Ngày 23-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XVII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
00:29 23/07/2020

1 Các vua 3: 5, 7-12; Tvịnh118; Romans 8: 28-30; Matthew 13: 44-52

Gỉả sử Thiên Chúa hiện ra với bạn và hỏi bạn "Con hãy nói thử là con muốn xin gì nơi Cha, để Cha sẽ ban cho Con". Sau tiếng "Ô!" bạn sẻ xin những gì? Và điều bạn sẻ xin chính là câu trả lời tiết lộ cho Thiên Chúa biết, là từ tận sâu trong thâm tâm bạn đang khao khát những gì? Ngày nay câu trả lời của chúng ta có thể khác so với những lúc “bình thường”. Chúng ta có thể xin có được việc làm mới với lương khá, vì chúng ta bị mất việc trong cơn đại dịch. Chúng ta có thể xin cho một người thân thương đã bị nhiễm dịch được lành mạnh. Hay, nói thật ra, chúng ta muốn xin cho được nhiều tiền của để sống qua những ngày nầy và cho tương lai.

Đó là điều Thiên Chúa cho vua Salomon chọn "Người cứ xin đi Ta sẻ ban cho". Khi nào chúng ta khen một người khác đã chọn một điều hay chúng ta thường nói "bạn có sự khôn ngoan như vua Salomon". Vua Salomon là người có ơn khôn ngoan đặc biệt trong Kinh Thánh. Làm sao mà vua Salomon lại khôn ngoan như thế? Bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết là vua Salomon được sự khôn ngoan do bởi Thiên Chúa ban tặng. Đó là lúc bắt đầu triều đại vua Salomon, và trong khi vua nghĩ đến tương lai, vua cảm thấy vua phải là một vị vua xứng đáng, với ơn khôn ngoan. Lời vua trả lời với Thiên Chúa "Con chỉ là một thanh niên bé nhỏ, không biết cầm quyền trị nước".

Đó có phải là tổng tắc những điều mà nhiều người trong chúng ta đang trải nghiệm trong lúc này phải không? Lời cầu xin của vua rất có thể là lời cầu xin của chúng ta trong lúc chúng ta nghĩ đến tình hình hiện tại và tương lai, một tương lai rất khó khăn và đầy trắc trở. Chúng ta làm thế nào để tồn tại được qua những ngày sắp đến? Khi nào thì sẻ kết thúc, và đời sống chúng ta sẻ ra sao? Chúng ta không biết câu trả lời cho những câu hỏi này. Nhưng chúng ta biết những gì chúng ta cần hiện nay là cần phải cố gắng kiên trì điều chỉnh cuộc sống mới của chúng ta trong những ngày sau cơn đại dịch nặng nề này. Chúng ta cầu xin ơn khôn ngoan để làm tất cả những việc chúng ta phải làm. Và vì thế hôm nay trong cộng đoàn đức tin của chúng ta hãy cùng nhau dâng lời cầu xin như vua Salomon. "Lạy Chúa xin ban cho chúng con là những tôi tớ của Chúa đây có một tâm hồn biết lắng nghe... Xin Chúa ban cho chúng con, là những người tín thác vào Ngài rất yếu đuối và mỏng dòn, được ơn khôn ngoan".

Bài phúc âm hôm nay trích từ chương 13 trong phúc âm thánh Mátthêu. Trong chương này Chúa Giêsu dạy các môn đệ của mình qua dụ ngôn về Nước Trời của Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói đến Nước Trời, Ngài không mô tả đời sống sau này, nhưng Ngài nói đến sự sống hiện tại và các việc làm hằng ngày trong đời sống hiện tại của chúng ta. Như lời nói " Nước Trời là ngay bây giờ hay không hề xuất hiện" ngay bây giờ và trong hiện tại chứ không ở trong đời sống sau này. Tôi không phủ nhận sự thật của đời sống sau này, nhưng đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn nói khi Ngài nói đến Nước Trời.

Dụ ngôn đi ngược lại với cách suy nghĩ và phán đoán thông thường của chúng ta về hành động của Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày nơi chúng ta. Dụ ngôn hôm nay ngắn và đầy những động từ như: Chôn cất; tìm kiếm; dấu đi; mua; tìm v.v... Khi Chúa Giêsu mô tả " Nước Trời trên Thiên đàng" Ngài không có ý nói Nước Trời là như kho báu hay một viên ngọc quý giá. Trái lại, sự hiện diện của Nước Trời được diển tả qua câu chuyện. Dụ ngôn hôm nay và những dụ ngôn khác được ghi trong các sách tin mừng có ý mở mắt chúng ta và làm cho chúng ta nghe và biết về những việc Thiên Chúa đang làm hôm nay theo những phong cách lạ lùng ở nơi chốn, thời gian, và con người rất đáng ngạc nhiên. Dụ ngôn là những lời thể hiện làm cho chúng ta ngạc nhiên về cách mạc khải những hành vi của Thiên Chúa khiến chúng ta hào hứng và sau đó hành động theo những gì chúng ta đã cảm nghiệm.

Dụ ngôn cho chúng ta thấy những gì đang xảy ra qua các thời gian. Như người nông dân băng qua một thửa ruộng. Thường khi mới đi qua, chúng ta có thể bị lơ đểnh bởi nơi chúng ta sẽ đến hay vì những việc chúng ta đang làm và sau đó... Rồi bổng nhiên chúng ta gặp kho báu. Việc đó trông như tình cờ: Như một tình yêu mới lạ, hay một dịp để phục vụ và để nhìn thấy vẻ đẹp của Thiên Chúa. Hay gặp một người bạn khôn ngoan và hào phóng, hay gặp một quyển sách nguyện ngẫm tốt hay có được cuộc sống mới ngay sau nạn dịch v.v...? Dù đó là gì, chúng ta đều cần phải thay đổi hành vi, trao tặng, hoán chuyển tạo ra một không gian thanh tịnh để có chỗ đón một đời sống mới. Nhưng, theo dụ ngôn, kho báu đã chôn giấu. Người tìm thấy phải chịu tốn kém, bỏ những ý nghĩ về tất cả những gíá trị mà mình đang có và mong muốn được "mua thửa ruộng đó".

Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nói về một kho báu trong cánh đồng; mà người chôn cất kho báu trong thửa ruộng không phải của ông ta. Thế nên ông ta phải bán hết những gì ông ta có để mua thửa ruộng đó để lấy kho báu. Đó chắc chắn là một báu vật quý giá mới có thể khiến ông ta bán hết tài sản mà ông ta có để vui vẻ không chút do dự để mua thửa ruộng. Đây là hành vi quyết đoán của ông. Ông may mắn xác định đúng đắn về hành vi của mình. Nó làm cho người khác nhận thấy ông là người may mắn và đã làm mọi điều cần có để sở hữu một kho báu thục sự.

Tôi phải suy nghĩ lại về những gì được cho là quan trọng trong đời sống của tôi. Điều gì đã khiến tôi xem là quý báu và đặc biệt có giá trị trong cuộc sống? Đó có phải là những gì quý báu sánh ngang với việc mua thửa ruộng có kho báu? Tôi phải hy sinh điều gì để tập trung chỉnh sửa lại đời sống của tôi để đón nhận một kho báu mới quý giá hơn? Có phải tôi đã đầu tư quá mức vào công việc và sự nghiệp mà bỏ đi kho báu của gia đình tôi hay không? Bằng cách này hay cách khác, phần đông nhiều người trong chúng ta đã đầu tư vào một “thửa ruộng”. Nhưng đó có phải là nơi kho báu quý giá của chúng ta đang được chôn dấu ở đó không? Trong lúc cần thiết, tôi có cần phải đi đào để lấy kho báu trong thửa ruộng, nhưng lại không thấy kho báu đâu cả? Hay vô giá trị gì làm mất biết bao nhiêu thời gian và công sức đã bỏ ra? Thật là một câu chuyện bất ngờ và buồn.

Chúng ta có thể nói những điều như vậy trong dụ ngôn nói về viên ngọc quý. Dụ ngôn có thể đặt ra một câu hỏi. Chúng ta có cảm thấy tự mãn và vừa lòng không muốn tìm kiếm nữa chăng? Chúng ta có ngừng suy nghĩ lại xem là còn điều gì quý báu đang chờ đọi chúng ta để tăng thêm sự phong phú cho đời sống của chúng ta?

Trong Kinh Thánh hòn ngọc là tượng trưng cho sự khôn ngoan. Trong bài đọc thứ nhất, khi vua Salomon được Thiên Chúa cho phép vua được quyền lựa chọn một trong những ước muốn cầu xin Ngài ban phát, thì vua xin khôn ngoan. Đó là một của quý giá rất thực tế trong cuộc sống hằng ngày, và cũng là điều chúng ta xin cho hôm nay. Vì sao chúng ta cầu xin trong lúc chúng ta họp nhau trong Bí Tích Thánh Thể? Vì chúng ta cũng là những người đi tìm kiếm. Và như vua Salomon chúng ta cần ơn khôn ngoan để giúp chúng ta chọn đúng việc phải làm hằng ngày cho Thiên Chúa và theo đường lối của Ngài, để dùng thì giờ và năng lực quý báu để phục vụ Thiên Chúa là kho báu của chúng ta.

Tôi đã nói hơn một lần về kho báu trong thửa ruộng và tìm thấy viên ngọc quý có giá trị cao. Những điều đó là những gì sẽ được tái phát hiện trong mẻ lưới được kéo lên trong thánh lễ này.

Dụ ngôn làm cho chúng ta nhìn lại những sự việc xảy ra hằng ngày; với nhãn quan của dụ ngôn, chúng ta thấy rằng đời sống mình đã bị những điều quy định của Thiên Chúa chi phối. Rồi thình lình Ngài đang ở giữa chúng ta. Ngài ở những nơi không hề biết trước được, với những người lo toan như chúng ta không bao giờ gặp. Dụ ngôn hôm nay là một thí dụ tốt về Nước Trời của Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

17th SUNDAY (A)
1 Kings 3: 5, 7-12; Ps119; Romans 8: 28-30; Matthew 13: 44-52

Suppose God appeared to you and made an offer: "Ask something of me and I will give it to you." After the initial "Wow!" – What would you ask for? And what will your response reveal about your heart’s deepest desire, or need? These days our response might be different than at "normal" times. We might ask for a good paying job, because we lost ours due to the shutdowns. We might ask for a cure for a virus-infected loved one. Or, let’s admit, our first request might be for a lot of money to see us through these and future days.

That was the choice put to Solomon: "Ask something of me and I will give it." When we want to compliment someone for making a good decision we might say, "You have the wisdom of Solomon." He is the biblical personification of wisdom. How did he get so wise? Our first reading attributes his wisdom to God. It is the beginning of Solomon’s kingship and, as he looked ahead, he knew what he needed to be a good ruler – the blessing of wisdom. His response to God, "I am a mere youth, not knowing at all how to act."

