Ngày 20-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nguyện Giúp Cầu Thay
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:43 20/07/2016
Nguyện Giúp Cầu Thay

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XVII Năm – C

(Lc 11, 1-13)

Cứ sự thường, bài đọc I Chúa Nhật được chọn để chuẩn bị cho bài Tin Mừng. Nếu bài đọc I Chúa Nhật XVII thường niên C, giới thiệu Abraham, con người của cầu nguyện, ông nài xin Thiên Chúa cách kiên trì, ông xin cho đến bao giờ được mới thôi (x. St 18,20-32). Thì bài Tin mừng (Lc 11, 1-13), cho thấy Chúa Giêsu đang cầu nguyện cùng Chúa Cha, liền sau đó Người dạy các môn đệ cầu nguyện thể theo lời họ xin (x. Lc 11,5-8), và khuyên họ kiên trì cầu nguyện với niềm xác tín đầy tình con thảo với Cha trên trời : "Vì ai xin thì được, ai tìm thì gặp và ai gõ thì sẽ mở cho." (x. Lc 11,10)

Abraham được phụng vụ trình bày như là gương sáng về sự nguyện giúp cầu thay, ngay cả khi hành vi của ông có vấn đề. Với lòng hiếu khách, ông đã mời ba vị khách vào trại của ông. Một trong ba vị lặp đi lặp lại với Abraham và Sara lời Thiên Chúa hứa ban cho ông bà có con nối dõi tông đường, điều mà ông bà hằng khao khát (x. St 18, 1.10).

Họ là ba, tuy nhiên, trong khung cảnh của Chúa Nhật tuần trước, đúng hơn Abraham nói với họ như thể họ là một: vì thiên thần của Chúa (theo Kinh Thánh là những sứ giả được Thiên Chúa ủy thác cho một sứ vụ qua tên riêng của họ), có lúc nhiều, có khi lại chỉ là một.

Hôm nay chúng ta tiếp tục sự kiện này khi hai người trong số họ quyết định đi đến Sôđôma trong lúc Abraham đang ở trước mặt người thứ ba, là Thiên Chúa. Các cuộc thương lượng giữa Thiên Chúa với Abraham liên quan đến dân thành Sôđôma, có Lót, cháu trai của ông và gia đình ông. "Khi những người Sôđôma độc ác và tội lỗi chống lại Thiên Chúa." (St 13,13) Bạo lực của họ "kêu thấu" tới Chúa và Chúa nhìn họ với cái nhìn : tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu, vì Thiên Chúa đầy lòng từ bi và hay thương xót.

Trong cuộc thương lượng, Abraham đặt mình vào vị trí của người công chính và Thiên Chúa là người đáng trách : "Há Ðấng phán xét tất cả gian trần lại không theo đường công lý?" (St 18, 25). Thiên Chúa vẫn giữ một thái độ mà Abraham cho là bất công. Con người có thể lượng giá theo cái biết phiến diện của mình. Thiên Chúa thì không như thế, Ngài phán xét cách công minh.

Vì thiếu lòng tin nên Abraham đã mặc cả với Chúa đến mười người công chính (St 18,31). Nếu như Thiên Chúa quyết định kết án chín người vô tội, chín người công chính trong số các cư dân thành Sôđôma .... Kinh Thánh do miệng các tiên tri cho chúng ta câu trả lời : không, Thiên Chúa không hành động như vậy. "Rảo khắp các phố phường Giêrusalem mà nhìn cho tỏ, hãy tìm nơi các công trường xem có kiếm được một người, một người mà thôi biết giữ công lý, biết tìm sự thật, để Ta tha tội cho thành, sấm của Đức Chúa."(Gr 5, 1)

Bấy giờ ở Sôđôma đã có một người công chính là ông Lót. Nhưng sự hiện diện của ông không ngăn cản được án phạt giáng xuống cả thành. Thậm chí nếu cứu vớt cá nhân ông, và cả gia đình ông, thì người công chính này cũng không cứu được toàn dân trong thành. Lý do ông chỉ là khách ngoại kiều. Nhưng Thiên Chúa là Đấng hay tha thứ, Ngài sẵn sàng tha thứ tội chết cho toàn dân nếu ăn năn hối cải.

Tin tưởng vào Thiên Chúa và tha thiết nguyện cầu. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta, nên Người dạy chúng ta. Người đã thực hành điều Người dạy. Vào những thời điểm quan trọng trong đời như : chịu phép rửa (Lc 3,21), biến hình (Lc 9,29), hấp hối trong vườn cây dầu (Lc 22, 41), Chúa thường cầu nguyện. Người không đặt vấn nạn, cũng không phát biểu những công thức cao siêu huyền bí, nhưng Người đã nói cách đơn sơ: "Cha ơi..." và tiếp đó Người dạy kinh Lạy Cha (x. Lc 11,2-4). Người bảo chúng ta khi xin cùng Thiên Chúa, phải đặt mình vào hoàn cảnh của một người cha phải đáp ứng các nhu cầu của con cái mình, chúng đang đói, chúng cần bánh ăn, cho dù phải năn nỉ, nài van, thậm trí bị từ chối : " Xin đừng quấy rầy tôi, vì cửa đã đóng, các con tôi và tôi đã lên giường nằm rồi". Nhưng khi đã nghe rõ tiếng van nài của người cha vì còn cái mình, ông bạn ấy sẽ trỗi dậy đáp lời !

Chúng ta là những kẻ xấu còn đối xử với nhau như thế, phương chi Thiên Chúa là Đấng tốt lành, chúng ta phải tin tưởng vào Ngài, vì Ngài hằng yêu thương, nâng đỡ chúng ta và làm cho chúng ta lớn mạnh khi chúng ta cầu xin. Thiên Chúa đã ngưng trừng phạt Sođôma nhờ số ít những người công chính vì Abraham nài xin (x. St 18,23-32).

Thế giới ngày hôm nay rất cần đến lòng thương xót, thứ tha, nhất là để cứu độ của Thiên Chúa. Ơn cứu độ được thực hiện nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Người là Đấng công chính duy nhất giữa muôn người tội lỗi : "Người đã ân xá cho ta mọi điều sa ngã, thủ tiêu văn khế tội nợ của ta dựa trên lệnh chỉ cáo tội ta, và Người hủy bỏ đi, đóng đinh nó vào thập giá." (Col 2. 14)

Ơn cứu độ là có thể vì Đức Giêsu Kitô không phải là người xa lạ. Người trở nên nguyên nhân ơn cứu độ đời đời cho chúng ta. Thánh Têrêxa đã mời gọi các chị em của mình như thế này: "Chúng ta cần phải van xin Chúa giải thoát chúng ta mãi mãi khỏi hết mọi hiểm nguy và xin cất đi mọi sự dữ. Và cho dù lòng ước ao của chúng ta còn bất toàn đi nữa, chúng ta cũng hãy kiên trì nhắc đi nhắc lại lời van xin đó. Ðừng lo sẽ xin xỏ quá đáng, xét vì chúng ta đang ngỏ lời với Ðấng Toàn năng mà? (Camino 60).

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã dạy chúng con cầu nguyện và cho chúng ta tham dự vào lời cầu nguyện của Người. Abba, lạy Cha, lạy Chúa Thánh Thần, xin cầu thay nguyện giúp chúng con và toàn thế giới. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Suy niệm Chúa Nhật XVII thường niên C
Lm. Anthony Trung Thành
08:46 20/07/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XVII THƯỜNG NIÊN C

Con người luôn có bổn phận liên lạc với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên mình. Sự liên lạc này được gọi là cầu nguyện. “Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa hay cầu xin Người ban cho những ơn cần thiết”(Thánh Đa-mát-xa). “Cầu nguyện là sự hứng khởi của tâm hồn, là cái nhìn đơn sơ hướng về trời, là lời kinh tri ân và yêu mến giữa cơn thử thách cũng như lúc hân hoan” (Th. Têrêxa HĐG). Như vậy, cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, để gặp gỡ và nói chuyện với Ngài một cách thân mật. Để mọi người chúng ta quý trọng hơn việc cầu nguyện và cầu nguyện có hiệu quả, xin được gợi ý suy niệm một số điểm sau đây:

1. Gương cầu nguyện của Chúa Giêsu

Chúa Giêsu cầu nguyện: Ngài lên núi cầu nguyện (x. Mt 14,23). Ngài cầu nguyện nơi hoang vắng (x. Lc 5,16). Ngài thức suốt đêm để cầu nguyện (x. Lc 6,12). Ngài cầu nguyện vào lúc sáng sớm (x. Mc 1,35). Ngài cầu nguyện vào lúc chiều tối(Mt 14,23). Ngài cầu nguyện trước những giờ phút có tính quyết định cho sứ mạng của Ngài: trước khi chịu phép rửa (x. Lc 3,21); trước khi biến hình (x. Lc 9,28); trước khi bước vào cuộc khổ nạn (x. Lc 22, 41-44). Ngài cầu nguyện trước những lúc có tính quyết định trong sứ mạng sai các tông đồ đi: trước khi chọn các tông đồ (x. Lc 6,12); trước khi Phêrô tuyên xưng đức tin (x. Lc 9,18-20); Ngài cầu nguyện để niềm tin của vị thủ lãnh các tông đồ không bị suy sụp trong cơn cám dỗ (x. Lc 22,32)...(x. GLHTCG số 2600).

Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện: Nhiều lần, nhiều nơi Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện và cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Đặc biệt, khi các môn đệ xin Ngài dạy về sự cầu nguyện, thì Ngài dạy cho họ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha (x. Lc 11,2-4). Qua lời kinh này, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta hai điều quan trọng: đó là chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha “Lạy Cha” và mọi người là anh em “Lạy Cha chúng con; xin Cha cho chúng con.” Điều đó nói lên sự liên đới và trách nhiệm giữa mỗi người chúng ta với nhau. Chính Abraham đã nêu gương tinh thần đó khi cầu nguyện cho thành Sodoma khỏi bị án phạt (x. St 18, 20-23).

Kinh Lạy Cha có hai phần: phần thứ nhất, chúng ta cầu nguyện cho: “Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến;” phần thứ hai, chúng ta cầu nguyện cho các nhu cầu hồn xác của chúng ta: “Lương thực hằng ngày, tinh thần tha thứ và xin cho khỏi sa chước cám dỗ.”

