Ngày 25-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mặc lấy một tình yêu có tên là Thập giá
Lm. Minh Anh
01:56 25/07/2020

Các ngươi sẽ uống chén của Ta”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa ngày lễ thánh Giacôbê tông đồ cho thấy một cái gì đó rất thánh thiêng, nhưng cũng rất thế tục; một cái gì đó rất Chúa, nhưng cũng rất người; một cái gì đó đáng ao ước, nhưng cũng rất đáng loại bỏ. Để đi từ cái này đến cái kia, không có cách nào khác ngoài cách thức Chúa Giêsu chỉ ra, đó là mặc lấy một tình yêu có tên là thập giá.

Câu chuyện Tin Mừng xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu tiên báo lần thứ ba cuộc thương khó của Ngài, cũng là lúc thầy trò đang trên đường lên Giêrusalem. Một bà mẹ miệt biển con cà con cuốc đến bái lạy Ngài và thưa, “Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài”. Chúng ta không hiểu tại sao một cuộc đối thoại đau lòng đến thế lại xảy ra ở đây. Đây là ý mẹ hoặc là ý con, những đứa con đã chèo kéo mẹ mình rời quê lên tỉnh cầu cạnh lộc tước. Thương ôi! Vào giờ mà kẻ thù đang rình rập tư bề, giờ mà thầy trò sắp nói lời biệt ly khi bóng thập giá đang chập chờn trên một Giêrusalem chết chóc… thì lòng trò xa lạ lòng Thầy, tim trò lạc nhịp tim Thầy; bởi lẽ, đang khi Thầy nói chuyện đi lên, trò nghĩ chuyện đi xuống; Thầy nói chuyện trên cao, trò mơ chuyện dưới thấp; Thầy nói chuyện bị nộp, trò tính chuyện trị vì; và đang khi Thầy ước làm vui lòng Cha trên trời, trò lại mong thoả dạ mẹ dưới đất.

Chúng ta cùng xem cách cư xử tuyệt vời của Chúa Giêsu. Ngài dịu dàng trách khéo, “Các ngươi không biết các ngươi xin gì”; Ngài từ tốn dạm hỏi, xem liệu họ có thể bước một bước xa hơn với Ngài, “Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống không? ”. Họ nói với Ngài, “Thưa được”. Ngài bảo, “Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta”.

“Các ngươi không biết điều các ngươi xin”, dường như Ngài muốn nói với họ rằng, ‘Anh em ở với Thầy đã lâu mà xem ra không hiểu gì cả. Con đường dẫn đến vinh quang, con đường dẫn đến việc ngồi bên hữu bên tả trong vương quốc của Cha là con đường mang tên thập giá’. Không ai đi vào vinh quang của Ngài mà trước tiên, không đồng hành với Ngài qua cuộc tử nạn của chính Ngài. Rồi Ngài hỏi, “Các ngươi có thể uống chén này không? ”, Ngài muốn nói, ‘Các ngươi có thể ôm lấy thập giá, mang lấy những khổ đau Thầy chịu và bước đi với Thầy xuyên suốt những đau khổ cùng tột, dự phần vào hy tế của Thầy ngay cả hy sinh mạng sống mình’ không? Các tông đồ quả quyết, “Thưa được”; quả thế, nhờ quyền lực vô song của Thiên Chúa, họ đã theo Chúa Giêsu đến cùng khi dám hiến dâng chính mình. Giacôbê được phúc tử đạo đầu tiên trong tông đồ đoàn.

Đó là “Quyền lực vô song” chứa đựng trong những bình sành mà thánh Phaolô nói đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá của Ngài là một ơn gọi, một sự đáp trả của tình yêu và cũng là quyền lực vô song của Thiên Chúa mà nếu không có Người đỡ nâng, chẳng ai có thể vượt qua. Người môn đệ theo Chúa Giêsu ý thức sự mỏng dòn dễ vỡ nơi bản thân mình để chỉ cậy dựa vào lòng thương xót của Người. Bởi lẽ, mỗi ngày họ phải chiến đấu, vật lộn từng giây từng phút với chính mình, với thế gian, với những cám dỗ; đồng thời họ còn phải vật lộn với chính Thiên Chúa. Thi hào Charles de Péguy đã cảm nhận cuộc vật lộn này khi ông đọc cuộc vật thâu đêm của Giacob với sứ thần Chúa:

“Ta đã thường chơi với con người, hỡi ngươi, đồ khờ,
Trong cuộc chơi nầy, ai thắng thì thua, ai thua thì thắng.
Vậy mà, hỡi ngươi; ngươi chỉ muốn thắng;
Ta đã thường chơi với con người,
Ta muốn ngươi thua để thành người thắng;
Còn ngươi, tên khờ khạo, chỉ muốn đánh bại Ta.
Giả như ngươi thắng, làm sao Ta có thể bồng ẵm và chữa lành ngươi?
Ta đã thường chơi với con người, hỡi ngươi, tên ngươi là khờ khạo”.

Anh Chị em,
Hôm nay Chúa cũng hỏi chúng ta, “Con có thể uống chén đó không? ”. Nếu trả lời “Có”, hẳn chúng ta sẽ thông phần vinh quang của Ngài. Vinh quang đó không phải là việc ngồi bên hữu bên tả nhưng là một vinh quang vượt quá những tưởng tượng điên khùng nhất của mỗi người. Vậy mà nó xứng đáng như thế và chúng ta sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã chấp nhận như vậy.

Chúng ta có thể cầu nguyện,
Lạy Chúa, mỗi ngày, con không vật lộn nhưng vật thật với Chúa; xin cho con đừng khờ khạo quyết thắng. Nhờ đó, con được Chúa ẵm bồng để đủ sức mặc lấy một tình yêu có tên là thập giá”, Amen.

font color="#FF0000">(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 25/07/2020

38. Chúng ta ở trên trần gian thì giống như các chiến sĩ trên chiến trường vậy, không những người lành nên chuẩn bị đánh một trận tốt, mà người bệnh cũng nên chuẩn bị đánh trận tốt, bởi vì khi bị bệnh thì thân thể đau khổ cũng đánh ma quỷ, cho nên khi bị bệnh thì càng phải tỏ ra dũng cảm.

(Thánh Christina)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 25/07/2020
85. NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG

Ngô Khôn Trai ở Tứ Xuyên thích nói đùa.

Một hôm, người hàng xóm làm nhà mới, ông ta chúc mừng và nói:

- “Cái nhà này làm rất kỳ diệu妙.” (1)

Chủ nhân nói:

- “Làm miếu﹝廟 ﹞ (2)? Không, chỉ có thể làm nhà vệ sinh công cộng.”

Ngô Khôn Trai hỏi:

- “Sao lại như thế? ”

Chủ nhân cười nói:

- “Không phải nhà vệ sinh, vậy thì tại sao khi ông mới vào nhà lại “đánh rắm? ” (3)

(Nhã Ngược)

Suy tư 85:

Nói đùa khi người ta đang mừng tân gia thì không nên, bởi vì khi người ta mừng nhà mới thì người ta cũng muốn mình nói những lời hay tốt đẹp cho người ta, chứ không ai muốn mình nói lời đùa giỡn, dù lời nói đùa ấy là lời nói vui, bởi vì đó là đùa không đúng chỗ, nhất là lời nói đùa ấy bao hàm nhiều ý không tốt.

Chỉ một câu nói đùa không đúng chỗ mà lời nói của Ngô Khôn Trai bị coi là “đánh rắm”, mắc cở và mất mặt lắm chứ không phải chuyện đùa.

Càng có chức tước, thân phận càng cao thì không nên bạ đâu cũng nói đùa, nhưng phải luôn nói lời chừng mực với khuôn mặt vui vẻ, nói lời đứng đắn mà phảng phất nét duyên dáng, nói chuyện tiếu lâm nhưng không hàm tục... đó chính là người biết xử thế vậy.

“Đánh rắm” thì hôi thúi làm cho người chung quanh khó chịu, nhưng lời nói giống như “đánh rắm” thì người chung quanh muốn thà độn thổ chết mất tiêu hơn là phải nghe những lời ấy.

Khiếp thật chứ không phải chuyện đùa.

(1) 妙phát âm là “meo” nghĩa là kỳ diệu.

(2) 廟 cũng phát âm là “meo” nghĩa là cái miếu. Đồng âm khác nghĩa.

(3) Ý chủ nhân nói là Ngô Khôn phê bình không đúng chỗ, lời phê bình hôi thối giống như nhà vệ sinh.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 17 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 25/07/2020
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 13, 44-46.

“Người ấy bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”.


Anh chị em thân mến,

“Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng”. Kho báu chôn trong ruộng có nhiều người đi qua đi lại và giẫm lên nó nhưng không biết; cũng như Lời Chúa được rao giảng hơn hai ngàn năm qua giữa trần gian này, nhưng vẫn có rất nhiều người không biết, họ nghe mà không hiểu, thấy mà không tin, vì họ chưa thực tâm tìm kiếm, và khi gặp được thì họ bằng lòng bán tất cả gia tài hiện có để mua cho bằng được thửa ruộng ấy.

Thửa ruộng có chôn giấu kho tàng là hình ảnh sống động của Giáo Hội Đức Chúa Giê-su, một Giáo Hội đem lại sự sống đời đời cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su, và cũng là một Giáo Hội bị nhiều thế lực trần gian chống đối, nhưng trong Giáo Hội này chứa đựng hai kho tàng quý báu vô giá là Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su (Thánh Thể và Lời Chúa) và Lời hằng sống của Ngài. Tin vào Giáo Hội cũng có nghĩa là thông phần những vinh quang của Nước Trời và đồng thời chia sẻ những khổ đau mà Giáo Hội phải chịu, đó là giá trị cao quý của kho tàng chôn giấu mà những người tìm được họ sẵn sàng hy sinh tất cả, đổi tất cả những gì mình có hiện nay như: vật chất, danh vọng, quyền uy của trần gian để mua cho được thửa ruộng ấy, tức là được trở nên thành phần của Hội Thánh Đức Chúa Giê-su.

“Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Không ai hiểu hết giá trị của viên ngọc đẹp cho bằng những người buôn bán vàng bạc, họ sẵn sàng bán tất cả những gì mình đang có vì giá trị thấp kém, để mua cho bằng được viên ngọc đẹp mới tìm được.

Trước tiên là các thánh nam nữ, các ngài đã hiểu rất rõ giá trị của viên ngọc quý là Nước Trời, các ngài đã bán đi tất cả những gì là của thế gian nơi các ngài, để mua cho bằng được viên ngọc quý vô giá là Nước Trời: tù đày, bắt bớ, chịu nhục, hy sinh và ngay cả mạng sống của mình cũng không tiếc vì Nước Trời mà các ngài đã tậu được khi còn ở thế gian này, tóm lại là các ngài làm một cuộc buôn bán mà -theo thế gian- phần lỗ vốn chính là các ngài, nhưng các ngài đã được lợi thật lớn trên Nước Trời.

Anh chị em thân mến,

Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ hai dụ ngôn mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay, tự trong tâm mình, chúng ta cũng rất ao ước được làm chủ viên ngọc quý và kho báu là Nước Trời, mà sự thật là chúng ta đã có viên ngọc quý và kho báu trong tay mình rồi, nhưng chúng ta đã không trân trọng giữ gìn nó, không mấy thiết tha với nó, tại sao vậy? Thưa là vì chúng ta chưa đào sâu Lời Chúa, bởi vì chỉ có Lời Chúa mới làm cho chúng ta hiểu rõ giá trị của kho báu và viên ngọc quý là Nước Trời mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Tấm Lòng Biết Nghe Để Tìm Viên Ngọc Quý
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:56 25/07/2020
Chúa Nhật 17 TN A 2020

Nếu theo quan niệm của một số khá đông cho rằng: cuộc đời chỉ là “Trăm năm trong cõi người ta”, và hạnh phúc được tính bằng chỉ số “có tiền mua tiên cũng được”, thì quả thật, cái kiểu chọn lựa của “Thằng Bờm” trong ca dao Việt Nam xem ra khá đặc biệt, nếu không nói là “lập dị”: “Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi, Phú ông xin đổi nắm xôi: Bờm cười !”. Hiện tại hay vĩnh hằng, giàu có hay khó khăn, “Bè gỗ liêm của phú ông” hay “Nắm xôi của Thằng Bờm”…, tất cả đều là những chọn lựa để làm nên giá trị đích thực cho cuộc sống hôm nay và vĩnh cửu.

Trong khi đó, người Kitô hữu chúng ta lại được dạy rằng: cuộc đời không chỉ là tại thế mà “neo bến vĩnh hằng”, như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô: “Quê hương chúng ta ở trên trời…!” (Pl 3, 20). Và như thế, đứng trước những giá trị nhập nhằng phức tạp của đời sống, sự chọn lựa của mỗi người không giản đơn chỉ là “Nắm Xôi” của Thằng Bờm, hay “Bè gỗ lim của Phú ông”…, mà rất nhiều khi, phải chọn lựa những giá trị vượt trên những gì mà thường tình nhân loại cho là quí giá hay cần thiết.

Chính trong ý nghĩa đó, sứ điệp phụng vụ hôm nay tiếp tục mời gọi chúng ta sống mầu nhiệm “Nước Trời”, một thực tại siêu nhiên có ảnh hưởng quyết định trên số phận và hạnh phúc vĩnh hằng mà chúng ta phải khẩn trương tìm kiếm và chọn lựa dứt khoát. Thái độ chần chừ, chậm trễ hoặc chọn lựa sai, có nguy cơ “Nước Trời’ sẽ vuột mất tầm tay, và chung cuộc sẽ đồng số phận với “những con cá xấu bị vứt ra ngoài” nơi “nghiến răng và khóc lóc” !

Trong Bài đọc thứ nhất vừa được công bố hôm nay, Lời Chúa đã dạy ta chân lý ấy qua lời cầu xin của vua Salomon, vị minh quân của thời đầu triều đại quân chủ của dân Ít-ra-en: Vua Salomon đã không xin cho được sống lâu, của cải dư đầy, quân thù bị tiêu diệt nhưng đã xin Chúa ban cho “tâm hồn khôn ngoan để đoán xét Dân Chúa, và phân biệt lành dữ…”. Có ai ngờ rằng, chính nhờ sự “chọn lựa khôn ngoan” đó, mà Salomon đã được Thiên Chúa ban cho dư đầy hồng ân và ngập tràn phú túc. Vâng, đó là bài học đầu tiên mà sứ điệp Lời Chúa muốn dạy bảo chúng ta hôm nay: trong cuộc sống, có những giá trị đích thực và cao cả phải được nhận chân và chọn lựa. Chúng ta thử đào sâu thêm bài giáo lý đặc biệt nầy.

Còn nhớ, năm 2005, báo Người Hà Nội số ra ngày 8.6, có đăng một truyện ngắn nhan đề: “Chị Cả Bống” của tác giả Phạm Lưu Vũ; sau đó, cũng vì nội dung đầy u uất của truyện ngắn nầy, toàn bộ số báo phát hành đã bị tịch thu. Những dòng kết của câu chuyện ngắn “Chị Cả Bống” tôi đọc được đó là: “Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá…Biết đâu, đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình”.

