Ngày 18-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng tốt
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:08 18/07/2020

Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm A

Bộ phim Pay it forward (Đáp đền tiếp nối) kể lại những cử chỉ đẹp nối tiếp nhau thật cảm động: Ngày đầu năm học, thầy giáo đề nghị làm bài tập thực hành: “Think of an idea to change our world anh put it into action” (Hãy nghĩ ra một điều có thể thay đổi thế giới và thực hành ngay).

Vâng lời thầy, trên đường về, ngang khu vực người vô gia cư, Trevor nhìn chằm chằm một thanh niên bặm trợn, nghiện xì ke, hình như đói và rét lắm…

Tối hôm ấy, chị Arlene, mẹ của Trevor, đi làm về, kinh ngạc phát hiện kẻ lạ ăn uống, tắm rửa và ngủ ngay trong garage. Sau khi hết sức giận và đuổi hắn, chị mới ngỡ ra: Con trai chị cố làm một cử chỉ đẹp hòng thay đổi không chỉ số phận một người mà góp phần xoa dịu thế giới người bất hạnh...

Cử chỉ đẹp của Trevor được tiếp nối bởi mẹ cậu. Được đánh động bởi con trai, chị Arlene đón nhận lại bà mẹ nát rượu của chị mà bấy lâu chị bỏ rơi.

Bà cụ lại gặp anh da đen côn đồ để nói với anh điều hơn thiệt. Tuy chưa đổi đời, anh da đen khắc ghi lời bà cụ. Một hôm, anh bị đồng bọn đâm phải vào viện. Gặp người đàn ông ôm đứa con thoi thóp, anh giơ súng bắn thị uy buộc bác sĩ phải cứu đứa bé ngay, trước khi săn sóc cho anh. Anh đi tù, nhưng niềm vui lần đầu làm việc tốt mãi làm cho anh, luôn nở nụ cười đôn hậu.

Còn người người có đứa con nguy tử được cứu sống, là sĩ quan cao cấp. Một hôm, đang chạy xe, gặp một phóng viên, trong lúc tác nghiệp, bị bọn cướp tông nát xe, ông lẳng lặng nhường chiếc xe bạc triệu cho người phóng viên.

Anh phóng viên kinh ngạc: làm gì trên đời có một tấm lòng tốt cách hết sức mầu nhiệm như thế. Với nghề phóng viên, anh quyết tâm điều tra. Cuối cùng, anh gặp bé Trevor, nguyên nhân khiến mọi người phải thực hiện cử chỉ đẹp.

Trước ống kính truyền hình, Trevor hồn nhiên, đơn sơ, nhưng chững chạc: “Có lẽ đối với một số người đã quá quen với cuộc đời họ, ngay cả khi cuộc đời đó buồn thảm. Họ sợ phải thay đổi. Họ buông xuôi. Và khi họ buông xuôi tất cả, họ có cảm giác thua cuộc. Cháu thấy… mình phải quan tâm đến người khác nhiều hơn, luôn trông chừng họ để bảo vệ họ, vì không phải lúc nào họ cũng thấy những gì họ cần. Luôn luôn có một cơ hội để sửa đổi một điều gì đó, không chỉ là một chiếc xe đạp, nhưng chúng ta có thể sửa đổi cả một con người!”.

Nhưng một lần tan học, trông thấy bạn thân bị một số bạn vây đánh. Trevor lăn xả vào can ngăn. Bất ngờ một nhát dao của những học trò vô đạo đức khiến chú bé ra đi vĩnh viễn trước sự thương tiếc vô cùng của thầy, của mẹ, là những người mà Trevor cố gắng tác hợp để họ gặp nhau trong tình yêu muộn.

Trevor chết mà vẫn sống, không chỉ nhờ thông điệp tình yêu em làm lan rộng qua sóng truyền hình khắp nước Mỹ, mà còn do lòng yêu quý, cử chỉ đẹp em để lại trong lòng mọi người.

Trong ánh nến tưởng nhớ em, người ta nhìn thấy đủ mọi khuôn mặt, đủ mọi thành phần: bạn của em, thầy giáo, mẹ, bà ngoại đã bỏ rượu, anh phóng viên, người sĩ quan đã không mất đứa con, anh chàng da đen du thủ du thực đã được ân xá, người thanh niên bặm trợn đã cai được xì ke…

Ngoài ra còn nhiều người xa lạ khác. Họ mang theo trong tâm bài học khao khát muốn làm một cử chỉ để thay đổi thế giới, thay đổi lòng người…

Hôm nay, khi mời gọi suy niệm dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng lúa tốt, Hội Thánh nhắc ta đừng chỉ nghĩ, trong cuộc đời này, người tốt và người xấu tồn tại bên nhau. Chỉ nghĩ theo một "kênh" như thế, có khi người tốt, tự thấy mình tốt, sinh kiêu căng, tự phụ, tự hào, khinh dể người mà họ cho rằng chưa tốt.

Hội Thánh còn muốn ta nhận ra một "kênh" khác: Nhận biết nơi lòng mình và anh chị em vẫn tồn tại điều tốt, điều xấu. Nếu cỏ lùng và lúa tiếp tục hiện diện bên nhau trong cùng mảnh ruộng, thì lòng người không hề khác.

- Có thể người lương thiện, trong phút chốc, chẳng lương thiện chút nào (tựa như hình ảnh Arlene, mẹ của bé Trevor khi bà quyết đuổi người thanh niên bặm trợn, nghiện xì ke ra khỏi garage nhà mình).
- Cũng có biết bao nhiêu người mà xã hội lên án, lại có lúc sống hết sức cho tình người, tình đồng loại (tựa như kẻ côn đồ bị đâm nhưng buộc bác sĩ phải cấp cứu đứa bé sắp chết trước khi săn sóc vết thương cho anh. Anh đã có thể nở nụ cười đôn hậu, dù phải sống sau song sắt của lao tù).

Bởi "cỏ lùng" và "lúa tốt" không ở đâu xa, nhưng tồn tại trong chính bản thân, nên ta đừng vội lên án hay xét đoán ai. Người xấu có thể là chính ta. Kẻ tốt lại có thể là một tay khét tiếng "đầu trộm, đuôi cướp".

Hãy nhớ đinh ninh: con sóng dù to đến đâu cũng chỉ có thể tồn tại khi nó hòa mình vào những con sóng khác của đại dương, cho dù loại sóng mà nó hòa vào chỉ là một gợn sóng lăn tăn.

Hiện diện trong đời là để sống cùng và cho nhau. Mọi người đều là quà từ cuộc sống. Bản chất của sự sống là hành trình thực hiện những chia sớt, tương trợ. Hãy cho nhau lòng tốt. Hãy đến với nhau bằng cõi lòng của "lúa". Càng cắt đứt "cỏ lùng", càng quý, càng là cơ hội nhân rộng bác ái, yêu thương.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:44 18/07/2020

31. Nếu giành được thiên đàng, thì tất cả các đau khổ đều không thấm vào đâu.

(Thánh Joseph Calasanctius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:50 18/07/2020
78. HUYỆN THỪA MÍT ĐẶC

Huyện thừa huyện Trường Châu là Mã Tín, một hôm ngồi thuyền đi thăm cấp trên.

Cấp trên hỏi:

- “Thuyền đậu ở đâu? ”

Mã Tín đáp:

- “Thuyền ở trên sông.”

Cấp trên xem ông ta đáp không đúng câu hỏi, giận dữ chửi ông ta:

- “Mít đặc !”

Mã Tín tức thời đáp:

- “Mít đặc cũng ở trên sông.”

(Nhã Ngược)

Suy tư 78:

Hỏi “thuyền đậu ở đâu? ”, đáp “thuyền ở trên sông” thì sai cả dặm nên giận dữ chửi là mít đặc thì cũng đúng thôi. Nhưng dùng chữ “mít đặc” để chửi cấp dưới thì thật là không đúng. đây là cái giận của kẻ hách dịch kiêu ngạo, của người thích lên giọng kẻ cả với mọi người.

Mít đặc là hai chữ dành cho những người có đầu óc u mê, tức là không thông minh sáng dạ.

Có những người học rộng biết nhiều nhưng có những lúc đầu óc cũng mít đặc như thằng ngu, đó là khi họ kiêu ngạo trợn mắt trợn mũi chửi anh em là đồ ngu; có những ông quan lớn trở thành mít đặc khi thích nghe lời nịnh bợ hơn là nghe lời góp ý thẳng thắn của cấp dưới, họ trở thành mít đặc khi tâm hồn họ đầy ắp những kiêu căng và đầu óc họ dày đặc những thỏa mãn...

Đầu óc tư lợi thỏa mãn ở đâu thì cái ngu mít đặc cũng ở đó như hình với bóng, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó”, mà kho tàng lớn nhất của con người không phải là cái tôi tham lam, cái tôi ích kỷ, cái tôi thỏa mãn và kiêu căng sao?

Khi người ta chửi mình là đồ mít đặc thì đừng buồn, nhưng hãy buồn khi chính mình nhận ra mình là mít đặc mà vẫn cứ kiêu ngạo với tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 16 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:51 18/07/2020
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 13, 24-43

“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”.


Anh chị em thân mến,

Lúa và cỏ lùng cùng phát triển trong một cánh đồng, người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, đó là một sự thật mà bất kỳ ai cũng đều nhận thấy, bởi vì đó chính là một thực tế để cho nhân loại thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho người tốt cũng như người xấu, khi cả người tốt lẫn người xấu đều được hưởng ân huệ của Ngài ban cho trong vũ trụ.

1. Lúa và cỏ lùng cùng lớn lên trong ruộng, tức là cùng được chia phần với nhau về nước, ánh mặt trời và các thứ phân bón mà chủ ruộng dành cho cây lúa, nhưng đến mùa gặt thì lúa sẽ được cất giữ vào kho còn cỏ lùng thì bị đốt thiêu rụi. Hình ảnh ví dụ này cần phải đánh thức những tâm hồn tội lỗi của chúng ta – là những người Ki-tô hữu- đã được hưởng biết bao là ân huệ của Thiên Chúa ban cho trong cuộc sống, nhưng vẫn cứ sống trong tội lỗi và làm gương xấu cho những người chung quanh...

2. Người tốt và người xấu cùng sống trong xã hội, và có khi không phân biệt được ai là người xấu và ai là người tốt, bởi vì có người nhìn dáng vẻ bên ngoài thì là tốt nhưng trong lòng thì chứa cả bồ dao găm; có người thì ăn nói ngon ngọt dễ nghe nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô ác độc hại người; có người khi nhìn thì cứ tưởng là người xấu, nhưng họ lại có cả một tấm lòng đại lượng bao dung biết giúp đỡ người khác...

Người tốt và người xấu, cả hai cùng chung sống trong một xã hội, và có khi chúng ta lên tiếng oán trách Thiên Chúa rằng: “Chúa ạ, cái thằng cha ấy rượu chè cờ bạc bê tha, con mẹ ấy đĩ thỏa lăng loàn mất nết vậy, mà sao Chúa lại để cho chúng nó sống, lại còn ban cho gia đình nó giàu có, còn con đây ngày ngày đi lễ đọc kinh mà nghèo vẫn nghèo, cha mẹ bệnh hoạn, con cái thất nghiệp, có phải Chúa bất công không? ”

Người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, nếu chúng ta có đức tin đủ mạnh thì chúng ta dễ dàng nhận ra người xấu là tấm gương soi, để chúng ta thấy lại cuộc sống của mình, nếu không có ơn của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn họ nhiều, và khi nhìn thấy cuộc sống của người tội lỗi thì chúng ta đủ kịp xét mình đừng sống như họ, nhưng càng phải trở nên tốt lành hơn và làm gương lành cho họ.

3. Thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, kể cả những người đạo đức thánh thiện, bởi vì để dành cho được Nước Trời mà thiện ác trong chúng ta phải giao chiến từng giây từng phút không ngơi nghỉ. Cái thiện của người bình thường là cái thiện của sự ăn ngay ở lành, là cái thiện “phổ thông” ai cũng phải thực hiện, nhưng cái thiện của người Ki-tô hữu là thiện như Cha trên trời, không những ăn ngay ở lành mà còn phải đem cuộc sống vui buồn của mình biến thành của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa, tức là trở nên giống Đức Chúa Giê-su vì anh em mà hiến tế chính mình, đó là cái thiện đích thực để chiến thắng cái ác trong chúng ta và nơi xã hội mà chúng ta đang sống.

Anh chị em thân mến,

Bài dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà Giáo Hội cho cho chúng ta nghe trong Tin Mừng của chúa nhật này, là một đề tài thời sự luôn nóng bỏng giữa xã hội mà chúng ta đang sống. Ở đâu cũng thấy lúa và cỏ lùng đang cùng tồn tại, và có khi cỏ lùng cao vượt cả lúa làm đức tin của chúng ta bị lung lay và tự hỏi: có Thiên Chúa trong vũ trụ không?

Thiên Chúa vẫn tồn tại muôn đời, vũ trụ thế gian này có ngay sẽ qua đi, thiện ác sẽ phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ trong ngày phán xét, cỏ lùng sẽ tách hẳn ra một bên và sẽ bị bỏ vào lửa thiêu đốt đời đời, lúa sẽ được cất vào kho vĩnh phúc trên thiên đàng.

Đức Tin của người Ki-tô hữu là ở đó, ở trong tâm hồn được ví như đồng ruộng mà cỏ lùng và lúa đang cùng tồn tại, để cái thiện của người Ki-tô hữu vượt lên cao, trở thành gương tốt cho mọi người...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Người gieo giống hôm nay trên thửa ruộng nước trời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:26 18/07/2020
(Chúa Nhật 16 TN A 2020)

Khi đứng trước những tai ương hoạn nạn ụp xuống trên cuộc sống vốn dĩ rất yên bình hạnh phúc, ông Gióp đã có những lời than thân trách phận thật bi thương: “Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: ‘Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi!’… Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời, không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ? ” (G 3, 3.11). Sau nầy, năm 1952, một nhà văn Nam Phi – Gerald Gordon (1909-1998) đã dùng những từ đầu của câu 3 chương 3 sách Gióp trên làm tựa đề cho cuốn tiểu thuyết luận đề chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid: cuốn “LET THE DAY PERISH” (HÃY ĐỂ NGÀY ẤY LỤI TÀN) mà nội dung là thân phận bi đát và tiếng kêu não nùng của người da đen được khắc hoạ nơi nhân vật Steve…

Sở dĩ nhắc đến “câu chuyện liên quan đến nỗi bi đát của ông Gióp” là muốn liên tưởng tới hiện trạng của “cánh đồng thế giới hôm nay” cũng đầy ắp những lầm than, bi đát, oan khúc não nề…Thật vậy, trong khi cơn đại dịch Covid-19 vẫn đang gieo rắc nỗi kinh hoàng của chết chóc dịch bệnh khắp nơi, thì thiên tai: lũ lụt, động đất, cuồng phong…, hay nhân tai: chiến tranh, hận thù tôn giáo, chủng tộc, bạo lực, khủng bố dưới mọi hình thức… cũng liên tục ập đến mọi miền từ Á sang u, từ Đông sang Tây…

Đứng trước một thế giới đầy những “gam màu tối om” như thế, không ít người bỗng xuyến xao trăn trở: Chúa ở đâu? Sao Chúa im lặng? Bao giờ mới hiện thực Nước Chúa, Vương quốc của thái bình thịnh trị? ...Sứ điệp Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay muốn giới thiệu cho chúng ta một cách nhìn thế giới của Tin Mừng, của chính Chúa Giêsu, để từ đó lựa chọn một cách sống, cách hành xử thích hợp và đúng đắn.

Quả thật, mầu nhiệm “Nước Chúa” mà Đức Giêsu đã từng giới thiệu và công bố đã xuất hiện từ 2000 năm trước xem ra vẫn còn mịt mờ chân mây, đòi hỏi phải kiên nhẫn đợi chờ ! Phải chăng, đó cũng chính là dụng ý của Chúa Giêsu khi dạy về mầu nhiệm Nước Chúa qua các Dụ ngôn “Lúa tốt và cỏ lùng”, “Hạt cải trong ruộng”, “Men trong bột” mà Tin Mừng mới vừa công bố.

Thật vậy, nếu Chúa Nhật tuần trước, hình ảnh “Người Gieo Giống” bất chấp nắng nôi sỏi đá, gai góc phủ đầy giăng mắc khắp nơi, vẫn tung gieo hạt giống Lời Chúa trên khắp cánh đòng trần gian và nắm chắc một mùa bội thu ở cuối trời hy vọng. Thì Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay, lại khắc họa một “Người Gieo Giống” nhẫn nại, bao dung, sẵn sàng đối mặt, và nhiều khi, chấp nhận sánh bước với những “cỏ lùng” tai ác hiện diện tràn lan trong “Thửa ruộng Nước Trời”, sẵn sàng chờ đợi để mở những con đường sao cho “cỏ lùng bật gốc” để chỉ còn lại những cây lúa tốt tươi. Nếu không như thế, thì cũng phải đợi cho đến phút tận cùng mới thực thi án xử công minh rạch ròi: lúa tốt thì vào kho và cỏ lùng thì vô lửa…

Xem ra, sự nhẫn nhục, đợi chờ…lại chính là con đường, là “chiến lược” mà Thiên Chúa, Đấng được mệnh danh là “từ bi, nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung” (Tv 85, 15) đã lựa chọn để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài, như sách Khôn Ngoan (Bđ 1) đã xác nhận: “Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối.”

Vâng, Thiên Chúa đã tiêu diệt Sôđôma, sau khi đã sẵn sàng đợi chờ cuộc mặc cả của Abraham tìm cho được 10 người lành mà cũng chẳng có (St 18, 22-33); nhưng Ngài cũng không chấp nhận thái độ “cứng nhắc của Giona” buộc phải phạt thành Ninivê, khi Ngài sẵn sàng tha thứ vì trong thành ấy có biết bao người công chính, có những em thơ…(Gn 4, 1-10).

Khi Đức Giêsu tiến vào trần gian công khai rao giảng và thiết lập Nước Trời, nhất là khi Ngài chấp nhận bị treo trên thập giá, đó chính là lúc “quyền lực của sự dữ bị ném ra ngoài”, sức mạnh của ơn cứu độ và tình yêu Thiên Chúa đã đến lúc chiến thắng. Tuy nhiên, đó là cuộc chiến thắng tiệm tiến, từ từ, không ầm ĩ, rầm rộ như “một cây đang đổ” nhưng âm thầm, nhẹ nhàng thẩm thấu tận những miền sâu thẳm của trái tim như “một cánh rừng đang mọc”; hay nói theo ngôn ngữ dụ ngôn hôm nay, như viên men trong bột, như hạt cải nhỏ vùi sâu trong lòng đất. Vâng, sức mạnh của ơn cứu độ, sức mạnh của tình thương, sức mạnh của “Nước Trời”, sẽ từ từ lớn lên trong cõi lòng mỗi người, trong trái tim của tất cả nhân loại để triệt tiêu dần dần thế lực của sự ác, của hận thù chia rẽ, của chiến tranh khủng bố, của xảo trá bất công, của vô luân đồi bại…Chúa Kitô hôm nay một lần nữa nói với chúng ta rằng: Thế giới rồi đây sẽ trở thành một thúng bột được “dậy men Tin Mừng”, sẽ trở thành “cây cao bóng cả” để khắp dân thiên hạ cùng bay về núp bóng hoan ca.

Ai dám bảo những công việc bác ái xem ra nhỏ bé, tầm thường trên những con đường khu ổ chuột ở Calcutta của người nữ tu già Têrêsa là vô giá trị và chẳng tới đâu? Không, hàng triệu người đói, khổ bệnh tật, phung cùi, bị bỏ rơi…, không phải chỉ ở Calcutta, mà trên nhiều miền khắp thế giới đã tìm được mái ấm chở che, bàn tay chăm sóc…

Vâng, con đường của “viên men”, của “hạt cải”, của “cây lúa tốt”… đã nhập thể trong những con người như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta, như thánh linh mục Maximilien Kolbe hy sinh vì bạn tù, như Giám mục của những anh chị phung cùi Jean Cassaigne…

Đó cũng là những con người như đại tướng quân lực Mỹ Douglas MacArthur (1880-1964), nhờ lòng khoan dung và cách ứng xử đầy thiện lương của một người bạn, thay vì một kẻ “chiến thắng thống trị”, đã chinh phục con tim của cả một dân tộc Nhật Bản và giúp dân tộc nầy canh tân thể chế chính trị và vươn lên vượt bực từ đống tro tàn của cuộc thảm bại trong đệ nhị thế chiến…Cũng vậy, cuộc tranh đấu giành được độc lập của Ấn Độ phải kể công đầu thuộc về Thánh Mahatma Gandhi (1860-1948), mà con đường “tranh đấu bất bạo động” của Ngài phần nào ảnh hưởng “nẻo đường Tám Mối Phúc Thật” của Tin Mừng, hay con đường “lúa tốt và cỏ lùng” nơi dụ ngôn Tin Mừng hôm nay !

Những kẻ muốn thể hiện cái tôi, những nhà độc tài, những hạng kiêu căng… thường muốn “nhổ sạch cỏ” bằng bất cứ giá nào. Cũng không ít những môn sinh của Chúa Giêsu muốn chọn con đường “tàn bạo một thời” của “hai anh em con của sấm sét” Giacôbê và Gioan: “Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không? ” (Lc 9, 54) để dọn sạch những bất công, tộc ác, đồi truỵ…đang diễn ra hằng ngày trên cánh đồng thế giới. Không, Đức Kitô không đến để xây dựng một nền “văn minh sự chết” mà là “văn minh tình thương”. Ngay từ buổi khai mạc sứ vụ Ngài đã không chấp nhận giải pháp ngoạn mục nhất thời của ma quỷ là “nhảy xuống từ tháp đền thờ Giêrusalem”, cũng như không thoả hiệp với thách thức “xuống khỏi cây thập giá” của đám luật sĩ và biệt phái trong giây phút cuối đời trên đồi Sọ. Ngài chấp nhận làm “hạt lúa mì gieo vào lòng lòng đất và mục nát với thời gian”. Ngài chấp nhận “ra đi” và trao thời gian còn lại cho đến ngày tận thế cho Ngôi Ba Thiên Chúa.

Vâng, sự phát triển và thành tựu của Nước Trời hôm nay chính là công cuộc của Chúa Thánh Thần. Đây cũng chính là ánh sáng, là chân lý… mà ngay trong những ngày khai sinh Hội Thánh, giữa những cơn bách hại của bạo chúa Nêrô, Thánh Phaolô đã cảm nhận và chuyển tải cho cộng đoàn tín hữu Rôma như một phương thế để chiến đấu và chiên thắng: “Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Đấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa…”.

Trên mảnh ruộng Nước Trời hôm nay, người gieo giống Lời Chúa cũng chỉ có một con đường “hướng theo Thánh Thần mà tiến bước” (Gl 5, 25) trong nhẫn nại đợi chờ, trong khoan dung tha thứ; và như thế, một ngày không xa, mùa xuân Cứu thế sẽ chợt về để tất cả cùng hân hoan ca hát: “Người đi trong nước mắt, đem hạt lúa gieo trong ruộng mình. Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa lòng mừng bao la”.

Trương Đình Hiền
 
CN 16A QN : Một chút về mầu nhiệm Sự Dữ
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
11:33 18/07/2020
CN 16A QN : Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ

Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi

-Đừng vội nhổ cỏ lùng, hãy đợi tới mùa gặt.

-Hạt cải thì nhỏ bé, nhưng cứ đợi thử một thời gian, nó sẽ thành cây to lớn, chim trời đến làm tổ được.