Những lời nguyện hằng ngày của chúng ta cũng không đi ra ngoài các ý nguyện trên của Kinh Lạy Cha. Chúng ta thường nguyện cầu cho Sáng Danh Chúa: đó là khi chúng ta cầu nguyện cho có nhiều người tham gia vào công cuộc loan báo Tin mừng. Loan báo Tin mừng bằng đời sống cầu nguyện. Loan báo Tin mừng bằng việc làm chứng cho Chúa qua lời nói, việc làm, nhất là qua đời sống chứng tá. Chúng ta cầu nguyện để Chúa đáp ứng những nhu cầu vật chất của chúng ta: đó là khi chúng ta cầu nguyện cho có lương thực hằng ngày dùng đủ, cho khỏi ốm đau, bệnh tật và được bình yên... Chúng ta cầu nguyện cho những nhu cầu phần hồn: đó là khi chúng ta xin ơn tha thứ “Xin Chúa thương xót con là kẻ tội lỗi”(Lc 18,13), “Xin ơn tìm kiếm nước Chúa đang đến” (x. Mt 6,33), xin cho khỏi sa chước cám dỗ, xin cho được có tinh thần tha thứ đối với anh chị em như Chúa đã tha thứ cho chúng ta.

Cho nên, Kinh Lạy Cha là bản mẫu cầu nguyện của mội người kitô hữu chúng ta. Chúng ta hãy siêng năng đọc và đọc một cách sốt sắng.

2. Một số vấn đề cần lưu ý khi cầu nguyện

Thứ nhất, khi cầu nguyện chúng ta không chỉ dừng lại ở việc xin ơn mà cần phải có tâm tình tạ ơn, chúc tụng và ngợi khen Chúa. Chúng ta tạ ơn Chúa vì những gì chúng ta đón nhận được. Chúng ta chúc tụng ngợi khen Ngài vì những điều kỳ diệu chúng ta thấy nơi mình, nơi anh chị em và trong vũ trụ... Chính Chúa Giêsu cũng đã từng cầu nguyện như vậy: Ngài cầu xin Chúa Cha “Nếu có thể được thì xin cất chén đắng này, nhưng đừng theo ý con một xin theo ý Cha” (x. Lc 22,42); Ngài tạ ơn Chúa Cha vì đã nhậm lời Ngài cầu xin (x. Ga 11,41); Ngài chúc tụng, ngợi khen Chúa Cha “Vì đã mặc khải cho những người bé mọn (Lc 10,21).

Thứ hai, khi cầu nguyện chúng ta có thể dùng những bản kinh có sẵn để đọc lớn tiếng: đọc kinh tối sớm trong gia đình, tại nhà thờ hay những khi hội họp...Nhưng cầu nguyện không phải chỉ dừng lại ở việc đọc những bản kinh có sẵn mà còn dùng những hình thức khác như suy gẫm và nguyện gẫm. Suy gẫm là vận dụng tư duy của ta, trí tưởng tượng, xúc cảm và sự ước muốn của ta. Mục đích của việc suy gẫm là giúp ta đạt được đối tượng và ta suy nghĩ và đối chiếu với thực tại của đời sống của ta. Còn nguyện gẫm là cái nhìn của đức tin hướng về Chúa Giêsu, là sự lắng nghe Lời Thiên Chúa, một sự yêu mến trong im lặng. Nguyện gẫm cho ta hợp nhất với Ðức Ki-tô trong kinh nguyện của Ðức Ki-tô theo mức độ chúng ta tham dự vào mầu nhiệm của Người,(x. GLHTCG số 2723 – 2724). Người ta kể rằng, có một cụ già hằng ngày thường đến nhà thờ cầu nguyện lâu giờ. Một hôm cha xứ hỏi: “Khi cầu nguyện, cụ nói gì với Chúa?” Cụ trả lời: “Con chẳng nói gì, con chỉ nhìn Chúa.” Ngạc nhiên về câu trả lời của cụ, Cha xứ hỏi tiếp: “Thế Chúa có nói gì với cụ không?” Cụ trả lời: “Chúa nhìn con.” Vâng, “Ta nhìn Chúa” và để “Chúa nhìn ta” đó là đỉnh cao của việc cầu nguyện. Ước mong mỗi người chúng ta có được tâm tình cầu nguyện như vậy.

Thứ ba, khi cầu nguyện chúng ta cần kiên trì: Cuối bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể câu chuyện: “Người bạn xin bánh ban đêm” (x. Lc 11,5-13) để nhắc nhở chúng ta phải biết kiên trì trong cầu nguyện. Khi biết kiên trì trong cầu nguyện thì lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được nhậm lời, chính Chúa Giêsu đã hứa: “Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gõ thì sẽ mở cho”(Lc 11,9-10).

3. Tại sao cầu xin mà không được Chúa nhậm lời?

Có người thắc mắc: tại sao tôi xin mãi mà không được Chúa nhậm lời? Thánh Giacôbê trả lời: “Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”(Gc 4, 2-3). Thánh Augustinô cho biết: thứ nhất, xin không được là do con người của mình xấu, tức là kẻ có tấm lòng không tốt, không ngay chính, giống như người biệt phái xin dấu lạ, như kẻ xin Chúa thánh hóa mình nhưng lại không muốn thay đổi những sai lỗi của mình; thứ hai, xin không được là do cách cầu nguyện xấu, cách cầu nguyện xấu là cách cầu nguyện thiếu khiêm tốn nên buộc Chúa phải từ chối, giống như thái độ cầu nguyện của người biệt phái trong “Dụ ngôn người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện”(x. Lc 18,9-14); thứ ba, xin không được là do xin điều xấu, xin điều xấu nên không được Chúa nhận lời, giống như hai con ông Zêbêdê xin lửa từ trời xuống đốt dân không đón Chúa (x. Lc 9,54). Mặt khác, có khi Thiên Chúa không ban trực tiếp điều chúng ta xin, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta điều khác. Chẳng hạn, chúng ta xin cho được khỏi bệnh, nhưng Ngài ban cho chúng ta ơn can đảm để chịu đựng bệnh tật. Chúng ta xin tìm được của cải đã mất, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta sức khỏe và làm ăn may mắn hơn. Giống như một em bé xin người mẹ con dao để chơi, thay vì cho con dao, người mẹ đó có thể cho em bé một vật khác an toàn hơn: một quả bóng, một bông hoa. Vì thế, khi chúng ta xin điều nọ điều kia, chúng ta hãy an tâm tin cậy và phó thác cho tình thương và sự khôn ngoan của Ngài. Bởi vì: "Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người"(Lc 9, 11-13).

Tóm lại, cầu nguyện vừa là quyền lợi vừa là bổn phận của mỗi người kitô hữu chúng ta. Chúa Giêsu không chỉ cầu nguyện mà Ngài đã dạy cho chúng ta phải cầu nguyện như thế nào. Chúng ta hãy siêng năng cầu nguyện. Vì cầu nguyện rất cần thiết đến nỗi có người định nghĩa:“Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn,” tức là con người còn cầu nguyện thì linh hồn còn sự sống, khi không còn cầu nguyện là giống như linh hồn đã chết. Xin cho chúng ta biết kiên trì trong cầu nguyện. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 20/07/2016
79. ĐỤC KHOÉT MẶT ĐẤT.
Đời Ngũ đại, Ngụy vương Từ Tri Huấn làm quan ở Tuyên Châu đặt ra vô số thuế má nặng nề, bá tánh kêu khổ liên miên. Một ngày nọ, Từ Tri Huấn đi bái kiến hoàng thượng.
Hoàng thượng dự tiệc, và kêu nội đình diễn kịch.
Các nghệ nhân nghe được họ Từ là một tên tham quan, bèn phân công một người diễn vai: mặc áo dài xanh, mang mặt nạ, hình dạng giống như quỷ.
Khi lên sân khấu tự giới thiệu:
- “Ta là bồ tát thổ địa của Tuyên Châu, Ngụy vương Từ Tri Huấn ở nơi đất của chúng ta đã đục khoét xương tủy của dân, hôm nay hắn ta đến bái kiến hoàng thượng, đem theo mặt đất đã bị đục khoét cả lên, cho nên chúng ta cũng theo hắn ta đến nơi đây.”
(Giang Biểu Chí)

Suy tư 79:
Đời là một vở tuồng mà trong đó mọi người đều phải đóng vai của mình cách xuất sắc và không xuất sắc, bởi vì, nói theo Tin Mừng, mỗi người phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về nhưng gì mình đã làm khi còn sống ở thế gian.
Vai trò mà các anh các chị diễn xuất chính là vai trò làm cha làm mẹ, một vai trò rất quan trọng không kém gì Đấng tạo hóa khi sinh thành dưỡng dục con cái, anh chị đã làm tròn vai trò của mình chưa ?
Vai trò của các bạn là giáo sư, là thầy cô ở nhà trường, một vai trò mà Thiên Chúa đã ủy thác cho các bạn, thay mặt Ngài để thông đạt kiến thức cho học sinh, sinh viên, các bạn đã làm tròn vai trò của mình chưa?
Các anh chị là những người đã hiến dâng cho Thiên Chúa, người ta gọi các anh các chị là những tu sĩ nam nữ, tên gọi rất cao quý, bởi vì chính các tu sĩ nam nữ đã không diễn tả lại vai trò của mình, nhưng là diễn tả lại vai trò của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống: phục vụ. Các anh các chị đã quên mình đi để phục vụ chưa, đây không còn là vinh quang của các anh các chị, nhưng là vinh quang của Thiên Chúa trên con người của các tu sĩ nam nữ, các anh chị đã làm tròn bổn phận của mình chưa ?
Trên sân khấu đèn màu, người nghệ sĩ khi biểu diễn và cuộc sống của họ thì không giống nhau, nhưng khi đóng vai trò của mình trong cuộc sống, thì chúng ta không biểu diễn nữa, mà là sống với vai trò của mỗi người đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa...
Mỗi một vai trò đều diễn tả lại đời sống của Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a đó chính là yêu thương và phục vụ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các bạn trẻ và linh mục Trung Quốc gặp cản trở khi chuẩn bị đi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Chân Phương
08:40 20/07/2016
Các bạn trẻ và linh mục Trung Quốc gặp cản trở khi chuẩn bị đi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, chính quyền nước này đã ngăn chặn hàng chục bạn trẻ và linh mục từ nhiều giáo phận xuất cảnh đi Ba Lan tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 sẽ được tổ chức tại Krakow (Ba Lan) từ ngày 26 đến 31 tháng 7 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ hiện diện tại đó từ ngày Thứ Năm 28 tháng 7 cho đến khi kết thúc Đại Hội.

