Ngày 21-07-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 21/07/2008
TRÚC.

N2T


Con chó nhỏ Pha-lang-ning của chúng tôi dựng đứng cái tai nhọn, lắc lư cái đuôi, tập trung hết tinh thần nhìn về một gốc cây, số là nó đuổi theo một con khỉ. Trong óc não nó chỉ có một con khỉ, không có một tạp niệm nào có thể nhập vào trong tâm nó, không thèm nghĩ tối ăn cái gì, chỗ nào có thể tìm được thức ăn hoặc ngủ nơi nào.v.v... Tôi nhìn Pha-lang-ning là người thinh lặng đẹp nhất.

Hoặc là có lúc anh cũng sẽ gặp tình hình như thế, chẳng hạn như khi anh nhìn một con mèo đùa giỡn, thì tập trung hết tinh thần vào đó, ở đây có phương thức thinh lặng khá tốt – toàn bộ tinh thần nhập vào hiện tại.

Nói rõ ràng hơn một chút, thường là: vứt đi ký niệm đối với tương lai, nhổ đi cách suy nghĩ của ngày xưa; không để ý đến bất cứ thời gian hay ý nghĩ, chỉ cần toàn bộ tinh thần nhập vào hiện tại thì anh mới ở trong thinh lặng.

Sau khi trải qua mấy năm dạy bảo, đồ đệ yêu cầu sư phụ điểm ngộ anh ta, sư phụ bèn dẫn anh ta đến trong một khu rừng trúc, nói: “Con coi, cây trúc ấy dài cao to; rồi lại nhìn cây khác rất là nhỏ !” Thế là đồ đệ đã lĩnh ngộ được.

(Trích: Ý rộng ngoài trời)

Suy tư:

Con người ta hiếm mà tập trung tinh thần được giữa một xã hội ồn ào bon chen, càng khó tập trung tinh thần hơn nữa khi mà cuộc sống liên tục bị áp lực vì công việc, bị áp lực giữa quyền hành và bạo loạn, giữa vật chất và gian dối, ngay cả những người dâng mình làm tôi Chúa để chuyên lo phục vụ Ngài qua tha nhân, cũng khó mà tập trung tinh thần được, nếu không có một ơn riêng đến từ Thiên Chúa.

Sư phụ chỉ cho đồ đệ thấy rừng trúc, trong rừng trúc thì có cây cao cây thấp, cây lốn cây nhỏ, nhìn cây lớn nhất thì thấy các cây khác nhỏ, và đồ đệ đã lĩnh ngộ được điều thầy dạy: tập trung tinh thần giữa một xã hội bất ổn, thì cần phải có một lý tưởng và một tâm an định lớn.

Có những người muốn lánh mình vào trong các tu viện xa xôi để tĩnh tâm, nhưng tâm thì không tập trung tinh thần để nhìn thấy Đấng vĩ đại là Thiên Chúa; có người hãm mình ép xác trong bốn bức tường để tập trung tinh thần vào Thiên Chúa, nhưng tinh thần vẫn cứ như con diều bay lượn trên không theo ý tưởng của mình...

Cách tập trung tinh thần cách đơn giản dễ làm nhất và có hiệu quả nhất, là luôn nhìn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn của mình, để dù cho làm bất cứ việc gì thì cũng chỉ tập trung tinh thần làm cho Ngài và vì Ngài mà thôi.

Đó chính là tinh thần nhỏ (chúng ta) liên lĩ kết hợp với tinh thần lớn (Thiên Chúa) vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 21/07/2008
N2T


15. Khi một vị hoàng hậu đi vào trong một thành phố, thì phải có rất nhiều phụ nữ quý tộc tháp tùng, khi cầu nguyện tiến vào trong tâm hồn của con người, thì tất cả các đức hạnh cũng đều đến trong tâm hồn của con người, bởi vì đức hạnh và cầu nguyện thì không thể lìa nhau.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cơn sóng thần của Đức Tin và Vui Mừng
J.B. An Dang
06:37 21/07/2008
Các báo chí lớn tại Úc Đại Lợi ra sáng ngày thứ Hai 21/7 đã dành trọn trang nhất để ca tụng thành công vượt bậc của Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ.

Trên trang nhất, tờ The Sydney Morning Herald chạy một hàng tít lớn: “Tsunami of faith and joy” (Cơn sóng thần của Đức Tin và Vui Mừng).

Bài báo có đoạn viết: “Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tiếp bước hai vị Giáo Hoàng khi cử hành các thánh lễ ngoài trời đông đảo tại trường đua Randwick hôm qua trước 400,000 khách hành hương. Đó là biến cố Giáo Hội tại Úc tin là một dấu chỉ hồi sinh của đức tin trên khắp quốc gia này.

Thánh Lễ lớn nhất được tổ chức tại Úc cho đến giờ phút này là đỉnh cao cho Giáo Hội cuối một tuần cử hành Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ. Một nhà lãnh đạo Giáo Hội đã chào đón biến cố này như ‘Cơn sóng thần của Đức Tin và Vui Mừng’”

Tờ báo sau đó đã dành nhiều đoạn nói về những câu chuyện cảm động của các bạn trẻ hành hương và của người dân Sydney, cũng như trích dẫn nhiều đoạn trong bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI.

Cả tờ The Sydney Morning Herald và tờ The Daily Telegraph đều đăng hình Đức Thánh Cha đang ôm hôn một em bé Việt Nam. Bà Lê Thị Bích Ly ở Caramatta đã có diễm phúc được gặp gỡ Đức Thánh Cha khi xe của ngài gần đến khán đài nơi cử hành thánh lễ. Bé Tumi Le, 9 tháng tuổi, con út của bà Bích Ly, đã được một cận vệ của Đức Thánh Cha đưa lên cho Đức Thánh Cha ôm hôn.

Tờ Daily Telegraph còn cho biết thêm là bé Tumi Le là con cháu của Thánh Tử Đạo Giuse Lưu. Xa hơn, tờ Daily Telegraph còn đăng cả tiểu sử của thánh Giuse Lưu. Theo tờ báo này, thánh Giuse Lưu qua đời lúc 64 tuổi trong lao tù tại Vĩnh Long ngày 2/5/1854 vì bị tra khảo dã man. Ngài đã bị bắt một năm trước đó, bị buộc bỏ đạo nhưng ngài nhất quyết giữ vững đức tin dù chịu nhiều hình thức tra khảo dã man kể cả chịu đóng đinh.Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh tử đạo cho ngài năm 1988 với 117 vị thánh khác chịu tử đạo trong thời gian 1625-1886.

Tờ Daily Telegraph còn kể lại một câu chuyện cảm động của một viên cảnh sát tên là Garry Hill. Ông Hill được Đức Thánh Cha cho tiếp kiến riêng hôm thứ Tư vừa qua. Ba ngày sau ông ra đi bình an sau một thời gian dài chống trả quyết liệt với cơn bệnh ung thư. 4 năm trước đó, sau khi biết mình mắc bệnh ung thư, ông Hill đã bày tỏ ước muốn được sang Vatican diện kiến Đức Thánh Cha. Ban lãnh đạo cảnh sát New South Wales đã trình bày ước muốn cuối cùng của ông khi biết tin Đức Thánh Cha sẽ sang Sydney. Đức Thánh Cha đã nhận lời thăm viếng và ban phép lành cho ông. Ông Garry Hill đã hoàn toàn mãn nguyện và ra đi bình an.
 
Lời cầu của Đức Hồng Y George Pell được nhận lời
J.B. An Dang
07:11 21/07/2008
Trong thánh lễ Bế Mạc hôm Chúa Nhật vừa qua, Đức Hồng Y George Pell đã cầu nguyện xin cho mưa xuống. Chỉ trong vài giờ, lời cầu nguyện của ngài đã được đáp trả.

Sau một tuần lễ mùa đông với vài cụm mây lưa thưa trên bầu trời, mưa đã trút xuống sau khi Đại Hội Giới Trẻ đã hoàn tất. Trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ, Sydney nói riêng và NSW nói chung, đã không có mưa, mặc dù các tiểu bang khác mưa tầm tã, thậm chí bão tố tại Western Australia gây thiệt hại cho 24,000 nóc gia.

Mặc dù chỉ có vài cơn mưa nhẹ diễn ra tại Sydney, và vùng phía Tây NSW, ở các thị trấn khác, nơi đang chịu hạn hán nặng nề, nhiều cơn mưa lớn trút nước tầm tã xuống các thị trấn này.

Vào 9 giờ tối qua, Young đã có mưa tới 15mm. Một lượng mưa tuơng tự cũng đã diễn ra tại Wagga, Parkes, và Forbes. Riêng tại Canberra lượng mưa lên tới 20mm.
 
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Đức Thánh Cha chúc lành cho Nước Úc
Vũ Văn An
07:42 21/07/2008
Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Đức Thánh Cha chúc lành cho Nước Úc

Trong một nghi lễ tạm biệt vắn vỏi tại Phi trường Sydney, Đức Thánh Cha đã cám ơn Nước Úc vì đã dành cho Ngài một đón tiếp nồng hậu và cho hay Ngài rất vui vì cuộc viếng thăm này. Ngài nói: “Bằng phong thái đầy sắc thái Úc, qúy vị đã dành cho tôi cũng như muôn vàn khách hành hương từ muôn phương trên thế giới tụ họp về đây sự đón tiếp nồng hậu. Tôi đặc biệt biết ơn các gia đình Úc và Tân Tây Lan đã dành phòng ốc trong nhà cho giới trẻ. Qúy vị đã mở rộng cửa và trái tim qúy vị cho tuổi trẻ thế giới. Nhân danh họ, tôi xin cám ơn qúy vị. Các diễn viên chính trên sân khấu trong ít ngày qua lẽ dĩ nhiên là chính giới trẻ. Chính họ đã biến biến cố này thành một biến cố có tính hoàn cầu, một cử hành vĩ đại về tuổi trẻ và là một cử hành vĩ đại đối với sự kiện ta là Giáo Hội, dân Thiên Chúa và thế giới hiệp nhất trong đức tin và yêu thương và được Chúa Thánh Thần ban sức mạnh để làm nhân chứng cho đường lối Chúa Kitô cho đến tận cùng trái đất. Tôi cám ơn họ đã tới đây, tôi cám ơn họ đã tham dự và tôi cầu xin cho họ bình an trở lại gia đình. Tôi biết những người trẻ này, gia đình họ và các người bảo trợ họ nhiều khi đã phải chịu những hy sinh lớn lao mới giúp được họ lên đường tới Úc. Toàn thể Giáo Hội biết ơn nghĩa cử ấy”.

Thủ tướng Úc Kevin Rudd và tân đại sứ Úc tại Vatican Tim Fischer từ gĩa ĐTC về lại Vatican
Đức Thánh Cha cho hay có khá nhiều những giây phút nổi bật trong chuyến viếng thăm Sydney lần này. Tôi hết sức xúc động vì trong lần thăm này, được viếng mồ (chân phước) Mary MacKillop. Tôi cũng cám ơn các Nữ Tu Dòng Thánh Giuse đã dành dịp may cho tôi được cầu nguyện tại đền vị đồng sáng lập của họ. Đàng Thánh Giá trên các đường phố Sydney mạnh mẽ nhắc ta nhớ rằng Chúa Kitô thương yêu ta đến cùng và chia sẻ các đau đớn của ta để ta có thể chia sẻ các niềm vui của Người. Việc gặp gỡ người trẻ ở Darlinghurst là giây phút vui mừng và hy vọng lớn lao, một dấu chỉ cho thấy Chúa Kitô có thể nâng chúng ta lên khỏi những tình thế khó khăn nhất, tái lập phẩm giá ta và làm ta có khả năng nhìn về một tương lai tươi sáng hơn”.

Ngài nói rằng tinh thần thân ái đã đánh dấu cuộc gặp gỡ của Ngài với các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác, trong khi các cuộc tụ tập tại Barangaroo và Randwick “là cao điểm trong cuộc viếng thăm của tôi”. Ngài nói: “Các bạn thân mến, trong khi từ giã Sydney, tôi xin Chúa âu yếm nhìn xuống thành phố này, xứ sở này và mọi cư dân của nó”. Sau khi tỏ ý hy vọng người ta sẽ được linh hứng bởi gương sáng cảm thương và phục vụ của (chân phúc) Mary MacKillop, Ngài nói: “Và trong khi nói lời từ biệt qúy vị trong niềm biết ơn sâu xa trong tâm hồn, tôi xin nhắc lại một lần nữa: Xin Chúa chúc lành cho nhân dân Úc”.

Lên tiếng trên một bục lễ đài nhỏ đặt ngay truớc mặt chiếc máy bay sẽ chở Ngài cùng đoàn tùy tùng, Đức Giáo Hoàng cám ơn Thủ Tướng Kevin Rudd, Tổng Toàn Quyền Micahel Jeffrey, các chính phủ Liên Bang và New South Wales, cũng như giới doanh thương.

Trước đó, tại The Domain, trong buổi gặp gỡ dành riêng cho các thiện nguyện viên, Đức Giáo Hoàng đã chúc lành cho Sophie Delezio, cô bé nạn nhân bị đụng xe. Trong số các thượng khách cùng có mặt trên khán đài, người ta thấy Sophie, anh trai Mitchell của cô và cha mẹ Ron và Carolyn. Cô bé bẩy tuổi này đã sống thoát tai nạn khủng khiếp vào năm 2003 khi một chiếc xe xe hơi lao vào một trung tâm giữ trẻ và phát hỏa, khiến cô bị què và phỏng đầy người.

Rồi tháng Năm năm 2006, không lâu sau khi rời bệnh viện, cô lại thoát chết một lần nữa khi một chiếc xe hơi đụng vào cô ngay ở chỗ dành cho người đi bộ.

Sau khi chính thức cám ơn các thiện nguyện viên Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô chào hỏi và bắt tay mọi người trên khán đài, vàchúc lành cho Sophie và anh trai Mitchell, 8 tuổi. Sau đó, Sophie cho hay cô cảm thấy “tốt” khi được Đức Giáo Hoàng chúc lành. Má cô là bà Carolyn cho biết bà thấy rõ nỗi hân hoan của con gái: “Từ chỗ tôi ngồi tôi thấy rất rõ, con nhỏ cười cứ tít cả mắt. Cháu nó rạng rỡ quá khi được Đức Thánh Cha ôm chặt đôi tay”.

Đức Thánh Cha rời Sydney vào khoảng 10 giờ 30 sáng trên chuyến máy đi Vatican. Máy bay này sẽ lấy thêm nhiên liệu tại Darwin trước khi bay tiếp.

Đại sứ thường trú tại Vatican

TT Kevin Rudd iễnchân Đức Giáo Hoàng
Thủ tướng Kevin Rudd công bố việc cử nhiệm ông Tim Fisher, cựu lãnh tụ Đảng Quốc Gia và cựu phó thủ tướng, làm đại sứ toàn thời đầu tiên của Úc tại Vatican. Ông công bố điều ấy trong khi đọc diễn văn tiễn biệt Đức Giáo Hoàng tại Phi trường Sydney.

Trước đây, đại sứ của Úc tại Dublin kiêm thêm nhiệm vụ tại Vatican. Ông Tim Fisher đã được trình diện cho Đức Giáo Hoàng trước khi Ngài lên đường từ biệt Úc. Ông se nhậm chức vào đầu năm 2009.

Ông Rudd nói ằng Úc sẽ tham gia với 69 quốc gia khác có đại sứ thường trú tại Vatican. Ông nói: “Thưa Đức Thánh Cha, tôi tin rằng ông Fisher, đại sứ Fisher một ngày gần đây, sẽ thi hành chức vụ này một cách đầy xứng đáng và sẽ làm cho Úc và Tòa Thánh có khả năng cùng làm việc với nhau đối với các thách đố lớn lao hiện ta đang đối diện trên thế giới. Các thách đố về nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo và chính trị khắp thế giới, về đói nghèo, về an toàn thực phẩm, về trợ giúp quốc tế, về hòa bình, kiểm soát vũ khí và trang bị, thách đố lớn lao về thay đổi khí hậu và các tranh biện lớn lao khác liên quan tới tương lai hành tinh của chúng ta”.

Gặp bốn nạn nhân

Vatican cho hay nhhư mộ cử chỉ an ủi, Đức GH đã gặp 2 người đàn ông và 2 người đàn bà đại diện cho các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục. Phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng là cha Lombardi nói rằng Ngài muốn chứng tỏ mối quan tâm của Ngài đối với vấn đề và lắng nghe câu chuyện của các nạn nhân và an ủi họ.

Cha nói: “Liên quan vấn đề lạm dụng của một số linh mục, vào sáng Thứ Hai, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cử hành Thánh Lễ với một nhóm đại diện các nạn nhân bị xách nhiễu tình dục”.

Cuộc gặp mặt các nạn nhân xẩy ra hai ngày sau khi Đức GH đã nói lên lời xin lỗi có tính lịch sử vì điều chính Ngài đã gọi là “tội ác” của việc một số linh mục lạm dụng tình dục. Ngài nói rằng Ngài “cảm thấy hối tiếc sâu xa và kêu gọi phải trừng phạt những ai phạm tội ác ấy.

Cha Lombardi cho hay: “Đức Giáo Hoàng lắng nghe câu truyện của họ rồi an ủi họ. Ngài bảo đảm với họ rằng Ngài sẽ gần gũi họ cách thiêng liêng và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho họ, cho gia đình họ và cho mọi nạn nhân. Qua cử chỉ đầy tình cha con này, Đức Thánh Cha muốn chứng tỏ một lần nữa quan tâm sâu xa của Ngài đối với tất cả những ai là nạn nhân của lạm dụng tình dục”.

Cha cũng cho hay trong cuộc gặp gỡ kéo dài một tiếng đồng hồ, Đức GH nói với mỗi nạn nhân trong bầu không khí “kính trọng, thiêng liêng và xúc cảm cao độ”. Tiếp theo sau việc Đức GH vô tiền khóang hậu xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng vào hôm Thứ Bẩy, người ta vẫn mong chờ một cử chỉ nữa như gặp các nạn nhân chẳng hạn.

Tổng giáo phận Sydney, mà đứng đầu là Đức Hồng y George Pell, cho hay cuộc gặp gỡ này phản ảnh cam kết của GH Úc đối với “hàn gắn và công lý” đối với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. “Chúng tôi vui mừng khi Đức Thánh Cha có dành thì giờ với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trước khi từ giã vào ngày hôm nay. Cuộc gặp mặt riêng này đã được sắp xếp hơi trễ”.

Bốn nạn nhân gặp Đức GH đã được Văn Phòng Tiêu Chuẩn Chuyên Nghiệp, một bộ phận được lập ra để xử lý các khiếu nại liên quan đến lạm dụng tình dục, đề cử.

Theo Tổng giáo phận, việc Đức Thánh Cha gặp các nạn nhân phản ảnh mối cam kết liên tục của toàn thế GH Úc nhằm mang lại hàn gắn và công lý cho những ai từng bị bị tổn

Cơn sóng thần của đức tin và niềm vui

Thánh Lễ Bế Mạc
Đức GH Bênêđíctô XVI đã bước theo chân hai vị giáo hoàng khác trong việc chủ tọa một Thánh Lễ tại Randwich vào ngày hôm qua, Chúa Nhật 20 tháng Bẩy, với sự tham dự của hàng trăm ngàn khách hành hương. Đó là một biến cố Giáo Hội Công Giáo Úc tin là sẽ mở màn cho việc đem lại sinh khí mới cho đức tin khắp mọi miền đất nước.

Thánh Lễ kể trên, lớn nhất xưa nay tại Úc, là cao điểm của các cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới kéo dài một tuần lễ. Một vị lãnh đạo giáo hội đã hãnh diện gọi nó là ‘cơn sóng thần của đức tin và niềm vui’.

Quy tụ khách hành hương của 168 quốc gia, thánh lễ này đã được cử hành chỉ 24 giờ sau khi Đức GH xin lỗi các nạn nhân bị một số giáo sĩ lạm dụng tình dục và Vatican để ngỏ khả năng vào phút chót sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Đức GH và các nạn nhân này trước khi Ngài lên đường về Rome.

Merle Pollack, một người hành hương 67 tuổi từ Cremorne nói về kinh nghiệm của mình như sau: “Bạn không thấy kem vẽ mi phải không? Tôi khóc suốt buổi thôi. Có cái gì đó đầy sinh lực ở kia…cứ nhìn mọi người im lặng và mọi sự sạch trong một cách kỳ diệu. Thật có cái gì linh thiêng đáng kinh sợ. Tôi chưa bao giờ thấy như thế bao giờ và rất mừng mình đã lặn lội tới đây”.

Trong bài giảng, Đức GH nói rằng Giáo Hội cần một thế hệ mới sẵn sàng xem sét cuộc sống làm linh mục, tu sĩ, tu dòng. Ngài đặt cho những người đang lắng nghe Ngài: “Các con sẽ tạo ra sự khác biệt nào? Cha đưa ra lời kêu gọi này cách đặc biệt tới những ai trong các con đang được Chúa kêu gọi vào chức linh mục hay đời sống tận hiến. Đừng sợ nói lời xin vâng với Chúa Giêsu, để tìm ra niềm vui trong việc thi hành thánh ý Người, hoàn toàn hiến mình theo đuổi sự thánh thiện, và dùng mọi tài năng của mình phục vụ người khác”.

Đức Thánh Cha miêu tả cuộc viếng thăm của Ngài tới Úc, cuộc viếng thăm lâu nhất trong ba năm làm giáo hoàng, như “Một cảm nghiệm không thể nào quên” về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và sức mạnh của vẻ đẹp tự nhiên.

Ngài nhắc lại sứ điệp của Ngài về các nguy cơ của chủ nghĩa thế tục, dóng lên lời cảnh tỉnh về việc phổ biến sự trống rỗng tâm linh và kêu gọi khách hành hương đang tụ họp nơi đây hãy xây dựng một thế giới mới đặt căn bản trên tình thương của Chúa. “Trong nhiều xã hội của chúng ta, song song với sự thịnh vượng vật chất, một thứ sa mạc thiêng liêng đang được người ta mở rộng: trống rỗng nội tâm, sợ sệt không tên, âm thầm cảm thấy thất vọng. Biết bao người đồng thời với chúng ta đã xây dựng nên những chiếc bình bể và trống rỗng [ám chỉ tiên tri Giêrêmia] trong lúc hốt hoảng đi tìm ý nghĩa, cái ý nghĩa tối hậu mà chỉ tình yêu mới mang lại được?”
 
Daily Telegraph: Bài giảng thánh lễ bế mạc WYD 2008 đầy những tư tưởng thách thức
J.B. An Dang
07:46 21/07/2008
Trong một thế giới bị ô nhiễm bởi những mơ ước hời hợt và sự thịnh vượng vật chất, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đưa ra lời kêu gọi giới trẻ Công Giáo, thúc giục họ hãy “kín múc từ viễn tượng phong phú của đức tin”.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được đưa ra vào thánh lễ bế mạc ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại trường đua Randwich đã tiếp nối chủ đề mà ngài đã diễn đạt xuyên suốt chuyến viếng thăm Sydney. Đó là lời phê phán của ngài “về sự nông cạn, dửng dưng, và lui vào chính mình” của xã hội hiện đại.

Trong bài giảng đầy những tư tưởng mang tính thách thức được đưa ra cho một cộng đoàn đông đảo cũng như cho hàng tỉ người theo dõi qua màn ảnh truyền hình, Đức Thánh Cha đã đưa ra một loạt những câu hỏi đầy thách đố.

“Các con có đang sống đời mình trong một cách thế mở ra không gian cho Thánh Thần Chúa giữa lòng một thế giới muốn quên đi Thiên Chúa, hay thậm chí phủ nhận Ngài dựa trên một cảm nhận sai lầm về tự do”.

“Anh chị em để lại cho thế hệ tương lai một di sản nào? Anh chị em tạo nên được sự khác biệt nào? Trong lòng nhiều người sống trong xã hội chúng ta, bên cạnh sự thịnh vượng vật chất là sự lan rộng của sa mạc tâm linh, một sự trống rỗng nội tâm, nỗi sợ không tên, và một cảm thức lặng lẽ của tuyệt vọng”.

Tờ Daily Telegraph nhận định rằng những lời này của Đức Giáo Hoàng đang đánh động nước Úc và đặt lại những giá trị cũng như định nghĩa thành công trong đời người có nghĩa là gì?
 
Trước khi rời Sydney, ĐGH gặp các nạn nhân bị lạm dụng tình dục
Phụng Nghi
08:26 21/07/2008
Sydney (CNA) – Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã gặp 4 nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục tại một thánh lễ riêng cử hành tại Khu trú sở nhà thờ chính tòa St Mary. Hai phụ nữ và hai thanh niên, trong lớp tuổi 30 – không muốn được nêu danh tánh – đã dự thánh lễ với Đức giáo hoàng. Ngài đã lắng nghe câu chuyện họ kể và đưa ra lời an ủi.

Văn phòng Báo chí Tòa thánh đã đưa ra lời tuyên bố, trong đó có đoạn viết:

“Bảo đảm với họ sự gần gũi trong tâm linh của ngài, Đức thánh cha hứa tiếp tục cầu nguyện cho họ, cho gia đình họ và tất cả các nạn nhân. Qua cử chỉ phụ tử này, Đức thánh cha mong muốn bày tỏ một lần nữa mối quan tâm sâu xa của ngài đối với tất cả những ai đã chịu khổ đau vì bị lạm dụng tình dục.”

Trước cuộc gặp gỡ này Đức giáo hoàng đã lên tiếng xin lỗi các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do một số người trong hàng ngũ giáo hội tại Australia. Ngài nói ngài “ân hận sâu xa” vì nỗi khổ niềm đau mà các nạn nhân phải gánh chịu.

Tòa tổng giám mục Sydney cho biết Văn phòng Tiêu chuẩn Chuyên nghiệp của giáo phận đã giới thiệu 4 nạn nhân nói trên đến gặp Đức thánh cha:

“Cuộc gặp gỡ các nạn nhân phản ảnh quyết tâm của toàn thể giáo hội tại Australia muốn đem lại sự chữa lành và công lý đến cho những ai đã bị đau thương khủng khiếp do nạn lạm dụng tình dục.”
 
Lời cảm tạ từ Đức Thánh Cha: Trao ban thì có phúc hơn là nhận lãnh
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:37 21/07/2008
Sydney, Australia (ZENIT) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại rằng trao ban thì có phúc hơn là nhận lãnh, và ngài khẳng định rằng các nhà hảo tâm và những người tổ chức Ngày Giới trẻ sẽ được chúc phúc vì lòng quảng đại của họ. Đức Thánh Cha đã nói điều này trong một diễn từ ngắn vào tối Chúa Nhật dành cho các nhà hảo tâm và những người tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23. Ngài đã rời Úc vào sáng thứ Hai theo giờ địa phương.

Đức Thánh Cha phát biểu với họ tại Nhà Xứ Nhà thờ Chính tòa Sydney rằng: “Đức Hồng Y [George] Pell [của Sydney] đã nhắc đến những hy sinh lớn lao mà các con đã dành ra cho việc tổ chức sự kiện tuyệt vời này trong đời sống Giáo Hội. Cá nhân Cha cám ơn các con, không chỉ về những hy sinh đó mà hơn thế chính là sự tin tưởng mà các con bày tỏ đối với giới trẻ và lòng cậy trông vào ân huệ Thiên Chúa khi dốc sức làm việc bằng cả con tim. Chúng ta hãy cầu nguyện để sự đầu tư rất nhiều của các con dành cho họ sẽ mang lại thành quả trong chính đời sống của họ, cho đời sống của Giáo Hội Chúa Kitô và cho tương lai của thế giới”.

Đề cập đến chủ đề của Ngày Giới Trẻ, Đức Thánh Cha cho hay: “Các bạn yêu mến, cha chắc rằng sự tham dự của bản thân các con vào việc chuẩn bị cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới này sẽ là một kinh nghiệm đặc biệt về quyền năng của Chúa Thánh Thần. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong khi chuẩn bị cho sự kiện quy tụ to lớn mang tầm quốc tế này, các con có những phút giây lo lắng và ưu tư, ngay cả lo sợ và bối rối về mọi việc sẽ xảy ra thế nào. Giờ đây, khi nhìn lại, các con sẽ thấy một mùa gặt phong phú mà Chúa Thánh Thần mang lại từ những lời cầu nguyện của các con, từ sự bền chí và chăm chỉ của các con. Có biết bao nhiêu là hạt giống tốt đã gieo trong những ngày ngắn ngủi này!”

Có khoảng 400.000 người tập trung tại Trường đua Randwick trong Thánh Lễ bế mạc hôm Chúa Nhật, tạo nên một buổi tập hợp đông đảo chưa từng có trên đất Úc.

Đức Thánh Cha kết luận: “Các con yêu mến, Thánh Phaolô, người đã tận hiến toàn bộ cuộc đời mình cho vào việc phục vụ cho Tin Mừng, nhắc nhở chúng ta rằng ‘trao ban thì có phúc hơn là nhận lãnh’. Lòng quảng đại và sự hy sinh của các con hết sức cần thiết, nhưng thường âm thầm, góp phần vào thành công của Ngày Giới Trẻ Thế Giới này… Cầu mong các con không bao giờ ngờ vực tính chân thực trong lời hứa của Chúa chúng ta, mỗi khi chúng ta dâng óc sáng tạo, sức lực, nguồn lực và bản thân chúng lên Người, thì chúng ta sẽ lại nhận lãnh chúng một cách dồi dào”.
 
Ngày Thanh Niên Thế Giới cho thấy bí quyết của Nước Úc
Đỗ Hữu Nghiêm
15:33 21/07/2008
Giám mục Úc cho biết: Đất nước Úc tỏ ra giàu tâm linh hơn người ta vẫn tưởng.”

SYDNEY, Úc Châu, 20/7/2008.2 (Zenit.org).- Bài viết của Anthony Barich cho biết: Vị Giám Mục Phụ Tá đứng đầu việc tổ chức Ngày Thanh Niên Thế Giới đã nói người Úc tỏ ra thiêng liêng hơn người ta đã tưởng.

Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sydney Anthony Fisher đã nói với hãng Zenit rằng biến cố giới trẻ đã biến nhiều công dân bình thường thành những người hành hương. Biến cố lớn lao hoành tráng ấy chấm dứt với thánh lễ bế mạc cho khoảng 400.000 người tham dự.

Mặc dù vị qiám mục ấy chấp nhận người dân Úc rất “bảnh bao” với “cuộc sống tốt” của họ, ông nói rằng có một ứng đáp tích cực bao quát đối với các biến cố cốt yếu, kể cả việc 250.000 người chào đón Đức Benedict XVI ngoài đường phố, sau khi ngài tới với đám đông tới 150.000. Họ tụ tập tại Barangaroo, một hải cảng chuyên chở đã bị bỏ, không còn xử dụng nữa.

Giám mục Fisher gợi lên điều này cho thấy người dân Úc ít vô cảm mà lại hiếu cảm nhiều hơn người ta vẫn tưởng.

Vị giám mục nói:

“Ta thường nói Úc châu là một đất nước thế tục. Nhiều quan niệm thằng thế vẫn cho rằng tôn giáo là chuyện riêng tư hay đã bị bỏ đi. Nhưng tôi ngạc nhiên hôn Vị Giáo Hoàng đến. Chắc chắn mọi người ở Barangaroo đón ngài, không thể khác. Và càng ngày càng có nhiều người xếp thành hàng trên các đường phố Sydney để thấy ngài trong đoàn xe hộ tống.

Thực sự ta biết rằng hầu hết người ta khi được hỏi vẫn nói là họ tin vào Chúa và đôi khi họ cầu nguyện và nói họ là Kitô hữu., Như thế người dân Úc không phải là người theo thuyết bất khả tri như người ta đã hình dung họ.

Đó là cái người ta thấy trong cách người ta đáp lại một biến cố tâm linh mà không thù nghịch.”


Kế Hoạch Hành Động

Giám mục Fisher nói ông nghĩ chính thanh niên nước Úc sẽ làm cho cả đời sống xã hội và thiêng liêng của Úc có thêm sinh lực, dĩ nhiên với Chúa Thành Thần tác động. Ngài dám nói rằng Giáo Hoàn đã phác họa một kế hoạch canh tân đời sống xã hội và thiêng liêng của đât nước.

Giám mục Fisher nói:

“Chúng ta đã thấy một thế hệ mới có đam mê và lý tưởng riêng của họ. Đó là những điều âm vang lên qua những gì chúng ta nghe Đức Giáo Hoàng nói về những cái họ đã có thể làm và bây giờ làm cho thế giới với ân sủng của Chúa. [ĐGH] đã cống hiến cho chúng ta một chương trình canh tân xã hội và tâm linh đất nước chúng ta và ngỏ lời khuyến khích cùng gơi hứng cho giới trẻ phấn khới ra đi và hành động.

Chúng ta đang có 125.000 người Úc về quê hương tại xứ đạo, trường học, viện đại học và cơ quan của họ, bất kể họ hành hương hay tình nguyện làm việc cho Ngày Thanh Niên Thế Giới. Chúng ta dám hy vọng rằng sẽ có một đời sống và một nghị lực mới mẻ trong mỗi ngõ ngách của nhà thờ, nhất là thừa tác vụ thanh niên. Rõ ràng là Ngày Thanh Niên Thế Giới sẽ có kết quả lớn lao và tốt đẹp hơn.

Có thật nhiều người mới mẻ dấn thân làm việc với các thanh niên để lãnh đạo và phục vụ giáo hội, trong đó không thể nói trước được một số chuyện.

Các nước chủ nhà trước kia đã tường thuật rằng nhiều việc nẩy sinh trong nước họ mà không một nhà kế hoạch mục vụ nào đã đề xuất trước. Chính niềm tin và hứng khở khiến giới trẻ hành động khi họ trở về quê hương”.


Vị giám mục này lưu ý có nhiều công dân Úc đã bị biến thành người hành hương, bị lôi kéo do tinh thần tích cực cùa các tân khách người Úc và quốc tế

Giám mục Fishser nói:

“Nhiều tài xế hỏa xa và xe buýt đã yêu cầu làm việc những phiên ngoài giờ, vì họ thích tham gia như thế; nhiều cảnh sát viên đã nói với tôi là lần đấu tiên trong đời họ những người ngoài đường phố cám ơn họ. Bất kể họ là những lái xe an ninh hay viên chức y tế, họ đã trở thành người hành hương, và cùng chia sẻ kinh nghiệm.”
 
Cả Giáo hội biết ơn Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
LM Phêrô Nguyễn Hương
20:21 21/07/2008
Cả Giáo hội biết ơn Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Mấy ngày vừa qua cả thế giới nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng hướng về Đại Hội Giới Trẻ 2008 ở Sydney như là một “Phòng Tiệc Ly” mới của Giáo Hội. Đại hội đã kết thức với sự thành công vượt bực và còn hơn sự chờ đợi của mọi người. Có biết bao con người đã hy sinh, làm việc ngày đêm trong ba năm qua để chuẩn bị chỉ cho một tuần lễ Đại Hội và gặp gỡ. Tôi không may mắn tới dự Đại Hội. Nhưng qua các phương tiện truyền thông và đặc biệt qua mạng lưới VietCatholic.net, tôi được theo dõi từng diễn tiến một xảy đang xảy ra tại Syney. Những hình ảnh, những cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng với các bạn trẻ, và nhất là những bài nói chuyện và bài giảng của Ngài làm cho tôi đầy niềm hy vọng cho tương lai của Giáo Hội nơi giới trẻ. Ngoài nhân vật chính là Chúa Thánh Thần về sự thành công của Đại Hội, tôi nghĩ tới vai trò của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Tạ ơn Chúa đã cho Giáo Hội một vị Giáo Hoàng, dù đã lớn tuổi (82) nhưng qua con người và lời của Ngài, chúng ta thấy nơi Ngài là một vị giáo hoàng có dày dặn kinh nghiệm, tâm hồn trẻ trung và rất là khiêm tốn, sẵn sàng gặp gỡ mọi người, nhất là không ngại khó để đến với giới trẻ, một thế hệ đang cần những người có sức mạnh tinh thần và thần linh để hướng dẫn họ biết xây dựng cuộc đời. Tính đơn giản và đơn sơ của Ngài đã dần được khám phá bởi giới trẻ và người Dân Úc như là nét đẹp và là đỉnh cao của tính nhân bản nơi Ngài, dù Ngài giữ cương vị cao nhất trong Giáo Hội. Những suy tư, những lời mời gọi của Ngài với giới trẻ như mỡ ra cho họ và cho Giáo hội một tương lai đầy hy vọng để bước tới và đáng dấn thân để sống, để làm chứng.

Nhưng trên tất cả, điều đánh động tôi nhiều nhất là tài năng thông minh và khôn ngoan của Ngài được thể hiện trong các bài giảng và các bài phát biểu. Trước hết chúng ta phải nói tới sáng kiến của Ngài trong việc đưa ra chủ đề chính hướng dẫn Đại Hội: Đó là Chủ đề về Chúa Thánh Thần và Sứ mạng làm chứng của các bạn trẻ.

Chúa Thánh Thần được coi là Đấng bị quên lãng nhiều nhất trong đời sống giáo hội. Nhiều nhà thần học ngày hôm nay cũng nói đến điều đó (ví dụ von Balthasar nói Chúa Thánh Thần là Sconosciuto (Đấng không được biết) hơn cả Ngôi Lời). Nhiều người công giáo chỉ có cầu nguyện với Đức Mẹ, một vài vị thánh để xin ơn lạ, mà không biết đến Chúa Thánh Thần là ai, dù nhiều khi làm dấu “nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” như thói quen vậy. Qua đại hội này, Đức Thánh Cha muốn giới thiệu với giới trẻ về Chúa Thánh Thần. Ngài là Quà Tặng, là Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con cho chúng ta, là linh hồn của giáo hội, là nguyên lý của sự hiệp nhất ba ngôi và giáo hội. Ai sống theo Thánh Thần thì sống trong sự thật của Đức Kitô, sống trong niềm vui, trong sự trẻ trung của tâm hồn...

Nói về Chúa Thánh Thần là một điều rất khó khăn vì sự huyền bí và ẩn dấu của Ngài, nhưng tôi đọc các bài giảng về Chúa Thánh Thần của Ngài, mà tôi cứ tưởng tượng là Ngài đang diễn giải thần học về Chúa Thánh Thần mà cứ như là đang kể chuyện với giới trẻ, bằng một lối nói thật sống động về những chân lý sâu thẳm về Chúa Thánh Thần được diễn tả qua một ngôn ngữ dễ hiểu cùng với sự tài khéo liên kết vào kinh nghiệm và cuộc sống hiện tại của giới trẻ.

Phải trở về với nguồn gốc đức tin và khám phá những kho tàng được chứa đựng trong đó. Khủng hoảng của Thế giới hôm nay là không còn quy chiếu về Thiên Chúa như nguồn gốc và không con nhận biết Ba Ngôi là ai. Việc khám phá lại khôn mặt và vai trò của Chúa Thánh Thần là một điều hết sức cần thiết cho sự mới mẻ và sống động của giáo hội. Bởi chính thánh Phaolô và sau này thánh Tôma thành Aquinô đã quả quyết: Thánh Thần là Lex Nova “Luật Mới” của đời sống kitô hữu. Chính Thánh Thần hướng dẫn chứng ta tới Chân Lý toàn diện và ai sống theo Thánh Thần thì sẽ được tự do và lòng đầy hoan lạc nội tâm. Một con đường đáng đi, một lời mời gọi đáng chọn, một cuộc sống đáng sống vì sự hấp dẫn và vẽ đẹp của nó!

Cả Giáo Hội biết ơn Đức Thánh Cha về những cố gắng vượt bực và về đặc sủng của Ngài cho Giáo Hội hôm nay!
 
Top Stories
Pope tells Australians of God's plan for creation, especially people
Catholic News Service
13:01 21/07/2008
SYDNEY, Australia (CNS) -- In the longest-lasting and longest-distance trip of his pontificate, Pope Benedict XVI spoke to Australians and to young people from around the world about God's plan for all creation, but especially for people.

The July 12-21 trip included several days of rest as well as meetings with representatives of Australia's government, Catholic Church and native fauna.

Relaxing July 13-16 at an Opus Dei-run center outside Sydney, the pope was treated to a visit from representatives of Sydney's Taronga Park Zoo, including a koala bear, a wallaby joey and an echidna.

Jesuit Father Federico Lombardi, papal spokesman, said the visit was the idea of Australian church officials; "they are rightly proud of the species that are found only here."

Once the public part of his trip began, Pope Benedict spent his days combining World Youth Day activities with elements of a pastoral visit to Australia.

Before he left Australia July 21, the pope celebrated a private Mass with four Australian victims of clerical sexual abuse and their families. In a small chapel inside St. Mary's Cathedral, the pope also spent about 30 minutes talking to and consoling the victims.

Two days earlier during a Mass at the cathedral, the pope apologized publicly to Australian victims of clerical sexual abuse.

The pope said, "I am deeply sorry for the pain and suffering the victims have endured and I assure them that as their pastor, I, too, share in their suffering."

In his homily for the Mass, which included the consecration of the cathedral's new altar, Pope Benedict prayed for the rededication and renewal of the Catholic Church throughout Australia and asked the country's priests and religious to support fully the bishops' programs for protecting young people, assisting victims and bringing perpetrators to justice.

At an airport farewell ceremony before leaving for Rome July 21, the pope said the World Youth Day "experiences of prayer, and our joyful celebration of the Eucharist, were an eloquent testimony to the life-giving work of the Holy Spirit, present and active in the hearts of our young people."

"World Youth Day has shown us that the church can rejoice in the young people of today and be filled with hope for the world of tomorrow," he said.

Meeting Australian Prime Minister Kevin Rudd and other government officials July 17, Pope Benedict praised efforts to promote reconciliation with the country's indigenous peoples, who had long been oppressed.

Dance, chants and art from the Aboriginal and Torres Strait Islanders were included at many of the papal events, and elders from the two groups prominently welcomed the pope to their land.

The pope's primary focus was on the thousands of young Catholics who came from some 170 countries to participate in the July 15-20 World Youth Day and reflect on its theme, "You Will Receive Power When the Holy Spirit Has Come Upon You, and You Will Be My Witnesses."

More than 200,000 young people attended the July 19 vigil at Royal Randwick Racecourse and, police said, some 350,000 people were at the track for the July 20 closing Mass. World Youth Day officials estimated the crowd at 400,000.

"Do not be afraid to say 'yes' to Jesus, to find your joy in doing his will, giving yourself completely to the pursuit of holiness," the pope said in his homily for the Mass, which included administering the sacrament of confirmation to 24 young people from nine countries.

The world needs the transforming power of the Holy Spirit, he said at the Mass.

"In so many of our societies, side by side with material prosperity, a spiritual desert is spreading: an interior emptiness, an unnamed fear, a quiet sense of despair," he said.

The pope told the young people that opening their hearts to Jesus and cooperating with the gifts of the Holy Spirit would transform their lives and help them bring a life-giving witness to the rest of the world.

Repeatedly during the trip, Pope Benedict described the Holy Spirit as God's creative, life-giving and courage-giving force.

The pope also spoke often of the need to protect the environment and respect the gifts of God's creation, but he made it clear to the young people that human beings are God's greatest creation.

"At the heart of the marvel of creation are you and I, the human family, 'crowned with glory and honor,'" as the Psalms say, he told the young people at the July 17 World Youth Day welcoming ceremony.

Just as the natural environment can be destroyed by selfishness and exploitation, he said, so too can human life be destroyed or damaged by not recognizing human dignity and the plan God has for each person's life.

"Experience shows that turning our back on the Creator's plan provokes a disorder which has inevitable repercussions on the rest of the created order," he said.

God gave people the freedom to make choices so that they would choose truth, goodness and beauty, the pope said.

"Our hearts and minds are yearning for a vision of life where love endures, where gifts are shared, where unity is built, where freedom finds meaning in truth and where unity is found in respectful communion," he said.

The young pilgrims, including more than 15,000 from the United States, were not the only young people on the pope's mind and on his itinerary.

After watching a dramatic World Youth Day presentation of the Stations of the Cross through the streets of Sydney, the pope went to visit young people recovering from alcohol and drug abuse and other disadvantaged people being helped by the Alive program of Catholic Social Services.

The pope told them they were "ambassadors of hope" to their peers because they have had the courage to turn their lives around.

"The choice to abuse drugs or alcohol, to engage in criminal activity or self-harm, may have seemed at the time to offer a way out of a difficult or confusing situation," he said. "You now know that instead of bringing life, it brings death."

The pope told them that Jesus loves them unconditionally and prayed that the Holy Spirit would be with them and would make them witnesses of the joy that comes from choosing to cherish the life God has given them.

Pope Benedict also set aside a morning to encourage ecumenical and interreligious dialogue in Australia by holding separate meetings with Christian leaders and with representatives of Australia's Jewish, Muslim, Buddhist, Hindu and Zoroastrian communities.

(Source: Cindy Wooden / Catholic News Service)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyến công tác xã hội của Bông Hồng Xanh với Đoàn WYD 2008 từ Đức về
Maria Vũ Loan
19:56 21/07/2008
Chuyến công tác xã hội của Bông Hồng Xanh với Đoàn WYD 2008 từ Đức về

Vào giữa tháng 7 năm 2008, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã bắt đầu chương trình phát học bổng và đồ dùng học tập cho các em học sinh nghèo Việt Nam tại một số vùng. Tôi xin được tường thuật lại một số chuyện vui buồn qua lần phát học bổng đầu tiên của nhóm tại Cần Giờ (Sài Gòn); đặc biệt cùng tham dự chuyến đi có nhóm bạn trẻ người Việt tại nước Đức nhân dịp các bạn đi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Chuyện vui và buồn

Ngay từ giữa tháng sáu vừa qua, cha Paul Phạm Văn Tuấn, linh mục tuyên úy cho người Việt và người Đức tại nước Đức, đã cho nhóm biết ý định của cha là muốn tài trợ một chuyến đi gặp gỡ các em học sinh. Với tư cách trưởng nhóm, tôi vui mừng vì có một linh mục “mở màn” cho chương trình. Tôi và các thành viên lo lắng và tưởng tượng ra khá nhiều chuyện vui để các bạn trẻ nước ngoài thấy phấn khởi khi đi với một nhóm “bụi đời” này.

Biết linh mục Tuấn còn trẻ, lại vui tính thương người, tôi bèn “tấn công” để cha cho nhiều tiền hơn. Tôi nói với Cha “ Nếu đội tuyển quốc gia Đức vô địch Eurô 2008, con mời nhóm cha đi ăn làng nướng, còn đội Đức hạng nhì cha đưa con ngàn eurô, hạng ba là năm trăm Eurô, còn hạng tư là vài trăm cũng được Eurô.” Cha bèn nói:

- Chu cha! Chị cá độ kiểu đó tôi phá sản rồi chạy mất!!”

Thấy tôi cũng vui vẻ, cha mời tôi cùng đi với đoàn của cha xuống Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Tôi vui như Tết, khoe khoang với mấy đứa cháu trong nhà, lòng thầm nghĩ sao Chúa thương mình thế! Nhưng khi chỉ còn hơn mười ngày nữa là đoàn của cha về đến Sài Gòn thì “đùng một cái” vào buổi sáng Chúa Nhật đẹp trời tôi đau quá phải cấp cứu trong bệnh viện. Bác sĩ nói tôi phải phẫu thuật kỹ thuật cao.Tôi giật mình “phẫu thuật” là mổ chứ gì! Chúa ơi, con chết mất!”

Trong bệnh viện, khi được đẩy vào phòng phẫu thuật, đủ mọi thứ triết lý nảy sinh trong đầu óc tôi, tôi nghĩ về Chúa, về phận con người, về sự sống chết. Tôi nhớ lại câu chuyện của một linh mục kể:

“Có một anh nông dân kia, làm việc khổ cực mà vẫn cứ nghèo. Ông chủ thấy thương và tỏ ý muốn giúp anh có đất đai canh tác, để đời sống khá hơn. Sáng sớm một ngày, anh ta chạy vòng quanh vùng đất của ông chủ, chạy được bao nhiêu, anh sẽ dược nhận bấy nhiêu nhưng phải về trình diện với ông trước khi mặt trới lặn. Vì quá mê đất đai anh ta chạy qua vùng đồng lúa, rồi vùng mía, sang vùng trồng chuối….cho đến lúc anh ta kiệt sức và ngã gục, không thể trở về trước khi mặt trời lặn. Thế là tất cả ra hư không. Nếu anh ta biết dừng lại, nhận đủ những gì mình cần thì anh không gục chết và có một đời sống hữu ích hơn.”

Còn tôi, vừa xuất viện hôm trước, hôm sau tôi đã bận rộn chỉ đạo cho thành viên đi mua tập, áo trắng, bánh kẹo, phong bì…rồi tôi ăn mặc lịch sự đến gặp cha bàn chuyến đi Cần Giờ.

Cha cho nhóm tôi nhiều quà, đặc biệt là hai lọ thuốc đau bao tử. Thấy cha có vẻ tiếc nuối điều gì, tôi hứa là “Sống chết gì con cũng có mặt trong chuyến đi Cần Giờ!”

Hai hôm sau, vì ăn uống không đúng và làm nhiều, tôi bỗng lên cơn đau và phải nhập viện khoa khác để chữa …bao tử. Thế là tôi chẳng khác gì anh nông dân ngờ nghệch tham việc kia. Tôi rên rỉ điện thoại: “Cha ơi, xin cầu nguyện cho con bớt đau và đừng chết!” Cha gắt lên: “Chết cái gì mà chết! Uống ngay thuốc tôi đưa, chị sẽ hết đau ngay!”

Nằm trong bệnh viện lần thứ hai, tôi có ý nghĩ như trẻ con: “Chúa chẳng thương con gì hết, tháng bảy nhiều việc lại để con vào đây hai lần, còn bị đánh mất cả giấy tờ xe, thẻ lãnh lương, gãy mắt kiếng nữa! Nếu con chết thì Chúa vẫn phù hộ để các bạn trẻ cứ tiến hành chia học bổng cho học sinh nhé!”

Thế là tôi cũng chẳng được tham gia chuyến đi đầu tiên của năm học 2007 – 2008. Cha Tuấn và các cộng tác viên thấy sự việc ngồ ngộ thì không còn xúc động mà cười híc híc nữa chứ! Tôi ấm ức đành điều khiển chuyến đi bằng điện thoại trong bệnh viện.

Chuyến công tác

Tôi được các bạn Bông Hồng Xanh báo cáo lại: cả hai nhóm nhập lại thành một đoàn công tác rất vui. Trên đường đi, cha vui vẻ, nói nhiều, nhanh nhẹn khiến các bạn phải có tác phong công nghiệp theo.

Đường đến Cần Giờ rộng sạch. Phà Bình Khánh nề nếp hơn lúc trước. Vẫn còn vài người già bán “đặc sản” vùng này là dừa nước. Những quầy dừa nước được bổ ra, cơm dừa trắng đục, to bằng hai ngón tay cái chặp lại, cho vào bịch nilon bán chưa đến một USD một bịch; muốn ăn phải cho đường và đá mới ngon.

Đoàn công tác dừng chân ở một khu nhà lá. Làm từ thiện ở trong nhà thờ hay ngôi chùa thì dễ vô cùng nhưng vào một xóm nhà lá chơ vơ giữa vùng đất trống trải thì khó lắm đấy nhé!

Khu nhà lá này thuộc xã Long Thạnh. Những người ở đây không có đất, phiêu dạt từ nơi nào đến đây khai hoang rừng rồi dựng nhà, hình thành nơi này. Ban ngày đàn ông đi cào nghêu mướn, nghĩa là người ta nuôi nghêu ở một vùng biển, đến ngày thu hoạch thì mướn người cào, đem nghêu lên chợ để bỏ mối…còn phụ nữ ở đây đi làm mướn hoặc bán vé số. Trẻ con ở đây trông rất hiền lành, chúng cứ đi tò tò theo cha. Có người nói chưa có đoàn từ thiện nào dừng chân ở đây cả. Nước uống và sinh hoạt phải mua nên cuộc sống còn khó khăn.

Cha phát quà cho các cháu đang đi học, trò chuyện với các em nhỏ rồi vào từng nhà thăm hỏi tặng phong bì. Cha có vẻ thương cảm những người sống ở đây. Cái nắng chói chang của buổi trưa làm cho mọi người khó chịu.

Rời khu nhà lá, đoàn đi sâu vào lòng huyện Cần Giờ, nơi đó có nhà thờ, có bãi biển. Cả đoàn tạm thư giãn với gió biển. Đến hai giờ chiều thì vào một ngôi trường để phát học bổng, tập và áo trắng cho một trăm em học sinh Trung học cơ sở và Tiểu học do xã chọn, tại xã An Thới đông, một xã nổi tiếng là đông dân. Cách đây mười năm, năm 1998, khi chúng đến đây dân chúng còng nghèo kinh khủng, trong đầu óc tôi còn in mãi cái sân của xã với những người già ốm yếu, đến nhận gạo do nhóm phát.

Một trường học tuy khang trang sạch đẹp, nhưng nhà các cháu cách xa và còn nghèo. Cũng dễ hiểu thôi, các cơ sở của Nhà Nước thì to đẹp nhưng người dân thì cũng có nhà khá giả, nhà nghèo nhưng khuyến khích cho các cháu ham học là việc cần làm.

Tôi bật cười khi nghe kể rằng cha Tuấn phát biểu ‘Tôi là linh mục...” sợ người ta không hiểu, cha nhắc lại “Tôi là một ông cha…”. Rồi cha trao đổi, nói chuyện với Hiệu trưởng của trường và phát phiếu học bổng, quà học tập cho các em.

Mọi việc kết thúc tốt đẹp. Đến 5 giờ chiều thì đoàn các bạn trẻ đi ra sân bay để sang Úc dự Đại Hội. Tôi nói với hai cô điều dưỡng rút kim truyền dịch ra, tôi đi xe ôm ra tận sân bay để tiễn đoàn.

Cha Tuấn không ngại ôm lấy bờ vai một người bệnh hoạn là tôi để nói lời giã từ. Tôi xúc động mơ màng nghĩ rằng dường như Chúa đang giang tay ôm lấy con người đang đau yếu của tôi. Nửa đêm hôm đó tôi không ngủ, cứ nhìn đồng hồ và đọc kinh xin cho đoàn của cha Tuấn bay bằng an và tạ ơn về chuyến công tác thành công mà không có mặt của tôi.
 
Hành trình về Phó Hiến, chiếc nôi của Giáo Hội Việt Nam
Đàm Nguyên
20:05 21/07/2008
HÀNH TRÌNH VỂ PHỐ HIẾN, CHIẾC NÔI CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

HƯNG YÊN, Việt Nam -- Ngày 17-5 vừa qua, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dẫn đầu phái đoàn hơn 60 chủng sinh của Tổng Giáo Phận Hà Nội lên đường thăm mảnh đất Phố Hiến, thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, một địa danh nổi tiếng một thời cả ở trong nước lẫn quốc tế, nơi đã từng in dấu những bước chân của các nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam.

Nói đến Hưng Yên, chắc ai cũng nghĩ ngay đến Phố Hiến. Vào các thế kỷ 17-18, nơi đây là một thương cảng nổi tiếng của Việt Nam. Lúc bấy giờ, phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Theo đường sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km. Từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược dòng lên Kinh đô mất 3 ngày. Hồi ấy, Phố Hiến là thủ phủ của trấn Sơn Nam, bao gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và Thái Bình ngày nay.

Đoạn sông ngày xưa chảy qua Phố Hiến gọi là sông Xích Đằng, nhưng do phù sa bồi đắp nên ngày nay đã ở cách dòng sông khoảng chừng 2 km. Hiện bây giờ, quần thể di tích Phố Hiến toạ lạc trên địa bàn thị xã Hưng Yên, với diện tích rộng khoảng 5km2.

Tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 15. Khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã chia nước thành 12 Thừa tuyên. Ở mỗi Thừa tuyên có lập một Ty Hiến sát sứ trông coi việc kiểm soát và giám sát, trong đó có việc kiểm soát các thuyền bè đi lại trên sông. Người dân đã lấy tên Phố Hiến để đặt cho khu phố chợ đang tồn tại hồi đó vì có thêm ‏lỵ sở của Ty Hiến sát sứ đặt ở đó.

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả nước, một trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lỵ sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, Ty Hiến sát sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những phố chợ đông đúc, rất nhiều các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây đến làm ăn, sinh sống.

Phố Hiến là đô thị của các thương gia người Việt và ngoại quốc, vì vậy nó mang những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc. Có thể nói, đã có một thời kỳ trong lịch sử Phố Hiến là một đô thị đa văn hoá và mang dáng dấp quốc tế. Nhiều công trình kiến trúc mang sắc thái và kiểu dáng Á đông như Chùa, Đền, Đình, Miếu của người Việt và người Hoa, hoặc có công trình kiến trúc kiểu Tây Âu như Nhà thờ Công giáo.

Theo tài liệu lịch sử của Giáo Hội, một sự kiện đáng nhớ gắn liền với Phố Hiến, đó là vào năm 1670, Đức cha Lambert De La Motte nhóm họp Công đồng Đàng Ngoài đầu tiên tại đây. Tham dự Công Đồng có Cha Deydier, 2 thừa sai người Pháp, De Bourges và Bouchard, và 9 linh mục Việt Nam là các Cha Biển Đức Hiền, Gioan Huệ và 7 tân linh mục. Công Đồng có mục đích phổ biến những nghị quyết của Toà Thánh về trách nhiệm và quyền bính của các vị Đại diện Tông toà, tổ chức các mặt sinh hoạt tôn giáo trong địa phận như: phương pháp truyền đạo, cắt cử các linh mục, tuyển chọn chủng sinh, cũng như đưa ra nhiều chỉ thị về việc ban phát các bí tích. Công Đồng chính thức nhận Thánh Giuse làm Bổn mạng Giáo Hội. Một bản Huấn thị gồm 33 điều, phần nhiều giống như bản “Huấn thị” Juthia (1664), chỉ sửa đổi cho thích hợp với sinh hoạt địa phương. Công Đồng quyết định chia địa phận Đàng Ngoài thành 9 hạt và nhóm họp hội nghị hằng năm. “Công vụ Công đồng Dinh Hiến” được Đức Thánh Cha Clêmentê X châu phê trong Tông chiếu “Apostolatus Officium” ngày 23-12-1673.

Sau Công đồng Dinh Hiến (Phố Hiến), Đức cha Lambert quan tâm soạn thảo bản nội quy và quyết định ban sắc chính thức thành lập dòng các chị em Mến Thành Giá tại Kiên Lao (Nam Định) và Bái Vàng (Hà Nam). Chính Đức cha soạn thảo bản Hiến pháp cho dòng và cũng chính ngài nhận lời khấn của 2 nữ tu tiên khởi dòng Mến Thánh Giá là Chị Inê và Chị Paola.

Trên 2 chiếc xe khách lớn khởi hành từ Hà Nội, Đức Tổng Giuse và phái đoàn đã ghé Thái Bình để viếng Đền thánh Tử đạo Đông Phú và cùng là Trung tâm chầu Thánh Thể suốt ngày đêm của Giáo phận Thái Bình; thăm khu du lịch sinh thái Cồn Vành; gặp gỡ Đức giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang của Thái Bình; thăm Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chùa Keo và giáo xứ Hoàng Xá; rồi vòng về theo quốc lộ 10 và quốc lộ 39, đoàn đến thăm mảnh đất Phố Hiến, chiếc nôi của Giáo hội Việt Nam.

Khoảng 3 giờ chiều, 2 thầy thuộc dòng Thánh Tâm, đang giúp mục vụ tại Hưng Yên, đón đoàn tại chân cầu Triều Dương, cây cầu bắc qua sông Luộc là nhánh của sông Hồng, ngăn cách giữa tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Cách trung tâm thị xã Hưng Yên khoảng 5km, lối vào Phố Hiến là một con đường nhỏ, khó đi, gồ ghề và lầy lội, nằm song song với bờ đê sông Hồng kéo dài từ lối rẽ Ba Hàng, đi qua một số nhà thờ họ lẻ và Nhà thờ Tiên Chu, rồi từ đó mới vào con đường mang tên Phố Hiến. Quãng đường trước khi đi qua Nhà thờ Tiên Chu, có khi xe phải dừng lại để các thầy bê đá và dùng xẻng san phẳng đất đá giữa đường thì xe mới tiếp tục đi được. Thế mới biết các vị thừa sai ngày xưa đi lại vất vả đến dường nào!

Trên con đường đi qua giáo họ Tiểu, có thể nhìn thấy ngôi nhà thờ cổ kính, bên cạnh nhà thờ là tượng đài Đức Mẹ La Vang mới xây dựng. Qua giáo họ Hôm, nhà thờ kính thánh Giuse cũng cổ kính nằm ven đường. Liền sau đó, hiện ra trước mắt là Nhà thờ giáo xứ Tiên Chu được xây dựng lại từ năm 1934 với ngọn tháp sừng sững vươn cao giữa những lùm cây nhãn xanh mướt và trĩu quả. “Giáo dân quanh đây rất ít, chỉ có khoảng chừng vài chục người” - 2 thầy dẫn đường giải thích cho đoàn.

Đoàn đi vào giữa quê hương của đặc sản long nhãn Phố Hiến - Hưng Yên. Cánh đồng lúa xanh ngát một thời giờ đây đã biến thành những vườn nhãn ngút ngàn, còn những ao hồ thì biến thành những đầm trồng muồng để làm nút chai. Không còn cây lúa, nếu có thì chỉ còn rất ít, nên cơm áo của người dân lúc này chỉ cậy nhờ vào những chùm nhãn đang vào kỳ đen hột.

Đức Tổng và các chủng sinh được giới thiệu về một vùng quê ven đê sông Hồng, cũng là vùng ven thị xã Hưng Yên, nằm trong quần thể di tích Phố Hiến mà ngày nay Việt Nam đang có ý định đầu tư tôn tạo. Thẳng trục đường từ làng Bầu - Tiên Chu - Hồng Nam dẫn đến con đường mang tên “Phố Hiến”. Trên con đường nhỏ bé này, những ngôi nhà cổ không còn nữa mà thay vào đó là những căn nhà ống mái bằng hoặc tầng lầu thời đô thị hoá, nằm san sát nhau, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện một vài ngôi đình, đền và miếu mang kiểu dáng Á Đông của người Việt và người Hoa ngày xưa để lại.

Dọc theo chân đê, nối tiếp đường Phố Hiến là đến đường Bãi Sậy, nơi đây vẫn còn những đền chùa và một vài cây cổ thụ. Đoàn đi qua hồ Bán Nguyệt, tương truyền rằng chiếc hồ có hình một nửa vầng trăng này là dấu tích còn lại của dòng sông Xích Đằng ngày xưa, nơi tấp nập thuyền bè cỡ nhỏ của các thương gia và người mua hàng. Do lũ lụt mỗi năm, hàng triệu tấn đất phù sa từ thượng nguồn sông Hồng đổ về và bồi đắp, cho nên sông Xích Đằng ngày ngày biến dạng và mất hẳn.

Đi tiếp qua hồ Bán Nguyệt là tới Nhà thờ Giáo xứ thị xã Hưng Yên. Giáo xứ này nguyên là giáo họ Nam Hoà của giáo xứ Tiên Chu ngày xưa. Nhà thờ Công giáo duy nhất nằm trong thị xã Hưng Yên này được xây dựng lại từ năm 1898, hiện nay đã tròn 110 tuổi, nhưng vẫn còn giữ nguyên những đường nét gothic xen lẫn kiểu dáng Á Đông, bên trong nhà thờ vẫn còn bàn toà sơn son thiếp vàng và cột kèo bằng gỗ lim được đục đẽo trạm trổ rất tinh vi và nghệ thuật. Giáo xứ thị xã Hưng Yên gắn liền với quần thể di tích Phố Hiến, Nhà thờ nằm ở trung tâm từ đường “Phố Hiến” đến văn miếu Xích Đằng.

Đức Tổng và đoàn xuống xe bước vào Nhà thờ. Vài chục giáo dân đang đón chờ sẵn vỗ tay chào mừng. Đức Tổng cùng với mọi người quỳ gối trước gian cung thánh, hát về Thánh Thể và thinh lặng cầu nguyện trong giây lát. Sau đó, ngài trò chuyện với cộng đoàn bé nhỏ Hưng Yên ngay trong nhà thờ.

Thầy Giuse Vũ Ngọc Cương, thuộc dòng Thánh Tâm, giới thiệu một cách khái quát về Giáo hạt Hưng Yên và về lịch sử địa danh Phố Hiến. Ngay sau phần giới thiệu, cả nhà thờ cùng hát bài “Đẹp thay” để tưởng nhớ đến những nhà truyền giáo đầu tiên đã đặt chân đến mảnh đất Phố Hiến này.

Giáo hạt Hưng Yên hiện tại bao gồm hầu hết tỉnh Hưng Yên - trừ một phần nhỏ thuộc Tổng GP Hà Nội và một phần nhỏ khác thuộc GP Hải Phòng - gồm 20 giáo xứ và 8 linh mục. Trong Giáo phận Thái Bình, Hưng Yên là một giáo hạt có nhiều giáo xứ nhất nhưng lại có ít giáo dân nhất, vì sau biến cố 1954, nhiều giáo xứ chỉ còn lại một số gia đình Công giáo.

Hiện diện và phục vụ tại Giáo hạt hiện nay có các tu sĩ dòng nữ Đa Minh Thái Bình, dòng Mến Thánh Giá Tân Lập, và gần đây có thêm các nữ tu dòng Thánh Phaolô, anh em dòng Thánh Tâm Huế, và một số dòng tu khác cũng đang bắt đầu hiện diện để truyền giáo và tái truyền giáo tại đây.

Với địa bàn rộng, số linh mục và tu sĩ lại hạn chế, trong khi giáo dân phải chật vật kiếm sống, giới trẻ ít có cơ hội được học hỏi về giáo lý, nên tình trạng chung tại giáo hạt này là nhiều trường hợp mắc ngăn trở hôn nhân Công giáo, lòng đạo chưa được vững mạnh vì hơn phân nửa các giáo xứ ở đây từ năm 1954 đến nay không có linh mục coi sóc.

Nằm trong thị xã Hưng Yên, còn có một trường đào tạo các thầy giảng, quen gọi là trưởng Kẻ Giảng Hưng Yên, được Đức cha Casado Thuận, Giám mục tiên khởi của Giáo phận Thái Bình xây dựng, sau khi Giáo phận Thái Bình được tách ra từ Giáo phận Bùi Chu năm 1936. Cơ sở tôn giáo này toạ lạc tại 126 Phạm Ngũ Lão, thị xã Hưng Yên, hiện nay đang bị Nhà nước trưng dụng làm nơi đào tạo bổ túc kiến thức cho các học viên tại chức. Toà Giám mục Thái Bình đã và đang gửi đơn tới chính quyền địa phương để xin sử dụng lại cơ sở tôn giáo này.

Còn về phần Giáo xứ Hưng Yên, theo ông Giuse Dương Thái Hùng, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, thì giáo xứ hiện có 5 họ lẻ với 431 giáo dân, trong đó tình trạng mắc ngăn trở hôn nhân Công giáo chiếm đến 30%. Giáo dân sống rải rác trên 10 phường xã, có một số đoàn hội trong giáo xứ nhưng chỉ mang tính hình thức chứ chưa có hoạt động và phong trào thiết thực nào. Người Công giáo chỉ chiếm khoảng 1% trong khoảng 4 vạn dân toàn thị xã. Cuộc sống của bà con giáo dân chủ yếu là làm nông, buôn bán lặt vặt, làm mướn; nhìn chung họ đã thoát khỏi cảnh đói nghèo nhưng kinh tế vẫn chưa khá.

Cô Nhi Viện của giáo xứ trước đây đã bị Nhà nước lấy làm Trung tâm Y tế Thị xã. Còn Nhà phước 2 tầng thì nay là Ngân hàng Phố Hiến. Các dãy nhà xung quanh Nhà thờ đều bị Nhà nước quản lý và cho thuê cho đến nay.

Sau biến cố 1954, toàn tỉnh Hưng Yên chỉ có 2 cha coi sóc mục vụ. Năm 1957, Cha Tình coi sóc giáo xứ Hưng Yên và nhiều giáo xứ khác. Năm 1971, Cha Tình qua đời. Suốt 23 năm sau đó, giáo xứ không có linh mục coi sóc. Đến năm 1994, Cha Vinh Sơn Phạm Văn Tuyên được thuyên chuyển về làm công tác mục vụ tại đây, và bây giờ là Cha Đa Minh Bùi Ngọc Hải, làm chánh xứ từ ngày 11-6-2008 vừa qua.

Ông Hùng, làm trưởng ban hành giáo đến nay đã gần 20 năm, cho biết vì tình trạng thiếu linh mục và tu sĩ tại tỉnh Hưng Yên này và do nhiều nguyên nhân khác nữa mà giáo xứ hiện đang yếu kém về mọi mặt như phong trào đoàn hội, đời sống đức tin lung lay, nhiều gia đình bị ngăn trở hôn nhân, một số bỏ đạo, thiếu nhi và giới trẻ không được học giáo lý, đất đai của giáo xứ bị chiếm dụng. Ông hy vọng nhờ lời cầu nguyện và sự quan tâm của Đức Tổng, của Đức Cha và của Toà giám mục Giáo phận Thái Bình, cùng với sự trẻ trung, năng động của Cha tân chánh xứ và sự hiện diện của các dòng tu, Giáo xứ Hưng Yên sẽ được đổi thay và giải quyết được những khó khăn, phức tạp.

Trong lời huấn dụ, Đức Tổng cho biết mục đích của ngài và đoàn đến đây là để ôn lại bước chân của các nhà truyền giáo và cũng là để thăm anh chị em giáo hữu ở Phố Hiến - Hưng Yên. Ngài nói: “Ngày xưa, các vị truyền giáo gặp rất nhiều khó khăn mà vẫn đi đến đây. Việc đầu tiên các ngài làm là đào tạo nhân sự ngay trên thuyền khi chưa thể đặt cơ sở trên đất liền. Thời đó rất khó khăn, tuy nhiên các ngài đã cố gắng hết sức để làm việc truyền giáo và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Hội”.

Đức Tổng cho biết khi đến đây, ngài rất cảm động vì được đi trên một mảnh đất in dấu chân của các nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Buổi họp Công Đồng đầu tiên tại đây để ấn định chương trình cho Giáo hội Việt Nam còn quá non trẻ lúc bấy giờ, cả nước chỉ có 2 giáo phận, nơi mà chúng ta gọi là Giáo phận Đàng Ngoài cũng chỉ có vài linh mục. Các ngài đã họp nhau để bàn luận chương trình, kế hoạch truyền giáo, cách tổ chức hành chính, cách đào tạo chủng sinh. “Luôn ở trong tình trạng khó khăn, nghèo nàn về mặt nhân sự cũng như vật chất, lại phải làm việc lén lút, nhưng các ngài vẫn luôn hăng say, đó là điều khiến tôi rất cảm động khi đi trên mảnh đất thiêng liêng này”, Đức Tổng nói.

Ngài nói tiếp: “Chúng tôi rất cảm thông với anh chị em, so với Thái Bình, tỉnh Hưng Yên này gặp nhiều khó khăn hơn, vì biến cố năm 1954 làm người Công giáo đã bỏ đi gần hết, chỉ để lại một cộng đoàn rất ít người. Nhưng chúng ta nhìn lại, so với thời các nhà truyền giáo ngày xưa thì chúng ta còn thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều, vậy mà các ngài vẫn gầy dựng nên một Giáo Hội vững mạnh cho đến ngày nay. Như vậy, không có lý do gì mà chúng ta phải than phiền về những khó khăn hiện tại của mình nữa. Chúng ta hãy noi gương các nhà truyền giáo và lấy làm hãnh diện cũng như tự hào vì mình đang ở trên mảnh đất là một trong những cái nôi của Giáo Hội”.

Sau lời huấn dụ của Đức Tổng, Cha Phêrô Nguyễn Thái Vạn, thuộc dòng Thánh Tâm, đại diện cho Cha chính xứ Hưng Yên là Cha Đa Minh Bùi Ngọc Hải đang đi công tác xa, bày tỏ tâm tình biết ơn đối với Đức Tổng và đoàn vì đã dành thời gian ghé thăm, ban lời động viện cộng đoàn giáo xứ. Sau đó, Cha Vạn dẫn Đức Tổng đi quanh nhà thờ để xem toàn bộ khuôn viên giáo xứ.

Sau khi tham quan giáo xứ, cộng đoàn Hưng Yên mời Đức Tổng và đoàn vào nhà xứ uống nước, nói chuyện và nghỉ ngơi. Sr.Maria Trần Thị Tính, Bề trên Cộng đoàn Phaolô Võng Phan, đã chuẩn bị một món quà đặc sản quê hương Phố Hiến để dâng tặng Đức Tổng và đoàn.

Vào lúc chiều tối, đoàn lên đường trở về Hà Nội, kết thúc một chuyến tham quan và học hỏi, ôn lại những dấu tích lịch sử ngày xưa của Giáo Hội tại Phố Hiến này, đoàn đã mang theo tâm tình mà Đức Tổng đã chia sẻ: “Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta được khơi dậy tinh thần truyền giáo, lòng hăng say, phó thác, quên mình, nhớ ơn các bậc tiền nhân và quyết tâm làm được một việc gì đó trong hoàn cảnh của mình, rồi Chúa sẽ làm những việc còn lại. Đó là một vài chia sẻ tôi dành cho cộng đoàn và cũng là để động viên chính bản thân mình. Xin Chúa ban ơn cho tôi và cho tất cả anh chị em, biết noi gương các bậc tổ tiên mà tích cực tham gia vào công việc tái truyền giáo tại vùng Hưng Yên và cả Giáo hội Việt Nam mình”.
 
Thánh Lễ Tạ Ơn kết thúc Lớp Ca Trưởng Cấp 3 Tại Sài Gòn
Lê Kim
20:17 21/07/2008
Sài Gòn: Chiều thứ bảy 19.07.2008 tại nhà thờ Đaminh Ba Chuông, hạt Phú Nhuận thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp kết thúc lớp Ca Trưởng Cấp 3 do Gs-Ns Phạm Đức Huyến từ Hoa Kỳ về giảng dạy, đồng tế cùng Đức Tổng còn có linh mục Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Vinhsơn Phạm Trung Thành, lm Anrê Đỗ Xuân Quế, nguyên Trưởng Ban Thánh Nhạc TGP Sài Gòn và một số linh mục trong tu viện Anbetô thuộc Dòng Đaminh Việt Nam.

Ngỏ lời chào mừng trước thánh lễ, lm Giuse Phạm Hưng Thịnh, bề trên tu viện cũng là chánh xứ Đa Minh đã nói: “Chúng con thật vinh dự chào đón Đức TGM Giuse đã đến đây dâng thánh lễ tạ ơn Chúa cùng với chúng con, Đức Tổng đã luôn quan tâm đến các hoạt động về thánh nhạc sự hiện diện của Đức Tổng hôm nay là sự động viên và khuyến khích chúng con để chúng con làm tốt bổn phận của mỗi ca trưởng hầu giúp cho mọi người khi đến tham dự thánh lễ thêm sốt sắng hơn…”

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nói: “ Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta các nghệ sĩ hoạt động trong lảnh vực nghệ thuật và cách riêng những người hoạt động trong thánh nhạc…” ngài nói tiếp về dụ ngôn, về Nước Trời và về sự khiêm nhường: Trên thế giới luôn có người tốt, người xấu, trong cộng đoàn có những người tích cực và những người tiêu cực… chấp nhận những điều đó để chúng ta có lòng khiêm nhường. Lúa cũng kiên nhẫn chờ đợi cỏ lùng. Chúa cũng chờ đợi, chờ đợi thế giới ngày càng hoàn hảo hơn. Thiên Chúa luôn luôn kiên nhẫn và lòng khoan dung vô biên. Ngài luôn chờ đợi chúng ta. Khi chứng kiến lớp Ca Trưởng Cấp 3 ở hai miền Nam-Bắc, tôi nhận thấy và học được nhiều điều ở họ: Các anh chị rất khiêm nhường và các nhạc sĩ hoạt động thánh nhạc cũng rất khiêm nhường, thái độ luôn khiêm tốn, họ phục vụ trong âm thầm luôn kiên nhẫn và rất bền bĩ trong việc đào tạo. Những người hoạt động thánh nhạc luôn tin tưởng sẽ làm được những điều tốt đẹp, giúp cho ca đoàn, cộng đoàn thêm sốt sắng. Thiên Chúa sẽ luôn chúc lành chotất cả chúng ta, sẽ ban cho chúng ta thêm nhiều ca trưởng để phục vụ Chúa trong lãnh vực thánh nhạc…”

Thánh lễ diễn ra thật sốt sắng và điều đặc biệt nhất chưa từng có là ca đoàn hát lễ gồm tất cả các anh chị trong lớp CT Cấp 3! người điều khiển ca đoàn đặc biệt này là Gs-Ns Phạm Đức Huyến và Ca Trưởng Đinh Thiện Bản. Thánh lễ sốt sắng một phần vì các anh chị CT hát Bộ lễ De Angelis. Những người tham dự thánh lễ chiều nay thấy lòng thật sốt sắng và thánh thiện hơn vì đã lâu lắm rồi mới được nghe lại những giai điệu Bình ca thật du dương, nhẹ nhàng, thanh thoát, có những ông bà cụ lớn tuổi hát theo một cách say sưa… những bài thánh ca của nhạc sư Hải Linh và nhạc sĩ Phạm Đức Huyến được hát lên bằng sự điêu luyện của những người ca trưởng quả thật đã làm lay động lòng người!

Sau thánh lễ, các học viên đã có buổi gặp gỡ thân mật với Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, ngài cũng đã trao quà và bằng chứng nhận cho các học viên xuất sắc, nhân dịp này một nhóm các ông bà thuộc ca đoàn Hồn Nước mà ngày xưa đã do chính nhạc sư Hải Linh thành lập cũng đã đến giao lưu và sinh họat chung cùng các học viên…

Dù thời gian học căng thẳng và gấp rút do nhạc sĩ Phạm Đức Huyến chỉ ở Việt Nam trong thời gian khoảng một tháng mà phải dạy cả hai miền Nam-Bắc, nhưng tôi nhận thấy các học viên học rất hăng hái và có lẽ một phần do Ban Tổ Chức rất chu đáo luôn bồi dưỡng các anh chị học viên bằng những tách cà phê giữa buổi, những ly chè ngọt mát làm tinh thần thêm phấn khởi dễ tiếp thu bài hơn và một phần cũng do Ban Giảng Huấn là các vị Giáo sư nổi tiếng và đầy tài năng ngoài Gs-Ns Phạm Đức Huyến đầy nhiệt tâm luôn muốn cống hiến cho đời tất cả những gì mình có và như những giờ lên lớp của Gs-Ts Trần Văn Khê, Gs-Ns Ca Lê Thuần, Lm-Ns Kim Long, Nhạc trưởng Trần Vương Thạch, Ns Nguyễn Bách, Nghệ sĩ Bích Hồng, nhà thơ Lê Đình Bảng v.v… đã làm cho các học viên lớp CT Cấp 3 này được kín múc thật nhiều kiến thức quý giá để mai này có thể mang ra phục vụ cho cộng đoàn nơi mình sinh hoạt. Nói như Ns Phạm Đức Huyến là: “ Các anh chị sẽ là những người làm cho ca đoàn của mình hát hay hơn, tâm tình hơn giúp cho cộng đoàn nâng tâm hồn mình lên gần với Chúa hơn! “
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Cụ Nguyễn Trãi đang ở đâu ?
Trà Lũ
01:33 21/07/2008

Chuyện phiếm: CỤ NGUYỄN TRÃI ĐANG Ở ĐÂU ?



Năm nay thời tiết Canada khá lạ kỳ: Đã giữa tháng Sáu, đã đầu hè, mà trời vẫn còn lạnh. Ra đường vẫn còn phải mang áo ấm. Cụ B.95 bảo: chắc sắp tận thế các bác ạ. Mấy năm trước cứ tháng Sáu là vườn rau thơm của tôi đã tốt qúa chừng, năm nay mấy cây húng, kinh giới, tía tô, rọc mùng, thèm nắng và thèm nóng mà không có nên cứ èo ọt. Các cụ miền Nam nghe cụ B.95 nói cây rọc mùng, các cụ có biết là rau gì không ? Thưa đó là rau bạc hà, món không thể thiếu trong nồi canh chua ăn với cá kho tộ đấy ạ.

Cụ B.95 ở Canada đã mười ba năm mà ngữ vựng của cụ vẫn còn đặc sệt chất Bắc Kỳ ngày xưa. Cụ vẫn còn nói lá mơ, lá sung, lá mùi, lá rọc mùng. May mà cụ đã trọng tuổi và là phái nữ, chứ nếu còn trẻ và là phái nam mà đi hỏi vợ người Nam thì gặp nhiều rắc rối. Tôi nói như vậy vì nhớ tới bài tự thuật của nhà văn Thụy Long. Nhà văn gốc Hà Nội này vào Saigon lập nghiệp trước 1954. Có hồi ông đã sống ở Cà Mau. Ở đây ông quen một cô gái và đem lòng yêu thương. Ông đến nhà ra mắt mẹ cô gái. Bà già người Nam hỏi ông: Cháu là người gì ? Ông khai ngay: Cháu là người Bắc. Bà già không nói gì và coi bộ không vui. Có người mách nhỏ cho ông: Anh nói sai rồi. Bà già không vui và coi bộ không muốn gả con gái cho anh vì theo ngôn ngữ trong Nam thì người Bắc là người Tàu, vì ở phương bắc nước VN. Đáng lẽ anh phải nói rõ thế này: cháu là người Việt gốc Bắc Kỳ.

Ông Thụy Long chỉ kể chuyện lấy hụt vợ vì bị bà già hiểu anh là người Tàu. Chứ ông không kể chuyện lá rọc mùng và lá mùi. Cũng không thấy ông nhắc tới chuyện ăn gỏi cá sống lối Bắc Kỳ với lá mơ và lá sung. Ngoài chuyện lấy hụt vợ, ông có kể thêm chuyện các em ông lúc mới vào Nam đi học thường đánh nhau với các bạn cùng lớp vì bị trêu thế này:

Bắc Kỳ con, bỏ vô lon, kêu chít chít, bỏ vô đít, kêu te te, bỏ vô ve, kêu tẹt tẹt. ..

Mà thôi, chuyện Bắc Kỳ dài lắm, nó làm tôi lạc đề mất rồi. Mới chớm tháng Sáu mà đã đi lạc. Thực ra, ý tôi muốn nói là tháng trước có lễ mừng Các Bà Mẹ, và tháng Sáu này có lễ mừng Các Nguời Cha, nói văn vẻ là Lễ Hiền Phụ, lễ của Bắc Mỹ. Tháng trước phe liền ông trong làng chúng tôi đã đứng ra nấu tiệc đãi các bà, tháng này phe các bà đáp lễ, họ đãi phe liền ông chúng tôi rất trọng thể.

Thực đơn là những món ăn tiêu biểu của ba miền. Cụ B.95 làm món Bắc Kỳ ‘ Nhựa Mận’, hai cô Cao Xuân và Tôn Nữ nấu món Bún Bò Huế, Chị Ba Biên Hoà nấu món canh chua cá lóc và cá rô kho tộ. Nghe tới món ‘Nhựa Mận’, chắc có cụ nghĩ là món thịt chó nấu với củ chuối theo lối Bắc Kỷ, phải không ạ ? Ở Bắc Mỹ này làm gì có thịt chó. Lâu nay chúng tôi có ăn món nhựa mận nhưng là nhựa mận giả cầy, dùng thịt heo thay thịt chó. Mà cũng đã ngon đáo để. Bữa nay phe các bà chơi trội, họ không dùng thịt heo mà dùng thịt dê, mới tài chứ. Thịt dê thui lên rồi ướp với tiêu tỏi và mắm tôm, ngon hơn thịt chó, các cụ ạ. Món này theo bếp Bắc Kỳ thì phải có mẻ, các thiên tài trong làng tôi đã thay thế mẻ bằng món yogurt. Ngon qúa sức. Món này xơi nóng với bún, ngon quên chết. Bữa nay lại có rượu nữa mới kinh chứ. Món dê giả chó này mà uống với đế VN thì tuyệt vời. Phe các bà bữa nay thông minh xuất chúng, họ đã thết rượu vodka của Nga. Loại rượu trắng này hương vị và nồng độ cũng mài mại như đế. Được quá chứ.

Ông ODP bữa nay đắc chí vì tìm lại được hương vị nhựa mận ngày xưa nên đã phán rằng: Tổ tiên VN mình vì có 4 ngàn năm văn hiến nên mới sáng chế ra được cái tổng hợp tuyệt vời thịt chó đi với mắm tôm đi với lá mơ đi với rượu đế. Các cụ qủa là thiên tài. Các cụ còn truyền cái khôn cho con cháu:

Sống trên đời ăn miếng dồi chó,

Thác về âm phủ biết có hay không ?

Và ông kết luận: VN mình có món thịt chó nhựa mận ngon thần sầu, trên thế gian này không thể có món gì ngon bằng. Quý vị không tin ư ? Tôi xin hỏi món đặc biệt của Bắc Mỹ này là món gì ? Xin thưa ngay: Chưa có món gì đặc biệt cả, chưa có món gì sánh được với thịt chó cả ! Lý do: vì họ mới có mấy trăm năm văn hiến.

Các cụ đã thấy chưa, mới có món thịt dê giả chó và món vodka giả đế mà ông ODP đã cao hứng ngất trời vậy đó.

Phe các bà cũng nhậu món nhựa mận rất say đắm, cũng nhâm nhi rượu rất hùng dũng. Chị Ba Biên Hòa đảng trưởng đảng phụ nữ trong làng đã cao hứng ban ơn đại xá. Chị bảo bữa nay vui qúa nên phe các bà cho phép phe các ông nói các thứ chuyện thả giàn, chuyện mặn chuyện ngọt được phép kể hết, và chỉ được kể bữa nay mà thôi.

Ông H.O. đáp ứng ngay. Ông xin kể chuyện mới đi ăn cưới. Vì ăn ở nhà hàng Tàu nên thực khách ngồi bàn tròn, mỗi bàn mười người. Gần nửa tiệc thì có một vị khách đến trễ. Các bàn đầy hết cả rồi. Chủ tiệc bèn kéo thêm ghế, mời ông làm thực khách số 11 trong một bàn tròn. Tiệc cưới vẫn tiếp diễn. Tiếng cười tiếng nói tiếng chạm ly vẫn rổn rảng. Rồi món chim quay được mang ra. Mỗi vị một con. Bỗng có người nhìn vị khách thứ 11 trong bàn rồi cười khà khà: ‘ Thế là bác không có chim rồi !’. Mọi người phá ra cười. Cái ông này đã chếnh choáng say lại nói tiếp: ‘ Vì bác không có chim, vậy mời bác dùng chim của em.’ Câu này làm cả bàn cười to hơn nữa. Tôi yêu tiếng ‘Bác / Em’ này quá. Nó đặc sệt chất Bắc Kỳ.

Làng tôi khi nghe kể tới đây cũng phá ra cười rũ rượi. Mấy bà vừa cười vừa đấm nhau thùm thụp. Hai cô Huế cười chảy cả nước mắt.

Sau chuyện ông khách thứ 11 ăn chim của người khác, làng tôi nói sang chuyện thời sự. Anh John vẫn được làng coi là có uy tín nhất về việc này. Anh nói ngay đến Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế đang diễn ra tại Québec, miền đông Canada. Các cụ biết lịch sử đại hội này rồi chứ. Mục đích của đại hội quốc tế này là nhằm cổ võ sự tôn sùng Chúa Giêsu Thánh thể. Đại hội thứ nhất vào năm 1881 tại Pháp. Sau đó luân phiên khắp thế giới. Cứ 4 năm một lần. Lần này là đại hội thứ 49. Đây là lần thứ hai Canada được danh dự tổ chức, lần thứ nhất vào năm 1910. Rất nhiều phái đoàn các nước đã rầm rộ tới miền đất hạnh phúc này để tham dự các lễ nghi và các buổi hội luận. Đại hội kéo dài một tuần, từ 15 tới 22 tháng Sáu. Có 6 bài thuyết trình lớn, diễn giả ba bài đầu là 3 đức hồng y, diễn giả 3 bài sau là 3 giáo dân. Đứng đầu phần giáo dân là Bà Elisabeth Nguyễn Thị Thu Hồng, em gái của Cố Hông Y Nguyễn Văn Thuận. Thật là một vinh dự lớn cho VN. Xưa nay tôi vẫn nghĩ rằng Canada có nợ với đất nước VN từ nhiều kiếp trước nên kiếp này Canada đang trả nợ.

Chứng cớ ư ? Nhiều lắm. Gần đây nhất và rõ ràng nhất là biến cố thuyền nhân tỵ nạn VN. Với người tỵ nạn các nước khác, Canada chỉ đem phẩm vật tới cứu trợ, và chấm hết. Với người tỵ nạn VN ở các trại tỵ nạn ĐNA, Canada không những đem phẩm vật tới cứu trợ, mà còn mang người tỵ nạn VN từ ĐNA sang đất Canada và cho làm công dân. Hiện nay dân số VN ở Canada lên tới 300 ngàn. Xét về tỷ lệ đầu người, người dân/người tỵ nạn, Canada là nước nhận tỵ nạn VN nhiều nhất thế giới. Vì thành tích quảng đại và nhân đạo này mà Cao Uy Tỵ Nạn LHQ đã tặng Giải Thưởng Nansen Medal cho mọi người dân Canada năm 1986.

Chưa hết. Canada còn trọng vọng người VN. Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, cựu bộ trưởng của Tòa thánh Roma, được Bộ Công Lý và Hoà Bình của Roma vận động xin phong thánh. Canada là nước không trực tiếp liên hệ về việc này, thế mà tháng Năm vừa qua, Đài truyền hình Công giáo Canada, Đài Light and Salt TV, đã làm một cuốn phim tuyên dương công nghiệp và nhân đức Đức Hồng Y Thuận, nhằm hỗ trợ việc xin phong thánh. Cuốn phim này đã được chiếu trong Đại Hội Thánh Thể vừa qua. Cũng chưa hết. Trong ba diễn giả giáo dân được tuyển chọn trong trăm ngàn vị, bà Thu Hồng đã được chọn và mời làm diễn giả. Các cụ thấy chưa, VN có chỗ lớn trong trái tim người Canada.

Nghe đến đây, Cụ Chánh tiên chỉ làng cười ha ha: Anh John lý luận đúng ý lão qúa. Cũng vì Canada mắc nợ VN nên làng ăn nhậu An Lạc của chúng ta mới có duyên may được hội tụ nơi đất thiên đàng này. Tạ Ơn Trời, tạ ơn tổ tiên, tạ ơn Canada.

Tin thời sự tiếp theo, nổi bật trong tháng Sáu vừa qua, là Thủ tướng Harper của chính phủ liên bang Canada đã lên tiếng trước quốc hội công khai xin lỗi Người Da Đỏ về việc ngày xưa chính quyền đã phân sáp các học sinh Da Đỏ, đã bắt các học sinh này vào nội trú, đã bắt các em sống đời sống da trắng. Tù trưởng Phil Lafontaine đại diện các sắc dân Da Đỏ đã chấp nhận lời xin lỗi và tuyên bố: Một buổi bình minh mới đã ló rạng ở chân trời. Hôm nay tôi xin mở rộng vòng tay ôm chào mừng tất cả mọi người Canada trong tinh thần hòa giải. Tù trưởng đã nhận được những tràng pháo tay như sấm nổ.

Một tin khác, rất nhân bản, rất Canada, đó là tin những người nghiện cờ bạc đã nộp đơn kiện các sòng bài vì đã không can ngăn họ đến đánh bài. Các cụ ở phương xa đọc tin này thấy có buồn cười không. Có lẽ chỉ ở Canada mới có việc này. Chuyện như sau: Vì nhiều người mê cờ bạc đã tiêu hết cả gia sản vào sòng bài, đã làm tan nát gia đình, nên chính quyền Canada mới làm ra luật cho các người có máu mê cờ bạc được ghi danh vào danh sách tự nguyện không bao giờ tới chơi bài nữa. Các sòng bài phải lập sổ ghi danh đàng hoàng và phải dùng các phương tiện tối tân nhất để ngăn chặn những người này. Thế nhưng các sòng bài ơ hờ. Số người ghi danh tự nguyện không chơi bài nữa vẫn lọt lưới, vẫn vào được sòng bài, vẫn chơi bài tới cạn túi. Những người này giật mình. Nay họ làm đơn kiện các sòng bài. Số tiền họ đòi bồi thường lên tới gần bốn tỷ đồng. Vui qúa chứ, phải không các cụ ? Các bà nhớ kỹ nha, từ nay nếu các bà thấy chồng hay đi casino đánh bạc, xin các bà bắt các ông ghi danh vào danh sách tự nguyện thôi nha. Từ nay các ông mà bước vào sòng bài thì máy sẽ gạt các ông ra ngay.

Tin thời sự cuối cùng là tin dầu lửa tăng giá. Phe các bà xôn xao nhất. Bà nào cũng than ngân sách đổ xăng vượt qúa chỉ tiêu rồi. Các bà quay vào hỏi anh John: Bao giờ thì giá xăng hết tăng ? Anh John giơ tay lên trời: Việc này vượt quá khả năng trả lời của nhà cháu ! Xin đại ca ODP lên tiếng. Ông ODP cười hì hì: Ai bảo các bà lái xe bự làm gì, sao không chọn xe nhỏ. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai là vì ai cũng còn mê lái xe, không ai chịu đi bộ, hay đi xe công cộng. Đó là lý do thứ hai làm xăng tăng gíá. Ông lại cười hì hì một chập nữa rồi nghiêm trang nói với cả làng: Đây là lỗi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cố tình phá giá đồng đô la. Các nước sản xuất dầu vẫn bán dầu bằng tiền Mỹ, tiền Mỹ xuống giá nên họ phải tăng giá dầu. Mỗi ngày thế giới xài tới 85 triệu thùng dầu, và chỉ riêng Hoa Kỳ đã xài tới một phần tư tổng số này, eo ơi, kinh quá. Cụ Henry Ford tổ phụ xe hơi, khi tung ra thị trường loại xe ‘Model T’năm 1908, đã không thể ngờ được 100 năm sau con cháu cụ bị lâm vào cảnh thiếu xăng dầu trầm trọng như hiện nay.

Nghe đến đây, Anh John xin phát biểu: xưa nay thế giới chỉ hướng về các mỏ dầu của khối OPEC ở Trung Đông, bây giờ người ta thấy Hoa Kỳ đang hướng mắt vào Canada, đang o bế Canada, vì Canada có nhiều kho dầu khổng lồ chưa hề khai thác. Nhiều lắm. Như những mỏ khí đốt ở Bắc Cực, như những giếng dầu Hibernia ngoài khơi tỉnh bang Newfoundland miền đông, như những mỏ ‘dầu cát’ ( oil sands) ở tỉnh bang Alberta miền trung. Theo các chuyên gia về xăng dầu thì kho dầu cát của Canada có trữ lượng lớn đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ thua kho dầu của xứ Saudi Arabia mà thôi.

Vừa nghe tiếng ‘dầu cát’ thì cô Tôn Nữ hỏi ngay: Xưa nay tôi chỉ thấy xăng dầu ở thể lỏng, nay nghe ‘dầu cát’, vậy dầu cát ở thể đặc sao ? Nhà thông thái ODP trả lời ngay: Đúng vậy. Mỏ dầu của khối OPEC ở thể lỏng, còn mỏ dầu của Canada ở thể đặc. Dầu ở trong cát. Người ta đưa loại cát đặc biệt này từ dưới đất lên, rồi người ta nghiền cát ra, và cát chảy ra dầu. Thứ cát làm phép la cho dầu này chỉ có ở Canada mà thôi. Đây là xứ thiên đàng mà. Tại Canada, việc nghiền cát lấy dầu khi xưa tốn tiền hơn là nhập cảng dầu, nay giá dầu nhập cảng lên cao, dân Canada đang bắt tay vào việc xay cát lấy dầu. Ông hàng xóm Hoa Kỳ nhìn những kho dầu cát của Canada mà nuốt nước miếng ừng ực là vậy ! Mê qúa và thèm qúa chứ ! Nhiều chuyện lớn đang xảy ra, các bác ơi.

Cụ B.95 nghe chuyện dầu lỏng dầu đặc thì chả hiểu gì, bèn xin nghe chuyện nào dễ hơn và vui hơn. Ông H.O. lên tiếng ngay: Vừa rồi Bác ODP nhắc tới Ông Henry Ford là ông tổ của xe hơi, tôi sực nhớ tới một chuyện tiếu lâm có liên hệ tới ông. Chuyện nói về việc chế tạo ra đàn bà.

Rằng ông Henry Ford sau khi chết được lên thiên đàng. Thánh Peter giữ cửa thiên đàng đón ông ngay ở cổng vào. Thánh Peter nói với ông: Vì khi còn sống anh đã tạo ra sự hạnh phúc cho nhân loại trong việc sản xuất xe hơi theo hệ thống dây chuyền, công của anh lớn lắm, do đó chính ta sẽ đưa anh di gặp và nói chuyện với bất cứ ai trên thiên đàng này. Ông Ford xin gặp Thượng Đế.

Thánh Peter đưa ông đến trình diện Thượng Đế ngay.

Sau khi chào kính Thượng Đế, ông Ford cất tiếng hỏi: Khi Ngài tạo dựng ra đàn bà, chắc ngài không tập trung tư tưởng. Xin Ngài cho biết lúc đó ngài nghĩ tới những gì khác ? Thượng Đế ngạc nhiên, hỏi lại:

- Sao ngươi lại nói thế ?

- Thưa, vì theo mắt chuyên môn về xe hơi, con thấy Ngài có qúa nhiều sơ sót trong việc tạo dựng ra đàn bà. Chẳng hạn phía trước thì phồng lên, phía sau thì nhô ra. Máy thường kêu to và bất thường. Lại hay đòi nước sơn mới. Cứ chạy 28 ngày thì chảy nhớt. Chỗ bơm xăng và ống xả hơi gần nhau qúa. Hai đèn phía trước thì qúa nhỏ. Tiêu thụ nhiên liệu thì nhiều qúa sức.

Thượng đế nghe xong liền bảo: Ngươi hãy đợi ta một chút để ta cho xem lại họa đồ thiết kế. Tức thì toàn bộ kỹ sư trên thiên đàng được triệu tập và nghiên cứu. Sau đó họ làm tờ phúc trình. Thượng Đế đọc xong tờ trình, bèn bảo Henry Ford:

- Những lời ngươi vừa nói hoàn toàn đúng. Họa đồ của ta có nhiều sai sót. Nhưng đứng về phương diện kinh tế thì công trình của ta có hiệu qủa rất cao, vì 98 % đàn ông trên thế giới đều xài sản phẩm của ta. Còn sản phẩm của ngươi chỉ có 8 % đàn ông xài. Ngươi nghĩ sao về điểm này ?

Henry Ford nghe xong, liền sấp mình xuống đất mà thưa rằng: Lạy Thượng Đế, Ngài là Chúa của con !

Cả làng nghe xong đều phá ra cười, một trận cười hả hê. Phe các bà cười lớn tiếng nhưng sau đó không bình luận gì cả về những lời của ông Ford.

Rồi Cụ B.95 lại lên tiếng. Cụ vẫn còn thèm nghe thêm chuyện thời sự. Anh John bèn trả lời ngay: Chuyện thời sự thì cháu còn nhiều lắm. Nhưng cháu có thắc mắc là tại sao cụ chỉ bắt mình cháu kể ? Cụ cũng có chuyện thời sự chứ, những chuyện ngày xưa ở Hà Nội chẳng hạn. Cháu thèm nghe những chuyện này lắm. Cháu thèm nghe vì cụ là một chứng nhân sống, chuyện cụ kể là chuyện có thực.

Cụ B.95 bị hỏi ngược lại bất ngờ, cụ hơi lúng túng. Nghĩ một lúc rồi cụ kể: Các bác có biết chuyện dân Hà Nội đã cắt gà bằng kéo chưa? Ai cũng tỏ ra ngạc nhiên vô cùng. Xưa nay ai cũng chặt gà bằng con giao chứ sao lại bằng kéo. Cụ B.95 trả lời: Ấy thế mới có chuyện. Mà chuyện này có thực ở Hà Nội đấy. Chả là thế này: Cuối thập niên 1950, toàn dân đói nghèo. Không những chỉ công an nhòm ngó nếp sống của người dân mà chính người dân cũng nhòm ngó lẫn nhau. Anh cũng nghèo như tôi tại sao anh có gà để ăn ? Không ai dám chặt gà bằng giao. Chặt gà bằng giao sẽ phát ra tiếng, hàng xóm biết liền. Bởi vậy, có gà ăn thịt thì dân Hà Nội đã phải cắt bằng kéo !

Cụ Chánh nghe xong bèn cất tiếng: Xin cám ơn Cụ. Chuyện nhỏ nhưng có giá trị lịch sử vì nó tố cáo sự nghèo đói và hà khắc. Thời Tàu thời Tây cai trị, dân mình chưa bao giờ khổ như thế. Các bạn nhớ ghi chuyện này cho con cháu đọc về sau. Thôi, đủ rồi. Một chuyện cắt gà bằng kéo này đã hay thấm thía lắm rồi, bây giờ đến lượt bạn John, xin kể tiếp chuyện của bạn đi.

Cái anh John này bây giờ cũng biết nhiều chuyện về phong tục tập quán Á Châu và cũng tếu lắm. Chẳng hạn anh kể chuyện Canada vừa gửi một phái đoán bác sĩ sang Trung Quốc để tiếp cứu các nạn nhân trận động đất và hậu địa chấn vừa qua ở Tứ Xuyên. Kể xong, anh bắt ngay vào chuyện con số 8. Rằng người Tàu ghét con số 4, số bốn là tứ, phát âm nghe mài mại như tiếng ‘tử’ là chết, do đó khi đi mua hay thuê nhà, người Tàu kỵ con số 4. Trái lại họ mê con số 8. Số tám là ‘bát’, phát âm nghe mài mại như ‘ phát’, phát là phất lên, là tấn phát. Số 8 là số hên. Chính vì vậy mà Thế Vận Hội tại Bắc Kinh năm nay được chọn vào thời biểu đẹp hết sức: Ngày 8 tháng 8 năm 2008. Thế nhưng, theo thiển ý của kẻ hèn này, con số 8 không phải luôn luôn tốt đẹp. Kià xem trận động đất vừa qua ở Tứ Xuyên: ngày 12 tháng 5, nếu cộng 3 con số này lại, ta cũng sẽ có con số 8. Kìa xem trận bão tuyết đầu năm tàn phá Trung Quốc ngày 25 tháng 1. Nếu cộng 3 con số lại thì ta cũng sẽ có con số 8. Chúng ta nghĩ sao đây ?

Xin kể tiếp chuyện thời sự. Về mặt tôn giáo, cựu thủ tướng Anh quốc, Ông Tony Blair vừa chính thưc nhập đạo Công Giáo. Ông mới cho ký giả nổi tiếng Michael Elliott phỏng vấn về đời sống tâm linh của ông. Bài phỏng vấn được đăng trên tạp chí Time số tháng Sáu vừa qua. Elliott đã ca ngợi Blair là người đạo đức thâm sâu. Ông đưa ra một chứng cớ rất nhỏ nhưng đầy ý nghĩa: Khi ông Blair đi xa, ông vẫn giữ lễ ngày Chủ nhật. Bao giờ ông cũng cho nhân viên đi tìm nhà thờ và dặn nhân viên phải kín đáo, tránh con mắt báo chí. Báo chí không bao giờ chụp được ảnh ông đi nhà thờ. Việc này khác khẳn hai tổng thống Hoa Kỳ là Bush và Clinton: bao giờ báo chí cũng chụp hình hai ông đi lễ nhà thờ, rất rình rang. Ông Blair tuyên bố với ký giả Elliott: con người muốn sống hạnh phúc thì phải có tôn giáo và phải sống tôn giáo đó chân thành.

Rồi anh John kết thúc câu chuyện thời sự bằng một câu chuyện mà nghe xong tôi giật mình. Tôi phục và yêu cái anh da trắng có đầu Canada nhưng tim Việt nam này hết sức. Anh bảo anh đang đọc sách về Cụ Nguyễn Trãi, một vĩ nhân VN của thế kỷ thứ 15. Cụ Nguyễn Trãi có một tấm lòng yêu người y như Chúa Giêsu dạy. Chả cần phải tìm gì đâu xa, ta cứ nghe mấy câu trong sách Gia Huấn Ca của cụ thì đủ rõ:

Thương người tất tả ngược xuôi

Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ

Thương người ôm dắt trẻ thơ

Thương người tuổi tác, già nua bần hàn

Thương người quan qủa cô đơn

Thương người lỡ bước, lầm than kêu đường

Thương người như thể thương thân


.. .

Theo anh John, những lời thơ này chính là những lời Chúa Giêsu trong bài giảng đầu tiên, trên núi, người Công Giáo quen gọi là bài ‘Phúc Thật Tám Mối’, những nhà chuyên môn về Thánh Kinh quen gọi là bài ‘Hiến Pháp Nước Trời’... Cụ Nguyễn Trãi mất năm 1442, đạo Công Giáo vào VN năm 1533, hai niên biểu này xa nhau gần 100 năm. Như thế có nghĩa là Cụ Nguyễn Trãi chưa hề nghe nói tới Chúa Giêsu, thế mà tại sao Cụ có tấm lòng thương người y như Chúa Giêsu vậy ? Rõ ràng Cụ Nguyễn Trãi đã sống và đã dạy dân lời Chúa. Cụ đang ở đâu bây giờ ?

Tôi nghĩ Cụ đang ở trên Thiên Đàng.

TRÀ LŨ
 
Tạ Ơn Ngài
Bùi Hữu Thư
08:08 21/07/2008

Tạ Ơn Ngài



Tạ ơn Ngài đã tạo dựng cho con,

Những điều sau cho con đây bé mọn:


Con là vật mọn hèn không xứng đáng,

Mà Chúa ban bao quà tặng đầy tràn?

Nước Việt Nam, gấm vóc phủ non sông,

Bốn ngàn năm văn hiến giống Tiên Rồng,

Luôn anh dũng vẫy vùng trên Nam Hải.

Máu Tử Ðạo hào hùng, gương chí ái,

Thánh Việt Nam vinh hiển sáng trời đông.

Tạ ơn Ngài đã tạo dựng cho con,

Những điều sau cho con đây bé mọn:


Những nẻo đường uốn khúc phủ cây xanh,

Chụm lại trên đầu, kết lá bện cành,

Lá sào sạc trong gió xuân buổi sớm.

Những cánh đồng đầy nắng vàng hoa bướm,

Bầu trời xanh, mây trắng hạ, cao xa,

Cầu khỉ bắc ngang giòng suối hiền êm ả,

Nước róc rách, xủi bọt tăm trắng xóa.

Tạ ơn Ngài đã tạo dựng cho con,

Những điều sau cho con đây bé mọn:


Một chiều kia con đi dạo trên đồi,

Thả tầm mắt ngắm chân trời mở rộng.

Cả miền quê bát ngát lúa trổ bông.

Con say mê thưởng thức cảnh đất trời,

Quên lối về khi màn đêm dần tới.

Ðèn thôn xóm thắp trên từng cửa sổ,

Ðom đóm soi đường heo hút ngoại ô.

Tạ ơn Ngài đã tạo dựng cho con,

Những điều sau cho con đây bé mọn:


Bếp lửa rơm và mấy củ khoai lùi.

Tháp nhà thờ ngả bóng dài buổi sáng,

Lúc bình minh chuông réo gọi lên đàng.

Những thôn làng qua đêm còn ngái ngủ,

Ðường đất nâu bụi phủ kín mịt mù.

Muà gặt tới, gió reo ngoài ruộng sớm,

Lúa đòng đòng nặng chĩu hạt vàng thơm.

Những giòng sông quanh quất những dặm trường,

Trôi heo hắt cô đơn, đời định hướng.

Những bờ đá gập ghềnh nơi biển vắng,

Sóng đại dương đùa rỡn, vỗ hải đăng.

Cánh buồm nâu lướt gió thổi buồm căng,

Cồn cát nằm trải dài trên bãi trắng.

Tạ ơn Ngài đã tạo dựng cho con,

Những điều sau cho con đây bé mọn.
 
FireProof - Cuốn Phim Kitô Giáo hay và cho mọi giới có thể xem qua
Anthony Lê
11:09 21/07/2008
FireProof - Cuốn Phim Kitô Giáo Rất Hay và Cần Phải Xem Qua Cho Mọi Giới

A. Lời Mở Đầu:

Có bao giờ các bạn bỏ tiền để đi xem qua một cuốn phim, rồi tự dưng cảm thấy nội dung của cuốn phim đó quá sức hời hợt, trống rỗng, tục tĩu, và vô bổ sao đó không?

Sống trong môi trường văn hóa của sự chết thời nay, chúng ta và đặc biệt là riêng tôi - tác giả của bài viết này - cảm thấy dường như có cái gì đó thiếu vắng trong ngành nghệ thuật điện ảnh hiện đại thời nay, khi mà những cuốn phim được tạo ra là để kích thích sự thưởng ngoạn "tức thời" của người xem, với những nội dung và tư tưởng hết sức kỳ quặc được lồng qua lối suy nghĩ và nền tảng đạo đức luân lý, hết sức bệnh hoạn, tội lỗi, và điên cuồng của những "kẻ" làm phim, vốn được Hollywood và những loại người "ngu xuẫn" và "rỗng tuếch" mệnh danh, tâng bốc và ca tụng lên một cách lố bịch và quá trớn như là những người hùng, những người có đầu óc "cực kỳ sáng tạo" và "thông minh,"(?!) để chế ra những cuốn phim: người cũng chẳng ra người, mà quỷ cũng chẳng ra quỷ, hay quỷ biến thành người, rồi người lại biến thành quỷ, vốn rất bệnh hoạn và điêu tàn!

Đã mất rồi việc giúp người thưởng ngoạn hái gặt và lĩnh hội được một điều gì đó tốt đẹp - qua những cuốn phim lành mạnh và có tính giáo dục cao - hòng giúp những người xem có thể đem ra áp dụng nó trong cuộc sống đời thường, để mỗi ngày chúng ta tự trở nên một phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình (a better version of ourself) như chính lời của Anh Matthew Kelly đã từng nói cho các bạn trẻ Công Giáo.



Mục đích của tôi trước khi đi xem phim là hy vọng rằng: qua cuốn phim đó, tôi có thể hiểu rõ hơn về văn hóa của người Mỹ, hiểu được lịch sử của thế giới, hiểu rõ hơn về thế giới chung quanh tôi, vân vân.... - vì có khi tôi tưởng mình hiểu được con người và cuộc đời trong lăng kính hạn hẹp của tôi, thế nhưng thực ra tôi không hiểu được họ, do đó, tôi phải nhờ qua phim, để từ đó, tự suy xét và vấn tự chính lương tâm và cung cách sống của riêng mình; thế nhưng ôi hỡi ôi, những điều đó chỉ là vô nghĩa, chỉ là thứ việc mất thời gian lẫn tiền bạc một cách vô bỗ, khi mà các nhà làm phim Hoa Kỳ lẫn ngoại quốc thời nay, tất cả họ đều mang một tâm tưởng hết sức bệnh hoạn, yếu kém và suy đồi, để những sản phẩm văn hóa mà họ đưa ra chỉ có sức phá hoại và hủy diệt những tâm hồn non yếu, và những người có nền tảng đạo đức và luân lý lung lay mà thôi. Thật khó mà có thể diễn tả hết cho được sức phá hoại oan nghiệt và đớn đau mà những cuốn phim thời nay mang lại cho các trẻ em lẫn người lớn thời nay!

Nếu các bạn có lần vào các Thư Viện của Mỹ để lục tìm những cuốn phim của những năm 1960s, 1970s, và 1980s, rồi đem về nhà xem, thì các bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: mặc dầu những cuốn phim đó được ghi khắc và thâu vào trên băng VHS, hay trên đĩa CD hoặc DVD bình thường, vốn không dùng tới các kỷ thuật hiện đại của thời nay như: Blue Ray Disc, HD, vân vân...., thế nhưng nội dung của các cuốn phim đó rất có giá trị nhân bản, và chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều qua các cuốn phim đó: về tình con người, tình yêu thương đôi lứa, tình yêu dành cho quốc gia, tình yêu dành cho các loài thú vật, vân vân... Còn trong thời đại được cho là tân tiến nhất của thời nay, nội dung của các cuốn phim được tung ra: ôi hỡi ôi sao quá nhạt nhẽo, rẻ tiền, bệnh hoạn, điêu tàn, hủy diệt, suy đồi, trống rỗng, điên loạn, tội lỗi, tục tĩu, trần trụi, thấp kém, ngu xuẩn, giả tạo, ma quỷ, lu manh, bạo lực, và côn đồ sao ấy!

Chẳng nhẽ trên thế giới này đã mất đi hay đã hết rồi những người thật sự có tâm huyết vì điện ảnh chân chính và lành mạnh chăng? Chẳng nhẽ đã mất đi rồi những người đạo diễn và những nhà sản xuất phim có tư tưởng Kitô Giáo lành mạnh chăng?

Có bao giờ các bạn suy nghĩ đến điều này rằng: nếu chúng ta cứ mãi "vô tình" tiếp tay hổ trợ về mặt tài chánh cho các cuốn phim tội lỗi, và suy yếu của thời nay, thì chính chúng ta cũng đã tiếp tay vào những hoạt động của ma quỷ này hay không một cách rất trực tiếp, mà chúng ta không hề hay biết, và dĩ nhiên tội lỗi này, sẽ không bao giờ được Thiên Chúa bỏ qua trong Ngày Phán Xét sau cùng không? Đó là chưa kể đến những hủy hoại về lâu về dài mà những cuốn phim này "áp đặt" và "khống chế" trên tâm tưởng và trong tư tưởng của các trẻ em, con cháu của chúng ta lẫn trên chính chúng ta - những người đã trưởng thành không?

Nếu chúng ta tự cho mình, hay tự xem chúng ta chính là những người Công Giáo đích thực thì đã đến lúc chúng ta cần phải "thức tỉnh" để can đảm từ bỏ những cám dỗ hết sức quyến rũ và tội lỗi của giới truyền thông đại chúng về những cuốn phim vô bổ mà họ đã cố tình và mạnh tay quảng cáo để lừa bịp chúng ta, hòng chúng ta biết cách hổ trợ cho những cuốn phim có nội dung hết sức lành mạnh, mang tính giáo dục về luân lý và đạo đức Kitô Giáo rất cao của một số rất ít những nhà làm phim chân chính Kitô Giáo ngoài đó, và dĩ nhiên chúng ta phải biết cách vận dụng đến những giá trị đạo đức và luân lý cao đẹp của cha ông chúng ta, của truyền thống Việt Nam cao đẹp, để gọi kêu và khuyến khích những người bạn Mỹ, hay Pháp, Đức, Úc, vân vân... của chúng ta hãy can đảm làm việc tương tự như chính chúng ta không?

Và thường có một nghịch lý hết sức đau đớn rằng: những cuốn phim có giá trị giáo dục Kitô Giáo lành mạnh lại là những cuốn phim bị lên án cao nhất và có doanh số thu vào ít nhất, lý do là tại sao vậy?

Thưa vì rằng: con người thời nay đã quen rồi lối sống buông thả; đã quen rồi các giá trị đạo đức và luân lý suy đồi; đã bị ru ngũ bởi những cuộc tình điên loạn với những viên thuốc ectassy kích thích tính hoang dại và man rợ của loài thú có nơi chính những con người đó; đã quen rồi những cơn say mê cực độ trong khói thuốc phiện và các loại ma tuý có tính hủy diệt cao; để rồi đeo đuổi một lối sống không có ngày mai, không có lối thoát; để tách rời Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống hằng ngày của họ; để tự do đeo đuổi những thứ ái tình đồng giới; đã mất đi sự giáo dục nền tảng của môi trường gia đình lành mạnh và học đường; để bám víu một cách điền cuồng không mõi mệt những thứ vật chất vô bỗ, vân vân....

Phải chăng, các bạn đọc bài viết này và tôi - chúng ta lại có thể để cho điều đó xảy ra được hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại suy yếu hơn những loại người có tâm tưởng bệnh hoạn của Hollywood, và lại ngu xuẫn hơn những kẻ cố tình quảng cáo cho những cuốn phim bệnh hoạn hay sao?

"Thà nhóm lên một ánh nến nhỏ nhoi, còn hơn là dập tắt và đồng ý sống trong tâm tối" hay "Thà làm nên một việc nhỏ nhoi trong thinh lặng và cầu nguyện, còn hơn là gợi lên cả một đại dương bao la mênh mông" như chính Mẹ Chân Phước Têrêsa đã từng nói với chúng ta, và cũng chính vì dòng nghĩ suy đó, mà tôi quyết định giới thiệu ra cho các bạn độc giả VietCatholic thân yêu của tôi cuốn phim "FireProof" (Chống Cháy) để chúng ta cùng xem qua và có dịp gẫm suy về, từ nay cho đến mãi mãi!

B. Về Cuốn Phim "FireProof" (Chống Cháy):

1. Nội Dung Tóm Tắt của Cuốn Phim:

Đại Úy Caleb Holt sống theo câu châm ngôn từ ngàn đời của một người lính cứu hỏa đó là: Không Bao Giờ để Bạn Đồng Sự của Mình Ở Lại Đằng Sau (Never Leave Your Partner Behind). Câu ngạn ngữ này, suy cho cùng, cũng là câu nói thuộc nằm lòng của bất kỳ Quân Nhân nào khác vốn khoác áo quân ngũ trong Lực Lượng Võ Trang Hoa Kỳ.

Bên trong những tòa nhà đang bị bùng cháy, thì câu ngạn ngữ đó hẳn nhiên là cách phản ứng dựa theo bản năng tự nhiên của Anh. Thế nhưng rủi thay với đống than hồng trong đám lửa sắp tắt ngay trong chính mối tình hôn nhân của Anh, thì đó lại là một chuyện khác.

Sau 7 năm kết hôn với nhau, cả Anh Caleb và Chị Catherine Holt đang dần dần tách rời xa nhau, dường như chuyện hôn nhân này đang trên bờ vực chia cách đau thương. Khi cả hai đang chuẩn bị bước vào các thủ tục ly dị, thì người cha ruột của Caleb yêu cầu đứa con trai thân yêu của mình hãy thử cố gắng đọc qua cuốn nhật ký có tên "The Love Dare" (Dám Yêu Thương) xem sao.

Trong khi hy vọng rằng cuốn "The Love Dare" chẳng liên hệ gì cả đến đức tin vừa mới được tìm thấy của cha-mẹ mình, Anh Caleb cam kết và sẳn lòng để bước vào cuộc thách đớ. Thế nhưng liệu Anh cố gắng để yêu thương vợ mình trong khi cố tình tránh né đi tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho Anh không? Liệu Anh có thể chứng tỏ đi chứng tỏ lại tình yêu thương của Anh dành cho một người, mà giờ đây chẳng còn ngó ngàng gì cả đến tình yêu của Anh chăng? Hay đó chỉ là một sự cố gắng vô bổ, để rồi mối hôn nhân của Anh cứ thế mà rơi vào mây khói?

"FireProof" chính là cuốn phim thứ ba từ hãng phim Sherwood Pictures và hai Anh-Em họ nhà Kendrick Brothers, những người đã sáng tạo ra cuốn phim rất nổi tiếng trước đây có nhan đề "Facing the Giants" (Diện Đối với Những Người Khổng Lồ).

Phim sẽ được chính thức chiếu ra cho công luận tại các rạp chiếu bóng vào ngày 26 tháng 9 năm 2008 sắp tới, tức vào Mùa Thu, mùa tựu trường của các em học sinh. Cuốn phim này sẽ giúp cho khán giả thuộc đủ mọi giới cười vui nhộn và rơi lệ không kém khi họ được cuốn phim truyền cảm hứng bởi một câu chuyện có thật về tính kiên nhận và sự cam kết.

2. Những Đối Tượng Cụ Thể mà Cuốn Phim "FireProof" Nhắm Tới:

Thứ nhất là Hội Song Nguyền hay các Lớp đang học hỏi về Hôn Nhân Gia Đình. Chẳng có bài học thực tiễn nào có giá trị nhất, đầy lòng nhân bản Kitô Giáo và có tính giáo dục cao nhất như cuốn phim "FireProof" cả. Có thể những gì mà các bạn trẻ sắp cùng nhau bước vào đời sống hôn nhân lứa đôi học hỏi được, vốn phải mất rất nhiều thời gian, thì nay qua cuốn phim này, các bạn sẽ cùng nhau nắm được những điều cốt lõi, quan trọng, và thiết yếu nhất, để giúp làm sống động lên tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi lứa.

Kế đến là các bạn đang ở tuổi Trung và Đại Học đang chuẩn bị yêu, và sắp bước vào con đường tình yêu đôi lứa. Tình yêu là một cái gì đó có sức lôi cuốn cao. Một tình yêu lành mạnh, biết lồng vào những giá trị chân-thiện-mỹ của Thiên Chúa, và biết để cho Thiên Chúa làm chủ cuộc đời của mình, chứ không phải dục vọng và sự ham muốn suy đồi của thể xác, thì tình yêu đó mới có thể tồn tại và vững bền được. Nếu các bạn sợ hãi khi sắp bước vào con đường tình yêu, thì cuốn phim "FireProof" này sẽ giúp trang bị cho các bạn những kiến thức quan trọng và nền tảng của một tình yêu đôi lứa bền chặt, vốn hoàn toàn được dựa trên những giảng dạy về đạo đức và luân lý của Thiên Chúa và những kinh nghiệm thực tiễn của một tình yêu đúng nghĩa của các bậc cha-ông để lại.

Rồi đến những cặp hôn nhân đang trên bờ vực chia cắt; những cặp hôn nhân đang có rắc rối; những cặp hôn nhân tuy hãy còn sờ sờ ra đó, và tuy cả hai còn sống một cách ngượng ngạo với nhau trong cùng một mái ấm gia đình, thế nhưng lòng-trí-lẫn con tim vẫn hãy còn xa nhau dịu vợi như bờ cách biển, và con như con thuyền cứ mãi cách xa dòng sông; hay những người chồng/vợ đã đơn phương quyết định bỏ đi, để chạy theo những bóng hồng, hay những sự quyến rũ tội lỗi khác; vân vân.... qua cuốn phim "FireProof" này chúng ta sẽ học biết được cách: để trân quý những sự khác biệt mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên ở người nam và người nữ; rằng tình yêu của Thiên Chúa bao giờ cũng dành cho chúng ta trước hết và làm thế nào để tình yêu đó của Thiên Chúa có thể cho phép chúng ta biết cách yêu thương đến những người khác; rằng hôn nhân chính là một giao ước ngàn đời; rằng thế nào là việc tự giải thoát chính chúng ta ra khỏi những quyến rũ vốn hủy hoại và làm xói mòn đi tình yêu của đôi vợ-chồng dành cho nhau; rằng chúng ta sẽ học biết được cách để tha thứ và biết đón nhận sự tha thứ của nhau; và sau cùng chúng ta cùng nhau học biết được thế nào là một thứ tình yêu vô điều kiện và vô vị lợi mà Thiên Chúa vẫn hằng luôn mong mõi nơi chúng ta.

Đối tượng kế tiếp mà cuốn phim muốn nhắm tới chính là các Cha Sở, các vị Linh Mục, các Soeurs lẫn các Thầy - những vị Linh Hướng đáng kính của Thiên Chúa dành cho các bạn trẻ đang bước vào con đường của tình yêu hay đời sống hôn nhân. Có bài giảng nào sống động và cụ thể hơn là những bài giảng được rút ra từ những giá trị thực tế, có thật về một cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm của sự chia ly, mà sau cùng rồi khi con người biết nhìn nhận và hướng lòng mình về với Thiên Chúa, thì mọi chuyện lại xảy ra một cách êm đẹp không? "FireProof" chính là cuốn phim như vậy, rất có giá trị giảng dạy thực tiển mà các Vị Linh Hướng đáng kính này cần phải duyệt hay xem qua để làm tài liệu giảng dạy về Hôn Nhân cho các đôi trẻ!

Và dĩ nhiên, những đối tượng còn lại mà cuốn phim "FireProof" muốn nhắm tới chính là tất cả mọi tầng lớp khán giả - những cụ ông, cụ bà; những bậc làm cha-mẹ; những người cố vấn về hôn nhân; những người lãnh đạo cộng đoàn, lẫn xứ đạo; những người có tâm huyết vì mối hôn nhân lành mạnh và bền vững giữa một người nam và một người nữ; những người muốn vun xới và tô điểm thêm cho cuộc đời tươi đẹp bằng những lời khuyên hữu ích và có giá trị nhân bản Kitô Giáo cao; những người xa rời với Thiên Chúa vì sự lầm lạc hay vì lý do cơ nhỡ nào đó đã khiến họ lưu lạc trong con đường và lối sống tũi nhục của tội lỗi; vân vân.....

Cuốn phim "FireProof" mở rộng cho tất cả mọi người - là cuốn phim mà tôi tin chắc rằng: đồng tiền bỏ ra của các bạn là hết sức xứng đáng, có tính giáo dục cao, có sức cũng cố đức tin Công Giáo cao, và có giá trị nhân bản lẫn tình người cao độ,...., đừng bỏ qua cơ hội quý báu này và hãy làm một cái gì đó đi để điểm tô thêm cho cuộc đời tội lỗi và đầy u uất này!

Trong những tháng ngày tới, tôi sẽ tiếp tục triển khai thêm những khía cạnh khác mà cuốn phim "FireProof" này muốn nhắm tới và tiết lộ thêm cho các bạn độc giả nhiều chi tiết lý thú khác nữa về cuốn phim rất hay này!

3. Các Links (Kết Nối) Quan Trọng trên Trang Web của Cuốn Phim "FireProof":

Và lúc này, đối với các vị Linh Mục, các Cha Sở, các Soeurs, các Thầy, những người phụ trách các Lớp Song Nguyền, những người điều khiển Mục Vụ Hôn Nhân (Marriage Ministry), thì Quý Vị hãy mau chóng xem duyệt qua (pre-screening) cuốn phim "FireProof" này vốn sẽ được chiếu thử trước cho các đối tượng kể trên tại các địa điểm và ngày giờ vốn được truy cập tại trang Web sau: http://screenitfirst.com/fireproof/events/invites?sid=4883D18030C5E17F. Xin lưu ý: Quý Vị hãy vào trang Web kể trên, rồi đăng ký Pass (Vé) để vào xem thử trước!

Để xem qua Trailer của cuốn phim "FireProof" xin mời các bạn nhấn vào kết nối sau: http://www.fireproofthemovie.com/main.php

Để tìm xem cuốn phim "FireProof" được trình chiếu ở các Rạp Chiếu Bóng nào tại tiểu bang và thành phố mà các bạn đang cư ngụ vào ngày 21 tháng 9 năm 2008 sắp tới, xin mời các bạn nhấn vào kết nối sau: http://fireproofthemovie.com/theaters/.

Trang Web chính thức của cuốn phim có thể được truy cập tại địa chỉ: http://www.fireproofthemovie.com/
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Nắng
Thérésa Nguyễn
00:15 21/07/2008

ĐƯỜNG NẮNG



Ảnh của Thérésa Nguyễn

Chiều nay nắng hạ cháy tình ta

Em đã đi về nổi xót xa

Nắng hạ chiều xưa đường đơn bóng

Còn chút dư huơng gởi lại nhà.

(Trích thơ của Hương Việt)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền