Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ bế mạc và từ giã Rio
Vũ Văn An
16:10 29/07/2013
Số người tham dự Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio de Janeiro, Ba Tây, nay đồng loạt được tường thuật là hơn 3 triệu người. Các hãng thông tấn, báo chí và các đài truyền hình từ Bắc đến Nam Mỹ, từ Tây đến Đông Âu, từ Cận đến Viễn Đông, từ Úc, Tân Tây Lan tới các vùng Nam Thái Bình Dương đều thông tin như thế.
Theo Đài Al Jazeera, người ta ước lượng có hơn 3 triệu người tụ tập để tham dự buổi phụng vụ tại bãi biển Copacabana. Thực vậy, buổi canh thức với Đức Giáo Hoàng Phancicô đã thu hút 3 triệu người. Theo AFP, đây là một trong các tham dự đông đảo nhất đối với một buổi cử hành của giáo hoàng trong lịch sử gần đây.
Cũng con số ấy đã được ước lượng cho Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại cùng một bãi biển, cũng là thánh lễ cuối cùng trong chuyến tông du lịch sử lần đầu tiên trở lại lục địa quê hương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trên một lễ đài mầu trắng nhìn xuống đám đông, Ngài đã thúc giục các người trẻ Công Giáo hãy ra đi và loan truyền đức tin của họ đến “những vùng ngoại biên của xã hội, thậm chí tới những nơi xa xăm nhất, dửng dung nhất... Giáo Hội cần chúng con, cần lòng phấn khởi của các con, óc sáng tạo của các con và niềm vui hết sức đặc trưng của các con””.
Gần như trọn 4 cây số bãi biển lưỡi liềm mênh mông của Copacabana đã chật ních tín hữu vẫy cờ. Nhiều người trẻ tham dự Thánh Lễ đã qua đêm trên bãi biển, một đêm vui ngủ vùi để kết thúc đại hội giới trẻ Công Giáo.
Al Jazeera cũng cho hay: chính Vatican nói rằng hơn 3 tiệu người tham dự Thánh Lễ bế mạc, dựa vào thông tin của ban tổ chức Đại Hội lẫn giới chức sở tại. Họ ước đoán đến 2/3 số này đến từ ngoài Rio. Như thế là vượt con số 1 triệu người tại Madrid năm 2011 hay 850,000 tại Toronto năm 2002.
Trong lễ bế mạc này, Đức Phanxicô đã công bố Krakow sẽ là địa điểm tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào năm 2016.
Được vinh dự đặc biệt là cặp vợ chồng gặp Đức Phanxicô vào hôm thứ Bẩy sau khi dự Thánh Lễ tại nhà thờ chánh tòa Rio; họ mang tới trình ngài đứa con gái mang chứng quái tượng không não (anencephalic) để được chúc lành. Đức Phanxicô mời họ dự cuộc rước dâng của lễ trong Thánh Lễ bế mạc, trong đó, người cha mang chiếc áo thung với hàng chữ “Hãy ngưng phá thai”.
Ngày Chúa Nhật, Đức Phanxicô cho hay: ngài trông mong các người trẻ Công Giáo sẽ trở thành “các môn đệ truyền giáo... Đem Tin Mừng là đem sức mạnh Thiên Chúa tới nhổ cỏ và phá tan sự ác và bạo lực, là tiêu diệt và hạ bệ mọi rào cản và vị kỷ, bất khoan dung và kỳ thị, để xây dựng một thế giới mới”.
Tờ Guardian của Anh gọi cuộc tông du đầu tiên ra ngoại quốc của Đức Phanxicô là một cuộc du hành thắng lợi với Thánh Lễ bế mạc vào Chúa Nhật trên bãi biển Copancabana với 3 triệu tín hữu tham dự, “theo ước tính của nhà cầm quyền sở tại”.
Bằng một văn phong tin mừng, đơn giản và triệt để, vốn lên đặc điểm cho cuộc tông du một tuần của ngài tại Ba Tây, Đức Phanxicô đã kêu gọi người hành hương trở về quê nhà để hồi sinh Giáo Hội Công Giáo.
Theo Guardian, ngầm nói lên ảnh hưởng của Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh, cộng đoàn dự Thánh Lễ của ngài hôm nay bao gồm các tổng thống của Ba Tây, của Á Căn Đình, của Bolivia và của Suriname, cũng như các phó tổng thống của Uruguay và Panama cùng nhiều vị vọng khác.
Guardian cũng nhắc lại ước lượng của nhà cầm quyền sở tại. Họ cho rằng đến cuối tuần rồi, người tham dự vọt lên hơn 3 triệu người. Phần đông cắm lều ngay trên bãi biển để qua đêm, dù khó ngủ vì lạnh và sóng biển. Nhưng khách hành hương ca hát đến tận sáng sớm.
Paul Mitchell, đến từ Sydney, ngủ trên cát, và đi bơi trước khi tham dự Thánh Lễ, cho hay: “Tôi rất mệt nhưng rất vui. Được thấy gương mặt của nhiều người khác quả là điều kỳ diệu. Người ở đây quá linh động và đầy tình yêu Thiên Chúa. Ta có thể học hỏi từ đó, nhất là Giáo Hội Úc”.
Bằng cách vẫy tay, ca hát và cầu nguyện với nhau, đám đông vĩ đại đã tham dự vào buổi thờ phượng chung đôi lúc hết sức ngất ngây.
Ngủ với 3 triệu người
Nữ tu Mary Herrera cười khúc khích lúc được hỏi bà có cảm tưởng gì khi được ngủ với 3 triệu người. Bà trả lời: “Đây là điều tôi gọi là cuộc cách mạng tình yêu”. Bà vốn dạy học tại các cộng đoàn nhỏ và các trung tâm cải tạo ma túy ở Á Căn Đình.
Lễ hội này đã đem đến Copacabana một số dân lớn hơn tổng số cư dân của Manchester và Birmingham cộng lại, để tham dự các biến cố ngoài trời được hơn chục màn hình vĩ đại tiếp chuyển.
Trong những ngày tới, cuộc di dân sẽ theo chiều ngược lại. Nhiều người trong số đoàn người lên đường rời khỏi nơi này cho hay họ mang theo sứ điệp tranh đấu trong các bài giảng của Đức Giáo Hoàng.
Lucas Robles, 20 tuổi, người Peru, phát biểu: “Thật là tuyệt vời. Lớn hơn và tốt hơn hội vui chơi (carnival) nhiều. Lễ hội này còn có một mục đích thực sự”.
Mùi vị chính trị
Theo Guardian, trong tuần lễ ở đây, Đức Phanxicô liên tiếp có giọng nói triệt để về chính trị. Ngài tỏ ý ủng hộ người biểu tình từng tham dự những cuộc xuống đường vĩ đại tại Ba Tây trong tháng Sáu.
Trong đêm Canh Thức, ngài bảo: “Người trẻ ở đường phố là những người muốn trở thành người thực hiện thay đổi. Xin đừng để những người khác trở thành người thay đổi. Cha xin các con trở thành người thay đổi, luôn khắc phục lãnh cảm và đề xuất câu trả lời Kitô Giáo cho các quan tâm xã hội và chính trị đang diễn ra tại những nơi khác nhau trên thế giới”
Vị giáo hoàng 76 tuổi này đã thêm các cuộc thăm viếng một khu ổ chuột, một bệnh xá cải tạo ma túy và một nhà tù vào lịch trình sinh hoạt của mình ở đây để nhấn mạnh niềm tin của ngài rằng người Công Giáo cần vươn tới người nghèo và người kém may mắn sống bên lề xã hội.
Ngài cũng kêu gọi Giáo Hội suy nghĩ lý do tại sao bị mất quá nhiều tín hữu cho chủ nghĩa thế tục và phái Ngũ Tuần trong mấy năm qua.
Phương thức bình dân
So với vị tiền nhiệm, ngài chọn phương thức bình dân, sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và hay nhắc tới văn hóa đại chúng.
Là một người mê bóng tròn, ngài nói với cử tọa “Chúa Giêsu đề nghị với ta một điều còn lớn hơn cả Giải Túc Cầu Thế Giới!”
Nhưng ngài không nhượng bộ trong các vấn đề gây tranh cãi đang phân cách Giáo Hội với thế giới hiện đại. Vào Chúa Nhật qua, ngài mời cặp vợ chồng có đứa con gái mắc chứng quái tượng không não (anencephalic) mang em tới để ngài chúc lành, một điều được coi là thách thức lớn đối với nhiều người ở Châu Mỹ La Tinh hiện nay. Mới đây, tại El Salvador, một thiếu phụ đã khẩn khoản xin nhà cầm quyền cho bà được trục thai đứa con bị chứng bệnh này.
CBS News, dựa vào Associated Press, cũng cho rằng 3 triệu người đã hiện diện trong Thánh Lể bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế giới 2013, gọi đây là một biến cố có tính lịch sử, vì là một cuộc tham dự lớn nhất đối với một thánh lễ giáo hoàng trong mấy năm gần đây.
Gần suốt 4 cây số bãi biển Copacabana chật ních tín hữu vẫy cờ, một số tắm biển một số tung áo thung, cờ quạt vào chiếc xe hai bên mở toang của Đức Giáo Hoàng. Ngài từ từ đi qua đám đông, thỉnh thoảng dừng lại ôm hôn trẻ thơ, uống trà “mate” của quê nhà do người hành hương mời hoặc lượm đồ tặng bay tới tấp vào xe.
Ngay các nhân viên an ninh của Vatican, xưa nay vốn có bộ mặt khó khăn, cũng mỉm cười khi họ chạy bộ bên cạnh chiếc xe chở ngài, vì vui lây niềm hứng khởi của dân chúng.
Con số rõ ràng đã tràn ngập việc phục vụ tại khu vực này: mùi xú uế của rác rưởi và chất phế thải của người nực cả không khí ẩm ướt của Rio và bãi biển cũng như Đại Lộ Đại Tây Dương lịch thiệp gần đó trông giống như một trại tị nạn nghèo khổ giữa một trong các thành phố đẹp nhất thế giới. Những lối đi bộ xây bằng đá vụn ghép nổi tiếng của Copacabana đầy những tấm giấy bồi, bao nhựa, chai nước rỗng và giấy gói bích quy...
Người hành hương thì ngủ đêm ngay trên bãi biển, mình quấn cờ nằm trong những chiếc túi ngủ để xua đi giá lạnh. Nhiều người nhẩy múa, cầu nguyện và ca hát gần như suốt đêm, dù phải nối đuôi thật dài trước hàng dẫy các phòng tắm lưu động đặt dọc bãi biển. Lucretia Grillera, 18 tuổi quê ở Corboba, Á Căn Đình nói: “Chúng tôi lạnh chết đi được nhưng rất đáng. Quả là mệt nhưng là một kinh nghiệm vĩ đại”.
Các Chứng Nhân Giêhôva cũng lập một gian hàng ở đây để phân phối những ấn phẩm như “Thánh Kinh thực sự dạy điều gì” nhưng ít ai lui tới.
Trong Thánh Lễ này, Krakow cũng đã được Đức Giáo Hoàng chọn làm địa điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2016. Sau Thánh Lễ, ngài gặp các giám mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caríbbê, cũng như nói lời cám ơn tới 60,000 thiện nguyện viên của Đại Hội. Ngài sẽ rời Rio về Rôma đêm Chúa Nhật, giờ địa phương.
Denise da Silva, một người Công Giáo của Rio, cho biết: “quả là một tuần lễ tuyệt vời, mọi người đều lên tinh thần, bạn có thể cảm nhận được một cảm thức thanh bình. Tôi chưa bao giờ được thấy ở đây, ở Rio này, một điều kỳ diệu như chúng ta vừa được sống”.
Theo CBS, cốt lõi sứ điệp của Đức Phanxicô là: người Công Giáo, cả giáo dân lẫn tu sĩ, phải khuấy động hiện trạng, phải ra khỏi các phòng áo lễ ngột ngạt của mình và vươn tay tới các tín hữu đang sống bên lề xã hội hoặc liều mình mất vào tay các Giáo Hội cạnh tranh.
Sứ điệp trên xem ra đem lại hậu quả trông thấy. Larissa Miranda, một sinh viên luật 20 tuổi ở vùng quê tiểu bang Rio de Janeiro, cho biết: “Tôi quen đi Lễ mỗi tuần lễ và mới đây chỉ đi lễ hai tuần một lần. Nhưng biến cố này giúp tôi hiểu ra rằng tôi cần tích cực trở lại và đi nhà thờ mỗi tuần lễ”.
Linh mục Jean-Luc Zadroga, một đan sĩ Biển Đức hướng dẫn nhóm 14 sinh viên của đại học Công Giáo Latrobe ở Pensylvania, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô nối kết được với đám đông, nhất là người địa phương. “Ngài đang thực sự cố gắng để vươn tới những người Công Giáo rời xa Giáo Hội hay thất vọng vì Giáo Hội, và tôi tin cố gắng của ngài sẽ thành công”.
FoxNews cũng dựa vào bản tin của Associated Press mà cho rằng số người tham dự Thánh Lễ Bế mạc là 3 triệu người. Trong thánh lễ này, ngài nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để phúc âm hóa người trẻ là một người trẻ khác.
Lý do lìa xa
Trước đó, vào hôm thứ Bẩy, ngài thẳng thừng giải thích các lý do của nạn rời bỏ Giáo Hội tại Ba Tây. “Có lẽ Giáo Hội tỏ ra quá yếu ớt, có lẽ quá xa cách với nhu cầu của họ, có lẽ quá nghèo nàn trong việc đáp ứng các quan tâm của họ, có lẽ quá lạnh lùng, có lẽ quá loay hoay với chính mình, có lẽ là tù nhân cho chính các công thức cứng ngắc của mình... Có lẽ thế giới xem ra đã biến Giáo Hội thành tàn dư của quá khứ, không còn thích hợp với những vấn đề mới mẻ. Có lẽ Giáo Hội chỉ nói được với người ta lúc họ còn thơ chứ không nói được với họ lúc họ đã lớn khôn”.
Trong bài nói chuyện với các giám mục, ngài tấn công phương thức quá nặng về trí thức, cho rằng người Công Giáo tầm thường không hiểu các ý tưởng cao siêu, họ cần được nghe các sứ điệp đơn giản hơn về tình yêu, tha thứ và thương xót vốn là cốt lõi đức tin Công Giáo. “Đôi khi ta mất dân vì họ không hiểu điều ta nói, vì ta quên khuấy ngôn từ đơn sơ để nhập cảng một thứ thuyết duy trí (intellectualism) xa lạ với dân ta”.
Từ giã Rio
David Agren của USA TODAY cho biết Đức Phanxicô đã chào tạm biệt Ba Tây vào tối Chúa Nhật, kết thúc chuyến đi ngoại quốc đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, bằng lời hiệu triệu giới trẻ xây dựng một thế giới tốt hơn và vun đắp “nền văn minh tình yêu”.
Ngài tuyên bố trước khi lên máy bay: “Cha biết chắc: tất cả chúng con sẽ rời khỏi đây như những nhà truyền giáo. Bằng đời sống, chúng con hãy chứng tỏ rằng hiến thời giờ và tài năng để đạt được các lý tưởng cao vời là điều rất đáng làm”.
Trong cuộc tông du gần một tuần tại Ba Tây, Đức Phanxicô đã đặt để được các ưu tiên của ngài: tỏ tình liên đới với người nghèo, giúp các linh mục ra khỏi nhà xứ để gần dân hơn, và tái phúc âm hóa những vùng nơi nhiều người Công Giáo xa lìa Giáo Hội.
Trước đó, ngài nói chuyện với các thiện nguyện viên, phần lớn còn trẻ. Ngài đề cập tới các giá trị truyền thống và thách thức họ phải “làm cách mạng”, “lội ngược dòng” và “nổi loạn chống lại nền văn hóa tỉnh lẻ hiện nay”.
Trong thánh lễ bế mạc, ngài nhấn mạnh đến sứ mệnh truyền giáo “Tin Mừng dành cho mọi người, không phải chỉ cho một số người. Đừng sợ phải ra đi, đem Chúa Kitô vào mọi lãnh vực của cuộc sống, đến bên lề xã hội, ngay cả những ai xa xăm nhất”.
Thánh lễ này cử hành trong điệu nhạc nhanh và sống động kiểu nhạc jazz, một lối nhạc được người Công Giáo Ba Tây ưa chuộng hiện nay, rõ ràng là để phản công lại ảnh hưởng của các nhóm tin lành.
Người ta tự hỏi liệu cuộc tông du của Đức Phanxicô có đem được người Công Giáo bỏ đạo trở về lòng Giáo Hội hay không. Andrew Chesnut, giáo sư tôn giáo học tại Đại Học Commonwealth tại Virginia cho hay: Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một “thành công rực rỡ liên quan đến việc lên năng lực cho giới trẻ tham dự. Hiện còn quá sớm để nói chắc, nhưng đây quả là một khởi đầu tuyệt diệu trong việc lên năng lực cho tuổi trẻ Công Giáo để họ truyền giáo. Về lâu về dài, chỉ có thống kê mới cho biết việc này có thành công hay không”.
Phần Đức Phanxicô, ngài được tiếp đón như một ngôi sao nhạc rock tại Ba Tây, đáng lưu ý nhất là lúc người trẻ vây kín đoàn xe của ngài khi nó tiến từ phi trường vào thành phố vào hôm thứ Hai.
YahooNews, trích AFP, cho hay trước khi lên máy bay trở lại Rôma sau cuộc tông du rất thành công của ngài, Đức Phanxicô tuyên bố: “Tôi ra đi với nhiều kỷ niệm vui tươi mà tôi biết sẽ nuôi dưỡng kinh nguyện của tôi. Tôi đã bắt đầu thấy nhớ Ba Tây rồi, dân tộc vĩ đại này đã minh chứng thật nhiều âu yếm và tình bạn”.
Cũng trong bài diễn văn này, Đức Giáo Hoàng thổ lộ rằng khi viếng Đền Thánh Đức Mẹ tại Aparecida, ngài đã “khẩn cầu Đức Maria tăng cường anh chị em trong đức tin Kitô Giáo, vốn tạo nên một phần linh hồn cao thượng của Ba Tây”.
Cũng con số ấy đã được ước lượng cho Thánh Lễ bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại cùng một bãi biển, cũng là thánh lễ cuối cùng trong chuyến tông du lịch sử lần đầu tiên trở lại lục địa quê hương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trên một lễ đài mầu trắng nhìn xuống đám đông, Ngài đã thúc giục các người trẻ Công Giáo hãy ra đi và loan truyền đức tin của họ đến “những vùng ngoại biên của xã hội, thậm chí tới những nơi xa xăm nhất, dửng dung nhất... Giáo Hội cần chúng con, cần lòng phấn khởi của các con, óc sáng tạo của các con và niềm vui hết sức đặc trưng của các con””.
Gần như trọn 4 cây số bãi biển lưỡi liềm mênh mông của Copacabana đã chật ních tín hữu vẫy cờ. Nhiều người trẻ tham dự Thánh Lễ đã qua đêm trên bãi biển, một đêm vui ngủ vùi để kết thúc đại hội giới trẻ Công Giáo.
Al Jazeera cũng cho hay: chính Vatican nói rằng hơn 3 tiệu người tham dự Thánh Lễ bế mạc, dựa vào thông tin của ban tổ chức Đại Hội lẫn giới chức sở tại. Họ ước đoán đến 2/3 số này đến từ ngoài Rio. Như thế là vượt con số 1 triệu người tại Madrid năm 2011 hay 850,000 tại Toronto năm 2002.
Trong lễ bế mạc này, Đức Phanxicô đã công bố Krakow sẽ là địa điểm tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào năm 2016.
Được vinh dự đặc biệt là cặp vợ chồng gặp Đức Phanxicô vào hôm thứ Bẩy sau khi dự Thánh Lễ tại nhà thờ chánh tòa Rio; họ mang tới trình ngài đứa con gái mang chứng quái tượng không não (anencephalic) để được chúc lành. Đức Phanxicô mời họ dự cuộc rước dâng của lễ trong Thánh Lễ bế mạc, trong đó, người cha mang chiếc áo thung với hàng chữ “Hãy ngưng phá thai”.
Ngày Chúa Nhật, Đức Phanxicô cho hay: ngài trông mong các người trẻ Công Giáo sẽ trở thành “các môn đệ truyền giáo... Đem Tin Mừng là đem sức mạnh Thiên Chúa tới nhổ cỏ và phá tan sự ác và bạo lực, là tiêu diệt và hạ bệ mọi rào cản và vị kỷ, bất khoan dung và kỳ thị, để xây dựng một thế giới mới”.
Tờ Guardian của Anh gọi cuộc tông du đầu tiên ra ngoại quốc của Đức Phanxicô là một cuộc du hành thắng lợi với Thánh Lễ bế mạc vào Chúa Nhật trên bãi biển Copancabana với 3 triệu tín hữu tham dự, “theo ước tính của nhà cầm quyền sở tại”.
Bằng một văn phong tin mừng, đơn giản và triệt để, vốn lên đặc điểm cho cuộc tông du một tuần của ngài tại Ba Tây, Đức Phanxicô đã kêu gọi người hành hương trở về quê nhà để hồi sinh Giáo Hội Công Giáo.
Theo Guardian, ngầm nói lên ảnh hưởng của Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh, cộng đoàn dự Thánh Lễ của ngài hôm nay bao gồm các tổng thống của Ba Tây, của Á Căn Đình, của Bolivia và của Suriname, cũng như các phó tổng thống của Uruguay và Panama cùng nhiều vị vọng khác.
Guardian cũng nhắc lại ước lượng của nhà cầm quyền sở tại. Họ cho rằng đến cuối tuần rồi, người tham dự vọt lên hơn 3 triệu người. Phần đông cắm lều ngay trên bãi biển để qua đêm, dù khó ngủ vì lạnh và sóng biển. Nhưng khách hành hương ca hát đến tận sáng sớm.
Paul Mitchell, đến từ Sydney, ngủ trên cát, và đi bơi trước khi tham dự Thánh Lễ, cho hay: “Tôi rất mệt nhưng rất vui. Được thấy gương mặt của nhiều người khác quả là điều kỳ diệu. Người ở đây quá linh động và đầy tình yêu Thiên Chúa. Ta có thể học hỏi từ đó, nhất là Giáo Hội Úc”.
Bằng cách vẫy tay, ca hát và cầu nguyện với nhau, đám đông vĩ đại đã tham dự vào buổi thờ phượng chung đôi lúc hết sức ngất ngây.
Ngủ với 3 triệu người
Nữ tu Mary Herrera cười khúc khích lúc được hỏi bà có cảm tưởng gì khi được ngủ với 3 triệu người. Bà trả lời: “Đây là điều tôi gọi là cuộc cách mạng tình yêu”. Bà vốn dạy học tại các cộng đoàn nhỏ và các trung tâm cải tạo ma túy ở Á Căn Đình.
Lễ hội này đã đem đến Copacabana một số dân lớn hơn tổng số cư dân của Manchester và Birmingham cộng lại, để tham dự các biến cố ngoài trời được hơn chục màn hình vĩ đại tiếp chuyển.
Trong những ngày tới, cuộc di dân sẽ theo chiều ngược lại. Nhiều người trong số đoàn người lên đường rời khỏi nơi này cho hay họ mang theo sứ điệp tranh đấu trong các bài giảng của Đức Giáo Hoàng.
Lucas Robles, 20 tuổi, người Peru, phát biểu: “Thật là tuyệt vời. Lớn hơn và tốt hơn hội vui chơi (carnival) nhiều. Lễ hội này còn có một mục đích thực sự”.
Mùi vị chính trị
Theo Guardian, trong tuần lễ ở đây, Đức Phanxicô liên tiếp có giọng nói triệt để về chính trị. Ngài tỏ ý ủng hộ người biểu tình từng tham dự những cuộc xuống đường vĩ đại tại Ba Tây trong tháng Sáu.
Trong đêm Canh Thức, ngài bảo: “Người trẻ ở đường phố là những người muốn trở thành người thực hiện thay đổi. Xin đừng để những người khác trở thành người thay đổi. Cha xin các con trở thành người thay đổi, luôn khắc phục lãnh cảm và đề xuất câu trả lời Kitô Giáo cho các quan tâm xã hội và chính trị đang diễn ra tại những nơi khác nhau trên thế giới”
Vị giáo hoàng 76 tuổi này đã thêm các cuộc thăm viếng một khu ổ chuột, một bệnh xá cải tạo ma túy và một nhà tù vào lịch trình sinh hoạt của mình ở đây để nhấn mạnh niềm tin của ngài rằng người Công Giáo cần vươn tới người nghèo và người kém may mắn sống bên lề xã hội.
Ngài cũng kêu gọi Giáo Hội suy nghĩ lý do tại sao bị mất quá nhiều tín hữu cho chủ nghĩa thế tục và phái Ngũ Tuần trong mấy năm qua.
Phương thức bình dân
So với vị tiền nhiệm, ngài chọn phương thức bình dân, sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và hay nhắc tới văn hóa đại chúng.
Là một người mê bóng tròn, ngài nói với cử tọa “Chúa Giêsu đề nghị với ta một điều còn lớn hơn cả Giải Túc Cầu Thế Giới!”
Nhưng ngài không nhượng bộ trong các vấn đề gây tranh cãi đang phân cách Giáo Hội với thế giới hiện đại. Vào Chúa Nhật qua, ngài mời cặp vợ chồng có đứa con gái mắc chứng quái tượng không não (anencephalic) mang em tới để ngài chúc lành, một điều được coi là thách thức lớn đối với nhiều người ở Châu Mỹ La Tinh hiện nay. Mới đây, tại El Salvador, một thiếu phụ đã khẩn khoản xin nhà cầm quyền cho bà được trục thai đứa con bị chứng bệnh này.
CBS News, dựa vào Associated Press, cũng cho rằng 3 triệu người đã hiện diện trong Thánh Lể bế mạc Ngày Giới Trẻ Thế giới 2013, gọi đây là một biến cố có tính lịch sử, vì là một cuộc tham dự lớn nhất đối với một thánh lễ giáo hoàng trong mấy năm gần đây.
Gần suốt 4 cây số bãi biển Copacabana chật ních tín hữu vẫy cờ, một số tắm biển một số tung áo thung, cờ quạt vào chiếc xe hai bên mở toang của Đức Giáo Hoàng. Ngài từ từ đi qua đám đông, thỉnh thoảng dừng lại ôm hôn trẻ thơ, uống trà “mate” của quê nhà do người hành hương mời hoặc lượm đồ tặng bay tới tấp vào xe.
Ngay các nhân viên an ninh của Vatican, xưa nay vốn có bộ mặt khó khăn, cũng mỉm cười khi họ chạy bộ bên cạnh chiếc xe chở ngài, vì vui lây niềm hứng khởi của dân chúng.
Con số rõ ràng đã tràn ngập việc phục vụ tại khu vực này: mùi xú uế của rác rưởi và chất phế thải của người nực cả không khí ẩm ướt của Rio và bãi biển cũng như Đại Lộ Đại Tây Dương lịch thiệp gần đó trông giống như một trại tị nạn nghèo khổ giữa một trong các thành phố đẹp nhất thế giới. Những lối đi bộ xây bằng đá vụn ghép nổi tiếng của Copacabana đầy những tấm giấy bồi, bao nhựa, chai nước rỗng và giấy gói bích quy...
Người hành hương thì ngủ đêm ngay trên bãi biển, mình quấn cờ nằm trong những chiếc túi ngủ để xua đi giá lạnh. Nhiều người nhẩy múa, cầu nguyện và ca hát gần như suốt đêm, dù phải nối đuôi thật dài trước hàng dẫy các phòng tắm lưu động đặt dọc bãi biển. Lucretia Grillera, 18 tuổi quê ở Corboba, Á Căn Đình nói: “Chúng tôi lạnh chết đi được nhưng rất đáng. Quả là mệt nhưng là một kinh nghiệm vĩ đại”.
Các Chứng Nhân Giêhôva cũng lập một gian hàng ở đây để phân phối những ấn phẩm như “Thánh Kinh thực sự dạy điều gì” nhưng ít ai lui tới.
Trong Thánh Lễ này, Krakow cũng đã được Đức Giáo Hoàng chọn làm địa điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2016. Sau Thánh Lễ, ngài gặp các giám mục Châu Mỹ La Tinh và vùng Caríbbê, cũng như nói lời cám ơn tới 60,000 thiện nguyện viên của Đại Hội. Ngài sẽ rời Rio về Rôma đêm Chúa Nhật, giờ địa phương.
Denise da Silva, một người Công Giáo của Rio, cho biết: “quả là một tuần lễ tuyệt vời, mọi người đều lên tinh thần, bạn có thể cảm nhận được một cảm thức thanh bình. Tôi chưa bao giờ được thấy ở đây, ở Rio này, một điều kỳ diệu như chúng ta vừa được sống”.
Theo CBS, cốt lõi sứ điệp của Đức Phanxicô là: người Công Giáo, cả giáo dân lẫn tu sĩ, phải khuấy động hiện trạng, phải ra khỏi các phòng áo lễ ngột ngạt của mình và vươn tay tới các tín hữu đang sống bên lề xã hội hoặc liều mình mất vào tay các Giáo Hội cạnh tranh.
Sứ điệp trên xem ra đem lại hậu quả trông thấy. Larissa Miranda, một sinh viên luật 20 tuổi ở vùng quê tiểu bang Rio de Janeiro, cho biết: “Tôi quen đi Lễ mỗi tuần lễ và mới đây chỉ đi lễ hai tuần một lần. Nhưng biến cố này giúp tôi hiểu ra rằng tôi cần tích cực trở lại và đi nhà thờ mỗi tuần lễ”.
Linh mục Jean-Luc Zadroga, một đan sĩ Biển Đức hướng dẫn nhóm 14 sinh viên của đại học Công Giáo Latrobe ở Pensylvania, nói rằng rõ ràng Đức Phanxicô nối kết được với đám đông, nhất là người địa phương. “Ngài đang thực sự cố gắng để vươn tới những người Công Giáo rời xa Giáo Hội hay thất vọng vì Giáo Hội, và tôi tin cố gắng của ngài sẽ thành công”.
FoxNews cũng dựa vào bản tin của Associated Press mà cho rằng số người tham dự Thánh Lễ Bế mạc là 3 triệu người. Trong thánh lễ này, ngài nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để phúc âm hóa người trẻ là một người trẻ khác.
Lý do lìa xa
Trước đó, vào hôm thứ Bẩy, ngài thẳng thừng giải thích các lý do của nạn rời bỏ Giáo Hội tại Ba Tây. “Có lẽ Giáo Hội tỏ ra quá yếu ớt, có lẽ quá xa cách với nhu cầu của họ, có lẽ quá nghèo nàn trong việc đáp ứng các quan tâm của họ, có lẽ quá lạnh lùng, có lẽ quá loay hoay với chính mình, có lẽ là tù nhân cho chính các công thức cứng ngắc của mình... Có lẽ thế giới xem ra đã biến Giáo Hội thành tàn dư của quá khứ, không còn thích hợp với những vấn đề mới mẻ. Có lẽ Giáo Hội chỉ nói được với người ta lúc họ còn thơ chứ không nói được với họ lúc họ đã lớn khôn”.
Trong bài nói chuyện với các giám mục, ngài tấn công phương thức quá nặng về trí thức, cho rằng người Công Giáo tầm thường không hiểu các ý tưởng cao siêu, họ cần được nghe các sứ điệp đơn giản hơn về tình yêu, tha thứ và thương xót vốn là cốt lõi đức tin Công Giáo. “Đôi khi ta mất dân vì họ không hiểu điều ta nói, vì ta quên khuấy ngôn từ đơn sơ để nhập cảng một thứ thuyết duy trí (intellectualism) xa lạ với dân ta”.
Từ giã Rio
David Agren của USA TODAY cho biết Đức Phanxicô đã chào tạm biệt Ba Tây vào tối Chúa Nhật, kết thúc chuyến đi ngoại quốc đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, bằng lời hiệu triệu giới trẻ xây dựng một thế giới tốt hơn và vun đắp “nền văn minh tình yêu”.
Ngài tuyên bố trước khi lên máy bay: “Cha biết chắc: tất cả chúng con sẽ rời khỏi đây như những nhà truyền giáo. Bằng đời sống, chúng con hãy chứng tỏ rằng hiến thời giờ và tài năng để đạt được các lý tưởng cao vời là điều rất đáng làm”.
Trong cuộc tông du gần một tuần tại Ba Tây, Đức Phanxicô đã đặt để được các ưu tiên của ngài: tỏ tình liên đới với người nghèo, giúp các linh mục ra khỏi nhà xứ để gần dân hơn, và tái phúc âm hóa những vùng nơi nhiều người Công Giáo xa lìa Giáo Hội.
Trước đó, ngài nói chuyện với các thiện nguyện viên, phần lớn còn trẻ. Ngài đề cập tới các giá trị truyền thống và thách thức họ phải “làm cách mạng”, “lội ngược dòng” và “nổi loạn chống lại nền văn hóa tỉnh lẻ hiện nay”.
Trong thánh lễ bế mạc, ngài nhấn mạnh đến sứ mệnh truyền giáo “Tin Mừng dành cho mọi người, không phải chỉ cho một số người. Đừng sợ phải ra đi, đem Chúa Kitô vào mọi lãnh vực của cuộc sống, đến bên lề xã hội, ngay cả những ai xa xăm nhất”.
Thánh lễ này cử hành trong điệu nhạc nhanh và sống động kiểu nhạc jazz, một lối nhạc được người Công Giáo Ba Tây ưa chuộng hiện nay, rõ ràng là để phản công lại ảnh hưởng của các nhóm tin lành.
Người ta tự hỏi liệu cuộc tông du của Đức Phanxicô có đem được người Công Giáo bỏ đạo trở về lòng Giáo Hội hay không. Andrew Chesnut, giáo sư tôn giáo học tại Đại Học Commonwealth tại Virginia cho hay: Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một “thành công rực rỡ liên quan đến việc lên năng lực cho giới trẻ tham dự. Hiện còn quá sớm để nói chắc, nhưng đây quả là một khởi đầu tuyệt diệu trong việc lên năng lực cho tuổi trẻ Công Giáo để họ truyền giáo. Về lâu về dài, chỉ có thống kê mới cho biết việc này có thành công hay không”.
Phần Đức Phanxicô, ngài được tiếp đón như một ngôi sao nhạc rock tại Ba Tây, đáng lưu ý nhất là lúc người trẻ vây kín đoàn xe của ngài khi nó tiến từ phi trường vào thành phố vào hôm thứ Hai.
YahooNews, trích AFP, cho hay trước khi lên máy bay trở lại Rôma sau cuộc tông du rất thành công của ngài, Đức Phanxicô tuyên bố: “Tôi ra đi với nhiều kỷ niệm vui tươi mà tôi biết sẽ nuôi dưỡng kinh nguyện của tôi. Tôi đã bắt đầu thấy nhớ Ba Tây rồi, dân tộc vĩ đại này đã minh chứng thật nhiều âu yếm và tình bạn”.
Cũng trong bài diễn văn này, Đức Giáo Hoàng thổ lộ rằng khi viếng Đền Thánh Đức Mẹ tại Aparecida, ngài đã “khẩn cầu Đức Maria tăng cường anh chị em trong đức tin Kitô Giáo, vốn tạo nên một phần linh hồn cao thượng của Ba Tây”.
ĐTC: Đức Maria, Người Mẹ gương mẫu của chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
08:50 29/07/2013
Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước khi đọc Kinh Truyền Tin vào lúc kết thúc Thánh Lễ Bế mạc ngày GTTG lần thứ 28 tại bãi biển Copacabana ở Rio de Janeiro.
Anh chị em thân mến,
Vào cuối Thánh Lễ này, trong đó chúng ta đã hát khen chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa chúng ta, Người ta đã ban cho chúng ta mọi ân sủng mà chúng ta đã lãnh nhận trong những ngày diễn ra Đại hội GTTG, một lần nữa tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Đức Tổng Giám mục Orani Tempesta và Đức Hồng Y Relko về những lời tốt đẹp mà các ngài đã dành cho tôi. Tôi cũng cảm ơn các bạn, những bạn trẻ thân mến, tất cả mọi niềm vui mà các bạn đã dành cho tôi trong những ngày này. Tôi mang hình ảnh của mỗi người trong các bạn trong trái tim tôi! Giờ đây, chúng ta hãy hướng niềm tin của chúng ta về Mẹ Thiên Đàng, Đức Trinh Nữ Maria.
Trong những ngày này, Chúa Giê-su đã tha thiết và liên lỉ mời gọi các bạn trở thành những môn đệ truyền giáo của Người; các bạn đã lắng nghe giọng nói của Chúa Chiên lành, gọi tên từng bạn, và các bạn đã nhận ra giọng nói này đang kêu gọi các bạn (xem Jn. 10: 4). Trong giọng nói này có thể, vang vọng trong tâm hồn các bạn, các bạn có cảm nhận được sự trìu mến của tình yêu Thiên Chúa không? Các bạn có cùng với những người khác, trong Giáo Hội trải nghiệm được vẻ đẹp theo Chúa không? Các bạn có hiểu sâu sắc hơn rằng Tin Mừng là câu trả lời đối với sự khao khát cho một cuộc sống bình thản tràn đầy hơn không (xem Jn. 10: 10)?
Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên tội trên Thiên Đàng đã phù hộ chúng ta với tư cách một người Mẹ từ nhân trông nom con cái. Xin Mẹ Maria dạy bảo chúng ta bằng cuộc sống của Người những gì là ý nghĩa muốn nói để trở thành môn đệ truyền giáo. Mỗi khi chúng ta nguyện Kinh Truyền Tin, chúng ta nhớ lại sự kiện này đã thay đổi lịch sử nhân loại mãi mãi. Khi Thiên thần Gabriel truyền tin với Mẹ Maria rằng Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ, thậm chí Mẹ không hiều đầy đủ ý nghĩa quan trọng của lời loan truyền này, nhưng Mẹ đã tin tưởng vào Thiên Chúa và đáp lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lk.1: 38). Nhưng ngay sau đó Mẹ đã làm những gì? Nhận ân sủng là Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ đã không nhận món quà đó cho bản thân, Mẹ phấn chấn, rời khỏi nhà, vội vã lên đường để giúp đỡ Bà Elizabeth, người thân của mình cần sự trợ giúp (xem Lk. 1: 38-39). Mẹ đã thực hiện một hành động của tình yêu, của lòng nhân từ thi hành sứ vụ, cưu mang Chúa Giê-su trong lòng Mẹ. Và Mẹ đã làm tất cả điều này một cách mau mắn!
Các bạn thân mến của tôi, ở đó, chúng ta có một mẫu gương. Mẹ đã nhận được món quà quí trọng nhất của Thiên Chúa. Khi sự đáp lại tức khắc của Mẹ phấn chấn để trở thành người phục vụ và cưu mang Chúa Giê-su. Cũng vậy chúng ta cầu xin Đức Mẹ giúp đỡ chúng ta để ban niềm vui của Đức Ki-tô cho gia đình chúng ta, những người đồng hành của chúng ta, những bạn bè của chúng ta, và cho mọi người. Đừng bao giờ sợ mình trở nên hào phóng với Đức Ki-tô. Đó chính là giá trị tuyệt đối! hãy ra đi và phấn chấn với lòng can đảm và quảng đại, để mỗi người trong chúng ta, nam hay nữ có thể gặp gỡ Thiên Chúa.
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta có một cuộc hẹn vào Đại hội GTTG lần tới vào năm 2016 tại Krakow, Ba Lan. Qua sự chuyển cầu của Mẹ từ tâm Maria, chúng ta hãy cầu xin ánh sáng của Chúa Thánh Thần chiếu soi chuyến hành trình này sẽ dẫn đưa chúng ta tới giai đoạn kế tiếp trong lễ kỷ niệm hân hoan chan chứa đức tin và tình yêu của Đức Ki-tô Chúa chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Vào cuối Thánh Lễ này, trong đó chúng ta đã hát khen chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa chúng ta, Người ta đã ban cho chúng ta mọi ân sủng mà chúng ta đã lãnh nhận trong những ngày diễn ra Đại hội GTTG, một lần nữa tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Đức Tổng Giám mục Orani Tempesta và Đức Hồng Y Relko về những lời tốt đẹp mà các ngài đã dành cho tôi. Tôi cũng cảm ơn các bạn, những bạn trẻ thân mến, tất cả mọi niềm vui mà các bạn đã dành cho tôi trong những ngày này. Tôi mang hình ảnh của mỗi người trong các bạn trong trái tim tôi! Giờ đây, chúng ta hãy hướng niềm tin của chúng ta về Mẹ Thiên Đàng, Đức Trinh Nữ Maria.
Trong những ngày này, Chúa Giê-su đã tha thiết và liên lỉ mời gọi các bạn trở thành những môn đệ truyền giáo của Người; các bạn đã lắng nghe giọng nói của Chúa Chiên lành, gọi tên từng bạn, và các bạn đã nhận ra giọng nói này đang kêu gọi các bạn (xem Jn. 10: 4). Trong giọng nói này có thể, vang vọng trong tâm hồn các bạn, các bạn có cảm nhận được sự trìu mến của tình yêu Thiên Chúa không? Các bạn có cùng với những người khác, trong Giáo Hội trải nghiệm được vẻ đẹp theo Chúa không? Các bạn có hiểu sâu sắc hơn rằng Tin Mừng là câu trả lời đối với sự khao khát cho một cuộc sống bình thản tràn đầy hơn không (xem Jn. 10: 10)?
Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên tội trên Thiên Đàng đã phù hộ chúng ta với tư cách một người Mẹ từ nhân trông nom con cái. Xin Mẹ Maria dạy bảo chúng ta bằng cuộc sống của Người những gì là ý nghĩa muốn nói để trở thành môn đệ truyền giáo. Mỗi khi chúng ta nguyện Kinh Truyền Tin, chúng ta nhớ lại sự kiện này đã thay đổi lịch sử nhân loại mãi mãi. Khi Thiên thần Gabriel truyền tin với Mẹ Maria rằng Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ, thậm chí Mẹ không hiều đầy đủ ý nghĩa quan trọng của lời loan truyền này, nhưng Mẹ đã tin tưởng vào Thiên Chúa và đáp lại: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lk.1: 38). Nhưng ngay sau đó Mẹ đã làm những gì? Nhận ân sủng là Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ đã không nhận món quà đó cho bản thân, Mẹ phấn chấn, rời khỏi nhà, vội vã lên đường để giúp đỡ Bà Elizabeth, người thân của mình cần sự trợ giúp (xem Lk. 1: 38-39). Mẹ đã thực hiện một hành động của tình yêu, của lòng nhân từ thi hành sứ vụ, cưu mang Chúa Giê-su trong lòng Mẹ. Và Mẹ đã làm tất cả điều này một cách mau mắn!
Các bạn thân mến của tôi, ở đó, chúng ta có một mẫu gương. Mẹ đã nhận được món quà quí trọng nhất của Thiên Chúa. Khi sự đáp lại tức khắc của Mẹ phấn chấn để trở thành người phục vụ và cưu mang Chúa Giê-su. Cũng vậy chúng ta cầu xin Đức Mẹ giúp đỡ chúng ta để ban niềm vui của Đức Ki-tô cho gia đình chúng ta, những người đồng hành của chúng ta, những bạn bè của chúng ta, và cho mọi người. Đừng bao giờ sợ mình trở nên hào phóng với Đức Ki-tô. Đó chính là giá trị tuyệt đối! hãy ra đi và phấn chấn với lòng can đảm và quảng đại, để mỗi người trong chúng ta, nam hay nữ có thể gặp gỡ Thiên Chúa.
Các bạn trẻ thân mến, chúng ta có một cuộc hẹn vào Đại hội GTTG lần tới vào năm 2016 tại Krakow, Ba Lan. Qua sự chuyển cầu của Mẹ từ tâm Maria, chúng ta hãy cầu xin ánh sáng của Chúa Thánh Thần chiếu soi chuyến hành trình này sẽ dẫn đưa chúng ta tới giai đoạn kế tiếp trong lễ kỷ niệm hân hoan chan chứa đức tin và tình yêu của Đức Ki-tô Chúa chúng ta.
Video WYD 2013: Về đến Rôma, Đức Thánh Cha viếng Đền Thờ Đức Bà Cả để tạ ơn
VietCatholic Network
14:59 29/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chuyến bay của Đức Giáo Hoàng từ sân bay Rio de Janeiro về Rôma đã mất 11,30 giờ. Đức Giáo Hoàng đã bay qua các vùng trời Brazil, Senegal, Mauritania, Algeria và cuối cùng Ý, nơi ngài hạ cánh tại sân bay Ciampino ở Rome.
Trên đường từ sân bay về Vatican, Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ. Như một món quà, ngài để lại một áo thể thao màu xanh lá cây và một quả bóng có hàng chữ ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janeiro.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hai ngày trước khi bay sang Brazil, chính xác là lúc 16:45 phút ngày thứ Bẩy 20 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến đền thờ Đức Bà Cả để xin Đức Mẹ phù hộ cho chuyến tông du sắp tới của ngài tại Brazil, cho những người trẻ, và tất cả các tín hữu sẽ tập trung tại Ngày Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro và cho tất cả những người trẻ trên toàn thế giới.
Trước ảnh Đức Maria là phần rỗi của dân Rôma, Đức Giáo Hoàng đã cầu nguyện trong thinh lặng hơn nửa giờ, sau đó ngài dâng lên Đức Mẹ một vòng hoa và thắp một ngọn nến.
Video WYD 2013 : Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro
VietCatholic Network
11:36 29/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng Chúa Nhật 28 tháng 7, Đức Thánh Cha đã trở lại bãi biển Copacabana và dành gần một tiếng đồng hồ, đi xe díp tiến qua các lối đi để chào các bạn trẻ và tín hữu tụ tập tại đây dưới bầu trời nắng nhẹ.
Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ sáng, có hàng ngàn vị gồm các HY, GM trong áo lễ đồng phục của Ngày Quốc Tế giới trẻ, và đông đảo các linh mục mang dây Stola của Đại hội giới trẻ này.
Trong số các vị lãnh đạo hiện diện trong thánh lễ có bà tổng thống Roussef của Brazil, bà tổng thống Cristiana của Argentina, tổng thống Evo Morales của Bolivia và Surinam. Đặc biệt cũng có một em bé không có não bộ hiện diện. Đức Thánh Cha gặp cha mẹ em sau thánh lễ sáng thứ bẩy 27-7 tại Nhà thờ chính tòa Rio. Bình thường hài nhi như thế đều không sống sót. Nhưng em bé vẫn sống và trước đó cha mẹ em không chịu phá thai. Ngài đã mời cha mẹ đưa em đến dự thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng về việc ra đi rao giảng Tin Mừng, Đức Thánh Cha quảng diễn ý nghĩa chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ thứ 28: “Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”. Ngài tóm tắt trong ba từ: Hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ, và nói:
- “Các con hãy ra đi”. Trong những ngày này tại Rio, các bạn có thể cảm nghiệm thật đẹp về cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu và cùng nhau gặp Chúa, các bạn đã cảm thấy niềm vui đức tin. Nhưng kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ này không thể bị khép kín trong cuộc sống riêng tư hoặc trong nhóm nhỏ nơi giáo xứ, phong trào, cộng đoàn của các bạn. Làm như vậy giống như lấy mất dưỡng khí của ngọn lửa đang cháy. Đức tin là một ngọn lửa càng cháy sáng nếu càng được chia sẻ, thông truyền, để tất cả có thể nhận biết, yêu thương và tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa tể sự sống và lịch sử (Xc Rm 10,9).
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đây không phải là một điều tùy ý, nhưng là một mệnh lệnh của Chúa, tuy nhiên mệnh lệnh này không phát sinh từ ý muốn thống trị hoặc quyền lực, nhưng từ sức mạnh của tình thương, vì Chúa Giêsu trước tiên đến giữa chúng ta, ban cho chúng ta không phải một cái gì đó của Ngài, nhưng là toàn thể con người của Ngài, đã ban sự sống của Ngài để cứu chuộc và to cho chúng ta tình thương và lòng từ bi của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không đối xử với chúng ta như người nô lệ, nhưng như những người tự do, như bạn hữu và như những người em.. Chúa gửi chúng ta đến với tất cả mọi người để mang Tin Mừng cho họ.. Một đại tông đồ của Brazil này là chân phước José de Anchieta đã ra đi truyền giáo khi mới 19 tuổi. Các bạn có biết đâu là phương tiện tốt đẹp nhất để rao giảng Tin Mừng cho người trẻ? Thưa đó là một người trẻ khác. Đó là con đường cần phải đi theo!
- Điều thứ hai: “không chút sợ hãi”. Đức Thánh Cha nói: có thể có người nghĩ: tôi không được chuẩn bị chuyên biệt gì cả, làm sao tôi có thể ra đi và loan báo Tin Mừng? Bạn thân mến, sự sợ hãi của bạn không khác xa bao nhiêu sự sợ hãi của Giêrêmia, một người trẻ như các bạn, đã được Thiên Chúa kêu gọi làm ngôn sứ. Chúng ta vừa nghe lời Giêrêmia: “Chúa ơi, con đâu biết nói vì con còn trẻ. Chúa cũng nói với các bạn điều Ngài đã nói với Giêrêmia: “Con đừng sợ [..] vì Ta ở với con để bảo vệ con” (Gr 1.7.8). Chúa ở với chúng ta!
“Đừng sợ!” Khi chúng ta ra đi loan báo Chúa Kitô, chính Ngài đi trước, hướng dẫn chúng ta. Khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Chúa đã hứa: ”Thầy ở với các on mọi ngày” (Mt 28,20). Và điều này cũng được áp dụng cho chúng ta! Chúa Giêsu không để chúng ta lẻ loi, Ngài không bao giờ để các bạn lẻ loi! Chúa luôn tháp tùng các bạn.
Rồi Chúa Giêsu không nói: “Con hãy đi!, nhưng Ngài nói: Các con hãy đi!”, chúng ta cùng được sai đi. Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy cảm thấy sự đồng hành của toàn thể Giáo Hội, và cả sự hiệp thông của các thánh trong sứ mạng này. Khi chúng ta cùng nhau đương đầu với các thách đố, thì chúng ta mạnh mẽ, chúng ta khám phá những năng lực mà chúng ta không biết là mình có. Chúa Giêsu không kêu gọi các tông đồ để sống cô lập, Ngài kêu gọi họ để họp thành một nhóm, một cộng đoàn. Hỡi các linh mục quí mến, đang đồng tế với tôi Thánh lễ này, các cha đến đây tháp tùng những người trẻ, đây là điều thật đẹp, chia sẻ kinh nghiệm đức tin này. Nhưng đây là một giai đoạn trong hành trình. Các cha hãy tiếp tục tháp tùng các bạn trẻ với lòng quảng đại và vui tươi, hãy giúp họ dấn thân tích cực trong Giáo Hội, ước gì họ không bao giờ cảm thấy lẻ loi!
