Ngày 05-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Hiển Dung
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:51 05/08/2013
CHÚA HIỂN DUNG

Tin mừng Nhất Lãm tường thuật lời loan báo về cuộc tử nạn. Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi lên Giêrusalem, dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy” (Mt, 17-19).

Theo tin mừng Luca và Marcô thì các môn đệ không hiểu và sợ hãi khi nghe Thầy loan báo về cuộc thương khó. “Nhưng các ông không hiểu gì cả;đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18,34); “Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10,32).

Vì không hiểu nên sợ. Sợ nên không muốn đi. Phêrô kéo riêng Chúa ra mà ngăn cản và trách móc nên bị Chúa mắng cho là satan.

Chúa đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn.

Tôi được diễm phúc lên Núi Tabor. Từ khách sạn ở Nazareth xe đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây ôliu, vườn chuối, vườn cam xanh tươi ngút mắt. Tabor là ngọn núi rất đẹp, nó đưa mình lên êm ả từ một cánh đồng cỏ xanh. Xe buýt chỉ đến chân núi, sau đó phải đổi xe chuyên leo núi. Lên dốc cao, đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường Đèo Ngoạn Mục. Trời thật lạnh khoảng 40c, gió thổi rét buốt trên đỉnh có độ cao 600m làm ai nấy run lên vì lạnh. Núi Tabor có một ngoại hình rất cân đối. Núi mọc lên giữa cánh đồng như một bàn thờ giữa trời đất, giống như lễ đàn của các bộ lạc để tế thần minh. Lúc Chúa Giêsu đem ba môn đệ yêu quý lên đây, không gian phải rất im vắng. Chỉ có gió vi vu và mây nắng với rừng cây thắm một màu xanh hùng vĩ.

Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môisê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ. Từ đỉnh núi, nhìn về hướng nam là làng Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống, nơi đây Chúa cho con trai bà goá sống lại. Nazareth, một thị trấn sầm uất về hướng tây và Biển hồ Galilê mênh mang phía đông. Tabor, ngọn núi thiêng tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi đều gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Bên ngoài, phía trái Nhà thờ vẫn còn dấu vết tường đá tu viện các cha dòng Bênêđictô một thời Trung cổ huy hoàng.

Theo sử gia Josephus thì nhóm Nhiệt Thành (Zelot) đã chiến đấu với quân Roma tại đây vào năm 66tcn. Năm 1634 các thầy Phanxicô mới dành lại được ngọn núi này từ tay quân Thổ. Nhưng mãi gần 300 năm sau mới xây đựơc Nhà thờ. Nhà Thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Mặt tiền nhà thờ đựơc kiến trúc nổi bật với hai ngọn tháp vuông cao vút. Bên trong hai ngọn tháp này là hai nguyện đường nhỏ kính tổ phụ Môisen và Êlia. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật mosaic phía trên bàn thờ vòm cung thánh. Chúa biến hình trong hào quang rực sáng. Hai bên có Môisen trên núi Sinai và Êlia trên núi Carmel. Phía dưới là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê.

Tường thuật biến cố biến hình, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Và khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt, thì Chúa Giêsu cũng hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho cảm nếm một chút Thiên đàng. Các ông đã tưởng là Thiên Đàng nên Phêrô xin làm ba lều để an nhàn trên núi cao, ngũ yên trong hào quang, quên đi các bạn và các cuộc truyền giáo dưới chân núi. Các ông không biết rằng Thầy Giêsu chỉ lên đỉnh Tabor trong chốt lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá bước vào cuộc thương khó. Hai đỉnh núi Tabor và Calvariô không xa nhau lắm về mặt địa lý, nhưng lại là con đường vạn lý. Chúa Giêsu đã nối kết hai đỉnh núi bằng con đường tình yêu cứu độ.

Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt. Nó trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố ấy vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.

Câu chuyện Chúa Biến hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994. Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu. Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19),hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27) sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa Biến hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (Số 14;40).Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18),hoạ lại nếp sống của Ngài, đời tận hiến tiến tới chỗ “ Lắng nghe tiếng Chúa, ở kề bên Chúa”,”Đồng hoá hiện thân” ( số 16) với Ngài. Ngoài việc hoạ lại nếp sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô, đời thánh hiến còn diễn tả mầu nhiệm Thập giá và Phục sinh của Ngài nữa (số 23-24). Đức Kitô cần phải qua núi Calvariô để vào vinh quang thiên quốc.Trước đây, đời tu trì quen được ví với việc khắc kỷ tu thân, vác thập giá để đi theo Chúa. Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn của truyền thống Latinh; còn truyền thống Đông phương thì muốn nêu bật sự biến dạng đổi hình từ con người phàm tục sang con người thần thiêng khi đi theo Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã kết hợp cả hai cái nhìn về đời tu trong quang cảnh Chúa Biến hình: chủ đề thập giá và vinh quang gắn liền với nhau trong mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô. Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo Hội,phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và là một kho báu mà Giáo Hội trân trọng giữ gìn.

Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”.

Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta. “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).

“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.

Chúa Kitô biến hình một khoảnh khắc thoáng qua. Cuộc biến hình trọn vẹn qua mầu nhiệm Phục sinh, đây là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của những người theo Chúa. Hãy để hồng ân của Chúa chiếu rực trong cuộc đời của chúng ta ngỏ hầu nhân loại thấy chúng ta biến hình, nghĩa là có thể thấy Chúa Kitô nơi khuôn mặt và đời sống chúng ta.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

 
My Seven-Minute-Homily, 19th Sunday in Ordinary Time year C, August 11th 2013
Father Great Rice
08:53 05/08/2013
My Seven-Minute-Homily, 19th Sunday in Ordinary Time year C, August 11th 2013

Nineteenth Sunday in Ordinary Time, Year C

Book of Wisdom 18. 6-9; Letter of St. Paul to the Hebrews 11.1-2.8-19

and Gospel of St. Luke 12. 32-48

Today we have very much a continuation of the message from last week’s Readings, the Eighteenth Sunday in Ordinary Time. If you remember, it was about the things of this world passing away. Jesus often told his disciples not to be afraid. In today’s readings he tells them not to be hoarders either. Trust in God and do not be afraid. Instead of storing things up on earth and hoarding for a better day, let God take care of that, and concern yourselves with the future in heaven. If you have to hoard, hoard your good deeds and collect as many of them as you can so that you can use them in the final judgment when we head toward what Paul calls today the “better country… the heavenly one.”

Message of this Sunday’s Readings is to let Jesus takes care of the present first. For the present get rid of your possessions and make gifts to the poor. Let God worry about what will happen tomorrow. Then, look to the future. Act in a way that prepares you for the kingdom. Evaluate what you do by thinking whether or not the Master would like it if he returned and saw you doing it. Just as in the first reading today God has prepared the Hebrews for their future: “the night of the deliverance from Egypt was made known beforehand to our ancestors, so that they might rejoice….” Knowing that God would be true to his word, that he would deliver them, he would lead them to a Promised Land, allowed the Hebrew people to live in joy even when the present was difficult.

Similarly, Jesus promises the kingdom of heaven and wants his followers to be joyful, because he is true to his word and it will happen in the future. And as we know, that final goal is the kingdom of heaven. In Luke’s Gospel this is one of the eschatological sections, this means writing about the end of the world. Early Christians were very concerned about the end times, much more than we seem to be today, though it might be similar to the groups that today are worrying about the impending end of the world that someone predicted for 2012. When Jesus didn’t come right away, and people started to die off, the early Church began to see that it had also to concentrate on what to do while you were waiting for the Second Coming, and so there was more emphasis on behavior and Christ’s message of loving one’s neighbor.

What can all of this mean for us today, this week? Following the Gospel will bring you both freedom and joy. Christ promises us this. But to follow the Good News there is a price. Yes we have to give up those things that pull our hearts and minds away from God. Possessions, the inclination to abuse any power we might have, our reliance on having enough time to turn things around before the end comes. In our world today there is still the inequity between the rich and the poor. Jesus has not yet come again. We still have time to right this in our own world, in our own neighborhood. We need to find ways to be good stewards of the world and the possessions given to us. We still need to create a reflection of the kingdom of heaven on earth. And it starts with each one of us. If Jesus should return tomorrow, will we have done all we could to put into practice his message? Yes, we should be ready to answer “yes, I am here!” for his call and for his return. And this is the challenge of the Good News today.

We are called to do our assigned tasks as best we can, and also continue to be compassionate, becoming a neighbor to anyone in need, especially elderly parents. This is what the gospel servant is doing, all that is expected of him in his particular assigned function. When the Lord returns, he wants to find his servants busy to achieve their assigned duties without grumbling, and without abusing anyone or anything, and having a special care for those in need.

Being watchful for the Master’s return is simply a matter of a loving daily routine. This includes regular daily prayer; growth in knowledge of spiritual and moral truths; a fundamental care for those in need, especially family members; and a hopeful expectation about the Master’s arrival. If we are not watchful, if we are lax in fulfilling our daily tasks and do not take precautions to know what is morally right and live accordingly, then the thief will find an easy entrance into our hearts and not only steal our real treasure, but leave behind a life in shambles. The battle and victory over the evil thief who would try to lead us away from our responsibilities becomes possible only through prayer. The Holy Spirit constantly seeks to awaken us to keep watch, to do what we are called to do with love.

This summer seems to be a bad one for some regions in North America. Some people died because of too much heat. In the city of Calgary in Canada, flood was spread up all over many parts of the city….People complain and complain! For me, I can see it by spiritual insight: God doesn’t hate or punish us as his children, but as parents, God can use different things to educate us. Don’t trust in material things. They come and go one day. God is the only one we should trust. Glory of God is the only one thing we should work for. It lasts forever!

Oremus: O Lord Jesus, thank you for teaching us of readiness and be watchful. We might be ready by keeping daily prayer, by attending Sunday Mass, by receiving Communion, confession and by doing charity. Make us to remember these things in our busy life. Amen.

Father Great Rice
 
Đức Tin
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
17:24 05/08/2013
ĐỨC TIN (CN 19 QN.C)

(Kn 18, 6-9; Dt 11, 1-2, 8-19; Lc 12, 32-48)

Dòng dõi của tổ phụ Abraham đã thừa hưởng gia bảo quí báu là đức tin. Tuy phải đối diện với muôn vàn gian khó và chung đụng với nhiều tôn giáo thờ các thần ngoại, con cháu của tổ phụ Abraham tiếp tục đặt niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất. Họ đã trung thành với truyền thống của cha ông. Họ là nhóm nồng cốt lưu truyền cho các thế hệ sứ mệnh đã được trao ban cho các tổ phụ. Họ là những người công chính cầm cân nẩy mực giúp cho đoàn dân qui hướng về Thiên Chúa. Sách Khôn Ngoan ghi nhận: Vì những con cái thánh thiện của các tổ phụ tốt lành đã lén lút tế lễ và đồng tâm thiết lập luật thánh thiện, ấn định rằng những người công chính sẽ đồng hưởng vinh nhục, may rủi đều nhau; như vậy là họ đã xướng lên trước bài ca tụng của các tổ phụ (Kn 18,9). Số còn sót lại của dòng dõi Abraham đã trải qua vinh nhục và sướng khổ để hoàn thành sứ mệnh.

