Phụng Vụ - Mục Vụ
Có Mấy Chiếc Bánh?
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:59 02/08/2008
Chúa Nhật 18 A Thường Niên
Có Mấy Chiếc Bánh?
Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm loá mắt thiên hạ bằng sự lạ lùng.
Khi chống lại sự cám dỗ của Satan trong sa mạc, Chúa không làm ảo thuật ngoạn mục là khiến đá biến thành bánh trong nháy mắt hay gieo mình xuống từ nóc đền thờ.
Chúa làm phép lạ chỉ để cứu giúp người khác và từ sự cộng tác của họ.
Tại Cana, Chúa không khiến cho sáu chum đầy rượu tức khắc mà lại bảo các gia nhân: "Hãy đổ nước đầy các chum!" (Ga 2, 7). Các môn đệ sau một đêm vất vả chẳng bắt được con cá nào, Chúa không truyền lệnh cho cá đầy thuyền mà bảo Simon "ra khơi mà thả lưới đánh cá" ( Lc 5, 4 -7). Trong phép lạ hoá bánh ra nhiều cũng vậy: "Các anh có mấy chiếc bánh?" ( Mc 6, 38). Chúa đã làm phép lạ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé.
- Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều với mục đích đào tạo lòng tin của các môn đệ.
Ngài tỏ ra cho các môn đệ thấy lòng xót thương của Ngài đối với dân chúng "vì họ như cừu chiên không người chăn giữ". Chúa chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân chứng tỏ Người là vị Mục tử mà ngôn sứ Eâdêkien đã nói đến ( Ed 34). Chúa muốn các môn đệ nhận ra Ngài là Chúa Chiên, là Mục tử nhân lành. Phép lạ hoá bánh là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được "tập sự" chia sẽ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.
- Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể "Người cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ" ( Mt 14, 20).
Trong Tiệc Ly "Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng" ( Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24, 30) và của Giáo hội ( Cv 2, 42).
- Ðược bánh ăn, dân chúng muốn "bắt lấy Người tôn lên làm vua" ( Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh "Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi" (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: "Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh hằng sống chính là "Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết" (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
"Bánh ta sẽ ban" hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá lụôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.
- Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
Các anh có mấy chiếc bánh? ( Mc 6, 38), đó vẫn mãi mãi vừa là câu hỏi, vừa là lời mời gọi khẩn thiết của Chúa Kitô. Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.
Bánh Lời Chúa:
"Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta" ( Ga 1, 14). Lời Thiên Chúa là Lời Quyền Năng, nhưng Ngài lại trao cho con người sứ mạng công bố lời Ngài "Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ" ( Dt1, 1). Cũng một sứ mạng ấy được tiếp nối trong Giáo hội hôm nay "Ngài sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" ( Lc 9, 2). Sứ mạng đó là nhiệm vụ cốt yếu của các tông đồ "Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn" ( Cv 6, 2) và chính Thánh Phaolô kêu lên "khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng tin mừng". Thế là con người tội lỗi được giao trách nhiệm công bố Lời thánh hoá, con người yếu đuối công bố Lời quyền năng, con người giới hạn công bố Lời vĩnh cửu. Một vinh dự quá đổi lớn lao.
Lời Chúa có thể đọc và giải thích ngoài phụng vụ, trong phạm vi cá nhân hoặc khi làm việc đạo đức. Khi đó Lời Chúa là cơ hội ban ơn hiện sủng và hiệu năng ở đây là hiệu năng "do nhân" (ex opere operantis), tuỳ thuộc thái độ tâm hồn của người đọc và người nghe.
Lời Chúa được công bố khi cử hành phụng vụ. Ðó là Lời do Chúa Giêsu hoặc Giáo hội ấn định, được công bố nhân danh Chúa và Giáo hội bời Thừa tác viên chính thức.
Lời Bí Tích mang hiệu năng "do sự" ( ex opere operato), qua các bí tích, Chúa Kitô ban ân sủng cho người lãnh nhận.
Sứ vụ công bố Lời Chúa được thực hiện trong tác động của Thánh Thần. Bởi thế người rao giảng Tin mừng chỉ có thể thực sự giảng Lời Chúa nhờ quyền năng và tác động của Thánh Thần. Chính Thánh Thần tác động lên người nói cũng như người nghe, để Lời được công bố không còn là Lời của người phàm nhưng là Lời Thiên Chúa. Dù ta có cố gắng đến đâu cũng không thể cải hoá lòng người vì: "Không ai có thể tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa mà không do Thánh thần" ( 1 Cor 12, 3) và "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công"(Tv 127, 1).
Các Con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó, cần trau dồi Lời Thiên Chúa, vì người được sai đi để công bố Lời Thiên Chúa chứ không phải lời của thế gian, cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Ðồng thời cũng phải trau dồi lời con người, là khả năng nói, loan báo, kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn.
Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm ngôn sứ. Là trách nhiệm vì phải nổ lực để chu toàn sứ vụ.
Bánh Thánh Thể:
Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Ðổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Ðến Nhà Thờ dâng Lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình, nhưng khi dâng lễ, nó được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa. Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau trong chậu bột;ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn. Qua Lời Truyền Phép của Linh mục, Chúa Kitô làm cho bánh rượu trở thành Thịt Máu của Ngài; đồng thời Ngài cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ họ đón nhận Mình và Máu Chúa Giêsu là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến. Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô "Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời" ( Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta. Bởi đó tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa, yêu mến Thánh Thể.
Chúa Giêsu vẫn luôn "chạnh lòng thương xót". Chúa vẫn hỏi chúng ta mỗi ngày "Các anh có mấy chiếc bánh?".
Có Mấy Chiếc Bánh?
Chúa Giêsu không bao giờ làm phép lạ để làm loá mắt thiên hạ bằng sự lạ lùng.
Khi chống lại sự cám dỗ của Satan trong sa mạc, Chúa không làm ảo thuật ngoạn mục là khiến đá biến thành bánh trong nháy mắt hay gieo mình xuống từ nóc đền thờ.
Chúa làm phép lạ chỉ để cứu giúp người khác và từ sự cộng tác của họ.
Tại Cana, Chúa không khiến cho sáu chum đầy rượu tức khắc mà lại bảo các gia nhân: "Hãy đổ nước đầy các chum!" (Ga 2, 7). Các môn đệ sau một đêm vất vả chẳng bắt được con cá nào, Chúa không truyền lệnh cho cá đầy thuyền mà bảo Simon "ra khơi mà thả lưới đánh cá" ( Lc 5, 4 -7). Trong phép lạ hoá bánh ra nhiều cũng vậy: "Các anh có mấy chiếc bánh?" ( Mc 6, 38). Chúa đã làm phép lạ từ 5 chiếc bánh và 2 con cá của một cậu bé.
- Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều với mục đích đào tạo lòng tin của các môn đệ.
Ngài tỏ ra cho các môn đệ thấy lòng xót thương của Ngài đối với dân chúng "vì họ như cừu chiên không người chăn giữ". Chúa chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân chứng tỏ Người là vị Mục tử mà ngôn sứ Eâdêkien đã nói đến ( Ed 34). Chúa muốn các môn đệ nhận ra Ngài là Chúa Chiên, là Mục tử nhân lành. Phép lạ hoá bánh là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được "tập sự" chia sẽ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.
- Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể "Người cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ" ( Mt 14, 20).
Trong Tiệc Ly "Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng" ( Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu ( Lc 24, 30) và của Giáo hội ( Cv 2, 42).
- Ðược bánh ăn, dân chúng muốn "bắt lấy Người tôn lên làm vua" ( Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh "Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi" (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: "Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh hằng sống chính là "Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết" (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
"Bánh ta sẽ ban" hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá lụôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu.
- Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
Các anh có mấy chiếc bánh? ( Mc 6, 38), đó vẫn mãi mãi vừa là câu hỏi, vừa là lời mời gọi khẩn thiết của Chúa Kitô. Trao cho chúng ta Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể, Chúa mời gọi chúng ta bẻ ra và trao cho anh em mình.
Bánh Lời Chúa:
"Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta" ( Ga 1, 14). Lời Thiên Chúa là Lời Quyền Năng, nhưng Ngài lại trao cho con người sứ mạng công bố lời Ngài "Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ" ( Dt1, 1). Cũng một sứ mạng ấy được tiếp nối trong Giáo hội hôm nay "Ngài sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân" ( Lc 9, 2). Sứ mạng đó là nhiệm vụ cốt yếu của các tông đồ "Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn" ( Cv 6, 2) và chính Thánh Phaolô kêu lên "khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng tin mừng". Thế là con người tội lỗi được giao trách nhiệm công bố Lời thánh hoá, con người yếu đuối công bố Lời quyền năng, con người giới hạn công bố Lời vĩnh cửu. Một vinh dự quá đổi lớn lao.
Lời Chúa có thể đọc và giải thích ngoài phụng vụ, trong phạm vi cá nhân hoặc khi làm việc đạo đức. Khi đó Lời Chúa là cơ hội ban ơn hiện sủng và hiệu năng ở đây là hiệu năng "do nhân" (ex opere operantis), tuỳ thuộc thái độ tâm hồn của người đọc và người nghe.
Lời Chúa được công bố khi cử hành phụng vụ. Ðó là Lời do Chúa Giêsu hoặc Giáo hội ấn định, được công bố nhân danh Chúa và Giáo hội bời Thừa tác viên chính thức.
Lời Bí Tích mang hiệu năng "do sự" ( ex opere operato), qua các bí tích, Chúa Kitô ban ân sủng cho người lãnh nhận.
Sứ vụ công bố Lời Chúa được thực hiện trong tác động của Thánh Thần. Bởi thế người rao giảng Tin mừng chỉ có thể thực sự giảng Lời Chúa nhờ quyền năng và tác động của Thánh Thần. Chính Thánh Thần tác động lên người nói cũng như người nghe, để Lời được công bố không còn là Lời của người phàm nhưng là Lời Thiên Chúa. Dù ta có cố gắng đến đâu cũng không thể cải hoá lòng người vì: "Không ai có thể tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa mà không do Thánh thần" ( 1 Cor 12, 3) và "Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công"(Tv 127, 1).
Các Con có mấy chiếc Bánh Lời Chúa để trao cho anh em? Chúa vẫn luôn hỏi chúng ta điều ấy mỗi ngày. Bởi đó, cần trau dồi Lời Thiên Chúa, vì người được sai đi để công bố Lời Thiên Chúa chứ không phải lời của thế gian, cho dẫu lời ấy có khôn ngoan đến đâu chăng nữa. Ðồng thời cũng phải trau dồi lời con người, là khả năng nói, loan báo, kỹ năng diễn đạt tư tưởng và rao giảng để Lời Chúa chinh phục các tâm hồn.
Công bố Lời Chúa vừa là một hồng ân vừa là một trách nhiệm. Là hồng ân vì con người tầm thường được Thiên Chúa mời gọi làm ngôn sứ. Là trách nhiệm vì phải nổ lực để chu toàn sứ vụ.
Bánh Thánh Thể:
Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Ðổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người. Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui ta uống chén rươụ mừng nhưng khi buồn ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Ðến Nhà Thờ dâng Lễ, mỗi tín hữu mang lễ vật riêng là chính đời sống của mình, nhưng khi dâng lễ, nó được thu hợp lại thành lễ vật chung của cộng đoàn dâng lên Chúa. Tấm bánh được hình thành bởi trăm ngàn hạt lúa miến đã được xay nát ra và hoà trộn với nhau trong chậu bột;ly rượu là kết quả của nhiều trái nho được ép ra và hoà tan với nhau. Cả hai tượng trưng đầy đủ ý nghĩa cộng đồng cho lễ vật mỗi người cũng như lễ vật toàn thể cộng đoàn. Qua Lời Truyền Phép của Linh mục, Chúa Kitô làm cho bánh rượu trở thành Thịt Máu của Ngài; đồng thời Ngài cũng biến đổi những hy sinh, những hạnh phúc đau khổ, những trách nhiệm của cộng đoàn trong hiến lễ để rồi khi mỗi người rước lễ họ đón nhận Mình và Máu Chúa Giêsu là đón nhận lại của lễ mình dâng lên mà giờ đây đã được thánh hiến. Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô "Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ" ( Ga 6, 35). "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời" ( Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta. Bởi đó tham dự thánh lễ cách đầy đủ tích cực trọn vẹn với tất cả con người là cách tốt nhất đáp lại tình thương của Chúa, yêu mến Thánh Thể.
Chúa Giêsu vẫn luôn "chạnh lòng thương xót". Chúa vẫn hỏi chúng ta mỗi ngày "Các anh có mấy chiếc bánh?".
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
01:02 02/08/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (43)
421.Việc cao quý nhất, ích lợi nhất và ngọt ngào nhất
Việc cao quý nhất, ích lợi nhất và ngọt ngào nhất, chính là việc Tôn Sùng Thánh Thể. Đó là lời của vị Giáo Hoàng Thánh Thể, thánh Piô X, khi ngài nói:
- “Lòng Tôn Sùng Thánh Thể là việc cao quý nhất vì có đối tượng tôn sùng là Thiên Chúa; ích lợi nhất cho việc cứu rỗi vì Thánh Thể ban cho ta Đấng là tác giả ơn thánh; ngọt ngào nhất, vì chính Chúa là sự ngọt ngào dịu dàng.”
422. Hoa Sống của người công giáo
Ban sáng, những con ong vỡ tổ rộn ràng. Chúng bay đi đâu? Chúng đi tìm hoa quanh vùng để hút nhụy làm mật để sống vì chúng sống bằng hoa của đồng nội, của rừng núi.
Giống như những con ong đi tìm hoa và hút nhụy hoa để sống, người công giáo chúng ta cũng vậy: hoa mà chúng ta phải chạy đến để tìm sức sống, đó là Chúa Giêsu Thánh Thể, Hoa Sống của người công giáo chúng ta.
423. Chúa Giêsu Thánh Thể đối với người công giáo
Đối với người công giáo, Chúa Giêsu Thánh Thể nói lên tất cả, tóm lại tất cả, chứa đựng tất cả. Người công giáo sống bằng Chúa Giêsu Thánh Thể: “Ta là Bánh Hằng Sống. Ai ăn Bánh nầy thì được sống đời đời.”
Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, người công giáo tìm được tất cả: ánh sáng, sức mạnh, an ủi, tình yêu, trong sạch, thánh thiện.
424. Mỗi khi người công giáo đi ngang qua Nhà Thờ
Mỗi khi đi ngang qua Nhà Thờ, nếu có thể được, tại sao chúng ta không dừng lại một chút để vào gặp Chúa Giêsu Thánh Thể?
Chúa Giêsu Thánh Thể là Bạn, là Anh, đang đợi chúng ta, đang yêu chúng ta. Chúng ta gặp Chúa Giêsu Thánh Thể và Chúa Giêsu Thánh Thể gặp chúng ta. Chúa Giêsu Thánh Thể cũng được vui, và chúng ta cũng được đầy tràn an ủi.
425. Không nên như vậy!
Tôi đã từng nghe cũng như từng đọc được điều nầy: Người công giáo giữ đạo nhà thờ nhiều quá. Người công giáo hãy ít đến nhà thờ hơn để có thời giờ mà đến nhiều với người đời…
Đây là điều tôi phản đối: không nên kêu gọi như vậy.
Điều quan trong là phải dạy cho người công giáo ý thức mục đích của việc Đi Nhà Thờ.
Linh mục quản xứ chúng ta hãy dạy cho bổn đạo rõ ràng điều nầy:
- không phải đi Nhà Thờ để đọc kinh: đọc kinh ở gia đình, hoặc đọc kinh ở đâu cũng được;
- không phải đi Nhà thờ để cầu nguyện: cầu nguyện ở đâu cũng được;
- nhưng đi Nhà Thờ là để gặp Chúa Giêsu Thánh Thể, để tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể, để đọc kinh trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể, để cầu nguyện trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể, để lãnh nhận sức mạnh từ Chúa Giêsu Thánh Thể hầu sống đức tin cho mạnh mẽ, truyền đức tin ra cho hăng hái.
Xác tín như vậy, linh mục quản xứ chúng ta hãy kêu gọi bổn đạo tối sáng đến Nhà Thờ, kêu gọi bổn đạo năng đến Nhà Thờ hơn nữa vì Chúa Giêsu Thánh Thể là tất cả của chúng ta: “Không Thầy, các con không làm gì được.” “Hãy đến với Ta, Ta bổ sức lại cho.”
426. Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc của loài người chúng ta
Cây sen chỉ mọc và nở hoa đẹp trên nước. Tách rời khỏi nước, cây sen sẽ khô héo và chết.
Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc của loài người chúng ta. Tách lìa Chúa, loài người chúng ta không thể nào có hạnh phúc chân chính được.
427. Đối thoại và một vài đức tính của nó
Đối thoại là chân thành gặp nhau để thành thật nói lên những cái giống nhau của nhau nếu có, nói lên những cái khác nhau của nhau, để đồng ý đi đến những gì tích cực, xây dựng mà hai bên có thể chấp nhận được, hoặc không thể chấp nhận được thì cũng để cửa mở hầu chờ dịp khác mà đối thoại lại.
Xin đưa ra một vài đức tính của một cuộc đối thoại hữu ích:
- chân thành: chúng ta không thể nào đối thoại với ma quỷ vì ma quỷ chỉ có mục đích hạ bệ chúng ta; chúng ta không thể nào đối thoại với những kẻ xão quyệt vì họ không có lòng chân thành;
- khiêm tốn: nhìn nhận lý trí của mình có giới hạn, nhìn nhận sự hiểu biết của mình còn chưa đủ: không một nhà bác học nào biết đủ các khía cạnh của một hột cát; thông mấy cũng phải học thêm, cũng phải tìm tòi thêm;
- tình yêu: muốn thật sự tìm hiểu nhau, muốn thật sự tìm đường lối cộng tác với nhau; thinh lặng cầu nguyện cho đối phương;
- đại độ: tử tế với mọi người, dù kẻ đó là kẻ mình không thích; không in trí ai, không loại bỏ ai; nếu không có lòng đại độ, lời nói chúng ta sẽ gây chia rẽ, hiểu lầm, gây buồn phiền cho kẻ khác; khi có đưa ra những đề nghị chung, những quyết định chung, người đại độ sẽ vui vẻ làm theo;
- tự chủ: không bất mãn khi bị đối phương đã kích hoặc khi đối phưưong đưa ra những nhận định tiêu cực, bất công;
- can đảm: can đảm nói lên cho đối phương biết những điều chúng ta suy tư, hiểu biết, ao ước; mọi người phải can đảm đóng góp thì sự đối thoại mới phong phú, ích lợi;
- lạc quan: mong đi đến một kết quả tốt;
- ….
428. Sắp đặt, thục hành và giải quyết thế nào?
Phải luôn luôn sắp đặt bằng lý trí, bằng bộ óc, bằng cái đầu.
Phải luôn luôn thực hành bằng đôi tay ngay thẳng, chính trực.
Nhưng phải luôn luôn giải quyết bằng tình yêu, bằng trái tim.
429. Đừng mù quáng! Đừng thiên vị!
Yêu ai, thích ai, ta đừng phong thánh họ, đừng cho họ là độc nhất và duy nhất, nhưng hãy bình tĩnh nhận xét cái dở, điều xấu của họ. Như vậy, ta mới không mù quáng.
Ghét ai, không thích ai, ta đừng loại bỏ họ, đừng lên án họ, đừng tẩy chay họ, nhưng hãy cố tìm cái tốt, điều hay của họ. Như vậy, ta mới không thiên vị.
430. Muốn hoàn thành được công việc, chúng ta phải bắt đầu lại.
Can đảm làm một công việc hoặc nhận làm một công việc, thế nào chúng ta cũng gặp khó khăn đến từ mọi phía, thế nào chúng ta cũng vấp ngã một vài lần hay nhiều lần, thế nào cũng có lúc chúng ta muốn buông xuôi hoặc bỏ cuộc. Bởi đó, muốn hoàn thành bất cứ một công việc nào, chúng ta phải luôn luôn bắt đầu lại.
Chỉ có những ai can đảm và khiêm tốn bắt đầu lại, kẻ đó mới hoàn thành được công việc mình làm hoặc công việc được giao phó cho mình làm.
421.Việc cao quý nhất, ích lợi nhất và ngọt ngào nhất
Việc cao quý nhất, ích lợi nhất và ngọt ngào nhất, chính là việc Tôn Sùng Thánh Thể. Đó là lời của vị Giáo Hoàng Thánh Thể, thánh Piô X, khi ngài nói:
- “Lòng Tôn Sùng Thánh Thể là việc cao quý nhất vì có đối tượng tôn sùng là Thiên Chúa; ích lợi nhất cho việc cứu rỗi vì Thánh Thể ban cho ta Đấng là tác giả ơn thánh; ngọt ngào nhất, vì chính Chúa là sự ngọt ngào dịu dàng.”
422. Hoa Sống của người công giáo
Ban sáng, những con ong vỡ tổ rộn ràng. Chúng bay đi đâu? Chúng đi tìm hoa quanh vùng để hút nhụy làm mật để sống vì chúng sống bằng hoa của đồng nội, của rừng núi.
Giống như những con ong đi tìm hoa và hút nhụy hoa để sống, người công giáo chúng ta cũng vậy: hoa mà chúng ta phải chạy đến để tìm sức sống, đó là Chúa Giêsu Thánh Thể, Hoa Sống của người công giáo chúng ta.
423. Chúa Giêsu Thánh Thể đối với người công giáo
Đối với người công giáo, Chúa Giêsu Thánh Thể nói lên tất cả, tóm lại tất cả, chứa đựng tất cả. Người công giáo sống bằng Chúa Giêsu Thánh Thể: “Ta là Bánh Hằng Sống. Ai ăn Bánh nầy thì được sống đời đời.”
Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, người công giáo tìm được tất cả: ánh sáng, sức mạnh, an ủi, tình yêu, trong sạch, thánh thiện.
424. Mỗi khi người công giáo đi ngang qua Nhà Thờ
Mỗi khi đi ngang qua Nhà Thờ, nếu có thể được, tại sao chúng ta không dừng lại một chút để vào gặp Chúa Giêsu Thánh Thể?
Chúa Giêsu Thánh Thể là Bạn, là Anh, đang đợi chúng ta, đang yêu chúng ta. Chúng ta gặp Chúa Giêsu Thánh Thể và Chúa Giêsu Thánh Thể gặp chúng ta. Chúa Giêsu Thánh Thể cũng được vui, và chúng ta cũng được đầy tràn an ủi.
425. Không nên như vậy!
Tôi đã từng nghe cũng như từng đọc được điều nầy: Người công giáo giữ đạo nhà thờ nhiều quá. Người công giáo hãy ít đến nhà thờ hơn để có thời giờ mà đến nhiều với người đời…
Đây là điều tôi phản đối: không nên kêu gọi như vậy.
Điều quan trong là phải dạy cho người công giáo ý thức mục đích của việc Đi Nhà Thờ.
Linh mục quản xứ chúng ta hãy dạy cho bổn đạo rõ ràng điều nầy:
- không phải đi Nhà Thờ để đọc kinh: đọc kinh ở gia đình, hoặc đọc kinh ở đâu cũng được;
- không phải đi Nhà thờ để cầu nguyện: cầu nguyện ở đâu cũng được;
- nhưng đi Nhà Thờ là để gặp Chúa Giêsu Thánh Thể, để tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể, để đọc kinh trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể, để cầu nguyện trước mặt Chúa Giêsu Thánh Thể, để lãnh nhận sức mạnh từ Chúa Giêsu Thánh Thể hầu sống đức tin cho mạnh mẽ, truyền đức tin ra cho hăng hái.
Xác tín như vậy, linh mục quản xứ chúng ta hãy kêu gọi bổn đạo tối sáng đến Nhà Thờ, kêu gọi bổn đạo năng đến Nhà Thờ hơn nữa vì Chúa Giêsu Thánh Thể là tất cả của chúng ta: “Không Thầy, các con không làm gì được.” “Hãy đến với Ta, Ta bổ sức lại cho.”
426. Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc của loài người chúng ta
Cây sen chỉ mọc và nở hoa đẹp trên nước. Tách rời khỏi nước, cây sen sẽ khô héo và chết.
Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc của loài người chúng ta. Tách lìa Chúa, loài người chúng ta không thể nào có hạnh phúc chân chính được.
427. Đối thoại và một vài đức tính của nó
Đối thoại là chân thành gặp nhau để thành thật nói lên những cái giống nhau của nhau nếu có, nói lên những cái khác nhau của nhau, để đồng ý đi đến những gì tích cực, xây dựng mà hai bên có thể chấp nhận được, hoặc không thể chấp nhận được thì cũng để cửa mở hầu chờ dịp khác mà đối thoại lại.
Xin đưa ra một vài đức tính của một cuộc đối thoại hữu ích:
- chân thành: chúng ta không thể nào đối thoại với ma quỷ vì ma quỷ chỉ có mục đích hạ bệ chúng ta; chúng ta không thể nào đối thoại với những kẻ xão quyệt vì họ không có lòng chân thành;
- khiêm tốn: nhìn nhận lý trí của mình có giới hạn, nhìn nhận sự hiểu biết của mình còn chưa đủ: không một nhà bác học nào biết đủ các khía cạnh của một hột cát; thông mấy cũng phải học thêm, cũng phải tìm tòi thêm;
- tình yêu: muốn thật sự tìm hiểu nhau, muốn thật sự tìm đường lối cộng tác với nhau; thinh lặng cầu nguyện cho đối phương;
- đại độ: tử tế với mọi người, dù kẻ đó là kẻ mình không thích; không in trí ai, không loại bỏ ai; nếu không có lòng đại độ, lời nói chúng ta sẽ gây chia rẽ, hiểu lầm, gây buồn phiền cho kẻ khác; khi có đưa ra những đề nghị chung, những quyết định chung, người đại độ sẽ vui vẻ làm theo;
- tự chủ: không bất mãn khi bị đối phương đã kích hoặc khi đối phưưong đưa ra những nhận định tiêu cực, bất công;
- can đảm: can đảm nói lên cho đối phương biết những điều chúng ta suy tư, hiểu biết, ao ước; mọi người phải can đảm đóng góp thì sự đối thoại mới phong phú, ích lợi;
- lạc quan: mong đi đến một kết quả tốt;
- ….
428. Sắp đặt, thục hành và giải quyết thế nào?
Phải luôn luôn sắp đặt bằng lý trí, bằng bộ óc, bằng cái đầu.
Phải luôn luôn thực hành bằng đôi tay ngay thẳng, chính trực.
Nhưng phải luôn luôn giải quyết bằng tình yêu, bằng trái tim.
429. Đừng mù quáng! Đừng thiên vị!
Yêu ai, thích ai, ta đừng phong thánh họ, đừng cho họ là độc nhất và duy nhất, nhưng hãy bình tĩnh nhận xét cái dở, điều xấu của họ. Như vậy, ta mới không mù quáng.
Ghét ai, không thích ai, ta đừng loại bỏ họ, đừng lên án họ, đừng tẩy chay họ, nhưng hãy cố tìm cái tốt, điều hay của họ. Như vậy, ta mới không thiên vị.
430. Muốn hoàn thành được công việc, chúng ta phải bắt đầu lại.
Can đảm làm một công việc hoặc nhận làm một công việc, thế nào chúng ta cũng gặp khó khăn đến từ mọi phía, thế nào chúng ta cũng vấp ngã một vài lần hay nhiều lần, thế nào cũng có lúc chúng ta muốn buông xuôi hoặc bỏ cuộc. Bởi đó, muốn hoàn thành bất cứ một công việc nào, chúng ta phải luôn luôn bắt đầu lại.
Chỉ có những ai can đảm và khiêm tốn bắt đầu lại, kẻ đó mới hoàn thành được công việc mình làm hoặc công việc được giao phó cho mình làm.
Bữa Ăn Ngon
Lm Vũđình Tường
08:56 02/08/2008
Thiết tưởng không ai đi hành hương ước mong được cung cấp những bữa cơm thịnh soạn, yến tiệc linh đình. Quả thực, những bữa ăn thật đơn giản. Hầu như ngày nào cũng giống nhau, rất đơn giản gồm một hộp đậu hay cá, một chai nước, thỏi kẹo, trái cam và mẩu bánh mì.
Sáu nhân khẩu
Con số làm đau đầu nhiều trưởng nhóm. Phải đủ sáu người mới được lãnh thực phẩm và trưởng tổ lãnh thay cho cả tổ. Việc lãnh thực phẩm cũng đơn giản như việc xếp hàng mua vé coi đá banh. Hàng dài loằng ngoằng, chờ mỏi chân, chùn cổ mới đến phiên. Xin lỗi phải sáu vé mới được. 13 vé, lãnh 12 phần thôi. Làm ơn kiếm thêm vé cho đủ số. Tổ trưởng buồn sầu bước đi rao tìm người cùng khốn khổ như mình. Lại xếp hàng và lần này thì chắc cú. Lãnh thực phẩm xong chia đồng đều rồi nhóm nào tìm về tổ ấm đó.
Ngày đầu chưa biết được phát những gì nên xem ra còn thích thú. Ngày thứ hai trông thấy thực phẩm giống hệt hôm trước nên hơi ngán ngẩm; ngày thứ ba thật là quá ngấy và ngày thứ tư không muốn xếp hàng nữa vì cũng ngần ấy thứ quanh đi quẩn lại.
Ngon đặc biệt
Khó có thể quên được bữa ăn thật đặc biệt. Đó là tối thứ sáu khi mà hàng trăm ngàn người đang ngồi ngả nghiêng trên sân simăng sau khi tham dự chặng đàng thánh giá. Kẻ uống nước, người nhai kẹo, kẻ khác ngồi nhìn thiên hạ ăn. Bỗng từ chân trời xa xa cuối sân tiếng hoan hô vang dậy, tiếng reo hò ầm ĩ lớn dần, lớn dần phóng theo chiều gió. Rừng người lũ lượt từ từ kẻ trước, người sau đứng lên chung tiếng reo hò khi họ thấy hình Đức Benêđictô 16 xuất hiện trên các màn ảnh. Người người lũ lượt không ai bảo ai, cùng đứng cùng hoan hô, cùng hò reo. Biển người cất tiếng reo hò vang dậy cả vùng trời. Chỉ mấy phút hò reo ngắn ngủi làm tăng thêm bầu khí cho bữa ăn. Tinh thần lên cao, tấm lòng cởi mở. Mọi ranh giới ngăn cách chia vùng biến mất. Người ngồi vùng này trao đổi quà tặng thức ăn cho người ngồi bên cạnh. Rân ran bắt chuyện, từ chuyện nhà đến chuyện nước, từ chương trình hành hương đến chương trình hậu hành hương. Người ta vươn tới nhau trò truyện, trao đổi tâm tình, không phân biệt màu da, nguồn gốc, sắc dân. Tất cả đều hoà mình trong khung cảnh ngoài trời, chung sân simăng chia sẻ tâm tình.
Nói chuyện huyên thuyên một lúc xem lại các thức ăn biến sạch. Tiếng loa phát thanh cũng vang rền hơn, khẩn thiết hơn, thông báo chương trình văn nghệ sắp tới hồi khai mạc. Cũng thức ăn ấy mấy phút trước đó xem ra ngán ngẫm, bây giờ lại hợp khẩu vị. Điều gì biến đổi hương vị làm cho ngon miệng. Người ngồi cùng bàn? Câu chuyện kể? Tinh thần bữa ăn? Hình Đức Biển Đức? Tiếng reo hò của đám đông? Giọng hát xé màng tang người nghe. Tất cả đều đóng vai trò gây phấn chấn tinh thần. Tinh thần sảng khoái, thanh thản, vui tươi dẫn đến cởi mở tấm lòng ảnh hưởng đến hương vị của ngũ quan, thay đổi cả khí trời, khung cảnh và cảm xúc.
Nuôi Tập Thể
Tôi hình dung ra quang cảnh Chúa Kitô làm phép lạ nuôi năm ngàn người ăn từ mấy tấm bánh và vài con cá. Quang cảnh cũng tương tự bên bờ biển, gió lộng mang hơi lạnh còn kèm theo các hạt cát nhỏ. Lạ thay các hạt cát nhỏ thích trú ẩn khoé mắt vành môi. Vì mỗi lần gió thổi không nhanh thế nào mắt cũng có vài hạt cát, không kịp ngậm thế nào miệng cũng sàn sạt.
Bữa ăn hôm đó dường như phảng phất giống bữa tiệc Thánh Thể chúng ta tham dự mỗi khi dự thánh lễ. Không còn ranh giới, không còn giai cấp, không còn kẻ trên, người dưới. Một tinh thần hoà đồng tất cả đều là anh chị em trong Đức Kitô. Trong tiệc Thánh Thể người ta tìm thấy bình an và nguồn hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn. Người ta tận hưởng hoa trái tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, người ta nhận biết giá trị của bình an nội tâm do ân sủng Chúa ban đến.
Buổi chiều ngồi trên nền simăng cạnh bờ sông, nơi gió lùa hơi nước lạnh, người hơi co ro nhưng tôi thấy lòng mình cũng lâng lâng, cũng nhẹ nhàng như bay bổng theo tiếng hò reo của đám đông, vui lây cái vui của các bạn trẻ và cùng sống lại những giây phút lạnh da, ấm lòng, dù xa lạ mà thấy thân quen, thiếu tiện nghi nhưng vẫn thoải mái; mệt mà vui; chân đã mỏi mà lòng vẫn muốn đi. Ngoài trời tối sẫm mà lòng vẫn trong sáng, tỉnh táo. Tiếng nhạc đập rung làn nước mà vẫn thấy vui tai, quyến luyến khi dời gót chân bắt chuyến tầu chót ngoài sân ga.
Tinh thần
Thức ăn vật chất bồi bổ thân xác, cần cho sự sống. Thức ăn tâm linh khơi dậy sức sống tinh thần, mang lại niềm vui hoan lạc, bình an và hạnh phúc thật. Chính những điều này đánh tan mọi khó khăn, nối liền các ngăn cách và xua đuổi mọi mỏi mệt, làm sống những gì đã chết và ban cho một tinh thần sống vui tươi, mạnh khoẻ. Thánh lễ ban nguồn sinh lực đó cho tâm hồn.
