Ngày 26-07-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:35 26/07/2009
ĐỐI THOẠI VỚI BÙN [3]

N2T


Có người hỏi bùn:

- “Anh không cảm thấy mình dơ bẩn hay sao?”

Bùn nói:

- “Nếu trong lòng anh sạch sẽ, thì sẽ nhìn thấy sự sạch sẽ của tôi; nếu trong lòng anh không sạch sẽ, thì trời đất vạn vật sẽ không gì là không dơ bẩn với anh”.

(Trích: Truyện đồng thoại dành cho người lớn)

Suy tư:

Các thánh nhân đi đến đâu đều mang quà tặng đến đó phân phát cho mọi người.

Quà đây chẳng phải là tiền bạc, quà cáp, danh vọng mà là niềm vui, niềm hạnh phúc. Tại sao vậy, bởi vì các ngài nhìn mọi việc, mọi người bằng con mắt của Thiên Chúa, nghĩa là đối với các ngài, ai cũng là đẹp, ai cũng đáng yêu, dù họ là hạng người nào đi chăng nữa, vì chính họ là hình ảnh của Thiên Chúa.

Các ngài không lấy “bụng ta đo bụng người”, nhưng các ngài đã lấy tình yêu của Chúa Ki-tô mà nhìn mọi việc. Xấu thì làm cho tốt, tốt thì càng làm cho tốt hơn, tốt hơn thì trở nên như các ngài là những sứ giả của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Ki-tô.

Đừng so sánh mình với ai, cũng đừng lấy ai để so sánh với mình, nhưng chỉ nhìn vào Đức Ki-tô và các thánh để so sánh, coi mình đã được như các ngài hay chưa, bởi vì các ngài là những hoa quả rất tốt đẹp của Ngài vậy.

---------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:37 26/07/2009
N2T


11. Lấy khiêm tốn giả để làm cho người khác vui thích, thì giống như lấy hành động xấu xa để làm cho cái tên đẹp vậy.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:39 26/07/2009
N2T


184. Bắt đầu từ lỗi nhỏ, cuối cùng ắt phải sai lầm lớn.

 
Nhầm
Thanh Thanh
01:43 26/07/2009
Nhầm

Một tân linh mục về quê dâng lễ tạ ơn, giáo họ này đã lâu không người chăm sóc, nên nhiều thứ xuống cấp. Một số vị đi theo và giới thiệu hết nhu cầu nâng cấp cầu đường, tượng đài, nhà xứ, đến tu sửa cung thánh, ghế quỳ, bàn thờ, như để cha mới có thể rộng đường chọn lựa. Nhưng rồi chẳng thấy cha nói gì.

Trước khi ra về, họ nhắc lại: “thế cha không cho chúng con gì à”.
Cha cười, trả lời: “Tôi cho lễ rồi mà”.
Họ nói: “tưởng cha cho gì, chứ cho lễ thì chúng con không cần”.

Đến thăm một giáo xứ, đứng trước nhà nghỉ, có nhiều người đi qua đi lại, rồi cúi đầu chào. Thầm nghĩ, giáo dân ở đây lịch sự quá, mình là người lạ mà cũng chào. Cha xứ cười nói: "Không phải đâu, trên nóc nhà xứ có tượng Chúa Kitô Vua đó".

Người đàn ông đi hành hương và nghỉ trên một ghế đá. Ông hết sức ngạc nhiên và rồi lại tỏ ra hãnh diện sung sướng khi thấy nhiều người đi qua trước mặt ông đã ngã mũ cúi chào. Người già cũng như người trẻ. Ông nghĩ chắc là họ chào mình đây. Khi ngẩng đầu lên mới biết trên đầu có thánh giá và tượng chịu nạn.

Một vua kia ham mặc áo quần đẹp. Hai tên lưu manh đến gạ gẫm: Chúng tôi có thể dệt may may cho ngài một bộ áo rất đặc biệt chưa ai từng thấy. Nhưng phải dệt bằng vàng. Vì ham bộ áo này, vua phải đưa hai tên ấy biết bao là vàng. Nhưng chúng chẳng may gì cả. Một hôm hai tên lưu manh cho biết áo đã may xong và mời vua mặc thử. Chúng chỉ làm cử điệu tay chân như đang mặc áo cho nhà vua. Khi cho biết đã mặc xong, vua hỏi các quan "áo ta đẹp không?" Ai nấy đều khen đẹp. Quá phấn khởi, vua còn đi kiệu ra các đường phố để khoe áo. Dân chúng nhiều người cũng khen nức nở. Nhà vua rất sung sướng. Bỗng nhiên một đứa trẻ hô to: "ông vua ở truồng! ông vua ở truồng!". Nhà vua nhìn lại mình và mới biết mình đang ở truồng thật.

Nhầm

Người xưa cũng như nay, đạo cũng như đời, giáo dân cũng như nhà tu, nhiều người thường nhầm lẫn giữa cái bên ngoài và bên trong, giữa chính và phụ, giữa là và làm, giữa phương tiện và mục đích.

Và một khi đánh mất cái căn bản làm người là lòng nhân, bao dung, công bằng và yêu mến, thì sẽ bám vào cái bề ngoài là cơ sở vật chất, các thứ bằng cấp. Chúng trở thành chiếc phao che đậy cái trống rỗng bên trong; thành chiếc gậy bảo vệ, dẫn lối, đưa đường duy nhất giúp thực hiện tham vọng của họ.

Như những người biệt phái đã coi tua áo dài, thẻ kinh nới rộng, luật lệ tỉ mỉ để chứng tỏ mình yêu mến thờ phượng Đức Chúa thật.
Như những linh mục đã coi cơ sở hạ tầng, công trình vật chất, làm chỗ dựa và biểu dương sự thành công của mình trên đường ơn gọi, đã hoàn thành sứ vụ Chúa và Giáo hội trao.
Như những người chồng đã coi tiền bạc, nhà cửa kiếm được cho vợ con thì là xong bổn phận.
Như những người vợ coi việc làm cơm nước, quần áo, tiền bạc, nghề nghiệp, con cái thì đã tròn nhiệm vụ với gia đình.
Như những người giáo dân coi việc xưng tội, đi lễ Chúa nhật là hết trách nhiệm.

Nhầm

Hãy cẩn thận, kẻo những thứ mình làm tưởng là cho Chúa, để thờ phượng Ngài, thì Ngài phải tốn rất nhiều thời gian mà sửa lại mọi việc ta đã làm. Thiên Chúa dường như luôn phải vất vả, khó nhọc sửa lại công trình của Ngài vì con người đã làm nhiều, nhưng không đúng. Như Ađam, Evà, Cain, tháp Baben, Saolê, Phêrô, Saolô, Giuđa, một số người của Chúa…

Quả thật, có nhiều người nhầm lẫn giữa cái Làm và cái Là.
Một thanh niên có thể làm tất cả mọi việc của người chồng, nhưng không thể là chồng.
Một cô gái có thể làm tất cả mọi việc của người vợ, nhưng không thể là vợ.
Một giáo dân có thể làm tất cả mọi việc của linh mục, nhưng không thể là linh mục.
Một người khác có thể làm tốt công việc của người tu sĩ, nhưng không thể là tu sĩ.
Một người ngoại có thể làm cả mọi việc của một tín hữu, nhưng không thể là tín hữu.

Cái nhầm lẫn ấy làm cho nhiều người phải mệt mỏi, khốn đốn, phải trả giá đắt. Có người tỉnh giấc cũng đã muộn. Cái muộn màng của bản thân không đáng lo cho bằng nhiều người khác cũng bị liên luỵ, bị hứng chịu những đau khổ do người đi tìm cái bề ngoài giả tạo mau qua gây ra.

Nếu mỗi người biết sống bằng con người thật theo ý định của Thiên Chúa, thì chắc chắn hạnh phúc, hài lòng với những hiện có của mình và luôn sống hài hoà với mọi nguời xung quanh.

Nếu mỗi người biết giữ chữ yêu, chữ nhân, chữ trung thì hình thức bề ngoài không còn là mục tiêu duy nhất để kiếm tìm.

Nếu mỗi người biết đâu là cái cốt lõi của kiếp người: Từ đâu đến, sống ở đời để làm gì, rồi sẽ đi về đâu, thì chẳng ai dại tìm kiếm những thứ mau hư nát.

Nếu ai cũng là anh em tốt con cùng một Cha, sống chung một nhà. Và mỗi người đều hiếu thảo với Chúa là Cha nhân từ thì làm gì còn thói ghen tuông, tranh đấu hay phô trương công đức nữa.

Hãy nhớ: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16).
 
Tâm Sự Với Chú Mỗi Ngày - Tuần 17 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
14:56 26/07/2009
TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TRONG TUẦN

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Thứ hai sau Chúa nhật 17 thường niên

Mt 13,31-35

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là một vì Thiên Chúa uy nghi vĩ đại, nhưng lại trở nên nhỏ bé qua tấm bánh đơn sơ để trao ban sự sống cho chúng con. Chúa ẩn dấu ngôi vị Thiên Chúa để mang lấy thân phận con người giống như chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Chúng con xin chúc tụng ngợi khen tình yêu Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa sự khiêm cung nhỏ bé, để chúng con sống với mọi người trong khiêm tốn hiền hoà.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, có ai đó nói rằng: dù một việc nhỏ bé tầm thường nhưng nếu làm với lòng mến chân thành cũng trở nên những việc phi thường. Chúa cũng muốn chúng con hiện diện giữa đời thật nhỏ bé khiêm cung như hạt cải gieo vào nhân gian, như chút men thẩm thấu vào giòng đời, thế nhưng từng nghĩa cử yêu thương, bác ái, vị tha của chúng con dù nhỏ bé vẫn có sức biến đổi cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn.

Lạy Chúa, thế giới chúng con đang sống đầy thói hư tật xấu, đầy những đam mê lầm lạc, xin cho chúng con dám sống thánh thiện để xoá bỏ những thói đời điêu ngoa, những lối sống trụy lạc, những ham muốn tầm thường. Xin giúp chúng con biết gieo vãi vào nhân gian những việc lành đạo đức, những lối sống thánh thiện ngõ hầu biến đổi trần gian theo ánh sáng của Tin Mừng của Chúa. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 17 thường niên

Mt 13, 36-43

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã từng nói “kho tàng ở đâu thì lòng trí ở đó”. Ước gì chúng con luôn nhận ra Chúa là kho tàng của cuộc đời chúng con, để chúng con luôn biết quy hướng về Chúa, biết sống tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn kết hợp mật thiết với Chúa qua lời nói, viêc làm luôn tuân theo thánh ý Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã chờ đợi chúng con trở về. Chúa luôn kiên nhẫn với chúng con. Chúa hằng mong muốn chúng con sinh hoa trái trong sự hiệp thông với Chúa. Chúa luôn chậm bất bình và rất mực khoan nhân với những lỗi lầm của chúng con. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa sự kiên nhẫn để chúng con nhẫn nại với những thiếu sót của anh em. Xin giúp chúng con đừng bao giờ xét đoán anh em mình một cách khắc khe nhưng luôn tha thứ diu hiền. Xin giúp chúng con luôn có cái nhìn lạc quan về anh em chúng con. Xin cho chúng con biết sống tha thứ, hiền từ như Chúa đã tha thứ cho chúng con.

Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con khỏi những thói đời tội lỗi như là gai góc đang quấn quanh cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con sống thanh thoát khỏi những ham muốn tầm thường nhưng luôn biết sống cao thượng, sống thanh sạch theo những đòi hỏi của Tin mừng của Chúa. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 17 thường niên

Mt 13, 44-46

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa là gia nghiệp cuôc đời chúng con. Chúa đã trao ban cho chúng con chính Máu Thịt Chúa trở nên của ăn của uống cho chúng con. Bí Tích Thánh Thể chính là gia bảo vô giá mà Chúa đã tặng ban cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân Chúa. Nguyện xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con đừng vì những của cải mau qua trần gian mà đánh mất gia tài Nước Trời.

Nhưng Chúa ơi, cuộc đời có quá nhiều những cám dỗ tội lỗi. Có biết bao cám dỗ mời mọc chúng con xa Chúa. Có biết bao cám dỗ luôn hấp dẫn chúng con từng phút từng giây. Cám dỗ nào cũng để lại trong chúng con sự lưu luyến. Đôi khi vì yếu đuối mà chúng con sa vào cám dỗ của ma quỷ. Mỗi lần chúng con phạm tội là một lần chúng con xa lìa Chúa, chúng con đánh mất viên ngọc quý là chính Chúa. Như thế, chúng con cũng đánh mất gia bảo Nước Trời mai sau.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban ơn sức mạnh để chúng con can đảm từ khước ước muốn tội lỗi. Xin giúp chúng con biết gìn giữ kho tàng ân sủng của Chúa để nhờ ơn Chúa chúng con luôn biết sống theo đường lối của Chúa. Xin giúp chúng con biết chọn Chúa hơn là những thú vui mau qua đời này. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 17 thường niên

Mt 13,47-53

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là Đấng Thánh thiện vô cùng, thế mà Chúa lại đến với chúng con, một thân phận yếu đuối tội lỗi. Tình thương Chúa đã xoá mọi ngăn cách khác biệt để hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa bài học yêu thương để chúng con sống hiền từ và nhân ái với nhau.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin dạy chúng con cách nhìn đời và nhìn người như Chúa. Chúa luôn nhìn đến phận người chúng con trong tình thương tha thứ và cảm thông. Chúa luôn xót xa vì bước đường lầm lỡ của chúng con. Chúa không chấp nhất tội lỗi chúng con, nhưng luôn rộng lòng tha thứ. Xin giúp chúng con sám hối ăn năn về những cách nhìn thiển cận và bất khoan dung của chúng con đối với tha nhân. Chúng con thường kết án tẩy chay. Chúng con không chấp nhận người xấu tồn tại. Chúng con đã quên mất rằng: chúng con cũng là những con nợ được Chúa tha thứ nhưng lại bất khoan dung với anh em. Chúng con đã đối xử tồi tệ với nhau đang khi đó Chúa lại vẫn luôn nhân hậu với chúng con.

Lạy Chúa, cuộc đời thường khiếm khuyết, nhưng chúng con lại mong muốn tròn đầy. Chúng con thường dễ dãi với mình nhưng lại khắt khe với tha nhân. Xin giúp chúng con biết khoan dung và kiên nhẫn như Chúa đã từng chậm bất bình và rất mực khoan dung với chúng con. Xin ban cho chúng con một tấm lòng nhân ái để chúng con dám làm chứng cho tình yêu của Chúa giữa thế giới đầy hận thù hôm nay. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 17 thường niên

Mt 13,54-58

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa vẫn hiện diện trong cuộc đời chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, chúng con được gặp gỡ Chúa mỗi ngày. Xin gia tăng lòng tin cậy mến để chúng con luôn cảm nghiệm tình thương Chúa vẫn bao phủ trên cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn nhận ra sự hiện diện đầy quan phòng của Chúa vẫn dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa dân làng Nagiaret đã không tin vào Chúa vì Chúa xuất thân từ người thợ nghèo làng Nagiaret. Các môn đệ đã không tin Chúa khi tay Chúa chịu treo trên thập tự giá. Và hôm nay, đôi khi chúng con vẫn chưa có niềm tin đủ để tin rằng Chúa đang hiện diện trong tấm bánh đơn sơ nhỏ bé. Chúng con đến nhà thờ nhưng vẫn lo ra chia trí, đôi khi còn có hành vi, cử chỉ xúc phạm đến Chúa như nói chuyện, nô giỡn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin thêm đức tin để chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện trong Thánh Thể mà biết tôn kính phụng thờ. Xin giúp chúng con cũng nhận ra Chúa trong tha nhân, trong bạn bè để chúng con luôn đối xử với nhau trong yêu thương và tôn trọng.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một đức tin sắt son và một lòng mến nồng nàn để chúng con luôn phụng sự Chúa qua việc chu toàn bổn phận hằng ngày, nhất là biết phục vụ Chúa trong những người anh em hèn mọn chung quanh. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 17 thường niên

Mt 14,1-12

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là tinh yêu. Tình yêu của Chúa luôn sáng tạo, luôn làm mới lại từng ngày cho chúng con. Chúa yêu chúng con. Chúa tạo dựng chúng con. Chúa cứu chuộc chúng con. Chúa còn trao ban chính sự sống mình qua bí tích Thánh Thể để qua đó Chúa hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết dùng khả năng Chúa ban để thi thố tình thương cho anh chị em chúng con.

Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con dùng tài năng của mình để làm tổn thương người khác. Chúng con gây đau khổ cho tha nhân. Chúng con đã hại người, hại đời vì đời sống thiếu đạo đức, thiếu bác ái của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con sửa đổi. Xin canh tân cuộc đời chúng con cho xứng với tình yêu tha thứ của Chúa. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng, thời giờ Chúa ban để gieo yêu thương, hạnh phúc cho anh em của mình.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con biết sống có ích cho tha nhân và đừng bao giờ làm khổ anh em. Xin cho chúng con biết sử dụng hồng ân Chúa ban để ca tụng vinh danh Chúa luôn. Amen

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
 
Tâm sự với Chúa mỗi ngày trong tuần
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
15:28 26/07/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 17 thường niên
Mt 13,31-35

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là một vì Thiên Chúa uy nghi vĩ đại, nhưng lại trở nên nhỏ bé qua tấm bánh đơn sơ để trao ban sự sống cho chúng con. Chúa ẩn dấu ngôi vị Thiên Chúa để mang lấy thân phận con người giống như chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Chúng con xin chúc tụng ngợi khen tình yêu Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa sự khiêm cung nhỏ bé, để chúng con sống với mọi người trong khiêm tốn hiền hoà.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, có ai đó nói rằng: dù một việc nhỏ bé tầm thường nhưng nếu làm với lòng mến chân thành cũng trở nên những việc phi thường. Chúa cũng muốn chúng con hiện diện giữa đời thật nhỏ bé khiêm cung như hạt cải gieo vào nhân gian, như chút men thẩm thấu vào giòng đời, thế nhưng từng nghĩa cử yêu thương, bác ái, vị tha của chúng con dù nhỏ bé vẫn có sức biến đổi cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa, thế giới chúng con đang sống đầy thói hư tật xấu, đầy những đam mê lầm lạc, xin cho chúng con dám sống thánh thiện để xoá bỏ những thói đời điêu ngoa, những lối sống trụy lạc, những ham muốn tầm thường. Xin giúp chúng con biết gieo vãi vào nhân gian những việc lành đạo đức, những lối sống thánh thiện ngõ hầu biến đổi trần gian theo ánh sáng của Tin Mừng của Chúa. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 17 thường niên
Mt 13, 36-43

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã từng nói “kho tàng ở đâu thì lòng trí ở đó”. Ước gì chúng con luôn nhận ra Chúa là kho tàng của cuộc đời chúng con, để chúng con luôn biết quy hướng về Chúa, biết sống tín thác vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn kết hợp mật thiết với Chúa qua lời nói, viêc làm luôn tuân theo thánh ý Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã chờ đợi chúng con trở về. Chúa luôn kiên nhẫn với chúng con. Chúa hằng mong muốn chúng con sinh hoa trái trong sự hiệp thông với Chúa. Chúa luôn chậm bất bình và rất mực khoan nhân với những lỗi lầm của chúng con. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa sự kiên nhẫn để chúng con nhẫn nại với những thiếu sót của anh em. Xin giúp chúng con đừng bao giờ xét đoán anh em mình một cách khắc khe nhưng luôn tha thứ diu hiền. Xin giúp chúng con luôn có cái nhìn lạc quan về anh em chúng con. Xin cho chúng con biết sống tha thứ, hiền từ như Chúa đã tha thứ cho chúng con.
Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con khỏi những thói đời tội lỗi như là gai góc đang quấn quanh cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con sống thanh thoát khỏi những ham muốn tầm thường nhưng luôn biết sống cao thượng, sống thanh sạch theo những đòi hỏi của Tin mừng của Chúa. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 17 thường niên
Mt 13, 44-46

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa là gia nghiệp cuôc đời chúng con. Chúa đã trao ban cho chúng con chính Máu Thịt Chúa trở nên của ăn của uống cho chúng con. Bí Tích Thánh Thể chính là gia bảo vô giá mà Chúa đã tặng ban cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân Chúa. Nguyện xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con đừng vì những của cải mau qua trần gian mà đánh mất gia tài Nước Trời.
Nhưng Chúa ơi, cuộc đời có quá nhiều những cám dỗ tội lỗi. Có biết bao cám dỗ mời mọc chúng con xa Chúa. Có biết bao cám dỗ luôn hấp dẫn chúng con từng phút từng giây. Cám dỗ nào cũng để lại trong chúng con sự lưu luyến. Đôi khi vì yếu đuối mà chúng con sa vào cám dỗ của ma quỷ. Mỗi lần chúng con phạm tội là một lần chúng con xa lìa Chúa, chúng con đánh mất viên ngọc quý là chính Chúa. Như thế, chúng con cũng đánh mất gia bảo Nước Trời mai sau.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban ơn sức mạnh để chúng con can đảm từ khước ước muốn tội lỗi. Xin giúp chúng con biết gìn giữ kho tàng ân sủng của Chúa để nhờ ơn Chúa chúng con luôn biết sống theo đường lối của Chúa. Xin giúp chúng con biết chọn Chúa hơn là những thú vui mau qua đời này. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 17 thường niên
Mt 13,47-53

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng Thánh thiện vô cùng, thế mà Chúa lại đến với chúng con, một thân phận yếu đuối tội lỗi. Tình thương Chúa đã xoá mọi ngăn cách khác biệt để hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa bài học yêu thương để chúng con sống hiền từ và nhân ái với nhau.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin dạy chúng con cách nhìn đời và nhìn người như Chúa. Chúa luôn nhìn đến phận người chúng con trong tình thương tha thứ và cảm thông. Chúa luôn xót xa vì bước đường lầm lỡ của chúng con. Chúa không chấp nhất tội lỗi chúng con, nhưng luôn rộng lòng tha thứ. Xin giúp chúng con sám hối ăn năn về những cách nhìn thiển cận và bất khoan dung của chúng con đối với tha nhân. Chúng con thường kết án tẩy chay. Chúng con không chấp nhận người xấu tồn tại. Chúng con đã quên mất rằng: chúng con cũng là những con nợ được Chúa tha thứ nhưng lại bất khoan dung với anh em. Chúng con đã đối xử tồi tệ với nhau đang khi đó Chúa lại vẫn luôn nhân hậu với chúng con.
Lạy Chúa, cuộc đời thường khiếm khuyết, nhưng chúng con lại mong muốn tròn đầy. Chúng con thường dễ dãi với mình nhưng lại khắt khe với tha nhân. Xin giúp chúng con biết khoan dung và kiên nhẫn như Chúa đã từng chậm bất bình và rất mực khoan dung với chúng con. Xin ban cho chúng con một tấm lòng nhân ái để chúng con dám làm chứng cho tình yêu của Chúa giữa thế giới đầy hận thù hôm nay. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 17 thường niên
Mt 13,54-58

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa vẫn hiện diện trong cuộc đời chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, chúng con được gặp gỡ Chúa mỗi ngày. Xin gia tăng lòng tin cậy mến để chúng con luôn cảm nghiệm tình thương Chúa vẫn bao phủ trên cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn nhận ra sự hiện diện đầy quan phòng của Chúa vẫn dành cho chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa dân làng Nagiaret đã không tin vào Chúa vì Chúa xuất thân từ người thợ nghèo làng Nagiaret. Các môn đệ đã không tin Chúa khi tay Chúa chịu treo trên thập tự giá. Và hôm nay, đôi khi chúng con vẫn chưa có niềm tin đủ để tin rằng Chúa đang hiện diện trong tấm bánh đơn sơ nhỏ bé. Chúng con đến nhà thờ nhưng vẫn lo ra chia trí, đôi khi còn có hành vi, cử chỉ xúc phạm đến Chúa như nói chuyện, nô giỡn. Xin tha thứ cho chúng con. Xin thêm đức tin để chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện trong Thánh Thể mà biết tôn kính phụng thờ. Xin giúp chúng con cũng nhận ra Chúa trong tha nhân, trong bạn bè để chúng con luôn đối xử với nhau trong yêu thương và tôn trọng.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một đức tin sắt son và một lòng mến nồng nàn để chúng con luôn phụng sự Chúa qua việc chu toàn bổn phận hằng ngày, nhất là biết phục vụ Chúa trong những người anh em hèn mọn chung quanh. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 17 thường niên
Mt 14,1-12

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tinh yêu. Tình yêu của Chúa luôn sáng tạo, luôn làm mới lại từng ngày cho chúng con. Chúa yêu chúng con. Chúa tạo dựng chúng con. Chúa cứu chuộc chúng con. Chúa còn trao ban chính sự sống mình qua bí tích Thánh Thể để qua đó Chúa hòa nhập vào cuộc đời chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết dùng khả năng Chúa ban để thi thố tình thương cho anh chị em chúng con.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ vì những lần chúng con dùng tài năng của mình để làm tổn thương người khác. Chúng con gây đau khổ cho tha nhân. Chúng con đã hại người, hại đời vì đời sống thiếu đạo đức, thiếu bác ái của chúng con. Xin Chúa giúp chúng con sửa đổi. Xin canh tân cuộc đời chúng con cho xứng với tình yêu tha thứ của Chúa. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng, thời giờ Chúa ban để gieo yêu thương, hạnh phúc cho anh em của mình.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con biết sống có ích cho tha nhân và đừng bao giờ làm khổ anh em. Xin cho chúng con biết sử dụng hồng ân Chúa ban để ca tụng vinh danh Chúa luôn. Amen
 
Top Stories
Half a million Vietnamese Catholics of Vinh Diocese protest against police’s brutality
J.B. An Dang
13:29 26/07/2009
In unprecedented event after the communist takeover of Vietnam, half million Vietnamese Catholics joined in huge protests demanding the justice for victims who were assaulted brutally by police in central costal province of Vinh as they were trying to rebuild their worship place.
Catholics protesing the brutality of police
Catholics waving Vatican flag in the protest
Protestors demanding immediate release of detainees
Police in provinces of Nghe An, Ha Tinh, and Quang Binh had been put on high alert in the wake of huge protests joined by half million Catholics. At 7 am local time on Sunday morning, 170 priests and 420 women religious led 500,000 Catholics of Vinh Diocese and neighboring dioceses in peaceful protests being held throughout 19 deaneries. The event is reportedly observed as the most crowded religious protest in Vietnam history.

Across the entrance of the Bishop’s Office and on the façade of every church in the diocese hung big banners which stated the reasons why people were protesting, a testimonial evidence of severe conflict between the increasingly dictatorial regime and a normally peace loving, law abiding citizens and Catholics. The banners asserted Catholics had no choice but holding these protest as it was the only way the world could hear their indignant voice on police's brutality and the injustice that parishioners of Tam Toa have been suffering almost since the beginning of communism in Vietnam.

In more details, Catholic protestors demanded the immediate release of their brothers and sisters who were beaten cruelly in a violent police raid on Monday and have since then been detained indefinitely. During the said incident, police fired teargas at parishioners, who were erecting a Cross and patios on the grounded of the bombed Tam Toa church, before kicking and beating them brutally with stun guns, and batons. 18 were thrown into police trucks. 7 of them are still behind the bar and risk being prosecuted.

Police have charged Catholic activists of “counter-revolutionary crimes, violating state policies on Americans’ War Crimes Memorial Sites, disturbing public order, and attacking officials-on-duty,” state-run media outlets reported.
Right after the incident, Nhan Dan (People), a mouthpiece of the Politburo – the supreme leading body of Vietnamese Communist Party – initiated a media campaign calling for severe punishments against Catholics of Tam Toa. The article in the Nhan Dan has seen as a strong signal from the Party for extreme actions against efforts of Catholics to regain Church properties.

The start shot of the highest power newspaper has been followed by most state-own media outlets including television channels.

Facing the wake of fierce attacks from state media, on July 24, 2009, the Bishopric of Vinh Diocese issued a statement rebuffing accusations from Vietnam government.

“Parishioners of Tam Toa did not violate the laws when they build patios on the ground of Tam Toa church. Up till now, Tam Toa church premise, and its bell tower still remain in the ownership of Tam Toa parish of the diocese of Vinh,” said the statement, demanding the government to “stop immediately the distortion of truth, the defamation of religion, and the instigation of hatred between Catholics and non-Catholics.”

News relating to the Vatican visit of communist leader Nguyen Minh Triet on November and a potential pastoral Vietnam visit of Pope Benedict XVI at un-specified time have been also exploited to their wildest extends. Citing them as an evident of a significant improvement on religious freedom, state media have attacked Catholic leaders and faithful who have actively involved in struggles for the requisition of Church properties as “bad Catholics” who blatantly disregard the laws and continually disrupt public order. In particular, the parishioners of Tam Toa have been accused as “a group of gang rivals” who challenged the laws by attacking officials-on-duty.

In its response, the Bishop’s Office of Vinh Diocese was determined to set the record straight: “We have enough evidence to state that the police of Quang Binh had beaten our faithful before arresting them illegally. Police seized our Cross and confiscated other Church properties as well as our faithful's ones,” the statement said.

On July 22, 2009, the People’s Committee of Quang Binh province sent summoning orders to representatives of the Bishop’s Office and the College of Priests of Vinh Diocese to ask them come to the Committee to discuss on the “the situation of Catholic activities on the area”. The orders were rejected. “While our Cross – a great, sacred symbol of our faith is still being profaned by the police of Quang Binh, and while our faithful are still being jailed unjustly, we cannot come to talk with the Provincial Committee,” explained Fr. Anthony Pham Dinh Phung, Chief Secretary of Bishop’s Office in a response letter to the Committee.

Bishop’s Office of Vinh Diocese also sent a letter to the local authorities of Quang Binh demanding that the local government:

1) Release immediately and completely all Catholics who have been beaten, arrested and jailed.
2) Provide medical care for wounded Catholics beaten by police.
3) Make compensation for the patios of Tam Toa parish.
4) Return the Cross and other Church properties as well as our faithful's ones.
5) Stop immediately the distortion of truth, the defamation of religion, and the instigation of hatred between Catholics and non-Catholics.

On Sunday, Vietnamese Catholic Communities in large cities around the world spent a minute of silence to pray for victims of police violent raid at Tam Toa, and for the Church in Vietnam which has recently continually suffered persecutions by the atheist government

From the diocese of Vinh, organizers of the protests have reported a couple of incidents in which Catholics had clashed with police who tried to turn them back to their villages when they tried to join in protests. Especially, at Tam Toa, at least 20 women and children were beaten badly by plain-clothed police when they were on their way to the church.

Latest reports stated that after the protest at Tam Toa, on Sunday night police raid parishioners’ houses and arrested at least a women and a male university student.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Giáo lý viên giáo phận Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
03:16 26/07/2009
BẮC NINH - Chiều ngày 25.07.2009, Đại hội Giáo Lý Viên lần thứ hai của giáo phận Bắc Ninh đã chính thức khai mạc tại khuôn viên Tòa giám mục Bắc Ninh. Đại hội lần này diễn ra trong 2 ngày 25 & 26.07.2009 đúng vào ngày kỉ niệm 365 năm ngày tử đạo của chân phước Anrê Phú Yên - Bổn mạng giáo lý viên Việt Nam.

Xem hình ảnh

Chủ đề của đại hội chính là những lời sau cùng của Anrê Phú Yên: “Tình Yêu Đáp Lại Tình Yêu” . Mục đích của đại hội là tạo dịp đặc biệt cho các giáo lý viên hội tụ mừng bổn mạng Anrê Phú Yên và cùng nhau học hỏi giao lưu. Có hơn 1,300 giáo lý viên từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã về tham dự đại hội.

Mặc dù 13g30 đại hội mới chính thức khai mạc, thế nhưng, ngay từ sáng sớm, đông đảo các bạn giáo lý viên đã hồ hởi náo nức tuốn đến tham dự. Những băng reo, bài hái và cử điệu sinh hoạt vui nhộn trẻ trung cuốn hút các em nhập cuộc và tạo bầu khí đại hội hết sức sinh động. Đặc biệt bài ca chủ đề Hãy Ra Đi Và Làm Như Thế vang lên kèm theo những cử điệu như muốn kêu mời và thúc giục mọi người cùng nhau thắp sáng lên Tin Mừng yêu thương.

Trong lễ khai mạc có sự hiện diện của đức cha giáo phận Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt, cha trưởng ban Giáo lí Ðức tin của giáo phận: Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, và quí cha, quí nam nữ tu sĩ giúp tổ chức đại hội đến từ hai hội dòng Ðaminh và Mến Thánh Giá Thủ Đức, Sài Gòn.

Đức cha giáo phận phấn khởi nói lời chào mừng tất cả các bạn giáo lý viên hội tụ về Tòa giám mục như mái nhà chung chan chứa yêu thương. Trong lời khai mạc, đức cha nhấn mạnh đến tinh thần chứng nhân hi sinh: “Cách đây gần 2000 năm, có một giáo lý viên tên là Giêsu đã rao giảng, làm chứng cho Nước Trời và đã bị bắt, bị đánh đòn và bị giết. Cách đây 365 năm, một giáo lý viên được biết đến dưới cái tên Anrê Phú Yên cũng đã bị bắt và bị giết trên đất Việt Nam. Và ngay tại mảnh đất Bắc Ninh này cũng có 2 giáo lý viên chịu tử đạo. Tiếp theo dòng chảy ấy, cha muốn chúng con cũng can đảm dấn thân đến độ hi sinh vì Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Xin những chứng nhân tử đạo đi trước truyền cho chúng ta dòng máu nóng yêu thương hi sinh. Cha muốn lấy lời trối của Anrê Phú Yên “tình yêu đáp lại tình yêu” là lời cầu chúc cho tất cả giáo lý viên chúng con” . Sau đó, đức cha khẩn cầu Chúa Thánh Thần đổ tràn Thần Khí Chúa xuống trên toàn thể mọi người tham dự đại hội.

Lúc 19g00, nghi thức suy tôn chân phước Anrê Phú Yên diễn ra thật cảm động và linh thiêng. Cả cộng đoàn cùng hướng về đoàn rước di ảnh chân phước Anrê Phú Yên tiến lên lễ đài trong những tiếng trống chiêng trầm hùng. Nghi thức tôn kính chân phước mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt qua bài Văn Tế, âm thanh chiêng trống, trang phục dân tộc, những cử chỉ vái lạy và khói nhang nghi ngút.

Sau nghi thức suy tôn là thánh lễ trọng thể mừng kính chân phước Anrê Phú Yên do đức cha giáo phận chủ tế. Đầu lễ, đức cha đề cao Anrê Phú Yên như gương mẫu chứng nhân đức tin sáng chói cho toàn thể tín hữu Công giáo, đặc biệt là các bạn giáo lý viên noi theo. Ngài xin chân phước khẩn cầu cho các bạn giáo lý viên có đủ tin yêu và can đảm để vượt mọi khó khăn thử thách trong sứ vụ loan báo và làm chứng cho Tin Mừng.

Trong bài giảng, đức cha dùng ngôn ngữ biểu tượng đơn sơ, giàu hình ảnh làm cho các giáo lý viên dễ hiểu và cảm thấy lôi cuốn. Đức cha nêu những điểm tương đồng của chân phước Anrê Phú Yên với Chúa Giêsu: “Máu Chúa Giêsu đã thấm vào lòng đất khắp thế gian, máu của Anrê Phú Yên cũng thấm vào lòng đất Việt Nam. Anrê Phú Yên cũng có 5 vết thương thánh như Chúa Giêsu” . Đức cha cũng kể về mối liên hệ đặc biệt giữa cha Đắc Lộ và Anrê Phú Yên. Sau khi Anrê Phú Yên bị chém đầu, cha Đắc Lộ còn thấy cổ họng Anrê Phú Yên kêu tên Giêsu. Cha nói với Anrê Phú Yên “Khi còn sống, cha đã yêu con như một người con ruột thịt, thì nay, cha kính trọng con như một vị thánh” . Cho tới hơi thở cuối cùng, Anrê Phú Yên đã chứng tỏ lòng kiên trung trong việc chấp nhận dâng hiến tế cuộc sống vì lòng tin yêu Chúa Kitô. Những lời Ngài luôn lập lại cho đến khi trút hơi thở cuối cùng là: “Chúng ta hãy lấy tình yêu để đáp lại tình yêu của Chúa chúng ta, hãy lấy mạng sống đáp lại mạng sống” .

Sau thánh lễ, chương trình văn nghệ diễn ra bên trong nhà thờ chính tòa Bắc Ninh vì trời mưa không cho phép tổ chức đêm văn nghệ ngoài trời. Các tiết mục văn nghệ do các bạn giáo lý viên thể hiện khá sinh động.

Ngày 26.07.2009, đại hội tiếp tục với cuộc thi Đố vui Giáo lý dưới hình thức trò chơi RUNG CHUÔNG VÀNG, Gặp gỡ Đức Cha, thánh lễ bế mạc và Nghi thức Sai đi.

Ngày thứ hai của Đại hội, sau trận mưa đêm hôm trước, tiết trời khá mát mẻ. Thời tiết ủng hộ các sinh hoạt ngoài trời. Ban sinh hoạt đã hướng dẫn các bạn giáo lý viên chia thành những nhóm nhỏ sinh hoạt giao lưu. Sau đó, các giáo lý viên cùng nhau tham gia cuộc thi Giáo lý dưới hình thức trò chơi rung chuông vàng tại lễ đài ngoài trời. Cuộc thi diễn ra sôi nổi, hào hứng và điều thú vị là các đội dự thi đều nhận được phần thưởng.

Sau đó, các bạn giáo lý viên tiến vào nhà thờ chính tòa Bắc Ninh dự buổi ‘gặp gỡ với đức cha’. Đức cha giáo phận đã kể những thông tin bổ ích, thú vị và nổi bật về chuyến đi Ad Limina của ngài với các giám mục Việt Nam và những cuộc thăm viếng các ‘gia đình Bắc Ninh’ tại Âu Mỹ. Sau đó, đức cha nói về vai trò quan trọng của các thày giảng (giáo lý viên) trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam. Sở dĩ các thày giảng thành công trong sứ vụ truyền giáo vì họ có đời sống đạo đức, chịu khó học hỏi về đạo và lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng. Khi được hỏi đức cha mong muốn gì nơi giáo lý viên, ngài nói: “Cha mong các giáo lý viên chịu khó cầu nguyện và học tập; chịu khó giúp các thiếu nhi ở các giáo xứ và sẵn lòng đảm nhận những nhiệm vụ của giáo xứ, giáo phận”. Đức cha cũng đề cao công lao của giáo lý viên là những người gieo trồng những hạt mầm đức tin trong tâm hồn của bao người, đặc biệt là các em thiếu nhi. Và đức cha kể rằng: khi ngài mới được thụ phong linh mục, thì người đầu tiên mà bà cố giục ngài đi cảm ơn chính là thày Bảo - người giáo lý viên năm xưa đã dạy đức cha xưng tội rước lễ.

Sau buổi gặp gỡ, đức cha đã dâng thánh lễ bế mạc Đại hội. Cùng đồng tế có cha đại diện giám mục về nội vụ, cha trưởng ban giáo lý và một số cha khác. Đầu lễ, đức cha nói: “Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng khỏi đói, thì hôm nay, tin rằng Chúa cũng làm phép lạ hóa mỗi giáo lý viên trở thành tấm bánh nuôi dưỡng đời sống đức tin những anh chị em xung quanh”.

Trong bài giảng, cha Giuse Huy Cường, linh mục dòng Đaminh giúp tổ chức Đại hội, cho thấy một thực tế: con người trong xã hội đang sống khá hờ hững với nhau đến độ người ta đã châm biếm gọi thực lối sống thờ ơ với người khác là chủ nghĩa mackeno (mặc kệ nó). Chủ nghĩa mackeno phản ảnh lòng ích kỉ của con người, nó khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn. Có những người giàu ăn không hết đổ đi và có những người nghèo mơ ước được ăn những thứ đổ đi ấy mà không được. Dưới ánh sáng Lời Chúa, cha kêu gọi cộng đoàn làm nhỏ lại khoảng cách giàu nghèo, làm gần lại khoảng cách lòng người bằng cách: sống liên đới, quảng đại chia sẻ, trở nên tấm bánh làm no thỏa lòng người. Cha cũng nhắc nhớ các bạn giáo lý viên ý thức rằng: để tổ chức Đại hội Giáo Lý Viên, đức cha, quý cha, quý ân nhân, thân nhân và bao người đã phải bẻ tấm bánh sức lực, thời gian, tài chính, tình thương của họ cho các giáo lý viên. Thế nên, đến lượt mình, các giáo lý viên cũng phải trở nên những tấm bánh bẻ ra cho mọi người, đặc biệt là các em thiếu nhi. Cha mời gọi các bạn giáo lý viên noi gương chân phước Anrê Phú Yên: lấy tình yêu đáp lại tình yêu.

Cuối thánh lễ là nghi thức sai đi. Đại diện giáo lý viên các giáo hạt tiến lên cung thánh. Đức cha giáo phận, nhân danh Giáo Hội, long trọng sai các bạn ra đi làm chứng và loan báo Tin Mừng. Đức cha trao lửa được lấy từ cây nến phục sinh cho các giáo lý viên. Các bạn vừa trao ngọn lửa tin yêu cho nhau vừa vang hát lời ca: Thần Khí Chúa sai tôi đi loan báo Tin Mừng. Không gian nhà thờ chính tòa ngập tràn ánh nến lung linh. Mong sao ngọn lửa làm nóng lên lòng tin yêu và nhiệt thành để mỗi giáo lý viên hăng hái thắp lên ánh sáng Chúa Kitô trên cây nến cuộc đời mình.

Bài ca chủ đề “Hãy Ra Đi Và Làm Như Thế” vang lên đã khép lại Đại hội Giáo Lý Viên giáo phận Bắc Ninh. Mong sao những lời của bài ca chủ đề không chỉ vang lên ngày hôm nay trên môi miệng các giáo lý viên, nhưng sẽ còn vang mãi sâu trong tâm hồn các bạn, để các bạn có đủ tin yêu và can đảm ra đi loan báo và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô: “Mang trong trái tim lửa tin yêu nồng nàn, gian nan khó nguy vẫn sáng lên một tình yêu, ánh mắt bé thơ cháy trong tôi một nỗi khát khao, và tôi cất bước ra đi thắp sáng lên Tin mừng yêu thương… hãy đi thắp sáng lên thế gian này”.

Xin cho các giáo lý viên, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng biết noi gương chân phước Anrê Phú Yên, hăng say loan báo Tin Mừng yêu thương và trung kiên theo Chúa Giêsu để phục vụ Giáo Hội và làm chứng nhân cho Nước Chúa.
 
Phát Diệm: Những hồi chuông đổ mừng Tân Giám Mục
Phaolô Trần Lưu Huynh
03:27 26/07/2009
PHÁT DIỆM - Còn mấy giờ nữa thôi thì 400 quả chuông lớn nhỏ trên các tháp nhà thờ của toàn giáo phận Phát Diệm sẽ đổ hồi để chào mừng tin vui: giáo phận có vị Chủ Chăn mới!

Thứ Bảy, 25/07/2009, các phương tiện truyền thông của Toà Thánh đã thông báo và đăng tải tông sắc của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đặt cha Giuse Nguyễn Năng, giám đốc đại chủng viện Xuân Lộc, làm giám mục Phát Diệm.

Tiểu sử của Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Năng
(56 tuổi - 19 năm Linh Mục)

- Sinh ngày 24.11.1953 tại Phúc Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình, Gp. Phát Diệm
- 1954-1973: Gia đình định cư tại Gx.Phúc Nhạc Gia Kiệm, rồi về Gx.BạchLâm
- 1962-1970: Tu học tại Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse, Saigon
- 1970-1977: Tu học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt, Khoá 13
- 1977-1988: Phục vụ tại Gx. Bạch Lâm Gia Kiệm và Tu Hội Tông Đồ Nhỏ
- 1989-1990: Giúp xứ Thuận Hoà, Biên Hoà
- 09.06.1990: Thụ phong Linh mục tại NT.CT Xuân Lộc
- 1990-1998: Chính Xứ Thuận Hoà, Biên Hoà
- 1998-2002: Du học Roma, đậu tiến sĩ thần học tín lý
- 2003-2005: Đặc trách Chủng sinh Xuân Lộc
- 2006-2009: Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Lộc
- 25.07.2009: được bổ nhiệm làm Giám Mục Chính Toà Phát Diệm


Đức Tân Giám Mục lấy khẩu hiệu “Hiệp thông - Phục vụ”, được vinh dự là Giám Mục thứ 100 của hàng Giám mục Việt Nam và là Giám Mục thứ 13 của GHHV Piô X.

Lễ tấn phong: 8g30 thứ ba 8/9/2009 tại NT.CT Phát Diệm.

Sau khi tông sắc được công bố, 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 26/07/2009, tất cả các chuông trong giáo phận đồng loạt vang lên như hoà nhịp và chuyển thông âm thanh phấn khởi của hơn 156 ngàn người Công Giáo Phát Diệm “Hoan hô Đức Tân Giám Mục”!

Ôi Mẹ: Phát Diệm! Đã hơn 100 tuổi, Mẹ vẫn tươi sắc mỗi lần Mẹ đón nhận một biến cố vui hoặc buồn, thăng hoặc trầm, Mẹ đã tế nhị ghi đậm vào tâm trí của bao con cái Mẹ những tâm tình, những cảm xúc và cả những bài học xương máu nữa.

Những hồi chuông sẽ vang lên mai đây, sẽ lại khơi lên trong con những cảm xúc bồi hồi khôn tả, bởi nhớ lại hồi chuông đơn lẻ chiều ngày 26/04/1959 tại chủng viện thánh Giuse Thượng Kiệm. Hồi chuông đơn lẻ ấy đã để lại trong bề sâu của lịch sử giáo phận Phát Diệm, một nét son rực rỡ cho các thập niên 60, 70, 80 và 90 của thế kỷ trước.

Hồi chuông chiều ngày 26/04/1959 ấy, chỉ như tiếng loa thông báo: ĐTC Gioan XXIII đã đặt cha Phaolô Bùi Chu Tạo, giám quản tông toà Phát Diệm làm Giám mục Phát Diệm!

Gọi là tin vui đấy nhưng nó vẫn phảng phất trước mắt mỗi người một áng mây vừa hồng vừa xám.

Giám mục Phát Diệm, một người gầy gò, ốm yếu, mà trên vai Ngài đã chất lên cả một giang san giáo phận có muôn vàn khó khăn, phức tạp.

Cầu nguyện, chỉ có cầu nguyện. Cả giáo phận hợp ý cầu nguyện cho Ngài. Thế rồi lại có tin vui: Ngày Chủ Nhật IV Phục Sinh 1959, Ngài đã thụ phong Giám mục tại nhà thờ lớn Hà Nội do Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê chủ phong. Thánh lễ tấn phong hôm đó có Đức Khâm Sứ Dooley tham dự. Cộng đoàn Phát Diệm có mặt tại thánh lễ có cha Giuse Hoàng Đình Kim, chính xứ Phát Diệm, cha Phaolô Nguyễn Chu Trình chính xứ Xích Thổ và 12 chủng sinh trọ học tại chủng viện thánh Gioan Hà Nội.

Sau hơn ba tháng chữa bệnh tại Hà Nội, Ngài đã trở về Phát Diệm với phương tiện di chuyển là chiếc xe con cũ kỹ của toà giám mục Hà Nội.

Cuộc đón tiếp và chào mừng Đức Tân Giám Mục rất đơn sơ nhưng sâu đậm nghĩa tình. Không kèn trống, không tiệc tùng.

Ngài chỉ làm việc tại toà giám mục, Ngài chăm sóc giáo phận bằng hai nguồn lực: Cầu nguyện và thư chung (thư mục vụ). Châm ngôn hành động của Ngài là yêu thương không giả dối.

Hơn 20 năm trong chức vụ giám quản và gần bốn mươi năm trong chức vụ giám mục coi sóc giáo phận, chưa hề một lần phát động lạc quyên, Ngài chỉ CHO ĐI. Người rất thương người nghèo túng, biết ai quá thiếu thốn, Ngài tìm cách âm thầm để giúp đỡ. Đời sống cá nhân thì rất đơn giản với đồ dùng và rất đạm bạc trong các bữa ăn.

Nếu ai đã một lần gặp gỡ Ngài, thì khó có thể quên được những cử chỉ thân thiện. cùng với những lời hỏi han và chia sẻ niềm thông cảm.

Lúc ban dầu, có nhiều người cho rằng Ngàui chỉ là vị giám mục trong giai đoạn chuyển tiếp. Chính Ngài cũng nghĩ vậy, nên Ngài đã lo lắng chọn tới gần ba đời giám mục phó, để phòng khi “Chúa gọi” lúc nào thì giáo phận không lâm cảnh “mồ côi”.

Nhưng ngờ đâu Ngài đã thành “nét chữ tô đậm” trong trang sử kỳ diệu của giáo phận Phát Diệm trong bốn thập niên của phần cuối thế kỷ 20.

Ngài đã qua đời 8 năm rồi, mà hình ảnh Ngài khó phai mờ trong tâm trí phần lớn người Công giáo Phát Diệm.

Mẹ, Phát Diệm ơi! Con được chứng kiến ngày Ngài về nhận địa phận: rất đơn giản. Và cũng rất đơn giản, ngày Ngài từ giã cõi đời cũng chỉ là trăm ngàn dòng lệ thương mến và, cũng tới hàng trăm ngàn cõi lòng vẫn canh cánh tri ân và tự hào về vị Giám Mục đáng kính, đáng mến của mình.

Hồi chuông tháng Tư năm 1959, nay lại dội lên trong ký ức con niềm hân hoan, cảm mến, nhớ ơn vị Chủ Chăn, người thầy vĩ đại mà chắc chắn có nhiều người như con: vẫn chưa quên.

Ôi Mẹ Phát Diệm! Xin Mẹ an tâm và vui lên! Vì những hồi chuông réo rắt ngày mai đây, cũng sẽ ghi sâu trong ký ức muôn người niềm tin yêu, hy vọng với vị Chủ Chăn mới của đầu thế kỷ 21. Nhờ ơn Chúa và qua tài đức của Đức Tân Giám Mục của giáo phận, Phát Diệm sẽ tiếp tục toả ra vẻ đẹp, vẻ đẹp của Thiên Chúa, vẻ đẹp của tinh thần “Hiệp thông và Phục vụ”, nơi tất cả mọi thành phần trong giáo phận dưới sự lãnh đạo của Đức Cha mới!

Vui thay! Mong thay!
 
65 em thiếu nhi được rước lễ lần đầu tại giáo xứ Tuy Hòa, Quy Nhơn
Đoan Hùng
15:45 26/07/2009
Sáng nay, khi chuông nhà thờ vừa đổ 5 giờ, khi ánh sáng bình minh cũng vừa chợt đến mang theo làn gió mát ban mai của tháng 7 mùa nam, sân nhà thờ Tuy Hòa đã xôn xao tiếng cười và réo gọi của 65 em thiếu nhi chuẩn bị cho đại lễ kính Mình Máu Chúa nhân dịp các em được rước lễ lần đầu. Đúng 6 giờ, khi cộng đoàn Dân Chúa đã tề tựu ổn định trong sân tiền đường cũng là lúc các em đã sẵn sàng nhập lễ trong tư thế trang nghiêm, thánh thiện, mang dáng vẻ thiên thần của những bộ đầm trắng, vôn trắng với thiếu nhi nữ, và chững chạc, hiền lành với quần tây -sơ mi trắng- cà-vát đỏ của thiếu nhi nam. Thánh giá dẫn đầu đoàn rước trong tiếng ca hân hoan của khúc hát lên đền, các em tiến bước về lễ đài trong ánh nến trên tay, với ánh mắt tươi vui và con tim rạng rỡ, của những tâm hồn “mười cô trinh nữ khôn ngoan sẵn sàng vào tiệc cưới”. Và tiệc cưới hôm nay, giờ phút nầy chính là “Tiệc Thánh Thể” mà các em chính là những “thực khách danh dự” lần đầu tiên tham dự cách chính thức và trọn vẹn. Trong cuộc hành trình niềm tin của mỗi người Kitô hữu, Thánh Thể chính là đỉnh cao, là trung tâm để nhờ đó, chúng ta được diễm phúc qui tụ chung quanh Đức Kitô Phục Sinh và được Ngài thông ban nguồn mạch sự sống thần linh là chính máu thịt Người, như lời dẫn nhập đầu lễ đã nêu bật ý nghĩa:

“Trước khi dấn thân vào cuộc khổ nạn để chu toàn Thánh ý Chúa Cha hoàn tất chương trình cứu độ, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể để làm cho cuộc tự hiến thập giá và sự sống lại vinh quang được hiện thực không ngừng theo dòng lịch sử và chuẩn bị cho người tín hữu Kitô được dưỡng nuôi bởi lương thực trường sinh mầu nhiệm là chính Thịt Máu Ngài, để đi vào hạnh phúc vĩnh cửu.

Và kể từ buổi chiều “Thứ năm trước lễ Vượt Qua” ấy, Bàn Tiệc Thánh Thể, Hy Tế Tạ ơn, đã không ngừng được cử hành theo đúng mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy”. Và “Tấm Bánh nhiệm mầu là chính Thân Mình Chúa Kitô” không ngừng được bẻ ra để không chỉ nuôi “năm ngàn người đói mệt trong hoang địa” mà hàng hàng lớp lớp nhân loại thuộc mọi ngôn ngữ màu da, trên khắp mặt địa cầu, đã được no lòng phỉ dạ và cầm chắc chiếc vé để “đáp chuyến tàu đi vào quê hương vĩnh cửu”, như lời khẳng định của chính Đức Kitô: “Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì được sự sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”.

Tạ ơn Chúa, Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay có thêm nhiều thành viên mới được gọi mời “lãnh nhận mà ăn...lãnh nhận mà uống...”, đó chính là một số các em thiếu nhi thuộc giáo xứ chúng ta lần đầu tiên được đón nhận Mình Máu Thánh Chúa. Cuộc gặp gỡ đầu tiên nầy giữa Thánh Thể và tâm hồn trong sáng của các em thiếu nhi, quả thật đã hiện thực hóa những mối phúc thật trong bài giảng trên núi: “Phúc cho ai có cõi lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa”.


Như vậy xem ra, sứ điệp cốt yếu được chuyển tải đến mọi người đang tham dự cử hành hôm nay, lại chính là hình ảnh sống động và giàu biểu tượng của trích đoạn Tin Mừng thánh Gioan được công bố: Đức Kitô biến 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá của một em bé thành bữa tiệc “hoành tráng” đãi phủ phê số thực khách trên 5000 người. Ước gì mỗi người chúng ta đều trở nên những “em bé” dễ thương và quảng đại, sẵn sàng chia sẻ “phần chút xíu” của riêng mình để trao vào tay Chúa những chiếc bánh và con cá của hy sinh và phục vụ, của bác ái và thứ tha, của trách nhiệm và công chính.

Phần các em hôm nay được rước Chúa lần đầu, hy vọng cái “kỷ niệm thánh thiêng ban đầu” hôm nay sẽ theo mãi cuộc đời các em trên mọi nẽo đường cuộc sống; và Thánh Thể mãi mãi sẽ là hành trang, là lương thực nuôi dưỡng từng ngày linh hồn các em để các em được “lớn lên trong Chúa Kitô và đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự kiện Tam Toà, nỗi lo âu hay “niềm hi vọng”?
Phạm Trung Kiên
00:08 26/07/2009
Là một người Việt Nam yêu Tổ Quốc và Công Lý, tôi luôn theo dõi những sự kiện đã xảy ra trong thời gian gần đây, sau vụ Tòa Khâm Sứ ở Hà nội, đến vụ giáo xứ Thái Hà, rồi nay đến nhà thờ Tam Toà, thuộc thành phố Đồng Hới. Thật đau lòng khi phải thốt lên rằng, chính quyền đã hành sử một cách thủ đoạn và man trá, cắt xén lời nói của TGM Ngô Quang Kiệt đã là một hành động gian dối không thể chấp nhận, kích động bọn xã hội đen quấy nhiễu giáo dân Thái Hà cũng không thể tha thứ được. Tham quan mượn danh nhà nước để chiếm đoạt tài sản, đất đai của Tôn giáo xem ra què quặt và khiên cưỡng quá. Những cơ sở của Giáo Hội Công Giáo bị nhà nước trưng dụng vào việc chung, ích nước lợi dân thì không nói làm gì, còn khu đất Toà Khâm Sứ?

Đều trớ trêu là, Toà Khâm Sứ được xây cất trên khu đất của TGM Hà Nội, sau khi Đức Khâm Sứ Toà Thánh bị trục xuất khỏi VN thì “nhà nước” chiếm đoạt khu này, bỏ hoang một thời, rồi biến nó thành nơi giải trí, vừa bất xứng lại còn gây ồn ào cho các tu sĩ trong toà TGM Hà nội, trong khi ấy thì người Công Giáo không đủ nơi chỗ để sinh hoạt tôn giáo của mình, nay muốn dùng khu đất này thì “chính quyền” không cho! Hình ảnh tươi cười vui vẻ trong cuộc thăm viếng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng TGM ngô Quang Kiệt nơi Toà Khâm Sứ cuối tháng 12/2007, thật quá đẹp, ai ai cũng tưởng là sẽ có được một giải pháp tốt đẹp, không những của Cézar sẽ trả lại cho Cézar, mà còn đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của giáo dân, cũng là một thành phần không nhỏ của Dân tộc Việt Nam, đồng thời nói lên chính sách tôn trọng Tự do tôn giáo của nhà nước VN, “đẹp đạo tốt đời”. Nhưng rồi, hình như nó diễn ra giống như lời than của cựu thủ tướng Phan Văn Khải; “Trên bảo dưới không nghe” ?

Một con người khi bộ não không còn điều khiển được tứ chi nữa, thì trở nên bất động và vô dụng, khác gì chết mà chưa chôn! Một chế độ mà “trên bảo dưới không nghe” sẽ gây đại hoạ cho nhân dân, luật pháp bị coi thường, kẻ có quyền thế trong tay mặc sức lộng hành, tác oai tác quái, an ninh của Tổ Quốc bị đe dọa, kẻ thù sẽ lợi dụng điểm này để cướp đất chiếm biển, rồi “chui luồn" vào Tây nguyên qua kịch bản khai thác Bô-xít, hiểm hoạ mất nước đã gần kề! Nghĩ đến đã thấy rùng mình, nhưng vì tôi chỉ là một phó thường dân thấp cổ bé miệng, nên không dám lạm bàn, xin nhường cho Tướng Giáp và các tướng lãnh trong “Quân Đội Nhân Dân Anh Hùng”, những võ quan có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc!

Khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, tại sao nhà nước quản lý mà lại để cho Công Ty (may) Chiến Thắng sử dụng? Nói tới “Công Ty” thì ai cũng hiểu là của tư nhân, hoá ra khu đất này là do cán bộ “nhân danh nhà nước” chiếm đoạt để thủ lợi và chia chác với nhau? Việc chính quyền Hà Nội biến khu đất “Toà Khâm Sứ” ở Hà Nội và ở Giáo Xứ Thái Hà, thành “công viên”, là một cách giải quyết “bất đắc dĩ”, chứ chẳng vì dân vì nước! Nó mang một ý nghĩa đối chọi nhau, đối với giáo dân Hà Nội và Thái Hà thì đây là một thành công, ít ra nó đã ngăn chận được bàn tay của những tham quan muốn chiếm đoạt những khu đất này, nhưng đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ngược lại, như bị bôi tro trét trấu vào mặt, làm mất uy tín của ổng, không những với Vatican, với giáo dân, nhân dân Việt Nam mà còn ảnh hưởng cả đến Quốc tế nữa! Lời nói của người lãnh đạo nhà nước như thủ tướng Dũng mà cấp dưới coi không ra gì thì làm việc với ai được đây?

Sự kiện Tam Toà, có thể “Biến Nỗi Lo Âu” thành “Niềm Hi Vọng” ?

Nhà Thờ Tam Toà đã được xây cất từ lâu đời (1887) với một kiến trúc cổ kính, và được chỉnh trang, tái thiết vào năm 1940, là nơi thờ phượng và là cơ sở sinh hoạt của giáo dân Tam Toà, thị xã Đồng Hới, đã bị chiến tranh tàn phá vào năm 1968 bởi máy bay Mỹ. Sự thường, khi một người bị thương thì người ta phải lo băng bó chữa trị, mong cho vết thương mau lành, chứ có ai “chịu đau” không muốn chữa, “ôm vết thương” để khoe với thiên hạ là “chứng tích tội ác” bao giờ, chỉ có những kẻ “bất bình thường” mới làm như thế?

Chiến tranh chấm dứt, và đất nước đã hoà bình được hơn 34 năm rồi, cần phải được kiến thiết và xây dựng lại, để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, dân tộc Việt Nam đầy năng lực, có sức mạnh trong chiến tranh, và khả năng tái thiết, xây dựng lại đất nước trong thời hậu chiến. Nếu người Nhật cố chấp, cứ giữ nguyên những đổ nát do hai quả bom nguyên tử của Mỹ gây ra, để làm “chứng tích tội ác chiến tranh”, thì làm sao có thể trở thành cường quốc kinh tế như hiện nay? Thêm vào đó, hãy nhìn sang nước Pháp, Đức và các nước Âu Châu, đã bị tàn phá tan nát trong Đệ Nhị Thế Chiến, ngày nay họ đã kiến thiết, xây dựng, và phồn thịnh như thế nào?

Việc nhà cầm quyền Quảng Bình biến phần còn lại của nhà thờ Tam Toà làm “di tích tội ác chiến tranh”, không những ấu trĩ, đi ngược lại chính sách và chủ trương của nhà nước Việt Nam, xoá bỏ hận thù để bang giao với Mỹ, mà còn xúc phạm đến Tự do tôn giáo của nhân dân! Suốt 40 năm qua giáo dân Tam Toà đã không có nơi thờ phượng, họ xin phép tu sưả nhà thờ thì chính quyền không cho, mà dựng tạm làm nơi hành lễ trên nền nhà thờ cũ thì bị CA đánh đập tàn nhẫn và bắt giam! Làm như thế là chính quyền tự cô lập mình, tách khỏi quần chúng nhân dân!

Muốn giữ “di tích tội ác chiến tranh” thì đâu có khó gì, chính quyền Quảng Bình hãy bàn bạc với giáo xứ Tam Toà và Toà Giám Mục; a) Phần chính quyền thì sưu tập tất cả những phim ảnh đổ nát của nhà thờ Tam Toà, cùng với những tài liệu, xây dựng một “bảo tàng viện” gần đó, để trưng bày những phim ảnh liên quan đến chiến tranh. b) Phần vụ của giáo xứ Tam Toà và Toà Giám Mục thì cổ vũ giáo dân tu bổ lại ngôi thánh đường, (nhưng giữ lại “tháp chuông” và phần cổ xưa còn có thể xử dụng). Sau đó Toà GM đứng ra đề nghị chính phủ, các hội đoàn thiện nguyện và nhân dân Mỹ hổ trợ tài chánh để tái thiết “nhà thờ Tam Toà”. Thiết nghĩ, họ sẽ không từ chối lời yêu cầu chính đáng này, không những vì lòng nhân đạo, mà còn cả trách nhiệm nữa, Giáo Hội Công Giáo Mỹ có thể cũng sẽ tiếp tay, như thế chúng ta vừa có khả năng tái thiết lại nhà thờ, mà còn có thể giúp cho nhân dân ở đây xây dựng lại cuộc sống, có công ăn việc làm, và thêm khả năng đóng góp tài chánh cho tỉnh Quảng Bình nữa, biến nơi này thành nơi du lịch. Bây giờ là thời bình, người ta thích đi tham quan những “Danh lam thắng cảnh”, hoặc những “nơi liên quan đến lịch sử”, và những nơi dân cư trù phú, chứ có ai còn muốn đi xem cảnh đổ nát tang thương ?

Sự kiện “Nhà Thờ Tam Toà” hoàn toàn khác hẳn với “Toà Khâm Sứ Hà Nội và Thái Hà”, mong rằng nhà cầm quyền Quảng Bình hãy nhìn xa trông rộng, nhân cơ hội này cùng với giáo xứ Tam Toà và Toà Giám Mục, biến “NỖI LO ÂU thành NIỀM HY VỌNG” như đã trình bày ở trên. Hãy trả tự do cho tất cả giáo dân, và bắt tay vào việc hàn gắn vết thương, như vậy sẽ đẹp cả ĐỜI lẫn ĐẠO, chính quyền với nhân dân đề huề và đoàn kết. Mong thay.
 
Hướng Về Tam Tòa
Dominico Lê Minh
00:11 26/07/2009
Hướng về Tam Tòa trong cõi lòng xé nát!
Chúa và con, bị đánh đập bạo tàn,
Một lũ người, với gậy gộc nghênh ngang,
Xô ngã hết chốn linh đài thờ tự!

Hỡi Tam Tòa, nơi tháp chuông Chúa ngự...
Vết đạn buồn thời chiến loạn chơ vơ!
Giòng Nhật Lệ có hốt hoảng hồn thơ ?
Sao oan nghiệt lũ vô thần khốn kiếp!

Ôi Tam Tòa, mảnh đất hiền tha thiết!
Lời nguyện cầu sao hóa nghiệp máu tanh?
Nơi thánh thiêng sao mối mọt giật dành!
Lưu hậu thế tiếng dơ đời thất sủng!

Trời Tam Tòa sáng ngời gương anh dũng!
Đất đâm chồi tử đạo - đóa hoa xưa!
Tiếng Thánh Ca vang dội những âm thừa…
Reo trong gió ngút ngàn cành thiên tuế.

Đất Tam Tòa nơi trổ sinh ân huệ,
Chúa đồng hành khốn khổ với đoàn chiên!
Tiếng cầu kinh vang dội khắp mọi miền...
Cho kẻ ác ngưng thôi đời ác nghiệp!

Người Tam Tòa cả năm châu đều biết!
Đều hướng lòng chia sẻ vết thương chung…
Ôi quê hương ôi vết lở muôn trùng,
Xin rửa sạch vết nhơ đời khổ giá!

(Xin hướng về Giáo Xứ Tam Tòa thân yêu thuộc địa phận Vinh, Việt nam)
 
Lời cầu nguyện đặc biệt Chúa Nhật 26/7 - mẫu dành cho các Cộng Đoàn Việt Nam Hải Ngoại
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo
01:00 26/07/2009
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Trong khi chúng ta đang tụ tập nhau đây để dâng thánh lễ Chúa Nhật 17 Quanh Năm, nửa triệu anh chị em giáo dân thuộc giáo phận Vinh đang tổ chức cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa đang phải hứng chịu một cuộc bách hại nghiêm trọng bằng bạo lực của công an và những lời phỉ báng của các phương tiện truyền thông.

Hôm thứ Hai 20/07/2009 hàng trăm công an đã bắn hơi cay trước khi dùng roi điện và gậy gộc tấn công dã man anh chị em giáo dân Tam Tòa và bắt đi 18 người. Hiện nay, công an vẫn còn giam giữ 7 anh chị em của chúng ta và đe dọa đưa họ ra tòa.

Tiếp ngay sau đợt tấn công của công an, các phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền Việt Nam đã mở một chiến dịch vu khống anh chị em giáo dân Tam Tòa và giáo phận Vinh, bôi nhọ tôn giáo, kích động hận thù gây chia rẽ lương giáo và thúc giục nhà cầm quyền nghiêm khắc trừng trị anh chị em giáo dân Công Giáo tại Vinh.

Hiệp cùng nửa triệu anh chị em giáo dân thuộc giáo phận Vinh, hàng triệu người Công Giáo Việt Nam trong cả nước cũng như tại hải ngoại, chúng ta hãy dành một phút im lặng hướng lòng về quê hương Việt Nam, về Vinh, về Tam Tòa.

1. Hiệp ý với Tòa Giám Mục Vinh, chúng ta đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam:

  • Thả ngay, thả hết những giáo dân bị công an Quảng Bình đánh đập và đang bị giam giữ.
  • Săn sóc, chữa lành cho những giáo dân bị công an đánh đập.
  • Bồi thường những tài sản của giáo xứ Tam Tòa.
  • Trả lại Thánh Giá, trả lại tài sản của Giáo Hội và tài sản của giáo dân.
  • Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động hận thù gây chia rẽ khối đoàn kết lương giáo.
2. Chúng ta cũng cầu xin Chúa soi sáng cho những người đang cầm quyền tại Việt Nam biết chu toàn trách nhiệm bảo vệ quê hương đất nước, chăm lo cho đồng bào, tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân quyền và tự do tín ngưỡng của người dân và trả lại những tài sản đã chiếm đoạt của các tôn giáo.


Xin xem: Lời Kêu Gọi Khẩn Cấp của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
 
Tam Tòa mến yêu
Trương Phú Thứ
01:38 26/07/2009
Lại một lần nữa các tín hữu công giáo nghèo khổ ở miền đất cầy lên sỏi đá của giáo xứ Tam Tòa phải chiến đấu với tập đòan cầm quyền luôn có những căm thù với “bọn có đạo” và bằng mọi thủ thuật đê hèn trấn áp các sinh hoạt tôn giáo của giáo dân. Một trong các thủ thuật trấn áp đê hèn đó là cướp bóc tài sản đất đai của giáo hội công giáo. Mục đích của những hành động cướp bóc này trước hết là ngăn chận sự ổn định và phát triển của giáo hội công giáo mà đảng cộng sản Việt Nam công khai coi như là một thế lực thù địch. Sau nữa là xếp đặt các mánh mung để vơ vét chia chác theo hệ thống đảng.

Nhà thờ Tam Tòa cũng như hàng ngàn hàng vạn các nhà thờ, chùa chiền đình miếu bị bom đạn tàn phá trong cuộc chiến nhưng tại sao và vì lý do gì mà địa sở này lại được đảng và nhà nước lựa chọn làm di tích chiến tranh.

1- Nhà nước cộng sản và giáo hội công giáo

Đảng cộng sản Việt nam đã thất bại trong việc khuynh lóat và kiểm sóat giáo hội công giáo bằng một giáo hội tự trị theo kiểu mẫu của cộng sản Trung quốc. Từ thất bại đó người cộng sản đã chế biến ra những cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, Công Giáo Yêu Nước…chỉ với mục đích kìm hãm sự ổn định cũng như phát triển của giáo hội. Nhà nước cộng sản coi giáo hội công giáo như là một thế lực thù địch nên bằng mọi giá phải tạo ra những xáo trộn cũng như phân tán để “thế lực thù địch” đó không thể là một nguy cơ cho chế độ. Tập đòan cầm quyền đang ngồi trên đống vàng và họ sẽ bằng mọi cách duy trì những cái ghế ngồi đó cho chính bản thân họ và những thế hệ con cháu. Một trong những đòn phép khủng bố giáo hội công giáo là cưỡng chiếm tài sản và hạn chế các quyền sinh họat xã hội cũng như tôn giáo. Giáo hội công giáo Việt Nam đã được đảng cộng sản Việt Nam dán cho cái nhãn hiệu thế lực thù địch, thế lực phản động và tập đòan cầm quyền này đã có đầy đủ sách lược xô đẩy tám triệu người công giáo Việt Nam sang bên kia ranh giới của cộng đồng dân tộc.

2- Trường hợp cá biệt: Tam Tòa

Mảnh đất còn trơ trạo tháp chuông và mặt tiền của nhà thờ Tam Tòa đã có hơn hai trăm năm kỷ niệm buồn vui với giáo dân Quảng Bình. Những ngày hội hè đình đám, những ngày chiến tranh lọan lạc với bao nhiêu nụ cười và nước mắt dưới bóng giáo đường. Mảnh đất này với đống gạch vỡ sẽ muôn đời là máu huyết của giáo dân Quảng Bình. Đảng cộng sản Việt Nam không thể viện dẫn bất cứ một lý do nào để chiếm đọat tài sản của giáo dân Quảng Bình. Những hành vi thô bạo bằng cách ép buộc, lừa lọc gian dối của đảng cộng sản Việt Nam nhắm vào nhà cửa đất đai của giáo hội công giáo đã phơi bầy một cách rõ ràng bản chất thâm thù nghiệt ngã của nhà nước với “bọn có đạo”. Suốt trong cuộc chiến, có biết bao nhiêu nơi chốn bị bom đạn cầy xéo, có biết bao nhiêu xương máu của con dân Việt đã đổ ra trên từng tấc đất. Nếu tháp chuông đổ nát của nhà thờ Tam Tòa được chọn làm di tích chiến tranh thì mảnh đất ở cố đô Huế nơi ba ngàn người dân vô tội bị quân cộng sản Bắc Việt chôn sống vào những ngày Tết Mậu Thân 1968 cũng là một di tích chiến tranh. Trong cuộc chiến, mỗi tấc đất của tỉnh Quảng Bình đếu có dấu tích của bom đạn điêu linh. Tại sao những người cầm quyền ở tỉnh Quảng Bình không chọn một di tích khác hơn là nhà thờ của giáo xứ Tam Tòa. Bởi vì đó là một mảnh “đất vàng” mà bọn tham quan đêm ngày đang mơ mộng. Nếu giáo dân Quảng Bình không đứng lên đòi và giữ lại nền nhà thờ đổ nát này thì cũng chỉ vài ba năm sau tập đòan cầm quyền có thể nại ra nhiều lý do như tháp chuông có thể xập đổ đe dọa tính mạng của người dân rồi bắt đầu những tính tòan chấm mút chia chác. Giáo dân của giáo phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà đã chiến đấu một cách quyết liệt, nếu không thì mảnh đất Tòa Khâm Sứ và Linh Địa Đức Bà bây giờ đã đầy rẫy những quán bia ôm, cắt tóc thư giãn và những tệ trạng xã hội khác. Tất nhiên ai cũng có thể hài ra danh tính chủ nhân của các dịch vụ này không ai ngòai những cán bộ cao cấp của thành phố. Giáo dân Hà Nội đã không đòi lại được những miếng đất của giáo phận nhưng họ xứng đáng mang hào quang chiến thắng vì đã không để cho những mảnh đất này trở thành nơi ô uế nhớp nhơ.

Hơn nửa triệu giáo dân địa phận Vinh đã nhất tề đứng lên bảo vệ tài sản của giáo phận và đòi hỏi nhà nước cộng sản phải thực sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Những tín hữu công giáo cũng là những công dân Việt Nam với đầy đủ bổn phận và trách nhiệm. Họ không thể nào bị liệt vào danh sách của những công dân hạng hai và họ cũng không thể nào phải chịu đựng những thâm thù của nhà nước cộng sản đối với “bọn có đạo”. Bên cạnh giáo hữu xứ đạo Tam Tòa là tám triệu giáo dân công giáo và tám mươi triệu người Việt Nam khát khao dân chủ tự do. Đằng sau giáo dân Tam Tòa là hội thánh công giáo hòan vũ và lương tri nhân lọai.

Mảnh đất có ngôi thánh đường đổ nát của giáo xứ Tam Tòa là mảnh đất hương hỏa của giáo dân Tam Tòa và nơi đây sẽ là nơi thờ phượng, là chỗ chia vui xẻ ngọt của giáo dân Tam Tòa. Nơi đây không phải là chỗ oán thù lăng nhục. Nơi đây chỉ có yêu thương và tha thứ. Với lòng mến yêu thiết tha xin gửi về giáo dân xứ Tam Tòa lòng cảm phục không bờ bến.
 
Tân Lộc - Cửa Lò đêm trước ngày 26/7
Giáo Xứ Tân Lộc
01:48 26/07/2009
Bàn thờ Mẹ Hằng Cứu Giúp
Hàng ngàn giáo dân quây quần bên các bàn thờ Mẹ Hằng Cứu Giúp
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Rước kiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp
Vinh, Cửa Lò. Tối nay vào lúc 7h ngày 25/7/2009, Toàn thể con cái giáo xứ Tân Lộc, Hạt Cửa Lò tập trung về giáo đường cùng với Mẹ Hằng Cứu giúp để chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện " Cho anh chị em giáo xứ Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ".

Khoảng 18h ngày 25/7 tất cả các công tác chuẩn bị cho công việc thắp nến cầu nguyện và thánh lễ ngày mai toàn giáo hạt về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Tam Toà đã hoàn tất. Các băng rôn, khẩu hiệu được treo chính giữa trung tâm trên tháp chuông nhà thờ với nền vàng chữ đỏ mang dòng chữ "Cầu nguyện cho giáo dân xứ Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ", ngoài đường trục lộ 46 đi vào giáo xứ có băng rôn với dòng chữ" Cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà". Băng rôn của các đoàn thể cũng được làm xong cho thánh lễ ngày mai 26/7 rước nhập lễ.

Trước, trong, sau buổi thắp nến cầu nguyện và giờ chầu Thánh Thể, cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng kêu gọi tất cả mọi người hãy hướng về anh chị em giáo xứ Tâm Toà đặc biệt là những anh chị em đang bị đánh đập và bắt giữ, ngài nhấn mạnh trong thời đại đầy bất công của một chế độ độc ác và dã man này chúng ta hãy cảnh giác trước mưu mô thâm độc của ma quỷ, một chế độ vô thần thì không thể còn sợ tội và không hề có đạo đức lương tâm và khi cần thì nó sẽ bất chấp mọi thủ đoạn gian ác. Cả hàng nghìn con tim giáo xứ Tân Lộc bên bến cảng thương mại và khu du lịch Cửa Lò nổi tiếng đang nghẹn ngào đồng cảm với anh chị em mình. Mấy ngày hôm nay trên mạng đã đưa tin rất nhiều về tình hình giáo xứ Tam Toà, nhất là những cuộc phỏng vấn ngắn của một số anh chị em tại xứ Tam Toà, bà con đã được nghe, được đọc và được nhìn thấy một số sự việc xảy ra tại giáo xứ Tam Toà. Nếu công an không cướp đi tất cả những chứng cứ như máy ảnh, quay phim thì chắc rằng những hành động dã man mà công an Quảng bình đã làm trong buổi sáng ngày 20/7 sẽ làm cho cả thế giới kinh hoàng.

Đêm nay 21 bàn thờ Mẹ Hằng Cứu Giúp được 21 tổ chia sẻ rước về trung tâm giáo đường để cùng Mẹ Hằng Cứu Giúp và hơn 6000 com tim giáo xứ Tân Lộc hướng về con cái Mẹ những anh chị em giáo xứ Tam toà thân yêu của chúng ta đang bị bách hại nặng nề, tất cả như muốn cùng Mẹ gửi tới những anh chị em giáo xứ Tam Toà rằng" Anh chị em hảy kiên vững chúng tôi luôn đồng hành với anh chị em". Nguyện xin Mẹ Hằng Cứu Giúp đến nâng đỡ và thoa dịu cùng an ủi vỗ về canh chừng con cái Mẹ yên giấc trong đêm.
 
Khi nỗi đau vượt đến tận cùng, niềm tin sẽ lên tiếng
Trung Nghĩa
02:07 26/07/2009
(GPVO) - Giữa thời điểm mà người dân Giáo phận Vinh vẫn chưa hết bàng hoàng bởi những gì đã diễn ra vào buổi sáng ngày 20/7/2009, khi mà lực lượng công an tỉnh Quảng Bình tiến hành đánh đập và bắt giữ hàng chục giáo dân thì chỉ vài ngày sau đó, 22/7/2009, trong một động thái mới, công an thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 7 giáo dân với tội danh gây rối trật tự công cộng.

Có thể nói ngay rằng, cách hành xử nêu trên của chính quyền tỉnh Quảng Bình nằm trong một chuỗi sự kiện được nhiều người dự liệu từ trước mà quyết định khởi tố vội vã kia chỉ là giọt nước làm tràn ly. Cũng gần như ngay lập tức, trên hàng loạt trang báo trong nước như Nhân Dân, Công an nhân dân, Sài Gòn giải phóng… số ra các ngày 22, 23, 24/7 liên tục đăng tải thông tin về Tam Tòa với những ngôn ngữ và luận điệu “quen thuộc”.

Điều đáng nói là những bài viết này hoàn toàn đi ngược lại với tất cả những gì đã thực sự diễn ra trong nội hàm sự kiện. Ở đây, hãy khoan bàn đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đứng ở góc độ câu chữ và ý nghĩa hàm ẩn đằng sau nó thì có lẽ chỉ những người ở phía trong hậu trường mới biết rõ bản chất của vụ việc đã thay đổi như thế nào?

Trên trang điện tử của báo Công an nhân dân đăng tải bài viết Không ai được phép đứng trên luật pháp của Dương Sông Lam với khá nhiều đoạn quy kết vô căn cứ và không thuyết phục: “Điều đáng tiếc, một số ít phần tử quá khích đang rắp tâm phá hoại cuộc sống yên bình của bà con giáo dân để mưu cầu lợi ích riêng của chúng” (…) “Vụ việc ở Chứng tích tội ác chiến tranh Tam Tòa xảy ra là do một số kẻ tự cho mình cái quyền "đứng ngoài pháp luật" để kích động bà con giáo dân làm theo ý muốn của chúng”. Ở một đoạn khác, tác giả viết: “Bất bình trước việc làm trên, hàng trăm người dân Đồng Hới có cả giáo dân Đồng Hới đã cương quyết ngăn cản không cho dựng nhà, làm lễ. Một số kẻ quá khích đã dùng đá, gậy gộc đánh lại người dân ngăn cản” (…) “Sáng 22/7, trao đổi với phóng viên Báo CAND, một số đồng bào công giáo ở Quảng Bình cho biết: Đang đêm, khi nghe một số đối tượng xấu lừa phỉnh là đi dựng nhà thờ nên họ đi theo, đến nơi Chứng tích chiến tranh Tam Tòa, họ biết đã bị lừa nên họ bỏ về”.

Xét về ngôn ngữ báo chí, đây là những tuyên bố cực kỳ thiếu cẩn trọng. Theo nguyên tắc pháp lý, tất cả vụ án đang trong quá trình điều tra, khi chưa có bất cứ một phán quyết định tội nào từ phía Tòa án thì mọi kết luận khác đều là sự áp đặt một chiều và vô nghĩa, dẫu người đó là ai và có thẩm quyền đến đâu đi chăng nữa. Mặt khác, làm sao tác giả lại biết được trong những người “cương quyết ngăn cản không cho dựng nhà, làm lễ” buổi sáng ngày hôm đó “có cả giáo dân Đồng Hới” khi mà bài viết đã không thể chỉ ra nổi tên tuổi của bất cứ ai trong số họ? Câu trả lời chỉ có một: Hoặc phóng viên họ Dương đã hư cấu một cách vụng về các tình tiết nói trên hoặc giả vị này đang muốn vào vai một số“giáo dân Đồng Hới” nào đó (?!).

Việc bắt giam, khởi tố 7 giáo dân Tam Tòa đã và đang dấy lên một làn sóng phản đối mãnh liệt từ khắp các vùng miền, giáo xứ trong giáo phận. Rất nhiều giáo dân, các nhà trí thức trong và ngoài nước đã thẳng thắn bày tỏ thái độ của mình. Sục sôi và phẫn nộ!

Họ sục sôi, phẫn nộ vì biết rõ những người anh em của mình là ai, đã sống và can đảm làm chứng cho niềm tin và sự thật như thế nào trước bất công, ngang trái. Bài trả lời phỏng vấn của chị Thu Thuỷ, phó Ban Đại diện giáo xứ Tam Tòa trong những ngày qua vang lên như một lời chứng đanh thép và khơi gợi niềm xúc động sâu xa. Sẽ không quá khi nói rằng, anh chị em đồng đạo với chúng tôi - giáo dân Tam Tòa - là những giáo dân tử tế, những giáo dân đầy chuẩn chất Kitô giáo.

Những giáo dân đó hôm nay đang phải trả giá cho một khát vọng chân chính, cho quyền được sống và bảo vệ niềm tin cốt tử của mình.

34 năm đã trôi qua, kể từ ngày đất nước này bặt im tiếng súng và khói lửa chiến chinh. Sự tổn thất trong những năm tháng khốc liệt ấy là không dễ gì đo đếm được. Những người con của dân tộc này luôn được dạy dỗ về giá trị của hai tiếng hòa bình. Và bởi thế, xin đừng để bất cứ điều gì có thể đánh mất đạo lý căn bản ấy, đừng để cho những người sinh ra sau chiến tranh nhưng không bao giờ được hưởng niềm hạnh phúc của hòa bình. Tam Tòa được giữ lại làm chứng tích tội ác, nhưng trên nền ngôi nguyện đường linh thánh ấy, đừng để xác lập thêm bất cứ một chứng tích đau thương nào nữa.

Khi nỗi đau vượt đến tận cùng, niềm tin sẽ lên tiếng!
 
Phóng sự và hình ảnh: Tọa Đàm về Biển Đông
Nguyễn Thường Dân, X-Cafe
02:53 26/07/2009
SAIGÒN - Đúng 14g30 chiều ngày 24 – 7 -2009, tọa đàm khoa học Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam đã khai mạc tại trung tâm Phao-lô Nguyễn Văn Bình, 43 – Nguyễn Thông – P.7 – Q.3 – TP.HCM. Tuy diễn ra tại một phòng họp không rộng, nhưng số người tham dự khá đông, phòng họp chật ních, hai chiếc máy lạnh chạy hết công suất, nhưng sức nóng vẫn tăng lên đúng như không khí vốn có của vấn đề.

Đến phút chót, đã có ba sự vắng mặt đáng chú ý. Trước tiên là tiến sĩ Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức. Theo thông báo của Ban tổ chức, do tiến sĩ Chu Hảo mới từ Paris về Hà Nội trưa nay, nên không có mặt kịp thời. Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn cũng không thể hiện diện vì có “mục vụ đột xuất”. Sự vắng mặt của nhà sử học Dương Trung Quốc không được đề cập, không thấy Ban tổ chức nhắc tới.

Mở đầu buổi Tọa đàm, Linh mục Nguyễn Thái Hợp, Dòng Đa Minh Việt Nam (hiện là Giáo sư – Tiến sĩ, đang hợp tác với ĐH KHXH – NV TP.HCM để thành lập khoa Tôn Giáo học) trình bày sơ qua về mục đích của buổi tọa đàm. Ngài nói rằng: "Buổi tọa đàm chỉ mong cung cấp thông tin cho thính giả để hiểu hơn về tình trạng Biển Đông và Hải đảo Việt Nam, đặc biệt là Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như để chúng ta tin tưởng rằng, Việt Nam có cơ sở vững chắc về chủ quyền đối với hai quần đảo này".

Cử tọa chăm chú lắng nghe phần khai mạc. Trên 4 bức tường của phòng họp, treo hầu hết các bản đồ dự định sẽ được trưng bày tại Tòa Tổng giám mục TP.HCM trong ngày 25-7-2009. Tuy nhiên, đến giờ phút chót, địa điểm này đã không được lựa chọn như dự kiến, cùng với sự vắng mặt như là tất yếu của Đức Hồng Y J.B Phạm Minh Mẫn.

Mở đầu phiên thảo luận thứ nhất, Linh mục, Tiến sĩ Triết học Trần Minh Cẩm (tức linh mục Thiện Cẩm, Dòng Đa Minh Việt Nam), với cương vị là thành viên Mặt trận tổ quốc TP.HCM, là đại diện tôn giáo duy nhất tham gia cuộc thăm viếng quần đảo Trường Sa mới đây được TP.HCM tổ chức, đã đọc tham luận nói về chuyến viếng thăm này. Ngài cũng không quên nói về những khó khăn do việc Ngài tham gia tọa đàm lần này. Chẳng hạn như, Ngài đã nhận được nhiều cuộc điện thoại, thậm chí là giữa đêm 23-7, để hỏi xem Ngài sẽ nói gì vào buổi tọa đàm ngày mai.

Sau đó, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã đọc tham luận, nêu lên những bằng cứ lịch sử cho thấy sự vô lý của Trung Quốc, Philippine, Malaysia trong vấn đề tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Trước khi đọc tham luận, ông Phúc nói rằng: Ông không mong được thính giả hỏi, và cũng không sẵn lòng trả lời. Bởi như ông công nhận, trong giờ nghỉ giải lao, ai cũng biết vấn đề này là nhạy cảm, và ông cũng được cảnh báo rằng: đừng nói gì thêm ngoài nội dung tham luận.

Thạc sĩ Luật Hoàng Việt đã làm phòng họp nóng lên, hướng cả về màn hình, ngay phần mở đầu của tham luận về “lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông bằng những hình ảnh về việc tàu quân sự của Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò của Mỹ tại Biển Đông, và hình ảnh tàu Ngư Chính của Trung Quốc chặn bắt tàu đánh cá của Việt Nam. Thạc sĩ Việt đã chỉ ra những vô lý của “lưỡi bò” cũng như sự biến đổi của nó theo thời gian, và sự “linh hoạt” của Trung Quốc trong vấn đề này.

Kết thúc phiên thảo luận thứ nhất, một số câu hỏi đã được nêu ra… và dù đã khẳng định không mong được hỏi, và không sẵn lòng trả lời, nhưng nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc vẫn phải đăng đàn trả lời những câu hỏi của thính giả bên dưới. Nhưng, người gây ấn tượng nhất trong phần giao lưu với thính giả, có lẽ là Tiến sĩ Nguyễn Nhã.

Rất nhiều lần, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã phải uất nghẹn, không nói thành lời, và những giọt nước mắt đã lăn dài trên má người đã dành cả đời nghiên cứu, đấu tranh cho Hoàng Sa, Trường Sa. Những luận điểm của tiến sĩ đưa ra, đều nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt của thính giả, trong đó, đáng chú ý, tiến sĩ đã nói: nếu chúng ta không đồng thuận, thì Tân Cương sẽ không phải là hình ảnh xa vời đối với dân tộc Việt Nam.

Kết thúc phần trả lời của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, diễn giả và thính giả nghỉ giải lao. Lúc này, tôi mới quan sát xung quanh và nhận thấy sự hiện diện của nhiều bạn trẻ, trong đó có cả các thành viên của diễn đàn Hoàng Sa.org. Ngoài ra, có rất nhiều người cầm máy chụp hình, quay phim, mà tôi đoán là phóng viên của các báo lớn tại TP.HCM. Hỏi thăm vài phóng viên thì được biết, các báo đã nhận được chỉ thị không được đưa tin về sự kiện này, nên hầu hết các phóng viên đến tọa đàm theo tư cách cá nhân, và ghi nhận sự kiện, chứ không đi theo sự phân công của tòa soạn.

Sau khi giải lao, phiên thảo luận thứ 2 bắt đầu với tham luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Quyết Thắng, rồi tiến sĩ Nguyễn Nhã … Những tham luận này đã từng được đưa lên mạng Internet nên tôi không tường thuật ở đây. Nhưng phải nói thật rằng: Chưa bao giờ tôi cảm thấy xúc động như hôm nay, khi chứng kiến những tấm lòng đối với Hoàng Sa, Trường Sa của người con đất Việt. Và tôi tin rằng, những anh em Công an, dù ở trong phòng họp, hay phải vì nhiệm vụ mà đứng bên ngoài lề đường Nguyễn Thông, dù ít dù nhiều, cũng được lay động bởi những gì đất mẹ đang phải trải qua.

Trong buổi tọa đàm, người ta còn nhận thấy có sự hiện diện của LM Nguyễn Thể Hiện (x), Dòng Chúa Cứu Thế, người được công luận biết đến nhiều trong vụ Thái Hà.

Giáo sư Trần Khuê, hiện là Tổng thư ký Đảng DC XXI cũng tới dự. Trong giờ giải lao, GS có gặp gỡ, trao đổi với LM Thiện Cẩm, PGS - TS Hoàng Dũng.

GS cũng gặp gỡ và trao đổi với TS Nguyễn Nhã, Nhà nghiên cứu Nguyễn Quyết Thắng... những người dành cả đời nghiên cứu tìm ra những chứng cứ lịch sử và khoa học, để đấu tranh giành lại Hoàng Sa, Trường Sa.

Một số vị thức giả trong buổi tọa đàm, họ là những người luôn quan tâm đến vận nước, đến tương lai của dân tộc. Trong giờ giải lao, tôi nhận thấy nhiều người trẻ đến vây quanh họ, ôm chầm lấy họ, rồi rưng rưng nước mắt, nghẹn ngào. Cá nhân tôi không dám đến ôm họ, bởi có thể tôi sẽ giống như trẻ con, khi đụng phải tâm huyết của họ!

Dù đứng xa họ, nhưng lòng tôi vẫn thổn thức. Nỗi đau ùa về! Như cảm nhận được nỗi xót xa của đất mẹ khi bị chia cắt, khi tâm huyết và những nỗ lực của con dân đất Việt đang bị ly tán!

15g- 16g30 Phiên I, từ trái sang: ThS. Hoàng Việt, NNC Đinh Kim Phúc, Chủ tọa - LS. Nguyễn Ngọc Bích, Lm. Thiện Cẩm.

ThS. Hoàng Việt đang đọc tham luận: “Đường lưỡi bò” trên biển Đông và luật quốc tế


(Phóng sự: Nguyễn Thường Dân)

Tham luận: "Đường lưỡi bò" trên biển Đông và luật quốc tế

ThS. Hoàng Việt (Đại học Luật TP. HCM)

Năm 1935, để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng hòa Trung hoa đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên là Zhongguo Nanhai gedao yu tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), bản đồ này chưa thể hiện “đường lưỡi bò”.

Tháng 2 năm 1947, Bộ nội vụ đã tiếp tục cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở biển Đông, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội Vụ nước Cộng Hòa Trung Hoa chính thức công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là đường hình chữ “U”, một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống biển Đông, đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn.

“Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác.

Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét:. Mặc dù “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng biển Đông”, nhưng “tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc”.

Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự nguỵ biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.

Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying):

1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.

2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.

3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.
Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.

Một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các phán quyết của tòa án phải thỏa mãn ít nhất ba điều kiện sau:
1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách;
2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian;
3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.

Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, thì Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”. Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc.

Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc công ty Đông ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ.
Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn ả Rập, ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”

Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.

Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn, năm 1953, Trung Quốc đã phải bỏ đi hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của con đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích là để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát.

“Đường lưỡi bò” không thể hiện được đặc tính đó, thêm nữa, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới được.
kể cả Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” đó.

Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra.

Con đường đứt khúc 9 đoạn này mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đã nêu trong Tuyên bố ngày 4/9/1958 về các vùng biển Trung Quốc:

“Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
Bề rộng lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa và các đảo ven bờ, cũng như Đài Loan và các đảo phụ cận, Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa quần đảo và tất cả các đảo thuộc Trung Quốc được tách rời khỏi lục địa và các đảo ven bờ bởi biển cả”.

Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi “đường lưỡi bò”.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó”. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không nhất trí được với nhau về chế độ pháp lý của vùng biển bị bao bọc bởi đường lưỡi bò này.

Quan điểm của Bắc Kinh và Đài Loan, bên đầu tiên đưa ra yêu sách đường chữ U cũng khác nhau. Ngày 30/12/1992, Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã thông qua "Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Hoa Dân Quốc". Luật này được ban hành trên cơ sở nguyên tắc "chủ quyền thực tế” bỏ đi điều khoản về "vùng nước lịch sử” (vùng nước trong đường chữ U). Ngày 2/1/1993, Viện Lập pháp Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thông qua "Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc". Luật này quy định Lãnh hải Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) rộng 12 hải lý đồng thời quy định các điểm cơ sở để vạch đường cơ sở và ranh giới.

Trong các đạo luật này, khác với Trung Quốc, Đài Loan đã không đề cập "tính chất lịch sử" của đường lưỡi bò mà họ đã từng yêu sách năm 1947. Họ chỉ yêu sách các đảo đá, bãi cạn nằm trong giới hạn đường chũ U nhưng không yêu sách vùng nước trong giới hạn đó. Có lẽ họ thấy được phần nào tính chất phi lý của yêu sách này chăng?

Chủ quyền không thể suy diễn, không thể dựa trên những dẫn chứng bâng quơ. Không một quốc gia (văn minh và tiến bộ) nào lại công nhận đường ranh giới 9 đoạn đứt khúc này, con đường không được xác định rõ cả về cơ sở pháp lý lẫn tọa độ địa lý, vì đây là sự vi phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ không chỉ của các nước liên quan mà còn là sự thách thức đối với quyền lợi hàng hải, hàng không…của cộng đồng quốc tế. Từ bao đời nay, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành các hoạt động sử dụng biển một cách bình thường trong Biển Đông không có sự ngăn cản nào của Trung Quốc.

Nhóm Mark J Valencia cho rằng: “một yêu sách của Trung Quốc coi biển Nam Trung Hoa là một vùng nước lịch sử không thể đứng vững được dưới góc độ pháp luật quốc tế hiện đại”.

“Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề pháp luật nghiêm chỉnh”.
 
Tam Tòa nóng bỏng và căng thẳng: Công an đàn áp giáo dân trên đường đi lễ - cả chục phụ nữ và trẻ em bị đánh đập!
Lạc Việt & CTV dcctvn
04:32 26/07/2009
TAM TÒA - ĐỒNG HỚI - Từ 3 h sáng hôm nay 26/7, từ cách Đồng Hới khoảng 50km, CA đã lập các chốt chặn. Các con phố dẫn đến nhà thờ Tam Toà dày đặc CA.

Giáo dân sáng chủ nhật vẫn mặc quần áo đẹp đi dự lễ. Hầu như ai cũng bị CA và những người mặc thường phục không phải giáo dân gây hấn. Hơn một chục giáo dân đã bị đánh đập, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.

Mặc dù vậy, giáo dân Tam Toà vẫn đi dự lễ đông hơn thường lệ. Mọi người sãn sàng chịu đau khổ vì đức tin. Hiện có khoảng một nghìn người tụ tập tại gia đình một giáo dân, cách nhà thờ Tam Toà khoảng 300 mét.

Hiện có 7 cha trong giáo hạt Troóc đang hiện diện ở đây với cộng đoàn..

Cha Phêrô Nguyễn Bình Yên
Cha Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi
Cha Phêrô Ngô Thế Bính
Cha Phêrô Lê Thanh Hồng
Cha Phêrô Trần Ngọc Hưởng
Cha Antôn Trần Minh An
Cha Gioan Nguyễn Văn Rủ

Các cha trên đây ở các giáo xứ cách xa Tam Toà từ 50 đến 80 km và từ 2 hoặc 3 giờ đêm các ngài đã lên đường đi về Tam Toà. Chỉ có cha Lê Thanh Hồng ở gần nhất cũng cách 15 km.

Các cha an ủi, khích lệ, động viên cộng đoàn nhẫn nại, bền bỉ chịu đau khổ, vác thánh giá theo chân Chúa trong tinh thần nhẫn nại, hoà bình, bất bạo động.

Các cha cũng tố cáo bất công xã hội và lên án nhà cầm quyền đã và đang tiếp tục đe doạ, sách nhiễu và khủng bố giáo dân.

Các cảnh sát cơ động, dân phòng, trật tự và lực lượng “quần chúng tự phát... tiền” đang bao vây cộng đoàn dân Chúa, rình rập như hổ báo đang rình mồi. Bầu khí cực kỳ căng thẳng và CA tỏ ra sẵn sàng dùng bạo lực bất cứ khi nào, với bất cứ ai vì những lý do không đâu.

Giáo dân tập trung cầu nguyện từ 6 h sáng.

Đến 7 h, các cha hiện diện vẫn không thể dâng thánh lễ cho giáo dân vì lý do an ninh. Do đó, các cha quyết định để cho cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện với Chúa và làm việc kính Đức Mẹ.

Buổi cầu nguyện kết thúc lúc 7 h 25 và các cha đang liệu cách cho giáo dân ra về an toàn.

 
Giáo dân hạt Cầu Rầm, GP Vinh, cầu nguyện cho Tam Tòa
PV Cầu Rầm
07:41 26/07/2009
CẦU RẦM - VINH - Sáng nay 26/7/2009, ngay từ rất sớm từng đoàn người từ các giáo xứ lân cận tuôn về nhà thờ Cầu Rầm, ở thành phố Vinh, để dâng lễ cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa. Giáo dân ngồi chật kín cả ngoài khuôn viên nhà thờ Cầu Rầm. Chúng tôi ước tính khoảng trên 10 ngàn người trên tổng số hơn 19 ngàn giáo dân trong toàn giáo hạt.

Xem hình ảnh

Toàn thể con cái trong Giáo Hạt Cầu Rầm cùng hợp dâng thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Tam Toà, cầu nguyện cho Công lý và sự thật. Mở đầu Thánh lễ, linh mục Phêrô Nguyễn Sỹ Nho đã nói: “Trong tình hiệp thông sâu xa, hôm nay chúng ta cùng qui tụ về đây để dâng Thánh lễ này cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Tam Toà đã bị đánh đập và đàn áp một cách đau thương. Và chúng ta cũng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo nhất là các nhà cầm quyền Tỉnh Quảng Bình biết nhận ra đâu là sự thật để đối xử cho hợp với lòng dân và trả lại công lý cho giáo dân xứ Tam Toà”.

Thánh lễ được cử hành với các Cha trong hạt và đông đảo tu sĩ nam, nữ cùng khoảng 10 nghìn giáo dân trong toàn giáo hạt với nhiều băng rôn, khẩu hiệu. Thánh Lễ đã diễn ra sốt sắng, cảm động và đầy ý nghĩa.

Từ đầu Thánh lễ ý chỉ cầu nguyện là hướng về bà con giáo xứ Tam Toà bởi những ngày qua, tin tức về Giáo xứ Tam Toà đã được truyền đi và liên tục được cập nhật. Bởi thế, sự thật đang được bày ra trước mắt, làm cho dân chúng bức xúc, phẫn nộ. Trong bài giảng Cha Đaminh Phạm Xuân Kế, quản xứ Yên Đại đã chia sẻ: … “Tôi thật cảm động khi nhìn thấy giữa mùa Hè nóng nôi oi bức, toàn thể con cái Giáo Hạt qui tụ về trong tình hiệp thông sâu xa để cầu nguyện cho công lý và hoà bình được tỏ rạng trên đất nước thân yêu của chúng ta. Cầu nguyện cho chính quyền biết mở tai, mở mắt, mở lòng để lắng nghe nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cầu nguyện cho Chính quyền tỉnh Quảng Bình biết nhận ra giới hạn, nhận ra chân lý để đối xử cho hợp tình, hợp lòng dân. Cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Tam Toà đang bị đàn áp một cách dã man, cho những người anh em của chúng ta đã vì Chúa mà phải chịu bắt bớ.Và để nói lên mối tình hiệp nhất của chúng ta với toàn thể giáo phận, kiên cường đấu tranh cho công lý và niềm tin. Chúng ta hợp lời cầu xin Chúa cho hết mọi người trong giáo phận có được tinh thần sáng suốt nhất trí với nhau để làm chứng cho chân lý Chúa được rạng ngời ngay ở trần gian này…”.

Sau Thánh Lễ các Cha trong Hạt đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với bà con giáo dân để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con. Có rất nhiều ý kiến đã được nêu ra bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động đánh đập dã man của Công an tỉnh Quảng Bình đối với những giáo dân vô tội tại giáo xứ Tam Toà. Và để trả lời cho câu hỏi của các Cha đặt ra: “ Trước sự đối xử bất công của Công an tỉnh Quảng Bình với giáo dân Tam Toà, theo bà con chúng ta phải làm gì?”.

Đại diện cho giáo dân giáo xứ Kẻ Gai đã trả lời: Việc đánh đập giáo dân Tam Toà đó là một trọng tội. Trọng tội đối với luật pháp nhà nước Việt Nam, xúc phạm đến nhân quyền, nhân phẩm của con người và dù có đổ máu chúng con vẫn sẵn sàng đấu tranh với niềm tin của mình.

Một ý kiến khác từ giáo xứ Yên Đại: Chúng ta nên làm 1 đơn gởi cho Văn phòng Quốc Hội nước Việt Nam, 1 đơn gởi cho các cơ quan Truyền thông. Vì mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của bà con giáo dân xứ Tam Toà, nếu muốn lấy thì phải thông qua ý kiến giáo dân sở tại.

Giáo dân giáo xứ Mỹ Dụ thì trả lời: Đây là một đau thương to lớn bởi sự đánh đập dã man của Công an tỉnh Quảng Bình đối với giáo dân Tam Toà. Đó cũng là đau thương của toàn Giáo hội Việt Nam, Giáo phận Vinh và Giáo hạt Cầu Rầm chúng ta. Chúng con toàn giáo xứ cực lực phản đối và lên án việc làm trên, phải đấu tranh đến cùng, nếu cần đổ máu cũng sẵn sàng.

Ý kiến của một Cựu chiến binh đã từng cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc và đem lại hoà bình cho Đất nước, ông nói: Trước hết bè lũ cầm quyền ở Quảng Bình không phải là “Con Lạc cháu Hồng” hoặc là chưa học hết cấp Tiểu học. Bởi vì, nếu là con Lạc cháu Hồng thì đã học câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng”. Chúng tôi là những người đã góp phần nhỏ nhoi của mình để đem lại hoà bình cho Tổ quốc mà hôm nay chính những người cầm quyền và lực lương Công an ở tỉnh Quảng Bình lại làm mất bình an gây đau thương cho đất nước Việt Nam nói chung và bà con giáo xứ Tam Toà nói riêng....Bà con giáo dân Tam Toà chỉ dựng lán trên phần đất nhà thờ của mình để cầu nguyện thôi thế mà chính quyền Quảng Bình lại đem dùi cui ra đánh. Chúng ta phải đấu tranh như Thầy Giêsu đã đấu tranh. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những người không được học hành tử tế mà lại cầm quyền để rồi làm những việc thiếu ý thức, thiếu trình độ.

Sau cuộc gặp gỡ và đối thoại, toàn giáo hạt đã đổ về giáo xứ Yên Đại để giải bày tâm sự với Mẹ, trong giờ con Mẹ gặp nguy biến, trước Thạch đài mang tên Mẹ Lộ Đức vừa mới được khánh thành. Đoàn tuần hành trong trật tự, như một giải lụa mềm, trải kín quốc lộ 3/2, kéo dài chừng 3 km, đầy cờ hoa, băng qua Thành phố Vinh.







 
Giáo hạt Vạn Lộc GP Vinh khai mạc Năm Linh Mục và cầu nguyện cho Tam Tòa
JB. Nguyễn Ngọc Hùng
13:20 26/07/2009
VINH - Sáng nay ngày 26/07/2009, hết mọi thành phần dân Chúa trong giáo hạt Vạn Lộc - Giáo phận Vinh đổ về nhà thờ Quy Chính (nơi có Linh đài Thánh Linh mục Tử đạo Phêrô Lê Tuỳ) sốt sắng tham dự Thánh Lễ khai mạc mừng “Năm Linh Mục” để cầu nguyện cho hàng linh mục toàn cầu. Cách riêng cầu nguyện cho linh mục đoàn giáo phận Vinh và đặc biệt hơn là hướng tới hiệp thông cùng anh chị em giáo xứ Tam Toà đang bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ.

Xem hình ảnh

Đoàn linh mục cùng hàng ngàn giáo dân trong toàn giáo hạt, gồm các giáo xứ: Mô Vĩnh, Văn Thành, Trang Đen, Thượng Nậm, Vạn Lộc; 4 Sở Dòng tu, Hội đồng Mục vụ, Ban giáo lý và giới trẻ các giáo xứ; Ngoài ra còn có đông đảo nam nữ tu sỹ và giáo dân khắp nơi ngoài giáo hạt cùng hưởng ứng lời kêu gọi của Bề trên Giáo phận Vinh đã tập trung về đây với một lòng quyết đấu tranh đến cùng dù phải đổ máu ra làm chứng cho đức tin. Sau thánh lễ mọi người tiến về Linh đài Thánh Tử đạo Phêrô Lê Tuỳ cầu nguyện xin Ngài nâng đỡ con cái giáo phận Vinh đang gặp phải nhiều bất công, nhiều dấu chỉ khốn nạn của thời đại.

Nội dung chi tiết Thánh lễ cập nhật sau.

 
Thơ: Thương cảm Tam Tòa
Xuân Ly Băng
14:01 26/07/2009
 
Bọn du côn ngăn chặn và đánh phụ nữ trẻ em đi dự lễ ở Tam Tòa
Jos Thông
14:56 26/07/2009
TAM TÒA - Sáng 26-7 là một ngày chủ nhật, theo thư chung của Tòa Giám mục tất cả 19 giáo hạt trong Giáo phận Vinh sẽ tập trung cầu nguyện đặt biệt cho Tam Tòa. Chính vì thế, Linh Mục và Giáo dân trong hạt Tróoc cũng sẽ về Tam Tòa để hiệp thông lời cầu nguyện cho anh chị em đang bị bắt giữ bất công và sẻ chia những đau thương mất mát, mà giáo xứ anh em trong hạt đang phải chịu.

Một điều kỳ lạ, ngay từ những lúc 2h sáng, tôi đã nghe tiếng xe cảnh sát an ninh, cảnh sát cơ động trên đường, đây là những hiện tượng bất thường chưa từng xảy ra trên đất Thành Phố Đồng Hới này.

Vậy cảnh sát đã làm gì?

Tại tất cả các ngã ba, ngã tư đi vào Tam Tòa mọi ngõ ngách đều bị công an là cảnh sát giao thông và lực lưỡng an ninh đủ mọi thành phần đã được huy động đến để ngăn chặn giáo dân đến tham dự Thánh lễ tại Tam Tòa. Ở khu vực huyện Quảng Ninh gồm các Giáo Xứ Phúc Tín, Hoành Phổ, Bình Thôn, Trùng Quản là địa phận quản lý của Cha Lê Thanh Hồng, Các Phà, Đò và các phương tiện giao thông đường bộ khác đã không được lưu thông nhằm cô lập Thành Phố Đồng Hới.

Điều đặc biệt nữa, sáng nay một lực lưỡng không rõ danh tánh đã được huy động đến từ rất sớm tại Tam Tòa để làm nhiệm vụ trấn áp giáo dân đến hiệp dâng Thánh lễ. Đây lại là một chiêu bài mới của nhà cầm quyền nhằm che mắt người đời.

Vì sao họ lại dùng những người không rõ danh tính như thế?

Qua sự kiện ngày 20-7 vừa qua, với những hành động đánh đập dã man đối với giáo dân Tam Tòa, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động lực lưỡng cảnh sát cơ động, dân quân, dân phòng… đàn áp Giáo dân Tam Tòa. Trước những hành vi tàn bạo của những kẻ mặc áo xanh, cầm dùi cui, roi điện để triệt hạ Giáo dân khi họ đang dựng một nhà nguyện tạm bợ để có nơi sinh hoạt tôn giáo trên phần đất thuộc quyền sở hữu của Giáo xứ Tam Tòa thuộc Giáo phận Vinh. Và bộ mặt công an Việt Nam một lần nữa được phơi bày.

Hành động thô bạo và tan nhẫn ấy đã làm cho thế giới phải lên tiếng. Trước những đau thương mà con cái mình phải chịu, Tòa giám mục Giáo Phận Vinh đã ra một đơn khiếu nại thật đanh thép gửi UBND tĩnh Quảng Bình và yêu cầu chịu trách nhiệm trước những hành vi mà Công an đã gây ra cho anh chi em Tam Tòa. Giờ đây, toàn bộ các giáo xứ trong giáo phận vinh, các Kitô hữu khắp muôn nơi trên toàn thế giới và những người yêu chuộng công lý đang hướng lòng về Tam Tòa trong nỗi đau thương khôn xiết.

Đứng trước những việc xảy ra tại Tam Tòa, các hãng thông tấn trong và ngoài nước đã đưa tin và hiệp thông mạnh mẽ trước những thảm kịch mà Giáo xứ Tam Tòa phải chịu.

Chắc hẳn rằng, nhà cầm quyền Quảng Bình với những mưu toan, xáo trả và lỗ lĩnh họ sẽ rút ra được kinh nghiệm từ sự kiện này? Nên đã sử dụng chiêu bài mới là dùng những người không rõ danh tánh để che dấu tội ác.

Chiêu bài mới đau thương lại đến với Tam Tòa.

Đúng thật! ma quỷ chúng ta nào ngờ được. Sáng nay lúc 5h, tôi cùng với một số anh chị em khác trong Giáo xứ lên Tam Tòa để tham dự Thánh lễ, các con đường đã bị chặn lại. Chúng tôi vẫn bước đi trước những ánh mắt nhìn xoi mỏi của lực lưỡng công an. Nhìn từ xa, thấy rất đông cảnh sát và những người không mặc thường phục. Chúng tôi cứ nghĩ đó là Giáo dân, nào ngờ vừa đặt chân đến Tam Tòa thì những người không rõ danh tánh này đã quây quanh những chị em của tôi và đánh đập không thương tiếc, hành động đánh phụ nữ và trẻ em giữa thanh thiên bạch nhật, vậy mà lực lưỡng công an vẫn cứ mặc nhiên. Điều này đã bộc lỗ rõ sự hẫu thuẫn của công an cho những bọn côn đồ đánh Giáo dân.

Với chiêu bài sử dụng những người không mặc thường phục công an để tiếp tục đàn áp Giáo dân, một lần nước mắt đau thương Tam Tòa lại tuôn trào.

Nếu như ai chứng kiến cảnh anh chị em Tín Hữu bị đánh đập và lăng mạ sáng nay như tôi đã thấy, với những người có lương tri không thể không rơi lệ.

Những hành động bạo lực đánh Giáo dân chứng tó một sự triệt hạ đạo công giáo của chế độ cộng sản đương thời.

Hơn bao giờ hết, đau thương Tam Tòa đang trở nên nỗi đau thương của tất tả mỗi người tín hữu chúng ta. Xin hiệp chung lời cầu nguyện cho Tam Tòa biết chấp nhận vác Thánh Giá vì Chúa Giêsu Kitô.

Tam Tòa 26-7-2009
 
10.000 Giáo dân giáo hạt Cẩm Xuyên hướng về giáo dân Giáo Xứ Tam Toà
Nguyễn Văn Sỹ
15:20 26/07/2009
VINH - Cùng với Toàn thể cộng đồng dân Chúa trong Giáo Phận Vinh Sáng 26 tháng 7 năm 2009. Khoảng trên 10.000 giáo dân trong Giáo Hạt Cẩm Xuyên - Giáo Phận Vinh đã tập trung về Thánh đường Giáo Xứ Ngô Xá cùng với 7 Linh Mục quản các Xứ trong Giáo Hạt đồng Hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Giáo dân Xứ Tam Toà bị Công an tinh Quảng Bình đánh đập, bắt giữ.

Xem hình ảnh

Ngay đầu Thánh Lễ Cha quản Hạt Phêrô Thân Văn Chất đã nhắc lại lịch sử của Giáo Xứ Tam Toà và tình hình cụ thể ngày 20 tháng 7 vừa qua đã xẩy ra ở Giáo Xứ Tam Toà; Ngài cho biết hiện nay còn một số giáo dân bị đánh đập nặng đang phải điều trị, một số giáo dân đang bị giam giữ. Ngài kêu gọi giáo dân trong toàn giáo Hạt cầu nguyện cho anh chị em bị đánh đập chóng được bình phục và những người bị giam giữ sớm được trả tự do để về đoàn tụ với gia đình.

Tất cả đều đồng tâm nhất trí cầu nguyện cho công lý và Hoà bình được thự hiện nơi quê hương Việt Nam nói chung và Giáo xứ Tam Toà nói riêng, để mọi người Việt Nam được hưởng một nền Hoà bình thực sự.

Thánh Lễ được tổ chức hết sức trang nghiêm, sốt sắng trong tình hiệp thông với Bề trên Giáo Phận, và cùng chia sẽ nỗi đau đớn mất mát tại Giáo Xứ Tam Toà.

 
Video ngày cầu nguyện lịch sử tại Giáo phận Vinh và trên thế giới
Nhóm PV GPVO & Thúy Dung
15:32 26/07/2009
(GPVO) - Đáp trả lời kêu gọi của Mẹ giáo phận, đúng 7h sáng ngày hôm nay, Chúa nhật 26/7/2009, tại nhà thờ Xã Đoài, toàn thể giáo dân giáo hạt chính toà đã tổ chức buổi cầu nguyện đặc biệt cho anh chị em giáo dân giáo xứ Tam Toà, cách riêng là những người bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ.

Cùng thời điểm này tại 18 sở hạt khác trên khắp giáo phận, gần 500 ngàn con tim cũng đồng loạt hướng về Tam Toà trong lời cầu nguyện khẩn thiết nhất. Đây là những hoạt động toàn thể đầu tiên thể hiện sự hiệp thông, tình liên đới sâu xa của đại gia đình giáo phận Vinh với khúc ruột Tam Toà đang trong những ngày nhiều đau thương và nước mắt.

Sự kiện diễn ra sáng nay tại Xã Đoài nói riêng và 18 Giáo hạt với khoảng 170 Giáo xứ trong toàn Giáo phận một sự phản ứng tích cực, mau lẹ và có hệ thống trước diễn biến đau thương tại Tam Toà. Đồng loạt cử hành Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện của nửa triệu giáo dân Vinh là bức thông điệp nhanh, mạnh mẽ, đanh thép gửi đến chính quyền các cấp và những người có lương tri trong và ngoài nước.

Tình hình Giáo phận Vinh đang cực kỳ sôi động, khẩn trương với hàng loạt sự kiện. Người Công giáo Vinh đang thể hiện một đức tin mạnh mẽ, một lòng yêu mến Mẹ Giáo hội, một thái độ kiêu hùng và ý chí can trường.

Cũng trong khuôn khổ những hoạt động hướng về Tam Toà, tối qua, 25/7/2009, tại nhiều giáo xứ trong giáo phận đã diễn ra những buổi thắp nến cầu nguyện đặc biệt.

Còn ngay tại Tam Tòa, từ 3h sáng hôm nay 26/7, cách Đồng Hới khoảng 50km, công an đã lập các chốt chặn. Các con phố dẫn đến nhà thờ Tam Toà, công an và các lực lượng khác được bố trí dày đặc. Giáo dân tập trung cầu nguyện từ 6h sáng. Đến 7h, các cha hiện diện vẫn không thể dâng thánh lễ cho giáo dân vì lý do an ninh. Do đó, các cha quyết định cùng cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện với Chúa và làm việc kính Đức Mẹ.
 
Dù gặp cản trở, hàng ngàn giáo dân vẫn đến được nhà thờ hạt Hướng Phương để hiệp thông với Tam Tòa
Trung Thành
18:27 26/07/2009
HƯỚNG PHƯƠNG - VINH - Hôm nay, vào lúc 7 giờ ngày 26 tháng 7 năm 2009, tại giáo hạt hương phương đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho những người anh em của các giáo xứ đang bị giam giữ ở giáo xứ Tam Toà, Tp Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.

Xem hình ảnh

Khoảng 6 giờ từng lớp lớp người từ khắp các giáo xứ: Thuỷ vực, Trừng Hải, Nhân Thọ, Đan Sa, Tân Mỹ, Tân Phong, Chợ Sàng... tràn về giáo hạt Hướng Phương để hiệp thông với sự đau khổ mà anh em ở giáo xứ Tam Toà đang hứng chịu trong cơn càn quét của những bạo chúa.

Tối hôm qua ở các xã thuộc huyện Quảng Trạch có giáo dân đã tổ chức họp gấp để đọc thông báo của UBND huyện Quảng Trạch số 822/UBND (v/v kiểm tra nắm tình hình giáo dân đi dự lễ tại Tam Toà-Đồng Hới), nhằm kiểm tra những người đi dự lễ ở giáo xứ Tam Toà.

Ở các lối ra vào các giáo xứ đều có công an kiểm tra rất gắt gao đối với những người đi lễ. Phụ nữ đi lễ mang áo dài đều bị chặn lại gây khó khăn. Ra về ai cũng bị chăn lại để gạn hỏi, sách nhiễu. Đây là một việc làm hết sức “trẻ con” và đê tiện. Ở giáo xứ Tam Toà thì chính quyền cho những côn đồ đánh đập những người dân vô tội khi đến Tam toà đọc kinh hay dâng lễ, bất luận đàn bà trẻ con hễ ăn mặc bảnh bao hay phụ nữ mặc áo dài đều bị đánh không thương tiếc, có khi là những công an mặc quần xoọc, áo phông giống kẻ bụi đời để hành hung như những đao phủ mang mặt nạ trá hình.

Tình hình quá căng thẳng và có thể bạo lực tiếp tục leo thang. Là con cái Giáo Hội, con của Chúa, ý thức được mọi thời đều bị các chính quyền hành xử hung ác, bắt bớ vì “Trò không hơn thầy”.

Cho dù nắng khắc nghiệt của miền Trung, cũng như sự hà khắc của chính quyền Quảng Bình cũng không thể đe doạ lòng người công giáo vốn kiên trì chịu cực gian khổ.

Xin mọi người hiệp thông cầu nguyện thật nhiều cho anh em giáo dân ở Tam Toà va những người đang bị công an Quảng Bình đánh đập và giam giữ.
 
30.000 tụ họp tại hạt Chính tòa Xã Đoài hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa
Antôn Trần Đức Hà
18:36 26/07/2009
XÃ ĐOÀI - Hưởng ứng lời kêu gọi của bề trên Giáo phận, sáng Chúa nhật 26/7/2009, Giáo hạt Xã Đoài với trên 30.000 giáo dân đã tham dự thánh lễ và diễu hành cầu nguyện. Đây là hành động thể hiện tình hiệp thông huynh đệ sâu sắc với những anh chị em tại Giáo xứ Tam Toà, Đồng Hới.

Hiệp thông trong tình huynh đệ.
Xem hình ảnh

Từ sáng sớm tinh mơ, khắp mọi ngả đường dẫn về TGM Xã Đoài đã trở nên chật cứng. Giáo dân từ các Giáo xứ thuộc hạt Xã Đoài gồm: Giáo xứ Chính Toà, Làng Nam, Ngọc Liễn, Bố Sơn, Thượng Lộc, Trang Nứa, Đồng Sơn, Bùi Ngoã đổ về bằng nhiều phương tiện. Các Giáo xứ gần TGM còn tổ chức đi bộ diễu hành từ Giáo xứ mình đến trụ sở hạt. Đoạn đường Quán Hành – Xã Đoài; Hưng Nguyên – Xã Đoài, Trung Hậu – Xã Đoài nườm nượp từng dòng người đổ về Nhà thờ Chính toà như thác nước đang cuồn cuộn.

Khuôn viên Nhà thờ Chính toà Giáo phận Vinh dường như nhỏ bé hơn trước lượng giáo dân đông đảo thường chỉ xuất hiện ở các dịp Năm thánh, lễ Quan thầy Đức Mẹ 15.8, lễ Truyền chức, Đại hội Giới trẻ.v.v. Hình ảnh lá cờ vàng - trắng của Hội Thánh hoàn vũ kiêu hãnh tung bay làm cho không khí nơi đây trở nên sôi động.

Với sự hiện diện của 12 Linh mục, hàng trăm nam nữ tu sĩ, hàng vạn giáo dân; đây là hình ảnh thuyết phục nhất nói lên sự đồng tâm nhất trí của Giáo xứ Xã Đoài với Tam Toà. Quả thực, trong giây phút này đây, cả Xã Đoài như trở nên một khối “muôn người như một” .

Đúng 7 h sáng, khi bình minh bắt đầu lan toả thì cũng là lúc giáo dân đã tập hợp thành hàng ngũ trước mặt tiền nhà thờ chuẩn bị cho cuộc diễu hành lịch sử. Không khí trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những khẩu hiệu ủng hộ giáo dân Tam Toà, phản đối chính quyền Quảng Bình đã được kịp thời chăng lên khắp mọi nẻo đường. Những giáo dân còn giơ cao hàng trăm bảng khẩu hiệu trong cuộc diễu hành kéo dài mấy km.

Tiếp nối cuộc diễu hành là một Thánh lễ trọng thể cầu bình an cho giáo dân Tam Toà đang bị đàn áp, cầu cho chính quyền tỉnh Quảng Bình sớm nhận ra và thực thi công bằng, lẽ phải.

Cuộc biểu dương Đức tin vĩ đại …



Dải đất miền Trung – Nghệ Tĩnh Bình mấy hôm nay phải chịu thời tiết nóng bỏng bởi những trận gió Lào thổi về. Những tin tức sục sôi từ Giáo xứ Tam Toà, những hành động bạo lực và sử dụng bộ máy truyền thông dối trá của chính quyền và công an tỉnh Quảng Bình càng làm cho không khí “nóng” lên.

Sự kiện diễn ra sáng nay tại Xã Đoài nói riêng và 18 Giáo hạt với khoảng 170 Giáo xứ trong toàn Giáo phận một sự phản ứng tích cực, mau lẹ và có hệ thống trước diễn biến đau thương tại Tam Toà. Đồng loạt cử hành Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện của nửa triệu giáo dân Vinh là bức thông điệp nhanh, mạnh mẽ, đanh thép gửi đến chính quyền các cấp và những người có lương tri trong và ngoài nước.

Một giáo dân xứ Chính toà Xã Đoài đã phát biểu:

“Đụng đến Giáo phận Vinh là đụng đến “ổ kiến lửa”, đụng đến “một trong những thành trì vững chắc của giáo hội tại Miền Bắc”, đụng đến một Giáo phận lịch sử với trên 160 năm tồn tại và phát triển (1846-2009). Một giáo hội đã sống trong lòng, hiểu rõ bản chất và có kinh nghiệm đối phó với sự đàn áp của chính quyền. Với sự mạnh mẽ của Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, sự đồng tâm nhất trí của Linh mục đoàn với trên 173 Linh mục, hàng trăm nam nữ tu sỹ và với lượng giáo dân xấp xỉ con số nửa triệu trải rộng trong ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ là lực lượng đối trọng đáng kể với bạo quyền. Một khi đã hiệp thông liên kết với toàn thể Giáo hội Việt Nam, giáo hội Công giáo Hoàn vũ thì không có một lực lượng nào có thể đè bẹp được tinh thần đoàn kết” .

Sự hiệp thông với Tam Toà thể hiện mạnh mẽ qua sự quyết tâm của đông đảo nam nữ tu sỹ và giáo dân đang hiện diện nơi đây. Khi Linh mục quản hạt Antôn Phạm Đình Phùng đưa ra câu hỏi “Anh chị em có muốn đến Tam Toà để hiệp thông cầu nguyện không?” thì hàng vạn cánh tay giơ lên và đồng tâm hô vang một cách hùng hồn: - “Có ó ó ó ó……”. Câu khẩu hiệu: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị Công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” được chăng ở tất cả các nhà thờ trong 144 Giáo xứ của Giáo phận Vinh lại một lần nữa được cất lên mạnh mẽ, vang dậy đất trời Xã Đoài.

Chắc rằng, chính quyền Quảng Bình không khỏi bối rối mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng khi quyết định đàn áp Tam Toà. Theo các nguồn tin, một số quan chức cấp cao trong Chính phủ, Bộ công an đang trực tiếp chỉ đạo tại Quảng Bình. Ngọn lửa Tam Toà đã được thổi lên và nó sẽ thiêu cháy thế lực bạo quyền đang rắp tâm xoá sổ sự hiện diện của các nhà thờ Công giáo trên mảnh đất phía nam sông Gianh, quê hương Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh, thi sỹ Hàn Mặc Tử (Tam Toà – Đồng Hới) và dòng họ Ngô Đình kiệt xuất (huyện Lệ Thuỷ). Điều đó cũng có nghĩa là lặp lại chủ trương và hành động của ông Đổng Sỹ Nguyên – tức Nguyễn Sỹ Đổng năm xưa tại Nam Quảng Bình trong chiến tranh Việt – Mỹ.

Nếu chính quyền Quảng Bình tiếp tục phớt lờ bức thông điệp của Đức Giám Mục Phaolô, hàng Linh mục, Tu sỹ và giáo dân Giáo phận Vinh; tiếp tục dùng thủ đoạn tàn ác đối với Tam Toà, không tôn trọng công lý và sự thật thì sự việc sẽ tiến triển tới đâu?

Để đáp trả hành động tàn bạo từ chính quyền và công an tỉnh Quảng Bình, chắc chắn 500.000 giáo dân Vinh sẽ không ngại dùng sức mạnh “đập nát bạo quyền”, “đập tan cái ác” . (Trích ý chia sẻ của Linh mục quản lý TGM khi trả lời điện thoại của một quan chức Trung ương)

Tình hình Giáo phận Vinh đang cực kỳ sôi động, khẩn trương với hàng loạt sự kiện. Người Công giáo Vinh đang thể hiện một đức tin mạnh mẽ, một lòng yêu mến Mẹ Giáo hội, một thái độ kiêu hùng và can trường.

Sự kiện Tam Toà chắc chắn sẽ nối tiếp tinh thần mạnh mẽ của đạo Công giáo tại Nghệ Tĩnh Bình trong những năm qua. Và cùng với chuỗi sự kiện Tràng Đình (3/1931), Nghi Lộc (12/1951), Tràng Lưu (10/1952), Trang Nứa (11/1952), Thuận Nghĩa (11/1956) diễn ra trong thế kỷ trước, những giọt máu đã đổ ở Tam Toà sẽ tô thắm thêm khúc ca hùng tráng của Giáo phận Vinh trong suốt chặng đường 160 năm lịch sử.
 
35.000 giáo dân đồng tâm đến hạt Thuận Nghĩa nói lên việc bắt giam giáo dân ở Tam Tòa là trái phép
Fx. Tiến Dũng
18:52 26/07/2009
THUẬN NGHĨA - Trước tình cảnh đau thương mất mát của giáo xứ Tam Toà do hành động tàn nhẫn của công an tỉnh Quảng Bình, giáo hạt Thuận Nghĩa đã hướng về Tam Toà trong tình liên đới của các chi thể trong cùng một Thân Mình mầu nhiệm Chúa Kitô. Ngay từ sáng sớm ngày 26/7/2009, từng đoàn người từ 18 giáo xứ đổ về Quảng trường thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa tại Sở hạt, để dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa. Giáo dân ngồi chật kín cả ngoài khuôn viên của Quảng trường với số lượng ước tính khoảng 35 ngàn người.

Xem hình ảnh ngày biểu dương sự hiệp thông phản đối cong an bắt giam người trái phép

Đúng 7h00’, cha Phêrô Trần Phúc Chính, Quản hạt Thuận Nghĩa, và là phó chủ tịch Hội đồng linh mục giáo phận, cùng tất cả Quý cha trong giáo hạt đã quy tụ bên nhau để cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Tam Toà. Về tham dự Thánh Lễ, có đông đảo Quý nam nữ tu sĩ của Hội dòng Mến Thánh Giá và Hội dòng Bác Ái của Giáo phận, Quý chủng sinh, Quý ban ngành đoàn thể, Quý hội đoàn: Thánh Tâm, Lêgiô, Phan Sinh… cùng 600 Nghĩa Binh Thánh Thể và khoảng 35.000 giáo dân.

Đặc biệt, trong Thánh lễ cầu nguyện hôm nay, còn có các phái đoàn đến từ giáo phận Hà Nội, giáo phận Thanh Hoá và các đoàn đến từ Hải ngoại như: Na Uy, Mỹ, Canađa, vv… Các phái đoàn đều mang đến câu khẩu hiệu nói lên tâm tình hiệp thông và một ước nguyện về quyền làm người mà các nạn nhân Tam Toà đã bị Công an Quảng bình cướp mất “We want justice and peace”, nghĩa là “ Chúng tôi muốn công lý và hoà bình”.

Xuyên suốt Thánh Lễ, Cha chủ tế đặc biệt nhấn mạnh đến mục đích của Thánh lễ cầu nguyện hôm nay là nhằm cầu xin Thiên Chúa ủi an các nạn nhân bị Công an Quảng Bình bắt giữ, đánh đập và hiện đang bị giam cầm. Cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Quảng Bình sáng suốt biết nhận ra lẽ phải, sự thật, công lý, hòa bình trong việc hành xử với các nạn nhân và giáo dân. Qua bài giảng, cha Quản hạt đã xoáy sâu vào tâm điểm bài Phúc Âm Chúa Nhật XVII, đó là việc Chúa Giêsu đã bẻ bánh cuộc đời của chính Ngài ra, để ban phát lương thực trường sinh cho nhân loại. Từ đó, ngài khích lệ và nhắc nhở đoàn con cái của Giáo hạt phải không ngừng noi gương Thầy Chí Thánh, biết nhớ đến vai trò liên đới của mình trong Hội Thánh và biết “bẻ mình ra” để trao gửi và nâng đỡ anh chị em Tam Toà đang gặp “đại nạn”.

Kết thúc Thánh Lễ, Cha quản hạt cám ơn tất cả mọi người, cách riêng là anh chị em lương dân và mọi người thiện chí yêu chuộng hòa bình,công lý, đã cùng hiệp ý với giáo hạt để hướng về anh chị em Tam Toà. Ngài cũng nhắc lại và nêu cao truyền thống sống đạo của cha ông để lại, đồng thời mời gọi đoàn con cái giáo hạt Thuận Nghĩa tiếp bước, phát huy và làm triển nở kho tàng truyền thống quý báu đó.

Trời Thuận Nghĩa sáng ngời gương anh dũng!
Đất đâm chồi Tử đạo – Vũ Đăng Khoa!
Tiếng Thánh Ca vang dội những kinh cầu…
Reo trong gió ngút ngàn cành thiên tuế.
 
Tâm tình người con gái Tam Tòa xa quê gửi chút tâm tình về quê mẹ
Thủy Triều
19:08 26/07/2009
Tôi thường theo dõi tin tức từng ngày về những sự kiện xẩy ra đối với giáo xứ Thái Hà, và tôi rất thích đọc các bài phân tích của chú Nguyễn Hữu Vinh. Cũng như chú Vinh, tôi là một người con xa quê của Giáo phận Vinh đang hoc tập tại Sài Gòn. Cũng như tình yêu mến dành cho Thái Hà, tôi rất nghẹn ngào khi giáo dân giáo xứ Tam Tòa thuộc giáp phận Vinh của tôi bị công an, dân phòng, “quần chúng nhân dân tự phát… tiền” đánh đập dã man (chắc là rút kinh nghiệm từ vụ Thái Hà bị mất mặt vì sử dụng chó nghiệp vụ, lần này nhà chức trách Quảng Bình ra tay với giáo dân tại Tam Tòa đã cho lũ chó nghiệp vụ… nghỉ ngơi).

Tôi thực sự thấu hiểu cảm giác của giáo dân giáo dân Tam Tòa bị lũ ô hợp làm nhục. Xóm đạo tôi với hơn mười nóc nhà từng đã bao nhiêu năm bị vây hãm bởi nhà chức trách địa phương, quân an ninh chỉ huy hơn 14 nghìn lương dân o bế, cô lập, tuyên truyền xuyên tạc, kích động hận thù, v.v…, và trong quá khứ máu người Công giáo đã từng phải đổ ra rất nhiều trên miền đất này vì Niềm Tin của họ vào Chúa Giêsu.

Xóm đạo nhỏ bé của tôi cách xa trung tâm giáo xứ khoảng 15km bao nhiêu lần tưởng chừng như đã bị nuốt chửng bởi chính quyền, bởi phường ô hợp, nhưng mà xóm đạo của tôi vẫn đứng vững và lớn mạnh từng ngày trong đức tin, cậy, mến.

Tôi cũng như những người trong xóm đạo phải học tập, làm việc giữa bao nhiêu ánh mắt miệt thị, khinh thường, sỉ nhục,… Nhưng dần dần những người tiếp xúc với chúng tôi trong môi trường học tập và lao động cũng trở thành bạn hữu của chúng tôi, họ đã hiểu chúng tôi, thích chơi thân với chúng tôi.

Cho tới giờ tôi vẫn nhớ như in cái cảnh bị lực lượng an ninh và bọn quần chúng ô hợp vây hãm cái xóm đạo leo lắt với hơn mươi nóc nhà chỉ có khoảng mười người đàn ông trụ cột, còn lại toàn bộ người già, phụ nữ, và trẻ em như tôi. Chúng tôi chỉ có 1 người bạn duy nhất luôn ở bên để động viên, an ủi chúng tôi đó là bạn Giêsu. Vâng, chính sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã hoạt động cách kỳ diệu nơi chúng tôi để chúng tôi sẵn sáng tuyên xưng và làm chứng cho Đức Tin. Ôi kỳ diệu thay việc Thiên Chúa đã làm!

Như chúng tôi đã được suy niệm trong Kinh Thánh "Hãy vững tin hỡi những người công chính vì Thần khí Chúa luôn hiện diện". Vậy nên, khi giọt máu tử đạo đã đổ ra thì hạt giống đức tin sẽ cho thật nhiều hoa thơm và trái ngọt.

Tin mừng Phục Sinh không phải đến với nhóm 12 môn đệ “ruột” của thầy Giêsu mà đến đầu tiên với những người phụ nữ yếu đuối (từng đã bị người đời sỉ nhục, nhạo báng và suýt nữa bị ném đá). ThiênChúa thể hiện sức mạnh của Người nơi những con người yếu đuối, tầm thường như việc Chúa Giêsu chọn Thánh Phê-rô, một con người bình thường, thậm chí là rất yếu đuối làm cột trụ của Hội Thánh.Thiên Chúa đã làm cho điều bình thường trở nên thật phi thường!

Xin anh chị em giáo xứ Tam Tòa của tôi, các anh chị em hãy vững vàng trong Chúa, chúng tôi - những người con của Giáo Phận Vinh cũng như tất cả mọi người yêu chuộng Công lý luôn ở bên anh chị em. Xin tất cả mọi người hãy làm những việc làm cụ thể để hiệp thông cùng giáo dân giáo xứ Tam Tòa cũng như toàn Giáo Phận Vinh.

Xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang ban cho anh chị em GX Tam Tòa, đặc biệt là những anh chị em đang bị bắt bớ thêm đức tin vững mạnh hầu làm sáng danh Chúa!

Saigòn, ngày hiệp thông cầu nguyện của Giáo Phận Vinh 26/07/2009
 
Nhìn về Cuộc đàn áp tôn giáo man rợ tại Tam Tòa
Nguyễn An Quý
19:18 26/07/2009
“Trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện, xin Kính gởi đến những chiến sĩ Chúa Kitô tại Tam Toà với lòng ngưỡng mộ và sự kính phục”

Cuộc đàn áp Tôn giáo đã thực sự diễn ra tại Tam Tòa, thuộc Giáo Phận Vinh vào ngày 20-7-2009. Mọi người đều giật mình khi đọc những tin tức về vụ giáo dân tại Tam Toà bị đánh đập dã man, bị kéo lê cả người đến bất tĩnh, bị tống lên xe như súc vật, bị bắt giam một cách vô luật lệ.

Vào những ngày đầu của hạ tuần tháng 7, những hình ảnh giáo dân tại Tam Toà bị lực lượng công an tỉnh Quảng Bình ra tay đàn áp bằng đùi cui, roi điện, nhiều giáo dân đã bị đánh đập đến bất tĩnh, máu me đầm đìa cả mặt mũi. Bản tin được phóng lên nét làm mọi người bàng hoàng rơi lệ. Bản tin về Tam Toà được xuất hiện trên các diễn đàn thuộc loại tin nóng.

Được biết, hầu hết giáo dân Tam Toà đã di cư vào Nam theo cuộc di cư vĩ đại trốn chạy cộng sản vào năm 1954. Họ đến Đà Nẵng lập nghiệp và xây dựng nhà thờ cũng có tên gọi Tam Toà ở gần ga xe lửa Đà Nẵng. Trước năm 1975 nơi đây là một xứ đạo khá lớn. Một số khác đến lập nghiệp gần bờ biển Đà Nẵng và lập giáo xứ Thanh Bình, ngoài ra cũng có một số giáo dân đến sống tại Bãi dâu gần Gia Hội Huế và thành lập họ đạo Đại Phong. Từ đó Tam Tòa chỉ còn lại một số ít giáo dân sống trong cảnh đe doạ của chế độ cộng sản kể từ năm 1954.

Khi nghe tin Tam Toà bị đàn áp, tôi mường tượng lại hình ảnh của ngôi Thánh Đường nằm bên bờ sông Nhật Lệ mà tôi đã có dịp nhìn qua một lần trong chuyến ra Bắc vào khoảng năm 1989, ngôi Thánh Đường này đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại tháp chuông trơ trọi với nền nhà thờ hoang phế, nghe đâu khuôn viên nhà thờ đã bị Nhà Nước CSVN ngang nhiên chiếm làm công viên không cần lệnh báo gì ráo trọi.

Xứ Tam Toà xưa kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2006, Tổng Giám Mục Huế chuyển Nam Giáo hạt Quảng bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Toà trực thuộc giáo phận Vinh. Đức Cha Cao Đình Thuyên Giám mục Giáo phận Vinh liền bổ nhiệm cha Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Toà.

Trong suốt thời gian qua, kể từ khi có cha Lê Thanh Hồng coi sóc, giáo dân thường tụ họp kinh nguyện tại nhà một giáo dân gần ngôi nhà thờ đổ nát này, kể cả các Thánh Lễ. Được biết, vào dịp Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền Thánh ngày 2 tháng 2 năm 2009, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã về dâng Thánh lễ cầu bình an đầu năm cho dân chúng tại địa phương này. Thánh Lễ được cử hành trên nền nhà thờ đổ nát này với bàn Thánh tế lễ lộ thiên.

Câu chuyện đàn áp giáo dân tại Tam Toà lại xẩy ra đúng vào ngày 20 tháng 7, tôi sực nhớ ngày mà trước đây, thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường gọi là ngày Quốc hận. Ngày 20-7-1954, cộng sản Việt Nam đã cấu kết với thực dân Pháp, ký Hiệp định Genève để phân chia đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Một cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam liền xẩy ra, vì dân chúng quá khiếp sợ cộng sản, trong đó có giáo dân Tam Toà, Quảng Bình, hầu hết đều bỏ cả nhà cửa ruộng vườn trốn vào Nam để lánh nạn cộng sản.

Nhà thờ Tam Toà bị chiến tranh tàn phá vào năm 1968, chỉ còn lại tháp chuông, đến nay sau 34 đất nước hết chiến tranh, nhưng ngôi Thánh đường thân yêu này vẫn chưa được tái thiết.

Ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà và một số giáo dân các giáo xứ bạn cùng nhau dựng một láng trại dùng làm nhà nguyện để thờ phụng Chúa. Công việc gần hoàn tất, thì lập tức nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng, và đánh đập giáo dân một cách dã man. Một số giáo dân bị bắt giam, sau khi bị những trận đòn tàn ác từ những tên công an sắt máu. Như thế, ngày 20 tháng 7 năm 2009 là ngày ghi dấu chứng tích của một cuộc đàn áp tôn giáo chính thức tại Tam Toà nói riêng và Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung.

Nhiều giáo dân cho biết, nhà cầm quyền nơi đây cho rằng giáo dân Tam Toà dựng nhà trên nền cũ của nhà thờ Tam Toà là tiếp tay với Đế quốc Mỹ để xóa tan tàn tích tội ác của Mỹ, họ bị ghép vào thành phần “phản động” nên nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã cho lực lượng công an ra tay đàn áp một cách công khai và cực kỳ dã man. Điều buồn cười nhất là khi nghĩ đến câu chuyện ngôi Thánh Đường đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại tháp chuông, giáo hội địa phương chưa có điều kiện để tái thiết: ngày 26/3/1997, nhà cầm quyền tỉnh Quảng bình lại chơi kiểu chiếm đoạt cơ sở tôn giáo một cách ngon cơ, không cần giấy tờ, bằng việc tự động đưa ngôi nhà thờ của Tam Toà vào danh mục gọi là “di tích lịch sử” tội ác của Đế Quốc Mỹ.

Không rõ những ông đầu sỏ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, khi qua Mỹ có đem chứng cứ “di tích lịch sử” tội ác này của Mỹ để đòi bồi thường hầu kiếm chút cháo chơi không nhỉ? Tôi lại liên tưởng đến cuộc dội bom 12 ngày đêm tại Khâm Thiên Hà nội vào những ngày lễ Giáng Sinh năm 1972, sao Bắc Bộ Phủ không để lại những ngôi nhà đổ nát tại Hà Nội, hay Hỏa lò để làm “di tích lịch sử, tội ác của Mỹ nguỵ” mà lại đi chiếm ngôi Thánh Đường Tam Toà để làm “di tích lịch sử”, kiểu cướp cạn này coi sao được? Cái chứng tích lịch sử quan trọng nơi cố đố Huế là đền Nam Giao, dùng để Tế Trời từ thời Nhà Nguyễn, sao đảng ta lại phá tan và biến thành đài liệt liệt sĩ của VC? Chứng tích tội ác chiến tranh do phiá cộng sản Hà nội gây ra tại miền Nam nước Việt nhiều lắm, như đại lộ kinh hoàng, như đại nội Huế và khắp mọi miền của miền Nam Việt nam vân vân và vân vân.

Chuyện quái gở và cười ra nước mắt, đó là chuyện vừa ăn cướp vừa la làng của đảng cộng sản Việt Nam tại Tam Toà như: bắt giam người trái phép, đập phá rồi cướp toàn bộ những vật dụng người ta dựng láng trại để làm nơi thờ tự, kể cả máy phát điện, máy quay phim, máy ảnh, dụng cụ nấu nướng, gạo cơm, rồi lại hiên ngang tuyên bố truy tố 7 giáo dân tội: “gây rối trật tự công cộng”. Thử hỏi ai gây rối trật tự công cộng khi mang đùi cui, roi điện đến tấn công, đánh đập giáo dân đến phun máy, phá sập láng trại, tịch thu theo kiểu cướp cạn tất cả những gì trên nền nhà thờ của giáo xứ Tam Toà. Tại sao những người bạn dân, người thi hành luật pháp là những tên công an và những người tự xưng đầy tớ của dân là nhà cầm quyền Quảng Bình lại có thể ăn ngược nói ngạo như thế coi sao được. Báo CAND lại đã đăng tên 7 giáo dân bị truy tố tội: “Gây rối trật tự công cộng ", đó là: Mai Hữu Thư (56 tuổi), Cao Thị Tình(52 tuổi), Nguyễn Quang Trung(36 tuổi), Mai Lòng( 23 tuổi), Hoàn Hữu(54 tuổi), Hoàng Thị Tý ( 21 tuổi) tất cả đều thuộc huyện Quảng Trạch và anh Nguyễn Văn Dẫn (35 tuổi) xả Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá. Hoá ra, cả một hệ thống nhà cầm quyền cộng sản Việt nam.

Đã cố tình mở mặt trận đàn áp Giáo Hội Công giáo mà cụ thể là giáo xứ Tam Toà.

Nói về việc bắt bớ trái phép, việc vu cáo để áp đặt cái gọi là “vi phạm pháp luật nhà nước” và thường phủ chụp lên đầu, lên cổ nhân dân Việt nam, thì trong lịch sử nhân loại, chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam và các nước cộng sản mới làm những việc tày trời này.

Tóm lại qua những vụ việc xẩy ra tại Tam Toà ngày 20 tháng 7 năm 2009, toàn thể những người có lương tri trên thế giới đều nhìn nhận rằng đây là một cuộc đàn áp tôn giáo trắng trợn. Công an đã tịch thu luôn Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin tôn giáo, là một sự xúc phạm tôn giáo không thể chối cải được.

Với niềm tin vào sự chiến tháng của Chúa Kitô phục sinh, xin mọi người hãy Hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà, cho Giáo Hội Việt Nam được ơn hiệp nhấn để cùng một lòng hát khúc hải hoàn ca, đè bẹp lũ satan, hầu mọi tôn giáo được tự do và dân tộc Việt nam sớm tìm được niềm an vui trong tự do, hạnh phúc.
 
Bảo vệ chính nghĩa và công lý cho giáo dân Tam Tòa đang bị giam cầm là làm sống lại lịch sử Tử Đạo Việt Nam
Hồng Lĩnh
19:53 26/07/2009
Nước mắt và máu của địa phận nhà trong qúa khứ

Bắt đầu tử giữa thập niên 1940, CSVN đã mang chết chóc về địa phân Vinh. Suốt một chiều dài lịch sử ấy, địa phận nhà đã phải quằn quại trong nước mắt và máu qua các vụ phá nát và bao vây Nhà Chung Xã Đoài, thảm sát ban chấp hành của Liên Đoàn Công Giáo Nghệ Tịnh Bình, tàn sát Trang Nứa và Quỳnh Lưu bằng quân chính quy.

Thật thế, sau khi Đức Cha Bắc qua đời vào ngày 30/07/1946, lợi dụng các chiêu bài “tiêu thổ kháng chiến (1947-1949), phát động quần chúng (1949-1953), CCRĐ (1955-1956)» Suốt cả một chiều dài, CSVN đã tấn công dồn dập Tòa Giám Mục, làm tiêu tán tài sản của địa phận và gây chết chóc. Liên lạc với Tòa thánh Vatican bị cắt đứt hoàn toàn. Tòa Giám Mục bị trổng ngôi. Cha chính Trần Hữu Đức giám quản, sau nầy trở thành giám mục tiên khởi địa phận, lâm vào thế bí và bị bao vây hoàn toàn.

Một hôm tại Bùi Chu, cách Xã Đoài một sông, CSVN tập trung mấy ngàn người hò hét như loài ác thú và dẫn Ngài tới giữa đám đông ấy để cật vấn, hăm dọa và bắt Ngài ký nhận những điều vu oan giá họa. Ngài ôn tồn giải thích và nhất định không ký.

Sau đó Ngài bị dẫn tới một ngôi chùa, bị biệt lập tại đó và bỏ cho chết đói. Nhưng sau một tuần bị bỏ quên, CSVN tới mở cửa chùa và thấy Ngài vẫn bình tĩnh như thường. Sau đó Ngài bị quản thúc tại gia với lính gác thường xuyên, không một ai được lai vãng tới thăm Ngài.

Trong thời gian âm u đó, khắp các giáo Xứ và giáo Hạt chìm đắm trong cảnh ngộ ấy. Nhiều linh mục bị đối xử tàn nhẫn không kém giáo dân: Bị đấu tố, bị cùm kẹp, bị tù khổ sai. Một số linh mục, vì chịu không nỗi cực hình, đã chết trong tù.

Riêng về Liên Đoàn Công Giáo Nghệ Tĩnh Bỉnh, với mục tiêu làm giảm bớt các xáo trộn gây thiệt hại cho giáo phận. Sau hai năm thành lập, bị tắm máu với ba bản án tử hình, sáu bản án khổ sai hay chết trong tu vì lý do tra tấn, như truờng hợp cô Liên Phương ủy viên phụ trách phụ nữ. Nhắc lại một lần nữa tên người con gái can trường, ái nữ của cụ Hàn Minh, người Phú Linh, phủ Diễn Châu, Nghê An, có tên là Liên Phương.

Người nầy chết, người khác qủa cảm tiến lên trong niềm tin vào Chúa Cả Ba Ngôi: Quỳnh Lưu, Hưng Yên (Tràng Nừa), Lưu Mỹ, Làng Nghi ; giáo dân cùng chủ chăn đã đứng lên chịu đầu rơi máu chảy trước họng súng của sư đoàn 308 để đánh dấu các sử điạ bất khuất chống vô thần bạo tàn CSVN.

Riêng vụ Tràng Nứa, cha quản xứ Võ Viết Hiền, may mắn thoát khỏi tàn sát nhờ trốn thoát được, lãnh án tử hình vắng mặt.

35 năm sau Ngài bị bắt tại Phước Hải (Nha Trang) và bị giải về nhà tù Nghê An và chết vào năm 1985 tại đây.

Hôm nay và ngày mai, địa phận Vinh, một địa phận cô đơn với trách nhiệm chận hậu hun hút phái nam của Tổng Giáo Phận Hà Nội, đang bắt đầu cuộc hành trình mới để viết lên trang sử bất khuất trước bạo lực vô thần CSVN cướp của giết ngừơi.

Giáo phận Vinh với 500.000 con chiên cùng với chủ chăn cùng nhau lên tuyến đầu trực diện với bọn cướp về xóm đạo Tam Tòa, trong tinh thần như tác gỉa Hồ Đức Hân đã ghi như sau, trong cuốn sách Giáo Phận Vinh:

«Nay nhìn lại Giáo phận Vinh được cưu mang trong u sầu của 300 năm bắt đạo, sinh trưởng trong loạn lạc do vô thần CSVN gây ra, lớn lên trong gian truân chiến đấu với bạo tàn CSVN, phát triển trong thiếu thốn do vô thần CSVN bao vây. Nhưng không vì thế mà khựng lại trước bạo tàn tại Tam Tòa. Người dân Nghệ Tĩnh Bỉnh ngày nay thuộc mọi thành phần, mọi tôn giáo, đều không khỏi lấy làm vinh dự, khi nhìn thấy tiền nhân ta đã săng hay lấy khí tiết bảo vệ non sông, lấy máu đào tô điềm sơn hà, lấy nhân bản đề cao danh dự, lấy ý chí tạo lập hạnh phúc chung, vì Thiên Chúa và Tồ Quốc».

Nay bọn cướp ấy lại về Tam Tòa gây tang thương

Sau các vụ nhà trẻ Nguyễn Thị Diệu của Dòng Nữ Tử Vinh Sơn, Nhà Dòng Giuse tại Nha Trang, Khu đất Dòng Biển Đức Thiên An, nhà Dòng thánh Giuse Long Xuyên và gần đây nhất vụ nhà Dòng Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm. Tại Tam Tòa, trong cảnh thánh đường bị tàn phá trong hồi khói lửa với số giáo dân ít ỏi. CSVN hết lý thuyết cai trị và nay chỉ còn võn vẹn hình hài của một Đảng cướp, đã biến di tích còn lại của thánh đường qua chiêu bài «Chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ» để tiện bề tiếp tục ăn cướp tài sản của Giáo phận Vinh.

Cũng một bài bản này đã được áp dụng tại TKS hay Thái Hà: Tấn công vũ lực trước và truyền thông của nhà nước vụ vạ theo sau. Xem dư luận không ra gì. Vào đêm ngày 20/07/2009, chúng đã về đây với hơn 100 tên công an, đầy đủ các vũ khí giết ngừơi cùng dẫn theo một số trá hình gọi là xã hội đen hay công an trá hình xã hội đen, đồng loạt tấn công vũ bão, không báo trước gì cả! Giống như chó cắn trộm vào đàn chiên nhỏ bé đang dựng cái lán tạm che mưa nắng để nguyện cầu Chúa.

Trong tiếng khóc và tiếng van xin của giáo dân không tấc gỗ để tự bảo vệ, chúng tịch thu thánh giá, phá nát cái lán vửa dụng lên cũng như bắt theo một số giáo dân qua kéo lê và kéo lết lên xe. Nay số người sau đây bị khởi tố và con số xem như là giống con số trong vụ Thái Hà gồm: Mai Xuân Thú (sinh năm 1953), Cao Thị Tình (1957), Nguyễn Quang Trung (1973), Mai Lòng (1986), Hoàng Hữu (1955), Hoàng Thị Tý (1988) và Nguyễn Văn Dần (1974). Năm nam hai nữ.

Nhưng chưa hết. Sáng hôm nay ngày 26/07/2009, chúng cũng đem các nhóm thuộc thành của «xã hội đen», vừa chận các nẻo đường về di tích tháp chuông hư hại và cho bọn xã hội đen tấn công vào thành phần nữ giới cũng như cố xé nát áo quần và các bài thánh ca đang cầm trên tay.

Tiếng khóc nức nở bị các loa phóng thanh của bọn bạo quyền đem tới lấn áp. Chị Trâm Oanh phóng viên phải nghẹn ngào yên ủi qua điện thoại: «Thôi em đừng khóc nũa» . Chúng hành xử như tại VN chì có chúng với quyền sinh sát và đàn áp một cách vô lối như vậy! Và chúng đã tự do gây khổ đau cho giáo dân Tam Tòa.

Chủ chiên và con chiên của địa Vinh bắt buộc phải công khai đương cự CSVN

Tòa Tổng Giám Mục Vinh cương quyết lên tiếng bảo vệ đàn chiên, đang bị bách hại và nhất thề không lùi bước nữa trước bất cứ các trả thù cũng như bách hại do bạo tàn có thề sẽ gây ra, bằng văn thư đối đầu trực diện với bọn UBND tỉnh Quàng Bình với các xác quyết như sau:

1.- Giáo dân Tam Tòa không vi phạm pháp luật khi dựng lán trên nền nhà thờ Tam Tòa. Cho đến nay khuôn viên, tháp chuông nhà thờ Tam Tòa vẫn thuộc chủ quyền giáo xứ Tam Tòa, giáophận Vinh.

2.- Giáo dân không tới gây rồi trật tự công công, chỉ dựng lán che (dài 9 mét, rộng 6 mét, lợp tôn), không xây dựng nhà kiến cố, nên không phải báo cáo, xin phép.

3.- Ủy ban nhân dân tỉnh nói rằng quần chúng nhân dân và giáo dân đánh đập nhau là không đúng sự thật. Chúng tôi có đủ bằng chứng khẳng định rằng công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân trái pháp luật. Công an Quảng Bình đã chiếm đoạt trái phép Thánh Gía và tài sản của Gíao hội cũng như của giáo dân.

Bởi vậy chúng tôi yêu cầu:

1.- Thả ngay, thả hết những giáo dân bị công an Quảng Bình đánh đập và đang bị bắt giữ.
2.- Săn sóc, chữa lành những giáo dân bị công an đánh đập.
3.- Bồi thường tại lán che của xứ Tam Tòa.
4.- Trả lại Thánh gía, trả lại tài sản của Giáo hội và tài sản của giáo dân.
5.- Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động hận thù, gây chia rẽ khối đoàn kết lương giáo.

Một ngày cầu nguyện huy động 500.000 giáo dân của địa phận từ các giáo hạt trong giáo phận Vinh. Tất cả đều một lòng cầu nguyện và tố cáo việc Nhà Nước bắt giam người vô lý và trái phép.

VP Sự Vụ Nhân Quyền Á Châu của Bộ ngoại giao Thúy-sĩ phản ứng như sau:

Ngoài các phản đối của các quốc gia khác và NVHN. Sau khi được thông báo biến cố Tam Tòa, Giám Đốc sự vụ Nhân Quyền Á Châu của Bộ ngoại giao Thúy-sĩ, đả phản ứng nóng hổi và phúc đáp như sau:

« Je vous remercie pour cette information, que j’ai partagé avec mes collègues à Hanoi. Ces événements préoccupants sont connus à l’Ambassade, qui suit toujours de près la condition des Catholiques dans le pays. Le thème de la liberté de religion est aussi abordé lors de nos rencontres avec le gouvernement Vietnamien dans le cadre du dialogue droits de l’homme, et quand la situation l’exige l’instrument des démarches bilatérales est utilisé. Je vous souhaite une bonne fin de semaine,

Tạm dịch: « Xin cám ơn ông đã cho hay tin ấy mà tôi đã chia sẽ với các đồng nghiệp tại Hà Nội. Tòa Đại sứ đã biết các biền cố làm lo lắng, luôn theo dõi sát sao tình trạng của các Giáo dân trong nuớc. Đề tài tự do tôn giáo đã được đề cập vào các dịp gặp gỡ với chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ đối thoại Nhân Quyền, và khi tình hình bắt buộc dụng cụ của các vận động song phương được sử dụng. Kính chúc ông một cuối tuần đẹp đẽ ». Anna Mattei

ĐGH Jean-Paul II đã từng nhắn nhủ với dân Ba Lan: "Các Con Đừng Sợ».

Địa phân Vinh đang thực thi câu nói của cố Giáo Hoàng.

Tại Tòa Khâm sứ, Thái Hà và nay tại Tam Tòa, cũng một bài bản vô luân tàn ác và truyền thông lưu manh dan dối, CSVN vô thần, chỉ còn vũ lực và tận dụng du đãng hay trá hình du đãng như phuợng tiện cuối đuờng, tiếp tục chế nhạo uy quyền của Thượng Đế và tàn sát con ngừơi, nhất là con dân của Giáo hội VN.

Nhưng tại Tam Tòa, giáo dân, tuy ít ỏi và nghèo khổ, đã nhất quyết chứng tỏ cho cho thế giới biết thế nào là máu thánh tử đạo. Cũng như nỗi niềm máu và lệ của địa phận Vinh trong qúa khứ, tất cả đã thấm sâu vào huyết quản của Giáo dân địa phận.

Vì thế, chính tại Tam Tòa nơi đây, một thí điểm và một dịp do CSVN tạo ra để giáo dân và chủ chăn áp dụng câu nói lịch sử của vị cha chung của Giáo hội CG toàn vũ: «Các con đừng sợ».

Trong niềm tin vào Cha trên trời cả sáng và uy quyền, người Việt Nam chân chính và người Công giáo VN đang nói lên khát vọng công lý và hòa bình. Họ tranh đấu vì Đức Tin, và cho hạnh phúc của con dân Việt, cho an bình của các tôn giáo và riêng cho GHCGVN, cũng như địa phận Vinh muôn thuở.
 
Hơn 40.000 giáo dân Giáo hạt Văn Hạnh hướng về Tam Tòa
CTV
20:10 26/07/2009
Hơn 40.000 giáo dân Giáo hạt Văn Hạnh hướng về Tam Tòa

Hòa cùng làn sóng dâng trào trên toàn Giáo phận Vinh hướng về hiệp nhất với Tam Tòa, hơn 40.000 giáo dân Hạt Văn Hạnh đã nói lên thái độ của mình bằng những hành động cụ thể, chia sẻ những đau thương với giáo dân Tam Tòa đang bị bách hại khốc liệt bằng những buổi cầu nguyện tại các giáo xứ, giáo họ.

Sáng 26/7/2009, trên mọi nẻo đường hướng về Nhà thờ Hạt Văn Hạnh – GP Vinh, từng dòng người nô nức đổ về dự Thánh lễ cầu nguyện cho Tam Tòa. Hàng ngàn người đã về tham dự Thánh lễ, dù Thánh lễ tổ chức khá sớm so với con đường từ các giáo xứ đổ về Giáo hạt khá xa.

Các nhà thờ trong toàn Hạt đã thông báo tình hình cụ thể ở Tam Tòa về những khó khăn, đau thương mà anh chị em tín hữu mình đang phải chịu cho tất cả các giáo dân. Nhiều giáo dân đã không thể cầm được nước mắt khi biết những thông tin về việc đàn áp anh chị em ở Tam Tòa.

Các nhà thờ đồng loạt căng băng rôn trước các Thánh đường: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”. Nhiều người dân không phải là người công giáo đi qua đã thấy lạ lùng và hỏi thăm tình hình cụ thể, khi biết được những thông tin đó cũng đã vô cùng phẫn uất trước việc làm đê tiện của các cơ quan Tỉnh Quảng Bình.

Tất cả các linh mục trong Hạt Văn Hạnh đã tập trung tề tựu đông đủ cùng dân Thánh lễ đồng tế trọng thể do linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh – Trưởng hạt, làm chủ tế. Buổi lễ diễn ra trước quảng trường nhà thờ Văn Hạnh hết sức trang nghiêm, sống động và vô cùng xúc động.

Mỗi giáo dân trong Hạt Văn Hạnh càng thấy trách nhiệm của mình hơn trước những đau thương của giáo dân Tam Tòa đang phải gánh chịu. Tất cả cùng nguyện cầu Thiên Chúa thêm sức cho những anh chị em đang đau khổ vì Đức Kitô. Đồng thời cũng cầu nguyện cho sự ác được đẩy lùi, sự thật, công lý, hòa bình sẽ chiến thắng.

26/7/2009
 
Hoàng Sa: Hai biến cố
Hà-Minh Thảo
23:42 26/07/2009
HOÀNG SA: HAI BIẾN CỐ

I. NGƯ DÂN BỊ CẦM GIỮ.

Thượng tuần tháng 05.2009, chính phủ Trung quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản kể từ ngày 16.05 đến 01.08.2009, tại vùng biển Đông mà họ tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp nằm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt-Nam.

Đầu tháng 06.2009, Bộ Ngoại giao Việt-Nam đã tới Đại sứ quán Trung quốc tại Hà nội để ‘đề nghị Trung quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt-Nam’. Vài hôm sau, ông Tần Cương, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc nói: ‘Trung quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa’. Lệnh cấm trên phải được coi là ‘biện pháp thông thường để bảo vệ nguồn lợi biển của Trung quốc trong lãnh hải của Trung quốc’.

Lập tức, tàu tuần tra Trung quốc đã bắt và phạt những tàu đánh cá Việt-Nam. Do đó, báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 09.06.2009, đã viết: « Hai tháng gần đây, có khoảng 30.000 người thi nhau quần nát bờ biển Quảng ngãi. Không ít người là ngư dân bị nước ngoài tịch thu tàu dẫn đến phá sản, bên cạnh đó là những ngư dân không dám ra khơi do lệnh cấm biển. »

Ngày 16.06.2009, ba tàu đánh cá của ngư dân Quảng ngãi đang tìm nơi tránh bão thì bị Trung quốc bắt và kéo về giam tại đảo Phú Lâm. Sau đó, 25 người được thả về để báo cho gia đình phải đóng phạt 210000 nhân dân tệ hầu chuộc lại ba chiếc tàu và 12 người còn bị bắt giữ được về. Các ngư dân cho rằng họ không thể nộp tiền phạt vì họ không vi phạm khu vực lãnh hải Trung quốc.

Đến nay, gần sáu tuần đã trôi qua… rất ít tin tức về 12 ngư dân này và hai chiếc tàu của họ vẫn bị Trung quốc giam trên đảo Phú Lâm, chưa về với gia đình.

Ngày 09.07.2009, 15 ngư dân trên hai tàu đánh cá thuộc huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ an bị cảnh sát biển Trung quốc giam giữ 45 ngày vừa trở về nhà, nhờ 2 chủ tàu và thân nhân các ngư dân đã phải nộp cho cảnh sát Trung quốc 180 triệu đồng.

Sáng ngày 15.07.2009, tàu đánh cá mang số hiệu QNg 2203 TS đã bị một tàu Trung quốc đâm thẳng vào đuôi tàu của họ và làm chìm trong Biển Đông. Tàu vỡ, nước biển tràn vào và chín ngư dân trên tàu chỉ còn kịp vơ phao và can nhựa rồi thoát ra khỏi tàu. Họ đã về đến bến Cổ lũy, thuộc xã Nghĩa an, huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng ngãi, ngày hôm sau, nhờ một tàu đánh cá khác ở cùng quê tiếp cứu. Ba người bị thương rất nặng cần cấp cứu, do kiệt sức, và sáu người khác cũng được đưa vào bệnh viện để chăm sóc sức khoẻ.

Trong những năm qua, nhiều tàu đánh cá của ngư dân Việt bị tàu Trung quốc đâm chìm và người Việt còn bị bắn. Tháng 01.2005, cảnh sát biển Trung quốc đã xả súng vào bốn tàu đánh cá Việt-Nam, khiến 9 ngư dân ở huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh hóa thiệt mạng, năm người bị trọng thương, tám người khác và một con tàu bị bắt giữ.

Ngoài ra, ngư dân Việt-Nam cũng đang là đối tượng thường xuyên bị đuổi bắt, bị tịch thu tàu, ngư cụ, hải sản, bị giam giữ và tống tiền. Việt-Nam cũng có hải quân, có cảnh sát biển, có bộ đội biên phòng, những lực lượng này làm gì khi ngư dân thường bị săn đuổi, bị bắt, bị bắn và gặp những tai nạn trên biển?

Đồng bào đã gọi điện thoại nêu thắc mắc này với Đồn 248 thuộc lực lượng Biên phòng Đà nẵng và được một sĩ quan tại đây trả lời: “Có việc chi thì anh phải làm việc cụ thể chứ không thể thông qua điện thoại nhá! Chúng tôi chỉ làm trực tiếp thôi nhá! “

Trong năm 2005, Quảng ngãi có 7 tàu với 75 ngư dân bị bắt giữ. Năm 2006 có đến 10 tàu với 104 ngư dân bị bắt giữ. Năm 2007, con số này tăng lên 23 tàu với 215 ngư dân. Năm 2008 là 26 tàu với 227 ngư dân. Trong sáu tháng đầu năm 2009 đã có 11 tàu với 120 ngư dân bị bắt giữ. Cũng theo báo cáo này, hiện còn tới 18 tàu và 58 ngư dân đang bị Trung quốc giam giữ. Trong số đó, có những ngư dân và tàu bị giam giữ từ năm 2006 đến nay. Số liệu chung về tình trạng này trên toàn quốc rất ít người biết.

Ngày 22.07.2009, ông Lê Dũng, phát ngôn viên bộ Ngoại giao, cho biết là chính quyền Việt-Nam đã và đang mở điều tra, khẩn trương xác minh, làm rõ vụ ‘tàu lạ’, đâm chìm một tàu đánh cá Việt-Nam, ngày 15.07.2009, làm 9 ngư dân bị thương, trong có hai người bị thương nặng.

Sau khi khẳng định lại là vụ việc xẩy ra khi chiếc tàu đánh cá QNg 2203 đang hoạt động trong vùng biển Việt-Nam, cụ thể là tại 13 độ 45 phút Vĩ Bắc, 110 độ 32 phút Kinh Đông, đại diện bộ Ngoại giao cho biết: « Chính phủ Việt-Nam hết sức quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt-Nam đánh cá trên biển. »

Bộ Ngoại giao đã gửi công hàm thông báo vụ việc tới một số nước láng giềng và đề nghị hợp tác điều tra tìm chiếc ‘tàu lạ’ nói trên, nhưng không nói đó là những nước nào.

Về vấn đề Trung quốc đòi phải nộp tiền phạt để chuộc lại 12 ngư dân Việt-Nam, ngày 23.07.2009, ông Chu Tiến Vĩnh, cục trưởng cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp Nghề Cá Việt-Trung, cho biết là ông lại gửi thư lần thứ hai tới đồng nghiệp Trung quốc yêu cầu can thiệp, giải quyết vì thư gửi lần đầu không nhận được trả lời. Ông cũng cho biết nếu Trung quốc không trả tự do cho các ngư dân, thì Việt-Nam sẽ không tham dự cuộc họp trù bị của Ủy Ban này, dự trù tổ chức trong tháng 8 tới tại Đà Nẵng.

II. HẢI CHIẾN NĂM 1974.

Ngày 11.01.1974 khi Trung cộng (TC, tức Trung quốc) ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang nằm trong tay Việt-Nam Cộng hòa (VNCH), là một phần lãnh thổ của họ. Để hậu thuẫn cho lời tuyên bố vô căn cứ, TC phái nhiều tầu đánh cá võ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa và đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có quân lực VNCH trấn giữ.

Lập tức, hôm sau, ngày 12.01.1974, Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của TC. Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH cho tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa. Lúc đó, chỉ có một trung đội Địa Phương Quân thuộc chi khu Hòa vang thuộc tiểu khu Quảng nam gồm 24 người đóng tại đảo Hoàng Sa cùng với 4 nhân viên thuộc đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân VNCH trú đóng.

Trong các ngày kế tiếp, TC tiếp tục đổ người lên các đảo khác. Tính cho đến ngày 15.01.1974, quân TC đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond).

Sáng 15.01.1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 rời bến Tiên Sa, dưới những tia nắng yếu ớt của một ngày cuối đông... đang xuôi Nam kết thúc một chuyến công tác như lịch trình... những người lính biển ước mơ những chiều dạo phố Sài Gòn bên người yêu... Nhưng, buổi tối, lại nhận lệnh mới: sáng mai, HQ 16 phải chở ra Hoàng Sa một phái đoàn (gồm 1 thiếu tá trưởng đoàn, 1 cố vấn dân sự Mỹ, 2 trung úy và 2 trung sĩ công binh) của Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Chiến Thuật, nhằm khảo sát để thiết lập một phi trường có khả năng tiếp nhận các vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou và chuyến hải hành phụ trội này được dự trù kéo dài không quá 5 ngày.

HQ 16 đến vùng Hoàng Sa khi trời đã tối. Len lỏi giữa những đảo nhỏ đầy những bãi san hô ngầm bao bọc chung quanh, với tầm nhìn hạn chế, HQ 16 rất thận trọng tiến đến đảo Hoàng sa (Pattle), thả trôi cách đảo 1 hải lý về phía Nam.

Sáng ngày 16.01.1974, sau khi đưa phái đoàn Quân lực VNCH lên đảo để thi hành công tác của họ, HQ 16 trở ra biển khơi để chờ ngày vào đón họ về đất liền. Chiến hạm được thả trôi trong vùng biển yên lặng. Lúc quá trưa, sĩ quan trực phiên 12g-16g, từ đài chỉ huy chiến hạm, khi đưa ống nhòm lên quan sát thì nhìn thấy một chiếc tàu đang lửng lơ đậu bên cạnh đảo Cam tuyền (Robert) và ra lịnh giám lộ viên đánh đèn hỏi và, đồng thời, cho nổ máy tàu, quay mũi, trực chỉ phía Nam. Không nhận được trả lời. Sĩ quan trực phiên, sau khi hội ý với Hạm trưởng, đã cho lịnh khai hỏa khẩu đại liên 30 ly, vừa để gây sự chú ý, vừa có ý đuổi nó đi khỏi đảo.

Tiếng súng nổ làm cả tàu địch thức giấc, nhưng vẫn không nhúc nhích. HQ 16 đã đến gần mục tiêu hơn, các ống nhòm nhìn thấy: ‘nền cờ đỏ và 5 ngôi sao vàng ở phía góc: tàu Trung cộng’. Lập tức, Hạm trưởng khẩn báo về Trung tâm Hành quân Hải Quân Đà nẵng và xin chỉ thị, đồng thời cho nhân viên dùng tay, dùng cờ, dùng máy phóng thanh phát bằng tiếng Tàu để yêu cầu nó ra khỏi hải phận Việt-Nam. Nhưng tàu địch không trả lời. Một lúc sau, họ cũng dùng loa phóng thanh cầm tay để yêu cầu ngược lại: ‘HQ 16 phải rời khỏi hải phận Trung quốc’.

Sáng ngày 17.01.1974, thêm một tàu khác xuất hiện cạnh đảo Vĩnh Lạc và cả trăm cờ TC đã được cắm dọc bờ biển trên vùng cát trắng, trừ đảo Cam Tuyền. Đó là hai tàu chiến loại Liệp tiềm đĩnh số 274 và số 271 của Hải quân TC.

Lối 14 giờ cùng ngày, Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 nhập vùng tranh chấp với một trung đội người nhái và hành động ngay. HQ 4 từ phía Nam đảo Vĩnh Lạc chạy lên, HQ 16 từ đảo Hoàng sa xuống như hai gọng kềm kẹp chặt hai chiếc tàu TC vào giữa. Hai tàu TQ đành nhượng bộ, mở máy chạy về phía Nam hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa. Sau đó, HQ 4 cho đổ bộ các người nhái lên đảo Vĩnh Lạc, nhổ cờ TC và cắm cờ VNCH. HQ 16 cho đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Quang Hòa. Chiều hôm đó, hai chiến hạm TC loại Konstrat (Tảo lôi hạm) số 389 và số 391 do Liên Sô chế tạo, xuất hiện, lẩn quẩn ở hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng.

Ngay tối hôm đó, các đài truyền thanh và truyền hình phát đi Bản tuyên cáo của chính phủ VNCH: ề Bộ Ngoại giao thay mặt chính phủ và nhân dân Việt-Nam tuyên bố Hoàng Sa là vùng lãnh thổ không thể chuyển nhượng của mình, căn cứ trên thực tại và các chứng cứ trong lịch sử. Đồng thời, tố cáo trước dư luận quốc tế việc lấn chiếm hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng của TC. Để giải quyết vấn đề, chính phủ VNCH đề nghị cả hai cùng đưa vấn đề ra xét xử trước tòa án quốc tế La Haye. Dĩ nhiên, phía TC giữ im lặng, không hồi đáp.

Sáng ngày 18.01.1974, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5 nhập vùng và trở thành soái hạm vì, trên đó, có sự hiện diện của Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Hoàng Sa. Nhập vùng sau cùng là Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10. Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ10 tham chiến với một trên hai máy còn hoạt động.

Lệnh hành quân do tư lệnh LLDN/Hoàng Sa gởi cho các chiến hạm vào những giây phút đầu tiên ngày 19.01.1974. Mục đích: tái chiếm hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Mọi sự chuẩn bị phải hoàn tất để sẵn sàng tác chiến trước 6 giờ. Nhiệm vụ chính HQ 4 và HQ 5 là đổ bộ khoảng một trung đội người nhái lên đảo và nhiệm vụ của HQ 16 và HQ 10 là yểm trợ hỏa lực cuộc đổ bộ.

Đúng 7 giờ, trên các chiến hạm VNCH, còi nhiệm sở tác chiến vang lên và tiếng loa phóng thanh mời: ‘Tất cả vào nhiệm sở tác chiến’. Mọi người liền mang áo phao, đội nón sắt chạy đến nhiệm sở tác chiến. HQ 16 và HQ 10 mở máy tiến theo đội hình hàng dọc. Trong vòng một giờ rưỡi sau đó, mọi chuẩn bị diễn tiến tốt đẹp có thể có trên các chiến hạm này. Những báo cáo, chỉ thị và những tiếng nói của các sĩ quan thẩm quyền từ các chiến hạm bạn liên tục được truyền đến từ máy truyền tin PCR 25.

9 giờ, hai nhóm Biệt Hải VNCH được HQ 4 đổ quân lên đảo Quang Hòa, dưới sự yểm trợ hỏa lực của HQ 16 và HQ 10.

10 giờ 22, hai tàu chiến HQ 16 và HQ 10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm. Khẩu đại bác 20 ly đôi, trên Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16, với hai nồi đạn đang nằm trên giá và nòng súng thì lúc nào cũng chĩa thẳng vào tàu địch đang tiến về phía HQ 16. Khi còn cách nhau khoảng 20 mét, Hạm trưởng HQ 16 ra lệnh: ‘Lấy hết tay lái bên trái’ và tàu địch cũng đang lấy hết tay lái bên phải, khiến hai chiến hạm chạm vào nhau, mũi tàu địch đâm vào một góc nhỏ, quệt dài theo hông bên phải cho đến cuối HQ 16. Mũi nhọn chiếc neo hữu hạm HQ 16 móc vào và làm rơi bè đào thoát của tàu địch xuống biển.

Sau đó, HQ 16 và HQ 10 quay mũi trở về hướng bắc vì nhận được tin báo từ một toán Biệt Hải đổ bộ đã đột nhập đảo qua máy truyền tin CR 25. Họ cho biết TC đã xây dựng những công sự phòng thủ kiên cố và một đài quan sát, được bảo vệ bởi khoảng một tiểu đoàn quân trú đóng. Chừng 10 phút sau đó, HQ 16 nhận được lệnh của Tư lệnh/LLĐN yêu cầu HQ 16 và HQ 10 chuẩn bị để tác xạ lên đảo để yểm trợ cho toán người nhái đang bắt đầu tiến vào.

Khi được tin toán Biệt Hải bị một đại đội hải quân TC tấn công, cuộc giao tranh trên bộ làm 2 người chết và 2 bị thương, nhóm Biệt Hải được lệnh rút về HQ 5, Hạm trưởng HQ 16 đề nghị Tư lệnh/LLĐN cần làm bất khiển dụng các tàu địch hầu sẽ dể dàng hơn trong việc tái chiếm hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Sau khi thảo luận, đề nghị được chấp thuận, HQ 16 yêu cầu HQ 10 khai hỏa. Sau tiếng nổ từ khẩu 76.2 ly của HQ10, Hạm trưởng HQ 16 ra lệnh ‘tác xạ’, cả HQ 16 bị giật lùi vì tiếng khai hỏa của đại pháo 127 ly. Các khẩu đại bác 40 ly đôi trước mũi và 40 ly đơn sau lái hữu hạm và 20 ly nhả đạn liên hồi, làm mờ cả một vùng trời trên chiến hạm. Các tàu TC này di chuyển nhanh và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm HQ 4 và HQ 5 tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam.

Sau khi bắn viên vài đạn đầu, đại bác 127 ly được điều chỉnh để tác xạ chính xác hơn. Bổng cả đài chỉ huy ồ lên như ong vỡ tổ ‘Trúng rồi’. Từ HQ 16, mọi người nhìn về bên phải mũi tàu, một chiến hạm địch đang bốc khói. HQ 16 cũng đã loang lỗ với hàng trăm viên đạn nổ khắp chiến hạm.

Các tàu TC di chuyển thật nhanh và phản kích dữ dội. Sau 30 phút hải chiến, HQ 10 bốc cháy và chìm, HQ16 bị trúng đạn pháo phải rút về phía tây. Hai chiếc HQ 4 và HQ 5 thương tích nhẹ, rút về hướng đông nam. Các tàu phía TC bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy, không đủ sức đuổi theo.

Tối đó, hai chiến hạm HQ 4 và HQ 5 bị hư hại nhẹ lần hồi về Hải Quân công xưởng Đà nẵng. Sáng sớm 20.01.1974, HQ 16 vào vịnh Tiên sa, nhưng không vận chuyển cặp cầu được, phải xin tàu dòng từ Ty Thương cảng Đà nẵng, kẹp ngang hông mà cặp cầu quân cảng Đà nẵng.Tại đây, khi kiểm tra thì được biết HQ 16 bị chính hỏa lực bạn là HQ 5 bắn và làm trọng thương, nghiêng 15 độ.

Ngày 20 tháng 1, tàu dầu Hòa lan ‘Kopionella’ vớt được 23 người thuộc HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Ngày 29.01.2009, ngư dân Việt-Nam đã vớt được một toán Hải quân VNCH gần Mũi yến (Qui nhơn), gồm 15 chiến sĩ HQ 16 đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

TC đã bắt giữ 48 tù binh Việt-Nam và, sau đó, có trao trả tại Hồng Kông qua Hội Hồng thập đỏ.

Để được đầy đủ, chúng tôi xin ghi những chi tiết sau đây tìm được trong bài ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974’ của Wikipedia:

- Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.

- Hôm sau, 20 tháng 1, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của VNCH trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của VNCH trên các đảo bị mất liên lạc.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu Thánh Kinh (27): Tiên Tri
Vũ Văn An
06:25 26/07/2009
Tư liệu Thánh Kinh (27): Tiên Tri

Các tiên tri mà sứ điệp được kể lại trong Cựu Ước đã xuất hiện trong những lúc lịch sử quốc gia gặp khủng hoảng. Họ là những người của Thiên Chúa sai tới cho những giây phút như thế và sứ điệp của họ thường liên quan tổng quát tới một thời gian và một không gian đặc thù. Các sứ điệp này vẫn tiếp tục còn giá trị và hữu dụng ngày nay vì cùng loại các hoàn cảnh ấy cứ xẩy tới xẩy lui hoài trong lịch sử.

Các tiên tri buổi đầu: Các tiên tri xuất hiện thành nhóm lần đầu tiên vào thời Sa-mu-en là người thường được miêu tả là ‘thủ lãnh sau rốt và tiên tri đầu hết của Ít-ra-en’. Quân Phi-li-tinh là mối đe dọa lớn đối với Ít-ra-en vào lúc đó. Các tiên tri đầu hết này, đầy lòng hứng khởi đối với Thiên Chúa của Ít-ra-en, đã củng cố quyết tâm của dân Do Thái muốn có tự do và độc lập. Khi chàng thanh niên Sa-un gặp các vị này, chàng bị choáng ngợp vì cảm thức của họ đối với năng lực đa năng của Thiên Chúa. Và chàng cùng tham gia vào công việc nói tiên tri đầy phấn khích này khi quyền năng Thiên Chúa chiếm hữu chàng. Phần Sa-mu-en xem ra không dính líu ngay vào những khoái ngất của nhóm người nói tiên tri này. Ông đóng vai trò quan trọng làm thủ lãnh cho dân. Ông có trách cứ dân đã đi thờ ngẫu thần và cầu xin Chúa tha thứ cho họ. (Đây cũng là các khía cạnh quan trọng trong công việc của các tiên tri sau này). Hiển nhiên, Sa-mu-en cũng có nhiều ơn phúc siêu nhiên khác. Khi Sa-un lên đường đi tìm các con lừa đi lạc của cha mình, Sa-mu-en đã có thể nói cho cậu hay người ta đã tìm thấy chúng rồi, và còn tiên đoán điều sẽ xẩy ra trên đường cậu đi nữa. Nhưng đó chỉ là những chuyện tương đối vụn vặt. Sa-mu-en được nhớ đến nhiều nhất vì sự kiện cũng như các tiên tri khác, ông là người đã làm cho dân biết đến kẻ được Chúa chọn làm vua. Ông xức dầu cho Sa-un, và sau đó cho Đa-vít, làm nhà cai trị do Thiên Chúa chọn.

Khi Đa-vít đang làm vua, tiên tri Na-than cũng can dự vào diễn trình phong vương tương tự như thế. Nhưng phải tới giữa thế kỷ thứ 9 trước CN, việc nói tiên tri mới vượt lên hàng đầu nhờ công trình của Ê-li-a và Ê-li-sa.

Cuộc khủng hoảng tại vương quốc Ít-ra-en phía bắc đã tạo nên tấm phông cho công trình của các tiên tri này. Các thần ngoại giáo đã được I-de-ven, vợ Vua A-kháp, đem vào việc thờ phượng của dân Ít-ra-en. Bà ta còn đem từ quê hương là thành Tia của bà ta 850 tiên tri của Ba-an và Át-sê-ra, thần nam và thần nữ của Ca-na-an. Tiên tri Ê-li-a ý thức được rằng ông cần phải thách thức thứ tôn giáo sai lạc này và giữ vững đức tin của Ít-ra-en vào Thiên Chúa.

Bởi thế, Ê-li-a đã thách các tiên tri Ca-na-an chịu làm một cuộc ‘trổ tài’ trên Núi Các-men trên đó Thiên Chúa sẽ lấy lửa để chứng minh ‘Chúa là Thiên Chúa; chỉ một mình Chúa là Thiên Chúa mà thôi!’. Ê-li-sa tiếp nối sứ mệnh của Ê-li-a. Ông làm nhiều phép lạ để chữa bệnh và sau này, đã xức dầu tấn phong Giê-hu làm vua Ít-ra-en. Ông tụ tập được một số môn đệ, đều là con trai các tiên tri. Họ duy trì ký ức các công trình ông thực hiện. (1Sm 7:3-17; 2Sm 7; 1V 1:11-40; 17-19; 2V 1-9).

Các tiên tri về sau: Không vị tiên tri ‘già’ nào để lại cho ta một cuốn sách ghi lại các lời tiên tri của các vị cả, dù ta biết ít điều các vị nói và làm. Như đến thời ‘cổ điển’ của phong trào nói tiên tri, tức là từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ năm trước CN, nhiều sứ điệp tiên tri đã được viết xuống và thu thập thành sách Cựu Ước như ta có hiện nay: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en và các sách của 12 Tiên Tri (tức các tiên tri nhỏ từ Hô-sê tới Ma-la-khi), và sách Đa-ni-en.

Cuộc khủng hoảng phía sau thời kỳ nói tiên tri này chính là sự thay đổi vũ đài chính trị dẫn tới cuộc lưu đày lần đầu tiên của Ít-ra-en (vương quốc phía bắc) sau khi thủ đô Sa-ma-ri của nó bị chiếm vào năm 721 trước CN, và sau đó là cuộc lưu đày của Giu-đa (vương quốc phía nam) sau khi Giê-ru-sa-lem bị phá hủy năm 586 trước CN. Sứ điệp của các tiên tri này tập trung vào cuộc lưu đày. Một số nhìn từ đàng trước nó. Một số suy nghĩ trở lui các ý nghĩa của nó. Còn các tiên tri sau đó thì khuyến khích toàn dân tái thiết từ đống tro tàn.

Trước Lưu đày: Các tiên tri cảnh cáo ngày phán xử không thể tránh được. A-mốt và Hô-sê nói như thế tại vương quốc phía bắc vào thế kỷ thứ tám; Giê-rê-mi-a nói thế tại vương quốc phía nam vào cuối thế kỷ thứ bẩy. Họ kêu gọi dân ăn năn thống hối. Vẫn chưa quá trễ để Thiên Chúa thay đổi ý định. Nhưng các tiên tri buộc phải nhận ra là dân không hề có ý định ăn năn. Họ đã được dành cho nhiều cơ hội, nhưng họ đều từ chối. Đến lúc đó, A-mốt đành phải nói thay cho các tiên tri rằng: đây là lời Chúa phán: “Hãy sẵn sàng đối mặt với phán xét của Ta!”.

Ít-ra-en đã làm chi khiến Thiên Chúa phải nổi giận như thế? Mỗi tiên tri trình bầy một khía cạnh khác trong tội lỗi của Ít-ra-en. A-mốt tấn công tình trạng bất công xã hội; Hô-sê tố giác lòng bất trung đối với Chúa của Ít-ra-en; Mi-kha lên án tội lỗi các nhà cai trị Ít-ra-en; Giê-rê-mi-a lên án các ngẫu thần và sự thối nát không hạn chế tại Giu-đa. Vì những tội lỗi ấy, Thiên Chúa phải trừng phạt dân Người, mặc dầu Người rất đau lòng phải làm như thế. (Am 9:1-4; Hs 11:5-7; Gr 25:8-11; Am 5:14-15; 14:6-12).

Lưu đày và sau đó: Một khi Giu-đa và cả Ít-ra-en đã ‘yên bề’ trong cảnh lưu đày, ít nhất có một số người bắt đầu hiểu ra rằng họ đáng bị trừng phạt như thế. Từ lúc đó, các tiên tri mới có thể khơi dậy được lòng hy vọng. Ê-dê-ki-en tiên đoán sẽ có ngày tuy đang bất động như một đống xương khô, dân tộc sẽ bắt đầu bừng sống lại khi Thánh Thần Thiên Chúa thở hơi sống mới vào toàn dân. Ông chờ mong đến ngày tái thiết đền thờ và tái định cư mảnh đất quê cha. Các lời tiên tri của I-sai-a 40-55 cũng đem lại cho dân một sứ điệp an lòng. Thiên Chúa sắp sửa đem dân lưu đày từ Ba-by-lon về lại Giê-ru-sa-lem. Rồi sau các đợt hồi hương lưu đày lần đầu và sau những hứng khởi của việc khởi đầu tái thiết đền thờ qua đi, một thế hệ tiên tri mới lại cần đến để đối phó với cơn khủng hoảng do thất vọng và chán chường gây ra. Nếu Khác-gai và Da-ca-ri-a không khuyến khích dân làm việc cho đền thờ, thì công trình ấy không bao giờ hoàn tất được. Việc hồi hương sẽ thất bại nếu việc thờ phượng Thiên Chúa không được lập lại cách xứng đáng. (Ed 37; 40-48; Is 40:1, 9-10).

Vai trò các tiên tri: Tốt nhất nên hiểu các tiên tri như các sứ giả. Các lời tuyên sấm của các vị thường bắt đầu với thuật ngữ ‘Thiên Chúa phán’ hay ‘Thiên Chúa đã phán’. Đó là cách các sứ giả thời xưa hay bắt đầu một sứ điệp các ông truyền miệng mang tới. Các tiên tri được Thiên Chúa kêu gọi để lắng nghe kế hoạch và sứ điệp của Người. Rồi các vị được Người sai đi mang sứ điệp ấy đến Ít-ra-en và mọi dân tộc. Có khi các vị được thấy thị kiến; có khi họ thuyết giảng; có khi họ dùng dụ ngôn hay thi ca và cả kịch bản nữa để nói với dân. Họ ít nói cho ta biết họ tiếp nhận sứ điệp của họ ra sao. Nhưng họ hoàn toàn xác tín rằng điều họ nói xuất phát từ chính Thiên Chúa.

Các tiên tri thường đi ngược lại ý kiến chính dòng. Khi mọi sự xem ra tốt đẹp, thì các vị tấn công các điều độc ác của xã hội và tiên đoán ngày tận số của nó. Khi dân bi quan, họ tiên đoán hy vọng. Họ đem tới những lời gây bối rối, đầy thách thức ấy từ Thiên Chúa vì lời kêu gọi của Thiên Chúa đã xâm nhập vào chính cuộc sống họ và làm chúng thay đổi một cách đáng kể.

Các tiên tri cũng là các thầy dạy kêu mời Ít-ra-en quay về vâng lời lề luật Thiên Chúa. Họ không rao giảng một thứ tôn giáo mới, nhưng áp dụng lời Thiên Chúa vào chính thời đại họ.

Cựu Ước được các tiên tri đóng góp rất nhiều. Không phải chỉ các sách tiên tri, mà cả cách sách lịch sử, nhất là các sách từ Giô-suê tới Sách 2 Các Vua, đều đã được các tiên tri hay những người từng học tập các giáo huấn tiên tri viết ra. Các vị viết lịch sử theo cái nhìn của Thiên Chúa. (Gr 23:18, 21-22; Am 7:1-2; Dcr 1:7-21; Gr 7; 18; 19; Is 1; Ed 5:17; 1V 18:19; Am 7:14-16; Is 6; Gr 1).

Các tiên tri giả: Trong lịch sử Ít-ra-en, luôn có các tiên tri giả mà vẫn vỗ ngực cho là sứ điệp của mình từ Thiên Chúa mà đến, trong khi thực sự không phải vậy. Một tiên tri có thể bắt đầu lời giảng của mình bằng câu ‘Thiên Chúa phán’, nhưng điều đó không hề bảo đảm nó thực sự là lời từ Thiên Chúa mà ra.Ta cần phải có cái nhìn thông sáng thiêng liêng để quyết đoán xem, trong một trường hợp cá biệt nào đó, điều gì là từ Thiên Chúa mà đến. Luật trong sách Đệ Nhị Luật xem ra hiểu rõ vấn đề đó nên đã đưa ra hai quy luật. Nếu một tiên tri nào đó tiên báo điều gì mà điều ấy không xẩy ra, ông ta là một tiên tri giả. Và nếu sứ điệp của ông dẫn người ta xa khỏi Thiên Chúa và lề luật của Người, thì đó là một tiên tri giả. (1V 22; Gr 28; Mk 3:5-7; Gr 23: 13-32; Đnl 13; 18:21-22).

Sứ điệp của các tiên tri: Giê-rê-mi-a quan niệm cuộc lưu đày như là kết liễu giao ước giữa Thiên Chúa và Ít-ra-en: ‘Cả Ít-ra-en lẫn Giu-đa đã phá bỏ giao ước Ta đã ký với tổ tiên chúng’.

Tuy nhiên, các tiên tri vẫn tin rằng Thiên Chúa không bỏ rơi Ít-ra-en mặc dù họ không còn quyền đòi hỏi gì nơi Thiên Chúa nữa. Đó là lý do khiến cả các tiên tri từng vẽ nên một tương lai ảm đạm nhất cho dân vẫn nhìn quá bên kia thảm kịch mà thấy ra thời hy vọng. Trong A-mốt, có lời hứa nhà Đa-vít sẽ phục hồi được ngai vàng của mình; trong Hô-sê, có lời hứa Thiên Chúa sẽ chữa lành sự bất trung của Ít-ra-en; còn trong Giê-rê-mi-a, có lời hứa Thiên Chúa sẽ làm lại giao ước.

Bởi thế, sứ điệp của các tiên tri nhìn lại dĩ vãng để nhắc nhở Ít-ra-en phải vâng lời; nhìn vào hiện tại để đương đầu với những khủng hoảng của đức tin dân đang vướng phải; và hướng về tương lai vì các ngài tin rằng Thiên Chúa luôn cam kết với Ít-ra-en. Cam kết này có thể có nghĩa phải tàn phá Ít-ra-en trong một thời gian nhưng kết thúc sẽ là tái thiết nó. Thời điểm tàn phá và tái thiết Ít-ra-en ấy đôi khi được mệnh danh là ‘Ngày của Chúa’. Niềm hy vọng Đấng Được Xức Dầu sẽ mang đến việc tái thiết kia có cội rễ trong Cựu Ước, nhưng nó chỉ trở nên quan trọng vào những thế kỷ sau cùng trước khi Chúa Ki-tô xuất hiện. Đối với các tiên tri, thì đây chính là Thiên Chúa bước vào để tái lập Ít-ra-en. (Gr 11:10; Am 9:11-12; Hs 14:4; Gr 31:31-34; Am 9:9; Dcr 13:8-9; Is 2:12-17; Xô-phô-ni-a).

Lời tiên tri trong Tân Ước: Với ơn Chúa Thánh Thần đổ tràn trên mọi tín hữu, mọi người, đàn ông cũng như đàn bà đều có thể công bố sứ điệp của Thiên Chúa. Tuy nhiên, vẫn có ơn ‘tiên tri’ được nhắc đến trong Tân Ước. Đây là một trong các ơn đặc biệt Thiên Chúa ban cho một số các thành viên của Giáo Hội để họ xây dựng Giáo Hội ấy. Các lời tiên tri trong sách Khải Huyền, giống như các lời tiên tri trong sách Đa-ni-en của Cựu Ước, đều thuộc thể văn ta gọi là ‘khải huyền’, nghĩa là một thể văn đặc biệt giầu hình ảnh và biểu tượng chỉ có thể hiểu được bằng cách trước nhất áp dụng cho thời đại lúc sách ấy được viết ra. (Cv 2:17; 1Cr 11:5; 14:24, 29; 1Cr 12:10,29).