Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:30 27/07/2013
TIÊN CỜ TRONG THÂM SƠN
Vương Cơ Tân là một cao thủ đánh cờ tướng, một hôm ông ta bị lạc đường trong thâm sơn nên ở tạm trong nhà vợ chồng cô tẩu. Nửa đêm, ông ta nghe tiếng nói chuyện của đôi vợ chồng đang đánh cờ tướng thì phát hiện nghệ thuật đánh cờ của họ rất cao thâm, thế là cao thủ đánh cờ vội nhảy xuống giường xin hai người dạy mình đánh cờ.
Qua một đêm học tập Vương Cơ Tân cảm thấy nghệ thuật đánh cờ của mình tiến bộ thần tốc, kỷ xảo đánh cờ đã đạt đến mức thần kỳ của nó, ông ta cảm thấy kỳ lạ.
Trời chưa sáng, Vương Cơ Tân cáo biệt hai người, ông ta cúi mình rất sâu lạy hai người, nhưng khi ông ta ngẫng đầu lên thì không thấy hai người đâu cả, ngay cả mái nhà tranh mà ông ta ở tạm cũng không thấy luôn.
Sau này Vương Cơ Tân mới biết mình gặp được hai vị tiên cờ.
(Đường, “Tập dị ký”)
Suy tư:
Trong cuộc sống có những người gặp được cơ duyên với các bậc kỳ tài trong thiên hạ: có người may mắn gặp được sư phụ giỏi và trở thành đệ từ nổi tiếng trong giang hồ; có người có duyên gặp được thầy thuốc giỏi khi bệnh thập tử nhất sinh; có người có cơ may học được những kỷ thuật đánh cờ tuyệt diệu.v.v...người ta gọi những may mắn đó là những cơ duyên, cơ may...
Trong đời sống của người Ki-tô hữu thường gặp nhiều cơ duyên may mắn, từ khi sinh ra trở thành con cái của Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội, cho đến khi nhắm mắt lìa đời họ cũng có được cơ hội đón nhận phép lành tình yêu của Thiên Chúa qua bí tích Xức Dầu Thánh, và trong cuộc đời của họ, Thiên Chúa đã tuôn đổ rất nhiều hồng ân của Ngài cho họ, để họ nắm bắt cơ may ấy để trở thành con người được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt, trở thành người hữu dụng cho xã hội và cho Giáo Hội.
Câu chuyện huyền thoại dã sử trên đây kể chuyện Vương Cơ Tân may mắn được gặp hai ông tiên đánh cờ giỏi dạy dỗ, nên trở thành người đánh cờ giỏi,.
Người Ki-tô hữu được Đức Chúa Thánh Thần trực tiếp dạy dỗ là chuyện có thật, chính Ngài đã dạy họ cách sống làm người Ki-tô hữu trong thế gian và cách đón nhận ơn sủng của Chúa cách hiệu quả, để họ sống làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của họ.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Vương Cơ Tân là một cao thủ đánh cờ tướng, một hôm ông ta bị lạc đường trong thâm sơn nên ở tạm trong nhà vợ chồng cô tẩu. Nửa đêm, ông ta nghe tiếng nói chuyện của đôi vợ chồng đang đánh cờ tướng thì phát hiện nghệ thuật đánh cờ của họ rất cao thâm, thế là cao thủ đánh cờ vội nhảy xuống giường xin hai người dạy mình đánh cờ.
Qua một đêm học tập Vương Cơ Tân cảm thấy nghệ thuật đánh cờ của mình tiến bộ thần tốc, kỷ xảo đánh cờ đã đạt đến mức thần kỳ của nó, ông ta cảm thấy kỳ lạ.
Trời chưa sáng, Vương Cơ Tân cáo biệt hai người, ông ta cúi mình rất sâu lạy hai người, nhưng khi ông ta ngẫng đầu lên thì không thấy hai người đâu cả, ngay cả mái nhà tranh mà ông ta ở tạm cũng không thấy luôn.
Sau này Vương Cơ Tân mới biết mình gặp được hai vị tiên cờ.
(Đường, “Tập dị ký”)
Suy tư:
Trong cuộc sống có những người gặp được cơ duyên với các bậc kỳ tài trong thiên hạ: có người may mắn gặp được sư phụ giỏi và trở thành đệ từ nổi tiếng trong giang hồ; có người có duyên gặp được thầy thuốc giỏi khi bệnh thập tử nhất sinh; có người có cơ may học được những kỷ thuật đánh cờ tuyệt diệu.v.v...người ta gọi những may mắn đó là những cơ duyên, cơ may...
Trong đời sống của người Ki-tô hữu thường gặp nhiều cơ duyên may mắn, từ khi sinh ra trở thành con cái của Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội, cho đến khi nhắm mắt lìa đời họ cũng có được cơ hội đón nhận phép lành tình yêu của Thiên Chúa qua bí tích Xức Dầu Thánh, và trong cuộc đời của họ, Thiên Chúa đã tuôn đổ rất nhiều hồng ân của Ngài cho họ, để họ nắm bắt cơ may ấy để trở thành con người được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt, trở thành người hữu dụng cho xã hội và cho Giáo Hội.
Câu chuyện huyền thoại dã sử trên đây kể chuyện Vương Cơ Tân may mắn được gặp hai ông tiên đánh cờ giỏi dạy dỗ, nên trở thành người đánh cờ giỏi,.
Người Ki-tô hữu được Đức Chúa Thánh Thần trực tiếp dạy dỗ là chuyện có thật, chính Ngài đã dạy họ cách sống làm người Ki-tô hữu trong thế gian và cách đón nhận ơn sủng của Chúa cách hiệu quả, để họ sống làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của họ.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:32 27/07/2013
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 11, 1-13
“Anh em cứ xin thì sẽ được”
Bạn thân mến,
Con người ta càng ngày càng có nhiều nhu cầu, nên càng có nhiều phát minh để đáp ứng nhu cầu, nhưng tất cả những nhu cầu ấy không những làm cho cuộc sống của con người thăng tiến, mà còn phải giúp cho cuộc sống tâm linh của chúng ta tiến triển, bằng không, những nhu cầu ấy như những cây gai rậm rạp che khuất và làm ngộp thở đức tin của chúng ta.
Có những người nghèo đến gõ cửa người nhà giàu nhưng cánh cửa vẫn vô tri vô giác không nhúc nhích, mặc dù chủ nhân của nó là người có địa vị cao trong xã hội; có những người bệnh nghèo đến gõ cửa bệnh viện nhưng được câu trả lời của cô y tá phòng trực: hôm nay bác sĩ bận tiếp khách; có những em bé nghèo đi gõ từng bàn ăn của thực khách trong quán cơm, để xin miếng cơm thừa nhưng bị chủ quán cầm roi quát mắng đuổi đi, đó là những thực tại có thật xảy ra hằng ngày trong cuộc sống mà bạn và tôi đã thấy.
Và có những lúc bạn và tôi –người Ki-tô hữu- gõ cửa mà Đức Chúa Giê-su không mở cửa, bởi vì chúng ta đã không mở cửa cho anh em; có những lúc bạn và tôi cầu xin mà không được, là bởi vì chúng ta không mở cửa cho tha nhân; có những lúc chúng ta tìm mà không gặp vì chúng ta không mở cửa cho người hoạn nạn đau khổ.v.v…
Gõ cửa là dấu hiệu có người đến nhà và cũng là tiếng của Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta, Ngài, vị Thiên Chúa mà chúng ta đang tiếp đón trong thân phận người ăn mày gõ cửa, sẽ làm cho hành động mở cửa của chúng ta có giá trị hơn, đó là không những Ngài bước vào trong nhà, mà còn bước vào trong tâm hồn của chúng ta, để trong thân phận người nghèo, người bệnh hoạn, Ngài xin chúng ta rộng lòng giúp đỡ, và trong thân phận của một vị Thiên Chúa, Ngài ban ơn cho chúng ta khi chúng ta mở cửa đón tiếp tha nhân.
Gõ cửa là hành động của hy vọng và tín nhiệm, khi cầu xin với Thiên Chúa là chúng ta đã gõ cửa lòng nhân ái của Ngài với yêu thương và tin tưởng của chúng ta. Cũng vậy, khi người nghèo, người bất hạnh, người cô thế hoặc bất cứ người nào chăng nữa gõ cửa nhà chúng ta, là họ đã tin và hy vọng rằng chúng ta sẽ giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Thiên Chúa sẽ không mở cửa thiên đàng cho chúng ta nếu chúng ta không mở cửa nhà mình để tiếp đón tha nhân; Thiên Chúa cũng sẽ không mở kho tàng ân sủng cho chúng ta, nếu chúng ta không chia sẻ với tha nhân những gì mình đã nhận được từ Thiên Chúa.
Bạn thân mến,
Mỗi ngày trong cuộc sống, bạn và tôi đã mở cửa nhà ban sáng và đóng lại vào ban đêm, chúng ta mở cửa để bắt đầu hòa vào cuộc sống với mọi người trong xã hội: người đi làm, kẻ thì đi học, người khác lại đi chơi. Nhà chúng ta cửa đã mở, nhưng tâm hồn chúng ta vẫn chưa mở ra để đón nhận tha nhân vào một ngăn nào đó trong tâm hồn của mình, như Thiên Chúa đã đón nhận chúng ta vào trong tình yêu của Ngài.
Chúng ta gõ cửa kêu cầu với Thiên Chúa nhưng lại không mở cửa với tha nhân; chúng ta tìm Thiên Chúa khắp nơi nhưng Ngài đang đứng trước mặt và đứng bên cạnh chúng ta mà chúng ta không muốn thấy; chúng ta lớn tiếng đọc kinh cầu nguyện để Thiên Chúa nghe được lòng thành của mình, nhưng lại giả điếc trước lời kêu cứu của người nghèo…
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta mở lòng mình trước với tha nhân rồi sau đó hãy đến gõ cửa với Ngài, đó là ý chính của bài Tin Mừng hôm nay vậy…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 11, 1-13
“Anh em cứ xin thì sẽ được”
Bạn thân mến,
Con người ta càng ngày càng có nhiều nhu cầu, nên càng có nhiều phát minh để đáp ứng nhu cầu, nhưng tất cả những nhu cầu ấy không những làm cho cuộc sống của con người thăng tiến, mà còn phải giúp cho cuộc sống tâm linh của chúng ta tiến triển, bằng không, những nhu cầu ấy như những cây gai rậm rạp che khuất và làm ngộp thở đức tin của chúng ta.
Có những người nghèo đến gõ cửa người nhà giàu nhưng cánh cửa vẫn vô tri vô giác không nhúc nhích, mặc dù chủ nhân của nó là người có địa vị cao trong xã hội; có những người bệnh nghèo đến gõ cửa bệnh viện nhưng được câu trả lời của cô y tá phòng trực: hôm nay bác sĩ bận tiếp khách; có những em bé nghèo đi gõ từng bàn ăn của thực khách trong quán cơm, để xin miếng cơm thừa nhưng bị chủ quán cầm roi quát mắng đuổi đi, đó là những thực tại có thật xảy ra hằng ngày trong cuộc sống mà bạn và tôi đã thấy.
Và có những lúc bạn và tôi –người Ki-tô hữu- gõ cửa mà Đức Chúa Giê-su không mở cửa, bởi vì chúng ta đã không mở cửa cho anh em; có những lúc bạn và tôi cầu xin mà không được, là bởi vì chúng ta không mở cửa cho tha nhân; có những lúc chúng ta tìm mà không gặp vì chúng ta không mở cửa cho người hoạn nạn đau khổ.v.v…
Gõ cửa là dấu hiệu có người đến nhà và cũng là tiếng của Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta, Ngài, vị Thiên Chúa mà chúng ta đang tiếp đón trong thân phận người ăn mày gõ cửa, sẽ làm cho hành động mở cửa của chúng ta có giá trị hơn, đó là không những Ngài bước vào trong nhà, mà còn bước vào trong tâm hồn của chúng ta, để trong thân phận người nghèo, người bệnh hoạn, Ngài xin chúng ta rộng lòng giúp đỡ, và trong thân phận của một vị Thiên Chúa, Ngài ban ơn cho chúng ta khi chúng ta mở cửa đón tiếp tha nhân.
Gõ cửa là hành động của hy vọng và tín nhiệm, khi cầu xin với Thiên Chúa là chúng ta đã gõ cửa lòng nhân ái của Ngài với yêu thương và tin tưởng của chúng ta. Cũng vậy, khi người nghèo, người bất hạnh, người cô thế hoặc bất cứ người nào chăng nữa gõ cửa nhà chúng ta, là họ đã tin và hy vọng rằng chúng ta sẽ giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Thiên Chúa sẽ không mở cửa thiên đàng cho chúng ta nếu chúng ta không mở cửa nhà mình để tiếp đón tha nhân; Thiên Chúa cũng sẽ không mở kho tàng ân sủng cho chúng ta, nếu chúng ta không chia sẻ với tha nhân những gì mình đã nhận được từ Thiên Chúa.
Bạn thân mến,
Mỗi ngày trong cuộc sống, bạn và tôi đã mở cửa nhà ban sáng và đóng lại vào ban đêm, chúng ta mở cửa để bắt đầu hòa vào cuộc sống với mọi người trong xã hội: người đi làm, kẻ thì đi học, người khác lại đi chơi. Nhà chúng ta cửa đã mở, nhưng tâm hồn chúng ta vẫn chưa mở ra để đón nhận tha nhân vào một ngăn nào đó trong tâm hồn của mình, như Thiên Chúa đã đón nhận chúng ta vào trong tình yêu của Ngài.
Chúng ta gõ cửa kêu cầu với Thiên Chúa nhưng lại không mở cửa với tha nhân; chúng ta tìm Thiên Chúa khắp nơi nhưng Ngài đang đứng trước mặt và đứng bên cạnh chúng ta mà chúng ta không muốn thấy; chúng ta lớn tiếng đọc kinh cầu nguyện để Thiên Chúa nghe được lòng thành của mình, nhưng lại giả điếc trước lời kêu cứu của người nghèo…
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta mở lòng mình trước với tha nhân rồi sau đó hãy đến gõ cửa với Ngài, đó là ý chính của bài Tin Mừng hôm nay vậy…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:34 27/07/2013
N2T |
22. Thánh Kinh giống như tấm gương soi của linh hồn, phản ảnh lại khuôn mặt thật tâm hồn của chúng ta là sạch sẽ hay dơ bẩn, thì chúng ta có thể nhìn rất rõ ràng.
(Thánh Gregory)------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:37 27/07/2013
ĐỐI THOẠI (2)
Giáo dân hỏi cha sở:
- “Thưa cha, tại sao cha đi tu ?”
Cha sở cười cười hỏi lại:
- “Tại sao ông lập gia đình ?”
- “Vì con thích lấy vợ.”
Cha sở cười lớn, nói:
- “Tôi cũng vậy, vì tôi thích đi tu.”
Cả hai cha con cùng cười, cha sở cảm thấy vui vui trong lòng, vì giáo dân đã coi cha như người thân, không còn sợ sệt, không còn ngăn cách và không còn coi cha như người...cõi trên nữa.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giáo dân hỏi cha sở:
- “Thưa cha, tại sao cha đi tu ?”
Cha sở cười cười hỏi lại:
- “Tại sao ông lập gia đình ?”
- “Vì con thích lấy vợ.”
Cha sở cười lớn, nói:
- “Tôi cũng vậy, vì tôi thích đi tu.”
Cả hai cha con cùng cười, cha sở cảm thấy vui vui trong lòng, vì giáo dân đã coi cha như người thân, không còn sợ sệt, không còn ngăn cách và không còn coi cha như người...cõi trên nữa.
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
CN 17C : Thân Cha, phận con
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:29 27/07/2013
CN 17C : Thân Cha, phận con
Hôm nay Chúa dạy về cầu nguyện. Nhưng ta không khai triển đề tài cầu nguyện, mà triển khai một góc nhỏ, nhưng là đỉnh lớn của nội dung lời nguyện. Chúa dạy cầu nguyện. Và cầu nguyên bằng kinh Lạy Cha. Ta chỉ dừng lại tiếng xưng hô “Lạy Cha” đó mà thôi.
I. Phận con
1. Chúng ta không phải là anh em mồ côi.
Câu chúng ta thường nghe “tứ hải giai huynh đệ” : khắp bốn bể đều là anh em, câu này thoạt tưởng là hay, nhưng suy nghĩ lại, lại thiếu một yếu tố quan trọng. Tất cả là anh em, nhưng lại là anh em … mồ côi, vì không có cha. Quan là “dân chi phụ mẫu,” thì quan đó cũng chỉ là cha mẹ của một góc nhỏ dân: dân Tàu, dân Việt… chứ bốn bể làm gì có ông quan nào làm chủ được để gọi là mẹ là cha. Còn suy ra từ kinh Lạy Cha, thì chúng ta là anh em, và không mồ côi vì có chung một Cha trên trời. Anh cũng đọc Lạy Cha, tôi cũng đọc lạy Cha, chị cũng xướng Lạy Cha… và là một Cha thôi, nên tất cả trở thành anh em. Tứ hải giai huynh đệ nhi đồng nhất phụ. Để có thể bao phủ cả bốn bể, chỉ có bầu trời. Để có thể làm cha anh em trong bốn bể chỉ có Ông Trời. Và chính Ông Trời này là Cha của chúng ta. Lạy Cha, Đấng ngự trên Trời.
2. Ai cho ta quyền này : gọi Ông Trời, Chúa Trời là Cha chúng ta. Hẳn ai cũng trả lời được. Chính Chúa Giêsu. Không có Ngài chẳng ai dám gọi Chúa Trời là Cha.
Trong Thánh lễ, trước kinh Lạy Cha, chúng ta nghe lời dẫn thế nào ? Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo Lời Người dạy, chúng ta dám (cả dám, cả gan, gan cùng mình) nguyện rằng. Một chỗ khác Chúa nói rõ, “Thầy đi về cùng Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em.” Không phải Cha của Thầy khác Cha chúng ta, mà Chúa Giêsu và chúng ta có chung một Cha, nên ta là anh em với nhau, và là em (dẫu bảy tám mươi tuổi, dẫu sinh ra trước khi Đức Giêsu xuống thế làm người, thời ông Bành Tổ cổ lai) tất cả đều là em của Đức Giêsu. Ngài là Trưởng Tử, của một đàn em đông đúc (Rm 8,29 : “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”).
Và Chúa Giêsu chỉ cho ta quyền này thông qua Chúa Thánh Thần. Chính nhờ nước và Thánh Thần, tức Phép Thánh Tẩy, mà Thánh Thần, tức vị thần thánh hoá, biến ta thành thánh, để ta dám, cả dám cùng với Thánh Thần trong ta, kêu lên abba, Cha ơi Cha. (Gl 4,6 : Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : "Áp-ba, Cha ơi !")
Vậy mà chúng ta có thấy chói tai và mâu thuẫn không, khi vào xưng tội, có linh mục nói cách rất tự nhiên : để “đền tội”, con hãy đọc 3 kinh Lạy Cha. Làm như đọc Kinh Lạy Cha là một hình phạt, như để đền tội phá trong lớp, hãy quì gối trên vỏ sầu riêng một giờ !
Đọc Kinh Lạy Cha, được kêu Cha ơi Cha là một ân phúc, đâu phải ai muốn cũng được. Phải những kẻ đã được tái sinh trong Phép Rửa bằng nước và Thánh Thần.
Thời nguyên thuỷ Kitô giáo, và nay khi Công Đồng muốn trở về nguồn để chia thành nhiều giai đoạn khi cử hành bí tích thánh tẩy, thì, dự tòng chỉ được trao kinh Lạy Cha cuối cùng (Kinh Tin Kính được trao trong giai đoạn trước), ngay trước khi lãnh nhận Phép Rửa, để khi được thánh tẩy xong là trở thành em Chúa Giêsu, thành con Chúa Cha, để vinh hạnh đọc kinh Lạy Cha, gọi Chúa Trời là Cha ơi Cha.
Trong một lớp học về phụng vụ khi còn ở Chicago, tôi có nêu lên lưu ý này : tại sao lại nói : để đền tội, hãy đọc kinh Lạy Cha. Cả lớp thấy có lý và cuối giờ ông thầy vẫn còn tâm đắc cho nên nói với cả lớp lúc đứng dậy đọc kinh kết thúc : for penalty say Glory to the Father (one time).
Chị thánh Têrêxa chẳng bao giờ đọc hết câu đầu của kinh Lạy Cha chứ đừng nói là hết cả kinh. Bởi vì mới đọc được hai chữ Lạy Cha, mà tiếng ngoại quốc thì có thể hiểu thân mật hơn: cha ơi, Bố ơi, Ba ơi… là chị không đọc thêm được nữa, vì nghĩ mình là ai. Nhỏ bé, thấp hèn, tội lỗi, mà được phép gọi Chúa Tể đất trời là Ba ơi, không thể hiểu nổi. Chị ngất ngây với tiếng kêu Cha ơi, mà không thể đọc thêm được danh Cha cả sáng nước Cha trị đến gì nữa…
Các chị nữ và các bà mẹ đừng buồn, khi thấy Chúa chỉ được gọi là Cha. Vậy ngài không là Mẹ hay sao ?
Trong khoá họp THĐGM về gia đình ở Roma, tháng 10-1980, ĐGM Nguyễn văn Hoà có phát biểu: khi chúng ta gọi Chúa là Cha, chúng ta mới gọi được 50% phẩm tính, danh xưng của Chúa. Sau buổi họp, một chuyên viên Kinh Thánh, và một chuyên gia về luật đến nói với Đức Cha : ngài nói đúng. Nhưng tiếc thay cho đến nay ta chưa tìm được cách nào để vượt ra khỏi, bởi bản văn Kinh Thánh ghi rõ ràng Abba, Cha ơi Cha (chứ không phải Imma : má à má).
ĐGH Gioan Phaolô II hình như còn đi xa hơn khi vào đầu triều đại của ngài, ngài đã nói: Chúa là Cha, hơn thế nữa, Chúa là Mẹ. Vậy là “hơn thế nữa” có thể Chúa là Mẹ 60, Chúa là Cha 40 (tứ lục) ! Ta không lạm bàn thêm vì là vấn đề khá nóng bỏng, nhất là tại các nước phương Tây. Gọi Chúa là She or He.
Vậy là ta cứ phải theo truyền thống gọi Chúa là Cha nhưng vẫn ngầm hiểu “hơn thế nữa Ngài là Mẹ,” bởi lẽ để diễn tả tình yêu (chứ không phải uy quyền) thì lòng Mẹ vẫn là biểu tượng vượt trội hơn ý chí của Cha.
II. Thân Cha
Nếu Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, thì ta cũng có thể nhìn vào ta mà suy ra Chúa.
Một người bạn có đứa con đầu lòng tâm sư : “lần đầu tiên khi nghe đứa con gọi : Bố ơi, tôi bủn rủn cả chân tay, một luồng điện cực mạnh chạy khắp cơ thể, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.” Quả thật. Gọi ai là cha tức là nhận người ấy là ân nhân lớn nhất đời mình. Vì nhờ cha, ta nhận được món quà tặng quý giá nhất đó là sự sống.
Tôi có một anh bạn, cùng lớp thời chủng viện, nay anh làm bố đời, tôi làm cha đạo. Anh ở vùng quê Cái Sắn, nhiều nắng lắm sương vất vả nuôi nấng gia đình. Anh nói, “mỗi ngày đi làm ruộng về, mệt muốn chết, nhưng khi về đến nhà nghe đứa nhỏ kêu lên : ba về, bố về… thấy mệt mỏi chạy mất tiêu.”
Vậy khi ta gọi Chúa là “Cha ơi Cha,” ta đã suy xét trong phần I rằng đó là một ân phúc lớn lao, không sao cảm tạ, thì trong phần II này, ta thử “chơi cha” một chút, khi ta gọi Chúa là Cha, Chúa có sung sướng quên đi mệt mỏi, xúc phạm của ta như hai bố đời, bố trần gian trên đây tâm sự không ? Có được phép áp dụng tâm trạng của bố dưới trần cho Cha trên trời không ? Hẳn là được. Vì ta được tạo dựng giông giống như Chúa mà.
Bởi đó khi cầu nguyện, xin ơn gì, chỉ cần kêu ba ơi ba là Cha trời sẽ “bủn rủn tay chân, sẽ quên hết lỗi lầm của ta, mà ban cho ta hết ơn này đến ơn kia.” Chính bài Tin Mừng đoạn cuối cho ta biết điều này “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp ? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?"
Không cần nói gì nhiều, Cha trên trời cũng ban ơn dư dật.
Để minh hoạ cho điều này có rất nhiều mẫu gương. Chuyện kể cũng nhiều mà tiểu sử thánh nhân cũng không thiếu. Nên chỉ nhắc đến một, mà là một chuyện :
Số là chàng tu sinh kia đi sớm, quên mang sách kinh để cầu nguyện. Thế là chàng nảy ra lời nguyện này : “Cha ơi, con quên sách rồi, bây giờ con đọc cho Cha 24 mẫu tự, ba lần. Cha muốn ghép (giống chương trình “chiếc nón kì diệu”) chữ nào vào ô nào cho đúng cho đẹp ý Cha thì Cha cứ ghép."
Chúa Cha trên trời phán với triều thần : từ trước tới nay Ta chưa hề nghe được lời cầu nguyện nào hay như thế.
Hay ở chỗ phó thác hết cho Cha, cho bố. Bố muốn làm gì bố làm.
Ta đang sống trong Năm Đức Tin. Sống đức tin là phải truyền bá đức tin, tức làm cho nhiều người nhận biết và tin Chúa là Cha (Chúng con nguyện danh Cha cả sáng). Chúa thì nhiều người cũng nhận biết rồi, nhưng đây là : Chúa là Cha, ba ơi ba. Rồi từ nhận biết và tin, họ sẽ gia nhập vào gia đình Cha (Nước Cha trị đến).
Nhưng trước tiên, bản thân ta hãy sống cho đẹp tình Cha con. Kêu Chúa thật thân tình “Ba ơi Ba,” chắc Chúa sẽ bủn rủn tay chân và sung sướng vì tiếng gọi phó thác của ta. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Hôm nay Chúa dạy về cầu nguyện. Nhưng ta không khai triển đề tài cầu nguyện, mà triển khai một góc nhỏ, nhưng là đỉnh lớn của nội dung lời nguyện. Chúa dạy cầu nguyện. Và cầu nguyên bằng kinh Lạy Cha. Ta chỉ dừng lại tiếng xưng hô “Lạy Cha” đó mà thôi.
I. Phận con
1. Chúng ta không phải là anh em mồ côi.
Câu chúng ta thường nghe “tứ hải giai huynh đệ” : khắp bốn bể đều là anh em, câu này thoạt tưởng là hay, nhưng suy nghĩ lại, lại thiếu một yếu tố quan trọng. Tất cả là anh em, nhưng lại là anh em … mồ côi, vì không có cha. Quan là “dân chi phụ mẫu,” thì quan đó cũng chỉ là cha mẹ của một góc nhỏ dân: dân Tàu, dân Việt… chứ bốn bể làm gì có ông quan nào làm chủ được để gọi là mẹ là cha. Còn suy ra từ kinh Lạy Cha, thì chúng ta là anh em, và không mồ côi vì có chung một Cha trên trời. Anh cũng đọc Lạy Cha, tôi cũng đọc lạy Cha, chị cũng xướng Lạy Cha… và là một Cha thôi, nên tất cả trở thành anh em. Tứ hải giai huynh đệ nhi đồng nhất phụ. Để có thể bao phủ cả bốn bể, chỉ có bầu trời. Để có thể làm cha anh em trong bốn bể chỉ có Ông Trời. Và chính Ông Trời này là Cha của chúng ta. Lạy Cha, Đấng ngự trên Trời.
2. Ai cho ta quyền này : gọi Ông Trời, Chúa Trời là Cha chúng ta. Hẳn ai cũng trả lời được. Chính Chúa Giêsu. Không có Ngài chẳng ai dám gọi Chúa Trời là Cha.
Trong Thánh lễ, trước kinh Lạy Cha, chúng ta nghe lời dẫn thế nào ? Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo Lời Người dạy, chúng ta dám (cả dám, cả gan, gan cùng mình) nguyện rằng. Một chỗ khác Chúa nói rõ, “Thầy đi về cùng Cha của Thầy và cũng là Cha của anh em.” Không phải Cha của Thầy khác Cha chúng ta, mà Chúa Giêsu và chúng ta có chung một Cha, nên ta là anh em với nhau, và là em (dẫu bảy tám mươi tuổi, dẫu sinh ra trước khi Đức Giêsu xuống thế làm người, thời ông Bành Tổ cổ lai) tất cả đều là em của Đức Giêsu. Ngài là Trưởng Tử, của một đàn em đông đúc (Rm 8,29 : “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”).
Và Chúa Giêsu chỉ cho ta quyền này thông qua Chúa Thánh Thần. Chính nhờ nước và Thánh Thần, tức Phép Thánh Tẩy, mà Thánh Thần, tức vị thần thánh hoá, biến ta thành thánh, để ta dám, cả dám cùng với Thánh Thần trong ta, kêu lên abba, Cha ơi Cha. (Gl 4,6 : Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : "Áp-ba, Cha ơi !")
Vậy mà chúng ta có thấy chói tai và mâu thuẫn không, khi vào xưng tội, có linh mục nói cách rất tự nhiên : để “đền tội”, con hãy đọc 3 kinh Lạy Cha. Làm như đọc Kinh Lạy Cha là một hình phạt, như để đền tội phá trong lớp, hãy quì gối trên vỏ sầu riêng một giờ !
Đọc Kinh Lạy Cha, được kêu Cha ơi Cha là một ân phúc, đâu phải ai muốn cũng được. Phải những kẻ đã được tái sinh trong Phép Rửa bằng nước và Thánh Thần.
Thời nguyên thuỷ Kitô giáo, và nay khi Công Đồng muốn trở về nguồn để chia thành nhiều giai đoạn khi cử hành bí tích thánh tẩy, thì, dự tòng chỉ được trao kinh Lạy Cha cuối cùng (Kinh Tin Kính được trao trong giai đoạn trước), ngay trước khi lãnh nhận Phép Rửa, để khi được thánh tẩy xong là trở thành em Chúa Giêsu, thành con Chúa Cha, để vinh hạnh đọc kinh Lạy Cha, gọi Chúa Trời là Cha ơi Cha.
Trong một lớp học về phụng vụ khi còn ở Chicago, tôi có nêu lên lưu ý này : tại sao lại nói : để đền tội, hãy đọc kinh Lạy Cha. Cả lớp thấy có lý và cuối giờ ông thầy vẫn còn tâm đắc cho nên nói với cả lớp lúc đứng dậy đọc kinh kết thúc : for penalty say Glory to the Father (one time).
Chị thánh Têrêxa chẳng bao giờ đọc hết câu đầu của kinh Lạy Cha chứ đừng nói là hết cả kinh. Bởi vì mới đọc được hai chữ Lạy Cha, mà tiếng ngoại quốc thì có thể hiểu thân mật hơn: cha ơi, Bố ơi, Ba ơi… là chị không đọc thêm được nữa, vì nghĩ mình là ai. Nhỏ bé, thấp hèn, tội lỗi, mà được phép gọi Chúa Tể đất trời là Ba ơi, không thể hiểu nổi. Chị ngất ngây với tiếng kêu Cha ơi, mà không thể đọc thêm được danh Cha cả sáng nước Cha trị đến gì nữa…
Các chị nữ và các bà mẹ đừng buồn, khi thấy Chúa chỉ được gọi là Cha. Vậy ngài không là Mẹ hay sao ?
Trong khoá họp THĐGM về gia đình ở Roma, tháng 10-1980, ĐGM Nguyễn văn Hoà có phát biểu: khi chúng ta gọi Chúa là Cha, chúng ta mới gọi được 50% phẩm tính, danh xưng của Chúa. Sau buổi họp, một chuyên viên Kinh Thánh, và một chuyên gia về luật đến nói với Đức Cha : ngài nói đúng. Nhưng tiếc thay cho đến nay ta chưa tìm được cách nào để vượt ra khỏi, bởi bản văn Kinh Thánh ghi rõ ràng Abba, Cha ơi Cha (chứ không phải Imma : má à má).
