Ngày 24-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy đóng góp phần mình vào công trình cứu độ của Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
05:01 24/07/2015
Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN (B)
2 Các Vua 4: 42-44; T.vịnh 144; Êphêsô 4: 1-6; Gioan 6: 1-15

HÃY ĐÓNG GÓP PHẦN CỦA MÌNH VÀO CÔNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA CHÚA

Nếu bạn vội vả thì bạn không nên dùng bửa ăn với người Trung đông. Trong bửa ăn ở Trung đông, người ta để thi giờ nói chuyện về gia đình, về tên của bạn bè, về thời tiết, chơi với trẻ con, mừng nhau và chúc lành cho nhau. Họ lại còn nói chuyện về thức ăn, hỏi ai nấu; so sánh với thức ăn trong các gia đình khác như "mẹ tôi bỏ thêm rau húng vào món ăn này". Mỗi món ăn là thêm chuyện để nói, và thường có nhiều món ăn. Tráng miệng có trái cây, bánh ngọt và cà phê đậm với rượu ngọt thêm vào. Lúc ra về cũng mất nhiều thời gian: nào ôm nhau, hôn nhau và chúc nhiều chuyện cho nhau. Lại còn có phong tục "hôm nay bạn mời tôi đến ăn nhà bạn, bây giờ tới phiên tôi mời bạn đến ăn nhà tôi".

Câu chuyện trong bài Phúc âm hôm nay lẻ cố nhiên là câu chuyện ở Trung đông. Trước tiên hình như có chuyện lạ về thủ́c ăn, không phải về bủ̉a ăn nấu ỏ̉ nhà. Những người đến ăn ở trong sa mạc rất đông đúc, và ở sa mạc họ lại còn đói hơn. Họ muốn được xác nhận sự hiện diện là họ có mặt trong bửa ăn. Như chúng ta hợp nhau trong bửa ăn Thánh Thể. Chúng ta khao khát nghe Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa.

Họ khao khát muốn biết là Thiên Chúa đang đứng với họ khi cả thế giới không coi họ ra gì. Nếu không có thức ăn thì làm sao cho họ ăn? Làm sao sự khao khát thiêng liêng và vật chất của họ được để ý đến, vì họ muốn được cảm thấy quan trọng, và sự khao khát của họ về Thiên Chúa cần được cho ăn đầy đủ. Trong xã hội bị đô hộ bởi người La mã, họ là nô lệ. Những người Galilê này sống xa đền thờ Giêrusalem là nơi các lãnh đạo tôn giáo sống. Họ bị coi gần như là kẻ ngoại đạo ngu dốt và xa cách Thiên Chúa.

Có ít thức ăn ở đó, nhưng làm sao đủ cho cả đám đông người khao khát. Thánh Gioan viết là có vài bánh lúa mạch, bánh cho người nghèo. Trong câu chuyện này, bánh cho người nghèo có đó, nhưng không phải là quà tặng đáng kể. Một em bé có mấy bánh đó. Nó chỉ có chừng đó để chia với người khác. Chúng ta thường có thói quen xem xét vấn đề lớn bé như thế nào rồi chúng ta suy nghĩ lại "chúng ta có thể làm gì với vấn đề lớn lao như thế?". Em bé là gương mẫu cho chúng ta: thà làm việc gì hơn là không làm gì cả. Hỏi ai làm sao biết được cái gì sẽ hoá ra nhiều?

Trong câu chuyện sự việc tiếp tục xãy ra. Chúng ta có chút ít thực phẩm và đúng lúc. Thánh Gioan nói là đang lúc lễ Vượt Qua. Ngay cả người Galilê nghèo và thất học cũng hiểu lễ Vượt Qua. Lễ đó nhắc họ việc Thiên Chúa lo lắng cho dân Israel ra khỏi tù đày ở Ai Cập. Lễ Vượt Qua là bắt đầu một đoạn đường dài ra khỏi ách nô lệ đi qua hoang địa để đến đất màu mỡ.

Người Do thái biết về lễ Vượt Qua đầu tiên và bây giờ Chúa Giêsu chỉ rõ một lễ Vượt Qua khác là Thiên Chúa là bạn đồng hành với chúng ta qua những lúc khó nhọc trong đời sống. Dân chúng bây giờ đang ở trong hoang địa khác và một lần nữa Thiên Chúa đồng hành với họ từng bước đi cực nhọc. Thiên Chúa không xét xử chúng ta xem chúng ta tự mình làm sao, nhưng Thiên Chúa cho chúng ta lương thực hằng ngày. Dân Israel lần này biết Thiên Chúa sẽ cho họ bánh trong ngày tiếp theo. Đó là "lương thực hằng ngày" trong phép Thánh Thể này. Thiên Chúa cam đoan với chúng ta là Ngài lo lắng cho chúng ta, và Ngài để ý đến sự khát khao của chúng ta. Mấy ổ bánh em bé được dâng lên và hoá nhiều, và thánh Gioan nói là dân chúng "ăn uống no nê" và còn thừa lại rất nhiều.

Trong câu chuyện còn có một phép lạ khác: dân chúng thay đổi tâm tình. Bữa ăn đó không lại là bữa ăn nhanh theo kiểu cách của McDonald khi ghé vào tiệm mua ăn rồi đi ngay. Đây là bữa ăn ở vùng Trung đông có thức ăn thừa thải. Họ chia sẻ với nhau. Chúa Giêsu có chương trình của Ngài. Ngài biết Ngài sẽ làm gì. Ngài bảo các môn đệ: "anh em bảo người ta ngồi xuống đi" cả ngàn người. Lúc họ ngồi thoải mái, họ không còn là nông dân đói khát mà là khách dự tiệc.

Hãy nghe những cây trò chuyện họ nói với nhau:
- không phải tôi là người làm công cho bố anh hay sao?
- bà cụ mẹ anh khoẻ mạnh không?
- tôi tên là Sarah, còn bạn tên gì?
- có ai trông thấy bé Giacôbê không?
- này chị ăn thử miếng cá này, ngon thật.

Chúa Giêsu biết rõ Ngài sẽ làm gì: lập cộng đoàn bởi những người xa lạ đang ăn uống với nhau, đem bạn bè, người xa lạ và cả kẻ thù cùng nhau thưởng thức một bữa ăn đầy đủ no nê.

Câu chuyện này thánh Gioan viết 60 năm về sau. Có lẽ lúc đó cộng đoàn thánh Gioan đã cùng nhau bẻ bánh và uống rượu nhiều năm vói nhau. Chắc họ thích câu chuyện Chúa Giêsu cầm lấy ít bánh lúa mạch dâng lên cảm tạ Thiên Chúa. Chắc họ hiểu ý nghĩa phép Thánh Thể trong câu chuyện đó, và kết quả là chắc họ đã xét mình về việc cảm tạ với chút it thức ăn, và không luôn luôn nghĩ đến họ cần bao nhiêu. Chắc họ nhận thấy Chúa Giêsu không muốn phí phạm thức ăn còn thừa. Ngài bảo "anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi"

Người Hoa kỳ phí phạm 25 phần trăm của ăn ngon. Có tường trình nói phí đến 40 phần trăm. Mỗi năm phí quảng 29 triệu tấn thực phẩm. Dân chúng biết Chúa Giêsu lo lắng cho tất cả mọi người có của ăn. Chúng ta cần để ý đến việc cắt giảm ngân sách không đụng chạm đến những người cần được giúp đỡ. Năm 2013 các giám mục Hoa kỳ viết thơ cho thượng nghị sĩ phụ trách ủy ban canh canh nông xin ủy ban ủng hộ luật về canh nông, khuyến khích họ đừng chấp nhận cắt bớt ngân quỷ về các chương trình cho người nghèo và phiếu thực phẩm và những chương trình chống nạn đói.

Trong thơ các giám mục có trích lời "vì khi tôi đói bạn cho tôi thức ăn", đó là suy nghĩ của người Công Giáo về thực phẩm và nhà nông. Các giám mục viết thêm: mục đích trước tiên của chương trình canh nông phải là lo đầy đủ lương thực cho tất cả mọi người, giảm bớt số người nghèo ở Hoa kỳ và ở các nước khác. Đây là lúc cần thiết làm chương trình giúp người nghèo và người đói, cho một gia đình nông dân nhỏ, khuyến khích nhà nông lo khai thác ruộng nương, giúp các nhà nông gặp khó khăn và các cộng đoàn nông thôn ở Hoa kỳ và ở các nước đang phát triển.

Thánh Gioan tả phép lạ theo ý nghĩa phép Thánh Thể: "Chúa Giêsu cầm lấy bánh dâng lời tạ ỏn, rồi phân phát cho dân chúng: bạn bè, người xa lạ, cả những kẻ thù" Trong buổi hội họp ngày Chúa Nhật, thánh Gioan nhắc cộng đoàn của ông ta và cả chúng ta là Đấng nuôi dưỡng ban sức mạnh là bạn đồng hành. Ngài dùng bánh để thu hút dân chúng làm thành cộng đoàn lo lắng cho nhau, và rồi cộng đoàn đó đến phiên họ lo cho kẻ đói ăn và săn sóc người thiếu thốn.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


17th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
2 Kings 4: 42-44; Psalm 145; Ephesians 4: 1-6; John 6: 1-15

If you are in a hurry you don't want to sit down to eat with middle eastern people. You have to allow time at a meal in the Middle East for family talk, names of friends, the weather, playing with children, toasts and good wishes. And, oh yes, there are always discussions about the food. Who cooked it? How does is compare with how other family recipes, "My mother adds mint to this dish." Each course evokes more conversation and there are a lot of courses! There is fruit for dessert, plus sweet cakes and rich deep coffee sweetened with a liquor. Departures also take a while, hugs and kisses and best wishes. There is also a social obligation in the Middle East, "You had me to your home for dinner, now I will have you to mine."

The gospel story is, of course, set in the Middle East. At first it seems to be a different kind of food story, not exactly a formal, prepared meal. The crowd is huge and they are hungry: for physical food in a deserted place and hungry for still more. They are hungry to be acknowledged, to feel counted and recognized. Like those of us gathered for Eucharist, they are also hungry for what Jesus had to say about God.

They hunger to know that God is on their side, when the rest of the world considers them insignificant. How can their physical hungers be fed, there is no food around? How can their spiritual and human hungers be noticed, their need to feel important, and their hunger to know God be filled? In their Roman- occupied world they are slaves. In their religious world, a long way from the seat of their faith in Jerusalem and the religious elite, these Galileans were considered next to pagans; ignorant and a long way from God.

There is some food there, but almost nothing in the light of the numbers who are hungry. John notes that it is barley bread, the food of the poor. In this story the food of the poor counts and it is not an insignificant gift. It's given by a boy, it's all he has, and he makes it available. We tend to measure the size of the problem and then we back away, shrugging our shoulders, "What can I do about such a big problem?" The boy is a good example for us: better to do something than nothing. Who knows what might be multiplied?

Things are picking up in the story. We have some food and the occasion is right too. John notes that it is Passover time. Even the poorest and most illiterate Galilean Jew would know what that meant. Passover recalled God's caring for the Israelites in slavery. It marked the beginning of a long hard journey out of slavery, through another wilderness, to a land of plenty.

What the Jewish people learned then and what Jesus shows here, at another Passover, is that God is our traveling companion through any hard period of our lives. The people are in another wilderness and once again God is with them step by arduous step. Not just observing; not judging how we're making it our own. But feeding us, day by day. The Israelites learned to trust That bread would be there the next day. It's what we call "daily bread" at this Eucharist; God's reassuring us that we are cared for and our hungers matter to God. The simple offering of that little boy was multiplied. John tells us, "They all had their fill." And there were lots of leftovers!

There is another miracle in the story. People's hearts were changed. It wasn't a grab-eat-run miracle, a McDonald's drive-through quick bite. There was a lot of food, and it was the middle east! They know meals, and how to share food with one another. Jesus had a plan, he knew what he was about to do. So, does Jesus. He instructs his disciples, "Have the people recline." He has the thousands "recline" -- that's how mid easterners eat at a banquet. Imagine them with more than enough to eat, eating in leisure. They are no longer desperate peasants but honored guests at a banquet.

Listen in on the conversations they would have had:
–"Didn't I work with your father?
-"How's your mother's health?"
-"My name is Sarah, what's yours?"
-"Has anyone seen little Jacob?"
-"Here try some of this fish, it's sweet."

Jesus knew exactly what he wanted to do: build community from a group of strangers using food to gather them; have friends and strangers, even enemies, enjoy a meal of plenty together.

John wrote the story 60 years later, his community would have been breaking bread and sharing the cup for a long time. They would have appreciated the story of Jesus taking a little bread and giving thanks to God. They would have seen the meaning of Eucharist in the story. As a result, they would also have to examine their consciences about being grateful for even a little, and not always thinking about how much more they wanted. They would have had to notice Jesus didn't want any leftovers wasted. "Gather the fragments left over."

We throw away a lot of very good food; 25% of the food in this country is wasted -- 40% by another statistic. 29 million tons a year, thrown away! The crowd would have noticed that Jesus made sure the hungry were fed. We need to make sure budget cuts don't affect the neediest. In 2013 our American bishops wrote to the co-chairs of the US Senate Committee on Agriculture, asking the committee to support the Farm Bill, urging them to resist unacceptable cuts to hunger and nutritional programs for the poor, like food stamps and other anti--hunger programs.

Quoting from their document, "For I was Hungry and You Gave Me Food: Catholic Reflections on Food, Farmers and Farmworkers," the bishops wrote, "The primary goals of agriculture policies should be providing food for all people and reducing poverty among farmers and farm workers in this country and abroad." They added, "This is a crucial time to build a more just framework that puts poor and hungry people first, serves small and moderate-sized family farms, promotes sustainable stewardship of the land and helps vulnerable farmers and rural communities both at home and in developing countries". (Cf."Justice Notes" below).

John describes the miracle in Eucharistic terms. Jesus takes the loaves, gives thanks and distributes them to those reclining: friends, strangers, even enemies – like a church gathering on Sunday mornings. John was reminding his community, and us, "Remember who God is, a nourishing, strengthening, traveling companion who uses bread to draw people together to form a caring community, who in turn feeds the hungry and the needy.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 24/07/2015
VÌ NƯỚC MÀ YÊU MẠNG SỐNG
N2T

Nhung Di phản bội nước Tề bỏ chạy qua nước Sở, đúng lục gặp thời tiết khô hanh, cửa thành nước Sở lại đóng kín, nên đành phải ngủ ngoài trời cùng với đệ tử. Nửa đêm hàn khí lạnh thấu xương, Nhung Di nói với đệ tử:
- “Con cởi áo đưa cho thầy mặc thì ta mới không bị chết cóng; ta cởi áo cho con mặc, con cũng có thể duy trì sự sống. Ta là trí thức của nước nhà ( nhân tài của quốc gia), vì bá tánh mà ta phải quý trọng sinh mệnh của mình; con là người thấp kém không giống như ta, nên không cần phải qúy trọng thân thể mình, con nên đưa áo của con cho ta mặc.”
Đệ tử trả lời:
- “Con là người thấp kém không giống ai, làm sao có thể có phẩm chất cao thượng mà dám cởi áo cho người trí thức quốc gia được chứ?”
Nhung Di thở dài nói:
“Ái dà! Lý tưởng xã hội của ta, xem ra không dễ thực hiện được.”
Nói xong, liền cởi áo cho tên đệ tử, nửa đêm thì bị chết cóng, mà tên đệ tử thì lại sống.
( Lữ thị xuân thu)

Suy tư:
Người có học thì thời buổi nào cũng được nể nang, nể nang chứ không phải kính trọng hoặc kính nể. Nhưng được mọi người kính trọng và kính nể chưa chắc là người học rộng, mà là do đạo đức và cuộc sống của họ khiến cho mọi người đem lòng yêu mến kính trọng.
Người ta phân biệt: người có học là người có...đi học, thường là bậc trung học; nhưng để được coi là người trí thức thì phải bậc đại học trở lên, và muốn được người khác kính trọng thì phải có đạo đức đi kèm.
Xã hội thì luôn tìm người trí thức để trọng dụng, giữa người với người thì nể nang nhau không những bằng trí thức mà còn vì tình cảm đạo đức, mất đi đạo đức thì chỉ là nét giả tạo bên ngoài mà thôi.
Trước mặt Thiên Chúa người có học hay không có học, người trí thức hay không trí thức thì đều giống nhau, chỉ khác nhau ở một điểm: “Ai là người kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu thương người thân cận như chính mình” mà thôi.
Điều đó là điều quan trọng số một.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 17 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:34 24/07/2015
Chúa Nhật 17 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Gn 6, 1-15
“Đức Chúa Giê-su cầm lấy bánh, rồi phân phát cho những người hiện diện, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su là Đấng hay thương xót, Ngài chạnh lòng thương vì thấy dân chúng đói khát khi đi theo nghe Ngài giảng dạy, với năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ, Ngài đã nuôi hơn năm ngàn người ăn, một phép lạ với một ý nghĩa đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã làm, để hướng dẫn chúng ta đến phép lạ vĩ đại hơn: phép lạ của bí tích Thánh Thể.

1. Lương thực phần xác.
Ngày hôm nay Đức Chúa Giê-su không hiện diện bằng thân xác để dạy dỗ và làm các phép lạ, nhưng Ngài đã trao quyền này lại cho các tông đồ, và các tông đồ đã trao quyền này lại cho các giám mục và các linh mục, quyền thay mặt Ngài để giáo huấn, cai quản và thánh hóa; Ngài không hiện diện bằng thể lý để làm phép lạ cho người đói ăn người khát uống, nhưng Ngài hiện diện trong chính chúng ta, thúc đẩy chúng ta thực hành đức ái với tha nhân...

Con người ta ai cũng có một quả tim bằng thịt, bởi vì bằng thịt nên nó biết chạnh lòng trước những đau khổ của tha nhân và của anh chị em; quả tim này biết xót xa trước những cảnh trái ngang cuộc đời của con người; quả tim này, bởi vì nó được cấu tạo bằng thịt và máu, cho nên nhịp đập của nó càng nhanh hơn khi đứng trước những cảnh đói nghèo của tha nhân.

Một em bé, năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ là hình ảnh rất sống động cho đức tin của chúng ta, và cho tình thương bác ái của chúng ta đối với anh chị em đang sống trong nổi bất hạnh nghèo đói. Chỉ là một em bé nhưng lòng quảng đại thì rất lớn biết chia sẻ với mọi người, chỉ năm chiếc bánh và hai con cá nhưng đã biến thành hơn năm ngàn khẩu phần cho hơn năm ngàn người ăn no nê.

Ngày hôm nay tinh thần quảng đại của em bé vẫn ở trong chúng ta khi chúng ta “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống”, mỗi một người trong chúng ta đều trở nên một em bé ngày xưa ấy, đem khẩu phần ăn mà mình có được chia sẻ với tha nhân, với người nghèo bất hạnh, thì phép lạ bánh hoá nhiều sẽ tái diễn ngay trong xã hội này. Chỉ cần mỗi người một tấm lòng bác ái, mỗi ngừơi một chén cơm, mỗi người một đồng bạc, cả thế giới đều như thế thì không những chỉ có năm ngàn người ăn mà là cả triệu triệu người được ăn no nê. Đó chính là phép lạ của tình yêu liên đới trong Đức Chúa Giê-su, đó là phép lạ giữa tình người với nhau, và hơn nữa đó chính là Đức Chúa Giê-su hoá thân trở thành chúng ta để chăm lo cho mọi người.

2. Lương thực phần hồn
Mỗi ngày phép lạ bánh hoá nhiều đều diễn ra trong thánh lễ trên bàn thờ, chỉ một tấm Bánh nhưng nuôi sống linh hồn cả tỉ người trên mặt đất, một phép lạ vĩ đại làm cho các thiên thần hết sức cung kính và thờ lạy khi linh mục đọc lời truyền phép “Này là Mình Thầy...Này là Máu Thầy...”

Càng kinh khiếp hơn khi phép lạ này được thực hiện bởi tay người phàm, bởi tay những con người tội lỗi bất toàn, đó là các linh mục của Đức Chúa Giê-su.

Mỗi ngày chúng ta đều được ăn no nê bánh bởi trời, bánh này là do hoa màu ruộng đất, do lao công của con người mà có, nhưng nhờ sự chết và sống lại của Đức Chúa Giê-su, nhờ quyền năng Thánh Thần, đã trở nên lễ vật hiến tế tinh tuyền dâng lên Thiên Chúa Cha và trở nên của ăn uống nuôi sống linh hồn chúng ta. Nơi bí tích này, chúng ta được bồi dưỡng thân thể và linh hồn, để chúng ta tiếp tục sứ mạng mà Chúa đã giao phó cho mỗi người chúng ta là “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống”.

Ai coi thường bí tích Thánh Thể và ai không muốn tham dự Bánh Hằng Sống thì không có sự sống của Đức Chúa Giê-su trong mình, và đương nhiên họ cũng không thể nào nhìn thấy Ngài trong người anh em bất hạnh, và càng không thể trở thành người thay mặt Chúa mà ban phát cóm bánh cho tha nhân, cho người bất hạnh.

Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất, nhưng tinh thần Ki-tô giáo thì quá nghèo, cho nên chúng ta chưa thấy chạnh lòng trước những đau khổ của tha nhân, trong thánh lễ này, xin Chúa ban cho chúng ta có tâm hồn quảng đại để sống như Chúa dạy: yêu tha nhân như chính mình, để mỗi lần chúng ta tham dự tiệc thánh thiên quốc, đều nhìn thấy rõ những nhu cầu của tha nhân mà giúp đỡ.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info

 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:37 24/07/2015
N2T

38. Tất cả lòng nhân từ của Thiên Chúa ban cho người thế đều là nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a mà ban cho.

(Thánh Antoninus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ”Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:38 24/07/2015
XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Ông trưởng ban hành giáo nói oang oang với người khách trong sân nhà thờ:
- “Anh về đi cha sở không đi đâu, vì gia đình anh không phải ở giáo xứ này.”
Cha sở nghe được liền đi ra hỏi chuyện gì thế, ông trưởng ban hành giáo mới nói với ngài:
- “Thưa cha, anh này đến mời cha đi xức dầu bệnh nhân cho mẹ anh ta đang ở trong bệnh viện gần đây, con nói là anh đi kiếm cha sở của anh vì anh không thuộc giáo xứ này.”
Cha sở giải thích:
- “Xức dầu bệnh nhân là việc quan trọng, dù cha sở có bận gì chăng nữa cũng phải tạm dừng để đi xức dầu cho họ, dù họ có thuộc giáo xứ này hay không, bởi vì việc cứu chữa linh hồn là ưu tiên trên mọi ưu tiên của cha sở và của các linh mục khác.” - rồi ngài nói với người kia: “Anh chở tôi vào bệnh viện để xức dầu cho mẹ anh ngay.”
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Ukraine lo ngại một cuộc 'xâm lược toàn diện' của người Nga
Lý Thúy Dung
04:44 24/07/2015
Một giám mục người Ukraine hiện đang làm mục vụ gần biên giới Nga cho biết trong một bài giảng của ngài gần đây rằng " việc Nga không thực hiện một cuộc xâm lăng toàn phần sẽ là một phép lạ"

Đức Cha Jan Sobilo, phụ tá giám mục địa phận Kharkiv-Zaporizhia, khu vực vẫn còn cử hành thánh lễ bằng tiếng Latin còn nói rằng: "Nếu Nga tấn công Ukraine, cuộc chiến đó sẽ lan rộng khắp Âu Châu, nếu không muốn nói là trên toàn thế giới. Sẽ có hàng triệu người tị nạn mà họ không còn hy vọng gì khác hơn là đào thoát sang các nước Tây phương," theo tường thuật của tờ The Tablet.
 
Tòa thánh cho phép bệnh viện nhi khoa địa phương sử dụng sân bay trực thăng riêng của mình.
Lý Thúy Dung
18:18 24/07/2015
Bệnh viện Bambino Gesu vừa được phép sử dụng sân bay trực thăng riêng của tòa thánh Vatican, theo các điều khoản của một thỏa thuận được công bố ngày 17 tháng 7.

Bambino Gesu nằm trong khu vực khụ cận Vatican, là bệnh viện nhi đồng lớn nhất ở Roma, là một trung tâm y tế quan trọng chuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu về sức khỏe của trẻ em. Thỏa thuận này sẽ giúp bệnh viện này trong công việc vận chuyển bệnh nhân và dụng cụ y tế cấp cứu.

Bà Marriella Enoc, giám đốc bệnh viện, đã đưa ra lời cảm ơn Tòa Thánh và thủ hiến thành phố Vatican cho sự sắp xếp mới mà theo bà sẽ "rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, góp phần cứu sống nhiều mạng trẻ em."

Bà Enoc cũng gời lời cảm ơn đặc biệt tới ông Domenico Giani, trưởng ban an ninh Vatican, về vai trò quan trọng của ông trong việc thúc đẩy thỏa thuận được mau chóng tiến hành.
 
Đức Tổng Giám mục Nienstedt phủ nhận cáo buộc hành vi sai trái
Lý Thúy Dung
04:43 24/07/2015
Đức Tổng Giám Mục John Nienstedt, người vừa từ chức Tổng Giám Mục giáo phận St. Paul và Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ trong tháng Sáu, đã phủ nhận những cáo buộc về hành vi sai trái đối với cá nhân ngài.

Tiếp xúc với tờ Minneapolis Star Tribune, Đức Cha Nienstedt thổ lộ "Điều làm cho tôi đau khổ là khi tên tuổi và uy tín tốt lành của tôi đã bị đặt vấn đề và (cáo buộc) đó hoàn toàn sai trái cũng như chỉ dựa hoàn toàn vào lời đồn đãi, câu nói qua lại, hay lời cạnh khóe," Ngài bác bỏ nhiều cáo buộc về mình, bao gồm cả việc đụng chạm không thích hợp với một cựu chủng sinh và đến thăm một quán bar của người đồng tính.
 
ĐTC khính lệ bênh vực sự sống trong mọi giai đoạn
Linh Tiến Khải
09:27 24/07/2015
VATICAN: Mức tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn và bênh vực sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, và đặc biệt trong những giai đọan giòn mỏng nhất.

ĐTC đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi “Ngày sự sống” bênh Anh quốc được cử hành vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 7 này về đề tài: “Vun trồng sự sống, chấp nhận cái chết”. Ngày này nằm trong chiến dịch do HĐGM Anh quốc và vùng Galles phát động nhân dịp Quốc Hội Anh thảo luận về dự luật cho phép trợ tử vào ngày 11 tháng 9 tới đây. Dự luật này cho phép những người trưởng thành bị bệnh vào thời kỳ cuối lựa chọn kết thúc sự sống bằng việc trợ tử.

ĐTC Phanxicô đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề “làm cho chết êm dịu lén lút” của biết bao nhiêu người già và người yếu đuối. Ngài khẳng định rằng “Mỗi một người già, cả khi tàn tật hay ở trong những ngày cuối đời, đều mang nơi mình gương mặt của Chúa Kitô. Sư sống luôn luôn bất khả xâm phạm. Không có một cuộc sống có phẩm giá ý nghĩa hơn một cuộc sống khác. Không có các sự sống cần gạt bỏ. Tư tưởng thống trị đôi khi đề nghị một sự “cảm thưởng giả dối” cho rằng trợ tử là một cử chỉ bảo vệ phẩm giá con người. Trái lại, cần phải săn sóc con người, nhất là khi nó khổ đau, giòn mỏng và không được bệnh đỡ.

ĐTC nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn lựa chọn bênh đỡ những người rốt hết, những người mà xã hội gạt bỏ và vứt đi. Trong số đó có cả các thai nhi, là những người không được bảo vệ và vô tội nhất, mà ngày nay người ta muốn khưóc từ phẩm giá là người để có thể sử dụng như người ta muốn, bằng cách lấy mất đi sự sống của chúng và thăng tiến các luật lệ để không ai có thể ngăn cản việc giết người ấy. ĐTC mạnh mẽ khẳng định rằng: yêu sách giải quyết các vấn đề bằng cách loại bỏ một sự sống con người không phải là tiến bộ. Đó là thái độ của các tay “tội phạm mafia”: “Có một vấn đề, chúng ta hãy loại bỏ tên này…” Và nó cũng không phải là một chinh phục khoa học “sản xuất” một đứa con được coi như một quyền, thay vì tiếp đón nó như mọt món quà; hay sử dụng các mạng sống như vật thí nghiệm để cứu sống những người khác. Lòng trung thành với Tin Mừng sự sống đôi khi đòi hỏi các lựa chọn can đảm đi ngược dòng, mà trong các tình huống đặc biệt, có thể dẫn tới chỗ phản kháng vì lý do lương tâm. Đây không phải là một vấn đề tôn giáo như vài người tưỏng nghĩ, nó là một vấn đề khoa học, bởi vì ở trong đó có sự sống con người. Nó cũng không phải là một vấn đề của sự tân tiến, bởi vì trong tư tưởng cũ hay trong tư tưởng tân tiến từ “giết người” vẫn mang cùng một ý nghĩa.

Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh rằng mức độ tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn sự sống, nhất là trong các giai đoạn giòn mỏng nhất, và chiến đấu chống lại các mưu sát sự sống trong tất cả mọi khiá cạnh của nó. Nạn phá thai là mưu sát sự sống. Để cho các anh chị em của chúng ta chết trên các con thuyền trong kênh Sicilia là mưu sát sự sống. Chết trong khi làm việc vì không có sự tôn trọng các điều kiện an ninh tối thiểu là mưu sát sự sống. Chết vì thiếu dinh dưỡng là mưu sát sự sống. Khủng bố phá hoại, chiến tranh, bạo lực là mưu sát sự sống, nhưng làm cho chết êm dịu cũng là mưu sát sự sống. Yêu sự sống là luôn luôn săn sóc tha nhân, muốn cho họ được hạnh phúc, vun trồng và tôn trọng phẩm giá siêu việt của họ (RG 23-7-2015).
 
Tòa Thánh kêu gọi Cộng đồng quốc tế góp phần giải quyết các vấn đề vùng Trung Đông
Linh Tiến Khải
18:17 24/07/2015
NEW YORK: Toà Thánh yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp giải quyết tình hình khủng hoảng tại vùng Trung Đông, nhất là đem lại hòa bình cho Siria và Thánh Địa.

ĐTGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu khai mạc phiên họp của Hội đồng an ninh bàn về tình hình Trung Đông bao gồm cả vấn đề của người Palestin ngày 23 tháng 7 vừa qua. ĐC nói Tòa Thánh luôn theo dõi tình hình vùng Trung Đông và lo âu trước các cuộc xung đột tiếp tục gia tăng. Nhưng xem ra cộng đồng quốc tế đã quen với các xung đột này và chưa tích cực hoạt động để có một giải pháp thích đáng. Tình hình tại Siria đặc biệt nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới phân nửa tổng số 12 triệu dân nước này. Tình hình thê thảm này của Siria cần mau chóng có giải pháp chính trị ,và đòi hỏi phải bỏ ra một bên các lợi lộc riêng tư để chú ý tới lọi ích của dân nước Siria.

Bên Irak tình hình cũng trầm trọng vì các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Nó là thách đố cho toàn vùng Trung Đông, và đòi hỏi sự hiệp lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc ngăn cản tệ nạn này đang lan tràn sang nhiều nước khác. Vị đại diện Toà Thánh cũng thỉnh cầu thế giới liên đới tiếp tay với hai nưóc Libăng và Giordania trong việc lo lắng cho hàng triệu người di cư tỵ nạn Siri chạy trốn chiến tranh. Toà Thánh cũng hy vọng Libăng mau chóng có thổng thống, vì đã hơn một năm rồi mà nước này vẫn chưa chọn được quốc trưởng.

ĐTGM Auza cũng nêu bật các khổ đau, khó khăn và bất công, mà kitô hữu và các nhóm thiểu số toàn vùng Trung Đông đang phải gánh chịu. Sự kiện số tín hữu kitô giảm sút là một mất mát rất lớn cho vùng Trung Đông. Ngay từ đầu họ đã đóng góp vào việc xây dựng các xã hội hài hoà và hoạt đông cho công ích của đất nước, thăng tiến hoà bình, hòa giải và phát triển. Ngày 26 tháng 6 vùa qua Tòa Thánh và chính quyền Palestin đã ký kết thỏa hiệp dựa trên thỏa hiệp căn bản năm 2000. Tòa Thánh hy vọng nó góp phần khích lệ việc thành lập hai quốc gia và chấm dứt cuộc xung đột kéo đã dài từ bao thập niên qua giữa người Israel và người Palestin, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và khổ đau cho cả hai bên. Như ĐTC Phanxicô đã nói trong chuyến viếng thăm Thánh Địa năm ngoái: Đã đến lúc mọi người phải tìm ra can đảm để quảng đại và có óc sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm xây dựng hoà bình dựa trên việc mọi người thừa nhận quyền hiện hữu và an ninh của hai quốc gia được trật tự quốc tế thừa nhận (SD 24-7-2015)
 
Công Giáo Úc sẽ mở Đại Học tại Iraq
Vũ Van An
17:37 24/07/2015
Theo tin tờ L’Osservatore Romano, ngày 23 tháng 7, người Công Giáo tại Iraq đang ‘thách thức’ Nhà Nước Hồi Giáo Trị không phải bằng vũ khí mà bằng giáo dục và giảng dạy, nhờ sự đóng góp và hỗ trợ của Đại Học Công Giáo Úc. Tháng Mười tới này, các khóa giảng sẽ được bắt đầu tại Đại Học Công Giáo Erbil, một đại học được Giáo Hội Canđê ở Iraq coi như phương cách cụ thể giúp giới trẻ Kitô Giáo Trung Đông.

Trong những ngày gần đây, Đức TGM Bashar Matti Warda của Erbil (Giáo Hội Canđê) đã gặp gỡ các đại diện của Đại Học Công Giáo Úc (ACU), Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc và Đức TGM Denis James Hart của Melbourne để phối hợp tốt đẹp hơn các trợ giúp cần thiết nhằm hoàn tất việc xây cất đại học, tọa lạc tại Erbil, một thành phố phần đông là Kitô Giáo. Giáo Hội Canđê cung cấp 30,000 mét vuông đất làm cơ sở cho đại học này.

Mục đích ngay từ đầu là tạo nên một đại học tư, mở cửa đón chào mọi người, nhằm thoả mãn nhu cầu của dân chúng. Đại học cũng sẽ phục vụ như một trung tâm nghiên cứu. Gần ba năm sau các biến cố bi thảm diễn ra tại các vùng phía bắc Iraq, khiến hàng ngàn Kitô hữu phải bỏ của chạy lấy người khỏi bàn tay độc ác của Nhà Nước Hồi Giáo Trị để tới Erbil, Đại Học này sẽ là dấu chỉ hỗ trợ cụ thể đối với người trẻ Kitô hữu Iraq, đang bị cám dỗ lìa bỏ quê hương, để lại sau lưng các kinh hoàng của chiến tranh và các bất trắc và đe dọa khác do nó gây ra.

Tờ Newsweek, ngày 24 tháng 7 cũng đăng tải lại bản tin trên và cho hay: một đại học Công Giáo sắp được mở tại Erbil, trong vùng thuộc người Kurd ở Iraq, nơi các Kitô hữu đang tuyệt vọng bám víu lấy di sản cả hàng nghìn năm nay trước sức đe dọa khủng khiếp của Nhà Nước Hồi Giáo Trị.

Newsweek cho hay Erbil, thủ đô của người Kurd ở Iraq, đã trở thành nơi tị nạn của các Kitô hữu di tản từ các nơi như Mosul và Bình Nguyên Ninivê. Họ buộc phải bỏ cửa bỏ nhà chạy trốn sự tàn bạo của Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Khoảng 125,000 Kitô hữu đã nhập cư vào Erbil hồi mùa hè năm trước sau khi Nhà Nước Hồi Giáo Trị tràn vào các thị trấn của họ.

Nhà Nước Hồi Giáo Trị (ISIS) hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn khắp Iraq, nhưng vẫn chưa tới gần được Erbil vì sức kháng cự rất có hiệu quả của các lực lượng Peshmerga của người Kurd. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ash Carter, đã tới Erbil hôm thứ Sáu vừa rồi để nói chuyện với Tổng Thống Kurd, Masoud Barzani, về các cuộc hành quân đang tiếp diễn chống lại ISIS.

Newsweek cũng thuật lại nhận định của Đức TGM Warda rằng việc thành lập đại học này là “một phương cách chống trả bọn Daesh [ISIS] và nói cho chúng hay: chúng tôi nhất định không đi đâu cả”. Ngài nói thêm rằng đại học này được thiết kế để chào đón người trẻ Kitô hữu và người trẻ Yazidi từng bị ISIS, cũng như nhiều nhóm Hồi Giáo quá khích khác trong nước, bách hại, nhưng cũng chào đón “các người Hồi Giáo muốn học hành bên cạnh người Kitô hữu và Yazidi với mục đích lên khuôn một tương lai mới và hứa hẹn cho Iraq và cả vùng”. Ngưòi Yazidi là nhóm tôn giáo thiểu số độc thần tập trung ở bắc Iraq. Họ bị ISIS tố cáo là thờ ma quỉ.

Cùng với nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác, các Kitô hữu chịu nhiều tan tác bởi sự xuất hiện của ISIS khắp Iraq và Syria. Tại các thị trấn bị ISIS chiếm đóng, các Kitô hữu bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình và trở lại Hồi Giáo nếu không sẽ bị xử tử. ISIS đã cho phát hành nhiều cuốn video tuyên truyền, cho thấy họ hành quyết nhiều Kitô hữu, trong đó, có cuốn video nổi tiếng nói về vụ 30 Kitô hữu Coptic bị chặt đầu ở một bờ biển Lybia.

Khi tới thăm Anh hồi tháng Hai, Đức TGM Warda xin chính phủ Anh hỗ trợ hành động quân sự ở Iraq; trong bài diễn văn trước quốc hội Anh, ngài nói rằng các cuộc không kích mà thôi không đủ để đánh bại ISIS. Vatican cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc tổ chức một lực lượng quốc tế để chặn đứng nạn diệt chủng Kitô hữu tại Iraq và Syria. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng cho rằng việc sử dụng lực lượng quân sự chống lại ISIS là điều hợp pháp.

John Pontifex, viên chức phụ trách báo chí và thông tin của tổ chức bác ái Trợ Giúp Các Giáo Hội Thiếu Thốn, nói rằng việc xây dựng đại học Công Giáo nói trên là một dấu chỉ cho thấy cộng đồng Kitô hữu địa phương có một tương lai lâu dài tại Iraq. Theo ông “ý niệm là: nếu họ có thể tạo ra một trung tâm giáo dục, thì họ cũng có thể giúp các Kitô hữu có khả năng đóng góp phần đầy đủ của họ cho xã hội, hơn là cảm thấy rằng đây chỉ là điểm dừng chân trước khi di chuyển tới những đồng có mới ở bên ngoài xứ sở”.

Tuy nhiên, ông nói thêm: tình thế các Kitô hữu ở Iraq nguy kịch đến độ Erbil tượng trưng cho nơi trú ẩn cuối cùng của cộng đồng này. “Điều rõ ràng là sau khi đã di chuyển mọi sự từ Mosul và Ninivê tới Erbil… đây là chỗ đứng cuối cùng của họ, chỗ đứng cuối cùng của các Kitô hữu Iraq. Hy vọng là nơi đây sẽ là nơi yên ổn và nhờ thế, các Kitô hữu có thể xây dựng một tương lai”.
 
Top Stories
In the meeting on climate change and modern slavery, the Pope warns against the idolatry of technocracy
VIS
17:50 24/07/2015
Vatican City, 22 July 2015 (VIS) – Yesterday afternoon Pope Francis greeted the participants in the meeting “Modern slavery and climate change: the commitment of cities” and in the Symposium “Prosperity, people and planet: achieving sustainable development in our cities ”, held in the Vatican's Casina Pio IV by the Pontifical Academy of Sciences, whose chancellor is Bishop Marcelo Sanchez Sorondo. The events were attended by the mayors of major cities, local administrators and various representatives of the United Nations.

The Holy Father gave an impromptu address in which he reiterated that care for the environment meant, above all, adopting an attitude of human ecology and that “Laudato si'” was not simply a “green” but also a social document. He also considered the theme of the unfettered growth of cities due to the lack of work for rural populations, and invited the mayors to collaborate with international bodies in order to face the issues of exploitation and human trafficking caused by migratory phenomena.

“I offer you my sincere and heartfelt thanks for what you have done”, said the Pope to the participants in the symposium. “It is true that everything revolves around … this culture of care for the environment. But this 'green' culture – and I say that in a positive sense – is much more than that. Caring for the environment means an attitude of human ecology. In other words, we cannot say: the person and Creation, the environment, are two separate entities. Ecology is total, it is human. This is what I wanted to express in the Encyclical 'Laudato si'': that you cannot separate humanity from the rest; there is a relationship of mutual impact, and also the rebound effect when the environment is abused. Therefore … I say, 'no, it is not a green encyclical, it is a social encyclical'. Because we cannot separate care for the environment from the social context, the social life of mankind. Furthermore, care for the environment is a social attitude”.

“It seemed to me to be a very fruitful idea to invite the mayors cities both large and not so large, because one of the things that is most evident when the environment, Creation, is not cared for, is the unfettered growth of cities. It is a worldwide phenomenon … cities become larger but with growing bands of poverty and misery, where the people suffer the effects of environmental neglect. In this respect, the phenomenon of migration is involved. Why do people come to large cities, to the outskirts of large cities, to the slums, shanty towns and favelas? … It is simply because the rural world does not offer them opportunities. And one issue mentioned in the Encyclical ... is the idolatry of technocracy. Technocracy leads to the loss of work, it creates unemployment, which leads to migration and the need to seek new horizons. The great number of unemployed is a warning. I do not have the statistics to hand, but in some countries in Europe, youth unemployment – effecting those aged 25 and younger – surpasses 40 per cent and in some cases even 50 per cent. … What prospects can the future offer to today's unemployed youth? Addiction, boredom, not knowing what to do with life – a life without meaning, which is very tough – or indeed suicide. The statistics on youth suicide are not fully published. Or indeed the search for other horizons, even in guerrilla projects that present an ideal of life”.

“Health is also at stake”, emphasised the Pope. “The increasing incidence of 'rare' diseases, which often come from elements used to fertilise the fields, or … from an excess of technification. One of the most important problems relates to oxygen and water. That is, the desertification of large areas as a result of deforestation. Here beside me is the cardinal archbishop representing the Brazilian Amazon: he can tell us what deforestation means today in the Amazon, one of the world's great lungs. The Congo and the Amazon are the world's great lungs. … What happens when all these phenomena of excessive technification, of environmental neglect, as well as natural phenomena, affect migration? It leads to unemployment and human trafficking. Illegal work, without contracts, is increasingly common … and means that people do not earn enough to live. This can give rise to criminal behaviour and other problems typical of large cities as a result of migration due to technification. I refer in particular to human trafficking in the mining sector; slavery in mining remains a major issue. Mining also involves the use of certain elements in the purifying of minerals, such as arsenic and cyanide, causing diseases in the population. In this we have a great responsibility. … Everything has a rebound effect ... This can include human trafficking for the purposes of slave labour or prostitution”.

“Finally, I would say that this requires the involvement of the United Nations. I hope that the Paris Summit in November will lead to a basic agreement. I have high hopes, and believe that the United Nations must take a greater interest in this phenomenon, especially human trafficking caused by environmental issues, and the exploitation of people. A couple of months ago I received in audience a delegation of women from the United Nations, who were occupied with the issue of the sexual exploitation of children in countries at war. … Wars are another element contributing to environmental imbalance”.

“I wish to end with a reflection that is not mine, but is instead from the theologian and philosopher Romano Guardini”, Francis said. “He speaks about two forms of ignorance: the ignorance that God gives us to be transformed into culture, giving us the mandate to care for, nurture and dominate the earth; and the second form of ignorance, when man does not respect this relationship with the earth, and does not look after it. .. When he does not care for Creation, man falls prey to this second type of ignorance and starts to abuse it. … Atomic energy is good and can be helpful, but up to a certain point – think of Hiroshima and Nagasaki. Disaster and destruction can be caused. It is the second form of ignorance that destroys humanity. A medieval rabbi, from around the time of St. Thomas Aquinas … explained the problem of the tower of Babel to his faithful in the synagogue, and said that in order to build the tower a good deal of time and work was needed, especially in making the bricks. … Each brick was worth a lot. … When a brick fell it was a very serious matter and the culprit who neglected it and let it fall was punished. However, when a worker who was building the tower fell, nothing happened. This is the problem of the second form of ignorance, of the man as the creator of ignorance and not of culture. Man as the creator of ignorance because he does not care for the environment”.

“And so, why did the Pontifical Academy of Sciences convoke mayors and city governors? Because are aware of how to carry out this important and profound work, from the centre to the periphery, and from the periphery to the centre. They are aware of the reality of humanity. The Holy See may make a good speech before the United Nations, but if the work does not come from the periphery to the centre, it will have no effect; hence the responsibility of mayors and city governors. I therefore thank you for bringing clarification of the condition of many peripheries gravely affected by these problems, which you have to govern and resolve. I thank you and I ask the Lord to grant us the grace of being aware of the problem of the destruction that we ourselves have wrought by failing to care for human ecology, … so we might transform ignorance into culture, and not the contrary”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày nhập tập viện của các ứng sinh dòng Đaminh Rosa Lima
Nữ Tu Minh Du
06:38 24/07/2015
Ngày nhập tập viện của các ứng sinh dòng Đaminh Rosa Lima

Theo truyền thống của Dòng Đaminh Rosa Lima, ngày lễ Thánh Maria Madalena, vị bổn mạng thứ hai của Dòng Đaminh, được chọn làm ngày nhập Tập Viện của các ứng sinh trong Dòng.

Xem Hình

Một số Chị Em của các cộng đoàn cũng về để cùng hiệp thông, cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các Tập Sinh trong Giờ Kinh Chiều ngày lễ thánh Maria Madalena. Thành phần hiện diện đông nhất phải kể đến là các em Thỉnh Sinh, những người đã sống với các Tân Tập Sinh lâu nhất trước khi các Em Tập Sinh bước vào Năm Tập.

Trong bài chia sẻ của mình, chị Tổng Phụ Trách Agnes Nguyễn Thị Thịnh mời gọi các Em hãy tự hỏi mình: Đức Giê-su là ai ? Các Em hãy hỏi lòng mình để xác định Đức Giê-su là ai trong cuộc đời của mình. Chị Tổng mong ước các Tân Tập Sinh sẽ như thánh Maria Madalena nói trong vui mừng và xác tín rằng: Tôi đã được thấy Chúa. Tôi đã cảm nghiệm được Chúa và chúa gọi chính tên Em.

Cha Giuse Nguyễn Quang Khang, chủ sự nghi thức nhập Tập Viện cũng gửi đến 17 Tân Tập Sinh những lời nhắn nhủ: Chiếc áo Dòng ngày hôm nay mặc như là dấu chỉ của sự thay đổi con người cũ; hãy nhớ sứ mạng ngày mai là ra đi loan báo Tin mừng như bức tượng Thánh Đaminh đặt ngoài cổng của Tu viện Trung Ương Dòng; và giây phút hiện tại của hai năm Tập này là sống gắn bó với Chúa.

Các Em Tập Sinh cũng ngỏ lời cảm ơn Chị Tổng Phụ Trách, Quý Dì Giáo, Quý Chị Em trong Dòng đã cầu nguyện, đồng hành và khích lệ các Tân Tập Sinh trong thời gian Thỉnh Sinh và Tiền Tập, để hôm nay các Em được tiến lên một giai đoạn mới, giai đoạn Mùa Xuân của Đời Thánh hiến.

Nhìn mười bảy Tân Tập Sinh xúng sính trong bộ áo Dòng trắng tinh, ngượng ngùng với bộ áo mới.. quả là những giây phút tinh khôi nhất trong đời sống tu trì. Có lẽ không một nữ tu nào quên được những giây phút đầu tiên trong cuộc đời khi được mặc áo Dòng.

Ước chi những lời nguyện chúc dành cho các Tân Tập Sinh từ nhà Dòng cũng như gia đình và người thân của các Tân Tập Sinh sẽ được Thiên Chúa chúc lành, được Đức Maria chăm sóc và được thánh Tổ Phụ Đaminh giữ gìn các Em bước theo chân Ngài.

Nữ Tu Minh Du
 
Văn Hóa
Cảm xúc hành hương miền Đất Thánh (1) : Khởi hành - Đến Nazareth
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
12:14 24/07/2015
CẢM XÚC MIỀN ĐẤT THÁNH

KHỞI HÀNH

Thế là cuối cùng, ước mong cả đời của tôi một lần đi hành hương Đất thánh đã được thực hiện. Công ty du lịch TransViet Travel đã chính thức thông báo cho chúng tôi hành trình chuyến bay sẽ khởi hành vào 20h25 ngày 17/06/2015. Chúng tôi nhanh chóng hợp thành đoàn hành hương do cha Giuse Phạm Công Trường, chính xứ Bến Hải thuộc Tổng giáo phận Tp Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn. Đoàn gồm 7 linh mục, một tu sĩ, và 18 giáo dân. Phần lớn thuộc miền Trung, phần nhỏ thuộc miền Nam, tôi là con số độc đắc thuộc miền Bắc. Chuyến bay sẽ tạm dừng ở Thailand một tiếng rồi quá cảnh ở Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (Turque), sau đó đi Tel Aviv thủ đô của Israel.

Chuyến bay Quốc tế cất cánh khá đúng giờ, chỉ một tiếng sau, chúng tôi đã chuẩn bị hạ cánh ở Thailand. Nhìn từ trên máy bay ở độ cao dưới 3000m, người ta đã có thể phân biệt được những trục đường chính của Thailand. Vẫn những dòng ánh sáng chuyển động dọc trục lộ. Chỉ khác là ở Việt Nam thì ánh sáng dày đặc và ôtô bị đan chen giữa dòng xe máy, còn ở Thailand thì có khoảng trống vừa đủ để chỉ có dòng ôtô chuyển động. Hiện trạng này là phổ thông với cả Thailand và hầu hết các nước trên thế giới, trong khi ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu ở các lộ cao tốc và đường vành đai.

Sau 9 giờ bay, máy bay chúng tôi đã tới sân bay quá cảnh tại Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Quả là một thú vị khi ở Việt Nam là 9h thì ở Istanbul lúc này là 5h sáng. Tôi được chứng kiến cảnh hừng đông ló dạng. Không phải là ngước nhìn lên phía mặt trời mọc, nhưng là nhìn xuống trái đất xuyên qua các làn mây từ trên máy bay. Cảm tạ Thiên Chúa đã dựng lên vũ trụ bao la xinh đẹp. Nhưng còn phải tạ ơn hơn nữa vì chỉ có con người biết thưởng thức công trình tuyệt diệu của Thiên Chúa. Qua ánh hừng đông từ phía mặt trời, tôi nhìn thấy những ngọn núi nhấp nhô vừa trùng điệp vừa kiến tạo những cảnh sắc muôn màu. Tôi sững người, căng tròn đôi mắt nhìn ngắm những dãy núi trùng điệp muôn sắc màu, cao vượt trên những rừng cây xanh phủ khắp một khoảng không gian rộng lớn. Nhưng vừa khi định thốt lên những lời cảm thán thì cũng là lúc tôi chợt nhận ra đó là những núi mây hình thành xuyên qua ánh mặt trời hừng đông. Tôi hứng thú đảo mắt
nhìn xuống khắp khung trời, những tảng mây trắng bồng bềnh trôi. Nơi đâu không có ánh mặt trời thì mây tạo thành mảng tối tựa như màu xanh cây lá bao trùm trái đất. Một bức tranh đen trắng hài hoà trong không gian đẹp đến ngỡ ngàng! Và rồi những đốm đỏ đã xuất hiện. Đó là ánh sáng điện trên mặt đất - một biểu tượng nếp sống văn minh của con người. Tôi bắt đầu phân biệt đất liền và biển nhờ qua cảnh sắc tạo hình của thiên nhiên. Khi dưới mắt tôi là một màu đen trắng mênh mông thì đó là biển cả, màu trắng bồng bềnh như những núi bông trùng điệp là do mây nhuốm ánh hừng đông tạo nên. Biển màu đen sậm để chỉ còn "Nước phía trên và nước phía dưới"((St 1,7)) như trình thuật Sáng thế đã mô tả. Những đốm sáng điện đỏ trên mặt đất dần xuất hiện dày đặc, tạo thành những mảng khối rộng, hình thành những thành phố và lại xuất hiện những dòng chảy của xe hơi trên các trục đường. Tôi bất giác nhớ Lời Chúa dạy " Thầy đã đem lửa từ trời xuống và Thầy muốn biết bao cho lửa đó cháy bùng lên"(Lc 12,49). Nếu mỗi ngôi nhà dưới mặt đất kia bừng lên thành một đốm lửa của lòng nhân ái thì những thành phố hoà bình kia sẽ mãi tỏa sáng dưới bầu trời yêu thương của Lòng Chúa thương xót, hạnh phúc biết bao!

Suy tư của tôi vụt tắt ngay khi chạm đất và phải đối diện với cảnh kiểm tra an ninh nghiêm khắc như bất cứ sân bay nào. Đó là cảnh do chính con người tạo nên, khi có những khủng bố khiến khoa học kỹ thuật với hàng loạt máy móc và con người phải vào cuộc kiểm tra. Hậu quả tất yếu là thế. Khi con người đánh mất Đức tin vào Thiên Chúa, thì cũng mất luôn niềm tự tin và còn nói gì đến việc tin vào nhau.

Chuyến bay Istanbul - Tel Aviv lại tiếp tục khởi hành. Thời tiết xấu đã làm chuyến bay chậm lại một giờ, đó sẽ là một thiệt thòi cho chúng tôi trong hành trình định sẵn. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đáp xuống phi trường Ben Gurion tại Tel Aviv là đường dành riêng cho người mù đưa hành khách tới cửa nhập visa. Đó là một phần đường được lát đá thẻ. Một cách dễ hình dung là như phần đường quy định cho người đi bộ ở các đường phố, chỉ khác là đường cho người mù thì đi dọc suốt lộ trình. Một dấu chỉ tình nhân ái đánh động những bước đầu tiên của khách hương khi đặt chân lên Đất thánh.

Tel Aviv là thành phố đông dân thứ hai của Israel, tọa lạc tại bờ biển Địa Trung Hải. Thành phố Trắng của Tel Aviv theo kiến trúc Bauhaus đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2003.

Sau bữa ăn trưa muộn giờ tại một tiệm ăn Trung Quốc, chúng tôi lên xe của hãng du lịch Israel do sự khớp nối giữa hai công ty du lịch Việt Nam - Israel, chấp nhận bỏ hành trình đi thăm thành cổ Caesarea để tiếp hành trình 100 km đi về phía nam, đến thăm Haifa, một đỉnh cao hơn 500m so với mặt biển, nằm phía Đông bờ biển Địa Trung Hải, hiện là thành phố cảng lớn nhất Israel. Từ đỉnh đồi Haifa, phóng tầm mắt nhìn toàn vịnh Haifa, phong cảnh ở đây tuyệt đẹp. Vịnh tạo hình vòng cung xa ngút tầm mắt. Các công trình kiến trúc như vườn hoa khoe sắc dưới không gian tráng lệ. Biển Địa Trunng Hải là nơi giao thoa ba nền văn hóa Châu Âu, Châu Phi và châu Á. Vịnh Haifa quả là nơi “Góc biển chân trời” hội tụ nhiều nền văn hóa và tôn giáo. Chính nơi đây có Tu viện Sao Biển Stella Marie và Núi Carmel, địa danh từ thời Cựu Ước gắn liền với tiên tri Elia.

NAZARETH

Tôi nhắm mắt như để cố gạt đi hiện tại, đưa tâm trí ngược thời gian về quá khứ để hình dung ngọn núi này 800 năm trước công nguyên. Một sườn đá nhỏ nhắc nhớ một trái núi hùng vĩ hoang vu nhưng hàm chứa một lịch sử cứu độ tiệm tiến từ Cựu Ước mà ngọn núi này đánh dấu là đã tiến đến thời Elia. Bên ngoài tu viện Carmel là cột tượng đài Đức Mẹ Stela. Tương truyền Đức Mẹ đã hiện ra nơi đây và truyền cho thánh Dominico mầu nhiệm rất thánh Mân côi để trừ được bè rối Catha khi đó đang hoành hành tàn phá Giáo Hội.Chúng tôi đã dâng lễ hành hương đầu tiên tại đây.

Trong bầu khí thanh tĩnh của miền Galile hài hoà môi trường sinh thái tự nhiên. Hình ảnh Nazareth thân thương hiện lên thật rõ nét với chúng tôi. Chúng tôi tiến về nơi đây khi trời vừa tối và nghỉ tại hotel mang tên Gabriel. Thật ngỡ ngàng khi đoàn lên tầng hai của khách sạn để đọc chung kinh tối và phát hiện đây chính là nguyện đường của một tu viện cổ. Chưa ai biết rõ tu viện này đã được bán lại năm nào và trong hoàn cảnh nào. Nhà nguyện còn giữ nguyên vẹn Thánh giá, Nhà tạm, Đàng Thánh Giá và những ảnh tượng được tôn kính trong nguyện đường. Chúng tôi đọc kinh mà chạnh lòng xót xa nghĩ về Đất Thánh của Chúa mà Chúa vẫn bị tẻ lạnh không biết đã từ bao lâu.

Đêm đầu tiên tại đất thánh thật an lành và hạnh phúc. Chương trình của đoàn là 6h sáng hôm sau tập trung ăn sáng và đi thăm các thánh địa vùng Galile. Giật mình thức giấc xem đồng hồ: 5h58', tôi vội đánh thức người anh em cùng phòng. Vệ sinh cá nhân xong tôi mới chợt nhận ra đó là giờ Việt Nam, giờ Israel đi sau 4 tiếng nên lúc này mới có 2h sáng, anh em chúng tôi lại ngoan ngoãn nằm ngủ lại!

Tạm gọi ngày đầu tiên là ngày của Cựu Ước vì lên núi Carmel với Elia, ngày thứ hai trong hành trình chính thức đi vào Tân Ước, chúng tôi hăm hở tiến vào Đền thờ Truyền tin. Đưa tâm trí hình dung về làng Nazareth bé nhỏ xưa, tôi chợt có cảm nhận một nét gì phảng phất giống Việt Nam theo khuôn lệ Cây đa - Giếng nước - Đình làng. Chúng tôi không được đến với Vương cung Thánh đường Truyền Tin ngay, nhưng được dẫn tới giới thiệu giếng nước cổ xưa của Nazareth. Vết tích còn đó nhưng nước đã cạn khô. Theo các nhà nghiên cứu thì có một mạch nước ngầm đã chảy từ sông Jordan tới đây và giếng này là nơi lấy nước cho cả làng, và đương nhiên thiếu nữ Maria ngày ấy cũng thường xuyên tới đây kín nước.

Vẫn là xoay quanh việc giếng nước, chúng tôi đi bộ một khoảng không xa thì tới một đền thờ nhỏ của Hồi giáo có tên là Nhà thờ Sứ thần Gabriel. Nơi đây cũng được coi là giếng nước Nazareth và Thiên Thần đã truyền tin cho Đức Mẹ tại đây. Tại sao lại có tới hai địa điểm khác nhau như vậy? Thì ra Hồi giáo theo ngụy thư của Phúc Âm Giacobê đã cho rằng Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ ngay khi Đức Mẹ đang kín nước. Tôi nhớ lại lời Đức Cha giáo phận Giuse Nguyễn Năng dặn tôi trước khi đi: "Những địa danh tự nhiên như hồ Galilê, núi Tabor, sông Jordan... thì còn nguyên bản. Các địa danh, thánh tích khác, về sự kiện thì chính xác nhưng người ta giới thiệu thì "tin ít thôi" vì địa lý trải qua 2000 năm đã có biết bao xáo trộn!".

Giờ đây chúng tôi mới thực sự đến với Vưong Cung Thánh đường Truyền Tin, đây là một trong những nhà thờ lớn và nguy nga nhất vùng thánh địa được cung hiến vào năm 1969. Nhà thờ hai tầng với vòm mái khổng lồ hiện đại, bao trùm tầng dưới là một nhà nguyện nhỏ trông như một cái hang, bao bọc quanh là những di tích còn sót lại của nhà thờ thời Thập Tự Chinh và thời Byzantine đã được các cha dòng Phanxicô tái tạo vào thế kỷ XVIII. Rất nhiều những tranh cẩm ngọc quý, những tượng dát vàng, những tranh nghệ thuật Mosaique. Hình ảnh Đức Mẹ được nhiều họa sĩ các nước diễn tả độc đáo, trong đó có cả Đức Mẹ Nữ Vương Việt Nam do họa sĩ Nguyễn Khắc Nhân khắc họa năm 1989.

Tôi quỳ xuống trước cửa Vưong Cung Thánh Đường, vừa hôn kính Đất Thánh, vừa là hôn kính giây phút mầu nhiệm Truyền Tin Chúa Nhập Thể là giây phút đã mở đầu cho kỷ nguyên cứu độ đời đời trong Đức Giêsu Kitô.

Bước vào trong Vương Cung Thánh Đường, tôi tìm đến điểm trung tâm là bàn thờ được đặt đối diện với hàng chắn bằng hoa văn sắt, bên trong là tàn tích của những phiến đá nhỏ mang cấu trúc của một nền nhà cổ xưa, đây là chính nhà Đức Mẹ và Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel đã truyền tin cho Đức Mẹ tại nơi đây. Bất giác tôi lại nhớ tới lời Đức Cha căn dặn và quỳ gối nhắm mắt cố làm biến mất cả Vương Cung Thánh Đường đi để chỉ hình dung lại một ngôi nhà bé nhỏ cổ xưa của Đức Mẹ. Điều chắc chắn nhất là chính trên mảnh đất này, biến cố Truyền Tin đã xảy ra. Muôn ngàn đời phải khắc ghi giây phút huyền diệu "Chốc ấy Ngôi thứ Hai xuống thế làm người" và lời Đức Mẹ: "Này tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời Sứ thần truyền"(Lc 1,38).

Ngang qua nhà Đức Mẹ, đoàn còn đến với nhà thánh Giuse để gắn liền công phúc của một vị thánh trên các vị thánh đã đồng công trong chương trình cứu độ của Chúa. Đoạn đường từ Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin đi biển hồ Galile dài khoảng 30 km về phía tây bắc. Bảng chỉ đường ở đây cũng chính là những địa danh Thánh Kinh quen thuộc, xe qua Tiberia đưa đoàn tới biển hồ Galilea.

Còn tiếp : Lần tới : Biển hồ Galilê

LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áo Dài
Tấn Đạt
21:41 24/07/2015
ÁO DÀI
Ảnh của Tấn Đạt
Áo dài em mặc thật thon ôm
Quyến rũ hương thơm rải trên đường
Đường nét nhẹ vương lên tà áo
Hồn anh lạc đạo đã bao giờ.
(Trích thơ của Antôn Nguyễn Thanh Trúc)
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Mộng Đời - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
17:16 24/07/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây