Ngày 01-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy dùng tiền để mua lấy Nước Trời
Jos.Vinc. Ngọc Biển
00:40 01/08/2013
Hãy dùng tiền để mua lấy Nước Trời

Trong cuộc sống, con người thường hay coi trọng tiền bạc, bởi vì người ta thường nói: “đồng tiền liền với khúc ruột”; hay: “có tiền mua tiên cũng được” hoặc có những câu nói mỉa mai như: “Tiền là Tiên là Phật; là sức bật của lò xo; là thước đo của lòng người; là tiếng cười của tuổi trẻ; là sức khỏe của tuổi già; là cái đà danh vọng; là cái vọng che thân; là cán cân công lý”. Chính vì thế, rất nhiều người khi đã kiếm được đồng tiền, người ta lo hưởng thụ, ăn chơi và dùng đồng tiền để làm những điều bất chính. Họ tôn vinh đồng tiền như một ông chủ trong cuộc sống của họ.

Nhưng với người Công Giáo, chúng ta có được coi đồng tiền là mục đích, là tất cả không? Và, sử dụng thế nào cho hợp theo ý Thiên Chúa muốn để được sự sống đời đời?

1. Thái độ của Đức Giêsu về vấn đề tiền bạc

Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật việc một người trong đám đông cất tiếng xin Chúa làm người phân xử và chia gia tài cho anh ta: “Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”, nhưng Đức Giêsu trả lời: “Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?". Rồi Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu”. Qua câu nói đó của Đức Giêsu, Ngài muốn xác định sứ mạng của Ngài là loan báo ơn cứu độ để cho con người được sự sống đời đời chứ không phải chuyện phân chia tài sản; đồng thời mời gọi chúng ta hãy tìm nước Thiên Chúa trước tiên, mọi sự khác Chúa sẽ lo cho sau.

Như vậy, Đức Giêsu không lên án, cũng chẳng ủng hộ việc này. Ngài cũng không thượng tôn tiền bạc cũng lại không khinh chê nó. Nhưng Ngài lại hướng cho anh ta và đám đông đang đứng quanh đó một hướng đi mới; hướng đi của ơn cứu độ. Hướng đi ấy chính là biết cách sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý và biết cách làm giàu trước mặt Chúa để được hạnh phúc đời đời chính là Nước Trời.

Nhân cơ hội này, Đức Giêsu dạy họ phải biết tránh mọi thứ tham lam; đồng thời nhắc cho mọi người biết là của cải không thể đem lại hạnh phúc đích thực nếu không biết sử dụng nó theo ý Chúa, vì thế đừng có an tâm và cậy dựa vào nó một cách thái quá.

Đức Giêsu cũng đưa ra hình ảnh của nhà phú hộ ngu ngốc. Ông ta sẵn sàng bỏ quên Chúa, không lo cho phần hồn của mình, ngược lại, ông ta tìm mọi cách để thu tích của cải trần gian và hả hê với những gì đạt được. Nhưng, Đức Giêsu đã khiển trách ông rất nặng nề: “Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai? Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy". Qua lời cảnh cáo đó, Đức Giêsu cũng tiên báo cho những người chung quanh đó biết rằng: sự sống sự chết là ở trong tay Chúa, nên đừng như nhà phú hộ kia, nên hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa để được hưởng sự sống đời đời. Nhà phú hộ kia đã mơ tưởng hão huyền, nhưng chưa kịp hưởng thụ như trong mơ thì ông đã chết.

Quả thật, con người chúng ta có 3 người bạn luôn theo chúng ta trong cuộc đời, đó là: bà con, tiền bạc và phúc đức. Tuy nhiên, khi giờ chết đến, chỉ có ông bạn phúc đức là theo chúng ta sang thế giới bên kia và tiếp tục là bạn chung thủy của chúng ta mà thôi. Còn bà con họ hàng thì bỏ lại chúng ta ngay tại cửa mồ. Tiền bạc sẵn sàng chia tay chúng ta ngay khi chúng ta chết, nhưng nó lại sẵn sàng, hăng say tố cáo chúng ta trước tòa Phán xét. Ấy thế mà nhà phú hộ cứ ngỡ nó là người bạn tốt: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Ông ta đâu biết rằng cuộc sống của mình chỉ được cộng lại bằng những hơi thở ngắn ngủi, mong manh và người bạn bạc bẽo nhất chính là đồng tiền mà ông ta đang thượng tôn nó.

2. Người Kitô hữu và việc sử dụng tiền bạc

Bài đọc 1 cho chúng ta thấy: hư không trên các sự hư không; phù vân, quả là phù vân. Thật vậy, không có gì và không một ai trên trần gian này làm cho ta thỏa mãn với bản năng của con người, lại không thể đảm bảo cho chúng ta sự sống đời đời được. Chính vì thế, thánh Phaolô nói : “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Đức Giêsu thì truyền cho chúng ta một cách cụ thể hơn khi nói: “Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Hãy loại trừ tính tham lam. Khi tham lam là ta bất chấp mọi thủ đoạn. Làm lớn có thủ đoạn của người làm lớn, làm nhỏ cũng có những mánh khóe của người làm nhỏ. Nào là: bóc lột, tham nhũng, gian dối, lọc lừa... Nhưng thảm hại thay, dù có làm đủ mọi cách, con người chúng ta cũng không bao giờ thỏa mãn, bởi vì “tham thì thâm”. Câu ngạn ngữ của người Lamã thật chí lý: “Của cải như nước muối, bạn càng uống thì càng khát”. Người Việt Nam của chúng ta cũng thường hay nói: “lòng tham vô đáy”.

Thật vậy, hạnh phúc của chúng ta chỉ có thể đạt được nó khi ta bằng lòng với những gì mình đang có. Nó hoàn toàn xa vời khi đó chỉ là những ước ao hão huyền. Cuộc sống của chúng ta phải cố gắng, nhưng cần phải có thái độ phó thác: “hãy phó thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Ngài, Ngài sẽ ra tay”; “Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Được như vậy, chúng ta sẽ hạnh phúc ngay cả những cái không có nữa. Nếu không, chúng ta sẽ bất hạnh và cảm thấy rất đau khổ cũng như luôn có thái độ bất mãn…

Augier đã nói một câu làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Trong dự tính của Thiên Chúa, người giầu chỉ là viên thủ quỹ của người nghèo”. Thánh Tôma Aquinô nói thêm và ngài nhấn mạnh: “Những người giầu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải nhạy bén và biết liên đới với những người sống chung quanh ta, đặc biệt là người nghèo. Vì xét cho cùng, mỗi người chúng ta đều là kẻ nghèo khó trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, đừng kiêu ngạo, tự phụ là do công sức của mình hoàn toàn rồi hả hê, an tâm với những gì mình đạt được một cách tự mãn. Thánh Công đồng Vaticanô II đã dạy cho chúng ta biết: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô”.

Quả thật, tiền bạc không phải là xấu, nhưng nó xấu đi là vì chúng ta biến nó thành ông chủ tồi thay vì là đầy tớ tốt.

Vì thế, đừng bao giờ đặt cho mình mục đích sống chỉ để kiếm tiền, bởi vì: “người giàu cũng khóc”. Cũng đừng vì tiền mà đánh mất lương tri và trà đạp người khác để đạt được mục đích. Đồng tiền không mua được hạnh phúc thật. Sự sống đời đời cũng không thể có nếu ta bóc lột, tham nhũng, bất chính…

Sứ điệp mà Đức Giêsu muốn loan báo cho chúng ta hôm nay: hãy dùng của cải đời này mà “làm giầu trước mặt Thiên Chúa” (x. Lc 12,21). “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12,33).

Như vậy, vấn đề không phải là giàu hay nghèo mà là thái độ sống trong các mối tương quan của ta với Chúa và tha nhân. Ưu tiên của tôi là cái gì: Thiên Chúa và anh em đồng loại hay tiền bạc? Xin để lại suy nghĩ cho mỗi người chúng ta!

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:49 01/08/2013
LÝ TỊNH BAN ĐÊM XÔNG VÀO LONG CUNG
N2T

Tương quân Lý Tịnh bị lạc đường trong núi sâu nên xông vào một trang viện lớn, nữ chủ nhân mời ông ta ở lại, ban đêm Lý Tịnh bị thức dậy vì ồn ào, nữ chủ nhân nói với ông ta trang viện lớn này là long cung, vừa mới nhận lịnh sai Tiểu long vương đi làm mưa, nhưng nó đi qua Nam Hải rồi, thế là bèn mời Lý Tịnh giúp một tay.
Lý Tịnh cưỡi trên lưng con ngựa đen đốm trắng, tay cầm đồ làm mưa, làm theo lời nữ chủ nhân dặn dò: không kéo dây cương mà để ngựa tự nó chạy, khi ngựa vừa chạy vừa hí thì lấy một giọt mưa nhỏ (rỏ) trên bờm ngựa, không thể rỏ nhiều. Nhưng khi con ngựa đốm bay lên trời xanh, Lý Tịnh nhìn thấy một dãy đất khô hạn nên nhịn không được bèn nhỏ một lúc hai mươi giọt mưa.
Sau khi trở về long cung, thì thấy nữ chủ nhân khóc rất thảm thiết, té ra là một giọt mưa sẽ làm cho mực nước trên mặt đất cao một mét, hai mươi giọt mưa thì biến thành lụt đại hồng thủy !
Lý Tịnh vừa nghe nói thì lập tức rời khỏi long cung.
(Đường, “Tục huyền quái lục”)

Suy tư:
Khi con người được cộng tác vào công việc của Thiên Chúa thì trước hết cần có tâm hồn phó thác, tin tưởng và khiêm tốn, bằng không thì chúng ta sẽ làm hỏng việc của Thiên Chúa.
Thời nay có những người thấy có một vài linh mục sống không đúng với chức phận mục tử của mình, thì than thở rằng phải chăng Thiên Chúa đã chọn lầm người, phải chăng Thiên Chúa đã sai lầm khi chọn cha này cha kia làm linh mục.v.v...
Thật ra Thiên Chúa không sai lầm khi chọn các linh mục ấy, nhưng chính các linh mục mục ấy đã sai lầm khi tưởng mình tài giỏi hơn người khác nên Thiên Chúa chọn mình, các vị ấy đã sai lầm khi đem tính khí kiêu ngạo của mình để hoán đổi công việc của Thiên Chúa đã trao ban cho họ, thay vì làm linh mục thì họ lại muốn làm giáo dân, thay vì làm mục tử thì họ lại muốn là kẻ làm thuê, thay vì làm người lãnh đạo để dẫn dắt dân Chúa thì họ lại muốn dân Chúa dẫn dắt mình...
Lý Tịnh là vị tướng ở trần gian có đủ yếu tố để được nữ chủ nhân long cung tin tưởng chọn làm việc của thần, nhưng vì cho rằng một giọt mưa không thấm vào đâu cả nên nhỏ đến hai mươi giọt gây ra đại họa lũ lụt cho người thế gian.

Thiên Chúa không lầm khi chọn các linh mục vì Ngài biết rất rõ về họ, chỉ có những linh mục nào tự cho mình như Thiên Chúa thì mới làm hỏng công việc của Ngài mà thôi. Ai hiểu thì hiểu !
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:55 01/08/2013
N2T

24. Ai nghe thấy Thánh Ngôn mà vẫn cứ tham lam phú quý hoặc vinh hoa của thế gian, thì so với người ăn thức ăn mà không biết no biết đủ.

(Thánh Gregory)
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Ngày Mai
Lm Vũđình Tường
05:39 01/08/2013
Lo cho ngày mai là điều nên làm. Đây không phải là tính toán hơn thiệt nhưng là ơn khôn ngoan khi biết đặt tương lai trên nền tảng vững chắc. Câu hỏi đặt ra là thứ gì vững chắc khi cuộc sống này luôn có những đổi thay, đất trời còn biến chuyển huống chi sự đời. Điều gì vững chắc, bất biến là vấn đề ít người cân nhắc một cách cẩn thận. Bởi vì tiền bạc, chức tước có khả năng mở nhiều cánh cửa khác nhau vì thế của cải tạo ra một ảo giác về sức mạnh. Vì thế nhiều người lầm tưởng lắm của, nhiều tiền là ngày mai vững bền, hay ít ra tích trữ cải là sức mạnh cho tương lai. Đúng vậy nhưng nó giới hạn lắm. Có đại gia nào không chết, có lãnh tụ nào sống muôn đời ngoại trừ vua tình yêu Kitô sau khi sống lại từ cõi chết sống muôn đời.

Có tiền tự nhiên có thế. Có tiền khổ phải giữ tiền. Có thế sẽ có ngày mất thế. Có chức tự nhiên có quyền. Có quyền sẽ có lạm quyền. Chính vì thế quyền hành nó hành lòng người. Của cải vật chất biến đổi lòng người. Một số tự lí luận tôi đủ khôn ngoan làm ra tiền nên cũng đủ khôn ngoan tiêu tiền. Lí luận này xem ra có vẻ hợp lí nhưng thực tế lại không vững như lí luận. Thực ra tiêu tiền cần có ơn khiêm nhường. Thiếu ơn này tiền trở thành khí cụ phá nhà, hại mình, giết người. Người ta dùng tiền để gây thanh thế, tạo bè, kết đảng. Như thế tiền và khiêm nhường không cùng đồng hành chung đường. Cậy thế, cậy tiền, cậy quyền thì đâu còn khiêm nhường vì khiêm nhường đòi nhịn nhục. Nhịn ăn, nhịn nói, nhịn ganh đua. Bình thường nhịn và nhục đi chung với nhau nhưng người khiêm nhường nhịn mà không cảm thấy nhục nhưng vui vì đã nhịn được. Bị thua nhưng không thiệt, không lỗ trái lại lời được lòng người. Không ganh đua nhưng thắng vì người khôn không cần phải tranh giành.

Tiền của cần thiết cho cuộc sống nhưng tiền của cũng tạo căng thẳng cho đời. Càng nhiều tiền càng căng thẳng. Thẳng thì tốt nhưng vừa căng vừa thẳng sớm muộn gì cũng đứt, đứt đoạn giữa đường đời cành nhiều đau khổ. Vì thế tiền nguyên nhân gây đau khổ. Một thực tế khác cho biết kiếm tiền thì khó, tiêu thì dễ. Tiền đến chậm ra đi nhanh. Dùng tiền để bảo đảm tương lai tương lai sẽ bạc như tiền. Đời sẽ tiêu tán, đi nhanh như tiền đến rồi đi. Như thế không thể dùng tiền làm bảo chứng vững chắc cho tương lai. Có cách nào khác chăng? Đức Kitô đưa ra một giáo huấn vững chắc cho tương lai. Đó là xây tương lai trong tình yêu Chúa và lòng mến cho tha nhân. Lòng yêu mến tha nhân không gây căng thẳng cho cuộc đời. Nếu có cạnh tranh trong việc phục vụ thì cạnh tranh đó cũng là cạnh tranh tốt lành, đáng khích lệ. Điều rõ ràng thân xác con người hư nát. Hư nát chung với tiền bất hạnh hơn chết trong lúc đang yêu người và được mọi người yêu mến. Cũng là cái chết nhưng có kẻ chết người khác vui mừng. Có kẻ chết người người yêu mến. Thân nhân có tiếc thương nhưng ấm lòng vì ra đi để lại lòng mến thương. Tình yêu của ta bắt nguồn từ tình yêu Chúa mà tình yêu Chúa tồn tại đến muôn đời, qua muôn thế hệ vì thế xây dựng tương lai trên nền tảng tình yêu Chúa là khôn ngoan vì tình yêu đó bền vững muôn đời.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lịch Phụng vụ tháng 8
Lm Anphong Trần Đức Phương
13:50 01/08/2013
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 8/2013

Trong Tháng 8 này, chúng ta sẽ mừng Lễ các Chúa Nhật (Năm C) 18,19,20,21 Thường Niên, và Lễ Chúa Giêsu Biến Hình, lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, lễ Đức Maria Nữ Vương, Lễ Thánh Batôlômêô Tông Đồ, Lễ Thánh Monica, Lễ Thánh Augustinô, Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả bị Trảm Quyết.

Chúa Nhật 18 THƯỜNG NIÊN ( Ngày 4/ 8): Các Bài Đọc trong Chúa Nhật này nói cho chúng ta biết cuộc đời chóng qua, mọi sự trần gian chỉ là giả trá. Mặc dầu bao lâu chúng ta còn ở trần gian, chúng ta đều phải chịu khó làm việc để phát triển thế giới, phát triển tài năng, nuôi sống bản thân và gia đình. Sự giầu có không phải là điều xấu, nhưng chúng ta đừng chỉ cậy dựa vào tiền bạc mà quên cuộc đời sau, phải biết dùng của cải chúng ta có để làm vinh danh Chúa, giúp vào công cuộc truyền giáo, giúp đỡ những người nghèo khó, bịnh hoạn, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta. Đó là những cách làm giầu đẹp lòng Chúa.

Trong Bài Phúc Âm (Luca 12:13-21), Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn về Người Phú Hộ chỉ lo tích trữ tiền bạc và đinh ninh sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc lâu dài ở đời này; nhưng thần chết đến bất ngờ và ông bỏ lại mọi của cải chẳng đưa đi được gì cả. Rồi Chúa Giêsu dạy chúng ta "hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham lam; vì chẳng phải do sự giầu có mà đời sống được bảo đảm đâu....Kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giầu trước mặt Chúa thì cũng như vậy."

Bài Đọc 1 (trích trong sách Giảng Viên 1:2; 2: 21- 23) cũng cho chúng ta thấy những sự "phù vân giả trá" ở đời này, mọi sự đều chóng qua đi và khi chết chúng ta chẳng mang theo được gì.

Trong Bài Đọc 2 (Côlôssê 3:1-5,9-11), Thánh Phaolô cũng khuyên chúng ta" Hãy tìm kiếm những sự trên trời, chứ đừng chỉ nghĩ đến những sự thế gian...Hãy kiềm chế tính xác thịt là sự gian dâm, ô uế, đam mê xấu xa, sự hà tiện... Vậy hãy đổi mới cuộc đời và mặc lên con người mới theo hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng đã tạo thành chúng ta."

LỄ CHÚA GIÊSU BIẾN HÌNH (Ngày 6/8): Thánh Lễ hôm nay để kỷ niệm việc Chúa Giêsu cùng đi với 3 Tông Đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Tabor cầu nguyện và "đang khi Chúa Giêsu cầu nguyện thì dung nhan Chúa biến đổi khác thường, áo Ngài trở nên trắng tinh sáng láng." Rồi ông Môisê và Êlia cùng hiện ra nói chuyện với Chúa Giêsu; sau đó hai ông biến đi và có tiếng nói từ Chúa Cha: "Đây là con ta yêu dấu; các ngươi hãy nghe Lời Người"

Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa nói với chúng ta, nhất là khi chúng ta cầu nguyện. (Chúng ta hãy nhớ đến Ngắm Thứ Bốn Mùa Ánh Sáng).

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Danien 7: 9-10, 13-14); Bài Đọc 2 (2 Phêrô 1:16-19); Bài Phúc Âm (Luca 9:28-36).

Chúa Nhật 19 THƯỜNG NIÊN (Ngày 11/ 8): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 12:32-48), Chúa Giêsu kể nhiều dụ ngôn khác nhau để dạy chúng ta hãy luôn sống sẵn sàng để đón Chúa đến với chúng ta, khi chúng ta qua khỏi cuộc đời này, hãy lo tích trữ những của cải thiêng liêng là việc lành phúc đức, làm việc từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khó. Hãy cầm đèn cháy sáng để khi ông chủ về bất cứ lúc nào, dù đêm khuya, chúng ta vẫn sẵn sàng. Hơn nữa chúng ta cũng phải biết dùng của cải, tài năng Chúa ban cho chúng ta để giúp đỡ công cuộc truyền giáo và biết làm mọi việc theo ý Chúa: "Ai được ban cho nhiều thì bị đòi lại nhiều hơn!" Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 18:6-9) nói đến Đức Tin của các Tổ Phụ trong thời Cựu Ước. Đức Tin vào Lời Chúa hứa đã giúp các Ngài cố gắng làm lành, lánh dữ để sống đẹp lòng Chúa. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 11:1-2,8-19), Thánh Phaolô nói đến Đức Tin nơi Chúa, đã giúp Tổ Phụ Abraham từ bỏ quê hương và đi theo Chúa đến nơi Chúa chỉ cho ông để xây dựng dân riêng của Chúa. Đức tin đã làm cho Bà Sara dù đã đến tuổi già mà vẫn còn sinh được Isaac; cũng do Đức Tin tuyệt đối nơi Thiên Chúa, mà Abraham đã dám sẵn sàng dâng đứa con trai duy nhất là Isaac cho Chúa.

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật này, chúng ta hãy cầu xin Chúa nâng đỡ Đức Tin cho chúng ta, nhất là trong Năm Đức Tin này, để chúng ta luôn sẵn sàng vâng theo Thánh Ý Chúa trong mọi sự; cho chúng ta biết sống Đức Tin mạnh mẽ để truyền lại cho con cháu chúng ta và lan truyền Đức Tin cho mọi người chung quanh chúng ta.

LỄ ĐỨC MẸ LINH HỒN VÀ XÁC LÊN TRỜI (15/8): Hôm nay, hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta long trọng mừng Mẹ Maria được Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên trời. Mọi người chúng ta đều mắc nguyên tội (tội Tổ Tông Truyền), nên phải qua cái chết và phải chờ ngày Phán xét chung, mới được hiệp nhất cả hồn và xác và lên Trời, nếu chúng ta đã cố gắng sống xứng đáng đẹp lòng Chúa. Nhưng Mẹ Maria hoàn toàn trinh trong "đầy ơn phúc" không vướng mắc tội Tổ Tông Truyền (Vô Nhiễm nguyên Tội) và hoàn toàn trong sạch khỏi mọi tội lỗi, nên được Chúa đưa cả xác và hồn lên trời mà không phải qua cái chết như mọi người chúng ta.

Hôm nay chúng ta hãy vui mừng tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã thương ban cho Mẹ, và đưa cả hồn và xác Mẹ về trời, sau cả cuộc đời đau khổ Mẹ đã chịu, để cùng đồng công cứu chuộc nhân loại, nhất là lúc đứng dưới chân Thánh Giá, khi Chúa Giêsu con Mẹ sinh thì.

Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta luôn cố gắng sống đẹp lòng Chúa, vượt thắng mọi yếu đuối tội lỗi, để khi qua đời, chúng ta cũng được Chúa ban cho chúng ta cùng Mẹ hưởng Tôn Nhan Chúa trong hạnh phúc Nước Trời.

Các Bài Đọc: Thánh Lễ Vọng: Bài Đọc 1 (1 Ký Sự 15: 3-4,15-16; 16:1-2); Bài đọc 2 (1 Côrintô 15:54-57); Bài Phúc Âm (Luca 11:27-28)

Thánh Lễ Chính Ngày: Bài Đọc 1 (Khải Huyền 11:19; 12:1-6,10); Bài Đọc 2 (1 Côrintô 15:20-27); Bài Phúc Âm (Luca 1: 39-56).

LỄ Chúa Nhật 20 THƯỜNG NIÊN (Ngày 18/8): Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Luca 12: 49-53), Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta phải can đảm trung tín với Đức Tin chân thật mà Giáo Hội đã truyền dạy chúng ta theo tinh thần Phúc Âm của Chúa; dù nhiều khi vì thế mà phải đi ngược lại với những người trong gia đình chúng ta và gây cho chúng ta những đau khổ tinh thần.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Giêrêmia 38:4-9,8-10) nói đến những kẻ thù nghịch với Tiên Tri Giêrêmia đã mưu mô ném ông xuống giếng để giết ông; nhưng Thiên Chúa đã soi sáng cho Abdemelech tìm cách cứu ông. Trong Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 12:1-4), Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy nhìn lên Thánh Giá Chúa và suy niệm những đau khổ và cái chết mà Chúa Giêsu đã chịu để đền vì tội lỗi chúng ta, trước khi Ngài lên trời, để chúng ta can đảm chống lại tính xác thịt, xa lánh tội lỗi, và chấp nhận mọi gian nan thử thách trong cuộc đời này, chờ ngày Chúa đưa chúng ta về với Chúa hưởng hạnh phúc Nước trời.