Tôi không ngạc nhiên khi phúc âm thuật lại đoàn người đông đảo năm ngàn người theo chân Chúa từng bước, từng bước quên mỏi mệt, mất dấu thời gian và ngay cả quên đói khát. Chiều đến họ vẫn bám sát chân Ngài, tối đến họ vẫn kề bên, nghe hoài vẫn không chán, tai không mỏi, lòng vẫn khát khao vì họ được no thoả tâm thần. Bụng có đói, miệng có khát, chân có mỏi, cơ thể có rã rời nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, vẫn sáng suốt, vẫn muốn dõi bước theo vì tâm linh được no thoả, tinh thần sảng khoái, phúc lộc chan hoà.
Lời Chúa có sức mạnh. Bánh ban sự sống.
Mời xem hình ảnh của các bạn hành hương WYD08 thuộc Giáo Xứ St Mark Inala Úc Châu
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Sáu nhân khẩu
Con số làm đau đầu nhiều trưởng nhóm. Phải đủ sáu người mới được lãnh thực phẩm và trưởng tổ lãnh thay cho cả tổ. Việc lãnh thực phẩm cũng đơn giản như việc xếp hàng mua vé coi đá banh. Hàng dài loằng ngoằng, chờ mỏi chân, chùn cổ mới đến phiên. Xin lỗi phải sáu vé mới được. 13 vé, lãnh 12 phần thôi. Làm ơn kiếm thêm vé cho đủ số. Tổ trưởng buồn sầu bước đi rao tìm người cùng khốn khổ như mình. Lại xếp hàng và lần này thì chắc cú. Lãnh thực phẩm xong chia đồng đều rồi nhóm nào tìm về tổ ấm đó.
Ngày đầu chưa biết được phát những gì nên xem ra còn thích thú. Ngày thứ hai trông thấy thực phẩm giống hệt hôm trước nên hơi ngán ngẩm; ngày thứ ba thật là quá ngấy và ngày thứ tư không muốn xếp hàng nữa vì cũng ngần ấy thứ quanh đi quẩn lại.
Ngon đặc biệt
Khó có thể quên được bữa ăn thật đặc biệt. Đó là tối thứ sáu khi mà hàng trăm ngàn người đang ngồi ngả nghiêng trên sân simăng sau khi tham dự chặng đàng thánh giá. Kẻ uống nước, người nhai kẹo, kẻ khác ngồi nhìn thiên hạ ăn. Bỗng từ chân trời xa xa cuối sân tiếng hoan hô vang dậy, tiếng reo hò ầm ĩ lớn dần, lớn dần phóng theo chiều gió. Rừng người lũ lượt từ từ kẻ trước, người sau đứng lên chung tiếng reo hò khi họ thấy hình Đức Benêđictô 16 xuất hiện trên các màn ảnh. Người người lũ lượt không ai bảo ai, cùng đứng cùng hoan hô, cùng hò reo. Biển người cất tiếng reo hò vang dậy cả vùng trời. Chỉ mấy phút hò reo ngắn ngủi làm tăng thêm bầu khí cho bữa ăn. Tinh thần lên cao, tấm lòng cởi mở. Mọi ranh giới ngăn cách chia vùng biến mất. Người ngồi vùng này trao đổi quà tặng thức ăn cho người ngồi bên cạnh. Rân ran bắt chuyện, từ chuyện nhà đến chuyện nước, từ chương trình hành hương đến chương trình hậu hành hương. Người ta vươn tới nhau trò truyện, trao đổi tâm tình, không phân biệt màu da, nguồn gốc, sắc dân. Tất cả đều hoà mình trong khung cảnh ngoài trời, chung sân simăng chia sẻ tâm tình.
Nói chuyện huyên thuyên một lúc xem lại các thức ăn biến sạch. Tiếng loa phát thanh cũng vang rền hơn, khẩn thiết hơn, thông báo chương trình văn nghệ sắp tới hồi khai mạc. Cũng thức ăn ấy mấy phút trước đó xem ra ngán ngẫm, bây giờ lại hợp khẩu vị. Điều gì biến đổi hương vị làm cho ngon miệng. Người ngồi cùng bàn? Câu chuyện kể? Tinh thần bữa ăn? Hình Đức Biển Đức? Tiếng reo hò của đám đông? Giọng hát xé màng tang người nghe. Tất cả đều đóng vai trò gây phấn chấn tinh thần. Tinh thần sảng khoái, thanh thản, vui tươi dẫn đến cởi mở tấm lòng ảnh hưởng đến hương vị của ngũ quan, thay đổi cả khí trời, khung cảnh và cảm xúc.
Nuôi Tập Thể
Tôi hình dung ra quang cảnh Chúa Kitô làm phép lạ nuôi năm ngàn người ăn từ mấy tấm bánh và vài con cá. Quang cảnh cũng tương tự bên bờ biển, gió lộng mang hơi lạnh còn kèm theo các hạt cát nhỏ. Lạ thay các hạt cát nhỏ thích trú ẩn khoé mắt vành môi. Vì mỗi lần gió thổi không nhanh thế nào mắt cũng có vài hạt cát, không kịp ngậm thế nào miệng cũng sàn sạt.
Bữa ăn hôm đó dường như phảng phất giống bữa tiệc Thánh Thể chúng ta tham dự mỗi khi dự thánh lễ. Không còn ranh giới, không còn giai cấp, không còn kẻ trên, người dưới. Một tinh thần hoà đồng tất cả đều là anh chị em trong Đức Kitô. Trong tiệc Thánh Thể người ta tìm thấy bình an và nguồn hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn. Người ta tận hưởng hoa trái tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, người ta nhận biết giá trị của bình an nội tâm do ân sủng Chúa ban đến.
Buổi chiều ngồi trên nền simăng cạnh bờ sông, nơi gió lùa hơi nước lạnh, người hơi co ro nhưng tôi thấy lòng mình cũng lâng lâng, cũng nhẹ nhàng như bay bổng theo tiếng hò reo của đám đông, vui lây cái vui của các bạn trẻ và cùng sống lại những giây phút lạnh da, ấm lòng, dù xa lạ mà thấy thân quen, thiếu tiện nghi nhưng vẫn thoải mái; mệt mà vui; chân đã mỏi mà lòng vẫn muốn đi. Ngoài trời tối sẫm mà lòng vẫn trong sáng, tỉnh táo. Tiếng nhạc đập rung làn nước mà vẫn thấy vui tai, quyến luyến khi dời gót chân bắt chuyến tầu chót ngoài sân ga.
Tinh thần
Thức ăn vật chất bồi bổ thân xác, cần cho sự sống. Thức ăn tâm linh khơi dậy sức sống tinh thần, mang lại niềm vui hoan lạc, bình an và hạnh phúc thật. Chính những điều này đánh tan mọi khó khăn, nối liền các ngăn cách và xua đuổi mọi mỏi mệt, làm sống những gì đã chết và ban cho một tinh thần sống vui tươi, mạnh khoẻ. Thánh lễ ban nguồn sinh lực đó cho tâm hồn.
Tôi không ngạc nhiên khi phúc âm thuật lại đoàn người đông đảo năm ngàn người theo chân Chúa từng bước, từng bước quên mỏi mệt, mất dấu thời gian và ngay cả quên đói khát. Chiều đến họ vẫn bám sát chân Ngài, tối đến họ vẫn kề bên, nghe hoài vẫn không chán, tai không mỏi, lòng vẫn khát khao vì họ được no thoả tâm thần. Bụng có đói, miệng có khát, chân có mỏi, cơ thể có rã rời nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, vẫn sáng suốt, vẫn muốn dõi bước theo vì tâm linh được no thoả, tinh thần sảng khoái, phúc lộc chan hoà.
Lời Chúa có sức mạnh. Bánh ban sự sống.
Mời xem hình ảnh của các bạn hành hương WYD08 thuộc Giáo Xứ St Mark Inala Úc Châu
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Đói và cứu đói
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
13:01 02/08/2008
Chủ nhật 18 Thường niên A
ĐÓI VÀ CỨU ĐÓI
Trong cuốn sách Têrêxa-Biểu tượng của tình thương kể rằng: Lần kia Mẹ Têrêxa đi thăm một gia đình Ấn giáo đã bị nhịn đói nhiều ngày. Mẹ mang theo ít gạo cho gia đình ấy. Không chút lưỡng lự, người phụ nữ trong gia đình ấy đã chia số gạo ra làm hai phần. Rồi bà đem một nửa cho gia đình Hồi giáo bên cạnh. Mẹ Têrêxa hỏi người phụ nữ kia: “Bà còn lại được bao nhiêu? Liệu có đủ cho gia đình bà không? Người phụ nữ trả lời: Nhưng họ cũng đã bị nhịn đói nhiều ngày rồi!”
Hoá ra trong cảnh cùng quẫn, nhiều khi, lòng chạnh thương của con người vẫn toả sáng bằng những hành động hy sinh, chia sẻ cao thượng, khiến ngay người có trái tim vàng như Mẹ Têrêxa cũng phải kinh ngạc.
Hơn ai hết CGS là người có lòng chạnh thương con người. Nhất là những người khốn khổ. Vì chạnh lòng thương cho nên, khi đứng trước những đau khổ, bệnh tật của người khác, Chúa không hỏi tại sao, nhưng ngài đã ra tay chữa lành. Vì chạnh thương cho nên khi thấy dân chúng đói khát tâm linh, vất vưởng như đàn chiên không người chăn dắt, Chúa đã dạy dỗ họ, hướng dẫn họ không quản ngày đêm. Sau nữa, cũng vì chạnh thương mà ngài đã hoá bánh ra nhiều cho họ được ăn no nê khi họ đói khát cơm bánh vật chất.
Chúa muốn chúng ta cũng phải có lòng chạnh thương và biết chia sẻ như thế. Bài TM cho thấy: Trước cảnh đường xa, trời chiều, dân chúng mệt mỏi, bụng đói, các môn đệ muốn giải tán dân, thì Chúa nói với các ông: Họ không cần phải đi đâu cả. Chính anh em hãy cho họ ăn đi. Đấy không phải là lúc giải tán. Đấy là lúc mới ăn. Tất nhiên, Chúa làm phần Chúa. Nhưng Chúa muốn người phải làm phần người. Làm tức khắc. Làm ở đây. Làm lúc này. Làm cho những người này. Không cần phải đi đâu cả!
Đấy cũng là điều Chúa kêu gọi mỗi chúng ta hôm nay. Vì những người quanh ta và ngay chính bản thân chúng ta cũng đói khát lắm rồi!
Đói vật chất. Trên thế giới người giàu vẫn ít hơn người nghèo. Đất nước chúng ta có phát triển khá hơn trong những năm gần đây, nhưng vẫn là một nước nghèo. Để mắt nhìn quanh, thấy còn nhiều người vẫn đói ăn, thiếu mặc, thiếu phương tiện để lao động sản xuất, thiếu ruộng vườn, thiếu công ăn việc làm.
Đói tình cảm nữa. Cái đói này phổ biến hơn là đói cơm bánh. Cái đói này không trừ ai. bất luận giầu nghèo, sang hèn, giỏi dốt. Bao nhiêu người mẹ đang cần một lời cám ơn. Bao nhiêu người cha đang cần một cử chỉ yêu thương. Bao nhiêu người vợ đang cần một lời động viên, khuyến khích. Bao nhiêu người con đang cần được chăm sóc cụ thể. Bao nhiêu đồng nghiệp đang cần một nụ cười thông cảm, một cái nhìn trìu mến. Bao nhiêu? Xã hội ta sống đang khô héo vì thiếu tình yêu và thừa bạo lực.
Trên hết là cái đói khát tâm linh. Cơn đói này là dữ dội nhất trên đất nước chủ trương vô thần và ngăn cản tự do tôn giáo lâu năm như đất nước Việt Nam chúng ta. Một lần đi Sơn La, khi chúng tôi ngồi uống nước ở một nhà ven đường, những người trong nhà biết chúng tôi là linh mục, một thanh niên đã xông ra nói với chúng tôi rằng: “Xin các cha ban cho chúng con một thánh lễ. Bao nhiêu năm rồi ở đây không có lễ. Chúng con khát lắm rồi. Lưỡi chúng con nứt nẻ như đồi núi khô hạn lâu năm rồi. Chỉ cần một thánh lễ thôi. Một thánh lễ như một giọt nước làm cho chúng con mát lưỡi” Anh vừa nói vừa ngửa cổ, há miệng, chỉ tay vào lưỡi, khiến chúng tôi hôm ấy không ai xót xa và cảm động.
Cơn đói khát tâm linh có khi thể hiện hiện ra bằng cách thánh thiện như thế. Nhưng cũng có khi nó lại hiện hình trong những thói ăn chơi trác táng, ngông cuồng. Chúng ta thấy ở Hà Nội này có những thanh niên “yêu xe hơn con, quý xe hơn bố” trong khi đó lại “đổi bồ nhanh hơn đổi xe”. Họ sống không lý tưởng. Không định hướng. Nếu có thì cũng là lý tưởng viển vông. Định hướng sai lầm.
Khi người ta không còn mối tương giao với Chúa Trời thì người ta nào biết trên đầu mình có ai! Khi chỉ còn biết đặt tất cả cuộc đời vào sự vật của thế giới này thì có bao giờ ngừời ta biết no đủ thật là gì. Tất cả những biểu hiện ngông cuồng và trách táng trong lối sống cho thấy một lỗ hổng tinh thần to lớn đang làm hỏng bao nhiêu con người, nhất là người trẻ.
Trước cảnh đói khát của con người, Chúa nói với chúng ta rằng: “Họ không phải đi đâu cả. Anh em hãy cho họ ăn đi”. Thánh Phaolô cũng nói: “Mỗi người trong anh em hãy cho đi, hãy chia sẻ với nhau tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, miễn cưỡng”. Cho nên, chúng ta cần phải biết cho. Không cho nhiều thì cho ít. Người xung quanh ta nhiều khi chẳng mong gì nhiều đâu. Chỉ mong một ít thôi. Có khi chỉ mong được một miếng bánh vụn vật chất, tình cảm và tâm linh thôi. Mong một cái nhìn thông cảm, một nụ cười khuyến khích, một lời khen tặng, một cành hoa, một món quà, một lá thư, một cuộc điên thoại, một chuyến viếng thăm, một lời cầu nguyện, etc. Một chút thôi cũng đủ mát lòng. Có khi đủ cứu mạng người và dẫn người bước vào một đời sống mới tốt đẹp hơn và ý vị hơn.
“Chúng ta ai cũng có gì đó để chia sẻ. Chúng ta không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho”. Mẹ Têrêxa bảo vậy. Chúng ta cũng nhận ra rằng tự mình chúng ta đầy đủ. Ai trong chúng ta cũng thiếu thốn một cái gì đấy. Vì vậy, chúng ta cần đến nhau. Trời muốn chúng ta xoá đói giảm nghèo cho nhau. Muốn lắm! Bây giờ chúng ta có no đủ hay không là tuỳ ở chúng ta. Chúa dựng nên con nguời không cần hỏi ý kiến con người. Nhưng cứu độ con người thì cần sự cộng tác của con người. Thánh Augustino nói vậy. Mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân. Thành sự tại nhân nhé! Thành hay không là ở người đấy thôi. Chúng ta có xoá đói giảm nghèo cho nhau được hay không là tuỳ ở thái độ và hành động bác ái của chúng ta.
Mỗi lần đi thăm chùa Trần Quốc bên Hồ Tây, nhìn những tháp mộ cổ kính trong vườn, tôi tưởng nhớ đến những vị sư đã từng ở đây. Ai đạo cao đức trọng, đắc đạo tột đỉnh, khi viên tịch, tháp mộ được xây chín tầng. Số chín là số viên mãn và đẹp nhất. Mỗi tầng tháp mộ còn được gọi là một bậc phù đồ. Nhớ lại truyện thơ Quan Âm Thị Kính dân mình nói rằng: “Dù xây chín bậc phù đồ. Không bằng làm phúc giúp cho một người”. Biết giúp đỡ cho một người, một người thôi, cũng đủ làm cho chúng ta đắc đạo. Đắc đạo hơn cả vị sư tu đắc đạo nhất.
Kinh thưa cộng đoàn. Ai đó nói rằng, “chúng ta không thể làm được mọi sự. Nhưng chúng ta hãy làm những gì có thể trong tầm tay”. Còn thánh Phaolô nói “Bác ái là chu toàn lề luật. Xin Chúa cho chúng ta được chu toàn lề luật và đắc đạo nhờ biết cứu giúp người khác xoá đói giảm nghèo. Amen.
Nhà thờ Sainte Marie Hà Nội
ĐÓI VÀ CỨU ĐÓI
Trong cuốn sách Têrêxa-Biểu tượng của tình thương kể rằng: Lần kia Mẹ Têrêxa đi thăm một gia đình Ấn giáo đã bị nhịn đói nhiều ngày. Mẹ mang theo ít gạo cho gia đình ấy. Không chút lưỡng lự, người phụ nữ trong gia đình ấy đã chia số gạo ra làm hai phần. Rồi bà đem một nửa cho gia đình Hồi giáo bên cạnh. Mẹ Têrêxa hỏi người phụ nữ kia: “Bà còn lại được bao nhiêu? Liệu có đủ cho gia đình bà không? Người phụ nữ trả lời: Nhưng họ cũng đã bị nhịn đói nhiều ngày rồi!”
Hoá ra trong cảnh cùng quẫn, nhiều khi, lòng chạnh thương của con người vẫn toả sáng bằng những hành động hy sinh, chia sẻ cao thượng, khiến ngay người có trái tim vàng như Mẹ Têrêxa cũng phải kinh ngạc.
Hơn ai hết CGS là người có lòng chạnh thương con người. Nhất là những người khốn khổ. Vì chạnh lòng thương cho nên, khi đứng trước những đau khổ, bệnh tật của người khác, Chúa không hỏi tại sao, nhưng ngài đã ra tay chữa lành. Vì chạnh thương cho nên khi thấy dân chúng đói khát tâm linh, vất vưởng như đàn chiên không người chăn dắt, Chúa đã dạy dỗ họ, hướng dẫn họ không quản ngày đêm. Sau nữa, cũng vì chạnh thương mà ngài đã hoá bánh ra nhiều cho họ được ăn no nê khi họ đói khát cơm bánh vật chất.
Chúa muốn chúng ta cũng phải có lòng chạnh thương và biết chia sẻ như thế. Bài TM cho thấy: Trước cảnh đường xa, trời chiều, dân chúng mệt mỏi, bụng đói, các môn đệ muốn giải tán dân, thì Chúa nói với các ông: Họ không cần phải đi đâu cả. Chính anh em hãy cho họ ăn đi. Đấy không phải là lúc giải tán. Đấy là lúc mới ăn. Tất nhiên, Chúa làm phần Chúa. Nhưng Chúa muốn người phải làm phần người. Làm tức khắc. Làm ở đây. Làm lúc này. Làm cho những người này. Không cần phải đi đâu cả!
Đấy cũng là điều Chúa kêu gọi mỗi chúng ta hôm nay. Vì những người quanh ta và ngay chính bản thân chúng ta cũng đói khát lắm rồi!
Đói vật chất. Trên thế giới người giàu vẫn ít hơn người nghèo. Đất nước chúng ta có phát triển khá hơn trong những năm gần đây, nhưng vẫn là một nước nghèo. Để mắt nhìn quanh, thấy còn nhiều người vẫn đói ăn, thiếu mặc, thiếu phương tiện để lao động sản xuất, thiếu ruộng vườn, thiếu công ăn việc làm.
Đói tình cảm nữa. Cái đói này phổ biến hơn là đói cơm bánh. Cái đói này không trừ ai. bất luận giầu nghèo, sang hèn, giỏi dốt. Bao nhiêu người mẹ đang cần một lời cám ơn. Bao nhiêu người cha đang cần một cử chỉ yêu thương. Bao nhiêu người vợ đang cần một lời động viên, khuyến khích. Bao nhiêu người con đang cần được chăm sóc cụ thể. Bao nhiêu đồng nghiệp đang cần một nụ cười thông cảm, một cái nhìn trìu mến. Bao nhiêu? Xã hội ta sống đang khô héo vì thiếu tình yêu và thừa bạo lực.
Trên hết là cái đói khát tâm linh. Cơn đói này là dữ dội nhất trên đất nước chủ trương vô thần và ngăn cản tự do tôn giáo lâu năm như đất nước Việt Nam chúng ta. Một lần đi Sơn La, khi chúng tôi ngồi uống nước ở một nhà ven đường, những người trong nhà biết chúng tôi là linh mục, một thanh niên đã xông ra nói với chúng tôi rằng: “Xin các cha ban cho chúng con một thánh lễ. Bao nhiêu năm rồi ở đây không có lễ. Chúng con khát lắm rồi. Lưỡi chúng con nứt nẻ như đồi núi khô hạn lâu năm rồi. Chỉ cần một thánh lễ thôi. Một thánh lễ như một giọt nước làm cho chúng con mát lưỡi” Anh vừa nói vừa ngửa cổ, há miệng, chỉ tay vào lưỡi, khiến chúng tôi hôm ấy không ai xót xa và cảm động.
Cơn đói khát tâm linh có khi thể hiện hiện ra bằng cách thánh thiện như thế. Nhưng cũng có khi nó lại hiện hình trong những thói ăn chơi trác táng, ngông cuồng. Chúng ta thấy ở Hà Nội này có những thanh niên “yêu xe hơn con, quý xe hơn bố” trong khi đó lại “đổi bồ nhanh hơn đổi xe”. Họ sống không lý tưởng. Không định hướng. Nếu có thì cũng là lý tưởng viển vông. Định hướng sai lầm.
Khi người ta không còn mối tương giao với Chúa Trời thì người ta nào biết trên đầu mình có ai! Khi chỉ còn biết đặt tất cả cuộc đời vào sự vật của thế giới này thì có bao giờ ngừời ta biết no đủ thật là gì. Tất cả những biểu hiện ngông cuồng và trách táng trong lối sống cho thấy một lỗ hổng tinh thần to lớn đang làm hỏng bao nhiêu con người, nhất là người trẻ.
Trước cảnh đói khát của con người, Chúa nói với chúng ta rằng: “Họ không phải đi đâu cả. Anh em hãy cho họ ăn đi”. Thánh Phaolô cũng nói: “Mỗi người trong anh em hãy cho đi, hãy chia sẻ với nhau tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, miễn cưỡng”. Cho nên, chúng ta cần phải biết cho. Không cho nhiều thì cho ít. Người xung quanh ta nhiều khi chẳng mong gì nhiều đâu. Chỉ mong một ít thôi. Có khi chỉ mong được một miếng bánh vụn vật chất, tình cảm và tâm linh thôi. Mong một cái nhìn thông cảm, một nụ cười khuyến khích, một lời khen tặng, một cành hoa, một món quà, một lá thư, một cuộc điên thoại, một chuyến viếng thăm, một lời cầu nguyện, etc. Một chút thôi cũng đủ mát lòng. Có khi đủ cứu mạng người và dẫn người bước vào một đời sống mới tốt đẹp hơn và ý vị hơn.
“Chúng ta ai cũng có gì đó để chia sẻ. Chúng ta không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho”. Mẹ Têrêxa bảo vậy. Chúng ta cũng nhận ra rằng tự mình chúng ta đầy đủ. Ai trong chúng ta cũng thiếu thốn một cái gì đấy. Vì vậy, chúng ta cần đến nhau. Trời muốn chúng ta xoá đói giảm nghèo cho nhau. Muốn lắm! Bây giờ chúng ta có no đủ hay không là tuỳ ở chúng ta. Chúa dựng nên con nguời không cần hỏi ý kiến con người. Nhưng cứu độ con người thì cần sự cộng tác của con người. Thánh Augustino nói vậy. Mưu sự tại thiên, thành sự tại nhân. Thành sự tại nhân nhé! Thành hay không là ở người đấy thôi. Chúng ta có xoá đói giảm nghèo cho nhau được hay không là tuỳ ở thái độ và hành động bác ái của chúng ta.
Mỗi lần đi thăm chùa Trần Quốc bên Hồ Tây, nhìn những tháp mộ cổ kính trong vườn, tôi tưởng nhớ đến những vị sư đã từng ở đây. Ai đạo cao đức trọng, đắc đạo tột đỉnh, khi viên tịch, tháp mộ được xây chín tầng. Số chín là số viên mãn và đẹp nhất. Mỗi tầng tháp mộ còn được gọi là một bậc phù đồ. Nhớ lại truyện thơ Quan Âm Thị Kính dân mình nói rằng: “Dù xây chín bậc phù đồ. Không bằng làm phúc giúp cho một người”. Biết giúp đỡ cho một người, một người thôi, cũng đủ làm cho chúng ta đắc đạo. Đắc đạo hơn cả vị sư tu đắc đạo nhất.
Kinh thưa cộng đoàn. Ai đó nói rằng, “chúng ta không thể làm được mọi sự. Nhưng chúng ta hãy làm những gì có thể trong tầm tay”. Còn thánh Phaolô nói “Bác ái là chu toàn lề luật. Xin Chúa cho chúng ta được chu toàn lề luật và đắc đạo nhờ biết cứu giúp người khác xoá đói giảm nghèo. Amen.
Nhà thờ Sainte Marie Hà Nội
Tin Mừng Chúa Nhật 18 Thường Niên: Ai nấy đều được ăn no nê.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
13:07 02/08/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật 18 Thường Niên.
Một ngày kia Chúa Giêsu đi tới một nơi thanh vắng dọc theo bờ biển Galilêa.
Bài Tin Mừng Thánh Matthêu tường thuật: “Nhưng khi ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đoàn người đông đảo đang chờ Người. Khi ra khỏi thuyền và thấy doàn người đông đảo, thì Người chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân của họ.
“Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người, “Nơi đây hoang vắng và đã muộn rồi; vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.’
Đức Giêsu bảo họ, ‘Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.’ Các ông đáp, ‘Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá.’
Người bảo, ‘Đem lại đây cho Thầy,’ sau đó Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông.
Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẫu bánh còn thừa, người ta thu lại được 12 giỏ đầy. Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.”.
Đó là bữa picnic vui nhất trong lịch sử thế giới.
Bài Tin Mừng này nói gì với chúng ta? Trước hết, Chúa Giêsu phiền hà và “chạnh lòng thương” đối với toàn diện con người, cả xác lẫn hồn. Ngừời phân phát lời cho linh hồn, và thân xác thì người chũa lành và cho ăn. Các bạn sẽ nói: “Tại sao Người không còn làm như vậy ngày nay? Tại sao Người không hoá bánh thành nhiều cho nhiều triệu người đang đói trên mặt đất này?
Có một chi tiết trong bài Tin Mừng có thể giùp chúng ta tìm ra câu giải đáp cho những câu hỏi nảy. Chúa Giêsu không búng ngón tay để rồi bánh và cá xuất hiện cách ma thuật theo ý muốn. Người hỏi các môn đệ họ có gì; Người mời các ông chia sẻ điều các ông có: năm cái bánh và hai con cá.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Người xin chúng ta chia sẻ những tài nguyên trái đất. Điều được biết rõ, ít nhất về thức ăn, là trái đất chúng ta có khả năng nâng đở hơn một tỉ người nữa đang ở trên trái đất này.
Như vậy làm sao chúng ta có thể tố cáo Thiên Chúa không cung cấp thức ăn cho mọi người đang khi mỗi năm chúng ta tiêu hủy hàng triệu tấn thức ăn—mà chúng ta nói chúng ta có “quá nhiều”—hầu phòng chống sự giảm giá thức ăn? Có giải pháp nào? Sự phân phối càng tốt thì tình liên đới càng lớn và sự chia sẻ càng nhiều.
Tôi biết, điều này không phải dễ. Có cuồng vọng mua sắm vũ khí, có những nhà lãnh đạo chánh phủ vô trách nhiệm bắt dân phài đói. Nhưng phần trách nhiệm ở trên vai những quốc gia giàu có. Chúng ta là con người vô danh này—một cậu nhỏ, theo một trong các tác giả Tin Mừng—kẻ có năm cái bánh và hai con cá; chỉ tại chúng ta giữ chặt lấy nó và không muốn chia sẻ với mọi người đó thôi.
Vì cách thức được diễn tả—“Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, và trao cho môn đệ”—sự hoá bánh và cá ra nhiều đã luôn làm chúng ta nghĩ về sự hóa ra nhiều thứ bánh khác, tức là Mình Chúa Kitô.
Vì lẽ này những sự diễn tả xưa nhất của Thánh Thể là một giỏ đựng những cái bánh và một bên có hai con cá, như tấm khảm được tìm thấy tại Tabga xứ Palestine, trong nhà thờ xây dựng trên chỗ hoá bánh ra nhiều, hay là trong bức họa lừng danh trong hang toại đạo Priscilla.
Trên thực tế, cả điều chúng ta đang làm trong lúc này với bài giải thích này là một sự hóa bánh ra nhiều—những bánh lời Chúa. Tôi đã bẻ bánh lời và Internet đã hoá nhiều những lời của tôi—nhưng nhiều người hơn 5.000 người nam, cả lúc này, đã ăn và đã được no nê.
Còn có nhiệm vụ này nữa: “thu lại những mãnh vụn,” và đem cho những kẻ không tham dự bữa tiệc. Chúng ta phải là “những người lập lại” và những chứng nhân của sứ điệp này.
Một ngày kia Chúa Giêsu đi tới một nơi thanh vắng dọc theo bờ biển Galilêa.
Bài Tin Mừng Thánh Matthêu tường thuật: “Nhưng khi ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đoàn người đông đảo đang chờ Người. Khi ra khỏi thuyền và thấy doàn người đông đảo, thì Người chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh nhân của họ.
“Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người, “Nơi đây hoang vắng và đã muộn rồi; vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.’
Đức Giêsu bảo họ, ‘Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn.’ Các ông đáp, ‘Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá.’
Người bảo, ‘Đem lại đây cho Thầy,’ sau đó Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông.
Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẫu bánh còn thừa, người ta thu lại được 12 giỏ đầy. Số người ăn khoảng chừng năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.”.
Đó là bữa picnic vui nhất trong lịch sử thế giới.
Bài Tin Mừng này nói gì với chúng ta? Trước hết, Chúa Giêsu phiền hà và “chạnh lòng thương” đối với toàn diện con người, cả xác lẫn hồn. Ngừời phân phát lời cho linh hồn, và thân xác thì người chũa lành và cho ăn. Các bạn sẽ nói: “Tại sao Người không còn làm như vậy ngày nay? Tại sao Người không hoá bánh thành nhiều cho nhiều triệu người đang đói trên mặt đất này?
Có một chi tiết trong bài Tin Mừng có thể giùp chúng ta tìm ra câu giải đáp cho những câu hỏi nảy. Chúa Giêsu không búng ngón tay để rồi bánh và cá xuất hiện cách ma thuật theo ý muốn. Người hỏi các môn đệ họ có gì; Người mời các ông chia sẻ điều các ông có: năm cái bánh và hai con cá.
Ngày nay Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Người xin chúng ta chia sẻ những tài nguyên trái đất. Điều được biết rõ, ít nhất về thức ăn, là trái đất chúng ta có khả năng nâng đở hơn một tỉ người nữa đang ở trên trái đất này.
Như vậy làm sao chúng ta có thể tố cáo Thiên Chúa không cung cấp thức ăn cho mọi người đang khi mỗi năm chúng ta tiêu hủy hàng triệu tấn thức ăn—mà chúng ta nói chúng ta có “quá nhiều”—hầu phòng chống sự giảm giá thức ăn? Có giải pháp nào? Sự phân phối càng tốt thì tình liên đới càng lớn và sự chia sẻ càng nhiều.
Tôi biết, điều này không phải dễ. Có cuồng vọng mua sắm vũ khí, có những nhà lãnh đạo chánh phủ vô trách nhiệm bắt dân phài đói. Nhưng phần trách nhiệm ở trên vai những quốc gia giàu có. Chúng ta là con người vô danh này—một cậu nhỏ, theo một trong các tác giả Tin Mừng—kẻ có năm cái bánh và hai con cá; chỉ tại chúng ta giữ chặt lấy nó và không muốn chia sẻ với mọi người đó thôi.
Vì cách thức được diễn tả—“Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, và trao cho môn đệ”—sự hoá bánh và cá ra nhiều đã luôn làm chúng ta nghĩ về sự hóa ra nhiều thứ bánh khác, tức là Mình Chúa Kitô.
Vì lẽ này những sự diễn tả xưa nhất của Thánh Thể là một giỏ đựng những cái bánh và một bên có hai con cá, như tấm khảm được tìm thấy tại Tabga xứ Palestine, trong nhà thờ xây dựng trên chỗ hoá bánh ra nhiều, hay là trong bức họa lừng danh trong hang toại đạo Priscilla.
Trên thực tế, cả điều chúng ta đang làm trong lúc này với bài giải thích này là một sự hóa bánh ra nhiều—những bánh lời Chúa. Tôi đã bẻ bánh lời và Internet đã hoá nhiều những lời của tôi—nhưng nhiều người hơn 5.000 người nam, cả lúc này, đã ăn và đã được no nê.
Còn có nhiệm vụ này nữa: “thu lại những mãnh vụn,” và đem cho những kẻ không tham dự bữa tiệc. Chúng ta phải là “những người lập lại” và những chứng nhân của sứ điệp này.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 02/08/2008
CHỈ BƯỚC MỘT CHÂN NGOÀI CHUỒNG
Hai vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật, tại khách sạn khi chuẩn bị đi ngủ thì có một tên trộm đột nhiên vào phòng, nó dùng sơn vẽ trên nền nhà một cái chuồng và bắt chàng rể đứng trong đó.
- “Đứng vào trong, nếu mày nhảy ra tao sẽ bắn một phát vào đầu mày.”