And doesn’t that sum up what a lot of us are experiencing these days? His prayer could very well be our prayer, as we consider our present situation and ponder our future – our threatened and disjointed future. How will we get through these and the long days ahead? When will it end and when it does, what will our lives be like? We don’t know the answer to these questions, but we do know what we will need to persevere and adjust to our new lives on the other side of this awful, life-stealing pandemic. We need wisdom for all the reshuffling we will have to do and so today, as a community of believers, we pray Solomon’s praye: "Give your servants therefore, an understanding heart... Give us, your believing and fragile people, wisdom."

Today’s gospel is taken from chapter 13 in Matthew’s Gospel. It is a chapter in which Jesus teaches his disciples through parables about the kingdom of heaven. When he speaks of the kingdom he is not describing the next life, but God’s presence and activity in our present, everyday lives. As the saying goes, "The kingdom of heaven is now, or never." – here and now, not in the next life. I’m not denying the reality of the next life; but that is not what Jesus is talking about when he speaks of the kingdom.

Parables overturn our conventional ways of thinking and judging. They subvert our take-for-granted way of seeing God’s actions in our daily lives. Today’s parables are brief and filled with action verbs: buried, finds, hides, buys, searching, etc. When Jesus describes "the kingdom of heaven" he does not mean it is like a treasure, or a pearl. Rather, the presence of the kingdom is shown by what transpires in the stories. Today’s parables, and those throughout the gospels, attempt to open our eyes and ears to what God is doing now in surprising ways, times, places and persons. Parables are epiphanies, they surprise us by revealing God’s ways, stir us to wonder and then, to act on what we have experienced.

Parables show was what is happening all the time. Like the man crossing the field, we might be distracted by where we are going, or what we are doing and then... we come upon a treasure, as if by chance. What does it look like: a new loving relationship, an opportunity to serve, and insight into the beauty of God, a wise and generous friend, a book of meditations, a new post-pandemic life, etc.? Whatever it is, we will need to adjust, let go, move over and make room to allow it into our lives. But, as the parable of the buried treasure suggests, it will cost us. We will have to make room for it in our lives, give up what we used to think was valuable and desirous and "buy that field."

In the parable of the treasure in the field, Jesus risks using a conniving character who re-buries a treasure in a field that is not his and buys the field to get the treasure. It must have been quite a valuable treasure to cause him to sell everything he had to buy the field – and to do it with joy! No groaning, grunting sacrifice here! The lucky guy knows what he has come upon; it makes everything else he has saved and treasured immediately dispensable – everything is sold now that he has come upon a real treasure.

I have to rethink what I value and consider my treasures; run an honest eye over the landscape of my own life. What do I consider special and valuable? Is it really so valuable in the light of what I would gain by buying the field with its treasure? What sacrifice must I make to refocus my life for a better and lasting treasure? Have I overinvested in work and career and put off the treasure of my family? In one way or another, a lot of us have invested in a "field." But is that where the lasting treasure truly lies for us? In dire need will I go to dig up that treasure someday and find it gone? Or valueless, no longer worth the time and effort I put into it? What a sad and lonely surprise party that will be!

The same can be said for the "pearl." The parable raises a question: Have we become complacent and too comfortable, no longer searchers? Have we stopped believing something valuable awaits us that can add newness and richness to our lives?

In the bible, the pearl is a symbol of wisdom. In our first reading, when Solomon was given a choice to ask for anything, he prayed for wisdom. It is a practical, everyday gift and that’s what we pray for today. Why do we pray or, (if possible), gather at Eucharist? Because we too are searchers and, like Solomon, need wisdom to help us make decisions each day for God and God’s ways; how to invest our precious time and energies in ways that serve God, our treasure.

I have tripped more than once over the treasure in the field, found the sought-after pearl of great price, or discovered that what the net dragged in really is a feast.

The parables have us look again at everyday events and, with the help of the parables’ lens, see that life is really charged with God’s surprising presence; in the most unlikely places and among the most unlikely people. Today’s parables are good examples of the surprise party the reign of God is.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 17 Quanh Năm A 26.7.2020
Lm Francis Lý văn Ca
02:18 23/07/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay, thêm một lần nữa, chúng ta nghe Chúa Giêsu rao giảng về những dụ ngôn: viên ngọc quý, kho tàng chôn dấu và lưới cá tốt xấu. Con người chúng ta phải nỗ lực mới tìm thấy, mới khám phá ra và sau đó mới lựa chọn.

Đối với người Công Giáo, ngoài những định luật tự nhiên Chúa cho hưởng dùng những điều mà do công khó nhọc chúng ta tạo được, chúng ta còn phải suy nghĩ, tính toán hoặc xử dụng của đời nầy cách khôn ngoan. Ước gì mỗi người hãy để tâm hồn lắng động khi nghe các bài đọc hôm nay. Xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan như vua Salomon, thấu hiểu được sự cần thiết của việc xử dụng của cải đời nầy, dưới sự soi sáng của Tin Mừng mà chúng ta sẽ nghe hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

Trước bài I:

Vua Salomon được người đời ca tụng về sự khôn ngoan của ông. Khi còn trẻ, ông đã xin Thiên Chúa ban cho ông có một trái tim nhạy cảm, để hiểu được lòng dân mà làm cho họ được hài lòng. Lời cầu xin của ông được Thiên Chúa nhậm lời.

Trước bài II:

Thánh Phaolô nhấn mạnh về hồng ân của Thiên Chúa ban cho con người, qua sự thông hiệp với đời sống thần linh. Chính vì thế, chúng ta phải cố gắng sống xứng đáng với ơn đã nhận lãnh.

Trước bài Tin Mừng:

Chúa Giêsu hôm nay tiếp tục rao giảng những dụ ngôn về nước trời: kho tàng chôn dấu, viên ngọc quý và lưới kéo đầy cá tốt xấu. Đời sống của mỗi người tín hữu cũng phải biết lựa chọn những cái nên làm và những cái nên tránh trong cuộc sống.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Như vua Salomon, đã biết nhu cầu của chính ông trong việc lãnh đạo một quốc gia, nên đã xin Chúa ban cho ông sự khôn ngoan. Giờ đây, chúng ta xin dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của cá nhân, gia đình và cộng đoàn giáo xứ.

1. Chúng ta cầu nguyện cho giới trẻ, xin Chúa ban cho họ sự khôn ngoan, xử dụng thời giờ và tài năng Chúa ban một cách ý thức và trách nhiệm. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



2. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, qua dòng thời gian, luôn canh tân không ngừng, để thích nghi với trào lưu tiến bộ của thế giới mà vẫn giữ được căn bản trong phạm vi Đức Tin và Luân Lý. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan, như vua Salomon, để chúng ta biết nhận định và xử dụng những gì Chúa ban làm sáng danh Chúa và mưu ích cho anh chị em đồng loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



4. Chúng ta cầu xin cho các linh mục của Chúa, là những vị đã được Chúa cắt đặt lên để phân phát Lời Chúa. Xin ban cho các ngài luôn siêng năng, chuyên cần học hỏi Lời Chúa, gìn giữ Lời Chúa, như viên ngọc quý trong Phúc Âm, mà người lái buôn nọ đã mua làm của riêng mình. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng để nhớ đến những linh hồn đã qua đời vì lòng hiếu thảo đang cần đến lời cầu nguyện của chúng ta trong lúc nầy, nhất là những nạn nhân của Covid-19… van nài xin lòng thương xót Chúa ban cho tất cả nghỉ yên trong Nhà Chúa muôn đời.

* Thinh lặng…. vài giây…..

Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Lạy Chúa, Chúa đã nghe những lời cầu xin của Vua Salomon và đã ban cho ông ơn khôn ngoan. Xin Chúa cũng ban cho chúng con sự khôn ngoan, để nhận ra đâu là giá trị đích thực của đời sống thiêng liêng. Nhờ sự nhận thức nầy, cuộc sống của chúng con sẽ luôn hướng về hạnh phúc đích thực mai sau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:59 23/07/2020

36. Khi bệnh cũng nên giống như lúc mạnh khỏe đều phải tỏ ra sự khiêm tốn và nhẫn nại của mình, để làm gương tốt cho người khác.

(Thánh Ignatius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 23/07/2020
83. HÀN TÍN CHẤM THI

Năm nhâm tuất thời Nam Tống có hội thi, con của tên gian thừa tướng Tần Khoái là Tần Hy, cháu là Tần Xương Thời và Tần Xương Linh đều thi đậu tiến sĩ, tên ghi bảng đỏ.

Những người đọc sách rất căm hận, bừng bừng truy cứu năm ấy ai là người chấm thi.

Một thư sinh nói:

- “Đó là Hàn Tín.”

Mọi người đều trách anh ta nói tầm bậy, nhưng anh ta cười nói:

- “Nếu người chấm thi không phải là Hàn Tín thì sao lại lấy tam Tần hử? ” (1)

(Nhã Ngược)

Suy tư 83:

Thời nay, có những học trò đi thi mà không cần học bài, vì được thầy chấm thi học bài trả bài giùm cho; thời nay có những thầy chấm thi thích đọc truyện trong khi học trò đang thi, để học trò tự do quay cóp làm bài cho nhau, đây là một biểu hiện của sự thoái hóa, tụt dốc của giáo dục mà tất cả mọi người đều quan tâm bức xúc...

Thầy không thẳng thì trò sẽ ngã, thầy không công thì trò sẽ dối, đó là hậu quả tất yếu của sự giáo dục theo cơ chế “đạt chỉ tiêu” chứ không theo lương tâm của một thầy giáo.

Đức Chúa Giê-su đã nói: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai làm gì có nho mà hái? Trên cây gai làm gì có vả mà bẻ? Nên hể cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt”. (Mt 7, 15-18)

Người ta thường tín nhiệm người Ki-tô hữu hơn những người khác, không phải vì người Ki-tô hữu học giỏi có bằng cấp (bởi vì những thứ này mọi người đều có thể có), nhưng bởi vì người Ki-tô hữu mang trên mình một quả tim yêu thương và phục vụ của Đức Chúa Giê-su.

(1) Nghĩa chơi chữ: ám chỉ câu chuyện lịch sử trong truyện Tam quốc chí, Hàn Tín đánh chiếm lấy ba Tần cho Lưu Bang thống nhất thiên hạ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Suy niệm Chúa nhật XVII thường niên – năm A
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
16:24 23/07/2020
Hãy làm mọi sự để có được Nước Trời

(Mt 13, 44-52)

Một điều vô tiền khoáng hậu được ký kết trong một giấc mộng tại Gabaon giữa một bên là Thiên Chúa, bên kia là Salomon, Thiên Chúa phán : "Đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin … đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi" (1V 3, 12).

Thiên Chúa muốn thông ban vinh quang đã có tự đời đời cho con người. Vinh quang này được sánh như một kho báu hay một viên ngọc quí mà con người khát khao kiếmtìm. Hạnh phúcấy là chính Chúa. Chính con người cũng không biết mình được dựng nên để vui hưởng vinh quang với Thiên Chúa. Theo thánh Phaolô thì Thiên Chúa biết chúng ta từ thủa đời đời; khi được tạo thành, Ngài đã gọi tên ta. Theo nghĩa Thánh Kinh, Thiên Chúa biếtvà cưu mangchúng ta bằng cả tấm lòng, như người mẹ biết con mình khi cưu mang con trong dạ.

