Ngày 24-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Abba - Lậy Cha
Lm. Vinh Sơn, scj
07:41 24/07/2016
Chúa Nhật XVII Thường Niên C: ABBA – LẠY CHA
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13

Đức Giám Mục Fénelon bên nước Pháp đi kinh lý. Trên đường, Ngài gặp một em bé chăn cừu, thấy em này qùy gối cầu nguyện, ngài tò mò dừng xe lại và hỏi: Con đang làm gì thế? Em bé nói: Thưa Đức Cha, con là đứa trẻ nhà quê, con không biết đọc chữ, vì thế, mỗi khi cầu nguyện, con chỉ biết đọc kinh Lạy Cha, nhưng khi vừa đọc ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ thì con cảm động không cầm được nước mắt, vì con biết con có người cha vô cùng cao cả, là Thiên Chúa.
Sau khi hỏi han, Đức Giám Mục biết em bé ấy đã 14 tuổi, vì thất học, nên em chưa được chịu phép thêm sức. Ngài ghi tên em, và nói với cha xứ cho em được thêm sức cấp kỳ, vì em đã thấm nhuần ý nghĩa cha con giữa em với Thiên Chúa, một điều cơ bản của Giáo lý Công Giáo.
Thấm nhuần ý nghĩa cha con giữa chúng ta với Thiên Chúa trong đời sống, đặc biệt là tâm tình cầu nguyện:tâm tình tha thiết cầu nguyện mỗi ngày của Đức Giêsu với Thiên Chúa, điều mà Chúa Giêsu mong muốn nơi chúng ta. Thật thế, Ngài trong kinh nghiệm sống tình Cha đã mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là Cha hiền, Ngài mời gọi chúng ta khám phá vị Cha chung bằng tâm tình cầu nguyện “Abba – Lạy Cha”. Cha là từ êm ái dịu ngọt nhất nói lên mối dây liên kết giữa Ðấng Tạo Thành với con người – một thụ tạo được nâng lên địa vị làm con Thiên Chúa trong sự săn sóc gần gũi và yêu thương che chở của Ngài.
Kinh “Abba” được ghi nhận nơi hai Tin Mừng Mattheu và Luca. Tuy nhiên Luca ghi lại vắn tắt hơn lời kinh của Matthêu (Mt 6,9-13) trình bày, nhưng nội dung không thay đổi, Matthêu đi vào chi tiết hơn: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Trong lúc đó, Luca ghi nhận vắn tắt nhưng cũng bao hàm ý nghĩa các lời câu trên: “Lạy Cha, nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến”. Và câu kết với Matthêu: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” trong lúc Luca trình bày ngắn hơn nhưng cũng bao hàm ý nghĩa đầy đủ: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
Lời kinh “Abba” mà Chúa Giêsu dạy cầu nguyện diễn tả tâm tình đơn sơ phó thác của cả một cuộc sống thường ngày. Đầu tiên “nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến “, vì Cha là tình yêu, khi danh cha toả sáng, là tình yêu cha trải dài trên trái đất nơi những người con của cha hiện hữu. Tiếp đến là những nhu cầu cấp thiết nhất của cuộc sống, những thực tế của thân phận con người, sự vấp ngã, đối diện với cám dỗ và hiểm nguy cuộc sống. Trong danh cha toả sáng và tình yêu cha trải dài, con tha thiết mong Cha ở bên con vượt khó:
• Lương thực hàng ngày: Lời cầu khẩn như tiếng khóc trẻ thơ báo với mẹ hiền biết mình đang đói cần dòng sữa mẹ nuôi dưỡng. Lương thực trong lời cầu là cơm bánh và những gì cần cho sự sống của thân xác. Lương thực cũng được hiểu là Lời Chúa, là Bí tích Thánh Thể, thứ lương thực thiêng liêng cho phận người. Vâng, đời sống của chúng ta cần được Cha trên trời nuôi dưỡng liên tục. Chúng ta cần cơm bánh nuôi thân xác, nhưng cũng cần thức ăn nuôi đời sống tinh thần. Của ăn tinh thần đó là Tình yêu của Cha hiện diện bên con cho dù con có hờ hững làm ngơ.
• Tha nợ: Nợ đời, là tượng trưng cho thân phận yếu đuối của con người. Đời sống của con cái Cha vẫn còn dính bén đến tội là vì xuất phát từ bụi tro. Ai cũng có tội, tôi phạm tội và cũng có người lỗi phạm đến tôi. Con mong được Thiên Chúa là Cha tha thứ, là Tình yêu của Cha được toả sáng trải dài trên thế gian. Khi yêu cầu tha thứ, con cũng tha thứ cho anh em vì con học nơi cha tình yêu tha thứ. Cho nên, vì là con cha, con phải biết tha thứ: “vì cha nào, con đấy”, "con nhà tông, không giống lông thì giống cánh".
• Khỏi sa chước cám dỗ: Cám dỗ trong đời sống hàng ngày là điều không sao tránh khỏi trong kiếp người, Chúa Giêsu cũng đã bị cám dỗ và đã vượt qua (x. Mt 4,1-11), Ngài cũng mong chúng ta vượt qua (x. Lc 22,40-46). Con người với những cám dỗ từ ngoài vào và những nghiêng chiều theo từ bên trong tâm hồn chính mình. Con không xin mình khỏi bị cám dỗ hay thử thách, chỉ xin được vượt qua chước cám dỗ mà vẫn giữ vẹn lòng tín trung, là thể hiện của lòng hiếu thảo với Cha, là làm cho con được vững vàng trưởng thành trước những phong ba cuộc đời.
Qua những lời cầu lên Thiên Chúa, chúng ta cảm nghiệp ngài là Cha đồng hành với con trong cuộc sống, luôn lo tìm kiếm những gì là tốt nhất cho đời con. Dù có lúc sự cám dỗ mãnh liệt, những thử thách đường đời làm con thật khốn quẫn, con cất tiếng kêu cầu Cha, có lúc con tưởng Ngài như quên lãng, cảm nhận mình là đứa con bị bỏ chợ, bơ vơ giữa phong ba, con thất vọng muốn bỏ cuộc và quên cả Cha. Chúa Giêsu khuyến khích con hãy kiên trì trong lòng trông cậy Cha bằng dụ ngôn người láng giềng xin bánh giữa đêm khuya để tiếp khách, chủ nhà nếu không vì lòng nhân nhưng vì bị quấy rầy nên phải thức dậy mà cho bánh anh láng giềng (x. Lc 11,5-8). Cha chúng ta, Người không để chúng ta thiếu thốn kia mà... Ngài luôn cho chúng ta những gì là tốt nhất cho cuộc đời mình, hãy vững tin dù những lúc thử thách nhất, thử thách đó chẳng phải là “hòn đá”, “rắn rết” hay “bò cạp” của Cha ban đâu. Ngài sẽ ban Thánh Thần để chúng ta vượt qua đồi Canvê mà tiến tới Phục sinh cùng với Đức Giêsu.
“Khi chúng ta lặp lại lời “cầu nguyện của Đức Giêsu”, đến lượt mình, chúng ta dám nghĩ rằng “Chúa Cha yêu thương chúng ta bằng chính tình yêu mà Ngài yêu mến Con Một của Ngài” (Quesson). Chúng ta được chia sẻ với Ðức Giêsu cùng một tương quan với Cha, khi ta gọi tên Cha bằng tình con thảo trong lúc người Do Thái cũng như các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo khi cầu nguyện không dám gọi Thiên Chúa bằng lối gọi quá đỗi thân mật “Abba – Cha ơi”. Phần chúng ta, khi tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, là nhìn nhận người khác là anh em, chúng ta có một người Cha trên trời. Lm. Jean-Luc Vesco nhấn mạnh: “Trong lời cầu nguyện của người con thảo, người Kitô hữu có thể lấy lại lời cầu khẩn này của Đức Kitô:”Lạy Cha” (Ga 4,6; Rm 8,15). Tiếng kêu Cha đó có tính cách riêng biệt, cá nhân. Nó diễn tả một sắc thái thân mật và cũng muốn nhấn mạnh là, mối liên hệ duy nhất và đặc biệt mà Chúa Con có với Chúa Cha cũng là mối liên hệ nối kết tất cả các Kitô hữu với Thiên Chúa”( Jérusalem et son prophète, Cerf, tr 72).
Lời kinh nhẹ nhàng đơn sơ như lời tâm sự của con đối với Cha – Abba như tiếng trẻ thơ gọi Cha trong tình yêu thương: “Ba ơi!”. Abba là tiếng thúc đẩy của Thánh Linh thổi vào tâm hồn của mỗi người để chúng ta “dám” gọi Thiên Chúa là Abba - Cha ơi mà Thánh Phaolô đã khẳng định :”Để chứng thực anh em là con cái. Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: ”Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). Thật thế như Thánh Phaolô xác tín: “Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Abba, Cha ơi!” (Rm 8,15).
Chúng ta được nhận lời như Chúa Giêsu đã hứa:
"Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9-10).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 22/07/2016.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 24/07/2016
81. CON CHUỘT ĐIÊU NGOA.
Tô Tử ngồi nghỉ ban đêm, có hai con chuột cắn đồ vật, ông ta vỗ vỗ xuống ván giường, tiếng cắn đồ im bặt, nhưng một chút sau thì lại cắn tiếp. Tô Tử kêu đầy tớ đem bẫy đến để bẫy, phát hiện tiếng cắn là từ trong một cái túi rỗng, nguyên do là con chuột bị nhốt ở trong túi không thoát thân ra được.
Mở túi ra coi, thì chỉ thấy một con chuột chết, đầy tớ kinh ngạc la lên:
- “Vừa mới cắn đồ vật, làm sao lại có thể chết đột xuất như thế này chứ, không lẽ là tiếng âm thanh của quỷ sao ?” nói xong liền mở túi đổ con chuột ra, con chuột vừa rơi xuống đất liền chạy mất tiêu.
Tô Tử thở dài nói:
- “Người xảo quyệt thường có khả năng xử lý tuyệt vời để tìm đường sống !”
(Tô Đông Pha tập)

Suy tư 81:
Người xảo quyệt –theo tướng học của Hi Trương- là người có cặp mắt láo liên, nhìn không ngay ngắn, mắt ba tròng (trắng) và có phát quang, đây là hạng người mà chúng ta nên tránh kẻo mang họa vào thân.
Người xảo quyệt là người không có tâm hồn chân thật, thích ném đá giấu tay và hay làm ra bộ mặt nai vàng ngơ ngác, và vì nó có hình dáng bên ngoài như thế, nên có khối người mắc mưu của nó mà ôm hận cả đời.
Con cái của Thiên Chúa thì dứt khoác là không xảo quyệt, bởi vì không ai đi dưới ánh đèn sáng mà lại lọt xuống hố nếu không bị mù, chỉ có những người cố tình không thèm ánh sáng soi đường mới lọt xuống hố mà thôi, đó là những người xảo quyệt, họ đi trong ánh sáng nhưng tâm hồn thì để vào nơi những chỗ tối tăm của tội lỗi như: làm sao hại được người này, hạ bệ người kia.v.v... tâm hồn họ đầy ắp những mưu mô xảo trá, tràn lên cả trên ánh mắt, phát ra cả nơi hành động, và thế là người ấy trở thành đệ tử của sư phụ xảo quyệt là ma quỷ.
Con chuột là loài vật mà đã xảo quyệt như thế, thì người xảo quyệt càng nguy hiểm gấp ngàn lần.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 24/07/2016

13. Ăn năn hối cải là việc làm của nội tâm cần phải nổ lực suốt đời, việc này có được là bởi luôn luôn phục tùng đến chết mới thôi.

(Thánh Benedictus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, từ an ninh, gặp gỡ Chúa Kitô, tới các con số thống kê
Vũ Văn An
01:28 24/07/2016
Liên tiếp trong mấy tuần trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Ba Lan, nhiều biến cố thảm họa đã xẩy ra ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức, khiến nhiều người lo ngại, mặc dù ban tổ chức khẳng định không có dấu hiệu khả tín nào đối với an ninh tại địa điểm tổ chức.

An ninh bảo đảm

Thực ra, ngay từ tháng Năm, lúc chưa xẩy ra các biến cố khủng bố nói trên, chính phủ Ba Lan đã lưu ý tới khía cạnh an ninh của việc tổ chức Đại Hội. Họ cho rằng địa điểm chính để tổ chức Đại Hội, tức Krakow, gặp khó khăn trong việc cung cấp chăm sóc y tế cũng như di tản nhanh chóng, vì đường lui tới địa điểm không được thỏa đáng và không đủ các cơ sở y tế. Hơn nữa, vì quá gần sông Vistula nên viễn ảnh bị lụt không hẳn là điều không nên quan tâm.

Chính vì thế, ngoài việc cung cấp binh đội của họ để duy trì an ninh cho Đại Hội, quân đội Ba Lan còn dựng thêm 4 chiếc cầu tạm để giải quyết việc lưu thông.

Theo Hãng A.P., Quân Đội Ba Lan cũng cung cấp lều cho các tham dự viên, một bệnh viện dã chiến và việc chăm sóc y tế, được hỗ trợ bằng các máy bay CASA, 2 trực thăng với dụng cụ y khoa và các xe cứu thương. Các chuyên viên của quân đội sẽ kiểm soát khu vực để phát hiện bất cứ vật dụng nguy hiểm nào, trong khi máy bay thám thính từ trên không cũng sẽ được triển khai. Ngoài ra, vì trong tháng Bẩy, Ba Lan cũng là nơi hội họp của khối NATO, nên chính phủ đã triển khai việc kiểm soát biên giới.

Để khách hành hương an tâm hơn, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, vừa cho hay: sẽ không có bất cứ thay đổi hay hủy bỏ nào đối với cuộc tông du Ba Lan của Đức Phanxicô. Cha cũng cho hay: không có bất cứ nhóm tín hữu nào hủy bỏ việc tham dự biến cố vĩ đại của tuổi trẻ Công Giáo thế giới lần này.

Chính phủ Ba Lan quan tâm tới Đại Hội vì ngoài việc đây là một trong các công trình sáng tạo của người con yêu qúy nhất của đất nước trong hai thế kỷ 20 và 21, người được công chúng Ba Lan coi như vị vua không ngai của họ, nó còn mang đến cho họ một vị Giáo Hoàng không những họ muốn mà họ còn cần nữa, vì hoàn cảnh xã hội và chính trị hiện nay của họ.

Ba Lan hiện do đảng Luật Pháp và Công Lý cai trị, được coi như “đồng minh” của Giáo Hội ở đây. Nhưng gần đây, chính phủ đang bị nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối và các chia rẽ xã hội ngày một gia tăng. Giáo Hội có lẽ là định chế duy nhất có thể trấn an tình hình. Thứ Năm vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Poznan, Chủ Tịch Hội Đồng GM Ba Lan đã ra lời kêu gọi “hòa giải quốc gia”.

Việc đi lại

Dù có thêm 4 cây cầu tạm, người hành hương trẻ đã được “cảnh báo” sẽ phải cuốc bộ đến 18 dặm trên đường đi về Đại Hội. Thực vậy, Anna Chmura, phối trí viên truyền thông của Đại Hội cho hay: “Họ (khách hành hương) sẽ phải sẵn sàng cuốc bộ nhiều giờ, nhưng đây vốn là một đặc điểm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”. Vì đường tới Khuôn Viên Thương Xót dài đúng 9 dặm. Sẽ chỉ có xe buýt cho chừng 2,000 người khuyết tật đã đăng ký với Đại Hội mà thôi.

Căn cứ vào kinh nghiệm Cologne năm 2005 và Sydney 2008, đoạn đường này chỉ càng làm tuổi trẻ Công Giáo hăng say tham gia các biến cố tại Krakow. Đường tới Đại Hội càng dài, lời ca của họ càng vang vọng bay xa.

Ngoài lộ trình đó, khách hành hương lui tới trong thành phố sẽ được dành nhiều thuận lợi. Thực vậy, cơ quan chuyên chở công cộng của Krakow đã phát hành loại vé đặc biệt có giá trị cho cả xe buýt và xe điện, không giới hạn thời gian và số cuộc hành trình mà chỉ tốn dưới 4 dollars. Ngoài việc ấy ra, thành phố còn hứa cho các cư dân đem xe của mình tới đậu miễn phí ở bãi đậu xe dưới bảo tàng viện quốc gia suốt thời gian Đại Hội, để đường phố tiện cho khách hành hương “cuốc bộ”.

Gặp gỡ Chúa Kitô và Đức Giáo Hoàng

Theo ký giả Inés San Martín, lý do họ tham gia Đại Hội là Chúa Giêsu và Đức Giáo Hoàng. Đó là kết quả của một cuộc thăm dò mới đây, vừa được công bố tại Krakow. Đây là cuộc thăm dò trên mạng được 7,400 người trẻ thuộc 100 quốc gia trả lời trên Facebook. Cuộc điều tra này không những cho thấy cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và Đức Giáo Hoàng là lý do chính tại sao họ tham dự biến cố này, mà còn cho biết họ làm thế để “canh tân đức tin của họ, sau cùng với hy vọng cải thiện được thế giới chung quanh”.

Theo cuộc thăm dò trên, đa số người trả lời coi biến cố này rất có tầm quan trọng bản thân, nhưng cũng có nhiều ý nghĩa về mục vụ, với “nhiều hiệu quả có tính biến đổi và dài hạn”. Ba trong bốn người trả lời nói rằng họ muốn “tìm thấy mình qua Chúa Giêsu Kitô”, coi nó như lý do chính để họ tham gia Đại Hội Giới Trẻ Krakow. Hơn 80 phần trăm người trả lời cho biết: gặp gỡ Chúa Giêsu là điều tích cực để “chín mùi và trở thành một người tốt hơn” còn những người khác thì cho biết để “xây dựng một thế giới tốt hơn”, “trở nên nhân hậu và giúp đỡ người nghèo” và “chấp nhận đau khổ và được hạnh phúc”.

Cuộc thăm dò này được thực hiện bởi công ty Tây Ban Nha GAD3, chuyên về các cuộc nghiên cứu và cố vấn về xã hội học và từng thực hiện các cuộc thăm dò cho Đại Hội Giới Trẻ Madrid năm 2011.

Một thế giới hòa bình

Trong khi ấy, người thư ký trong 40 năm của cha đẻ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Krakow, thì cho biết cuộc gặp gỡ lần này là để xây dựng một Âu Châu hòa bình. “Tôi hy vọng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là khởi đầu của một bầu không khí mới mẻ tại Âu Châu, đầy hy vọng và yêu thương lớn lao”.