Chàng rể đứng thẳng người, tên cường đạo mắt nhìn bao trùm căn phòng trống không, khi muốn mở cửa để chuồn thì nhìn thấy cô dâu đang nằm trên giường, bèn mở máy nghe nhạc và kêu cô dâu đến khiêu vũ với hắn ta, vừa ôm vừa hôn cô ta, và nếu như cô ta liều mạng giãy giụa vùng vẫy bỏ chạy, thì tên cường đạo sẽ hiếp dâm cô ta.
Cuối cùng tên cướp bỏ đi, cô dâu lớn tiếng nói với chồng mới cưới:
- “Anh là đàn ông con trai gì vậy ? Em tựa hồ như muốn bị hiếp dâm, còn anh thì cứ đứng chết trong cái chuồng ấy, không làm bất cứ một hành động nào.”
Chàng rể nói: “Em nói anh không làm gì cả là không công bằng đó.”
- “Anh làm gì nào ?”
- “Anh công nhiên chống cự nó, mỗi lần nó quay lưng lại với anh, anh bèn bỏ một chân bước ra bên ngoài chuồng đó.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người giả hiệu thì rất nhiều...
Khi người ta đi tu không vì mục đích phụng sự và dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, thì tu viện nhà dòng giống như cái chuồng, họ sẽ bỏ một chân ra ngoài chuồng khi sống độc lập ở nhà xứ, trường học hay bệnh viện, hoặc làm một công tác nào đó bên ngoài nhà dòng tu viện...
Khi những người dâng mình làm tôi tớ Chúa muốn hưởng thụ thế gian, dù cho họ ở trong nhà Chúa thì họ vẫn cứ kiếm cách bỏ một chân ra ngoài khi cơ hội đến, đó là những lúc họ xoay lưng lại nhìn phía sau với những phán đoán biện minh cho hành động hưởng thụ của họ, và nhất là họ không còn cầu nguyện cách chân thành nữa, lúc đó thì nhà dòng chỉ là như cái chuồng tưởng tưởng của họ mà thôi...
Thời nay người giả hiệu thì rất nhiều, giả hiệu tức là ma quỷ đội lốt thiên thần...
N2T |
Hai vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật, tại khách sạn khi chuẩn bị đi ngủ thì có một tên trộm đột nhiên vào phòng, nó dùng sơn vẽ trên nền nhà một cái chuồng và bắt chàng rể đứng trong đó.
- “Đứng vào trong, nếu mày nhảy ra tao sẽ bắn một phát vào đầu mày.”
Chàng rể đứng thẳng người, tên cường đạo mắt nhìn bao trùm căn phòng trống không, khi muốn mở cửa để chuồn thì nhìn thấy cô dâu đang nằm trên giường, bèn mở máy nghe nhạc và kêu cô dâu đến khiêu vũ với hắn ta, vừa ôm vừa hôn cô ta, và nếu như cô ta liều mạng giãy giụa vùng vẫy bỏ chạy, thì tên cường đạo sẽ hiếp dâm cô ta.
Cuối cùng tên cướp bỏ đi, cô dâu lớn tiếng nói với chồng mới cưới:
- “Anh là đàn ông con trai gì vậy ? Em tựa hồ như muốn bị hiếp dâm, còn anh thì cứ đứng chết trong cái chuồng ấy, không làm bất cứ một hành động nào.”
Chàng rể nói: “Em nói anh không làm gì cả là không công bằng đó.”
- “Anh làm gì nào ?”
- “Anh công nhiên chống cự nó, mỗi lần nó quay lưng lại với anh, anh bèn bỏ một chân bước ra bên ngoài chuồng đó.”
(Trích: Bài ca của loài ếch, phần tu đức)
Suy tư:
Người giả hiệu thì rất nhiều...
Khi người ta đi tu không vì mục đích phụng sự và dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa, thì tu viện nhà dòng giống như cái chuồng, họ sẽ bỏ một chân ra ngoài chuồng khi sống độc lập ở nhà xứ, trường học hay bệnh viện, hoặc làm một công tác nào đó bên ngoài nhà dòng tu viện...
Khi những người dâng mình làm tôi tớ Chúa muốn hưởng thụ thế gian, dù cho họ ở trong nhà Chúa thì họ vẫn cứ kiếm cách bỏ một chân ra ngoài khi cơ hội đến, đó là những lúc họ xoay lưng lại nhìn phía sau với những phán đoán biện minh cho hành động hưởng thụ của họ, và nhất là họ không còn cầu nguyện cách chân thành nữa, lúc đó thì nhà dòng chỉ là như cái chuồng tưởng tưởng của họ mà thôi...
Thời nay người giả hiệu thì rất nhiều, giả hiệu tức là ma quỷ đội lốt thiên thần...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 02/08/2008
N2T |
27. Cầu nguyện là khiên thuẫn chống sự đau khổ công đánh, là nguồn gốc của đức hạnh, là cái máng của ân sủng.
(Thánh John Climacus)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y giáo chủ Toledo tố giác ‘Cuộc Cách Mạng Xã Hội’ chống lại Kitô giáo
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:41 02/08/2008
Madrid, ngày 1/8/2008 (CNA). – Trong buổi khai giảng một khóa học hè về việc hiện đại hóa tại Tây Ban Nha, ĐHY Antonio Cañizares của Toledo đã tố giác sự hiện diện ở Tây Ban Nha và thế giới Tây Phương một cuộc cách mạng xã hội nhằm mục đích trực tiếp phá hủy nguồn gốc Kitô giáo của Tây Phương.
Trong lời tuyên bố của ngài, ĐHY Cañizares đã tố cáo sự hiện diện tại Tây Ban Nha một chương trình được trình bày như là một phong trào “hiện đại hóa”, nhưng “trên thực tế là một phong trào tìm cách thay đổi thực tại xã hội và văn hóa của Tây Ban Nha, để biến đổi căn tính của nó.”
ĐHY nói, “Chương trình xã hội và văn hóa này nhằm mục đích xây dựng một xã hội thế tục không đề cập đến bất cứ một nền luân lý hay tôn giáo nào cả, cố ý áp đặt tư tưởng hư vô và cố tình loại bỏ tất cả những gì là Công Giáo ra khỏi đời sống công cộng.”
Ngài thêm rằng trong khi chương trình như thế đang hiện diện cách chung ở Tây Phương, “nó đặc biệt mãnh liệt ở Tây Ban Nha” là nơi được hỗ trợ bởi “các quyền lực mạnh mẽ và đôi khi tăm tối, hiện diện khắp nơi từ các cơ quan truyền thông đến trường học.”
ĐHY tuyên bố rằng những người đề ra chương trình này “đã biến Hội Thánh Công Giáo thành mục tiêu tấn công của họ,” vì họ coi Hội Thánh và gia đình là những trở ngại chính của chương trình của họ. “Như thế họ trình bày Hội Thánh như kẻ thù của nền dân chủ và việc hiện đại hóa, phản khoa học và tiến bộ, chống lại tự do, là kẻ thù của hạnh phúc và là cơ quan chủ trương chia rẽ, chống đối và bạo lực… trong một cố gắng để cô lập tôn giáo, [đóng khung nó] ở trong phạm vi đời sống riêng tư mà thôi.”
Ngài tiếp tục “Việc bịt miệng Thiên Chúa là biến cố căn bản của thời đại chúng ta. Không có gì khác có thể so sánh được dưới dạng chủ nghĩa cấp tiến và những hậu quả nghiêm trọng của nó.”
ĐYH Cañizares đã giải thích rằng, thuyết tương đối đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế cái xã hội mới này, bởi vì “không có gì có thể được nói là dứt khoát, chính ở trọng tâm của một xã hội luôn luôn có sự ngờ vực chính mình. Không còn luật lệ nữa, chỉ còn quyền lợi là bị giới hạn hoặc được mở rộng tùy theo ý muốn của bất cứ người nào đang cầm quyền. Trong tất cả những điều ấy là quan niệm cho rằng con người là một thực thể tự trị không phải lệ thuộc Thánh Ý của Thiên Chúa, là Đấng mà họ coi là con số không.”
Trong lời tuyên bố của ngài, ĐHY Cañizares đã tố cáo sự hiện diện tại Tây Ban Nha một chương trình được trình bày như là một phong trào “hiện đại hóa”, nhưng “trên thực tế là một phong trào tìm cách thay đổi thực tại xã hội và văn hóa của Tây Ban Nha, để biến đổi căn tính của nó.”
ĐHY nói, “Chương trình xã hội và văn hóa này nhằm mục đích xây dựng một xã hội thế tục không đề cập đến bất cứ một nền luân lý hay tôn giáo nào cả, cố ý áp đặt tư tưởng hư vô và cố tình loại bỏ tất cả những gì là Công Giáo ra khỏi đời sống công cộng.”
Ngài thêm rằng trong khi chương trình như thế đang hiện diện cách chung ở Tây Phương, “nó đặc biệt mãnh liệt ở Tây Ban Nha” là nơi được hỗ trợ bởi “các quyền lực mạnh mẽ và đôi khi tăm tối, hiện diện khắp nơi từ các cơ quan truyền thông đến trường học.”
ĐHY tuyên bố rằng những người đề ra chương trình này “đã biến Hội Thánh Công Giáo thành mục tiêu tấn công của họ,” vì họ coi Hội Thánh và gia đình là những trở ngại chính của chương trình của họ. “Như thế họ trình bày Hội Thánh như kẻ thù của nền dân chủ và việc hiện đại hóa, phản khoa học và tiến bộ, chống lại tự do, là kẻ thù của hạnh phúc và là cơ quan chủ trương chia rẽ, chống đối và bạo lực… trong một cố gắng để cô lập tôn giáo, [đóng khung nó] ở trong phạm vi đời sống riêng tư mà thôi.”
Ngài tiếp tục “Việc bịt miệng Thiên Chúa là biến cố căn bản của thời đại chúng ta. Không có gì khác có thể so sánh được dưới dạng chủ nghĩa cấp tiến và những hậu quả nghiêm trọng của nó.”
ĐYH Cañizares đã giải thích rằng, thuyết tương đối đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế cái xã hội mới này, bởi vì “không có gì có thể được nói là dứt khoát, chính ở trọng tâm của một xã hội luôn luôn có sự ngờ vực chính mình. Không còn luật lệ nữa, chỉ còn quyền lợi là bị giới hạn hoặc được mở rộng tùy theo ý muốn của bất cứ người nào đang cầm quyền. Trong tất cả những điều ấy là quan niệm cho rằng con người là một thực thể tự trị không phải lệ thuộc Thánh Ý của Thiên Chúa, là Đấng mà họ coi là con số không.”
Một Trung Tâm Công Giáo Campuchia dấn thân phục vụ người bệnh nan y
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:56 02/08/2008
Nam Vang (Agenzia Fides) – Trong số những người bị bệnh nan y (như ung thư, AIDS, và những bệnh không thể chữa trị khác) là các bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh tật, thuốc men không còn tác dụng, và họ phải cận kề với cái chết lìa đời. Nhiều lần, họ bị bỏ rơi và họ không thể tìm được người hoặc tổ chức nào đó sẵn sàng giúp đỡ họ. Đối với những bệnh nhân này, Giáo Hội Campuchia đã quyết định cống hiến thời gian và sức lực, và rồi năm ngoái, Giáo Hội đã mở Trung tâm săn sóc Sức Khoẻ Elizabeth dành riêng cho việc phục vụ những bệnh nhân như thế.
Những người vào đây được phục vụ miễn phí, họ thường là những người hành khất và những người vô gia cư. Đó là công việc phục vụ với hy vọng là bằng chứng cho thấy Kitô giáo đã chăm sóc cho người nghèo nhất trong những người nghèo, những người bên lề xã hội, và những người không ai chăm sóc, cho dù là người thân hay nhà nước.
Trung tâm săn sóc Sức Khoẻ Elizabeth được mở ra ở Giáo xứ Chúa Giêsu Hài đồng thuộc vùng lân cận Beong Tompon và tiếng tăm của nó mau chóng lan truyền trên khắp Campuchia, bệnh nhân trên khắp nước đã tìm đến sự trợ giúp của Trung Tâm. Các thiện nguyện viên ở đó làm việc với nụ cười trên môi, bằng một tinh thần chăm sóc chu đáo, một tình yêu vô điều kiện, miệng luôn thốt ra những lời nói của hy vọng ủi an những bệnh nhân mang bệnh nan y này. Trong nhiều trường hợp các bệnh nhân cũng đã hỏi về đức tin Công Giáo.
Cơ sở này hiện đang chăm sóc cho gần 100 bệnh nhân và có được tiếng tăm đối với các cá nhân, tổ chức chính phủ, các vị lãnh đạo Phật giáo về cách thức điều hành, sự phục vụ cởi mở, nhân từ và yêu thương của trung tâm. Trung tâm đã cám ơn các linh mục, tu sĩ, giáo dân của Giáo xứ Chúa Giêsu Hài đồng và tiếp tục hoạt động để cảm tạ các quyên góp tư và các quyên góp cá nhân đơn lẻ từ các tín hữu, chủ yếu từ Âu Châu, Hồn Kông và Úc.
Những người vào đây được phục vụ miễn phí, họ thường là những người hành khất và những người vô gia cư. Đó là công việc phục vụ với hy vọng là bằng chứng cho thấy Kitô giáo đã chăm sóc cho người nghèo nhất trong những người nghèo, những người bên lề xã hội, và những người không ai chăm sóc, cho dù là người thân hay nhà nước.
Trung tâm săn sóc Sức Khoẻ Elizabeth được mở ra ở Giáo xứ Chúa Giêsu Hài đồng thuộc vùng lân cận Beong Tompon và tiếng tăm của nó mau chóng lan truyền trên khắp Campuchia, bệnh nhân trên khắp nước đã tìm đến sự trợ giúp của Trung Tâm. Các thiện nguyện viên ở đó làm việc với nụ cười trên môi, bằng một tinh thần chăm sóc chu đáo, một tình yêu vô điều kiện, miệng luôn thốt ra những lời nói của hy vọng ủi an những bệnh nhân mang bệnh nan y này. Trong nhiều trường hợp các bệnh nhân cũng đã hỏi về đức tin Công Giáo.
Cơ sở này hiện đang chăm sóc cho gần 100 bệnh nhân và có được tiếng tăm đối với các cá nhân, tổ chức chính phủ, các vị lãnh đạo Phật giáo về cách thức điều hành, sự phục vụ cởi mở, nhân từ và yêu thương của trung tâm. Trung tâm đã cám ơn các linh mục, tu sĩ, giáo dân của Giáo xứ Chúa Giêsu Hài đồng và tiếp tục hoạt động để cảm tạ các quyên góp tư và các quyên góp cá nhân đơn lẻ từ các tín hữu, chủ yếu từ Âu Châu, Hồn Kông và Úc.
Giáo Hội Guatemala quyết dấn thân đồng hành với người di dân
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:57 02/08/2008
Guatemala City (Agenzia Fides) – Giáo Hội Công Giáo Guatemala đã công bố một văn bản trong đó mô tả tình trạng bi kịch ở đất nước này và sự dấn thân của Giáo Hội: Giáo Hội Công Giáo Guatemala dấn thân mạnh mẽ đối với hoàn cảnh của người di dân.
Theo văn thư, Guatemala có mức nghèo khổ cao cùng với cuộc khủng hoảng toàn cầu làm cho di dân trở thành một giải pháp (nhất là đến Hoa Kỳ). Các gia đình di dân “tạo nên một trong những nguồn thu kinh tế chính ở Guatemala, gần 12 phần trăm Tổng Sản lượng Quốc dân (GNP)”. Những người chịu đau khổ nhất trong hoàn cảnh hiện nay là những người bản địa, những người gốc Phi và những người nông dân.
Theo các giám mục, việc di dân hiện nay dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như những người buôn bán bất hợp pháp, “những kẻ vô lại”, nhất là tại biên giới Mêxicô và Hoa Kỳ, nơi mà “có nhiều người buôn bán bất hợp pháp và những kẻ vô lại nhất” vì đó là nơi dễ nhập cư nhất. Cũng có những mạng lưới buôn bán bất hợp pháp quốc tế “lập nên cơ cấu tổ chức cấu kết với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh tư nhân” để những người muốn di dân buộc phải trả số tiền lớn cho hành trình của họ.
Đối mặt với tình hình này, các Giám Mục đề cập đến nhân quyền cho người di dân “vẫn chưa được đưa vào trách nhiệm của nhà nước” là “khiếm khuyết lớn lao trong các luật lệ. Các nước vẫn không chấp nhận quyền di dân cũng như không cấp nhận là nơi chốn để người ta tìm kiếm điều kiện làm việc tử tế”. Hơn thế nữa, việc di dân mang lại các vấn đề kèm theo: chia cắt gia đình kẻ ở lại, người đi xa, bóc lột lao động, mất các quyền xã hội và quyền công dân, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, cô độc, thiếu thốn về văn hoá, tôn giáo và các giá trị đạo đức, bị bỏ rơi, mất an ninh, bị hất hủi… Các Giám Mục đề cập đến “việc dấn thân đồng hành với người di dân” là “một trong những công việc quan trọng nhất của Giáo Hội Guatemala”. Các Giám Mục quan tâm đến nhu cầu có mối dây liên hệ tốt hơn giữa Giáo Hội của nơi ra đi, trong thời gian di chuyển tiếp và nơi đến, hình thành những cơ chế hiệp thông; những mạng lưới quốc gia và quốc tế, tập hợp sức lực và tài nguyên, vượt thắng những căn nguyên của việc di dân, mang đến trợ giúp tinh thần, hướng dẫn những vấn đề về nhân quyền và trợ giúp trong tiến trình thủ tục về nhân thân và công việc.
Văn bản còn viết thêm: “Công việc ủng hộ người di dân không phải là một lựa chọn mà là một ưu tiên. Chúng ta làm điều đó là vì người di dân là người nghèo nhất trong những người nghèo”. Giáo Hội nói đến việc “hơn bao giờ hết cần phải vượt thắng các mối quan hệ dựa dẫm và quyền thế”. Giáo Hội cũng phải “duy trì viễn cảnh phê phán đối với ý thức hệ không bén rễ vào giá trị nội tại của con người”.
Đối mặt với tình hình này, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Di Dân của Hội đồng Giám Mục đề cập đến một số hình thức khả quan của việc dấn thân cho người di dân: rằng họ luôn phải được công nhận là những con người có đầy đủ các quyền; phổ biến nhận thức trong giới chức trách; bảo vệ người di dân và các quyền của họ qua các tổ chức liên minh với Giáo Hội, xã hội dân sự và Nhà nước; giúp những người di dân có giấy tờ hợp pháp; đưa ra trợ giúp những người di dân bằng các nhà di dân và các trung tâm cứu trợ nhân đạo; chiến đấu chấm dứt ngược đãi và những vụ trục xuất ồ ạt.
Theo văn thư, Guatemala có mức nghèo khổ cao cùng với cuộc khủng hoảng toàn cầu làm cho di dân trở thành một giải pháp (nhất là đến Hoa Kỳ). Các gia đình di dân “tạo nên một trong những nguồn thu kinh tế chính ở Guatemala, gần 12 phần trăm Tổng Sản lượng Quốc dân (GNP)”. Những người chịu đau khổ nhất trong hoàn cảnh hiện nay là những người bản địa, những người gốc Phi và những người nông dân.
Theo các giám mục, việc di dân hiện nay dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như những người buôn bán bất hợp pháp, “những kẻ vô lại”, nhất là tại biên giới Mêxicô và Hoa Kỳ, nơi mà “có nhiều người buôn bán bất hợp pháp và những kẻ vô lại nhất” vì đó là nơi dễ nhập cư nhất. Cũng có những mạng lưới buôn bán bất hợp pháp quốc tế “lập nên cơ cấu tổ chức cấu kết với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh tư nhân” để những người muốn di dân buộc phải trả số tiền lớn cho hành trình của họ.
Đối mặt với tình hình này, các Giám Mục đề cập đến nhân quyền cho người di dân “vẫn chưa được đưa vào trách nhiệm của nhà nước” là “khiếm khuyết lớn lao trong các luật lệ. Các nước vẫn không chấp nhận quyền di dân cũng như không cấp nhận là nơi chốn để người ta tìm kiếm điều kiện làm việc tử tế”. Hơn thế nữa, việc di dân mang lại các vấn đề kèm theo: chia cắt gia đình kẻ ở lại, người đi xa, bóc lột lao động, mất các quyền xã hội và quyền công dân, phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc, cô độc, thiếu thốn về văn hoá, tôn giáo và các giá trị đạo đức, bị bỏ rơi, mất an ninh, bị hất hủi… Các Giám Mục đề cập đến “việc dấn thân đồng hành với người di dân” là “một trong những công việc quan trọng nhất của Giáo Hội Guatemala”. Các Giám Mục quan tâm đến nhu cầu có mối dây liên hệ tốt hơn giữa Giáo Hội của nơi ra đi, trong thời gian di chuyển tiếp và nơi đến, hình thành những cơ chế hiệp thông; những mạng lưới quốc gia và quốc tế, tập hợp sức lực và tài nguyên, vượt thắng những căn nguyên của việc di dân, mang đến trợ giúp tinh thần, hướng dẫn những vấn đề về nhân quyền và trợ giúp trong tiến trình thủ tục về nhân thân và công việc.
Văn bản còn viết thêm: “Công việc ủng hộ người di dân không phải là một lựa chọn mà là một ưu tiên. Chúng ta làm điều đó là vì người di dân là người nghèo nhất trong những người nghèo”. Giáo Hội nói đến việc “hơn bao giờ hết cần phải vượt thắng các mối quan hệ dựa dẫm và quyền thế”. Giáo Hội cũng phải “duy trì viễn cảnh phê phán đối với ý thức hệ không bén rễ vào giá trị nội tại của con người”.
Đối mặt với tình hình này, Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Di Dân của Hội đồng Giám Mục đề cập đến một số hình thức khả quan của việc dấn thân cho người di dân: rằng họ luôn phải được công nhận là những con người có đầy đủ các quyền; phổ biến nhận thức trong giới chức trách; bảo vệ người di dân và các quyền của họ qua các tổ chức liên minh với Giáo Hội, xã hội dân sự và Nhà nước; giúp những người di dân có giấy tờ hợp pháp; đưa ra trợ giúp những người di dân bằng các nhà di dân và các trung tâm cứu trợ nhân đạo; chiến đấu chấm dứt ngược đãi và những vụ trục xuất ồ ạt.
Kỳ nghỉ của ĐGH: nghiên cứu, nghỉ ngơi,cầu nguyện và chơi piano
Peter Nguyễn Minh Trung
13:07 02/08/2008
ROME - Đài truyền hình Vatican (CTV) đã công bố những hình ảnh đầu tiên về Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đang thoải mái hưởng kỳ nghỉ của ngài trong tuần này cùng với bào huynh là Đức Ông Georg Ratzinger tại thành phố Bressanone, Bắc Italia.
Một viên chức của giáo phận Bolzano-Bressanone cho biết: "Đức Thánh Cha trải qua kỳ nghỉ của ngài bằng việc cầu nguyện, nghỉ ngơi, nghiên cứu và chơi đàn piano."
Đức Giáo Hoàng thức dậy vào lúc 06 giờ sáng, cử hành thánh lễ, dùng bữa ăn sáng rồi sau đó chia thời gian ra để đọc và viết tại thư viện nổi tiếng 400 năm tuổi trong chủng viện, ngài cũng đi bộ ra ngoài vườn. Ngài nghỉ ngơi ít phút sau bữa trưa và dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc, nghiên cứu. Viên chức giáo phận cho biết: "Chỉ có những lần đi dạo trong vườn và chơi đàn piano là những lúc làm gián đoạn những hoạt động trí óc của ngài."
Đức Giáo Hoàng thường đi bộ chung với bào huynh 84 tuổi là Đức Ông Georg, những lúc ấy ngài thường trao đổi ý tưởng hoặc những câu chuyện hài hước với bào huynh bằng tiếng Đức, ngôn ngữ mẹ đẻ của ngài.
Hình ảnh được CTV công bố cho thấy Đức Giáo Hoàng đứng trước tượng Đức Maria và Hài nhi Giêsu, ngài ngồi trên một ghế dài được đặt trong vườn và lần chuỗi.
Lần xuất hiện trước công chúng tiếp theo của Đức Thánh Cha là vào Chúa nhật tới để đọc kinh truyền tin.
Đức ông Georg Ratzinger (anh ruột) ĐGH và thư ký Georg Gaenswein tại Bressanone |
Hai anh em dạo mát, cầu nguyện và nghỉ ngơi |
Đức Giáo Hoàng thường đi bộ chung với bào huynh 84 tuổi là Đức Ông Georg, những lúc ấy ngài thường trao đổi ý tưởng hoặc những câu chuyện hài hước với bào huynh bằng tiếng Đức, ngôn ngữ mẹ đẻ của ngài.
Hình ảnh được CTV công bố cho thấy Đức Giáo Hoàng đứng trước tượng Đức Maria và Hài nhi Giêsu, ngài ngồi trên một ghế dài được đặt trong vườn và lần chuỗi.
Lần xuất hiện trước công chúng tiếp theo của Đức Thánh Cha là vào Chúa nhật tới để đọc kinh truyền tin.
Top Stories
French WYD Pilgrims built a bridge in Vietnam
Lan Nguyen
22:54 02/08/2008
Bridge of Muong Riec Built With Intercultural Effort of French and Vietnamese Youths
Hoa Binh Province, Vietnam - In the days following the spectacular World Youth Day 2008 in Sydney, another group of French Catholic youths had made their way to the most remote region of Vietnam in order to help building a bridge for their fellow Christians whom they never met.
The French Catholic students were from the diocese of Créteil, France who had come to join with Hanoi’s youths in bringing mutual understanding and helping hands to the faithful of Muong Riec, s small, poor Catholic parish which composed of mostly Muong ethnics from Hoa Binh province, a mountainous region 76 km northwest of Hanoi
Father Joseph Le Danh Tuong and brother Peter Ta Van Thuong were their guides on this mission. They were joined by volunteers from Hai-Ha group who have made annual trips to provide educational assistance to the Muong children in this rugged terrain where illiteracy is one of the many enemies for generations.
The initial meeting was filled with joy. Pleasantries were exchanged in broken languages of French, English, Vietnamese and Muong, not to mention the universal sign and body languages which got improvised as time went by. The messages somehow got across and everything ended up in laughter and acceptance. Together they overcame their language barriers and started working on the main project which was to build a bridge for the people of Muong Riec village
It’s only fair to say that no one from Muong Riec in their wildest dream could imagine or picture this scene where tens of total strangers - some of them came from half way around the world who didn’t even speak the same language as theirs- totally devoted to the Muong’s cause and chose to sacrifice their time and talent in this mountainous area where poverty and hope are intertwined with each other on a daily basis, thanks to the effort of Hanoi archdiocese.
During the course of the bridge building, the local Muong youngsters also put their daily chores aside and joined their French and Hanoian counterparts in the project. Even the children proved to be helpful when playing the role of a good host by bringing refreshment of water and sweet potatoes to the seemingly tireless volunteers.
At the end of each working day, the youths formed a circle around a bonfire and started singing. One could only guessed about the lyric of the songs they were singing, but who cared anyway when everybody was busy having a good time?
After three days of the mission the French group said good-bye to their Muong and Vietnamese friends and returned to Hanoi. There they received a warm welcome by the archbishop of Hanoi. The meeting was emotional when each student shared with the archbishop on how much the visit meant to them, both personally and spiritually. One student named Anne said this was the first time she ever experienced her faith in such a way that was so realistic and meaningful. Antoine on the other hand expressed his admiration for the community effort he witnessed in Muong Riec, something in his view had disappeared from his native of France. Marie was so satisfied with what she called “a small contribution to humanity” Christopher expressed how grateful he was to be able to obtain first hand experience on how the indigents have been living in this corner of the earth.
In his response the archbishop thanked the youths for their presence and contribution to his parishioners. He was confident that the relationship between the Christian communities of French and Vietnam would continue to prosper especially in the remote regions of Vietnam. He felt encouraged by the morale booster the French students had brought to the faithful of Muong Riec where religious activities are still being limited and facing many challenges. He believed the Muong youths will also learn from their new French friends on their kindness and freedom to express their religious belief.
The Muong Riec project had ended after three days of hard work for the French students but its legacy still carries on. Its memory still resonates in the minds of both youth groups so different in culture and lifestyle yet united in the spirit of selflessness. To the French students, besides the Viet- non la (straw hat) they brought home for souvenir they also treasured in their hearts as much as the Viet youths the fond memory of their days in Muong Riec, where a bridge had been built up by their own hands, by a never- before intercultural effort from those whose faith were definitely united in Christ.
Hoa Binh Province, Vietnam - In the days following the spectacular World Youth Day 2008 in Sydney, another group of French Catholic youths had made their way to the most remote region of Vietnam in order to help building a bridge for their fellow Christians whom they never met.
The French Catholic students were from the diocese of Créteil, France who had come to join with Hanoi’s youths in bringing mutual understanding and helping hands to the faithful of Muong Riec, s small, poor Catholic parish which composed of mostly Muong ethnics from Hoa Binh province, a mountainous region 76 km northwest of Hanoi
Father Joseph Le Danh Tuong and brother Peter Ta Van Thuong were their guides on this mission. They were joined by volunteers from Hai-Ha group who have made annual trips to provide educational assistance to the Muong children in this rugged terrain where illiteracy is one of the many enemies for generations.
French students working side by side with the Vietnamese and the Muong students |
French students joined archbishop of Hanoi in prayers before heading back home |
During the course of the bridge building, the local Muong youngsters also put their daily chores aside and joined their French and Hanoian counterparts in the project. Even the children proved to be helpful when playing the role of a good host by bringing refreshment of water and sweet potatoes to the seemingly tireless volunteers.
At the end of each working day, the youths formed a circle around a bonfire and started singing. One could only guessed about the lyric of the songs they were singing, but who cared anyway when everybody was busy having a good time?
After three days of the mission the French group said good-bye to their Muong and Vietnamese friends and returned to Hanoi. There they received a warm welcome by the archbishop of Hanoi. The meeting was emotional when each student shared with the archbishop on how much the visit meant to them, both personally and spiritually. One student named Anne said this was the first time she ever experienced her faith in such a way that was so realistic and meaningful. Antoine on the other hand expressed his admiration for the community effort he witnessed in Muong Riec, something in his view had disappeared from his native of France. Marie was so satisfied with what she called “a small contribution to humanity” Christopher expressed how grateful he was to be able to obtain first hand experience on how the indigents have been living in this corner of the earth.
In his response the archbishop thanked the youths for their presence and contribution to his parishioners. He was confident that the relationship between the Christian communities of French and Vietnam would continue to prosper especially in the remote regions of Vietnam. He felt encouraged by the morale booster the French students had brought to the faithful of Muong Riec where religious activities are still being limited and facing many challenges. He believed the Muong youths will also learn from their new French friends on their kindness and freedom to express their religious belief.
The Muong Riec project had ended after three days of hard work for the French students but its legacy still carries on. Its memory still resonates in the minds of both youth groups so different in culture and lifestyle yet united in the spirit of selflessness. To the French students, besides the Viet- non la (straw hat) they brought home for souvenir they also treasured in their hearts as much as the Viet youths the fond memory of their days in Muong Riec, where a bridge had been built up by their own hands, by a never- before intercultural effort from those whose faith were definitely united in Christ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Nghị Thường Niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2008
LM Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
08:26 02/08/2008
LIÊN HIỆP BỀ TRÊN THƯỢNG CẤP VIỆT NAM
180 – Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,
Tp. Hồ Chí Minh – Email: lhbttcvnbdh@yahoo.com
Số 04/TB-08
Ngày 29 tháng 07 năm 2008
Kính gởi: Quý Viện Phụ, Đan Phụ, Bề Trên Tổng Quyền, Bề Trên Giám Tỉnh,
Quý Tổng Phụ Trách, Bề Trên các Tu Hội, Tu Đoàn toàn quốc
V/v: Hội Nghị Thường Niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp năm 2008
Kính thưa Quý Bề Trên,
Hội Nghị Thường Niên của Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2008 sẽ được tổ chức như sau:
1. Thời gian:
02 ngày. Thứ sáu 05.09.2008 và Thứ bảy 06.09.2008
Hội Nghị khai mạc lúc 8g00 sáng thứ sáu 05.09.2008
và kết thúc lúc 16g30 chiều thứ bảy 06.09.2008
2. Địa điểm:
Trụ sở Dòng Tên Việt Nam
Số 19 đường số 5, Khu Phố 2, Phường Linh Trung
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: (08) 897-9197
3. Đối tượng tham dự:
1) Quý Viện Phụ, Đan Phụ, Bề Trên Tổng Quyền, Bề Trên Giám Tỉnh, Quý Tổng Phụ Trách, Bề Trên các Tu Hội, Tu Đoàn toàn quốc.
Nếu Quý Bề Trên bị ngăn trở không thể tham dự Hội Nghị, xin cử một vị có thẩm quyền thay thế để bỏ phiếu chọn các Đại Biểu tham dự Đại Hội Dân Chúa 2010 và thảo luận các vấn đề trong Hội Nghị.
2) Quý Linh Mục, tu sĩ đại diện cho các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn mới đến Việt Nam.
4. Chương Trình Hội Nghị:
Ban Điều Hành sẽ gởi chương trình hai ngày Hội Nghị đến Quý Bề Trên trong Thông Báo kế tiếp.
5. Quý Bề Trên ở xa có nhu cầu cần nghỉ lại đêm tại Dòng Tên hoặc tại các Dòng tu chung quanh khu vực Thủ Đức có thể trực tiếp sắp xếp với các Dòng liên hệ hoặc liên lạc với Ban Điều Hành để chúng con giúp sắp xếp chỗ ở trong hai ngày trên đây.