LỄ ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG (Ngày 22/8): Thánh Lễ hôm nay đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII thiết lập từ năm 1954, để kính tước hiệu Nữ Vương Trời Đất của Mẹ Maria và được mừng vào Tuần Bát Nhật Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, để cùng chúc tụng Mẹ vì bao công nghiệp của Mẹ đã làm trong cuộc đồng công cứu chuộc nhân loại. Mẹ đã được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên Trời. Mẹ làm Nữ Vương trời đất và là Đấng trung gian các ơn.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Tiên tri Isaia 9: 1-6); Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38).

LỄ THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ (Ngày 24/8): Theo bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 1: 45-51) Thánh Batôlômêô (cũng được gọi là Nathanaen), quê ở Cana, Galilêa, là một trong số 12 Tông Đồ . Khi được Tông Đồ Philipphê đưa đến giới thiệu với Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã nói về Nathanen: "Đây là một người Israel chân thật, nơi ông không có gì gian dối."

Theo truyền thống thì Thánh Tông Đồ Nathanaen đã đi rao giảng Phúc Âm tại Arabia và Armenia và chịu tử đạo tại đó.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Khải huyền 21:9- 14); Bài Phúc Âm (Gioan:45-51).

Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN (Ngày 25/8): Trong Bài Phúc Âm hôm nay (Luca 13:22-30), Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy vào "Cửa Hẹp" để có thể theo Chúa vào được Nước Hằng Sống." Chúa Giêsu cũng lên án những người Do Thái cứng lòng, không chịu chấp nhận những lời giảng ngay thẳng của Chúa nên họ không thể được vào Nước Chúa, trong khi Abraham, Isaac, Giacob và các Tiên Tri được vào; lúc đó họ sẽ đau khổ, hối hận, và khóc lóc thì đã quá muộn. Hơn nữa, Thiên Chúa cũng sẽ mở rộng Cửa Nước Trời cho những người "từ đông chí tây, từ bắc chí nam vào dự tiệc trong nước Thiên Chúa." Trong Bài Đọc 1 (Isaia 66:18-21), Tiên Tri Isaia cũng được Thiên Chúa soi sáng cho biết Thiên Chúa sẽ mời gọi những người thuộc các dân tộc, các nước khắp thiên hạ được vào Nước Thiên Chúa và Ngài sẽ tạo dựng một "Trời Mới và Đất Mới." Trong Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 12:5-7,11-13), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy kiên nhẫn chịu mọi đau khổ hằng ngày, "chớ khinh thường việc Chúa sửa dạy, đừng nản chí khi Người quở trách; vì Chúa sửa dạy những ai mà Người yêu mến...Thiên Chúa xử sự với chúng ta như con cái trong gia đình....Có người con nào mà cha không sửa dạy...Bây giờ ai cũng coi việc sửa dạy là nỗi đau khổ, hơn là nguồn vui; nhưng sau này nó sẽ mang lại hoa quả bình an, công chính cho những ai được sửa dạy." Vậy chúng ta hãy chấp nhận những sửa phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi chúng ta, để thanh luyện và trở nên trong sạch, thánh thiện hơn, và sau này xứng đáng được hưởng hạnh phúc Nước Trời.

LỄ THÁNH MONICA (Ngày 27/8): Thánh Nữ Monica (332-387) sinh tại Tagasta, miền Bắc Phi Châu. Ngài đã cầu nguyện và dâng nhiều đau khổ trong một thời gian dài để cầu nguyện cho người chồng (Patricius, ngoại giáo) và người con (Augustinô, ngoại giáo) của Ngài, và sau đó đã được Chúa nhận lời và cho chồng và con của Ngài là ăn năn trở lại. Thánh Nữ Monica thật là một gương sáng cho các bà mẹ noi theo để hy sinh hãm mình cầu nguyện cho chồng và cho con. Thánh Nữ Monica đã được suy tôn là thánh và là Bổn Mạng của các bà mẹ Công Giáo.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Huấn Ca 26:1-4,13-16); Bài Phúc Âm (Luca 7: 11-17).

LỄ THÁNH AUGUSTINÔ GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH (Ngày 28/8): Augustinô (354-430) sinh ra ở Tagasta (Phi Châu), từ nhỏ đã có trí thông minh tài giỏi, khi lớn lên đã nghiên cứu nhiều về triết học và không chấp nhận Kinh Thánh, chạy theo những học thuyết ngoại giáo, và sống đời sông hoang đàng, bỏ gia đình và đi sang Ý. Augustinô đã làm cho người mẹ (Thánh Monica) rất đau khổ. Nhưng nhờ lời cầu nguyện tha thiết của Thánh Monica và sau khi đến Milan (Ý) và được nghe Thánh Ambrôsiô (339 - 397) giảng về Kinh Thánh, Augustinô đã say mê những lời giảng của Thánh Ambrôsiô và đã thay đổi thái độ và cuộc sống, say mê nghiên cứu về Kinh Thánh và sau một thời gian chuẩn bị, đã xin Thánh Ambrôsiô rửa tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào dịp Lễ Phục Sinh năm 387; sau đó đã đi vào cuộc sống ẩn dật và cầu nguyện; rồi trở về Phi Châu vào năm 388. Khoảng 3 năm sau đó được chịu chức Linh Mục tại Hippô và vào năm 395 được chịu chức Giám Mục địa phận. Trong suốt 35 năm đã giảng dạy và chống lại các tà thuyết lạc giáo vào thời đó; đồng thời viết nhiều tác phẩm rất giá trị về triết học và thần học, vẫn được nghiên cứu và học hỏi, ngay cả ở các môi trường Đại Học trên thế giới. Thánh Augustinô qua đời năm 71 tuổi, vào ngày 28 tháng 8 năm 430.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (1 Thesalônica 2:9-13); Bài Phúc Âm (Matthêu 23:27-32).

LỄ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT (Ngày 29/8): Trong một năm, Giáo Hội có 2 ngày lễ kính Thánh Gioan Tẩy Giả: Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào ngày 24/6, và hôm nay là Lễ Kính Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Chúng ta hãy đọc Bài Phúc Âm hôm nay (Matcô 6: 17-29) để biết rõ về câu chuyện thảm thương này. Bài Đọc 1 (Sách Tiên Tri Giêrêmia 1: 17-19).

Xin Mẹ Maria Lên Trời, Thánh Giuse, Thánh Gioan Baotixita, Thánh Batôlômêô Tông Đồ, Thánh Monica, Thánh Augustinô và các Thánh cầu bầu cho chúng ta, để dù sống giữa trần gian với bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu cám dỗ, chúng ta vẫn được ơn Chúa giúp để can đảm "vác Thánh Giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa" và luôn sống xứng đáng con cái Chúa ở đời này và ngày sau được vào hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa cùng với Mẹ Maria và các Thánh.
 
Tháng 8: Kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm
Trầm Thiên Thu
13:52 01/08/2013
Ý cầu nguyện tháng 8-2013

Ý chung: Cầu cho các cha mẹ và các nhà giáo dục giúp đỡ thế hệ trẻ được lớn lên với một lương tâm ngay thẳng và đời sống chính trực.

Ý truyền giáo: Cầu cho các Giáo Hội địa phương ở Phi Châu trung thành loan báo Tin Mừng, thúc đẩy việc xây dựng hoà bình và công lý.

Tháng 8 được dành để kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm Đức Mẹ. Tháng 8 nằm trong phụng vụ thường niên, màu phụng vụ là màu xanh, mang ý nghĩa tràn trề niềm hy vọng thánh thiện. Biểu tượng hy vọng này là màu của hạt mầm và muốn đánh thức tín hữu biết hy vọng thu hoạch vụ mùa Nước Trời vĩnh cửu, đặc biệt hy vọng được sống lại vinh quang. Phụng vụ mùa thường niên nhắc chúng ta đang lữ hành về Quê Trời, nơi mà chúng ta hy vọng được lãnh nhận phần thưởng đời đời.

Mẫu tâm Vô nhiễm còn quen gọi là Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ. Người Công Giáo cần có Đức Mẹ chở che và hướng dẫn, muốn vậy thì hãy tôn sùng Mẫu Tâm.

Tháng 8 còn có các lễ khác liên quan Đức Mẹ: Cung hiến Đền thờ B9ức Bà Cả (5-8), Đức Mẹ Mông Triệu (15-8), Đức Maria Trinh Vương (22-8). Lễ Đức Mẹ lên trời cho chúng ta biết chắc có sự sống lại và lên trời, đúng như Đức Kitô đã hứa. Hy vọng của chúng ta càng tăng thêm gấp bội.

Trong mầu nhiệm Vui thứ nhất, Sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ thụ thai, chúng ta thấy cách Thiên Chúa muốn giao tiếp với nhân loại thế nào. Thiên Chúa chọn Đức Mẹ là phụ nữ của đức tin vì Đức Mẹ là người “đầy ơn phúc”. Nhờ Đức Mẹ, chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể và làm người để giao tiếp với chúng ta theo cách của nhân loại.

Chắc chắn vì Mẫu tâm Vô nhiễm mà Đức Mẹ có thể kết hợp mật thiết với Thiên Chúa như vậy, để trở thành Mẹ Thiên Chúa. Điều này dạy chúng ta điều gì về tầm quan trọng của việc giữ lòng thanh khiết? Chúa Giêsu nói: “Phúc cho ai có lòng thanh sạch, vì họ sẽ nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5:8).

Theo đuổi sự khiết tịnh và ước muốn nên thánh là Ý Chúa muốn nơi tất cả chúng ta. Trong 1 Tx 4:3-8, thánh Phaolô nói: “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh, tức là xa lánh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự, chứ không buông theo đam mê dục vọng như dân ngoại, là những người không biết Thiên Chúa. Về điểm này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối người anh em mình, vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những cái đó, như chúng tôi đã từng báo trước và cảnh cáo anh em. Thật vậy, Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện. Vậy ai khinh thường những lời dạy trên, thì không phải khinh thường một người phàm, nhưng khinh thường Thiên Chúa; Đấng hằng ban cho anh em Thánh Thần của Người”.

Như vậy Đức Maria phải làm gì để phát triển sự thánh thiện? Thánh Louis M. De Montfort nói về điều này trong một bài giảng của ngài về “Bí quyết của Đức Mẹ”: “Chúng ta phải tìm ra một phương tiện đơn giản để đạt được hồng ân Thiên Chúa cần thiết để trở nên thánh thiện. Chính xác điều này là tôi muốn truyền dạy anh chị em. Luận điểm của tôi là trước tiên anh chị em phải khám phá Đức Maria nếu anh chị em muốn nhận được hồng ân Thiên Chúa” (#6).

Có thể lý thuyết này là lý do để diễn đạt trong lời cầu nguyện dâng ngày buổi sáng: “Lạy Chúa Giêsu, qua Mẫu tâm Vô nhiễm Mẹ Maria, con xin dâng Chúa…”. Ngay cả chân phước Teresa Calcutta cũng thích nói: “Qua Mẹ Maria, hãy là duy nhất và tất cả cho Chúa Giêsu”. Thật vậy, hồng ân và phước lành hằng ngày của chúng ta từ nơi Chúa Giêsu, và đó là Ý Chúa trao cho chúng ta chính Con Một Ngài qua Mẹ Maria. Chắc chắn Đức Mẹ vẫn giữ vai trò chính trong đời sống hồng ân và sự thánh thiện ngày nay.

Đức Mẹ, trong sự thuần khiết của Mẫu Tâm và đầy tràn ân sủng cũng dạy chúng ta bài học về lòng bác ái vị tha. Khi Đức Mẹ đi thăm người chị họ Elizabeth, chúng ta thấy cách Đức Mẹ chia sẻ món quà này của Đức Kitô trong việc phục vụ người khác vì yêu thương. Đức Mẹ dạy chúng ta biết tầm quan trọng của việc yêu thương người khác, giao tiếp với người khác. Chúng ta không thể sống chỉ vì mình, sống hoàn toàn biệt lập với người khác. Sự viên mãn của cuộc sống được tìm thấy trong việc trao tặng chính mình vì yêu thương và phục vụ người khác.

Một bài học thú vị khác về văn hóa ngày nay là phải hành động với Đức Mẹ như vị Hiền thê của Thánh cả Giuse. Mặc dù Thiên Chúa trong mầu nhiệm và quan phòng của Ngài đã chọn Đức Mẹ là người mang thai Con Thiên Chúa mà không có sự “nhúng tay” của loài người, tuy nhiên Thiên Chúa muốn Đức Giêsu được nuôi dưỡng trong một gia đình hoàn toàn nhân loại. Vì thế, Thánh Giuse được trao cho cả Đức Mẹ và Chúa Giêsu để hoàn tất mối quan hệ quan trọng này theo định dạng nhân loại và yêu thương. Qua Mẹ Maria, kế hoạch của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình được rõ ràng minh bạch.

Mong sao mỗi chúng ta càng ngày càng yêu mến Đức Mẹ và biết tận hiến cho Đức Mẹ! Mong sao dân Chúa biết khám phá Đức Mẹ! Bởi vì chính Đức Mẹ giữ vai trò thông ban ân sủng cần thiết để chúng ta nên thánh, và đó là công việc của Thiên Chúa. Tuy đòi hỏi chúng ta phải lưu tâm và hợp tác, nhưng Thiên Chúa luôn hành động trong chúng ta. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, càng ngày chúng ta càng có thể ước muốn nên thánh ngay tại trần gian này!

Lạy Mẫu tâm Vô nhiễm Mẹ Maria, xin cầu cho chúng con, xin hướng dẫn và che chở chúng con trọn cuộc lữ hành trần gian này. Chúng con cầu xin nhờ Thánh Tử Giêsu, Chúa chúng con. Amen.
 
Ông phú hộ ngu dại
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:10 01/08/2013
Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 12,13-21

ÔNG PHÚ HỘ NGU DẠI

Sống ở trần gian này, ai cũng muốn cho mình có một cuộc đời sang trọng,sung túc.Do đó, nhiều người đã cắm cúi, đã nhắm mắt làm ăn dù cho có bất chính miễn họ có nhiều tiền lắm của.Nghệ thuật làm giầu chỉ nghĩ tới cuộc sống tạm bợ đời này là một điều vô nghĩa bởi vì giầu sang, phú quí mấy rồi con người cũng phải chết. Không ai có thể dùng tiền của để mua thuốc trường sinh cho cuộc sống của mình. Chúa Giêsu khuyên chúng ta rắng :” Hãy dùng tiền của ở trần gian này mà làm giầu trước mặt Thiên Chúa” ( Lc 12, 21 ).

Vâng, cuộc sống trần thế chỉ là cuộc đời tạm bợ, mau qua. Cuộc sống này nay còn mai mất. Nên, trước mặt Thiên Chúa con người chỉ là tạo vật, chỉ là con người khó nghèo. Dù rằng con người có giầu có, có nhiều nhà lầu xe hơi, có nhiều kho lẫm, có nhiều két sắt, có nhiều đô la, có nhiều tiền của, có nhiều tài khoản ở ngân hàng, nhưng con người vẫn chỉ là số không. Bởi vì, những của cải vật chất này rồi cũng qua, không ai có thể sống mãi ở trần gian để hưởng thụ của cải vật chất. Con người chỉ thực sự là giầu có khi họ bán hết gia sản, của cải để phân chia cho người nghèo, như chàng thanh niên giầu có mà Đức Giêsu đã gợi ý cho anh trong Tin Mừng, nhưng anh ta không mảy may làm được. Hôm nay, trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu lại phán :” Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá “ ( Lc 12, 33 ). Thực tế, nhiều người ngày nay vẫn đang muốn hưởng thụ và không muốn chia sẻ như ông phú hộ mà đoạn Tin mừng của thánh Luca 12, 13-21 đề cập tới. Sở dĩ ông phú hộ bị coi là người ngu dại bởi vì ông vấp phải hai lầm lỗi. Lầm lỗi thứ nhất, ông phú hộ không nhìn xa hơn chính mình, không thoát ra khỏi chính mình.Chính vì thế, ông luôn dùng chữ mình, mình sẽ làm thế này, mình sẽ làm thế kia, và rồi mình sẽ bảo linh hồn mình rằng. Ông phú hộ là kẻ ích kỷ, coi mình là cái rốn, là trung tâm của vũ trụ, ông chỉ biết có mình mà không biết đến người khác. Lý do thứ hai ông phú hộ được gọi là ngu dại vì ông chỉ nghĩ tới đời sống tạm bợ, mau qua mà không nghĩ tới số phận, tới đời sống vĩnh cửu mai sau. Ông phú hộ chỉ biết làm giầu nhưng ông không biết của đời và ngay cuộc sống của mình cũng chỉ là tạm bợ, mau qua. Như hoa sớm nở chiều tàn. Như cây phù du, như hoa phù du xem đẹp nhưng thật mau úa, tàn phai. Thực tế, ông phú hộ không hiểu được rằng tất cả những gì ông đang có, ông không có thể đem chúng theo vào cuộc sống vĩnh cửu mai sau được. Ông phú họ tự nhủ :” cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã “ (Lc 12, 19 ). Tự nhủ như thế, ông phú hộ cứ tưởng đời sống trần gian sẽ kéo dài, cái chết không bao giờ tới với ông. Ông đã lầm và không không thể lấy đem theo những của cải ông có vào đời sống vĩnh cửu. Ông đã lấy của người nghèo phần của họ như thánh Tôma Aquinô quả quyết :” Những người giầu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa “ hoặc như thánh Basiliô đã nói :” Tấm bánh mà bạn giữ lại là của người đói khổ, chiếc áo mà bạn cất trong vali là của kẻ trần trụi “.

Tóm lại, người khôn là người biết xây nhà mình trên đá, người biết tỉnh thức và chờ đợi như năm cô trinh nữ khôn ngoan Tin Mừng đã thuật lại; “ Họ mang đèn mà lại mang dầu đi theo “. Người khôn là người biết chia sẻ, người khôn ngoan không xây nhà trên cát và trên cầu.

Marc Sevin viết :” …Thánh sử Luca mời gọi mỗi người chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu để trở nên “ giàu có trong Thiên Chúa”, để không còn sợ hãi nào cho sự sống đời sau. Bởi vì những gì đang làm đầy những kho lẫm của bản thân chúng ta không bảo đảm được gì, mọi sự chỉ là phù vân. Tốt hơn hết là làm cho chúng trở nên trống rỗng. Thật vậy, khi so sánh với kho tàng trên Nước Thiên Chúa, của cải ở đời này chỉ là khổ đau.Các Tông đồ đã được hưởng gia nghiệp thần linh nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh…Không chờ đợi gì nữa, họ tập trung của cải lại thành của chung, nhất là cho đi vì Nước Trời mọi điều họ đang có và mọi việc họ đang làm “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con, để chúng con luôn biết chia sẻ cho những người nghèo, để chúng con hiểu ra rằng của cải trên thế giới không được phân chia đồng đều. Xin cho những người giầu biết phân chia của cải cho những người nghèo.Xin cho những người giầu trên thế giới biết chia sẻ cho các nước nghèo, những người cùng cực, những người đang nằm chờ chết. Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Ông phú hộ lại bị coi là ngu dại ?
2.Của cải trên thế giới có được chia sẻ đồng đều không ?
3.Người khôn là người thế nào ?
4.Người ngu thì sao ?
5.Chúa đến với chúng ta làm sao ?
 
Điều gì làm cho tôi nên giàu có trước mặt Chúa
Lm Jude Siciliano OP
23:15 01/08/2013
Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN -C-
Giảng viên 1: 2; 2:21-23; Tvịnh 90; Côlôsê 3: 1-5, 9-11; Luca 12: 13-21

ĐIỀU GÌ LÀM CHO TÔI NÊN GIẦU CÓ TRƯỚC MẶT CHÚA

Bài trích sách Giảng Viên hôm nay quả là một thứ “bi quan!”. Sách này không nói nhiều đến Thiên Chúa, cũng không nói đến một viễn cảnh về đời sống sau cái chết. Theo sách Giảng Viên, tất cả những gì chúng ta có là những gì đang ở ngay trước mắt: ai mà biết được đâu là kế hoạch Thiên Chúa dành cho chúng ta? “Tất cả chỉ là phù vân!”

Tác giả gọi mình là Côhelét và theo ông thì chẳng có gì tốt đẹp tồn tại sau cái chết. Vào thời Côhelét viết tác phẩm này thì niềm tin của người Dothái chưa có khái niệm gì về đời sống sau khi chết. Vì thế, theo quan điểm của ông Côhelét, thì tất cả những gì chúng ta có là những gì ta hiện đang sở hữu. Sau khi một chết đi, tất cả tài sản ấy sẽ thuộc về “một người đã không vất vả chi hết”. Chính quan điểm bi quan của Côhhelét khiến cho sách của ông khó được chấp nhận trong quy điển Hípri. Điều đã cứu quyển sách này chính là phần kết luận của nó (12,9-14), “Hãy kính sợ Đức Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền, đó là tất cả đạo làm người, vì Thiên Chúa sẽ đưa ra xét xử tất cả mọi hành vi, kể cả những điều ẩn dấu, tốt cũng như xấu”.

Tôi có quen một người đã lập gia đình nhưng suốt 20 năm vì tính chất công việc khiến anh phải sống xa nhà thường xuyên. Sau nhiều năm làm việc, anh được thăng chức với các vị trí ngày càng được trả lương cao hơn; điều này cũng đồng nghĩa với việc anh phải đi nhiều hơn. Anh vắng nhà ngày một nhiều. Mỗi sáng thứ Hai anh lại bay đến một thủ đô của một nước khác, và mãi tối thứ Sáu mới về nhà. Hầu như chỉ mình vợ anh nuôi dạy hai đứa con trai. Cô ấy nói, “suốt hai mươi năm qua tôi như bà mẹ đơn thân”. Rồi họ phải đi đến phòng tư vấn hôn nhân để mong cứu vãn đời sống hôn nhân của mình. Côhelét đưa ra một câu hỏi mà ai trong chúng ta cũng phải phản tỉnh: “Sau tất cả những điều ấy là gì?”

Sách Giảng viên không nói nhiều về Thiên Chúa. Chủ yếu sách nói đến những hướng dẫn lối sống – và với một lối bi quan yếm thế. Nhưng đối với “người thực tế” nó có thể lại là một lời thức tỉnh để kiểm điểm lại cuộc sống của mình và xét xem đâu là những ưu tiên. Phải chăng tất cả chỉ là phù vân? Điều gì dẫn chúng ta đến với Tin mừng.

Quý vị đã bao giờ dự một bữa tiệc ngạc nhiên chưa? Quý vị đến nhà một người trong gia đình mình, và nghĩ rằng, để dự một bữa cơm thân mật. Nhưng, khi quý vị đến nơi, gia đình và bạn thân của quý vị thình lình bật đèn lên và la to “Ngạc nhiên chưa!” Đó chính là bữa tiệc ngạc nhiên dành cho quý vị. Có những điều kinh ngạc khác mà chúng ta không mong nó xảy ra. Những tin xấu luôn đến theo kiểu kinh ngạc; bất chợt sự thể trở nên xấu đi. Trong một thế giới tiên nghi, một lối sống hay mong ước bỗng nhiên bỉ thổi bay. Tất cả sụp đổ chỉ sau một cú điện thoại, hay sau khi bác sỹ đọc phim X-quang hay kết quả thử máu.

Đức Giêsu thích dùng dụ ngôn mà giảng dạy; không phải bằng cách áp dụng luật hay quy tắc, nhưng bằng cách lôi kéo trí tưởng tượng của ta. Đó là cách Người nói: “Này, hãy cân nhắc… Xem xét đời sống của anh… đưa ra kết luận”. Đây chính là trường hợp của dụ ngôn hôm nay.

Có người muốn Đức Giêsu giải quyết chuyện tiền nong. Có phải đó là suy nghĩ của họ về Đức Giêsu, rằng Người là một trong những thày dạy luật và là người phân xử những vấn đề gia đình? Nhưng, Người nhân cơ hội này để giáo huấn họ qua một dụ ngôn, với hy vọng kéo mọi người đến một vấn đề sâu hơn. Người cho các thính giả một cơ hội để suy nghĩ về chính đời sống, dự định của họ và lối họ nhìn cuộc đời.

Đức Giêsu mở đầu dụ ngôn thế này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi”. Ai mà chẳng muống giống như ông ấy? Quá an toàn! Giàu có! Hình ảnh bàn ăn thừa mứa những cao lương mỹ vị của ông khác biệt với bàn của khách. Tin tốt lành là, năm ấy được mùa nhưng ngặt một nỗi kho thóc lại nhỏ quá. Ai mà chẳng muốn gặp “vấn nạn” như vậy. Ôi một vấn nạn dễ chịu! Cứ như thể trúng số độc đắc và một mình ôm trọn số tiền thưởng ấy. Chỉ có một “vấn nạn” là làm thế nào tiêu hết số tiền ấy.

Sai lầm là, ngay khi ông này đang ngất ngây trong những ý nghĩ thoải mái thế và vạch ra những kế hoạch, dự định thì – “Không ngờ!” Thiên Chúa hiện ra và định đoạt số phận ông, “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” Lời này như vọng lại dư âm của bài đọc thứ I: Khi ông chết đi, ai sẽ là người hưởng tất cả tài sản mà ông này đã thu góp?

Lưu ý: dụ ngôn không nói Thiên Chúa cất mạng sống ông đi. Vậy liệu kẻ hung dữ sẽ đoạt mạng ông ấy có phải là người trong gia đình ông; những người làm công bị trả lương rẻ mạt; hay những kẻ thèm khát sự giàu sang của ông? Chúng ta không biết, nhưng điều được biết rõ ràng là ngay trong sự hài lòng và tự mãn thì xảy ra một sự sụp đổ hoàn toàn và mọi thứ đều tiêu tán. Tôi nhớ lại câu chuyện “Hát Mừng Giáng Sinh” của Charles Dicken. Sau khi Ebenezer Scoorge chết thì đám quản gia và người ở giành giật lấy đi tất cả giường chiếu và bất cứ thứ gì mà họ lôi đi được “…vậy những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”

Điều gì khiến ông phú hộ buồn rầu? Một trong những vấn nạn của ông là chẳng có ai trong thế giới của ông. Ông tự nói với chính mình. Ông có vợ không? Bà có thể sẽ nói gì? Con cái ông đâu? Trong mối bận tâm của ông, thiếu vắng một cộng đồng nhân loại. Thiên Chúa gọi ông là đồ ngốc – chỉ mình ông tự cố vấn cho mình, một “tên ngốc”

Chúng ta là một phần của cộng đoàn. Người khác cũng cần liên hệ đến những quyết định của ta, nhất là khi những quyết định ấy ảnh hưởng đến họ. Có một thi sỹ từng nói rằng: “không ai là một hòn đảo”. Trong mối quan tâm của ta cũng cần phải có mặt của tha nhân. Những kẻ làm công có chia sẽ sự giàu có của ông không? Ông phú hộ này không biết đâu là giới hạn. Bao nhiêu thì đủ? Bao nhiêu là quá nhiều? Xe thế nào thì sang? Nhà thế nào mới to? Cần mấy chiếc xe hơi? Mấy cái TV?... Khi ta bước vào “phòng tư vấn” để xem xét đời sống và cả những dự định tương lai, thì ta sẽ mang ai vào trong cuộc đối thoại này? Khi chúng ta quyết định muốn “thêm nữa”, thì điều gì sẽ xảy ra cho môi trường?

Ông phú hộ bị tài sản của mình làm mờ mắt. Ông nghĩ chúng bảo đảm cho hạnh phúc hiện tại và tương lai của ông. Ông gọi tài sản của mình là “những sự tốt lành”. Một số còn xem đó là “ân huệ” – nhưng liệu những thứ chúng ta gọi là “ân huệ” có thực sự là như thế không? Những người khác chỉ có ít của cải, nhưng không phải là những thứ “tốt lành” của ông phú hộ, lại có thể là những người giàu thực sự: như dụ ngôn cho thấy, trong “sự quan trọng đối với Thiên Chúa”. Điều mà chúng ta cần suy niệm hôm nay là: điều gì là quan trọng đối với Chúa? Và tôi sẽ làm gì với điều đó? “Giàu có trước mặt Chúa” nghĩa là gì?

Trong ánh sáng của dụ ngôn hôm nay, được “giàu có trước mặt Thiên Chúa” có thể là: nhìn của cải trong cái nhìn về nhu cầu của người khác; không chỉ tự mình quyết định điều thiện hảo; nhận thức sáng suốt điều Chúa muốn trước khi tôi hành động; nghĩ đến cái giá mà người khác phải trả vì quyết định của tôi; không đặt tin tưởng nơi những thứ chóng qua; xem trọng sự giàu có mà mình có nơi những tương quan với tha nhân và việc họ bị ảnh hưởng thế nào vì quyết định của tôi.

Tôi có bao nhiêu tài sản không quan trọng, tôi đến dự Tiệc Thánh Thể này vì đói khát Thiên Chúa và đường lối của Người. Tôi biết ơn vì những ân huệ thực sự: cụ thể như việc đủ ăn và hoa màu ruộng đất. Nhưng cũng còn biết ơn vì đức tin mang lại cho tôi cái nhìn sáng sủa để biết khi nào là đủ và ai mới là gia tài đích thực của tôi. Điều gì làm cho tôi nên giàu có trước mặt Chúa?

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


18th SUNDAY -C-
Ecclesiastes 1: 2; 2:21-23; Psalm 90; Colossians 3: 1-5, 9-11; Luke 12: 13-21

Well the Book of Ecclesiastes is a real "downer! " The book doesn’t have many references to God, nor an allusion to life after death. According to Ecclesiastes, all we have is what we can see: who knows God’s plan for us? "All things are vanity!"

The author named himself Qohelet and from his perspective nothing good will survive death. At the time Qohelet wrote the Jewish faith had not yet acknowledged life after death. So, from Qohelet perspective, what we have here is all that we have. After a person dies someone else, "who had not labored" for the property, would possess it. Qohelet’s negative view made it difficult for the book to be accepted in the Hebrew canon. What probably saved it was the book’s epilogue (12:9-14), "Fear God and keep God’s commandments, this is a person’s call: because God will bring to judgment every work, with all its hidden qualities, whether good or bad."

A man I know spent 20 years of his marriage at a job that kept him away from home a lot. As the years passed he got "bumped up the ladder" in his company to higher-paying positions; which also required him to travel more extensively. He was home less and less. Each Monday he flew to another foreign capital, to return home on Friday evening. For the most part his wife raised their two sons. She said, "For 20 years I’ve been a single-parent." They have been going for marriage counseling hoping to save their marriage. Qohelet suggests a question many of us have to reflect on, "What’s it all about?"

The book of Ecclesiastes doesn’t make many references to God. It’s more of a guide to living — and a pessimistic one at that. But for the "practical person" it may be a wake-up call to examine one’s life and priorities. Is it all vanity? Which leads us to the gospel.

Have you ever had a surprise party? You arrive at a family member’s home for, what you thought was, an intimate dinner party. Instead, when you arrive family and close friends switch on the lights and shout "Surprise!" It’s a surprise party for you. Other surprises we would prefer not to have. Bad news always seems to come like a surprise; a startled turn when things go bad. In a moment a world of comfort, a way of living, or our expectations suffer a serious blow. All can collapse by a phone call, or with a doctor reading an x-ray, or blood test result to us.

Parables were Jesus’ favorite way to teach; not by applying rules and regulations, but by appealing to our imagination. It was his way of saying, "Here, ponder this one… Reflect on your life… Draw your own conclusions." This was certainly the case with today’s parable.

Someone wants Jesus to deal with a financial matter. Is that what they thought of Jesus; that he was one of the teachers of the law and an arbitrator in family issues? Still, he took the opportunity to teach through a parable, with the hope of drawing the listeners into deeper issues. He was offering his listeners an opportunity to think about their values, plans, pet projects and how they looked at life.

Jesus opens his parable: "There was a rich man whose land produced a bountiful harvest." Who wouldn’t want to be in that man’s shoes? So much security! Well-being! Picture his ample table all covered with gourmet foods with distinguished table guests. A report comes in — the best news – too much harvest, and too little barn space. Who wouldn’t want his "problem?" Such a problem! It’s as if you have won the $130 million lottery and you were the only winner. The only "problem" would be how to spend it.

The clinker. Just when the man is lulled into comfortable thoughts and is making plans and projects – "Surprise!" God makes an appearance and passes a verdict on the man’s whole life, "You fool, this night your life shall be demanded of you and the things you have prepared, to whom will they belong?" There are echoes of our first reading here: who will get all the treasures the man has accumulated when he dies?

Note: it doesn’t say God will take his life. Will the villains be his greedy family members; his underpaid employees; those attracted by his riches? We don’t know, but what we do know is that in the midst of contentment and self congratulation complete collapse happens and everything falls apart. It reminds me of Charles Dickens’ story, "A Christmas Carol." After Ebenezer Scrooge dies his housekeeper and undertaker strip his room of bedding, drapery, and anything else they could grab. "...and the things you have prepared, to whom will they belong?"

What caused the man’s downfall? One of his problems was that there was no one else in his world; he was a person talking to himself. Did he have a wife? What would she have to say? Were there children? There was no human community in his considerations. God calls him a fool – the man’s sole and chief advisor was himself, a "fool."

We are part of a community. Others need to be involved in our decisions, especially if they are affected by them. As the poet said, "No one is an island." Others also need to be part of our concern. Would the man’s employees share in his well-being? The man knew no limits. How much is enough? How much is too much? The man How big a car? How big a house? How many cars? How many televisions? Etc. When we enter our "consultation room" to consider our lives and our future plans, whom do we bring into the conversation? When we decide for "more," what are the consequences for our environment?

The man was deluded by his possessions. He thought they guaranteed his present and future happiness. He called his possessions "good things." Some might even call them "blessings" — but are what we call "blessings" really that? Others who have less, but are without the man’s "good things," may be very rich indeed: as the parable puts it, in "what matters to God." That could be our meditation this day: what matters to God? And what am I doing about it? What would it mean to be "rich in God’s sight?"

In light of today’s parable, being "rich in what matters to God" could mean: seeing possessions in the light of others’ needs; not deciding important matters on my own; discerning what God might want before I act; reflecting on the cost to others of my decisions; not putting my trust in what won’t last; counting as true riches my relationships with others and how they are affected by my life choices.

No matter how much I have, I come to this Eucharist hungry for God and for God’s ways. I am grateful for real blessings: certainly for enough food and drink and the nourishing gifts of the Earth. But also for faith that gives me clear vision to know when enough is enough and who and what are my real treasures. What makes me rich in God’s sight?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin của Đức Thánh Cha Phanxicô
Bùi Hữu Thư
08:12 01/08/2013


2013-07-31 Vatican Radio

(Vatican Radio) Thông Điệp đầu tiên “Ánh Sáng Đức Tin” Lumen Fidei của Đức Thánh Cha Phanxicô được xuất bản vào tháng 7, là một tài liệu cần thiết nên đọc trong mùa hè. Được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khởi sự và Đức Thánh Cha Phanxicô hoàn tất, Lumen Fidei là một chìa khóa thiết yếu cho việc tìm hiểu đức tin của chúng ta, tìm hiểu chính chúng ta và hai vị giáo hoàng của thiên kỷ thứ hai.

Với các khách hành hương tại Rôma vài ngày sau khi thông điệp được phát hành, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khởi đầu thông điệp này là thông điệp tiếp nối sau thông điệp về Bác Ái và Hy Vọng. Tôi tiếp nối dự án này và đã hoàn tất. Tôi hân hoan gửi đến toàn Dân Chúa; thực vậy, nhất là ngày hôm nay, chúng ta cần đi vào những gì thiết yếu của đức tin Kitô giáo, để đào sâu, và dùng đức tin để đo lường các vấn nạn hiện nay. Nhưng tôi cho rằng thông điệp này, ít ra một vài phần cũng có thể ích lợi cho những ai đang tìm kiếm Thiên Chúa và ý nghĩa của cuộc đời. Tôi dâng thông điệp này cho Đức Trinh Nữ Maria, xin cho được mang hoa trái như Chúa Kitô mong muốn.”

Trong phần đầu của một loạt năm bài, Đức Ông John Kennedy, một giới chức tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã giúp chúng ta bằng cách phân tách và tóm lược từng phần cho chúng ta dễ hiểu. Sau đây là cuộc phỏng vấn Đức Ông của bà Tracey McClure trên Radio Vatican:

Đức Ông Kennedy: Như tất cả chúng ta đã nghe các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các tuần lễ và tháng qua trong các buổi triều kiến hàng tuần và kinh Truyền Tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Các thế hệ trẻ đang theo dõi ngài trên Facebook và Twitter, và các phương tiện truyền thông nói chung, đặc biệt là mạng lưới của Radio Vatican đã thông tin về các chuyến viếng thăm của ngài và các lời bình luận của ngài về các biến cố trên thế giới.

Danh từ thông điệp chúng ta có thể không quen thuộc lắm. Thật vậy chính tôi chỉ được nghe lần đầu khi còn ở chủng viện.

Danh từ thông điệp xuất xứ từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là một vòng tròn, do đó có thể được giải thích như là một lá thư luân lưu.

Trong quá khứ, đa số mọi người không biết rằng một giáo hoàng đã viết một thông điệp, vì không dễ dàng xuất hiện trên diễn đàn công cộng. Thông diệp không được bán trong các tiệm sách báo, nếu có thì chỉ trong các tiệm sách tôn giáo, và không có ấn bản trên mạng lưới toàn cầu.

Với các phương tiện truyền thông tối tân, ngày nay rất dễ dàng hiểu biết về những gì một Giáo Hoàng viết vì tất cả những gì ngài nói hay viết được đăng tải ngay trên mạng với rất nhiều sinh ngữ khác nhau. Nếu bạn vào mạng lưới Vatican, www.vatican.va bạn sẽ thấy có một móc nối với thông điệp mới, khi bấm vào hình Đức Thánh Cha Phanxicô hay là đánh máy các chữ Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin (Light of Faith) vào khuôn tìm kiếm ở góc trên bên phải của trang đầu. Bạn sẽ thấy ngay bản văn.

Ngoài ra đối với những ai thích nghe, tôi nghĩ cần có một cuốn sách ghi âm trên mạng (audio book) của thông điệp, và tôi đã may mắn tìm thấy khi viết chữ lumen fidei audio vào một máy tìm kiếm (search engine). Bằng cách này những ai bận rộn có thể nghe thông điệp trong khi chạy tới chạy lui.

Câu hỏi: Thông thường Đức Thánh Cha nghĩ đến những ai khi ngài viết một thông điệp?

Một thông điệp có rất nhiều loại độc giả. Thông thường khi một giáo hoàng viết thông điệp, ngài muốn nói rằng ngài ưu tư về các vấn đề có ảnh hưởng đến sự an vui của Giáo Hội toàn cầu. Việc lựa chọn ngày ấn hành đôi khi trùng hợp với một biến cố lớn trên thế giới hay đánh dấu dịp kỷ niệm của một biến cố quan trọng nào đó.

Nếu bạn nhìn thẳng vào tiêu đề của thông điệp này hay bất cứ thông điệp nào khác, bạn sẽ thấy là được viết cho những ai. Thông thường thì cho các Thượng Phụ, Tổng Giám Mục, và Giám Mục. Nhưng cũng có thể viết cho các linh mục và giáo dân. Tuy nhiên, cần nói rằng bất cứ một ai, ngay cả những người chưa rửa tội và không phải là người Công Giáo cũng có thể đọc.

Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 29 tháng 6, là ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô, theo truyền thống, được gửi cho các giám mục, linh mục, thầy phó tế, các tu sĩ và giáo dân.

Tiêu đề của thông điệp rất ngắn gọn: Ánh Sáng Đức Tin. Chủ đề của thông điệp đánh mạnh vào sự chú ý của chúng ta vì tất cả chúng ta đều biết và hiểu thế nào là ánh sáng. Hành tinh của chúng ta không thể sống còn nếu không có ánh sáng. Là những người đi theo Chúa Kitô, đức tin là một điều chúng ta cần biết. Đức Thánh Cha muốn cho chúng ta biết đức tin như ánh sáng và khuyến khích chúng ta đào sâu đức tin của chúng ta.

Câu hỏi: Năm nay là Năm Đức Tin, do đó việc hoạch định thời gian rất tốt cho việc phát hành thông điệp. Đức Ông có thể cho biết về điều này không?

Thông điệp này, vì có mang chữ đức tin, được nối liền mật thiết với Năm Đức Tin được khai mạc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khởi đầu Công Đồng Vatican II. Đây chính là muốn biểu hiệu rằng Công Đồng Vatican II là một công đồng về đức tin, vì đòi hỏi chúng ta phải dành chỗ ưu tiên nhất cho Thiên Chúa trong đời sống Giáo Hội và cá nhân. Một cách nào đó, công đồng kể lại các giới răn là phải yêu mến Thiên Chúa như một điều tối quan trọng trong đời sống chúng ta.

Một lý do tại sao Giáo Hội thường nhìn vào quá khứ trong khi chuẩn bị cho tương lai, khi nhắc lại những gì đã qua, Giáo Hội muốn nói rằng không được coi thường đức tin hay bất cứ những gì đã tiếp nhận được, nhưng phải nhận biết rằng quà tặng này của Thiên Chúa cần được nuôi dưỡng và tăng cường để tiếp tục hướng dẫn các tín hữu trên đường lữ hành.

Cũng giống như khi chúng ta đi trong rừng và thỉnh thoảng phải xem bản đồ để biết chắc chúng ta từ đâu tới, đang ở đâu và sẽ đi về đâu.

Công Đồng Vatican II giống như một ánh sáng, như một ngọn đèn trên nóc nhà hay bên trong xe hơi của chúng ta. Ánh sáng đức tin soi sáng các kinh nghiệm của nhân loại từ bên trong, và đồng hành với những người nam và nữ của thời đại chúng ta trên lộ trình của họ. Còn một điều khác nữa chúng ta có thể nói rằng Vatican II là công đồng trình bầy rõ ràng đức tin như đã làm cho phong phú đời sống trên mọi chiều kích, nhất là trong thế giới hiện đại.

Câu hỏi: Nếu có ai chưa đọc bất cứ tài liệu nào của Vatican II, thì có lẽ đây là năm cần phải bắt đầu. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy các bản văn rất thích hợp với thời nay, và có thể cho rằng mới được viết gần đây thôi. Đức Ông có đồng ý không?

Thật đúng vậy. Bước tới từ thời đại chúng ta, và 50 năm sau Vatican II, chúng ta biết rằng Đức Thánh Cha Biển Đức muốn làm một cái gạch nối với những gì đã xẩy ra 50 năm về trước, và vì lý do này ngài đã khai mạc Năm Đức Tin. Khi nối kết hai thời điểm của lịch sử này với nhau, Đức Thánh Cha Biển Đức muốn trình bầy rằng ở đây chúng ta cũng có một yếu tố của sự liên tục. Vì lý do ấy, trong thông điệp này chúng ta có thể thấy bút tự của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và ngòi viết của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Thông điệp bổ túc cho những gì Đức Thánh Cha Biển Đức đã viết trong thông điệp về Bác Ái và Hy Vọng. Chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gần như hoàn tất bản thảo đầu tiên của một thông điệp về đức tin. Đức Thánh Cha Phanxicô rất biết ơn ngài về việc này và như một người anh em trong Chúa Kitô và đã tiếp nối công trình, và đóng góp một phần của ngài cho thông điệp.

Câu hỏi: Là người Công Giáo, chúng ta có phải bắt buộc đọc thông điệp này hay bất cứ tài liệu nào khác của Vatican II?

Cần nhớ rằng chúng ta không bị bó buộc phải đọc thông điệp này hay bất cứ thông điệp nào khác. Chúng ta được tự do đọc nếu muốn. Có lẽ có một sự kết nối khác giữa tự do của chúng ta về việc này và ý nghĩa của tên Đức Thánh Cha. Thực vậy, Phanxicô có nghĩa là một con người tự do.

Lời khuyên của tôi là: có một cái gì kỳ cục trong việc cấu tạo con người, vì khi được đòi hỏi phải làm một điều gì, thì chúng ta có khuynh hướng làm điều ngược lại. Đọc nếu bạn muốn, đó là lời khuyên của tôi. Bạn sẽ không thất vọng nếu bạn đọc.

Câu hỏi: Xin cho biết cấu trúc của một thông điệp?

Trước khi nói về thông điệp, tôi muốn đề nghị với các thính giả đài phát thanh Vatican là một lúc nào đó, nên tải thông điệp xuống từ trên mạng và đọc. Bằng cách này họ có thể có thời gian để suy nghĩ về một chữ hay một câu nào đó có ích cho họ. Hay chỉ đọc một hay hai đoạn mỗi ngày cũng sẽ có bổ ích.

Về cấu trúc của một thông điệp: Thông điệp có 60 đoạn chú trọng đến các vấn đề tôn giáo căn bản của thời đại chúng ta, như: “Làm sao hiểu được đức tin trong một thế giới coi đó chỉ là một cảm xúc hay lựa chọn cá nhân, và hơn nữa còn không hiểu quan niệm về chân lý hoàn vũ?”

Đức Thánh Cha bắt đầu trả lời câu hỏi này trong đoạn đầu bằng việc lược lại lịch sử nhân loại về việc đáp ứng với đức tin cho tới ngày nay. Rồi có bốn chương, mỗi chương trích dẫn từ một đoạn Thánh Kinh:

1. Chúng ta đã tin vào tình yêu. (1 Ga 4:16)

2. Nếu các ngươi không vững tin, thì các ngươi sẽ không hiểu. (Is 7:9)

3. Tôi truyền lại cho anh em những gì tôi đã lãnh nhận. (1 Cr 15:3)

4. Thiên Chúa đã chuẩn bị một thành cho các ngài. (Dt 11:16)

Do đó có bốn chữ chính: tin, hiểu, chuyển tiếp và niềm hy vọng Kitô.
 
Câu trả lời của Đức Phanxicô về ly dị và tái hôn
Vũ Văn An
22:15 01/08/2013
Trên chuyến bay từ Rio trở lại Rôma, Gianguido Vecchi, phóng viên của báo Corriere della Sera (Người đưa tin chiều), đã dựa trên sự nhấn mạnh của ngài vào lòng thương xót để hỏi về trường hợp “các người đã ly dị và tái hôn” xem có khả thể thay đổi nào về luật lệ đối với họ hay không, “hay chúng lại là một rào cản chia rẽ họ với các tín hữu khác”.

Đáp lời, Đức Phanxicô quả quyết tuy lòng thương xót bao la hơn điều Vecchi hỏi, nhưng quả đây là “thời của lòng thương xót... Giáo Hội là Mẹ phải ra đi chữa lành các người bị thương với lòng thương xót”.

Chưa hết, trong cùng một câu trả lời này, không xa, ngài lặp lại một lần nữa: “Giáo Hội là Mẹ và phải đi trên con đường này của lòng thương xót. Và tìm ra một lòng thương xót đối với tất cả mọi người”. Và để làm mạnh hơn câu vừa nói, ngài thuật lại dụ ngôn người con hoang đàng, với hệ luận là “nhưng không phải chỉ chờ đợi họ, mà là ra đi tìm kiếm họ. Đó là lòng thương xót. Và tôi tin rằng đây là thời điểm của lòng thương xót”.

Áp dụng vào trường hợp “những người đã ly dị mà tái hôn”, Đức Phanxicô lặp lại giáo huấn hiện nay của Giáo Hội: “những người đã ly dị có thể rước lễ mà không có vấn đề. Nhưng khi họ tái hôn họ lại không thể rước lễ”.

Có đúng đây là giáo huấn hiện hành của Giáo Hội không? Thoạt đầu nghe ra có vẻ không đúng, trong Giáo Hội không hề có việc ly dị, chỉ có việc tuyên bố vô hiệu một hôn nhân vốn vô hiệu ngay từ lúc kết giao, chứ không hề có việc hủy tiêu một hôn nhân đã thành hiệu.

Câu trả lời trên đây của Đức Phanxicô làm người viết nhớ lại câu của Đức Cha David Cremin tuyên bố tại Sydney năm 1993: ly dị không có tội! Mà đã không có tội thì đương nhiên được lãnh các bí tích “kẻ sống”như Thánh Thể chẳng hạn. Đọc kỹ mới hay Đức Cha Cremin hiểu chữ ly dị đây là ly dị phần đời, theo luật dân sự, vì những người ly dị theo luật dân sự vì nhiều lý do chính đáng nhưng không tái hôn, thì thực tế, theo giáo luật, họ ly thân, chứ không ly dị. Giáo luật có dự liệu việc ly thân này (Các điều 1151-1155). Nên họ đâu có phạm tội.