Nếu “làm người lương thiện” mà đã vất vả, thì “làm người tín hữu Kitô”, làm đồ đệ của Chúa Giêsu, chắc chắn sẽ vất vả hơn nhiều ! Quả thật, chúng ta đang sống trong một xã hội nói được là quay cuồng hổn tạp, cái thiện cái ác nhập nhằng đứng cạnh nhau, cái giả cái thật cùng chen vai sát cánh, điều tốt điều xấu vàng thau lẫn lộn... Trong một bối cảnh bát nháo đó, người Kitô hữu được gọi mời hãy biết chọn lựa, hãy nhận ra những giá trị đích thực, hãy tìm kiếm cho được “Viên ngọc Quí” còn đang ẩn dấu đâu đó trong “chợ trời trần gian”, phải tìm cho ra “Kho Tàng vô giá đang ẩn mình đâu đó trong thửa ruộng thế giới ! Đó chính là cách “chọn khôn ngoan” của Salomon.

Trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, sự khôn ngoan đó chính là “viên ngọc quí”, là “kho tàng”, là chính là Chúa Giêsu và Nước Trời mà Ngài khai mở. Phải tìm cách để nhận ra Ngài. Và đây là vài đề nghị “nhận ra Chúa” trong đời thường cuộc sống:

- Những bậc làm cha, làm mẹ, hãy nhận ra Chúa Giêsu đang hiện diện trong những bào thai đang có nguy cơ bị tiêu diệt chỉ vì những ích kỷ và lắng lo vô ích; hãy tìm thấy Chúa Giêsu đang hiện diện nơi những đứa con trai, con gái của mình để đêm ngày chăm sóc yêu thương mà không đòi đền đáp, để tận tình giáo dục và cầu nguyện mà không thất vọng nản lòng.

- Những người chồng hãy nhận ra Chúa Giêsu đang hiện diện trong bữa cơm thân mật gia đình do bàn tay cần mẫn của vợ, một “hình ảnh Chúa Giêsu vất vả, lam lủ, nhọc mệt…” mà quanh năm suốt tháng, trong nghĩa vụ làm chồng, làm cha, chẳng bao giờ quan tâm ngó ngàng để chia sẻ với vợ với con một tiếng cười, một lời động viên, một câu yên ủi...

- Những người vợ hãy nhận ra Chúa Giêsu nơi những giọt mồ hôi vất vả của chồng, hình ảnh của một “Chúa Giêsu với thân xác rã rời” sau một ngày lam lủ vật lộn để đem về miếng cơm manh áo, tiền học, viên thuốc cho con, cho cháu.

- Những người chủ doanh nghiệp, những giám đốc công ty, những đại gia triệu phú tỷ phú, hãy nhận ra Chúa Giêsu nơi nhưng người công nhân mệt nhoài đói khát, không chỉ qua công việc nặng nhọc hàng ngày của họ mà hãy nhìn xa hơn nữa vào trong gia đình của họ để biết chia sẻ và cảm thông, ân cần và kính trọng.

- Những anh chị giáo lý viên, những thầy cô Công Giáo, hãy tìm thấy Chúa Giêsu hiện diện trong bao nhiêu ánh mắt thiên thần của các thiếu nhi, bao trái tim nhiệt tình trong sáng của những học sinh, sinh viên đang bước vào đời để đồng hành và hướng đạo, để nên gương lành và quảng đại giúp đỡ.

- Những linh mục, tu sĩ, hãy nhìn thấy gương mặt thánh thiện của Chúa Giêsu nơi những giáo dân, đặc biệt nơi những giáo dân nghèo nàn, bệnh hoạn, để học đòi bắt chước những nhân đức anh hùng và sự thánh thiện tuyệt vời của họ và để sẵn sàng cúi xuống phục vụ và yêu thương.

- Các bạn trẻ, các anh chị em dự tòng, tân tòng, các bạn hãy nhìn thấy Chúa Giêsu đang hiện diện ở đây trong Nhiệm tích Thánh Thể, trong Bàn tiệc Lời Chúa được công bố mỗi ngày, trong cộng đoàn đang họp nhau dâng lễ, và cả trong nhũng phút giây cô đơn giữa dòng đời, các bạn hãy nhìn thấy Chúa đang đồng hành bên cạnh…

Vâng mọi người chúng ta đều được gọi mời nhận ra “viên ngọc quí, nhận ra Chúa Giêsu” trong mỗi người, mỗi biến cố, mỗi bước ngoặc hay khúc quanh của cuộc đời…Và như thế điều quan trọng thứ hai mà sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhắn gởi đó chính là: Để tìm thấy viên ngọc quí phải thanh tẩy cõi lòng và khát khao tìm kiếm.

Nếu cuộc sống Kitô hữu chỉ toàn thấy Chúa Giêsu “biến hình trên núi Tabo”, hoặc chứng kiến “phép lạ biến nước lã thành rượu ngon, hóa bánh ra nhiều”… thì việc chọn lựa Ngài, đứng về phe Ngài, được thuộc về Ngài e cũng chẳng khó chút nào ! Người Do Thái cách đây 2000 năm đã “đi tìm viên ngọc quí” theo cách đó và đã bị Chúa Giêsu quở trách: “Các ngươi tìm ta không phải vì được thấy dấu lạ nhưng vì được ăn no”. Và cũng chính vì thế, nên khi “Viên ngọc quí” đã bị đánh nhừ đòn, chỉ còn một “Ecce Homo” thân tàn ma dại, thì bọn họ đã đồng thanh hô hoán: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó đi…Xin tha Baraba và đóng đinh Giêsu vào thập giá !”.

Quả thật, ở giữa một xã hội “cạnh tranh khốc liệt” và tiêu chí ứng xử được xây dựng bằng “cân đo đong đếm” những lượng vàng, những đồng đôla, những bằng cấp học vị, những thân thế ô dù…thì quả thật, người Kitô hữu càng phải cầu nguyện và lắng nghe, tỉnh táo và quảng đại, nhất là biết trở về với những thực hành đức tin truyền thống, thì mới trụ vững giữa những thác loạn và mới tìm được “Viên Ngọc Quí” mà mình đã khám phá được qua đời sống con cái Chúa. Đó chính là “một tấm lòng biết lắng nghe”, là “sự khôn ngoan đích thực” mà Salomon đã kêu xin cùng Chúa. Hay theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Rôma, thì đó chính là “nên thánh”, là “kẻ yêu mến Thiên Chúa” và được “tiền định nên giống hình ảnh Con Người” (Bđ 2).

Sau cùng, điều quan trọng không kém của sứ điệp Lời Chúa hôm nay đó chính là thái độ của người “tìm được viên ngọc quí, kho báu giấu trong ruộng”: “vui mừng bán tất cả”. Không phải ai cũng dễ dàng có được thái độ nầy. Chúng ta còn nhớ câu chuyện Người thanh niên giàu có…Anh ta đã sụ mặt xuống và quay đi vì anh ta có nhiều của cải khi nghe Chúa Giêsu bảo: “Anh hãy về bán hết của cải, phân chia cho người nghèo, rồi hãy đến theo Ta…”. Vâng, đã bao lần tôi cũng sụ mặt xuống quay đi, vì tôi có quá nhiều tham vọng và của cải…

Thế nhưng đừng quên, suốt 2000 năm nay, trên muôn nẻo đường Hội Thánh, vẫn có những “chàng thu thuế Lêvi” sẵn sàng bỏ cả địa vị hái ra tiền để đi theo Đấng “không có viên đá gối đầu”; vẫn có những Giakê, sẵn sàng chia nửa gia tài cho kẻ nghèo và đền gấp bốn những ai bị thiệt hại; vẫn còn những Phanxicô Xavie, Phanxicô Asissi, Têrêsa Calcutta…bỏ cả cuộc đời để ra đi rao giảng Tin mừng và phục vụ người nghèo; vẫn còn những Maximilien Kolbe, Anrê Phú Yên dám bỏ cả mạng sống để đáp đền mạng sống...

Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay cũng là một “Nước trời trong dự báo” để chuẩn bị cho “Bàn Tiệc của Nước trời chung cuộc”. Hy vọng rằng, trong số chúng ta đây, sẽ có nhiều người có được “tấm lòng biết nghe của Salomon” để tìm được “viên ngọc quí”, viên ngọc của ân sủng và tình yêu Thiên Chúa, viên ngọc là chính Đức Kitô phục sinh, là sự khôn ngoan của Thánh Thần. Amen.

Trương Đình Hiền



 
Đợi để dược khám phá
Lm. Minh Anh
22:42 25/07/2020

Nước Trời như kho tàng chôn giấu trong ruộng;
“Nước Trời như người buôn nọ đi tìm ngọc quý
”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ rất thú vị khi nói, Thiên Chúa là kho tàng, là ngọc quý, cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay. Salomon xin Chúa ban cho ông một tâm hồn khôn ngoan, vậy mà khôn ngoan được Thánh Kinh sánh ví với Đấng Khôn Ngoan, Đấng con người phải yêu mến và kiếm tìm, Người là Thiên Chúa; Nước Trời như kho tàng trong ruộng, như viên ngọc quý mà người tìm thấy sẽ bán hết mọi sự để mua bằng được là chính Chúa Giêsu; chọn lấy kho tàng, chọn lấy ngọc quý là chọn chính Ngài.

Sách Các Vua kể chuyện Thiên Chúa hiện ra với Salomon trong giấc mộng, Người hứa ban cho ông bất cứ điều gì ông xin. Vua không xin sống lâu, giàu có, chiến thắng nhưng xin cho được một tâm hồn khôn ngoan để cai quản Dân Chúa. Điều vua xin đẹp lòng Người, Chúa ban cho ông khôn ngoan hơn bất cứ ai trước ông cũng như sau ông; Chúa cũng ban cho ông tất cả những gì ông không xin. Thú vị thay, ngay từ những câu đầu tiên trong sách Khôn Ngoan, đức khôn ngoan được nhân cách hoá với Đấng Khôn Ngoan, Thiên Chúa; có Thiên Chúa, Salomon có tất cả, thời của ông được coi là thời cực thịnh so với các triều đại. Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai thư Rôma cũng nói đến những con người khôn ngoan, đó là những người đã chọn Thiên Chúa, ngài nói, “Những kẻ yêu mến Thiên Chúa thì Người giúp họ được sự lành, họ là những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi để nên thánh”.

Đặc biệt trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến Nước Trời mà người khôn ngoan khám phá được như đã khám phá một kho tàng. Đó là một kho tàng thực sự của những gì ẩn giấu chưa ai biết và nó đang đợi để được khám phá và một khi được khám phá thì ai ai cũng sẽ bán hết mọi sự để sở hữu bằng được. Kho tàng bảo đảm một sự giàu có cho ai khám phá ra nó; nếu không như thế, nó không phải là kho tàng. Vì vậy, Nước Trời có một giá trị vô song, ai không biết nó là kho tàng, họ sẽ chọn lấy những thứ khác làm ‘kho tàng’.

Nước Trời như kho tàng được chôn giấu, chẳng vì Thiên Chúa không muốn chúng ta khám phá ra nó; đúng hơn nó được giấu ẩn vì Thiên Chúa muốn con người tự khám phá nó. Nó đang đợi chúng ta, đợi được khám phá, đợi để được cùng hân hoan với chủ khi nó được tìm thấy. Nỗi phấn khích vô bờ nơi người khám phá cho thấy niềm vui của họ thật lớn lao.

Một khi đã khám phá sự phú túc của Nước Trời và sự giàu có của đời sống ân sủng, sẽ không còn ai chần chờ nữa nhưng họ sẽ bỏ hết mọi sự để chiếm cho được cái đã tìm thấy. Một đời sống ân sủng lai láng cùng với những cảm nghiệm về lòng thương xót từ Nước Trời sẽ là một khám phá vốn làm thay đổi cuộc sống, khiến người ta bỏ hết mọi sự để theo đuổi.

Anh Chị em,

Chúa Giêsu chính là Nước Trời, là viên ngọc quý, là kho tàng ẩn giấu đó. Chính việc hiểu biết Ngài là một khám phá căn bản để chúng ta có thể đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời. Thế nhưng, để có được Ngài, con người phải tìm kiếm, phải nhọc công vì cho dẫu là một quà tặng, một ân phúc nhưng không vì thế mà chúng ta có được Chúa Giêsu dễ dàng như có sẵn một cái gì đó trên đĩa bạc. Chúng ta phải nhọc công và ra sức kiếm tìm. Đánh giá được kho tàng là vô giá dẫn tới một quyết định chấp nhận đánh đổi, hy sinh; không còn các đam mê và phải từ bỏ mọi thứ khác. Ở đây, việc gắn bó với Chúa Giêsu không phải là vấn đề khinh chê mọi sự, nhưng là đặt lại trật tự ưu tiên và Ngài phải đứng trên tất cả. Có như thế, niềm vui Giêsu sẽ ùa về, dẫy đầy tâm hồn và đời sống của những ai tìm thấy Ngài; một niềm vui luôn được tái sinh, niềm vui Tin Mừng.

Một điều chúng ta luôn luôn ghi nhớ là, không giống với các kho tàng khác vốn phải đóng kín, bưng bít để không ai biết; trái lại, kho tàng Giêsu, kho tàng Nước Trời phải luôn được mở ra, phân phát và chia sẻ cho người khác; càng chia sẻ, càng cho đi, càng được nhân lên dồi dào.

Kho tàng Giêsu cùng lúc phải được khám phá và tìm kiếm mỗi ngày, mỗi giây phút; bởi lẽ, Satan, chủ tể của thế gian này vẫn đang ra sức chào mời để lôi kéo chúng ta đến với những ‘kho tàng ảo’ của nó vốn núp bóng dưới quyền lực, danh vọng, sắc dục và tiền tài; những kho tàng ảo của thế giới hiện đại hôm nay đẹp đẽ, hấp dẫn và gợi sự thèm thuồng tinh vi hơn bao giờ hết. Trường hợp vua Salomon là một điển hình. Khi còn trẻ, ông chọn Thiên Chúa, Chúa cho ông thịnh vượng không ai sánh bằng; nhưng khi về già, ông nhu nhược chiều theo các bà vợ, chạy theo các thần ngoại khiến Thiên Chúa nổi giận, trừng phạt dòng dõi, quốc gia bị chia đôi và đất nước suy vi khi phải lưu đày.

Một bà mẹ trẻ kia thật hạnh phúc với đứa con trai duy nhất của mình. Với cô, trần gian này sẽ vô nghĩa biết bao nếu một ngày nào đó cậu bé không còn. Ngày ngày, hai mẹ con không rời nhau nửa bước, cho đến một sáng mùa xuân khi hai mẹ con bách bộ vào rừng. Bỗng cô phát hiện một cửa hang, họ tiến lại và kìa như có tiếng gọi, “Hãy vào đi”. Cả hai bước vào, cô sững sờ vì ngay cửa hang, những chiếc rương cũ kỹ rêu phong của ai đó đã mở toang, vàng bạc châu báu phủ đầy bụi đất và mạng nhện… dường như đây là hang động của những tay cướp biển vốn đã tàn sát lẫn nhau để không còn ai sống sót. Người mẹ nghe một tiếng nói vang vọng, “Hãy chọn cho mình điều gì quý giá nhất”. Cô cầm một vương miện vàng, rồi bỏ xuống; một chiếc kiềng cổ, rồi bỏ xuống. Tiếng nói ấy thi thoảng nhắc lại, “Hãy chọn cho mình điều gì quý giá nhất”. Lần theo lối vào sâu hơn, một chiếc hòm khác đầy những kim cương và hạt ngọc; lần này cô nghe hơi khác, “Hãy chọn cho mình chỉ một điều gì quý giá nhất”, cô quyết định cầm lấy xâu chuỗi sáng ngời và đi về phía cửa lúc nào không hay. Một chốc sau, cô bước ra, chuỗi ngọc trên tay, bầu trời thật đẹp nhưng kìa, cửa hang đóng sập. Linh tính báo cho cô một điều gì đó không ổn, đứa bé đang còn trong hang!

