Ngày 16-07-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy Cứ Để Cả Hai Mọc Lên Cho Đến Mùa Gặt
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
07:48 16/07/2020
Hãy Cứ Để Cả Hai Mọc Lên Cho Đến Mùa Gặt

Suy niệm Chúa Chật XVI thường niên – năm A

(Mt 13, 24-43)

Hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục dùng các dụ ngôn để giúp các môn đệ cũng như dân chúng hiểu về "Nước Trời". Người so sánh "Nước Trời như một người đã gieo giống tốt trong ruộng mình; Nước Trời giống như hạt cải; Nước Trời giống như nắm men" (x. Mt 13, 24-43), nước ấy ở ngay "trên mặt đất" chứ không phải nơi xa lạ.

Xem video và nghe bài giảng

Thật vậy, chỉ trên mặt đất mới có chỗ cho lúa và cỏ lùng mọc lên, chỉ trong cuộc sống nhân trần mới có bột cần chất men, nên ở trên Thiên Đàng, chỉ có Thiên Chúa là tất cả mọi sự trong mọi người.

Chúa Giêsu lấy dụ ngôn hạt cải, mô tả nó "bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây" (Mt 13, 32)… "cũng như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men" (Mt 13, 33), ngoài ám chỉ sự lớn lên âm thầm nhưng hùng mạnh của Nước Chúa trong lịch sử, Chúa Giêsu muốn nói đến sự nhập thể làm người của chính mình và sức thánh hóa của Chúa Thánh Thần.

Nếu ai đó không lấy men trộn vào bột làm cho bột dậy men, thì bột đó không thể sử dụng làm thực phẩm được. Nhưng nếu trộn bột vào men, bột sẽ dậy men, đó là cách Chúa Giêsu áp dụng cho Nước Trời... Cũng như thịt: để giữ gìn thịt khỏi hư, chúng ta phải tra muối vào để bảo quản... nếu không thịt sẽ hư và trở nên không phù hợp cho tiêu dùng. Một cách tương tự, nhân loại đại diện cho thịt hoặc bột, Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần là muối và men. Nếu men Thánh Thần và muối Giêsu không xuống thế gian, không mặc lấy bản tính con người, nghĩa là nhào trộn với con người, con người sẽ không bao giờ mất đi mùi hôi thối của tội lỗi, không " tẩy trừ men cũ, để nên bột mới, là bánh không men" (1Cr 5, 7) thì không thể được cứu độ.

Nếu con người chỉ dựa vào sức riêng mình, không cần Thánh Thần trợ giúp, thì thật sai lầm; bởi con người không được tạo dựng để ở trên Trời... Nếu người tội lỗi không gặp gỡ Thiên Chúa, không từ bỏ tội lỗi, không được thấm nhuần sức sống thần linh của Thiên Chúa, người ấy sẽ không bao giờ được nếm hưởng cuộc sống đích thực... Trái lại, nếu đón nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần, không "gây phiền muộn cho Thánh Thần" (Eph 4, 30), người ấy sẽ hạnh phúc và được sống đời đời.

Dụ ngôn hạt cải và nắm men có lẽ dễ hiểu nên các môn đệ không cần phải giải thích, các ông chỉ xin Chúa Giêsu: "giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng" (Mt 13, 36) sau khi đã về nhà. Và Người đã giải thích: "Người là kẻ gieo giống. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các Thiên Thần" (Mt 13, 37-39).

Ở những thế kỷ đầu của Kitô giáo, giáo phái Đô nát cho rằng Giáo hội là tất cả những người lành, còn thế gian thì đầy dẫy con cái sự ác không có hy vọng được cứu độ. Thánh Augustinô quan niệm: "Chính Giáo Hội là một cánh đồng có lúa và cỏ lùng, có kẻ xấu và người tốt đều chung sống với nhau, là nơi để chúng ta bắt chước gương nhẫn nại của Chúa. Những kẻ dữ hiện hữu trong thế gian này hoặc là để được cải hóa hay là nhờ họ mà những kẻ lành có thể luyện tập đức nhẫn nại".

Vì thế chúng ta có thể rút ra những bài học sau:

1. Cần phải có hành động khôn ngoan, thận trọng, nhẹ nhàng và đúng đắn của người gieo giống tốt, để đề phòng "kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất" (Mt 13, 25). Thậm chí người gieo giống tốt có thể bị cám dỗ phản ứng với bạo lực khi áp dụng lời van xin của đầy tớ, "nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ" (Mt 13, 27). Ông chủ thật tuyệt vời, bởi ông thận trọng thẳng thừng nói: "Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta" (Mt 13, 29-30).

2. Chúa Giê-su, lúc sinh thời, Người đã phải đối mặt với sự hiện diện của sự dữ, các môn đệ Người cũng thế. Theo Matthêu thì cuộc đối đầu của Chúa Giêsu với sự dữ đã bắt đầu với câu chuyện thời thơ ấu lúc thánh Giuse đưa Đức Maria cùng Người trốn sang Ai Cập để tránh cuộc thảm sát của Hêrôđê (Mt 2, 1-14). Người sẽ tiếp tục đối đầu khi bị cám dỗ trong hoang địa (Mt 4, 1-11), cũng như trong suốt cuộc đời sứ vụ công khai, và sẽ phải chiến đấu chống lại cái ác cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời (Mt 26; 27). Tuy nhiên, Người sẽ chiến thắng khi sống lại bởi Đức Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (Mt 28).

Cũng giống như Thầy mình, các môn đệ Chúa Kitô cũng phải đối mặt với sự hiện diện của cái ác. Sau đó họ phải bắt chước Thầy mình nhẫn nại cho đến thời gian thu hoạch.

3. Trước sự hiện hữu của cái ác, thái độ của các môn đệ Chúa Kitô là gì nếu không phải là chấp nhận. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cỏ lùng để mời gọi chúng ta áp dụng một số thái độ cần phải có đối với sự hiện hữu của cái ác trên thế giới.

Trước hết cần phải gieo trong chúng ta và xung quanh chúng ta thật nhiều hạt tốt và đặc biệt là thực hiện từng bước để gìn giữ các hạt giống tốt cho đến mùa thu hoạch như là (cầu nguyện, tĩnh tâm, làm việc lành phúc đức, giúp đỡ tha nhân...)

Tiếp đến là phải hành động với sự khôn ngoan, thận trọng khi đối đầu với sự ác, đồng thời cầu xin Chúa Thánh Thần giúp sức cho, vì: "Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta" (Rm 8, 26).

Cần phải đứng vững trong đức tin, hy vọng và bác ái; nghĩa là chinh phục cái ác bằng việc làm tốt, theo lời khuyên của thánh Tông đồ Phaolô: "Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ" (Rm 12, 21).

Chúng ta hãy hướng tới Mẹ Maria với lòng tin tưởng, để Mẹ giúp chúng ta trung thành theo Chúa Giêsu, và sống như con cái của Thiên Chúa.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật XVI Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
15:54 16/07/2020

Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tvịnh 85; Roma 8: 26-27; Mátthêu 13: 24-30

Đôi khi những người thường được gọi là chuyên viên và những người có kiến thức rộng có thể tiên đoán được nhiều vấn đề vẫn không thể tiên đoán được sự việc cụ thể sẽ thay đổi như thế nào. Một chuyên gia đánh giá một huấn luyện viên bóng đá như thế này "Ông đó có kiến thức hạn hẹp về môn bóng đá nên thiếu linh hoạt trong huấn luyện" khi nói vê HLV Vince Lombardi là người nghèo nàn trong chiến thuật nhưng Ông Lombardi nói: cầu thủ đá banh phái có hiệu quả đó là "Chiến thắng mới là điều tiên quyết". 18 nhà xuất bản sách không chấp nhận câu chuyện nói về con chim Mòng biển do tác giả Richard Bach viết. Nhưng rốt cùng sách "Jonathan Livingston Sea Gull" được xuất bản năm 1970. Và trong 5 năm, sách đó đã bán được 7 triệu cuốn trong nội địa Hoa Kỳ thôi đấy... Một giáo sư dạy nhạc nói với cha mẹ ông Enrico Caruso là Enrico không có giọng để hát được; Thế mà Ông Caruso là một người có giọng hát rất hay. Và ở miền Nam Hoa Kỳ người ta thường nói "Bạn chẳng bao giờ biết đâu".

