Phụng Vụ - Mục Vụ
Kinh Lậy Cha
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
09:20 26/07/2013
Thời Chúa Kitô rao giảng Nước Trời, trong dân Israen nhiều nhóm hoạt động riêng biệt như nhóm Essêno, nhóm Pharisiêu, nhóm thánh Gioan Tẩy giả. Mỗi nhóm đều có những luật lệ, kinh nguyện khác nhau làm “dấu hiệu riêng” cho nhóm mình.
Thấy họ có, các môn đệ theo Chúa Giêsu cũng muốn có kinh riêng và họ đã nói lên niềm khao khát đó với Chúa. Chúa Kitơ l?p kinh Lạy Cha dạy họ cầu nguyện. Cịn by gi?, Ð?i Ch?ng vi?n Xun bích Vinh long, chi?u th? tu gi? di d?o, cc th?y di thnh nhi?u nhĩm nh?.M?t nhĩm di vo cha tham v? hịa thu?ng, r?t ni?m n?, r?i hịa thu?ng h?i bn Cơng gio cĩ kinh gì d?c s?c nh?t. C? nhĩm d?ng ý vi?t kinh L?y Cha trao cho ngi. M?y thng sau tr? l?i cha, hịa thu?ng h?t s?c vui v?, nĩi ngay: “khơng cĩ` kinh no hay nhu kinh L?y Cha vì du?c ku Ơng Tr?i l Cha c?a mình cịn con ngu?i l con Ơng Tr?i”.
Vng, m? d?u, kinh xưng hô Thiên Chúa là Abba (Cha ơi). Dân ngoại đôi lúc gọi thần linh của mình là cha mẹ, dân Israen đôi khi cũng gọi Thiên Chúa là Cha của Israen, trái lại, Chúa Giêsu thì luôn luôn thân thưa với Thiên Chúa là Abba (Cha ơi). Tiếng kêu của trẻ em kêu ba mình (Cha ơi) hết sức đơn sơ, hết sức thân mật. Kêu Thiên Chúa là Cha, Chúa Kitô mạc khải Ngài là Con Thiên Chúa. Bây giờ, Ngài cũng cho các môn đệ hưởng diễm phúc đó: gọi Thiên Chúa là Cha, các môn đệ là những người con của Thiên Chúa.
Tiếp đến là cầu xin Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Danh Cha tức là bản thân của Cha, con người của Cha, cả sáng tức là biểu lộ vinh quang ra bằng cách thanh tẩy tội lỗi của dân và cứu độ họ. Đây là lời xin Cha mạc khải chính mình Cha là Thiên Chúa trong công việc cứu độ dân Chúa. Nước Cha tức là vương quyền của Cha, đến với con người cụ thể qua ơn cứu độ mọi người. Thánh Luca không ghi lời xin ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời có lẽ vì lời nguyện này lập lại lời nguyện Nước Cha trị đến vì ý Chúa là ơn cứu độ, lại nữa cho biết kinh Lạy Cha không phải là bản kinh để các Tông đồ đọc nhưng là mẫu cầu nguyện của mọi kinh đọc, mọi lời cầu xin.
Xét cho kỹ, các lời cầu nguyện đầu dầu cĩ ba l?i nguy?n như trong Phúc âm Mathêu hoặc hai như trong Luca đều nhằm tới vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ cho con người. Hai mục đích đó xoắn lấy nhau. Thiên Chúa hành động thì con người phải đáp ứng, phải cộng tác.
Để cho con người có đủ điều kiện cộng tác, con người cần có cơm ăn áo mặc đủ dùng cho thân xác, cần được Chúa tha thứ để nên trong sạch và sống hòa thuận với mọi người trong sự tha thứ, kính trọng lẫn nhau, không bị chìm đắm trong các cơn cám dỗ.
Các lời xin này, tuy là xin Chúa ban ơn trợ giúp, nhưng chúng ta không xin Chúa làm thay thế chúng ta. Xin cơm bánh mà khoanh tay chờ thì không bao giờ có cơm bánh.
Kinh Lạy Cha đặt chúng ta trong cuộc sống mọi sự đều nhìn theo quan niệm của Thiên Chúa do ơn sủng Chúa ban và thúc đẩy ta trọn vẹn đi vào chương trình của Chúa, hợp tác với Thiên Chúa có lẽ phải gọi là kinh “Cha con”. Không phải cầu xin một lần mà phải cầu xin luôn luôn và không phải Cha đáp ứng một lần mà đáp ứng suốt cả cuộc đời ta. Về điểm này Chúa đã dùng câu truyện người bạn ban đêm tới vay ba chiếc bánh để về thiết đãi bạn mới tới nhà. Đãi khách là bổn phận “thiêng liêng” của người Israen, tới vay bánh khi gia đình người ta đã ngủ là một quấy rầy. Nhà cửa Israen bình dân chỉ có một gian, giường chỉ là một tấm niệm trải trên nền nhà. Con cái, cha mẹ ngủ trên đó. Dậy mở cửa, đi vào lấy bánh sẽ đánh thức cả nhà dậy. Thế mà, chủ nhà phải dậy vì anh bạn cứ đứng ngoài nài xin hoài quấy rầy hoài ) Lc 11, 5-8 )
Chúa còn nói xin thì chắc được như một quy luật: xin thì được, tìm sẽ thấy, gõ thì sẽ mở cho, vì Thiên Chúa là Cha nhân hậu vô cùng sẵn sàng nghe lời con cái kêu xin, sẵn sàng ban Thánh Thần cho. Như vậy, cầu nguyện phải nhằm tới lợi ích thiêng liêng trước tiên. Ơn huệ cao trọng nhất là Thánh Thần để sống theo Thánh Thần. (Lc 11, 9-13 }
Các lời xin này, tuy là xin Chúa ban ơn trợ giúp, nhưng chúng ta không xin Chúa làm thay thế chúng ta. Xin cơm bánh mà khoanh tay chờ thì không bao giờ có cơm bánh.
Kinh Lạy Cha đặt chúng ta trong cuộc sống mọi sự đều nhìn theo quan niệm của Thiên Chúa do ơn sủng Chúa ban và thúc đẩy ta trọn vẹn đi vào chương trình của Chúa, hợp tác với Thiên Chúa có lẽ phải gọi là kinh “Cha con”.
Đọc kinh Lạy Cha, không làm theo kinh dạy, chẳng ăn thua gì. Khi bạn tham gia rao giảng Lời Chúa, khi bạn tha thứ cho người xúc phạm bạn, khi bạn giúp người ta thoát vòng tội lỗi, khi bạn cầu nguyện cho kẻ có tội, bạn đang sống trong tinh thần kinh Lạy Cha.
Thấy họ có, các môn đệ theo Chúa Giêsu cũng muốn có kinh riêng và họ đã nói lên niềm khao khát đó với Chúa. Chúa Kitơ l?p kinh Lạy Cha dạy họ cầu nguyện. Cịn by gi?, Ð?i Ch?ng vi?n Xun bích Vinh long, chi?u th? tu gi? di d?o, cc th?y di thnh nhi?u nhĩm nh?.M?t nhĩm di vo cha tham v? hịa thu?ng, r?t ni?m n?, r?i hịa thu?ng h?i bn Cơng gio cĩ kinh gì d?c s?c nh?t. C? nhĩm d?ng ý vi?t kinh L?y Cha trao cho ngi. M?y thng sau tr? l?i cha, hịa thu?ng h?t s?c vui v?, nĩi ngay: “khơng cĩ` kinh no hay nhu kinh L?y Cha vì du?c ku Ơng Tr?i l Cha c?a mình cịn con ngu?i l con Ơng Tr?i”.
Vng, m? d?u, kinh xưng hô Thiên Chúa là Abba (Cha ơi). Dân ngoại đôi lúc gọi thần linh của mình là cha mẹ, dân Israen đôi khi cũng gọi Thiên Chúa là Cha của Israen, trái lại, Chúa Giêsu thì luôn luôn thân thưa với Thiên Chúa là Abba (Cha ơi). Tiếng kêu của trẻ em kêu ba mình (Cha ơi) hết sức đơn sơ, hết sức thân mật. Kêu Thiên Chúa là Cha, Chúa Kitô mạc khải Ngài là Con Thiên Chúa. Bây giờ, Ngài cũng cho các môn đệ hưởng diễm phúc đó: gọi Thiên Chúa là Cha, các môn đệ là những người con của Thiên Chúa.
Tiếp đến là cầu xin Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. Danh Cha tức là bản thân của Cha, con người của Cha, cả sáng tức là biểu lộ vinh quang ra bằng cách thanh tẩy tội lỗi của dân và cứu độ họ. Đây là lời xin Cha mạc khải chính mình Cha là Thiên Chúa trong công việc cứu độ dân Chúa. Nước Cha tức là vương quyền của Cha, đến với con người cụ thể qua ơn cứu độ mọi người. Thánh Luca không ghi lời xin ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời có lẽ vì lời nguyện này lập lại lời nguyện Nước Cha trị đến vì ý Chúa là ơn cứu độ, lại nữa cho biết kinh Lạy Cha không phải là bản kinh để các Tông đồ đọc nhưng là mẫu cầu nguyện của mọi kinh đọc, mọi lời cầu xin.
Xét cho kỹ, các lời cầu nguyện đầu dầu cĩ ba l?i nguy?n như trong Phúc âm Mathêu hoặc hai như trong Luca đều nhằm tới vinh quang Thiên Chúa và ơn cứu độ cho con người. Hai mục đích đó xoắn lấy nhau. Thiên Chúa hành động thì con người phải đáp ứng, phải cộng tác.
Để cho con người có đủ điều kiện cộng tác, con người cần có cơm ăn áo mặc đủ dùng cho thân xác, cần được Chúa tha thứ để nên trong sạch và sống hòa thuận với mọi người trong sự tha thứ, kính trọng lẫn nhau, không bị chìm đắm trong các cơn cám dỗ.
Các lời xin này, tuy là xin Chúa ban ơn trợ giúp, nhưng chúng ta không xin Chúa làm thay thế chúng ta. Xin cơm bánh mà khoanh tay chờ thì không bao giờ có cơm bánh.
Kinh Lạy Cha đặt chúng ta trong cuộc sống mọi sự đều nhìn theo quan niệm của Thiên Chúa do ơn sủng Chúa ban và thúc đẩy ta trọn vẹn đi vào chương trình của Chúa, hợp tác với Thiên Chúa có lẽ phải gọi là kinh “Cha con”. Không phải cầu xin một lần mà phải cầu xin luôn luôn và không phải Cha đáp ứng một lần mà đáp ứng suốt cả cuộc đời ta. Về điểm này Chúa đã dùng câu truyện người bạn ban đêm tới vay ba chiếc bánh để về thiết đãi bạn mới tới nhà. Đãi khách là bổn phận “thiêng liêng” của người Israen, tới vay bánh khi gia đình người ta đã ngủ là một quấy rầy. Nhà cửa Israen bình dân chỉ có một gian, giường chỉ là một tấm niệm trải trên nền nhà. Con cái, cha mẹ ngủ trên đó. Dậy mở cửa, đi vào lấy bánh sẽ đánh thức cả nhà dậy. Thế mà, chủ nhà phải dậy vì anh bạn cứ đứng ngoài nài xin hoài quấy rầy hoài ) Lc 11, 5-8 )
Chúa còn nói xin thì chắc được như một quy luật: xin thì được, tìm sẽ thấy, gõ thì sẽ mở cho, vì Thiên Chúa là Cha nhân hậu vô cùng sẵn sàng nghe lời con cái kêu xin, sẵn sàng ban Thánh Thần cho. Như vậy, cầu nguyện phải nhằm tới lợi ích thiêng liêng trước tiên. Ơn huệ cao trọng nhất là Thánh Thần để sống theo Thánh Thần. (Lc 11, 9-13 }
Các lời xin này, tuy là xin Chúa ban ơn trợ giúp, nhưng chúng ta không xin Chúa làm thay thế chúng ta. Xin cơm bánh mà khoanh tay chờ thì không bao giờ có cơm bánh.
Kinh Lạy Cha đặt chúng ta trong cuộc sống mọi sự đều nhìn theo quan niệm của Thiên Chúa do ơn sủng Chúa ban và thúc đẩy ta trọn vẹn đi vào chương trình của Chúa, hợp tác với Thiên Chúa có lẽ phải gọi là kinh “Cha con”.
Đọc kinh Lạy Cha, không làm theo kinh dạy, chẳng ăn thua gì. Khi bạn tham gia rao giảng Lời Chúa, khi bạn tha thứ cho người xúc phạm bạn, khi bạn giúp người ta thoát vòng tội lỗi, khi bạn cầu nguyện cho kẻ có tội, bạn đang sống trong tinh thần kinh Lạy Cha.
Tập nghĩ tốt, nói tốt và làm tốt cho nhau
LM. Đan Vinh
11:50 26/07/2013
THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN: TẬP NGHĨ TỐT, NÓI TỐT VÀ LÀM TỐT CHO NHAU
1.LỜI CHÚA: Chúa Giê-su phán: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy. Và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,1-2).
2.CÂU CHUYỆN:
1)Tào Tháo giết người.
Trong Tam Quốc Chí co thuật lại câu chuyện Tào Tháo do thói xấu hay xét đóan ý trái cho kẻ khác nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là ra tay sát hại oan cho một đại gia đình ân nhân làm ơn cho mình như sau:
Một lần kia Tào Tháo cầm quân đi chinh chiến bị bại trận phải cùng đòan tùy tùng chạy trốn quân địch truy sát phía sau. Khi chạy đến một khu rừng vắng thì trời đã tối. Tào Tháo và đám bại tướng bị đói lả kiệt sức. Nhìn thấy có ánh đèn phía xa xa, cả đòan người liền cùng đi đến nơi thì gặp một trang trại. Tào Thào gõ cửa cho biết hoàn cảnh khó khăn của mình để xin chủ nhà cho tá túc qua đêm. Thật bất ngờ, gia chủ tỏ ra vui mừng mở cửa đón tiếp cả đòan vào trong nhà và sai gia nhân dọn phòng cho Tào Tháo và đòan tùy tùng nghỉ qua đêm.
Sau khi năm nghỉ một lát, Tào Tháo cảm thấy chột dạ khi nghe có tiếng gia nhân trong trang trại hè nhau : “Trói nó lại”. Rồi lại nghe có tiếng hỏi : “Giết nhỏ hay lớn”, va tiếng kia trả lời : “Giết lớn”. Tào Tháo tưởng là gia chủ sai gia nhân đến giết mình, lập tức vùng dậy cầm vũ khí và ra lệnh cho quân lính tiêu diệt mọi người trong nhà không sót một ai. Sau khi giết xong và đi xuống bếp kiểm tra, Tào Tháo mới biết mình đã lầm: Thì ra, gia chủ đang cùng gia nhân bắt trói con heo lớn trong chuồng giết thịt đãi khách, thế mà do xét đóan sai lầm nên đã vội ra tay trước. Đây thật là một sự xét đoán hồ đồ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
2)Xét đóan sai dẫn đến giết hại con chó trung thành:
Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Sau đó, người đàn bà đã sớm từ giã cõi đời sau một cơn bệnh nặng, để lại cho người chồng đứa con một tuổi. Từ ngày đó, anh chồng vừa phải vào rừng chặt củi đem ra chợ bán, lại vừa phải nuôi dưỡng đứa con thơ. Tuy không nhờ được người trông con, nhưng anh cũng may mắn nuôi được một con chó săn vừa thông minh, lại vừa ngoan ngoãn vâng lời. Anh đã huán luyện cho nó biết coi nhà và trông nom em bé mỗi khi anh phải mang củi ra chợ bán. Rồi một hôm trước khi ra khỏi nhà, anh đã dặn con chó phải ở nhà coi sóc con anh. Hôm đó gặp bão tuyết nên anh không thể về nhà trong ngày được. Sáng sớm hôm sau anh mới về được đến nhà. Con chó nghe tiếng chủ kêu lập tức chạy ra vẫy đuôi chào đón.
Anh mở cửa thì thấy chỗ nào cũng đầy vết máu. Nhìn vào giường anh không thấy con anh đâu. Trên mình con chó anh thấy nhiều vết máu, và nhất là miệng nó dính đầy máu tươi. Nghĩ là con chó đã quay trở lại tính dã man của loài thú hoang và đã ăn thịt con rồi, nên trong lúc tức giận, anh liền cầm thanh kiếm nhắm đầu con chó chém mạnh một nhát khiến nó chỉ kịp kêu một tiếng lớn và ngã lăn ra nền nhà rồi nằm im bất động. Sau đó, anh nghe thấy có tiếng khóc của đứa con dưới gầm giường, anh liền bồng con trên tay. Tuy trên mình con cũng có dính nhiều vệt máu, nhưng không thấy con bị thương chỗ nào. Nhìn lại con chó, anh thấy đùi trái của nó có một vết thương khá nặng, và trong xó nhà anh lại thấy một con sói to đang nằm co quắp và miệng nó cũng dính đầy máu tươi. Thì ra con chó săn của anh đã chiến đấu với sói dữ để bảo vệ cậu chủ, nhưng lại bị hiểu lầm và đã bị giết hại cách oan uổng. Đây là một hành động hết sức đáng tiếc của con người đối với một con vật trung thành.
3.SUY NIỆM:
Một trong những thói xấu mà mỗi người chúng ta cần phải cấp thời sửa đổi là thói hay xét đoán ý trái cho người khác. Vậy thế nào là xét đóan ? Người ta có thường xét đóan chính xác hay không? Tại sao? Phải làm gì để tránh thói hay xét đóan ý trái cho kẻ khác ?
1) Thế nào là xét đóan ? : “Xét” là cứu xét bao gồm mấy việc: quan sát sự kiện, suy xét nguyên nhân và kết luận đúng sai. “Đoán” là phỏng đoán thiếu chính xác. Vậy xét đoán là những kết luận được rút ra từ sự phỏng đóan chứ không dựa trên các sự kiện khách quan, rồi vội kết án theo cảm tính “yêu nên tốt ghét nên xấu”, nên kết luận đó không có giá trị thuyết phục.
2) Phân biệt hai cách xét đóan đúng và sai:
- Xét đóan đúng: Thực ra xét đoán nói chung là một việc làm tốt, là biểu hiện trí thông minh của một người. Một nhà lãnh đạo cần phải có khả năng phán đóan chính xác khi biết nhìn xa trông rộng, để thấy được hậu quả sẽ xảy ra và tìm được nguyên nhân để kịp thời khắc phục, hầu làm cho tập thể dưới quyền ngày một ổn định thăng tiến. Hơn nũa trí phán đóan tốt còn cần để duy trì an ninh trật tự xã hội. Chẳng hạn khi một vụ án cướp của giết người xảy ra, công an hình sự được điều đến phá án. Điều tra viên trước hết phải cách ly hiện trường để thu thập các dấu vết kẻ thủ ác để lại, rồi tiếp tục phỏng vấn thêm các đối tượng liên quan để tìm thêm chứng cớ. Tiếp đến sẽ dùng phương pháp nghiệp vụ loại dần các nghi can để cuối cùng tìm ra kẻ chủ mưu. Để phán đóan chính xác, điều tra viên phải dựa trên những bằng chứng khách quan, rồi phải có trình độ cao mới hy vọng mau chóng phá án được.
- Xét đóan sai: Tuy nhiên trong thực tế đời thường, chúng ta lại hay xét đoán theo cảm tính chủ quan của mình, hoặc dựa trên thành kiến có sẵn về người khác để kết án hơn là dựa trên các bằng chứng xác thực khách quan. Kết quả là chúng ta thường xét đóan sai đến 80-90 phần trăm sự việc. Ngay những điều nhìn thấy tận mắt mà nhiều khi chúng ta vẫn xét đóan sai như người ta thường nói: ”Nhìn cò ra quạ ! “, “Thấy vậy mà không phải vậy”… phương chi nếu chỉ dựa trên dư luận lời đồn hoặc tệ hơn lại dựa vào các bằng chứng ngụy tạo do kẻ ác tâm đưa ra thì sẽ không tránh khỏi xét đóan hồ đồ và kết án sai lầm bất công cho người vô tội.
3) Cần tránh xét đóan ý trái cho người khác:
-Sự phức tạp của các hành vi nhân linh: Người ta tự nhiên cũng khó lòng hiểu được bản thân mình như thánh Phao-lô đã phải thú nhận: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi cứ làm” (Rm 7,15). Hơn nữa con người ngòai hành động nên ngòai mà người khác có thể nhìn thấy, còn có phần tinh thần bên trong là động lực dẫn đến hành động kia, làm cho các tội ác có thể được giảm khinh hay thậm chí trở thành vô tội, nên chúng ta cần phải thận trọng khi xét đóan hoặc kết án kẻ khác. Vì thế Đức Giê-su đã dạy các môn đệ như sau: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7,1).
-Tránh xét đóan ý trái: Có lẽ khi xét mình buổi tối trước khi đi ngủ mỗi người chúng ta đều phải thừa nhận mình đã nhiều lần xét đóan ý trái cho kẻ khác, nhất là những kẻ mình không ưa, như người ta thường nói: “Không ưa dưa có dòi”. Vì “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”… Muốn xét đóan tha nhân cách đúng đắn, chúng ta cần phải tránh thành kiến về người khãc, cần lắng nghe nhiều phía và nhất là phải dựa trên các bằng chưng xác thực hơn là dựa vào những lời tố cáo vô căn cứ. Muốn xét đóan đúng cần phải theo đúng trình tự tố tụng như tại tòa án: Đầu tiên quan tòa phải nghe công tố viên trình bày diễn tiến tội ác và đại diện cho luật pháp buộc tội bên bị. Tiếp đến luật sư bên bị sẽ lên tiếng bào chữa bị can và luật sư bên nguyên sẽ phản bác với sự trợ giúp của các nhân chứng. Sau khi nghe xong, bồi thẩm đòan sẽ họp kín để định tội, rồi quan tòa sẽ nhân danh luật pháp đọc lời tuyên án bị cáo vô tội hay có tội và mức độ hình phạt nặng nhẹ ra sao… Vậy khi xét đóan tha nhân chúng ta có theo đúng các trình tự như trên hay không ? Ngay cả tòa án làm việc nghiêm túc mà nhiều khi vẫn mắc phải sai lầm khi đưa ra những bản án bất công và kết án oan cho người vô tội. Do đó thánh Gia-cô-bê khuyên các tín hữu: “Chỉ có một Đấng ra Lề Luật vả xét xử, đó là Đấng có quyền cứu thóat và tiêu diệt. Còn anh là ai mà dám xét đoán người thân cận?” (Gc 4,12b).
4) Chúng ta phải làm gi ?
- Tiên trách kỷ hậu trách nhân: Mỗi khi mắc phải một sai lầm, chúng ta thường hay đổ lỗi cho người khác. Chẳng hạn khi trong gia đình có đứa con phạm tội ăn cắp hoặc trốn học đi chơi, ông bố thường hay đổ lỗi cho bà vợ đã quá nuông chiều con cái làm nó sinh hư. Hầu như xã hội cũng đồng quan điểm qua câu ca dao tục ngữ: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà !”. Tuy nhiên trong trường hợp này, lẽ ra ông bố phải tự trách bản thân: “Tội quy vu trưởng. Lỗi tại tôi, vì tôi đã không chu tòan trách nhiệm làm gia trưởng là phải quan tâm giáo dục con cái. Tôi đã vô trách nhiệm khi phó mặc việc dạy dỗ con cho vợ, dù biết rõ khả năng giới hạn của vợ mình”.
- Cần phải nhìn lại mình trước: Nhiều người thích soi mói và hay lên mặt thầy đời sửa lỗi anh em, đang khi chính bản thân lại đầy những khuyết điểm như người xưa dạy: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”. Đối với hạng người này, Đức Giê-su đã khuyên như sau: “Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình? Hỡi kẻ giả hình! trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được” (Mt 7,3-5).
- Phải biết đối xử bao dung: Đức Giê-su muốn chúng ta đối xử bao dung nhân từ với tha nhân noi gương Thiên Chúa Cha trên trời như sau: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Ðấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (Lc 6,36-37).
- Tập nghĩ tốt và làm trạng sư cho anh em: Sở dĩ chúng ta hay xét đóan ý trái cho kẻ khác vì chính chúng ta là người xấu. Có người đã nêu ra nhận xét chí lý như sau: “Nếu bạn hay xét đóan ý trái cho tha nhân về một tội gì là dấu chứng tỏ bạn đang mắc phải thói xấu về điều ấy”. Thực vậy, một người có thói xấu tà dâm ăn nói tục tĩu, sẽ luôn nhìn và xét đóan người khác dưới lăng kính này: Khi thấy đôi bạn trẻ nam nữ đi xe chung vói nhau là họ đã vội “suy bụng ta ra bụng người” để cho rằng hai người đang chở nhau đến khách sạn để tình tự !!! Đang khi thực ra họ đang cùng nhau đi làm công tác bác ái thăm viếng người già neo đơn... Do đó, mỗi người chúng ta phải tập cắt nghĩa lành, nghĩ tốt cho người khác. Khi nghe một người nói xấu về người thứ ba, chúng ta phải tập làm trạng sư biện hộ cho kẻ bị nói xấu. Làm như vậy là chúng ta phần nào chặn được dư luận xấu ngay từ trứng nước, sẽ làm cho kẻ hay nghĩ xấu nói hành kẻ khác bị mất hứng, không tiếp tục nói xấu người vắng mặt mà họ không ưa.
- Phải năng cầu xin ơn Chúa: Việc xét đóan kẻ khác là việc khó và tế nhị cần phải có ơn Chúa trợ giúp, nên thánh Au-gút-ti-nô đã luôn cầu xin với Chúa: “Xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con”. Đây cũng phải là lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Chúng ta xin cho mình biết Chúa để thấy lòng quảng đại yêu thương vô biên của Chúa; Và cũng xin Chúa cho được biết mình để ý thức về sự yếu đuối, bất toàn của mình. Nhờ đó chúng ta sẽ bíet đối xử rộng lượng với lỗi lầm của người khác như Đức Giê-su đã dạy: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6,38).
4.THẢO LUẬN: 1) Đã có khi nào bạn xét đoán ý trái cho kẻ khác mà về sau nhận ra mình đã xét đoán oan sai cho họ không ? 2) Tại sao chúng ta thường xét đoán ý trái cho những kẻ mình không ưa và xét đoán ý tốt cho người mình ưa thích ? 3) Hãy chia sẻ cảm tưởng của bạn khi bị kẻ khác nghĩ xấu về mình và kết án cách oan uổng bất công cho mình ?
5.LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin giúp chúng con tránh thái độ hồ đồ khi xét đoán tha nhân. Con xin lỗi Chúa vì đã nhiều lần con đã xét đoán ý trái và kết án oan sai bất công cho những kẻ con không ưa thích. Xin cho con cũng biết luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, và tập xét đoán ý tốt cho tha nhân, tập bênh vực chữa lỗi cho kẻ bị nói hành nói xấu. Nhờ đó chúng con sẽ được Chúa xét xử khoan dung trước tòa phán xét sau này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH- HHTM
1.LỜI CHÚA: Chúa Giê-su phán: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy. Và anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,1-2).
2.CÂU CHUYỆN:
1)Tào Tháo giết người.
Trong Tam Quốc Chí co thuật lại câu chuyện Tào Tháo do thói xấu hay xét đóan ý trái cho kẻ khác nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là ra tay sát hại oan cho một đại gia đình ân nhân làm ơn cho mình như sau:
Một lần kia Tào Tháo cầm quân đi chinh chiến bị bại trận phải cùng đòan tùy tùng chạy trốn quân địch truy sát phía sau. Khi chạy đến một khu rừng vắng thì trời đã tối. Tào Tháo và đám bại tướng bị đói lả kiệt sức. Nhìn thấy có ánh đèn phía xa xa, cả đòan người liền cùng đi đến nơi thì gặp một trang trại. Tào Thào gõ cửa cho biết hoàn cảnh khó khăn của mình để xin chủ nhà cho tá túc qua đêm. Thật bất ngờ, gia chủ tỏ ra vui mừng mở cửa đón tiếp cả đòan vào trong nhà và sai gia nhân dọn phòng cho Tào Tháo và đòan tùy tùng nghỉ qua đêm.
Sau khi năm nghỉ một lát, Tào Tháo cảm thấy chột dạ khi nghe có tiếng gia nhân trong trang trại hè nhau : “Trói nó lại”. Rồi lại nghe có tiếng hỏi : “Giết nhỏ hay lớn”, va tiếng kia trả lời : “Giết lớn”. Tào Tháo tưởng là gia chủ sai gia nhân đến giết mình, lập tức vùng dậy cầm vũ khí và ra lệnh cho quân lính tiêu diệt mọi người trong nhà không sót một ai. Sau khi giết xong và đi xuống bếp kiểm tra, Tào Tháo mới biết mình đã lầm: Thì ra, gia chủ đang cùng gia nhân bắt trói con heo lớn trong chuồng giết thịt đãi khách, thế mà do xét đóan sai lầm nên đã vội ra tay trước. Đây thật là một sự xét đoán hồ đồ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
2)Xét đóan sai dẫn đến giết hại con chó trung thành:
Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Sau đó, người đàn bà đã sớm từ giã cõi đời sau một cơn bệnh nặng, để lại cho người chồng đứa con một tuổi. Từ ngày đó, anh chồng vừa phải vào rừng chặt củi đem ra chợ bán, lại vừa phải nuôi dưỡng đứa con thơ. Tuy không nhờ được người trông con, nhưng anh cũng may mắn nuôi được một con chó săn vừa thông minh, lại vừa ngoan ngoãn vâng lời. Anh đã huán luyện cho nó biết coi nhà và trông nom em bé mỗi khi anh phải mang củi ra chợ bán. Rồi một hôm trước khi ra khỏi nhà, anh đã dặn con chó phải ở nhà coi sóc con anh. Hôm đó gặp bão tuyết nên anh không thể về nhà trong ngày được. Sáng sớm hôm sau anh mới về được đến nhà. Con chó nghe tiếng chủ kêu lập tức chạy ra vẫy đuôi chào đón.
Anh mở cửa thì thấy chỗ nào cũng đầy vết máu. Nhìn vào giường anh không thấy con anh đâu. Trên mình con chó anh thấy nhiều vết máu, và nhất là miệng nó dính đầy máu tươi. Nghĩ là con chó đã quay trở lại tính dã man của loài thú hoang và đã ăn thịt con rồi, nên trong lúc tức giận, anh liền cầm thanh kiếm nhắm đầu con chó chém mạnh một nhát khiến nó chỉ kịp kêu một tiếng lớn và ngã lăn ra nền nhà rồi nằm im bất động. Sau đó, anh nghe thấy có tiếng khóc của đứa con dưới gầm giường, anh liền bồng con trên tay. Tuy trên mình con cũng có dính nhiều vệt máu, nhưng không thấy con bị thương chỗ nào. Nhìn lại con chó, anh thấy đùi trái của nó có một vết thương khá nặng, và trong xó nhà anh lại thấy một con sói to đang nằm co quắp và miệng nó cũng dính đầy máu tươi. Thì ra con chó săn của anh đã chiến đấu với sói dữ để bảo vệ cậu chủ, nhưng lại bị hiểu lầm và đã bị giết hại cách oan uổng. Đây là một hành động hết sức đáng tiếc của con người đối với một con vật trung thành.
3.SUY NIỆM:
Một trong những thói xấu mà mỗi người chúng ta cần phải cấp thời sửa đổi là thói hay xét đoán ý trái cho người khác. Vậy thế nào là xét đóan ? Người ta có thường xét đóan chính xác hay không? Tại sao? Phải làm gì để tránh thói hay xét đóan ý trái cho kẻ khác ?
1) Thế nào là xét đóan ? : “Xét” là cứu xét bao gồm mấy việc: quan sát sự kiện, suy xét nguyên nhân và kết luận đúng sai. “Đoán” là phỏng đoán thiếu chính xác. Vậy xét đoán là những kết luận được rút ra từ sự phỏng đóan chứ không dựa trên các sự kiện khách quan, rồi vội kết án theo cảm tính “yêu nên tốt ghét nên xấu”, nên kết luận đó không có giá trị thuyết phục.
2) Phân biệt hai cách xét đóan đúng và sai:
- Xét đóan đúng: Thực ra xét đoán nói chung là một việc làm tốt, là biểu hiện trí thông minh của một người. Một nhà lãnh đạo cần phải có khả năng phán đóan chính xác khi biết nhìn xa trông rộng, để thấy được hậu quả sẽ xảy ra và tìm được nguyên nhân để kịp thời khắc phục, hầu làm cho tập thể dưới quyền ngày một ổn định thăng tiến. Hơn nũa trí phán đóan tốt còn cần để duy trì an ninh trật tự xã hội. Chẳng hạn khi một vụ án cướp của giết người xảy ra, công an hình sự được điều đến phá án. Điều tra viên trước hết phải cách ly hiện trường để thu thập các dấu vết kẻ thủ ác để lại, rồi tiếp tục phỏng vấn thêm các đối tượng liên quan để tìm thêm chứng cớ. Tiếp đến sẽ dùng phương pháp nghiệp vụ loại dần các nghi can để cuối cùng tìm ra kẻ chủ mưu. Để phán đóan chính xác, điều tra viên phải dựa trên những bằng chứng khách quan, rồi phải có trình độ cao mới hy vọng mau chóng phá án được.
- Xét đóan sai: Tuy nhiên trong thực tế đời thường, chúng ta lại hay xét đoán theo cảm tính chủ quan của mình, hoặc dựa trên thành kiến có sẵn về người khác để kết án hơn là dựa trên các bằng chứng xác thực khách quan. Kết quả là chúng ta thường xét đóan sai đến 80-90 phần trăm sự việc. Ngay những điều nhìn thấy tận mắt mà nhiều khi chúng ta vẫn xét đóan sai như người ta thường nói: ”Nhìn cò ra quạ ! “, “Thấy vậy mà không phải vậy”… phương chi nếu chỉ dựa trên dư luận lời đồn hoặc tệ hơn lại dựa vào các bằng chứng ngụy tạo do kẻ ác tâm đưa ra thì sẽ không tránh khỏi xét đóan hồ đồ và kết án sai lầm bất công cho người vô tội.
3) Cần tránh xét đóan ý trái cho người khác:
-Sự phức tạp của các hành vi nhân linh: Người ta tự nhiên cũng khó lòng hiểu được bản thân mình như thánh Phao-lô đã phải thú nhận: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi cứ làm” (Rm 7,15). Hơn nữa con người ngòai hành động nên ngòai mà người khác có thể nhìn thấy, còn có phần tinh thần bên trong là động lực dẫn đến hành động kia, làm cho các tội ác có thể được giảm khinh hay thậm chí trở thành vô tội, nên chúng ta cần phải thận trọng khi xét đóan hoặc kết án kẻ khác. Vì thế Đức Giê-su đã dạy các môn đệ như sau: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7,1).
-Tránh xét đóan ý trái: Có lẽ khi xét mình buổi tối trước khi đi ngủ mỗi người chúng ta đều phải thừa nhận mình đã nhiều lần xét đóan ý trái cho kẻ khác, nhất là những kẻ mình không ưa, như người ta thường nói: “Không ưa dưa có dòi”. Vì “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”… Muốn xét đóan tha nhân cách đúng đắn, chúng ta cần phải tránh thành kiến về người khãc, cần lắng nghe nhiều phía và nhất là phải dựa trên các bằng chưng xác thực hơn là dựa vào những lời tố cáo vô căn cứ. Muốn xét đóan đúng cần phải theo đúng trình tự tố tụng như tại tòa án: Đầu tiên quan tòa phải nghe công tố viên trình bày diễn tiến tội ác và đại diện cho luật pháp buộc tội bên bị. Tiếp đến luật sư bên bị sẽ lên tiếng bào chữa bị can và luật sư bên nguyên sẽ phản bác với sự trợ giúp của các nhân chứng. Sau khi nghe xong, bồi thẩm đòan sẽ họp kín để định tội, rồi quan tòa sẽ nhân danh luật pháp đọc lời tuyên án bị cáo vô tội hay có tội và mức độ hình phạt nặng nhẹ ra sao… Vậy khi xét đóan tha nhân chúng ta có theo đúng các trình tự như trên hay không ? Ngay cả tòa án làm việc nghiêm túc mà nhiều khi vẫn mắc phải sai lầm khi đưa ra những bản án bất công và kết án oan cho người vô tội. Do đó thánh Gia-cô-bê khuyên các tín hữu: “Chỉ có một Đấng ra Lề Luật vả xét xử, đó là Đấng có quyền cứu thóat và tiêu diệt. Còn anh là ai mà dám xét đoán người thân cận?” (Gc 4,12b).
4) Chúng ta phải làm gi ?
- Tiên trách kỷ hậu trách nhân: Mỗi khi mắc phải một sai lầm, chúng ta thường hay đổ lỗi cho người khác. Chẳng hạn khi trong gia đình có đứa con phạm tội ăn cắp hoặc trốn học đi chơi, ông bố thường hay đổ lỗi cho bà vợ đã quá nuông chiều con cái làm nó sinh hư. Hầu như xã hội cũng đồng quan điểm qua câu ca dao tục ngữ: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà !”. Tuy nhiên trong trường hợp này, lẽ ra ông bố phải tự trách bản thân: “Tội quy vu trưởng. Lỗi tại tôi, vì tôi đã không chu tòan trách nhiệm làm gia trưởng là phải quan tâm giáo dục con cái. Tôi đã vô trách nhiệm khi phó mặc việc dạy dỗ con cho vợ, dù biết rõ khả năng giới hạn của vợ mình”.
- Cần phải nhìn lại mình trước: Nhiều người thích soi mói và hay lên mặt thầy đời sửa lỗi anh em, đang khi chính bản thân lại đầy những khuyết điểm như người xưa dạy: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”. Đối với hạng người này, Đức Giê-su đã khuyên như sau: “Sao ngươi thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình? Sao ngươi dám nói với anh em rằng: Để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt anh, mà chính ngươi có cây đà trong mắt mình? Hỡi kẻ giả hình! trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt anh em mình được” (Mt 7,3-5).
- Phải biết đối xử bao dung: Đức Giê-su muốn chúng ta đối xử bao dung nhân từ với tha nhân noi gương Thiên Chúa Cha trên trời như sau: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Ðấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (Lc 6,36-37).
- Tập nghĩ tốt và làm trạng sư cho anh em: Sở dĩ chúng ta hay xét đóan ý trái cho kẻ khác vì chính chúng ta là người xấu. Có người đã nêu ra nhận xét chí lý như sau: “Nếu bạn hay xét đóan ý trái cho tha nhân về một tội gì là dấu chứng tỏ bạn đang mắc phải thói xấu về điều ấy”. Thực vậy, một người có thói xấu tà dâm ăn nói tục tĩu, sẽ luôn nhìn và xét đóan người khác dưới lăng kính này: Khi thấy đôi bạn trẻ nam nữ đi xe chung vói nhau là họ đã vội “suy bụng ta ra bụng người” để cho rằng hai người đang chở nhau đến khách sạn để tình tự !!! Đang khi thực ra họ đang cùng nhau đi làm công tác bác ái thăm viếng người già neo đơn... Do đó, mỗi người chúng ta phải tập cắt nghĩa lành, nghĩ tốt cho người khác. Khi nghe một người nói xấu về người thứ ba, chúng ta phải tập làm trạng sư biện hộ cho kẻ bị nói xấu. Làm như vậy là chúng ta phần nào chặn được dư luận xấu ngay từ trứng nước, sẽ làm cho kẻ hay nghĩ xấu nói hành kẻ khác bị mất hứng, không tiếp tục nói xấu người vắng mặt mà họ không ưa.
- Phải năng cầu xin ơn Chúa: Việc xét đóan kẻ khác là việc khó và tế nhị cần phải có ơn Chúa trợ giúp, nên thánh Au-gút-ti-nô đã luôn cầu xin với Chúa: “Xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con”. Đây cũng phải là lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta. Chúng ta xin cho mình biết Chúa để thấy lòng quảng đại yêu thương vô biên của Chúa; Và cũng xin Chúa cho được biết mình để ý thức về sự yếu đuối, bất toàn của mình. Nhờ đó chúng ta sẽ bíet đối xử rộng lượng với lỗi lầm của người khác như Đức Giê-su đã dạy: “Anh em hãy cho thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6,38).
4.THẢO LUẬN: 1) Đã có khi nào bạn xét đoán ý trái cho kẻ khác mà về sau nhận ra mình đã xét đoán oan sai cho họ không ? 2) Tại sao chúng ta thường xét đoán ý trái cho những kẻ mình không ưa và xét đoán ý tốt cho người mình ưa thích ? 3) Hãy chia sẻ cảm tưởng của bạn khi bị kẻ khác nghĩ xấu về mình và kết án cách oan uổng bất công cho mình ?
5.LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin giúp chúng con tránh thái độ hồ đồ khi xét đoán tha nhân. Con xin lỗi Chúa vì đã nhiều lần con đã xét đoán ý trái và kết án oan sai bất công cho những kẻ con không ưa thích. Xin cho con cũng biết luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống, và tập xét đoán ý tốt cho tha nhân, tập bênh vực chữa lỗi cho kẻ bị nói hành nói xấu. Nhờ đó chúng con sẽ được Chúa xét xử khoan dung trước tòa phán xét sau này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH- HHTM
Chúa Nhật 28-07-2013
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
15:10 26/07/2013
Chúa Nhật 28-07-2013
Chúa Nhật 17 Thường Niên -C (Luca 11:1-3)
Tin mừng của Thánh Luca hôm nay là câu truyện về sự cầu nguyện. Một môn đệ đã hỏi Chúa xin dạy cho họ cầu nguyện như Gioan Tảy Giả đã dạy cho các môn đệ của ông. Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ cách cầu nguyện rất đơn giản, nhưng lại là một lời cầu nguyện thật tuyệt vời: "Lạy Cha chúng con ở trên trời, nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày, và tha tội chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, và xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen"
Cầu nguyện luôn có một vài trò quan trọng trong đời sống của người có tôn giáo. Các tôn giáo lớn luôn dạy tin đồ cầu nguyện để kết hợp với Đấng Thần Linh và tìm được sự bình an cho tâm hồn. Tín đồ Hồi giáo cầu nguyện với Đấng Allah 5 lần một ngày. Tin đồ Phật giáo cầu nguyện với Đức Phật qua việc tụng niệm. Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống.
Hằng ngày, người ta cần nói chuyện vói nhau để thăm hỏi, chia sẻ cho nhau những vui buồn, và nâng đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Nếu không được nói, người ta có thể sẽ rơi vào khủng hoảng và rối loạn tâm trí. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, cầu nguyện là một cuộc đối thoại giữa con người với Thiên Chúa, chúc tụng và cảm tạ Ngài về hồng ân cuộc sống, chia sẻ với Ngài những khắc khoải, lo âu của kiếp người; và xin Ngài những ơn cần thiết.
Cầu nguyện có hai cách: - Khẩu nguyện: Cầu nguyện bằng cách nói ra như khi tham dự Thánh Lễ, cùng hát và đáp trả với cộng đoàn, hoặc qua các cử điệu.... - Tâm nguyện: Cầu nguyện trong thinh lặng, thường là suy niệm dựa trên một đoạn sách thiêng liêng. Và khi cầu nguyện, chúng ta theo những bước sau: - Chúc tụng - Cảm tạ - Thống hối - Và Xin ơn.
Lời Kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và chúng ta thường đọc trong các Thánh Lễ bao gồm 4 bước trên, trở thành lời cầu nguyện hoàn hảo cho mọi Kitô hữu.
Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là: Người Kitô hữu phải cầu nguyện như thế nào với Thiên Chúa?
Trước hết, người Kitô hữu cầu nguyện với tâm tình của một người con dành cho người cha. Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện: "Lạy Cha chúng con ở trên trời......". Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là Cha và Ngài cũng muốn các môn đệ gọi Thiên Chúa như vậy. Chúa Giêsu cảm nghiệm điều này khi Ngài là con trong gia đình với cha nuôi là Thánh Giuse và mẹ là Đức Maria. Có lẽ trẻ Giêsu đã từng hỏi ý kiến Ba Mẹ về những kinh nghiệm đời sống, sự giao tiếp với mọi người, và đặc biệt tin tưởng nơi cha già đáng kính.
Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa như một người Cha sẽ không cảm thấy Ngài xa cách hoặc như một ông chủ đối với bề dưới. Trong tâm tình cha - con, Thiên Chúa sẽ lắng nghe, thông cảm và đáp ứng những điều con cái cần; và ngược lại, như những người con, chúng ta sẽ dễ dàng để chia sẻ với Cha những lo âu, băn khoan hằng ngày.
Thứ đến, người Kitô hữu cầu nguyện với sự kiên trì và khiêm nhường. Chúa Giêsu đã khẳng định: "Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, và hãy gõ thì cửa sẽ mở ra cho...." Ngài cũng đã làm gương cho các môn đệ và mỗi người chúng ta trong việc kiên trì cầu nguyện với Thiên Chúa Cha để khỏi sa chước cám dỗ và luôn ở trong ân sủng với Cha.
Ngày hôm nay, người Kitô hữu đang đối diện với nhiều càm dỗ và thử thách do cuộc sống và xã hội đưa tới. Những cám dỗ về tiền bạc, danh vọng, lối sống hưởng thụ, chạy theo tính dục hay những thử thách như chấp nhận hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai..... đang là những thực tại trong đời sống. Hơn lúc nào hết, người Kitô hữu cần gia tăng đời sống cầu nguyện và kiên trì trong sự cầu nguyện để luôn có được sức mạnh của Thiên Chúa, can đảm chống lại những cám dỗ, không "thoả hiệp' với những cái xấu, và lên tiếng rước những vấn đề đạo đức - luân lý đang xuống cấp. Có thể nói, người Kitô hữu đang đóng vai trò người chiến binh trước một trận tuyến không cân sức, nhưng có vũ khí chính là sức mạnh của lời cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết yêu thích cầu nguyện, kiên trì cầu nguyện, và cảm nhận được sự bình an của tâm hồn khi cầu nguyện với Chúa. Amen.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long
Chúa Nhật 17 Thường Niên -C (Luca 11:1-3)
Tin mừng của Thánh Luca hôm nay là câu truyện về sự cầu nguyện. Một môn đệ đã hỏi Chúa xin dạy cho họ cầu nguyện như Gioan Tảy Giả đã dạy cho các môn đệ của ông. Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ cách cầu nguyện rất đơn giản, nhưng lại là một lời cầu nguyện thật tuyệt vời: "Lạy Cha chúng con ở trên trời, nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày, và tha tội chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, và xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen"
Cầu nguyện luôn có một vài trò quan trọng trong đời sống của người có tôn giáo. Các tôn giáo lớn luôn dạy tin đồ cầu nguyện để kết hợp với Đấng Thần Linh và tìm được sự bình an cho tâm hồn. Tín đồ Hồi giáo cầu nguyện với Đấng Allah 5 lần một ngày. Tin đồ Phật giáo cầu nguyện với Đức Phật qua việc tụng niệm. Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống.
Hằng ngày, người ta cần nói chuyện vói nhau để thăm hỏi, chia sẻ cho nhau những vui buồn, và nâng đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Nếu không được nói, người ta có thể sẽ rơi vào khủng hoảng và rối loạn tâm trí. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, cầu nguyện là một cuộc đối thoại giữa con người với Thiên Chúa, chúc tụng và cảm tạ Ngài về hồng ân cuộc sống, chia sẻ với Ngài những khắc khoải, lo âu của kiếp người; và xin Ngài những ơn cần thiết.
Cầu nguyện có hai cách: - Khẩu nguyện: Cầu nguyện bằng cách nói ra như khi tham dự Thánh Lễ, cùng hát và đáp trả với cộng đoàn, hoặc qua các cử điệu.... - Tâm nguyện: Cầu nguyện trong thinh lặng, thường là suy niệm dựa trên một đoạn sách thiêng liêng. Và khi cầu nguyện, chúng ta theo những bước sau: - Chúc tụng - Cảm tạ - Thống hối - Và Xin ơn.
Lời Kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ và chúng ta thường đọc trong các Thánh Lễ bao gồm 4 bước trên, trở thành lời cầu nguyện hoàn hảo cho mọi Kitô hữu.
Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là: Người Kitô hữu phải cầu nguyện như thế nào với Thiên Chúa?
Trước hết, người Kitô hữu cầu nguyện với tâm tình của một người con dành cho người cha. Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện: "Lạy Cha chúng con ở trên trời......". Chúa Giêsu đã gọi Thiên Chúa là Cha và Ngài cũng muốn các môn đệ gọi Thiên Chúa như vậy. Chúa Giêsu cảm nghiệm điều này khi Ngài là con trong gia đình với cha nuôi là Thánh Giuse và mẹ là Đức Maria. Có lẽ trẻ Giêsu đã từng hỏi ý kiến Ba Mẹ về những kinh nghiệm đời sống, sự giao tiếp với mọi người, và đặc biệt tin tưởng nơi cha già đáng kính.
Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa như một người Cha sẽ không cảm thấy Ngài xa cách hoặc như một ông chủ đối với bề dưới. Trong tâm tình cha - con, Thiên Chúa sẽ lắng nghe, thông cảm và đáp ứng những điều con cái cần; và ngược lại, như những người con, chúng ta sẽ dễ dàng để chia sẻ với Cha những lo âu, băn khoan hằng ngày.
Thứ đến, người Kitô hữu cầu nguyện với sự kiên trì và khiêm nhường. Chúa Giêsu đã khẳng định: "Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, và hãy gõ thì cửa sẽ mở ra cho...." Ngài cũng đã làm gương cho các môn đệ và mỗi người chúng ta trong việc kiên trì cầu nguyện với Thiên Chúa Cha để khỏi sa chước cám dỗ và luôn ở trong ân sủng với Cha.
Ngày hôm nay, người Kitô hữu đang đối diện với nhiều càm dỗ và thử thách do cuộc sống và xã hội đưa tới. Những cám dỗ về tiền bạc, danh vọng, lối sống hưởng thụ, chạy theo tính dục hay những thử thách như chấp nhận hôn nhân đồng tính, ủng hộ phá thai..... đang là những thực tại trong đời sống. Hơn lúc nào hết, người Kitô hữu cần gia tăng đời sống cầu nguyện và kiên trì trong sự cầu nguyện để luôn có được sức mạnh của Thiên Chúa, can đảm chống lại những cám dỗ, không "thoả hiệp' với những cái xấu, và lên tiếng rước những vấn đề đạo đức - luân lý đang xuống cấp. Có thể nói, người Kitô hữu đang đóng vai trò người chiến binh trước một trận tuyến không cân sức, nhưng có vũ khí chính là sức mạnh của lời cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết yêu thích cầu nguyện, kiên trì cầu nguyện, và cảm nhận được sự bình an của tâm hồn khi cầu nguyện với Chúa. Amen.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 17 Thường niên năm C 28.7.2013
Mai Tá
19:39 26/07/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 17 Thường niên năm C 28.7.2013
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,”
“Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm đêm.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)
Lc 11: 1-13
Bàng hoàng, hốt hoảng hay thổn thức phải chăng đó cũng là động-thái của những người gặp cảnh ngộ “sa chước cám dỗ, vẫn cầu xin. Cầu và xin, như lời cuối kinh Lạy Cha, ta từng đọc?
Trình thuật, thánh Luca ghi về sự thể đồ đệ Chúa từng nghe Thày Chí Thánh dạy cách nguyện cầu qua lời kinh “Lạy Cha”. Ý/lời “sa chước cám dỗ” ở cuối kinh, diễn tả một nhận thức rất rõ về cuộc đời của Chúa có nối kết với “chước cám dỗ” công khai cả một đời. “Chước cám dỗ” Chúa gặp, kể về sự việc xảy đến ở đầu đời, khi Thần Khí dẫn Ngài vào “sa mạc” thanh vắng và Ngài ở đó 40 ngày để “sa chước cám dỗ”, có giáp mặt “quỷ ma”, và có cả thiên sứ đến hầu hạ Ngài.
Sa chước cám dỗ, không chỉ xảy đến vào buổi đầu đời Ngài, mà cả vào ngày Ngài nhận thanh tẩy cho đến thời khắc diễn ra ở vườn Géthsêmani, là yếu tố lịch sử được diễn tả không theo nghĩa hiện tượng, nhưng như sự thể xảy đến suốt một đời. Sự việc này, thánh sử Máccô diễn tả đặc biệt hơn thánh Mátthêu và Luca, chỉ sơ qua ở kinh Lạy Cha mà thôi.
Cụm từ “sa mạc” thánh Máccô tả, không có nghĩa chốn miền nóng cháy đầy những cát ở Giuđêa hay đâu đó, mà là sự việc Chúa đi vào cuộc sống công khai với mọi người. Bởi, với Chúa, tính công khai của cuộc sống mang ý nghĩa mở ra ngoài, hoặc tính chính trị cũng như tính công-khai-hoá như “sa mạc đời người”. Và, Ngài ở đó cho đến ngày trút hơi cuối cùng cuộc đời Ngài, mới thôi. Cuộc sống công khai của Chúa được đề cập ở đầu Tin Mừng, là việc Chúa dấn thân phục vụ người nghèo khó, sống vì nguời khó nghèo. Bởi Ngài ít được người hỗ trợ, nên cứ bị kình chống/đối lập không ngớt. Và, trong đời người, hễ ta công khai có lập trường sống giống như Ngài, rồi cũng bị xa cách/tách biệt khỏi “sa mạc cuộc đời” người; và khi đó, bạn bè ta là người nghèo khó sẽ chẳng giúp ích gì cho ta hết.
Truyện kể Chúa chịu “sa chước cám dỗ”, đề cập việc Ngài giáp mặt/đụng trận với đám “quỷ ma”, tức các lãnh tụ tôn giáo người Do thái thời đó cứ kình chống/khích bác những gì Ngài công khai phục vụ người nghèo. Và cuối cùng, “thiên sứ đến với Ngài”, chính là đồ đệ đến giúp Ngài thực hiện mọi sự cho người nghèo, cách công khai.
Cụm từ “sa chước cám dỗ”, tiếng Hy Lạp là “Peirasmos” nghĩa là khai thác/thử nghiệm giá trị sự việc để xem mình kình chống được bao lăm và xem có khả năng đi xa hơn thế không. Ở Tin Mừng thánh Luca đoạn 22 câu 28, cụm từ này mô tả không chỉ tình huống khó khăn Chúa gặp phải, khi Ngài công khai lo cho người nghèo thôi; mà còn diễn bày những khó khăn của Hội thánh thời tiên khởi quyết theo Chúa đi vào quãng đời công khai sống thực hiện những điều Chúa dạy.
Như thế thì Chúa nhìn vào những gì, khai thác những gì và “sa chước cám dỗ” đến thế nào?
Tin Mừng thánh Luca cho thấy, khả năng trở thành Đấng Mêsia cứu vớt người nghèo theo cách thống trị hoặc thụ động hoặc sinh hoạt đầy tính chất rất kịch.
Thứ nhất, theo cách thống trị. Có người hỏi: nếu Đức Giêsu là Chúa, thì sao Ngài không hạ gục phe đối lập để thống trị? Nếu Ngài làm thế cũng để đem lại lợi ích cho người nghèo, cũng đâu khó. Ở đây, thánh Luca gọi đó là cách làm của ma quỷ. Ở các đoạn sau đó, thánh Luca lại đã coi quyền lực và vinh dự ở đời thuộc dạng quỷ ma, đầy cám dỗ.
Thứ hai, là tính thụ động. Theo thánh sử, thụ động đây, không có nghĩa lười biếng mà là: bắt Chúa làm mọi việc, còn mình thì chẳng làm chút gì hết, cứ rút lui vào bóng tối, thế là xong. Làm như thế, tức: phủ nhận điều lạ kỳ về sự quan phòng của Chúa. Thánh Luca gọi đó là những gì mang tính chất rất “người”, nghĩa là: cứ “mặc xác”, biếng nhác chẳng chịu làm gì, lại coi đó như cách phục vụ Chúa rất hữu hiệu, đây là kiểu cách rất xấu của những người ù lì, bị động.
Thứ ba, sinh hoạt đầy chất kịch. Có thể, đây là tấn thảm kịch bi đát, sẽ còn diễn tiến nhiều lần về sau. Tác giả Luca từng cho thấy người Hy Lạp chẳng cần xem đấng bậc anh hùng hảo hán đi vào hoàn cảnh ra sao, nhưng thần linh của họ cuối cùng cũng ra tay cứu vớt, và người người lại ra về vui vẻ. Cái khó ở đây, không là sống đời thực tế, mà là cung cách biến thái/bay nhảy, không trưởng thành theo cách cuộc sống thực tế vẫn tạo ra. Quả là, sự việc này xem ra thật trẻ con, nhưng cũng đúng.
Lời đáp của Chúa khi “sa chước cám dỗ”, quả thật dứt khoát. Ngài đã nói tiếng “không” với các đề nghị do “quỷ ma” đưa ra. Ngài ra lệnh cho quỷ ma đi cho khuất mắt Ngài. Ngài nguyện cầu Cha Ngài giải thoát Ngài khỏi ác thần/sự dữ. Sự dữ đây, chính là giới cầm-quyền chuyên khuynh-loát những người đưa ra nhiều chính sách cho dân con mọi người. Và, Ngài nguyện cầu Cha, nếu được, “xin Cha cất bỏ chén đắng này khỏi nơi Con.”
Chúa cho thấy bản chất lười biếng của con người đã bớt dần tính “linh đạo”, cứ gãy đổ và lại muốn làm thứ gì đó, khác hẳn. Ngài không ngồi ì một chỗ như ai đó, rồi giao hết việc cho Cha làm. Nhưng, Ngài thừa nhận một số khuôn mẫu về chức năng của Đấng Mêsia có thể viết thành kịch-bản cho sân khấu không thực. Tất cả là bài học để đời về trách nhiệm, ngõ hầu đồ đệ học lấy mà thực thi.
Vùng Cận Đông cũng như Israel khi xưa, con dân trong Đạo vẫn đặt ra một số mẫu kinh để ta nguyện cầu, van xin. Mẫu kinh, gồm ba phần: phần đầu, gồm toàn những chuyện đẹp của đấng bậc được người cầu kinh dâng lời nguyện, như thể tung nâng các đấng trước khi dâng lời khốn khó với các ngài. Thứ hai, lời cầu đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn chỉ diễn tả những gì người cầu mong muốnb. Thứ ba, xin lỗi đấng bậc mình dâng lời kinh để đưa ra điều thỉnh nguyện (và hứa sẽ không lặp lại điều ấy một lần nữa). Và, rõ ràng, đây là cấu trúc của “Kinh Lạy Cha”.
Phần đầu kinh, là lời thưa: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sang, nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Phần hai, là câu: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.” Phần ba, lại thêm câu: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, và xin chớ để chúng con “sa chước cám dỗ”, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”
Phần chính của Kinh Lạy Cha là yêu cầu có lương thực hằng ngày, cho người đói nghèo, ngày hôm nay, Kế đó, là việc khởi động rồi xin thứ tha vì đã cầu xin và hy vọng cảnh tình này sẽ không diễn ra nữa. Amen.
Lương thực hằng ngày phải chăng là cơm bánh? Không hẳn thế. Đây chỉ là biểu trưng. Là, biểu tượng đặc trưng cho việc chúng ta và mọi người có nhu cầu sống còn trong cuộc chiến phấn đấu mỗi ngày, cuộc sống thực. Đại ý muốn nói cùng Chúa Cha: “Xin cho chúng con có đủ sức mạnh và khả năng tự tại để đến được đó, hôm nay đây.
“Lương thực hằng ngày” cho người nghèo đó: Ta vẫn “sa chước cám dỗ” như thế, rất nhiều ngày, là: làm điều gì khác thay vì đem “cơm bánh” ban phát cho người nghèo. Thế nên, hãy cầu xin làm sao để ta đừng “chào thua” về những “sa chước cám dỗ” như thế, và sau đó có thể ban phát cơm bánh cho người nghèo đói.
Và tiếp đó, kinh “Lạy Cha” đề cập đến việc thứ tha, và sự dữ. Tại sao thế? Có lẽ Chúa biết rõ Ngài từng có những kẻ đối lập với Ngài trong cuộc sống, và Ngài đã thứ tha chonhững người đứng đằng sau đó. Và có lẽ, Ngài cũng biết Ngài từng phạm một vài sai sót về chính trị trong cuộc sống, như: lời Ngài nói có thể là mạnh đối với người này, nhưng lại quá yếu với người khác. Nên, trong kinh Lạy Cha, Chúa yêu cầu những người bị đau lòng vì những sự việc như thế hãy thứ tha Ngài, như Ngài đã tha thứ họ. Ngài công nhận: không phải mọi người lúc nào cũng làm đúng, chí ít là những chuyện công khai, với chúng dân.
Thánh Luca viết Tin Mừng cho Hội thánh thời tiên khởi, vào nhiều thập niên sau khi Chúa mất, tức: viết cho một Giáo Hội tin vào lời lẽ vẫn công nhận rằng: Đức Giêsu là Chúa, nên câu cuối ở kinh Lạy Cha, có ý căn dặn rằng: nếu ta không thận trọng lại để mình “sa chước cám dỗ”, sẽ bị quyền lực và vinh quang lôi cuốn gài bẫy. Ta càng lún sâu vào bẫy đó nếu cứ thử. Và khi đó, chớ trách móc.
Và, tiếp tục kinh Lạy Cha, thánh sử Luca lại kể tiếp truyện dụ ngôn về cuộc sống đời thường ở thôn làng bé nhỏ, như thể cất lên lời kinh gọi mọi người trong nhân loại như lời gọi “Lạy Cha”, tức van nài bạn bè tấm bánh lúc nửa đêm tắt lửa tối đèn, vẫn cần đến tình thương yêu, của mọi người. Chí ít, là bạn bè người thân gần xa, lại cứ quấy rầy mình vào những lúc khó thực hiện lòng thương mến/bác ái.
Nói tóm lại, điều mà thánh Luca muốn nói đến ở lời kinh thần thánh rất “Lạy Cha” hôm nay, sẽ không đem gì nhiều đến với ta, nếu ta không thực thi đối xử với bạn bè gần xa, chỗ thân quen hoặc xa lạ, vẫn là nhân loại bằng lời kinh “Lạy Cha chúng tôi”, rất mọi người.
Trong tinh thần hiểu biết như thế, ta sẽ cất lên câu thơ như lời kinh đêm của thi sĩ họ Bùi như:
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,
Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm đêm.
Tôi xin chịu cuồng si để sang suốt,
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em.”
(Bùi Giáng – Phụng HIến)
“Thỏa dạ yêu Em”, đúng như lời thánh-nhân từng dặn dò trong lời kinh “Lạy Cha”, rất hôm nay.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,”
“Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm đêm.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)
Lc 11: 1-13
Bàng hoàng, hốt hoảng hay thổn thức phải chăng đó cũng là động-thái của những người gặp cảnh ngộ “sa chước cám dỗ, vẫn cầu xin. Cầu và xin, như lời cuối kinh Lạy Cha, ta từng đọc?
Trình thuật, thánh Luca ghi về sự thể đồ đệ Chúa từng nghe Thày Chí Thánh dạy cách nguyện cầu qua lời kinh “Lạy Cha”. Ý/lời “sa chước cám dỗ” ở cuối kinh, diễn tả một nhận thức rất rõ về cuộc đời của Chúa có nối kết với “chước cám dỗ” công khai cả một đời. “Chước cám dỗ” Chúa gặp, kể về sự việc xảy đến ở đầu đời, khi Thần Khí dẫn Ngài vào “sa mạc” thanh vắng và Ngài ở đó 40 ngày để “sa chước cám dỗ”, có giáp mặt “quỷ ma”, và có cả thiên sứ đến hầu hạ Ngài.
Sa chước cám dỗ, không chỉ xảy đến vào buổi đầu đời Ngài, mà cả vào ngày Ngài nhận thanh tẩy cho đến thời khắc diễn ra ở vườn Géthsêmani, là yếu tố lịch sử được diễn tả không theo nghĩa hiện tượng, nhưng như sự thể xảy đến suốt một đời. Sự việc này, thánh sử Máccô diễn tả đặc biệt hơn thánh Mátthêu và Luca, chỉ sơ qua ở kinh Lạy Cha mà thôi.
Cụm từ “sa mạc” thánh Máccô tả, không có nghĩa chốn miền nóng cháy đầy những cát ở Giuđêa hay đâu đó, mà là sự việc Chúa đi vào cuộc sống công khai với mọi người. Bởi, với Chúa, tính công khai của cuộc sống mang ý nghĩa mở ra ngoài, hoặc tính chính trị cũng như tính công-khai-hoá như “sa mạc đời người”. Và, Ngài ở đó cho đến ngày trút hơi cuối cùng cuộc đời Ngài, mới thôi. Cuộc sống công khai của Chúa được đề cập ở đầu Tin Mừng, là việc Chúa dấn thân phục vụ người nghèo khó, sống vì nguời khó nghèo. Bởi Ngài ít được người hỗ trợ, nên cứ bị kình chống/đối lập không ngớt. Và, trong đời người, hễ ta công khai có lập trường sống giống như Ngài, rồi cũng bị xa cách/tách biệt khỏi “sa mạc cuộc đời” người; và khi đó, bạn bè ta là người nghèo khó sẽ chẳng giúp ích gì cho ta hết.
Truyện kể Chúa chịu “sa chước cám dỗ”, đề cập việc Ngài giáp mặt/đụng trận với đám “quỷ ma”, tức các lãnh tụ tôn giáo người Do thái thời đó cứ kình chống/khích bác những gì Ngài công khai phục vụ người nghèo. Và cuối cùng, “thiên sứ đến với Ngài”, chính là đồ đệ đến giúp Ngài thực hiện mọi sự cho người nghèo, cách công khai.
Cụm từ “sa chước cám dỗ”, tiếng Hy Lạp là “Peirasmos” nghĩa là khai thác/thử nghiệm giá trị sự việc để xem mình kình chống được bao lăm và xem có khả năng đi xa hơn thế không. Ở Tin Mừng thánh Luca đoạn 22 câu 28, cụm từ này mô tả không chỉ tình huống khó khăn Chúa gặp phải, khi Ngài công khai lo cho người nghèo thôi; mà còn diễn bày những khó khăn của Hội thánh thời tiên khởi quyết theo Chúa đi vào quãng đời công khai sống thực hiện những điều Chúa dạy.
Như thế thì Chúa nhìn vào những gì, khai thác những gì và “sa chước cám dỗ” đến thế nào?
Tin Mừng thánh Luca cho thấy, khả năng trở thành Đấng Mêsia cứu vớt người nghèo theo cách thống trị hoặc thụ động hoặc sinh hoạt đầy tính chất rất kịch.
Thứ nhất, theo cách thống trị. Có người hỏi: nếu Đức Giêsu là Chúa, thì sao Ngài không hạ gục phe đối lập để thống trị? Nếu Ngài làm thế cũng để đem lại lợi ích cho người nghèo, cũng đâu khó. Ở đây, thánh Luca gọi đó là cách làm của ma quỷ. Ở các đoạn sau đó, thánh Luca lại đã coi quyền lực và vinh dự ở đời thuộc dạng quỷ ma, đầy cám dỗ.
Thứ hai, là tính thụ động. Theo thánh sử, thụ động đây, không có nghĩa lười biếng mà là: bắt Chúa làm mọi việc, còn mình thì chẳng làm chút gì hết, cứ rút lui vào bóng tối, thế là xong. Làm như thế, tức: phủ nhận điều lạ kỳ về sự quan phòng của Chúa. Thánh Luca gọi đó là những gì mang tính chất rất “người”, nghĩa là: cứ “mặc xác”, biếng nhác chẳng chịu làm gì, lại coi đó như cách phục vụ Chúa rất hữu hiệu, đây là kiểu cách rất xấu của những người ù lì, bị động.
Thứ ba, sinh hoạt đầy chất kịch. Có thể, đây là tấn thảm kịch bi đát, sẽ còn diễn tiến nhiều lần về sau. Tác giả Luca từng cho thấy người Hy Lạp chẳng cần xem đấng bậc anh hùng hảo hán đi vào hoàn cảnh ra sao, nhưng thần linh của họ cuối cùng cũng ra tay cứu vớt, và người người lại ra về vui vẻ. Cái khó ở đây, không là sống đời thực tế, mà là cung cách biến thái/bay nhảy, không trưởng thành theo cách cuộc sống thực tế vẫn tạo ra. Quả là, sự việc này xem ra thật trẻ con, nhưng cũng đúng.
Lời đáp của Chúa khi “sa chước cám dỗ”, quả thật dứt khoát. Ngài đã nói tiếng “không” với các đề nghị do “quỷ ma” đưa ra. Ngài ra lệnh cho quỷ ma đi cho khuất mắt Ngài. Ngài nguyện cầu Cha Ngài giải thoát Ngài khỏi ác thần/sự dữ. Sự dữ đây, chính là giới cầm-quyền chuyên khuynh-loát những người đưa ra nhiều chính sách cho dân con mọi người. Và, Ngài nguyện cầu Cha, nếu được, “xin Cha cất bỏ chén đắng này khỏi nơi Con.”
Chúa cho thấy bản chất lười biếng của con người đã bớt dần tính “linh đạo”, cứ gãy đổ và lại muốn làm thứ gì đó, khác hẳn. Ngài không ngồi ì một chỗ như ai đó, rồi giao hết việc cho Cha làm. Nhưng, Ngài thừa nhận một số khuôn mẫu về chức năng của Đấng Mêsia có thể viết thành kịch-bản cho sân khấu không thực. Tất cả là bài học để đời về trách nhiệm, ngõ hầu đồ đệ học lấy mà thực thi.
Vùng Cận Đông cũng như Israel khi xưa, con dân trong Đạo vẫn đặt ra một số mẫu kinh để ta nguyện cầu, van xin. Mẫu kinh, gồm ba phần: phần đầu, gồm toàn những chuyện đẹp của đấng bậc được người cầu kinh dâng lời nguyện, như thể tung nâng các đấng trước khi dâng lời khốn khó với các ngài. Thứ hai, lời cầu đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn chỉ diễn tả những gì người cầu mong muốnb. Thứ ba, xin lỗi đấng bậc mình dâng lời kinh để đưa ra điều thỉnh nguyện (và hứa sẽ không lặp lại điều ấy một lần nữa). Và, rõ ràng, đây là cấu trúc của “Kinh Lạy Cha”.
Phần đầu kinh, là lời thưa: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sang, nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Phần hai, là câu: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.” Phần ba, lại thêm câu: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, và xin chớ để chúng con “sa chước cám dỗ”, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”
Phần chính của Kinh Lạy Cha là yêu cầu có lương thực hằng ngày, cho người đói nghèo, ngày hôm nay, Kế đó, là việc khởi động rồi xin thứ tha vì đã cầu xin và hy vọng cảnh tình này sẽ không diễn ra nữa. Amen.
Lương thực hằng ngày phải chăng là cơm bánh? Không hẳn thế. Đây chỉ là biểu trưng. Là, biểu tượng đặc trưng cho việc chúng ta và mọi người có nhu cầu sống còn trong cuộc chiến phấn đấu mỗi ngày, cuộc sống thực. Đại ý muốn nói cùng Chúa Cha: “Xin cho chúng con có đủ sức mạnh và khả năng tự tại để đến được đó, hôm nay đây.
“Lương thực hằng ngày” cho người nghèo đó: Ta vẫn “sa chước cám dỗ” như thế, rất nhiều ngày, là: làm điều gì khác thay vì đem “cơm bánh” ban phát cho người nghèo. Thế nên, hãy cầu xin làm sao để ta đừng “chào thua” về những “sa chước cám dỗ” như thế, và sau đó có thể ban phát cơm bánh cho người nghèo đói.
Và tiếp đó, kinh “Lạy Cha” đề cập đến việc thứ tha, và sự dữ. Tại sao thế? Có lẽ Chúa biết rõ Ngài từng có những kẻ đối lập với Ngài trong cuộc sống, và Ngài đã thứ tha chonhững người đứng đằng sau đó. Và có lẽ, Ngài cũng biết Ngài từng phạm một vài sai sót về chính trị trong cuộc sống, như: lời Ngài nói có thể là mạnh đối với người này, nhưng lại quá yếu với người khác. Nên, trong kinh Lạy Cha, Chúa yêu cầu những người bị đau lòng vì những sự việc như thế hãy thứ tha Ngài, như Ngài đã tha thứ họ. Ngài công nhận: không phải mọi người lúc nào cũng làm đúng, chí ít là những chuyện công khai, với chúng dân.
Thánh Luca viết Tin Mừng cho Hội thánh thời tiên khởi, vào nhiều thập niên sau khi Chúa mất, tức: viết cho một Giáo Hội tin vào lời lẽ vẫn công nhận rằng: Đức Giêsu là Chúa, nên câu cuối ở kinh Lạy Cha, có ý căn dặn rằng: nếu ta không thận trọng lại để mình “sa chước cám dỗ”, sẽ bị quyền lực và vinh quang lôi cuốn gài bẫy. Ta càng lún sâu vào bẫy đó nếu cứ thử. Và khi đó, chớ trách móc.
Và, tiếp tục kinh Lạy Cha, thánh sử Luca lại kể tiếp truyện dụ ngôn về cuộc sống đời thường ở thôn làng bé nhỏ, như thể cất lên lời kinh gọi mọi người trong nhân loại như lời gọi “Lạy Cha”, tức van nài bạn bè tấm bánh lúc nửa đêm tắt lửa tối đèn, vẫn cần đến tình thương yêu, của mọi người. Chí ít, là bạn bè người thân gần xa, lại cứ quấy rầy mình vào những lúc khó thực hiện lòng thương mến/bác ái.
Nói tóm lại, điều mà thánh Luca muốn nói đến ở lời kinh thần thánh rất “Lạy Cha” hôm nay, sẽ không đem gì nhiều đến với ta, nếu ta không thực thi đối xử với bạn bè gần xa, chỗ thân quen hoặc xa lạ, vẫn là nhân loại bằng lời kinh “Lạy Cha chúng tôi”, rất mọi người.
Trong tinh thần hiểu biết như thế, ta sẽ cất lên câu thơ như lời kinh đêm của thi sĩ họ Bùi như:
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,
Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm đêm.
Tôi xin chịu cuồng si để sang suốt,
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em.”
(Bùi Giáng – Phụng HIến)
“Thỏa dạ yêu Em”, đúng như lời thánh-nhân từng dặn dò trong lời kinh “Lạy Cha”, rất hôm nay.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
Mai Tá
19:47 26/07/2013
Tin, động tác phát tự con tim: điều này thật ra có nghĩa gì?
Chương I
(bài 5)
(xem M.M. Labourdette, o.p., La vie théologale selon saint Thomas: l’affection dans la foi. Revue Thomiste 1960, tr. 364-380)
Cụm từ “tin” theo ngôn ngữ “nói” ở tiếng Anh, lại chuyên chở một ý-tưởng khá kém cỏi về sự chắc chắn/chắc nịch của tư tưởng. Chẳng hạn như câu ta nói “Tôi không tin là có người đang đi tới..”, hoặc: “tôi tin là sẽ có chuyện xảy ra, cũng chóng thôi”. Nói thế, tức bảo rằng: Tôi không mấy chắc về chuyện ấy. Bởi, nếu biết chắc, hẳn tôi cũng không dùng động từ “tin” như thế. Ở đây, ngôn ngữ “nói” bên tiếng Anh thường hay dùng chữ “tin” khi người nói có lập trường riêng-tư nhưng không nắm rõ chuyện đó là chuyện gì. Dùng như thế, là để tìm cách nhớ lại chuyện gì đó lâu nay vẫn nằm sâu lắng trong ký ức rất xa vời, mà thôi. Giống như thể, bảo rằng: “Tôi tin là nó tựa hồ như thế, nhưng cũng không chắc cho lắm!” Thông thường, mọi người hay dùng từ-vựng giống thế, mỗi khi có trực giác về chuyện gì đó mà không nắm rõ căn bản hoặc lý lẽ khiến họ có trực giác; cũng tương tự như câu cửa miệng mà nhiều người vẫn thường nói: “Tôi tin là như thế, nhưng có điều là...”, v.v.. Tuy nhiên, về thần-học, ý-nghĩa của từ-vựng “tin”, mạnh hơn thế rất nhiều.
“Từ-vựng Do thái thì khác hẳn, chẳng bao giờ văn chương Do-thái lại mang tính tâm-lý nền-tảng, mà đơn giản chỉ diễn nghĩa về thể chất và đôi khi cũng có chút sinh-học, thế thôi. Chẳng hạn như, cụm từ chỉ về “niềm tin”, người Do thái dùng cụm từ “Aman” có nghĩa: “cái đó thật vững vàng chắc chắn,.” Cũng thế, tiếng “Amen” nơi Đạo mình, cũng từ đó mà ra, vẫn chuyên chở một ý-nghĩa, rất tượng tự.
Trong khi đó, tiếng Hy-Lạp lại dùng từ “Pistis” để chỉ về niềm tin.
Còn bên tiếng La-tinh, cụm từ “fides” lại có nghĩa: tin tưởng, hoặc điều gì đó đáng tin cậy, hoặc sự trung thực, tín-nhiệm, hoặc: tương-quan giữa những người dấn bước đến hôn-nhân (như: hôn-phu, hôn-thê chẳng hạn)
Tin, là thái-độ đối với những gì chắc chắn, ổn cố. Ta có thể lập bảng chi tiết ghi các động-thái tiêu-biểu mình vẫn có đối với những gì là vững chãi, chắc nịch. Trí-tuệ của ta được lập ra rất đúng qui-cách, do đối-tượng của nó góp phần vào; hoặc do những gì được trí-tuệ nắm vững một hiểu biết. Trí-tuệ trọn-hảo xảy đến khi chính đối-tượng của nó, tự thân, cũng đủ khiến ta nắm vững những gì thuộc về nó. Và, chỉ cần căn-cứ vào bằng-chứng nó đưa ra, cũng đủ khiến ta có được điều gì đó chắc như “đinh đóng cột”. Một ví dụ cụ thể hầu làm sáng-tỏ chuyện này, là như thể: ta nắm bắt nguyên tắc ban đầu, như: nguyên tắc về mâu thuẫn, về nguyên nhân gây ra sự kiện/hiện tượng này khác; hoặc, về lý lịch của ai đó, về câu nói ta thường nghe như: “hữu-thể không là vô-thể”; “đã có quả, phải có nhân”, vv. Giống như khi đề cập đến trí-tuệ trọn-hảo/trọn-lành, bao giờ ta cũng nắm bắt thực-tại của nó một cách chắc chắn nên mới phán-đoán sự việc thật rõ ràng, tức: có sự chuẩn-thuận từ tâm-trí lẫn thần khí. Tuy nhiên, động-tác trọn-hảo của trí-tuệ lại mang tính tương-đối, hãn-hữu. Giả như, có thứ gì đó tuyệt đối rõ ràng, thì ta đâu cần tin vào những điều như thế. Và thật ra, ta cũng không còn tin vào chuyện ấy nữa, vì ai cũng biết đó là trí-tuệ, chứ chẳng sai.
Thông thường thì, chứng-cứ ta có về việc gì, không buộc nó dán cứng vào với trí-tuệ của ta. Bởi, trong tình-huống đặc biệt nào khác, ta nhận ra là mình không còn yếu gì về lý lẽ để có thể tư-duy cách này hay cách khác, và chừng như có người lại sẽ bảo: ta vẫn còn ngờ vực đôi điều, hoặc điều gì tựa như thế. Giả như, ta lại có chiều-hướng nghiêng về phiá nào đó để tư-duy, thì đôi khi những gì gây sức ép bắt ta làm thế, lại không mạnh đủ để, cuôi cùng ra, ta tuyên-bố chính vì mình không nghi-ngờ điều gì nên mới tin như thế. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc để nói thêm, rằng: khi sử dụng cụm từ “nghi-ngờ”, tôi không có ý ám chỉ giá-trị đạo-đức, chút nào hết. Bởi, đạo đức không là chuyện đáng để ta “nghi-ngờ” và “huyền-hoặc”). Và, giả như chứng-cứ ta có được lại mạnh hơn, tuy không là chứng-cứ cuối cùng, thì hẳn ta cũng sẽ nhận ra rằng mình có thể cũng có sai lầm, dù vẫn bảo mình có lập trường kiên định về những chuyện đại loại như thế.
Hiện, ta đang kiến tạo một loạt những thứ/những sự việc đưa dẫn ta đi dần vào với động-thái “tin” lâu nay mình từng có. Hơn nữa, cả đến những người vốn dĩ từng làm chứng cho sự việc nào đó là có thật, họ vẫn đem đến cho ta chứng-cứ về sự việc này/nọ, để còn tin. Và, việc gì cũng thế, tự nó không mang tính tuyệt-đối, bao giờ hết. Sở dĩ ta xem sự việc nào đó là hữu lý và xác-thực, là bởi người chứng đem nó đến với ta ngõ hầu xác-nhận rằng việc ấy/sự nọ ta cứ thế mà tin vì nó đáng tin cậy. Và, do bởi ta tin vào người làm chứng, hoặc ít ra là qua ý-chí, ta đặt hết tin tưởng vào người chứng, và “tin” vào những gì người chứng ấy nói ra, thôi.
Ở đây, ta chợt thấy tính cách nghịch-lý/nghịch-thường xảy ra từ hồi đến giờ. Bởi ở đời, chẳng có gì là chắc chắn/xác định về bất cứ bằng-chứng nào cũng thế, sở dĩ ta gắn chặt vào sự thật đặt ra, đơn giản chỉ vì ta vẫn thấy như thế, và vẫn muốn sự việc xảy ra phải như thế. Điều này, còn mạnh hơn cả quan-điểm/lập-trường riêng của mình nữa. Tuy nhiên, thật ít khi thấy có người chứng nào, dù “tin” một cách chắc nịch mà lại có thể ngờ vực điều gì được nữa. Thế nên, niềm tin và lập trường tư riêng của mỗi người, luôn sánh đôi song hành trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, đó là những động-thái đặc trưng/đặc thù thường đi chung với nhau, cùng một cách.
Ở đây, còn một số sắc thái cũng dễ nhận ra, đó là sự việc đơn giản ai cũng có thể đặt trọn sự tin-tưởng vào người chứng xứng đáng. Và khi đó, thái-độ dễ thực hiện nhất, vẫn chính là động-thái kính-cẩn, tự hạ và thân thiện. Thật ra, ta vẫn muốn rằng: tất cả những gì người chứng nói cho ta biết, đều phải có thật, thì người ấy mới tin và nói như thế. Từ đó, mới có người luôn sẵn sàng chiều theo tâm-lý thường tình nghĩa là luôn tin vào chuyện buồn đau, âu sầu mất mát, hoặc đổ nát. Nhiều người Công Giáo của ta cũng thường hay có thái-độ tương-tự như thế; bởi thế nên, họ luôn tin vào lời giáo huấn do Hội thánh mình vẫn dạy, chỉ vì họ cứ là hãi sợ sẽ rơi vào chốn hoả ngục đầy lửa bỏng hoặc vào chốn luyện hình/luyện tội. Hoặc, gia dĩ vẫn khát khao được lên thiên đàng thẳng một mạch. Đôi khi, họ cũng chẳng thấy có nhu cầu nghiên cứu them hoặc thắc mắc điều gì vì vốn dĩ họ đã “yêu Chúa” và tin Hội thánh như người chứng từng tuyên bố những chuyện rất như thế. Tất cả mọi khác biệt, đổi thay xem ra chỉ là tai nạn xảy đến với điểm cốt thiết của niềm tin, thôi. Đích thị điểm chính yếu của niềm tin, là có sự can thiệp đầy định-hướng của ý-chí và cảm xúc, nhất định là như thế.
Theo luật-định, ta có nên và có được phép làm thế không?
Thật ra, cũng có một số qui định rất chắc nịch của trí-tuệ trong các trường hợp đại loại như thế. Và, cũng có một số qui-định do cảm xúc của ta tạo ra. Bê trễ với qui định của trí tuệ, là biến những chuyện không mấy tin được thành sự việc rất cả tin. Không có gì thường xuyên hơn. Bê trễ không theo kịp đòi hỏi của cảm-xúc, là giới hạn của cuộc sống có trí-tuệ biến thành khuôn khổ hạn chế, tức: đối tượng rất mạnh của chứng-cứ mang tính khả-thi rất cao. Nhiều phần chắc, hoặc gần như lúc nào cũng chắc chắn, là ta chỉ có thể sống với niềm tin như thế. Nhưng, phần đông ta lại không đích]-thực sống cuộc sống của mình như thế. Ta sinh hoạt cũng tương đối có quân-bình giữa tâm-thức và ý-chí. Chủ thuyết “duy-lý-trí khá cường điệu” vẫn có thể tách-ly ta ra khỏi phần lớn sự-sống đích-thực và ra khỏi động-tác “tin” xuất tự con tim. Bao giờ con người cũng tin vào thứ gì đó yếu đuối, kém cỏi, hầu như bất toàn tự bẩm sinh. Ta không tài nào có được tính khoa-học để đưa vào đó tính cách xác-đáng, thực-thụ ngoại trừ những gì xuất hiện với ta đều có thật, cả vào trường-hợp ta thực-hiện công cuộc nghiên cứu thật tốt đẹp, nên mới thấy nó hiện rõ ra là: không phải thế. Xem thế thì, ta có thể chắc chắn là có được niềm tin đích-thực và có thật hoặc vào thứ gì đó, cuối cùng, lại không đúng thật. Tất cả những điều như thế, khiến ta nói được rằng: bằng vào quan điểm/lập trường đạo đức, ta cần có lý do chính đáng ngõ hầu, trước khi dấn bước đặt mình vào quyết tâm “tin” là mình có lý do để có thể cho phép ý-chí đưa ra quyết tâm nào đó ngõ hầu còn tin.
Tin, là động tác của trí tuệ rất thông minh, nhưng nếu chỉ dựa vào trí-tuệ đó thôi, cũng không đủ, và cảm-xúc vẫn cần ý-chí can thiệp vào trong đó. Từ đó, ta luôn thấy nơi động-tác “tin” một biện-chứng-pháp giữa cảm-xúc và trí-tuệ. Và, cũng từ đây, thấy xuất hiện những là: tình thương yêu, nỗi niềm khát vọng, sự hãi sợ, niềm hy vọng và tình bầu bạn, vv..
Các lý lẽ khiến ta tin, là lý lẽ nào?
Lý lẽ, có nhiều thứ có liên quan đến việc ta “tin” vào một khẳng định nào đó. Lý lẽ, đảm bảo tính hợp pháp của hành động, gắn liền với những gì khiến ta chấp nhận tin. Có một số sự việc làm ta tin, xem ra cũng rất lạ và mâu thuẫn nhau. Sự việc ấy, ta không nắm vững rành rành, dĩ nhiên là thế, nhưng chúng vẫn xuất hiện như thể nằm trong một loạt các sự việc khiến ta coi như đáng cho ta tin. Từ đó, ta mới có ưu thế. Và ưu thế này, sẽ “đến với” và “đến từ” ý-chí, tức đến với ý-chí từ người khác; và, từ ý-chí ấy, đến với trí-tuệ của ta. Ta muốn tin rằng những gì mình thấy là khả dĩ tin được. Người khác, có lẽ lại sẽ để nó trôi qua đi như một khả năng có thể tin được, nhưng vì ta muốn tin vào điều đó như thể là nó hiện hữu thật sự.
Xem như thế, thì ý-chí này có đáng tin cậy hay không?
Phải chăng nó cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của cuộc sống con người? Và đặc biệt, là nó có cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của trí-tuệ không?
Trả lời cho các vấn nạn này, có thể nói: trong trí-tuệ, vẫn có tình thương căn bản của sự thật; và, vẫn có nhiều động-lực hỗ trợ cho xác-tín này. Ý-chí không can thiệp vào như một uy-lực mù loà, mà nó lại đầm mình trong ánh sáng của lý lẽ ngõ hầu giúp ta tin. Và từ đó, ý-chí tự nó đơn-độc tự phát-triển, do ý-nghĩa của đối-tượng được đề-xuất, âu cũng là chuyện tự nhiên thôi. Với lại, ý-chí đi vào hiểu-biết rất khả-thi về sau, mà ta thường gọi là làm theo bản năng, tức: thứ hiểu biết rất sâu sắc về cảm-xúc. Hiểu biết có được là do bởi và do cùng tính cách tự nhiên sánh với những gì được ta tin tưởng.
Trong mọi tin tưởng, luôn có thứ gì đó còn mạnh hơn cả lý-lẽ khách-quan ngõ hầu giúp ta tin tưởng. Ưu thế này, biến đổi cả bề mặt của đối tượng ta muốn tin vào. Ta tiến gần đến đối tượng mà chúng ta muốn tin; tiến gần đến nó, vì ta đã chuẩn bị cho hiện-tượng ấy, và có lẽ do người chứng nào đó đem đến với đối tượng đó, đem đến theo cung cách hồn nhiên, thoải mái. Ta còn có cảm giác thấy rằng niềm tin ấy, sẽ đóng ụp vào như một thứ tiết trời của đạo đức trong cuộc sống của ta. Niềm tin, đem đến cho lương tâm ta một vài cảnh báo. Cảnh báo rằng, nó là sự việc tư riêng để rồi dẫn tới kết cuộc rất hữu lý của trí-tuệ; và điều này gọi là “tiến trình khách quan”.
Về điểm này, ta thấy được sự khác biệt giữa sự việc đang tin và các độc-tác giống như thế. Tin tưởng và hiểu biết cách chắc chắn cùng một sự thật, hoàn toàn không ăn khớp nhau. Cả hai sự việc đều đưa ra những điều chắc nịch, nhưng cái chắc nịch của mỗi bên vẫn tạo cung cách khác nhau: như có động lực núp ẩn, ở đằng sau. “Hiểu và biết rõ” dẫn đến khát vọng biết nhiều hơn và ngày càng nhiều hơn nữa, ngõ hầu ta có thể nghiên cứu và tiếp tục điều nghiên tất cả mọi sự hầu vui hưởng sự sáng tỏ về việc ấy. Niềm tin hoặc động thái đang tin-tưởng vào sự việc gì đó, một mặt vẫn mang tính xác định riêng của nó, khiến ta sống thực sự việc nào đó ít mang đến niềm tự hào mãn nguyện để rồi sẽ tiếp tục công cuộc nghiên cứu những gì mình đang còn “tin’. Và, cứ thế, ta lại sẽ khao khát được biết nhiều hơn nữa những gì mình đang tin tưởng. Mọi kẻ tin tưởng đều muốn nắm chắc điều mình tin và làm nó lướt vượt địa hạt tin-tưởng để có thể ở bên trên mọi hiểu biết. “Đồng thuận trong tin tưởng” không có nghĩa đem sinh hoạt thần-tính vào với hiện thực, trong thực tại cuộc đời được. Niềm tin vẫn hiện hữu để thực thi sự thật không ngưng nghỉ, bởi nó không tìm ra nơi nghỉ ngơi, nên cứ thế tự vấn chính mình về những gì mình tin có đúng sự thật không. Đây là nền tảng của định nghĩa sự việc mình tin tưởng theo cung cách cổ điển mà tiếng La-tinh gọi là “cum assensu cogitare” (tức: tư-duy có đồng thuận...)
Niềm tin và quan điểm/lập trường từ đó cần cái nhìn thật cẩn trọng. Ta có thể phân tách cách biệt được chúng, nhưng thường thì chúng vẫn đi đôi với nhau. Ngôn ngữ hôm nay dùng cái này cài đặt vào cái khác. Có tác giả lại vẫn nói về “lập trường tôn giáo” cũng như “niềm tin chính trị” mang theo trong mình một động lực tự giúp mình hiện hữu, khiến cho nó trông như có khả năng đúng với sự thật. Từ đó, họ mới có lý do chính đáng để có được lập trường lạ lung ấy. Đổi lại, điều đó cũng có thể sai. Và, khả năng sai sót ở đây sẽ không bị đào thải ra bên ngoài. Với niềm tin, lại có “thứ gì đó” được khẳng định là chuyện rất hiện-thực, bởi lẽ người chứng của sự việc có thực ấy đã đặt hết tin tưởng vào những gì mà họ coi là đúng với sự thực. Kết quả là, ít ra là trong các trường hợp hãn hữu, niềm tin và quan điểm/lập trường, khó mà tách khỏi nhau. Người tin tưởng, đôi lúc cũng do dự không dám đặt mình ở vào vị thế dính liền với sự thật được mình tin. Và, niềm tin có thể cũng sẽ hiện hữu trong khuôn-cách có chọn lựa. Phần đông chúng ta lại thích có quan điểm/lập trường riêng tư, bởi nó thích-hợp với chiều-hướng cảm xúc mình đang có, chứ không phải do các lý lẽ khách quan, mà ra. Với một số người, thì quan điểm/lập trường đã trở thành “niềm tin” mà không cần nhận thức rõ là nó có đổi thay này/khác.
Nơi niềm tin, ý-chí có thể sẽ ngăn chặn và chỉnh sửa trí-tuệ đưa về phía lựa chọn để thay thế. Tính chắc nịch của niềm tin nằm ngoài địa hạt đóng trụ của kiến thức, và nằm trong địa hạt của cảm-xúc, cũng dễ thôi.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Chương I
(bài 5)
(xem M.M. Labourdette, o.p., La vie théologale selon saint Thomas: l’affection dans la foi. Revue Thomiste 1960, tr. 364-380)
Cụm từ “tin” theo ngôn ngữ “nói” ở tiếng Anh, lại chuyên chở một ý-tưởng khá kém cỏi về sự chắc chắn/chắc nịch của tư tưởng. Chẳng hạn như câu ta nói “Tôi không tin là có người đang đi tới..”, hoặc: “tôi tin là sẽ có chuyện xảy ra, cũng chóng thôi”. Nói thế, tức bảo rằng: Tôi không mấy chắc về chuyện ấy. Bởi, nếu biết chắc, hẳn tôi cũng không dùng động từ “tin” như thế. Ở đây, ngôn ngữ “nói” bên tiếng Anh thường hay dùng chữ “tin” khi người nói có lập trường riêng-tư nhưng không nắm rõ chuyện đó là chuyện gì. Dùng như thế, là để tìm cách nhớ lại chuyện gì đó lâu nay vẫn nằm sâu lắng trong ký ức rất xa vời, mà thôi. Giống như thể, bảo rằng: “Tôi tin là nó tựa hồ như thế, nhưng cũng không chắc cho lắm!” Thông thường, mọi người hay dùng từ-vựng giống thế, mỗi khi có trực giác về chuyện gì đó mà không nắm rõ căn bản hoặc lý lẽ khiến họ có trực giác; cũng tương tự như câu cửa miệng mà nhiều người vẫn thường nói: “Tôi tin là như thế, nhưng có điều là...”, v.v.. Tuy nhiên, về thần-học, ý-nghĩa của từ-vựng “tin”, mạnh hơn thế rất nhiều.
“Từ-vựng Do thái thì khác hẳn, chẳng bao giờ văn chương Do-thái lại mang tính tâm-lý nền-tảng, mà đơn giản chỉ diễn nghĩa về thể chất và đôi khi cũng có chút sinh-học, thế thôi. Chẳng hạn như, cụm từ chỉ về “niềm tin”, người Do thái dùng cụm từ “Aman” có nghĩa: “cái đó thật vững vàng chắc chắn,.” Cũng thế, tiếng “Amen” nơi Đạo mình, cũng từ đó mà ra, vẫn chuyên chở một ý-nghĩa, rất tượng tự.
Trong khi đó, tiếng Hy-Lạp lại dùng từ “Pistis” để chỉ về niềm tin.
Còn bên tiếng La-tinh, cụm từ “fides” lại có nghĩa: tin tưởng, hoặc điều gì đó đáng tin cậy, hoặc sự trung thực, tín-nhiệm, hoặc: tương-quan giữa những người dấn bước đến hôn-nhân (như: hôn-phu, hôn-thê chẳng hạn)
Tin, là thái-độ đối với những gì chắc chắn, ổn cố. Ta có thể lập bảng chi tiết ghi các động-thái tiêu-biểu mình vẫn có đối với những gì là vững chãi, chắc nịch. Trí-tuệ của ta được lập ra rất đúng qui-cách, do đối-tượng của nó góp phần vào; hoặc do những gì được trí-tuệ nắm vững một hiểu biết. Trí-tuệ trọn-hảo xảy đến khi chính đối-tượng của nó, tự thân, cũng đủ khiến ta nắm vững những gì thuộc về nó. Và, chỉ cần căn-cứ vào bằng-chứng nó đưa ra, cũng đủ khiến ta có được điều gì đó chắc như “đinh đóng cột”. Một ví dụ cụ thể hầu làm sáng-tỏ chuyện này, là như thể: ta nắm bắt nguyên tắc ban đầu, như: nguyên tắc về mâu thuẫn, về nguyên nhân gây ra sự kiện/hiện tượng này khác; hoặc, về lý lịch của ai đó, về câu nói ta thường nghe như: “hữu-thể không là vô-thể”; “đã có quả, phải có nhân”, vv. Giống như khi đề cập đến trí-tuệ trọn-hảo/trọn-lành, bao giờ ta cũng nắm bắt thực-tại của nó một cách chắc chắn nên mới phán-đoán sự việc thật rõ ràng, tức: có sự chuẩn-thuận từ tâm-trí lẫn thần khí. Tuy nhiên, động-tác trọn-hảo của trí-tuệ lại mang tính tương-đối, hãn-hữu. Giả như, có thứ gì đó tuyệt đối rõ ràng, thì ta đâu cần tin vào những điều như thế. Và thật ra, ta cũng không còn tin vào chuyện ấy nữa, vì ai cũng biết đó là trí-tuệ, chứ chẳng sai.
Thông thường thì, chứng-cứ ta có về việc gì, không buộc nó dán cứng vào với trí-tuệ của ta. Bởi, trong tình-huống đặc biệt nào khác, ta nhận ra là mình không còn yếu gì về lý lẽ để có thể tư-duy cách này hay cách khác, và chừng như có người lại sẽ bảo: ta vẫn còn ngờ vực đôi điều, hoặc điều gì tựa như thế. Giả như, ta lại có chiều-hướng nghiêng về phiá nào đó để tư-duy, thì đôi khi những gì gây sức ép bắt ta làm thế, lại không mạnh đủ để, cuôi cùng ra, ta tuyên-bố chính vì mình không nghi-ngờ điều gì nên mới tin như thế. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc để nói thêm, rằng: khi sử dụng cụm từ “nghi-ngờ”, tôi không có ý ám chỉ giá-trị đạo-đức, chút nào hết. Bởi, đạo đức không là chuyện đáng để ta “nghi-ngờ” và “huyền-hoặc”). Và, giả như chứng-cứ ta có được lại mạnh hơn, tuy không là chứng-cứ cuối cùng, thì hẳn ta cũng sẽ nhận ra rằng mình có thể cũng có sai lầm, dù vẫn bảo mình có lập trường kiên định về những chuyện đại loại như thế.
Hiện, ta đang kiến tạo một loạt những thứ/những sự việc đưa dẫn ta đi dần vào với động-thái “tin” lâu nay mình từng có. Hơn nữa, cả đến những người vốn dĩ từng làm chứng cho sự việc nào đó là có thật, họ vẫn đem đến cho ta chứng-cứ về sự việc này/nọ, để còn tin. Và, việc gì cũng thế, tự nó không mang tính tuyệt-đối, bao giờ hết. Sở dĩ ta xem sự việc nào đó là hữu lý và xác-thực, là bởi người chứng đem nó đến với ta ngõ hầu xác-nhận rằng việc ấy/sự nọ ta cứ thế mà tin vì nó đáng tin cậy. Và, do bởi ta tin vào người làm chứng, hoặc ít ra là qua ý-chí, ta đặt hết tin tưởng vào người chứng, và “tin” vào những gì người chứng ấy nói ra, thôi.
Ở đây, ta chợt thấy tính cách nghịch-lý/nghịch-thường xảy ra từ hồi đến giờ. Bởi ở đời, chẳng có gì là chắc chắn/xác định về bất cứ bằng-chứng nào cũng thế, sở dĩ ta gắn chặt vào sự thật đặt ra, đơn giản chỉ vì ta vẫn thấy như thế, và vẫn muốn sự việc xảy ra phải như thế. Điều này, còn mạnh hơn cả quan-điểm/lập-trường riêng của mình nữa. Tuy nhiên, thật ít khi thấy có người chứng nào, dù “tin” một cách chắc nịch mà lại có thể ngờ vực điều gì được nữa. Thế nên, niềm tin và lập trường tư riêng của mỗi người, luôn sánh đôi song hành trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, đó là những động-thái đặc trưng/đặc thù thường đi chung với nhau, cùng một cách.
Ở đây, còn một số sắc thái cũng dễ nhận ra, đó là sự việc đơn giản ai cũng có thể đặt trọn sự tin-tưởng vào người chứng xứng đáng. Và khi đó, thái-độ dễ thực hiện nhất, vẫn chính là động-thái kính-cẩn, tự hạ và thân thiện. Thật ra, ta vẫn muốn rằng: tất cả những gì người chứng nói cho ta biết, đều phải có thật, thì người ấy mới tin và nói như thế. Từ đó, mới có người luôn sẵn sàng chiều theo tâm-lý thường tình nghĩa là luôn tin vào chuyện buồn đau, âu sầu mất mát, hoặc đổ nát. Nhiều người Công Giáo của ta cũng thường hay có thái-độ tương-tự như thế; bởi thế nên, họ luôn tin vào lời giáo huấn do Hội thánh mình vẫn dạy, chỉ vì họ cứ là hãi sợ sẽ rơi vào chốn hoả ngục đầy lửa bỏng hoặc vào chốn luyện hình/luyện tội. Hoặc, gia dĩ vẫn khát khao được lên thiên đàng thẳng một mạch. Đôi khi, họ cũng chẳng thấy có nhu cầu nghiên cứu them hoặc thắc mắc điều gì vì vốn dĩ họ đã “yêu Chúa” và tin Hội thánh như người chứng từng tuyên bố những chuyện rất như thế. Tất cả mọi khác biệt, đổi thay xem ra chỉ là tai nạn xảy đến với điểm cốt thiết của niềm tin, thôi. Đích thị điểm chính yếu của niềm tin, là có sự can thiệp đầy định-hướng của ý-chí và cảm xúc, nhất định là như thế.
Theo luật-định, ta có nên và có được phép làm thế không?
Thật ra, cũng có một số qui định rất chắc nịch của trí-tuệ trong các trường hợp đại loại như thế. Và, cũng có một số qui-định do cảm xúc của ta tạo ra. Bê trễ với qui định của trí tuệ, là biến những chuyện không mấy tin được thành sự việc rất cả tin. Không có gì thường xuyên hơn. Bê trễ không theo kịp đòi hỏi của cảm-xúc, là giới hạn của cuộc sống có trí-tuệ biến thành khuôn khổ hạn chế, tức: đối tượng rất mạnh của chứng-cứ mang tính khả-thi rất cao. Nhiều phần chắc, hoặc gần như lúc nào cũng chắc chắn, là ta chỉ có thể sống với niềm tin như thế. Nhưng, phần đông ta lại không đích]-thực sống cuộc sống của mình như thế. Ta sinh hoạt cũng tương đối có quân-bình giữa tâm-thức và ý-chí. Chủ thuyết “duy-lý-trí khá cường điệu” vẫn có thể tách-ly ta ra khỏi phần lớn sự-sống đích-thực và ra khỏi động-tác “tin” xuất tự con tim. Bao giờ con người cũng tin vào thứ gì đó yếu đuối, kém cỏi, hầu như bất toàn tự bẩm sinh. Ta không tài nào có được tính khoa-học để đưa vào đó tính cách xác-đáng, thực-thụ ngoại trừ những gì xuất hiện với ta đều có thật, cả vào trường-hợp ta thực-hiện công cuộc nghiên cứu thật tốt đẹp, nên mới thấy nó hiện rõ ra là: không phải thế. Xem thế thì, ta có thể chắc chắn là có được niềm tin đích-thực và có thật hoặc vào thứ gì đó, cuối cùng, lại không đúng thật. Tất cả những điều như thế, khiến ta nói được rằng: bằng vào quan điểm/lập trường đạo đức, ta cần có lý do chính đáng ngõ hầu, trước khi dấn bước đặt mình vào quyết tâm “tin” là mình có lý do để có thể cho phép ý-chí đưa ra quyết tâm nào đó ngõ hầu còn tin.
Tin, là động tác của trí tuệ rất thông minh, nhưng nếu chỉ dựa vào trí-tuệ đó thôi, cũng không đủ, và cảm-xúc vẫn cần ý-chí can thiệp vào trong đó. Từ đó, ta luôn thấy nơi động-tác “tin” một biện-chứng-pháp giữa cảm-xúc và trí-tuệ. Và, cũng từ đây, thấy xuất hiện những là: tình thương yêu, nỗi niềm khát vọng, sự hãi sợ, niềm hy vọng và tình bầu bạn, vv..
Các lý lẽ khiến ta tin, là lý lẽ nào?
Lý lẽ, có nhiều thứ có liên quan đến việc ta “tin” vào một khẳng định nào đó. Lý lẽ, đảm bảo tính hợp pháp của hành động, gắn liền với những gì khiến ta chấp nhận tin. Có một số sự việc làm ta tin, xem ra cũng rất lạ và mâu thuẫn nhau. Sự việc ấy, ta không nắm vững rành rành, dĩ nhiên là thế, nhưng chúng vẫn xuất hiện như thể nằm trong một loạt các sự việc khiến ta coi như đáng cho ta tin. Từ đó, ta mới có ưu thế. Và ưu thế này, sẽ “đến với” và “đến từ” ý-chí, tức đến với ý-chí từ người khác; và, từ ý-chí ấy, đến với trí-tuệ của ta. Ta muốn tin rằng những gì mình thấy là khả dĩ tin được. Người khác, có lẽ lại sẽ để nó trôi qua đi như một khả năng có thể tin được, nhưng vì ta muốn tin vào điều đó như thể là nó hiện hữu thật sự.
Xem như thế, thì ý-chí này có đáng tin cậy hay không?
Phải chăng nó cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của cuộc sống con người? Và đặc biệt, là nó có cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của trí-tuệ không?
Trả lời cho các vấn nạn này, có thể nói: trong trí-tuệ, vẫn có tình thương căn bản của sự thật; và, vẫn có nhiều động-lực hỗ trợ cho xác-tín này. Ý-chí không can thiệp vào như một uy-lực mù loà, mà nó lại đầm mình trong ánh sáng của lý lẽ ngõ hầu giúp ta tin. Và từ đó, ý-chí tự nó đơn-độc tự phát-triển, do ý-nghĩa của đối-tượng được đề-xuất, âu cũng là chuyện tự nhiên thôi. Với lại, ý-chí đi vào hiểu-biết rất khả-thi về sau, mà ta thường gọi là làm theo bản năng, tức: thứ hiểu biết rất sâu sắc về cảm-xúc. Hiểu biết có được là do bởi và do cùng tính cách tự nhiên sánh với những gì được ta tin tưởng.
Trong mọi tin tưởng, luôn có thứ gì đó còn mạnh hơn cả lý-lẽ khách-quan ngõ hầu giúp ta tin tưởng. Ưu thế này, biến đổi cả bề mặt của đối tượng ta muốn tin vào. Ta tiến gần đến đối tượng mà chúng ta muốn tin; tiến gần đến nó, vì ta đã chuẩn bị cho hiện-tượng ấy, và có lẽ do người chứng nào đó đem đến với đối tượng đó, đem đến theo cung cách hồn nhiên, thoải mái. Ta còn có cảm giác thấy rằng niềm tin ấy, sẽ đóng ụp vào như một thứ tiết trời của đạo đức trong cuộc sống của ta. Niềm tin, đem đến cho lương tâm ta một vài cảnh báo. Cảnh báo rằng, nó là sự việc tư riêng để rồi dẫn tới kết cuộc rất hữu lý của trí-tuệ; và điều này gọi là “tiến trình khách quan”.
Về điểm này, ta thấy được sự khác biệt giữa sự việc đang tin và các độc-tác giống như thế. Tin tưởng và hiểu biết cách chắc chắn cùng một sự thật, hoàn toàn không ăn khớp nhau. Cả hai sự việc đều đưa ra những điều chắc nịch, nhưng cái chắc nịch của mỗi bên vẫn tạo cung cách khác nhau: như có động lực núp ẩn, ở đằng sau. “Hiểu và biết rõ” dẫn đến khát vọng biết nhiều hơn và ngày càng nhiều hơn nữa, ngõ hầu ta có thể nghiên cứu và tiếp tục điều nghiên tất cả mọi sự hầu vui hưởng sự sáng tỏ về việc ấy. Niềm tin hoặc động thái đang tin-tưởng vào sự việc gì đó, một mặt vẫn mang tính xác định riêng của nó, khiến ta sống thực sự việc nào đó ít mang đến niềm tự hào mãn nguyện để rồi sẽ tiếp tục công cuộc nghiên cứu những gì mình đang còn “tin’. Và, cứ thế, ta lại sẽ khao khát được biết nhiều hơn nữa những gì mình đang tin tưởng. Mọi kẻ tin tưởng đều muốn nắm chắc điều mình tin và làm nó lướt vượt địa hạt tin-tưởng để có thể ở bên trên mọi hiểu biết. “Đồng thuận trong tin tưởng” không có nghĩa đem sinh hoạt thần-tính vào với hiện thực, trong thực tại cuộc đời được. Niềm tin vẫn hiện hữu để thực thi sự thật không ngưng nghỉ, bởi nó không tìm ra nơi nghỉ ngơi, nên cứ thế tự vấn chính mình về những gì mình tin có đúng sự thật không. Đây là nền tảng của định nghĩa sự việc mình tin tưởng theo cung cách cổ điển mà tiếng La-tinh gọi là “cum assensu cogitare” (tức: tư-duy có đồng thuận...)