- Đức Thánh Cha đề cập đến điều cuối cùng: “để phục vụ”: ”Thánh Phaolô trong bài đọc chúng ta vừa nghe, đã nói: “Tôi trở nên tôi tớ mọi người để kiếm được nhiều người hơn” (1 Cr 9,19). Để loan báo Chúa Giêsu, thánh Phaolô đã trở nên “đầy tớ mọi người”. Rao giảng Tin Mừng là đích thân làm chứng về tình yêu Thiên Chúa, là vượt thắng sự ích kỷ của chúng ta, là phục vụ bằng cách cúi mình xuống rửa chân cho anh em chúng ta như Chúa Giêsu đã làm.
“Các con hãy ra đi, không sợ hãi, để phục vụ. Khi sống theo 3 lời này, các bạn sẽ cảm nghiệm được rằng người rao giảng Tin Mừng thì cũng được trở nên Tin Mừng, ai thông truyền niềm vui đức tin, thì cũng nhận được niềm vui. Các bạn trẻ thân mến, khi trở về nhà, các bạn đừng sợ trở nên quảng đại với Chúa Kitô, đừng sợ làm chứng cho Tin Mừng của Chúa. Trong bài đọc thứ I, khi Chúa sai ngôn sứ Giêrêmia, Ngài ban cho ông quyền được “loại bỏ và phá đổ, phá hủy và san bằng, xây dựng và vun trồng” (Gr 1,10). Cả các bạn cũng như thế. Mang Tin Mừng là mang sức mạnh của Thiên Chúa để nhổ bỏ và phá hủy sự ác và bạo lực; để phá tan và đạp đổ những hàng rào ích kỷ, bất bao dung và oán thù; Để kiến tạo một thế giới mới, Chúa Giêsu Kitô hy vọng nơi các bạn! Giáo Hội cậy dựa vào các bạn! Giáo Hoàng hy vọng nơi các bạn! Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ chúng ta luôn tháp tùng các bạn với sự hịu hiền của Mẹ: “Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ!” Amen
Công bố Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới
Cuối thánh lễ, Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, người Ba Lan, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân đã ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha. Rồi Đức Thánh Cha trao cho 5 cặp bạn trẻ một bản sao tượng “Chúa Kitô Cứu Thế”, pho tượng khổng lồ trên núi Corcovado, biểu tượng thành Rio de Janeiro, cùng với một cuốn sách kinh. Đức Thánh Cha loan báo thờ điểm và nơi cử hành Ngày Quốc Tế giới trẻ lần tới: ”Các bạn trẻ thân mến, chúng ta có một cuộc hẹn trong Ngày Quốc tế giới trẻ lần tới, vào năm 2016, tại Cracovia, Ba Lan. Nhờ sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, chúng ta hãy cầu xin ánh sáng của Chúa Thánh Linh trên con đường dẫn chúng ta đến giai đoạn mới này của việc vui mừng cử hành niềm tin và tình yêu nơi Chúa Kitô”.
Phái đoàn các bạn trẻ Ba Lan hiện diện, nhiều người trong y phục truyền thống, đã nhẩy mừng và reo hờ, tung cờ, chào đón tin vui này.
Hai ngày cuối tham dự Đại hội Giới trẻ tại Brasil
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:10 29/07/2013
Ngày 27-7, ca nhạc, tề tựu và canh thức.
Sáng thứ bảy (ngày thứ tư ở Rio), chúng tôi ra bãi biển Copacabana. Đây là biểu tượng của lễ hội và niềm vui. Bờ biển Rio uốn vòng cung rì rào sóng vỗ trở thành nơi hội ngộ của giới trẻ khắp thế giới đến cầu nguyện và suy niệm. Nơi đây đã diễn ra Đàng Thánh Giá truyền thống, một trong những sự kiện lớn của Đại hội Giới trẻ: 13 chặng trên đoạn đường 900 mét của đại lộ Atlantico, chặng thứ 14 tại lễ đài trung tâm, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô ban huấn từ cho giới trẻ. Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời do một đội ngũ gồm 280 người, có cả nghệ sĩ và tình nguyện viên, cùng nhau diễn nguyện trong tình liên đới.
Xem hình ảnh
Các hoạt động chính thức trong ngày Thứ Bảy được Đức Thánh Cha khởi đầu là cử hành Thánh Lễ đồng tế với các giám mục, và linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Sebastian (Catedral São Sebastião) của Rio. Tiếp sau đó, Đức Thánh Cha gặp gỡ các đại diện giới chức xã hội của Rio de Janiero và Brasil tại Nhà hát Thành phố. Nhà hát này được xây dựng từ thế kỷ XIX, là sân khấu chính tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật từ khắp nơi trên đất nước Brasil trong suốt nhiều năm qua.
Lúc 01g 30 chiều: ngài ăn trưa với các vị Hồng Y Brazil các vị lãnh đạo trong Hội Đồng Giám Mục tại Trung Tâm Dạy Học Sumare ở Rio.
Đúng 07g30 tối, ngài chủ sự Đêm Canh Thức Cầu nguyện với các bạn trẻ. Đây là sự kiện chính thứ tư của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013. Sau bài nói chuyện với khách hành hương Đức Thánh Cha dành thời gian cho việc suy tôn Thánh Thể cùng với các bạn trẻ.
Suốt cả ngày chúng tôi hòa với những niềm vui của tuổi trẻ. Từng nhóm vun cát trắng để chọn khu vực, trải bạt đóng trại chuẩn bị đêm canh thức. Bãi biển dài 4km dần dần kín người. Nhiều nhóm đá banh, từng đoàn tắm biển. Có nhiều trạm phát thức ăn đủ cho 2 ngày. Mỗi người một thùng nhỏ gồm bánh nước và đồ hộp. Có nhiều dãy nhà vệ sinh công cộng mới lắp đặt trên lối đi sát biển. Lo vệ sinh cá nhân cho cả triệu người không đơn giản chút nào.
Suốt cả ngày tôi “lang thang” ngắm những gian hàng lạ mắt của thổ dân Nam Mỹ, xem các nhóm trẻ biểu diễn ca nhạc nhảy múa đặc trưng của dân tộc ngay trên đường phố nhộn nhịp. Mỗi lúc đoàn người đỗ một đông, có những đoàn lên đến vài trăm bạn trẻ cầm tay nhau hát ca vui vẻ. Quốc kỳ giương cao tung bay phất phới. Các ngã đường đến bãi biển đều dành cho người đi bộ, cảnh sát và quân đội bảo vệ an ninh rất tốt. Họ thân thiện và tận tình hướng dẫn. Gặp gỡ nhiều đoàn bạn trẻ Việt nam đến từ nhiều nước trên thế giới, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm chia sẻ thân tình. Tôi đến khu vực lễ đài, ban tổ chức huy động nhân sự đông đảo chuẩn bị ngày lễ bế mạc nên làm việc thật tất bật. Các trạm y tế chuẩn bị kỹ lưỡng. Tôi vào xin đo huyết áp, các bác sĩ tận tình giúp đỡ hỏi han sức khỏe.
Hơn cả triệu bạn trẻ tham dự chương trình ca nhạc đặc sắc. Nhiều màn hình lớn âm thanh hình ảnh chất lượng tuyệt hảo.
Chương trình bắt đầu với ban nhạc và DJ. Dàn nhạc của Đại hội trình diễn “The future of Brazil show”. Những đoạn video trình chiếu điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ của Đại hội giới trẻ thế giới kể từ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI thông báo Rio de Janeiro sẽ làm nơi đăng cai Đại hội giới trẻ thế giới. Sau đó là màn trình “Duets Show” và “Show of Hope”.
Sự kiện flash mob có vẻ là sự kiện lớn nhất, dựa theo số lượng các bạn trẻ đăng ký tham dự. Trang web chính thức Rio 2013 đã đăng tải một đoạn video hướng dẫn múa cử điệu theo bài hát Francisco: (http://www.youtube.com/watch?v=RvZmPh2RmDs), được sáng tác nhằm vinh danh Đức Thánh Cha Phanxicô. Bài hát là một bài “hit” quan trọng tại đêm canh thức cầu nguyện.
Đến 5 giờ chiều, đoàn người xếp hàng thứ tự chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha đến chủ sự giờ canh thức. Có lẽ phải trên 2 triệu người đã đến đây tối nay.Hình ảnh chiếu từ vệ tinh qua màn hình cho thấy một rừng người giữa biển mênh mông.
Thành phố Rio de Janeiro nằm ở vùng vịnh Guanabara nên có nhiều thắng cảnh đẹp.Tên thành phố theo nguyên ngữ tiếng Bồ đào Nha có nghĩa là “con sông tháng Giêng”. Vì vào Ngày 01 tháng 01 năm 1502, Gaspar de Lemons đã khám phá ra vùng vịnh này và ông đã nhầm lẫn tưởng đây là cửa một con sông lớn chảy ra biển. Nên mới gọi nơi đó là con sông. Rio de Janeiro có hơn 6 triệu dân cư, nếu tính cả vùng chung quanh Rio có gần 12 triệu dân số.
Khoảng 6 giờ 30, Đức Thánh Cha đến trên xe mui trần như tối hôm trước. Tôi cũng chọn một chỗ thích hợp và đưa tay vẫy chào, chụp hình.
19g30, Chương trình đêm canh thức với Đức Thánh Cha bắt đầu bằng chuỗi mân côi.
Đêm canh thức, hàng triệu người ngủ trên bãi biển, trên mọi nẻo lối của công viên đường phố. Nơi nào có thể, họ trải túi ngủ là ngon giấc qua đêm. Đêm canh thức của mỗi lần đại hội giới trẻ thế giới đều có những trải nghiệm riêng. Đặc biệt đêm nay, với sóng biển vỗ rì rào, gió mang hơi nước ùa vào lạnh buốt tạo nên những cảm giác ấn tượng khó phai.
Chương trình kết thúc lúc 00g30. Mọi người đi ngũ. Mặc sóng vỗ gió lạnh, đêm trên bãi biển bình yên, hơn triệu người ngũ bình an. Chúa quan phòng chúc lành ban ơn che chở.
Ngày 28-7, đại lễ bế mạc.
Đọc lịch trình của Đức Thánh Cha ngày Chúa Nhật bế mạc và chia tay như sau:
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Sau đó ngài công bố thành phố tiếp theo đăng cai Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Buổi trưa, Đức Thánh Cha chủ sự đọc Kinh Truyền Tin cùng khách hành hương.
Trong bữa ăn trưa tại nhà ăn của “Centro de Estudos do Sumaré”, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ Ban Thường Vụ Liên Hội đồng Giám Mục Mỹ Latinh trước khi rời khỏi nhà nghỉ Sumaré.
Để đích thân cảm ơn 60.000 thiện nguyện viên phục vụ cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến gặp gỡ họ vào lúc 5:30 chiều tại Nhà Triển Lãm Số 5 của Trung Tâm Triển Lãm Rio.
Buổi lễ chia tay được cử hành tại sân bay quốc tế Antonio Carlos Jobim, sau bài diễn văn tạm biệt. Đức Thánh Cha khởi hành trở về Rôma lúc 7 giờ tối.
Từ 4 giờ sáng, các linh mục đã xếp hàng chờ đợi để nhận áo lễ. Có 3 kích cỡ, lớn, vừa và nhỏ. Các nhóm linh mục tranh thủ đọc kinh sáng chung với nhau.
Chờ đến 8 giờ sáng mới mở cửa vào, nhưng mãi gần đến giờ lễ, chúng tôi mới vào được bên trong. Chẳng có ghế ngồi và đứng quá xa lễ đài. Có lẽ phải dời địa điểm nên khâu tổ chức này chưa được tốt lắm.
Cuối thánh lễ Đức Thánh Cha công bố đại hội giới trẻ thế lần thứ 29 được tổ chức tại Ba lan vào năm 2016. Tiếng hò reo vang dậy chúc mừng giới trẻ Ba lan.
Trên facebooks có lời chào mừng của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Kraków với tư cách là chủ nhà
Hôm nay, một niềm vui lớn lao khi chúng tôi nhận được thông báo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần tới sẽ diễn ra tại Ba Lan vào năm 2016. Đó là một niềm vui, niềm vinh dự và trách nhiệm lớn đối với chúng tôi. Trong năm đó, chúng tôi cũng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 1050 năm Bí tích Rửa tội đầu tiên ở Ba Lan.
Cùng với toàn thể Giáo Hội tại Ba Lan, tôi sung sướng vì Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời từ các cơ quan cao nhất của nước Cộng hòa Ba Lan và các vị giám mục Ba Lan gửi đến ngài. Như thế, ngài đã đáp ứng sự mong mỏi của rất nhiều bạn trẻ, những người từ lâu đã muốn cử hành đức tin của họ ở ngay tại đất nước và ngay tại thành phố quê hương của Karol Wojtyla - người đã rời Kraków vào Tháng Mười năm 1978 để tiến về Thành Đô Vĩnh Hằng, và cũng chính là Đức Gioan Phaolô II, Giám Mục Rôma - người sáng lập Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong rất nhiều sáng kiến mục vụ của Đức Gioan Phaolô II, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới chắc chắn nằm trong số những sáng kiến thành công, sâu rộng và hiệu quả nhất. Ngay từ đầu, Đức Giáo Hoàng đã nhận thấy những bạn trẻ chính là "người canh gác sớm mai" (Is 21:11-12), họ trông coi buổi canh thức bình minh của thiên niên kỷ thứ ba" (Tor Vergata, ngày 19 tháng 8 năm 2000).
Hôm nay, Ba Lan và Kraków mở rộng trái tim của họ, để trong thời gian ba năm, họ có thể chào đón các bạn trẻ hành hương dưới sự dẫn dắt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Thánh Cha vì ngài đã quyết định đến thăm đất nước của Chân Phước (và sắp là Hiển Thánh) Gioan Phaolô II, và mong muốn canh thức với những "người canh gác sớm mai" tại kỳ đại hội ở Kraków.
Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng con mong muốn cha đến và đồng hành cùng rất nhiều các bạn trẻ của chúng con, với sự trông đợi và niềm hân hoan lớn lao
(Hồng Y Stanislaw Dziwisz-Tổng Giám Mục Thủ đô Kraków).
Sau thánh lễ đường phố ngập tràn sắc màu, đoàn người đông đảo phú kín mọi đường phố. Vất vả lắm, chúng tôi mới về đến nhà chuẩn bị chuyến về sân bay San Paulo tối nay. Chặng đường dài hơn 450 km.
Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida
Sau 240 km từ Rio đến San Paulo, chúng tôi ghé thăm đền thánh quốc gia Đức Mẹ Aparecida là linh địa Đức Mẹ nổi tiếng trên thế giới. Ngôi đền tôn kính Đức Mẹ nằm cạnh xa lộ SP-060, giữa đường từ Rio De Janeiro đi Sao Paulo.
Đức Thánh Cha Phanxico đã thăm đền thánh quốc gia Đức Mẹ Aparecida là vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 24 tháng 7, và đã chủ sự nghi thức suy tôn bức ảnh Đức Mẹ trong nhà thờ và đồng tế Thánh Lễ với Đức Hồng Y Raymundo Damasceno (TGM Aparecida, kiêm Chủ tịch HĐGM Brasil). Ngài là vị giáo hoàng thứ ba tới viếng thăm đền thánh. Đức Gioan Phaolô đã tới đây năm 1980 và nâng danh hiệu ngôi đền còn đang xây cất dang dở lên bậc vương cung thánh đường, đức Benedicto cũng đã đến đây nhân dịp đại hội đồng các giám mục vùng Nam Mỹ (Latin America and the Caribbean) năm 2007.
Quãng trường rộng bao la như quãng trường bên Fatima. Khuôn viên như một vòng tròn bao quanh đền thánh. Chúng tôi tiến vào bên trong.
Đang có thánh lễ ngày Chúa nhật nên Nhà thờ đông tín hữu tham dự thánh lễ nghiêm trang sốt sắng.Nhà thờ quá rộng với bàn thờ chính giữa và 4 nhánh hướng về bàn thờ. Chúng tôi thinh lặng đến cầu nguyện với Đức Mẹ.
Đền Thánh Đức Bà Aparecida là Trung Tâm Hành Hương của người Brasil và của các tín hữu của Châu Mỹ La Tinh. Đây là ngôi đền Đức Mẹ lớn nhất thế giới, và tính theo diện tích thì là ngôi nhà thờ lớn thứ hai cuả Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rome.
Tuy đền thánh Aparecida mới phát triển nhưng đã nhanh chóng vượt qua các trung tâm hành hương khác. Số người viếng thăm trong năm 2012 khoảng hơn 11 triệu người.
Tuy chữ Aparecida có nghiã là "đấng đã tỏ mình ra", nhưng khác với Lộ Đức, Fatima hoặc Guadalupe, không có biến cố Đức Mẹ hiện ra ở đây để truyền bá một thông điệp, cũng không hề có truyền thuyết trong dân gian về việc Đức Mẹ đã xuất hiện để cứu khổ cứu nạn cho dân như ở La Vang. Ở đây, hiện tượng là một bức tượng nhiệm mầu ban nhiều ơn phúc, một hiện tượng giống như trường hợp bức linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bị chôn vùi dưới nước ớ giáo xứ La Mã Bến Tre hoặc bức tượng Đức Mẹ bị vỡ nát ở núi Tà Pao.
Cách đây trên 300 năm khi Brasil còn ở trong thời kỳ sơ khai lập quốc, những người di dân từ Bồ đào Nha, vốn có lòng tôn kính tước hiệu 'Vô Nhiễm Nguyên Tội', thường mang theo những bức tượng của Mẹ để trưng bày trong nhà.
Các bức tượng thường được nhập cảng từ 'mẫu quốc' Portugal hoặc đơn sơ hơn là nặn bằng đất sét tại chỗ, thường là từ một nhà dòng 'Phan xi cô khó khăn' vùng Carioca ở Sao Paulo, do một 'thầy hèn mọn' (Frei) tên là Frei Agostino de Jesus nặn ra. Tượng Đức Mẹ Aparecida có lẽ được sản xuất trong những năm 1650.
Trong bối cảnh như thế, thì vào tháng 10 năm 1717, Ngài Dom Pedro de Almedida, bá tước cuả Assumar, nhận chức thống đốc Sao Paulo và được Vua ban cho một lãnh địa là bang Minas Gerais (sau này là bang đông dân nhất cuả Brasil). Trên đường đi kinh lý ông sẽ dừng chân tại Guarantinqueta, một phố nhỏ ở thung lũng sông Paraiba.
Dân chúng thường tổ chức đón tiếp vị lãnh chúa rất hoành tráng, bởi vì ông ta có thể đánh thuế nặng hơn, hoặc ban phát ân huệ bằng cách giảm thuế đi. Người dân Guarantinqueta quyết định tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời để tôn vinh vị bá tước mới, và việc có rất nhiều cá là điều cần thiết.
Tuy nhiên, vào lúc này thì mùa cá đã mãn từ lâu rồi. Và sau một ngày cặm cụi, mọi ngư dân đã hoàn toàn tuyệt vọng và xếp lưới trở về nhà. Trong số họ là ba ngư phủ có lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tên là Domingos Garcia, Joco Alves, và Felipe Pedroso. Trước khi đi đánh cá, họ đã cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho nhiệm vụ khó khăn này. Bây giờ trong lúc chiều tà, đau lòng nhìn thấy bến tàu Itaguagu xuất hiện ở trước mắt, Felipe tụ hợp 2 anh em khác lại và quỳ xuống cầu nguyện một cách đơn sơ rằng "Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con cần phải có cá!"
Rồi sau đó anh Joco bỏ lưới một lần nữa. Anh cũng không tìm thấy cá nhưng thay vào đó vớt lên được một một bức tượng không đầu! Joco ngạc nhiên kêu lên "Domingo, Felipe! đến mà xem!" Họ bỏ lưới một lần nữa và vớt lên được phần đầu của bức tượng! Bức tượng cao khoảng 40cm.
Họ cẩn thận rửa sạch bức tượng và nhận ra đó là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thế là không mất lòng trông cậy, họ dùng vải bọc bức tượng lại và tiếp tục thả lưới thâu đêm. Domingo sau này nhận xét rằng "Chúng tôi đã làm việc suốt một đêm nữa và cũng không tìm thấy một con cá nào cả!"
Tới lúc đó thì Felipe đưa ra một đề nghị: "Chúng ta hãy vừa thả lưới vừa dục lòng trông cậy vào Đức Trinh Nữ Aparecida (đấng đã tỏ mình ra)."
Ngay từ thời điểm đó, mọi mẻ lưới cuả họ đều vớt được đầy cá, và các thuyền cuả họ gần như muốn chìm vì chở nhiều cá quá. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Mẹ Aparecida.
Trước sự lạ lùng đó, các ngư dân đặt tên cho bức tượng là Nossa Senhora Aparecida da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tỏ mình ra). Những người quanh vùng bắt đầu đến tôn kính bức tượng, và gọi một cách vắn tắt là Đức Mẹ Aparecida.
Vì bị chìm trong nước nhiều năm cho nên lớp men rực rỡ ở bên ngoài cuả bức tượng đã tan mất, chỉ còn lại một màu nâu sẫm cuả loại sành đã bị hoá chất phản ứng, người ta dùng một tấm áo thêu bao phủ toàn thể bức tượng, chỉ để lộ ra khuôn mặt và bàn tay.
Trong 15 năm đầu, bức tượng vẫn để tại nhà cuả anh Filipe Pedroso trong một ngôi nhà nguyện nhỏ của gia đình xây nên. Nhưng những câu chuyện phép lạ đã được lan truyền ra khắp Brazil và ngôi nhà nguyện cuả gia đình trở thành quá nhỏ. Năm 1737, các linh mục ở Guaratinguetá bắt đầu xây dựng cho Mẹ một ngôi đền lớn hơn trên đồi Morro dos Coqueiros và khánh thành vào năm 1745.
Lòng tôn kính bức tượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới những người Brasil gốc Phi Châu (Brasil có một dân số gốc châu Phi hơn 75 triệu người), thứ nhất là vì mầu sắc cuả bức tượng mà người ta thường gọi nôm na là Đức Bà Đen, thứ hai còn là vì một trong những phép lạ đầu tiên đã xẩy ra là cho một thanh niên nô lệ da đen.
Số lượng tín đồ tăng lên đáng kể cho nên năm 1834, người ta phải xây một nhà thờ lớn hơn nữa. Ngôi nhà thờ sau này được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Năm 1904, để kỷ niệm năm thứ 50 việc công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bức tượng Đức Mẹ Aparecida đã được trao thêm một vương miện với nhiều đá quý. Lễ đăng quang được thực hiện thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Piô X với sự tham dự cuả Tổng Thống Rodrigues Alves.
20 năm sau, khu vực quanh nhà thờ được 'đô thị hoá', trở thành một thị trấn riêng biệt lấy tên là Aparecida.
Năm 1930, Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Aparecida, đã được công bố là "Nữ Vương Bổn Mạng chính của Brasil" bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI. Vị quan thầy cũ cuả Brasil, thánh Phêrô thành Alcantara, trở thành 'đồng quan thầy'.
Cho đến đầu những năm 1950, Aparecida vẫn còn là một thành phố khiêm tốn do các cha dòng Chuá Cứu Thế đến từ nước Đức coi sóc. Đây cũng là giáo xứ đầu tiên cuả dòng Chuá Cứu Thế ở Châu Mỹ La Tinh, các cha DCCT đã mở một đài phát thanh riêng vào năm 1951. Chương trình phát thanh từ Aparecida trở thành một trong những nỗ lực truyền giáo thành công nhất ở Nam Mỹ, với một mạng lưới hiện nay là 120 đài và với một hiệp hội hỗ trợ lên tới gần một triệu thành viên.
Năm 1955, người ta khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường mới, ngôi "Tiểu Vương Cung Thánh Đường cũ" được gọi là "Nhà Thờ Cũ".
Năm 1958, do sự phát triển của cộng đồng Công Giáo xung quanh đền Đức Mẹ Aparecida, Tòa Thánh quyết định lập Tổng Giáo Phận Aparecida, dùng một phần lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Sao Paulo và một phần cuả Giáo Phận Taubaté để hình thành tổng giáo phận mới.
Sau khi cầu nguyện dâng tâm tình tạ ơn bên Đức Mẹ, chúng tôi tiếp tục hành trình đến sân bay. Sau 14 giờ bay mới đến Dubai. Quá cảnh 11 giờ, tiếp tục 7 giờ bay nữa chúng tôi bình an trở về quê hương, kết thúc chuyến hành hương nhiều dấu ấn.
Vài nét sơ lược về Quốc gia Brasil
Quốc gia Brasil Tây ở miền nam châu Mỹ Latinh. Brasil là một quốc gia rộng lớn với 8,5 triệu cây số vuông chiếm 47 % toàn diện tích Châu Mỹ Latinh. Một bên là vùng bờ biển Đại tây Dương chạy dài, một bên vùng đất lền giáp biên giới với những quốc gia Uruguay, Argentina, Paraguay, Bolivien, Peru, Kolumbia, Venezuela.
Brasil cũng là quốc gia có dân số đông nhất Châu Mỹ Latinh với 194 triệu dân, gồm nhiều sắc dân khác nhau. Thủ đô của Brasil là Basilia. Những thành phố lớn đông dân và nổi tiếng của Brasil đều nằm theo phía dọc bờ biển, như thành phố Sao Paolo,, Rio de Janeiro, Porto Alegre....Ngôn ngữ chính của Brasil là tiếng Bồ đào nha vì xưa kia là thuộc địa của Bồ đào Nha. Năm 1822, Brasil đã đứng lên tuyên bố đòi độc lập, và ba năm sau 1825 Bồ đào Nha công nhận để cho Brazila được trở thành một quốc gia độc lập.