- Quý Nữ Tu nghỉ đêm tại các Dòng Nữ: Xin liên hệ với Sr. Mai Trinh, Giám Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo. Đt dđ: 093-707-5840 hoặc email
- Quý Cha nghỉ đêm tại Dòng Tên Thủ Đức: Xin liên hệ với Cha Trần Sĩ Nghị, S.J. - Đtdđ: 090-215-6068 hoặc email
Kính chúc Quý Bề Trên sức khỏe, niềm vui và bình an của Chúa Kitô để chu toàn sứ mạng phục vụ Hội Thánh và nhân loại.
TM. Ban Điều Hành LHBTTCVN
Chủ Tịch
LM Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
180 – Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,
Tp. Hồ Chí Minh – Email: lhbttcvnbdh@yahoo.com
Số 04/TB-08
Ngày 29 tháng 07 năm 2008
Kính gởi: Quý Viện Phụ, Đan Phụ, Bề Trên Tổng Quyền, Bề Trên Giám Tỉnh,
Quý Tổng Phụ Trách, Bề Trên các Tu Hội, Tu Đoàn toàn quốc
V/v: Hội Nghị Thường Niên Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp năm 2008
Kính thưa Quý Bề Trên,
Hội Nghị Thường Niên của Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2008 sẽ được tổ chức như sau:
1. Thời gian:
02 ngày. Thứ sáu 05.09.2008 và Thứ bảy 06.09.2008
Hội Nghị khai mạc lúc 8g00 sáng thứ sáu 05.09.2008
và kết thúc lúc 16g30 chiều thứ bảy 06.09.2008
2. Địa điểm:
Trụ sở Dòng Tên Việt Nam
Số 19 đường số 5, Khu Phố 2, Phường Linh Trung
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: (08) 897-9197
3. Đối tượng tham dự:
1) Quý Viện Phụ, Đan Phụ, Bề Trên Tổng Quyền, Bề Trên Giám Tỉnh, Quý Tổng Phụ Trách, Bề Trên các Tu Hội, Tu Đoàn toàn quốc.
Nếu Quý Bề Trên bị ngăn trở không thể tham dự Hội Nghị, xin cử một vị có thẩm quyền thay thế để bỏ phiếu chọn các Đại Biểu tham dự Đại Hội Dân Chúa 2010 và thảo luận các vấn đề trong Hội Nghị.
2) Quý Linh Mục, tu sĩ đại diện cho các Dòng tu, Tu hội, Tu đoàn mới đến Việt Nam.
4. Chương Trình Hội Nghị:
Ban Điều Hành sẽ gởi chương trình hai ngày Hội Nghị đến Quý Bề Trên trong Thông Báo kế tiếp.
5. Quý Bề Trên ở xa có nhu cầu cần nghỉ lại đêm tại Dòng Tên hoặc tại các Dòng tu chung quanh khu vực Thủ Đức có thể trực tiếp sắp xếp với các Dòng liên hệ hoặc liên lạc với Ban Điều Hành để chúng con giúp sắp xếp chỗ ở trong hai ngày trên đây.
- Quý Nữ Tu nghỉ đêm tại các Dòng Nữ: Xin liên hệ với Sr. Mai Trinh, Giám Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo. Đt dđ: 093-707-5840 hoặc email
- Quý Cha nghỉ đêm tại Dòng Tên Thủ Đức: Xin liên hệ với Cha Trần Sĩ Nghị, S.J. - Đtdđ: 090-215-6068 hoặc email
Kính chúc Quý Bề Trên sức khỏe, niềm vui và bình an của Chúa Kitô để chu toàn sứ mạng phục vụ Hội Thánh và nhân loại.
TM. Ban Điều Hành LHBTTCVN
Chủ Tịch
LM Tôma Vũ Quang Trung, S.J.
Giám Tỉnh Dòng Tên Việt Nam
Chuyến đi giúp học sinh nghèo tại Kiên Giang của Nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
13:47 02/08/2008
SAIGÒN - Vào những ngày đầu tháng 8, các bạn trẻ của nhóm Bông Hồng Xanh lại tiếp tục chương trình giúp đỡ học sinh nghèo qua việc thực hiện chuyến đi phát học bổng và đồ dùng học tập tại Kênh 1, Tân Hiệp, Kiên Giang.
Xem hình ảnh chuyến đi này ở đây
Là người có trách nhiệm chính trong công việc, tôi xin phép được giới thiệu hành trình của các bạn trong chuyến đi qua tư liệu mà các bạn tường thuật lại.
Được một vị ân nhân trợ giúp, chúng tôi đã lên kế hoạch ngay từ giữa tháng bảy. Vì nơi đây cách thành phố đến hơn hai trăm cây số nên tôi phải nhờ đến họ hàng thân thuộc cho các bạn trú ngụ một hai ngày.
Cảnh thôn quê vùng Rạch Giá xanh mát, rộng rãi với những con kênh chạy dọc, chia vùng đất thịt màu mỡ thành những phần ruộng mênh mông, tạo cảm giác thú vị cho người dân thành thị nếu đến thăm nơi này. Rồi cảnh cắt lúa, phơi lúa chạy mưa, đi bắt cua, bắt cá ở sông cũng rất ngoạn mục nữa.
Năm ngoái có hai bà trong họ đạo Chúa Kitô Vua đã tình nguyện giúp chúng tôi truy tìm và dẫn đến tận nhà các em học sinh nghèo, hoàn cảnh đặc biệt. Làm công tác xã hội ở vùng xa phải có cộng tác viên nhiệt tình, sốt sắng thì công việc mới hiệu quả, đi sát thực tế hơn. Hai bà nhiệt tình đến nỗi năm nay, dù tôi không cùng đi với các bạn nhưng vẫn thực hiện được lời hứa trợ giúp các em năm ngoái. Tuyệt vời là thế!
Hai bà hăng hái, thương người. Năm ngoái, một bà thổ lộ với tôi rằng vì cả hai người đều có hai cô con gái đang dự tu trên Sài Gòn, nên cố làm việc lành phúc đức để con được làm “bà sơ”. Thậm chí một bà còn ăn chay, kiêng thịt hằng ngày để tỏ lòng yêu mến Chúa. Nhìn bà ấy xanh mướt, tôi ái ngại:
- Chị phải ăn đủ chất đạm của thịt cá sữa trứng thì lúc cầu nguyện nhìn Chúa mới…đắm đuối; thiếu chất bổ mà nhìn Chúa mờ mờ trên thánh giá sẽ nguy hiểm lắm đó!
Tuy nói như vậy, nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao nhiều vị chân tu ăn chay trường mà khuôn mặt vẫn trắng sáng. Tôi nghĩ rằng, về mặt siêu nhiên, người nào ít phạm tội và có những ý nghĩ ngay lành thì vẻ mặt toát lên sự thánh thiện, đẹp tự nhiên; nhưng nhìn thực tế thì ăn uống thiếu chất dinh dưỡng thì sinh ra vô vàn giống bệnh.
Hai mươi em học sinh được tập trung tại một ngôi nhà tranh vách đất. Mỗi em được một phong bì tiền như nhau nhưng hoàn cảnh của chúng lại rất khác nhau: có em thì bố bỏ đi, mẹ buồn không thiết làm ăn, con cái thì trông cầm chừng; có em thì cha mẹ lên thành phố làm ăn, để mấy đứa con cho bà ngoại; còn ba anh em nhà kia thì đứa lớn bị bệnh về máu không được ra nắng, đứa thứ hai thì thần kinh không ổn, còn đứa thứ ba bị cái nhọt ở đỉnh đầu là được đi học đàng hoàng; một em khác gia đình có hai công đất, phải bán đi một công vì bố bị bệnh…còn lại là những em bố mẹ đi làm mướn vì không có đất.
Năm nay, các bạn không trao sách Giáo khoa vì sợ có sự thay đổi, và các em có thể cho nhau những cuốn sách cũ.
Khi các em học sinh tung tăng ra về trên con đường quê thì các bạn trẻ điện thoại hỏi tôi nên giúp như thế nào về một trường hợp đặc biệt.
Đó là có một gia đình kia, bà mẹ thường đi mót lúa, chồng mới chết, sống cùng ba đứa con nhỏ trên một cái ghe vá chằng vá đụp ở ven sông. Hai bà cộng tác viên kể rằng:
“Ông chồng trước đây đi cắt lúa mướn, sau bị bệnh thì đạp xe đi bán vé số khắp vùng. Ba đứa con từng được gửi vào trại mồ côi nhưng chúng cứ khóc đòi về nên ông và vợ nuôi chúng một cách quá khó khăn. Vì ông mới trở lại đạo nên được giáo họ chú ý trợ giúp gạo, tiền, mắm muối. Ba đứa con học ở trường công lập nhưng buổi trưa về ăn cơm ở trường của các sơ dòng Mến Thánh Giá, tối về lại ngủ trên cái ghe ven sông ấy với bố mẹ.
Cách đây một tháng ông ấy vào bệnh viện, không có tiền, chúng tôi đi quyên góp được hai triệu đồng (hơn 100 usd) để thuốc thang. Khi ông ấy chết, chúng tôi cùng hai thanh niên nữa đưa xác về. Vì sống trên ghe nên quan tài của ông phải để nhờ ở trụ sở ấp, một căn phòng nhỏ mà người ta thường hội họp và đi bỏ phiếu.”
Nhìn vào tấm hình chụp cái ghe, tôi hiểu cuộc sống của gia đình đó thế nào. Tôi nhờ các bạn mua tập cho các cháu, gửi lại tiền đóng học phí rồi đưa cho mẹ cháu ít tiền để làm vốn, mua bán gì đó. Có ai khổ hơn như thế không nhỉ! Thế mà người vợ vẫn đến nhà thờ đi lễ bình thường, tôi nghĩ, đó là một chiến sĩ kiên cường của niềm tin vì khi người ta khổ quá mức chịu đựng thì thượng đế làm gì còn tồn tại trong trái tim?
Tôi thấy lòng buồn buồn vì đã không được xuống miền này, bước lên cái ghe rách mướp ấy mà chia sẻ nỗi đau với người phụ nữ vừa mất chồng lại túng cực. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu nói: “Đàn ông sống một mình không tốt”, còn tôi lại nghĩ: “Đàn bà sống một mình rất dễ thương!!”, vì nhiều người lập gia đình sao mà khổ đến thế! Nhưng gia đình lại là đơn vị hình thành nên xã hội cơ chứ!
Các em học sinh được sống trên một mảnh đất nhiều màu xanh, những trái chanh dây thơm ngan ngát tự nhiên, những trái dâu tây xanh nhàn nhạt dễ thương, lúa vàng ươm dưới nắng trưa và màu của râu bắp nâu nâu như tóc đứa trẻ…thế mà cảnh đời nhiều em sao lại xám xịt như cơn mây đen kéo mưa về?
Chuyến đi kết thúc, không sôi nổi không ồn ào và không có cả lời hứa của tôi nữa.
Nhưng khi tôi viết bài này thì bà cộng tác viên lại thông tin có một chuyện đáng buồn xảy ra: gần một trăm gia đình ở kênh zérô và lác đác ở kênh 1 đang chao đảo vì bị lừa gạt. Một người đàn ông chuyên đáo nợ ngân hàng, gọi nhiều người gửi tiền cho ông ta để lấy tiền lời nhiều hơn, nay ông ta trốn biệt với mấy chục tỉ đồng của bà con nông dân. Nhiều người xỉu lên xỉu xuống; thế là lại có những thảm cảnh của gia đình nơi miền đất lành nhiều cây xanh này.
Còn một chuyến đi Nam Cát Tiên do một linh mục trợ giúp và một chuyến khác do anh chị Phước Vũ ủng hộ. Tôi thấy vui vui trong lòng vì sự trưởng thành của các bạn trẻ trong nhóm.
Ngoài ra Nhóm Bông Hồng Xanh cũng đã làm danh sách tường trình với Cha Giám Đốc VietCatholic về danh sách Ân Nhân và công tác xã hội của Nhóm để qúi vị ân nhân thêm lời cầu nguyện và ủng hộ tinh thần. Sau đây là một số qúi ân nhân đạ giúp chúng tôi để chúng tôi có cơ hội làm tử thiện bác ái đến với các học sinh nghèo:
Maria Vũ Loan email: yeutrebuidoi@yahoo.com
Xem hình ảnh chuyến đi này ở đây
Ngôi nhà thờ dơn sơ nghèo nàn |
Được một vị ân nhân trợ giúp, chúng tôi đã lên kế hoạch ngay từ giữa tháng bảy. Vì nơi đây cách thành phố đến hơn hai trăm cây số nên tôi phải nhờ đến họ hàng thân thuộc cho các bạn trú ngụ một hai ngày.
Cảnh thôn quê vùng Rạch Giá xanh mát, rộng rãi với những con kênh chạy dọc, chia vùng đất thịt màu mỡ thành những phần ruộng mênh mông, tạo cảm giác thú vị cho người dân thành thị nếu đến thăm nơi này. Rồi cảnh cắt lúa, phơi lúa chạy mưa, đi bắt cua, bắt cá ở sông cũng rất ngoạn mục nữa.
Năm ngoái có hai bà trong họ đạo Chúa Kitô Vua đã tình nguyện giúp chúng tôi truy tìm và dẫn đến tận nhà các em học sinh nghèo, hoàn cảnh đặc biệt. Làm công tác xã hội ở vùng xa phải có cộng tác viên nhiệt tình, sốt sắng thì công việc mới hiệu quả, đi sát thực tế hơn. Hai bà nhiệt tình đến nỗi năm nay, dù tôi không cùng đi với các bạn nhưng vẫn thực hiện được lời hứa trợ giúp các em năm ngoái. Tuyệt vời là thế!
Hai bà hăng hái, thương người. Năm ngoái, một bà thổ lộ với tôi rằng vì cả hai người đều có hai cô con gái đang dự tu trên Sài Gòn, nên cố làm việc lành phúc đức để con được làm “bà sơ”. Thậm chí một bà còn ăn chay, kiêng thịt hằng ngày để tỏ lòng yêu mến Chúa. Nhìn bà ấy xanh mướt, tôi ái ngại:
- Chị phải ăn đủ chất đạm của thịt cá sữa trứng thì lúc cầu nguyện nhìn Chúa mới…đắm đuối; thiếu chất bổ mà nhìn Chúa mờ mờ trên thánh giá sẽ nguy hiểm lắm đó!
Tuy nói như vậy, nhưng tôi vẫn không hiểu vì sao nhiều vị chân tu ăn chay trường mà khuôn mặt vẫn trắng sáng. Tôi nghĩ rằng, về mặt siêu nhiên, người nào ít phạm tội và có những ý nghĩ ngay lành thì vẻ mặt toát lên sự thánh thiện, đẹp tự nhiên; nhưng nhìn thực tế thì ăn uống thiếu chất dinh dưỡng thì sinh ra vô vàn giống bệnh.
Hai mươi em học sinh được tập trung tại một ngôi nhà tranh vách đất. Mỗi em được một phong bì tiền như nhau nhưng hoàn cảnh của chúng lại rất khác nhau: có em thì bố bỏ đi, mẹ buồn không thiết làm ăn, con cái thì trông cầm chừng; có em thì cha mẹ lên thành phố làm ăn, để mấy đứa con cho bà ngoại; còn ba anh em nhà kia thì đứa lớn bị bệnh về máu không được ra nắng, đứa thứ hai thì thần kinh không ổn, còn đứa thứ ba bị cái nhọt ở đỉnh đầu là được đi học đàng hoàng; một em khác gia đình có hai công đất, phải bán đi một công vì bố bị bệnh…còn lại là những em bố mẹ đi làm mướn vì không có đất.
Năm nay, các bạn không trao sách Giáo khoa vì sợ có sự thay đổi, và các em có thể cho nhau những cuốn sách cũ.
Các em vui vẻ nhận học bổng |
Đó là có một gia đình kia, bà mẹ thường đi mót lúa, chồng mới chết, sống cùng ba đứa con nhỏ trên một cái ghe vá chằng vá đụp ở ven sông. Hai bà cộng tác viên kể rằng:
“Ông chồng trước đây đi cắt lúa mướn, sau bị bệnh thì đạp xe đi bán vé số khắp vùng. Ba đứa con từng được gửi vào trại mồ côi nhưng chúng cứ khóc đòi về nên ông và vợ nuôi chúng một cách quá khó khăn. Vì ông mới trở lại đạo nên được giáo họ chú ý trợ giúp gạo, tiền, mắm muối. Ba đứa con học ở trường công lập nhưng buổi trưa về ăn cơm ở trường của các sơ dòng Mến Thánh Giá, tối về lại ngủ trên cái ghe ven sông ấy với bố mẹ.
Cách đây một tháng ông ấy vào bệnh viện, không có tiền, chúng tôi đi quyên góp được hai triệu đồng (hơn 100 usd) để thuốc thang. Khi ông ấy chết, chúng tôi cùng hai thanh niên nữa đưa xác về. Vì sống trên ghe nên quan tài của ông phải để nhờ ở trụ sở ấp, một căn phòng nhỏ mà người ta thường hội họp và đi bỏ phiếu.”
Nhìn vào tấm hình chụp cái ghe, tôi hiểu cuộc sống của gia đình đó thế nào. Tôi nhờ các bạn mua tập cho các cháu, gửi lại tiền đóng học phí rồi đưa cho mẹ cháu ít tiền để làm vốn, mua bán gì đó. Có ai khổ hơn như thế không nhỉ! Thế mà người vợ vẫn đến nhà thờ đi lễ bình thường, tôi nghĩ, đó là một chiến sĩ kiên cường của niềm tin vì khi người ta khổ quá mức chịu đựng thì thượng đế làm gì còn tồn tại trong trái tim?
Tôi thấy lòng buồn buồn vì đã không được xuống miền này, bước lên cái ghe rách mướp ấy mà chia sẻ nỗi đau với người phụ nữ vừa mất chồng lại túng cực. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu nói: “Đàn ông sống một mình không tốt”, còn tôi lại nghĩ: “Đàn bà sống một mình rất dễ thương!!”, vì nhiều người lập gia đình sao mà khổ đến thế! Nhưng gia đình lại là đơn vị hình thành nên xã hội cơ chứ!
Các em học sinh được sống trên một mảnh đất nhiều màu xanh, những trái chanh dây thơm ngan ngát tự nhiên, những trái dâu tây xanh nhàn nhạt dễ thương, lúa vàng ươm dưới nắng trưa và màu của râu bắp nâu nâu như tóc đứa trẻ…thế mà cảnh đời nhiều em sao lại xám xịt như cơn mây đen kéo mưa về?
Chuyến đi kết thúc, không sôi nổi không ồn ào và không có cả lời hứa của tôi nữa.
Nhưng khi tôi viết bài này thì bà cộng tác viên lại thông tin có một chuyện đáng buồn xảy ra: gần một trăm gia đình ở kênh zérô và lác đác ở kênh 1 đang chao đảo vì bị lừa gạt. Một người đàn ông chuyên đáo nợ ngân hàng, gọi nhiều người gửi tiền cho ông ta để lấy tiền lời nhiều hơn, nay ông ta trốn biệt với mấy chục tỉ đồng của bà con nông dân. Nhiều người xỉu lên xỉu xuống; thế là lại có những thảm cảnh của gia đình nơi miền đất lành nhiều cây xanh này.
Còn một chuyến đi Nam Cát Tiên do một linh mục trợ giúp và một chuyến khác do anh chị Phước Vũ ủng hộ. Tôi thấy vui vui trong lòng vì sự trưởng thành của các bạn trẻ trong nhóm.
Ngoài ra Nhóm Bông Hồng Xanh cũng đã làm danh sách tường trình với Cha Giám Đốc VietCatholic về danh sách Ân Nhân và công tác xã hội của Nhóm để qúi vị ân nhân thêm lời cầu nguyện và ủng hộ tinh thần. Sau đây là một số qúi ân nhân đạ giúp chúng tôi để chúng tôi có cơ hội làm tử thiện bác ái đến với các học sinh nghèo:
- Lm Paul Phạm Văn Tuấn (300 Euro) giúp cho học sinh nghèo ở Cần Giờ
- Anh Tuấn Lê (100 Euro) giúp cho học sinh nghèo ở Cần Giờ
- Cô Nguyễn Thị Hường (100 CAD) giúp cho học sinh nghèo ở Cần Giờ
- Anh chị Tùng Goodyear(4.500.000 VND) giúp cho học sinh nghèo ở Tân Hiệp, Kiên Giang
- Cha Joseph Long(350 USD) giúp cho học sinh nghèo ở Nam Cát Tiên, Đồng Nai
- Chị Thu Trang (USA) (100 USA) giúp cho 3 học sinh ở Đồng Nai và Tân Bình
- Anh chị Phước Vũ (300 USD) giúp cho học sinh nghèo ở Long An và Đồng Tháp
Maria Vũ Loan email: yeutrebuidoi@yahoo.com
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kính viếng thánh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Hà Nội
Lm Stêphanô Chân Tín
00:55 02/08/2008
KÍNH VIẾNG THÁNH ĐỊA ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP TẠI HÀ NỘI
Ngày 29.07.2008, tôi được cha Giuse Nguyễn Văn Thật Phó Bề trên DCCT Hà Nội mời tôi ra thủ đô thăm Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng, người bạn học cùng lớp với tôi trong Học viện Thần học năm xưa ở Thái Hà Ấp, thăm anh em DCCT Hà Nội, kính viếng thánh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Thái Hà và ủng hộ tinh thần đấu tranh cho công lý và hoà bình của Giáo xứ Thái Hà.
Tôi đến Hà Nội bằng đường hàng không vào khoảng 15 giờ. Khi xe taxi đưa chúng tôi tới cổng nhà thờ Thái Hà tôi hết sức xúc động vì được đặt chân đến mảnh đất vốn rộng lớn và thánh thiêng mà tôi đã ở trong 7 năm khi còn là tập sinh trong Tập viện và sinh viên trong Học viện của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế trong những năm 1943-1950.
Mặc dù từ ngày cộng sản chiếm Miền Nam năm 1975, tôi đã ra Bắc nhiều lần, nhưng mỗi lần về lại Thái Hà tôi vẫn xúc động. Xúc động vì đây là nơi tôi đã được đào tạo nên tu sĩ và linh mục hồi 60 năm trước, đây là nơi bao nhiêu thế hệ anh em DCCt chúng tôi đã đi qua và nay đã về với Chúa trong đó có cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Giuse Trần Hữu Thanh là những người thầy của tôi, có cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn người anh em cùng lớp với tôi ở đây cũng như khi di du học bên Rôma, người đã bị cộng sản bắn chết khi ngài đang phục vụ tuần thánh ở Di Linh năm 1975. Tôi gặp lại mảnh đất các cha DCCT Canada đã có công khó chắt chiu tiền bạc của giáo dân Canada dâng cúng để mang sang đây, xây dựng nhà thờ, tu viện, học viện đào tạo những thanh niên muốn phục vụ Giáo Hội và phục vụ đất nước Việt Nam, góp phần giúp dân tộc Việt Nam đón nhận Tin mừng.
Lúc 18 giờ 30, tôi cùng quý cha trong tu viện Thái Hà đồng tế cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho giáo dân Hà Nội, cách riêng cho giáo dân Thái Hà. Trong lời chia sẻ tôi đề cao niềm tin can đảm của anh chị em giáo dân và của các tu sĩ ở đây, những người đã tranh đất không mệt mỏi cho công lý bất chấp sự đe doạ, áp lực, phiền nhiễu của cộng sản trong nhiều năm qua, đặc biệt trong mấy tháng gần đây.
Sau thánh lễ, tôi theo giáo dân trong nhà thờ đi sang cầu nguyện bên khu đất mà cộng sản đang có ý cướp đọat của tu viện. Tôi cảm thấy xúc động khi đi thấy mọi người đàn ông đàn bà người lớn trẻ em tay cầm hương nến theo thánh giá bình tĩnh nghiêm trang tiến đến cạnh khu đất mà cộng sản đã chiếm dụng trái phép và đang có ý cướp đoạt vĩnh viễn. Chúng tôi đi ngang qua đền Thánh Giêrađô mà nghe nói cộng sản cũng đang có quyết định thu hồi rồi đi qua ngôi tu viện cũ tôi từng ở trong giai đọan quan trọng nhất của tiền trình đào tạo làm tu sĩ và linh mục. Tu viện này nay được dùng làm bệnh viện Đống Đa.
Chúng tôi tiến đến mảnh đất nhà nước cướp đoạt và trao cho công ty may mặc. Tôi thấy các cụ bà chăng lều bên cạnh khu đất bất kể nắng mưa, nóng lạnh để bảo vệ khu đất của Mẹ. Trên tường bao khu đất chúng tôi thấy giáo dân treo đầy thánh giá, ảnh tượng Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Cả một đoạn đường dài lung linh nến sáng và ngát mùi hương hoa do các phụ nữ ở đây chăm sóc. Tôi không cầm được nước mắt. Sau khi cầu nguyện, tôi đã nói với cộng đoàn trên Phố Đức Bà là nơi đây ngày xưa tôi cùng các anh em đã học tập, rèn luyện và phục vụ. Thế mà nay đã bị chiếm dụng chỗ thành bệnh viện, chỗ thành xí nghiệp sản xuất, chỗ đã bỏ hoang mà nghe nói chỗ này đã được bán cho các tư nhân. Tôi không còn thấy cái sân bóng và hồ bơi cùng các dãy nhà chăn nuôi, nhà kho. Cái hội quán to lớn dùng làm nơi sinh họat chính của Giáo xứ thì nay chỉ còn một phần và được dùng làm văn phòng của cái công ty may mặc.
Tôi nói với các anh chị em trên Phố Đức Bà rằng trên khu đất chúng ta đang thấy đây chắc chắn, nếu cộng sản không chiếm dụng thì đã có một thánh đường khang trang kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cho đến nay ai đến Thái Hà cũng thấy, ngôi nhà thờ hiện nay chỉ là một nhà nguyện được tạm thời dùng làm nhà thờ cho giáo dân trong khi chờ đợi làm một ngôi nhà thờ chính thức trên khu đất đang bị cướp đây. Tiếc rằng dự án làm nhà thờ đang được triển khai thì cộng sản tới chiếm mất phần đất để xây dựng thánh đường này để làm kinh tế, cái thứ kinh tế chỉ phục vụ người giàu có chức quyền chứ dân nghèo chẳng được hưởng gì mà chỉ có ngày một mất thêm.
Hôm sau, cha Phó Bề trên đưa tôi đi xem lại mảnh đất hơn 60 nghìn thước vuông trước đây của Tu viện và giáo xứ Thái Hà mà nay chỉ cho khoảng 2700 thước vuông, như cha Phó Bề trên nói. Hầu hết nhà đất trong một khu vực rộng lớn chiều hơn 400 m chiều hơn 150 m nay đã bị cộng sản cướp đọat và còn lại phần nào cộng sản đang muốn cướp đoạt thêm nữa khiến tu viện và nhà thờ nay chỉ còn là khoảng đất bé tý tẹo lọt thỏm vào các nhà dân và hàng chục các cơ quan, tổ chức của cộng sản. Còn lại một phần chính quyền cộng sản chưa chiếm dụng nhưng nay lại không công nhận quyền quản lý và sử dụng của Giáo xứ và đang có ý chiếm đoạt nốt. Giáo xứ Thái Hà đất tranh đòi đất thì mới đây chính quyền trả lời rằng căn cứ vào nghị quyết 23 gì đấy của Quốc hội, Giáo xứ không được đặt vấn đề đòi lại tài sản mà nhà nước đã chiếm từ năm 1991 về trước. Đó thật là luật rừng. Chính quyền cộng sản chẳng biết công lý là gì và lòng tham lam của họ là vô đáy.
Đứng nhìn khu nhà đất ở Thái Hà bị chiếm dụng, tôi nhớ đến các nhà thờ và tu viện của DCCT Việt Nam chúng tôi bị cộng sản đã cướp đọat ở Nam Định, Nha Trang, Huế, Thủ Đức, Sài Gòn, Đà Lạt, Đồng Nai, Vũng Tàu, Quảng Ngãi, etc. Trong mấy chục năm qua còn bao nhiêu vụ vu oan giá họa để cướp nhà đất tài sản của các dòng tu, các tôn giáo. Điển hình như biến cố “5 tu viện ở Thủ Đức” hồi năm 1978 khiến các dòng tu lớn ở Sài Gòn như Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Don Bosco, Biển Đức, La San đều mất các cơ sở đào tạo rộng lớn và nhiều anh em phải đi tù oan. Tôi thấy lòng tham của cộng sản là vô đáy và bản chất của cộng sản là bất chấp đạo lý.
Tưởng những biến cố đau thương và bất công chỉ là chuyện của 30 năm hay 50 năm trước nhưng không, đấy vẫn là chuyện đang tiếp tục diễn ra. Tôi nhớ đến các vụ cướp đất gần đây mà tôi biết như vụ cướp đất Dòng Vinh Sơn ở đường Nguyễn Thị Diệu, Sài Gòn 3 để làm vũ trường, vụ cướp đất của các nữ tu Dòng Phaolô Vĩnh Long để làm khách sạn, vụ cướp đất của các nữ tu Dòng Phaolô Sài Gòn ở Bảo Lộc để làm sân golf, etc.
Trước tình trạng bất công và dã man đó, một lần nữa tôi lên án chế độ cộng sản Việt Nam bất chấp nhân quyền, đã xâm phạm quyền lợi của các cá nhân, các đoàn thể, đặc biệt là các đoàn thể tôn giáo, etc. Do đó, như nhiều người có thiện chí muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, tôi thấy cuộc tranh đấu cho nhân quyền, cho công lý và hoà bình phải được tiếp tục và mở rộng khắp nơi với quy mô ngày càng rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn trên đất nước này, để làm chứng cho các giá trị của Kitô giáo về tình thương và công lý, về hoà bình và tự do và để nói lên tiếng nói của lương tâm con người./.
Hà Nội, ngày 1.8.2008 lễ Thánh Anphongsô - Tổ phụ DCCT
Ngày 29.07.2008, tôi được cha Giuse Nguyễn Văn Thật Phó Bề trên DCCT Hà Nội mời tôi ra thủ đô thăm Đức Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng, người bạn học cùng lớp với tôi trong Học viện Thần học năm xưa ở Thái Hà Ấp, thăm anh em DCCT Hà Nội, kính viếng thánh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Thái Hà và ủng hộ tinh thần đấu tranh cho công lý và hoà bình của Giáo xứ Thái Hà.
Tôi đến Hà Nội bằng đường hàng không vào khoảng 15 giờ. Khi xe taxi đưa chúng tôi tới cổng nhà thờ Thái Hà tôi hết sức xúc động vì được đặt chân đến mảnh đất vốn rộng lớn và thánh thiêng mà tôi đã ở trong 7 năm khi còn là tập sinh trong Tập viện và sinh viên trong Học viện của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế trong những năm 1943-1950.
Mặc dù từ ngày cộng sản chiếm Miền Nam năm 1975, tôi đã ra Bắc nhiều lần, nhưng mỗi lần về lại Thái Hà tôi vẫn xúc động. Xúc động vì đây là nơi tôi đã được đào tạo nên tu sĩ và linh mục hồi 60 năm trước, đây là nơi bao nhiêu thế hệ anh em DCCt chúng tôi đã đi qua và nay đã về với Chúa trong đó có cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Giuse Trần Hữu Thanh là những người thầy của tôi, có cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn người anh em cùng lớp với tôi ở đây cũng như khi di du học bên Rôma, người đã bị cộng sản bắn chết khi ngài đang phục vụ tuần thánh ở Di Linh năm 1975. Tôi gặp lại mảnh đất các cha DCCT Canada đã có công khó chắt chiu tiền bạc của giáo dân Canada dâng cúng để mang sang đây, xây dựng nhà thờ, tu viện, học viện đào tạo những thanh niên muốn phục vụ Giáo Hội và phục vụ đất nước Việt Nam, góp phần giúp dân tộc Việt Nam đón nhận Tin mừng.
Lúc 18 giờ 30, tôi cùng quý cha trong tu viện Thái Hà đồng tế cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cho giáo dân Hà Nội, cách riêng cho giáo dân Thái Hà. Trong lời chia sẻ tôi đề cao niềm tin can đảm của anh chị em giáo dân và của các tu sĩ ở đây, những người đã tranh đất không mệt mỏi cho công lý bất chấp sự đe doạ, áp lực, phiền nhiễu của cộng sản trong nhiều năm qua, đặc biệt trong mấy tháng gần đây.
Sau thánh lễ, tôi theo giáo dân trong nhà thờ đi sang cầu nguyện bên khu đất mà cộng sản đang có ý cướp đọat của tu viện. Tôi cảm thấy xúc động khi đi thấy mọi người đàn ông đàn bà người lớn trẻ em tay cầm hương nến theo thánh giá bình tĩnh nghiêm trang tiến đến cạnh khu đất mà cộng sản đã chiếm dụng trái phép và đang có ý cướp đoạt vĩnh viễn. Chúng tôi đi ngang qua đền Thánh Giêrađô mà nghe nói cộng sản cũng đang có quyết định thu hồi rồi đi qua ngôi tu viện cũ tôi từng ở trong giai đọan quan trọng nhất của tiền trình đào tạo làm tu sĩ và linh mục. Tu viện này nay được dùng làm bệnh viện Đống Đa.
Chúng tôi tiến đến mảnh đất nhà nước cướp đoạt và trao cho công ty may mặc. Tôi thấy các cụ bà chăng lều bên cạnh khu đất bất kể nắng mưa, nóng lạnh để bảo vệ khu đất của Mẹ. Trên tường bao khu đất chúng tôi thấy giáo dân treo đầy thánh giá, ảnh tượng Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Cả một đoạn đường dài lung linh nến sáng và ngát mùi hương hoa do các phụ nữ ở đây chăm sóc. Tôi không cầm được nước mắt. Sau khi cầu nguyện, tôi đã nói với cộng đoàn trên Phố Đức Bà là nơi đây ngày xưa tôi cùng các anh em đã học tập, rèn luyện và phục vụ. Thế mà nay đã bị chiếm dụng chỗ thành bệnh viện, chỗ thành xí nghiệp sản xuất, chỗ đã bỏ hoang mà nghe nói chỗ này đã được bán cho các tư nhân. Tôi không còn thấy cái sân bóng và hồ bơi cùng các dãy nhà chăn nuôi, nhà kho. Cái hội quán to lớn dùng làm nơi sinh họat chính của Giáo xứ thì nay chỉ còn một phần và được dùng làm văn phòng của cái công ty may mặc.
Tôi nói với các anh chị em trên Phố Đức Bà rằng trên khu đất chúng ta đang thấy đây chắc chắn, nếu cộng sản không chiếm dụng thì đã có một thánh đường khang trang kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cho đến nay ai đến Thái Hà cũng thấy, ngôi nhà thờ hiện nay chỉ là một nhà nguyện được tạm thời dùng làm nhà thờ cho giáo dân trong khi chờ đợi làm một ngôi nhà thờ chính thức trên khu đất đang bị cướp đây. Tiếc rằng dự án làm nhà thờ đang được triển khai thì cộng sản tới chiếm mất phần đất để xây dựng thánh đường này để làm kinh tế, cái thứ kinh tế chỉ phục vụ người giàu có chức quyền chứ dân nghèo chẳng được hưởng gì mà chỉ có ngày một mất thêm.
Hôm sau, cha Phó Bề trên đưa tôi đi xem lại mảnh đất hơn 60 nghìn thước vuông trước đây của Tu viện và giáo xứ Thái Hà mà nay chỉ cho khoảng 2700 thước vuông, như cha Phó Bề trên nói. Hầu hết nhà đất trong một khu vực rộng lớn chiều hơn 400 m chiều hơn 150 m nay đã bị cộng sản cướp đọat và còn lại phần nào cộng sản đang muốn cướp đoạt thêm nữa khiến tu viện và nhà thờ nay chỉ còn là khoảng đất bé tý tẹo lọt thỏm vào các nhà dân và hàng chục các cơ quan, tổ chức của cộng sản. Còn lại một phần chính quyền cộng sản chưa chiếm dụng nhưng nay lại không công nhận quyền quản lý và sử dụng của Giáo xứ và đang có ý chiếm đoạt nốt. Giáo xứ Thái Hà đất tranh đòi đất thì mới đây chính quyền trả lời rằng căn cứ vào nghị quyết 23 gì đấy của Quốc hội, Giáo xứ không được đặt vấn đề đòi lại tài sản mà nhà nước đã chiếm từ năm 1991 về trước. Đó thật là luật rừng. Chính quyền cộng sản chẳng biết công lý là gì và lòng tham lam của họ là vô đáy.
Đứng nhìn khu nhà đất ở Thái Hà bị chiếm dụng, tôi nhớ đến các nhà thờ và tu viện của DCCT Việt Nam chúng tôi bị cộng sản đã cướp đọat ở Nam Định, Nha Trang, Huế, Thủ Đức, Sài Gòn, Đà Lạt, Đồng Nai, Vũng Tàu, Quảng Ngãi, etc. Trong mấy chục năm qua còn bao nhiêu vụ vu oan giá họa để cướp nhà đất tài sản của các dòng tu, các tôn giáo. Điển hình như biến cố “5 tu viện ở Thủ Đức” hồi năm 1978 khiến các dòng tu lớn ở Sài Gòn như Phanxicô, Chúa Cứu Thế, Don Bosco, Biển Đức, La San đều mất các cơ sở đào tạo rộng lớn và nhiều anh em phải đi tù oan. Tôi thấy lòng tham của cộng sản là vô đáy và bản chất của cộng sản là bất chấp đạo lý.
Tưởng những biến cố đau thương và bất công chỉ là chuyện của 30 năm hay 50 năm trước nhưng không, đấy vẫn là chuyện đang tiếp tục diễn ra. Tôi nhớ đến các vụ cướp đất gần đây mà tôi biết như vụ cướp đất Dòng Vinh Sơn ở đường Nguyễn Thị Diệu, Sài Gòn 3 để làm vũ trường, vụ cướp đất của các nữ tu Dòng Phaolô Vĩnh Long để làm khách sạn, vụ cướp đất của các nữ tu Dòng Phaolô Sài Gòn ở Bảo Lộc để làm sân golf, etc.
Trước tình trạng bất công và dã man đó, một lần nữa tôi lên án chế độ cộng sản Việt Nam bất chấp nhân quyền, đã xâm phạm quyền lợi của các cá nhân, các đoàn thể, đặc biệt là các đoàn thể tôn giáo, etc. Do đó, như nhiều người có thiện chí muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, tôi thấy cuộc tranh đấu cho nhân quyền, cho công lý và hoà bình phải được tiếp tục và mở rộng khắp nơi với quy mô ngày càng rộng lớn hơn, mạnh mẽ hơn trên đất nước này, để làm chứng cho các giá trị của Kitô giáo về tình thương và công lý, về hoà bình và tự do và để nói lên tiếng nói của lương tâm con người./.
Hà Nội, ngày 1.8.2008 lễ Thánh Anphongsô - Tổ phụ DCCT
Báo cáo Mục vụ và Kiến nghị của Chính xứ Thái Hà
LM Mátthêu Vũ Khởi Phụng, DCCT
01:28 02/08/2008
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI Hà Nội,
Giáo xứ Thái Hà-DCCT
180/2 Nguyễn Lương Bằng,
P.Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Ngày 25. 07.2007
BÁO CÁO MỤC VỤ VÀ KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đồng kính gửi: Cha Bề trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh
Trong các thư trước, chúng con đã trình bày nội dung vụ việc đất đai của Giáo xứ Thái Hà. Tuy nhiên chúng con biết điều Đức Cha và Cha Giám Tỉnh quan tâm còn lớn hơn vụ đất đai nhiều, đã nhiều lần Đức Cha và Cha Giám Tỉnh bầy tỏ sự băn khoăn về tâm tư nguyện vọng và nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân Chúa nơi chúng con phụ trách và đúng là vụ đất đai chỉ là một phần trong những tâm tư nguyện vọng và nhu cầu đó. Vì thế chúng con xin báo cáo thêm về những điều mà chúng con nghĩ là liên quan đến đường lối mục vụ của Giáo Hội, cũng là những vấn đề đang cần tìm giải pháp.
Đúng như nhiều người đã dự đoán: Vụ đất đai ở Thái Hà biểu lộ những bức xúc và sự thiếu lòng tin vào công lý xã hội của giáo dân chúng ta, bà con tin rằng hiện nay những thế lực tiền bạc đang khống chế xã hội, chứ không phải là công lý. Do đó, có sự bức xúc cho rằng những thế lực tài phiệt thì tự do tung hoành, trong khi đại chúng nghèo khổ thì gặp rất nhiều khó khăn khi muốn bênh vực quyền lợi chính đáng của mình, thậm chí cả khi muốn điều tốt, muốn thành tâm phục vụ xã hội, thì người dân thường vẫn gặp muôn vàn trở ngại.
Vì tâm trạng trên đây phổ biến, nên bà con giáo dân ở Thái Hà nói riêng và Hà Nội nói chung coi vụ việc ở Thái Hà như một trường hợp minh hoạ. Vì hồ nghi các thế lực tiền bạc, nên bà con đã hết sức cảnh giác việc Công ty May Chiến thắng có thể bán đất, và bà con đã không lầm vì ít nhất bà con đã đạt được một mục đích, ấy là miếng đất không bị bán một cách bất hợp pháp. Điều này chính quyền cũng đã công nhận nếu không có sự cảnh giác của nhân dân, không ai có thể nói giờ này khu đất ấy đã chia lô vào tay ai, và bao nhiêu tiền bạc đã trao qua đổi lại.
Tuy nhiên, bà con bức xúc vì mặc dù chính mình đã phát hiện và ngăn chặn tiêu cực, nhưng lại vẫn bị coi như những người vi phạm trật tự an ninh xã hội. Hơn nữa, mảnh đất ấy ngày xưa do tiền của mồ hôi nước mắt của giáo dân đóng góp để xây dựng nhà thờ và làm các công trình phúc lợi xã hội cho người nghèo không phân biệt tôn giáo, cũng không tốn một đồng nào của công quỹ, nay bà con đã có công đứng ra giữ đất, nhưng nay lại có nguy cơ bị gạt ra bên lề, đứng nhìn mảnh đất hương hoả của mình bị thu hồi để làm những dự án mà bà con thiếu tin tưởng vào sự ích lợi chung.
Ngôi đền Thánh Giêrađô ở Giáo xứ chúng con cũng là một trường hợp tương tự, trong nhiều năm bà con đã mang tâm trạng hờn tủi vì ngôi đền cũ đổ nát, bệ rạc, biến thành hang ổ của nạn ma tuý. Bà con đã quyết định đứng lên dọn dẹp, trong một thời gian rất ngắn, ngôi đền được sửa sang lại sáng sủa khang trang, các thiếu nhi, các sinh viên, các anh chị em di dân lấy đó làm nơi tụ họp, học tập, văn nghệ, đó cũng là nơi các bạn trẻ đon tiếp và hướng dẫn các học sinh từ các tỉnh xa về Hà Nội để dự thi vào các trường đại học, nỗ lực đạt kết quả như thế rồi cuối cùng cũng bị phê bình là xâm phạm trật tự, an ninh.
Chúng con xin lấy hai trường hợp xảy ra trước mắt để minh hoạ tâm trạng của bà con, nhưng hàng ngày bà con còn tiếp nhận và chia sẻ với nhau bao nhiêu thông tin khác, những tin tức từ Ngoại thành Hà Nội, từ Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hoá, Thái Bình,v.v ở đâu cũng thấy dân nghèo kêu ca vì mất đất mà chỉ được đền bù một giá rẻ mạt hết sức khả nghi, có những lần mấy chục chị nông dân nghèo bên Vĩnh Phúc đạp xe về Hà Nội khấn Đức Mẹ cho khỏi mất ruộng, mà cũng bị chính quyền và công an theo sát về tới nhà thờ Thái Hà. Trong Giáo Hội, thì bà con buồn phiền vì thấy mảnh đất đã gầy dựng cho những trẻ em khuyết tật của các nữ tu Dòng Phaolô Mỹ Tho ở Vĩnh Long bị lấy mất làm khách sạn, vì thấy mảnh đất của các nữ tu Dòng Phaolô Sài Gòn ở Bảo Lộc có nguy cơ bị lấy làm sân golf, v.v.
Trong bầu khí như thế, dễ hiểu vì sao lòng bà con bất an và bất mãn và tình trạng này đặt ra một vấn đề mục vụ cho Giáo hội, tâm trạng và bức xúc như thế, nếu không có cách giải toả, thì không có ích cho Đạo, cũng không có ích cho đời, không có ích cho Giáo Hội mà cũng không có ích cho xã hội. Trái lại, nếu Giáo Hội có thể hướng dẫn bà con, cho bà con một hướng để xây dựng, một cách hoạt động nào có ý nghĩa, được bà con tin tưởng, thì cả đạo lẫn đời sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
Về phần đời, thì ai cũng hiểu là không nên để cho những tâm trạng mất lòng tin và bất mãn gặm nhấm cơ thể xã hội. Đặc biệt, trong một xã hội đi theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nếu người nghèo có cảm giác mình bị gạt ra bên lề, chỉ có những thế lực tiền bạc là ngự trị, thì cần phải đặt vấn đề rằng có một cái gì đó trục trặc trong sự vận hành của xã hội đó.
Dù sao chăng nữa, ở đây chúng con không dám lạm bàn về những khuyết tật trong cấu trúc xã hội hiện nay. Chúng con chỉ đứng trong vị trí của người đang lo việc tôn giáo để đề đạt lên Đức Cha và Cha Giám Tỉnh một vài ý kiến.
Từ Công đồng Vatican II đến nay, Giáo Hội qua giáo huấn của các đức giáo hoàng, của Toà Thánh, của Công đồng đã nhiều lần nhắc nhở rằng phục vụ công bình xã hội và phục vụ quyền con người là một phần cấp thiết, không thể tách rời với nhiệm vụ loan báo Tin mừng của Chúa. Về các vấn đề liên quan đến công bình xã hội, thì từ Đức Giáo Hoàng Leo XIII đến Đức Giáo Hoàng đương kim Bênêđíchtô XVI đã có rất nhiều thông điệp, văn kiện đề cập đến. Tuy mỗi thông điệp mỗi văn kiện, có những hoàn cảnh, những vấn đề khác nhau, nhưng chúng con thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các giáo huấn ấy đó là xã hội và nền kinh tế phải phục vụ con người chứ con người nhất thiết không thể bị bóc lột để làm nô lệ, cho các quyền lợi tài phiệt.
Cũng từ đó, Giáo Hội vẫn muốn là Giáo Hội của người nghèo và người bị bỏ rơi. Kinh nghiệm lịch sử cũng chứng minh rằng ở nơi nào và khi nào mà cộng đồng dân Chúa để mất các định hướng vì người nghèo đó, thì sinh lực của Giáo Hội sẽ bị tổn hại.
Vậy nay hoàn cảnh xã hội đã tạo trong lòng người dân những tâm trạng như chúng con đã trình trên đây, thì chúng ta phải làm gì và làm thế nào? Không phải chúng con không biết đến những cố gắng và sáng kiến rất tốt lành đã nẩy ra trong lòng dân Chúa. Những hoạt động thực hiện bác ái, giáo dục phát triển với nhiều khuôn mặt điển hình được mọi người công nhận là những bằng chứng đẹp về sức sống của Giáo hội. Chúng con cũng thấy đây đó những nhà thần học, những nhà tư tưởng Công giáo nêu lên những vấn đề nhân sinh bức xúc. Điều chúng con trăn trở là khi những hiện tượng tiêu cực và phi nhân đạt tới mức độ bao trùm xã hội, thì có lẽ Giáo Hội chúng ta cũng cần phát triển sự phục vụ của mình lên một tầm cao hơn những cố gắng xuất sắc nhưng đơn lẻ, để đi tới một định hướng cộng đồng rõ rệt hơn trong lĩnh vực nhân bản Ki-tô giáo và công bình xã hội.
Vì thế chúng con mạo muội bày tỏ một vài nguyện vọng ở mức độ nhỏ của một Dòng tu, chúng con xin trình bày những nguyện vọng này lên Cha Giám Tỉnh. Ở mức độ rộng lớn hơn, chúng con cũng xin được đạt những nguyện vọng ấy lên Đức Tổng Giám Mục.
Chúng con nghĩ đã đến lúc các nhà thần học, các người làm việc mục vụ, và các chuyên viên nói chung trong Giáo Hội nên được huy động để cùng nhau tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề khó khăn đang tác động tiêu cực lên cuộc sống chung. Ví dụ: Tại sao mặc dù có nhiều nguyên tắc, nhiều định hướng tốt đẹp trong xã hội chúng ta người nghèo vẫn bị thua thiệt, bị đè bẹp ? Cái mắc míu gì làm hỏng, có khi làm lộn ngược những cố gắng phát triển và thăng tiến con người? Phải chăng đó chỉ là những rủi ro trong quá trình thì hành, thực hiện, chỉ là những khuyết điểm hoặc tội lỗi của cá nhân, hay là có cái gì đó tự nền tảng của tổ chức xã hội phản lại lợi ích chân chính của con người ? Đâu là nguyên nhân của cơn khủng hoảng luân lý đạo đức xã hội đang gây ra bao hậu quả đau lòng ? Cụ thể hơn nữa: Làm thế nào để tháo gỡ dần những nhân tố tiêu cực đang làm hại con người và xã hội ? Làm thế nào để dân nghèo đừng bị tước đoạt những quyền lợi cơ bản nhất ? Làm thế nào để người nghèo, để những nạn nhân của bất công cảm thấy Giáo Hội thật là gia đình tình nghĩa của mình ? Và làm thế nào biến những giải pháp dự kiến thành ra những mô hình mục vụ mà các cộng đoàn tín hữu có thể tra tay thực hiện? V.v.
Chúng con hiểu rằng trừ khi Giáo Hội huy động lực lượng tâm trí của toàn thể cộng đồng, vì chẳng có cá nhân tín hữu hay giáo sĩ nào có thể giải quyết hết những vấn đề khó khăn như thế, nhưng đàng khác nếu không đối diện với những vấn đề ấy, thì chúng con cũng khó mà tuân hành được các giáo huấn của Giáo Hội.
Chúng con nhận thấy Công đồng Vatican II dạy rằng Giáo Hội và xã hội có thể tương trợ lẫn nhau, các chuyên viên trong các lãnh vực trần thế có thể cung cấp cho Giáo Hội rất nhiều thông tin cần thiết và bổ ích, về phần mình Giáo Hội có thể đưa ra những gợi ý rất phong phú để các chuyên viên này phục vụ con người tốt hơn. Chúng con tin rằng có rất nhiều chuyên viên, các nhà kinh tế, xã hội học, khoa học, văn học, chính trị, các phương tiện truyền thông, v.v… không phân biệt tôn giáo, có đạo hay không có đạo, sẵn sàng đóng góp công sức nếu chúng ta mở ra được một môi trường nghiên cứu và phục vụ con người vô vị lợi. Về phần mình, đức tin của Giáo Hội cũng có thể là một nguồn cảm hứng rất hấp dẫn cho họ trong lãnh vực chuyên môn.
Tóm lại, chúng con cầu mong có một uỷ ban và một chương trình hành động cho công lý và hoà bình, như ở Toà Thánh, ở nhiều giáo phận và Dòng tu trên thế giới đã có.
Có lẽ chúng con còn chưa thấy hết mọi chiều kích của vấn đề, nhưng chúng con vẫn xin trình lên các Đấng Bề Trên coi như đây là những suy nghĩ và nguyện vọng của những người làm việc mục vụ từ cơ sở đại chúng.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Tổ phụ Anphongsô ban cho Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh được dồi dào ơn thánh đ ể phục vụ mọi người và hướng dẫn chúng con./.
Đại diện các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà
Linh mục Mátthêu Vũ Khởi Phụng DCCT
Bề trên - Chính xứ
Giáo xứ Thái Hà-DCCT
180/2 Nguyễn Lương Bằng,
P.Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
Ngày 25. 07.2007
BÁO CÁO MỤC VỤ VÀ KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Hà Nội
Đồng kính gửi: Cha Bề trên Giám Tỉnh DCCT Việt Nam
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh
Trong các thư trước, chúng con đã trình bày nội dung vụ việc đất đai của Giáo xứ Thái Hà. Tuy nhiên chúng con biết điều Đức Cha và Cha Giám Tỉnh quan tâm còn lớn hơn vụ đất đai nhiều, đã nhiều lần Đức Cha và Cha Giám Tỉnh bầy tỏ sự băn khoăn về tâm tư nguyện vọng và nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân Chúa nơi chúng con phụ trách và đúng là vụ đất đai chỉ là một phần trong những tâm tư nguyện vọng và nhu cầu đó. Vì thế chúng con xin báo cáo thêm về những điều mà chúng con nghĩ là liên quan đến đường lối mục vụ của Giáo Hội, cũng là những vấn đề đang cần tìm giải pháp.
Đúng như nhiều người đã dự đoán: Vụ đất đai ở Thái Hà biểu lộ những bức xúc và sự thiếu lòng tin vào công lý xã hội của giáo dân chúng ta, bà con tin rằng hiện nay những thế lực tiền bạc đang khống chế xã hội, chứ không phải là công lý. Do đó, có sự bức xúc cho rằng những thế lực tài phiệt thì tự do tung hoành, trong khi đại chúng nghèo khổ thì gặp rất nhiều khó khăn khi muốn bênh vực quyền lợi chính đáng của mình, thậm chí cả khi muốn điều tốt, muốn thành tâm phục vụ xã hội, thì người dân thường vẫn gặp muôn vàn trở ngại.
Vì tâm trạng trên đây phổ biến, nên bà con giáo dân ở Thái Hà nói riêng và Hà Nội nói chung coi vụ việc ở Thái Hà như một trường hợp minh hoạ. Vì hồ nghi các thế lực tiền bạc, nên bà con đã hết sức cảnh giác việc Công ty May Chiến thắng có thể bán đất, và bà con đã không lầm vì ít nhất bà con đã đạt được một mục đích, ấy là miếng đất không bị bán một cách bất hợp pháp. Điều này chính quyền cũng đã công nhận nếu không có sự cảnh giác của nhân dân, không ai có thể nói giờ này khu đất ấy đã chia lô vào tay ai, và bao nhiêu tiền bạc đã trao qua đổi lại.
Tuy nhiên, bà con bức xúc vì mặc dù chính mình đã phát hiện và ngăn chặn tiêu cực, nhưng lại vẫn bị coi như những người vi phạm trật tự an ninh xã hội. Hơn nữa, mảnh đất ấy ngày xưa do tiền của mồ hôi nước mắt của giáo dân đóng góp để xây dựng nhà thờ và làm các công trình phúc lợi xã hội cho người nghèo không phân biệt tôn giáo, cũng không tốn một đồng nào của công quỹ, nay bà con đã có công đứng ra giữ đất, nhưng nay lại có nguy cơ bị gạt ra bên lề, đứng nhìn mảnh đất hương hoả của mình bị thu hồi để làm những dự án mà bà con thiếu tin tưởng vào sự ích lợi chung.
Ngôi đền Thánh Giêrađô ở Giáo xứ chúng con cũng là một trường hợp tương tự, trong nhiều năm bà con đã mang tâm trạng hờn tủi vì ngôi đền cũ đổ nát, bệ rạc, biến thành hang ổ của nạn ma tuý. Bà con đã quyết định đứng lên dọn dẹp, trong một thời gian rất ngắn, ngôi đền được sửa sang lại sáng sủa khang trang, các thiếu nhi, các sinh viên, các anh chị em di dân lấy đó làm nơi tụ họp, học tập, văn nghệ, đó cũng là nơi các bạn trẻ đon tiếp và hướng dẫn các học sinh từ các tỉnh xa về Hà Nội để dự thi vào các trường đại học, nỗ lực đạt kết quả như thế rồi cuối cùng cũng bị phê bình là xâm phạm trật tự, an ninh.
Chúng con xin lấy hai trường hợp xảy ra trước mắt để minh hoạ tâm trạng của bà con, nhưng hàng ngày bà con còn tiếp nhận và chia sẻ với nhau bao nhiêu thông tin khác, những tin tức từ Ngoại thành Hà Nội, từ Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hoá, Thái Bình,v.v ở đâu cũng thấy dân nghèo kêu ca vì mất đất mà chỉ được đền bù một giá rẻ mạt hết sức khả nghi, có những lần mấy chục chị nông dân nghèo bên Vĩnh Phúc đạp xe về Hà Nội khấn Đức Mẹ cho khỏi mất ruộng, mà cũng bị chính quyền và công an theo sát về tới nhà thờ Thái Hà. Trong Giáo Hội, thì bà con buồn phiền vì thấy mảnh đất đã gầy dựng cho những trẻ em khuyết tật của các nữ tu Dòng Phaolô Mỹ Tho ở Vĩnh Long bị lấy mất làm khách sạn, vì thấy mảnh đất của các nữ tu Dòng Phaolô Sài Gòn ở Bảo Lộc có nguy cơ bị lấy làm sân golf, v.v.
Trong bầu khí như thế, dễ hiểu vì sao lòng bà con bất an và bất mãn và tình trạng này đặt ra một vấn đề mục vụ cho Giáo hội, tâm trạng và bức xúc như thế, nếu không có cách giải toả, thì không có ích cho Đạo, cũng không có ích cho đời, không có ích cho Giáo Hội mà cũng không có ích cho xã hội. Trái lại, nếu Giáo Hội có thể hướng dẫn bà con, cho bà con một hướng để xây dựng, một cách hoạt động nào có ý nghĩa, được bà con tin tưởng, thì cả đạo lẫn đời sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
Về phần đời, thì ai cũng hiểu là không nên để cho những tâm trạng mất lòng tin và bất mãn gặm nhấm cơ thể xã hội. Đặc biệt, trong một xã hội đi theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nếu người nghèo có cảm giác mình bị gạt ra bên lề, chỉ có những thế lực tiền bạc là ngự trị, thì cần phải đặt vấn đề rằng có một cái gì đó trục trặc trong sự vận hành của xã hội đó.
Dù sao chăng nữa, ở đây chúng con không dám lạm bàn về những khuyết tật trong cấu trúc xã hội hiện nay. Chúng con chỉ đứng trong vị trí của người đang lo việc tôn giáo để đề đạt lên Đức Cha và Cha Giám Tỉnh một vài ý kiến.
Từ Công đồng Vatican II đến nay, Giáo Hội qua giáo huấn của các đức giáo hoàng, của Toà Thánh, của Công đồng đã nhiều lần nhắc nhở rằng phục vụ công bình xã hội và phục vụ quyền con người là một phần cấp thiết, không thể tách rời với nhiệm vụ loan báo Tin mừng của Chúa. Về các vấn đề liên quan đến công bình xã hội, thì từ Đức Giáo Hoàng Leo XIII đến Đức Giáo Hoàng đương kim Bênêđíchtô XVI đã có rất nhiều thông điệp, văn kiện đề cập đến. Tuy mỗi thông điệp mỗi văn kiện, có những hoàn cảnh, những vấn đề khác nhau, nhưng chúng con thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các giáo huấn ấy đó là xã hội và nền kinh tế phải phục vụ con người chứ con người nhất thiết không thể bị bóc lột để làm nô lệ, cho các quyền lợi tài phiệt.
Cũng từ đó, Giáo Hội vẫn muốn là Giáo Hội của người nghèo và người bị bỏ rơi. Kinh nghiệm lịch sử cũng chứng minh rằng ở nơi nào và khi nào mà cộng đồng dân Chúa để mất các định hướng vì người nghèo đó, thì sinh lực của Giáo Hội sẽ bị tổn hại.
Vậy nay hoàn cảnh xã hội đã tạo trong lòng người dân những tâm trạng như chúng con đã trình trên đây, thì chúng ta phải làm gì và làm thế nào? Không phải chúng con không biết đến những cố gắng và sáng kiến rất tốt lành đã nẩy ra trong lòng dân Chúa. Những hoạt động thực hiện bác ái, giáo dục phát triển với nhiều khuôn mặt điển hình được mọi người công nhận là những bằng chứng đẹp về sức sống của Giáo hội. Chúng con cũng thấy đây đó những nhà thần học, những nhà tư tưởng Công giáo nêu lên những vấn đề nhân sinh bức xúc. Điều chúng con trăn trở là khi những hiện tượng tiêu cực và phi nhân đạt tới mức độ bao trùm xã hội, thì có lẽ Giáo Hội chúng ta cũng cần phát triển sự phục vụ của mình lên một tầm cao hơn những cố gắng xuất sắc nhưng đơn lẻ, để đi tới một định hướng cộng đồng rõ rệt hơn trong lĩnh vực nhân bản Ki-tô giáo và công bình xã hội.
Vì thế chúng con mạo muội bày tỏ một vài nguyện vọng ở mức độ nhỏ của một Dòng tu, chúng con xin trình bày những nguyện vọng này lên Cha Giám Tỉnh. Ở mức độ rộng lớn hơn, chúng con cũng xin được đạt những nguyện vọng ấy lên Đức Tổng Giám Mục.
Chúng con nghĩ đã đến lúc các nhà thần học, các người làm việc mục vụ, và các chuyên viên nói chung trong Giáo Hội nên được huy động để cùng nhau tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề khó khăn đang tác động tiêu cực lên cuộc sống chung. Ví dụ: Tại sao mặc dù có nhiều nguyên tắc, nhiều định hướng tốt đẹp trong xã hội chúng ta người nghèo vẫn bị thua thiệt, bị đè bẹp ? Cái mắc míu gì làm hỏng, có khi làm lộn ngược những cố gắng phát triển và thăng tiến con người? Phải chăng đó chỉ là những rủi ro trong quá trình thì hành, thực hiện, chỉ là những khuyết điểm hoặc tội lỗi của cá nhân, hay là có cái gì đó tự nền tảng của tổ chức xã hội phản lại lợi ích chân chính của con người ? Đâu là nguyên nhân của cơn khủng hoảng luân lý đạo đức xã hội đang gây ra bao hậu quả đau lòng ? Cụ thể hơn nữa: Làm thế nào để tháo gỡ dần những nhân tố tiêu cực đang làm hại con người và xã hội ? Làm thế nào để dân nghèo đừng bị tước đoạt những quyền lợi cơ bản nhất ? Làm thế nào để người nghèo, để những nạn nhân của bất công cảm thấy Giáo Hội thật là gia đình tình nghĩa của mình ? Và làm thế nào biến những giải pháp dự kiến thành ra những mô hình mục vụ mà các cộng đoàn tín hữu có thể tra tay thực hiện? V.v.
Chúng con hiểu rằng trừ khi Giáo Hội huy động lực lượng tâm trí của toàn thể cộng đồng, vì chẳng có cá nhân tín hữu hay giáo sĩ nào có thể giải quyết hết những vấn đề khó khăn như thế, nhưng đàng khác nếu không đối diện với những vấn đề ấy, thì chúng con cũng khó mà tuân hành được các giáo huấn của Giáo Hội.
Chúng con nhận thấy Công đồng Vatican II dạy rằng Giáo Hội và xã hội có thể tương trợ lẫn nhau, các chuyên viên trong các lãnh vực trần thế có thể cung cấp cho Giáo Hội rất nhiều thông tin cần thiết và bổ ích, về phần mình Giáo Hội có thể đưa ra những gợi ý rất phong phú để các chuyên viên này phục vụ con người tốt hơn. Chúng con tin rằng có rất nhiều chuyên viên, các nhà kinh tế, xã hội học, khoa học, văn học, chính trị, các phương tiện truyền thông, v.v… không phân biệt tôn giáo, có đạo hay không có đạo, sẵn sàng đóng góp công sức nếu chúng ta mở ra được một môi trường nghiên cứu và phục vụ con người vô vị lợi. Về phần mình, đức tin của Giáo Hội cũng có thể là một nguồn cảm hứng rất hấp dẫn cho họ trong lãnh vực chuyên môn.
Tóm lại, chúng con cầu mong có một uỷ ban và một chương trình hành động cho công lý và hoà bình, như ở Toà Thánh, ở nhiều giáo phận và Dòng tu trên thế giới đã có.
Có lẽ chúng con còn chưa thấy hết mọi chiều kích của vấn đề, nhưng chúng con vẫn xin trình lên các Đấng Bề Trên coi như đây là những suy nghĩ và nguyện vọng của những người làm việc mục vụ từ cơ sở đại chúng.
Nguyện xin Chúa Cứu Thế qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Tổ phụ Anphongsô ban cho Đức Tổng Giám Mục và Cha Bề Trên Giám Tỉnh được dồi dào ơn thánh đ ể phục vụ mọi người và hướng dẫn chúng con./.
Đại diện các linh mục, tu sĩ và giáo dân Giáo xứ Thái Hà
Linh mục Mátthêu Vũ Khởi Phụng DCCT
Bề trên - Chính xứ
Thông Báo
Chúc Mừng 2 tân Linh mục gốc Việt Nam tại Pháp
Hà Minh Thảo
13:12 02/08/2008
Chúng tôi hân hoan chúc mừng:
Phó tế Phaolô Đa minh ĐOÀN ĐỨC HẠNH,
Phó tế Phêrô Giu se TRẦN TẤN NAM
(Cộng đoàn Thiên Phúc, Communauté des Béatitudes)
sẽ nhận Bí tích Truyền chức thánh Linh Mục do sự đặt tay của
Đức Cha Pierre Marie Carré, Tổng Giám mục Giáo phận Albi,
lúc 10 giờ 30 tại Vương cung Thánh đường
Thánh nữ Tê-rê-xa Hài đồng Giêsu (Lisieux, Pháp quốc).
Nguyện xin Thiên Chúa ban tràn đầy Hồng Ân,
giúp hai tân Linh mục luôn là những Tư tế thừa tác thánh thiện
để, thay Chúa Giêsu, lặp lại lời truyền ‘Này là Mình Ta’
và ‘Này là Máu Ta’ hầu nuôi sống Kitô hữu chúng ta.
Gia đình Hà Minh Thảo
Gia đình Lê Văn Hoàng
và VietCatholic
Văn Hóa
Tôi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới (6)
Vũ Văn An
08:49 02/08/2008
Tôi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Để bù đắp, tôi hứa với mấy người em họ sẽ mua biếu mỗi người một bộ DVD quay lại nghi thức Đàng Thánh Giá, nếu Ban Tổ Chức WYD hay bất cứ cơ quan truyền thông nào chịu xuất bản. Cho đến nay, lúc viết những dòng này, 1 tháng Tám, tôi vẫn chưa thấy có cơ quan nào cho biết sẽ thực hiện một DVD như thế. Tôi tin tưởng một nghi thức gây xúc động mạnh đến thế nên được ghi lại và phổ biến rộng rãi.
Tưởng rằng ‘ăn năn đền tội’ như thế đã đủ để khỏi mắc lầm lỗi thêm. Nào ngờ lầm lỗi vẫn tiếp tục theo đuổi tôi qua ngày 19, ngày kết thúc bằng việc ngủ ngoài trời giữa màn đêm lạnh lẽo của mùa đông Sydney mà dự báo thời tiết tiên đoán nhiệt độ sẽ xuống tới 9 độ bách phân. Người nào cũng tỏ ra ái ngại khi nghe đến chuyện phải ngủ đêm ngoài trời. Tôi cũng ái ngại như họ, nhưng mạnh miệng khuyến cáo những ai có thể, nên ngủ ngoài trời vì đây là một kinh nghiệm không phải lúc nào cũng có. Ngoài ra, lục trong túi lưng do WYD cấp phát, tôi lôi ra ba thứ mà WYD tại Cologne năm 2005 không có, để khích lệ thêm. Đó là chiếc áo chống mưa bằng nylon, tấm đắp bằng ‘giấy trang kim’ (aluminium foil) và chiếc đèn bấm tí hon. Tôi còn biểu diễn bằng cách tháo tung một tấm đắp ra và quấn vào người. Tấm đắp dài và rộng đủ để có thể cuốn tròn cả thân người vào trong. Tôi cho họ hay: tấm này tôi từng đắp trên bàn mổ tại bệnh viện Royal Prince Alfred, sau lần làm thủ tục angiogram đầu tiên ở đấy. Ấm lắm. Nếu có thêm túi ngủ nữa, thì dù có giá băng như Alaska, ta cũng không sợ.