Lịch sử Ơn Cứu Độ là một cuộc lữ hành trong đức tin. Thơ gởi tín hữu Do-thái đã nhấn mạnh: Anh em thân mến, đức tin là cốt yếu những thực tại người ta mong đợi, là bằng chứng điều bí ẩn. Vì nhờ đức tin mà các tiền nhân đã nhận được bằng chứng tốt (Dt 11, 1-2). Qua đức tin, các cha ông đã tiến đi trong sự phó thác và sự quan phòng của Thiên Chúa. Các ngài sống chết trong niềm tin, dù chưa hề chứng kiến các sự kiện xuất hiện. Bước đi trong niềm tin, chứ không phải đi trong cảnh nhãn tiền. Từ lời hứa ban ơn cứu độ với Adong và Evà, qua các tổ phụ Noe, Abraham, Isaac, Jocob, Giuse và Môisen… Thiên Chúa luôn đồng hành và dẫn dắt lịch sử cứu độ. Thiên Chúa luôn trung tín với lời đã hứa. Các Tổ Phụ đã luôn đặt niềm tin nơi Chúa: Chính trong đức tin mà tất cả những kẻ ấy đã chết trước khi nhận lãnh điều đã hứa, nhưng được nhìn thấy và đón chào từ đàng xa, đồng thời thú nhận rằng mình là lữ khách trên mặt đất (Dt 11, 13).

Bài Phúc Âm, Chúa Giêsu tiếp tục giảng về của cải Nước Trời. Hãy dùng tiền bạc và của cải hay hư nát mà đổi lấy kho tàng trên trời. Lữ hành trần thế nhưng mắt của chúng ta hướng về trời cao. Mỗi người chúng ta có một định mệnh riêng. Khởi đi từ dưới đất tạm thời và sẽ kết thúc nơi vĩnh hằng. Nơi đó có thể là nơi hằng sống ở thiên đàng hoặc nơi bị đầy ải khổ đau. Muốn gặt hái những hoa qủa tốt lành, chúng ta phải chăm sóc gieo hạt cẩn thận. Hoa trái an lạc không phải tự nhiên hay ngẫu nhiên mà kết thành. Muốn hưởng hạnh phúc quê thật, chúng ta phải làm việc lành phúc đức và tích trữ những của cải không hư nát. Chúa Giêsu dạy rằng: Các con hãy bán những của các con có mà bố thí. Hãy sắm cho các con những túi không hư nát, và kho tàng không hao mòn trên trời, là nơi trộm cướp không lai vãng và mối mọt không làm hư nát (Lc 12, 33).

Truyện kể: Bà lão ăn mày tên là Mary. Bà ta quanh năm vất vả rảo qua các lối ngõ ăn xin. Không kể mùa Đông băng giá, bà chỉ mặc manh áo sờn rách. Bà van xin kể lể cảnh túng cực. Bà kiên tâm xin người qua kẻ lại thương tình bố thí. Tối đến bà trở về lều gỗ. Bà ăn uống đơn sơ. Vì qúa kham khổ nên bị bệnh và chết. Nhà chức trách thuộc Sở Vệ sinh tìm đến nơi. Vào căn lều nhỏ, thấy bà đã chết nhưng tay vẫn chỉ vào một góc nhà. Họ đã đào bới và tìm thấy cái hộp, có 127,000 đô. Thật là món tiền khổng lồ nhưng vô ích cho chủ nhân.

Vì kho tàng các con ở đâu, thì lòng các con cũng ở đó (Lc 12, 34). Đúng thế, tiền nối liền khúc ruột. Tiền bạc rất cần cho cuộc sống nơi dương thế, nhưng tiền bạc không là cùng đích. Của cải tiền bạc như con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại hạnh phúc và cũng có thể hủy phá niềm vui hoan lạc cuộc sống. Tiền bạc là phương tiện tốt giúp tìm được hạnh phúc thật, nếu chúng ta dùng tiền bạc như một tên đầy tớ hữu dụng. Chúa Giêsu đã nhắc nhở rằng kho tàng ở đâu thì lòng ở đó. Khi lòng chúng ta mải mê với của cải trần đời, tâm hồn cũng bị hoen ố lây. Thường tình, ai trong chúng ta cũng mến chuộng tiền bạc. Tiền giúp chúng ta tránh khỏi cảnh lầm than thiếu thốn, nhưng tiền không là tất cả. Có tiền, chúng ta có thể mua được nhà, được xe và các phương tiện đồ dùng nhưng chưa chắc đã mua được sức khỏe, tri thức, tình yêu và hạnh phúc. Chúng ta nên cẩn thận về cách kiếm tiền, tiêu tiền và dùng tiền để sinh hoa qủa an vui và hạnh phúc cuộc đời.

Có người quan niệm rằng tiền là tiên, là Phật, là sức bật của tuổi trẻ… Vì lợi nhuận của đồng tiền đã kéo lôi nhiều tâm hồn vào con đường lầm. Có người nghĩ rằng dối gian gạt người khác và gạt các nhân viên chính quyền thì không phải là sự gian dối. Chủ trương là miễn làm sao đạt được mục đích riêng tư, lợi ích cho bản thân và gia đình. Có trường hợp làm giấy hôn thú giả và cưới giả để lấy một món tiền. Hai bên đều có lợi. Bất chấp tiếng nói lương tâm hay lỗi phạm các giới răn của Chúa. Có nhiều tín hữu bên ngoài có vẻ sùng đạo cũng đã vào hùa với nhau để làm chứng dối cho nhau.

Như trường hợp: Một người đã có gia đình, vợ và con cái đang ở quê nhà. Ông sang Hoa Kỳ đi du lịch, Visa đã gần hết hạn và muốn được ở lại Hoa Kỳ. Qua mai mối, ông âm thầm ly dị vợ và làm giấy hôn thú với một người Công Giáo khác. Có chứng minh hình ảnh và nhân chứng thật rõ ràng. Khổ nỗi, các nhân chứng qúa thật, dàn cảnh có linh mục và bạn bè cùng chụp hình chung làm bằng chứng để phỏng vấn. Tổ chức đám cưới giả để qua mắt chính quyền. Người được việc, kẻ được tiền và người mai mối thì vui vẻ thành công. Hả hê vì có bạn, có tiền và có kết qủa theo ý muốn. Đôi khi cậy vào danh Chúa để khoe rằng Chúa đã nhận lời cầu nguyện, cảm tạ ơn Chúa.

Khi còn đang sung sức mạnh khỏe, chúng ta cố gắng làm việc tốt. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi ngày đều có sự thay đổi và cuộc sống đời này thật mong manh. Sự sống, sự chết cận kề. Chúng ta không biết được việc gì sẽ xảy ra ngày mai. Chúa Giêsu cảnh báo: Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến (Lc 12, 40). Chẳng ai học được chữ ngờ. Cái gì cũng có thể xảy ra. Chúa mời gọi chúng ta luôn trong tư thế chuẩn bị. Chuẩn bị về mọi khía cạnh của cuộc sống. Sự chuẩn bị sẽ giúp chúng ta sống an bình và vui vẻ hơn. Không còn giận hờn ghen ghét. Không chôn giữ những sự báo thù trong lòng. Bỏ qua tha thứ cho nhau. Tạo bầu khí thân thiện. Giữ tâm hồn hồn thanh thản. Không mắc nợ nhau điều gì. Sống giao hòa cùng Thiên Chúa và anh chị em. Sống an vui tự tại và thanh thản. Nhắm chính hướng đi về cùng đích và nhận ra mục đích của cuộc đời. Khởi đi từ dưới, kết thúc nơi trời cao.

Chúa ban cho mỗi người một kho tàng riêng biệt, có kẻ hơn người kém. Mỗi người đều có bổn phận và trách nhiệm về những khả năng đã lãnh nhận. Dùng vốn liếng đúng nơi, đúng lúc và sinh hoa kết qủa đúng mùa. Chúng ta không cần phải so sánh số vốn liếng với người khác. Chúa cho ai nhiều thì sẽ đòi lại nhiều: Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn (Lc 12, 48). Tránh đi sự tự phụ và kiêu căng. Tất cả những gì chúng ta sở hữu đều là hồng ân Chúa ban. Nếu có khoe khoang, chúng ta hãy khoe về sự yếu đuối và bất toàn của mình. Sự thành công của chúng ta cũng lệ thuộc rất nhiều vào tha nhân. Hãy luôn nhớ rằng yêu tố của thành công là do thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Lạy Chúa, các Tổ Phụ xưa đã bước đi trong đêm tối của niềm tin. Các Ngài đã đi đến cùng đường và nêu gương đức tin kiên vững cho mọi thế hệ. Xin cho chúng con biết đặt niềm tin tưởng vào sự Chúa quan phòng. Chúng con sẽ được an nghỉ trong tình yêu của Chúa vì Chúa có lời ban sự sống đời đời.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:13 05/08/2013
CÂY BÚT THẦN CỦA THẦN NÚI
N2T

Liêm Quảng đi lên núi Thái Sơn hái cây thuốc, một cọng lá để làm thuốc cũng không có lại còn gặp mưa nữa, ông ta chỉ còn biết núp trong núi mà thôi.
Nửa đêm mưa tạnh, Liêm Quảng ủ ê lần mò trong bóng đêm đi xuống núi, đột nhiên có một người xuất hiện trước mặt ông ta. Liêm Quảng nói lý do mình đi lên núi hái thuốc, người lạ mặt ấy nói:
- “Hái không có thì dùng vẽ vậy.”
Người lạ ấy bèn lấy ra cây bút đưa cho Liêm Quảng, ông ta đi về nhà và làm theo lời người lạ ấy nói mà vẽ, ông ta vẽ cây thuốc nào thì cây thuốc ấy hiên ra trước mặt, từ đó về sau Liêm Quảng không còn phải đi lên núi hái thuốc nữa.
Về sau Liêm Quảng giúp cho quan huyện vẽ rất nhiều binh sĩ nên dẫn tới đại loạn, quan huyện bèn bắt Liêm Quảng nhốt trong ngục. Ở trong ngục, Liêm Quảng vẽ một con chim lớn mang ông ta bay lên núi Thái Sơn. Người lạ mặt nhìn thấy ông ta thì giận dữ nói:
- “Ta là thần núi, mau đem cây bút trả lại cho ta.”
“Vèo” một tiếng, Liêm Quảng thấy mình trở về trong ngục thất.
(Đường, Đại Đường ký sự)

Suy tư:
Ân sủng của Thiên Chúa ban cho mỗi người là để họ sử dụng vào việc có ích lợi cho mình cũng như giúp ích cho những người khác, nhưng nếu không dùng những ân sủng ấy cho đúng nơi đúng chỗ, thì tai họa khó lường được, mà tai họa lớn nhất là hình phạt đời đời trong hỏa ngục, bởi vì Thiên Chúa ban cho thì Ngài lấy lại là quyền của Ngài.
Thời nay không có bút thần của thần núi, nhưng những phát minh thần kỳ của khoa học so với bút thần thì kỳ diệu hơn, kỳ diệu đến mức có những người không còn tin vào Thiên Chúa toàn năng nữa, bởi vì họ nói khoa học có thể làm được mọi việc.
Cây “bút thần” của người Ki-tô hữu là đức tin mà Thiên Chúa đã ban cho họ, nhờ đức tin này mà họ sống yêu thương người, nhờ đức tin này mà họ nhận ra Thiên Chúa trong tha nhân, nhờ đức tin này mà họ biết tha thứ và thông cảm cho người khác, và nhờ đức tin này mà họ quyết tâm xây dựng một xã hội hòa bình công bằng và mọi người biết tôn trọng nhau trong sự thật.
Nhờ cây “bút thần” này mà người Ki-tô hữu tiếp nhận từ ân sủng này đến ân sủng khác của Thiên Chúa ban cho trong cuộc sống của họ.
----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 05/08/2013
Chương 46:

NÓI XẤU – GHEN GHÉT


“Anh em hãy từ bỏ mọi thứ gian ác, mọi điều xảo trá, giả hình và ghen tương cùng mọi lời nói xấu gièm pha.” (1 Pr 2, 1)

N2T

1. Nghĩ tới hành vi xấu xa của người khác là làm hoen ố tâm của mình; nói đến việc xấu của người khác là làm ô uế miệng của mình; lấy đồ vật bất minh của người khác là làm ô uế tay mình.

(Thánh Peter Chrysostom)
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Muốn được cứu độ: “hãy tỉnh thức”
Jos.Vinc. Ngọc Biển
20:05 05/08/2013
Muốn được cứu độ: “hãy tỉnh thức”


Ngày 21/07/2013 vừa qua, giới ca sĩ và những người hâm mộ ca nhạc đã cảm thấy bàng hoàng sau cái chết của chàng trai ca sĩ Wanbi Tuấn Anh. Nhiều người đã bày tỏ cảm xúc tiếc thương cho số phận xấu số của anh. Anh ra đi vĩnh viễn ở tuổi ươm mơ dệt mộng khi mới 26 tuổi đời.

Xa hơn một chút, trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 đã cướp đi sinh mạng của hơn 16.000 người. Không ai biết trước nên chẳng chuẩn bị gì. Khi sóng thần ập tới, nó quét sạch mọi sự, sau trận động đất đó, chỉ còn lại một đống đổ nát và hoang tàn.

Như vậy, sự sống sự chết của mình không ai biết trước được. Cái chết nó đến với bất cứ ai, vào bất cứ lứa tuổi nào. Vì thế, khi nhà thơ Nguyễn Khuyến nghĩ về thân phận mỏng manh của kiếp người, ông đã thốt lên: “Ôi nhân sinh là thế ấy! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao”.

Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy cho các môn đệ của mình bài học: “Hãy tỉnh thức! Hãy sẵn sàng”; hay nói cách khác, muốn được sống: hãy học cách chết.

1. Tỉnh thức, sẵn sàng là thái độ cần của người môn đệ

Nếu Chúa Nhật tuần trước, Đức Giêsu khiển trách nhà phú hộ giàu có là “đồ ngốc” vì ông ta đã cảm thấy an tâm và cậy dựa vào tiền bạc thái quá mà quên đi phần hồn của mình; đồng thời ông cũng không biết sử dụng tiền bạc bất chính để mua lấy Nước Trời, thì Chúa Nhật này, Đức Giêsu đi xa hơn để dạy cho các môn đệ bài học “sẵn sàng”; “tỉnh thức” để đón đợi Chúa đến trong ngày Quang Lâm.

Hãy “thắt lưng cho gọn”, là hình ảnh của những người trong tư thế sẵn sàng. Thật vậy, khi xưa, người Do Thái thường hay may áo với những tua dài, khi đi nhanh hoặc chạy, họ phải vận tua áo vào thắt lưng để cho gọn gàng, như thế khi di chuyển mới không bị vướng. Đức Giêsu bảo các môn đệ “thắt lưng cho gọn”, là Ngài muốn dạy các ông phải trong tư thế sẵn sàng, để khi cần hành động thì được thanh thoát, nhẹ nhàng, không bị vướng bận vào những chuyện phụ thuộc.

Còn hình ảnh “thắp đèn cho sẵn”, là hình ảnh của những người trong tư thế chuẩn bị. Họ phải chuẩn bị đèn, dầu, để khi cần phải thắp sáng lúc đêm khua là có ngay, tránh tình trạng đến nơi rồi mới đi tìm, e rằng quá trễ như 5 cô trinh nữ khờ dại.

Thật thế, ngày Chúa đến không ai biết. Ngài đến như kẻ trộm lúc đêm khua. Ngày đó chính là ngày chết của mỗi người. Vì thế, Đức Giêsu đã mời gọi “hãy tỉnh thức”; “hãy sẵn sàng” như người đầy tớ chuyên cần: "Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức”.

2. Thái độ tỉnh thức của mỗi người chúng ta

“Hãy thắt lưng”; “hãy cầm đèn trong tay” là thái độ sẵn sàng để đón Chúa đến của mỗi người chúng ta. Có một câu chuyện giả tưởng kể về một cuộc họp kín của hội đồng Satan, rất nhiều kế sách được đưa ra… nhưng đều bị bãi bỏ hết, chỉ có một ý kiến được tất cả hội đồng nhất trí, đó là sáng kiến của một Quỷ già. Quỷ này đưa ra một chiêu thức như sau: gấp gì, còn kịp chán, để gần chết rồi ăn năn trở lại, hãy sống vui đã! Thật thế, không ít người đã vấp phải cạm bẫy này. Họ vẫn cứ ăn chơi trác táng, cờ bạc, rượu chè, trai gái… vẫn sống bất chính, tham ô, bóc lột, thờ ơ trước nỗi khổ của anh em… họ viện vào lý do là mình còn trẻ, vẫn khỏe nên chưa thể chết được, vì thế, để đến khi về già mới hay, đâu có muộn! Thế nhưng trong thực tế đời thường, có biết bao người chết khi tuổi mới đang độ thanh xuân…Có những người chết vì thiên tai, tai nạn, bệnh tật, hay chỉ một cơn gió độc ập đến đã đủ để cướp đi sinh mạng của mỗi người… Chính vì thế, phải “sẵn sàng” trong tư thế “tỉnh thức”.

Tuy nhiên, tỉnh thức ở đây không có nghĩa là không ngủ, cũng không phải là cứ ngồi ì ra đó và chờ đợi, đôi khi cũng không hẳn là đọc nhiều kinh, xem nhiều sách, hoặc chỉ giữ đạo vì luật... Nhưng tỉnh thức ở đây chính là hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa bằng những việc bác ái, yêu thương, là sám hối, canh tân, là sống đạo và đáp lại lời mời gọi của Tin Mừng cách trung thành. Mặt khác, khi tỉnh thức là chúng ta phải chuẩn bị để can đảm đối diện với cái chết. Nói như thánh Phaolô: “mỗi ngày tôi phải đối diện với cái chết”. Hay như câu ngạn ngữ sau: “Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”. Đối diện với nó để đón đợi nó. Cái chết đối với người có tinh thần chuẩn bị được ví như một cuộc hẹn của tình yêu. “Maranatha: Xin Chúa hãy đến” phải là niềm mong đợi cho những ai có sự sẵn sàng. Khi chuẩn bị sẵn sàng như thế, ta thấy cái chết đến với ta bất cứ lúc nào, ở đâu…ta đều thấy an vui thanh thoát vì đã chuẩn bị.

Được như thế, là chúng ta đang trong tư thế sẵn sàng đón chờ Chúa đến với ta bất cứ lúc nào. Và, cái chết đến với ta như một “cõi đi về” trong hãnh diện: “Còn tôi, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã thi đấu trong cuộc đấu cao đẹp, đã chạy hết quãng đường dài. Giờ đây, tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa sẽ trao phần thưởng đó cho tôi, và không phải chỉ cho tôi, nhưng cho tất cả những ai mong đợi người” (2 Tm 4,6-8).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban ơn trợ lực cho chúng con, để chúng con can đảm vượt qua những cám dỗ và chuẩn bị cho tốt ngày Chúa đến với mỗi người chúng con khi Chúa Quang Lâm. Xin cũng ban cho chúng con một tấm lòng rộng mở, một tinh thần sẵn sàng, để ngày Chúa đến với mỗi người chúng con như một ngày hội của tin yêu và phó thác. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sự giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ cho tha nhân
Linh Tiến Khải
17:15 05/08/2013
Sư giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ với các enh chị em khác. Ai sống kinh nghiệm này thì không sợ cái chết và nhận được niềm an bình của con tim.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với 40 ngàn tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại rio de Janeiro và nói:

Chúa Nhật vừa qua tôi đã ở bên Rio de Janeiro, để kết thúc Thánh Lễ và Ngày Quốc TẾ Giới Trẻ. tôi nghĩ chúng ta tẤt cả phải cùng nhau cảm tạ Chúa vì ơn lớn lao là biến có này đối với dân nước Brasil, đối với châu Mỹ Latinh và toàn thế giới. Đó đã là một chặng mới trong cuộc hành hương của người trẻ qua các đại lục với Thập Giá Chúa Kitô. Chúng ta không được quên rằng các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ không phải là ”các buổi đốt pháo bông”, các lúc hứng khởi cho chính nó; các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là các chặng của một lộ trình dài, bắt đầu từ năm 1985, do sáng kiếncủa Đức Giao Hoàng Gioan Phaolô II. Người đã tín thác cho giới trẻ Thập Giá và nói: Các con hãy ra đi, và cha sẽ đến với các con! Đã xảy ra như thế, và cuộc hành hương của người trẻ đã tiếp tục với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, và cảm tạ Thiên Chúa tôi cũng đã có thể sống chặng đường tuyệt vời này bên Brasil. Để mọi người đừng hiểu lầm Đức Thánh Cha nhắc nhở như sau:

Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng người trẻ không theo Đức Giáo Hoàng, họ theo Chúa Giêsu Kitô, bằng cách vác Thập Giá của Người. Và Đức Giáo Hoàng hướng dẫn họ và đồng hành với họ trên con đường đức tin và đức cậy. Vì thế tôi cảm ơn tất cạ mọi người trẻ đã tham dự, cả với các hy sinh lớn. Và tôi cũng cảm tạ Chúa vì các cuộc gặp gỡ mà tôi đã có với các Chủ Chăn và nhân dân của quốc gia to lớn là nước Brasil, cũng như các giới chức chính quyền và các người thiện nguyện. Xin Chúa thưởng công cho tất cả những người đã lám việc cho lễ Hội đức tin vĩ đại này. Tôi cũng muốn nêu bật lời cám ơn của tôi. Xin cám ơn anh chị em Brasil. Người Brasil giỏi lắm, một dân tộc có con tim vĩ đại. Tôi không quên sự tiếp đón nồng hậu, các lời chào, cái nhìn và biết bao nhiêu tươi vui; một dân tộc quảng đại. Tôi xin Chúa chúc lành thật nhiều cho dân tộc Brasil.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Tôi muốn xin anh chị em cùng tôi cầu nguyện cho ý chỉ này: để cho các người trẻ đã tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ có thể diễn tả kinh nghiệm này trong con đường cuộc sống thường ngày của họ, trong các thái độ hành xử mỗi ngày, và để họ có thể diễn tả nó ra trong các lựa chọn quan trọng của đời sống, bằng cách đáp trả lời kêu mời riêng rẽ của Chúa.