Dự tính có khoảng 2.000 bạn trẻ đến từ Trung Quốc đại lục hi vọng sẽ đến được Krakow.

Tuy nhiên, một bạn trẻ từ Miền nam Trung Quốc nói rằng số lượng thực tế có thể sẽ thấp hơn so với số lượng đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Á Châu tại Seoul (Nam Hàn) hồi tháng 8 năm 2014, sự kiện đó cũng có sự hiện diện của Đức Thánh Phanxicô.

Nhiều người đã phải từ bỏ kế hoạch đi Krakow vì chi phí vé máy bay quá cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế cũng đã làm giảm đi các nguồn viện trợ xưa nay khiến họ không thể tìm được khoản tài trợ ở trong hoặc ngoài Trung Quốc.

Một số bạn trẻ thì bị từ chối cấp visa. Nhiều người trong số đó vốn đã hy vọng qua chuyến đi Âu Châu này, họ đến được Rôma và một số linh địa truyền thống khác của Kitô giáo như nước Pháp với các điểm dừng chân tại Lộ Đức và Lisieux để đến thăm đền thờ và những linh địa của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Tại Bắc Kinh và các giáo phận ven biển Hoa Đông, chính quyền cấm các linh mục xuất cảnh khỏi Trung quốc vì các ngài bị họ ngờ vực là sẽ đến gần với Đức Giáo Hoàng.

Cảnh sát tra hỏi một linh mục ở Miền trung Trung Quốc về mục đích chuyến đi: "Ông muốn sang Âu Châu để tham gia vào sự kiện tôn giáo toàn cầu phải không? Nếu vậy thì ông không được đi". Vị linh mục phải nói dối rằng: "Không, tôi chỉ muốn đi du lịch mà thôi".

Ở một số trường hợp khác, chính quyền đã không giao hộ chiếu cho các bạn trẻ. Những người đã có hộ chiếu, visa và vé thì bị chặn lại tại phi trường trước khi lên máy bay sang Âu Châu.

Một bạn trẻ từ Bắc Kinh nói: "Chính quyền biết tất cả mọi thứ. Họ biết rằng những ai đi Âu Châu vào thời điểm này là có thể đi đến Krakow".

Theo anh: "Sẽ xảy ra vấn đề khi các bạn trẻ và các linh mục này trở về Trung Quốc. Chắc chắn, họ phải trải qua các cuộc thẩm vấn kéo dài vì họ dám hòa nhập với giới trẻ đến từ các quốc gia khác".

Thật vậy, "việc Trung Quốc kiểm soát Công Giáo bằng ý định xây dựng một Giáo Hội độc lập là đối nghịch với cuộc gặp gỡ mang tính toàn cầu như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới".

Một linh mục thuộc Giáo Hội 'công khai' ở Bắc Kinh cho biết: nếu linh mục nào đi Krakow một cách không chính thức, khi trở về thì có khả năng bị mất chức mục vụ, mất viện trợ của chính phủ dành cho giáo xứ của mình.

Chân Phương
 
Top Stories
Vietnam: Amnesty International dénonce les mauvais traitements infligés aux prisonniers de conscience dans les prisons du Vietnam
Eglises d'Asie
11:37 20/07/2016
Ces derniers jours, plusieurs importantes organisations internationales de défense des droits de l’homme (Human Rights Watch, Amnesty International) ont alerté l’opinion mondiale sur la gravité des infractions aux droits de l’homme au Vietnam. Depuis son siège à Londres, Amnesty International s’est en particulier penchée sur le traitement subi par les prisonniers de conscience, dans leur vie quotidienne en prison.

Le 12 juillet dernier, un porte-parole de l’association a tenu, à Paris, une conférence de presse au cours de laquelle l’association a fait connaître un rapport dénonçant les mauvais traitements, les brutalités et les tortures infligés aux prisonniers de conscience dans l’ensemble des lieux d’internement où ils sont retenus. Intitulé « Prisonniers en prison : tortures et brutalité pour les prisonniers de conscience au Vietnam », ce compte rendu détaillé de 62 pages vient d’être achevé après avoir été entamé en novembre 2015. Il recueille et synthétise 150 heures d’interviews de dix-huit anciens prisonniers et prisonnières de conscience de longue durée, libérés au cours des cinq dernières années. Parmi eux se trouvait un certain nombre de catholiques, des bouddhistes Hoa Hao, des bouddhistes Khmers Krom, des membres des minorités ethniques et des dissidents célèbres, comme le bloggeur « Dieu Cay », aujourd’hui aux Etats-Unis. Pour des raisons de sécurité, le nom de certains de ces témoins a été changé.

Les cinq formes de torture les plus communes

L’auteur du rapport a méticuleusement répertorié les cinq formes de mauvais de traitement ou tortures les plus fréquemment infligées aux prisonniers politiques à l’intérieur des dix-sept centres pénitentiaires concernés.

La forme la plus commune de torture est la mise à l’isolement absolu du prisonnier. Cette mesure punitive est destinée à l’écarter de toute relation avec sa famille, ses amis et à l’éloigner du monde en général. Le temps de l’isolement coïncide généralement avec les périodes d’interrogatoire. Selon les témoignages recueillis par Amnesty International, cette mise à l’écart absolue des prisonniers peut quelquefois durer plus de deux ans. Les autorités carcérales peuvent aussi cacher aux proches du détenu son lieu de détention, son état de santé pendant plusieurs années.

Le rapport énumère ensuite les souffrances physiques et les châtiments corporels infligés aux prisonniers de conscience. Souvent, les gardiens et les cadres du système pénitencier confient cette tâche à d’autres prisonniers… Ce peut être des détenus de droit commun ayant accepté d’endosser ce rôle d’hommes de main dans l’espoir d’une récompense. Ce sont eux qui, souvent, tabassent et frappent les prisonniers de conscience avec l’accord secret des gardiens.

Amener le prisonnier à reconnaître ses « fautes »

Le cachot est un outil essentiel pour déstabiliser les prisonniers de conscience au sein même de la prison. Selon les victimes, il s’agit là du lieu « le plus exécrable et le plus désespérant » de tous. On y est en proie à un pur sentiment d’abandon. Certains prisonniers y sont restés dix mois d’affilé.
Les exigences de santé, les besoins en médicaments, les maladies sont utilisées par les gardiens et les cadres administratifs de la prison pour mener à bien leurs interrogatoires. Médicaments et séjours en salles de santé ne sont accordés que si le prisonnier consent à reconnaître ses « fautes ».

Une cinquième forme de souffrance morale infligée aux prisonniers, selon le rapport d’Amnesty International, est le déplacement des détenus de prison en prison à travers l’ensemble du Vietnam. C’est une façon de les écarter de leur famille, de leur faire perdre le moral, de les punir pour leur attitude contestataire en prison. Le changement fréquent de lieu de détention des prisonniers permet à la fois de déstabiliser l’intéressé, et de soustraire les codétenus de l’influence jugée négative de celui que l’on expulse ailleurs.

Actuellement, au Vietnam, il existe 84 prisonniers de conscience dans les centres d’internement du pays. C’est un nombre important si on le compare à celui d’autres pays en Asie. Bien que le 5 février 2015 le Vietnam ait adopté la « Convention contre la torture et autres peines ou traitements cruels, inhumains ou dégradants », ce récent rapport d’Amnesty International montre à l’évidence que le Vietnam ne répond pas encore aux exigences humanitaires de la convention.

(Source: Eglises d'Asie, le 20 juillet 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khoá Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình 654 tại GX CTTĐ/VN Arlington, VA:
Bùi Hữu Thư
08:32 20/07/2016


Cuối tuần vừa qua trong ba ngày thứ sáu 15, thứ bẩy 16, và Chúa Nhật 17/7/2016, khoá Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình 654 đã được tổ chức với sự hướng dẫn của quý cha Linh nguyền Vũ Minh Tiến, Lê Quốc Hưng và anh chị Quyết-Điệp, Chủ Nguyền Trung Ương Hải ngoại, anh chị Quang Anh và Thanh Thủy đến từ Georgia.

Trong 48 tiếng đồng hồ các khoá viên đã học hỏi trong sáu buổi với các đề tài: 1) Cái Hay Ban Đầu: giúp khoá viên tìm hiểu mối tương quan giữa vợ chồng trước ngày cưới cũng như trong hiện tại. 2) Giữa Lòng Đời: yêu nhau thì có, mà hiểu nhau thì không. 3) Hoà Giải là Xin Lỗi và Tha Thứ: Biết lỗi, nhận lỗi, xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi. 4) Bông Hồng Cảm Thông: Thư Thánh Phaolô (1 Cr 7:1-5) Chồng vợ không có quyền trên thân xác mình, người phối ngẫu mới có. 5) Song Nguyền cho Con: Cách cư xử với con cái khi giáo dục chúng. 6) Hy Vọng khi Thất Bại: Làm sao thay đổi gia đình trong 20 phút với nghi thức Song Nguyền cho Con.

Truớc đây đã nhiều lần được mời tham dự khoá TTHNGĐ trong 10 năm qua. Chúng tôi cứ lấy cớ quá bận rộn với công việc giáo xứ và các hội đoàn khác nên đã kiếu từ. Lần này, vì quá nể anh chị chủ nguyền Huấn-Tuyết, chúng tôi đã cố gắng hết sức để đến với khoá mặc dầu cũng có vài trở ngại khác. Vợ chúng tôi đã gặp nhau, yêu nhau trên 58 năm và đã sống chung 55 năm. Chúng tôi cứ tưởng sống hạnh phúc, không cãi nhau, không đánh nhau thì đâu có cần thăng tiến. Nhưng khi đến với khoá mới thấy mình cần phải học hỏi thêm.

Những gì chúng tôi học hỏi được là các phương thức cảm thông và giao ước qua việc dùng các tài liệu:

(1) Bông Hồng Cảm Thông, khi phải viết xuống những lần bạn đời nhẫn nại tha thứ điều mình lỡ lầm làm mình cảm động; một lần mình cố chấp ích kỷ làm bạn đời cảm động; quyết định thay đổi về đạo đức bản thân để cầu nguyện cho bạn đời; quyết định thay đổi đời sống chăn gối để chăm sóc bạn đời tế nhị hơn và cầu nguyện trước và sau khi chăn gối.

(2) Song Nguyền Cho Con: Quyết tâm thi hành và sửa đổi cách cư xử với con cháu. Với các quyết định của chồng, của vợ và của cả hai, để: (a) viết xuống những khuyết điểm hai người cùng sai nhầm làm gia đình căng thẳng; (b) viết xuống những quyết định sửa đổi, rồi cùng nhau kiểm điểm những gì đã tuân giữ và thi hành.

Chiều thứ bẩy có Thánh Lễ Hoà Giải với Tin Mừng Thánh Mátthêu (5: 21-26): Hãy đi làm hoà với anh em trước khi dâng của lễ.

Buổi chiều Chúa Nhật là Thánh Lễ Bế Mạc với nghi thức Thệ Hôn Một Đời cho các cặp khoá viên và Tiệc Cưới Cana, có cắt bánh mở Champagne và văn nghệ bỏ túi.

Chúng tôi được nghe hai cha Tiến và Hưng diễn giải các đoạn Phúc Âm: Sách Khởi Nguyên (2: 18-25); Thánh Gioan (13: 1-15); Thánh Phaolô (Cr. 13-17); Thánh Mátthêu (5: 21-26); Thánh Phaolô (Cr. 7: 1-5), và Thánh Mátthêu (5: 1-16). Hai cha soạn bài rất công phu. Trong 30 phút các ngài đã giải thích tường tận các bài Thánh Kinh. Cha Tiến nhấn mạnh, Eva là xương sườn cụt của Adam nhưng không phải vì thế mà là một tạo vật thứ yếu. Người đàn bà có quyền bình đẳng đối với phái nam. Cha Hưng làm mọi người ngạc nhiên vì cha có vẻ thông hiểu những khó khăn về đời sống chăn gối vợ chồng. Chính chúng tôi cũng không ghi nhận trước đây đoạn nói là “Đàn bà không có quyền trên thân mình nhưng chồng mới có quyền; cũng thế chồng không có quyền trên thân xác mình mà vợ có quyền đó. Anh em chớ từ chối nhau….”

Anh chị Quang Anh và Thanh Thủy thì hướng dẫn về phương pháp cầu nguyện cùng chia xẻ những kinh nghiệm cá nhân về dạy dỗ con cái. Anh chị Quyết Điệp đã chia xẻ về cuộc khủng hoảng trong gia đình anh chị, chỉ vì anh say mê kiếm tìm vật chất mà không quan tâm đến những nỗi uẩn ức không nói ra của chị, khiến chị bị trầm cảm. Nhờ theo khoá cách đây 29 năm mà đời sống gia đình đuợc thăng hoa.

Các hướng dẫn viên đều rất lưu loát, chuẩn bị kỹ lưỡng các đề tài và diễn tả các kinh nghiệm cá nhân với những cảm xúc bộc lộ và nhiều nước mắt. Anh Quyết rất chịu khó đứng cả ngày, đi tới đi lui, anh lôi cuốn và thu hút mọi người bằng cách đến thật gần bên các cặp Khóa viên với ánh mắt và cử chỉ gần gũi, anh đã đánh động được các khoá viên. Chị Điệp cũng thỉnh thoảng chia xẻ thay anh, và lo nước uống cho anh. Qúy anh chi hướng dẫn viên là nhưng gương sáng cho mọi người về tình yêu vợ chồng và gương sống đạo.

Các khóa sinh đã nhiều lần quỳ bên bàn thờ, ôm Thánh Giá Chúa và Mình Thánh Chúa để cầu nguyện với sự trợ lực của các anh chị Trợ nguyền trong Chương Trình. Bao nhiêu nước mắt đã đổ ra, bao nhiêu tiếng nấc nghẹn ngào !! Ngay ngày thứ bẩy, các anh chị khoá viên đã thú nhận những lỗi lầm của mình và đoan hứa sửa đổi trước mặt Chúa và Mẹ Maria. Mọi người đã biết lỗi, nhận lỗi, xin lỗi, sửa đổi và tha lỗi.

Ban tổ chức Khóa học đã không lấy chi phí. Các anh chị song nguyền đã tổ chức một bữa tiệc gây quỹ cho khoá học. Tuy nhiên họ đã dành bao nhiêu công sức thì giờ, tâm huyết để trang hoàng bầy biện, nấu ăn, phục vụ, dọn dẹp. Có người bị phỏng sưng ngón tay vì nướng thịt. Nhiều anh chị nói mất ngủ mấy đêm liền vì phải nấu ăn và giậy sớm lo thức ăn sáng cho mọi người. Các anh chị song nguyền cũng sinh hoạt với các khoá sinh trọn ba ngày nên họ càng mệt sức hơn.

Xin chân thành tri ân cha Chu Quang Minh, SJ đã sáng lập và hướng dẫn biết bao nhiêu khoá TTHNGĐ. Xin cám ơn anh chị Huấn Tuyết và Ban Tổ Chức, quý anh chị Quyết-Điệp, Quang Anh-Thanh Thủy và toàn thể các song nguyền trong Chuơng Trình đã thật vất vả giúp đỡ chúng tôi học hỏi trong ba ngày. Chúng tôi đã lãnh nhận rất nhiều điều bổ ích. Xin hứa sẽ hỗ trợ cho sinh hoạt của Chương Trình TTHNGĐ trong phạm vi khả năng và thời biểu cho phép. Nguyện xin Thánh Gia, Chúa Ba Ngôi ban cho quý cha linh nguyền, quý hướng dẫn viên và tất cả các anh chị song nguyền trong Giáo Xứ muôn ơn lành hồn xác, để quý vị tiếp tục hăng say lo lắng cho đời sống hốn nhân và gia đình của mọi người tại địa phương cũng như khắp nơi trên thế giới.
 
Thánh lễ tri ân ban Tổ Chức và quý Ân Nhân Dạ Ca mừng 25 năm VietCatholic tại Perth, Australia
VietCatholic Network
10:20 20/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng tại Huế mừng hồng ân thánh hiến
Trương Trí
18:36 20/07/2016
Hội dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng tại Huế mừng hồng ân thánh hiến

Ngay từ sáng sớm, từng đoàn thân nhân và gia đình các Khấn sinh đã quy tụ về Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng. Hôm nay là ngày hồng ân thánh hiến của con cái họ, sau bao năm được Thiên Chúa mời gọi để dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa, tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm, sống theo gương Đức Kitô: Khiết tịnh-khó nghèo-Vâng phục.

Xem Hình

Trong niềm hân hoan và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng giàu lòng Thương xót, Cộng đoàn hiệp với Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng, đặc biệt là 15 tân Khấn sinh tuyên khấn lần đầu, 14 Khấn sinh vĩnh khấn và 1 Chị mừng Ngân khánh khấn Dòng.

Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói lời chúc mừng Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng với một mùa gặt bội thu mà hôm nay mừng lễ Khấn Dòng của 1 Chị mừng Ngân khánh khấn dòng, 15 khấn sinh tuyên khấn lần đầu và 14 chị Vĩnh khấn. Đây là một niềm vui lớn lao chung của toàn Giáo Hội, cách riêng của Tổng Giáo phận Huế, vì luôn có những tâm hồn quảng đại, chấp nhận sống đời tận hiến cho Chúa. Cảm ơn các gia đình đã hy sinh dâng hiến con mình cho Chúa và Giáo Hội. Xin Chúa chúc phúc lành và bù đắp nhiều ân huệ cho anh chị em.

Mở đầu Nghi thức tuyên khấn, Chị Giáo tập xướng tên 15 tân Khấn sinh lên trước vị Chủ chăn và Chị Tổng Phụ trách. Các Khấn sinh nói lên lời giao ước tình yêu và tuyên hứa sẽ tuân giữ 3 lời khuyên Phúc âm: Khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Các khấn sinh được Chị Maria Martha Lê Thị Lệ, Tổng Phụ trách Hội dòng thay mặt Hội dòng đón nhận các khấn sinh. Tổng Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện chúc và làm phép khăn lúp mới và trao cho các khấn sinh. Đức Tổng Giám mục cũng trao cho các khấn sinh Hiến chương Hội dòng để các khấn sinh theo đó mà học hỏi và tuân giữ các điều luật Dòng.

Các khấn sinh Vĩnh khấn được xướng tên lên trước vị Chủ chăn và Chị Tổng Phụ trách để tự nguyện nói lên lời tuyên hứa dâng hiến trọn vẹn thân mình cho Thiên Chúa và Giáo Hội. Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện chúc long trọng cho các Chị, Ngài cũng mời gọi Cộng đoàn sốt sắng dâng kinh cầu các Thánh, xin các Ngài khẩn cầu cùng Thiên Chúa thánh hiến cuộc đời các chị. Các Chị phủ phục trước Bàn thờ dâng lên lời ca tận hiến: “Lạy Chúa! Theo lời Chúa xin nhận lấy con…”

Kết thúc nghi thức Vĩnh khấn, các Chị ký tên vào sổ thành viên Hội Dòng, Chị Maria Martha Lê Thị Lệ, Tổng Phụ trách công bố từ nay các Chị là thành viên chính thức của Hội Dồng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của Cộng đoàn. Chị Tổng Phụ trách và đại diện Hội Dòng lên ôm hôn các Tân Khấn sinh biểu tỏ sự hân hoan đón nhận của Hội Dòng.

Sau năm 1975, do hoàn cảnh chung của xã hội nên ơn gọi trong thời kỳ này thật khó khăn, số chị tuyên khấn được tuyên khấn lại càng hiếm hoi. Do đó sau 25 năm chỉ có 1 Chị mừng hồng ân ngân khánh khấn dòng, Chị đã kiên trì dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa và Giáo Hội.

Sau Thánh lễ, Chị Maria Martha Lê Thị Lệ, Tổng Phụ trách Hội Dòng dâng lời cảm tạ đến Đức Tổng Giám mục Giáo phận, Đức nguyên Tổng Giám mục Stêphanô và quí Cha đồng tế, quí Tu sĩ Nam nữ và Cộng đoàn đã hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trong dịp mừng hồng ân thánh hiến của Hội dòng hôm nay. Đặc biệt cảm ơn quí Phụ huynh đã quảng đại dang hiến những người con yêu quí của mình cho Thiên Chúa để phục vụ Giáo Hội qua Hội Dòng. Xin quí vị tiếp tục cầu nguyện cho các Chị được mãi mãi trung tín đến cùng trong ơn gọi thánh hiến của mình, trở nên những nữ tu thánh thiện trong Hội Dòng và trong lòng Giáo Hội, góp phần tô điểm cho khuôn mặt Giáo Hội ngày càng xinh đẹp và thánh thiện hơn.

Kết thúc lễ Khấn Dòng, Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế hân hoan chụp hình lưu niệm với các tân Khấn sinh, các thân nhân và bạn bè thân hữu tặng hoa chúc mừng các tân khấn sinh trong ngày hống ân.

Trương Trí
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (24)
Vũ Văn An
21:56 20/07/2016
VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót (tiếp theo)

3. Thống Hối: Bí Tích Thương Xót

Sứ điệp của Tin Mừng thương xót là sứ điệp trung tâm. Tuy nhiên, nơi Chúa Giêsu Kitô, lời đã thành xác thịt (Ga 1:14); do đó, lời của Giáo Hội cũng mang lấy hình thù cụ thể trong các bí tích (15). Mọi bí tích đều là bí tích của lòng thương xót của Thiên Chúa. Bí tích khai tâm, phép rửa, tháp nhập người được rửa tội vào hiệp thông Giáo Hội, vốn là một cộng đồng sự sống và yêu thương. Vì phép rửa tha thứ tội lỗi (Cv 2:38; 1Cr 6:11; Ep 1:7; Cl 1:14), nên nó là bí tích của lòng Chúa thương xót. Điều này cũng đúng đối với bí tích xức dầu bệnh nhân (Gc 5:15). Trong bí tích Thánh Thể, sức mạnh tha thứ tội lỗi của Máu Thánh Chúa, từng đổ ra trên thập giá, lại hiện diện trở lại mỗi lần cử hành (Mt 26:23). Như thế, việc cử hành Thánh Thể có sức mạnh tha thứ các tội lỗi hàng ngày của chúng ta. Theo phát biểu nổi tiếng của Thánh Augustinô, nó là bí tích của hợp nhất và yêu thương (16) nối kết chúng ta vào sự hợp nhất trong và với Chúa Giêsu Kitô và với nhau, và qua sự hợp nhất này, chúng ta được sai vào thế gian để phục vụ tình yêu và lòng thương xót (17).

Từ rất sớm, Giáo Hội vốn biết rằng các Kitô hữu, từng trở thành các tạo vật mới nhờ phép rửa (2Cr 5:17; Gl 6:15), đã sa ngã trở lại với lối sống và các thói hư của thế giới trước đó. Trong Giáo Hội sơ khai, đã có cuộc tranh luận gắt gao về việc liệu các người này có được hưởng hành vi thống hối lần thứ hai không sau khi đã sa ngã như thế. Lời lẽ của Chúa Giêsu rằng Giáo Hội được ban trọn quyền buộc và tha (Mt 16:19; 18:18) cho thấy câu trả lời là tích cực. Trong Tin Mừng Gioan, thẩm quyền này được giải thích là quyền tha hay không tha tội lỗi (Ga 20:22tt). Thẩm quyền này là hồng ân Phục Sinh mà Chúa Sống Lại ban cho các môn đệ của Người. Dựa trên nền tảng này, Giáo Hội sơ khai đã khai triển một thực hành thống hối với bí tích hòa giải. Giáo Hội này hiểu thực hành thống hối này như mảnh ván cứu vớt thứ hai sau cơn đắm tầu tội lỗi (18) và như phép rửa đầy cheo leo lần thứ hai, không phải bằng nước mà bằng nước mắt (19). Do đó, bí tích thống hối đúng là bí tích của lòng Chúa thương xót, Đấng không ngừng tha thứ chúng ta hết lần này tới lần khác và liên tiếp ban cho chúng ta cơ hội mới và một bắt đầu mới (20).

Trong suốt nhiều thế kỷ, bí tích này đã kinh qua nhiều thay đổi, mà chúng ta không thể thảo luận ở đây (21). Như quá trình thay đổi của nó cho thấy, bí tích hòa giải đã được tiến dẫn bằng những lời lẽ ấm áp nhất bởi nhiều vị đại thánh như Catarina thành Sienna, Alphôngsô thành Liguori, Cha Xứ Ars, Cha Piô, Faustina và nhiều vị khác. Giáo huấn và các mục tử của Giáo Hội cũng nhiệt thành tiến dẫn bí tích này (22). Một thực hành lâu đời, lại được Giáo Hội liên tiếp tiến dẫn như thế không thể là một khai triển không được ưa thích, đúng hơn, nó hẳn phải có ích lợi lớn lao đối với việc phát triển đời sống thiêng liêng.

Karl Rahner, người rất quan tâm tới lịch sử và thần học của bí tích hòa giải, đã viết một tiểu luận gây ấn tượng về thực hành hoà giải và ý nghĩa của việc năng xưng tội (23). Người ta không nên giải thích ý nghĩa của nó chỉ theo hay chủ yếu theo viễn tượng hướng dẫn thiêng liêng hay đào luyện lương tâm, một điều có thể có được ở bên ngoài việc xưng tội và là những điều đáng ca ngợi. Cũng còn nhiều phương thế khác, nhất là Phép Thánh Thể, giúp nhận được sức mạnh để đương đầu với các thách đố hàng ngày. Hơn nữa, bí tích hòa giải là biểu hiện chân chính và chủ yếu của đời sống Giáo Hội. Vì các tội lỗi thế trần vẫn là những vết nhơ và vết nhăn trên gương mặt nàng dâu của Chúa Kitô làm nó giảm lực chiếu sáng của nó, và, nói chung, đè nặng lên đời sống Giáo Hội. Vì thế, mỗi lần xưng tội cũng là một hành vi hữu hình quay hướng về thân thể hữu hình của Chúa Kitô, tức Giáo Hội.

Hiện nay, người ta phải nói đến cuộc khủng hoảng trầm trọng liên quan tới bí tích này. Trong phần lớn các giáo xứ, bí tích này ít còn được lui tới và nhiều Kitô hữu, ngay cả những người tham dự Thánh Thể Chúa Nhật thường xuyên, cũng chỉ tham dự bí tích này mà không thực hành bí tích hòa giải. Sự kiện này là vết thương sâu xa của Giáo Hội hiện nay; đây hẳn phải là một cơ hội để ta nghiêm chỉnh xem xét lương tâm bản thân và lương tâm mục vụ của ta. Vì tương lai Giáo Hội, điều chủ yếu là phải tiến tới một trật tự thống hối có sinh khí và canh tân bí tích hòa giải.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này khá đa dạng. Nhiều người không còn cảm nghiệm bí tích hòa giải như một hồng ân giải thoát của Phục Sinh nữa. Ngược lại, nó thường bị hiểu là dụng cụ kiểm soát cưỡng bức nhằm qui định lương tâm người ta và tước đoạt quyền của họ được đưa ra quyết định riêng. Đối với một số người có tuổi hơn, nhiều cảm nghiệm hoàn toàn có tính chấn thương đã được nối kết với bí tích hòa giải. Nhưng phần lớn người trưởng thành hiện nay biết các cảm nghiệm tiêu cực này qua tin đồn. Trong khi thế hệ có tuổi hơn dè dặt vì họ có các cảm nghiệm xấu, thì ngày nay, thế hệ Kitô hữu trẻ hơn dè dặt vì họ tuyệt đối không có những cảm nghiệm cần phải xưng tội. Thêm nữa, nhiều người hiện nay có ảo tưởng gần như bệnh hoạn về sự trong trắng vô tội (24). Chỉ những người khác hay “hệ thống” là có tội mà thôi. Cả một bộ máy giải tội khổng lồ đang vận hành mà kết cục là nghi vấn chính trách nhiệm bản thân và do đó, nhân phẩm. Trong khi đó, dường như một trang mới hướng tới điều tốt hơn đang từ từ được lật qua. Đặc biệt tại các địa điểm hành hương, các trung tâm linh hướng, và các đại hội giới trẻ thế giới, bí tích hòa giải đang được nhiều người tìm đến và cảm nghiệm trở lại như một hồng phúc ơn thánh.

Bí tích hòa giải là nơi trú ẩn thực sự của những người có tội vốn là tất cả chúng ta. Ở đây, các gánh nặng ta mang theo mình được tháo gỡ. Không nơi nào khác ta gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa một cách tức khắc, trực tiếp và cụ thể như khi ta nghe được những lời này nhân danh Chúa Giêsu “tội lỗi của con đã được tha!”. Chắc chắn không ai thấy việc khiêm nhường xưng thú tội lỗi mình và thường cứ phải xưng đi xưng lại cùng một thứ tội là điều dễ dàng. Nhưng những ai làm việc này và được ngỏ lời rằng “Cha tha tội cho con” không phải một cách chung chung đại khái hay vô danh lạnh lùng, mà rất cụ thể và có tính bản vị, đều nếm được sự tự do nội tâm, bình an trong tâm hồn và niềm vui mà bí tích này vốn đem lại. Khi Chúa Giêsu nói tới niềm vui trên thiên đàng trước sự ăn năn của một người tội lỗi (Lc 15:7, 10), thì bất cứ ai lãnh nhận bí tích này đều cảm nghiệm được điều này: niềm vui này không những chỉ ở trên thiên đàng mà còn vang vọng trong cả trái tim của họ nữa. Do đó, điều cần thiết là phải tái khám phá bí tích này. Điều này đặc biệt đúng đối với các linh mục. Vì việc ủy quyền tha tội là một việc ủy quyền được Chúa sống lại ban cho các tông đồ. Do đó, bổn phận của mọi linh mục là sẵn sàng ban phát bí tích này, nó cũng là một việc thương xót đối với các ngài.

Chắc chắn, có nhiều hình thức thống hối: cầu nguyện, việc thương xót, sửa trị theo tình huynh đệ, tự ý ăn chay, và các hình thức khác. Mọi cử hành Thánh Thể đều bắt đầu bằng một hành vi thống hối và lời kinh xoá tội có tính cầu bầu. Tất cả các hình thức thống hối này đều có giá trị và ý nghĩa của chúng; chúng phải chuẩn bị cho bí tích hòa giải, đồng hành với nó, và thoi dõi nó, nhưng chúng không có ý định thay thế bí tích hòa giải, mà chúng cũng không thể thay thế được bí tích này. Việc linh hướng và huấn đạo tâm lý cũng có giá trị của chúng, nhưng chúng vẫn không thể thay thế được bí tích hòa giải. Các huấn đạo viên cũng như các nhà tâm lý học có thể giúp ta hiểu ta và hiểu các tình huống rối rắm của ta một cách tốt đẹp hơn; họ có thể giúp ta chỉnh đốn lại những gì không ngay ngắn trong cuộc sống ta, biết chấp nhận mình và người khác, và họ có thể cho ta các lời khuyên tốt đối với các tình uống này. Là các mục tử, ta thường phải kêu gọi tới khả năng chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhân bản của họ. Nhưng không một nhà tâm lý hay một huấn đạo viên nào có thể nói: “các tội lỗi của con đã được tha” hay “hãy đi bình yên”.

Ngày nay cũng như ngày xưa, bí tích này tương ứng với một nhu cầu sâu xa và nó vẫn còn có tính liên quan của nó. Nó là một việc thương xót cả đối với cá nhân lẫn đối với cộng đồng Giáo Hội. Nó có thể giúp để ta thắng vượt sự gây hấn và tạo phe tạo phái trong Giáo Hội; nó có thể trợ giúp trong việc đem lại cho đức khiêm nhường Kitô Giáo một sức sống mới, thiết lập ra nhiều cách đối xử đầy lòng thương xót với nhau hơn trong Giáo Hội và do đó, giúp Giáo Hội trở nên thương xót hơn.

Kỳ sau: 4. Thực hành của Giáo Hội và nền văn hóa thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(15) Đã dẫn,170-72.
(16) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 26, 6, 13; Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, pt. III, q.73, a.6. Xem Sacrosanctum Concilium, 47; Lumen Gentium, 3,7,11 và 26.
(17) Walter Kasper, Die Liturgie der Kirche (Freiburg i.Br.: Herder, 2010), 70-74.
(18) Hugo Rhaner, “Der Schiibruch und die Planke des Heils”, trong Symbole der Kirche: Die Ekklesiologie der Väter (Salzburg: Müller, 1964), 432-72.
(19) Thánh Grêgôriô thành Nazianzô, Oratio 39, 17. Xem Heinrich Denzinger, Enchiridion Symbolorum: Definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (Freiburg i. Br.: Herder, 1963), 1672.
(20) xem các tiểu luận về thống hối trong: Kasper, Die Liturgie der Kirche, 337-422.
(21) Về chủ đề này, xem nghiên cứu của Bernhard Poschmann, Karl Rahner và Herbert Vorgrimler…
(22) Công Đồng Trent, trong Denzinger, Enchiridion, 1680 và 1707; ngược với Thượng Hội Đồng Pistoia, 2639. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Reconciliation and Penance (1984).
(23) Karl Rahner, “The Meaning of Frequent Confession of Devotion” trong Theological Investigations vol. 3, bản dịch của Karl-H. và Boniface Kruger (Baltimore: Helicon, 1967), 177-89.
(24) Johann Baptist Metz, trong bản dự thảo quyết định của Thượng Hội Đồng tòan thể các giám mục Đức, chủ yếu do ngài viết: Unsere Hoffnung: Ein Bekenntnis zum Glauben in dieser Zeit: Ein Beschluss der Gemeinsamen Synode der Bistümer in der Bundesrepublik Deutschland (Bonn: Sekretär der Gemeinsamen Synode der Bistümer in der Bundesrepublik Deutschland, 1976), 93-95.
 
Thông Báo
Cáo phó: Hiền Tỷ của Lm. Nhạc Sĩ Văn Chi vừa qua đời
VietCatholic Network
20:01 20/07/2016
CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em


Bà Anna Vũ thị Nghiên

là Hiền Tỷ của Lm. Nhạc Sĩ Văn Chi

vừa qua đời ngày 19 tháng Bẩy 2016 tại Sàigòn.

Hưởng Thọ 88 tuổi

Thánh Lễ cầu nguyện tại gia lúc 5giờ chiều ngày 20/7/2016

Thánh Lễ An Táng vào ngày thứ Sáu 22/7/2016

tại Nhà Thờ Giáo Xứ Phát Diệm Phú Nhuận lúc 5:30 sáng


Ban Giám Đốc VietCatholic xin thành kính phân ưu cùng Cha Văn Chi

Xin Chúa đón nhận linh hồn Anna vào hưởng cõi phúc vinh đời đời
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nở
Thérésa Nguyễn
18:53 20/07/2016
HOA NỞ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tạ ơn Thượng đế ban hoa nở
Để sắc hương thoảng trong gió bay.
(tn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14 – 20/07/2016: Nỗi buồn của Đức Thánh Cha trước tai ương khủng bố
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:12 20/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tòa Thánh lên án vụ tấn công tại Nice

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án vụ tấn công khủng bố ở Nice, bên Pháp, vào đêm thứ Năm 14 tháng Bẩy, giết chết ít nhất 84 người.

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, SJ nói: “Chúng tôi đã theo dõi vụ việc này trong đêm qua, với những mối quan tâm lớn nhất trước những tin tức khủng khiếp đến từ Nice,”

Cha Lombardi nói thêm: “Chúng tôi muốn bày tỏ, về phần của Đức Thánh Cha Phanxicô và của chính bản thân chúng tôi, tình liên đới và sự chia sẻ những đau khổ với các nạn nhân và toàn dân Pháp, trong một ngày lẽ ra phải là một lễ kỷ niệm đẹp đẽ. Chúng tôi tuyệt đối lên án mọi biểu hiện của sự giết người điên rồ, hận thù, khủng bố, và các cuộc tấn công chống lại hòa bình.”

Lúc gần 11h đêm, tên khủng bố, tên là Mohamed Lahouaiej Bouhlel, 31 tuổi, người gốc Tunisi, đã lái một chiếc xe tải hạng nặng với tốc độ rất nhanh vào một đám đông vừa mới xem bắn pháo bông. Tên khủng bố đã cố ý lái xe sàng qua sàng lại để giết thật nhiều người. Ít nhất 10 trẻ em bị cán chết. Chiếc xe tải cuối cùng đã dừng lại sau khi càn qua hai kilômét. Tên khủng bố ra khỏi xe và bắn vào đám đông trước khi bị bắn chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát.

Hồ sơ cảnh sát ghi nhận Mohamed Lahouaiej Bouhlel có phạm một vài tội lặt vặt nhưng y không có tên trong danh sách những kẻ cực đoan Hồi Giáo cần theo dõi.

Các cuộc tấn công xảy ra chỉ tám tháng và một ngày sau khi các tay súng và những kẻ đánh bom tự sát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công Paris vào ngày 13 Tháng 11 năm 2015, giết chết 130 người. Bốn tháng trước, một người Hồi giáo có quốc tịch Bỉ có liên hệ với những kẻ tấn công ở Paris đã giết chết 32 người tại một sân bay ở Brussels.

2. Đức Thánh Cha gởi điện văn chia buồn với nước Pháp

Trong điện văn gửi nhân danh Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án các vụ tấn công khủng bố ở Nice và thể hiện nỗi buồn sâu sắc của Ngài cũng như sự gần gũi tinh thần của mình với người dân Pháp.

Trong điện văn gửi Đức Cha Andre Marceau, là Giám Mục giáo phận Nice /ní:s/, bức điện ghi nhận rằng trong khi Pháp đang kỷ niệm ngày quốc khánh “bạo lực mù quáng đã một lần nữa tấn công quốc gia” tại thành phố Nice nơi các nạn nhân bao gồm nhiều trẻ em. Đức Thánh Cha một lần nữa “lên án những hành vi như vậy” và thể hiện mình “nỗi buồn sâu sắc và sự gần gũi tinh thần của mình với người dân Pháp.”

Bức điện cho biết thêm là Đức Thánh Cha Phanxicô “phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa những người đã thiệt mạng” và ngài chia sẻ “nỗi đau của các gia đình tang quyến” cũng như bày tỏ sự đồng cảm của ngài đối với những người bị thương.

Đức Thánh Cha kết thúc bức điện với lời van xin Thiên Chúa ban cho ân sủng “hòa bình và hòa hợp” và xin muôn ơn lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên các gia đình bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này và tất cả nhân dân Pháp.

3. Hội Đồng Giám Mục Hoa kỳ mạnh mẽ lên án nạn bạo lực và kỳ thị chủng tộc gia tăng trong nước.

Đứng trước cảnh hai nguời da đen bị cảnh sát bắn chết và 5 nhân viên cảnh sát bị bắn hạ bởi một bính sĩ da đen trong các vụ biểu tình của dân chúng, Đức Hồng Y Timothy Michael Dolan, Tổng Giám Mục New York, đã mạnh mẽ lên án nạn kỳ thị và bạo lục gia tăng. Ngài kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhân.

Đức Hồng Y nói: từ Minnesota tới Lousiana và Texas ước chi quốc gia này được tín thác cho Thiên Chúa duyệt xét linh hồn mình, và xin Thiên Chúa ơn chữa lành, hoà bình, công bằng và hoà giải. Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên chúng ta và chúng ta là thụ tạo của Ngài và chúng ta xâu xé nhau. Vì thế để sửa chữa lại chính mình chúng ta cần biết lắng nghe các giáo huấn của Chúa.

Đức Cha Kevin Farrell, Giám Mục Dallas, cũng mạnh mẽ lên án nạn kỳ thị bạo lực gia tăng. Ngài nói rằng “mức độ bạo lực ở trung tâm thành phố Dallas vào đêm thứ Năm 7 tháng Bẩy là đáng sững sờ.”

Ngài nói thêm, “mối quan tâm đầu tiên của chúng tôi hướng đến những gia đình đã mất người thân trong vụ tấn công thảm khốc này”. Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Tất cả mạng sống đều có giá trị, dù là người da đen, hay da trắng, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, hay Ấn Độ giáo. Chúng ta đều là con cái Thiên Chúa và tất cả cuộc sống con người đều là quý giá “.

Nhân danh tất cả các Giám Mục Mỹ, Đức Cha Joseph Kurtz chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã ra thông cáo khích lệ mọi người chống lại thù hận, khiến cho con người không trông thấy cộng đoàn nhân loại của mình nữa. Cảnh sát không phải là một kẻ thù không diện mạo, một công dân bị nghi ngờ không phải là một đe dọa không diện mạo. Đức Cha mời gọi mọi người suy tư về giá trị của sự sống và nhân phẩm của từng người.

4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền bảo đảm tự do tôn giáo

Các Giám Mục Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền bảo đảm tự do tôn giáo và tự do lương tâm của mọi người dân.

Thỉnh cầu này đã được đưa ra trong một thông cáo mang chữ ký của Đức Cha Salvatore Joseph Cordileone, Tổng Giám Mục San Francisco, chủ tịch Tiểu ban thăng tiến và bảo vệ hôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Đức Cha William Edward Lori, Tổng Giám Mục Baltimore, chủ tịch Uỷ ban tự do tôn giáo.

Các Giám Mục nhấn mạnh rằng cần phải ủng hộ việc tu chính Hiến Pháp đang liên quan tới việc bảo đảm tự do tôn giáo và tụ do lương tâm cho tất cả mọi người. Tu chính này đang được Quốc hội thảo luận liên quan tới quyền tự do tôn giáo, tự do lương tâm, tự do phát biểu và tự do thông tin, tự do hội họp một cách hoà bình và kêu lên chính quyền chống lại các sai trái phải chịu. Ngoài ra nó còn cấm Quốc Hội không được đưa ra các luật lệ chính thức thừa nhận bất kỳ tôn giáo nào gây thiệt hại cho những người khác.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã luôn luôn ủng hộ luật bảo đảm các biện pháp che chở tự do tôn giáo trên bình diện liên bang. Theo các Giám Mục tu chính thứ nhất liên quan tới việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho tín hữu của mọi tôn giáo cũng như những người không có niềm tin tôn giáo và hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là điều quan trọng. Việc tu chính quan trọng và nòng cốt giúp bảo vệ công ích, vì sự bất khoan nhượng đối với niềm tin tôn giáo và các hành xử cụ thể sai trái gia tăng. Không được để cho các trường học và cơ sở do các tu sĩ điều khiển, mất giấy phép hay các quyền đã chiếm được chỉ vì có quan điểm hôn nhân khác với các cơ sở khác. Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được ủng hộ một cách đại đồng từ bao thế kỷ không dính dáng gì tới việc thiếu tôn trọng người khác, nó cũng không tuỳ thuộc niềm tin tôn giáo. Đúng hơn nó được xây dựng trên sự thật về bản vị con người, cũng có thể hiểu dược qua lý trí. Giáo Hội sẽ tiếp tục ủng hộ khả thể của tất cả mọi người thực thi các xác tín tôn giáo và luân lý của mình và làm chứng cho sự thật trong lãnh vực công cộng, mà không sợ hãi

5. Đức Thánh Cha gửi điện tín chia buồn với các nạn nhân tai nạn xe lửa

Đức Thánh Cha đã gửi điện tín chia buồn với các nạn nhân và gia đình họ vì tại nạn hai xe lửa đụng nhau trên tuyến đường Corato-Andria vùng Puglia, nam Italia, sáng ngày 12 tháng 7 vừa qua.

Điện tín gửi Đức Cha Francesco Cacucci, Tổng Giám Mục Bari-Bitonto do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Toà Thánh ký, viết: “Nghe tin tại nạn hoả xa trầm trọng xảy ra trên tuyến đường Corato-Andria khiến cho nhiều người thiệt mạng và bị thương, Đức Thánh Cha chân thành bầy tỏ sự chia sẻ nỗi đau buồn của biết bao gia đình. Ngài bảo đảm sốt sắng cầu nguyện cho những người đã chết một cách thê thảm, và trong khi khẩn cầu Chúa cho những người bị thương mau bình phục, Đức Thánh Cha tín thác cho sự chở che hiền mẫu của Đức Trinh Nữ Maria những người đang chịu tang tóc thê thảm này và gửi đến cho họ phép lành Toà Thánh của Ngài.”

Lúc sau 11 giờ sáng ngày 12 tháng Bẩy hai chuyến xe lửa chạy ngược chiều trên tuyến đường Corato-Andria đã đâm thẳng đầu vào nhau khiến cho mấy toa tầu bị tan nát và đổ nghiêng. Các toán cứu trợ đã làm việc suốt đêm để tìm xác các nạn nhân. Tính cho đến nay đã có 27 người bị chết và hơn 50 người bị thương, nhiều người rất nặng, nhưng vẫn có người còn bị kẹt trong các toa tầu bẹp giúm. Thủ tướng Renzi và bộ trưởng lưu thông Italia đã đến tận nơi để uỷ lạo và quan sát tình hình. Chính quyền đã ra lệnh điều tra vụ này. Tại một vài vùng Italia vẫn còn có các tuyến đường xe lửa hai chiều, di chuyển trên cùng một đường rầy duy nhất và được hướng dẫn bằng điện thoại thay vì bằng các kỹ thuật tự động tối tân.

6. Chương trình chuyến công du của Đức Thánh Cha tại Georgia và Azerbaigian

Toà Thánh đã công bố chương trình chuyến viếng thăm mục vụ Cộng hòa Giorgia và Azerbaigian của Đức Thánh Cha trong các ngày từ 30 tháng 9 tới mùng 2 tháng 10.

Lúc 9 giờ sáng thứ sáu 30 tháng 9 Đức Thánh Cha ra phi trường Fiumicino lấy máy bay sang thủ đô Tbilisi của Giorgia. Sau lễ nghi tiếp đón Đức Thánh Cha viếng thăm xã giao tổng thống cộng hoà Giorgia rồi gặp gỡ các giới chức chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn trong sân dinh tổng thống. Tiếp đến Đức Thánh Cha gặp gỡ Đức Catholicos Elia II Thượng Phụ toàn Giorgia trong Toà Thượng Phụ, rồi gặp gỡ cộng đoàn Assiro canđê trong nhà thờ Công Giáo thánh Simon thợ nhuộm.

Thứ Bẩy mùng 1 tháng 10 Đức Thánh Cha dâng thánh lễ tại vận động trường Meskhi, rồi gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ trong nhà thờ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Tiếp theo đó Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhân viên các trung tâm bác ái, các bệnh nhân và người tàn tật trước sân trung tâm bác ái của các tu sĩ dòng Camilliani, rồi ngài viếng thăm nhà thờ chính toà Svietyskhoveli Mskheta.

Ngày Chúa Nhật mùng 2 tháng 10 lúc 8 giờ sáng Đức Thánh Cha từ giã cộng hoà Georgia để bay sang Baku thủ đô cộng hoà Azerbaigian. Sau lễ nghi tiếp đón Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ trong nhà thờ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội của Trung tâm dòng Salesien, rồi dùng bữa trưa với cộng đoàn. Vào ban chiều ngài viếng thăm tổng thống và gặp gỡ các giới chức chính quyền trong trung tâm “Heydar Aliyev”. Tiếp đến ngài gặp Sceicco của người Hồi vùng Caucase tại đền thờ “Heydar Aliyev”, rồi gặp gỡ Đức Giám Mục chính thống Baku và vi chủ tịch công đoàn Do thái. Sau đó Đức Thánh Cha ra phi trường lấy máy bay trở về Roma.

7. Đức Thánh Cha gửi điện tín chia buồn về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski

Ngày 13 tháng 7 vừa qua Đức Thánh Cha đã gửi điện tín chia buồn về cái chết của Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh mục vụ y tế.

Trong điện tín gửi Đức Ông Jean Marie Mate Musivi Mupendawatu, thư ký Hội Đồng Toà Thánh mục vụ y tế, Đức Thánh Cha viết: “Tôi đã nhận đuợc tin qua đời của Đức Cha Zygmunt Zimowski, chủ tịch Hội Đồng sau thời gian bị bệnh dài đau đớn, nhưng được sống với tinh thần đức tin và chứng tá kitô. Tôi muốn bầy tỏ sự chia sẻ tinh thần của tôi với sự buồn thương của Hội Đồng, và trong khi nhớ lại sứ vụ quảng đại của ngài như Giám Mục giáo phận Radom bên Ba Lan và thời gian phục tụ Toà Thánh, tôi sốt sắng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn ngài và tín thác ngài cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ diễm phúc Maria, Nữ Vuơng Ba Lan. Với các tâm tình ấy tôi khẩn nài cho nguời cộng sự viên thương tiếc này phần thưởng vĩnh cửu được hứa ban cho các người trung thành phục vụ Tin Mừng. Và tôi thân ái ban phép lành Toà Thánh an ủi củng cố cho Đức ông, các nhân viên và cộng sự viên của Hội Đồng Toà Thánh”.

Đức Tổng Giám Mục Zimowski sinh năm 1949, thụ phong Linh Mục năm 1973, được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Radom bên Balan năm 2002. Năm 2009 ngài được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chỉ định làm chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh mục vụ y tế. Hồi tháng 12 năm 2014 ngài phải nhập viện bên Ba Lan vì bị ung thư lá lách. Năm sau đó ngài trở về Roma tiếp tục công việc. Đức cố TGM đã giữ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong HĐGM Ba Lan, và đã là cố vấn của Bộ Phong Thánh và Bộ Giám Mục. Ngài đã cộng tác trong việc chuẩn bị sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo ấn bản tiếng Ba Lan, cũng như cộng tác với chương trình Ba Lan của đài phát thanh Vaticăng, và là tác giả của vài cuốn sách, cũng như nhiều thư mục vụ và nhiều bài khảo luận.

8. Đức Thánh Cha bất thình lình thăm Ủy Ban Toà Thánh Đặc Trách Về Châu Mỹ Latinh

Sáng ngày 13 tháng 7 Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất thình lình đến thăm Ủy ban Toà Thánh đặc trách về châu Mỹ Latinh, trước sự ngạc nhiên vui sướng của các nhân viên.

Ngài đến gõ cửa văn phòng của Ủy ban trong khi các nhân viên đang họp để bàn về việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót tại Bogotà thủ đô Colombia. Trước sự ngạc nhiên của các nhân viên Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn nhảy sang thăm anh chị em một lát”. Với thái độ đơn sơ và thân tình Đức Thánh Cha xin được họp chung với mọi người. Sau đó một nhân viên đã báo cho ông Guzman Cariquiry thư ký Ủy ban biết, và ông đã vội vàng đón tiếp Đức Thánh Cha. Ngài hỏi ông: “Anh có giờ nói chuyện một chút không?”

Và Đức Thánh Cha đã chuyện vãn với ông nửa giờ đồng hồ, chào và hỏi chuyện từng nhân viên hiện diện và chụp hình lưu niệm. Ngài nhắc lại các chuyến viếng thăm Ủy ban khi còn là TGM Buenos Aires.

Trong khi Đức Thánh Cha nói chuyện với vị phó chủ tịch Ủy ban, một trong các nhân viên an ninh Vatican đã trả lời các câu hỏi tò mò của các nhân viên Ủy ban. Ông cho biết sau khi khám răng tại văn phòng sức khoẻ trong Vatican Đức Thánh Cha tỏ ý muốn ghé thăm Ủy ban đặc trách về Châu Mỹ Latinh. Mặc dù nhân viên an ninh cho ngài biết các thủ tục an ninh phức tạp Đức Thánh Cha nói: “Anh đừng có lo, chúng ta ở trong tay Chúa mà”. Và thế là xe chở ngài tới thăm Ủy ban.

9. Các Giáo Hội Kitô Đức kêu gọi hạn chế xuất cảng vũ khí

Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành Đức kêu gọi hạn chế việc xuất cảng vũ khí ra nước ngoài đặc biệt là các nước không tôn trọng các quyền con người.

Các Giáo Hội Kitô Đức đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thông cáo phổ biến sau khi chính quyền Berlin công bố bản tường trình về việc xuất cảng vũ khí năm 2015. Các Giáo Hội Kitô Đức nhấn mạnh một lần nữa rằng cần phải có một luật lệ nghiêm ngặt hơn trong vấn đề này. Thông cáo mang chữ ký của Đức Ông Karl Juesten, đặc trách Văn phòng của HĐGM Đức tại Berlin, nhấn mạnh rằng điều đáng chỉ trích nhất là sự cách biệt giữa các luật lệ và các lời tuyên bố chính trị và những gì được làm trên thực tế.

Việc bán khí giới chiến tranh tại Đức đã gia tăng gấp đôi trong năm qua vì chính quyển cung cấp các giấy phép bán khí giới cho các vùng có khủng hoảng và xung khắc. Ông Martin Dutzmann, đặc phái viên của Giáo Hội Tin Lành cạnh Quốc Hội và chính quyền Đức, tuyên bố: cần phải có một luật lệ nghiêm ngặt hơn. Ông Zigmar Gabriel, bộ trưởng kinh tế, cũng đã nêu lên vấn đề này hồi tháng 2 năm nay.

Trong bản tường trình dài 120 trang do chính quyền Đức công bố những ngày vừa qua người ta được biết dịch vụ bán vũ khí đã thu vào 7.9 tỷ Euros so với 4 tỷ hồi năm 2014. Số vũ khí bán cho Qatar không thôi đã lên tới 1.6 tỷ Euros. Các Giáo Hội Kitô nêu bật rằng Qatar là nước trực tiếp liên lụy tới chiến tranh tại Yemen, và như thế là chúng ta đồng lõa với các chương trình đen tối và các bạo lực mà chúng ta khó lòng biết rõ. Tài liệu cũng cho biết 41% vũ khí của Đức được bán cho các nước của Liên Hiệp Âu châu và khối NATO, 59% còn lại được bán cho các mưóc trung gian thứ ba. Số vũ khí nhẹ giảm một phần ba, nhưng điều này xảy ra vì Đức đã nhường các bằng chế tạo vũ khí nhẹ cho các nước khác như A rập Sauđi để chúng được sản xuất tại địa phương.

10. Ủy ban Công Lý và Hoà Bình Nam Phi kêu gọi bầu cử tự do và công bằng

Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi kêu gọi Quốc hội can thiệp để cho cuộc bầu cử vào đầu tháng 8 tới đây diễn ra trong bầu khí tự do và công bằng.

Trong thông cáo công bố những ngày vừa qua Đức Cha Abel Gabuzza, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hoà Bình Nam Phi đã yêu cầu quốc hội nhóm họp để thảo luận vấn đề, vì trong thời gian qua giới truyên thông Nam Phi đã không đưa tín chính xác và không đăng và chiếu các hình ảnh bạo lực, gắn liền với các cuộc biểu tình phản đối của dân chúng. Đây là một “kiểm lọc” tin tức để không khiến cho bầu khí vốn đã nóng bỏng trở thành sôi động thêm. Các Giám Mục Nam Phi phê bình lệnh của chính quyền cấm chiếu các hình các dinh thự của chính quyền bị dân chúng đốt cháy.

Các dấu diếm này khiến cho người ta có cảm tưởng giới tuyền thông không biết thông truyền một cách hoàn toàn và khách quan các biến cố có thể ảnh hưởng trên các cuộc bầu cử tụw do và công bằng. Cuộc khủng hoảng thông tin này có thể khiến cho dân chúng mất tin tưởng trong cuộc bầu cử. Nhân dân sẽ không tin vào kết qủa cuộc bầu cử nếu chính quyền không giải quyết cuộc tranh cãi liên quan tới cung cách làm việc của giới truyền thông. Chính vì thế cần phải điều chỉnh kiểu thông tin để phục vụ công ích hơn là vì quyền lợi các phe phái.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hồi đầu tháng 7 này Ủy ban Công Lý và Hoà Bình Nam Phi cũng đã ra thông cáo phê bình các giới chức chính trị địa phương đã không lên án đủ các vụ bạo lực làm dơ bẩn cuộc tranh cử. Hồi trung tuần tháng 6 vừa qua ít nhất đã có 3 người thiệt mạng tại Tshwane gần thủ đô Pretoria trong các cuộc đụng độ do một ứng cử viên gây ra. ĐC Gabuzza tố cáo các nhà chính trị ham hố quyền bính bằng cách huy động và thuê muớn người trẻ thất nghiệp và dùng họ trong các vụ đụng độ trong thời gian tranh cử.

11. Anh Giáo sẽ mở thêm 125 trường học mới

Hôm 12.07 vừa qua, Đức Cha Stephen Conway, Giám Mục giáo phận Ely, đặc trách về giáo dục của Hội Đồng Giám Mục Anh giáo cho biết trong vài năm tới đây, Giáo Hội sẽ cho mở thêm 125 cơ sở giáo dục mới. Mục đích là để cung cấp cho các cộng đoàn một khung cảng giáo dục sâu rộng hơn với khả thể nhào nặn và cải tiến tầm quan trọng của nền giáo dục hiện hành, cung cấp các phương tiện mới, tạo ra một phong trào giáo dục và chuẩn bị các giáo chức và hàng lãnh đạo. Dự án giáo dục của Giáo Hội Anh giáo đã được phát triển sau một cuộc tham khảo ý kiến của một nhóm thần học do ông David Ford giáo sư hưu trí của đại học Cambridge hướng dẫn. Dự án này nhắm mục đích cống hiến cho giới học sinh sinh viên khả thể phát triển tinh thần, thể lý, trí tuệ, cảm xúc, luân lý và xã hội, nghĩa là một quan niệm toàn vẹn về việc phát triển nhân bản đại đồng, giúp các học sinh đạt mức độ học vấn tốt trong một khung cảnh rộng rãi, hấp dẫn và đua tranh hơn. Chương trình được soạn thảo dựa trên 4 cột trụ: Khôn ngoan, Hy vọng, Cộng đồng và Phẩm giá.

Mục su Nigel Cenders Giám đốc văn phòng giáo dục của Hội Đồng Giám Mục Anh giáo cho biết mục đích dự án giáo dục nói trên nhằm sửa chữa khung cảnh giáo dục ngày càng bị phân tác từng mảnh và nhấn mạnh trên sự kiện người trẻ là tương lai đất nước. Dự án đã được trình bày trước Công nghị của Giáo Hội Anh và được sự ủng hộ của ĐC Justin Welby, TGM Canterbury và là giáo chủ Anh giáo.

Anh giáo là tác nhân giáo dục lớn nhất tại Anh quốc hiện nay với hơn 1 triệu học sinh sinh viên theo học tại 4,700 cơ sở giáo dục do Giáo Hội điều khiển.

12. Tòa Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới tình hình thê thảm tại Trung Đông

Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc bên New York, kêu gọi cộng đồng thế giới chú ý nhiều hơn tới tình hình thê thảm tại Trung Đông.

Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu trước phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 13 tháng 7 vừa qua, dưới ánh sáng của “Bản tường trình về vùng Trung Đông”, và trong bối cảnh của bạo lực liên tục xảy ra tại Syria, Iraq và tình hình dậm chân tại chỗ giữa người Israel và Palestin. Đức Tổng Giám Mục Auza nói: “Sau 69 năm, nghị quyết số 181 của Liên Hiệp Quốc liên quan tới các vấn đề của người Israel và Palestine mới chỉ được áp dụng một nửa. Hàng chục năm thương thuyết đã thất bại liên quan tới việc thành lập một quốc gia Palestine, trong khi cuộc xung đột giữa hai bên đã trở nên không thể chấp nhận được và ngày càng khó giải quyết.

Phái đoàn của Toà Thánh lập lại lập trường của mình đối với việc thành lập hai quốc gia. Vì đó là giải pháp tốt nhất. Nếu người Israel và Palestine không chấp nhận sinh sống cạnh nhau trong cảnh hoà giải, tôn trọng quyền tối thượng của nhau, và với các biên giới được quốc tế thừa nhận, thì hoà bình lâu dài sẽ chỉ là một giấc mơ xa vời, và an ninh sẽ chỉ là một ảo tưởng. Hãy thành lập hai quốc gia vì sự an toàn của người Israel và người Palestine, cũng là ước mong thầm kín trong con tim của dân chúng cả hai bên, không muốn gì khác ngoài hoà bình và an ninh. Đã đến lúc hành động dựa trên các lời khích lệ của bản tường trình công bố ngày mùng 1 tháng 7 bằng cách đem lại hoà bình và an ninh cho người dân Israel và Palestine cũng như của toàn thế giới.

Tiếp đến Đức Cha Auza đã duyệt xét tình hình Syria tiếp tục là nơi khổ đau không thể tả được của dân chúng, bị giết, bị bó buộc sống dưới bom đạn hay chạy trốn vào những vùng bị tàn phá. Phái đoàn Toà Thánh cảm thấy có bổn phận lưu ý Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan tới các cuộc bách hại kitô hữu, người Hồi Yazidi, và các nhóm tôn giáo thiểu số, bởi các lực lượng không phải của chính phủ trong các vùng khác nhau của Syria và Iraq.

Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ tố cáo trách nhiệm của bất cứ phe phái nào đối với các vụ tàn sát vô nghĩa này. Ngài cũng tố cáo những người cung cấp tiền bạc và vũ khí cho những kẻ giết người vô tội và tàn phá hủy hoại các cơ cấu văn minh và hạ tầng xã hội. Người ta cần phải than phiền về thái độ hai lòng ấy: một đàng thì nói tới hoà bình, đàng khác lại cung cấp vũ khí cho các kẻ sát nhân thuộc mọi phiá liên lụy trong cuộc chiến.