ĐGH Gioan Phaolô II hình như còn đi xa hơn khi vào đầu triều đại của ngài, ngài đã nói: Chúa là Cha, hơn thế nữa, Chúa là Mẹ. Vậy là “hơn thế nữa” có thể Chúa là Mẹ 60, Chúa là Cha 40 (tứ lục) ! Ta không lạm bàn thêm vì là vấn đề khá nóng bỏng, nhất là tại các nước phương Tây. Gọi Chúa là She or He.
Vậy là ta cứ phải theo truyền thống gọi Chúa là Cha nhưng vẫn ngầm hiểu “hơn thế nữa Ngài là Mẹ,” bởi lẽ để diễn tả tình yêu (chứ không phải uy quyền) thì lòng Mẹ vẫn là biểu tượng vượt trội hơn ý chí của Cha.
II. Thân Cha
Nếu Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, thì ta cũng có thể nhìn vào ta mà suy ra Chúa.
Một người bạn có đứa con đầu lòng tâm sư : “lần đầu tiên khi nghe đứa con gọi : Bố ơi, tôi bủn rủn cả chân tay, một luồng điện cực mạnh chạy khắp cơ thể, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.” Quả thật. Gọi ai là cha tức là nhận người ấy là ân nhân lớn nhất đời mình. Vì nhờ cha, ta nhận được món quà tặng quý giá nhất đó là sự sống.
Tôi có một anh bạn, cùng lớp thời chủng viện, nay anh làm bố đời, tôi làm cha đạo. Anh ở vùng quê Cái Sắn, nhiều nắng lắm sương vất vả nuôi nấng gia đình. Anh nói, “mỗi ngày đi làm ruộng về, mệt muốn chết, nhưng khi về đến nhà nghe đứa nhỏ kêu lên : ba về, bố về… thấy mệt mỏi chạy mất tiêu.”
Vậy khi ta gọi Chúa là “Cha ơi Cha,” ta đã suy xét trong phần I rằng đó là một ân phúc lớn lao, không sao cảm tạ, thì trong phần II này, ta thử “chơi cha” một chút, khi ta gọi Chúa là Cha, Chúa có sung sướng quên đi mệt mỏi, xúc phạm của ta như hai bố đời, bố trần gian trên đây tâm sự không ? Có được phép áp dụng tâm trạng của bố dưới trần cho Cha trên trời không ? Hẳn là được. Vì ta được tạo dựng giông giống như Chúa mà.
Bởi đó khi cầu nguyện, xin ơn gì, chỉ cần kêu ba ơi ba là Cha trời sẽ “bủn rủn tay chân, sẽ quên hết lỗi lầm của ta, mà ban cho ta hết ơn này đến ơn kia.” Chính bài Tin Mừng đoạn cuối cho ta biết điều này “Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó ? Hoặc nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp ? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người ?"
Không cần nói gì nhiều, Cha trên trời cũng ban ơn dư dật.
Để minh hoạ cho điều này có rất nhiều mẫu gương. Chuyện kể cũng nhiều mà tiểu sử thánh nhân cũng không thiếu. Nên chỉ nhắc đến một, mà là một chuyện :
Số là chàng tu sinh kia đi sớm, quên mang sách kinh để cầu nguyện. Thế là chàng nảy ra lời nguyện này : “Cha ơi, con quên sách rồi, bây giờ con đọc cho Cha 24 mẫu tự, ba lần. Cha muốn ghép (giống chương trình “chiếc nón kì diệu”) chữ nào vào ô nào cho đúng cho đẹp ý Cha thì Cha cứ ghép."
Chúa Cha trên trời phán với triều thần : từ trước tới nay Ta chưa hề nghe được lời cầu nguyện nào hay như thế.
Hay ở chỗ phó thác hết cho Cha, cho bố. Bố muốn làm gì bố làm.
Ta đang sống trong Năm Đức Tin. Sống đức tin là phải truyền bá đức tin, tức làm cho nhiều người nhận biết và tin Chúa là Cha (Chúng con nguyện danh Cha cả sáng). Chúa thì nhiều người cũng nhận biết rồi, nhưng đây là : Chúa là Cha, ba ơi ba. Rồi từ nhận biết và tin, họ sẽ gia nhập vào gia đình Cha (Nước Cha trị đến).
Nhưng trước tiên, bản thân ta hãy sống cho đẹp tình Cha con. Kêu Chúa thật thân tình “Ba ơi Ba,” chắc Chúa sẽ bủn rủn tay chân và sung sướng vì tiếng gọi phó thác của ta. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cỏ Lùng: Liệu Còn Khả Năng Phân Biệt ?
Lm. Đaminh Hương Quất
11:21 27/07/2013
Thứ Bảy T.16 TN:
Cỏ Lùng: Liệu Còn Khả Năng Phân Biệt ?
(Mt 13, 24-30)
Dụ ngôn cỏ lùng một lần nữa cho ta thấy tình thương của Thiên Chúa đối với con người, đầy kiên nhẫn, trung kiên.
Là môn đệ theo Chúa Giêsu, thuộc về gia đình Thiên Chúa, qua dụ ngôn Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy biết kiên nhẫn và khiêm nhườn
- Kiên nhẫn: Biết chờ cho đến mùa gặt- kỳ hạn Chúa định.
- Khiêm nhường: Trong thời gian đợi chờ ấy ta đừng nóng vội- đừng than trách khi thấy sự dữ lộng hành, có vẻ đắc thắng, còn người ăn ngay ở lành xem chừng bị thiệt thua. Nhất là ta không được lạm quyền của và chỉ dành riêng cho Thiên Chúa: Phán xét xem ai là người lành người dữ, ai là lúa tốt ai là cỏ lùng.
Nhìn vào thế giới Lúa tốt và cỏ Lùng vẫn đang tồn tại.
Nhì vào Giáo Hội, Lúa tốt- cỏ Lùng cùng hiện diện.
Gần hơn, nhìn vào mảnh đất tâm hồn, Lúa tốt- cỏ Lùng, sự lành và sự dữ như hai mặt đối lập vẫn chung sống.
Vấn đề, ta để cỏ lùng lấn át lúa tốt phát triển hay ta biết dùng ơn Chúa làm giảm ‘mãnh lực’ cỏ Lùng để tạo điều kiện cho Lúa tốt phát triển, không ngừng tăng phát triển, hứa hẹn mùa gặt bội thu ?!
Vấn đề quan trọng hơn, khẩn thiết hơn, ta có còn khả năng nhận ra đâu là Lúa, đâu là cỏ Lùng. Cái nguy hiểm nhất là ta mất khả năng biện phân đâu là Lúa tốt, đâu là cỏ Lùng.
Đức Piô XII, cách đây hơn nửa thế kỷ (1946) đã cảnh cáo: “Tội lớn nhất hôm nay, đó là con người đánh mất đi cảm thức về tội”.
Lời cảnh cáo này ẫn còn nguyện tính thời sự, thậm chí thời nay còn nghiêm trọng- phổ quát hơn, ở mức báo động đỏ. Bằng chứng, ngày càng ít người đến Tòa Hòa giải, càng nhiều tội phạm gia tăng, “vô tư” trong cả những tội ác giết người hàng loạt, phá thai…
Trong môi trường tục hóa như thế, khái niệm tội lỗi xem ra xa lạ, lạc lõng giữa một thế giới văn minh đang sống, nhất là những nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển, những ý thức hệ xem vật chất quyết định tất cả.
Người ta không những đánh mất ý thức về tội- sai lệnh trong việc đánh giá tội, mà dường như còn cho đó là sản phẩm “ấu trĩ”, một mặc cảm bệnh hoạn của tôn giáo, hoặc là một ảo tưởng độc hại làm cản bước thăng tiến của con người.
Đối với họ, tội nếu có chỉ đơn giản là làm hại xã hội, vi phạm pháp luật, hay những cản trở lý tưởng bản thân . Tội lỗi bị tước mất chiều kích tôn giáo, liên quan đến ơn cứu độ. Nói cách khác, họ gạt Thiên Chúa qua bên để tự phán xét đâu là tội lỗi.
Bi kịch là ở chỗ đó. Bởi do sự bất túc tất yếu của con người, nên ta đễ lẫn lộn Lúa tốt là cỏ Lùng, hay ngược lại xem cỏ Lùng là Lúa tốt.
Trở về với dụ ngôn.
Điểm độc đáo dụ ngôn, trước sự gia tăng có phần lấn át của cỏ lùng, thái độ Chủ ruộng vẫn lạc quan và thật lạc quan. Khi nghe đầy tớ báo động có cỏ dại trong ruộng, và đề nghị diệt cỏ, ông chủ xem ra rất bình tâm, chẳng chút ngạc nhiên hay hoảng sợ. Ông tin vào khả năng lúa tốt trước sức mạnh cỏ lùng.
Và Giáo Hội khi nhìn về Tội lỗi cũng đầy lạc quan.
Tội lỗi đem đến cho con người “đêm đen” đau khổ ở mọi chiều kích, nhưng chính trong tội lỗi, vượt trên tội lỗi, nhờ Đức Gisu ta khám phá “tội Hồng Phúc ”.
Thượng Hội Đồng Giam mục 1983 bàn về đề tài Hoà giải và Thống hối, kết quả là Tông huấn “Tình Yêu Lớn Hơn Tội Lỗi” do Đức Chân phước Gioan Phaolô II ban hành, khẳng định: Giáo Hội chỉ có thể nói về tội trong bối cảnh ơn Cứu Độ, lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa, “màu nhiệm lòng thương xót của Thiên Chúa soi sáng màu nhiệm tội lỗi" (số 21-22).
Thánh Phaolô quả quyết: “Ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (x.GLCG 1848).
Không nhìn tội lỗi dưới con mắt bi quan, nên chúng ta dù có phạm tội, dù tội tày trời thế nào vẫn còn hy vọng trở về đón nhận lòng Thương xót của Chúa, biết sám hối làm lại cuộc đời tươi đẹp.
Xin được kết bằng một ‘vụn vặt’ trong cuộc sống
Anh, nhân viên một cây xăng.
Anh có niềm vui và hí hửng khoe: - Tối qua có khách đưa tiền lộn, tờ 500 (năm trăm ngàn) thay vì tờ 20 (hai chục ngàn).
- Rồi sao ?
- Thì cứ bình nhiên cho vào túi… Tự dưng Trời Phật ‘biếu’ không cho mình mấy trăm ngàn, dại gì không lấy.
- Mày không thấy lương tâm áy láy à?
- Họ sai chứ mình có sai đâu mà áy láy. Không chừng họ phải cám ơn mình nữa đấy. Sau ‘vố đau’ này họ tránh được thói cẩu thả, bất cẩn.
Anh Bạn chứng kiến câu truyện nói với tôi: Nếu không có lương tâm, không có lòng tự trọng lại còn nguỵ biện thì, thú thực có làm cho cả Đất Nước này nghèo khổ, kể cả ‘bán Nước’ thì vẫn thấy mình không sai!.
Tôi lại thấy một nguy cơ khác, đang có mức ‘tàn phá’ trên diện rộng và phổ quát: Mất dần khả năng phân biệt đâu là tội lỗi, nguy hiểm không chỉ băng hoại đời này mà có thể mất luôn đời sau.
Dụ ngôn cỏ Lúa Tốt- cỏ Lùng của Chúa Giêsu giúp suy tư- thấy rõ thêm thực trạng xã hội, song không bi quan.
Lm. Đaminh Hương Quất
Cỏ Lùng: Liệu Còn Khả Năng Phân Biệt ?
(Mt 13, 24-30)
Dụ ngôn cỏ lùng một lần nữa cho ta thấy tình thương của Thiên Chúa đối với con người, đầy kiên nhẫn, trung kiên.
Là môn đệ theo Chúa Giêsu, thuộc về gia đình Thiên Chúa, qua dụ ngôn Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy biết kiên nhẫn và khiêm nhườn
- Kiên nhẫn: Biết chờ cho đến mùa gặt- kỳ hạn Chúa định.
- Khiêm nhường: Trong thời gian đợi chờ ấy ta đừng nóng vội- đừng than trách khi thấy sự dữ lộng hành, có vẻ đắc thắng, còn người ăn ngay ở lành xem chừng bị thiệt thua. Nhất là ta không được lạm quyền của và chỉ dành riêng cho Thiên Chúa: Phán xét xem ai là người lành người dữ, ai là lúa tốt ai là cỏ lùng.
Nhìn vào thế giới Lúa tốt và cỏ Lùng vẫn đang tồn tại.
Nhì vào Giáo Hội, Lúa tốt- cỏ Lùng cùng hiện diện.
Gần hơn, nhìn vào mảnh đất tâm hồn, Lúa tốt- cỏ Lùng, sự lành và sự dữ như hai mặt đối lập vẫn chung sống.
Vấn đề, ta để cỏ lùng lấn át lúa tốt phát triển hay ta biết dùng ơn Chúa làm giảm ‘mãnh lực’ cỏ Lùng để tạo điều kiện cho Lúa tốt phát triển, không ngừng tăng phát triển, hứa hẹn mùa gặt bội thu ?!
Vấn đề quan trọng hơn, khẩn thiết hơn, ta có còn khả năng nhận ra đâu là Lúa, đâu là cỏ Lùng. Cái nguy hiểm nhất là ta mất khả năng biện phân đâu là Lúa tốt, đâu là cỏ Lùng.
Đức Piô XII, cách đây hơn nửa thế kỷ (1946) đã cảnh cáo: “Tội lớn nhất hôm nay, đó là con người đánh mất đi cảm thức về tội”.
Lời cảnh cáo này ẫn còn nguyện tính thời sự, thậm chí thời nay còn nghiêm trọng- phổ quát hơn, ở mức báo động đỏ. Bằng chứng, ngày càng ít người đến Tòa Hòa giải, càng nhiều tội phạm gia tăng, “vô tư” trong cả những tội ác giết người hàng loạt, phá thai…
Trong môi trường tục hóa như thế, khái niệm tội lỗi xem ra xa lạ, lạc lõng giữa một thế giới văn minh đang sống, nhất là những nơi có nền khoa học kỹ thuật phát triển, những ý thức hệ xem vật chất quyết định tất cả.
Người ta không những đánh mất ý thức về tội- sai lệnh trong việc đánh giá tội, mà dường như còn cho đó là sản phẩm “ấu trĩ”, một mặc cảm bệnh hoạn của tôn giáo, hoặc là một ảo tưởng độc hại làm cản bước thăng tiến của con người.
Đối với họ, tội nếu có chỉ đơn giản là làm hại xã hội, vi phạm pháp luật, hay những cản trở lý tưởng bản thân . Tội lỗi bị tước mất chiều kích tôn giáo, liên quan đến ơn cứu độ. Nói cách khác, họ gạt Thiên Chúa qua bên để tự phán xét đâu là tội lỗi.
Bi kịch là ở chỗ đó. Bởi do sự bất túc tất yếu của con người, nên ta đễ lẫn lộn Lúa tốt là cỏ Lùng, hay ngược lại xem cỏ Lùng là Lúa tốt.
Trở về với dụ ngôn.
Điểm độc đáo dụ ngôn, trước sự gia tăng có phần lấn át của cỏ lùng, thái độ Chủ ruộng vẫn lạc quan và thật lạc quan. Khi nghe đầy tớ báo động có cỏ dại trong ruộng, và đề nghị diệt cỏ, ông chủ xem ra rất bình tâm, chẳng chút ngạc nhiên hay hoảng sợ. Ông tin vào khả năng lúa tốt trước sức mạnh cỏ lùng.
Và Giáo Hội khi nhìn về Tội lỗi cũng đầy lạc quan.
Tội lỗi đem đến cho con người “đêm đen” đau khổ ở mọi chiều kích, nhưng chính trong tội lỗi, vượt trên tội lỗi, nhờ Đức Gisu ta khám phá “tội Hồng Phúc ”.
Thượng Hội Đồng Giam mục 1983 bàn về đề tài Hoà giải và Thống hối, kết quả là Tông huấn “Tình Yêu Lớn Hơn Tội Lỗi” do Đức Chân phước Gioan Phaolô II ban hành, khẳng định: Giáo Hội chỉ có thể nói về tội trong bối cảnh ơn Cứu Độ, lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa, “màu nhiệm lòng thương xót của Thiên Chúa soi sáng màu nhiệm tội lỗi" (số 21-22).
Thánh Phaolô quả quyết: “Ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (x.GLCG 1848).
Không nhìn tội lỗi dưới con mắt bi quan, nên chúng ta dù có phạm tội, dù tội tày trời thế nào vẫn còn hy vọng trở về đón nhận lòng Thương xót của Chúa, biết sám hối làm lại cuộc đời tươi đẹp.
Xin được kết bằng một ‘vụn vặt’ trong cuộc sống
Anh, nhân viên một cây xăng.
Anh có niềm vui và hí hửng khoe: - Tối qua có khách đưa tiền lộn, tờ 500 (năm trăm ngàn) thay vì tờ 20 (hai chục ngàn).
- Rồi sao ?
- Thì cứ bình nhiên cho vào túi… Tự dưng Trời Phật ‘biếu’ không cho mình mấy trăm ngàn, dại gì không lấy.
- Mày không thấy lương tâm áy láy à?
- Họ sai chứ mình có sai đâu mà áy láy. Không chừng họ phải cám ơn mình nữa đấy. Sau ‘vố đau’ này họ tránh được thói cẩu thả, bất cẩn.
Anh Bạn chứng kiến câu truyện nói với tôi: Nếu không có lương tâm, không có lòng tự trọng lại còn nguỵ biện thì, thú thực có làm cho cả Đất Nước này nghèo khổ, kể cả ‘bán Nước’ thì vẫn thấy mình không sai!.
Tôi lại thấy một nguy cơ khác, đang có mức ‘tàn phá’ trên diện rộng và phổ quát: Mất dần khả năng phân biệt đâu là tội lỗi, nguy hiểm không chỉ băng hoại đời này mà có thể mất luôn đời sau.
Dụ ngôn cỏ Lúa Tốt- cỏ Lùng của Chúa Giêsu giúp suy tư- thấy rõ thêm thực trạng xã hội, song không bi quan.
Lm. Đaminh Hương Quất
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đi đàng Thánh Giá tại bãi biển Copacabana
J.B. Đặng Minh An dịch
03:22 27/07/2013
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con những gì ? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ. .. Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con những gì ? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ. .. Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!
Ơn Đại Xá được ban cho vào dịp mừng Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Marie Thérèse Kim-Như
04:54 27/07/2013
SẮC LỆNH
CỦA TOÀ XÁ GIẢI THUỘC TÒA THÁNH
VỀ VIỆC BAN ƠN ĐẶC XÁ CHO CÁC TÍN HỮU
NHÂN DỊP NGÀY ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI THỨ 28 TẠI RIO DE JANEIRO,
TỪ NGÀY 22 ĐẾN 29 THÁNG 7 NĂM 2013
Marie Thérèse Kim-Như chuyển ngữ
từ www.vatican.va
RIO DE JANEIRO
SẮC LỆNH
Ơn Đại Xá được ban cho vào dịp mừng Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tổ chức tại Rio de Janeiro trong Năm Đức Tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô uớc ao rằng giới trẻ, trong sự hiệp thông với những mục tiêu thiêng liêng của Năm Đức Tin, đề xướng bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, hy vọng có thể đạt được những hoa trái thánh thiện vào dịp mừng Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ ngày 22 đến 29 trong tháng 7 tới đây tại Rio de Janeiro, với chủ đề : “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt 28:19)”. Vào ngày 3 tháng 6 Đức Hồng Y Trưởng Toà Xá Giải ký tên dưới đây trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha bày tỏ tâm tình của Mẹ Giáo Hội, từ Kho Tàng ân thưởng của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của Rất Thánh Đức Nữ Đồng Trinh Maria và của toàn thể các Thánh, đã ban cho giới trẻ và cho tất cả các tín hữu đã chuẩn bị tâm hồn một cách thích đáng được phép nhận lảnh món quà ân xá như sau:
a) — Được hưởng một Ơn Đại Xá mỗi ngày với điều kiện phải xưng tội, rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Ơn Đại Xá này cũng có thể dâng cho các linh hồn tín hữu đã qua đời và cho các tín hữu đang thật lòng ăn năn sám hối sẽ sốt sắng tham dự các bí tích và các nghi thức cầu nguyện sắp tới tại Rio de Janeiro.
Những tín hữu vì ngăn trở không thể đến tham dự Đại Hội - mà kết hiệp thiêng liêng trong các nghi thức, các buổi lễ trong những ngày đặc biệt này
bằng cách theo dỏi trên truyền hình và máy phát thanh hoặc, luôn luôn trong tinh thần sốt sắng đúng cách qua các phương tịện truyền thông xã hội tân thời – thì cũng đuợc phép hưởng Ơn Toàn Xá, với điều kiện là chu toàn các nghi thức thiêng liêng, bí tích và cầu nguyện với ý chỉ tuân phục Đức Giáo Hoàng.
b) — Ơn Tiểu Xá ban cho những tín hữu, đang ở bất cứ nơi đâu trong những buổi lễ đề cập ở trên, tối thiểu là với tấm lòng sám hối ăn năn mỗi một khi họ dâng lời tha thiết khẩn nguyện lên cùng Chúa cho đến hết lời nguyện kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và sốt sắng cầu khẩn cùng Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của nước Ba Tây, dưới tước hiệu “Nossa Senhora da Conceiçao Aparecida”, cùng với Các Thánh Phù Trợ và các Đấng Cầu Bàu cho Ngày Đại Hội này để Các Ngài giúp đỡ giới trẻ được củng cố trong đức tin và dẩn đến đời sống thánh thiện.
Vậy thì để các tín hữu được dễ dàng hơn chia xẻ những hồng ân tuyệt vời này, các linh mục đã được chính thức chấp nhận ngồi toà giải tội, nên đón nhận các tín hữu này với tấm lòng sẵn sàng, khoan dung, và đề nghị với họ những buổi cầu nguyện chung để cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới được thành công.
Sắc Lệnh này có hiệu lực cho dịp Đại Hội này bất chấp mọi thay đổi.
Làm tại Roma, tại Tông Toà Xá Giải Thuộc Toà Thánh, ngày 24 tháng 6, vào Năm 2013 sau Đức Kitô, trong ngày Lễ Kính Thánh Gioan Baotixita.
Hồng Y Manuel Monteiro de Castro Trưởng Toà Xá Giải
Đức Ông Krzysztof Nykiel Phụ Chính
CỦA TOÀ XÁ GIẢI THUỘC TÒA THÁNH
VỀ VIỆC BAN ƠN ĐẶC XÁ CHO CÁC TÍN HỮU
NHÂN DỊP NGÀY ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI THỨ 28 TẠI RIO DE JANEIRO,
TỪ NGÀY 22 ĐẾN 29 THÁNG 7 NĂM 2013
Marie Thérèse Kim-Như chuyển ngữ
từ www.vatican.va
RIO DE JANEIRO
SẮC LỆNH
Ơn Đại Xá được ban cho vào dịp mừng Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tổ chức tại Rio de Janeiro trong Năm Đức Tin.
Đức Thánh Cha Phanxicô uớc ao rằng giới trẻ, trong sự hiệp thông với những mục tiêu thiêng liêng của Năm Đức Tin, đề xướng bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, hy vọng có thể đạt được những hoa trái thánh thiện vào dịp mừng Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ ngày 22 đến 29 trong tháng 7 tới đây tại Rio de Janeiro, với chủ đề : “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt 28:19)”. Vào ngày 3 tháng 6 Đức Hồng Y Trưởng Toà Xá Giải ký tên dưới đây trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha bày tỏ tâm tình của Mẹ Giáo Hội, từ Kho Tàng ân thưởng của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của Rất Thánh Đức Nữ Đồng Trinh Maria và của toàn thể các Thánh, đã ban cho giới trẻ và cho tất cả các tín hữu đã chuẩn bị tâm hồn một cách thích đáng được phép nhận lảnh món quà ân xá như sau:
a) — Được hưởng một Ơn Đại Xá mỗi ngày với điều kiện phải xưng tội, rước Lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. Ơn Đại Xá này cũng có thể dâng cho các linh hồn tín hữu đã qua đời và cho các tín hữu đang thật lòng ăn năn sám hối sẽ sốt sắng tham dự các bí tích và các nghi thức cầu nguyện sắp tới tại Rio de Janeiro.
Những tín hữu vì ngăn trở không thể đến tham dự Đại Hội - mà kết hiệp thiêng liêng trong các nghi thức, các buổi lễ trong những ngày đặc biệt này
bằng cách theo dỏi trên truyền hình và máy phát thanh hoặc, luôn luôn trong tinh thần sốt sắng đúng cách qua các phương tịện truyền thông xã hội tân thời – thì cũng đuợc phép hưởng Ơn Toàn Xá, với điều kiện là chu toàn các nghi thức thiêng liêng, bí tích và cầu nguyện với ý chỉ tuân phục Đức Giáo Hoàng.
b) — Ơn Tiểu Xá ban cho những tín hữu, đang ở bất cứ nơi đâu trong những buổi lễ đề cập ở trên, tối thiểu là với tấm lòng sám hối ăn năn mỗi một khi họ dâng lời tha thiết khẩn nguyện lên cùng Chúa cho đến hết lời nguyện kết thúc Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và sốt sắng cầu khẩn cùng Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương của nước Ba Tây, dưới tước hiệu “Nossa Senhora da Conceiçao Aparecida”, cùng với Các Thánh Phù Trợ và các Đấng Cầu Bàu cho Ngày Đại Hội này để Các Ngài giúp đỡ giới trẻ được củng cố trong đức tin và dẩn đến đời sống thánh thiện.
Vậy thì để các tín hữu được dễ dàng hơn chia xẻ những hồng ân tuyệt vời này, các linh mục đã được chính thức chấp nhận ngồi toà giải tội, nên đón nhận các tín hữu này với tấm lòng sẵn sàng, khoan dung, và đề nghị với họ những buổi cầu nguyện chung để cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới được thành công.
Sắc Lệnh này có hiệu lực cho dịp Đại Hội này bất chấp mọi thay đổi.
Làm tại Roma, tại Tông Toà Xá Giải Thuộc Toà Thánh, ngày 24 tháng 6, vào Năm 2013 sau Đức Kitô, trong ngày Lễ Kính Thánh Gioan Baotixita.
Hồng Y Manuel Monteiro de Castro Trưởng Toà Xá Giải
Đức Ông Krzysztof Nykiel Phụ Chính
Bài giảng của Đức Thánh Cha tại Nhà thờ Chánh Tòa Thánh Sebastian sáng thứ Bẩy 27/07/2013
J.B. Đặng Minh An dịch
11:47 27/07/2013
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
Khi nhìn thấy Vương Cung Thánh Đường này đầy các Giám mục, linh mục, chủng sinh, và tu sĩ nam nữ từ khắp thế giới, tôi nghĩ đến những lời của tác giả Thánh Vịnh 66 trong Thánh Lễ hôm nay: "Lạy Chúa, hãy để muôn dân tán tụng Chúa". Quả thực, chúng tôi có mặt ở đây để ca ngợi Chúa, và tán tụng Ngài trong khi tái khẳng định ước muốn của chúng ta được là những khí cụ sao cho không chỉ có một số người ca khen Thiên Chúa mà thôi, nhưng là tất cả muôn dân. Với cùng một cung điệu mạnh mẽ của Phaolô và Barnabas, chúng ta loan báo Tin Mừng cho những người trẻ, để họ có thể gặp gỡ Chúa Kitô, là ánh sáng soi đường ta bước, và xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Tôi muốn trình bày với anh chị em về ba khía cạnh của ơn gọi của chúng ta: chúng ta được Thiên Chúa gọi, để rao giảng Tin Mừng, và để thúc đẩy nền văn hóa của gặp gỡ.
1. Khiá cạnh thứ nhất ơn Chúa gọi – Thật quan trọng để khơi lại nhận thức về ơn Chúa gọi của chúng ta, mà thường khi chúng ta không chú ý đến giữa muôn vàn những trách nhiệm hàng ngày của mình. Chúng ta phải nhớ điều Chúa Giêsu đã nói, "Anh em đã không chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh em" (Ga 15: 16). Điều này có nghĩa là trở về nguồn gốc ơn gọi của chúng ta. Ở buổi đầu hành trình ơn gọi của chúng ta, có một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chúng ta đã được Thiên Chúa kêu gọi, với lời mời gọi hãy sống gần gũi với Chúa Giêsu (x. Mc 3:14), hiệp nhất với Ngài sâu sắc đến mức chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: "Không còn là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi "(Gl 2,20). Thuật ngữ “sống trong Chúa Kitô”, chính là những gì có thể bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động tông đồ của chúng ta, nghĩa là chắc chắn rằng sứ vụ của chúng ta có kết quả "Ta cắt cử anh em, để anh em ra đi và sinh được hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại" (Ga 15:16). Không phải những sáng tạo mục vụ, hoặc các cuộc họp hay các kế hoạch có thể đảm bảo hoa trái của chúng ta, nhưng chính sự trung thành của chúng ta với Chúa Giêsu, Đấng đã lặp đi lặp lại: "Hãy ở lại trong ta và ta cư ngụ trong anh em" (Ga 15:4). Và chúng ta biết rõ điều đó có nghĩa là: chiêm ngắm Người, thờ lạy Người, để ôm lấy Người, đặc biệt là qua sự trung tín của chúng ta trong đời sống cầu nguyện, và trong cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với Người, Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể và trong những người túng quẫn nhất. "Sống với" Chúa Kitô không có nghĩa là tách chúng ta ra khỏi những người khác. Thay vào đó, chính là "với Ngài" để đi ra và gặp những người khác. Điều này gợi nhớ đến những lời của Chân Phước Mẹ Têrêsa thành Calcutta: "Chúng ta phải rất tự hào về ơn gọi của chúng ta vì nó mang đến cho chúng ta cơ hội để phục vụ Chúa Kitô nơi những người nghèo. Đó là trong những khu ổ chuột, trong những xóm nghèo, trong các chòi tranh rách nát, mà ta phải tìm kiếm và phục vụ Chúa Kitô. Chúng ta phải đến với họ như là các linh mục giới thiệu Ngài tại bàn thờ với niềm vui " Chúa Giêsu, là Chúa Chiên Lành, là kho báu đích thực của chúng ta. Chúng ta hãy kết hiệp tâm hồn ta với Ngài mật thiết hơn bao giờ hết (x. Lc 12:34).
2. Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để rao giảng Tin Mừng – Anh em Giám mục và linh mục thân mến, nhiều người trong anh em, nếu không phải là tất cả, đã hướng dẫn những người trẻ đến với Ngày Giới trẻ Thế giới. Các bạn trẻ này cũng đã nghe về lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Hãy đi và làm cho muôn dân trở nên các môn đệ" (x. Mt 28:19). Trách nhiệm của chúng ta là hãy đốt lên trong trái tim họ mong muốn trở thành môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu. Chắc chắn, lời mời này có thể gây ra ít nhiều cảm giác lo sợ, khi nghĩ rằng là nhà truyền giáo đòi hỏi phải rời khỏi quê hương bản quán của họ, gia đình và bạn bè. Tôi nhớ những giấc mơ tôi đã ôm ấp khi còn nhỏ: đó là trở thành một nhà truyền giáo tại Nhật Bản xa xôi. Tuy nhiên, Chúa lại chỉ cho tôi thấy rằng lãnh thổ truyền giáo của tôi thực ra gần gũi hơn: đó là đất nước của chính mình. Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ nhận ra rằng ơn gọi tông đồ truyền giáo bắt nguồn từ phép rửa của chúng ta và là một phần thiết yếu trong ý nghĩa của việc là “Kitô hữu”. Chúng ta cũng phải giúp họ nhận ra rằng chúng ta được kêu gọi để truyền giáo bắt đầu từ chính gia đình chúng ta và những nơi chúng ta học tập và làm việc, để rao giảng Tin Mừng cho gia đình và bạn bè của chúng ta.
Chúng ta chớ bỏ qua một nỗ lực nào trong sự hình thành những người trẻ của chúng ta! Thánh Phaolô sử dụng một cách nói rất đẹp mà ngài đã thể hiện ra trong cuộc sống của mình, khi đề cập đến các cộng đồng Kitô hữu: "Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, là những người mà tôi phải quặn đau sanh thêm một lần nữa cho đến khi Chúa Kitô được hình thành trong anh em" (Gal 4:19). Chúng ta hãy thể hiện điều này chính trong sứ vụ của chúng ta! Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ của chúng ta khám phá sự can đảm và niềm vui của đức tin, niềm vui được ưu ái bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban Đức Giêsu, Con của Ngài làm giá cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy đào tạo họ trong sứ vụ truyền giáo, bằng cách sai họ bước ra và bước tới. Chúa Giêsu đã làm điều này với các môn đệ của Ngài: Người đã không giữ các tông đồ dưới cánh của mình như gà mẹ giữ chặt con dưới cánh. Ngài sai họ ra! Chúng ta không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân! Chúng ta hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến bàn tiệc Chúa.