Đề cập tới bài đọc thứ nhất trong phụng vụ trích từ sách Giảng Viên, Đức Thánh Cha nói các lời của ông Qohelet khiêu khích chúng ta: ”Phù vân của các phu vân... tất cả là phù vân” (1,2). Người trẻ đặc biệt nhậy cảm đối với sự trống rỗng ý nghĩa và các giá trị thường vây quanh họ. Và rất tiếc họ phải trả giá cho các hậu qủa của nó. Nhưng việc gặp gỡ Chúa Giêsu thì không như thế. Đưc Thánh Cha giải thích:

Trái lại, việc gặp gỡ Chúa Giêsu hàng sống, trong đại gia đình của Người là Giáo Hội, làm cho con tim tràn đầy niềm vui, bởi vì nó làm tràn đầy con tim sự sống đích thực, một thiện ích sâu xa, không qua đi và không hư nát: chúng ta đã trông thấy trên gương mặt của các bạn trẻ tại Rio. Nhưng kinh nghiệm này phải đương đầu với sự phù vân thường ngày, thuốc độc của sự trống rỗng len lỏi vào trong các xã hội chúng ta dựa trên lợi nhuận và chiến hữu của cải, gây thất vọng cho người trẻ với chủ thuyết tiêu thụ. Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc nhở cho chúng ta biết cái vô lý của việc cậy dựa trên của cải. Người giầu nói với chính mình: ”Hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm rồi. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” Nhưng Thiên Chúa nói với ông: ”Đồ ngốc! nội đêm nay, mgười ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ thuộc về ai?” (x. Lc 12,19-20). Sư giầu có đích thực là tình yêu của Thiên Chúa được chia sẻ với các enh chị em khác. Tình yêu đến từ Thiên Chúa và khiến cho chúngta chia sẻ nó giữa chúng ta và giúp đỡ nhau.

Ai sống kinh nghiệm này thì không sợ cái chết và nhận được niềm an bình của con tim. Chúng ta hãy tín thác ý chỉ muốn nhận lãnh tình yêu của Thiên Chúa và chia sẻ nó với tha nhân cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu khác nhau. Ngài cám ơn tín hữu vì trời mùa hè Roma nóng gần 40 độ mà họ vẫn đến tham dự buổi đọc kinh chung với ngài đông đảo. Đức Thánh Cha nói: hôm nay tại quảng trường này cũng có đông đảo người trẻ: xem ra nó là Rio de Janeiro!

Ngài đặc biệt chào tất cả các cha sở và các linh mục trên toàn thế giới, bởi vì mùng 4-8 hôm qua là lễ thánh Gioan Maria Vianney, Bổn Mạng của các cha sở. Đức Thánh Cha nói: Anh em thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện và trong tình bác ái mục vụ. Nhắc đến ngày mùng 5 tháng 8 la lễ Đức Bà xuống tuyết Đức Thánh Cha nói: Ngày mai người Roma chúng tôi nhớ Mẹ chúng tôi, là ”Ơn cứu rỗi của dân thành Roma”, chúng ta hãy xin Mẹ giữ gìn chúng ta. Rồi ngài mời nọi người cũng ngài đọc một kinh Kính Mừng và cùng ngài vỗ tay chào và hoan hô Đức Mẹ.

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại ngày lễ Chúa Hiển Dung mùng 6 tháng 8 cũng là ngày kỷ niệm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời vào ban chiều cách đây 35 năm.

Sau cùng ngài chúc tất cả mọi người một này Chúa Nhật tươi vui và tháng 8 tốt lành.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thăm thành phố và nhà thờ chính tòa Canterbury ở Anh quốc
LM Trần Công Nghị
03:22 05/08/2013

CANTERBURY 3/8/2013 – Thành Canterbury nằm ở phía đông của Kent, khoảng 55 dặm (89 km) về phía đông-đông nam London. Thành phố nằm bên bờ sông Stour, nguồn nước sông chảy từ Lenham phía đông bắc qua Ashford đến eo biển Anh tại Sandwich. Sông phân chia phía đông nam của thành phố. Hai chi nhánh phân chia nhiều lần, nhưng cuối cùng kết hợp lại xung quanh thị trấn Fordwich, về phía đông bắc của thành phố.

Xem hình ảnh

Nhà thờ chính tòa Canterbury tọa lạc tại trung tâm thành phố lịch sử Canterbury, một quận của miền Kent ở Đông Nam nước Anh. Thành nằm trên sông Stour.

Nhà thờ Canterbury là nhà thờ Mẹ của Giáo Hội Anh giáo và Hiệp thông Anh giáo (Anglican Communion) trên toàn thế giới và là ngôi Tòa của Tổng giám mục Canterbury. Tòa này được thành lập năm 597 sau Công nguyên bởi thánh Augustine. Với một triệu du khách mỗi năm, nó là một trong những địa điểm được thăm viếng nhiều nhất trong cả nước Anh. Nghi thức phụng vụ được tổ chức tại Nhà thờ ba hoặc nhiều lần trong một ngày.

Tu viện Thánh Augustinô được coi là nôi sinh của Thiên Chúa giáo khi Đạo Công Giáo được thánh nhân đưa đến nước Anh.

Quần thể Nhà thờ chánh tòa Canterbury, Nhà thờ thánh Martin và những tàn tích của Tu viện St Augustine cổ xưa được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Nhiều cấu trúc lịch sử vẫn còn, trong đó có một bức tường thành phố được thành lập vào thời La Mã và xây dựng lại vào thế kỷ 14, những tàn tích của Tu viện St Augustine và một lâu đài Norman, và Trường “The King's School” có lẽ là một trường lâu đời nhất ở Anh.

Bảo tàng viện La Mã có tranh khảm nền nhà bằng mosaic đá qúi mãi từ năm 300 trước Công nguyên. Kiến trúc cổ còn sống sót từ thời La Mã bao gồm cửa thành Queningate, cổng ngăn chặn nằm trong tường của thành phố.

Những tàn tích của lâu đài Canterbury Castle thời Norman và Tu viện St Augustine đều mở cửa cho công chúng vào xem. Nhà thờ St Margaret thời Trung cổ hiện nay có tích trữ sách "The Canterbury Tales", trong đó có các mô hình các nhân vật có kích thước giống người thật được tái tạo từ những câu chuyện của Geoffrey Chaucer.

Thành phố Canterbury là một điểm đến du lịch nổi tiếng: luôn là một trong những thành phố được du khách tới viếng thăm nhiều nhất ở Vương quốc Anh, nền kinh tế của thành phố là chủ yếu dựa vào du lịch. Ngoài ra còn có một số sinh viên đáng kể, vì có ba trường đại học ở đây. Tuy nhiên Canterbury là một thành phố tương đối nhỏ, khi so sánh với các thành phố khác của Anh.

Theo thống kê tại Vương quốc Anh năm 2001 tổng dân số của phường, khu đô thị của thành phố là là 43.432 người. Cư dân của thành phố có tuổi trung bình là 37 năm, trẻ hơn so với tuổi trung bình dân Anh. Trong số 17.536 hộ gia đình, 35% là người sống độc thân, 39% là các cặp vợ chồng, 10% là các bậc cha mẹ đơn. Trong số những người ở độ tuổi 16-74 trong thành phố, 27% có trình độ giáo dục cao, cao hơn bình quân cả nước là 20%. Có khoảng 95% cư dân là da trắng, nhóm thiểu số lớn nhất được ghi nhận là châu Á, với 1,8% dân số. Tôn giáo được ghi nhận là 68,2% Kitô giáo, Hồi giáo 1,1%, 0,5% Phật giáo, Ấn Độ giáo 0,8%, 0,2% người Do Thái, và 0,1% Sikh. Phần còn lại hoặc không có tôn giáo, một tôn giáo khác, hoặc không nói rõ tôn giáo của họ.

Thời kỳ hiện đại gồm thêm các Đại học University of Kent, Canterbury Christ Church University, the University College for the Creative Arts, Nhà hát Marlowe, và the St Lawrence Ground, nơi Kent County Cricket Club tụ trì.

Bảo tàng Canterbury, sở hữu nhiều cuộc triển lãm, một trong số đó là Bảo tàng Rupert Bear. Nhà hát Tudor lâu đời nhất ở Canterbury, trước đây gọi là Casey. Có một số nhóm hát có trụ sở tại Canterbury, bao gồm Đại học Kịch nghệ, Hội Liên minh sinh viên Kent, Hội các cầu thủ Canterbury và Nhà hát Tuổi trẻ Kent.

Liên hoan Canterbury diễn ra hơn hai tuần trong tháng Mười hàng năm ở Canterbury và xung quanh thị trấn. Nó bao gồm một loạt các sự kiện âm nhạc khác nhau, từ opera và nhạc giao hưởng buổi biểu diễn âm nhạc thế giới, nhạc jazz, nhạc dân gian, vv, với một câu lạc bộ lễ hội. Canterbury cũng tổ chức hàng năm trên Lễ hội trại trong tháng bảy, mà chủ yếu là nhìn thấy màn biểu diễn nhạc rock, indie và khiêu vũ nghệ sĩ.

Huyện Canterbury có khoảng 4.761 doanh nghiệp, có chừng 60.000 người làm việc toàn phàn hay bán phần, lởi tức thu trị giá 1,3 tỷ bảng Anh trong năm 2001. Đây là khu vực đứng hạng của nền kinh tế ở Kent. Vào năm 2008 Tổng giám mục Canterbury, Tiến sĩ Rowan Williams, đã gây cuộc tranh cãi lớn khi ngài phát biểu rằng mức lương trần trả cho người giầu cần được thực hiện để kiềm chế nhằm quản lý sự phát triển nền kinh tế.

Du lịch góp là quan trọng thu được 258 triệu bảng Anh cho nền kinh tế Canterbury và được coi là nền tảng của nền kinh tế địa phương qua nhiều năm. Nhà thờ chính tòa Canterbury lôi cuốn hơn một triệu du khách mỗi năm. Canterbury có GDP bình quân cao ở khoảng $ 51,900 bảng Anh cho một người và trở thành một trong những thị trấn giàu có ở vùng Đông Nam. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 9 năm 2011 ở mức 5,7%.

Westgate bây giờ là một bảo tàng viện có liên quan đến lịch sử nhà tù. Nhà thờ thánh Alphege thời trung cổ bị bỏ rơi, nhưng vào năm 1982 đã tân trang cho Trung tâm Nghiên cứu đô thị Canterbury thuê và có cuộc sống mới và sau đổi tên thành Trung tâm Môi trường Canterbury, Hội Đường Do thái giáo cũ ở Canterbury, bây giờ thành phòng âm nhạc của King’s School và đó là một trong hai Hội đường Do Thái Ai Cập hồi sinh vẫn còn tồn tại.