Cha của một người bạn có một trang trại rộng 1, 200 mẫu Anh, Suy ngẫm về dụ ngôn hôm nay cô ta nói "tôi trang trại của gia đình để đi học. Trong một chuyến thăm vừa qua, lúc đó là mùa lúa phát triễn, tôi nhìn vào cánh đồng lúa mì vừa mới đâm chồi nẩy lộc trong ruộng của cha tôi và tôi tự cảm nhận rằng tôi không thể phân biệt được cỏ dại và lúa tốt. Vì khi cả mọc lên, chúng giống hệt như nhau cho đến khi lúa trổ hoa. "Các bạn không nên vội vả suy tư, không nên nói ngay kết luận của mình, vì các bạn chẳng bao giờ biết đâu" dó là lời khuyên của chủ ruộng trong dụ ngôn.

Mùa hè là múa thường có nhiều trận đá banh. Nhưng mùa hè năm nay vì có đại dịch covid, mùa đá banh khai trương trễ và chắc có lẻ chỉ có 60 trận thôi, giảm đáng kể so với 162 trận của mùa giãi trước. Sẽ có rất nhiều ghế trống trong sân vận động, ít người la ó hoan hô. Tuy nhiên khi mùa giải đá banh bắt đầu vào cuối tuần này, chúng ta vẫn có thể xem trận bạnh của đội chúng ta thích trên TV. Nếu chúng ta tình cờ đến sau khi trận đấu diễn ra chúng ta có thể hỏi "Đội nào đã thắng vậy? ", chúng ta không hỏi "Đội nào đã thua? "

Mặc dù chúng ta thích xem đá banh, nếu đội banh của chúng ta thua, chúng ta sẻ quên đi và đời sống vẫn tiếp tục. Nhưng chúng ta vẫn thường đặt câu hỏi "Ai là người chiến thắng trên thế giới này, người tốt hay kẻ ác? " Chúng ta cũng muốn biết về sau cùng "Ai sẻ thắng? ". Ngày nay mọi sự việc hình như không có vẻ tốt đẹp được. Mỗi ngày chúng ta nghe tin tức về tệ nạn phân biệt chủng tộc vẫn đang tiếp tục tồn tại lâu dài. Nhưng còn hơn như thế nữa. Thế kỷ thứ 20 này là một thế kỷ quá sức tàn bạo trong lịch sử loài người. Bạn còn nhớ phim "The Schindler's List" không? Schindler đã làm thế nào cứu vớt vài ngàn người Do Thái trong thế chiến thứ II. Phim cho chúng ta biết một chút gì đó để ca ngợi. Nhưng còn sáu triệu người Do Thái và rất nhiều người khác đã chịu chết. Vì vậy chúng ta thử đặt ra câu hỏi mang tính thăm dò hơn là câu hỏi về tỷ số đá banh "Ai thắng? người tốt hay kẻ xấu? ". Có phải chúng ta đang đứng trong kẻ thua không?

Ở đây chúng ta nói đến cỏ lùng. Cỏ lùng mô tả trong dụ ngôn đã được gieo vào giữa lúa mì tốt vào ban đêm do kẻ xấu gieo trong khi mọi người đang ngủ. Hạt cỏ lùng chỉ có bên ngoài ruộng trong thế giới rộng lớn. Chúng cũng đang ờ rất gần chúng ta, ngay cả trong giáo hội yêu mến của chúng ta. Vừa rồi có một người nói với tôi "Tôi thật không còn sức chịu đựng tin tức nói về sự xúc pham của hàng giáo sĩ, hay sự che đậy của một giám mục về việc đó".

Tôi nghĩ giáo hội tiên khởi giữ dụ ngôn này. Và thánh Mátthêu viết lại, vì các giáo dân cũng hỏi câu hỏi như những người đầy tớ của chủ ruộng "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy? " Và câu hỏi sau của chúng ta là "Liệu sự dữ hay điều tốt; ai sẻ nói lời nói cuối cùng? Ai sẻ thắng" Dụ ngôn không có câu trả lời, và cũng không giải thích tất cả cho chúng ta vì sao sự dữ được tồn tại - sự lành bị hũy hoại – những đứa trẻ bị hư hỏng - người tốt gặp nhiều đau khổ v.v... Nhưng, dụ ngôn chấp nhận vấn đề: Có sự tồn tại song hành của hai vấn đề: sự lành và sự dử, nó đan xen với nhau trong cuộc sống của chúng ta. Nó gắn liền vào đời sống chúng ta. Và cả hai cùng nhau đấu tranh cho bằng được một thắng cuối cùng trong mỗi người chúng ta.

Cỏ lùng dường như hiện diện trong mọi sự việc ngay cả trong lĩng vực của ruộng thiêng liêng trong đời sống chúng ta. Và bây giờ là lúc chúng ta phải đưa ra quyết định điều gì là điều đúng và điều gì là điều sai trái. Chúng ta vẫn giữ điều răn chính, nhất là cho con cái của chúng ta. Nhưng, dụ ngôn này là muốn đề cập đến giáo hội chúng ta và đời sống cá nhân của từng người trong chúng ta. Ở đó, trong lòng nhiệt thành của chúng ta, chúng ta nhanh chóng quyết đoán và hành động, bóc tách và bỏ qua một bên những chứng cứ chưa đủ dữ liệu. Dụ ngôn cảnh báo rằng trong một số trường hợp, mặc dù chúng ta chưa có đủ dử liệu, chúng ta vẫn không thể tự quyết định được. Sau cùng, người chủ ruộng cho các đầy tớ thấy là họ nên cẩn thận và kiên nhẩn chờ đợi. Thật ra thì người chủ ruộng nói "Anh em chưa biết chắc tất cả. Anh em cưa có đủ dử liệu để phán xét".

Chúa Giêsu, người nói dụ ngôn, biết điều này qua kinh nghiệm của Ngài. Chúa Giêsu chọn đầy tớ làm việc cho Thiên Chúa. Thật ra thì các đầy tớ mà Ngài chọn; khi chúng ta nhìn vào thật không như những gì Ngài mong đợi. Ông Judas, người giữ túi tiền đâu có dấu hiệu nào cho thấy một người tốt. Còn ông Phêrô bị thất bại nhiều lần. Ông Thomas người đầy nghi ngờ, Và những người khác, đàn ông và đàn bà vẫn tiếp tục theo Chúa Giêsu nhưng họ điều có câu trả lời không đúng với câu hỏi của Chúa Giêsu, tại sao vậy? . Họ đã hứa hẹn rất nhiều, nhưng thể hiện rất ít. Dù vậy Chúa Giêsu vẫn cho họ có cơ hội để họ lớn lên và sinh hoa kết quả tốt đẹp cho mùa lúa. "Bạn chưa bao giờ biết đâu "

Dụ ngôn hôm nay khuyến khích mỗi người trong chúng ta. Hướng về một câu chuyện đó là ơn thánh sủng, sự kiên trì và niềm hy vọng. Chẳng phải chúng ta là những người thường nhìn lại những lầm lỗi trong quá khứ. Chúng ta mừng vì có thời gian để thay đổi và hoán cải hay sao? Chẳng phải chúng ta cảm tạ vì chúng ta có dịp và được sự giúp đở của Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hay sao? Những gì đã từng là cỏ lùng, chúng ta tin chắc chúng ta sẽ trở nên lúa tốt. Thử nghĩ chúng ta nếu bị xét xử lúc đó thì sao? Hôm nay, trong khi nhìn vào hoàn cảnh hiện tại, chúng ta vẫn còn có thể nhận thấy cỏ lùng trong chúng ta, và trong những người khác, đó là điều chắc chắn. Thay vì chúng ta bị chán nản, dụ ngôn mời gọi chúng ta hãy hy vọng. Dù sao đi nữa khi hạt giống tốt đã được gieo vào lòng chúng ta và đang lớn lên. Gắng nặng cơm áo gạo tiền trong cuộc sống không phải chỉ mình chúng ta chịu đựng. Chúng ta tin tưởng vào người chủ ruộng là người biết điều gì đang xãy ra để giup chúng ta biết lựa chọn. Tất cả những điều này được tóm tắt trong một từ rất quen thuộc, nhưng ít khi nghĩ đến: Đó là ơn thánh sủng.

Mặc dù có khi chúng ta cảm thấy cô độc vì biết bao nhiêu thứ còn phải làm và bao nhiêu câu hỏi (ai thắng? ) dụ ngôn ban cho chúng ta ơn trông cậy, vì Thiên Chúa là Đấng làm chủ. Thiên Chúa không xa lạ gì với những do dự của chúng ta. Ngài không phải không biết những việc cần phải làm. Thiên Chúa đang dẫn dắt chúng ta trong cuộc đấu tranh để làm điều tốt lành. Bởi thế, chúng ta hãy suy ngẫm lại dụ ngôn trong trí tưởng tượng của chúng ta, nhất là những khi sự việc bị sa lầy và gây thất vọng cho chúng ta. Chúng ta sẽ nhìn vào ruộng lúa và nghĩ là chúng ta cần phải làm gì. Nhưng chúng ta sẽ nghe dụ ngôn bảo chúng ta nên cẩn thận và có tiếng nói "Đừng vội vả, bạn chưa bao giờ biết đâu"

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

16th SUNDAY (A)
Wisdom 12: 13, 16-19; Psalm 86; Rom 8: 26-27; Matthew 13: 24-30

Sometimes even so-called experts and people who should know better can’t predict how things are going to turn out. An expert evaluating a potential football coach said of him, "He possesses minimal football knowledge. Lacks motivation." He was talking about Vince Lombardi, who, though he "lacked motivation, " was the successful football coach quoted for saying, "Winning isn’t everything, it’s the only thing." Eighteen publishers turned down a story about a seagull written by Richard Bach. "Jonathan Livingston Sea Gull" finally got published in 1970. In five years it sold more than 7 million copies in the U.S. alone. A music teacher told Enrico Caruso’s parents that he had "no voice at all." As they say, "Ya just never know."

A friend’s father has a 1, 200 acre farm. Reflecting on today’s parable she said, "I left my family’s farm when I went away to school. On a recent visit, early in the growing season, I looked at my father’s just-sprouting wheat fields and I realized I couldn’t tell the weeds from the wheat. When they are sprouting, they look identical to one another – until they ripen!" That’s what the owner in the parable cautions, "Don’t act too quickly. Don’t jump to conclusions. Ya’ just never know."

Summer is a great baseball time. But this summer, because of the pandemic, the baseball season is starting very late and will probably have only 60 games – greatly reduced from the usual 162-game season. They will play to empty seats – no cheering, or booing fans. Still, when the season begins this weekend, we will be able to watch our favorite team on tv. If we happen to come in after the game has started, the first thing we will probably ask is, "Who’s winning? " We don’t ask, "Who’s losing? "

As much as we love the game, if our team loses, we get over it, life moves on. But we tend to ask the same question about a more crucial issue. "Who’s winning in the world, the good, or the evil people? " We also want to know, in the long run, "Who’s going to win? " These days things don’t look like the are getting better for those on the side of good. Every day the sins of racism, a persistent presence, are being exposed. It’s even bigger than that. The twentieth century was the most brutal in the history of the world. Remember the movie "Schindler’s List? " It tells how Schindler cleverly saved a few thousand Jews during World War II. The movie gave us something to cheer about. But six million Jews and countless others died. And on and on. So, we ask a question that is more probing than about a baseball score: "Who’s winning, good or evil? " Are we on the losing side?

We are talking about weeds here – the weeds the parable describes were sown among the good wheat by an enemy at night, when everyone was asleep. And these weeds aren’t just out there in the big wide world, they are much closer at hand, even within the church we love. Someone said to me recently, "I just can’t stand one more headline about clergy misconduct, or a bishop’s cover-up!"

I think the early church saved this parable, and Matthew recorded it, because they also asked the same questions we and the servants in the parable ask, "Master, did you not sow good seed in your field? Where have the weeds come from? " And the question behind their question is ours as well, "Will evil, or good have the last word? Who’s going to win? " The parable doesn’t give an easy answer, it doesn’t explain it all to us: why evil exists... good things get corrupted... kids get messed up... suffering happens to good people, etc. But it does admit to the problem; good and evil coexist, up close to one another, up close to our lives – and they are involved in a struggle for a final victory.

The weeds seem to get into everything, even the landscape of our own spiritual field. Now there are definitely times when we must make decisions about what is right and wrong. We do try to maintain standards, especially for our children. But this parable is addressed to our church and personal lives where, in our fervor, we are quick to judge and act, pull up and cast aside, does suggest all the evidence isn’t in yet. The parable also warns that, in some cases, even though we are pretty sure, we may not be in the position to cast a deciding judgment. The owner, after all, does introduce a note of caution and a plea for patience. In effect he is saying, "You do not really know enough. You do not have grounds to judge. All the evidence isn’t in yet."

Jesus, the teller of the parable, knew this from his own experience. He chose servants to do God’s work who, if you looked at the early signs, didn’t turn out as expected. Judas, who was the keeper of the purse, a mover and shaker, showed early signs of promise. What about Peter’s failures, Thomas the doubter and the other men and women who kept coming up with the wrong answers to Jesus’ questions? They showed little initial promise, yet Jesus gave them a chance to grow and yield a rich harvest. "Ya’ just never know."

Today’s parable is an encouraging one for each of us. It is a story of grace, patience and hope. Aren’t we, who frequently look back on mistakes we have made, glad we had time to change and make amends? Aren’t we grateful for the chance and help God gave us to work things out? What used to be a weed, we were sure, turned out to be wheat. Suppose we had been judged on the spot back then? Today, as we look at our present situation, we can still detect weeds in ourselves and others – we are sure. Rather than being overcome by discouragement, the parable proposes a note of hope. After all, good seed has been planted in us and is growing. The burden of the struggle isn’t ours alone. We trust the owner, who knows what is happening, to help us sort things out. All this is summarized in a familiar, but often under-appreciated word – Grace.

Even as we feel dismayed at how much there is still left to do and how many questions we have ("Who’s winning? "), the parable gives us confidence. God is in charge. God is not indifferent to our doubts. God is not unaware of what still needs doing. God is guiding us in our struggle to bring about good. So, we will play the parable back in our imaginations, especially when things around us dismay and discourage us. We will look out at the field and think we know what needs doing. But we will hear this cautionary parable, and the voice that says, "Not so fast. Ya’ just never know."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vấn đề Biển Đông: Thà có còn hơn không, Việt Nam sau cùng cũng lên tiếng một cách chung chung.
Trần Mạnh Trác
12:58 16/07/2020
Theo tin Reuters thì vào thứ Tư, ngày hôm qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mọi quốc gia tin rằng Trung Quốc đã vi phạm các quyền lợi hàng hải của họ ở Biển Đông, nhưng ông gợi ý là sự hổ trợ sẽ được thực hiện trước tiên qua đường lối ngoại giao thay vì bằng các phương tiện quân sự.

Không chỉ ở trong khu vực Biển Đông mà thôi mà là ở mọi nơi, ông nói: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi quốc gia trên toàn thế giới, những ai nhận ra rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách lãnh thổ hợp pháp của họ - cũng như các yêu sách hàng hải, ” theo lời ông Mike Pompeo nói với các phóng viên.

“Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ sự hỗ trợ mà chúng tôi có thể làm, dù đó là trên diễn đàn các tổ chức đa quốc gia, dù đó là trong tổ chức ASEAN, dù đó là một cuộc tranh tụng pháp lý, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các công cụ chúng tôi có.” ông nói trong một cuộc họp báo, chủ ý nhắm vào 10- thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Trước đó, hôn thứ Hai, Hoa Kỳ đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông, gây ra một phản ứng chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc, rằng lập trường của Mỹ làm tăng căng thẳng trong khu vực, với những mối quan hệ ngày càng thêm thử thách.

Cần nhắc lại là người phát ngôn cuả Trung Hoa đã không đề cập đến bât kỳ vấn nạn nào về nguyên nhân gây ra các căng thẳng và thử thách ở Biển Đông mà ông nói đó, vì rõ ràng chúng đều phát xuất ra từ những mưu đồ lãnh thổ mới nhất cuả Trung Quốc.

Tuyên bố hôm thứ Hai cuả ngoại trưởng Hoa Kỳ đánh dấu lần đầu tiên mà Hoa Kỳ xác định quan điểm rằng các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên 90% những vùng có nhiều tiềm năng ở Biển Đông, nhưng Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng đã đòi hỏi chủ quyền cuả họ trên nhiều vùng chồng chéo lên nhau.

Philippines và Indonesia là hai quốc gia đầu tiên đã mau chóng chào mừng những lời tuyên bố cứng rắn cuả Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hoan nghênh những lời của ông Pompeo, và kêu gọi Bắc Kinh hãy tôn trọng phán quyết của Tòa án The Hague.

Thận trọng hơn, Indonesia cũng lên tiếng đồng ý, họ hoan nghênh mọi quốc gia nào ủng hộ chủ quyền cuả họ trên vùng biển Natuna, nhưng tránh né là có tranh chấp ở đây mặc dù trên thực tế Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền lịch sử cuả họ trên các vùng biển chung quanh quần đảo này.

Còn Việt Nam thì cũng đã lên tiếng vào hôm thứ Tư:

Không nêu ra một khu vực chủ quyền cuả mình nào cả, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết để đáp lại lời tuyên bố cứng rắn của Hoa Kỳ về Biển Đông, Việt Nam hoan nghênh mọi quan điểm phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông là những khát vọng và mục tiêu chung của các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế, ” bà Hằng nói.
 
Tuyên bố của Đức Hồng Y Timothy Dolan về trò vu cáo và phỉ báng Giáo Hội Công Giáo của thông tấn xã AP.
J.B. Đặng Minh An dịch
17:21 16/07/2020
Chuyện gì đã xảy ra?

Trong cố gắng vực dậy nền kinh tế của Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Trump đã có sáng kiến đưa ra Paycheck Protection Program, tức là Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương, để giúp cho các chủ nhân có tiền trả lương cho nhân viên trong hoàn cảnh phải đóng cửa hay phải hạn chế các hoạt động vì đại dịch coronavirus kinh hoàng.

Chương trình này cho vay số tiền tổng cộng lên đến 669 tỷ đô la, với lãi suất thấp, và có thể được tha nợ nếu số tiền này chủ yếu được dùng để trang trải chi phí tiền lương và giữ việc làm cho những người có nguy cơ mất việc. Một trong những điều kiện để vay tiền là tối thiểu 60% số tiền được vay phải dùng để trả lương cho nhân viên.

Giáo Hội Công Giáo là định chế cung cấp dịch vụ xã hội phi chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ. Giáo Hội tuyển dụng hàng triệu nhân viên trong các giáo xứ, trường học, bệnh viện, các cơ quan bác ái và hàng loạt các cơ sở khác để phục vụ hàng chục triệu người có nhu cầu, bất kể chủng tộc, sắc tộc hay tôn giáo. Đại dịch coronavirus kinh hoàng làm tăng nhu cầu của những người được Giáo Hội phục vụ. Các khoản vay mà Giáo Hội đã nộp đơn xin là điều thiết yếu để Giáo Hội có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian khủng hoảng của quốc gia.

Tất cả các khoản xin vay của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương chỉ lên đến 0.5% trong số tiền 669 tỷ đô la của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong mưu toan “một ná hai chim”, vừa chống lại Giáo Hội Công Giáo vừa chống lại nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Trump, ngày 10 tháng 7 vừa qua, thông tấn xã AP đã cáo gian Tổng thống Trump đang tìm cách nịnh bợ Giáo Hội Công Giáo để kiếm phiếu bằng cách ưu đãi Giáo Hội trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương, và các Giám Mục lợi dụng tình hình này để bòn tiền chính phủ. Trong bài báo này hai ký giả của AP là Reese Dunklin và Michael Rezendes còn táo tợn đi xa đến mức vu cáo các Giám Mục Hoa Kỳ dùng số tiền được cho vay đó để dàn xếp các tai tiếng lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.

Tuyên bố của Đức Hồng Y Timothy Dolan

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Kính gửi gia đình Tổng Giáo Phận New York,

Xin cho phép tôi được khuấy động một mùa hè mà tôi hy vọng là anh chị em được thư giãn với một chủ đề không dễ chịu chút nào.

Tuần trước, Associated Press, gọi tắt là AP, đã xuất bản một bài báo xảo quyệt, đầy những ẩn ý, về các giáo phận Công Giáo, các giáo xứ, trường học, các tổ chức bác ái và các tổ chức khác nhận được hỗ trợ từ chính phủ liên bang để trả lương cho nhân viên của họ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhiều cơ quan thông tin đã đăng tải lại câu chuyện này, trong đó ngụ ý rằng có một cái gì đó không ổn trong các tổ chức Công Giáo nhận được tiền từ Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương. Nhiều anh chị em đã gọi điện hoặc gửi email cho tôi, muốn biết câu chuyện có đúng không. Câu trả lời của tôi, rất đơn giản: đó là câu chuyện hoàn toàn thất thiệt! Nhẹ nhàng nhất thì phải nói rằng đó là câu chuyện gây ngộ nhận, nặng hơn thì phải nói đó là một trò vu cáo trắng trợn. Đây là lý do tại sao.

Đầu tiên, Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương, gọi tắt là PPP, được thiết kế để giúp các chủ nhân tiếp tục trả lương cho nhân viên của mình khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị khóa để đối phó với coronavirus. Mục đích là để giữ cho nhân viên có thể tiếp tục làm việc trong thời gian khó khăn này. Các tổ chức tôn giáo đã được mời và được phép tham gia, vì họ tuyển dụng một con số đông đảo người dân trên cả nước. Tại Tổng Giáo Phận New York, nếu anh chị em cộng chung lại số lượng nhân viên toàn thời gian tại các giáo xứ, trường học, cơ quan và các cơ quan hành chính cấp giáo phận của chúng ta, thì anh chị em sẽ có con số 6000 nhân viên toàn thời gian và 4000 nhân viên bán thời gian. Nếu không có sự trợ giúp từ PPP, nhiều người tuyển dụng lao động của chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là sa thải nhân viên của họ, và như thế làm giảm khả năng của Giáo Hội trong việc hỗ trợ những người gặp khó khăn, cũng như buộc những nhân viên của chúng ta phải lâm cảnh thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là thư ký giáo xứ của anh chị em, hoặc các giáo viên trong trường Công Giáo của con em anh chị em, chẳng hạn, có thể dễ dàng mất việc. Vì vậy, số tiền đã không phải là dành cho “tổng giáo phận” nhưng dành cho người lao động của chúng ta. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố vào hôm thứ Sáu liên quan đến nhiều chủ đề về vấn đề này. Anh chị em có thể đọc tuyên bố của các ngài ở đây.

Một vấn đề thứ hai là bài báo cố gắng tạo ra mối liên hệ nào đó giữa cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ám ảnh Giáo hội và việc trợ giúp trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương. Anh chị em đừng để bị ngộ nhận, số tiền mà Tổng giáo phận New York nhận được chỉ được sử dụng cho các mục đích được nêu trong luật này, đó là tiếp tục trả cho các nhân viên tiền lương và các trợ cấp của họ. Không một xu nào trong số tiền đó được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào để giải quyết các vụ kiện hoặc trả tiền cho những nạn nhân bị lạm dụng. Chúng tôi không giữ lại đồng nào trong số tiền này. Tất cả được trao cho các công nhân viên của chúng ta và chính phủ luôn kiểm tra cẩn thận.

Thứ ba, bài viết của AP chỉ tập trung vào Giáo Hội Công Giáo, như thể người Công Giáo là thực thể duy nhất tham gia trong Chương trình Bảo Vệ Tiền Lương. Trong thực tế, các tổ chức tôn giáo đại diện cho tất cả các tín ngưỡng đã tham gia chương trình này, như đã được dự trù. Trên toàn quốc, Cơ Quan Quản Lý Doanh Nghiệp Nhỏ đã phê duyệt hơn 88, 000 khoản xin vay của các tổ chức tôn giáo, hỗ trợ việc trả lương cho hơn một triệu công ăn việc làm. Như thế thì tại sao bài báo đó chỉ tập trung vào Giáo Hội Công Giáo, trừ khi các phóng viên này có một số động cơ nào đó đối với Giáo hội, mà chúng ta nghi ngờ là như thế?

Hãy để tôi nói rõ ràng: Tôi là một người ủng hộ nhiệt thành một nền báo chí tự do, và trong khi thực thi sứ vụ Tổng Giám mục New York tôi luôn dành ưu tiên trong việc cởi mở và sẵn sàng đối với những người nam nữ của các phương tiện truyền thông muốn được phỏng vấn tôi. Đông đảo phóng viên mà tôi đã tiếp xúc là những người tận tâm với nghề nghiệp của họ, tìm cách để có được những câu chuyện đúng, và nói chung, việc tường thuật về Giáo hội của họ khá công bằng - nghiêm túc và trung thực khi báo cáo về những sai lầm của tôi, cũng như sẵn lòng báo cáo về các phát triển tích cực

Tuy nhiên, câu chuyện này của AP thì không được như thế. Nó đã thêu dệt nên một câu chuyện không có thực, và tìm cách tấn Công Giáo hội.

Xin tha thứ cho tôi vì đã “trút bầu tâm sự” như thế này. Tôi thường nghe lời khuyên của những người bảo tôi là không nên đánh nhau trên báo chí với một người có thể mua hàng thùng mực máy in - hoặc, theo cách nói ngày nay, là người có bandwith vô giới hạn. Nhưng câu chuyện này quá sai trái, và gieo rắc các ấn tượng tai hại đến mức tôi cảm thấy điều quan trọng là phải thẳng thắn tường trình với anh chị em.

Xin gởi đến anh chị em những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất của tôi.

Thân ái trong Chúa Kitô,

+ Đức Hồng Y Timothy Michael Dolan
Tổng giám mục New York



Source:National Catholic Register
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng Giáo điểm Truyền giáo Thánh Buenaventura lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường
Thanh Quảng sdb
18:40 16/07/2020
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng Giáo điểm Truyền giáo Thánh Buenaventura lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường

Giữa lúc nhiều nhà thờ và các thánh tượng đang bị đốt phá, thì Tòa thánh nâng Nhà thờ thánh Buenaventura, một nhà thờ nhỏ bé thứ sáu ở tiểu bang California lên hàng Tiểu Vương cung Thánh đường và đây là Tiểu Vương cung thánh đường thứ 88 ở Hoa Kỳ.

(Tin Vatican)

Để làm sáng danh và tôn vinh Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng nhà thờ Giáo điểm Truyền giáo thánh Buenaventura lên hàng Tiểu Vương cung thánh đường, và là vương cung thánh đường đầu tiên trong Tổng giáo phận Los Angeles. Thông báo về tin vui này được Đức Giáo Hoàng châu phê đã được đưa công bố trên trang web của Trung tâm Truyền Thánh Bonaventura vào thứ Tư 15/7/2020 vừa qua.

Trung tâm Truyền giáo Thánh Buenaventura được thành lập vào Chủ nhật Phục sinh, ngày 31 tháng 3 năm 1782, bởi thánh Junipero Serra. Đây là Thí điểm thứ chín và cuối cùng của sứ mệnh thành lập các thí điểm truyền giáo bởi cha thánh dòng Phan sinh này. Thánh đường đầu tiên mới bị bọn phá hoại đốt phá, và dự án xây dựng lại một nhà thờ thứ hai đang được dự thảo.

Nhà thờ được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường được khởi công xây dựng vào năm 1792, nhưng mãi đến năm 1809 mới được hoàn thành.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt Cộng Đoàn LTX Chúa chia sẻ bác ái tại Bình Phước
Vinh sơn Trần văn Đẩu
07:34 16/07/2020
Đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô hãy trờ thành nhân chứng đi loan truyền Tin Mừng và Lòng Chúa thương xót cho mọi người, nhất là những anh em dân tộc nơi vùng sâu vùng xa. Cha Chánh xứ Đa minh, cũng là Linh hướng của cộng đoàn chúng tôi đã cùng cộng đoàn thực hành chuyến đi công tác bác ái, sẻ chia với dồng bào dân tộc Sơ-tiêng, thuộc giáo xứ Minh Đức, tỉnh Bình Phước do Lm Phêrô Nguyễn Chí Công phụ trách.

Xem Hình

Đúng 6g00 sáng ngày 14/07/2020, Cha con chúng tôi khởi hành. Trên đường bao giờ chúng tôi cũng mời Chúa và Mẹ đồng hành, với chuỗi kinh Mân Côi, chúng tôi dâng lên Chúa những công việc sắp làm, xin Chúa cho mọi việc tốt đẹp để làm sang danh Chúa và đem niềm vui cho nhau.

Sau giờ cầu nguyện là bữa điểm tâm của người anh em gửi tặng góp phần chia sẻ như một lời đồng viên. Chúng tôi phổ biến chương trình và phân chia công việc sẽ làm. Vài bài hát và những sinh hoạt nhẹ đem lại niềm vui sảng khoái cho mọi người thêm hứng khởi cho công việc.

9g30 đến nơi, những người anh em dân tộc đã chờ sẵn, họ dón chúng tôi bằng những hồi cồng chiêng rộn rã, những điệu múa trong trang phục dân tộc.

Với 20 suất học bổng Lòng Thương Xót dành cho những em học sinh ngoan nghèo hiếu học. Những nét mặt gầy còm ánh lên niềm vui khi đón nhận học bồng, nâng niu món quà các em mỉm cười vui thích.

Anh chị em trong cộng đoàn mỗi người dắt một người lên nhận món quà chia sẻ của Lòng Chúa Thương Xót gồm: 10k gạo, 1 thùng mì gói, 1 chai dầu ăn, 1kg đường, 1 chai nước mắm, 1 chai nước tương, 1 bịch bột nêm. Không khí bỗng trở nên náo nhiệt người qua kẻ lại, người ôm kẻ vác. Các anh chị trong cộng đoàn vác đỡ những bao gạo, thùng mì cho những người già yếu ra tận cổng.

Thánh lễ là món ăn không thể thiếu của chúng tôi trong những chuyến công tác. Thánh lễ nối kết tình yêu, bồi bổ tâm hồn qua bàn tiệc Lời Chúa và Mình Chúa. Chúng tôi dâng lời cầu nguyện cho nhau, cho những người không hiện diện được với chúng tôi hôm nay, cho từng gia đình, cho mỗi khó khăn của đời sống, cho từng ước mơ trong cuộc đời và cho sự bình an của Chúa lan tỏa khắp nơi.

Tạ ơn Chúa đã cho cộng đoàn chúng con những điều kiện, nhưng cơ hội thể hiện Lòng Thương Xót của Chúa đến với nhau, nối kết nhau trong tình yêu và Lòng Thương Xót của Chúa.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Văn Hóa
Gia Đình Công Giáo 2
Vũ Văn An
20:24 16/07/2020
2. Kinh Thánh dạy gì về gia đình?

Trở lại với Kinh Thánh, ta tự hỏi Bộ Sách Thánh này đã nói gì về Gia đình? Ý niệm gia đình là một ý niệm cực kỳ quan trọng trong Kinh Thánh, cả trong ý nghĩa thể lý lẫn trong ý nghĩa thần học. Ý niệm này được dẫn khởi ngay từ thuở ban đầu, như đã nói ở trên, trong Sách Sáng Thế (1:28): Kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa muốn người đàn ông và người đàn bà kết hôn với nhau và sinh sản con cái. Họ trở nên một thân xác qua hôn nhân (St 2:24) và cùng với con cái, họ trở nên một gia đình, viên đá chủ yếu xây dựng nên xã hội con người.

Cũng ngay từ thuở ban đầu, các thành viên của gia đình phải trông coi và chăm sóc lẫn nhau. Chính vì thế, Thiên Chúa đã hỏi Cain: “em trai Aben của ngươi đâu? ”. Câu hỏi ngược lại của Cain “Tôi là kẻ giữ em trai tôi ư? ” hàm nghĩa: đúng, ngươi là kẻ trông coi, chăm sóc em trai ngươi và ngược lại em trai ngươi là kẻ trông coi, chăm sóc ngươi! Tội giết Aben của Cain không những chống lại nhân loại nói chung, mà hết sức tồi tệ ngay trong yếu tính vì đây là tội giết em đầu tiên được ghi chép.



Kinh Thánh có một cảm thức cộng đoàn về người ta và gia đình hơn nền văn hóa Tây Phương hiện nay, một nền văn hóa, trong đó, các công dân bị cá nhân hóa nhiều hơn người ở Trung Đông và dứt khoát nhiều hơn người thuộc Cận Đông xưa. Khi Thiên Chúa cứu Nôê khỏi nạn hồng thủy, thì đó không phải là trường ợp cứu vớt cá nhân, mà là cứu vớt ông, vợ ông, các con trai và con dâu ông. Nói cách khác, cả gia đình ông được cứu thoát (St 6:18). Khi Thiên Chúa kêu gọi Ápraham ra khỏi Haran, Người kêu gọi ông và gia đình ông (St 12:4-5). Dấu chỉ của giao ước Ápraham (cắt da qui đầu) phải được áp dụng cho mọi người nam trong gia hộ, bất kể là con cái của gia hộ hay gia nhân của gia hộ (St 17:12-13). Nói cách khác, giao ước của Thiên Chúa với Ápraham có tính gia đình, không phải cá nhân.

Sự quan trọng của gia đình được chứng tỏ trong các điều khoản của giao ước Môsê. Thí dụ, hai trong mười Giới Răn đề cập tới việc duy trì sự gắn bó của gia đình. Giới răn thứ tư về việc thảo kính cha mẹ là nhằm duy trì quyền bính của cha mẹ trong các vụ việc của gia đình; còn giới răn thứ sáu cấm ngoại tình là để bảo vệ tính thánh thiêng của hôn nhân. Từ hai giới răn này phát sinh mọi qui định khác trong Luật Môsê nhằm bảo vệ hôn nhân và gia đình. Sự lành mạnh của gia đình quan trọng đối với Thiên Chúa đến nỗi đã được hệ thống hóa thành giao ước quốc gia của Israel.

Và không riêng gì Cựu Ước. Tân Ước cũng đưa ra nhiều giới răn và điều nghiêm cấm tương tự. Chúa Giêsu nói tới sự thánh thiêng của hôn nhân và chống lại ly dị bừa bãi trong Tin Mừng Mátthêu chương 19. Thánh Tông Đồ Phaolô nói tới việc các gia đình Kitô hữu phải như thế nào khi ngài đưa ra giới răn song sinh sau đây: “hỡi con cái, hãy vâng lời cha mẹ” và “hỡi cha mẹ, đừng khiêu khích con cái” trong hai thư Êphêsô 6:1-4 và Côlôsê 3:20-21. Mặt khác, trong Sách Tông Đồ Công Vụ, ta còn thấy nhiều ý niệm tương tự như thế liên quan tới tầm quan trọng của gia đình trong diễn trình cưú rỗi, như trong hai dịp khác nhau trong hành trình truyền giáo thứ hai của Thánh Phaolô, trọn các gia hộ đều được rửa tội khi một cá nhân trở lại đạo (Cv 16:11-15, 16:31-33). Thành thử, giống như dấu chỉ của của giao ước cũ là phép cắt da qui đầu đã áp dụng cho cả gia đình như thế nào thì dấu chỉ của giao ước mới là phép rửa tội cũng áp dụng cho cả gia đình như thế.

Ta có thể rút ra kết luận này: khi Thiên Chúa cứu một cá nhân, Người cũng muốn cứu cả gia đình họ. Trong thư thứ nhất gửi Tín Hữu Côrintô, chương 7, ta còn thấy người phối ngẫu không tin được thánh hóa nhờ người phối ngẫu có đức tin.

Xét theo viễn tượng giao ước, tư cách thành viên trong một cộng đoàn giao ước có tính cộng đồng hơn là cá nhân. Trong trường hợp Lydia và viên cai ngục ở Philiphê, cả gai đình/gia hộ họ đề được rửa tội và trở nên thành phần của cộng đồng giáo hội.

Người Thệ Phản, vì quá cứng ngắc trong nguyên tắc sola fides (chỉ có đức tin mới cứu rỗi ta, chứ không phải phép rửa), nên đã cho rằng dù các thành viên kia của gia đình không nhất thiết được cứu rỗi, nhưng họ đã trở nên thành phần của cộng đồng Kitô hữu. Phép rửa không phá vỡ gia đình họ. Họ cho rằng ơn cứu rỗi có thể gây nên căng thẳng trong gia đình, nhưng ý định của Thiên Chúa là không vì nó mà phá vỡ các gia đình. Lydia và viên cai ngục không được lệnh phải tách khỏi gia đình không có đức tin của họ; thay vào đó, dấu hiệu của giao ước (phép rửa) được áp dụng cho mọi thành viên của gia đình. Gia đình được thánh hóa và mời gọi gia nhập cộng đồng tín hữu.

Về phương diện thần học, Chúa Giêsu đã áp dụng ý niệm gia đình thể lý vào ý niệm gia đình thiêng liêng. Tin Mừng Mátthêu thuật lại có lần, khi Chúa Giêsu đang nói với đám đông, thì mẹ và “anh em” của Người xuất hiện ở bên ngoài, muốn nói chuyện với Người. Có người vào thưa “Mẹ và anh em của ngài đang đứng ở bên ngoài, muốn nói chuyện với ngài”, Người trả lời: “ai là mẹ tôi, và ai là anh em tôi? ”. Rồi chỉ vào các môn đệ, Người nói: “đây là mẹ tôi và anh em tôi. Vì bất cứ ai thi hành ý Cha tôi ở trên trời đều là anh chị em và mẹ tôi” (Mt 12:46-50).



Điều chắc chắn là Chúa Giêsu không chối bỏ gia đình của Người, gia đình mà Người từng sống và vun sới tới tận năm 30 tuổi. Điều Người muốn nói ở đây là trong Nước Trời, dây nối kết gia đình quan trọng nhất là dây nối kết thiêng liêng (thực hành thánh ý Thiên Chúa) chứ không phải dây nối kết thể lý. Điều này càng minh nhiên hơn với Tin Mừng Gioan, khi Thánh Sử viết rằng: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1:12-13).

Sự song hành rất rõ ở đây. Khi chúng ta sinh ra về phần xác, chúng ta sinh vào một gia đình thể lý, nhưng khi “tái sinh”, chúng ta sinh vào một gia đình thiêng liêng. Nói theo Thánh Phaolô, chúng ta được nhận vào gia đình Thiên Chúa (Rm 8:15). Khi chúng ta được nhận vào gia đình thiêng liêng của Thiên Chúa, tức Giáo Hội, Thiên Chúa trở thành Cha chúng ta và Chúa Giêsu là anh của chúng ta. Gia đình thiêng liêng này khôgn bị giới hạn bởi sắc tộc, phái tính và hay địa vị xã hội. Như Thánh Phaolô vốn nói, “Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3:26-29).

Gia đình thiêng liêng trên gồm các thành viên “từ mọi quốc gia, bộ lạc, sắc dân và ngôn ngữ” (Kh 7:9) và đặc điểm của gia đình này là yêu thương nhau: “Thầy ban cho chúng con một giới răn mới: các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau. Nhờ việc yêu thương này, mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).



3. Thế nào là một gia đình Kitô hữu tốt?

Đơn vị gia đình căn bản trong Kinh Thánh bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà (vợ ông ta) và con cái do họ sinh ra hay nhận nuôi. Và gia đình mở rộng có thể bao gồm thân nhân máu mủ hay do hôn nhân đem tới như ông bà, cháu gái, cháu trai, anh em họ, cô dì, chú bác. Một trong các nguyên tắc hàng đầu của đơn vị gia đình là nó xây dựng trên một cam kết suốt đời do Thiên Chúa sắp xếp. Người chồng và người vợ có trách nhiệm giữ cho đơn vị này lại với nhau, bất chấp thái độ hiện thời của nền văn hóa Tây Phương. Mặc dù ly dị là chuyện thông thường trong xã hội hiện nay, nhưng Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa ghét ly dị (Mlk 2:16).

Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Êphêsô đã cung cấp cho các thành phần trong gia đình Kitô hữu các chỉ dẫn sau đây:

Người chồng phải yêu thương người vợ như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội: “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5:25); còn người vợ thì nên tôn trọng chồng và sẵn lòng vâng theo sự lãnh đạo của chồng trong gia đình (Ep 5: 22-24). Tuy nhiên, việc cHồng Yêu vợ không tùy thuộc điều kiện vợ phải phục tùng mình. Ông phải yêu vợ bất cứ nàng có tùng phục hay không. Điều hợp lý là nàng sẽ tùng phục ông nếu ông yêu nàng như lời khuyên.

Vai trò lãnh đạo của người chồng bắt đầu bằng liên hệ thiêng liêng của ông với Thiên Chúa và từ đó tràn qua việc dạy dỗ vợ con các giá trị của Kinh Thánh, hướng dẫn gia đình vào chân lý của Sách Thánh. Các người cha được khuyên dạy phải dưỡng dục con cái bằng phương cách “huấn luyện và giáo huấn của Chúa” (Ep 6:4). Người cha cũng phải chu cấp cho gia đình. Vì “Ai không chăm sóc người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn người không có đức tin” (1Tm 5:8).

Như thế, người nào không cố gắng chu cấp cho gia đình, người ấy không thể gọi mình là một Kitô hữu được. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa người vợ không nên giúp một tay vào việc cấp dưỡng gia đình. Sách Châm Ngôn chương 31 cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên cấp dưỡng cho gia đình là trách nhiệm hàng đầu của người chồng.

Người đàn bà được ban cho người đàn ông làm trợ thủ (St 2:18-20) và sinh con cái. Người chồng và người vợ trong cuộc hôn nhân Kitô Giáo phải trung thành với nhau suốt đời. Thiên Chúa công bố sự bình đẳng về giá trị khi khẳng định rằng cả người đàn ông và người đàn bà đều đã được dựng nên theo hình ảnh của Người và do đó, có giá trị bằng nhau dưới mắt Người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đàn ông và đàn bà có các vai trò y hệt nhau trong đời. Người đàn bà khôn khéo hơn trong việc nuôi nấng và săn sóc con cái, trong khi người đàn ông được trang bị nhiều hơn để chu cấp và bảo vệ gia đình. Như thế, họ bình đẳng về địa vị, nhưng mỗi người có vai trò khác nhau trong gia đình Kitô hữu.

Trong gia đình Kitô hữu, con cái có hai trách nhiệm hàng đầu: vâng lời cha mẹ và tôn kính các ngài (Ep 6:1-3). Vâng lời cha mẹ là bổn phận của con cái cho tới khi đến tuổi trưởng thành, nhưng tôn kính cha mẹ là trách nhiệm suốt đời của chúng. Thiên Chúa hứa ban nhiều phúc lành cho những ai tôn kính cha mẹ.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng: lý tưởng gia đình ra sa sút sau khi con người sa ngã. Từ đó, mà có những tệ nạn như đa hôn, ly dị, ngoại tình, đồng tính luyến ái, vô sinh (sterility) và lẫn lộn về vai trò giới tính. Dù các tiên tri liên tiếp mời gọi con người trở lại với lý tưởng nguyên thủy của hôn nhân và gia đình, nhưng phải đợi đến lúc Chúa Giêsu xuất hiện, việc phục hồi ấy mới dứt khoát được nhấn mạnh.

Kỳ sau: 4. Cuộc tranh cãi về "gia đình"
 
VietCatholic TV
Xin cùng chúng tôi tham dự Hành Hương Hiệp Nhất Với Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức
Giáo Hội Năm Châu
05:33 16/07/2020

 
Xiềng xích của luật An Ninh Hương Cảng đe dọa tự do tôn giáo
Giáo Hội Năm Châu
05:35 16/07/2020

Liên tiếp trong ba ngày, tờ The National Review đã có hai bài viết vạch ra những gai góc bao bọc chung quanh cái gọi là “Luật An Ninh Hương Cảng”, công cụ mới của nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra nhàm bủa vây người Hương Cảng cũng như những ai làm mất lòng họ, ngay cả những người sống ở các nước phương Tây.

Luật an ninh mới này mục đích đưa ra là để “hình sự hoá bất cứ hình thức hoạt động nào mà đảng Cộng Sản Trung Quốc cho là lật đổ, ly khai, khủng bố và đồng loã với những thực thể nước ngoài ở Hương Cảng”. Đây được ví như là một bản án tử cho các quyền tự do về chính trị- nói cách khác là quyền tự trị- mà người dân Hương Cảng đã được hứa hẹn là họ sẽ được tiếp tục duy trì, theo tinh thần “một quốc gia, hai hệ thống” sau ngày chính quyền Anh chuyển giao cho nhà cầm quyền Bắc Kinh vào năm 1997-trong một tuyên bố chung giữa hai nước.

Điều đáng chú ý nhất trong toàn văn của Luật An Ninh Hương Cảng này chính là điều khoản số 38, trong đó thẳng thừng nhắc tới một tuyên bố về thẩm quyền tài phán chưa từng ai nghe nói đến bao giờ, đặc biệt là ở các nước dân chủ. Nội dung của điều khoản 38 như sau: “Luật sẽ được áp dụng cho các vi phạm chống lại Đặc Khu Hành Chánh Hương Cảng từ bên ngoài (Đặc khu) bởi người nào không là thường trú viên của Đặc Khu”. Hiểu một cách khác, chính quyền bù nhìn của Hương Cảng có thể buộc tội và truy tố bất cứ ai dù chưa bao giờ đặt chân đến thành phố này nếu bị Bắc Kinh cho là vi phạm luật lệ của họ.

Cũng có thể được hiểu rằng, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì thế có thể dựa vào Điều Khoản 38 này để truy tố những ai đang hoạt động trái ý họ ở các nước khác, đặc biệt là Tây phương, mặc dù đó là những hoạt động hoàn toàn hợp pháp ở các nước sở tại mà họ đang sinh sống.

Theo giáo sư Donald Clark thuộc trường đại học luật George Washington, luật này đưa ra nhằm “bao che cho những gì có thể làm đối với mọi người trên toàn thế giới đang bị (họ) đưa vào tầm ngắm”. Tương tự, theo nghiên cứu sinh Kevin Carrico tại đại học Melbourne’s Monash, đây không chỉ là một lý thuyết suông vì vào năm 2015, Bắc Kinh đã bất chấp luật Căn Bản Hương Cảng vẫn đang hiện hành khi bắt giữ 5 công nhân viên trong nhà sách Causeway Hương Cảng là nơi có bán các loại sách viết về đề tài chính trị nhạy cảm tại Trung Hoa Lục Địa.

Việc Trung Quốc ngang nhiên công bố những hình luật nghiêm trọng dành cho các công dân nước ngoài đã nói lên tính cách ngang ngược, bất chấp luật lệ quốc tế của họ. Tuy nhiên, theo ông Terri Marsh, giám đốc tổ chức Luật Nhân Quyền, Trung Quốc chỉ có thể thực hiện được điều này ở những quốc gia nơi họ có ký kết hiệp ước dẫn độ. Nếu không, Trung Quốc sẽ bị xem là “xâm phạm chủ quyền của nước đó”.

Mặc dù đã có 20 quốc gia trên thế giới từng ký hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc. Tuy nhiên, trước nguy cơ đến từ Luật An Ninh Hương Cảng, Liên Minh Nghị Viện các nước về Trung Quốc gồm 13 quốc gia đã đang vận động huỷ bỉ hiệp ước này. Mới đây là Úc, Canada, và sắp tới là Hoa Kỳ cũng sẽ làm theo. Các nước khác như Hoà Lan thì cảnh cáo công dân họ không nên đặt chân đến Hương Cảng.

Là người Công Giáo, chúng ta không thể không tự hỏi về số phận những anh chị em tín hữu của chúng ta ở Hương Cảng sẽ bị ảnh hưởng ra sao với luật an ninh mới mà nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh vừa thông qua hôm 30 tháng Sáu?

Ký giả Alessandra Bocchi của tờ National Review cho biết, các tín hữu Kitô tại đây hiện đang vô cùng sợ hãi sẽ bị đảng Cộng Sản trả thù, dựa trên những điều luật khắc nghiệt mới mẻ này. Theo họ, sau một năm ngấm ngầm theo dõi và nhận định tình hình tại Hương Cảng, Bắc Kinh đã đưa ra Luật An Ninh nhằm xiết lại những hoạt động dân chủ của người dân trong một xã hội tự trị, và thiết lập một nền an ninh trật tự theo kiểu độc tài chuyên chế rập khuôn của xã hội đại lục. Bất cứ người tín hữu Hương Cảng nào muốn tồn tại đều phải bước sang lằn ranh giới Bắc Kinh định sẵn cho họ như đã làm với giáo hội đại lục. Đó là mọi sinh hoạt tôn giáo đều được đặt dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Nhà thờ, ngay cả thánh giá đều có thể bị phá huỷ bất cứ lúc nào. Kinh Thánh phải được diễn dịch, sửa đổi theo ý muốn của đảng cộng sản. Việc đào tạo, phong chức giáo sĩ phải được chấp thuận bởi nhà nước v.v...

Tương tự như đã nói ở trên, Luật An Ninh mới ở Hương Cảng đặt các tín hữu Kitô ở Hương Cảng vào một hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo, khi điều khoản về tội “thông đồng” có thể bao gồm cả việc họ tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, kể cả những liên lạc với Toà Thánh và giáo hội các nước Tây phương.

Theo một luật sư Công Giáo dấu tên vì sợ bị trả thù, nhà cầm quyền Bắc Kinh có thể liệt những tiếng nói quan tâm về sự bất công xã hội vào hàng “bí mật quốc gia” để bắt bớ họ, hoặc thậm chí, giáo hội địa phương cũng có thể “bị giải thể, tịch thu tài sản nếu bị cho là vi phạm”. Hình phạt của những tội như thế có thể lên đến án tù chung thân.

Bài báo còn cho biết, vào tháng Sáu vừa qua, đại diện các giáo hội Kitô đã được mời đến văn phòng Ban Liên Lạc Tôn Giáo để được thông báo về Luật mới. Theo vị luật sư dấu tên, các giáo hội Ky Tô giáo có vẻ nhu đang bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính quyền. Hồng Y Giám Quản Tông Toà Thang Hán, người từng kêu gọi chính quyền “lắng nghe tiếng nói của người dân” trong cuộc tuần hành đòi quyền tự trị năm 2019 nay lại tuyên bố luật an ninh mới “không đe doạ tự do tôn giáo”.

Đức Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành, người trước đây tuyên bố ủng hộ phong trào dân chủ Hương Cảng, nay cũng giữ yên lặng không chỉ trích luật mới, và chỉ khuyên giáo dân xuống đường vác thánh giá.

Thậm chí đặc khu trưởng là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, một giáo dân Công Giáo, người đã được bầu chọn với hy vọng sẽ duy trì tình trạng tự trị trên hòn đảo này. Tuy nhiên thời gian qua chứng minh bà đã nhanh chóng quy phục Bắc Kinh, quay mặt lại với người dân và nguyện vọng khát khao của họ. Theo luật sư nói trên, người Hương Cảng “không còn nhìn bà như một tín hữu Công Giáo nữa”, và họ cho rằng bà “sẽ phải trả lời cho hành động của mình trong ngày phán xét sau cùng”.

Rất nhiều tín hữu Công Giáo tại Hương Cảng hiện nay cho rằng Toà Thánh Vatican đang bị ảnh hưởng cuả đảng Cộng Sản Trung Quốc chi phối vì một lý do: Vào năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phan xi cô đạt một thoả thuận với nhà nước cộng sản trong việc bổ nhiệm các giám mục tại lục địa. Thoả thuận này đến tháng Chín mới hết hạn, vì thế hạn chế những gì Toà Thánh có thể làm được cho giáo dân Hương Cảng khi phải trực diện với nhà cầm quyền cộng sản.

Tuy nhiên, trong giáo hội vẫn còn những tiếng nói can đảm. Đó là Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, nguyên giám mục giáo phận Hương Cảng. Cũng như vị đứng đầu giáo phái Tin lành Báp Tít, Đức Hồng Y Quân được biết đến như người chủ chăn luôn đứng về lẽ phải và luôn bênh vực cho giáo hội khi lên tiếng trước những vi phạm nhân quyền trầm trọng đang xảy ra tại giáo hội địa phương của ngài. Ngài tuyên bố đã chuẩn bị tinh thần cho việc bị bắt giữ, một khi luật an ninh mới kể trên có hiệu lực.

Tưởng cũng nên biết, Luật An Ninh Hương Cảng mới một khi được thông qua, sẽ hoàn toàn thay thế bộ Luật Cơ Bản Hương Cảng mà hai quốc gia đã ký kết chung vào tháng 7 năm 1997.

Source:

[1] https://www.yahoo.com/news/hong-kong-security-law-china-204811220.html

[2] https://www.abc.net.au/news/2020-07-08/fbi-chief-says-china-uses-threats-to-coerce-overseas-critics/12433208

[3] https://www.yahoo.com/news/christians-hong-kong-under-thumb-103043701.html
 
Hai nhà thờ bị đốt, nhiều tượng Đức Mẹ bị phá, hai cảnh sát viên bị giết. Phản ứng của TT Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:50 16/07/2020

Như chúng tôi đã loan tin vào rạng sáng thứ Bẩy 11 tháng 7, hai ngôi nhà thờ tại Florida và Los Angeles đã bị đốt phá. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ tấn công ở nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình tại Ocala, Florida trong đó hung thủ đã cố ý phóng hỏa để thiêu sống anh chị em giáo dân bên trong ngôi nhà thờ.

Trong chương trình này Lan Vy và Thảo Ly sẽ trình bày thêm với quý vị và anh chị em những vụ phá hoại và đốt phá các bức tượng của Đức Mẹ trong mấy ngày qua và phản ứng của chính quyền Hoa Kỳ.

Sau đó, Kim Thúy sẽ trình bày một báo cáo gây chấn động theo đó trong 17, 000 người dự lễ thường xuyên tại Philadelphia được phỏng vấn, có đến 30% người cho biết từ ngày được rước lễ lần đầu đến nay chưa bao giờ đi xưng tội.

1. Hàng loạt tượng Đức Mẹ bị phá hoại tại Boston

Cảnh sát Boston đang điều tra một cuộc tấn công đốt phá một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria vào tối thứ Bảy. Đây là cuộc tấn công lần thứ hai ở Mỹ vào một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria trong hai ngày liên tiếp. Diễn biến này xảy ra chỉ vài giờ sau hai vụ cháy nhà thờ Công Giáo tại Florida và Los Angeles.

Người dân trên đường Bowdin ở khu phố Dorchester của thành phố Boston đã gọi điện thoại báo cáo với cảnh sát vào khoảng 10 giờ tối ngày 11 tháng 7.

Cảnh sát địa phương xác nhận rằng một bức tượng Đức Trinh Nữ, nằm bên ngoài nhà thờ Giáo xứ Thánh Phêrô, đã bị đốt cháy và bị hư hại. Theo báo cáo của cảnh sát và lính cứu hỏa địa phương một cá nhân lạ mặt đã đốt những bông hoa nhựa trong tay bức tượng, gây ra khói và lửa làm tổn thương mặt, đầu và phần trên của bức tượng.

Vụ hỏa hoạn tại giáo xứ Thánh Phêrô là vụ cháy mới nhất trong một loạt các vụ hỏa hoạn và các hành động phá hoại tấn công vào các nhà thờ Công Giáo trong hai ngày cuối tuần vừa qua.

Trước đó, hôm 10 tháng 7, Giáo Phận Brooklyn thông báo rằng cảnh sát thành phố New York đang điều tra về việc phá hoại một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria tại Nhà thờ Chính tòa và Trường Tiểu Học Chính Toà ở Queens.

Các camera an ninh đã thu lại được cảnh một cá nhân đến gần bức tượng 100 tuổi này vào khoảng 3g sáng thứ Sáu và xịt một hàng chữ “IDOL”, nghĩa là “ngẫu tượng” từ trên xuống dưới.

Cha James Kuroly, Cha sở và là Hiệu trưởng Trường Tiểu Học Chính Toà, gọi vụ này là một hành động thù hận đức tin.

“Rõ ràng, bi kịch này làm chúng ta lo buồn sâu sắc nhưng nó cũng canh tân niềm hy vọng và đức tin trong Chúa của chúng ta như Chúa đã thể hiện lòng nhân lành của Ngài nơi rất nhiều người đã vươn tay ra giúp chúng ta. Chúng tôi xin chân thành biết ơn sự giúp đỡ, mà chúng tôi đã nhận được cũng như những lời cầu nguyện. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho những người đã thực hiện hành động phá hoại và thù hận này đối với Đức Mẹ và Giáo hội.”


Source:Catholic News Agency

2. Tổng thống Trump thề tăng cường các lực lượng cảnh sát

Như chúng tôi đã loan tin vào rạng sáng thứ Bẩy 11 tháng 7, hai ngôi nhà thờ tại Florida và Los Angeles đã bị đốt phá và buổi chiều cùng ngày một bức tượng Đức Mẹ bị đốt phá. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ tấn công ở nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình tại Ocala, Florida trong đó hung thủ đã cố ý phóng hỏa để thiêu sống anh chị em giáo dân bên trong ngôi nhà thờ.

Đáp lại các diễn biến đáng lo ngại này, trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 7, cô Kayleigh McEnany, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc cho biết như sau:

“Xin chào tất cả mọi người. Tổng thống Trump sẽ tham gia bàn tròn để nghe những câu chuyện về các gia đình có được những ảnh hưởng tích cực bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Điều đó sẽ diễn ra ngay sau khi cuộc họp liên bộ sáng nay. Tổng thống đứng về phía các viên chức cảnh sát, những ng ng nam nữ của chúng ta trên khắp đất nước này, những người dũng cảm tuần tra trên đường phố của chúng ta và bảo vệ công dân của chúng ta.

Tổng thống đứng về phía pháp luật và trật tự để bảo đảm an bình trên đường phố của chúng tôi. Đó luôn luôn là ưu tiên của tổng thống, như từ trước cho đến ngày hôm nay.

Đáng thương thay, cuối tuần này, chúng ta đã chứng kiến một cuộc tấn công phục kích tàn khốc chống lại các viên chức thực thi pháp luật dũng cảm tại McAllen, Texas: Hai viên chức cảnh sát Edelmiro Garza, 45 tuổi, và Ismael Chavez, 39 tuổi. Khi đáp lại lời kêu cứu liên quan đến bạo lực trong gia đình, hai cảnh sát viên Garza và Chavez đã đến hiện trường để bảo vệ người dân mà họ phục vụ. Họ đã nghe thấy tiếng súng. Họ bị phục kích bởi một nghi phạm hung bạo và nguy hiểm, là người đã bắn một cách tàn bạo về phía họ trước khi họ kịp rút vũ khí hoặc có cơ hội để gọi tăng viện.

Chúng tôi tôn vinh cuộc sống và sự phục vụ của hai cảnh sát viên Garza và Chavez. Tổng thống sẽ luôn đứng về phía những người thực thi pháp luật và các anh hùng bảo vệ và phục vụ.


Source:The White House