Về chính trị, Brasil theo chính thể Cộng Hòa liên bang, chính phủ, Quốc Hội do dân bầu ra. Theo ước tính trên dưới 70% dân chúng theo Công Giáo Roma chiếm khoảng 120 triệu người. Ngài ra còn có những Tôn gíao khác như Tin Lành phái Giáo Hội tự do, Do Thái giáo, Hồi Gíao, Tín ngưỡng địa phương...
Brasil là một quốc gia có những cầu thủ bóng đá điêu luyện nổi tiếng. Đội bóng đá quốc gia Brasil nổi tiếng dẫn đầu thế giới là đội bóng có lối chơi nhồi bóng hùng mạnh nhanh lẹ và đã năm lần đoạt World Cup. Brasil đang hối hả chuẩn bi cho Olympic 2016 được tổ chức tại đây.
Giáo Hội Công Giáo Brasil được chia thành 41 Tổng giáo phận với 265 Giáo phận. Ngoài ra ở Brasil còn có Tòa Khâm sứ Tòa Thánh và giáo phận quân đội.
Tổng gíao phận Rio de Janeiro được thành lập ngày 19.07.1575 dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregor XIII theo nghi lễ Công gíao Roma. Tổng gíao phận có 251 Gíao xứ với hơn 3 triệu Giáo dân, 327 Linh mục. Vị chủ chăn là Tổng giám mục có tước vị Hồng Y. Tổng giáo phận Rio de Janeiro còn có đại học Công Giáo của tòa thánh Vatican.
Lời kết
Tham dự đại hội giới trẻ thật vất vả nhưng cũng thật hạnh phúc. Hòa mình cùng với bạn trẻ để cảm nhận nhịp sống vui tươi yêu đời, không vướng bận lo toan.
Những ngày Quốc tế Giới trẻ là dịp giới thiệu về một Giáo Hội của Chúa Kitô luôn trẻ trung, năng động,nhiệt thành, lạc quan và đầy sức sống. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ rằng: Đại hội là dịp "Gặp gỡ và chào đón tất cả mọi người, sự đoàn kết và tình anh em: những điều này khiến cho xã hội của chúng ta thực sự đậm tình người".
Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!” (Mt 28,19), các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay. ĐGH Gioan Phaolô II đã nói: “Giới trẻ không chỉ là đối tượng quan tâm đặc biệt của Giáo Hội, mà họ còn là những tác nhân quan trọng và hữu hiệu của sứ vụ truyền giáo.”.
Trong số 8, Sứ điệp Giới trẻ 2013 nhắc lại lời của ngôn sứ Isaia thưa với Chúa, và mời gọi các người trẻ làm theo:“Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con!” (Is 6,8).
Và trong “lời kết thúc”, Sứ Điệp dâng lên lời cầu xin “với Đức Maria là Ngôi Sao của công cuộc Tân Phúc Âm hóa, để xin Mẹ đồng hành với mỗi người trong sứ mạng làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa”.
Viết trên máy bay từ Sao Paulo đi Dubai.
Sáng thứ bảy (ngày thứ tư ở Rio), chúng tôi ra bãi biển Copacabana. Đây là biểu tượng của lễ hội và niềm vui. Bờ biển Rio uốn vòng cung rì rào sóng vỗ trở thành nơi hội ngộ của giới trẻ khắp thế giới đến cầu nguyện và suy niệm. Nơi đây đã diễn ra Đàng Thánh Giá truyền thống, một trong những sự kiện lớn của Đại hội Giới trẻ: 13 chặng trên đoạn đường 900 mét của đại lộ Atlantico, chặng thứ 14 tại lễ đài trung tâm, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô ban huấn từ cho giới trẻ. Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời do một đội ngũ gồm 280 người, có cả nghệ sĩ và tình nguyện viên, cùng nhau diễn nguyện trong tình liên đới.
Các hoạt động chính thức trong ngày Thứ Bảy được Đức Thánh Cha khởi đầu là cử hành Thánh Lễ đồng tế với các giám mục, và linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Sebastian (Catedral São Sebastião) của Rio. Tiếp sau đó, Đức Thánh Cha gặp gỡ các đại diện giới chức xã hội của Rio de Janiero và Brasil tại Nhà hát Thành phố. Nhà hát này được xây dựng từ thế kỷ XIX, là sân khấu chính tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật từ khắp nơi trên đất nước Brasil trong suốt nhiều năm qua.
Lúc 01g 30 chiều: ngài ăn trưa với các vị Hồng Y Brazil các vị lãnh đạo trong Hội Đồng Giám Mục tại Trung Tâm Dạy Học Sumare ở Rio.
Đúng 07g30 tối, ngài chủ sự Đêm Canh Thức Cầu nguyện với các bạn trẻ. Đây là sự kiện chính thứ tư của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013. Sau bài nói chuyện với khách hành hương Đức Thánh Cha dành thời gian cho việc suy tôn Thánh Thể cùng với các bạn trẻ.
Suốt cả ngày chúng tôi hòa với những niềm vui của tuổi trẻ. Từng nhóm vun cát trắng để chọn khu vực, trải bạt đóng trại chuẩn bị đêm canh thức. Bãi biển dài 4km dần dần kín người. Nhiều nhóm đá banh, từng đoàn tắm biển. Có nhiều trạm phát thức ăn đủ cho 2 ngày. Mỗi người một thùng nhỏ gồm bánh nước và đồ hộp. Có nhiều dãy nhà vệ sinh công cộng mới lắp đặt trên lối đi sát biển. Lo vệ sinh cá nhân cho cả triệu người không đơn giản chút nào.
Suốt cả ngày tôi “lang thang” ngắm những gian hàng lạ mắt của thổ dân Nam Mỹ, xem các nhóm trẻ biểu diễn ca nhạc nhảy múa đặc trưng của dân tộc ngay trên đường phố nhộn nhịp. Mỗi lúc đoàn người đỗ một đông, có những đoàn lên đến vài trăm bạn trẻ cầm tay nhau hát ca vui vẻ. Quốc kỳ giương cao tung bay phất phới. Các ngã đường đến bãi biển đều dành cho người đi bộ, cảnh sát và quân đội bảo vệ an ninh rất tốt. Họ thân thiện và tận tình hướng dẫn. Gặp gỡ nhiều đoàn bạn trẻ Việt nam đến từ nhiều nước trên thế giới, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm chia sẻ thân tình. Tôi đến khu vực lễ đài, ban tổ chức huy động nhân sự đông đảo chuẩn bị ngày lễ bế mạc nên làm việc thật tất bật. Các trạm y tế chuẩn bị kỹ lưỡng. Tôi vào xin đo huyết áp, các bác sĩ tận tình giúp đỡ hỏi han sức khỏe.
Hơn cả triệu bạn trẻ tham dự chương trình ca nhạc đặc sắc. Nhiều màn hình lớn âm thanh hình ảnh chất lượng tuyệt hảo.
Chương trình bắt đầu với ban nhạc và DJ. Dàn nhạc của Đại hội trình diễn “The future of Brazil show”. Những đoạn video trình chiếu điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ của Đại hội giới trẻ thế giới kể từ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI thông báo Rio de Janeiro sẽ làm nơi đăng cai Đại hội giới trẻ thế giới. Sau đó là màn trình “Duets Show” và “Show of Hope”.
Sự kiện flash mob có vẻ là sự kiện lớn nhất, dựa theo số lượng các bạn trẻ đăng ký tham dự. Trang web chính thức Rio 2013 đã đăng tải một đoạn video hướng dẫn múa cử điệu theo bài hát Francisco: (http://www.youtube.com/watch?v=RvZmPh2RmDs), được sáng tác nhằm vinh danh Đức Thánh Cha Phanxicô. Bài hát là một bài “hit” quan trọng tại đêm canh thức cầu nguyện.
Đến 5 giờ chiều, đoàn người xếp hàng thứ tự chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha đến chủ sự giờ canh thức. Có lẽ phải trên 2 triệu người đã đến đây tối nay.Hình ảnh chiếu từ vệ tinh qua màn hình cho thấy một rừng người giữa biển mênh mông.
Thành phố Rio de Janeiro nằm ở vùng vịnh Guanabara nên có nhiều thắng cảnh đẹp.Tên thành phố theo nguyên ngữ tiếng Bồ đào Nha có nghĩa là “con sông tháng Giêng”. Vì vào Ngày 01 tháng 01 năm 1502, Gaspar de Lemons đã khám phá ra vùng vịnh này và ông đã nhầm lẫn tưởng đây là cửa một con sông lớn chảy ra biển. Nên mới gọi nơi đó là con sông. Rio de Janeiro có hơn 6 triệu dân cư, nếu tính cả vùng chung quanh Rio có gần 12 triệu dân số.
Khoảng 6 giờ 30, Đức Thánh Cha đến trên xe mui trần như tối hôm trước. Tôi cũng chọn một chỗ thích hợp và đưa tay vẫy chào, chụp hình.
19g30, Chương trình đêm canh thức với Đức Thánh Cha bắt đầu bằng chuỗi mân côi.
Đêm canh thức, hàng triệu người ngủ trên bãi biển, trên mọi nẻo lối của công viên đường phố. Nơi nào có thể, họ trải túi ngủ là ngon giấc qua đêm. Đêm canh thức của mỗi lần đại hội giới trẻ thế giới đều có những trải nghiệm riêng. Đặc biệt đêm nay, với sóng biển vỗ rì rào, gió mang hơi nước ùa vào lạnh buốt tạo nên những cảm giác ấn tượng khó phai.
Chương trình kết thúc lúc 00g30. Mọi người đi ngũ. Mặc sóng vỗ gió lạnh, đêm trên bãi biển bình yên, hơn triệu người ngũ bình an. Chúa quan phòng chúc lành ban ơn che chở.
Ngày 28-7, đại lễ bế mạc.
Đọc lịch trình của Đức Thánh Cha ngày Chúa Nhật bế mạc và chia tay như sau:
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Sau đó ngài công bố thành phố tiếp theo đăng cai Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Buổi trưa, Đức Thánh Cha chủ sự đọc Kinh Truyền Tin cùng khách hành hương.
Trong bữa ăn trưa tại nhà ăn của “Centro de Estudos do Sumaré”, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ Ban Thường Vụ Liên Hội đồng Giám Mục Mỹ Latinh trước khi rời khỏi nhà nghỉ Sumaré.
Để đích thân cảm ơn 60.000 thiện nguyện viên phục vụ cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến gặp gỡ họ vào lúc 5:30 chiều tại Nhà Triển Lãm Số 5 của Trung Tâm Triển Lãm Rio.
Buổi lễ chia tay được cử hành tại sân bay quốc tế Antonio Carlos Jobim, sau bài diễn văn tạm biệt. Đức Thánh Cha khởi hành trở về Rôma lúc 7 giờ tối.
Từ 4 giờ sáng, các linh mục đã xếp hàng chờ đợi để nhận áo lễ. Có 3 kích cỡ, lớn, vừa và nhỏ. Các nhóm linh mục tranh thủ đọc kinh sáng chung với nhau.
Chờ đến 8 giờ sáng mới mở cửa vào, nhưng mãi gần đến giờ lễ, chúng tôi mới vào được bên trong. Chẳng có ghế ngồi và đứng quá xa lễ đài. Có lẽ phải dời địa điểm nên khâu tổ chức này chưa được tốt lắm.
Cuối thánh lễ Đức Thánh Cha công bố đại hội giới trẻ thế lần thứ 29 được tổ chức tại Ba lan vào năm 2016. Tiếng hò reo vang dậy chúc mừng giới trẻ Ba lan.
Trên facebooks có lời chào mừng của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Kraków với tư cách là chủ nhà
Hôm nay, một niềm vui lớn lao khi chúng tôi nhận được thông báo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần tới sẽ diễn ra tại Ba Lan vào năm 2016. Đó là một niềm vui, niềm vinh dự và trách nhiệm lớn đối với chúng tôi. Trong năm đó, chúng tôi cũng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 1050 năm Bí tích Rửa tội đầu tiên ở Ba Lan.
Cùng với toàn thể Giáo Hội tại Ba Lan, tôi sung sướng vì Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời mời từ các cơ quan cao nhất của nước Cộng hòa Ba Lan và các vị giám mục Ba Lan gửi đến ngài. Như thế, ngài đã đáp ứng sự mong mỏi của rất nhiều bạn trẻ, những người từ lâu đã muốn cử hành đức tin của họ ở ngay tại đất nước và ngay tại thành phố quê hương của Karol Wojtyla - người đã rời Kraków vào Tháng Mười năm 1978 để tiến về Thành Đô Vĩnh Hằng, và cũng chính là Đức Gioan Phaolô II, Giám Mục Rôma - người sáng lập Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Trong rất nhiều sáng kiến mục vụ của Đức Gioan Phaolô II, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới chắc chắn nằm trong số những sáng kiến thành công, sâu rộng và hiệu quả nhất. Ngay từ đầu, Đức Giáo Hoàng đã nhận thấy những bạn trẻ chính là "người canh gác sớm mai" (Is 21:11-12), họ trông coi buổi canh thức bình minh của thiên niên kỷ thứ ba" (Tor Vergata, ngày 19 tháng 8 năm 2000).
Hôm nay, Ba Lan và Kraków mở rộng trái tim của họ, để trong thời gian ba năm, họ có thể chào đón các bạn trẻ hành hương dưới sự dẫn dắt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Thánh Cha vì ngài đã quyết định đến thăm đất nước của Chân Phước (và sắp là Hiển Thánh) Gioan Phaolô II, và mong muốn canh thức với những "người canh gác sớm mai" tại kỳ đại hội ở Kraków.
Kính thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng con mong muốn cha đến và đồng hành cùng rất nhiều các bạn trẻ của chúng con, với sự trông đợi và niềm hân hoan lớn lao
(Hồng Y Stanislaw Dziwisz-Tổng Giám Mục Thủ đô Kraków).
Sau thánh lễ đường phố ngập tràn sắc màu, đoàn người đông đảo phú kín mọi đường phố. Vất vả lắm, chúng tôi mới về đến nhà chuẩn bị chuyến về sân bay San Paulo tối nay. Chặng đường dài hơn 450 km.
Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida
Sau 240 km từ Rio đến San Paulo, chúng tôi ghé thăm đền thánh quốc gia Đức Mẹ Aparecida là linh địa Đức Mẹ nổi tiếng trên thế giới. Ngôi đền tôn kính Đức Mẹ nằm cạnh xa lộ SP-060, giữa đường từ Rio De Janeiro đi Sao Paulo.
Quãng trường rộng bao la như quãng trường bên Fatima. Khuôn viên như một vòng tròn bao quanh đền thánh. Chúng tôi tiến vào bên trong.
Đang có thánh lễ ngày Chúa nhật nên Nhà thờ đông tín hữu tham dự thánh lễ nghiêm trang sốt sắng.Nhà thờ quá rộng với bàn thờ chính giữa và 4 nhánh hướng về bàn thờ. Chúng tôi thinh lặng đến cầu nguyện với Đức Mẹ.
Đền Thánh Đức Bà Aparecida là Trung Tâm Hành Hương của người Brasil và của các tín hữu của Châu Mỹ La Tinh. Đây là ngôi đền Đức Mẹ lớn nhất thế giới, và tính theo diện tích thì là ngôi nhà thờ lớn thứ hai cuả Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rome.
Tuy đền thánh Aparecida mới phát triển nhưng đã nhanh chóng vượt qua các trung tâm hành hương khác. Số người viếng thăm trong năm 2012 khoảng hơn 11 triệu người.
Cách đây trên 300 năm khi Brasil còn ở trong thời kỳ sơ khai lập quốc, những người di dân từ Bồ đào Nha, vốn có lòng tôn kính tước hiệu 'Vô Nhiễm Nguyên Tội', thường mang theo những bức tượng của Mẹ để trưng bày trong nhà.
Các bức tượng thường được nhập cảng từ 'mẫu quốc' Portugal hoặc đơn sơ hơn là nặn bằng đất sét tại chỗ, thường là từ một nhà dòng 'Phan xi cô khó khăn' vùng Carioca ở Sao Paulo, do một 'thầy hèn mọn' (Frei) tên là Frei Agostino de Jesus nặn ra. Tượng Đức Mẹ Aparecida có lẽ được sản xuất trong những năm 1650.
Trong bối cảnh như thế, thì vào tháng 10 năm 1717, Ngài Dom Pedro de Almedida, bá tước cuả Assumar, nhận chức thống đốc Sao Paulo và được Vua ban cho một lãnh địa là bang Minas Gerais (sau này là bang đông dân nhất cuả Brasil). Trên đường đi kinh lý ông sẽ dừng chân tại Guarantinqueta, một phố nhỏ ở thung lũng sông Paraiba.
Dân chúng thường tổ chức đón tiếp vị lãnh chúa rất hoành tráng, bởi vì ông ta có thể đánh thuế nặng hơn, hoặc ban phát ân huệ bằng cách giảm thuế đi. Người dân Guarantinqueta quyết định tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời để tôn vinh vị bá tước mới, và việc có rất nhiều cá là điều cần thiết.
Tuy nhiên, vào lúc này thì mùa cá đã mãn từ lâu rồi. Và sau một ngày cặm cụi, mọi ngư dân đã hoàn toàn tuyệt vọng và xếp lưới trở về nhà. Trong số họ là ba ngư phủ có lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tên là Domingos Garcia, Joco Alves, và Felipe Pedroso. Trước khi đi đánh cá, họ đã cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho nhiệm vụ khó khăn này. Bây giờ trong lúc chiều tà, đau lòng nhìn thấy bến tàu Itaguagu xuất hiện ở trước mắt, Felipe tụ hợp 2 anh em khác lại và quỳ xuống cầu nguyện một cách đơn sơ rằng "Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con cần phải có cá!"
Rồi sau đó anh Joco bỏ lưới một lần nữa. Anh cũng không tìm thấy cá nhưng thay vào đó vớt lên được một một bức tượng không đầu! Joco ngạc nhiên kêu lên "Domingo, Felipe! đến mà xem!" Họ bỏ lưới một lần nữa và vớt lên được phần đầu của bức tượng! Bức tượng cao khoảng 40cm.
Họ cẩn thận rửa sạch bức tượng và nhận ra đó là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thế là không mất lòng trông cậy, họ dùng vải bọc bức tượng lại và tiếp tục thả lưới thâu đêm. Domingo sau này nhận xét rằng "Chúng tôi đã làm việc suốt một đêm nữa và cũng không tìm thấy một con cá nào cả!"
Tới lúc đó thì Felipe đưa ra một đề nghị: "Chúng ta hãy vừa thả lưới vừa dục lòng trông cậy vào Đức Trinh Nữ Aparecida (đấng đã tỏ mình ra)."
Ngay từ thời điểm đó, mọi mẻ lưới cuả họ đều vớt được đầy cá, và các thuyền cuả họ gần như muốn chìm vì chở nhiều cá quá. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Mẹ Aparecida.
Trước sự lạ lùng đó, các ngư dân đặt tên cho bức tượng là Nossa Senhora Aparecida da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tỏ mình ra). Những người quanh vùng bắt đầu đến tôn kính bức tượng, và gọi một cách vắn tắt là Đức Mẹ Aparecida.
Vì bị chìm trong nước nhiều năm cho nên lớp men rực rỡ ở bên ngoài cuả bức tượng đã tan mất, chỉ còn lại một màu nâu sẫm cuả loại sành đã bị hoá chất phản ứng, người ta dùng một tấm áo thêu bao phủ toàn thể bức tượng, chỉ để lộ ra khuôn mặt và bàn tay.
Trong 15 năm đầu, bức tượng vẫn để tại nhà cuả anh Filipe Pedroso trong một ngôi nhà nguyện nhỏ của gia đình xây nên. Nhưng những câu chuyện phép lạ đã được lan truyền ra khắp Brazil và ngôi nhà nguyện cuả gia đình trở thành quá nhỏ. Năm 1737, các linh mục ở Guaratinguetá bắt đầu xây dựng cho Mẹ một ngôi đền lớn hơn trên đồi Morro dos Coqueiros và khánh thành vào năm 1745.
Lòng tôn kính bức tượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới những người Brasil gốc Phi Châu (Brasil có một dân số gốc châu Phi hơn 75 triệu người), thứ nhất là vì mầu sắc cuả bức tượng mà người ta thường gọi nôm na là Đức Bà Đen, thứ hai còn là vì một trong những phép lạ đầu tiên đã xẩy ra là cho một thanh niên nô lệ da đen.
Số lượng tín đồ tăng lên đáng kể cho nên năm 1834, người ta phải xây một nhà thờ lớn hơn nữa. Ngôi nhà thờ sau này được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Năm 1904, để kỷ niệm năm thứ 50 việc công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bức tượng Đức Mẹ Aparecida đã được trao thêm một vương miện với nhiều đá quý. Lễ đăng quang được thực hiện thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Piô X với sự tham dự cuả Tổng Thống Rodrigues Alves.
20 năm sau, khu vực quanh nhà thờ được 'đô thị hoá', trở thành một thị trấn riêng biệt lấy tên là Aparecida.
Năm 1930, Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Aparecida, đã được công bố là "Nữ Vương Bổn Mạng chính của Brasil" bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI. Vị quan thầy cũ cuả Brasil, thánh Phêrô thành Alcantara, trở thành 'đồng quan thầy'.
Cho đến đầu những năm 1950, Aparecida vẫn còn là một thành phố khiêm tốn do các cha dòng Chuá Cứu Thế đến từ nước Đức coi sóc. Đây cũng là giáo xứ đầu tiên cuả dòng Chuá Cứu Thế ở Châu Mỹ La Tinh, các cha DCCT đã mở một đài phát thanh riêng vào năm 1951. Chương trình phát thanh từ Aparecida trở thành một trong những nỗ lực truyền giáo thành công nhất ở Nam Mỹ, với một mạng lưới hiện nay là 120 đài và với một hiệp hội hỗ trợ lên tới gần một triệu thành viên.
Năm 1955, người ta khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường mới, ngôi "Tiểu Vương Cung Thánh Đường cũ" được gọi là "Nhà Thờ Cũ".
Năm 1958, do sự phát triển của cộng đồng Công Giáo xung quanh đền Đức Mẹ Aparecida, Tòa Thánh quyết định lập Tổng Giáo Phận Aparecida, dùng một phần lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Sao Paulo và một phần cuả Giáo Phận Taubaté để hình thành tổng giáo phận mới.
Sau khi cầu nguyện dâng tâm tình tạ ơn bên Đức Mẹ, chúng tôi tiếp tục hành trình đến sân bay. Sau 14 giờ bay mới đến Dubai. Quá cảnh 11 giờ, tiếp tục 7 giờ bay nữa chúng tôi bình an trở về quê hương, kết thúc chuyến hành hương nhiều dấu ấn.
Vài nét sơ lược về Quốc gia Brasil
Quốc gia Brasil Tây ở miền nam châu Mỹ Latinh. Brasil là một quốc gia rộng lớn với 8,5 triệu cây số vuông chiếm 47 % toàn diện tích Châu Mỹ Latinh. Một bên là vùng bờ biển Đại tây Dương chạy dài, một bên vùng đất lền giáp biên giới với những quốc gia Uruguay, Argentina, Paraguay, Bolivien, Peru, Kolumbia, Venezuela.
Brasil cũng là quốc gia có dân số đông nhất Châu Mỹ Latinh với 194 triệu dân, gồm nhiều sắc dân khác nhau. Thủ đô của Brasil là Basilia. Những thành phố lớn đông dân và nổi tiếng của Brasil đều nằm theo phía dọc bờ biển, như thành phố Sao Paolo,, Rio de Janeiro, Porto Alegre....Ngôn ngữ chính của Brasil là tiếng Bồ đào nha vì xưa kia là thuộc địa của Bồ đào Nha. Năm 1822, Brasil đã đứng lên tuyên bố đòi độc lập, và ba năm sau 1825 Bồ đào Nha công nhận để cho Brazila được trở thành một quốc gia độc lập.
Về chính trị, Brasil theo chính thể Cộng Hòa liên bang, chính phủ, Quốc Hội do dân bầu ra. Theo ước tính trên dưới 70% dân chúng theo Công Giáo Roma chiếm khoảng 120 triệu người. Ngài ra còn có những Tôn gíao khác như Tin Lành phái Giáo Hội tự do, Do Thái giáo, Hồi Gíao, Tín ngưỡng địa phương...
Brasil là một quốc gia có những cầu thủ bóng đá điêu luyện nổi tiếng. Đội bóng đá quốc gia Brasil nổi tiếng dẫn đầu thế giới là đội bóng có lối chơi nhồi bóng hùng mạnh nhanh lẹ và đã năm lần đoạt World Cup. Brasil đang hối hả chuẩn bi cho Olympic 2016 được tổ chức tại đây.
Giáo Hội Công Giáo Brasil được chia thành 41 Tổng giáo phận với 265 Giáo phận. Ngoài ra ở Brasil còn có Tòa Khâm sứ Tòa Thánh và giáo phận quân đội.
Tổng gíao phận Rio de Janeiro được thành lập ngày 19.07.1575 dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregor XIII theo nghi lễ Công gíao Roma. Tổng gíao phận có 251 Gíao xứ với hơn 3 triệu Giáo dân, 327 Linh mục. Vị chủ chăn là Tổng giám mục có tước vị Hồng Y. Tổng giáo phận Rio de Janeiro còn có đại học Công Giáo của tòa thánh Vatican.
Lời kết
Tham dự đại hội giới trẻ thật vất vả nhưng cũng thật hạnh phúc. Hòa mình cùng với bạn trẻ để cảm nhận nhịp sống vui tươi yêu đời, không vướng bận lo toan.
Những ngày Quốc tế Giới trẻ là dịp giới thiệu về một Giáo Hội của Chúa Kitô luôn trẻ trung, năng động,nhiệt thành, lạc quan và đầy sức sống. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ rằng: Đại hội là dịp "Gặp gỡ và chào đón tất cả mọi người, sự đoàn kết và tình anh em: những điều này khiến cho xã hội của chúng ta thực sự đậm tình người".
Với chủ đề “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!” (Mt 28,19), các bạn trẻ được mời gọi học hỏi và suy tư về sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, đồng thời cũng là sứ mạng của người trẻ trong xã hội hôm nay. ĐGH Gioan Phaolô II đã nói: “Giới trẻ không chỉ là đối tượng quan tâm đặc biệt của Giáo Hội, mà họ còn là những tác nhân quan trọng và hữu hiệu của sứ vụ truyền giáo.”.
Trong số 8, Sứ điệp Giới trẻ 2013 nhắc lại lời của ngôn sứ Isaia thưa với Chúa, và mời gọi các người trẻ làm theo:“Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con!” (Is 6,8).
Và trong “lời kết thúc”, Sứ Điệp dâng lên lời cầu xin “với Đức Maria là Ngôi Sao của công cuộc Tân Phúc Âm hóa, để xin Mẹ đồng hành với mỗi người trong sứ mạng làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa”.
Viết trên máy bay từ Sao Paulo đi Dubai.
Đêm canh thức Copacabana: Một câu chuyện bi thương làm cho ba triệu con tim sững sờ.
Trần Mạnh Trác
16:31 29/07/2013
Anh cho biết đã phát hiện ra và chấp nhận cây thánh giá cuả mình: đó chính là chiếc xe lăn cuả anh.
Anh Felipe, một thanh niên độc thân người Brazil mới 23 tuổi, đã phát biểu tại đêm canh thức cuả Trẻ Thế Giới ngày 27 tháng bảy trước sự hiện diện cuả Đức Giáo Hoàng.
Anh kể lại đã tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid vào năm 2011, và đã cam kết hai lời hứa thiêng liêng. Anh hứa sẽ sống trong sạch cho đến khi kết hôn và chăm chỉ làm việc để gây quĩ cho nhóm Ponta Grossa, một nhóm thanh niên cầu nguyện ở tiểu bang Paraná của Brazil, để có thể cùng nhau tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới một lần nữa, tổ chức năm nay tại Rio de Janeiro.
Nhưng một sự khủng khiếp đã xảy ra cho họ.
"Vào tháng Giêng năm nay, hai ngày trước khi tôi lên 23 tuổi, hai thanh niên đã đột nhập vào nhà của tôi, súng trên tay, đòi cướp số tiền mà chúng tôi đã dành dụm với rất nhiều hy sinh," Felipe nói.
"Tôi nghĩ về những nỗ lực rất lớn cuả nhiều ngày tháng, về những hy sinh cuả những người trong gia đình, của bạn bè và đồng nghiệp. .. tất cả những cái ấy sắp bị cướp đi trong khoảng khắc và vì thế mà tôi cương quyết sẽ bảo vệ nó," anh nói với một giọng xúc động.
Anh Felipe thành công trong việc bảo vệ số tiền tiết kiệm của nhóm, nhưng đã bị một viên đạn bắn vào, hầu như kết liễu cuộc sống của anh.
"Đối với bệnh viện thì tôi đã chết, tim ngừng đập nhiều lần, và các bác sĩ đã nói với cha mẹ tôi rằng 'cậu bé này không có hy vọng," nhưng tôi vẫn còn ở đây và nhóm của tôi vẫn còn đến đây được chỉ vì lòng thương xót của Chúa, " Felipe nói.
Anh Felipe tả lại cảnh tượng anh bị hôn mê, thở qua ống dưỡng khí, trong khi cộng đoàn giáo xứ của anh liên lỉ cầu nguyện và làm việc hy sinh hãm mình cho anh.
Cuối cùng...thì anh tỉnh dậy, điều đầu tiên anh xin là được rước Mình Thánh Chuá, anh hồi phục nhanh chóng.
Nhưng Felipe, đã bị bất toại phải ngồi xe lăn, anh cho biết, "đây là cây thập giá, cây thập giá Chúa gửi đến cho tôi để tôi có thể đi tới gần Ngài hơn, sống nhiều hơn trong ân sủng và tình yêu của Chuá."
Ba triệu tiếng vổ tay nổ ra ào ạt, nhưng Felipe ngăn họ lại.
"Xin im lặng!", anh nói. "Chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần!"
Anh xin mọi người suy ngẫm trong im lặng với những câu hỏi: "thập giá mà Chúa đã ban cho tôi là gì? Thập giá mà Ngài muốn tôi thực hiện cho tình yêu của Ngài là gì? "
Tất cả mọi người, kể cả Đức Giáo Hoàng đã cầm thánh giá lên...
Câu chuyện thương tâm cuả người thanh niên trẻ đã tạo ra một thời khắc không bao giờ quên được cho 3 triệu người có mặt trong đêm canh thức trên bãi biển Copacabana.
Đức Phanxicô họp báo trên đường về Rôma
Vũ Văn An
21:53 29/07/2013
Khi được các ký giả hỏi về các cuộc cải tổ hiện nay đối với Viện Các Công Trình Tôn Giáo (VCCTTG), hiểu tắt là Ngân Hàng Vatican, Đức Phanxicô trả lời rằng ngài tin tưởng việc làm của cả VCCTTG lẫn Ủy Ban do ngài thiết lập để nghiên cứu cách làm việc nội bộ của viện này. Ngài quả quyết: “Tôi không biết việc nghiên cứu này sẽ kết thúc ra sao. Nhưng chắc một điều bất cứ điều gì xẩy ra cho VCCTTG, thì sự trong sáng và trung thực là những điều cần phải có”.
Đức Phanxicô không tránh né các chủ đề đặc biệt nhậy cảm, như các phúc trình đang được đồn đãi về sự phản kháng bên trong Giáo Triều và việc bắt giam mới đây Đức Ông Nunzio Scarano. Đức Thánh Cha quả quyết rằng bên trong Giáo Triều có nhiều “thánh nhân”: nhiều giám mục, linh mục và giáo dân hiện đang hết sức làm việc. “Nhiều người đi viếng người nghèo một cách âm thầm bí mật hay trong các giờ rảnh rỗi đi tới bất cứ nhà thờ nào để thi hành thừa tác vụ của họ”.
“Rồi cũng có người không được thánh lắm và chính những trường hợp này tạo nên tin đồn vì, như qúy bạn đã thấy, một cây đổ gây ồn ào hơn cả một cánh rừng đang mọc. Tôi rất buồn khi những chuyện này xảy ra”. Đức Thánh Cha trích dẫn trường hợp Đức Ông Nunzio Scarano, người hiện đang bị tống giam, làm thí dụ.
Đức Ông Scarano là kế toán gia cao cấp của Cơ Quan Quản Trị Gia Tài Của Tòa Thánh, người bị bắt vì bị cho rằng đã mưu toan biển thủ tiền bạc.
Các nhà báo cũng đặt những câu hỏi hiện đang gây chú ý nhiều trên thế giới. Nhiều người bỡ ngỡ khi Đức Giáo Hoàng lên máy bay tới và trở về từ Ba Tây mà lại tự mang lấy cặp xách của mình. Khi được hỏi trong cặp chứa gì, Đức Giáo Hoàng trả lời: dao cạo râu, sách nguyện, cuốn lịch và một cuốn sách để đọc; tôi mang theo cuốn về Thánh Têrêxa, vị thánh mà tôi rất sùng kính”. Đức Thánh Cha tỏ ý bỡ ngỡ khi thấy nhiều tờ báo lưu ý tới việc ngài tự mang cặp xách. Ngài bảo: “Mang cặp của mình là điều bình thường, ta phải bình thường, ta phải làm quen với việc làm người bình thường”.
Rồi ngài bông đùa “tuy nhiên, không có chìa khóa cho nổ bom nguyên tử trong túi xách của tôi đâu”.
Khi được hỏi tại sao ngài luôn luôn yêu cầu mọi người ngài gặp cầu nguyện cho ngài, Đức Phanxicô nói rằng đó là điều ngài luôn luôn yêu cầu. “Khi còn là một linh mục, tôi không yêu cầu nhiều lắm, không nhiều như thế. Tôi bắt đầu yêu cầu nhiều hơn khi trở thành giám mục. Tôi cảm thấy mình có nhiều hạn chế và nhiều nan đề quá, tôi còn là kẻ tội lỗi nữa. Lời yêu cầu này quả phát xuất từ nội tâm tôi. Tôi cũng hằng xin Mẹ Diễm Phúc cầu cho tôi nữa. Đây là một thói quen xuất phát từ trái tim, tôi cảm thấy mình phải yêu cầu (như thế)”
Các phong trào đều là Ơn Chúa Thánh Thần
Đức Thánh Cha thẳng thắn nói tới tầm quan trọng của các phong trào mới trong Giáo Hội. Khi được hỏi về Canh Tân Đặc Sủng, ngài công nhận rằng dù thoạt đầu ngài có hoài nghi, nhưng sau đó, ngài nhận ra ơn Chúa Thánh Thần trong đó và trong mọi phong trào khác trong Giáo Hội.
“Vào khoảng cuối hai thập niện 1970 và 1980, tôi không lưu ý tới họ (Canh Tân Đặc Sủng) mấy. Có lúc tôi còn cho rằng họ làm lộn xộn việc cử hành phụng vụ với điệu múa Samba! Nhưng rồi, nhờ dần biết họ rõ hơn, tôi đã hồi tâm, nhìn thấy cách họ hoạt động ra sao và mỗi năm tại Buenos Aires, tôi đều cử hành Thánh Lễ với họ. Tôi tin các phong trào đều cần thiết, họ là ơn Chúa Thánh Thần. Giáo Hội là Giáo Hội tự do, Chúa Thánh Thần làm bất cứ điều gì Người muốn”
Sự khôn ngoan của Đức Bênêđíctô XVI
Đức Phanxicô cũng nói tới mối liên hệ của ngài với vị tiền nhiệm, tức Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, người mà ngài âu yếm ví như một “người cha” và coi việc Đức Bênêđíctô XVI ngụ tại Vatican như có được một người ông khôn ngoan tại nhà vậy.
Ngài nói rằng: “Lần cuối cùng lúc có tới hai hay ba giáo hoàng cùng một lúc, các ngài đâu có chuyện trò với nhau, trái lại còn đấu tranh với nhau xem ai là giáo hoàng thực sự nữa. Tôi chúc Đức Bênêđícô XVI được nhiều điều tốt đẹp, ngài là người của Chúa, con người khiêm nhường, con người cầu nguyện”.
“Tôi rất sung sướng lúc ngài được bầu làm giáo hoàng, và sau đó, được chứng kiến nghĩa cử từ nhiệm của ngài... đối với tôi, ngài là người vĩ đại. Hiện nay ngài đang sống tại Vatican, nên nhiều người hỏi: ‘nhưng há ngài không cản chân Đức Thánh Cha đó sao? Ngài có chống lại Đức Thánh Cha hay không? Không, đối với tôi, việc này giống như có được người ông khôn ngoan trong nhà vậy. Khi có người ông sống với gia đình, người ông này luôn được tôn kính và lắng nghe. Đức Bênêđíctô XVI không hề pha mình vào chuyện gì. Với tôi, giống như có được một người ông trong nhà, ngài là cha của tôi. Nếu có điều khó khăn, tôi có thể thưa chuyện với ngài, như tôi đã làm khi gặp nan đề lớn với Vatileaks. Lúc tiếp các Hồng Y vào ngày 28 tháng Hai, ngài từng nói: ‘Đức Giáo Hoàng mới đang hiện diện giữa qúy huynh, Đấng mà tôi hứa từ nay vâng lời’. Ngài quả là một vĩ nhân”.
‘Vận động hậu trường là điều không tốt’
Cuối buổi họp báo, tờ Vatican Insider tường trình rằng Đức Thánh Cha được hỏi liên quan tới tin đồn có “nhóm vận động hậu trường của đồng tính” bên trong Vatican. Ngài trả lời: Người ta đã viết nhiều về “nhóm vận động hậu trường của đồng tính” này. Tôi phải tìm xem có ai trong Vatican mang thẻ căn cước viết chữ ‘đồng tính’ hay không. Vận động hậu trường, mọi vận động hậu trường đều không tốt”.
Ngài nói tiếp: “Người nào đó đồng tính mà vẫn có thiện chí đi tìm Thiên Chúa, thì tôi là ai mà dám phê phán họ? Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng ta không được kỳ thị người đồng tính mà phải tiếp đón họ. Vấn đề không phải là có những xu hướng này, vấn đề là vận động hậu trường cho chúng và điều này cũng áp dụng cho các vụ vận động hậu trường về kinh doanh, chính trị hay tam điểm nào đó”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội giới trẻ giáo hạt Thuận Nghĩa: Thời khắc ân sủng trong năm Đức tin
Jos Minh Quân
00:01 29/07/2013
Vinh - Trong những ngày Đại hội Giới trẻ thế giới đang diễn ra tại Rio de Janeiro, đồng thời, trong bối cảnh của năm Đức tin, giáo hạt Thuận Nghĩa đã long trọng tổ chức Đại hội giới trẻ vào ngày 27.07.2013 tại sân vận động Vũ Đăng Khoa với một chuỗi sinh hoạt và chương trình được kéo dài từ 7h30 đến 17h30 cùng ngày với chủ đề: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17). Ngày hội đã thu hút sự tham gia của 1200 bạn trẻ đến từ 13 giáo xứ trong toàn giáo hạt trước sự hiện diện của quý Cha, quý Thầy, quý Sơ và đông đảo bà con giáo dân.
Xem hình ảnh
Đây là cuộc gặp gỡ ý nghĩa mang đậm dấu ấn của niềm tin và hy vọng, là thời khắc mà thế hệ trẻ hạt Thuận Nghĩa hát vang vọng hành khúc lên đường và thể hiện sức trẻ, nhiệt huyết vốn dĩ tiềm tàng để gieo mầm tin yêu giữa lòng xã hội với nhiều trào lưu thời thượng hôm nay, để “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3,15), nói như lời phát biểu khai mạc của cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính: “Tất cả các bạn hãy vui lên trong tình huynh đệ, hãy vui trong Chúa. Các bạn hãy sẵn sàng đáp trả lại lời mời gọi của Chúa và Giáo Hội để ngày hôm nay và trọn vẹn tuổi xuân, các bạn mãi mãi là những chứng nhân Đức Tin kiên vững, Đức tin thể hiện bằng hành động”.
Vào buổi sáng 27.07.2013, sau phần thượng cờ, nghi thức khai mạc đại hội được diễn ra trọng thể với diễn văn, lời tuyên bố khai mạc và các tiết tiết mục ca múa khởi động đặc sắc, ấn tượng. Sau đó, Lm Xuân Đường DCCT và Lm Xô Băng DCCT lần lượt chia sẻ các đề tài liên quan đến đức tin của người trẻ hôm nay cũng như những trào lưu mang tính thời sự trong xu thế hiện đại đã và đang tác động đến giới trẻ. Quả thế, để bước theo Đức Kitô trong cuộc sống phức tạp này, giới trẻ được mời gọi trở nên chứng nhân trung thành của Người trước một nhân loại đang tỏ ra lãnh đạm với chân lý và mục tiêu tối hậu. Trong bối cảnh ấy, tiếng gọi từ thập giá vẫn không ngừng âm vọng trong cõi sâu thẳm của con người, kêu mời sự dấn thân quả cảm của những tâm hồn thiện chí cho sự sống và tình yêu của Đức Kitô được trở nên dũng khí linh nhiệm nhằm cảm hóa và biến đổi thế giới này.
Mặt khác, một thực tế nghiệt ngã đã và đang diễn ra là các thanh thiếu niên ngày nay như bị hoa mắt lạc đường không biết đâu là sự thật và không biết tin vào ai, vì họ nhìn thấy sự giả dối đang được nhiều người ủng hộ, nhiều sự thật bị che đậy. Cũng thế, ngày hôm nay sự giết chóc được mặc một cái áo sang trọng, sự ác và bất công được gọi bằng những từ hoa mỹ, sự đe dọa của chiến tranh được mang tên là nhân đạo, sự xung khắc được gọi là giải pháp hòa bình. Bởi vậy, thanh thiếu niên cần được giáo dục để có thể nhìn đúng và nhìn thẳng vào sự thật, đồng thời biết can đảm bênh vực cho công lý, sống chứng tá cho niềm tin đích thực.
Cũng trong chương trình của buổi sáng, hơn 1000 bạn trẻ đã quy tụ bên đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa thắp lên Ngài nén hương lòng tôn kính, cảm mến, tri ân, nguyện cầu. Không chỉ để chiêm ngắm một mẫu gương sống Đức tin tuyệt vời, mà những người trẻ còn được học tập nơi Cha thánh tâm huyết sống đạo, lòng thao thức, nhiệt thành với vận mệnh của Giáo Hội; tinh thần can đảm nói lên tiếng nói công lý xuất phát từ tình yêu Chúa và tha nhân.
Buổi chiều cùng ngày, các bạn trẻ được trải qua những giờ khắc trang nghiêm và sốt mến bên Thánh Thể Chúa qua giờ chầu tại nhà nguyện giáo xứ Thuận Nghĩa. Giữa những ồn ào của đám đông, giữa những sôi nổi của thành công và ê chề của thất bại, đây là khoảnh khắc đặc biệt để các bạn trở về với cõi riêng bên Giêsu, để tìm kiếm sự bình an đích thực của tâm hồn.
Sau giờ chầu là chương trình hùng biện của đại diện 13 giáo xứ trong giáo hạt về các câu Lời Chúa và các câu hỏi liên quan đến chủ đề sống đức tin của người trẻ hôm nay. Các bạn trẻ đã mạnh dạn nêu lên những thách đố mà họ đang phải đối diện, nhất là cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đang ngày càng đánh mất những bậc thang giá trị vốn có của mình. Từ là nền tảng, là sức mạnh thì họ lại biến mình thành mối lo ngại, mối hiểm họa cho chính gia đình và cho cả xã hội. Bởi thế, các bạn trẻ Thuận Nghĩa được mời gọi tái khám phá hành trình đức tin, để ngày càng làm nổi bật niềm vui và sự hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu. Khi đó, mỗi bạn trẻ sẽ tìm được một người bạn luôn có thể tín thác, sẽ thấy đôi cánh hy vọng tăng trưởng để vui mừng tiến bước trên con đường tương lai và cuộc sống của họ sẽ tràn đầy tình thương của Thầy Chí Thánh.
Chương trình kết thúc bằng Thánh lễ bế mạc tại sân vận động Vũ Đăng Khoa vào lúc 16h15. Các bạn trẻ được lắng đọng lại tâm hồn để trở về với nội tâm của mình, về với sa mạc của tâm hồn, ở đó họ được chìm đắm trong Lời Chúa và Bí Tích Tình Yêu.
Cuối Thánh lễ, cha chủ tế Antôn Nguyễn Văn Đính đã cử hành nghi thức sai đi với những lời tuyên hứa và quyết tâm của các bạn trẻ. Qua đó, những ngọn nến tâm hồn được thắp lên, ngọn lửa của tình yêu xua đi những nỗi lo sợ, nghi ngờ. Ai cũng ánh rực lên niềm hy vọng của một ngày mai tươi sáng, thắp ngọn lửa cho đời, cho người. Những lời nguyện ước thì thầm của các bạn trẻ giữa một không gian thánh thiêng để tạ ơn Chúa và dâng lên Ngài với những trăn trở lo toan trong một cuộc sống đầy cám dỗ. Những lời cám ơn chân thành, những tâm tình yêu mến trọn vẹn và những quyết tâm, đã khép lại một ngày vui trong niềm tin, đưa các bạn trẻ trở lại cuộc sống đời thường với những cảm xúc và những ước muốn dấn thân riêng cho mỗi người.
Xem hình ảnh
Đây là cuộc gặp gỡ ý nghĩa mang đậm dấu ấn của niềm tin và hy vọng, là thời khắc mà thế hệ trẻ hạt Thuận Nghĩa hát vang vọng hành khúc lên đường và thể hiện sức trẻ, nhiệt huyết vốn dĩ tiềm tàng để gieo mầm tin yêu giữa lòng xã hội với nhiều trào lưu thời thượng hôm nay, để “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3,15), nói như lời phát biểu khai mạc của cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính: “Tất cả các bạn hãy vui lên trong tình huynh đệ, hãy vui trong Chúa. Các bạn hãy sẵn sàng đáp trả lại lời mời gọi của Chúa và Giáo Hội để ngày hôm nay và trọn vẹn tuổi xuân, các bạn mãi mãi là những chứng nhân Đức Tin kiên vững, Đức tin thể hiện bằng hành động”.
Vào buổi sáng 27.07.2013, sau phần thượng cờ, nghi thức khai mạc đại hội được diễn ra trọng thể với diễn văn, lời tuyên bố khai mạc và các tiết tiết mục ca múa khởi động đặc sắc, ấn tượng. Sau đó, Lm Xuân Đường DCCT và Lm Xô Băng DCCT lần lượt chia sẻ các đề tài liên quan đến đức tin của người trẻ hôm nay cũng như những trào lưu mang tính thời sự trong xu thế hiện đại đã và đang tác động đến giới trẻ. Quả thế, để bước theo Đức Kitô trong cuộc sống phức tạp này, giới trẻ được mời gọi trở nên chứng nhân trung thành của Người trước một nhân loại đang tỏ ra lãnh đạm với chân lý và mục tiêu tối hậu. Trong bối cảnh ấy, tiếng gọi từ thập giá vẫn không ngừng âm vọng trong cõi sâu thẳm của con người, kêu mời sự dấn thân quả cảm của những tâm hồn thiện chí cho sự sống và tình yêu của Đức Kitô được trở nên dũng khí linh nhiệm nhằm cảm hóa và biến đổi thế giới này.
Mặt khác, một thực tế nghiệt ngã đã và đang diễn ra là các thanh thiếu niên ngày nay như bị hoa mắt lạc đường không biết đâu là sự thật và không biết tin vào ai, vì họ nhìn thấy sự giả dối đang được nhiều người ủng hộ, nhiều sự thật bị che đậy. Cũng thế, ngày hôm nay sự giết chóc được mặc một cái áo sang trọng, sự ác và bất công được gọi bằng những từ hoa mỹ, sự đe dọa của chiến tranh được mang tên là nhân đạo, sự xung khắc được gọi là giải pháp hòa bình. Bởi vậy, thanh thiếu niên cần được giáo dục để có thể nhìn đúng và nhìn thẳng vào sự thật, đồng thời biết can đảm bênh vực cho công lý, sống chứng tá cho niềm tin đích thực.
Cũng trong chương trình của buổi sáng, hơn 1000 bạn trẻ đã quy tụ bên đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa thắp lên Ngài nén hương lòng tôn kính, cảm mến, tri ân, nguyện cầu. Không chỉ để chiêm ngắm một mẫu gương sống Đức tin tuyệt vời, mà những người trẻ còn được học tập nơi Cha thánh tâm huyết sống đạo, lòng thao thức, nhiệt thành với vận mệnh của Giáo Hội; tinh thần can đảm nói lên tiếng nói công lý xuất phát từ tình yêu Chúa và tha nhân.
Buổi chiều cùng ngày, các bạn trẻ được trải qua những giờ khắc trang nghiêm và sốt mến bên Thánh Thể Chúa qua giờ chầu tại nhà nguyện giáo xứ Thuận Nghĩa. Giữa những ồn ào của đám đông, giữa những sôi nổi của thành công và ê chề của thất bại, đây là khoảnh khắc đặc biệt để các bạn trở về với cõi riêng bên Giêsu, để tìm kiếm sự bình an đích thực của tâm hồn.
Sau giờ chầu là chương trình hùng biện của đại diện 13 giáo xứ trong giáo hạt về các câu Lời Chúa và các câu hỏi liên quan đến chủ đề sống đức tin của người trẻ hôm nay. Các bạn trẻ đã mạnh dạn nêu lên những thách đố mà họ đang phải đối diện, nhất là cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đang ngày càng đánh mất những bậc thang giá trị vốn có của mình. Từ là nền tảng, là sức mạnh thì họ lại biến mình thành mối lo ngại, mối hiểm họa cho chính gia đình và cho cả xã hội. Bởi thế, các bạn trẻ Thuận Nghĩa được mời gọi tái khám phá hành trình đức tin, để ngày càng làm nổi bật niềm vui và sự hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ gặp gỡ Chúa Giêsu. Khi đó, mỗi bạn trẻ sẽ tìm được một người bạn luôn có thể tín thác, sẽ thấy đôi cánh hy vọng tăng trưởng để vui mừng tiến bước trên con đường tương lai và cuộc sống của họ sẽ tràn đầy tình thương của Thầy Chí Thánh.
Chương trình kết thúc bằng Thánh lễ bế mạc tại sân vận động Vũ Đăng Khoa vào lúc 16h15. Các bạn trẻ được lắng đọng lại tâm hồn để trở về với nội tâm của mình, về với sa mạc của tâm hồn, ở đó họ được chìm đắm trong Lời Chúa và Bí Tích Tình Yêu.
Cuối Thánh lễ, cha chủ tế Antôn Nguyễn Văn Đính đã cử hành nghi thức sai đi với những lời tuyên hứa và quyết tâm của các bạn trẻ. Qua đó, những ngọn nến tâm hồn được thắp lên, ngọn lửa của tình yêu xua đi những nỗi lo sợ, nghi ngờ. Ai cũng ánh rực lên niềm hy vọng của một ngày mai tươi sáng, thắp ngọn lửa cho đời, cho người. Những lời nguyện ước thì thầm của các bạn trẻ giữa một không gian thánh thiêng để tạ ơn Chúa và dâng lên Ngài với những trăn trở lo toan trong một cuộc sống đầy cám dỗ. Những lời cám ơn chân thành, những tâm tình yêu mến trọn vẹn và những quyết tâm, đã khép lại một ngày vui trong niềm tin, đưa các bạn trẻ trở lại cuộc sống đời thường với những cảm xúc và những ước muốn dấn thân riêng cho mỗi người.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Hành Hương Thánh Địa Do Thái – Israel
LĐCGVNHK
09:02 29/07/2013
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hành Hương Thánh Địa Do Thái – Israel
(từ ngày 17 đến 25 tháng 2 năm 2014 do Liên Đoàn tổ chức dành cho các Linh Mục Việt Nam )
Thứ Hai, 17 tháng 2, ban sáng rời Phi Trường địa phương của quý cha và gặp nhau tại Newark , NJ .
Thứ Ba, 18 tháng 2, ban sáng đến phi trường Ben Gurion – Tel Aviv. Xe Bus đón rước Phái Đoàn đi Caesarea, Haifa dùng bữa trưa, (nếu phái đoàn không mệt, sẽ dâng thánh lễ tại Núi Đức Bà Camêlô, hang Tiên Tri Elia) sau đó về Khách Sạn tại Nazareth . Bữa tối, nghỉ đêm. (Nếu chưa muốn nghỉ sớm, có thể tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ, lần hạt Mân Côi chung với các dân tộc khác tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Nhận Tin).
Thứ Tư, 19 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng biển hồ Tiberias, Capernaum, Tabgha, Nguyện Đường Thánh Phêrô được trao quyền, dâng thánh lễ tại Núi Tám Mối Phúc Thật. Bữa trưa với món cá "Thánh Phêrô" tại Biển Hồ Galilee. Sau đó du thuyền Sông Jordan và (nếu muốn) trầm mình tại giòng sông nơi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa. Mua sắm đồ kỷ niệm. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Nazareth . (Mc. 4:35-41; Mt. 14:22-36; Lc. 5:3-7; Mt. 8:28-34; Jn. 4:46-53; Mc. 2:1-12; Jn. 6:24-35; Mc. 1:29-31; Jn. 6:1-13; Jn. 21:4-27; Lc. 6:17-49; Mt. 5:1-12).
Thứ Năm, 20 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng Thánh Đường Gabriel, Hội Đường Do Thái, và dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nhận Tin. Sau bữa trưa, Phái Đoàn sẽ viếng núi Taborê (Chúa Biến Hình), Nhà Nguyện Tiệc Cưới Cana... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Narazeth. (Lc. 1:26-38; Lc. 4:14-30; Mt. 17:1-9; Jn. 2:1-11; Jn. 4:46-47).
Thứ Sáu, 21 tháng 2, sau điểm tâm, Phái Đoàn rời khách sạn tiến về Giêrusalem, tham quan thung lũng Jordan và tắm tại Biển Chết ( Dead Sea ). Dùng bữa trưa tại Thành Jericho. Cưỡi lạc đà, thăm viếng Làng Qumran, dâng thánh lễ trong xa mạc, chiêm ngắm Đan Viện Thánh George. Tiếp tục tiến về Giêrusalem... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem . (Lc. 19:5-10; Mt. 20:29-34; Mt. 4:1-11; Mc. 1:2; Lc. 4:1-13; Lc. 22:7-38).
Thứ Bảy, 22 tháng 2, sau điểm tâm, thăm Thành Bethlehem và dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Hang Belem, sau đó đến Cánh Đồng của các Mục Đồng và dùng bữa trưa tại Bethlehem. Sau bữa trưa, lên Thành Giêrusalem viếng Núi Zion, viếng Thánh Đường Dormition và Nhà Tiệc Ly, Nguyện Đường Gà Gáy khi Thánh Phêrô chối Chúa. Bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem. (Lc. 2:1-20; Is. 8:18; Mt. 26:17-23; Mc. 14:22-25; Jn. 18:15-27; Mt. 26: 69-75; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62).
Chúa Nhật, 23 tháng 2, sau điểm tâm, tham dự Đàng Thánh Giá, lên núi Olive, viếng Nguyện Đường Chúa Lên Trời, Nguyện Đường Chúa dậy các môn đệ kinh Lạy Cha, Nguyện Đường Thánh Phêrô khóc vì chối Chúa, Thánh Đường Vườn Cây Dầu Gethsemane. Ăn trưa tại Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng thăm Thánh Đường Thánh Anna và dâng thánh lễ nơi Mộ Chúa tại Đồi Golgotha . Bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Mt. 21:1-6; Mc. 13:3; Lc. 22:39; Jn. 18:2; Mt. 26:30-56; Lc. 24:50; Act. 1:4-12; Mt. 6:7-13; Lc. 11:1-4; Mt. 27:27-31; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62; Jn. 18:12-27).
Thứ Hai, 24 tháng 2, sau điểm tâm, đến Bức Tường Than Khóc, Núi Đền Thờ, mua sắm đồ kỷ niệm và/hoặc thăm đền Hồi Giáo (Dome of Rock). Dùng bữa trưa tại Phố Cổ của Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng Thành Ein Karem, nơi Đức Mẹ đi thăm Bà Thánh Isave, Thánh Đường Thánh Gioan Tiền Hô và dâng thánh lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Isave. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Lc. 1:39-56; Lc. 1:5-25; Lc. 1:57-80).
Thứ Ba, 25 tháng 2, sau điểm tâm hoặc bữa trưa, Phái Đoàn rời Khách Sạn ra phi trường Ben Gurion, Tel Aviv và sẽ có mặt tại Phi Trường địa phương của quý cha vào chiều tối Thứ Bảy cùng ngày.
Chi phí mỗi người là $2850 bao gồm: Vé Máy Bay, Khách Sạn 4 / 5 sao (2 người 1 phòng), Xe Bus deluxe, 3 bữa ăn: sáng-trưa-tối, vé vào cửa những di tích, thắng cảnh, du thuyền Sông Jordan và cũng bao gồm tiền Tip (Khách Sạn, Tiệm Ăn, Tài Xế, người hướng dẫn địa phương tại Do Thái). Phòng 1 người, xin trả thêm $375.
Xin liên lạc: Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ
1701 San Jacinto Street
Houston, TX 77002
Phone 713-337-3545; 713-654-5758
Email: nthu@archgh.org
Kính báo,
Văn Phòng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hành Hương Thánh Địa Do Thái – Israel
(từ ngày 17 đến 25 tháng 2 năm 2014 do Liên Đoàn tổ chức dành cho các Linh Mục Việt Nam )
Thứ Hai, 17 tháng 2, ban sáng rời Phi Trường địa phương của quý cha và gặp nhau tại Newark , NJ .
Thứ Ba, 18 tháng 2, ban sáng đến phi trường Ben Gurion – Tel Aviv. Xe Bus đón rước Phái Đoàn đi Caesarea, Haifa dùng bữa trưa, (nếu phái đoàn không mệt, sẽ dâng thánh lễ tại Núi Đức Bà Camêlô, hang Tiên Tri Elia) sau đó về Khách Sạn tại Nazareth . Bữa tối, nghỉ đêm. (Nếu chưa muốn nghỉ sớm, có thể tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ, lần hạt Mân Côi chung với các dân tộc khác tại Vương Cung Thánh Đường Mẹ Nhận Tin).
Thứ Tư, 19 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng biển hồ Tiberias, Capernaum, Tabgha, Nguyện Đường Thánh Phêrô được trao quyền, dâng thánh lễ tại Núi Tám Mối Phúc Thật. Bữa trưa với món cá "Thánh Phêrô" tại Biển Hồ Galilee. Sau đó du thuyền Sông Jordan và (nếu muốn) trầm mình tại giòng sông nơi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa. Mua sắm đồ kỷ niệm. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Nazareth . (Mc. 4:35-41; Mt. 14:22-36; Lc. 5:3-7; Mt. 8:28-34; Jn. 4:46-53; Mc. 2:1-12; Jn. 6:24-35; Mc. 1:29-31; Jn. 6:1-13; Jn. 21:4-27; Lc. 6:17-49; Mt. 5:1-12).
Thứ Năm, 20 tháng 2, sau điểm tâm, thăm viếng Thánh Đường Gabriel, Hội Đường Do Thái, và dâng thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Nhận Tin. Sau bữa trưa, Phái Đoàn sẽ viếng núi Taborê (Chúa Biến Hình), Nhà Nguyện Tiệc Cưới Cana... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Narazeth. (Lc. 1:26-38; Lc. 4:14-30; Mt. 17:1-9; Jn. 2:1-11; Jn. 4:46-47).
Thứ Sáu, 21 tháng 2, sau điểm tâm, Phái Đoàn rời khách sạn tiến về Giêrusalem, tham quan thung lũng Jordan và tắm tại Biển Chết ( Dead Sea ). Dùng bữa trưa tại Thành Jericho. Cưỡi lạc đà, thăm viếng Làng Qumran, dâng thánh lễ trong xa mạc, chiêm ngắm Đan Viện Thánh George. Tiếp tục tiến về Giêrusalem... Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem . (Lc. 19:5-10; Mt. 20:29-34; Mt. 4:1-11; Mc. 1:2; Lc. 4:1-13; Lc. 22:7-38).
Thứ Bảy, 22 tháng 2, sau điểm tâm, thăm Thành Bethlehem và dâng thánh lễ tại Nhà Thờ Hang Belem, sau đó đến Cánh Đồng của các Mục Đồng và dùng bữa trưa tại Bethlehem. Sau bữa trưa, lên Thành Giêrusalem viếng Núi Zion, viếng Thánh Đường Dormition và Nhà Tiệc Ly, Nguyện Đường Gà Gáy khi Thánh Phêrô chối Chúa. Bữa tối và nghỉ đêm tại Bethlehem. (Lc. 2:1-20; Is. 8:18; Mt. 26:17-23; Mc. 14:22-25; Jn. 18:15-27; Mt. 26: 69-75; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62).
Chúa Nhật, 23 tháng 2, sau điểm tâm, tham dự Đàng Thánh Giá, lên núi Olive, viếng Nguyện Đường Chúa Lên Trời, Nguyện Đường Chúa dậy các môn đệ kinh Lạy Cha, Nguyện Đường Thánh Phêrô khóc vì chối Chúa, Thánh Đường Vườn Cây Dầu Gethsemane. Ăn trưa tại Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng thăm Thánh Đường Thánh Anna và dâng thánh lễ nơi Mộ Chúa tại Đồi Golgotha . Bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Mt. 21:1-6; Mc. 13:3; Lc. 22:39; Jn. 18:2; Mt. 26:30-56; Lc. 24:50; Act. 1:4-12; Mt. 6:7-13; Lc. 11:1-4; Mt. 27:27-31; Mc. 14:66-72; Lc. 22:56-62; Jn. 18:12-27).
Thứ Hai, 24 tháng 2, sau điểm tâm, đến Bức Tường Than Khóc, Núi Đền Thờ, mua sắm đồ kỷ niệm và/hoặc thăm đền Hồi Giáo (Dome of Rock). Dùng bữa trưa tại Phố Cổ của Giêrusalem. Sau bữa trưa, viếng Thành Ein Karem, nơi Đức Mẹ đi thăm Bà Thánh Isave, Thánh Đường Thánh Gioan Tiền Hô và dâng thánh lễ tại Thánh Đường Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Isave. Dùng bữa tối và nghỉ đêm tại Giêrusalem. (Lc. 1:39-56; Lc. 1:5-25; Lc. 1:57-80).
Thứ Ba, 25 tháng 2, sau điểm tâm hoặc bữa trưa, Phái Đoàn rời Khách Sạn ra phi trường Ben Gurion, Tel Aviv và sẽ có mặt tại Phi Trường địa phương của quý cha vào chiều tối Thứ Bảy cùng ngày.
Chi phí mỗi người là $2850 bao gồm: Vé Máy Bay, Khách Sạn 4 / 5 sao (2 người 1 phòng), Xe Bus deluxe, 3 bữa ăn: sáng-trưa-tối, vé vào cửa những di tích, thắng cảnh, du thuyền Sông Jordan và cũng bao gồm tiền Tip (Khách Sạn, Tiệm Ăn, Tài Xế, người hướng dẫn địa phương tại Do Thái). Phòng 1 người, xin trả thêm $375.
Xin liên lạc: Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ
1701 San Jacinto Street
Houston, TX 77002
Phone 713-337-3545; 713-654-5758
Email: nthu@archgh.org
Kính báo,
Văn Phòng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ba binh sĩ: Đinh Đạt-Phan Viết Huy-Bùi Đức Thể tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng
Lê Đình Thông
09:19 29/07/2013
BA BINH SĨ ĐINH ĐẠT, PHAN VIẾT HUY, BÙI ĐỨC THỂ
CAN ĐẢM TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN ĐẾN GIỌT MÁU CUỐI CÙNG
Bài thuyết trình trong khuôn khổ Đại hội Hành hương của các Cộng đoàn Công Giáo
Việt Nam tại Pháp do Tuyên úy đoàn tổ chức tại Lộ Đức từ 02/08/2013 đến 04/08/2013.
Cách nay mấy tháng, cha Hà Quang Minh, Trưởng ban Hội thảo, giao cho chúng tôi là một giáo dân bình thường thuyết trình về tấm gương trung kiên của người tín hữu tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng. Vâng lời ngài, chúng tôi hân hạnh giới thiệu chứng nhân đức tin của ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể. Họ là các tín hữu bình thường. Trong năm tước vị thượng đại phu, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ, không thấy có binh sĩ. Trong hàng tứ dân sĩ, nông, công, thương cũng không thấy bóng dáng người lính thú : ‘‘Ngang lưng thì thắt đai vàng, Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.’’ (ca dao Việt Nam). Đề tài này cho phép chúng tôi đề cập ba khía cạnh sau đây :
§ Ý nghĩa cộng đoàn : Nói đến người tín hữu là nói đến cộng đoàn. Thay vì giới thiệu một chứng nhân duy nhất, chúng tôi trình bầy tấm gương sống đạo của ba binh sĩ, chết cùng năm 1839. Thứ tự trước sau căn cứ vào mẫu tự : Đạt, Huy và Thể. Ba vị thánh mang họ Đinh, họ Phan và họ Bùi, tượng trưng cho trăm họ nước ta.
Về lứa tuổi, thánh Đinh Đạt chịu chết năm 36 tuổi, thánh Phan Viết Huy, 44 tuổi, thánh Bùi Đức Thể, 47 tuổi. Các ngài đều ở tuổi trung niên. Trong số các tham dự viên hành hương Lộ Đức đến từ các cộng đoàn Công Giáo trên khắp nước Pháp, có nhiều bạn trẻ. Việc tử đạo của thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thế là thông điệp tin, cậy, mến trong năm đức tin, cũng là năm Đại hội Giới trẻ Thế giới (JMJ) tại Rio (Brazil) từ 23 đến 28/07/2013.
Các ngài đều theo đuổi binh nghiệp. Tình huynh đệ vốn là lẽ sống của người Kitô hữu : ‘‘Tất cả đều là anh em với nhau’’ (Mt 23,8). Ngoài ra còn là tình huynh đệ chi binh giữa ba vị thánh binh sĩ.
§ Ý nghĩa thần học : Ba thánh tử đạo ‘‘hy sinh mạng sống mình vì trung thành làm chứng cho Đức Kitô.’’ (Cv 7,55-60). Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), các ông Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể vào kinh đô Huế. Đợi đến lúc nhà vua vi hành trong thành nội, hai ông sấp mình, đệ đơn xin nhà vua cho được chết vì đạo. Sự việc này nhắc lại Tin mừng người lữ hành (évangile des pèlerins) theo thánh Luca (Lc 24,13-35) : hai môn đệ trên đường về làng cũ Emmau, được đồng hành với Chúa Giêsu Phục sinh.
§ Ý nghĩa văn hóa dân tộc : Từ Bắc xuôi Nam : thánh Đinh Đạt chịu chết ở làng Phú Nhai thuộc tỉnh Nam Định. Hai thánh Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể tử đạo ở cửa Thuận, qua phá Tam Giang. Cả ba đều là các binh sĩ yêu nước thương nòi, tôn trọng truyến thống văn hóa dân tộc. Việc ba ngài cùng nhau chịu chết là tam nhân đồng hành tuẫn giáo vị đạo (三人同行殉敎爲道). Đại hội Hành hương Lộ Đức năm nay quy tụ các cộng đoàn Việt Nam trên khắp nước Pháp, giúp ta học hỏi tấm gương nghĩa liệt của các thánh tử đạo nước Nam : trung quân ái quốc, tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng.
Bài thuyết trình của chúng tôi chủ yếu gồm ba phần : I - Ý nghĩa cộng đoàn. II - Ý nghĩa thần học. III - Ý nghĩa văn hóa dân tộc ; qua chứng từ ba thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể.
I - Ý nghĩa cộng đoàn :
Cách đây 25 năm, trong Đại lễ Phong Thánh Tử đạo cử hành tại Rôma ngày 19/06/1988, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã tóm lược lịch sử tử đạo nước ta như sau : ‘‘Làm sao kể lại cho hết. Tất cả là 117 vị tử đạo gồm 8 vị giám mục, 50 linh mục, 59 giáo dân, trong số có một phụ nữ là thánh Agnès Lê Thị Thành, mẹ của 6 người con.’’
117 vị tử đạo là 117 năm thắm máu đào làm chứng cho đức tin, kể từ hai vị tử đạo tiên khởi là linh mục François Gil de Federich và linh mục Matthêu Đậu, cả hai bị xử trảm vào năm 1745. Vị tử đạo cuối cùng là thánh Phêrô Đa, xuất thân là thợ mộc, bị thiêu sống ngày 17/06/1862, hai ngày trước lễ phong thánh 19/06/1988. Từ 1745 đến 1862 là đúng 117 năm.
117 vị tử đạo nước Nam có tên thánh bổn mạng trong kinh cầu các thánh (litania sanctorum) : thánh Phêrô tử đạo (18 vị), thánh Đa Minh (16 vị), thánh Giuse (8 vị), thánh Phaolô tử đạo (8 vị), thánh Gioan (7 vị), Phanxicô (7 vị), thánh Anrê tử đạo (6 vị), thánh Tôma (5 vị), thánh Vincentê (5 vị), thánh Augustinô (3 vị), Matthêu tử đạo (3 vị), thánh Antôn (2 vị), thánh Emmanuel (2 vị), thánh Lôrensô tử đạo (2 vị), thánh Luca tử đạo (2 vị), thánh Martinô tử đạo (2 vị), thánh Micae (2 vị), thánh Bernađô (1 vị), thánh Clementê tử đạo (1 vị), thánh Giacôbê tử đạo (1 vị), thánh Giêrônimô (1 vị), thánh Henricô (1 vị), thánh Nicôla (1 vị), thánh Philipphê tử đạo (1 vị), thánh Simon tử đạo (1 vị), thánh Stêphanô (Etienne tử đạo) (1 vị), thánh Valentinô (1 vị).
Các thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể thể hiện ý nghĩa cộng đoàn, hiệp nhất trong dòng máu tử đạo. Ba vị là ba nhánh một dòng sông, đổ ra biển Thái bình. Tấm thân của hai thánh Huy và Thể bị chẻ ra làm bốn, máu thịt hòa vào biển Đông. Còn di thể của thánh Đinh Đạt được an táng ở Nam Định. Hồn thiêng ba thánh ngự trị trên giải non sông gấm vóc, đất nước ta. Hạnh tử đạo của ba vị là trường ca hào hùng trong lịch sử các thánh tử đạo nước ta.
Tin mừng thánh Matthêu thuật lại thánh Phêrô chối Chúa ba lần. Trong năm Minh Mạng thứ 19 và 20 (1838-1839), ba thánh Đạt, Huy và Thể xưng đạo ba lần, một lần qua khóa. ‘‘Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.’’ (Mt 24,13)
Ba thánh đều là lính vệ. Chặng đường thánh giá của các ngài khởi đầu bằng chiếu chỉ đời Minh Mệnh 19, ra lệnh cho binh lính có đạo phải quá khóa (bước qua thánh giá). Vào thời điểm này, Nam Định có 500 binh sĩ Công Giáo. Ngay đợt đầu, 485 người, lính vệ và cơ binh, quá khóa. ‘‘Ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được" (Lc, 14,27). Qua các đợt sau, còn lại là 15, 9, rồi 5. Sau cùng chỉ còn ba, là Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể, ‘‘vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.’’ (Mt 22,14).
Thánh Phan Viết Huy là cánh chim đầu đàn. Cũng như cai tổng Phạm Viết Thìn, quan thái bộc Hồ Đình Hy, binh sĩ Phan Viết Huy rối đạo vì có vợ hai. Nhưng cả ba đã dứt bỏ tục đa thê.
II - Ý nghĩa thần học :
Trong ngôn ngữ tây phương, martyr (tử đạo) do từ hy lạp μάρτυς : người chứng, chịu chết để làm chứng cho đức tin một lòng không chối đạo (abjurer). Trong tiếng Việt, tử đạo (死 道) có nghĩa là chết vì đạo, chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô bị đóng đinh : ‘‘Ta đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Ta’’. (Ga 18,37)
Ba binh sĩ Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt làm chứng về ‘‘một Ðấng Kitô bị đóng đinh. Ðấng ấy chính là Ðức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.’’ (1 Cor 1,25). Các ngài đã vác thánh giá, chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô bị đóng đinh.
Tuy phải chịu nhiều cực hình, các ngài nhất quyết không quá khóa, ngược lại còn làm dấu thánh giá trên trán mỗi khi gặp thử thách, như giáo phụ Tertullien (160-220) từng nhắc nhở. Cả ba đểu khẳng khái nói rằng : ‘‘Quan lớn dạy chúng con bỏ đạo Thiên Chúa thì chúng con theo đạo nào, vì chỉ có đạo Thiên Chúa là đạo thật : ‘‘Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.’’(Ga 14,6)
‘‘Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lý sự của thời này đâu? Thiên Chúa lại đã không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao?’’ (1 Cor 19-20). Nhờ ơn thánh Chúa, binh sĩ Phan Viết Huy giảng giải lẽ đạo cho quan nghe, có lần khẳng khái trả lời : ‘‘Các ngươi dùng sức mạnh lôi kéo thân xác ta ; các người đừng hòng dùng võ lực làm lung lạc ý chí ta.’’
Sau nhiều tháng chịu đủ mọi cực hình mà vẫn một lòng trung kiên không bỏ đạo, sau cùng cả ba không cầm lòng thấy một hương chức vì ba ông mà chịu cực khổ nên bằng lòng quá khóa. Sau đó, ông Huy hối hận, quyết định vào kinh, tâu lên nhà vua xin được chết vì đạo. Ông nói với hai bạn đồng ngũ : ‘‘Nếu các ông không đi, tôi sẽ đi một mình.’’ Ông Thể xin cùng đi. Chỉ có ông Đạt vì bận quân vụ trong tỉnh không đi được, xin hai ông ghi thêm tên mình vào tờ đơn : ‘‘Hai anh chịu khổ hình nào, tôi cũng xin chịu khổ như vậy.’’ Nhân lúc nhà vua vi hành trong thành nội, hai ông dâng lên vua Minh Mạng đơn tự nguyện tử vì đạo. Nhà vua nhận đơn rồi ra lệnh cho ba bộ hình, lễ và binh cùng xét đơn. Sau đó, quan tòa tam pháp ban hành bản án như sau :
‘‘Minh Mệnh nhị thập niên, tháng 5 ngày mồng một, nội các thần Lê Khanh Trình, thần Lâm Ruy Nghĩa vâng lời vua truyền từ tờ các quan tòa tam pháp, thì hai tên lính tỉnh Nam Ðịnh, tên là Phạm Viết Huy và Bùi Ðức Thể cùng khai rằng chúng vốn theo đạo Gia Tô chẳng bỏ, mà năm ngoái có bước qua thập tự tại bản tỉnh, bởi quan tổng đốc tỉnh ấy bức hiếp chứ trong lòng chẳng bao giờ có ý bỏ đạo, nên bây giờ xin cứ giữ đạo như khi trước. Quan tòa tam pháp đã khuyên bảo hai ba lần, song hai tên phạm này cứ một mực chỉ xin chịu chết, cùng quyết chẳng chừa cải, thật là hai tên dại dột mê hoặc. Khi trước ta đã làm án chết cho chúng nó, song ta còn thương hại chẳng muốn giết, chẳng ngờ là lũ phạm ấy đã ra mê cuồng chẳng còn biết lẽ phải, ta đã mở lối cho chúng nó ăn năn, nếu còn có trí khôn thì phải biết mình đã sai lầm mà cải ác hoàn lương, song hai tên phạm này cố chấp theo Gia Tô tà đạo, dám bỏ việc lính mà vào kinh khống đơn, chúng nó thật kiêu ngạo, đáng khinh dể, đáng ghét, không thể để cho sống được nữa. Nên hai tên phạm là Phạm Viết Huy và Bùi Ðức Thể, phải kết án tử, giao cho lính đem ra cửa biển, lấy rìu lớn chặt ngang lưng, rồi bỏ xác xuống biển để cho ai nấy biết rõ điều răn cấm. Còn một tên phạm nữa là Ðịnh Ðạt cũng can án này. Nó có bỏ đạo thật hay không thì phải tra xét kỹ càng và tâu cho minh bạch.’’
Sau khi thi thể hai ông Huy và Thể bị ném xuống Biển Đông, quan tổng đốc Nam Định nói với ông Ðạt: ‘‘Thằng Huy, thằng Thể đã phải bổ làm tư, rồi bỏ xuống bể cho tôm cá ăn, mày có quá khóa không?’’
Ông Ðạt đáp lại: ‘‘Hai anh con đã được phúc trọng, xin quan lớn bổ con làm tám. Còn sự quá khóa thì con không chịu.’’ Nghe xong, quan thượng truyền đóng gông, rồi giam ông trong ngục. Ðến ngày 18/07/1839, vua ra lệnh xử giảo ông Ðạt : quan truyền viết thẻ:
‘‘Tên Ðinh Ðạt thuộc Xuân Tràng phủ, Giao Thủy huyện, Phú Nhai xã, là tên phạm, cố chấp theo Gia Tô tả đạo, nay cũng chẳng chịu bỏ đạo ấy, bất tuân quốc pháp, lập tức đem đi xử giảo.’’
III - Ý nghĩa văn hóa dân tộc :
Cả ba thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt đều là các lính vệ trấn đóng ở Nam Định:
‘‘Ngang lưng thì thắt bao vàng
Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cấp hỏa mai
Một tay cấp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.’’
Năm 1533, giáo sĩ Inikhi đã gieo hạt giống Tin Mừng tại Ninh Cường, Quần Anh va Trà Lũ là các họ đạo trước tiên trên nước Việt. Cả ba sống đạo trên quê hương Nam Định có ba trăm năm giáo sử. Binh sĩ Phan Viết Huy (17955(1839), Bùi Đức Thể (1795-1839), Đinh Đạt (1803-1838) đi lính vào lúc quan doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ mộ binh, khai khẩn một vùng đất hoang rộng lớn, nay là huyện Giao Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình). Năm 1809, Nguyễn Công Trứ dâng nhà vua Thái bình thập sách, chủ trương lấy nghề nông làm căn bản, khai khẩn Kim Sơn, có tỷ lệ người Công Giáo tới 46%. Năm 1828, quan điền sứ tiếp tục khai hoang Tiền Hải. Ngày nay, nhà thờ đá thuộc huyện Kim Sơn trở thành nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Là binh sĩ, như các trai tráng khác, các ông Huy, Thể, Đạt có thể đã tham gia vào công tác khẩn hoang. Vào giai đoạn này, Nguyễn Công Trứ có bài thơ ‘‘Phận sự làm trai’’ như sau :
Vũ trụ chức phận nội
Ðấng trượng phu một túi kinh luân.
Thượng vị đức, hạ vị dân,
Sắp hai chữ ‘‘quân, thân’’ mà gánh vác,
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
Phải hăm hở ra tài kinh tế
Người thế trả nợ đời là thế
Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
Hơn nhau hai chữ anh hùng.
Tiểu sử của ba binh sĩ cho thấy các ngài đều có chung một tâm nguyện : ‘‘thượng vị đức, hạ vị dân, Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác.’’ Các ngài một lòng một dạ vì dân vì nước. Lúc vào kinh đô, các ngài dâng lên nhà vua thỉnh nguyện chết vì đạo, vì Thiên Chúa là thượng phụ (上父), nhà vua là trung phụ (中父), cha mẹ là hạ phụ (下父).
Kết luận :
Nếu làng Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định là tuyến đầu tiếp nhận hạt giống Tin Mừng, theo thống kê, tỉnh Nam Định có nhiều thánh tử đạo nhất. Giáo phụ Tertulien (150-220) cho rằng : ‘‘Máu đào tử đạo là hạt giống các tín hữu’’ (sanguis martyrum semen christianorum). Máu đào của ba thánh tử đạo quê quán Nam Định : Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể và Đinh Đạt không những có công vun trồng đồng lúa Tin mừng trên quê hương của các ngài, mà còn mở rộng khắp quê hương yêu dấu.
Trong Đại hội Hành hương của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp từ ngày 02 đến 04/08/2013 tại Lộ Đức, các tín hữu cùng với các vị chủ chăn bầy tỏ lòng biết ơn các tiền nhân tử đạo trên đất Việt,. Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bẩu của Đức Mẹ Lộ Đức và các thánh tử đạo Việt Nam, ban nhiều ơn thiêng cho các vị chủ chăn và toàn thế các tín hữu nước Việt yêu dấu.
Chúng tôi có bài Đường thi sau đây, tỏ bầy lòng biết ơn ba thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt :
Lính thú nhà vua lính nước trời
Trung thành lạy tạ Chúa Ba Ngôi
Công ơn cứu độ như trời biển
Sách thánh hồng ân khắp mọi nơi
Máu thắm hòa chung ngoài biển cả
Hình hài tấc đất đến muôn đời
Ba ngài tuẫn giáo ơn cao trọng
Đức tin ngời sáng tấm gương soi.
Lisieux, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (Ultreya/Cursillo)
Lê Đình Thông
CAN ĐẢM TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN ĐẾN GIỌT MÁU CUỐI CÙNG
Bài thuyết trình trong khuôn khổ Đại hội Hành hương của các Cộng đoàn Công Giáo
Việt Nam tại Pháp do Tuyên úy đoàn tổ chức tại Lộ Đức từ 02/08/2013 đến 04/08/2013.
Cách nay mấy tháng, cha Hà Quang Minh, Trưởng ban Hội thảo, giao cho chúng tôi là một giáo dân bình thường thuyết trình về tấm gương trung kiên của người tín hữu tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng. Vâng lời ngài, chúng tôi hân hạnh giới thiệu chứng nhân đức tin của ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể. Họ là các tín hữu bình thường. Trong năm tước vị thượng đại phu, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ, không thấy có binh sĩ. Trong hàng tứ dân sĩ, nông, công, thương cũng không thấy bóng dáng người lính thú : ‘‘Ngang lưng thì thắt đai vàng, Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.’’ (ca dao Việt Nam). Đề tài này cho phép chúng tôi đề cập ba khía cạnh sau đây :
§ Ý nghĩa cộng đoàn : Nói đến người tín hữu là nói đến cộng đoàn. Thay vì giới thiệu một chứng nhân duy nhất, chúng tôi trình bầy tấm gương sống đạo của ba binh sĩ, chết cùng năm 1839. Thứ tự trước sau căn cứ vào mẫu tự : Đạt, Huy và Thể. Ba vị thánh mang họ Đinh, họ Phan và họ Bùi, tượng trưng cho trăm họ nước ta.
Về lứa tuổi, thánh Đinh Đạt chịu chết năm 36 tuổi, thánh Phan Viết Huy, 44 tuổi, thánh Bùi Đức Thể, 47 tuổi. Các ngài đều ở tuổi trung niên. Trong số các tham dự viên hành hương Lộ Đức đến từ các cộng đoàn Công Giáo trên khắp nước Pháp, có nhiều bạn trẻ. Việc tử đạo của thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thế là thông điệp tin, cậy, mến trong năm đức tin, cũng là năm Đại hội Giới trẻ Thế giới (JMJ) tại Rio (Brazil) từ 23 đến 28/07/2013.
Các ngài đều theo đuổi binh nghiệp. Tình huynh đệ vốn là lẽ sống của người Kitô hữu : ‘‘Tất cả đều là anh em với nhau’’ (Mt 23,8). Ngoài ra còn là tình huynh đệ chi binh giữa ba vị thánh binh sĩ.
§ Ý nghĩa thần học : Ba thánh tử đạo ‘‘hy sinh mạng sống mình vì trung thành làm chứng cho Đức Kitô.’’ (Cv 7,55-60). Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), các ông Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể vào kinh đô Huế. Đợi đến lúc nhà vua vi hành trong thành nội, hai ông sấp mình, đệ đơn xin nhà vua cho được chết vì đạo. Sự việc này nhắc lại Tin mừng người lữ hành (évangile des pèlerins) theo thánh Luca (Lc 24,13-35) : hai môn đệ trên đường về làng cũ Emmau, được đồng hành với Chúa Giêsu Phục sinh.
§ Ý nghĩa văn hóa dân tộc : Từ Bắc xuôi Nam : thánh Đinh Đạt chịu chết ở làng Phú Nhai thuộc tỉnh Nam Định. Hai thánh Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể tử đạo ở cửa Thuận, qua phá Tam Giang. Cả ba đều là các binh sĩ yêu nước thương nòi, tôn trọng truyến thống văn hóa dân tộc. Việc ba ngài cùng nhau chịu chết là tam nhân đồng hành tuẫn giáo vị đạo (三人同行殉敎爲道). Đại hội Hành hương Lộ Đức năm nay quy tụ các cộng đoàn Việt Nam trên khắp nước Pháp, giúp ta học hỏi tấm gương nghĩa liệt của các thánh tử đạo nước Nam : trung quân ái quốc, tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng.
Bài thuyết trình của chúng tôi chủ yếu gồm ba phần : I - Ý nghĩa cộng đoàn. II - Ý nghĩa thần học. III - Ý nghĩa văn hóa dân tộc ; qua chứng từ ba thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể.
I - Ý nghĩa cộng đoàn :
Thánh Phan Viết Huy |
117 vị tử đạo là 117 năm thắm máu đào làm chứng cho đức tin, kể từ hai vị tử đạo tiên khởi là linh mục François Gil de Federich và linh mục Matthêu Đậu, cả hai bị xử trảm vào năm 1745. Vị tử đạo cuối cùng là thánh Phêrô Đa, xuất thân là thợ mộc, bị thiêu sống ngày 17/06/1862, hai ngày trước lễ phong thánh 19/06/1988. Từ 1745 đến 1862 là đúng 117 năm.
117 vị tử đạo nước Nam có tên thánh bổn mạng trong kinh cầu các thánh (litania sanctorum) : thánh Phêrô tử đạo (18 vị), thánh Đa Minh (16 vị), thánh Giuse (8 vị), thánh Phaolô tử đạo (8 vị), thánh Gioan (7 vị), Phanxicô (7 vị), thánh Anrê tử đạo (6 vị), thánh Tôma (5 vị), thánh Vincentê (5 vị), thánh Augustinô (3 vị), Matthêu tử đạo (3 vị), thánh Antôn (2 vị), thánh Emmanuel (2 vị), thánh Lôrensô tử đạo (2 vị), thánh Luca tử đạo (2 vị), thánh Martinô tử đạo (2 vị), thánh Micae (2 vị), thánh Bernađô (1 vị), thánh Clementê tử đạo (1 vị), thánh Giacôbê tử đạo (1 vị), thánh Giêrônimô (1 vị), thánh Henricô (1 vị), thánh Nicôla (1 vị), thánh Philipphê tử đạo (1 vị), thánh Simon tử đạo (1 vị), thánh Stêphanô (Etienne tử đạo) (1 vị), thánh Valentinô (1 vị).
Các thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể thể hiện ý nghĩa cộng đoàn, hiệp nhất trong dòng máu tử đạo. Ba vị là ba nhánh một dòng sông, đổ ra biển Thái bình. Tấm thân của hai thánh Huy và Thể bị chẻ ra làm bốn, máu thịt hòa vào biển Đông. Còn di thể của thánh Đinh Đạt được an táng ở Nam Định. Hồn thiêng ba thánh ngự trị trên giải non sông gấm vóc, đất nước ta. Hạnh tử đạo của ba vị là trường ca hào hùng trong lịch sử các thánh tử đạo nước ta.
Tin mừng thánh Matthêu thuật lại thánh Phêrô chối Chúa ba lần. Trong năm Minh Mạng thứ 19 và 20 (1838-1839), ba thánh Đạt, Huy và Thể xưng đạo ba lần, một lần qua khóa. ‘‘Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.’’ (Mt 24,13)
Ba thánh đều là lính vệ. Chặng đường thánh giá của các ngài khởi đầu bằng chiếu chỉ đời Minh Mệnh 19, ra lệnh cho binh lính có đạo phải quá khóa (bước qua thánh giá). Vào thời điểm này, Nam Định có 500 binh sĩ Công Giáo. Ngay đợt đầu, 485 người, lính vệ và cơ binh, quá khóa. ‘‘Ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được" (Lc, 14,27). Qua các đợt sau, còn lại là 15, 9, rồi 5. Sau cùng chỉ còn ba, là Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể, ‘‘vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.’’ (Mt 22,14).
Thánh Phan Viết Huy là cánh chim đầu đàn. Cũng như cai tổng Phạm Viết Thìn, quan thái bộc Hồ Đình Hy, binh sĩ Phan Viết Huy rối đạo vì có vợ hai. Nhưng cả ba đã dứt bỏ tục đa thê.
II - Ý nghĩa thần học :
Trong ngôn ngữ tây phương, martyr (tử đạo) do từ hy lạp μάρτυς : người chứng, chịu chết để làm chứng cho đức tin một lòng không chối đạo (abjurer). Trong tiếng Việt, tử đạo (死 道) có nghĩa là chết vì đạo, chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô bị đóng đinh : ‘‘Ta đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Ta’’. (Ga 18,37)
Ba binh sĩ Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt làm chứng về ‘‘một Ðấng Kitô bị đóng đinh. Ðấng ấy chính là Ðức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.’’ (1 Cor 1,25). Các ngài đã vác thánh giá, chịu chết để làm chứng cho Đức Kitô bị đóng đinh.
Tuy phải chịu nhiều cực hình, các ngài nhất quyết không quá khóa, ngược lại còn làm dấu thánh giá trên trán mỗi khi gặp thử thách, như giáo phụ Tertullien (160-220) từng nhắc nhở. Cả ba đểu khẳng khái nói rằng : ‘‘Quan lớn dạy chúng con bỏ đạo Thiên Chúa thì chúng con theo đạo nào, vì chỉ có đạo Thiên Chúa là đạo thật : ‘‘Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.’’(Ga 14,6)
‘‘Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. Người khôn ngoan đâu? Người học thức đâu? Người lý sự của thời này đâu? Thiên Chúa lại đã không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao?’’ (1 Cor 19-20). Nhờ ơn thánh Chúa, binh sĩ Phan Viết Huy giảng giải lẽ đạo cho quan nghe, có lần khẳng khái trả lời : ‘‘Các ngươi dùng sức mạnh lôi kéo thân xác ta ; các người đừng hòng dùng võ lực làm lung lạc ý chí ta.’’
Sau nhiều tháng chịu đủ mọi cực hình mà vẫn một lòng trung kiên không bỏ đạo, sau cùng cả ba không cầm lòng thấy một hương chức vì ba ông mà chịu cực khổ nên bằng lòng quá khóa. Sau đó, ông Huy hối hận, quyết định vào kinh, tâu lên nhà vua xin được chết vì đạo. Ông nói với hai bạn đồng ngũ : ‘‘Nếu các ông không đi, tôi sẽ đi một mình.’’ Ông Thể xin cùng đi. Chỉ có ông Đạt vì bận quân vụ trong tỉnh không đi được, xin hai ông ghi thêm tên mình vào tờ đơn : ‘‘Hai anh chịu khổ hình nào, tôi cũng xin chịu khổ như vậy.’’ Nhân lúc nhà vua vi hành trong thành nội, hai ông dâng lên vua Minh Mạng đơn tự nguyện tử vì đạo. Nhà vua nhận đơn rồi ra lệnh cho ba bộ hình, lễ và binh cùng xét đơn. Sau đó, quan tòa tam pháp ban hành bản án như sau :
‘‘Minh Mệnh nhị thập niên, tháng 5 ngày mồng một, nội các thần Lê Khanh Trình, thần Lâm Ruy Nghĩa vâng lời vua truyền từ tờ các quan tòa tam pháp, thì hai tên lính tỉnh Nam Ðịnh, tên là Phạm Viết Huy và Bùi Ðức Thể cùng khai rằng chúng vốn theo đạo Gia Tô chẳng bỏ, mà năm ngoái có bước qua thập tự tại bản tỉnh, bởi quan tổng đốc tỉnh ấy bức hiếp chứ trong lòng chẳng bao giờ có ý bỏ đạo, nên bây giờ xin cứ giữ đạo như khi trước. Quan tòa tam pháp đã khuyên bảo hai ba lần, song hai tên phạm này cứ một mực chỉ xin chịu chết, cùng quyết chẳng chừa cải, thật là hai tên dại dột mê hoặc. Khi trước ta đã làm án chết cho chúng nó, song ta còn thương hại chẳng muốn giết, chẳng ngờ là lũ phạm ấy đã ra mê cuồng chẳng còn biết lẽ phải, ta đã mở lối cho chúng nó ăn năn, nếu còn có trí khôn thì phải biết mình đã sai lầm mà cải ác hoàn lương, song hai tên phạm này cố chấp theo Gia Tô tà đạo, dám bỏ việc lính mà vào kinh khống đơn, chúng nó thật kiêu ngạo, đáng khinh dể, đáng ghét, không thể để cho sống được nữa. Nên hai tên phạm là Phạm Viết Huy và Bùi Ðức Thể, phải kết án tử, giao cho lính đem ra cửa biển, lấy rìu lớn chặt ngang lưng, rồi bỏ xác xuống biển để cho ai nấy biết rõ điều răn cấm. Còn một tên phạm nữa là Ðịnh Ðạt cũng can án này. Nó có bỏ đạo thật hay không thì phải tra xét kỹ càng và tâu cho minh bạch.’’
Sau khi thi thể hai ông Huy và Thể bị ném xuống Biển Đông, quan tổng đốc Nam Định nói với ông Ðạt: ‘‘Thằng Huy, thằng Thể đã phải bổ làm tư, rồi bỏ xuống bể cho tôm cá ăn, mày có quá khóa không?’’
Ông Ðạt đáp lại: ‘‘Hai anh con đã được phúc trọng, xin quan lớn bổ con làm tám. Còn sự quá khóa thì con không chịu.’’ Nghe xong, quan thượng truyền đóng gông, rồi giam ông trong ngục. Ðến ngày 18/07/1839, vua ra lệnh xử giảo ông Ðạt : quan truyền viết thẻ:
‘‘Tên Ðinh Ðạt thuộc Xuân Tràng phủ, Giao Thủy huyện, Phú Nhai xã, là tên phạm, cố chấp theo Gia Tô tả đạo, nay cũng chẳng chịu bỏ đạo ấy, bất tuân quốc pháp, lập tức đem đi xử giảo.’’
III - Ý nghĩa văn hóa dân tộc :
Cả ba thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt đều là các lính vệ trấn đóng ở Nam Định:
Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cấp hỏa mai
Một tay cấp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.’’
Năm 1533, giáo sĩ Inikhi đã gieo hạt giống Tin Mừng tại Ninh Cường, Quần Anh va Trà Lũ là các họ đạo trước tiên trên nước Việt. Cả ba sống đạo trên quê hương Nam Định có ba trăm năm giáo sử. Binh sĩ Phan Viết Huy (17955(1839), Bùi Đức Thể (1795-1839), Đinh Đạt (1803-1838) đi lính vào lúc quan doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ mộ binh, khai khẩn một vùng đất hoang rộng lớn, nay là huyện Giao Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình). Năm 1809, Nguyễn Công Trứ dâng nhà vua Thái bình thập sách, chủ trương lấy nghề nông làm căn bản, khai khẩn Kim Sơn, có tỷ lệ người Công Giáo tới 46%. Năm 1828, quan điền sứ tiếp tục khai hoang Tiền Hải. Ngày nay, nhà thờ đá thuộc huyện Kim Sơn trở thành nhà thờ chính tòa Phát Diệm. Là binh sĩ, như các trai tráng khác, các ông Huy, Thể, Đạt có thể đã tham gia vào công tác khẩn hoang. Vào giai đoạn này, Nguyễn Công Trứ có bài thơ ‘‘Phận sự làm trai’’ như sau :
Vũ trụ chức phận nội
Ðấng trượng phu một túi kinh luân.
Thượng vị đức, hạ vị dân,
Sắp hai chữ ‘‘quân, thân’’ mà gánh vác,
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
Phải hăm hở ra tài kinh tế
Người thế trả nợ đời là thế
Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
Hơn nhau hai chữ anh hùng.
Tiểu sử của ba binh sĩ cho thấy các ngài đều có chung một tâm nguyện : ‘‘thượng vị đức, hạ vị dân, Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác.’’ Các ngài một lòng một dạ vì dân vì nước. Lúc vào kinh đô, các ngài dâng lên nhà vua thỉnh nguyện chết vì đạo, vì Thiên Chúa là thượng phụ (上父), nhà vua là trung phụ (中父), cha mẹ là hạ phụ (下父).
Kết luận :
Nếu làng Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định là tuyến đầu tiếp nhận hạt giống Tin Mừng, theo thống kê, tỉnh Nam Định có nhiều thánh tử đạo nhất. Giáo phụ Tertulien (150-220) cho rằng : ‘‘Máu đào tử đạo là hạt giống các tín hữu’’ (sanguis martyrum semen christianorum). Máu đào của ba thánh tử đạo quê quán Nam Định : Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể và Đinh Đạt không những có công vun trồng đồng lúa Tin mừng trên quê hương của các ngài, mà còn mở rộng khắp quê hương yêu dấu.
Trong Đại hội Hành hương của các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp từ ngày 02 đến 04/08/2013 tại Lộ Đức, các tín hữu cùng với các vị chủ chăn bầy tỏ lòng biết ơn các tiền nhân tử đạo trên đất Việt,. Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bẩu của Đức Mẹ Lộ Đức và các thánh tử đạo Việt Nam, ban nhiều ơn thiêng cho các vị chủ chăn và toàn thế các tín hữu nước Việt yêu dấu.
Chúng tôi có bài Đường thi sau đây, tỏ bầy lòng biết ơn ba thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt :
Lính thú nhà vua lính nước trời
Trung thành lạy tạ Chúa Ba Ngôi
Công ơn cứu độ như trời biển
Sách thánh hồng ân khắp mọi nơi
Máu thắm hòa chung ngoài biển cả
Hình hài tấc đất đến muôn đời
Ba ngài tuẫn giáo ơn cao trọng
Đức tin ngời sáng tấm gương soi.
Lisieux, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (Ultreya/Cursillo)
Lê Đình Thông
Tin Đáng Chú Ý
9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới
Hoàng Uy
17:30 29/07/2013
Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi, ngân hàng thương mại hàng đầu nước Mỹ US Trust đã đưa ra những lý do chứng minh nền kinh tế hàng đầu thế giới này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong nhiều năm tới.
Nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang lo lắng về chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu và nguy cơ khủng hoảng tín dụng của Trung Quốc...
Tuy nhiên, trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 22.6 đăng tải báo cáo của Joseph Quinlan, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại Ngân hàng US Trust, nêu ra 9 lý do cho thấy kinh tế Mỹ sẽ đứng yên tại vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm nữa:
1. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:
Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.
Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.
2. Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:
Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2009.
Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010, theo số liệu thống kê của US Trust.
3. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:
Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009, US Trust cho hay.
4. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.
5. Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:
Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown (Mỹ).
6. Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:
US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.
7. Mỹ có những trường đại học tốt nhất thế giới:
Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds (Anh).
8. USD là tiền tệ “vua”:
Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012.
9. Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:
Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.
Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Nhiều nhà đầu tư toàn cầu đang lo lắng về chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng của châu Âu và nguy cơ khủng hoảng tín dụng của Trung Quốc...
Tuy nhiên, trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 22.6 đăng tải báo cáo của Joseph Quinlan, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược thị trường tại Ngân hàng US Trust, nêu ra 9 lý do cho thấy kinh tế Mỹ sẽ đứng yên tại vị trí số 1 thế giới trong nhiều năm nữa:
1. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:
Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.
Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.
2. Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:
Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng 27% so với năm 2009.
Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010, theo số liệu thống kê của US Trust.
3. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:
Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009, US Trust cho hay.
4. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu thống kê của US Trust.
5. Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:
Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của hãng Millward Brown (Mỹ).
6. Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:
US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.
7. Mỹ có những trường đại học tốt nhất thế giới:
Sáu trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới trong năm 2012 đều có xuất xứ từ Mỹ, theo đánh giá của công ty chuyên về giáo dục và du học Quacquarelli Symonds (Anh).
8. USD là tiền tệ “vua”:
Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012.
9. Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:
Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong 16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.
Mỹ sẽ qua mặt Ả Rập Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017 và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Văn Hóa
Gõ Cửa
Đoàn Thị
08:43 29/07/2013
Gõ Cửa
Hai tuần về Việt Nam vào tháng tám cách đây bốn năm, Chúa Nhật đầu tiên, tôi đi nhà thờ Huyện Sĩ ở gần ngã sáu Sàigòn, nhà thờ đang được trùng tu nên thánh lễ cử hành trong sân bên trái, có mái che, mới sáu giờ sáng mà quạt trần đã quay vùn vụt, giáo dân ngồi đầy các băng ghế.
Ca đoàn hát đến bốn bè, dàn âm thanh và nhạc cụ khá hoàn chỉnh, chỉ tội nhạc lễ xưa như diễm, từ nhạc phụng vụ cho đến thánh ca, tất cả đều lùi về thế kỷ trước, nhìn lại giáo dân đâu đến nỗi gìa, dĩ nhiên vẫn có ông nội, bà ngoại tham dự thánh lễ nhưng giới trẻ vẫn chiếm đa số.
Cha xứ càng không phải là người gìa, tôi nghĩ cha gần sáu mươi, nhưng cách giảng của cha thì trẻ vô cùng, ngài mở đầu bài giảng như thế này :
- Hôm đó đã hơn tám giờ đêm, điện thoại cứ reo liên tục, cứ cách năm phút lại reo, tôi nhớ đoạn phúc âm chúa nói « hãy gõ, thì sẽ mở... », và nghĩ giáo dân nào mà theo sát phúc âm đến thế nhỉ, đến lần thứ ba thì tôi nhấc máy.
Bên kia đầu dây, một giáo dân giọng đầy cảm xúc :
- Cha ở đâu mà con gọi mãi, mà này, cha có biết ông vua nhạc Pop M. Jackson vừa qua đời ...
Cha kể tiếp :
- Anh ta nói huyên thuyên nhiều lắm, giọng đầy thương cảm, cũng dễ hiểu thôi, thần tượng của anh, mà hình như tối hôm đó anh không có ai để chia sẻ nỗi buồn, nên anh đã gọi tôi đến ba lần, anh đã áp dụng đúng bài phúc âm của chúa.
Nói xa gần rồi cha cũng trở về bài phúc âm « Gõ cửa », chúng ta phải kiên nhẫn, dù có phải gõ cửa đến nhiều lần, vì chủ nhà dù không thích cuối cùng vẫn phải « mở cửa » để không bị làm phiền, đó là ta đã thắng bước đầu, còn nếu chủ nhà thích ta mà mở cửa ngay thì coi như ta « toàn thắng ».
Anh giáo dân kia đã biết vận dụng « đạo vào đời » khá trơn tru, còn chúng ta đã biết dùng chiêu đó chưa, và đã áp dụng như thế nào ? Làm gì thì làm, trước khi « Gõ cửa » chúng ta nên đọc kinh xin chúa soi sáng xem có nên và gõ có đúng chỗ, đúng lúc không ?
Tôi không thể đưa ra hết những trường hợp cụ thể, vì chúng ta mỗi người một cảnh, ngay như tôi trước khi « gõ cửa » cũng phải cầu nguyện, vì vậy cầu nguyện, suy ngẫm là điều cần làm trước khi bắt đầu một việc gì đó, hoặc trước khi lấy một quyết định quan trọng.
Cha kết thúc bài giảng như thế, mỗi người liệu cơm gấp mắm, tôi còn lay hoay chưa bước ra khỏi câu kết của cha, ca đoàn hát lên một bài bốn bè vang dộn sân giáo đường, cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi, lại một bài thánh ca xa xưa.
Tuần sau tôi trở lại nhà thờ này, vẫn là cha của Chúa Nhật tuần trước, một bài giảng khác, cũng đạo trong đời, không biết giáo dân ở đây nghĩ gì, riêng tôi thấy cách giảng của ngài giống cha tây xứ đạo xóm tôi, cũng vào tuổi sáu mươi, họ ở hai phương trời cách biệt, mà sao lại có cách nói giống nhau đến thế.
Chiều thứ bảy trước khi lên máy bay, tôi đi lễ nhà thờ ba chuông, đúng ngày lễ Đức Mẹ lên trời, thánh lễ được ca đoàn phục vụ hết sẩy, nhạc và thánh nhạc na ná lễ Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) chiều thứ bảy ở giáo xứ Paris mình.
Lúc rước lễ ca đoàn hát bài « Linh hồn tôi tung hô Chúa », giời ạ nghe cứ tưởng mình còn ở bên tây.
Cuối lễ cha mời mọi người ra tượng đài Đức Mẹ đọc ba kinh Kính Mừng, rồi hát bài « Mẹ là bóng mát », lại một bài ruột của ca đoàn TNTT.
Tôi trộm nghĩ, giá mà ca đoàn này hát cho thánh lễ sáng Chúa Nhật ở nhà thờ Huyện sĩ, nhưng có khi ca đoàn ở đó không thu hút tôi nên Chúa « bù lỗ » cho ông cha giảng hay.
Lạy chúa tôi, đã đến cửa thiền mà còn sân si, đi lễ như đi xem phim, đòi hỏi kịch bản, diễn viên tài ba mà mình không tốn một xu teng, sao không cảm ơn ca đoàn cất công tập dợt ròng rã trong tuần, nhạc xưa là do ca trưởng chuộng đồ cỗ, cũng là mặt hàng quý hiếm mà.
Trở về nhà thờ Ba Chuông, đứng trước tượng đài mới tôi chợt nhớ đến tượng đài Đức Mẹ ngày trước, dạo đó cha Trần Mục Đích hay chỉ trích chương trình Appolo của Mỹ, có lần trên bục giảng ngài nói :
- Để xem, sức mấy mà con người lên nổi cung trăng, sao nhân gian lại dám thách đố Chúa
Những năm sáu mươi, tôi chưa đủ hai mươi tuổi, tôi tin cha Đích nói đúng, nhưng vài năm sau Amstrong đã đặt chân lên cung trăng thật, huyền thoại mặt trăng của riêng Chúa theo suy nghĩ của cha Đích đã bị con người khám phá, tôi hoang mang nghĩ đến cha và thương cha lắm.
Rồi nhà thờ ba chuông xây tượng đài Đức Mẹ trong khuôn viên bên trái nhà thờ, sau lưng tượng Đức Mẹ là phi thuyền lớn và phi thuyền nhỏ bằng bêtông ốp đá rửa, chung quanh trồng mấy cây xoài.
Cha Đích không còn chỉ trích chương trình Appolo nữa, giáo dân cũng chẳng có người nào thắc mắc về lời giảng của cha ngày trước, ngay cả tôi cũng quên khoáy điều đó.
Hôm nay đứng trước tượng đài mới, lòng tôi còn vương vấn tượng đài xưa, thưở đó tôi còn ngu ngơ, chưa biết đời, tin Chúa, tin đời đẹp lắm.
Bây giờ tôi đã đi hết hai phần ba cuộc đời, tôi vẫn tin Chúa, tôi vẫn tin đời, đời đẹp xấu là do cái nhìn của mình, do cách đón nhận và cách hành xử của mình.
Trở về bên Tây, cha xứ xóm tôi dâng thánh lễ cuối cùng trước khi chuyển đến giáo phận mới, trong thánh lễ cuối tháng tám tỉnh lặng vì người ta còn nghỉ hè, ngài tóm tắt :
- Tôi rất hài lòng vì đã chung sống với quý vị mười năm, theo sự bổ nhiệm ban đầu, tôi chỉ ở đây sáu năm thôi, nhưng kết quả là mười năm, vì bề trên tin tôi, vì quý vị ủng hộ và hợp tác hết mình với tôi...
Một tràng pháo tay cắt ngang bài giảng của ngài, ngài tiếp :
- Phải công nhận xứ đạo của chúng ta thanh bình quá, tôi không phải động não nhiều, có lẽ sợ tôi quá an nhàn có thể dẫn đến « bại não », nên bề trên quyết định chuyển tôi đến họ đạo vùng ven Paris. Có lần đến đó để thăm dò tình hình, tôi thấy phía sau cung thánh, có cái bảng như thế này: trạm cao thế, nguy hiễm chết người.
Giới trẻ ở đó lấy câu này từ một trạm điện cao thế như để « nắn gân » vị chủ chiên vì dân tình ở đây rất đa dạng, năng động lắm... Tôi thầm nhủ, một đơn vị công tác ngoạn mục đầy hứa hẹn, nhưng tôi không ngại, vì tính tôi thích phiêu lưu ...
Lại một tràng pháo tay, tôi tiếc ngẫn ngơ một vị chủ chăn có tài kể chuyện về chúa cho chúng tôi nghe, tôi đang tiếc, tiếng ngài cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi :
- Quý vị còn nhớ, có lần tôi có bàn đến « Lời Chúa », ở thế kỷ 21 này mà Chúa dạy chúng ta : phải yêu kẻ thù của mình, rồi đưa thêm má bên kia cho người ta tát tiếp ... trong cái thời buổi nhiễu nhương này, chiến tranh nghèo đói, con người mạnh ai nấy sống... « Lời Chúa » có vẻ không thực tế chút nào.
Ngưng một chút, ngài nhìn xuống nhà thờ, mỉm cười, đúng là cái cười mời gọi « nhập cuộc » quen thuộc, rồi ngài tiếp :
- Lời Chúa đó, nhưng chúng ta đừng nghe, đừng nghĩ theo từng con chữ, mà hãy nghiệm theo cách sống của chúa, chính những câu nghe chừng như phi lý đó, giúp chúng ta suy xét lại đời mình.
Con người gần như khám phá ra vũ trụ là gì rồi, thế chúng ta còn tin Chúa nữa không ? Niềm tin vẫn không suy siễng, vì Chúa đã cho ta cái sáng suốt nhìn ra bàn tay của Người trong cuộc đời ta, cái mà con người thực sự khám phá ra, không phải là cái vũ trụ này, mà là sự khôn ngoan Chúa đã ban cho ta.
Ngài làm tôi nhớ đến cha Trần Mục Đích, ngày đó chắc Chúa Thánh Thần đã « giải mã » cái sự hiểu biết của nhân loại để cha Đích không còn phản đối chương trình Appolo, và khi xây tượng Đức Mẹ đứng trước phi thuyền chắc ý cha chánh xứ lúc đó cũng muốn đưa ra thông điệp, con người có khôn đến đâu đi nữa thì cũng do Chúa soi sáng mà thôi.
Trước khi kết thúc bài giảng, ngài cảm ơn mọi người đã đồng hành với ngài trong suốt mười năm qua, sau lời cảm ơn đó thánh lễ tiếp tục trong không khí lặng lẽ, chắc mọi người vừa nhận ra cuộc chia ly đã cận kề, đầy thương tiếc.
Còn tôi, tuy chưa có dịp tiếp xúc riêng với ngài, nhưng cảm giác mất mát đang xâm chiếm lòng tôi, thôi thì cầu cho ngài tiếp tục đem lời chúa đến với xứ đạo « nguy hiểm đến chết người » nơi kia.
Tôi tin tài kể chuyện đạo của ngài sẽ lôi kéo mọi người biến nơi nguy hiểm đó trở thành tụ điểm của những người thích nghe chuyện « Chúa xưa và nay ».
Hôm nay phúc âm trở lại bài « Gõ cửa », tôi chợt nhớ đến cha xứ Tây ngày trước, ngài đã biết cách « Gõ cửa lòng » giáo dân xóm tôi, nên đến bây giờ con số trên dưới trăm mạng vẫn siêng năng dự lễ chiều thứ bẩy.
Tôi tin ở xứ đạo mới của ngài cũng sẽ đông vui như ở đây vì ngài đã Gõ đúng nhịp đập con tim của giới trẻ đôi khi bị mất phương hướng trước những tiến bộ khoa học hiện đại ngày nay.
Juillet 13/ Đoàn Thị
Hai tuần về Việt Nam vào tháng tám cách đây bốn năm, Chúa Nhật đầu tiên, tôi đi nhà thờ Huyện Sĩ ở gần ngã sáu Sàigòn, nhà thờ đang được trùng tu nên thánh lễ cử hành trong sân bên trái, có mái che, mới sáu giờ sáng mà quạt trần đã quay vùn vụt, giáo dân ngồi đầy các băng ghế.
Ca đoàn hát đến bốn bè, dàn âm thanh và nhạc cụ khá hoàn chỉnh, chỉ tội nhạc lễ xưa như diễm, từ nhạc phụng vụ cho đến thánh ca, tất cả đều lùi về thế kỷ trước, nhìn lại giáo dân đâu đến nỗi gìa, dĩ nhiên vẫn có ông nội, bà ngoại tham dự thánh lễ nhưng giới trẻ vẫn chiếm đa số.
Cha xứ càng không phải là người gìa, tôi nghĩ cha gần sáu mươi, nhưng cách giảng của cha thì trẻ vô cùng, ngài mở đầu bài giảng như thế này :
- Hôm đó đã hơn tám giờ đêm, điện thoại cứ reo liên tục, cứ cách năm phút lại reo, tôi nhớ đoạn phúc âm chúa nói « hãy gõ, thì sẽ mở... », và nghĩ giáo dân nào mà theo sát phúc âm đến thế nhỉ, đến lần thứ ba thì tôi nhấc máy.
Bên kia đầu dây, một giáo dân giọng đầy cảm xúc :
- Cha ở đâu mà con gọi mãi, mà này, cha có biết ông vua nhạc Pop M. Jackson vừa qua đời ...
Cha kể tiếp :
- Anh ta nói huyên thuyên nhiều lắm, giọng đầy thương cảm, cũng dễ hiểu thôi, thần tượng của anh, mà hình như tối hôm đó anh không có ai để chia sẻ nỗi buồn, nên anh đã gọi tôi đến ba lần, anh đã áp dụng đúng bài phúc âm của chúa.
Nói xa gần rồi cha cũng trở về bài phúc âm « Gõ cửa », chúng ta phải kiên nhẫn, dù có phải gõ cửa đến nhiều lần, vì chủ nhà dù không thích cuối cùng vẫn phải « mở cửa » để không bị làm phiền, đó là ta đã thắng bước đầu, còn nếu chủ nhà thích ta mà mở cửa ngay thì coi như ta « toàn thắng ».
Anh giáo dân kia đã biết vận dụng « đạo vào đời » khá trơn tru, còn chúng ta đã biết dùng chiêu đó chưa, và đã áp dụng như thế nào ? Làm gì thì làm, trước khi « Gõ cửa » chúng ta nên đọc kinh xin chúa soi sáng xem có nên và gõ có đúng chỗ, đúng lúc không ?
Tôi không thể đưa ra hết những trường hợp cụ thể, vì chúng ta mỗi người một cảnh, ngay như tôi trước khi « gõ cửa » cũng phải cầu nguyện, vì vậy cầu nguyện, suy ngẫm là điều cần làm trước khi bắt đầu một việc gì đó, hoặc trước khi lấy một quyết định quan trọng.
Cha kết thúc bài giảng như thế, mỗi người liệu cơm gấp mắm, tôi còn lay hoay chưa bước ra khỏi câu kết của cha, ca đoàn hát lên một bài bốn bè vang dộn sân giáo đường, cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi, lại một bài thánh ca xa xưa.
Tuần sau tôi trở lại nhà thờ này, vẫn là cha của Chúa Nhật tuần trước, một bài giảng khác, cũng đạo trong đời, không biết giáo dân ở đây nghĩ gì, riêng tôi thấy cách giảng của ngài giống cha tây xứ đạo xóm tôi, cũng vào tuổi sáu mươi, họ ở hai phương trời cách biệt, mà sao lại có cách nói giống nhau đến thế.
Chiều thứ bảy trước khi lên máy bay, tôi đi lễ nhà thờ ba chuông, đúng ngày lễ Đức Mẹ lên trời, thánh lễ được ca đoàn phục vụ hết sẩy, nhạc và thánh nhạc na ná lễ Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) chiều thứ bảy ở giáo xứ Paris mình.
Lúc rước lễ ca đoàn hát bài « Linh hồn tôi tung hô Chúa », giời ạ nghe cứ tưởng mình còn ở bên tây.
Cuối lễ cha mời mọi người ra tượng đài Đức Mẹ đọc ba kinh Kính Mừng, rồi hát bài « Mẹ là bóng mát », lại một bài ruột của ca đoàn TNTT.
Tôi trộm nghĩ, giá mà ca đoàn này hát cho thánh lễ sáng Chúa Nhật ở nhà thờ Huyện sĩ, nhưng có khi ca đoàn ở đó không thu hút tôi nên Chúa « bù lỗ » cho ông cha giảng hay.
Lạy chúa tôi, đã đến cửa thiền mà còn sân si, đi lễ như đi xem phim, đòi hỏi kịch bản, diễn viên tài ba mà mình không tốn một xu teng, sao không cảm ơn ca đoàn cất công tập dợt ròng rã trong tuần, nhạc xưa là do ca trưởng chuộng đồ cỗ, cũng là mặt hàng quý hiếm mà.
Trở về nhà thờ Ba Chuông, đứng trước tượng đài mới tôi chợt nhớ đến tượng đài Đức Mẹ ngày trước, dạo đó cha Trần Mục Đích hay chỉ trích chương trình Appolo của Mỹ, có lần trên bục giảng ngài nói :
- Để xem, sức mấy mà con người lên nổi cung trăng, sao nhân gian lại dám thách đố Chúa
Những năm sáu mươi, tôi chưa đủ hai mươi tuổi, tôi tin cha Đích nói đúng, nhưng vài năm sau Amstrong đã đặt chân lên cung trăng thật, huyền thoại mặt trăng của riêng Chúa theo suy nghĩ của cha Đích đã bị con người khám phá, tôi hoang mang nghĩ đến cha và thương cha lắm.
Rồi nhà thờ ba chuông xây tượng đài Đức Mẹ trong khuôn viên bên trái nhà thờ, sau lưng tượng Đức Mẹ là phi thuyền lớn và phi thuyền nhỏ bằng bêtông ốp đá rửa, chung quanh trồng mấy cây xoài.
Cha Đích không còn chỉ trích chương trình Appolo nữa, giáo dân cũng chẳng có người nào thắc mắc về lời giảng của cha ngày trước, ngay cả tôi cũng quên khoáy điều đó.
Hôm nay đứng trước tượng đài mới, lòng tôi còn vương vấn tượng đài xưa, thưở đó tôi còn ngu ngơ, chưa biết đời, tin Chúa, tin đời đẹp lắm.
Bây giờ tôi đã đi hết hai phần ba cuộc đời, tôi vẫn tin Chúa, tôi vẫn tin đời, đời đẹp xấu là do cái nhìn của mình, do cách đón nhận và cách hành xử của mình.
Trở về bên Tây, cha xứ xóm tôi dâng thánh lễ cuối cùng trước khi chuyển đến giáo phận mới, trong thánh lễ cuối tháng tám tỉnh lặng vì người ta còn nghỉ hè, ngài tóm tắt :
- Tôi rất hài lòng vì đã chung sống với quý vị mười năm, theo sự bổ nhiệm ban đầu, tôi chỉ ở đây sáu năm thôi, nhưng kết quả là mười năm, vì bề trên tin tôi, vì quý vị ủng hộ và hợp tác hết mình với tôi...
Một tràng pháo tay cắt ngang bài giảng của ngài, ngài tiếp :
- Phải công nhận xứ đạo của chúng ta thanh bình quá, tôi không phải động não nhiều, có lẽ sợ tôi quá an nhàn có thể dẫn đến « bại não », nên bề trên quyết định chuyển tôi đến họ đạo vùng ven Paris. Có lần đến đó để thăm dò tình hình, tôi thấy phía sau cung thánh, có cái bảng như thế này: trạm cao thế, nguy hiễm chết người.
Giới trẻ ở đó lấy câu này từ một trạm điện cao thế như để « nắn gân » vị chủ chiên vì dân tình ở đây rất đa dạng, năng động lắm... Tôi thầm nhủ, một đơn vị công tác ngoạn mục đầy hứa hẹn, nhưng tôi không ngại, vì tính tôi thích phiêu lưu ...
Lại một tràng pháo tay, tôi tiếc ngẫn ngơ một vị chủ chăn có tài kể chuyện về chúa cho chúng tôi nghe, tôi đang tiếc, tiếng ngài cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi :
- Quý vị còn nhớ, có lần tôi có bàn đến « Lời Chúa », ở thế kỷ 21 này mà Chúa dạy chúng ta : phải yêu kẻ thù của mình, rồi đưa thêm má bên kia cho người ta tát tiếp ... trong cái thời buổi nhiễu nhương này, chiến tranh nghèo đói, con người mạnh ai nấy sống... « Lời Chúa » có vẻ không thực tế chút nào.
Ngưng một chút, ngài nhìn xuống nhà thờ, mỉm cười, đúng là cái cười mời gọi « nhập cuộc » quen thuộc, rồi ngài tiếp :
- Lời Chúa đó, nhưng chúng ta đừng nghe, đừng nghĩ theo từng con chữ, mà hãy nghiệm theo cách sống của chúa, chính những câu nghe chừng như phi lý đó, giúp chúng ta suy xét lại đời mình.
Con người gần như khám phá ra vũ trụ là gì rồi, thế chúng ta còn tin Chúa nữa không ? Niềm tin vẫn không suy siễng, vì Chúa đã cho ta cái sáng suốt nhìn ra bàn tay của Người trong cuộc đời ta, cái mà con người thực sự khám phá ra, không phải là cái vũ trụ này, mà là sự khôn ngoan Chúa đã ban cho ta.
Ngài làm tôi nhớ đến cha Trần Mục Đích, ngày đó chắc Chúa Thánh Thần đã « giải mã » cái sự hiểu biết của nhân loại để cha Đích không còn phản đối chương trình Appolo, và khi xây tượng Đức Mẹ đứng trước phi thuyền chắc ý cha chánh xứ lúc đó cũng muốn đưa ra thông điệp, con người có khôn đến đâu đi nữa thì cũng do Chúa soi sáng mà thôi.
Trước khi kết thúc bài giảng, ngài cảm ơn mọi người đã đồng hành với ngài trong suốt mười năm qua, sau lời cảm ơn đó thánh lễ tiếp tục trong không khí lặng lẽ, chắc mọi người vừa nhận ra cuộc chia ly đã cận kề, đầy thương tiếc.
Còn tôi, tuy chưa có dịp tiếp xúc riêng với ngài, nhưng cảm giác mất mát đang xâm chiếm lòng tôi, thôi thì cầu cho ngài tiếp tục đem lời chúa đến với xứ đạo « nguy hiểm đến chết người » nơi kia.
Tôi tin tài kể chuyện đạo của ngài sẽ lôi kéo mọi người biến nơi nguy hiểm đó trở thành tụ điểm của những người thích nghe chuyện « Chúa xưa và nay ».
Hôm nay phúc âm trở lại bài « Gõ cửa », tôi chợt nhớ đến cha xứ Tây ngày trước, ngài đã biết cách « Gõ cửa lòng » giáo dân xóm tôi, nên đến bây giờ con số trên dưới trăm mạng vẫn siêng năng dự lễ chiều thứ bẩy.
Tôi tin ở xứ đạo mới của ngài cũng sẽ đông vui như ở đây vì ngài đã Gõ đúng nhịp đập con tim của giới trẻ đôi khi bị mất phương hướng trước những tiến bộ khoa học hiện đại ngày nay.
Juillet 13/ Đoàn Thị
Thư mời tham dự “Lễ khai mạc triển lãm Tranh, Ảnh,Tượng” tại Sài Gòn
Dominiart
09:02 29/07/2013
Vào lúc 18g ngày thứ ba, 06/8/2013 tại Trung Tâm Phaolo Nguyễn Văn Bình, 43 Nguyễn Thông,Q3, Sài Gòn. Vào cửa miễn phí.
Giáo xứ Mai Khôi & Ban Mỹ Thuật Đa Minh tổ chức triển lãm Tranh, Ảnh, Tượng với chủ đề: “Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại”. Với sự tham gia của các họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia, nổi tiếng trong và ngoài Công Giáo, gồm nhiều thể loại, chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, tranh dán giấy,..... tượng đá, đồng, đất nung, gỗ..... và ảnh nghệ thuật.
Với sự kiện kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 Ban Mỹ Thuật Đa Minh:
- Phát hành quyển sách “Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại” vào ngày khai mạc 06/8/2013. Với sự trình bày mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Hà. Nội dung sách nói về nguồn gốc cũa mỹ thuật Công Giáo Việt Nam, từ thuở ban mai cho đến ngày nay. Của nhóm biên soạn dominiart.
- Vẽ tặng chân dung, thư pháp, miễn phí trong giờ khai mạc.
- Chụp ảnh lưu niệm với các nghệ sĩ nơi triển lãm
- Viết lên vài dòng cảm tưởng của chính mình khi tham quan Even, trong sổ Vàng của Ban Mỹ Thuật Đa Minh sẽ được lưu giữ và trân trọng.
- Có tiệc nhẹ mời tất cả khách dự triển lãm
Đây là dịp giao lưu văn hóa mở rộng của nhiều thế hệ, nhiều trường phái mỹ thuật Sài Gòn, rất bổ ích và hấp dẫn với mọi người, đã và đang truy tìm chân lý tâm linh.
Giáo xứ Mai Khôi & Ban Mỹ Thuật Đa Minh tổ chức triển lãm Tranh, Ảnh, Tượng với chủ đề: “Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại”. Với sự tham gia của các họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia, nổi tiếng trong và ngoài Công Giáo, gồm nhiều thể loại, chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, tranh dán giấy,..... tượng đá, đồng, đất nung, gỗ..... và ảnh nghệ thuật.
Với sự kiện kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 Ban Mỹ Thuật Đa Minh:
- Phát hành quyển sách “Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại” vào ngày khai mạc 06/8/2013. Với sự trình bày mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Hà. Nội dung sách nói về nguồn gốc cũa mỹ thuật Công Giáo Việt Nam, từ thuở ban mai cho đến ngày nay. Của nhóm biên soạn dominiart.
- Vẽ tặng chân dung, thư pháp, miễn phí trong giờ khai mạc.
- Chụp ảnh lưu niệm với các nghệ sĩ nơi triển lãm
- Viết lên vài dòng cảm tưởng của chính mình khi tham quan Even, trong sổ Vàng của Ban Mỹ Thuật Đa Minh sẽ được lưu giữ và trân trọng.
- Có tiệc nhẹ mời tất cả khách dự triển lãm
Đây là dịp giao lưu văn hóa mở rộng của nhiều thế hệ, nhiều trường phái mỹ thuật Sài Gòn, rất bổ ích và hấp dẫn với mọi người, đã và đang truy tìm chân lý tâm linh.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Sầu Bi
Nguyễn Trung Tây, Lm. SVD
21:20 29/07/2013
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm. (SVD)
À ơi, con tôi!
Thân này Mẹ bồng,
Chăm sóc, dưỡng nuôi
À ơi, núi Sọ
Lấy đi mạng con,
À ơi, đồi cao
Lấy đi hồn Mẹ!
(NTT)