Lịch sử Canterbury qua các thời đại:

Khu vực Canterbury đã có người ở từ thời tiền sử. Tiếp đến là thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới và thời đồ đồng, nhiều dụng cụ gia dụng đã được tìm thấy trong khu vực này. Canterbury lần đầu tiên được ghi nhận có người cư ngụ là bộ lạc Celtic, người Cantiaci, nay là tổ tiên người dân Kent hiện đại.

Ban đầu người bản địa Brythonic định cư ở đây và đặt tên là Durou̯ernon (gốc chữ Latinh Duro là vững chãi, và u̯erno là một loại cây). Trong thế kỷ 1, người La Mã chiếm thành, và đặt tên là Durovernum Cantiacorum, có nghĩa là "thành trì của Cantiaci trong khu rừng cây”. Người La Mã đã xây dựng lại thành phố, với những con đường mới trong một mô hình theo khuôn vuông vắn, có nhà hát, hí trường và nhà tắm công cộng. Vào cuối thế kỷ thứ 3, để bảo vệ chống lại cuộc tấn công từ man rợ, người La Mã xây dựng xung quanh thành phố một lũy đất và một bức tường bao bọc với bảy cửa thành, khu vực với diện tích là 130 mẫu Anh (chừng 53 hecta)

Sau khi người La Mã rời nước Anh vào năm 410 AD, thành Durovernum Cantiacorum đã bị bỏ rơi, chỉ còn lại ít nông dân, rồi thành dần dần bị hư hỏng. Trên hơn 100 năm tới, một cộng đồng người Anglo-Saxon được hình thành trong thành phố. Tới khi có người tị nạn tộc Jutish đến định cư, có thể họ đã cưới và lai giống với người dân địa phương, họ đặt lại tên thành phố là Cantwaraburh, có nghĩa là "thành trì của người dân Kent”.

Năm 597 AD, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả gửi giám mục Augustine đến truyền giáo cố ý cải đạo cho Vua Æthelberht của Kent theo Kitô giáo. Sau khi vua trở lại đạo thì thành Canterbury cũng trở thành một thành của người Roma. Thánh Augustine chọn Canterbury làm ngai tòa Giám mục của Kent. Một tu viện và một nhà thờ chính tòa được xây cất lên.

Augustine được trở thành Tổng giám mục đầu tiên của Canterbury. Tầm quan trọng mới thành phố dẫn đến sự hồi sinh của nó, và các ngành nghề phát triển gồm đồ gốm, dệt may và da. Vào năm 630, những đồng tiền vàng được đúc ra từ lò sản xuất tại Canterbury. Năm 672 Thượng Hội Đồng Hertford họp và nâng Tòa Canterbury thành ngai tòa có thẩm quyền trên toàn thể Giáo Hội Anh.

Vào năm 842 và 851, Canterbury bị cuộc tấn công của người Đan Mạch làm mất mát biết bao sinh mạng.

Năm 978, Đức Tổng Giám Mục Dunstan tái lập tu viện được Augustine xây dựng, và đặt tên là Tu viện St. Augustine.

Một làn sóng tấn công thứ hai do người Đan Mạch bắt đầu từ năm 991, và trong năm 1011 nhà thờ bị cháy và Đức Tổng Giám Mục Alphege đã bị giết chết. Nhớ lại sự tàn phá gây ra bởi người Đan Mạch, các cư dân của Canterbury đã không chống lại cuộc xâm lược của William Conqueror năm 1066. William lập tức ra lệnh xây một lâu đài bằng gỗ và chất hồ trộn bailey, xây gần bức tường thành thời La Mã. Trong những năm đầu thế kỷ 12, lâu đài được xây dựng lại bằng đá.

Thánh Thomas Becket bị giết tại Nhà thờ Canterbury trong năm 1170. Sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Thomas Becket, Canterbury đã trở thành một trong những thị trấn đáng chú ý nhất ở châu Âu, khi người hành hương từ khắp các vùng đất Kitô giáo đến thăm mộ thánh Thomas Becket. Những cuộc hành hương này cung cấp chủ đề cho tác phẩm văn học cổ điển thế kỷ 14 “The Canterbury Tales – Những câu chuyện kể về Canterbury” của tác giả Geoffrey Chaucer. Các di sản văn học tiếp tục với sự ra đời của nhà viết kịch Christopher Marlowe sinh trong thành phố này vào thế kỷ 16.

Canterbury liên quan với nhiều vị thánh từng sống từ thế kỷ 14-17 ở Canterbury:

• Saint Augustine Canterbury
• Saint Anselm thành Canterbury
• Saint Thomas Becket
• Saint Theodore của Tarsus
• Saint Dunstan
• Saint Adrian của Canterbury
• Saint Alphege
• Saint Æthelberht của Kent

Nạn Dịch Chết Đen tàn phá cư dân Canterbury vào năm 1348. Từ con số 10.000 dân, Canterbury có dân số lớn thứ 10 ở Anh, tới đầu thế kỷ 16, dân số đã giảm xuống còn 3.000. Trong năm 1363, trong cuộc chiến tranh Trăm Năm, một Ủy ban điều tra phát hiện ra rằng tình trạng thành xuống cấp, đá tường bị cướp và mương-điền bị lấp đầy, dẫn đến tình trạng bức tường La Mã bị xói mòn. Giữa 1378 và 1402, bức tường đã gần như được xây dựng lại, và tháp tường mới được thêm vào. Năm 1381, trong cuộc nổi dậy của nông dân, lâu đài và Tòa Tổng Giám mục đã bị vây hãm, và Đức Tổng Giám Mục Sudbury bị chặt đầu ở London. TGM Sudbury vẫn còn được nhớ tới hàng năm vào mùa Giáng sinh có cuộc rước lớn đến ngôi mộ của ngài được chôn tại nhà thờ chính tòa Canterbury. Vào năm 1413 vua Henry IV đã trở thành vị vua duy nhất được chôn cất tại nhà thờ chính tòa này.

Năm 1448 Canterbury đã được vua cấp một Hiến Chương đặc biệt cho thành phố, trong đó thị trưởng và cảnh sát trưởng được chức Lord Mayor. Năm 1504 tháp chính của nhà thờ có tên tháp Bell Harry đã được hoàn thành, kết thúc 400 năm xây dựng đại thánh đường này.

Trong quá trình giải thể của các Tu viện Công Giáo ở Anh quốc, thành phố có một nam tu viện, một tu viện cho các sơ, ba tu viện cho sư huynh đều đã bị đóng cửa. Tu viện St Augustine vào thời đó là tu viện giầu thứ 14 tại Anh, thế nên tài sản cũng đã phải trao nộp vào Hoàng gia Anh, và nhà thờ và tu viện của ấy đã bị phá đổ. Phần còn lại của tu viện đã bị tháo dỡ trong vòng 15 năm tới. Một phần còn lại của tu viện đã được chuyển đổi thành một cung điện. Nhà nguyện kính thánh Thomas Becket đã bị phá hủy và tất cả vàng, bạc và ngọc qúi đã được gỡ bỏ và maqng về Tower of London. Cũng vậy các hình ảnh, tượng, tên và ngày lễ mừng Thánh Becket được xóa sạch trên toàn vương quốc, kết thúc các cuộc hành hương kính viếng thánh nhân.

Vào thế kỷ 17, dân số Canterbury có chừng 5.000 người, trong đó 2.000 là người Huguenot Tin Lành nói tiếng Pháp. Họ là những người đã bắt đầu chạy trốn cuộc đàn áp người gốc Tây Ban Nha ở Hà Lan trong cuộc chiến tranh vào giữa thế kỷ 16. Người Huguenot giới thiệu việc dệt lụa tơ tằm vào thành phố, mà tới khoảng năm 1676 thì dệt tơ tằm đã vượt xa công nghệ dệt len.

Năm 1620 ông Robert Cushman đã đàm phán được một hợp đồng thuê tầu Mayflower tại số 59 đường Palace với mục đích vận chuyển những người Thanh giáo sang Mỹ châu.

Vào năm 1647, trong cuộc nội chiến Anh, những cuộc bạo loạn nổ ra khi thị trưởng thành phố Thanh giáo Canterbury cấm mừng lễ Chúa Giáng sinh. Năm sau khi Tòa án xử những người nổi loạn đã dẫn đến một cuộc nổi dậy ở Kent chống lại các lực lượng của Parliament (Nghị viện) góp phần vào sự khởi đầu của giai đoạn thứ hai của cuộc chiến. Tuy nhiên, thành Canterbury đã phải đầu hàng thể chế Nghị Viện Anh một cách hòa bình sau Nghị viện chiến thắng trong trận đánh ở Maidstone.

Khoảng năm 1770, lâu đài ở Canterbury đã đổ nát, và nhiều phần của nó đã bị phá hủy trong thời gian cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Năm 1787 tất cả các cửa trong tường thành phố, ngoại trừ Westgate, cũng như nhà tù thành phố bị phá hủy danh cho dự án mở đường cho xe ngựa di chuyển. Năm 1820 ngành công nghiệp lụa của thành phố kẹp chết vì những người Hồi giáo Ấn Độ mạng tơ lụa tới. Đường sắt ở Canterbury và Whitstable là những toa xe lửa chở khách đầu tiên trên thế giới, được khai trương vào năm 1830. Giữa năm 1830 và năm 1900, dân số thành phố đã tăng từ 15.000 đến 24.000. Nhà tù Canterbury đã được mở cửa vào năm 1808 ngay bên ngoài ranh giới thành phố.

Trong cuộc Thế Chiến thứ nhất, một số doanh trại và bệnh viện tự nguyện đã được thiết lập xung quanh thành phố, và vào năm 1917 một máy bay ném bom của Đức đã nhao xuống và vỡ tan gần đường Broad Oak Road.

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, có tới 10.445 quả bom được ném xuống thành phố trong 135 phi vụ tấn công riêng biệt. Hậu quả là nó phá hủy 731 ngôi nhà và 296 dinh thự khác trong thành phố, bao gồm cả Trường trung học Simon Langton, và 115 người bị thiệt mạng. Cuộc tấn công tàn phá nhất là vào ngày 01 tháng 6 năm 1942 trong chiến dịc tốc chiến có tên là Blitz Baedeker.

Trước khi kết thúc chiến tranh, kiến trúc sư Charles Holden đã lập kế hoạch để tái phát triển trung tâm thành phố, nhưng người dân địa phương đã phản đối mạnh mẽ và họ lập thành Hội Công dân Đề kháng. Họ đã thành công và lên nắm quyền trong cuộc bầu cử địa phương năm 1945. Xây dựng lại trung tâm thành phố cuối cùng đã bắt đầu 10 năm sau chiến tranh. Một đường vành đai được xây dựng từng giai đoạn bên ngoài các bức tường thành phố một thời gian sau đó để giảm bớt vấn đề giao thông ngày càng tăng từ trung tâm thành phố, mà sau này biến thành đường cho khách đi bộ. Việc mở rộng lớn nhất của thành phố xảy ra trong những năm 1960, với sự xuất hiện của Đại học Kent ở Canterbury và Christ Church College.

Một khách nổi tiếng khác là Mahatma Gandhi, người đã đến thành phố [32] trong tháng 10 năm 1931, ông đã gặp ngài Hewlett Johnson, khi đó là Trưởng giáo của Canterbury.

