồ sộ này không hề có chỉ mục nào là ‘quần chúng’ !?

Qua tra cứu một vài tự điển khác rồi tự ghép lại, chúng tôi suy đoán cụm từ này muốn nói về một nhóm người có chung một sự bức xúc trước một việc gì đó nên họ đã tự động tụ tập lại với nhau trong một khoảnh khắc nhất định để cùng chống lại, nhưng đây là những việc làm hoàn toàn không do sự xúi giục của bất kỳ ai nên mới được xem là ‘tự phát’.

(Và tất nhiên ở đây chúng ta cũng chưa đả động gì đến hành động ấy là hành động gì, tốt xấu ra sao? Cũng như việc tụ tập thành một tổ chức như vậy, mặc dù ngắn ngủi, là hợp pháp hay bất hợp pháp?).

Vài hàng sơ lược về tên gọi của nó như thế để thấy rằng “quần chúng tự phát”, “nhân dân tự phát” hay “đám đông tự phát” hay gì gì đó tự phát v.v… cho đến vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng.

Tên gọi, ngữ nghĩa còn nhập nhằng ‘tranh sáng tranh tối' như vậy, xác định về mặt pháp lý càng ‘tăm tối’ hơn khi chúng ta chưa hề thấy có loại văn bản nào đề cập đến nó, thế nhưng các quan chức, báo đài VN vẫn cứ tha hồ thoải mái lôi chúng ra xài, ngay cả trong những tình huống đòi hỏi họ phải có sự minh bạch. Thí dụ như khi sự căng thẳng trong vụ Thái Hà lên đến đỉnh điểm, một nhóm người ‘lạ mặt’ hung dữ kéo đến đòi đập phá Đền Thánh Giêrađô. Hành vi bất lương này liền lập tức bị lên án mạnh mẽ khắp nơi. Trước tình thế ấy vào chiều ngày 22/9/2008 UBND TP Hà Nội đã buộc phải mở một cuộc họp báo (tất nhiên không thể thiếu ‘cái máy nói’ Lê Dũng từ Bộ Ngoại giao) và họ đã giải thích sự cố này với công luận rằng “đây chỉ là hành động tự phát của một số đông người dân” . !!!

Họp báo quốc tế mà quan chức ta lại nói toàn những từ mập mờ ‘trời ơi đất hỡi’ thế này chắc do nghĩ rằng các phóng viên nước ngoài không rành tiếng Việt nên tha hồ nói hưu nói vượn chăng?

Số đông người dân ấy gồm những ai? ‘Quần chúng tự phát’ là loại tổ chức nào? Văn bản nào công nhận là hợp pháp? Nếu không thì khi ‘tự phát’ nhưng gây thương tích cho người khác sao không nghe nói đến chuyện điều tra để đem ra xét xử ra sao?

Rõ ràng đây chỉ là kiểu trả lời lấp liếm sự thật !!! Bình luận một cách bình dân thì đó chính là những lời ‘hàm hồ’, ‘đá cá lăn dưa’ của dân đầu đường xó chợ mà thôi!

2. Hành vi phải lương thiện:

Tên gọi “quần chúng” đã bất hợp pháp là vậy, hiện tượng “tự phát” còn đáng tội hơn. Thực chất đó là những hành vi bất lương, vì nó không phải là sự bộc phát một cách bình thường theo kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” giữa các cá nhân với nhau. Các dữ kiện trong cả ba vụ tự phát từ TKS, Thái Hà cho đến Tam Tòa cho thấy đều có bàn tay đạo diễn của công an ngay từ khi mới bắt đầu xảy ra ‘tự phát’.

Trong một xã hội ‘công an trị’ như nhiều người vẫn thường nói về VN, rõ ràng không có bất kỳ đám quần chúng nào mà lại đi dại dột ‘tự phát’ đánh người tơi tả ngay trước mặt công an. Một việc làm mà tôi dám chắc kể cả đàn em Năm Cam cũng không dám.

Do vậy, trong lúc lũ ‘quần chúng’ đầu gấu kia ‘tự phát’ với các nạn nhân thì công an khoanh tay đứng xa xa canh chừng, chỉ đến khi nào chúng thấy sự hăng máu của lũ ‘tự phát’ có thể sẽ gây ra nguy hiểm về tính mạng cho họ thì mới chịu nhảy vào can ngăn nhưng thật ra là dàn cảnh để cho bọn người hung dữ kia thoát thân.

Điều này đã bị Tòa TGM Vinh ‘lật tẩy’ trong bản Thông Cáo Số 3 hôm 27/7 “…khi lớp "côn đồ" đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương thì nhóm công an mới tiến lại mang loa bảo mọi người giải tán” .

Tóm lại, Danh xưng bất chính - Hành vi bạo ngược. Đó là tất cả sự thật về cái được là “quần chúng tự phát” mà Csvn thường việc dẫn ra để trốn tội bấy lâu nay mỗi khi mượn tay đám thanh niên mà vì hoàn cảnh chúng đã phải bán mình cho họ.

Trước vấn nạn ‘quần chúng tự phát’ lộng hành ngày một dữ dội, chúng tôi tự hỏi liệu các nhà biên soạn bộ Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư có nên bổ sung thêm một định nghĩa mới về ‘quần chúng tự phát’ như sau “đó là loại công cụ trông rất giống người nhưng không còn là người vì đã bị Csvn ‘khoét’ mất lương tri để dùng vào việc đánh đập ‘dằn mặt’ dân oan, giáo oan và những người đấu tranh dân chủ, hầu tránh tiếng ác đàn áp dân cho họ”?