-Còn nắm men, thì, hãy đợi đấy – chẳng mấy chốc sẽ làm dậy cả thúng bột cho mà xem.

Sự kiên nhẫn chờ đợi là mắt xích nối kết 3 dụ ngôn.

Nhưng hôm nay tôi lại xin chặt mắt xích ra, để chỉ nói về một dụ ngôn mà thôi. Đó là dụ ngôn đầu tiên, dụ ngôn “lúa và cỏ lùng, ” dụ ngôn mà chính Chúa Giêsu phải giải thích sau đó. Tôi muốn dừng lại dụ ngôn này và lại chỉ cắt một khúc thôi để suy nghĩ về sự dữ, với câu hỏi “tại sao lại có sự dữ? ”

Ông chủ chỉ gieo lúa tốt nhưng khi gặt thì có cả cỏ lùng.

Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người trên trái đất : Chúa đã hài lòng và tuyên bố : Mọi sự tốt đẹp, đẹp quá sức. Ấy vậy mà ta thấy nhan nhản trên báo chí, trên tivi : lụt lội ở chỗ này, động đất ở chỗ kia, hạn hán chỗ nọ. Sự dữ loại này hình như do ông Trời (Ông Thiên). Còn sự dữ do ông Nhân (con người) thì cũng vô vàn : bắt cóc con tin, khủng bố bao trùm, ôm bom tự sát, tai nạn xe cộ, chiến tranh tương tàn, mới đây thôi là máy bay hãng Mã Lai rơi do tên lửa con người bắn, chết gần 300 người… Ấy là không kể chết đói, dịch bệnh mà có thể là sự dữ do cả ông Thiên lẫn bà Nhân gây ra. Vi rút Corona gây ra Covid không chừa ai cả, nghèo cũng bị mà giàu cũng vương, Á Châu cũng nhiều mà Tây u cũng lắm. Tại sao có sự dữ như vậy?

Đâu là “những trả lời của nhân loại? ”

Và đâu là “trả lời của Chúa Giêsu qua dụ ngôn Lúa và cỏ lùng này? ”

1. Trả lời của nhân loại :

a)- Những người theo thuyết Nhị Nguyên chủ trương : Vũ trụ được điều khiển bởi 2 vị thần : Thần Thiện và Thần Ác. Thần Thiện gia ân giáng phúc cho con người, còn Thần Ác thì cứ mặc sức đổ xuống tai họa. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi phải chết. Hay trong Sơn Tinh – Thủy Tinh : 2 sức mạnh tranh chấp khiến nhân gian tư bề khốn khổ.

b)- Những người theo thuyết Nhất Nguyên lại chủ trương : chỉ có một Chúa Tể, là căn nguyên mọi sự. Sự tốt và sự xấu cũng đều do vị đó. Lỡ dựng nên rồi phải chấp nhận cả. Khi nhìn Hạnh phúc và Đau khổ, triết gia Platon đã chua xót nói: Hạnh phúc và Đau khổ là hai kẻ thù, Thần Linh không hoà giải nổi nên đã trói lại với nhau và bắt phải đánh bạn với nhau suốt đời.

Người bình dân thì thấy: Hoa hồng nào cũng có gai, ngọt bùi nào lại không vương cay đắng. Trong cuốn truyện “Người đàn bà mù, ” tác giả đã ví “hạnh phúc ở đời thường do nhiều mảnh nhỏ ghép lại… Và lúc nào cũng thiếu mất một vài mảnh.”

Hạnh phúc và Đau khổ ! Thiện và Ác cứ gắn bó với nhau. Lúa tốt và cỏ lùng cùng nhau mọc lên trong cánh đồng trần gian của con người.(*)

c)- Một số người – trong đó có chúng ta – Nhất Nguyên, tin chỉ có một Căn Nguyên, tức một Chúa độc nhất. Mà Chúa thì thánh thiện tốt lành. Vậy tại sao có sự dữ, ta sẽ trả lời đại loại như sau: sự dữ, tai hoạ là hình phạt Chúa gửi cho những người tội lỗi, hoặc tội của họ hoặc của cha ông họ. Nếu tội của họ : hình phạt nhãn tiền; nếu tội của cha ông: cha mẹ ăn mặn, con khát nước. Cha ăn nho chua, con ghê răng quá. Còn cha mẹ hiền lành thì để đức cho con. Có người đã ví Sida như ngọn roi của Chúa gửi xuống để trừng phạt sự sa đoạ của con người. Còn Covid hôm nay thì chưa thấy ai phán xét, vì đang lo đối đầu với nó. Nói cách khác, sự dữ là hình phạt do Chúa – như Cựu ước : Sodoma và Gômôra bị lửa từ trời chứ không phải dưới đất bùng lên thiêu cháy. (**)

Ta đã thử liệt kê 3 lời giải về sự dữ. Nhị Nguyên: 2 thần Thiện Ác đồng ngự trị. Nhất Nguyên theo kiểu Triết mà tiêu biểu là Platon: Lỡ dựng ra rồi, không làm gì được nữa; ta chỉ thoát được khi thoát cái xác thể chất này. Và một loại Nhất Nguyên tôn giáo nào đó: xem sự dữ như là con roi của Chúa.

Tuy vậy còn lâu ta mới dám tự hào là đã giải quyết xong vấn đề sự dữ. Không nền triết học nào cũng như không một tôn giáo nào đã giải quyết cách vĩnh viễn cả. Nếu giải đáp được thì nó không phải là sự dữ nữa, nó là sự dữ vì nó vô phương giải quyết. Có một mầu nhiệm được gọi là “Mầu nhiệm Sự Dữ.” Tức là sự dữ không phải là vấn đề nằm ngoài ta để ta giải quyết, như chữa một máy xe, sửa một cái ghế, mà chính ta, chủ thể, cũng trở thành vấn đề luôn. Gabriel Marcel đã định nghĩa “mầu nhiệm” là như vậy: “vấn đề nằm trong vấn đề.”

2. Trả lời của Chúa Giêsu.

Nhưng Chúa Giêsu trong dụ ngôn “Lúa và Cỏ Lùng” cho ta một chút ánh sáng.

-Ánh sáng 1: Sự dữ không phải bởi Chúa. Kẻ gieo cỏ lùng chính là ma quỉ. Do đó Chúa không dựng nên sự dữ, Chúa không tạo ra đau khổ, dù là tạo ra để trừng phạt kẻ có tội. Tất cả đều do ma quỉ – tội lỗi.

-Ánh sáng 2: Sự dữ là sự vắng bóng Chúa. Khi mọi người đang ngủ, kẻ thù đến gieo cỏ lùng. Nơi nào vắng bóng Chúa, sự dữ lan tràn. Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời. Đâu vắng bóng yêu thương (ĐCT) ở đấy hận thù chia rẽ ghét ghen.

-Ánh sáng 3: Sự dữ thanh luyện chúng ta. Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt. Nếu Chúa là chuyên viên canh nông, khuyên người làm ruộng như thế : hãy để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, chắc sẽ bị phản đối đuổi cổ ngay. Nhà nông thấy cỏ là lo nhổ liền. Nhưng đây Chúa nói dụ ngôn, nên phải hiểu nghĩa muốn chuyển tải: Cứ để cỏ lùng mọc cùng lúa tốt, là lúa phải đâm rễ sâu, phải chôn chân, phải phấn đấu mới có thể mọc tốt được. Lúa nào ỉ lại đất tốt, phân nước đầy đủ : nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, mà không vươn lên sẽ bị cỏ lùng che lấp. Đó là điều ta thấy: “Đau khổ thử thách kẻ lòng ngay.” “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.” Trong cuốn Nhật Ký, Antoine de Vigny đã làm một bài thơ nói về một vị thần say mê một thiếu nữ. Nhưng thiếu nữ đã từ chối vì “không thể yêu một ‘người’ không biết gì về đau khổ chết chóc cả” (đã là thần, thì đâu có khổ đau chết chóc!) Đau khổ, sự dữ gắn bó với nhân loại như thế đó, như một thân phận (hiện hữu) của con người.

Sau nhiều năm phải sống trong trại tập trung, văn hào Nga Alexandre Solzhenitsyn đã nghiệm ra được những ý tưởng sau :

“Tôi đã học được một bài học lớn nhờ những năm bị giam trong tù.

“Tôi đã hiểu một người trở thành xấu như thế nào và một người trở nên tốt như thế nào.

“Tôi đã dần dần nhận ra rằng đường biên giới phân giai cấp hay các đảng phái chính trị không nằm đâu xa, mà nằm ngay trong lòng mỗi người.

“Ngay trong những trái tim ngập tràn sự ác vẫn còn sót lại một đầu cầu nhỏ nối với sự thiện. Và ngay trong trái tim tốt nhất của các trái tim vẫn còn tồn tại gốc rễ sự ác.”

Có lẽ ta hãy lấy lời khuyên của thánh Phaolô trong Rm 12, 18-21 để kết luận:

“Hãy làm tất cả những gì anh có thể làm được để sống hoà thuận với hết mọi người. Kẻ thù ngươi đói, hãy cho họ ăn, có khát hãy cho họ uống. Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” Đừng để cỏ lùng lấn chân lúa tốt. Ước gì được như vậy Amen.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

------------------------------------------------

(*)Sách Thánh cuối cùng của thời Cựu ước, sách Khôn Ngoan nói : Không phải Thiên Chúa tạo ra sự chết. Người không vui gì khi thấy chúng sinh mai một. Bởi vì người đã tạo dựng nên mọi sinh linh là để chúng tồn tại (x. Kn 1, 13-14).

(**)Về điểm này ta phải nói ngay điều Chúa Giêsu đã trả lời một chỗ khác (Ga 9, 2-3). Khi các tông đồ hỏi về người mù từ lúc mới sinh: Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã mù? Anh ta hay cha mẹ anh ta? Chúa Giêsu đã trả lời lại : “Không phải anh ta cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội, nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa nơi anh.”
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bàn về quyền Tối Thượng và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha sau 150 năm sau Công Đồng Vatican I
Thanh Quảng sdb
06:23 18/07/2020
Bàn về quyền Tối Thượng và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha sau 150 năm sau Công Đồng Vatican I

Sau một thời gian dài cầu nguyện tham luận, những tín điều về quyền Tối Thượng của Đức Thánh Cha trên Giáo hội hoàn vũ và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng khi Ngài giảng dậy về Đức Tin và Luân lý đã được Thánh Công đồng Vatican I đồng thuận. Đâu là Ý nghĩa của những tín điều này?

(Tin Vatican - Sergio Centofanti)

Một trăm năm mươi năm trước đây, vào ngày 18 tháng 7 năm 1870, Hiến Chế “Pastor Aeternus” (Đấng Chủ chăn vĩnh hằng), trong đó công bố hai tín điều về quyền Tối Thượng của Đức Thánh Cha trên Giáo hội hoàn vũ và Ơn Bất Khả Ngộ của Đức Giáo Hoàng.

Các cuộc tranh luận sâu động và sôi nổi

Tông huấn Tín điều (Dogmatic) đã được Công đồng Vatican I đồng tâm nhất trí phê chuẩn với 535 thượng phụ hiện diện trong Công đồng, sau những cuộc thảo luận lâu dài, phân tích tỉ mỉ, như thánh Giáo hoàng Phaolô VI phát biểu trong một buổi triều yết chung vào năm 1969. Ngài mô tả ngày hôm đó là một trang sử đặc biệt của Giáo hội, quyết liệt và dứt khoát. Tám mươi ba thượng phụ của Công đồng không bỏ phiếu. Sự chấp thuận của văn bản được đưa ra vào ngày cuối cùng của Công đồng Vatican I, đã bị hoãn lại vào ngày hôm sau, vì cuộc chiến giữa Pháp-Phổ bùng nổ. Sau khi quân đội Ý tái chiếm lại Roma ngày 20 tháng 9 năm 1870 - đánh dấu một cách hiệu quả các quốc gia nhìn nhận Vương quốc Vatican – Thánh Công đồng được kết thúc. Những xung đột trong Công đồng dẫn đến nguy cơ ly giáo, gọi là Công Giáo cổ điển...

Tín điều liên quan đến tính hợp lý và tính siêu nhiên của đức tin

Hai tín điều mà Hiến chế Đấng Chăn Chiên Muôn Thuở (Pastor Aeternus) được công bố sau những tín điều liên quan đến tính hợp lý và tính siêu việt của đức tin trong Hiến chế “Con Thiên Chúa” (Dei Filius), một tín điều của Công đồng Vatican I, được ban hành vào ngày 24 tháng 4 năm 1870. Tín điều nêu rõ: từ khởi nguyên cho đến cùng tận của mọi thời, có thể nhận ra được, nhờ ánh sáng của lý trí con người, mà nhận ra mọi sự được hình thành (Rm 1:20).

Tín điều này, như thánh giáo Hoàng Phaolô VI đã giải thích trong buổi triều yết năm 1969, rằng qua lý trí của con người, chúng ta có thể đạt được một số kiến thức nhất định về Đấng Tạo hóa, thông qua các tạo vật của Ngài. Vì vậy, Giáo hội, trong thời đại của chủ nghĩa duy lý, nhìn nhận giá trị của lý trí, một mặt, duy trì sự ưu việt của mặc khải và đức tin đối với lý trí và năng lực của nó; nhưng mặt khác, tuyên bố rằng, không thể có sự đối kháng giữa sự thật của đức tin và sự thật của lý trí, vì Thiên Chúa là nguồn gốc của cả hai.

Trong Thông điệp về Đức tin và Lý trí (Fides et ratio), được công bố vào năm 1998, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định, Đức tin và lý trí giống như đôi cánh giúp con người vươn lên để nhận biết sự thật; và Thiên Chúa đã đặt vào trái tim con người một khát vọng muốn biết sự thật - trong một từ, để biết chính mình - vì vậy, bằng cách biết và yêu mến Thiên Chúa, những người nam và nữ cũng có thể đạt được sự thật đầy đủ về chính mình.

Tín điều về Quyền Tối Thượng

Trong Hiến Chế “Đấng Chăn Chiên Hằng cửu” (Pastor Aeternus), Thánh Giáo hoàng Piô IX, trước khi công bố tín điều về Quyền Tối Thượng, Ngài đã nhắc lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha rằng “Xin cho chúng nên một”! và Chúa cũng long trọng tuyên bố: Xây dựng Giáo hội trên nền tảng Phêrô và các đấng kế vị Ngài là đầu của Giáo hội. Đức Thánh Cha long trọng tuyên bố:

Chúng tôi tuyên dạy và công bố rằng, theo nguồn mặc khải trong Tin Mừng, quyền Tối thượng cai quản toàn thể Giáo hội của Chúa trên khắp hoàn cầu, được hứa ban cho thánh Phêrô, được Chúa Kitô ban cho thánh nhân như vị Hoàng tử chăn đắt chiên con và chiên mẹ cho Thánh Tông đồ Phêrô, và vì sự cứu rỗi muôn đời và vĩnh cửu của Giáo hội, phải được duy trì mãi mãi, do chính quyền năng của Chúa Kitô, trong Giáo hội, được thành lập trên đá tảng Phêrô, sẽ trường tồn trong mọi thế hệ cho đến tận thế…

"Vì thế, bất cứ ai kế vị ngai tòa của thánh Phêrô, đều nhận được quyền do chính Chúa Chúa Kitô trao, đó là Quyến Tối Thượng của Thánh Phêrô trên toàn thể Giáo hội bao gồm cả giáo sĩ và giáo dân, cá nhân hay tập thể, đều phải phục tùng quyền Tối thương này, không chỉ trong các lãnh vực liên quan đến đức tin và luân lý, mà còn trong những vấn đề liên quan đến kỷ luật và quyền bính của Giáo hội trên toàn thế giới. Theo cách này, qua sự hiệp nhất với Giáo hoàng La Mã mà hiệp thông trong cùng một đức tin trong một Giáo hội của Chúa Kitô dưới một mục tử tối cao. Đây là một tín điều trong giáo huấn đức tin Công Giáo, và không tách ly ra khỏi nó, mà không gây nguy hại cho đức tin và ơn cứu rỗi của mình.

Tín điều Bất Khả Ngộ của Giáo hoàng

Thánh Giáo hoàng Piô IX viết: Ngay trong thời kỳ khởi thủy của Giáo hội, Đức Thánh Cha cũng có quyền Bất khả Ngộ trong việc giảng dạy. Quyền năng này được trao cho thánh Phêrô và những người kế vị thánh nhân, vì ơn cứu rỗi của tất cả mọi người, vì đây là truyền thống không bao giờ thay đổi trong Giáo hội. Và Ngài tiếp:

Tuy nhiên, vì trong thời đại này khi mà hiệu năng của quyền Tông đồ đặc biệt này bị mai một đi, nên Giáo hội cần phải khẳng định lại một cách long trọng nhân danh Chúa Giêsu, Người Con duy nhất của Chúa đã trao ban cho thánh Phêrô quyền bính đi đôi với sứ vụ của Ngài…

"Vì vậy, trung thành với truyền thống nhận được từ Kitô giáo, và để tôn vinh Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, để duy trì đức tin Công Giáo và ơn cứu rỗi cho mọi người Kitô hữu, với sự đồng thuận của Thánh Công đồng, với quyền tối thượng của Đấng đại diện thánh Phêrô, ngồi trên ngai tòa Phêrô, thi hành chức vụ của mình với tư cách là mục tử và là kẻ cầm đầu Giáo hội, với thẩm quyền tông đồ tối cao của mình, ta xác định, tín điều liên quan đến đức tin và luân lý được cả Giáo hội tuân giữ, Ta công bố: Tín điều Bất Khả Ngộ của Đức Thánh Cha.

Khi nào Giáo hoàng có ơn Bất Khả Ngộ

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích ý nghĩa và giới hạn của Ơn Bất Khả Ngộ trong buổi triều yết chung ngày 24 tháng 3 năm 1993 như sau:

Ơn bất khả ngội không phải ban cho cá nhân Đức Giáo Hoàng La Mã, nhưng cho Ngài khi Ngài thi hành sứ vụ chủ chăn và giảng dậy cho các Kitô hữu. ĐTC không thực thi quyền này như là thẩm quyền của chính mình, nhưng 'bởi quyền tông đồ tối thượng của Ngài' và 'nhờ sự trợ giúp thiêng liêng mà Chúa Giêsu đã hứa ban cho thánh Phêrô.' Cuối cùng, ĐTC không sở hữu quyền này tự mình, nhưng "khi Ngài công bố với tư cách là Đức Thánh Cha, người cầm đầu Giáo hội", và chỉ trong lĩnh vực giáo lý đức tin và luân lý cho các tín hữu và những người có liên quan chặt chẽ với họ (...) Giáo hoàng phải hành động như 'một Mục tử, một lương y cho các Kitô hữu, ' nói và giảng dậy về những gì liên quan đến 'đức tin và luân lý đạo đức', đòni buộc tất cả các Kitô hữu phải tuân thủ.

Ví dụ "trường hợp công bố Tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, điều mà thánh Giáo hoàng Piô IX đã khẳng định: 'Đây là một tín lý được Thiên Chúa mặc khải và, vì lý do này, phải được mọi tín hữu tin'; hoặc tín điều về “Đức Maria hồn xác lên trời”, Đức Piô XII nói: 'Theo những gì Chúa Giê-su Kitô giảng dậy, các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô xác tín, và với thẩm quyền của Ta, Ta công bố đây là một tín điều...

'Trong những điều kiện này, người ta có thể nói về quyền giáo hoàng phi thường, những người cho là không thể sửa đổi được', không phải nhờ sự đồng ý của Giáo hội! Quyền bất khả ngộ Giáo hoàng là quyền tối cao mà Đức Thánh Cha có thể dùng quyền này! Nhưng trên thực tế, thì việc này ít xảy ra... Và nhiều vị Giáo hoàng đã không bao giờ dùng tới nó…

Tín điều và sự phát triển của tín lý

Ủy ban Thần học Quốc tế, trong một tài liệu mang tên là ”Giải thích Tín điều”, (xuất bản năm 1990, khi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger còn là chủ tịch của Thánh bộ Đức tin), giải thích rằng tính bất khả ngộ không có nghĩa là sự thật ở trong sự thật, vì nó cần được hiểu trong bối cảnh của tính bất khả ngộ cách sống động và năng động trong Truyền thống, như Tông huấn “Ngôi Lời Nhập Thể” (Dei Verbum) đã xác định:

Đây là truyền thống xuất phát từ các Tông đồ đã được phát triển trong Giáo hội nhờ ơn soi động của Chúa Thánh Thần. Có một sự tăng trưởng trong sự hiểu biết về những thực tại và những ngôn từ đã được lưu truyền. Điều này được thự hiện qua những suy tư và nghiên cứu do các tín hữu thực hiện, những người suy gẫm những điều này trong lòng họ (xem Luca, 2:19, 51) thông qua một sự thông hiểu sâu sắc về các thực tại tâm linh mà họ trải nghiệm, và qua những lời rao giảng của các đấng kế vị các Tông đồ, để bảo vệ chân lý sự thật (DV, 8). Do đó, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã duy trì các buổi triều yết mà giáo huấn theo quyền Giảng dậy (Magisterium) đi vào các hoàn cảnh cụ thể, hầu đóng góp phận vụ của Vị Giáo hoàng La Mã trong việc giảng dậy tín lý cho toàn Giáo hội.

Quyền tối thượng, quyền Giám mục đoàn, sự đại kết

Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, trong một buổi triều yết năm 1969, đã nói lên sự liên đới của Công đồng Vatican II và mối liên hệ với Đấng kế vị của Giáo hội, Thánh Công đồng Vatican II dậy: Thánh Công đồng Vatican I và II bổ túc cho nhau ngay cả khi cả hai thánh Công đồng đưa ra những tín điều khác nhau cho nhiều người và nhiều nguyên do. Vì vậy, sự chú ý về các đặc quyền dành cho Thánh Phêrô và người kế vị của thánh nhân là Đức Giáo Hoàng tại Vatican I đã được rộng mở ra cho toàn thể Dân Chúa, với các ý niệm về tính cách cộng đồng đạo đức và cộng đoàn. Đồng thời, tập trung vào sự hiệp nhất của Giáo hội, nơi thánh Phêrô là tâm điểm qui chiếu hữu hình, mà phát triển qua những nối kết đối thoại đại kết – mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn “Xin cho chúng nên một” (Ut unum sint), đưa ra lời kêu gọi đến mọi cộng đồng Kitô giáo khác nhau, tìm cách thực hiện quyền tối thượng của thánh Phêrô, trong khi không loại bỏ vai trò chính yếu của sứ vụ mỗi cộng đồng khai mở ra một thực tại mới.

Và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii gaudium), nói về một sự hoán cải của vị giáo hoàng. Ngài lưu ý rằng Công đồng Vatican thứ hai đã công bố rằng, giống như các Giáo phụ trong các Giáo hội sơ khai đã nắm giữ những vị trí và vai trò để 'đóng góp cách hữu hiệu dưới nhiều cách khác nhau, hầu thể hiện tính giám mục đoàn.' Tuy nhiên, mong muốn này vẫn chưa được thực hiện cách hoàn hảo; vì tính cách pháp lý của giám mục đoàn, bao gồm cả thẩm quyền giáo lý chân chính, vẫn chưa được phát triển đầy đủ. Trong lúc đó, sự tập trung quyền làm phức tạp hóa cuộc sống của Giáo hội và sứ vụ loan truyền của Giáo hội...

Cũng nên nhớ rằng, theo Hiến chế Ánh sáng Muôn dân của Vatican II, thì ơn bất khả ngộ được hứa cho Giáo hội, hàm chứa trong quyền thừa hành quyền giảng dậy của các Giám mục, hợp cùng với người kế vị thánh Phêrô (Lumen gentium, 25).

Yêu Kính Đức Giáo Hoàng

Siêu vượt lên trên việc tuân giữ các tín điều, Thánh Giáo hoàng Piô X chia sẻ trong một buổi triều yết vào năm 1912, về tình yêu mến và vâng lời dành cho Đức Giáo Hoàng, Ngài đã buồn rầu nói điều này không xảy ra.

Thánh Gioan Bosco thường khuyên các con cái Ngài, cùng các cộng sự viên của Ngài là hãy luôn vun trồng trong lòng họ ba tình yêu tinh ròng: Tình yêu dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể, tình mến hiền thảo với Đức Mẹ và yêu kính Đức Thánh Cha.

Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, trong buổi gặp gỡ chia sẻ với những người trẻ tuổi ở Krakow vào ngày 27 tháng 5 năm 2006, đã nói về Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Người đã đơn sơ nắm giữ những gì đã được công bố như tín điều về đức tin được công bố vào năm 1870, đó là:

Đừng ngần ngại xây dựng cuộc sống của bạn trên Giáo hội và với Giáo hội. Tất cả các bạn hãy vun góp một tình yêu dành cho thánh Phêrô và cho Giáo hội đã được giao phó cho thánh nhân. Đừng để những người chống Chúa Kitô và chống Giáo hội lừa bịp các bạn. Vì chỉ có một nền tảng đá xứng đáng để xây nhà. Nền tảng này là Chúa Kitô. Và chỉ có một tảng đá mà Chúa Kitô hứa để xây Giáo hội Người đó là “Phêrô con là đá, và trên đá này, Thày sẽ xây Giáo hội của Thầy (Mt 16:18).

"Hỡi các bạn trẻ, các bạn biết rất rõ về tảng đá của thời đại chúng ta. Theo đó, đừng quên rằng thánh Phêrô, người đang theo dõi cuộc tụ họp của chúng ta trong tình yêu của Thiên Chúa Cha, không phải thánh nhân đang hiện diện trước mặt bạn, cũng không phải bất kỳ đấng kế vị của thánh Phêrô nào, đang kêu mời bạn xây dựng một ngôi nhà bền vững trên nền đá của Phêrô! Mà Đấng ấy đang hiến dâng trái tim và đôi tay của mình để giúp các bạn xây dựng một cuộc sống trên Chúa Kitô và với Chúa Kitô.
 
Sáng 18/07 : Nhà thờ chính tòa Nantes, Pháp quốc bốc cháy
Lê Đình Thông
06:52 18/07/2020
Khoảng 8 giờ sáng 18/07, nhà thờ chính tòa thánh Phêrô và thánh Phaolô ở Nantes bốc cháy. Ngọn lửa bắt đầu từ phía cung thánh, đã lan tới tiền đình ngôi thánh đường, tiêu hủy dàn đại phong cầm. Hàng trăm lính cứu hỏa tận tình cứu chữa. Vào chiều nay, tân thủ tướng Pháp Jean Castex có mặt tại chỗ, cùng với bộ trưởng Văn hóa Roselyne Bachelot và bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin.

Khói đen dày đặc phát xuất từ kính màu hình tròn giữa hai ngọn tháp. Ông biện lý Pierre Sennès cho biết tư pháp sẽ điểu tra về nguyên nhân hỏa hoạn, có thể do các phần tử cực đoan hồi giáo gây ra.

Ngôi thánh đường kiến trúc gothique được xây dựng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Thành phố Nantes ở miền tây nước Pháp, nằm ở ven sông Loire, cách Đại Tây Dương 50 cây số, là thành phố đứng hàng thứ 6 về dân số của nước Pháp.

Giáo phận Nantes trực thuộc tổng giám phận Tours. Khẩu hiệu của giáo phận Nantes là Oculi Omnium In Te Sperant Domine : Tất cả ngước mắt về Chúa, một lòng cậy trông.

Lê Đình Thông
 
Caritas Thụy Sĩ cung cấp viện trợ khẩn cấp ở Đông Phi để đảm bảo sinh kế của những người bị ảnh hưởng do nạn châu chấu.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
10:30 18/07/2020
Có những cảnh báo về châu chấu xuất hiện ở Ethiopia, miền nam Sudan và Somaliland. Người dân địa phương cố gắng xua đuổi châu chấu bằng gậy, khói hoặc tiếng ồn. Chính phủ các quốc gia đang nhắm mục tiêu xử dụng máy bay để rải thuốc trừ sâu trên toàn bộ lãnh thổ dài. Nhưng bầy châu chấu vẫn tiếp tục sinh sản với tốc độ rất nhanh, phá hủy hơn một nửa vụ mùa. “Ở các vùng nông thôn, sự xâm chiếm của châu chấu đang có những tác động tàn phá đối với sinh kế của những người nông dân nhỏ và những người chăn cừu và gia đình của họ.” Jens Steuernagel, giám đốc địa phương của Bác Ái Thụy Sĩ tại Ethiopia cho biết.

“Chỉ riêng tại Ethiopia lúc này, khoảng 8, 5 triệu người hiện đang trong tình trạng thiếu an ninh lương thực nghiêm trọng và họ cần viện trợ nhân đạo. Trong số này, hơn 6 triệu người sống ở các khu vực nơi bầy châu chấu đã nuốt chửng toàn bộ cánh đồng. Do đó, Bác Ái Thụy Sĩ cung cấp viện trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng. Tại Ethiopia, trọng tâm là ba quận trong khu vực Oromia được Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc - FAO xác định là ưu tiên. Với dự án viện trợ khẩn cấp được triển khai vào đầu tháng 6, Bác Ái dự định hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một mặt, 12.000 gia đình nhận được tiền mặt để có thể mua hàng hóa họ cần nhất trong thời gian ngắn, chẳng hạn như thực phẩm và vật liệu bảo vệ cho chăn nuôi. Mặt khác, Bác Ái cung cấp hạt giống lúa mì để họ có thể thu hoạch một vụ mùa càng sớm càng tốt để bù đắp tốt hơn cho bất kỳ tổn thất nào trong tương lai. Bác Ái Thụy Sĩ cũng có kế hoạch thực hiện một dự án ở miền nam Sudan.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: SIR
 
Cháy lớn ở nhà thờ chính tòa Nantes, nghi ngờ kẻ gian cố ý phóng hỏa
Đặng Tự Do
13:21 18/07/2020
Khoảng 7:30 sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng 7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ của thành phố Nantes cách Paris 380km về phía Tây Nam.

Những ngọn lửa lớn có thể nhìn thấy từ bên ngoài tòa nhà. Hơn 100 lính cứu hỏa đã đến nơi vào lúc 7giờ 44 phút và đã vất vả chiến đấu với ngọn lửa. Cuối cùng, họ đã khống chế được trận hỏa hoạn sau vài giờ.

Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Bẩy, Công tố viên Pierre Sennes cho biết lính cứu hỏa ghi nhận có đến 3 đám cháy bên trong ngôi nhà thờ. Do đó, họ tin rằng đây là một vụ cố ý phóng hỏa đốt nhà thờ, có thể xuất phát từ lòng thù hận đức tin.

Ngọn lửa đã phá hủy các cửa sổ kính màu và cây đàn đại phong cầm của ngôi nhà thờ có từ thế kỷ 15.

Biến cố này xảy ra chỉ 15 tháng sau vụ cháy kinh hoàng tại nhà thờ Đức Bà ở Paris.

Laurent Ferlay, chỉ huy trưởng lính cứu hỏa địa phương cho biết đám cháy ở Nantes đã được khống chế và “không phải là cảnh tượng như tại nhà thờ Đức Bà. Ngọn lửa không chạm đến mái nhà thờ ”

Laurent Ferlay cho biết thiệt hại tại nhà thờ chính tòa Nantes tập trung vào đàn đại phong cầm dường như đã bị phá hủy hoàn toàn. Dàn chống đỡ cây đàn không ổn định và có thể sụp đổ.

Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 7, giáo phận Nantes cho biết cũng có những thiệt hại đáng kể đối với các cửa sổ hoa hồng có từ thế kỷ 16.

Giáo phận nhận định rằng ngọn lửa “đã nhấn chìm các Kitô hữu trong vùng Loire Atlantique trong một nỗi buồn lớn”.

“Đối với họ, nhà thờ này là một kiệt tác kiến trúc, và trên hết là nhà thờ mẹ của giáo phận. Đó là nơi tụ họp gặp gỡ nhau, nơi các sự kiện quan trọng trong lịch sử của giáo phận đã diễn ra.”

Trước diễn biến tệ hại này, Tổng thống Emmanuel Macron đã tweet rằng: “Sau Notre-Dame, Nhà thờ Hai Thánh Phêrô và Phaolô đang bốc cháy. Chúng ta hãy hỗ trợ các nhân viên cứu hỏa đang chịu mọi rủi ro để cứu viên ngọc gothic này.”

Ông Sennes cho biết cảnh sát quốc gia sẽ tham gia vào cuộc điều tra và một chuyên gia về hỏa hoạn đang được gởi đến Nantes

“Khi chúng tôi đến nơi xảy ra hỏa hoạn, chúng tôi thấy ba đám cháy riêng biệt đang xảy ra, lý lẽ thông thường cũng cho thấy là cần phải mở một cuộc điều tra”, ông nói.

Nhà báo Jean-Yves Burban cho biết anh nghe thấy một tiếng nổ lớn vào khoảng 07:30 giờ địa phương và thấy ngọn lửa khi anh đi ra ngoài để xem chuyện gì đang xảy ra.

“Tôi run lên vì tôi đã ở đây tám năm và tôi thấy ngôi nhà thờ này mỗi sáng và buổi tối khi đi làm về. Đó là ngôi nhà thờ thân yêu của chúng tôi và tôi đã rơi nước mắt”, ông nói với Reuters.

Đây không phải là vụ cháy đầu tiên tại nhà thờ. Ngôi nhà thờ đã bị hư hại do bị quân Đồng minh ném bom nhầm vào năm 1944, trong Thế chiến thứ hai, và sau đó vào năm 1972 mái nhà đã bị phá hủy phần lớn vì một trận hỏa hoạn.

Nhà thờ được xây dựng lại 13 năm sau đó với cấu trúc bê tông thay thế cho mái bằng gỗ.


Source:Catholic News Agency
 
Nhà xuất bản Dòng Tên lên tiếng bênh vực Đức Hồng Y Timothy Dolan
Đặng Tự Do
19:06 18/07/2020
Ở Hoa Kỳ có hai tờ báo có tên khá giống nhau là tờ National Catholic Register và tờ National Catholic Reporter. Tờ National Catholic Register là một tờ báo trực thuộc đài truyền hình Công Giáo EWTN. Đó là tờ báo có uy tín và có lập trường ủng hộ các giáo huấn chính thống của Giáo Hội. Tờ National Catholic Reporter, tuy mang danh Công Giáo, nhưng là một tờ báo Pro-Choice, nói nôm na cho dễ hiểu là phò phá thai. Tờ này cũng theo đuổi một lập trường rất xa lạ với giáo huấn của Giáo Hội về các kết hiệp đồng tính, an tử và trợ tử.

Tiến sĩ George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vừa cho ra mắt một cuốn sách có tựa đề là “The Next Pope: The Office of Peter and a Church in Mission”, nghĩa là “Vị Giáo Hoàng Tiếp Theo: Sứ Vụ Phêrô và một Giáo Hội trong Sứ Mệnh”, trong đó ông phân tích tình hình của Giáo Hội trong thế giới hôm nay và những gì vị Giáo Hoàng kế nhiệm Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phải đương đầu.

Tiến sĩ George Weigel giao cuốn sách cho Ignatius Press - Nhà Xuất Bản Y Nhã - của Dòng Tên in cuốn sách này. Đức Hồng Y Timothy Dolan, là một người bạn thân thiết với Tiến sĩ George Weigel nên ngài được mời viết một lá thư giới thiệu khi nhà xuất bản tặng sách này cho các vị Hồng Y.

Nói là lá thư, nhưng thực ra chỉ có một dòng. Đức Hồng Y viết như sau: “Tôi biết ơn Nhà Xuất Bản Y Nhã đã làm cho suy tư quan trọng này về tương lai của Giáo Hội đến tay Hồng Y Đoàn”.

Theo thông lệ, khi có sách mới, Nhà Xuất Bản Y Nhã thường gởi tặng các Hồng Y và Giám Mục. Lần này cũng vậy. Tuy nhiên, tờ National Catholic Reporter vu cáo Đức Hồng Y Dolan là đang chính trị hoá Cơ Mật Viện sắp tới, nhằm thuyết phục các Hồng Y cử tri bầu theo định hướng của mình.

“Việc các nhà xuất bản Công Giáo gửi sách cho các nhà lãnh đạo Công Giáo, trong đó có các Hồng Y và Giám Mục, không phải là chuyện bất thường. Điều đó chắc chắn không phải là hiếm đối với chúng tôi. Nhưng ngay cả khi điều đó là bất thường đi chăng nữa, thì chẳng có gì là sai trái khi làm như thế, ” Mark Brumley, chủ tịch của nhà xuất bản Y Nhã, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, sau một bài báo ngày 14 tháng 7 từ National Catholic Reporter nói rằng Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York đã gửi cuốn sách, tựa đề “Vị Giáo Hoàng Tiếp Theo: Ngai Tòa Phêrô và một Giáo Hội trong Sứ Vụ” cho các vị Hồng Y.

“Đức Hồng Y Dolan, là một người bạn lâu năm của Weigel, đã viết một lá thư đi kèm với cuốn sách khi nhà xuất bản gửi cuốn sách cho các vị Hồng Y, ” Brumley nói với CNA. Ngài viết “Tôi biết ơn Nhà Xuất Bản Y Nhã đã làm cho suy tư quan trọng này về tương lai của Giáo Hội đến tay Hồng Y Đoàn”

Tờ National Catholic Reporter cho biết bức thư này là “một sự tách biệt rõ ràng với thực hành truyền thống theo đó hàng giáo phẩm cao nhất của Giáo Hội Công Giáo không công khai vận động hành lang cho các ứng viên Giáo Hoàng.” Brumley không đồng ý với nhận định này.

“Thật là tai tiếng cho một ai đó, hiểu biết về nội dung lá thư Đức Hồng Y Dolan, mà lại dám khẳng định hay ngụ ý rằng Đức Hồng Y Dolan đã vận động chính trị cho một ứng viên trong Cơ Mật Viện tiếp theo. Hoặc cho rằng cuốn sách này đang vận động chính trị cho một ứng viên Mật Nghị bầu Giáo Hoàng tiếp theo, ” Brumley nói với CNA.

“Thật ngớ ngẩn khi khẳng định như thế, những ai đọc bức thư đó thì thấy đó thực sự chỉ là một ghi chú ngắn từ Đức Hồng Y Dolan bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà xuất bản Y Nhã vì đã gửi sách tới Hồng Y Đoàn; và nếu ai đó chịu khó đọc cuốn sách này, thì có thể thấy ngay cuốn sách không hề nói gì về các ứng viên hoặc Cơ Mật Viện tiếp theo hoặc bất cứ điều gì như thế.”

Tiến Sĩ Weigel nói với CNA rằng cuốn sách có tựa đề “The Next Pope” nhưng không thực sự thảo luận về mật nghị bầu Giáo Hoàng sắp tới. Thay vào đó, ông nói rằng cuốn sách chỉ là một cố gắng suy tư về cách thế Giáo hội và Đức Giáo Hoàng, có thể tiếp tục sứ mệnh Tân Phúc Âm Hoá trong những thập kỷ tới.

Tiến Sĩ Weigel nói hôm 14 tháng 7: “Không có bất cứ thảo luận nào về các ứng viên Giáo Hoàng, và hoàn toàn không có bất cứ thảo luận nào về chính trị liên quan đến Cơ Mật Viện. Gợi ý ngược lại thì chỉ có hai khả năng một là chẳng biết gì, chưa hề đọc cuốn sách; hai là có tâm địa độc hại nhằm phục vụ cho một chương trình nghị sự.”

“The Next Pope” gợi ý một chương trình nghị sự cho tương lai của Giáo Hội Công Giáo, qua lăng kính của Sứ vụ Phêrô. Cuốn sách đưa ra lời mời đã được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra trong Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm Vui Tin Mừng - để suy nghĩ về ý nghĩa của một Giáo hội “liên tục truyền giáo”.


Source:Catholic News Agency
 
Tòa Thánh cho công bố cẩm nang về cách giải quyết các khiếu nại giáo sĩ lạm dụng tình dục
Vũ Văn An
19:09 18/07/2020

Theo các hãng tin Công Giáo, ngày 16 tháng 7 vừa qua, Bộ Giáo Lý Đức Tin, cơ quan trung ương cao cấp nhất của Tòa Thánh phụ trách vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục, đã công bố Cuốn Cẩm Nang (vademecum) hướng dẫn các Giám Mục và bề trên các dòng tu xử lý hữu hiệu các tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục.



Gerard O’Connelly của Tạp chí America cho hay đây là một văn kiện dài 32 trang, gồm 164 điều chứa các qui tắc luật lệ cập nhật hơn cả và các thực hành tốt nhất mà các Giám Mục và bề trên các dòng tu nên tuân theo bất cứ khi nào các ngài nhận được một lời tố cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục vị thành niên hay biết một lạm dụng như thế.

Nhân dịp công bố văn kiện, Đức Hồng Y Luis Ladaria, bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho biết văn kiện được soạn thảo với nhiều đóng góp của các Giáo Hội địa phương và sẽ được cập nhật hóa. Đức Hồng Y gọi đây là “ấn bản :1.0” vì thánh bộ dự liệu sẽ cập nhật hóa nó theo định kỳ khi có những thay đổi quan trọng.

O’Connell cho biết thêm: văn kiện này là một kết quả của các cuộc thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2 năm 2019 tại Tòa Thánh gồm chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới bàn về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội.

Văn kiện liên tục tham chiếu Bộ giáo luật hiện thời, tự sắc Sacramentorum Sanctitatis Tutela của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 2001, vốn được Đức Bênêđíctô XVI cập nhật năm 2010, cũng như tự sắc gần đây Vos estis lux mundi của Đức Phanxicô năm 2019.

Cũng theo O’Connell, Cẩm Nang này mất đến 1 năm rưỡi kể từ ngày kết thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh nói trên mới hoàn thành. Phần lớn vì sự kình chống mạnh mẽ nội bộ do vấn đề cần loại bỏ bí mật Giáo Hoàng khỏi các vụ liên quan đến lạm dụng tình dục như chính Hội Nghị Thượng Đỉnh yêu cầu.

Đức Phanxicô phải đích thân can thiệp, qua đó, ngày 17 tháng 12 năm ngoái, ngài banh hành các qui định mới về bí mật Giáo Hoàng liên quan tới “các vụ có hành vi xấu về tình dục” (không những chỉ đối với các vị thành niên mà cả những “người lớn dễ bị tổn thương” nữa). Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, một người vận động mạnh mẽ cho việc thay đổi này, đã mô tả quyết định hồi đó của Đức Phanxicô là “một thay đổi trọng yếu hướng tới sự minh bạch” và là “một trong các thành quả chính của hội nghị thượng đỉnh”.

Đồng thời Đức Phanxicô cũng đã cập nhật định nghĩa về nền văn hóa khiêu dâm trẻ em để bao gồm những người 18 tuổi.

Với những quyết định trên của Đức Phanxicô, Cẩm Nang đã có thể được hoàn thành. Tuy nhiên, cần thêm 7 tháng nữa, Bộ Giáo Lý Đức Tin mới hoàn tất bản văn với sự tham khảo với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Các thách đố chính

Loan tin về việc công bố Cẩm Nang, cả trang mạng CatholicCulture lẫn Vatican News đều lưu ý tới các thách đố chính của nó.

Tuy không thiết lập bất cứ qui định giáo luật nào mới, nhưng Cẩm Nang cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi về việc các Giám Mục nên giải đáp các tố cáo ra sao. Bởi thế tuy gọi nó là Cẩm Nang, Đức Hồng Y Ladaria cho hay có thể coi nó như một “thủ bản giáo khoa" (instructional manual) và không ít người gọi nó là “những câu hỏi hay được hỏi nhất”. Nó không phải là bản văn luật pháp, chỉ là một dụng cụ giúp các vị bản quyền và các chuyên viên luật pháp cần áp dụng các qui định luật pháp vào các trường hợp có thật liên quan tới delicta graviora (tội phạm nặng nề hơn).

CatholicCulture nhận ra 4 thách đố chính của Cẩm Nang: Tôn trọng quyền lợi các cá nhân; kiểm chứng cẩn thận; truyền thông; hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước. Vatican News cũng nhận ra các thách đố này, nhưng thêm thách đố: tránh không di chuyển các giáo sĩ liên hệ.

Tôn trọng quyền lợi các cá nhân: Bộ Giáo Lý Đức Tin khuyên các Giám Mục “bảo đảm để các người cho rằng mình là nạn nhân và gia đình họ được đối xử xứng đáng và tôn trọng”. Việc đối xử tôn trọng này phải được biểu lộ ngay lập tức với người khiếu nại, chứ không phải chỉ trong các vụ có đầy đủ bằng chứng để hỗ trợ lời tố cáo. Đồng thời Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng nhắc nhở các Giám Mục rằng các giáo sĩ bị tố cáo có quyền tự bào chữa, cho dù “việc phạm tội đã hiển nhiên rõ ràng”. Trong số các quyền này, Cẩm Nang nói rõ: họ có “quyền thỉnh nguyện được miễn trừ các nghĩa vụ liên kết với bậc giáo sĩ...” kể cả việc độc thân.

Kiểm chứng cẩn thận: Mọi báo cáo và lời tố cáo phải được điều tra thấu đáo. Cho dù không có lời khiếu nại chính thức nào được đệ nạp, bất cứ báo cáo nào cũng phải được kiểm chứng cẩn thận để xác định xem liệu việc lạm dụng có xẩy ra hay không. Các giáo phận được yêu cầu lưu ý tới các khiếu nại nặc danh và các lời đồn đại trên internet. Tuy nhiên, Cẩm Nang nhấn mạnh: không được vi phạm ấn tín toà giải tội.

Vấn đề truyền thông: Trong khi đang điều tra, các viên chức giáo phận không được phổ biến bất cứ tin tức bí mật nào. Nhất là ở các giai đoạn điều tra ban đầu, khi chưa rõ liệu có xẩy ra việc lạm dụng hay không, các viên chức Giáo Hội không được công bố các lời tố cáo. Tuy nhiên, cả những người cho mình là nạn nhân lẫn các nhân chứng đều không buộc phải giữ im lặng. Cẩm Nang khuyên các Giám Mục phải thận trọng về việc cho công bố các tài liệu tạo ra trong lúc điều tra, hoặc do bên thứ ba hay do lệnh tư pháp.

Hợp tác giữa Giáo Hội và nhà nước: Cẩm Nang yêu cầu các Giám Mục hợp tác với các nhà cầm quyền công cộng trong việc chấp pháp luât lệ dân sự và cho hay “ngay trong các trường hợp không có nghĩa vụ luật pháp minh nhiên phải làm vậy, các thẩm quyền Giáo Hội nên tường trình cho các nhà cầm quyền công cộng có năng quyền nếu điều này được coi là cần thiết để che chở người liên hệ hay các vị thành niên khác khỏi nguy cơ bị các hành vi tội ác thêm”.

Tránh thuyên chuyển các giáo sĩ liên hệ: Vatican News lưu ý tới một số khía cạnh khác. Đầu tiên là biện pháp đề phòng (precautionary measures). Chúng không phải là hình phạt, mà đúng hơn là hành vi hành chánh áp đặt lúc khởi đầu cuộc điều tra sơ bộ để bảo vệ tiếng thơm của các người liên hệ và công ích, tránh xì-căng-đan, che đậy bằng chứng, hoặc việc các người được coi là nạn nhân bị đe dọa. Một khi lý do đưa ra các biện pháp này không còn nữa hay diễn trình đã kết thúc, các biện pháp này phải được thu hồi. Tuy nhiên, Cẩm Nang khuyên nên “khôn ngoan và biện phân” trong lãnh vực này.

Thứ đến là việc sử dụng thuật ngữ “suspensio a divinis” (huyền chức) để chỉ việc không được thi hành thừa tác vụ linh mục, đặt để như một biện pháp đề phòng. Cẩm Nang đề nghị nên tránh dùng thuật ngữ này trong giai đoạn điều tra sơ khởi vì một hình phạt như thế “chưa thể áp dụng vào giai đoạn này”. Thay vào đó, chỉ nên dùng kiểu nói “không được thi hành thừa tác vụ”. Trong giai đoạn này, nên tránh việc thuyên chuyển linh mục liên hệ.

Bài phát biểu của Đức Hồng Y Ladaria

Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của Đức Hồng Y Luis F. Ladaria, S.J., Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin lúc giới thiệu Văn kiện:

"Cẩm nang về một số điểm thủ tục trong việc xử lý các vụ lạm dụng tình dục vị thành niên bởi các giáo sĩ” là kết quả của nhiều lời yêu cầu của các Giám Mục, Bản quyền, Bề trên các Viện Đời sống Thánh hiến và Các Hội Đời sống Tông đồ gửi tới Bộ Giáo Lý Đức Tin, để các vị có trong tay một dụng cụ có thể giúp các vị trong nhiệm vụ tế nhị là tiến hành chính xác các trường hợp liên quan tới các phó tế, linh mục và Giám Mục khi các vị bị tố cáo lạm dụng tình dục các vị thành niên. Lịch sử gần đây chứng thực một cách đầy lưu tâm phần của Giáo Hội liên quan đến tại họa này. Một mình con đường công lý không thể làm cạn kiệt đáp ứng của Giáo Hội, nhưng nó cần thiết ngõ hầu có thể đạt tới sự thật về sự kiện. Đây là một nẻo đường phức tạp dẫn đến cả một khu rừng rậm gồm nhiều qui tắc và thủ tục mà các vị bản quyền và các Bề trên đôi khi phải đối diện đến nỗi không biết chắc phải tiến hành ra sao.

Do đó, Cuốn Cẩm Nang chủ yếu được viết cho các vị, cũng như cho các chuyên viên luật lệ là những người giúp các cị xử lý các trường hợp. Đây không phải là một bản văn qui phạm. Không luật lệ mới nào được công bố, cũng không qui tắc mới nào được ban hành. Thay vào đó, nó là “một thủ bản giáo khoa” với ý hướng giúp bất cứ ai phải xử lý với các trường hợp cụ thể từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc, từ thông tri đầu tiên về một tội khả hữu (notitia de delicto) cho tới khi kết luận dứt khoát trường hợp này (res iudicata). Giữa hai mốc điểm này là các khoảng thời gian phải được tuân giữ, các biện pháp phải hoàn tất, truyền thông phải thực hiện, các quyết định phải đưa ra.

Lời yêu cầu cung ứng dụng cụ này đã được đưa ra trong Phiên họp hoàn cầu Các Chủ Tịch Các Hội Đồng Giám Mục về Việc Bảo Vệ Các Vị Thành Niên Trong Giáo Hội (21-24 Tháng 2, năm 2019). Dịp ấy, Đức Thánh Cha cung cấp 21 Điểm Để Suy Nghĩ nhằm hướng dẫn công việc. Điểm thứ nhất trong số này cho hay: phải “soạn thảo một cẩm nang thực dụng cho thấy những bước các vị hữu trách phải theo vào các thời điểm chủ chốt khi diễn ra một trường hợp”. Đề nghị này đã được các tham dự viên chọn lựa và tái xác nhận. Do đó, trong phiên họp báo sau cùng, việc soạn thảo bản văn đã được lồng vào các đề nghị cụ thể cần được thực thi.

Các nguồn của bản văn này vừa có tính pháp lý vừa có tính thực tiễn. Trên bình diện pháp lý, các tham chiếu chính là Bộ Giáo Luật hiện hành, Các Qui Tắc Trọng Yếu và các qui tắc thủ tục liên quan đến các tội phạm dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố bởi tự sắc Sacramentorum Sanctitatis Tutela (2001, được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cập nhật năm 2010), và tự sắc gần đây Vos estis lux mundi (2019).

Bên cạnh các bản văn qui phạm trên là một nguồn nữa đối với Cẩm Nang: công trình thực hiện của Bộ Giáo Lý Đức Tin, chín mùi trong thời gian, nhất là từ năm 2001, trong đó, các qui tắc đầu tiên xuất hiện chuyên biệt dành cho các tội phạm nghiêm trọng hơn. Bộ Giáo Lý Đức Tin lợi dụng sự đóng góp của nhiều luật gia Giáo Hội, cả bên trong lẫn bên ngoài Bộ, của các tòa án địa phương và giáo phận, những cơ quan, trong nhiều năm qua, đã tiến hành nhiều cuộc điều tra và diễn trình do ủy nhiệm của Bộ. Ở thời điểm này, công trình thực hiện này đã được củng cố và chín mùi.

Ấn bản Cẩm Nang này, được gọi là ấn bản “1.0”, nay được công bố, con số này hàm nghĩa sẽ có nhiều cập nhật trong tương lai. Là một “thủ bản”, nó cần tuân theo các phát triển có thể có của các điều qui định trong giáo luật, và do đó, cần được thích nghi. Nó cũng cần đáp ứng các thách đố mới mà kinh nghiệm sẽ cung cấp cho việc xử lý pháp chế các trường hợp cần bàn. Sau cùng, nó cần trân trọng các xem xét phát xuất từ các thực tại Giáo Hội đa dạng: các giáo phận, các viện, các phân khoa Giáo Hội, các trung tâm chào đón thiết lập ở cấp giáo phận và liên giáo phận. Các đóng góp có phẩm chất của họ sẽ giúp tu chính, tổng hợp, chuyên biệt hóa và minh xác các điểm cần được suy nghĩ sâu xa hơn, một điều vốn rất tự nhiên.
 
VietCatholic TV
Vị Hồng Y can đảm tố cáo trò một ná hai chim của AP vừa phỉ báng Giáo Hội vừa chống Tổng thống Trump
Giáo Hội Năm Châu
04:58 18/07/2020
Chuyện gì đã xảy ra?

Trong cố gắng vực dậy nền kinh tế của Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Trump đã có sáng kiến đưa ra Paycheck Protection Program, tức là Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương, để giúp cho các chủ nhân có tiền trả lương cho nhân viên trong hoàn cảnh phải đóng cửa hay phải hạn chế các hoạt động vì đại dịch coronavirus kinh hoàng.

Chương trình này cho vay số tiền tổng cộng lên đến 669 tỷ đô la, với lãi suất thấp, và có thể được tha nợ nếu số tiền này chủ yếu được dùng để trang trải chi phí tiền lương và giữ việc làm cho những người có nguy cơ mất việc. Một trong những điều kiện để vay tiền là tối thiểu 60% số tiền được vay phải dùng để trả lương cho nhân viên.

Giáo Hội Công Giáo là định chế cung cấp dịch vụ xã hội phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Giáo Hội tuyển dụng hàng triệu nhân viên trong các giáo xứ, trường học, bệnh viện, các cơ quan bác ái và hàng loạt các cơ sở khác để phục vụ hàng chục triệu người có nhu cầu, bất kể chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Đại dịch coronavirus kinh hoàng làm tăng nhu cầu của những người được Giáo Hội phục vụ. Các khoản vay mà Giáo Hội đã nộp đơn xin là điều thiết yếu để Giáo Hội có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian khủng hoảng của quốc gia.

Tất cả các khoản xin vay của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương chỉ lên đến 0.5% trong số tiền 669 tỷ đô la của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong mưu toan “một ná hai chim”, vừa chống lại Giáo Hội Công Giáo vừa chống lại nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Trump, ngày 10 tháng 7 vừa qua, thông tấn xã AP đã cáo gian Tổng thống Trump đang tìm cách nịnh bợ Giáo Hội Công Giáo để kiếm phiếu bằng cách ưu đãi Giáo Hội trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương, và các Giám Mục lợi dụng tình hình này để bòn tiền chính phủ. Trong bài báo này hai ký giả của AP là Reese Dunklin và Michael Rezendes còn táo tợn đi xa đến mức vu cáo các Giám Mục Hoa Kỳ dùng số tiền được cho vay đó để dàn xếp các tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.

Tuyên bố của Đức Hồng Y Timothy Dolan

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Kính gửi gia đình Tổng Giáo Phận New York,

Xin cho phép tôi được khuấy động một mùa hè mà tôi hy vọng là anh chị em được thư giãn với một chủ đề không dễ chịu chút nào.

Tuần trước, Associated Press, gọi tắt là AP, đã xuất bản một bài báo xảo quyệt, đầy những ẩn ý, về các giáo phận Công Giáo, các giáo xứ, trường học, các tổ chức bác ái và các tổ chức khác nhận được hỗ trợ từ chính phủ liên bang để trả lương cho nhân viên của họ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhiều cơ quan thông tin đã đăng tải lại câu chuyện này, trong đó ngụ ý rằng có một cái gì đó không ổn trong các tổ chức Công Giáo nhận được tiền từ Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương. Nhiều anh chị em đã gọi điện hoặc gửi email cho tôi, muốn biết câu chuyện có đúng không. Câu trả lời của tôi, rất đơn giản: đó là câu chuyện hoàn toàn thất thiệt! Nhẹ nhàng nhất thì phải nói rằng đó là câu chuyện gây ngộ nhận, nặng hơn thì phải nói đó là một trò vu cáo trắng trợn. Đây là lý do tại sao.

Đầu tiên, Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương, gọi tắt là PPP, được thiết kế để giúp các chủ nhân tiếp tục trả lương cho nhân viên của mình khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị khóa để đối phó với coronavirus. Mục đích là để giữ cho nhân viên có thể tiếp tục làm việc trong thời gian khó khăn này. Các tổ chức tôn giáo đã được mời và được phép tham gia, vì họ tuyển dụng một con số đông đảo người dân trên cả nước. Tại Tổng Giáo Phận New York, nếu anh chị em cộng chung lại số lượng nhân viên toàn thời gian tại các giáo xứ, trường học, cơ quan và các cơ quan hành chính cấp giáo phận của chúng ta, thì anh chị em sẽ có con số 6000 nhân viên toàn thời gian và 4000 nhân viên bán thời gian. Nếu không có sự trợ giúp từ PPP, nhiều người tuyển dụng lao động của chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là sa thải nhân viên của họ, và như thế làm giảm khả năng của Giáo Hội trong việc hỗ trợ những người gặp khó khăn, cũng như buộc những nhân viên của chúng ta phải lâm cảnh thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là thư ký giáo xứ của anh chị em, hoặc các giáo viên trong trường Công Giáo của con em anh chị em, chẳng hạn, có thể dễ dàng mất việc. Vì vậy, số tiền đã không phải là dành cho “tổng giáo phận” nhưng dành cho người lao động của chúng ta. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố vào hôm thứ Sáu liên quan đến nhiều chủ đề về vấn đề này. Anh chị em có thể đọc tuyên bố của các ngài ở đây.

Một vấn đề thứ hai là bài báo cố gắng tạo ra mối liên hệ nào đó giữa cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ám ảnh Giáo hội và việc trợ giúp trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương. Anh chị em đừng để bị ngộ nhận, số tiền mà Tổng giáo phận New York nhận được chỉ được sử dụng cho các mục đích được nêu trong luật này, đó là tiếp tục trả cho các nhân viên tiền lương và các trợ cấp của họ. Không một xu nào trong số tiền đó được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào để giải quyết các vụ kiện hoặc trả tiền cho những nạn nhân bị lạm dụng. Chúng tôi không giữ lại đồng nào trong số tiền này. Tất cả được trao cho các công nhân viên của chúng ta và chính phủ luôn kiểm tra cẩn thận.

Thứ ba, bài viết của AP chỉ tập trung vào Giáo Hội Công Giáo, như thể người Công Giáo là thực thể duy nhất tham gia trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương. Trong thực tế, các tổ chức tôn giáo đại diện cho tất cả các tín ngưỡng đã tham gia chương trình này, như đã được dự trù. Trên toàn quốc, Cơ Quan Quản Lý Doanh Nghiệp Nhỏ đã phê duyệt hơn 88, 000 khoản xin vay của các tổ chức tôn giáo, hỗ trợ việc trả lương cho hơn một triệu công ăn việc làm. Như thế thì tại sao bài báo đó chỉ tập trung vào Giáo Hội Công Giáo, trừ khi các phóng viên này có một số động cơ nào đó đối với Giáo hội, mà chúng ta nghi ngờ là như thế?

Hãy để tôi nói rõ ràng: Tôi là một người ủng hộ nhiệt thành một nền báo chí tự do, và trong khi thực thi sứ vụ Tổng Giám mục New York tôi luôn dành ưu tiên trong việc cởi mở và sẵn sàng đối với những người nam nữ của các phương tiện truyền thông muốn được phỏng vấn tôi. Đông đảo phóng viên mà tôi đã tiếp xúc là những người tận tâm với nghề nghiệp của họ, tìm cách để có được những câu chuyện đúng, và nói chung, việc tường thuật về Giáo hội của họ khá công bằng - nghiêm túc và trung thực khi báo cáo về những sai lầm của tôi, cũng như sẵn lòng báo cáo về các phát triển tích cực

Tuy nhiên, câu chuyện này của AP thì không được như thế. Nó đã thêu dệt nên một câu chuyện không có thực, và tìm cách tấn Công Giáo hội.

Xin tha thứ cho tôi vì đã “trút bầu tâm sự” như thế này. Tôi thường nghe lời khuyên của những người bảo tôi là không nên đánh nhau trên báo chí với một người có thể mua hàng thùng mực máy in - hoặc, theo cách nói ngày nay, là người có bandwith vô giới hạn. Nhưng câu chuyện này quá sai trái, và gieo rắc các ấn tượng tai hại đến mức tôi cảm thấy điều quan trọng là phải thẳng thắn tường trình với anh chị em.

Xin gởi đến anh chị em những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất của tôi.

Thân ái trong Chúa Kitô,

+ Đức Hồng Y Timothy Michael Dolan
Tổng giám mục New York



Source:National Catholic Register
 
Đau buồn: Cháy lớn ở nhà thờ chính tòa Nantes, nghi ngờ kẻ gian cố ý phóng hỏa vì thù hận đức tin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:22 18/07/2020
Khoảng 7:30 sáng ngày thứ Bẩy 18 tháng 7, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ của thành phố Nantes cách Paris 380km về phía Tây Nam.

Những ngọn lửa lớn có thể nhìn thấy từ bên ngoài tòa nhà. Hơn 100 lính cứu hỏa đã đến nơi vào lúc 7giờ 44 phút và đã vất vả chiến đấu với ngọn lửa. Cuối cùng, họ đã khống chế được trận hỏa hoạn sau vài giờ.

Trong cuộc họp báo vào chiều thứ Bẩy, Công tố viên Pierre Sennes cho biết lính cứu hỏa ghi nhận có đến 3 đám cháy bên trong ngôi nhà thờ. Do đó, họ tin rằng đây là một vụ cố ý phóng hỏa đốt nhà thờ, có thể xuất phát từ lòng thù hận đức tin.

Ngọn lửa đã phá hủy các cửa sổ kính màu và cây đàn đại phong cầm của ngôi nhà thờ có từ thế kỷ 15.

Biến cố này xảy ra chỉ 15 tháng sau vụ cháy kinh hoàng tại nhà thờ Đức Bà ở Paris.

Laurent Ferlay, chỉ huy trưởng lính cứu hỏa địa phương cho biết đám cháy ở Nantes đã được khống chế và “không phải là cảnh tượng như tại nhà thờ Đức Bà. Ngọn lửa không chạm đến mái nhà thờ ”

Laurent Ferlay cho biết thiệt hại tại nhà thờ chính tòa Nantes tập trung vào đàn đại phong cầm dường như đã bị phá hủy hoàn toàn. Dàn chống đỡ cây đàn không ổn định và có thể sụp đổ.

Trong một tuyên bố ngày 18 tháng 7, giáo phận Nantes cho biết cũng có những thiệt hại đáng kể đối với các cửa sổ hoa hồng có từ thế kỷ 16.

Giáo phận nhận định rằng ngọn lửa “đã nhấn chìm các Kitô hữu trong vùng Loire Atlantique trong một nỗi buồn lớn”.

“Đối với họ, nhà thờ này là một kiệt tác kiến trúc, và trên hết là nhà thờ mẹ của giáo phận. Đó là nơi tụ họp gặp gỡ nhau, nơi các sự kiện quan trọng trong lịch sử của giáo phận đã diễn ra.”

Trước diễn biến tệ hại này, Tổng thống Emmanuel Macron đã tweet rằng: “Sau Notre-Dame, Nhà thờ Hai Thánh Phêrô và Phaolô đang bốc cháy. Chúng ta hãy hỗ trợ các nhân viên cứu hỏa đang chịu mọi rủi ro để cứu viên ngọc gothic này.”

Ông Sennes cho biết cảnh sát quốc gia sẽ tham gia vào cuộc điều tra và một chuyên gia về hỏa hoạn đang được gởi đến Nantes

“Khi chúng tôi đến nơi xảy ra hỏa hoạn, chúng tôi thấy ba đám cháy riêng biệt đang xảy ra, lý lẽ thông thường cũng cho thấy là cần phải mở một cuộc điều tra”, ông nói.

Nhà báo Jean-Yves Burban cho biết anh nghe thấy một tiếng nổ lớn vào khoảng 07:30 giờ địa phương và thấy ngọn lửa khi anh đi ra ngoài để xem chuyện gì đang xảy ra.

“Tôi run lên vì tôi đã ở đây tám năm và tôi thấy ngôi nhà thờ này mỗi sáng và buổi tối khi đi làm về. Đó là ngôi nhà thờ thân yêu của chúng tôi và tôi đã rơi nước mắt”, ông nói với Reuters.

Đây không phải là vụ cháy đầu tiên tại nhà thờ. Ngôi nhà thờ đã bị hư hại do bị quân Đồng minh ném bom nhầm vào năm 1944, trong Thế chiến thứ hai, và sau đó vào năm 1972 mái nhà đã bị phá hủy phần lớn vì một trận hỏa hoạn.

Nhà thờ được xây dựng lại 13 năm sau đó với cấu trúc bê tông thay thế cho mái bằng gỗ.


Source:Catholic News Agency
 
TGM Hilaron: Erdogan tát vào mặt Kitô hữu chúng ta khi biến nhà thờ Kitô Giáo thành đền thờ Hồi Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:50 18/07/2020

1. Chính Thống Giáo Nga: Quyết định biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo là một “cái tát vào mặt tất cả các tín hữu Kitô”

Như chúng tôi đã loan tin, trong một diễn biến được Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả là khiến ngài đau buồn vô hạn, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã ký sắc lệnh biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo. Hagia Sophia nguyên là đại đền thờ Công Giáo Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa, và là ngôi đền thờ Công Giáo lớn nhất trong suốt 900 năm.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion, Chủ tịch của Ủy Ban Đối ngoại của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, nói với thông tấn xã TASS rằng việc chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo là “một cái tát vào mặt toàn bộ thế giới Kitô giáo”.

Đức Tổng Giám Mục nói: “Người ta có thể đánh giá một cách khác nhau tình hình chính trị nội bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các yếu tố đã thúc đẩy hàng lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đi đến một quyết định như vậy. Nhưng di sản văn hóa và tinh thần của toàn thế giới không nên trở thành con tin cho tình hình chính trị hiện nay. Thật đáng tiếc khi các điều kiện chính trị chiếm ưu thế hơn sự tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác. Việc chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo là một cái tát vào mặt Giáo Hội Chính Thống và cả thế giới Kitô giáo của nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ”.

Đức Tổng Giám Mục Hilarion lưu ý rằng một quyết định như vậy của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là đáng thất vọng. Đền Thờ Hagia Sophia được xây dựng như một ngôi đền dành riêng cho Chúa Giêsu Kitô và các Kitô hữu Chính thống giáo chúng ta không thể nghĩ khác đi được. Từ năm 1934 đến ngày nay, Hagia Sophia có tư cách là một bảo tàng, điều đó giúp các Kitô hữu, những người Hồi giáo và đại diện của các tôn giáo khác có thể đến thăm ngôi đền một cách tự do. Đối với các Kitô hữu Chính thống, Hagia Sophia giống như Đền Thờ Thánh Phêrô ở Rôma dành cho người Công Giáo. Đây là một ngôi đền mang tính biểu tượng và một trong những đền thờ Kitô giáo lớn nhất.


Source:Pravmir

2. Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako: Câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo là một câu chuyện “buồn và đau đớn”

Quyết định của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan biến Hagia Sophia ở Istanbul từ bảo tàng viện trở thành đền thờ Hồi Giáo mang đến “lo buồn và đau đớn” cho “tất cả chúng ta và cho toàn thế giới, ” Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê, nói.

Cũng như Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê đã chỉ trích quyết định của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

“Trong thời đại dịch coronavirus kinh hoàng này, thế giới cần đoàn kết khi nhân loại phải đối mặt với đại dịch, xung đột và những căng thẳng trong một khu vực mà càng ngày càng nhiều người chết, ” Đức Hồng Y nói với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng buổi cầu nguyện Hồi giáo đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 24 tháng 7 tại đền thờ Hồi Giáo Hagia Sophia, đánh dấu sự chuyển đổi từ vương cung thánh đường Công Giáo nguyên thủy được xây dựng vào thời Đại Đế Constantine thành nơi thờ cúng của người Hồi giáo.

Trước đó, tòa án hành chính cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy bỏ sắc lệnh năm 1934 của tổng thống Kemal Atatürk, là người sáng lập Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, và thường được gọi là “cha già dân tộc”.

“Vào thời điểm đó, quyết định của tổng thống Ataturk là một quyết định dũng cảm, ” Đức Thượng Phụ Sako nói. “Sau cuộc diệt chủng người Armenia, quyết định này gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự sống chung hòa bình với nhau và cùng bảo vệ di sản chung của Kitô hữu và người Hồi giáo”.

Đức Thượng Phụ Sako nhận định rằng “Thật là nghiêm trọng khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không đoái hoài gì đến việc phải tôn trọng cảm xúc của hai tỉ Kitô hữu trên thế giới, và quên những gì họ đã làm cho người Hồi giáo. Đơn phương biến một đền thờ Kitô Giáo thành một đền thờ Hồi Giáo là một việc làm nghiêm trọng.”

Hagia Sophia là “một biểu tượng cho sự chung sống hòa bình Hồi giáo-Kitô giáo. Đây là câu chuyện của một đền thờ Kitô Giáo đã bị biến thành một đền thờ Hồi Giáo và sau đó, cho đến gần đây, đã là một bảo tàng viện cho mọi người.”

“Quyết định biến tòa nhà thành một đền thờ Hồi Giáo đi ngược lại sự khoan dung tôn giáo, và đi ngược lại xu thế bắt buộc là phải tìm kiếm đối thoại để lan truyền sự khoan dung và cùng tồn tại giữa các niềm tin khác nhau.”

Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia Tây phương đã thể hiện “sự yếu đuối và thất bại không dám phản kháng lại một hành vi xằng bậy.”


Source:Asia News