Anh Chị em,

Đứa bé đó là Chúa Giêsu chúng ta đang có, đang yêu mến và đang tìm kiếm mỗi ngày. Liệu chúng ta có khờ khạo như bà mẹ trẻ kia hoặc như vua Salomon luống tuổi nọ là những người đã đánh mất tất cả khi bỏ quên kho tàng đích thực đang có để chọn một kho tàng ảo.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

Lạy Chúa, đừng để con vong thân khi con đặt Chúa ra ngoài cuộc sống; cho con luôn nhủ lòng rằng, không ai hơn Chúa, không chi bằng Chúa, Chúa trên hết, Chúa trước hết”, Amen.

(Tgp.Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Reuters: Những người biểu tình chống cộng tấn công lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston
Đặng Tự Do
02:12 25/07/2020
Vào chiều thứ Sáu 24 tháng 7, các nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã rời lãnh sự quán tại Houston, Texas giữa những tiếng reo hò chế giễu của một đám đông sau khi chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa tòa nhà, và gọi đó là một trung tâm gián điệp ăn cắp các sản phẩm trí tuệ của Mỹ và tài liệu của các công ty.

Khoảng 100 người biểu tình trong đó có đông đảo người Việt đã hét lên “cút ngay về Tầu đi”, đồng thời tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một bọn ăn cắp và vi phạm nhân quyền. Họ vẫy những lá cờ và hô vang các khẩu hiệu khi nhân viên lãnh sự quán xếp đồ đạc vào các thùng để chất lên một chiếc xe vừa mới thuê.

Tòa nhà năm tầng trong tuần này đã trở thành điểm nóng mới nhất giữa Bắc Kinh và Washington về thương mại, đại dịch coronavirus mới và các cuộc diễn tập quân sự ở Đông Nam Á.

Ngay sau 4 giờ chiều (2100 GMT) là hạn chót để đóng cửa lãnh sự quán, một nhà báo của Reuters đã chứng kiến một nhóm người sử dụng các khoan lớn chạy bằng điện và xà beng để mở cửa phía sau.

Sau khi nhóm người này đi vào bên trong, hai thành viên mặc đồng phục của Cục An ninh Ngoại giao Hoa Kỳ đã đến để canh giữ cửa để họ muốn làm gì thì làm.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Theo một nhân chứng của Reuters, nhân viên lãnh sự quán đã rời khỏi tòa nhà ngay sau 4 giờ chiều và ra đi trong các chiếc xe giữa những lời chửi bới và chế giễu của người biểu tình.

Trong số những người biểu tình, có anh Mã Trọng Ni (Zhony Yi Ma - 马仲尼), 34 tuổi, đã tới Houston cùng một nhóm bạn người Hoa từ New York để chế giễu các nhân viên lãnh sự quán. Cảnh sát đã ngăn đám đông khi họ muốn tấn công vào tòa nhà từ cửa trước.

Anh Mã Trọng Ni nói: “Chúng tôi muốn chấm dứt Đảng Cộng sản Trung Quốc, quang phục Trung Quốc và xây dựng một quốc gia như Mỹ”.

Những người biểu tình khác bao gồm cả một nhóm những người ủng hộ nhóm tâm linh Pháp Luân Công, đã bị cấm ở Trung Quốc. Anh Dao Bằng (Tao Peng - 陶鹏), 48 tuổi, đứng lặng lẽ cầm biểu ngữ kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa cộng sản.

Một nhà khoa học người Hoa chuyên về y khoa tại Houston tố cáo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xâm nhập vào các nhóm nghiên cứu tại Mỹ và người Mỹ không thể tin tưởng Trung Quốc được.

“Tôi đã lớn lên ở Trung Quốc đại lục và đã thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc nói dối như thế nào, ” cô nói trong khi một chiếc xe tải do Pháp Luân Công thuê đi vòng quanh khu vực với biểu ngữ hai bên với các dòng chữ “Tự do khỏi chủ nghĩa Cộng sản” và “Chúa chúc lành cho nước Mỹ”.

Hôm thứ Sáu, các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết rằng lãnh sự quán Houston là một trong những ổ tội phạm tồi tệ nhất với các vấn đề liên quan đến gián điệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Nhật Nguyễn, 58 tuổi, ca ngợi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và cáo buộc những người cộng sản Trung Quốc làm gián điệp trên khắp thế giới. Ông đội mũ chiến dịch Trump 2020 và mang theo một lá cờ cũ của chính phủ miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn chống lại miền Bắc cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Houston là một trung tâm y tế lớn được biết đến với các nghiên cứu hàng đầu về ung thư, các bệnh truyền nhiễm và kể từ khi đại dịch xảy ra trong năm nay là trung tâm nghiên cứu vắc-xin cho coronavirus. Thành phố này cũng là nơi có hàng chục nhà sản xuất dầu khí phát triển các công nghệ được sử dụng trên toàn thế giới.


Source:Reuters
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về các hành vi tấn công các nhà thờ trong thời gian gần đây.
Đặng Tự Do
05:13 25/07/2020
Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski của Miami, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của tổng giáo phận Oklahoma City, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Phát triển Con người của USCCB, đã ra tuyên bố sau đây trước các báo cáo về sự gia tăng những vụ phá hoại và phóng hỏa đốt các nhà thờ:

Trong vài tuần qua, chúng ta đã chứng kiến, giữa nhiều chuyện đau buồn khác, một chiếc xe tông vào nhà thờ và trước khi ngôi nhà thờ ấy bị phóng hỏa, cũng như các bức tượng của Chúa Giêsu Kitô và Đức Trinh Nữ Maria bị làm biến dạng hoặc thậm chí bị chặt đầu. Một nhà thờ là cứ điểm truyền giáo lịch sử cũng đã bị hư hại nặng nề bởi một hỏa hoạn mà nguyên nhân vẫn còn đang trong vòng điều tra.

Cho dù những người thực hiện các hành vi này là những cá nhân có vấn đề muốn tiếng kêu của mình được chú ý hay là các tác nhân thù hận đang tìm cách đe dọa, các cuộc tấn công này là một dấu chỉ của một xã hội cần được chữa lành.

Những sự việc rõ ràng xuất phát từ hành động của con người này, hiển nhiên chẳng có động cơ nào cả. Khi chúng ta cố gắng để hiểu được lý do tại sao họ hủy diệt những biểu tượng thiêng liêng của tình yêu vị tha và lòng sùng mộ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho bất kỳ ai đã gây ra, trong khi cảnh giác chống lại những hành động ấy nhiều hơn nữa.

Quốc gia chúng ta đang thấy mình trong một giờ khắc xung đột văn hóa bất thường. Con đường phía trước phải thông qua lòng cảm thông và sự hiểu biết được thực hành và rao giảng bởi Chúa Giêsu và Mẹ Thánh của Người. Chúng ta hãy suy ngẫm, thay vì phá hủy, những hình ảnh về những gương sáng trong tình yêu của Chúa. Theo gương của Chúa chúng ta, chúng ta hãy đáp lại sự lầm lạc bằng sự hiểu biết, và đáp lại thù hận bằng tình yêu.

Source:USCCB
 
Thuốc chủng ngừa coronavirus của Pfizer-BioNTech cho thấy đầy hứa hẹn
Đặng Tự Do
16:21 25/07/2020
Ngành công nghệ sinh học BioNTech của Đức và nhà sản xuất thuốc Pfizer /phai-giờ/ của Mỹ hôm thứ Hai cho biết dữ liệu từ một thử nghiệm trong giai đoạn đầu của thuốc chủng ngừa coronavirus của họ cho thấy rằng nó đã kích thích được tình trạng miễn dịch và không gây ra các phản ứng phụ đối với cơ thể, tương tự như kết quả đã thấy trong thử nghiệm trước đó.

Trong nghiên cứu được thực hiện ở Đức, trên 60 tình nguyện viên khỏe mạnh, thuốc chủng ngừa này đã tạo ra các kháng thể trung hòa coronavirus ở những người được tiêm hai liều, phù hợp với kết quả trước đó từ một thử nghiệm ở giai đoạn đầu tại Hoa Kỳ.

Cổ phiếu của BioNtech tại Mỹ đã tăng 5%, trong khi cổ phiếu của Pfizer cao hơn một chút với 36.44 đô la.

Theo kế hoạch phát triển nhanh, các công ty cho biết họ dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm vào cuối tháng này trên 30, 000 người với mục đích chứng minh hiệu quả của thuốc chủng ngừa.

Một loại thuốc chủng ngừa an toàn và hiệu quả chống lại coronavirus mới được coi là thiết yếu để chấm dứt đại dịch vẫn đang hoành hành và đã cướp đi hơn 600, 000 sinh mạng trên toàn thế giới.

Chuyên gia phân tích hóa sinh Mizuho Vamil Divan nói: “Dữ liệu ngày hôm nay bao gồm các bằng chứng đầu tiên cho thấy thuốc chủng ngừa của chúng tôi tạo ra một phản ứng nơi tế bào. Điều đó rất quan trọng để cho bệnh nhân để phát triển khả năng miễn dịch vững bền với coronavirus mới, ”.

Những đối tượng thử nghiệm không có tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc chủng ngừa, mặc dù có một số người báo cáo các triệu chứng giống như cúm và phản ứng sưng và đau nhức tại chỗ tiêm.

Kết quả này được đưa ra sau khi có các kết quả của hai loại thuốc chủng ngừa COVID-19 khác.

Thuốc chủng ngừa coronavirus của AstraZeneca đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford có vẻ an toàn và tạo ra được phản ứng miễn dịch trong các thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn đầu.

Trung Quốc cũng công bố thành công trong thuốc chủng ngừa do CanSino Biologics Inc và một đơn vị nghiên cứu quân sự của Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, không mấy người tin vào các báo cáo của Trung Quốc. Đưa tay ra cho người ta tiêm thuốc chủng ngừa của Trung Quốc thì lại càng có ít người dám liều như thế.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, hơn 150 thuốc chủng ngừa coronavirus đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau trên khắp thế giới, với 23 loại thuốc đã được thử nghiệm trên người.

Anh đã ký thỏa thuận bảo đảm sẽ mua 30 triệu liều thuốc chủng ngừa Pfizer/BioNTech, cũng như cho một loại thuốc chủng ngừa coronavirus khác từ tập đoàn Valneva của Pháp.


Source:Reuters
 
Người Công Giáo được mời gọi bơi ngược dòng…
Thanh Quảng sdb
22:05 25/07/2020
Người Công Giáo được mời gọi bơi ngược dòng…

Trong một cuộc phỏng vấn với dài Vatican, Đức Tổng Giám Mục Wenski, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ (USCCB) đã khuyến khích một "nếp sống bơi ngược dòng… một giải đáp sống yêu thương" đáp lại các cuộc tấn công bạo loạn vào các cơ sở Công Giáo.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Giáo phận Miami, nói về những tháng ngày bất ổn sau vụ ông George Floyd ở Minneapolis bị tử thương lúc ông bị cảnh sát bắt giữ.

Nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã chứng kiến những bạo loạn đã và đang xảy ra hàng ngày, bao gồm các các cuộc bạo loạn hôi của! Trong một cuộc phỏng vấn được đài Vatican thực hiện, Đức Tổng Giám Mục Wenski nói rằng bạo lực và phá hoại liên tục xảy ra là một vấn đề đáng lo ngại...

Tuy nhiên, ngài nói, khi đối diện với những lo ngại này, chúng ta hiểu rằng phản ứng thích hợp của người Kitô hữu không tìm được trong những hành sử nhân loại vật chất... Mà chúng ta chỉ tìm được một giải đáp trong giới luật yêu thương tha nhân - yêu thật lòng, và làm cho người khác những gì mình muốn người ta là làm mình.

Các Giám mục Hoa Kỳ mời gọi hãy lấy tình yêu đáp lại thù hận

Trong những giờ phút bất thường của bạo loạn, của xung đột văn hóa, hôm thứ Năm vừa qua (23/7/2020) Đức TGM Wenski, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo (USCCB), và ĐTGM Paul Coakley, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của HĐGM Hoa kỳ đã đưa ra một tuyên cáo lên án các hành vi phá hoại các thánh tích và các cơ sở Công Giáo.

Trong tuyên bố cho hay Hoa Kỳ đang phải đối diện với một thời khắc xung đột văn hóa bất thường. Khi được hỏi về nhận định này, ĐTGM Wenski giải thích sự phân rẽ chính trị ở Hoa Kỳ đang dấy lên và dẫn đến những thái độ cực đoan - ở cả hai phía - thay vì nỗ lực tìm gặp nhau ở những điểm đồng qui… Theo ĐTGM thì hai đối cực đó không thể tồn tại, nếu chúng ta phải chung sống với nhau như là những công dân trong một vương quốc của Chúa.

Sự khác biệt trong nhân sinh quan

Đức Tổng Giám Mục Wenski cho hay cuộc khủng khoảng văn hóa này là sự khác biệt trước ngành nhân sinh quan học, hoặc sự hiểu biết về bản chất của loài người. Nhân chủng học Kitô giáo, được đặt trên luật thiên nhiên, có niềm tin mãnh liệt vào tính khách quan của sự thật. Ngài cho hay niềm tin đó đặt nền cho các thể chế như hôn nhân, giúp con người triển nở con người nhân văn và gia đình v.v.

Theo ĐTGM thì những niềm tin này đang bị những thế lực đời tấn công mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô gọi là chủ thuyết “toàn cầu hóa tương đối” hay Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là" chủ nghĩa duy bảo hộ!

Thật không may, ĐTGM Wenski nói, những khác biệt với niềm tin không còn được tranh luận một cách ôn hòa khoa học trong các chương trình TV hay Radio. Nhưng hình như đang được thay thế bằng những cuộc biểu tình, xuống đường bạo loạn trên đường phố chúng ta trong những ngày này.

Nhu cầu cần có một nỗ lực chung

ĐTGM Wenski cho hay Giáo hội đã đưa ra những kiến nghị giúp thăng tiến con người. Vì vậy, trên cơ bản, Giáo hội đòi hỏi sự tôn trọng những cơ sở công cộng, những cơ sở tôn giáo v.v...

Đồng thời, ĐTGM tha thiết kêu gọi phải có những cuộc đối thoại tôn trọng nhân bản và nhân văn giữa con người với con người. Như Thánh Giáo hồng Gioan Phaolô II đã từng nói Giáo hội không có những áp đặt mà là có những đề nghị… ĐTGM nhấn mạnh vậy! Giáo hội bác bỏ ý kiến cho rằng niềm tin được áp đặt lên người khác, mà không được trao đổi đối thoại! Trao đổi chính là con đường mà chúng ta có thể tìm hiểu để biết về nhau, hầu kiến tạo nên một nền hòa bình hòa giải.

Một cách sống khác trong xã hội

Đối diện với bạo lực, ĐTGM Wenski nói, Giáo hội phải tái cam kết một xác quyết chống lại bạo lực, chúng ta không thể dùng bạo lực để chống lại bạo lực! Vì vậy, ĐTGM tiếp tục, chúng ta phải có một cách sống khác trong xã hội.

Đồng thời, ĐTGM Wenski khẳng định, chúng tôi phải cảnh giác để những bạo loạn không xảy ra. Và ngài kêu gọi sự tuân hành những chỉ thị của chính quyền dân sự để đảm bảo rằng mọi người phải được bảo vệ, đặc biệt niềm tin và tài sản của Giáo hội phải được tôn trọng.
 
Top Stories
Mike Pompeo China Speech Transcript July 23 at Nixon Library
Mike Pompeo
19:06 25/07/2020
Thank you. Thank you all. Thank you for that very, very generous introduction. It’s true, when you walk in that gym and you say the name Pompeo there is a whisper. I had a brother, Mark, who was really good, really good basketball player. And how about another round of applause for the Blue Eagles Honor Guard and senior and her wonderful rendition of the national anthem. Thank you too to Pastor [Laurie 00:15:14] for that moving prayer. And I want to think Hugh Hewitt and the Nixon Foundation for your invitation to speak at this important American institution. It’s great to be sung to by an Air Force person, introduced by a Marine, and they let the Army guy in front of the Navy guy’s house. It’s all good.

It’s an honor to be here. Nixon’s father built the house in which he was born and raised, too. All the Nixon Center Board and staff who made today possible, it’s difficult in these times. Thanks for making this day possible for me and for my team. We are blessed to have some incredibly special people in the audience, including Chris, who I’ve gotten to know, Chris Nixon. Also want to think Trisha Nixon and Julie Nixon Eisenhower for their support of this visit as well. I want to recognize several courageous Chinese dissidents who have joined us here today and made a long trip. And to all the other distinguished guests… to all the other distinguished guests, thank you for being here. For those of you got under the tent, you must’ve paid extra. And those of you watching live, thank you for tuning in. And finally, as the Governor mentioned, I was born here in [inaudible 00:16:29] and not very far from here. I’ve got my sister and her husband in the audience today. Thank you all for coming out. I bet you never thought that I’d be standing up here.

My remarks today are the fourth set of remarks in a series of China speeches that I asked National Security Advisor Robert O’Brien, FBI Director Chris Wray, and the Attorney General Barr to delivery alongside me. We had a very clear purpose, our real mission was to explain the different facets of America’s relationship with China. The massive imbalances in that relationship that have built up over decades and the Chinese Communist Party’s designs for hegemony. Our goal was to make clear that the threats to Americans that President Trump’s China policy aims to address are clear and our strategy for securing those freedoms established.

Ambassador Brian spoke about ideology. FBI Director Wray talked about espionage. Attorney General Barr spoke about economics. And now my goal today is to put it all together for the American people and detail what the China threat means for our economy, for our liberty, and indeed for the future of free democracies around the world. Next year marks half a century since Dr. Kissinger’s secret mission to China and the 50th anniversary of President Nixon’s trip isn’t too far in 2022. The world was much different then. We imagined engagement with China would produce a future with bright promise, of comity and cooperation. But today, today we’re all still wearing masks and watching the pandemic’s body count rise because that CCP failed in its promises to the world. We’re reading every morning new headlines of repression in Hong Kong and in [inaudible 00:18:26]. We’re seeing staggering statistic of Chinese trade abuses that cost American jobs and strike enormous blows to the economies all across America including here in Southern California. And we’re watching a Chinese military that grows stronger and stronger and indeed more menacing.

I’ll echo the questions ringing in the hearts and minds of Americans from here in California to my home state of Kansas and beyond. What do the American people have to show now, 50 years on, from engagement with China? Did the theories of our leaders that proposed a Chinese evolution towards freedom and democracy prove to be true? Is this China’s definition of a win-win situation? And indeed, centrally, from the Secretary of State’s perspective, is America safer? Do we have a greater likelihood of peace for ourselves and peace for the generations which will follow us.

Look, we have to admit a hard truth. [inaudible 00:19:28] that should guide us in the years and decades to come. That if we want to have a free 21st century and not the Chinese century of which Xi Jinping dreams. The old paradigm of blind engagement with China simply won’t get it done. We must not continue it. And we must not return to it. As President Trump has made very clear, we need a strategy that protects the American economy and indeed our way of life. The free world must triumph over this new tyranny. Now, before I seem too eager to tear down President Nixon’s legacy I want to be clear that he did what he believed was best for the American people at the time and he may well have been right. He was a brilliant student of China, a fierce Cold Warrior, and a tremendous admirer of the Chinese people, just as I think we all are. He deserves enormous credit for realizing that China was too important to be ignored even when the nation with as weakened because of it’s own self-inflicted Communist brutality. In 1967, in a very famous foreign affairs article, Nixon explained his future strategy. Here’s what he said. He said, “Taking the long view, we simply cannot afford to leave China forever outside of the family of nations. The world cannot be safe until China changes. Thus our aim, to the extent we can, we must influence events. We should, our goal should be to induce change.” And I think that’s the key phrase from the entire article, to induce change. So, with that historic trip to Beijing, President Nixon kicked off our engagement strategy. He nobly sought a freer and safer world and he hoped that the Chinese Communist Party would return that commitment.

As time went on, American policy makers increasingly presumed that as China became more prosperous it would open up. It would become free at home and indeed present less of a threat abroad. It’d be friendlier. It all seemed, I’m sure, so inevitable. But that age of inevitability is over. The kind of engagement we’ve been pursuing has not brought the kind of change inside of China that President Nixon had hoped to induce. The truth is that our policies and those of other free nations resurrected China’s failing economy only to see Beijing bite the international hands that were feeding it. We opened our arms to Chinese citizens only to see the Chinese Communist Party exploit our free and open society.China sent propagandists into our press conferences, our research centers, our high schools, our colleges, and even into our PTA meetings.

We marginalized our friends in Taiwan which later blossomed into a vigorous democracy. We gave the Chinese Communist Party and the regime itself special economic treatment only to see the CCP insist on silence over its human rights abuses as the price of admission for Western companies entering China. Ambassador Brian ticked off a few examples just the other day. American Airlines, Delta, United, all removed references to Taiwan from their corporate websites so as not to anger Beijing. And Hollywood, not too far from here, the epic center of American creative freedom and self-appointed arbiters of social justice, self censors even the most mildly unfavorable reference to China. This corporate acquiescence to the CCP happens all over the world, too. And how has this corporate fealty worked? Is it’s flattery rewarded? I’ll give you a quote from the speech that General Barr gave, Attorney General Barr. In a speech last week he said, “That the ultimate ambition of China’s rulers isn’t to trade with the United States, it is to raid the United States ” China ripped off our prized intellectual property and trade secrets causing millions of jobs, all across America. It sucked supply chains away from America and then a widget made of slave labor.

It made the world’s key waterways less safe for international commerce. President Nixon once said he feared he had created a Frankenstein by opening the world to the CCP. And here we are. Now, people of good faith can debate why free nations allowed these bad things to happen for all these years. Perhaps we were naïve about China’s virulent strain of Communism, or triumphalist after our victory in the Cold War. Or cravenly capitalist or hoodwinked by Beijing’s stock of a peaceful rise.

Whatever the reason, whatever the reason, today China is increasingly authoritarian at home and more aggressive in its hostility to freedom everywhere else. And President Trump has said, “Enough.” I don’t think many people on either side of the aisle dispute the facts that I’ve laid out today. But even now, some are insisting that we preserve the model of dialogue for dialogue’s sake. Now to be clear, we’ll keep on talking but the conversations are different these days. I travel to Honolulu now just a few weeks back to meet with [inaudible 00:24:52]. It was the same old story. Plenty of words, but literally no offer to change any of the behaviors.

Ying’s promises, like so many of the CCP made before him were empty. Hies expectations, I surmise, were that I’d cave to their demands because frankly this is what too many prior administrations have done. I didn’t, and President Trump will not either. As Ambassador Brian explained so well, we have to get in mind that the CCP regime is a Marxist/Leninist regime. General Secretary Xi Jinping is a true believer in a bankrupt, totalitarian ideology. Its this ideology that informs his decades long desire for global hegemony of Chinese communism.

America can no longer ignore the fundamental political and ideological differences between our countries, just as the CCP has never ignored them. My experience in the House Intelligence Committee and then as director of the Central Intelligence Agency and my now two plus years as America’s Secretary of State have led me to this essential understanding. That the only way, the only way to truly change communist China is to act not on the basis of what Chinese leaders say, but how they behave. And you can see American policy responding to this conclusion.

President Reagan said that he dealt with the Soviet Union on the basis of trust but verify. When it comes to the CCP, I say we must distrust and verify. We, we the freedom loving nations of the world must induce China to change just as President Nixon wanted. We must induce China to change in more creative and assertive ways because Beijing’s actions threaten our people and our prosperity. We must start by changing how our people and our partners perceive the Chinese Communist Party. We have to tell the truth. We can’t treat this incarnation of China as a normal country just like any other. We know that trading with China is not like trading with a normal law abiding nation. Beijing threatens international agreements as suggestions, as conduits for global dominance. But by insisting on fair terms as our trade representative did when he secured our phase one trade deal, we can force China to reckon with its intellectual property theft and policies that have harmed American workers. We know too that doing business with a CCP backed company is not the same as doing business with say, a Canadian company. They don’t answer to independent boards and many of them are state sponsored and so have no need to pursue profits.

A good example is Huawei. We stopped pretending Huawei is an innocent telecommunications company, is just showing up to make sure you can talk to your friends. We’ve called it what it is, a true national security threat, and we’ve taken action accordingly. We know too, that if our companies invest in China, they may wittingly or unwittingly support the communist party’s gross human rights violations.

They may wittingly or unwittingly support the Communist Party’s gross human rights violations. Our Departments of Treasury and Commerce have now sanctioned, blacklisted Chinese leaders and entities that are harming and abusing the most basic rights of people all across the world. Several agencies have worked together on a business advisory to make sure that our CEOs are informed of how their supply chains are behaving inside of China.

We know too that not all Chinese students and employees are just normal students and workers that are coming here to make a little bit of money and to garner themselves some knowledge. Too many of them come here to steal our intellectual property and to take this back to their country. The Department of Justice and other agencies have vigorously pursued punishment for these crimes. We know that the People’s Liberation Army is not a normal army, too. It’s purpose is to uphold the absolute rule of the Chinese Communist Party elites and expand the Chinese empire, not to protect the Chinese people. And so our Department of Defense has ramped up its efforts, freedom of navigation operations throughout the East and South China Seas and in the Taiwan Strait as well. And we’ve created a Space Force to help deter China from aggression on that final frontier.

And so too, frankly, we’ve built out a new set of policies at the State Department dealing with China, pushing President Trump’s goals for fairness and reciprocity, to rewrite the imbalances that have grown over decades. Just this week we announced the closure of the Chinese Consulate in Houston, because it was a hub of spying and intellectual property theft. We reversed two weeks ago eight years of cheek turning with respect to international law in the South China Sea. We called on China to conform its nuclear capabilities to the strategic realities of our time. And the State Department at every level all across the world has engaged with our Chinese counterparts simply to demand fairness and reciprocity.

But our approach can’t just be about getting tough. That’s unlikely to achieve the outcome that we desire. We must also engage and empower the Chinese people, a dynamic, freedom-loving people who are completely distinct from the Chinese Communist Party. That begins with in-person diplomacy. I’ve met Chinese men and women of great talent and diligence wherever I go. I’ve met with Uigurs and ethnic Cossacks who escaped Xinjiang’s concentration camps. I’ve talked with Hong Kong’s democracy leaders, from Cardinal Zen to Jimmy Lai.

Two days ago in London, I met with Hong Kong freedom fighter Nathan Law, and last month in my office, I heard the stories of Tiananmen Square survivors. One of them’s here today. Wang Dan was a key student who has never stopped fighting for freedom for the Chinese people. Mr. Wang, will you please stand so that we may recognize you? Also with us today is the father of the Chinese democracy movement, Wei Jingsheng. He spent decades in Chinese labor camps for his advocacy. Mr. Wei, will you please stand?

You know, I grew up and served my time in the Army during the Cold War, and if there’s one thing I learned, Communists almost always lie. The biggest lie that they tell is to think that they speak for 1.4 billion people who are surveilled, depressed, and scared to speak out. Quite the contrary. The CCP fears the Chinese people’s honest opinions more than any foe, and save for losing their own grip on power, they have no reason to. Just think how much better off the world would be, not to mention the people inside of China, if we had been able to hear from the doctors in Wuhan and they’d been allowed to raise the alarm about the outbreak of a new and novel virus.

For too many decades, our leaders have ignored, downplayed the words of great Chinese dissidents who warned us about the nature of the regime we’re facing, and we can’t ignore it any longer. They know as well as anyone that we can never go back to the status quo. But changing the CCP’s behavior cannot be the mission of the Chinese people alone. Free nations have to work to defend freedom. It’s the furthest thing from easy, but I have faith we can do it. I have faith because we’ve done it before. We know how this goes. I have faith because the CCP is repeating some of the same mistakes that the Soviet Union made, alienating potential allies, breaking trust at home and abroad, rejecting property rights and predictable rule of law.

I have faith. I have faith because of the awakening I see among other nations that know we can’t go back to the past, in the same way that we do here in America. I’ve heard this from Brussels to Sydney to Hanoi. And most of all, I have faith we can defend freedom because of the sweet appeal of freedom itself. Look at the Hong Kongers clamoring to emigrate abroad as the CCP tightens its grip on that proud city. They wave American flags. It’s true, there are differences. Unlike the Soviet Union, China is deeply integrated into the global economy. But Beijing is more dependent on us than we are on them.

I reject the notion that we’re living in an age of inevitability, that some trap is preordained, that CCP supremacy is the future. Our approach isn’t destined to fail because America is in decline. As I said in Munich earlier this year, the free world is still winning. We just need to believe it and know it and be proud of it. People from all over the world still want to come to open societies. They come here to study, they come here to work, they come here to build a life for their families. They’re not desperate to settle in China.

It’s time. It’s great to be here today. The timing is perfect. It’s time for free nations to act. Not every nation will approach China in the same way, nor should they. Every nation will have to come to its own understanding of how to protect its own sovereignty, how to protect its own economic prosperity, and how to protect its ideals from the tentacles of the Chinese Communist Party. But I call on every leader of every nation to start by doing what America has done, to simply insist on reciprocity, to insist on transparency and accountability from the Chinese Communist Party. It’s a cadre of rulers that are far from homogenous, and these simple and powerful standards will achieve a great deal.

For too long we let the CCP set the terms of engagement, but no longer. Free nations must set the tone. We must operate on the same principles. We have to draw common lines in the sand that cannot be washed away by the CCP’s bargains or their blandishments. Indeed, this is what the United States did recently when we rejected China’s unlawful claims in the South China Sea once and for all, as we’ve urged countries to become clean countries so that their citizens’ private information doesn’t end up in the hand of the Chinese Communist Party. We did it by setting standards.

Now it’s true, it’s difficult for some small countries. They fear being picked off. Some of them for that reason simply don’t have the ability, the courage to stand with us for the moment. Indeed, we have a NATO ally of ours that hasn’t stood up in the way that it needs to with respect to Hong Kong, because they fear Beijing will restrict access to China’s market. This is the kind of timidity that will lead to historic failure, and we can’t repeat it. We cannot repeat the mistakes of these past years.

The challenge of China demands exertion, energy from democracies, those in Europe, those in Africa, those in South America, and especially those in the Indo-Pacific Region. And if we don’t act now, ultimately the CCP will erode our freedoms and subvert the rules-based order that our societies have worked so hard to build. If we bend the knee now, our children’s children may be at the mercy of the Chinese Communist Party, whose actions are the primary challenge today in the free world.

General Secretary Xi is not destined to tyrannize inside and outside of China forever, unless we allow it. Now, this isn’t about containment. Don’t buy that. It’s about a complex new challenge that we’ve never faced before. The USSR was closed off from the free world. Communist China is already within our borders. So we can’t face this challenge alone. The United Nations, NATO, the G7 countries, the G20, our combined economic, diplomatic, and military power is surely enough to meet this challenge if we direct it clearly and with great courage.

Maybe it’s time for a new grouping of like-minded nations, a new alliance of democracies. We have the tools. I know we can do it. Now we need the will. To quote scripture, I ask, is our spirit willing but our flesh weak? If the free world doesn’t change, Communist China will surely change us. There can’t be a return to the past practices because they’re comfortable or because they’re convenient. Securing our freedoms from the Chinese Communist Party is the mission of our time, and America is perfectly positioned to lead it, because our founding principles give us that opportunity.

As I explained in Philadelphia last week, standing staring at Independence Hall, our nation was founded on the premise that all human beings possess certain rights that are unalienable, and it’s our government’s job to secure those rights. It is a simple and powerful truth. It’s made us a beacon of freedom for people all around the world, including people inside of China. Indeed, Richard Nixon was right when he wrote in 1967 that the world cannot be safe until China changes. Now it’s up to us to heed his words. Today the danger is clear, and today the awakening is happening. Today the free world must respond. We can never go back to the past. May God bless each of you, may God bless the Chinese people, and may God bless the people of the United States of America. Thank you all.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân Lộc : Giới Cao Niên Giáo Phận mừng Lễ Thánh Bổn mạng: Thánh Gioakim và Thánh Anna.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
09:15 25/07/2020
Sáng Thứ Sáu 24/7/2020, tại Giáo xứ Kẻ Sặt, Hạt Hố Nai, Cha Đa minh Nguyễn Thành Tiến – Đặc Trách Giới Cao Niên Giáo phận và cũng là Cha Chánh Xứ Giáo xứ Kẻ Sặt- cùng Ban Trị Sự Giới Cao Niên đã chào đón quý cụ ông, cụ bà, các thành viên trong Giới Cao Niên trong Giáo phận về tham dự Ngày lễ Bổn Mạng của Giới Cao Niên, nhân ngày Lễ kính hai Thánh Thánh Gioakim và Thánh Anna.

Xem Hình

Gần 1000 người tham dự, quả thật là con số ấn tượng của Giới Cao Niên trong ngày mừng Bổn Mạng. Bởi lẽ, việc di chuyển, đi lại không phải là điều dễ dàng với quý Cụ khi tuổi cao và sức khỏe yếu. Nhưng vì lòng nhiệt thành, cũng như những tâm tình sốt mến đã khiến quý Cụ như quên đi những mệt mỏi của tuổi già để có cơ hội gặp gỡ nhau, được gặp Đức Cha Giáo phận, và nhất là được tham dự Thánh Lễ mừng Kính Thánh Bổn Mạng của Giới. Thêm nữa, sự hiện diện đông đảo này nói lên tâm tình của niềm vui như chính vị đại diện Giới Cao Niên thưa với Đức Cha trong phần cám ơn cuối lễ “Chúng con thấy mình không bị lãng quên, nhưng luôn được Đức Cha, quý Đức Cha, Cha Đặc Trách Giới Giáo phận và Giáo Hạt, mọi người trong Giáo Phận quan tâm… Điều này làm nổi bật vai trò, vị trí của chúng con trong Giáo phận, giáo xứ và gia đình.”

Dù chương trình bắt đầu từ lúc 9g sáng, nhưng phần đón tiếp quý Cụ, quý thành viên Giới Cao Niên từ khắp nơi về họp mặt ngày Bổn mạng đã rộn ràng từ 7g sáng, tạo nên bầu khí niềm vui Ngày Lễ Bổn Mạng đặc biệt không thua kém gì những Bổn mạng của các giới khác trong Giáo Phận như Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận đã so sánh, bộc bạch khi nói chuyện với quý Cụ. Vì thế, trong ngày Họp mặt này, những tiếng hát vẫn ngân vang của quý Cụ Cao niên giống như một ca đoàn còn tràn trề sức sống, cùng với tiếng cười, vỗ tay vẫn vui tươi, giòn giã để thấy niềm vui tâm hồn của các cụ còn quá lớn.

9g: Cha Đặc trách Giới Cao Niên đã chia sẻ đến quý Cụ đề tài mục vụ của Giáo Phận “Gia đình và Giới trẻ hãy là những chứng nhân của Lòng Chúa Thương xót – Người trẻ hướng đến sự phát triển toàn diện.” Làm thế nào để quý Cụ, trong vai trò là ông, là bà trong gia đình, có thể giúp người trẻ, là cháu chắt của mình có được sự phát triển toàn diện? Với ít phút cho bài nói chuyện, Cha Đặc Trách đã gợi ý, minh họa để quý Cụ nhận diện ra những khó khăn, thách đố mà người trẻ ngày nay đang phải đối diện. Để rồi, “việc giúp người trẻ phát triển toàn diện qua 4 lãnh vực: thể lý, trí tuệ, nhân bản và tôn giáo” sẽ rất cần đến những lời dạy, mẫu gương của người ông, người bà dành cho người trẻ trong chính gia đình của quý Cụ.

Tiếp liền sau đó, lúc 9g45, Đức Cha Giáo Phận đã đến với quý Cụ trong ngày Họp mặt Truyền thống này. Rất dễ thương và đơn sơ khi nhiều cụ bà, cụ ông như “tranh nhau” với, đón lấy tay Đức Cha để hôn nhẫn, để đặt trên đầu mong được phúc lành. Đó là những hình ảnh gẫn gũi, quí giá và thấm đượm tình yêu thương giữa mục tử và đoàn chiên. Và chính Đức Cha Giáo Phận cũng bày tỏ niềm vui khi nói rằng “Hôm nay quả là thật là niềm vui khi được đến thăm quý Cụ”

Trong huấn từ ngắn, dễ hiểu nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa, ngay từ khởi đầu, Đức Cha Giáo Phận đã nhấn mạnh đến vai trò rất đặc biệt, quan trọng của quý vị cao niên “Quý Cụ là rường cột trong gia đình, là trụ cột cho các giới khác trong Giáo phận…là những mẫu gương cho con cháu noi theo, bằng chính hành động, lối sống của quý cụ.” Chính những mẫu gương sống tốt lành, đạo đức của họ, Đức Cha nhấn mạnh, là bài học cho thế hệ trẻ là con cháu của họ noi theo. Bên cạnh đó, Đức Cha gửi đến quý Cụ cao niên “ước mơ” của ngài khi mời gọi họ thay vì chỉ lo lắng, quan tâm đến con cháu trong nhà, thì “quý Cụ hãy mở tâm hồn mình ra khỏi “biên cương” là gia đình … để ra xa hơn, đến với những người nghèo, người thiếu thốn, khổ đau ở trong cùng khu xóm, giáo xứ, ” điều mà họ có thể làm được. “Quý Cụ không cần phải cho đi vật chất, nhưng những lời hỏi thăm cũng đã đủ cho những nghèo hay ai đó đau khổ, cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa đối với họ.” Đức Cha tiếp “Nếu xã hội, người trẻ ngày hôm nay đang sống thật nhanh, thật vội…đến nỗi họ không nhìn thấy được những đau khổ của người khác…thì với quý cụ, trong tuổi già, những bước chân chậm của quý cụ lại là cơ hội để quý Cụ nhìn thấy được những đau khổ của người khác, và rồi, quý Cụ an ủi, sẻ chia, đỡ nâng họ.”

Đỉnh điểm quan trọng của Ngày Truyền thống họp mặt mừng kính hai Thánh Bổn Mạng là Thánh Lễ do Đức Cha Giuse chủ sự vào lúc 10g30. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ với Đức Cha có Cha Quản hạt Giáo hạt Hố Nai, Cha Đa Minh- Đặc trách Giới Cao Niên Giáo phận, quý Cha Đặc trách Giới thuộc Hạt, và quý cha.

Từ bài Tin mừng trong Thánh Lễ (Mt 13, 16-17), Đức Cha đã chia sẻ với cộng đoàn tham dự những ý suy niệm dựa trên câu Tin Mừng “Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc, vì được nghe.” Sau khi trình bày về bối cảnh câu Tin Mừng (Mt 13, 10-15), Đức Cha gợi đặt câu hỏi với quý vị cao niên từ lời khẳng định của Chúa Giêsu “Nhìn thấy cái gì, nghe thấy cái gì mà được gọi là phúc? ” Ngài giải thích, phúc vì được nghe, phúc vì được thấy ở đây chính là “được nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa, được thấy Con Thiên Chúa nhập thể, được nghe Chúa nói.” Và Đức Cha tiếp, “vì vậy, chỉ có tình yêu Thiên Chúa là quan trọng đối với con người. Đó chính là cùng đích cuộc đời.” Ngài nhấn mạnh “Có Chúa là có tất cả”, và mọi sự khác, không có cũng được, không quan trọng. Đây cũng là chân lý, là cùng đích mà các Thánh Tử đạo Việt Nam, cụ thể là Chân phước Anrê Phú Yên đã chọn lựa “chẳng mong điều gì khác ngoài việc trung thành với Chúa.” Và từ đời sống hai Thánh Gioakim và Thánh Anna, Đức Cha cũng đã cho quý Cụ cao niên nhìn thấy các Đấng đã tìm chọn “chỉ cần có Chúa”, còn mọi sự khác- như được kính trọng hay không, cũng không là quan trọng, là điều bận tâm nữa. “Nhưng tại sao con người ngày nay không khám phá ra nền tảng, điều hệ trọng này? ” cũng như “Tại sao chúng ta không hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa là quan trọng nhất? ” Đức Cha nói rằng, sở dĩ con người, chúng ta ngày nay không khám phá được nền tảng, điều tối quan trọng trên là bởi vì cuộc sống “đã có quá nhiều tiếng ồn”. Đức Cha tiếp, dù ngày nay, Thiên Chúa vẫn nói với con người, với chúng ta, nhưng những “tiếng ồn là sự thù hận, tự ái, tham vọng…đã ngăn cản chúng ta nghe được tiếng Chúa nói, không hiểu được điều Chúa dạy.” Kết thúc bài giàng, Đức Cha mời gọi quý Cụ hãy “Xin Chúa mở lòng chúng ta để chúng ta nghe được Chúa. Nhờ đó, Chúa có thể thanh luyện sự tự do, thanh luyện những ham mê, lợi lộc…để chúng ta được thanh thoát, và hưởng được phúc như Chúa nói.”

Trước khi kết thúc và ban phép lành cuối lễ, một lần nữa trong tâm tình rất yêu thương dành đến quý Cụ Cao niên, Đức Cha Giuse đã thay mặt Giáo phận, và cả con cháu của quý Cụ để nói lên lời cám ơn, tri ân vì sự hiện diện của họ trong Giáo phận, nơi từng giáo xứ và gia đình riêng của các ngài. Đồng thời, Đức Cha cũng gửi gắm Giáo phận, những chương trinh hoạt động mục vụ, mọi công việc của Giáo phận cho quý Cụ Cao niên, để nhờ lời cầu nguyện và những hy sinh đón nhận đau đớn bệnh tật của tuổi già mà quý Cụ thánh hóa, “mọi việc làm của Giáo Phận sẽ đươc tốt đẹp, đem lại nhiều lợi ích cho Giáo phận; làm cho đoàn Dân Chúa ngày càng yêu thương, hiệp nhất, thánh thiện hơn, và mỗi người ý thức trách nhiệm đem Tin Mừng Chúa đến cho mọi người hơn.”

Ngày Họp Mặt Mừng Bổn mạng của Giới Cao Niên Giáo phận đã kết thúc sau bữa tiệc mừng. Và hy vọng năm sau, vào ngày Lễ Bổn Mạng, quý Cụ Cao Niên sẽ đăng ký tham dự đông hơn nữa.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sống giây phút hiện tại
Đức Ông Roderick Strange
23:03 25/07/2020

Cách ly đang gây hoảng sợ. Văn hoá của chúng ta vốn đã quen với những lối giải trí tức thời không ngưng nghỉ thì viễn cảnh mỗi người phải tự cách ly lại càng gây thêm hoang mang. Chúng ta phải đương đầu làm sao?

Tôi gặp lại chính mình khi nghĩ đến Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận. Tôi đã từng gặp ngài khi ngài còn ở Roma trong những ngày vàng son. Ngài nhận chức Giám mục Nha Trang, Việt Nam, năm 1967 và được bổ nhiệm làm Giám mục Phó Sài Gòn năm 1975 ngay trước những ngày Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt. Tháng Tám năm đó, dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời, ngài bị bắt và trải qua mười ba năm sau đó trong tù. Vào ngày được thả, ngài vẫn bị quản thúc tại nhà cho đến ngày bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1991. Có đến chín năm trong thời gian mười ba năm tù đày, ngài bị biệt giam. Chúng ta học được gì nơi ngài?

Rời Việt Nam, Hồng Y Thuận đến Roma. Năm 1998, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ngài làm Chủ Tịch Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình và vào năm 2000, Đức Thánh Cha mời ngài hướng dẫn tuần linh thao cho giáo triều Roma vốn được tổ chức mỗi năm vào đầu Mùa Chay. Đức Gioan Phaolô II yêu cầu ngài trình bày những trải nghiệm riêng tư của những năm biệt giam. Những bài nói chuyện của ngài sau đó được phổ biến như những Chứng Từ của Niềm Hy Vọng.

Đức Hồng Y đã mô tả những hoàn cảnh bị giam giữ. Ngài ở trong một xà lim không có cửa sổ và trong nhiều ngày nhiều đêm đèn điện không bao giờ tắt; và sau đó, nhiều đêm nhiều ngày ngài lại bị vùi chôn vào bóng tối hoàn toàn. Ngài cảm nhận như thể “đang ngạt thở vì cái nóng và độ ẩm đến phát điên”. Ngài cảm thấy khủng hoảng vì không thể chu toàn sứ vụ linh mục của mình.

Và rồi, vào một đêm, từ sâu thẳm lòng mình, ngài nghe một tiếng nói, “Tại sao con phải dằn vặt đến thế? Con phải phân biệt giữa Thiên Chúa và công việc của Người”. Ngài chợt nhận ra rằng, sứ vụ Thiên Chúa trao cho ngài, cái được gọi là công việc của Thiên Chúa không quan trọng bằng chính Thiên Chúa; vì Thiên Chúa có thể làm công việc của Người, Người làm điều này điều kia tốt hơn Hồng Y Thuận làm rất nhiều, vì thế, ngài phải chọn Thiên Chúa chứ không phải chọn công việc của Người và chỉ chọn một mình Người.

Trải nghiệm của Hồng Y Phanxicô Xavier, dẫu quá khắc nghiệt như hoàn cảnh của nó, có thể giúp chúng ta suy nghĩ về các ưu tiên của mình trong thời gian dịch bệnh Corona. Đây cũng là một khủng hoảng cá nhân đối với nhiều người trong chúng ta cũng như đối với tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ và các biến động xã hội cũng như chính trị. Một bài học nhớ mãi đối với Hồng Y Phanxicô Xavier là ngài ý thức sâu sắc về giá trị của giây phút hiện tại. Ngài viết, “Đây là thời khắc duy nhất chúng ta đang có trong tay, quá khứ đã qua và chúng ta không biết liệu có một tương lai hay không. Giây phút hiện tại là kho tàng lớn lao của mỗi người”. Khi chúng ta chấp nhận cuộc sống giãn cách xã hội, liệu chúng ta có quá để tâm đến quá khứ hoặc quá bứt rứt về tương lai? Hoặc là chúng ta có khả năng nhìn thời gian hiện tại, dẫu có thể đang khó khăn, như một quà tặng?

Việc sống giây phút hiện tại trong thinh lặng và giãn cách xã hội không làm cho mọi sự nên dễ dàng. Như Đức Hồng Y Phanxicô Xavier giải thích, “Thời gian trôi chậm trong nhà tù, đó là điều đáng nói nhất của việc cách ly. Hãy tưởng tượng một tuần, một tháng, hai tháng và nhiều hơn nữa… trong thinh lặng”. Chúng dài một cách kinh khủng và khi đã trở thành nhiều năm, chúng là vô tận” . Dẫu chúng ta không nghĩ một điều gì đó khốc liệt hơn sẽ xảy ra nhưng những tuần sau đó, những tháng sau đó vẫn rất nghiệt ngã. Hồng Y Phanxicô Xavier thừa nhận rằng, trong cuộc đời ngài, có những giai đoạn mà ngài cảm thấy hết sức đau khổ khi thấy mình không thể cầu nguyện, “Tôi trải nghiệm sâu sắc sự yếu hèn thể xác và tinh thần của mình”. Nhiều lần ngài viết, ngài đã kêu lên như Chúa Giêsu đã kêu lên trên thập giá, “Lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con”. Mỗi lần như thế, ngài thêm, “Vậy mà, con biết Chúa không bỏ con”. Dẫu thế, những thời khắc này có thể vẫn rất khó khăn cho chúng ta và một đôi khi cũng thật khó để xác tín rằng, đức tin bảo đảm cho chúng ta, chúng ta không bao giờ bị bỏ rơi.

Trong khi hoạ lại trải nghiệm của mình về sự cách ly, Hồng Y Phanxicô Xavier không bao giờ để mình bị cuốn hút vào đó. Đơn giản, cách ly không bao giờ là tất cả đối với ngài. Trên hết, Ngài giữ cho tinh thần mình phấn chấn bằng một cảm thức mình là thành viên của Hội Thánh mà ngài thể hiện theo một cách thức khiến người khác ngạc nhiên. Ngài kể, khi còn bị cách ly ở Hà Nội, một nữ công an mang đến cho ngài một con cá để làm thức ăn, con cá được gói với hai trang nhật báo Vatican, L’Osservatore Romano, vốn theo sự thường là bị tịch thu. Ngài giấu nỗi vui khi nhìn thấy nó; sau đó, một mình, ngài rửa sạch, hong khô tờ báo và cất lấy nó, ngài coi nó như một vật thánh. Ngài giải thích, “Với tôi, trong một chế độ cách ly ngặt nghèo không khoan nhượng đó, những trang này là một dấu chỉ của sự hiệp thông với Roma, với thánh Phêrô, với Giáo Hội và một cái ôm hôn từ toà thánh”. Ngài thêm, “Hẳn tôi đã không thể sống sót nếu không nhận thức mình là một thành phần của Hội Thánh”.

Thế nhưng, cảm thức về cộng đoàn của Hồng Y Phanxicô Xavier không bao giờ chỉ hẹp hòi trong phạm vi Giáo Hội. Giới răn yêu thương là nền tảng cho cuộc sống của ngài. Không ai bị loại ra ngoài; cách riêng, càng không phải là những người canh gác ngài. Các nhà chức trách thường xuyên thay đổi những người canh gác ngài vì sợ rằng, đặt họ ở đó, họ sẽ bị “lây nhiễm” bởi ngài. Sau đó họ ngưng việc đổi người, vì sợ ngài sẽ làm lây nhiễm tất cả. Ngày kia, một trong những người canh gác ngài hỏi, “Ông có yêu thương chúng tôi không? ”, ngài trả lời, “Có, tôi yêu các người”. Người ấy không tin, “Nhưng chúng tôi bỏ tù ông nhiều năm, không một phiên toà, không một bản án và ông vẫn yêu thương chúng tôi? Không thể có điều đó”. Hồng Y Phanxicô Xavier nói với người canh gác mình rằng, “Tôi ở với các ông đã nhiều năm, ông thấy đó là sự thật”. Người ấy nói với ngài, “Khi ông được tự do, ông không phái giáo dân tới đốt nhà chúng tôi và giết gia đình chúng tôi chứ? ”; “Không! Ngay cả nếu các người muốn giết tôi, tôi vẫn yêu thương các người”; “Nhưng tại sao? ”; “Bởi vì Chúa Giêsu dạy tôi yêu thương mọi người, yêu thương ngay cả những kẻ thù của tôi. Nếu tôi không yêu thương, tôi không đáng được gọi là người Công Giáo”. Đó là một chuyện kể phi thường nhắc cho chúng ta rằng, giới răn yêu thương tha nhân của Chúa Giêsu một đôi khi lên tiếng mạnh mẽ nhất vào những thời điểm khi người ta cần đến nó nhất. Một nét đặc trưng cho hoàn cảnh của chúng ta là chăm sóc, cách ly hay không cách ly, chúng ta cũng phải chăm sóc nhau.

Chuyện kể cuối cùng là khi Hồng Y Phanxicô Xavier còn là sinh viên ở Roma, ngài viếng Lộ Đức. Tại hang đá, ngài suy nghĩ về lời Đức Mẹ nói với Bernadette, “Mẹ không hứa cho con niềm vui và những ủi an trên cuộc đời này, nhưng là thử thách và khổ đau”. Ngài tự hỏi với thoáng chút sợ hãi rằng, liệu những lời này cũng nói với mình chăng. Nhiều năm êm ả dần trôi, từ một Giáo sư chủng viện đến Giám đốc, rồi Tổng đại diện và Giám mục sau đó, thì ngài nghĩ rằng, những lời đó chẳng dính dáng chút nào đến mình. Thế nhưng, đến năm 1975 và với năm đó, “Tôi bị bắt vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời với tù đày, cách ly; bấy giờ tôi mới hiểu, Đức Mẹ đã chuẩn bị cho tôi điều này từ năm 1957”.

Trải nghiệm của chúng ta vào những tuần những tháng sắp tới vốn sẽ không khắc nghiệt như trải nghiệm của Đức Hồng Y Phanxicô Xavier, chúng ta tin như thế; nhưng nó cũng trao tặng chúng ta một cơ hội. Đức Hồng Y nói, “Khi tôi trải qua những giờ phút đau khổ cùng cực về thể xác và tinh thần, tôi nghĩ đến Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Với con mắt thế gian, cuộc đời của Ngài là một thất đoạt, thất vọng và thất bại…; vậy mà với cái nhìn của Thiên Chúa, đó là một thời khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của Ngài, bởi đó cũng chính là lúc Ngài đổ máu ra cho ơn cứu độ toàn thể nhân loại”.

Chúng ta đã sống những ngày đầu tiên của cuộc khủng hoảng này. Khắt nghiệt là điều có thể có nhưng phải chăng trong cái nhìn quan phòng thì một điều gì đó xảy ra đã rất trùng hợp với Mùa Chay năm nay? Như Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận tại Lộ Đức, chúng ta có cảnh tỉnh trước những bài học vốn có thể dạy cho mình một điều gì đó?

----------------------------------------------------

Ghi Chú: Cha Roderick Strange là một giáo sư thần học của đại học St. Mary, Twickenham; ngài cũng là Viện Trưởng của Mater Ecclesiae College, một học viện giáo hoàng thuộc đại học St. Mary. Cuốn sách mới nhất của ngài là Newman: The Heart of Holiness, do Hodder & Stoughton xuất bản.

Nguồn: https://www.thetablet.co.uk/features/2/17772/living-in-the-present-moment

Người dịch: Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
 
Văn Hóa
Một số nét về Bộ Talmud của Do Thái Giáo, tiếp
Vũ Văn An
22:14 25/07/2020
Chỉ trích



Nhà sử học Michael Levi Rodkinson, trong cuốn Lịch sử Talmud, đã viết rằng những kẻ phỉ báng Talmud, cả trong lẫn sau khi nó hình thành, "khác nhau nhiều trong tính cách, đối tượng và hành động của họ". Cuốn sách này cung cấp tài liệu về một số người chỉ trích và bách hại đối với Talmud, trong đó có Nicholas Donin, Johannes Pfefferkorn, Johann Andreas Eisenmenger, những người theo Jacob Frank và August Rohling. Nhiều cuộc tấn công phát xuất từ các nguồn chống Do Thái, đặc biệt là các Kitô hữu như Justina Pranaitis, Elizabeth Dilling hay David Duke. Các lời phê bình cũng phát xuất từ các nguồn Hồi giáo, các nguồn Do Thái, và những người vô thần và hoài nghi. Các cáo buộc chống lại Talmud bao gồm những điều bị coi là:

1. Nội dung chống Kitô giáo hoặc chống người ngoại giáo
2. Nội dung vô lý hoặc vô luân về tình dục
3. Làm sai lệch Kinh thánh

Những người bảo vệ Talmud lập luận rằng nhiều chỉ trích này, nhất là những chỉ trích từ các nguồn bài Do Thái, đều dựa vào các trích đoạn bị lấy khỏi đồng văn của chúng, và do đó làm sai lệch ý nghĩa của bản văn Talmud. Đôi khi việc trình bày sai này có chủ ý, trong khi những lần khác, chỉ đơn giản là do không có khả năng nắm bắt được những câu chuyện tinh tế và đôi khi khó hiểu trong Talmud. Một số trích dẫn được các nhà phê bình cung cấp đã cố tình bỏ qua một số đoạn nhằm tạo ra các trích dẫn rõ ràng có tính xúc phạm hoặc nhục mạ.

Thời Trung Cổ

Chính vào lúc các bậc thầy (savoraim) ở Babylon đang đưa ra những kết thúc hoàn hảo cho việc soạn thảo bộ Talmud, thì Hoàng đế Justinian ban hành sắc lệnh chống lại việc deuterosis (việc sao y, lặp lại) bộ Kinh thánh Do Thái. Trong bối cảnh này, người ta tranh cãi liệu deuterosis có nghĩa "Mishnah" hay "Targum" (bản dịch Kinh Thánh Do Thái qua tiếng Aram): trong văn chương giáo phụ, từ này được sử dụng theo cả hai nghĩa.

Các cuộc tấn công toàn diện vào Talmud diễn ra ở thế kỷ 13 tại Pháp, nơi việc nghiên cứu Talmud rất nở rộ. Lời buộc tội chống lại Talmud của người tân tòng Kitô giáo là Nicholas Donin đã dẫn đến cuộc tranh luận công khai đầu tiên giữa người Do Thái và người Kitô giáo và tới việc đốt bản sao Talmud đầu tiên ở Paris năm 1242. Việc đốt các bản sao Talmud sau đó vẫn tiếp diễn.

Talmud cũng là chủ đề cuộc Tranh luận ở Barcelona năm 1263 giữa Nahmanides (Giáo sĩ Do Thái giáo Moses ben Nahman) và người tân tòng Kitô Giáo Pablo Christiani. Cũng một Pablo Christiani này đã thực hiện một cuộc tấn công Talmud khiến có sắc chỉ Giáo Hoàng chống lại Talmud và trong cuộc kiểm duyệt đầu tiên, được thực hiện tại Barcelona bởi một ủy ban các Cha Dòng Đa Minh; ủy ban này đã ra lệnh hủy bỏ các đoạn bị coi là đáng chê trách theo quan điểm Kitô giáo (1264 ).

Tại cuộc Tranh luận ở Tortosa năm 1413, Geronimo de Santa Fé đã đưa ra một số lời buộc tội, trong đó có lời quả quyết có tính định mệnh rằng các việc kết án "những kẻ ngoại đạo", "ngoại giáo" và "bội giáo" tìm thấy trong Talmud thực sự có ý nói bóng nói gió tới các Kitô hữu. Những lời quả quyết này đã bị cộng đồng Do Thái và các học giả của họ phủ nhận; những người này cho rằng tư tưởng Do Thái giáo phân biệt rõ rệt giữa những người được xếp loại ngoại giáo hoặc ngoại đạo, là những người đa thần và những người nhìn nhận một Thiên Chúa đích thực (như Kitô hữu) ngay cả khi họ tôn thờ Thiên Chúa độc thần đích thực một cách không chính xác. Do đó, người Do Thái coi các Kitô hữu như những người bị hướng dẫn sai lầm và hiện sống trong sai lạc, nhưng không phải trong số những "người ngoại giáo" hay "dân ngoại" được thảo luận trong Talmud.

Cả Pablo Christiani và Geronimo de Santa Fé, ngoài việc chỉ trích Talmud, cũng coi nó như nguồn gốc của các truyền thống đích thực, mà một số trong các truyền thống này có thể được sử dụng làm lý lẽ bênh vực Kitô giáo. Các thí dụ về những truyền thống như vậy là những lời tuyên bố cho rằng Đấng Mêxia được sinh ra vào khoảng thời gian Đền thờ bị phá hủy, và Đấng Mêxia ngự bên hữu Thiên Chúa.

Năm 1415, Ngụy Giáo Hoàng Bênêđíctô XIII, người đã triệu tập cuộc tranh luận ở Tortosa, đã ban hành một chiếu chỉ (tuy nhiên, không cho thi hành) cấm người Do Thái đọc Talmud, và ra lệnh phá hủy mọi bản sao của nó. Điều còn quan trọng hơn nhiều là những cáo buộc được đưa ra vào đầu thế kỷ 16 bởi tân tòng Julian Pfefferkorn, vốn là người đại diện của dòng Đa Minh. Kết quả của những lời buộc tội này là một cuộc tranh đấu trong đó hoàng đế và Đức Giáo Hoàng đóng vai trò thẩm phán, còn người biện hộ cho người Do Thái là Johann Reuchlin, người bị phái ngu dân (obscurantists) phản đối; và cuộc tranh cãi này, phần lớn được thực hiện bằng các sách nhỏ, đã, theo quan điểm của một số người, trở thành tiền thân của Phong trào Cải cách.

Một kết quả bất ngờ của sự việc này là ấn bản in hoàn chỉnh của Talmud Babylon, phát hành năm 1520, bởi Daniel Bomberg tại Venice, dưới sự che chở của một đặc ân giáo hoàng. Ba năm sau, tức năm 1523, Bomberg đã xuất bản ấn bản đầu tiên của Talmud Jerusalem. Sau ba mươi năm, Vatican, định chế đầu tiên cho phép Talmud được in ấn, đã thực hiện một chiến dịch nhằm hủy diệt nó. Vào ngày đầu năm mới, tức ngày Rosh Hashanah (ngày 9 tháng 9 năm 1553), các bản sao bộ Talmud bị tịch thu theo một sắc lệnh của Toà án dị giáo và đã bị đốt tại Rôma, tại Campo dei Fiori. Các vụ đốt khác cũng diễn ra ở các thành phố khác của Ý, như vụ đốt tại Cremona năm 1559 do sự xúi giục của Joshua dei Cantori. Việc kiểm duyệt bộ Talmud và các tác phẩm tiếng Do Thái khác được dẫn khởi bởi một sắc chỉ Giáo Hoàng ban hành năm 1554; năm năm sau, bộ Talmud bị đưa vào Danh bạ Triệt hạ (Index Expurgatorius); và năm 1565, Đức Giáo Hoàng Piô IV đã ra lệnh tước bỏ chính tên Talmud của bộ sách. Quy ước gọi tác phẩm là "Shas" (shishah sidre Mishnah) thay vì "Talmud" có từ thời điểm này.

Ấn bản đầu tiên của bộ Talmud bị cấm, mà trên đó hầu hết các ấn bản tiếp theo đều dựa vào, đã xuất hiện tại Basel (1578 - 1581) với việc bỏ toàn bộ chuyên luận của 'Abodah Zarah và các đoạn bị coi là thù nghịch đối với Kitô giáo, cùng với nhiều sửa đổi một số cụm từ. Một cuộc tấn công mới đối với Talmud đã được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII (1575 -85) ra lệnh, và năm 1593, Đức Clementê VIII đã phục hồi lệnh cấm cũ đối với việc đọc hoặc sở hữu nó. Việc gia tăng nghiên cứu bộ Talmud ở Ba Lan đã dẫn đến việc phát hành một ấn bản đầy đủ (Kraków, 1602-5), với việc phục hồi bản văn gốc; như chúng ta được biết, có một ấn bản chỉ chứa hai chuyên luận đã được xuất bản trước đó tại Lublin (1559 - 76). Năm 1707, một số bản sao bộ Talmud đã bị tịch thu ở tỉnh Brandenburg, nhưng đã được khôi phục cho sở hữu chủ của chúng bởi lệnh của Frederick, vị vua đầu tiên của Phổ. Một cuộc tấn công tiếp theo đối với bộ Talmud đã diễn ra ở Ba Lan (tại nơi bây giờ là lãnh thổ Ukraine) vào năm 1757, khi Đức Giám Mục Dembowski, dưới sự xúi giục của phái Jacob Frank, đã triệu tập một cuộc tranh luận công khai tại Kamianets-Podilskyi, và ra lệnh cho mọi bản sao của tác phẩm tìm thấy trong giáo phận của ngài bị tịch thu và đốt cháy.

Lịch sử bên ngoài của bộ Talmud còn bao gồm các cuộc tấn công văn học được thực hiện bởi một số nhà thần học Kitô giáo sau Cải cách, vì những cuộc tấn công vào Do Thái giáo này chủ yếu được điều hướng chống lại tác phảm đó, thí dụ hàng đầu là cuốn Entdecktes Judenthum (Lột Mặt nạ Do Thái giáo), xuất bản năm 1700, của Eisenmenger. Ngược lại, từ thời Phục hưng trở đi, bộ Talmud là chủ đề nghiên cứu khá thiện cảm hơn đối với nhiều nhà thần học, luật gia và nhà Đông phương học Kitô giáo, trong đó có Johann Reuchlin, John Selden, Petrus Cunaeus, John Lightfoot và cha con Julian Buxtorf.

Thế kỷ 19 và sau đó

Ấn bản Talmud của Vilna chịu sự kiểm duyệt của chính phủ Nga, hoặc tự kiểm duyệt để đáp ứng các đòi hỏi của chính phủ, mặc dù điều này ít nghiêm trọng hơn so với một số nỗ lực trước đây: tiêu đề "Talmud" đã được giữ lại và chuyên luận của Avodah Zarah được bao gồm. Hầu hết các ấn bản hiện đại một là bản sao hai là dựa nhiều vào ấn bản Vilna, và do đó, vẫn bỏ hầu hết các đoạn gây tranh cãi. Mặc dù không có sẵn trong nhiều thế hệ, nhưng các phần bị loại bỏ của Talmud, tức các phần Rashi, TosafotMaharsha vẫn được bảo tồn qua các bản in hiếm hoi danh sách các sách sai lạc (errata), được biết dưới tên Chesronos Hashas ("Những phân bị loại bỏ của Sách Talmud"). Nhiều phần trong số những phần bị kiểm duyệt này đã được phục hồi một cách nghịch lý nhờ các bản chép tay không bị kiểm duyệt tại Thư viện Vatican. Một số ấn bản hiện đại của bộ Talmud có chứa một số hoặc tất cả các tài liệu này, hoặc ở bìa sau của cuốn sách, ở lề sách hoặc ở vị trí ban đầu của nó trong bản văn.

Năm 1830, trong cuộc tranh luận tại Phòng Qúy Tộc Pháp liên quan đến việc nhà nước công nhận đức tin Do Thái, Đô đốc Verhuell tuyên bố mình không thể tha thứ cho những người Do Thái ông đã gặp trong các chuyến du hành khắp thế giới một là vì họ từ chối việc công nhận Chúa Giêsu là Đấng cứu thế hai là vì họ sở hữu bộ Talmud. Cùng năm đó, Linh mục Chiarini xuất bản tại Paris một tác phẩm đồ sộ mang tên "Théorie du Judaïsme" (Lý thuyết của Do Thái Giáo), trong đó ngài đã công bố một bản dịch bộ Talmud, đầu tiên để ủng hộ một phiên bản có thể làm cho tác phẩm nói chung có thể tới tay mọi người, và sau đó, được dùng để tấn công Do Thái giáo: chỉ có hai trong số sáu tập dự kiến của bản dịch này ra đời. Trong một tinh thần tương tự, những kẻ kích động chống Do Thái ở thế kỷ 19 thường thúc giục để một bản dịch được thực hiện; và lời yêu cầu này thậm chí đã được đưa ra trước các cơ quan lập pháp, như ở Vienna. Do đó, bộ Talmud và "Người Do Thái Talmud" trở thành đối tượng của các cuộc tấn công chống Do Thái, thí dụ như trong cuốn Der Talmudjude (1871) của August Rohling, mặc dù, mặt khác, họ được bảo vệ bởi nhiều Kitô hữu nghiên cứu Talmud, đặc biệt là Hermann Strack.

Các cuộc tấn công tiếp theo từ các nguồn chống Do Thái bao gồm cuốn Lột Mặt Nạ Talmud của Justinas Pranaitis: Các Giáo huấn Rabbi Bí mật Liên quan đến Các Kitô hữu (1892) và cuốn Âm mưu chống Kitô giáo (1964) của Elizabeth Dilling. Những lời chỉ trích bộ Talmud trong nhiều cuốn sách nhỏ và trang web hiện đại thường có thể được nhận dạng như các trích dẫn nguyên văn từ một trong các tác phẩm này.

Cáo buộc đương thời

Việc chỉ trích bộ Talmud rất phổ biến, phần lớn qua Internet. Báo cáo của Liên đoàn Chống Phỉ báng về chủ đề này nói rằng các nhà phê bình bài Do Thái chống bộ Talmud thường sử dụng các bản dịch sai hoặc trích dẫn có chọn lọc để làm sai lệch ý nghĩa của bản văn Talmud, và đôi khi còn chế tác nhiều đoạn văn. Ngoài ra, những kẻ tấn công hiếm khi cung cấp bối cảnh đầy đủ của các trích đoạn và không cung cấp tư liệu thuộc ngữ cảnh về nền văn hóa trong đó bộ Talmud được soạn tác, gần 2000 năm trước đây.

Gil Student, một tác giả Internet viết rất nhiều, tuyên bố rằng nhiều cuộc tấn công bài Do Thái chống Talmud chỉ đơn thuần tái chế các tài liệu bị bác bỏ bắt nguồn từ các cuộc tranh luận ở thế kỷ 13, đặc biệt là của Raymond Marti và Nicholas Donin, và những lời chỉ trích này dựa vào các trích dẫn xa khỏi bối cảnh và đôi khi hoàn toàn chế tác.



Nhận định thay lời kết

Các trình bầy trên đây dựa vào các Từ điển Bách khoa Công Giáo bộ cũ đầu thế kỷ 20 và bộ mới cuối thập niên 1960 và từ điển mở Wikipedia. Có điều đáng chú ý là các chỉ trích và phê bình Bộ Talmud trên đây phần lớn được dựa vào Từ điển mở Wikipedia. Hai bộ bách khoa Công Giáo đều không đề cập gì tới các lời phê bình chỉ trích Talmud.

Ngoài các điểm chung chung ở trên, trong mục Chúa Giêsu trong Talmud, từ điển mở Wikipedia nói đến những đoạn trong Talmud có thể đã nói về Chúa Giêsu, một Chúa Giêsu không phải nhân vật lịch sử mà một người bị họ bóp méo, nhất là các đoạn nói về Người như một loại phù thủy có môn đệ, người con hay người môn đệ đã kết cục một cách xấu xa, như một học trò tội lỗi đã thực hành ma thuật và thờ ngẫu tượng, ...

Sanhedrin 43a, chẳng hạn, tường thuật phiên xử và hành hình Chúa Giêsu. Ở đây, ngài là thầy phù thủy rù quyến các người Do Thái bỏ đạo. Nên đã bị ném đá và treo cổ vào ngày vọng Lễ Vượt Qua.

Trong Sanhedrin 107b Sotah 47a, Chúa Giêsu được mô tả là học trò của Joshua ben Perachiah, được thầy sai đi để giải thích một từ ngữ, trong bối cảnh ấy, đáng lẽ phải được hiểu là Quán Trọ, thì lại hiểu là vợ chủ quán vì chữ này vừa chỉ quán trọ vừa chỉ nữ chủ nhân. Ông thầy bảo “đó là một quán trọ tươm tất”, trò Giêsu lại bảo “mắt bà ta không thật thà”. Thầy biết ý quở “đồ mất nết! Đó là điều ngươi bận tâm hay sao? ” (nhìn người đàn bà là có tội)...

Một bản văn Talmud thời Trung cổ thuật lại “tình tiết Giêsu” được biết dưới tựa đề Maaseh Yeshu, trong đó, nhân vật Giêsu được mô tả là do Miriam (Maria) vợ của người tên Yohanan bị người tên Giuse lợi dụng lúc đêm hôm có mang mà sinh ra. Lớn lên thành kẻ lừa đảo tự xưng là Đấng được xức dầu!

Như trên đã nói, phần lớn các nhà thức giả Do Thái Giáo cho rằng Talmud không có ý ám chỉ Chúa Giêsu. Họ nói rằng: tên Giêsu (Yeshu) tìm thấy trong Talmud là một tên rất quen thuộc của người Do Thái, có thể chỉ bất cứ ai. Có điều, những người quả quyết Talmud có nói đến Chúa Giêsu phần lớn là những người từ Do thái giáo gia nhập Kitô giáo như Ramón Martí, Pablo Christiani và Nicholas Donin thời Trung cổ.

Từ điển mở Wikipedia cho rằng qua thế kỷ 20, chủ đề Chúa Giêsu trong các trước tác Do Thái giáo ít thiên kiến hơn, dựa vào nghiên cứu bác học nhiều hơn. Các học giả thời kỳ này phần lớn quả quyết rằng không có bằng chứng nào về một Chúa Giêsu lịch sử trong Talmud, phần lớn có tính dã sử và phản ảnh cố gắng của Do thái giáo nhằm phản công các chủ trương và trách móc của Kitô giáo. Năm 2007, Peter Schafer, trong Jesus in the Talmud, cho rằng các điều nhắc đến Chúa Giêsu (như Đấng được xức dầu của Kitô giáo) đã được đưa vào các ấn bản Talmud từ rất sớm (thế kỷ thứ 3, thứ 4), và là những lời chế nhạo các trình thuật Tân Ước.
 
VietCatholic TV
Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô – Khung cảnh tại đây vào chiều thứ Bảy 25 tháng 7
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:44 25/07/2020


Các công nhân đã gỡ bỏ phù hiệu của Hoa Kỳ khỏi lãnh sự quán ở thành phố Thành Đô của Trung Quốc vào chiều thứ Bảy, một ngày sau khi Bắc Kinh ra lệnh đóng cửa vì các mối quan hệ trở nên xấu đi trong một cuộc chiến kiểu Chiến tranh Lạnh.

Trong cuộc họp báo vào sáng thứ Sáu 24 tháng 7, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh là Vương Văn Bân nói Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán tại Thành Đô để trả đũa cho việc Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Texas, và cáo buộc rằng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô đã gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Hạn chót để người Mỹ rời khỏi Thành Đô vẫn chưa rõ ràng, nhưng các phóng viên của AFP đã nhìn thấy một công nhân trên một cần cẩu nhỏ đã gỡ bỏ một phù hiệu tròn của Hoa Kỳ từ phía trước lãnh sự quán, chỉ để lại một lá cờ Mỹ.

Ba xe vận tải của một công ty di chuyển đã đến tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ vào chiều thứ Bảy.

Những người dọn dẹp đã được nhìn thấy đang vứt những túi rác lớn màu đen từ lãnh sự quán vào đầu giờ sáng.

Bắc Kinh nói rằng việc đóng cửa lãnh sự quán Thành Đô là “phản ứng chính đáng và cần thiết đối với các biện pháp vô lý của Hoa Kỳ”, và đã cáo buộc rằng các nhân viên tại cơ quan ngoại giao này gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích của Trung Quốc.

Trong khi đó, các quan chức Washington cho biết đã có những mưu toan không thể chấp nhận được của lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston trong cố gắng đánh cắp bí mật của các công ty Mỹ và các nghiên cứu khoa học và y tế độc quyền.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cuối cùng đã rời lãnh sự quán Houston vào chiều thứ Sáu khi thời hạn 72 giờ trôi qua. Các quan chức ở đó đã được nhìn thấy đang tải những bao tải tài liệu lớn và các vật dụng khác lên xe tải, và ném một số vào thùng rác.

Căng thẳng đã tăng vọt giữa hai cường quốc trên một loạt các mặt trận bao gồm thương mại, việc đối phó với coronavirus của Trung Quốc và luật an ninh mới đối với Hương Cảng. Hoa Kỳ trong tuần này cảnh báo về một “chế độ chuyên chế mới” tại Trung Quốc và các yêu sách lãnh hải ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm thứ Sáu đã tỏ ra cáu tiết về vụ đóng cửa lãnh sự quán ở Houston và đổ lỗi cho Washington về sự lao dốc mạnh mẽ trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên.

Đóng cửa lãnh sự quán Thành Đô là một “phản ứng chính đáng và cần thiết đối với các biện pháp vô lý của Hoa Kỳ”, Vương Văn Bân nói.

“Tình hình hiện tại trong quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ không phải là những gì Trung Quốc mong muốn nhìn thấy, và Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về tất cả những điều này, ” y nói.

Vương Văn Bân nói với các phóng viên rằng một số nhân viên Hoa Kỳ tại lãnh sự quán Thành Đô “đã tham gia vào các hoạt động ngoài khả năng của họ, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, và gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích của Trung Quốc”.

Lãnh sự quán Thành Đô, được thành lập năm 1985, là trung tâm của những tranh cãi trong quá khứ. Một quan chức cấp cao Trung Quốc là Vương Lực Quân (Wang Lijun -王力军) đã xin tị nạn vào năm 2012 khi bỏ trốn Bác Hi Lai (Bo Xilai - 薄熙来), lúc bấy giờ là chủ tịch thành phố Trùng Khánh gần đó, nhưng sau này đã bị kết án chung thân vì tội tham nhũng.


Source:AFP
 
Nỗi buồn của các Giám Mục Hoa Kỳ trước các hành vi tấn công các nhà thờ trong thời gian gần đây
Giáo Hội Năm Châu
05:07 25/07/2020
1. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về các hành vi tấn công các nhà thờ trong thời gian gần đây.

Đức Tổng Giám Mục Thomas G. Wenski của Miami, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, và Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của tổng giáo phận Oklahoma City, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Phát triển Con người của USCCB, đã ra tuyên bố sau đây trước các báo cáo về sự gia tăng những vụ phá hoại và phóng hỏa đốt các nhà thờ:

Trong vài tuần qua, chúng ta đã chứng kiến, giữa nhiều chuyện đau buồn khác, một chiếc xe tông vào nhà thờ và trước khi ngôi nhà thờ ấy bị phóng hỏa, cũng như các bức tượng của Chúa Giêsu Kitô và Đức Trinh Nữ Maria bị làm biến dạng hoặc thậm chí bị chặt đầu. Một nhà thờ là cứ điểm truyền giáo lịch sử cũng đã bị hư hại nặng nề bởi một hỏa hoạn mà nguyên nhân vẫn còn đang trong vòng điều tra.

Cho dù những người thực hiện các hành vi này là những cá nhân có vấn đề muốn tiếng kêu của mình được chú ý hay là các tác nhân thù hận đang tìm cách đe dọa, các cuộc tấn công này là một dấu chỉ của một xã hội cần được chữa lành.

Những sự việc rõ ràng xuất phát từ hành động của con người này, hiển nhiên chẳng có động cơ nào cả. Khi chúng ta cố gắng để hiểu được lý do tại sao họ hủy diệt những biểu tượng thiêng liêng của tình yêu vị tha và lòng sùng mộ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho bất kỳ ai đã gây ra, trong khi cảnh giác chống lại những hành động ấy nhiều hơn nữa.

Quốc gia chúng ta đang thấy mình trong một giờ khắc xung đột văn hóa bất thường. Con đường phía trước phải thông qua lòng cảm thông và sự hiểu biết được thực hành và rao giảng bởi Chúa Giêsu và Mẹ Thánh của Người. Chúng ta hãy suy ngẫm, thay vì phá hủy, những hình ảnh về những gương sáng trong tình yêu của Chúa. Theo gương của Chúa chúng ta, chúng ta hãy đáp lại sự lầm lạc bằng sự hiểu biết, và đáp lại thù hận bằng tình yêu.

2. Thỉnh nguyện thư xin tuyên thánh ngay cho một Giám Mục Brazil mới qua đời vì coronavirus

Hơn 48, 000 người đã ký đơn thỉnh cầu Hội Đồng giám mục Brazil tức khắc mở án tuyên thánh cho một vị giám mục người Brazil mới qua đời vì COVID-19.

Đức Giám Mục Henrique Soares da Costa của giáo phận Palmares, Brazil, vừa qua đời ngày 18 tháng 7, ở tuổi 57. Hơn hai tuần trước, Đức Cha da Costa đã phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện St. Joseph Memorial ở bang Pernambuco thuộc vùng đông bắc Brazil.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ trực tuyến cuối cùng do ngài cử hành ngày 30 tháng 6 vừa qua.

Bản kiến nghị, đăng trên mạng CitizenGo ngày 19 tháng 7, yêu cầu hội đồng giám mục Brazil thỉnh nguyện lên Vatican để châm chước sự chờ đợi 5 năm cho việc mở án phong thánh cho Đức Cha da Costa.

Thông thường, Vatican bắt buộc phải chờ ít nhất 5 năm sau khi chết trước khi một nguyên nhân phong thánh được mở ra, tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng có thể châm chước điều lệ này.

Bản kiến nghị nhận định rằng:

“Giáo Hội Công Giáo ở Brazil đã mất một tên tuổi vĩ đại nhất là Đức Giám Mục Henrique Soares da Costa.”

Bản kiến nghị viết rằng vị giám mục đã chết với một “hương thơm thánh thiện”, và “người Công Giáo từ khắp Brazil và thậm chí ở nước ngoài, khi nghe tin ngài qua đời, đã thốt lên một lời giống như lúc trước khi nghe tin cái chết cuả Thánh John Paul II là: Santo Subito!”, nghĩa là Phong Thánh Ngay Tức Khắc.

Những người ký thỉnh nguyện thư nhấn mạnh rằng:

“Chúng tôi, Giáo hội Brazil, cầu xin các vị mục tử hãy xem xét lời khẩn cầu của các tín hữu và yêu cầu các Giám mục của Chúa Kitô mở án phong chân phước cho ngài.”

Trong chức vụ giám mục, Đức Cha da Costa đã xây dựng một chương trình internet lớn để làm việc tông đồ, gồm có một blog và một trang Facebook nổi tiếng.

Ngài có 97, 000 người theo trên kênh YouTube, là nơi ngài phát hình trực tiếp các Thánh lễ trong cơn đại dịch và đăng các cuộc phỏng vấn và nói chuyện về nhiều chủ đề đức tin. Mỗi chủ đề đã thu hút hàng ngàn lượt xem.

Buồi lễ trực tuyến cuối cùng trên YouTube trước khi ngài qua đời là ngày 30 tháng 6 và đã có 19, 000 lượt xem.

Trước đó vào tháng 3, Đức Cha da Costa đã ra mắt một chương trình trên web để dạy các khóa học về chủ đề Tin Mừng, Thần học Thân xác, Đức Maria qua Kinh Thánh và Bí tích Thánh Thể.

Trang web này cũng bao gồm nhiều bài suy niệm và thánh ca hàng tuần cho các phụng vụ Chúa nhật.

Cố giám mục da Costa được thụ phong linh mục cho Tổng giáo phận Maceió vào ngày 15 tháng 8 năm 1992. Năm 2009, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Aracaju và năm 2014, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Palmares ở bang Pernambuco.

Trong sáu năm lãnh đạo Dân Chúa ở Giáo phận Palmares, Đức cha Henrique luôn luôn đồng hành với các giáo sĩ của mình, như chính ngài thường tuyên bố, 'là một người cha và là một mục tử’.

Trong một bài giảng ngày 19 tháng 7, một người bạn của Đức Cha da Costa là linh mục Paulo Ricardo, nhấn mạnh rằng cái chết của vị giám mục đã khiến nhiều người xúc cảm.

“Tôi cảm thấy mồ côi, tôi vừa mất một người cha, ” vị linh mục nói.

“Nói lên điều này, tôi nghĩ rằng tôi cũng bày tỏ tình cảm của nhiều người ở Brazil, bởi vì Đức cha Henrique đã có một hoạt động tông đồ hữu hiệu và mang lại nhiều hoa trái trên internet. Ngài cũng đã thực hiện ơn gọi đó với tư cách là một nhà văn.”

Đoạn livestream của tang lễ cố giám mục da Costa vào ngày 19 tháng 7 đã được truy cập hơn 125, 000 lần.
 
Ngoạn mục: Tầu cộng rút khỏi lãnh sự quán Houston, Texas giữa tiếng reo hò chế giễu của người Việt
Giáo Hội Năm Châu
07:16 25/07/2020
Vào chiều thứ Sáu 24 tháng 7, các nhân viên ngoại giao Trung Quốc đã rời lãnh sự quán tại Houston, Texas giữa những tiếng reo hò chế giễu của một đám đông sau khi chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa tòa nhà, và gọi đó là một trung tâm gián điệp ăn cắp các sản phẩm trí tuệ của Mỹ và tài liệu của các công ty.

Khoảng 100 người biểu tình trong đó có đông đảo người Việt đã hét lên “cút ngay về Tầu đi”, đồng thời tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là một bọn ăn cắp và vi phạm nhân quyền. Họ vẫy những lá cờ và hô vang các khẩu hiệu khi nhân viên lãnh sự quán xếp đồ đạc vào các thùng để chất lên một chiếc xe vừa mới thuê.

Tòa nhà năm tầng trong tuần này đã trở thành điểm nóng mới nhất giữa Bắc Kinh và Washington về thương mại, đại dịch coronavirus mới và các cuộc diễn tập quân sự ở Đông Nam Á.

Ngay sau 4 giờ chiều (2100 GMT) là hạn chót để đóng cửa lãnh sự quán, một nhà báo của Reuters đã chứng kiến một nhóm người sử dụng các khoan lớn chạy bằng điện và xà beng để mở cửa phía sau.

Sau khi nhóm người này đi vào bên trong, hai thành viên mặc đồng phục của Cục An ninh Ngoại giao Hoa Kỳ đã đến để canh giữ cửa để họ muốn làm gì thì làm.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Theo một nhân chứng của Reuters, nhân viên lãnh sự quán đã rời khỏi tòa nhà ngay sau 4 giờ chiều và ra đi trong các chiếc xe giữa những lời chửi bới và chế giễu của người biểu tình.

Trong số những người biểu tình, có anh Mã Trọng Ni (Zhony Yi Ma - 马仲尼), 34 tuổi, đã tới Houston cùng một nhóm bạn người Hoa từ New York để chế giễu các nhân viên lãnh sự quán. Cảnh sát đã ngăn đám đông khi họ muốn tấn công vào tòa nhà từ cửa trước.

Anh Mã Trọng Ni nói: “Chúng tôi muốn chấm dứt Đảng Cộng sản Trung Quốc, quang phục Trung Quốc và xây dựng một quốc gia như Mỹ”.

Những người biểu tình khác bao gồm cả một nhóm những người ủng hộ nhóm tâm linh Pháp Luân Công, đã bị cấm ở Trung Quốc. Anh Dao Bằng (Tao Peng - 陶鹏), 48 tuổi, đứng lặng lẽ cầm biểu ngữ kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa cộng sản.

Một nhà khoa học người Hoa chuyên về y khoa tại Houston tố cáo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xâm nhập vào các nhóm nghiên cứu tại Mỹ và người Mỹ không thể tin tưởng Trung Quốc được.

“Tôi đã lớn lên ở Trung Quốc đại lục và đã thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc nói dối như thế nào, ” cô nói trong khi một chiếc xe tải do Pháp Luân Công thuê đi vòng quanh khu vực với biểu ngữ hai bên với các dòng chữ “Tự do khỏi chủ nghĩa Cộng sản” và “Chúa chúc lành cho nước Mỹ”.

Hôm thứ Sáu, các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết rằng lãnh sự quán Houston là một trong những ổ tội phạm tồi tệ nhất với các vấn đề liên quan đến gián điệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Nhật Nguyễn, 58 tuổi, ca ngợi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và cáo buộc những người cộng sản Trung Quốc làm gián điệp trên khắp thế giới. Ông đội mũ chiến dịch Trump 2020 và mang theo một lá cờ cũ của chính phủ miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn chống lại miền Bắc cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Houston là một trung tâm y tế lớn được biết đến với các nghiên cứu hàng đầu về ung thư, các bệnh truyền nhiễm và kể từ khi đại dịch xảy ra trong năm nay là trung tâm nghiên cứu vắc-xin cho coronavirus. Thành phố này cũng là nơi có hàng chục nhà sản xuất dầu khí phát triển các công nghệ được sử dụng trên toàn thế giới.


Source:Reuters
 
Các tín hữu Công Giáo Brazil kêu gọi tuyên thánh cho vị Giám Mục vừa qua đời vì coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:17 25/07/2020
1. Giám mục Ba Tây thứ ba qua đời vì Covid 19

Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, tử vong tại Ba Tây đã lên đến 80, 251 người chết, trong số 2, 121,645 trường hợp nhiễm coronavirus.

Hội Đồng Giám Mục Ba Tây cho biết hôm 18 tháng Bẩy, Ðức Cha Henrique Soares da Costa, giám mục giáo phận Palmares, trong tiểu bang Pernambuco của Ba Tây, đã qua đời vì Covid-19, hưởng thọ 57 tuổi. Ngài là vị Giám Mục thứ ba của Ba Tây qua đời vì Covid-19.

Thông cáo của Hội đồng giám mục Ba Tây cho biết Ðức Cha da Costa được đưa vào khoa Chăm Sóc Đặc Biệt của bệnh viện “Memorial San José” ở Recife hôm 04 tháng 07 vừa qua. Tình trạng sức khỏe của ngài xấu đi rất nhanh trong những ngày sau đó và ngày 16 tháng 07, khí quản có vấn đề nghiêm trọng phải thở bằng máy trợ thở.

Ðức Cha da Costa sinh năm 1963 tại Panado, tiểu bang Alagoas, được thụ phong linh mục năm 1992 và được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá cho giáo phận Aracaju năm 2009. Năm 2014, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Palmares.

Ngài thường viết các bài báo và bình luận trên nhiều tờ báo Công Giáo địa phương, thực hiện một chương trình phát thanh, và đã là Chủ tịch Ủy ban mục vụ giáo dục và văn hóa của giáo tỉnh Ðông Bắc Ba Tây.

Ðức Cha da Costa là vị giám mục thứ ba người Ba Tây chết vì Covid-19, sau Ðức tổng giám mục Aldo Pagotto, nguyên tổng giám mục của Paraiba, đã bị ung thư trước đó, qua đời ngày 14 tháng Tư. Tiếp đến là Ðức Cha Pedro Ercílio Simon, tổng giám mục Passo Fundo, qua đời ngày 01 tháng 06 ở tuổi 78.


Source:Independent Catholic News

2. Thuốc chủng ngừa coronavirus của Pfizer-BioNTech cho thấy đầy hứa hẹn

Ngành công nghệ sinh học BioNTech của Đức và nhà sản xuất thuốc Pfizer /phai-giờ/ của Mỹ hôm thứ Hai cho biết dữ liệu từ một thử nghiệm trong giai đoạn đầu của thuốc chủng ngừa coronavirus của họ cho thấy rằng nó đã kích thích được tình trạng miễn dịch và không gây ra các phản ứng phụ đối với cơ thể, tương tự như kết quả đã thấy trong thử nghiệm trước đó.

Trong nghiên cứu được thực hiện ở Đức, trên 60 tình nguyện viên khỏe mạnh, thuốc chủng ngừa này đã tạo ra các kháng thể trung hòa coronavirus ở những người được tiêm hai liều, phù hợp với kết quả trước đó từ một thử nghiệm ở giai đoạn đầu tại Hoa Kỳ.

Cổ phiếu của BioNtech tại Mỹ đã tăng 5%, trong khi cổ phiếu của Pfizer cao hơn một chút với 36.44 đô la.

Theo kế hoạch phát triển nhanh, các công ty cho biết họ dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm vào cuối tháng này trên 30, 000 người với mục đích chứng minh hiệu quả của thuốc chủng ngừa.

Một loại thuốc chủng ngừa an toàn và hiệu quả chống lại coronavirus mới được coi là thiết yếu để chấm dứt đại dịch vẫn đang hoành hành và đã cướp đi hơn 600, 000 sinh mạng trên toàn thế giới.

Chuyên gia phân tích hóa sinh Mizuho Vamil Divan nói: “Dữ liệu ngày hôm nay bao gồm các bằng chứng đầu tiên cho thấy thuốc chủng ngừa của chúng tôi tạo ra một phản ứng nơi tế bào. Điều đó rất quan trọng để cho bệnh nhân để phát triển khả năng miễn dịch vững bền với coronavirus mới, ”.

Những đối tượng thử nghiệm không có tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc chủng ngừa, mặc dù có một số người báo cáo các triệu chứng giống như cúm và phản ứng sưng và đau nhức tại chỗ tiêm.

Kết quả này được đưa ra sau khi có các kết quả của hai loại thuốc chủng ngừa COVID-19 khác.

Thuốc chủng ngừa coronavirus của AstraZeneca đang được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford có vẻ an toàn và tạo ra được phản ứng miễn dịch trong các thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn đầu.

Trung Quốc cũng công bố thành công trong thuốc chủng ngừa do CanSino Biologics Inc và một đơn vị nghiên cứu quân sự của Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, không mấy người tin vào các báo cáo của Trung Quốc. Đưa tay ra cho người ta tiêm thuốc chủng ngừa của Trung Quốc thì lại càng có ít người dám liều như thế.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, hơn 150 thuốc chủng ngừa coronavirus đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau trên khắp thế giới, với 23 loại thuốc đã được thử nghiệm trên người.

Anh đã ký thỏa thuận bảo đảm sẽ mua 30 triệu liều thuốc chủng ngừa Pfizer/BioNTech, cũng như cho một loại thuốc chủng ngừa coronavirus khác từ tập đoàn Valneva của Pháp.


Source:Reuters