Trong thập niên 1980, Canterbury chứng kiến các chuyến thăm viếng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Nữ hoàng Elizabeth II, và khởi đầu cho Lễ hội Canterbury hàng năm. Từ năm 1999 đến năm 2005, Trung tâm mua sắm Whitefriars trải qua thời tái phát triển lớn lao. Năm 2000, trong thời gian tái phát triển, một dự án khảo cổ học lớn được thực hiện bởi Canterbury Archaeological Trust, được biết tới như là cuộc Đào Bới Lớn (Big Dig).

Là người lữ hành Cộng giáo tới thăm Nhà thờ chính tòa Canterbury, khi đọc lại lịch sử và tận mắt chứng kiến các kiến trúc và các di tích từng một thời thuộc Giáo Hội Công Giáo, rồi trải qua thăng trầm lịch sử tôn giáo biến đổi, thể chế chính trị áp bức và hồi tưởng lại biết bao người đã hy sinh tử đạo hoặc bị cấm cách tù đầy,.. Một tâm tình lâng lâng khó tả... Bao giờ nguyện ước của Chúa Giêsu về một đàn chiên duy nhất dưới một Chủ chăn mới được thực hiện. Tất cả Kitô hữuj có trách nhiệm cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo.
 
Giáo Đoàn Mt. Pritchard - Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:34 05/08/2013
Giáo Đoàn Mt. Pritchard - Sydney Mừng Bổn Mạng

Chiều Chúa Nhật 04/08/2013 Giáo đoàn Mount Pritchard Sydney đã hân hoan long trọng mừng kính Lễ Bổn Mạng Thánh Tử Đạo Việt Nam Micae Nguyễn Huy Mỹ tại nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard.

Xem hình

Đúng 1.30pm Giáo Dân và các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào, quý Quan Khách Úc-Việt tập trung tại khuôn viên nhà thờ. Ban Tây Nhạc Cecilia trình tấu nhạc phẩm Chào Mừng và kế tiếp là ba hồi chiêng trống truyền thống dân tộc Việt Nam, Cha Anthony Fregolent Chính xứ Mt. Pritchard xông hương tượng Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ đồng thời kiệu cung nghinh tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ trong khuôn viên nhà thờ. Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi người cùng dâng lên Đức Mẹ Chuỗi Mân Côi Mùa Mừng cầu cho Giáo Đoàn và Cộng Đồng. Ngoài các Hội Đoàn Đoàn Thể, các Giáo Đoàn bạn còn có Hội Đoàn người Ý và Ban Mục Vụ Giáo xứ tham dự.

Sau khi tượng Thánh Nguyễn Huy Mỹ đã tiến vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Anh Vũ Nhuận thay mặt Giáo đoàn đọc tiểu sử về Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, Ngài đã chịu mọi sự cực hình tra tấn dã man với 500 roi đòn rướm máu nhưng vẫn kiên cường chịu đựng để Vinh Danh Chúa và cuối cùng Ngài vui vẻ chấp nhận cái chết để nêu gương cho hậu thế và làm chứng nhân cho Thiên Chúa, trong khi đó trên màn ảnh Projector cũng chiếu bản tiểu sử của Thánh Mỹ bằng Anh Ngữ để cho quan khách Úc được biết đến vị Thánh anh hùng Việt Nam mà Giáo đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Dòng Ba Đaminh đã chọn làm Bổn Mạng

Sau khi chấm dứt phần tiểu sử, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn Mt. Pritchard ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và giới thiệu quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney, Chính xứ Anthony Fregolent, Cha Albarto, Cha Victor, Cha Nguyễn Hoàng Việt và Cha Nguyễn Trương Lĩnh sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về 117 Thánh Tử Đạo VN và Thánh Anrê Phú Yên, Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ cũng đã rao giảng Đức Giêsu KiTô đã chết trên cây thập tự giá, bài Tin Mừng Thánh Luca ngày hôm nay; Đức Giêsu KiTô đã cho chúng ta muốn chỉ dẫn về triết lý của cuộc đời, không ham danh lợi, không ham tiền bạc, nhưng chuẩn bị cho mình những gia tài vĩnh cửu mai hậu. Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ đã làm chuyện đó cho phần gia nghiệp vĩnh cửu. Ngài đã ra pháp trường Bẩy Mẫu cùng với Cha Đỗ Mai Năm và ông Trùm Đích người Cha vợ của mình, để chúng tôi rao giảng Đức Giêsu KiTô trên cây thập tự giá bằng cả cuộc đời…

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Anthony Fregolent Chính xứ Mt. Pritchard lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn, Ngài khen ngợi Giáo Đoàn đã tích cực đóng góp cho Giáo xứ rất nhiều hữu ích và Ngài khuyến khích giáo dân trong Giáo Đoàn hãy noi gương Thánh Nguyễn Huy Mỹ luôn bền vững Đức Tin, Ngài cũng khen các em Thiếu Nhi và Ca đoàn Ngôi Ba. Kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đại diện Cộng Đồng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Huynh Đoàn Dòng Ba Đa Minh. Anh ngỏ lời khen ngợi Giáo đoàn đã phát triển lớn mạnh và đã đóng góp rất nhiều cho Cộng Đồng trong những thời gian qua. Sau cùng ông Nguyễn Thiên Thiện Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Mt. Pritchard lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách Úc-Việt, quý ân nhân, và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn Ngôi Ba, Thiếu Nhi Thánh Thể, quý Hội Đoàn và Ban Phụng Vụ đã giúp cho Thánh lễ hôm nay được trang nghiêm long trọng.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại cùng tham dự buổi tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng của Giáo đoàn và thường lãm văn nghệ bên hội trường của nhà thờ. Phần văn nghệ do Ca đoàn Ngôi Ba Mt. Pritchard trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Ngoài ra còn có Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đóng góp giúp vui phần văn nghệ rất là đặc sắc. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 4pm.

Diệp Hải Dung
 
Hành hương Lộ Đức của CĐCGVN tại Pháp: Ngày 04/08:Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Cảnh
15:00 05/08/2013
CỘNG ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI PHÁP
« Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »
từ 01 đến 05/08/2013


Lộ Đức, ngày 04/08/2013: Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Ngày 04/08/2013, theo chương trình, 4 sinh hoạt quan trọng đã được tiên liệu: Thánh lễ quốc tế, Tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thuyết trình về các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Văn Nghệ Gương Đức Tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhưng tất cả đều xoay quanh chủ đề « Tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam ».

1. Thánh lễ quốc tế Chúa Nhật 04/08/2013

9 giờ sáng. Nhà thờ hầm Vương Cung Thánh Đường Thánh Piô X có sức chứa 20000 người. Trong lễ Chúa Nhật XVIII, 04/08/2013 hôm nay, nhà thờ đông đầy, trong đó có nhiều tín hữu Công Giáo Việt Nam. Thánh lễ quốc tế hôm nay được Đức Cha Marc Stenger, giám Mục Địa phận Troyes chủ tế. Cùng đồng tế với ngài, có 5 giám mục khác và khoảng 300 linh mục (30 là Việt Nam), đến từ khoảng 10 địa phận Pháp và nhiều cộng đoàn quốc tế, như Ý, Việt Nam tại Pháp, Ấn Dộ, Đức, Anh, …

Sự hiện diện của khoảng 1200 tín hữu Công Giáo Việt Nam rất kín đáo, nhưng cũng rất rõ rệt. 31 bảng hiệu các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, từ khắp nơi trên đất Pháp đã làm nhiều người ngạc nhiên. Khăn quàng mầu vàng, ghi chữ đỏ « Đại Hội Lộ Đức 2013, 25 năm phong thánh » đã làm nhiều người chú ý trong rừng người Công Giáo thế giới. Áo dài tha thướt đủ mầu của các phụ nữ Việt Nam làm nhiều người cảm tình và hấp dẫn. Kiệu ảnh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ Lavang Việt Nam, xuất hiện từ ba ngày nay trong Trung Tâm Hành Hương Lộ Đức làm nhiều người tò mò. Họ là ai, về đây làm gì ? Nhiều khách hành hương quốc tế hỏi. Tất cả họ đều đã nhận được một trả lời: « Chúng tôi là Công Giáo Việt Nam, về Lộ Đức để « Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân ». Chúng tôi muốn ghi ơn và Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Xem hình

2. Nghi thức Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam

12giờ 30 sau trưa. Nghi thức đã được khởi đầu với Lời Dẫn Nhập của cha Nguyễn Xuân Nghĩa, Trưởng Ban Phụng vụ. « Hôm nay, hoà chung niềm hân hoan sốt mến với muôn triệu trái tim anh chị em tín hữu Việt Nam, chúng ta long trọng cử hành nghi thức tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Tâm tình đầu tiên của chúng ta trong Thánh Lễ nầy đó chính là tạ ơn Chúa. Bởi vì, Tử Đạo, trước hết là một hồng ân bao la của Thiên Chúa. Chính nhờ hồng ân nầy, đặc biệt, nhờ việc 117 Chứng Nhân Tử Đạo tại Việt Nam được tuyên phong Hiển Thánh trên bàn thờ của Giáo Hội, mà dân tộc Việt Nam, Hội Thánh Việt Nam được rạng rỡ vinh quang, và con cháu chúng ta hôm nay được dư tràn ân phúc.
Để cảm nhận sâu xa hồng ân đặc biệt nầy và đem vào hiện thực cuộc sống, chúng ta hãy lắng nghe lời của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong Thánh lễ phong hiển thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam tại quảng trường thánh Phêrô ngày 19.06.1988;

“Một lần nữa, hỡi giáo đoàn Việt Nam, chúng tôi nói lại cho anh chị em rằng: Máu các vị Tử đạo là nguồn ân sủng cho anh chị em, trước tiên để anh chị em hãy thăng tiến đức tin giữa anh chị em với nhau, kế đến là làm cho đức tin của tổ tiên vẫn tiếp tục và còn lan truyền sang thế hệ tương lai. Đức tin nầy tồn tại để làm nền tảng sự kiên trì cho tất cả những ai là người Việt Nam thuần tuý sẽ trung thành với quê hương, sẽ trung thành với đất nước nhưng đồng thời cũng là những tín hữu của Chúa Ki-tô. Ai là người tín hữu đều ý thức rằng: lời kêu gọi của phúc âm vẫn phải là tuân phục thể chế loài người để tôn thờ tình yêu Thiên Chúa bằng cách làm việc thiện, sống xứng đáng con người tự do, kính nể tha nhân, yêu thương anh chị em, kính mến Thiên Chúa cũng như tôn trọng công quyền và thể chế quốc gia. Do đó, công ích của quốc gia vẫn là điểm người Công Giáo có đạo phải dấn thân, nhưng đồng thời phải được tự do tuyên xưng chân lý của Chúa, tự do được hiệp thông với vị Chủ chăn và anh chị em đồng tín ngưỡng, như thế là để sống an bình với mọi người, thực tâm xây dựng hạnh phúc cho toàn dân”.