Sàigòn, 06/8/2009
 
12.000 con tim Giáo xứ Thuận Nghĩa hướng về Tam Tòa
Fx. Tiến Dũng
16:37 06/08/2009
VINH - Sáng Chúa Nhật 2.8.2009, giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho hai linh mục và các giáo dân bị công an Quảng Bình đánh đập dã man cũng như cầu nguyện cho công an Quảng Bình biết “ mở mắt” để nhận ra đường chân lý mà bấy lâu nay họ đang sai lối lạc đường. Bà con giáo dân trong giáo xứ về tham dự Thánh lễ cầu nguyện rất đông, với số lượng khoảng 12.000 người.

Trước Thánh lễ, mọi người cùng quỳ gối sốt sắng cất cao bài ca “ Mẹ giáo phận Vinh, Mẹ Tam Tòa”, để dâng giáo phận, cách riêng giáo xứ Tam Tòa lên Mẹ. Xin Mẹ luôn gìn giữ đoàn con cái Mẹ qua cơn nguy khốn, giữ vững niềm cậy tin và cho những người ra tay bắt bớ biết nhận ra công lý sự thật.

Trong bài chia sẻ, cha quản xứ đã đặc biệt mời gọi cộng đoàn hiệp thông với Tam Tòa trong tâm tình anh em con một Cha trên trời. Ngài nói “Trước những hành động xảo trá và man rợ của công an Quảng Bình đối với giáo xứ Tam Tòa, chúng ta không được khoanh tay đứng nhìn, nhưng phải vạch trần tội ác và lôi chúng ra ánh sáng”. Ngài mời gọi cộng đoàn hiệp thông với giáo xứ Tam Tòa bằng đời sống hy sinh cầu nguyện, phó thác, cậy trông, và chiến đấu trong đức tin. Đặc biệt, với tư cách là phó chủ tịch hội đồng linh mục, sau chuyến thăm mục vụ 2 ngày tại giáo hạt Troóc, Ngài càng hiểu tường tận hiện tình và cực lực lên án tội ác của nhà cầm quyền Quảng Bình với những chiêu bài hèn hạ và đê tiện nhằm chèn ép giáo dân đến đường cùng.

Thánh lễ kết thúc vào hồi 9h30’, 12000 giáo dân giáo xứ Thuận Nghĩa đã không cầm được nước mắt trước sự tổn thất mất mát của anh chị em Tam Tòa, và nguyện sẵn lòng dành cho Tam Tòa tất cả những gì có thể để xoa dịu nỗi đau mất mát đó. Trước khi ra về, 12.000 con tim cùng nhau sốt sắng hát bài Kinh Hòa Bình, xin Chúa từ nhân ban bình an đến với anh chị em Tam Tòa. Được biết, giáo xứ Thuận Nghĩa sẽ tiếp tục có những buổi cầu nguyện và những hoạt động lớn để hướng về Tam Tòa.
 
Người Mỹ thương dân của họ, còn Việt Nam?
Hà Long
17:13 06/08/2009
LOS ANGELES - Tin tức thế giới ngày 5/8/2009 loan tin vui mừng và đưa hình ảnh 2 nữ phóng viên của đài truyền hình Current TV, Euna Lee và Laura Ling hít thở bầu khí tự do và bước xuống máy bay tại phi trường Los Angeles sau 5 tháng bị giam cầm cải tạo lao động tại cộng sản Bắc Hàn với bản án lao động khổ sai 12 năm vì xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Bắc Hàn, giáp biên giới với Tàu cộng. Đó là một phi vụ ngoại giao ngoạn mục và chớp nhoáng trong 20 tiếng đồng hồ do cựu tổng thống Bill Clinton thực hiện tại thủ đô Bình Nhưỡng. Dịp này ông Clinton có dịp gặp gỡ và bàn thảo với nhà độc tài đại gian ác được đồng bọn cộng sản nạm vàng thổi phồng bằng "người lãnh đạo được thương yêu nhất", Kim Jong II trong 75 phút, sau đó ăn cơm tối kéo dài 2 tiếng, tổng cộng cuộc nói chuyện với nhau là 3 tiếng 15 phút, tuy nhiên thế giới chỉ được ngắm nhìn họ chút ít trong vài tấm hình chụp chung.

2 nữ phóng viên Euna Lee và Laura Ling
Bỏ qua hết các lợi nhuận thoả hiệp cho đôi bên về chính trị và về vũ khí hạt nhân nguyên tử, nước Mỹ chỉ cần biết người dân của họ bị bắt ở nước ngoài phải được mang về quê hương là điều quan trọng nhất và phải được làm cấp thiết. Cho dù cô Euna Lee có quốc tịch Mỹ gốc Bắc Hàn và cô Laura Ling có gốc Tàu, nhưng khi 2 cô bị bắt toàn nước Mỹ từ tổng thống Barack Obama, nữ bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton cho đến giới truyền thông báo chí phản đối cs Bắc Hàn kịch liệt và đòi trả tự do cho người dân của họ. Bản án 12 năm dành cho 2 nữ phóng viên đã làm cho thế giới bất bình với cộng sản Bắc Hàn trong những tháng vừa qua.

Nơi đây được nhắc thêm về tàu đánh cá 20 tấn của Nam Hàn mang số 800 với 4 ngư phủ bị cs Bắc Hàn bắt giữ ngày 30/7/2009 vì nhầm lẫn tiến vào hải phận của Bắc Hàn 7 dặm. Ngay liền lập tức bộ trưởng quốc phòng Nam Hàn, ông Chun Hae Sung lên tiếng đòi hỏi ngay việc trả tự do cho các ngư phủ Nam Hàn. Ông Chun còn cho biết trong năm nay Nam Hàn đã trả lại 2 tàu của ngư phủ Bắc Hàn khi họ lấn vào hải phận Nam Hàn. Phản ứng của Bình Nhưỡng là sẽ điều tra lại sự vi phạm hải phận của tàu đánh cá này.

Sao người Mỹ và Nam Hàn yêu thương và bảo vệ quyết liệt dân của họ đến thế? Có phải chế độ tự do dân chủ thúc đẩy chính phủ phải làm như thế chăng? Đánh đổi sự tự do của 2 nữ ký giả đôi khi nước Mỹ phải chịu thiệt thòi hơn chút nhưng chính phủ vẫn phải làm, nếu đúng như thế thì chế độ tự do dân chủ quá nhân bản và rất tôn trọng, lo cho dân chúng của họ. Danh dự quốc gia của họ linh thiêng phải được bảo toàn.

Thật đau lòng khi phải nhìn vào thực trạng của người dân Việt Nam đang sống, nhất là giới ngư dân trong những tháng ngày qua bị cấm cách và chèn ép bởi giặc phương Bắc để ngư dân không còn tấc biển đánh cá kiếm cơm gạo hàng ngày. Kể cả bọn „tàu lạ“ tiến vào hải phận của chính mình bắt dân, đánh đập, giết người… Nhưng chính phủ csVN vẫn phải nín hơi như đang bị ngâm sâu trong lòng Biển Đông không dám ngoi đầu lên tiếng phản đối mạnh mẽ như Mỹ và Nam Hàn đã làm. Nếu có la làng thì chỉ có một tên lưỡi gỗ Lê Dũng thều thào van xin và việc làm này rất chậm trễ, hèn nhát hơn hết csVN vẫn dấu kín tuyên bố về danh xưng các „tàu lạ“ xâm chiếm bờ cõi Việt Nam.

Theo tin BBC, đã hơn một tháng rưỡi vẫn chưa có tin tức gì về các ngư dân Quảng Ngãi bị TQ giữ khi đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa. Tất cả 37 người bị bắt lúc đầu, 25 người đã được trả tự do nhưng 12 người vẫn còn bị giam giữ và đòi tiền chuộc. Tổng số tiền chuộc lên tới 210 nghìn Nhân Dân tệ, khoảng 30.000 đôla Mỹ. Mới nhất, ngày 1/8 TQ lại ngang nhiên bắt giữ tàu cá QNg 95031 TS và 13 ngư dân VN trong khi đang di chuyển tránh áp thấp nhiệt đới tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Điều đau lòng kế tiếp khi nhìn vào Mỹ và Nam Hàn giải cứu người dân của họ thì cuộc đàm phán của csVN với Tàu cộng chỉ mang danh nghĩa của một „chủ tịch xã“. Ông Nguyễn Dự, Chủ tịch UBND xã An Hải, huyện Lý Sơn, nơi có ngư dân bị giam cầm, cho BBC biết phía TQ nay đã đề xuất giảm tiền chuộc. “Họ nói giảm tiền chuộc, nhưng gia đình ngư dân nhất quyết không trả.” Theo ông Dự, các gia đình đã mất liên lạc với ngư dân cả nửa tháng nay. “Mỗi lần gọi điện thì chỉ gặp thông dịch viên, chứ không gặp được ngư dân. Lần nào cũng chỉ nghe đòi tiền chuộc.”

Thương dân, vì dân, lo cho dân chỉ là những tuyên truyền hô hào trống rỗng của csVN. Họ thẳng tay đàn áp dân chúng, cướp từng tấc đất của người dân. Đối với giặc Tàu phương Bắc thì csVN cúi đầu dâng hiến toàn vùng Biển Đông. Chẳng lạ gì, cho đến nay bọn Tàu cộng không thèm đếm xỉa gì tới sự van nài nhút nhát của csVN cho các ngư dân đang bị bắt giữ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ tự hào vỗ ngực lo cho dân mình như hành động của tổng thống Barack Obama đối với 2 nữ phóng viên Euna Lee và Laura Ling chưa?

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết có đủ dũng khí như bộ trưởng quốc phòng Chun Hae Sung của Nam Hàn kiên quyết đòi lại tàu cá của ngư dân Nam Hàn chăng?

Cộng sản Việt Nam thuộc nhóm chóp bu tại Hà Nội vẫn im lặng, im lặng và im lặng. Thật hèn!
 
Cái gọi là ''chính quyền nhân dân'' nay được đổi mới thành ''băng đảng mafia'' chính hiệu!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
18:09 06/08/2009
Quần chúng tự phát - Ra từ đây chăng?

Cách nay mấy hôm tình cờ tôi được nghe kể rằng mỗi khi DCCT Sàigòn tổ chức các buổi hiệp thông, thì luôn có khoảng hơn một chục thanh niên được huy động từ các tổ dân phố chung quanh Phường 9, Quận 3 để đi tuần tra bên ngoài khu vực nhà dòng phía đường Kỳ Đồng.

Mặc dù người kể không đả động gì đến mấy chữ “quần chúng tự phát” nhưng qua cách mô tả về nhiệm vụ “tuần tra bảo vệ khu phố” với chi tiết ‘có khi không cần mặc đồng phục’ rất có thể đây chính là là cái lò sản sinh ra ‘quần chúng tự phát’?

Tên gọi chính thức của lực lượng này là “dân quân tự vệ’. Một tổ chức hiện có ở tất cả các phường quận Sàigòn mà chúng ta thường thấy họ là những thanh niên trong trang phục xanh két, tay đeo viền đỏ mang có mấy chữ “Tuần tra – Bảo vệ’ được phường trả lương khoảng 1,2 triệu đồng/tháng, tức tương đương mức lương tối thiểu công nhân trong các khu công nghiệp.

Công việc chính là ‘bảo vệ an ninh’ khu phố và mặc dù là mang danh ‘công chức’ có biên chế và bảo hiểm y tế đầy đủ nhưng thực tế họ chỉ là loại nhân viên cho công an và UBND sai vặt mỗi khi có chiến dịch truy quét tệ nạn xã hội, dọp dẹp lấn chiếm lòng lề đường hoặc vào giờ cao điểm kẹt xe thì ra giữa đường đứng ‘múa may quay cuồng’.

Do tính chất công việc chỉ cần trình độ ‘cực thấp’ để dễ sai bảo, ‘dân quân tự vệ’ đã gây ra không ít tai tiếng trong xã hội, cũng do đánh đập, thượng cẳng chân hạ cẳng tay ai đó làm họ ‘thấy ngứa mắt’ tương tự như ‘quần chúng tự phát’.

Điển hình là vụ đánh bốn em học sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú, trong đó có một em là người nước ngoài Mohamad Zamath xảy ra tại P.15, Q.10 Tp.HCM trong suốt 3 giờ liền hồi tháng 11/2007 từng bị báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi Dân quân hay xã hội đen? v.v.. (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=229540&ChannelID=3) nên không có bậc cha mẹ bình thường nào muốn cho con em họ tham gia.

Thành phần nòng cốt của ‘dân quân tự vệ’ tại các phường hiện nay hầu hết là con em các gia đình nghèo, ít học thậm chí là tội phạm xì ke ma túy sau ‘cải tạo’ được địa phương ‘nâng đỡ’ giúp xóa đói giảm nghèo, vượt khó. Ngoài ra còn có cả một số em gia đình khá giả nhưng do chơi bời lêu lổng học hành không tới nơi tới chốn, sợ đi nghĩa vụ quân sự nên cha mẹ các em này chạy chọt để xin vào nơi này nương náu để được gần gia đình.

Ở vào những hoàn cảnh như vậy, thử hỏi các em (và thậm chí có khi là cả cha mẹ các em) làm sao thoát khỏi tâm lý chịu ơn chính quyền? Thêm vào đó vì ít học, suy nghĩ nông cạn nay sau lưng lại có chính quyền nên các em rất dễ có những hành vi bạo ngược khó lường, “công an với Ủy ban sai bảo thì còn sợ gì ai nữa mà không làm?” là lời của em đã nói với tôi như vậy. Thật đáng sợ!

Về tư cách pháp nhân của lực lượng này gần đây cũng đã gây ra nhiều tranh cãi sau khi quốc hội ban hành Pháp Lệnh Dân Quân Tự Vệ số 19/2004/PL-UBTVQH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2005 (thay thế Pháp lệnh về dân quân tự vệ ban hành năm 1996), buộc tất cả các cơ quan công ty xí nghiệp phải tăng thêm gánh nặng lương nên đã bị nhiều nơi phản đối kịch liệt.

Do vậy, trên thực người ta chỉ còn thấy UBND các phường là có tổ chức này (xài tiền ngân sách mà) đúng như qui định của Điều I của bản pháp lệnh này:

“Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.

Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”


Việc ban hành một pháp lệnh tăng cường kiểm tra dân chúng mượn cớ an ninh giữa thời bình, rõ ràng là việc làm không bình thường chút nào trong khi người dân đã đang phải nuôi một lực lượng khổng lồ hàng trăm ngàn công an, rồi còn quân đội v.v…

Trong phiên họp quốc hội ngày 24/3/2009 khi Dự án Luật Dân Quân Tự Vệ được đem ra thảo luận để thành lập quỹ quốc phòng an ninh. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng đã nêu lên thắc mắc tương tự “Cảm giác dự án luật có xu hướng chính quy hóa lực lượng dân quân tự vệ, nghĩa vụ hóa dân quân tự vệ trong khi Hiến pháp quy định công dân chỉ có nghĩa vụ quân sự” .

Vấn nạn ‘quần chúng tự phát’ đã đến lúc phải chấm dứt!

Gia đình cụ Hoàng Minh Chính ở Hà Nội có lẽ là một trong số nạn nhân sớm sủa của nạn ‘quần chúng tự phát’ khi thường xuyên có những nhóm người tự xưng là nhân dân, thương binh kéo đến trước nhà khi thì chửi bới là “lũ phản động” dọa đòi thanh toán cả nhà cụ, lúc khác chúng lặng lẽ ném đồ dơ bẩn phân người vào nhà v.v… khi cụ từ Mỹ về tá túc tạm tại nhà người bà con ở Q1 Sàigòn người thân của cụ cũng bị hăm dọa y hệt vậy.

Chính quyền địa phương mặc dù biết rất rõ mọi chuyện nhưng họ đều làm ngơ như không hay biết gì nhưng lạ một điều là hễ có bóng dáng nhà ngoại giao nước ngoài nào đó dừng xe trước ngõ để vào thăm cụ, thì ngay lập tức có hàng chục công an chìm nổi kéo đến ngăn chận.

Những chuyện khủng bố tinh thần tương tự cũng đã xảy ra với các nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Nghĩa, Ls.Bùi Kim Thành, blogger Điếu Cày, Ls.Lê Trần Luật và nhà báo tự do cùng nhiều người khác. Thậm chí có người còn bị dàn cảnh để trở thành nạn nhân của các vụ tai nạn tai nạn giao thông hết sức nguy hiểm cho tính mạng như trường hợp anh Đỗ Nam Hải ở Sàigòn mấy năm trước.