Tin Mừng Mátthêu 19:9 cũng dạy rằng “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” là tội theo giáo luật, người phạm không được rước lễ. Tin Mừng Luca 16:18 cũng dạy như thế “Bất cứ ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình”. Thư Côrintô thứ nhất phát biểu giáo huấn này rõ hơn một chút theo chiều ly thân: “vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng thì phải ở độc thân” (7:10-11), nghĩa là có những trường hợp được bỏ chồng hay bỏ vợ; điều quan trọng là đừng tái hôn, phải ở độc thân. Như thế giáo huấn của Chúa Giêsu mà Giáo Hội hoàn toàn dựa vào bao gồm hai yếu tố: bỏ vợ, bỏ chồng và tái hôn. Phải hội đủ hai yếu tố ấy mới có tội và mới không được rước lễ. Chỉ bỏ chồng hay bỏ vợ, điều mà luật dân sự gọi giản tiện là ly dị, vì những lý do chính đáng như Giáo Luật dự trù tức ly dị hay bị hà hiếp (các điều 1152-1153) thì chưa hẳn đã là có tội.

Trên thực tế, nhiều người, rất nhiều người Công Giáo, sau khi bỏ vợ bỏ chồng, đã tái hôn. Một số được tuyên bố vô hiệu, tức được tuyên bố rằng cuộc hôn nhân đầu của họ bất thành ngay từ lúc kết giao, nghĩa là thực sự không phải là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa, nên cuộc hôn nhân mà ta vẫn gọi là cuộc hôn nhân thứ hai có giá trị, hợp pháp, hợp lệ, thành hiệu, hay hôn nhân thực sự, nghĩa là đây mới là cuộc hôn nhân đầu tiên thực sự.

Một số khác không được tuyên bố như thế, nên cuộc hôn nhân thứ hai là cuộc hôn nhân không thành hiệu, vì cuộc hôn nhân đầu vẫn còn giá trị, vẫn đã thành hiệu. Tình thế này bị mang cái tên đáng buồn là ngoại tình như hai Tin Mừng Mátthêu và Luca đã long trọng xác nhận. Bên cạnh đó, còn có những người Công Giáo không cần đến tòa án Giáo Hội, không cần chờ tuyên bố vô hiệu, vẫn cứ tái hôn. “Siêu” hơn nữa, vì những rắc rối này, có những người tỉnh bơ chung sống mà không cần bất cứ hình thức luật lệ nào công nhận. Nếu không ngoại tình, họ cũng thuộc loại dâm bôn (fornication) như những người không có gia đình.

Những người này cho đến nay vẫn bị Giáo Hội từ khước không cho rước lễ, dù họ vẫn được chào đón trong cộng đoàn như anh chị em trong phụng vụ lời Chúa, trong mọi cử hành và sinh hoạt của Giáo Hội.

Nếu rước lễ là biểu hiệu hiệp thông hoàn toàn với Chúa và với anh chị em, thì những sinh hoạt kia quả là không thoả đáng và đó là điều đang gây đớn đau cho biết bao triệu người Công Giáo. Khi nói đến lòng thương xót, Đức Phanxicô hẳn đã thấm cái đau của họ. Nhưng phải thương xót ra sao? Đức Phanxicô dường như muốn mở ra một khả thể mới khi ngài mở ngoặc nhắc tới mô thức “nhiệm cục” (nhân từ đối với những trường hợp khó khăn) của Giáo Hội Chính Thống để cho phép “ly dị và tái hôn”. Nhưng ngài không vội vã quyết định, chờ nghiên cứu và đề nghị của hai cơ chế cố vấn quan trọng là Ủy Ban 8 Hồng Y có nhiệm vụ xem sét việc cải tổ Giáo Hội (sẽ họp tháng Mười) và Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới.

Tóm lại vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo hơn.

Điều đổi mới hơn cả

Sandro Magister coi câu trả lời trên của Đức Phanxicô là điều đổi mới hơn cả trong các điều được ngài phát biểu trên chuyến bay trở lại Rôma. Nhưng theo Magister, Đức Phanxicô rõ ràng nhắc tới công trình của vị tiền nhiệm là Đức Bênêđíctô XI, căn cứ vào khảo luận khá dài viết năm 1998, lúc còn đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin và được ngài cho công bố lại vào năm 2005, nhân buổi nói chuyện với các linh mục tại Aosta.

Trong khảo luận này, Đức Bênêđíctô đưa ra hai khả thể có thể được xem sét: Thứ nhất, có thể nới rộng việc thừa nhận tính vô hiệu của những cuộc hôn nhân cử hành “mà không có đức tin” bởi ít nhất một trong hai người phối ngẫu, dù cả hai đều đã chịu phép rửa.

Thứ hai, có thể nại tới quyết định “của tòa trong” (lương tâm) để người Công Giáo ly dị mà tái hôn được rước lễ khi việc không được nhìn nhận tính vô hiệu cho cuộc hôn nhân đầu của họ, hoặc vì phán quyết bị coi là lầm lẫn hoặc vì việc bất khả không thể chứng minh được tính vô hiệu theo thủ tục, đi ngược lại xác tín mạnh mẽ của họ rằng cuộc hôn nhân kia vô hiệu một cách khách quan.

Hôn nhân cử hành mà không có đức tin

Khảo luận của Đức Bênêđíctô XVI phân biệt hai loại hôn nhân: hôn nhân bí tích và hôn nhân không bí tích. Ngài nói rằng đối với Thánh Phaolô, tuyệt đối bất khả tiêu chỉ áp dụng cho hôn nhân bí tích mà thôi, nghĩa là hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa. Hôn nhân giữa một người đã chịu phép rửa và một người chưa chịu phép này không được coi là bí tích và do đó có thể bị hủy tiêu, nếu mục đích là để bảo vệ đức tin.

Loại hôn nhân sau nằm ngoài phạm vi thảo luận ở đây. Ta chỉ đề cập tới loại hôn nhân đầu hiện đang gây đớn đau cho nhiều người Công Giáo, cái đớn đau mà người Chính Thống đã dựa vào thần học “nhiệm cục” để giải quyết. Cách giải quyết này không được Đức Bênêđictô ủng hộ.

Ngài cho hay dù trong các thế kỷ đầu, một số giáo phụ có “tìm các giải pháp mục vụ cho các trường hợp nhập nhàng” như Đức Lêô cả chẳng hạn. Nhưng đại thể, “các tín hữu ly dị mà tái hôn chưa bao giờ chính thức được rước lễ cả” dù sau một kỳ đền tội. Sau đó, tới thế kỷ 11, đã có sự mềm dẻo và sẵn sàng thỏa hiệp cho các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn. Các Giáo Hội Đông Phương đã cho phép một thực hành rộng rãi hơn. Tuy nhiên, tại Tây Phương, dựa vào sự cải tổ của Đức Grêgôrianô, quan niệm nguyên thủy của các giáo phụ đã được phục hồi và chiều hướng này được chính thức chấp nhận tại Công Đồng Trent và cuối cùng tại Công Đồng Vatican II.

Nhưng phải nói sao về trường hợp những người Công Giáo ly dị mà tái hôn dựa vào lương tâm cứ quyết định rước lễ, nghịch với qui định ngăn cấm của giáo luật? Đức Bênêđíctô vẫn cho rằng “nếu cuộc hôn nhân trước của hai tín hữu đã chịu phép rửa mà tái hôn thành hiệu, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, cuộc phối hợp mới của họ cũng không được coi là hợp pháp và do đó, lãnh nhận các bí tích là điều, từ trong nội tại, không thể có được. Lương tâm cá nhân bị cột vào qui luật này, không trừ trường hợp nào cả. Tính bất khả tiêu của hôn nhân thuộc “thiên luật”, luật mà “Giáo Hội không có bất cứ thẩm quyền tùy ý nào”.

Nói thế rồi, ngài thêm ngay rằng: “Tuy nhiên, Giáo Hội có thẩm quyền xác minh đâu là các điều kiện làm cho một hôn nhân được coi là bất khả tiêu theo nghĩa trong giáo huấn của Chúa Giêsu”. Và đối với ngài, dựa vào các tòa án Giáo Hội là điều không đủ. Một là các diễn tiến ở đấy rất mất thì giờ, hai là các tòa này có những phán quyết đáng nghi, đôi khi lầm lẫn nữa. Thành thử, nguyên tắc 'epikeia' (lệ đình luật?) tức nguyên tắc: luật có thể vi phạm vì lợi ích tốt hơn, ở tòa trong, không bị tự động loại bỏ. Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn, để tránh những quyết định chủ quan.

Một phạm vi cần được thăm dò ngay là vấn đề liệu các Kitô hữu không tin, tức là những Kitô hữu tuy đã chịu phép rửa nhưng chưa bao giời tin hay không còn tin Thiên Chúa nữa, có thực sự bước vào một hôn nhân bí tích hay không. Nghĩa là cần xác định xem có phải mọi cuộc hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa đều ‘tự động’ (ipso facto) là một cuộc hôn nhân bí tích hay không. Vì thực sự, Giáo Luật nói rằng chỉ những cuộc hôn nhân ‘thành hiệu’ giữa hai người đã chịu phép rửa mới đồng thời là một bí tích mà thôi (xem điều 1055, tiết 2). Mà đức tin nằm ở chính yếu tính của bí tích; thành thử vấn đề là chứng cớ nào cần để việc “thiếu đức tin” khiến bí tích không hiện hữu.

Chính đó là nội dung một chú thích được Đức Bênêđíctô thêm vào khảo luận trên nhân cuộc nói chuyện với các linh mục tại Aosta năm 2005:

“Những ai kết hôn trong Giáo Hội vì truyền thống mà không thực sự tin, và những ai sau này thấy mình trong cuộc hôn nhân mới và bất thành và cuối cùng trở lại, khám phá ra đức tin và cảm thấy mình bị loại không được lãnh bí tích, đều là những người có hoàn cảnh cực kỳ đau khổ. Đây quả là nguyên nhân gây đau khổ lớn lao; nên lúc còn là bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tôi đã mời nhiều hội đồng giám mục và nhiều chuyên viên nghiên cứu vấn đề này, tức vấn đề bí tích được cử hành mà không có đức tin. Thực tế, tôi không dám nói liệu ở đây ta có khám phá ra giây phút bất thành vì thấy bí tích thiếu một chiều kích nền tảng hay không. Bản thân tôi nghĩ như vậy, nhưng qua nhiều cuộc thảo luận của chúng ta, tôi hiểu rằng đây là một vấn đề phức tạp cao độ và cần được nghiên cứu thêm. Nhưng vì số phận đau khổ của những người này, cần phải có nghiên cứu thêm”.

Khó khăn giáo luật, không hẳn khó khăn luân lý

Hy vọng rằng, với thúc đẩy cụ thể của Đức Phanxicô lần này, Giáo Hội Công Giáo sẽ tìm ra phương thế thích đáng giải tỏa được cơn đau của rất nhiều người con của mình hiện nay. Động thái của ngài được linh mục Alexander Lucie-Smith coi là cách mạng (Xem catholicherald.co.uk, 31 tháng 7, 2013).

Linh mục Lucie-Smith cho rằng phương thức Chính Thống cho phép ly dị và tái hôn hiển nhiên đi ngược lại giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng những người ly dị và tái hôn mắc khó khăn giáo luật hơn là khó khăn luân lý vì rất có thể cuộc kết hợp sau của họ mới là cuộc kết hợp thật sự, chứ không phải cuộc kết hợp đầu.

Linh mục Lucie-Smith cũng cho rằng nhiều người sống trong cuộc kết hợp sau vẫn cứ rước lễ, dù không được phép như thế. Cùng với họ còn là những người sống trong các kết hợp bất hợp lệ, tức những người chỉ sống chung với nhau chứ không cưới nhau dù theo giáo luật hay theo dân luật. Nhóm sau hiện rất đông. Tại Anh chẳng hạn, con số những người ly dị và tái hôn chẳng mấy chốc sẽ bị qua mặt bởi những người chưa bao giờ cưới nhau, hay ít nhất chưa cưới nhau theo giáo luật. Định chế hôn nhân đang bị đe dọa nặng, nhường chỗ cho những cuộc chung sống không cần được Giáo Hội chúc phúc. Một giải pháp cho vấn đề càng sớm có càng tốt.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn mừng lễ thánh Anphongsô
Anmai, CSsR
08:51 01/08/2013
ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SÀI GÒN MỪNG LỄ THÁNH ANPHONGSÔ

Những ngày chuẩn bị cho Đại Lễ đã qua, hôm nay 1-8, cộng đoàn dân Chúa Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mừng Lễ Thánh Anphongsô - Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn được quý cha quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế giúp mục vụ nên Thánh Lễ mừng Thánh Tổ Phụ hôm nay được cử hành long trọng cùng với Nhà Dòng.

Xem Hình

5 g 30, giờ hành hương được bắt đầu. Cha Vinhsơn Trần Trí Tuệ hướng dẫn cộng đoàn chiêm ngắm hình ảnh của Cha Thánh Anphongsô với lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Những lời nguyện xin tha thiết được dâng lên Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphongsô và Đức Mẹ.

Giờ hành hương kết thúc, cộng đoàn cùng ôn hát trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Một cơn mưa nhẹ như là mưa hồng ân của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên con cái của Cha Thánh Anphongsô - những người ở trong Tu Viện cũng như ở ngoài Tu Viện.

Quý Thầy dẫn đầu đoàn rước sau Thánh Giá nến cao. Kế tiếp là quý cha thuộc cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn và những vùng lân cận, đặc biệt có Cha Bề trên cộng đoàn Hà Nội Matthêu Vũ Khởi Phụng. Cuối cùng của đoàn rước cũng là chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên - giám mục giáo phận Cần Thơ.

Trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Cha Giuse Hồ Đắc Tâm - Bề trên chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lời chào mừng là Đức Cha Stêphanô. Cha chánh xứ cũng nhắc đến kỷ niệm đẹp của Đức Cha Stêphanô đó là Đức Cha từng là lễ sinh của Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Hằng năm, vào ngày giỗ của thầy Fidel Nhuận - giúp vụ phòng Thánh thời đó - Đức Cha đều đến đây để dâng lễ cho Thầy. Đặc biệt hôm nay, Đức Cha về đây cùng với Nhà Dòng, cùng với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu giúp mừng lễ Thánh Anphongsô.

Cha bề trên chánh xứ dứt lời, cộng đoàn cùng Đức Cha Stêphanô dâng Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.

Trong bài chia sẻ, Cha Maccô Bùi Quan Đức mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lên Cha Thánh Anphongsô - một người có lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt.

Cha Maccô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại tên của Cha Thánh Anphongsô. Từ quyển sổ rửa tội, tên Anphongsô gắn liền với Maria de Ligori. Thánh Anphongsô thuộc về Mẹ Maria khi được làm con Chúa.. Từng chuỗi ngày thất bại với nghề luật sư, Thánh Anphongsô dâng thanh gươm luật sĩ cho Mẹ. .. Mỗi ngày Thánh Anphongsô lần 8 chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. .. tràng chuỗi này được để lại ở tu phục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế để nhắc nhớ tu sĩ luôn kính mến Đức Mẹ. .. Xin Mẹ dẫn chúng ta đến hạnh phúc đời đời trong ân sủng của Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho Dòng Chúa Cứu Thế, cho Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Khi chúng ta nhận ơn lành của Chúa, chúng ta nhận ra tình thương thân ái của Mẹ. Nhìn lên gương Thánh Anphongsô, chúng ta chạy đến với Mẹ trọn tình con thảo với Mẹ một ngày một hơn để chúng ta đón nhận ơn cứu chuộc chứa chan nơi Đức Giêsu Kitô.

Lời nguyện Hiệp Lễ kết thúc, ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ thay mặt cộng đoàn có lời chúc cũng như cảm ơn Đức Cha Stêphanô cũng như quý Cha quý Thầy Dòng Chúa Cứu Thế. Những bó hoa tươi tượng trưng cho tấm lòng của cộng đoàn được gửi đến Đức Cha, Cha Phó Giám Tỉnh.

Phép lành toàn xá được Đức Cha Stêphanô trao ban cho cộng đoàn như bảo chứng ơn lành Chúa tuôn đổ trên con cái Cha Thánh Anphongsô trong tu viện cũng như ngoài tu viện.

Nguyện xin Cha Thánh Anphongsô chuyển cầu cho con cái của Cha được muôn ơn lành của Chúa để ngày sau cùng được hưởng "Ơn cứu chuộc chứa chan nơi Người".

Anmai, CSsR
 
Khóa Giáo lý Hôn nhân tại Gx Tân Thái Sơn
Gioan Lê Quang Vinh
12:55 01/08/2013
SAIGON - Giáo xứ Tân Thái Sơn (Sài Gòn) vừa bế mạc Lớp Giáo Lý Hôn Nhân khoá 19 với Thánh Lễ đặc biệt tại phòng Giáo Lý do Cha phụ tá Giuse Nguyễn Hoàng Thanh cử hành. Số học viên ghi danh và mãn khoá tương đối đông: hơn 140 anh chị.

Xem hình ảnh

Trong lời huấn từ sau Thánh Lễ, Cha xứ Phêrô Nguyễn Quốc Tuý nhắn nhủ các học viên rằng anh chị đã lãnh nhận hành trang tương đối đầy đủ để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân gia đình. Và bây giờ chính các anh chị phải nỗ lực thực hành những điều học hỏi để có được hạnh phúc thật sự.

Tham dự Thánh Lễ tạ ơn, nhìn những con số, và nghe các Cha nhắn nhủ trong Thánh Lễ cũng như sau Thánh Lễ, chắc chắn các anh chị học viên và mọi người tham dự đều ý thức hơn về hồng ân Chúa ban cho mình, về con đường mình đang đi và về sứ mạng mà Chúa trao phó trên con đường ấy.

Thời gian học Giáo Lý Hôn Nhân ở giáo xứ Tân Thái Sơn không kéo dài quá lâu, nhưng trong thời gian ấy, các anh chị học viên dành nhiều thì giờ cho việc học hỏi giáo huấn của Thiên Chúa và Hội Thánh, đồng thời cầu nguyện cho đời sống gia đình của chính mình sau này.

Hội Thánh đề cao giá trị đời sống gia đình, và Hội Thánh mời gọi con cái mình noi gương Thánh Gia Nagiarét, làm cho gia đình trở thành môi trường yêu thương, nơi có Chúa Giêsu luôn hiện diện. Bài giảng của Cha Giuse, nhẹ nhàng nhưng có sức thu hút, cũng nhấn mạnh đến hai chữ “yêu thương” mà Cha nhấn mạnh là tóm tắt toàn bộ giáo huấn Kinh Thánh.

Chính vì tầm quan trọng của gia đình trong đời sống Hội Thánh, mà ngày nay việc chuẩn bị cho đời sống ấy được chú trọng và được thực hiện kỹ càng hơn bao giờ hết. Xã hội ngày càng phát triển với những trào lưu mới, những cám dỗ mới… có nguy cơ làm phương hại đế đời sống gia đình, thì Hội Thánh là mẹ hiền có những phương cách thích hợp để bảo vệ con cái mình.

Trong các văn kiện của mình, Hội Thánh luôn dành một chỗ đặc biệt cho gia đình. Giáo huấn Xã Hội Công Giáo (số 209) nhắc nhở: “Tầm quan trọng và vị trí trung tâm của gia đình so với con người và xã hội là những điều thường xuyên được Thánh Kinh nhấn mạnh”.

Ghi lại đôi nét về Lễ bế giảng cảm động của khoá GLHN 19 ở giáo xứ Tân Thái Sơn, chúng ta muốn cùng nhau nhắc nhở về lòng biết ơn đối với Hội Thánh, với các vị chủ chăn. Và chúng ta cũng luôn ghi nhớ lời Giáo huấn của Hội Thánh được trích sau đây (GHXHCG 210):

“Chính trong gia đình, người ta học biết thế nào là tình yêu và lòng trung thành của Thiên Chúa, và nhu cầu phải đáp lại tình yêu và lòng trung thành đó. Gia đình chính là nơi con cái học những bài học đầu tiên và quan trọng nhất về sự khôn ngoan thiết thực, một sự khôn ngoan có liên quan đến các đức tính. Chính vì lý do này mà Thiên Chúa đã đích thân đứng ra bảo đảm cho tình yêu và sự trung tín của vợ chồng trong đời sống hôn nhân (x. Ml 2,14-15).

Đức Giêsu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cụ thể, chấp nhận những đặc điểm của gia đình và đem lại cho định chế gia đình phẩm giá cao quý nhất, đó là biến gia đình thành một bí tích của giao ước mới (x. Mt 19,3-9). Vợ chồng tìm được phẩm giá sung mãn của mình, cũng như gia đình tìm được nền tảng vững chắc cho mình là nhờ đặt trong viễn tượng mới mẻ ấy.”

Khoá học kết thúc, ai cũng vui mừng. Thầy Giuse Đinh Quang Thiều, người phụ trách khoá học nói: “Khoá học tổ chức hàng năm vào dịp hè. Dù thời gian không kéo dài, nhưng số tiết học vẫn đầy đủ và thậm chí còn nhiều hơn thông thường nữa. Giáo trình được biên soạn đúng tài liệu của Hội đồng Giám mục Việt nam nên nội dung là bảo đảm và trọn vẹn.”

Cầu chúc các anh chị sống hạnh phúc, gắn bó với Chúa Giêsu. Đó là điều mà quý Cha và ban giảng huấn mong ước và cầu nguyện cho các anh chị.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thông báo của LĐCGVN tại Hoa Kỳ
LĐCGVNHK
09:19 01/08/2013
LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

THÔNG BÁO

1. Các Bài Viết về Năm Đức Tin của Lm Matthew Nguyễn Khắc Hy: Từ bài số 5 đến bài số 11 (Attached File).

2. Chuẩn bị Đại Hội Emmaus V.

a. Ban Tổ Chức tiếp tục nhận Đơn Ghi Danh Đại Hội Linh Mục Emmaus V.
b. Quà Tặng Emmaus V: BTC đang làm các quà tặng đặc biệt!!! (Attached File).
c. Video Clip Emmaus V:
http://www.youtube.com/watch?v=_pgf0HHiUJA&feature=em-upload_owner
d. Ban Tổ Chức: Lm Mai Khải Hoàn, Lm Ngô Đình Chính, Đức Ông Trịnh Minh Trí, Lm Peter Võ Sơn.
- Ban Trang Trí: Lm Chris Phạm Tuấn.
- Ban Sinh Hoạt: Lm Tạ Anh Kiệt.
- BTC Tiệc Mừng: Lm Nguyễn Văn Tuyên.
- Ban Phụng Vụ: Lm Võ Tá Đề, Lm Chu Vinh Quang.
- Ban Truyền Thông: Lm Trần Công Nghị, Lm Trinh Minh Thái, PT Chu Bình.
- Ban Hành Chánh: Lm Thái Quốc Bảo, Sr Nguyễn Quỳ, Nguyễn Khanh, Liên-Hương.
- Ban Kỷ Thuật Số: Lm Trần Cao Thượng.
- Ban Thư Ký: Lm Joseph Nguyễn Thái.
- Ban Ẩm Thực: Lm Đặng Chín, Vũ Thanh (KofC).
- Ban Vận Chuyển: Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Trạch, Đoàn Thanh Khiết, Phạm Định (KofC).
- Ban Phục Vu: Nguyễn Thế Lực, Phan Tín (LMTT).
- Ban Thường Trực: Anthony Nguyễn Cường, Trương Văn Quyền.
- Ban Ghi Danh: Nguyễn Khanh.

e. Đóng góp ý kiến cho Emmaus V: Xin gọi phone cho Quý Cha trong Ban Tổ Chức hoặc gởi về địa chỉ ldcgvnhk@yahoo.com.
Emmaus V - gifts.pdf THÔNG BÁO -
July 31, 2013 - LDCGVNHK.doc
Bai 5 Mau Nhiem Tao Dung.doc
Bai 6 Mau Nhiem Su Du.doc
Bai 7 Quan Phong Va Tu Do.doc
Bai 8 Ngoai GH Khong Cuu Roi.doc
Bai 9 Ngoai GH Khong Cuu Roi TIEPTHEO.doc
Bai 10 Ngoai GH khong On Cuu Roi.doc
Bai 11 Thien Chua Chiu Dau Kho.doc

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Gương Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam Của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Trần Văn Cảnh
11:22 01/08/2013
" MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM 1988-2013,

ĐỌC LẠI « LỊCH SỬ Công Giáo VIỆT NAM BỊ CẤM VÀ BÁCH HẠI »


LTS : Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp bày tỏ lòng mộ mến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách đặc biệt bằng cách cùng nhau tổ chức Đại Hội Lộ Đức từ 01 đến 05 tháng 08 năm 2013 để « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »

Để góp phần chia sẻ long mộ mến này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài sau đây của Gs Trần Văn Cảnh.

"Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam 1988-2013,

đọc lại "Lịch sử Công Giáo Việt Nam bị cấm và bách hại "

a. Lịch sử những lý do và sắc chỉ cấm đạo_160713

b. Chính sách cấm đạo của vua Minh Mệnh_260713

c. Các Thánh Tử Đạo đích thực là tử đạo kytô hữu_270713

d. Gương sống và đốt sáng văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam_280713

e. Gương thăng hoa văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam_ 310713

f. Cộng sản quản lý Công Giáo Việt Nam thế nào? Công Giáo Việt Nam chinh phục Cộng Sản ra sao?


Bài 5. GƯƠNG THĂNG HOA VĂN HÓA VIỆT NAM CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Cho đến thế kỷ XVI Văn Hóa Việt Nam, từ khởi thủy và dưới ảnh hưởng của những nền văn hóa chung quanh, đã được xây dựng và tô đậm với bốn nét : Âu Lạc, Ấn Phật, Lão Trang và nhất là Khổng Mạnh. Trong đạo Khổng Mạnh, ngũ luân và ngũ thường là quan trọng hơn cả. Ngũ luân là 5 mối quan hệ chính trong xã hội : CHA CON có tình thân, VUA TÔI có nghĩa, CHỒNG VỢ có sự phân biệt, ANH EM lớn nhỏ có thứ tự, BẰNG HỮU có lòng tin. Ngũ thường là năm đạo cư xử phải có hằng ngày : NHÂN là cách cư xử từ thiện, nhân hậu, NGHĨA là cách cư xử hào hiệp, chính đáng, trách nhiệm, LỄ là cách cư xử theo đúng nguyên tắc, nghi thức, có tôn trọng, hòa nhã, TRÍ là cách cư xử khôn ngoan, có suy nghĩ, tiên liệu, tính toán để hành động cho hợp đạo lý, TÍN là giữ đúng lời, đáng tin cậy. Nhưng các vua quan Việt Nam, muốn độc tôn vua, đã giữ nguyên ngũ thường, nhưng đả biến ngũ luân thành tam cương : ba giềng mối : Quân - thần (Vua - tôi) thì tôi phải trung với vua, Phụ - tử (Cha - con) thì con phải hiếu với cha, và Phu - phụ (Chồng - vợ) thì vợ phải tùy theo chồng.

Tất cả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam đều đã có một cách cư xử chung, là “sống văn hóa việt nam một cách đầy đủ, đáng làm gương sáng cho mọi người Việt Nam, kể cả các vua quan đã bắt bớ, cầm tù và giết hại họ [1].

Từ thế kỷ XVII Văn hóa Việt Nam đã có thêm tầng thứ năm, đó là tầng Thiên Chúa Giáo. Vào Việt Nam, dẫu bị cấm cản liên tục trong 4 thế kỷ, từ XVII đến cuối XX, nhưng số người lớn vào đạo Công Giáo vẫn tăng, trong đó không chỉ có dân đen, nhưng cả những bậc quan quyền, trí thức. Chiếm khoảng 7% dân số, người Công Giáo Việt Nam và đặc biệt các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã xây thêm những nét tạo hình nào cho văn hóa Việt Nam và đóng góp gì cho quê hương, tổ quốc và dân tộc ? Trên bình diên tổng quát và trong lãnh vực văn hóa tôn giáo ?

A. Trên bình diện tổng quát, người Việt Nam Công Giáo đã khai sáng ra chữ quốc ngữ phát triển Văn Học, góp phần bảo vệ tổ quốc và mở mang bờ cõi,

1. Người Công Giáo khai sáng ra chữ quốc ngữ và góp phần phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam. Viết « Lời giới thiệu » cho tập khảo cứu « Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659» của Đỗ Quang Chính, giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh đã nhận định một cách chính đáng rằng : « Để thực hiện công cuộc truyền đạo của họ tại Đại Việt, các giáo sĩ Dòng Tên ngay từ khoảng đầu thế kỷ thứ XVII đã cố gắng tạo nên một lối chữ viết căn cứ trên mẫu tự la tinh, nhờ đó có thể diễn tả ngôn ngữ Việt. Từ những sự dò dẫm phiên âm các nhân danh và địa danh lúc ban đầu, cho đến lúc Đắc Lộ cho xuất bản hai sách quốc ngữ đầu tiên vào năm 1651, các cố gắng tập thể của các nhà truyền đạo Tây Phương cho phép thành lập chữ viết của chúng ta ngày nay » [2]. Năm 1651 cho xuất bản hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên : cuốn « Tự điển việt bồ latinh » và cuốn « Phép giảng tám ngày », giáo lý Công Giáo, cha Đắc Lộ, dòng Tên, đã khai sinh ra chữ quốc ngữ [3].

Trong lãnh vực sách quốc ngữ với những tác phẩm của cha Philipphê Bỉnh, của cố Pierre Cadro Lương, …chữ quốc ngữ đã mở đầu một nền văn học Công Giáo. Chẳng bao lâu sau đó, những nhà văn quốc ngữ bậc thầy đã xuất hiện, như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Rồi sự ra đời vào năm 1865 của tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở Nam kỳ, tờ « Gia định báo » ; Từ 1905, chữ quốc ngữ lại được các nho gia cách mạng trong phong trào duy tân Đông Kinh Nghĩa Thục, như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Chu Trinh,… cổ võ và truyền bá. Chẳng bao lâu sau, chữ quốc ngữ đi vào học trình các trường sư phạm, đại học, thông ngôn. Năm 1907, Đông Cổ Tùng Báo ra đời với chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh. Nhiều báo khác tiếp theo, như Đông Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh, Nam Phong tạp chí với Phạm Quỳnh ?.... Các nhà in được thiết lập, hội dịch sách ra đời,…Công việc biên khảo và phê bình phát triển,…Các ký sự, tiểu thuyết mới xuất hiện,…Thơ mới ra đời, .. Tự Lực Văn Đoàn,…cả một nền văn học mới đã được chữ quốc ngữ mở ra, mang theo một nền văn hóa mới, đặt căn bản trên tự do và trách nhiệm cá nhân, hướng về tương lai, dựa vào khoa học khách quan, xây dựng quốc gia trên nền tảng công ích, lương thiện, sự thật và công bình [4].

Vào Việt Nam từ 1533, Công Giáo đã mang Tin Mừng cho người Việt Nam. Khai sinh ra chữ quốc ngữ vào năm 1651, Công Giáo đã đưa ra những đóng góp tạo hình quan trọng của mình vào văn hóa việt nam.

2. Người Công Giáo góp phần tham dự các phái đoàn thương thuyết bảo vệ Tổ quốc. Năm 1787, Nguyễn Vương sai Hoàng tử Cảnh cùng phái đoàn đến Pháp. Ngoài Đức Cha Bá Đa Lộc (Pierre Pigneaux de Béhaine) còn những người sau đây : Quan phó vệ úy Phan Văn Nhân, Chánh cai cơ Nguyễn Văn Khiêm, 40 binh sĩ và Lm Phaolô Hồ Văn Nghi. Năm 1840 (02/11), Thầy giảng Lê Húc đã được vua Minh Mạng gửi đi làm thông ngôn trong Phái Đoàn Việt Nam do Tư Vụ Trần Viết Xương làm trưởng đoàn, gồm có thư lại Tôn Thất Thường và 2 thông ngôn, mà một là thầy giảng Lê Húc. Phái đoàn đi trên tàu l’Alexandre, cập bến Locmarvaquer, Vannes. Năm 1863, Một linh mục, cha Nguyễn Hoàng, và 1 giáo dân, Ông Trương Vĩnh Ký, đã được vua Tự Đức gửi đi làm thông dịch viên trong phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, Nam Việt là : Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Nguyễn Trường Tộ cùng một số quan chức đáp tàu đi Pháp. Tháng 3 năm đó, ông tới Paris. Rồi đến ngày 15/11/1867, ông soạn văn bản “Tế cấp bát điều”. Tháng 2/1868, về tới Huế, ông được vua Tự Đức tặng thưởng. Năm 1922, Cụ Nguyễn Hữu Bài theo vua Khải Định đi Pháp vận động Pháp trao trả Bắc Kỳ lại cho Triều Đình Huế.

3. Người Công Giáo góp phần mở mang, khai thác bờ cõi đất nước. Bị bắt bớ quá thì người tín hữu trốn vào rừng sâu làm rẫy, nhờ thế mà mở mang bờ cõi đất nước. Với lý lịch "tả đạo", khó sống ở miền Bắc, tín hữu phải đi vào miền Trung, miền Nam theo đoàn quân viễn chinh và trở thành những người mở đường, dựng nước.

Một số xứ đạo đã được thành lập trong Miền Nam và miền Bắc là do các giáo hữu Công Giáo chạy trốn cấm đạo và thành lập. Giới thiệu lịch sử Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh, ĐHY Phạm Minh Mẫn đã viết : « Đến thế kỷ sau, vào những năm 1641-1645, khi chúa Nguyễn cấm đạo, một số Kitô hữu từ miền Trung di tản vào Nam để làm ăn sinh sống, họ hợp thành những cộng đoàn tín hữu đầu tiên, tập trung tại Chợ Quán, Gia Định, Lái Thiêu, Bến Gỗ, và Long Thành, … » [5]. Thời cấm đạo Minh Mệnh, nhiều giáo xứ khác cũng đã được các giáo hữu Công Giáo chạy loạn thành lập, như khi « Nhà thờ Chợ Quán bị phá thành bình địa năm 1834, bổn đạo tản về các vìng Gò Vấp, An Nhơn, Xóm Chiếu, hoặc những vùng ở miền Đông, như Đất Đỏ, Tân Triều, Lái Thiêu » [6]. Lịch sử các địa phận Phú Cường và Xuân Lộc đều xác định những sự kiện tượng tự [7]. Ở Miền Bắc, « Vào thời kỳ khai phá gieo Tin Mừng, dân cư miền rừng núi Cao Bằng - Lạng Sơn chưa hề biết tới Đạo Thiên Chúa. Có lẽ người giáo dân đầu tiên tới đây là ông phó Nhậm (phó lý trưởng), con của Thánh Antôn Nguyễn Đích. Ông phó Nhậm bị đày đi xa (phát lưu) lên Cao Bằng vào năm 1858 thời vua Tự Đức. Cũng khoảng năm này, một đại chủng sinh bị phát lưu lên Lạng Sơn tên là Trần Triêm, tức Cụ Sáu Trần Lục. Vào năm 1876, tại Cao Bằng có chừng 300 giáo hữu, phần lớn là những người bị triều đình Huế phát vãng lên đây » [8]. Trên đây chỉ là dăm bảy thí dụ điển hình. Ước mong sao một nghiên cứu đầy đủ hơn sẽ được thực hiện để làm sáng tỏ thêm vấn đề « Người Công Giáo bị bách đạo, đã góp phần mở mang khai triển bờ cõi quê hương ».

4. Người Công Giáo góp phần xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, giáo dục và xã hội. Tiếp nối con đường hội nhập văn hóa mà cha Đắc Lộ đã vạch ra, các cha thừa sai hải ngoại Paris tiếp tục đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển văn hóa việt nam, trong nhiều lãnh vực khác nhau :

Trong lãnh vực văn học, nhiều sách nghiên cứu về ngôn ngữ việt nam, đặc biệt các tự điển đã được tiếp tục. Tự điển Việt Latinh của Pierre Pigneaux (1772), Latinh Việt của Jean-Louis Taberd (1838), Việt Latinh của Joseph Theurel (1877), Việt Pháp của Jean Génibrel (1898), Tự điển Việt Hoa Pháp của Gustave Hue,… Nhiều sách đạo bằng chữ nôm và chữ quốc ngữ đã được sáng tác, nhiều sách về văn hóa giáo dục bằng chữ quốc ngữ đã được sáng tác (9).

Trong lãnh vực nghệ thuật, đặc biệt là kiến trúc, từ cuối thế kỷ XIX, nhiều cơ sở vững chắc đã được xây cất : Chủng viện Sài Gòn 1861, Ấn quán Tân Định 1864, Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn 1880, Nhà thờ chính tòa Hà Nội 1887, Trường Taberd Sài Gòn 1889, Nhà thờ Phát Diệm 1895, Đền Đức Mẹ Lavang 1900, Trung học Thiên Hựu 1933, … Qua những cơ sở này, chẳng những Công Giáo đã mang kiến trúc tây phương vào Việt Nam và hội nhập những tiến trình xây dựng theo những chất liệu xây cất và điều kiện môi trường địa phương, mà còn sáng tạo ra những kỹ thuật xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc việt nam, qua công trình của cha Trần lục ở quần thể nhà thờ Phát Diệm.

Trong lãnh vực chính trị kinh tế, một sự kiện lịch sử khác, dẫu không thuộc sứ mệnh của Giáo Hội, nhưng đã được một trong những giám mục thừa sai thực hiện, đó là việc Đức Cha Bá Đa Lộc (1741-1799) đã giúp Nguyễn Vương lập nên Nhà Nguyễn và tham chính, làm Đại thần với chức Sư Phó. Ngài đích thân tham gia vào binh đoàn trong cuộc tấn công quân Tây Sơn tiến chiếm và bảo vệ thành Diên Khánh (Nha Trang), 1792-1794 (10).

Trong lãnh vực giáo dục, Nhiều trường đã được thiết lập, mà đầu tiên là các trường chủng viện đào tạo chủng sinh và linh mục đã được thành lập. Cha François Deydier đã lập « chủng viện nổi » ngay năm mới đến Việt Nam, 1666. Tiếp theo đó, nhiều chủng viện khác đã được thành lập : Kiên lao, Kẻ Cốc (1683), Lục Thủy (1686), Kẻ Lò (1697), Lái Thiêu (1789),… Sau đó, là các trường học ngoài đời : từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học. Vào năm 1939, ở Đông Dương, người ta đếm được 1.783 trường Công Giáo, thâu nhận 121.172 học trò. Vào năm 1967, trong hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn, có 1.406 trường tiểu học qui tụ 311.000 học sinh, 188 trường trung học qui tụ 254.801 học sinh, 1 viện Đại Học Đà Lạt. Năm 1970, mở thêm 2 đại học khác : Viện Đại Học Minh Đức Sài Gòn do Lm Bửu Dưỡng và Viện Đại Học Thành Nhân Sài Gòn do các sư huynh Lasan (11).

Trong lãnh vực xã hội, nhiều cơ sở từ thiện đã được thành lập : trường câm điếc Lái Thiêu lập năm 1866, trại phong Qui Hòa lập năm 1929, …Tiếp theo đó, nhiều cơ sở xã hội khác dần dà đã được Giáo Hội thành lập, cô nhi viện, bệnh xá, trại cùi, nhà hộ sinh, phòng phát thuốc, viện dưỡng lão,… Năm 1969, trong hai giáo tỉnh Sài Gòn và Huế, có 41 bệnh viện với 7000 giường, 239 trạm phát thuốc, 36 nhà hộ sinh, 9 trại cùi với 2.500 bệnh nhân, 82 cô nhi viện với 11.000 trẻ mồ côi, 29 viện dưỡng lão (12).

Một cách chung, về « Ảnh hưởng của Công Giáo với nền văn hóa Việt Nam », có thể bảo rằng kết luận của tác giả Đinh Kiều Nga là khách quan : « Do vậy, ta không thể phủ nhận được những đóng góp to lớn của đạo Công Giáo đối với nền văn hóa dân tộc. Việc ra đời chữ quốc ngữ đã giúp cho người Việt dễ dàng hơn trong việc học tập, giao tiếp và bảo tồn những dữ liệu dưới dạng văn bản. Đồng thời khi đạo Công Giáo vào Việt Nam cũng đã mang theo nhiều yếu tố văn hóa phương Tây du nhập vào, làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú hơn, phát triển thêm nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật mới. Cho đến nay đạo Công Giáo đã có được một nền móng tương đối vững chắc nhờ từng bước hội nhập vào trong văn hoá Việt Nam theo đánh giá của các nhà khoa học về tôn giáo này » [13].

B. Trên bình diện Văn Hóa tôn giáo, Các Thánh Tử Đạo đã thăng hoa Văn Hóa Việt Nam. Đạo Công Giáo đã đáp ứng những nhu cầu tinh thần và thiêng liêng sâu xa của con người, mà Khổng Giáo, một quốc giáo Việt Nam trong các thế kỷ XVII đến XX, đã tránh né không trả lời [14]. Những nhu cầu này mãnh lệt và mạnh mẽ vô cùng. Chúng có sức rời non, lấp bể, có thể làm cho các tín hữu dám hy sinh mạng sống mình. Đó là điều mà các vị tử đạo Công Giáo đã chứng minh bằng giá máu của mình, đặc biệt là 117 thánh tử đạo, trong đó có cha Năm, ông trùm Đích và ông lý Mỹ. Các Thánh tử đạo không chỉ giữ gìn, thực hiện và sống Văn Hóa Việt Nam, các ngài còn làm cho Văn Hóa Việt Nam vươn cao hơn, thăng tiến hơn, tinh tuyền hơn ; đem cho chúng cái giá trị thiêng liêng, đại đồng, vĩnh hằng. Nhiều thăng hoa đã được các Thánh Tử Đạo đưa đến cho Văn Hóa Việt Nam. Nhưng trong văn hóa cương thường Khổng Giáo độc tôn của Việt Nam, hai thăng hoa lớn nhất mà Công Giáo đã góp vào Văn Hóa Việt Nam là thăng hoa tam cương và thêm tầng thiêng liêng vào tầng nhân bản luân thưởng Khổng Mạnh.

1. Cùng với tất cả 117 thánh tử đạo Việt Nam, cha Năm, ông trùm Đích và ông lý Mỹ đã thăng hoa Văn Hóa tam cang Việt Nam bằng hai bước : trở về nguồn Khổng Mạnh lấy ngũ luân thay tam cang, rồi tiến lên bước thần học tam phụ, sát nhập đạo hiếu vào giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ. Được Thánh kinh soi sáng về sự tự do và bình đẳng của nhân quyền, phải nói thật rằng người Công Giáo đã không xác tín về tam cang Khổng Giáo. Trong Phúc Âm Mátthêu, 6, 7-13, Chúa Giêsu đã dậy các môn đệ cầu nguyện với cha của mình là Đức Chúa Cha : « Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họnghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: Lạy Cha chúng con là Ðấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con nhưchúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em ». Như vậy, tất cả mọi người đều là con Thiên Chúa, như Thánh Gioan đã viết trong thơ I của ngài : « Anh em hãy xem, Chúa Cha yêu chúng ta dường nào. Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa ». (1Ga 3, 1). Hệ luận là tất cả chúng ta đều tự do và bình đẳng như nhau.

Thật ra không chỉ người Công Giáo đã thấy sự áp bức bất bình đẳng của tam cang. Nhiều kẻ sĩ Việt Nam đã thấy điều đó. Học giả Phan Khôi đã nhận định như sau về tam cang : « Nhà nho đời xưa có bày ra cái thuyết tam cang, cái thuyết đã làm nền móng cho xã hội ta hơn ngàn năm nay, ý cốt của nó là chỉ để tôn quyền quân chủ, lợi cho sự cai trị mà thôi. Do nó mà thành ra cái chế độ gia đình của xứ ta, do nó mà trong gia đình mới có sự áp bách quá thảm hại.

Quân vi thần cang; phụ vi tử cang; phu vi thê cang. Cang thứ nhứt là nói về quốc gia xã hội; trong một nước, phải coi ông vua là có quyền vô thượng rồi, nhưng chưa đủ, phải thêm cang thứ nhì và thứ ba. Hai cang sau thì nói về gia đình; trong một nhà, lại phải coi cha và chồng cũng có quyền vô thượng nữa. Như vậy để làm gì? Tôi phải phục bọn Hán nho đã vắt bao nhiêu não tủy mà lập ra cái thuyết nầy rất khéo ! Làm như vậy là có ý bắt kẻ làm cha làm chồng phải đè đầu con cái và vợ của mình, hầu để giữ giùm cuộc trị an cho nhà vua, chớ chẳng còn có ý nghĩa gì cao thâm hơn nữa hết. ấy luân lý của ta là vậy đó ! Cái thứ quốc túy mà có nhiều kẻ đương lo bảo tồn là vậy đó [15] !

Đối với người Công Giáo, hẳn thật ngũ luân thì thích hợp hơn là tam cương. « Ngũ luân tức là : quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ), huynh đệ (anh em), bằng hữu (bầu bạn). Ngũ là năm, luân là đấng bậc; ngũ luân là một cái tổng cương trong luân lý, như là cái giấy giao kèo để buộc năm đấng bậc ấy phải ở với nhau cách nào. Bởi vì tóm hết thảy người trong xã hội mà chia ra, chẳng qua có năm đấng bậc ấy; mà mỗi một đấng bậc có hai bên đối nhau, thì bên nầy phải có cách đối với bên kia, hầu cho hết bổn phận mình.

Khổng Mạnh khi nào nói đến ngũ luân đều là để phát huy cái ý ấy. Sách Trung dung, chương XX, Khổng Tử nói rằng: Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn: năm điều ấy là cái đạo thông hành của thiên hạ vậy. ở sách Luận ngữ, thiên Nhan Uyên, ngài đáp lời Tề Cảnh Công hỏi mà nói rằng: Vua phải đạo vua; tôi phải đạo tôi; cha phải đạo cha; con phải đạo con. Sách Đại học, chương III, khi nói về Văn Vương, ngài nói rằng: Làm vua người, đỗ ở nhân; làm tôi người, đỗ ở kính; làm con người, đỗ ở hiếu; làm cha người, đỗ ở từ; giao với người trong nước, đỗ ở tín. Lại ở sách Luận ngữ, thiên Bát Dật, đáp lời Định Công hỏi, ngài nói rằng: Vua lấy lễ khiến tôi; tôi lấy lễ thờ vua. Còn Mạnh Tử, ở thiên Đằng Văn công thượng trong sách ngài, ngài cũng nói rằng: Cha con có tình thân; vua tôi có nghĩa; chồng vợ có biệt; kẻ lớn trẻ con có thứ; bậu bạn có tín....

Nói về ba luân vua tôi, cha con, chồng vợ, là ba cái đấng bậc mà danh phận huyễn thù nhau hơn hai cái kia, Thánh Hiền cũng chưa hề nâng một bên nào lên, hạ một bên nào xuống. Đọc hết thảy kinh truyện, những lời chính miệng Khổng Mạnh nói ra, không hề có một lời nào nâng cao người làm vua, làm cha, làm chồng lên, mà đè ẹp người làm tôi, làm con, làm vợ xuống bao giờ. Nhưng, trái lại, trong sách Hiếu kinh lại có dạy rằng: Quân hữu tránh thần, phụ hữu tránh tử, nghĩa là: Vua, nhờ có bầy tôi hay can gián; cha, nhờ có con cái hay can gián. Câu ấy tỏ ra rằng khi người làm vua làm cha không hết bổn phận mình, bầy tôi và con cái có quyền được xét nét. Cái bổn ý của Khổng Mạnh về luân lý là như vậy đó thì làm sao nẩy sanh được tam cang? Cho nên cái thuyết tam cang, hồi đời Khổng Mạnh chưa có, mà trước và sau kề đó cũng chưa có» [16].

Vì, như lời thầy Mạnh Tử, « Cha con có tình thân; vua tôi có nghĩa; chồng vợ có biệt; kẻ lớn trẻ con có thứ; bầu bạn có tín », thứ tự, trước nhất không phải là vua tôi, nhưng là cha con. Điều đó có nghĩa là việc nhân luân phải đi từ gần tới xa, từ cha đến vua, từ hiếu đến trung, từ thân đến nghĩa.

Cha Năm, ông trùm Đích và ông lý Mỹ, cũng như tất cả cac thánh tử đạo khác, thấy vua bất nhân, bất nghĩa đi giết người lành, vô tội và lương thiện, chỉ vì họ là Công Giáo, đã áp dụng nguyên tắc « quân hữu tránh thần » của luân vua tôi để can ngăn vua quan một cách hiền lành và bất bạo động của bậc thánh nhân, bằng cách nhận cái chết một cách vui vẻ, không than trách, mong rằng vua sẽ hiểu ra. Nhưng cơn oán giận, bực tức của các vua quan đã quá mạnh, khiến họ không còn tự chủ được mình, lòng kiêu căng thúc đẩy thêm, họ đã không còn bình tĩnh và khôn ngoan tối thiểu để nhìn ra lẽ phải. Biết nói thế nào được ! Ngay đến chính di chúc « không được phép bách hại đạo » trăn trối của cha ruột mình là vua Gia Long, và lời khuyên của mẹ ruột mình « đừng bách đạo », mà vua Minh Mệnh cũng còn chẳng nghe !

Một số các vị tử đạo còn muốn thăng hoa văn hóa tam cang và ngũ luân thêm một bậc nữa, lồng « cang quân thần » vào « cang tam phụ » của đạo hiếu. Cuộc đối đáp giữa quan tòa và cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, dòng Đa Minh, bị bắt ngày 29-6-1838 và bị xử trảm ngày 5-9-1838 dưới thời Minh Mệnh cho thấy cha Tự hiểu sâu xa thần học Tam Phụ [17], mà các vị truyền giáo đã giảng dạy cho tín hữu Việt Nam, bất đầu từ cha Đắc Lộ, qua kinh bổn và các sách giáo lý ‘’Chân đạo yếu lý’’ và ‘’Chơn đạo dẫn giải’’.

Cha Tự bị điệu ra đầu tiên, một trong những quan tòa hỏi cha: "Cha có biết là đức vua rất thương hại cha không? Cha chỉ việc bước qua thập giá là vua sẽ khoan hồng đại lượng với cha. Vì cha vẫn còn trẻ (43 tuổi) hơn nữa cha mới từ miền Nam tới, nên chúng tôi rất buồn nếu phải xử án tử cho cha. Vậy cha nghĩ sao?" Cha Tự trả lời: "Tôi rất kính trọng đức vua nhưng đồng thời xin quan cứ việc xử tôi như người theo đạo Thiên Chúa. Vì Ngài là Chúa cả trời đất nên tôi phải thờ lạy, nếu vua cho phép tôi được sống, tôi hết lòng đa tạ, bằng không nếu vua muốn xử án chết, tôi xin tuân theo, còn ngoài ra với bất cứ giá nào tôi không thể làm theo ý vua". - "Thôi, đủ rồi! Tôi đã quyết định rồi cha không phải bị hành khổ nữa!"

Cha Tự lại bắt đầu cầu nguyện càng sốt sắng hơn để xin Chúa duy trì đức tin cho hai thầy giảng và bốn giáo hữu. Theo lời tường thuật của Giám Mục Marti, để dụ dỗ cha quá khóa, ngày 19-8-1838 quan mời cha ngồi chiếu hoa và đàm đạo về giáo lý. Cha gợi truyện với quan: - "Tôi luôn tôn kính ba cha".- "Ba cha nào?"- "Thiên Chúa là Cha trên trời, là Chúa Tể, là Vua, và cha dưới trần là đức vua, và cha thấp hơn nữa là cha của tôi". - "Tốt lắm, nhưng cha hãy nghĩ lại đi, nếu vua là cha thay Chúa, Ngài truyền cho cha phải bước qua thập giá mà cha không vâng lời, vậy cha không làm vua phật ý sao?" - "Không phải vậy, khi vua và cha tôi truyền cho tôi làm điều xấu như đạp qua thánh giá là dấu chỉ của Cha trên trời làm sao tôi có thể theo được?"

Rồi hai người vẫn tiếp tục truyện trò: "Tại sao cha không thờ cúng cha mẹ tổ tiên?" - "Khi cha mẹ tôi còn sống tôi rất mực trọng kính các người, tôi lo lắng và săn sóc chu đáo, nhưng khi các ngài chết, các ngài không còn ăn uống nữa vì linh hồn là thiêng liêng không cần gì nữa. Cha mẹ của quan đã mất, mà quan vẫn còn thờ cúng chuối oản như là các ngài còn sống, nếu các ngài ăn được, các ngài đã dùng rồi. Còn như vàng bạc tiền nong gửi cho họ bằng cách đốt đi, nếu giả như họ dùng được tại sao quan lại không đốt vàng thật hay tiền thật? Làm vậy không phải là một trò diễu cợt người chết ư?" [18]

Nghe cha Tự cắt nghĩa về thần học tam phụ như vậy, thì ai còn có thể bảo được rằng người Công Giáo không thờ cúng cha mẹ tổ tiên, không trung thứ với vua quan ? Trong mười điều răn đạo Đức Chúa Trời, điều răn thứ bốn dậy « Thảo kính cha mẹ » ; Nhưng điều răn thứ nhất dạy « Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự ».

2. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, trong đó có Cha Năm, ông Trùm Đích, ông Lý Mỹ, đã lắp thêm tầng thiêng liêng Công Giáo lên tầng nhân bản Khổng Giáo : Thêm vào ngũ luân ngũ thường, Ba thánh mang vào Tin, Cậy, Mến ; Thêm vào Tam đa Ngũ phúc, Ba thánh mang vào Tám mối phúc thật. Những khái niệm luân lý chính của Khổng Tử về ngũ luân, ngũ thường đã được trình bày trên đây. Những khái niệm này không xa với những khái niệm nhân đức Công Giáo ở mức độ nhân bản là bao nhiêu. Đó là Năm nhân đức đối nhân, là những đức tính nhân bản, những xu hướng bền vững, dẫn đến thái độ kiên định và thói quen hướng thiện của lý trí và ý chí ; nhờ đó con người điều chỉnh các hành vi và cách sống của mình theo lý trí và đức tin. Có năm đức tính đối nhân : bác ái, khôn ngoan, công bình, can đảm và tiết độ. Thêm vào đó, Công Giáo đặc biệt chú trọng đến ba nhân đức đối thần, là những nhân đức quy chiếu trực tiếp về Thiên Chúa như căn nguyên, động lực và là đối tượng. Ba nhân đức này không được Khổng Giáo biết đến. Nhưng đối với Công Giáo, các nhân đức đối thần là nền tảng và linh hồn của toàn bộ đời sống luân lý. Thiên Chúa ban cho ta những nhân đức nầy, để ta có khả năng hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời. Ba nhân đức đối thần là Tin, Cậy Mến. Đức Tin là một nhân đức nhờ đó ta tin vào Thiên Chúa, tin tất cả những gì Người nói và mặc khải, cũng như những gì Hội Thánh dạy ta phải tin. Đức Cậy đặt hết niềm tin vào một đối tượng, cậy nhờ đối tượng ấy trợ giúp để hoàn thành một tâm nguyện đạt đến cứu cánh vĩnh cửu. Đối tượng duy nhất để cậy nhờ ở đây là Đức Kitô, sự trợ giúp là Chúa Thánh Thần, và cứu cánh chính là hạnh phúc Nước Trời. Đức mến là nền tảng Kitô giáo, là đức yêu thương không bờ bến, không giới hạn nhằm đến 2 đối tượng chính yếu : Thiên Chúa và con người : "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : ngươi phải yêu người thân cận như chính mình"(Mt 22, 37-39).

Trong văn hóa sống thường ngày của người Việt Nam, ba cái nhiều là nhiều con, nhiều cháu, nhiều giầu có và năm cái phúc là được giầu có, được sang trọng, được sống lâu, được khỏe mạnh, và được bình an. Công Giáo không chối bỏ tam đa ngũ phúc, nhưng đặc biệt quan tâm đến tám mối phúc thật, như lời giảng của Đức Giêsu Kytô rằng : « Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi ngưới ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thày, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời » (Mt, 5, 1-12).

117 Thánh Tử Đạo, trong đó có Cha Năm, ông trùm Đích và ông Lý Mỹ đã vượt trên tam đa, ngũ phúc vật chất ở đời này để vui mừng hân hoan đón nhận bị giết hại vì danh Chúa Giêsu, chẳng những đã đốt sáng ngũ luân, ngũ thường, mà còn hơn nữa, đã thăng hoa chúng, đưa chúng đến đức tin, đức cậy và đức mến, và dám dâng mạng sống mình để làm chứng về Chúa Giêsu. Tất cả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam đều hiểu biết và thấm nhuần tám mối phúc thật Chúa Giêsu giảng dậy. Các ngài tất cả đều đã tin vào đạo thật và vui vẻ làm chứng cho đạo thật. Không đi tìm cái chết, không tự sát, tự thiêu, vì đó là phạm giới răn thứ năm « Chớ giết người ». Nhưng nếu bị những quan quyền cấm đoán, bách hại, thì sẵn sàng chấp nhận làm chứng điều mình tin, và vào những phúc thật.

Thánh Martinô Thọ, người thu thuế, trả lời quan : « Dù quan có giết vợ con tôi, tôi cũng chẳng quá khóa bỏ mất phúc thiên đàng. Vì tôi mong ước phúc thiên đàng cho nên tôi mới vui lòng chịu khổ như thế này. Bị bắt ngày 30.5.1840 về tội chứa chấp Cha Ngân, và bị xử trảm ngày 8.11.1840, khi nghe tin ông Lý Mỹ, ông binh Ðạt và Huy được chịu chết vì đạo, ông Thọ cũng ước ao được chịu chết vì đạo như vậy. Ông đến Kẻ Vĩnh viếng xác ông Lý Mỹ và ông trùm Ðích. Về nhà ông bảo vợ con: "Nếu Ðức Chúa Trời có định cho tôi bị bắt và chịu khó vì đạo như hai ông ấy thì mọi người hãy bằng lòng, dù có mất của cũng đừng phàn nàn. Nếu chúng con bị bắt thì cũng phải xưng đạo cho mạnh mẽ". Khi bị bắt và bị giam tạm tại Trại Lá, sau khi bị tra hỏi các ngài được chuyển sang trại tù. Mấy người con của ông Thọ được phép đến thăm mấy lần. Ông khuyên các con của ông: "Thiên Chúa nhân lành định rằng cha không còn về với các con nữa, nhưng các con còn có mẹ, hãy vâng lời mẹ. Các anh chị lớn hãy lo đùm bọc các em nhỏ, các con nhỏ chịu khó vâng lời. Hãy can đảm làm việc chăm chỉ để phụng dưỡng mẹ, hãy trung thành đọc các kinh sáng kinh chiều và lần hạt. Thiên Chúa ban cho mỗi người một thánh giá, các con hãy vui lòng vác lấy và can đảm chịu khổ để giữ đạo. Cha không còn làm gì để giúp các con dưới trần này được nữa, cha chỉ còn lo sửa soạn ra đi, vậy sau khi cha chết rồi, chú Chấn và mẹ các con chết rồi, thì hãy chia nhau tài sản. Nếu sau này được phép, các con mang xác cha về chôn nơi cha bị bắt. Những gì cha đã làm cho các anh chị lớn khi còn ở nhà thì các anh chị lớn cũng phải làm như thế cho các em nhỏ". Sau nhiều đánh đập và tra khảo không xong, Tổng Đốc Trịnh Quang Khanh lại dụ dỗ ông đạp ảnh để được về nhà lo lắng cho vợ con, ông Thọ thưa: "Cửa nhà và vợ con tôi là của Ðức Chúa Trời, tôi chẳng có gì, chẳng tiếc gì. Tôi xin quan lớn cho tôi một lát gươm mà thôi". -"Nếu tao bắt được vợ con mày và làm khổ trước mặt, mày có bỏ đạo không?" - "Dù quan có giết vợ con tôi, tôi cũng chẳng quá khóa bỏ mất phúc thiên đàng". "Vậy mày ước ao thiên đàng lắm hả?" - "Bẩm ông lớn, vì tôi mong ước phúc thiên đàng cho nên tôi mới vui lòng chịu khổ như thế này. Khi nào quan lớn thương cho tôi một lát gươm, bấy giờ linh hồn tôi sẽ bay thẳng lên Trời".

Quan Micae Hồ Ðình Hy trả lời cho các quan rằng « không bỏ đạo và cho tới hôm nay tôi vẫn cương quyết giữ đạo ». Một người làm quan lớn lại có lòng thống hối như quan thái bộc Hồ Ðình Hy đã để lại một tấm gương thánh thiện và hết lòng vì đạo cho đến giọt máu cuối cùng. Ngài thường nói với vợ: "Tôi đầy rẫy những tội lỗi, dù nước sông nước nguồn có từ khắp nơi chảy về cũng chẳng đủ rửa tội tôi cho sạch. Tôi phải đổ máu ra mà rửa tội tôi thì cũng còn sợ chẳng biết cân xứng không". Có một quan tên là Phạm Y đến lãnh vải nơi quan thái bộc Hy, đòi cho được thứ vải tốt vượt mức phẩm hàm nên bị từ chối, ông để lòng hiềm thù, họp bàn với mấy quan khác để tìm cách hãm hại quan Hồ Ðình Hy. Ngày 8-11-1856, các quan này dâng sớ tố cáo quan thái bộc với vua Tự Ðức và quan Hồ Đình Hy đã bị bắt ngay. Ngày hôm sau, 9-11, các quan chính thức tra xét và bắt ngài làm lời khai. Ngài khai như sau: "Tôi 53 tuổi, người làng Nhu Lâm. Cha mẹ có đạo, đã cho tôi đi học chữ Nho từ thuở nhỏ. Năm Minh Mệnh thứ bẩy (1826), tôi được vào làm trong Bộ Công giúp việc nhà nước ba mươi mốt năm, sau được Vua thương ban quan tước tam phẩm, tước thái bộc giúp việc nhà Vuạ Ðạo cha ông tôi vẫn giữ trong lòng. Năm ngoái có sắc lệnh Vua cấm, tôi giả đò bề ngoài để che dấu, nhưng thực sự không bỏ đạo và cho tới hôm nay tôi vẫn cương quyết giữ đạo". Và ngài vẫn giữ một lòng trung dũng sắt đá như vậy. Tới ngày 22-5-1857 là ngày xử nhưng không quan nào nhận trách nhiệm, mãi đến trưa mới có quan chịu dẫn 100 lính đem ra chợ An Hòa xử tử ngài. Mới nghe tiếng chiêng trống ngài sợ hãi toát mồ hôi nhưng rồi trấn tĩnh lại. Theo qui ước hễ thấy ngài làm dấu thì linh mục ở giữa đám đông sẽ ban phép giải tội, bởi vậy cứ thỉnh thoảng ngài lại làm dấu để mong cha trông thấy. Dân chúng theo sau thì thầm: "Nào người này có phạm tội gì đâu, không trộm cắp hay bớt xén công quĩ, thật chỉ vì giữ đạo Thiên Chúa mà phải khổ sở".

Cha Philipphê Phan Văn Minh đã trối với giáo dân : « Thiên Chúa muốn tôi dâng sự sống cho Ngài để đạo thánh được rạng rỡ, tôi vui mừng vâng theo ý Chúa ». Năm 1848 Tự Ðức ra lệnh cấm đạo đầu tiên và buông sông các thừa sai nếu bắt được. Và năm 1851 ra lệnh nghiêm ngặt hơn cho các tổng đốc phải tận diệt đạo Kitô. Bị bắt ngày thứ Bảy, 26-2-1852, Cha Minh bị giải đến Vĩnh Long. Quan Tổng Đốc dụ dỗ nhiều cách. Khi thì dụ quá khóa để làm quan, hay làm thuốc. Cha trả lời : "Không có lẽ nào tôi quá khóa. Tôi dậy dỗ bổn đạo mà người ta còn chẳng dám làm điều quái gở ấy phương chi là tôi. Quan bắt giết thế nào thì tôi xin chịu". Khi lại nói không cần phải đạp ảnh, chỉ cần nói là xuất giáo thì cũng tha. Cha Minh đáp lại: "Tôi làm như thế cũng không được vì phạm tội phản bội cùng Chúa, cùng các thầy dậy và là người láo xược. Là giáo trưởng mà nói rằng mình không phải là giáo trưởng là lừa dối mọi người". Lúc khác lại dụ cha khai rằng các đồ đạo là của đạo trưởng Tây giao cho giữ và như thế các quan có thể tha mà không sợ lỗi lệnh vua. Cha Minh một mực thưa: "Xin các quan xét cho tôi, tôi không thể khai dối trá được. Các quan có làm án chém tôi thì tôi sẵn lòng, còn khai theo lời quan dậy thì không dám". Dụ cách nào cũng không được, các quan họp nhau làm bản án cho Cha Minh phải lưu đầy Sơn Tây. Nhưng Nội các xem án của các quan tỉnh Vĩnh Long thì không ưng, biện luận rằng: "Ðạo trưởng ấy đã đi Tây từ thuở bé và lâu năm ăn học bên ấy nên đã thấm nhập với Tây, lại là đạo trưởng nên phải kể là Tây dương đạo trưởng. Vậy phải sửa án là trảm quyết quăng đầu xuống sông ». Bản án của triều đình về tới tỉnh Vĩnh Long tối thứ Bẩy 2-7. Và sáng hôm sau, Chúa Nhật lễ kính Máu Thánh Chúa Giêsu, quan tổng đốc cho lệnh xử ngài. Trước khi bị dẫn ra pháp trường, cha an ủi các quí chức còn bị giam: "Anh em yêu dấu, Thiên Chúa muốn tôi dâng sự sống cho Ngài để đạo thánh được rạng rỡ, tôi vui mừng vâng theo ý Chúa. Trước khi lìa xa anh em, tôi xin anh em dù phải khốn khổ thế nào mặc lòng hãy trung thành bền đỗ trong đức tin, trông cậy vào Chúa giúp sức thì Ngài chẳng bỏ anh em".

KẾT LUẬN

Để kết luận bài viết nhỏ này, trước nhất chúng ta hãy tóm tắt những điều đã trình bày. Nhờ cách ứng xử của 117 thánh tử đạo Việt Nam và của trăm, ngàn, vạn, triệu người Công Giáo Việt Nam khác, Văn Hóa Việt Nam, từ thế kỷ XVII, đã có thêm tầng tạo hình thứ năm, đó là tầng Thiên Chúa Giáo : Trên bình diện tổng quát, người Việt Nam Công Giáo đã góp phần mình rất nhiều cho tổ quốc. Trốn chạy bách đạo, họ đã lên rừng làm dẫy, chạy vào Trung, Nam, họ đã mở mang, khai thác bờ cõi đất nước ; Một số giáo sĩ, trí thức Công Giáo đã góp phần tham dự các phái đoàn thương thuyết bảo vệ Tổ Quốc ; Một số khác đã góp phần khai sáng ra chữ quốc ngữ, góp phần phát triển văn học nghệ thuật nước nhà. Trên bình diện Văn Hóa tôn giáo, các thánh tử đạo Việt Nam đã thăng hoa tam cương bằng hai bước : trở về nguốn Khổng Mạnh, lấy ngũ luân thay tam cương, rồi tiến lên bước « thần học tam phụ ». Và một cách tổng quát, các ngài đã xây thêm tầng thiêng liêng trên tầng nhân bản luân thường Khổng Mạnh, bằng cách mang Tin, Cậy, Mến vào ngũ luân ngũ thường, và mang tám mối phúc thật vào tam đa ngũ phúc. Như vậy, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã làm cho Văn Hóa Việt Nam vươn lên cao hơn, thăng tiến hơn, tinh tuyền hơn, đem cho nó cái giá trị thiêng liêng, đại đồng, vĩnh hằng.

Kết luận bài giảng ngày tuyên phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 19.6.1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gừi tới người Việt Nam lời cuối cùng này : « Anh em: dòng giống các vị Tử Đạo! Anh em: dòng giống những người được kén chọn. Anh em hãy nghe hết lời sách Khôn Ngoan : “Trong ngày phán xét họ sẽ long lanh như những tia sáng chiếu trên đồng cỏ từ đông sang tây (3:7). Những tia sáng, những ánh đèn phản chiếu nguồn quang minh rực rỡ. Và đây là câu sau cùng trong sách Khôn Ngoan: “Các dân tộc sẽ trị vì, họ cai trị dân chúng. Nhưng trên hết tất cả, Thiên Chúa sẽ thống trị mọi loài” (3:8). Chúa đây, tức là Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, ngài xuống trần gian “không để xét xử thế giới, nhưng để thế giới nhờ ngài mà được cứu rỗi” (Gioan 3:17). Chính Chúa Kitô này: anh em đã tham gia vào cuộc thống khổ và tử nạn thập giá của ngài, hôm nay anh em hãy tham gia vào việc cứu rỗi trần gian mà chính ngài đã kết liễu. Nguyện chúc cho mùa lúa vàng của anh em muôn năm tồn tại trong hoan lạc ».

Mùa lúa vàng là kết quả của những lao khổ. Các thánh tử đạo Việt Nam đã « rao giảng Chúa Giêsu tử nạn thập giá » (I Cor 1:23), đã chẳng những không từ bỏ mà còn đốt sáng thăng hoa Văn Hóa Việt Nam. Đã mang vào đó những giá trị trường cửu, đại đồng và thiêng liêng, đã đáp ứng những khát vọng tuyệt đối của con người, những nhu cầu tin, cậy, mến vào một Chúa Trời. Đó là lý do khiến 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam vui vẻ ra pháp trường « lãnh nhận phúc tử vì đạo ». Đó cũng là lý do sâu xa giải thích tại sao, xưa cũng như nay, người Việt Nam gia nhập đạo Công Giáo. Quả thật “Máu các Tử Đạo là hạt giống sinh nhiều tín hữu” !

Về Lộ-Đức, các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam đã nghe lời mời của các tuyên úy để " MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM - SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG TIỀN NHÂN ".

Người tín hữu nặng tình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu dân tộc, không khỏi cảm kích nhìn ra gương thăng hoa văn hóa Việt Nam của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Chắc chắn họ sẽ cầu xin, để gương lành này được dãi tỏa nơi tín hữu và lương dân Việt Nam. « Chớ gì ngày lễ tạ ơn dịp kỷ niệm 25 năm các Tổ tiên Tử đạo của chúng ta được Giáo Hội tôn phong lên bậc Hiển Thánh nhắc nhớ mọi người chúng ta quyết noi gương các Ngài, để sống xứng đáng là những người « con thảo của Cha trên trời, là chứng nhân anh dũng của Đức Kytô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh » (Kinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam) [19].

Chắc chắn họ sẽ theo lời xướng của Cha Tổng Tuyên Úy Nguyễn Kim Sang, mà hát bài thánh ca « Đây Bài Ca Ngàn Trùng » và « Nguyện xin các Thánh Tử-Đạo Việt-Nam cầu bàu và phù giúp chúng ta luôn trung thành với niềm tin và biết noi gương các Ngài đễ minh chứng cho Tình yêu của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù phải gặp những khổ giá của cuộc đời » [20].

Paris, ngày 31 tháng 07 năm 2013

Trần Văn Cảnh

PHỤ CHÚ :

(1). Trần Văn Cảnh, « Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam 1988-2013 », đọc lại "Lịch sử Công Giáo Việt Nam bị cấm và bách hại ", Bài 4 : Gương đốt sáng văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nguốn : http://vietcatholic.net/News/Html/113174.htm

(2). Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Ra khơi : Sài gòn 1972, tr. 5

(3). Trần Văn Cảnh, Chữ quốc ngữ đã được Công Giáo khai sinh năm 1651 ; Nguồn :

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=12495

(4). Xin xem Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử giản ước tân biên, tập 3 : Văn học hiện đại 1862-1945.

(5). Gioan B. Phạm Minh Mẫn : Kỷ niệm 350 năm ngày thiết lập Giáo Hội tại Việt Nam ; 9.9.2009 ; Nguồn : http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20091109/2978#0

(6). Văn Phòng Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ; Giáo Hội Công Giáo iệt Nam, Niên giám 2004 ; Hà Nội, NXB Tôn Giáo, 2004, tr. 693

(7). Ibid., tr. 812-813 ; 825

(8). Ibid. tr. 601.

(9) (Trần Văn Cảnh, Triển lãm « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Á Châu : 350 năm lịch sử và mạo hiểm », Nguồn :

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=632).

(10) Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q. II, tr. 154.

(11) Lange, Claude : Ecole catholique et Mission de l’Eglise au Vietnam (1860-1975), trong Echos de la rue du Bac, n°237, mars 1989, tr. 88-96)

(12) Linh mục nguyệt san, số 105 ; 1970, tr. 618-619)

(13). Đinh Kiều Nga, Ảnh hưởng của Công Giáo với nền văn hóa Việt Nam ; Nguồn : http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/3171/

(14). Tử Cống viết: “Phu tử chi văn chương, khả đắc nhi văn dã, phu tử chi ngôn tính dữ thiên đạo, bất khả đắc nhi văn dã”. Dịch. – Tử Cống nói: “Công trình nghiên cứu về văn hóa (như Thi, Thư, Lễ, Nhạc) của thầy (tức Khổng tử) thì chúng ta được nghe, còn quan niệm về thiên tính và đạo trời của thầy thì chúng ta không được nghe” (Luận Ngữ, Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, V.12). Phàn Trì vấn trí. Tử viết: “Vụ nhân chi nghĩa, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí hĩ”. Vấn nhân. Viết: “Nhân giả tiên nan nhi hậu hoạch, khả vị nhân hĩ”. Dịch. – Phàn Trì hỏi thế nào là trí (sáng suốt). Khổng tử đáp: “Chuyên tâm làm việc nghĩa giúp người, kính trọng quỉ thần nhưng tránh xa, như vậy có thể gọi là trí” (Ibid., VI.20)

(15). Phan Khôi : Gia đình ở xứ ta, nay cũng đã thành ra vấn đề rồi ; in : Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 83 (21.5.1931).

(16). Phan Khôi : Cái chế độ gia đình nước ta đem gióng với luân lý của Khổng Mạnh ; In : Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 85 (4.6.1931)

(17). Xin xem Trần Văn Toàn, BÀN VỀ THUYẾT ‘’TAM PHỤ’’ TRONG ĐẠO Thiên Chúa, MỘT BƯỚC ĐI VÀO VĂN HÓA VIỆT NAM, Nguồn :

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=57&ia=363

(18). Vũ Thành : Dòng máu anh hùng, tập 2 ; Franklin : Phong trào Thanh Sinh Công tại Hoa Kỳ ; 1987 ; tr. 221-225

(19). TGM Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Thơ mục vụ nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày tôn phong 117 Hiển Thánh Tử đạo Việt Nam ; 01/06/2013 ; Nguồn : http://www.tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-giao-hoi-viet-nam/5656-thu-muc-vu-nhan-dip-ky-niem-25-nam-ngay-ton-phong-117-hien-thanh-tu-dao-viet-nam

(20). Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, Lời ngỏ; trong “Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Sống Đức Tin theo gương tiền nhân; Lộ Đức, 02-04/08/2013; tr. 5
 
Thông Báo
Thông báo: Dòng Tên VN phong chức Phó Tế và Linh Mục
Dòng Tên VN
10:47 01/08/2013
 
Cáo phó: LM Phaolô Nguyễn Công Minh từ trần tại Phan Thiết
Tòa GM Ban Mê Thuột
11:21 01/08/2013
CÁO PHÓ
Trong đức tin vào CHÚA KITÔ tử nạn và phục sinh
Trong niềm thương tiếc vô hạn
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột, cùng Giáo xứ Vinh Hương
và Gia đình xin kính báo:
Linh mục Phaolô NGUYỄN CÔNG MINH
Đã an nghỉ trong Chúa
Lúc 06g30 thứ năm, ngày 01 tháng 8 năm 2013
Tại Bệnh viện Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Hưởng dương 55 tuổi, với 18 năm Linh mục.

Thánh lễ an táng: 08g30 thứ hai, ngày 05 / 8 / 2013
Tại Nhà thờ Giáo xứ Vinh Hương
Do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự
An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Vinh Hương
(xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil, tinh Đăk Nông)

Cha Phaolô Nguyễn Công Minh
Sinh ngày 09 tháng 12 năm 1958,
Tại Giáo xứ Châu Sơn, Ban Mê Thuột
Nguyên quán Hà Tĩnh, Giáo phận Vinh
1969: Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh - Ban Mê Thuột
1993: Đại chủng viện Sao Biển - Nha Trang
24.7.1995: Giúp Giáo xứ Vinh Hương
24.8.1995: Thụ phong Linh mục và được bổ nhiệm Phó xứ Vinh Hương
Từ 16.01.2007 đến nay: Quản xứ Vinh Hương.

Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Phaolô.
* Xin quý Cha thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột dâng 3 (ba) lễ cầu nguyện cho cha Phaolô.
 
Văn Hóa
Tuổi Trẻ và sự Khiết Tịnh
Bùi Hữu Thư
08:13 01/08/2013
Khiết tịnh có thể được định nghĩa là: Thói quen điều hòa việc sử dụng khả năng sinh sản theo các nguyên tắc của lý lẽ và Đức Tin. Và một định nghĩa khác nữa là thói quen tự kiểm nhu cầu tính dục, hay ham muốn xác thịt theo các nguyên tắc này.

Chúng ta gọi khiết tịnh là một thói quen, vì chúng ta nói đến nhân đức khiết tịnh, một nhân đức là một sự chỉnh đốn tâm hồn để làm một thứ việc lành. Một người nhân đức không chỉ vì đôi khi làm việc lành; ngay cả những kẻ nói dối kinh niên, đôi khi cũng nói lên sự thật. Muốn thường xuyên tuân giữ các giới răn, người ta cần phải có những nhân đức tương quan với các giới răn này.

Khiết tịnh được định nghĩa là một nhân đức điều hòa. Vì thế, cần ghi nhận là không nhất thiết phải tránh những sinh hoạt tính dục. Các cặp vợ chồng thực tập nhân đức khiết tịnh bằng cách hạn chế việc sử dụng khả năng sinh sản trong giới hạn Thiên Chúa đã đặt ra cho tình trạng hôn phối. Nhưng đối với những người chưa lập gia đình, việc điều hòa nhân đức này có nghĩa là hoàn toàn tịnh độ, vì Thiên Chúa đã dành việc sử dụng khả năng này cho đời sống hôn nhân.

1. Cám dỗ của thể xác: Khi hai người trẻ nam và nữ gặp nhau luôn luôn có những cám dỗ không thể tránh được. Tuổi dậy thì dễ bị quyến rũ bởi những va chạm xác thịt, từ lúc cầm tay, ôm eo hay hôn nhau. Khi họ gần nhau thì đâu là sự thách đố? Họ muốn quen biết, tìm hiểu nhau hay là muốn tìm những thỏa mãn xác thịt?

Một điều sai lầm là nghĩ rằng sự thu hút của xác thịt là tình yêu chân chính. Do đó điều tiên quyết là phải nhậy cảm đối với sự phân biệt đâu là tình yêu chân chính. Một người bạn tế nhị sẽ không đòi hỏi người kia cho mình được thỏa mãn. Vì chúng ta là con người, những tư tưởng ám ảnh chúng ta, nhưng chúng ta phải sắp xếp tư tưởng hay ham muốn này, và tính xác thịt của chúng ta cho đúng chỗ và đúng lúc. Súc vật có sự thúc đẩy tự nhiên là phải sinh sản... con người cũng vậy. Đa số các con vật sống với nhau trọn đời. Điều này có đúng với con người không? Con người đôi khi chán chường nhau và đổi bạn đời như thay áo. Con người tự cho mình thuộc loài trung thành nhất, nhưng khi nói đến vần đề chung thủy, nhiều con vật khác có thể làm gương cho chúng ta về cách chúng giữ được mối tương quan mật thiết lâu dài. Chẳng hạn như con vượn, con thiên nga, con diều hâu đen, con mối mọt, con chó sói, con hải âu, con bồ câu...

Chúng ta hơn súc vật vì chúng ta có cảm nghĩ, tư tưởng và giấc mơ. Khi có liên hệ xác thịt trước hôn nhân, chúng ta không làm gì khác hơn là phá hoại mối tương quan giữa hai người. Nếu một người bạn trai yêu một người bạn gái, anh ta phải chú trọng đến tư tưởng, giấc mơ, ký ức của bạn gái, thay vì chỉ lợi dụng thân xác cô ta. Chúng ta cần phải học biết và dậy dỗ con em biết nhận biết những ai chân thành. Thay vì phải "học qua những kinh nghiệm có thể đau thương."

2. Thách đố của người nam và nữ khi tiếp xúc với nhau: Chúng ta tất cả đều mong muốn được sự chấp nhận của một nhóm bạn bè, để được giao thiệp với những người bạn có những sở thích giống chúng ta. Chúng ta có thể thấy trong thiên nhiên, các con chim cùng loại họp đàn và bay chung với nhau. Nhưng nếu bị đòi hỏi “Phải Trả Một Giá” nào đó để được một nhóm chấp nhận là điều “Sai Trái”. Chẳng hạn: Nếu bạn không có liên hệ xác thịt với một người bạn gái hay bạn trai thì bạn không được coi là người trưởng thành.

Câu nói rằng, "Ai ai cũng làm như vậy," là nói dối.

Không phải ai ai cũng làm điều đó. Điều duy nhất tất cả mọi người đều có thể làm là nói dối. Chúng ta muốn chia xẻ tình yêu. Nhưng thân xác chúng ta có phải là. .. tình yêu không?

Tâm hồn, tư tưởng và giấc mơ của chúng ta có phải là xác thịt hay không? Chắc chắn là không. Hãy chia xẻ tâm tình với người khác. Thí dụ, bạn có thể nói: "Tôi là một con người. Bạn có muốn tìm hiểu tôi không?

"Tôi có cảm nghĩ. Bạn có muốn biết tôi nghĩ gì không?"

"Tôi muốn chia xẻ cuộc đời tôi với bạn. Cuộc đời tôi gồm có những ký ức, ước vọng và những giấc mơ."

3. Lời nói giữa hai người: Lời nói giữa hai người là những viên gạch xây nên được một tòa nhà. Nếu cẩn thận và chú ý, những viên gạch này sẽ xây được một căn nhà che chở và bảo vệ được hai người trong đó.

Do đó lời nói và tư tưởng được trao đổi giữa hai người mới gặp nhau tạo nên khuôn khổ cho mối tương quan. Cần phải lựa chọn lời nói bạn sử dụng đối với một bạn hữu hay một người bạn thương yêu. Vì xi-măng gắn chặt các viên gạch vào với nhau phải là sự chân thành và sự thật.

Những dối trá, nghi ngờ, và không thành thật sẽ làm cho mối liên kết giữa hai người thành ra lỏng lẻo theo thời gian. Con mắt là ngưỡng cửa của linh hồn. Miệng lưỡi và những lời phát xuất ra từ đó phải tạo thành một dinh thự "đáng tôn kính" hay chỉ là một căn nhà của nhục nhã và nuối tiếc.

4. Khi nào không nên lấy quyết định: Quyết định giống như những nút thắt trên một sợi giây. Một khi tháo cởi sẽ làm cho sợi giây dài thêm ra. Cũng vậy, mỗi khi lấy một quyết định, là làm cho số kinh nghiệm của chúng ta về sự lành hay sự dữ dài thêm ra. Thí dụ: đổi nơi chốn, đi khiêu vũ, lập gia đình, hay không chờ đợi trước khi cưới hỏi.

Khi bị ép buộc phải lấy một quyết định có thể làm cho một mối tương quan bị chấm dứt, nếu không phải là để làm cho người bạn của mình vui lòng, xin hãy nghĩ đến những bài học của câu chuyện này và hãy tự hỏi mình câu này:

"Tôi muốn yêu. Tôi muốn chia xẻ. Liệu quyết định của tôi có làm cho người bạn của tôi cũng làm như vậy không?"

Đôi khi một quyết định chỉ là việc chấp nhận các giá trị của một người khác. Xin hãy cân nhắc những giá trị của người khác. Xin hãy cân nhắc lời nói và tư tưởng của người khác. Đôi khi hành động của họ thúc đẩy bạn lấy quyết định. Đôi khi người kia có thể cư xử y như họ rất thành thật, nhưng khi bị thử thách về giá trị, họ có thể lừa dối để giúp bạn lấy quyết định. Nếu bạn không nghe theo, họ sẽ bỏ đi và nói: "Việc này quá khó khan đối với tôi... Tôi chỉ muốn được vui thú. Nhưng bạn lại muốn đi sâu hơn."

Xin luôn luôn nhớ rằng bạn là con cái Thiên Chúa. Người cũng phải lấy quyết định. Và quyết định của Người phải dựa trên hành động của bạn trên trần thế này.

5. Khiết Tịnh và Giới Truyền Thông: Một sự chọn lựa tốt nhất thay cho việc phá thai đối với người trẻ là sự khiết tịnh. Nhưng làm sao khiết tịnh được khi truyền thông, truyền hình và âm nhạc không cổ võ cho nhân đức khiết tịnh?

Thủ dâm và ngoại tình sẽ là quan điểm của giới truyền thông khi nói đến đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể tranh luận với quan điểm của họ. Tất cả mọi chương trình truyền hình, nhất là các chương trình kịch xã hội, lại trình bầy tính dục trước hôn nhân, dâm dục bừa bãi, v..v.. chỉ như một thói thường trong đời sống. Y như đánh răng vậy.

Sự chung chạ tính dục bừa bãi và trái đạo lý... đối với truyền hình... "chỉ là một phần của những thói quen hàng ngày của con người." Không có một quan điểm đối nghịch nào được họ cho có tiếng nói. Nhưng chúng ta vẫn xem những chương trình đồi trụy này. Giới trẻ của chúng ta bị nhồi sọ bởi các chương trình truyền hình, MTV, đánh vật, kịch xã hội, và cả các màn khôi hài thời sự đồi bại.

Nếu bạn dành ra 15 giờ một tuần trong nhà thờ để nghe giảng hay 15 giờ một tuần để đọc và nghiên cứu Thánh Kinh, thì bạn có nghĩ là việc này sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng và hành vi của bạn không?

15 giờ một tuần là con số trung bình các giới trẻ xem truyền hình, phim ảnh, video và các màn kịch xã hội. Sau 10 năm từ tuổi 6 đến 16, 15 giờ một tuần trong 10 năm, tức là 7.800 giờ! Thì không có gì là lạ khi thấy giới trẻ chúng ta đã phải bị lung lạc và hoang mang!

Được 1 giờ hay có thể là 2 giờ -- nếu một em được học giáo lý thay vì 15 giờ chịu ảnh hưởng của truyền thông chỉ cổ võ cho SÁT NHÂN, BẠO HÀNH, NGOẠI TÌNH, v…v..

Giới truyền thông trình bầy GIA ĐÌNH.. NHẤT LÀ PHỤ HUYNH.. như những người ngu xuẩn.

Bạn thử tìm xem có một hay hai màn kịch xã hội nào lại trình bầy cha mẹ là những người KHÔN NGOAN, ĐẠO ĐỨC và TRỢ GIÚP. Nhưng trẻ em lại được trình bầy như KHÔN NGOAN hơn cha mẹ. Như vậy có phải là TiVi đang cổ động tiếp thị cho thị trường trẻ em không?

Gần đây, Quốc Hội đã khôn ngoan đề ra một hệ thống lượng giá để giới truyền thông tự kiểm. Dĩ nhiên, các hướng dẫn này đã chỉ được áp dụng một cách lỏng lẻo. Chúng ta tự hỏi là hệ thống lượng giá của Thiên Chúa sẽ ra sao, nếu áp dụng cho các chương trình truyền hình. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho có sự HƯỚNG DẪN THIÊNG LIÊNG khi chúng ta lựa chọn chương trình chúng ta xem hàng ngày.

Xin nhớ là Chúa Thánh Thần LUÔN LUÔN SẴN SÀNG giúp đỡ hướng dẫn và che chở chúng ta cho khỏi bị nguy hại, nhất là khi phải lấy các quyết định liên quan đến linh hồn bất tử của chúng ta. Vì chỉ có Thiên Chúa mới là Hệ Thống Lượng Giá khi đến lúc chúng ta được phán đoán về đời sống vĩnh cửu.

6. Tính dục trước hôn nhân và đời sống thiêng liêng của bạn: Thật là một điều sai nhầm khi nghĩ rằng: Nếu chúng ta giao du thân mật trước hôn nhân mà không mắc bệnh hay không có thai là có thể chấp nhận được. Vấn đề là tính dục ngoại hôn là điều sai trái. Và dù cho chúng ta không mắc bệnh hay không có thai thì cũng vẫn là sai lỗi.

Chúng ta có thể hiểu tâm trạng khó chịu của người trẻ hôm nay. Họ không đủ tuổi để uống rượu. Họ không được quyền mua thuốc lá. Họ chưa đủ tuổi để lái xe. Còn gì cho họ nữa? Họ thường thấy người lớn uống rượu và vẫn lái xe. Và họ bị ngăn cấm các hoạt động dó vì còn ít tuổi.

Còn về vấn đề tính dục, cảm xúc về thể xác và tâm hồn rất liên kết với nhau. Biết bao nhiêu người trẻ đã nói: "Tôi đã làm như vậy vì tôi yêu anh ta." hay " Nếu tôi không làm, anh ấy sẽ không chơi với tôi nữa." Có rất nhiều em gái 14 hay 15 tuổi mang thai, thất tình, bỏ nhà ra đi, không ai thăm hỏi gọi điện thoại vào ngày sinh nhật của chúng, vì những người chúng tưởng yêu thương chúng, đã quên chúng, hay tệ hơn nữa là không còn muốn biết đến chúng nữa.

Chúng ta phải hiểu rằng có hai khía cạnh thể xác và tinh thần trong đời sống. Có nhà tâm lý học đã nhận xét như sau về tính dục: một đứa con trai muốn được làm tình trước khi tìm hiểu về người bạn gái. Còn một đứa con gái lại muốn tìm hiểu về đứa con trai trước khi có thể làm như vậy.

Những người các bạn cần tham vấn trước về các vấn đề khiết tịnh và luân lý là cha mẹ, thầy cô trong trường, các linh mục, và linh hướng. Nhiều bạn có thể nghĩ rằng họ là những người cuối cùng bạn sẽ tham vấn. Nhưng bạn sẽ có thể hết sức ngạc nhiên khi thấy họ rất hiểu biết và thông cảm.

Nhiều em gái nói: người đầu tiên chúng cho hay chúng có mang là bạn hữu... là những người cùng lứa tuổi. Chúng chia xẻ tin tức và tìm kiếm lời khuyên của những bạn bè cũng trẻ và thiếu kinh nghiệm như chúng.

Quan điểm của tôi là tại sao phải chờ đến lúc có chuyện mới nói với bạn bè? Tại sao không đề phòng trước bằng cách thảo luận về các vấn đề đa số người trẻ gặp phải trước khi có thai? Nếu có người bạn gặp khó khăn, bài vở bị điểm xấu, đến tâm sự với bạn, bạn có nói: "Hãy chờ đến khi có học bạ rồi chúng ta sẽ nói chuyện không? Dĩ nhiên là không! Bạn sẽ xem xét và nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề và cố gắng giúp đỡ người bạn này trước khi người ấy bị hỏng thi. Hãy nhìn quanh bạn xem, bạn sẽ thấy là cha mẹ, thầy cô cũng là bạn hữu của bạn. Họ đã dành cả cuộc đời để giúp đỡ bạn. Nên tìm kiếm sự giúp đỡ và khôn ngoan của họ, khi bạn bị áp lực của những người bạn đồng lứa.

Chúng ta ai cũng lo âu về vấn đề môi sinh.. dầu hỏa làm ô nhiễm nước biển... hay mưa acít, v..v.. Nhưng chúng ta có lo lắng cho sự ô nhiễm tinh thần hay đạo đức đồi trụy không? Sự thiếu tôn kính thân xác mình không phải là ô nhiễm tinh thần chăng?

Tôi tin rằng tính dục trước hôn nhân nguy hiểm vì cướp đi đời sống thiêng liêng của bạn.

Đa số chúng ta sẽ phẫn nộ khi bị gọi là một kẻ cắp hay nói dối. Nhưng nếu chúng ta bị kết tội là có liên hệ tính dục trước hôn nhân, chúng ta nói: "Chúng tôi không làm hại đến ai cả." hay "Chúng tôi đã phòng ngừa. Do đó không sao cả." Vâng, cha mẹ và thầy cô không thể luôn luôn ở gần bên các bạn... Nhưng họ tin tưởng nơi bạn. Hơn nữa, Chúa Giêsu luôn luôn ở bên bạn.. ở khắp mọi nơi.. và yêu thương bạn. Chính Chúa là Đấng bạn chịu trách nhiệm với Người.

Trên trần thế này, cha mẹ chúng ta cố gắng giúp đỡ chúng ta và cố vấn cho chúng ta. Nhưng thường thì những lời khuyên bảo của họ thường đi vào tai này rồi ra tai bên kia.

Xin đừng hủy hoại tinh thần của những ân sủng Chúa đã ban cho bạn. Những tội phạm đến đức khiết tịnh chống lại với tinh thần... và tâm hồn.

Đây chính là khía cạnh thật sự nguy hiểm, không những về tính dục trước hôn nhân, mà còn về tất cả các hành động chúng ta làm. Tất cả những lỗi lầm chúng ta chọn lựa làm lỗi phạm đến Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria.

Lời khuyên của tôi và bài viết này có nghiã là tôi muốn khuyên các bạn cầu nguyện hàng ngày để xin Chúa Giêsu và Mẹ Người gia tăng sức mạnh để các bạn chống cưỡng được mọi cơn cám dỗ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Búp Sen Hồng
Nguyễn Đức Cung
21:25 01/08/2013
MỘT BÚP SEN HỒNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ao quê nở búp sen hồng
Diệu hương ngan ngát, môi trầm tiểu thư.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/7 - 1/8/2013: Krakow - Quê hương Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II , điạ điểm WYD lần tới
VietCatholic Network
15:44 01/08/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Gặp gỡ các Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh.

Sau thánh lễ Sáng Chúa Nhật 28-7 trước sự hiện diện của hơn 3 triệu tín hữu tại bãi biển Copacabana để bế mạc Ngày Quốc tế giới trẻ, Đức Thánh Cha đã về nghỉ tại trung tâm Sumaré của Tổng giáo phận Rio để dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng. Kế đến vào lúc 4 giờ chiều, tại thính đường của Trung tâm này, ngài đã gặp gỡ 45 vị Hồng Y và Giám Mục thuộc ban điều hợp Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu La tinh, gọi tắt là Celam, nhân dịp các vị nhóm họp từ ngày 29-7 đến 2-8-2013 tại Học viện Nữ Vương Trời Cao tại thành phố Rio de Janeiro.

Celam qui tụ 22 Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu la tinh và quần đảo Caribê được thành lập cách đây 57 năm, với mục đích thăng tiến, khích lệ và làm sinh động tính chất đồng đoàn của các Giám Mục cũng như tình hiệp thông giữa các Giáo Hội tại miền này với các vị chủ chăn.

Đức Cha Carlos Aguiar Retes, Tổng Giám Mục giáo phận Tlalnepanda của Mễ Tây Cơ đã chào mừng Đức Thánh Cha.

Trong bài phát biểu Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ phê bình trào lưu ý thức hệ hóa sứ điệp Tin Mừng, giải thích Tin Mừng bên ngoài sứ điệp Phúc âm và ngoài Giáo Hội; giải thích dựa theo phương pháp chú giải của các khoa xã hội và bao gồm những lãnh vực rất khác nhau, từ tự do thị trường cho tới phân loại theo chủ thuyết mác xít.

Đức Thánh Cha đã nói về tài liệu 'Aparecida', đã được soạn thảo vào năm 2007. Tài liệu, bao gồm tình hình của Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh, đã đặc biệt vạch ra mục tiêu khôi phục niềm tin. Như một lời nhắc nhở, Đức Thánh Cha nói Giáo Hội là một người mẹ, là người phải hàn gắn vết thương.

Ngài nói:

"Tôi phải nói rằng đây này là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Nó rất phức tạp, nhưng cốt lõi của nó đó là sứ vụ tông đồ của lòng thương xót, là chiều kích nhân hậu của Mẹ Giáo Hội. Đó là dùng tình mẫu tử của Giáo Hội để chữa lành vết thương và nâng đỡ. Tôi đã nói về điều này ngày hôm qua với Giám Mục Brazil. Ngay bây giờ, chúng ta đang sống một khoảng thời gian đầy các vết thương. Có những người phần nào đó lìa xa Giáo Hội, có những người ra đi rồi quay lại. Thật dễ dàng để nghĩ rằng, "được rồi, chúng ta hãy đề ra những khóa học về điều này điều nọ, nhưng không ... sau một trận chiến, ưu tiên hàng đầu là chữa lành các vết thương. Nhiệm vụ mục vụ của Giáo Hội là để chữa lành. "

Sử dụng khiếu hài hước của ngài, Đức Giáo Hoàng yêu cầu các giám mục hãy gần gũi với mọi người và yêu thương Giáo Hội, cả trong lúc thịnh vượng cũng như lúc gian truân.

Đức Thánh Cha nói:

"Chúng ta không có thể là những người suy nghĩ và hành xử như các ông hoàng. Những người tham vọng đã kết hôn với một Giáo Hội, nhưng đồng thời lại đang chờ đợi một điều gì khác. Về khiá cạnh này, chúng ta không thể có giám mục đa thê, phải không? Họ đã kết hôn với một Giáo Hội, nhưng đôi mắt lại dán vào những lợi lộc khác. "

Ở cuối bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng một giám mục phải hướng dẫn cộng đồng của mình, và không nên độc đoán. Sau đó, Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các giám mục đặc biệt chú ý đến bài giảng của các ngài đừng tách rời thực tế và quá trừu tượng.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trước đó vào sáng thứ Bẩy 27 tháng 7, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sebastian của Rio De Janeiro, trước các Hồng Y, Giám Mục, linh mục và chủng sinh trên thế giới tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Thánh Cha đã nói:

Chúng ta không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân! Chúng ta hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến bàn tiệc Chúa.

Theo Đức Thánh Cha, hai thách đố lớn nhất trong đặc tính truyền giáo của môn đệ Chúa Kitô, đó là canh tân Giáo Hội từ bên trong và đối thoại với thế giới ngày nay.

2. Đức Giáo Hoàng bày tỏ lòng thương mến dành cho các nhân viên tại Sumaré bằng cách vẽ một trái tim trong cửa sổ máy bay trực thăng

Khi rời khỏi Sumaré bước lên một chiếc trực thăng để đến gặp các tình nguyện viên ở Rio, Đức Thánh Cha Phanxicô làm dấu Thánh Giá, trước khi cất cánh. Sau đó một vài phút sau, khi đám đông chào tạm biệt, Đức Giáo Hoàng đã sử dụng ngón tay của mình để phác thảo một trái tim thể hiện lòng yêu mến của ngài cho các nhân viên tại nhà hưu dưỡng Sumaré của Tòa Tổng Giám Mục Rio De Janeiro nơi Đức Thánh Cha đã cư ngụ trong suốt thời gian thăm Brazil.

3. Gặp gỡ và cám ơn các bạn trẻ thiện nguyện

Giã từ các Giám Mục thuộc ban điều hợp Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ châu la tinh, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng tới Khu vực Hội nghị của thành Rio gọi là “Trung Tâm Rio” để gặp gỡ 15 ngàn người đại diện cho 60 ngàn người thiện nguyện đã phục vụ từ 2 năm nay trong việc chuẩn bị, tổ chức và tiến hành Ngày Quốc Tế giới trẻ vừa qua.

Khi Đức Thánh Cha đến đây vào lúc quá 5 giờ chiều, ngài đã được các bạn trẻ thiện nguyện nồng nhiệt tiếp đón.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta sở tại và 2 đại diện những người thiện nguyện, một người Brazil và một người Ba Lan là nơi sẽ đón tiếp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới, Đức Thánh Cha nồng nhiệt cám ơn họ và nói:

“Qua nụ cười của mỗi người trong các bạn, với sự tử tế, sẵn sàng phục vụ, các bạn đã chứng tỏ rằng “Cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận lãnh” (Cv 20,35). Việc phục vụ mà các bạn đã thi hành trong những ngày này làm cho tôi nhớ đến sứ mạng của thánh Gioan Tẩy Giả đã dọn đường cho Chúa Giêsu. Mỗi người, theo cách thế của mình, là một dụng cụ để hàng ngàn bạn trẻ khác chuẩn bị con đường gặp gỡ Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha cũng khích lệ các bạn trẻ thiện nguyện đáp lại tiếng gọi của Chúa: 'Thiên Chúa kêu gọi thực hiện những chọn lựa chung kết, ngài có một dự phóng cho mỗi người: khám phá và đáp lại ơn gọi ấy chính là con đường tiến đến sự thực hiện chính mình trong hạnh phúc. Thiên Chúa kêu gọi tất cả mọi người nên thánh, sống cuộc sống của mình, nhưng ngài có một con đường cho mỗi người. Một số được kêu gọi nên thánh qua việc thành lập gia đình nhờ bí tích hôn phối. Có người nói rằng ngày nay hôn nhân là điều lỗi thời; trong nền văn hóa tạm thời, tương đối, nhiều người chủ trương rằng điều quan trọng là “hưởng thụ giây phút hiện tại”, và dấn thân trọn đời, thực hiện những chọn lựa chung cục, là điều không bõ công, vì ta không biết tương lai sẽ ra sao. Trái lại, tôi xin các bạn hãy trở thành những người cách mạng, đi ngược dòng; đúng vậy, tôi xin các bạn hãy nổi lên chống lại thứ văn hóa tạm bợ như thế, thứ văn hóa này, xét cho cùng, nghĩ rằng các bạn không có khả năng lãnh nhận trách nhiệm, không có khả năng yêu thương thực sự. Tôi tin tưởng nơi người trẻ và tôi cầu nguyện cho các bạn. Hãy can đảm đi ngược dòng. Hãy có can đảm sống hạnh phúc.

Với những người chọn cuộc sống linh mục, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng “Chúa kêu gọi hiến thân cho Chúa một cách trọn vẹn nhất, để yêu thương mọi người với tâm hồn của vị Mục Tử nhân lành. Những người khác, Chúa kêu gọi phục vụ trong đời sống tu trì: trong các đan viện chuyên cầu nguyện cho thiện ích của thế giới, hoặc trong các lãnh vực khác nhau của việc tông đồ, xả thân cho mọi người, nhất là những người túng thiếu nhất. Tôi không bao giờ quên cái ngày 21-9 khi tôi được 17 tuổi - sau khi dừng lại tại nhà thờ thánh Giuse de Flores để xưng tội, lần đầu tiên tôi nghe thấy Chúa gọi tôi. Các bạn đừng sợ điều Chúa yêu cầu các bạn! Thưa vâng với Chúa thật là điều bõ công. Nơi Chúa có niềm vui!

Và Đức Thánh Cha chào giã từ các bạn trẻ thiện nguyện với một câu hỏi: “Các bạn hãy hỏi Chúa: Chúa muốn con làm gì, đâu là con đường con phải theo?”

4. Họp báo trên máy bay từ Rio De Janeiro về Rôma

Trên đường đến Brazil, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hứa với các nhà báo sẽ có một cuộc họp báo trên đường trở về Roma. Mặc dù rất mệt mỏi, ngài đã giữ lời hứa của mình. Trên chuyến bay dài 11 tiếng rưỡi từ Rio De Janeiro về Tôma, Đức Thánh Cha đã nồng nhiệt chào thăm và cám ơn hơn 70 ký giả tháp tùng ngài. Trong một giờ 22 phút, ngài đã trả lời các câu hỏi do các ký giả đặt ra không có giới hạn.

Lần đầu tiên ngài đã đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi như vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội, Ngân hàng Vatican và thậm chí ngài đã nói về tin đồn có “nhóm vận động hậu trường cho đồng tính” bên trong Vatican.

Đức Thánh Cha nói:

Người ta đã viết nhiều về “nhóm vận động hậu trường của đồng tính” này. Tôi vẫn chưa tìm thấy một người nào tự giới thiệu mình tại Vatican, với một "thẻ đồng tính." Trong những tình huống này, điều quan trọng là cần phân biệt giữa một người đồng tính và một việc vận động hậu trường cho đồng tính, bởi vì vận động hậu trường không bao giờ là tốt. Nếu một người đồng tính, là một người có thiện chí tìm kiếm Thiên Chúa, thì tôi là ai để phán xét họ? Giáo lý của Giáo Hội giải thích điều này rất đẹp. Người đồng tính không thể bị gạt ra ngoài lề”.

Về vấn đề ngân hàng Vatican hay Viện Giáo Vụ, Đức Thánh Cha nói:

"Tôi không biết Ngân hàng Vatican sẽ ra sao. Một số nói rằng điều tốt nhất là phải có một ngân hàng, những người khác nói rằng nó phải là một quỹ cứu trợ, những người khác khuyên đóng cửa hoàn toàn. Chúng tôi nghe nói mãi về các lựa chọn này. Bây giờ, tôi tin tưởng vào công việc Viện Giáo Vụ đang làm. Chúng ta nên tìm kiếm sự lựa chọn tốt nhất, nhưng cho dù đó là một ngân hàng, một quỹ, hoặc bất cứ là gì đi nữa, nó phải dựa trên tính minh bạch và trung thực. Đó là cách tốt nhất. Cảm ơn bạn. "

Về vấn đề truyền chức cho phụ nữ, Đức Thánh Cha nói:

"Về việc truyền chức cho phụ nữ, mà Giáo Hội đã lên tiếng và câu trả lời là không. Đức Gioan Phaolô II đã giải thích lập trường dứt khoát của Giáo Hội. Cánh cửa đã đóng lại. Nhưng hãy để tôi nói cho bạn điều này, Đức Mẹ, là quan trọng hơn các tông đồ, các giám mục, phó tế và linh mục. Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng hơn là các giám mục, hay linh mục. Quan trọng như thế nào? Đây là những gì chúng ta phải giải thích tốt hơn một cách công khai. "

Đức Thánh Cha cũng nói về mối quan hệ của mình với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và ngày Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong thánh có lẽ là vào ngày 27 tháng Tư chứ không phải 08 Tháng 12 như những đồn đoán trước đây.

Ngài nói:

"Có Đức Thánh Cha danh dự giống như có một ông nội ở nhà. Một người ông rất khôn ngoan. Trong một gia đình, người ông ở nhà được tôn trọng, yêu thương và được lắng nghe. Đức Thánh Cha Benedict XVI là một người thận trọng ... Ngài không tham gia vào những vấn đề. Tôi đã nói với ngài nhiều lần, "Đức Thánh Cha hãy tiếp tục với cuộc sống của ngài, gặp gỡ với mọi người, đi cùng với chúng tôi." Ngài đã đồng ý tham dự lễ khánh thành tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Tôi có thể tóm lại như thế này: Giống như tôi có một người ông ở nhà. Ngài như một người cha. Nếu tôi có khúc mắc gì, hoặc nếu tôi phải đối mặt với một cái gì đó tôi không hiểu, tôi có thể nhờ ngài. "

Chỉ vài tháng sau khi trở thành Giáo hoàng, ngài nói là nhớ thành phố Buenos Aires. Đức Thánh Cha nói thêm ngài rất thích đi ra ngoài và đi bộ trên đường phố, nhưng ngài tôn trọng những giới hạn của hiến binh Vatican.

Nhưng trong mọi trường hợp, khi có dịp ra ngoài, ngài rất dễ gần gũi với anh chị em tín hữu. Đức Thánh Cha nói thêm là ngài không sợ các cuộc tấn công, và giải thích rằng theo ý kiến của ngài, một Giám Mục thật là điên khi xa lánh người dân, để tránh một cuộc tấn công.

Đức Giáo Hoàng cũng nói rõ ràng rằng ngài không ngại sử dụng những từ đơn giản và rõ ràng trong thông điệp của mình.

5. Giã từ

Sau khi ban phép lành cho các bạn trẻ thiện nguyện, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng ra sân bay quốc tế Antonio Carlos Jobim ở Rio de Janeiro., cách đó 30 cây số. Tại đây vào lúc 6 giờ rưỡi chiều, giờ địa phương, đã diễn ra nghi thức tiễn biệt với sự hiện diện của bà tổng thống Dilma Roussef, chính quyền dân sự, đoàn chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brazil cũng như các Hồng Y và Giám Mục của vùng này.

Trong lời giã từ, Đức Thánh Cha nói: “Tôi ra đi với tâm hồn tràn đầy những kỷ niệm hạnh phúc; và những kỷ niệm này chắc chắn sẽ trở thành kinh nguyện. Trong lúc này đây tôi bắt đầu cảm thấy một sự nhớ nhung, nhớ Brazil với dân tộc cao cả và tâm hồn quảng đại, dân tộc rất thân hữu. Nhớ nụ cười rộng mở và chân thành mà tôi đã thấy nơi bao nhiêu người, sự hăng hái nhiệt thành của những ngừơi thiện nguyện. Nhớ niềm hy vọng nơi ánh mắt của các bạn trẻ ở nhà thương thánh Phanxicô. Nhớ đức tin và niềm vui giữa những nghịch cảnh của những người dân ở khu xóm nghèo Varginha. Tôi chắc chắn ràng Chúa Kitô đang sống và thực sự hiện diện trong hoạt động của vô số các bạn trẻ và bao nhiêu người mà tôi đã gặp trong tuần lễ này không thể quên được. Xin cám ơn vì sự tiếp đón và tình bạn nồng nhiệt đã được bày tỏ cho tôi!

Đức Thánh Cha chân thành cám ơn bà tổng thống, các anh em Giám Mục và đông đảo những ngừơi cộng tác của các vị đã làm cho những ngày này trở thành một buổi lễ tuyệt vời cử hành đức tin phong phú và vui tươi của chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng ngài sẽ tiếp tục hy vọng rất nhiều nơi người trẻ Brazil và trên toàn thế giới: qua họ, Chúa Kitô đang chuẩn bị một mùa xuân mới trên toàn thế giới.

Giống như lúc khởi hành từ Roma, Đức Thánh Cha cũng tự tay xách cặp khi bước lên chiếc máy bay Airbus 330 của hãng Alitalia bay về Roma.

6. Đức Thánh Cha về đến Rôma

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại Rôma, sau khi cử hành thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới 2013 tại Rio Brazil, với gần 3 triệu người hành hương, một thánh lễ Giáo Hoàng lớn nhất trong nhiều năm qua.

Chuyến bay của Đức Giáo Hoàng từ sân bay Rio de Janeiro về Rôma đã mất 11:30 giờ. Đức Giáo Hoàng đã bay qua các vùng trời Brazil, Senegal, Mauritania, Algeria và cuối cùng Ý, nơi ngài hạ cánh tại sân bay Ciampino ở Rome.

Trên đường từ sân bay về Vatican, Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ. Như một món quà, ngài để lại một áo thể thao màu xanh lá cây và một quả bóng có hàng chữ ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hai ngày trước khi bay sang Brazil, chính xác là lúc 16:45 phút ngày thứ Bẩy 20 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đền thờ Đức Bà Cả để xin Đức Mẹ phù hộ cho chuyến tông du sắp tới của ngài tại Brazil, cho những người trẻ, và tất cả các tín hữu sẽ tập trung tại Ngày Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro và cho tất cả những người trẻ trên toàn thế giới.

Trước ảnh Đức Maria là phần rỗi của dân Rôma, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện trong thinh lặng hơn nửa giờ, sau đó ngài dâng lên Đức Mẹ một vòng hoa và thắp một ngọn nến.

7. Đêm canh thức Copacabana: Một câu chuyện bi thương làm cho ba triệu con tim sững sờ.

Anh Felipe Passos đã làm cho 3 triệu con tim rúng động khi anh chia sẻ câu chuyện riêng tư cuả mình trong đêm canh thức tại bãi biển Copacabana.

Anh cho biết đã phát hiện ra và chấp nhận cây thánh giá cuả mình: đó chính là chiếc xe lăn cuả anh.

Anh Felipe, một thanh niên độc thân người Brazil mới 23 tuổi, đã phát biểu tại đêm canh thức cuả Trẻ Thế Giới ngày 27 tháng Bảy trước sự hiện diện cuả Đức Giáo Hoàng.

Anh kể lại đã tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid vào năm 2011, và đã cam kết hai lời hứa thiêng liêng. Anh hứa sẽ sống trong sạch cho đến khi kết hôn và chăm chỉ làm việc để gây quĩ cho nhóm Ponta Grossa, một nhóm thanh niên cầu nguyện ở tiểu bang Paraná của Brazil, để có thể cùng nhau tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới một lần nữa, tổ chức năm nay tại Rio de Janeiro.

Với nguồn tài chánh eo hẹp, Felipe và nhóm bạn bè gây vốn bằng cách làm thêm nhiều công việc nặng nhọc và cùng một lúc chuẩn bị tinh thần bằng cầu nguyện, tôn thờ Thánh Thể, ăn chay và làm việc phúc đức.

Nhưng một sự khủng khiếp đã xảy ra cho họ.

"Vào tháng Giêng năm nay, hai ngày trước khi tôi lên 23 tuổi, hai thanh niên đã đột nhập vào nhà của tôi, súng trên tay, đòi cướp số tiền mà chúng tôi đã dành dụm với rất nhiều hy sinh," Felipe nói.

"Tôi nghĩ về những nỗ lực rất lớn cuả nhiều ngày tháng, về những hy sinh cuả những người trong gia đình, của bạn bè và đồng nghiệp. .. tất cả những cái ấy sắp bị cướp đi trong khoảng khắc và vì thế mà tôi cương quyết sẽ bảo vệ nó," anh nói với một giọng xúc động.

Anh Felipe thành công trong việc bảo vệ số tiền tiết kiệm của nhóm, nhưng đã bị một viên đạn bắn vào, hầu như kết liễu cuộc sống của anh.

"Đối với bệnh viện thì tôi đã chết, tim ngừng đập nhiều lần, và các bác sĩ đã nói với cha mẹ tôi rằng 'cậu bé này không có hy vọng," nhưng tôi vẫn còn ở đây và nhóm của tôi vẫn còn đến đây được chỉ vì lòng thương xót của Chúa, " Felipe nói.

Toàn thể bãi biển đông nghịt người hầu như bị lên cơn sốc trong một sự im lặng đến nghẹt thở, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhìn anh chăm chú.

Anh Felipe tả lại cảnh tượng anh bị hôn mê, thở qua ống dưỡng khí, trong khi cộng đoàn giáo xứ của anh liên lỉ cầu nguyện và làm việc hy sinh hãm mình cho anh.

Cuối cùng...thì anh tỉnh dậy, điều đầu tiên anh xin là được rước Mình Thánh Chúa, anh hồi phục nhanh chóng.

Nhưng Felipe, đã bị bất toại phải ngồi xe lăn, anh cho biết, "đây là cây thập giá, cây thập giá Chúa gửi đến cho tôi để tôi có thể đi tới gần Ngài hơn, sống nhiều hơn trong ân sủng và tình yêu của Chúa."

Ba triệu tiếng vổ tay nổ ra ào ạt, nhưng Felipe ngăn họ lại.

"Xin im lặng!", anh nói. "Chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần!"

Người thanh niên 23 tuổi yêu cầu mọi người hãy cầm lấy thập giá mà họ đang đeo ở trên cổ lên, và nhìn vào nó.

Anh xin mọi người suy ngẫm trong im lặng với những câu hỏi: "thập giá mà Chúa đã ban cho tôi là gì? Thập giá mà Ngài muốn tôi thực hiện cho tình yêu của Ngài là gì? "

Tất cả mọi người, kể cả Đức Giáo Hoàng đã cầm thánh giá lên...

Câu chuyện thương tâm cuả người thanh niên trẻ đã tạo ra một thời khắc không bao giờ quên được cho 3 triệu người có mặt trong đêm canh thức trên bãi biển Copacabana.

8. Đức Thánh Cha Phanxicô dâng lễ kính thánh Inhaxiô Lôyôla tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu của Dòng Tên tại Rôma

Hôm thứ Tư 31 tháng 7 đã không có buổi triều yết chung như thường lệ. Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên đã dâng Thánh Lễ kính thánh Inhaxiô Lôyôla, đấng sáng lập Dòng Tên tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu của Dòng Tên ở Rôma cùng với cha Adolfo Nicolás, SJ, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, Đức Tổng Giám mục Luis Ladaria Ferrer, SJ, Thứ kí Bộ Giáo Lý Đức Tin, khoảng 270 anh em Giêsu hữu của ngài, quý thân hữu và các cộng tác viên của Dòng.

Đức Giáo Hoàng đến bằng xe hơi. Cha Adolfo Nicolás, SJ, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên đã ra tận cửa chào đón Đức Giáo Hoàng và chúc mừng Đức Giáo Hoàng về chuyến thăm Brazil của ngài.

“Con xin chúc mừng chuyến thăm Brazil của ngài thưa Đức Thánh Cha”

Trong diễn văn chào mừng, cha Nicolás đã thưa với Đức Giáo Hoàng rằng tất cả Giêsu hữu sẵn sàng đảm nhận mọi sứ vụ từ Đức Giáo Hoàng.

Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắn nhủ rằng đời sống của Dòng Tên cần phải để cho Chúa Giêsu trở nên trung tâm. Ngài nói: “Tôi muốn đưa ra 3 suy tư đơn sơ dựa trên ba lối diễn tả này: hãy để Chúa Kitô và Giáo Hội ở tại trung tâm của đời sống mình; hãy để cho chính anh em được Chúa Kitô chinh phục để phục vụ tha nhân; hãy cảm thấy thẹn thùng vì những giới hạn và tội lỗi của chúng ta để chúng ta có thể trở nên khiêm nhường trước Chúa Kitô và nhân loại.”

Cuối Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng đã đến gần và cầu nguyện trước tượng thánh Inhaxiô. Ngài cũng dâng một bó hoa cho Đức Mẹ và cầu nguyện trước mộ của Tôi Tớ Chúa là cha Phêrô Arrupe, vị Bề Trên Tổng Quyền đã phục vụ trên cương vị là người đứng đầu Dòng Tên cho đến năm 1981.

Thầy phó tế FX. Nguyễn Mai Kha, SJ, 1 học viên Dòng Tên Việt Nam giúp lễ cho Đức Thánh Cha

9. Krakow:

Cuối thánh lễ Bế Mạc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro, Đức Thánh Cha đã loan báo thời điểm và nơi cử hành Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới.

Ngài nói:

“Các bạn trẻ thân mến, chúng ta có một cuộc hẹn trong Ngày Quốc tế giới trẻ lần tới, vào năm 2016, tại Krakow, Ba Lan. Nhờ sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, chúng ta hãy cầu xin ánh sáng của Chúa Thánh Linh trên con đường dẫn chúng ta đến giai đoạn mới này của việc vui mừng cử hành niềm tin và tình yêu nơi Chúa Kitô”.

Phái đoàn các bạn trẻ Ba Lan hiện diện, nhiều người trong y phục truyền thống, đã nhẩy mừng và reo hờ, tung cờ, chào đón tin vui này.

Nhân dịp này, Lan Vy xin giới thiệu với quý vị vài nét về thành phố quê hương của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nơi sẽ tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ sắp tới.

Kraków (Ba Lan phát âm: [krakuf]) là thành phố lớn thứ hai và là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Ba Lan. Nằm trên sông Vistula, [Chỉ vào bản đồ] thành phố được hình thành từ thế kỷ thứ 7 Kraków có truyền thống là một trong những trung tâm hàng đầu của Ba Lan về học thuật, văn hóa và đời sống nghệ thuật và là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Ba Lan. Kraków đã từng là thủ đô của Ba Lan từ năm 1038 đến năm 1569.

Thành phố hiện có khoảng 760.000 dân, trong khi khoảng 8 triệu người sống trong bán kính 100 km tính từ quảng trường chính của thành phố.

Sau cuộc xâm lược Ba Lan vào đầu Thế chiến II, Kraków trở thành thủ đô của Đại Quốc Xã tại Ba Lan. Người Do Thái và Ba Lan trong thành phố bị phân loại, tập trung trong những ghettos với ý đồ thanh trừng chủng tộc. Họ đã được gửi đến các trại hủy diệt như Auschwitz và các trại tập trung của Đức Quốc xã như Płaszów.

Trong năm 1978, Đức Tổng Giám Mục Karol Wojtyla, của tổng giáo phận Kraków, đã được bầu làm giáo hoàng. Ngài là người Slavic đầu tiên Slavic được bầu vào chức vụ ấy và là vị Giáo Hoàng không phải người Ý đầu tiên trong 455 năm trước đó. Cũng trong năm đó, UNESCO công nhận Krakow là di sản thế giới