3.Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ - Thật không may, ở nhiều nơi, nền văn hóa của sự loại trừ, từ chối, đang lan rộng. Không có chỗ cho người già hoặc cho những đứa trẻ không được mong muốn, không có thời gian cho người nghèo trên các vĩa hè đường phố. Đôi khi, đối với một số người, có vẻ như quan hệ con người được quy định bởi hai "giáo điều" hiện đại: tính hiệu quả và chủ nghĩa thực dụng.
Anh em Giám Mục thân mến, các linh mục, tu sĩ và các chủng sinh đang chuẩn bị cho thừa tác vụ: hãy có can đảm để lội ngược dòng. Đừng từ chối hồng ân này của Thiên Chúa là trở nên một gia đình các con cái của Ngài. Những gì làm cho xã hội chúng ta thực sự nhân bản là gặp gỡ, chào đón tất cả mọi người, liên đới và huynh đệ với nhau.
Hãy là những đầy tớ của sự hiệp thông và của nền văn hóa gặp gỡ! Cho phép tôi nói rằng chúng ta phải gần như bị ám ảnh về vấn đề này. Chúng ta không muốn trở thành kẻ tự phụ, luôn áp đặt "chân lý của chúng ta". Phải để cho sự xác tín nhưng khiêm tốn và hân hoan hướng dẫn chúng ta những người đã được tìm thấy, đã được Chân Lý là Đức Kitô đoái thương và biến đổi, như đã từng được loan báo (x. Lc 24:13-35).
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta được mời Chúa gọi để loan báo Phúc Âm và để quảng bá với lòng can đảm cho nền văn hoá gặp gỡ . Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria là gương mẫu cho chúng ta noi theo. Cuộc đời Mẹ luôn là "Mẫu gương của tình mẫu tử mà những ai dự phần vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội trong việc tái tạo một nhân loại mới luôn vui mừng”
Khi nhìn thấy Vương Cung Thánh Đường này đầy các Giám mục, linh mục, chủng sinh, và tu sĩ nam nữ từ khắp thế giới, tôi nghĩ đến những lời của tác giả Thánh Vịnh 66 trong Thánh Lễ hôm nay: "Lạy Chúa, hãy để muôn dân tán tụng Chúa". Quả thực, chúng tôi có mặt ở đây để ca ngợi Chúa, và tán tụng Ngài trong khi tái khẳng định ước muốn của chúng ta được là những khí cụ sao cho không chỉ có một số người ca khen Thiên Chúa mà thôi, nhưng là tất cả muôn dân. Với cùng một cung điệu mạnh mẽ của Phaolô và Barnabas, chúng ta loan báo Tin Mừng cho những người trẻ, để họ có thể gặp gỡ Chúa Kitô, là ánh sáng soi đường ta bước, và xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Tôi muốn trình bày với anh chị em về ba khía cạnh của ơn gọi của chúng ta: chúng ta được Thiên Chúa gọi, để rao giảng Tin Mừng, và để thúc đẩy nền văn hóa của gặp gỡ.
1. Khiá cạnh thứ nhất ơn Chúa gọi – Thật quan trọng để khơi lại nhận thức về ơn Chúa gọi của chúng ta, mà thường khi chúng ta không chú ý đến giữa muôn vàn những trách nhiệm hàng ngày của mình. Chúng ta phải nhớ điều Chúa Giêsu đã nói, "Anh em đã không chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh em" (Ga 15: 16). Điều này có nghĩa là trở về nguồn gốc ơn gọi của chúng ta. Ở buổi đầu hành trình ơn gọi của chúng ta, có một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chúng ta đã được Thiên Chúa kêu gọi, với lời mời gọi hãy sống gần gũi với Chúa Giêsu (x. Mc 3:14), hiệp nhất với Ngài sâu sắc đến mức chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: "Không còn là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi "(Gl 2,20). Thuật ngữ “sống trong Chúa Kitô”, chính là những gì có thể bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động tông đồ của chúng ta, nghĩa là chắc chắn rằng sứ vụ của chúng ta có kết quả "Ta cắt cử anh em, để anh em ra đi và sinh được hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại" (Ga 15:16). Không phải những sáng tạo mục vụ, hoặc các cuộc họp hay các kế hoạch có thể đảm bảo hoa trái của chúng ta, nhưng chính sự trung thành của chúng ta với Chúa Giêsu, Đấng đã lặp đi lặp lại: "Hãy ở lại trong ta và ta cư ngụ trong anh em" (Ga 15:4). Và chúng ta biết rõ điều đó có nghĩa là: chiêm ngắm Người, thờ lạy Người, để ôm lấy Người, đặc biệt là qua sự trung tín của chúng ta trong đời sống cầu nguyện, và trong cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với Người, Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể và trong những người túng quẫn nhất. "Sống với" Chúa Kitô không có nghĩa là tách chúng ta ra khỏi những người khác. Thay vào đó, chính là "với Ngài" để đi ra và gặp những người khác. Điều này gợi nhớ đến những lời của Chân Phước Mẹ Têrêsa thành Calcutta: "Chúng ta phải rất tự hào về ơn gọi của chúng ta vì nó mang đến cho chúng ta cơ hội để phục vụ Chúa Kitô nơi những người nghèo. Đó là trong những khu ổ chuột, trong những xóm nghèo, trong các chòi tranh rách nát, mà ta phải tìm kiếm và phục vụ Chúa Kitô. Chúng ta phải đến với họ như là các linh mục giới thiệu Ngài tại bàn thờ với niềm vui " Chúa Giêsu, là Chúa Chiên Lành, là kho báu đích thực của chúng ta. Chúng ta hãy kết hiệp tâm hồn ta với Ngài mật thiết hơn bao giờ hết (x. Lc 12:34).
2. Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để rao giảng Tin Mừng – Anh em Giám mục và linh mục thân mến, nhiều người trong anh em, nếu không phải là tất cả, đã hướng dẫn những người trẻ đến với Ngày Giới trẻ Thế giới. Các bạn trẻ này cũng đã nghe về lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Hãy đi và làm cho muôn dân trở nên các môn đệ" (x. Mt 28:19). Trách nhiệm của chúng ta là hãy đốt lên trong trái tim họ mong muốn trở thành môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu. Chắc chắn, lời mời này có thể gây ra ít nhiều cảm giác lo sợ, khi nghĩ rằng là nhà truyền giáo đòi hỏi phải rời khỏi quê hương bản quán của họ, gia đình và bạn bè. Tôi nhớ những giấc mơ tôi đã ôm ấp khi còn nhỏ: đó là trở thành một nhà truyền giáo tại Nhật Bản xa xôi. Tuy nhiên, Chúa lại chỉ cho tôi thấy rằng lãnh thổ truyền giáo của tôi thực ra gần gũi hơn: đó là đất nước của chính mình. Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ nhận ra rằng ơn gọi tông đồ truyền giáo bắt nguồn từ phép rửa của chúng ta và là một phần thiết yếu trong ý nghĩa của việc là “Kitô hữu”. Chúng ta cũng phải giúp họ nhận ra rằng chúng ta được kêu gọi để truyền giáo bắt đầu từ chính gia đình chúng ta và những nơi chúng ta học tập và làm việc, để rao giảng Tin Mừng cho gia đình và bạn bè của chúng ta.
Chúng ta chớ bỏ qua một nỗ lực nào trong sự hình thành những người trẻ của chúng ta! Thánh Phaolô sử dụng một cách nói rất đẹp mà ngài đã thể hiện ra trong cuộc sống của mình, khi đề cập đến các cộng đồng Kitô hữu: "Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, là những người mà tôi phải quặn đau sanh thêm một lần nữa cho đến khi Chúa Kitô được hình thành trong anh em" (Gal 4:19). Chúng ta hãy thể hiện điều này chính trong sứ vụ của chúng ta! Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ của chúng ta khám phá sự can đảm và niềm vui của đức tin, niềm vui được ưu ái bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban Đức Giêsu, Con của Ngài làm giá cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy đào tạo họ trong sứ vụ truyền giáo, bằng cách sai họ bước ra và bước tới. Chúa Giêsu đã làm điều này với các môn đệ của Ngài: Người đã không giữ các tông đồ dưới cánh của mình như gà mẹ giữ chặt con dưới cánh. Ngài sai họ ra! Chúng ta không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân! Chúng ta hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến bàn tiệc Chúa.
3.Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ - Thật không may, ở nhiều nơi, nền văn hóa của sự loại trừ, từ chối, đang lan rộng. Không có chỗ cho người già hoặc cho những đứa trẻ không được mong muốn, không có thời gian cho người nghèo trên các vĩa hè đường phố. Đôi khi, đối với một số người, có vẻ như quan hệ con người được quy định bởi hai "giáo điều" hiện đại: tính hiệu quả và chủ nghĩa thực dụng.
Anh em Giám Mục thân mến, các linh mục, tu sĩ và các chủng sinh đang chuẩn bị cho thừa tác vụ: hãy có can đảm để lội ngược dòng. Đừng từ chối hồng ân này của Thiên Chúa là trở nên một gia đình các con cái của Ngài. Những gì làm cho xã hội chúng ta thực sự nhân bản là gặp gỡ, chào đón tất cả mọi người, liên đới và huynh đệ với nhau.
Hãy là những đầy tớ của sự hiệp thông và của nền văn hóa gặp gỡ! Cho phép tôi nói rằng chúng ta phải gần như bị ám ảnh về vấn đề này. Chúng ta không muốn trở thành kẻ tự phụ, luôn áp đặt "chân lý của chúng ta". Phải để cho sự xác tín nhưng khiêm tốn và hân hoan hướng dẫn chúng ta những người đã được tìm thấy, đã được Chân Lý là Đức Kitô đoái thương và biến đổi, như đã từng được loan báo (x. Lc 24:13-35).
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta được mời Chúa gọi để loan báo Phúc Âm và để quảng bá với lòng can đảm cho nền văn hoá gặp gỡ . Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria là gương mẫu cho chúng ta noi theo. Cuộc đời Mẹ luôn là "Mẫu gương của tình mẫu tử mà những ai dự phần vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội trong việc tái tạo một nhân loại mới luôn vui mừng”
Đức Phanxicô và ba bài nói chuyện với giới trẻ tại Rio
Vũ Văn An
16:19 27/07/2013
Đến Rio, lịch trình thăm viếng của Đức Phanxicô rất đa dạng, nhưng làm gì thì làm, giới trẻ vẫn là chiếc đinh trong chuyến viếng thăm này. Chính vì thế trong ngày 25 tháng 7, đã có tới ba bài nói chuyện của ngài cho giới trẻ tại Rio de Janeiro. Hai bài đầu nói với giới trẻ tại Copacabana, bài cuối nói với giới trẻ Á Căn Đình tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013.
Đức tin
Ba bài nói chuyện này có gì chung? Dĩ nhiên là đức tin. Cả ba bài nói chuyện đều nhấn mạnh tới chủ đề này, chủ đề của Năm Đức Tin vẫn còn đang tiếp diễn và chủ đề của Ánh Sáng Đức Tin, thông điệp đầu tiên của triều giáo hoàng Phanxicô, vừa được ngài công bố trước khi tới Rio không lâu.
Theo đường hướng Ánh Sáng Đức Tin, Đức Phanxicô, trong lời chào mừng bạn trẻ tại Copacabana, đã nhấn mạnh tới đức tin như một tặng phẩm, trước nhất đến từ gia đình và cộng đồng địa phương. Chính chiều kích truyền thừa hay chiều kích cộng đồng này của Đức Tin đã thúc đẩy Đức Giáo Hoàng đến đây để củng cố đức tin của người trẻ, đức tin vào Chúa Kitô hằng sống, Đấng luôn ngự trong người trẻ.
Điều đặc biệt nói lên đức khiêm tốn của vị đương kim giáo hoàng là liền ngay sau đó, ngài cho người trẻ hay: “Nhưng cha cũng đến đây để được sự nhiệt tình trong đức tin của chúng con củng cố”. Người đi củng cố cũng là người mong được người được củng cố củng cố! Hình như người trẻ chưa lúc nào được nghe một câu lạ tai đến thế. Đúng là “các thánh cùng thông công”. Ecclesia docens cũng là ecclesia audiens!
Nhấn mạnh như trên, Đức Phanxicô không hẳn muốn thay đổi sứ mệnh mà chính ngài vẫn cho là của riêng giám mục Rôma tức củng cố anh chị em mình trong đức tin, nhưng ngài nghiêng về chiều kích nhân bản khi thêm rằng: đức tin của một giám mục rất dễ trở thành buồn thảm, vì bí không giải quyết được man vàn các vấn đề thuộc chức vụ. Nó cần được lòng nhiệt thành của giới trẻ vực dậy.
Trong bài giảng của buổi cầu nguyện tại Copacabana, Đức Phanxicô sẽ nói nhiều hơn tới đức tin này và sẽ nối kết nó với đức cậy và đức mến nơi Chúa Kitô hằng sống, khi nhắc người trẻ nhớ tới hành trình xuyên suốt Ba Tây của Thánh Giá Đại Hội trên chuyến xe lửa Bota Fé, hãy mặc lấy đức tin.
Mặc lấy đức tin cũng giống như đổ muối, đổ dầu trên đồ nấu. Trong tiếng Việt, động từ mặc và động từ đổ quả có nghĩa khác nhau. Nhưng đối với người phương Tây, trong cả hai kiểu nói này người ta đều có thể dùng cùng một động từ, được tiếng Anh dịch là “put”: đổ là “put” mà mặc là “put on”. Thánh Augustinô vẫn có sở trường chơi chữ kiểu này. Tuy nhiên xét cho cùng đổ muối, đổ dầu trên đồ nấu, muối và dầu sẽ thấm dần vào đồ nấu biến nó thành thơm ngon ý vị; mặc lấy đức tin, đức tin sẽ thẩm thấu vào con người ta, biến ta thành thơm ngon ý vị không kém.
Đức Phanxicô bảo rằng “cuộc sống của chúng ta cũng thế, các bạn trẻ thân yêu: nếu chúng ta muốn nó thực sự có ý nghĩa và thành tựu, như các con muốn và như các con đáng được, cha nói với mỗi người trong các con, 'Hãy mặc lấy đức tin', và cuộc sống của các con sẽ có một hương vị mới, nó sẽ có một la bàn để chỉ đường cho các con; 'hãy mặc lấy hy vọng' và mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa; 'hãy mặc lấy tình yêu', và cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con”.
Đức tin hay đức cậy hoặc đức mến dĩ nhiên phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với huấn giáo “Hãy mặc lấy Đức Kitô”, đặt niềm tin nơi Người, chứ không nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực. Đức Phanxicô cho rằng đặt niềm tin trên chúng, rất có thể chúng sẽ mang đến cho ta “một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng hạnh phúc” và cuối cùng, “chúng sẽ chiếm hữu ta và khiến ta luôn muốn nhiều hơn, không bao giờ thoả mãn”. Hậu quả là đầy ứ mà lại thiếu dinh dưỡng, khiến nhiều người trẻ hiện nay tuy lúc nào cũng "đầy bụng" mà thật yếu đuối.
Trái lại, nếu lấy ta ra khỏi trung tâm và đặt Chúa Kitô vào đó, ta sẽ được “an toàn, sức mạnh và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi. Khi Thiên Chúa hiện diện ở đó, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22)”.
Nhưng đức tin vào Chúa Kitô không phải là chuyện dỡn. Trong bài nói chuyện sau đó với các bạn trẻ Á Căn Đình tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới khía cạnh “tai tiếng” (scandal) của đức tin vào Chúa Kitô. Tai tiếng, khó chấp nhận, vì Thiên Chúa nào lại đến làm mình trở thành một phàm nhân như ta! Lại còn chịu chết trên thập giá nữa! Quả là khó nghe.
Tuy nhiên, đối với người tin, thập giá Chúa Kitô là cách thế chắc chắn, cách thế chắc chắn duy nhất để được giải thoát và thành toàn. Nhân dịp này, ngài khuyên bạn trẻ Á Căn Đình đừng hóa lỏng đức tin vào Chúa Kitô, đừng pha phôi như kiểu người ta pha chế sữa lắc với nước cam, sữa lắc với nước táo, nước chuối. Vì “đức tin là một toàn bộ... Đây là đức tin vào Con Thiên Chúa làm người, Đấng yêu tôi và chết cho tôi”. Phải chăng vì người trẻ Á Căn Đình khoái uống sữa lắc thuộc các loại trên, nên Đức Phanxicô mới mang chúng ra ví von?
Điều cũng đáng lưu ý nữa là trong bài nói với giới trẻ Á Căn Đình, Đức Phanxicô không những chỉ thúc đẩy họ mà còn thúc đẩy cả người già phải ra ngoài để truyền giảng đức tin. “Cha muốn mọi người ra ngoài! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài phố! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian, là định lập, là thoải mái, là giáo sĩ trị, là khép kín vào chính mình...”. Tóm lại là chống lại triết lý thờ phượng thần tài (god-money), là thứ hiện đang loại trừ cả hai cực của cuộc sống, vốn là hứa hẹn của quốc gia: cực già vừa bị an tử kín đáo tức không được chăm sóc, vừa bị an tử văn hóa tức không được phép nói; cực trẻ: không có việc làm, mất hết phẩm giá!
Thành thử, ngài bảo người trẻ phải ra ngoài để minh chứng giá trị của họ. Họ phải đấu tranh cho giá trị. Nhưng cả người già nữa “cũng phải mở miệng ra; họ phải mở miệng ra để dạy chúng ta, truyền thụ cho ta túi khôn của đất nước. Tại đất nước Á Căn Đình, tứ tận đáy lòng tôi, tôi muốn xin điều này nơi người già: các vị đừng lẩn tránh nhiệm vụ phải là kho dự trữ văn hóa của dân tộc ta, để thông truyền công lý, thông truyền lịch sử, thông truyền giá trị, thông truyền ký ức dân tộc. Còn người trẻ, các con đừng án ngữ người già! Hãy để các ngài lên tiếng, hãy lắng nghe các ngài, và hãy tiến về phía trước. Nhưng hãy biết, hãy biết điều này: hiện tại, các con, cả trẻ lẫn già, đều đang bị kết án chung một số phận là bị loại trừ. Đừng để các con bị loại trừ! Rõ chưa?” Thiển nghĩ chẳng còn lời kêu gọi nào thống thiết hơn.
Niềm vui và ánh sáng
Nhưng cả ba thông điệp đều không hẳn mang giọng bi quan. Đức Phanxicô nhiều lần nói tới niềm vui, niềm hy vọng, ánh sáng.
Niềm vui này trước nhất phát xuất từ chính người trẻ hiện diện trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Phanxicô gọi họ là các anh hùng, coi thường mưa gío lạnh lẽo và luôn phản ảnh vẻ đẹp nơi gương mặt trẻ trung của Chúa Kitô. Nét anh hùng ấy thể hiện rõ nơi Sophie Morinière, người bất chấp gian nguy, đã mạnh mẽ lên đường tới Rio và hy sinh tính mệnh trên chuyến xe búyt chở em đi! Em được Đức Phanxicô và gần 500,000 bạn trẻ thế giới mặc niệm tại Bãi Copacabana.
Qua Sophie, ngài ca tụng nét anh hùng của tất cả “chúng con đã đến từ mọi châu lục! Chúng con đã đến từ rất xa, không chỉ về địa lý, nhưng còn về quan niệm sống, văn hóa, xã hội và nhân bản. Nhưng hôm nay chúng con ở đây, hay đúng hơn, tất cả chúng ta cùng nhau ở đây, kết hợp làm một, để chia sẻ đức tin và niềm vui của một cuộc gặp gỡ Đức Kitô, trong việc làm môn đệ Người. Tuần này, Rio đã trở thành trung tâm của Hội Thánh, trái tim của nó vừa sống động vừa trẻ trung, bởi vì chúng con, chúng con đã quảng đại và can đảm đáp lại lời mời mà Đức Kitô đã đề ra cho chúng con để được ở Người và trở thành bạn hữu của Người”.
Rồi trong bài giảng của buổi cầu nguyện sau đó, Đức Phanxicô nói tới niềm vui hội ngộ mà các tông đồ xưa từng nói lên cách đây hai ngàn năm “được ở đây, thật là tốt quá!”. Còn gì tốt khi “tất cả chúng ta được tụ họp lại với nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Người là Đấng đón chào chúng ta và đang hiện diện giữa chúng ta, nơi đây, ở Rio... bởi vì chính trong việc đón tiếp Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, mà Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng con đường đi đến tương lai của chúng ta và làm cho đôi cánh hy vọng của chúng ta lớn lên để chúng ta hân hoan tiến bước trên con đường ấy (xem Thông Điệp Lumen Fidei, 7).
Theo Đức Thánh Cha, khi mặc lấy Chúa Kitô “mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa... cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con”.
Niềm vui của người tin phát sinh từ việc nhờ Chúa Kitô, đời họ được biến đổi, được đổi mới. Họ nhìn thực tại với cái nhìn mới, theo cách nhìn và con mắt của Người (xem TĐ Lumen Fidei, 18). “Hãy mặc lấy Đức Kitô và các con sẽ thấy đôi cánh hy vọng giang ra để các con hành trình với niềm vui hướng về tương lai”.
Nói cách khác, như trên đã nói, đức tin biến “tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22)”, tất cả đều là những giá trị tích cực mà thế hệ này hết sức khao khát và tìm kiếm. Theo Đức Thánh Cha, những giá trị tích cực này có thể có được nhờ chạy tới Phép Hòa Giải, bí tích của “lòng thương xót tinh tuyền”, tới Phép Thánh Thể, bí tích của tình yêu hy sinh” và tới “lòng nhân đạo của nhiều người trẻ là những người sẽ phong phú hóa các con với tình bằng hữu của họ, khuyến khích các con bằng việc làm chứng cho đức tin của họ, và dạy các con ngôn ngữ của đức ái, sự tốt lành và phục vụ”.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ người trẻ làm “chứng nhân vui vẻ cho tình yêu của Người, chứng nhân can đảm của Tin Mừng của Người, để mang đến trong thế giới này một chút ánh sáng của Người”.
Đức tin
Ba bài nói chuyện này có gì chung? Dĩ nhiên là đức tin. Cả ba bài nói chuyện đều nhấn mạnh tới chủ đề này, chủ đề của Năm Đức Tin vẫn còn đang tiếp diễn và chủ đề của Ánh Sáng Đức Tin, thông điệp đầu tiên của triều giáo hoàng Phanxicô, vừa được ngài công bố trước khi tới Rio không lâu.
Theo đường hướng Ánh Sáng Đức Tin, Đức Phanxicô, trong lời chào mừng bạn trẻ tại Copacabana, đã nhấn mạnh tới đức tin như một tặng phẩm, trước nhất đến từ gia đình và cộng đồng địa phương. Chính chiều kích truyền thừa hay chiều kích cộng đồng này của Đức Tin đã thúc đẩy Đức Giáo Hoàng đến đây để củng cố đức tin của người trẻ, đức tin vào Chúa Kitô hằng sống, Đấng luôn ngự trong người trẻ.
Điều đặc biệt nói lên đức khiêm tốn của vị đương kim giáo hoàng là liền ngay sau đó, ngài cho người trẻ hay: “Nhưng cha cũng đến đây để được sự nhiệt tình trong đức tin của chúng con củng cố”. Người đi củng cố cũng là người mong được người được củng cố củng cố! Hình như người trẻ chưa lúc nào được nghe một câu lạ tai đến thế. Đúng là “các thánh cùng thông công”. Ecclesia docens cũng là ecclesia audiens!
Nhấn mạnh như trên, Đức Phanxicô không hẳn muốn thay đổi sứ mệnh mà chính ngài vẫn cho là của riêng giám mục Rôma tức củng cố anh chị em mình trong đức tin, nhưng ngài nghiêng về chiều kích nhân bản khi thêm rằng: đức tin của một giám mục rất dễ trở thành buồn thảm, vì bí không giải quyết được man vàn các vấn đề thuộc chức vụ. Nó cần được lòng nhiệt thành của giới trẻ vực dậy.
Trong bài giảng của buổi cầu nguyện tại Copacabana, Đức Phanxicô sẽ nói nhiều hơn tới đức tin này và sẽ nối kết nó với đức cậy và đức mến nơi Chúa Kitô hằng sống, khi nhắc người trẻ nhớ tới hành trình xuyên suốt Ba Tây của Thánh Giá Đại Hội trên chuyến xe lửa Bota Fé, hãy mặc lấy đức tin.
Mặc lấy đức tin cũng giống như đổ muối, đổ dầu trên đồ nấu. Trong tiếng Việt, động từ mặc và động từ đổ quả có nghĩa khác nhau. Nhưng đối với người phương Tây, trong cả hai kiểu nói này người ta đều có thể dùng cùng một động từ, được tiếng Anh dịch là “put”: đổ là “put” mà mặc là “put on”. Thánh Augustinô vẫn có sở trường chơi chữ kiểu này. Tuy nhiên xét cho cùng đổ muối, đổ dầu trên đồ nấu, muối và dầu sẽ thấm dần vào đồ nấu biến nó thành thơm ngon ý vị; mặc lấy đức tin, đức tin sẽ thẩm thấu vào con người ta, biến ta thành thơm ngon ý vị không kém.
Đức Phanxicô bảo rằng “cuộc sống của chúng ta cũng thế, các bạn trẻ thân yêu: nếu chúng ta muốn nó thực sự có ý nghĩa và thành tựu, như các con muốn và như các con đáng được, cha nói với mỗi người trong các con, 'Hãy mặc lấy đức tin', và cuộc sống của các con sẽ có một hương vị mới, nó sẽ có một la bàn để chỉ đường cho các con; 'hãy mặc lấy hy vọng' và mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa; 'hãy mặc lấy tình yêu', và cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con”.
Đức tin hay đức cậy hoặc đức mến dĩ nhiên phải lấy Chúa Kitô làm trung tâm. Điều này đồng nghĩa với huấn giáo “Hãy mặc lấy Đức Kitô”, đặt niềm tin nơi Người, chứ không nơi ta, hay nơi của cải, tiền bạc, quyền lực. Đức Phanxicô cho rằng đặt niềm tin trên chúng, rất có thể chúng sẽ mang đến cho ta “một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng hạnh phúc” và cuối cùng, “chúng sẽ chiếm hữu ta và khiến ta luôn muốn nhiều hơn, không bao giờ thoả mãn”. Hậu quả là đầy ứ mà lại thiếu dinh dưỡng, khiến nhiều người trẻ hiện nay tuy lúc nào cũng "đầy bụng" mà thật yếu đuối.
Trái lại, nếu lấy ta ra khỏi trung tâm và đặt Chúa Kitô vào đó, ta sẽ được “an toàn, sức mạnh và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi. Khi Thiên Chúa hiện diện ở đó, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22)”.
Nhưng đức tin vào Chúa Kitô không phải là chuyện dỡn. Trong bài nói chuyện sau đó với các bạn trẻ Á Căn Đình tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2013, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới khía cạnh “tai tiếng” (scandal) của đức tin vào Chúa Kitô. Tai tiếng, khó chấp nhận, vì Thiên Chúa nào lại đến làm mình trở thành một phàm nhân như ta! Lại còn chịu chết trên thập giá nữa! Quả là khó nghe.
Tuy nhiên, đối với người tin, thập giá Chúa Kitô là cách thế chắc chắn, cách thế chắc chắn duy nhất để được giải thoát và thành toàn. Nhân dịp này, ngài khuyên bạn trẻ Á Căn Đình đừng hóa lỏng đức tin vào Chúa Kitô, đừng pha phôi như kiểu người ta pha chế sữa lắc với nước cam, sữa lắc với nước táo, nước chuối. Vì “đức tin là một toàn bộ... Đây là đức tin vào Con Thiên Chúa làm người, Đấng yêu tôi và chết cho tôi”. Phải chăng vì người trẻ Á Căn Đình khoái uống sữa lắc thuộc các loại trên, nên Đức Phanxicô mới mang chúng ra ví von?
Điều cũng đáng lưu ý nữa là trong bài nói với giới trẻ Á Căn Đình, Đức Phanxicô không những chỉ thúc đẩy họ mà còn thúc đẩy cả người già phải ra ngoài để truyền giảng đức tin. “Cha muốn mọi người ra ngoài! Cha muốn Giáo Hội ra ngoài phố! Cha muốn chúng ta tự bảo vệ chống lại những gì là thế gian, là định lập, là thoải mái, là giáo sĩ trị, là khép kín vào chính mình...”. Tóm lại là chống lại triết lý thờ phượng thần tài (god-money), là thứ hiện đang loại trừ cả hai cực của cuộc sống, vốn là hứa hẹn của quốc gia: cực già vừa bị an tử kín đáo tức không được chăm sóc, vừa bị an tử văn hóa tức không được phép nói; cực trẻ: không có việc làm, mất hết phẩm giá!
Thành thử, ngài bảo người trẻ phải ra ngoài để minh chứng giá trị của họ. Họ phải đấu tranh cho giá trị. Nhưng cả người già nữa “cũng phải mở miệng ra; họ phải mở miệng ra để dạy chúng ta, truyền thụ cho ta túi khôn của đất nước. Tại đất nước Á Căn Đình, tứ tận đáy lòng tôi, tôi muốn xin điều này nơi người già: các vị đừng lẩn tránh nhiệm vụ phải là kho dự trữ văn hóa của dân tộc ta, để thông truyền công lý, thông truyền lịch sử, thông truyền giá trị, thông truyền ký ức dân tộc. Còn người trẻ, các con đừng án ngữ người già! Hãy để các ngài lên tiếng, hãy lắng nghe các ngài, và hãy tiến về phía trước. Nhưng hãy biết, hãy biết điều này: hiện tại, các con, cả trẻ lẫn già, đều đang bị kết án chung một số phận là bị loại trừ. Đừng để các con bị loại trừ! Rõ chưa?” Thiển nghĩ chẳng còn lời kêu gọi nào thống thiết hơn.
Niềm vui và ánh sáng
Nhưng cả ba thông điệp đều không hẳn mang giọng bi quan. Đức Phanxicô nhiều lần nói tới niềm vui, niềm hy vọng, ánh sáng.
Niềm vui này trước nhất phát xuất từ chính người trẻ hiện diện trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đức Phanxicô gọi họ là các anh hùng, coi thường mưa gío lạnh lẽo và luôn phản ảnh vẻ đẹp nơi gương mặt trẻ trung của Chúa Kitô. Nét anh hùng ấy thể hiện rõ nơi Sophie Morinière, người bất chấp gian nguy, đã mạnh mẽ lên đường tới Rio và hy sinh tính mệnh trên chuyến xe búyt chở em đi! Em được Đức Phanxicô và gần 500,000 bạn trẻ thế giới mặc niệm tại Bãi Copacabana.
Qua Sophie, ngài ca tụng nét anh hùng của tất cả “chúng con đã đến từ mọi châu lục! Chúng con đã đến từ rất xa, không chỉ về địa lý, nhưng còn về quan niệm sống, văn hóa, xã hội và nhân bản. Nhưng hôm nay chúng con ở đây, hay đúng hơn, tất cả chúng ta cùng nhau ở đây, kết hợp làm một, để chia sẻ đức tin và niềm vui của một cuộc gặp gỡ Đức Kitô, trong việc làm môn đệ Người. Tuần này, Rio đã trở thành trung tâm của Hội Thánh, trái tim của nó vừa sống động vừa trẻ trung, bởi vì chúng con, chúng con đã quảng đại và can đảm đáp lại lời mời mà Đức Kitô đã đề ra cho chúng con để được ở Người và trở thành bạn hữu của Người”.
Rồi trong bài giảng của buổi cầu nguyện sau đó, Đức Phanxicô nói tới niềm vui hội ngộ mà các tông đồ xưa từng nói lên cách đây hai ngàn năm “được ở đây, thật là tốt quá!”. Còn gì tốt khi “tất cả chúng ta được tụ họp lại với nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Người là Đấng đón chào chúng ta và đang hiện diện giữa chúng ta, nơi đây, ở Rio... bởi vì chính trong việc đón tiếp Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, mà Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng con đường đi đến tương lai của chúng ta và làm cho đôi cánh hy vọng của chúng ta lớn lên để chúng ta hân hoan tiến bước trên con đường ấy (xem Thông Điệp Lumen Fidei, 7).