Nghe thì nghe vậy, chứ cái anh chàng ‘tán dóc’ có chịu ngủ ngoài trời cho đâu. Họ đâu có thông cảm cho cái thân già bẩy bó này. Chả lẽ tức khí đành cũng đi ngủ giữa ‘cảnh màn trời chiếu đất’ hay sao! Còn đang tranh cãi inh ỏi, thì Cha Trân xuất hiện, cha dòng Phanxicô tôi đón từ Phi Trường Sydney ngày 8 tháng Bẩy. Vui với các bạn Việt Nam, Cha ‘từ bỏ’ anh em trong Dòng sau một hay hai ngày gặp mặt, rồi từ Nhà Thờ Immaculate Mary trên Waverley dọn xuống Yagoona ngụ tại nhà một người cùng quê ở Phước Hải, Nha Trang, để đi sinh hoạt với bạn trẻ cùng một gốc gác ở Whitlam Centre, Liverpool cho gần. Hôm mới gặp, Cha rụt rè thổ lộ “không dám đâu, ngủ ngoài trời chết cóng mất”. Nhưng hôm nay, có lẽ năng lượng được đổi mới, hâm nóng lên nhờ tuổi trẻ Việt Nam khắp năm châu hay sao đó, vừa bước chân vào nhà, Cha đã bô bô: “Đi, đi, nhất định đi”. Đi đâu? Đi ngủ ngoài trời! Thế là ‘bọn trẻ’, không nói không rằng, vội vàng thu xếp quần áo ấm, túi ngủ, tấm trải đi theo Cha.
Nhóm trên rời bỏ tệ xá khá sớm, lúc hơn 10 giờ sáng, vì theo hẹn, họ muốn nhập đoàn với những người Việt Nam ‘trẻ’ khác, mà theo WYD4VN, từ 10 giờ sáng đã khởi hành cuộc đi bộ từ North Sydney để 12 giờ trưa, gặp những người Việt Nam ‘già’ tại Ga Trung Ương và hai đoàn nhập một này sẽ cùng tiến về trường đua Randwick một lúc. Bọn già chúng tôi đủng đỉnh mãi hơn một giờ chiều mới rời khỏi nhà, vì không có ý định nhập đoàn với các đoàn hành hương trẻ trung ấy. Kinh nghiệm WYD 2005 tại Cologne cho thấy: đuổi kịp ‘bọn trẻ’ quả là điều làm mình hụt hơi. Vợ chồng tôi một mình lững thững đáp xe lửa từ Dusseldorf đi Horrem, rồi lững thững từ Horrem, cuốc bộ một tiếng đồng hồ tới Marienfeld dự Thánh Lễ Bế Mạc rồi lại lững thững cuốc bộ hơn một tiếng đồng hồ từ Marienfeld tới Ga Horrem, lên xe lửa ở đấy để trở về Dusseldorf. Điều nghịch thường là vợ chồng tôi đã trở lại giáo xứ Thánh Tâm (Herz Jesu) của Cha Long ở đường Robstr, đánh một bụng phở tái rồi đoàn hành hương do cha Văn Chi hướng dẫn, đưa đón bằng xe buýt, mới về tới.
Thoạt đầu, tôi đã tính lấy xe lửa tại Ga Beverly Hills, khi đến Ga Green Square sẽ xuống để cuốc bộ từ đó tới trường đua Rnadwick. Theo ước tính, như thế sẽ bớt được cả một cây số đi bộ. Nhưng ‘nhân định’ chẳng bằng ‘thiên định’, chuyến xe lửa ấy lại không chạy qua Phi Trường như thường lệ, mà bỏ nhiều trạm, chạy một mạch từ Beverly Hills lên Sydenham rồi Central. Nhờ thế mà được thấy rất nhiều các túi đeo lưng vàng đỏ khắp các chuyến và toa tầu từ các ngả đổ về Ga Trung Ương. Quả là một khung cảnh vui tươi, sinh động và phấn chấn. Ngả qua Phi Trường thật ít thấy những chiếc túi như thế. Chả lẽ cái ngả ấy không có khách hành hương thập phương hay người Công Giáo Úc?
Từ Ga Trung Ương chúng tôi tiến ra phía đường Devonshire. Từ khúc này trở đi, bạn có thể nhắm mắt mà cuốc bộ tới Randwick, không thể lạc, không thể mất hướng được. Dù đây là lần đầu bạn tới Sydney. Vì không phải hàng chục, không phải hàng trăm, không phải hàng ngàn, mà hàng chục ngàn người cùng cuốc bộ với bạn. Họ không im lặng bước đi, mà vừa đi vừa ca hát, nhẩy múa, chuyện trò âm vang, lưng đeo túi vàng đỏ, hay những chiếc balô nặng chĩu với đủ túi ngủ, chiếu trải, chăn đắp, lều chõng, đầu chít khăn Đại Hội hay đội nón đủ kiểu đủ mầu, tay cầm cờ biểu ngữ hay ôm ghita, trống phách. Cứ thế họ bước đi không cần trông chừng, dòm ngó, như đi tới một chỗ họ đã quen thuộc từ những ngày rất xưa, từ những ngày ‘mẹ về với cha’ như ông Phạm Duy từng hát.
Tôi nghe một số người nói tiếng Việt với nhau ở đàng sau. Nhìn lại thấy hai thanh niên cắt tóc ngắn đang đồng hành với một số người Úc. Tất cả thuộc nam giới. Hỏi một người: anh từ đâu tới? Cháu từ Việt Nam. Sài Gòn, Hà Nội? Hà Nội bác ạ. Qua lâu chưa? gần hai năm rồi bác. Qua học hả? Vâng. Học ở đâu? Ở Corpus Christi Melbourne. Tu à? Vâng. Corpus Christi vốn là đại chủng viện của tổng giáo phận Melbourne, một đại chủng viện mà từ linh mục giám đốc tới các giáo sư đều nhất loạt từ chức khi Đức Cha George Pell tới nhậm chức tổng giám mục ở đấy, chỉ vì ngài đưa ra những cải tổ nhằm thăng tiến cuộc sống thiêng liêng của các ứng viên sẽ làm linh mục. Bác ở Úc lâu chưa? 27 năm, từ 1981. Chắc thông thuộc lắm bác hả? Cũng như thầy thôi, lần đầu tiên cuốc bộ trên đường Devonshire. Chuyện trò chỉ được có thế, thầy vội bước theo cha giám đốc, khuất vào đoàn người đông vô kể đang rẽ vào đường Parkham. Một đỗi nữa thì gặp đoàn hành hương đông đảo khác xuất phát từ North Sydney, băng qua Harbour Bridge, Darling Harbour, Tumbalong Park, đường Campbell, đường Elizabeth, đường Albion và đường Fitzroy để cùng gặp nhau ở Anzac Parade. Bầu không khí trở nên sinh động vô chừng, không biết có nhiệm mầu bằng hay không nhưng nhất định đông vui hơn Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem năm 33 Công Nguyên nhiều.
Đặt chân lên Anzac Parade, bỗng tôi hiểu ra lý do tại sao ban tổ chức WYD 2008 cứ nhất định chọn trường đua Randwick làm địa điểm canh thức và Thánh Lễ Bế Mạc, dù gặp thật nhiều trở ngại, những trở ngại mà nhiều người e ngại mình vượt qua không nổi. Còn nhớ hồi ấy, báo chí Úc hầu như nhất loạt thiên về phía kỹ nghệ đua ngựa mà phản đối việc để cho WYD sử dụng trường đua làm nơi canh thức. Những tay đầu sỏ trong kỹ nghệ này được báo chí tô vẽ như những Đavít chống chọi với Gôliát tân thời. Bart Cummings, tay Vua đoạt giải Melbourne Cup 11 lần, được báo chí chạy hàng tít lớn: Cummings bảo Giáo Hoàng; cút đi! Nhưng Đức Hồng Y Pell và cả Thủ Hiến Morris Iemma vẫn quả quyết: đêm canh thức và Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ vẫn là trường đua Randwick.
Dĩ nhiên với một giá khá đắt. Ngoài việc chịu cho Câu Lạc Bộ Nài Ngựa Úc thuê trường đua thêm 99 năm nữa, chính phủ tiểu bang còn phải dành ra một ngân khoản lên đến 40 triệu dollars để bồi thường thiệt hại do việc đóng cửa, di chuyển, hư hao đường đua…gvây ra. Ông Morris Iemma làm thế không hẳn vì ông là người Công Giáo. Vì cả ông John Howard, lúc ấy còn là Thủ Tướng Chính Phủ Liên Bang, một người Tin Lành, cũng đóng góp một ngân khoản gần bằng như vậy. Cũng không hẳn vì chỉ có trường đua Randwick mới có sức chứa tới 400,000 khách hành hương, cộng thêm 200,000 người nữa ở Centennial Park kế cận, hay vì nó gần Ga Trung Ương nhất, nơi có sức chuyên chở 60,000 người một giờ lúc tới và 70,000 người một giờ lúc đi, hay vì nó là địa điểm ngoài trời ấm áp nhất trong mùa đông Sydney, như tài liệu chính thức của WYD08 cho hay.
Lý do chính, theo tôi, chính là con đường Anzac Parade này. Anzac vốn là chữ viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps (Quân Đoàn Úc và Tân Tây Lan). Tuy được thành lập 13 năm sau ngày Liên Bang Úc ra đời (1901), Quân Đoàn này vẫn được coi là chất xúc tác tạo ra bản sắc, hay đúng hơn diện mạo, của cả hai dân tộc Úc và Tân Tây Lan. Theo kế hoạch của Winston Churchill, lúc ấy là Bộ Trưởng Hải Quân Anh (First Lord of the Admiralty), quân đoàn này được sử dụng để mở đường máu cho hải quân tiến vào Hắc Hải hòng chiếm cho được Istanbul, thủ đô đế quốc Ottoman, một đồng minh của Đức. Cuộc đổ bộ lên bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng Tư năm 1915 này làm nức lòng người Dân Úc và Tân Tây Lan, vì đây là lần đầu, dù dưới sự điều động của Đồng Minh, con em họ chiến đấu dưới danh xưng Úc và Tân Tây Lan. Máu của hơn 8,000 binh sĩ Úc và hơn 2,700 binh sĩ Tân Tây Lan ở cái bán đảo nhỏ xíu ấy chính là dòng máu của họ, dòng máu mang tên họ. Nó thực sự khai sinh ra hai đất nước Úc và Tân Tây Lan như một thực thể trường tồn. Ít nhất, theo nhận định của các sử gia, nó đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn đối với quá khứ và tương lai của họ. Nó lên sinh lực cho hai dân tộc này, biến họ từ những mảnh đất thuộc địa Anh thành những quốc gia tự cường.
Hàng năm, ngày Anzac là ngày hội lớn nhất của cả Úc lẫn Tân Tây Lan. Vào ngày ấy, người chiến binh Úc, chẳng kể tuổi tác, kéo nhau về các thủ phủ, hãnh diện diễn hành trước sự ngưỡng phục của toàn dân. Từ ông Thủ Tướng đến người dân hèn, ai ai cũng nức lòng về ngày Anzac. Già đến chống gậy cũng vẫn diễn hành. Cha qua đời, con diễn hành thế; con qua đời, cháu diễn hành thế. Đôi khi đến cả chắt. Cứ mỗi một ngày Anzac qua đi, cái cảm thức mình là người Úc lại càng triển nở thêm. Lịch sử Úc bề dầy không có bao nhiêu. Nhưng có đến đâu, họ mang ra tiếp bạn đến thế. Anzac là món quà qúy giá của họ. Mà đường Anzac Parade là biểu tượng. Diễn hành trên Anzac Parade, do đó, là diễn hành để đi vào lòng dân tộc này, dù bạn dừng lại ở trường đua Randwick.
Nhưng nghĩ cho cùng, đua ngựa cũng là nét làm nên bản sắc Úc. Đến độ vào ngày Melbourne Cup, mọi sinh hoạt trên đất nước này, bất luận là chính trị hay tôn giáo, đều ngưng lại lúc những con ngựa dự giải bắt đầu từ trong phóng ra đường đua. Nên từ Anzac Parade, bạn tiến vào trường đua Randwick, ngay cả để đánh cá ngựa, bạn vẫn đã tiến vào một vùng bản sắc Úc vậy. Huống chi bạn vào đây để cử hành tuổi trẻ dưới tác động Chúa Thánh Thần.
Như để nhấn mạnh đến ý nghĩa ấy, ban tổ chức WYD08 đã cho đặt bẩy “trạm phát điện” (Power Stations) trên đường Anzac, “mục đích là để chuẩn bị cho bạn tiếp nhận sức mạnh và ơn phúc Chúa Thánh Thần trong cuộc Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc tại Khu Sao Phương Nam”. Bẩy trạm ấy là Trạm Khôn Ngoan, Trạm Thông Hiểu, Trạm Suy Biết, Trạm Lo Liệu, Trạm Can Đảm Mạnh Mẽ, Trạm Đạo Đức và Trạm Kính Sợ Chúa (World Youth Day 2008 Liturgy Guide, p. 068).
Người được truyền bẩy thứ điện năng trên, còn ngần ngại chi không tiến bước. Chính vì thế, tôi đã nhận ra một người cha Á Châu đang bồng đứa con trên vai trong đoàn hành hương nhấp nhô lên xuống ở Anzac Parade. Giống hình ảnh Á Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 vẽ về người cha thân yêu của mình trong đại hội Thánh Thể ở Bergamo ngày nào. Người cha ấy lúc nào cũng muốn đứa con mình ở thế cao hơn để thấy rộng thấy dài. Tôi cầu chúc em nhỏ Á Châu kia lớn lên cao hơn hẳn cha mẹ, cái cao dựa trên cái thấp mà là cái thấp nền tảng, cái thấp xây nền, cái nền đầy yêu thương chăm sóc.
Tới Centennial Park, gần ngã ba Anzac Parade, Alison Road và Doncaster Avenue, đoàn hành hương vĩ đại được chỉ thị phân thành hai đoàn, những người có vé vào cổng 1 tới cổng 14 qua bên trái để vào Alison Road, những người có vé vào cổng 15 tới cổng 26 qua bên phải để vào Doncaster Avenue. Bọn tôi, một số thuộc đoàn nhất, một số thuộc đoàn hai, phân vân không biết nên đi ngả nào. Nhưng trót đang ở cánh phải, chúng tôi cứ thế rẽ vào Doncaster Avenue, vừa đi vừa tính kế xem làm cách nào để cùng vào cổng 21 cho hợp lệ, hợp cách. Hết Doncaster Avenue vừa rẽ trái vào lại Anzac Parade, thì cổng 21 xuất hiện, người người tấp nập. Chờ một lúc, anh con rể tôi từ trong đi ra đem theo 3 tấm thẻ mang số cổng 21. Thế là năm chúng tôi ung dung đi qua cổng giữa hai hàng thiện nguyện viên và rất nhiều nhân viên cảnh sát.
Trường đua trông giống như chiếc chảo lớn hình trái soan, mà từ ngoài đường đi vào, bạn phải leo đến hơn mười bậc thang mới lọt được vào lòng chảo. Ngay tại cửa C1, chúng tôi đã đụng phải rất nhiều người, họ trải ‘chiếu’ đủ mầu ngay trên đường đi có lát những tấm thảm nhựa dầy và lớn. Từ đó nhìn xuống lòng chảo, cả một đại dương mầu sắc thật đẹp xuất hiện trước mắt. Kẻ đứng người ngồi, phần lớn di chuyển ngược xuôi, nhộn nhịp trong tiếng nhạc, tiếng hát phát ra từ hệ thống âm thanh chung. Không có anh con rể hướng dẫn, quả chẳng biết khu E3 ở chỗ nào, khu mà cha Văn Chi có lần cho hay: chỉ cách Đức Giáo Hoàng ba dẫy. Đến đây mới thấy không biết phải định nghĩa chữ dẫy ra làm sao cho phải phép!
Lễ đài vĩ đại không biết cách bao xa nhưng Sony Cybershot của tôi không nhận ra hình để chụp mà đến Sony Handycam cũng chịu. Tuy nhiên vẫn gần hơn lúc chúng tôi ở Marienfeld, bên Cologne rất nhiều. Ở đây, chúng tôi còn thấy hình người di chuyển trên đó, chứ ở Marienfeld, đến hình người cũng không tài chi nhìn thấy. Hơn nữa ở đây, cứ mỗi lần nhìn lên, là thấy hai lá cờ Việt Nam Tự Do in hình hai bên Lễ Đài. Nhìn qua tay phải, cờ Việt Nam Tự Do còn nhiều hơn nữa. Tôi đứng ngay phía trước một lá cờ to và hai bên, xa xa một chút, là nhiều lá cờ vàng đỏ nhỏ hơn. Thành ra, tuy không mang theo cờ, mà cờ vẫn có để chụp hình quay phim với mình bên lá cờ bản sắc. Thì ra khu tôi đứng là khu người Việt chiếm đa số. Đa số đến độ anh Lê Hiển tới phàn nàn với tôi: nói với bọn Mỹ dọn đi nơi khác, bọn nó nhất định không chịu. Nhìn kỹ, thì ra họ cũng E3 như mình. Anh Lê Hiển không phải là người duy nhất nhận lầm như thế, mà chị Dung, một người thân quen thuộc giáo đoàn Lakemba, cũng phàn nàn: bọn củ sâm mọc rễ ở đây rồi anh ạ. Nhìn lên, thấy người đồng hương của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chỉ cười tươi như hoa. Thôi thì chia nhau một chỗ đứng, một chỗ ngồi, một chỗ nằm đêm nay, dù sao mình cùng là ‘con cháu’ của người từ muôn dặm ‘nhân danh Chúa mà đến’.
Tôi bỏ chỗ đứng, (tôi chỉ đứng thôi, cùng lắm là ngồi, vì đêm nay tôi sẽ cuốc bộ ra ga Green Square về lại Beverly Hills), để làm một vòng trường đua. Có làm một vòng như thế, tôi mới hay người Việt không phải chỉ có mặt ở E3, mà ở khắp trường đua, như mấy đứa em họ từ Mỹ qua của tôi chẳng hạn ở tận M4… Và họ ở đâu, ít nhất cũng có ba, bốn lá cờ Việt Nam Tự Do ở đó. Có nơi, cờ ấy còn được cắm lên những cây cột hàng rào, điều mà người Ba Lan cũng làm một cách đầy nhiệt tình, dù họ chả có cờ nào khác để mà sợ bị cạnh tranh. Số cờ như thế hơn hẳn số cờ tại Marienfeld năm 2005.
Cảnh sinh hoạt bên trong trường đua thật hết sức chân thực hòa đồng. Mọi người như mừng rỡ lần đầu gặp nhau. Mà có lẽ lần đầu thật. Có ai đêm hôm, giữa cái lạnh căm của mùa đông nam bán cầu, lại đi trải chiếu đưới đất mà nằm nhìn sao lấp lánh! Denver, Manila, Paris, Rome, Toronto hay Cologne có sao thật nhưng trời đâu có lạnh căm, và đâu phải mùa đông như đây. Mạo hiểm làm họ vui chăng, dù họ đây là những ông già như tôi? Mấy đứa cháu tung tăng chạy nhẩy đã đành mà người lớn như tôi cũng đứng ngồi không yên. Bồn chồn chờ đợi. Rồi màn đêm buông xuống, trường đua đắm mình trong ánh sáng điện, ánh nến và lời ca tiếng hát râm ran.
Và đêm canh thức bắt đầu. Phần nhất cử hành việc mong đợi Chúa Thánh Thần qua nghi thức thắp sáng và cung nghinh Thánh Giá Đại Hội giữa hai bài thánh ca “Jesus Send Your Spirit” (C. Blanchard) và “Behold the Cross” (Phil Turco). Đức Thánh Cha xuất hiện giữa tiếng reo hò của cộng đoàn tín hữu huynh đệ. Ca đoàn hát bài “Our Lady of the Southern Cross” (Geoffrey Abdullah). Giữa những tiếng reo hò vang dội, Handycam của tôi ghi được câu: “We love you!” Không nhiều bằng năm 1995, khi cộng đoàn tín hữu, tuy ít hơn lần này, cũng tại nơi này, chào mừng Đức Gioan Phaolô II, với đủ bộ: “John Paul Two, We Love you” cả bằng lời lẫn bằng chữ trên biểu ngữ. Nhưng cái giọng âm vang đầy thân thiết thì hoàn toàn như nhau. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cầu nguyện, tiếp theo là nghi thức Đốt Nến với bài thánh ca “C’est Toi ma lampe, Seigneur” (Jacques Berthier).
Tôi nghe người thanh niên dẫn lễ khởi đầu: “without the Holy Spirit, we are powerless; with the Holy Spirit’s power, we have the strength of God” để đưa cộng đoàn vào nghe các chứng tá của Thánh Quan Thầy Đại Hội và một số người hành hương giữa lời ca du dương của bài “Receive the Power” (Guy Sebastian và Gary Pinto). Thái Lan ít ‘đạo’ là thế nhưng lại hân hạnh có một đại biểu lên chia sẻ chứng tá. Chờ mãi không thấy đại biểu Việt Nam dù tiếng Việt được nhận là một trong 7 thứ tiếng chính thức của WYD. Chia sẻ của các chứng tá hành hương và bài ca của Guy Sebastian quả là một chuẩn bị rất khéo để tín hữu lắng nghe lời Cha Chung liền ngay sau đó.
Ngài chỉ cho người trẻ cách làm chứng tá sau khi đã mở lòng ra tiếp nhận bẩy ơn Chúa Thánh Thần và sau khi đã được nghe về sự đơn nhất và hoà điệu của sáng thế và chỗ đứng của họ trong đó. Điều đầu tiên họ phải nhận ra là việc làm chứng tá kia phải do Chúa Thánh Thần hướng dẫn và ấn định. Điều thứ hai, chứng tá ấy phải được ngỏ với một thế giới hết sức mỏng dòn, một thế giới bị thương tích cùng mình vì những vỡ tan trong liên hệ xã hội, vì tinh thần con người bị đè bẹp dưới nhiều bóc lột và lạm dụng chính con người. Ngài nói: “Thực thế, xã hội ngày nay đang bị phân mảnh tan tành vì lối suy tư thiển cận cố hữu, cố tình làm ngơ toàn bộ chân trời sự thật, sự thật về Chúa và sự thật về chính mình. Từ trong bản chất, chủ nghĩa tương đối thất bại không nhìn ra trọn bộ bức tranh. Nó làm ngơ chính các nguyên tắc giúp ta sống và triển nở trong hiệp nhất, trật tự và hoà hợp”.
Điều thứ ba, hiệp nhất và hòa giải ấy không thể do một mình cố gắng của ta làm được. Chúa đã dựng nên ta là để cho nhau (cf. Gen 2:24) và chỉ trong Chúa và trong Giáo Hội của Người, ta mới tìm được sự hiệp nhất kia. Nhưng không nên ảo tưởng tìm cách xây dựng một xã hội “hoàn hảo” cách giả tạo, mà bỏ qua hay làm ngơ các yếu đuối của con người. Hiệp nhất như thế là phá hủy sự hiệp nhất chân chính. Ngài cho hay: “Tách Chúa Thánh Thần ra khỏi Chúa Kitô đang hiện diện trong cơ cấu Giáo Hội định chế là phá hoại sự hiệp nhất của cộng đồng Kitô giáo vốn chính là quà phúc Chúa Thánh Thần!... Chẳng may, cơn cám dỗ ‘muốn đi lẻ’ hiện vẫn còn dai dẳng. Một số người muốn vẽ ra một cộng đoàn địa phương tách biệt hẳn điều họ gọi là Giáo Hội định chế, coi cộng đoàn của họ là mềm dẻo, là cởi mở với Chúa Thánh Thần, còn Giáo hội định chế là cứng ngắc, không có Chúa Thánh Thần”. Đức Thánh Cha gọi sự hiệp nhất chân thực trong Giáo Hội là sự hiệp nhất chắc chắn nhưng cởi mở, nhất quán nhưng năng động, chân thực nhưng không ngừng tăng trưởng trong cái nhìn sáng suốt. Muốn có sự hiệp nhất ấy, cần biết lắng nghe. Hãy lắng nghe tiếng khóc của đứa trẻ trong trại tị nạn Darfour, một thiếu niên đang gặp khó khăn, một phụ huynh đang lắng lo trong một khu ngoại ô hay chính sâu thẳm trái tim bạn để tìm ra cùng một tiếng kêu nhân bản muốn được thừa nhận, muốn được thuộc về, muốn được hiệp nhất.
Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc tạo ra sự hiệp nhất kia, một vai trò không dễ hiểu. Tuy nhiên, Ngài kể lại lúc còn nhỏ, cha mẹ Ngài chỉ dạy Ngài làm dấu Thánh Giá trong đó có nhắc đến một Chúa Ba Ngôi. Lớn hơn một chút, Ngài hiểu nhiều hơn về Chúa Cha và Chúa Con, còn về Chúa Thánh Thần, Ngài vẫn còn nhiều mơ hồ. Đến khi làm linh mục và đã dạy thần học rồi, Ngài mới quyết định nghiên cứu các chứng tá nổi danh trong lịch sử Giáo Hội từng nói về Chúa Thánh Thần, trong đó có Thánh Augustinô. Cái hiểu của vị thánh này khá tiệm tiến, đi từ phái Manichaen (tách tinh thần ra khỏi thân xác, chối từ nhập thể) qua cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội mới tìm ra nguồn gốc tình yêu ấy nơi sự sống của Thiên Chúa Ba ngôi. Để từ đó khám phá ra ba ý niệm đặc thù về Chúa Thánh Thần như sợi dây hiệp nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi: hiệp nhất như hiệp thông, hiệp nhất như tình yêu bền vững (abiding love) và hiệp nhất như cho đi, như hồng phúc (gift).
Theo Thánh Augustinô, hai hạn từ ‘Thánh’ và ‘Thần’ chính là điều cả Chúa Cha lẫn Chúa Con đều có, đều cùng chia sẻ. Đó chính là sự hiệp thông của các Ngài. Thành ra, nếu đặc điểm của Chúa Thánh Thần là điều được cả Chúa Cha và Chúa Con chia sẻ, thì phẩm tính đặc thù của Chúa Thánh Thần là tính hiệp nhất. Đó là một hiệp nhất của hiệp thông sống: sự hiệp nhất các ngôi vị trong một liên hệ không ngừng cho đi. Đức Giáo Hoàng nói rằng sự hiệp nhất chân thực không bao giờ được xây dựng trên các mối liên hệ không biết nhìn nhận phẩm giá bằng nhau của người khác.
Ý niệm thứ hai về Chúa Thánh Thần coi Người như tình yêu bền vững do việc Thánh Nhân nghiên cứu Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan mà có. Thánh Gioan dạy rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4:16). Theo Thánh Augustinô, dù các hạn từ này chỉ về Thiên Chúa Ba Ngôi cách chung, nhưng chúng cũng nói tới đặc điểm đặc thù của Chúa Thánh Thần. Khi suy nghĩ tới bản chất bền vững của tình yêu: “ai ở lại [abides] trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa” (câu vừa trích), Thánh nhân thắc mắc: tình yêu hay Chúa Thánh Thần tạo ra sự bền vững kia? Rồi ngài kết luận như sau: “Chúa Thánh Thần làm ta ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong ta; thế nhưng chính tình yêu thực hiện việc ấy. Cho nên, Chúa Thánh Thần chính là Thiên Chúa trong tư cách tình yêu!” (De Trinitate, 15.17.31). Đức Giáo Hoàng cho đó là một giải thích tuyệt diệu. Tình yêu vì thế là biểu hiệu của Chúa Thánh Thần. Ý niệm hay tiếng nói nào thiếu tình yêu, dù cao siêu, hiểu biết bao nhiêu cũng không từ Chúa Thánh Thần mà có. Tình yêu ấy phải bền vững, phải loại hết ngập ngừng (uncertainty), loại hết sợ sệ bị phản trắc. Tình yêu ấy “phải mang theo mình tính đời đời”.
Ý niệm thứ ba, Chúa Thánh Thần như hồng phúc, Thánh Nhân rút tỉa từ câu truyện Chúa Giêsu gặp người đàn bà Samaria bên bờ giếng, nơi Người tự tỏ mình là đấng ban nước hằng sống (xem Ga 4:10) mà sau này được giải thích là Chúa Thánh Thần (Xem Ga 7:39; 1Cor 12:13). Thánh Thần là “hồng phúc của Thiên Chúa” (Ga 4:10), suối nước bên trong (cf. Jn 4:14), thực sự thoả mãn cơn khát vô chừng của ta và dẫn ta tới Chúa Cha. Từ nhận xét ấy, Thánh Nhân kết luận: Đấng Thiên Chúa vốn chia sẻ mình cho ta như hồng phúc chính là Chúa Thánh Thần (xem De Trinitate, 15, 18, 32). Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đời đời tự hiến; như suối nước không bao giờ cạn, Người tuôn đổ chính Người cho ta.”. Không như những sự mau qua, hết sức có giới hạn không bao giờ có thể làm ta thỏa mãn. Ta hãy xin cho được thứ nước ấy để đừng khát nữa (cf. Jn 4:15).
Ngài kêu gọi giới trẻ hãy dùng tình yêu hiệp nhất làm thước đo, tình yêu vững bền làm thách đố, tình yêu tự hiến làm sứ vụ. “Như Giáo Hội cùng đi một hành trình với toàn bộ nhân loại thế nào, chúng con cũng được mời gọi thực thi các hồng phúc của Chúa Thánh Thần như thế giữa các thăng trầm trong cuộc sống của các con. Hãy để đức tin của các con chín mùi xuyên qua học hành, làm việc, chơi thể thao, chơi âm nhạc và sinh hoạt nghệ thuật… Cuộc đời không phải là để tích lũy. Nó không phải chỉ là thành đạt. Sống thực phải là biến đổi bên trong, mở lòng ra đón nhận năng lực tình yêu Thiên Chúa. Nhờ tiếp nhận sức mạnh Chúa Thánh Thần, các con sẽ có khả năng biến đổi gia đình, cộng đồng và đất nước các con”
Sau mấy lời chào khách hành hương bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tham dự nghi thức chầu Mình Thánh Chúa.
Bầu không khí của trường đua bỗng biến đổi lạ thường khi ca đoàn cất cao bài thánh ca “Adoramus te o Christe” (Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy Chúa) của Jacques Berthier. Vốn liếng La Tinh của tôi chẳng còn lại bao nhiêu sau hơn 40 năm rời Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, nơi chúng tôi thường tranh luận triết học với nhau bằng thứ ngôn ngữ ấy. Nhưng không hệ gì, chỉ cần nghe thấy câu “adoramus te” là tôi tự động cúi đầu thật sâu rồi. Và không phải một mình tôi, toàn thể trường đua với hơn hai trăm ngàn con người, trong đó, có cả Đức Bênêđíctô XVI. Không một nghi thức nào trong Giáo Hội Công Giáo chứng tỏ sự bình đẳng tuyệt đối giữa những người tin Chúa Kitô bằng nghi thức Chầu Thánh Thể này: từ vị Giáo Hoàng cho đến người tín hữu tầm thường nhất cũng đều chỉ là những tạo vật vô nghĩa trước Đấng Thượng Đế Uy Nghi. Tất cả đều phải gối qùy tôn kính, nhìn nhận sự đớn hèn trong thân phận tạo vật của mình. Mặt Nhật đặt giữa một khung hào quang lớn, dù đứng cuối trường đua, vẫn thấy rõ mồn một, càng làm tăng sự sốt mến của mọi người. Tôi nghĩ nghi thức này phải được liệt kê là một trong những đỉnh cao của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Rồi Đức Giáo Hoàng tạm biệt giới trẻ. Và lầm lỗi của tôi bắt đầu lộ diện. Tôi nhất định đưa bốn người trong nhóm ra ga Green Square để về lại Beverly Hills. Bản đồ đã được nghiên cứu kỹ. Tài liệu WYD nói tới ga này đã được tìm thấy, đó là cuốn sách nhỏ dành cho những người không tham dự WYD. Cuốn này cho hay: sau Thánh Lễ Bế Mạc, một số người sẽ cuốc bộ tới Ga Green Square để lấy xe lửa tới phi trường. Đường từ trường đua tới đó quả không xa, chỉ chừng 25 phút là tới. Nhưng hỡi ơi, tới đó, mới thấy không có đường vào sân ga. Hai cổng vào Ga đã được khóa kín từ lúc nào! Cặp vợ chồng trẻ người Úc đi theo cũng chung số phận, đứng ngẩn ngơ một lúc, đành gọi taxi ra Ga Redfern tìm đường về Beverly Hills. Đến nhà đã gần 12 giờ đêm. Thảo nào không có tài liệu dành cho người tham dự WYD nào đề cập tới Ga Green Square là vì thế. Ga này đóng cửa từ 5 giờ chiều. Mà cuộc canh thức mãi 9 giờ đêm mới chấm dứt. Trong khi Thánh Lễ Bế Mạc kết thúc trước 5 giờ chiều!
Để bù đắp, tôi hứa với mấy người em họ sẽ mua biếu mỗi người một bộ DVD quay lại nghi thức Đàng Thánh Giá, nếu Ban Tổ Chức WYD hay bất cứ cơ quan truyền thông nào chịu xuất bản. Cho đến nay, lúc viết những dòng này, 1 tháng Tám, tôi vẫn chưa thấy có cơ quan nào cho biết sẽ thực hiện một DVD như thế. Tôi tin tưởng một nghi thức gây xúc động mạnh đến thế nên được ghi lại và phổ biến rộng rãi.