Xem video và nghe bài giảng

Kế hoạch của Thiên Chúa là Ngài muốn chúng ta trở nên giống hình ảnh của Chúa Giêsu, Con Ngài. Nói cách khác, Thiên Chúa muốn chúng ta là một thành viên trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một đại ân huệ Thiên Chúa dành cho chúng ta! Ngài tạo dựngchúng ta giốnghình ảnh của Con Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, nhất là mang trên mình danh hiệu là kitô hữu" Đức Giêsu Kitô: làm sao giàu có như Người, mà vì anh em, Người đã nên nghèo khó, ngõ hầu anh em được nên giàu có nhờ sự nghèo khó của Người " (2 Cr 8, 9).

Nếu chúng ta nghe và đáp lời Chúa, Thiên Chúa sẽ biện hộ cho chúng ta; Ngài sẽ làm cho chúng ta trở nên thánh thiện, hoan lạc, hạnh phúc và chiếu tỏa rạng ngời vinh quang Chúa phù hợp với Thiên Chúa. Vì kế hoạch của Thiên Chúa là " Những kẻ Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Những ai Người đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang " (Rm 8, 29-30).

Trong khi đó, kế hoạch của con người, là đi tìm hạnh phúc. Việc tìm kiếm này đòi phải phân định. Như chiếc lưới kéo lên tất cả các loại cá, nên hạnh phúc cũng có tất cả các loại. Có những thứ hạnh phúc đích thực, có những thứ hạnh phúc rẻ tiền, hão huyền, trống rỗng và giả dối.

Vua Solomon đã xin Chúa ban cho một “tâm hồn khôn ngoan để đoán xét Dân Chúa, và phân biệt lành dữ” (1V 3, 9).

Để có hạnh phúc thật, cần phải cầu xin Chúa như Salomon : cho được ơn làm chủ bản thân, biết phân biệt tốt xấu, chọn lựa điều tốt, bỏ điều xấu. Vì tất cả những gì chúng ta hài lòng chưa hẳn đã là tốt.

Có ơn phân định, để nhận ra tiếng Chúa, làm theo kế hoạch của Chúa, như tác giả Thánh Vịnh đã hát : " Bởi thế nên con yêu quý chỉ thị Ngài hơn vàng, và hơn cả vàng ròng tinh khiết. Bởi thế nên con tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài; hết thảy đường lối gian tà con đều ghét bỏ " (118, 127-128 ). Cần phải có tâm hồn tỉnh thức, sẵn sàng không hời hợt, bốc đồng.

Tỉnh thức, thì dễ vâng phục và lắng nghe Chúa hơn, như thế mới có hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây chính là điều Chúa Giêsu áp dụng cho Nước Trời, khi Người sánh ví như một kho báu hay một thương gia đi tìm ngọc quí.

Nước Trời, là chủ đềhạnh phúc chúng ta tìm kiếm, đôi khi có thể được tìm thấy một cách tình cờ, như người kia tìm được kho tàng khi cày ruộng. Nó cũng có thể là kết quả của cuộc tìm kiếm lâu dài, như người buôn nọ đi tìm ngọc quý (Mt 13, 45). Và khi đã tìm được kho tàng, hay viên ngọc quý rồi, điều trước tiên như Chúa Giêsu nói là bán hết những gì đang có, để mua bằng được kho tàng và viên ngọc.

Kho tàng hay viên ngọc quí ấy là chính Đức Kitô. Tiên vàn hãy tìm kiếm Chúa Kitô trước đã. Ôi thật là khó, vì chung quanh chúng ta có quá nhiều ràng buộc, ngăn cản chúng ta gắn bó với Đức Kitô. Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta dành cho Người tình yêu trên hết, chúng ta phải là kitô hữu 100%.

Chúa Giêsu tuyên bố: " Không ai có thể làm tôi hai chủ» (Mt 6, 24). Chỉ có "kho tàng trên trời " mới là nơi chúng ta lựa chọn gửi gắm lòng mình : " Vì kho tàng ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó " (Mt 6, 20s). Thánh Phaolô nói rõ : " Quê hương chúng ta là quê trởi, nước chúng ta là trời cao "(Ph 3, 20).

Để có được Nước Trờichúng tacần phải dứt bỏ như Chúa Giêsu gọi mời : "Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta " (Mt 16, 24)… Và chỗ khác Người nói : " Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó ", sau cùng Người thêm: "đoạn hãy đến theo " (Mt 19, 21). Không những thế còn phải phấn đấu, " giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy ". Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng không thể có được Nước Trời, nếu chúng ta không từ bỏ tất cả những gì chúng ta đang có : vinh quang, giầu có, địa vị và tất cả những sự tìm kiếm khác.

Qua dụ ngôn chiếclưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá, (Mt 13, 47) Chúa Giêsu cảnh báo. Đừng có lựa chọn và hành động nửa vời : cần phải tách mình ra khỏi tội lỗi là thứ ngăn cản chúng ta đến với Chúa và Nước Trời.

Chúng ta hãy nài xin Chúa ban ơn trợ giúp, để chúng ta cóthêmnghị lực vứt bỏ tội lỗi, và cam kết chọn Chúa là lẽ sống của chúng ta. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc: Người Công Giáo tin tưởng thỏa thuận bất chấp tiến bộ chậm chạp
Vũ Văn An
00:41 23/07/2020

Bài sau cùng trong loạt 3 bài của Mimi Lau trên South China Morning Post về thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc nói đến việc người Công Giáo Trung Hoa tiếp tục bị bách hại bất chấp thỏa thuận tạm thời này. Xin xem nguyên văn tại https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3093851/vatican-china-agreement-catholics-keep-faith-historic-deal.



Nếu Đức Cha James Su Zhimin vẫn còn sống, ngài đã bước sang tuổi 88 trong tháng này. Mặc dù ngài đã không được nhìn thấy trong 17 năm, Đức Cha Su vẫn được Tòa Thánh, cơ quan quản trị hoàn cầu của Giáo Hội Công Giáo, liệt kê như là Giám mục Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc Trung Quốc.

Giữa năm 1956 - 5 năm sau khi Vatican và Bắc Kinh cắt đứt liên hệ ngoại giao - và năm 1997, Đức Cha Su đã bị bắt ít nhất 8 lần, sống hơn 30 năm trong các nhà tù và cơ sở cải tạo lao động vì từ chối từ bỏ lòng trung thành với Giáo hoàng để gia nhập Giáo Hội Công Giáo do nhà nước điều khiển tại Trung Quốc.

Ngài được nhìn thấy lần cuối cùng vào năm 2003, khi ngài đang ở trong bệnh viện. Kể từ đó, không ai có bất cứ tin tức nào về ngài và chính quyền đã im lặng về tung tích và tình trạng của ngài. Nhiều người sợ ngài có thể đã qua đời.

Người ta từng hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin về các giám mục gọi là hầm trú như Đức Cha Su khi Bắc Kinh và Vatican ký kết thỏa thuận 2 năm trước để giải quyết vấn đề đã có từ hàng chục năm về việc phong chức giám mục ở Trung hoa đại lục.
Tuy nhiên, có vẻ như thỏa thuận, sẽ hết hạn vào tháng 9 trừ khi được gia hạn, đã đóng góp rất ít vào con đường xích lại gần nhau giữa Tòa thánh và Bắc Kinh hoặc vào tự do hơn cho người Công Giáo ở Trung Quốc.

Các chi tiết chính xác của thỏa thuận là điều bí mật nhưng chủ yếu, nó cố gắng giải quyết các xung đột liên quan đến các bổ nhiệm giám mục ở Trung hoa đại lục, trong đó, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ có quyền phủ quyết đối với các ứng viên. Tuy nhiên, quyền hạn đó vẫn chưa được thử nghiệm vì không có giám mục mới nào được chọn kể từ khi thỏa thuận được ký kết.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một bản trả lời cho South China Morning Post, cho rằng thỏa thuận được thực hiện suông sẻ.

Theo ông “Cả hai bên sẽ tiếp tục duy trì thông đạt chặt chẽ về việc thi hành thỏa thuận và đàm phán các dàn xếp liên hệ nhằm thúc đẩy việc cải thiện liên tục mối liên hệ”.

Văn phòng báo chí Tòa Thánh từ chối bình luận.

Vào tháng 6 năm ngoái, Vatican đã công khai yêu cầu Bắc Kinh ngừng gây áp lực đối với các giáo sĩ muốn trung thành với Đức Giáo Hoàng phải nói rằng họ chấp nhận các nguyên tắc độc lập, tự trị và tự quản của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc.

Theo một nguồn tin Công Giáo có hiểu biết về các cuộc đàm phán thỏa thuận năm 2018, các nhà đàm phán của Vatican thường xuyên nêu các trường hợp đàn áp các giáo sĩ hầm trú trong các cuộc họp với các đối tác Trung Quốc.

Nguồn tin trên nói rằng “Vatican ý thức rằng thỏa thuận sẽ không giải quyết mọi chuyện. Nó chỉ đơn giản cung cấp cơ sở để giải quyết một cuộc xung đột tôn giáo chủ chốt, nhưng nhiều nhà lãnh đạo và phê bình chính trị đã nhìn thỏa thuận này qua lăng kính chính trị”.

Tên của một số giáo sĩ, bao gồm các Đức Cha Su, Thaddeus Ma Daqin - giám mục Thượng Hải, người đã bị quản thúc tại gia trong nhiều năm - và Augustine Cui Tai - giám mục Xuanhua ở tỉnh Hà Bắc, người đã bị bắt vào tháng trước - đã được nêu ra.

Nguồn tin này cho biết “Lần nào, tên của họ cũng được nêu ra nhưng chỉ nhận được lời bào chữa, chẳng hạn như chính quyền địa phương không hợp tác”.

Ngồn tin trên nói, có ý ám chỉ Đức Cha Su, “Có rất nhiều dối trá và [Vatican] biết rõ điều đó. Trung Quốc có kỹ thuật tiên tiến như vậy để theo dõi và truy tìm các công dân của mình, làm sao họ không biết nơi ở của một người đã mất tích gần 20 năm”.

Khi Vatican và Bắc Kinh cắt đứt liên hệ ngoại giao vào năm 1951, chủ nghĩa Cộng sản bị Rôma coi là “kẻ thù của đức tin” và Giáo Hội Công Giáo đã bị đuổi ra khỏi Trung Quốc. Thay vào đó, Bắc Kinh thành lập cơ quan Công Giáo tự trị của riêng mình - độc lập đối với Tòa thánh.

Trong nhiều thập niên, các giám mục được Đức Giáo Hoàng phong chức sẽ mất hiệp thông nếu họ gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do nhà nước điều khiển; hiệp hội này bổ nhiệm các giám mục mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng. Mặt khác, các giám mục quyết chí trung thành với Đức Giáo Hoàng thường bị quấy nhiễu, gây áp lực hoặc thậm chí bị bỏ tù.