Theo Đức Thánh Cha, khi mặc lấy Chúa Kitô “mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa... cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con”.
Niềm vui của người tin phát sinh từ việc nhờ Chúa Kitô, đời họ được biến đổi, được đổi mới. Họ nhìn thực tại với cái nhìn mới, theo cách nhìn và con mắt của Người (xem TĐ Lumen Fidei, 18). “Hãy mặc lấy Đức Kitô và các con sẽ thấy đôi cánh hy vọng giang ra để các con hành trình với niềm vui hướng về tương lai”.
Nói cách khác, như trên đã nói, đức tin biến “tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22)”, tất cả đều là những giá trị tích cực mà thế hệ này hết sức khao khát và tìm kiếm. Theo Đức Thánh Cha, những giá trị tích cực này có thể có được nhờ chạy tới Phép Hòa Giải, bí tích của “lòng thương xót tinh tuyền”, tới Phép Thánh Thể, bí tích của tình yêu hy sinh” và tới “lòng nhân đạo của nhiều người trẻ là những người sẽ phong phú hóa các con với tình bằng hữu của họ, khuyến khích các con bằng việc làm chứng cho đức tin của họ, và dạy các con ngôn ngữ của đức ái, sự tốt lành và phục vụ”.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ người trẻ làm “chứng nhân vui vẻ cho tình yêu của Người, chứng nhân can đảm của Tin Mừng của Người, để mang đến trong thế giới này một chút ánh sáng của Người”.
Video WYD 2013: Đàng Thánh Giá trọng thể tại bãi biển Copacabana
VietCatholic Network
18:29 27/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con những gì ? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ. .. Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!
Video WYD 2013: ĐTC cử hành thánh lễ với các Giám Mục, linh mục, và chủng sinh tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
VietCatholic Network
21:13 27/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
Khi nhìn thấy Vương Cung Thánh Đường này đầy các Giám mục, linh mục, chủng sinh, và tu sĩ nam nữ từ khắp thế giới, tôi nghĩ đến những lời của tác giả Thánh Vịnh 66 trong Thánh Lễ hôm nay: "Lạy Chúa, hãy để muôn dân tán tụng Chúa". Quả thực, chúng tôi có mặt ở đây để ca ngợi Chúa, và tán tụng Ngài trong khi tái khẳng định ước muốn của chúng ta được là những khí cụ sao cho không chỉ có một số người ca khen Thiên Chúa mà thôi, nhưng là tất cả muôn dân. Với cùng một cung điệu mạnh mẽ của Phaolô và Barnabas, chúng ta loan báo Tin Mừng cho những người trẻ, để họ có thể gặp gỡ Chúa Kitô, là ánh sáng soi đường ta bước, và xây dựng một thế giới huynh đệ hơn. Tôi muốn trình bày với anh chị em về ba khía cạnh của ơn gọi của chúng ta: chúng ta được Thiên Chúa gọi, để rao giảng Tin Mừng, và để thúc đẩy nền văn hóa của gặp gỡ.
1. Khiá cạnh thứ nhất ơn Chúa gọi – Thật quan trọng để khơi lại nhận thức về ơn Chúa gọi của chúng ta, mà thường khi chúng ta không chú ý đến giữa muôn vàn những trách nhiệm hàng ngày của mình. Chúng ta phải nhớ điều Chúa Giêsu đã nói, "Anh em đã không chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn anh em" (Ga 15: 16). Điều này có nghĩa là trở về nguồn gốc ơn gọi của chúng ta. Ở buổi đầu hành trình ơn gọi của chúng ta, có một sự lựa chọn của Thiên Chúa. Chúng ta đã được Thiên Chúa kêu gọi, với lời mời gọi hãy sống gần gũi với Chúa Giêsu (x. Mc 3:14), hiệp nhất với Ngài sâu sắc đến mức chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô: "Không còn là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi "(Gl 2,20). Thuật ngữ “sống trong Chúa Kitô”, chính là những gì có thể bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động tông đồ của chúng ta, nghĩa là chắc chắn rằng sứ vụ của chúng ta có kết quả "Ta cắt cử anh em, để anh em ra đi và sinh được hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại" (Ga 15:16). Không phải những sáng tạo mục vụ, hoặc các cuộc họp hay các kế hoạch có thể đảm bảo hoa trái của chúng ta, nhưng chính sự trung thành của chúng ta với Chúa Giêsu, Đấng đã lặp đi lặp lại: "Hãy ở lại trong ta và ta cư ngụ trong anh em" (Ga 15:4). Và chúng ta biết rõ điều đó có nghĩa là: chiêm ngắm Người, thờ lạy Người, để ôm lấy Người, đặc biệt là qua sự trung tín của chúng ta trong đời sống cầu nguyện, và trong cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với Người, Đấng hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể và trong những người túng quẫn nhất. "Sống với" Chúa Kitô không có nghĩa là tách chúng ta ra khỏi những người khác. Thay vào đó, chính là "với Ngài" để đi ra và gặp những người khác. Điều này gợi nhớ đến những lời của Chân Phước Mẹ Têrêsa thành Calcutta: "Chúng ta phải rất tự hào về ơn gọi của chúng ta vì nó mang đến cho chúng ta cơ hội để phục vụ Chúa Kitô nơi những người nghèo. Đó là trong những khu ổ chuột, trong những xóm nghèo, trong các chòi tranh rách nát, mà ta phải tìm kiếm và phục vụ Chúa Kitô. Chúng ta phải đến với họ như là các linh mục giới thiệu Ngài tại bàn thờ với niềm vui " Chúa Giêsu, là Chúa Chiên Lành, là kho báu đích thực của chúng ta. Chúng ta hãy kết hiệp tâm hồn ta với Ngài mật thiết hơn bao giờ hết (x. Lc 12:34).
2. Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để rao giảng Tin Mừng – Anh em Giám mục và linh mục thân mến, nhiều người trong anh em, nếu không phải là tất cả, đã hướng dẫn những người trẻ đến với Ngày Giới trẻ Thế giới. Các bạn trẻ này cũng đã nghe về lệnh truyền của Chúa Giêsu: "Hãy đi và làm cho muôn dân trở nên các môn đệ" (x. Mt 28:19). Trách nhiệm của chúng ta là hãy đốt lên trong trái tim họ mong muốn trở thành môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu. Chắc chắn, lời mời này có thể gây ra ít nhiều cảm giác lo sợ, khi nghĩ rằng là nhà truyền giáo đòi hỏi phải rời khỏi quê hương bản quán của họ, gia đình và bạn bè. Tôi nhớ những giấc mơ tôi đã ôm ấp khi còn nhỏ: đó là trở thành một nhà truyền giáo tại Nhật Bản xa xôi. Tuy nhiên, Chúa lại chỉ cho tôi thấy rằng lãnh thổ truyền giáo của tôi thực ra gần gũi hơn: đó là đất nước của chính mình. Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ nhận ra rằng ơn gọi tông đồ truyền giáo bắt nguồn từ phép rửa của chúng ta và là một phần thiết yếu trong ý nghĩa của việc là “Kitô hữu”. Chúng ta cũng phải giúp họ nhận ra rằng chúng ta được kêu gọi để truyền giáo bắt đầu từ chính gia đình chúng ta và những nơi chúng ta học tập và làm việc, để rao giảng Tin Mừng cho gia đình và bạn bè của chúng ta.
Chúng ta chớ bỏ qua một nỗ lực nào trong sự hình thành những người trẻ của chúng ta! Thánh Phaolô sử dụng một cách nói rất đẹp mà ngài đã thể hiện ra trong cuộc sống của mình, khi đề cập đến các cộng đồng Kitô hữu: "Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, là những người mà tôi phải quặn đau sanh thêm một lần nữa cho đến khi Chúa Kitô được hình thành trong anh em" (Gal 4:19). Chúng ta hãy thể hiện điều này chính trong sứ vụ của chúng ta! Chúng ta hãy giúp các bạn trẻ của chúng ta khám phá sự can đảm và niềm vui của đức tin, niềm vui được ưu ái bởi Thiên Chúa, Đấng đã ban Đức Giêsu, Con của Ngài làm giá cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy đào tạo họ trong sứ vụ truyền giáo, bằng cách sai họ bước ra và bước tới. Chúa Giêsu đã làm điều này với các môn đệ của Ngài: Người đã không giữ các tông đồ dưới cánh của mình như gà mẹ giữ chặt con dưới cánh. Ngài sai họ ra! Chúng ta không thể giữ cho mình bị đóng kín trong các giáo xứ, trong các cộng đoàn của chúng ta, khi rất nhiều người đang mong chờ Tin Mừng! Không chỉ đơn giản là mở cửa ra chào đón, nhưng chúng ta phải vượt ra khỏi những cánh cửa đó để tìm kiếm và gặp gỡ người dân! Chúng ta hãy can đảm nhìn vào nhu cầu mục vụ, bắt đầu từ vùng ngoại ô, với những người ở xa nhất, với những người không thường xuyên đi nhà thờ. Họ cũng được mời đến bàn tiệc Chúa.
3.Khiá cạnh thứ hai được kêu gọi để thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ - Thật không may, ở nhiều nơi, nền văn hóa của sự loại trừ, từ chối, đang lan rộng. Không có chỗ cho người già hoặc cho những đứa trẻ không được mong muốn, không có thời gian cho người nghèo trên các vĩa hè đường phố. Đôi khi, đối với một số người, có vẻ như quan hệ con người được quy định bởi hai "giáo điều" hiện đại: tính hiệu quả và chủ nghĩa thực dụng.
Anh em Giám Mục thân mến, các linh mục, tu sĩ và các chủng sinh đang chuẩn bị cho thừa tác vụ: hãy có can đảm để lội ngược dòng. Đừng từ chối hồng ân này của Thiên Chúa là trở nên một gia đình các con cái của Ngài. Những gì làm cho xã hội chúng ta thực sự nhân bản là gặp gỡ, chào đón tất cả mọi người, liên đới và huynh đệ với nhau.
Hãy là những đầy tớ của sự hiệp thông và của nền văn hóa gặp gỡ! Cho phép tôi nói rằng chúng ta phải gần như bị ám ảnh về vấn đề này. Chúng ta không muốn trở thành kẻ tự phụ, luôn áp đặt "chân lý của chúng ta". Phải để cho sự xác tín nhưng khiêm tốn và hân hoan hướng dẫn chúng ta những người đã được tìm thấy, đã được Chân Lý là Đức Kitô đoái thương và biến đổi, như đã từng được loan báo (x. Lc 24:13-35).
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta được mời Chúa gọi để loan báo Phúc Âm và để quảng bá với lòng can đảm cho nền văn hoá gặp gỡ . Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria là gương mẫu cho chúng ta noi theo. Cuộc đời Mẹ luôn là "Mẫu gương của tình mẫu tử mà những ai dự phần vào sứ vụ tông đồ của Giáo Hội trong việc tái tạo một nhân loại mới luôn vui mừng”
Top Stories
Amnesty International urgent action: jailed blogger on hunger strike
Amnesty International
07:04 27/07/2013
AMNESTY INTERNATIONAL URGENT ACTION JAILED BLOGGER ON HUNGER STRIKE
Imprisoned Vietnamese blogger Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay or “the peasant’s pipe”, has been on hunger strike since around 20 June in protest at the harsh treatment of himself and other political prisoners. He is serving a 12-year sentence for his writings and his health has deteriorated badly. He is a prisoner of conscience.
Nguyen Van Hai is detained at Prison No 6, Thanh Chuong District in Nghe An province, north central Viet Nam. The prison authorities refused permission for his family to visit him on 16 July, and then allowed them only a five-minute meeting on 20 July in the presence of guards. Nguyen Van Hai is said to be very weak, barely able to talk or walk.
Nguyen Van Hai co-founded the Free Journalists Club in September 2007 and became one of Viet Nam’s most influential bloggers, writing on a wide variety of issues, including social injustice, human rights abuses, and national sovereignty. He was first arrested in April 2008, tried on politically-motivated charges of tax evasion and sentenced to two-and-a-half years in prison. Instead of being released at the end of his sentence in October 2010, he was held for investigation for “conducting propaganda” against the state under Article 88 of Viet Nam’s Penal Code.
During this extended detention period, his family and lawyer were frequently refused permission to visit him. He was eventually tried on 24 September 2012 and received a 12-year prison sentence with five years’ house arrest on release. In an appeal letter written shortly after his trial in September 2012, he wrote that he had undertaken a protest hunger strike in February 2011 which lasted until he was taken to hospital after 28 days on 6 March 2011.
Please write immediately in English, Vietnamese or your own language:
n Demanding that the authorities release Nguyen Van Hai immediately and unconditionally as he is a prisoner of conscience detained solely for peacefully exercising his right to freedom of expression;
n Urging them to instruct the prison authorities to take immediate steps to resolve the complaints made by Nguyen Van Hai, which would lead to him ending his hunger strike;
n Calling on them to ensure that Nguyen Van Hai has access to any medical attention he may require, that his family is allowed regular visits, and that he is treated in accordance with the UN Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners.
Imprisoned Vietnamese blogger Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay or “the peasant’s pipe”, has been on hunger strike since around 20 June in protest at the harsh treatment of himself and other political prisoners. He is serving a 12-year sentence for his writings and his health has deteriorated badly. He is a prisoner of conscience.
Nguyen Van Hai is detained at Prison No 6, Thanh Chuong District in Nghe An province, north central Viet Nam. The prison authorities refused permission for his family to visit him on 16 July, and then allowed them only a five-minute meeting on 20 July in the presence of guards. Nguyen Van Hai is said to be very weak, barely able to talk or walk.
Nguyen Van Hai co-founded the Free Journalists Club in September 2007 and became one of Viet Nam’s most influential bloggers, writing on a wide variety of issues, including social injustice, human rights abuses, and national sovereignty. He was first arrested in April 2008, tried on politically-motivated charges of tax evasion and sentenced to two-and-a-half years in prison. Instead of being released at the end of his sentence in October 2010, he was held for investigation for “conducting propaganda” against the state under Article 88 of Viet Nam’s Penal Code.
During this extended detention period, his family and lawyer were frequently refused permission to visit him. He was eventually tried on 24 September 2012 and received a 12-year prison sentence with five years’ house arrest on release. In an appeal letter written shortly after his trial in September 2012, he wrote that he had undertaken a protest hunger strike in February 2011 which lasted until he was taken to hospital after 28 days on 6 March 2011.
Please write immediately in English, Vietnamese or your own language:
n Demanding that the authorities release Nguyen Van Hai immediately and unconditionally as he is a prisoner of conscience detained solely for peacefully exercising his right to freedom of expression;
n Urging them to instruct the prison authorities to take immediate steps to resolve the complaints made by Nguyen Van Hai, which would lead to him ending his hunger strike;
n Calling on them to ensure that Nguyen Van Hai has access to any medical attention he may require, that his family is allowed regular visits, and that he is treated in accordance with the UN Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners.
Pope's Homily in Rio de Janeiro's St. Sebastian Cathedral
+Pope Francis
09:10 27/07/2013
Dear Brothers and Sisters in Christ,
Seeing this Cathedral full of Bishops, priests, seminarians, and men and women religious from the whole world, I think of the Psalmist’s words from today’s Mass: "Let the peoples praise you, O God" (Ps 66). We are indeed here to praise the Lord, and we do so reaffirming our desire to be his instruments so that not only some peoples may praise God, but all. With the same parrhesia of Paul and Barnabas, we proclaim the Gospel to our young people, so that they may encounter Christ, the light for our path, and build a more fraternal world. I wish to reflect with you on three aspects of our vocation: we are called by God, called to proclaim the Gospel, and called to promote the culture of encounter.
1. Called by God – It is important to rekindle an awareness of our divine vocation, which we often take for granted in the midst of our many daily responsibilities: as Jesus says, "You did not choose me, but I chose you" (Jn 15:16). This means returning to the source of our calling. At the beginning of our vocational journey, there is a divine election. We were called by God and we were called to be with Jesus (cf. Mk 3:14), united with him in a way so profound that we are able to say with Saint Paul: "It is no longer I who live, but Christ who lives in me" (Gal 2:20). This living in Christ, in fact, marks all that we are and all that we do. And this "life in Christ" is precisely what ensures the effectiveness of our apostolate, that our service is fruitful: "I appointed you that you should go and bear fruit and that your fruit should abide" (Jn 15:16). It is not pastoral creativity, or meetings or planning that ensure our fruitfulness, but our being faithful to Jesus, who says insistently: "Abide in me and I in you" (Jn 15:4). And we know well what that means: to contemplate him, to worship him, to embrace him, especially through our faithfulness to a life of prayer, and in our daily encounter with him, present in the Eucharist and in those most in need. "Being with" Christ does not isolate us from others. Rather, it is a "being with" in order to go forth and encounter others. This brings to mind some words of Blessed Mother Teresa of Calcutta: "We must be very proud of our vocation because it gives us the opportunity to serve Christ in the poor. It is in the favelas, in the cantegriles, in the villas miseria, that one must go to seek and to serve Christ. We must go to them as the priest presents himself at the altar, with joy" (Mother’s Instructions, I, p. 80). Jesus, the Good Shepherd, is our true treasure. Let us try to unite our hearts ever more closely to his (cf. Lk 12:34).
2. Called to proclaim the Gospel – dear Bishops and priests, many of you, if not all, have accompanied your young people to World Youth Day. They too have heard the mandate of Jesus: "Go and make disciples of all nations" (cf. Mt 28:19). It is our responsibility to help kindle within their hearts the desire to be missionary disciples of Jesus. Certainly, this invitation could cause many to feel somewhat afraid, thinking that to be missionaries requires leaving their own homes and countries, family and friends. I remember the dream I had when I was young: to be a missionary in faraway Japan. God, however, showed me that my missionary territory was much closer: my own country. Let us help our young people to realize that the call to be missionary disciples flows from our baptism and is an essential part of what it means to be a Christian. We must also help them to realize that we are called first to evangelize in our own homes and our places of study and work, to evangelize our family and friends.
Let us spare no effort in the formation of our young people! Saint Paul uses a beautiful expression that he embodied in his own life, when he addressed the Christian community: "My little children, with whom I am again in travail until Christ be formed in you" (Gal 4:19). Let us embody this also in our own ministry! Let us help our young people to discover the courage and joy of faith, the joy of being loved personally by God, who gave his Son Jesus for our salvation. Let us form them in mission, in going out and going forth. Jesus did this with his own disciples: he did not keep them under his wing like a hen with her chicks. He sent them out! We cannot keep ourselves shut up in parishes, in our communities, when so many people are waiting for the Gospel! It is not enough simply to open the door in welcome, but we must go out through that door to seek and meet the people! Let us courageously look to pastoral needs, beginning on the outskirts, with those who are farthest away, with those who do not usually go to church. They too are invited to the table of the Lord.
3. Called to promote the culture of encounter – Unfortunately, in many places, the culture of exclusion, of rejection, is spreading. There is no place for the elderly or for the unwanted child; there is no time for that poor person on the edge of the street. At times, it seems that for some people, human relations are regulated by two modern "dogmas": efficiency and pragmatism. Dear Bishops, priests, religious and you, seminarians who are preparing for ministry: have the courage to go against the tide. Let us not reject this gift of God which is the one family of his children. Encountering and welcoming everyone, solidarity and fraternity: these are what make our society truly human.
Be servants of communion and of the culture of encounter! Permit me to say that we must be almost obsessive in this matter. We do not want to be presumptuous, imposing "our truths". What must guide us is the humble yet joyful certainty of those who have been found, touched and transformed by the Truth who is Christ, ever to be proclaimed (cf. Lk 24:13-35).
Dear brothers and sisters, we are called by God, called to proclaim the Gospel and called to promote with courage the culture of encounter. May the Virgin Mary be our exemplar. In her life she was "a model of that motherly love with which all who join in the Church’s apostolic mission for the regeneration of humanity should be animated" (Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic ConsPope Francis celebrated Mass in Rio de Janeiro's St. Sebastian Cathedral, along with hundreds of bishops, seminarians and religious. Some of them specifically traveled to Brazil for World Youth Day. During his homily the Pope encouraged them to go beyond their parish walls to proclaim the Gospel. He also said they must show the courage to stand up against a culture that welcomes only what's convenient. titution Lumen Gentium, 65). May she be the Star that surely guides our steps to meet the Lord. Amen.
Seeing this Cathedral full of Bishops, priests, seminarians, and men and women religious from the whole world, I think of the Psalmist’s words from today’s Mass: "Let the peoples praise you, O God" (Ps 66). We are indeed here to praise the Lord, and we do so reaffirming our desire to be his instruments so that not only some peoples may praise God, but all. With the same parrhesia of Paul and Barnabas, we proclaim the Gospel to our young people, so that they may encounter Christ, the light for our path, and build a more fraternal world. I wish to reflect with you on three aspects of our vocation: we are called by God, called to proclaim the Gospel, and called to promote the culture of encounter.
1. Called by God – It is important to rekindle an awareness of our divine vocation, which we often take for granted in the midst of our many daily responsibilities: as Jesus says, "You did not choose me, but I chose you" (Jn 15:16). This means returning to the source of our calling. At the beginning of our vocational journey, there is a divine election. We were called by God and we were called to be with Jesus (cf. Mk 3:14), united with him in a way so profound that we are able to say with Saint Paul: "It is no longer I who live, but Christ who lives in me" (Gal 2:20). This living in Christ, in fact, marks all that we are and all that we do. And this "life in Christ" is precisely what ensures the effectiveness of our apostolate, that our service is fruitful: "I appointed you that you should go and bear fruit and that your fruit should abide" (Jn 15:16). It is not pastoral creativity, or meetings or planning that ensure our fruitfulness, but our being faithful to Jesus, who says insistently: "Abide in me and I in you" (Jn 15:4). And we know well what that means: to contemplate him, to worship him, to embrace him, especially through our faithfulness to a life of prayer, and in our daily encounter with him, present in the Eucharist and in those most in need. "Being with" Christ does not isolate us from others. Rather, it is a "being with" in order to go forth and encounter others. This brings to mind some words of Blessed Mother Teresa of Calcutta: "We must be very proud of our vocation because it gives us the opportunity to serve Christ in the poor. It is in the favelas, in the cantegriles, in the villas miseria, that one must go to seek and to serve Christ. We must go to them as the priest presents himself at the altar, with joy" (Mother’s Instructions, I, p. 80). Jesus, the Good Shepherd, is our true treasure. Let us try to unite our hearts ever more closely to his (cf. Lk 12:34).
2. Called to proclaim the Gospel – dear Bishops and priests, many of you, if not all, have accompanied your young people to World Youth Day. They too have heard the mandate of Jesus: "Go and make disciples of all nations" (cf. Mt 28:19). It is our responsibility to help kindle within their hearts the desire to be missionary disciples of Jesus. Certainly, this invitation could cause many to feel somewhat afraid, thinking that to be missionaries requires leaving their own homes and countries, family and friends. I remember the dream I had when I was young: to be a missionary in faraway Japan. God, however, showed me that my missionary territory was much closer: my own country. Let us help our young people to realize that the call to be missionary disciples flows from our baptism and is an essential part of what it means to be a Christian. We must also help them to realize that we are called first to evangelize in our own homes and our places of study and work, to evangelize our family and friends.
Let us spare no effort in the formation of our young people! Saint Paul uses a beautiful expression that he embodied in his own life, when he addressed the Christian community: "My little children, with whom I am again in travail until Christ be formed in you" (Gal 4:19). Let us embody this also in our own ministry! Let us help our young people to discover the courage and joy of faith, the joy of being loved personally by God, who gave his Son Jesus for our salvation. Let us form them in mission, in going out and going forth. Jesus did this with his own disciples: he did not keep them under his wing like a hen with her chicks. He sent them out! We cannot keep ourselves shut up in parishes, in our communities, when so many people are waiting for the Gospel! It is not enough simply to open the door in welcome, but we must go out through that door to seek and meet the people! Let us courageously look to pastoral needs, beginning on the outskirts, with those who are farthest away, with those who do not usually go to church. They too are invited to the table of the Lord.
3. Called to promote the culture of encounter – Unfortunately, in many places, the culture of exclusion, of rejection, is spreading. There is no place for the elderly or for the unwanted child; there is no time for that poor person on the edge of the street. At times, it seems that for some people, human relations are regulated by two modern "dogmas": efficiency and pragmatism. Dear Bishops, priests, religious and you, seminarians who are preparing for ministry: have the courage to go against the tide. Let us not reject this gift of God which is the one family of his children. Encountering and welcoming everyone, solidarity and fraternity: these are what make our society truly human.
Be servants of communion and of the culture of encounter! Permit me to say that we must be almost obsessive in this matter. We do not want to be presumptuous, imposing "our truths". What must guide us is the humble yet joyful certainty of those who have been found, touched and transformed by the Truth who is Christ, ever to be proclaimed (cf. Lk 24:13-35).
Dear brothers and sisters, we are called by God, called to proclaim the Gospel and called to promote with courage the culture of encounter. May the Virgin Mary be our exemplar. In her life she was "a model of that motherly love with which all who join in the Church’s apostolic mission for the regeneration of humanity should be animated" (Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic ConsPope Francis celebrated Mass in Rio de Janeiro's St. Sebastian Cathedral, along with hundreds of bishops, seminarians and religious. Some of them specifically traveled to Brazil for World Youth Day. During his homily the Pope encouraged them to go beyond their parish walls to proclaim the Gospel. He also said they must show the courage to stand up against a culture that welcomes only what's convenient. titution Lumen Gentium, 65). May she be the Star that surely guides our steps to meet the Lord. Amen.
Pope's speech to youths in Vigil Mass
+ Pope Francis
19:05 27/07/2013
Dear Young Friends,
We have just recalled the story of Saint Francis of Assisi. In front of the crucifix he heard the voice of Jesus saying to him: "Francis, go, rebuild my house". The young Francis responded readily and generously to the Lord’s call to rebuild his house. But which house? Slowly but surely, Francis came to realize that it was not a question of repairing a stone building, but about doing his part for the life of the Church. It was a matter of being at the service of the Church, loving her and working to make the countenance of Christ shine ever more brightly in her.
Today too, as always, the Lord needs you, young people, for his Church. Today too, he is calling each of you to follow him in his Church and to be missionaries. How? In what way? Starting with the name of the place where we are,Campus Fidei, the field of faith, I have thought of three images that can help us understand better what it means to be a disciple and a missionary. First, a field is a place for sowing seeds; second, a field is a training ground; and third, a field is a construction site.
1. A field is a place for sowing seeds. We all know the parable where Jesus speaks of a sower who went out to sow seeds in the field; some seed fell on the path, some on rocky ground, some among thorns, and could not grow; other seed fell on good soil and brought forth much fruit (cf.Mt13:1-9). Jesus himself explains the meaning of the parable: the seed is the word of God sown in our hearts (cf. Mt13:18-23). This, dear young people, means that the realCampus Fidei, the field of faith, is your own heart, it is your life. It is your life that Jesus wants to enter with his word, with his presence. Please, let Christ and his word enter your life, blossom and grow. Jesus tells us that the seed which fell on the path or on the rocky ground or among the thorns bore no fruit. What kind of ground are we? What kind of terrain do we want to be? Maybe sometimes we are like the path: we hear the Lord’s word but it changes nothing in our lives because we let ourselves be numbed by all the superficial voices competing for our attention; or we are like the rocky ground: we receive Jesus with enthusiasm, but we falter and, faced with difficulties, we don’t have the courage to swim against the tide; or we are like the thorny ground: negativity, negative feelings choke the Lord’s word in us (cf. Mt 13:18-22). But today I am sure that the seed is falling on good soil, that you want to be good soil, not part-time Christians, not "starchy" and superficial, but real. I am sure that you don’t want to be duped by a false freedom, always at the beck and call of momentary fashions and fads. I know that you are aiming high, at long-lasting decisions which will make your lives meaningful. Jesus is capable of letting you do this: he is "the way, and the truth, and the life" (Jn 14:6). Let’s trust in him. Let’s make him our guide!
2. A field is a training ground. Jesus asks us to follow him for life, he asks us to be his disciples, to "play on his team". I think that most of you love sports! Here in Brazil, as in other countries, football is a national passion. Now, what do players do when they are asked to join a team? They have to train, and to train a lot! The same is true of our lives as the Lord’s disciples. Saint Paul tells us: "athletes deny themselves all sorts of things; they do this to win a crown of leaves that withers, but we a crown that is imperishable" (1 Cor 9:25). Jesus offers us something bigger than the World Cup! He offers us the possibility of a fulfilled and fruitful life; he also offers us a future with him, an endless future, eternal life. But he asks us to train, "to get in shape", so that we can face every situation in life undaunted, bearing witness to our faith. How do we get in shape? By talking with him: by prayer, which is our daily conversation with God, who always listens to us. By the sacraments, which make his life grow within us and conform us to Christ. By loving one another, learning to listen, to understand, to forgive, to be accepting and to help others, everybody, with no one excluded or ostracized. Dear young people, be true "athletes of Christ"!
3. A field is a construction site. When our heart is good soil which receives the word of God, when "we build up a sweat" in trying to live as Christians, we experience something tremendous: we are never alone, we are part of a family of brothers and sisters, all journeying on the same path: we are part of the Church; indeed, we are building up the Church and we are making history. Saint Peter tells us that we are living stones, which form a spiritual edifice (cf. 1 Pet 2:5). Looking at this platform, we see that it is in the shape of a church, built up with stones and bricks. In the Church of Jesus, we ourselves are the living stones. Jesus is asking us to build up his Church, but not as a little chapel which holds only a small group of persons. He asks us to make his living Church so large that it can hold all of humanity, that it can be a home for everyone! To me, to you, to each of us he says: "Go and make disciples of all nations". Tonight, let us answer him: Yes, I too want to be a living stone; together we want to build up the Church of Jesus! Let us all say together: I want to go forth and build up the Church of Christ!
In your young hearts, you have a desire to build a better world. I have been closely following the news reports of the many young people who throughout the world have taken to the streets in order to express their desire for a more just and fraternal society. But the question remains: Where do we start? What are the criteria for building a more just society? Mother Teresa of Calcutta was once asked what needed to change in the Church. Her answer was: you and I!
Dear friends, never forget that you are the field of faith! You are Christ’s athletes! You are called to build a more beautiful Church and a better world. Let us lift our gaze to Our Lady. Mary helps us to follow Jesus, she gives us the example by her own "yes" to God: "I am the servant of the Lord; let it be done to me as you say" (Lk 1:38). All together, let us join Mary in saying to God: let it be done to me as you say. Amen!
We have just recalled the story of Saint Francis of Assisi. In front of the crucifix he heard the voice of Jesus saying to him: "Francis, go, rebuild my house". The young Francis responded readily and generously to the Lord’s call to rebuild his house. But which house? Slowly but surely, Francis came to realize that it was not a question of repairing a stone building, but about doing his part for the life of the Church. It was a matter of being at the service of the Church, loving her and working to make the countenance of Christ shine ever more brightly in her.
Today too, as always, the Lord needs you, young people, for his Church. Today too, he is calling each of you to follow him in his Church and to be missionaries. How? In what way? Starting with the name of the place where we are,Campus Fidei, the field of faith, I have thought of three images that can help us understand better what it means to be a disciple and a missionary. First, a field is a place for sowing seeds; second, a field is a training ground; and third, a field is a construction site.
1. A field is a place for sowing seeds. We all know the parable where Jesus speaks of a sower who went out to sow seeds in the field; some seed fell on the path, some on rocky ground, some among thorns, and could not grow; other seed fell on good soil and brought forth much fruit (cf.Mt13:1-9). Jesus himself explains the meaning of the parable: the seed is the word of God sown in our hearts (cf. Mt13:18-23). This, dear young people, means that the realCampus Fidei, the field of faith, is your own heart, it is your life. It is your life that Jesus wants to enter with his word, with his presence. Please, let Christ and his word enter your life, blossom and grow. Jesus tells us that the seed which fell on the path or on the rocky ground or among the thorns bore no fruit. What kind of ground are we? What kind of terrain do we want to be? Maybe sometimes we are like the path: we hear the Lord’s word but it changes nothing in our lives because we let ourselves be numbed by all the superficial voices competing for our attention; or we are like the rocky ground: we receive Jesus with enthusiasm, but we falter and, faced with difficulties, we don’t have the courage to swim against the tide; or we are like the thorny ground: negativity, negative feelings choke the Lord’s word in us (cf. Mt 13:18-22). But today I am sure that the seed is falling on good soil, that you want to be good soil, not part-time Christians, not "starchy" and superficial, but real. I am sure that you don’t want to be duped by a false freedom, always at the beck and call of momentary fashions and fads. I know that you are aiming high, at long-lasting decisions which will make your lives meaningful. Jesus is capable of letting you do this: he is "the way, and the truth, and the life" (Jn 14:6). Let’s trust in him. Let’s make him our guide!
2. A field is a training ground. Jesus asks us to follow him for life, he asks us to be his disciples, to "play on his team". I think that most of you love sports! Here in Brazil, as in other countries, football is a national passion. Now, what do players do when they are asked to join a team? They have to train, and to train a lot! The same is true of our lives as the Lord’s disciples. Saint Paul tells us: "athletes deny themselves all sorts of things; they do this to win a crown of leaves that withers, but we a crown that is imperishable" (1 Cor 9:25). Jesus offers us something bigger than the World Cup! He offers us the possibility of a fulfilled and fruitful life; he also offers us a future with him, an endless future, eternal life. But he asks us to train, "to get in shape", so that we can face every situation in life undaunted, bearing witness to our faith. How do we get in shape? By talking with him: by prayer, which is our daily conversation with God, who always listens to us. By the sacraments, which make his life grow within us and conform us to Christ. By loving one another, learning to listen, to understand, to forgive, to be accepting and to help others, everybody, with no one excluded or ostracized. Dear young people, be true "athletes of Christ"!
3. A field is a construction site. When our heart is good soil which receives the word of God, when "we build up a sweat" in trying to live as Christians, we experience something tremendous: we are never alone, we are part of a family of brothers and sisters, all journeying on the same path: we are part of the Church; indeed, we are building up the Church and we are making history. Saint Peter tells us that we are living stones, which form a spiritual edifice (cf. 1 Pet 2:5). Looking at this platform, we see that it is in the shape of a church, built up with stones and bricks. In the Church of Jesus, we ourselves are the living stones. Jesus is asking us to build up his Church, but not as a little chapel which holds only a small group of persons. He asks us to make his living Church so large that it can hold all of humanity, that it can be a home for everyone! To me, to you, to each of us he says: "Go and make disciples of all nations". Tonight, let us answer him: Yes, I too want to be a living stone; together we want to build up the Church of Jesus! Let us all say together: I want to go forth and build up the Church of Christ!
In your young hearts, you have a desire to build a better world. I have been closely following the news reports of the many young people who throughout the world have taken to the streets in order to express their desire for a more just and fraternal society. But the question remains: Where do we start? What are the criteria for building a more just society? Mother Teresa of Calcutta was once asked what needed to change in the Church. Her answer was: you and I!
Dear friends, never forget that you are the field of faith! You are Christ’s athletes! You are called to build a more beautiful Church and a better world. Let us lift our gaze to Our Lady. Mary helps us to follow Jesus, she gives us the example by her own "yes" to God: "I am the servant of the Lord; let it be done to me as you say" (Lk 1:38). All together, let us join Mary in saying to God: let it be done to me as you say. Amen!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chia sẻ của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên tại WYD 2013
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
01:35 27/07/2013
Thánh Lễ Việt Nam - Chia sẻ của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp tại WYD 2013
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
01:35 27/07/2013
Phái Đoàn Úc Châu Tham Dự WYD ngày thứ I và thứ II tại Rio De Janeiro
Jos. Vĩnh SA
06:36 27/07/2013
Ngày thứ I của Phái Đoàn tại Rio De Janeiro
Phái đoàn Úc Châu từ Lisbon, Bồ Đào Nha đã bay sang Brazil và đáp xuống phi trường Rio de Janeiro lúc gần 11 giờ khuya, thứ Tư ngày 24/7/2013. Sau hơn 10 tiếng đồng hồ bay lơ lửng trên không, qua đoạn đường khá dài, mọi người đều mệt đừ.
Về đến khách sạn Mar Ipanema trên đường Rua Visconde de Pirajá, nhận phòng xong là lăn quay ra ngủ cho đến sáng.
Khách sạn Mar Ipanema cách bờ biển Capacabana khoảng 300m, đi bộ chỉ băng qua một ngã tư đường là tới biển. Bờ biển Capacabana rất đẹp và sạch sẽ.
Nghỉ qua một đêm, mọi người tỉnh táo trở lại. Sáng thứ Năm ngày 25/7/2013, dự tính của phái đoàn là sẽ ra thăm bãi tắm biển Capacabana, rồi lên kính viếng tượng Chúa Giêsu Vua trên núi D. Marta, sau đó đến thăm khu nhà ổ chuột.
Nhưng “bad luck”, sau khi ăn sáng xong, phái đoàn chuẩn bị lên đường thì trời mưa rào và lạnh, mưa như trút nước xuống thành phố, phái đoàn đành bỏ tour đi thăm bãi biển và ở trong lobby của khách sạn, chờ xe Jeep đến đón, chở lên núi Chúa Giêsu Vua.
Khi xe Jeep đến khách sạn, mọi người lên xe, trời vẫn tiếp tục mưa tầm tã, xe jeep chỉ có mui bằng vải bạt, không có mành che chung quanh, nên nhiều người bị ướt vì nước mưa tạt vào trong xe.
Vì leo lên núi, nên phái đoàn phải thuê xe Jeeps số tay mới leo lên núi được. Mỗi xe chỉ chở được 9 hành khách và một hướng dẫn viên.
Xe leo lên dốc núi cao khoảng gần 2 cây số, chạy vòng vèo, nên phải đi xe làm 2 chặng.
Chặng thứ I dùng 7 xe Jeeps leo núi, lên cao hơn 1 cây số. Xuống xe, chuyển hành khách sang xe Van, mỗi xe van chở 15 hành khách. Phái đoàn dùng 5 xe Van tổng cộng 8 hướng dẫn viên du lịch (Tour Guiders) tiếng Bồ gọi là Ghi Tua rim.
Chặng thứ II leo núi. Tuy là leo núi, nhưng đoạn đường này tương đối đỡ dốc và đường lớn chạy vòng vèo, hơn nữa du khách đến đây quá đông, nên các hãng du lịch phải dùng xe Van 15 chỗ, thì mới đủ phương tiện phục vụ du khách.
Sau khi xe đến bãi đậu xe, mỗi người nhận 1 vé vào cửa, rồi xếp hàng đi qua cổng xét vé và xếp hàng leo lên núi tượng Chúa đứng, với khoảng 100 bậc thang để lên đến bệ đài chân tượng Chúa.
Ngày hôm nay là ngày xui xẻo cho phái đoàn, trên đỉnh núi trời mưa to, gió lớn, lạnh lẽo gió thổi rất mạnh muốn bay cả người. Mưa suốt từ buổi sáng cho đến chiều, khi lên đến tượng Chúa, thì trời đổ mưa to gió lớn, mây mù mịt trên đỉnh núi, mọi người bị gió lạnh thổi vào làm nổi da gà. Máy hình của chúng tôi cố gắng che dù để chụp những tấm hình của phái đoàn nơi tượng Chúa, nhưng đành chịu thua, vì độ phân giải qúa yếu và mờ.
Đứng trên núi ngắm nhìn tượng Chúa rất lớn và cao, nhưng chỉ thấy lờ mờ, bởi làn mây mù bao kín.
Phái đoàn chỉ làm dấu, thầm đọc kinh cầu nguyện một chút xíu rồi phải đi xuống vì trời mưa to gió lạnh.
Tuy trời mưa gió lạnh lẽo như vậy, nhưng rất nhiều du khách từ các quốc gia trên thế giới kéo nhau lên đây kính viếng Chúa, các bậc thang lên, xuống, đông nghẹt người, phải chen nhau, nên cũng đỡ lạnh.
Chúng tôi xuống núi, cũng trở lại bằng 2 chặng xe Van và Jeep. Xe Jeep chở chúng tôi trực chỉ đến khu nhà ổ chuột, toạ lạc nơi phía bờ bên kia của trườn núi D. Marta.
Theo hướng dẫn viên cho biết, trong thành phố Rio De Janeiro có hàng ngàn, hàng ngàn khu nhà nghèo, sống theo kiểu ổ chuột.
Khu nhà mà chúng tôi đang đến thăm, tương đối an ninh hơn, vì nó toạ lạc ngay kế bên khu nhà giầu.
Giầu, nghèo chỉ cách nhau một dẫy tường dài giống như thành lũy ngăn cách 2 thế giới khác biệt. Một bên hướng về trung tâm thành phố thì toàn là dinh thự nguy nga và cao ốc chọc trời, còn bên hướng về trườn núi thì toàn là những căn nhà và túp lều tranh vách nát lụp xụp. Cống rãnh, nước xả, chảy xuyên qua nhà, lều và lối đi, chó mèo đại tiện bừa bãi, có những căn lều chỉ rộng chừng 1 mét vuông, lợp tôn rỉ xét, tối tăm, dân cư cất nhà, lều bừa bãi vô trật tự, từ trên đỉnh núi xuống dưới chân núi, giống các khu nhà ổ chuột, đường hẻm bên VN.
Chúng tôi leo lên khu nhà nghèo, chóp bu cao nhất gần đỉnh núi và lưng chừng trườn núi với độ cao khoảng gần 1,000 mét, rồi len lỏi qua các ngõ ngách trong xóm nghèo này, sau đó đi dọc theo con đường hẻm đổ dốc cong queo, bước xuống từng bậc, xuống tận chân núi.
Đoạn đường xuống dốc khoảng hơn 1 cây số, chúng tôi phải bước xuống từng bậc, mất hơn một tiếng đồng vì trời mưa, nên mọi người sợ trượt chân té ngã. Tám hướng dẫn viên du lịch, đi theo 7 nhóm của chúng tôi và luôn nhắc nhở, chúng tôi bước từng bậc xuống núi, trong con mưa phun gió lạnh. Thế mà khi xuống đến chân núi, thì mọi người đều toát mồ hôi, nóng ran cả người, mồ hôi ra ướt cả áo.
Sau khi thăm khu nhà ổ chuột, phái đoàn chúng tôi về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi.
Khoảng 5 giờ chiều, mỗi người trong phái đoàn lãnh một túi đeo “ba lô” có Logo WYD 2013, rồi theo cha Quảng hướng dẫn, lội bộ khoảng gần 10 cây số xuống bãi biển Capacabana, tiến đến gần khu vực khán đài chính để tham dự nghi lễ chào đón Đức Thánh Cha ngay trên bãi biển và tham dự đêm văn nghệ diễn nguyện chào mừng. Khai mạc đêm văn nghệ là diễn văn của ĐHY của TGP Rio De Janeiro chào mừng.
Thành phố Rio De Janeiro rất lớn có khoảng 8 triệu dân. Nhìn tổng quát, đường phố giống các thành phố: Sydney Australia và New York USA, tuy nhiên thành phố có cảnh đẹp hơn là nhờ vào hướng đông và hướng bắc nằm dọc theo bờ biển, hướng Tây là đồi núi bao quanh
Thành phố mang tên Rio de Janeiro (có nghĩa là dòng sông tháng giêng. Rio tiếng Bồ là con sông và Janeiro là tháng Giêng). Kha Luân Bố khám phá ra thành phố này và cặp thuyền vào cảng trên bờ sông vào đúng tháng Giêng, nên Ông đã đặt tên cho thành phố là dòng Sông tháng Giêng.
Brazil có 80% dân số Công Giáo, nên các thành phố đa số mang tên các thánh như: Thành phố lớn nhất của Brazil mang Saõ Paolo = Thánh Phaolô
Bãi biển Capacabana tối nay, sáng rực ánh đèn pha, có thể nhìn thấy đường chỉ trên tay, Ban Tổ Chức đã thiết rất nhiều màn hình rất lớn (lagerest screen, giống như các màn hình trên sân Football) và âm thanh khuyếch đại, để khách thập phương có thể dõi chương trình trực tiếp truyền hình.
Theo ước đoán của truyền thông Brazilian, thì tối nay đã có hàng triệu, triệu người tuôn đổ về bãi biển Capacabana để tham dự đêm diễn nguyện, dưới trời mưa phun gió lạnh, sóng biển vỗ ấm ầm.
Khoảng 6 giờ tối, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng của quân đội Brazil đáp xuống bãi biển gần khán đài, với những tiếng hò hét của hàng triệu người vang dội khắp bãi biển: "Hola Papa Francisco"!!!"Hola Papa Francisco".
Trên bầu trời trực thăng của các đài truyền hình quần thảo trên thành phố và orbit ngoài biển để thu hình, trình chiếu trực tiếp cho công chúng xem.
Nói là đến gần khán đài, nhưng chúng tôi cũng phải đứng cách xa cả chục cây số, để theo dõi trên màn ảnh lớn. Bãi biển Capacabana có lợi thế là hình cánh cung, khán đài ở chính giữa bãi biển, nên những người đứng xa nhất cũng có thể theo dõi màn hình vĩ đại chính giữa nổi bật. Gần khán đài có cả hàng ngàn ngọn đèn pha và từ biển chiếu lên sáng rực cả bầu trời thành phố.
Với khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay. Các màn hình hiện đại vĩ đại, đã cho khán gỉa nhìn thấy tỏ tường với những hình ảnh rõ nét, trung thực và nổi bật. Mặc dù chúng tôi đứng cách xa khán đài cả chục cây số, nhưng nhìn thấy Đức Thánh Cha rõ ràng, ngay như trước mặt..Thật là tuyệt.
Chấm dứt tối diễn nguyện, sau 10 giờ khuya chúng tôi lội bộ gần 10 cây số trở về khách sạn ngủ.
XEM HÌNH
Ngày thứ II của Phái Đoàn tại Rio De Janeiro
Sáng thứ Sáu, chúng tôi thức dậy, ăn điểm tâm xong, phái đoàn lên xe bus đi thăm thắng cảnh chung quanh thành phố Rio, năm dọc theo bãi biển, rồi tiến lên núi Sugar Loaf, nơi đây là cửa ngõ vào thành phố, từ hướng bắc xuống.
Phái đoàn phải dùng 2 lần ngồi cáp treo, chuyển từ đỉnh núi này, sang đỉnh núi Sugar Loaf. Ngồi trên cáp treo nhìn xuống cửa biển và thành phố thật tuyệt mỹ.
Bờ biển chung quanh núi Sugar Loaf rất đẹp và ngoạn mục. Nhìn xuống thành phố với những dãy cao ốc màu trắng bạch trùng trùng, điệp điệp nổi lên, dọc theo các bờ biển và trườn núi
Khi phái đoàn chúng tôi lên đến đỉnh núi Sugar Loaf, thì gặp phái đoàn Việt Nam do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giám mục GP Hải Phòng kiêm chủ tịch ủy ban giới trẻ HĐGM Việt Nam dẫn đầu.
Cha Quảng phó giám đốc Vietcatholic Network và tôi đã có mở cuộc phỏng vấn tại chỗ Đức Cha Thiên và phái đoàn VN.
Sau khi ngắm cảnh thiên nhiên trên núi và ngó xuống thành phố, phái đoàn trở lại Chair Lift để xuống núi, đến thăm nhà thờ chính tòa TGP Rio De Janeiro. Nhà thờ xây cất theo kiểu hao hao giống Kim Tự Tháp Ai Cập. Nhà thờ rất lớn, bên Úc không có nhà thờ nào lớn như nhà thờ này, bên trong có thể chứa được khoảng 10,000 người, ghế ngồi được xếp theo hình cánh cung, có 4 mái kiếng “Lead Light” 4 phía vừa thu ánh sáng từ trời, vừa thiết kế những hình bằng kiếng, diễn tả các câu chuyện về kinh thánh và đường về thiên đàng theo 8 mối phúc thật
Lúc 4 giờ chiều, rời nhà thờ chính toà, xe bus chở phái đoàn đến đền thờ Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm để cùng sinh hoạt với các phái đoàn Việt Nam trên toàn thế giới qui tụ về đây cùng sinh hoạt và hò hét với nhau, sau đó hiệp dâng thánh lễ đồng tế cùng với hai Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và Vũ Văn Thiên cùng khoảng 20 linh mục đồng tế đến từ Việt Nam và các Châu Lục.
Sau thánh lễ phái đoàn phải vội vàng ra xe bus để về khách sạn vì trời đã tối và hết thời hạn dùng xe bus. Từ nhà thờ chính toà về khách sạn, Tour Guiders cho biết, bình thường lái xe khoảng 1 tiếng, nhưng hiện nay có 3 triệu du khách đang có mặt trong thành phố, nên không thể ước tính được thời gian di chuyển.
Mấy tuần nay thành phố Rio De Janeiro bất ổn, vì những cuộc biểu tình của dân chúng chống chính phủ, dùng ngân quỹ quốc gia quá nhiều để chỉnh trang và xây cất các công trình thể thao, xây cất các sân vận động vĩ đại cho bóng đá World Cup 2014 và Olympic 2015. Mỗi sân mới dự trù sẽ chứa được khoảng từ 200,000 cho đến 500,000 người. Chính phủ Brazil cho biết, những sân vận động mới này, được coi là những sân thể thao lớn nhất thế giới, chưa nơi nào có. Bóng đá là môn thể thao mà mọi lớp tuổi của dân Brazil từ nhỏ đến già đều hâm mộ. Các đường hẻm và phố vắng, đều thấy có từng nhóm thanh, thiếu niên đá bóng. Vì thế Brazil đã có những cầu thủ vô địch thế giới, và đội bóng quốc gia của họ đã từng dành Cup vô địch thế giới.
Rồi cái bất ôn thứ II là những người đồng tình luyến ái xuống đường đòi buộc tòa thánh Vatican hợp hiến, chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhân chuyến viếng thăm Brazil và chủ tế ngày WYD của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hơn nữa có khoảng 3 triệu du khách tuôn đổ vào thành phố Rio tham dự WYD, làm cho chính phủ và an ninh phải điên đầu, đường xá bị kẹt, tắc nghẽn, vì biểu tình, vì đông du khách....phái đoàn chúng tôi đôi lúc phải cuốc bộ cả chục cây số, vì xe bus không thể di chuyển được.
Tuy vậy chính phủ đã cam kết với quốc tế là mọi du khách, hành hương đến Rio de Janeiro đều được bảo vệ an toàn.
Theo thông tin cho biết, chính quyền Rio đã tung ra phố trên 50,000 cảnh sát, quân đội và nhân viên an ninh ra khắp phố phường để bảo vệ thành phố và du khách. Điều này chúng tôi đã nhìn thấy tận mắt. Các ngã ba, ngã tư đường đều có từng tốp cảnh sát và nhân viên an ninh đứng trực gác với súng ống đầy đủ. Các xe cảnh sát bật đèn chớp, đóng đô ở các nút chặn. Trên đường phố quân đội và an ninh đi bộ tuần tra. Chỗ nào cũng thấy bóng cảnh sát và quân đội. Đường lên núi Chúa Giêsu, các khúc quanh đổ dốc đều có xe cảnh sát bật đèn chớp chớp đậu túc trực.
Trên đỉnh núi nơi tượng Chúa có quân đội bồng súng đi tuần tra. Mạng lưới an ninh vây kín như vậy, cho nên du khách đến Rio De Janeiro cũng an tâm.
Được biết thành phố Rio de Janeiro cũng là thành phố nổi tiếng về bạo động và thanh toán nhau, nhất là những khu dân cư ổ chuột
Tường trình từ Rio De Janeiro
Phái đoàn Úc Châu từ Lisbon, Bồ Đào Nha đã bay sang Brazil và đáp xuống phi trường Rio de Janeiro lúc gần 11 giờ khuya, thứ Tư ngày 24/7/2013. Sau hơn 10 tiếng đồng hồ bay lơ lửng trên không, qua đoạn đường khá dài, mọi người đều mệt đừ.
Về đến khách sạn Mar Ipanema trên đường Rua Visconde de Pirajá, nhận phòng xong là lăn quay ra ngủ cho đến sáng.
Khách sạn Mar Ipanema cách bờ biển Capacabana khoảng 300m, đi bộ chỉ băng qua một ngã tư đường là tới biển. Bờ biển Capacabana rất đẹp và sạch sẽ.
Nghỉ qua một đêm, mọi người tỉnh táo trở lại. Sáng thứ Năm ngày 25/7/2013, dự tính của phái đoàn là sẽ ra thăm bãi tắm biển Capacabana, rồi lên kính viếng tượng Chúa Giêsu Vua trên núi D. Marta, sau đó đến thăm khu nhà ổ chuột.
Nhưng “bad luck”, sau khi ăn sáng xong, phái đoàn chuẩn bị lên đường thì trời mưa rào và lạnh, mưa như trút nước xuống thành phố, phái đoàn đành bỏ tour đi thăm bãi biển và ở trong lobby của khách sạn, chờ xe Jeep đến đón, chở lên núi Chúa Giêsu Vua.
Khi xe Jeep đến khách sạn, mọi người lên xe, trời vẫn tiếp tục mưa tầm tã, xe jeep chỉ có mui bằng vải bạt, không có mành che chung quanh, nên nhiều người bị ướt vì nước mưa tạt vào trong xe.
Vì leo lên núi, nên phái đoàn phải thuê xe Jeeps số tay mới leo lên núi được. Mỗi xe chỉ chở được 9 hành khách và một hướng dẫn viên.
Xe leo lên dốc núi cao khoảng gần 2 cây số, chạy vòng vèo, nên phải đi xe làm 2 chặng.
Chặng thứ I dùng 7 xe Jeeps leo núi, lên cao hơn 1 cây số. Xuống xe, chuyển hành khách sang xe Van, mỗi xe van chở 15 hành khách. Phái đoàn dùng 5 xe Van tổng cộng 8 hướng dẫn viên du lịch (Tour Guiders) tiếng Bồ gọi là Ghi Tua rim.
Chặng thứ II leo núi. Tuy là leo núi, nhưng đoạn đường này tương đối đỡ dốc và đường lớn chạy vòng vèo, hơn nữa du khách đến đây quá đông, nên các hãng du lịch phải dùng xe Van 15 chỗ, thì mới đủ phương tiện phục vụ du khách.
Sau khi xe đến bãi đậu xe, mỗi người nhận 1 vé vào cửa, rồi xếp hàng đi qua cổng xét vé và xếp hàng leo lên núi tượng Chúa đứng, với khoảng 100 bậc thang để lên đến bệ đài chân tượng Chúa.
Ngày hôm nay là ngày xui xẻo cho phái đoàn, trên đỉnh núi trời mưa to, gió lớn, lạnh lẽo gió thổi rất mạnh muốn bay cả người. Mưa suốt từ buổi sáng cho đến chiều, khi lên đến tượng Chúa, thì trời đổ mưa to gió lớn, mây mù mịt trên đỉnh núi, mọi người bị gió lạnh thổi vào làm nổi da gà. Máy hình của chúng tôi cố gắng che dù để chụp những tấm hình của phái đoàn nơi tượng Chúa, nhưng đành chịu thua, vì độ phân giải qúa yếu và mờ.
Đứng trên núi ngắm nhìn tượng Chúa rất lớn và cao, nhưng chỉ thấy lờ mờ, bởi làn mây mù bao kín.
Phái đoàn chỉ làm dấu, thầm đọc kinh cầu nguyện một chút xíu rồi phải đi xuống vì trời mưa to gió lạnh.
Tuy trời mưa gió lạnh lẽo như vậy, nhưng rất nhiều du khách từ các quốc gia trên thế giới kéo nhau lên đây kính viếng Chúa, các bậc thang lên, xuống, đông nghẹt người, phải chen nhau, nên cũng đỡ lạnh.
Chúng tôi xuống núi, cũng trở lại bằng 2 chặng xe Van và Jeep. Xe Jeep chở chúng tôi trực chỉ đến khu nhà ổ chuột, toạ lạc nơi phía bờ bên kia của trườn núi D. Marta.
Theo hướng dẫn viên cho biết, trong thành phố Rio De Janeiro có hàng ngàn, hàng ngàn khu nhà nghèo, sống theo kiểu ổ chuột.
Khu nhà mà chúng tôi đang đến thăm, tương đối an ninh hơn, vì nó toạ lạc ngay kế bên khu nhà giầu.
Giầu, nghèo chỉ cách nhau một dẫy tường dài giống như thành lũy ngăn cách 2 thế giới khác biệt. Một bên hướng về trung tâm thành phố thì toàn là dinh thự nguy nga và cao ốc chọc trời, còn bên hướng về trườn núi thì toàn là những căn nhà và túp lều tranh vách nát lụp xụp. Cống rãnh, nước xả, chảy xuyên qua nhà, lều và lối đi, chó mèo đại tiện bừa bãi, có những căn lều chỉ rộng chừng 1 mét vuông, lợp tôn rỉ xét, tối tăm, dân cư cất nhà, lều bừa bãi vô trật tự, từ trên đỉnh núi xuống dưới chân núi, giống các khu nhà ổ chuột, đường hẻm bên VN.
Chúng tôi leo lên khu nhà nghèo, chóp bu cao nhất gần đỉnh núi và lưng chừng trườn núi với độ cao khoảng gần 1,000 mét, rồi len lỏi qua các ngõ ngách trong xóm nghèo này, sau đó đi dọc theo con đường hẻm đổ dốc cong queo, bước xuống từng bậc, xuống tận chân núi.
Đoạn đường xuống dốc khoảng hơn 1 cây số, chúng tôi phải bước xuống từng bậc, mất hơn một tiếng đồng vì trời mưa, nên mọi người sợ trượt chân té ngã. Tám hướng dẫn viên du lịch, đi theo 7 nhóm của chúng tôi và luôn nhắc nhở, chúng tôi bước từng bậc xuống núi, trong con mưa phun gió lạnh. Thế mà khi xuống đến chân núi, thì mọi người đều toát mồ hôi, nóng ran cả người, mồ hôi ra ướt cả áo.
Sau khi thăm khu nhà ổ chuột, phái đoàn chúng tôi về khách sạn ăn trưa và nghỉ ngơi.
Khoảng 5 giờ chiều, mỗi người trong phái đoàn lãnh một túi đeo “ba lô” có Logo WYD 2013, rồi theo cha Quảng hướng dẫn, lội bộ khoảng gần 10 cây số xuống bãi biển Capacabana, tiến đến gần khu vực khán đài chính để tham dự nghi lễ chào đón Đức Thánh Cha ngay trên bãi biển và tham dự đêm văn nghệ diễn nguyện chào mừng. Khai mạc đêm văn nghệ là diễn văn của ĐHY của TGP Rio De Janeiro chào mừng.
Thành phố Rio De Janeiro rất lớn có khoảng 8 triệu dân. Nhìn tổng quát, đường phố giống các thành phố: Sydney Australia và New York USA, tuy nhiên thành phố có cảnh đẹp hơn là nhờ vào hướng đông và hướng bắc nằm dọc theo bờ biển, hướng Tây là đồi núi bao quanh
Thành phố mang tên Rio de Janeiro (có nghĩa là dòng sông tháng giêng. Rio tiếng Bồ là con sông và Janeiro là tháng Giêng). Kha Luân Bố khám phá ra thành phố này và cặp thuyền vào cảng trên bờ sông vào đúng tháng Giêng, nên Ông đã đặt tên cho thành phố là dòng Sông tháng Giêng.
Brazil có 80% dân số Công Giáo, nên các thành phố đa số mang tên các thánh như: Thành phố lớn nhất của Brazil mang Saõ Paolo = Thánh Phaolô
Bãi biển Capacabana tối nay, sáng rực ánh đèn pha, có thể nhìn thấy đường chỉ trên tay, Ban Tổ Chức đã thiết rất nhiều màn hình rất lớn (lagerest screen, giống như các màn hình trên sân Football) và âm thanh khuyếch đại, để khách thập phương có thể dõi chương trình trực tiếp truyền hình.
Theo ước đoán của truyền thông Brazilian, thì tối nay đã có hàng triệu, triệu người tuôn đổ về bãi biển Capacabana để tham dự đêm diễn nguyện, dưới trời mưa phun gió lạnh, sóng biển vỗ ấm ầm.
Khoảng 6 giờ tối, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng của quân đội Brazil đáp xuống bãi biển gần khán đài, với những tiếng hò hét của hàng triệu người vang dội khắp bãi biển: "Hola Papa Francisco"!!!"Hola Papa Francisco".
Trên bầu trời trực thăng của các đài truyền hình quần thảo trên thành phố và orbit ngoài biển để thu hình, trình chiếu trực tiếp cho công chúng xem.
Nói là đến gần khán đài, nhưng chúng tôi cũng phải đứng cách xa cả chục cây số, để theo dõi trên màn ảnh lớn. Bãi biển Capacabana có lợi thế là hình cánh cung, khán đài ở chính giữa bãi biển, nên những người đứng xa nhất cũng có thể theo dõi màn hình vĩ đại chính giữa nổi bật. Gần khán đài có cả hàng ngàn ngọn đèn pha và từ biển chiếu lên sáng rực cả bầu trời thành phố.
Với khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay. Các màn hình hiện đại vĩ đại, đã cho khán gỉa nhìn thấy tỏ tường với những hình ảnh rõ nét, trung thực và nổi bật. Mặc dù chúng tôi đứng cách xa khán đài cả chục cây số, nhưng nhìn thấy Đức Thánh Cha rõ ràng, ngay như trước mặt..Thật là tuyệt.
Chấm dứt tối diễn nguyện, sau 10 giờ khuya chúng tôi lội bộ gần 10 cây số trở về khách sạn ngủ.
XEM HÌNH
Ngày thứ II của Phái Đoàn tại Rio De Janeiro
Sáng thứ Sáu, chúng tôi thức dậy, ăn điểm tâm xong, phái đoàn lên xe bus đi thăm thắng cảnh chung quanh thành phố Rio, năm dọc theo bãi biển, rồi tiến lên núi Sugar Loaf, nơi đây là cửa ngõ vào thành phố, từ hướng bắc xuống.
Phái đoàn phải dùng 2 lần ngồi cáp treo, chuyển từ đỉnh núi này, sang đỉnh núi Sugar Loaf. Ngồi trên cáp treo nhìn xuống cửa biển và thành phố thật tuyệt mỹ.
Bờ biển chung quanh núi Sugar Loaf rất đẹp và ngoạn mục. Nhìn xuống thành phố với những dãy cao ốc màu trắng bạch trùng trùng, điệp điệp nổi lên, dọc theo các bờ biển và trườn núi
Khi phái đoàn chúng tôi lên đến đỉnh núi Sugar Loaf, thì gặp phái đoàn Việt Nam do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giám mục GP Hải Phòng kiêm chủ tịch ủy ban giới trẻ HĐGM Việt Nam dẫn đầu.
Cha Quảng phó giám đốc Vietcatholic Network và tôi đã có mở cuộc phỏng vấn tại chỗ Đức Cha Thiên và phái đoàn VN.
Sau khi ngắm cảnh thiên nhiên trên núi và ngó xuống thành phố, phái đoàn trở lại Chair Lift để xuống núi, đến thăm nhà thờ chính tòa TGP Rio De Janeiro. Nhà thờ xây cất theo kiểu hao hao giống Kim Tự Tháp Ai Cập. Nhà thờ rất lớn, bên Úc không có nhà thờ nào lớn như nhà thờ này, bên trong có thể chứa được khoảng 10,000 người, ghế ngồi được xếp theo hình cánh cung, có 4 mái kiếng “Lead Light” 4 phía vừa thu ánh sáng từ trời, vừa thiết kế những hình bằng kiếng, diễn tả các câu chuyện về kinh thánh và đường về thiên đàng theo 8 mối phúc thật
Lúc 4 giờ chiều, rời nhà thờ chính toà, xe bus chở phái đoàn đến đền thờ Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm để cùng sinh hoạt với các phái đoàn Việt Nam trên toàn thế giới qui tụ về đây cùng sinh hoạt và hò hét với nhau, sau đó hiệp dâng thánh lễ đồng tế cùng với hai Đức Cha Nguyễn Thái Hợp và Vũ Văn Thiên cùng khoảng 20 linh mục đồng tế đến từ Việt Nam và các Châu Lục.
Sau thánh lễ phái đoàn phải vội vàng ra xe bus để về khách sạn vì trời đã tối và hết thời hạn dùng xe bus. Từ nhà thờ chính toà về khách sạn, Tour Guiders cho biết, bình thường lái xe khoảng 1 tiếng, nhưng hiện nay có 3 triệu du khách đang có mặt trong thành phố, nên không thể ước tính được thời gian di chuyển.
Mấy tuần nay thành phố Rio De Janeiro bất ổn, vì những cuộc biểu tình của dân chúng chống chính phủ, dùng ngân quỹ quốc gia quá nhiều để chỉnh trang và xây cất các công trình thể thao, xây cất các sân vận động vĩ đại cho bóng đá World Cup 2014 và Olympic 2015. Mỗi sân mới dự trù sẽ chứa được khoảng từ 200,000 cho đến 500,000 người. Chính phủ Brazil cho biết, những sân vận động mới này, được coi là những sân thể thao lớn nhất thế giới, chưa nơi nào có. Bóng đá là môn thể thao mà mọi lớp tuổi của dân Brazil từ nhỏ đến già đều hâm mộ. Các đường hẻm và phố vắng, đều thấy có từng nhóm thanh, thiếu niên đá bóng. Vì thế Brazil đã có những cầu thủ vô địch thế giới, và đội bóng quốc gia của họ đã từng dành Cup vô địch thế giới.
Rồi cái bất ôn thứ II là những người đồng tình luyến ái xuống đường đòi buộc tòa thánh Vatican hợp hiến, chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhân chuyến viếng thăm Brazil và chủ tế ngày WYD của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hơn nữa có khoảng 3 triệu du khách tuôn đổ vào thành phố Rio tham dự WYD, làm cho chính phủ và an ninh phải điên đầu, đường xá bị kẹt, tắc nghẽn, vì biểu tình, vì đông du khách....phái đoàn chúng tôi đôi lúc phải cuốc bộ cả chục cây số, vì xe bus không thể di chuyển được.
Tuy vậy chính phủ đã cam kết với quốc tế là mọi du khách, hành hương đến Rio de Janeiro đều được bảo vệ an toàn.
Theo thông tin cho biết, chính quyền Rio đã tung ra phố trên 50,000 cảnh sát, quân đội và nhân viên an ninh ra khắp phố phường để bảo vệ thành phố và du khách. Điều này chúng tôi đã nhìn thấy tận mắt. Các ngã ba, ngã tư đường đều có từng tốp cảnh sát và nhân viên an ninh đứng trực gác với súng ống đầy đủ. Các xe cảnh sát bật đèn chớp, đóng đô ở các nút chặn. Trên đường phố quân đội và an ninh đi bộ tuần tra. Chỗ nào cũng thấy bóng cảnh sát và quân đội. Đường lên núi Chúa Giêsu, các khúc quanh đổ dốc đều có xe cảnh sát bật đèn chớp chớp đậu túc trực.
Trên đỉnh núi nơi tượng Chúa có quân đội bồng súng đi tuần tra. Mạng lưới an ninh vây kín như vậy, cho nên du khách đến Rio De Janeiro cũng an tâm.
Được biết thành phố Rio de Janeiro cũng là thành phố nổi tiếng về bạo động và thanh toán nhau, nhất là những khu dân cư ổ chuột
Tường trình từ Rio De Janeiro
Mừng Kim Khánh giáo xứ Sông Pha và Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến nhà thờ
LM Anrê Lê Văn Hải
07:26 27/07/2013
Sáng 25.7 trời Sông Pha nắng nhẹ lạ thường sau những ngày mưa gió liên miên. Khí tiết vùng sâu của một giáo xứ địa đầu giáo phận Nha Trang nằm dưới chân đèo Ngoạn Mục giáp ranh hạt Đơn Dương, giáo phận Đà Lạt trở nên dịu mát đón Đức Giám Mục giáo phận, quý cha và khách thập phương cùng bà con giáo dân đến hiệp thông niềm vui lớn… “ Mừng Kim Khánh giáo xứ Sông Pha cùng Thánh lễ Tạ Ơn và Cung Hiến nhà thờ”.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Sông Pha được thành lập năm 1963, Sông Pha tròn tuổi 50, đã có một ngôi nhà thờ được xây dựng cách đây gần 40 năm, dưới thời cha chánh xứ tiên khởi Giuse Viot. Ngôi nhà thờ này đã được ĐHY Phanxicô, Người Tôi Tớ Chúa, lúc đó Ngài là giám mục giáo phận Nha Trang làm phép. Trải qua bao biến động của thời gian, ngôi nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng, vả lại, ngôi nhà thờ chỉ có diện tích sử dụng là 240m2 nay đã trở nên quá chật hẹp so với số giáo dân ngày càng tăng cao.
Được sự cho phép của Đức Giám Mục giáo phận, giáo xứ đã tháo dỡ ngôi nhà thờ cũ để trùng tu và nới rộng diện tích lên 500m2…Thế nhưng theo sự giám định của sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận và ý kiến của công ty Gia Cát, tư vấn thiết kế xây dựng, ngôi nhà thờ cũ không đủ yếu tố cơ bản về kết cấu kỷ thuật nên không thể sử dụng lại nền móng cũ để nâng cấp và nới rộng… Vì vậy mà giáo xứ Sông Pha phải xây dựng một ngôi nhà thờ mới với diện tích trọn gói là 700m2.
Sông Pha hiện nay có 1300 giáo dân (900 Kinh và 400 anh em dân tộc K’hor, Raglai…). Vì là vùng sâu vùng cao nên đời sống kinh tế rất hạn chế, dân trí thấp, bệnh tật và tử suất lớn… Tuy nhiên đời sống đức tin của Sông Pha vẫn ngày một khởi sắc…
Xin cảm tạ Thiên Chúa và xin tri ân mọi người qua tâm tình bài hát “Sông Pha tri cảm” mà Sông pha hằng dâng lên Thiên Chúa trong Thánh lễ cũng như trong kinh nguyện sáng tối mỗi ngày:
“Quê hương tôi tên gọi Sông Pha,
Nơi tôi sinh ra, muôn người cùng chung sống thuận hòa.
Năm mươi năm chung xây giáo xứ, bao vinh nhục đã qua.
Năm mươi năm chung xây, Sông Pha nay nên một mái nhà.
Sông Pha xin cảm tạ tri ân,
Bao nhiêu ân nhân, các chủ chăn, cùng đấng sinh thành.
Bao công đức khai sinh nuôi dưỡng, nay kết quả đơm hoa.
Muôn tấm lòng tri ân, Sông Pha nay chung lời cảm tạ.
Xin cảm tạ, là xin cảm tạ tình Chúa muôn đời bao la
Nguyện tri ân, là nguyện tri ân tình người gần xa mãi mãi đậm đà.
Sông Pha nguyện sống đức tin kiên cường, bác ái vị tha.
Sông Pha xin làm nhân chứng Tin Mừng Thiên Chúa là Cha.”
Xem hình ảnh
Giáo xứ Sông Pha được thành lập năm 1963, Sông Pha tròn tuổi 50, đã có một ngôi nhà thờ được xây dựng cách đây gần 40 năm, dưới thời cha chánh xứ tiên khởi Giuse Viot. Ngôi nhà thờ này đã được ĐHY Phanxicô, Người Tôi Tớ Chúa, lúc đó Ngài là giám mục giáo phận Nha Trang làm phép. Trải qua bao biến động của thời gian, ngôi nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng, vả lại, ngôi nhà thờ chỉ có diện tích sử dụng là 240m2 nay đã trở nên quá chật hẹp so với số giáo dân ngày càng tăng cao.
Được sự cho phép của Đức Giám Mục giáo phận, giáo xứ đã tháo dỡ ngôi nhà thờ cũ để trùng tu và nới rộng diện tích lên 500m2…Thế nhưng theo sự giám định của sở xây dựng tỉnh Ninh Thuận và ý kiến của công ty Gia Cát, tư vấn thiết kế xây dựng, ngôi nhà thờ cũ không đủ yếu tố cơ bản về kết cấu kỷ thuật nên không thể sử dụng lại nền móng cũ để nâng cấp và nới rộng… Vì vậy mà giáo xứ Sông Pha phải xây dựng một ngôi nhà thờ mới với diện tích trọn gói là 700m2.
Sông Pha hiện nay có 1300 giáo dân (900 Kinh và 400 anh em dân tộc K’hor, Raglai…). Vì là vùng sâu vùng cao nên đời sống kinh tế rất hạn chế, dân trí thấp, bệnh tật và tử suất lớn… Tuy nhiên đời sống đức tin của Sông Pha vẫn ngày một khởi sắc…
Xin cảm tạ Thiên Chúa và xin tri ân mọi người qua tâm tình bài hát “Sông Pha tri cảm” mà Sông pha hằng dâng lên Thiên Chúa trong Thánh lễ cũng như trong kinh nguyện sáng tối mỗi ngày:
“Quê hương tôi tên gọi Sông Pha,
Nơi tôi sinh ra, muôn người cùng chung sống thuận hòa.
Năm mươi năm chung xây giáo xứ, bao vinh nhục đã qua.
Năm mươi năm chung xây, Sông Pha nay nên một mái nhà.
Sông Pha xin cảm tạ tri ân,
Bao nhiêu ân nhân, các chủ chăn, cùng đấng sinh thành.
Bao công đức khai sinh nuôi dưỡng, nay kết quả đơm hoa.
Muôn tấm lòng tri ân, Sông Pha nay chung lời cảm tạ.
Xin cảm tạ, là xin cảm tạ tình Chúa muôn đời bao la
Nguyện tri ân, là nguyện tri ân tình người gần xa mãi mãi đậm đà.
Sông Pha nguyện sống đức tin kiên cường, bác ái vị tha.
Sông Pha xin làm nhân chứng Tin Mừng Thiên Chúa là Cha.”
Phái đoàn đi từ Saigòn: Ngày thứ ba tại Rio de Janerio
Hữu An
07:35 27/07/2013
NGÀY THỨ TƯ Ở RIO DE JANEIRO – BRAZIL
Sáng sớm ngày 26/7, chúng tôi trở lại bãi biển Copacabana tham quan ngắm cảnh. Copacabana ở mạn nam thành Rio de Janeiro với bãi cát trắng dài 4km. Biển sạch và đẹp sát bên đường phố lớn như ở Bãi sau Vũng tàu hay Hòn rơm Mũi né. Nơi đây cũng thường diễn ra các buổi lễ mừng và bắn pháo bông vào dịp đầu năm.
Xem hình ảnh
Có nhiều tác phẩm nghệ thuật đắp trên cát thu hút du khách. Những nghệ nhân xây những lâu đài, những thánh đường bằng cát, nổi bật những màu chữ JMJ - Rio 2013. Nhiều đoàn bạn trẻ chiêm ngưỡng và chụp hình lưu niệm. Hôm nay trời nắng nhạt, mây xanh gió nhẹ, đã hết những ngày mưa gió buốt, đường phố mỗi lúc một đông hơn.
Đi dọc theo bãi cát mịn màng, chúng tôi đến khu vực Lễ đài nơi cử hành nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha tối qua. Lễ đài do nghệ sĩ Abel Gomes đề xướng với diện tích 4.000m2, có thể chứa được cả ngàn người. Chương trình văn nghệ với chủ đề ”Rio Đức tin” nói về cuộc sống thường nhật của thành phố xinh đẹp này.
Theo các bạn trẻ chúng tôi đi nhiều chặng xe buýt từ tây sang đông với chặng đường rất xa để đến Rio Center xem triển lãm. Nơi đây rộng mênh mông. Có 2 dãy nhà thật lớn làm thành những khu vực trưng bày, văn nghệ, ăn uống mua sắm.
Đi dự đại hội giới trẻ, mỗi tham dự viên được cấp 2 cái card dùng để đi xe buyt, tàu điện và ăn uống. Ở đây có phong cách ăn uống tự chọn rất lạ. Mỗi người chọn thức ăn rồi đem cân ký, đến quày trả tiền trừ vào thẻ. Gần 2 giờ tham quan vẫn chưa đến hết các gian hàng. Đặc biệt những gian hàng trưng bày đồ dùng phụng vụ và áo lễ rất đẹp.
Hơn 30 xe buyt nối đuôi nhau xuôi ngược chở các bạn trẻ đến và đi. Tranh thủ thời gian, chúng tôi phải đi cho kịp giờ gặp gỡ các đoàn Việt Nam dự đại hội. Đường về ngang qua khu vực rộng lớn đang chuẩn bị cho sự kiện Olimpic 2016.
Lúc 4 giờ chiều, chúng tôi đến Basilica Imaculada Da Conceicao (Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) ở Praia de Botafogo,266 Botafogo. Trong Nhà thờ đang có giờ chầu phép lành. Chúng tôi vào quỳ gối tôn thờ Thánh Thể.
Đoàn Việt Nam từ Hoa Kỳ đã trưng bày gian hàng lưu niệm và ân cần tiếp đón trước tiền đường. Cha Hoài Chương và cha Hải Đăng vui vẻ chào thăm hỏi han. Rồi phái đoàn từ Úc sang khá đông. Cha Hữu Quãng và cha Hải Đăng thực hiện cuộc phỏng vấn. Lần lượt các đoàn từ Canada, Nauy, Đan mạch, và Đức tề tựu. Gặp nhau, mọi người tay bắt mặt mừng hỏi thăm niềm nở. Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cùng phái đoàn cũng vừa đến. Tất cả tiến vào Nhà thờ trong lời ca hân hoan “Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời…”. Cha Hoài Chương làm MC dẫn chương trình giao lưu với 2 Đức Cha. Bầu khí thân mật trong niềm vui gặp gỡ.
Đức Cha Phaolo nói về thực trạng đời sống đức tin của Kitô hữu tại Brasil, nhất là của người trẻ đang có nguy cơ sa sút trước những trào lưu của xã hội. Tổ chức Đại hội giới trẻ tại đây, Giáo hội nhắm mục đích khơi lại đức tin và tinh thần truyền giáo trong sứ vụ Kitô hữu đặc biệt là người trẻ.
Sau đó thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Gioakim và Anna với tâm tình tạ ơn và cầu nguyện cho giới trẻ Việt nam cũng như giới trẻ toàn thế giới. Đức Cha Phaolo chủ tế, Đức Cha Giuse giảng lễ. Có 20 cha đồng tế và gần 200 thành viên chung lời tạ ơn.
Đức Cha Giuse chia sẻ về 3 cuộc gặp gỡ.
Tin là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu. Gặp gỡ với một con người đang sống,đang hiện diện là chính Thiên Chúa trong đức tin. Ngài đồng hành với mỗi người chúng ta trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống.
Gặp gỡ của những người Việt Nam quy tụ nơi đây. Hai chữ Việt Nam thân thương liên kết mọi người trong tình đồng bào. Tất cả cùng ca tụng Thiên Chúa bằng tiếng mẹ đẻ thật ấm cúng. Chúng ta có một quê hương, hôm nay cuộc gặp gỡ mang nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Gặp gỡ với tất cả người trẻ trên toàn thế giới. Trong những ngày này, các bạn trẻ từ muôn phương quy tụ về. Đây là hình ảnh một Giáo hội tươi trẻ đầy sức sống.
Gặp gỡ với Đức Thánh Cha trong tình hiệp thông, qua ngài chúng ta gặp gỡ với Chúa Giêsu để biến đổi cuộc đời mình. Khi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta được mời gọi trở nên sứ giả của Ngài. Chúng ta hãy ra đi, hãy làm chứng và hãy rao giảng về Chúa Kitô cho anh chị em xung quanh. Đó cũng chính là chủ đề mà Đức Thánh Cha muốn gửi đến các bạn trẻ trong Đại Hội lần thứ 28 này: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Chúng ta gặp nhau đây trong bác ái, chia sẽ thao thức của Giáo Hội là loan truyền Chúa Giêsu “Hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy”.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse cám ơn cha Hoài Chương và cha Hải Đăng, cha Danh đã có sáng kiến tổ chức cuộc gặp gỡ này. Mọi người cám ơn nhau trong niềm vui chia sẻ.
Hơn 6 giờ tối, mọi người ra về hẹn gặp nhau ngày lễ bế mạc.
Chặng Đàng Thánh Giá tổ chức tại lễ đài bãi biển Copacabana đã bắt đầu. Dọc theo bờ biển với chiều dài một cây số nhiều màn hình lớn và loa được lắp đặt để mọi người theo dõi dễ dàng chặng đàng thánh giá.Chương trình cũng được truyền hình trực tiếp.
Mở VietCatholic đã có nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico tại buổi đi Đàng Thánh Giá như sau:
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con những gì ? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ.. . Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!
"Không có cây thập giá nào - dù lớn hay nhỏ - trong cuộc đời chúng ta mà Chúa lại không vác (chia sẻ) với chúng ta". Lời Đức Thánh Cha Phanxicô thật cảm động về tình yêu Chúa Giesu dành cho mỗi người. Tôi miên man suy nghĩ với tâm tình cảm tạ lòng thương xót Chúa trong mầu nhiệm Thánh giá cứu độ.
Hòa trong dòng người nối dài dọc bờ biển để cùng hiệp thông những chặng đường thương khó của Chúa, cho đến hơn 9 giờ tối, chúng tôi mới về đến nhà nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày mai.
Lịch trình cho đêm canh thức tại Copacabana 27/07.
Sáng sớm ngày 26/7, chúng tôi trở lại bãi biển Copacabana tham quan ngắm cảnh. Copacabana ở mạn nam thành Rio de Janeiro với bãi cát trắng dài 4km. Biển sạch và đẹp sát bên đường phố lớn như ở Bãi sau Vũng tàu hay Hòn rơm Mũi né. Nơi đây cũng thường diễn ra các buổi lễ mừng và bắn pháo bông vào dịp đầu năm.
Xem hình ảnh
Có nhiều tác phẩm nghệ thuật đắp trên cát thu hút du khách. Những nghệ nhân xây những lâu đài, những thánh đường bằng cát, nổi bật những màu chữ JMJ - Rio 2013. Nhiều đoàn bạn trẻ chiêm ngưỡng và chụp hình lưu niệm. Hôm nay trời nắng nhạt, mây xanh gió nhẹ, đã hết những ngày mưa gió buốt, đường phố mỗi lúc một đông hơn.
Đi dọc theo bãi cát mịn màng, chúng tôi đến khu vực Lễ đài nơi cử hành nghi thức đón tiếp Đức Thánh Cha tối qua. Lễ đài do nghệ sĩ Abel Gomes đề xướng với diện tích 4.000m2, có thể chứa được cả ngàn người. Chương trình văn nghệ với chủ đề ”Rio Đức tin” nói về cuộc sống thường nhật của thành phố xinh đẹp này.
Theo các bạn trẻ chúng tôi đi nhiều chặng xe buýt từ tây sang đông với chặng đường rất xa để đến Rio Center xem triển lãm. Nơi đây rộng mênh mông. Có 2 dãy nhà thật lớn làm thành những khu vực trưng bày, văn nghệ, ăn uống mua sắm.
Đi dự đại hội giới trẻ, mỗi tham dự viên được cấp 2 cái card dùng để đi xe buyt, tàu điện và ăn uống. Ở đây có phong cách ăn uống tự chọn rất lạ. Mỗi người chọn thức ăn rồi đem cân ký, đến quày trả tiền trừ vào thẻ. Gần 2 giờ tham quan vẫn chưa đến hết các gian hàng. Đặc biệt những gian hàng trưng bày đồ dùng phụng vụ và áo lễ rất đẹp.
Hơn 30 xe buyt nối đuôi nhau xuôi ngược chở các bạn trẻ đến và đi. Tranh thủ thời gian, chúng tôi phải đi cho kịp giờ gặp gỡ các đoàn Việt Nam dự đại hội. Đường về ngang qua khu vực rộng lớn đang chuẩn bị cho sự kiện Olimpic 2016.
Lúc 4 giờ chiều, chúng tôi đến Basilica Imaculada Da Conceicao (Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội) ở Praia de Botafogo,266 Botafogo. Trong Nhà thờ đang có giờ chầu phép lành. Chúng tôi vào quỳ gối tôn thờ Thánh Thể.
Đoàn Việt Nam từ Hoa Kỳ đã trưng bày gian hàng lưu niệm và ân cần tiếp đón trước tiền đường. Cha Hoài Chương và cha Hải Đăng vui vẻ chào thăm hỏi han. Rồi phái đoàn từ Úc sang khá đông. Cha Hữu Quãng và cha Hải Đăng thực hiện cuộc phỏng vấn. Lần lượt các đoàn từ Canada, Nauy, Đan mạch, và Đức tề tựu. Gặp nhau, mọi người tay bắt mặt mừng hỏi thăm niềm nở. Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cùng phái đoàn cũng vừa đến. Tất cả tiến vào Nhà thờ trong lời ca hân hoan “Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời…”. Cha Hoài Chương làm MC dẫn chương trình giao lưu với 2 Đức Cha. Bầu khí thân mật trong niềm vui gặp gỡ.
Đức Cha Phaolo nói về thực trạng đời sống đức tin của Kitô hữu tại Brasil, nhất là của người trẻ đang có nguy cơ sa sút trước những trào lưu của xã hội. Tổ chức Đại hội giới trẻ tại đây, Giáo hội nhắm mục đích khơi lại đức tin và tinh thần truyền giáo trong sứ vụ Kitô hữu đặc biệt là người trẻ.
Sau đó thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Gioakim và Anna với tâm tình tạ ơn và cầu nguyện cho giới trẻ Việt nam cũng như giới trẻ toàn thế giới. Đức Cha Phaolo chủ tế, Đức Cha Giuse giảng lễ. Có 20 cha đồng tế và gần 200 thành viên chung lời tạ ơn.
Đức Cha Giuse chia sẻ về 3 cuộc gặp gỡ.
Tin là cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu. Gặp gỡ với một con người đang sống,đang hiện diện là chính Thiên Chúa trong đức tin. Ngài đồng hành với mỗi người chúng ta trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống.
Gặp gỡ của những người Việt Nam quy tụ nơi đây. Hai chữ Việt Nam thân thương liên kết mọi người trong tình đồng bào. Tất cả cùng ca tụng Thiên Chúa bằng tiếng mẹ đẻ thật ấm cúng. Chúng ta có một quê hương, hôm nay cuộc gặp gỡ mang nét đẹp văn hóa Việt Nam.
Gặp gỡ với tất cả người trẻ trên toàn thế giới. Trong những ngày này, các bạn trẻ từ muôn phương quy tụ về. Đây là hình ảnh một Giáo hội tươi trẻ đầy sức sống.
Gặp gỡ với Đức Thánh Cha trong tình hiệp thông, qua ngài chúng ta gặp gỡ với Chúa Giêsu để biến đổi cuộc đời mình. Khi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta được mời gọi trở nên sứ giả của Ngài. Chúng ta hãy ra đi, hãy làm chứng và hãy rao giảng về Chúa Kitô cho anh chị em xung quanh. Đó cũng chính là chủ đề mà Đức Thánh Cha muốn gửi đến các bạn trẻ trong Đại Hội lần thứ 28 này: “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Chúng ta gặp nhau đây trong bác ái, chia sẽ thao thức của Giáo Hội là loan truyền Chúa Giêsu “Hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy”.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse cám ơn cha Hoài Chương và cha Hải Đăng, cha Danh đã có sáng kiến tổ chức cuộc gặp gỡ này. Mọi người cám ơn nhau trong niềm vui chia sẻ.
Hơn 6 giờ tối, mọi người ra về hẹn gặp nhau ngày lễ bế mạc.
Chặng Đàng Thánh Giá tổ chức tại lễ đài bãi biển Copacabana đã bắt đầu. Dọc theo bờ biển với chiều dài một cây số nhiều màn hình lớn và loa được lắp đặt để mọi người theo dõi dễ dàng chặng đàng thánh giá.Chương trình cũng được truyền hình trực tiếp.
Mở VietCatholic đã có nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico tại buổi đi Đàng Thánh Giá như sau:
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con những gì ? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ.. . Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!
"Không có cây thập giá nào - dù lớn hay nhỏ - trong cuộc đời chúng ta mà Chúa lại không vác (chia sẻ) với chúng ta". Lời Đức Thánh Cha Phanxicô thật cảm động về tình yêu Chúa Giesu dành cho mỗi người. Tôi miên man suy nghĩ với tâm tình cảm tạ lòng thương xót Chúa trong mầu nhiệm Thánh giá cứu độ.
Hòa trong dòng người nối dài dọc bờ biển để cùng hiệp thông những chặng đường thương khó của Chúa, cho đến hơn 9 giờ tối, chúng tôi mới về đến nhà nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày mai.
Lịch trình cho đêm canh thức tại Copacabana 27/07.
- 10h30: chương trình bắt đầu với ban nhạc và DJ
- 12h30: dàn nhạc của Đại hội bắt đầu trình diễn “The future of Brazil show”. Sau đó sẽ trình chiếu một đoạn video điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ của Đại hội giới trẻ thế giới kể từ khi Đức Thánh Cha Benedict XVI thông báo Rio de Janeiro sẽ làm nơi đăng cai Đại hội giới trẻ thế giới. Tiếp đó là màn trình “Duets Show” và “Show of Hope”.
- 18h00: Đọc kinh Kính Đức Mẹ.
- 19h00: Bắt đầu đêm canh thức với Đức Thánh Cha Phanxicô.
- Chương trình dự kiến kết thúc lúc 00h30. Trong ngày mai, sẽ có những buổi tổng dợt flashmob và sẽ trình diễn vào lễ bế mạc 28/7 khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến.
Tuần tìm hiểu ơn gọi tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Mến Thánh Giá Phan Thiết
09:12 27/07/2013
TUẦN TÌM HIỂU ƠN GỌI TẠI HD. MTG PHAN THIẾT
Trong suốt tuần qua (từ ngày 22 đến 27/7/2031), gần 250 nữ sinh từ khắp các giáo xứ trong và ngoài giáo phận đã tập trung về Lưu xá học sinh thuộc Cộng đoàn Nhà mẹ HD.MTG Phan Thiết để tham gia các hoạt động cầu nguyện, học tập, sinh hoạt, vui chơi và tìm hiểu về ơn gọi tu trì.
Xem hình ảnh
Cùng đồng hành với các em trong các thánh lễ, các bài thuyết trình và cả những sinh hoạt thường ngày còn có Cha quản xứ Long Hương - Phêrô Nguyễn Xuân Anh; Cha xứ Vũ Hoà - Micae Cù Đức Trí, phái đoàn các chuyên viên tâm lý – xã hội đến từ Sài Gòn và gần 30 sơ thuộc HD.MTG Phan Thiết.
Xuyên suốt tuần sinh hoạt “Tìm hiểu ơn gọi” với chủ đề “Đến mà xem”, các em đã có những trải nghiệm rất thực tế để rút ra những bài học và những quyết định cụ thể cho đời sống Đức tin của người con Chúa.
Xin nguyện cầu cho những mầm non tương lai của Giáo Hội. Ước mong sao dù dấn thân trong ơn gọi nào hay ở bất cứ nơi đâu, những điều các em nhận được hôm nay đều trở thành men, thành muối, thành ánh sáng giữa lòng đời bon chen, rộn rã.
Lưu Xá Nữ Sinh - Hd.Mtg Phan Thiết
TÔI VÀO DÒNG TÌM HIỂU ƠN GỌI
Không biết các chị em khác thì sao, nhưng với tôi những điều đã được trải nghiệm ở HD.MTG Phan Thiết trong suốt tuần sinh hoạt tìm hiểu ơn gọi vừa qua giống như một kho tàng thiêng liêng vô giá vậy.
Ngày đầu tiên đặt chân vào nhà dòng, trong tôi mang cả niềm vui xen lẫn sự lo sợ. Mọi vật trước mắt tôi thật quá lạ lẫm. Sự lo lắng rụt rè của tôi còn dâng cao hơn nữa khi tôi bất ngờ được chia tổ chung với các bạn lạ khác mà không có người bạn nào cùng xứ. Nhưng rồi tất cả đều qua đi vì nhờ đó mà tôi có thêm rất nhiều người bạn mới. Mọi người ai cũng vui vẻ và thân thiện, giờ tôi không còn cảm thấy lo sợ và rụt rè nữa. Tôi đã tìm được niềm vui trong nỗi lo lắng cùng với những người bạn tôi mới quen.
Ngoài những người bạn sát cánh bên tôi còn có các dì, những người đồng hành luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ tôi và các bạn về mọi mặt. Các dì lo cho gần 250 người chúng tôi từng miếng ăn, giấc ngủ. Không chỉ lo lắng và giúp đỡ chúng tôi về vật chất, các dì còn dìu dắt, nâng đỡ về tinh thần: từ những bài giảng cho đến những buổi sinh hoạt, trò chuyện đều chất chứa tình thương ăm ắp của các dì dành cho chúng tôi. Các dì như là những người mẹ, người dì, người thầy, người bạn mà chúng tôi may mắn có được. Các dì giúp chúng tôi biết cách tìm gặp Chúa, dạy chúng tôi biết cách yêu Chúa và hướng dẫn chúng tôi biết mở lòng ra để đón nhận tiếng gọi của Chúa, đón nhận yêu thương nhau. Nhờ các dì mà trí óc, con tim của chúng tôi được mở rộng hơn. Tôi ước ao có thể ở lại đây thêm một thời gian nữa và giá như thời gian quay ngược lại thì tốt biết mấy. Nhưng đâu có được, thời gian đã qua đi thì chẳng bao giờ quay lại cả. Giờ tôi mới biết trân trọng những giây phút này, những giây phút quý giá nhất trong cuộc đời tôi. Đúng thật là: “Cái gì mất đi ta mới biết được giá trị của nó.” Thú thật rằng, tôi thấy nhiều lúc mình thật quá vô tâm trong cuộc sống. Giờ thì tôi đã ngộ ra rồi. Có lẽ tôi phải cảm ơn Chúa thật nhiều: Cảm ơn Ngài đã cho tôi cơ hội được đến đây, cảm ơn Ngài đã giúp tôi hiểu được những thắc mắc về đời dâng hiến. Cảm ơn! Cảm ơn và xin cảm ơn Chúa vô vàn.
Giờ đây ngồi nghĩ lại về thời gian đã trôi qua tôi nhận ra: Sống đoàn kết với tập thể giúp tôi vui tươi và thấy đời có ý nghĩa hơn, dù có hơi mệt mỏi trong những hoạt động chưa quen thường ngày và vì những đêm khó ngủ; nhưng tôi vẫn yêu lắm cuộc sống và những con người tôi có duyên gặp mặt hôm nay. Xin cám ơn Quý Cha đồng hành, cám ơn các dì HD.MTG Phan Thiết, cám ơn các bạn - những người bạn thân thương của tôi nhiều thật nhiều.
Lời cuối cùng xin chúc tất cả đều khoẻ mạnh, bình an, xin ơn Chúa luôn tuôn tràn trên tất cả mọi người và xin hãy trân trọng những giây phút còn lại này. Giờ chia tay cũng đến gần dần, gần dần. Chỉ một đêm nữa thôi thì ai cũng phải về nhà người đó, không còn được sống trong ngôi nhà chung này nữa. Và chúng ta sẽ không được bên nhau nữa, vì cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn thôi. Hy vọng mọi người được bình an hạnh phúc luôn luôn trong tình yêu của Thiên Chúa trên vạn nẻo đường của cuộc sống.
HỒNG NHƯ
Trong suốt tuần qua (từ ngày 22 đến 27/7/2031), gần 250 nữ sinh từ khắp các giáo xứ trong và ngoài giáo phận đã tập trung về Lưu xá học sinh thuộc Cộng đoàn Nhà mẹ HD.MTG Phan Thiết để tham gia các hoạt động cầu nguyện, học tập, sinh hoạt, vui chơi và tìm hiểu về ơn gọi tu trì.
Xem hình ảnh
Cùng đồng hành với các em trong các thánh lễ, các bài thuyết trình và cả những sinh hoạt thường ngày còn có Cha quản xứ Long Hương - Phêrô Nguyễn Xuân Anh; Cha xứ Vũ Hoà - Micae Cù Đức Trí, phái đoàn các chuyên viên tâm lý – xã hội đến từ Sài Gòn và gần 30 sơ thuộc HD.MTG Phan Thiết.
Xuyên suốt tuần sinh hoạt “Tìm hiểu ơn gọi” với chủ đề “Đến mà xem”, các em đã có những trải nghiệm rất thực tế để rút ra những bài học và những quyết định cụ thể cho đời sống Đức tin của người con Chúa.