Tưởng rằng ‘ăn năn đền tội’ như thế đã đủ để khỏi mắc lầm lỗi thêm. Nào ngờ lầm lỗi vẫn tiếp tục theo đuổi tôi qua ngày 19, ngày kết thúc bằng việc ngủ ngoài trời giữa màn đêm lạnh lẽo của mùa đông Sydney mà dự báo thời tiết tiên đoán nhiệt độ sẽ xuống tới 9 độ bách phân. Người nào cũng tỏ ra ái ngại khi nghe đến chuyện phải ngủ đêm ngoài trời. Tôi cũng ái ngại như họ, nhưng mạnh miệng khuyến cáo những ai có thể, nên ngủ ngoài trời vì đây là một kinh nghiệm không phải lúc nào cũng có. Ngoài ra, lục trong túi lưng do WYD cấp phát, tôi lôi ra ba thứ mà WYD tại Cologne năm 2005 không có, để khích lệ thêm. Đó là chiếc áo chống mưa bằng nylon, tấm đắp bằng ‘giấy trang kim’ (aluminium foil) và chiếc đèn bấm tí hon. Tôi còn biểu diễn bằng cách tháo tung một tấm đắp ra và quấn vào người. Tấm đắp dài và rộng đủ để có thể cuốn tròn cả thân người vào trong. Tôi cho họ hay: tấm này tôi từng đắp trên bàn mổ tại bệnh viện Royal Prince Alfred, sau lần làm thủ tục angiogram đầu tiên ở đấy. Ấm lắm. Nếu có thêm túi ngủ nữa, thì dù có giá băng như Alaska, ta cũng không sợ.
Nghe thì nghe vậy, chứ cái anh chàng ‘tán dóc’ có chịu ngủ ngoài trời cho đâu. Họ đâu có thông cảm cho cái thân già bẩy bó này. Chả lẽ tức khí đành cũng đi ngủ giữa ‘cảnh màn trời chiếu đất’ hay sao! Còn đang tranh cãi inh ỏi, thì Cha Trân xuất hiện, cha dòng Phanxicô tôi đón từ Phi Trường Sydney ngày 8 tháng Bẩy. Vui với các bạn Việt Nam, Cha ‘từ bỏ’ anh em trong Dòng sau một hay hai ngày gặp mặt, rồi từ Nhà Thờ Immaculate Mary trên Waverley dọn xuống Yagoona ngụ tại nhà một người cùng quê ở Phước Hải, Nha Trang, để đi sinh hoạt với bạn trẻ cùng một gốc gác ở Whitlam Centre, Liverpool cho gần. Hôm mới gặp, Cha rụt rè thổ lộ “không dám đâu, ngủ ngoài trời chết cóng mất”. Nhưng hôm nay, có lẽ năng lượng được đổi mới, hâm nóng lên nhờ tuổi trẻ Việt Nam khắp năm châu hay sao đó, vừa bước chân vào nhà, Cha đã bô bô: “Đi, đi, nhất định đi”. Đi đâu? Đi ngủ ngoài trời! Thế là ‘bọn trẻ’, không nói không rằng, vội vàng thu xếp quần áo ấm, túi ngủ, tấm trải đi theo Cha.
Nhóm trên rời bỏ tệ xá khá sớm, lúc hơn 10 giờ sáng, vì theo hẹn, họ muốn nhập đoàn với những người Việt Nam ‘trẻ’ khác, mà theo WYD4VN, từ 10 giờ sáng đã khởi hành cuộc đi bộ từ North Sydney để 12 giờ trưa, gặp những người Việt Nam ‘già’ tại Ga Trung Ương và hai đoàn nhập một này sẽ cùng tiến về trường đua Randwick một lúc. Bọn già chúng tôi đủng đỉnh mãi hơn một giờ chiều mới rời khỏi nhà, vì không có ý định nhập đoàn với các đoàn hành hương trẻ trung ấy. Kinh nghiệm WYD 2005 tại Cologne cho thấy: đuổi kịp ‘bọn trẻ’ quả là điều làm mình hụt hơi. Vợ chồng tôi một mình lững thững đáp xe lửa từ Dusseldorf đi Horrem, rồi lững thững từ Horrem, cuốc bộ một tiếng đồng hồ tới Marienfeld dự Thánh Lễ Bế Mạc rồi lại lững thững cuốc bộ hơn một tiếng đồng hồ từ Marienfeld tới Ga Horrem, lên xe lửa ở đấy để trở về Dusseldorf. Điều nghịch thường là vợ chồng tôi đã trở lại giáo xứ Thánh Tâm (Herz Jesu) của Cha Long ở đường Robstr, đánh một bụng phở tái rồi đoàn hành hương do cha Văn Chi hướng dẫn, đưa đón bằng xe buýt, mới về tới.
Thoạt đầu, tôi đã tính lấy xe lửa tại Ga Beverly Hills, khi đến Ga Green Square sẽ xuống để cuốc bộ từ đó tới trường đua Rnadwick. Theo ước tính, như thế sẽ bớt được cả một cây số đi bộ. Nhưng ‘nhân định’ chẳng bằng ‘thiên định’, chuyến xe lửa ấy lại không chạy qua Phi Trường như thường lệ, mà bỏ nhiều trạm, chạy một mạch từ Beverly Hills lên Sydenham rồi Central. Nhờ thế mà được thấy rất nhiều các túi đeo lưng vàng đỏ khắp các chuyến và toa tầu từ các ngả đổ về Ga Trung Ương. Quả là một khung cảnh vui tươi, sinh động và phấn chấn. Ngả qua Phi Trường thật ít thấy những chiếc túi như thế. Chả lẽ cái ngả ấy không có khách hành hương thập phương hay người Công Giáo Úc?
Từ Ga Trung Ương chúng tôi tiến ra phía đường Devonshire. Từ khúc này trở đi, bạn có thể nhắm mắt mà cuốc bộ tới Randwick, không thể lạc, không thể mất hướng được. Dù đây là lần đầu bạn tới Sydney. Vì không phải hàng chục, không phải hàng trăm, không phải hàng ngàn, mà hàng chục ngàn người cùng cuốc bộ với bạn. Họ không im lặng bước đi, mà vừa đi vừa ca hát, nhẩy múa, chuyện trò âm vang, lưng đeo túi vàng đỏ, hay những chiếc balô nặng chĩu với đủ túi ngủ, chiếu trải, chăn đắp, lều chõng, đầu chít khăn Đại Hội hay đội nón đủ kiểu đủ mầu, tay cầm cờ biểu ngữ hay ôm ghita, trống phách. Cứ thế họ bước đi không cần trông chừng, dòm ngó, như đi tới một chỗ họ đã quen thuộc từ những ngày rất xưa, từ những ngày ‘mẹ về với cha’ như ông Phạm Duy từng hát.
Tôi nghe một số người nói tiếng Việt với nhau ở đàng sau. Nhìn lại thấy hai thanh niên cắt tóc ngắn đang đồng hành với một số người Úc. Tất cả thuộc nam giới. Hỏi một người: anh từ đâu tới? Cháu từ Việt Nam. Sài Gòn, Hà Nội? Hà Nội bác ạ. Qua lâu chưa? gần hai năm rồi bác. Qua học hả? Vâng. Học ở đâu? Ở Corpus Christi Melbourne. Tu à? Vâng. Corpus Christi vốn là đại chủng viện của tổng giáo phận Melbourne, một đại chủng viện mà từ linh mục giám đốc tới các giáo sư đều nhất loạt từ chức khi Đức Cha George Pell tới nhậm chức tổng giám mục ở đấy, chỉ vì ngài đưa ra những cải tổ nhằm thăng tiến cuộc sống thiêng liêng của các ứng viên sẽ làm linh mục. Bác ở Úc lâu chưa? 27 năm, từ 1981. Chắc thông thuộc lắm bác hả? Cũng như thầy thôi, lần đầu tiên cuốc bộ trên đường Devonshire. Chuyện trò chỉ được có thế, thầy vội bước theo cha giám đốc, khuất vào đoàn người đông vô kể đang rẽ vào đường Parkham. Một đỗi nữa thì gặp đoàn hành hương đông đảo khác xuất phát từ North Sydney, băng qua Harbour Bridge, Darling Harbour, Tumbalong Park, đường Campbell, đường Elizabeth, đường Albion và đường Fitzroy để cùng gặp nhau ở Anzac Parade. Bầu không khí trở nên sinh động vô chừng, không biết có nhiệm mầu bằng hay không nhưng nhất định đông vui hơn Lễ Ngũ Tuần tại Giêrusalem năm 33 Công Nguyên nhiều.
Đặt chân lên Anzac Parade, bỗng tôi hiểu ra lý do tại sao ban tổ chức WYD 2008 cứ nhất định chọn trường đua Randwick làm địa điểm canh thức và Thánh Lễ Bế Mạc, dù gặp thật nhiều trở ngại, những trở ngại mà nhiều người e ngại mình vượt qua không nổi. Còn nhớ hồi ấy, báo chí Úc hầu như nhất loạt thiên về phía kỹ nghệ đua ngựa mà phản đối việc để cho WYD sử dụng trường đua làm nơi canh thức. Những tay đầu sỏ trong kỹ nghệ này được báo chí tô vẽ như những Đavít chống chọi với Gôliát tân thời. Bart Cummings, tay Vua đoạt giải Melbourne Cup 11 lần, được báo chí chạy hàng tít lớn: Cummings bảo Giáo Hoàng; cút đi! Nhưng Đức Hồng Y Pell và cả Thủ Hiến Morris Iemma vẫn quả quyết: đêm canh thức và Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ vẫn là trường đua Randwick.
Dĩ nhiên với một giá khá đắt. Ngoài việc chịu cho Câu Lạc Bộ Nài Ngựa Úc thuê trường đua thêm 99 năm nữa, chính phủ tiểu bang còn phải dành ra một ngân khoản lên đến 40 triệu dollars để bồi thường thiệt hại do việc đóng cửa, di chuyển, hư hao đường đua…gvây ra. Ông Morris Iemma làm thế không hẳn vì ông là người Công Giáo. Vì cả ông John Howard, lúc ấy còn là Thủ Tướng Chính Phủ Liên Bang, một người Tin Lành, cũng đóng góp một ngân khoản gần bằng như vậy. Cũng không hẳn vì chỉ có trường đua Randwick mới có sức chứa tới 400,000 khách hành hương, cộng thêm 200,000 người nữa ở Centennial Park kế cận, hay vì nó gần Ga Trung Ương nhất, nơi có sức chuyên chở 60,000 người một giờ lúc tới và 70,000 người một giờ lúc đi, hay vì nó là địa điểm ngoài trời ấm áp nhất trong mùa đông Sydney, như tài liệu chính thức của WYD08 cho hay.
Lý do chính, theo tôi, chính là con đường Anzac Parade này. Anzac vốn là chữ viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps (Quân Đoàn Úc và Tân Tây Lan). Tuy được thành lập 13 năm sau ngày Liên Bang Úc ra đời (1901), Quân Đoàn này vẫn được coi là chất xúc tác tạo ra bản sắc, hay đúng hơn diện mạo, của cả hai dân tộc Úc và Tân Tây Lan. Theo kế hoạch của Winston Churchill, lúc ấy là Bộ Trưởng Hải Quân Anh (First Lord of the Admiralty), quân đoàn này được sử dụng để mở đường máu cho hải quân tiến vào Hắc Hải hòng chiếm cho được Istanbul, thủ đô đế quốc Ottoman, một đồng minh của Đức. Cuộc đổ bộ lên bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng Tư năm 1915 này làm nức lòng người Dân Úc và Tân Tây Lan, vì đây là lần đầu, dù dưới sự điều động của Đồng Minh, con em họ chiến đấu dưới danh xưng Úc và Tân Tây Lan. Máu của hơn 8,000 binh sĩ Úc và hơn 2,700 binh sĩ Tân Tây Lan ở cái bán đảo nhỏ xíu ấy chính là dòng máu của họ, dòng máu mang tên họ. Nó thực sự khai sinh ra hai đất nước Úc và Tân Tây Lan như một thực thể trường tồn. Ít nhất, theo nhận định của các sử gia, nó đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn đối với quá khứ và tương lai của họ. Nó lên sinh lực cho hai dân tộc này, biến họ từ những mảnh đất thuộc địa Anh thành những quốc gia tự cường.
Hàng năm, ngày Anzac là ngày hội lớn nhất của cả Úc lẫn Tân Tây Lan. Vào ngày ấy, người chiến binh Úc, chẳng kể tuổi tác, kéo nhau về các thủ phủ, hãnh diện diễn hành trước sự ngưỡng phục của toàn dân. Từ ông Thủ Tướng đến người dân hèn, ai ai cũng nức lòng về ngày Anzac. Già đến chống gậy cũng vẫn diễn hành. Cha qua đời, con diễn hành thế; con qua đời, cháu diễn hành thế. Đôi khi đến cả chắt. Cứ mỗi một ngày Anzac qua đi, cái cảm thức mình là người Úc lại càng triển nở thêm. Lịch sử Úc bề dầy không có bao nhiêu. Nhưng có đến đâu, họ mang ra tiếp bạn đến thế. Anzac là món quà qúy giá của họ. Mà đường Anzac Parade là biểu tượng. Diễn hành trên Anzac Parade, do đó, là diễn hành để đi vào lòng dân tộc này, dù bạn dừng lại ở trường đua Randwick.
Nhưng nghĩ cho cùng, đua ngựa cũng là nét làm nên bản sắc Úc. Đến độ vào ngày Melbourne Cup, mọi sinh hoạt trên đất nước này, bất luận là chính trị hay tôn giáo, đều ngưng lại lúc những con ngựa dự giải bắt đầu từ trong phóng ra đường đua. Nên từ Anzac Parade, bạn tiến vào trường đua Randwick, ngay cả để đánh cá ngựa, bạn vẫn đã tiến vào một vùng bản sắc Úc vậy. Huống chi bạn vào đây để cử hành tuổi trẻ dưới tác động Chúa Thánh Thần.
Như để nhấn mạnh đến ý nghĩa ấy, ban tổ chức WYD08 đã cho đặt bẩy “trạm phát điện” (Power Stations) trên đường Anzac, “mục đích là để chuẩn bị cho bạn tiếp nhận sức mạnh và ơn phúc Chúa Thánh Thần trong cuộc Canh Thức và Thánh Lễ Bế Mạc tại Khu Sao Phương Nam”. Bẩy trạm ấy là Trạm Khôn Ngoan, Trạm Thông Hiểu, Trạm Suy Biết, Trạm Lo Liệu, Trạm Can Đảm Mạnh Mẽ, Trạm Đạo Đức và Trạm Kính Sợ Chúa (World Youth Day 2008 Liturgy Guide, p. 068).
Người được truyền bẩy thứ điện năng trên, còn ngần ngại chi không tiến bước. Chính vì thế, tôi đã nhận ra một người cha Á Châu đang bồng đứa con trên vai trong đoàn hành hương nhấp nhô lên xuống ở Anzac Parade. Giống hình ảnh Á Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 vẽ về người cha thân yêu của mình trong đại hội Thánh Thể ở Bergamo ngày nào. Người cha ấy lúc nào cũng muốn đứa con mình ở thế cao hơn để thấy rộng thấy dài. Tôi cầu chúc em nhỏ Á Châu kia lớn lên cao hơn hẳn cha mẹ, cái cao dựa trên cái thấp mà là cái thấp nền tảng, cái thấp xây nền, cái nền đầy yêu thương chăm sóc.
Tới Centennial Park, gần ngã ba Anzac Parade, Alison Road và Doncaster Avenue, đoàn hành hương vĩ đại được chỉ thị phân thành hai đoàn, những người có vé vào cổng 1 tới cổng 14 qua bên trái để vào Alison Road, những người có vé vào cổng 15 tới cổng 26 qua bên phải để vào Doncaster Avenue. Bọn tôi, một số thuộc đoàn nhất, một số thuộc đoàn hai, phân vân không biết nên đi ngả nào. Nhưng trót đang ở cánh phải, chúng tôi cứ thế rẽ vào Doncaster Avenue, vừa đi vừa tính kế xem làm cách nào để cùng vào cổng 21 cho hợp lệ, hợp cách. Hết Doncaster Avenue vừa rẽ trái vào lại Anzac Parade, thì cổng 21 xuất hiện, người người tấp nập. Chờ một lúc, anh con rể tôi từ trong đi ra đem theo 3 tấm thẻ mang số cổng 21. Thế là năm chúng tôi ung dung đi qua cổng giữa hai hàng thiện nguyện viên và rất nhiều nhân viên cảnh sát.
Trường đua trông giống như chiếc chảo lớn hình trái soan, mà từ ngoài đường đi vào, bạn phải leo đến hơn mười bậc thang mới lọt được vào lòng chảo. Ngay tại cửa C1, chúng tôi đã đụng phải rất nhiều người, họ trải ‘chiếu’ đủ mầu ngay trên đường đi có lát những tấm thảm nhựa dầy và lớn. Từ đó nhìn xuống lòng chảo, cả một đại dương mầu sắc thật đẹp xuất hiện trước mắt. Kẻ đứng người ngồi, phần lớn di chuyển ngược xuôi, nhộn nhịp trong tiếng nhạc, tiếng hát phát ra từ hệ thống âm thanh chung. Không có anh con rể hướng dẫn, quả chẳng biết khu E3 ở chỗ nào, khu mà cha Văn Chi có lần cho hay: chỉ cách Đức Giáo Hoàng ba dẫy. Đến đây mới thấy không biết phải định nghĩa chữ dẫy ra làm sao cho phải phép!
Lễ đài vĩ đại không biết cách bao xa nhưng Sony Cybershot của tôi không nhận ra hình để chụp mà đến Sony Handycam cũng chịu. Tuy nhiên vẫn gần hơn lúc chúng tôi ở Marienfeld, bên Cologne rất nhiều. Ở đây, chúng tôi còn thấy hình người di chuyển trên đó, chứ ở Marienfeld, đến hình người cũng không tài chi nhìn thấy. Hơn nữa ở đây, cứ mỗi lần nhìn lên, là thấy hai lá cờ Việt Nam Tự Do in hình hai bên Lễ Đài. Nhìn qua tay phải, cờ Việt Nam Tự Do còn nhiều hơn nữa. Tôi đứng ngay phía trước một lá cờ to và hai bên, xa xa một chút, là nhiều lá cờ vàng đỏ nhỏ hơn. Thành ra, tuy không mang theo cờ, mà cờ vẫn có để chụp hình quay phim với mình bên lá cờ bản sắc. Thì ra khu tôi đứng là khu người Việt chiếm đa số. Đa số đến độ anh Lê Hiển tới phàn nàn với tôi: nói với bọn Mỹ dọn đi nơi khác, bọn nó nhất định không chịu. Nhìn kỹ, thì ra họ cũng E3 như mình. Anh Lê Hiển không phải là người duy nhất nhận lầm như thế, mà chị Dung, một người thân quen thuộc giáo đoàn Lakemba, cũng phàn nàn: bọn củ sâm mọc rễ ở đây rồi anh ạ. Nhìn lên, thấy người đồng hương của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chỉ cười tươi như hoa. Thôi thì chia nhau một chỗ đứng, một chỗ ngồi, một chỗ nằm đêm nay, dù sao mình cùng là ‘con cháu’ của người từ muôn dặm ‘nhân danh Chúa mà đến’.
Tôi bỏ chỗ đứng, (tôi chỉ đứng thôi, cùng lắm là ngồi, vì đêm nay tôi sẽ cuốc bộ ra ga Green Square về lại Beverly Hills), để làm một vòng trường đua. Có làm một vòng như thế, tôi mới hay người Việt không phải chỉ có mặt ở E3, mà ở khắp trường đua, như mấy đứa em họ từ Mỹ qua của tôi chẳng hạn ở tận M4… Và họ ở đâu, ít nhất cũng có ba, bốn lá cờ Việt Nam Tự Do ở đó. Có nơi, cờ ấy còn được cắm lên những cây cột hàng rào, điều mà người Ba Lan cũng làm một cách đầy nhiệt tình, dù họ chả có cờ nào khác để mà sợ bị cạnh tranh. Số cờ như thế hơn hẳn số cờ tại Marienfeld năm 2005.
Cảnh sinh hoạt bên trong trường đua thật hết sức chân thực hòa đồng. Mọi người như mừng rỡ lần đầu gặp nhau. Mà có lẽ lần đầu thật. Có ai đêm hôm, giữa cái lạnh căm của mùa đông nam bán cầu, lại đi trải chiếu đưới đất mà nằm nhìn sao lấp lánh! Denver, Manila, Paris, Rome, Toronto hay Cologne có sao thật nhưng trời đâu có lạnh căm, và đâu phải mùa đông như đây. Mạo hiểm làm họ vui chăng, dù họ đây là những ông già như tôi? Mấy đứa cháu tung tăng chạy nhẩy đã đành mà người lớn như tôi cũng đứng ngồi không yên. Bồn chồn chờ đợi. Rồi màn đêm buông xuống, trường đua đắm mình trong ánh sáng điện, ánh nến và lời ca tiếng hát râm ran.
Và đêm canh thức bắt đầu. Phần nhất cử hành việc mong đợi Chúa Thánh Thần qua nghi thức thắp sáng và cung nghinh Thánh Giá Đại Hội giữa hai bài thánh ca “Jesus Send Your Spirit” (C. Blanchard) và “Behold the Cross” (Phil Turco). Đức Thánh Cha xuất hiện giữa tiếng reo hò của cộng đoàn tín hữu huynh đệ. Ca đoàn hát bài “Our Lady of the Southern Cross” (Geoffrey Abdullah). Giữa những tiếng reo hò vang dội, Handycam của tôi ghi được câu: “We love you!” Không nhiều bằng năm 1995, khi cộng đoàn tín hữu, tuy ít hơn lần này, cũng tại nơi này, chào mừng Đức Gioan Phaolô II, với đủ bộ: “John Paul Two, We Love you” cả bằng lời lẫn bằng chữ trên biểu ngữ. Nhưng cái giọng âm vang đầy thân thiết thì hoàn toàn như nhau. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cầu nguyện, tiếp theo là nghi thức Đốt Nến với bài thánh ca “C’est Toi ma lampe, Seigneur” (Jacques Berthier).
Tôi nghe người thanh niên dẫn lễ khởi đầu: “without the Holy Spirit, we are powerless; with the Holy Spirit’s power, we have the strength of God” để đưa cộng đoàn vào nghe các chứng tá của Thánh Quan Thầy Đại Hội và một số người hành hương giữa lời ca du dương của bài “Receive the Power” (Guy Sebastian và Gary Pinto). Thái Lan ít ‘đạo’ là thế nhưng lại hân hạnh có một đại biểu lên chia sẻ chứng tá. Chờ mãi không thấy đại biểu Việt Nam dù tiếng Việt được nhận là một trong 7 thứ tiếng chính thức của WYD. Chia sẻ của các chứng tá hành hương và bài ca của Guy Sebastian quả là một chuẩn bị rất khéo để tín hữu lắng nghe lời Cha Chung liền ngay sau đó.
Ngài chỉ cho người trẻ cách làm chứng tá sau khi đã mở lòng ra tiếp nhận bẩy ơn Chúa Thánh Thần và sau khi đã được nghe về sự đơn nhất và hoà điệu của sáng thế và chỗ đứng của họ trong đó. Điều đầu tiên họ phải nhận ra là việc làm chứng tá kia phải do Chúa Thánh Thần hướng dẫn và ấn định. Điều thứ hai, chứng tá ấy phải được ngỏ với một thế giới hết sức mỏng dòn, một thế giới bị thương tích cùng mình vì những vỡ tan trong liên hệ xã hội, vì tinh thần con người bị đè bẹp dưới nhiều bóc lột và lạm dụng chính con người. Ngài nói: “Thực thế, xã hội ngày nay đang bị phân mảnh tan tành vì lối suy tư thiển cận cố hữu, cố tình làm ngơ toàn bộ chân trời sự thật, sự thật về Chúa và sự thật về chính mình. Từ trong bản chất, chủ nghĩa tương đối thất bại không nhìn ra trọn bộ bức tranh. Nó làm ngơ chính các nguyên tắc giúp ta sống và triển nở trong hiệp nhất, trật tự và hoà hợp”.
Điều thứ ba, hiệp nhất và hòa giải ấy không thể do một mình cố gắng của ta làm được. Chúa đã dựng nên ta là để cho nhau (cf. Gen 2:24) và chỉ trong Chúa và trong Giáo Hội của Người, ta mới tìm được sự hiệp nhất kia. Nhưng không nên ảo tưởng tìm cách xây dựng một xã hội “hoàn hảo” cách giả tạo, mà bỏ qua hay làm ngơ các yếu đuối của con người. Hiệp nhất như thế là phá hủy sự hiệp nhất chân chính. Ngài cho hay: “Tách Chúa Thánh Thần ra khỏi Chúa Kitô đang hiện diện trong cơ cấu Giáo Hội định chế là phá hoại sự hiệp nhất của cộng đồng Kitô giáo vốn chính là quà phúc Chúa Thánh Thần!... Chẳng may, cơn cám dỗ ‘muốn đi lẻ’ hiện vẫn còn dai dẳng. Một số người muốn vẽ ra một cộng đoàn địa phương tách biệt hẳn điều họ gọi là Giáo Hội định chế, coi cộng đoàn của họ là mềm dẻo, là cởi mở với Chúa Thánh Thần, còn Giáo hội định chế là cứng ngắc, không có Chúa Thánh Thần”. Đức Thánh Cha gọi sự hiệp nhất chân thực trong Giáo Hội là sự hiệp nhất chắc chắn nhưng cởi mở, nhất quán nhưng năng động, chân thực nhưng không ngừng tăng trưởng trong cái nhìn sáng suốt. Muốn có sự hiệp nhất ấy, cần biết lắng nghe. Hãy lắng nghe tiếng khóc của đứa trẻ trong trại tị nạn Darfour, một thiếu niên đang gặp khó khăn, một phụ huynh đang lắng lo trong một khu ngoại ô hay chính sâu thẳm trái tim bạn để tìm ra cùng một tiếng kêu nhân bản muốn được thừa nhận, muốn được thuộc về, muốn được hiệp nhất.
Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc tạo ra sự hiệp nhất kia, một vai trò không dễ hiểu. Tuy nhiên, Ngài kể lại lúc còn nhỏ, cha mẹ Ngài chỉ dạy Ngài làm dấu Thánh Giá trong đó có nhắc đến một Chúa Ba Ngôi. Lớn hơn một chút, Ngài hiểu nhiều hơn về Chúa Cha và Chúa Con, còn về Chúa Thánh Thần, Ngài vẫn còn nhiều mơ hồ. Đến khi làm linh mục và đã dạy thần học rồi, Ngài mới quyết định nghiên cứu các chứng tá nổi danh trong lịch sử Giáo Hội từng nói về Chúa Thánh Thần, trong đó có Thánh Augustinô. Cái hiểu của vị thánh này khá tiệm tiến, đi từ phái Manichaen (tách tinh thần ra khỏi thân xác, chối từ nhập thể) qua cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội mới tìm ra nguồn gốc tình yêu ấy nơi sự sống của Thiên Chúa Ba ngôi. Để từ đó khám phá ra ba ý niệm đặc thù về Chúa Thánh Thần như sợi dây hiệp nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi: hiệp nhất như hiệp thông, hiệp nhất như tình yêu bền vững (abiding love) và hiệp nhất như cho đi, như hồng phúc (gift).
Theo Thánh Augustinô, hai hạn từ ‘Thánh’ và ‘Thần’ chính là điều cả Chúa Cha lẫn Chúa Con đều có, đều cùng chia sẻ. Đó chính là sự hiệp thông của các Ngài. Thành ra, nếu đặc điểm của Chúa Thánh Thần là điều được cả Chúa Cha và Chúa Con chia sẻ, thì phẩm tính đặc thù của Chúa Thánh Thần là tính hiệp nhất. Đó là một hiệp nhất của hiệp thông sống: sự hiệp nhất các ngôi vị trong một liên hệ không ngừng cho đi. Đức Giáo Hoàng nói rằng sự hiệp nhất chân thực không bao giờ được xây dựng trên các mối liên hệ không biết nhìn nhận phẩm giá bằng nhau của người khác.
Ý niệm thứ hai về Chúa Thánh Thần coi Người như tình yêu bền vững do việc Thánh Nhân nghiên cứu Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan mà có. Thánh Gioan dạy rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4:16). Theo Thánh Augustinô, dù các hạn từ này chỉ về Thiên Chúa Ba Ngôi cách chung, nhưng chúng cũng nói tới đặc điểm đặc thù của Chúa Thánh Thần. Khi suy nghĩ tới bản chất bền vững của tình yêu: “ai ở lại [abides] trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa” (câu vừa trích), Thánh nhân thắc mắc: tình yêu hay Chúa Thánh Thần tạo ra sự bền vững kia? Rồi ngài kết luận như sau: “Chúa Thánh Thần làm ta ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong ta; thế nhưng chính tình yêu thực hiện việc ấy. Cho nên, Chúa Thánh Thần chính là Thiên Chúa trong tư cách tình yêu!” (De Trinitate, 15.17.31). Đức Giáo Hoàng cho đó là một giải thích tuyệt diệu. Tình yêu vì thế là biểu hiệu của Chúa Thánh Thần. Ý niệm hay tiếng nói nào thiếu tình yêu, dù cao siêu, hiểu biết bao nhiêu cũng không từ Chúa Thánh Thần mà có. Tình yêu ấy phải bền vững, phải loại hết ngập ngừng (uncertainty), loại hết sợ sệ bị phản trắc. Tình yêu ấy “phải mang theo mình tính đời đời”.
Ý niệm thứ ba, Chúa Thánh Thần như hồng phúc, Thánh Nhân rút tỉa từ câu truyện Chúa Giêsu gặp người đàn bà Samaria bên bờ giếng, nơi Người tự tỏ mình là đấng ban nước hằng sống (xem Ga 4:10) mà sau này được giải thích là Chúa Thánh Thần (Xem Ga 7:39; 1Cor 12:13). Thánh Thần là “hồng phúc của Thiên Chúa” (Ga 4:10), suối nước bên trong (cf. Jn 4:14), thực sự thoả mãn cơn khát vô chừng của ta và dẫn ta tới Chúa Cha. Từ nhận xét ấy, Thánh Nhân kết luận: Đấng Thiên Chúa vốn chia sẻ mình cho ta như hồng phúc chính là Chúa Thánh Thần (xem De Trinitate, 15, 18, 32). Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đời đời tự hiến; như suối nước không bao giờ cạn, Người tuôn đổ chính Người cho ta.”. Không như những sự mau qua, hết sức có giới hạn không bao giờ có thể làm ta thỏa mãn. Ta hãy xin cho được thứ nước ấy để đừng khát nữa (cf. Jn 4:15).
Ngài kêu gọi giới trẻ hãy dùng tình yêu hiệp nhất làm thước đo, tình yêu vững bền làm thách đố, tình yêu tự hiến làm sứ vụ. “Như Giáo Hội cùng đi một hành trình với toàn bộ nhân loại thế nào, chúng con cũng được mời gọi thực thi các hồng phúc của Chúa Thánh Thần như thế giữa các thăng trầm trong cuộc sống của các con. Hãy để đức tin của các con chín mùi xuyên qua học hành, làm việc, chơi thể thao, chơi âm nhạc và sinh hoạt nghệ thuật… Cuộc đời không phải là để tích lũy. Nó không phải chỉ là thành đạt. Sống thực phải là biến đổi bên trong, mở lòng ra đón nhận năng lực tình yêu Thiên Chúa. Nhờ tiếp nhận sức mạnh Chúa Thánh Thần, các con sẽ có khả năng biến đổi gia đình, cộng đồng và đất nước các con”
Sau mấy lời chào khách hành hương bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tham dự nghi thức chầu Mình Thánh Chúa.
Bầu không khí của trường đua bỗng biến đổi lạ thường khi ca đoàn cất cao bài thánh ca “Adoramus te o Christe” (Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy Chúa) của Jacques Berthier. Vốn liếng La Tinh của tôi chẳng còn lại bao nhiêu sau hơn 40 năm rời Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, nơi chúng tôi thường tranh luận triết học với nhau bằng thứ ngôn ngữ ấy. Nhưng không hệ gì, chỉ cần nghe thấy câu “adoramus te” là tôi tự động cúi đầu thật sâu rồi. Và không phải một mình tôi, toàn thể trường đua với hơn hai trăm ngàn con người, trong đó, có cả Đức Bênêđíctô XVI. Không một nghi thức nào trong Giáo Hội Công Giáo chứng tỏ sự bình đẳng tuyệt đối giữa những người tin Chúa Kitô bằng nghi thức Chầu Thánh Thể này: từ vị Giáo Hoàng cho đến người tín hữu tầm thường nhất cũng đều chỉ là những tạo vật vô nghĩa trước Đấng Thượng Đế Uy Nghi. Tất cả đều phải gối qùy tôn kính, nhìn nhận sự đớn hèn trong thân phận tạo vật của mình. Mặt Nhật đặt giữa một khung hào quang lớn, dù đứng cuối trường đua, vẫn thấy rõ mồn một, càng làm tăng sự sốt mến của mọi người. Tôi nghĩ nghi thức này phải được liệt kê là một trong những đỉnh cao của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Rồi Đức Giáo Hoàng tạm biệt giới trẻ. Và lầm lỗi của tôi bắt đầu lộ diện. Tôi nhất định đưa bốn người trong nhóm ra ga Green Square để về lại Beverly Hills. Bản đồ đã được nghiên cứu kỹ. Tài liệu WYD nói tới ga này đã được tìm thấy, đó là cuốn sách nhỏ dành cho những người không tham dự WYD. Cuốn này cho hay: sau Thánh Lễ Bế Mạc, một số người sẽ cuốc bộ tới Ga Green Square để lấy xe lửa tới phi trường. Đường từ trường đua tới đó quả không xa, chỉ chừng 25 phút là tới. Nhưng hỡi ơi, tới đó, mới thấy không có đường vào sân ga. Hai cổng vào Ga đã được khóa kín từ lúc nào! Cặp vợ chồng trẻ người Úc đi theo cũng chung số phận, đứng ngẩn ngơ một lúc, đành gọi taxi ra Ga Redfern tìm đường về Beverly Hills. Đến nhà đã gần 12 giờ đêm. Thảo nào không có tài liệu dành cho người tham dự WYD nào đề cập tới Ga Green Square là vì thế. Ga này đóng cửa từ 5 giờ chiều. Mà cuộc canh thức mãi 9 giờ đêm mới chấm dứt. Trong khi Thánh Lễ Bế Mạc kết thúc trước 5 giờ chiều!