Nhưng do chỉ là các cá nhân nên chưa ai trong họ được ‘hân hạnh’ nếm mùi roi điện, khói cay như các giáo dân trong vụ Tòa Khâm Sứ - Thái Hà trong vụ ‘quần chúng tự phát’ cách nay gần tròn một năm 19/8/2008. Và phải đến khi xảy ra vụ Tam Tòa lần này mọi người mới có dịp nhận ra hết bản chất tội ác của nó qua ảnh chụp các cha Phêrô Ngô Thế Bính, Phaolô Nguyễn Đình Phú, anh giáo dân Trường v.v… bị “quần chúng tự phát” làm cho gãy tay, môi mồm bị sứt răng rụng, trán bị toạc, mặt mày bê bết máu…

Những tấm hình mà bất cứ ai xem cũng không khỏi bàng hoàng, tự hỏi: Vậy thì thực chất của cái gọi là ‘chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Bình’ hiện nay họ gồm những ai? ở đâu và làm gì trong những ngày qua mà lại để cho một băng đảng xã hội đen lộng hành gây thương tích cho các linh mục giáo dân trọng thương dã man đến như vậy? đất nước VN hiện là có còn do Csvn cai trị không hay vô chính phủ?

Trước những sự nhập nhằng về vấn nạn ‘tự phát’, bằng những lời lẽ trong bản Thông Cáo Số 3 “…khi lớp "côn đồ" đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương thì nhóm công an mới tiến lại mang loa bảo mọi người giải tán” và đặc biệt là những tấm biểu ngữ căng khắp nơi mang hàng chữ “cầu nguyện cho các giáo dân Tam Tòa bị công an đánh đập” có thể nói giáo phận Vinh đã trở thành nơi đầu tiên nêu đích danh công an là thủ phạm của “quần chúng tự phát”.

Không phải ngẫu nhiên mà những ngày qua bộ công an phải cử người vào đề nghị Tòa TGM Xã Đoài gỡ bỏ các khẩu hiệu tố cáo họ như thế. Rõ ràng tu sĩ và giáo dân nơi này đã bắn trúng tim đen Csvn và vì thế họ đâm ra sợ!

Chứ nếu nói không đúng thì chắc chắn là Cha tổng đại diện Phạm Đình Phùng đã gặp ‘rắc rối’ lớn với công an rồi, chứ làm gì có chuyện công an mà lại chịu thua mấy linh mục hiền lành để cho những hàng chữ kia cứ ‘bêu rếu’ họ giữa thanh thiên bạch nhật như vậy?

Trước sự phẫn nộ của dư luận cả trong lẫn ngoài nước mấy ngày qua, đặc biệt là của chính giáo dân giáo phận Vinh, chúng tôi cũng rất mong Tòa Giám Mục Vinh sẽ đưa vấn đề này ra trước ánh sáng công lý sau khi các nạn nhân của Tam Tòa bình phục..

Thiết tưởng nhân vụ Tam tòa Giáo hội cần “làm chứng cho sự thật” giúp xã hội giải quyết dứt điểm vấn nạn ‘quần chúng tự phát’ mà hiện nay ai cũng biết, thực chất nó chính là thứ ‘thông điệp’ âm thầm lặng lẽ nhưng rất đáng sợ của Csvn gởi đến tất cả những lai quan tâm đến vận mạng đất nước và dân tộc, rằng: “Cái gọi là ‘chính quyền nhân dân’ nay đã được “đổi mới” thành băng đảng mafia chính hiệu. Với người dân sự thay đổi này ra sẽ sao là tùy vào nhận thức, cách nhìn của từng người. Ai xem họ là ‘chính quyền nhân dân’ thì sẽ được đối xử bằng bản hiến pháp 1992 (tất nhiên là với đầy rẫy lạc hậu, bất công và dối trá), còn nếu ai không xem họ là nhà nước hợp pháp nữa thì họ cũng đã có luật giang hồ để đối phó lại” .

Thế thôi, chứ chẳng hề có cái quần chúng hay dân chúng nào dám tự phát trong một xã hội công an trị như VN hiện nay.

(Saigòn ngày 6/8/2009)
 
Công văn của chính quyền Quảng Bình cấm dự lễ và tài liệu của ''quần chúng'' hăm dọa nếu giáo dân đến Tam Tòa
CTV Đồng Hới
18:41 06/08/2009


 
Văn Hóa
Tàn phá dung nhan
Nguyễn Trung Tây, SVD
01:21 06/08/2009

Tàn phá dung nhan

Bóng thời gian, Ảnh NTTây


Ông Tư Dì Tư là một cặp vợ chồng định cư tại Little Saigon từ sau những ngày năm 75. Dì Tư tham gia Hội Legio ở giáo xứ Việt Nam tại Quận Cam. Ta nói ông Tư hồi xưa học trường Tây, răng bịt vàng, tóc chải láng o vuốt ngược, người trong thôn gọi cậu Tư Cường, con trai độc nhất của điền chủ Bạc Liêu, người của mấy tổng gọi ông Chủ Hào...

Dì Tư hỏi chồng,

— Ông mần chi mà tui thấy ông cứ loay hoay đi ra đi vô trong toilet, rồi lại đứng hằng giờ ở trỏng săm soi trước cái kiếng? Bộ ông đau bụng hả? Có cần uống thuốc hay không? Hay là để tui cạo gió cho. Trời lóng nầy nắng đổ lửa như than hầm, dễ bị Tào Tháo rượt lắm đó nghen.

Ông Tư bông lơn,

— Tui hổng có sao. Bà đừng có lo. Tui là người tốt cho nên bụng cũng tốt theo à. Ta nói Tào Tháo có muốn rượt, sợ cũng khó lắm. Bà còn nhớ năm ngoái lúc hai vợ chồng mình về Việt Nam thăm họ hàng hay không.

— Ờ nhớ.

— Tình thiệt mà nói trước khi lên phi cơ, tui cũng hơi ngần ngại, bởi nghe nói nhiều người về bển uống nước rồi bị Tào Tháo rượt. Nhưng mới bước được mấy bước trên đường làng á, thì ta nói thiệt tình… Gần ba mươi năm trời không gặp được bà con chòm xóm, giờ tự dưng gặp lại biết bao nhiêu người, tui vui quá xá à. Cho nên sang tới ngày thứ hai cái là tui bắt đầu sa đà, gặp thịt chó ăn thịt chó, đụng nước mía uống nước mía. Nhưng hên ông trời cho tui cái bụng tốt. Gần ba mươi năm xa nhà, giờ về Việt Nam ăn thịt chó nướng vỉ ngay bên lề đường đó, uống nước mía xay ngoài chợ sáng trưa chiều tối đủ bốn cữ mà vẫn tỉnh bơ như không!

— Hứ, ông đừng tưởng ông ngon! Tại chưa tới lúc Tào Tháo mở sổ gọi tên ông ấy. Ông đừng có quên cái hồi tui mới sanh thằng Hai xong, chiều hôm đó ông sa đà nhậu nhẹt thịt chó với lòng heo chấm mắm tôm. Lết về được tới nhà, ông thượng thổ hạ tả. Thiệt tình bữa đó ông hành tui gần chết luôn…

Ông Tư cụt hứng,

— Bà! Nói chuyện nghe mắc cười quá à…

Ngồi xuống ghế, ông Tư vô đề,

— Bà biết hông? Mới lúc nãy coi TV, tui thấy người ta nói có cái bà người Pháp được bác sĩ thẩm mỹ sửa cho lại cái mặt...

Dì Tư khịt mũi,

— Hứ, mần chi mà phải mò tới viện thẩm mỹ sửa da sửa mặt. Bà này nhiêu tuổi rồi? Dư tiền bạc quá mà...

— Bà, chưa chi đã nghĩ xấu cho người ta à. Đây nè, cái bà này bị chó cắn cái mặt nát bấy như tương vậy đó... Nhưng cũng còn hên cho bả, bởi gặp được bác sĩ thẩm mỹ rành nghề, cho nên khuôn mặt của bả trở lại gần như bình thường nguyên vẹn vậy đó.

Ông Tư tâm sự,

— Thấy chuyện người tui lại nhớ tới chuyện mình.

— Chuyện người thì tui hiểu. Còn chuyện mình là chuyện gì?

— Bộ bà không thấy vợ chồng mình sống tới tuổi này, nhìn miết ở trong gương, tui thấy tóc muối nhiều hơn tiêu. Cho nên tui thấy càng sống lâu càng thêm cơ hội khiến khuôn mặt biến dạng. Tôi thấy ở trên đời này chỉ có mình Chúa Giêsu là còn nguyên vẹn, trắng tinh vẫn là trắng tinh như tuyết, trước sau khuôn mặt của Chúa không hề thay đổi à nghen.

— Ông nói chiện! Chúa mà! Ông còn nhớ cái tuồng Chúa biến hình ở trên núi Tabo hay không?

— Bà! Sao lại có cái vụ tuồng tích ở đây. Bài Phúc Âm Chúa Biến Hình mà bà làm như là tuồng Võ Tòng Đả Hổ hay là Tiếng Trống Mê Linh không bằng.

— (Cười, cười) Ừ, ừ, thì bài Phúc Âm… Tôi nhớ hồi còn nhỏ đó ông, nghe dì phước dậy nếu mình chịu khó siêng năng đi lễ Misa, lần chuỗi Mân Côi, ngoan ngoãn với tía má thì áo rửa tội của mình lúc nào cũng trắng tinh như là áo Chúa Giêsu lúc Ngài biến hình trên núi vậy đó. Ông biết không, nghe vậy tui khoái quá, tui te te đi lễ Misa ngày hai bận. Sáng tinh mơ, chuông nhà thờ vừa đổ là tui lục đục ngồi dậy đi lễ với tía má. Còn chiều đó nghen, tui hấp tấp nấu cơm cho lè lẹ để còn kịp đi lễ. Còn tối khuya, nhiều khi tui còn nhắc nhở tía má lần chuỗi Mân Côi đó ông. Trời ơi, hồi đó tía má cứ nói mai rày lớn lên con nhỏ này sẽ đi tu cho mà coi. Nghe nói vậy, tui cũng khoái tê tê trong bụng, tui tính đi tu thiệt tình đó ông…

— Nè, bà đừng có đổ ngang là tại bà lậm tui cho nên mất đi cơ hội làm dì phước đó nghen…

Dì Tư mặt đỏ tuồng như người nhai trầu thuốc,

— Á! Ông quỷ đa! Nói năng lảm nhảm không à.

Ông Tư bập bập hơi thuốc,

— Bà làm tui nhớ chuyện ông họa sĩ vẽ tranh Bữa Tiệc Ly đó.

— Chuyện làm sao?

— Thì ổng họa sĩ chọn vẽ người đầu tiên là Chúa Giêsu. Người làm mẫu cho Chúa Giêsu, ông ấy nghĩ phải kiếm cho ra người có khuôn mặt nhân hậu nè, từ bi nè. Chỉ trong vòng một thời gian, ổng ấy đã kiếm ra người mẫu cho Chúa Giêsu. Rồi sau đó, ổng lại đi kiếm mười một người mẫu khác cho mười một vị tông đồ. Sau cùng, ổng mới đi kiếm người mẫu cho Giuđa, là một người mà theo như ổng là phải có cái khuôn mặt nham hiểm bất lương. Nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian ông họa sĩ mới kiếm ra được người mẫu cho Giuđa đang ngồi ăn xin ở chợ. Thì mang ông ăn mày về nhà, chỉ vô bức tranh, ông họa sĩ giải thích cho người ăn mày biết công trình ông đang thực hiện. Thì thiệt là bất ngờ…

— Sao?

— Thì khi nhìn thấy Chúa Giêsu trong bức tranh, người ăn mày bật khóc, và nói, “Ông biết sao không? Người mẫu cho Chúa Giêsu trong bức tranh chính là tôi đây nè”.

— Í chèng ơi! Nghe ông kể chiện mà tự nhiên tui rùng mình ớn lạnh luôn đó ông. Tự dưng cũng muốn đi soi kiếng coi khuôn mặt mình đã biến đổi tới đâu… Mà lạ hén. Người ta nói, “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nhưng mà tui không hiểu sao người ta lại biến đổi, mất đi cái tính bổn thiện vậy hả ông?

— Thì cũng có nhiều lý do. Nhưng tôi nghĩ cũng tại cái môi trường nơi mình sống thôi. Bà còn nhớ ông bà mình hay nói, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”,

— Ừ…

— Hay là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay không?

— Nhớ…

— Cái mặt đang tròn phúc hậu như cô Thúy Vân mà đưa vào cái ống tre ở riết thì cũng biến dạng dài thoòng. Tôi mà cứ giỡn với mực, có ngày mực đổ vấy áo hóa ra đen thui à. Cho nên tôi nhớ chuyện kể Tể Tướng Án Anh nước Tề có lần ổng công du nước Sở. Muốn làm bỉ mặt nước Tề và Án Anh, vua Sở mới bày kế, trong khi nhà vua và Án Anh đang đàm đạo, từ bên ngoài quân lính mang vô một người thanh niên mặc quần áo nước Tề, tay chân bị xiềng xích. Vua Sở mới hỏi quân lính, “Người đó tội chi mà bị xiềng xích như vậy?”. Quân lính mới thưa, “Tâu bệ hạ, người này nguyên gốc dân nước Tề, nay bị bắt vì tội ăn cắp”. Vua Sở mới quay sang hỏi Án Anh, “Bộ nước Tề có nhiều người ăn cắp lắm hay sao?”. Nghe vua nói, Án Anh mặt không biến sắc, nhưng điềm tĩnh trả lời, “Thần nghe nói quất Giang Nam nguyên thủy quất ngọt. Nhưng khi mang qua trồng bên đất Giang Bắc, quất ngọt hóa ra quất chua. Nay anh chàng thanh niên này nguyên thủy người nước Tề, ở bên nước Tề, sống một đời lương thiện cho tới khi dọn nhà qua bên đất Sở sinh sống, khi đó lại hóa ra quân trộm đạo bất lương”. Vua Sở nghe nói vậy, giận tím mặt, vẫy tay cho quân sĩ kéo người thanh niên ra ngoài…

— Chà chà, cái ông Án Anh này thiệt là lanh lợi đa, ông ha. Trả lời như vậy thì còn ai nói cho lợi với ổng. Người xưa ta nói sao mà lợi khẩu quá hén, ông…

Ông Tư bàn thêm,

— Nơi chốn mình ở chỉ là một thôi. Nguyên nhân thứ hai khiến người ta mất đi cái tính bổn thiện thì lại có liên quan tới những cái chọn lựa trong đời sống hằng ngày…

Dì Tư nóng nảy,

— Sao? Sao? Vậy là làm sao? Cái này ông phải nói thêm rồi đa.

Ông Tư chậm rãi,

— Bà còn nhớ câu chuyện bà Evà ăn trái cấm hay không?

— Chuyện đó thì ai còn lạ gì. Nhưng mà ông lôi chuyện bà Evà vào trong đây để làm cái gì?

Ông Tư trợn mắt,

— Để làm cái gì? Bà nói nghe thấy mắc cười à. Bộ bà không thấy rõ ràng là bà Evà có cái chọn lựa hay sao? Hoặc ăn hoặc không ăn. Nhưng mà cuối cùng, bả ấy cũng chọn, một cái chọn lựa khờ dài, và bởi cái chọn lựa khờ dại này, mà hai vợ chồng mất đi khuôn mặt thiên đàng. Tệ hơn nữa, từ cái chọn lựa nghèo nàn của bà Evà, trần gian mới nảy sinh ra khuôn mặt hung thủ Cain và khuôn mặt nạn nhân Abel, nối tiếp theo sau là những khuôn mặt xác chết nổi lềnh bềnh trên dòng nước Đại Hồng Thủy. Đó, bà thấy chưa?

Dì Tư rạng ngời nét mặt,

— Thôi, tui hiểu rồi. Tui nhớ đâu có lần tụi tui thắc mắc hỏi cha linh hướng Hội Legio về sự khác nhau giữa tội nhẹ với tội nặng. Có người còn hỏi, “Ơ, thưa cha, nếu khai thuế hơi quá tay một chút, rồi lấy số tiền đó gửi về cho các trại mồ côi ở bên Việt Nam, làm như vậy có được hay không?”.

— Rồi cha linh hướng nói làm sao?

— Ờ, tui nhớ đâu ổng nói in đâu như là, “Nếu cứ sống với những cái chọn lựa nghèo nàn, chẳng mấy chốc từ người làm mẫu cho Chúa Giêsu, mình sẽ trở thành người mẫu tuyệt vời cho Giuđa”. Đúng rồi đó…

— Thì đấy, vậy là bà hiểu chuyện rồi đó. Bây giờ bà còn tưởng tui bị Tào Tháo rượt nữa hay không?

www.nguyentrungtay.com
 
Xuống đường
lykhách
03:35 06/08/2009
Từ thôn quê chị dẫn mẹ cùng em về thành phố
Một góc đường ngồi chồm hổm, chẳng đả đảo tung hô
Giữa nắng nóng, bụi xe hình ảnh mẹ là hiện thân cơ khổ
Giơ tấm giấy chữ viết tay ngoằng nghèo “Xin nhà nước cứu xét cho!”

Ở thành thị người ta chỉ bán mua mẹ ạ
Chẳng có gì là “xin-cho” miễn phí cả
Ngay cả nhân đạo cũng phải cần trả giá
Tình nghĩa đồng bào thời bây giờ đã là chuyện rất xa!

Mẹ thấy không bên đường ngợp dòng xe chạy
Kẻ còn chút quan tâm dừng chậm rồi đi ngay
Còn sau cửa kiếng bên kia đường trong cao ốc ấy
Chắc mát máy lạnh ngồi, cán bộ chẳng biết mảy may!

Mà có biết thì cũng như không biết
Bởi lương tâm cùng lỗ tai mù điếc cả rồi
Giữa thời này mà mẹ tìm được một kẻ biết “vì người”
Cũng khó lắm, khó như khốn khổ cảnh đời mẹ muốn thoát!

Tội nghiệp mẹ chỉ còn một mảnh đất
Có to tát gì chút sản nghiệp chiu chắt cần lao
Bây giờ mất rồi đời mẹ sẽ về đâu?
Sống hơn nửa kiếp đến tóc bạc đầu vẫn khổ!

Sáng giờ mẹ đã ăn gì chưa?
Có mang vắt cơm theo đỡ đói giấc trưa?
Ở thị thành cái gì cũng đắt đỏ
Mẹ tiền đâu mà trả nổi dù ba thứ ế thừa?!

Rồi tối nay mẹ sẽ về lại thôn làng
Hay ở thị thành tìm bờ bụi ngủ lang?
Ôi con thương những bà mẹ Việt Nam quá
Phải gánh chịu trường kỳ thời chinh chiến, thời mở mang!

Con thấy mẹ con trong hình ảnh mẹ
Một bà già ngồi giữa góc phố xác xơ
Chân không dép, mắt nhìn xa xăm thế hệ
Đầy ắp lao lung chỉ biết mong ngóng đợi chờ!

Chắc mẹ nhớ sau vườn nhà cây trái
Chút hoa màu cho xanh chút cải, chút rau
Nhớ ruộng đồng những nơi cuốc bẩm cày sâu
Giờ mất hết chẳng còn đâu mà đất cát!

Chị ngồi cạnh mẹ mà hồn như thất lạc
Mắt cũng xa xôi, thân gầy rạc thanh xuân
Chẳng biết đời chị có yêu, hay được ai yêu lấy một lần
Khi tuổi thanh xuân dần dần phụ bạc chị?

Đời của mẹ cũng sẽ là đời của chị?
Cũng sẽ lao lung cũng biết chỉ nhọc nhằn
Có những kiếp đời nhung lụa trải dưới chân
Có những kiếp sống chưa một lần hạnh phúc!

Sẽ về đâu hỡi người chị Việt-Nam thổn thức
Cũng một kiếp người sao cùng cực quá chị ơi
Đôi bàn tay chẳng xây nổi cuộc đời
Khốn khổ quá giữa lòng người trơ đá

Mất ruộng vườn đôi bàn tay gieo mạ
Sẽ làm gì đây để nuôi mẹ nuôi em
Bán vé số chăng, hay đời sẽ nhận chìm
Tội nghiệp lắm một trái tim đầy khắc khoải

Níu tay mẹ em ngồi lâu chắc mỏi
Mặt buồn hiu chắc là đói phải không em?
Ôi tuổi thơ chẳng có chút êm đềm
Theo mẹ, chị xuống đường tìm…công lý

Đáng lẽ ra em phải được đến trường chăm chỉ
Phấn trắng, bảng đen thầy cô giáo, bạn bè
Học trường lớp mới may ra thoát cảnh đời phi lý
Học ở trường đời chỉ đầy rẫy những u mê!

Tuổi thơ của em quá nhọc nhằn
Ngay cả đôi dép cũng rách nát dưới chân
Chắc quà bánh ngon hoặc là áo mới
Từ bé đến nay chưa được thử một lần?

Anh sẽ nói gì với em, anh cũng là người lớn
Người Việt-Nam đầy khốn đốn như em
Tuổi thơ của anh nghe bom đạn nổ quen
Giờ lưu lạc sót còn mấy nỗi niềm biệt xứ!

Cuộc đời khiến tuổi thơ của em đầy tư lự
Những nụ cười nở rất hiếm trên môi
Biết làm sao em, ai cũng chỉ có một cuộc đời
Sống thì sống, thế thôi, nhiều khi phải ráng sống!

Ôi những hình ảnh của những kiếp đời vô vọng
Làm chùng hồn một kẻ sống lưu vong
Đất nước tôi là hình ảnh muôn lạc lõng
Của trống vắng tình người, của bất hạnh, bất công!

Mấy ngàn năm văn minh chỉ có thế
Máu chưa kịp khô đã nghe lệ theo chân
Trí thức ươn hèn, chủ nghĩa bất nhân
Vẫn không đổi, tận cùng dân đen vẫn đầy cơ khổ!

Đồng bào ơi hãy để lòng xuống đường
Ta đi gọi dậy mấy niềm thương
Đã ngủ suốt miên trường quên độ lượng
Chỉ còn nghe hồ hỡi những bất lương!

Hãy thức giấc hỡi Việt-Nam thức giấc
Khơi lại nụ cười mất mác những tuổi thơ
Gửi trả lại chị thơm tho chút yêu dấu đợi chờ
Trả cho mẹ mảnh đất nương nhờ từ ông bà tiên tổ!

XUỐNG ĐƯỜNG!
Xuống đường có nghĩa là lên đường
Là hô hào một nghĩa sống yêu thương
Là đạp đổ bất công, là réo gào công lý
Là kêu gọi sống người vì người,
là người cùng người gìn giữ trọn vẹn mảnh đất quê hương!
Đồng bào ơi hãy LÊN ĐƯỜNG - XUỐNG ĐƯỜNG!