Xin nguyện cầu cho những mầm non tương lai của Giáo Hội. Ước mong sao dù dấn thân trong ơn gọi nào hay ở bất cứ nơi đâu, những điều các em nhận được hôm nay đều trở thành men, thành muối, thành ánh sáng giữa lòng đời bon chen, rộn rã.
Lưu Xá Nữ Sinh - Hd.Mtg Phan Thiết
TÔI VÀO DÒNG TÌM HIỂU ƠN GỌI
Không biết các chị em khác thì sao, nhưng với tôi những điều đã được trải nghiệm ở HD.MTG Phan Thiết trong suốt tuần sinh hoạt tìm hiểu ơn gọi vừa qua giống như một kho tàng thiêng liêng vô giá vậy.
Ngày đầu tiên đặt chân vào nhà dòng, trong tôi mang cả niềm vui xen lẫn sự lo sợ. Mọi vật trước mắt tôi thật quá lạ lẫm. Sự lo lắng rụt rè của tôi còn dâng cao hơn nữa khi tôi bất ngờ được chia tổ chung với các bạn lạ khác mà không có người bạn nào cùng xứ. Nhưng rồi tất cả đều qua đi vì nhờ đó mà tôi có thêm rất nhiều người bạn mới. Mọi người ai cũng vui vẻ và thân thiện, giờ tôi không còn cảm thấy lo sợ và rụt rè nữa. Tôi đã tìm được niềm vui trong nỗi lo lắng cùng với những người bạn tôi mới quen.
Ngoài những người bạn sát cánh bên tôi còn có các dì, những người đồng hành luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ tôi và các bạn về mọi mặt. Các dì lo cho gần 250 người chúng tôi từng miếng ăn, giấc ngủ. Không chỉ lo lắng và giúp đỡ chúng tôi về vật chất, các dì còn dìu dắt, nâng đỡ về tinh thần: từ những bài giảng cho đến những buổi sinh hoạt, trò chuyện đều chất chứa tình thương ăm ắp của các dì dành cho chúng tôi. Các dì như là những người mẹ, người dì, người thầy, người bạn mà chúng tôi may mắn có được. Các dì giúp chúng tôi biết cách tìm gặp Chúa, dạy chúng tôi biết cách yêu Chúa và hướng dẫn chúng tôi biết mở lòng ra để đón nhận tiếng gọi của Chúa, đón nhận yêu thương nhau. Nhờ các dì mà trí óc, con tim của chúng tôi được mở rộng hơn. Tôi ước ao có thể ở lại đây thêm một thời gian nữa và giá như thời gian quay ngược lại thì tốt biết mấy. Nhưng đâu có được, thời gian đã qua đi thì chẳng bao giờ quay lại cả. Giờ tôi mới biết trân trọng những giây phút này, những giây phút quý giá nhất trong cuộc đời tôi. Đúng thật là: “Cái gì mất đi ta mới biết được giá trị của nó.” Thú thật rằng, tôi thấy nhiều lúc mình thật quá vô tâm trong cuộc sống. Giờ thì tôi đã ngộ ra rồi. Có lẽ tôi phải cảm ơn Chúa thật nhiều: Cảm ơn Ngài đã cho tôi cơ hội được đến đây, cảm ơn Ngài đã giúp tôi hiểu được những thắc mắc về đời dâng hiến. Cảm ơn! Cảm ơn và xin cảm ơn Chúa vô vàn.
Giờ đây ngồi nghĩ lại về thời gian đã trôi qua tôi nhận ra: Sống đoàn kết với tập thể giúp tôi vui tươi và thấy đời có ý nghĩa hơn, dù có hơi mệt mỏi trong những hoạt động chưa quen thường ngày và vì những đêm khó ngủ; nhưng tôi vẫn yêu lắm cuộc sống và những con người tôi có duyên gặp mặt hôm nay. Xin cám ơn Quý Cha đồng hành, cám ơn các dì HD.MTG Phan Thiết, cám ơn các bạn - những người bạn thân thương của tôi nhiều thật nhiều.
Lời cuối cùng xin chúc tất cả đều khoẻ mạnh, bình an, xin ơn Chúa luôn tuôn tràn trên tất cả mọi người và xin hãy trân trọng những giây phút còn lại này. Giờ chia tay cũng đến gần dần, gần dần. Chỉ một đêm nữa thôi thì ai cũng phải về nhà người đó, không còn được sống trong ngôi nhà chung này nữa. Và chúng ta sẽ không được bên nhau nữa, vì cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn thôi. Hy vọng mọi người được bình an hạnh phúc luôn luôn trong tình yêu của Thiên Chúa trên vạn nẻo đường của cuộc sống.
HỒNG NHƯ
Sinh hoạt mùa hè của thiếu nhi giáo xứ Gia Định, Sàigòn
Nguyễn Xuân
09:18 27/07/2013
THIẾU NHI GIÁO XỨ GIA ĐỊNH: MÙA HÈ NGHỈ DƯỠNG DÃ NGOẠI VÀ HOẠT ĐỘNG BÁC ÁI, NĂM 2013
Mùa hè là mùa để các em nghỉ dưỡng, giải trí vui chơi, đi du lịch. Vì thế, các em thiếu nhi Xứ Đoàn Thánh Tâm Gia Định cũng được nghỉ học giáo lý. Để mùa hè của các em có ý nghĩa, đặc biệt những em không có cơ hội đi dã ngoại với gia đình, sau khi được sự đồng thuận và hỗ trợ của Linh mục chánh xứ Ignatiô Hồ Văn Xuân, Cha tuyên úy Xứ đoàn Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt và các anh chị huynh trưởng đã thiết kế chương trình hè đặc biệt cho các em với ước mong rằng: mùa hè là mùa để các thiếu nhi trải nghiệm những gì đã học về phương diện tự nhiên và siêu nhiên theo phương pháp giáo dục của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Với phương châm “Học mà chơi - chơi mà học”, các em không chỉ học kiến thức Giáo lý suông mà còn được rèn luyện sống gắn bó với Chúa khi thực hành các việc đạo đức và những hoạt động bác ái.
Xem Hình Ảnh
Chiến dịch “Tham dự Thánh lễ ngày thường”: Vì không vướng bận giờ học văn hóa, và nhằm nhắc nhở các thiếu nhi đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, Cha Tuyên úy đề ra chiến dịch: Những em nào tham dự thánh lễ thường xuyên hằng ngày sẽ được thưởng một ngày vui chơi ở công viên nước Đầm Sen, vì thế vào sáng 25/07/2013 vừa qua, sau khi tổng kết, các em vô cùng vui sướng vì được cha và các anh chị dẫn đi dã ngoại, một ngày sinh hoạt vui chơi và bơi lội thật thích thú giữa mùa hè. Đây cũng là chuyến đi chơi cuối của mùa hè 2013.
Tắm biển Vũng Tàu Các em Ấu 3 và Thiếu 3 sau khi được Rước Lễ lần đầu hoặc Thêm Sức, được một chuyến đi hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu và tắm biển Vũng Tàu. Các em tha hồ bơi lội, vùng vẫy dưới nước biển mát trong. Nhìn ngắm tượng Đức Mẹ Bãi Dâu uy nghi trên núi cao, điểm những chùm hoa phượng đỏ trên bầu trời xanh, các em nghiệm lại bài học tạo dựng. “Vì yêu thương Chúa dựng nên tất cả những kỳ công bao la đó dành cho loài người chúng ta”. Không có kỹ sư tài ba nào có thể xây được cảnh thiên nhiên hùng vĩ này. Ngụp lặn trong bầu khí hạnh phúc này, các em được nhắc nhở mặc lấy tâm tình ngợi khen và cảm tạ tình thương bao la của Thiên Chúa và lòng yêu thương tha nhân. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và Ngài cũng mong muốn mọi người yêu thương nhau. Mọi người không sống ích kỷ cho riêng mình mà còn sống cho, sống với, sống vì người khác.
Công tác bác ái. Bên cạnh các em, vẫn còn những trẻ khuyết tật, không được nhìn thấy, không được chạy nhảy chơi đùa, hạnh phúc như các em. Để dạy các em thông cảm với những người bất hạnh, từ đầu Mùa Chay, các em được mời gọi hy sinh giảm bớt những chi tiêu không cần thiết, nuôi “heo đất” để giúp đỡ người nghèo. Chắt chiu từng chút, cộng thêm sự ủng hộ của các phụ huynh và các ân nhân, Xứ đoàn có được số tiền kha khá để tổ chức hoạt động bác ái:
+ Các em Ấu và Thiếu nhi đi thăm Mầm Non 6 - Mái ấm Tình Thương (Củ Chi) - Mái ấm Hoa Hồng (Củ Chi). Ở Mầm Non 6, khi thấy hình dáng tật nguyền của các bé bại não, nhiều Ấu nhi sợ không dám đến gần, Cha Tuyên úy và các anh chị nhẹ nhàng cầm tay các Ấu nhi đặt lên những bàn tay gân guốc khẳng khiu, trơ xương đó. Dần dần các Ấu nhi bớt cảm giác sợ và an tâm đến gần. Đặc biệt các em vô cùng khâm phục một em thiểu năng đánh đàn organ bằng ngón chân bài Silent Night và bài Lòng Mẹ của Y Vân.
Khi đến Mái ấm Hoa Hồng, các em thân thiện tặng cho các bé đồ chơi và bánh của riêng các em mang theo từ nhà và bày trò chơi với các em.
+ Các Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ đi thăm trại phong Bến Sắn (Bình Dương) - Trung tâm Mai Hòa (Củ Chi) - Dưỡng lão Tân Thạnh Đông (Củ Chi)
- Trại phong có khoảng 400 bệnh nhân, chỉ 100 người trong số đó có thể đi lại được, còn lại là già, đau yếu nằm trên giường bệnh, lại còn có cả những người bị tâm thần. Sơ phụ trách cho biết: đã lâu không có người đến thăm. Có lẽ thế nên họ rất vui sướng khi được các em đến thăm, trò chuyện. Đã từng đến đây vài lần nên các em dạn dĩ, không còn sợ, đến tiếp xúc, ân cần thăm hỏi.
- Trung tâm Mai Hòa: hơn 30 bệnh nhân nhiễm AIDS, có vài người bị cách ly, được các sơ ân cần chăm sóc ủi an khuyên họ hãy trông cậy vào lòng Chúa xót thương vì chuỗi ngày sống không còn dài. Được đến thăm, họ mỉm cười đón nhận phép lành của Cha ban. Những em nhỏ trong trung tâm đã được Sơ chia ra cho đi học tại các trường ở xa để các em không bị mặc cảm. Hiện trung tâm chỉ còn hơn 10 em. Lần này do lớn hơn, hiểu biết hơn về căn bệnh của cha mẹ, các em cô nhi không còn hồn nhiên như những lần thăm trước.
- Đến nhà Dưỡng lão Tân Thạnh Đông có 70 cụ, trong đó, phân nửa đã bị liệt. Do vậy, các Sơ rất vất vả tất bật: thay tã, dọn vệ sinh, đẩy xe … Như bài hát giáo lý các bạn vẫn thường hát “Thấy những người đau yếu, Chúa đến thăm viếng họ và yêu thương chữa lành”. Giờ đây, các bạn càng cảm nghiệm rõ hơn: các sơ đã thực hiện những “phép lạ” giữa đời thường trong khi hy sinh chăm sóc các cụ và xoa dịu phần nào nỗi đau thể xác cũng như tâm hồn.
Chuyến đi xa nhất, dài ngày nhất, tuyệt vời nhất và có nhiều trải nghiệm nhất là chuyến đi hành hương, kết hợp tham quan và công tác bác ái tận đất mũi Cà Mau dành cho các Trợ úy và huynh trưởng. Sau những ngày làm việc mệt nhọc trong môi trường ồn ào, chật hẹp đầy khói bụi của thành phố, giờ đây các bạn vô cùng phấn khởi được đi chơi xa. Trên xe, các bạn thật sự thích thú hòa mình trong các sinh hoạt vui tươi, chia sẻ cho nhau vốn kỹ năng sinh hoạt trong bầu khí Thánh Kinh. Chẳng mấy chốc, xe đến trạm dừng chân Mekong. Các bạn được thưởng thức bữa ăn sáng: Hủ tiếu Mỹ Tho trong khung cảnh nên thơ hữu tình, các camera đua nhau thu hình. Tiếp theo đoàn dừng chân ăn trưa tại Bến Ninh Kiều - Cần Thơ, rồi đến nhà thờ Tắc Sậy, trung tâm hành hương kính viếng cha Phanxicô Trương Bửu Diệp,
Sau một đêm cầu nguyện và nghỉ ngơi, hôm sau theo sự chuẩn bị chu đáo của cha Phaolô Vinh, Hạt trưởng hạt Cà Mau, đoàn lên tàu cao tốc thẳng tiến Đất Mũi. Sau khi lênh đênh suốt 3 tiếng đồng hồ trên dòng Sông Đốc, vượt qua nhiều kênh rạch, đoàn đặt chân lên Đất Mũi. Đã từng thuộc lòng câu "Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau" nên hôm nay, không gì thích thú bằng được đặt chân lên một địa điểm xa xôi nhưng rất đỗi thiêng liêng, gần gũi này. Với niềm cảm xúc dạt dào khó tả, camera thi nhau ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ này.
Chuyến trở về bằng đường biển để lại trong tâm thức các huynh trưởng những dấu ấn khó phai. Lần đầu tiên đi biển tuy có thoáng lo âu nhưng vững tin vào thuyền trưởng tài ba, vào chiếc tàu khá to, các bạn thích thú với cảm giác lạ lẫm khi nhìn những đợt sóng vỗ mạn thuyền, lùi dần phía sau. Nhưng bỗng chốc mây đen vần vũ kéo đến và cơn mưa dông nhanh chóng đổ xuống. Con tàu vật vã nhào lộn trên sóng. Giữa sóng nước mênh mông chỉ thấp thoáng hai chiếc tàu của đoàn, lúc ẩn lúc hiện trong màn mưa dày đặc. Phút giây này các Huynh trưởng trải nghiệm được sự yếu hèn của mình và đặt lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Những lời kinh vang lên sốt mến hơn bao giờ hết. Cơn dông vụt đến rồi lại vụt đi. Khi trời yên lành trở lại, chưa kịp vui mừng tạ ơn Chúa, thì đoàn phát hiện: trong mịt mù cơn dông, tàu đã lạc hướng tiến xa ra biển khơi. Những bạn yếu tin lại lo sợ “không đủ nhiên liệu để quay trở về thì cũng chết”. Lại kêu cầu Chúa phù trợ “Giữa biển đời mịt mùng thuyền xa bến…” Và Chúa đã cho gặp một tàu đánh cá chỉ đường về. Mãi đến khi thấy những hàng cây thấp thoáng hai bên bờ, đoàn mới an tâm và mới cảm thấy đói vì đã gần 1 giờ trưa. Tàu đưa đoàn đến nhà thờ Kênh Ba, một nhà thờ khá đẹp mới được xây cất. Tại đây, dù Cha Sở và cha phó đi vắng nhưng đoàn được Ban hành giáo tiếp đãi một bữa ăn trưa thịnh soạn, toàn là hải sản mới đánh bắt: những con tôm sú, những chú mực tươi, những con cua đất, mà ở thành phố các bạn chưa được thưởng thức tươi, ngon ngọt như thế…
Tuy nhiên, vì đã hẹn trước nên đoàn phải vội từ giã Ban hành giáo và nhanh chân lên xe di chuyển đến trung tâm Nhân Ái, nơi đại diện các hộ nghèo đã tập trung, có cả người tàn tật. Cha Phaolô Vinh giới thiệu đoàn với mọi người; Cha Gioan Baotixita thay mặt cho đoàn chào đón họ. Đoàn thân ái trao tận tay từng người những phần quà tuy nhỏ nhưng gói trọn tâm tình sẻ chia của các em thiếu nhi cũng như các ân nhân, phụ huynh của giáo xứ Gia Định đã đóng góp. Nhìn dòng người ra về với nụ cười tươi trên khuôn mặt khắc khổ, các bạn cũng vui theo. Việc từ thiện không của riêng ai, nhưng của vạn bàn tay chung góp; không thể chờ đến có thật nhiều tiền mới làm từ thiện, chỉ cần một chút trong đời, một chút thật tuyệt vời cũng làm cho đời bớt khổ.
Sáng Chúa Nhật, trên đường về thành phố, đoàn ghé vào nhà thờ Đình Khao, nơi có mộ của Thánh Tử Đạo Linh mục Philipphê Phan Văn Minh. Trong thánh lễ Cha Tuyên úy kể về gương tử đạo của Thánh Linh mục Philipphê Minh. Sau Thánh lễ, đoàn được dùng cơm trưa do các Sơ dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum nấu. Bữa cơm diễn ra vô cùng vui vẻ vì các mẩu chuyện ngây ngô của một vài Huynh trưởng, dự trưởng lần đầu tiên được thấy hầm nuôi cá …
Sau đó, bác tài chở đoàn vào nơi sản xuất kẹo dừa. Vài huynh trưởng tập gói kẹo nhưng làm hoài không xong. Một huynh trưởng thốt lên “Nếu mình làm được kẹo khó nhọc thế, thì sẽ không bán với giá này”. Đoàn học thêm một bài học “biết quí trọng lao động”.
Kết thúc chuyến đi, cả đoàn cất vang tiếng hát cảm tạ ơn Chúa đã dẫn đưa đoàn đi - về bình an. Một chuyến đi thật tuyệt vời về mọi phương diện.
Thánh Đôminicô Saviô nói: “Sống thánh thiện là sống luôn vui vẻ”. Phần lớn của nghệ thuật giáo dục là làm sao giữ luôn quanh mình một bầu khí bình an vui tươi. Khi được cha sở, quý cha và giáo xứ yêu thương tạo điều kiện cho các huynh trưởng được vui chơi, tham quan và thực thi bác ái, các Huynh trưởng hiểu và cảm nghiệm được tất cả những cử chỉ ưu ái đó: các bạn đã và đang được trang bị những hành trang cần thiết trong công tác giáo dục thiếu nhi tại giáo xứ vì người ta không thể cho cái mình không có. Các bạn vô cùng hạnh phúc và biết ơn các ngài.
Ước mong ngọn lửa yêu thương tràn ngập vui tươi mà đoàn thắp lên trong những ngày qua sẽ sáng mãi để rồi chính các huynh trưởng sẽ truyền niềm vui và tình yêu thương đến cho các thiếu nhi.
Nguyễn Xuân
Mùa hè là mùa để các em nghỉ dưỡng, giải trí vui chơi, đi du lịch. Vì thế, các em thiếu nhi Xứ Đoàn Thánh Tâm Gia Định cũng được nghỉ học giáo lý. Để mùa hè của các em có ý nghĩa, đặc biệt những em không có cơ hội đi dã ngoại với gia đình, sau khi được sự đồng thuận và hỗ trợ của Linh mục chánh xứ Ignatiô Hồ Văn Xuân, Cha tuyên úy Xứ đoàn Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt và các anh chị huynh trưởng đã thiết kế chương trình hè đặc biệt cho các em với ước mong rằng: mùa hè là mùa để các thiếu nhi trải nghiệm những gì đã học về phương diện tự nhiên và siêu nhiên theo phương pháp giáo dục của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Với phương châm “Học mà chơi - chơi mà học”, các em không chỉ học kiến thức Giáo lý suông mà còn được rèn luyện sống gắn bó với Chúa khi thực hành các việc đạo đức và những hoạt động bác ái.
Xem Hình Ảnh
Chiến dịch “Tham dự Thánh lễ ngày thường”: Vì không vướng bận giờ học văn hóa, và nhằm nhắc nhở các thiếu nhi đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, Cha Tuyên úy đề ra chiến dịch: Những em nào tham dự thánh lễ thường xuyên hằng ngày sẽ được thưởng một ngày vui chơi ở công viên nước Đầm Sen, vì thế vào sáng 25/07/2013 vừa qua, sau khi tổng kết, các em vô cùng vui sướng vì được cha và các anh chị dẫn đi dã ngoại, một ngày sinh hoạt vui chơi và bơi lội thật thích thú giữa mùa hè. Đây cũng là chuyến đi chơi cuối của mùa hè 2013.
Tắm biển Vũng Tàu Các em Ấu 3 và Thiếu 3 sau khi được Rước Lễ lần đầu hoặc Thêm Sức, được một chuyến đi hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu và tắm biển Vũng Tàu. Các em tha hồ bơi lội, vùng vẫy dưới nước biển mát trong. Nhìn ngắm tượng Đức Mẹ Bãi Dâu uy nghi trên núi cao, điểm những chùm hoa phượng đỏ trên bầu trời xanh, các em nghiệm lại bài học tạo dựng. “Vì yêu thương Chúa dựng nên tất cả những kỳ công bao la đó dành cho loài người chúng ta”. Không có kỹ sư tài ba nào có thể xây được cảnh thiên nhiên hùng vĩ này. Ngụp lặn trong bầu khí hạnh phúc này, các em được nhắc nhở mặc lấy tâm tình ngợi khen và cảm tạ tình thương bao la của Thiên Chúa và lòng yêu thương tha nhân. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và Ngài cũng mong muốn mọi người yêu thương nhau. Mọi người không sống ích kỷ cho riêng mình mà còn sống cho, sống với, sống vì người khác.
Công tác bác ái. Bên cạnh các em, vẫn còn những trẻ khuyết tật, không được nhìn thấy, không được chạy nhảy chơi đùa, hạnh phúc như các em. Để dạy các em thông cảm với những người bất hạnh, từ đầu Mùa Chay, các em được mời gọi hy sinh giảm bớt những chi tiêu không cần thiết, nuôi “heo đất” để giúp đỡ người nghèo. Chắt chiu từng chút, cộng thêm sự ủng hộ của các phụ huynh và các ân nhân, Xứ đoàn có được số tiền kha khá để tổ chức hoạt động bác ái:
+ Các em Ấu và Thiếu nhi đi thăm Mầm Non 6 - Mái ấm Tình Thương (Củ Chi) - Mái ấm Hoa Hồng (Củ Chi). Ở Mầm Non 6, khi thấy hình dáng tật nguyền của các bé bại não, nhiều Ấu nhi sợ không dám đến gần, Cha Tuyên úy và các anh chị nhẹ nhàng cầm tay các Ấu nhi đặt lên những bàn tay gân guốc khẳng khiu, trơ xương đó. Dần dần các Ấu nhi bớt cảm giác sợ và an tâm đến gần. Đặc biệt các em vô cùng khâm phục một em thiểu năng đánh đàn organ bằng ngón chân bài Silent Night và bài Lòng Mẹ của Y Vân.
Khi đến Mái ấm Hoa Hồng, các em thân thiện tặng cho các bé đồ chơi và bánh của riêng các em mang theo từ nhà và bày trò chơi với các em.
+ Các Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ đi thăm trại phong Bến Sắn (Bình Dương) - Trung tâm Mai Hòa (Củ Chi) - Dưỡng lão Tân Thạnh Đông (Củ Chi)
- Trại phong có khoảng 400 bệnh nhân, chỉ 100 người trong số đó có thể đi lại được, còn lại là già, đau yếu nằm trên giường bệnh, lại còn có cả những người bị tâm thần. Sơ phụ trách cho biết: đã lâu không có người đến thăm. Có lẽ thế nên họ rất vui sướng khi được các em đến thăm, trò chuyện. Đã từng đến đây vài lần nên các em dạn dĩ, không còn sợ, đến tiếp xúc, ân cần thăm hỏi.
- Trung tâm Mai Hòa: hơn 30 bệnh nhân nhiễm AIDS, có vài người bị cách ly, được các sơ ân cần chăm sóc ủi an khuyên họ hãy trông cậy vào lòng Chúa xót thương vì chuỗi ngày sống không còn dài. Được đến thăm, họ mỉm cười đón nhận phép lành của Cha ban. Những em nhỏ trong trung tâm đã được Sơ chia ra cho đi học tại các trường ở xa để các em không bị mặc cảm. Hiện trung tâm chỉ còn hơn 10 em. Lần này do lớn hơn, hiểu biết hơn về căn bệnh của cha mẹ, các em cô nhi không còn hồn nhiên như những lần thăm trước.
- Đến nhà Dưỡng lão Tân Thạnh Đông có 70 cụ, trong đó, phân nửa đã bị liệt. Do vậy, các Sơ rất vất vả tất bật: thay tã, dọn vệ sinh, đẩy xe … Như bài hát giáo lý các bạn vẫn thường hát “Thấy những người đau yếu, Chúa đến thăm viếng họ và yêu thương chữa lành”. Giờ đây, các bạn càng cảm nghiệm rõ hơn: các sơ đã thực hiện những “phép lạ” giữa đời thường trong khi hy sinh chăm sóc các cụ và xoa dịu phần nào nỗi đau thể xác cũng như tâm hồn.
Chuyến đi xa nhất, dài ngày nhất, tuyệt vời nhất và có nhiều trải nghiệm nhất là chuyến đi hành hương, kết hợp tham quan và công tác bác ái tận đất mũi Cà Mau dành cho các Trợ úy và huynh trưởng. Sau những ngày làm việc mệt nhọc trong môi trường ồn ào, chật hẹp đầy khói bụi của thành phố, giờ đây các bạn vô cùng phấn khởi được đi chơi xa. Trên xe, các bạn thật sự thích thú hòa mình trong các sinh hoạt vui tươi, chia sẻ cho nhau vốn kỹ năng sinh hoạt trong bầu khí Thánh Kinh. Chẳng mấy chốc, xe đến trạm dừng chân Mekong. Các bạn được thưởng thức bữa ăn sáng: Hủ tiếu Mỹ Tho trong khung cảnh nên thơ hữu tình, các camera đua nhau thu hình. Tiếp theo đoàn dừng chân ăn trưa tại Bến Ninh Kiều - Cần Thơ, rồi đến nhà thờ Tắc Sậy, trung tâm hành hương kính viếng cha Phanxicô Trương Bửu Diệp,
Sau một đêm cầu nguyện và nghỉ ngơi, hôm sau theo sự chuẩn bị chu đáo của cha Phaolô Vinh, Hạt trưởng hạt Cà Mau, đoàn lên tàu cao tốc thẳng tiến Đất Mũi. Sau khi lênh đênh suốt 3 tiếng đồng hồ trên dòng Sông Đốc, vượt qua nhiều kênh rạch, đoàn đặt chân lên Đất Mũi. Đã từng thuộc lòng câu "Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau" nên hôm nay, không gì thích thú bằng được đặt chân lên một địa điểm xa xôi nhưng rất đỗi thiêng liêng, gần gũi này. Với niềm cảm xúc dạt dào khó tả, camera thi nhau ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ này.
Chuyến trở về bằng đường biển để lại trong tâm thức các huynh trưởng những dấu ấn khó phai. Lần đầu tiên đi biển tuy có thoáng lo âu nhưng vững tin vào thuyền trưởng tài ba, vào chiếc tàu khá to, các bạn thích thú với cảm giác lạ lẫm khi nhìn những đợt sóng vỗ mạn thuyền, lùi dần phía sau. Nhưng bỗng chốc mây đen vần vũ kéo đến và cơn mưa dông nhanh chóng đổ xuống. Con tàu vật vã nhào lộn trên sóng. Giữa sóng nước mênh mông chỉ thấp thoáng hai chiếc tàu của đoàn, lúc ẩn lúc hiện trong màn mưa dày đặc. Phút giây này các Huynh trưởng trải nghiệm được sự yếu hèn của mình và đặt lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Những lời kinh vang lên sốt mến hơn bao giờ hết. Cơn dông vụt đến rồi lại vụt đi. Khi trời yên lành trở lại, chưa kịp vui mừng tạ ơn Chúa, thì đoàn phát hiện: trong mịt mù cơn dông, tàu đã lạc hướng tiến xa ra biển khơi. Những bạn yếu tin lại lo sợ “không đủ nhiên liệu để quay trở về thì cũng chết”. Lại kêu cầu Chúa phù trợ “Giữa biển đời mịt mùng thuyền xa bến…” Và Chúa đã cho gặp một tàu đánh cá chỉ đường về. Mãi đến khi thấy những hàng cây thấp thoáng hai bên bờ, đoàn mới an tâm và mới cảm thấy đói vì đã gần 1 giờ trưa. Tàu đưa đoàn đến nhà thờ Kênh Ba, một nhà thờ khá đẹp mới được xây cất. Tại đây, dù Cha Sở và cha phó đi vắng nhưng đoàn được Ban hành giáo tiếp đãi một bữa ăn trưa thịnh soạn, toàn là hải sản mới đánh bắt: những con tôm sú, những chú mực tươi, những con cua đất, mà ở thành phố các bạn chưa được thưởng thức tươi, ngon ngọt như thế…
Tuy nhiên, vì đã hẹn trước nên đoàn phải vội từ giã Ban hành giáo và nhanh chân lên xe di chuyển đến trung tâm Nhân Ái, nơi đại diện các hộ nghèo đã tập trung, có cả người tàn tật. Cha Phaolô Vinh giới thiệu đoàn với mọi người; Cha Gioan Baotixita thay mặt cho đoàn chào đón họ. Đoàn thân ái trao tận tay từng người những phần quà tuy nhỏ nhưng gói trọn tâm tình sẻ chia của các em thiếu nhi cũng như các ân nhân, phụ huynh của giáo xứ Gia Định đã đóng góp. Nhìn dòng người ra về với nụ cười tươi trên khuôn mặt khắc khổ, các bạn cũng vui theo. Việc từ thiện không của riêng ai, nhưng của vạn bàn tay chung góp; không thể chờ đến có thật nhiều tiền mới làm từ thiện, chỉ cần một chút trong đời, một chút thật tuyệt vời cũng làm cho đời bớt khổ.
Sáng Chúa Nhật, trên đường về thành phố, đoàn ghé vào nhà thờ Đình Khao, nơi có mộ của Thánh Tử Đạo Linh mục Philipphê Phan Văn Minh. Trong thánh lễ Cha Tuyên úy kể về gương tử đạo của Thánh Linh mục Philipphê Minh. Sau Thánh lễ, đoàn được dùng cơm trưa do các Sơ dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum nấu. Bữa cơm diễn ra vô cùng vui vẻ vì các mẩu chuyện ngây ngô của một vài Huynh trưởng, dự trưởng lần đầu tiên được thấy hầm nuôi cá …
Sau đó, bác tài chở đoàn vào nơi sản xuất kẹo dừa. Vài huynh trưởng tập gói kẹo nhưng làm hoài không xong. Một huynh trưởng thốt lên “Nếu mình làm được kẹo khó nhọc thế, thì sẽ không bán với giá này”. Đoàn học thêm một bài học “biết quí trọng lao động”.
Kết thúc chuyến đi, cả đoàn cất vang tiếng hát cảm tạ ơn Chúa đã dẫn đưa đoàn đi - về bình an. Một chuyến đi thật tuyệt vời về mọi phương diện.
Thánh Đôminicô Saviô nói: “Sống thánh thiện là sống luôn vui vẻ”. Phần lớn của nghệ thuật giáo dục là làm sao giữ luôn quanh mình một bầu khí bình an vui tươi. Khi được cha sở, quý cha và giáo xứ yêu thương tạo điều kiện cho các huynh trưởng được vui chơi, tham quan và thực thi bác ái, các Huynh trưởng hiểu và cảm nghiệm được tất cả những cử chỉ ưu ái đó: các bạn đã và đang được trang bị những hành trang cần thiết trong công tác giáo dục thiếu nhi tại giáo xứ vì người ta không thể cho cái mình không có. Các bạn vô cùng hạnh phúc và biết ơn các ngài.
Ước mong ngọn lửa yêu thương tràn ngập vui tươi mà đoàn thắp lên trong những ngày qua sẽ sáng mãi để rồi chính các huynh trưởng sẽ truyền niềm vui và tình yêu thương đến cho các thiếu nhi.
Nguyễn Xuân
Hội Đồng Senatus Việt Nam: Tập Huấn Senior Hè 2013
Ban Truyền Thông HĐ/Senatus Việt Nam
19:16 27/07/2013
Hội Đồng Senatus Việt Nam: Tập Huấn Senior Hè 2013
Thể theo Thủ Bản của Legio Mariæ: “Để bảo vệ sự hợp nhất, duy trì lý tưởng nguyên thủy, bảo tồn nguyên vẹn tinh thần, kỷ luật, thông lệ và phát triển Legio, các Hội đồng có bổn phận đảm trách việc quản trị phải chăm lo cho Præsidia và các hội viên triệt để tuân theo các quy luật nhằm nâng trình độ lên cao hơn..” (TB 28, 280; 281.5).