Và nghi thức đã được cử hành qua ba phần chính. Thứ nhất là “Rước Di ảnh và Xương Thánh” dẫn đầu với Thánh Giá và đèn hầu, Hương Nhang, Trống Chiêng, Xương Thánh, Kiệu Ảnh, Giúp Lễ, Đồng Tế và Chủ Tế. Đoàn rước khởi hành với ba hồi chín tiếng chiêng trống tiến lên bàn thờ. Xương Thánh được để trên bàn thờ chính, Kiệu Ảnh được để vê phía phải. Và cộng đoàn hát thánh ca, bài “Khải Hoàn Ca”.
Sang phần hai, cha Chủ tế Nguyễn Kim Sang và các đồng tế cung bái Xương Thánh, xông hương và niệm hương ba lần. Chen vào giữa ba cung bái là hai lời tưởng niệm của cha trưởng ban Phụng vụ:
1. Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, gương hy sinh anh dũng của Các Ngài là chứng tá tuyệt vời về tình yêu Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội. Xin Các Ngài thương giúp chúng con hôm nay hăng hái, can đảm và bền tâm bước đi trên con đường Tin Cậy Mến. Chúng con xin kính dâng về Các Ngài tâm tình hiếu thảo mến yêu.
2. Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Các Ngài chính là những hạt lúa mì rơi xuống đất đã mục nát đi và hôm nay trỗ sinh muôn hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước nầy. Giờ đây, chúng con xin thành kính dâng lên Các Ngài những tâm tình tri ân cảm mến của người trẻ chúng con.

Qua phần ba, cha Chủ Tế Nguyễn Kim Sang, Tổng Tuyên Úy các Cộng Đoàn Công iáo Việt Nam tại Pháp đọc « VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM »

Hỡi ôi!
Kìa hậu duệ giống Tiên Rồng – sống làm con dân Việt.
Này sứ giả đấng Nhân Hiền – chết thành chứng nhân Thiêng.
Lấy niềm tin riêng bày tỏ Đức Trung kiên
Dâng mạng sống mình chứng minh Điều Chân lý

Công đức ấy
Thiên thu tôn vinh đấng anh hùng nghĩa khí.
Ngàn đời ngưỡng vọng bậc tiền liệt tín trung.

Nhớ linh xưa!
Trọng Đất nước, thờ Tổ tiên, thảo kính mẹ cha
đến khôn cùng!
Yêu quê hương, thương láng giềng, lo toan đạo đời
bao xiết nỗi!
Theo gót Thánh hiền tránh xa điều nên tội
Đón lời Tin mừng lãnh nhận mối thành ngay
Nào ai hay
Xã thân cho điều tín thác
Quyết bỏ lại sau lưng này tuổi xanh, này hư danh,
này bạc vàng chức tước
Phó mình theo gót tông đồ
Đành nhận lấy vào thân nào vong nô, nào lạc giáo, nào Gia tô tả đạo

Nào ai biết
Sống công chính, kính Chúa bằng tình con thảo
Kìa đâu lỗi luật nước, kìa đâu chống thế quyền?
Trọng công bình, yêu ngưòi trọn đạo tổ tiên
Mà cam bị nhục hình, mà cam tòng xử giảo?

Mới ứng rằng
Vì danh Chúa, bị người đời vu cáo
Bởi cớ Thầy, khiến thiên hạ coi khinh

Những mong nước Chúa được hiển vinh
Uớc nguyện danh Cha hằng cả sáng
Tay nâng phúc âm hồn hướng về Thiên quán
Vai tì Thánh giá lòng sáng toả nhân tâm.

Kìa súng, kìa đạn, kìa gưom khua, kìa giáo múa trập trùng vây
hòng mong làm lung lay niềm tin tuyệt Thánh.
Nào gông, nào xích, nào voi giầy,
nào ngựa xéo hừng hực tra những mong gây can qua chứng nhân chí Thiện.

Ôi thương thay và cũng đẹp thay!
Khí tiết lắm! bậc chính nhân thanh thản đem mạng mình ra làm chứng.
Hùng hồn sao! đấng anh hào tha thiết dâng đời tạm nguyện truyền rao.

Gặt công lý, ngước nhìn trời, đầu rơi nào sợ!
Gieo niềm tin, hướng về người, máu chảy nề chi?

Mới hay rằng
Máu tươi đỏ chảy tràn bao thế kỷ
Mạch hồng ân thấm đẫm vạn đời sau

Nhìn về quá khứ
Theo tiếng Chúa gọi đi gieo giống
Rời quê nhà nguyện sống trao thân

Sao thấy hết bao nhọc nhằn vất vả, bao nghiệt ngã gian truân,
khi trèo non, lội suối, khi vượt biển, chống bè,
để loan tin mừng đến cho dân chưa hề biết Chúa ?
Ai hiểu những ưu tư trăn trở, những đói khổ tân
toan, bị đòn tra, giam cầm, bị khinh bỉ, đuổi truy,
mong truyền phúc âm để cứu người đang chờ ơn Thánh ?

Cao thượng thay! Sống cùng sống với bản dân
trong tình huynh đệ
Hạnh phúc thay! Chết cùng chết cùng máu hoà
dâng đời cây trái.
Xin kính cẩn dâng niềm ngưỡng vọng
đến các bậc anh dũng Thừa sai
Xin tri ân với lòng kính trọng
Về lớp người hăng say Khai sáng …

Trải dài qua bốn trăm năm rao giảng
Từ Nguyễn đàng trong cho đến Trịnh đàng ngoài
Từ làng Đông cho đến tận xứ Đoài
Hơn mười ba vạn đấng anh hùng
Nguyện làm đuốc soi đường cho chân lý tới…

Này đây Miền trung – Cha Andrê Dũng Lạc nhiệt thành
Ngoài kia Thanh hoá – mẹ Anne Thành tiết liệt kiên trung
Phaolô Lê Bảo Tịnh, Phêrô Dũng, Antôn Quỳnh
Tôma Thiện, Andrê Trông, linh mục Đôminicô Tước
Trong một trăm mười bảy tông đồ chân phước
Làm rạng ngời danh đạo đất quê hương…

Nay chúng con dâng lời cảm tạ

- Chúa Chí tôn cao cả bao dung
Ban xuống cho nước con bao gương sáng anh hùng
Cho Giáo Hội ngát thơm lộc đầu mùa hoa trái

- Mẹ Chí thánh khiêm nhường nhân ái
Cầu bầu thương dân Việt đầy ân sũng bình an
Để giáo đoàn tấu vang bài vinh tôn Thánh Chúa.

Xin các đấng quan thầy cầu bầu cho
Máu thắm vào đất Việt-
dưỡng nuôi cội nguồn đức tin sinh quả ngọt,
Danh lừng vang khắp chốn-
vun trồng chồi lộc hậu thế trổ mùa thơm

Để làn sóng hoà bình, công lý cuộn trào dâng
Khơi ngọn lửa sự thật, hiệp thông bừng cháy mãi
Diệt bóng đêm đen giữa lương tri nhân loại
Xua niềm sợ hãi trong tâm khảm người ngay

Cho Chim hòa bình ngậm vành thiên tuế ngợp trời bay
Đón Chúa Ngôi Ba ban ơn canh tân tràn đất mới.

Theo làn hương trầm chúng con cùng cúi lạy:
Xin đổ tràn ân phúc trạch
Cho Giáo xứ nhân hiền
Cho Giáo Hội trung kiên
Cầu Dân an quốc thái
Đoàn con cùng kính bái. Amen

Văn tế kết thúc, Cha chủ tế bái hương ba lần theo ba lần chiêng trống. Cả cộng đoàn cùng đọc kinh các Thánh Tử Đạo. Rồi trong yên lặng, đoàn rước đi xuống, vào nhà mặc áo. Và nghi thức chấm dứt. Các tín hữu thinh lặng ở lại suy gẫm hay ra về, đi dự thuyết trình và thảo luận từ 16g đến 17g về ba đề tài:
Đề tài 1: « Lịch sử cấm đạo và bắt đạo thời các Thánh Tử Đạo Việt Nam » do Gs Trần Văn Cảnh trình bày, tại phòng Gioan XXIII.
Đề tài 2: « Ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng » do Ls Lê Đình Thông, tại phòng Card Gerlier.
Đề tài 3: « Chứng nhân hôm qua và ngày nay » do Lm Hà Quang Minh, tại phòng Mgr Schoepler.

Lộ Đức, ngày 04 tháng 08 năm 2013
Trần Văn Cảnh
 
Hạt Thuận Nghĩa GP Vinh : Thi giáo lý kết thúc mùa học 2012 - 2013
Pv Thuận Nghĩa
17:40 05/08/2013
Hạt Thuận Nghĩa GP Vinh: Thi giáo lý kết thúc mùa học 2012 - 2013

Để đánh giá chất lượng dạy và học giáo lý của các giáo xứ trong giáo hạt, sáng ngày 05 tháng 08 năm 2013, Giáo hạt Thuận Nghĩa tổ chức kỳ thi giáo lý kết thúc năm học 2012 – 2013.

Xem Hình

Hiện diện trong kỳ thi giáo lý năm nay có Cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, Cha đặc trách Giáo lý hạt Antôn Nguyễn Văn Thanh, quý Cha trong Giáo hạt, Ban Giáo lý, các bậc phụ huynh và 171 học sinh thuộc ba khối Căn bản, Kinh Thánh và Vào đời, đến từ 13 Giáo xứ. Số học sinh trên được chọn ngẫu nhiên từ 7 959 học sinh tham gia học giáo lý trong năm học vừa qua.

Đúng 7g 30 nghi thức khai mạc diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, bắt đầu bằng kinh Chúa Thánh Thần. Sau đó, ban tổ chức giới thiệu thành phần tham dự. Tiếp đến, Cha quản hạt nói đôi lời về mục đích và ý nghĩa của kỳ thi Giáo lý. Đặc biệt Ngài nêu bật sự cần thiết của việc học giáo lý trong năm Đức tin, là một việc làm không thể thiếu để người kitô hữu ‘duyệt lại đức tin’ của mình.

Trước khi công bố địa điểm và giám thị các phòng thi, Cha đặc trách đọc nội qui phòng thi.

Đúng 8g, các thí sinh đã được gọi vào các phòng thi và bắt đầu làm bài tại trường giáo lý Thuận Nghĩa mang tên gọi “trường giáo lý thánh Phanxicô”. Đề thi năm nay gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm: 40 câu thuộc giáo lý phổ thông; 10 câu liên quan đến giáo lý năm Đức tin; 10 câu kinh. Thời gian làm bài trong vòng 60 phút.

Đúng 9g, kỳ thi giáo lý năm 2012 – 2013 kết thúc. Các thí sinh ra về, nhiều em không dấu được niềm vui vì thành quả của bài làm vừa rồi nhưng cũng không thiếu những em biểu hiện sự tiếc nuối. Có thể nói, chương trình thi giáo lý hạt không đơn thuần là một cuộc thi nhưng hơn hết để các em từ các giáo xứ gặp gỡ nhau, cùng nhau nói lên đức tin của mình qua việc học giáo lý.

Hy vọng rằng, các em học sinh không chỉ chăm chỉ học giáo lý, tham gia thi giáo lý mà còn biết thực hành giáo lý trong đời sống đạo của mình.

Pv Thuận Nghĩa
 
Lễ Tiên Khấn tại Đền ĐMHCG, Houston, TX.
Joseph Ký Nguyễn
19:52 05/08/2013
Hôm nay Chúa Nhật, ngày 4, tháng 8, năm 2013, chúng tôi đến Đền ĐMHCG để tham dự Lễ Tiên Khấn của 5 Ứng Viên thuộc DCCT Việt Nam Hải Ngoại.

Chúng tôi thấy 5 Thanh Niên rất trẻ, tuấn tú, đó là: Thầy Marcô Trần Đình Khánh Lâm, Thầy Gioankim Nguyễn Duy Lộc, Thầy Martin Nguyễn Văn Cát, Thầy Phêrô Hồ Nguyễn Nhật Hoàng Thông, và Thầy Antôn Nguyễn Nam Việt.

Cha chủ tế nhận lời khấn là LM Đaminh Nguyễn Phi Long, CSsR. Giám Phụ Tỉnh DCCT Việt Nam Hải Ngoại.

Vậy các Ứng Viên ấy đã Khấn Thề những điều gì? Xin thưa: Cả 5 Thanh Niên kể trên đã thề nguyền - Sống Thanh Tịnh, Sống Khó Nghèo, và Sống Vâng Phục, để làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế ở trần gian, để phục vụ Gíáo Hội, và đặc biệt cho người nghèo khó, theo tinh thần Cha Thánh Alphong và theo Hiến Pháp của DCCT.

Dựa vào bài Phúc Âm Chúa Nhật, thứ 18 thường niên hôm nay, Cha Chủ Tế đã trao cho 5 Thầy Tiên Khấn 3 Bửu Bối sau đây, để các Thầy có thể, với ơn Chúa Thánh Thần và sự phù giúp của Mẹ Hằng Cứu Giúp, sẽ giữ trọn lời khấn của mình. Đó là: Đừng Có Tham Lam - Đừng Có Thâu Góp - Đừng Có Ích Kỷ.

Xin mời quý vị vô xem tường trình bằng hình ảnh do Joseph Ký Nguyễn và Mary Anh Nguyễn thực hiện:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157634937603936/
 
Văn Hóa
Cái lều
Lm Vũđình Tường
07:00 05/08/2013
Nói đến cái lều là nói đến tạm bợ. Lều thường được làm bằng vật liệu nhẹ tiện lợi cho việc di chuyển. Đời sống của lều ngắn ngủi, sống tạm, nay đây mai đó, đầy thú vị cho những ai có đầm óc mạo hiểm hay thích đời sống ngao du sơn thủy. Họ sống phiêu lưu, tối đến gốc cây mượn tạm làm nhà trú qua đêm đợi sáng ra gấp lều từ giã nơi đã cho trú qua đêm.

Cuộc sống trong lều là như thế, cuộc sống của chính cái lều cũng chung một số phận. Lều hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của người vác lều. Chủ lều căng lều thì lều căng, chủ lều gấp lều là lều bị cuốn bó nằm chờ được vác đi nơi khác. Chọn cuộc sống trong lều là chọn cuộc sống tạm bợ. Trong nhiều trường hợp con người không còn chọn lựa nào khác ngoại trừ cái lều bố thí. Trường hợp đó thường là những rừng lều được mau chóng dựng lên vì nhu cầu. Thành phố lều là thành phố được dựng nên vội vàng, tạm thời giải quyết nhu cầu cấp bách cho dân di cư, dân tị nạn sống sót sau chiến tranh, thiên tai. Đời sống trong lều thiếu thốn mọi sự, không thú vị như người ta mơ tưởng. Có thể một vài ngày đầu của cuộc cắm trại người ta còn vui. Còn nhìn thấy vẻ man dại, đẹp quyến rũ của thiên nhiên. Vì thế mà cho cuộc sống trong lều lí tưởng, mặc dù thiếu tiện nghi nhưng đầy tình người. Thế rồi cái tình người kia chẳng mấy chốc nhường bước cho nhu cầu cuộc sống đòi hỏi và người ta thấy cái bất tiện của cuộc sống tạm bợ. Ngay cả bản nhạc vàng nào đó mơ tưởng một túp lều tranh hai trái tim vàng. Thực tế cho thấy tim vàng cũng phải nuôi dưỡng, cũng phải bồi bổ nên túp lều tranh chỉ là chốn tạm bợ, mơ tưởng cuộc sống tình tứ. Chỉ vài ba tuần sống trong lều thực tế cuộc sống, nhu cầu tìm cơm kiếm áo, nhu cầu tương lai dẫn con người về thực tại tìm kiếm một cuộc sống ổn định hơn, lâu bền hơn.

Cuộc sống của chúng ta tạm bợ sống trong lều như thánh Phaolô viết vì quê hương của chúng ta trên trời, căn nhà vĩnh cửu trên quê trời. Chúng ta sống tạm bợ trong lều vì sau khi phạm tội chúng ta sống sót nên được sống tạm trong lều. Trong kinh thánh cựu ước nói đến lều tạm nơi chứa đựng hòm bia thánh cứ phải di chuyển luôn vì là nhà tạm, lều tạm nên không ổn định.

Đời sống lều có nhiều phức tạp. Không thể cố định hay sống lâu dài nhưng di chuyển, thay đổi luôn. Sống trong lều tạm thường là thất nghiệp, không công ăn việc làm. Sống để dưỡng sức chuẩn bị cho cuộc sống ổn định hơn, định cư lâu dài hơn.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Bao giờ cho đến tháng Mười
Lê Đình Bảng
08:43 05/08/2013
BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI

Tôi từ Phố Hiến xa xôi
Cây rau, ngọn cỏ, suốt đời long đong
Hôm vô tới xứ Đàng Trong
Chờ em ở mãi Ba Giồng mới lên

Đò theo sông Hậu, sông Tiền
Những mông mênh nước, những mênh mang trời
Nửa khuya, cập bến Chùa Dơi
Thoảng nghe kinh kệ nhịp vơi, nhịp đầy

Hạt mừng, em giấu trong tay
Hạt thương, tôi dỗ dành cây hoa hường
Đường nào xuôi ngả Thơm Rơm
Qua Hàm Luông, ghé Cái Mơn mấy hồi

Đền vàng, quỳ trước song đôi
Khấn dâng, một mảnh gương soi trước toà
Đây là Phép Ngắm Rosa
Và đây, tràng chuỗi Đức Bà Môi Khôi

Bao giờ cho đến tháng Mười
Chim quyên xuống đất, thuyền tôi lên bờ
Nắng vàng ngoài dậu ô rô
Hôm nay lễ trọng, nhà thờ đông ken

Dập dìu trai gái đua chen
Cho tôi theo kiệu về bên xứ nhà
Lạy trời, đừng nổi phong ba
Để tôi neo một bến phà-quê em

Ơi người Rạch Giá, Long Xuyên
Đêm nay canh thức, chong đèn đợi ai

Lê Đình Bảng


 
Em bé làm Đức Giáo Hoàng rơi lệ
Ngô Xuân Tịnh
17:52 05/08/2013
EM BÉ LÀM ĐGH RƠI LỆ

Một em bé ở Bra-sil
Như con chim nhỏ thật xinh tuyệt vời
Mới lên chín tuổi mà thôi
Em cùng ba triệu dòng người hân hoan
Tưng bừng chào đón Giáo Hoàng
Chạy băng qua giữa những hàng an ninh
Đến bên xe để cầu xin
Cho em được gặp, ôm hôn Giáo Hoàng
Người cha từ ái hân hoan
Ôm em đáp trả dịu dàng nụ hôn
Ngây thơ chân thật tâm hồn
Dâng người tâm sự trào tuôn thế nầy :
Đức Giáo Hoàng ơi con đây
Muốn làm linh mục mai ngày Giê-su
Ước ao dâng trọn đời tu
Hồng ân cứu độ ban cho nhiều người
Mắt Giáo Hoàng chợt sáng ngời
Rưng rưng giọt lệ của người chảy ra
Mến yêu người nói thiết tha :
Xin con cầu nguyện cho cha hằng ngày
Và cha xác tín từ đây
Nơi con ơn gọi ngày ngày triển khai
Dùng dằng chẳng muốn chia tay
Khiến an ninh phải bế ngay em về
Trả cho người mẹ gần kề
Hồng ân Thiên Chúa tràn trề mãn sung
Thánh Thần của Chúa luô cùng
Đồng hành Giáo Hội mọi vùng trần gian
Hồng ân cứu rỗi tuôn tràn
Vững tin cầu nguyện hân hoan hỡi người
Dù cho thách đố ngập trời
Quan phòng của Chúa đời đời tín trung

Ngô xuân Tịnh
 
Khải huyền
Lê Đình Bảng
17:55 05/08/2013
Khải huyền

Em có thấy ngày đi trong lá biếc
Vừa ra Giêng bông cúc nở hàng đôi
Nay, mùa vàng đầy hoa trái sinh sôi
Nụ tầm xuân ra đẩy đà, măng sữa

Ấy là lúc hồn reo vui dàn dụa
Vì đương vui hoan lạc buổi truyền tin
Mang ơn Trời cùng gió lá mưa chim
Đương vấn vít giữa muôn vàn thanh sắc

Dường như có bướm ong đương làm mật
Người lên nương, xem kẻ gỗ xây hồ
Thả chiếc bè lau về nhánh sông xưa
Nơi dấu tích của một lời giao ước

Em có thấy đất lừng hương cỏ mượt
Mùa rưng rưng gỗ đá cũng xiêu lòng
Mai ta về, em gửi gắm gì không
Treo chiếc lồng đèn xinh xinh ngoài cửa

Để đám cưới có chợt ngang qua đó
Em đưa tay vẫy vẫy nhành ô- liu
Một buổi chiều, một buổi sáng trông theo
Đức vua hát ở trước hòm bia thánh

Đợi vừa lúc trăng tơ lên vành vạnh
Ấy là khi mặt nhật cũng ra đời
Đêm và ngày còn nguyên vẹn tinh khôi
Cả và thế gian phủ đầy băng tuyết
*
Đây nhã nhạc của mười phương bất tuyệt
Của muôn kinh xin chầu lụy tâm thành
Của ơn trời bát ngát những mùa xanh
Nuôi sống ta cả phần hồn phần xác
*
Này mưa móc đã trùng trùng non bạc
Đưa nhau về, ta đứng tựa đồi sim
Lời ai thầm thì rất ngọt rất êm
Không rõ tiếng, như là trong trầm tích
*
Như lửa cháy trong bụi gai hoang tịch
Cả tuần trăng chưa rõ mặt đêm ngày
Sao bồn chồn qua từng phút, từng giây
Bởi chạm đến những điều thiêng liêng nhất?

Nơi em ở là miền quê rất thật
Vừa phương phi vừa đạo hạnh vô cùng

Lê Đình Bảng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Về Trên Chủng Viện
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
21:17 05/08/2013
CHIỀU VỀ TRÊN CHỦNG VIỆN
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Cảm tạ Chúa một ngày đã hết
Bao nhọc nhằn cùng nổi lo toan
Bóng hoàng hôn giờ cũng sắp tàn
Bao lời kinh con dâng Chúa hôm nay
Giúp đời con vững mạnh bước đi
Che chở con khỏi lạc chốn u mê.
( Sr.Maria Nguyễn Ngọc)