Những lời để nghiền ngẫm trong những phút giây thanh vắng 8/2008
Anthony Lê
11:20 02/08/2008
Những lời để nghiền ngẫm trong những phút giây thanh vắng 8/2008
Sau đây là Words for Quiet Moments của Tháng 8/2008, vốn được trích dịch từ Catholic Digest số ra Tháng 8/2008 từ trang 122 đến 126 để chúng ta cùng đọc và sâu lắng:
Thứ Sáu – Ngày 1 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Anphonsô – Vị Sáng Lập Dòng Chúa Cứu Thế
Cũng giống như chiếc áo vốn che lấy thân thể, thì đức tín cũng vậy, nó che đậy cho tâm hồn. (Thánh Vinh Sơn Ferrer – Người Tây Ban Nha – Nhà Truyền Giáo thuộc Dòng Đa Minh ở vào thế kỷ 15).
Thứ Bảy – Ngày 2 Tháng 8
Một miếng nhỏ của hiệu suất thì đáng giá hơn cả một thế giới đầy lời hẹn hứa. (William Dean Howells – Tiểu Thuyết Gia Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Chủ Nhật – Ngày 3 Tháng 8
Phụng Vụ giống như là một cây mạnh khỏe với với vẻ đẹp liên tục được tỏa ra từ những cái lá luôn đổi mình, và sức mạnh được đến từ thân cây già cỗi, với rễ bám thật sâu trong lòng đất. (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI – người Ý vào thế kỷ 20).
Thứ Hai – Ngày 4 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Gioan Maria Vianney
Sự thinh lặng chính là người giữ cửa cho đời sống nội tâm. (Thánh Josemaria Escríva – người Tây Ban Nha – Vị Sáng Lập ra Hội Dòng Opus Dei vào thế kỷ 20).
Thứ Ba – Ngày 5 Tháng 8
Thậm chí ngay cả nếu hạnh phúc đã quên bẵng bạn đi trong chốc lát, thì nó cũng chẳng bao giờ quên hẳn bạn cả. (Jacques Prévert – Nhà Thơ và cũng là Nhà Viết Kịch vào thế kỷ 20)
Thứ Tư – Ngày 6 Tháng 8 – Lễ Chúa Giêsu Biến Hình
Chừng nào chúng ta chấp nhận một sự thật rằng cuộc sống, tự nó, được tìm thấy trong mầu nhiệm, còn bằng không thì chúng ta chẳng hề học biết được điều gì cả. (Henry Miller – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Năm – Ngày 7 Tháng 8
Chúng ta hãy vận lấy trong nhau một sự khoan dung dành cho những người khác, hòng để vun xới lên sự khiêm tốn và việc biết tự chế, bằng cách tránh đi tất cả những lời nói lê đôi mách và việc nói xấu người khác ở sau lưng, và bằng việc kiềm tiềm sự bào chữa của chúng ta qua hành động chứ không phải qua các lời nói. (Thánh Clêmentê Thành Rôma – Vị Giáo Hoàng vào thế kỷ 1).
Thứ Sáu – Ngày 8 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Đa Minh
Bình an thì tốt hơn là vận may. (Thánh Francis de Sales – Giám Mục của Geneva và cũng là vị Tiến Sĩ Hội Thánh vào thế kỷ 16).
Thứ Bảy – Ngày 9 Tháng 8
Buổi chiều mùa hè – buổi chiều mùa hè, đối với tôi những chữ đó luôn là những chữ đẹp nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh. (Henry Jamese – Nhà Văn người Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Chủ Nhật – Ngày 10 Tháng 8
Chủ Nhật chính là cái móc vàng vốn cột lại mọi khối lượng của tuần. (Henry Wadsworth Longfellow – Nhà Thơ người Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Hai – Ngày 11 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Clare
Nhìn thấy được tất cả những gì bên trong làm đổi thay quan điểm của người đó khi nhìn về bên ngoài. (Joseph Chilton Pearce – Nhà Văn Hoa Kỳ thời nay).
Thứ Ba – Ngày 12 Tháng 8
Tôi nghĩ điều tốt nhất kế tiếp chính là lúc tìm lời giải đáp cho một bài toàn cũng là lúc đi tìm sự hài hước có trong bài toán đó. (Frank A. Clark).
Thứ Tư – Ngày 13 Tháng 8
Phúc cho những ai không thấy mà tin! (Các Mối Phúc Thật).
Thứ Năm – Ngày 14 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Maximilian Mary Kolbe
Chỉ có một cuộc sống vốn được sống cho những người khác thì cuộc sống đó mới đáng sống. (Albert Einstein – Nhà Vật Lý Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Sáu – Ngày 15 Tháng 8 – Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời – Lễ Trọng
Mẹ Maria … rất hiểu biết về những khát vọng cao cả và thầm kính nhất của các con. Trên tất cả, Mẹ biết rất rõ mòng ước về sự yêu thương vĩ đại của các con, về nhu cầu yêu và được yêu của các con. Bằng cách hướng về Mẹ, bằng cách ngoan ngoãn đi theo Mẹ, các con sẽ khám phá ra được vẻ đẹp của tình yêu; không phải thứ tình yêu “vụ lợi” vốn gian dối và tức thời, được tích tụ trong một não trạng ích kỷ và duy vật, mà thứ tình yêu rất thật và sâu đậm. (Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16).
Thứ Bảy – Ngày 16 Tháng 8
Tất cả đều phụ thuộc vào việc là liệu bạn có được tất cả mọi thứ hay việc ch1ung có được bạn mà thôi. (Robert A. Cook).
Chủ Nhật – Ngày 17 Tháng 8
Lời cầu nguyện liên lũy chính là luôn để tâm trí hướng về Thiên Chúa bằng một tình yêu cao cả nhất, làm sống lại những hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa, và việc tín thác vào Ngài trước bất kỳ mọi sự xảy đến với chúng ta. (Thánh Maximus – Tu Sĩ và Triết Học Gia vào thế kỷ 7).
Thứ Hai – Ngày 18 Tháng 8
Có lúc tôi hoang dại, chán nản, cực kỳ đau khổ, thế nhưng trải qua tất cả những điều đó tôi biết chắc rằng để được sống còn chính là một điều hết sức vĩ đại. (Agatha Christie – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Ba – Ngày 19 Tháng 8
Những ai học cách cầu nguyện, thì hãy để họ đi ra biển (George Herbert – Nhà Thơ Xứ Wales vào thế kỷ 17).
Thứ Tư – Ngày 20 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Bernard
Chúng ta tìm sự nghỉ ngơi nơi những người mà chúng ta yêu mến, và chúng ta cung cấp một nơi để nghỉ ngơi cho những ai yêu mến chúng ta. (Thánh Berrnard Thành Clairvaux – người Pháp và là Tiến Sĩ Hội Thánh vào thế kỷ 12).
Thứ Năm – Ngày 21 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Giáo Hoàng Piô X
Để nhận được hồng ân của sự nên thánh chính là công trình của đời sống. (John Henry Newman – Hồng Y và cũng là một Triết Gia người Anh vào thế kỷ 19).
Thứ Sáu – Ngày 22 Tháng 8 – Lễ Đức Mẹ Nữ Vương
Để trở thành một khí cụ trong bàn tay của Thiên Chúa, chúng ta phải chẳng là gì cả trong chính các con mắt của chúng ta. (Thánh Angela Merci – người Ý cũng là vị Sáng Lập ra Dòng Các Nữ Tu Ursulines vào thế kỷ 16).
Thứ Bảy – Ngày 23 Tháng 8
Một tình bạn có thể khắc phục được hầu như mọi thứ để vươn lên trong mảnh đất mỏng, nhưng cũng cần đến một chút các lá thư, các cú điện thoại, và một số món quà nho nhỏ đây đó – chỉ để lưu giữ nó khỏi phải chết khô hoàn toàn. (Pam Brown).
Chủ Nhật – Ngày 24 Tháng 8
Một cộng đồng thì cũng giống như một con tàu; do đó mọi người cần phải chuẩn bị để lèo lái nó. (Henrik Ibsen – Nhà Viết Kịch người Na Uy vào thế kỷ 19).
Thứ Hai – Ngày 25 Tháng 8
Hãy yêu mến Ngài một cách trọn vẹn vì Ngài chính là Đấng cho đi một cách trọn vẹn vì tình yêu dành cho chúng ta. (Thánh Nữ Clare Thành Assisi – Người Ý là vị Đồng Sáng Lập ra Dòng Các Nữ Tu Nghèo Mọn vào thế kỷ 13).
Thứ Ba – Ngày 26 Tháng 8
Mục đích của cuộc sống không phải là để hạnh phúc. Mục đích của cuộc sống chính là cái thực chất, chính là việc trở nên hiệu quả, và có một chút gì đó khác hẳn để chúng ta sống hết mình. (Arthur H. Prince).
Thứ Tư – Ngày 27 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Monica
“Gió thổi theo hướng nào, thai nhi hình thành trong dạ mẹ làm sao, bạn đâu có biết! Cũng vậy, bạn không sao biết được công trình của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loài.” (Giảng Viên 11:5).
Thứ Năm – Ngày 28 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Augustinô
Tôi mong ước được biết về Thiên Chúa và linh hồn. Chẳng lẽ không còn thứ nào khác nữa sao? Thưa, chỉ nhiêu đó thôi. (Thánh Augustinô – Tổ Phục Giáo Hội và cũng là vị Giám Mục của Hippo vào thế kỷ 5).
Thứ Sáu – Ngày 29 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Gioan Làm Phép Rửa Tử Đạo
Sự thanh đạm chính là một trong những chữ đẹp đẽ và vui nhộn nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh, và cũng là chữ mà chúng thường không hiểu và tận hưởng được về mặt văn hóa. Xã hội tiêu thụ ngày nay đã khiến cho chúng ta cảm thấy rằng hạnh phúc là nằm ở chổ có được tất cả mọi thứ; và nó đã không dạy cho chúng ta biết về niềm hạnh phúc vốn không cần phải sở hữu những thứ đó. (Elise Boulding – Nhà Hoạt Động cho Hòa Bình vào thời nay).
Thứ Bảy – Ngày 30 Tháng 8
Tôi không đợi chờ tính khí. Chúng ta sẽ chẳng đạt được điều gì nếu chúng ta làm điều đó. Tâm trí của chúng ta phải biết rằng đến lúc chúng ta phải cuối xuống làm việc. (Pearl Buck – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Chủ Nhật – Ngày 31 Tháng 8
Hãy ngờ nghệch. Hãy thành thật. Hãy tử tế đi bạn hỡi! (Ralph Waldo Emerson – Nhà Văn Hoa Kỳ và cũng là Triết Gia vào thế kỷ 19).
Vài lời nói hay để chúng ta cùng gẩm suy, thổn thức.. . .. xin hẹn gặp lại bạn cũng vào Mục này Tháng sau!
Sau đây là Words for Quiet Moments của Tháng 8/2008, vốn được trích dịch từ Catholic Digest số ra Tháng 8/2008 từ trang 122 đến 126 để chúng ta cùng đọc và sâu lắng:
Đức Mẹ Về Trời Cả Hồn Lẫn Xác |
Cũng giống như chiếc áo vốn che lấy thân thể, thì đức tín cũng vậy, nó che đậy cho tâm hồn. (Thánh Vinh Sơn Ferrer – Người Tây Ban Nha – Nhà Truyền Giáo thuộc Dòng Đa Minh ở vào thế kỷ 15).
Thứ Bảy – Ngày 2 Tháng 8
Một miếng nhỏ của hiệu suất thì đáng giá hơn cả một thế giới đầy lời hẹn hứa. (William Dean Howells – Tiểu Thuyết Gia Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Chủ Nhật – Ngày 3 Tháng 8
Phụng Vụ giống như là một cây mạnh khỏe với với vẻ đẹp liên tục được tỏa ra từ những cái lá luôn đổi mình, và sức mạnh được đến từ thân cây già cỗi, với rễ bám thật sâu trong lòng đất. (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI – người Ý vào thế kỷ 20).
Thứ Hai – Ngày 4 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Gioan Maria Vianney
Sự thinh lặng chính là người giữ cửa cho đời sống nội tâm. (Thánh Josemaria Escríva – người Tây Ban Nha – Vị Sáng Lập ra Hội Dòng Opus Dei vào thế kỷ 20).
Thứ Ba – Ngày 5 Tháng 8
Thậm chí ngay cả nếu hạnh phúc đã quên bẵng bạn đi trong chốc lát, thì nó cũng chẳng bao giờ quên hẳn bạn cả. (Jacques Prévert – Nhà Thơ và cũng là Nhà Viết Kịch vào thế kỷ 20)
Thứ Tư – Ngày 6 Tháng 8 – Lễ Chúa Giêsu Biến Hình
Chừng nào chúng ta chấp nhận một sự thật rằng cuộc sống, tự nó, được tìm thấy trong mầu nhiệm, còn bằng không thì chúng ta chẳng hề học biết được điều gì cả. (Henry Miller – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Năm – Ngày 7 Tháng 8
Chúng ta hãy vận lấy trong nhau một sự khoan dung dành cho những người khác, hòng để vun xới lên sự khiêm tốn và việc biết tự chế, bằng cách tránh đi tất cả những lời nói lê đôi mách và việc nói xấu người khác ở sau lưng, và bằng việc kiềm tiềm sự bào chữa của chúng ta qua hành động chứ không phải qua các lời nói. (Thánh Clêmentê Thành Rôma – Vị Giáo Hoàng vào thế kỷ 1).
Thứ Sáu – Ngày 8 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Đa Minh
Bình an thì tốt hơn là vận may. (Thánh Francis de Sales – Giám Mục của Geneva và cũng là vị Tiến Sĩ Hội Thánh vào thế kỷ 16).
Thứ Bảy – Ngày 9 Tháng 8
Buổi chiều mùa hè – buổi chiều mùa hè, đối với tôi những chữ đó luôn là những chữ đẹp nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh. (Henry Jamese – Nhà Văn người Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Chủ Nhật – Ngày 10 Tháng 8
Chủ Nhật chính là cái móc vàng vốn cột lại mọi khối lượng của tuần. (Henry Wadsworth Longfellow – Nhà Thơ người Hoa Kỳ vào thế kỷ 19).
Thứ Hai – Ngày 11 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Clare
Nhìn thấy được tất cả những gì bên trong làm đổi thay quan điểm của người đó khi nhìn về bên ngoài. (Joseph Chilton Pearce – Nhà Văn Hoa Kỳ thời nay).
Thứ Ba – Ngày 12 Tháng 8
Tôi nghĩ điều tốt nhất kế tiếp chính là lúc tìm lời giải đáp cho một bài toàn cũng là lúc đi tìm sự hài hước có trong bài toán đó. (Frank A. Clark).
Thứ Tư – Ngày 13 Tháng 8
Phúc cho những ai không thấy mà tin! (Các Mối Phúc Thật).
Thứ Năm – Ngày 14 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Maximilian Mary Kolbe
Chỉ có một cuộc sống vốn được sống cho những người khác thì cuộc sống đó mới đáng sống. (Albert Einstein – Nhà Vật Lý Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Sáu – Ngày 15 Tháng 8 – Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời – Lễ Trọng
Mẹ Maria … rất hiểu biết về những khát vọng cao cả và thầm kính nhất của các con. Trên tất cả, Mẹ biết rất rõ mòng ước về sự yêu thương vĩ đại của các con, về nhu cầu yêu và được yêu của các con. Bằng cách hướng về Mẹ, bằng cách ngoan ngoãn đi theo Mẹ, các con sẽ khám phá ra được vẻ đẹp của tình yêu; không phải thứ tình yêu “vụ lợi” vốn gian dối và tức thời, được tích tụ trong một não trạng ích kỷ và duy vật, mà thứ tình yêu rất thật và sâu đậm. (Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16).
Thứ Bảy – Ngày 16 Tháng 8
Tất cả đều phụ thuộc vào việc là liệu bạn có được tất cả mọi thứ hay việc ch1ung có được bạn mà thôi. (Robert A. Cook).
Chủ Nhật – Ngày 17 Tháng 8
Lời cầu nguyện liên lũy chính là luôn để tâm trí hướng về Thiên Chúa bằng một tình yêu cao cả nhất, làm sống lại những hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa, và việc tín thác vào Ngài trước bất kỳ mọi sự xảy đến với chúng ta. (Thánh Maximus – Tu Sĩ và Triết Học Gia vào thế kỷ 7).
Thứ Hai – Ngày 18 Tháng 8
Có lúc tôi hoang dại, chán nản, cực kỳ đau khổ, thế nhưng trải qua tất cả những điều đó tôi biết chắc rằng để được sống còn chính là một điều hết sức vĩ đại. (Agatha Christie – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Thứ Ba – Ngày 19 Tháng 8
Những ai học cách cầu nguyện, thì hãy để họ đi ra biển (George Herbert – Nhà Thơ Xứ Wales vào thế kỷ 17).
Thứ Tư – Ngày 20 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Bernard
Chúng ta tìm sự nghỉ ngơi nơi những người mà chúng ta yêu mến, và chúng ta cung cấp một nơi để nghỉ ngơi cho những ai yêu mến chúng ta. (Thánh Berrnard Thành Clairvaux – người Pháp và là Tiến Sĩ Hội Thánh vào thế kỷ 12).
Thứ Năm – Ngày 21 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Giáo Hoàng Piô X
Để nhận được hồng ân của sự nên thánh chính là công trình của đời sống. (John Henry Newman – Hồng Y và cũng là một Triết Gia người Anh vào thế kỷ 19).
Thứ Sáu – Ngày 22 Tháng 8 – Lễ Đức Mẹ Nữ Vương
Để trở thành một khí cụ trong bàn tay của Thiên Chúa, chúng ta phải chẳng là gì cả trong chính các con mắt của chúng ta. (Thánh Angela Merci – người Ý cũng là vị Sáng Lập ra Dòng Các Nữ Tu Ursulines vào thế kỷ 16).
Thứ Bảy – Ngày 23 Tháng 8
Một tình bạn có thể khắc phục được hầu như mọi thứ để vươn lên trong mảnh đất mỏng, nhưng cũng cần đến một chút các lá thư, các cú điện thoại, và một số món quà nho nhỏ đây đó – chỉ để lưu giữ nó khỏi phải chết khô hoàn toàn. (Pam Brown).
Chủ Nhật – Ngày 24 Tháng 8
Một cộng đồng thì cũng giống như một con tàu; do đó mọi người cần phải chuẩn bị để lèo lái nó. (Henrik Ibsen – Nhà Viết Kịch người Na Uy vào thế kỷ 19).
Thứ Hai – Ngày 25 Tháng 8
Hãy yêu mến Ngài một cách trọn vẹn vì Ngài chính là Đấng cho đi một cách trọn vẹn vì tình yêu dành cho chúng ta. (Thánh Nữ Clare Thành Assisi – Người Ý là vị Đồng Sáng Lập ra Dòng Các Nữ Tu Nghèo Mọn vào thế kỷ 13).
Thứ Ba – Ngày 26 Tháng 8
Mục đích của cuộc sống không phải là để hạnh phúc. Mục đích của cuộc sống chính là cái thực chất, chính là việc trở nên hiệu quả, và có một chút gì đó khác hẳn để chúng ta sống hết mình. (Arthur H. Prince).
Thứ Tư – Ngày 27 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Monica
“Gió thổi theo hướng nào, thai nhi hình thành trong dạ mẹ làm sao, bạn đâu có biết! Cũng vậy, bạn không sao biết được công trình của Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loài.” (Giảng Viên 11:5).
Thứ Năm – Ngày 28 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Augustinô
Tôi mong ước được biết về Thiên Chúa và linh hồn. Chẳng lẽ không còn thứ nào khác nữa sao? Thưa, chỉ nhiêu đó thôi. (Thánh Augustinô – Tổ Phục Giáo Hội và cũng là vị Giám Mục của Hippo vào thế kỷ 5).
Thứ Sáu – Ngày 29 Tháng 8 – Lễ Kính Thánh Gioan Làm Phép Rửa Tử Đạo
Sự thanh đạm chính là một trong những chữ đẹp đẽ và vui nhộn nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh, và cũng là chữ mà chúng thường không hiểu và tận hưởng được về mặt văn hóa. Xã hội tiêu thụ ngày nay đã khiến cho chúng ta cảm thấy rằng hạnh phúc là nằm ở chổ có được tất cả mọi thứ; và nó đã không dạy cho chúng ta biết về niềm hạnh phúc vốn không cần phải sở hữu những thứ đó. (Elise Boulding – Nhà Hoạt Động cho Hòa Bình vào thời nay).
Thứ Bảy – Ngày 30 Tháng 8
Tôi không đợi chờ tính khí. Chúng ta sẽ chẳng đạt được điều gì nếu chúng ta làm điều đó. Tâm trí của chúng ta phải biết rằng đến lúc chúng ta phải cuối xuống làm việc. (Pearl Buck – Nhà Văn Hoa Kỳ vào thế kỷ 20).
Chủ Nhật – Ngày 31 Tháng 8
Hãy ngờ nghệch. Hãy thành thật. Hãy tử tế đi bạn hỡi! (Ralph Waldo Emerson – Nhà Văn Hoa Kỳ và cũng là Triết Gia vào thế kỷ 19).
Vài lời nói hay để chúng ta cùng gẩm suy, thổn thức.. . .. xin hẹn gặp lại bạn cũng vào Mục này Tháng sau!
Xin khắc trong tim con!
Sa Mạc Hồng
15:11 02/08/2008
Xin khắc trong tim con!
Một ngày qua, rồi lại một ngày
Trên cõi đời lắm đổi thay
Những vết thời gian in trên cát bụi
Nhạt nhoà như những dấu chân chim
Và những điều răn trên bia đá
Trong tâm khảm con
Cũng chầm chậm hao mòn!
Chúa ơi! Thân xác con yếu hèn!
Quả tim con mềm mỏng
Tâm trí đầy ganh tỵ kiêu căng
Con đường dài, sóng gió trào dâng
Đôi bàn chân với những bước đi lầm lỡ!
Xin khắc trong tim con một cây Thánh giá
Để máu chảy từ tim Ngài đến tận tim con
Xin dựng lên trong con một đền thờ sốt mến
Để Chúa Thánh Thần ngự trị hướng dẫn con!
Xin khắc trong tim con một cây Thánh giá
Để mỗi ngày con cảm nghiệm tình yêu
Là hy sinh, dâng hiến là khổ đau
Là hạnh phúc, đời đời viên mãn
Là thần thiêng thánh đức nhiệm mầu!
Một ngày qua, rồi lại một ngày
Trên cõi đời lắm đổi thay
Những vết thời gian in trên cát bụi
Nhạt nhoà như những dấu chân chim
Và những điều răn trên bia đá
Trong tâm khảm con
Cũng chầm chậm hao mòn!
Chúa ơi! Thân xác con yếu hèn!
Quả tim con mềm mỏng
Tâm trí đầy ganh tỵ kiêu căng
Con đường dài, sóng gió trào dâng
Đôi bàn chân với những bước đi lầm lỡ!
Xin khắc trong tim con một cây Thánh giá
Để máu chảy từ tim Ngài đến tận tim con
Xin dựng lên trong con một đền thờ sốt mến
Để Chúa Thánh Thần ngự trị hướng dẫn con!
Xin khắc trong tim con một cây Thánh giá
Để mỗi ngày con cảm nghiệm tình yêu
Là hy sinh, dâng hiến là khổ đau
Là hạnh phúc, đời đời viên mãn
Là thần thiêng thánh đức nhiệm mầu!
Mùa xuân hoang địa
Nguyễn Trung Tây, SVD
21:56 02/08/2008
Mùa xuân hoang địa
Chương Một: Năm chiếc bánh và Hai con cá Đỏ đặc nơi đường chân trời xa xa, mặt trời phương Tây tô đậm những thân cây thầu dầu khỏe mạnh đang vươn cao tàn lá rậm rạp. Ngần ngừ nuối tiếc, hoàng hôn sa mạc điệu bộ ngập ngừng, dáng vẻ ngần ngại nửa ở nửa đi. Đức Giêsu đăm chiêu nhìn lên trời. Ngài nhận ra ngôi sao hôm sáng lấp lánh trên nền trời xanh biêng biếc. Ngài nhìn chung quanh, sa mạc đá sỏi về chiều nhấp nhô đầu người.Hơn một tuần rồi, người ta vẫn tiếp tục trẩy hội mùa xuân về hoang địa. Trên những nẻo đường dẫn tới sa mạc, cát bụi bốc cao nhuộm đỏ bầu trời xanh lơ. Từng đoàn người nối tiếp từng đoàn người. Thanh niên nối tiếp trai tráng ồn ào vang vang trên khắp những nẻo đường dẫn về đất sỏi. Phụ nữ từng nhóm gót chân đỏ hồng, bước tới hăm hở tìm kiếm. Bà nội da mồi nắm tay, dẫn cháu lên mười, ánh mắt sáng ngời trông đợi. Cụ ông râu tóc bạc phơ, cõng chắt lên ba trên lưng, dõi mắt hướng nhìn xa xăm. Người phong cùi lần theo dấu chân người câm điếc. Người mù lòa bám vai người khuyết tật. Người bịnh thập tử nhất sinh nằm trên cáng, ánh mắt mở lớn hy vọng. Góa phụ nghèo nàn, dáng vẻ cô độc, lần bước một mình, ánh mắt đăm chiêu. Từ khắp mọi nẻo đường, khóa lại những cánh cửa, bỏ lại sau lưng những ngôi nhà, người người của đủ mọi thành phần trong xã hội tấp nập lên đường. Người người kéo về hoang mạc tìm kiếm hình ảnh của người ngôn sứ, nghe nói mới xuất hiện từ thị trấn Nazareth của phương Bắc Galilê.
Đức Giêsu tiếp tục nhìn quanh, Ngài nhận ra mặt trời đỏ ối đã buông rơi, rớt chìm gần một nửa thân mình vào sau rặng núi. Đức Giêsu nhíu mày, bởi Ngài nhận ra giờ đây trong sa mạc, giữa đá sỏi và xương rồng, giữa cây khô và cỏ cháy, giữa rắn hổ và bọ cạp, đầu người tiếp tục nhấp nhô như sóng nước Biển Hồ vào một ngày biển động. Ngài đăm chiêu lo lắng. Nếu để họ quay về, Ngài biết sẽ có nhiều người kiệt sức, ngã quỵ té gục trên đường đi. Quay sang những người môn đệ, Đức Giêsu cất tiếng,
— Mình, mình còn có nhiều lương thực hay không tụi con?
Hiểu ý sư phụ, Phêrô gắt gỏng trả lời,
— Ở đây chỉ có năm ổ bánh mì và hai con cá. Đâu còn đủ thức ăn cho Thầy và cho tụi con. Nói chi tới những người khác.
Những người môn đệ thân tín của Đức Giêsu liếc nhìn Giuđa. Người thủ quỹ nhìn vào giỏ tiền, lắc đầu nhè nhẹ, bộ mặt cương quyết. Không hẹn, những người môn đệ cùng nhau quay nhìn sư phụ, ánh mắt chờ đợi. Ngước mắt nhìn lên bầu trời không gợn một áng mây, Đức Giêsu biết rằng giờ này chỉ còn Thiên Chúa là nguồn trợ lực duy nhất mà Ngài có thể hướng tới. Và Ngài cầu nguyện.
Chỉ trong thoáng chốc, từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh thơm và cá nướng ngập tràn như manna tinh khiết dư thừa bám trắng đá sỏi hoang địa của một thời trong sa mạc. Năm ổ bánh mì và hai con cá cộng lại ra con số bẩy nhỏ bé. Số bẩy tí teo bỗng dưng chuyển động hóa ra con số của hằng ngàn. Mầu vàng của ngàn vạn bánh mì dòn tan và mầu vàng của cá nướng thơm lừng lấp lánh mầu vàng hoàng hôn và mầu vàng sa mạc. Bánh mì và cá nướng thơm hương nồng nàn, ngào ngạt cả một khoảng trời hoang địa bao la.
Nhìn cảnh dân chúng nhận lãnh bánh mì và cá nướng từ tay các môn đệ, Đức Giêsu thở phào nhẹ nhõm. Ngài cười tươi trong làn gió chiều. Gió hoang địa thổi nhè nhẹ. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán của Ngài loãng tan, chầm chậm biến mất. Gió hoang địa lay động những cánh hoa xương rồng. Hoa xương rồng tím thẫm giật mình tỉnh ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn theo những bóng người dần dần khuất dạng nơi đường chân trời. Chim trời lao xuống, mỏ ngậm bánh mì. Đại bàng xòe cánh, vút bay lên cao, nuốt trôi cá nướng. Một vùng hoang địa chết chóc tiếp tục bừng lên sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân nở hoa xương rồng đỏ đậm và cỏ dại xanh biếc dưới đôi chân Đức Giêsu. Đôi chân đó lại đang tiến bước vào trong sa mạc.
Nhìn theo bóng dáng của sư phụ, những người môn đệ biết Thầy của mình sẽ lại ở trong hoang địa một mình tối nay để cầu nguyện.
Chương Hai: Mùa xuân hoang địa Bước chậm rãi trên đất cát loang lổ đá sỏi, Đức Giêsu dừng lại một nhịp chân nhường bước cho chú rắn vằn khoang, sậm đỏ, sọc vàng, điểm đen. Chậm chạp uốn khúc, chú rắn nhẹ nhàng trườn mình, biến mất sau tảng đá. Đức Giêsu quỳ xuống bên cạnh tảng đá. Đôi tay chắp lại, Ngài hướng lên trời cao.
Đức Giêsu cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ những bước chân của Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Ngài cầu nguyện cho những người môn đệ thân thương của Ngài, những người có một thời hành nghề ngư phủ, tiếng nói oang oang như chuông vỡ. Ngài nhớ tới Mátthêu, người thu thuế, bị đồng hương gọi là Do Thái gian, bởi quá khứ của một thời làm việc cho chính quyền bảo hộ La Mã. Sáng hôm đó, Ngài bước ngang qua trạm thuế. Nhìn thấy Mátthêu ngồi đếm tiền trong trạm, Đức Giêsu dừng lại. Miệng mỉm cười, Ngài cất giọng mời gọi, điệu bộ khuyến khích,
— Hãy đi theo ta.
Người thu thuế ngưng đếm những đồng tiền. Không gian bỗng dưng trở thành lặng câm. Những đồng tiền bằng bạc mang hình Cêsar Tiberius rớt xuống đất đen lăn lăn quay tròn. Người thu thuế nhìn Đức Giêsu, ánh mắt ngạc nhiên. Và anh ta quyết định đứng dậy.
Đức Giêsu cầu nguyện cho Simon, dân của thị trấn Cana, đảng viên của nhóm Nhiệt Thành, đang âm mưu lật đổ chính quyền bảo hộ La Mã. Ngài hình dung ra khuôn mặt của Tôma. Người môn đệ này nói năng liến thoắng, ruột để ngoài da, không thấy không tin. Ngài mỉm cười nhớ tới Phêrô, người thủ lãnh của nhóm Mười Hai yêu thì yêu rất nhiều nhưng cũng rất nóng tính, giận cũng lẹ mà cũng chóng tha.
Đức Giêsu tiếp tục cầu xin Thiên Chúa soi sáng và ban thêm nhiều ơn cho những người phụ nữ, những người môn đệ thân thương đã đi theo Ngài từ những ngày đầu tiên của hành trình đức tin.
Đức Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của Ngài qua phép lạ năm ổ bánh và hai con cá.
Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện. Sương đêm tiếp tục rơi xuống. Những hạt sương thiên đàng tô đậm khuôn mặt của trời cao.
Trời đã khuya. Đêm hoang địa bình thường hoang vắng giờ này tưng bừng hội chợ mùa xuân với những chú kiến đen bóng, cẳng chân khẳng khiu, nhe cặp càng bự, nhanh nhanh tha về tổ những miếng vụn dư thừa của bánh mì và cá nướng. Những cánh chim đêm của sa mạc tấp nập bay lên, rộn ràng đáp xuống. Tiếng dế tiếp tục ngân vang gõ nhịp điểm canh đêm khuya. Đêm nay đêm hoang địa. Bây giờ là mùa xuân, mùa xuân hoang địa.
Lời Nguyện:Lạy Chúa! Xin dạy con biết chia sẻ với anh chị em những điều con đã được Trời cao ban tặng. Xin dạy con biết làm tràn đầy những hạt gạo trắng ngọc trắng ngà của Ông Trời, để mọi người con của Chúa đều có cơm ăn, áo mặc. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết tạ ơn cho những biến cố buồn vui đã xảy đến trong cuộc đời. Lạy Chúa! Dù buồn, dù vui, con vẫn tạ ơn Chúa, bởi vì con tin tưởng vào bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tràn đầy thương yêu.
(Để lắng nghe "audio file" của bài suy niệm Mùa Xuân Hoang Địa, xin mời bấm vào, www.nguyentrungtay.com )
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nấm
Diệp Hải Dung
00:13 02/08/2008
NẤM
Ảnh của Diệp Hải Dung – Australia. (Hình chụp tại Penrith, Sydney)
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền