Ngày 17-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:27 17/07/2014
AI NHỚ MÃI KHÔNG QUÊN
N2T

Chim khách có giúp đỡ cho tha nhân, sau đó rất lâu, người nọ đối với chim khách vẫn cảm kích biểu lộ tình cảm, chim khách không tránh khỏi dương dương tự đắc, nói với Đấng tạo hóa:
- “Ngài coi, người ấy vẫn cứ nhớ mãi không quên ân đức của con”.
Đấng tạo hóa thở dài nói:
- “Bé con, nhớ mãi không quên chính là bản thân con đó”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Giúp cho tha nhân mà kể lễ với mọi người, thì coi như là không giúp.
Giúp cho tha nhân mà có dịp là nhắc tới, tức là đòi người ta trả công.
Giúp cho tha nhân mà không nhận tiếng cảm ơn của họ là kiêu ngạo, là khinh bỉ họ.
Với tấm lòng thành giúp đỡ họ chỉ vì họ là con cái Thiên Chúa và cũng là anh chị em của tôi, đó mới thật sự là yêu người và nâng cao phẩm giá của tha nhân.
Người nghèo khổ, người cần giúp đỡ chung quanh chúng ta rất nhiều, nhưng mấy ai nhận được sự giúp đỡ chân thành như thế ?
Rất ít người nhận ơn rồi quên ơn, mà nếu họ có quên thì cũng chẳng “nhằm nhò gì mấy cái lẻ tẻ” ấy, bởi vì khi người ta quên ơn của mình đã giúp đỡ họ, thì Thiên Chúa lại nhớ những việc lành mà chúng ta đã làm cho tha nhân.
Đừng than vãn là họ quên ơn, cũng đừng buồn vì họ “ăn cháo đái bát”, bởi vì khi chúng ta đong cho ai đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong lại cho chúng ta đấu ấy.
Không lỗ lã đâu mà sợ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:34 17/07/2014
N2T


24. Thà rằng không phù hợp với người thế gian, nhưng không thể lỗi nghĩa với Đức Chúa Giê-su.

(sách Gương Chúa Giê-su)

------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn tại Dòng Thừa Sai Các Tông Đồ GP Vinh
Phan Nguyễn
11:17 17/07/2014
Cộng đoàn Lời Chúa thuộc Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ tại giáo phận Vinh: 04 thầy tuyên khấn lần đầu

Dòng Thừa Sai các Thánh Tông Đồ (viết tắt: M.S.A.) là hội dòng hoạt động tông đồ thuộc quyền Giáo Hoàng gồm các giáo sĩ và tu huynh tham gia cùng một đặc sủng. Đời sống cộng đoàn huynh đệ và sứ vụ tông đồ là những yếu tố cơ bản và nền tảng của hội dòng. Hội dòng đặc biệt dấn thân qua việc thực thi sứ vụ cổ võ và làm thăng tiến ơn gọi linh mục, tu sĩ và các thừa tác viên khác trong Giáo Hội.

Xem Hình

Cộng đoàn Lời Chúa thuộc Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ tiền thân là Dòng Lời Chúa thuộc giáo phận Vinh, được sáng lập bởi cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng và được Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chấp nhận Hiến pháp ngày 14 tháng 05 năm 2009.

Nhờ ơn Chúa và theo ý Bề trên giáo phận, ngày 17 tháng 04 năm 2013, Cha Isaac C-Martinez Chuquizana, M.S.A., Bề trên Tổng quyền Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ cùng với Hội đồng Cố vấn đã chấp nhận Dòng Lời Chúa thuộc giáo phận Vinh hợp nhất với Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ. Ngày 07 tháng 07 năm 2014, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đã chấp thuận cho Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ thiết lập một cộng đoàn địa phương tại giáo phận Vinh.

Ngày 13 tháng 07 năm 2014, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ sự thánh lễ tuyên khấn lần đầu của 04 thầy thuộc Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ và công bố Quyết định thành lập Cộng đoàn địa phuơng (Cộng đoàn Lời Chúa) thuộc Dòng Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ tại giáo phận Vinh (Gx. Yên Đại, xóm 4, xã Nghi Phú, thành phố Vinh).

Với tâm tình của một vị mục tử theo gương Đức Kitô, Đức Cha Phaolô đã nói trong Bài giảng lễ: “Hôm nay không hẹn mà hò, bài Tin mừng rất phù hiệp với ý nghĩa của buổi lễ mà chúng ta đang cùng nhau cử hành tại ngôi nhà thân thương này của hai Hội dòng, nhưng từ nay sẽ nên một. Và bài Tin mừng này cũng được chính Đức Giêsu giải thích rất rõ ràng, nên không cần thiết phải dài dòng hơn nữa. Nhưng một câu hỏi cần thiết được đặt ra là, Chúa nói bài này cho ai? cho bao nhiêu hạng người ? và mỗi hạng người đang được mời gọi đưa ra câu trả lời như thế nào?”

Để nhấn mạnh và rao truyền sứ điệp Tin Mừng hôm nay, Đức Cha Phaolô đã đặt ra cho cộng đoàn phụng vụ những câu hỏi giúp mọi người suy tư về Lời Chúa và về chính tinh thần sống đạo của mỗi người. “Tại sao cùng là đất tốt nhưng lại có nhiều kết quả khác nhau. Lý do tại đâu? Tại Chúa hay tại người nghe, tại người nói hay là người nghe? Nếu người nói là tôi thì có thể do tôi nói không rõ. Nhưng, người nói đó là Thiên Chúa. Cho nên, tại người nghe không chuẩn bị và không đón nhận, không đủ rộng mở, không hiểu đủ và nhất là không đủ quyết tâm để nghe và thực hành Lời Chúa. Chúng ta cũng là những người đang nghe Lời Chúa. Có lẽ, Chúa mời gọi chúng ta hãy nhìn xem: tâm hồn chúng ta, gia đình chúng ta, sự chuẩn bị của chúng ta, thửa đất tâm hồn của chúng ta đang ở vào loại nào? Và trong tâm trạng hiện tại, trong nghề nghiệp hiện tại, trong băn khoăn hiện tại của chúng ta có thể đủ điều kiện cho Lời Chúa lớn lên. Nhưng, những lo toan của buôn ba đã làm nghẹt Lời Chúa như Ngài đã nói trong bài Phúc Âm hôm nay. Và tôi cũng tin rằng, những người hiện diện ở đây là những người có mảnh đất tốt. Nhưng trong mảnh đất tốt đó Chúa cũng nói có hạt được 100, hạt được 70, hạt được 60, hạt được 30”.

Đức Cha Phaolô cũng đã nhắn nhủ cách riêng với những anh em tuyên khấn hôm nay: “ước mong rằng, hôm nay, bốn anh em chúng ta, người con của giáo phận Vinh, người con của gia đình chúng ta, sẽ tuyên khấn lần đầu trong Tu đoàn Thừa Sai các Thánh Tông Đồ, thì sẽ bước đi trên những bước đường của các Tông Đồ. Các thánh Tông Đồ ngày xưa, ngoại trừ thánh Gioan đã chết già để làm chứng nhân cho Tin mừng của Chúa; còn tất cả các Tông đồ khác, không có vị nào trong các ngài chết trên giường. Đa số là bị tử vì đạo Chúa, có những người khi bị tử hình đã xin đóng đinh ngược vì sợ vô phép với Thầy của mình. Chúng ta đi theo bước chân của các Tông Đồ, chúng ta có dám chấp nhận điều Chúa đã nói với Phêrô: khi còn trẻ, anh tự thắt lưng lấy, anh muốn đi đâu thì anh đi, anh bay nhảy từ nơi này sang nơi khác, từ nước này sang nước khác. Nhưng đến một giai đoạn, anh sẽ dang tay ra cho người ta thắt lưng và dẫn đưa anh đi đến nơi mà Chúa muốn. Bốn anh em sẽ khấn lần đầu tiên trong tinh thần của Tu Đoàn Thừa Sai các Thánh Tông Đồ, chắc chắn cũng được mời gọi để bước đi trên con đường của các Tông Đồ, và nếu mà Chúa không cho ông nào chết trên giường thì cũng đừng hậm hực. Vì, con thì không hơn cha, trò thì không hơn thầy.

Một điểm quan trọng khác mà vị chủ chăn giáo phận nhắn gửi với bốn khấn sinh là việc rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Đức Cha Phaolô nói: “việc loan báo Lời Chúa phải trở thành bận tâm duy nhất, quan trọng nhất, ưu tiên hàng đầu, đó là những băn khoan suy tư của anh em”. Đức Cha Phaolô đã gợi lại cho Cộng đoàn Phụng vụ, đặc biệt cho bốn anh em tuyên khấn hôn nay nhớ về sự kiện các Tông Đồ lập nhóm bảy người môn đệ (x. Cv 6, 1-7) để lo việc phục vụ Cộng đoàn, còn các Tông Đồ thì “chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa”. Nhờ đó, Lời Chúa được loan truyền khắp nơi và nhiều người được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Vâng, những lời nhắn nhủ của vị chủ chăn giáo phận đã giúp cho mỗi người, đặc biệt là bốn khấn sinh hôm nay ý thức hơn nữa sứ vụ cũng như những khó khăn trong đời sống tông đồ của bản thân.

Thánh lễ được kết thúc trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn phụng vụ với sự chúc lành của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh, với lời nhắn nhủ: “chiều hôm nay là một buổi chiều rất đẹp, rất ý nghĩa, một buổi chiều khó quên đối với quý cha đại diện Tu đoàn Thừa sai các Thánh Tông Đồ đến từ Hoa Kỳ và Canada, cũng như đối với cha Mác-ti-nô Nguyễn Xuân Hoàng và anh em ở đây, cũng như thân nhân và bạn bè của anh em. Ước mong rằng, mảnh đất nhỏ bé này sẽ trở thành “một cõi đi về” cho quý cha và xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen”.

Phan Nguyễn, M.S.A. và anh em.
 
Khôi Bình Việt Nam tổ chức trại hè cho các thành viên trẻ
Matthias Lê Minh Hiền
21:23 17/07/2014
KHÔI BÌNH VIỆT NAM TỔ CHỨC TRẠI HÈ CHO CÁC THÀNH VIÊN KHÔI BÌNH TRẺ

Sáng thứ 7, ngày 12/07/2014, tại khuôn viên giáo xứ Phong Cốc (GP. Phú Cường) Ban Quản Gia Khôi Bình Việt Nam đã tổ chức một ngày trại sinh hoạt cho các bạn trẻ - vốn là thành viên Khôi Bình Trẻ. Số lượng trại sinh năm nay khá đông – 89 bạn – đến từ Khôi Bình GP. Phú Cường (cụ thể là từ Gia đình Khôi Bình giáo xứ Phong Cốc, Thánh Mẫu, Suối Dây), và Khôi Bình GP. Cần Thơ.

Trước đó, Ban Quản Gia Khôi Bình Việt Nam, cũng là Ban tổ chức ngày trại, đã gởi thư mời tất cả các Cộng đoàn Khôi Bình Giáo Phận trực thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn bao gồm Giáo phận Đà Lạt, Giáo phận Xuân Lộc, Giáo phận Sài Gòn, Giáo phận Cần Thơ, Giáo phận Long Xuyên, Giáo phận Mỹ Tho, cử đại diện là các bạn Khôi Bình Trẻ đến tham gia ngày sinh hoạt chung. Thế nhưng, vì những lý do khách quan lẫn chủ quan, chỉ có Khôi Bình GP. Cần Thơ gởi thành viên đến giáo xứ Phong Cốc.

Chúng tôi cũng thật sự ngưỡng một tinh thần nhiệt thành của các bạn ấy. Các bạn khởi hành từ 22h tối thứ 6 hôm trước, và đến đất trại vào lúc 5h sáng hôm sau. Tuy đường xá xa xôi, mệt mỏi; nhưng các bạn vẫn hào hứng tham gia các trò chơi sinh hoạt trong suốt ngày trại. Bên cạnh đó, Khôi Bình GP. Cần Thơ rất ước ao gởi thêm nhiều bạn trẻ đến tham dự, tuy nhiên vì số lượng khách mời có hạn nên chỉ có mười hai (12) bạn trẻ được dự đợt trại lần này. Nhân tiện, cũng xin chia sẻ thêm, trước đó, các bạn cũng vừa được cử đi học khóa Huynh Trưởng ba (03) ngày do Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức tại giáo xứ Tắc Sậy, Bạc Liêu. Các bạn vừa về đến nhà, nghỉ ngơi một lát, sau đó lên xe đến Tây Ninh – nơi diễn ra ngày trại.

Thêm nữa, Khôi Bình Giáo Phận Mỹ Tho dù không có Khôi Bình Trẻ đại diện đến với ngày trại nhưng cũng đã có bốn (04) thành viên đến và sinh hoạt với chúng tôi. Ban quản gia của Khôi Bình Giáo Phận Mỹ Tho đang có nhiều dự tính nhằm xây dựng, củng cố, và phát triển Khôi Bình Trẻ trong giáo phận. Bốn anh chị em tham gia ngày trại lần này đều là những nhân sự được chọn lựa nhằm thực hiện ước mơ ấy – họ đến với ngày trại với tâm thế học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản trị, và điều hành Khôi Bình Trẻ.

Bên cạnh đó, các bạn Khôi Bình Trẻ thuộc GP. Phú Cường cũng không kém phần cách trở khi đến với ngày trại. Ngoại trừ các bạn ở ‘sân nhà’ là Gia đình Khôi Bình giáo xứ Phong Cốc, những bạn còn lại cũng phải di chuyển một quãng đường khá xa.

Thế nhưng, chúng tôi quan sát thấy trong ánh mắt của các bạn ánh lên niềm vui dâng tràn, niềm hạnh phúc vô bờ. Quả thực, ngày trại là cơ hội cho các bạn giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ với nhau. Ngày trại còn là dịp các bạn được ôn lại và đào sâu Linh Đạo Khôi Bình. Ngày trại còn một khóa học ngắn giúp các bạn trang bị thêm những kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm,…

Ngày trại không còn đơn thuần là một ngày trại nữa, nó đã trở thành một ngày hội thật sự…

8h30 sáng, anh Anre Trần Thành Tâm, Ủy viên đặc trách giới trẻ của Khôi Bình Việt Nam, đã thổi hồi còi dài tập trung tất cả các bạn lại trong khuôn viên nhà thờ, chia thành ba đội và các bạn tự đặt tên, khẩu hiệu cho đội mình. Sau đó là nghi thức tiến vào đất trại – vốn là một sân bóng khá đẹp nằm ngay sau khuôn viên nhà thờ.

Tiếp đến, cha Đaminh Nguyễn Đình Tân, Linh mục đồng hành Khôi Bình Việt Nam, dâng lời cầu nguyện, chúc lành cho các bạn Khôi Bình Trẻ trong ngày hội. Và rồi, anh Anre Nguyễn Hữu Nghĩa, Gia Trưởng Khôi Bình Việt Nam, thổi hồi còi dài tuyên bố khai mạc ngày trại. Các đội thi nhau hô thật to khẩu hiệu đội mình, một khí thế hừng hực trước khi bước vào phần tranh tài ở các trò chơi sinh hoạt.

Đầu tiên là trò chơi lớn. Các bạn phải đi qua một hành trình dài, gồm ba trạm nằm cách xa nhau. Ba trạm tượng trưng cho ba nền tảng của Linh đạo Khôi Bình – đó là Lời Chúa, Huấn giáo về xã hội của Giáo Hội Công Giáo, và tư tưởng của cha thánh Khôi Bình. Tuy nhiên các bạn phải giải mật thư để tìm đường đi đến các trạm. Và tại mỗi trạm, các bạn phải vượt qua nhiều thử thách cam go. Trò chơi lớn kết thúc vào khoảng gần 11h30 trưa.

Sau đó, ban tổ chức cho các bạn tập trung về trại của mình, nghỉ ngơi một lát, và dùng cơm trưa. Có lẽ do chơi mệt, và đói nên các bạn ăn vô cùng ngon miệng. Có nhiều bạn ăn cùng lúc hai phần cơm. Trong lúc ăn, các bạn vẫn không quên chọc ghẹo, trêu đùa nhau; và chọc ghẹo, ‘khiêu khích’ các trại kế bên.

Kết quả và điểm số thi đua của các bạn được ban tổ chức ghi chép lại cẩn thận.

Đúng 12h30, anh linh hoạt viên Trần Thành Tâm thổi hồi còi tập trung các bạn. Cái nắng, cái nóng của vùng đất Tây Ninh quả thật danh bất hư truyền. Thế nhưng, khí trời rực nóng ấy không làm giảm đi nhiệt huyết của các bạn.

Buổi chiều là khoảng thời gian cho các trò chơi sinh hoạt thi đua. Các trò chơi liên tục nối tiếp nhau, ban tổ chức chúng tôi cũng bị cuốn vào những dòng máu đang hừng hực tuôn chảy trong con tim của các bạn. Một cái khó cho chúng tôi là sự phân xử kết quả các trò chơi. Đôi khi, vì quá háo thắng, vài bạn đã dùng ‘tiểu xảo’. Chính điều đó đã dẫn tới khiếu kiện từ các đội khác. Ban tổ chức vô cùng nghiêm khắc trước những hành vi không đẹp này, và điều đó cũng tạo niềm tin vào sự công bằng cho các bạn còn lại.

Theo đúng chương trình dự kiến, chúng tôi sẽ kết thúc ngày hội vào lúc 15h, nhằm tạo thuận lợi cho các bạn Khôi Bình Trẻ ở xa về nhà. Thế nhưng, chúng tôi lại gặp sự phản đối khá gay gắt từ các trại sinh, đơn giản vì các bạn muốn chơi tiếp. Sau khi hội ý, ban tổ chức quyết định kết thúc ngày trại, mặc cho những năn nỉ không ngớt từ các bạn trẻ.

Tiếp đó, chúng tôi tổng kết ngày trại, công bố kết quả, phát quà cho các bạn. Lúc này các bạn không còn cạnh tranh với nhau nữa, thay vào đó là chung vui, chia sẻ những phần quà đội mình nhận được. Anh Anre Nguyễn Hữu Nghĩa, trưởng ban tổ chức, thổi một hồi còi thật dài kết thúc ngày trại trong sự tiếc nuối của các bạn…

Trước khi ra về, các bạn chia nhau dọn dẹp đất trại sạch sẽ nhằm trả đất trại về lại tình trạng ban đầu…

Một điều có lẽ là khác biệt với những ngày trại khác mà các bạn tham dự, đó là sau mỗi trò chơi, anh linh hoạt viên đều ‘tôn giáo hóa’ hay ‘thiêng liêng hóa’ trò chơi ấy. Qua đó nhắn gởi những bài học thiết thực như bổn phận và vai trò của một người con trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn Khôi Bình. Người viết vô cùng thích thú trước những ‘giáo huấn’ rất nhẹ nhàng nhưng đầy chiều sau ấy. Bên cạnh đó, người viết cũng rất ấn tượng trước những bài học đào sâu những giá trị nhân bản như sự sẻ chia, tương thân tương ái, đồng cảm,… Đây là những giá trị gần như bị bỏ quên khi các bạn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng tôi cũng không quên sự tham gia âm thầm của các anh chị em Khôi Bình giáo phận Phú Cường và Cần Thơ. Các anh chị không tham gia trực tiếp các trò chơi sinh hoạt, nhưng phụ ban tổ chức chăm lo, phục vụ các trại sinh. Bên cạnh đó, ngày trại cũng thêm phần tưng bừng khi có sự tham dự của cha Đaminh Lương Thế Toàn (Chánh xứ Phong Cốc, kiêm Linh mục Đồng hành GĐKB Phong Cốc), và Cha Đaminh Nguyễn Thế Trường (Linh mục Đồng hành Khôi Bình GP. Phú Cường). Sự hiện diện của các ngài là minh chứng cho sự quan tâm, chăm sóc của vị Mục tử với đàn chiên bé nhỏ của mình nói chung và sự đồng hành cách thiết thực với cộng đoàn Khôi Bình nói riêng.

Khôi Bình Việt Nam đang có nhiều ấp ủ và hoài bão nhằm chăm lo cho tất cả các bạn Khôi Bình Trẻ về phần xác cũng như phần hồn. Chính họ là tương lai của Giáo Hội, là tương lai của xã hội, và là tương lai của Khôi Bình.

Matthias Lê Minh Hiền
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trung Cộng rút giàn khoan - Việt Nam trúng mánh ?
Phạm Trần
07:56 17/07/2014
TRUNG CỘNG RÚT GIÀN KHOAN-VIỆT NAM TRÚNG MÁNH ?

Bão Thần Sấm (Rammasun) ập vào Biển Đông ngày 15/07 (2014) với sức gió từ 135 đến 150 cây số một giờ hoặc mạnh hơn theo thời gian đã buộc Trung Cộng phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông, nhưng không bảo đảm Trung Cộng sẽ không trở lại với nhiều gìan khoan khác khi bão đi qua.

Tân Hoa xã (Xinhua) của Trung Cộng loan báo lúc rạng sáng ngày 15/7 (giờ địa phương) rằng:”Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc cho biết, hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò Dự án phía nam đảoTrung Kiến (Việt Nam gọi là Tri Tôn)ngày 15/7 đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ theo kế hoạch, đồng thời phát hiện hiển thị dầu khí. Theo quy trình thăm dò và khai thác dầu khí biển sâu, bước tiếp theo sẽ triển khai đánh giá tổng hợp tầng dầu khí đối với tư liệu địa chất và dữ liệu phân tích thu được trong hoạt động tác nghiệp khoan thăm dò lần này, đồng thời nghiên cứu xây dựng phương án công tác giai đoạn tới trên cơ sở này.”

Bản tin viết thêm : “Ngày 2/5 năm nay, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc khởi động tác nghiệp khoan thăm dò hai giếng thuộc Dự án phía nam đảo Trung Kiến, ngày 27/5 hoàn thành tác nghiệp khoan thăm dò giếng số 1 phía nam đảo Trung Kiến, ngày 28/5 bắt đầu thực hiện tác nghiệp khoan thăm dò giếng số 2 và hoàn thành vào ngày 15/7.”

Qua ngày 16/7 (2014), người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi cho biết: “Giàn khoan Hải Dương 981 theo kế hoạch chuyển về dự án Lăng Thuỷ ở đảo Hải Nam tiếp tục tác nghiệp, chuyển giàn khoan là sắp xếp kế hoạch tác nghiệp trên biển của doanh nghiệp hữu quan, không liên quan với bất cứ nhân tố bên ngoài nào.”

Hồng Lỗi nói như thế để phủ nhận những bàn tán trong dư luận cho rằng cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình và Hội nghị 2 ngày tại Bắc Kinh về Chiến lược và quan hệ Kinh tế giữa hai nước Mỹ-Trung đã ảnh hưởng đến quyết định rút gìan khoan của Bắc Kinh.

Tân Hoa Xã nhấn mạnh: “Ông Hồng Lỗi cho biết, điều cần nhấn mạnh là, tác nghiệp kể trên hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền Trung Quốc. Bước tới doanh nghiệp hữu quan sẽ nghiên cứu ấn định phương án làm việc cụ thể giai đoạn tới trên cơ sở nghiêm chỉnh phân tích và đánh giá tư liệu địa chất đã giành được trong tác nghiệp lần này.”

Thêm một lần nữa, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa ( CRI,China Radio International) còn tái khẳng định chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông: “Trả lời phỏng vấn phóng viên về hoàn thành tác nghiệp Dự án phía nam đảo Trung Kiến, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp tại vùng biển gần Tây Sa (Hòang Sa) không hề có tranh chấp hoàn toàn là công việc trong phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối Việt Nam quấy nhiễu một cách vô lý hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời đã áp dụng biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động tác nghiệp.”

Thái độ của Hồng Lỗi không có gì mới mà chỉ lập lại lập trường đã bị Việt Nam bác bỏ nhiều lần đối với chủ quyền mà V iệt Nam nói “không chứng minh được” của Trung Cộng ở quần đảo Hòang Sa.

Tuy vậy, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đón nhận tin rút gìan khoan của Trung Cộng với thái độ “có tính tóan” vừa để làm yên lòng dân trong nước, nhưng đồng thời cũng “muốn tỏ thiện chí hòa bình, hữu hảo” không tránh được với láng giếng Trung Cộng.

Theo tin chính thức, tại phiên họp của Chính phủ sáng 16/07 (2014), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã: “Khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng của Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời “ yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam.”

Người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nói thêm: “Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.”

Ông Dũng còn được Bản tin của Chính phủ trích dẫn đã nói với Trung Cộng rằng : “Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển. Với tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.”

Và người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nói thêm: “Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.”

Sự thể cả Thủ tướng lẫn Phát ngôn nhân Bộ Ngọai giao cùng lên tiếng song song về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông chứng tỏ phiá nước nhỏ Việt Nam muốn nói chuyện giải quyết tranh chấp lãnh thổ với anh hàng xóm khổng lồ Trung Cộng để ngăn chận Bắc Kinh không gây khó khăn thêm cho Việt Nam bằng cách tiếp tục đặt các giàn khoan tìm kiếm dầu trên vùng biển mà Việt Nam nhận là của mình.

Tuy nhiên, qua lời nói của Phát ngôn viên Trung Cộng Hồng Lỗi trong hai ngày 15 và 16/07 (2014) thì không có dấu hiệu gì cho thấy đề nghị của Việt Nam có thể được Trung Cộng cứu xèt.

CẦN CẢNH GIÁC CAO ĐỘ

Vì vậy mà một số Tướng lãnh của Việt Nam đã mau chóng cảnh giác phải đề phòng chiến thuật “lùi một tiến hai, ba bước” của Trung Cộng.

Chuẩn đô đốc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam nói:” Đây không phải là cuộc đấu tranh cuối cùng. Bởi thế chúng ta phải hết sức cảnh giác và theo dõi sát sao, đặc biệt đối với chiến sỹ và ngư dân đang ngày đêm bám biển.”

“Lý giải cho điều này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm dẫn chứng năm 2012, Trung Quốc cũng nhân cơn bão Gutchol để rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough của Philippines và sau đó quay lại, mở rộng phạm vi chiếm cứ.” (PetroTimes, 16/07/2014)

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X biểu: “Trung Quốc xưa nay rất mưu mô. Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm biển Đông”.

Ông nói : “ Đây chỉ là việc làm nhằm xoa dịu dư luận trước sự đấu tranh của Việt Nam và dư luận thế giới phản đối việc xâm phạm vùng biển của nước ta…việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về Hải Nam hay đi đâu nữa thì ý đồ xuyên suốt của Trung Quốc là làm chủ, bá quyền ở khu vực biển Hoàng Sa rồi Trường Sa và eo biển Malacca, thực hiện trọn vẹn mưu đồ của cái gọi là đường 9 đoạn, nay là 10 đoạn.” (Theo báo Một Thế Giới, 16/07/2014)

Trong khi đó, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an nói với phóng viên VTC News rằng : “ Giàn khoan Hải Dương 981 có thể chịu được bão mạnh cấp 14, cấp 15 và động đất mạnh tới 8 độ richter. Bởi vậy, việc Trung Quốc rút giàn khoan này hoàn toàn không phải là để tránh cơn bão Rammasun. Trung Quốc cũng không rút giàn khoan do tác động bởi Nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ.” (đòi Trung Cộng rút gìan khoan)

Trả lời câu hỏi: “Nghĩa là việc đưa giàn khoan ra khỏi khu vực hạ đặt trái phép đã nằm trong lộ trình rồi, thưa ông?

Tướng Lê Văn Cương đáp : “Đúng thế. Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là họ thay đổi chiến thuật, thay đổi một phương thức hành động khác để đạt được mục đích của họ.

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định độc chiếm biển Đông. Mọi hành động, bước trước, bước sau đều được họ tính toán và lên kế hoạch từ trước.

Sau giai đoạn này, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động còn nguy hiểm hơn để chiếm vùng biển nước ta. Cụ thể, Trung Quốc sẽ quay trở lại vùng biển này, nhưng có thể không phải với giàn khoan Hải Dương 981 mà với các giàn khoan nhỏ khác và hàng trăm tàu đánh cá.

Trung Quốc rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển nước ta thực chất chỉ là việc kết thúc bước chạy rốt đa (chạy thử), kết thúc một khúc nhạc dạo đầu. Sau khi rút giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc mới thực sự thực hiện ý đồ chiếm vùng biển nước ta.”

- Có liên quan gì đến hoạt động xây dựng trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa của ta mà họ đã dùng vũ lực chiếm đóng?

Cũng trong cuộc phỏng vấn của TVC News, Tướng Cương còn tiết lộ: “ Hiện Trung Quốc sắp hoàn thiện việc xây dựng đảo Gạc Ma và đã lên kế hoạch xây dựng thêm đảo Chữ Thập.

Theo kế hoạch của Trung Quốc, họ sẽ thực hiện việc bơm cát và xây dựng đảo Chữ Thập trong vòng 2 năm sắp tới. Sau khi hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa tới đây vài chục thanh niên nam nữ như một xóm chài, có nhà trẻ, có trạm y tế, có sân bay bến cảng.”

Hỏi:- Rồi tiếp đó họ sẽ làm gì nữa, thưa Thiếu tướng?

Đáp: “Căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương có cả tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến. Một hạm đội của Mỹ luôn thường trực tại đây. Theo kế hoạch của Trung Quốc thì họ sẽ xây dựng đảo Chữ Thập lớn gấp 4 lần căn cứ quân sự của Mỹ ở Ấn Độ Dương.

Sau khi hoàn thành đảo Chữ Thập, cùng với đảo Gạc Ma, Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Nếu điều này xảy ra, vùng biển Đông sẽ bị Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn.

Việt Nam và các nước trong khu vực đang đứng trước một cuộc đấu tranh nhiều thử thách, nguy hiểm hơn với ý đồ thôn tính biển Đông của Trung Quốc.

Cho nên, có thể khẳng định, việc Trung Quốc đang dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về vùng biển của họ không phải là dấu hiệu đáng mừng. Một cuộc đấu tranh thử thách hơn, nguy hiểm hơn đang đợi chúng ta ở phía trước. Quan hệ Việt – Trung sẽ còn phức tạp hơn trong thời gian tới.”

Ngoài ra Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cũng đã phản ứng về việc Trung Cộng rút gìan khoan 981: “Tôi nghĩ đây là kết quả của quá trình đấu tranh của ngư dân, của toàn dân tộc Việt Nam cùng với tác động của dư luận và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên chúng ta vẫn phải cảnh giác và tiếp tục đối phó với các hành động mới của Trung Quốc, vì chúng ta biết âm mưu của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông. Chúng ta phải kiên quyết thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo chủ quyền biển đảo của Tổ quốc” (báo Dân Trí, 16/07/2014)

NHẬN HÃO-ĂN MỪNG ẢO

Tuy vậy đó đây trong hàng ngũ các viên chức CSVN, vẫn có những tiếng nói lạc quan tếu, vội vàng và chủ quan coi chuyện rút giàn khoan của Trung Cộng là một thắng lợi đáng mừng nên đã đóan ẩu để nhận vơ.

Chẳng hạn như Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “ Việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trước dự kiến cho thấy sự sai lầm về chiến lược của họ. Điều thế giới dễ nhận ra nhất đó là sự thất bại của Trung Quốc với mưu đồ trở thành Đế quốc biển. (Báo Petro Times (Năng Lượng Mới), 15/07/2014)

Ông Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam trả lời Petro Times trước khi có tin giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển nên đã nói : “Nếu Trung Quốc rút giàn khoan trước thời gian mà họ đã ngang ngược tuyên bố là 15/8 thì đó không phải là vì cơn bão. Bởi lẽ giàn khoan này đã được thiết kế để chịu đựng “siêu bão”. Cho nên cơn bão chỉ là cái cớ để họ nói với thiên hạ.

Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.”

Nhận định của Tướng Lê Mã Lương hòan toàn ngược với khẳng định của Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương đã dẫn chứng ở trên nói rằng : “ Không phải vì sức ép của Việt Nam và thế giới mà Trung Quốc rút giàn khoan về nước.”

Tiếp theo là quan điểm của ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)

Ông Hà Lê nói với nhiều báo trong nước ngày 16/07 (2014):” Thời gian gần đây, phía Trung Quốc khá bị động. Họ vừa phải đối phó với những phương án đấu tranh của ta trên thực địa khu vực đặt trái phép giàn khoan, vừa lo chống lại với sự phản đối trong dư luận thế giới. Sự bị động của Trung Quốc thể hiện ở chỗ, họ treo băng rôn tiếng Việt kêu gọi hòa bình, hữu nghị; họ thay đổi phương thức cản phá lực lượng chấp pháp của Việt Nam.”

Băng rôn mà ông Hà Lê nói đến xẩy ra vào ngày 10/07 (2014) được treo bên hông tầu 2506 của Trung Cộng có dòng chữ : TQ - VN hữu nghị chung sống hòa bình với nhau.

Nhưng cũng chính chiếc tầu này đã săn đuổi gay gắt các tầu Cảnh sát biển của Việt Nam nên nói là “bị động” thì có chủ quan không ?

Ông Hà Lê còn đánh giá: “Trung Quốc chẳng qua chỉ đang mượn cớ để rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cơn bão Rammansun (cơn bão lớn đang đổ bộ vào Philippines) như vô tình trở thành cơ hội để Trung Quốc rút giàn khoan về.”

TRUNG CỘNG ĐƯỢC GÌ ?

Dù có lạc quan hay bi quan thì Việt Nam cũng đã bị Trung Cộng kiềm chế không cho lợi dụng vụ gìan khoan để tiến lên trước mặt Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh chấp ở Biển Đông.

Vậy “chiến lược biển” tiếp theo của Trung Cộng sau vụ gìan khoan Hải Dương 981 là gì ? Thời gian sẽ chứng minh câu nói “bằng mọi cách phải bảo vệ chủ quyền biển là quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc” của lãnh tụ Tập Cận Bình, nhưng rõ ràng trong vụ rút gìan khoan 981 Trung Cộng đã chủ động “xì hơi bóng căng” để hóa giải những chỉ trích làm căng thẳng tình trạng lưu thông hàng hải trên Biển Đông.

Thứ hai, quan trọng hơn, là Bắc Kinh đã “phá vỡ được kế họach đe kiện Trung Cộng” ra tòa án Quốc tế của Việt Nam, đồng thời ngăn chận toan tính liên minh giữa Việt Nam với các cường quốc, tiêu biểu là Mỹ và Nhật, để chống lại Trung Cộng.

Như vậy, cuối cùng Việt Nam lại phải quay về vị trí của một nước nhỏ và tiếp tục cô đơn trong cuộc tranh chấp trường kỳ về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông với Trung Cộng.

Cũng nhân vụ gìan khoan hải Dương 981 rút lui thì ở Việt Nam đã có hiện tượng “ăn mừng tự sướng” của “một bộ phận truyền thông”, theo lời cảnh giác của mạng báo “Nguyễn Tấn Dũng”.

Tuy chưa bao giờ được coi là “tiếng nói chính thức của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng” nhưng Báo điện tử này vẫn thường xuyên thông tin về các hoạt động của ông Dũng và quyết định của Chính phủ. Ông Dũng cũng chưa bao giờ cho lệnh triệt phá báo mạng này.

Trong tiết mục “Chủ quyền Biển Đông”, báo này viết vào ngày 16/07 (2014): “Rút giàn khoan không phải vì sợ VN, cũng không phải vì sự lên tiếng của Mỹ mà là theo kế hoạch được tính toán bài bản, lúc này TQ phải rút và lý do thời tiết chỉ là cái cớ, mượn thời cơ – điều này có đáng để một số người dân VN ăn mừng?

Ăn mừng sự kiện rút giàn khoan mà nguyên nhân rút không phải vì sợ VN, mà việc rút giàn khoan của Trung Quốc là có sự tính toán kỹ càng cho lợi ích của Trung Quốc, đồng thời không có cam kết nào đảm bảo rằng TQ sẽ không quay lại chiếm Biển Đông của VN, thì việc ăn mừng lúc này không khác nào thể hiện sự khờ dại, tự tưởng thưởng của một bộ phận truyền thông VN!”

Bài báo hỏi : “Nếu như ngày mai, ngày mốt TQ lại quay lại vùng biển của chúng ta, chúng ta sẽ làm thế nào đuổi TQ ra khỏi lãnh thổ của mình đây? Liệu trước khi ăn mừng, có ai đặt ra câu hỏi này hay không?

Ngôi nhà xây trên cát thì chắc chắn chỉ cần một cơn gió, trận mưa rào đi qua thì công trình cát sẽ trôi sạch. Điều đó cho thấy, nếu như nền tảng không bền vững, nhìn nhận vấn đề không sâu, không tường tận thì chẳng có việc gì được giải quyết triệt để.

Tương tự như vậy, việc ăn mừng giàn khoan rút vì bão thì thật là chưa hiểu thấu bản chất vấn đề!”

Báo mạng “Nguyễn Tấn Dũng” viết tiếp : “TQ tự rút về vì nhiều lý do chiến lược, không chỉ để tránh cơn bão sắp đi qua mà TQ đang có trong tay tài liệu, số liệu về khu vực có thể khai thác dầu khí, đặc biệt là động thái này diễn ra sau cuộc đối thoại Mỹ -Trung, hẳn những thứ đó là nguyên nhân TQ rút giàn khoan và là điều có lợi cho TQ lúc này, vậy mà một số người dân VN đi ăn mừng? Ăn mừng theo kiểu cầu nguyện bão lớn xuất hiện đã hiển linh thì có thể giải quyết được vấn đề nan giải hiện nay hay không?

Cần giải quyết vấn đề từ cái gốc chứ không phải từ cái bóng của nó và cốt yếu là phải làm thế nào để bảo vệ vững chắc lãnh thổ của VN và buộc TQ từ bỏ vĩnh viễn tham vọng bành trướng, gom Biển Đông thành ao nhà mới là quan trọng.

Việc làm trong lúc này thiết nghĩ không phải là ăn mừng trên sức mạnh tưởng tượng mà hãy dồn sức tìm xem bằng cách nào không để giàn khoan TQ tiến vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển của chúng ta nữa!”

Nhưng ai đã ăn mừng và có một “bộ phận Lãnh đạo” nào đã “tát nước theo mưa” để “ăn mừng” không mà mạng báo này đã cảnh giác: “Chúng ta phải suy nghĩ đến các biện pháp bảo vệ vững chắc đất nước mình, bằng tài năng thật sự, bằng những biện pháp cứng rắn chứ không phải theo kiểu “cầu may”, dựa vào thời tiết như giàn khoan vừa rút?!

Như vậy phải chăng chủ trương đối phó với Trung Cộng ở Biển Đông của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ xưa đến nay, nhất là trong thời gian 75 ngày có mặt của gìan khoan 981,hãy còn “mềm xèo”, “nói nhiều làm ít” và chỉ biết “cầu âu” cho nên may mà phen này đã “trúng mánh” nhờ có vụ Trung Cộng rút giàn khoan tránh bão ?

Phạm Trần

(07/014)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phố Biển Lên Đèn
Diệp Hải Dung
21:37 17/07/2014
PHỐ BIỂN LÊN ĐÈN
Ảnh của Diệp Hải Dung
(Hình chụp tại Sydney Harbor)
Chiều phố biển tôi nghe tiếng buồn gọi
Còi tàu xa chợt gợi nhớ niềm riêng
Ngày hôm đó nơi cổng trường phượng nở
Anh trao tôi cành hoa tím đoạn duyên…
(Trích thơ của L.T Quỳnh Hương)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11/07 – 17/07/2014 – Tòa Thánh cải cách sâu rộng các phương tiện truyền thông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:27 17/07/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Sứ điệp Ngày Quốc Tế Du Lịch 27-9

Hôm 11 tháng 7, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Ngày Quốc Tế Du Lịch 27 tháng 9, và khẳng định rằng ngành du lịch phải mưu ích cho các cộng đoàn địa phương trên bình diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm linh.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng Y Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về người di cư và lưu động, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch trong thế giới toàn cầu hiện nay. Giáo Hội muốn đồng hành với các sinh hoạt này trong giới hạn của mình, vì đây cũng là dịp tốt để rao truyền Tin Mừng.

Trong Bộ luật luân lý đạo đức quốc tế, tổ chức Du lịch quốc tế nhấn mạnh rằng du lịch phải là một sinh hoạt đem lại lợi ích cho các cộng đoàn đia phương, với sự tham dự tích cực của các dân tộc vào các thiện ích kinh tế, xã hội và văn hóa một cách công bằng cũng như tạo công ăn việc làm cho dân. Điều này có nghĩa là phải có tương quan hai chiều làm giầu cho nhau. Ý niệm phát triển cộng đoàn cũng là phần của giáo huấn xã hội của Hội Thánh liên quan tới sự phát triển con người toàn diện. Trong Thông điệp “Phát triển các dân tôc” Đức Phaolô Đệ Lục minh xác rằng “sự phát triển đích thật phải toàn diện, nghĩa là nhắm tới việc thămg tiến con người và toàn con người”

Sứ điệp nêu bật rằng du lịch có thể góp phần vào việc phát triển con người toàn diện, khi nó chú ý tới lãnh vực kinh tế, môi sinh, xã hội và văn hóa. Các thống kê cho thấy lợi nhuận du lịch chiếm 3-5% tổng sản lượng quốc gia, 7-8% công ăn việc làm, và 30% các dịch vụ xuất cảng. Trong tình hình hiện nay mọi nơi trên trái đất đều có thể trở thành một mục tiêu có tiềm năng du lịch. Vì thế kỹ nghệ du lịch là một trong các lựa chọn có thể thực hiện được, giúp giảm cảnh nghèo túng trong những vùng chậm tiến nhất. Nếu được phát triển một cách thích hợp, nó có thể trở thành một dụng cụ phát triển qúy báu, tạo công ăn việc làm, phát triển các cơ cấu hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong tình trạng thất nghiệp gia tăng trầm trọng hiện nay trên thế giới. Trong viễn tượng đó đu lịch là sinh hoạt giúp thăng tiến cuộc sống của các giai tầng xã hội thường bi thiệt thòi nhiều nhất như phụ nữ, giới trẻ và các nhóm thiểu số.

Tuy nhiên, việc sử dụng các tài nguyên và nhân lực địa phương cho các sinh hoạt khác nhau cần tôn trọng các tiêu chuẩn luân lý đạo đức đối với các cá nhân cũng như với các cộng đoàn địa phương, với mục đích thăng tiến cuộc sống và thiện ích của người dân trong công bằng, chứ không phải để mưu lợi ích kỷ. Ngoài ra du lịch cũng cần chú ý tới nhiều khía cạnh quan trọng khác nữa như: sự phong phú văn hóa, cơ may gặp gỡ nhân bản, việc xây dựng các tương quan thiện ích, phát huy sư tôn trọng lẫn nhau, sự khoan nhượng và cộng tác giữa các hiệp hội, tổ chức và cơ cấu nhằm củng cố các tiềm năng xã hội và thăng tiến các điều kiện kinh tế xã hội, đào tạo nghề nghiệp cho giới trẻ….

Giáo huấn xã hội của Hội Thánh và cái nhìn đức tin Kitô có thể góp phần tích cực cho việc phát triển toàn vẹn con người và cộng đoàn trong tất cả mọi chiều kích sinh hoạt của ngành du lịch.

2. Caritas Gaza lên án các vụ dội bom oanh kích của không quân Israel

Như chúng tôi đã đưa tin, ba học sinh, Eyal Yifrah, Gilad Shaar và Naftali Fraenkel, đã biến mất vào ngày 12 tháng 6 khi họ đi nhờ xe ở khu vực phía nam của Tây Ngạn sông Jordan. Quân đội Israel đã tìm thấy thi hài của họ vào hôm thứ Hai 30 tháng 6, gần thành phố Hebron.

Chuyện này đã làm bùng lên một vòng xoáy chết chóc của hận thù và bạo lực trong quan hệ vốn đã vô cùng khó khăn của Do Thái và Palestine.

Không quân Do Thái đã oanh kích Gaza và quân Hamas của Palestine đã đáp lại với những vụ pháo kích vào các thành phố của Israel.

Tổ chức Caritas hiện diện trong dải Gaza đã mạnh mẽ lên án các vụ dội bom và oanh kích của không quân Israel, và khẳng định rằng bạo lực chống lại những người vô tội, nhất là phụ nữ và trẻ em, không đem lại an ninh cho ai hết.

Trong thông cáo gửi hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo, Caritas Gaza cho biết khác với trước đây các vụ bỏ bom và oanh tạc chỉ nhẳm vào các trạm cảnh sát và cơ sở của lực lượng Hamas, lần này không lực Israel tấn công các dinh thự dân sự và cả các trại ty nạn nữa.

Ba ngày tấn công của không lực Israel đã khiến cho hơn 80 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Tám thường dân dã bị thiệt mạng đang khi theo dõi trấn đấu bán kết giữa Á Căn Đình và Hòa Lan trong một quán giải khát.

Trong thông cáo Caritas Gaza nhấn mạnh rằng người dân dải Gaza đã phải sống cảnh phong tỏa từ 12 năm nay, và trong 8 năm qua đã gánh chịu 3 cuộc xung đột. Cả hai dân tộc Palestine và Israel đều có quyền sống trong hòa bình và an ninh. Nhưng quyền ấy sẽ không thể được bảo đảm bởi bạo lực, và các cuộc tấn công chống lại các người vô tội. Con đường duy nhất giúp đạt hòa bình, an ninh và thoát ra khỏi cảnh chiến tranh, là công bằng và giải quyết chấm dứt xung khắc. Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách thừa nhận quyền của dân tộc Palestine sống trong tự do trên đất của mình và cho phép dải Gaza rộng mở cho thế giới.

Caritas Gaza cho biết hiện nay không thể can thiệp, giúp đỡ và cứu trợ người tị nạn được, vì không lực Israel vẫn tiếp tục các vụ bỏ bom và không kích Gaza. Các lực lượng thiết giáp Israel đang tập trung đông đảo tại biên giới với Gaza, có thể là chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ.

3. Giáo Hội Nam Hàn sinh động và lôi cuốn nhiều người theo đạo

Sức sinh động của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn khiến cho nhiều người muốn tìm hiểu và gia nhập đạo.

Đức Tổng Giám Mục Mario Toso, Tổng thư ký Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, đã cho biết như trên sau chuyến viếng thăm Nam Hàn trong các ngày 16 đến 21 tháng 6 vừa qua. Đức Cha Toso đến Nam Hàn để thuyết trình về Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm” của Đức Thanh Cha Phanxicô trong ba tổng giáo phận Kwangju, Daegu và Seoul. Đức Cha cho biết ngài rất bị đánh động bởi gương của các linh mục Nam Hàn bệnh vực những người yếu đuối nhất, và chia sẻ các khổ đau của họ trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Đây là bằng chứng cho thấy các Linh Mục Nam Hàn đang thực thi lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các linh mục phải “đi ra các vùng ngoại biên và có mùi của chiên”.

Đức Cha Toso cho biết ngài thấy Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn là gậy chống đỡ cho người nghèo và người thất nghiệp.

Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn chiếm 12% tổng số dân. Tuy là một thiểu số nhưng Giáo Hội là một cộng đoàn mạnh mẽ có tới 30 dân biểu trong Quốc Hội. Báo chí đời cho Giáo Hội Nam Hàn là bảo thủ và đi với người giầu. Nhưng Đức Cha thấy Giáo Hội rất dấn thân trong việc loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng trong nền văn hóa thống trị bởi chủ thuyết duy vật và chủ nghĩa tiêu thụ trong đó tôn thờ tiền bạc và quyền bính và coi những người yếu đuối là vô dụng.

Trong nhiều thập niên qua Giáo Hội liên đới với dân nghèo trong các thời điểm xã hội khó khăn. Đức Cha Toso cũng có dịp dâng thánh lễ cho những người thất nghiệp và cũng có nhiều người vô thần tham dự. Ngài có cảm tưởng dân chúng tìm kiếm Giáo Hội vì Giáo Hội gần gũi người dân. Và đó là lý do giải thích tai sao trong các năm qua có nhiều người xin gia nhập đạo Công Giáo. Chuyến viếng thăm của Đức Cha Thư ký Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hòa Bình cũng là một kiểu chuẩn bị cho chuyến công du Nam Hàn của Đức Thánh Cha trong các ngày 13 tới 18 tháng 8 tới đây.

Năm 1949 Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn chỉ chiếm 0,6% tổng số dân, nhưng năm 2010 đã tăng lên 10,9%. Và các Giám Mục Nam Hàn nhắm tới 20% trong năm 2020.

4. Đức Giáo Hoàng mời các ngôi sao túc cầu tham dự trận đấu “liên tôn vì hòa bình” ở Rome

Các tên tuổi lớn trong làng túc cầu thế giới sẽ gặp nhau tại sân vận động Olympic Rôma vào tháng Chín tới đây trong một "trận đấu liên tôn vì hòa bình." Ý tưởng này là một phần trong dự án Scholas Occurentes của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài đã giao nhiệm vụ tổ chức trận đấu này cho cựu đội trưởng đội tuyển quốc gia Á Căn Đình là danh thủ Javier Zanetti.

Theo dự trù trận đấu sẽ diễn ra vào ngày 01 tháng 9, tại sân vận động Olympic của Rôma, không xa Vatican bao nhiêu. Danh thủ Zanetti sẽ không chỉ là người điều phối, anh cũng sẽ tham gia thi đấu, cùng với siêu sao Messi của Á Căn Đình, Zinadine Zidane của Pháp, Gianluigi Buffon và Francesco Totti của Ý, và những ngôi sao túc cầu khác.

Danh thủ Zanetti giải thích rằng:

“Mục đích của trận đấu là để thúc đẩy đối thoại và đề cao việc chung sống hoà bình giữa các tôn giáo”.

Giáo hoàng Học viện Khoa học xã hội cũng tham gia vào việc tổ chức sự kiện này. Đến nay, vẫn chưa rõ là Đức Giáo Hoàng Phanxicô có tham dự trận đấu này hay không.

Năm ngoái, cả Messi và Buffon đã đá trên sân vận động Olympic trong một trận đấu để vinh danh Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong trận này, Á Căn Đình thắng Ý 2-1.

Đức Giáo Hoàng đã không ngừng ca ngợi khả năng của túc cầu trong việc đưa mọi người lại với nhau và xây dựng các mối quan hệ hữu nghị.

5. Albania: Quốc gia Âu Châu đầu tiên Đức Thánh Cha viếng thăm

Ngày 21 tháng 9, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ tông du Albania. Ngài đã bất ngờ thông báo sự kiện này trong buổi Đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 tháng Sáu.

Đức Thánh Cha nói:

"Với chuyến đi ngắn gọn này, tôi muốn tăng cường đức tin của Giáo Hội tại Albania. Tôi muốn thể hiện sự hỗ trợ và tình yêu của tôi đối với một nước đã phải chịu trong quá khứ những hậu quả nặng nề của các thứ ý thức hệ trong một thời gian rất dài."

Những đau khổ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập đến, đã xảy ra hàng nhiều thập kỷ qua. Thật vậy, Albania đã trải qua một thời kỳ bị cai trị bởi chủ nghĩa phát xít Ý, rồi tới Đức Quốc xã, sau đó là gần 40 năm, dưới ách của chế độ độc tài cộng sản.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình, trực tiếp nhìn thấy những tác động này trên đất nước và người dân.

Ngài nói:

"Tôi là linh mục Công Giáo đầu tiên được cho phép đến thăm Albania. Đó là ngày 13 Tháng 3 năm 1991. Vào thời điểm đó, chế độ không cho phép bầu cử tự do. Quốc gia này sống trong tình trạng sợ hãi."

Vào năm 1991, Đức Gioan Phaolô II đã gửi ba linh mục đến nơi để đánh giá tình trạng của Giáo Hội, sau nhiều năm bị bách hại. Đức Cha Vincenzo Paglia là một trong số 3 linh mục này.

Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia ngậm ngùi nói:

"Đó là quốc gia duy nhất trên thế giới, nơi mà hiến pháp cấm triệt để bất kỳ các buổi tập hợp tôn giáo. Tất cả các linh mục đều bị nhốt trong các trại tập trung. Chỉ có một Giám mục, là người tôi thực sự đã đến thăm. Họ trả tự do cho ngài, sau 19 năm tù, và buộc ngài phải sống trong một ngôi nhà đầy những con cừu. "

Các nhà thờ đều bị đóng cửa, bị chuyển thành nhà kho, nhà để xe hoặc rạp hát. Kitô hữu cầu nguyện trong bí mật, và thường xuyên phải đối mặt với khủng bố.

Nhưng bây giờ, sau khi Đức Tổng Giám Mục Paglia viếng thăm đất nước này nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng, ngài nói là tình hình đã thay đổi rất nhiều.

Đức Cha nói:

"Tôi nhận thấy sự nhiệt tình từ tất cả mọi người: Công Giáo, Chính Thống Giáo và Hồi Giáo Họ thấy Đức Giáo Hoàng là người lãnh đạo tinh thần của nhân loại."

Albania sẽ là quốc gia châu Âu đầu tiên Đức Giáo Hoàng viếng thăm. Đó là một chuyến đi rất biểu tượng vì thực tế là chỉ 20 năm trước đây, không ai dám nghĩ đến. Lúc ấy các Kitô hữu phải đối mặt với bắt bớ, và giam cầm dài hạn đôi khi chỉ vì đeo một cây thánh giá trên cổ của họ.

6. Đức Giám Mục giáo phận Oppido-Palmi cấm tất cả các cuộc rước kiệu Công Giáo trong vùng

Một giám mục trong khu vực Calabria của Ý đã ra lệnh cấm tất cả các cuộc rước kiệu trên đường phố vô thời hạn. Ngài đã phải đưa ra biện pháp đau lòng này sau khi một đoàn rước đã khiêng kiệu Đức Mẹ đến nhà một tên trùm Mafia hôm 6 tháng 7 vừa qua.

Hôm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã đến thăm vùng này và trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án nhóm bất lương mafia Ndrangheta đang hoành hành trong vùng. Đức Thánh Cha nói: “Mafia Ndrangheta nghĩa là: tôn thờ cái ác và khinh bỉ công ích. Cái ác này phải bị đánh bại, phải bị trục xuất… Những kẻ này bị tuyệt thông”.

Hai tuần sau đó, trong một đám rước của giáo xứ Công Giáo Oppido Mamertina, đoàn rước đã bất ngờ rẽ sang một lộ trình không được trù liệu lúc ban đầu để khiêng kiệu Đức Mẹ đến nhà một tên trùm Mafia Ndrangheta là Peppe Mazzagatti, đang bị quản thúc tại gia sau khi bị khởi tố về tội giết người. Cử chỉ này được nhiều người xem như một hành vi khiêu khích Đức Giáo Hoàng của những kẻ chủ mưu đưa đoàn kiệu đến nhà tên tội phạm.

Uất hận trước cử chỉ này Đức Cha Nunzio Galantino của giáo phận Cassano allo Ionio của giáo phận lân cận nhận xét: "Đừng bắt Đức Mẹ phải kính chào bọn côn đồ."

Ba nhân viên cảnh sát đi kèm với đoàn rước đã bỏ đi để phản đối sự kính trọng dành cho một tên tội phạm. Bộ trưởng Nội vụ Italia là ông Angelino Alfano hoan nghênh hành động của họ, nói rằng cử chỉ tôn vinh tên trùm tội phạm này thật là "tồi tệ và kinh tởm."

Trước những diễn biến này, Đức Giám Mục Francesco Milito của Oppido-Palmi đã ban hành lệnh cấm tất cả các cuộc rước kiệu trên đường phố vô thời hạn cho đến khi có lệnh mới.

7. Ngân sách Tòa thánh năm 2013 bị thiếu hụt gần 24,5 triệu Euro

Trong năm 2013, ngân sách của Tòa Thánh bị thiếu hụt gần 24 triệu 500 ngàn Euro, trong khi ngân sách năm 2012 trước đó dư được 2 triệu 100 ngàn Euro.

Theo thông cáo công bố hôm 8 tháng 7, phần lớn số chi của Tòa Thánh, gồm 125 triệu Euro, là để trả lương có 2,886 nhân viên, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Tuy nhiên, ngân sách năm ngoái của Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican dư được hơn 33 triệu Euro (33.040.583), tức là tăng khoảng 10 triệu so với năm 2012 trước đó. Tính đến ngày cuối năm ngoái, Phủ Thống đốc có 1,951 nhân viên.

Số tiền Giáo Hội hoàn vũ đóng góp cho Tòa Thánh, chiếu theo khoản giáo luật số 1271, hầu như không thay đổi tức là 22 triệu 400 ngàn Euro, tức là chỉ tăng thêm 100 ngàn so với năm 2012.

Viện Giáo vụ (IOR), tức là ngân hàng Vatican, đóng góp cho Tòa Thánh 50 triệu Euro trong tài khóa 2013.

Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh đã phê chuẩn kết toán ngân sách trên đây và mời gọi Văn phòng Tòa Thánh về Kinh Tế tiếp tục thích ứng các nguyên tắc kế toán của Vatican với các tiêu chuẩn quốc tế.

Mặt khác, Viện giáo vụ bắt đầu tiến qua giai đoạn thứ hai trong tiến trình cải tổ.

Trong thông cáo công bố ngày 8 tháng 7 vừa qua, Viện giáo vụ cho biết trong năm 2013, lợi tức của Viện này suy giảm rất nhiều từ 86 triệu 600 ngàn Euro trong năm 2012 xuống còn 2 triệu 900 ngàn Euro. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm nay, lợi tức được phục hồi đáng kể với 57 triệu 400 ngàn Euro.

Gia sản vốn (patrimonio netto) của Viện Giáo Vụ tính đến ngày 30 tháng 6 vừa qua là 775 triệu 400 ngàn Euro. Ngân khoản được khách hàng tín thác và các trái khoán của Viện này hiện nay là 6 tỷ Euro. Trong tiến trình kiểm soát các tài khoản, tính đến ngày 30 tháng 6 vừa qua, Viện Giáo Vụ đã chấm dứt quan hệ với 3 ngàn khách hàng, trong đó có khoảng 2,600 tài khoản từ lâu không còn hoạt động. Ngoài ra có 396 khách hàng bị chấm dứt quan hệ do duyết định của Hội đồng giám sát Viện này ngày 4 tháng 7 năm 2013, nhắm thu hẹp con số khách hàng của Viện Giáo Vụ.

Do quyết định đó, Viện Giáo Vụ hiện nay chỉ cho phép các tổ chức Công Giáo, cơ quan Giáo Hội, nhân viên và cựu nhân viên Vatican, các đại sứ quán và nhân viên ngoại giao cạnh Tòa Thánh được mở tài quản trong Ngân hàng ngày.

8. Gặp gỡ tân thống đốc của Ngân hàng Vatican

Trong cuộc họp báo hôm 9 tháng 7, Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng Bộ Kinh Tế đã giới thiệu ông Jean-Baptiste de Franssu, tân thống đốc và ông Ernst von Freyberg là cựu thống đốc của Ngân Hàng Vatican hay còn được gọi là Viện Giáo Vụ - IOR.

Tân thống đốc Jean-Baptiste de Franssu, là người Pháp năm nay 51 tuổi. Ông là một nhà đầu tư và chuyên gia quản lý tài chính.

Cựu thống đốc của Ngân Hàng Vatican là ông Ernst VON Freyberg nói:

"Việc quản lý tốt nguồn vốn của khách hàng có một tầm quan trọng đặc biệt với tương lai của Ngân Hàng Vatican. Vì thế, thật là thích hợp để trao phó trách nhiệm này cho một người nào đó có nền tảng như Jean-Baptiste là người đã rất thành công trong cuộc sống của mình."

Viên cựu thống đốc đã lãnh đạo Ngân Hàng Vatican trong 17 tháng, để giám sát giai đoạn đầu tiên của cải cách. Dưới nhiệm kỳ của mình, ông bảo đảm rằng tất cả các tài khoản đã được kiểm tra, loại bỏ các khách hàng có những vấn đề lạm dụng hệ thống. Ông cũng sửa đổi các tiêu chuẩn của ngân hàng cho phù hợp với các quy tắc minh bạch và các quy định quốc tế.

Đức Hồng Y George Pell nói:

"Chúng tôi rất biết ơn Ernst vì những công việc ông đã thực hiện để tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và chúng ta đã thấy kết quả."

Cựu thống đốc Ernst VON Freyberg cho biết thêm:

"Chúng tôi hoàn toàn chắc chắn được những ai có thể là khách hàng và những ai không thể. Điều thứ hai là chúng tôi hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi giống như bất kỳ tổ chức hợp pháp nào ở Italia. Chúng tôi minh bạch với công chúng bằng những báo cáo được đưa lên internet và chúng tôi minh bạch với cấp trên của chúng tôi và đặc biệt là với người giám sát của chúng tôi, AIF. "

Jean-Baptiste de Franssu sẽ chịu trách nhiệm cho giai đoạn hai của tiến trình cải tổ Ngân Hàng Vatican và ông có ba năm để thực hiện điều này.

Một trong những mục tiêu của viẹc cải tổ lần thứ hai là Ngân Hàng Vatican sẽ ngưng việc quản lý các tài sản đầu tư, chuyển trách nhiệm đó sang một thực thể mới, được gọi là Vụ Quản lý Tài sản của Vatican. Ngân hàng sẽ tập trung vào "tư vấn tài chính và các dịch vụ chi trả."

Tân thống đốc Jean-Baptiste de Franssu nói:

"Kế hoạch trong tương lai sẽ hướng tới việc thay đổi phần nào tương lai của các sản phẩm đang được cung cấp cho khách hàng của IOR, hướng tới những gì chúng ta gọi trong thuật ngữ của chúng tôi, trong kinh doanh của chúng tôi, là mô hình chi phí căn bản, liên quan nhiều hơn đến tiền ký gửi ngân hàng chứ không phải là việc quản lý tài sản."

Đức Hồng Y George Pell nói:

"Tham vọng của chúng tôi là trở thành một mô hình quản lý tài chính chứ không phải là một nguyên nhân cho những vụ bê bối thường xuyên."

Ngân Hàng Vatican quản lý gần 6 tỷ euro, được coi là tương đối thấp với một ngân hàng. Ngân hàng có 150 nhân viên. Khách hàng chỉ giới hạn trong các tổ chức tôn giáo, các nhân viên Vatican, linh mục, tu sĩ và các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh.

Nhiệm vụ chính của IOR là để đảm bảo rằng các tổ chức Công Giáo có trụ sở tại các khu vực xa xôi, có thể nhận được tiền mà họ cần. Đó cũng là một cách để loại trừ nguy cơ tiền tiết kiệm của các tổ chức Công Giáo bị đầu tư vào những mục tiêu không tuân thủ với luân lý Công Giáo.

9. Ủy ban cải cách các phương tiện truyền thông của Vatican

Các phương tiện truyền thông của Vatican dự kiến sẽ trải qua một số thay đổi sâu rộng. Một ủy ban mới của các chuyên gia đã được thiết lập để đề xuất cách thức các phương tiện truyền thông của Vatican có thể tiếp cận với nhiều người hơn với những chi phí hoạt động thấp hơn.

Vatican Radio, với đội ngũ nhân viên hơn 400 nhân viên, là đối tượng được nhắm đến trước hết.

Trong cuộc họp báo hôm 9 tháng 7, Đức Hồng Y George Pell, Tổng Trưởng Kinh Tế nói:

"Tình hình bây giờ rất khác với năm 1931 khi Đài phát thanh Vatican được thiết lập. Ngày nay, ở hầu hết các nơi trên thế giới, người ta rất ít nghe đài phát thanh."

Vatican có một đội ngũ hùng hậu các phương tiện truyền thông, từ đài phát thanh Vatican, đến báo Quan Sát Viên Rôma, đài truyền hình trung ương Vatican, và trang web Vatican.

Trong số tất cả các phương tiện truyền thông này, trang web của Vatican, news.va, tài khoản Twitter và chương trình điện thoại ứng dụng của Đức Giáo Hoàng, được xem là có hiệu quả nhất vì tiếp cận được nhiều người và chi phí quản lý là quá rẻ chưa đến năm phần trăm của ngân sách. Chi phí cao hơn rất nhiều được trang trải cho Vatican Radio và tờ Quan Sát Viên Rôma, nhưng lại tiếp cận ít hơn với độc giả và khán thính giả.

Đức Hồng Y George Pell nói:

"Các mô hình chi tiêu của Vatican không tương thích với số lượng người được đạt tới. Mục tiêu của chúng tôi là với sự nhạy cảm và bền bỉ, chúng ta sẽ có cách tiết kiệm kinh phí rất đáng kể."

Ủy ban sẽ được dẫn dắt bởi Lord Christopher Patten, một Chưởng Nghi của Đại học Oxford và là cựu Chủ tịch BBC Trust. Lord Christopher Patten cũng là một chính trị gia và đã từng là toàn quyền Hồng Kông từ 1992 đến 1997.

Ủy ban cũng sẽ bao gồm các chuyên gia từ Đức, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Singapore. Năm nhân viên Vatican cũng được mời tham gia.

Đức Hồng Y George Pell nói:

"Trước hết, chúng ta cố gắng duy trì số người Công Giáo đang tiếp cận được với các phương tiện truyền thông Vatican. Ước tính là khoảng mười phần trăm của người Công Giáo trên khắp thế giới đang tiếp cận được một cách nào đó với các phương tiện truyền thông của Tòa Thánh."

Các khuyến nghị của Ủy ban được dự kiến đưa ra trong vòng 12 tháng tới. Tuy nhiên, một số những thay đổi, có thể được thực hiện ngay trong năm nay.

10. Thiết kế mới của chương trình ''Pope App'' dành cho điện thoại di động

Vatican đã phát hành một phiên bản mới" Pope App" để bất cứ ai có một điện thoại di động đều có thể bắt nhịp với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Chương trình được thiết kế lại để làm cho việc đọc những bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Chương trình thậm chí còn cho phép người sử dụng làm nổi bật một số văn bản, chia sẻ hoặc lưu những đoạn đó để đọc sau này.

Tất cả mọi thứ từ các tweets và các bài giảng của của Đức Giáo Hoàng đều có sẵn. Người ta cũng có thể tải hình ảnh sống động, chẳng hạn như các buổi triều kiến chung của Đức Giáo Hoàng hoặc các buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật tại quảng trường Thánh Phêrô.

Chương trình cũng kết nối với sáu webcam của Vatican bao gồm cả ngôi mộ của Thánh Gioan Phaolô II và các góc cạnh khác xung quanh Quảng trường Thánh Phêrô.

Ứng dụng này có giao diện bằng năm thứ tiếng: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Bồ Đào Nha.

11. Thảm cảnh của phụ nữ tị nạn Syria

Một báo cáo của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết những người phụ nữ đang phải gánh vác hơn 145,000 gia đình tị nạn Syria tạm cư tại Ai Cập, Li Băng, Iraq và Jordan.

Báo cáo có tựa đề “Woman Alone” đề cập đến những người phụ nữ một mình phải đối mặt với một cuộc chiến sống còn sau khi họ đã phải bỏ lại mọi sự phía sau, kể cả những người đàn ông mà theo truyền thống trong vùng vẫn là những người chính yếu trong việc nuôi sống gia đình. Giờ đây, các phụ nữ này lâm vào tình cảnh phải là người duy nhất chịu trách nhiệm trong gia đình sau khi những người đàn ông của họ đã bị giết, bị bắt, hoặc cách nào đó bị tách rời khỏi gia đình.

Báo cáo nói thêm nhiều phụ nữ đã lâm vào một "vòng xoáy những khó khăn, cô lập và lo lắng”. Cuộc chiến ở Syria bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 đã làm khoảng 2,8 triệu người phải bỏ trốn khỏi đất nước. Tổng số người tị nạn được dự kiến sẽ lên đến là 3,6 triệu vào cuối năm nay. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi hành động khẩn cấp từ các nhà tài trợ, chính phủ cho tạm trú và các cơ quan viện trợ để giảm bớt những gì cơ quan này gọi là "sự gian khổ áp bức" mà phụ nữ và gia đình của họ đang phải chịu đựng.

12. 36 ca sĩ Hàn quốc hát chào mừng Đức Thánh Cha

Bài hát chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu tại thành phố Đại Điền (Daejeon) từ 13/8 đến 18/8 là bài "Koinonia”. Koinonia là một từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hiệp thông. Lời bài hát Hàn Quốc nói về mối quan hệ giữa Giáo Hội trên toàn thế giới và Thiên Chúa.

36 ca sĩ trẻ của Hàn quốc đã gặp nhau tại nhà thờ chánh toà Minh Đổng (Myeongdong) của thủ đô Hán Thành để thu hình bài hát này như một lời chào mừng của giới nghệ sĩ Hàn quốc gởi tới Đức Thánh Cha.

Tổng giáo phận Hán Thành đã cho phát hình bài hát này để nói với người dân Hàn quốc rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô là một hồng ân của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng thứ Ba đến thăm Hàn quốc.

Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ rời Roma lúc 4 giờ chiều ngày thứ tư, 13 tháng 8 và bay tới căn cứ không quân ở thủ đô Hán Thành lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày hôm sau, 14 tháng 8.

13. Kitô hữu Iraq bỏ chạy không kịp mang theo thứ gì

Đối với đông đảo người dân miền Bắc Iraq, cuộc sống thay đổi trong nháy mắt. Bọn khủng bố Hồi Giáo tấn công ào ạt. Binh lính Iraq kinh hoàng bỏ chạy, dân chúng cũng hốt hoảng chạy theo. Họ thường không kịp mang theo thứ gì ngoài bộ quần áo đang mặc trên người.

Patrick Nicholson của Caritas Quốc tế nói:

"Những gì Caritas đang cố gắng làm là cung cấp cho họ giường, chăn màn, thức ăn. Và sau đó huấn luyện cấp tốc các tình nguyện viên để họ có thể cung cấp các trợ giúp y tế."

Tình hình cũng vô cùng gian nan đối với những người đã chọn ở lại. Người dân tại các thành phố, như Mosul, giờ đây phải trông cậy vào lòng thương xót của các chiến binh Hồi Giáo khét tiếng là tàn nhẫn.

Đức Tổng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Chanđê nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là ngài chưa bao giờ thấy một cái gì đó như thế này: Một thành phố lớn như Mosul lại bị quân đội bỏ rơi, và người dân bị cầm tù trong một nhà tù hỗn loạn. Quân khủng bố Hồi Giáo cướp phá và đặt mìn nổ tung nhiều nhà thờ Kitô Giáo trong thành phố, và cả những đền thờ Hồi Giáo nguy nga của người Hồi Giáo Shiite, là phía đối nghịch với người Hồi Giáo Sunni.

Patrick Nicholson nói thêm:

“Đến nay chúng tôi đã lo cho 200 gia đình có nơi chốn tạm trú và đang lo tiếp cho gần 1000 gia đình nữa”.

Những báo cáo cho thấy quân khủng bố Hồi Giáo ISIS đã đóng đinh các tín hữu Kitô. Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài đã bật khóc khi nghe những báo cáo như thế được gởi về Tòa Thánh qua thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Marta Petrosillo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ nói:

"Chúng tôi biết nhiều cuộc tấn công và nhiều tội ác chống các tín hữu Kitô tại Syria và Iraq còn tàn ác hơn như chặt đầu, cưỡng hiếp tập thể rồi giết đi.”

Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, khoảng nửa triệu người Iraq đã trốn sang Syria khi bạo lực leo thang tại quê hương họ. Sau đó, cuộc chiến tại Syria trở nên khốc liệt buộc họ phải quay trở lại Iraq. Bây giờ, họ lại phải là nạn nhân một lần nữa trong một cuộc chiến đẫm máu khác.

14. Khủng bố Hồi Giáo Séléka tấn công nhà thờ chánh tòa của thành phố Bambari

Xác người nằm la liệt tại nhà thờ Thánh Giuse, là nhà thờ chánh tòa của thành phố Bambari. Đó là cảnh tượng diễn ra vào chiều ngày 7 tháng 7 khi quân khủng bố Séléka tấn công vào nhà thờ này lúc 3 giờ chiều, theo giờ địa phương.

Ít nhất 20 người chết, hàng chục người bị thương. Họ là một phần trong số hơn 4000 người đang tạm cư trong khuôn viên nhà thờ.

Đức Cha Eduard Mathos, Giám Mục giáo phận Bambari cho biết đây là cuộc tấn công thứ hai nhắm vào một nhà thờ Công Giáo trong vùng nơi có đông đảo những người tị nạn. Ngài đau buồn nhận xét rằng cuộc tấn công đã diễn ra bất chấp sự có mặt của đông đảo quân Pháp và quân Liên Hiệp Quốc trong vùng.

Bambari nằm cách thủ đô Bangui 380km về phiá Tây Bắc. Cuộc tấn công đã diễn ra chỉ một ngày trước khi Bộ trưởng quốc phòng Pháp là Jean-Yves Le Drian đến thăm khu vực này.

Cha Jesus Martial Dembele, tổng đại diện của giáo phận Bambari cáo buộc quân Pháp đã chậm chạp phản ứng trước cuộc tấn công. Phát ngôn viên của quân Pháp nói binh sĩ Pháp đồn trú trong vùng đã đến nơi lúc 4h, tức là một giờ sau khi cuộc tấn công của quân khủng bố Hồi Giáo bắt đầu.

Lawrence D. Wohlers, Đại diện của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc cho biết:

"Dân chúng Hồi giáo và Kitô giáo, đã chung sống với nhau trong sự hòa hợp tốt đẹp trong nhiều năm, giờ đây bạo lực gia tăng đã buộc hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa của họ trong tháng vừa qua. Chúng tôi ước tính rằng khoảng 12,000 người Kitô hữu cũng như người Hồi Giáo đang tìm nơi trú ẩn trong các nhà thờ Công Giáo”.

15. Nhận xét của một linh mục về cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các nạn nhân bị lạm dụng tính dục.

Theo cha Hans Zollner, Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành tại nhà nguyện Santa Marta cho các nạn nhân của lạm dụng tính dục, và các cuộc họp kéo dài mặt đối mặt với các nạn nhân để lại những ấn tượng sâu xa với những nạn nhân và với Đức Giáo Hoàng.

Cha Hans Zollner, một linh mục dòng Tên người Đức, là thành viên trong Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên nói:

"Các cuộc họp này có một chiều kích nhân bản và tâm linh thực sự là sâu xa, chắc chắn đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ trên các nạn nhân và chúng ta có thể nói rằng chúng cũng tác động mạnh đến Đức Thánh Cha."

Cha Hans Zollner đã được hai trong số sáu nạn nhân yêu cầu giúp thông dịch cho họ trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha. Ông cho biết Đức Giáo Hoàng nói ngắn gọn, và lắng nghe cặn kẽ câu chuyện của các nạn nhân. Gần cuối, một trong những nạn nhân đã yêu cầu Đức Thánh Cha đừng bao giờ quên những gì ngài vừa nghe.

Cha Hans Zollner nhận xét:

"Nổi bật nhất là bầu không khí. Đó là một bầu không khí được một trong số những nạn nhân mô tả là nhạy cảm, lắng nghe và tôn trọng tuyệt vời."

Bầu không khí này đã bắt đầu từ đêm hôm trước, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào đón các nạn nhân và gia đình họ trong bữa ăn tối tại nhà trọ Santa Marta.

Cha Hans Zollner giải thích:

"Trong bữa ăn, Đức Thánh Cha đã đi khắp quanh bàn để nói chuyện thân mật với các nạn nhân, và các thành viên trong Ủy ban.”

Bình luận về phản ứng của các nạn nhân, cha Hans Zollner nói:

“Một trong số họ nói với tôi, chẳng hạn ‘từ thời điểm được yêu cầu tham dự buổi họp này, tôi đã chấp nhận và một cái gì đó đã xảy ra trong tôi, thực sự là xúc động.’ Nghe những lời như thế, thấy sự xúc động của họ ngay cả từ giai đoạn chuẩn bị, tôi thực sự thấy rằng - được tham dự buổi gặp gỡ này là một món quà tuyệt vời đối với tôi. "

Sau cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với sáu nạn nhân, Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên đã tái nhóm với các phản hồi tích cực xung quanh cuộc họp này. Một trong những đề xuất của họ là mở rộng Ủy ban từ 8 lên đến 15 thành viên, và bao gồm đại diện từ châu Á, Châu Đại Dương và Châu Phi.

16. Bác sĩ Ba Lan bị sa thải vì từ chối phá thai

Một bác sĩ Công Giáo tại một bệnh viện công tại thủ đô Ba Lan đã bị sa thải vì từ chối không chịu phá thai cho một phụ nữ và cũng không giới thiệu người phụ nữ này đến một bác sĩ phá thai.

Bác sĩ Bogdan Chazan cung cấp chăm sóc y tế miễn phí cho người mẹ của một đứa trẻ được chẩn đoán có những dấu hiệu bất thường nghiêm trọng, nhưng ông không khuyên người phụ nữ này nên phá thai. Vì thế, bệnh viện đã sa thải ông. Quyết định sa thải này đã gây nên một làn sóng bất bình nơi người Công Giáo và những người phò sinh.

Giải thích về quyết định sa thải này, thị trưởng của Warsaw là Hanna Gronkiewicz-Waltz nói rằng bác sĩ Chazan lẽ ra phải giới thiệu người phụ nữ này đến một bác sĩ phá thai. Theo quan điểm của ông này: "Một bác sĩ có thể từ chối thực hiện việc phá thai vì lý do đạo đức, nhưng một bệnh viện công thì không thể hành động như thế".

Đức Hồng Y Kazimierz Ncyz, Tổng Giám Mục Koszalin-Kolobrzeg và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho rằng hành động chống lại bác sĩ Chazan đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.

Ngài nói: "Các chính trị gia không thể buộc các bác sĩ hành động trái với lương tâm của họ".

Bác sĩ Chazan là một trong 3,000 bác sĩ đã ký "Tuyên bố của Đức Tin," nói rằng họ sẽ từ chối thực hiện những phẫu thuật vô đạo đức như phá thai, an tử, và sinh con trong ống nghiệm. Những người ký tên đã tuyên bố rằng luật luân lý cao trọng hơn luật quốc gia.

17. Hồi Giáo quá khích tấn công một tu viện tại Bangladesh

Đức Giám Mục Sebastian Tudu của giáo phận Dinajpur, ở Bangladesh nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là từ 50 đến 60 người đàn ông thuộc một nhóm Hồi Giáo quá khích đã tấn công vào một tu viện Công Giáo hôm 7 tháng 7 và mưu toan hãm hiếp các nữ tu.

Đức Cha Sebastian Tudu nói rằng:

"Chuyện bi đát như thế chưa từng xảy ra vì các nữ tu được đánh giá cao ở Bangladesh,"

Đức Cha cho biết các nữ tu bị đánh đập và đã có những trường hợp bị toan tính hiếp dâm nhưng cảnh sát đến kịp và đã bắt giữ 12 người Hồi giáo có liên quan đến vụ việc.

Những kẻ tấn công đã mưu toan cướp phá tu viện và cả những bằng khoán đất đai mà những người nghèo và mù chữ tại địa phương nhờ các nữ tu trông nom.