Xem Hình Ảnh
Trong tinh thần và ý nghĩa trên, sáng ngày 27/07/2013 Hội đồng Senatus Việt Nam (HĐ) đã tổ chức ngày tập huấn hè Senior 2013 tại văn phòng trụ sở Hội đồng Senatus tọa lạc tại nhà thờ giáo xứ Thị Nghè, số 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.19, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM. Ngày tập huấn mang chủ đề: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Hơn 250 Ủy viên và Thông tín viên Legio thuộc HĐ/Senatus Việt Nam, HĐ/Comitiæ Sài Gòn II, HĐ/Comitiæ Sài Gòn III; HĐ/Curiæ và các Præsidia trực thuộc đã về tham dự rất đông đảo.
Hiện diện trong buổi sáng khai mạc, có Cha Phê-rô Nguyễn Công Danh, Linh Giám HĐ/Senatus Việt Nam, hai nữ tu Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến; Ma-ri-a Hoàng Thị Thu Hà thuộc Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ - FMA và Ban Quản Trị HĐ/Senatus Việt Nam.
Sau kinh khai mạc là phần phát biểu của Cha Linh Giám Phê-rô. Ngài nói: “… Hôm nay, các Ủy viên và Thông tín viên quy tụ về đây để tập huấn trong dịp hè 2012. Việc tập huấn của Legio hàng năm như các anh chị đều biết là việc rất hệ trọng, bởi lẽ khi làm bất cứ công việc gì mà qúy anh chị đều biết rõ sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi người đều thông hiểu và hành động theo Thủ Bản sẽ có sự thống nhất cao và hướng dẫn hành động cho chúng ta..
Chúng ta sẽ được học hỏi các đề tài qua hai nữ tu thuộc Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và các Ủy viên trong Ban Thường Trực HĐ/Senatus Việt Nam thuyết trình. Đề tài chủ lực của ngày tập huấn mà nữ tu Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến, FMA chia sẻ là: “Đức tin của người tông đồ”. Chắc chắn đề tài này sẽ mang lại cho chúng ta là những Ki-tô hữu giáo dân thi hành sứ mạng ngôn sứ bằng chính đời sống của mình trước mặt người đời để “họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 16). Đó là trách nhiệm ngôn sứ và nhân chứng của người giáo dân trong Giáo Hội. Công Đồng Vatican II đã đặc biệt nói đến trách nhiệm này trong Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân LG) như sau: “. .Vì thế, giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mệnh của Giáo Hội. Mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ qua việc nhận lãnh Phép Rửa và Thêm sức..; Nhưng giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động trong những nơi và hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (x. LG 33).
Cầu chúc cho tất cả chúng ta lãnh hội được nhiều kiến thức rộng hơn về tổ chức Legio. Chắc chăn rằng trong tương lai tổ chức Legio sẽ còn mở rộng hơn nữa, còn hoạt động nhiều hơn nữa. Các giáo phận bạn đang nhìn đến các anh chị để chờ đợi các anh chị cùng tiếp tay với lòng nhiệt tình trong công tác truyền giáo. Qua ngày tập huấn này, với sự hướng dẫn của các thuyết trình viên, tôi kính chúc toàn thể các anh chị được tiếp thu một cách đầy đủ, để khi về lại các đơn vị chúng ta triển khai hoạt động cách hiệu quả nhất…”
Chương trình khai mạc tập huấn trại hè 2013 như sau:
Thứ Bảy 27/07/2013
07g30’: Khai mạc – Kinh khai mạc – Huấn từ Cha Linh Giám
08g15’: Bài 1: Đức tin của người tông đồ
Thuyết trình viên: Soeur Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến, FMA
09g00’ – 09g15’: Giải lao
09g15’ – 10g00’: Bài 2: Quan hệ giữa hội viên
Thuyết trình viên: Anh Dom. M. Đỗ Ngọc Phác
10g00’ – 10g15’: Giải lao
10g15’ – 11g15’: Bài 3: Nghệ thuật lãnh đạo
Thuyết trình viên: Anh Gio-a-kim Hoàng Văn Thái
11g00’ – 13g00’: Cơm trưa, nghỉ trưa
13g00’: Đọc kinh Catena
13g10’ – 14g00’: Bài 4: Khuyến dụ về công tác Legio Mariæ
Thuyết trình viên: Anh Fx. Phạm Văn Điểm
14g10’ – 14g15’: Giải lao
14g15’ – 15g30’: Thảo luận họp tổ
15g30’: Giải đáp thắc mắc – Tổng kết.
16g30’:Chầu Thánh Thể - Kinh bế mạc.
Mở đầu cho đề tài đầu tiên “Đức tin của người tông đồ” của ngày tập huấn, nữ tu Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến, FMA kể câu chuyện sống động với nội dung sau: “Một ngày kia, có một người lớn tuổi, đạo hạnh qua đời. Ông hạnh phúc đến trước nhan Chúa với con tim hạnh phúc vì cả đời ông đã hết sức tránh tội, để có tâm hồn hoàn toàn trong trắng khi đến trình diện trước mặt Chúa. Nhưng khi ông đến trước nhan Chúa, thì Ngài không nhìn vào ông, nhưng lại bận rộn đưa mắt tìm kiếm cái gì đó ở phía sau lưng ông. Người đàn ông không hiểu gì cả cho đến khi Thiên Chúa cất tiếng hỏi: “Ủa, con lên đây chỉ một mình thôi à?”
Soeur dẫn giải: Đối với chúng ta, những người quân binh của Mẹ Ma-ri-a thì việc trở nên chứng nhân niềm tin cho Thiên Chúa là một bổn phận và cũng là một quyền lợi, vì cuộc sống là một quà tặng. Nếu ta đã nhận nhưng không thì cũng phải cho đi nhưng không. Trong thư gởi giáo đoàn Phi-líp-phê, thánh Phao-lô nói: “Giữa thế hệ sa đoạ này, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15). Giữa những thách đố của xã hội thế tục hoá của hiện tại, hội viên Legio được mời gọi: “Phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. Đức tin của người tông đồ phải toả sáng như vì sao. Như thế, bản thân ta phải là một vì sao “có khả năng tự phát sáng”, và phải chiếu sáng để người ta nhìn thấy..
Cuối cùng Soeurmời gọi người các Ủy viên tông đồ Legio tở nên như những vì sao tinh tú, mỗi người ở trong “hoàn cảnh, vị trí” của mình, ta tưng bừng chiếu sáng, và khi Thiên Chúa gọi, ta hãy hân hoan chiếu sáng để ca ngợi Thiên Chúa và dẫn anh em ta đến với Thiên Chúa. “Các tinh tú, mỗi ngôi ở vị trí mình, tưng bừng chiếu sáng. Người gọi chúng, chúng thưa: Có mặt, và hân hoan chiếu sáng mừng Ðấng tạo nên mình” (Br 3, 34-35).
Mỗi Ủy viên tông đồ đã từng trải qua những chặng đường “năm tháng cuộc đời” của kiếp người, người tông đồ đang trên đường xuống núi. Tuy con đường vẫn đầy hoa thơm, cỏ lạ, cùng những cạm bẫy, nhưng người tông đồ không còn ngỡ ngàng vì không biết phía trên đỉnh núi là gì. Nhưng đã đi qua rồi, và đã chiêm nghiệm. Vì thế, bằng những trải nghiệm của đức tin, người tông đồ hãy chiếu sáng đức tin theo lợi thế của mình, để trở nên điểm tựa cho lớp trẻ trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa, là ánh sao đức tin rực sáng trong lúc bình an của “ban ngày” cũng như lúc gian nan của “đêm đen”, như dấu chỉ cho thế giới sa đọa..
Xen kẽ với các bài thuyết trình là phần hoạt động diễn ra sôi nổi với các tiết mục múa hát do chị Ma-ri-a Đỗ Xuân Chi Mai đảm trách. Đặc biệt với ca khúc: “Ánh Sao Tin Yêu – Hy Vọng” do nữ tu Ma-ri-a Hoàng Thị Thu Hà sáng tác đặc biệt riêng cho ngày tập huấn. Ca khúc mang nội dung như sau:
“Thế giới này bao phủ bóng tối khổ đau
Hãy tỏa chiếu ánh sao niềm tin và hy vọng
Biết bao người cần được nâng đỡ ủi an
Hãy tỏa chiếu ánh sao niềm tin và yêu thương
Nhờ gắn kết với Chúa ta được phát sáng
Thực hiện lệnh truyền yêu thương ta trở nên ánh sáng
Dù sóng gió hiểm nguy, dù bão tố trào dâng
Hãy luôn luôn kiên trì, kiên trì tỏa sáng.”
09g15’ là đề tài “Quan hệ giữa hội viên” (x. TB. 338) được nốitiếp anh Dom. M. Đỗ Ngọc Phác, nguyên Trưởng HĐ/Senatus Việt Nam chia sẻ.
Mở đầu anh trích câu Tin mừng Gio-an: “Điều thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (Ga 15,17). Khi yêu thương chúng ta trở thành bạn hữu, thành người nhà của Thiên Chúa đó chẳng phải là điều tuyệt diệu lắm sao. Vì thực chất, khi sống yêu thương chúng ta có được hạnh phúc ngay ở đời này lẫn đời sau. Tình yêu làm cho mọi nỗi lo âu, mọi khổ cực vất vả trở nên nhẹ nhàng, tâm hồn được thanh thản, thư thái, bình an, làm cho người ta lạc quan, yêu đời và sống tích cực. Thiên Chúa là tình yêu, mọi giới luật của Người đều nhắm vào việc huấn luyện con người biết sống yêu thương với ý thức cùng nhau kiến tạo thế giới ngày càng phát triển phong phú và tốt đẹp.
Thế nên, người hội viên Legio Mariæ đòi hỏi hy sinh cho nhau, thông hiệp trong tinh thần hòa đồng với nhau, tự hiến cho nhau, yêu mà không đòi điều kiện, yêu vị tha… khoan dung với khuyết điểm của nhau. Khi bàn về thái độ hội viên đối với nhau, Legio đặc biêt lưu ý đến tính tị hiềm, ganh ghét, quen gọi đùa là “ghen nhau tí chút”. Nhưng ít khi nào tật ghen là nhỏ. Nó là chất độc trong tim, nó xâm nhập mọi người khắp nơi, làm nhiễm độc các cuộc giao tế. Nơi người ác độc, tính ghen tị là sức mạnh điên khùng, dữ tợn, dám phạm các tội ác kinh hoàng (x. TB 338)…
Anh cũng đưa ra 30 nguyên tắc ứng xử căn bản để tạo sự hòa hợp khi hai người hội viên Legio có nhiệm vụ đi công tác. Con “số hai” huyền nhiệm tượng trưng đức ái, sinh ra hoa trái dồi dào “Người sai các ông cứ từng hai người một đi trước” (Lc 10, 1). Tuy nhiên, số hai không phải chỉ có hai người tình cờ cộng tác với nhau, nhưng là một đơn vị duy nhất, như Đa-vít gắn bó với Gio-na-than, hai tâm hồn gắn bó nên một. Họ yêu mến nhau như yêu chính mình – một tình bạn vững bền nảy sinh (x. 1 Sm 18, 1 - TB SL 344).
Cuối cùng anhmời gọi các Ủy viên: “Là những hội viên Legio Mariæ, là người con ưu tuyển của Nữ Tướng Ma-ri-a. Trong hàng ngũ, cùng với Đức Mẹ Ma-ri-a chúng ta phải bảo đảm doanh trại bằng cách tránh xa những lời nói, việc làm trái với đức bác ái (TB 280, 25).
09g15’ bước tiếp sang đề tài “Nghệ thuật lãnh đạo” do anh Gio-a-kim Hoàng Văn Thái, Phó HĐ/Senatus Việt Nam chia sẻ. Anh đã mượn một vài suy tư trước cuộc sống xô bồ, chỉ là những kinh nghiệm sống của Đấng Đáng Kính – Đức cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận về mọi phương diện, được góp nhặt trong tác phẩm: “Đường Hy Vọng” để cùng anh chị Legio Mariæ suy tư và trở thành những "cây nến cháy sáng" hầu cho thế gian được chiếu sáng và sưởi ấm, nghĩa là làm một "tông đồ vào đời" (x. ĐHV. 383, 834, 845,, 870, 856, 841, 839,. 842, 846, 855, 851, 870, 859, 881, 882).
Dựa trên những ý tưởng của Đấng Đáng Kính, anhgợi mở cho hội viên Legio những nguyên tắc hành động. Điều cần thiết là phải phổ cập cho được những nguyên tắc đó với lòng nhiệt thành cháy lửa lửa tình yêu trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và bước theo chân của Mẹ Ma-ri-a. Anh cầu chúc mọi người thành công, trở nên những nhà lãnh đạo đích thực như lòng Chúa mong muốn.
Sau phần giải lao, lúc 13g10’ – 14g00’ bước sang đề tài cuối cùng của ngày tập huấn: “Khuyến dụ về công tác Legio Mariæ” do anh Fx. Phạm Văn Điểm, Thông Tín Viên HĐ/Senatus Việt Nam chia sẻ (x. TB 37).
Vì chủ đích của Legio Mariæ là thánh hóa hội viên bằng cầu nguyện, và cộng tác với Giáo Hội trong công tác tông đồ của người tín hữu (x. TB 5). Anh đưa ra những kinh nghiệm, những phương pháp thật dồi dào, thật phong phú và những gợi ý, để giúp quý anh chị Ủy viên thực hiện và chu toàn các công tác tông đồ được trao phó, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác Legio mà Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a và Giáo Hội hằng mong muốn.
14g15’ – 15g30’ là phần Thảo luận họp tổ được chia làm 3 tổ do ba anh Thông Tín Viên là Dom. Vũ Văn Khang, Phao-lô Vũ Văn Ngò và Ba-na-Ba Nguyễn Đức Khương hướng dẫn.
16g00’ buổi chiều cùng ngày bước vào phần giải đáp thắc mắc, BTC rất vui mừng vì các ủy viên đã sôi nổi đưa ra nhiều câu hỏi. Qua đó, nhiều thắc mắc về Thủ Bản, về công tác và về tổ chức đã được sáng tỏ thêm. Sau đó, anh Trưởng HĐ/Senatus Việt Nam Gio-an La-san Vũ Đức Hiếu đã đúc kết buổi tập huấn.
16g30’ Chầu Thánh Thể tại nhà thờ giáo xứ. Kết thúc giờ Chầu Thánh Thể, Cha Linh Giám Phê-rô xin mọi người hết lòng cùng cầu nguyện với ngài dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Ma-ri-a phù hộ cho Legio Mariæ Việt Nam trong những ngày tháng sắp tới được mọi sự tốt đẹp, và ngài ban phép lành cho tất cả mọi người.
Sau đó, anh Gio-an La-san cảm ơn Cha Linh Giám HĐ/Senatus Việt Nam, các Ủy viên trong Ban Thường Trực HĐ/Senatus Việt Nam đã thuyết trình. Anh cũng không quên cảm ơn sự nỗ lực của tất cả các anh chị ủy viên trong các cấp Hội đồng đã hiện diện cách tích cực trong ngày tập huấn. Sau đó, các anh chị cùng Cha Linh Giám đọc Kinh bế mạc rồi ra về.
Trong ngày Truyền Tin, Mẹ Ma-ri-a dạy chúng ta sống đức tin khiêm tốn và vâng phục: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa thực hiện nơi tôi điều thiên sứ truyền” (Lc 1,38). Bằng những bước chân vội vã lên đường thăm viếng bà Ê-li-sa-bét, cầu chúc hết thảy hội viên Legio được Mẹ thúc đẩy để chúng ta sống đức tin dấn thân loan báo Tin Mừng, đem niềm vui cứu độ đến cho mọi người”.
Ban Truyền Thông HĐ/Senatus Việt Nam
Thể theo Thủ Bản của Legio Mariæ: “Để bảo vệ sự hợp nhất, duy trì lý tưởng nguyên thủy, bảo tồn nguyên vẹn tinh thần, kỷ luật, thông lệ và phát triển Legio, các Hội đồng có bổn phận đảm trách việc quản trị phải chăm lo cho Præsidia và các hội viên triệt để tuân theo các quy luật nhằm nâng trình độ lên cao hơn..” (TB 28, 280; 281.5).
Xem Hình Ảnh
Trong tinh thần và ý nghĩa trên, sáng ngày 27/07/2013 Hội đồng Senatus Việt Nam (HĐ) đã tổ chức ngày tập huấn hè Senior 2013 tại văn phòng trụ sở Hội đồng Senatus tọa lạc tại nhà thờ giáo xứ Thị Nghè, số 22B Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.19, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM. Ngày tập huấn mang chủ đề: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Hơn 250 Ủy viên và Thông tín viên Legio thuộc HĐ/Senatus Việt Nam, HĐ/Comitiæ Sài Gòn II, HĐ/Comitiæ Sài Gòn III; HĐ/Curiæ và các Præsidia trực thuộc đã về tham dự rất đông đảo.
Hiện diện trong buổi sáng khai mạc, có Cha Phê-rô Nguyễn Công Danh, Linh Giám HĐ/Senatus Việt Nam, hai nữ tu Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến; Ma-ri-a Hoàng Thị Thu Hà thuộc Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ - FMA và Ban Quản Trị HĐ/Senatus Việt Nam.
Sau kinh khai mạc là phần phát biểu của Cha Linh Giám Phê-rô. Ngài nói: “… Hôm nay, các Ủy viên và Thông tín viên quy tụ về đây để tập huấn trong dịp hè 2012. Việc tập huấn của Legio hàng năm như các anh chị đều biết là việc rất hệ trọng, bởi lẽ khi làm bất cứ công việc gì mà qúy anh chị đều biết rõ sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu mỗi người đều thông hiểu và hành động theo Thủ Bản sẽ có sự thống nhất cao và hướng dẫn hành động cho chúng ta..
Chúng ta sẽ được học hỏi các đề tài qua hai nữ tu thuộc Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và các Ủy viên trong Ban Thường Trực HĐ/Senatus Việt Nam thuyết trình. Đề tài chủ lực của ngày tập huấn mà nữ tu Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến, FMA chia sẻ là: “Đức tin của người tông đồ”. Chắc chắn đề tài này sẽ mang lại cho chúng ta là những Ki-tô hữu giáo dân thi hành sứ mạng ngôn sứ bằng chính đời sống của mình trước mặt người đời để “họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 16). Đó là trách nhiệm ngôn sứ và nhân chứng của người giáo dân trong Giáo Hội. Công Đồng Vatican II đã đặc biệt nói đến trách nhiệm này trong Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân LG) như sau: “. .Vì thế, giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mệnh của Giáo Hội. Mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ qua việc nhận lãnh Phép Rửa và Thêm sức..; Nhưng giáo dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động trong những nơi và hoàn cảnh mà nếu không có họ, Giáo Hội sẽ không trở thành muối của thế gian” (x. LG 33).
Cầu chúc cho tất cả chúng ta lãnh hội được nhiều kiến thức rộng hơn về tổ chức Legio. Chắc chăn rằng trong tương lai tổ chức Legio sẽ còn mở rộng hơn nữa, còn hoạt động nhiều hơn nữa. Các giáo phận bạn đang nhìn đến các anh chị để chờ đợi các anh chị cùng tiếp tay với lòng nhiệt tình trong công tác truyền giáo. Qua ngày tập huấn này, với sự hướng dẫn của các thuyết trình viên, tôi kính chúc toàn thể các anh chị được tiếp thu một cách đầy đủ, để khi về lại các đơn vị chúng ta triển khai hoạt động cách hiệu quả nhất…”
Chương trình khai mạc tập huấn trại hè 2013 như sau:
Thứ Bảy 27/07/2013
07g30’: Khai mạc – Kinh khai mạc – Huấn từ Cha Linh Giám
08g15’: Bài 1: Đức tin của người tông đồ
Thuyết trình viên: Soeur Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến, FMA
09g00’ – 09g15’: Giải lao
09g15’ – 10g00’: Bài 2: Quan hệ giữa hội viên
Thuyết trình viên: Anh Dom. M. Đỗ Ngọc Phác
10g00’ – 10g15’: Giải lao
10g15’ – 11g15’: Bài 3: Nghệ thuật lãnh đạo
Thuyết trình viên: Anh Gio-a-kim Hoàng Văn Thái
11g00’ – 13g00’: Cơm trưa, nghỉ trưa
13g00’: Đọc kinh Catena
13g10’ – 14g00’: Bài 4: Khuyến dụ về công tác Legio Mariæ
Thuyết trình viên: Anh Fx. Phạm Văn Điểm
14g10’ – 14g15’: Giải lao
14g15’ – 15g30’: Thảo luận họp tổ
15g30’: Giải đáp thắc mắc – Tổng kết.
16g30’:Chầu Thánh Thể - Kinh bế mạc.
Mở đầu cho đề tài đầu tiên “Đức tin của người tông đồ” của ngày tập huấn, nữ tu Ma-ri-a Hoàng Ngọc Yến, FMA kể câu chuyện sống động với nội dung sau: “Một ngày kia, có một người lớn tuổi, đạo hạnh qua đời. Ông hạnh phúc đến trước nhan Chúa với con tim hạnh phúc vì cả đời ông đã hết sức tránh tội, để có tâm hồn hoàn toàn trong trắng khi đến trình diện trước mặt Chúa. Nhưng khi ông đến trước nhan Chúa, thì Ngài không nhìn vào ông, nhưng lại bận rộn đưa mắt tìm kiếm cái gì đó ở phía sau lưng ông. Người đàn ông không hiểu gì cả cho đến khi Thiên Chúa cất tiếng hỏi: “Ủa, con lên đây chỉ một mình thôi à?”
Soeur dẫn giải: Đối với chúng ta, những người quân binh của Mẹ Ma-ri-a thì việc trở nên chứng nhân niềm tin cho Thiên Chúa là một bổn phận và cũng là một quyền lợi, vì cuộc sống là một quà tặng. Nếu ta đã nhận nhưng không thì cũng phải cho đi nhưng không. Trong thư gởi giáo đoàn Phi-líp-phê, thánh Phao-lô nói: “Giữa thế hệ sa đoạ này, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2, 15). Giữa những thách đố của xã hội thế tục hoá của hiện tại, hội viên Legio được mời gọi: “Phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. Đức tin của người tông đồ phải toả sáng như vì sao. Như thế, bản thân ta phải là một vì sao “có khả năng tự phát sáng”, và phải chiếu sáng để người ta nhìn thấy..
Cuối cùng Soeurmời gọi người các Ủy viên tông đồ Legio tở nên như những vì sao tinh tú, mỗi người ở trong “hoàn cảnh, vị trí” của mình, ta tưng bừng chiếu sáng, và khi Thiên Chúa gọi, ta hãy hân hoan chiếu sáng để ca ngợi Thiên Chúa và dẫn anh em ta đến với Thiên Chúa. “Các tinh tú, mỗi ngôi ở vị trí mình, tưng bừng chiếu sáng. Người gọi chúng, chúng thưa: Có mặt, và hân hoan chiếu sáng mừng Ðấng tạo nên mình” (Br 3, 34-35).
Mỗi Ủy viên tông đồ đã từng trải qua những chặng đường “năm tháng cuộc đời” của kiếp người, người tông đồ đang trên đường xuống núi. Tuy con đường vẫn đầy hoa thơm, cỏ lạ, cùng những cạm bẫy, nhưng người tông đồ không còn ngỡ ngàng vì không biết phía trên đỉnh núi là gì. Nhưng đã đi qua rồi, và đã chiêm nghiệm. Vì thế, bằng những trải nghiệm của đức tin, người tông đồ hãy chiếu sáng đức tin theo lợi thế của mình, để trở nên điểm tựa cho lớp trẻ trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa, là ánh sao đức tin rực sáng trong lúc bình an của “ban ngày” cũng như lúc gian nan của “đêm đen”, như dấu chỉ cho thế giới sa đọa..
Xen kẽ với các bài thuyết trình là phần hoạt động diễn ra sôi nổi với các tiết mục múa hát do chị Ma-ri-a Đỗ Xuân Chi Mai đảm trách. Đặc biệt với ca khúc: “Ánh Sao Tin Yêu – Hy Vọng” do nữ tu Ma-ri-a Hoàng Thị Thu Hà sáng tác đặc biệt riêng cho ngày tập huấn. Ca khúc mang nội dung như sau:
“Thế giới này bao phủ bóng tối khổ đau
Hãy tỏa chiếu ánh sao niềm tin và hy vọng
Biết bao người cần được nâng đỡ ủi an
Hãy tỏa chiếu ánh sao niềm tin và yêu thương
Nhờ gắn kết với Chúa ta được phát sáng
Thực hiện lệnh truyền yêu thương ta trở nên ánh sáng
Dù sóng gió hiểm nguy, dù bão tố trào dâng
Hãy luôn luôn kiên trì, kiên trì tỏa sáng.”
09g15’ là đề tài “Quan hệ giữa hội viên” (x. TB. 338) được nốitiếp anh Dom. M. Đỗ Ngọc Phác, nguyên Trưởng HĐ/Senatus Việt Nam chia sẻ.
Mở đầu anh trích câu Tin mừng Gio-an: “Điều thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (Ga 15,17). Khi yêu thương chúng ta trở thành bạn hữu, thành người nhà của Thiên Chúa đó chẳng phải là điều tuyệt diệu lắm sao. Vì thực chất, khi sống yêu thương chúng ta có được hạnh phúc ngay ở đời này lẫn đời sau. Tình yêu làm cho mọi nỗi lo âu, mọi khổ cực vất vả trở nên nhẹ nhàng, tâm hồn được thanh thản, thư thái, bình an, làm cho người ta lạc quan, yêu đời và sống tích cực. Thiên Chúa là tình yêu, mọi giới luật của Người đều nhắm vào việc huấn luyện con người biết sống yêu thương với ý thức cùng nhau kiến tạo thế giới ngày càng phát triển phong phú và tốt đẹp.
Thế nên, người hội viên Legio Mariæ đòi hỏi hy sinh cho nhau, thông hiệp trong tinh thần hòa đồng với nhau, tự hiến cho nhau, yêu mà không đòi điều kiện, yêu vị tha… khoan dung với khuyết điểm của nhau. Khi bàn về thái độ hội viên đối với nhau, Legio đặc biêt lưu ý đến tính tị hiềm, ganh ghét, quen gọi đùa là “ghen nhau tí chút”. Nhưng ít khi nào tật ghen là nhỏ. Nó là chất độc trong tim, nó xâm nhập mọi người khắp nơi, làm nhiễm độc các cuộc giao tế. Nơi người ác độc, tính ghen tị là sức mạnh điên khùng, dữ tợn, dám phạm các tội ác kinh hoàng (x. TB 338)…
Anh cũng đưa ra 30 nguyên tắc ứng xử căn bản để tạo sự hòa hợp khi hai người hội viên Legio có nhiệm vụ đi công tác. Con “số hai” huyền nhiệm tượng trưng đức ái, sinh ra hoa trái dồi dào “Người sai các ông cứ từng hai người một đi trước” (Lc 10, 1). Tuy nhiên, số hai không phải chỉ có hai người tình cờ cộng tác với nhau, nhưng là một đơn vị duy nhất, như Đa-vít gắn bó với Gio-na-than, hai tâm hồn gắn bó nên một. Họ yêu mến nhau như yêu chính mình – một tình bạn vững bền nảy sinh (x. 1 Sm 18, 1 - TB SL 344).
Cuối cùng anhmời gọi các Ủy viên: “Là những hội viên Legio Mariæ, là người con ưu tuyển của Nữ Tướng Ma-ri-a. Trong hàng ngũ, cùng với Đức Mẹ Ma-ri-a chúng ta phải bảo đảm doanh trại bằng cách tránh xa những lời nói, việc làm trái với đức bác ái (TB 280, 25).
09g15’ bước tiếp sang đề tài “Nghệ thuật lãnh đạo” do anh Gio-a-kim Hoàng Văn Thái, Phó HĐ/Senatus Việt Nam chia sẻ. Anh đã mượn một vài suy tư trước cuộc sống xô bồ, chỉ là những kinh nghiệm sống của Đấng Đáng Kính – Đức cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận về mọi phương diện, được góp nhặt trong tác phẩm: “Đường Hy Vọng” để cùng anh chị Legio Mariæ suy tư và trở thành những "cây nến cháy sáng" hầu cho thế gian được chiếu sáng và sưởi ấm, nghĩa là làm một "tông đồ vào đời" (x. ĐHV. 383, 834, 845,, 870, 856, 841, 839,. 842, 846, 855, 851, 870, 859, 881, 882).
Dựa trên những ý tưởng của Đấng Đáng Kính, anhgợi mở cho hội viên Legio những nguyên tắc hành động. Điều cần thiết là phải phổ cập cho được những nguyên tắc đó với lòng nhiệt thành cháy lửa lửa tình yêu trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và bước theo chân của Mẹ Ma-ri-a. Anh cầu chúc mọi người thành công, trở nên những nhà lãnh đạo đích thực như lòng Chúa mong muốn.
Sau phần giải lao, lúc 13g10’ – 14g00’ bước sang đề tài cuối cùng của ngày tập huấn: “Khuyến dụ về công tác Legio Mariæ” do anh Fx. Phạm Văn Điểm, Thông Tín Viên HĐ/Senatus Việt Nam chia sẻ (x. TB 37).
Vì chủ đích của Legio Mariæ là thánh hóa hội viên bằng cầu nguyện, và cộng tác với Giáo Hội trong công tác tông đồ của người tín hữu (x. TB 5). Anh đưa ra những kinh nghiệm, những phương pháp thật dồi dào, thật phong phú và những gợi ý, để giúp quý anh chị Ủy viên thực hiện và chu toàn các công tác tông đồ được trao phó, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác Legio mà Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a và Giáo Hội hằng mong muốn.
14g15’ – 15g30’ là phần Thảo luận họp tổ được chia làm 3 tổ do ba anh Thông Tín Viên là Dom. Vũ Văn Khang, Phao-lô Vũ Văn Ngò và Ba-na-Ba Nguyễn Đức Khương hướng dẫn.
16g00’ buổi chiều cùng ngày bước vào phần giải đáp thắc mắc, BTC rất vui mừng vì các ủy viên đã sôi nổi đưa ra nhiều câu hỏi. Qua đó, nhiều thắc mắc về Thủ Bản, về công tác và về tổ chức đã được sáng tỏ thêm. Sau đó, anh Trưởng HĐ/Senatus Việt Nam Gio-an La-san Vũ Đức Hiếu đã đúc kết buổi tập huấn.
16g30’ Chầu Thánh Thể tại nhà thờ giáo xứ. Kết thúc giờ Chầu Thánh Thể, Cha Linh Giám Phê-rô xin mọi người hết lòng cùng cầu nguyện với ngài dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Ma-ri-a phù hộ cho Legio Mariæ Việt Nam trong những ngày tháng sắp tới được mọi sự tốt đẹp, và ngài ban phép lành cho tất cả mọi người.
Sau đó, anh Gio-an La-san cảm ơn Cha Linh Giám HĐ/Senatus Việt Nam, các Ủy viên trong Ban Thường Trực HĐ/Senatus Việt Nam đã thuyết trình. Anh cũng không quên cảm ơn sự nỗ lực của tất cả các anh chị ủy viên trong các cấp Hội đồng đã hiện diện cách tích cực trong ngày tập huấn. Sau đó, các anh chị cùng Cha Linh Giám đọc Kinh bế mạc rồi ra về.
Trong ngày Truyền Tin, Mẹ Ma-ri-a dạy chúng ta sống đức tin khiêm tốn và vâng phục: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa thực hiện nơi tôi điều thiên sứ truyền” (Lc 1,38). Bằng những bước chân vội vã lên đường thăm viếng bà Ê-li-sa-bét, cầu chúc hết thảy hội viên Legio được Mẹ thúc đẩy để chúng ta sống đức tin dấn thân loan báo Tin Mừng, đem niềm vui cứu độ đến cho mọi người”.
Ban Truyền Thông HĐ/Senatus Việt Nam
Thánh lễ Việt Nam tại WYD - Hội Ngộ Đêm Canh Thức
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
21:41 27/07/2013