Đồng thời, các người thực hành tôn giáo ở Trung Quốc cũng nhắc đến việc thắt chặt tự do trong những năm gần đây khi chính quyền thi hành chính sách “trung hoa hóa” đối với các tôn giáo, nhấn mạnh lòng trung thành với nhà nước và Đảng Cộng sản. Họ cho rằng chính sách này đã được áp dụng một cách toàn diện, ảnh hưởng đến mọi tôn giáo từ Công Giáo và Tin lành đến Hồi giáo.

Theo chính sách hạn chế trên, các ảnh tượng, biểu tượng tôn giáo như thánh giá và các tòa nhà linh thiêng như nhà thờ, đền thờ Hồi giáo và tu viện Phật giáo đã bị dỡ bỏ. Các chính sách khắc nghiệt nhằm phá hủy các hoạt động tôn giáo của Hồi giáo ở Tân Cương và dẹp bỏ các hỗ trợ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng vẫn tiếp diễn.

Những người dưới 18 tuổi đã bị cấm vào các địa điểm tôn giáo, và việc bán các ấn phẩm tôn giáo kể cả nghiên cứu học thuật đã bị kiểm soát chặt chẽ kể từ năm 2018.

Chiến thuật gây áp lực nặng nề như vậy đã giải thích lý do tại sao nhiều người Công Giáo vẫn tiếp tục từ chối tham gia Giáo Hội do nhà nước kiểm soát bất chấp sự hoà dịu trong các mối liên hệ giữa Vatican và Bắc Kinh trong những năm gần đây.

Một nhà nghiên cứu hàng đầu của chính phủ về Kitô giáo nói với tờ Post rằng các chính sách đàn áp tôn giáo của Trung Quốc đã làm tổn thương hình ảnh quốc tế của họ và góp phần vào sự bất ổn trong nước.

Nguồn tin từ một đảng viên Cộng sản và yêu cầu không nêu tên cho rằng “Điều trên bắt nguồn từ một quan điểm mácxít lỗi thời, coi tôn giáo là một chủ nghĩa duy tâm lạc hậu và phản động, và đàn áp cũng như ngăn chặn là phản ứng duy nhất”.

Người trên nói rằng “Tôn giáo và các tín hữu tôn giáo là sản phẩm của một xã hội đang diễn biến. Hoàn toàn phủ nhận giá trị của tôn giáo ngày nay không khác gì phủ nhận hoàn toàn giá trị của xã hội chúng ta. Đây là sự tự phá hoại nguyên tuyền”.

Nhà nghiên cứu trên đã qui lỗi cho các nhà chức trách Trung Quốc đã xem thường tính phức tạp của tôn giáo ở Trung Quốc và coi các tín hữu là “các lực lượng đối lập”.

Ông nói: “Nhưng cuộc đàn áp sẽ chỉ dẫn đến việc gia tăng nhanh hơn các nhóm tôn giáo trái phép, đặc biệt là các Kitô hữu. Tôi chưa bao giờ lo lắng về chính sách tôn giáo của chúng tôi hơn lúc này sau nhiều thập niên nghiên cứu nó”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phải đối đầu với nhiều lời chỉ trích vì phương thức chủ trương không đối đầu của ngài đối với Trung Quốc và không vận động được một cuộc bảo vệ hữu hiệu đối với lợi ích của hàng giáo sĩ hầm trú.

Người có kiến thức về các cuộc đàm phán thỏa thuận Trung Quốc-Vatican nói rằng có rất ít điều Vatican có thể làm vào thời điểm này.
“Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phạm một sai lầm to lớn bằng cách tuyên chiến với tôn giáo. Khi bạn tấn công tôn giáo, bạn sẽ chỉ tạo ra những công dân không hài lòng và điều này đe dọa sự ổn định trong nước".

Ông nói: “Ở đây, tôi không chỉ nói về người Công Giáo, mà là mọi tôn giáo khác”.

Tuy nhiên, theo người trên, người ta nên nhìn vào bức tranh lớn hơn thay vì chỉ tập chú vào cuộc đàn áp; ông trích dẫn thí dụ của giáo phận Ôn Châu, một giáo phận tổ chức hơn 3, 000 cuộc rửa tội vào năm ngoái dưới sự lãnh đạo của giám mục hầm trú Shao Zhumin, người vẫn là mục tiêu bị chính quyền địa phương nhắm vào thường xuyên.

Người nói trên cho hay “Chúng tôi không thể chỉ tập trung vào việc bách hại nếu không chúng tôi sẽ bỏ lỡ bức tranh lớn hơn. Nay không phải là thời gian để bỏ đi mặc dù dường như không có gì có thể thay đổi”.

“Giáo Hội phải tiếp tục thắp lên ngọn nến hy vọng, chỉ tin tưởng vào Thiên Chúa mới có thể mang đến sự thay đổi. Nếu chúng ta mất hy vọng, chúng ta sẽ mất tất cả mọi điều”.
 
Hagia Sophia: Các nhà thần học Hồi Giáo phản kháng quyết định cải đổi vương cung thánh đường Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
03:31 23/07/2020
Cơ quan Fides của Vatican đưa tin vào ngày 22 tháng 7 năm 2020: Ba nhà trí thức Thổ Nhĩ Kỳ là các nhà chuyên môn về "thần học" và về lịch sử của đất nước họ, đã công bố một kháng cáo trong đó họ nhận định rằng quyết định của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc mở vương cung thánh đường Hagia Sophia ở Istanbul cổ xưa của Kitô giáo cho việc thờ phụng Hồi giáo là "một lỗi lầm nghiêm trọng và vô phương cứu chữa »

Đối với họ, nỗ lực khôi phục vương cung thánh đường đã được các Kitô hữu xây dựng thành nơi thờ phượng Hồi giáo "sẽ xúc phạm những người không theo đạo Hồi và tạo động lực mới cho việc khiếp sợ và hận thù chống lại đạo Hồi".

Trong bản trình bầy lập trường của họ, các ông Nazif Ay, Mehmet Ali z và Yusuf Dülger tự giới thiệu mình là „nhà thần học theo Kem Kemist“, đề cập đến nhân vật Mustafa Kemal (1881-1938), được biết đến với tên là At Aturürk, Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923 vào năm 1938. Ông Kemal đã ghi nhận chủ nghĩa thế tục trong hiến pháp của đất nước và xóa bỏ danh hiệu tôn giáo chính thức khỏi đạo Hồi. Ông đã lãnh đạo một cuộc cách mạng xã hội và văn hóa chưa từng có, thường được gọi là "cuộc cách mạng Kemalist". Năm 1934, nhân danh chủ nghĩa thế tục và phổ quát, ông đã quyết định biến Hagia Sophia, cho tới thời đó vẫn được sử dụng như là đền thờ Hồi giáo, thành một bảo tàng viện, .

Các nhà trí thức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc lựa chọn khiến cho khu phức hợp Hagia Sophia một lần nữa trở thành nơi thờ cúng của người Hồi giáo đã xóa bỏ "thông điệp hòa giải và công lý của đạo Hồi".

Sáng kiến tái chỉ định Hagia Sophia được dành cho lễ nghi Hồi giáo, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 24 tháng 7, đã được đưa ra sau khi Hội đồng Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thu hồi tư cách bảo tàng, áp đặt vào năm 1934.

Tổng thống Erdogan đã quyết định rằng việc mở lại vương cung thánh đường cho lễ nghi Hồi giáo sẽ diễn ra vào ngày 24 tháng 7 và toàn bộ khu phức hợp sẽ vẫn mở cửa cho khách du lịch.

Ông cũng đã gửi lời mời tới Đức Giáo Hoàng, người đã bày tỏ "nỗi đau buồn" của mình trước quyết định này: phát ngôn viên của tổng thống, ông Ibrahim Kalin, tuyên bố vào ngày 19 tháng 7 rằng tất cả đều được mời đến nhân dịp mở lại chính thức của Hagia Sophia như nơi thờ phượng của người Hồi giáo, bao gồm cả Giáo hoàng Phanxicô.

Trong những giờ cầu nguyện của người Hồi giáo, các bức tranh khảm Kitô giáo khắc bên trong vương cung thánh đường sẽ được che lại bằng một bức màn hoạt động bằng điện tử. Các chuyên gia kỹ thuật hiện đang chuẩn bị một tài liệu để chứng minh rằng hệ thống này sẽ không gây ra thiệt hại cho các bức tranh khảm này.

Trong khi đó, các đại diện của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tiếp tục than trách về việc không thể tháo dỡ những hình ảnh thiêng liêng của Byzantine trên các bức tường của vương cung thánh đường.


Source:Zenit
 
Các tín hữu bị buộc gỡ bỏ hình Chúa thay bằng hình Tập Cận Bình nếu muốn tiếp tục nhận trợ cấp.
Đặng Tự Do
03:39 23/07/2020
Các cơ quan xã hội của bọn cầm quyền Trung Quốc tại tỉnh Sơn Tây (Shanxi -山西), Trung Quốc, đang ra lệnh cho những người nhận trợ cấp của nhà nước, bao gồm cả những người lãnh lương hưu, phải thay thế các biểu tượng tôn giáo trong nhà của mình, bao gồm cả hình ảnh của Chúa Giêsu, bằng hình ảnh của Mao Chủ tịch và Tập Đại Đế. Những ai từ chối tuân thủ yêu cầu này sẽ không được trợ cấp nữa.

Tạp chí tự do tôn giáo Bitter Winter đã báo cáo tuần trước rằng từ đầu tháng Tư vừa qua các quan chức ở thành phố Lâm Phần (Linfen - 临汾), tỉnh Sơn Tây, đã được yêu cầu đến tận nhà những người lãnh trợ cấp để kiểm tra và loại bỏ các biểu tượng tôn giáo khỏi nhà của họ, và thay thế bằng hình ảnh bọn lãnh tụ cộng sản. Những người phàn nàn sẽ bị hủy bỏ các khoản thanh toán dành cho họ.

Chính sách này cũng áp dụng cho các thành viên của các nhà thờ do nhà nước điều hành bất kể là có nhận trợ cấp hay không. Một thành viên của Giáo hội Tam Tự, là giáo phái Tin Lành chính thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc chi phối toàn bộ, nói với Bitter Winter rằng hình ảnh của Chúa Giêsu và lịch tôn giáo ở nhà ông đã bị gỡ xuống và thay thế bằng hình ảnh của Mao Chủ tịch.

Nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch coronavirus vẫn đang diễn ra. Điều này có nghĩa là ngày càng có nhiều người phải dựa vào các khoản thanh toán của bọn cầm quyền Trung Quốc để khỏi chết đói. Lợi dụng điểm này, bọn cầm quyền Trung Quốc dùng đòn này để nhắm vào hai mục đích: giảm bớt các khoản trợ cấp xã hội và lương hưu, và đồng thời tăng cường bách hại tôn giáo.

Thành viên của nhóm Tam Tự nêu trên nhận xét một cách cay đắng với Bitter Winter rằng:

“Không gia đình tín hữu nghèo khó nào có thể may mắn nhận được tiền từ nhà nước mà không phải làm gì - họ phải tuân theo lệnh của Đảng Cộng sản cho số tiền mà họ nhận được.”

Một nhà thuyết giáo của một nhà thờ tại gia, hoạt động bất hợp pháp nhưng được lờ đi ở một số nơi trên lãng thổ Trung Quốc, nói rằng thánh giá và hình ảnh Chúa Giêsu ở nhà ông đã bị lấy đi vào tháng Năm và bị thay thế bằng hình ảnh của Mao Chủ tịch.

“Tất cả các gia đình nghèo khó trong thành phố Lâm Phần bị yêu cầu trưng bày hình ảnh Mao Trạch Đông, ” nhà truyền giáo nói với Bitter Winter. “Bọn cầm quyền đang cố gắng loại bỏ niềm tin của chúng tôi và muốn trở thành Thiên Chúa thay thế cho Chúa Giêsu.”

Ngoài Sơn Tây, Kitô hữu ở các tỉnh khác cũng đã báo cáo cách đối xử tương tự từ các quan chức nhà nước.

Tại Giang Tây (Jiangxi - 江西), nơi đã xảy ra nhiều cuộc đàn áp các tín hữu Kitô trong năm ngoái, một Kitô hữu đã báo cáo rằng khoản thanh toán khuyết tật của anh ta đã bị thu hồi vì anh ta đến nhà thờ.

Vợ anh đã báo cáo với Bitter Winter rằng anh ta được thông báo rằng gia đình anh sẽ bị đối xử như một thành phần chống Đảng nếu họ cứ tiếp tục đi nhà thờ.

Một thành viên của Giáo hội Tin Lành Tam Tự, là một người phụ nữ ở độ tuổi 80 đang sống ở tỉnh Giang Tây, đã báo cáo rằng bà đã mất trợ cấp chính phủ sau khi bà buột miệng nói “Tạ ơn Chúa” khi nhận được một khoản trợ cấp.

Bà cho biết các quan chức nhà nước buộc bà phải ca ngợi lòng tốt của Đảng Cộng sản chứ không phải là “Tạ ơn Chúa”.

Tháng Tư vừa qua, một người phụ nữ lớn tuổi khác ở tỉnh Hà Nam đã báo cáo rằng mức sinh hoạt tối thiểu của bà đã bị hủy bỏ khi các quan chức phát hiện ra một cây thánh giá trên cửa nhà bà. Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và cần tiêm thường xuyên đã mất tất cả các khoản trợ cấp của nhà nước vì niềm tin tôn giáo của mình.

Tại tỉnh Sơn Đông, công an đã đột kích vào nhà của một người đàn ông Công Giáo và treo hình ảnh của Mao và Tập Cận Bình khi ông ta ra khỏi nhà.

Khi ông trở về nhà công an bảo ông rằng: “Nếu ông muốn tôn thờ ai đó, thì hãy tôn thờ các đấng này.”

Ông nhận xét một cách cay đắng với Bitter Winter rằng: “Bọn cầm quyền muốn tôn sùng Mao và Tập Cận Bình như những thần minh vĩ đại nhất của người Trung Quốc.”

Kể từ năm 2015, bọn cầm quyền Cộng sản đã đẩy mạnh một chương trình tội phạm hóa tôn giáo. Các báo cáo cho thấy các nhà thờ bị phá hủy thường xuyên, các linh mục và giám mục bị quấy rối và bắt giữ, và sự kiểm duyệt nghiêm ngặt được áp đặt đối với các lớp giáo lý tôn giáo trên phạm vi cả nước. Cộng sản cũng đòi dịch lại Thánh Kinh theo “định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Ở một số khu vực, các nhà thờ đã bị buộc loại bỏ các hiển thị liên quan đến Chúa, Đức Mẹ, các Thánh và thay thế bằng những hình ảnh của Tập Cận Bình. Những khẩu hiệu trích từ Thánh Kinh cũng bị đục bỏ để thay bằng những câu nói của Tập Cận Bình.

Tại Tân Cương, từ 900, 000 đến 1.8 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đang bị giam trong hệ thống hơn 1, 300 trại tạm giam do bọn cầm quyền Trung Quốc thành lập. Những người sống sót trở về báo cáo đã phải chịu các hình thức nhồi sọ, đánh đập, cưỡng hiếp, buộc phá thai và triệt sản, cũng như các hình thức tra tấn trong các trại.


Source:Catholic News Agency
 
Santo Subito (phong thánh ngay lập tức) là tiếng hô cho một giám mục cuả Brazil chết vì COVID-19
Trần Mạnh Trác
11:17 23/07/2020
( CNA ngày 22 tháng 7 năm 2020 ). Vị giám mục người Brazil mới qua đời vì COVID-19 đã được hơn 48.000 người ký đơn thỉnh cầu Hội Đồng giám mục Brazil tức khắc mở án phong thánh cho ngài.

Đức Giám Mục Henrique Soares da Costa của giáo phận Palmares, Brazil, vừa qua đời ngày 18 tháng 7, ở tuổi 57. Hơn hai tuần trước, Đức Cha da Costa đã phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện St. Joseph Memorial ở bang Pernambuco thuộc vùng đông bắc Brazil.

Bản kiến nghị, đăng trên mạng CitizenGo ngày 19 tháng 7, yêu cầu hội đồng giám mục Brazil thỉnh nguyện lên Vatican để châm chước sự chờ đợi 5 năm cho việc mở án phong thánh cho Đức Cha da Costa.

Thông thường, Vatican bắt buộc phải chờ ít nhất 5 năm sau khi chết trước khi một nguyên nhân phong thánh được mở ra, tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng có thể châm chước điều lệ này.

“Giáo Hội Công Giáo ở Brazil đã mất một tên tuổi vĩ đại nhất là Đức Giám Mục Henrique Soares da Costa, ” theo lời cuả bản kiến nghị.

Bản kiến nghị viết rằng vị giám mục đã chết với một “hương thơm thánh thiện”, và “người Công Giáo từ khắp Brazil và thậm chí ở nước ngoài, khi nghe tin ngài qua đời, đã thốt lên một lời giống như lúc trước khi nghe tin cái chết cuả Thánh John Paul II là: Santo Subito!” (Phong Thánh Ngay Tức Khắc)

“Chúng tôi, Giáo hội Brazil, cầu xin các vị mục tử hãy xem xét lời khẩn cầu của các tín hữu và yêu cầu các Giám mục của Chúa Kitô mở án phong chân phước cho ngài, ” bản kiến nghị viết.

Trong chức vụ giám mục, Đức Cha da Costa đã xây dựng một chương trình internet lớn để làm việc tông đồ, gồm có một blog và một trang Facebook nổi tiếng.

Ngài có 97.000 người theo trên kênh YouTube, là nơi ngài phát hình trực tiếp các Thánh lễ trong cơn đại dịch và đăng các cuộc phỏng vấn và nói chuyện về nhiều chủ đề đức tin. Mỗi chủ đề đã thu hút hàng ngàn lượt xem.

Buồi lễ trực tuyến cuối cùng trên YouTube trước khi ngài qua đời là ngày 29 tháng 6 và đã có 19.000 lượt xem.

Trước đó vào tháng 3, Đức Cha da Costa đã ra mắt một chương trình trên web (có lệ phí ghi danh) để dạy các khóa học về chủ đề Tin Mừng, Thần học Thân xác, Đức Maria qua Kinh Thánh và Bí tích Thánh Thể.

Trang web này cũng bao gồm nhiều bài suy niệm và thánh ca hàng tuần cho các phụng vụ Chúa nhật.

Cố giám mục da Costa được thụ phong linh mục cho Tổng giáo phận Maceió vào ngày 15 tháng 8 năm 1992. Năm 2009, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Aracaju và năm 2014, ngài được bổ nhiệm làm giám mục Palmares ở bang Pernambuco.

Trong sáu năm lãnh đạo Dân Chúa ở Giáo phận Palmares, Đức cha Henrique luôn luôn đồng hành với các giáo sĩ của mình, như chính ngài thường tuyên bố, 'là một người cha và là một mục tử’.

Trong một bài giảng ngày 19 tháng 7, một người bạn của ĐC da Costa là linh mục Paulo Ricardo, nhấn mạnh rằng cái chết của vị giám mục đã khiến nhiều người xúc cảm.

“Tôi cảm thấy mồ côi, tôi vừa mất một người cha, ” vị linh mục nói.

“Nói lên điều này, tôi nghĩ rằng tôi cũng bày tỏ tình cảm của nhiều người ở Brazil, bởi vì Đức cha Henrique đã có một hoạt động tông đồ hữu hiệu và mang lại nhiều hoa trái trên internet. Ngài cũng đã thực hiện ơn gọi đó với tư cách là một nhà văn, ” Cha Ricardo nói thêm.

Đoạn livestream của tang lễ cố giám mục da Costa vào ngày 19 tháng 7 đã được truy cập hơn 125.000 lần.
 
Cực kỳ bi thảm, Giám mục Venezuela kêu cứu: chúng tôi chết mất, hoặc vì dịch hoặc vì đói
Trần Mạnh Trác
19:07 23/07/2020
(CNA ngày 23 tháng 7 năm 2020 ).- “Tình hình kinh tế chính trị thảm khốc tại Venezuela, thêm vào ảnh hưởng của lệnh cách ly do đại dịch, đã đưa tới một thảm cảnh còn ghê gớm hơn cả những tai ương cuả Ai Cập trong Kinh Thánh, ” theo lời một vị giám mục địa phương.

“Các tai ương của Ai Cập chẳng là gì so với những gì chúng tôi chịu đựng ở đây, ” Đức Giám Mục Polito Rodríguez Méndez của giáo phận San Carlos, Venezuela, đã nói với văn phòng ACN (Aid to the Church in Need: cứu trợ các giáo hội đang gặp khó khăn) trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Ngài kêu gọi viện trợ quốc tế để giảm bớt cuộc khủng hoảng, đã đánh vào những người nghèo nhất trong số những người nghèo.

Dưới chính thể xã hội của Nicolas Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi bạo lực và biến động, tạo ra tình trạng thiếu lương thực và thuốc men nghiêm trọng, thất nghiệp cao, mất điện và lạm phát phi mã. Khoảng 4, 5 triệu người Venezuela đã phải bỏ xứ ra đi từ năm 2015.

“Đại dịch coronavirus hiện đang đè thêm gánh nặng vào một tình huống đã ở thời điểm khủng hoảng, ” Đức Giám Mục nói.

“Với nền kinh tế tê liệt và GDP ở dưới số không, ” ngài nói, “những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người nghèo nhất - họ không có gì để ăn, họ không có cơ hội để sống một cuộc sống bình thường.”

Theo các cuộc nghiên cứu thì 96% hộ gia đình ở Venezuela đang sống dưới mức nghèo đói.

“Một gia đình thường kiếm được ba hoặc bốn đô la một tháng, nhưng một hộp trứng mắc tới hai đô la và một kg phô mai mắc tới ba đô la, ” Đức Giám Mục Rodríguez giải thích. “Rồi thì, chúng tôi đã bị khóa cửa hơn hai tháng và mọi thứ trở nên rất đắt đỏ hơn nữa. Không thể tiếp tục như thế này!”

Đức Giám Mục nói rằng cuộc khủng hoảng ở Venezuela có thể sẽ trở thành tồi tệ hơn trong những tháng tới, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Giáo hội tại quốc gia vốn đang thiếu hụt tài chính.

“Các nhà thờ của chúng tôi đã phải đóng cửa bốn tháng và các linh mục không còn gì để ăn, ” ngài nói thêm.

Một vấn đề lớn nữa là nguồn tiếp tế cuả 5 triệu người Venezuela đã di cư sang nước ngoài gởi về cũng đã sụt giảm.

“Một ngày nọ, tôi gặp một chủng sinh đang khóc. Cha mẹ cuả anh đã buông tay, họ không còn gì để sống và không thể gửi cho anh một cái gì nữa. Chúng tôi chỉ còn sống nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa.”

Vì đại dịch, biên giới đã bị khoá để ngăn chặn những người di cư mất việc từ Colombia, Peru, Chile hoặc Argentina đang cố gắng trở về Venezuela.

Ngoài ra, một cơn dịch sâu bọ gần đây đã tàn phá các đồn điền ở các bang Cojedes, Portuguesa và Barinas, làm tăng thêm tình trạng thiếu hụt lương thực.

Đức Cha Rodríguez cho biết ngài đang cầu xin Chúa ban cho sức mạnh để giúp đỡ những người khốn khó và đối mặt với một cuộc khủng hoảng gia tăng.

“Mặc dù có những hạn chế cá nhân, chúng tôi sẽ không bỏ rơi người ta trong tình huống tồi tệ này, ” ngài nói.

Ngài cũng kêu gọi quốc tế viện trợ.

“Chúng tôi không muốn sự can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt là can thiệp vũ trang, nhưng chúng tôi xin viện trợ y tế và nhân đạo bởi vì nếu không, chúng tôi không có cách nào khác: COVID sẽ giết chúng tôi hoặc cái đói sẽ giết chúng tôi.”
 
Top Stories
Le diocèse de Bui Chu commence les travaux de démolition de son ancienne cathédrale
Églises d'Asie
08:31 23/07/2020
Le 17 juillet, le diocèse de Bui Chu, dans le nord du Vietnam, a débuté les travaux de démolition de son ancienne cathédrale Notre-Dame du Rosaire, bâtie il y a 135 ans. Il s’agissait de l’unique cathédrale baroque du pays et de l’une des plus anciennes du Vietnam. Mais le mauvais état de l’édifice, fréquemment inondé durant la saison des pluies malgré des restaurations en 1987 et en 2000, a poussé le diocèse a préparer un plan démolition pour laisser la place à une nouvelle cathédrale, plus spacieuse, sur les mêmes fondations. En mai 2019, 25 architectes ont adressé une pétition, retardant les travaux. La nouvelle église sera construite dans un style traditionnel vietnamien, avec un toit et des structures en bois.

Le plus vieux diocèse du nord du Vietnam a commencé les travaux de démolition de la cathédrale Notre-Dame du Rosaire, bâtie au XIXe siècle, malgré les appels de la population locale à la protéger malgré le mauvais état de l’édifice. Un prêtre du diocèse de Bui Chu explique que les ouvriers se sont mis au travail le 17 juillet, en commençant par le dallage et le toit, afin de laisser la place à une nouvelle cathédrale. Le site de la cathédrale de Bui Chu, dans le district de Xuan Truong, est encerclé afin d’empêcher les visiteurs d’approcher. La démolition de l’édifice devrait être achevée au cours du mois d’août. Le prêtre, qui souhaite rester anonyme, confie que le diocèse n’a pas fait d’annonce publique avant la démolition de la cathédrale, construite il y a 135 ans, de peur que des réactions négatives n’entravent les travaux. En mai 2019, 25 architectes ont adressé une pétition au Premier ministre Nguyen Xuan Phuc, au ministre de la Culture des Sports et du Tourisme Nguyen Ngoc Thien et aux autorités locales afin de tenter de protéger la cathédrale baroque, après une annonce d’un plan de démolition par Mgr Thomas Aquinas Vu Dinh Hieu. Le vicaire général du diocèse, le père Joseph Nguyen Duc Giang, responsable de l’opération, a alors dû annuler les plans de démolition. Les autorités du diocèse et les architectes ne sont pas parvenus à trouver un accord sur le moyen de sauver l’édifice, construit en 1885 par Mgr Wenceslao Onate. En février, le diocèse a relancé la démolition en commençant par retirer le mobilier, avant de devoir suspendre les travaux en raison de la crise sanitaire. En attendant la construction d’une nouvelle cathédrale, les catholiques de la paroisse suivent les messes quotidiennes célébrées dans une maison du quartier.

Sœur Theophane Doan Thi Chuyen, des Filles de Notre-Dame du Rosaire, explique que la cathédrale, bien que restaurée en 1974 et en 2000, est dans un état déplorable et que les inondations fréquentes durant la saison des pluies sont un danger pour les fidèles. « C’est une bonne chose de construire une nouvelle cathédrale pour remplacer l’ancienne, afin d’assurer la sécurité de tous ceux qui participent aux célébrations », souligne sœur Chuyen. La nouvelle église sera construite sur les mêmes fondations que l’ancienne, mais en couvrant une plus grande superficie. Le toit sera fait en bois, dans le même style que les maisons traditionnelles vietnamiennes. Depuis des années, des charpentiers préparent des colonnes et des structures en bois avec des motifs traditionnels pour la nouvelle cathédrale. « Je peux comprendre ce qui doit arriver à l’ancienne cathédrale, mais je me sens tout de même découragé », regrette Martin Rama, cité par le journal d’État Tuoi Tre, qui avait lancé une campagne de sensibilisation pour tenter de sauver la seule cathédrale baroque du pays. Le catholicisme a été introduit dans la région actuellement couverte par le diocèse de Bui Chu en 1533, avec l’arrivée des missionnaires étrangers. Le diocèse, un des berceaux de la culture et des traditions catholiques vietnamiennes, est riche de nombreux sites religieux et églises anciennes, avec des influences architecturales gothiques, espagnoles, françaises et vietnamiennes. La province de Nam Dinh compte près de 412 000 catholiques pour une population de 2, 15 millions d’habitants.

(Source: Églises d'Asie, Avec Ucanews, Hanoï)
 
Văn Hóa
Một số nét về Bộ Talmud của Do Thái Giáo
Vũ Văn An
19:16 23/07/2020



Thánh Kinh Do Thái thì Kitô hữu nào cũng đã rõ. Nó được công nhận làm phần thứ nhất của Bộ Thánh Kinh và được gọi là Cựu Ước, thuật lại những việc Thiên Chúa thực hiện giữa loài người từ thuở ban đầu cho tới lúc Chúa Giêsu xuất hiện. Giống Kitô hữu, người Do Thái Giáo tin Thánh Kinh của họ là lời Thiên Chúa và được họ hết sức tôn kính.

Tuy nhiên, bên cạnh Bộ Thánh Kinh đó, họ còn có một bộ sách khác gọi là Talmud, được họ tôn trọng không thua gì Bộ Thánh Kinh. Theo giáo sĩ Berel Wein, thì Talmud ghi lại lịch sử hàng thế kỷ các cuộc thảo luận về luật truyền khẩu của Do Thái Giáo trong các học viện Torah tại lãnh thổ Israel và tại vùng Babylon trong các thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô Giáo.

Hai bộ Talmud

Thoạt đầu ta có Talmud Giêrusalem (Talmud Yerushalmi) tức bộ Talmud được hoàn thành khoảng năm 350 CN tại Giêrusalem khi cộng đồng Do Thái tại lãnh thổ Israel bắt đầu cảm thấy bị đế quốc Byzantine Kitô Giáo bách hại. Cũng vì sự bách hại này, một số học giả Do Thái phải trốn qua vùng Babylon, nơi quyền thống trị của Kitô Giáo không mạnh lắm. Ở đấy họ tiếp tục tu chỉnh bộ Talmud và đến giữa hoặc cuối thế kỷ thứ 6 CN, họ hoàn thành bộ Talmud Babylon (Talmud Bavli) và bộ này trở thành bộ Talmud chính thức, dù nó tự hạ coi mình như được viết ra trong “tối tăm” (lưu đầy).

Thực vậy, giáo sĩ Yitzchak Alfasi, nhà san định luật Do Thái vĩ đại của thế kỷ 11 cho rằng các ý kiến của Talmud Babylon được theo nhiều hơn các ý kiến của bộ Talmud Giêrusalem vì bộ Babylon được san định hai thế kỷ sau bộ Giêrusalem và do đó đã xem sét và tổng hợp các ý kiến của bộ Giêrusalem.
Dù là bộ nào thì Talmud đều gồm hai phần Mishnah, tức phần chép lại các qui định tôn giáo và luật lệ truyền khẩu của Do Thái Giáo và Gemara hay bộ sưu tập các cuộc thảo luận và giải thích Mishnah.

Mishnah gồm sáu sera¯ rîm, hay ‘‘mệnh lệnh’’ (order), mỗi mệnh lệnh gồm một số masse¯kôt hay tiểu luận (tracts), và những tiểu luận này được chia thành pera¯ qîm hay chương. Như được chia trong các bản in, trọn bộ Mishnah có 63 tiểu luận và 525 chương. Tên của các mệnh lệnh như sau và nội dung của chúng:

(1). Zera‘im (hạt giống), chứa 11 tiểu luận, mà tiểu luận đầu tiên, Berakhot nói về việc chúc tụng và cầu nguyện. Theo như thế, việc tôn kính Thiên Chúa chiếm vị trí hàng đầu trong các lề luật. Các tiểu luận khác chủ yếu bàn đến các luật lệ tôn giáo liên hệ tới nông nghiệp tại Palestine. (2). Mo‘ed (ngày lễ), chứa 12 tiểu luận bàn đến các ngày lễ tôn giáo. (3). Nashim (phụ nữ), chứa 7 tiểu luận bàn về luật hôn nhân và gia đình. (4) Neziqin (gây hại), gồm 10 tiểu luận bàn đến luật dân sự và hình sự. (5) Kodashim (những đồ thánh), gồm 11 tiểu luận bàn về bản chất các hy lễ khác nhau, các qui định về thực phẩm, và về các hướng dẫn sát sinh theo nghi thức (sˇeh: îta¯ ). (6). T: ohorot (những đồ sạch), chứa 12 tiểu luận về các luật đặc biệt về trong sạch theo nghi thức.

Các bậc thầy của Mishnah được gọi là Tannaim (người lặp lại). Có tất cả 5 thế hệ Tannaim. Trong khi đó, các bậc thầy của Gemara được gọi là Amoraim (người giải thích). Thực vậy, Amoraim có nhiệm vụ giải thích các Tannaim và không thể giải thích học lý của Tannaim như là vô giá trị. Nhưng họ cố gắng giải thích các giáo huấn của Tannaim cho phù hợp với các suy nghĩ của họ. Ở Palestine có 5, còn ở Babylon, có 7 thế hệ Amoraim lo giải thích các giáo huấn được các Tannaim truyền lại. Các tranh luận và giáo huấn của các Amoraim được gọi là Gemara (tuyển tập). Mishnah thường được viết bằng tiếp Híprơ, còn Gemara phần lớn được viết bằng tiếng Aram.

Lý do hình thành

Theo từ nguyên, Talmud có nghĩa dạy dỗ, học hành, như trên đã nói là bộ sách gồm hai phần. Phần đầu là Mishnah, tóm lược Torah truyền khẩu của Do Thái Giáo Rabbinic (khoảng năm 200 CN). Phần thứ hai là Gemara (khoảng năm 500 CN) là phần giải thích Mishnah. Trọn bộ Talmud gồm 63 khảo luận in thành 6, 200 trang sách, bao gồm lời dạy và ý kiến của hàng ngàn giáo sĩ (rabbi) về đủ mọi chủ đề từ lề luật, đạo đức, triết lý, phong tục, lịch sử, truyền thuyết, và nhiều thứ khác. Nó là căn bản cho mọi bộ luật Do Thái và được các trước tác Rabbinic trích dẫn rất nhiều.

Ta biết từ Esdras, nền tảng của cộng đồng tôn giáo Do Thái là lề luật. Mọi sự đều được qui định theo các qui phạm cố định; không gì có thể được thêm vào hay thay đổi trong lề luật đã trình bầy trong Ngũ Kinh. Tuy nhiên, các điều kiện sống luôn thay đổi đòi những qui định mới, và các qui định này được ban hành theo nhu cầu thời đại và các trường hợp đặc biệt cần được ấn định. Từ đó, hình thành một thứ lề luật và phong tục được truyền tụng bằng miệng. Người Do Thái, kể cả người Do Thái Giáo chính thống, đều tin thứ luật truyền khẩu này bắt nguồn từ chính Môsê. Họ tin rằng trên núi Sinai, cùng lúc với việc tiếp nhận lề luật thành văn trong Ngũ Kinh, Môsê cũng tiếp nhận được các giải thích chi tiết các lề luật khác nhau đã được lưu truyền bởi truyền thống như là lề luật truyền khẩu. Thậm chí, chính các giải thích riêng và những điều họ thêm vào Lề Luật cũng đã được ban cho Môsê trên núi Sinai bằng miệng (Berakhot 5a). Theo một truyền thống, lý do duy nhất tại sao Mishnah không được ban cho Môsê bằng chữ viết là để nó không bị phiên dịch sang tiếng Hy Lạp và do đó, rơi vào tay dân ngoại. Sau khi dân ngoại chiếm hữu Lề Luật viết của Môsê, Thiên Chúa chỉ có thể nhận ra Dân của Người bằng việc họ chiếm hữu Mishnah, nghĩa là truyền thống truyền miệng tổng hợp trong Mishnah (Pesikta rabbati 14b).

Thêm vào đó, các luật sĩ (scribes) ở ngay giai đoạn đầu, qua việc giải thích Torah, đã cố gắng biến lề luật thành có thể áp dụng vào các điều kiện thay đổi của đời sống, tạo căn bản cho các giới điều mới trong Torah, ít nhất một cách hồi tố (retrospectively) và từ đó rút ra các luật tôn giáo mới.

Người ta thấy, thoạt đầu, các bậc thức giả Do Thái thường chỉ giảng thuyết, không viết lách. Họ trình bày và tranh luận về Torah, tức Torah thành văn trong Thánh Kinh Do Thái, và thảo luận về Tanakh, tức qui điển Thánh Kinh Do Thái, hoàn toàn không có một bản viết nào, ngoại trừ chính Bộ Thánh Kinh chính thức. Tuy nhiên tình thế này đã thay đổi, khi họ phải đương đầu với sự hủy diệt nhà nước Do Thái và Đệ Nhị Đền Thờ vào năm 70 CN và những biến động sau đó về xã hội và luật lệ. Lúc này, họ không còn Đền Thờ làm trung tâm giáo huấn và học hỏi và không còn một nhà nước độc lập nữa, nên họ say sưa tranh luận với nhau về luật lệ và họ cảm thấy hệ thống truyền khẩu không còn thích hợp nữa. Họ bắt đầu ghi chép lại các cuộc tranh luận và thảo luận của các giáo sĩ. Hình thức Torah truyền khẩu đầu tiên được ghi chép dưới hình thức midraschic, trong đó, cuộc thảo luận về luật lệ tôn giáo (halakhic) được xếp đặt như một bản giải thích Ngũ Thư (Pentateuch).

Midrash là các câu truyện có tính giảng lễ (homiletic), được các giáo sĩ thức giả trong Do Thái Giáo sử dụng để giải thích các đoạn trong qui điển Thánh Kinh. Nói cách khác, Midrash là một phương pháp giải thích các trình thuật Thánh Kinh vượt quá việc đúc kết đơn giản các giáo huấn tôn giáo, luật lệ hay luân lý. Nó trám đầy các khoảng trống trong các trình thuật của Thánh Kinh liên quan tới các biến cố và các nhân vật mới chỉ được ám chỉ mà thôi. Mục đích để giải quyết các nan đề trong việc giải thích các đoạn văn khó hiểu của bản văn Thánh Kinh, dựa vào các nguyên tắc của khoa giải thích và triết lý Rabbinic nhằm giúp chúng phù hợp với các giá trị tôn giáo và đạo đức của các bậc thầy trong Đạo.



Đến khoảng năm 200 CN, một hình thức khác đã trở thành thịnh hành, tổ chức theo chủ đề chứ không theo số câu trong Sách Thánh nữa. Luật Truyền Khẩu không hề nhất thống một khối; đúng hơn nó thay đổi tùy theo trường phái. Hai trường phái nổi tiếng nhất chính là Trường Phái Shammai và Trường Phái Hillel. Nói chung, mọi ý kiến có giá trị, kể cả những ý kiến không có tính qui phạm, cũng được ghi lại trong Talmud. Thủ bản đầy đủ và xưa nhất của Talmud có từ năm 1342, dưới tên là bản Talmud Munich (Cod.hebr. 95), hiện có trên trực tuyến.

Tóm lại bộ Talmud ghi thành văn các lề luật truyền khẩu. Theo quan điểm Do thái giáo Chính thống, “luật truyền khẩu” ghi trong Talmud chỉ thua mỗi một “luật thành văn” tức Torah hay Ngũ Kinh; Về lý thuyết, nó được coi gần như ngang hàng với Torah, nhưng trong thực tế, theo một nghĩa nào đó, nó được coi trọng hơn.

Theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo bộ mới, lý do vì người Do Thái giáo vẫn có ý niệm Luật truyền khẩu có trước luật thành văn. Các học giả Kinh Thánh thời hiện đại thừa nhận rằng truyền thống truyền khẩu thông thường được giả thiết trước khi các máng chuyển (channels) của nó trở thành ổn định trong các văn kiện thành văn. Thí dụ giữa các biến cố thời các tổ phụ và các trình thuật viết về chúng trong sách Sáng Thế có từ 800 đến 1, 300 năm.

Ngay cả khi các luật lệ đã được ổn định trong Ngũ Kinh, chúng vẫn được bổ túc bằng truyền thống luật lệ truyền khẩu. Thí dụ, trong Xuất hành 21:2, người ta giả thiết đã có các qui định về việc mua bán nô lệ Do Thái; các qui định này rõ ràng chỉ chứa trong truyền thống luật lệ truyền khẩu. Việc bổ túc và giải thích luật lệ thành văn này được các trước tác Talmud gọi là tôrâ sˇebbe‘al peh (luật lệ truyền khẩu), khác với tôrâ sˇebikta¯b (luật lệ thành văn).

Luật truyền khẩu này, đến các thế kỷ sau cùng trước Kitô giáo càng trở nên quan trọng vì phái thắng thế lúc đó là phái Pharisiêu cho rằng sau cái chết của ba vị tiên tri nhỏ Hắcgai, Dacaria và Malaki, Chúa Thánh Thần, tức hồng ân tiên tri, đã đi khỏi Israel. Theo ý kiến các rabbi, truyền thống truyền khẩu cũng là một phần của việc nói tiên tri. Thành thử trong Mishnah (Avoth 1:1), có lời chép rằng “Môsê tiếp nhận Lề Luật trên Núi Sinai và truyền lại cho Giôsê, Giôsê truyền lại cho các bậc trưởng thượng, các bậc trưởng thượng truyền lại cho các tiên tri, và các tiên tri truyền lại cho các người thuộc Đại Thượng hội đồng”.

Khoảng cuối thế kỷ thứ nhất và bắt đầu thế kỷ thứ hai của kỷ nguyên Kitô giáo, khi các tư liệu lề luật được truyền khẩu trở nên quá lớn giữa các giới Pharisiêu, nên mới có việc tổ chức viết chúng xuống.

Vai trò trong Do Thái Giáo

Giáo sĩ Wein cho rằng: vì dựa vào tính thánh thiện và tính toàn vẹn của Torah, tức Luật Thành Văn, nên Talmud kết hợp được toàn bộ người Do Thái khắp thế giới ở bất cứ không gian nào và thuộc bất cứ xã hội nào. Người Do Thái khắp thế giới đều tôn kính các giá trị, các sứ điệp, các quyết định và các trình thuật của Talmud. Nó là sách hướng dẫn đời họ, không phải chỉ trong các vấn đề nghi thức và luật lệ mà thôi, mà còn cả các vấn đề thuộc tác phong bản thân, các mục tiêu xã hội và viễn kiến về tương lai Do Thái nữa. Giáo sĩ này thậm chí còn cho rằng khi người ta nói tới “dân tộc của sách” thì sách này chính là Talmud.

Không lạ gì, Talmud trở thành mục tiêu và tiêu điểm của việc chống lại Do Thái Giáo, các giá trị và thực hành cũng như người thực hành tôn giáo này. Ông cho rằng: việc đốt sách Talmud là việc thường xuyên diễn ra trong các cuộc bách hại người Do Thái khắp Âu Châu từ thời Vua Louis IX thế kỷ 13 cho tới Đức Quốc Xã thế kỷ 20.

Điều cũng đáng lưu ý là: tất cả những người Do Thái bất đồng, chủ trương bác bỏ truyền thống luật truyền khẩu và tìm cách tạo ra các hình thức “mới” cho đời sống Do Thái cũng tấn công Talmud một cách chua cay và bác bỏ các ý niệm và công thức của nó. Từ thời phong trào Karaites thế kỷ thứ 7 tới thời phong trào Yevsektzia (một bộ phận Do Thái trong Đảng Bônsêvích bị Stalin thanh trừng sau này) ở thế kỷ 20, Talmud luôn bị chế giễu và đốt phá bởi những người Do Thái chống đối giáo huấn của nó và cho rằng sẽ không thể có hình thức “mới” nào cho Do Thái Giáo bao lâu Talmud vẫn còn được thế giới Do Thái học hỏi, tôn kính và yêu mến.

Ấy thế nhưng, theo giáo sĩ Wein, giống như dân tộc Do Thái là dân tộc bảo vệ nó, Talmud đã kinh qua mọi sóng gió. Nó vẫn là bản văn và chủ đề học hỏi chính tại mọi cộng đồng Do Thái khắp thế giới. Khả năng trong việc học hỏi nó là điều kiện đầu tiên cho mọi giáo sĩ và thầy dạy ngõ hầu duy trì và bảo vệ được tính chân thực của truyền thống Do Thái từ thời Sinai cho tới ngày nay. Tuy đã có từ lâu, Talmud vẫn tươi trẻ và đầy sức sống. Việc học hỏi nó phức tạp, đầy thách thức, nhưng là việc làm của yêu thương. Vì hiểu Talmud là hiểu linh hồn Do Thái, hiểu tinh chất Do Thái trong mọi người Do Thái, và do đó, là sợi dây nối kết họ với quá khứ và với định mệnh họ.

Các quan điểm khác nhau

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều quan điểm đối với vai trò của Talmud trong Do Thái Giáo. Những người Do Thái Giáo Chính Thống và ở một mức độ kém hơn, Do Thái Giáo Bảo Thủ nhìn nhận tính thẩm quyền của Talmud, trong khi Do Thái Giáo Tái Tạo (Reconstructionist) và Canh Tân thì không nhìn nhận như vậy.

Thực ra, ngay từ thời Chúa Giêsu, phái Xa Đốc (Sadducees), một phái chống phái Pharixiêu, là phái sau này trở thành Do Thái Giáo Rabbinic, đã bác bỏ Luật Truyền Khẩu rồi. Sau đó, trong vòng hai thế kỷ từ ngày hoàn thành Bộ Talmud, phái Karaite (Karaism) cũng chính thức bác bỏ Luật Truyền Khẩu, chỉ tôn trọng Torah Thành Văn mà thôi, hoàn toàn chống lại ý niệm căn bản của các Rabbi cho rằng Torah Truyền Khẩu được ban cho Môsê trên núi Sinai cùng lúc với Torah ThànhVăn.

Với sự ra đời của Do Thái Giáo Canh Tân ở thế kỷ 19, người ta càng nghi vấn thế giá của Talmud. Người Do Thái Canh Tân coi Talmud chỉ là sản phẩm của thời hạ thượng cổ, chỉ có giá trị như một tài liệu lịch sử. Họ tuyên bố: “Tuyển tập các tranh cãi, các luận văn và các qui định thường được chỉ danh dưới tên Talmud không có một thế giá nào đối với chúng tôi, xét trên cả quan điểm tín lý lẫn thực hành”.

Ngày nay, Do Thái Giáo Chính Thống vẫn tiếp tục nhấn mạnh tới sự quan trọng của Talmud, coi việc học hỏi nó là yếu tố chính trong học trình của các định chế giáo dục Do Thái Giáo, nhất là đối với những người đang được đào tạo thành Rabbi (giáo sĩ). Đối với tín hữu bình thường, việc học hỏi nó cũng khá phổ biến với các buổi học hàng ngày hay hàng tuần.

Do Thái Giáo Bảo Thủ cũng nhấn mạnh tới việc học hỏi Talmud. Tuy nhiên, nói chung họ học hỏi nó như nguồn văn có tính lịch sử đối với qui điển Thánh Kinh. Phương thức của họ đối với việc đưa ra quyết định nhấn mạnh tới việc đặt các bản văn cổ điển và các quyết định quá khứ vào ngữ cảnh lịch sử và văn hóa, và khảo sát việc phát triển có tính lịch sử của qui điển Thánh Kinh. Phương thức này có tính mềm dẻo thực tiễn hơn phương thức của Do Thái Giáo Chính Thống.

Do Thái Giáo Canh Tân không nhấn mạnh đến thế, nhưng họ vẫn dạy Talmud trong các nơi đào tạo giáo sĩ của họ. Thế giới quan cấp tiến của họ bác bỏ ý niệm bó buộc của luật Do Thái và chỉ sử dụng Talmud như là nguồn gây cảm hứng và giảng dạy luân lý. Họ thường nhấn mạnh hơn tới việc học hỏi Thánh Kinh Do Thái hay Tanakh.

Kỳ sau: Chỉ trích
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Bông Hoa Nhỏ
Thérésa Nguyễn
21:49 23/07/2020
NHỮNG BÔNG HOA NHỎ
Ảnh của Thérésa Nguyễn

Ngắm bông hoa nhỏ tầm thường
Niệm suy Thượng đế phi thường diệu siêu.
(tn)
 
VietCatholic TV
Các vụ tấn công nhà thờ Công Giáo tiếp tục ở mức đáng lo âu. Diễn biến mới trong vụ cháy ở Nantes
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:39 23/07/2020
1. Những vụ tấn công vào các bức tượng Công Giáo vẫn tiếp tục ở mức đáng lo ngại

Một số nhà thờ Công Giáo ở Hoa Kỳ đã báo cáo về những hành vi phá hoại các bức tượng và những thiệt hại khác vào cuối tuần qua, sau một loạt các vụ phá hoại nhà thờ trong những tuần gần đây.

Tại Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở Bloomingburg, New York, một tượng đài về những thai nhi chưa chào đời bị giết vì phá thai đã bị đánh sập vào tối ngày 18 tháng 7. Tượng đài bao gồm một hình ảnh của một đứa trẻ nằm yên trong một đôi tay, cùng với một dòng Thánh Kinh trích từ sách Tiên Tri chương 49 câu 16.

Cha Nick Blackwell, dòng Camêlô, nhận xét rằng:

“Một số người cảm thấy đó là một ý tưởng tốt đối với họ khi tấn công các tượng đài tưởng niệm thuộc sở hữu giáo xứ chúng tôi. Đừng nghĩ rằng những hành động và tình cảm như thế là được phép tại các thành phố lớn. Cảnh sát đã xem lại đoạn phim giám sát an ninh của chúng tôi.”

Giáo dân tại Giáo xứ St. Bernadette ở Rockford, Illinois, đã phát hiện ra rằng một cây thánh giá tại một nhà nguyện nhỏ thuộc giáo xứ đã bị phá hoại từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 7. Vụ phá hoại đã được báo cáo bởi The Observer, một ấn phẩm của Giáo phận Rockford, vào tháng 17 tháng 7.

Theo Kevin Rilott, một nhân viên của giáo xứ, một người nào đó đã dùng búa đập vỡ thân mình Chúa treo trên cây thánh giá.

Ở Montana, một bức tượng của Chúa Kitô tại một khu nghỉ mát trượt tuyết bị tạt sơn màu nâu và vẽ bậy với hàng chữ ”Rise Up” và ”#BLM” thường được thấy trong các cuộc biểu tình của người da đen trong phong trào Balck Lives Matter. Vụ phá hoại được báo cáo ngày 14 tháng 7 bởi các phương tiện truyền thông địa phương ở Whitefish, Montana.

Bức tượng này được đặt tại khu nghỉ mát để vinh danh các cựu chiến binh trong Thế chiến II cũng như Sư đoàn 10 Bộ Binh Hoa Kỳ trú đóng trong vùng núi này. Bức tượng được liệt kê trong Sổ Bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia. Các Hiệp sĩ Kha Luân Bố địa phương chịu trách nhiệm bảo trì bức tượng được dựng nên vào năm 1954.

Một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria đã bị chặt đầu ở Gary, Indiana vào tối ngày 2 tháng 7 hoặc sáng ngày 3 tháng 7, nhưng lần đầu tiên được báo cáo vào ngày 12 tháng 7. Cha Joseph Uko, một linh mục tại Giáo xứ St. Ann ở Gary, đã phát hiện ra thiệt hại này sau thánh lễ 9 giờ sáng ngày 3 tháng 7. Đầu và tay của bức tượng đã bị bọn phá hoại chặt đứt.


Source:Catholic News Agency

2. Cảnh sát trả tự do cho nhân viên thiện nguyện bị nghi ngờ có liên quan đến trong vụ cháy nhà thờ chính tòa Nantes /non-ts/

Một thiện nguyện viên bị cảnh sát Pháp thẩm vấn vì nghi ngờ có liên quan đến vụ hỏa hoạn tại nhà thờ chính tòa Nantes đã được trả tự do.

Thiện nguyện viên này là một người tị nạn Rwandan 39 tuổi đã bị giam giữ sau vụ hỏa hoạn ngày 18 tháng 7 tại nhà thờ chính tòa Nantes /non-ts/. Cảnh sát nghi ngờ vụ hỏa hoạn là do bị đốt phá vì lòng thù hận đức tin.

Công tố viện thành phố Nantes /non-ts/ cho biết anh ta đã được trả tự do vào tối Chúa Nhật.

BBC đưa tin, người đàn ông này, không được nêu tên, chịu trách nhiệm khóa nhà thờ một ngày trước vụ cháy. Anh đã bị giam giữ vào hôm thứ bảy và bị cảnh sát thẩm vấn để làm sáng tỏ một số điểm nghi ngờ.

Công tố viên Pierre Sennes của thành phố Nantes /non-ts/ nói với Reuters: ”Anh ấy không có liên quan đến vụ hỏa hoạn. Những nghi ngờ của cảnh sát đã được làm sáng tỏ.”

Le Figaro trích dẫn Jean-Charles Nowak, một nhân viên tại nhà thờ, nói rằng người thiện nguyện viên này là ”một người hăng say với nhiệm vụ” và đã ”phải chịu đựng rất nhiều đau khổ ở Rwanda.”

Nowak nói với tờ Le Figaro: “Tôi không tin dù chỉ trong một giây rằng anh ta có thể đã phóng hỏa ngôi nhà thờ. Đó là một nơi anh ta rất sùng mộ”.

Tưởng cũng nên nhắc lại: Khoảng 7:30 sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng 7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ của thành phố Nantes cách Paris 380km về phía Tây Nam.

Những ngọn lửa lớn có thể nhìn thấy từ bên ngoài tòa nhà. Hơn 100 lính cứu hỏa đã đến nơi vào lúc 7giờ 44 phút và đã vất vả chiến đấu với ngọn lửa. Cuối cùng, họ đã khống chế được trận hỏa hoạn sau vài giờ.

Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Bẩy, Công tố viên Pierre Sennes cho biết lính cứu hỏa ghi nhận có đến 3 đám cháy bên trong ngôi nhà thờ. Do đó, họ tin rằng đây là một vụ cố ý phóng hỏa đốt nhà thờ, có thể xuất phát từ lòng thù hận đức tin.

Ngọn lửa đã phá hủy các cửa sổ kính màu và cây đàn đại phong cầm của ngôi nhà thờ có từ thế kỷ 15.

Biến cố này xảy ra chỉ 15 tháng sau vụ cháy kinh hoàng tại nhà thờ Đức Bà ở Paris.

Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 7, giáo phận Nantes cho biết cũng có những thiệt hại đáng kể đối với các cửa sổ hoa hồng có từ thế kỷ 16.

Giáo phận nhận định rằng ngọn lửa “đã nhấn chìm các Kitô hữu trong vùng Loire Atlantique trong một nỗi buồn lớn”.

“Đối với họ, nhà thờ này là một kiệt tác kiến trúc, và trên hết là nhà thờ mẹ của giáo phận. Đó là nơi tụ họp gặp gỡ nhau, nơi các sự kiện quan trọng trong lịch sử của giáo phận đã diễn ra.”


Source:Catholic News Agency