Niềm tin và quan điểm/lập trường từ đó cần cái nhìn thật cẩn trọng. Ta có thể phân tách cách biệt được chúng, nhưng thường thì chúng vẫn đi đôi với nhau. Ngôn ngữ hôm nay dùng cái này cài đặt vào cái khác. Có tác giả lại vẫn nói về “lập trường tôn giáo” cũng như “niềm tin chính trị” mang theo trong mình một động lực tự giúp mình hiện hữu, khiến cho nó trông như có khả năng đúng với sự thật. Từ đó, họ mới có lý do chính đáng để có được lập trường lạ lung ấy. Đổi lại, điều đó cũng có thể sai. Và, khả năng sai sót ở đây sẽ không bị đào thải ra bên ngoài. Với niềm tin, lại có “thứ gì đó” được khẳng định là chuyện rất hiện-thực, bởi lẽ người chứng của sự việc có thực ấy đã đặt hết tin tưởng vào những gì mà họ coi là đúng với sự thực. Kết quả là, ít ra là trong các trường hợp hãn hữu, niềm tin và quan điểm/lập trường, khó mà tách khỏi nhau. Người tin tưởng, đôi lúc cũng do dự không dám đặt mình ở vào vị thế dính liền với sự thật được mình tin. Và, niềm tin có thể cũng sẽ hiện hữu trong khuôn-cách có chọn lựa. Phần đông chúng ta lại thích có quan điểm/lập trường riêng tư, bởi nó thích-hợp với chiều-hướng cảm xúc mình đang có, chứ không phải do các lý lẽ khách quan, mà ra. Với một số người, thì quan điểm/lập trường đã trở thành “niềm tin” mà không cần nhận thức rõ là nó có đổi thay này/khác.
Nơi niềm tin, ý-chí có thể sẽ ngăn chặn và chỉnh sửa trí-tuệ đưa về phía lựa chọn để thay thế. Tính chắc nịch của niềm tin nằm ngoài địa hạt đóng trụ của kiến thức, và nằm trong địa hạt của cảm-xúc, cũng dễ thôi.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Nét đẹp lời cầu xin
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:29 26/07/2013
NÉT ĐẸP LỜI CẦU XIN
(Chúa Nhật XVII TN C)
Một thực tế trong đời Kitô hữu đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Hễ nói đến cầu nguyện là người ta nghĩ ngay đến những ơn cần cầu xin. Có lẽ vì cuộc sống con người lắm gian truân và đầy dẫy những bất an, gian khổ, bên cạnh đó thì khát vọng cũng như nhu cầu của con người thì dường như vô tận. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ một chút thì việc cầu xin cũng là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh. Dù rằng theo cái nhìn tu đức truyền thống thì khi cầu nguyện, việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.
Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin mừng Matthêu cũng tường thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa phải đạo và cũng vừa rất “dễ thương” như sau:
1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai, thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì, thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Xin điều gì với ai là giả thiết đã cậy trông vào tình yêu của người ấy dành cho mình. Dưới một góc độ nào đó, thì lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.
2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.
3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ, thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).
4.Tâm tình thảo hiếu: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận.
5. Sự liên đới, tương thân tương ái trong nghĩa tình huynh đệ: Chúng ta nhận ra sự thật này qua hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha”. Hơn nữa, khi đã tuyên xưng, nhìn nhận Thiên Chúa là Cha, thì một cách nào đó đã nhìn nhận tha nhân là anh chị em của mình. Sự tương thân tương ái được biểu hiện cách rõ nét và thiết thực bằng sự liên đới.
Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Một người sống có tình với mẹ cha, thì hẳn luôn có lòng với anh chị em. Cũng thế, khi đã biết sống có tình với huynh đệ thì luôn làm đẹp lòng mẹ cha. Và các đấng bậc sinh thành vốn nhận tình nghĩa huynh đệ của đàn con như là một trong những cách thế đẹp nhất mà đàn con bày tỏ lòng thảo hiếu với mình. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.
Mối tình của Abraham dành cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra một cách nào đó còn bị giới hạn. Dù rằng đã dùng hết cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho dân hai thành ấy, thì Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà, nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó vì sự mạc khải thời Cựu ước chưa hoàn hảo. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt dần con số xuống chỉ còn một người công chính. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Tuy nhiên, có thể nói rằng cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Và dĩ nhiên, đã là người Cha trên các người cha, thì Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Và cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi Thánh Ý.
“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Chúng ta chưa xin thì Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ Chúa đã tặng ban. Một trong những cách thế để đón nhận hồng ân thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện điều chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và ngày sau.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XVII TN C)
Một thực tế trong đời Kitô hữu đó là hễ cầu nguyện thì không thể không cầu xin. Hễ nói đến cầu nguyện là người ta nghĩ ngay đến những ơn cần cầu xin. Có lẽ vì cuộc sống con người lắm gian truân và đầy dẫy những bất an, gian khổ, bên cạnh đó thì khát vọng cũng như nhu cầu của con người thì dường như vô tận. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ một chút thì việc cầu xin cũng là một cách thế cầu nguyện mang tính hiện sinh. Dù rằng theo cái nhìn tu đức truyền thống thì khi cầu nguyện, việc cầu xin xem ra không bằng việc tạ ơn, ngợi khen hay chúc tụng Thiên Chúa.
Lần kia một môn đệ nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông.” Và Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho thánh danh Cha vinh hiển…; xin tha tội cho chúng con…” (x.Lc 11,1-4). Tin mừng Matthêu cũng tường thuật việc Chúa Giêsu dạy cầu nguyện với “Kinh Lạy Cha” bằng những lời cầu xin (x.Mt 6,9-13). Qua những lời cầu xin chúng ta nhận ra một vài tâm tình vừa chính đáng vừa phải đạo và cũng vừa rất “dễ thương” như sau:
1.Tâm tình tin tưởng, cậy trông vào tình yêu và quyền năng của Đấng chúng ta cầu xin: Đã cất lời cầu xin với ai, thì dĩ nhiên ít nhiều đã có sự tin tưởng và cậy trông vào người ấy. Xin với ai điều gì, thì giả thiết đã tin tưởng người ấy có khả năng thực hiện điều chúng ta xin. Xin điều gì với ai là giả thiết đã cậy trông vào tình yêu của người ấy dành cho mình. Dưới một góc độ nào đó, thì lời cầu xin cũng là một lời tuyên xưng đức tin.
2.Tâm tình thống hối, ăn năn: Nếu điều cầu xin là ơn tha thứ thì người cầu xin không chỉ bày tỏ lòng tin vào sự khoan dung của người mình xin mà còn bày tỏ sự ăn năn thống hối về lỗi lầm mình đã phạm. Theo cái nhìn này thì lời cầu xin cũng là lời xưng thú tội lỗi.
3.Tâm tình khiêm hạ nhìn nhận sự hạn chế, bất toàn và cả bất lực của mình: “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ…”(x.Lc 11,3-4; Mt 6,11.13). Nội hàm những lời cầu xin trên đây quả là một lời thú nhận sự bất toàn, bất lực của người xin. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp. Nếu Chúa không nâng đỡ, thì chúng ta không thể đứng vững trước mãnh lực của thần dữ, như “sư tử luôn rảo quanh chúng ta để rình chờ cắn xé, phân thây”(x.1P5,8).
4.Tâm tình thảo hiếu: “Nguyện cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”(x.Mt 6,9-10; Lc 11,1). Một người con biết nghĩ đến Danh, Vương quyền, Ý, Lời của Cha là một người con sống đạo thảo hiếu đúng phận.
5. Sự liên đới, tương thân tương ái trong nghĩa tình huynh đệ: Chúng ta nhận ra sự thật này qua hai từ “chúng con” của lời kinh “Lạy Cha”. Hơn nữa, khi đã tuyên xưng, nhìn nhận Thiên Chúa là Cha, thì một cách nào đó đã nhìn nhận tha nhân là anh chị em của mình. Sự tương thân tương ái được biểu hiện cách rõ nét và thiết thực bằng sự liên đới.
Câu chuyện Abraham cò kè bớt một thêm hai để xin Thiên Chúa tha thứ cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra là một minh hoạ. Lòng hiếu thảo luôn sánh đôi với nghĩa tình huynh đệ. Một người sống có tình với mẹ cha, thì hẳn luôn có lòng với anh chị em. Cũng thế, khi đã biết sống có tình với huynh đệ thì luôn làm đẹp lòng mẹ cha. Và các đấng bậc sinh thành vốn nhận tình nghĩa huynh đệ của đàn con như là một trong những cách thế đẹp nhất mà đàn con bày tỏ lòng thảo hiếu với mình. Chúng ta nhận ra sự thật này khi cha ông chúng ta đã gắn kết hai mối tình ấy bằng hạn từ ghép “tình hiếu đễ”.
Mối tình của Abraham dành cho dân hai thành Sôđôma và Gômôra một cách nào đó còn bị giới hạn. Dù rằng đã dùng hết cách để có kè bớt dần con số người công chính để xin Thiên Chúa thứ tha cho dân hai thành ấy, thì Abraham đã không vượt qua con số “mười”. Điều này cho chúng ta thấy rằng mặc dù tình thân của Abraham đối với Thiên Chúa thật đậm đà, nhưng vẫn còn bị hạn chế cách nào đó vì sự mạc khải thời Cựu ước chưa hoàn hảo. Chắc hẳn Abraham luôn mong ước được thấy ngày của Con Người, ngày mà chân lý được tỏ bày cách hoàn hảo nơi Giêsu Kitô (x.Ga 8,56). Giả như ông chứng kiến ngày ấy thì ông đã bớt dần con số xuống chỉ còn một người công chính. Quả vậy, “cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống” (Rm 5,18).
Tuy nhiên, có thể nói rằng cầu xin không phải là để Thiên Chúa biết các nhu cầu của chúng ta, vì chính Người đã biết rõ những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cất lời khẩn xin (x.Mt 6,8). Và dĩ nhiên, đã là người Cha trên các người cha, thì Thiên Chúa sẵn sàng ban mọi sự tốt lành cho chúng ta. Và cần phải khẳng định rằng nội hàm những lời cầu xin là để giúp chúng ta nhận biết những gì chúng ta cần, và để chúng ta sẵn sàng đón nhận cũng như sẵn sàng thực thi Thánh Ý.
“Xin cho danh Cha cả sáng”. Chúng ta không xin thì trời xanh vẫn phản ánh vinh quang của Người. Chúng ta xin là để biết cách cộng tác với ơn Chúa làm cho Thánh danh Người tỏ rạng nơi cuộc đời con người chúng ta. “Xin Cha tha nợ cho chúng con”. Chúng ta chưa xin thì Đức Kitô đã chết để ban ơn tha thứ cho chúng ta ngay khi chúng ta còn là kẻ phản nghịch. Cầu xin là để biết cách thế đón nhận hồng ân tha thứ Chúa đã tặng ban. Một trong những cách thế để đón nhận hồng ân thứ tha của Thiên Chúa đó là quảng đại tha thứ cho tha nhân (x.Mt 6,14-15).
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên để tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa. Tiếp xúc, gặp gỡ Chúa để biết Chúa, yêu mến Chúa và để thực hiện thánh ý của Người. Như thế, cầu nguyện, cầu xin không phải là để bắt Thiên Chúa thực hiện điều chúng ta muốn, nhưng là để bắt chính mình thực thi điều Thiên Chúa muốn. Vấn đề đặt ra đó là cần phải biết cầu xin những gì đẹp ý Chúa. Một trong những điều đẹp ý Chúa nhất đó là tôi và mọi người cùng được hưởng ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc ngay hôm nay và ngày sau.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:31 26/07/2013
TINH LINH CỦA CÀO CÀO
Từ Mạc là một người trầm mặc ít nói, nhưng mỗi ngày vào lúc nửa đêm thì từ trong căn nhà mà ông ta ở một mình, truyền ra ngoài những tiếng cười nói, mọi người cảm thấy rất lạ, học trò của Từ Mạc lo lắng ông ta bị yêu tinh ma quái nhập vào thân, nên quyết tâm tìm cho ra lẽ.
Một hôm vào lúc nửa đêm, học trò núp bên ngoài nhà của Từ Mạc cho đến khi trời gần sáng, anh ta nhìn thấy một cái gì đó từ cửa sổ bay ra dừng trên thần cây xương bồ , anh học trò vừa nhìn thì biết là con cào cào, lập tức bắt nó và ngắt đi cái cánh của nó. Đêm hôm sau, trong nhà của Từ Mạc lặng ngắt như tờ, cũng không thấy đứa hầu gái đến nhà của ông ta, chỉ trong giấc ngủ ông ta mơ thấy nó khóc và nói chân tay của nó bị người ta ngắt mất rồi.
Té ra đứa hầu gái chính là tinh linh của con cào cào hóa thành, Từ Mạc đau lòng vô cùng, từ đó càng thêm trầm mặc ít nói.
(Nam triều, “Tục dị ký”)
Suy tư:
Người ta tin rằng những người chết oan, chết bất đắc kỳ tử thì linh hồn không được giải thoát, nên vất vưởng không nơi nương tựa, do đó mà đi quấy phá người dương thế. Nhưng người Ki-tô hữu thì tin rằng, các linh hồn trong luyện ngục hoặc trong hỏa ngục nếu vì ích lợi cho những người còn sống, thì Thiên Chúa sẽ cho phép họ về thế gian để cảnh cáo hoặc nhắc nhở những người còn sống phải sống tốt lành hơn...
Không có chuyện con cào cào biến thành đứa tớ gái, đó chỉ là những câu chuyện huyền thoại có tính cách dạy đời mà thôi, bởi vì con người là con người và con vật là con vật, không thể có chuyện người thành thú vật và thú vật biến thành người.
Nhưng chuyện người Ki-tô hữu sẽ biến thành ma quỷ thì có thật nếu họ không sống và tuân giữ Lời Chúa trong cuộc sống đời này của họ, nếu họ bỏ bên ngoài tai những lời của Chúa dạy, thì chắc chắn họ sẽ nghe lời của ma quỷ; nếu họ coi thường đón nhận các bí tích của Chúa, thì họ sẽ trân trọng đón nhận danh lợi tiền bạc của ma quỷ đem đến cho họ; nếu họ chối bỏ Thiên Chúa là Cha của họ, thì chắc chắn họ sẽ nhận mà quỷ và tà thần làm cha của mình.
Ai hiểu thì hiểu !
---------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Từ Mạc là một người trầm mặc ít nói, nhưng mỗi ngày vào lúc nửa đêm thì từ trong căn nhà mà ông ta ở một mình, truyền ra ngoài những tiếng cười nói, mọi người cảm thấy rất lạ, học trò của Từ Mạc lo lắng ông ta bị yêu tinh ma quái nhập vào thân, nên quyết tâm tìm cho ra lẽ.
Một hôm vào lúc nửa đêm, học trò núp bên ngoài nhà của Từ Mạc cho đến khi trời gần sáng, anh ta nhìn thấy một cái gì đó từ cửa sổ bay ra dừng trên thần cây xương bồ , anh học trò vừa nhìn thì biết là con cào cào, lập tức bắt nó và ngắt đi cái cánh của nó. Đêm hôm sau, trong nhà của Từ Mạc lặng ngắt như tờ, cũng không thấy đứa hầu gái đến nhà của ông ta, chỉ trong giấc ngủ ông ta mơ thấy nó khóc và nói chân tay của nó bị người ta ngắt mất rồi.
Té ra đứa hầu gái chính là tinh linh của con cào cào hóa thành, Từ Mạc đau lòng vô cùng, từ đó càng thêm trầm mặc ít nói.
(Nam triều, “Tục dị ký”)
Suy tư:
Người ta tin rằng những người chết oan, chết bất đắc kỳ tử thì linh hồn không được giải thoát, nên vất vưởng không nơi nương tựa, do đó mà đi quấy phá người dương thế. Nhưng người Ki-tô hữu thì tin rằng, các linh hồn trong luyện ngục hoặc trong hỏa ngục nếu vì ích lợi cho những người còn sống, thì Thiên Chúa sẽ cho phép họ về thế gian để cảnh cáo hoặc nhắc nhở những người còn sống phải sống tốt lành hơn...
Không có chuyện con cào cào biến thành đứa tớ gái, đó chỉ là những câu chuyện huyền thoại có tính cách dạy đời mà thôi, bởi vì con người là con người và con vật là con vật, không thể có chuyện người thành thú vật và thú vật biến thành người.
Nhưng chuyện người Ki-tô hữu sẽ biến thành ma quỷ thì có thật nếu họ không sống và tuân giữ Lời Chúa trong cuộc sống đời này của họ, nếu họ bỏ bên ngoài tai những lời của Chúa dạy, thì chắc chắn họ sẽ nghe lời của ma quỷ; nếu họ coi thường đón nhận các bí tích của Chúa, thì họ sẽ trân trọng đón nhận danh lợi tiền bạc của ma quỷ đem đến cho họ; nếu họ chối bỏ Thiên Chúa là Cha của họ, thì chắc chắn họ sẽ nhận mà quỷ và tà thần làm cha của mình.
Ai hiểu thì hiểu !
---------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:33 26/07/2013
N2T |
21. Phàm là người đối nghịch với Thánh Kinh, sẽ không hiểu Thánh Kinh; trái lại chỉ có người yêu mến Thánh Kinh thì mới có thể hiểu được Thánh Kinh.
(Thánh Augustine)-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của ĐTC Phanxicô dành cho khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Phaolô Phạm Xuân Khôi
06:56 26/07/2013
Dưới đây là bản dịch bài diễn từ của Đức Thánh Cha trong buổi lễ Đón Chào và Kinh Tối hôm thứ năm ngày 25 tháng 7 năm2013 ở bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro
* * *
Các người trẻ thân yêu, thân chào!
Trước hết, cha cám ơn tất cả chúng con về việc làm chứng cho đức tin của chúng con cho thế giới lúc này. Cha luôn luôn nghe nói rằng dân Cariocas không thích lạnh, cũng không thích mưa, nhưng chúng con đang chứng tỏ rằng đức tin của con còn mạnh hơn cái lạnh và cơn mưa. Chúc mừng! Chúng con là những anh hùng thực sự!
Cha thấy trong chúng con vẻ đẹp của gương mặt trẻ của Đức Kitô và tâm hồn cha tràn đầy niềm vui! Cha nhớ lại Ngày Giới Trẻ Thế giới đầu tiên ở cấp độ quốc tế, được tổ chức vào năm 1987 tại Á Căn Đình, trong thành phố của cha là Buenos Aires. Cha vẫn ghi nhớ một cách sống động trong ký ức của cha những lời này mà Chân Phước Gioan Phaolô II nói với các người trẻ: “Cha hy vọng rất nhiều ở chúng con! Cha hy vọng trên hết là chúng con sẽ đổi mới lòng trung thành của chúng con với Chúa Giêsu Kitô và Thánh Giá cứu độ của Người” (Ngỏ lời với Giới Trẻ, Buenos Aires, ngày 11 tháng tư năm 1987): Insegnamenti, X/1 (1987), p. 1261).
Trước khi tiếp tục, cha muốn tưởng nhở đến tai nạn thảm khốc ở Guiana thuộc Pháp, mà những người trẻ đang đi đến những Ngày này đã phải chịu. Người trẻ Sophie Morinière đã mất mạng, và những người trẻ khác bị thương.
Cha mời tất cả chúng con giữ một giây phút im lặng và cầu nguyện cho Sophie, cho những người bị thương, và cho gia đình các em.
Năm nay, Ngày Giới trẻ Thế Giới trở lại Châu Mỹ La Tinh lần thứ hai. Và chúng con, những người trẻ, đã đáp lời mời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bằng một số lượng lớn lao để mừng biến cố này. Chúng ta hãy hết lòng cám ơn ngài! Với đấng đã mời gọi chúng ta đến đây hôm nay, chúng ta hãy chào ngài bằng một tràng pháo tay thật lớn. Chúng con biết rằng trước khi đi Ba Tây cha đã trò truyện với ngài, và cha xin ngài đồng hành với cha bằng cách cầu nguyện cho chuyến tông du của cha. Ngài đã nói với cha: tôi sẽ đồng hành với ngài bằng cầu nguyện và tôi sẽ ở gần máy truyền hình. Cho nên, trong lúc này ngài đang nhìn chúng ta. Cha nhìn vào đám đông lớn này: chúng con quá đông! Chúng con đã đến từ mọi châu lục! Chúng con đã đến từ rất xa, không chỉ về địa lý, nhưng còn về quan niệm sống, văn hóa, xã hội và nhân bản. Nhưng hôm nay chúng con ở đây, hay đúng hơn, tất cả chúng ta cùng nhau ở đây, kết hợp làm một, để chia sẻ đức tin và niềm vui của một cuộc gặp gỡ Đức Kitô, trong việc làm môn đệ Người. Tuần này, Rio đã trở thành trung tâm của Hội Thánh, trái tim của nó vừa sống động vừa trẻ trung, bởi vì chúng con, chúng con đã quảng đại và can đảm đáp lại lời mời mà Đức Kitô đã đề ra cho chúng con để được ở Người và trở thành bạn hữu của Người.
Chiếc xe lửa của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã đến từ xa và đã đi qua tất cả nước Ba Tây theo các giai đoạn của dự án “Bota Fe – Mặc lấy đức tin!” Hôm nay xe lửa đã đến Rio de Janeiro. Từ Corcovado, Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc đang giang tay ra và chúc lành cho chúng ta. Khi nhìn ra biển này, bãi biển và tất cả các chúng con tụ họp ở đây, cha nhớ đến giây phút mà Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên đi theo Người ở bờ Biển Hồ Tibêria. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng lại hỏi mỗi người trong chúng ta: Con có muốn trở thành môn đệ của Thầy không? Con có muốn làm bạn hữu Thầy khôngi? Con có muốn trở thành một nhân chứng cho Tin Mừng của Thầy không? Ở trong trọng tâm của Năm Đức Tin, những câu hỏi này mời gọi chúng ta nhắc lại lời cam kết làm Kitô hữu của mình. Gia đình và cộng đồng địa phương của chúng con đã chuyển trao cho chúng con món quà cao quý của đức tin, Đức Kitô đã lớn lên trong chúng con. Hôm nay Người muốn (cha) đến đây để củng cố chúng con trong đức tin này, đức tin vào Đức Kitô hằng sống, Đấng luôn ngự trong chúng con, nhưng cha cũng đến đây để được củng cố bởi sự nhiệt tình của đức tin của chúng con! Chúng con biết rằng trong cuộc đời của một Giám Mục, có rất nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Với những vấn đề và những khó khăn này, đức tin của một Giám Mục có thể trở nên buồn. Thật là xấu xí khi là một Giám Mục buồn! Thật là xấu xí! Để cho đức tin của mình không buồn, cha đến đây để được lây lòng nhiệt thành của tất cả chúng con!
Cha ưu ái chào đón tất cả chúng con. Với tất cả chúng con tụ họp nơi đây từ năm châu, và qua chúng con, cha chào tất cả những người trẻ trên thế giới, và đặc biệt là những người muốn đến Rio de Janeiro mà đã không thể đến được. Với những người đang theo dõi bằng phát thanh, truyền hình và internet, với tất cả cha nói: chào mừng chúng con đến dự bữa tiệc đức tin này! Ở một vài nơi trên thế giới, tại thời điểm này, nhiều người trẻ cũng đang kết hợp với chúng ta để cùng chúng ta sống biến cố này: tất cả chúng ta hãy cảm nghiệm việc kết hợp với nhau trong niềm vui, tình bằng hữu và đức tin. Và chắc chắn điều này: trái tim của cha ấp ủ tất cả chúng con với lòng ưu ái không bờ bến. Bởi vì điều quan trọng nhất trong ngày hôm nay việc gặp gỡ của chúng con và việc gặp gỡ của tất cả những người trẻ đang theo dõi chúng ta qua các phương tiện truyền thông! Từ đỉnh núi Corcovado, Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc chào đón chúng con và ôm hôn chúng con trong thành phố xinh đẹp Rio này!
Cha muốn gửi lời chào cách đặc biệt đến Chủ Tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, Đức Hồng Y Stanislaw Rylko thân yêu và không biết mệt, cùng tất cả những người làm việc với ngài. Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta, của São Sebastião do Rio de Janeiro, vì việc chào đón nồng nhiệt dành cho tôi – và tôi muốn nói ở đây rằng dân Cariocas biết rất rõ cách đón chào, họ biết cách tổ chức một buổi đón chào vĩ đại - và tôi cám ơn ngài vì công việc lớn lao được thể hiện với các Giám Mục phụ tá và các giáo phận khác nhau của nước Ba Tây bao la này để cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới này được trở thành sự thực. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi với tất cả các chính quyền quốc gia, tiểu bang và địa phương cùng những người đã làm việc để làm cho thời điểm độc đáo của cuộc cử hành sự hợp nhất, đức tin và tình huynh đệ này được khả thi. Xin cảm ơn các huynh đệ Giám Mục của tôi, các linh mục, chủng sinh, các tu sĩ và giáo dân đã đi cùng những ngưởi trẻ từ các vùng khác nhau của thế giới, trong cuộc hành hương của các em hướng về Chúa Giêsu. Với mỗi người trong quý anh chị em tôi xin mở rộng vòng tay trìu mến của tôi trong Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu.
Thưa anh chị em và các bạn, chào mừng đến tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXVIII ở thành phố Rio de Janeiro tuyệt vời này!
http://giaoly.org/vn/
Các người trẻ thân yêu, thân chào!
Trước hết, cha cám ơn tất cả chúng con về việc làm chứng cho đức tin của chúng con cho thế giới lúc này. Cha luôn luôn nghe nói rằng dân Cariocas không thích lạnh, cũng không thích mưa, nhưng chúng con đang chứng tỏ rằng đức tin của con còn mạnh hơn cái lạnh và cơn mưa. Chúc mừng! Chúng con là những anh hùng thực sự!
Cha thấy trong chúng con vẻ đẹp của gương mặt trẻ của Đức Kitô và tâm hồn cha tràn đầy niềm vui! Cha nhớ lại Ngày Giới Trẻ Thế giới đầu tiên ở cấp độ quốc tế, được tổ chức vào năm 1987 tại Á Căn Đình, trong thành phố của cha là Buenos Aires. Cha vẫn ghi nhớ một cách sống động trong ký ức của cha những lời này mà Chân Phước Gioan Phaolô II nói với các người trẻ: “Cha hy vọng rất nhiều ở chúng con! Cha hy vọng trên hết là chúng con sẽ đổi mới lòng trung thành của chúng con với Chúa Giêsu Kitô và Thánh Giá cứu độ của Người” (Ngỏ lời với Giới Trẻ, Buenos Aires, ngày 11 tháng tư năm 1987): Insegnamenti, X/1 (1987), p. 1261).
Trước khi tiếp tục, cha muốn tưởng nhở đến tai nạn thảm khốc ở Guiana thuộc Pháp, mà những người trẻ đang đi đến những Ngày này đã phải chịu. Người trẻ Sophie Morinière đã mất mạng, và những người trẻ khác bị thương.
Cha mời tất cả chúng con giữ một giây phút im lặng và cầu nguyện cho Sophie, cho những người bị thương, và cho gia đình các em.
Năm nay, Ngày Giới trẻ Thế Giới trở lại Châu Mỹ La Tinh lần thứ hai. Và chúng con, những người trẻ, đã đáp lời mời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bằng một số lượng lớn lao để mừng biến cố này. Chúng ta hãy hết lòng cám ơn ngài! Với đấng đã mời gọi chúng ta đến đây hôm nay, chúng ta hãy chào ngài bằng một tràng pháo tay thật lớn. Chúng con biết rằng trước khi đi Ba Tây cha đã trò truyện với ngài, và cha xin ngài đồng hành với cha bằng cách cầu nguyện cho chuyến tông du của cha. Ngài đã nói với cha: tôi sẽ đồng hành với ngài bằng cầu nguyện và tôi sẽ ở gần máy truyền hình. Cho nên, trong lúc này ngài đang nhìn chúng ta. Cha nhìn vào đám đông lớn này: chúng con quá đông! Chúng con đã đến từ mọi châu lục! Chúng con đã đến từ rất xa, không chỉ về địa lý, nhưng còn về quan niệm sống, văn hóa, xã hội và nhân bản. Nhưng hôm nay chúng con ở đây, hay đúng hơn, tất cả chúng ta cùng nhau ở đây, kết hợp làm một, để chia sẻ đức tin và niềm vui của một cuộc gặp gỡ Đức Kitô, trong việc làm môn đệ Người. Tuần này, Rio đã trở thành trung tâm của Hội Thánh, trái tim của nó vừa sống động vừa trẻ trung, bởi vì chúng con, chúng con đã quảng đại và can đảm đáp lại lời mời mà Đức Kitô đã đề ra cho chúng con để được ở Người và trở thành bạn hữu của Người.
Chiếc xe lửa của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã đến từ xa và đã đi qua tất cả nước Ba Tây theo các giai đoạn của dự án “Bota Fe – Mặc lấy đức tin!” Hôm nay xe lửa đã đến Rio de Janeiro. Từ Corcovado, Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc đang giang tay ra và chúc lành cho chúng ta. Khi nhìn ra biển này, bãi biển và tất cả các chúng con tụ họp ở đây, cha nhớ đến giây phút mà Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên đi theo Người ở bờ Biển Hồ Tibêria. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng lại hỏi mỗi người trong chúng ta: Con có muốn trở thành môn đệ của Thầy không? Con có muốn làm bạn hữu Thầy khôngi? Con có muốn trở thành một nhân chứng cho Tin Mừng của Thầy không? Ở trong trọng tâm của Năm Đức Tin, những câu hỏi này mời gọi chúng ta nhắc lại lời cam kết làm Kitô hữu của mình. Gia đình và cộng đồng địa phương của chúng con đã chuyển trao cho chúng con món quà cao quý của đức tin, Đức Kitô đã lớn lên trong chúng con. Hôm nay Người muốn (cha) đến đây để củng cố chúng con trong đức tin này, đức tin vào Đức Kitô hằng sống, Đấng luôn ngự trong chúng con, nhưng cha cũng đến đây để được củng cố bởi sự nhiệt tình của đức tin của chúng con! Chúng con biết rằng trong cuộc đời của một Giám Mục, có rất nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Với những vấn đề và những khó khăn này, đức tin của một Giám Mục có thể trở nên buồn. Thật là xấu xí khi là một Giám Mục buồn! Thật là xấu xí! Để cho đức tin của mình không buồn, cha đến đây để được lây lòng nhiệt thành của tất cả chúng con!
Cha ưu ái chào đón tất cả chúng con. Với tất cả chúng con tụ họp nơi đây từ năm châu, và qua chúng con, cha chào tất cả những người trẻ trên thế giới, và đặc biệt là những người muốn đến Rio de Janeiro mà đã không thể đến được. Với những người đang theo dõi bằng phát thanh, truyền hình và internet, với tất cả cha nói: chào mừng chúng con đến dự bữa tiệc đức tin này! Ở một vài nơi trên thế giới, tại thời điểm này, nhiều người trẻ cũng đang kết hợp với chúng ta để cùng chúng ta sống biến cố này: tất cả chúng ta hãy cảm nghiệm việc kết hợp với nhau trong niềm vui, tình bằng hữu và đức tin. Và chắc chắn điều này: trái tim của cha ấp ủ tất cả chúng con với lòng ưu ái không bờ bến. Bởi vì điều quan trọng nhất trong ngày hôm nay việc gặp gỡ của chúng con và việc gặp gỡ của tất cả những người trẻ đang theo dõi chúng ta qua các phương tiện truyền thông! Từ đỉnh núi Corcovado, Đức Kitô Đấng Cứu Chuộc chào đón chúng con và ôm hôn chúng con trong thành phố xinh đẹp Rio này!
Cha muốn gửi lời chào cách đặc biệt đến Chủ Tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, Đức Hồng Y Stanislaw Rylko thân yêu và không biết mệt, cùng tất cả những người làm việc với ngài. Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta, của São Sebastião do Rio de Janeiro, vì việc chào đón nồng nhiệt dành cho tôi – và tôi muốn nói ở đây rằng dân Cariocas biết rất rõ cách đón chào, họ biết cách tổ chức một buổi đón chào vĩ đại - và tôi cám ơn ngài vì công việc lớn lao được thể hiện với các Giám Mục phụ tá và các giáo phận khác nhau của nước Ba Tây bao la này để cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới này được trở thành sự thực. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi với tất cả các chính quyền quốc gia, tiểu bang và địa phương cùng những người đã làm việc để làm cho thời điểm độc đáo của cuộc cử hành sự hợp nhất, đức tin và tình huynh đệ này được khả thi. Xin cảm ơn các huynh đệ Giám Mục của tôi, các linh mục, chủng sinh, các tu sĩ và giáo dân đã đi cùng những ngưởi trẻ từ các vùng khác nhau của thế giới, trong cuộc hành hương của các em hướng về Chúa Giêsu. Với mỗi người trong quý anh chị em tôi xin mở rộng vòng tay trìu mến của tôi trong Chúa Giêsu và với Chúa Giêsu.
Thưa anh chị em và các bạn, chào mừng đến tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ XXVIII ở thành phố Rio de Janeiro tuyệt vời này!
http://giaoly.org/vn/
Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Cầu Nguyện ở Copacabana
Phaolô Phạm Xuân Khôi
08:31 26/07/2013
“Tuổi trẻ phải mạnh mẽ, phải được nuôi dưỡng bằng đức tin chứ không phải được đổ đầy bằng những thứ khác. “
Dưới đây là bản dịch bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi Cầu Nguyện tối hôm thứ năm ngày 25 tháng 7 năm2013 ở bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro
* * *
Các bạn trẻ thân mến,
Sau khi thấy Chúa Giêsu biến hình trong vinh quang, Thánh Phêrô kêu lên: “Thật tốt quá cho Chúng ta khi ở đây!” Cả chúng ta nữa, chúng ta có thể lặp lại những lời này không? Cha nghĩ câu trả lời sẽ là có, bởi vì ở đây ngày hôm nay, thật là tốt cho tất cả chúng ta được tụ họp lại với nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Người là Đấng đón chào chúng ta và đang hiện diện giữa chúng ta, nơi đây, ở Rio. Trong Tin Mừng, chúng ta cũng đã nghe Thiên Chúa Cha phán: “Đây là Con Ta, Người mà Ta đã chọn, hãy nghe lời Người!” (Lc 9:35). Nếu một đàng, chính Chúa Giêsu là Đấng chào đón chúng ta, thì đàng khác, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải chào đón Người và lắng nghe những lời của Người, bởi vì chính trong việc đón tiếp Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, mà Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng con đường đi đến tương lai của chúng ta và làm cho đôi cánh hy vọng của chúng ta lớn lên để chúng ta hân hoan tiến bước trên con đường ấy (x. TĐ. Lumen Fidei, 7).
Nhưng chúng ta có thể làm gì? “Bota Fe – Hãy mặc lấy đức tin”. Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã công bố những lời này trong suốt cuộc hành hương của mình xuyên qua Ba Tây. “Hãy mặc lấy đức tin”: điều này có nghĩa gì? Khi chúng ta chuẩn bị một đĩa thức ăn ngon, nếu chúng ta thấy thiếu muối, tốt, thì chúng ta “rắc” muối lên; nếu thiếu dầu, thì chúng ta “đồ” dầu vào… “Mặc lấy”, có nghĩa là, đặt trên, đổ trên. Và cuộc sống của chúng ta cũng thế, các bạn trẻ thân yêu: nếu chúng ta muốn nó thực sự có ý nghĩa và thành tựu, như các con muốn và như các con đáng được, cha nói với mỗi người trong các con, “Hãy mặc lấy đức tin”, và cuộc sống của các con sẽ có một hương vị mới, nó sẽ có một la bàn để chỉ đường cho các con; “hãy mặc lấy hy vọng” và mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa; “hãy mặc lấy tình yêu”, và cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con. Hãy mặc lấy đức tin, hãy mặc lấy hy vọng và hãy mặc lấy tình yêu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói: “Hãy mặc lấy đức tin!”, “hãy mặc lấy hy vọng!”, “hãy mặc lấy tình yêu!”.
Nhưng ai có thể ban cho chúng ta tất cả những điều ấy? Chúng ta vừa nghe thấy câu trả lời trong bài Tin Mừng: Đức Kitô. “Đây là Con Ta, Người mà Ta đã chọn, hãy nghe lời Người!” Chúa Giêsu là Đấng mang Thiên Chúa đến với chúng ta và mang chúng ta đến với Thiên Chúa. Với Người, toàn thể cuộc đời của chúng ta được biến đổi, đổi mới, và chúng ta có thể nhìn thực tại với cái nhìn mới, từ quan điểm của Chúa Giêsu, với đôi mắt của Người (x. TĐ Lumen Fidei, 18). Vì lý do này, cha muốn nói với mỗi người trong các con ngày hôm nay: “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, và các con sẽ tìm thấy một người bạn mà nơi Người các con luôn luôn có thể tin tưởng; “hãy mặc lấy Đức Kitô” và các con sẽ thấy đôi cánh hy vọng giang ra để các con hành trình với niềm vui hướng về tương lai; “hãy mặc lấy Đức Kitô” và cuộc đời các con sẽ tràn đầy tình yêu của Người; nó sẽ là một cuộc đời sinh đầy hoa trái. Vì tất cả chúng ta đều muốn một cuộc đời sinh hoa trái, một cuộc đời nói về sự sống với những người khác!
Hôm nay, cha muốn mỗi người chúng ta chân thành tự hỏi: Chúng ta đặt niềm tin của mình vào ai? Vào chính mình, vào vật chất, hoặc vào Chúa Giêsu? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, nghĩ rằng mình là cái rốn của vũ trụ, tin rằng một mình mình, tự mình có thể xây dựng cuộc đời mình, hay nghĩ rằng đời sống mình chỉ có thể hạnh phúc nếu được xây dựng trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng không phải như thế! Chắc chắn rằng của cải, tiền bạc và quyền lực có thể cung cấp cho chúng một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng được hạnh phúc, nhưng chúng cuối cùng sẽ sở hữu chúng ta và làm cho chúng ta luôn luôn muốn có nhiều hơn, không bao giờ thỏa mãn. Cuối cùng, chúng ta được “đổ đầy” mà không bao giờ được nuôi dưỡng, và thật rất đáng buồn khi thấy những người trẻ “được đổ đầy” mà yếu đuối. Tuổi trẻ phải mạnh mẽ, phải được nuôi dưỡng bằng đức tin chứ không phải được đổ đầy bằng những thứ khác. “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, hãy đặt niềm tin vào Người và các con sẽ không bao giờ phải thất vọng! Các bạn thân mến, hãy nhìn xem, đức tin hoàn thành trong đời sống chúng ta một cuộc cách mạng mà chúng ta có thể gọi là Copernicô, bởi vì nó lấy chúng ta ra khỏi trung tâm và đặt Thiên Chúa vào đó. Đức tin dìm chúng ta trong tình yêu của Người cùng ban cho chúng ta sự an toàn, sức mạnh và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi. Khi Thiên Chúa hiện diện ở đó, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22), như thế con người chúng ta được biến đổi, cách chúng ta suy nghĩ và hành động được đổi mới, nó trở thành cách suy nghĩ và hành động của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa. Các bạn thân mến, đức tin là nhà cách mạng, còn cha, cha hỏi mỗi người trong các con hôm nay: con sẵn sàng chưa, conn sẵn sàng bước vào làn sóng cách mạng của đức tin chưa? Chỉ bằng cách bước vào đó mà đời sống trẻ trung của các con sẽ có ý nghĩa và như thế sẽ sinh hoa kết quả!
Các bạn trẻ thân mến: “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con. Trong những ngày này, Người đang chờ các con: hãy cẩn thận lắng nghe Người và sự hiện diện của Người sẽ làm cho tâm hồn các con được hăng say. “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Bí Tích Hòa Giải, để lòng thương xót của Người chữa lành tất cả mọi vết thương gây ra bởi tội lỗi. Đừng sợ cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa! Ngài không bao giờ biết mệt khi tha thứ cho chúng ta, như một người cha yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là lòng thương xót tinh tuyền! “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Thánh Thể, Bí Tích của sự hiện diện, và của sự hy sinh vì tình yêu của Người, và Người cũng chờ đợi các con trong lòng nhân đạo của nhiều người trẻ là những người sẽ phong phú hóa các con với tình bằng hữu của họ, khuyến khích các con bằng việc làm chứng cho đức tin của họ, và dạy các con ngôn ngữ của đức ái, sự tốt lành và phục vụ. Các người trẻ thân mến, các con cũng có thể làm những chứng nhân vui vẻ của tình yêu của Người, chứng nhân can đảm của Tin Mừng của Người, để mang đến trong thế giới này một chút ánh sáng của Người. Hãy để cho mình được Chúa Giêsu yêu thương, Người là người bạn không bao giờ lừa dối.
“Thật tốt quá cho Chúng ta khi ở đây!”, khi mặc lấy Đức Kitô trong cuộc sống của chúng ta, khi mặc lấy đức tin, đức cậy và đức mến mà Người ban cho chúng ta. Các bạn thân mến, trong buổi cử hành này, chúng ta đã chào đón ảnh của Đức Mẹ Aparecida. Chúng ta hãy xin Mẹ dạy chúng ta cách đi theo Chúa Giêsu. Xin Mẹ dạy chúng ta cách làm những môn đệ và những nhà truyền giáo. Giống như Mẹ, chúng ta muốn thưa “Xin Vâng” với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin trái tim từ mẫu của Mẹ cầu bầu cho chúng ta, ngõ hầu trái tim của chúng ta có thể mở ra để yêu mến Chúa Giêsu và làm cho người khác yêu mến Người. Các bạn trẻ thân mến, Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta, và Người đang hy vọng nơi chúng ta. Amen.
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi Cầu Nguyện tối hôm thứ năm ngày 25 tháng 7 năm2013 ở bãi biển Copacabana, Rio de Janeiro
Các bạn trẻ thân mến,
Sau khi thấy Chúa Giêsu biến hình trong vinh quang, Thánh Phêrô kêu lên: “Thật tốt quá cho Chúng ta khi ở đây!” Cả chúng ta nữa, chúng ta có thể lặp lại những lời này không? Cha nghĩ câu trả lời sẽ là có, bởi vì ở đây ngày hôm nay, thật là tốt cho tất cả chúng ta được tụ họp lại với nhau quanh Chúa Giêsu! Chính Người là Đấng đón chào chúng ta và đang hiện diện giữa chúng ta, nơi đây, ở Rio. Trong Tin Mừng, chúng ta cũng đã nghe Thiên Chúa Cha phán: “Đây là Con Ta, Người mà Ta đã chọn, hãy nghe lời Người!” (Lc 9:35). Nếu một đàng, chính Chúa Giêsu là Đấng chào đón chúng ta, thì đàng khác, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải chào đón Người và lắng nghe những lời của Người, bởi vì chính trong việc đón tiếp Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, mà Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng con đường đi đến tương lai của chúng ta và làm cho đôi cánh hy vọng của chúng ta lớn lên để chúng ta hân hoan tiến bước trên con đường ấy (x. TĐ. Lumen Fidei, 7).
Nhưng chúng ta có thể làm gì? “Bota Fe – Hãy mặc lấy đức tin”. Thánh Giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã công bố những lời này trong suốt cuộc hành hương của mình xuyên qua Ba Tây. “Hãy mặc lấy đức tin”: điều này có nghĩa gì? Khi chúng ta chuẩn bị một đĩa thức ăn ngon, nếu chúng ta thấy thiếu muối, tốt, thì chúng ta “rắc” muối lên; nếu thiếu dầu, thì chúng ta “đồ” dầu vào… “Mặc lấy”, có nghĩa là, đặt trên, đổ trên. Và cuộc sống của chúng ta cũng thế, các bạn trẻ thân yêu: nếu chúng ta muốn nó thực sự có ý nghĩa và thành tựu, như các con muốn và như các con đáng được, cha nói với mỗi người trong các con, “Hãy mặc lấy đức tin”, và cuộc sống của các con sẽ có một hương vị mới, nó sẽ có một la bàn để chỉ đường cho các con; “hãy mặc lấy hy vọng” và mỗi ngày của các con sẽ được soi sáng và chân trời của các con sẽ không còn tăm tối, nhưng sáng sủa; “hãy mặc lấy tình yêu”, và cuộc đời của các con sẽ như một căn nhà được xây trên đá, cuộc hành trình của các con sẽ là cuộc hành trình vui mừng, bởi vì các con sẽ gặp nhiều bạn bè để cùng hành trình với các con. Hãy mặc lấy đức tin, hãy mặc lấy hy vọng và hãy mặc lấy tình yêu! Tất cả chúng ta hãy cùng nói: “Hãy mặc lấy đức tin!”, “hãy mặc lấy hy vọng!”, “hãy mặc lấy tình yêu!”.
Nhưng ai có thể ban cho chúng ta tất cả những điều ấy? Chúng ta vừa nghe thấy câu trả lời trong bài Tin Mừng: Đức Kitô. “Đây là Con Ta, Người mà Ta đã chọn, hãy nghe lời Người!” Chúa Giêsu là Đấng mang Thiên Chúa đến với chúng ta và mang chúng ta đến với Thiên Chúa. Với Người, toàn thể cuộc đời của chúng ta được biến đổi, đổi mới, và chúng ta có thể nhìn thực tại với cái nhìn mới, từ quan điểm của Chúa Giêsu, với đôi mắt của Người (x. TĐ Lumen Fidei, 18). Vì lý do này, cha muốn nói với mỗi người trong các con ngày hôm nay: “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, và các con sẽ tìm thấy một người bạn mà nơi Người các con luôn luôn có thể tin tưởng; “hãy mặc lấy Đức Kitô” và các con sẽ thấy đôi cánh hy vọng giang ra để các con hành trình với niềm vui hướng về tương lai; “hãy mặc lấy Đức Kitô” và cuộc đời các con sẽ tràn đầy tình yêu của Người; nó sẽ là một cuộc đời sinh đầy hoa trái. Vì tất cả chúng ta đều muốn một cuộc đời sinh hoa trái, một cuộc đời nói về sự sống với những người khác!
Hôm nay, cha muốn mỗi người chúng ta chân thành tự hỏi: Chúng ta đặt niềm tin của mình vào ai? Vào chính mình, vào vật chất, hoặc vào Chúa Giêsu? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, nghĩ rằng mình là cái rốn của vũ trụ, tin rằng một mình mình, tự mình có thể xây dựng cuộc đời mình, hay nghĩ rằng đời sống mình chỉ có thể hạnh phúc nếu được xây dựng trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng không phải như thế! Chắc chắn rằng của cải, tiền bạc và quyền lực có thể cung cấp cho chúng một cảm giác sung sướng nhất thời, một ảo tưởng được hạnh phúc, nhưng chúng cuối cùng sẽ sở hữu chúng ta và làm cho chúng ta luôn luôn muốn có nhiều hơn, không bao giờ thỏa mãn. Cuối cùng, chúng ta được “đổ đầy” mà không bao giờ được nuôi dưỡng, và thật rất đáng buồn khi thấy những người trẻ “được đổ đầy” mà yếu đuối. Tuổi trẻ phải mạnh mẽ, phải được nuôi dưỡng bằng đức tin chứ không phải được đổ đầy bằng những thứ khác. “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con, hãy đặt niềm tin vào Người và các con sẽ không bao giờ phải thất vọng! Các bạn thân mến, hãy nhìn xem, đức tin hoàn thành trong đời sống chúng ta một cuộc cách mạng mà chúng ta có thể gọi là Copernicô, bởi vì nó lấy chúng ta ra khỏi trung tâm và đặt Thiên Chúa vào đó. Đức tin dìm chúng ta trong tình yêu của Người cùng ban cho chúng ta sự an toàn, sức mạnh và hy vọng. Nhìn bề ngoài, không có gì có vẻ thay đổi cả, nhưng tận đáy lòng con người chúng ta, tất cả mọi sự đều thay đổi. Khi Thiên Chúa hiện diện ở đó, tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của sự bình an, ngọt ngào, dịu dàng, can đảm, thanh thản và niềm vui, là tất cả hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22), như thế con người chúng ta được biến đổi, cách chúng ta suy nghĩ và hành động được đổi mới, nó trở thành cách suy nghĩ và hành động của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa. Các bạn thân mến, đức tin là nhà cách mạng, còn cha, cha hỏi mỗi người trong các con hôm nay: con sẵn sàng chưa, conn sẵn sàng bước vào làn sóng cách mạng của đức tin chưa? Chỉ bằng cách bước vào đó mà đời sống trẻ trung của các con sẽ có ý nghĩa và như thế sẽ sinh hoa kết quả!
Các bạn trẻ thân mến: “Hãy mặc lấy Đức Kitô” trong cuộc sống của các con. Trong những ngày này, Người đang chờ các con: hãy cẩn thận lắng nghe Người và sự hiện diện của Người sẽ làm cho tâm hồn các con được hăng say. “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Bí Tích Hòa Giải, để lòng thương xót của Người chữa lành tất cả mọi vết thương gây ra bởi tội lỗi. Đừng sợ cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa! Ngài không bao giờ biết mệt khi tha thứ cho chúng ta, như một người cha yêu thương chúng ta. Thiên Chúa là lòng thương xót tinh tuyền! “Hãy mặc lấy Đức Kitô”: Người đang chờ các con trong Thánh Thể, Bí Tích của sự hiện diện, và của sự hy sinh vì tình yêu của Người, và Người cũng chờ đợi các con trong lòng nhân đạo của nhiều người trẻ là những người sẽ phong phú hóa các con với tình bằng hữu của họ, khuyến khích các con bằng việc làm chứng cho đức tin của họ, và dạy các con ngôn ngữ của đức ái, sự tốt lành và phục vụ. Các người trẻ thân mến, các con cũng có thể làm những chứng nhân vui vẻ của tình yêu của Người, chứng nhân can đảm của Tin Mừng của Người, để mang đến trong thế giới này một chút ánh sáng của Người. Hãy để cho mình được Chúa Giêsu yêu thương, Người là người bạn không bao giờ lừa dối.
“Thật tốt quá cho Chúng ta khi ở đây!”, khi mặc lấy Đức Kitô trong cuộc sống của chúng ta, khi mặc lấy đức tin, đức cậy và đức mến mà Người ban cho chúng ta. Các bạn thân mến, trong buổi cử hành này, chúng ta đã chào đón ảnh của Đức Mẹ Aparecida. Chúng ta hãy xin Mẹ dạy chúng ta cách đi theo Chúa Giêsu. Xin Mẹ dạy chúng ta cách làm những môn đệ và những nhà truyền giáo. Giống như Mẹ, chúng ta muốn thưa “Xin Vâng” với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin trái tim từ mẫu của Mẹ cầu bầu cho chúng ta, ngõ hầu trái tim của chúng ta có thể mở ra để yêu mến Chúa Giêsu và làm cho người khác yêu mến Người. Các bạn trẻ thân mến, Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta, và Người đang hy vọng nơi chúng ta. Amen.
http://giaoly.org/vn/
Huấn Từ của ĐTC Phanxicô trước giờ Kinh Truyền Tin ở Rio de Janeiro
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:27 26/07/2013
“Chúng ta hãy hướng về Đức Mẹ Maria để xin Mẹ bảo vệ gia đình chúng ta, biến nó thành tổ ấm của đức tin và tình yêu, trong đó chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu Con Mẹ.”
Dưới đây là bản dịch bài Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước giờ Kinh Truyền Tin/ Giờ Của Đức Mẹ Maria, được ban hành nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ XXVII tại Rio de Janeiro, Ba Tây từ ban công của Tòa Tổng Giám Mục Rio de Janeiro, hôm thứ sáu, ngày 26 tháng 7 năm 2013
* * *
Anh chị em và các bạn thân mến, xin chào!
Tôi cảm tạ Chúa Quan Phòng vì đã hướng dẫn bước đường của tôi nơi đây, ở thành phố São Sebastião do Rio de Janeiro. Tôi thực sự biết ơn Đức Tổng Giám Mục Orani và anh chị em vì sự chào đón nồng nhiệt, qua đó chứng tỏ lòng ưu ái anh chị em dành cho người kế vị Thánh Phêrô. Tôi ước mong rằng việc đi qua thành phố Rio này của tôi đổi mới trong tất cả anh chị em tình yêu dành cho Đức Kitô và Hội Thánh, niềm vui được kết hợp với Người và thuộc về Hội Thánh, cùng quyết tâm sống và làm chứng cho đức tin.
Một cách diễn tả phổ thông xinh đẹp về đức tin là Kinh Truyền Tin [ở Ba tây, người ta gọi là Giờ của Đức Mẹ Maria]. Đó là một kinh nguyện đơn giản được đọc trong ba giây phút đặc trưng của ngày, đánh dấu nhịp điệu của các hoạt động thường nhật của chúng ta: vào buổi sáng, buổi trưa và lúc hoàng hôn. Nhưng nó lại là một kinh nguyện quan trọng, tôi mời mọi người đọc kinh Kính Mừng. Kinh này nhắc nhở chúng ta về một biến cố đầy ánh sáng là biến cố biến đổi lịch sử: việc Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người trong Đức Giêsu thành Nadarét.
Hôm nay Hội Thánh mừng kính cha mẹ của Đức Trinh Nữ Maria, ông bà của Chúa Giêsu: Các Thánh Gioachim và Anna. Trong nhà của các ngài, Đức Maria đã chào đời, mang theo mầu nhiệm phi thường về Vô Nhiễm Nguyên Tội; trong nhà của các ngài Mẹ đã lớn lên trong khi được đồng hành bởi tình yêu và đức tin của các ngài; trong nhà của các ngài Mẹ đã học được cách lắng nghe tiếng Chúa và làm theo Thánh Ý của Ngài. Các Thánh Gioachim và Anna là một phần của một chuỗi dài đã truyền đức tin và tình yêu dành cho Thiên Chúa lại cho Đức Maria, trong bầu khí ấm áp của gia đình, ngõ hầu Mẹ đón nhận Con Thiên Chúa trong lòng Mẹ và ban Người cho thế giới, Người được ban cho chúng ta. Gia đình thật có một giá trị vĩ đại như một nơi đặc biệt để truyền thụ đức tin! Khi nói về bầu không khí gia đình tôi muốn nhấn mạnh một điều: Hôm nay, trong ngày lễ kính Thánh Gioachim và Anna này ở Ba tây cũng như ở nhiều nước khác, chúng ta mừng lễ ông bà. Đời sống gia đình quan trọng biết bao trong việc truyền lại di sản nhân bản và đức tin, là điều thiết yếu cho tất cả mọi xã hội! Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các thế hệ, đặc biệt là trong gia đình, quan trọng biết bao. Tài Liệu Aparecida nhắc nhở chúng ta: “Các trẻ em và các bậc lão thành xây dựng tương lai của quốc gia, bởi vì các em sẽ mang theo mình những câu chuyện, còn những vị cao niên, vì họ truyền lại kinh nghiệm và sự khôn ngoan của đời sống của họ” (số 447). Mối tương quan này, cuộc đối thoại giữa các thế hệ này là một kho tàng mà chúng ta phải bảo toàn và nuôi dưỡng! Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới này, những người trẻ muốn chào hỏi ông bà. Chào hỏi các ngài với hết lòng kính yêu. Thưa ông bà. Chúng con chào ông bà. Các em, những người trẻ, chào hỏi ông bà với lòng kính yêu và cảm ơn các ngài vì chứng tá về sự khôn ngoan mà các ngài liên tục ban cho chúng ta.
Và giờ đây, nơi Quảng Trường này và các đường phố kế cận, trong những căn nhà, họ đang sống với chúng ta thời gian cầu nguyện này, chúng ta hãy cảm thấy như một đại gia đình và hãy hướng về Đức Mẹ Maria để xin Mẹ bảo vệ gia đình chúng ta, biến nó thành tổ ấm của đức tin và tình yêu, trong đó chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu Con Mẹ.
Chuyển ý từ bản tiếng Ý và Tây Ban Nha của website Tòa Thánh.
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trước giờ Kinh Truyền Tin/ Giờ Của Đức Mẹ Maria, được ban hành nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ XXVII tại Rio de Janeiro, Ba Tây từ ban công của Tòa Tổng Giám Mục Rio de Janeiro, hôm thứ sáu, ngày 26 tháng 7 năm 2013
Anh chị em và các bạn thân mến, xin chào!
Tôi cảm tạ Chúa Quan Phòng vì đã hướng dẫn bước đường của tôi nơi đây, ở thành phố São Sebastião do Rio de Janeiro. Tôi thực sự biết ơn Đức Tổng Giám Mục Orani và anh chị em vì sự chào đón nồng nhiệt, qua đó chứng tỏ lòng ưu ái anh chị em dành cho người kế vị Thánh Phêrô. Tôi ước mong rằng việc đi qua thành phố Rio này của tôi đổi mới trong tất cả anh chị em tình yêu dành cho Đức Kitô và Hội Thánh, niềm vui được kết hợp với Người và thuộc về Hội Thánh, cùng quyết tâm sống và làm chứng cho đức tin.
Một cách diễn tả phổ thông xinh đẹp về đức tin là Kinh Truyền Tin [ở Ba tây, người ta gọi là Giờ của Đức Mẹ Maria]. Đó là một kinh nguyện đơn giản được đọc trong ba giây phút đặc trưng của ngày, đánh dấu nhịp điệu của các hoạt động thường nhật của chúng ta: vào buổi sáng, buổi trưa và lúc hoàng hôn. Nhưng nó lại là một kinh nguyện quan trọng, tôi mời mọi người đọc kinh Kính Mừng. Kinh này nhắc nhở chúng ta về một biến cố đầy ánh sáng là biến cố biến đổi lịch sử: việc Nhập Thể, Con Thiên Chúa làm người trong Đức Giêsu thành Nadarét.
Hôm nay Hội Thánh mừng kính cha mẹ của Đức Trinh Nữ Maria, ông bà của Chúa Giêsu: Các Thánh Gioachim và Anna. Trong nhà của các ngài, Đức Maria đã chào đời, mang theo mầu nhiệm phi thường về Vô Nhiễm Nguyên Tội; trong nhà của các ngài Mẹ đã lớn lên trong khi được đồng hành bởi tình yêu và đức tin của các ngài; trong nhà của các ngài Mẹ đã học được cách lắng nghe tiếng Chúa và làm theo Thánh Ý của Ngài. Các Thánh Gioachim và Anna là một phần của một chuỗi dài đã truyền đức tin và tình yêu dành cho Thiên Chúa lại cho Đức Maria, trong bầu khí ấm áp của gia đình, ngõ hầu Mẹ đón nhận Con Thiên Chúa trong lòng Mẹ và ban Người cho thế giới, Người được ban cho chúng ta. Gia đình thật có một giá trị vĩ đại như một nơi đặc biệt để truyền thụ đức tin! Khi nói về bầu không khí gia đình tôi muốn nhấn mạnh một điều: Hôm nay, trong ngày lễ kính Thánh Gioachim và Anna này ở Ba tây cũng như ở nhiều nước khác, chúng ta mừng lễ ông bà. Đời sống gia đình quan trọng biết bao trong việc truyền lại di sản nhân bản và đức tin, là điều thiết yếu cho tất cả mọi xã hội! Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các thế hệ, đặc biệt là trong gia đình, quan trọng biết bao. Tài Liệu Aparecida nhắc nhở chúng ta: “Các trẻ em và các bậc lão thành xây dựng tương lai của quốc gia, bởi vì các em sẽ mang theo mình những câu chuyện, còn những vị cao niên, vì họ truyền lại kinh nghiệm và sự khôn ngoan của đời sống của họ” (số 447). Mối tương quan này, cuộc đối thoại giữa các thế hệ này là một kho tàng mà chúng ta phải bảo toàn và nuôi dưỡng! Trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới này, những người trẻ muốn chào hỏi ông bà. Chào hỏi các ngài với hết lòng kính yêu. Thưa ông bà. Chúng con chào ông bà. Các em, những người trẻ, chào hỏi ông bà với lòng kính yêu và cảm ơn các ngài vì chứng tá về sự khôn ngoan mà các ngài liên tục ban cho chúng ta.
Và giờ đây, nơi Quảng Trường này và các đường phố kế cận, trong những căn nhà, họ đang sống với chúng ta thời gian cầu nguyện này, chúng ta hãy cảm thấy như một đại gia đình và hãy hướng về Đức Mẹ Maria để xin Mẹ bảo vệ gia đình chúng ta, biến nó thành tổ ấm của đức tin và tình yêu, trong đó chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu Con Mẹ.
Chuyển ý từ bản tiếng Ý và Tây Ban Nha của website Tòa Thánh.
http://giaoly.org/vn/
Đức Phanxicô tại Varginha
Vũ Văn An
16:28 26/07/2013
Ở Ba Tây, người ta thường cho rằng các khu ổ chuột chỉ có du đãng và Ngũ Tuần hiện diện. Đây là lời kết án Giáo Hội Công Giáo, song song với chính phủ và nhiều định chế xã hội khác, đã gần như bỏ rơi những khu này trong khi người khác thấy đây là một cơ hội để nhào vô.
Xét về nhiều mặt, lời kết án ấy bất công, vì rất nhiều người Công Giáo hiện đang làm việc một cách anh hùng giữa các người nghèo của Ba Tây và khắp nơi trên thế giới. Nhưng đôi khi, cách nhìn đó cũng nói lên sự thực và trong ngày thứ tư của cuộc viếng thăm Ba Tây, Đức Phanxicô đang làm cho cách nhìn đó thay đổi.
Tại khu ổ chuột nổi tiếng của Rio gọi là Varginha, trong một cộng đoàn nhỏ có tên Manguinhos, Giáo Hội Công Giáo quả đã được nhìn thấy rõ. Đức Phanxicô tới để nói với khu ổ chuột này rằng: Giáo Hội ở cùng anh chị em.
Con số thống kê của chính phủ cho biết gần 11 triệu người Ba Tây đang sống trong các khu ổ chuột như khu được Đức Phanxciô tới viếng, chiếm 6% dân số toàn quốc và họ là những người nghèo nhất trong số người nghèo.
Thứ Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã nâng những người này lên làm tấm gương soi lương tâm quốc gia. Ngài nói: “thước đo sự cao cả của một xã hội tìm thấy nơi cung cách họ đối xử với những người túng thiếu, những người không có chi ngoài sự nghèo nàn của họ”.
Tại quê hướng Á Căn Đình của ngài, Đức Phanxicô từng được mệnh danh là “giáo hoàng của các khu ổ chuột”. Cả về thực chất lẫn biểu tượng, Đức Phanxicô thực đã biến ngài thành tông đồ của cư dân ổ chuột khắp nơi.
Trong một bài diễn văn được coi là có tính chính trị và xã hội nhậy bén nhất của chuyến đi này, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “không ai có thể ở dửng dưng đối với các bất quân bình dai dẳng trên thế giới... Người dân Ba Tây, nhất là những người khiêm tốn nhất, có thể dạy thế giới bài học về liên đới, một từ ngữ thường hay bị quên hoặc làm cho câm họng vì nó không làm người ta thoải mái... Tôi muốn đưa ra lời kêu gọi với những người đang sở hữu nhiều tài nguyên hơn, với các giới hữu trách công cộng và với mọi người thiện chí đang phục vụ công bằng xã hội rằng: đừng bao giờ mệt mỏi trong việc tạo ra một thế giới công chính hơn, được đánh dấu bằng tình liên đới lớn lao hơn”.
Xét theo ngữ cảnh, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng nghe như lời gián tiếp chúc lành cho phong trào biểu tình ồ ạt phát khởi tại Ba Tây trong tháng Sáu, khi hằng triệu người chiếm đường phố để bày tỏ sự bất mãn của họ đối với các chi tiêu công cộng lãng phí vào Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2014 và Thế Vận Hội năm 2016, trong khi các dịch vụ căn bản như giáo dục, chăm sóc ý tế, vận chuyển và các cố gắng chống nghèo bị làm ngơ.
Oái oăm thay, Đức Phanxicô đọc bài diễn văn mạnh mẽ tại khu ổ chuột này sau khi thăm viếng dinh thành phố Rio, nơi ngài làm phép lá cờ Thế Vận Hội và gặp gỡ đại biểu các thể tháo gia.
Ở Varginha, Đức Phanxicô cũng đã trực tiếp nói với giới trẻ Ba Tây, những kiến trúc sư và người tổ chức các cuộc biểu tình hồi tháng Sáu. Ngài nói: “Các bạn trẻ thân mến, các bạn có một mẫn cảm đặc biệt đối với bất công, nhưng các bạn thường thất vọng bởi các sự kiện nói lên nạn tham nhũng từ phía những người đặt quyền lợi riêng lên trên thiện ích chung”.
"Với các bạn và với mọi người, tôi xin nhắc lại: các bạn đừng bao giờ thất vọng cả, đừng đánh mất niềm tin tưởng, đừng để niềm hy vọng của các bạn tắt ngúm”.
Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra lời trách cứ mà trong ngữ cảnh này, ai cũng biết chắc là lời chỉ trích chính phủ Ba Tây.
Rio de Janeiro đã chấp nhận chiến thuật “bình định” các khu ổ chuột, bằng cách nhổ tận gốc tội ác có tổ chức và những người buôn bán ma túy. Trong ít ngày qua, khu ổ chuột mà Đức Phanxicô tới thăm vốn được gọi là “Dải Gaza” của Rio, là khung cảnh diễn ra các va chạm đổ máu giữa các nhóm du đãng với nhau nhằm kiểm soát hay giữa các nhóm này và cảnh sát.
Năm ngoái, cảnh sát và các sở an ninh đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, và thành phố này huyênh hoang cho rằng đến nay, yên ổn đã được vãn hồi. Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn nhấn mạnh rằng bình định chỉ có nghĩa triển khai các đội cảnh sát chứ không cung cấp bất cứ tài nguyên giáo dục, y tế, chống nghèo và phát tiển kinh tế nào. Vả lại cũng không có gì là thường xuyên cả.
Điều rõ ràng là Đức Phanxicô hình như về phe với những nhà phê bình này. Ngài nói: “không lượng ‘xây dựng hoà bình’ nào có khả năng kéo dài, mà hoà hợp và hạnh phúc cũng không thể nào đạt được trong một xã hội coi thường, đẩy ra bên lề hay loại bỏ một phần của chính mình. Xã hội loại này chỉ làm nghèo chính nó, nó đã đánh mất một điều chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng cũng cho thấy một phần phong cách riêng của mình. Có lúc, ngài khuyến khích người ta đại lượng, dù với những phương tiện hạn hữu, khi nhắc lại câu phương ngôn của Châu Mỹ La Tinh: “Bạn luôn luôn có thể thêm nước vào nồi đậu”.
Ngài cũng biện luận rằng trong cuộc đấu tranh chống sự nghèo đói, cung hiến trợ giúp vật chất mà thôi không đủ. Theo ngài, điều chủ yếu là xây dựng hạ tầng luân lý cho xã hội bằng cách bảo vệ các giá trị cốt lõi sau đây:
• "Sự sống, vốn là một ơn phúc của Thiên Chúa, một giá trị luôn phải được bảo vệ và cổ vũ”;
• "Gia đình, nền tảng của việc chung sống và là phương thuốc chống việc phân mảnh của xã hội”;
• "Giáo dục toàn diện, điều không thể bị giản lược vào duy việc thông truyền tín liệu cho mục tiêu sinh lợi”;
• "Y tế, điều phải tìm phúc lợi toàn vẹn của con người, kể cả chiều kích tâm linh”;
• "An ninh, trong xác tín rằng chỉ có thể vượt thắng được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người”.
Người ta còn phải chờ mới thấy cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô mang lại bao nhiêu khác biệt trong thế giới thực. Chân Phúc Gioan Phaolô II từng viếng một cộng đoàn khác của khu ổ chuột Varginha vào năm 1980 và cũng nói những điều tương tự. Và điều hiển nhiên là những vấn nạn nằm bên dưới khó có thể biến mất trong 33 năm vừa qua.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng, ngay sau khi được bầu vào hồi tháng Ba, đã cam kết dấn thân đối với viễn kiến “một Giáo Hội nghèo cho người nghèo”. Ít nhất trong khoảnh khắc đáng nhớ tại một khu ổ chuột của Ba Tây vào hôm thứ Năm, xem ra ngài đã chứng tỏ được cam kết này.
Xét về nhiều mặt, lời kết án ấy bất công, vì rất nhiều người Công Giáo hiện đang làm việc một cách anh hùng giữa các người nghèo của Ba Tây và khắp nơi trên thế giới. Nhưng đôi khi, cách nhìn đó cũng nói lên sự thực và trong ngày thứ tư của cuộc viếng thăm Ba Tây, Đức Phanxicô đang làm cho cách nhìn đó thay đổi.
Tại khu ổ chuột nổi tiếng của Rio gọi là Varginha, trong một cộng đoàn nhỏ có tên Manguinhos, Giáo Hội Công Giáo quả đã được nhìn thấy rõ. Đức Phanxicô tới để nói với khu ổ chuột này rằng: Giáo Hội ở cùng anh chị em.
Con số thống kê của chính phủ cho biết gần 11 triệu người Ba Tây đang sống trong các khu ổ chuột như khu được Đức Phanxciô tới viếng, chiếm 6% dân số toàn quốc và họ là những người nghèo nhất trong số người nghèo.
Thứ Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã nâng những người này lên làm tấm gương soi lương tâm quốc gia. Ngài nói: “thước đo sự cao cả của một xã hội tìm thấy nơi cung cách họ đối xử với những người túng thiếu, những người không có chi ngoài sự nghèo nàn của họ”.
Tại quê hướng Á Căn Đình của ngài, Đức Phanxicô từng được mệnh danh là “giáo hoàng của các khu ổ chuột”. Cả về thực chất lẫn biểu tượng, Đức Phanxicô thực đã biến ngài thành tông đồ của cư dân ổ chuột khắp nơi.
Trong một bài diễn văn được coi là có tính chính trị và xã hội nhậy bén nhất của chuyến đi này, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “không ai có thể ở dửng dưng đối với các bất quân bình dai dẳng trên thế giới... Người dân Ba Tây, nhất là những người khiêm tốn nhất, có thể dạy thế giới bài học về liên đới, một từ ngữ thường hay bị quên hoặc làm cho câm họng vì nó không làm người ta thoải mái... Tôi muốn đưa ra lời kêu gọi với những người đang sở hữu nhiều tài nguyên hơn, với các giới hữu trách công cộng và với mọi người thiện chí đang phục vụ công bằng xã hội rằng: đừng bao giờ mệt mỏi trong việc tạo ra một thế giới công chính hơn, được đánh dấu bằng tình liên đới lớn lao hơn”.
Xét theo ngữ cảnh, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng nghe như lời gián tiếp chúc lành cho phong trào biểu tình ồ ạt phát khởi tại Ba Tây trong tháng Sáu, khi hằng triệu người chiếm đường phố để bày tỏ sự bất mãn của họ đối với các chi tiêu công cộng lãng phí vào Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2014 và Thế Vận Hội năm 2016, trong khi các dịch vụ căn bản như giáo dục, chăm sóc ý tế, vận chuyển và các cố gắng chống nghèo bị làm ngơ.
Oái oăm thay, Đức Phanxicô đọc bài diễn văn mạnh mẽ tại khu ổ chuột này sau khi thăm viếng dinh thành phố Rio, nơi ngài làm phép lá cờ Thế Vận Hội và gặp gỡ đại biểu các thể tháo gia.
Ở Varginha, Đức Phanxicô cũng đã trực tiếp nói với giới trẻ Ba Tây, những kiến trúc sư và người tổ chức các cuộc biểu tình hồi tháng Sáu. Ngài nói: “Các bạn trẻ thân mến, các bạn có một mẫn cảm đặc biệt đối với bất công, nhưng các bạn thường thất vọng bởi các sự kiện nói lên nạn tham nhũng từ phía những người đặt quyền lợi riêng lên trên thiện ích chung”.
"Với các bạn và với mọi người, tôi xin nhắc lại: các bạn đừng bao giờ thất vọng cả, đừng đánh mất niềm tin tưởng, đừng để niềm hy vọng của các bạn tắt ngúm”.
Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra lời trách cứ mà trong ngữ cảnh này, ai cũng biết chắc là lời chỉ trích chính phủ Ba Tây.
Rio de Janeiro đã chấp nhận chiến thuật “bình định” các khu ổ chuột, bằng cách nhổ tận gốc tội ác có tổ chức và những người buôn bán ma túy. Trong ít ngày qua, khu ổ chuột mà Đức Phanxicô tới thăm vốn được gọi là “Dải Gaza” của Rio, là khung cảnh diễn ra các va chạm đổ máu giữa các nhóm du đãng với nhau nhằm kiểm soát hay giữa các nhóm này và cảnh sát.
Năm ngoái, cảnh sát và các sở an ninh đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, và thành phố này huyênh hoang cho rằng đến nay, yên ổn đã được vãn hồi. Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn nhấn mạnh rằng bình định chỉ có nghĩa triển khai các đội cảnh sát chứ không cung cấp bất cứ tài nguyên giáo dục, y tế, chống nghèo và phát tiển kinh tế nào. Vả lại cũng không có gì là thường xuyên cả.
Điều rõ ràng là Đức Phanxicô hình như về phe với những nhà phê bình này. Ngài nói: “không lượng ‘xây dựng hoà bình’ nào có khả năng kéo dài, mà hoà hợp và hạnh phúc cũng không thể nào đạt được trong một xã hội coi thường, đẩy ra bên lề hay loại bỏ một phần của chính mình. Xã hội loại này chỉ làm nghèo chính nó, nó đã đánh mất một điều chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng cũng cho thấy một phần phong cách riêng của mình. Có lúc, ngài khuyến khích người ta đại lượng, dù với những phương tiện hạn hữu, khi nhắc lại câu phương ngôn của Châu Mỹ La Tinh: “Bạn luôn luôn có thể thêm nước vào nồi đậu”.
Ngài cũng biện luận rằng trong cuộc đấu tranh chống sự nghèo đói, cung hiến trợ giúp vật chất mà thôi không đủ. Theo ngài, điều chủ yếu là xây dựng hạ tầng luân lý cho xã hội bằng cách bảo vệ các giá trị cốt lõi sau đây:
• "Sự sống, vốn là một ơn phúc của Thiên Chúa, một giá trị luôn phải được bảo vệ và cổ vũ”;
• "Gia đình, nền tảng của việc chung sống và là phương thuốc chống việc phân mảnh của xã hội”;
• "Giáo dục toàn diện, điều không thể bị giản lược vào duy việc thông truyền tín liệu cho mục tiêu sinh lợi”;
• "Y tế, điều phải tìm phúc lợi toàn vẹn của con người, kể cả chiều kích tâm linh”;
• "An ninh, trong xác tín rằng chỉ có thể vượt thắng được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người”.
Người ta còn phải chờ mới thấy cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô mang lại bao nhiêu khác biệt trong thế giới thực. Chân Phúc Gioan Phaolô II từng viếng một cộng đoàn khác của khu ổ chuột Varginha vào năm 1980 và cũng nói những điều tương tự. Và điều hiển nhiên là những vấn nạn nằm bên dưới khó có thể biến mất trong 33 năm vừa qua.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng, ngay sau khi được bầu vào hồi tháng Ba, đã cam kết dấn thân đối với viễn kiến “một Giáo Hội nghèo cho người nghèo”. Ít nhất trong khoảnh khắc đáng nhớ tại một khu ổ chuột của Ba Tây vào hôm thứ Năm, xem ra ngài đã chứng tỏ được cam kết này.
Video WYD 2013: Nghi thức chào mừng Đức Thánh Cha tại WYD 2013
VietCatholic Network
18:10 26/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Buổi lễ đã diễn ra dưới hình thức một buổi Phụng Vụ Lời Chúa.
Lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta
Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta đã gởi lời chào Đức Thánh Cha như sau:
Trọng kính Đức Thánh Cha, lịch sử của đất nước chúng con đã bắt đầu từ một bãi biển với việc cử hành một Thánh Lễ. Ông Pedro Alvarez Cabral và đoàn tùy tùng của mình đã đưa hình ảnh của Đức Mẹ Hy Vọng đến đây và vào chính ngày ấy, ông đã đặt tên cho mảnh đất này là "vùng đất của Thánh Giá."
Cũng ngày hôm nay, trên những bãi cát của một bãi biển khác, Bãi biển Copacabana, là một trong những Kỳ Quan được in trên cơ man những Bưu Thiếp của đất nước của chúng con, chúng con có thể nhìn thấy hy vọng của nhân loại trên gương mặt những thanh niên thiếu nữ, được biến đổi bởi ánh sáng đức tin.
Cùng với vị Đại Diện của Chúa Kitô trên trần gian, chúng con mong muốn bày tỏ ước muốn của chúng con là được loan báo Chúa Kitô cho mọi dân tộc trong tư cách là các môn đệ và các nhà truyền giáo dưới sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Aparecida, Bổn Mạng của Brazil.
Xin cho lời của Thiên Chúa mà chúng ta sẽ nghe ngày hôm nay, trở thành một động lực trong chúng con để tuổi trẻ mọi chủng tộc, mọi dân tộc, ngôn ngữ và quốc gia thực sự có thể là bạn của Chúa Kitô và sống ơn gọi mà họ được kêu mời.
Thưa Đức Thánh Cha, chúng con đến từ khắp mọi nơi trên thế giới để đáp lại lời mời của ngài. Hãy tin tưởng nơi chúng con. Chúng con là tuổi trẻ của Chúa Kitô. Chúng con là tuổi trẻ của Đức Thánh Cha.
Lời chào mừng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với các người hành hương ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới
Copacabana, Rio de Janeiro
Các bạn trẻ thân mến,
Chào các bạn! Nơi các bạn tôi thấy được vẻ đẹp của khuôn mặt trẻ trung của Đức Kitô và lòng tôi tràn ngập niềm vui. Tôi nhớ lại ngày Đại hội Giới trẻ Quốc tế lần đầu tiên, được tổ chức ở bình diện quốc tế. Nó được cử hành vào năm 1987 tại Argentina, tại thành phố quê hương của tôi là Buenos Aires. Tôi vẫn còn thích thú với những lời mà chân phước Gioan-Phaolô II nói vào dịp này: “Cha có một niềm hy vọng lớn nơi các con! Trên hết cha hy vọng rằng các con sẽ canh tân lòng trung thành của các con đối với Đức Giêsu Kitô và với thập giá mang ơn cứu rỗi của người” (Diễn từ với người trẻ, Buenos Aires, 11/4/1987). Trước khi tiếp tục, tôi muốn gợi lại tai nạn bi thảm tại Guiana nơi đó bạn trẻ Sophie Morinière bị chết và những người trẻ khác bị thương. Tôi mời gọi tất cả các bạn hãy dành một phút thinh lặng và cầu nguyện cho Sophie, cho những người bị thương và cho gia đình của họ.
Năm nay, Ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới lại đến với Châu Mỹ La tinh lần thứ hai. Và các bạn, những người trẻ đã đông đảo đáp lại lời mời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI để cử hành dịp này. Chúng ta bày tỏ lời cám ơn chân thành với ngài.
Tôi đang nhìn vào đám đông to lớn – có rất nhiều các bạn, và các bạn đã đến từ mọi đại lục! Trong nhiều trường hợp, các bạn đến từ xa, không chỉ về phương diện địa lý, nhưng còn về phương diện hiện sinh, văn hoá, xã hội và nhân văn. Nhưng hôm nay tất cả các bạn đều ở đây, hay tốt hơn, tất cả chúng ta đều cùng nhau ở đây hiệp nhất nên một, để chia sẻ đức tin và niềm vui khi gặp gỡ Đức Kitô, khi trở nên môn đệ của Người. Tuần này Rio đã trở thành trung tâm của Giáo Hội, với trái tim tươi trẻ lẫn nồng nhiệt, bởi vì các bạn đã quảng đại và can đảm đáp lại lời mời gọi của Đức Kitô để ở với người và nên bạn hữu với người. Con tàu của ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới này đã đến từ xa và đã đi qua mọi miền của Brazil theo các giai đoạn của dự án mang tên “Bota fé – nỗ lực sống đức tin!” Hôm nay con tàu đã tới Rio de Janeiro. Từ Corcovado, Đức Kitô Cứu chuộc ôm lấy chúng ta và chúc lành cho chúng ta. Khi nhìn về biển, bãi biển, và tất cả các bạn đang tụ họp nơi đây, tôi nhớ đến thời điểm Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên đi theo Người tại bờ biển hồ Tiberia. Hôm nay Đức Kitô lại mời gọi mỗi một chúng ta: bạn có muốn làm môn đệ của tôi không? Bạn có muốn làm bạn của tôi không? Bạn có muốn trở thành một chứng nhân cho Tin mừng của tôi không? Trong tinh thần của năm Đức tin, những câu hỏi này mời gọi chúng ta canh tân lại sự dấn thân của chúng ta như những kitô hữu. Gia đình và cộng đoàn địa phương của các bạn đã chuyển trao cho các bạn quà tặng lớn lao là đức tin, Đức Kitô đã lớn lên trong các bạn. Tôi đã đến đây hôm nay để củng cố các bạn trong đức tin này, đức tin vào Đức Kitô hằng sống đang ngự giữa chúng ta, nhưng tôi cũng đã đến để được củng cố bởi sự nhiệt thành của đức tin các bạn!
Tôi chào đón các bạn với niềm âu yếm lớn lao. Với tất cả các bạn đang tụ họp nơi đây từ khắp năm châu và, qua các bạn, với tất cả các bạn trẻ của thế giới, và đặc biệt với các bạn không thể đến Rio de Janeiro nhưng đang theo dõi chúng ta bằng các phương tiện truyền thông radio, truyền hình và internet, tôi nói: Chào mừng lễ hội đức tin trọng đại này! Tại nhiều nơi trên thế giới, vào chính lúc này, nhiều bạn trẻ đã họp nhau để chung vui biến cố này: tất cả chúng ta hãy cảm nghiệm niềm vui được nối kết lại với nhau trong tình bạn và đức tin. Và các bạn hãy tin chắc điều này: trái tim mục tử của tôi ôm ấp tất cả các bạn với niềm âu yếm phổ quát. Từ trên đỉnh núi Corcovado, Đức Kitô Cứu chuộc tiếp đón các bạn đến với thành phố Rio đẹp đẽ này!
Tôi muốn mở rộng lời chào chúc đến vị Chủ tịch của Hội đồng giáo hoàng về giáo dân, Đức Hồng Y Stanisław Ryłko thân mến và không hề mệt mỏi, và với tất cả những ai đang làm việc với ngài. Tôi cám ơn Đức Tổng giám mục Orani João Tempesta, của São Sebastião tại Rio de Janeiro, vì cuộc đón tiếp nồng ấm đã dành cho tôi và công trình chuẩn bị to tát cho ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới, cùng với nhiều giáo phận của đất nước Brazil rộng lớn này. Tôi cũng muốn diễn tả lòng biết ơn của tôi đối với các cấp chính quyền quốc gia, tiểu bang và địa phương và những ai đã làm cho thời điểm độc nhất này của cuộc cử hành sự hiệp nhất, đức tin và tình huynh đệ. Xin cám ơn các anh em giám mục, linh mục, chủng sinh, những người thánh hiến và giáo dân đã đồng hành cùng với các người trẻ từ khắp nơi trên thế giới trong cuộc hành hương của họ đến với Đức Giêsu. Với mỗi một người trong anh chị em tôi âu yếm ôm hôn anh chị em trong Chúa.
Anh chị em thân mến, các bạn thân mến, chúc mừng đến với ngày Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVIII tại thành phố Rio de Janeiro tuyệt vời này!
(Bản dịch của Lm. Gioan Thiên Chúa Phan Du Sinh)
Bài Phúc Âm,
Bài trích Phúc Âm theo thánh Luca (Luke 9:28-36)
Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Ðức Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacôbê. Ðang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Môsê và ông Êlia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem. Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Ðức Giêsu, và hai nhân vật đứng bên Người. Ðang lúc hai vị này rời xa Ðức Giêsu, ông Phêrô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cái cho Thầy, một cái cho ông Môsê, và một cái cho ông Êlia". Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Ðây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!" Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Ðức Giêsu. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.
Phúc âm của Chúa.
Bài Giảng của Đức Thánh Cha
Sau bài Phúc Âm, Đức Thánh Cha đã giảng trong thánh lễ như sau:
Chúng ta ở đây thì thật là tốt! Thánh Phêrô đã thốt lên như thế sau khi nhìn thấy Chúa Giêsu biến hình trong vinh quang. Chúng ta có muốn lặp lại những lời này với ngài không? Tôi nghĩ câu trả lời là có, bởi vì ở đây ngày hôm nay, thật là tốt cho tất cả chúng ta được tập hợp lại với nhau chung quanh Chúa Giêsu! Chính Người là Đấng chào đón chúng ta và là Đấng đang hiện diện ở giữa chúng ta ở Rio này. Trong trình thuật Tin Mừng, chúng ta đã nghe Chúa Cha nói: "Này là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người!" (Lc 9,35). Nếu chính Chúa Giêsu là Đấng chào đón chúng ta, chúng ta cũng phải chào đón Người và lắng nghe lời Người, chính là thông qua sự đón nhận Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, của chúng ta mà Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng con đường tương lai chúng ta, và cho phép chúng ta hân hoan tiến bước trên những đôi cánh của hy vọng (x. Lumen Fidei, 7).
Nhưng chúng ta có thể làm được gì? Bonta Fé, hãy tăng cường đức tin. Thánh giá Ngày Quốc Tế giới trẻ đã hô lên những lời này suốt trong cuộc thánh du qua Brazil: “Hãy tăng cường đức tin”: nhưng điều này có nghĩa là gì? Khi ta chuẩn bị một món ăn ngon mà thấy thiếu muối, thì bạn “bỏ thêm muối” vào; thiếu dầu, thì bỏ thêm dầu vào... Các bạn trẻ thân mến, cũng vậy trong cuộc đời chúng ta, nếu chúng ta muốn đời ta thực sự có ý nghĩa và được sung mãn như các bạn mong muốn và đáng được như thế, thì tôi nói với mỗi người trong các bạn: 'Hãy tăng cường' và cuộc sống của bạn sẽ có một hương vị mới, sẽ có một địa bàn chỉ dẫn hướng đi; “hãy tăng cường hy vọng” và mỗi ngày của bạn sẽ được soi sáng và chân trời của bạn không còn tối tăm nữa, nhưng sáng ngời; 'hãy tăng cường tình yêu' và cuộc sống của bạn sẽ như một căn nhà được xây trên đá tảng, hành trình của bạn sẽ vui tươi, vì bạn sẽ gặp được bao nhiêu bạn hữu đồng hành với bạn. Hãy tăng cường đức tin, hy vọng, tình yêu trong cuộc sống các bạn!
“Nhưng ai có thể cho chúng ta tất cả những điều đó? Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe được câu trả lời: thưa đó chính là Chúa Kitô. “Này là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người!”. Chúa Giêsu là Đấng mang Thiên Chúa đến cho chúng ta và mang chúng ta đến cùng Thiên Chúa, cùng với Ngài toàn thể cuộc sống của chúng ta được biến đổi, canh tân và chúng ta có thể nhìn thực tại với một nhãn quan mới, theo quan điểm của Chúa Giêsu, và với cùng đôi mắt của Ngài (Xc Thông điệp 'Ánh sáng đức tin' 18). Vì thế hôm nay tôi mạnh mẽ nói với các bạn: 'Hãy đặt Chúa Kitô' vào đời sống của bạn và bạn sẽ tìm được một người bạn luôn có thể tín thác; “hãy đặt Chúa Kitô” vào đời mình và bạn sẽ thấy đôi cánh hy vọng tăng trưởng để vui mừng tiến bước trên con đường tương lai; “hãy đặt Chúa Kitô vào” và cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy tình thương của Ngài, sẽ là một cuộc sống phong phú.
“Hôm nay, tôi muốn rằng tất cả chúng ta hãy thành thực tự hỏi lòng mình: chúng ta đặt niềm tín thác của mình nơi ai? Nơi bản thân chúng ta, nơi vật chất, hoặc nơi Chúa Giêsu? Chúng ta bị cám dỗ đặt mình ở trung tâm, tưởng rằng chúng ta tự mình có thể xây dựng cuộc sống hoặc cuộc sống của chúng ta được hạnh phúc hay không hệ tại ở chỗ sở hữu được thật nhiều cả tiền bạc lẫn quyền bính. Nhưng không phải như vậy! Chắc chắn là của cải, tiền bạc và quyền bính có thể mang lại một lúc say sưa, với những ảo tưởng hạnh phúc, nhưng sau cùng, chính chúng chiếm hữu chúng ta và thúc đẩy chúng ta ngày càng phải có nhiều hơn và không bao giờ thỏa mãn. “Hãy đặt Chúa Kitô vào” cuộc sống của bạn, hãy tín thác nơi Ngài và bạn sẽ không bao giờ bị thất vọng! Các bạn thân mến, hãy xem đức tin thực hiện trong cuộc sống chúng ta một cuộc cách mạng mà chúng ta có thể gọi là cuộc cách mạng copernic, vì nó đưa chúng ta ra khỏi trung tâm và trả lại vị trí trung tâm cho Thiên Chúa; đức tin làm cho chúng ta được chìm đắm trong tình thương của Chúa, mang cho chúng ta an ninh, sức mạnh, hy vọng. Bề ngoài có vẻ không có gì thay đổi, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn chúng ta, mọi sự đã thay đổi. Trong tâm hồn chúng ta có an bình, sự dịu dàng, hiền dịu, can đảm, thanh thản và vui mừng, cũng là những hoa trái của Thánh Linh (Xc Ga 5,22) và cuộc sống chúng ta được biến đổi, cách thức suy nghĩa và hành động của chúng ta được đổi mới, trở thành cách thức suy nghĩa và hành động của Chúa Giêsu, của Thiên Chúa. Trong Năm Đức Tin, Ngày Quốc Tế giới trẻ này trở thành một hồng ân được ban cho chúng ta để đến gần Chúa hơn, để trở nên những môn đệ và thừa sai của Ngài, để cho Chúa đổi mới cuộc sống chúng ta.
Các bạn trẻ thân mến: Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống của bạn. Trong những ngày này, Chúa đang chờ đợi bạn trong Lời của Ngài: hãy chú ý lắng nghe Ngài và tâm hồn bạn sẽ được sưởi ấm nhờ sự hiện diện của Ngài; “hãy đặt Chúa Kitô” vào: Ngài sẽ tiếp đón bạn trong bí tích hoà giải, để chữa lành những vết thương tội lỗi của bạn bằng lượng từ bi của Ngài. Bạn đừng sợ xin Thiên Chúa tha thứ. Như người cha luôn yêu thương con cái mình, Ngài không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta. Thiên Chúa là lòng từ bi tinh tuyền! “Hãy đặt Chúa Kitô” vào: Ngài đang chờ đợi bạn trong cuộc gặp gỡ với Nhiệm Thể Ngài trong Thánh Thể, bí tích sự hiện diện của Ngài, bí tích hy sinh vì tình yêu. Ngài đang chờ đợi bạn trong nhân tính của bao nhiêu bạn trẻ sẽ làm cho bạn được phong phú nhờ tình bạn của họ, họ sẽ khích lệ bạn bằng chứng tá đức tin của họ, sẽ dạy bạn ngôn ngữ bác ái, từ nhân, phục vụ. Cả bạn nữa, bạn cũng có thể trở thành một chứng nhân vui mừng về tình thương của Chúa, một chứng nhân can đảm về Tin Mừng của Chúa để mang đến cho thế giới này một chút ánh sáng.
“Ở đây thật là tốt”, hãy đặt Chúa Kitô trong cuộc sống chúng ta, hãy tăng cường đức tin, hy vọng và tình thương mà Ngài ban cho chúng ta. Các bạn thân mến, trong buổi cử hành này, chúng ta đã đón rước ảnh Đức Mẹ Aparecida. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta muốn trở thành môn đệ và thừa sai. Như Mẹ, chúng ta muốn thưa “xin vâng” đối với Thiên Chúa. Chúng ta hãy xin trái tim từ mẫu của Mẹ chuyển cầu cho chúng ta, để con tim của chúng ta sẵn sàng yêu mến Chúa Giêsu và làm cho Ngài được yêu mến. Ngài đang chờ đợi và hy vọng nơi chúng ta! Amen
(Bản dịch của J.B. Đặng Minh An)
Trong phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Tràn đầy hy vọng, chúng ta hãy dâng Chúa những lời nguyện ước của chúng ta:
Lạy Chúa, xin nhận lời chúng con cầu nguyện
Cầu cho Hội Thánh Chúa, hiện diện khắp cùng bờ cõi trái đất đang cử hành Năm Đức Tin là một thời gian quan trọng để canh tân và loan báo Tin Mừng theo lệnh Chúa truyền cho chúng ta. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Cầu cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới, mà chúng ta đang cử hành tại Rio de Janeiro. Xin cho những người trẻ đang họp nhau đây từ tất cả các nơi trên thế giới có thể có một cuộc gặp gỡ sâu xa với Chúa Kitô. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Cầu cho tất cả những người không biết Chúa và cho những người đã đánh mất đức tin. Xin cho những chứng tá của chúng con đặc biệt là trong năm Đức tin này có thể giúp cho ánh sáng chân lý và niềm vui xuất phát từ một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa có thể được tìm thấy nơi con tim của họ. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Đức Phanxicô tại Copacabana: Mặc lấy Chúa Kitô
Vũ Văn An
19:32 26/07/2013
Bốn trăm sáu mươi năm sau, một tu sĩ Dòng Tên khác, lần này mặc áo trắng, là Đức Phanxicô, cũng đã viết lên bãi biển bản địa một bài thơ tuyệt diệu khác, vừa về Đức Maria vừa về Thánh Phanxicô: hãy đem Chúa Kitô đến thế giới qua người trẻ.
Đến Copacabana bằng trực thăng, Đức Giáo Hoàng đã được một xe jeep mui trần chở suốt mấy cây số dọc theo bãi biển. Trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, chạy chậm theo tốc độ người, giữa những lần ngừng lại để ôm hôn các trẻ em do quần chúng hân hoan đem tới, ngài cũng đã được tặng chiếc nón đỉnh đầu, không chế tạo theo lối “thường”. Ngài không ngần ngại đội ngay chiếc nón đó lên đầu và tặng người cho chiếc nón của ngài.
Sau khi đã yên vị trên lễ đài, ngài lại bước xuống để thăm hỏi một số giáo phẩm bạn có mặt tại đó. Ngài đã ôm hôn Đức Ông Marini, là chưởng nghi của ngài, người đã giới thiệu ngài với Phó Tế Marcio để phó tế trình bày với ngài khung cảnh của nghi lễ hôm nay. Vị phó tế này được coi như Bergoglio người Ba Tây, giống ngài cả về hình dáng thể lý lẫn lòng say mê phụng vụ thánh.
Sau khi nghe câu la hò “esta es la juventud del Papa” [đây là Tuổi Trẻ của Đức Giáo Hoàng], ngài được năm người trẻ đại diện cho năm châu chào kính.
Một thiếu nữ Ba Tây, xúc động trông thấy, đã kính tặng ngài một cây mới mọc, biểu tượng cho sợi dây liên kết với mảnh đất Ba Tây.
Trích dẫn lời Đức Gioan Phaolô II nói tại Đại Hội Giới Trẻ Buenos Aires năm 1997, Đức Phanxicô nói với giới trẻ rằng: “Cha đặt nhiều hy vọng nơi các con! Trên hết, cha hy vọng các con sẽ đổi mới lòng trung thành của các con với Chúa Giêsu Kitô và với Thánh Giá Cứu Chuộc của Người”.
Luôn luôn tưởng nhớ vị tiền nhiệm, ngài đã yêu cầu mọi người gửi lời chào tới Đức Bênêđíctô XVI, vị đã chọn Rio làm nơi tổ chức Ngày Thế Giới hiện nay.
Lời hoan hô như sấm dành cho Đức Giáo Hoàng hưu trí đã tiếp theo sau ít phút thinh lặng để tưởng niệm Sophie Moriniere và những người bị thương trong tai nạn xe buýt chở các người trẻ hành hương của Pháp lên đường đi Rio, lúc họ đang ở Guyana. Buổi sáng nay, Đức Phanxicô cũng đã gửi điện văn chia buồn với các nạn nhân của thảm họa xe lửa tại Santiago de Compostela.
Ngài nói: “trái tim mục tử của tôi xin ôm lấy mọi người với một tình âu yếm đại đồng. Ước chi Chúa Kitô Cứu Thế, từ đỉnh ngọn Corcovado, tiếp nhận chúng ta vào thành phố Rio cực đẹp này”.
Rồi trong một không khí gần như siêu thực, làm thành bởi cách chiếu sáng đầy tính kỹ thuật, cả một dĩ vãng bỗng xông tới, nào là thương gia, nào là mối lái, nào là nhà truyền giáo, cùng đổ bộ lên bờ biển Vera Cruz với các mục tiêu hiển nhiên khác nhau.
Với các trang phục thích hợp, người trẻ đã gợi lại thời kỳ ấy bằng cách đẩy trên xe gỗ một mẫu ảnh Đức Mẹ Aparecida xinh đẹp, tiếp theo là Cây Thánh Giá Đại Hội và những người mất đất bị “đóng đinh” vì nghèo đói, bệnh tật và loại bỏ.
Trong lúc suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa để kết thúc biến cố, Đức Phanxicô đã nói thêm một công thức dành cho người trẻ: “Hãy mặc lấy đức tin, hãy mặc lấy đức cậy, hãy mặc lấy đức mến!”.
Đức Giáo Hoàng đã giải thích điều trên như sau: “Bota fe (hãy mặc lấy đức tin). Khi ta soạn một đĩa thức ăn và thấy nó cần muối, thì mình cho muối vào; khi nó cần dầu, thì bạn cho dầu vô. Cho vào hay mặc vào là đặt lên trên, là đổ lên trên. Và trong đời ta cũng thế, các bạn trẻ thân mến ạ: nếu ta cần đời ta có ý nghĩa thực sự và được thành toàn thực sự, như các bạn muốn và các bạn đáng được, thì tôi bảo mỗi người các bạn “hãy mặc lấy đức tin”, thì đời các bạn sẽ có được mùi vị mới, nó sẽ có được một la bàn để chỉ đường cho các bạn; “hãy mặc lấy đức cậy”, thì mỗi ngày trong đời các bạn sẽ sáng lên và chân trời của các bạn sẽ không còn đen tối nữa, nhưng rực rỡ sáng láng; “hãy mặc lấy đức mến”, thì đời các bạn sẽ như ngôi nhà xây trên đá, cuộc hành trình của các bạn sẽ hân hoan, vì các bạn sẽ tìm được nhiều bằng hữu cùng hành trình với các bạn”.
Tuy nhiên, đức tin, đức cậy và đức mến có một nền tảng và một mẫu mực. Đó là Chúa Giêsu Kitô. Bởi vậy “Hỡi các bạn trẻ thân yêu, hãy mặc lấy Chúa Kitô trong đời các bạn”
Từ xúc cảm tới đời thực, Đức Phanxicô cho thấy bí tích Xưng Tội là để hòa giải với Chúa Kitô, với người khác và với chính mình. Ngài mời gọi người trẻ nuôi sống mình bằng “Thịt Thánh Thể”, vốn là bí tích chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu, của hy lễ tình yêu của Người.
Sau cùng, ngài đề nghị họ gặp gỡ người lân cận trong những ngày này, là những ngày họ được sống kinh nghiệm độc đáo của việc trao đổi văn hóa với những người cùng thời thuộc các quốc gia khác nhau, và của việc tăng trưởng thiêng liêng qua công việc thiện nguyện và những bài giáo lý nhận được.
“Được ở đây thật là điều đáng yêu”, Đức Giáo Hoàng nói thế; ngài quả đã diễn dịch được tâm tư người trẻ. Tuy nhiên, ngài cũng nhắc họ nhớ các trách nhiệm của họ và kế hoạch chín chắn trong đời họ. Ngài bảo: “Các bạn hãy nhìn xuống biển kia, xuống bãi biển này và tất cả các bạn, các bạn sẽ thấy xuất hiện trong tâm trí giây phút trong đó Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ theo Người, trên bờ hồ Tibêriát. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng hỏi ta một lần nữa: các con có muốn làm môn đệ của Thầy không?Các con có muốn làm bằng hữu của Thầy không? Các con có muốn làm chứng nhân cho Tin Mừng của Thầy không? Mỗi người đều cảm thấy mình được hỏi; mỗi người sẽ đưa ra câu trả lời của mình cho Chúa Kitô bằng chính cuộc đời mình”.
Khi tiếp nhận mẫu ảnh Đức Mẹ Aparecida, Đức Phanxicô đã mời gọi người trẻ “trở nên môn đệ và nhà truyền giáo như Đức Mẹ (...) vì Chúa Kitô đang trông mong chúng ta!”
''Cha đến đây để được lây lan niềm vui của giới trẻ!''
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
22:43 26/07/2013
"Cha đến đây để được lây lan niềm vui của giới trẻ!"
Rio – 25.7.2013 - Một cụ già 75 tuổi đã thú nhận tại Rio dịp ĐHGT-2013 để dựa vào giới trẻ lấy thêm sức mạnh quả là một điều khôn ngoan và cần thiết, nhất là cho vị trí của vị Giáo Hoàng còn cần sức mạnh này nhiều hơn nữa, bởi thế Ngài khẩn khoản: "Cha đến (Rio) để được lây lan niềm vui của giới trẻ!"
Một nhà báo Ba Tây đã bình luận rằng: "Nếu nhìn vào hình ảnh của hằng trăm ngàn bạn trẻ Công Giáo quốc tế đang hiện diện ở Rio thì làm sao chúng ta nói Giáo Hội Công Giáo thiếu linh mục được?". Đúng vậy ai đang ở Rio trong thời gian này thì mới trải nghiệm được niềm tin lẫn sức mạnh của người trè.
Họ vẫn reo mừng, vẫn hò hét, vẫn tham dự các giờ giáo lý và các nghi thức phụng vụ. Họ ở ngoài đường nhiều hơn là trong chỗ trú ngụ, cho dù mưa cả ngảy, cả buổi làm cho quần áo ẩm thấp khó chịu, cho dù giá rét bất ngờ, cho dù đi bộ vài cây số, v.v… nhưng vẫn không cản trở được buớc tiến của giới trẻ Công Giáo thế giới. Vì thế ĐGH Phanxicô khen ngợi: "Rio đang trở thành trung tâm của Giáo Hội, trở thành con tim sinh động và trẻ trung." Ngài dùng từ ngữ của giới trẻ để diễn đạt thêm: "Các bạn đang chứng tỏ rằng đức tin mạnh mẽ hơn cả mưa lạnh... Tôi thấy nơi các bạn vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa Kitô và tâm hồn tôi tràn đầy vui mừng".
Khác với các lễ hội lớn lao như Hóa Trang (Carnevale) nổi tiếng thế giới của thành phố Rio luôn gây ra những phiền phức như rượu bia, trộm cắp thì ĐHGT Thế Giới tạo ra một bầu khí an bình thân thiện và không bia rượu giữa một biển người trẻ, đó chính là một điểm đặc biệt hiếm có khi hàng triệu người trẻ tụ tập tại một nơi bãi biển ăn chơi nổi tiếng này. Thật khó hiểu cho người dân Rio vì họ chỉ bán được nước uống rất nhiều mà thôi! Đó là chưa nhắc đến những tiếng cầu kinh nho nhỏ vang lên từ các nhóm ngồi lại với nhau, ngay cả lúc họ đi trên đường phố.
Hàng trăm ngàn bạn trẻ thế giới đợi chờ giây phút hội kiến với người Cha chung từ vài ngày qua và hôm nay vào chiểu thứ năm, 25.7.2013 họ đã thỏa lòng. Có thể nói họ cổ vũ điên cuồng trên bãi biển Copacabana để chào đón ĐGH Phanxicô. Nhiều cờ đã giương cao với gió biển lồng lộng trong đám đông, họ gào thét "Viva Papa Francisco" rồi được đáp trả từ biển người "Viva" và cho nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có nhịp điệu theo tiếng của họ rất ưa thích, xuất xứ từ ĐHGT-2011 tại Madrid: "¡Esta es la juventud del Papa!" - tạm dịch "Đây là giới trẻ của Đức Giáo Hoàng", tôi nghe và cũng đã thuộc khẩu hiệu này để hò hét chung với họ. Họ gào lên vang dội làm cho ĐGH liên tục bị gián đoạn trong bài nói chuyện của Ngài.
ĐGH Phanxicô nhắn nhủ hãy đặt Thiên Chúa vào trung tâm của cuộc sống: "Chúng ta đang cố gắng tự đặt mình vào trung tâm của cuộc sống là để tin rằng tất cả đều do chúng ta xây dựng cuộc sống, hoặc tài sản, tiền bạc, quyền lực ban cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng không phải như thế đâu! Của cải vật chất thực sự có thể tạo ra nột thoáng say sưa và ảo tưởng hạnh phúc. Nhưng cuối cùng, chính những điều đó muốn thống trị chúng ta và luôn luôn thúc giục chúng ta chiếm hữu được nhiều hơn nữa".
ĐGH khẩn khoản kêu gọi giới trẻ: "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống của bạn. Niềm tin trong cuộc sống mang lại một cuộc cách mạng, bởi vì niềm tin đưa chúng ta ra khỏi trung tâm và đặt Thiên Chúa trở lại vị trí trung tâm". Cho những người trẻ hành hương, Ngài khuyến khích họ hãy là "môn đệ và là nhà truyền giáo" của Chúa Kitô. Chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới 2013 là "Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy" (Mt 28:19).
Trong mấy ngày qua báo luôn tò mò về gói hành trang mà ĐGH Phanxicô mang đến Rio cho giới trẻ thế giới, thì hôm nay Ngài trao ra cho các bạn trẻ thấy rõ: Đó là Chúa Kitô.
- "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống thì bạn tìm được một người bạn tin tưởng".
- "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống thì bạn chắp được đôi cánh hy vọng cho tương lai".
- "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống thì bạn hưởng tràn tình thương của Ngài".
Đây là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói chuyện chính thức với giới trẻ thế giới trên một sân khấu khổng lồ và có thể lần đầu tiên trong đời Giáo Hoàng gặp gỡ với biển người lên đến một triệu bạn trẻ. Dọc theo bãi biển Copacabana với chiều dài một cây số nhiều màn hình lớn và loa được lắp đặt để mọi người theo dõi dễ dàng bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới vào Chúa Nhật, 28.7.2013 đã bị thay đổi địa điểm vì như dự định sẽ được tổ chức trên "Cánh đồng đức tin" tại Guaratiba, cách Rio khoảng 70 km về phía Tây, nhưng vài ngày qua mưa nhiều quá làm cho cánh đồng lầy lội và ẩm ướt, nếu ngủ qua đêm sẽ bị cảm lạnh. Ban Tổ Chức có sự đồng ý của ĐGH đã quyết định làm giờ cầu nguyện canh thức vào tối thứ bẩy ngay trên bãi biển Copacabana, nhưng không ngủ lại và Thánh lễ bế mạc cũng được cử hành nơi đây.
Ghi nhanh tại Rio với giá lạnh và mưa dầm.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Một nhà báo Ba Tây đã bình luận rằng: "Nếu nhìn vào hình ảnh của hằng trăm ngàn bạn trẻ Công Giáo quốc tế đang hiện diện ở Rio thì làm sao chúng ta nói Giáo Hội Công Giáo thiếu linh mục được?". Đúng vậy ai đang ở Rio trong thời gian này thì mới trải nghiệm được niềm tin lẫn sức mạnh của người trè.
Họ vẫn reo mừng, vẫn hò hét, vẫn tham dự các giờ giáo lý và các nghi thức phụng vụ. Họ ở ngoài đường nhiều hơn là trong chỗ trú ngụ, cho dù mưa cả ngảy, cả buổi làm cho quần áo ẩm thấp khó chịu, cho dù giá rét bất ngờ, cho dù đi bộ vài cây số, v.v… nhưng vẫn không cản trở được buớc tiến của giới trẻ Công Giáo thế giới. Vì thế ĐGH Phanxicô khen ngợi: "Rio đang trở thành trung tâm của Giáo Hội, trở thành con tim sinh động và trẻ trung." Ngài dùng từ ngữ của giới trẻ để diễn đạt thêm: "Các bạn đang chứng tỏ rằng đức tin mạnh mẽ hơn cả mưa lạnh... Tôi thấy nơi các bạn vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa Kitô và tâm hồn tôi tràn đầy vui mừng".
Khác với các lễ hội lớn lao như Hóa Trang (Carnevale) nổi tiếng thế giới của thành phố Rio luôn gây ra những phiền phức như rượu bia, trộm cắp thì ĐHGT Thế Giới tạo ra một bầu khí an bình thân thiện và không bia rượu giữa một biển người trẻ, đó chính là một điểm đặc biệt hiếm có khi hàng triệu người trẻ tụ tập tại một nơi bãi biển ăn chơi nổi tiếng này. Thật khó hiểu cho người dân Rio vì họ chỉ bán được nước uống rất nhiều mà thôi! Đó là chưa nhắc đến những tiếng cầu kinh nho nhỏ vang lên từ các nhóm ngồi lại với nhau, ngay cả lúc họ đi trên đường phố.
ĐGH Phanxicô nhắn nhủ hãy đặt Thiên Chúa vào trung tâm của cuộc sống: "Chúng ta đang cố gắng tự đặt mình vào trung tâm của cuộc sống là để tin rằng tất cả đều do chúng ta xây dựng cuộc sống, hoặc tài sản, tiền bạc, quyền lực ban cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng không phải như thế đâu! Của cải vật chất thực sự có thể tạo ra nột thoáng say sưa và ảo tưởng hạnh phúc. Nhưng cuối cùng, chính những điều đó muốn thống trị chúng ta và luôn luôn thúc giục chúng ta chiếm hữu được nhiều hơn nữa".
ĐGH khẩn khoản kêu gọi giới trẻ: "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống của bạn. Niềm tin trong cuộc sống mang lại một cuộc cách mạng, bởi vì niềm tin đưa chúng ta ra khỏi trung tâm và đặt Thiên Chúa trở lại vị trí trung tâm". Cho những người trẻ hành hương, Ngài khuyến khích họ hãy là "môn đệ và là nhà truyền giáo" của Chúa Kitô. Chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới 2013 là "Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy" (Mt 28:19).
Trong mấy ngày qua báo luôn tò mò về gói hành trang mà ĐGH Phanxicô mang đến Rio cho giới trẻ thế giới, thì hôm nay Ngài trao ra cho các bạn trẻ thấy rõ: Đó là Chúa Kitô.
- "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống thì bạn tìm được một người bạn tin tưởng".
- "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống thì bạn chắp được đôi cánh hy vọng cho tương lai".
- "Hãy đặt Chúa Kitô vào cuộc sống thì bạn hưởng tràn tình thương của Ngài".
Đây là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói chuyện chính thức với giới trẻ thế giới trên một sân khấu khổng lồ và có thể lần đầu tiên trong đời Giáo Hoàng gặp gỡ với biển người lên đến một triệu bạn trẻ. Dọc theo bãi biển Copacabana với chiều dài một cây số nhiều màn hình lớn và loa được lắp đặt để mọi người theo dõi dễ dàng bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Thánh lễ bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới vào Chúa Nhật, 28.7.2013 đã bị thay đổi địa điểm vì như dự định sẽ được tổ chức trên "Cánh đồng đức tin" tại Guaratiba, cách Rio khoảng 70 km về phía Tây, nhưng vài ngày qua mưa nhiều quá làm cho cánh đồng lầy lội và ẩm ướt, nếu ngủ qua đêm sẽ bị cảm lạnh. Ban Tổ Chức có sự đồng ý của ĐGH đã quyết định làm giờ cầu nguyện canh thức vào tối thứ bẩy ngay trên bãi biển Copacabana, nhưng không ngủ lại và Thánh lễ bế mạc cũng được cử hành nơi đây.
Ghi nhanh tại Rio với giá lạnh và mưa dầm.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Top Stories
Pope's speech in the Way of the Cross ceremony
+Pope Francis
21:58 26/07/2013
Dear Young Friends,
We have come here today to accompany Jesus on his journey of sorrow and love, the Way of the Cross, which is one of the most intense moments of World Youth Day. At the end of the Holy Year of Redemption, Blessed John Paul II chose to entrust the Cross to you, young people, asking you "to carry it throughout the world as a symbol of Christ’s love for humanity, and announce to everyone that only in the death and resurrection of Christ can we find salvation and redemption" (Address to Young People, 22 April 1984). Since then, the World Youth Day Cross has travelled to every continent and through a variety of human situations. It is, as it were, almost "steeped" in the life experiences of the countless young people who have seen it and carried it. No one can approach and touch the Cross of Jesus without leaving something of himself or herself there, and without bringing something of the Cross of Jesus into his or her own life. I have three questions that I hope will echo in your hearts this evening as you walk beside Jesus: What have you left on the Cross, dear young people of Brazil, during these two years that it has been crisscrossing your great country? What has the Cross of Jesus left for you, in each one of you? Finally, what does this Cross teach us?
1. According to an ancient Roman tradition, while fleeing the city during the persecutions of Nero, Saint Peter saw Jesus who was travelling in the opposite direction, that is, toward the city, and asked him in amazement: "Lord, where are you going?" Jesus’ response was: "I am going to Rome to be crucified again." At that moment, Peter understood that he had to follow the Lord with courage, to the very end. But he also realized that he would never be alone on the journey; Jesus, who had loved him even unto death on the Cross, would always be with him. Jesus, with his Cross, walks with us and takes upon himself our fears, our problems, and our sufferings, even those which are deepest and most painful. With the Cross, Jesus unites himself to the silence of the victims of violence, those who can no longer cry out, especially the innocent and the defenceless; with the Cross, he is united to families in trouble, those who mourn the loss of their children, or who suffer when they see them fall victim to false paradises, such as that offered by drugs. On the Cross, Jesus is united with every person who suffers from hunger in a world where tons of food are thrown out each day; on the Cross, Jesus is united with those who are persecuted for their religion, for their beliefs or simply for the colour of their skin; on the Cross, Jesus is united with so many young people who have lost faith in political institutions, because they see in them only selfishness and corruption; he unites himself with those young people who have lost faith in the Church, or even in God because of the counter-witness of Christians and ministers of the Gospel. The Cross of Christ bears the suffering and the sin of mankind, including our own. Jesus accepts all this with open arms, bearing on his shoulders our crosses and saying to us: "Have courage! You do not carry your cross alone! I carry it with you. I have overcome death and I have come to give you hope, to give you life" (cf.Jn 3:16).
2. And so we can answer the second question: What has the Cross given to those who have gazed upon it or touched it? What has it left in each one of us? It gives us a treasure that no one else can give: the certainty of the unshakable love which God has for us. A love so great that it enters into our sin and forgives it, enters into our suffering and gives us the strength to bear it. It is a love which enters into death to conquer it and to save us. The Cross of Christ contains all the love of God, his immeasurable mercy. This is a love in which we can place all our trust, in which we can believe. Dear young people, let us entrust ourselves to Jesus, let us give ourselves over entirely to him (cf. Lumen Fidei, 16)! Only in Christ crucified and risen can we find salvation and redemption. With him, evil, suffering, and death do not have the last word, because he gives us hope and life: he has transformed the Cross from an instrument of hate, defeat and death into a sign of love, victory and life.
The first name given to Brazil was "The Land of the Holy Cross". The Cross of Christ was planted five centuries ago not only on the shores of this country, but also in the history, the hearts and the lives of the people of Brazil and elsewhere. The suffering Christ is keenly felt here, as one of us who shares our journey even to the end. There is no cross, big or small, in our life which the Lord does not share with us.
3. But the Cross of Christ invites us also to allow ourselves to be smitten by his love, teaching us always to always look upon others with mercy and tenderness, especially those who suffer, who are in need of help, who need a word or a concrete action which requires us to step outside ourselves to meet them and to extend a hand to them. How many people were with Jesus on the way to Calvary: Pilate, Simon of Cyrene, Mary, the women… Sometimes we can be like Pilate, who did not have the courage to go against the tide to save Jesus’ life, and instead washed his hands. Dear friends, the Cross of Christ teaches us to be like Simon of Cyrene, who helped Jesus to carry that heavy wood; it teaches us to be like Mary and the other women, who were not afraid to accompany Jesus all the way to the end, with love and tenderness. And you? Who are you like? Like Pilate? Like Simon? Like Mary?
Dear friends, let us bring to Christ’s Cross our joys, our sufferings and our failures. There we will find a Heart that is open to us and understands us, forgives us, loves us and calls us to bear this love in our lives, to love each person, each brother and sister, with the same love. Amen!
[01088-02.01] [Original text: Plurilingual]
We have come here today to accompany Jesus on his journey of sorrow and love, the Way of the Cross, which is one of the most intense moments of World Youth Day. At the end of the Holy Year of Redemption, Blessed John Paul II chose to entrust the Cross to you, young people, asking you "to carry it throughout the world as a symbol of Christ’s love for humanity, and announce to everyone that only in the death and resurrection of Christ can we find salvation and redemption" (Address to Young People, 22 April 1984). Since then, the World Youth Day Cross has travelled to every continent and through a variety of human situations. It is, as it were, almost "steeped" in the life experiences of the countless young people who have seen it and carried it. No one can approach and touch the Cross of Jesus without leaving something of himself or herself there, and without bringing something of the Cross of Jesus into his or her own life. I have three questions that I hope will echo in your hearts this evening as you walk beside Jesus: What have you left on the Cross, dear young people of Brazil, during these two years that it has been crisscrossing your great country? What has the Cross of Jesus left for you, in each one of you? Finally, what does this Cross teach us?
1. According to an ancient Roman tradition, while fleeing the city during the persecutions of Nero, Saint Peter saw Jesus who was travelling in the opposite direction, that is, toward the city, and asked him in amazement: "Lord, where are you going?" Jesus’ response was: "I am going to Rome to be crucified again." At that moment, Peter understood that he had to follow the Lord with courage, to the very end. But he also realized that he would never be alone on the journey; Jesus, who had loved him even unto death on the Cross, would always be with him. Jesus, with his Cross, walks with us and takes upon himself our fears, our problems, and our sufferings, even those which are deepest and most painful. With the Cross, Jesus unites himself to the silence of the victims of violence, those who can no longer cry out, especially the innocent and the defenceless; with the Cross, he is united to families in trouble, those who mourn the loss of their children, or who suffer when they see them fall victim to false paradises, such as that offered by drugs. On the Cross, Jesus is united with every person who suffers from hunger in a world where tons of food are thrown out each day; on the Cross, Jesus is united with those who are persecuted for their religion, for their beliefs or simply for the colour of their skin; on the Cross, Jesus is united with so many young people who have lost faith in political institutions, because they see in them only selfishness and corruption; he unites himself with those young people who have lost faith in the Church, or even in God because of the counter-witness of Christians and ministers of the Gospel. The Cross of Christ bears the suffering and the sin of mankind, including our own. Jesus accepts all this with open arms, bearing on his shoulders our crosses and saying to us: "Have courage! You do not carry your cross alone! I carry it with you. I have overcome death and I have come to give you hope, to give you life" (cf.Jn 3:16).
2. And so we can answer the second question: What has the Cross given to those who have gazed upon it or touched it? What has it left in each one of us? It gives us a treasure that no one else can give: the certainty of the unshakable love which God has for us. A love so great that it enters into our sin and forgives it, enters into our suffering and gives us the strength to bear it. It is a love which enters into death to conquer it and to save us. The Cross of Christ contains all the love of God, his immeasurable mercy. This is a love in which we can place all our trust, in which we can believe. Dear young people, let us entrust ourselves to Jesus, let us give ourselves over entirely to him (cf. Lumen Fidei, 16)! Only in Christ crucified and risen can we find salvation and redemption. With him, evil, suffering, and death do not have the last word, because he gives us hope and life: he has transformed the Cross from an instrument of hate, defeat and death into a sign of love, victory and life.
The first name given to Brazil was "The Land of the Holy Cross". The Cross of Christ was planted five centuries ago not only on the shores of this country, but also in the history, the hearts and the lives of the people of Brazil and elsewhere. The suffering Christ is keenly felt here, as one of us who shares our journey even to the end. There is no cross, big or small, in our life which the Lord does not share with us.
3. But the Cross of Christ invites us also to allow ourselves to be smitten by his love, teaching us always to always look upon others with mercy and tenderness, especially those who suffer, who are in need of help, who need a word or a concrete action which requires us to step outside ourselves to meet them and to extend a hand to them. How many people were with Jesus on the way to Calvary: Pilate, Simon of Cyrene, Mary, the women… Sometimes we can be like Pilate, who did not have the courage to go against the tide to save Jesus’ life, and instead washed his hands. Dear friends, the Cross of Christ teaches us to be like Simon of Cyrene, who helped Jesus to carry that heavy wood; it teaches us to be like Mary and the other women, who were not afraid to accompany Jesus all the way to the end, with love and tenderness. And you? Who are you like? Like Pilate? Like Simon? Like Mary?
Dear friends, let us bring to Christ’s Cross our joys, our sufferings and our failures. There we will find a Heart that is open to us and understands us, forgives us, loves us and calls us to bear this love in our lives, to love each person, each brother and sister, with the same love. Amen!
[01088-02.01] [Original text: Plurilingual]
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày thứ ba ở Rio de Janeiro thăm tượng Chúa Cứu Thế và cuộc gặp gỡ tại Copacabana
PV Hữu An
09:10 26/07/2013
NGÀY THỨ BA Ở RIO DE JANEIRO - BRAZIL
Từ sáng sớm, ngày thứ ba tham dự Đại hội giới trẻ, chúng tôi đi hành hương lên Ngọn núi Corcovado cao 704 mét với bức tượng Cristo Redentor, Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi.
Xem Hình
Trời mưa lớn và gió thổi lạnh buốt. Đến nơi mới 8 giờ 30 sáng, đã có rất nhiều đoàn chờ đợi. Chúng tôi mua vé (45 Reais/vé) đi xe lửa lên núi và phải đợi đến 12 giờ trưa mới tới lượt.
Đối diện đường lên núi có Nhà thờ St. Jude Theddeus, chúng tôi vào viếng Chúa. Các bạn trẻ Canada đang tập hát chuẩn bị thánh lễ lúc 11 giờ 30. Đúng 9 giờ 30, chương trinh giáo lý do một vị Giám mục hướng dẫn. Học giáo lý theo cách đối thoại tạo nên bầu khí sôi nổi cởi mở được bạn trẻ yêu thích.
Thật tiếc khi không đồng tế thánh lễ được vì phải đi cho kịp giờ. Chúng tôi lên tàu lửa. Hai xe lên hai xe xuống đều đặn liên tục. Loại xe lửa nhỏ khoảng 30 chỗ ngồi tiện lợi khi lên núi theo đường ray. Độ dốc mỗi lúc một cao. Rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ chập chùng. Xe dừng lại mấy trạm để khách chụp hình. Có một đường xe hơi chạy lên núi theo hình xoắn ốc, đây cũng là đường bộ cho những ai thích leo núi. Năm 1985, Francisco Passos và Tegesra Suris xây dựng tuyến đường sắt thông đến núi Corcovado. Trời vẫn mưa nên cảnh vật chìm trong sương mù. Các bạn trẻ hát hò vang dội cả núi rừng. Lên đến trạm cuối, chúng tôi đi thang máy lên chỉ cách đỉnh núi khoảng 100m và tiếp tục đi khoảng 120 bậc thang là đến chân tượng Chúa. Từ đỉnh cao phóng tầm mắt nhìn thành phố Rio de Janeiro tuyệt đẹp. Từ lâu đã ao ước một lần được đến đây, nay đã là hiện thực. Phải dành nhiều thời giờ để ngắm trời mây cảnh vật và chụp hình lưu niệm, đặc biệt chiêm ngắm tượng Chúa Cứu Thế là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Bức tương mầu trắng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.
Bức tượng Chúa Giêsu Vua là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thành phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu. Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh. Nên việc thi hành kéo dài hằng 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931. Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1.145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu betong cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic. Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Bức Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro tỏ lộ nhiều điều: Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Chính các con là con tim và đôi tay của Đức Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Ngài. Hãy trở thành một thế hệ truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và rộng mở với tất cả. Hãy theo gương mẫu những nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như như thánh Phanxicô Xaviê và bao nhiêu vị khác. (Thông điệp ngày Đại hội giới trẻ thế giới 2013).
Đứng nơi đây, tôi nhớ đến Tượng Kitô Vua (Tao Phùng) ở Vũng tàu. Với chiều dài 500m đi lên khoảng 1000 bậc thang. Tượng được xây dựng 1974, do điêu khắc gia Văn Nhân và 50 thợ lành nghề thực hiện. Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; được đặt trên bệ khối chạm hình Tiệc ly. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Trong lòng tượng có thể chứa 100 người cùng một lúc.
So với tượng Kitô Vua ở Rio de Janeiro ở Brasil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét. Tượng Chúa ở Brasil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 704 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Bệ tượng ở Brasil cao 8 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.
Sau khi gặp gỡ giao lưu với nhiều đoàn bạn trẻ khắp thế giới, chúng tôi đi ra phía sau, dưới chân tượng có Nhà Nguyện. Thánh lễ đang cử hành,mọi người hiệp cầu nguyện và tạ ơn.
Rất lưu luyến, nhưng phải tạm biệt để đi xuống cho kịp giờ đón tiếp Đức Thánh Cha chiều nay. Có nhiều trạm dừng chân cho du khách, chúng tôi thưởng thức ly bia và đĩa xoài Brasil, nhìn ngắm cây cối xanh tươi, núi rừng trùng điệp, và cứ để cho gió lạnh thổi buốt thấu xương rồi run run đi xuống núi. Dưới chân núi có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm như ở Fatima, Lộ Đức. Ai cũng mua tượng Chúa làm quà cho người thân quê nhà.
Chiều nay, mọi ngã đường đến bờ biển Copacabana đều đóng, không có xe hơi chạy mà chỉ dành riêng cho các bạn trẻ đi bộ. Thánh phố trở nên náo nhiệt rực rỡ sắc màu. Chúng tôi hòa vào đoàn người đông đảo đi dọc theo bãi biển tiến về nơi đón tiếp Đức Thánh Cha. Có lẽ cả triệu người đang náo nức chờ đợi. Có 5 chiếc máy bay trực thăng đang bay trên biển. Những khách sạn sát biển đều mở cửa sổ hướng về lễ đài. Đúng 5 giờ 30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxico đi trên chiếc xe màu trắng mui trần chào thăm. Ngài xoay qua phải rồi qua trái để vẫy chào như không muổn bỏ sót ai. Mọi người hò reo vang dội. Ngài dừng lại rất nhiều nơi chào và hôn những em bé được cha mẹ bồng đến. Khi đến lễ đài đã hơn 7 giờ tối, đèn muôn màu tỏa sáng. Thành phố biển lung linh ánh sáng. Cả triệu người trẻ đang ngồi giữa cát biển tham dự chương trình. Chúng tôi chỉ đứng xa xa ngắm nhìn chứ không nhanh chân đi vào bên trong được.
Mở Face books, gặp đoạn trích dẫn bài phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô cuối buổi lễ tại Copacabana.
- “Đặt vào đức tin”, và cuộc sống của bạn sẽ có thêm gia vị, sẽ có một compa để chỉ bạn hướng đi, “đặt vào hy vọng” và trong mỗi ngày của bạn được soi sáng và chân trời của bạn sẽ không còn tối tăm, mà sẽ chói sáng, “đặt vào tình yêu”, và cuộc sống của bạn sẽ như một ngôi nhà được xây trên đá, hành trình của bạn sẽ tràn ngập niềm vui, bởi bì bạn sẽ tìm thấy nhiều bạn bè đi cùng với bạn
- “Đặt vào Chúa” trong cuộc đời bạn, và bạn sẽ tìm thấy một người bạn mà bạn có thể luôn luôn tin tưởng; “Đặt vào Chúa” và bạn sẽ nhìn thấy đôi cánh của niềm hy vọng dang rộng và để cho bạn bắt đầu hành trình với niềm vui trong tương lại; “Đặt vào Chúa” và cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy tình yêu của Ngài; và đó sẽ là một cuộc sống sinh hoa kết trái
- Chắc chắn, sự sở hữu, tiền bạc và quyền lực có thể mang lại sự phấn khích nhất thời, sự ảo tưởng của hạnh phúc, nhưng chúng sẽ kiểm soát chúng ta và khiến chúng ta luôn luôn muốn nhiều hơn và không bao giờ thỏa mãn. “Đặt vào Chúa” trong cuộc sống của bạn, đặt niềm tin vào Ngài và bạn sẽ không bao giờ thất vào
- Hỡi các bạn trẻ: “Đặt vào Chúa” trong cuộc sống của bạn. Trong những ngày này, Chúa đang chờ đợi bạn trong lời của Ngài; hãy lắng nghe Ngài thật kỹ và trái tim của bạn sẽ được sưởi ấm bởi sự hiện hiện diện của Ngài; “Đặt vào Chúa”: Ngài đang chờ đợi bạn trong Bí tích giải tội, để hàn gắn vết thương do tội lỗi bởi lòng khoan dung của Ngài.
Hơn 9 giờ đêm chúng tôi mới trở về nghỉ ngơi sau một ngày đi hành hương nhiều nơi.
Ngày mai, sẽ đi thăm vài nơi và đặc biệt ban chiều có cuộc gặp gỡ những người trẻ Việt Nam đang có mặt ở Rio và gặp các Giám mục Linh mục Tu sĩ đang dự đại hội tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Từ sáng sớm, ngày thứ ba tham dự Đại hội giới trẻ, chúng tôi đi hành hương lên Ngọn núi Corcovado cao 704 mét với bức tượng Cristo Redentor, Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi.
Xem Hình
Trời mưa lớn và gió thổi lạnh buốt. Đến nơi mới 8 giờ 30 sáng, đã có rất nhiều đoàn chờ đợi. Chúng tôi mua vé (45 Reais/vé) đi xe lửa lên núi và phải đợi đến 12 giờ trưa mới tới lượt.
Đối diện đường lên núi có Nhà thờ St. Jude Theddeus, chúng tôi vào viếng Chúa. Các bạn trẻ Canada đang tập hát chuẩn bị thánh lễ lúc 11 giờ 30. Đúng 9 giờ 30, chương trinh giáo lý do một vị Giám mục hướng dẫn. Học giáo lý theo cách đối thoại tạo nên bầu khí sôi nổi cởi mở được bạn trẻ yêu thích.
Thật tiếc khi không đồng tế thánh lễ được vì phải đi cho kịp giờ. Chúng tôi lên tàu lửa. Hai xe lên hai xe xuống đều đặn liên tục. Loại xe lửa nhỏ khoảng 30 chỗ ngồi tiện lợi khi lên núi theo đường ray. Độ dốc mỗi lúc một cao. Rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ chập chùng. Xe dừng lại mấy trạm để khách chụp hình. Có một đường xe hơi chạy lên núi theo hình xoắn ốc, đây cũng là đường bộ cho những ai thích leo núi. Năm 1985, Francisco Passos và Tegesra Suris xây dựng tuyến đường sắt thông đến núi Corcovado. Trời vẫn mưa nên cảnh vật chìm trong sương mù. Các bạn trẻ hát hò vang dội cả núi rừng. Lên đến trạm cuối, chúng tôi đi thang máy lên chỉ cách đỉnh núi khoảng 100m và tiếp tục đi khoảng 120 bậc thang là đến chân tượng Chúa. Từ đỉnh cao phóng tầm mắt nhìn thành phố Rio de Janeiro tuyệt đẹp. Từ lâu đã ao ước một lần được đến đây, nay đã là hiện thực. Phải dành nhiều thời giờ để ngắm trời mây cảnh vật và chụp hình lưu niệm, đặc biệt chiêm ngắm tượng Chúa Cứu Thế là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Bức tương mầu trắng thiên nhiên hướng nhìn về phía ngọn núi Zuckerhut - Sugarload.
Bức tượng Chúa Giêsu Vua là một đài kỷ niệm trên đỉnh ngọn núi Corcovado ở phía Nam thành phố. Bức tượng được dự định xây dựng để kỷ niệm 100 năm độc lập của nước Brazil do Kỹ sư kiến thiết Heitor da Silva Costa người Brazil phác họa vẽ mẫu. Bức tượng được khởi công thi hành năm 1922, nhưng gặp trở ngại vấn đề tài chánh. Nên việc thi hành kéo dài hằng 10 năm. Sau khi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, Tòa Thánh Vatican và nước Pháp cùng trợ giúp cho dự án, công trình được hoàn thành, và khánh thành ngày 12.10.1931. Bức tượng Chúa Giêsu cao 30 mét, chân đế cao 8 mét, đủ chỗ chứa cho 150 người vào trú ẩn trong tượng. Hai cánh tay Chúa Giêsu dang ra rộng 28 mét. Bức tượng nặng 1.145 tấn. Đầu và hai tay Chúa Giêsu do nhà điêu khắc người Pháp Paul Landowski làm ở Paris. Bức tượng làm bằng vật liệu betong cốt sắt theo từng phần ráp nối lại, và được kết bên ngoài bằng những viên đá dát theo kiểu Mosaic. Năm 2006 dịp mừng kỷ niệm bức tượng được 75 năm, Giáo Hội đã chính thức nâng nơi đây thành nơi hành hương kính viếng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Bức Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Rio de Janeiro tỏ lộ nhiều điều: Trái tim của Ngài mở ra để yêu thương mỗi người và mọi người, cánh tay của Ngài mở rộng để vươn đến mọi người. Chính các con là con tim và đôi tay của Đức Giêsu! Hãy ra đi và làm chứng cho tình yêu của Ngài. Hãy trở thành một thế hệ truyền giáo mới, được thúc đẩy bởi tình yêu và rộng mở với tất cả. Hãy theo gương mẫu những nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội như như thánh Phanxicô Xaviê và bao nhiêu vị khác. (Thông điệp ngày Đại hội giới trẻ thế giới 2013).
Đứng nơi đây, tôi nhớ đến Tượng Kitô Vua (Tao Phùng) ở Vũng tàu. Với chiều dài 500m đi lên khoảng 1000 bậc thang. Tượng được xây dựng 1974, do điêu khắc gia Văn Nhân và 50 thợ lành nghề thực hiện. Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; được đặt trên bệ khối chạm hình Tiệc ly. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Trong lòng tượng có thể chứa 100 người cùng một lúc.
So với tượng Kitô Vua ở Rio de Janeiro ở Brasil thì tượng ở Vũng Tàu cao hơn 2 mét. Tượng Chúa ở Brasil đứng trên đỉnh núi Corcovado cao hơn 704 mét so với mực nước biển, còn tượng Chúa ở Vũng Tàu đứng trên độ cao hơn 170 mét của núi Nhỏ. Bệ tượng ở Brasil cao 8 mét, còn bệ tượng ở Vũng Tàu chỉ cao 4 mét.
Sau khi gặp gỡ giao lưu với nhiều đoàn bạn trẻ khắp thế giới, chúng tôi đi ra phía sau, dưới chân tượng có Nhà Nguyện. Thánh lễ đang cử hành,mọi người hiệp cầu nguyện và tạ ơn.
Rất lưu luyến, nhưng phải tạm biệt để đi xuống cho kịp giờ đón tiếp Đức Thánh Cha chiều nay. Có nhiều trạm dừng chân cho du khách, chúng tôi thưởng thức ly bia và đĩa xoài Brasil, nhìn ngắm cây cối xanh tươi, núi rừng trùng điệp, và cứ để cho gió lạnh thổi buốt thấu xương rồi run run đi xuống núi. Dưới chân núi có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm như ở Fatima, Lộ Đức. Ai cũng mua tượng Chúa làm quà cho người thân quê nhà.
Chiều nay, mọi ngã đường đến bờ biển Copacabana đều đóng, không có xe hơi chạy mà chỉ dành riêng cho các bạn trẻ đi bộ. Thánh phố trở nên náo nhiệt rực rỡ sắc màu. Chúng tôi hòa vào đoàn người đông đảo đi dọc theo bãi biển tiến về nơi đón tiếp Đức Thánh Cha. Có lẽ cả triệu người đang náo nức chờ đợi. Có 5 chiếc máy bay trực thăng đang bay trên biển. Những khách sạn sát biển đều mở cửa sổ hướng về lễ đài. Đúng 5 giờ 30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxico đi trên chiếc xe màu trắng mui trần chào thăm. Ngài xoay qua phải rồi qua trái để vẫy chào như không muổn bỏ sót ai. Mọi người hò reo vang dội. Ngài dừng lại rất nhiều nơi chào và hôn những em bé được cha mẹ bồng đến. Khi đến lễ đài đã hơn 7 giờ tối, đèn muôn màu tỏa sáng. Thành phố biển lung linh ánh sáng. Cả triệu người trẻ đang ngồi giữa cát biển tham dự chương trình. Chúng tôi chỉ đứng xa xa ngắm nhìn chứ không nhanh chân đi vào bên trong được.
Mở Face books, gặp đoạn trích dẫn bài phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô cuối buổi lễ tại Copacabana.
- “Đặt vào đức tin”, và cuộc sống của bạn sẽ có thêm gia vị, sẽ có một compa để chỉ bạn hướng đi, “đặt vào hy vọng” và trong mỗi ngày của bạn được soi sáng và chân trời của bạn sẽ không còn tối tăm, mà sẽ chói sáng, “đặt vào tình yêu”, và cuộc sống của bạn sẽ như một ngôi nhà được xây trên đá, hành trình của bạn sẽ tràn ngập niềm vui, bởi bì bạn sẽ tìm thấy nhiều bạn bè đi cùng với bạn
- “Đặt vào Chúa” trong cuộc đời bạn, và bạn sẽ tìm thấy một người bạn mà bạn có thể luôn luôn tin tưởng; “Đặt vào Chúa” và bạn sẽ nhìn thấy đôi cánh của niềm hy vọng dang rộng và để cho bạn bắt đầu hành trình với niềm vui trong tương lại; “Đặt vào Chúa” và cuộc sống của bạn sẽ tràn đầy tình yêu của Ngài; và đó sẽ là một cuộc sống sinh hoa kết trái
- Chắc chắn, sự sở hữu, tiền bạc và quyền lực có thể mang lại sự phấn khích nhất thời, sự ảo tưởng của hạnh phúc, nhưng chúng sẽ kiểm soát chúng ta và khiến chúng ta luôn luôn muốn nhiều hơn và không bao giờ thỏa mãn. “Đặt vào Chúa” trong cuộc sống của bạn, đặt niềm tin vào Ngài và bạn sẽ không bao giờ thất vào
- Hỡi các bạn trẻ: “Đặt vào Chúa” trong cuộc sống của bạn. Trong những ngày này, Chúa đang chờ đợi bạn trong lời của Ngài; hãy lắng nghe Ngài thật kỹ và trái tim của bạn sẽ được sưởi ấm bởi sự hiện hiện diện của Ngài; “Đặt vào Chúa”: Ngài đang chờ đợi bạn trong Bí tích giải tội, để hàn gắn vết thương do tội lỗi bởi lòng khoan dung của Ngài.
Hơn 9 giờ đêm chúng tôi mới trở về nghỉ ngơi sau một ngày đi hành hương nhiều nơi.
Ngày mai, sẽ đi thăm vài nơi và đặc biệt ban chiều có cuộc gặp gỡ những người trẻ Việt Nam đang có mặt ở Rio và gặp các Giám mục Linh mục Tu sĩ đang dự đại hội tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Việt Nam, Việt Nam tại Rio De Janeiro
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
09:25 26/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Giáo Họ Nội Hồ - Xứ Thạch Bích: Hội Bà Thánh Anna mừng lễ quan thầy
Nội Hồ
12:33 26/07/2013
"Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người". (Luca 1, 32a) Hòa chung trong niềm hân hoan của Giáo Hội mừng lễ Thánh Gioakim và thánh Anna, sáng nay, thứ sáu ngày 26.7.2013, tại nhà thờ giáo họ Nội Hồ - giáo xứ Thạch Bích, Hôi Thánh Anna của giáo họ đã long trọng mừng lễ Quan Thầy vào hồi 9g30.
Xem hình ảnh
Chủ tế thánh lễ là cha Antôn Ngô Văn Thông phó xứ Thạch Bích, cùng với sự hiện đông đủ các thành viên trong hội bà thánh Anna và bà con giáo dân trong giáo họ.
Được biết giáo họ Nội Hồ là một giáo họ toàn tòng với hơn 200 nhân danh nằm trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Gọi là “nội hồ” vì giáo họ này nằm ở giữa một cái hồ rất lớn.
Mở đầu thánh lễ, cha phó Antôn đại diện cho cộng đoàn chúc mừng và mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho chị em trong Hội Bà Thánh Anna của giáo họ.
Trong bài giảng, cha Antôn chia sẻ: " Người ta thường nói: " xem quả biết cây " hoặc "lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống ". Những câu nói dân gian ấy quả thực mang nhiều ý nghĩa và gợi lên một sự thật không thể chối cãi. Cây tốt sẽ sinh trái tốt,cây xấu sinh trái xấu. Điều này hoàn toàn đúng với thánh Gioakim và bà thánh Anna. Mẹ Maria chính là kết quả tình yêu của thánh Gioakim và bà thánh Anna. Thánh Gioankim và bà thánh Anna đã sống những giây phút tuyệt vời trong lịch sử làm người. Các Đấng đã biến giây phút hiện tại trở thành niềm vui, ân sủng và hạnh phúc.... " Lạy thánh Gioakim và Anna, đôi bạn hạnh phúc, tất cả mọi tạo vật đều mang ơn các Ngài,vì nhờ các Ngài mà tạo vật đã dâng lên cho Đấng Hóa Công một lễ vật cao trọng,đó chính là Đức Maria,Mẹ Thiên Chúa".
Sau thánh lễ, quý cha và mọi người chung chia niềm vui với hội bà thánh Anna trong bữa cơm tình gia đình tại hội trường của giáo họ.
Kính mừng Thánh Nữ Anna,
Mẫu thân Đức Mẹ thật là phúc thay.
Dân xưa trông đợi tháng ngày,
Vườn thiêng đã nở hoa này thật xinh.
Dọn lòng sinh Đức Nữ Trinh,
Để đem lại vị Cứu Tinh cho đời… “Trăng Thập Tự”
Xem hình ảnh
Chủ tế thánh lễ là cha Antôn Ngô Văn Thông phó xứ Thạch Bích, cùng với sự hiện đông đủ các thành viên trong hội bà thánh Anna và bà con giáo dân trong giáo họ.
Được biết giáo họ Nội Hồ là một giáo họ toàn tòng với hơn 200 nhân danh nằm trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Gọi là “nội hồ” vì giáo họ này nằm ở giữa một cái hồ rất lớn.
Mở đầu thánh lễ, cha phó Antôn đại diện cho cộng đoàn chúc mừng và mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho chị em trong Hội Bà Thánh Anna của giáo họ.
Trong bài giảng, cha Antôn chia sẻ: " Người ta thường nói: " xem quả biết cây " hoặc "lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống ". Những câu nói dân gian ấy quả thực mang nhiều ý nghĩa và gợi lên một sự thật không thể chối cãi. Cây tốt sẽ sinh trái tốt,cây xấu sinh trái xấu. Điều này hoàn toàn đúng với thánh Gioakim và bà thánh Anna. Mẹ Maria chính là kết quả tình yêu của thánh Gioakim và bà thánh Anna. Thánh Gioankim và bà thánh Anna đã sống những giây phút tuyệt vời trong lịch sử làm người. Các Đấng đã biến giây phút hiện tại trở thành niềm vui, ân sủng và hạnh phúc.... " Lạy thánh Gioakim và Anna, đôi bạn hạnh phúc, tất cả mọi tạo vật đều mang ơn các Ngài,vì nhờ các Ngài mà tạo vật đã dâng lên cho Đấng Hóa Công một lễ vật cao trọng,đó chính là Đức Maria,Mẹ Thiên Chúa".
Sau thánh lễ, quý cha và mọi người chung chia niềm vui với hội bà thánh Anna trong bữa cơm tình gia đình tại hội trường của giáo họ.
Kính mừng Thánh Nữ Anna,
Mẫu thân Đức Mẹ thật là phúc thay.
Dân xưa trông đợi tháng ngày,
Vườn thiêng đã nở hoa này thật xinh.
Dọn lòng sinh Đức Nữ Trinh,
Để đem lại vị Cứu Tinh cho đời… “Trăng Thập Tự”
Hội thoại ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney
LM. Paul Văn Chi
19:09 26/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Gặp mặt giới trẻ Việt Nam khắp năm châu tại Rio de Janeiro
Lm Phêrô Đoàn Văn Khải
22:38 26/07/2013
GẶP MẶT GIỚI TRẺ VIỆT NAM KHẮP NĂM CHÂU TẠI RIO
Hôm nay, vào lúc 16g00 ngày 26 tháng 7, tại Nhà Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Basilica Imaculada Conceicao Church) đoàn Việt Nam đã có ngày gặp mặt với các linh mục, quý tu sĩ nam nữ và khoảng 200 bạn trẻ Việt Nam từ trong nước và hải ngoại đang tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đó là Việt Nam, Úc Châu, Đan Mạch, Na Uy, Đức Quốc, Canada, Hoa Kỳ,…
Trước thánh lễ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hoà bình trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã có cuộc nói chuyện với các bạn trẻ. Ngài đã trình bày thực trạng đời sống đức tin của người Kitô tại Brazil, đặc biệt của người trẻ đang có nguy cơ giảm sút trầm trọng và có vẻ đang nhạt phai trước những trào lưu của xã hội. Vì thế, Đức Nguyên Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI đã chọn Brazil là nơi tổ chức ngày Giới trẻ Thế Giới.
Sau những lời chia sẻ của Đức Cha Phaolô là thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Gioakim và Anna để cầu nguyện cho giới trẻ Việt Nam cũng như giới trẻ toàn thế giới.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Chủ tịch Uỷ Ban Giới trẻ trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam nói lên tinh thần của ngày gặp mặt, “Dù chúng ta ở đâu thì đều là người Việt Nam. Hai chữ “Việt Nam” diễn tả tình hiệp nhất yêu thương, và nói lên rằng chúng ta cùng một quê hương, cùng một dân tộc. Ngày gặp mặt hôm nay là dịp để chúng ta chứng tỏ đời sống đức tin của mình…”. Ngài nói tiếp, “Tất cả chúng ta về đây để cùng gặp nhau và cùng gặp vị đại diện của Chúa Kitô, là Đức Thánh Cha Phanxicô. Chúng ta gặp gỡ Đức Thánh Cha để rồi gặp gỡ Chúa Kitô. Khi gặp gỡ Chúa Kitô, là chúng ta gặp gỡ một con người đích thực, đang hiện diện và đồng hành với mỗi người chúng ta trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống… Khi chúng ta gặp gỡ Đức Kitô, chúng ta được mời gọi trở nên sứ giả của Ngài. Chúng ta hãy ra đi, hãy làm chứng và hãy rao giảng về Chúa Kitô cho anh chị em xung quanh. Đó cũng chính là chủ đề mà Đức Thánh Cha muốn gửi đến các bạn trẻ trong Đại Hội này: Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse đã cám ơn quý cha và mọi người đang hiện diện, đặc biệt những ai đã lo tổ chức chu đáo cho ngày gặp mặt đầy ý nghĩa hôm nay.
Sau khi nhận phép lành của quý Đức Cha, quý cha và các bạn trẻ chụp hình kỷ niệm với đoàn Việt Nam và nói lời tạm biệt trong hiệp nhất và yêu thương.
Lm Phêrô Đoàn Văn Khải
Trước thánh lễ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hoà bình trực thuộc Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã có cuộc nói chuyện với các bạn trẻ. Ngài đã trình bày thực trạng đời sống đức tin của người Kitô tại Brazil, đặc biệt của người trẻ đang có nguy cơ giảm sút trầm trọng và có vẻ đang nhạt phai trước những trào lưu của xã hội. Vì thế, Đức Nguyên Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI đã chọn Brazil là nơi tổ chức ngày Giới trẻ Thế Giới.
Sau những lời chia sẻ của Đức Cha Phaolô là thánh lễ đồng tế mừng kính Thánh Gioakim và Anna để cầu nguyện cho giới trẻ Việt Nam cũng như giới trẻ toàn thế giới.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse đã cám ơn quý cha và mọi người đang hiện diện, đặc biệt những ai đã lo tổ chức chu đáo cho ngày gặp mặt đầy ý nghĩa hôm nay.
Sau khi nhận phép lành của quý Đức Cha, quý cha và các bạn trẻ chụp hình kỷ niệm với đoàn Việt Nam và nói lời tạm biệt trong hiệp nhất và yêu thương.
Lm Phêrô Đoàn Văn Khải
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tìm hiểu phong trào Cursillo và ơn gọi
Nguyễn Đức Vinh/Trần Hiếu
17:05 26/07/2013
TÌM HIỂU PHONG TRÀO CURSILLO VÀ ƠN GỌI
Nguyễn Đức Vinh: Xin anh Hiếu giới thiệu về cá nhân, và động lực cơ duyên thúc đẩy anh tham gia phong trào?
Trần Hiếu: Tôi là Trần Hiếu, tên thánh là Gioan. Tôi sống và làm việc tại San Jose từ năm 1985 và sinh hoạt chính yếu trong Giáo Xứ Việt Nam, hiện là giáo xứ Đức Mẹ La Vang. Tôi tham dự khoá Cursillo Việt Nam năm 1992 tại Giáo Phận San Jose, là khoá năm thứ hai phong trào Cursillo Việt Nam San Jose tổ chức.
Tôi tin rằng mỗi người được Chúa chọn cách riêng, mỗi người có ơn gọi riêng và trong cuộc sống, khi họ làm việc nầy, khi làm việc kia trong vườn nho của Chúa. Tôi cảm thấy mình được gọi để thi hành công việc đặc biệt của phong trào Cursillo, và vào cuối năm vừa rồi anh chị em trong phong trào tín nhiệm đề cử tôi vào cương vị Chủ Tịch Phong Trào. Như vậy tôi đảm nhận vai trò nầy bảy tám tháng nay.
Hỏi: Tôi tin rằng thính giả vẫn thường nghe nói về Cursillo, nhưng không được rõ Cursillo là gì. Vậy trong câu hỏi nầy xin anh vui lòng trình bày sơ lược về phong trào cho mọi người được rõ, đặc biệt, lịch sử của phong trào Cursillo ngành Việt Nam tại giáo phận San Jose?
Đáp: Phong Trào Cursillo được khai sinh tại Tây Ban Nha với khoá đầu tiên diễn ra năm 1944. Nhưng mãi đến năm 1949, những điều tự phát trước đây nay mới trở thành có hệ thống và khoá Cursillo đầu tiên có qui củ và có các phương pháp cá biệt như hội nhóm nhỏ và đại hội Ultreya được hình thành.
Phong trào được khởi sự do các vị thủ lãnh tiên khởi như ông Bonnin, Linh Mục Tiến Sĩ Hervas, ngài về sau trở thành Giám Mục, và ngay sau đó Trường Lãnh Đạo, nơi quy tụ các thành phần cốt cán của phong trào, cũng được hình thành.
Phong trào Cursillo được du nhập vào Việt Nam từ năm 1967 cho các sĩ quan người Phi, và sau đó Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đã mở khóa cho các linh mục và giáo dân Việt Nam. Phong trào lắng đọng một thời gian lâu, nhất là sau năm 1975, và gần đây mới khởi động trở lại, và có các khóa mở ra tại một số giáo phận Việt Nam.
Tại San Jose, vào năm 1988, Linh Mục Lưu Đình Dương, lúc đó là chánh xứ Họ Đạo Việt Nam, đã gửi một số người tham dự khóa tại miền Nam Cali, và từ năm 1991, phong trào bắt đầu mở khóa tại Camp St. Francis, ở phố Aptos, gần Santa Cruz. Cho đến nay, phong trào Cursillo Việt Nam Giáo Phận San Jóse đã thực hiện 43 khóa, và năm nay phong trào sẽ tổ chức hai khóa vào trung tuần tháng Tám, cũng tại cùng địa điểm, Camp St. Francis, một doanh trại nằm bên bờ biển xinh đẹp, nhìn ra Thái Bình Dương, rất thơ mộng.
H: Xin hỏi thêm anh, phong trào Cursillo có được công nhận chính thức bởi Tòa Thánh La Mã hay không, và chúng ta nghe thấy nhiều nhóm hoat động trong Giáo Hội Công Giáo như Legio Marie, Linh Thao, Canh Tân Đặc Sủng, thế thì Cursillo khác biệt như thế nào với các hội đoàn đó?
Đ: Vâng, thưa anh, thưa quý vị thính giả: Sứ mạng của phong trào Cursillo cũng là sứ mạng của Giáo Hội, có nhiệm vụ loan truyền Tin Mừng cho muôn dân. Nói về mục đích và sứ mạng của phong trào, tôi muốn nói về bản chất hoặc yếu tính của Cursillo. Đây là một phong trào của Giáo Hội, hoạt động trong Giáo Hội, trực thuộc giáo quyền địa phương. Phong trào có phương pháp riêng và các phương pháp nầy chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho người tham gia sống và chia sẻ đời sống người Kitô hữu của họ. Họ sống những gì là cốt yếu của người tín hữu. Phong trào Cursillo cống hiến các phương pháp nhằm thể hiện tình yêu: yêu Thiên Chúa, yêu chính mình, và yêu tha nhân. Phong trào giúp họ thực hiện ba cuộc gặp gỡ: gặp gỡ chính mình, gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ tha nhân. Có thể nói đó là việc thánh hóa bản thân.
Phong trào còn có mục đích thứ hai, là thánh hóa môi trường, nghĩa là làm men làm muối cho thế gian. Phong trào có một châm ngôn rất phổ thông, đó là "Một tay nắm Chúa, một tay nắm anh chị em." Thực ra thánh hóa bản thân là khó, nhưng thánh hóa môi trường còn khó hơn. Nhưng làm sao họ có thể làm được? Những người tham gia vào phong trào Cursillo, tuy cũng như những tín hữu khác, nhưng nhờ phương pháp Cursillo, họ cùng làm với anh chị em, nghĩa là làm trong các nhóm nhỏ. Nghề nghiệp chuyên môn của tôi là làm việc với những người có các vấn đề cá nhân, gia đình, và khi ngồi với họ trong các nhóm hỗ trợ, thì tôi nghe họ đọc lời tâm niệm nầy: "Khi tôi đi tìm hồn tôi, tôi chẳng thấy gì; khi tìm Thượng Đế của tôi, ngài lẩn tránh tôi, nhưng khi đi tìm người anh em, thì tôi tìm gặp cả ba". Tôi tin rằng, khi đồng hành cùng anh chị em, thì chúng ta tìm được tất cả. Phong trào khuyến khích người ta tham gia các nhóm nhỏ, và qua đó họ được sự nâng đỡ lẫn nhau để cùng giúp nhau trong bước đường theo Chúa, và hoán cải môi trường họ sống.
H: Anh vừa cho tôi một tóm tắt để tôi và thính giả hiểu được mục đích và sứ mạng của phong trào Cursillo. Nãy giờ anh Hiếu có nói về những khóa học Cursillo, anh nói về trại St. Francis. Thành ra bây giờ tôi muốn hỏi anh là Khoá học Cursillo là khóa gì vậy? Anh có thể chia sẻ chút ít về khóa học nầy được không ạ?
Đ: Dạ vâng. Khóa Cursillo là gì? Thực ra không ai có thể diễn tả một cách đầy đủ, đúng đắn về một khóa Cursillo được. Tôi có thể nói, trải qua kinh nghiệm Khóa Cursillo là một hồng ân tuyệt vời. Tôi đã có kinh nghiệm đó. Và tôi nghĩ nhiều người tham dự cũng đều có kinh nghiệm đó. Khóa được diễn ra trong ba ngày, nên còn được gọi là khóa Ba Ngày. Chủ yếu khóa học nhằm để tuyên xưng một sứ điệp, đó là "Thiên Chúa yêu thương chúng ta". Tất nhiên trong khóa học thì có học hỏi, có cầu nguyện. Nhưng phải đến đó, phải tham dự mới cảm nghiệm được đầy đủ Khóa Cursillo, bởi vì nó có tính cách riêng tư, cho mình, giữa mình với Chúa, và với anh chị em.
H: Thưa anh, anh có nói về mục đích của Cursillo là nhằm thánh hóa bản thân, thánh hóa môi trường, vậy thì trong chiều hướng như vậy, cũng như anh có nói tới khóa học, vậy thì phong trào nhắm tới những ai để đi dự khóa học nầy?
Đ: Như tôi đã đề cập trước thì phong trào có hai chiều kích để nhắm tới, đó là thánh hóa bản thân và thánh hóa môi trường. Khóa học Cursillo dành cho mọi người, thuộc mọi giới, bất kể thành phần kinh tế, xã hội của họ như thế nào. Thực ra sự khác biệt và đa dạng của nhiều người làm cho phong trào thêm phong phú; và như vậy, một khi người tham dự đi vào các môi trường khác nhau trong xã hội, họ sẽ biến đổi các môi trường mà họ có cơ hội tham gia. Vậy việc lựa chọn ứng viên làm sao cho thích hợp để phản ảnh được xã hội và để giúp cá nhân đó khi trở về làm dậy men trong môi trường của họ. Việc lựa chọn đó, vì vậy, rất là quan trọng. Phong trào cần có nhiều người đi vào trong các môi trường khác nhau nên không phân biệt ai cả.
H: Như vậy mỗi năm có mấy khóa học, thưa anh? Và mỗi khóa có bao nhiêu ứng viên, rồi nam, nữ như thế nào?
Đ: Thưa mỗi năm phong trào Cursillo VN tại San Jóse mở hai khóa, một khóa cho phái nam, một khóa cho phái nữ. Số người tham dự khoảng trên dưới 50, từ 55, 56 người trở xuống cho mỗi khóa. Thực ra số tham dự viên phải ấn định cho vừa phải, vì doanh trại có giới hạn; và mặt khác vì để đảm bảo chất lượng cho người tham dự khóa. Đông quá làm người ta bị lẫn mất vào trong đám đông. Cho đến nay, phong trào VNSJ đã mở 43 khóa và năm nay sẽ mở hai khóa, số 44 và 45.
H: Xin hỏi thăm anh, là bây giờ khi thính giả hiểu được phong trào Cursillo là gì, nếu có người họ muốn ghi danh tham dự có còn kịp không?
Đ: Dạ bây giờ thì không còn kịp nữa ạ. Thường thì chúng tôi phải lấy đơn, ghi danh và sắp xếp ít nhất trước vài ba tháng. Khóa học sắp tới cận ngày quá, chỉ còn hơn một tháng nữa thôi, cho nên không còn kịp nữa.
H: Như vậy những ai muốn tham gia thì phải chờ đến năm sau, phải không ạ?
Đ: Đó là khóa ở San Jose. Nếu họ tham dự ở nơi nào khác có tổ chức khóa, thì họ cũng có thể tham dự. Nhưng ở San Jose thì sang năm mới tổ chức khóa trở lại.
H: Cám ơn anh. Vậy xin hỏi tiếp anh, khi anh nói về các khóa học thì trong khóa học nầy ai là người phụ trách giảng huấn. Họ là những linh mục hay sao, hay là những ai?
Đ: Thưa anh, nội dung của khóa có nhiều vấn đề về tín lý, về thần học, về đạo. Và việc giảng huấn gồm có các linh mục, các phó tế, tu sĩ và giáo dân. Vì phong trào có các kỹ thuật giảng huấn riêng, nên khi đích thân tham dự thì mới cảm nghiệm được đầy đủ. Khóa học không chỉ riêng việc giảng huấn mà thôi, còn nhiều điều khác nữa.
H: Những điều khác đó anh Hiếu có thể nói được không, thì xin nói cho thính giả nghe?
Đ: Như tôi đã nói, thực ra phải sống, phải trải qua mới có cảm nghiệm đó được.
H: Thính giả biết được chương trình tổng quát như vậy, học hành như vậy, nhưng mà muốn biết Cursillo là gì thì cần phải đến, phải sống mới có cảm nghiệm đó, phải không anh?
Đ: Thưa đúng ạ.
H: Cám ơn anh Hiếu. Thưa anh, anh có nói, Cursillo thành lập trên thế giới từ lâu, và ở San Jose, ngành Việt Nam thì đã có 43 khoá rồi. Thành ra, nói chung là từ đầu cho đến nay để đánh giá thành qủa của phong trào, nói riêng về phong trào Việt Nam tại giáo phận San Jose thì phong trào đã tạo được điều gì?
Đ: Thưa anh, phong trào Cursillo có một tham vọng là giúp cho các thành viên của mình trở thành là những chứng tá đích thực, là những môn đệ của Chúa Kitô. Nhưng làm sao để đánh giá được các thành qủa? Thực ra, ngay cả khi làm việc cho Chúa, chúng ta không thể thấy kết qủa một cách rõ ràng. Cũng như chúng ta có thể liên tưởng là Chúa Kitô, khi Ngài chết trên thập giá, thì xem ra như là đã thất bại hoàn toàn. Thế nhưng, là con người đức tin, chúng ta tin rằng đó là lúc Chúa chiến thắng. Chúa xuống thế làm người cho mục đích đó, chịu nạn chịu chết chuộc tội cho thiên hạ. Phong trào là một luồng gió, Chúa Thánh Thần muốn thổi đi đâu thì thổi, và người ta len lỏi vào trong các ngỏ ngách của cuộc sống, đó là vai trò của người tham gia một khoá học Cursillo, thưa anh.
H: Hồi nãy giờ chúng ta nói chuyện về dĩ vãng, nay chúng ta nói chuyện về tương lai. Trong vai trò là chủ tịch của phong trào Cursillo ngành Việt Nam giáo phận San Jose, anh có nhận biết phong trào có dự định gì để phát triển trong tương lai để cho mỗi ngày phong trào lớn mạnh thêm không?
Đ: Thưa anh, phong trào có một sách lược, đó là nhắm xây dựng các cột sống Kitô giáo trong xã hội và lập thành các nhóm nhỏ, là nơi họ qui tụ với nhau để tạo ảnh hưởng trong môi trường sống của họ. Các nhóm nầy đã có sẵn trong xã hội rồi, nên một người tham gia phong trào Cursillo, cũng là một Kitô hữu, làm men làm muối trong nhóm của họ, trong môi trường của họ. Phong trào không nhằm phát triển cho phong trào. Nhưng ngoài việc hoán cải cá nhân, phong trào muốn các thành viên của mình hoán cải môi trường họ sống. Họ lấy tinh thần Cursillo để hoà nhập vào trong sinh hoạt đời sống của họ. Còn về cơ cấu của phong trào, phong trào không có tham vọng phát triển. Phong trào có một Văn Phòng Điều Hành, có Trường Lãnh Đạo, là nơi để tổ chức các sinh hoạt cho các thành viên trở về cùng sinh hoạt. Những người nầy khi gặp gỡ nhau, họ tường trình về cuộc hành trình đức tin của họ. Đó là những điều phong trào nhắm tới, đơn giản như vậy thôi. Không làm cho phong trào lớn mạnh nhưng làm cho tinh thần phong trào thấm nhập vào môi trường họ sống và đó là tham vọng của phong trào.
H: Xin cám ơn anh Hiếu. Qua buổi nói chuyện hôm nay, thì tôi cũng như qúy vị thính giả có một cái nhìn khá rõ về phong trào Cursillo, nhất là phong trào Cursillo tại giáo phận San Jose. Rất là cám ơn anh. Bây giờ chúng ta sắp hết giờ phải kết thúc buổi nói chuyện, vậy anh còn điều gì muốn chia sẻ với thính giả chương trình “Chúa Là Tình Yêu” thì xin anh trình bày?
Đ: Trước hết tôi xin chân thành cám ơn chương trình đã cho tôi cơ hội chia sẻ, cũng như cám ơn quý vị thính giả đã lắng nghe chương trình nầy. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta đều có ơn gọi riêng trong cuộc sống. Vì là ơn gọi nên không phải do mình lựa chọn, nhưng mà là Chúa chọn cho mình, và mình đáp trả tiếng gọi đó. Nhưng làm sao để mình biết đó là tiếng Chúa gọi? Tôi tin là qua cầu nguyện, chúng ta nghe được tiếng Chúa. Và bổn phận của chúng ta là đáp trả, như tiên tri Samuel khi nghe tiếng Chúa, mà nghe đến lần thứ ba, thì ngài nói, “Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”. Tôi nghĩ người Cursillista, là người đã tham dự một khoá tĩnh huấn Cursillo, cũng như bất cứ tín hữu nào khác, họ đều có một sứ mạng, đó là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy”. Và đó cũng là chủ đề Đức Giáo Hoàng đã chọn cho Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ năm nay. Tôi nghĩ điều rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta là đáp trả lời mời gọi của Chúa. Xin chân thành cám ơn.-
Nguyễn Đức Vinh: Xin anh Hiếu giới thiệu về cá nhân, và động lực cơ duyên thúc đẩy anh tham gia phong trào?
Trần Hiếu: Tôi là Trần Hiếu, tên thánh là Gioan. Tôi sống và làm việc tại San Jose từ năm 1985 và sinh hoạt chính yếu trong Giáo Xứ Việt Nam, hiện là giáo xứ Đức Mẹ La Vang. Tôi tham dự khoá Cursillo Việt Nam năm 1992 tại Giáo Phận San Jose, là khoá năm thứ hai phong trào Cursillo Việt Nam San Jose tổ chức.
Tôi tin rằng mỗi người được Chúa chọn cách riêng, mỗi người có ơn gọi riêng và trong cuộc sống, khi họ làm việc nầy, khi làm việc kia trong vườn nho của Chúa. Tôi cảm thấy mình được gọi để thi hành công việc đặc biệt của phong trào Cursillo, và vào cuối năm vừa rồi anh chị em trong phong trào tín nhiệm đề cử tôi vào cương vị Chủ Tịch Phong Trào. Như vậy tôi đảm nhận vai trò nầy bảy tám tháng nay.
Hỏi: Tôi tin rằng thính giả vẫn thường nghe nói về Cursillo, nhưng không được rõ Cursillo là gì. Vậy trong câu hỏi nầy xin anh vui lòng trình bày sơ lược về phong trào cho mọi người được rõ, đặc biệt, lịch sử của phong trào Cursillo ngành Việt Nam tại giáo phận San Jose?
Đáp: Phong Trào Cursillo được khai sinh tại Tây Ban Nha với khoá đầu tiên diễn ra năm 1944. Nhưng mãi đến năm 1949, những điều tự phát trước đây nay mới trở thành có hệ thống và khoá Cursillo đầu tiên có qui củ và có các phương pháp cá biệt như hội nhóm nhỏ và đại hội Ultreya được hình thành.
Phong trào được khởi sự do các vị thủ lãnh tiên khởi như ông Bonnin, Linh Mục Tiến Sĩ Hervas, ngài về sau trở thành Giám Mục, và ngay sau đó Trường Lãnh Đạo, nơi quy tụ các thành phần cốt cán của phong trào, cũng được hình thành.
Phong trào Cursillo được du nhập vào Việt Nam từ năm 1967 cho các sĩ quan người Phi, và sau đó Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đã mở khóa cho các linh mục và giáo dân Việt Nam. Phong trào lắng đọng một thời gian lâu, nhất là sau năm 1975, và gần đây mới khởi động trở lại, và có các khóa mở ra tại một số giáo phận Việt Nam.
Tại San Jose, vào năm 1988, Linh Mục Lưu Đình Dương, lúc đó là chánh xứ Họ Đạo Việt Nam, đã gửi một số người tham dự khóa tại miền Nam Cali, và từ năm 1991, phong trào bắt đầu mở khóa tại Camp St. Francis, ở phố Aptos, gần Santa Cruz. Cho đến nay, phong trào Cursillo Việt Nam Giáo Phận San Jóse đã thực hiện 43 khóa, và năm nay phong trào sẽ tổ chức hai khóa vào trung tuần tháng Tám, cũng tại cùng địa điểm, Camp St. Francis, một doanh trại nằm bên bờ biển xinh đẹp, nhìn ra Thái Bình Dương, rất thơ mộng.
H: Xin hỏi thêm anh, phong trào Cursillo có được công nhận chính thức bởi Tòa Thánh La Mã hay không, và chúng ta nghe thấy nhiều nhóm hoat động trong Giáo Hội Công Giáo như Legio Marie, Linh Thao, Canh Tân Đặc Sủng, thế thì Cursillo khác biệt như thế nào với các hội đoàn đó?
Đ: Vâng, thưa anh, thưa quý vị thính giả: Sứ mạng của phong trào Cursillo cũng là sứ mạng của Giáo Hội, có nhiệm vụ loan truyền Tin Mừng cho muôn dân. Nói về mục đích và sứ mạng của phong trào, tôi muốn nói về bản chất hoặc yếu tính của Cursillo. Đây là một phong trào của Giáo Hội, hoạt động trong Giáo Hội, trực thuộc giáo quyền địa phương. Phong trào có phương pháp riêng và các phương pháp nầy chủ yếu nhằm tạo cơ hội cho người tham gia sống và chia sẻ đời sống người Kitô hữu của họ. Họ sống những gì là cốt yếu của người tín hữu. Phong trào Cursillo cống hiến các phương pháp nhằm thể hiện tình yêu: yêu Thiên Chúa, yêu chính mình, và yêu tha nhân. Phong trào giúp họ thực hiện ba cuộc gặp gỡ: gặp gỡ chính mình, gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ tha nhân. Có thể nói đó là việc thánh hóa bản thân.
Phong trào còn có mục đích thứ hai, là thánh hóa môi trường, nghĩa là làm men làm muối cho thế gian. Phong trào có một châm ngôn rất phổ thông, đó là "Một tay nắm Chúa, một tay nắm anh chị em." Thực ra thánh hóa bản thân là khó, nhưng thánh hóa môi trường còn khó hơn. Nhưng làm sao họ có thể làm được? Những người tham gia vào phong trào Cursillo, tuy cũng như những tín hữu khác, nhưng nhờ phương pháp Cursillo, họ cùng làm với anh chị em, nghĩa là làm trong các nhóm nhỏ. Nghề nghiệp chuyên môn của tôi là làm việc với những người có các vấn đề cá nhân, gia đình, và khi ngồi với họ trong các nhóm hỗ trợ, thì tôi nghe họ đọc lời tâm niệm nầy: "Khi tôi đi tìm hồn tôi, tôi chẳng thấy gì; khi tìm Thượng Đế của tôi, ngài lẩn tránh tôi, nhưng khi đi tìm người anh em, thì tôi tìm gặp cả ba". Tôi tin rằng, khi đồng hành cùng anh chị em, thì chúng ta tìm được tất cả. Phong trào khuyến khích người ta tham gia các nhóm nhỏ, và qua đó họ được sự nâng đỡ lẫn nhau để cùng giúp nhau trong bước đường theo Chúa, và hoán cải môi trường họ sống.
H: Anh vừa cho tôi một tóm tắt để tôi và thính giả hiểu được mục đích và sứ mạng của phong trào Cursillo. Nãy giờ anh Hiếu có nói về những khóa học Cursillo, anh nói về trại St. Francis. Thành ra bây giờ tôi muốn hỏi anh là Khoá học Cursillo là khóa gì vậy? Anh có thể chia sẻ chút ít về khóa học nầy được không ạ?
Đ: Dạ vâng. Khóa Cursillo là gì? Thực ra không ai có thể diễn tả một cách đầy đủ, đúng đắn về một khóa Cursillo được. Tôi có thể nói, trải qua kinh nghiệm Khóa Cursillo là một hồng ân tuyệt vời. Tôi đã có kinh nghiệm đó. Và tôi nghĩ nhiều người tham dự cũng đều có kinh nghiệm đó. Khóa được diễn ra trong ba ngày, nên còn được gọi là khóa Ba Ngày. Chủ yếu khóa học nhằm để tuyên xưng một sứ điệp, đó là "Thiên Chúa yêu thương chúng ta". Tất nhiên trong khóa học thì có học hỏi, có cầu nguyện. Nhưng phải đến đó, phải tham dự mới cảm nghiệm được đầy đủ Khóa Cursillo, bởi vì nó có tính cách riêng tư, cho mình, giữa mình với Chúa, và với anh chị em.
H: Thưa anh, anh có nói về mục đích của Cursillo là nhằm thánh hóa bản thân, thánh hóa môi trường, vậy thì trong chiều hướng như vậy, cũng như anh có nói tới khóa học, vậy thì phong trào nhắm tới những ai để đi dự khóa học nầy?
Đ: Như tôi đã đề cập trước thì phong trào có hai chiều kích để nhắm tới, đó là thánh hóa bản thân và thánh hóa môi trường. Khóa học Cursillo dành cho mọi người, thuộc mọi giới, bất kể thành phần kinh tế, xã hội của họ như thế nào. Thực ra sự khác biệt và đa dạng của nhiều người làm cho phong trào thêm phong phú; và như vậy, một khi người tham dự đi vào các môi trường khác nhau trong xã hội, họ sẽ biến đổi các môi trường mà họ có cơ hội tham gia. Vậy việc lựa chọn ứng viên làm sao cho thích hợp để phản ảnh được xã hội và để giúp cá nhân đó khi trở về làm dậy men trong môi trường của họ. Việc lựa chọn đó, vì vậy, rất là quan trọng. Phong trào cần có nhiều người đi vào trong các môi trường khác nhau nên không phân biệt ai cả.
H: Như vậy mỗi năm có mấy khóa học, thưa anh? Và mỗi khóa có bao nhiêu ứng viên, rồi nam, nữ như thế nào?
Đ: Thưa mỗi năm phong trào Cursillo VN tại San Jóse mở hai khóa, một khóa cho phái nam, một khóa cho phái nữ. Số người tham dự khoảng trên dưới 50, từ 55, 56 người trở xuống cho mỗi khóa. Thực ra số tham dự viên phải ấn định cho vừa phải, vì doanh trại có giới hạn; và mặt khác vì để đảm bảo chất lượng cho người tham dự khóa. Đông quá làm người ta bị lẫn mất vào trong đám đông. Cho đến nay, phong trào VNSJ đã mở 43 khóa và năm nay sẽ mở hai khóa, số 44 và 45.
H: Xin hỏi thăm anh, là bây giờ khi thính giả hiểu được phong trào Cursillo là gì, nếu có người họ muốn ghi danh tham dự có còn kịp không?
Đ: Dạ bây giờ thì không còn kịp nữa ạ. Thường thì chúng tôi phải lấy đơn, ghi danh và sắp xếp ít nhất trước vài ba tháng. Khóa học sắp tới cận ngày quá, chỉ còn hơn một tháng nữa thôi, cho nên không còn kịp nữa.
H: Như vậy những ai muốn tham gia thì phải chờ đến năm sau, phải không ạ?
Đ: Đó là khóa ở San Jose. Nếu họ tham dự ở nơi nào khác có tổ chức khóa, thì họ cũng có thể tham dự. Nhưng ở San Jose thì sang năm mới tổ chức khóa trở lại.
H: Cám ơn anh. Vậy xin hỏi tiếp anh, khi anh nói về các khóa học thì trong khóa học nầy ai là người phụ trách giảng huấn. Họ là những linh mục hay sao, hay là những ai?
Đ: Thưa anh, nội dung của khóa có nhiều vấn đề về tín lý, về thần học, về đạo. Và việc giảng huấn gồm có các linh mục, các phó tế, tu sĩ và giáo dân. Vì phong trào có các kỹ thuật giảng huấn riêng, nên khi đích thân tham dự thì mới cảm nghiệm được đầy đủ. Khóa học không chỉ riêng việc giảng huấn mà thôi, còn nhiều điều khác nữa.
H: Những điều khác đó anh Hiếu có thể nói được không, thì xin nói cho thính giả nghe?
Đ: Như tôi đã nói, thực ra phải sống, phải trải qua mới có cảm nghiệm đó được.
H: Thính giả biết được chương trình tổng quát như vậy, học hành như vậy, nhưng mà muốn biết Cursillo là gì thì cần phải đến, phải sống mới có cảm nghiệm đó, phải không anh?
Đ: Thưa đúng ạ.
H: Cám ơn anh Hiếu. Thưa anh, anh có nói, Cursillo thành lập trên thế giới từ lâu, và ở San Jose, ngành Việt Nam thì đã có 43 khoá rồi. Thành ra, nói chung là từ đầu cho đến nay để đánh giá thành qủa của phong trào, nói riêng về phong trào Việt Nam tại giáo phận San Jose thì phong trào đã tạo được điều gì?
Đ: Thưa anh, phong trào Cursillo có một tham vọng là giúp cho các thành viên của mình trở thành là những chứng tá đích thực, là những môn đệ của Chúa Kitô. Nhưng làm sao để đánh giá được các thành qủa? Thực ra, ngay cả khi làm việc cho Chúa, chúng ta không thể thấy kết qủa một cách rõ ràng. Cũng như chúng ta có thể liên tưởng là Chúa Kitô, khi Ngài chết trên thập giá, thì xem ra như là đã thất bại hoàn toàn. Thế nhưng, là con người đức tin, chúng ta tin rằng đó là lúc Chúa chiến thắng. Chúa xuống thế làm người cho mục đích đó, chịu nạn chịu chết chuộc tội cho thiên hạ. Phong trào là một luồng gió, Chúa Thánh Thần muốn thổi đi đâu thì thổi, và người ta len lỏi vào trong các ngỏ ngách của cuộc sống, đó là vai trò của người tham gia một khoá học Cursillo, thưa anh.
H: Hồi nãy giờ chúng ta nói chuyện về dĩ vãng, nay chúng ta nói chuyện về tương lai. Trong vai trò là chủ tịch của phong trào Cursillo ngành Việt Nam giáo phận San Jose, anh có nhận biết phong trào có dự định gì để phát triển trong tương lai để cho mỗi ngày phong trào lớn mạnh thêm không?
Đ: Thưa anh, phong trào có một sách lược, đó là nhắm xây dựng các cột sống Kitô giáo trong xã hội và lập thành các nhóm nhỏ, là nơi họ qui tụ với nhau để tạo ảnh hưởng trong môi trường sống của họ. Các nhóm nầy đã có sẵn trong xã hội rồi, nên một người tham gia phong trào Cursillo, cũng là một Kitô hữu, làm men làm muối trong nhóm của họ, trong môi trường của họ. Phong trào không nhằm phát triển cho phong trào. Nhưng ngoài việc hoán cải cá nhân, phong trào muốn các thành viên của mình hoán cải môi trường họ sống. Họ lấy tinh thần Cursillo để hoà nhập vào trong sinh hoạt đời sống của họ. Còn về cơ cấu của phong trào, phong trào không có tham vọng phát triển. Phong trào có một Văn Phòng Điều Hành, có Trường Lãnh Đạo, là nơi để tổ chức các sinh hoạt cho các thành viên trở về cùng sinh hoạt. Những người nầy khi gặp gỡ nhau, họ tường trình về cuộc hành trình đức tin của họ. Đó là những điều phong trào nhắm tới, đơn giản như vậy thôi. Không làm cho phong trào lớn mạnh nhưng làm cho tinh thần phong trào thấm nhập vào môi trường họ sống và đó là tham vọng của phong trào.
H: Xin cám ơn anh Hiếu. Qua buổi nói chuyện hôm nay, thì tôi cũng như qúy vị thính giả có một cái nhìn khá rõ về phong trào Cursillo, nhất là phong trào Cursillo tại giáo phận San Jose. Rất là cám ơn anh. Bây giờ chúng ta sắp hết giờ phải kết thúc buổi nói chuyện, vậy anh còn điều gì muốn chia sẻ với thính giả chương trình “Chúa Là Tình Yêu” thì xin anh trình bày?
Đ: Trước hết tôi xin chân thành cám ơn chương trình đã cho tôi cơ hội chia sẻ, cũng như cám ơn quý vị thính giả đã lắng nghe chương trình nầy. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta đều có ơn gọi riêng trong cuộc sống. Vì là ơn gọi nên không phải do mình lựa chọn, nhưng mà là Chúa chọn cho mình, và mình đáp trả tiếng gọi đó. Nhưng làm sao để mình biết đó là tiếng Chúa gọi? Tôi tin là qua cầu nguyện, chúng ta nghe được tiếng Chúa. Và bổn phận của chúng ta là đáp trả, như tiên tri Samuel khi nghe tiếng Chúa, mà nghe đến lần thứ ba, thì ngài nói, “Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”. Tôi nghĩ người Cursillista, là người đã tham dự một khoá tĩnh huấn Cursillo, cũng như bất cứ tín hữu nào khác, họ đều có một sứ mạng, đó là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy”. Và đó cũng là chủ đề Đức Giáo Hoàng đã chọn cho Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ năm nay. Tôi nghĩ điều rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta là đáp trả lời mời gọi của Chúa. Xin chân thành cám ơn.-
Thông Báo
Chúc mừng Ngọc Khánh Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách
VietCatholic Network
23:22 26/07/2013
Trong tâm tình tri ân,
VietCatholic chúc mừng Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách thuộc giáo phận Nha Trang sẽ mừng Ngọc Khánh vào ngày 3 tháng 8 năm 2013.
60 năm linh mục của Đức Ông là 60 năm hồng ân cho Giáo Hội và cho những ai đã gặp gỡ ngài trên đường đời, đã cùng làm việc với ngài cho Tin Mừng của Chúa Kitô được đến với muôn dân.
Với lòng tri ân,
Giám Đốc
Lm. Gioan Trần Công Nghị
VietCatholic chúc mừng Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách thuộc giáo phận Nha Trang sẽ mừng Ngọc Khánh vào ngày 3 tháng 8 năm 2013.
60 năm linh mục của Đức Ông là 60 năm hồng ân cho Giáo Hội và cho những ai đã gặp gỡ ngài trên đường đời, đã cùng làm việc với ngài cho Tin Mừng của Chúa Kitô được đến với muôn dân.
Với lòng tri ân,
Giám Đốc
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trúc
Đặng Đức Cương
21:14 26/07/2013
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thân con cây trúc tầm thường
Được Người kén chọn yêu thương tràn trề.
Kiên trì đục cắt đam mê
Cho lòng rỗng trống tìm về nẻo Tin.
Lùa dao khoét lỗ luyện Kinh
Tác thành ống sáo cho tình dâng cao…
(Trích thơ của Lm. Trần Cao Tường)