Ngày 18-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Viên ngọc quý
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:33 18/07/2011
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 13, 44-52

Chúa Giêsu trong ba năm cùng với các môn đệ đi khắp mọi nơi rao giảng Tin Mừng. Ngài đã giới thiệu Nước Trời, loan báo Đấng Thiên Sai đã đến. Chúa đã làm nhiều phép lạ. Dân Do Thái đã thấy. Người Pharisêu và Kinh sư cũng đã thấy nhưng họ không tin,không chấp nhận Ngài. Nhưng, dù con người tin hay chối từ, Chúa vẫn nói về Nước Trời. “ Nước Trời giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy “ ( Mt 13, 42-45 ).

Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có rất nhiều nghịch lý, chẳng hạn đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu hôm nay, Chúa Giêsu trưng dẫn hai thí dụ có nội dung na ná giống nhau, Ngài muốn đề ra cái nghịch lý ấy : vì Nước Thiên Chúa, con người phải bán đi tất cả, phải mất mát, phải hy sinh. Cái trớ trêu của Nước Trời là gì hay Nước Trời là gì mà con người muốn đạt tới thì phải mất đi tất cả ? Người thương gia chắc chắn hiểu rất rõ về giá trị của viên ngọc vô cùng quý giá, tuy nhiên, người bán thì không hề hay biết gì. Do đó, ông đã đánh đổi tất cả sản nghiệp của mình để mua cho bằng được viên ngọc quý giá ấy bởi vì gia tài ông đang có không là gì đối với viên ngọc quý ấy cả. Nước Trời quá giá trị, quá quý hóa, Chúa Giêsu không cần phải trình bầy dài dòng, biện luận với những lý thuyết khô khan. Ở thế gian này, có nhiều người xem tiền tài, của cải, danh vọng là viên ngọc quý, nên bỏ ra biết bao công sức nhưng cuối cùng cũng trở về tay không, không thể mang được bất cứ một thứ gì xuống suối vàng khi họ nhắm mắt xuôi tay, phải chăng họ chẳng khờ dại lắm sao ? Có những người coi thú vui xác thịt, đam mê khoái lạc, họ coi trần gian này là kho báu, là viên ngọc quý, họ cố lòng, cố sức thụ hưởng để rồi suốt đời sau sẽ phải khóc lóc nghiến răng, họ không phải là những kẻ ngu si, đần độn lắm sao ? Chúa Giêsu không nói vòng vo tam quốc, nhưng Ngài đã nói với các môn đệ như một lệnh truyền: “ Hãy theo Ta “ và các môn đệ đã bỏ mọi sự để theo Ngài, phó thác sinh mạng cho một mình Ngài. Đối với người thanh niên giầu có trong Tin Mừng, Chúa Giesu mời gọi :” Hãy về bán tất cả những gì anh có mà phân chia cho kẻ nghèo khó, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi anh hãy đến theo Tôi “ ( Mc 10, 21 ).

Người thanh niên giầu có đã không dám làm theo lời đề nghị của Chúa. Các môn đệ đã dám liều vì Chúa, nên họ đã được Chúa, đã có được Nước Trời. Chúa cũng mời gọi chúng ta và ra lệnh cho chúng ta :” Hãy đi theo Ngài “. Bởi vì Ngài là hiện thân của Nước Trời, Ngài là viên ngọc quý, là kho tàng quý giá nhất người Kitô hữu phải tìm kiếm. Chính Ngài là sự sống và là sự sung mãn của Thiên Chúa. “ Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào “ ( Ga 10, 10 ). Người môn đệ, người tín hữu được kêu gọi để sống với Ngài. Được đi theo Chúa, sống với Chúa, và nhận Ngài làm gia nghiệp, đó là tư cách của người môn đệ Chúa.

Theo đạo Công giáo, có nghĩa là theo Đức Kitô vì Kitô hữu là thuộc về Chúa Giêsu, chọn Chúa làm sản nghiệp và sẵn sàng đánh đổi mọi sự để sống cho Ngài và chết cho Ngài như thánh Phaolô đã xác tín sâu xa :” Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “. “ Hãy mặc lấy Đức Kitô “. Vâng, một cuộc sống như thế chắc chắn sẽ đòi hỏi con người phải hy sinh, từ bỏ, mất mát rất nhiều.

Chúa cũng đã nói trước với các môn đệ :” Môn đệ không lớn hơn Thầy “ hoặc “ Vì danh Ta, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ “ . Chúa cũng nói :” Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình đi, vác Thập Giá của mình mà theo Thầy “ Hay “ Ai muốn cứu lấy mạng sống của mình thì sẽ mất, ai liều hy sinh mạng sống vì Ta thì sẽ lấy lại được nó”. Đó là cái nghịch lý xuyên suốt của Tin Mừng theo Đức Kitô. Theo Chúa Giêsu sẽ bị người đời chống đối và loại trừ. Cái trớ trêu của Tin Mừng là mất mát là được lại, cho đi là nhận lãnh, chết là được sống muôn đời.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con dám :” Từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mà theo Chúa “. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Viên ngọc quý Tin Mừng thánh Matthêu nói đến hôm nay ám chỉ gì ?
2.Nước Trời là gì ?
3.Nghịch lý của Tin Mừng là gì ?
4.Người thanh niên giầu có trong Tin Mừng, tại sao đã không dám theo Chúa ?
5.Thái độ của chúng ta đối với Nước Trời ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 18/07/2011
TÚ TÀI XỬ ÁN
N2T

Có một người nói:
- “Tôi có một trăm mẫu ruộng đủ dùng rồi”.
Người hàng xóm rất không phục bèn nói:
- “Nếu ông có một trăm mẫu ruộng, tôi sẽ nuôi một vạn con vịt, ăn hết lúa trong ruộng của ông”.
Do đó mà hai người cãi nhau dữ dội và dắt nhau đến cửa quan kiện cáo, khi đi ngang trước cổng Nho quan, nhìn thấy bức tường màu đỏ thì cho rằng đây là cửa quan, bèn cùng đi vào.
Hai người nhìn thấy một tú tài thì cho rằng đó là quan huyện, bèn đem chuyện cãi nhau trình bày lại, và mời tú tài giải quyết công bằng.
Tú tài nói:
- “Ông này đi mua ruộng của ông, ông kia đi nuôi vịt của ông, sau đó đợi khi tôi được làm quan thì sẽ xử vụ án này cho các ông”.

Suy tư:
Đức tin là “đối với sự việc mong đợi thì có thể nắm vững; đối với sự việc chưa nhìn thấy thì có thể xác định”.
Người Ki-tô hữu là người tin vào Thiên Chúa, Đấng mà họ chưa thấy nhưng có thể xác định là có Ngài; là nắm bắt được thiên đàng mai sau mà họ mong đợi.
Cho nên Thiên Chúa không phải là tưởng tượng của người Ki-tô hữu, như người kia tưởng tượng mình có trăm mẫu ruộng; thiên đàng cũng không phải là mơ hồ của người Ki-tô hữu, như người nọ tưởng tượng mơ hồ mình có một vạn con vịt. Nhưng Thiên Chúa và thiên đàng đều là hiện thực nơi người Ki-tô hữu, bởi vì Chúa Giê-su đã dạy như thế, và quan trọng hơn, chính là Chúa Giê-su đã từ trời mà xuống và Ngài cũng là Thiên Chúa mà người Ki-tô hữu tin tưởng.
Đức tin và tưởng tượng thì không giống nhau. Ai hiểu thì hiểu !
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:22 18/07/2011
N2T

24. Con người ta nếu lương tâm trong sạch thì không hề sợ hãi khi đợi sự chết đến, và vui lòng đón chờ nó đến, nhiệt tâm đón tiếp nó, cuộc sống của người như thế mới thật là an toàn.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ấn Độ: Giám mục yêu cầu chính quyền đừng sách nhiễu trường Công giáo
Phạm Kim An
07:55 18/07/2011
Ấn Độ: Giám mục yêu cầu chính quyền đừng sách nhiễu trường Công giáo

Đức Tổng Giám mục Leo Cornelio nói chuyện tại hội nghị

Bhopal - Đức Tổng Giám mục Leo Cornelio, tổng giáo phận Bhopal, Ấn Độ, nói rằng chính quyền bang Madhya Pradesh nên dành các nỗ lực của mình để cải thiện giáo dục trong các trường công lập, và để yên cho Giáo Hội điều hành các trường Công giáo.

Ngài nói: “Các quan chức nên tập trung vào việc cải thiện các tiêu chuẩn trong các trường nhà nước, hơn là sách nhiễu các cơ sở giáo dục Công giáo của Giáo hội”.

Ngài đã nói chuyện với hơn 100 hiệu tưởng và cán bộ quản lý của các trường Công Giáo vào ngày thứ Bảy 16-7, ở Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh.

Hội đồng Giáo dục Liên Giáo Phận, vốn giám sát việc quản lý của các trường Công giáo ở bang Madhya Pradesh, đã tổ chức cuộc họp vào hai ngày 15 và 16-7, để giải quyết các cáo buộc về việc chính quyền bang đang sử dụng Luật Quyền Giáo Dục để can thiệp vào hoạt động của các trường học Kitô giáo.

Lời thỉnh cầu, vốn thách thức lệnh của chính quyền bang tìm thực thi Luật Quyền Giáo Dục trong trường học của các nhóm thiểu số, đã được đệ trình bởi linh mục Anand Muttungal, phát ngôn viên của Giáo Hội tại bang, và ngài nói rằng sau khi lệnh được ban hành, các quan chức chính quyền sẽ bắt đầu can thiệp vào sự điều hành của các trường thuộc các nhóm thiểu số, và như thế là hủy bỏ quyền của các trường ấy.

Đức Tổng Giám Mục Cornelio kêu gọi chính quyền bang hãy “đối xử trường học của chúng ta cách xứng đáng và không phân biệt đối xử".

Tổng giám mục, người đứng đầu Hội đồng giáo dục, cho rằng các trường Giáo Hội đã luôn luôn hợp tác với chính quyền, và sẵn sàng cung cấp giáo dục có chất lượng và miễn phí cho trẻ em hội đủ điều kiện.

Ngài nói thêm: "Chính quyền bang cần xem các trường Kitô giáo như là một đối tác trong sứ mạng của mình về sự phát triển bang". (UCA News 18-7-2011)

Phạm Kim An
 
Trung Quốc: Công tác mục vụ mùa hè ở các giáo xứ
Nguyễn Trọng Đa
07:56 18/07/2011
Trung Quốc: Công tác mục vụ mùa hè ở các giáo xứ

Bắc Kinh – Cũng như mọi năm, với kỳ nghỉ hè bắt đầu, nhiều cộng đồng Giáo hội cơ bản, giáo xứ và giáo phận ở Trung Quốc đã mở ra các trại hè cho thiếu nhi, để tiếp tục thực hiện cam kết truyền giáo cho học sinh trong kỳ hè.

Sáng kiến này cũng là sự giúp đỡ lớn lao cho các gia đình, vì cha mẹ phải làm việc và không có thời gian và khả năng tài chính sẵn có, để chăm sóc cho con cái ở nhà một mình.

Nhờ có sự tận tình và lòng quảng đại của các linh mục, nữ tu, chủng sinh, linh hoạt viên và giáo lý viên, tất cả được chuẩn bị tốt, vì vậy trẻ em có thể tận hưởng một kỳ nghỉ, trong đó, ngoài việc vui chơi, các em có thể học các khái niệm giáo lý, và được theo dõi giúp đỡ khi thực hiện các công việc của các em.

Trong số các thông tin gửi đến Fides liên quan đến công tác mùa hè này, xin nêu ra vài thông tin: từ ngày 12-7, một trại hè được mở trong giáo xứ Wu An, giáo phận Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc. Hơn 200 trẻ em đã đăng ký, do các chủng sinh và nữ tu hướng dẫn, đã tìm hiểu về Kinh Thánh, giáo lý, thánh nhạc và nhiều thứ khác. Tại lễ khai mạc trại, họ cũng đã thực hiện một cuộc hành hương đến đền Đức Mẹ, và tại đây họ đã cử hành bí tích hòa giải và sau đó tham dự Thánh Lễ trọng thể.

Giáo xứ Xi Liu, Giáo phận Tây An, trong tỉnh Thiểm Tây, cũng đã huy động các sinh viên đại học không Công giáo linh hoạt trại hè, vốn cũng mở ra cho thiếu nhi không Công Giáo. Từ ngày 1-7, hàng chục trẻ em đã bắt đầu sống những ngày có các hoạt động được tổ chức tốt, với một khoảng thời gian dành cho giáo lý, công tác, vui chơi và thư giãn. Các nữ tu của giáo phận chuẩn bị bữa ăn và chỗ ở, cũng như tiếp đón thiếu nhi.

Một số cha mẹ không Công giáo tỏ ra rất ngạc nhiên và xúc động trước sự quan tâm và tình thương thể hiện đối với các em, và họ đã ghi danh cho con em họ tham dự trại năm tới nữa. Ba cậu bé không Công giáo đã yêu cầu tham gia học lớp giáo lý để trở thành người Công giáo. (Agenzia Fides 18-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thủ tướng Malaysia Najib gặp ĐTC Biển Đức XVI
Nguyễn Trọng Đa
09:19 18/07/2011
Thủ tướng Malaysia Najib gặp ĐTC Biển Đức XVI

KUALA LUMPUR – Chuyến thăm Tòa thánh Vatican của Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã được lên kế hoạch, trước khi các cuộc biểu tình đường phố làm rung chuyển thủ đô Malaysia cách đây hai tuần.

Cuộc gặp gỡ dự kiến với ĐTC Biển Đức XVI là chủ yếu để thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican.

Malaysia là một trong số 16 quốc gia trên thế giới không có quan hệ ngoại giao với Giáo hội Công giáo Roma.

Ngay cả các nước Hồi giáo như Indonesia, Iran, Iraq và Pakistan đã có các quan hệ ngoại giao với Vatican.

Nhưng đây không phải là cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Malaysia và người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Năm 2002, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã gặp ĐTC Gioan Phaolô II sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9 ở Mỹ, để bàn về mối quan hệ Hồi giáo-Kitô giáo.

Malaysia được xem như một tiếng nói của Hồi giáo ôn hòa, và ông Najib muốn xây dựng trên nền tảng của đất nước việc thúc đẩy quan hệ liên tôn, vốn vẫn còn là một thách thức cả ở trong nước và hải ngoại.

Tiến sĩ Thomas Philips, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Malaysia của Phật giáo, Kitô giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Lão giáo (MBCCBCHST), cho biết: "Thủ tướng luôn luôn đấu tranh cho chính nghĩa của Hồi giáo ôn hòa”.

"Điều này chắc chắn sẽ nâng cao vị thế của Malaysia trên thế giới rằng chúng ta là người ôn hòa và muốn cam kết với tất cả mọi người''.

Chính quyền ông hy vọng cuộc họp với ĐTC cũng sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng rằng chính phủ chăm sóc các Kitô hữu, chiếm khoảng 10% dân cư Malaysia, và giúp hàn gắn các mối quan hệ căng thẳng với cộng đồng Kitô hữu, đặc biệt là sau hàng loạt sự cố trong năm qua – kể cả các vụ đánh bom nhà thờ.

Các cuộc tấn công vào nơi thờ phượng đã được gây ra bởi một quyết định của tòa án tối cao, khi tòa án cho phép một tuần báo Công Giáo sử dụng từ ngữ Allah để mô tả Chúa trong bản dịch kinh thánh bằng tiếng Malay.

Nhưng có một điều không vui khi chính quyền quyết định hạn chế việc nhập khẩu sách kinh thánh bằng tiếng Malay, mà chính quyền lo rằng sẽ gây nhầm lẫn cho cộng đồng Hồi giáo đa số về việc cải đạo.

Tiến sĩ Thomas Philips nói: “Tôi không nghĩ rằng một chuyến thăm như thế sẽ tạo ra một tác động lớn, nhưng chuyến thăm chứng tỏ rằng thủ tướng Malaysia muốn công nhận và cam kết với các lãnh đạo Kitô giáo, và tiến tới mở rộng quan hệ ngoại giao, nó là một bước đi tích cực".

Fui Soong, Giám đốc điều hành của Trung tâm Cam kết Chiến lược, nói: “Tôi không nghĩ rằng một chuyến viếng thăm như thế là đủ để nói rằng tôi đang làm một cái gì đó về nó. Mọi người muốn nhìn thấy các hành động cụ thể''.

Nhiều Kitô hữu vẫn đang chờ đợi một câu trả lời dứt khoát từ tòa án phúc thẩm, rằng từ ngữ Allah không phải là từ ngữ được sử dụng độc quyền của cộng đồng Hồi giáo. (CNA 18-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
ĐHY Tổng trưởng Bộ Phụng tự kêu gọi giới Truyền thông phục vụ sự thất để cứu vạn xã hội
Linh Tiến Khải
10:14 18/07/2011
MADRID: Đức Hồng Y Antonio Canhizares, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã mạnh mẽ kêu gọi giới truyền thông can đảm phục vụ sự thật để cứu vãn xã hội khỏi cuộc khủng hoảng luân lý do chủ trương tương đối hóa gây ra.

Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu goi trên đây trong diễn văn kết thúc một khóa đào tạo truyền thông tại Đại Học công giáo Avila, bên Tây Ban Nha. Đức Hồng Y khẳng định rằng đối với con người, đạt tới sự thật là điều có thể và cần thiết. Chúng ta phải chú ý tới tình trạng xã hội, đang bị gẫy gập và đau khổ vì cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như luân lý. Đó là sự gẫy gập của cả nhân loại và nó liên quan tới chính vận mệnh của con người.

Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Phụng Tự ghi nhận rằng ngày nay các phương tiện truyền thông đang nhào nặn xã hội và đào tạo ra một kiểu người mới. Chúng có thể góp phần tạo ra một xã hội tự do hay một xã hội của các nô lệ, vì không phục vụ sư thật hay bị chế ngự bởi các quyền lực ý thức hệ, kinh tế và chính trị. Đức Hồng Y cho biết không dễ là nhà truyền thông trong một môi trường văn hóa bị ghi đậm dấu bởi khuynh hướng tương đối hóa và ém nhẹm sự thật. Ngày nay người ta không còn đánh giá cao chân lý nữa và coi chân lý là qúa khắt khe hay tín điều, nhưng thật ra chỉ với sự thật chúng ta mới có thể đi đến chỗ hiệp thông giữa con người với nhau. Giới truyền thông và xã hội có bổn phận đào tạo con người trở thành nhân bản đích thực cũng như có bổn phận bảo vệ sự sống con người từ khi thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, và dấn thân bênh vực gia đình. Mỗi khi các phương tiện truyền thông tấn kích gia đình, là chúng đả thương sự thật. Chỉ trên nền tảng gia đình sự thật về con người mới đứng vững, và điều này đưa tới một khía cạnh hết sức cụ thể, như các lệch lạc thực sự trong lãnh vực tính dục chống lại chính con người (ACI 17-7-2011)
 
Tuyên bố của Tòa Thánh về vụ tấn phong Giám mục ở Sán Đầu (Trung Quốc)
Tiền Hô
04:36 18/07/2011
Tuyên bố của Tòa Thánh Về việc tấn phong Giám mục tại Giáo phận Sán Đầu
(Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đại lục)

Sự minh định sau đây được ban ra liên quan đến việc tấn phong giám mục cho Linh mục Giuse Hoàng Bỉnh Chương (Huang Bingzhang), diễn ra hôm Thứ Năm, ngày 14 Tháng Bảy.

l) Linh mục Giuse Hoàng Bỉnh Chương đã được tấn phong mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, do đó là bất hợp thức, phải gánh chịu các hình phạt được quy định bởi điều 1382 của Giáo Luật. Vì vậy, Tòa Thánh không công nhận người đó là Giám mục Giáo phận Sán Đầu, và người đó không có thẩm quyền cai quản cộng đồng người Công Giáo của giáo phận.

Linh mục Hoàng Bỉnh Chương đã được thông báo từ lâu rằng, Tòa Thánh không chấp thuận cha ấy làm một ứng viên Giám mục bởi vì Giáo phận Sán Đầu đang có một vị Giám mục hợp lệ rồi, Linh mục Hoàng cũng nhiều lần nhận được lời yêu cầu đừng chấp nhận chịu chức giám mục.

2) Từ các nguồn thông tin khác nhau, Tòa Thánh đã nhận thức được rằng một số các giám mục mà chính quyền dân sự đến tiếp xúc, đã bày tỏ ý không muốn tham dự vào vụ truyền chức bất hợp thức, thậm chí còn đưa ra các hình thức phản kháng, dù vậy các giám mục này vẫn bị ép buộc tham dự.

Sự phản kháng của họ đáng được xem là hành động có công trạng trước mặt Thiên Chúa và tạo nên sự cảm kích trên toàn thể Giáo Hội. Cũng vậy, sự cảm kích này cũng dành cho các linh mục, những người sống đời thánh hiến và những Kitô hữu đã bênh vực các mục tử của mình, hỗ trợ cho các ngài trong thời điểm khó khăn này bằng lời cầu nguyện và chia sẻ nỗi đau tinh thần.

3) Tòa Thánh khẳng định quyền của người Công giáo Trung Quốc để có thể hoạt động một cách tự do, theo lương tâm của họ và trung thành với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Đức Thánh Cha khi biết được biến cố này, một lần nữa ngài lấy làm tiếc về cung cách hành xử đối với Giáo Hội tại Trung Quốc và hy vọng rằng họ có thể vượt qua những khó khăn hiện nay càng sớm càng tốt.

Từ Vatican, ngày 16 Tháng Bảy 2011
 
Nạn Hạn Hán tại Somalie: Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi động viên hoàn vũ
Bùi Hữu Thư
05:11 18/07/2011
ROME, (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi một sự tăng cường động viên quốc tế để giúp Somalie và các nước vùng "Đầu Sừng" Phi Châu (Corne de l'Afrique), đang bị nạn hạn hán hoành hành.

Đức Thánh Cha nói trước khi đọc kinh Truyền Tin tại Castel Gandolfo Chúa Nhật vừa qua: "Tôi rất quan tâm theo dõi các tin tức đến từ Miền "Đầu Sừng" Phi Châu và nhất là từ Somalie, đang bị hoành hành bởi một nạn hạn hán khủng khiếp, và tại một vùng đã bị tiếp theo bởi những trận mưa lớn, đang gây nên những thảm họa nhân sự."

Ngài tiếp: "Đã có một con số người rất lớn không thể ước lượng được đang chạy trốn nạn đói kém khủng khiếp này để tìm thực phẩm và sự cứu trợ."

Đức Thánh Cha Benedict kết luận: " Theo nguyện ước của tôi, tôi kêu gọi một sự tăng cường việc động viên quốc tế để mọi người gửi ngay lập tức những cứu trợ cho những người anh chị em này đã bị thử thách quá nhiều, trong số này có nhiều trẻ em. Tôi hy vọng rằng những dân nước khốn khổ này có thể trông nhờ vào tình liên đới và những trợ giúp cụ thể của tất cả những ai có lòng thiện chí."

Để đáp ứng tâm tình tương thân tương ái của Đức Thánh Cha, Hội Đồng Giáo Hoàng "Cor Unum" đã dành ra 50.000 euros cho Somalie.

Theo các con số của Liên Hịệp Quốc, 11 triệu người hiện nay đang ở trong "một tình trạng bất an trầm trọng tại Miền 'Đầu Sừng Phi Châu, vì nạn hạn hán và các cuộc tranh chấp." Hàng ngày có trên một ngàn người Somalie đã đến trại tạm cư Dadaab đã đông nghẹt tại Kenya, cách Somalie khoảng 80 cây số. Tổng Thư Ký Liên HIệp Quốc Ban Ki-moon, đã triệu tập một buổi họp khẩn cấp và khuyến cáo các chính phủ đáp ứng lời kêu gọi cấp bách cứu trợ nhân sinh với ngân khoản 1.6 Tỉ Mỹ Kim để giúp đỡ hàng triệu người đang bị cùng khốn trong vùng.

Cơ Quan Bác Ái Quốc Tế Caritas internationalis nói đây là nạn hạn hán ghê gớm nhất trong 60 năm qua.
 
Top Stories
Aborto, pastorale e repressione: le sfide del “vescovo dei lebbrosi”
Asia-News
07:08 18/07/2011
Mons. Cosma Hoang Van Dat guida da tre anni la diocesi di Bac Ninh, distrutta dai bombardamenti americani e sotto il tallone dei comunisti dopo la fine della guerra. Il presule ha ridato fiducia alla popolazione e sta combattendo con coraggio le sfide che ha davanti.

Perth (AsiaNews) - Guardando questo vescovo dalla voce gentile, di statura piccola persino per gli standard vietnamiti, non si riesce a comprendere in pieno come sia la sua vita quotidiana a capo di una diocesi divisa fra le durissime politiche religiose dei comunisti e i bombardamenti americani durante la Guerra del Vietnam. Eppure, a tre anni dalla sua nomina, mons. Cosma Hoang Van Dat ha portato cambiamenti significativi nella vita del luogo che ha dato i natali a 12 dei martiri vietnamiti, uccisi per aver proclamato la loro fede in Cristo durante uno dei periodi più duri nella storia della Chiesa locale.

I cattolici della diocesi di Bac Ninh, a circa 30 chilometri a nord est da Hanoi, sono arrivati a 125mila. Un numero che sembra piccolo, paragonato agli 8 milioni di abitanti della regione, ma che rappresenta il quadruplo dei fedeli che vivevano qui alla presa del Nord da parte dei comunisti nel 1954. In quel periodo, concluso nel 1963, la diocesi aveva soltanto “un sacerdote e mezzo”: uno aveva il permesso di dire messa e celebrare i sacramenti, l’altro era un “sotterraneo”, costretto a operare nell’illegalità con il rischio di essere arrestato e incarcerato. Oggi i sacerdoti sono 57.

Dall’assenza totale di religiose, che guidarono l’esodo dei cattolici verso il Sud, oggi ci sono a Bac Ninh non meno di 300 suore: insegnano catechismo ai bambini e si prendono cura di coloro che risiedono nei 4 campi per lebbrosi della zona. La diocesi è riuscita a mandare 4 sacerdoti, 2 seminaristi e 3 suore a studiare in Europa.

Nonostante il suo enorme contributo, mons. Cosma Hoang Van Dat - che molti chiamano “il vescovo dei lebbrosi” - spiega chiaramente che il merito è tutto della Divina Provvidenza. Parlando con AsiaNews dopo aver celebrato messa nella parrocchia del Buon Pastore a Perth, in occasione di una sua visita in Australia, il presule spiega: “Non so certo come si guida una diocesi. Ho fatto soltanto attività pastorale, nella mia vita, e per la maggior parte del tempo con i lebbrosi. Faccio ora quello che deve essere fatto, ma non oltre”.

La visita è nata per assistere alla cerimonia di ordinazione di mons. Vincenzo Nguyen Van Long, primo vietnamita chiamato a guidare una diocesi australiana. Mons. Cosma Hoang, in qualità di Segretario generale della Conferenza episcopale vietnamita, ha rappresentato i suoi confratelli nell’episcopato.

Nonostante sia umile e semplice, il vescovo è anche in grado di dire le cose come stanno e affrontare con forza le situazioni scomode. Il 9 settembre 2008 ha guidato 39 sacerdoti e centinaia di fedeli a Thai Ha, per esprimere solidarietà ai padri redentoristi di Hanoi che rischiavano il sequestro dei beni. Il governo lo aveva minacciato di non farlo, pena la cancellazione della sua ordinazione episcopale che si sarebbe dovuta celebrare un mese dopo.

Arrivato sul luogo della protesta, mons. Hoang aveva detto: “Pregavo per voi da lontano. Oggi ho voluto portarvi la mia solidarietà di persona in questo luogo, dove da piccolo assistevo alla messa”. Una settimana prima era andato a Tam Dao per riconsacrare una chiesa, seqquestrata per 54 anni dai comunisti: come conseguenza, aveva subito una settimana di attacchi violenti da parte dei media statali.

Combattendo contro le restrizioni del governo e la censura dei burocrati, il prelato ha compiuto 251 visite pastorali in diverse zone di una diocesi che conta 24mila chilometri quadrati di estensione territoriale, dialogando con migliaia di fedeli. Il suo predecessore, divenuto poi il cardinale Pham Dinh Tung, era riuscito a farne solo 5 in 31 anni: arrestato dai comunisti, ha passato buona parte del suo episcopato in galera.

Colpita duramente durante la Guerra del Vietnam per la sua vicinanza con Hanoi, la diocesi ha visto l’80 % dei propri luoghi di culto distrutto dai bombardamenti. La priorità di mons. Hoang è stata quella di ricostruire questi luoghi: oggi, a Bac Ninh ci sono 336 punti in cui si può pregare. Il vescovo manda i suoi sacerdoti a visitarle tutte, per celebrare messa e i sacramenti.

Ma la Chiesa locale combatte anche contro l’aborto, nel Paese con il più alto tasso di interruzioni di gravidanza del mondo intero. Le suore di Bac Ninh, sostenute dal loro vescovo, forniscono un tetto e un aiuto finanziario a chi rimane incinta e provvedono all’adozione dei bambini non voluti.
 
Abortion, pastoral work and repression: the challenges of the ''bishop of the lepers''
Asia-News
07:35 18/07/2011
Bishop Cosmas Hoang Van Dat, has led, the Diocese of Bac Ninh for three years, destroyed by American bombing and under the heel of the Communists after the war. The bishop has given confidence to the population and is courageously fighting the challenges lying ahead.

Perth (AsiaNews) - Looking at this bishop, small in stature, even by Vietnamese standards, with a gentle voice, it is difficult to comprehend his daily life at the head of a diocese torn between the harsh religious policy of the Communists and the American bombing during the Vietnam War. Yet, three years after his appointment, Mgr. Cosmas Hoang Van Dat has brought significant changes to the life of the place that gave birth to 12 Vietnamese martyrs, killed for proclaiming their faith in Christ during one of the toughest periods in the history of the local Church.

About 125 thousand came to the Catholic Diocese of Bac Ninh, about 30 kilometers northeast of Hanoi. A number that seems small, compared to 8 million people in the region, but that is four times the number of faithful who lived here when the North was taken over by the Communists in 1954. At that time, concluded in 1963, the diocese had only "a priest and a half": one was allowed to say Mass and celebrate the sacraments, the other was an "underground" priest, forced to work illegally at the risk of be arrested and imprisoned. Today there are 57priests.

From the total absence of religious, who led the exodus of Catholics to the South, there are now no less than 300 nuns in Bac Ninh who teach catechism to children and take care of those resident in the 4 camps for lepers in the area. The diocese has been able to send 4 priests, 2 seminarians and 3 nuns to study in Europe.

Despite his enormous contribution, Mgr. Cosmas Hoang Van Dat - whom many call "the bishop of the lepers" - makes clear that it is all down to Divine Providence. Speaking to AsiaNews, after celebrating Mass in the parish of the Good Shepherd in Perth, on the occasion of his visit to Australia, the prelate explained: "I do not know how to lead a diocese. I have only ever done pastoral work in my life, and for most part with lepers. I do what must be done, no more. "

He came to witness the ordination of Mgr. Vincent Van Long Nguyen, the first Vietnamese called to lead an Australian diocese. Mgr Cosma Hoang, as Secretary General of the Vietnamese bishops' conference, represented his brothers in the episcopate.

Although humble and simple, the bishop is also able to tell it like it is and forcefully deal with uncomfortable situations. On September 9, 2008 he led 39 priests and hundreds of faithful of Thai Ha, to show solidarity with Hanoi Redemptorist Fathers who risked seizure of their goods. The government had threatened him not to do so, on pain of the cancellation of his episcopal ordination that was to have been celebrated a month later.

Arriving at the place of protest, Mgr. Hoang said: "I prayed for you from afar. Today I wanted to bring my sympathy in person to this place, where as a child I attended mass. " A week before he went to Tam Dao to re-consecrate a church sequestered for 54 years by the Communists: As a result, he suffered a week of violent attacks from state media.

Fighting against government restrictions and censorship of the bureaucrats, the bishop has made 251 pastoral visits in different areas of a diocese which covers 24 thousand square kilometers, communicating with thousands of faithful. His predecessor, who later became Cardinal Pham Dinh Tung, was only able to make 5 in 31 years and arrested by the Communists, spent much of his episcopate in jail.

Hit hard during the Vietnam War because of its proximity to Hanoi, the diocese has seen 80% of its places of worship destroyed by bombing. The priority of Mgr. Hoang was to reconstruct these places. Today, in Bac Ninh there are 336 places of prayer. The bishop sends his priests to visit them all, to celebrate Mass and the sacraments.

But the local church also fights against abortion in a country with the highest rate of pregnancy loss throughout the world. The Sisters of Bac Ninh, supported by their bishop, provide shelter and financial assistance to those who become pregnant and ensure the adoption of unwanted children.
 
Les rédemptoristes de l’Asie orientale protestent contre l’interdiction de quitter le pays signifiée au supérieur provincial du Vietnam
Eglises d'Asie, 18 juillet 2011
08:53 18/07/2011
Eglises d'Asie, 18 juillet 2011 - Les supérieurs provinciaux rédemptoristes pour la région de l’Asie orientale et de l’Australie, dans une lettre commune, ont exprimé aux ambassades du Vietnam de leurs pays respectifs leur vive protestation face à l’interdiction faite au supérieur provincial du Vietnam de venir participer à une réunion générale de la congrégation qui s’est tenue à Singapour, du 11 aux 14 juillet 2011 (1).

Le P. Vincent Pham Trung Thanh, supérieur de la province rédemptoriste du Vietnam, s’apprêtait en effet à se rendre à cette assemblée générale, le 10 juillet dernier, lorsqu’il a été informé par la police de Saigon, à l’aéroport de Tân Son Nhât, qu’il lui était interdit de quitter le pays. Les policiers n’ont donné aucune explication à cette interdiction, se contentant d’établir un procès-verbal dans lequel ils se référaient à un arrêté gouvernemental (136/2007/ND-CP) et affirmaient que le nom du religieux était sur la liste des personnes auxquelles il était interdit de quitter le pays.

Deux jours après l’incident, la congrégation des rédemptoristes du Vietnam faisait paraître un communiqué de presse déclarant que la mesure prise contre le provincial était illégale et violait le droit des personnes à la liberté religieuse. Le communiqué démontrait en particulier que, selon l’arrêté invoqué par les agents de la Sécurité, seules certaines instances gouvernementales étaient autorisées à émettre des interdictions de sortie de territoire et que celles-ci devaient être notifiées par écrit aux intéressés. Or, le religieux n’avait jamais été informé officiellement d’une telle interdiction (2).

Dans la lettre envoyée aux autorités vietnamiennes, les supérieurs provinciaux rédemptoristes de la région d’Asie orientale ont rapporté les faits décrits dans le communiqué de presse ainsi que les arguments prouvant que la mesure était contraire aux droits de l’homme et violait le droit à la liberté religieuse. Les supérieurs provinciaux, qui dénoncent vigoureusement cette intervention injuste à l’égard de leur confrère, déclarent espérer que les rédemptoristes au Vietnam, particulièrement leur supérieur provincial, ne subiront plus à l’avenir ce type de persécutions.

(1) Le texte de la lettre a été mis en ligne sur VietCatholic News, le 15 juillet 2011. http://vietcatholic.net/News/Html/91457.htm
(2) Voir la dépêche EDA du 13 juillet 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/la-securite-publique-interdit-au-superieur-provincial-des-redemptoristes-au-vietnam-de-voyager-hors-du-pays/view

(Source: Eglises d'Asie, 18 juillet 2011)
 
Letter of Protest
Rev. Pham Trung Thanh
22:47 18/07/2011
THE REDEMPTORIST PROVINCE OF VIETNAM

38 Ky Dong St- Third District, Ho Chi Minh City, Vietnam

July 15, 2011

LETTER OF PROTEST

Re: Protesting violations of the law by Ho Chi Minh City police in the suspension of citizen's rights to leave the country.

To: State officials at all levels of The Socialist Republic of Vietnam

My name is Rev. Pham Trung Thanh- the Provincial Superior of the Redemptorist Province of Vietnam, at 38 Ky Dong St, 3rd district, HCM city

Respectfully presenting my case as follows:

1/ On two separate occasions on 12/28/2010 and 07/10/2011 respectively, port police at Tan Son Nhat airport had prevented me (Pham Trung Thanh) from leaving the country for the USA (12/28/2010) and Singapore (07/10/2011) to fulfil my duty as Provincial Superior of my Redemptorist Province of Vietnam.

The concern is that the police officers had neither been able to present any written notice (as required by law) nor to provide any lawful explanations for their action. On both occasions their reports only attributed the suspension to the request of Ho Chi Minh city police.

2/ Based on

(i) Article 68 of the Constitution which states "Citizens are entitled to freedom of... departure for and return from foreign countries in accordance with the law". This happens to be the civil rights the State of Vietnam had solemnly signed to commit in Article 50 of the Constitution “In the Socialist Republic of Vietnam, human rights in all aspects, political, civic, economic, cultural and social are respected"

(ii) Article 48 of the Civil Code providing that "Individuals shall have the right to freedom of travel or of residence. Rights to freedom of travel or of residence may be restricted only by decision of a competent state agency and in accordance with the order and procedure specified by law".

(iii) and Articles 21, 22, Decree No. 136/2007/ND-CP dated 8/17/2007 by the State regarding re-entry or exit of Vietnam's citizens, provisions on persons not yet permitted to leave the country. According to this, I do not fit in the category of individuals who are yet to be granted permission to exit. Supposedly if something was done for security reasons, the Minister of Public Security is to decide, but cannot be at Ho Chi Minh city police’s request.

I - Pham Trung Thanh- by this written document hereby officially protest violations of laws by Ho Chi Minh City police in suspending my exit in this case

3) While I don't think this is the policy of the State of Vietnam, I hope all violations of the same kind as this particular case -have to be handled and stopped.

Respectfully yours,

Pham Trung Thanh

(Signed and sealed)

Translated from Vietnamese by VietCatholic News Agency

Orginal document: http://vietcatholic.net/News/Html/91517.htm
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bắc Ninh: Những thách đố dành cho vị Giám Mục của người cùi
Asia-News (Emily Nguyễn dịch)
11:47 18/07/2011
Bản tiếng Ý: Aborto, pastorale e repressione: le sfide del “vescovo dei lebbrosi”

Luôn đeo trên ngực một cây thánh giá lớn bằng gỗ do chính những người phong cùi làm ra, ngài hiện đang lãnh đạo một giáo phận với 4 trại phong rộng lớn sau khi đã sống với người cùi được 16 năm.

Đức Cha Cosma cử hành thánh lễ cho một giáo xứ Úc tại Lockridge
Đức Cha Cosma với bệnh nhân phong
Thoạt nhìn vị giám mục nói năng từ tốn, vóc dáng nhỏ nhắn thậm chí theo tiêu chuẩn Việt Nam, người ta không thể tự hỏi sinh hoạt hàng ngày của ngài ra sao trong tư cách người đứng đầu của một giáo phận đã từng phải chống chọi với cả chính sách tôn giáo theo đường lối cứng rắn của những người cộng sản lẫn các cuộc oanh tạc của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, ba năm sau khi ngài được bổ nhiệm về đây, thực sự đã có những thay đổi đáng kể trong đời sống của giáo phận, quê hương của 12 vị tử đạo Việt Nam đã hy sinh mạng sống mình cho việc rao giảng đức tin Kitô giáo vào một trong các thời điểm khó khăn nhất của lịch sử Giáo Hội.

Số tín hữu trong giáo phận Bắc Ninh, nằm khoảng ba mươi cây số về phía Đông Bắc của Hà Nội, đã đạt tới mức 125 ngàn. Một con số tuy khiêm tốn so với dân số 8 triệu người trong khu vực, nhưng đã tăng gấp bốn lần so với dân số giáo phận tại thời điểm cộng sản tiếp quản miền Bắc vào năm 1954.

Trong toàn bộ thời gian từ năm 1954 đến 1963, giáo phận chỉ có 1.5 linh mục (một linh mục được phép dâng Thánh Lễ và cử hành các phép bí tích trong khi vị kia là một linh mục "hầm trú" chỉ được hoạt động mục vụ với nguy cơ không biết lúc nào sẽ bị bắt và bỏ tù). Ngày nay, số lượng các linh mục trong giáo phận đã gia tăng đến con số 57 người.

Từ hầu như không còn ai sau cuộc di cư vĩ đại năm 1954 của người Công giáo vào trong miền Nam, hiện nay đã có 300 nữ tu đang giảng dạy giáo lý cho trẻ em và chăm sóc dân chúng trong bốn trại phong cùi tại Bắc Ninh.

Giáo phận cũng đã gửi được 4 linh mục, 2 chủng sinh, và 3 nữ tu để theo học và nghiên cứu ở châu Âu.

Mặc dù có những dấu hiệu thành công tỏ tường, Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, vị "giám mục của người cùi" (như nhiều người vẫn gọi ngài), thường phủ nhận, cho rằng cải thiện của giáo phận là nhờ ơn Chúa Quan Phòng.

"Tôi đâu có biết cách lãnh đạo một giáo phận. Tôi chỉ có kinh nghiệm làm việc với những người phong cùi từ các hoạt động mục vụ trong nhiều thập niên mà thôi. Tôi chỉ làm những gì thấy là cần thiết phải thực hiện", vị giám mục nói lưu loát tiếng Anh đã phát biểu một cách khiêm tốn như thế với Asia-News, sau khi dângThánh Lễ tại giáo xứ Chúa Chiên Lành (Good Shepherd) ở Lockridge, Perth, Úc Đại Lợi, vào ngày 11 tháng 7 vừa qua, trong chuyến viếng thăm gần đây của ngài tại Úc. Với tư cách là tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngài đã được chỉ định để đại diện cho các Giám mục Việt Nam trong buổi lễ tấn phong Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, vị giám mục Việt Nam đầu tiên tại Úc.

Giản dị, khiêm nhường, cởi mở đối với Thiên Chúa, Giáo Hội và với những người phong cùi là những nét đặc trưng mô tả Đức Cha Cosma Hoàng (Văn Đạt). Tuy nhiên, ngài cũng là một giám mục trực tính. Vào ngày 9/9/2008, dù lễ tấn phong giám mục của ngài dự tính sẽ được tiến hành sau đó một tháng có thể bị nhà nước gây khó khăn hay thậm chí không thể diễn ra, ngài vẫn quyết dẫn 39 linh mục và hàng trăm giáo dân tới xứ Thái Hà để bày tỏ sự ủng hộ của mình với Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội. Khi vừa đến nơi, ngài bảo họ: "Tôi đã cầu nguyện cho anh em từ tuốt ngoài ấy, và hôm nay tôi muốn được ở đây với anh em, ở nơi mà tôi mỗi lần được đi lễ là vui như một đứa trẻ được đi ăn cỗ, để bày tỏ tình liên đới của tôi với anh em". Một tuần trước đó ngài đã đến Tam Đảo để dâng lễ thánh hiến một nhà thờ đã bị nhà nước cộng sản lấy mất trong suốt 54 năm. Kết quả là, ngài trở thành tâm điểm trong trận bão của truyền thông nhà nước trong suốt mấy tuần lễ.

Mặc dù còn nhiều hạn chế của chính quyền địa phương, vị giám mục ấy đã thực hiện được 251 cuộc thăm viếng mục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận trải rộng suốt vùng trung du rộng lớn khoảng 24 ngàn cây số vuông. Ngài tự tay chăm sóc những sinh hoạt tôn giáo của hơn 125 ngàn tín hữu, hơn hẳn người tiền nhiệm kém may mắn của mình là Đức Hồng Y Phạm Đình Tùng lúc đó chỉ có thể thực hiện được 5 chuyến thăm viếng do hầu như bị quản thúc tại Tòa Giám Mục trong hầu hết 31 năm tại chức giám mục của ngài.

Trong chiến tranh Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những cuộc oanh tạc do vị trí quá gần với thủ đô Hà Nội. Số phận của Giáo Hội vào thời điểm đó thật ảm đạm với 80% các nhà thờ bị phá hủy hoặc bị hư hại, dân chúng bị phân tán, và hầu hết các linh mục bị bỏ tù (trong số đó có những linh mục hiện đang làm việc trong toà giám mục Bắc Ninh, một người đã đi tù 15 năm, người khác bị 12 năm, một người bị 10 năm và một người bị 4 năm). Một số cộng đoàn không có một nơi để thờ phượng hay cầu nguyện, đã sử dụng những chòi trữ thóc làm nơi tụ tập để cầu nguyện hoặc đọc Kinh Thánh cho nhau nghe.

Ưu tiên hàng đầu của vị giám mục là phải xây dựng lại các địa điểm thờ phượng. Giáo phận hiện có 336 điểm truyền giáo (200 người trong số này đã có nhà thờ hoặc nhà nguyện, phần còn lại chỉ có ngôi nhà tạm cho việc thờ phượng). Mỗi tuần, 57 linh mục và đức giám mục phải chia nhau vượt hàng trăm cây số qua các con dốc, đường xá lầy lội và các khu rừng rậm để cử hành Thánh Lễ và các phép bí tích. Những nỗ lực to lớn này đã cho phép người Công Giáo được tham dự Thánh Lễ và chịu các phép bí tích thường xuyên hơn.

Điều đáng chú ý là tại Việt Nam, nơi có tỷ lệ phá thai cao nhất trên thế giới, việc phá thai được thấy như là một biện pháp được chính quyền áp dụng cho công tác kế hoạch hóa gia đình. Vì càng ngày càng có nhiều phụ nữ tìm kiếm giải pháp này để nhanh chóng giải quyết việc riêng, Giáo Hội hiện đang phải đối mặt với một trận chiến thật khó khăn để chiến đấu chống lại xu hướng ủng hộ quyền chọn lựa (phá thai). Các giáo chức trong Giáo Hội thừa nhận các linh mục Công Giáo có khi cũng cảm thấy mệt mỏi trong những nỗ lực phò sinh (chống phá thai) của họ. Thế nhưng hy vọng chưa bao giờ bị dập tắt trong giáo phận Bắc Ninh. Để thực hiện nhiệm vụ này, các nữ tu trong giáo phận đã nhận cưu mang những phụ nữ nghèo để cung cấp nơi cư trú và hỗ trợ tài chính cho họ cho đến khi sinh con. Họ thậm chí còn đi xa hơn một bước là nhận nuôi những trẻ cha mẹ quá nghèo không thể tiếp tục nuôi dưỡng và giáo dục con mình.

Bắc Ninh, được thế giới biết đến như một trong những cái nôi của các nền văn minh Việt Nam, nơi những khúc hát Quan Họ đã được ra đời và yêu thích bởi nhiều người, đã không hổ danh là nơi có những tài năng địa phương hàng năm vẫn múa các điệu múa truyền thống vào tháng Năm hoặc "Tháng Hoa ", như người Công Giáo Việt Nam vẫn thường gọi thế. Tính cách đặc biệt này, nét độc đáo của Bắc Ninh, là một cống hiến đặc biệt dành cho Đức Mẹ. Màn này có các cô gái trẻ trong các điệu múa theo nghi lễ dâng hoa trong mỗi nhà thờ vào suốt tháng Năm trên toàn giáo phận. Nhiều người trong số các cô bé không phải người Công giáo, ban đầu gia nhập vì tình yêu dành cho nghệ thuật biểu diễn, sau đó là để tìm hiểu về Giáo Hội và giáo lý.

Dưới sự lãnh đạo của Đức Giám Mục Cosma Hoàng, giáo phận Bắc Ninh từ một nơi mà dân số người ngoại giáo vẫn chiếm ưu thế, hiện đang phát triển từ từ nhưng vững chắc. Một số linh mục đã được gởi đến các vùng sâu vùng xa với mục đích tiếp cận với những người chưa biết Chúa. Cha Giu se Nguyễn Văn Tĩnh là một trong những người được chọn lựa cho công tác này. Ngay sau khi thụ phong linh mục vào ngày 16 tháng 4 năm nay, cha đã đến vùng cực bắc của Ngân Sơn với một nhiệm vụ là chăm sóc mục vụ cho một giáo xứ với 33 người với hầu như không có gì: không nhà thờ, không cung thánh, cũng chẳng cả hội đồng giáo xứ. Tuy nhiên ngài lại được lòng biết ơn của đàn chiên.

Như phương châm của ngài gợi ý, Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt đã cống hiến cả đời mình cho những gì với ngài là quan trọng nhất: tình yêu và cuộc sống.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kháng thư của cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành
16:39 18/07/2011
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chung Quanh Những Tín Điều Và Tín Lý Về Ðức Maria
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
13:50 18/07/2011
Chung Quanh Những Tín ÐIều Và Tín Lý Về ÐỨc Maria

Những người “không thích” giáo hội Công Giáo thường hay viện cớ này hay lẽ khác để làm hậu thuẫn cho những chỉ trích của họ. Có người “phê bình” giáo hội về đường hướng chính trị, người khác “chỉ trích” giáo hội về hệ thống tổ chức, người khác nữa có thể “kết án” giáo hội về một hay nhiều giáo huấn mà xét ra “đụng chạm” đến lối sống của họ. Thí dụ như người đã từng li dị, tái hôn nhiều lần thì không thể nào “ưa” giáo hội về các giáo huấn luân lý. Những người này, dù sao giáo hội vẫn tương đối có thể nghiêm chỉnh “đối thoại” với họ.

Nhưng còn một nhóm người khác, những người tự xưng là Kitô hữu (Christians) mà người Công Giáo gọi họ là Tin Lành (Protestants), nhưng hình như họ chỉ có một mục đích chính là triệt hạ giáo hội Công Giáo. Họ dùng đủ mọi cách, nhất là các phương tiện truyền thông, để làm giảm uy tín của giáo hội. Sự tấn công của họ nhằm vào GHCG có tính cách trường kỳ, hết thời này đến thời khác, hết thế hệ này qua thế hệ khác. Họ dùng Kinh Thánh, dùng Truyền Thống, dùng những dữ kiện lịch sử - thường là đã bị bóp méo hoặc không thể kiểm chứng - để tấn công giáo hội. Ðối với họ, giáo hội phải “đối thoại” trong mức độ và phương thế phù hợp trước những tấn công đó. Những người này thuộc nhiều giáo phái khác nhau, nhưng đa số thuộc về nhóm mà người ta có thể gọi thành một tên chung là Fundamentalists tạm dịch là “Tin Lành cực đoan” hay “Tin Lành quá khích.”

Một trong những giáo huấn của GHCG thường xuyên bị các nhóm Tin Lành qúa khích (TLQK) dùng để tấn công giáo hội là các tín điều và tín lý về Ðức Mẹ. Chúng ta thử xét qua những tín điều và tín lý đó để xem họ đã dùng phương thế nào để tấn công giáo hội đồng thời duyệt qua những giáo huấn chân chính của giáo hội về các vấn đề này.

TÍN ÐIỀU VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Người TLQK luận rằng Ðức Mẹ chỉ là loài thụ tạo, như tất cả những thụ tạo khác, mà tất cả loài người đều vướng tội (all have sinned. Rome 3:23); hơn nữa chính Ðức Mẹ đã xưng “linh hồn tôi vui sướng trong Thiên Chúa Ðấng Cứu Ðộ tôi” (Lk 1:47); chỉ có những kẻ có tội mới cần Ðấng Cứu Rỗi; như vậy Ðức Mẹ phải là kẻ có tội và không thể “vô nhiễm nguyên tội được.”

Giải thích cho phần thứ hai trước, giáo hội dạy rằng chính Ðức Mẹ cũng cần có Ðấng Cứu Ðộ. Cũng như tất cả con cháu của Adam và Eve, trong bản tính, Mẹ cũng phải chịu sự cần thiết của việc nhiễm nguyên tội. Nhưng bằng một sự can thiệp đặc biệt của Chúa, xảy ra ngay tại giây phút Mẹ được thành thai, Mẹ đã được bảo toàn khỏi sự vương nhiễm của nguyên tội và những hậu qủa của tội đó. Như vậy chính Mẹ đã được cứu chuộc bởi hồng ân của Ðức Kitô, nhưng bằng một cách đặc biệt, bằng sự hưởng trước (anticipation). Vì vậy tín điều vô nhiễm nguyên tội đã không đi ngược lại với phúc âm của thánh Luca, (Lk 1:47.)

Về thư thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Roma, “mọi người đều phạm tội” (Romans 3:23); người TLQK cho rằng điều này có nghĩa nhiều hơn việc vương tội nguyên tổ, nhưng còn là tội mà tất cả mọi người thực sự mắc phải. Họ kết luận rằng Ðức Mẹ cũng nhất định đã phạm tội trong cuộc đời của Mẹ và như vậy đi ngược lại với việc vô nhiễm nguyên tội. Không hẳn như vậy, một đứa trẻ trước tuổi biết suy nghĩ chín chắn, theo định nghĩa, không thể phạm tội, vì để thành tội, người ta phải có khả năng suy luận, khả năng tự quyết định phạm tội.

Thư của thánh Phaolô có thể mang một trong hai ý nghĩa: Thứ nhất, không nói đến tuyệt đối tất cả mọi người, nhưng chỉ là đại đa số nhân loại; ngoại trừ những trẻ con và các trường hợp đặc biệt như Ðức Mẹ. Nếu không, thứ hai, đoạn thơ chỉ mang ý nghĩa tất cả mọi người đều phạm tội nguyên tổ mà thôi, kể cả trẻ thơ và Ðức Mẹ. Nhưng Mẹ đã được ơn đặc biệt không vương tội ấy như đã nói ở trên.

Những người TLQK còn trưng câu kế, theo lời của Ðức Mẹ: “Người đã đoái thương đến nữ tỳ hèn mọn - lowly servant - của Ngài.” (Lk 1:48); nếu Mẹ tự nhận là “hèn mọn” thì phải chăng chính Mẹ cũng đã phạm tội? Không phải, vì tội không phải chỉ là động lực duy nhất cho sự “hèn mọn”; đối với Chúa, mọi loài thụ tạo, dù có hoàn hảo đến đâu chăng nữa, đều hèn mọn.

Tín điều Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội đã được ÐGH Piô IX công bố năm 1854, không phải là một “phát minh” của giáo hội, cũng không phải vì người ta đã nghi ngờ về tín lý này, nhưng là để mọi người biết tôn sùng Ðức Mẹ nhiều hơn.

TÍN ÐIỀU HỒN XÁC LÊN TRỜI

Người Tin Lành qúa khích nói rằng chẳng có đoạn Kinh Thánh nào nói về Ðức Mẹ hồn xác lên trời cả. Họ còn nói thêm, người công giáo cho rằng Ðức Mẹ đã không chết! Nhưng họ đã lầm, vì giáo huấn Công Giáo đã dạy, hay ít nhất ngầm dạy, rằng Ðức Mẹ đã chết. Năm 1950, ÐGH Piô XII công bố Ðức Maria, “sau khi đã hoàn tất cuộc đời của Mẹ trên cõi thế đã được đưa cả xác và hồn vào vinh quang nước Trời.” Nói cách khác, xác của Mẹ đã không bị hư đi và không còn ở trong mồ nữa.

Cũng cần phân biệt giữa sự “thăng thiên” của Chúa Kitô và sự “hồn xác lên trời” của Ðức Mẹ. Ðức Kitô đã tự mình (ascended) lên trời, còn Ðức Mẹ được đưa (assumed) lên trời bằng quyền năng của Chúa.

Thực sự Kinh Thánh đã không trực tiếp nói đến việc Ðức Mẹ hồn xác lên trời, nhưng việc xác người đã qua đời được đưa về trời trước ngày Chúa giáng lâm lần thứ hai đã không bị loại trừ trong thư thứ nhất của thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Côrintô (I Corinthians 15:23) “Nhưng ai theo thứ tự nấy, trước tiên là Ðức Kitô, rồi đến những kẻ thuộc về Ngài trong ngày giáng lâm.” Phúc âm của thánh Matthew còn nói rõ hơn (27:52-53): “Mồ mả mở tung ra và xác của nhiều thánh đã yên nghỉ được sống lại. Họ ra khỏi mồ, sau khi Ngài sống lại, mà vào thành thánh và đã hiện ra cho nhiều người.”

Một nhận xét thông thường khác, các tín hữu thuở ban đầu của giáo hội luôn luôn gìn giữ những di thể của các thánh, nhất là những vị tử đạo hoặc nổi tiếng, kể từ thánh Phêrô trở xuống, nhưng không ai nhắc đến chuyện có người hay có nơi còn giữ được xương của Ðức Mẹ! Vì Ðức Mẹ đã hồn xác về trời.

ÐGH Piô XII dạy rằng việc Ðức Mẹ hồn xác lên trời thực sự là hậu qủa của sự vô nhiễm nguyên tội. “Hai ơn đặc biệt này ban cho Mẹ Thiên Chúa đứng riêng trong ánh sáng huy hoàng nhất tại lúc khởi đầu và khi kết thúc cuộc lữ hành của Mẹ.”

Nhưng người TLQK vẫn muốn vặn thêm, họ hỏi rằng nếu Ðức Maria vô nhiễm nguyên tội, và nếu cái chết là hậu qủa của sự tội thì tại sao Bà phải chết? Thưa rằng mặc dù Ðức Mẹ hoàn toàn vô tội và chẳng bao giờ phạm điều lầm lỗi nào, nhưng Mẹ vẫn chấp nhận cái chết để được hợp nhất với Ðức Kitô. Nên nhớ rằng chính Chúa Kitô cũng có thể không phải chết mà không ảnh huởng gì đến chương trình cứu chuộc của Ngài, chỉ cần Ngài “muốn” là mọi việc đều hoàn tất. Nhưng Ngài đã CHỌN cái chết. Ðức Maria đã tự hợp nhất với công việc của Chúa Kitô, cả cuộc đời của Mẹ là một sự hợp tác với chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, qua lời “Xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài” (Lk 1:38). Thực ra sự hợp tác này đã bắt đầu từ khởi thủy của cuộc đời Mẹ.

Ðức Mẹ chấp nhận cái chết như Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết, Mẹ cũng đau khổ (Lk 2:35) để hợp nhất với sự đau khổ của Chúa Giêsu. Trong sự hợp nhất đó, Mẹ cũng chia sẻ với vinh quang của Ngài, chia sẻ với sự phục sinh của Ngài qua việc được cất lên trời cả hồn lẫn xác, cùng một cách như những người lành được lên trời trong ngày sau hết.

TÍN ÐIỀU MẸ THIÊN CHÚA

Người Tin Lành qúa khích đặt câu hỏi rằng họ thường nghe người Công Giáo gọi Ðức Trinh Nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, làm sao Thiên Chúa lại có mẹ được? Như vậy có nghĩa Ðức Maria già hơn Thiên Chúa sao? Khi nghe câu hỏi như vậy, người Công Giáo có thể phì cười, nhưng xem ra họ rất nghiêm chỉnh trong câu hỏi. Tuy nhiên, chưa hẳn họ sẽ đương nhiên chấp nhận Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa mặc dù người Công Giáo đã cho họ câu trả lời thỏa đáng.

Mục tiêu chính trong sự đối kháng của họ là câu “Mẹ Thiên Chúa” (hay Ðấng cưu mang Thiên Chúa, Theotokos), họ cho rằng nói như thế là đưa Ðức Maria lên qúa cao! Vì vậy họ rất dễ lọt vào tà thuyết của Nestorius. Ông này cho rằng sự kết hợp giữa hai bản tính của Ðức Kitô chỉ là sự kết hợp luân lý của hai ngôi vị khác biệt, Ngôi Hai Thiên Chúa và con người Giêsu. Người TLQK cho rằng Ðức Mẹ chỉ là mẹ của Ðức Kitô trong nhân tính của Ngài mà thôi chứ không phải là mẹ của cả thiên tính của Ngài.

Ðiều này không đúng, thử hỏi có phải các bà mẹ của những người này chỉ là mẹ của nhân tính của họ mà thôi chăng? Thưa không, vì các bà đã là mẹ của họ cách toàn diện, những con người đã được thụ thai và sinh ra đời. Con người nào đã được sinh ra bởi Ðức Maria? Đó là một Ngôi Vị thánh chứ không phải là một con người tầm thường ở dương thế - nhưng Ngôi Vị thánh đó nhận lấy bản tính loài người.- Ðấng sinh bởi Ðức Maria “sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lk 1:35). Họ không biết rằng sự kết hợp giữa hai bản tính của Ðức Kitô là sự kết hợp bản thể (hypostasis). Thực ra, đa số trong họ đã không biết hết ý nghĩa của chữ này.

MARIA ÐẤNG TRUNG GIAN

Người Tin Lành qúa khích cho rằng người Công Giáo đã xếp Ðức Maria ngang hàng với Ðức Kitô khi gọi Ngài là Ðấng Trung Gian (Mediatrix) của mọi ơn thánh, vì chỉ có Ðức Kitô là Ðấng trung gian duy nhất giữa con người và Thiên Chúa.

Khi giải thích về câu “Tôi muốn nói rằng Thiên Chúa, trong Ðức Kitô, đã hoà giải thế gian với chính mình, không còn buộc tội của họ, và trao cho chúng ta sứ mạng loan báo ơn giảng hòa.” (II Côrintô 5:19), thánh Thomas Aquinas (Tôma Aquinô) đã viết rằng: “Chỉ một mình Ðức Kitô là Ðấng trung gian hoàn hảo nhất giữa Thiên Chúa và con người, qua cái chết của Ngài, Ngài đã giải hòa nhân loại với Thiên Chúa... Tuy nhiên, không có gì ngăn trở trong việc một số người khác cũng được gọi là đấng trung gian, trong một vài trường hợp, giữa Thiên Chúa và con người, một khi họ hợp tác trong việc kết hiệp con người và Thiên Chúa trong cách chỉnh đốn hay mục vụ.” (1) Chính chúng ta cũng có thể là người “trung gian” khi chúng ta cầu nguyện cùng Chúa cho người khác, điều mà chính những người TLQK cũng thường làm. Ðiều này không đi ngược với việc Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian hoàn hảo nhất, vì tất cả những nỗ lực của chúng ta đều hoàn toàn tùy thuộc vào Ngài.

Ðức Maria chia sẻ sự trung gian của Chúa Kitô. Vị thế của Mẹ trong việc trung gian có thể giải thích trong hai ý nghĩa: Thứ nhất, Mẹ đã trao cho thế gian Ðấng Cứu Thế, nguồn mạch của mọi ơn sủng, trong ý nghĩa này Mẹ đã là máng chuyển mọi ơn thiêng. Thứ hai, Ðức Maria là Ðấng Trung Gian của mọi ơn sủng qua lời bầu cử của Mẹ trên thiên đàng. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận rằng chúng ta có bổn phận phải cầu xin mọi ơn Chúa qua Mẹ hoặc lời cầu bầu của Mẹ tự bản chất cần thiết cho mọi ơn sủng. Nhưng qua Thánh ý của Chúa, không ai được ơn sủng, nếu không có sự hợp tác của Mẹ. Các nhà thần học dùng Phúc Âm thánh Gioan, “Này là con Mẹ, này là Mẹ con” (Jn. 19:26), theo đó, thánh Gioan đại diện cho cả nhân loại, thì Mẹ là Mẹ thiêng liêng của cả thế gian.

ÐỨC MARIA TRỌN ÐỜI ÐỒNG TRINH

Đa số người Tin Lành chỉ tin rằng Ðức Maria đồng trinh đến khi sinh Ðức Giêsu, sau đó Bà có thêm con với thánh Giuse. Họ viện dẫn những đoạn Kinh Thánh như Mt. 12:46; Mk. 6:3; Jn. 7:5; Acts 1:14; và I Cor. 9:5.

Trước tiên, người ta cần ghi nhận rằng tiếng “anh em” có ý nghĩa rất rộng trong Kinh Thánh. Không phải chỉ là anh em ruột, anh em cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ. Tiếng “chị em” và “đồng bào” (brethren) cũng vậy. Ông Lot được diễn tả là “anh em” của ông Abraham (Gen. 14:14), nhưng thực ra ông là cháu của ông Abraham (Gen. 11:26-28). Ông Jacob đã có lần được gọi là “anh em” của ông Laban, nhưng ông Laban thực sự là cậu của ông Jacob (Gen. 29:15). Ông Cis và ông Eleazar là hai anh em ruột; Cis có con trai, Eleazar chỉ có con gái, và họ đã lấy nhau, gọi là “đồng bào” nhưng thực ra họ phải gọi nhau là “bà con” hay “anh em họ” mới đúng (I Chron. 23:21-22).

Mặt khác những tiếng “anh em, chị em, đồng bào” đôi khi còn ám chỉ những người bà con đã xa như trong (Dt. 23:7; Esd. 5:7; Jer. 34:9). Ở chỗ khác, chúng còn ám chỉ những người chẳng có họ hàng gì với nhau cả như trong (2 Sam. 1:26; I Kings 9:13; 20:32).

Nguyên nhân của sự “nhức đầu” này là vì hai ngôn ngữ Do Thái (Hebrew) và Aram, mà Chúa Giêsu và các môn đệ đã dùng, không có tiếng “bà con” (cousin). Khi cần thiết, họ phải nói rõ, thí dụ: “Con trai của em gái của cha tôi” (circumlocution). Do đó, khi không cần thiết họ đã dùng tiếng “anh em” cho đơn giản.

Các tác gỉa Tân Ước đã lớn lên trong ngôn ngữ Aram, dùng tiếng tương đương của chữ “đồng bào” cho cả bà con và anh em ruột thịt. Khi họ viết Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp (Greek), họ đã làm cùng một điều như các dịch gỉa của bản Septuagint đã làm. Trong bản Septuagint, chữ Do Thái ám chỉ anh em và họ hàng được phiên dịch là “adelphos,” tiếng này chỉ đơn thuần mang ý nghĩa anh em! Chữ Hy Lạp đã có tiếng khác để ám chỉ bà con, “anepsios,” nhưng các dịch gỉa bản Septuagint lại hay dùng tiếng adelphos hơn. Dù sao, nhìn vào toàn bộ các đoạn văn trong Kinh Thánh, thật khó mà có thể kết luận rằng Ðức Maria đã có thêm những người con khác.

Ở buổi truyền tin, Mẹ đã hỏi thiên sứ Gabriel “Chuyện này xảy ra làm sao được, vì tôi không biết đến nam nhân?” (Lk. 1:34). Những diễn dịch cổ thời nhất đã đồng ý rằng sở dĩ Ðức Mẹ hỏi thiên sứ câu đó là vì Mẹ đã hứa giữ lòng đồng trinh, ngay cả khi đã lập gia đình. Ðiều này có vẻ nghịch lý, nhưng lại thường xảy ra trong thời đại đó. Nhiều đôi nam nữ trước khi kết hôn đã cùng nguyện sống “đồng trinh” với nhau trong một thời gian, hay có khi suốt đời.

Trong đoạn Kinh Thánh nói về việc Chúa ở lại trong đền thờ, khi Ngài được 12 tuổi. Ðã không thấy nhắc đến những “người con khác” trong gia đình. Dân chúng ở Nazareth đã gọi Chúa Giêsu là “con trai bà Maria” (Mk. 6:3), chứ họ không nói “một trong những người con trai của bà Maria.” Cách diễn tả ấy trong tiếng Hy Lạp ám chỉ Ngài là con một của Ðức Maria. Phúc âm đã chẳng bao giờ nói đến “những người con trai khác của Ðức Maria,” ngay cả lúc họ được gọi là “đồng bào” của Chúa Giêsu.

Theo phong tục và cách diễn tả vào thời ấy, “đồng bào của Chúa Giêsu” được ám chỉ những người lớn tuổi hơn Ngài, vì họ đã “khuyên bảo” Chúa nên đến Jerusalem (Jn. 7:3-4). Nếu họ là những người lớn tuổi hơn Chúa Giêsu, thì làm sao có thể là anh em ruột của Ngài được, vì Ðức Giêsu là “con trai đầu lòng” của Ðức Mẹ?

Khi bị căng mình trên thập gía, Chúa Giêsu đã trối Ðức Mẹ cho thánh Gioan và thánh Gioan cho Ðức Mẹ (Jn. 19:26-27). Không một lời nào cho những người “bà con” như James, Joseph, Simon, và Jude. Nếu qủa thật những người đó là anh em ruột với Ngài thì thật là khó hiểu qua thái độ của Ngài. Nói cách khác, họ không phải là anh em ruột của Ngài.

Về những người “bà con” kể tên bên trên của Chúa Giêsu, nếu đối chiếu Phúc Âm của các thánh Matthêô (Mt. 27:56); Macô (Mk. 15:40; và Gioan (Jn. 19:25) tại chân thánh gía của Ngài, người ta sẽ thấy bà Maria Salome mẹ của hai thánh tông đồ James và John phải là vợ của ông Cleophas (còn gọi là Zebedee.) Nhưng ở Mt. 10:3 lại nói rằng James là con của ông Alphaeus! Như vậy, thứ nhất, bà mẹ của James có thể là vợ của cả hai ông Cleophas và Alphaeus (góa với ông trước rồi tái hôn với ông sau). Thứ hai, gỉa thuyết này có lẽ đúng hơn, ông Alphaeus đã đổi tên Do Thái của ông sang tên Hy Lạp (Clopas) như trường hợp thánh Phaolô đã đổi tên từ Saul thành Paul.

Người Tin Lành qúa khích lý luận trên câu Kinh Thánh: “Và ông đã không ăn ở vợ chồng với bà cho đến khi bà sinh con trai đầu lòng.” (Mt. 1:25). Họ nói rằng chữ “cho đến khi” đã nói lên rằng sau đó ông bà đã “ăn ở vợ chồng” với nhau và có thêm nhiều con cái nữa. Kế đến, chữ “con trai đầu lòng” cũng cho thấy còn “con trai thứ” nữa chứ?

Vấn đề ở đây là họ đã hiểu đoạn văn trên theo ý nghĩ của người thời nay, chứ không phải ý nghĩa chính mà tác gỉa Tin Mừng muốn diễn tả từ gần hai ngàn năm về trước. Trong những đoạn Kinh Thánh khác như II Sam. 6:23; Gen. 8:7; I Mac. 5:54; và Dt. 34:6 các tác gỉa cũng dùng những chữ “cho đến khi,” nhưng họ chỉ muốn nói rằng một sự kiện đã không xảy ra cho tới một thời gian nhất định, chứ không nhất quyết sự kiện ấy phải xảy ra sau đó.

Chẳng có sự chắc chắn nào về ý nghĩa của những chữ “cho đến khi” trong đoạn Phúc âm của thánh Gioan (Jn. 1:25) như người TLQK muốn áp đặt. Thứ hai, những chữ “con trai đầu lòng” được người Do Thái thời bấy giờ dùng để ám chỉ người con đã mở cung lòng của mẹ, như trong Ex. 13:2; Nb. 3:12, hoặc sẽ được thánh hóa (Ex. 34:20). Người ta không phải đợi đến khi có con trai thứ mới gọi người con cả là đầu lòng, họ luôn luôn gọi người con trai được sinh ra đầu tiên là đầu lòng, dù có con kế hay không.

Những bản văn của các Kitô hữu trong thời sơ khai của giáo hội cho thấy sự trọn đời đồng trinh của Ðức Mẹ đã được ghi nhận, minh chứng, và bảo vệ trong suốt lịch sử của giáo hội. Thí dụ như cuộc tranh luận trong cùng đề tài giữa thánh Jerome và Helvidius. Những văn bản của các thánh Ignatius, Polycarp, Irenaeus và Justin Martyr đều tuyên xưng Đức Mẹ là “Nữ Trinh trọn đời.”

TÓM LẠI

Có hai lý do chính khiến người Tin Lành qúa khích muốn đả phá sự trinh nguyên trọn đời của Ðức Mẹ. Thứ nhất, họ “không thích” sự độc thân của các LM, Tu Sĩ Công Giáo. Sự hi sinh đời sống gia đình để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân vẫn luôn cụ thể và được người đời quí trọng. Trong khi đó, họ không có sự hi sinh này vì hầu hết họ đều có gia đình. Ðánh đổ niềm tin vào sự trinh nguyên của Ðức Mẹ, họ hi vọng rằng sự độc thân của LM, Tu Sĩ cũng mất đi ý nghĩa.

Thứ hai, đối với các tín hữu Công Giáo, Ðức Mẹ chắc chắn phải khác hơn mọi người nữ, Mẹ đáng được tôn kính cách đặc biệt. Mặc dù chúng ta không nên (và không được) tôn thờ (Latria) Đức Mẹ, nhưng sự tôn kính đặc biệt đối với Ðức Mẹ (Hyperdulia) phải cao hơn sự tôn kính các thánh khác. Nhưng người Tin Lành qúa khích vẫn muốn chứng minh rằng Ðức Mẹ cũng chẳng khác gì những người nữ của mọi thời đại qua việc có thêm con cái. Nếu họ thành công trong điều này thì các tín điều và tín lý của Công Giáo về Ðức Mẹ sẽ trở thành phi lý.

Người Công Giáo TIN và SỐNG những niềm tin nêu trên, bởi vì Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là Ðấng Trinh Thai, là Ðấng Vô Nhiễm, là Ðấng được Thiên Chúa đưa cả hồn xác về trời, đồng thời là Ðấng Trung Gian, là Máng chuyển mọi ơn thiêng của Ngài.

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Văn Hóa
Loài cầm!
Thanh Sơn
08:50 18/07/2011
* Nhà cầm quyền CSVN hiện chỉ cầm búa cầm liềm theo kiểu cầm chừng:
* Chủ nghĩa bây giờ là cầm khoán bẻ măng.
* Chính sách là cầm cố đất nước.
* Định hướng là cầm cái/ cầm con mọi nguồn viện trợ.

* Quan chức thì cầm cốc mua vui.
* Khẩu hiệu đạo đức là cầm lòng.
* Kẻ thù là sĩ phu cầm bút.
* Đối nội là cầm tù phản biện.

* Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi.
* Tư tưởng là uốn gối cầm bô.
* Kinh tế là khấu đầu cầm bị.
* Văn hóa nhắm mắt cầm loa.
* Thông tin bịt mồm cầm kéo.
* Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh.

* Công thương khum lưng cầm khách.
* Công an khóa xích cầm chân.
* Tư pháp cầm đèn chạy án.
* Báo đài khép nép cầm ca.
* Giáo dục huơ roi cầm tiền.
* Y tế miên man cầm giá.

* Hành chánh xum xoe cầm dù.
* Dân phòng lăm le cầm súng.
* Tại chức nhi nhô cầm bằng.
* Cấp ủy loay hoay cầm đũa.
* Đảng viên tí toáy cầm nhầm.

* Chất xám tất bật cầm máu.
* Mặt Trận đắm đuối cầm chầu.
* Phong bì thoải mái cầm cương.
* Đầu tư tuột dốc cầm chắc.

* Quốc Hội không dám cầm còi.
* Tham nhũng ung dung cầm lái
* Đất nước lệt bệt cầm cờ sau lưng văn minh nhân loại
* Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự:
* Lãnh đạo níu ghế cầm đô.
* Nhân dân lũ lượt cầm đồ.
* Công nhân hút gió cầm cữ.
* Nông dân chạy gạo cầm hơi.
* Ngư dân cầm mạng chuộc tàu.
* Tiểu thương cầm vợ đợ con.
* Trí thức rán cầm nước mắt.
* Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu.
* Trên dưới tranh quyền cầm trịch.
* Cả giuộc lắm phen cầm cập.

* Nhìn giặc đoạt ải thì cầm cột mốc dịch vào
* Giặc chiếm đất thì vội cầm tiền bỏ chạy
*Tàu phù cắt cáp thì cầm cáp đứt cụt về khoe
*Tầu cộng cướp đảo mà chẳng dám cầm quân.

* Dân đi biểu tình chống giặc thì cầm chân giữ lại
* Dân đòi biển dảo thì cầm loa nạt nộ
* Dân cứ xuống đường thì cầm rào cản lại
* Dân hô vang dội thì hăm dọa cầm tù

* Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/ cầm đá/ cầm cây/ cầm gậy…
* Một nhà cầm quyền như thế đáng gọi là gì?
* Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: Loài Cầm Thú ?

Thanh Sơn