Ngài cho biết: không những có sự tham dự của tuổi trẻ Công Giáo, mà còn có sự tham dự của một phái đoàn Chính Thống Giáo Nga và nhiều hệ phái thệ phản khác. “Chúng tôi muốn tạo ra một bầu khí liên đới và hòa bình, để chứng tỏ cho thế giới thấy nó có thể ra khác: hạnh phúc hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoà bình và người nghèo, như Đức Thánh Cha Phanxicô vốn nói”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh: các cuộc tấn công của khủng bố tại Pháp và Bỉ không làm nản lòng các khách hành hương: con số khách hành hương Pháp gia tăng đáng kể sau các biến cố thảm khốc ở Paris và Nice.

Các con số thống kê

Tưởng cũng nên biết qua một số thống kê về Ba Lan. Diện tích nước này tương tự diện tích Việt Nam: 323,250 km vuông, nhưng dân số chỉ là 37,507,000 người, trong đó 36,607,000 người theo Công Giáo chiếm 97.6 phần trăm dân số. Giáo Hội ở đây, có 45 giáo phận, 10,379 giáo xứ và 786 trung tâm mục vụ. Hiện có 156 giám mục, 30,661 linh mục, 21,174 nam nữ tu sĩ 1,075 thành viên các viện tu đời, 14,154 giáo lý viên, 125 tiểu chủng sinh và 3,388 đại chủng sinh.

Giáo Hội hiện quản trị 1,425 trung tâm giáo dục Công Giáo mọi cấp, với 213,940 học viên , cũng như 39 trung tâm giáo dục đặc biệt. Giáo Hội cũng có 3,129 trung tâm bác ái xã hội, 54 bệnh viện, 293 bệnh xá, hai trại cùi, 214 nhà cho người cao niên hoặc khuyết tật, 383 viện mồ côi và nhà trẻ, 2,154 trung tâm cố vấn gia đình và các trung tâm khác để bảo vệ sự sống, và 2,190 viện thuộc các loại khác.
 
Giáo Hội Năm Châu 19–25/07/2016: Trại tử thần Auschwitz
VietCatholic Network
13:50 24/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Mạng lưới các trại Auschwitz I, Auschwitz II -Birkenau, và Auschwitz III-Monowitz

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Auschwitz là một mạng lưới các trại tập trung và các trại tàn sát của Đức quốc xã trong thế chiến II. Nó bao gồm Auschwitz I, là trại đầu tiên được thành lập với mục đích là một trại tập trung; Auschwitz-Birkenau II, là trại vừa tập trung vừa tàn sát, Auschwitz III-Monowitz là trại lao động phục vụ chiến tranh, và 45 trại vệ tinh khác.

Auschwitz I đầu tiên được xây dựng để giam giữ các tù chính trị Ba Lan từ năm 1940. Tháng 9 năm 1941, Đức Quốc xã bắt đầu chính sách diệt chủng người Do Thái và Auschwitz-Birkenau II được thành lập để thực hiện “giải pháp chung cuộc của Đức Quốc xã đối với vấn nạn Do Thái”.

Từ đầu năm 1942 đến cuối năm 1944, xe lửa tấp nập vận chuyển người Do Thái tới các phòng hơi ngạt của trại Birkenau từ khắp nơi trên các lãnh thổ do Đức chiếm đóng tại châu Âu. Các tù nhân bị giết bằng thuốc trừ sâu Zyklon B. Ít nhất 1.1 triệu tù nhân chết tại trại tập trung Auschwitz, khoảng 90 phần trăm trong số họ là người Do Thái. Khoảng 1 phần 6 những người Do Thái thiệt mạng trong chính sách diệt chủng người Do Thái đã chết tại Auschwitz. Những người khác đã bị đưa đến Auschwitz bao gồm 150,000 người Ba Lan, 23,000 người Rumani, 15,000 tù binh chiến tranh Liên Xô, và hàng chục ngàn người với các quốc tịch khác nhau.

Những người không bị giết chết trong các phòng hơi ngạt thường chết vì đói, bị cưỡng bức lao động, bệnh truyền nhiễm, hành quyết, hay bị dùng làm thí nghiệm y khoa.

Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2, có 7,000 thành viên của Schutzstaffel Đức, thường được gọi là quân đoàn tử thần SS, phụ trách công tác cai ngục và tàn sát các tù nhân. Cách nào đó chỉ có 12 phần trăm trong số những kẻ này bị kết án về các tội ác chiến tranh. Một số người, trong đó có chỉ huy trại là Rudolf Höss, bị xử tử. Nhưng đa số đều thoát tội và sống nhởn nhơ bên các nước Nam Mỹ.

2. Tranh cãi trong lịch sử

144 tù nhân đã trốn khỏi trại tập trung Auschwitz thành công nhưng các lực lượng đồng minh từ chối tin vào các lời khai của họ về sự tàn bạo trong trại, và từ chối không đánh bom trại, kể cả các đường sắt dẫn vào trại. Điều này vẫn còn gây tranh cãi.

Hôm Chúa Nhật 21 tháng Sáu, 2015, nói chuyện với giới trẻ tại Turin, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Bi kịch Armenia nổ ra hồi đầu thế kỷ trước, khi hàng triệu người phải mất mạng. Các cường quốc ở đâu lúc đó? Họ ngoảnh mặt quay đi, bởi họ xem những người bỏ mạng là một dân tộc hạng hai. Rồi còn thảm họa diệt chủng thời Đức quốc xã. Các cường quốc đã có những tấm không ảnh chụp các chuyến tàu chở người Do Thái, người Roma, những người đồng tính, và các Kitô hữu đến những trại tập trung để bị giết. Nhưng tại sao, các cường quốc không ném bom ngăn chặn? Là vì lợi ích của họ!”

Ngày 27 tháng Giêng năm 1945, Auschwitz được giải phóng và người ta mới thực sự tin vào các báo cáo về các lò hơi ngạt.

3. Chương trình thăm viếng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Sau thánh lễ riêng lúc 7h sáng tại nhà nguyện Tòa Tổng Giám Mục Krakow, lúc 9:30h sáng thứ Sáu 29 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm trại tử thần Auschwitz.

Cũng như các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Thánh Cha sẽ đi bộ qua cổng chính của trại dưới một khẩu hiệu đầy mỉa mai “Arbeit macht frei” nghĩa là “Lao động giải phóng con người”.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tất cả những bọn độc tài tàn bạo trên thế giới này đều có những câu tương tự như thế. Là người Việt Nam có lẽ chúng ta hiểu thấm thía hơn nhiều dân nước khác những câu như “Lao động là vinh quang” hay đại loại là như thế, được đưa ra chỉ nhằm một mục đích là bóc lột xương máu con người cho bọn cầm quyền được ăn trên ngồi chốc.

Tại Block 11, Đức Thánh Cha sẽ gặp 15 người sống sót trước khi cầu nguyện nhân kỷ niệm 75 năm thánh Maximilian Kolbe tử đạo tại đây.

Khác với các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đến nơi kinh hoàng này mà không phát biểu, không có đám đông. Ngài cầu nguyện âm thầm, và xin Chúa cho ngài “ân sủng để rơi lệ”.

Phòng báo chí Tòa Thánh nhắc nhở các phóng viên là trong một chuyến thăm miền bắc nước Ý vào năm 2014 để đánh dấu kỷ niệm 100 năm thế chiến thứ nhất, ngài cũng đã từ chối đưa ra một bài diễn văn.

Sau khi thăm trại Auschwitz, Đức Thánh Cha sẽ đi xe hơi từ cổng chính của trại, dọc theo tuyến đường sắt, cho đến quảng trường trước Đài tưởng niệm quốc tế dành các nạn nhân của trại Birkenau. 1,000 người được tham dự biến cố này trong đó có 25 vị được Do Thái tôn vinh là “những người công chính giữa các dân nước” cùng với các ký giả Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trong im lặng trước tượng đài trước khi đọc một bài diễn văn.

4. Birkenau là cớ vấp phạm đối với nhiều người.

Birkenau là chứng tá của một ý chí có hệ thống nhằm tận diệt mạng sống con người, được diễn dịch thành những dẫy trại thẳng tắp, với hai hàng kẽm gai phân cách các mương hào do chính các tù nhân đào. Ngày nay, người ta còn thấy các khối xi măng của các lò thiêu, mà bọn Quốc Xã cho nổ tung trước khi bỏ chạy để dấu giếm tội ác của chúng. Mọi sự ở đây đều toát ra một sự khiếp đảm mà tâm trí ta khó có thể chấp nhận được, khó có thể hiểu nổi tại sao con người lại có thể làm điều ấy với đồng loại của mình.

Đứng trước nơi khiếp đảm này nhiều người tự hỏi: “Thiên Chúa đang ở nơi đâu?” Đó là câu hỏi đầu tiên mà Elie Wiesel, người lãnh giải Nobel về Hoà Bình, đã hỏi khi cho rằng: “trước khi Thiên Chúa hỏi tôi 'ngươi đang ở đâu', tôi phải hỏi Người 'Chúa ở nơi đâu khi người ta giết anh tôi, giết chị tôi, giết dân tộc tôi?'“

Chúng ta biết rằng Thiên Chúa tôn trọng tự do con người kể cả tự do chống lại Ngài. Và khi Con một Ngài phải gánh chịu một hình thức bạo lực tàn bạo là bị đóng đinh chân tay vào Thánh Giá, Thiên Chúa đã không can thiệp. Nhưng đối với nhiều người, những câu hỏi ấy vẫn là những câu hỏi không dễ dàng trả lời.

5. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và trại tập trung Auschwitz

Còn đối với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trại tập trung Auschwitz này chính là trường dạy thánh thiện của ngài: chính tại đây, ngài tìm ra sự thật về con người, và quyết định xem chức linh mục của ngài như một lời đáp trả đối với những gì xẩy ra trong Thế Chiến II, những đau khổ lớn lao mà người khác phải trải nghiệm thay vì ngài.

Thực thế, chính trong cuộc chiến đó, Wojtyla đã quyết định trở thành linh mục và gia nhập chủng viện hầm trú do Đức Hồng Y Adam Sapieha tổ chức. Đối với ngài, là người mà từ niên thiếu đã có nhiều bạn hữu Do Thái, Auschwitz không phải chỉ là một thảm kịch trừu tượng nhưng nó tạo nên một phần đời ngài. Kinh nghiệm Auschwitz phát sinh nơi Đức Gioan Phaolô II một dấn thân mạnh bạo để tranh đấu cho phẩm giá và quyền lợi con người, cho việc tìm kiếm đối thoại giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo, cho cuộc gặp gỡ tại Assisi giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo để mọi người cùng hợp tác vào nền văn minh tình thương.

Năm 1965, lúc còn là một Tổng Giám Mục trẻ của Krakow, tức cũng là Tổng Giám Mục của Auschwitz, Đức Wojtyla đã tới đây cử hành Lễ Các Thánh. Trong bài giảng hôm đó, ngài nói rằng ta có thể nhìn chỗ này bằng con mắt đức tin. Dù Auschwitz là nơi cho ta thấy con người có thể trở nên độc ác đến mức nào, ta vẫn không thể để mình bị đánh qụy vì cái cảm tưởng khủng khiếp này, trái lại phải nhìn tới những dấu chỉ của đức tin, như thánh Maximilian Kolbe từng làm. Theo Đức Wojtyla, Auschwitz cũng làm chứng cho sự cao cả của con người, cho những gì con người có thể thực hiện được, đó là bước theo Thầy Chí Thánh để chinh phục sự chết nhân danh tình yêu, như Chúa Kitô từng làm.
 
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Nghi Lễ Khai Mạc sẽ đặt trọng tâm vào Thánh Gioan Phaolô II
Vũ Văn An
16:56 24/07/2016
Thánh Gioan Phaolô II từng nói: “Ngọn lửa thương xót cần được chuyền cho thế giới”. Sứ mệnh được Vị Giáo Hoàng người Ba Lan này giao cho chúng ta sẽ được chu toàn từng chữ trong cuộc gặp gỡ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31.

Chạy đua tiếp sức Tia Lửa Thương Xót

Ngày đầu tiên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, 26 tháng Bẩy, sẽ bắt đầu với cuộc rước Tia Lửa Thương Xót từ Łagiewniki tới Błonia. Lộ trình này sẽ bao gồm các địa điểm quan trọng đối với Thánh Gioan Phaolô II ở Krakow, cả trước thời ngài làm giáo hoàng, lẫn thời ngài đã làm giáo hoàng, thí dụ, Nhà Thờ Thánh Florian hay Nhà Thờ Chính Tòa Wawel. Cuộc chạy bộ này sẽ bắt đầu với một nữ tu thuộc Dòng Nữ Tu Đức Bà Thương Xót ở Łagiewniki và những người tiếp theo sẽ chuyền tay Tia Lửa Thương Xót này cho đến khi cuối cùng nó được trao cho Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, người sẽ chủ tế Thánh Lễ. Ngọn Lửa Thương Xót sẽ được đốt trên bàn thờ và sẽ theo khách hành hương suốt thời gian của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Trên đường theo vết chân Thánh Gioan Phaolô II, sẽ có những văn thư lưu trữ trình bầy Vị Giáo Hoàng người Ba Lan tại những nơi đoàn chạy đua dừng lại.

Trong khi ấy, tại Błonia…

Cuộc chạy đua tiếp sức Tia Lửa Thương Xót sẽ được chiếu trên màn hình lớn đặt tại Błonia cùng với các chứng từ cảm nghiệm lòng thương xót và hiện thân giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong đời sống những người có thật. Cùng một lúc, trên sân khấu, các hướng dẫn viên ngợi khen và thờ lạy và các hướng dẫn viên ca múa của Phong Trào Lednica 2000 sẽ trình diễn và hướng dẫn các điệu vũ cho tuổi trẻ thế giới. Weronika Griszel, phối trí viên của Ban Các Biến Cố Chính cho biết: “chúng tôi muốn trình bầy Lednica 2000 có nghĩa gì đối với giới trẻ và Cha Jan Góra đã làm những gì cho giới trẻ, ngài chắc chắn sẽ chúc phúc cho chúng ta từ trên trời”. Trong số nhiều nghệ sĩ, Ivan Komarenko sẽ trình diễn với ban hợp ca nhi đồng đến từ Phi Châu.

Cuộc Chạy Bộ Các Biểu Tượng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Vì khẩu hiệu của ngày đầu tiên là “Gioan Phaolô II, nhà sáng lập Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”, nên lịch sử hành hương các biểu tượng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ được khai mở. Thánh Giá và Ảnh Đức Mẹ Cứu Chữa Dân Rôma sẽ được rước quanh Công Viên Błonia giữa các khu vực và được chuyền tay bởi các nhóm bạn trẻ từ các nước từng diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới theo thứ tự thời gian. Giới trẻ sẽ rước kiệu trong áo sơ mi với huy hiệu của các đại hội từ trước tới nay và phân biệt bởi mầu cờ quốc gia bắt đầu từ Rôma tới Krakow. Cùng với đoàn rước, trên màn ảnh sẽ chiếu các tường thuật ngắn của các Đại Hội trrước. Cuộc rước các biểu tượng sẽ được kèm theo các thánh ca của các đại hội trước, được ca đoàn và dàn nhạc của Đại Hội trình diễn.

Trọng điểm sẽ là Thánh Lễ

Thánh Lễ sẽ được cử hành dưới hình thức Thánh Gioan Phaolô II. Nội dung của nó trên hết sẽ là lời cầu xin được chúc phúc và sinh hoa trái thiêng liêng cho Đại Hội. Cha Marek Hajdyła, đứng đầu Ban Các Biến Cố Chính cho hay: “Đây cũng sẽ là lời mời gọi những ai vẫn chưa chắc chắn có nên tới Krakow hay không”. Vì Ba Lan nằm gầy Đông Âu, Tin Mừng sẽ luôn được hát trong hai nghi lễ: Công Giáo Rôma và Byzantine Slavic. Cha Robert Tyrała chịu trách nhiệm về âm nhạc phụng vụ trong nghi lễ khai mạc.
 
Hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Không được rước lễ những cặp Ly dị, Tái hôn, Sống Chung và Đồng tính mà họ đang có đời sống tính dục với nhau.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:32 24/07/2016
Hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Không được rước lễ những cặp Ly dị, Tái hôn, Sống Chung và Đồng tính mà họ đang có đời sống tính dục với nhau.

(CNSNews.com) – Thi hành tông thư mới đây về hôn nhân và gia đình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Philadelphia, Charles Chaput, vừa đưa ra “những hướng dẫn mục vụ” vào tháng này giải thích rõ rằng những cặp ly dị và tái hôn, cũng như các cặp sống chung và các cặp đồng tính vẫn có sinh hoạt tính dục với nhau thì không thể Rước Lễ, một bí tích của Giáo Hội.

Tổng Giám Mục Chaput cho biết thêm rằng những người này cũng không được giữ những phần vụ trách nhiệm nào tại giáo xứ như thành viên của hội đồng giáo xứ hay trong ban phụng vụ như thừa tác viên lời Chúa hay Thánh Thể.

Bản hướng dẫn nói rõ rằng trong Tông Thư “ Niềm vui Yêu Thương” – Không hề có sự thay đổi về giáo lý của Giáo Hội cũng như giáo luật cho phép về hôn nhân.”

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói trong bản hướng dẫn của ngài rằng những người ly hôn hay ly dị chịu nhiều đau khổ nếu họ bị tách biệt ra khỏi con cái của họ, hay phải đối diện với một cuộc sống thiếu vắng sự thân mật vợ chồng và viễn tượng không có con. Các cha sở cần chăm sóc những người này qua tình bạn, sự hiểu biết và giúp đỡ thiết thực.

Ngoài ra, những người ly hôn hay ly dị mà không có bạn tình mới và nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ gia đình của mình cũng như nhiệm vụ của một Kitô hữu thì “ không có trở ngại gì trong việc được rước lễ và nhận các bí tích khác.”

Đối với người đã ly dị và tái hôn thì họ phải sống đời sống khiết tịnh với bạn tình, như anh trai và em gái với nhau nếu họ muốn rước lễ.

Lời dạy của Giáo Hội đòi buộc họ phải tránh những thân mật tính dục. Điều này được áp dụng ngay cả nếu họ phải (vì lý do chăm sóc cho các con) tiếp tục sống trong cùng một nhà.

Việc cố gắng để sống như là anh trai và em gái thì cần thiết cho những người ly dị và đã tái hôn theo luật đời để nhận phép hòa giải trong Bí Tích Hòa Giải, sẽ mở đường cho việc họ được chịu phép Thánh Thể. Nếu họ không giữ được sự khiết tịnh, họ phải đi xưng tội trước khi họ có thể rước lễ.

Họ cũng không thể đảm nhận một chức vụ có trách nhiệm nào trong giáo xứ. Đây là lời dạy nghiêm khắc cho nhiều người, nhưng không như thế sẽ làm cho người ta hiểu sai về Bí Tích Thánh Thể và Giáo Hội.

Những cặp đôi không làm phép cưới mà vẫn sống đời chăn gối với nhau như vợ chồng – sống chung – thì không thể rước lễ vì họ phạm tội trống (ai cũng thấy) lời dạy của Giáo Hội về tình dục, Đức Giám Mục Chaput viết như vậy. Sự thân mật tính dục chỉ được cho phép trong hôn nhân hợp lệ giữa một người nam và một người nữ với ý hướng sinh con cái… không ngừa thai.

Khi làm việc với cha xứ của mình, một cặp sống chung phải giữ mình khiết tịnh cho đến khi họ làm phép hôn phối theo luật đạo, hoặc là họ phải ly hôn, nếu họ không có con. Nếu cặp sống chung đã có con với nhau, vì tương lai của con trẻ, họ có thể tiếp tục chung sống với nhau nhưng phải giữ đức khiết tịnh, nghĩa là không được sinh hoạt tính dục như vợ chồng.

Đối với những cặp đồng tính có sinh hoạt tính dục với nhau thì họ không thể rước lễ. Đức Giám Mục Chaput giải thích, “ hai người đồng tính sinh hoạt tính dục công khai với nhau, dù cho có thành thật như thế nào, cũng tạo ra một phản chứng với niềm tin Công Giáo, tạo sự hiểu lầm trong cộng đồng dân Chúa.

Mối quan hệ như thế không thể được chấp nhận trong đời sống xứ đạo vì nó làm sói mòn niềm tin của cộng đồng, nhất là các trẻ em.

Đức Tổng Giám Mục giải thích tiếp “ Niềm tin Công Giáo của chúng ta bắt nguồn từ Kinh Thánh, dành sự biểu hiện thân mật tính dục cho một người nam và một người nữ đã giao ước với nhau trong một cuộc hôn nhân hợp lệ. Chúng ta tin giáo huấn này là sự thật và không thay đổi, là bản chất và là mục đích của đời sống chúng ta, những con cái của Chúa Hằng Sống, Đấng luôn mong muốn cho chúng ta được hạnh phúc.”

“Giáo Hội kêu gọi những ai có khuynh hướng về đồng tính hãy cố gắng để sống một đời sống khiết tịnh vì nước Thiên Chúa.”

Đức Tổng Giám Mục nói rằng các vị mục tử “nên nhấn mạnh cho những người trong hoàn cảnh ấy rằng họ đang được Thiên Chúa yêu thương, Chúa Giêsu Kitô mong muốn họ nhận phần gia nghiệp như con trai và con gái của Cha Trên Trời và như một tín hữu, họ có thể vượt qua khó khăn nhờ ân sủng dồi dào từ Thiên Chúa.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Lễ phục của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được các thiếu nữ Iraq tị nạn thực hiện
Đặng Tự Do
21:59 24/07/2016
Lễ phục Giáo hoàng trong các chuyến tông du nước ngoài thường do nước chủ nhà chịu trách nhiệm. Trong các chuyến tông du của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng các lễ phục được làm riêng cho các dịp này bởi các cộng đồng bản địa, các nữ tu và ngay cả các tù nhân.

Các lễ phục Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mặc trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow được thực hiện bởi một nhóm các cô gái tị nạn Iraq đang sống ở Jordan. Theo lời của họ, các lễ phục đã được thực hiện với các “vật liệu còn sót lại” trong số những miếng vải được người ta giao cho họ may thành quần áo. Đây được coi là một câu chuyện thành công của các cô gái Iraq trong bối cảnh quá nhiều đau khổ của các tín hữu Kitô tị nạn.

“Chúng con cũng đã từng bị ném đi bởi những kẻ tâm địa xấu xa đã trục xuất chúng con khỏi đất đai của mình,” họ viết như thế trong một lá thư gởi tới Đức Thánh Cha Phanxicô và được công bố trên trang Web chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. “Chúng con đã làm lễ phục từ những mảnh vải bị loại bỏ, nhưng những thứ xinh đẹp, hữu ích để làm vinh danh Chúa, thường đến từ những gì bị người đời từ chối.”

Những phụ nữ trẻ đã ước ao được tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này, nhưng vì tình trạng tị nạn của họ, thị thực của họ đã bị từ chối.

Tại Jordan, họ đã được chào đón bởi các linh mục Công Giáo và một nhóm các nữ tu, là những người đã giúp họ có thể đứng trở lại trên đôi chân của mình thông qua một cửa hàng may, nơi họ được huấn luyện. Từ đó, họ đã khởi động được thương hiệu quần áo của mình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Như Một Lời Nguyền - Kỷ niệm 20 Năm VietCatholic News – Perth, Australia
Ca Đoàn Thánh Linh Tây Úc
06:40 24/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Thánh lễ tạ ơn đặt viên đá xây dựng nhà thờ Thánh Tâm giáo xứ Tân Thông giáo phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
21:55 24/07/2016
Thánh lễ tạ ơn đặt viên đá xây dựng nhà thờ Thánh Tâm giáo xứ Tân Thông giáo phận Phú Cường

Bao êm đềm khi lắng tai nghe: "Chúng ta hãy mau về nhà Chúa chúng ta". Lời kinh Cựu ước đã được phổ nhạc và được ca đoàn giáo xứ thể hiện trong phần ca nhập lễ, mở đầu thánh lễ tạ ơn xây dựng nhà thờ Thánh Tâm tại Giáo xứ Tân Thông, Hạt Củ Chi, Giáo phận Phú Cường.

Xem Hình

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 24/7/2016, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục giáo phận đã về dâng lễ tạ ơn này. Cùng hiệp dâng có cha quản hạt Simon Nguyễn Văn Thu, cha chánh xứ Tân Thông Giuse Nguyễn Phát Tài, cha cựu chánh xứ Phaolô Nguyễn Văn Khi, cùng 15 cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự Thánh lễ còn có quý tu sĩ, quý khách xa gần và bà con giáo dân trong xứ, ước khoảng 1200 người.

Mở đầu, rước đoàn đồng tế ra vị trí bàn thờ cũ, Đức Cha Giuse đọc lời nguyện làm phép khu đất, làm phép viên đá tượng trưng, gắn kết vào trụ đỡ và rảy nước thánh toàn bộ khu đất trong lời ca vang tạ ơn cùng tiếng vỗ tay của cả cộng đoàn. Tiếp theo, đoàn rước tiến ra phía cổng chính, nơi đặt thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót (Có lễ đài cao rộng, có nhiều cây cao), Đức Cha Giuse đã dâng lễ tại đây, thật là ý nghĩa và tốt lành.

Trước lễ, cha chánh xứ Giuse giới thiệu lên Đức Cha và cộng đoàn về công việc chuẩn bị với ước mong xây dựng một nơi thờ phượng mới, sau đó từng đoàn thể, các khu các giới và cả cá nhân dâng kính Đức Cha những viên gạch có ý quyết tâm đóng góp của các hội đoàn.

Mừng kính Thánh Tâm Chúa, trong bài giảng, Đức Cha Giuse đã nhắn nhủ cộng đoàn: Thánh Tâm Chúa hay nói cách khác tình thương của Chúa xuất phát từ đáy tim của Ngài. Ngài yêu thương thụ tạo do Ngài dựng nên là con người quá đỗi, hơn hẳn các loài thụ tạo khác. Là con người yếu đuối không biết đâu là bến bờ cùng với lối sống tham lam, con người đã tự đánh mất mình, đã lạc xa đường lối Chúa. Trong đoạn Tin mừng hôm nay Đức Giêsu đã thể hiện yêu thương của Người bằng cách "quyết tâm đi tìm chiên lạc". Người sẵn sàng để lại 99 con chiên trong chuồng để đi tìm con chiên bị lạc, cho dù phải vất vả khó khăn.

Chúng ta xây dựng ngôi nhà thờ để làm nơi Chúa ngự. Hàng ngày, chúng ta đến kính viếng tôn vinh Ngài, chúng ta luôn ở trong vòng tay yêu thương của Ngài, chúng ta không bị lạc. Chúng ta phải có bổn phận nói cho mọi người chung quanh là: "Chúng tôi được Thiên Chúa yêu thương và mong muốn của chúng tôi là hết thảy mọi người được Thiên Chúa yêu thương". Mỗi người chúng ta là một ngôi nhà thờ sống động, mọi người nhìn thấy chúng ta qua việc làm, việc làm tốt ví như ngôi nhà khang trang và ngược lại việc làm xấu ví như nhà dột nát. Ngôi nhà thờ chúng ta xây dựng cũng vậy.

Thánh lễ kết thúc sau phép lành với ơn Toàn xá trong niềm tin yêu vui sướng.

Cha chánh xứ mời mọi người ở lại dùng cơm trưa với giáo xứ và để thưởng thức văn nghệ do cha Nguyễn Sang là bạn học với cha xứ Giuse thực hiện.

Tin giờ chót: Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc cũng có mặt sau lễ. Đức Giám Mục đã có cuộc trò chuyện ngắn với bà con giáo dân và ban phép lành của Chúa xuống cho bà con.

Đôi nét về giáo xứ Tân Thông: Biến cố năm 1970 đã khiến đông đảo bà con sinh sống bên đất nước Campuchia hồi hương về nước, trong đó có nhiều người Công Giáo. Ấp Tân Tiến lúc đó chỉ là rừng cây cao su, bà con đã khai hoang và dựng nhà để ở. Ngôi nhà thờ cùng xuất hiện ngay sau đó. Khoảng 45-46 năm qua, thời gian quá nhiều biến động, ngôi nhà thờ cũng vậy. Qua nhiều lần nâng cấp, đại tu, cột kèo vẫn là những chấp vá, cùng với số giáo dân gia tăng nên việc cần một nơi thờ phượng mới là cần thiết.

Được sự chấp thuận của chính quyền và giáo phận, cùng với quyết tâm của bà con, cha chánh xứ Giuse đã hết sức quan tâm và nay cha đã thực hiện nguyện vọng ấy. Với tiêu chí "Một ngàn đồng mỗi ngày" và thực hiện trong 3 năm, bà con giáo dân trong xứ cũng chỉ đóng góp được phần nào so với kế hoạch xây dựng.

Được biết: Nhà thờ sẽ có 7 không? - Không xây lầu; - Không dán gạch ốp chung quanh; - Không tầng lửng; - Không kiếng màu; - Không ghế quỳ mới; - Không trần nhà; - Không cửa gỗ.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (25)
Vũ Văn An
19:42 24/07/2016
VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót (tiếp theo)

4. Thực hành của Giáo Hội và nền văn hóa thương xót

Dĩ nhiên, đối với Giáo Hội, chỉ nói đến chữ thương xót mà thôi là điều không đủ; điều cần là phải thực hành nó (Ga 3:21). Nhất là ngày nay, người ta phê phán Giáo Hội qua việc Giáo Hội làm nhiều hơn qua lời Giáo Hội nói. Do đó, sứ điệp của Giáo Hội phải gây hiệu quả trên các thực hành cụ thể của mình và đem lại một nền văn hóa thương xót trong toàn bộ sinh hoạt của mình (25).

Trong thế giới Hy Lạp và La Mã, quả có lòng từ thiện và lòng bác ái, nhưng chúng không hướng về người nghèo, mà hướng về người công dân (phân phối thực phẩm, các cơ sở sức khỏe v.v…). Trái lại, đời sống Giáo Hội ngay từ lúc khởi đầu đã được nhận diện nhờ thực hành bác ái rất sinh động. Nó rút tỉa từ thực hành Do Thái, nhưng dựa vào sứ điệp của Chúa Giêsu, nó cũng có đường lối riêng. Từ buổi ban đầu, một đặc điểm khác biệt của thực hành này là: nó không phải là một việc đạo đức tư riêng, mà đúng hơn được cộng đồng đem ra sống dưới một hình thức định chế hóa.

Như thế, ngay từ lúc khởi đầu, việc tụ họp với nhau để dự Bữa Ăn Tối của Chúa đã được liên kết với bữa ăn agape (yêu thương, tức một bữa ăn no bụng được cử hành như một buổi lễ yêu thương). Sách Tông Đồ Công Vụ thuật lại rằng việc phục vụ bàn ăn, ngay trong cộng đồng nguyên thủy ở Giêrusalem, cũng đã chiếm khá nhiều thì giờ đến nỗi các tông đồ không thể đương đầu được nữa, nên bẩy tác nhân, sau đó, được gọi là phó tế, đã được cử nhiệm để phụ trách việc này (Cv 6:1-4). Trên thực tế, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến sự dị biệt giữa Bữa Ăn Tối của Chúa và một bữa ăn thường vì có những lời kêu ca của cộng đồng. Ngài không muốn hai loại bữa ăn này lẫn lộn với nhau, nhưng không ai nghi vấn sự kiện chúng thuộc về nhau (1Cr 11:17-34) (26). Ngay từ những ngày đầu tiên, việc giúp đỡ nhau đã vượt quá các cộng đồng cá biệt liên hệ. Thánh Tông Đồ Phaolô đã lập ra các cuộc lạc quyên thường xuyên cho người nghèo ở Giêrusalem (Gl 2:10; Rm 15:26; 2Cr 8:9). Có một sự thật nền tảng sau đây: “Hãy mang gánh nặng của nhau, và nhờ thế, anh em sẽ làm trọn lề luật của Chúa Kitô” (Gl 6:2). Như thế, các Kitô hữu đầu tiên không những coi nhau là anh em, họ còn hành động như anh em nữa (27).

Các chứng cớ của Giáo Hội sơ khai thì có nhiều và là các chứng cớ khiến ta sửng sốt. Các chứng từ tiên khởi này cho ta hay: các của bố thí được phân phối lúc kết thúc các buổi thờ phượng Chúa Nhật (28). Chúng được dùng để nâng đỡ các quả phụ, cô nhi, bệnh nhân, người yếu đuối, người nghèo và những người không thể làm việc; các của bố thí cũng được dùng trả lương cho những người phục vụ cộng đồng cũng như hỗ trợ việc săn sóc tù nhân, những người mất sức tại các hầm mỏ, và những người nô lệ; chúng được dùng để tiếp đón những người mới tới và giúp đỡ các cộng đồng nghèo và gặp nguy hiểm. Tertullianô tường trình rằng cách các Kitô hữu săn sóc người túng thiếu làm các người ngoại giáo cùng thời rất đỗi ngạc nhiên. Ông thuật rằng các người ngoại giáo này nói với nhau: “Xem họ thương yêu nhau xiết bao!” (29). Một chứng từ đẹp đẽ về đời sống các Kitô hữu tiên khởi được tìm thấy trong Lá Thư không tên gửi cho Diognetus, viết khoảng thế kỷ thứ hai hay thứ ba. Nó mô tả: các Kitô hữu không sống lối sống kỳ lạ, mà đúng hơn họ sống cuộc sống hướng ngoại và hoàn toàn bình thường, nhưng họ cư xử rất khác. “Họ thương yêu mọi người, nhưng lại bị mọi người bách hại… Họ nghèo, ấy thế nhưng họ làm nhiều người ra giầu có; họ hoàn toàn không có tài sản, ấy thế nhưng họ hưởng được một sư dư dật hoàn toàn” (30).

Vị giám mục chịu trách nhiệm đối với sự phục vụ có tính phục dịch (diaconal) này và vì mục đích này, ngài sử dụng các phó tế. Từ thế kỷ thứ tư, người ta thấy xuất hiện các nhà dành cho người bệnh và khách hành hương và, ngoài ra, còn có những nơi tạm trú cho người nghèo, những nhà sau đó đã trở thành các bệnh viện thời Trung Cổ dành chăm sóc người nghèo và người bệnh. Sau đó, người ta thấy xuất hiện các dòng tu chuyên chăm sóc người bệnh và nhiều người khác; họ đã tranh đấu một cách vô vị lợi cho chính nghĩa trẻ em, người nghèo, người già, người bệnh, và người khuyết tật và vẫn tiếp tục làm như thế cho tới nay. Khi làm như thế, Kitô Giáo đã gây ảnh hưởng lên nền văn hóa Âu Châu và nền văn minh của nhân loại nói chung. Ngày nay, ảnh hưởng này vẫn tiếp tục hữu hiệu, nhưng phần lớn dưới hình thức tục hóa. Không có đà thúc đẩy của Kitô Giáo này, cả lịch sử văn hóa và xã hội của Âu Châu lẫn lịch sử loài người đều không thể hiểu được.

Dựa trên các hoàn cảnh xã hội đã và đang thay đổi, nhiều câu hỏi mới đã được đặt ra và nhiều thách đố xã hội mới đã xuất hiện mà ta sẽ xem xét một cách chi tiết (31). Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chỉ chú ý tới một vấn đề: sự nguy hiểm của việc biến Giáo Hội thành tiểu tư sản trong xã hội Tây Phương giầu có. Trong nhiều cộng đồng, người ta đã khai triển ra một môi trường trong đó những người không thích hợp với các thông số của lối sống ít nhiều trung lưu, những người đã lâm vào những lúc khó khăn, chỉ tìm được một chỗ đứng hết sức khó khăn. Đó là một môi trường rất ít tương hợp với triết lý thực hành của Chúa Giêsu. Vì trong thời Người còn sống trên dương gian, không có gì gây xôn xao bàn tán cho bằng việc Người quan tâm đến những người tội lỗi. Người ta trách móc đặt câu hỏi: “Tại sao ông ta lại ăn uống với phường thu thuế và những kẻ tội lỗi?”. Câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Những người khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ những người có bệnh mới cần mà thôi; tôi đến không phải để kêu gọi người công chính mà là người tội lỗi” (Mc 2:16-17). Chúa Giêsu cũng thấy nhiều đức tin hơn nơi những người thu thuế và gái điếm hơn là nơi những người thuộc giai cấp quyền thế ở thời ấy. Do đó, Người nói rằng những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước những người tự coi mình là đạo hạnh (Mt 21:31-32). Với những người tố cáo, điệu người đàn bà bị bắt vì ngoại tình đến trước Người, Người chỉ vỏn vẹn nói: “ai trong các ông không có tội hãy là người đầu tiên ném đá cô ta”. Và khi không còn một ai trong số những người muốn lên án nàng, Người nói với người đàn bà: “Tôi cũng không lên án chị. Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8:7,11).

Bởi thế, lời chỉ trích nặng nề nhất có thể nêu lên chống lại Giáo Hội là lời tố cáo cho rằng thường chỉ rất ít việc làm tốt đi theo, hay xem ra đi theo, lời nói của Giáo Hội mà thôi. Giáo Hội bị chỉ trích vì tuy nói về lòng thương xót của Thiên Chúa nhưng theo cái nhìn của nhiều người, Giáo Hội là người nghiêm khắc, ác nghiệt và nhẫn tâm. Những tố cáo như thế càng lớn tiếng hơn liên quan tới vấn đề Giáo Hội cư xử với những người có đời sống tan nát hay thất bại; với những cá nhân ly dị và tái hôn phần đời; với những người khác đã xa lìa Giáo Hội (căn cứ vào dân quyền của họ), thường chỉ vì họ không muốn hay không thể trả thuế nhà thờ, hay xa lìa vì đã chỉ trích hoặc thậm chí bác bỏ những người có lối sống không phù hợp với kỷ luật Giáo Hội hoặc, cách khác, không xứng hợp với hệ thống luật lệ của Giáo Hội.

Nếu muốn không những công bố, mà còn sống sứ điệp của Chúa Giêsu về Chúa Cha hay sự tha thứ của Người và cách thức Người cư xử với những người sống ở bên lề hối ấy, thì Giáo Hội không nên xa lánh những người, hồi ấy cũng như bây giờ, không được kể là đạo hạnh. Không cần phải kết án người giầu và người thuộc giai cấp thượng lưu một cách quyết liệt, nhưng Giáo Hội cần có một trái tim dành cho những người bé nhỏ, người nghèo, người bệnh, người khuyết tật, người hè phố, di dân, những người bị đẩy qua bên lề và bị kỳ thị, người không nhà, người nghiện ngập, những người mắc bệnh AIDS, các phạm nhân và cả các gái điếm nữa, những người, thường vì túng cực, không còn đường nào để sống ngoại trừ bán chính thân xác mình và, do đó, thường nhận được những sỉ nhục kinh khủng. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội không thể biện minh cho tội lỗi, nhưng chắc chắn Giáo Hội nên lưu tâm tới những người tội lỗi một cách thương xót. Theo chân Chúa Giêsu, Giáo Hội không bao giờ để người ta nhận thấy là một Giáo Hội chủ yếu của người giầu, người quyền thế, và người đáng kính trong xã hội. Ưu tiên chứ không độc chiếm chọn người nghèo, theo nghĩa rộng rãi nhất của kiểu nói này, quả thực được dành cho Giáo Hội.

Lịch sử các thánh dạy ta rất nhiều về phương diện này. Người thu thuế Lêvi đã trở thành Thánh Mátthêu Thánh Sử và Saulô trở thành Thánh Phaolô. Những vị sau này trở thành thánh như Charles de Foucauld, đều khởi đầu là những người không ra gì (deadbeat). Nếu ta nhìn vào cuộc sống trước đó của ngài, thì Thánh Augustinô đến làm một phó tế cũng bất xứng, xét theo tiêu chuẩn đề cử giám mục ngày nay. Tất cả đều là các thí dụ cho thấy Thiên Chúa có thể tạo nên một điều hữu dụng từ một cây gỗ cong queo.

May mắn thay, vẫn còn những không gian và những chỗ thương xót như thế trong Giáo Hội. Và đối với những người phục vụ một cách thương xót như thế, ta không thể bầy tỏ đủ lòng kính trọng, biết ơn và nhìn nhận sâu xa. Sự phục vụ nói đây không chỉ về phương diện giúp đỡ thể lý trong các bệnh viện, trong các nhà dành cho người cao niên, người tàng tật, người không nhà và những người tùy thuộc họ. Nền văn hóa thương xót của Kitô Giáo phải giúp các nhà này, các nhà nghỉ chân này và các nhà trọ này vượt quá việc giúp đỡ cần thiết bề ngoài. Các nhà này cần được trang bị, hết sức có thể, với mọi dụng cụ y khoa hiện đại, nhưng các nhà này không được để mình bị cột chặt vào việc trở thành một hệ thống được điều hướng về kỹ thuật và càng ngày càng nặng về kinh tế và bàn giấy, đến nỗi không còn cả thời gian lẫn không gian cho việc chăm sóc nhân ái, lắng nghe người khác, và an ủi họ. Để đạt mục đích này, cần có những người chăm sóc, bất kể là giáo sĩ hay giáo dân, có lòng thương xót như anh như chị. Các cộng đồng L’Arche của Jean Vanier dành cho những người khuyết tật chậm phát triển có thể được dùng một cách đặc biệt làm mẫu mực sáng chói cho một nền văn hóa thương xót Kitô Giáo như thế.

Là một giám mục, bất cứ khi nào đi thăm các tù nhân vào dịp Giáng Sinh hoặc, trong năm, tới thăm một thừa tác mục vụ dành cho người không nhà và gặp gỡ người ta ở đấy, những người mà xã hội trung lưu của chúng ta thường hay tránh xa, là mỗi lần tôi cảm thấy họ được ngẩng cao đầu lên xiết bao khi họ được nhìn đúng, được coi trọng và được chấp nhận trong nhân phẩm của họ bởi các nhóm công dân Kitô Giáo hay nhân đạo và khi, ít nhất trong vài giờ, họ cảm nhận được tình anh em và sự an toàn. Nhờ cách này, tia sáng hy vọng và ấm áp sẽ bừng lên cho cả họ nữa giữa thế giới vốn xám ngắt và ảm đạm này.

Nền văn hóa thương xót không thể tự giới hạn vào việc giúp đỡ vật chất; các tương tác đầy cảm thương với nhau cũng là điều cần thiết. Từ rất sớm, Thánh Phaolô vốn đã than phiền về việc lập phe lập phái trong cộng đồng (1Cr 1:10-17). Ngài mạnh mẽ chỉ trích các Kitô hữu về việc họ cắn xé lẫn nhau, thay vì để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn (Gl 5:15). Những than phiền về việc thiếu yêu thương giữa các Kitô hữu cũng là điều các Giáo Phụ hay nhắc đến. Một trong các chứng từ hậu Thánh Kinh đầu tiên, tức thư của Thánh Clêmentê, đã can thiệp làm trọng tài cho cộng đồng Côrintô. Thánh Grêgôriô thành Nazianzô than phiền bằng những lời cay đắng và nghiêm khắc về việc thiếu yêu htương và cãi cọ trong Giáo Hội, nhất là trong hàng giáo sĩ: “Sỉ nhục đã trút xuống các nhà lãnh đạo… Chúng ta nhẩy xổ vào nhau và ăn thịt nhau” (32). Những lời rõ ràng tương tự như thế cũng phát xuất từ thánh Chrysostom. Đối với ngài, việc thiếu yêu thương nơi các Kitô hữu đơn thuần chỉ là một điều ô nhục (33). Như thế, nơi các bản văn giáo phụ này, độc giả thời nay tìm được một chút an ủi nho nhỏ nào đó: vì điều hiện ta đang cảm thấy trong Giáo Hội cũng chẳng có chi mới lạ cả; xem ra nó không tốt gì hơn quá khứ.
Văn hóa thương xót nơi các Kitô hữu, trước hết, phải trở nên cụ thể ngay trong phụng vụ, trong đó, ta làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa hiển thị trong các cử hành của ta. Về phương diện này, Thư của Thánh Giacôbê đưa ra cho chúng ta một bài học rõ ràng:

“Giả như có một người bước vào nơi anh em hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nhìn người ăn mặc lộng lẫy và nói: ‘Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này’, còn với người nghèo, anh em lại nói: ‘Đứng đó!’ hoặc: ‘Ngồi dưới bệ chân tôi đây!’, thì anh em đã chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao? Anh em thân mến của tôi, anh em hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao? Thế mà anh em, anh em lại khinh dể người nghèo!” (Gcb 2:2-6).

Thánh Giacôbê nhấn mạnh hai lần rằng Chúa Kitô không thiên vị với bất cứ ai và, do đó, cũng một tinh thần như thế phải áp dụng cho các Kitô hữu.

Một lần nữa, về phương diện này, Thánh Chrysostom hết sức rõ ràng. Trích dẫn chi tiết lời lẽ của vị giám mục và giáo phụ vĩ đại này là điều nên làm.

“Như thế ta sẽ bào chữa ra sao khi ăn thịt chiên, ta trở thành chó sói? Khi nuôi chiên, ta bắt đầu cuỗm chúng như những con sư tử? Mầu nhiệm này đòi ta phải hoàn toàn xa lánh không những bạo lực mà cả thù hằn đơn giản nữa. Thực vậy, mầu nhiệm này là mầu nhiệm hòa bình; nó không cho phép ta chạy theo giầu có bằng các phương tiện bất chính… Như thế, ta hãy chạy xa khỏi vực thẳm này; ta cũng đừng nghĩ rằng sau khi cướp bóc cô nhi quả phụ, ta dâng lên bàn thờ chén vàng chén ngọc là đủ để được cứu rỗi… Vì Giáo Hội không phải là cửa hàng bán vàng bán bạc, mà đúng hơn là một cộng đoàn thiên thần tôn vinh Thiên Chúa… Chiếc bàn của Bữa Tiệc Ly không phải bằng bạc mà cũng không phải chén vàng Chúa Kitô đã dùng để ban máu Người cho các môn đệ; nhưng nó vẫn quí giá và tuyệt vời vì tràn đầy Thánh Thần. Anh chị em có muốn tôn vinh thân thể Chúa Kitô không? Anh em đừng phớt lờ Người khi thấy Người trần truồng; anh em đừng tôn kính Người ở đây trong nhà thờ này với đồ lụa là trang trí, trong khi làm ngơ, để Người chết cóng vì lạnh và trần truồng ở bên ngoài! Vì Đấng từng phán rằng “Này là Mình Thầy” và, qua lời nói, đã chứng thực sự thật, cũng Đấng ấy đã phán “Các ngươi thấy ta chết đói, nhưng không cho Ta ăn”; và “khi các ngươi không làm điều ấy cho một trong số những người nhỏ bé nhất này, là các ngươi không làm cho Ta”. Vì thế, không cần đồ lụa là trang trí, mà chỉ cần một linh hồn tinh trong. Nhưng điều ấy cần rất nhiều lưu tâm… Thiên Chúa vốn không cần chén vàng, mà cần các linh hồn vàng” (34).

Điều đúng với phụng vụ cũng phải đúng với lối sống của Giáo Hội như một toàn thể, nhất là lối sống của những người thay mặt Giáo Hội. Giáo Hội công bố Chúa Giêsu Kitô, Đấng, vì chúng ta, đã đổ hết vinh quang Thiên Chúa của Người ra và hạ mình xuống, trở thành nghèo nàn và giống một nô lệ (Pl2: 6-8; 2Cr 8:9). Cho nên, Giáo Hội không thể làm chứng cho Chúa Kitô một cách đáng tin cậy, Đấng đã trở nên nghèo nàn vì chúng ta, nếu Giáo Hội, nhất là qua các giáo sĩ của mình, tỏ ra là những chủ nhân ông giầu có. Trong Hiến Chế Lumen Gentium về Giáo Hội, Công Đồng Vatican II đã đưa ra một đoạn quan trọng, nhưng, chẳng may, ít được trích dẫn, nói về lý tưởng của một Giáo Hội nghèo (35). Trong khi đoạn nói tới cơ cấu định chế của Giáo Hội cũng tìm thấy ở cùng một chương và được liên tục trích dẫn, thì đoạn này rõ ràng ít được lưu ý. Bước chân theo Chúa Kitô, Giáo Hội chỉ có thể là một Giáo Hội cho người nghèo khi Giáo Hội, và nhất là hàng giáo sĩ, nếu không muốn sống như người nghèo, thì ít nhất cũng phải tìm cách chấp nhận một lối sống đơn giản và khiêm tốn.
Ngày nay, thời đại phong kiến cũng nên chấm dứt đối với Giáo Hội. Vì lý do này, Công Đồng, trong căn bản, đã bác bỏ các đặc quyền trần gian (36). Hai tuần lễ trước khi bế mạc Công Đồng, 40 giám mục khắp thế giới đã ký kết Thỏa Ước Toại Đạo (Catacombs’Pact), trong đó, các ngài từ bỏ các đặc quyền và mọi điều có dáng dấp giầu có, tự cam kết làm một Giáo Hội nghèo để phục vụ người nghèo.

Khi kết thúc chuyến tông du mục vụ nước Đức ngày 25 tháng Chín năm 2011, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nhắc lại các tuyên bố trên trong bài diễn văn của ngài tại Freiburg im Breisgau, một bài diễn văn được nhiều người lưu ý và gây nhiều tranh cãi. Ngài nói tới việc phải loại bỏ các yếu tố trần gian khỏi Giáo Hội. Dĩ nhiên, với tuyên bố này, ngài không có ý nói tới việc phải rút ra khỏi trần gian. Đúng hơn, ngài nhắc nhớ Tin Mừng Thánh Gioan, theo đó, Giáo Hội chắc chắn ở trong trần gian và có sứ mệnh trong trần gian, nhưng không thuộc trần gian và không được mô phỏng tiêu chuẩn trần gian (Ga 17:11, 14). Lẽ dĩ nhiên, không một người thấu suốt nào có thể bác bỏ được điều này: Giáo Hội ở trần gian này cần có các phương tiện trần thế và các cơ cấu định chế để chu toàn các trách vụ của mình. Nhưng nếu thế, phương tiện luôn phải là phương tiện chứ không được bí mật trở thành mục đích. Do đó, các quan điểm định chế và hành chánh không được trở thành quá mạnh mẽ và quyết định mọi sự đến nỗi, thay vì phục vụ đời sống thiêng liêng, chúng lại đè bẹp và làm đời sống ấy chết ngạt. Bởi thế, giải thoát khỏi quyền lực thế gian và giầu có trần thế có thể tạo ra sự tự do mới mẻ để Giáo Hội chu toàn sứ mệnh của mình.

Như thế, việc thế tục hóa đầu thế kỷ 19 mà thoạt đầu người ta cảm thấy như là một hành vi giải tư và bất chính, và thực là thế, đã trở thành một khởi điểm cho việc canh tân thiêng liêng. Dù không thể so sánh hoàn cảnh lúc đó với hoàn cảnh ngày nay, nhưng, ít nhất ở Đức hiện nay, mối nguy hiểm tương tự cũng đang được đặt ra do việc quá định chế hoá và quá quan liêu hóa Giáo Hội, vốn là một hình thức thế tục hóa thực sự khiến Giáo Hội khó khác biệt với các cơ chế trần gian và dẫn tới tác phong định chế vốn làm mờ khuôn mạo thiêng liêng của Giáo Hội. Việc loại bỏ và hủy diệt các cơ cấu ấy, các cơ cấu, về nguyên tắc, vốn xa lạ đối với Giáo Hội, để sống đơn giản và nghèo khó hơn, chắc chắn sẽ làm cho Giáo Hội ngày nay được tin tưởng hơn và trở thành con đường để Giáo Hội tiến về tương lai.

Nếu không tự ý tiến theo con đường trên, thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ bị các thế lực bên ngoài bắt phải làm thế. Vì Giáo Hội (nói rõ hơn, hai Giáo Hội lớn ở Đức) càng ít đại diện cho xã hội chính dòng và càng ít là Giáo Hội nhân dân, theo nghĩa của nó, ngày nay và càng như thế trong tương lai, thì sự việc sẽ vĩnh viễn giống như điều chúng đã trở nên vào những thời điểm khác dưới những tiền đề khác. Như thế, việc thoát ra khỏi cơ cấu xã hội trước đây của Giáo Hội, một cơ cấu ngày nay đã đến hồi kết thúc, có thể trở thành một khởi đầu mới cho Giáo Hội (37).

Kỳ sau: 5. Lòng thương xót trong giáo luật
_____________________________________________________________________________________________________________
(25) Dĩ nhiên, không thể và cũng không phải là ý định của tôi mô tả sau đây toàn bộ lịch sử việc Giáo Hội chăm sóc người nghèo và các dịch vụ xã hội của Giáo Hội. Về đề tài này, xem W. Schwer, “Armenpflege B. Christlich”, trong Reallexikon für Antike und Christentum, do Theodor Klauser, Ernst Dassmann và Georg Schöllgen, và các người khác hiệu đính (Stuttgart: Anton Hiersemann Verlag, 1950), 1:693-98; F. Hauck, “πτωχός, Theologisches Wörterbuch zum Neuen Testament, do Gerhard Kittell và các người khác hiệu đính (Stuutgart: Kohlhammer, 1949-79), 6:887tt; W.-D. Hauschild, “Armenfürsorge II”, Theologische Realenzyklopädia do Gerhard Müller, Horst Balz và Gerhard Krause hiệu đính (Berlin: Walter de Gruyter, 1977-2007), 4:14-23; T. Becker, “Armenhilfe III”, Lexikon für Theologie und Kirche, ấn bản 3, do Walter Kasper và các người khác hiệu đính (Freiburg: Herder, 1993-2001), 1:999. Vẫn còn nhiều tín liệu là cuốn: Adolf von Harnack, Die Mission und Ausbreitung des Christentums in den ersten Jahrhunderten (Leipzig: Hinrichs, 1924), 170-220.
(26) Về lịch sử giải thích đoạn này, xem Wolfgang Schrage, Der erste Brief an die Korinther (Neukirchen-Vluyn: Neukirchener Verlag, 1999), 58-107.
(27) Về đề tài này, xem ấn bản đầu tiên của Joseph Ratzinger, Christian Brotherhood, bản dịch của W.A. Glen-Doepel (London: Sheed & Ward, 1966). Walter Kasper, “Christliche Brüderlichkeit” trong Kirche-Sakrament-Gemeinschaft: Zur Ekklesiologie bei Joseph Ratzinger, do Christian Schaller hiệu đính (Regensburg: Verlag Friedrich Pustet, 2011), 55-66.
(28) Thánh Justinô Tử Đạo, 1 Hộ Giáo, 67; Tertullianô, Hộ Giáo, 39.
(29) Tertullianô, Hộ Giáo, 39.
(30) Thư gửi Diognetus, 5.
(31) Xem chương VIII.
(32) Thánh Grêgôriô thành Nazianzô, Second Oration, 78-90; ở đây 78, 81.
(33) Thánh Chrysostom, Chú Giải Thư Rôma, Bài Giảng 9, n.7tt.
(34) Thánh Chrysostom, Các Bài Giảng về Tin Mừng Thánh Mátthêu, Bài 50, n.3 và 4.
(35) Lumen Gentium, tiết 8, đoạn 3.
(36) Gaudium et Spes, 76.
(37) Kasper, Katholische Kirche, 463-68.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Điêu Khắc Của Gió Mưa
Nguyễn Đức Cung
18:26 24/07/2016
ĐIÊU KHẮC CỦA GIÓ MƯA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mưa gọt gió đẽo
tuyêt vời thiên nhiên..
(nđc)